SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  10
Télécharger pour lire hors ligne
“CẤU TRÚC CỦA LỤC LẠP VÀ HỆ SẮC TỐ QUANG HỢP
      MỐI QUAN HỆ GIỮA QUANG HỢP VÀ NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG”

                                A.QUANG HỢP
Khái niệm quang hợp
Quang hợp là quá trình cây sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu
cơ từ CO2 và nước xảy ra trong cơ thể thực vật.
Có thể tổng quát quá trình quang hợp bằng phương trình:



Một trong những sản phẩm của quang hợp là glucoz, một đường 6C nên có thể
tóm tắt:


Phản ứng xảy ra trong cây (chủ yếu ở lá cây) do lục lạp và hệ sắc tố quang
hợp trong lá thực hiện, trải qua rất nhiều phản ứng, có những phản ứng cần
ánh sáng (pha sáng), nhưng có những phản ứng xảy ra không cần ánh
sáng (pha tối).
                              B.Lục lạp (chloroplast)

Lục lạp là bào quan phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong thế giới thực
vật, vì nó thực hiện chức năng quang hợp biến năng lượng của ánh sáng mặt
trời thành năng lượng hoá học để cung cấp cho toàn bộ thế giới sinh vật.
1. Cấu tạo hình thái
Lục lạp cũng có cấu trúc màng hai lớp. Màng ngoài rất dễ thấm, màng trong rất ít
thấm, giữa màng ngoài và màng trong có một khoang giữa màng. Màng trong
bao bọc một vùng không có màu xanh lục được gọi là stroma tương tự như chất
nền matrix của ty thể. Stroma chứa các enzyme, các ribosome, ARN và ADN.




Chau sóc nương                                                            trang 1
Khác với ty thể, màng trong của lục lạp không xếp lại thành crista và không chứa
chuỗi chuyền điện tử. Ngược lại, hệ thống quang hợp hấp thu ánh sáng, chuỗi
chuyền điện tử và ATP synthetase, tất cả đều được chứa trong màng thứ 3 tách
biệt. Màng này hình thành một tập hợp các túi dẹt hình đĩa gọi là thylakoid (bản
mỏng).Màng của thylakoid tạo nên một khoảng trong thylakoid (thylakoid
interspace) tách biệt với stroma. Các thylakoid có xu hướng xếp chồng lên nhau
tạo thành phức hợp gọi là grana.Diệp lục tố (chlorophylle) nằm trên màng
thylakoid nên grana có màu lục.
2. Thành phần hoá học
Thành phần hoá học của lục lạp chủ yếu gồm:
- Protein chiếm khoảng 35 - 55%, trong đó có khoảng 80% dạng không hoà tan
và liên kết với lipid thành lipoproteide, dạng hoà tan có thể là các enzyme.
- Lipid chiếm khoảng 20 - 30% gồm mở trung tính, steroid, hospholipid.
- Các sắc tố quang hợp chlorophill, các carotenoid như carotin, xantophin và
ficobilin.
- Gluxit như tinh bột, đường.
- Các acid nucleic: ARN từ 2 - 4%, ADN từ 0,2 - 0,5%.
- Thành phần vô cơ: Fe, Cu, Mn, Zn, ngoài ra còn có cytocrom, vitamin K,
E...
- ATP, NAD.
3. Chức năng
Lục lạp thực hiện quá trình quang hợp. Nhờ chlorophill chứa trong lục lạp mà cây
xanh hấp thụ năng lượng ánh sang mặt trời và biến chúng thành năng lượng
hoá học trong ATP để tổng hợp các chất hữu cơ. Quá trình quang hợp được tổng
quát bằng sơ đồ sau:

    6CO2 + 6H2O----(năng lượng ánh sáng/ Chlorophille)---> C6H12O6 + O2

4. Sự phát sinh của lục lạp
Theo dõi quá trình phát sinh chủng loại, người ta quan sát thấy sự phức tạp hóa
dần dần trong cấu trúc lục lạp.Ở vi khuẩn, cấu trúc dung để hấp thụ và chuyển
hóa năng lượng ánh sáng mặt trời chính là màng sinh chất bao quanh tế bào. Ở
vi khuẩn lam, hệ thống màng có chức năng quang hợp đã được tách khỏi màng
bởi 1 lớp tế bào chất. Lục tảo đã có lục lạp phân hóa nhưng có cấu trúc đơn
giản, nghĩa là chưa có hệ thống cột. Từ rêu, dương xỉ, lục lạp đã có dạng điển
hình giống lục lạp thực vật bậc cao.
Qua các thế hệ tế bào tính liên tục của lạp thể là do lục lạp có khả năng tự sinh
sản bằng cách phân chia, và người ta cũng đã chứng minh rằng lục lạp được
hình thành chỉ bằng cách phân chia từ lục lạp có trước. Khả năng tự phân chia
của lục lạp là do lục lạp có hệ thống di truyền tự lập riêng (có ADN) và hệ tổng
hợp protein tự lập (có chứa ribosome, các loại ARN).Ribosome của lục lạp giống
ribosome của procaryota, có hằng số lắng 70S gồm 2 đơn vị nhỏ là 50S và 30S.

Chau sóc nương                                                             trang 2
Đơn vị nhỏ 50S chứa rARN 5S và 23S và 26 – 84 protein. Đơn vị nhỏ 30S chứa
rARN 16S và 19 - 25 protein. ADN của lục lạp cũng có cấu tạo giống AND của
procaryota (vi khuẩn và tảo lam) có cấu trúc vòng, không chứa histon có chiều
dài tối đa 150µm với hàm lượng 10-16 g. ADN của lục lạp chứa thông tin mã hóa
cho một số protein mà lục lạp tự tổng hợp trên ribosome của mình. Còn các
protein khác do tế bào cung cấp. ADN lục lạp là nhân tố di truyền ngoài nhiễm
sắc thể.

                        C.CÁC SẮC TỐ QUANG HỢP
Trong lục lạp có 3 nhóm sắc tố chính là chlorophyll, carotenoid và phicobilin.Ở
thực vật bậc cao có chlorophyll, carotenoid, còn ở thực vật bậc thấp thêm
nhóm phicobilin.-Chlorophyll.
Chlorophyll: Năm 1913 Winstater đã xác định được cấu tạo của phân tử
chlorophyll. Cấu trúc cơ bản của chlorophyll là nhân porphyrin.Nhân porphyrin
do 4 vòng pyrol nối với nhau bằng các cầu metyl tạo thành vòng khép kín.
Giữa nhân có nguyên tử Mg tạo nên cấu trúc dạng hem.Bên cạnh các vòng
pyrol còn có vòng phụ thứ 5.Điều đặc biệt quan trọng là trên nhân porphyrin
hình thành 10 nối đôi cách là cơ sở của hoạt tính quang hoá của chlorophyll.
Từ nhân porphyrin có hai gốc rượu là metol (CH3OH) và fytol (C20H39OH)
nối vào tại C10 và C7.




                       Chloropyll a (C55H72O5N4Mg)


Chau sóc nương                                                             trang 3
Có nhiều loại phân tử chloropyll. Các loại chlorophyll đều có phần cấu trúc giống
nhau, đó là nhân porphyrin và 2 gốc rượu.Mỗi loại chloropyll được đặc trưng
riêng bởi các nhóm bên khác nhau tạo nên một số tính chất khác nhau.
Chlorophyll là chất có hoạt tính hoá học cao, vừa có tính axit, vừa có tính kiềm.
Đặc biệt chloropyll có những tính chất lý học quan trọng giúp cho chúng thực
hiện chức năng trong quang hợp.
        Tính chất lý học quan trọng nhất là chlorophyll có khả năng hấp thụ năng
lượng áng sang chọn lọc. Quang phổ hấp thụ cực đại của chlorophyl vùng tia
xanh (λ: 430-460nm) và vùng ánh sang đỏ (λ:620-700nm). Nhờ khả năng hấp
thụ ánh sáng mạnh nên chlorophyll có hoạt tính quang hoá.Khi hấp thụ năng
lượng từ các lượng tử ánh sáng, năng lượng của các lượng tử đã làm biến đổi
cấu trúc của chlorophyll làm cho phân tử chlorophyll trở thành trạng thái giàu
năng lượng – trạng thái kích động điện tử.Ở trạng thái đó phân tử chlorophyll
thực hiện các phản ứng quang hoá tiếp theo.
         Một tính chất quan trọng khác của chlorophyll là có khả năng huỳnh
quang.Nhờ khả năng huỳnh quang mà năng lượng được truyền qua các hệ sắc
tố để tập trung vào hai tâm quang hợp.
         Nhờ những tính chất trên nên chlorophyll là sắc tố có vai trò quan trọng
trong quang hợp. Chlorophyll tiếp nhận năng lượng ánh sang truyền năng lượng
ánh sang thành năng lượng điện tử của chlorophyll để rồi biến đổi năng lượng
điện tử thành năng lượng hoá học tích trữ trong ATP cung cấp cho quá trình
tổng hợp chất hữu cơ.

Carotenoid:Carotenoid là nhóm sắc tố phụ tạo nên các loại màu sắc của cây
xanh. Carotenoid gồm 2 nhóm có thành phần khác nhau:caroten và xantohophyl.

Caroten: là các phân tử chỉ chứa C, H có công thức tổng quát C40H56

Xantophyl: có công thức tổng quát C40HnOm (trong đó: n = 52¸58; m =1¸6)
Thành phần của Carotenoic do 8 gốc Izopren tạo nên. Cấu trúc Carotenoic có 2
phần : 2 vòng ionon ở 2 đầu và 2 chuỗi thẳng ở giữa. Mọi Carotenoic đều có
mạch thẳng giống nhau,chúng chỉ phân biệt nhau bởi 2 vòng ionon.

Carotenoic có khả năng hấp thụ ánh sáng chọn lọc. Quang phổ hấp thụ cực đại
của nhóm sắc tố này nằm ở khoảng 420-500nm. Như vậy nhóm Này hấp thụ
ánh sáng có bước sóng ngắn.Nhóm carotenoid hấp thụ khoảng 10-20% tổng
năng lượng ánh sang và hấp thụ 30-50% tổng bức xạ sóng ngắn chiếu vào lá.
Carotenoic cũng có khả năng huỳnh quang nhờ đó mà năng lượng ánh sang do
nhóm này hấp thụ có thể truyền sang cho chlorophyll để chuyển đến 2 trung tâm


Chau sóc nương                                                            trang 4
quang hợp. Chức năng chính của nhóm sắc tố này là hấp thụ năng lượng ánh
sang rồi truyền sang cho chlorophyll. Một chức năng rất quan trọng khác của
carotenoic là bảo vệ chlorophyll, Có thể xem carotenoic là cái lọc ánh sáng thu
bớt năng lượng của các tia bức xạ có năng lượng lớn, nhờ đó bảo vệ cho
chlorophyll tránh bị phân huỷ khi chịu tác động của các tia bức xạ có năng lượng
lớn

Ficobilin: ficobilin là nhóm sắc tố phụ phổ biến ở thực vật bậc thấp.Ficobilin
cũng có 2 nhóm khác nhau: Ficocyanin và Ficoerytrin. Cấu trúc Ficobilin gồm 4
vòng pyrol nối với nhau bằng cầu metyl tạo nên dạng mạch thẳng. Ficobilin hấp
thụ ánh sáng ở vùng có bước sóng trung bình (λ = 540-620 nm)

                     D.Quan hệ quang hợp với năng suất

       Quang hợp là quá trình cơ bản quyết định năng suất cây trồng. Tổng số
chất khô do quang hợp tạo ra chiếm 90-95% chất khô của thực vật. Tirimiazep
đã nói "Bằng cách điều khiển chức năng quang hợp, con người có thể khai thác
cây xanh vô hạn".

       Đã có nhiều công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa quang hợp với
năng suất. Nhitriprovich đã biểu diễn mối quan hệ giữa quang hợp và năng suất
bằng phương trình sau:

                   NKT = ((FCO2.L.Kf.KKT)n)/10000 (tấn/ha)
Trong đó:
       Nkt: Năng suất kinh tế.
                                        2
       FCO2 : Cường độ quang hợp gCO2/dm /h
        Kf: Hệ số hiệu suất quang hợp.
        L: diện tích lá (m2).
        n: thời gian quang hợp của lá.
        Kkt: hệ số kinh tế

         Như vậy năng suất tỷ lệ thuận với các chỉ số quang hợp (cường độ
quang hợp,hệ số hiệu suất quang hợp, thế năng quang hợp) và hệ số kinh tế.
Để tăng năng suất kinh tế cần có các biện pháp thích hợp làm tăng hợp lý các
chỉ số trên.Các chỉ số có lien quan chặt chẽ lẫn nhau, việc làm tăng chỉ số này
có thể làm tăng chỉ số khác nhưng cũng có khi lại có tác dụng ngược lại, tức là
khi chỉ số này tăng không hợp lý có thể làm giảm các chỉ số khác và kết quả



Chau sóc nương                                                            trang 5
là năng suất giảm.Ví dụ nếu để L quá cao, lá che lấp lẫn nhau Làm cho
PCO2 giảm, Kf giảm từ đó làm cho năng suất giảm

1. Quang hợp quyết định năng suất cây trồng

        Sản phẩm nông nghiệp chúng ta thu hoạch là đường, tinh bột, protein,
chất béo…Nếu phân tích thành phần hoá học của sản phẩm thu hoạch thì ta
được các số liệu sau: C chiếm 45% chất khô, O chiếm 42-45%, H khoảng 6,5%,
tổng cộng 3 nguyên tố này trong sản phẩm là 93-95% khối lượng chất khô. Phần
còn lại chiếm khoảng dưới 10% là các nguyên tố khoáng. Như vậy, khoảng 90-
95% sản phẩm thu hoạch cây lấy từ khí CO2 và H2O thông qua hoạt động quang
hợp của lá cây. Chính vì vậy mà ta nói rằng quang hợp quyết định khoảng 90-
95% năng suất cây trồng.

        Ở giai đoạn sinh trưởng mạnh nhất, cây tích luỹ trung bình từ 80-
150kg/ha/ngày đêm. Cũng trong thời gian này, rễ cây lấy được từ đất từ 1-2kg
N, 0,25-0,5 kg photpho, 2-4 kg kali và 2-4kg các nguyên tố khác, tổng cộng từ 5-
10kg chất khoáng. Nhờ bộ lá mà cây đồng hoá được từ 150-300 kg, cũng có thể
đạt tới 1000-1500kg CO2 để chuyên hoá thành chất hữu cơ tích luỹ trong cây
nhờ quá trình quang hợp.

        Các nguyên tố khoáng (chỉ chiếm dưới 10% trong sản phẩm) có nhiệm
vụ cấu tạo nên bộ máy quang hợp và kích thích hoạt động quang hợp để tổng
hợp nên các chất hữu cơ tích luỹ vào các sản phẩm thu hoạch. Vì hoạt động của
bộ máy quang hợp quyết định 90-95% năng suất cây trồng nên tất cả các biện
pháp điều chỉnh năng suất cây trồng đều phải thông qua điều chỉnh hoạt động
của bộ máy quang hợp. Năng suất cây trồng gồm hai loại: năng suất sinh vật
học và năng suất kinh tế. Năng suất sinh vật học được quyết định bởi quá trình
quang hợp; năng suất kinh tế bao gồm cả quá trình quang hợp, hiệu quả của
việc vận chuyển và tích luỹ chất hữu cơ về cơ quan kinh tế.

2. Năng suất sinh vật và biện pháp nâng cao năng suất sinh vật học

     Năng suất sinh vật học là tổng lượng chất khô mà cây trồng tích luỹ được
trên một đơn vị diện tích đất trồng trọt trong một thời gian nhất định (vụ, năm,
hay chu kỳ sinh trưởng) gọi là năng suất sinh vật học. Năng suất sinh vật học
chủ yếu do hoạt động quang hợp tích luỹ lại trong tất cả các cơ quan bộ phận
của cây.

     Biện pháp nâng cao năng suất sinh vật học bao gồm: nâng cao diện tích lá,
tăng cường hoạt động quang hợp và điều chỉnh thời gian quang hợp.



Chau sóc nương                                                           trang 6
Biện pháp nâng cao diện tích lá

     Bề mặt lá chính là cơ quan quang hợp để tạo ra các chất hữu cơ tích luỹ
vào các cơ quan kinh tế tạo nên năng suất cây trồng. Vì vậy, về nguyên tắc thì
tăng diện tích lá là biện pháp quan trọng để tăng năng suất cây trồng.

    Chọn giống có hệ số lá tối ưu cao là một hướng quan trọng của các nhà
chọn tạo giống.

     Sử dụng phân bón, đặc biệt là phân đạm, để tăng nhanh chóng diện tích lá.
Tuy nhiên không nên lạm dụng quá nhiều phân đạm mà nên bón cân đối với P
và K.

     Điều chỉnh mật độ là biện pháp đơn giản nhất để tăng diện tích lá. Tuỳ theo
giống, mức độ thâm canh, độ màu mỡ của đất…mà ta xác định mật độ thích
hợp, sao cho khi phát triển tối đa, quần thể có diện tích lá tối ưu.

      Ngoài ra, cần phòng trừ sâu bệnh tấn công vào bộ lá và có biện pháp kéo
dài tuổi thọ của lá.

Điều chỉnh hoạt động quang hợp

      Cường độ quang hợp được tính bằng lượng CO2 cây hấp thu hoặc lượng
O2 cây thải ra hay lượng chất hữu cơ cây tích luỹ trên một đơn vị diện tích lá
trong một đơn vị thời gian.

     Cường độ quang hợp đánh giá khả năng hoạt động quang hợp của các
quần thể cây trồng khác nhau. Nó là một chỉ tiêu thay đổi rất nhiều tuỳ thuộc vào
giống, các cơ quan khác nhau, giai đoạn sinh trưởng, điều kiện ngoại cảnh…

      Hiệu suất quang hợp là lượng chất khô cây trồng tích luỹ được trên 1m 2 lá
trong thời gian 1 ngày đêm.

     Hiệu suất quang hợp đánh giá khả năng tích luỹ của quần thể cây trồng
(lượng chất hữu cơ tạo ra trong quang hợp – lượng chất hữu cơ tiêu hao trong
hô hấp) nên nó phản ánh năng suất cây trồng.

    Hiệu suất quang hợp cũng thay đổi theo các giai đoạn sinh trưởng của cây.
Thường thì giai đoạn nào có hoạt động quang hợp mạnh nhất thì có hiệu suất
quang hợp cao nhất.




Chau sóc nương                                                            trang 7
Biện pháp nâng cao cường độ và hiệu suất quang hợp

     Chọn giống có hoạt động quang hợp tối ưu: cường độ và hiệu suất quang
hợp cao. Đây là một hướng chọn tạo giống dựa trên hoạt động sinh lý của cây
cân được quan tâm nhiều hơn.

        Tạo mọi điều kiện để cây trồng hoạt động quang hợp tốt nhất, nhất là vào
giai đoạn hình thành năng suất kinh tế. Các biện pháp được áp dụng như bố trì
thời vụ tốt nhất, bón phân cân đối và hợp lý, bảo đảm đầy đủ nước nhất là giai
đoạn ra hoa, kết quả và hình thành cơ quan dự trữ, phòng trừ sâu bệnh hại cây
trồng…

Điều chỉnh thời gian quang hợp

        Thời gian quang hợp của cây bao gồm thời gian quang hợp trong ngày,
trong năm và tuổi thọ của cơ quan quang hợp, chủ yếu là tuổi thọ của lá.

        Thời gian quang hợp trong ngày của các nước nhiệt đới thường ngắn
hơn các nước ôn đới nên năng suất cây trồng của ta thường thấp hơn các nước
ôn đới.

        Tuy nhiên thời gian quang hợp trong năm của các nước nhiệt đới dài hơn
nhiều. Các nước ôn đới thường có một vụ trồng trọt trong năm. Các nước nhiệt
đới có thể tận dụng thời gian quang hợp suốt năm, bố trí nhiều vụ trồng trọt trong
năm và có thể xen canh gối vụ để tận dụng năng lượng ánh sáng mặt trời…

       Tuồi thọ của lá cũng được xem là thời gian quang hợp của cây trồng.
Trong các lá thì các lá cuối cùng như lá đòng có ý nghĩa rất quan trọng vì gần
như toàn bộ sản phẩm quang hợp của chúng được vận chuyển tích luỹ vào các
cơ quan kinh tế. Vì vậy nhìn hình thái của lá đòng ta có thể dự đoán được năng
suất của ruộng lúa.

       Biện pháp kéo dài tuổi thọ của lá chủ yếu là bón phân đầy đủ và cân đối
giữa N:P:K, bảo đảm đầy đủ nước và phòng trừ sâu hại lá…

3. Năng suất kinh tế và biện pháp nâng cao năng suất kinh tế của cây trồng

        Năng suất kinh tế là lượng chất khô mà cây trồng tích luỹ ở các bộ phận
có giá trị kinh tế lớn nhất đối với con người trên một đơn vị diện tích trồng trọt
trong một khoảng thời gian (vụ, mùa, năm…)

        Tuỳ theo cây trồng khác nhau mà năng suất kinh tế cũng khác nhau.
Năng suất kinh tế chính là mục đích trồng trọt của con người, vì thế chúng ta
phải sử dụng mọi biện pháp thâm canh để nâng cao năng suất kinh tế.
Chau sóc nương                                                             trang 8
Muốn nâng cao năng suất kinh tế phải nâng cao năng suất sinh vật học
và hệ số kinh tế.

         Năng suất kinh tế được quyết định chủ yếu bởi quá trình vận chuyển và
tích luỹ các chất hữu cơ về cơ quan kinh tế. Trong phần trên đã đề cập đến biện
pháp nâng cao năng suất sinh vật. Do đó ở đây chỉ nêu biện pháp nâng cao hệ
số kinh tế.

Chọn tạo giống có hệ số kinh tế cao (Kkt)

      Kkt là một chỉ tiêu phản ánh đặc tính cảu giống. Chọn giống có Kkt cao là
một hướng quan trọng của các nhà tạo giống cây trồng. Ngày nay có rất nhiều
giống có hệ số kinh tế khá cao, tỷ lệ bông, hạt, củ, quả…rất lớn nên năng suất
của chúng thường cao.

        Nước là yếu tố rất quan trọng đối với sự sinh trưởng và đặc biệt là sự
vận chuyển các chất hữu cơ từ thân, lá về các cơ quan dự trữ (hạt, củ, quả,
bắp…). Do đó trong giai đoạn hình thành cơ quan kinh tế nếu thiếu nước chẳng
những quá trình thụ tinh, kết hạt kém mà quan trọng là kìm hãm tốc độ vận
chuyển vật chất về cơ quan kinh tế nên hạt lép, lửng, khối lượng hạt nhỏ và
năng suất kinh tế giảm. Nếu gặp hạn sẽ làm ngừng vận chuyển chất hữu cơ
cũng như có thể làm thay đổi chiều hướng dòng vận chuyển. Hiện tượng “chảy
ngược dòng” các chất hữu cơ từ cơ quan dự trữ về cơ quan dinh dưỡng ảnh
hưởng nghiêm trọng đến năng suất kinh tế. Do đó việc đảm bảo đủ nước, nhất
là trong thời gian hình thành cơ quan kinh tế có ý nghĩa quyết định trong việc
tăng năng suất kinh tế của cây trồng.

Phân bón cũng có tác dụng tăng cường dòng vận chuyển vật chất về cơ quan
dự trữ. Trong các loại phân bón, phân kali có ý nghĩa quan trọng trong việc huy
động dòng chất hữu cơ chảy về cơ quan dự trữ. Vì vậy K có mặt rất nhiều trong
mô libe. Kali là nguyên tố mang lại hiệu quả cao đối với tất cả cây trồng, nhưng
đặc biệt là cây lấy bột, đường (khoai tây, khoai lang, mía, củ cải đường…). k làm
tăng hàm lượng đường, tinh bột, làm củ mẩy, hạt chắc và quả ngọt hơn…

        Đối với cây họ đậu (lạc, đậu tương, đậu cove, đậu đũa…) không thể
thiếu photpho. Vì vậy trong sản xuất nông nghiệp, bón phân lân mang lại hiệu
quả cao đối với cây họ đậu.

Các nguyên tố vi lượng khác như: Cu, Zn, B, Mo, Mn…tham gia vào cấu trúc và
kích thích hoạt động của hầu hết các enzym trong quang hợp cũng như ảnh
hưởng tốt đến sự vận chuyển các sản phẩm quang hợp về cơ quan kinh tế, làm
tăng năng suất kinh tế của cây trồng.


Chau sóc nương                                                            trang 9
Việc sử dụng phân bón lá chứa các nguyên tố vi lượng và các chất điều
hào sinh trưởng thực vật là biện pháp kích thích dòng vận chuyển chất hữu cơ
về tích luỹ trong các cơ quan dự trữ…

Ngoài ra, việc bố trí thời vụ một cách hợp lý cho từng loại cây trồng để lúc hình
thành cơ quan kinh tế có các điều kiện sinh thái thuận lợi nhất (nhiệt độ, ẩm độ,
ánh sáng…) cho quá trình thụ phấn, thụ tinh và tích luỹ vào cơ quan dự trữ.

       Việc phòng trừ sâu bệnh kịp thời sẽ tạo điều kiện cho cây tích luỹ tốt, góp
phần tăng năng suất kinh tế…

                  E.Những thành tựu ứng dụng quang hợp

      Sử dụng năng lượng ánh sáng nhân tạo trồng cây thay thế cho năng
      lượng mặt trời đối với vùng thiếu ánh sáng.
      Sử dụng công nghệ quang hợp nhân tạo bằng cách sử dụng vật liệu nano để
      chuyển đổi quang năng thành điện năng. sử dụng nguồn ánh sáng mặt trời vô
      tận, và tiến hành tổng hợp chất hóa học trong điều kiện không thải khí CO2
      (Nhóm các nhà khoa học thuộc Khoa công trình vật liệu mới, Viện khoa học công
      nghệ Hàn Quốc (KAIST) thực hiện).
      Điều chỉnh thời gian quang hợp tăng cường ra hoa cho cây, tăng năng suất cây
      trồng.
      Sản xuất các loại phân bón chế phẩm sinh hợp kích thích quang hợp tăng năng
      suất cây trồng.
      Hiểu biết về quang hợp con người dung môi trường nhân tạo để trồng cây
      trong dung dịch hay trong môi trường không khí.
      Sản xuất hydro từ quang hợp nhân tạo (Đội ngũ nghiên cứu quốc tế do
      Đại học Monash (Úc) thực hiện)
      Sản xuất biodiesel từ tảo biển
      Chế tạo thành công một loại "lá cây" có khả năng sản sinh năng lượng
      nhanh hơn lá cây tự nhiên gấp 10 lần (Các nhà khoa học thuộc Viện Công
      nghệ bang Massashusetts, Mỹ)
      Quang hợp nhân tạo chuyển đổi khí carbon dioxide (CO2) thành nhiên liệu
      carbon hữu ích (dựa trên tác dụng của các hóa chất chiết xuất từ dầu mỏ
      (giáo sư kỹ thuật hóa học và sinh học Paul Kenis tại Đại học Illinois, Hoa
      Kỳ thực hiện)




Chau sóc nương                                                             trang 10

Contenu connexe

Tendances

Nhân tế bào, chu kỳ tế bào & sự phân bào
Nhân tế bào, chu kỳ tế bào & sự phân bàoNhân tế bào, chu kỳ tế bào & sự phân bào
Nhân tế bào, chu kỳ tế bào & sự phân bàoVuKirikou
 
Trắc Nghiệm Mô Phôi Đại Cương Có Đáp Án
Trắc Nghiệm Mô Phôi Đại Cương Có Đáp Án Trắc Nghiệm Mô Phôi Đại Cương Có Đáp Án
Trắc Nghiệm Mô Phôi Đại Cương Có Đáp Án nataliej4
 
CHUYỂN HÓA PROTEIN
CHUYỂN HÓA PROTEINCHUYỂN HÓA PROTEIN
CHUYỂN HÓA PROTEINSoM
 
Giao trinh sinh ly thuc vat
Giao trinh sinh ly thuc vatGiao trinh sinh ly thuc vat
Giao trinh sinh ly thuc vatHuu Tho Nguyen
 
Bao cao thuc_hanh_hoa_sinh_ protein & vitamin
Bao cao thuc_hanh_hoa_sinh_ protein & vitaminBao cao thuc_hanh_hoa_sinh_ protein & vitamin
Bao cao thuc_hanh_hoa_sinh_ protein & vitaminĐức Anh
 
Giao trinh hoa sinh pgs.ts.do quy hai
Giao trinh hoa sinh   pgs.ts.do quy haiGiao trinh hoa sinh   pgs.ts.do quy hai
Giao trinh hoa sinh pgs.ts.do quy haiPhi Phi
 
Sinh Lý Neuron - Thần Kinh
Sinh Lý Neuron - Thần KinhSinh Lý Neuron - Thần Kinh
Sinh Lý Neuron - Thần KinhViet Nguyen
 
Bài giảng Sinh học phân tử - TS Võ MInh Trí
Bài giảng Sinh học phân tử - TS Võ MInh TríBài giảng Sinh học phân tử - TS Võ MInh Trí
Bài giảng Sinh học phân tử - TS Võ MInh TríTài liệu sinh học
 
Vi sinh thuc tap dinh soan ya29
Vi sinh thuc tap dinh soan ya29Vi sinh thuc tap dinh soan ya29
Vi sinh thuc tap dinh soan ya29Jasmine Nguyen
 
MÔ THẦN KINH
MÔ THẦN KINHMÔ THẦN KINH
MÔ THẦN KINHSoM
 

Tendances (20)

Nhân tế bào, chu kỳ tế bào & sự phân bào
Nhân tế bào, chu kỳ tế bào & sự phân bàoNhân tế bào, chu kỳ tế bào & sự phân bào
Nhân tế bào, chu kỳ tế bào & sự phân bào
 
Trắc Nghiệm Mô Phôi Đại Cương Có Đáp Án
Trắc Nghiệm Mô Phôi Đại Cương Có Đáp Án Trắc Nghiệm Mô Phôi Đại Cương Có Đáp Án
Trắc Nghiệm Mô Phôi Đại Cương Có Đáp Án
 
Mô cơ
Mô cơMô cơ
Mô cơ
 
CHUYỂN HÓA PROTEIN
CHUYỂN HÓA PROTEINCHUYỂN HÓA PROTEIN
CHUYỂN HÓA PROTEIN
 
Giao trinh sinh ly thuc vat
Giao trinh sinh ly thuc vatGiao trinh sinh ly thuc vat
Giao trinh sinh ly thuc vat
 
Tách dòng gene
Tách dòng gene Tách dòng gene
Tách dòng gene
 
Giao trinh sinh_hoc_dai_cuong
Giao trinh sinh_hoc_dai_cuongGiao trinh sinh_hoc_dai_cuong
Giao trinh sinh_hoc_dai_cuong
 
Peroxisome không bào-ti thể
Peroxisome không bào-ti thểPeroxisome không bào-ti thể
Peroxisome không bào-ti thể
 
Phoi thai dai cuong
Phoi thai dai cuongPhoi thai dai cuong
Phoi thai dai cuong
 
Bao cao thuc_hanh_hoa_sinh_ protein & vitamin
Bao cao thuc_hanh_hoa_sinh_ protein & vitaminBao cao thuc_hanh_hoa_sinh_ protein & vitamin
Bao cao thuc_hanh_hoa_sinh_ protein & vitamin
 
Biểu mô
Biểu môBiểu mô
Biểu mô
 
đê Cương sinh lý 1
đê Cương sinh lý 1đê Cương sinh lý 1
đê Cương sinh lý 1
 
Giao trinh hoa sinh pgs.ts.do quy hai
Giao trinh hoa sinh   pgs.ts.do quy haiGiao trinh hoa sinh   pgs.ts.do quy hai
Giao trinh hoa sinh pgs.ts.do quy hai
 
Sinh Lý Neuron - Thần Kinh
Sinh Lý Neuron - Thần KinhSinh Lý Neuron - Thần Kinh
Sinh Lý Neuron - Thần Kinh
 
Bài giảng Sinh học phân tử - TS Võ MInh Trí
Bài giảng Sinh học phân tử - TS Võ MInh TríBài giảng Sinh học phân tử - TS Võ MInh Trí
Bài giảng Sinh học phân tử - TS Võ MInh Trí
 
Vi sinh thuc tap dinh soan ya29
Vi sinh thuc tap dinh soan ya29Vi sinh thuc tap dinh soan ya29
Vi sinh thuc tap dinh soan ya29
 
Bai giang enzyme ts vu thi thom
Bai giang enzyme ts vu thi thomBai giang enzyme ts vu thi thom
Bai giang enzyme ts vu thi thom
 
Hoa hoc va chuyen hoa gllucid
Hoa hoc va chuyen hoa gllucidHoa hoc va chuyen hoa gllucid
Hoa hoc va chuyen hoa gllucid
 
Hieu ung trong hop chat huu co
Hieu ung trong hop chat huu coHieu ung trong hop chat huu co
Hieu ung trong hop chat huu co
 
MÔ THẦN KINH
MÔ THẦN KINHMÔ THẦN KINH
MÔ THẦN KINH
 

En vedette

Bai 15 te bao nhan thuc
Bai 15 te bao nhan thucBai 15 te bao nhan thuc
Bai 15 te bao nhan thucCao Minh Tâm
 
Chuyen de cau truc cua te bao
Chuyen de cau truc cua te baoChuyen de cau truc cua te bao
Chuyen de cau truc cua te baotam8082
 
các bào quan trong tế bào động vật
các bào quan trong tế bào động vậtcác bào quan trong tế bào động vật
các bào quan trong tế bào động vậtHang nguyen
 
Màng tế bào
Màng tế bàoMàng tế bào
Màng tế bàothanh tam
 
Tổng quan an toàn lao động
Tổng quan an toàn lao độngTổng quan an toàn lao động
Tổng quan an toàn lao độngnhuhieu2002
 
Thuc tap duoc lieu02
Thuc tap duoc lieu02Thuc tap duoc lieu02
Thuc tap duoc lieu02Phi Phi
 
Nghiên cứu chiết tách xác định thành phần hóa học trong vỏ quả bứa
Nghiên cứu chiết tách xác định thành phần hóa học trong vỏ quả bứaNghiên cứu chiết tách xác định thành phần hóa học trong vỏ quả bứa
Nghiên cứu chiết tách xác định thành phần hóa học trong vỏ quả bứasphoahoc
 
Nghiên cứu thành phần dịch chiết từ củ cà rốt
Nghiên cứu thành phần dịch chiết từ củ cà rốtNghiên cứu thành phần dịch chiết từ củ cà rốt
Nghiên cứu thành phần dịch chiết từ củ cà rốtsphoahoc
 
Chiết suất và tinh chế carotenoi
Chiết suất và tinh chế carotenoiChiết suất và tinh chế carotenoi
Chiết suất và tinh chế carotenoiThanh Nguyen
 
luận văn nghiên cứu chiết tách xác định thành phần hóa học hoa atiso do
luận văn nghiên cứu chiết tách xác định thành phần hóa học  hoa atiso doluận văn nghiên cứu chiết tách xác định thành phần hóa học  hoa atiso do
luận văn nghiên cứu chiết tách xác định thành phần hóa học hoa atiso doLe Ngoc
 
Bai giang sinh hoc dai cuong
Bai giang sinh hoc dai cuongBai giang sinh hoc dai cuong
Bai giang sinh hoc dai cuongHóm Hỉnh Hoà
 
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)Cường Võ Tấn
 
Phan tich quang pho trac quang
Phan tich quang pho trac quangPhan tich quang pho trac quang
Phan tich quang pho trac quangvtanguyet88
 
How to Make Awesome SlideShares: Tips & Tricks
How to Make Awesome SlideShares: Tips & TricksHow to Make Awesome SlideShares: Tips & Tricks
How to Make Awesome SlideShares: Tips & TricksSlideShare
 
Getting Started With SlideShare
Getting Started With SlideShareGetting Started With SlideShare
Getting Started With SlideShareSlideShare
 

En vedette (20)

Bai 15 te bao nhan thuc
Bai 15 te bao nhan thucBai 15 te bao nhan thuc
Bai 15 te bao nhan thuc
 
Chuyen de cau truc cua te bao
Chuyen de cau truc cua te baoChuyen de cau truc cua te bao
Chuyen de cau truc cua te bao
 
các bào quan trong tế bào động vật
các bào quan trong tế bào động vậtcác bào quan trong tế bào động vật
các bào quan trong tế bào động vật
 
Màng tế bào
Màng tế bàoMàng tế bào
Màng tế bào
 
Tổng quan an toàn lao động
Tổng quan an toàn lao độngTổng quan an toàn lao động
Tổng quan an toàn lao động
 
Nhận thức sức khỏe k-link
Nhận thức sức khỏe k-linkNhận thức sức khỏe k-link
Nhận thức sức khỏe k-link
 
Thuc tap duoc lieu02
Thuc tap duoc lieu02Thuc tap duoc lieu02
Thuc tap duoc lieu02
 
Quang hợp c4
Quang hợp c4Quang hợp c4
Quang hợp c4
 
Nghiên cứu chiết tách xác định thành phần hóa học trong vỏ quả bứa
Nghiên cứu chiết tách xác định thành phần hóa học trong vỏ quả bứaNghiên cứu chiết tách xác định thành phần hóa học trong vỏ quả bứa
Nghiên cứu chiết tách xác định thành phần hóa học trong vỏ quả bứa
 
Nghiên cứu thành phần dịch chiết từ củ cà rốt
Nghiên cứu thành phần dịch chiết từ củ cà rốtNghiên cứu thành phần dịch chiết từ củ cà rốt
Nghiên cứu thành phần dịch chiết từ củ cà rốt
 
Carotene
CaroteneCarotene
Carotene
 
Chiết suất và tinh chế carotenoi
Chiết suất và tinh chế carotenoiChiết suất và tinh chế carotenoi
Chiết suất và tinh chế carotenoi
 
chlorophyll
chlorophyllchlorophyll
chlorophyll
 
luận văn nghiên cứu chiết tách xác định thành phần hóa học hoa atiso do
luận văn nghiên cứu chiết tách xác định thành phần hóa học  hoa atiso doluận văn nghiên cứu chiết tách xác định thành phần hóa học  hoa atiso do
luận văn nghiên cứu chiết tách xác định thành phần hóa học hoa atiso do
 
Chlorophyll
ChlorophyllChlorophyll
Chlorophyll
 
Bai giang sinh hoc dai cuong
Bai giang sinh hoc dai cuongBai giang sinh hoc dai cuong
Bai giang sinh hoc dai cuong
 
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
Bài Giảng Sinh lý (sau đại hoc)
 
Phan tich quang pho trac quang
Phan tich quang pho trac quangPhan tich quang pho trac quang
Phan tich quang pho trac quang
 
How to Make Awesome SlideShares: Tips & Tricks
How to Make Awesome SlideShares: Tips & TricksHow to Make Awesome SlideShares: Tips & Tricks
How to Make Awesome SlideShares: Tips & Tricks
 
Getting Started With SlideShare
Getting Started With SlideShareGetting Started With SlideShare
Getting Started With SlideShare
 

Similaire à Lục lạp

CHUYÊN ĐỀ CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG DINH DƯỠNG CACBON CỦA VI SI...
CHUYÊN ĐỀ CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG DINH DƯỠNG CACBON CỦA VI SI...CHUYÊN ĐỀ CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG DINH DƯỠNG CACBON CỦA VI SI...
CHUYÊN ĐỀ CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG DINH DƯỠNG CACBON CỦA VI SI...nataliej4
 
LIÊN QUAN VÀ ĐIỀU HÒA CHUYỂN HÓA
LIÊN QUAN VÀ ĐIỀU HÒA CHUYỂN HÓALIÊN QUAN VÀ ĐIỀU HÒA CHUYỂN HÓA
LIÊN QUAN VÀ ĐIỀU HÒA CHUYỂN HÓASoM
 
Bài 1. Màng tế bào và tế bào chất sinh hoc di truyen
Bài 1. Màng tế bào và tế bào chất sinh hoc di truyenBài 1. Màng tế bào và tế bào chất sinh hoc di truyen
Bài 1. Màng tế bào và tế bào chất sinh hoc di truyenngocgiangcye
 
50174254 slide-hoa-sinh-cong-nghiệp-giảng-đường-hoa-dầu-đhbk-hn
50174254 slide-hoa-sinh-cong-nghiệp-giảng-đường-hoa-dầu-đhbk-hn50174254 slide-hoa-sinh-cong-nghiệp-giảng-đường-hoa-dầu-đhbk-hn
50174254 slide-hoa-sinh-cong-nghiệp-giảng-đường-hoa-dầu-đhbk-hnpnahuy
 
SINH ĐẠI CƯƠNG VÀ DI TRUYỀN.pptx
SINH ĐẠI CƯƠNG VÀ DI TRUYỀN.pptxSINH ĐẠI CƯƠNG VÀ DI TRUYỀN.pptx
SINH ĐẠI CƯƠNG VÀ DI TRUYỀN.pptx22TrnMnhHng
 
tailieuxanh_acid_nucleic_2991.ppt
tailieuxanh_acid_nucleic_2991.ppttailieuxanh_acid_nucleic_2991.ppt
tailieuxanh_acid_nucleic_2991.pptBcMtTo
 
đề Kiểm tra 10 sinh
đề Kiểm tra 10 sinhđề Kiểm tra 10 sinh
đề Kiểm tra 10 sinhHuyen Nguyen
 
Sinh lý Tế bào - ĐH Y Dược Cần Thơ
Sinh lý Tế bào - ĐH Y Dược Cần ThơSinh lý Tế bào - ĐH Y Dược Cần Thơ
Sinh lý Tế bào - ĐH Y Dược Cần ThơVuKirikou
 
Sinh hoc phan tu
Sinh hoc phan tuSinh hoc phan tu
Sinh hoc phan tuBo2015
 
Chương 6 ho hap cua thuc vat
Chương 6 ho hap cua thuc vatChương 6 ho hap cua thuc vat
Chương 6 ho hap cua thuc vatdoivaban93
 
Chuong 1 sinh ly te bao thuc vat
Chuong 1 sinh ly te bao thuc vatChuong 1 sinh ly te bao thuc vat
Chuong 1 sinh ly te bao thuc vatdoivaban93
 
Giáo trình sinh học phân tử.pdf
Giáo trình sinh học phân tử.pdfGiáo trình sinh học phân tử.pdf
Giáo trình sinh học phân tử.pdfMan_Ebook
 
Sinh lý tế bào vmu đh y khoa vinh
Sinh lý tế bào  vmu đh y khoa vinhSinh lý tế bào  vmu đh y khoa vinh
Sinh lý tế bào vmu đh y khoa vinhVmu Share
 
M1.15 CƠ SỞ TẾ BÀO CỦA DI TRUYỀN- YS.pptx
M1.15 CƠ SỞ TẾ BÀO CỦA DI TRUYỀN- YS.pptxM1.15 CƠ SỞ TẾ BÀO CỦA DI TRUYỀN- YS.pptx
M1.15 CƠ SỞ TẾ BÀO CỦA DI TRUYỀN- YS.pptxthytrangbi4
 
bài 6. các sinh học phân tử.pptx
bài 6. các sinh học phân tử.pptxbài 6. các sinh học phân tử.pptx
bài 6. các sinh học phân tử.pptxducanh22052005
 

Similaire à Lục lạp (20)

CHUYÊN ĐỀ CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG DINH DƯỠNG CACBON CỦA VI SI...
CHUYÊN ĐỀ CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG DINH DƯỠNG CACBON CỦA VI SI...CHUYÊN ĐỀ CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG DINH DƯỠNG CACBON CỦA VI SI...
CHUYÊN ĐỀ CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG DINH DƯỠNG CACBON CỦA VI SI...
 
Đề tài: Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi THPT Quốc gia chuyển hóa vật chất và năng ...
Đề tài: Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi THPT Quốc gia chuyển hóa vật chất và năng ...Đề tài: Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi THPT Quốc gia chuyển hóa vật chất và năng ...
Đề tài: Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi THPT Quốc gia chuyển hóa vật chất và năng ...
 
LIÊN QUAN VÀ ĐIỀU HÒA CHUYỂN HÓA
LIÊN QUAN VÀ ĐIỀU HÒA CHUYỂN HÓALIÊN QUAN VÀ ĐIỀU HÒA CHUYỂN HÓA
LIÊN QUAN VÀ ĐIỀU HÒA CHUYỂN HÓA
 
Bài 1. Màng tế bào và tế bào chất sinh hoc di truyen
Bài 1. Màng tế bào và tế bào chất sinh hoc di truyenBài 1. Màng tế bào và tế bào chất sinh hoc di truyen
Bài 1. Màng tế bào và tế bào chất sinh hoc di truyen
 
50174254 slide-hoa-sinh-cong-nghiệp-giảng-đường-hoa-dầu-đhbk-hn
50174254 slide-hoa-sinh-cong-nghiệp-giảng-đường-hoa-dầu-đhbk-hn50174254 slide-hoa-sinh-cong-nghiệp-giảng-đường-hoa-dầu-đhbk-hn
50174254 slide-hoa-sinh-cong-nghiệp-giảng-đường-hoa-dầu-đhbk-hn
 
SINH ĐẠI CƯƠNG VÀ DI TRUYỀN.pptx
SINH ĐẠI CƯƠNG VÀ DI TRUYỀN.pptxSINH ĐẠI CƯƠNG VÀ DI TRUYỀN.pptx
SINH ĐẠI CƯƠNG VÀ DI TRUYỀN.pptx
 
tailieuxanh_acid_nucleic_2991.ppt
tailieuxanh_acid_nucleic_2991.ppttailieuxanh_acid_nucleic_2991.ppt
tailieuxanh_acid_nucleic_2991.ppt
 
đề Kiểm tra 10 sinh
đề Kiểm tra 10 sinhđề Kiểm tra 10 sinh
đề Kiểm tra 10 sinh
 
Sinh lý Tế bào - ĐH Y Dược Cần Thơ
Sinh lý Tế bào - ĐH Y Dược Cần ThơSinh lý Tế bào - ĐH Y Dược Cần Thơ
Sinh lý Tế bào - ĐH Y Dược Cần Thơ
 
Sinh hoc phan tu
Sinh hoc phan tuSinh hoc phan tu
Sinh hoc phan tu
 
Giải phẫu
Giải phẫuGiải phẫu
Giải phẫu
 
Chương 6 ho hap cua thuc vat
Chương 6 ho hap cua thuc vatChương 6 ho hap cua thuc vat
Chương 6 ho hap cua thuc vat
 
Chuong 1 sinh ly te bao thuc vat
Chuong 1 sinh ly te bao thuc vatChuong 1 sinh ly te bao thuc vat
Chuong 1 sinh ly te bao thuc vat
 
Giáo trình sinh học phân tử.pdf
Giáo trình sinh học phân tử.pdfGiáo trình sinh học phân tử.pdf
Giáo trình sinh học phân tử.pdf
 
Sinh lý tế bào vmu đh y khoa vinh
Sinh lý tế bào vmu đh y khoa vinhSinh lý tế bào vmu đh y khoa vinh
Sinh lý tế bào vmu đh y khoa vinh
 
Sinh lý tế bào vmu đh y khoa vinh
Sinh lý tế bào  vmu đh y khoa vinhSinh lý tế bào  vmu đh y khoa vinh
Sinh lý tế bào vmu đh y khoa vinh
 
Sinh-ly.docx
Sinh-ly.docxSinh-ly.docx
Sinh-ly.docx
 
Ty thể
Ty thểTy thể
Ty thể
 
M1.15 CƠ SỞ TẾ BÀO CỦA DI TRUYỀN- YS.pptx
M1.15 CƠ SỞ TẾ BÀO CỦA DI TRUYỀN- YS.pptxM1.15 CƠ SỞ TẾ BÀO CỦA DI TRUYỀN- YS.pptx
M1.15 CƠ SỞ TẾ BÀO CỦA DI TRUYỀN- YS.pptx
 
bài 6. các sinh học phân tử.pptx
bài 6. các sinh học phân tử.pptxbài 6. các sinh học phân tử.pptx
bài 6. các sinh học phân tử.pptx
 

Lục lạp

  • 1. “CẤU TRÚC CỦA LỤC LẠP VÀ HỆ SẮC TỐ QUANG HỢP MỐI QUAN HỆ GIỮA QUANG HỢP VÀ NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG” A.QUANG HỢP Khái niệm quang hợp Quang hợp là quá trình cây sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ CO2 và nước xảy ra trong cơ thể thực vật. Có thể tổng quát quá trình quang hợp bằng phương trình: Một trong những sản phẩm của quang hợp là glucoz, một đường 6C nên có thể tóm tắt: Phản ứng xảy ra trong cây (chủ yếu ở lá cây) do lục lạp và hệ sắc tố quang hợp trong lá thực hiện, trải qua rất nhiều phản ứng, có những phản ứng cần ánh sáng (pha sáng), nhưng có những phản ứng xảy ra không cần ánh sáng (pha tối). B.Lục lạp (chloroplast) Lục lạp là bào quan phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong thế giới thực vật, vì nó thực hiện chức năng quang hợp biến năng lượng của ánh sáng mặt trời thành năng lượng hoá học để cung cấp cho toàn bộ thế giới sinh vật. 1. Cấu tạo hình thái Lục lạp cũng có cấu trúc màng hai lớp. Màng ngoài rất dễ thấm, màng trong rất ít thấm, giữa màng ngoài và màng trong có một khoang giữa màng. Màng trong bao bọc một vùng không có màu xanh lục được gọi là stroma tương tự như chất nền matrix của ty thể. Stroma chứa các enzyme, các ribosome, ARN và ADN. Chau sóc nương trang 1
  • 2. Khác với ty thể, màng trong của lục lạp không xếp lại thành crista và không chứa chuỗi chuyền điện tử. Ngược lại, hệ thống quang hợp hấp thu ánh sáng, chuỗi chuyền điện tử và ATP synthetase, tất cả đều được chứa trong màng thứ 3 tách biệt. Màng này hình thành một tập hợp các túi dẹt hình đĩa gọi là thylakoid (bản mỏng).Màng của thylakoid tạo nên một khoảng trong thylakoid (thylakoid interspace) tách biệt với stroma. Các thylakoid có xu hướng xếp chồng lên nhau tạo thành phức hợp gọi là grana.Diệp lục tố (chlorophylle) nằm trên màng thylakoid nên grana có màu lục. 2. Thành phần hoá học Thành phần hoá học của lục lạp chủ yếu gồm: - Protein chiếm khoảng 35 - 55%, trong đó có khoảng 80% dạng không hoà tan và liên kết với lipid thành lipoproteide, dạng hoà tan có thể là các enzyme. - Lipid chiếm khoảng 20 - 30% gồm mở trung tính, steroid, hospholipid. - Các sắc tố quang hợp chlorophill, các carotenoid như carotin, xantophin và ficobilin. - Gluxit như tinh bột, đường. - Các acid nucleic: ARN từ 2 - 4%, ADN từ 0,2 - 0,5%. - Thành phần vô cơ: Fe, Cu, Mn, Zn, ngoài ra còn có cytocrom, vitamin K, E... - ATP, NAD. 3. Chức năng Lục lạp thực hiện quá trình quang hợp. Nhờ chlorophill chứa trong lục lạp mà cây xanh hấp thụ năng lượng ánh sang mặt trời và biến chúng thành năng lượng hoá học trong ATP để tổng hợp các chất hữu cơ. Quá trình quang hợp được tổng quát bằng sơ đồ sau: 6CO2 + 6H2O----(năng lượng ánh sáng/ Chlorophille)---> C6H12O6 + O2 4. Sự phát sinh của lục lạp Theo dõi quá trình phát sinh chủng loại, người ta quan sát thấy sự phức tạp hóa dần dần trong cấu trúc lục lạp.Ở vi khuẩn, cấu trúc dung để hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời chính là màng sinh chất bao quanh tế bào. Ở vi khuẩn lam, hệ thống màng có chức năng quang hợp đã được tách khỏi màng bởi 1 lớp tế bào chất. Lục tảo đã có lục lạp phân hóa nhưng có cấu trúc đơn giản, nghĩa là chưa có hệ thống cột. Từ rêu, dương xỉ, lục lạp đã có dạng điển hình giống lục lạp thực vật bậc cao. Qua các thế hệ tế bào tính liên tục của lạp thể là do lục lạp có khả năng tự sinh sản bằng cách phân chia, và người ta cũng đã chứng minh rằng lục lạp được hình thành chỉ bằng cách phân chia từ lục lạp có trước. Khả năng tự phân chia của lục lạp là do lục lạp có hệ thống di truyền tự lập riêng (có ADN) và hệ tổng hợp protein tự lập (có chứa ribosome, các loại ARN).Ribosome của lục lạp giống ribosome của procaryota, có hằng số lắng 70S gồm 2 đơn vị nhỏ là 50S và 30S. Chau sóc nương trang 2
  • 3. Đơn vị nhỏ 50S chứa rARN 5S và 23S và 26 – 84 protein. Đơn vị nhỏ 30S chứa rARN 16S và 19 - 25 protein. ADN của lục lạp cũng có cấu tạo giống AND của procaryota (vi khuẩn và tảo lam) có cấu trúc vòng, không chứa histon có chiều dài tối đa 150µm với hàm lượng 10-16 g. ADN của lục lạp chứa thông tin mã hóa cho một số protein mà lục lạp tự tổng hợp trên ribosome của mình. Còn các protein khác do tế bào cung cấp. ADN lục lạp là nhân tố di truyền ngoài nhiễm sắc thể. C.CÁC SẮC TỐ QUANG HỢP Trong lục lạp có 3 nhóm sắc tố chính là chlorophyll, carotenoid và phicobilin.Ở thực vật bậc cao có chlorophyll, carotenoid, còn ở thực vật bậc thấp thêm nhóm phicobilin.-Chlorophyll. Chlorophyll: Năm 1913 Winstater đã xác định được cấu tạo của phân tử chlorophyll. Cấu trúc cơ bản của chlorophyll là nhân porphyrin.Nhân porphyrin do 4 vòng pyrol nối với nhau bằng các cầu metyl tạo thành vòng khép kín. Giữa nhân có nguyên tử Mg tạo nên cấu trúc dạng hem.Bên cạnh các vòng pyrol còn có vòng phụ thứ 5.Điều đặc biệt quan trọng là trên nhân porphyrin hình thành 10 nối đôi cách là cơ sở của hoạt tính quang hoá của chlorophyll. Từ nhân porphyrin có hai gốc rượu là metol (CH3OH) và fytol (C20H39OH) nối vào tại C10 và C7. Chloropyll a (C55H72O5N4Mg) Chau sóc nương trang 3
  • 4. Có nhiều loại phân tử chloropyll. Các loại chlorophyll đều có phần cấu trúc giống nhau, đó là nhân porphyrin và 2 gốc rượu.Mỗi loại chloropyll được đặc trưng riêng bởi các nhóm bên khác nhau tạo nên một số tính chất khác nhau. Chlorophyll là chất có hoạt tính hoá học cao, vừa có tính axit, vừa có tính kiềm. Đặc biệt chloropyll có những tính chất lý học quan trọng giúp cho chúng thực hiện chức năng trong quang hợp. Tính chất lý học quan trọng nhất là chlorophyll có khả năng hấp thụ năng lượng áng sang chọn lọc. Quang phổ hấp thụ cực đại của chlorophyl vùng tia xanh (λ: 430-460nm) và vùng ánh sang đỏ (λ:620-700nm). Nhờ khả năng hấp thụ ánh sáng mạnh nên chlorophyll có hoạt tính quang hoá.Khi hấp thụ năng lượng từ các lượng tử ánh sáng, năng lượng của các lượng tử đã làm biến đổi cấu trúc của chlorophyll làm cho phân tử chlorophyll trở thành trạng thái giàu năng lượng – trạng thái kích động điện tử.Ở trạng thái đó phân tử chlorophyll thực hiện các phản ứng quang hoá tiếp theo. Một tính chất quan trọng khác của chlorophyll là có khả năng huỳnh quang.Nhờ khả năng huỳnh quang mà năng lượng được truyền qua các hệ sắc tố để tập trung vào hai tâm quang hợp. Nhờ những tính chất trên nên chlorophyll là sắc tố có vai trò quan trọng trong quang hợp. Chlorophyll tiếp nhận năng lượng ánh sang truyền năng lượng ánh sang thành năng lượng điện tử của chlorophyll để rồi biến đổi năng lượng điện tử thành năng lượng hoá học tích trữ trong ATP cung cấp cho quá trình tổng hợp chất hữu cơ. Carotenoid:Carotenoid là nhóm sắc tố phụ tạo nên các loại màu sắc của cây xanh. Carotenoid gồm 2 nhóm có thành phần khác nhau:caroten và xantohophyl. Caroten: là các phân tử chỉ chứa C, H có công thức tổng quát C40H56 Xantophyl: có công thức tổng quát C40HnOm (trong đó: n = 52¸58; m =1¸6) Thành phần của Carotenoic do 8 gốc Izopren tạo nên. Cấu trúc Carotenoic có 2 phần : 2 vòng ionon ở 2 đầu và 2 chuỗi thẳng ở giữa. Mọi Carotenoic đều có mạch thẳng giống nhau,chúng chỉ phân biệt nhau bởi 2 vòng ionon. Carotenoic có khả năng hấp thụ ánh sáng chọn lọc. Quang phổ hấp thụ cực đại của nhóm sắc tố này nằm ở khoảng 420-500nm. Như vậy nhóm Này hấp thụ ánh sáng có bước sóng ngắn.Nhóm carotenoid hấp thụ khoảng 10-20% tổng năng lượng ánh sang và hấp thụ 30-50% tổng bức xạ sóng ngắn chiếu vào lá. Carotenoic cũng có khả năng huỳnh quang nhờ đó mà năng lượng ánh sang do nhóm này hấp thụ có thể truyền sang cho chlorophyll để chuyển đến 2 trung tâm Chau sóc nương trang 4
  • 5. quang hợp. Chức năng chính của nhóm sắc tố này là hấp thụ năng lượng ánh sang rồi truyền sang cho chlorophyll. Một chức năng rất quan trọng khác của carotenoic là bảo vệ chlorophyll, Có thể xem carotenoic là cái lọc ánh sáng thu bớt năng lượng của các tia bức xạ có năng lượng lớn, nhờ đó bảo vệ cho chlorophyll tránh bị phân huỷ khi chịu tác động của các tia bức xạ có năng lượng lớn Ficobilin: ficobilin là nhóm sắc tố phụ phổ biến ở thực vật bậc thấp.Ficobilin cũng có 2 nhóm khác nhau: Ficocyanin và Ficoerytrin. Cấu trúc Ficobilin gồm 4 vòng pyrol nối với nhau bằng cầu metyl tạo nên dạng mạch thẳng. Ficobilin hấp thụ ánh sáng ở vùng có bước sóng trung bình (λ = 540-620 nm) D.Quan hệ quang hợp với năng suất Quang hợp là quá trình cơ bản quyết định năng suất cây trồng. Tổng số chất khô do quang hợp tạo ra chiếm 90-95% chất khô của thực vật. Tirimiazep đã nói "Bằng cách điều khiển chức năng quang hợp, con người có thể khai thác cây xanh vô hạn". Đã có nhiều công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa quang hợp với năng suất. Nhitriprovich đã biểu diễn mối quan hệ giữa quang hợp và năng suất bằng phương trình sau: NKT = ((FCO2.L.Kf.KKT)n)/10000 (tấn/ha) Trong đó: Nkt: Năng suất kinh tế. 2 FCO2 : Cường độ quang hợp gCO2/dm /h Kf: Hệ số hiệu suất quang hợp. L: diện tích lá (m2). n: thời gian quang hợp của lá. Kkt: hệ số kinh tế Như vậy năng suất tỷ lệ thuận với các chỉ số quang hợp (cường độ quang hợp,hệ số hiệu suất quang hợp, thế năng quang hợp) và hệ số kinh tế. Để tăng năng suất kinh tế cần có các biện pháp thích hợp làm tăng hợp lý các chỉ số trên.Các chỉ số có lien quan chặt chẽ lẫn nhau, việc làm tăng chỉ số này có thể làm tăng chỉ số khác nhưng cũng có khi lại có tác dụng ngược lại, tức là khi chỉ số này tăng không hợp lý có thể làm giảm các chỉ số khác và kết quả Chau sóc nương trang 5
  • 6. là năng suất giảm.Ví dụ nếu để L quá cao, lá che lấp lẫn nhau Làm cho PCO2 giảm, Kf giảm từ đó làm cho năng suất giảm 1. Quang hợp quyết định năng suất cây trồng Sản phẩm nông nghiệp chúng ta thu hoạch là đường, tinh bột, protein, chất béo…Nếu phân tích thành phần hoá học của sản phẩm thu hoạch thì ta được các số liệu sau: C chiếm 45% chất khô, O chiếm 42-45%, H khoảng 6,5%, tổng cộng 3 nguyên tố này trong sản phẩm là 93-95% khối lượng chất khô. Phần còn lại chiếm khoảng dưới 10% là các nguyên tố khoáng. Như vậy, khoảng 90- 95% sản phẩm thu hoạch cây lấy từ khí CO2 và H2O thông qua hoạt động quang hợp của lá cây. Chính vì vậy mà ta nói rằng quang hợp quyết định khoảng 90- 95% năng suất cây trồng. Ở giai đoạn sinh trưởng mạnh nhất, cây tích luỹ trung bình từ 80- 150kg/ha/ngày đêm. Cũng trong thời gian này, rễ cây lấy được từ đất từ 1-2kg N, 0,25-0,5 kg photpho, 2-4 kg kali và 2-4kg các nguyên tố khác, tổng cộng từ 5- 10kg chất khoáng. Nhờ bộ lá mà cây đồng hoá được từ 150-300 kg, cũng có thể đạt tới 1000-1500kg CO2 để chuyên hoá thành chất hữu cơ tích luỹ trong cây nhờ quá trình quang hợp. Các nguyên tố khoáng (chỉ chiếm dưới 10% trong sản phẩm) có nhiệm vụ cấu tạo nên bộ máy quang hợp và kích thích hoạt động quang hợp để tổng hợp nên các chất hữu cơ tích luỹ vào các sản phẩm thu hoạch. Vì hoạt động của bộ máy quang hợp quyết định 90-95% năng suất cây trồng nên tất cả các biện pháp điều chỉnh năng suất cây trồng đều phải thông qua điều chỉnh hoạt động của bộ máy quang hợp. Năng suất cây trồng gồm hai loại: năng suất sinh vật học và năng suất kinh tế. Năng suất sinh vật học được quyết định bởi quá trình quang hợp; năng suất kinh tế bao gồm cả quá trình quang hợp, hiệu quả của việc vận chuyển và tích luỹ chất hữu cơ về cơ quan kinh tế. 2. Năng suất sinh vật và biện pháp nâng cao năng suất sinh vật học Năng suất sinh vật học là tổng lượng chất khô mà cây trồng tích luỹ được trên một đơn vị diện tích đất trồng trọt trong một thời gian nhất định (vụ, năm, hay chu kỳ sinh trưởng) gọi là năng suất sinh vật học. Năng suất sinh vật học chủ yếu do hoạt động quang hợp tích luỹ lại trong tất cả các cơ quan bộ phận của cây. Biện pháp nâng cao năng suất sinh vật học bao gồm: nâng cao diện tích lá, tăng cường hoạt động quang hợp và điều chỉnh thời gian quang hợp. Chau sóc nương trang 6
  • 7. Biện pháp nâng cao diện tích lá Bề mặt lá chính là cơ quan quang hợp để tạo ra các chất hữu cơ tích luỹ vào các cơ quan kinh tế tạo nên năng suất cây trồng. Vì vậy, về nguyên tắc thì tăng diện tích lá là biện pháp quan trọng để tăng năng suất cây trồng. Chọn giống có hệ số lá tối ưu cao là một hướng quan trọng của các nhà chọn tạo giống. Sử dụng phân bón, đặc biệt là phân đạm, để tăng nhanh chóng diện tích lá. Tuy nhiên không nên lạm dụng quá nhiều phân đạm mà nên bón cân đối với P và K. Điều chỉnh mật độ là biện pháp đơn giản nhất để tăng diện tích lá. Tuỳ theo giống, mức độ thâm canh, độ màu mỡ của đất…mà ta xác định mật độ thích hợp, sao cho khi phát triển tối đa, quần thể có diện tích lá tối ưu. Ngoài ra, cần phòng trừ sâu bệnh tấn công vào bộ lá và có biện pháp kéo dài tuổi thọ của lá. Điều chỉnh hoạt động quang hợp Cường độ quang hợp được tính bằng lượng CO2 cây hấp thu hoặc lượng O2 cây thải ra hay lượng chất hữu cơ cây tích luỹ trên một đơn vị diện tích lá trong một đơn vị thời gian. Cường độ quang hợp đánh giá khả năng hoạt động quang hợp của các quần thể cây trồng khác nhau. Nó là một chỉ tiêu thay đổi rất nhiều tuỳ thuộc vào giống, các cơ quan khác nhau, giai đoạn sinh trưởng, điều kiện ngoại cảnh… Hiệu suất quang hợp là lượng chất khô cây trồng tích luỹ được trên 1m 2 lá trong thời gian 1 ngày đêm. Hiệu suất quang hợp đánh giá khả năng tích luỹ của quần thể cây trồng (lượng chất hữu cơ tạo ra trong quang hợp – lượng chất hữu cơ tiêu hao trong hô hấp) nên nó phản ánh năng suất cây trồng. Hiệu suất quang hợp cũng thay đổi theo các giai đoạn sinh trưởng của cây. Thường thì giai đoạn nào có hoạt động quang hợp mạnh nhất thì có hiệu suất quang hợp cao nhất. Chau sóc nương trang 7
  • 8. Biện pháp nâng cao cường độ và hiệu suất quang hợp Chọn giống có hoạt động quang hợp tối ưu: cường độ và hiệu suất quang hợp cao. Đây là một hướng chọn tạo giống dựa trên hoạt động sinh lý của cây cân được quan tâm nhiều hơn. Tạo mọi điều kiện để cây trồng hoạt động quang hợp tốt nhất, nhất là vào giai đoạn hình thành năng suất kinh tế. Các biện pháp được áp dụng như bố trì thời vụ tốt nhất, bón phân cân đối và hợp lý, bảo đảm đầy đủ nước nhất là giai đoạn ra hoa, kết quả và hình thành cơ quan dự trữ, phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng… Điều chỉnh thời gian quang hợp Thời gian quang hợp của cây bao gồm thời gian quang hợp trong ngày, trong năm và tuổi thọ của cơ quan quang hợp, chủ yếu là tuổi thọ của lá. Thời gian quang hợp trong ngày của các nước nhiệt đới thường ngắn hơn các nước ôn đới nên năng suất cây trồng của ta thường thấp hơn các nước ôn đới. Tuy nhiên thời gian quang hợp trong năm của các nước nhiệt đới dài hơn nhiều. Các nước ôn đới thường có một vụ trồng trọt trong năm. Các nước nhiệt đới có thể tận dụng thời gian quang hợp suốt năm, bố trí nhiều vụ trồng trọt trong năm và có thể xen canh gối vụ để tận dụng năng lượng ánh sáng mặt trời… Tuồi thọ của lá cũng được xem là thời gian quang hợp của cây trồng. Trong các lá thì các lá cuối cùng như lá đòng có ý nghĩa rất quan trọng vì gần như toàn bộ sản phẩm quang hợp của chúng được vận chuyển tích luỹ vào các cơ quan kinh tế. Vì vậy nhìn hình thái của lá đòng ta có thể dự đoán được năng suất của ruộng lúa. Biện pháp kéo dài tuổi thọ của lá chủ yếu là bón phân đầy đủ và cân đối giữa N:P:K, bảo đảm đầy đủ nước và phòng trừ sâu hại lá… 3. Năng suất kinh tế và biện pháp nâng cao năng suất kinh tế của cây trồng Năng suất kinh tế là lượng chất khô mà cây trồng tích luỹ ở các bộ phận có giá trị kinh tế lớn nhất đối với con người trên một đơn vị diện tích trồng trọt trong một khoảng thời gian (vụ, mùa, năm…) Tuỳ theo cây trồng khác nhau mà năng suất kinh tế cũng khác nhau. Năng suất kinh tế chính là mục đích trồng trọt của con người, vì thế chúng ta phải sử dụng mọi biện pháp thâm canh để nâng cao năng suất kinh tế. Chau sóc nương trang 8
  • 9. Muốn nâng cao năng suất kinh tế phải nâng cao năng suất sinh vật học và hệ số kinh tế. Năng suất kinh tế được quyết định chủ yếu bởi quá trình vận chuyển và tích luỹ các chất hữu cơ về cơ quan kinh tế. Trong phần trên đã đề cập đến biện pháp nâng cao năng suất sinh vật. Do đó ở đây chỉ nêu biện pháp nâng cao hệ số kinh tế. Chọn tạo giống có hệ số kinh tế cao (Kkt) Kkt là một chỉ tiêu phản ánh đặc tính cảu giống. Chọn giống có Kkt cao là một hướng quan trọng của các nhà tạo giống cây trồng. Ngày nay có rất nhiều giống có hệ số kinh tế khá cao, tỷ lệ bông, hạt, củ, quả…rất lớn nên năng suất của chúng thường cao. Nước là yếu tố rất quan trọng đối với sự sinh trưởng và đặc biệt là sự vận chuyển các chất hữu cơ từ thân, lá về các cơ quan dự trữ (hạt, củ, quả, bắp…). Do đó trong giai đoạn hình thành cơ quan kinh tế nếu thiếu nước chẳng những quá trình thụ tinh, kết hạt kém mà quan trọng là kìm hãm tốc độ vận chuyển vật chất về cơ quan kinh tế nên hạt lép, lửng, khối lượng hạt nhỏ và năng suất kinh tế giảm. Nếu gặp hạn sẽ làm ngừng vận chuyển chất hữu cơ cũng như có thể làm thay đổi chiều hướng dòng vận chuyển. Hiện tượng “chảy ngược dòng” các chất hữu cơ từ cơ quan dự trữ về cơ quan dinh dưỡng ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất kinh tế. Do đó việc đảm bảo đủ nước, nhất là trong thời gian hình thành cơ quan kinh tế có ý nghĩa quyết định trong việc tăng năng suất kinh tế của cây trồng. Phân bón cũng có tác dụng tăng cường dòng vận chuyển vật chất về cơ quan dự trữ. Trong các loại phân bón, phân kali có ý nghĩa quan trọng trong việc huy động dòng chất hữu cơ chảy về cơ quan dự trữ. Vì vậy K có mặt rất nhiều trong mô libe. Kali là nguyên tố mang lại hiệu quả cao đối với tất cả cây trồng, nhưng đặc biệt là cây lấy bột, đường (khoai tây, khoai lang, mía, củ cải đường…). k làm tăng hàm lượng đường, tinh bột, làm củ mẩy, hạt chắc và quả ngọt hơn… Đối với cây họ đậu (lạc, đậu tương, đậu cove, đậu đũa…) không thể thiếu photpho. Vì vậy trong sản xuất nông nghiệp, bón phân lân mang lại hiệu quả cao đối với cây họ đậu. Các nguyên tố vi lượng khác như: Cu, Zn, B, Mo, Mn…tham gia vào cấu trúc và kích thích hoạt động của hầu hết các enzym trong quang hợp cũng như ảnh hưởng tốt đến sự vận chuyển các sản phẩm quang hợp về cơ quan kinh tế, làm tăng năng suất kinh tế của cây trồng. Chau sóc nương trang 9
  • 10. Việc sử dụng phân bón lá chứa các nguyên tố vi lượng và các chất điều hào sinh trưởng thực vật là biện pháp kích thích dòng vận chuyển chất hữu cơ về tích luỹ trong các cơ quan dự trữ… Ngoài ra, việc bố trí thời vụ một cách hợp lý cho từng loại cây trồng để lúc hình thành cơ quan kinh tế có các điều kiện sinh thái thuận lợi nhất (nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng…) cho quá trình thụ phấn, thụ tinh và tích luỹ vào cơ quan dự trữ. Việc phòng trừ sâu bệnh kịp thời sẽ tạo điều kiện cho cây tích luỹ tốt, góp phần tăng năng suất kinh tế… E.Những thành tựu ứng dụng quang hợp Sử dụng năng lượng ánh sáng nhân tạo trồng cây thay thế cho năng lượng mặt trời đối với vùng thiếu ánh sáng. Sử dụng công nghệ quang hợp nhân tạo bằng cách sử dụng vật liệu nano để chuyển đổi quang năng thành điện năng. sử dụng nguồn ánh sáng mặt trời vô tận, và tiến hành tổng hợp chất hóa học trong điều kiện không thải khí CO2 (Nhóm các nhà khoa học thuộc Khoa công trình vật liệu mới, Viện khoa học công nghệ Hàn Quốc (KAIST) thực hiện). Điều chỉnh thời gian quang hợp tăng cường ra hoa cho cây, tăng năng suất cây trồng. Sản xuất các loại phân bón chế phẩm sinh hợp kích thích quang hợp tăng năng suất cây trồng. Hiểu biết về quang hợp con người dung môi trường nhân tạo để trồng cây trong dung dịch hay trong môi trường không khí. Sản xuất hydro từ quang hợp nhân tạo (Đội ngũ nghiên cứu quốc tế do Đại học Monash (Úc) thực hiện) Sản xuất biodiesel từ tảo biển Chế tạo thành công một loại "lá cây" có khả năng sản sinh năng lượng nhanh hơn lá cây tự nhiên gấp 10 lần (Các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ bang Massashusetts, Mỹ) Quang hợp nhân tạo chuyển đổi khí carbon dioxide (CO2) thành nhiên liệu carbon hữu ích (dựa trên tác dụng của các hóa chất chiết xuất từ dầu mỏ (giáo sư kỹ thuật hóa học và sinh học Paul Kenis tại Đại học Illinois, Hoa Kỳ thực hiện) Chau sóc nương trang 10