SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  24
Télécharger pour lire hors ligne
Ngườiđànông
mêchăntrâudumục
giữaSàiThànhhoalệ
DulịchHưngYên:
Đánhthứctiềmnăng-
Khơinguồnđộnglực
VINAMILK
CHĂMSÓC
SỨCKHỎE
CHOGẦN
80.000NGƯỜI
CAOTUỔI
NĂM2016
Số 151 tháng01/2017
thbmekong@gmail.com
tbmekong@yahoo.com
www.vilacaed.org.vn
Phát hành thứ 5 hàng tuần
Hotline: 091 4851538
	 090 9933888
098 7612850
T.12
T.10
Vĩnh Phúc:Vĩnh Phúc:
KhởiNguồnCủaĐổiMới-SángTạo
TrongNôngNghiệp-NôngThôn
T.19
T.18
T.09
T.21
Manmác
nỗiniềmcủa
côngnhânmiềnTây
ĐÓNTẾT
XAQUÊ
ĐồngTháp:
Buônlậuvùngbiên
hoạtđộngmạnh
mùacậnTết
02 Số 151 - Tháng 01/2017THEO DÒNG THỜI SỰ
Giá bán tại Việt Nam: 4.800đ
Tổng Biên tập: Lại Thanh Bình Phó Tổng Biên tập: Hồ Minh Sơn
Văn phòng đại diện phía Nam: Tầng 8, Số 18A đường Nam Quốc Cang, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM. ĐT: 08.6679.2468
Văn phòng đại diện tại Cần Thơ và ĐBSCL: Số 9/10 Đại lộ Võ Văn Kiệt, Khu vực 7, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ.
Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: 329 NGuyễn Hữu Thọ, P.Hòa Cường Bắc, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng
Văn phòng đại diện tại Tây Nguyên: 250/31 đường Phan Chu Trinh, P.Tân Lợi, TP.Buôn Mê Thuột, tỉnh Đaklak.
Tài khoản: 0521101078008, ngân hàng TMCP Quân đội.
Giấy phép hoạt động báo chí: Số 1144/GP-Bộ TT&TT, ngày 25/7/2011
In tại: Xí nghiệp In 2 - CTy TNHH MTV In Ba Đình - Bộ Công An
Đơn vị phát hành: Cty TNHH Truyền thông Mỹ Phúc. ĐC: 205 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP.HCM. ĐT: 08.38249001
Trụ sở: Tầng 7, số 65, Văn Miếu, Q.Đống Đa-Hà Nội
(Bộ Kế hoạch & Đầu tư)
Văn phòng Ban Biên tập: Tầng 01, Cung Triển lãm Kiến trúc
Quy hoạch Xây dựng Quốc gia, Đỗ Đức Dục - Mỹ Đình - Nam Từ Liêm -
Hà Nội. ĐT: 08049573 - 08049574 - 08049575. Fax: 08049575
Ngày 26/12 vừa qua, Phó
Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ
trì buổi làm việc của Ban Chỉ
đạo Nhà nước về đổi mới cơ chế
hoạt động của đơn vị sự nghiệp
công lập (ĐVSNCL).
Phát biểu chỉ đạo cuộc họp, Phó
Thủ tướng nêu rõ, Nghị quyết số 05
của Hội nghị Trung ương 4 khóa XII
xác định đổi mới cơ chế hoạt động
của ĐVSNCL là một trong năm
lĩnh vực trọng tâm của tái cơ cấu
nền kinh tế. Hội nghị Trung ương 6
khóa XII sẽ thảo luận và ban hành
một nghị quyết chuyên đề về đổi mới
cơ chế hoạt động của ĐVSNCL, cần
được các bộ, ngành và địa phương
quán triệt, thực hiện có hiệu quả
trong thời gian tới.
Để thúc đẩy đổi mới hoạt động
ĐVSNCL, Phó Thủ tướng Vương
Đình Huệ giao Bộ Tài chính chủ
trì cùng các bộ, ngành đề xuất kiện
toàn Ban Chỉ đạo về lĩnh vực này, rà
soát lại quy chế hoạt động, cơ cấu,
nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo, sớm báo
cáo Thủ tướng Chính phủ quyết
định; dự kiến kế hoạch công tác mà
trước mắt là của năm 2017.
Tiếp tục kiểm điểm, đánh giá
việc thực hiện Nghị định số 16/2015/
NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế tự
chủ của ĐVSNCL và Quyết định số
695/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ về kế hoạch triển khai Nghị
định 16, Phó Thủ tướng Vương
Đình Huệ đề nghị các bộ sớm trình
Chính phủ ban hành các văn bản
pháp luật có liên quan, như các
nghị định về tự chủ trong từng lĩnh
vực, xây dựng danh mục dịch vụ sự
nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà
nước. Sớm trình Thủ tướng Chính
phủ ban hành Quy hoạch mạng
lưới ĐVSNCL thuộc ngành và của
các địa phương; rà soát, sửa đổi, bổ
sung các định mức kinh tế kỹ thuật
để làm cơ sở thực hiện cơ chế khoán
chi trong thời gian tới.
Phó Thủ tướng giao Bộ GD&ĐT
xác định rõ hơn lộ trình tính giá dịch
vụ giáo dục, đào tạo và xây dựng
khung lộ trình giá. Bộ Tư pháp rà
soát hệ thống pháp luật hiện hành
để khắc phục sự chồng chéo, bất cập
trong thực hiện quy chế tự chủ, ng-
hiên cứu khả năng xây dựng một
luật chung điều chỉnh về ĐVSNCL.
Các bộ, ngành báo cáo Ban Chỉ đạo
hướng dẫn các địa phương rà soát,
phân loại, sắp xếp lại các ĐVSNCL;
nghiên cứu các hình thức xã hội
hóa các dịch vụ công; cải cách hành
chính trong lĩnh vực sự nghiệp công.
Đổimớicơchếhoạtđộngcủađơnvịsựnghiệpcônglập Hoàng Thiên
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ
nhấn mạnh đổi mới cơ chế hoạt động
ĐVSNCL là một trong năm nhiệm vụ
trọng tâm của tái cơ cấu nền kinh tế.
Ảnh: VGP/Thành Chung
BộNộivụ:Hộinghịtriểnkhainhiệmvụnăm2017 Phước Lập
Ngày 26/12 vừa qua, dự Hội
nghị tổng kết công tác năm 2016,
triển khai nhiệm vụ năm 2017
của Bộ Nội vụ, Ủy viên Bộ Chính
trị, Phó Thủ tướng Thường trực
Chính phủ Trương Hòa Bình
yêu cầu xóa bỏ tình trạng “bổ
nhiệm đúng quy trình” người
không xứng đáng.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị,
Phó Thủ tướng Thường trực Chính
phủ Trương Hòa Bình biểu dương,
đánh giá cao các kết quả và thành
tích của Bộ, ngành nội vụ; đồng
thời chỉ rõ những hạn chế, cần tập
trung khắc phục. Đó là, tiếp tục
cải cách thể chế để đáp ứng yêu
cầu quản lý Nhà nước trong lĩnh
vực được phân công; chấm dứt tình
trạng “nợ” văn bản hiện nay. Bộ Nội
vụ tiếp tục đôn đốc, kiểm tra, đẩy
mạnh thực hiện Chương trình tổng
thể cải cách hành chính Nhà nước,
phát huy vai trò là cơ quan thường
trực về cải cách hành chính, tích cực
phối hợp với các bộ, ngành làm tốt
công tác tham mưu cho Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ trong việc
xây dựng nền hành chính hiện đại,
chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả
và thông suốt từ Trung ương đến
địa phương.
“Tuyển chọn công chức, viên
chức cần công khai tiêu chí, tiêu
chuẩn, minh bạch để ứng viên
cạnh tranh với khả năng thực sự,
đáp ứng yêu cầu tuyển dụng. Rà
soát sửa đổi ngay các thủ tục, quy
trình bất hợp lý, sớm xoá bỏ tình
trạng chạy chọt, tuyển dụng và bổ
nhiệm người nhà. Tăng cường công
tác thanh tra, kiểm tra công vụ, giải
quyết dứt điểm các vụ việc nổi cộm
dư luận quan tâm. Không để xảy ra
tình trạng bổ nhiệm đúng quy trình
nhưng người được bổ nhiệm không
xứng đáng”, Phó Thủ tướng lưu ý.
Bộ Nội vụ cần tiếp tục rà soát
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của các bộ, ngành,
chính quyền địa phương, cơ quan
chuyên môn cấp tỉnh. Có chính kiến
rõ ràng về cơ cấu tổ chức, phương án
phân định thẩm quyền giữa các cơ
quan phụ trách các lĩnh vực.
Về công tác quản lý Hội, tôn
giáo, thi đua khen thưởng, văn thư
lưu trữ và thanh niên, Phó Thủ
tướng Thường trực đề nghị Bộ Nội
vụ cần tiếp tục hoàn thiện Luật về
hội, nghiên cứu xây dựng đề án liên
quan đến các tổ chức phi chính phủ
phù hợp với điều kiện, phong tục,
văn hoá của nước ta. Khẩn trương
trình Chính phủ các văn bản hướng
dẫn thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn
giáo. Tiếp tục rà soát, đánh giá, sửa
đổi các quy định của pháp luật về
thi đua khen thưởng. Khắc phục
tình trạng “nặng trên, nhẹ dưới”,
khen thưởng cho cơ sở và cá nhân có
thành tích thực sự.
Bên cạnh đó, Bộ Nội vụ cần đẩy
mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng
và nghiên cứu khoa học, tập trung
nghiên cứu sâu, chú trọng tính ứng
dụng, kịp thời, thiết thực, phục vụ
quản lý Nhà nước. Đặc biệt, Bộ cần
tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm
túc Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ
Chính trị về đẩy mạnh học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh. Làm tốt công tác
chính trị, tư tưởng, bảo đảm đoàn
kết nội bộ và đề cao kỷ cương, kỷ
luật hành chính trong hoạt động
công vụ. Thực hiện đồng bộ các giải
pháp về phòng chống tham nhũng,
lãng phí, thực hiện công khai, minh
bạch, đề cao trách nhiệm giải trình
của các cơ quan Nhà nước và trách
nhiệm của người đứng đầu.
Đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên
Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ
phát biểu tại Hội nghị
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định
giao kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để
lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối
ngân sách nhà nước năm 2016 của Bảo hiểm
Xã hội Việt Nam (đợt 3) và Đài Truyền hình
Việt Nam.
Trong đó, tiền sinh lời của hoạt động đầu tư
từ quỹ BHXH được trích lại để đầu tư của BHXH
Việt Nam là 349,3 tỷ đồng. Nguồn để lại cho đầu
tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà
nước (quỹ đầu tư phát triển và khấu hao) của Đài
Truyền hình Việt Nam là 1.891,225 tỷ đồng.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Kế
hoạch và Đầu tư giao chi tiết danh mục dự án và
mức vốn kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để
lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân
sách nhà nước năm 2016 của từng dự án nêu
trên; chủ trì kiểm tra, giám sát tình hình thực
hiện kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho
đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách
nhà nước năm 2016; chịu trách nhiệm toàn diện
trước Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan thanh
tra, kiểm toán về tính chính xác của các thông
tin, số liệu và mức vốn phân bổ cho các dự án.
Thủ tướng Chính phủ giao BHXH Việt Nam,
Đài Truyền hình Việt Nam thông báo cho các
đơn vị danh mục và mức kế hoạch đầu tư vốn
từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa
vào cân đối ngân sách nhà nước năm 2016 cho
từng dự án và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài
chính trước ngày 30/12/2016.
Bên cạnh đó, chỉ thực hiện giải ngân kế
hoạch vốn đầu tư từ nguồn thu để lại cho đầu tư
nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước
khi có nguồn thu thực tế và không vượt quá tổng
mức vốn được giao và số thu thực tế.
Giaokếhoạchđầutưvốntừnguồnthuđểlạichođầutưcủa2cơquan
Hoàng Uyển
3Số 151 - Tháng 01/2017 0THEO DÒNG THỜI SỰ
Sáng 26/12 vừa qua, về dự Hội nghị tổng
kết thực hiện kế hoạch năm 2016 và triền
khai kế hoạch 2017 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, phải bãi
bỏ ngay những quy định, thể chế rằng buộc
sự phát triển, “đừng để các thể chế đó bắt
chúng ta phải chạy theo, phải sợ một cách
vô lý”.
Sau khi biểu dương những thành quả của
ngành nông nghiệp đạt được trong năm nay, phát
biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
cho rằng, năm 2016, thiên tai xảy ra nhiều và
nặng nề, làm cho nước ta thiệt hại khoảng 1,7 tỷ
USD (gần 1% GDP). Riêng đợt lũ lụt vừa qua ở
9 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên làm thiệt hại
khoảng 4.000 tỷ đồng.
Đánh giá nông nghiệp nông thôn tiếp tục là
trụ đỡ của nền kinh tế trong mọi hoàn cảnh, đóng
góp lớn cho an sinh xã hội, Thủ tướng chỉ ra các
mặt tồn tại, bất cập của nông nghiệp nông thôn
cần khắc phục thời gian tới. Đó là hạn điền, “sản
xuất li ti trong nông nghiệp còn phổ biến”. Doanh
nghiệp trong nông nghiệp, HTX còn nhiều yếu
kém. Khoa học công nghệ trong nông nghiệp còn
nhiều vấn đề. Lao động nông thôn còn quá lớn,
năng suất lao động thấp. Tình trạng an toàn thực
phẩm, đầu vào trong nông nghiệp như phân bón,
thuốc trừ sâu, giống, còn nhiều vấn đề bất cập,
chưa quản lý tốt. Hệ thống thủy lợi, nhất là các
kênh dẫn, hồ chứa xuống cấp, nguy hiểm và lãng
phí nước, mà theo Thủ tướng, đây là những quả
bom nguy hiểm đang treo trên đầu người dân.
Đề cập đến tình trạng phá rừng còn phổ biến,
Thủ tướng nhắc lại chủ trương kiên quyết đóng
cửa rừng tự nhiên và yêu cầu mở đợt tấn công
liên tục vào hành vi phá hoại rừng, xử lý nghiêm
vi phạm.
Đặt vấn đề tầm nhìn về nông nghiệp, Thủ
tướng cho rằng, trước hết, nông nghiệp là một
thế mạnh của nước ta trong cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ 4, bên cạnh thế mạnh về du lịch
và công nghệ thông tin. Đây là một lợi thế so sánh
mà theo Thủ tướng, có phát huy được hay không
là dựa phần lớn vào hệ thống ngành nông nghiệp.
Nông nghiệp Việt Nam cần chú trọng giá trị hơn
là sản lượng thô, không có thương hiệu. Với điều
kiện “Tam sơn, tứ hải, nhất phần điền”, phải phát
triển nông nghiệp toàn diện hơn, đầu tư mạnh
hơn cho lâm nghiệp, thủy hải sản, không chỉ dựa
vào cây lúa.
Nền nông nghiệp Việt Nam phải ứng phó
được tác động của biến đổi khí hậu đang diễn ra
khốc liệt; đẩy mạnh hội nhập quốc tế sâu rộng,
hướng về xuất khẩu và phục vụ nhân dân. Xây
dựng nền nông nghiệp thông minh, ứng dụng
khoa học công nghệ, hướng tới giá trị cao hơn;
giải quyết trực tiếp an sinh xã hội.
Về các giải pháp, nhiệm vụ trong thời gian
tới,Thủtướngnêurõ,trướctiênphảikhẩntrương
khắc phục hậu quả thiên tai, nhất là với những cơ
sở hạ tầng thiết yếu, quan trọng. Thủ tướng yêu
cầu tổ chức một vụ Đông Xuân đặc biệt ở vùng bị
thiên tai, địa phương phải vào cuộc quyết liệt để
bảo đảm vụ Đông Xuân muộn này giành thắng
lợi. Bên cạnh đó, phải lo Tết cho vùng thiên tai,
không được để người dân đứt bữa, đói cơm…
Thủ tướng yêu cầu phải tiếp tục tổ chức lại
sản xuất theo các hình thức phù hợp. Phát triển
mạnh công nghệ chế biến, nâng cao giá trị. Khai
thác mạnh hơn những cơ hội từ hội nhập quốc
tế. Tiếp tục đầu tư hiện đại hóa hạ tầng nông
nghiệp, nông thôn, đặc biệt nâng cao năng lực
phòng chống, chống chịu với thiên tai. Đẩy mạnh
xây dựng Nông thôn mới, bảo đảm môi trường
sống cho người dân ở nông thôn.
Về các kiến nghị cụ thể của Bộ NN&PTNT,
Thủ tướng cơ bản đồng ý. Theo đó, Thủ tướng
giao Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với
Bộ NN&PTNT và các bộ, ngành liên quan tổ chức
nghiên cứu xây dựng chính sách phát triển thị
trường quyền sử dụng đất nông nghiệp; nghiên
cứu đề xuất sửa đổi Luật Đất đai theo hướng tạo
thuận lợi hơn cho tích tụ, tập trung đất đai, sản
xuất nông nghiệp quy mô lớn. Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung
chính sách khuyến khích các tổ chức tín dụng cho
vay trong lĩnh vực nông nghiệp theo hướng tăng
hạn mức; sửa quy định về tài sản thế chấp, cho
phép doanh nghiệp được sử dụng tài sản là nhà
lưới, nhà kính được hình thành trong quá trình
đầu tư làm tài sản thế chấp. Thủ tướng cũng
đồng ý việc sửa đổi chính sách khuyến khích do-
anh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
theo Nghị định 210/2013/NĐ-CP.
Về bổ sung vốn cho ngành nông nghiệp trong
kế hoạch đầu tư công trung hạn, Thủ tướng đồng
ý, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ NN&PTNT
nghiên cứu, xem xét cụ thể vấn đề này.
Nhắc lại câu nói của Giáo sư Lương Định
Của: “Có lao động cực nhọc, có đổ mồ hồi trên
đồng mới thấu hiểu hết nỗi khổ của nông dân,
mới biết nông dân cần gì mới nghiên cứu ra thứ
gì có tính ứng dụng”, Thủ tướng cho rằng: “Ngày
hôm nay, câu nói ấy tiếp tục vang vọng trong con
tim và khối óc của chúng ta khi nền nông nghiệp,
người nông dân Việt Nam cũng như tất cả cán bộ
làm nông nghiệp đều ý thức rõ ràng những thách
thức mà chúng ta đang đối diện”.
TheoBộtrưởngBộNN&PTNTNguyễnXuân
Cường, ba điểm sáng lớn mà ngành đạt được năm
2016, là tăng trưởng được phục hồi sau 6 tháng
tăng trưởng âm (tốc độ tăng GDP toàn ngành đạt
khoảng 1,2%) năm 2016; xuất khẩu đạt mức cao
kỷ lục 32,1 tỷ USD, tăng hơn 6% so với 2015; vấn
đề an toàn thực phẩm có chuyển biến căn bản, rõ
nét, được cả hệ thống chính trị, xã hội đánh giá
cao. Năm 2017, Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu tăng
trưởng ngành khoảng 2,5 - 2,8%, kim ngạch xuất
khẩu khoảng 32 - 32,5 tỷ USD. Bộ tiếp tục chọn
đây là năm cao điểm hành động về quản lý chất
lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm
nông lâm thủy sản.
BộNôngNghiệp&PhátTriểnNôngThôn:
“Tam Sơn, Tứ Hải, Nhất Phần Điền” Minh Sơn
Ban Biên tập, Tập thể Nhà báo,
Phóng viên, Biên tập viên cùng toàn
thể cán bộ, nhân viên Báo Thời báo
MeKong
Thành Kính Phân Ưu
Gia quyến Cụ bà Võ Thị Liên.
Cụ bà Võ Thị Liên (Pháp danh:
Đức Hảo) - Sinh năm 1927 - Nguyên
quán: Quảng Nam, do tuổi cao sức yếu,
đã từ trần, nhằm ngày 31/12/2016 (tức
ngày Ba tháng Chạp năm Bính Thân) -
Hưởng thọ 90 tuổi.
Cụ bà Võ Thị Liên là thân mẫu phu
nhân Đồng chí Đào Nguyên Thông - Phó
Trưởng Ban Công tác xã hội & Từ thiện
BáoThờibáoMeKongkhuvựcphíaNam.
Với lòng thành kính sâu sắc - Ban
Biên tập và tập thể Nhà báo, Phóng
viên, Biên tập viên cùng toàn thể cán
bộ nhân viên Báo Thời báo MeKong xin
gửi lời chia buồn tới gia đình Cụ bà Võ
Thị Liên. Mong linh hồn Cụ được Thanh
nhàn hồi cựu vị!
LỜI CHIA BUỒN
Sáng ngày 2/1/2017, Thủ tướng Nguyễn
XuânPhúcđãdựLễkhởicôngxâydựngnhà
máy xi măng Minh Tâm. Đây là một trong
những sự kiện quan trọng trong chuỗi sự
kiện kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh Bình
Phước (1/1/1997 - 1/1/2017).
Nhà máy xi măng Minh Tâm tại tổ 4, xã
Minh Tâm, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước
do Tập đoàn Xuân Thành (ThaiGroup) làm chủ
đầu tư xây dựng với số vốn 12.000 tỷ, tổng công
suất 4,5 triệu tấn xi măng một năm. Đây là dự án
xi măng nằm trong quy hoạch phát triển ngành
công nghiệp xi măng, định hướng đến năm 2030
của Chính phủ, hứa hẹn tạo công ăn việc làm cho
hàng nghìn lao động và tăng nguồn thu ngân
sách địa phương.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn
xuân Phúc đánh giá cao ý nghĩa của việc xây
dựng nhà máy xi măng Minh Tâm, đồng thời
cho biết, Bình Phước là một trong ít tỉnh có mỏ
nguyên liệu đá vôi để sản xuất xi măng, chính vì
vậy việc xây dựng nhà máy xi măng Minh Tâm
góp phần tạo công ăn việc làm, có ý nghĩa rất
lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế địa
phương, đặc biệt đây là vùng sâu vùng xa, giáp
biên giới Campuchia.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng lưu ý một số
điểm, đó là: Phải sử dụng tài nguyên đất nước
một cách hiệu quả nhất và lâu dài nhất. Phát
triển kinh tế nhưng cần giữ gìn môi trường, đảm
bảo môi trường sống bình an cho nhân dân. Thủ
tướng tin rằng, lời nói đi đôi với việc làm, Tập
đoàn Xuân Thành xây dựng nhà máy trong vòng
8 tháng hoặc một năm mà thôi. Thủ tướng cũng
yêu cầu tỉnh Bình Phước tạo môi trường thuận lợi
nhất, cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện
cho các nhà đầu tư thuận lợi nhất vì sự thành
công của hai bên.
Kết thúc bài phát biểu, Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc ví nhà máy xi măng Minh Tâm
là một bông hoa và mong rằng “bông hoa
ngày hôm nay sẽ phát triển thành vườn hoa”
góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế cho địa
phương và đất nước.
ThủtướngNguyễnXuânPhúcdựlễkhởicông
xâydựngnhàmáyximăngMinhTâm Hoài An
04 Số 151 - Tháng 01/2017THEO DÒNG THỜI SỰ
Sáng 27/12 vừa qua, Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc dự
Hội nghị tổng kết công tác năm
2016 và triển khai kế hoạch năm
2017 của Viện Hàn lâm Khoa
học và Công nghệ Việt Nam.
Trong năm 2016, Viện Hàn lâm
KhoahọcvàCôngnghệViệtNamđã
công bố trên 2.000 công trình khoa
học; có hơn 740 công trình đăng trên
các tạp chí uy tín đạt chuẩn ISI.
Biểu dương các kết quả mà Viện
Hàn lâm Khoa học và Công nghệ đã
đạt được, Thủ tướng bày tỏ: “Tôi tin
tưởng rằng sứ mệnh lớn nhất của
Viện Hàn lâm Khoa học và Công
nghệ trước hết là làm sao không để
trí tuệ và nền khoa học Việt Nam
thua kém trên sân nhà, để từ đó
chúng ta có thể hội nhập vào chuỗi
giá trị tri thức toàn cầu một cách
chủ động với tinh thần khai phóng,
phát huy cao độ lòng tự tôn dân tộc
trong kỷ nguyên toàn cầu hóa và xu
hướng cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ 4”.
Trước các ý kiến cho rằng nền
khoa học Việt Nam vừa yếu, vừa
thiếu, Thủ tướng nhấn mạnh, điều
đó đòi hỏi chúng ta nhìn thẳng vào
các thành quả và các tác động thực
tiễn của khoa học công nghệ Việt
Nam trong đời sống kinh tế, xã hội
của đất nước. Theo đó, Thủ tướng
nêu ra 4 yêu cầu đối với Viện Hàn
lâm Khoa học và Công nghệ trong
thời gian tới:
Một là, song song với nghiên
cứu khoa học cơ bản, cần dành thời
gian, nguồn lực thỏa đáng để nghiên
cứu ứng dụng các thành tựu khoa
học vào thực tiễn; phải tạo mối liên
kết hữu cơ giữa nghiên cứu khoa
học công nghệ với sản xuất kinh do-
anh và khởi nghiệp, đồng thời giảm
dần tình trạng các doanh nghiệp
trong nước đang bỏ ra các chi phí
lớn thuê các đơn vị tư vấn khoa học
công nghệ ở nước ngoài mỗi khi cần
cải tiến hoặc sản xuất thiết bị và
phục tùng.
Hai là, khoa học công nghệ đã
được Đảng, Nhà nước xác định là
nền tảng, động lực phát triển đất
nước. Nhưng đến nay, vai trò đó
chưa được phát huy đúng với tiềm
năng của người Việt Nam. Làm sao
để thực hiện tốt chủ trương này,
hướng đi ra sao, đầu tư như thế nào?
Những điều này đòi hỏi Viện phải
tiến hành các nghiên cứu định tính
và định lượng, xây dựng, đề xuất
thể chế thích hợp với Chính phủ.
Thứ ba, Viện không ngừng nỗ
lực để khẳng định chất lượng đào
tạo trong bối cảnh khoa công nghệ
đang tác động nhanh chóng, mạnh
mẽ đến mọi mặt của đời sống kinh
tế - xã hội.
Thứ tư, Viện cần tinh gọn bộ
máy, áp dụng phương thức quản
lý phù hợp để thu hút và giữ chân
nhân tài, sáng tạo ra các sản phẩm
và ý tưởng có tính ứng dụng cao,
phục vụ người nông dân, cộng đồng
doanh nghiệp, góp phần cụ thể,
thiết thực vào sứ mệnh công nghiệp
hóa hiện đại hóa đang đặt ra một
cách cấp bách.
Thủ tướng nêu một số nhiệm
vụ trọng tâm đối với Viện Hàn lâm
Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Đó là, nghiên cứu và đề xuất các giải
pháp sử dụng tài nguyên khoáng
sản hợp lý, nhằm nâng cao giá trị,
giảm lãng phí đất đai và tài nguyên
quốc gia; Đề xuất các giải pháp
khoa học công nghệ trong việc theo
dõi kiểm soát và xử lý môi trường
cũng như khắc phục hậu quả và
thích ứng tối ưu với các thách thức
của biến đổi khí hậu; Nghiên cứu đề
xuất các giải pháp nâng cao năng
lực cạnh tranh cho các ngành, lĩnh
vực then chốt của quốc gia, đặc biệt
là nông nghiệp công nghệ cao, trí
tuệ nhân tạo, sản xuất các dược liệu
thế hệ mới, công nghệ nano…
Nhấn mạnh nhiệm vụ khởi
nghiệp là quan trọng, Thủ tướng
mong muốn từ những nghiên cứu,
ý tưởng khoa học của Viện, sẽ có
những nhà khởi nghiệp thành công
ở trong nước và quốc tế. Ngay trong
Viện Hàn lâm Khoa học và Công
nghệ Việt Nam cũng có các nhà khởi
nghiệp xuất sắc.
Thủ tướng cũng đề nghị hai
Viện Hàn lâm (Khoa học và Công
nghệ và Khoa học xã hội) cần phối
hợp chặt chẽ, là đối tác tương tác,
gần gũi như “răng với môi”, hỗ trợ
để cùng phục vụ sự phát triển của
kinh tế - xã hội đất nước, nhất là về
những vấn đề xã hội bức xúc.
PHÁT HUY CAO ĐỘ
LÒNG TỰ TÔN DÂN TỘC
Thanh Vũ
Ngày 27/12 vừa qua, dự Hội
nghị tổng kết công tác năm
2016 và triển khai phương
hướng, nhiệm vụ năm 2017 của
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội
(KHXH) Việt Nam, Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc đề nghị
Viện nghiên cứu, đề xuất xử lý
các thể chế kinh tế xã hội cản
trở Việt Nam phát triển.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá
cao những thành quả đã đạt được
của Viện trong thời gian qua. Trước
nhu cầu lý luận và thực tiễn của
Việt Nam, Viện đã triển khai nhiều
nghiên cứu quan trọng, đưa các ý
kiến và gợi ý chính sách cho Đảng,
Chính phủ liên quan đến nhiều vấn
đề về kinh tế, chính trị, văn hóa,
quốc phòng an ninh.
“Một trong những sứ mạng của
Viện là thúc đẩy sự phát triển của
nền KHXH Việt Nam, đóng góp có
ý nghĩa và xứng đáng vào kho tàng
trí thức của nhân loại, tạo ra các giá
trị học thuật mang tầm thời đại,
đưa nền khoa học Việt Nam vươn
ra tầm quốc tế”, Thủ tướng khẳng
định. Theo đó, Thủ tướng nêu 4 yêu
cầu đối với Viện Hàn lâm KHXH
Việt Nam:
Thứ nhất, là viện nghiên cứu
nhưng phải kịp thời nắm sát cuộc
sống, xã hội, thế giới cũng như bản
sắc văn hóa xã hội của Việt Nam;
đồng thời đầu tư thỏa đáng để các
số liệu dự báo có độ tin cậy cao, tư
vấn đúng và trúng trọng tâm về các
chính sách quản lý cũng như các
quy hoạch, chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội của Chính phủ.
Thứ hai, song song với nghiên
cứu, cần đánh giá và áp dụng các
thành tựu nghiên cứu khoa học của
nhân loại vào việc giải quyết các
bài toán mà thực tế đặt ra cho xã
hội Việt Nam. Ví dụ vấn đề khoảng
cách giàu nghèo, vấn đề gia đình
trong kinh tế thị trường…
Thứ ba, phải là “địa chỉ đỏ” để
các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước đến đặt hàng giải quyết các bài
toán mang tính xã hội cũng như nơi
cung cấp thông tin chuẩn mực về
quan điểm chính sách của Đảng và
Nhà nước một cách nhanh chóng,
kịp thời, chính xác.
Thứ tư, Viện cần tiếp tục tinh
gọn bộ máy, áp dụng phương thức
quản lý phù hợp để thu hút nhân
tài, phát huy tối đa nội lực, mở rộng
hợp tác quốc tế và hội nhập có hiệu
quả vào chuỗi giá trị tri thức của
nhân loại. Thủ tướng cũng nhấn
mạnh, không hành chính hóa các
nhà khoa học.
Thủ tướng đặt hàng 5 nhiệm
vụ đối với Viện Hàn lâm KHXH
Việt Nam: Thứ nhất, nghiên cứu
đề xuất xử lý các thể chế kinh tế
xã hội rằng buộc Việt Nam không
phát triển được. Từ đó, đề xuất các
giải pháp hữu hiệu nhằm chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết tốt
bài toán chuyển dịch lao động giữa
các khu vực; Thứ hai, nghiên cứu
đặc điểm địa lý kinh tế nhân văn
từng vùng miền để từ đó đề xuất
các giải pháp phát triển kinh tế
phù hợp, nhằm góp phần xóa đói
giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã
hội bền vững; Thứ ba là làm sao
giữ gìn và phát huy bản văn hóa
sắc dân tộc trong bối cảnh hội nhập
toàn cầu ngày càng sâu rộng; Thứ
tư, tập hợp luận cứ khoa học mang
tính thuyết phục cao để làm cơ sở
pháp lý bảo vệ chủ quyền quốc gia;
Thứ năm là đề xuất cơ chế hữu
hiệu hơn để thúc đẩy phong trào
khởi nghiệp, đưa Việt Nam đạt và
vượt mục tiêu có trên 1 triệu doanh
nghiệp vào năm 2020.
Thủ tướng cho biết, theo dự
toán ngân sách năm 2017, Viện
Hàn lâm KHXH được cấp đến 615
tỷ đồng để chi thường xuyên. Trong
bối cảnh đất nước còn nhiều khó
khăn, nguồn vốn ngân sách nêu
trên là sự ghi nhận, đánh giá cao nỗ
lực, tiềm năng của Viện. Thủ tướng
đề nghị các cơ quan nghiên cứu, đặc
biệt là 2 Viện Hàn lâm (Khoa học và
Công nghệ, Khoa học xã hội), cần
phối hợp chặt chẽ, là đối tác tương
tác như “răng với môi”.
Thủ tướng yêu cầu, Viện phải
xây dựng cơ sở dữ liệu tin cậy về
các kết quả nghiên cứu và khả năng
áp dụng vào thực tế Việt Nam để
các doanh nghiệp, nhà nghiên cứu
tham khảo. Cần thay đổi tư duy, kỹ
năng và cả văn hóa làm việc để bắt
kịp thực tế cũng như thích ứng với
cơ chế thị trường.
THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA NỀN KHOA HỌC XÃ HỘI
Ngọc Danh
ViệnHànLâmKhoaHọcVàCôngNghệViệtNam: ViệnHànLâmKhoaHọcXãHộiViệtNam:
05Số 151 - Tháng 01/2017 THEO DÒNG THỜI SỰ
Tối ngày 31/12, tại Quảng
trường Trung tâm hội nghị tỉnh
Cà Mau, Tỉnh ủy, HĐND, UBND,
Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà
Mau long trọng tổ chức Lễ kỷ
niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh
(1/1/1997 - 1/1/2017).
Đến tham dự buổi lễ có Đ/c
Nguyễn Thị Kim Ngân - Ủy viên
Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội; Đ/c
Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ
Chính trị, Thủ tướng Chính phủ;
Nguyên Tổng Bí thư Nông Đức
Mạnh; cùng các đồng chí nguyên
lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các đồng
chí Ủy viên T.Ư Đảng; đại diện các
Bộ, Ngành T.Ư…
Phátbiểutạibuổilễ,ôngNguyễn
Tiến Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Cà
Mauchobiết,trongsuốtchặngđường
20 năm qua, Cà Mau đã nỗ lực từ
tỉnh nghèo trở thành tỉnh có mức thu
nhập trung bình như hiện nay, và là
một trong bốn tỉnh trọng điểm vùng
ĐBSCL. Trong suốt chặng đường ấy,
ĐảngbộvànhândântỉnhCàMauđạt
đượcnhiềuthànhtựunổibật,nhấtvề
nôngnghiệp-thủysảnvàgiaothông.
Từ một tỉnh thuần nông, nhưng nhờ
chuyểnđổicơcấukinhtếđúnghướng
nên đến nay, tỷ trọng ngành công
nghiệp, dịch vụ đã trở thành kinh
tế mũi nhọn của tỉnh. Hiện tại, thủy
sản của Cà Mau đã xuất khẩu sang
40 nước và quan hệ thường xuyên với
hơn 100 khách hàng.
Nhờ quan tâm đầu tư kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội, đến nay,
9/9 huyện, thành phố và 78/82 xã
trên địa bàn tỉnh đã có đường ô tô
về đến trung tâm; giao thông vận tải
phát triển trên cả đường bộ, đường
sông và đường biển, tạo điều thuận
lợi trong việc đi lại và giao thương
hàng hóa với các vùng, miền trong cả
nước. Cùng với đó, đời sống vật chất,
tinh thần được nâng lên, nhân dân
Cà Mau đồng lòng, chung tay cùng
chính quyền thực hiện có hiệu quả
Chương trình mục tiêu Quốc gia về
xâydựngNôngthônmới(NTM).Đến
cuối năm 2016, 82 xã trên địa bàn
tỉnh đạt bình quân khoảng 12,5/19
tiêu chí và đã có 20 xã đạt chuẩn
NTM. Trong năm 2016, mặc dù chịu
ảnh hưởng chung do hạn hán, thiên
tai gây mất mùa nhưng kim ngạch
xuất khẩu của tỉnh vẫn đạt mốc hơn
1 tỷ USD (tăng 7,7 lần so với năm
1997), sản lượng lúa không chỉ đảm
bảo cân đối nhu cầu an ninh lương
thực trong tỉnh mà còn có dư để bán
cho một số tỉnh thành lân cận phục
vụ cho việc xuất khẩu.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch
Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân ghi
nhận, biểu dương những thành tựu
nổi bật 20 năm qua mà Đảng bộ,
chính quyền và nhân dân tỉnh Cà
Mau đã đạt được. Đảng bộ, chính
quyền quân và dân tỉnh Cà Mau
sẽ phát huy tinh thần "đoàn kết,
đổi mới, năng động, sáng tạo," khai
thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế
của tỉnh; khắc phục khó khăn, vượt
qua thách thức, tiếp tục đổi mới
toàn vẹn và đồng bộ, sớm đưa Cà
Mau đến năm 2020 trở thành tỉnh
phát triển khá của vùng ĐBSCL,
góp phần cùng cả nước thực hiện
thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần
thứ 12 của Đảng. Đặc biệt là về xây
dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn,
đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng,
chính trị, đạo đức, lối sống, những
biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển
hóa" trong nội bộ, đồng thời thực
hiện tốt Chỉ thị số 05 của Bộ Chính
trị về đẩy mạnh học tập và làm theo
tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh để xứng đáng với vị trí là
tỉnh địa đầu cực Nam của Tổ quốc.
Chủ tịch Quốc hội lưu ý Đảng
bộ, chính quyền tỉnh cần tập trung
làm tốt một số nhiệm vụ trọng tâm,
như: tập trung hơn nữa vào các lĩnh
vực thế mạnh, như: khai thác, nuôi
trồng thủy sản gắn với bảo vệ tài
nguyên, chủ quyền biển đảo; phát
triển mô hình nuôi tôm năng suất
cao, xứng tầm là “vựa tôm” của cả
nước; sản xuất và cung ứng sản
phẩm nông nghiệp công nghệ cao
và nâng cao các chất lượng, giá trị
các mặt hàng nông sản. Đồng thời
tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành
chính, cải cách tư pháp nhằm xây
dựng bộ máy chính quyền hiệu lực,
hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ ngày càng cao của sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế…
KỷNiệm20Năm
TáiLậpTỉnhCàMau Nhật Tân
Tối ngày 30/12, tại Quảng
trường Hùng Vương, phường 1,
Tp. Bạc Liêu, Tỉnh ủy, HĐND,
UBND, Uỷ ban MTTQ Việt Nam
tỉnh Bạc Liêu long trọng tổ chức
Lễ kỷ niệm 20 năm ngày tái lập
tỉnh (01/01/1997 - 01/01/2017).
Đến tham dự buổi Lễ có Đ/c
Nguyễn Thị Kim Ngân - Ủy viên
Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội; Đ/c
Hà Ngọc Anh, Phó Trưởng Ban Dân
vận Trung ương; Nguyên Thủ tướng
Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; cùng
các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng,
Nhà nước; các đồng chí Ủy viên T.Ư
Đảng; đại diện các Bộ, Ngành T.Ư…
Khi mới tái lập, Bạc Liêu là một
trong những tỉnh nghèo nhất khu
vực ĐBSCL và cả nước. Đời sống
của đại bộ phận nhân dân còn nhiều
khó khăn, thiếu thốn, thu nhập
bình quân đầu người thấp (GDP
bình quân đầu người năm 1997 chỉ
đạt khoảng 2.400.000 đồng), tỷ lệ hộ
nghèo cao (28,9% theo tiêu chí cũ),
hạ tầng y tế, giáo dục, văn hóa, xã
hội không đáp ứng được yêu cầu.
Thêm nữa, chưa tròn một năm sau
ngày tái lập, tháng 11 năm 1997,
tỉnh Bạc Liêu lại bị cơn bão số 5 tàn
phá gây thiệt hại nặng nề cho nhiều
vùng trong tỉnh…
Để khai thác thế mạnh của
tỉnh là nông nghiệp, thủy sản và
sản xuất muối, Tỉnh ủy Bạc Liêu đã
chỉ đạo tập trung đầu tư phát triển
nền nông nghiệp hàng hóa, trong đó
nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản
được coi là ngành kinh tế mũi nhọn
nhằm tạo sự đột phá về kinh tế; từ
đó, những diện tích sản xuất lúa
kém hiệu quả được chuyển đổi sang
nuôi trồng thủy sản. Đến nay, tổng
diện tích nuôi trồng thủy sản đạt
127.851ha, so với năm 1997, diện
tích nuôi trồng thủy sản đã tăng gấp
3 lần. Tổng sản lượng khai thác và
nuôi trồng thuỷ hải sản năm 2016
ước đạt 304.400 tấn, tăng gấp 6 lần
so với năm 1997 (49.200 tấn). Nghề
làm muối cũng được tỉnh quan tâm
đầu tư, nhất là hỗ trợ vốn và hướng
dẫn kỹ thuật để diêm dân đầu tư
sản xuất muối trắng với năng suất,
chất lượng cao hơn.
Đến nay, hệ thống đường giao
thông nông thôn, thủy lợi, điện,
trường học, trạm y tế, bưu điện...
ở các xã đã được xây dựng cơ bản.
Nếu như năm 1997, hầu hết các
xã trong tỉnh đều nằm trong tình
trạng cô lập, tách biệt với thành
thị, thì hiện nay đã có 39/49 xã có
đường ô tô đến trung tâm, đường
giao thông liên xã, liên ấp được bê
tông hóa, nhựa hóa cơ bản, kết nối
với các tuyến giao thông liên tỉnh,
liên huyện. Sau 6 năm triển khai
Chương trình mục tiêu Quốc gia
xây dựng Nông thôn mới, đến nay,
đã có 11/49 xã đạt 19/19 tiêu chí, 9
xã đạt từ 15-18 tiêu chí, 27 xã đạt
từ 10-14 tiêu chí, không còn xã đạt
dưới 5 tiêu chí. Trong đó, huyện
Phước Long với 7/7 xã đã hoàn
thành các tiêu chí và trở thành
huyện NTM đầu tiên của tỉnh.
Lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã
có bước phát triển rõ rệt, khu công
nghiệp Trà Kha đang từng bước
được lấp đầy, nhiều dự án công
nghiệp lớn đã và đang phát huy
hiệu quả kinh tế, đặc biệt là nhà
máy điện gió Bạc Liêu (đã hòa lưới
điện Quốc gia 62 trụ với tổng công
suất 99,2 MW, là nhà máy điện gió
lớn nhất Việt Nam hiện nay), nhà
máy bia Sài Gòn - Bạc Liêu (công
suất đã đạt gần 50 triệu lít/năm),
nhà máy xây xát lúa gạo Vĩnh Lộc;
nhà máy bao bì của Tập đoàn Dầu
khí, nhà máy giày An Hưng, các
nhà máy may mặc của Hàn Quốc và
Tập đoàn Vinatex...
Sự nghiệp giáo dục - đào tạo
và khoa học - công nghệ có nhiều
chuyển biến tích cực. Công tác
khuyến học, khuyến tài, xây dựng
xã hội học tập được coi trọng và
phát huy hiệu quả. Về y tế, công
tác chăm sóc sức khỏe nhân dân
được cải thiện, cơ sở vật chất, thiết
bị y tế được quan tâm đầu tư; mạng
lưới y tế các cấp được củng cố, tăng
cường. Hoạt động văn hoá, văn
nghệ, thể dục thể thao ngày càng
đa dạng, phong phú, góp phần xây
dựng đời sống văn hoá, tinh thần
cho nhân dân…
Đ/c Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại buổi lễ
KỷNiệm20Năm
TáiLậpTỉnhBạcLiêu Nhật Tân
Các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng tại Bạc Liêu xúc động trong ngày vui của quê hương
06 Số 151 - Tháng 01/2017THEO DÒNG THỜI SỰ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu lãnh đạo
các Bộ, ngành phối hợp với các địa phương
tập trung chỉ đạo khắc phục nhanh hậu quả
mưa lũ, giúp nhân dân tỉnh Bình Định ổn
định lại đời sống.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh
Bình Định phải rà soát các hộ có nguy cơ thiếu
đói, kịp thời cứu trợ lương thực, nhu yếu phẩm
cho người dân, không để người dân bị đói, khát.
UBND tỉnh chủ động sử dụng nguồn ngân sách
của địa phương và các nguồn kinh phí hợp pháp
khác thực hiện ngay các chính sách hỗ trợ, nhất
là các hỗ trợ gia đình có người chết, người bị
thương, gia đình bị mất nhà cửa, mức hỗ trợ cụ
thể tuỳ điều kiện của các địa phương; ngân sách
trung ương sẽ cân đối, hỗ trợ các địa phương khó
khăn theo đúng quy định.
Bí thư Tỉnh ủy phải yêu cầu cấp ủy các cơ
quan, đơn vị huy động lực lượng quân đội, công
an, thanh niên, phụ nữ… tham gia dọn vệ sinh
môi trường, sớm đưa học sinh trở lại trường, tổ
chức khám, chữa bệnh cho người dân vùng bị
ngập lũ; đặc biệt hỗ trợ sửa chữa, dựng ngay nhà
cửa bị đổ trôi, chủ động bố trí chỗ ở tạm, không để
người dân sống cảnh “màn trời chiếu đất”.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương
chỉ đạo các chủ đập kiểm tra, khắc phục kịp thời
các sự cố đê điều, hồ đập để chủ động ứng phó với
diễn biến thời tiết thời gian tới, nhất là bảo đảm
an toàn các hồ chứa nước, đồng thời bảo đảm
nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt trong
mùa khô tới.
*Hỗ trợ gạo, giống lúa
Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý hỗ trợ bổ
sung 2.000 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho
tỉnh Bình Định để cứu trợ cho nhân dân bị thiệt
hại do lũ lụt; bổ sung trước 80 tỷ đồng từ nguồn
dự phòng ngân sách trung ương cho tỉnh Bình
Định để kịp thời thực hiện chính sách hỗ trợ dân
sinh, khẩn trương khắc phục hậu quả lũ lụt theo
quy định.
Thủ tướng Chính phủ cũng đồng ý về chủ
trương hỗ trợ bằng tiền để tỉnh Bình Định tự mua
giống lúa phù hợp với mùa vụ; không thu học phí
học kỳ II năm học 2016 - 2017 đối với học sinh là
con các gia đình bị thiệt hại nặng do lũ lụt vừa
qua trên địa bàn tỉnh Bình Định theo quy định
tại Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015.
*XâydựngChươngtrìnhtổngthểphòngchốngthiêntai
Để phòng, chống mưa lũ trong thời gian tới,
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn xây dựng Chương trình
tổng thể phòng chống thiên tai cho khu vực miền
Trung; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan
tổ chức nghiên cứu, đánh giá toàn diện, cụ thể về
thực trạng thiên tai (mưa lũ, ngập lụt, hạn hán) ở
miền Trung và Tây Nguyên, xác định rõ nguyên
nhân, đề xuất các giải pháp xử lý tổng thể, căn cơ
chủ động ứng phó, thích nghi. 
Bộ Giao thông vận tải kiểm tra, xử lý công
trình giao thông chưa phù hợp, cản trở thoát lũ,
ảnh hưởng an toàn khu dân cư, chủ động mở
rộng khẩu độ đối với các cầu, cống gây cản lũ để
đảm bảo thoát lũ, không để tình trạng ngập lụt
ngày càng nghiêm trọng do ảnh hưởng của công
trình giao thông...
Từ tháng 10 đến nay, khu vực miền Trung,
Tây Nguyên liên tiếp xảy ra 5 đợt mưa lũ lớn,
riêng tỉnh Bình Định hơn 1 tháng qua 4 lần bị
ngập lụt. Đây là đợt lũ muộn, bất thường, đỉnh lũ
một số nơi xấp xỉ mức lũ lịch sử, gây ngập lụt trên
diện rộng, nhiều khu dân cư bị ngập sâu, cô lập,
chia cắt dài ngày, sản xuất bị đình trệ, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt của hàng
chục ngàn hộ dân, thiệt hại lớn về tính mạng và
tài sản của Nhân dân, hàng loạt công trình cơ sở
hạ tầng, nhất là về dân sinh, giao thông, thủy lợi,
thủy sản bị tàn phá...
Bình Định:
HỗTrợKhắcPhụcHậuQuảMưaLũ Trọng Tâm
Vừa qua, Phó Thủ tướng
Trương Hòa Bình yêu cầu Ủy
ban Dân tộc và các bộ, ngành,
địa phương tổ chức thực hiện
nghiêm túc, đầy đủ, với tinh
thần đổi mới, sáng tạo Nghị
định 5/2011/NĐ-CP về công tác
dân tộc và các chương trình
hành động về công tác dân tộc...
Vùng dân tộc và miền núi chiếm
3/4 diện tích tự nhiên của cả nước,
là địa bàn sinh sống chủ yếu của 53
dân tộc thiểu số với gần 13,4 triệu
người, chiếm 14,6% dân số cả nước.
Đây là vùng có vị trí chiến lược đặc
biệt quan trọng về kinh tế - xã hội,
quốc phòng, an ninh, môi trường
sinh thái của cả nước... Trong nhiều
năm qua, Đảng, Nhà nước luôn
quan tâm phát triển vùng dân tộc
và miền núi.
Nghị định số 5/2011/NĐ-CP
của Chính phủ về công tác dân tộc
là văn bản chuyên ngành có giá trị
pháp lý cao nhất, có tính đột phá,
tạo khuôn khổ pháp luật để thống
nhất nhận thức và hành động
trong công tác dân tộc. Tuy nhiên
qua quá trình triển khai, các quy
định trong Nghị định 5/2011/NĐ-
CP còn bộc lộ nhiều hạn chế như
các quy định còn chung, chưa có cơ
chế bảo đảm thực hiện có hiệu quả
các nhóm chính sách.
Công tác dân tộc trong thời gian
tới rất nặng nề, có ý nghĩa quyết
định sự phát triển kinh tế - xã hội
bền vững vùng dân tộc thiểu số và
miền núi, góp phần quan trọng vào
sự phát triển chung của đất nước
và xây dựng khối đại đoàn kết toàn
dân tộc. Do vậy, Phó Thủ tướng đã
yêu cầu Ủy ban Dân tộc và các bộ,
ngành, địa phương cần quán triệt
sâu sắc tầm quan trọng của công
tác này; nhận rõ trách nhiệm và đề
cao quyết tâm, tổ chức thực hiện
đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà
nước về công tác dân tộc; trong đó,
tổ chức thực hiện nghiêm túc, đầy
đủ, với tinh thần đổi mới, sáng tạo
Nghị định 5/2011/NĐ-CP, Chiến
lược và Chương trình hành động
thực hiện Chiến lược công tác dân
tộc đến năm 2020, Chỉ thị số 28 của
Thủ tướng Chính phủ về nâng cao
hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước
về công tác dân tộc.
Cụ thể, về Nghị định 5/2011/
NĐ-CP, Phó Thủ tướng yêu cầu
Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp
với các bộ, ngành liên quan tiếp tục
nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện hệ
thống chính sách, pháp luật cho giai
đoạn 2016 - 2021; chủ trì, phối hợp
với các bộ, ngành, địa phương triển
khai hiệu quả Chương trình 135
giai đoạn 2016 - 2020. Bộ Kế hoạch
và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các
bộ, ngành tăng cường nguồn lực
nhà nước, đề xuất chính sách thu
hút đầu tư phát triển kinh tế - xã
hội vùng dân tộc thiểu số và miền
núi, trong đó có nguồn lực của các
tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính
phủ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chủ trì, phối hợp với các
bộ, ngành, địa phương triển khai
hiệu quả Chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng Nông thôn mới ở
vùng dân tộc và miền núi. Bộ Nội vụ
chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành
ban hành văn bản hướng dẫn, triển
khai thực hiện Đề án phát triển đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức
dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới;
xây dựng cơ chế, chính sách về đào
tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, sử dụng,
bổ nhiệm nhằm nâng cao số lượng,
chất lượng cán bộ, công chức, viên
chức là người dân tộc thiểu số.
Các địa phương có vùng dân tộc
thiểu số và miền núi phải tiếp tục
triển khai có hiệu quả Nghị định
5/2011/NĐ-CP và các chính sách
dân tộc hiện hành; chủ động ưu tiên
nguồn lực, lồng ghép các chương
trình, dự án trên địa bàn với chính
sách dân tộc, tập trung đầu tư phát
triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội
cho các huyện nghèo, xã, thôn, bản
đặc biệt khó khăn, khắc phục tình
trạngđầutưdàntrải.Khuyếnkhích
các địa phương ban hành các chính
sách đặc thù, bố trí thêm nguồn lực
để tổ chức thực hiện tốt các chính
sách dân tộc; quan tâm quy hoạch,
đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán
bộ, công chức, viên chức người dân
tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu trong
thời kỳ mới.
TăngCườngNguồnLựcChoCôngTácDânTộc Quang Hiếu
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác Chính phủ
làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bình Định.
07Số 151 - Tháng 01/2017 THEO DÒNG THỜI SỰ
Vừa qua, Bộ Khoa học và
Công nghệ, các Bộ, ngành có
liên quan tập trung rà soát các
nhiệm vụ, dự án nghiên cứu
khoa học, phát triển công nghệ
và chế tạo, sản xuất các sản
phẩm khoa học và công nghệ.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam -
Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương
trìnhkhoahọcvàcôngnghệQuốcgia
tại cuộc họp Ban Chỉ đạo các Chương
trình khoa học và công nghệ quốc gia
chỉ đạo các bộ, ngành liên quan rà
soát các nhóm nhiệm vụ: Các nhiệm
vụ khoa học và công nghệ liên quan
đến bảo vệ và chăm sóc sức khỏe
nhân dân; các nhiệm vụ khoa học và
công nghệ về bảo đảm quốc phòng,
an ninh trong đó bao gồm cả các vấn
đề về an toàn, an ninh thông tin; các
nhiệm vụ khoa học và công nghệ
phục vụ phát triển nông nghiệp; các
nhiệm vụ khoa học và công nghệ
khác liên quan tới các ngành công
nghiệp, kinh tế - kỹ thuật như giao
thông, năng lượng, xây dựng…
Các Chương trình, nhiệm vụ
của Chương trình cần xây dựng có
trọng điểm, tập trung nguồn lực đầu
tư, bảo đảm các dự án và sản phẩm
phải thực sự đạt tầm quốc gia, đáp
ứng yêu cầu cấp thiết của đất nước.
Trước mắt, các Bộ tập trung chỉ đạo,
phối hợp các cơ sở nghiên cứu, các
doanh nghiệp, ưu tiên tổ chức ng-
hiên cứu, phát triển một số dự án,
sản phẩm. Cụ thể, Bộ Y tế làm chủ
công nghệ và tổ chức sản xuất vắc
xin; Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn nghiên cứu phát triển về
giống cây trồng, vật nuôi; Bộ Thông
tin và Truyền thông xem xét, lựa
chọn một số công nghệ, thiết bị về
an toàn thông tin đặc thù để làm
chủ công nghệ và sản xuất thiết bị
chuyên biệt của Việt Nam; Bộ Khoa
học và Công nghệ, Bộ Công Thương
và các Bộ, ngành có liên quan tiếp
tục khuyến khích, tạo điều kiện để
các doanh nghiệp tham gia, đăng ký
các nhiệm vụ của 3 Chương trình
theo hướng ngân sách nhà nước hỗ
trợ một phần, doanh nghiệp chủ
động cơ bản nguồn vốn đầu tư, thực
hiện. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu
các Bộ, ngành, địa phương và các
doanh nghiệp quan tâm, cân đối
nguồn lực, ưu tiên tập trung đầu tư
phát triển khoa học và công nghệ,
nhất là đối với các nhiệm vụ đã được
phê duyệt trong 3 Chương trình.
RàSoátCácDựÁn
NghiênCứuKhoaHọc
Thùy Duyên - Trần Trang
Ngày 27/12 vừa qua, tại
TP.Hải Phòng, Phó Thủ tướng
Vương Đình Huệ, Trưởng Ban
Chỉ đạo của Chính phủ xử lý tồn
tại, yếu kém của một số doanh
nghiệp, dự án lớn thuộc ngành
Công Thương đã đi thị sát, kiểm
tra thực địa Nhà máy Xơ sợi
Đình Vũ (PVTEX) và Dự án Nhà
máy đạm DAP 2 Hải Phòng.
Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ (do
Tập đoàn Dầu khí và Tập đoàn Dệt
may hợp tác đầu tư) và dự án Nhá
máy đạm DAP 2 Hải Phòng (do Tập
đoàn Hóa chất đầu tư), là 2 trong số
12 dự án, nhà máy yếu kém, thua
lỗ được Thường trực Chính phủ xác
định và được Quốc hội, Thủ tướng
Chính phủ chỉ đạo phải xử lý trong
thời gian sớm nhất nhằm kéo giảm
nguy cơ mất vốn đầu tư, tiêu hao
nguồn lực nhà nước và của xã hội.
Tại các nhà máy này, Phó Thủ
tướng Vương Đình Huệ đã thị sát
về cơ sở hạ tầng, thiết bị, công nghệ,
dây chuyền sản xuất, tình hình sản
xuất kinh doanh, nghe lãnh đạo
nhà máy và lãnh đạo các bộ, ngành
báo cáo về quá trình quyết định đầu
tư, lập, thực hiện kế hoạch đầu tư,
xây dựng, hoàn thiện và vận hành
của hai nhà máy, thực trạng hoạt
động, tình hình tài chính, yếu kém,
thua lỗ. Đoàn công tác cũng thảo
luận các phương án xử lý các vấn đề
cấp bách trước mắt cũng như quyết
định tương lai của các dự án.
Trước đó, ngày 20/12, Ban Chỉ
đạo cũng họp phiên đầu tiên tại Hà
Nội dưới sự chủ trì của Phó Thủ
tướng Vương Đình Huệ. Tại phiên
họp, lãnh đạo Chính phủ cũng nêu
rõ phương hướng hoạt động của
Ban Chỉ đạo, các bộ, ngành, các
Ban quản lý dự án, doanh nghiệp
liên quan nhằm mục tiêu tới hết
năm 2017 phải có chuyển biến căn
bản về kết quả xử lý, phấn đấu tới
hết năm 2018 cơ bản xử lý xong các
dự án, doanh nghiệp này theo chủ
trương của Đảng, Nghị quyết của
Quốc hội và chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ.
KiểmtrathựcđịaNhàmáyXơsợi
ĐìnhVũvàDựánNhàmáyđạm
DAP2HảiPhòng Hà Trung
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu
rà soát các dự án nghiên cứu khoa học.
Vừa qua, Thủ tướng Chính
phủ vừa phê duyệt Khung chính
sách về bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư Dự án đầu tư xây dựng
công trình nâng cấp, cải tạo
Quốc lộ 53 đoạn Long Hồ - Ba
Si trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
và tỉnh Trà Vinh theo hình thức
hợp đồng xây dựng - kinh doanh
- chuyển giao (BOT).
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ
Giao thông vận tải và UBND các
tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh chịu trách
nhiệm chỉ đạo thực hiện Khung
chính sách đã được phê duyệt theo
đúng quy định của pháp luật.
Quốc lộ 53 đoạn Long Hồ - Ba
Si có điểm đầu tại Km11+295 và
điểm cuối Km56, tổng chiều dài là
45,797km. Mục tiêu dự án là nâng
cao năng lực thông hành, đáp ứng
nhu cầu vận tải ngày càng tăng
cao, bảo đảm an toàn giao thông,
thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội,
bảo đảm an ninh quốc phòng khu
vực nói chung và của tỉnh Vĩnh
Long, Trà Vinh nói riêng; nhằm
từng bước phù hợp với quy hoạch
và định hướng phát triển giao
thông vận tải.
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ
sung vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia
giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030 các
hạng mục lưới điện 220kV để cấp điện cho đảo
Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, bao gồm: Đường dây
220 kV mạch kép Kiên Bình - Phú Quốc (xây
dựng mới), chiều dài 73km, vận hành năm 2018
- 2019, trước mắt ở cấp điện áp 110kV, chuyển
sang vận hành ở cấp điện áp 220kV từ năm 2022
- 2023; trạm biến áp 220kV Phú Quốc (xây dựng
mới), quy mô 3x250 MVA, trước mắt lắp 2 máy
biến áp (AT1, AT2), vận hành năm 2022 - 2023.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công
Thương chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Kiên
Giang hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện các bước
chuẩn bị đầu tư và đầu tư xây dựng dự án lưới
điện 220kV bổ sung Quy hoạch nêu trên theo
đúng quy định hiện hành về đầu tư xây dựng,
quản lý chất lượng và bảo vệ môi trường; xem
xét bố trí nguồn vốn vay ưu đãi thuộc khoản
vay Hỗ trợ phát triển chính sách cải cách ngành
điện để đầu tư xây dựng dự án bổ sung Quy
hoạch nêu trên.
Dự án Tuyến nối QL91 và tuyến
tránhTP.LongXuyêndoNgânhàng
Phát triển châu Á (ADB) và Chính
phủ Úc tài trợ. Mục tiêu tổng quát
của Dự án góp phần hoàn chỉnh kết
cấu hạ tầng giao thông theo quy
hoạch, thực hiện chiến lược xóa đói
giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế
khu vực ĐBSCL.
Dự án sẽ thúc đẩy phát triển
kinh tế các tỉnh An Giang, Đồng
Tháp và các tỉnh, thành lân cận;
phát huy hiệu quả của các dự án
đang được triển khai thực hiện và
giảm thiểu ùn tắc giao thông và cải
thiện an toàn giao thông trong khu
vực Dự án.
Dự án sẽ xây dựng 15,3km
đoạn tuyến tránh TP.Long Xuyên
(điểm đầu nối với đường dẫn vào cầu
Vàm Cống từ QL80 đến nút giao Lộ
Tẻ, điểm cuối tại điểm giao QL91);
xây dựng 2km kết nối từ QL91 vào
tuyến tránh cũng như lên cầu Vàm
Cống; cập nhật, điều chỉnh hồ sơ
Dự án đầu tư Tuyến nối QL91 và
tuyến tránh TP.Long Xuyên. Dự án
được thực hiện trong 28 tháng (quý
I/2018 - quý II/2020) với tổng mức
đầu tư là 94,58 triệu USD.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ dẫn đầu
đoàn công tác thị sát dây chuyền sản xuất
của Nhà máy đạm DAP 2 Hải Phòng.
An Giang:
XâydựngtuyếnnốiQL91vàtuyến
tránhThànhphốLongXuyên
Nhật Tân
Vĩnh Long:
Phêduyệtkhungchínhsáchhỗtrợ,tái
địnhcưdựáncảitạoQL53 Nhật Tân
Kiên Giang:
PhúQuốcbổsungDựánlướiđiện220kVvàoQuyhoạch Nhật Tân
Số 151 - Tháng 01/201708 CHÍNH SÁCH & CUỘC SỐNG
Thủ tướng Chính phủ vừa
phê duyệt Điều chỉnh Định
hướng phát triển cấp nước đô
thị và khu công nghiệp Việt
Nam đến năm 2025, tầm nhìn
đến năm 2050.
Mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ
bao phủ dịch vụ cấp nước sạch từ
hệ thống cấp nước tập trung tại các
đô thị đạt 100%, với tiêu chuẩn cấp
nước bình quân đạt 120 lít/người/
ngày đêm, chất lượng nước đạt
quy chuẩn quy định; các khu công
nghiệp được cấp nước đầy đủ theo
yêu cầu áp lực và lưu lượng. Tỷ lệ hệ
thống cấp nước khu vực đô thị lập
và thực hiện kế hoạch cấp nước an
toàn đạt 75%; tỷ lệ thất thoát thất
thu nước sạch tại các đô thị dưới
15%; dịch vụ cấp nước liên tục, đủ
áp lực 24 giờ trong ngày.
*Ưu tiên xây dựng các công trình
cấp nước quy mô vùng liên tỉnh
Một trong các giải pháp thực
hiện là quy hoạch, đầu tư phát triển
và quản lý vận hành hệ thống cấp
nước. Cụ thể, tổ chức lập hoặc điều
chỉnh, bổ sung quy hoạch cấp nước
quy mô vùng liên tỉnh, vùng tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương
thích ứng với biến đổi khí hậu và
bảo đảm cấp nước an toàn; phát
triển cấp nước đô thị kết hợp cấp
nước cho khu dân cư nông thôn tập
trung và khu công nghiệp trên địa
bàn; ưu tiên đầu tư xây dựng các
công trình cấp nước quy mô vùng
liên tỉnh. Bên cạnh đó, đầu tư xây
dựng đồng bộ các hạng mục công
trình từ nguồn nước, xử lý nước đến
mạng lưới đường ống cấp nước với
các trang thiết bị tiên tiến, áp dụng
công nghệ thông tin trong quản lý,
giám sát hoạt động công trình; từng
bước đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa,
tự động hóa hệ thống cấp nước và
bảo đảm cấp nước an toàn.
Đồng thời, thúc đẩy triển khai
đầu tư xây dựng các dự án cấp nước
theo hình thức đối tác công tư (PPP)
và các hình thức đầu tư khác phù
hợp với điều kiện kinh tế - xã hội
của từng địa phương; tập trung đầu
tư mở rộng và cải tạo mạng đường
ống cấp nước tăng tỷ lệ bao phủ và
nâng cao chất lượng dịch vụ cấp
nước; ưu tiên đầu tư các dự án bảo
đảm cấp nước an toàn và chống thất
thoát nước sạch; khuyến khích sử
dụng vật tư, thiết bị có chất lượng
cao được sản xuất trong nước khi
đầu tư xây dựng và cải tạo công
trình cấp nước.
*Từng bước giảm lưu lượng khai
thác nước ngầm
Giải pháp khác là quản lý, sử
dụng nguồn nước thích ứng với
biến đổi khí hậu. Cụ thể, đẩy mạnh
công tác lập quy hoạch tài nguyên
nước; tăng cường công tác quản lý,
giám sát, bảo vệ nguồn nước; kiểm
soát chặt chẽ việc xả thải vào nguồn
nước; xây dựng hệ thống hồ trữ nước
mưa, nước mặt và các công trình
ngăn mặn, xả lũ có tính đến biến
đổi khí hậu; lập kế hoạch khai thác,
sử dụng hồ trữ nước đa mục đích,
ưu tiên cho khai thác cung cấp nước
sinh hoạt.
Khai thác sử dụng nguồn nước
ngầm hợp lý và từng bước giảm lưu
lượng khai thác nước ngầm tại các
đô thị lớn như: Hà Nội, TP.HCM,
các đô thị vùng ĐBSCL… Nghiên
cứu các giải pháp bổ cập nước ngầm
hướng tới tạo nguồn nước dự phòng
chiến lược trong trường hợp xảy ra
các sự cố về nguồn nước mặt, hệ
thống cấp nước và biến đổi khí hậu;
thiết lập hệ thống kiểm soát, cảnh
báo chất lượng, trữ lượng nguồn
nước; nghiên cứu giải pháp dự
phòng nguồn nước bảo đảm an toàn
nguồn nước cho nhà máy nước.
Ứng dụng công nghệ thông tin,
thiết bị thông minh trong quản lý,
vận hành hệ thống cấp nước; lựa
chọn công nghệ và thiết bị tiên tiến,
có chế độ tự động hóa cao, tiết kiệm
năng lượng, tiết kiệm nước, thân
thiện môi trường và bảo đảm cấp
nước an toàn; nghiên cứu, tổ chức
sản xuất vật tư, thiết bị trong nước
có chất lượng cao, đến năm 2025 có
khả năng cung cấp đầy đủ các chủng
loại vật tư, thiết bị ngành nước.
Nghiên cứu, ứng dụng công
nghệ mới trong việc xử lý nước mặn,
nước lợ cho các vùng bị xâm nhập
mặn và khó khăn về nguồn nước;
nghiên cứu công nghệ tái sử dụng
nước mưa hỗ trợ nước sinh hoạt và
các nhu cầu khác.
NângCaoHiệuQuảCôngTrình
CấpNướcSạch
NôngThônTậpTrung Thảo Nguyên
Công trình nước sạch nông
thôn là hạ tầng quan trọng,
cung cấp nước sinh hoạt, góp
phần cải thiện đời sống, nâng
cao sức khỏe người dân, bảo
đảm an sinh xã hội, phát triển
kinh tế - xã hội khu vực nông
thôn. Thời gian qua, Chính phủ
đã tập trung nhiều nguồn lực để
phát triển mạng lưới cấp nước
sạch nông thôn, nhất là tại các
địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng
có điều kiện kinh tế - xã hội
khó khăn và đặc biệt khó khăn.
Việc bảo vệ, sử dụng, khai thác
hiệu quả, bền vững, gắn với huy
động các nguồn lực ngoài ngân
sách cùng Nhà nước đầu tư phát
triển, khai thác công trình nước
sạch là rất cần thiết.
Công tác quản lý, sử dụng, khai
thác công trình cấp nước sạch nông
thôn tập trung thời gian qua đã có
những chuyển biến tích cực, Nhà
nước từng bước nắm được số lượng,
chất lượng, hiện trạng sử dụng, tình
hình biến động của công trình để
phục vụ công tác đầu tư, quản lý,
khai thác, xác lập hồ sơ công trình
và chủ thể được giao quản lý công
trình, bước đầu xã hội hóa việc đầu
tư, vận hành công trình nước sạch
nông thôn.
Để tăng cường quản lý, nâng
cao hiệu quả khai thác và sử dụng
bền vững công trình cấp nước sạch
nông thôn tập trung, Thủ tướng
Chính phủ yêu cầu UBND cấp tỉnh
chỉ đạo Sở NN&PTNT phối hợp với
các Sở, ngành liên quan, UBND các
cấp rà soát, đánh giá việc thực hiện
giao công trình nước sạch nông thôn
tập trung, cơ chế hỗ trợ bù giá nước
sạch nông thôn theo quy định. Các
công trình đã giao đang hoạt động
có hiệu quả, tiếp tục giao cho đối
tượng quản lý, sử dụng khai thác;
các công trình chưa được giao cho
đối tượng quản lý hoặc giao quản
lý, vận hành chưa hiệu quả, tổ chức
thực hiện đánh giá, xác định giá trị
còn lại thực tế của từng công trình
gắn với thời gian sử dụng thực tế;
thời hạn đánh giá giá trị còn lại thực
tế của từng công trình và giao cho
đơn vị quản lý, vận hành chậm nhất
đến 30/6/2017.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ
Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ
NN&PTNT, các bộ, ngành có liên
quan và UBND cấp tỉnh điều chỉnh
chính sách bàn giao công trình cấp
nước sạch nông thôn tập trung
theo hướng các công trình sau khi
rà soát, đánh giá xác định tại điểm
b Mục 1 của Chỉ thị này được giao
cho đơn vị có đủ năng lực quản lý,
vận hành công trình theo quy định;
thực hiện giao theo nhóm công trình
trong một vùng, khu vực (xã, liên xã,
huyện) theo quy hoạch, không giao
riêng lẻ công trình thuận lợi có ưu
thế khai thác. Thứ tự ưu tiên giao
quản lý, vận hành công trình như
sau: Giao cho doanh nghiệp; giao
cho đơn vị sự nghiệp công lập; giao
cho UBND cấp xã. Căn cứ tình hình
thực tế của địa phương, đối tượng
giao quản lý, khả năng hỗ trợ của
ngân sách nhà nước về cấp bù giá
nước, UBND cấp tỉnh quyết định
phương thức giao công trình, cụ
thể: việc giao công trình cho đơn vị
sự nghiệp công lập, cho UBND cấp
xã thực hiện theo hình thức thỏa
thuận hoặc đặt hàng.
Việc giao công trình cho doanh
nghiệp được thực hiện theo phương
thức đấu thầu để lựa chọn doanh
nghiệp quản lý, vận hành, khai thác
công trình cấp nước sạch nông thôn.
Doanh nghiệp trúng thầu sẽ thực
hiện thanh toán giá trị công trình
quy định tại điểm b Mục 1 Chỉ thị
này ngay khi nhận bàn giao hoặc
thanh toán dần tương ứng với thời
gian sử dụng còn lại thực tế của
công trình (các nội dung cụ thể này
là điều kiện đưa vào Hồ sơ thầu và
Hợp đồng giao công trình cấp nước
sạch nông thôn tập trung).
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu
UBND cấp tỉnh căn cứ tình hình
thựctếcânđốingânsáchđịaphương
quyết định cấp bù từ Ngân sách địa
phương hoặc nguồn Chương trình
mục tiêu (nếu có) trong trường hợp
giá bán nước sạch nông thôn do
UBND cấp tỉnh quyết định thấp
hơn giá thành được tính đúng, tính
đủ theo quy định của pháp luật để
đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp
của doanh nghiệp cấp nước (thông
qua số lượng m3 nước sạch tiêu thụ
của doanh nghiệp).
CấpNướcỔnĐịnh
ChoCácĐôThị,
KhuCôngNghiệp
Thuỳ Duyên
Số 151 - Tháng 01/2017 DU LỊCH VIỆT NAM - NHỮNG TRẢI NGHIỆM MỚI 09
Đồng Tháp:
XáclậpkỷlụcTháchoatươilớnnhấtViệtNam Thuỳ Duyên
Tuần lễ du lịch Đồng Tháp năm 2017,
được tổ chức từ ngày 7 đến 14/1/2017 tại
thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Lễ hội
đường phố, hội chợ triển lãm, hội thi và
trưng bày sinh vật cảnh là những hoạt động
sẽ diễn ra tại thành phố Sa Đéc trong thời
gian trên.
Cứ mỗi độ xuân về, vào khoảng thời gian
giáp Tết, là lúc làng hoa miền Tây Nam Bộ vào
lúc nhộn nhịp nhất. Năm nay sẽ càng đặc biệt
hơn nữa khi thành phố Sa Đéc tổ chức lễ hội làng
hoa kéo dài suốt một tuần từ 7 - 14/1/2017 với
tên gọi “Nơi bốn mùa khoe sắc”.
Tại làng hoa Sa Đéc, du khách sẽ được trải
nghiệm cánh đồng hoa bạt ngàn với hơn 780ha
đang vào mùa vụ Tết, cảnh trên bến dưới thuyền,
không khí vận chuyển tấp nập của thương lái
chở hoa đi khắp mọi miền đất nước, được xem
nông dân làng hoa trang trí cổng hoa và các tiểu
cảnh hoa trên đường hoa Sa Nhiên - Cai Dao…
Được biết, gắn với chủ đề “Nơi bốn mùa
khoe sắc”, Tuần lễ du lịch Đồng Tháp 2017 được
tổ chức cùng lễ hội hoa xuân thường niên của
thành phố Sa Đéc. Đặc biệt, trong sự kiện này,
Ban tổ chức sẽ đăng ký xác lập kỷ lục “Thác hoa
tươi lớn nhất Việt Nam”. Theo thiết kế, thác hoa
có chiều cao 12m, đường kính 19m, được trang
trí bởi 2.500 giỏ hoa tươi các loại của Làng hoa
Sa Đéc, thác hoa có hình dáng mô phỏng dòng
thác đang chảy, tượng trưng cho bốn mùa hoa
rực rỡ tại Sa Đéc.
Thành phố Sa Đéc nổi tiếng với những vựa
hoa ngát hương khoe sắc quanh năm, trong đó
Làng hoa Sa Đéc hay Làng hoa Tân Quy Đông
là một trong những làng hoa lớn nhất cả nước.
Bên cạnh đó, trong tuần lễ du lịch, tỉnh Đồng
Tháp sẽ tổ chức hội chợ triển lãm “Nhịp cầu xúc
tiến thương mại và đầu tư Sa Đéc 2017”; hội thảo
“Du lịch Đồng Tháp - Có trách nhiệm”; hội thảo
“Tiềm lực và hướng phát triển cho các sản phẩm
sau gạo”.
Ngoài ra, lễ hội còn có các hoạt động như:
triển lãm ảnh nghệ thuật về Đồng Tháp, hội chợ
ẩm thực đường phố, hội thi chế biến các món ăn
làm từ bột, hội thi “Duyên dáng phụ nữ làng
hoa”… Không chỉ lớn về số lượng, nơi đây còn hấp
dẫn du khách về sự đa dạng của chủng loài hoa,
ước tính có gần 2.000 loài hoa được các nhà vườn
trồng và chăm sóc.
Ông Võ Thanh Tùng, Chủ tịch TP.Sa Đéc cho
biết, đây là dịp tôn vinh những con người làm
nên địa danh vùng đất Sa Đéc. Đến với lễ hội, du
khách được trải nghiệm cánh đồng hoa bạt ngàn
đang vào mùa vụ Tết, tham quan các làng nghề,
điểm du lịch nổi tiếng, làng bột Sa Đéc...
Như vậy, đến Đồng Tháp vào dịp cận Tết
này, du khách sẽ có cơ hội tham quan vườn hoa
rực rỡ dưới nắng xuân, đồng thời chiêm ngưỡng
thác hoa tươi lớn nhất Việt Nam.
“Các tỉnh xung quanh đã
có quy hoạch và đề án quảng
bá xúc tiến du lịch. Mặc dù
Hưng Yên đã tìm hướng đi và
xây dựng, quy hoạch du lịch từ
những năm 2011 - 2012 nhưng
dự kiến tháng 3/2017 tới đây mới
trình được quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch Hưng Yên.
Để du lịch được phát triển, rất
cần sự quan tâm của lãnh đạo,
các cấp, các ngành, nếu không
việc phát triển du lịch rất khó
khăn…” - là những chia sẻ đầy
tâm huyết của ông Trần Đăng
Tuấn - Giám đốc Sở VH-TT&DL
Hưng Yên trong Hội nghị xúc
tiến điểm đến du lịch Hưng Yên
2016 vừa qua.
*Nhiều tiềm năng nhưng khai thác
chưa thực sự hiệu quả
Được biết đến là tỉnh nằm ở
trung tâm Đồng bằng sông Hồng,
Hưng Yên có truyền thống lịch sử
và văn hiến lâu đời. Nơi đây từng
là thủ phủ của trấn Sơn Nam, có
thương cảng Phố Hiến, một thương
cảng lớn nhất Đàng Ngoài với 23
phố, phường; mà sự sầm uất được
ví trong câu ca: “Thứ nhất Kinh kỳ,
thứ nhì phố Hiến”.
Hiện Hưng Yên còn lưu giữ
được kho tàng di sản văn hóa - lịch
sử đặc sắc như: Khu Di tích Quốc
gia đặc biệt Phố Hiến, Đền Đa Hòa -
Dạ Trạch, Làng cổ Đại Đồng… cùng
nhiều danh lam thắng cảnh độc
đáo. Đây là tiền đề quan trọng để du
lịch Hưng Yên tạo ra những nét mới
trong tổng quan du lịch vùng Đồng
bằng sông Hồng nói riêng, cả nước
nói chung.
Thời gian qua, Hưng Yên chủ
yếu tập chung các loại hình du lịch
như thăm quan di tích lịch sử - văn
hóa, du lịch lễ hội dân gian truyền
thống, du lịch sinh thái và du lịch
văn hóa tâm linh. Theo thống kê,
hiện nay Hưng Yên có 1.779 di tích
các loại, trong đó có 169 di tích, cụm
di tích được xếp hạng cấp Quốc gia
với gần 400 lễ hội truyền thống
phản ánh rõ nét những phong tục,
tập quán của người dân nơi đây.
Hưng Yên cũng nổi tiếng với nhiều
làng nghề truyền thống còn lưu giữ
được đến ngày nay như: Làng nghề
long nhãn sấy, hương xạ thôn Cao
(TP.Hưng Yên); Làng nghề đúc
đồng (Văn Lâm); Tương Bần (Mỹ
Hào); hoa, cây cảnh, quất (Văn
Giang); đan rọ, đó, mành tre (Tiên
Lữ); chạm bạc Huệ Lai (Ân Thi); dệt
thảm, thêu ren…
Bên cạnh đó, Hưng Yên có rất
nhiều đặc sản nổi tiếng như: nhãn
lồng, hạt sen, chè hạt sen long nhãn,
bún thang, tương Bần, cam đường
canh, bưởi Diễn, gà Đông Tảo, bánh
răng bừa, mật ong hoa nhãn, lúa
nếp thơm, chuối tiêu hồng… và các
loại hình văn hóa, nghệ thuật đặc
sắc như hát Chèo, hát Ả Đào (ca
trù), hát Trống quân…
Tính đến hết năm 2015, toàn
tỉnh Hưng Yên có 224 cơ sở lưu trú,
trong đó có 25 khách sạn đạt tiêu
chuẩn 1 đến 2 sao, 120 nhà hàng.
Năm 2015, ngành du lịch Hưng Yên
đã đón được 385.000 lượt khách,
trong đó khách nội địa là chủ yếu,
khách quốc tế đạt 10.000 lượt. Tổng
thu từ du lịch ước đạt 105 tỷ đồng.
Có thể thấy, doanh thu từ du
lịch của Hưng Yên còn thấp, chưa
phản ánh đúng năng lực cũng
như khai thác hiệu quả tiềm năng
du lịch sẵn có. Các sản phẩm du
lịch chưa phong phú, hấp dẫn; cơ
sở hạ tầng du lịch phát triển chưa
đồng đều và còn hạn chế; dịch vụ
du lịch hoạt động quy mô nhỏ, còn
phần thiếu chuyên nghiệp… Bởi
vậy, những kết quả đạt được, dù
đáng ghi nhận nhưng vẫn chưa
tương xứng với tiềm năng và thế
mạnh du lịch của tỉnh Hưng Yên
văn hiến, đậm bản sắc.
*Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế
quan trọng
Đã đến lúc cần thay đổi diện
mạo để đưa du lịch Hưng Yên trở
thành ngành kinh tế quan trọng,
góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
tỉnh nhà trong thời gian tới?
Ông Phạm Văn Hiệu - Phó
Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Hưng
Yên cho biết: “Chúng tôi đã xây
dựng Kế hoạch hành động cụ thể
cho chiến lược phát triển du lịch của
tỉnh, trong đó có đưa ra một số giải
pháp phát triển du lịch địa phương.
Tổ chức xây dựng các quy hoạch,
đề án, dự án đầu tư phát triển du
lịch; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
du lịch; đẩy mạnh hoạt động quảng
bá, xúc tiến, phát triển sản phẩm
du lịch đa dạng, phong phú; tăng
cường đào tạo nguồn nhân lực và
tuyên truyền, phổ biến nâng cao
ý thức cộng đồng về phát triển du
lịch; nâng cao chất lượng dịch vụ và
nhận thức của xã hội về phát triển
du lịch... có như vậy mới thực hiện
có hiệu quả Kế hoạch hành động số
91/KH-UBND, ngày 14/5/2015 của
UBND tỉnh, thực hiện Nghị quyết
số 92/NQ-CP về một số giải pháp
đẩy mạnh phát triển du lịch Việt
Nam trong thời kỳ mới”.
Hy vọng, với sự quyết tâm
cao của Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên,
ngành du lịch và những người làm
du lịch Hưng Yên, trong thời gian
không xa, du lịch nơi đây hứa hẹn
sẽ có những đột phá mới, diện mạo
mới, trở thành điểm đến hấp dẫn
của vùng du lịch Đồng bằng sông
Hồng nói riêng, cả nước nói chung.
Du lịch Hưng Yên:
ĐÁNHTHỨCTIỀMNĂNG-KHƠINGUỒNĐỘNGLỰC	 Phùng Nguyện
Du khách đến thăm làng hoa Xuân Quan (Văn Giang)
10 Số 151 - Tháng 01/2017KINH TẾ PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP
Chiều 27/12 vừa qua, tại
tỉnh Vĩnh Phúc, Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ
tướng Trịnh Đình Dũng dự Hội
nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Vĩnh
Phúc. Đây là hội nghị xúc tiến
đầu tư có quy mô lớn nhất của
tỉnh Vĩnh Phúc với sự tham dự
của khoảng 500 đại biểu, doanh
nghiệp.
Đánh giá cao tốc độ phát triển
nhanh của Vĩnh Phúc thời gian qua,
nhất là thu ngân sách đạt 31.000
tỷ đồng, Thủ tướng cho rằng, Vĩnh
Phúc đã giải quyết tương đối có hiệu
quả3“điểmnghẽn”pháttriểnchung
về thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực.
Thể chế, chính sách thông thoáng,
hạ tầng phát triển tốt, nguồn nhân
lực được đào tạo căn bản chính là
nguyên nhân quan trọng dẫn tới
thành công của Vĩnh Phúc.
Bên cạnh đó, Thủ tướng nhìn
nhận, tiềm năng của tỉnh còn rất
lớn, với việc Vĩnh Phúc được quy
hoạchlàvùngThủđô,cónhiềudanh
lam thắng cảnh, “thương hiệu” Vĩnh
Phúc đã bắt đầu hình thành. Thủ
tướng mong muốn Vĩnh Phúc ng-
hiên cứu, vận dụng, phát huy tiềm
năng để vươn lên trở thành một đầu
tàu kinh tế phát triển với tốc độ
nhanh nhất trong nhiệm kỳ này.
Vĩnh Phúc cần có tầm nhìn đưa
tỉnh trở thành trung tâm kinh tế
động lực vùng Bắc Bộ và cả nước,
một thành phố công nghiệp dịch vụ,
một điểm đến hấp dẫn cho các nhà
đầu tư, du khách và những ý tưởng
sáng tạo. Vĩnh Phúc, quê hương của
“khoán 10”, phải được coi là nơi khởi
nguồn của đổi mới, sáng tạo trong
nông nghiệp, nông thôn. Để đạt tầm
nhìn mạnh bạo đó, điểm then chốt
là xây dựng được niềm tin để các
doanh nghiệp trong và ngoài nước
đầu tư mạnh mẽ vào Vĩnh Phúc.
Bên cạnh sự phấn đấu của tỉnh,
Thủ tướng khẳng định Chính phủ
sẽ giữ ổn định kinh tế vĩ mô, tốc độ
tăng trưởng cao, giữ gìn môi trường
hòa bình, ổn định, Chính phủ liêm
chính, kiến tạo phát triển, hành
động để phục vụ người dân và do-
anh nghiệp.
Thủ tướng nêu một số gợi ý với
tỉnh trong định hướng phát triển.
Thứ nhất, muốn phát triển nhanh,
bền vững thì Vĩnh Phúc phải làm
tốt quy hoạch, kế hoạch, chiến lược,
tránh mâu thuẫn, chồng chéo trong
phát triển.
Thứ hai, tiếp tục cải thiện môi
trường sống, môi trường xã hội
cho nhà đầu tư tốt hơn nữa. Cùng
với chính quyền Trung ương, Vĩnh
Phúc phải tiếp tục quán triệt, thực
hiện nghiêm túc tinh thần xây dựng
chính quyền liêm chính, kiến tạo,
hành động, chủ động đồng hành
cùng doanh nghiệp và người dân.
Chính phủ, các Bộ trưởng, Bí thư,
Chủ tịch các tỉnh phải chuyển biến
thì cả xã hội mới chuyển biến được.
Thủ tướng yêu cầu tỉnh thực hiện
tốt Nghị quyết 19 của Chính phủ
về cải thiện môi trường kinh doanh,
nâng cao năng lực cạnh tranh quốc
gia, Nghị quyết 35 về hỗ trợ và phát
triển doanh nghiệp. Vĩnh Phúc phải
“3 cùng” với doanh nghiệp: Cùng
trăn trở, tìm giải pháp hỗ trợ doanh
nghiệp hiệu quả nhất, thiết thực
nhất; cùng làm, bắt tay vào hành
động để kiến tạo phát triển; cùng
chia sẻ thành công cũng như những
thất bại, động viên, tôn vinh kịp
thời đối với doanh nghiệp.
Thứ ba, Vĩnh Phúc phải tiếp tục
điđầutrongphongtràokhởinghiệp,
phát triển doanh nghiệp, phải tăng
gấp đôi số lượng doanh nghiệp vào
năm 2020.
Thứ tư, việc chuyển giao công
nghệ, phát triển cụm ngành, công
nghiệp phụ trợ rất quan trọng, đòi
hòi phải có nguồn nhân lực đáp ứng
được yêu cầu. Thủ tướng tin rằng,
nếu có mặt bằng và nguồn nhân
lực chất lượng cao thì công nghiệp
phụ trợ ở Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục phát
triển.
Bên cạnh phát triển, phải chú ý
mặt trái của quá trình công nghiệp
hóa, quan tâm phát triển hài hòa,
bền vững, bảo vệ môi trường để
Vĩnh Phúc thực sự trở thành nơi
đáng sống, thanh bình, thu hút
phát triển. Đối với nhà đầu tư, Thủ
tướng mong muốn, cam kết phải đi
đôi với việc làm, có trách nhiệm với
cộng đồng.
Tại Hội nghị, tỉnh Vĩnh Phúc đã
trao quyết định chủ trương đầu tư,
chứng nhận đăng ký đầu tư cho các
dự án. Theo Chủ tịch UBND tỉnh
Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Trì, tỉnh
mời gọi các nhà đầu tư quan tâm
đầu tư vào các dự án nông nghiệp
công nghệ cao, công nghiệp cơ khí
ô tô, xe máy; công nghiệp điện tử,
viễn thông; công nghệ sản xuất vật
liệu xây dựng mới và vật liệu nhẹ;
công nghiệp chế biến nông lâm thủy
sản; đầu tư kinh doanh hạ tầng khu
công nghiệp; khu du lịch, vui chơi
giải trí cao cấp.
Tính đến hết tháng 6/2016,
Vĩnh Phúc đã thu hút 837 dự án,
trong đó có 221 dự án FDI với tổng
vốn đầu tư là 3,4 tỷ USD. Hiện
nay, có nhiều tập đoàn lớn đầu tư
vào Vĩnh Phúc như Toyota, Honda
(Nhật Bản), Piaggio (Italy), Patron
Vina, Heasung Vina, Jahwa, Sin-
doh (Hàn Quốc).
Vĩnh Phúc:
KhởiNguồnCủaĐổiMới-SángTạoTrongNôngNghiệp-NôngThôn Ly Sơn
Ngày 26/12 vừa qua, Ủy viên Bộ Chính
trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình
Huệ dự diễn đàn: “Tăng quyền năng kinh tế
cho phụ nữ khởi nghiệp, sản xuất kinh do-
anh nông nghiệp nhằm thúc đẩy bình đẳng
giới” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ
Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Hà Lan
tổ chức.
Phát biểu tại diễn đàn, Phó Thủ tướng Vương
Đình Huệ đánh giá cao định hướng hoạt động của
Hội trong thời gian tới và việc phối hợp với Đại
sứ quán Hà Lan tổ chức diễn đàn này nhằm góp
phần thực hiện mục tiêu phát triển doanh nghiệp
(DN) và bình đẳng giới. Đặc biệt, việc xây dựng
và triển khai Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp
giai đoạn 2017 - 2027” của Hội sẽ có nhiều thuận
lợi khi năm 2016 đi vào lịch sử của đất nước với
trên 110.000 DN thành lập mới, tăng hơn 16% so
với cùng kỳ 2015, trung bình mỗi DN có số vốn
đăng ký hơn 8 tỷ đồng. Số lượng DN đã ngừng
hoạt động nay trở lại hoạt động tăng trên 43%.
Cho rằng diễn đàn đề cập tới nội dung rất
khó khi người phụ nữ vừa thực hiện thiên chức
của mình, vừa vươn lên khởi nghiệp, sản xuất
kinh doanh nông nghiệp trong bối cảnh nông
nghiệp gặp nhiều khó khăn, Phó Thủ tướng nhấn
mạnh “Chính phủ mong muốn lắng nghe kết quả
của Diễn đàn để đánh giá lại thể chế kinh tế, thúc
đẩy khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp của
phụ nữ nói riêng”.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết,
Chính phủ đang trình Quốc hội dự án Luật Hỗ
trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, theo đó sẽ xây dựng
các chương trình hỗ trợ DN, tập trung cho DN
siêu nhỏ, khó khăn trong tiếp cận vốn, tín dụng,
lao động và các yếu tố đầu vào khác nếu không
có hỗ trợ nhà nước. Chính phủ sẽ hỗ trợ DN khởi
nghiệp, sáng tạo trên cơ sở ứng dụng khoa học kỹ
thuật, công nghệ thông tin và phát triển hệ sinh
thái khởi nghiệp.
Ngoài việc hỗ trợ tư vấn truyền thông, đào
tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực, Chính phủ
sẽ ban hành 2 Nghị quyết về tạo nguồn vốn cho
DN. Đối với DN khởi nghiệp, sáng tạo khó tiếp
cận vốn ngân hàng, Chính phủ sẽ phát triển các
quỹ đầu tư mạo hiểm và xây dựng thể chế khuyến
khích đầu tư mạo hiểm. Đối với các DN nhỏ và
vừa, Chính phủ cũng quy định về bảo lãnh tín
dụng ở các địa phương theo hướng bảo lãnh 100%
vốn vay (hiện nay là bảo lãnh 75%) để hỗ trợ tốt
nhất cho các DN có phương án kinh doanh hiệu
quả nhưng thiếu vốn. Đồng thời, Chính phủ cũng
sửa đổi thể chế kinh tế để thu hút DN đầu tư
nhiều hơn vào lĩnh vực nông nghiệp, không chỉ
sản xuất nông nghiệp mà còn phát triển kinh tế
nông thôn theo hướng tạo điều kiện cho tích tụ
ruộng đất, quy hoạch và quản lý quy hoạch đất
đai, ổn định môi trường đầu tư kinh doanh, giảm
rủi ro cho các nhà đầu tư.
Phó Thủ tướng đề nghị Hội Liên hiệp Phụ
nữ Việt Nam tiếp tục nâng cao nhận thức, ý
thức, trách nhiệm, tạo động lực cho phụ nữ trong
khởi nghiệp, sản xuất kinh doanh nông nghiệp;
tập trung các hoạt động hướng dẫn phụ nữ khởi
nghiệp, sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh các hoạt
động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, sản xuất kinh
doanh.
HỗTrợPhụNữKhởiNghiệpGiaiĐoạn2017-2027 Thuỳ Duyên
Thủ tướng chứng kiến lễ ký kết biên bản ghi nhớ giữa UBND tỉnh Vĩnh Phúc và các nhà đầu tư
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ
và đại biểu tham dự diễn đàn
11Số 151 - Tháng 01/2017 KINH DOANH - THƯƠNG TRƯỜNG
Trong 10 năm trở lại đây, ngành công
nghiệp chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ
đã có bước phát triển vượt bậc, giá trị xuất
khẩu của ngành trong 5 năm (từ 2010 - 2016)
đã tăng gấp 2 lần.
Ngành công nghiệp chế biến gỗ đã đóng góp
đáng kể vào giá trị kim ngạch xuất khẩu của
cả nước. Năm 2015, giá trị xuất khẩu gỗ và sản
phẩm gỗ đạt 6,9 tỷ USD, tăng 10,7% so với năm
2014. Trong đó, sản phẩm gỗ đạt 4,79 tỷ USD
(+7,8%). Riêng 10 tháng đầu năm 2016, giá trị
xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 5,59 tỷ USD,
tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2015. Dự báo, để
ngành chế biến gỗ Việt Nam tiếp tục mở rộng
trong những năm tới, sẽ là bài toán nan giải về
cung ứng lượng gỗ nguyên liệu rất lớn từ nguồn
nhập khẩu và rừng trồng trong nước.
Theo ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội
Gỗ và Lâm sản Bình Định, hiện nay, gỗ rừng
trồng trong nước là nguồn nguyên liệu chính và
quan trọng nhất cũng chiếm khoảng 30% - 40%
tổng lượng nguyên liệu đầu vào, đặc biệt là gỗ
cao su, keo, tràm. Nhưng trong thời gian qua,
tình trạng các công ty có vốn đầu tư nước ngoài
(FDI) và thương nhân của Trung Quốc đội lốt
doanh nghiệp Việt Nam đã nổi lên với sự hình
thành những hệ thống nhà máy và cơ sở thu mua
nguyên liệu từ miền Nam ra đến khu vực miền
Trung, Tây Nguyên để xuất khẩu sang Trung
Quốc. Vấn đề cạnh tranh khống chế thị trường
cung cấp gỗ nguyên liệu này đang tạo ra sức
ép rất lớn, thậm chí là nguy cơ khủng hoảng gỗ
nguyên liệu tại các doanh nghiệp trong nước ở
TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Định…
Đại diện một số doanh nghiệp trong ngành
gỗ cho rằng, thương lái Trung Quốc đã và đang
tiến hành thu mua nguyên liệu gỗ tại thị trường
Việt Nam nhưng lại không có những động thái
xuất khẩu qua các thị trường. Đây cũng có thể
được xem là một trong những cảnh tỉnh tới người
bán gỗ và nguyên liệu gỗ trong nước trước những
chiêu trò gian lận thương mại nhằm găm hàng
chờ thời cơ giá cao để tung ra thị trường. Một số
doanh nghiệp cũng cho rằng, với mức thuế xuất
khẩu cho một số mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ
sang Trung Quốc đang dao động từ 2% - 20%
là chưa đủ sức hạn chế hoạt động xuất khẩu gỗ
nguyên liệu sang Trung Quốc một cách ồ ạt như
thời gian qua. Thậm chí, một số thương nhân
Trung Quốc còn khai báo không đúng quy cách
sản phẩm xuất khẩu để được hưởng ưu đãi về
thuế.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan,
nhiều mặt hàng gỗ của Việt Nam xuất khẩu
sang Trung Quốc tăng nhanh chóng trong thời
gian gần đây. Cụ thể, trong 9 tháng năm 2016,
lượng ván bóc xuất khẩu đạt 240.000m3, tăng
gấp 2,4 lần lượng xuất khẩu trong cả năm 2015,
lượng gỗ xẻ cao su cũng tăng từ 120.000m3 trong
năm 2015, lên 170.000m3 trong 9 tháng của năm
2016.
Bên cạnh đó, nhiều quốc gia trong khu vực
đã ban hành chính sách đóng cửa rừng tự nhiên,
như Myanmar, Ấn Độ. Lào, Trung Quốc… sẽ tiếp
tục tạo ra tình trạng thiếu hụt gỗ nguyên liệu
trên toàn đại lục vào năm 2017.
Ông Tô Xuân Phúc, Tổ chức Forest Trend
(Hoa Kỳ) tại Việt Nam cho rằng, chính sách đóng
cửa rừng tự nhiên ở Trung Quốc vào năm 2017 là
một trong những nguyên nhân dẫn đến việc một
số doanh nghiệp Trung Quốc đi tìm kiếm cơ hội
đầu tư tại các nước khác, trong đó có Việt Nam.
Do vậy, trong tương lai, đầu tư của các doanh
nghiệp gỗ Trung Quốc vào Việt Nam có thể sẽ gia
tăng nhanh chóng.
Hiện nay, mỗi năm nhu cầu gỗ nguyên liệu
tiêu thụ nội địa và chế biến xuất khẩu là khoảng
31 triệu m3, nguồn cung trong nước chỉ khoảng
23 triệu m3/năm, phần còn lại phải nhập khẩu
từ các nước. Nếu có thêm doanh nghiệp Trung
Quốc tham gia vào "miếng bánh" này, rõ ràng các
doanh nghiệp gỗ Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó
khăn trong việc tìm kiếm nguồn cung nguyên
liệu. Họ không những phải cạnh tranh với các
doanh nghiệp Trung Quốc về nguồn nguyên
liệu ở các thị trường cung nguyên liệu gỗ cho cả
2 nước, cạnh tranh với các doanh nghiệp Trung
Quốc nhập khẩu nguyên liệu từ Việt Nam, mà
còn cạnh tranh với các doanh nghiệp Trung Quốc
tại chính sân nhà.
Theo ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịch FPA Bình
Đình, để bảo vệ ngành chế biến gỗ xuất khẩu
trong nước và đảm bảo nguồn gỗ nguyên liệu
rừng trồng được cung cấp đầy đủ và bền vững
trong những năm tới, kiến nghị Chính phủ ban
hành các giải pháp hạn chế xuất khẩu gỗ nguyên
liệu một cách hiệu quả. Đồng thời, tăng mức thuế
suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng gỗ tròn
và gỗ xẻ (không phân biệt quy cách “Loại chiều
dày từ 30mm trở xuống, chiều rộng từ 95mm
trở xuống, chiều dài từ 1.050mm trở xuống”) lên
cùng mức 20% trong khung quy định Nghị quyết
số 830/2009/UBTVQH12 ngày 17/10/2009 của
Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tăng cường các giải
pháp về thủ tục hành chính, kiểm tra giám sát
của Kiểm lâm, Hải quan sở tại và chính quyền
địa phương, để hạn chế việc thương nhân nước
ngoài thu gom, khống chế thị trường gỗ nguyên
liệu rừng trồng trong nước và lẩn tránh thuế xuất
khẩu bằng cách giảm giá bán, kê khai không
đúng quy cách gỗ nguyên liệu xuất khẩu. Khi
tình hình thị trường gỗ nguyên liệu trong nước
ổn định trở lại, Chính phủ nên có giải pháp điều
chỉnh giảm mức thuế suất thuế xuất khẩu các
mặt hàng phù hợp định hướng phát triển ngành
gỗ trong tương lai.
NGUYÊNLIỆUGỖVÀNHỮNGNGUYCƠTHIẾUHỤT An Hà
Cả tháng nay, hàng trăm hộ
nuôi cá bè trên sông La Ngà và
những hộ nuôi cá tại hai xã Phú
Ngọc và La Ngà, huyện Định
Quán, tỉnh Đồng Nai đứng ngồi
không yên khi cá liên tục rớt giá
nhưng vẫn không có người mua.
Nhiều người đã tính đến chuyện
treo bè.
Như bao hộ dân khác sinh sống
dọc con sông La Ngà, tỉnh Đồng
Nai, gia đình anh Trần Văn Thành
ở ấp 1, xã Phú Ngọc tận dụng nguồn
nước sông để hành nghề nuôi cá.
Với kinh nghiệm nuôi nhiều năm
nay, nhưng anh vẫn không thể hiểu
nổi tại sao giá cá năm nay lại rớt
một cách kỷ lục đến như vậy. Anh
Thành cho biết, hiện tại hai gièo
cá trên 70 tấn đang vào thời điểm
xuất bán, thế nhưng anh kêu mãi
mà thương lái cũng không chịu vào
bắt. Với giá 25 ngàn đồng/1kg như
hiện nay, nhẩm tính sơ, anh Thành
lỗ đến gần 700 triệu đồng.
Quyết tâm bám trụ, anh Thành
cũng đành liều mình giữ lại chờ giá
nhưng thấy giá cá rớt, hầu hết đại
lý đều không chịu giao cám nên anh
cũng chẳng biết phải làm sao với số
cá này trong thời gian tới. Không chỉ
anhThành,nhiềuhộdâncũngkhông
biếtlýdovìsaocágiảmgiámạnhnhư
thế. Nhiều hộ nuôi bây giờ trông chờ
ngành chức năng có phương hướng
giải quyết nếu không nhiều người
dân có thể dẫn đến vỡ nợ.
Theo tìm hiểu của p/v Báo Thời
báo Mê Kông, sở dĩ giá cá tại huyện
Định Quán liên tục rớt giá là do vào
cùng thời điểm lượng cá ở miền Tây
đổ lên quá nhiều dẫn đến dội chợ,
không chỉ cá lóc rớt giá ở mức kỷ lục
mà các loại cá khác như: diêu hồng,
cá chép, cá lăng… cũng đều rớt giá
khiến người nuôi hết sức lo lắng.
Một chủ vựa thu mua cá tại chợ
Phú Ngọc cho biết: “Tôi làm nghề
cá vậy là 30 năm rồi, mà thường thì
người ta nuôi cá bao giờ cũng có ăn,
có lời hết nhưng chỉ có năm nay giá
cá nó hạ thì tôi chưa bao giờ thấy hạ
như vậy. So với mỗi ký cá, tiền ăn
cám phải lỗ 10 ngàn. Cá lóc bông
đang giá 60 ngàn thì nay chỉ còn 30
ngàn, rồi cá lóc thường là 42 ngàn
nay chỉ còn 22 ngàn”. Vẫn biết là
người nuôi lỗ nặng nhưng nhiều chủ
vựa cũng không thể có phương pháp
nào hỗ trợ.
Theo ghi nhận, mặt dù thị
trường cá nước ngọt tại khu vực La
Ngà - Phú Ngọc khá dồi dào, thế
nhưng hầu hết các hộ dân đều nuôi
tự phát chưa theo một mô hình, quy
hoạch nào, cũng chưa có các tổ hợp
tác đứng ra cung ứng con giống và
bao tiêu sản phẩm cho các hộ nuôi
nên người nuôi vẫn trông chờ nhiều
vào yếu tố may mắn là chính. Chính
vìthế,việcnắmbắtthịtrườnglàđiều
cần thiết cho mỗi hộ nuôi và ngành
chức năng cần có những hướng dẫn
cụ thể để vùng nuôi cá trên vượt qua
giai đoạn khó khăn này.
Đồng Nai:
Nguycơ“treobè”hàngloạtvìcáliêntụcrớtgiá Huy Đồng
Nhiều hộ nuôi cá bè trên sông La Ngà đang trong tình trạng lỗ nặng
151 chuyen in
151 chuyen in
151 chuyen in
151 chuyen in
151 chuyen in
151 chuyen in
151 chuyen in
151 chuyen in
151 chuyen in
151 chuyen in
151 chuyen in
151 chuyen in
151 chuyen in

Contenu connexe

Tendances (20)

Mk so 119 chuyen in
Mk so 119 chuyen inMk so 119 chuyen in
Mk so 119 chuyen in
 
Mekong 110
Mekong 110Mekong 110
Mekong 110
 
Mekong 2 2016
Mekong 2 2016Mekong 2 2016
Mekong 2 2016
 
Mk117
Mk117Mk117
Mk117
 
Mk so 116
Mk so 116 Mk so 116
Mk so 116
 
So 108 tháng 3.2016
So 108 tháng 3.2016So 108 tháng 3.2016
So 108 tháng 3.2016
 
169 in
169 in169 in
169 in
 
Mekong 110 29 3
Mekong 110 29 3Mekong 110 29 3
Mekong 110 29 3
 
170 (1)
170 (1)170 (1)
170 (1)
 
160 chuyen in
160 chuyen in160 chuyen in
160 chuyen in
 
Mekong 115
Mekong 115Mekong 115
Mekong 115
 
130
130130
130
 
136 p
136 p136 p
136 p
 
129
129129
129
 
134
134134
134
 
So 124 chuyen in
So 124 chuyen inSo 124 chuyen in
So 124 chuyen in
 
131
131131
131
 
161
161161
161
 
Mekong 112
Mekong 112Mekong 112
Mekong 112
 
Thời báo MêKông tháng 06/2013
Thời báo MêKông tháng 06/2013Thời báo MêKông tháng 06/2013
Thời báo MêKông tháng 06/2013
 

Similaire à 151 chuyen in

Báo cáo giải trình của thủ tướng
Báo cáo giải trình của thủ tướngBáo cáo giải trình của thủ tướng
Báo cáo giải trình của thủ tướngHán Nhung
 

Similaire à 151 chuyen in (20)

Cơ sở lý luận về ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.docx
Cơ sở lý luận về ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.docxCơ sở lý luận về ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.docx
Cơ sở lý luận về ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.docx
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hoàn Thiện Quản Lý Nhà Nước Đối Với Thu-Chi Ngân Sách
Luận Văn Thạc Sĩ Hoàn Thiện Quản Lý Nhà Nước Đối Với Thu-Chi Ngân SáchLuận Văn Thạc Sĩ Hoàn Thiện Quản Lý Nhà Nước Đối Với Thu-Chi Ngân Sách
Luận Văn Thạc Sĩ Hoàn Thiện Quản Lý Nhà Nước Đối Với Thu-Chi Ngân Sách
 
Luận án: Quản lí tài chính ở ban tôn giáo chính phủ, HAY
Luận án: Quản lí tài chính ở ban tôn giáo chính phủ, HAYLuận án: Quản lí tài chính ở ban tôn giáo chính phủ, HAY
Luận án: Quản lí tài chính ở ban tôn giáo chính phủ, HAY
 
Đề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAY
Đề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAYĐề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAY
Đề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAY
 
Cải Cách Hành Chính Từ Thực Tiễn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam
Cải Cách Hành Chính Từ Thực Tiễn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng NamCải Cách Hành Chính Từ Thực Tiễn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam
Cải Cách Hành Chính Từ Thực Tiễn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam
 
Cải Cách Hành Chính Từ Thực Tiễn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam
Cải Cách Hành Chính Từ Thực Tiễn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng NamCải Cách Hành Chính Từ Thực Tiễn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam
Cải Cách Hành Chính Từ Thực Tiễn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam
 
Bài mẫu tiểu luận môn về phát triển kinh tế xã hội, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về phát triển kinh tế xã hội, HAYBài mẫu tiểu luận môn về phát triển kinh tế xã hội, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về phát triển kinh tế xã hội, HAY
 
Luận văn: Chi Ngân sách nhà nước theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Chi Ngân sách nhà nước theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận văn: Chi Ngân sách nhà nước theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Chi Ngân sách nhà nước theo pháp luật Việt Nam, HAY
 
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Qua Kho Bạc...
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Qua Kho Bạc...Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Qua Kho Bạc...
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Qua Kho Bạc...
 
Báo cáo giải trình của thủ tướng
Báo cáo giải trình của thủ tướngBáo cáo giải trình của thủ tướng
Báo cáo giải trình của thủ tướng
 
Tác Động Của Đầu Tư Công Đến Tăng Trưởng Kinh Tế Tỉnh Quảng Ngãi.doc
Tác Động Của Đầu Tư Công Đến Tăng Trưởng Kinh Tế Tỉnh Quảng Ngãi.docTác Động Của Đầu Tư Công Đến Tăng Trưởng Kinh Tế Tỉnh Quảng Ngãi.doc
Tác Động Của Đầu Tư Công Đến Tăng Trưởng Kinh Tế Tỉnh Quảng Ngãi.doc
 
Cấp phát sử dụng vốn đầu tư theo Luật Ngân sách Nhà nước 2015
Cấp phát sử dụng vốn đầu tư theo Luật Ngân sách Nhà nước 2015Cấp phát sử dụng vốn đầu tư theo Luật Ngân sách Nhà nước 2015
Cấp phát sử dụng vốn đầu tư theo Luật Ngân sách Nhà nước 2015
 
Thực Trạng Công Tác Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.
Thực Trạng Công Tác Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.Thực Trạng Công Tác Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.
Thực Trạng Công Tác Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.
 
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAMCẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM
 
Lập dự án khu nghỉ dưỡng spa tắm bùn khoáng
Lập dự án khu nghỉ dưỡng spa   tắm bùn khoángLập dự án khu nghỉ dưỡng spa   tắm bùn khoáng
Lập dự án khu nghỉ dưỡng spa tắm bùn khoáng
 
Đề tài: Thực trạng chi ngân sách nhà nước và giải pháp nâng cao hiệu quả chi ...
Đề tài: Thực trạng chi ngân sách nhà nước và giải pháp nâng cao hiệu quả chi ...Đề tài: Thực trạng chi ngân sách nhà nước và giải pháp nâng cao hiệu quả chi ...
Đề tài: Thực trạng chi ngân sách nhà nước và giải pháp nâng cao hiệu quả chi ...
 
Chính sách cải cách hành chính ở huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
Chính sách cải cách hành chính ở huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng NgãiChính sách cải cách hành chính ở huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
Chính sách cải cách hành chính ở huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận Văn Nâng Cao Vai Trò Nhà Nước Về Quản Lý Thuế Đối Với Doanh Nghiệp Nhỏ V...
Luận Văn Nâng Cao Vai Trò Nhà Nước Về Quản Lý Thuế Đối Với Doanh Nghiệp Nhỏ V...Luận Văn Nâng Cao Vai Trò Nhà Nước Về Quản Lý Thuế Đối Với Doanh Nghiệp Nhỏ V...
Luận Văn Nâng Cao Vai Trò Nhà Nước Về Quản Lý Thuế Đối Với Doanh Nghiệp Nhỏ V...
 
Luận án: Xây dựng công chức quản lý về kinh tế tỉnh Quảng Nam
Luận án: Xây dựng công chức quản lý về kinh tế tỉnh Quảng NamLuận án: Xây dựng công chức quản lý về kinh tế tỉnh Quảng Nam
Luận án: Xây dựng công chức quản lý về kinh tế tỉnh Quảng Nam
 
Hoàn Thiện Công Tác Phân Bổ Ngân Sách Nhà Nước Tại Tỉnh Quảng Ngãi.doc
Hoàn Thiện Công Tác Phân Bổ Ngân Sách Nhà Nước Tại Tỉnh Quảng Ngãi.docHoàn Thiện Công Tác Phân Bổ Ngân Sách Nhà Nước Tại Tỉnh Quảng Ngãi.doc
Hoàn Thiện Công Tác Phân Bổ Ngân Sách Nhà Nước Tại Tỉnh Quảng Ngãi.doc
 

Plus de Hán Nhung (18)

184
184184
184
 
183 in
183 in183 in
183 in
 
Chương trình tặng quà cao sâm
Chương trình tặng quà cao sâmChương trình tặng quà cao sâm
Chương trình tặng quà cao sâm
 
181a
181a181a
181a
 
180
180180
180
 
178
178178
178
 
177
177177
177
 
176
176176
176
 
171
171171
171
 
174
174174
174
 
173
173173
173
 
172
172172
172
 
167
167167
167
 
163 chuyen in
163 chuyen in163 chuyen in
163 chuyen in
 
162
162162
162
 
Tan xuan
Tan xuanTan xuan
Tan xuan
 
M ekong 137 in
M ekong 137 inM ekong 137 in
M ekong 137 in
 
135p
135p135p
135p
 

151 chuyen in

  • 1. Ngườiđànông mêchăntrâudumục giữaSàiThànhhoalệ DulịchHưngYên: Đánhthứctiềmnăng- Khơinguồnđộnglực VINAMILK CHĂMSÓC SỨCKHỎE CHOGẦN 80.000NGƯỜI CAOTUỔI NĂM2016 Số 151 tháng01/2017 thbmekong@gmail.com tbmekong@yahoo.com www.vilacaed.org.vn Phát hành thứ 5 hàng tuần Hotline: 091 4851538 090 9933888 098 7612850 T.12 T.10 Vĩnh Phúc:Vĩnh Phúc: KhởiNguồnCủaĐổiMới-SángTạo TrongNôngNghiệp-NôngThôn T.19 T.18 T.09 T.21 Manmác nỗiniềmcủa côngnhânmiềnTây ĐÓNTẾT XAQUÊ ĐồngTháp: Buônlậuvùngbiên hoạtđộngmạnh mùacậnTết
  • 2. 02 Số 151 - Tháng 01/2017THEO DÒNG THỜI SỰ Giá bán tại Việt Nam: 4.800đ Tổng Biên tập: Lại Thanh Bình Phó Tổng Biên tập: Hồ Minh Sơn Văn phòng đại diện phía Nam: Tầng 8, Số 18A đường Nam Quốc Cang, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM. ĐT: 08.6679.2468 Văn phòng đại diện tại Cần Thơ và ĐBSCL: Số 9/10 Đại lộ Võ Văn Kiệt, Khu vực 7, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ. Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: 329 NGuyễn Hữu Thọ, P.Hòa Cường Bắc, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng Văn phòng đại diện tại Tây Nguyên: 250/31 đường Phan Chu Trinh, P.Tân Lợi, TP.Buôn Mê Thuột, tỉnh Đaklak. Tài khoản: 0521101078008, ngân hàng TMCP Quân đội. Giấy phép hoạt động báo chí: Số 1144/GP-Bộ TT&TT, ngày 25/7/2011 In tại: Xí nghiệp In 2 - CTy TNHH MTV In Ba Đình - Bộ Công An Đơn vị phát hành: Cty TNHH Truyền thông Mỹ Phúc. ĐC: 205 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP.HCM. ĐT: 08.38249001 Trụ sở: Tầng 7, số 65, Văn Miếu, Q.Đống Đa-Hà Nội (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) Văn phòng Ban Biên tập: Tầng 01, Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng Quốc gia, Đỗ Đức Dục - Mỹ Đình - Nam Từ Liêm - Hà Nội. ĐT: 08049573 - 08049574 - 08049575. Fax: 08049575 Ngày 26/12 vừa qua, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì buổi làm việc của Ban Chỉ đạo Nhà nước về đổi mới cơ chế hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL). Phát biểu chỉ đạo cuộc họp, Phó Thủ tướng nêu rõ, Nghị quyết số 05 của Hội nghị Trung ương 4 khóa XII xác định đổi mới cơ chế hoạt động của ĐVSNCL là một trong năm lĩnh vực trọng tâm của tái cơ cấu nền kinh tế. Hội nghị Trung ương 6 khóa XII sẽ thảo luận và ban hành một nghị quyết chuyên đề về đổi mới cơ chế hoạt động của ĐVSNCL, cần được các bộ, ngành và địa phương quán triệt, thực hiện có hiệu quả trong thời gian tới. Để thúc đẩy đổi mới hoạt động ĐVSNCL, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ giao Bộ Tài chính chủ trì cùng các bộ, ngành đề xuất kiện toàn Ban Chỉ đạo về lĩnh vực này, rà soát lại quy chế hoạt động, cơ cấu, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo, sớm báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định; dự kiến kế hoạch công tác mà trước mắt là của năm 2017. Tiếp tục kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện Nghị định số 16/2015/ NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế tự chủ của ĐVSNCL và Quyết định số 695/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch triển khai Nghị định 16, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị các bộ sớm trình Chính phủ ban hành các văn bản pháp luật có liên quan, như các nghị định về tự chủ trong từng lĩnh vực, xây dựng danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước. Sớm trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy hoạch mạng lưới ĐVSNCL thuộc ngành và của các địa phương; rà soát, sửa đổi, bổ sung các định mức kinh tế kỹ thuật để làm cơ sở thực hiện cơ chế khoán chi trong thời gian tới. Phó Thủ tướng giao Bộ GD&ĐT xác định rõ hơn lộ trình tính giá dịch vụ giáo dục, đào tạo và xây dựng khung lộ trình giá. Bộ Tư pháp rà soát hệ thống pháp luật hiện hành để khắc phục sự chồng chéo, bất cập trong thực hiện quy chế tự chủ, ng- hiên cứu khả năng xây dựng một luật chung điều chỉnh về ĐVSNCL. Các bộ, ngành báo cáo Ban Chỉ đạo hướng dẫn các địa phương rà soát, phân loại, sắp xếp lại các ĐVSNCL; nghiên cứu các hình thức xã hội hóa các dịch vụ công; cải cách hành chính trong lĩnh vực sự nghiệp công. Đổimớicơchếhoạtđộngcủađơnvịsựnghiệpcônglập Hoàng Thiên Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh đổi mới cơ chế hoạt động ĐVSNCL là một trong năm nhiệm vụ trọng tâm của tái cơ cấu nền kinh tế. Ảnh: VGP/Thành Chung BộNộivụ:Hộinghịtriểnkhainhiệmvụnăm2017 Phước Lập Ngày 26/12 vừa qua, dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2016, triển khai nhiệm vụ năm 2017 của Bộ Nội vụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu xóa bỏ tình trạng “bổ nhiệm đúng quy trình” người không xứng đáng. Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình biểu dương, đánh giá cao các kết quả và thành tích của Bộ, ngành nội vụ; đồng thời chỉ rõ những hạn chế, cần tập trung khắc phục. Đó là, tiếp tục cải cách thể chế để đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước trong lĩnh vực được phân công; chấm dứt tình trạng “nợ” văn bản hiện nay. Bộ Nội vụ tiếp tục đôn đốc, kiểm tra, đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước, phát huy vai trò là cơ quan thường trực về cải cách hành chính, tích cực phối hợp với các bộ, ngành làm tốt công tác tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả và thông suốt từ Trung ương đến địa phương. “Tuyển chọn công chức, viên chức cần công khai tiêu chí, tiêu chuẩn, minh bạch để ứng viên cạnh tranh với khả năng thực sự, đáp ứng yêu cầu tuyển dụng. Rà soát sửa đổi ngay các thủ tục, quy trình bất hợp lý, sớm xoá bỏ tình trạng chạy chọt, tuyển dụng và bổ nhiệm người nhà. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công vụ, giải quyết dứt điểm các vụ việc nổi cộm dư luận quan tâm. Không để xảy ra tình trạng bổ nhiệm đúng quy trình nhưng người được bổ nhiệm không xứng đáng”, Phó Thủ tướng lưu ý. Bộ Nội vụ cần tiếp tục rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, ngành, chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn cấp tỉnh. Có chính kiến rõ ràng về cơ cấu tổ chức, phương án phân định thẩm quyền giữa các cơ quan phụ trách các lĩnh vực. Về công tác quản lý Hội, tôn giáo, thi đua khen thưởng, văn thư lưu trữ và thanh niên, Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị Bộ Nội vụ cần tiếp tục hoàn thiện Luật về hội, nghiên cứu xây dựng đề án liên quan đến các tổ chức phi chính phủ phù hợp với điều kiện, phong tục, văn hoá của nước ta. Khẩn trương trình Chính phủ các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Tiếp tục rà soát, đánh giá, sửa đổi các quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng. Khắc phục tình trạng “nặng trên, nhẹ dưới”, khen thưởng cho cơ sở và cá nhân có thành tích thực sự. Bên cạnh đó, Bộ Nội vụ cần đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học, tập trung nghiên cứu sâu, chú trọng tính ứng dụng, kịp thời, thiết thực, phục vụ quản lý Nhà nước. Đặc biệt, Bộ cần tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Làm tốt công tác chính trị, tư tưởng, bảo đảm đoàn kết nội bộ và đề cao kỷ cương, kỷ luật hành chính trong hoạt động công vụ. Thực hiện đồng bộ các giải pháp về phòng chống tham nhũng, lãng phí, thực hiện công khai, minh bạch, đề cao trách nhiệm giải trình của các cơ quan Nhà nước và trách nhiệm của người đứng đầu. Đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ phát biểu tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định giao kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước năm 2016 của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (đợt 3) và Đài Truyền hình Việt Nam. Trong đó, tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH được trích lại để đầu tư của BHXH Việt Nam là 349,3 tỷ đồng. Nguồn để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước (quỹ đầu tư phát triển và khấu hao) của Đài Truyền hình Việt Nam là 1.891,225 tỷ đồng. Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao chi tiết danh mục dự án và mức vốn kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước năm 2016 của từng dự án nêu trên; chủ trì kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước năm 2016; chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan thanh tra, kiểm toán về tính chính xác của các thông tin, số liệu và mức vốn phân bổ cho các dự án. Thủ tướng Chính phủ giao BHXH Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam thông báo cho các đơn vị danh mục và mức kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước năm 2016 cho từng dự án và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trước ngày 30/12/2016. Bên cạnh đó, chỉ thực hiện giải ngân kế hoạch vốn đầu tư từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước khi có nguồn thu thực tế và không vượt quá tổng mức vốn được giao và số thu thực tế. Giaokếhoạchđầutưvốntừnguồnthuđểlạichođầutưcủa2cơquan Hoàng Uyển
  • 3. 3Số 151 - Tháng 01/2017 0THEO DÒNG THỜI SỰ Sáng 26/12 vừa qua, về dự Hội nghị tổng kết thực hiện kế hoạch năm 2016 và triền khai kế hoạch 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, phải bãi bỏ ngay những quy định, thể chế rằng buộc sự phát triển, “đừng để các thể chế đó bắt chúng ta phải chạy theo, phải sợ một cách vô lý”. Sau khi biểu dương những thành quả của ngành nông nghiệp đạt được trong năm nay, phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, năm 2016, thiên tai xảy ra nhiều và nặng nề, làm cho nước ta thiệt hại khoảng 1,7 tỷ USD (gần 1% GDP). Riêng đợt lũ lụt vừa qua ở 9 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên làm thiệt hại khoảng 4.000 tỷ đồng. Đánh giá nông nghiệp nông thôn tiếp tục là trụ đỡ của nền kinh tế trong mọi hoàn cảnh, đóng góp lớn cho an sinh xã hội, Thủ tướng chỉ ra các mặt tồn tại, bất cập của nông nghiệp nông thôn cần khắc phục thời gian tới. Đó là hạn điền, “sản xuất li ti trong nông nghiệp còn phổ biến”. Doanh nghiệp trong nông nghiệp, HTX còn nhiều yếu kém. Khoa học công nghệ trong nông nghiệp còn nhiều vấn đề. Lao động nông thôn còn quá lớn, năng suất lao động thấp. Tình trạng an toàn thực phẩm, đầu vào trong nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu, giống, còn nhiều vấn đề bất cập, chưa quản lý tốt. Hệ thống thủy lợi, nhất là các kênh dẫn, hồ chứa xuống cấp, nguy hiểm và lãng phí nước, mà theo Thủ tướng, đây là những quả bom nguy hiểm đang treo trên đầu người dân. Đề cập đến tình trạng phá rừng còn phổ biến, Thủ tướng nhắc lại chủ trương kiên quyết đóng cửa rừng tự nhiên và yêu cầu mở đợt tấn công liên tục vào hành vi phá hoại rừng, xử lý nghiêm vi phạm. Đặt vấn đề tầm nhìn về nông nghiệp, Thủ tướng cho rằng, trước hết, nông nghiệp là một thế mạnh của nước ta trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, bên cạnh thế mạnh về du lịch và công nghệ thông tin. Đây là một lợi thế so sánh mà theo Thủ tướng, có phát huy được hay không là dựa phần lớn vào hệ thống ngành nông nghiệp. Nông nghiệp Việt Nam cần chú trọng giá trị hơn là sản lượng thô, không có thương hiệu. Với điều kiện “Tam sơn, tứ hải, nhất phần điền”, phải phát triển nông nghiệp toàn diện hơn, đầu tư mạnh hơn cho lâm nghiệp, thủy hải sản, không chỉ dựa vào cây lúa. Nền nông nghiệp Việt Nam phải ứng phó được tác động của biến đổi khí hậu đang diễn ra khốc liệt; đẩy mạnh hội nhập quốc tế sâu rộng, hướng về xuất khẩu và phục vụ nhân dân. Xây dựng nền nông nghiệp thông minh, ứng dụng khoa học công nghệ, hướng tới giá trị cao hơn; giải quyết trực tiếp an sinh xã hội. Về các giải pháp, nhiệm vụ trong thời gian tới,Thủtướngnêurõ,trướctiênphảikhẩntrương khắc phục hậu quả thiên tai, nhất là với những cơ sở hạ tầng thiết yếu, quan trọng. Thủ tướng yêu cầu tổ chức một vụ Đông Xuân đặc biệt ở vùng bị thiên tai, địa phương phải vào cuộc quyết liệt để bảo đảm vụ Đông Xuân muộn này giành thắng lợi. Bên cạnh đó, phải lo Tết cho vùng thiên tai, không được để người dân đứt bữa, đói cơm… Thủ tướng yêu cầu phải tiếp tục tổ chức lại sản xuất theo các hình thức phù hợp. Phát triển mạnh công nghệ chế biến, nâng cao giá trị. Khai thác mạnh hơn những cơ hội từ hội nhập quốc tế. Tiếp tục đầu tư hiện đại hóa hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt nâng cao năng lực phòng chống, chống chịu với thiên tai. Đẩy mạnh xây dựng Nông thôn mới, bảo đảm môi trường sống cho người dân ở nông thôn. Về các kiến nghị cụ thể của Bộ NN&PTNT, Thủ tướng cơ bản đồng ý. Theo đó, Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ NN&PTNT và các bộ, ngành liên quan tổ chức nghiên cứu xây dựng chính sách phát triển thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp; nghiên cứu đề xuất sửa đổi Luật Đất đai theo hướng tạo thuận lợi hơn cho tích tụ, tập trung đất đai, sản xuất nông nghiệp quy mô lớn. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung chính sách khuyến khích các tổ chức tín dụng cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp theo hướng tăng hạn mức; sửa quy định về tài sản thế chấp, cho phép doanh nghiệp được sử dụng tài sản là nhà lưới, nhà kính được hình thành trong quá trình đầu tư làm tài sản thế chấp. Thủ tướng cũng đồng ý việc sửa đổi chính sách khuyến khích do- anh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 210/2013/NĐ-CP. Về bổ sung vốn cho ngành nông nghiệp trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, Thủ tướng đồng ý, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ NN&PTNT nghiên cứu, xem xét cụ thể vấn đề này. Nhắc lại câu nói của Giáo sư Lương Định Của: “Có lao động cực nhọc, có đổ mồ hồi trên đồng mới thấu hiểu hết nỗi khổ của nông dân, mới biết nông dân cần gì mới nghiên cứu ra thứ gì có tính ứng dụng”, Thủ tướng cho rằng: “Ngày hôm nay, câu nói ấy tiếp tục vang vọng trong con tim và khối óc của chúng ta khi nền nông nghiệp, người nông dân Việt Nam cũng như tất cả cán bộ làm nông nghiệp đều ý thức rõ ràng những thách thức mà chúng ta đang đối diện”. TheoBộtrưởngBộNN&PTNTNguyễnXuân Cường, ba điểm sáng lớn mà ngành đạt được năm 2016, là tăng trưởng được phục hồi sau 6 tháng tăng trưởng âm (tốc độ tăng GDP toàn ngành đạt khoảng 1,2%) năm 2016; xuất khẩu đạt mức cao kỷ lục 32,1 tỷ USD, tăng hơn 6% so với 2015; vấn đề an toàn thực phẩm có chuyển biến căn bản, rõ nét, được cả hệ thống chính trị, xã hội đánh giá cao. Năm 2017, Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu tăng trưởng ngành khoảng 2,5 - 2,8%, kim ngạch xuất khẩu khoảng 32 - 32,5 tỷ USD. Bộ tiếp tục chọn đây là năm cao điểm hành động về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản. BộNôngNghiệp&PhátTriểnNôngThôn: “Tam Sơn, Tứ Hải, Nhất Phần Điền” Minh Sơn Ban Biên tập, Tập thể Nhà báo, Phóng viên, Biên tập viên cùng toàn thể cán bộ, nhân viên Báo Thời báo MeKong Thành Kính Phân Ưu Gia quyến Cụ bà Võ Thị Liên. Cụ bà Võ Thị Liên (Pháp danh: Đức Hảo) - Sinh năm 1927 - Nguyên quán: Quảng Nam, do tuổi cao sức yếu, đã từ trần, nhằm ngày 31/12/2016 (tức ngày Ba tháng Chạp năm Bính Thân) - Hưởng thọ 90 tuổi. Cụ bà Võ Thị Liên là thân mẫu phu nhân Đồng chí Đào Nguyên Thông - Phó Trưởng Ban Công tác xã hội & Từ thiện BáoThờibáoMeKongkhuvựcphíaNam. Với lòng thành kính sâu sắc - Ban Biên tập và tập thể Nhà báo, Phóng viên, Biên tập viên cùng toàn thể cán bộ nhân viên Báo Thời báo MeKong xin gửi lời chia buồn tới gia đình Cụ bà Võ Thị Liên. Mong linh hồn Cụ được Thanh nhàn hồi cựu vị! LỜI CHIA BUỒN Sáng ngày 2/1/2017, Thủ tướng Nguyễn XuânPhúcđãdựLễkhởicôngxâydựngnhà máy xi măng Minh Tâm. Đây là một trong những sự kiện quan trọng trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh Bình Phước (1/1/1997 - 1/1/2017). Nhà máy xi măng Minh Tâm tại tổ 4, xã Minh Tâm, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước do Tập đoàn Xuân Thành (ThaiGroup) làm chủ đầu tư xây dựng với số vốn 12.000 tỷ, tổng công suất 4,5 triệu tấn xi măng một năm. Đây là dự án xi măng nằm trong quy hoạch phát triển ngành công nghiệp xi măng, định hướng đến năm 2030 của Chính phủ, hứa hẹn tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động và tăng nguồn thu ngân sách địa phương. Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn xuân Phúc đánh giá cao ý nghĩa của việc xây dựng nhà máy xi măng Minh Tâm, đồng thời cho biết, Bình Phước là một trong ít tỉnh có mỏ nguyên liệu đá vôi để sản xuất xi măng, chính vì vậy việc xây dựng nhà máy xi măng Minh Tâm góp phần tạo công ăn việc làm, có ý nghĩa rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, đặc biệt đây là vùng sâu vùng xa, giáp biên giới Campuchia. Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng lưu ý một số điểm, đó là: Phải sử dụng tài nguyên đất nước một cách hiệu quả nhất và lâu dài nhất. Phát triển kinh tế nhưng cần giữ gìn môi trường, đảm bảo môi trường sống bình an cho nhân dân. Thủ tướng tin rằng, lời nói đi đôi với việc làm, Tập đoàn Xuân Thành xây dựng nhà máy trong vòng 8 tháng hoặc một năm mà thôi. Thủ tướng cũng yêu cầu tỉnh Bình Phước tạo môi trường thuận lợi nhất, cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thuận lợi nhất vì sự thành công của hai bên. Kết thúc bài phát biểu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ví nhà máy xi măng Minh Tâm là một bông hoa và mong rằng “bông hoa ngày hôm nay sẽ phát triển thành vườn hoa” góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế cho địa phương và đất nước. ThủtướngNguyễnXuânPhúcdựlễkhởicông xâydựngnhàmáyximăngMinhTâm Hoài An
  • 4. 04 Số 151 - Tháng 01/2017THEO DÒNG THỜI SỰ Sáng 27/12 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2016 và triển khai kế hoạch năm 2017 của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Trong năm 2016, Viện Hàn lâm KhoahọcvàCôngnghệViệtNamđã công bố trên 2.000 công trình khoa học; có hơn 740 công trình đăng trên các tạp chí uy tín đạt chuẩn ISI. Biểu dương các kết quả mà Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ đã đạt được, Thủ tướng bày tỏ: “Tôi tin tưởng rằng sứ mệnh lớn nhất của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ trước hết là làm sao không để trí tuệ và nền khoa học Việt Nam thua kém trên sân nhà, để từ đó chúng ta có thể hội nhập vào chuỗi giá trị tri thức toàn cầu một cách chủ động với tinh thần khai phóng, phát huy cao độ lòng tự tôn dân tộc trong kỷ nguyên toàn cầu hóa và xu hướng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”. Trước các ý kiến cho rằng nền khoa học Việt Nam vừa yếu, vừa thiếu, Thủ tướng nhấn mạnh, điều đó đòi hỏi chúng ta nhìn thẳng vào các thành quả và các tác động thực tiễn của khoa học công nghệ Việt Nam trong đời sống kinh tế, xã hội của đất nước. Theo đó, Thủ tướng nêu ra 4 yêu cầu đối với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ trong thời gian tới: Một là, song song với nghiên cứu khoa học cơ bản, cần dành thời gian, nguồn lực thỏa đáng để nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học vào thực tiễn; phải tạo mối liên kết hữu cơ giữa nghiên cứu khoa học công nghệ với sản xuất kinh do- anh và khởi nghiệp, đồng thời giảm dần tình trạng các doanh nghiệp trong nước đang bỏ ra các chi phí lớn thuê các đơn vị tư vấn khoa học công nghệ ở nước ngoài mỗi khi cần cải tiến hoặc sản xuất thiết bị và phục tùng. Hai là, khoa học công nghệ đã được Đảng, Nhà nước xác định là nền tảng, động lực phát triển đất nước. Nhưng đến nay, vai trò đó chưa được phát huy đúng với tiềm năng của người Việt Nam. Làm sao để thực hiện tốt chủ trương này, hướng đi ra sao, đầu tư như thế nào? Những điều này đòi hỏi Viện phải tiến hành các nghiên cứu định tính và định lượng, xây dựng, đề xuất thể chế thích hợp với Chính phủ. Thứ ba, Viện không ngừng nỗ lực để khẳng định chất lượng đào tạo trong bối cảnh khoa công nghệ đang tác động nhanh chóng, mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Thứ tư, Viện cần tinh gọn bộ máy, áp dụng phương thức quản lý phù hợp để thu hút và giữ chân nhân tài, sáng tạo ra các sản phẩm và ý tưởng có tính ứng dụng cao, phục vụ người nông dân, cộng đồng doanh nghiệp, góp phần cụ thể, thiết thực vào sứ mệnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đang đặt ra một cách cấp bách. Thủ tướng nêu một số nhiệm vụ trọng tâm đối với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Đó là, nghiên cứu và đề xuất các giải pháp sử dụng tài nguyên khoáng sản hợp lý, nhằm nâng cao giá trị, giảm lãng phí đất đai và tài nguyên quốc gia; Đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ trong việc theo dõi kiểm soát và xử lý môi trường cũng như khắc phục hậu quả và thích ứng tối ưu với các thách thức của biến đổi khí hậu; Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành, lĩnh vực then chốt của quốc gia, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo, sản xuất các dược liệu thế hệ mới, công nghệ nano… Nhấn mạnh nhiệm vụ khởi nghiệp là quan trọng, Thủ tướng mong muốn từ những nghiên cứu, ý tưởng khoa học của Viện, sẽ có những nhà khởi nghiệp thành công ở trong nước và quốc tế. Ngay trong Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cũng có các nhà khởi nghiệp xuất sắc. Thủ tướng cũng đề nghị hai Viện Hàn lâm (Khoa học và Công nghệ và Khoa học xã hội) cần phối hợp chặt chẽ, là đối tác tương tác, gần gũi như “răng với môi”, hỗ trợ để cùng phục vụ sự phát triển của kinh tế - xã hội đất nước, nhất là về những vấn đề xã hội bức xúc. PHÁT HUY CAO ĐỘ LÒNG TỰ TÔN DÂN TỘC Thanh Vũ Ngày 27/12 vừa qua, dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2016 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2017 của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội (KHXH) Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Viện nghiên cứu, đề xuất xử lý các thể chế kinh tế xã hội cản trở Việt Nam phát triển. Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những thành quả đã đạt được của Viện trong thời gian qua. Trước nhu cầu lý luận và thực tiễn của Việt Nam, Viện đã triển khai nhiều nghiên cứu quan trọng, đưa các ý kiến và gợi ý chính sách cho Đảng, Chính phủ liên quan đến nhiều vấn đề về kinh tế, chính trị, văn hóa, quốc phòng an ninh. “Một trong những sứ mạng của Viện là thúc đẩy sự phát triển của nền KHXH Việt Nam, đóng góp có ý nghĩa và xứng đáng vào kho tàng trí thức của nhân loại, tạo ra các giá trị học thuật mang tầm thời đại, đưa nền khoa học Việt Nam vươn ra tầm quốc tế”, Thủ tướng khẳng định. Theo đó, Thủ tướng nêu 4 yêu cầu đối với Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam: Thứ nhất, là viện nghiên cứu nhưng phải kịp thời nắm sát cuộc sống, xã hội, thế giới cũng như bản sắc văn hóa xã hội của Việt Nam; đồng thời đầu tư thỏa đáng để các số liệu dự báo có độ tin cậy cao, tư vấn đúng và trúng trọng tâm về các chính sách quản lý cũng như các quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ. Thứ hai, song song với nghiên cứu, cần đánh giá và áp dụng các thành tựu nghiên cứu khoa học của nhân loại vào việc giải quyết các bài toán mà thực tế đặt ra cho xã hội Việt Nam. Ví dụ vấn đề khoảng cách giàu nghèo, vấn đề gia đình trong kinh tế thị trường… Thứ ba, phải là “địa chỉ đỏ” để các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đến đặt hàng giải quyết các bài toán mang tính xã hội cũng như nơi cung cấp thông tin chuẩn mực về quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nước một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác. Thứ tư, Viện cần tiếp tục tinh gọn bộ máy, áp dụng phương thức quản lý phù hợp để thu hút nhân tài, phát huy tối đa nội lực, mở rộng hợp tác quốc tế và hội nhập có hiệu quả vào chuỗi giá trị tri thức của nhân loại. Thủ tướng cũng nhấn mạnh, không hành chính hóa các nhà khoa học. Thủ tướng đặt hàng 5 nhiệm vụ đối với Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam: Thứ nhất, nghiên cứu đề xuất xử lý các thể chế kinh tế xã hội rằng buộc Việt Nam không phát triển được. Từ đó, đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết tốt bài toán chuyển dịch lao động giữa các khu vực; Thứ hai, nghiên cứu đặc điểm địa lý kinh tế nhân văn từng vùng miền để từ đó đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế phù hợp, nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội bền vững; Thứ ba là làm sao giữ gìn và phát huy bản văn hóa sắc dân tộc trong bối cảnh hội nhập toàn cầu ngày càng sâu rộng; Thứ tư, tập hợp luận cứ khoa học mang tính thuyết phục cao để làm cơ sở pháp lý bảo vệ chủ quyền quốc gia; Thứ năm là đề xuất cơ chế hữu hiệu hơn để thúc đẩy phong trào khởi nghiệp, đưa Việt Nam đạt và vượt mục tiêu có trên 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020. Thủ tướng cho biết, theo dự toán ngân sách năm 2017, Viện Hàn lâm KHXH được cấp đến 615 tỷ đồng để chi thường xuyên. Trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, nguồn vốn ngân sách nêu trên là sự ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực, tiềm năng của Viện. Thủ tướng đề nghị các cơ quan nghiên cứu, đặc biệt là 2 Viện Hàn lâm (Khoa học và Công nghệ, Khoa học xã hội), cần phối hợp chặt chẽ, là đối tác tương tác như “răng với môi”. Thủ tướng yêu cầu, Viện phải xây dựng cơ sở dữ liệu tin cậy về các kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng vào thực tế Việt Nam để các doanh nghiệp, nhà nghiên cứu tham khảo. Cần thay đổi tư duy, kỹ năng và cả văn hóa làm việc để bắt kịp thực tế cũng như thích ứng với cơ chế thị trường. THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KHOA HỌC XÃ HỘI Ngọc Danh ViệnHànLâmKhoaHọcVàCôngNghệViệtNam: ViệnHànLâmKhoaHọcXãHộiViệtNam:
  • 5. 05Số 151 - Tháng 01/2017 THEO DÒNG THỜI SỰ Tối ngày 31/12, tại Quảng trường Trung tâm hội nghị tỉnh Cà Mau, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh (1/1/1997 - 1/1/2017). Đến tham dự buổi lễ có Đ/c Nguyễn Thị Kim Ngân - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội; Đ/c Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; Nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; cùng các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các đồng chí Ủy viên T.Ư Đảng; đại diện các Bộ, Ngành T.Ư… Phátbiểutạibuổilễ,ôngNguyễn Tiến Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mauchobiết,trongsuốtchặngđường 20 năm qua, Cà Mau đã nỗ lực từ tỉnh nghèo trở thành tỉnh có mức thu nhập trung bình như hiện nay, và là một trong bốn tỉnh trọng điểm vùng ĐBSCL. Trong suốt chặng đường ấy, ĐảngbộvànhândântỉnhCàMauđạt đượcnhiềuthànhtựunổibật,nhấtvề nôngnghiệp-thủysảnvàgiaothông. Từ một tỉnh thuần nông, nhưng nhờ chuyểnđổicơcấukinhtếđúnghướng nên đến nay, tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ đã trở thành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Hiện tại, thủy sản của Cà Mau đã xuất khẩu sang 40 nước và quan hệ thường xuyên với hơn 100 khách hàng. Nhờ quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đến nay, 9/9 huyện, thành phố và 78/82 xã trên địa bàn tỉnh đã có đường ô tô về đến trung tâm; giao thông vận tải phát triển trên cả đường bộ, đường sông và đường biển, tạo điều thuận lợi trong việc đi lại và giao thương hàng hóa với các vùng, miền trong cả nước. Cùng với đó, đời sống vật chất, tinh thần được nâng lên, nhân dân Cà Mau đồng lòng, chung tay cùng chính quyền thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia về xâydựngNôngthônmới(NTM).Đến cuối năm 2016, 82 xã trên địa bàn tỉnh đạt bình quân khoảng 12,5/19 tiêu chí và đã có 20 xã đạt chuẩn NTM. Trong năm 2016, mặc dù chịu ảnh hưởng chung do hạn hán, thiên tai gây mất mùa nhưng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh vẫn đạt mốc hơn 1 tỷ USD (tăng 7,7 lần so với năm 1997), sản lượng lúa không chỉ đảm bảo cân đối nhu cầu an ninh lương thực trong tỉnh mà còn có dư để bán cho một số tỉnh thành lân cận phục vụ cho việc xuất khẩu. Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân ghi nhận, biểu dương những thành tựu nổi bật 20 năm qua mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Cà Mau đã đạt được. Đảng bộ, chính quyền quân và dân tỉnh Cà Mau sẽ phát huy tinh thần "đoàn kết, đổi mới, năng động, sáng tạo," khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh; khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức, tiếp tục đổi mới toàn vẹn và đồng bộ, sớm đưa Cà Mau đến năm 2020 trở thành tỉnh phát triển khá của vùng ĐBSCL, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ 12 của Đảng. Đặc biệt là về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, đồng thời thực hiện tốt Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để xứng đáng với vị trí là tỉnh địa đầu cực Nam của Tổ quốc. Chủ tịch Quốc hội lưu ý Đảng bộ, chính quyền tỉnh cần tập trung làm tốt một số nhiệm vụ trọng tâm, như: tập trung hơn nữa vào các lĩnh vực thế mạnh, như: khai thác, nuôi trồng thủy sản gắn với bảo vệ tài nguyên, chủ quyền biển đảo; phát triển mô hình nuôi tôm năng suất cao, xứng tầm là “vựa tôm” của cả nước; sản xuất và cung ứng sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao và nâng cao các chất lượng, giá trị các mặt hàng nông sản. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp nhằm xây dựng bộ máy chính quyền hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế… KỷNiệm20Năm TáiLậpTỉnhCàMau Nhật Tân Tối ngày 30/12, tại Quảng trường Hùng Vương, phường 1, Tp. Bạc Liêu, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bạc Liêu long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh (01/01/1997 - 01/01/2017). Đến tham dự buổi Lễ có Đ/c Nguyễn Thị Kim Ngân - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội; Đ/c Hà Ngọc Anh, Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương; Nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; cùng các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các đồng chí Ủy viên T.Ư Đảng; đại diện các Bộ, Ngành T.Ư… Khi mới tái lập, Bạc Liêu là một trong những tỉnh nghèo nhất khu vực ĐBSCL và cả nước. Đời sống của đại bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, thu nhập bình quân đầu người thấp (GDP bình quân đầu người năm 1997 chỉ đạt khoảng 2.400.000 đồng), tỷ lệ hộ nghèo cao (28,9% theo tiêu chí cũ), hạ tầng y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội không đáp ứng được yêu cầu. Thêm nữa, chưa tròn một năm sau ngày tái lập, tháng 11 năm 1997, tỉnh Bạc Liêu lại bị cơn bão số 5 tàn phá gây thiệt hại nặng nề cho nhiều vùng trong tỉnh… Để khai thác thế mạnh của tỉnh là nông nghiệp, thủy sản và sản xuất muối, Tỉnh ủy Bạc Liêu đã chỉ đạo tập trung đầu tư phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, trong đó nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản được coi là ngành kinh tế mũi nhọn nhằm tạo sự đột phá về kinh tế; từ đó, những diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả được chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản. Đến nay, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 127.851ha, so với năm 1997, diện tích nuôi trồng thủy sản đã tăng gấp 3 lần. Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ hải sản năm 2016 ước đạt 304.400 tấn, tăng gấp 6 lần so với năm 1997 (49.200 tấn). Nghề làm muối cũng được tỉnh quan tâm đầu tư, nhất là hỗ trợ vốn và hướng dẫn kỹ thuật để diêm dân đầu tư sản xuất muối trắng với năng suất, chất lượng cao hơn. Đến nay, hệ thống đường giao thông nông thôn, thủy lợi, điện, trường học, trạm y tế, bưu điện... ở các xã đã được xây dựng cơ bản. Nếu như năm 1997, hầu hết các xã trong tỉnh đều nằm trong tình trạng cô lập, tách biệt với thành thị, thì hiện nay đã có 39/49 xã có đường ô tô đến trung tâm, đường giao thông liên xã, liên ấp được bê tông hóa, nhựa hóa cơ bản, kết nối với các tuyến giao thông liên tỉnh, liên huyện. Sau 6 năm triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, đến nay, đã có 11/49 xã đạt 19/19 tiêu chí, 9 xã đạt từ 15-18 tiêu chí, 27 xã đạt từ 10-14 tiêu chí, không còn xã đạt dưới 5 tiêu chí. Trong đó, huyện Phước Long với 7/7 xã đã hoàn thành các tiêu chí và trở thành huyện NTM đầu tiên của tỉnh. Lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển rõ rệt, khu công nghiệp Trà Kha đang từng bước được lấp đầy, nhiều dự án công nghiệp lớn đã và đang phát huy hiệu quả kinh tế, đặc biệt là nhà máy điện gió Bạc Liêu (đã hòa lưới điện Quốc gia 62 trụ với tổng công suất 99,2 MW, là nhà máy điện gió lớn nhất Việt Nam hiện nay), nhà máy bia Sài Gòn - Bạc Liêu (công suất đã đạt gần 50 triệu lít/năm), nhà máy xây xát lúa gạo Vĩnh Lộc; nhà máy bao bì của Tập đoàn Dầu khí, nhà máy giày An Hưng, các nhà máy may mặc của Hàn Quốc và Tập đoàn Vinatex... Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập được coi trọng và phát huy hiệu quả. Về y tế, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được cải thiện, cơ sở vật chất, thiết bị y tế được quan tâm đầu tư; mạng lưới y tế các cấp được củng cố, tăng cường. Hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao ngày càng đa dạng, phong phú, góp phần xây dựng đời sống văn hoá, tinh thần cho nhân dân… Đ/c Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại buổi lễ KỷNiệm20Năm TáiLậpTỉnhBạcLiêu Nhật Tân Các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng tại Bạc Liêu xúc động trong ngày vui của quê hương
  • 6. 06 Số 151 - Tháng 01/2017THEO DÒNG THỜI SỰ Thủ tướng Chính phủ yêu cầu lãnh đạo các Bộ, ngành phối hợp với các địa phương tập trung chỉ đạo khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ, giúp nhân dân tỉnh Bình Định ổn định lại đời sống. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Bình Định phải rà soát các hộ có nguy cơ thiếu đói, kịp thời cứu trợ lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân, không để người dân bị đói, khát. UBND tỉnh chủ động sử dụng nguồn ngân sách của địa phương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác thực hiện ngay các chính sách hỗ trợ, nhất là các hỗ trợ gia đình có người chết, người bị thương, gia đình bị mất nhà cửa, mức hỗ trợ cụ thể tuỳ điều kiện của các địa phương; ngân sách trung ương sẽ cân đối, hỗ trợ các địa phương khó khăn theo đúng quy định. Bí thư Tỉnh ủy phải yêu cầu cấp ủy các cơ quan, đơn vị huy động lực lượng quân đội, công an, thanh niên, phụ nữ… tham gia dọn vệ sinh môi trường, sớm đưa học sinh trở lại trường, tổ chức khám, chữa bệnh cho người dân vùng bị ngập lũ; đặc biệt hỗ trợ sửa chữa, dựng ngay nhà cửa bị đổ trôi, chủ động bố trí chỗ ở tạm, không để người dân sống cảnh “màn trời chiếu đất”. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương chỉ đạo các chủ đập kiểm tra, khắc phục kịp thời các sự cố đê điều, hồ đập để chủ động ứng phó với diễn biến thời tiết thời gian tới, nhất là bảo đảm an toàn các hồ chứa nước, đồng thời bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt trong mùa khô tới. *Hỗ trợ gạo, giống lúa Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý hỗ trợ bổ sung 2.000 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh Bình Định để cứu trợ cho nhân dân bị thiệt hại do lũ lụt; bổ sung trước 80 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương cho tỉnh Bình Định để kịp thời thực hiện chính sách hỗ trợ dân sinh, khẩn trương khắc phục hậu quả lũ lụt theo quy định. Thủ tướng Chính phủ cũng đồng ý về chủ trương hỗ trợ bằng tiền để tỉnh Bình Định tự mua giống lúa phù hợp với mùa vụ; không thu học phí học kỳ II năm học 2016 - 2017 đối với học sinh là con các gia đình bị thiệt hại nặng do lũ lụt vừa qua trên địa bàn tỉnh Bình Định theo quy định tại Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015. *XâydựngChươngtrìnhtổngthểphòngchốngthiêntai Để phòng, chống mưa lũ trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Chương trình tổng thể phòng chống thiên tai cho khu vực miền Trung; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức nghiên cứu, đánh giá toàn diện, cụ thể về thực trạng thiên tai (mưa lũ, ngập lụt, hạn hán) ở miền Trung và Tây Nguyên, xác định rõ nguyên nhân, đề xuất các giải pháp xử lý tổng thể, căn cơ chủ động ứng phó, thích nghi.  Bộ Giao thông vận tải kiểm tra, xử lý công trình giao thông chưa phù hợp, cản trở thoát lũ, ảnh hưởng an toàn khu dân cư, chủ động mở rộng khẩu độ đối với các cầu, cống gây cản lũ để đảm bảo thoát lũ, không để tình trạng ngập lụt ngày càng nghiêm trọng do ảnh hưởng của công trình giao thông... Từ tháng 10 đến nay, khu vực miền Trung, Tây Nguyên liên tiếp xảy ra 5 đợt mưa lũ lớn, riêng tỉnh Bình Định hơn 1 tháng qua 4 lần bị ngập lụt. Đây là đợt lũ muộn, bất thường, đỉnh lũ một số nơi xấp xỉ mức lũ lịch sử, gây ngập lụt trên diện rộng, nhiều khu dân cư bị ngập sâu, cô lập, chia cắt dài ngày, sản xuất bị đình trệ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt của hàng chục ngàn hộ dân, thiệt hại lớn về tính mạng và tài sản của Nhân dân, hàng loạt công trình cơ sở hạ tầng, nhất là về dân sinh, giao thông, thủy lợi, thủy sản bị tàn phá... Bình Định: HỗTrợKhắcPhụcHậuQuảMưaLũ Trọng Tâm Vừa qua, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, với tinh thần đổi mới, sáng tạo Nghị định 5/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc và các chương trình hành động về công tác dân tộc... Vùng dân tộc và miền núi chiếm 3/4 diện tích tự nhiên của cả nước, là địa bàn sinh sống chủ yếu của 53 dân tộc thiểu số với gần 13,4 triệu người, chiếm 14,6% dân số cả nước. Đây là vùng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường sinh thái của cả nước... Trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm phát triển vùng dân tộc và miền núi. Nghị định số 5/2011/NĐ-CP của Chính phủ về công tác dân tộc là văn bản chuyên ngành có giá trị pháp lý cao nhất, có tính đột phá, tạo khuôn khổ pháp luật để thống nhất nhận thức và hành động trong công tác dân tộc. Tuy nhiên qua quá trình triển khai, các quy định trong Nghị định 5/2011/NĐ- CP còn bộc lộ nhiều hạn chế như các quy định còn chung, chưa có cơ chế bảo đảm thực hiện có hiệu quả các nhóm chính sách. Công tác dân tộc trong thời gian tới rất nặng nề, có ý nghĩa quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của đất nước và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Do vậy, Phó Thủ tướng đã yêu cầu Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành, địa phương cần quán triệt sâu sắc tầm quan trọng của công tác này; nhận rõ trách nhiệm và đề cao quyết tâm, tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc; trong đó, tổ chức thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, với tinh thần đổi mới, sáng tạo Nghị định 5/2011/NĐ-CP, Chiến lược và Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020, Chỉ thị số 28 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc. Cụ thể, về Nghị định 5/2011/ NĐ-CP, Phó Thủ tướng yêu cầu Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật cho giai đoạn 2016 - 2021; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai hiệu quả Chương trình 135 giai đoạn 2016 - 2020. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành tăng cường nguồn lực nhà nước, đề xuất chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó có nguồn lực của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới ở vùng dân tộc và miền núi. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành ban hành văn bản hướng dẫn, triển khai thực hiện Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới; xây dựng cơ chế, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, sử dụng, bổ nhiệm nhằm nâng cao số lượng, chất lượng cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số. Các địa phương có vùng dân tộc thiểu số và miền núi phải tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị định 5/2011/NĐ-CP và các chính sách dân tộc hiện hành; chủ động ưu tiên nguồn lực, lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn với chính sách dân tộc, tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội cho các huyện nghèo, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, khắc phục tình trạngđầutưdàntrải.Khuyếnkhích các địa phương ban hành các chính sách đặc thù, bố trí thêm nguồn lực để tổ chức thực hiện tốt các chính sách dân tộc; quan tâm quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới. TăngCườngNguồnLựcChoCôngTácDânTộc Quang Hiếu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác Chính phủ làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bình Định.
  • 7. 07Số 151 - Tháng 01/2017 THEO DÒNG THỜI SỰ Vừa qua, Bộ Khoa học và Công nghệ, các Bộ, ngành có liên quan tập trung rà soát các nhiệm vụ, dự án nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và chế tạo, sản xuất các sản phẩm khoa học và công nghệ. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trìnhkhoahọcvàcôngnghệQuốcgia tại cuộc họp Ban Chỉ đạo các Chương trình khoa học và công nghệ quốc gia chỉ đạo các bộ, ngành liên quan rà soát các nhóm nhiệm vụ: Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên quan đến bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân; các nhiệm vụ khoa học và công nghệ về bảo đảm quốc phòng, an ninh trong đó bao gồm cả các vấn đề về an toàn, an ninh thông tin; các nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp; các nhiệm vụ khoa học và công nghệ khác liên quan tới các ngành công nghiệp, kinh tế - kỹ thuật như giao thông, năng lượng, xây dựng… Các Chương trình, nhiệm vụ của Chương trình cần xây dựng có trọng điểm, tập trung nguồn lực đầu tư, bảo đảm các dự án và sản phẩm phải thực sự đạt tầm quốc gia, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của đất nước. Trước mắt, các Bộ tập trung chỉ đạo, phối hợp các cơ sở nghiên cứu, các doanh nghiệp, ưu tiên tổ chức ng- hiên cứu, phát triển một số dự án, sản phẩm. Cụ thể, Bộ Y tế làm chủ công nghệ và tổ chức sản xuất vắc xin; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu phát triển về giống cây trồng, vật nuôi; Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, lựa chọn một số công nghệ, thiết bị về an toàn thông tin đặc thù để làm chủ công nghệ và sản xuất thiết bị chuyên biệt của Việt Nam; Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành có liên quan tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia, đăng ký các nhiệm vụ của 3 Chương trình theo hướng ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần, doanh nghiệp chủ động cơ bản nguồn vốn đầu tư, thực hiện. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp quan tâm, cân đối nguồn lực, ưu tiên tập trung đầu tư phát triển khoa học và công nghệ, nhất là đối với các nhiệm vụ đã được phê duyệt trong 3 Chương trình. RàSoátCácDựÁn NghiênCứuKhoaHọc Thùy Duyên - Trần Trang Ngày 27/12 vừa qua, tại TP.Hải Phòng, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ xử lý tồn tại, yếu kém của một số doanh nghiệp, dự án lớn thuộc ngành Công Thương đã đi thị sát, kiểm tra thực địa Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ (PVTEX) và Dự án Nhà máy đạm DAP 2 Hải Phòng. Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ (do Tập đoàn Dầu khí và Tập đoàn Dệt may hợp tác đầu tư) và dự án Nhá máy đạm DAP 2 Hải Phòng (do Tập đoàn Hóa chất đầu tư), là 2 trong số 12 dự án, nhà máy yếu kém, thua lỗ được Thường trực Chính phủ xác định và được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo phải xử lý trong thời gian sớm nhất nhằm kéo giảm nguy cơ mất vốn đầu tư, tiêu hao nguồn lực nhà nước và của xã hội. Tại các nhà máy này, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã thị sát về cơ sở hạ tầng, thiết bị, công nghệ, dây chuyền sản xuất, tình hình sản xuất kinh doanh, nghe lãnh đạo nhà máy và lãnh đạo các bộ, ngành báo cáo về quá trình quyết định đầu tư, lập, thực hiện kế hoạch đầu tư, xây dựng, hoàn thiện và vận hành của hai nhà máy, thực trạng hoạt động, tình hình tài chính, yếu kém, thua lỗ. Đoàn công tác cũng thảo luận các phương án xử lý các vấn đề cấp bách trước mắt cũng như quyết định tương lai của các dự án. Trước đó, ngày 20/12, Ban Chỉ đạo cũng họp phiên đầu tiên tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ. Tại phiên họp, lãnh đạo Chính phủ cũng nêu rõ phương hướng hoạt động của Ban Chỉ đạo, các bộ, ngành, các Ban quản lý dự án, doanh nghiệp liên quan nhằm mục tiêu tới hết năm 2017 phải có chuyển biến căn bản về kết quả xử lý, phấn đấu tới hết năm 2018 cơ bản xử lý xong các dự án, doanh nghiệp này theo chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. KiểmtrathựcđịaNhàmáyXơsợi ĐìnhVũvàDựánNhàmáyđạm DAP2HảiPhòng Hà Trung Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu rà soát các dự án nghiên cứu khoa học. Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Khung chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Dự án đầu tư xây dựng công trình nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 53 đoạn Long Hồ - Ba Si trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT). Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải và UBND các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện Khung chính sách đã được phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật. Quốc lộ 53 đoạn Long Hồ - Ba Si có điểm đầu tại Km11+295 và điểm cuối Km56, tổng chiều dài là 45,797km. Mục tiêu dự án là nâng cao năng lực thông hành, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng cao, bảo đảm an toàn giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng khu vực nói chung và của tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh nói riêng; nhằm từng bước phù hợp với quy hoạch và định hướng phát triển giao thông vận tải. Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030 các hạng mục lưới điện 220kV để cấp điện cho đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, bao gồm: Đường dây 220 kV mạch kép Kiên Bình - Phú Quốc (xây dựng mới), chiều dài 73km, vận hành năm 2018 - 2019, trước mắt ở cấp điện áp 110kV, chuyển sang vận hành ở cấp điện áp 220kV từ năm 2022 - 2023; trạm biến áp 220kV Phú Quốc (xây dựng mới), quy mô 3x250 MVA, trước mắt lắp 2 máy biến áp (AT1, AT2), vận hành năm 2022 - 2023. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Kiên Giang hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư và đầu tư xây dựng dự án lưới điện 220kV bổ sung Quy hoạch nêu trên theo đúng quy định hiện hành về đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng và bảo vệ môi trường; xem xét bố trí nguồn vốn vay ưu đãi thuộc khoản vay Hỗ trợ phát triển chính sách cải cách ngành điện để đầu tư xây dựng dự án bổ sung Quy hoạch nêu trên. Dự án Tuyến nối QL91 và tuyến tránhTP.LongXuyêndoNgânhàng Phát triển châu Á (ADB) và Chính phủ Úc tài trợ. Mục tiêu tổng quát của Dự án góp phần hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng giao thông theo quy hoạch, thực hiện chiến lược xóa đói giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế khu vực ĐBSCL. Dự án sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và các tỉnh, thành lân cận; phát huy hiệu quả của các dự án đang được triển khai thực hiện và giảm thiểu ùn tắc giao thông và cải thiện an toàn giao thông trong khu vực Dự án. Dự án sẽ xây dựng 15,3km đoạn tuyến tránh TP.Long Xuyên (điểm đầu nối với đường dẫn vào cầu Vàm Cống từ QL80 đến nút giao Lộ Tẻ, điểm cuối tại điểm giao QL91); xây dựng 2km kết nối từ QL91 vào tuyến tránh cũng như lên cầu Vàm Cống; cập nhật, điều chỉnh hồ sơ Dự án đầu tư Tuyến nối QL91 và tuyến tránh TP.Long Xuyên. Dự án được thực hiện trong 28 tháng (quý I/2018 - quý II/2020) với tổng mức đầu tư là 94,58 triệu USD. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ dẫn đầu đoàn công tác thị sát dây chuyền sản xuất của Nhà máy đạm DAP 2 Hải Phòng. An Giang: XâydựngtuyếnnốiQL91vàtuyến tránhThànhphốLongXuyên Nhật Tân Vĩnh Long: Phêduyệtkhungchínhsáchhỗtrợ,tái địnhcưdựáncảitạoQL53 Nhật Tân Kiên Giang: PhúQuốcbổsungDựánlướiđiện220kVvàoQuyhoạch Nhật Tân
  • 8. Số 151 - Tháng 01/201708 CHÍNH SÁCH & CUỘC SỐNG Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Điều chỉnh Định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ bao phủ dịch vụ cấp nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung tại các đô thị đạt 100%, với tiêu chuẩn cấp nước bình quân đạt 120 lít/người/ ngày đêm, chất lượng nước đạt quy chuẩn quy định; các khu công nghiệp được cấp nước đầy đủ theo yêu cầu áp lực và lưu lượng. Tỷ lệ hệ thống cấp nước khu vực đô thị lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 75%; tỷ lệ thất thoát thất thu nước sạch tại các đô thị dưới 15%; dịch vụ cấp nước liên tục, đủ áp lực 24 giờ trong ngày. *Ưu tiên xây dựng các công trình cấp nước quy mô vùng liên tỉnh Một trong các giải pháp thực hiện là quy hoạch, đầu tư phát triển và quản lý vận hành hệ thống cấp nước. Cụ thể, tổ chức lập hoặc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cấp nước quy mô vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo đảm cấp nước an toàn; phát triển cấp nước đô thị kết hợp cấp nước cho khu dân cư nông thôn tập trung và khu công nghiệp trên địa bàn; ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình cấp nước quy mô vùng liên tỉnh. Bên cạnh đó, đầu tư xây dựng đồng bộ các hạng mục công trình từ nguồn nước, xử lý nước đến mạng lưới đường ống cấp nước với các trang thiết bị tiên tiến, áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát hoạt động công trình; từng bước đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa, tự động hóa hệ thống cấp nước và bảo đảm cấp nước an toàn. Đồng thời, thúc đẩy triển khai đầu tư xây dựng các dự án cấp nước theo hình thức đối tác công tư (PPP) và các hình thức đầu tư khác phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương; tập trung đầu tư mở rộng và cải tạo mạng đường ống cấp nước tăng tỷ lệ bao phủ và nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước; ưu tiên đầu tư các dự án bảo đảm cấp nước an toàn và chống thất thoát nước sạch; khuyến khích sử dụng vật tư, thiết bị có chất lượng cao được sản xuất trong nước khi đầu tư xây dựng và cải tạo công trình cấp nước. *Từng bước giảm lưu lượng khai thác nước ngầm Giải pháp khác là quản lý, sử dụng nguồn nước thích ứng với biến đổi khí hậu. Cụ thể, đẩy mạnh công tác lập quy hoạch tài nguyên nước; tăng cường công tác quản lý, giám sát, bảo vệ nguồn nước; kiểm soát chặt chẽ việc xả thải vào nguồn nước; xây dựng hệ thống hồ trữ nước mưa, nước mặt và các công trình ngăn mặn, xả lũ có tính đến biến đổi khí hậu; lập kế hoạch khai thác, sử dụng hồ trữ nước đa mục đích, ưu tiên cho khai thác cung cấp nước sinh hoạt. Khai thác sử dụng nguồn nước ngầm hợp lý và từng bước giảm lưu lượng khai thác nước ngầm tại các đô thị lớn như: Hà Nội, TP.HCM, các đô thị vùng ĐBSCL… Nghiên cứu các giải pháp bổ cập nước ngầm hướng tới tạo nguồn nước dự phòng chiến lược trong trường hợp xảy ra các sự cố về nguồn nước mặt, hệ thống cấp nước và biến đổi khí hậu; thiết lập hệ thống kiểm soát, cảnh báo chất lượng, trữ lượng nguồn nước; nghiên cứu giải pháp dự phòng nguồn nước bảo đảm an toàn nguồn nước cho nhà máy nước. Ứng dụng công nghệ thông tin, thiết bị thông minh trong quản lý, vận hành hệ thống cấp nước; lựa chọn công nghệ và thiết bị tiên tiến, có chế độ tự động hóa cao, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước, thân thiện môi trường và bảo đảm cấp nước an toàn; nghiên cứu, tổ chức sản xuất vật tư, thiết bị trong nước có chất lượng cao, đến năm 2025 có khả năng cung cấp đầy đủ các chủng loại vật tư, thiết bị ngành nước. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới trong việc xử lý nước mặn, nước lợ cho các vùng bị xâm nhập mặn và khó khăn về nguồn nước; nghiên cứu công nghệ tái sử dụng nước mưa hỗ trợ nước sinh hoạt và các nhu cầu khác. NângCaoHiệuQuảCôngTrình CấpNướcSạch NôngThônTậpTrung Thảo Nguyên Công trình nước sạch nông thôn là hạ tầng quan trọng, cung cấp nước sinh hoạt, góp phần cải thiện đời sống, nâng cao sức khỏe người dân, bảo đảm an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn. Thời gian qua, Chính phủ đã tập trung nhiều nguồn lực để phát triển mạng lưới cấp nước sạch nông thôn, nhất là tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Việc bảo vệ, sử dụng, khai thác hiệu quả, bền vững, gắn với huy động các nguồn lực ngoài ngân sách cùng Nhà nước đầu tư phát triển, khai thác công trình nước sạch là rất cần thiết. Công tác quản lý, sử dụng, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực, Nhà nước từng bước nắm được số lượng, chất lượng, hiện trạng sử dụng, tình hình biến động của công trình để phục vụ công tác đầu tư, quản lý, khai thác, xác lập hồ sơ công trình và chủ thể được giao quản lý công trình, bước đầu xã hội hóa việc đầu tư, vận hành công trình nước sạch nông thôn. Để tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng bền vững công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND cấp tỉnh chỉ đạo Sở NN&PTNT phối hợp với các Sở, ngành liên quan, UBND các cấp rà soát, đánh giá việc thực hiện giao công trình nước sạch nông thôn tập trung, cơ chế hỗ trợ bù giá nước sạch nông thôn theo quy định. Các công trình đã giao đang hoạt động có hiệu quả, tiếp tục giao cho đối tượng quản lý, sử dụng khai thác; các công trình chưa được giao cho đối tượng quản lý hoặc giao quản lý, vận hành chưa hiệu quả, tổ chức thực hiện đánh giá, xác định giá trị còn lại thực tế của từng công trình gắn với thời gian sử dụng thực tế; thời hạn đánh giá giá trị còn lại thực tế của từng công trình và giao cho đơn vị quản lý, vận hành chậm nhất đến 30/6/2017. Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ NN&PTNT, các bộ, ngành có liên quan và UBND cấp tỉnh điều chỉnh chính sách bàn giao công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung theo hướng các công trình sau khi rà soát, đánh giá xác định tại điểm b Mục 1 của Chỉ thị này được giao cho đơn vị có đủ năng lực quản lý, vận hành công trình theo quy định; thực hiện giao theo nhóm công trình trong một vùng, khu vực (xã, liên xã, huyện) theo quy hoạch, không giao riêng lẻ công trình thuận lợi có ưu thế khai thác. Thứ tự ưu tiên giao quản lý, vận hành công trình như sau: Giao cho doanh nghiệp; giao cho đơn vị sự nghiệp công lập; giao cho UBND cấp xã. Căn cứ tình hình thực tế của địa phương, đối tượng giao quản lý, khả năng hỗ trợ của ngân sách nhà nước về cấp bù giá nước, UBND cấp tỉnh quyết định phương thức giao công trình, cụ thể: việc giao công trình cho đơn vị sự nghiệp công lập, cho UBND cấp xã thực hiện theo hình thức thỏa thuận hoặc đặt hàng. Việc giao công trình cho doanh nghiệp được thực hiện theo phương thức đấu thầu để lựa chọn doanh nghiệp quản lý, vận hành, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn. Doanh nghiệp trúng thầu sẽ thực hiện thanh toán giá trị công trình quy định tại điểm b Mục 1 Chỉ thị này ngay khi nhận bàn giao hoặc thanh toán dần tương ứng với thời gian sử dụng còn lại thực tế của công trình (các nội dung cụ thể này là điều kiện đưa vào Hồ sơ thầu và Hợp đồng giao công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung). Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND cấp tỉnh căn cứ tình hình thựctếcânđốingânsáchđịaphương quyết định cấp bù từ Ngân sách địa phương hoặc nguồn Chương trình mục tiêu (nếu có) trong trường hợp giá bán nước sạch nông thôn do UBND cấp tỉnh quyết định thấp hơn giá thành được tính đúng, tính đủ theo quy định của pháp luật để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp cấp nước (thông qua số lượng m3 nước sạch tiêu thụ của doanh nghiệp). CấpNướcỔnĐịnh ChoCácĐôThị, KhuCôngNghiệp Thuỳ Duyên
  • 9. Số 151 - Tháng 01/2017 DU LỊCH VIỆT NAM - NHỮNG TRẢI NGHIỆM MỚI 09 Đồng Tháp: XáclậpkỷlụcTháchoatươilớnnhấtViệtNam Thuỳ Duyên Tuần lễ du lịch Đồng Tháp năm 2017, được tổ chức từ ngày 7 đến 14/1/2017 tại thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Lễ hội đường phố, hội chợ triển lãm, hội thi và trưng bày sinh vật cảnh là những hoạt động sẽ diễn ra tại thành phố Sa Đéc trong thời gian trên. Cứ mỗi độ xuân về, vào khoảng thời gian giáp Tết, là lúc làng hoa miền Tây Nam Bộ vào lúc nhộn nhịp nhất. Năm nay sẽ càng đặc biệt hơn nữa khi thành phố Sa Đéc tổ chức lễ hội làng hoa kéo dài suốt một tuần từ 7 - 14/1/2017 với tên gọi “Nơi bốn mùa khoe sắc”. Tại làng hoa Sa Đéc, du khách sẽ được trải nghiệm cánh đồng hoa bạt ngàn với hơn 780ha đang vào mùa vụ Tết, cảnh trên bến dưới thuyền, không khí vận chuyển tấp nập của thương lái chở hoa đi khắp mọi miền đất nước, được xem nông dân làng hoa trang trí cổng hoa và các tiểu cảnh hoa trên đường hoa Sa Nhiên - Cai Dao… Được biết, gắn với chủ đề “Nơi bốn mùa khoe sắc”, Tuần lễ du lịch Đồng Tháp 2017 được tổ chức cùng lễ hội hoa xuân thường niên của thành phố Sa Đéc. Đặc biệt, trong sự kiện này, Ban tổ chức sẽ đăng ký xác lập kỷ lục “Thác hoa tươi lớn nhất Việt Nam”. Theo thiết kế, thác hoa có chiều cao 12m, đường kính 19m, được trang trí bởi 2.500 giỏ hoa tươi các loại của Làng hoa Sa Đéc, thác hoa có hình dáng mô phỏng dòng thác đang chảy, tượng trưng cho bốn mùa hoa rực rỡ tại Sa Đéc. Thành phố Sa Đéc nổi tiếng với những vựa hoa ngát hương khoe sắc quanh năm, trong đó Làng hoa Sa Đéc hay Làng hoa Tân Quy Đông là một trong những làng hoa lớn nhất cả nước. Bên cạnh đó, trong tuần lễ du lịch, tỉnh Đồng Tháp sẽ tổ chức hội chợ triển lãm “Nhịp cầu xúc tiến thương mại và đầu tư Sa Đéc 2017”; hội thảo “Du lịch Đồng Tháp - Có trách nhiệm”; hội thảo “Tiềm lực và hướng phát triển cho các sản phẩm sau gạo”. Ngoài ra, lễ hội còn có các hoạt động như: triển lãm ảnh nghệ thuật về Đồng Tháp, hội chợ ẩm thực đường phố, hội thi chế biến các món ăn làm từ bột, hội thi “Duyên dáng phụ nữ làng hoa”… Không chỉ lớn về số lượng, nơi đây còn hấp dẫn du khách về sự đa dạng của chủng loài hoa, ước tính có gần 2.000 loài hoa được các nhà vườn trồng và chăm sóc. Ông Võ Thanh Tùng, Chủ tịch TP.Sa Đéc cho biết, đây là dịp tôn vinh những con người làm nên địa danh vùng đất Sa Đéc. Đến với lễ hội, du khách được trải nghiệm cánh đồng hoa bạt ngàn đang vào mùa vụ Tết, tham quan các làng nghề, điểm du lịch nổi tiếng, làng bột Sa Đéc... Như vậy, đến Đồng Tháp vào dịp cận Tết này, du khách sẽ có cơ hội tham quan vườn hoa rực rỡ dưới nắng xuân, đồng thời chiêm ngưỡng thác hoa tươi lớn nhất Việt Nam. “Các tỉnh xung quanh đã có quy hoạch và đề án quảng bá xúc tiến du lịch. Mặc dù Hưng Yên đã tìm hướng đi và xây dựng, quy hoạch du lịch từ những năm 2011 - 2012 nhưng dự kiến tháng 3/2017 tới đây mới trình được quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hưng Yên. Để du lịch được phát triển, rất cần sự quan tâm của lãnh đạo, các cấp, các ngành, nếu không việc phát triển du lịch rất khó khăn…” - là những chia sẻ đầy tâm huyết của ông Trần Đăng Tuấn - Giám đốc Sở VH-TT&DL Hưng Yên trong Hội nghị xúc tiến điểm đến du lịch Hưng Yên 2016 vừa qua. *Nhiều tiềm năng nhưng khai thác chưa thực sự hiệu quả Được biết đến là tỉnh nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Hồng, Hưng Yên có truyền thống lịch sử và văn hiến lâu đời. Nơi đây từng là thủ phủ của trấn Sơn Nam, có thương cảng Phố Hiến, một thương cảng lớn nhất Đàng Ngoài với 23 phố, phường; mà sự sầm uất được ví trong câu ca: “Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến”. Hiện Hưng Yên còn lưu giữ được kho tàng di sản văn hóa - lịch sử đặc sắc như: Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Phố Hiến, Đền Đa Hòa - Dạ Trạch, Làng cổ Đại Đồng… cùng nhiều danh lam thắng cảnh độc đáo. Đây là tiền đề quan trọng để du lịch Hưng Yên tạo ra những nét mới trong tổng quan du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng nói riêng, cả nước nói chung. Thời gian qua, Hưng Yên chủ yếu tập chung các loại hình du lịch như thăm quan di tích lịch sử - văn hóa, du lịch lễ hội dân gian truyền thống, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa tâm linh. Theo thống kê, hiện nay Hưng Yên có 1.779 di tích các loại, trong đó có 169 di tích, cụm di tích được xếp hạng cấp Quốc gia với gần 400 lễ hội truyền thống phản ánh rõ nét những phong tục, tập quán của người dân nơi đây. Hưng Yên cũng nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống còn lưu giữ được đến ngày nay như: Làng nghề long nhãn sấy, hương xạ thôn Cao (TP.Hưng Yên); Làng nghề đúc đồng (Văn Lâm); Tương Bần (Mỹ Hào); hoa, cây cảnh, quất (Văn Giang); đan rọ, đó, mành tre (Tiên Lữ); chạm bạc Huệ Lai (Ân Thi); dệt thảm, thêu ren… Bên cạnh đó, Hưng Yên có rất nhiều đặc sản nổi tiếng như: nhãn lồng, hạt sen, chè hạt sen long nhãn, bún thang, tương Bần, cam đường canh, bưởi Diễn, gà Đông Tảo, bánh răng bừa, mật ong hoa nhãn, lúa nếp thơm, chuối tiêu hồng… và các loại hình văn hóa, nghệ thuật đặc sắc như hát Chèo, hát Ả Đào (ca trù), hát Trống quân… Tính đến hết năm 2015, toàn tỉnh Hưng Yên có 224 cơ sở lưu trú, trong đó có 25 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 đến 2 sao, 120 nhà hàng. Năm 2015, ngành du lịch Hưng Yên đã đón được 385.000 lượt khách, trong đó khách nội địa là chủ yếu, khách quốc tế đạt 10.000 lượt. Tổng thu từ du lịch ước đạt 105 tỷ đồng. Có thể thấy, doanh thu từ du lịch của Hưng Yên còn thấp, chưa phản ánh đúng năng lực cũng như khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch sẵn có. Các sản phẩm du lịch chưa phong phú, hấp dẫn; cơ sở hạ tầng du lịch phát triển chưa đồng đều và còn hạn chế; dịch vụ du lịch hoạt động quy mô nhỏ, còn phần thiếu chuyên nghiệp… Bởi vậy, những kết quả đạt được, dù đáng ghi nhận nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh du lịch của tỉnh Hưng Yên văn hiến, đậm bản sắc. *Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng Đã đến lúc cần thay đổi diện mạo để đưa du lịch Hưng Yên trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh nhà trong thời gian tới? Ông Phạm Văn Hiệu - Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Hưng Yên cho biết: “Chúng tôi đã xây dựng Kế hoạch hành động cụ thể cho chiến lược phát triển du lịch của tỉnh, trong đó có đưa ra một số giải pháp phát triển du lịch địa phương. Tổ chức xây dựng các quy hoạch, đề án, dự án đầu tư phát triển du lịch; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch; đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến, phát triển sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực và tuyên truyền, phổ biến nâng cao ý thức cộng đồng về phát triển du lịch; nâng cao chất lượng dịch vụ và nhận thức của xã hội về phát triển du lịch... có như vậy mới thực hiện có hiệu quả Kế hoạch hành động số 91/KH-UBND, ngày 14/5/2015 của UBND tỉnh, thực hiện Nghị quyết số 92/NQ-CP về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới”. Hy vọng, với sự quyết tâm cao của Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên, ngành du lịch và những người làm du lịch Hưng Yên, trong thời gian không xa, du lịch nơi đây hứa hẹn sẽ có những đột phá mới, diện mạo mới, trở thành điểm đến hấp dẫn của vùng du lịch Đồng bằng sông Hồng nói riêng, cả nước nói chung. Du lịch Hưng Yên: ĐÁNHTHỨCTIỀMNĂNG-KHƠINGUỒNĐỘNGLỰC Phùng Nguyện Du khách đến thăm làng hoa Xuân Quan (Văn Giang)
  • 10. 10 Số 151 - Tháng 01/2017KINH TẾ PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Chiều 27/12 vừa qua, tại tỉnh Vĩnh Phúc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là hội nghị xúc tiến đầu tư có quy mô lớn nhất của tỉnh Vĩnh Phúc với sự tham dự của khoảng 500 đại biểu, doanh nghiệp. Đánh giá cao tốc độ phát triển nhanh của Vĩnh Phúc thời gian qua, nhất là thu ngân sách đạt 31.000 tỷ đồng, Thủ tướng cho rằng, Vĩnh Phúc đã giải quyết tương đối có hiệu quả3“điểmnghẽn”pháttriểnchung về thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực. Thể chế, chính sách thông thoáng, hạ tầng phát triển tốt, nguồn nhân lực được đào tạo căn bản chính là nguyên nhân quan trọng dẫn tới thành công của Vĩnh Phúc. Bên cạnh đó, Thủ tướng nhìn nhận, tiềm năng của tỉnh còn rất lớn, với việc Vĩnh Phúc được quy hoạchlàvùngThủđô,cónhiềudanh lam thắng cảnh, “thương hiệu” Vĩnh Phúc đã bắt đầu hình thành. Thủ tướng mong muốn Vĩnh Phúc ng- hiên cứu, vận dụng, phát huy tiềm năng để vươn lên trở thành một đầu tàu kinh tế phát triển với tốc độ nhanh nhất trong nhiệm kỳ này. Vĩnh Phúc cần có tầm nhìn đưa tỉnh trở thành trung tâm kinh tế động lực vùng Bắc Bộ và cả nước, một thành phố công nghiệp dịch vụ, một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư, du khách và những ý tưởng sáng tạo. Vĩnh Phúc, quê hương của “khoán 10”, phải được coi là nơi khởi nguồn của đổi mới, sáng tạo trong nông nghiệp, nông thôn. Để đạt tầm nhìn mạnh bạo đó, điểm then chốt là xây dựng được niềm tin để các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư mạnh mẽ vào Vĩnh Phúc. Bên cạnh sự phấn đấu của tỉnh, Thủ tướng khẳng định Chính phủ sẽ giữ ổn định kinh tế vĩ mô, tốc độ tăng trưởng cao, giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định, Chính phủ liêm chính, kiến tạo phát triển, hành động để phục vụ người dân và do- anh nghiệp. Thủ tướng nêu một số gợi ý với tỉnh trong định hướng phát triển. Thứ nhất, muốn phát triển nhanh, bền vững thì Vĩnh Phúc phải làm tốt quy hoạch, kế hoạch, chiến lược, tránh mâu thuẫn, chồng chéo trong phát triển. Thứ hai, tiếp tục cải thiện môi trường sống, môi trường xã hội cho nhà đầu tư tốt hơn nữa. Cùng với chính quyền Trung ương, Vĩnh Phúc phải tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc tinh thần xây dựng chính quyền liêm chính, kiến tạo, hành động, chủ động đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân. Chính phủ, các Bộ trưởng, Bí thư, Chủ tịch các tỉnh phải chuyển biến thì cả xã hội mới chuyển biến được. Thủ tướng yêu cầu tỉnh thực hiện tốt Nghị quyết 19 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Nghị quyết 35 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp. Vĩnh Phúc phải “3 cùng” với doanh nghiệp: Cùng trăn trở, tìm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả nhất, thiết thực nhất; cùng làm, bắt tay vào hành động để kiến tạo phát triển; cùng chia sẻ thành công cũng như những thất bại, động viên, tôn vinh kịp thời đối với doanh nghiệp. Thứ ba, Vĩnh Phúc phải tiếp tục điđầutrongphongtràokhởinghiệp, phát triển doanh nghiệp, phải tăng gấp đôi số lượng doanh nghiệp vào năm 2020. Thứ tư, việc chuyển giao công nghệ, phát triển cụm ngành, công nghiệp phụ trợ rất quan trọng, đòi hòi phải có nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu. Thủ tướng tin rằng, nếu có mặt bằng và nguồn nhân lực chất lượng cao thì công nghiệp phụ trợ ở Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục phát triển. Bên cạnh phát triển, phải chú ý mặt trái của quá trình công nghiệp hóa, quan tâm phát triển hài hòa, bền vững, bảo vệ môi trường để Vĩnh Phúc thực sự trở thành nơi đáng sống, thanh bình, thu hút phát triển. Đối với nhà đầu tư, Thủ tướng mong muốn, cam kết phải đi đôi với việc làm, có trách nhiệm với cộng đồng. Tại Hội nghị, tỉnh Vĩnh Phúc đã trao quyết định chủ trương đầu tư, chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án. Theo Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Trì, tỉnh mời gọi các nhà đầu tư quan tâm đầu tư vào các dự án nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp cơ khí ô tô, xe máy; công nghiệp điện tử, viễn thông; công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng mới và vật liệu nhẹ; công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản; đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp; khu du lịch, vui chơi giải trí cao cấp. Tính đến hết tháng 6/2016, Vĩnh Phúc đã thu hút 837 dự án, trong đó có 221 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 3,4 tỷ USD. Hiện nay, có nhiều tập đoàn lớn đầu tư vào Vĩnh Phúc như Toyota, Honda (Nhật Bản), Piaggio (Italy), Patron Vina, Heasung Vina, Jahwa, Sin- doh (Hàn Quốc). Vĩnh Phúc: KhởiNguồnCủaĐổiMới-SángTạoTrongNôngNghiệp-NôngThôn Ly Sơn Ngày 26/12 vừa qua, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ dự diễn đàn: “Tăng quyền năng kinh tế cho phụ nữ khởi nghiệp, sản xuất kinh do- anh nông nghiệp nhằm thúc đẩy bình đẳng giới” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Hà Lan tổ chức. Phát biểu tại diễn đàn, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá cao định hướng hoạt động của Hội trong thời gian tới và việc phối hợp với Đại sứ quán Hà Lan tổ chức diễn đàn này nhằm góp phần thực hiện mục tiêu phát triển doanh nghiệp (DN) và bình đẳng giới. Đặc biệt, việc xây dựng và triển khai Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2027” của Hội sẽ có nhiều thuận lợi khi năm 2016 đi vào lịch sử của đất nước với trên 110.000 DN thành lập mới, tăng hơn 16% so với cùng kỳ 2015, trung bình mỗi DN có số vốn đăng ký hơn 8 tỷ đồng. Số lượng DN đã ngừng hoạt động nay trở lại hoạt động tăng trên 43%. Cho rằng diễn đàn đề cập tới nội dung rất khó khi người phụ nữ vừa thực hiện thiên chức của mình, vừa vươn lên khởi nghiệp, sản xuất kinh doanh nông nghiệp trong bối cảnh nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, Phó Thủ tướng nhấn mạnh “Chính phủ mong muốn lắng nghe kết quả của Diễn đàn để đánh giá lại thể chế kinh tế, thúc đẩy khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp của phụ nữ nói riêng”. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, Chính phủ đang trình Quốc hội dự án Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, theo đó sẽ xây dựng các chương trình hỗ trợ DN, tập trung cho DN siêu nhỏ, khó khăn trong tiếp cận vốn, tín dụng, lao động và các yếu tố đầu vào khác nếu không có hỗ trợ nhà nước. Chính phủ sẽ hỗ trợ DN khởi nghiệp, sáng tạo trên cơ sở ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp. Ngoài việc hỗ trợ tư vấn truyền thông, đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực, Chính phủ sẽ ban hành 2 Nghị quyết về tạo nguồn vốn cho DN. Đối với DN khởi nghiệp, sáng tạo khó tiếp cận vốn ngân hàng, Chính phủ sẽ phát triển các quỹ đầu tư mạo hiểm và xây dựng thể chế khuyến khích đầu tư mạo hiểm. Đối với các DN nhỏ và vừa, Chính phủ cũng quy định về bảo lãnh tín dụng ở các địa phương theo hướng bảo lãnh 100% vốn vay (hiện nay là bảo lãnh 75%) để hỗ trợ tốt nhất cho các DN có phương án kinh doanh hiệu quả nhưng thiếu vốn. Đồng thời, Chính phủ cũng sửa đổi thể chế kinh tế để thu hút DN đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực nông nghiệp, không chỉ sản xuất nông nghiệp mà còn phát triển kinh tế nông thôn theo hướng tạo điều kiện cho tích tụ ruộng đất, quy hoạch và quản lý quy hoạch đất đai, ổn định môi trường đầu tư kinh doanh, giảm rủi ro cho các nhà đầu tư. Phó Thủ tướng đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tiếp tục nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm, tạo động lực cho phụ nữ trong khởi nghiệp, sản xuất kinh doanh nông nghiệp; tập trung các hoạt động hướng dẫn phụ nữ khởi nghiệp, sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, sản xuất kinh doanh. HỗTrợPhụNữKhởiNghiệpGiaiĐoạn2017-2027 Thuỳ Duyên Thủ tướng chứng kiến lễ ký kết biên bản ghi nhớ giữa UBND tỉnh Vĩnh Phúc và các nhà đầu tư Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và đại biểu tham dự diễn đàn
  • 11. 11Số 151 - Tháng 01/2017 KINH DOANH - THƯƠNG TRƯỜNG Trong 10 năm trở lại đây, ngành công nghiệp chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ đã có bước phát triển vượt bậc, giá trị xuất khẩu của ngành trong 5 năm (từ 2010 - 2016) đã tăng gấp 2 lần. Ngành công nghiệp chế biến gỗ đã đóng góp đáng kể vào giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Năm 2015, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 6,9 tỷ USD, tăng 10,7% so với năm 2014. Trong đó, sản phẩm gỗ đạt 4,79 tỷ USD (+7,8%). Riêng 10 tháng đầu năm 2016, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 5,59 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2015. Dự báo, để ngành chế biến gỗ Việt Nam tiếp tục mở rộng trong những năm tới, sẽ là bài toán nan giải về cung ứng lượng gỗ nguyên liệu rất lớn từ nguồn nhập khẩu và rừng trồng trong nước. Theo ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định, hiện nay, gỗ rừng trồng trong nước là nguồn nguyên liệu chính và quan trọng nhất cũng chiếm khoảng 30% - 40% tổng lượng nguyên liệu đầu vào, đặc biệt là gỗ cao su, keo, tràm. Nhưng trong thời gian qua, tình trạng các công ty có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và thương nhân của Trung Quốc đội lốt doanh nghiệp Việt Nam đã nổi lên với sự hình thành những hệ thống nhà máy và cơ sở thu mua nguyên liệu từ miền Nam ra đến khu vực miền Trung, Tây Nguyên để xuất khẩu sang Trung Quốc. Vấn đề cạnh tranh khống chế thị trường cung cấp gỗ nguyên liệu này đang tạo ra sức ép rất lớn, thậm chí là nguy cơ khủng hoảng gỗ nguyên liệu tại các doanh nghiệp trong nước ở TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Định… Đại diện một số doanh nghiệp trong ngành gỗ cho rằng, thương lái Trung Quốc đã và đang tiến hành thu mua nguyên liệu gỗ tại thị trường Việt Nam nhưng lại không có những động thái xuất khẩu qua các thị trường. Đây cũng có thể được xem là một trong những cảnh tỉnh tới người bán gỗ và nguyên liệu gỗ trong nước trước những chiêu trò gian lận thương mại nhằm găm hàng chờ thời cơ giá cao để tung ra thị trường. Một số doanh nghiệp cũng cho rằng, với mức thuế xuất khẩu cho một số mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ sang Trung Quốc đang dao động từ 2% - 20% là chưa đủ sức hạn chế hoạt động xuất khẩu gỗ nguyên liệu sang Trung Quốc một cách ồ ạt như thời gian qua. Thậm chí, một số thương nhân Trung Quốc còn khai báo không đúng quy cách sản phẩm xuất khẩu để được hưởng ưu đãi về thuế. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, nhiều mặt hàng gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc tăng nhanh chóng trong thời gian gần đây. Cụ thể, trong 9 tháng năm 2016, lượng ván bóc xuất khẩu đạt 240.000m3, tăng gấp 2,4 lần lượng xuất khẩu trong cả năm 2015, lượng gỗ xẻ cao su cũng tăng từ 120.000m3 trong năm 2015, lên 170.000m3 trong 9 tháng của năm 2016. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia trong khu vực đã ban hành chính sách đóng cửa rừng tự nhiên, như Myanmar, Ấn Độ. Lào, Trung Quốc… sẽ tiếp tục tạo ra tình trạng thiếu hụt gỗ nguyên liệu trên toàn đại lục vào năm 2017. Ông Tô Xuân Phúc, Tổ chức Forest Trend (Hoa Kỳ) tại Việt Nam cho rằng, chính sách đóng cửa rừng tự nhiên ở Trung Quốc vào năm 2017 là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc một số doanh nghiệp Trung Quốc đi tìm kiếm cơ hội đầu tư tại các nước khác, trong đó có Việt Nam. Do vậy, trong tương lai, đầu tư của các doanh nghiệp gỗ Trung Quốc vào Việt Nam có thể sẽ gia tăng nhanh chóng. Hiện nay, mỗi năm nhu cầu gỗ nguyên liệu tiêu thụ nội địa và chế biến xuất khẩu là khoảng 31 triệu m3, nguồn cung trong nước chỉ khoảng 23 triệu m3/năm, phần còn lại phải nhập khẩu từ các nước. Nếu có thêm doanh nghiệp Trung Quốc tham gia vào "miếng bánh" này, rõ ràng các doanh nghiệp gỗ Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn cung nguyên liệu. Họ không những phải cạnh tranh với các doanh nghiệp Trung Quốc về nguồn nguyên liệu ở các thị trường cung nguyên liệu gỗ cho cả 2 nước, cạnh tranh với các doanh nghiệp Trung Quốc nhập khẩu nguyên liệu từ Việt Nam, mà còn cạnh tranh với các doanh nghiệp Trung Quốc tại chính sân nhà. Theo ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịch FPA Bình Đình, để bảo vệ ngành chế biến gỗ xuất khẩu trong nước và đảm bảo nguồn gỗ nguyên liệu rừng trồng được cung cấp đầy đủ và bền vững trong những năm tới, kiến nghị Chính phủ ban hành các giải pháp hạn chế xuất khẩu gỗ nguyên liệu một cách hiệu quả. Đồng thời, tăng mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng gỗ tròn và gỗ xẻ (không phân biệt quy cách “Loại chiều dày từ 30mm trở xuống, chiều rộng từ 95mm trở xuống, chiều dài từ 1.050mm trở xuống”) lên cùng mức 20% trong khung quy định Nghị quyết số 830/2009/UBTVQH12 ngày 17/10/2009 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tăng cường các giải pháp về thủ tục hành chính, kiểm tra giám sát của Kiểm lâm, Hải quan sở tại và chính quyền địa phương, để hạn chế việc thương nhân nước ngoài thu gom, khống chế thị trường gỗ nguyên liệu rừng trồng trong nước và lẩn tránh thuế xuất khẩu bằng cách giảm giá bán, kê khai không đúng quy cách gỗ nguyên liệu xuất khẩu. Khi tình hình thị trường gỗ nguyên liệu trong nước ổn định trở lại, Chính phủ nên có giải pháp điều chỉnh giảm mức thuế suất thuế xuất khẩu các mặt hàng phù hợp định hướng phát triển ngành gỗ trong tương lai. NGUYÊNLIỆUGỖVÀNHỮNGNGUYCƠTHIẾUHỤT An Hà Cả tháng nay, hàng trăm hộ nuôi cá bè trên sông La Ngà và những hộ nuôi cá tại hai xã Phú Ngọc và La Ngà, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai đứng ngồi không yên khi cá liên tục rớt giá nhưng vẫn không có người mua. Nhiều người đã tính đến chuyện treo bè. Như bao hộ dân khác sinh sống dọc con sông La Ngà, tỉnh Đồng Nai, gia đình anh Trần Văn Thành ở ấp 1, xã Phú Ngọc tận dụng nguồn nước sông để hành nghề nuôi cá. Với kinh nghiệm nuôi nhiều năm nay, nhưng anh vẫn không thể hiểu nổi tại sao giá cá năm nay lại rớt một cách kỷ lục đến như vậy. Anh Thành cho biết, hiện tại hai gièo cá trên 70 tấn đang vào thời điểm xuất bán, thế nhưng anh kêu mãi mà thương lái cũng không chịu vào bắt. Với giá 25 ngàn đồng/1kg như hiện nay, nhẩm tính sơ, anh Thành lỗ đến gần 700 triệu đồng. Quyết tâm bám trụ, anh Thành cũng đành liều mình giữ lại chờ giá nhưng thấy giá cá rớt, hầu hết đại lý đều không chịu giao cám nên anh cũng chẳng biết phải làm sao với số cá này trong thời gian tới. Không chỉ anhThành,nhiềuhộdâncũngkhông biếtlýdovìsaocágiảmgiámạnhnhư thế. Nhiều hộ nuôi bây giờ trông chờ ngành chức năng có phương hướng giải quyết nếu không nhiều người dân có thể dẫn đến vỡ nợ. Theo tìm hiểu của p/v Báo Thời báo Mê Kông, sở dĩ giá cá tại huyện Định Quán liên tục rớt giá là do vào cùng thời điểm lượng cá ở miền Tây đổ lên quá nhiều dẫn đến dội chợ, không chỉ cá lóc rớt giá ở mức kỷ lục mà các loại cá khác như: diêu hồng, cá chép, cá lăng… cũng đều rớt giá khiến người nuôi hết sức lo lắng. Một chủ vựa thu mua cá tại chợ Phú Ngọc cho biết: “Tôi làm nghề cá vậy là 30 năm rồi, mà thường thì người ta nuôi cá bao giờ cũng có ăn, có lời hết nhưng chỉ có năm nay giá cá nó hạ thì tôi chưa bao giờ thấy hạ như vậy. So với mỗi ký cá, tiền ăn cám phải lỗ 10 ngàn. Cá lóc bông đang giá 60 ngàn thì nay chỉ còn 30 ngàn, rồi cá lóc thường là 42 ngàn nay chỉ còn 22 ngàn”. Vẫn biết là người nuôi lỗ nặng nhưng nhiều chủ vựa cũng không thể có phương pháp nào hỗ trợ. Theo ghi nhận, mặt dù thị trường cá nước ngọt tại khu vực La Ngà - Phú Ngọc khá dồi dào, thế nhưng hầu hết các hộ dân đều nuôi tự phát chưa theo một mô hình, quy hoạch nào, cũng chưa có các tổ hợp tác đứng ra cung ứng con giống và bao tiêu sản phẩm cho các hộ nuôi nên người nuôi vẫn trông chờ nhiều vào yếu tố may mắn là chính. Chính vìthế,việcnắmbắtthịtrườnglàđiều cần thiết cho mỗi hộ nuôi và ngành chức năng cần có những hướng dẫn cụ thể để vùng nuôi cá trên vượt qua giai đoạn khó khăn này. Đồng Nai: Nguycơ“treobè”hàngloạtvìcáliêntụcrớtgiá Huy Đồng Nhiều hộ nuôi cá bè trên sông La Ngà đang trong tình trạng lỗ nặng