SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  16
CHUYÊN ĐỀ SÂU RĂNG VÀ BIẾN CHỨNG
Hải Phòng, ngày 30/07/2013
Sinh viên: Phạm Minh Thảo – BSRHMK1
BÁO CÁO THU HOẠCH
ĐẶC ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC MEN RĂNG VÀ NGÀ RĂNG
• Tổ chức men răng: Men bao phủ thân răng có chỗ dày tới 2mm ở mặt nhai và múi răng,
có chỗ chỉ mỏng vài micromet như ở cổ răng. Men răng là tổ chức cứng nhất trong cơ
thể người.
- Bên ngoài men răng có phủ một lớp hữu cơ gọi là màng thứ phát. Gọi là màng
thứ phát để phân biệt với màng Nasmyth từ cơ quan tạo men mà ra, lúc răng mọc,
màng nguyên phát này mất đi do nhai.
- Trên men răng không phải chỗ nào cũng cứng đều, nơi cứng nhất là ở bên ngoài
• Tổ chức ngà răng: Không cứng bằng men răng, gồm 70% vô cơ, 30% hữu cơ và nước.
Trong ngà răng có các ống Tomes từ tủy răng ra hướng thẳng tới mặt răng, lên tới nơi
tiếp giáp men ngà. Trong ngà răng có chất lỏng từ tủy răng ra
SÂU RĂNG
1, Định nghĩa
- Sâu răng là một bệnh ở tổ chức cứng của răng, đặc điểm là tiêu dần các chất vô cơ và hữu cơ
ở men và ngà răng làm thành lỗ sâu.
2, Nguyên nhân
• Nguyên nhân tại chỗ: Cần tối thiểu 4 yếu tố chính đồng thời tương tác với nhau để tạo
nên sâu răng. Đó là: răng nhạy cảm, vi khuẩn (mảng bám), chất đường và thời gian
(Keyes, 1969).
Răng: - Vị trí của răng trên cung hàm
+ Răng mọc lệch lạc, xoay dễ bị sâu hơn răng mọc thẳng hàng.
+ Nhóm răng hàm bị sâu nhiều hơn nhóm răng cửa.
- Đặc điểm hình thái học
+ Mặt nhai bị sâu nhiều nhất vì có nhiều rãnh lõm.
+ Mặt bên cũng dễ bị sâu vì men răng ở vùng cổ mỏng, giắt thức ăn.
+ Mặt trong, ngoài ít bị sâu hơn vì trơn láng.
- Thành phần cấu tạo của răng
Răng bị khiếm khuyết trong cấu tạo như thiểu sản men, ngà rất dễ bị sâu.
1
CHUYÊN ĐỀ SÂU RĂNG VÀ BIẾN CHỨNG
- Mòn răng
Răng bị mòn phần men cũng dễ bị sâu hơn (mòn răng có thể do chải răng sai phương pháp,
móc răng giả, nghiến răng, ăn nhai lâu ngày...).
- Tuổi răng: Răng mới mọc kém cứng, dễ bị tác dụng của acid, với thời gian men răng được
tái khoáng hoá làm chúng đề kháng hơn với aci
Vi Khuẩn: Không phải mọi vi khuẩn trong miệng đều gây sâu răng. Không có loại vi khuẩn
đặc biệt gây sâu răng. Vi khuẩn bao gồm lượng mảng bám, chất tiết dưỡng và độc tố của nó.
Tùy theo vai trò trong cơ chế bệnh sinh mà chia ra 2 loại vi khuẩn
- Vi khuẩn tạo acid: Các loại vi khuẩn này lên men carbohydrate tạo ra acid, làm pH giảm
xuống < 5, sự giảm pH liên tục có thể đưa đến sự khử khoáng trên bề mặt răng, làm mất vôi ở
các mô cứng của răng, quá trình sâu răng bắt đầu xảy ra, bao gồm
+ Lactobacillus acidophillus: hiện diện với số lượng ít, nhưng lại tạo ra acid có pH thấp rất
nhanh trong môi trường.
+ Streptococcus mutans: đây là tác nhân chủ yếu gây ra sự thành lập mảng bám, dính trên bề
mặt răng và nếu có sự hiện diện cùng lúc hai yếu tố chất đường, thời gian thì sẽ có đủ điều
kiện thuận lợi để khởi phát sâu răng, sau đó L. acidophillus làm sâu răng tiến triển xuống bên
dưới bề mặt.
- Vi khuẩn phân giải proten: làm tiêu hủy chất căn bản hữu cơ sau khi mất vôi
Thực phẩm: Tùy theo loại thực phẩm, tính chất của thực phẩm và chế độ sử dụng nó, mà có
thể sâu răng hoặc không.
- Carbohydrat
Các chất bột, đường là loại thực phẩm gây sâu răng nhiều nhất. Trong đó đường là loại thực
phẩm chủ yếu gây sâu răng và làm gia tăng sâu răng, đặc biệt là loại đường sucrose, đây là
chất ưa thích của vi khuẩn gây sâu răng, nó chuyển hoá thành acid và chính sự sinh acid này
làm mất khoáng men. Nhưng khả năng gây sâu răng không phải do số lượng đường, mà do số
lần sử dụng và thời gian đường bám dính trên răng. Đường trong trái cây, rau (xilitol, sorbitol)
ít gây sâu răng hơn đường trong bánh kẹo. Tinh bột không phải là nguyên nhân đáng kể, vì
trong nước bọt có enzyme amylase biến tinh bột thành đường rất chậm.
- Protid
Các loại Protid nguyên thủy ít gây sâu răng, ngược lại những loại protid được chế biến làm
tăng sâu răng do tính chất bám dính của nó.
- Lipid .
Các chất béo không gây sâu răng.
Những thực phẩm có tính chất xơ ít gây sâu răng, trong lúc những thực phẩm mềm dẻo, dính
vào răng thì dễ gây sâu răng hơn.
Thời gian: Vi khuẩn gây sâu răng sau khi nhiễm vào môi trường miệng, tự nó sẽ không gây
sâu răng được mà cần phải có chất đường giúp cho sự chuyển hoá của vi khuẩn, tuy nhiên sâu
2
CHUYÊN ĐỀ SÂU RĂNG VÀ BIẾN CHỨNG
răng không phụ thuộc vào số lượng, số lần sử dụng đường mà phụ thuộc vào thời gian đường
và mảng bám vi khuẩn tồn tại trên bề mặt răng, thời gian tồn tại càng lâu thì vi khuẩn chuyển
hoá đường thành acid càng nhiều và acid tấn công gần như thường xuyên trên bề mặt răng làm
mất khoáng men.
Tuy nhiên, quá trình mất khoáng có thể phục hồi hoặc giảm mức độ nhờ các thành phần khác
nhau trong nước bọt, tốc độ tiết.
Nước bọt: Là môi trường hoạt động của các vi khuẩn trong miệng, nước bọt tiết càng nhiều
càng giảm sâu răng (trung bình một ngày nước bọt tiết ra 1,500l, khi ngủ lượng nước bọt tiết
ra giảm đồng thời việc chải rửa vi khuẩn và chất carbohydrat ở mức tối thiểu, vì vậy sâu răng
tăng trong giờ nghỉ).
Ngoài ra tính chất nước bọt lỏng hay quánh cũng ảnh hưởng đến bệnh sâu răng, nước bọt càng
quánh thì sâu răng càng cao.
Nước bọt giữ vai trò :
- Trung hòa acid: trên bề mặt men răng luôn luôn xảy ra hai hiện tượng trái ngược nhau: sự
tạo acid bởi vi khuẩn và sự trung hòa acid bởi nước bọt.
- Sát khuẩn: ngăn cản sự phát triển của vi sinh vật nhờ các chất lysozyme, lactoperosidase,
lactofferrin chứa trong nước bọt.
- Chải rửa: làm sạch răng thường xuyên, với sự phối hợp cử động của môi, má và lưỡi v.v...,
làm chậm quá trình hình thành mảng bám.
- Tái khoáng hóa: nhờ thành phần calci, phosphate trong nước bọt có thể tích tụ ở men trong
giai đoạn sớm của sang thương sâu răng, khả năng này sẽ tăng lên nếu có sự hiện diện của
fluor
• Nguyên nhân tổng quát (yếu tố nguy cơ) :
Nòi giống (chủng tộc, dân tộc)
Ít có giá trị, sâu răng tuỳ thuộc nhiều vào môi trường sống và vùng địa lý hơn là chủng tộc
Di truyền
Trẻ em ít bị sâu răng thường cha mẹ có răng tốt hoặc ngược lại và người ta cho rằng sâu răng
có ảnh hưởng rất rõ với môi trường gia đình, do thói quen của trẻ được hình thành rất sớm và
ảnh hưởng chủ yếu từ gia đình.
Giới
Thông thường nam ít sâu răng hơn nữ, có thể do nữ ăn vặt nhiều hơn, mặt khác nữ còn chức
năng thai nghén, cho con bú, rối loạn nội tiết...và nữ mọc răng sớm hơn nam.
Tuổi
Người ta nhận thấy bệnh sâu răng không phát triển đều đặn trong suốt đời, thường lứa tuổi từ
4-8 bị sâu nhiều, ở giai đoạn này những răng sữa bị phá hủy rất nhanh và nhiều. Từ 11 - 19
tuối, các răng vĩnh viễn bắt đầu bị sâu nhiều.
Yếu tố nội tiết
3
CHUYÊN ĐỀ SÂU RĂNG VÀ BIẾN CHỨNG
Khi tuyến yên, tuyến cận giáp hoạt động kém sẽ ảnh hưởng đến sự thành lập men, ngà gây nên
tình trạng răng bị thiểu sản men, men ngà bất toàn hoặc rối loạn nội tiết ở tuổi dậy thì, thai
nghén...
Bệnh toàn thân
Những bệnh thời gian kéo dài như sởi, thương hàn... dẫn đến vệ sinh răng miệng kém đưa đến
sâu răng, hoặc ở bệnh nhân bị chứng khô miệng (xerostomia), xạ trị tuyến nước bọt, tiểu
đường..., tỉ lệ sâu răng tăng.
Kinh tế - văn hoá - xã hội
Kinh tế phát triển mọi nhu cầu cũng gia tăng, đặc biệt là gia tăng mức tiêu thụ đường sẽ ảnh
hưởng đến tỉ lệ bệnh sâu răng. Xã hội càng phát triển, các dịch vụ chăm sóc y tế, các chương
trình phòng bệnh được quan tâm nhiều hơn...
3, Cơ chế bệnh sinh
• Thuyết hóa học vi khuẩn của Miller: Theo Miller vi khuẩn tác động lên bột, đường sinh
ra acid, làm pH trong môi trường miệng giảm xuống < 5 trong vòng 1 - 3 phút, sự giảm
pH liên tục đưa đến sự khử khoáng của răng, quá trình sâu răng bắt đầu.
Thức ăn + vi khuẩn  acid  sâu răng
• Năm 1975, White đưa ra sơ đồ mới giải thích bệnh sâu răng, nhấn mạnh vai trò bảo vệ
răng của nước bọt.
Sâu Răng = Hủy khoáng > Tái khoáng
Hay nói cách khác, sâu răng bắt đầu khi yếu tố gây mất ổn định mạnh hơn yếu tố bảo vệ
trong động học sinh lí bệnh sâu răng
4, Phân loại, triệu chứng, điều trị
Loại sâu Giải phẫu bệnh Đặc điểm
( thực thể)
Triệu chứng
(cơ năng)
Điều trị
Sâu men - Dưới kính hiển vi
điện tử thấy các trụ
men bị cắt thành
từng mảnh nhỏ, sau
đó đến những trụ
men bị tách rộng rồi
đến men răng bình
thường .
- Tổn thương
thường thấy ở hố
và rãnh mặt
nhai, hoặc chung
quanh rìa miếng
trám cũ, biểu
hiện bằng những
đốm trắng như
phấn
- Men răng đổi
Chưa xuất hiện
triệu chứng cơ
năng
Giữ gìn vệ sinh
răng miệng và
tăng cường sử
dụng Fluor.
Riêng với trẻ có
nguy cơ sâu răng
cao như vệ sinh
răng miệng kém,
thường xuyên ăn
chất đường thì
cần phải trám dự
4
CHUYÊN ĐỀ SÂU RĂNG VÀ BIẾN CHỨNG
màu trắng đục
hoặc vàng nâu.
- Dùng thám
trâm khám thấy
men răng lởm
chởm không còn
trơn láng và mắc
trâm
phòng bằng
composite, glass
ionomer cement
(GIC).
Sâu ngà Khi phá hủy qua
phần ngà, dưới kính
hiển vi thấy lỗ sâu
có bốn vùng
- Vùng hoại tử
Ở vùng này các trụ
men bị hư hại, có
các mảnh vụn ngà
răng, vi khuẩn trong
miệng, lớp này
thường bị che phủ
bởi một lớp thức ăn.
- Vùng nhiễm trùng
Ống ngà bị xâm lấn
bởi vi khuẩn, trong
lòng ống ngà và
chung quanh ống
ngà đều có hiện
tượng mất chất
khoáng. Mô bị phá
hủy không có khả
năng hồi phục.
- Vùng bị ảnh
hưởng
Giữa lớp này, lòng
ống ngà bị xâm
nhập bởi một số vi
khuẩn, trong lòng
ống và chung quanh
ống ngà hơi bị mất
chất khoáng.
- Vùng xơ hóa
- Khám LS thấy
có lỗ sâu. Hình
thái như giọt
nước, miệng
nhỏ, đáy rộng.
- Lỗ sâu có thể ở
mặt nhai, rãnh
mặt trong, rãnh
mặt ngoài, mặt
bên…
- Men, ngà răng
chung quanh lỗ
sâu đổi màu
trắng đục, vàng
hoặc hơi nâu.
- Khám bằng
thám trâm: bờ lỗ
sâu lởm chởm,
thành và đáy lỗ
sâu có lớp ngà
mềm, nạo quanh
lỗ sâu bệnh nhân
có cảm giác đau.
- Gõ răng không
đau.
Ngà răng là mô
có thần kinh và
phần kéo dài của
nguyên bào tạo
ngà trong các
ống ngà, nên dù
mới chớm cũng
có cảm giác đau
với những kích
thích vật lý, hóa
học, cơ học:
- Đau do kích
thích (nóng,
lạnh, chua, ngọt,
thức ăn lọt vào,
mài xoang...).
- Đau chấm dứt
ngay sau khi hết
kích thích,và tụ
lại ở răng
nguyên nhân
không lan tỏa.
- Làm sạch ngà
mủn, sát khuẩn
bằng dung dịch
sát khuẩn nhẹ,
thổi khô, hàn kín.
- Vật liệu hàn
răng cửa phải ưu
tiên thẩm mĩ,
răng hàm phải
đảm bảo chức
năng ăn nhai..
5
CHUYÊN ĐỀ SÂU RĂNG VÀ BIẾN CHỨNG
Lòng ống ngà bị bít
lại bởi những phân
tử chất khoáng, đây
là bức tường ngăn
cản sự xâm nhập
của vi khuẩn và chỉ
có ở răng còn sống.
• Phân loại sâu răng theo vị trí (Black) : có 5 loại lỗ sâu
1. Loại I: sâu mặt nhai răng hàm lớn và nhỏ
2. loại II: Sâu mặt nhai và mặt bên các răng hàm lớn nhỏ
3. Loại III: Sâu cạnh bên răng cửa
4. loại IV: Sâu cạnh bên và rìa cắn răng cửa
5. Loại V: Sâu cổ răng và rãnh mặt ngoài răng hàm
• Phân loại sâu răng theo diễn biến:
1. Sâu răng cấp tính: Quá trình sâu răng phát triển nhanh, ảnh hưởng sớm tới tủy
răng, Khi bị kích thích, ống Tomes bị phá hủy, tế bào tạo ngà bị tổn thương hay
hoại tử, gây hình 1 ống từ lỗ sâu tới tủy răng. Khi nạo ngà cần chú í tránh làm hở
tủy.
2. Sâu răng mạn tính:
3. Sâu xương răng: Thường gặp ở người khoảng 50 tuổi trở lên, lỗ sâu ở sát mặt
bên, sát cổ răng. Miệng lỗ sâu rộng. Thường gặp ở kẽ răng 78 và 67 hàm trên
• Phân loại theo tiến triển: Mỗi đợt sâu răng kéo dài 6 thánh tới 1 năm ở lỗ sâu nhỏ
(2,3mm)
1. Sâu răng phát triển: Đáy mềm, màu nhạt, đau khi bị kích thích.
2. Sâu răng ngừng tiến triển: Đáy cứng, màu sẫm, không đau khi bị kích thích.
5, Chẩn đoán
• Chẩn đoán xác định: Dựa vào hội chứng ngà:
- Ê buốt khi có kích thích, hết kích thích thì hết ê buốt,
- Có lỗ sâu (nhìn thấy hoặc dựa vào phim sau ổ răng
• Chẩn đoán phân biệt:
1. Ở răng sữa phân biệt với sún răng: Tiêu hao chân răng theo đường ngang, màu đen,
ít ngà mủn, không ê buốt. Chỉ gặp ở răng cửa, răng nanh hàm trên.
2. Thiểu sản men răng: Có khi răng mới mọc, thường đối xưng hay trên các răng mọc
cùng thời kì. Thân răng mất men, lộ ngà, đáy hình chảo, không có ngà mủn
6
CHUYÊN ĐỀ SÂU RĂNG VÀ BIẾN CHỨNG
3. Lõm cổ răng hình chêm : Thường ở người có tuổi. Ở vùng cổ răng, mặt ngoài các
răng 3, 4, 5 (do chải răng sai phương pháp), hoặc ở mặt trong và mặt ngoài của
những răng mang móc hàm giả tháo lắp cổ răng tiêu hình chêm, thường đối xứng,
mặt nhẵn và cứng, đáy hình chảo, không có ngà mủn
4. Men răng đổi màu: Do fluorose, thường gặp ở hai răng cân đối, cũng có thể gặp ở 1
răng, thường là do sang chấn ở răng sữa làm ảnh hưởng tới mầm răng vĩnh viễn.
5. Mòn mặt nhai răng hàm
6. Nếu răng sâu mà đau, cần phân biệt:
- Viêm tủy răng có cơn đau tự nhiên
- Viêm quanh cuống
- Viêm quanh răng
6, Biến chứng sau điều trị sâu răng
• Mở lỗ sâu làm hở tủy răng: Chụp tủy nếu đảm bảo vô khuẩn
• Chẩn đoán nhầm sâu răng với tủy hoại tử: Sau hàn răng, bn sẽ đau hoặc sưng ở lợi sau 1
vài ngày. Cần mở tủy điểu trị tủy hoại tử.
• Tủy răng hoạt tử do điều trị: Mài mạnh quá gây nóng, thuốc sát khuẩn mạnh, …gây
hoại tử tủy, cần điều trị tủy. Cần chú í khi mài, dùng thuốc sát khuẩn nhẹ, lót đáy khi
cần.
• Nóng lạnh vẫn gây buốt: do ko lót đáy, do viêm tủy nhẹ
• Viêm lợi: Do hàn ra ngoài ở mặt bên. Lúc điều trị cần có lá chắn hoặc chêm kẽ.
BIẾN CHỨNG SÂU RĂNG
Răng sâu, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, sẽ dẫn tới viêm tủy, rồi kéo theo
viêm quanh cuống răng.
I – Viêm tủy răng
Đại cương về tủy răng: - Tủy răng được cấu tạo bởi khối mô liên kết non giàu mạch máu và
dây thần kinh. Tủy răng nằm trong hốc tủy được bao bọc xung quanh bởi lớp mô cứng của
răng đó là ngà (ngoại trừ lỗ chóp chân răng). Đặc điểm của mạch máu tủy răng là mạch máu
tận cùng, vào ra hốc tủy bởi lỗ chóp chân răng, nên khi tủy bị viêm thì dễ bị xung huyết đè
nén gây đau nhức và dễ bị hoại tử.
Chức năng sinh lí của tủy răng:
1. Tạo ngà
2. Đảm bảo sự trao đổi chuyển hóa trong các tổ chức răng
7
CHUYÊN ĐỀ SÂU RĂNG VÀ BIẾN CHỨNG
3. Chống đỡ bảo vệ trong trường hợp viêm nhiễm
4. Đảm bảo phần lớn cảm giác của răng
1, Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh lí tủy thông thường là biến chứng của sâu răng, ngoài ra còn do rất nhiều nguyên nhân
khác:
Nguyên nhân nhiễm khuẩn:
- Nguyên nhân toàn thân tự nó có thể gây viêm tủy nhưng rất ít gặp, thường là làm cho nguyên
nhân tại chỗ dễ phát triển
- Nhiễm khuẩn tại chỗ: Do sâu răng, vi khuẩn theo ống Tomes vào tủy răng hoặc do một
lỗ hở ở sừng tủy, buồng tủy. Lóm hình chem., răng rạn cũng có thể gây viêm tủy răng. Viêm
quanh răng có thể gây viêm tủy ngược
Nguyên nhân do yếu tố vật lí
- Do đi máy may: lúc thay đổi độ cao hay bị đau răng. Do 1 lỗ dâu đã hàn nhưng ko kín hẳn
thì không khí còn sót có thể ép vào tủy hoặc ở 1 răng đã hàn ống tủy nhưng ko kín hết thì
khí nito do tủy hoại tử có thể ép vào cuống răng gây đau. Thay đổi độ cao đột ngột, tăng
tốc nhanh khi đi máy bay, cũng có khi là nguyên nhân gây đau răng.
- Do sang chấn:
- Do nhiệt: Do mài răng mạnh làm nóng quá, nhiệt trên 56 độ đã làm viêm tủy,
Nguyên nhân do yếu tố hóa học:
- Các bện đái tháo đường, gút, hay nhiễm độc chì, thủy ngân có thể gây hoại tử tủy răng.
- Tại chỗ: đôi khi do dùng chất sát khuẩn mạnh để sát khuẩn lỗ sâu hay để đỡ buốt lúc tạo lỗ
hàn như bạc nitrat, clorofoc. Lớp ngà còn lại giữa lỗ sâu và tủy răng càng ít thì ảnh hưởng
của thuốc càng nhiều.
Đường xâm nhập vào tủy: Vi khuẩn có thể xâm nhập vào tủy do 3 đường
• Xâm nhập trực tiếp qua ống ngà như trong sâu răng hay hóa chất đặt lên ngà
• Sự khu trú của vi khuẩn trong máu đi đến tủy răng
• Viêm tủy ngược dòng do viêm nha chu
Cơ chế bệnh sinh:
8
CHUYÊN ĐỀ SÂU RĂNG VÀ BIẾN CHỨNG
9
Các kích thích tại chỗ (sâu răng, tác nhân lý hóa)
Giải phóng các yếu tố
trung gian của phản ứng
viêm
(Histamin, Bradykinin,
Protaglandin)
Giải phóng peptid thần kinh
Viêm tủy tại chỗ (giãn mạch, thoát quản)
Tăng áp lực tại chỗ của mô tủy
Tổn thương tiểu tĩnh mạch Ứ đọng tuần hoàn máu
Hoại tử tại chỗ Thiếu máu cục bộ
Giải phóng các yếu tố gây viêm trong dịch gian
bào
Rối loạn vận mạch ngoại vi
Tăng áp lực mô tủy
Viêm tuỷ toàn bộ Hoại tử mô
Phản ứng tại chỗ
Phán ứng lan
rộng
CHUYÊN ĐỀ SÂU RĂNG VÀ BIẾN CHỨNG
2, Phân loại, triệu chứng, tiến triển, điều trị viêm tủy răng
Viêm tủy Có hổi phục Không có khả năng hồi phục
Viêm tủy cấp Hoại tử tủy
Cơ năng - Đau do kích thích như ăn
ngọt chua lạnh, nóng. Hết
kích thích chỉ đau thêm vài
phút rồi hết
- Thời gian đau ngắn khoảng
vài giây, tự nhiên thoáng qua
- Cơn đau nhói, khu trú
- Bệnh nhân không có tiền sử
cơn đau trước đây
- Cơn đau tự nhiên
kéo dài vài phút
tới vài giờ.
- Đau tăng khi có
kích thích hoặc
vận động mạnh
- Cơn đau tự xuất
hiện rồi tự mất,
đau từng cơn hoặc
liên tục
- Cảm giác đau lên
nửa mặt, lên thái
dương
- Sau 1 vài ngày đau
dữ dội, bn hết đau,
đó là lúc tủy đã
hoại tử.
Thực thể - Lỗ sâu nhiều ngà mềm, nạo
hết ngà mềm có thể thấy ánh
hồng của tủy hoặc lộ sừng tủy
gây đau nhiều
- Gõ và lung lay răng không
đau
- Thử tủy cảm giác bình
thường
- Răng chưa đổi
màu
- Răng có lỗ sâu đã
hở tủy tự nhiên
hoặc chưa. Nếu có
điểm hở tủy thấy
tủy màu đỏ chạm
vào đau dữ dội và
chảy máu
- Nếu k có lỗ sâu
phải thăm khám kĩ
để phát hiện các
tổn thương khác,
nhất là nứt răng.
- Gõ rất đau, nhất là
gõ ngang
- Thử tủy rất đau
- Răng đổi màu
xanh xám hoặc
đen
- Có thể có lỗ sau
nhưng thăm khám
không có cảm giác
gì
- Gõ dọc ngang đều
không đau
- Thử tủy (-)
Điều trị Nguyên tắc: bảo tồn tủy cho răng
sống và có cảm giác khi ăn nhai,
tránh các hóa chất mạnh làm
Ngyên tắc: Cần làm
giảm đau tại chỗ rồi
mở buồng tủy lấy tủy.
Cần lấy tủy nhiều lần
tránh đẩy phần tủy
hoại tử ra khỏi cuống
10
CHUYÊN ĐỀ SÂU RĂNG VÀ BIẾN CHỨNG
hoại tử tủy
- Dùng phương pháp chụp tủy
- Chất chụp tủy là Eugenat
hoặc Ca(OH)2
Hàn buồng tủy và ống
tủy ngay khi đã đảm
bảo làm sạch
Với y tế cơ sở: Cấp
cứu giảm đau ngay
bằng Xylocain 5%
vào lỗ sâu, chuyển
chuyên khoa.
răng sẽ gây viêm
quanh cuống. Sauk hi
đặt thuốc sát trùng
tủy nhiều lần thấy hết
hôi và bn không còn
đau nữa thì có thể hàn
buồng tủy và ống tủy
Tiến triển Nếu chẩn đoán và điều trị đúng,
tủy sẽ trở về trạng thái bình
thường. Ngược lại, sẽ chuyển
sang viêm tủy mạn, triệu chứng
dai dẳng hoặc dẫn tới viêm tủy
không có khả năng hồi phục
VTC ko đc điều trị sẽ
dẫn tới viêm tủy mạn
hoặc hoại tử tủy
Nếu không điều trị thì
vì khuẩn, độc tố và
sản phẩm phân huye
protein của tủy sẽ đi
ra khỏi chóp và gây
bệnh cho vùng quanh
chóp.
TRONG VIÊM TỦY KHÔNG HỒI PHỤC CÒN ĐƯỢC PHÂN LOẠI THÊM :
Viêm tủy mạn:
Triệu chứng chủ quan: thường không có hoặc chỉ đau thoáng qua khi có kích thích
- Triệu chứng khách quan: tùy hình thể bệnh ta có:
+ Viêm tủy triển dưỡng
+ Do một kích thích cường độ nhẹ liên tục trên mô tủy giàu mạch máu, thường gặp ở những
bệnh nhân trẻ
+ Bệnh nhân không có triệu chứng trừ một cơn đau nhẹ thoáng qua khi nhai
+ Khám có một nấm đỏ mọc giữa thân răng dùng thám trâm chọc vào bệnh nhân đau ít đồng
thời máu chảy ra nhiêìu.
+ Vôi hóa ống tủy: Do chữa răng, điều trị nha chu (cạo láng gốc răng làm đứt tuần hoàn máu ở
ống tủy phụ), mòn răng do sinh lý, mòn răng do cơ học, chấn thương hay một số yếu tố không
rõ nguyên nhân làm cho tủy răng bị viêm.
Răng không có triệu chứng nhưng có thể hơi đổi màu
Thường nhận biết bởi phim tia X (do có sự tích tụ một số lượng lớn ngà thứ cấp suốt dọc hệ
thống ống tủy)
Nội tiêu
Chỉ phát hiện trên phim tia X, thấy có sự lan tràn của mô tủy với sự phá hủy ngà răng. Trường
hợp nặng có thể thấy đốm hồng xuyên qua men
CHỤP TỦY RĂNG TRONG VIÊM TỦY CÓ HỒI PHỤC
11
CHUYÊN ĐỀ SÂU RĂNG VÀ BIẾN CHỨNG
Mục đích chụp tủy: Để cho tủy vẫn tạo ngà. Lớp tế bào tạo ngà bị ảnh hưởng có thể hồi phục
hoặc đc thay thế
Điều kiện chụp tủy:
• Chưa có lỗ hở tủy tự nhiên hoặc chỉ mới hở trong quá trình nha sĩ làm sạch lỗ sâu
• Chống chỉ định chụp tủy khi bệnh nhân mắc bệnh nhiễm trùng toàn thân, bệnh mãn tính
(Đái tháo đường, lao, bệnh ở tim, …), người có tuổi hoặc răng sữa.
Các phương pháp chụp tủy:
1. Chụp tủy răng trực tiếp: Đặt trực tiếp chất chụp tủy lên tủy răng và theo dõi 6-8 tuần.
Nếu răng hết đau, cảm giác tủy bình thường khi thử tủy, thì lấy bớt chất chụp tủy rồi
hàn phục hồi thân răng.
2. Chụp tủy răng gián tiếp: Dấu hiệu chụp tủy gián tiếp là cơn đau tự nhiên ngắn. Sau khi
lấy hết ngà mủn để lại lớp ngà mềm (ngà phản ứng) ở sát trần buồng tủy. Dùng thuốc
sát khuẩn nhẹ vào lỗ sâu rồi đặt chất chụp tủy lên. Sau 6-8 tuần kiểm tra nếu hết đau,
tủy còn sống thì lấy bớt chất chụp tủy rồi hàn phục hồi thân răng.
II- VIÊM QUANH CUỐNG
Viêm quanh cuống răng tiếp theo viêm tủy.
Tủy bị viêm gây đau, nhưng lúc tủy bị hoại tử thì dấu hiệu đau hết. Nhưng chỉ được 1 thời
gian, sau đó là viêm quanh cuống răng, lại thấy đau.
Viêm quanh cuống cũng có thể do đường dây chẳng tới
1, Nguyên nhân:
- Do sâu răng, viêm tủy không được điều trị
- Do sang chấn răng: nứt, rạn, gãy thân răng, chân răng hoặc do sang chấn bởi 1 lực mạnh
ảnh hưởng trực tiếp tới cuống răng
- Do viêm quanh răng: vi khuẩn theo dây chằng quanh chân răng lan xuống gây viêm quanh
cuống
- Do những sai lầm trong điều trị nội nha:
+ Khoan rửa ống tủy đẩy các chất dơ bẩn ra ngoài chóp
+ Trám ống tủy ra ngoài chóp răng
+ Đặt thuốc diệt tủy nhiều
+ Băng thuốc sát khuẩn nhiều
+ Lấy tủy, trám tủy sót
- Răng có tủy bình thường nhưng bị chấn thương khớp cắn do miếng trám cao hay do
nghiến răng
12
CHUYÊN ĐỀ SÂU RĂNG VÀ BIẾN CHỨNG
2, Phân loại, triệu chứng, điều trị
Viêm
quanh
cuống
Cấp Bán cấp Mạn
Cơ năng - Toàn thân: hội chứng
nhiễm trùng
- Tại chỗ: đau liên tục âm ỉ.
Có cảm giác răng chồi cao
khiến bệnh nhân không
dám cắn hai hàm lại
- Toàn thân: sau vài
ngày viêm cấp
đcđiều trị hay ko,
người bệnh thấy
triệu chứng giảm
giần, sốt nhẹ hoặc
hết sốt,
- Tại chỗ: ít đau, ăn
nhai được
- Tiến triển sau
viêm cấp hoặc
mạn
- Người bệnh ko
đau, ăn uống bt
nhưng miệng hôi
do thức ăn dắt vào
lỗ sâu và do rò mủ
thường xuyên
trong miệng
Thực thể - Ngách lợi dày, lời vùng
cuống nề đỏ
- Răng đổi màu, lung lay,
có lỗ sâu, vỡ thân răng,
mòn cổ răng, núm phụ mặt
nhai…
- Gõ dọc đau dữ dội
- Xquang: thấy dây chằng
vùng cuống dãn rộng
(vùng sang quanh cuống)
có khi lan cả sang vùng
cuống răng bên giới hạn
không rõ.
- Sau viêm khoảng 6 ngày,
có mủ quanh cuống răng,
mủ thoát ra theo ống tủy,
theo đường dây chằng
hoặc qua xương làm abces
ở lợi hay ở mô lỏng lẻo.
- Răng có thể đổi
màu, màu xám đục
ở ngà ánh qua men.
Gõ dọc nhẹ có đau
vùng cuống.
- Răng hơi lung lay,
lợi hơi đỏ, nhất là
vùng cuống
- Thử tủy âm tính
- Xquang: vùng sang
quanh cuống thu
hẹp lại,
- Răng đổi màu xám
đục
- Có lỗ rò ở lợi
tương ứng vùng
cuống răng
nguyên nhân
- Xquang: có u hạt
hoặc nang chân
răng, tiêu chân
răng không đều
Điều trị - Dẫn lưu ổ viêm
- Dùng kháng sinh toàn thân chống nhiễm khuẩn lan
rộng
- Khi viêm trở thành mạn thì mới chữa răng hoặc nhổ
tùy trường hợp
- Sát khuẩn ống tủy
- Hàn kín
13
CHUYÊN ĐỀ SÂU RĂNG VÀ BIẾN CHỨNG
Biến chứng 1. Áp xe: gây áp xe vùng
xung quanh hoặc gây
viêm hạch và vùng
quanh hạch
2. Có khi gây viêm xương
tủy
3. Viêm lan rộng
4. Viêm ổ răng có thể gây
viêm màng não, áp xe
não
5. BC xa: tim, khớp…
Khi có viêm quanh cuống cấp hoặc bán cấp thì có thể bảo tồn răng hoặc nhổ răng
1. Muốn bảo tồn răng thì bước đầu mở buồng tủy để dẫn lưu, khi viêm trở thành mạn thì
mới bắt đầu điều trị tủy răng
2. Nếu răng có lỗ sâu to quá, làm chụp ko chắc chắn hoặc răng khó thông ống tủy, giá trị
nhai lại ít thì có thể nhổ răng
Có thể nhổ răng nóng sau tiêm ks độ nửa giờ, như vậy ko sai nguyên tắc phẫu thuật vì
vùng quanh cuống răng bị nhiễm khuẩn rồi, nhổ răng là cách dẫn lưu tốt và làm mất
nguồn nhiễm khuẩn. Không nhổ răng nóng đối với răng khôn và răng bị viêm quanh
răng vì ở đây viêm phần mềm, nhổ răng ko làm mất nguồn nhiễm khuẩn.
3, Chẩn đoán
Chẩn đoán xác định: dựa vào lâm sang và xquang
Chẩn đoán phân biệt: Với viêm tủy răng
Viêm tủy Viêm quanh cuống
- Cơn đau tự nhiên, nhiều
cơn nhưng giữa các cơn
thì ko đau
- Gõ ngang đau nhiều, gõ
dọc đau ít
- Cơn đau liên tục, có lúc
giảm nhưng không hết
hẳn
- Gõ dọc đau nhiều
- Răng hơi chồi lên, lung
lay
U hạt và nang chân răng ở viêm quanh cuống mạn
U hạt Nang chân răng
- Là phản ứng tăng sản ở vùng Black (vùng
quanh cuống) biểu hiện 1 thương tổn do
kích thích nhẹ
- Nang bám vào cuống, nang có 3 lớp, dịch
trong nang màu vàng nhạt do các mảnh
cholesterol vàng óng ánh
14
CHUYÊN ĐỀ SÂU RĂNG VÀ BIẾN CHỨNG
- Do nhiễm khuẩn ở tủy hoặc từ túi lợi tới.
hoặc do thuốc điều trị răng làm hoại tử
vùng quanh cuống.
- U hạt bám vào cuống răng, có khi ở bên
chân răng khi có ống tủy phụ hoặc ở giữa
2 chân răng trên các răng nhiều chân khi
có ống tủy phụ ở đó
- Xương ổ răng bị đẩy lùi có khi xương ổ
răng bị nhiễm khuẩn. Xương chân răng có
thể bị tiêu, có thể bt hoặc tăng sản
- Có u hạt nhiễm khuẩn, có u hạt ko nhiễm
khuẩn nhưng tỉ lệ ít và khó xác định
- Bt chỉ phát hiện ở trên phim xquang
- Nang lớn lên do sức ép của dịch trong
nang
- Nang nhỏ thì không thể phân biệt đc nang
và u hạt. Khi nang lớn, xquang là 1 vùng
bầu dục ở giữa sáng rìa đều và tối do tăng
chất vô cơ ở xương xung quanh
- Khi có viêm cấp hoặc bán cấp thì vùng
sáng ở quanh cuống ko có giới hạn rõ rệt
VẤN ĐỀ ĐIỀU TRỊ TỦY HOẠI TỬ
Ở một răng đã lẩy tủy, sức bền chỉ còn lại 40%.
Trong khi mở rộng ống tủy, tránh để dụng cụ ra ngoài cuống răng vì làm hoại tử tổ chức
quanh cuống. Muốn làm giảm nhiễm khuẩn trước khi mở ống tủy, người ta đặt thuốc ở buồng
tủy hoặc chỉ lấy tủy ở nửa ống rồi để thuốc
Thường ngta thg điều trị tủy làm 3 lần:
- Mở buồng tủy và 1 phần ống tủy, để bấc CPC
- Lấy hết tủy và đặt bấc CPC
- Nếu lấy bấc CPC ra ko có mùi tủy thối thì hàn ống tủy bằng ogienat loãng, tránh để dây
thuốc ra ngoài cuống răng
15
CHUYÊN ĐỀ SÂU RĂNG VÀ BIẾN CHỨNG
16

Contenu connexe

Tendances

đIều trị sâu răng
đIều trị sâu răngđIều trị sâu răng
đIều trị sâu răngChung Nguyễn
 
Benh ly tuy va quanh chop
Benh ly tuy va quanh chopBenh ly tuy va quanh chop
Benh ly tuy va quanh chopHai Trieu
 
BỆNH LÝ TỦY VÀ VÙNG QUANH CHÓP
BỆNH LÝ TỦY VÀ VÙNG QUANH CHÓPBỆNH LÝ TỦY VÀ VÙNG QUANH CHÓP
BỆNH LÝ TỦY VÀ VÙNG QUANH CHÓPSoM
 
X QUANG NHA KHOA
X QUANG NHA KHOAX QUANG NHA KHOA
X QUANG NHA KHOASoM
 
Bài giảng nang vùng hàm mặt th s. lê thị lợi
Bài giảng nang vùng hàm mặt   th s. lê thị lợiBài giảng nang vùng hàm mặt   th s. lê thị lợi
Bài giảng nang vùng hàm mặt th s. lê thị lợiminh mec
 
Xương ổ răng
Xương ổ răngXương ổ răng
Xương ổ răngPhong Van
 
Khám lâm sàng ngoài mặt (bài giang 12.2009)
Khám lâm sàng ngoài mặt (bài giang 12.2009)Khám lâm sàng ngoài mặt (bài giang 12.2009)
Khám lâm sàng ngoài mặt (bài giang 12.2009)Hai Trieu
 
Gp phim ngoai mat extraoral-anatomy
Gp phim ngoai mat extraoral-anatomyGp phim ngoai mat extraoral-anatomy
Gp phim ngoai mat extraoral-anatomyHai Trieu
 
X quang trong nha khoa
X quang trong nha khoaX quang trong nha khoa
X quang trong nha khoaVõ Anh Đức
 
Gay te trong rang ham mat
Gay te trong rang ham matGay te trong rang ham mat
Gay te trong rang ham matLE HAI TRIEU
 
Hướng tháo lắp hàm khung
Hướng tháo lắp hàm khungHướng tháo lắp hàm khung
Hướng tháo lắp hàm khungBi Hiểm
 
Bất thường về số lượng, kích thước và hình thể răng
Bất thường về số lượng, kích thước và hình thể răngBất thường về số lượng, kích thước và hình thể răng
Bất thường về số lượng, kích thước và hình thể răngHoàng NT
 
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH VỀ RĂNG HÀM MẶT
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH VỀ RĂNG HÀM MẶTHƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH VỀ RĂNG HÀM MẶT
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH VỀ RĂNG HÀM MẶTBomonnhi
 
Buoc co dinh lien ham
Buoc co dinh lien hamBuoc co dinh lien ham
Buoc co dinh lien hamThanh Thai
 

Tendances (20)

Nhổ răng trẻ em
Nhổ răng trẻ emNhổ răng trẻ em
Nhổ răng trẻ em
 
đIều trị sâu răng
đIều trị sâu răngđIều trị sâu răng
đIều trị sâu răng
 
Benh ly tuy va quanh chop
Benh ly tuy va quanh chopBenh ly tuy va quanh chop
Benh ly tuy va quanh chop
 
BỆNH LÝ TỦY VÀ VÙNG QUANH CHÓP
BỆNH LÝ TỦY VÀ VÙNG QUANH CHÓPBỆNH LÝ TỦY VÀ VÙNG QUANH CHÓP
BỆNH LÝ TỦY VÀ VÙNG QUANH CHÓP
 
Benh nha chu
Benh nha chuBenh nha chu
Benh nha chu
 
X QUANG NHA KHOA
X QUANG NHA KHOAX QUANG NHA KHOA
X QUANG NHA KHOA
 
Bài giảng nang vùng hàm mặt th s. lê thị lợi
Bài giảng nang vùng hàm mặt   th s. lê thị lợiBài giảng nang vùng hàm mặt   th s. lê thị lợi
Bài giảng nang vùng hàm mặt th s. lê thị lợi
 
Xương ổ răng
Xương ổ răngXương ổ răng
Xương ổ răng
 
Khám lâm sàng ngoài mặt (bài giang 12.2009)
Khám lâm sàng ngoài mặt (bài giang 12.2009)Khám lâm sàng ngoài mặt (bài giang 12.2009)
Khám lâm sàng ngoài mặt (bài giang 12.2009)
 
Gp phim ngoai mat extraoral-anatomy
Gp phim ngoai mat extraoral-anatomyGp phim ngoai mat extraoral-anatomy
Gp phim ngoai mat extraoral-anatomy
 
X quang trong nha khoa
X quang trong nha khoaX quang trong nha khoa
X quang trong nha khoa
 
Gay te trong rang ham mat
Gay te trong rang ham matGay te trong rang ham mat
Gay te trong rang ham mat
 
Bệnh sâu răng
Bệnh sâu răngBệnh sâu răng
Bệnh sâu răng
 
Hướng tháo lắp hàm khung
Hướng tháo lắp hàm khungHướng tháo lắp hàm khung
Hướng tháo lắp hàm khung
 
Bất thường về số lượng, kích thước và hình thể răng
Bất thường về số lượng, kích thước và hình thể răngBất thường về số lượng, kích thước và hình thể răng
Bất thường về số lượng, kích thước và hình thể răng
 
Bai giang rang ham mat
Bai giang rang ham matBai giang rang ham mat
Bai giang rang ham mat
 
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH VỀ RĂNG HÀM MẶT
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH VỀ RĂNG HÀM MẶTHƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH VỀ RĂNG HÀM MẶT
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH VỀ RĂNG HÀM MẶT
 
Bệnh lý tủy.pptx
Bệnh lý tủy.pptxBệnh lý tủy.pptx
Bệnh lý tủy.pptx
 
Buoc co dinh lien ham
Buoc co dinh lien hamBuoc co dinh lien ham
Buoc co dinh lien ham
 
Phuc hinh
Phuc hinhPhuc hinh
Phuc hinh
 

En vedette

Thực trạng bệnh sâu răng , viêm lợi ở học sinh cơ sở Bát Tràng Gia Lâm Hà Nội...
Thực trạng bệnh sâu răng , viêm lợi ở học sinh cơ sở Bát Tràng Gia Lâm Hà Nội...Thực trạng bệnh sâu răng , viêm lợi ở học sinh cơ sở Bát Tràng Gia Lâm Hà Nội...
Thực trạng bệnh sâu răng , viêm lợi ở học sinh cơ sở Bát Tràng Gia Lâm Hà Nội...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Dự phòng bệnh răng miệng
Dự phòng bệnh răng miệngDự phòng bệnh răng miệng
Dự phòng bệnh răng miệngĐào Đức
 
KHẢO SÁT ỨNG DỤNG THIẾT BỊ ĐO CÁC THÀNH PHẦN CƠ THỂ (BCM) TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH...
KHẢO SÁT ỨNG DỤNG THIẾT BỊ ĐO CÁC THÀNH PHẦN CƠ THỂ (BCM) TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH...KHẢO SÁT ỨNG DỤNG THIẾT BỊ ĐO CÁC THÀNH PHẦN CƠ THỂ (BCM) TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH...
KHẢO SÁT ỨNG DỤNG THIẾT BỊ ĐO CÁC THÀNH PHẦN CƠ THỂ (BCM) TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY MÀY ĐAY ...
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY MÀY ĐAY ...NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY MÀY ĐAY ...
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY MÀY ĐAY ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Enamel significance in operative dentistry /certified fixed orthodontic cour...
Enamel significance in operative dentistry  /certified fixed orthodontic cour...Enamel significance in operative dentistry  /certified fixed orthodontic cour...
Enamel significance in operative dentistry /certified fixed orthodontic cour...Indian dental academy
 
Endodontic Clinical Cases
Endodontic Clinical CasesEndodontic Clinical Cases
Endodontic Clinical Casesdddj4me2
 
Endodontics study cases
Endodontics study casesEndodontics study cases
Endodontics study casesRosa Martinez
 
Các loại hình nghiên cứu khoa học (Bác sĩ. Nguyễn Văn Hùng)
Các loại hình nghiên cứu khoa học (Bác sĩ. Nguyễn Văn Hùng)Các loại hình nghiên cứu khoa học (Bác sĩ. Nguyễn Văn Hùng)
Các loại hình nghiên cứu khoa học (Bác sĩ. Nguyễn Văn Hùng)Friendship and Science for Health
 
[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học
[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học
[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa họcCLBSVHTTCNCKH
 
An introduction to dentistry in the digital age
An introduction to dentistry in the digital ageAn introduction to dentistry in the digital age
An introduction to dentistry in the digital ageAmit Paryag
 
6.restoration of the endodontically treated tooth
6.restoration of the endodontically treated tooth6.restoration of the endodontically treated tooth
6.restoration of the endodontically treated toothGanesamurthi rathinam
 

En vedette (13)

Thực trạng bệnh sâu răng , viêm lợi ở học sinh cơ sở Bát Tràng Gia Lâm Hà Nội...
Thực trạng bệnh sâu răng , viêm lợi ở học sinh cơ sở Bát Tràng Gia Lâm Hà Nội...Thực trạng bệnh sâu răng , viêm lợi ở học sinh cơ sở Bát Tràng Gia Lâm Hà Nội...
Thực trạng bệnh sâu răng , viêm lợi ở học sinh cơ sở Bát Tràng Gia Lâm Hà Nội...
 
Dự phòng bệnh răng miệng
Dự phòng bệnh răng miệngDự phòng bệnh răng miệng
Dự phòng bệnh răng miệng
 
Trương mạnh dũng
Trương mạnh dũngTrương mạnh dũng
Trương mạnh dũng
 
KHẢO SÁT ỨNG DỤNG THIẾT BỊ ĐO CÁC THÀNH PHẦN CƠ THỂ (BCM) TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH...
KHẢO SÁT ỨNG DỤNG THIẾT BỊ ĐO CÁC THÀNH PHẦN CƠ THỂ (BCM) TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH...KHẢO SÁT ỨNG DỤNG THIẾT BỊ ĐO CÁC THÀNH PHẦN CƠ THỂ (BCM) TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH...
KHẢO SÁT ỨNG DỤNG THIẾT BỊ ĐO CÁC THÀNH PHẦN CƠ THỂ (BCM) TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH...
 
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY MÀY ĐAY ...
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY MÀY ĐAY ...NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY MÀY ĐAY ...
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY MÀY ĐAY ...
 
Tia x tt-thi
Tia x tt-thiTia x tt-thi
Tia x tt-thi
 
Enamel significance in operative dentistry /certified fixed orthodontic cour...
Enamel significance in operative dentistry  /certified fixed orthodontic cour...Enamel significance in operative dentistry  /certified fixed orthodontic cour...
Enamel significance in operative dentistry /certified fixed orthodontic cour...
 
Endodontic Clinical Cases
Endodontic Clinical CasesEndodontic Clinical Cases
Endodontic Clinical Cases
 
Endodontics study cases
Endodontics study casesEndodontics study cases
Endodontics study cases
 
Các loại hình nghiên cứu khoa học (Bác sĩ. Nguyễn Văn Hùng)
Các loại hình nghiên cứu khoa học (Bác sĩ. Nguyễn Văn Hùng)Các loại hình nghiên cứu khoa học (Bác sĩ. Nguyễn Văn Hùng)
Các loại hình nghiên cứu khoa học (Bác sĩ. Nguyễn Văn Hùng)
 
[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học
[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học
[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học
 
An introduction to dentistry in the digital age
An introduction to dentistry in the digital ageAn introduction to dentistry in the digital age
An introduction to dentistry in the digital age
 
6.restoration of the endodontically treated tooth
6.restoration of the endodontically treated tooth6.restoration of the endodontically treated tooth
6.restoration of the endodontically treated tooth
 

Similaire à Báo cáo sâu răng

SÂU RĂNG LÀ GÌ.docx
SÂU RĂNG LÀ GÌ.docxSÂU RĂNG LÀ GÌ.docx
SÂU RĂNG LÀ GÌ.docxHoài Anh Lê
 
NANG CHÂN RĂNG LÀ GÌ.docx
NANG CHÂN RĂNG LÀ GÌ.docxNANG CHÂN RĂNG LÀ GÌ.docx
NANG CHÂN RĂNG LÀ GÌ.docxHoài Anh Lê
 
Chăm sóc răng sữa cho trẻ
Chăm sóc răng sữa cho trẻChăm sóc răng sữa cho trẻ
Chăm sóc răng sữa cho trẻminh mec
 
Bênh lý tuỷ răng sữa
Bênh lý tuỷ răng sữaBênh lý tuỷ răng sữa
Bênh lý tuỷ răng sữaBi Hiểm
 
Điều trị sâu răng
Điều trị sâu răngĐiều trị sâu răng
Điều trị sâu răngHunhMy19
 
Chấn thương răng trẻ em
Chấn thương răng trẻ emChấn thương răng trẻ em
Chấn thương răng trẻ emHoàng NT
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hiệu Quả Của Laser Diode Trong Điều Trị Răng Nhạy Cảm Ngà...
Luận Văn Nghiên Cứu Hiệu Quả Của Laser Diode Trong Điều Trị Răng Nhạy Cảm Ngà...Luận Văn Nghiên Cứu Hiệu Quả Của Laser Diode Trong Điều Trị Răng Nhạy Cảm Ngà...
Luận Văn Nghiên Cứu Hiệu Quả Của Laser Diode Trong Điều Trị Răng Nhạy Cảm Ngà...tcoco3199
 
đIều trị các bệnh cấp tính ở lợi
đIều trị các bệnh cấp tính ở lợiđIều trị các bệnh cấp tính ở lợi
đIều trị các bệnh cấp tính ở lợiBi Hiểm
 
Các yếu tố gây đau răng miệng
Các yếu tố gây đau răng miệngCác yếu tố gây đau răng miệng
Các yếu tố gây đau răng miệngThẩm Mỹ Răng
 
Các phương pháp làm răng giả hiện nay
Các phương pháp làm răng giả hiện nayCác phương pháp làm răng giả hiện nay
Các phương pháp làm răng giả hiện nayThẩm Mỹ Răng
 

Similaire à Báo cáo sâu răng (20)

Benh sau rang 2
Benh sau rang 2Benh sau rang 2
Benh sau rang 2
 
Bệnh sâu răng
Bệnh sâu răngBệnh sâu răng
Bệnh sâu răng
 
SÂU RĂNG LÀ GÌ.docx
SÂU RĂNG LÀ GÌ.docxSÂU RĂNG LÀ GÌ.docx
SÂU RĂNG LÀ GÌ.docx
 
Đề tài: Đánh giá kết quả điều trị mất răng loại Kenndy I và II bằng hàm khung...
Đề tài: Đánh giá kết quả điều trị mất răng loại Kenndy I và II bằng hàm khung...Đề tài: Đánh giá kết quả điều trị mất răng loại Kenndy I và II bằng hàm khung...
Đề tài: Đánh giá kết quả điều trị mất răng loại Kenndy I và II bằng hàm khung...
 
Luận án: Điều trị mất răng loại Kenndy I và II bằng hàm khung, HAY
Luận án: Điều trị mất răng loại Kenndy I và II bằng hàm khung, HAYLuận án: Điều trị mất răng loại Kenndy I và II bằng hàm khung, HAY
Luận án: Điều trị mất răng loại Kenndy I và II bằng hàm khung, HAY
 
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả của laser diode trong điều trị răng nhạy cảm ngày
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả của laser diode trong điều trị răng nhạy cảm ngàyĐề tài: Nghiên cứu hiệu quả của laser diode trong điều trị răng nhạy cảm ngày
Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả của laser diode trong điều trị răng nhạy cảm ngày
 
Hiệu quả của laser diode trong điều trị răng nhạy cảm ngà, HAY
Hiệu quả của laser diode trong điều trị răng nhạy cảm ngà, HAYHiệu quả của laser diode trong điều trị răng nhạy cảm ngà, HAY
Hiệu quả của laser diode trong điều trị răng nhạy cảm ngà, HAY
 
NANG CHÂN RĂNG LÀ GÌ.docx
NANG CHÂN RĂNG LÀ GÌ.docxNANG CHÂN RĂNG LÀ GÌ.docx
NANG CHÂN RĂNG LÀ GÌ.docx
 
Chăm sóc răng sữa cho trẻ
Chăm sóc răng sữa cho trẻChăm sóc răng sữa cho trẻ
Chăm sóc răng sữa cho trẻ
 
Bênh lý tuỷ răng sữa
Bênh lý tuỷ răng sữaBênh lý tuỷ răng sữa
Bênh lý tuỷ răng sữa
 
Điều trị sâu răng
Điều trị sâu răngĐiều trị sâu răng
Điều trị sâu răng
 
Viêm lợi răng
Viêm lợi răngViêm lợi răng
Viêm lợi răng
 
Chấn thương răng trẻ em
Chấn thương răng trẻ emChấn thương răng trẻ em
Chấn thương răng trẻ em
 
Vsrm trong chrm
Vsrm trong chrmVsrm trong chrm
Vsrm trong chrm
 
So teeth
So teethSo teeth
So teeth
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hiệu Quả Của Laser Diode Trong Điều Trị Răng Nhạy Cảm Ngà...
Luận Văn Nghiên Cứu Hiệu Quả Của Laser Diode Trong Điều Trị Răng Nhạy Cảm Ngà...Luận Văn Nghiên Cứu Hiệu Quả Của Laser Diode Trong Điều Trị Răng Nhạy Cảm Ngà...
Luận Văn Nghiên Cứu Hiệu Quả Của Laser Diode Trong Điều Trị Răng Nhạy Cảm Ngà...
 
đIều trị các bệnh cấp tính ở lợi
đIều trị các bệnh cấp tính ở lợiđIều trị các bệnh cấp tính ở lợi
đIều trị các bệnh cấp tính ở lợi
 
Các yếu tố gây đau răng miệng
Các yếu tố gây đau răng miệngCác yếu tố gây đau răng miệng
Các yếu tố gây đau răng miệng
 
Khe ho moi vom mieng
Khe ho moi vom miengKhe ho moi vom mieng
Khe ho moi vom mieng
 
Các phương pháp làm răng giả hiện nay
Các phương pháp làm răng giả hiện nayCác phương pháp làm răng giả hiện nay
Các phương pháp làm răng giả hiện nay
 

Báo cáo sâu răng

  • 1. CHUYÊN ĐỀ SÂU RĂNG VÀ BIẾN CHỨNG Hải Phòng, ngày 30/07/2013 Sinh viên: Phạm Minh Thảo – BSRHMK1 BÁO CÁO THU HOẠCH ĐẶC ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC MEN RĂNG VÀ NGÀ RĂNG • Tổ chức men răng: Men bao phủ thân răng có chỗ dày tới 2mm ở mặt nhai và múi răng, có chỗ chỉ mỏng vài micromet như ở cổ răng. Men răng là tổ chức cứng nhất trong cơ thể người. - Bên ngoài men răng có phủ một lớp hữu cơ gọi là màng thứ phát. Gọi là màng thứ phát để phân biệt với màng Nasmyth từ cơ quan tạo men mà ra, lúc răng mọc, màng nguyên phát này mất đi do nhai. - Trên men răng không phải chỗ nào cũng cứng đều, nơi cứng nhất là ở bên ngoài • Tổ chức ngà răng: Không cứng bằng men răng, gồm 70% vô cơ, 30% hữu cơ và nước. Trong ngà răng có các ống Tomes từ tủy răng ra hướng thẳng tới mặt răng, lên tới nơi tiếp giáp men ngà. Trong ngà răng có chất lỏng từ tủy răng ra SÂU RĂNG 1, Định nghĩa - Sâu răng là một bệnh ở tổ chức cứng của răng, đặc điểm là tiêu dần các chất vô cơ và hữu cơ ở men và ngà răng làm thành lỗ sâu. 2, Nguyên nhân • Nguyên nhân tại chỗ: Cần tối thiểu 4 yếu tố chính đồng thời tương tác với nhau để tạo nên sâu răng. Đó là: răng nhạy cảm, vi khuẩn (mảng bám), chất đường và thời gian (Keyes, 1969). Răng: - Vị trí của răng trên cung hàm + Răng mọc lệch lạc, xoay dễ bị sâu hơn răng mọc thẳng hàng. + Nhóm răng hàm bị sâu nhiều hơn nhóm răng cửa. - Đặc điểm hình thái học + Mặt nhai bị sâu nhiều nhất vì có nhiều rãnh lõm. + Mặt bên cũng dễ bị sâu vì men răng ở vùng cổ mỏng, giắt thức ăn. + Mặt trong, ngoài ít bị sâu hơn vì trơn láng. - Thành phần cấu tạo của răng Răng bị khiếm khuyết trong cấu tạo như thiểu sản men, ngà rất dễ bị sâu. 1
  • 2. CHUYÊN ĐỀ SÂU RĂNG VÀ BIẾN CHỨNG - Mòn răng Răng bị mòn phần men cũng dễ bị sâu hơn (mòn răng có thể do chải răng sai phương pháp, móc răng giả, nghiến răng, ăn nhai lâu ngày...). - Tuổi răng: Răng mới mọc kém cứng, dễ bị tác dụng của acid, với thời gian men răng được tái khoáng hoá làm chúng đề kháng hơn với aci Vi Khuẩn: Không phải mọi vi khuẩn trong miệng đều gây sâu răng. Không có loại vi khuẩn đặc biệt gây sâu răng. Vi khuẩn bao gồm lượng mảng bám, chất tiết dưỡng và độc tố của nó. Tùy theo vai trò trong cơ chế bệnh sinh mà chia ra 2 loại vi khuẩn - Vi khuẩn tạo acid: Các loại vi khuẩn này lên men carbohydrate tạo ra acid, làm pH giảm xuống < 5, sự giảm pH liên tục có thể đưa đến sự khử khoáng trên bề mặt răng, làm mất vôi ở các mô cứng của răng, quá trình sâu răng bắt đầu xảy ra, bao gồm + Lactobacillus acidophillus: hiện diện với số lượng ít, nhưng lại tạo ra acid có pH thấp rất nhanh trong môi trường. + Streptococcus mutans: đây là tác nhân chủ yếu gây ra sự thành lập mảng bám, dính trên bề mặt răng và nếu có sự hiện diện cùng lúc hai yếu tố chất đường, thời gian thì sẽ có đủ điều kiện thuận lợi để khởi phát sâu răng, sau đó L. acidophillus làm sâu răng tiến triển xuống bên dưới bề mặt. - Vi khuẩn phân giải proten: làm tiêu hủy chất căn bản hữu cơ sau khi mất vôi Thực phẩm: Tùy theo loại thực phẩm, tính chất của thực phẩm và chế độ sử dụng nó, mà có thể sâu răng hoặc không. - Carbohydrat Các chất bột, đường là loại thực phẩm gây sâu răng nhiều nhất. Trong đó đường là loại thực phẩm chủ yếu gây sâu răng và làm gia tăng sâu răng, đặc biệt là loại đường sucrose, đây là chất ưa thích của vi khuẩn gây sâu răng, nó chuyển hoá thành acid và chính sự sinh acid này làm mất khoáng men. Nhưng khả năng gây sâu răng không phải do số lượng đường, mà do số lần sử dụng và thời gian đường bám dính trên răng. Đường trong trái cây, rau (xilitol, sorbitol) ít gây sâu răng hơn đường trong bánh kẹo. Tinh bột không phải là nguyên nhân đáng kể, vì trong nước bọt có enzyme amylase biến tinh bột thành đường rất chậm. - Protid Các loại Protid nguyên thủy ít gây sâu răng, ngược lại những loại protid được chế biến làm tăng sâu răng do tính chất bám dính của nó. - Lipid . Các chất béo không gây sâu răng. Những thực phẩm có tính chất xơ ít gây sâu răng, trong lúc những thực phẩm mềm dẻo, dính vào răng thì dễ gây sâu răng hơn. Thời gian: Vi khuẩn gây sâu răng sau khi nhiễm vào môi trường miệng, tự nó sẽ không gây sâu răng được mà cần phải có chất đường giúp cho sự chuyển hoá của vi khuẩn, tuy nhiên sâu 2
  • 3. CHUYÊN ĐỀ SÂU RĂNG VÀ BIẾN CHỨNG răng không phụ thuộc vào số lượng, số lần sử dụng đường mà phụ thuộc vào thời gian đường và mảng bám vi khuẩn tồn tại trên bề mặt răng, thời gian tồn tại càng lâu thì vi khuẩn chuyển hoá đường thành acid càng nhiều và acid tấn công gần như thường xuyên trên bề mặt răng làm mất khoáng men. Tuy nhiên, quá trình mất khoáng có thể phục hồi hoặc giảm mức độ nhờ các thành phần khác nhau trong nước bọt, tốc độ tiết. Nước bọt: Là môi trường hoạt động của các vi khuẩn trong miệng, nước bọt tiết càng nhiều càng giảm sâu răng (trung bình một ngày nước bọt tiết ra 1,500l, khi ngủ lượng nước bọt tiết ra giảm đồng thời việc chải rửa vi khuẩn và chất carbohydrat ở mức tối thiểu, vì vậy sâu răng tăng trong giờ nghỉ). Ngoài ra tính chất nước bọt lỏng hay quánh cũng ảnh hưởng đến bệnh sâu răng, nước bọt càng quánh thì sâu răng càng cao. Nước bọt giữ vai trò : - Trung hòa acid: trên bề mặt men răng luôn luôn xảy ra hai hiện tượng trái ngược nhau: sự tạo acid bởi vi khuẩn và sự trung hòa acid bởi nước bọt. - Sát khuẩn: ngăn cản sự phát triển của vi sinh vật nhờ các chất lysozyme, lactoperosidase, lactofferrin chứa trong nước bọt. - Chải rửa: làm sạch răng thường xuyên, với sự phối hợp cử động của môi, má và lưỡi v.v..., làm chậm quá trình hình thành mảng bám. - Tái khoáng hóa: nhờ thành phần calci, phosphate trong nước bọt có thể tích tụ ở men trong giai đoạn sớm của sang thương sâu răng, khả năng này sẽ tăng lên nếu có sự hiện diện của fluor • Nguyên nhân tổng quát (yếu tố nguy cơ) : Nòi giống (chủng tộc, dân tộc) Ít có giá trị, sâu răng tuỳ thuộc nhiều vào môi trường sống và vùng địa lý hơn là chủng tộc Di truyền Trẻ em ít bị sâu răng thường cha mẹ có răng tốt hoặc ngược lại và người ta cho rằng sâu răng có ảnh hưởng rất rõ với môi trường gia đình, do thói quen của trẻ được hình thành rất sớm và ảnh hưởng chủ yếu từ gia đình. Giới Thông thường nam ít sâu răng hơn nữ, có thể do nữ ăn vặt nhiều hơn, mặt khác nữ còn chức năng thai nghén, cho con bú, rối loạn nội tiết...và nữ mọc răng sớm hơn nam. Tuổi Người ta nhận thấy bệnh sâu răng không phát triển đều đặn trong suốt đời, thường lứa tuổi từ 4-8 bị sâu nhiều, ở giai đoạn này những răng sữa bị phá hủy rất nhanh và nhiều. Từ 11 - 19 tuối, các răng vĩnh viễn bắt đầu bị sâu nhiều. Yếu tố nội tiết 3
  • 4. CHUYÊN ĐỀ SÂU RĂNG VÀ BIẾN CHỨNG Khi tuyến yên, tuyến cận giáp hoạt động kém sẽ ảnh hưởng đến sự thành lập men, ngà gây nên tình trạng răng bị thiểu sản men, men ngà bất toàn hoặc rối loạn nội tiết ở tuổi dậy thì, thai nghén... Bệnh toàn thân Những bệnh thời gian kéo dài như sởi, thương hàn... dẫn đến vệ sinh răng miệng kém đưa đến sâu răng, hoặc ở bệnh nhân bị chứng khô miệng (xerostomia), xạ trị tuyến nước bọt, tiểu đường..., tỉ lệ sâu răng tăng. Kinh tế - văn hoá - xã hội Kinh tế phát triển mọi nhu cầu cũng gia tăng, đặc biệt là gia tăng mức tiêu thụ đường sẽ ảnh hưởng đến tỉ lệ bệnh sâu răng. Xã hội càng phát triển, các dịch vụ chăm sóc y tế, các chương trình phòng bệnh được quan tâm nhiều hơn... 3, Cơ chế bệnh sinh • Thuyết hóa học vi khuẩn của Miller: Theo Miller vi khuẩn tác động lên bột, đường sinh ra acid, làm pH trong môi trường miệng giảm xuống < 5 trong vòng 1 - 3 phút, sự giảm pH liên tục đưa đến sự khử khoáng của răng, quá trình sâu răng bắt đầu. Thức ăn + vi khuẩn  acid  sâu răng • Năm 1975, White đưa ra sơ đồ mới giải thích bệnh sâu răng, nhấn mạnh vai trò bảo vệ răng của nước bọt. Sâu Răng = Hủy khoáng > Tái khoáng Hay nói cách khác, sâu răng bắt đầu khi yếu tố gây mất ổn định mạnh hơn yếu tố bảo vệ trong động học sinh lí bệnh sâu răng 4, Phân loại, triệu chứng, điều trị Loại sâu Giải phẫu bệnh Đặc điểm ( thực thể) Triệu chứng (cơ năng) Điều trị Sâu men - Dưới kính hiển vi điện tử thấy các trụ men bị cắt thành từng mảnh nhỏ, sau đó đến những trụ men bị tách rộng rồi đến men răng bình thường . - Tổn thương thường thấy ở hố và rãnh mặt nhai, hoặc chung quanh rìa miếng trám cũ, biểu hiện bằng những đốm trắng như phấn - Men răng đổi Chưa xuất hiện triệu chứng cơ năng Giữ gìn vệ sinh răng miệng và tăng cường sử dụng Fluor. Riêng với trẻ có nguy cơ sâu răng cao như vệ sinh răng miệng kém, thường xuyên ăn chất đường thì cần phải trám dự 4
  • 5. CHUYÊN ĐỀ SÂU RĂNG VÀ BIẾN CHỨNG màu trắng đục hoặc vàng nâu. - Dùng thám trâm khám thấy men răng lởm chởm không còn trơn láng và mắc trâm phòng bằng composite, glass ionomer cement (GIC). Sâu ngà Khi phá hủy qua phần ngà, dưới kính hiển vi thấy lỗ sâu có bốn vùng - Vùng hoại tử Ở vùng này các trụ men bị hư hại, có các mảnh vụn ngà răng, vi khuẩn trong miệng, lớp này thường bị che phủ bởi một lớp thức ăn. - Vùng nhiễm trùng Ống ngà bị xâm lấn bởi vi khuẩn, trong lòng ống ngà và chung quanh ống ngà đều có hiện tượng mất chất khoáng. Mô bị phá hủy không có khả năng hồi phục. - Vùng bị ảnh hưởng Giữa lớp này, lòng ống ngà bị xâm nhập bởi một số vi khuẩn, trong lòng ống và chung quanh ống ngà hơi bị mất chất khoáng. - Vùng xơ hóa - Khám LS thấy có lỗ sâu. Hình thái như giọt nước, miệng nhỏ, đáy rộng. - Lỗ sâu có thể ở mặt nhai, rãnh mặt trong, rãnh mặt ngoài, mặt bên… - Men, ngà răng chung quanh lỗ sâu đổi màu trắng đục, vàng hoặc hơi nâu. - Khám bằng thám trâm: bờ lỗ sâu lởm chởm, thành và đáy lỗ sâu có lớp ngà mềm, nạo quanh lỗ sâu bệnh nhân có cảm giác đau. - Gõ răng không đau. Ngà răng là mô có thần kinh và phần kéo dài của nguyên bào tạo ngà trong các ống ngà, nên dù mới chớm cũng có cảm giác đau với những kích thích vật lý, hóa học, cơ học: - Đau do kích thích (nóng, lạnh, chua, ngọt, thức ăn lọt vào, mài xoang...). - Đau chấm dứt ngay sau khi hết kích thích,và tụ lại ở răng nguyên nhân không lan tỏa. - Làm sạch ngà mủn, sát khuẩn bằng dung dịch sát khuẩn nhẹ, thổi khô, hàn kín. - Vật liệu hàn răng cửa phải ưu tiên thẩm mĩ, răng hàm phải đảm bảo chức năng ăn nhai.. 5
  • 6. CHUYÊN ĐỀ SÂU RĂNG VÀ BIẾN CHỨNG Lòng ống ngà bị bít lại bởi những phân tử chất khoáng, đây là bức tường ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn và chỉ có ở răng còn sống. • Phân loại sâu răng theo vị trí (Black) : có 5 loại lỗ sâu 1. Loại I: sâu mặt nhai răng hàm lớn và nhỏ 2. loại II: Sâu mặt nhai và mặt bên các răng hàm lớn nhỏ 3. Loại III: Sâu cạnh bên răng cửa 4. loại IV: Sâu cạnh bên và rìa cắn răng cửa 5. Loại V: Sâu cổ răng và rãnh mặt ngoài răng hàm • Phân loại sâu răng theo diễn biến: 1. Sâu răng cấp tính: Quá trình sâu răng phát triển nhanh, ảnh hưởng sớm tới tủy răng, Khi bị kích thích, ống Tomes bị phá hủy, tế bào tạo ngà bị tổn thương hay hoại tử, gây hình 1 ống từ lỗ sâu tới tủy răng. Khi nạo ngà cần chú í tránh làm hở tủy. 2. Sâu răng mạn tính: 3. Sâu xương răng: Thường gặp ở người khoảng 50 tuổi trở lên, lỗ sâu ở sát mặt bên, sát cổ răng. Miệng lỗ sâu rộng. Thường gặp ở kẽ răng 78 và 67 hàm trên • Phân loại theo tiến triển: Mỗi đợt sâu răng kéo dài 6 thánh tới 1 năm ở lỗ sâu nhỏ (2,3mm) 1. Sâu răng phát triển: Đáy mềm, màu nhạt, đau khi bị kích thích. 2. Sâu răng ngừng tiến triển: Đáy cứng, màu sẫm, không đau khi bị kích thích. 5, Chẩn đoán • Chẩn đoán xác định: Dựa vào hội chứng ngà: - Ê buốt khi có kích thích, hết kích thích thì hết ê buốt, - Có lỗ sâu (nhìn thấy hoặc dựa vào phim sau ổ răng • Chẩn đoán phân biệt: 1. Ở răng sữa phân biệt với sún răng: Tiêu hao chân răng theo đường ngang, màu đen, ít ngà mủn, không ê buốt. Chỉ gặp ở răng cửa, răng nanh hàm trên. 2. Thiểu sản men răng: Có khi răng mới mọc, thường đối xưng hay trên các răng mọc cùng thời kì. Thân răng mất men, lộ ngà, đáy hình chảo, không có ngà mủn 6
  • 7. CHUYÊN ĐỀ SÂU RĂNG VÀ BIẾN CHỨNG 3. Lõm cổ răng hình chêm : Thường ở người có tuổi. Ở vùng cổ răng, mặt ngoài các răng 3, 4, 5 (do chải răng sai phương pháp), hoặc ở mặt trong và mặt ngoài của những răng mang móc hàm giả tháo lắp cổ răng tiêu hình chêm, thường đối xứng, mặt nhẵn và cứng, đáy hình chảo, không có ngà mủn 4. Men răng đổi màu: Do fluorose, thường gặp ở hai răng cân đối, cũng có thể gặp ở 1 răng, thường là do sang chấn ở răng sữa làm ảnh hưởng tới mầm răng vĩnh viễn. 5. Mòn mặt nhai răng hàm 6. Nếu răng sâu mà đau, cần phân biệt: - Viêm tủy răng có cơn đau tự nhiên - Viêm quanh cuống - Viêm quanh răng 6, Biến chứng sau điều trị sâu răng • Mở lỗ sâu làm hở tủy răng: Chụp tủy nếu đảm bảo vô khuẩn • Chẩn đoán nhầm sâu răng với tủy hoại tử: Sau hàn răng, bn sẽ đau hoặc sưng ở lợi sau 1 vài ngày. Cần mở tủy điểu trị tủy hoại tử. • Tủy răng hoạt tử do điều trị: Mài mạnh quá gây nóng, thuốc sát khuẩn mạnh, …gây hoại tử tủy, cần điều trị tủy. Cần chú í khi mài, dùng thuốc sát khuẩn nhẹ, lót đáy khi cần. • Nóng lạnh vẫn gây buốt: do ko lót đáy, do viêm tủy nhẹ • Viêm lợi: Do hàn ra ngoài ở mặt bên. Lúc điều trị cần có lá chắn hoặc chêm kẽ. BIẾN CHỨNG SÂU RĂNG Răng sâu, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, sẽ dẫn tới viêm tủy, rồi kéo theo viêm quanh cuống răng. I – Viêm tủy răng Đại cương về tủy răng: - Tủy răng được cấu tạo bởi khối mô liên kết non giàu mạch máu và dây thần kinh. Tủy răng nằm trong hốc tủy được bao bọc xung quanh bởi lớp mô cứng của răng đó là ngà (ngoại trừ lỗ chóp chân răng). Đặc điểm của mạch máu tủy răng là mạch máu tận cùng, vào ra hốc tủy bởi lỗ chóp chân răng, nên khi tủy bị viêm thì dễ bị xung huyết đè nén gây đau nhức và dễ bị hoại tử. Chức năng sinh lí của tủy răng: 1. Tạo ngà 2. Đảm bảo sự trao đổi chuyển hóa trong các tổ chức răng 7
  • 8. CHUYÊN ĐỀ SÂU RĂNG VÀ BIẾN CHỨNG 3. Chống đỡ bảo vệ trong trường hợp viêm nhiễm 4. Đảm bảo phần lớn cảm giác của răng 1, Nguyên nhân gây bệnh Bệnh lí tủy thông thường là biến chứng của sâu răng, ngoài ra còn do rất nhiều nguyên nhân khác: Nguyên nhân nhiễm khuẩn: - Nguyên nhân toàn thân tự nó có thể gây viêm tủy nhưng rất ít gặp, thường là làm cho nguyên nhân tại chỗ dễ phát triển - Nhiễm khuẩn tại chỗ: Do sâu răng, vi khuẩn theo ống Tomes vào tủy răng hoặc do một lỗ hở ở sừng tủy, buồng tủy. Lóm hình chem., răng rạn cũng có thể gây viêm tủy răng. Viêm quanh răng có thể gây viêm tủy ngược Nguyên nhân do yếu tố vật lí - Do đi máy may: lúc thay đổi độ cao hay bị đau răng. Do 1 lỗ dâu đã hàn nhưng ko kín hẳn thì không khí còn sót có thể ép vào tủy hoặc ở 1 răng đã hàn ống tủy nhưng ko kín hết thì khí nito do tủy hoại tử có thể ép vào cuống răng gây đau. Thay đổi độ cao đột ngột, tăng tốc nhanh khi đi máy bay, cũng có khi là nguyên nhân gây đau răng. - Do sang chấn: - Do nhiệt: Do mài răng mạnh làm nóng quá, nhiệt trên 56 độ đã làm viêm tủy, Nguyên nhân do yếu tố hóa học: - Các bện đái tháo đường, gút, hay nhiễm độc chì, thủy ngân có thể gây hoại tử tủy răng. - Tại chỗ: đôi khi do dùng chất sát khuẩn mạnh để sát khuẩn lỗ sâu hay để đỡ buốt lúc tạo lỗ hàn như bạc nitrat, clorofoc. Lớp ngà còn lại giữa lỗ sâu và tủy răng càng ít thì ảnh hưởng của thuốc càng nhiều. Đường xâm nhập vào tủy: Vi khuẩn có thể xâm nhập vào tủy do 3 đường • Xâm nhập trực tiếp qua ống ngà như trong sâu răng hay hóa chất đặt lên ngà • Sự khu trú của vi khuẩn trong máu đi đến tủy răng • Viêm tủy ngược dòng do viêm nha chu Cơ chế bệnh sinh: 8
  • 9. CHUYÊN ĐỀ SÂU RĂNG VÀ BIẾN CHỨNG 9 Các kích thích tại chỗ (sâu răng, tác nhân lý hóa) Giải phóng các yếu tố trung gian của phản ứng viêm (Histamin, Bradykinin, Protaglandin) Giải phóng peptid thần kinh Viêm tủy tại chỗ (giãn mạch, thoát quản) Tăng áp lực tại chỗ của mô tủy Tổn thương tiểu tĩnh mạch Ứ đọng tuần hoàn máu Hoại tử tại chỗ Thiếu máu cục bộ Giải phóng các yếu tố gây viêm trong dịch gian bào Rối loạn vận mạch ngoại vi Tăng áp lực mô tủy Viêm tuỷ toàn bộ Hoại tử mô Phản ứng tại chỗ Phán ứng lan rộng
  • 10. CHUYÊN ĐỀ SÂU RĂNG VÀ BIẾN CHỨNG 2, Phân loại, triệu chứng, tiến triển, điều trị viêm tủy răng Viêm tủy Có hổi phục Không có khả năng hồi phục Viêm tủy cấp Hoại tử tủy Cơ năng - Đau do kích thích như ăn ngọt chua lạnh, nóng. Hết kích thích chỉ đau thêm vài phút rồi hết - Thời gian đau ngắn khoảng vài giây, tự nhiên thoáng qua - Cơn đau nhói, khu trú - Bệnh nhân không có tiền sử cơn đau trước đây - Cơn đau tự nhiên kéo dài vài phút tới vài giờ. - Đau tăng khi có kích thích hoặc vận động mạnh - Cơn đau tự xuất hiện rồi tự mất, đau từng cơn hoặc liên tục - Cảm giác đau lên nửa mặt, lên thái dương - Sau 1 vài ngày đau dữ dội, bn hết đau, đó là lúc tủy đã hoại tử. Thực thể - Lỗ sâu nhiều ngà mềm, nạo hết ngà mềm có thể thấy ánh hồng của tủy hoặc lộ sừng tủy gây đau nhiều - Gõ và lung lay răng không đau - Thử tủy cảm giác bình thường - Răng chưa đổi màu - Răng có lỗ sâu đã hở tủy tự nhiên hoặc chưa. Nếu có điểm hở tủy thấy tủy màu đỏ chạm vào đau dữ dội và chảy máu - Nếu k có lỗ sâu phải thăm khám kĩ để phát hiện các tổn thương khác, nhất là nứt răng. - Gõ rất đau, nhất là gõ ngang - Thử tủy rất đau - Răng đổi màu xanh xám hoặc đen - Có thể có lỗ sau nhưng thăm khám không có cảm giác gì - Gõ dọc ngang đều không đau - Thử tủy (-) Điều trị Nguyên tắc: bảo tồn tủy cho răng sống và có cảm giác khi ăn nhai, tránh các hóa chất mạnh làm Ngyên tắc: Cần làm giảm đau tại chỗ rồi mở buồng tủy lấy tủy. Cần lấy tủy nhiều lần tránh đẩy phần tủy hoại tử ra khỏi cuống 10
  • 11. CHUYÊN ĐỀ SÂU RĂNG VÀ BIẾN CHỨNG hoại tử tủy - Dùng phương pháp chụp tủy - Chất chụp tủy là Eugenat hoặc Ca(OH)2 Hàn buồng tủy và ống tủy ngay khi đã đảm bảo làm sạch Với y tế cơ sở: Cấp cứu giảm đau ngay bằng Xylocain 5% vào lỗ sâu, chuyển chuyên khoa. răng sẽ gây viêm quanh cuống. Sauk hi đặt thuốc sát trùng tủy nhiều lần thấy hết hôi và bn không còn đau nữa thì có thể hàn buồng tủy và ống tủy Tiến triển Nếu chẩn đoán và điều trị đúng, tủy sẽ trở về trạng thái bình thường. Ngược lại, sẽ chuyển sang viêm tủy mạn, triệu chứng dai dẳng hoặc dẫn tới viêm tủy không có khả năng hồi phục VTC ko đc điều trị sẽ dẫn tới viêm tủy mạn hoặc hoại tử tủy Nếu không điều trị thì vì khuẩn, độc tố và sản phẩm phân huye protein của tủy sẽ đi ra khỏi chóp và gây bệnh cho vùng quanh chóp. TRONG VIÊM TỦY KHÔNG HỒI PHỤC CÒN ĐƯỢC PHÂN LOẠI THÊM : Viêm tủy mạn: Triệu chứng chủ quan: thường không có hoặc chỉ đau thoáng qua khi có kích thích - Triệu chứng khách quan: tùy hình thể bệnh ta có: + Viêm tủy triển dưỡng + Do một kích thích cường độ nhẹ liên tục trên mô tủy giàu mạch máu, thường gặp ở những bệnh nhân trẻ + Bệnh nhân không có triệu chứng trừ một cơn đau nhẹ thoáng qua khi nhai + Khám có một nấm đỏ mọc giữa thân răng dùng thám trâm chọc vào bệnh nhân đau ít đồng thời máu chảy ra nhiêìu. + Vôi hóa ống tủy: Do chữa răng, điều trị nha chu (cạo láng gốc răng làm đứt tuần hoàn máu ở ống tủy phụ), mòn răng do sinh lý, mòn răng do cơ học, chấn thương hay một số yếu tố không rõ nguyên nhân làm cho tủy răng bị viêm. Răng không có triệu chứng nhưng có thể hơi đổi màu Thường nhận biết bởi phim tia X (do có sự tích tụ một số lượng lớn ngà thứ cấp suốt dọc hệ thống ống tủy) Nội tiêu Chỉ phát hiện trên phim tia X, thấy có sự lan tràn của mô tủy với sự phá hủy ngà răng. Trường hợp nặng có thể thấy đốm hồng xuyên qua men CHỤP TỦY RĂNG TRONG VIÊM TỦY CÓ HỒI PHỤC 11
  • 12. CHUYÊN ĐỀ SÂU RĂNG VÀ BIẾN CHỨNG Mục đích chụp tủy: Để cho tủy vẫn tạo ngà. Lớp tế bào tạo ngà bị ảnh hưởng có thể hồi phục hoặc đc thay thế Điều kiện chụp tủy: • Chưa có lỗ hở tủy tự nhiên hoặc chỉ mới hở trong quá trình nha sĩ làm sạch lỗ sâu • Chống chỉ định chụp tủy khi bệnh nhân mắc bệnh nhiễm trùng toàn thân, bệnh mãn tính (Đái tháo đường, lao, bệnh ở tim, …), người có tuổi hoặc răng sữa. Các phương pháp chụp tủy: 1. Chụp tủy răng trực tiếp: Đặt trực tiếp chất chụp tủy lên tủy răng và theo dõi 6-8 tuần. Nếu răng hết đau, cảm giác tủy bình thường khi thử tủy, thì lấy bớt chất chụp tủy rồi hàn phục hồi thân răng. 2. Chụp tủy răng gián tiếp: Dấu hiệu chụp tủy gián tiếp là cơn đau tự nhiên ngắn. Sau khi lấy hết ngà mủn để lại lớp ngà mềm (ngà phản ứng) ở sát trần buồng tủy. Dùng thuốc sát khuẩn nhẹ vào lỗ sâu rồi đặt chất chụp tủy lên. Sau 6-8 tuần kiểm tra nếu hết đau, tủy còn sống thì lấy bớt chất chụp tủy rồi hàn phục hồi thân răng. II- VIÊM QUANH CUỐNG Viêm quanh cuống răng tiếp theo viêm tủy. Tủy bị viêm gây đau, nhưng lúc tủy bị hoại tử thì dấu hiệu đau hết. Nhưng chỉ được 1 thời gian, sau đó là viêm quanh cuống răng, lại thấy đau. Viêm quanh cuống cũng có thể do đường dây chẳng tới 1, Nguyên nhân: - Do sâu răng, viêm tủy không được điều trị - Do sang chấn răng: nứt, rạn, gãy thân răng, chân răng hoặc do sang chấn bởi 1 lực mạnh ảnh hưởng trực tiếp tới cuống răng - Do viêm quanh răng: vi khuẩn theo dây chằng quanh chân răng lan xuống gây viêm quanh cuống - Do những sai lầm trong điều trị nội nha: + Khoan rửa ống tủy đẩy các chất dơ bẩn ra ngoài chóp + Trám ống tủy ra ngoài chóp răng + Đặt thuốc diệt tủy nhiều + Băng thuốc sát khuẩn nhiều + Lấy tủy, trám tủy sót - Răng có tủy bình thường nhưng bị chấn thương khớp cắn do miếng trám cao hay do nghiến răng 12
  • 13. CHUYÊN ĐỀ SÂU RĂNG VÀ BIẾN CHỨNG 2, Phân loại, triệu chứng, điều trị Viêm quanh cuống Cấp Bán cấp Mạn Cơ năng - Toàn thân: hội chứng nhiễm trùng - Tại chỗ: đau liên tục âm ỉ. Có cảm giác răng chồi cao khiến bệnh nhân không dám cắn hai hàm lại - Toàn thân: sau vài ngày viêm cấp đcđiều trị hay ko, người bệnh thấy triệu chứng giảm giần, sốt nhẹ hoặc hết sốt, - Tại chỗ: ít đau, ăn nhai được - Tiến triển sau viêm cấp hoặc mạn - Người bệnh ko đau, ăn uống bt nhưng miệng hôi do thức ăn dắt vào lỗ sâu và do rò mủ thường xuyên trong miệng Thực thể - Ngách lợi dày, lời vùng cuống nề đỏ - Răng đổi màu, lung lay, có lỗ sâu, vỡ thân răng, mòn cổ răng, núm phụ mặt nhai… - Gõ dọc đau dữ dội - Xquang: thấy dây chằng vùng cuống dãn rộng (vùng sang quanh cuống) có khi lan cả sang vùng cuống răng bên giới hạn không rõ. - Sau viêm khoảng 6 ngày, có mủ quanh cuống răng, mủ thoát ra theo ống tủy, theo đường dây chằng hoặc qua xương làm abces ở lợi hay ở mô lỏng lẻo. - Răng có thể đổi màu, màu xám đục ở ngà ánh qua men. Gõ dọc nhẹ có đau vùng cuống. - Răng hơi lung lay, lợi hơi đỏ, nhất là vùng cuống - Thử tủy âm tính - Xquang: vùng sang quanh cuống thu hẹp lại, - Răng đổi màu xám đục - Có lỗ rò ở lợi tương ứng vùng cuống răng nguyên nhân - Xquang: có u hạt hoặc nang chân răng, tiêu chân răng không đều Điều trị - Dẫn lưu ổ viêm - Dùng kháng sinh toàn thân chống nhiễm khuẩn lan rộng - Khi viêm trở thành mạn thì mới chữa răng hoặc nhổ tùy trường hợp - Sát khuẩn ống tủy - Hàn kín 13
  • 14. CHUYÊN ĐỀ SÂU RĂNG VÀ BIẾN CHỨNG Biến chứng 1. Áp xe: gây áp xe vùng xung quanh hoặc gây viêm hạch và vùng quanh hạch 2. Có khi gây viêm xương tủy 3. Viêm lan rộng 4. Viêm ổ răng có thể gây viêm màng não, áp xe não 5. BC xa: tim, khớp… Khi có viêm quanh cuống cấp hoặc bán cấp thì có thể bảo tồn răng hoặc nhổ răng 1. Muốn bảo tồn răng thì bước đầu mở buồng tủy để dẫn lưu, khi viêm trở thành mạn thì mới bắt đầu điều trị tủy răng 2. Nếu răng có lỗ sâu to quá, làm chụp ko chắc chắn hoặc răng khó thông ống tủy, giá trị nhai lại ít thì có thể nhổ răng Có thể nhổ răng nóng sau tiêm ks độ nửa giờ, như vậy ko sai nguyên tắc phẫu thuật vì vùng quanh cuống răng bị nhiễm khuẩn rồi, nhổ răng là cách dẫn lưu tốt và làm mất nguồn nhiễm khuẩn. Không nhổ răng nóng đối với răng khôn và răng bị viêm quanh răng vì ở đây viêm phần mềm, nhổ răng ko làm mất nguồn nhiễm khuẩn. 3, Chẩn đoán Chẩn đoán xác định: dựa vào lâm sang và xquang Chẩn đoán phân biệt: Với viêm tủy răng Viêm tủy Viêm quanh cuống - Cơn đau tự nhiên, nhiều cơn nhưng giữa các cơn thì ko đau - Gõ ngang đau nhiều, gõ dọc đau ít - Cơn đau liên tục, có lúc giảm nhưng không hết hẳn - Gõ dọc đau nhiều - Răng hơi chồi lên, lung lay U hạt và nang chân răng ở viêm quanh cuống mạn U hạt Nang chân răng - Là phản ứng tăng sản ở vùng Black (vùng quanh cuống) biểu hiện 1 thương tổn do kích thích nhẹ - Nang bám vào cuống, nang có 3 lớp, dịch trong nang màu vàng nhạt do các mảnh cholesterol vàng óng ánh 14
  • 15. CHUYÊN ĐỀ SÂU RĂNG VÀ BIẾN CHỨNG - Do nhiễm khuẩn ở tủy hoặc từ túi lợi tới. hoặc do thuốc điều trị răng làm hoại tử vùng quanh cuống. - U hạt bám vào cuống răng, có khi ở bên chân răng khi có ống tủy phụ hoặc ở giữa 2 chân răng trên các răng nhiều chân khi có ống tủy phụ ở đó - Xương ổ răng bị đẩy lùi có khi xương ổ răng bị nhiễm khuẩn. Xương chân răng có thể bị tiêu, có thể bt hoặc tăng sản - Có u hạt nhiễm khuẩn, có u hạt ko nhiễm khuẩn nhưng tỉ lệ ít và khó xác định - Bt chỉ phát hiện ở trên phim xquang - Nang lớn lên do sức ép của dịch trong nang - Nang nhỏ thì không thể phân biệt đc nang và u hạt. Khi nang lớn, xquang là 1 vùng bầu dục ở giữa sáng rìa đều và tối do tăng chất vô cơ ở xương xung quanh - Khi có viêm cấp hoặc bán cấp thì vùng sáng ở quanh cuống ko có giới hạn rõ rệt VẤN ĐỀ ĐIỀU TRỊ TỦY HOẠI TỬ Ở một răng đã lẩy tủy, sức bền chỉ còn lại 40%. Trong khi mở rộng ống tủy, tránh để dụng cụ ra ngoài cuống răng vì làm hoại tử tổ chức quanh cuống. Muốn làm giảm nhiễm khuẩn trước khi mở ống tủy, người ta đặt thuốc ở buồng tủy hoặc chỉ lấy tủy ở nửa ống rồi để thuốc Thường ngta thg điều trị tủy làm 3 lần: - Mở buồng tủy và 1 phần ống tủy, để bấc CPC - Lấy hết tủy và đặt bấc CPC - Nếu lấy bấc CPC ra ko có mùi tủy thối thì hàn ống tủy bằng ogienat loãng, tránh để dây thuốc ra ngoài cuống răng 15
  • 16. CHUYÊN ĐỀ SÂU RĂNG VÀ BIẾN CHỨNG 16