SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  81
Luanvan84@gmail.com                                                      http://luanvan.forumvi.com



PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ
TRONG KIỂM TOÁN BCTC DOANH NGHIỆP
    I)       Đặc điểm của khoản mục TSCĐ và KSNB đối với TSCĐ
    1. Định nghĩa và phân loại TSCĐ
    1.1. Định nghĩa
Tài sản cố định (TSCĐ) là cơ sở vật chất kỹ thuật của đơn vị. Nó phản ánh năng
lực sản xuất hiện có và trình độ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động
của đơn vị. TSCĐ là một trong những yếu tố quan trọng tạo khả năng tăng trưởng
bền vững, tăng năng suất lao động từ đó có thể giảm chi phí và hạ giá thành sản
phẩm. Trong thời gian sử dụng TSCĐ bị hao mòn dần và giá trị của nó được dịch
chuyển dần vào chi phí hoạt động. Với hoạt động kinh doanh, giá trị này sẽ được
thu hồi ngay khi bán hàng hóa, dịch vụ.
    1.2. Phân loại
    TSCĐ của một doanh nghiệp rất đa dạng, khác nhau về hình thái vật chất, về
công dụng, về nguồn hình thành….Để hiểu rõ về TSCĐ sử dụng trong doanh
nghiệp, thuận tiện cho công tác quản lý và kế toán, TSCĐ được phân loại theo các
tiêu thức sau:
    a. Theo hình thái biểu hiện:
     Tài sản cố định hữu hình : Là những tài sản có hình thái vật chất do doanh
         nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với
         tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình. Bao gồm:
        Loại 1: Nhà cửa, vật kiến trúc:
        Loại 2: Máy móc, thiết bị
        Loại 3: Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn
        Loại 4: Thiết bị, dụng cụ quản lý
        Loại 5: Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm
        Loại 6: Các loại tài sản cố định khác: là toàn bộ các tài sản cố định khác
chưa liệt kê vào năm loại trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật.
    TSCĐ vô hình : Là tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện lượng giá trị
mà doanh nghiệp đã đầu tư để mang lại lợi ích kinh tế lâu dài trong tương lai cho
doanh nghiệp. TSCĐ vô hình gồm có: quyền sử dụng đất, quyền phát hành, bằng
sáng chế phát minh, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, sản phẩm, kết quả
của cuộc biểu diễn nghệ thuật, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín
hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố
trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ
dẫn địa lý, giống cây trồng và vật liệu nhân giống.
    TSCĐVH trong quá trình hình thành sẽ trải qua 2 giai đoạn: giai đoạn nghiên
cứu và giai đoạn triển khai
       Nghiên cứu: Là hoạt động tìm kiếm ban đầu và có kế hoạch được tiến hành
nhằm đạt được sự hiểu biết và tri thức khoa học hoặc kỹ thuật mới.
       Triển khai: Là hoạt động ứng dụng những kết quả nghiên cứu hoặc tri thức
khoa học vào các hoạt động thực tiễn như triển khai các phương án sản xuất sản

                                                                                             Trang 1
Luanvan84@gmail.com                                                       http://luanvan.forumvi.com



phẩm mới, các phương án sử dụng vật liệu thay thế, triển khai, ứng dụng công
nghệ mới.
     b. Theo quyền sở hữu và quyền kiểm soát lâu dài:
      TSCĐ của doanh nghiệp: là các TSCĐ hữu hình, vô hình được hình thành
          từ các nguồn vốn khác nhau: nguồn vốn XDCB, vốn vay, quỹ đầu tư phát
          triển…Các TSCĐ này thuộc sở hữu của doanh nghiệp nên giá trị của chúng
          được phản ánh lên Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.
      TSCĐ thuê ngoài: là những TSCĐ mà doanh nghiệp được chủ sở hữu của
          tài sản nhượng quyền sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định theo
          quy định trên hợp đồng thuê. Xét theo quyền kiểm soát, quản lý và sử dụng
          đối với TSCĐ thuê, TSCĐ thuê ngoài phân thành:
     - Tài sản cố định thuê tài chính : Là tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao
phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Một
TSCĐ thuê được xem là thuê tài chính khi hợp đồng thuê thỏa mãn một trong các
điều kiện sau:
       (1) Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi hết thời
hạn thuê.
       (2) Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản bên thuê có quyền lựa chọn mua lại tài
sản thuê với mức giá ước tính thấp hơn giá trị hợp lý của tài sản vào cuối thời hạn
thuê.
       (3) Thời hạn thuê tài sản tối thiểu phải chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh
tế của tài sản cho dù không có sự chuyên giao quyền sở hữu.
        (4) Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản giá trị hiện tại của khoản thanh toán
tiền thuê tối thiểu chiếm phần lớn giá trị hợp lý của tài sản thuê.
        (5) Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê có khả năng sử
dụng không cần có sự thay đổi hay sửa chữa lớn nào.
       (6) Ngoài ra còn một số điều kiện khác như: bên thuê phải chịu tổn thất do sự
thay đổi giá trị hợp lý của tài sản thuê và bên thuê có khả năng tiếp tục thuê lại tài
sản khi hết hạn hợp đồng với tiền thuê thấp hơn giá thuê trên thị trường.
     - Tài sản cố định thuê hoạt động :Nội dung hợp đồng thuê không có sự chuyển
giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản thuê. Theo đó bên
thuê chỉ có quyền sử dụng tài sản thuê trong thời gian ngắn và sẽ trả lại tài sản
thuê cho bên cho thuê khi kết thúc hợp đồng thuê.
     c. Theo mục đích và tình trạng sử dụng
      TSCĐ dùng trong hoạt động kinh doanh: là những tài sản cố định chính của
          doanh nghiệp bao gồm tất cả các TSCĐ hữu hình và vô hình do doanh
          nghiệp quản lý, sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Vì
          vậy, giá trị hao mòn của những TSCĐ này được tính vào chi phí sản xuất
          kinh doanh của doanh nghiệp bằng các phương pháp khấu hao.
      TSCĐ phục vụ các hoạt động phúc lợi: Là những TSCĐ được xây dựng
          mua sắm bằng quỹ phúc lợi hoặc nguồn kinh phí sự nghiệp để phục vụ cho
          các hoạt động phúc lợi. Giá trị hao mòn của những TSCĐ này phải được



                                                                                              Trang 2
Luanvan84@gmail.com                                                    http://luanvan.forumvi.com



       ghi giảm trực tiếp nguồn hình thành nên TSCĐ đó, không được tính vào chi
       phí kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Tiêu chuẩn ghi nhận của TSCĐ
       TSCĐ trong các doanh nghiệp là các tài sản dài hạn mà doanh nghiệp có
quyền kiểm soát và sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đem lại lợi
ích kinh tế lâu dài trong tương lai cho doanh nghiệp.
       Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam các tài sản được ghi nhận là TSCĐ phải
đồng thời thỏa mãn 4 tiêu chuẩn sau:
       • Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng
           tài sản đó: đây là một tiêu chuẩn để ghi nhận các tài sản của doanh
           nghiệp nói chung. Lợi ích kinh tế từ việc sử dụng tài sản mang lại ở đây
           có thể được biểu hiện ở việc tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí hoặc để
           cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp thực hiện.
       • Nguyên giá của tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy:
           nguyên giá của 1 TSCĐ cụ thể phải được xác định trên cơ sở các chi phí
           thực tế mà doanh nghiệp đã đầu tư để có được TSCĐ đó. Tiêu chuẩn
           này yêu cầu tính xác thực và cơ sở khách quan trong việc xác định
           nguyên giá của TSCĐ, chẳng hạn như các yếu tố hình thành trong nội
           bộ doanh nghiệp như nhãn hiệu hàng hóa, quyền phát hành, …đây là
           các yếu tố thường tiềm ẩn gắn liền với quá trình hoạt động của từng
           doanh nghiệp. Tuy nhiên các yếu tố này sẽ không được ghi nhận là
           TSCĐ vì việc xác định nguyên giá của chúng là không đáng tin cậy,
           ngoại trừ trường hợp doanh nghiệp phải đầu tư mua lại các khoản đó từ
           các doanh nghiệp, tổ chức hoặc các cá nhân khác.
       • Thời gian sử dụng ước tính trên một năm: đây là tiêu chuẩn chủ yếu
           nhất để phân loại tài sản của doanh nghiệp thành tài sản dài hạn và tài
           sản ngắn hạn. Theo đó các loại tài sản ngắn hạn mà chủ yếu là tài sản
           lưu động tham gia một cách trực tiếp vào quá trình kinh doanh của
           doanh nghiệp nên thời gian chu chuyển thường là nhanh theo từng chu
           kỳ kinh doanh. Ngược lại, TSCĐ là loại tài sản tạo nên điều kiện, cơ sở
           cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra nên thời gian chu
           chuyển của chúng thường là dài và không phụ thuộc vào từng chu kỳ
           kinh doanh của doanh nghiệp.
       • Đạt tiêu chuẩn giá trị theo quy định: để bảo đảm cho nguyên tắc trọng
           yếu TSCĐ chỉ bao gồm những tài sản có giá trị lớn. Tiêu chuẩn giá trị
           quy định đối với TSCĐ có thể thay đổi cho phù hợp với điều kiện cụ thể
           của nền kinh tế trong từng thời kỳ nhất định. Theo quy định hiện hành ở
           Việt Nam tiêu chuẩn về giá trị TSCĐ là từ 10.000.000 đồng trở lên.
           Những tài sản không thỏa mãn điều kiện về thời gian và giá trị được gọi
           là công cụ, dụng cụ.
3/ Đặc điểm của khoản mục TSCĐ
    TSCĐ là loại tài sản tạo nên cơ sở vật chất kĩ thuật chủ yếu của mỗi doanh
nghiệp, là nền tảng giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu về hoạt động và tài


                                                                                           Trang 3
Luanvan84@gmail.com                                         http://luanvan.forumvi.com



chính trong quá trình sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy nhiệm vụ đặt ra đối với
mỗi doanh nghiệp là thực hiện công tác quản lý TSCĐ thật hiệu quả để phát triển
sản xuất, tạo nhiều sản phẩm, hạ giá thành, cũng như tăng vòng quay vốn, đổi mới
trang thiết bị, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường.
    Theo tiêu chuẩn ghi nhận thì TSCĐ là những tài sản có giá trị lớn và thời gian
sử dụng lâu dài, nên khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh nó có những
đặc điểm riêng biệt sau: Tham gia vào nhiều chu kì sản xuất kinh doanh; với các
TSCĐ hữu hình thì hình thái vật chất ban đầu của nó được giữ nguyên không thay
đổi cho đến khi hư hỏng phải loại bỏ nhưng giá trị và giá trị sử dụng của nó giảm
dần sau mỗi chu kì sản xuất kinh doanh. Phần giá trị giảm dần gọi là giá trị hao
mòn và được tính vào chi phí trong từng kì. Vì vậy, trong công tác quản lý TSCĐ
các doanh nghiệp cần theo dõi cả về mặt hiện vật và giá trị
      Quản lý về mặt hiện vật: bao gồm cả quản lý về số lượng và chất lượng của
TSCĐ. Về mặt số lượng, bộ phận quản lý phải bảo đảm cung cấp đầy đủ số liệu về
công suất, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Về mặt chất
lượng, công tác bảo quản phải bảo đảm tránh được tối đa các hỏng hóc, mất mát
các bộ phận chi tiết của TSCĐ cũng như theo dõi chặt chẽ, kịp thời tình hình
TSCĐ tại các bộ phận trong doanh nghiệp.
      Quản lý về mặt giá trị: là xác định đúng nguyên giá và giá trị còn lại của
TSCĐ đầu tư, mua sắm, điều chuyển. Đơn vị phải tính toán chính xác và đầy đủ
chi phí khấu hao TSCĐ và phân bổ chi phí khấu hao vào giá thành sản phẩm.
Đồng thời, đơn vị phải theo dõi chặt chẽ, hợp lý tình hình tăng giảm TSCĐ khi
tiến hành sửa chữa, tháo dỡ, nâng cấp, cải tiến TSCĐ và đánh giá lại TSCĐ.
    Tài sản cố định là một khoản mục có giá trị lớn, thường chiếm tỷ trọng đáng kể
so với tổng tài sản trên bảng cân đối kế toán. Đặc biệt trong các doanh nghiệp sản
xuất thuộc lĩnh vực công nghiệp nặng, dầu khí, các tập đoàn viễn thông, bưu
điện… giá trị khoản mục này chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng tài sản. Vì vậy,
kiểm toán khoản mục TSCĐ thường chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình
kiểm toán BCTC. Mặt khác, chi phí mua sắm, đầu tư cho TSCĐ lớn, quay vòng
vốn chậm, nên để bảo đảm hiệu quả của việc đầu tư cho TSCĐ, kiểm toán nghiệp
vụ TSCĐ sẽ đánh giá tính kinh tế và tính hiệu quả của việc đầu tư, định hướng cho
đầu tư và nguồn sử dụng để đầu tư sao cho có hiệu quả cao nhất. Đồng thời kiểm
toán TSCĐ sẽ góp phần phát hiện ra các sai sót trong việc xác định chi phí cấu
thành nguyên giá TSCĐ, chi phí sửa chữa, chi phí khấu hao tài sản. Những sai sót
trong việc tính các chi phí này thường dẫn đến những sai sót trọng yếu trên BCTC.
    Các khoản đầu tư cho TSCĐ vô hình như chi phí thành lập doanh nghiệp,
quyền sử dụng đất, giá trị phát minh, sáng chế, chi phí nghiên cứu phát triển, chi
phí về lợi thế thương mại thường có nhiều sai sót trong quá trình tập hợp và rất
khó đánh giá chính xác giá trị. Chính vì vậy, TSCĐ vô hình luôn được quan tâm
nhiều trong quá trình kiểm toán.
Tuy nhiên việc kiểm toán tài sản cố định thường không chiếm nhiều thời gian vì:
    -    Số lượng tài sản cố định thường không nhiều và phân theo từng nhóm đối
         tượng có giá trị lớn.


                                                                                Trang 4
Luanvan84@gmail.com                                            http://luanvan.forumvi.com



   -      Số lượng nghiệp vụ tăng, giảm tài sản cố định trong năm thường không
          nhiều.
    -     Vấn đề khóa sổ cuối năm không phức tạp và ít có khả năng sai sót, nhẫm
          lẫn khi hạch toán giữa các niên độ các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ.
    Đối với chi phí khấu hao, vì đây là một khoản ước tính kế toán chứ không phải
là thực tế phát sinh nên việc kiểm toán chi phí khấu hao mang tính chất kiểm tra
một khoản ước tính kế toán, không thể dựa vào chứng từ, sổ sách để làm bằng
chứng được. Việc kiểm toán chi phí khấu hao thường chú trọng đến phương pháp
khấu hao có nhất quán giữa các kì hay không cũng như đơn vị tính toán theo đúng
chuẩn mực, chế độ qui định hay không.
4. Những sai phạm thường xảy ra đối với TSCĐ
        Những sai phạm thường xảy ra đối với TSCĐ gồm có những sai phạm do
lỗi vô ý hay còn gọi là sai sót và cả những sai phạm do lỗi cố ý hay còn gọi là gian
lận. Trong quá trình kiểm toán, thì kiểm toán viên dễ dàng phát hiện ra những sai
sót hơn vì nó thật sự là lỗi vô ý chỉ do yếu kém về mặt trình độ hay do nhầm lẫn,
áp lực về thời gian gây ra, còn gian lận thì khó phát hiện vì là lỗi cố ý, có chủ đích
tư lợi, tinh vi và được che giấu kĩ càng. Tuy nhiên cũng cần lưu ý là sai sót nếu
xảy ra có tính hệ thống làm ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC cũng được coi như là
gian lận.
4.1. Sai sót
     - Sai sót do quên không kết chuyển nguồn vốn khi dùng nguồn vốn chủ sở
         hữu không phải là nguồn vốn kinh doanh để tài trợ cho TSCĐ.Chẳng hạn
         doanh nghiệp mua một TSCĐ bằng quỹ phát triển kinh doanh hay nguồn
         vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kế toán chỉ ghi tăng TSCĐ như trường hợp
         mua bằng nguồn vốn kinh doanh mà không ghi nghiệp vụ kết chuyển
         nguồn vốn. Doanh nghiệp mua một thiết bị công nghệ tiên tiến gồm có một
         phần là máy móc thiết bị, một phần là chuyển giao công nghệ. Kế toán lẽ
         ra phải ghi tăng TSCĐ hữu hình phần máy móc thiết bị và ghi tăng TSCĐ
         vô hình phần giá trị công nghệ, song kế toán chỉ ghi tổng số tiền mua vào
         nguyên giá TSCĐ hữu hình.
     - Định khoản sai đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Chẳng hạn như khi
         doanh nghiệp tiến hành sửa chữa thường xuyên TSCĐ, chi phí sửa chữa lẽ
         ra phải hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ qua ghi Nợ tài
         khoản chi phí sản xuất chung(Tài khoản 627), Chi phí bán hàng(Tài khoản
         641), Chi phí quản lý doanh nghiệp(Tài khoản 642) … thì kế toán lại ghi
         vào bên Nợ tài khoản TSCĐ(Tài khoản 211) làm tăng giá trị khoản mục
         TSCĐ trên bảng Cân đối kế toán.
     - Áp dụng sai chế độ kế toán và các văn bản khác của Nhà nước. Chẳng hạn
         một công ty nhận một TSCĐ của một doanh nghiệp khác cũng hạch toán
         phụ thuộc trong tổng công ty. Chi phí liên quan đến việc điều chuyển
         TSCĐ theo chế độ lẽ ra phải hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ thì
         doanh nghiệp lại hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ. TSCĐ mua về đợi lắp
         đặt đưa vào sử dụng nhưng doanh nghiệp đã ghi tăng nguyên giá TSCĐ


                                                                                   Trang 5
Luanvan84@gmail.com                                           http://luanvan.forumvi.com



    -   Sai sót trong quá trình ghi sổ và chuyển sổ. Đây là dạng sai sót khá phổ
        biến của kế toán mà kiểm toán TSCĐ phải quan tâm. Trong việc ghi sổ, kế
        toán có thể sơ ý ghi số tiền sai lệch, lộn số so với số tiền ghi trong chứng
        từ. Kế toán cũng có thể nhầm lẫn trong khi chuyển số liệu từ Nhật ký sang
        Sổ cái.
     - Sai sót do trùng lặp: sai sót này xảy ra do ghi nhiều lần một nghiệp vụ phát
        sinh do tổ chức sổ chưa tốt nên đã ghi một nghiệp vụ phát sinh vào các sổ
        khác nhau. Chẳng hạn, doanh nghiệp sử dụng hình thức kế toán Nhật ký
        chung để hạch toán các nghiệp vụ sản xuất kinh doanh trong kỳ. Khi có
        nghiệp vụ thanh lý TSCĐ phát sinh, kế toán vừa ghi sổ Nhật ký thu tiền,
        vừa ghi sổ Nhật ký chung số tiền thu được trong quá trình thanh lý.
    - Sai sót do trình độ yếu kém của nhân viên kế toán dẫn tới ghi sai các nghiệp
vụ phát sinh vào sổ hoặc khi có chế độ mới ban hành kế toán chưa nắm hết được
nội dung hoặc chưa hiểu hết nghiệp vụ nên dẫn đến những sai sót trong quá trình
hạch toán.
4.2. Gian lận
     - Lập hoá đơn giả, ghi tăng giá mua của TSCĐ so với thực tế, sửa chứng từ,
        làm giả chứng từ liên quan tới chi phí thu mua làm tăng nguyên giá TSCĐ
        để biển thủ công quỹ. Kế toán ghi chi phí sửa chữa TSCĐ cao hơn thực tế
        để khi hạch toán vào chi phí kinh doanh sẽ làm tăng chi phí, đồng thời
        chiếm đoạt phần chênh lệch so với thực tế.
     - Khi thanh lý nhượng bán TSCĐ, kế toán TSCĐ cố tình không ghi số tiền
        thu được do thanh lý TSCĐ đã khấu hao hết để chiếm đoạt phần thu này.
     - Cố tình ghi chép các nghiệp vụ không có thật liên quan đến chi phí mua
        sắm TSCĐ để biển thủ công quỹ. Đặc biệt doanh nghiệp có thể dễ dàng ghi
        chép các nghiệp vụ không có thật liên quan đến TSCĐ vô hình-một đối
        tượng rất khó kiểm tra và đánh giá.
     - Đơn vị cố tình áp dụng sai các qui định và văn bản hiện hành của NN với
        mục đích tư lợi cũng được có thể được coi là gian lận
    - Ngoài ra, một vấn đề khác phải quan tâm là doanh nghiệp cố tình điều chỉnh
chi phí hoạt động kinh doanh, điều chỉnh chỉ tiêu lãi và thuế phải nộp cho Ngân
sách, cố tình tiếp tục trích khấu hao khi TSCĐ đã khấu hao hết.
5. Kiểm soát nội bộ đối với TSCĐ
    Kiểm soát nội bộ (KSNB) là những chính sách, thủ tục được thiết lập nhằm
đảm bảo đạt các mục tiêu cụ thể sau: Bảo vệ tài sản của đơn vị, ngăn ngừa và phát
hiện các hành vi lãng phí, gian lận hoặc sử dụng tài sản không hiệu quả, cung cấp
thông tin chính xác và đáng tin cậy, đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị, đánh
giá việc chấp hành các chính sách quy định tại đơn vị.
    Ngoài ra kiểm soát nội bộ còn phải giúp hạch toán đúng đắn các chi phí cấu
thành nên nguyên giá TSCĐ, chi phí sửa chữa, chi phí khấu hao. Do các chi phí
này đều quan trọng nên nếu sai sót có thể dẫn đến sai lệch trọng yếu trên BCTC.
Chẳng hạn nếu không phân loại đúng khoản chi nào làm tăng nguyên giá TSCĐ
hoặc khoản chi nào phải tính vào chi phí của niên độ sẽ làm cho khoản mục TSCĐ


                                                                                  Trang 6
Luanvan84@gmail.com                                               http://luanvan.forumvi.com



và khoản mục chi phí trong kỳ bị sai lệch. Hoặc ngược lại, nếu không có quy định
chặt chẽ về việc mua sắm, thanh lý, bảo dưỡng…thì chi phí phát sinh sẽ lớn hơn
thực tế, dẫn đến lỗ tăng gây thiệt hại cho doanh nghiệp không kém tổn thất do gian
lận về tiền.
    Vì vậy các doanh nghiệp cần thiết kế các thủ tục kiểm soát chặt chẽ đối với
khoản mục TSCĐ để ngăn ngừa và phát hiện xử lý những gian lận, sai sót có thể
xảy ra như đã nêu phần trên, đồng thời mọi bộ phận của đơn vị đều phải tôn trọng
và thực hiện một cách nghiêm túc, đồng bộ các quy định đó, vì có như vậy hệ
thống kiểm soát của đơn vị mới phát huy hết tác dụng của nó.
    Các thủ tục kiểm soát được xây dựng theo nguyên tắc sau:
    a.     Lập kế hoạch và dự toán cho TSCĐ
    Cần thiết lập kế hoạch cho các nội dụng: mua sắm, thanh lý nhượng bán,
nguồn vốn tài trợ cho kế hoạch và dự toán ngân sách cho TSCĐ như vậy doanh
nghiệp sẽ phải rà soát toàn bộ tình trạng TSCĐ hiện có và mức độ sử dụng chung.
    b.     Áp dụng nguyên tắc phân chia trách nhiệm giữa các chức năng:
    Theo nguyên tắc này thì các chức năng như: bảo quản, ghi sổ, phê chuẩn và
việc thực hiện việc mua, thanh lý, nhượng bán TSCĐ cần có sự phân chia trách
nhiệm rõ ràng. Việc phê chuẩn các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến đầu tư xây
dựng hay mua sắm mới, điều chuyển qua đơn vị khác, thanh lý, nhượng bán, sửa
chữa lớn TSCĐ cũng cần quy định rõ thẩm quyền của từng cấp quản lý.
    Thực hiện nguyên tắc bất kiêm nhiệm giữa các chức năng sẽ tránh được tình
trạng thông đồng, gian lận vì mục đích tư lợi trong quản lý TSCĐ.
    c.     Hệ thống sổ chi tiết của TSCĐ
    Đơn vị cần mở sổ chi tiết cho từng loại TSCĐ, bao gồm sổ chi tiết, thẻ chi tiết,
hồ sơ chi tiết (Biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hóa đơn mua và các chứng từ
liên quan khác). TSCĐ cần được phân loại thống kê, đánh số và có thẻ riêng. Một
hệ thống sổ chi tiết đầy đủ sẽ giúp phân tích, quản lý dễ dàng các TSCĐ tăng,
giảm trong năm, từ đó giúp bảo vệ hữu hiệu tài sản, phát hiện kịp thời những mất
mát, thiếu hụt đối với tài sản để sử dụng tài sản có hiệu quả.
    d.     Quy định những thủ tục cần thiết khi mua sắm TSCĐ và đầu tư xây
           dựng cơ bản.
    Mỗi doanh nghiệp cần thiết lập một qui trình riêng các thủ tục cần thiết khi
mua sắm, đầu tư mới TSCĐ để đảm bảo việc đầu tư đạt hiệu quả cao nhất. Chẳng
hạn mọi trường hợp mua sắm phải được người có thẩm quyền xét duyệt, phù hợp
với kế hoạch và dự toán, phải tổ chức đấu thầu (TSCĐ có giá trị lớn), tuân theo
các tiêu chuẩn chung về bàn giao, nghiệm thu, chi trả tiền….
    e.     Quy định thủ tục về thanh lý, nhượng bán TSCĐ:
    Các thủ tục này cần phải được mỗi doanh nghiệp qui định bài bản và thực hiện
nhất quán nhằm tránh thất thoát, biển thủ công quỹ từ những đối tượng tư lợi.
Chẳng hạn như phải được sự đồng ý của các bộ phận có liên quan, phải thành lập
hội đồng thanh lý gồm các thành viên theo quy định…
    f.     Chế độ kiểm kê tài sản



                                                                                      Trang 7
Luanvan84@gmail.com                                                 http://luanvan.forumvi.com



    Định kỳ đơn vị nên tiến hành kiểm kê TSCĐ để kiểm tra về sự hiện hữu, địa
điểm đặt tài sản, điều kiện sử dụng cũng như phát hiện các tài sản nằm ngoài sổ
sách, hoặc bị thiếu hụt mất mát..
    Hàng năm, ít nhất công ty nên tiến hành kiểm kê tất cả TSCĐ, và đối chiếu số
lượng kiểm kê thực tế với bản đăng ký TSCĐ. Việc kiểm kê và đối chiếu cũng
phải tìm ra bất kỳ tài sản nào không sử dụng, hư hỏng hay đã khấu hao đủ mà vẫn
còn tiếp tục tính khấu hao. Những bản sao của bản đăng ký TSCĐ nên được gửi
cho phòng hành chính và bộ phận mà TSCĐ đặt ở đó vì điều này giúp các bộ phận
trong việc bảo vệ các tài sản này hàng ngày. Ngoài ra, nên có một hệ thống để cập
nhật bản đăng ký TSCĐ được kịp thời thông qua sự phối hợp giữa các bộ phận
này với phòng kế toán.
    g.     Các biện pháp bảo vệ TSCĐ:
    Thiết kế và áp dụng các biện pháp bảo vệ tài sản, chống trộm cắp, hỏa hoạn,
mua bảo hiểm cho tài sản. Đồng thời đơn vị cũng phải xây dựng hệ thống bảo
quản tài sản như kho bãi, hàng rào chắn và phân định trách nhiệm rõ ràng trong
việc bảo vệ tài sản cũng như đưa các quy định về việc đền bù khi làm mất TSCĐ.
Quy định thủ tục chặt chẽ về việc đưa tài sản cố định ra khỏi đơn vị
    h.     Quy định về tính khấu hao:
    Thông thường thời gian tính khấu hao cho từng loại TSCĐ phải được ban giám
đốc phê chuẩn trước khi sử dụng, và được thực hiện đúng theo khung khấu hao mà
chế độ kế toán qui định. Doanh nghiệp phải tiếp tục thực hiện việc quản lý, sử
dụng đối với TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động sản xuất
kinh doanh. Đối với TSCĐ thuê tài chính doanh nghiệp phải theo dõi, quản lý và
sử dụng chúng như TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp mình.

    II)KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BCTC
    1. Mục tiêu kiểm toán TSCĐ
    Mục tiêu kiểm toán đối với TSCĐ bao gồm:
    - Sự tồn tại( Sự hiện hữu) : TSCĐ được ghi chép là có thật và hiện hữu tại
        đơn vị
    - Sự đầy đủ: Mọi TSCĐ đều được ghi nhận đầy đủ
    - Sự ghi chép chính xác: Các TSCĐ phản ánh trên sổ chi tiết đã được ghi
        chép đúng, tổng cộng đúng và phù hợp với tài khoản tổng hợp trên sổ cái.
    - Quyền và nghĩa vụ: Mọi TSCĐ đề thuộc quyền sỡ hữu của đơn vị
    - Sự đánh giá: TSCĐ được đánh giá theo đúng chuẩn mực và chế độ kế toán
        hiện hành
        Sự trình bày và khai báo TSCĐ: Số dư của các tài khoản liên quan đến
        TSCĐ phải được trình bày, phân loại và công bố đầy đủ, phù hợp với chuẩn
        mực và chế độ kế toán hiện hành.
    Đối với chi phí khấu hao, thật sự việc kiểm toán chi phí khấu hao không nằm
trong kiểm toán TSCĐ, tuy nhiên vẫn được thực hiện đồng thời vì sự thuận tiện và
tiết kiệm thời gian cũng như công sức khi kiểm toán khoản mục chi phí sau này.
Mục tiêu kiểm toán chi phí khấu hao là xem xét sự đúng đắn trong việc xác định


                                                                                        Trang 8
Luanvan84@gmail.com                                                    http://luanvan.forumvi.com



mức khấu hao và phân bổ cho các đối tượng liên quan. Điều này phụ thuộc vào
phương pháp tính khấu hao, cũng như dữ liệu làm cơ sở cho việc tính toán và tiêu
thức phân bổ chi phí khấu hao.
     Đối với giá trị hao mòn lũy kế, mục tiêu kiểm toán là xem xét việc ghi nhận
đầy đủ và đúng đắn giá trị hao mòn lũy kế tăng lên do khấu hao, giá trị hao mòn
lũy kế giảm đi do thanh lý nhượng bán TSCĐ cũng như việc phản ánh chính xác
vào từng đối tượng cụ thể.
     2. Tìm hiểu về kiểm soát nội bộ đối với TSCĐ
     2.1 Tìm hiểu sơ bộ về hệ thống kiểm soát nội bộ
       Việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ là một bước rất quan trọng trong giai
đoạn thực hiện kiểm toán. Hệ thống kiểm soát nội bộ là một công cụ quản lý của
doanh nghiệp nhưng lại có ảnh hưởng quan trọng đến công việc của kiểm toán
viên. Dựa vào những hiểu biết sâu sắc và đầy đủ về hệ thống KSNB, KTV không
chỉ xác định được mức rủi ro kiểm soát mà còn làm cơ sở để KTV xác định phạm
vi thực hiện các thử nghiệm cơ bản nhằm thu thập đầy đủ các bằng chứng cần
thiết. Do đó, quá trình này không chỉ thể hiện sự tuân thủ chuẩn mực kiểm toán,
mà còn góp phần làm cho việc kiểm toán của kiểm toán viên hữu hiệu và hiệu quả
hơn.
       Đối với việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung: kiểm toán viên sẽ
đi vào tìm hiểu môi trường kiểm soát, các chính sách, quy chế nội bộ để nắm bắt
được cách thiết kế và vận hành hệ thống KSNB của đơn vị.
         Đối với từng phần hành (bao gồm cả phần hành TSCĐ) cần tìm hiểu các
chính sách và thủ tục kiểm soát mà đơn vị thiết lập cho chúng.
         Việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và những bộ phận cấu thành nên nó
sẽ giúp kiểm toán viên đánh giá những điểm mạnh cũng như điểm yếu nói chung
của KSNB cũng như của từng phần hành khoản mục. Từ đó, dựa trên nhứng hiểu
biết sâu sắc của mình về KSNB, kiểm toán viên sẽ xác định phương hướng và
phạm vi kiểm tra, thiết kế các thủ tục kiểm toán, dự kiến về thời gian và lực lượng
nhân sự cần thiết trong kế hoạch và chương trình kiểm toán.
         Tìm hiểu hệ thống KSNB nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán chứng minh
cho các chế độ và thể thức đặc thù góp phần vào đánh giá rủi ro kiểm soát. Nó
được thực hiện thông qua các phương thức chủ yếu là quan sát việc quản lý và sử
dụng TSCĐ ở đơn vị, phỏng vấn những người có liên quan về các thủ tục và quy
định của đơn vị đối với TSCĐ, kiểm tra các chứng từ sổ sách, làm lại thủ tục kiểm
soát TSCĐ ở đơn vị.
         Đối với TSCĐ, kiểm toán viên có thể đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ
của doanh nghiệp thông qua sự quan sát việc quản lý và sử dụng TSCĐ ở đơn vị,
phỏng vấn những người có liên quan về các thủ tục và quy định của đơn vị đối với
TSCĐ chẳng hạn như thủ tục mua sắm TSCĐ và đầu tư xây dựng cơ bản, thủ tục
thanh lý hay nhượng bán tài sản, các quy định của đơn vị về chế độ kiểm kê của
đơn vị, các quy định về bảo vệ vật chất đối với TSCĐ…, kiểm tra các chứng từ sổ
sách.



                                                                                           Trang 9
Luanvan84@gmail.com                                                 http://luanvan.forumvi.com



        + Đối với TSCĐ mua trong kỳ, cần xem xét việc thực hiện đầy đủ các thủ
 tục xin duyệt mua, xem xét các hồ sơ chứng từ liên quan tới TSCĐ ở phòng kế
 toán và phòng quản lý cơ giới của công ty, xem xét sự tách biệt giữa bộ phận quản
 lý và bộ phận ghi sổ TSCĐ.
        + Đối với TSCĐ tăng qua xây dựng cơ bản, cần soát xem lại quá trình
 KSNB của đơn vị đã thực hiện đối với quá trình tập hợp chứng từ, tính giá thành
 công trình, phê duyệt, quyết toán công trình như thế nào.
        + Đối với các nghiệp vụ giảm TSCĐ, kiểm toán viên tiến hành kiểm tra
 việc nhượng bán, thanh lý, góp vốn liên doanh có được phê chuẩn và phù hợp với
 chế độ tài chính hiện hành hay không…Các nghiệp vụ TSCĐ phải được ghi sổ
 một cách đúng đắn. Kiểm toán viên phải kiểm tra toàn bộ quá trình nêu trên để
 xem xét hệ thống KSNB của đơn vị được kiểm toán.
     Sau khi đã tiến hành tìm hiểu về hệ thống KSNB của khách hàng, KTV phải
 mô tả chi tiết trên giấy làm việc. Tùy thuộc vào đặc điểm đơn vị và quy mô kiểm
 toán mà KTV sử dụng một trong 3 phương pháp: bảng tường thuật, bảng câu hỏi,
 lưu đồ hoặc có thể áp dụng kết hợp các phương pháp đó.
     • Bản tường thuật: Là sự mô tả bằng văn bản về hệ thống KSNB của khách
        hàng đối với TSCĐ như nguồn gốc của mọi chứng từ và sổ sách liên quan,
        sự chuyển giao các chứng từ, sổ sách trong hệ thống, nêu rõ các hoạt động
        kiểm soát để đánh giá rủi ro kiểm soát.
     • Bảng câu hỏi về KSNB:
     Là một bảng liệt kê một loạt các câu hỏi được chuẩn bị trước về các quá trình
 kiểm soát trong lĩnh vực kiểm toán, kể cả môi trường kiểm soát, được thiết kế
 dưới dạng trả lời “Có”, “Không”, “Không áp dụng”.
     Ví dụ: Bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ đối với TSCĐ hữu hình như sau:

                                                               Trả lời
                    Câu hỏi                                               Không Ghi chú
                                                      Có     Không
                                                                         áp dụng
1. Người phê chuẩn việc mua sắm, thanh lý
tài sản cố định có khác với người ghi sổ hay
không?

2. Doanh nghiệp có thiết lập kế hoạch và dự
toán ngân sách cho việc mua sắm tài sản cố
định hay không?
3. Doanh nghiệp có thường xuyên đối chiếu
giữa sổ chi tiết với sổ cái tài sản cố định hay
không?
4. Doanh nghiệp có kiểm kê định kỳ tài sản
cố định và đối chiếu với sổ kế toán hay
không?


                                                                                       Trang 10
Luanvan84@gmail.com                                         http://luanvan.forumvi.com



5. Khi nhượng bán, thanh lý tài sản cố định
đơn vị có thành lập hội đồng thanh lý bao
gồm các thành viên theo quy định hay không?
6.Có chính sách phân biệt giữa các khoản chi
sẽ ghi tăng nguyên giá tài sản cố định hay tính
vào chi phí trong niên độ hay không?
7. Có lập báo cáo định kỳ về tài sản cố định
không được sử dụng hay không?
8. Việc phân loại TSCĐ được thực hiện theo
qui định nào?
9. Hằng năm công ty có đăng ký với cơ quan
khấu hao thuế không?
10.vv…

     Bảng câu hỏi này có ưu điểm là đã được chuẩn bị trước nên kiểm toán viên có
 thể tiến hành nhanh chóng , không bỏ sót những vấn đề quan trọng và tìm ra vấn
 đề cần quan tâm. Tuy nhiên, vì được thiết kế chung nên bảng câu hỏi này không
 thể phù hợp với các loại hình cũng như qui mô của doanh nghiệp được kiểm toán.
 Hơn nữa, sự chính xác của câu trả lời còn phụ thuộc vào sự trung thực và nhiệt
 thành của người được phỏng vấn.
     • Lưu đồ: Là bảng hình vẽ biểu thị hệ thống thông tin kế toán và các hoạt
         động kiểm soát có liên quan của khách hàng bằng những ký hiệu đã được
         quy ước.
     Nhờ biểu thị bằng hình vẽ nên lưu đồ có thể cung cấp cái nhìn khái quát, súc
 tích về toàn bộ hệ thống; cũng như mối quan hệ giữa các bộ phận, giữa các chứng
 từ và sổ sách…;và có tác dụng như một công cụ phân tích khi đánh giá bởi vì giúp
 kiểm toán viên nhận diện những thiếu sót của những thủ tục qua việc vận hành của
 hệ thống.
 2.2. Đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ:
       Sau khi tìm hiểu về hệ thống KSNB của đơn vị, kiểm toán viên sẽ đánh giá
 sơ bộ rủi ro kiểm soát và thiết kế các thử nghiệm kiểm soát cần phải thực hiện.
 KTV có thể đánh giá rủi ro theo yếu tố định tính, thấp, trung bình hay cao, hay tỉ
 lệ phần trăm(%). Nếu rủi ro kiểm soát được đánh giá là thấp hoặc trung bình thì
 kiểm toán viên thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để chứng minh, trước khi KTV
 đưa ra mức độ rủi ro kiểm soát thích hợp được sử dụng. Ngược lại, nếu mức rủi ro
 kiểm soát được đánh giá ở mức tối đa thì KTV không thể dựa vào kiểm soát nội bộ
 của đơn vị để giảm bớt các thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ. Trái lại,
 KTV phải tăng cường các thử nghiệm cơ bản để phát hiện những hành vi gian lận
 và sai sót. Trong trường hợp này, KTV không cần thực hiện thử nghiệm kiểm soát.
 2.3. Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát




                                                                               Trang 11
Luanvan84@gmail.com                                          http://luanvan.forumvi.com



        Mục đích của thử nghiệm này là thu thập bằng chứng về sự hữu hiệu của
các qui chế và thủ tục kiểm soát để giảm bớt các thử nghiệm cơ bản trên số dư và
nghiệp vụ
     Thử nghiệm kiểm soát là việc kiểm tra của kiểm toán viên để thu thập các bằng
chứng kiểm toán về sự thiết kế phù hợp và sự vận hành hữu hiệu của hệ thống
KSNB. Có ba khía cạnh của hệ thống KSNB mà kiểm toán viên cần xem xét kiểm
tra đó là: sự tồn tại (existence), sự hữu hiệu (effectiveness) và sự liên tục
(continuity).
     Đối với mỗi thủ tục kiểm soát của đơn vị cần phải áp dụng những thử nghiệm
kiểm soát phù hợp để đảm bảo ngăn chặn và phát hiện các sai phạm trọng yếu trên
BCTC của hệ thống KSNB. Đối với TSCĐ cũng vậy, với những thủ tục kiểm soát
mà đơn vị thiết lập thì kiểm toán viên cần đưa ra những thử nghiệm kiểm soát như
sau:
              Thủ tục kiểm soát                       Thử nghiệm kiểm soát
- Phân chia trách nhiệm giữa các bộ phận: - Quan sát sự tách biệt các chức
bảo quản, ghi sổ, phê chuẩn và thực hiện. năng. Phỏng vấn những người có
Thực hiện phân cấp trong việc phê chuẩn các liên quan đến việc phê chuẩn các
nghiệp vụ liên quan đến tăng giảm TSCĐ. nghiệp vụ tăng, giảm tài sản, kiểm
(Sự phát sinh)                                  tra quá trình luân chuyển chứng từ
                                                hoặc kiểm tra dấu hiệu của việc
                                                phê chuẩn mà cụ thể là chữ ký của
                                                những người có thẩm quyền.
- Mỗi tài sản có một bộ hồ sơ riêng ghi chép - Kiểm tra tính đầy đủ và hợp lý
toàn bộ nghiệp vụ phát sinh. Việc ghi chép của các chứng từ có liên quan
đều được dựa trên cơ sở các chứng từ đầy đủ, trong hồ sơ xem chúng có được
hợp lệ có liên quan. (Sự đầy đủ)                hạch toán đầy đủ vào sổ chưa.
- TSCĐ thuộc quyền sở hữu của đơn vị và tài - Kết hợp giữa việc tham gia kiểm
sản không thuộc quyền sở hữu của doanh kê vật chất với việc kiểm tra chứng
nghiệp như tài sản thuê hoạt động, tài sản giữ từ, hồ sơ pháp lý về quyền sở hữu
hộ… thì đuợc theo dõi riêng. Đánh ký hiệu tài sản. Đồng thời phỏng vấn
để phân biệt hay có thể bảo quản ở nơi khác những người bảo quản tài sản để
nhau. TSCĐ được kiểm kê định kỳ. (Sự tồn xem tài sản không thuộc quyền sở
tại, quyền và nghĩa vụ)                         hữu của doanh nghiệp có được bảo
                                                quản, theo dõi riêng hay có ký hiệu
                                                để nhận biết không.
- Tất cả các chứng từ liên quan đến các - Chọn mẫu một vài chứng từ phát
nghiệp vụ mua sắm, thanh lý tài sản được tập sinh của tài sản và tiến hành cộng
hợp và tính toán đúng đắn. Việc cộng sổ chi lại số học. Kiểm tra dấu hiệu của
tiết và tổng hợp phải chính xác và quy định việc đối chiếu giữa sổ chi tiết và
kiểm tra đối chiếu định kỳ.(Sự chính xác)       tổng hợp.
- Việc ghi sổ được thực hiện kịp thời ngay - Kiểm tra ngày trên chứng từ và
khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh và phải ngày ghi sổ của doanh nghiệp.
đáp ứng được yêu cầu lập báo cáo của doanh Phỏng vấn kế toán về quy định về


                                                                               Trang 12
Luanvan84@gmail.com                                           http://luanvan.forumvi.com



nghiệp.(Sự kịp thời)                            định kỳ ghi sổ của doanh nghiệp.
- Quy định rõ về phương pháp tính khấu hao      - Phỏng vấn những người có liên
phù hợp với quy định hiện hành (Sự đánh         quan về vấn đề trích khấu hao
giá).                                           TSCĐ hàng năm, có nhất quán hay
                                                không
- Quy định về việc phân loại và trình bày các - Phỏng vấn những người có liên
thông tin về TSCĐ theo chuẩn mực VAS quan về việc phân loại TSCĐ của
03,04.(Sự trình bày và khai báo)                đơn vị. Kiểm tra hệ thống tài
                                                khoản và sự phân loại sổ sách kế
                                                toán
       Sau khi thực hiện các thử nghiệm kiểm soát, nếu phát hiện qua kiểm tra
   trùng hợp với đánh giá ban đầu trong kế hoạch kiểm toán thì các thủ tục kiểm
   toán giữ nguyên theo kế hoạch. Trong trường hợp ngược lại, cần thực hiện theo
   các phương án khác. Chẳng hạn, có thể tiếp tục thảo luận với khách hàng để
   xác định các hoạt động khác tương ứng để có thể cung cấp cùng một bảo đảm
   hoặc có thể áp dụng các thủ tục kiểm toán chi tiết số liệu để thu nhận bằng
   chứng cho bảo đảm trên. Sauk hi kiểm tra bổ sung trên, nếu bảo đảm này
   không có cơ sở thì có thể cần thay đổi lại đánh giá hệ thống KSNB trong kế
   hoạch và mở rộng phạm vi của các thử nghiệm cơ bản kể cả thủ tục phân tích
   và kiểm tra chi tiết.
   3. Thực hiện các thử nghiệm cơ bản
   3.1 Thủ tục phân tích đối với TSCĐ
   Thủ tục phân tích là việc nghiên cứu các mối quan hệ giữa các thông tin tài
chính với nhau và quan hệ giữa thông tin tài chính với thông tin phi tài chính để
đánh giá tính hợp lý của các số liệu trên BCTC.
    Chúng ta có thể sử dụng các tỷ số như sau trong việc phân tích về TSCĐ:
   a.    Tỷ trọng của TSCĐ : qua phân tích tỷ số này chúng ta có thể biết được
         TSCĐ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản của đơn vị. Từ đó
         xác định tỷ trọng của từng loại trong tổng số TSCĐ để thu thâp bằng
         chứng kỹ hơn qua việc mở rộng các thử nghiệm chi tiết đồng thời xem
         xét tính hợp lý trong kết cấu từng loại tài sản. Nếu hoạt động sản xuất
         kinh doanh của đơn vị không thay đổi thì sự thay đổi của chỉ tiêu này có
         thể có sai phạm trong việc phân loại, ghi chép không chính xác về TSCĐ.
   b.    Hiệu suất sử dụng TSCĐ: đây là tỷ số giữa doanh thu với tổng nguyên
         giá tài sản cố định. Chỉ tiêu này cho biết với một đồng TSCĐ được đầu
         tư sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong đơn vị. Nếu tỷ số này giảm
         mạnh có thể nghi ngờ là do giá trị tài sản cố định đã bị ghi trội lên trong
         trường hợp doanh thu không tăng đáng kể.
   c.    Tỷ số giữa tổng TSCĐ và vốn chủ sở hữu: cho biết mức độ đầu tư vào
         TSCĐ so với vốn chủ sở hữu. Nếu tỷ số này tăng lên đột ngột có thể
         nghi ngờ là nguyên giá tài sản mua vào bị ghi trội lên so với thực tế.
   d.    Tỷ số hoàn vốn của TSCĐ: là tỷ số giữa lợi nhuận thuần chia cho tổng
         giá trị đầu tư TSCĐ, chỉ tiêu này thể hiện khả năng thu hồi của vốn đầu


                                                                                Trang 13
Luanvan84@gmail.com                                          http://luanvan.forumvi.com



         tư vào TSCĐ. Nếu tỷ số này giảm kiểm toán viên có thể nghi ngờ nguyên
         giá tài sản cố định mua vào trong kỳ bị ghi khống và ngược lại.
Ngoài ra kiểm toán viên có thể sử dụng một số thủ tục phân tích khác như:
      - So sánh giá trị TSCĐ tăng, giảm trong kỳ với những năm trước.
      - So sánh chi phí sửa chữa, bảo dưỡng thực tế với kế hoạch. Giữa chi phí
         phát sinh trong năm với năm trước.
      - So sánh chi phí khấu hao năm nay với các năm trước xem có sự thay đổi
         bất thường
    Nếu các tỷ số tính toán và kết quả so sánh nằm trong mức hợp lý chúng sẽ
cung cấp bằng chứng để thỏa mãn các mục tiêu kiểm toán như hiện hữu, đầy đủ,
đánh giá và ghi chép chính xác. Ngược lại, các biến động hoặc quan hệ bất thường
sẽ chỉ dẫn cho việc điều tra sâu hơn. Ví dụ sự gia tăng qua lớn trong chi phí sửa
chữa, bảo trì so với doanh thu thuần có thể có sai phạm là đơn vị đã hạch toán sai
tài khoản.
    Tuy việc mua sắm và thanh lý tài sản cố định có thể có sự thay đổi rất lớn giữa
các năm nhưng các thủ tục trên vẫn giúp KTV nhận thức về xu hướng thay đổi và
xem xét tính hợp lý chung về các khoản mục TSCĐ.

    3.2 Thử nghiệm chi tiết đối với TSCĐ
        TSCĐ là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của đơn vị nên
đối với các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến TSCĐ trong kỳ đều ảnh hưởng lớn
tới sự thay đổi số liệu trên BCTC. Vì vậy việc thực hiện nhiều các thử nghiệm chi
tiết đối với TSCĐ là rất cần thiết.
        Trước khi tiến hành kiểm tra chi tiết về số tăng hay giảm trong năm, KTV
cần bảo đảm rằng số liệu trên các sổ chi tiết bằng với số liệu phản ánh ở tài khoản
tổng hợp. Muốn vậy việc đầu tiên là cần phải đối chiếu giữa số tổng cộng từ các sổ
chi tiết với số liệu trên sổ cái.
        Sau đó KTV cần thu thập hay tự lập một bảng phân tích trong đó liệt kê số
dư đầu kỳ và các chi tiết về số phát sinh tăng, giảm trong năm để từ đó tính ra số
dư cuối kỳ. Số dư đầu kỳ được kiểm tra thông qua đối chiếu với hồ sơ kiểm toán
năm trước. Nếu đây là năm kiểm toán đầu tiên KTV phải thu thập những bằng
chứng về quyền và tính có thật về số dư đầu kỳ của các TSCĐ chủ yếu đang sử
dụng. Thông tin này sẽ được lưu trong hồ sơ kiểm toán chung nhờ đó mà trong các
lần kiểm tra sau KTV chỉ cần tập trung kiểm tra đối với số phát sinh. Đối với các
tài sản tăng, giảm trong năm thì trong quá trình kiểm toán, KTV sẽ thu thập thêm
các bằng chứng chi tiết về các trường hợp tăng, giảm này.
        Thử nghiệm chi tiết là quá trình quan trọng nhất trong quá trình kiểm toán
TSCĐ. Trọng tâm của việc thực hiện thử nghiệm chi tiết là:
    - Kiểm tra TSCĐ hữu hình.
    - Kiểm tra TSCĐ vô hình
    - Kiểm tra TSCĐ thuê tài chính
    - Kiểm tra khấu hao
    - Chi phí XDCB


                                                                               Trang 14
Luanvan84@gmail.com                                        http://luanvan.forumvi.com



3.2.1Kiểm tra TSCĐ hữu hình

  Mục tiêu                            Thử nghiệm chi tiết
                 -    Đối với các nghiệp vụ tăng TSCĐ: Từ sổ chi tiết TSCĐ
                      kiểm toán viên tiến hành chọn mẫu các nghiệp vụ tăng
                      TSCĐ và kiểm tra hồ sơ về TSCĐ để đối chiếu đến các
                      chứng từ như: Phiếu yêu cầu mua, đơn đặt hàng, hợp đồng
                      kinh tế, hóa đơn mua TSCĐ, Biên bản bàn giao TSCĐ,
                      phiếu chi trả tiền… (trường hợp tăng do mua mới); Dự
                      toán đã được duyệt, hợp đồng xây dựng, các chứng từ phát
                      sinh trong quá trình xây dựng (hóa đơn mua vật tư, bảng
    Sự phát
                      chấm công…), quyết toán…xem xét sự phê chuẩn việc ghi
     sinh
                      nhận đối với mọi tài sản tăng trong kỳ, và các chi phí hình
                      thành TSCĐ để đảm bảo các nghiệp vụ tăng TSCĐ là có
                      thật.
                 -    Đối với các nghiệp vụ giảm TSCĐ: Từ sổ chi tiết tài sản
                      cố định kiểm toán viên chọn ra những nghiệp vụ thanh lý,
                      nhượng bán TSCĐ sau đó đối chiếu với các chứng từ có
                      liên quan như: quyết định thanh lý nhượng bán, biên bản
                      thanh lý, phiếu thu tiền thanh lý…để xem nghiệp vụ thanh
                      lý có thực sự phát sinh hay không.
                 -    Đối với các nghiệp vụ tăng TSCĐ: Kiểm tra hồ sơ TSCĐ,
                      xem xét các hoá đơn của người bán, các chứng từ tăng
                      TSCĐ để phát hiện ra các trường hợp quên ghi sổ TSCĐ
                      hoặc ghi TSCĐ thành chi phí sản xuất kinh doanh. Kiểm
                      tra các hợp đồng, chứng từ chi phí phát sinh trong quá
                      trình thi công, biên bản bàn giao, hóa đơn, xem có trường
                      hợp nào đã được hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng
 Sự đầy đủ            nhưng đơn vị chưa ghi tăng TSCĐ trong kỳ hay chưa,
                      kiểm tra các hợp đồng thuê xem nếu là thuê tài chính thì
                      đơn vị có hạch toán tăng tài sản trong kỳ không.
                 -    Đối với các nghiệp vụ giảm TSCĐ: kiểm toán viên sẽ từ
                      chứng từ gốc trong hồ sơ TSCĐ : quyết định thanh lý tài
                      sản cố định, biên bản thanh lý… đối chiếu ngược lại với
                      sổ chi tiết để xem có tài sản nào đã được thanh lý nhưng
                      lại không hạch toán giảm TSCĐ trong sổ hay không.
                 -    Kiểm tra các hoá đơn của người bán và các chứng từ khác
                      về tăng TSCĐ như biên bản bàn giao, hợp đồng...
 Quyền và
                 -    Kiểm tra các điều khoản của hợp đồng thuê tài chính.
 nghĩa vụ
                 -    Xem xét các TSCĐ được hình thành bằng tiền của doanh
                      nghiệp hoặc doanh nghiệp có phải bỏ chi phí ra để mua
                      TSCĐ đó hay không.
Sự ghi chép      -    Đối với các nghiệp vụ tăng TSCĐ: Đối chiếu số tổng cộng

                                                                             Trang 15
Luanvan84@gmail.com                                        http://luanvan.forumvi.com



                       trên sổ chi tiết với số tổng hợp. Kiểm tra các nghiệp vụ
                       tăng TSCĐ vào ngày trước và sau ngày lập báo cáo kế
                       toán để kiểm tra việc ghi sổ có đúng kỳ hay không. Cộng
                       lại số học số tiền trên tất các chứng từ liên quan đến
                       nghiệp vụ tăng tài sản cố định như: hóa đơn, chứng từ vận
                       chuyển, bốc dỡ…và đối chiếu với số liệu phản ánh nguyên
                       giá TSCĐ ghi trên sổ kế toán, đối chiếu với số tiền doanh
                       nghiệp chi trả cho TSCĐ đó. Kiểm tra xem các chi phí
                       phát sinh khi đầu tư XDCB có được tập hợp chính xác hay
  chính xác
                       chưa, việc quyết toán rồi từ chi phí XDCB sang TSCĐ có
                       đúng đắn chưa.
                   -   Đối với các nghiệp vụ giảm TSCĐ: kiểm tra các chứng từ
                       giảm TSCĐ , phiếu thu… có liên quan để xem số tiền thu
                       được việc thanh lý, nhượng bán có được ghi đúng không,
                       kiểm tra xem khoản thu từ thanh lý có được đưa vào đúng
                       tài khoản hay không. Kiểm tra các nghiệp vụ giảm TSCĐ
                       vào ngày trước và sau ngày lập báo cáo kế toán để kiểm
                       tra việc ghi sổ có đúng kỳ hay không.
                   -   Đánh giá các khoản tăng TSCĐ (đặc biệt các nghiệp vụ có
                       giá trị lớn) có hợp lý với công việc kinh doanh của doanh
                       nghiệp hay không.
                   -   Kiểm tra các điều khoản của hợp đồng thuê tài chính liên
Sự đánh giá
                       quan đến xác định nguyên giá TSCĐ đi thuê.
                   -   Đối với các nghiệp vụ giảm TSCĐ: kiểm tra xem đơn vị
                       thanh lý những TSCĐ có hợp lý với tình hình hiện tại của
                       doanh nghiệp không.
                   -   Kiểm tra xem có tồn tại TSCĐ bị thế chấp hay không,
                       thông qua việc xem xét khế ước vay, hợp đồng. Kiểm toán
                       cũng nên hỏi Ban giám đốc liệu có bất kỳ tranh chấp nào
                       xảy ra đối với TSCĐ hay không.
                   -   Xem đơn vị có trình bày trên BCTC những TSCĐ đã khấu
Sự trình bày
                       hao hết nhưng vẫn còn sử dụng hay không.
và khai báo
                   -   Kiểm tra xem đơn vị đã khai báo những TSCĐ đã thanh
                       lý, nhượng bán, những TSCĐ tăng (có giá trị lớn) trong
                       kỳ.
                   -   Kiểm tra các TSCĐ có được phân loại theo quy định hiện
                       hành và khai báo đầy đủ trên BCTC.

   3.2.2. Kiểm tra TSCĐ vô hình
   Chương trình kiểm toán đối với TSCĐ vô hình cũng tương tự như đối với
TSCĐ hữu hình trong việc kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ. Theo
đó kiểm toán viên cần thu thập các bằng chứng, chứng từ phát sinh liên quan xem



                                                                             Trang 16
Luanvan84@gmail.com                                          http://luanvan.forumvi.com



các khoản tăng TSCĐ vô hình có đạt các tiêu chuẩn ghi nhận hay không, các
nghiệp vụ giảm TSCĐ vô hình có hợp lý hay không…
    Thông thường các thủ tục kiểm toán tập trung vào việc xem xét các chi phí đã
được vốn hóa có thực sự phát sinh và có thỏa mãn các tiêu chuẩn ghi nhận và điều
kiện quy định về TSCĐ vô hình hay không. Cụ thể:
    - Đối với TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ, kiểm toán viên cần chú ý xem
đơn vị có phân chia quá trình hình thành tài sản theo hai giai đoạn nghiên cứu và
triển khai hay không, vì nếu không thể phân biệt đơn vị bắt buộc phải hạch toán
toàn bộ vào chi phí trong kỳ (giống như toàn bộ chi phí giai đoạn nghiên cứu) còn
trong giai đoạn triển khai thì chỉ ghi nhận là TSCĐ vô hình nếu thỏa mãn được các
điều kiện như VAS 04.
    - Đối với TSCĐ hình thành từ sáp nhập, kiểm toán viên chủ yếu tập trung xem
xét việc thỏa mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ vô hình. Theo VAS 04 những trường
hợp đơn vị không thể xác định nguyên giá một cách đáng tin cậy thì các tài sản vô
hình được hình thành trong sáp nhập phải hạch toán vào lợi thế thương mại.
    - Đối với TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất cần kiểm tra xem chúng có thời
hạn hay không (kiểm tra giấy phép sử dụng đất)
    Cuối cùng kiểm toán viên cũng phải lưu ý đến vấn đề trình bày và khai báo các
thông tin về tài sản này trên báo cáo tài chính.
    3.2.3 Kiểm tra TSCĐ thuê tài chính
    Đối với TSCĐ thuê tài chính, KTV xem xét các điều khoản của hợp đồng thuê
nhằm đảm bảo TSCĐ thuê tài chính ở đơn vị được ghi nhận là phù hợp hay không.
    - Kiểm tra nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính tăng trong năm, nhằm đảm
bảo nguyên giá TSCĐ được ghi nhận chính xác bằng việc kiểm tra, xem xét chứng
từ gốc ( hợp đồng, hóa đơnvv…)
    - Đối với TSCĐ thuê tài chính giảm trong năm, cần đối chiếu với thời hạn
hợp đồng, và biên bản thanh lý hợp đồng.
    - Xem xét thời gian khấu hao của TSCĐ thuê tài chính đảm bảo việc so sánh
giữa thời gian của hợp đông thuê tài chính và thời gian hữu dụng ước tính.
    Nếu khi bắt đầu thuê tài sản, doanh nghiệp đi thuê TSCĐ thuê tài chính cam
kết không mua lại TSCĐ thuê tài chính sau khi kết thúc hợp đồng thì bên đi thuê
được quyền sử dụng thời gian khấu hao là thời hạn thuê hợp đồng.
    3.2.4. Kiểm tra khấu hao TSCĐ
    - Xem bảng đăng ký trích khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp trong
        đó có xét duyệt của các cấp có thẩm quyền, đơn vị có đăng ký khung khấu
        hao với cơ quan thuế hàng năm hay không.
    - Xem xét phương pháp khấu hao có phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế
        toán hiện hành hay không, đơn vị có sử dụng nhất quán phương pháp trích
        cho nhiều kỳ, nếu có sự thay đổi chính sách khấu hao thì kiểm tra đơn vị đã
        đăng ký và trình bày cụ thể trên BCTC, việc thay đổi có phù hợp với chuẩn
        mực và chế độ hiện hành hay không.
    - Kiểm toán viên phải yêu cầu khách hàng cung cấp hoặc tự lập ra bảng phân
        tích tổng quát về khấu hao và giá trị hao mòn lũy kế. Bảng này cần ghi rõ


                                                                               Trang 17
Luanvan84@gmail.com                                              http://luanvan.forumvi.com



        các chỉ tiêu sau: giá trị hao mòn lũy kế đầu năm, số khấu hao trích trong
        năm, khấu hao tăng do tăng TSCĐ trong năm (kiểm tra biên bản bàn giao
        đưa vào sử dụng là ngày nào làm cơ sở trích khấu hao trong năm đó), giá trị
        hao mòn lũy kế do thanh lý nhượng bán tài sản cố định và số dư cuối kỳ.
     Trên cơ sở bảng phân tích đó kiểm toán viên sẽ: So sánh số dư đầu kỳ với số
liệu kiểm toán năm trước (nếu có), so sánh tổng số khấu hao tăng, giảm ở số liệu
chi tiết với tổng số ghi trên sổ cái, so sánh tổng số dư cuối kỳ trên sổ chi tiết với số
dư cuối kỳ trên sổ cái.
    - Kiểm tra mức trích khấu hao: Tính toán lại mức trích khấu hao cho từng
        loại tài sản và lần theo số liệu trên sổ cái của đơn vị. So sánh tỷ lệ khấu hao,
        số năm sử dụng của năm hiện hành với năm trước và điều tra chênh lệch,
        nếu có sự thay đổi thì đơn vị đã đăng ký và công bố trên BCTC chưa.
    - Kiểm tra đối chiếu các khoản ghi giảm hao mòn TSCĐ do thanh lý nhượng
        bán với hồ sơ thanh lý xem có chính xác không.
    - Kiểm tra xem đối với TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất vô thời hạn thì
        đơn vị có thực hiện không trích khấu hao không.
    - Kiểm tra các hợp đồng thuê tài chính xem đơn vị có trích khấu hao, và việc
        trích khấu hao có phù hợp và nhất quán với chính sách khấu hao TSCĐ
        cùng loại thuộc quyền sở hữu của đơn vị không.
    - Việc kiểm tra khấu hao đồng thời trong kiểm toán TSCĐ sẽ giúp kiểm toán
        viên thuận lợi trong việc kiểm toán khoản mục chi phí sau này. Khấu hao
        TSCĐ sẽ được tính vào chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí
        quản lý doanh nghiệp tùy theo TSCĐ đó được sử dụng ở bộ phận nào.
        Ngoài ra, đối với những TSCĐ dung chung, cần xem xét tính hợp lý và nhất
        quán trong tiêu thức phân bổ khấu hao đối với chúng.
3.2.5.Kiểm tra chi phí XDCB
    - Kiểm tra số dư đầu kỳ của các công trình XDCB còn dở dang.
    - Chọn mẫu từ sổ chi tiết chi phí XDCB dở dang để kiểm tra các chứng từ
        gốc nhằm đảm bảo các chi phí này thực sự phát sinh trong kỳ.
    - Chọn mẫu một số chứng từ phát sinh trong hồ sơ công trình và kiểm tra
        xem đơn vị đã hạch toán hay chưa
    - Kiểm tra, tính toán tập hợp số liệu xem việc kết chuyển tính giá thành của
        công trình có chính xác không. Chênh lệch giữa giá trị thực tế và dự toán đã
        phê duyệt đơn vị hạch toán như thế nào.
    - Kiểm tra xem có công trình nào đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng
        nhưng đơn vị vẫn để ở chi phí XDCB dở dang trong kỳ hay không. Chẳng
        hạn do công trình chưa hoàn thành quyết toán hoặc công trình được đưa
        vào sử dụng từng phần theo tiến độ hoàn thành nhưng đơn vị lại muốn ghi
        nhận toàn bộ công trình thành một tài sản duy nhất sau khi hoàn thành...bởi
        vì các khoản này có thể ảnh hưởng trọng yếu đến chi phí khấu hao và lợi
        nhuận. Việc kiểm tra thường bắt đầu từ việc xem xét tất cả hợp đồng thi
        công quan trọng đã phát sinh trước ngày kết thúc niên độ và kiểm tra đến
        các chứng từ liên quan (hóa đơn, biên bản bàn giao...)


                                                                                   Trang 18
Luanvan84@gmail.com                                         http://luanvan.forumvi.com



   -   Đối với nghiệp vụ mua TSCĐ, kiểm tra các chứng từ tăng TSCĐ xem có
       TSCĐ nào được mua trong kỳ nhưng chưa bàn giao đưa vào sử dụng, đang
       trong quá trình lắp đặt chạy thử đơn vị có theo dõi trên tài khoản chi phí
       XDCB dở dang không.
   -   Đối với các chi phí sửa chữa, bảo dưỡng phát sinh : Lập bảng phân tích
       hàng tháng rồi đối chiếu với số phát sinh năm trước để phát hiện những
       biến động bất thường, từ đó chọn mẫu các chi phí có số tiền lớn để kiểm
       tra chứng từ gốc và các tài liệu liên quan. Đối với mỗi khoản chi phí sửa
       chữa bảo dưỡng, kiểm toán viên kiểm tra bản chất các khoản này, sự cải
       thiện tình trạng sau sửa chữa và khả năng tăng thêm lợi ích trong tương
       lai...kiểm tra các chứng từ, phỏng vấn nhân viên có liên quan, nghiên cứu
       chính sách kế toán của đơn vị nếu các chi phí này chỉ nhằm khôi phục hoặc
       duy trì khả năng mang lại lợi ích kinh tế của TSCĐ theo trạng thái tiêu
       chuẩn ban đầu thì không được ghi tăng nguyên giá mà phải ghi nhận vào
       chi phí kinh doanh trong kỳ.
   -   Kiểm tra xem đơn vị có thực hiện kiểm kê vào cuối kỳ hay không.
   -   Kiểm tra sự trình bày, công bố các công trình XDCB còn dở dang cuối kỳ

PHẦN 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ
DO CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN
I) Giới thiệu khái quát về công ty kiểm toán và kế toán AAC
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
1.1. Lịch sử hình thành
Tên công ty : Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
Tên giao dịch bằng tiếng Anh     : Auditing and Accounting Company AAC
        Limited
Trụ sở chính : 217 Nguyễn Văn Linh. TP Đà Nẵng
Điện thoại : (84) 0511 3 655 886
Fax :           (84) 0511 3 655 887
E-mail:         aac@dng.vnn.vn
Website       : http://www.aac.com.vn
       Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC (trước đây là Công ty Kiểm
toán và Kế toán AAC trực thuộc Bộ Tài Chính thành lập từ năm 1993) , một thành
viên của Hãng kiểm toán quốc tế Polaris International, là một trong số rất ít các
công ty kiểm toán được thành lập đầu tiên tại Việt Nam. AAC hoạt động trên
phạm vi toàn quốc, được phép kiểm toán tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc
mọi thành phần kinh tế, kể cả các ngành có qui chế riêng về việc lựa chọn và bổ
nhiệm kiểm toán độc lập có điều kiện như kiểm toán các tổ chức niêm yết trên sàn
giao dịch chứng khoán, các tổ chức phát hành và kinh doanh chứng khoán.

1.2. Phương hướng phát triển




                                                                              Trang 19
Luanvan84@gmail.com                                        http://luanvan.forumvi.com



        AAC hoạt động theo phương châm: độc lập, khách quan, trung thực và bí
mật số liệu của khách hàng, và đó cũng là lời cam kết của AAC đối với khách
hàng.
       Mục tiêu hoạt động của AAC là giúp khách hàng và những người quan tâm
bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, cung cấp cho họ những thông tin đích thực
và cần thiết để tổ chức điều hành hoạt động của doanh nghiệp và đưa ra các quyết
định quản lý phù hợp với thực tiễn. Hoạt động của AAC nhằm góp phần phát hiện
và ngăn ngừa những rủi ro cho doanh nghiệp, trợ giúp cho hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp được thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
       AAC thực hiện kiểm toán theo đúng các Nguyên tắc, Chuẩn mực Kiểm
toán Việt Nam và thông lệ kiểm toán quốc tế, phù hợp với những quy định hiện
hành về hoạt động kiểm toán của Nhà nước Việt Nam.
       AAC có đội ngũ Kiểm toán viên được đào tạo có hệ thống ở Việt Nam,
Anh, Bỉ, Pháp, Ai-len, Úc, Nhật Bản.. và có nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn về
kiểm toán và tư vấn tài chính - kế toán - thuế ở Việt Nam và quốc tế. 100% đội
ngũ Kiểm toán viên và Trợ lý Kiểm toán viên cao cấp của AAC được đào tạo trực
tiếp bởi các Chuyên gia cao cấp về Kiểm toán của Cộng đồng Châu Âu thông qua
chương trình hợp tác về Kiểm toán và Kế toán của Dự án EURO – TAPVIET do
Cộng đồng Châu Âu tài trợ. Ngoài ra, nhân viên của AAC còn được đào tạo
chuyên sâu bởi các chương trình trên đại học về tài chính, kế toán, luật ở Việt
Nam và các nước như: Úc, Nhật Bản… Nhờ có đội ngũ chuyên nghiệp chất lượng
cao, ý thức trách nhiệm, có đạo đức nghề nghiệp trong sáng nên trong quá trình
hoạt động, AAC chưa hề để xảy ra những sai sót, rủi ro cho khách hàng; AAC
luôn được các nhà đầu tư, các cơ quan chức năng tín nhiệm và đánh giá cao về
chất lượng phục vụ.
       Liên tiếp trong hai năm 2007 và 2008, AAC được Hội đồng trao giải “
Thương mại Dịch vụ - Top Trade Services” - Bộ Công Thương bình chọn là một
trong 05 công ty kiểm toán hoạt động tốt nhất tại Việt nam và được trao giải/cup
“Thương mại Dịch vụ - Top Trade Services”.

1.3. Các dịch vụ của công ty cung cấp
       Công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC với nhiều lĩnh vực hoạt động
kinh doanh chuyên ngành đã và đang mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình, đáp
ứng được yêu cầu ngày càng cao của khách hàng trong phạm vi toàn quốc. Các
loại hình kinh doanh chính gồm:
     Dịch vụ Kiểm toán: Cung cấp các dịch vụ kiểm toán luôn luôn là thế mạnh
của AAC. Các dịch vụ kiểm toán do AAC cung cấp đều được lập kế hoạch và tiến
hành theo các Quy trình kiểm toán chuẩn do AAC xây dựng dựa trên cơ sở tuân
thủ các Chuẩn mực kiểm toán, quy chế kiểm toán độc lập và các quy định hiện
hành. Đồng thời có sự so sánh, đối chiếu và vận dụng các Chuẩn mực kiểm toán
quốc tế và Thông lệ được chấp nhận chung của Quốc tế. Từ các kết quả kiểm toán,
AAC đảm bảo cung cấp những góp ý xây dựng hiệu quả cho các khách hàng của



                                                                             Trang 20
Luanvan84@gmail.com                                              http://luanvan.forumvi.com



mình. Trải qua một thời gian dài nỗ lực xây dựng và không ngừng phát triển, AAC
đã tạo dựng được niềm tin của các khách hàng trong từng dịch vụ kiểm toán.
         Công ty AAC cung cấp các dịch vụ Kiểm toán sau:
         +Kiểm toán báo cáo tài chính.
         +Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án.
         +Kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế.
         +Kiểm toán hoạt động.
         +Kiểm toán tuân thủ.
         +Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở thủ tục thoả thuận trước.
      Dịch vụ Kế toán: Bên cạnh các dịch vụ kiểm toán, AAC còn cung cấp các
dịch vụ kế toán. Với việc tuân thủ luật kế toán và các chuẩn mực kế toán Việt
Nam, chất lượng dịch vụ kế toán Công ty cung cấp ngày càng tăng cao. Hơn thế
nữa, AAC còn gia tăng số lượng dịch vụ kế toán làm phong phú thêm sản phẩm
cung cấp cho các công ty khách hàng. Đây là một bước phát triển dài của AAC,
từng bước đưa thương hiệu của Công ty lên tầm cao mới.
Công ty AAC cung cấp các dịch vụ Kế toán sau:
         +Dịch vụ ghi sổ và giữ sổ kế toán.
         +Hướng dẫn nghiệp vụ kế toán.
         +Lập các Báo cáo tài chính định kỳ.
         +Chuyển đổi các Báo cáo tài chính được lập theo VAS, IAS.
         +Thiết kế và hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy kế toán.
 Dịch vụ tư vấn Thuế: Đối với các công ty, thuế ngày càng đóng vai trò quan
trọng do các quy định về thuế càng ngày càng trở nên phức tạp. Thông qua một
đội ngũ các chuyên gia am hiểu về các sắc thuế và tận tâm, AAC sẵn sàng hỗ trợ
các khách hàng hoàn thành đúng nghĩa vụ thuế với nhà nước đồng thời tận dụng
triệt để các lợi thế về thuế trong hoạt động kinh doanh để gia tăng lợi ích của các
chủ sở hữu công ty. Đối với nhiều cá nhân, thuế thu hút được sự quan tâm ngày
càng nhiều hơn. Với khả năng của mình. AAC giúp các khách hàng của mình có
đầy đủ tự tin hoàn thành nghĩa vụ thuế với nhà nước cũng như đảm bảo được giá
trị tài sản của mình. AAC sẵn sàng bảo vệ khách hàng trong mọi trường hợp tranh
chấp xảy ra. AAC làm việc hết mình để xây dựng uy tín của chính mình, niềm tin
đối với khách hàng không chỉ vì các khách hàng, vì Nhà nước mà còn vì cộng
đồng.
Công ty AAC cung cấp các dịch vụ Tư vấn Thuế sau:
         +Tư vấn việc áp dụng chính sách Thuế.
         +Tư vấn công tác kê khai và quyết toán thuế.
         +Tư vấn về các thủ tục hoàn thuế và khiếu nại về thuế.
         +Hỗ trợ việc cập nhật thông tin về thuế và thuế quan.
 Dịch vụ Tư vấn tài chính và quản lý: Dịch vụ tư vấn tài chính và quản lý cũng
là một trong những thế mạnh của AAC
Công ty AAC cung cấp các dịch vụ Tư vấn tài chính và quản lý sau:
         +Tư vấn thành lập và quản lý doanh nghiệp.
         +Tư vấn thiết lập cơ chế tài chính nội bộ.


                                                                                   Trang 21
Luanvan84@gmail.com                                           http://luanvan.forumvi.com



           +Tư vấn việc sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán – tài chính phù hợp với yêu cầu
   quản lý.
           +Soát xét báo cáo tài chính.
           +Xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá hoặc phá sản doanh nghiệp.
           +Thẩm định tình hình tài chính và giá trị tài sản tranh chấp, kiện tụng.
    Dịch vụ Đào tạo và Tuyển dụng: Thế giới hiện nay đang thay đổi từng phút.
   từng giây. để có được thành công mỗi người phải biết nắm bắt lấy từng cơ hội
   đồng thời phải biết kiểm soát các rủi ro. Thông qua việc cung cấp các dịch vụ tư
   vấn có hiệu quả và các khóa học cập nhật các kiến thức mới nhất. AAC đã tham
   gia thành công vào việc giúp các khách hàng của mình thích ứng với môi trường
   mới.
   Công ty AAC cung cấp các dịch vụ đào tạo và Tuyển dụng sau:
           +Đào tạo, bồi dưỡng kế toán và kiểm toán viên nội bộ.
           +Cập nhật kiến thức tài chính, kế toán, kiểm toán.
           +Hỗ trợ tuyển dụng nhân viên kế toán và kiểm toán viên nội bộ.
        Dịch vụ Tin học: Tin học đã và đang trở thành một yếu tố quan trọng trong
   sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ. Hiện tại, số lượng công ty sử
   dụng phần mềm kế toán đang gia tăng nhanh chóng. Từ đó đặt ra nhu cầu bức thiết
   về dịch vụ tin học đối với những công ty khách hàng. Nắm bắt được nhu cầu đó,
   Công ty đã cung cấp các dịch vụ tin học đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế đang
   phát triển này.
   Công ty AAC cung cấp các dịch vụ Tin học sau:
           +Tư vấn việc lựa chọn các phần mềm tin học về kế toán tài chính và kế toán
   quản trị.
           +Tư vấn việc lựa chọn trang bị các thiết bị tin học, cài đặt hệ thống thông
   tin quản lý.

   2. Bộ máy quản lý của công ty kiểm toán và kế toán AAC
   2.1.1. Cơ cấu tổ chức toàn công Tổng Giám Đốc
                                   ty




   Phó Tổng Giám Đốc                                                    Phó Tổng Giám Đốc
    Xây Dựng Cơ Bản                                                     Báo Cáo Tài Chính



      Khối             Phòng            Chi Nhánh            Phòng                     Khối
   Kiểm Toán         Tư Vấn và           TP Hồ              Kế Toán                 Kiểm Toán
     XDCB             Đào Tạo           Chí Minh            Tài Chính                 BCTC




 Ban       Phòng                        Ban         Phòng
                       Phòng           Kiểm                      Phòng              Phòng       Phòng
Kiểm       Kiểm                                     Kiểm
                        Kiểm            Soát                      Kiểm               Kiểm
                                                                                   Trang 22      Kiểm
 Soát      Toán                                     Toán
                        Toán            Chất                      Toán               Toán        Toán
 Chất      XDCB                                     BCTC
                       XDCB2           Lượng                     BCTC2              BCTC3       BCTC4
Lượng        1                                        1
Luanvan84@gmail.com                                        http://luanvan.forumvi.com




                       Hình 1 – Sơ đồ cơ cấu tổ chức toàn Công ty




  2.1.2. Cơ cấu tổ chức phòng kiểm toán Báo cáo tài chính
                            Kiểm Toán Viên Điều Hành
                                - Trưởng Phòng -



Kiểm Toán Viên Chính          Kiểm Toán Viên Chính          Kiểm Toán Viên Chính




 Trợ Lý Kiểm Toán               Trợ Lý Kiểm Toán               Trợ Lý Kiểm Toán
             Hình 2 – Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng kiểm toán Báo cáo tài chính
  2.1.3 Tổ chức nhân sự
       Tổng Giám đốc:
      - Là người đại diện toàn quyền của công ty, chịu trách nhiệm trước Bộ
         trưởng Bộ Tài chính và trước Pháp luật về toàn bộ hoạt động của công ty.
      - Đánh giá rủi ro của một hợp đồng kiểm toán liên quan đến hoạt động của
         công ty.
      - Duy trì mối quan hệ với các cán bộ cao cấp của công ty.
      - Chịu trách nhiệm giải đáp các thắc mắc về kế toán và kiểm toán có tầm
         quan trọng.
      - Chịu trách nhiệm đánh giá công việc kiểm toán đã được thực hiện.
      - Chịu trách nhiệm ký Báo cáo kiểm toán và thư quản lý.
      - Chịu trách nhiệm tham gia buổi họp với khách hàng sau khi kết thúc cuộc
         kiểm toán hoặc ủy quyền lại.
       Phó Tổng Giám đốc:
      - Được phân công ủy quyền giải quyết cụ thể các vấn đề liên quan đến nhân
         sự, hành chính, khách hàng, và các vấn đề về nghiệp vụ.



                                                                               Trang 23
Luanvan84@gmail.com                                        http://luanvan.forumvi.com



   -   Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và Pháp luật Nhà nước về những
       vấn đề được phân công và ủy quyền.
   - Giải quyết những vấn đề liên quan đến chuyên môn của mình.
    Kế toán trưởng:
       Là người giúp Tổng giám đốc tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê
       tài chính và kiểm toán nội bộ.
    Trưởng, phó phòng:
   -Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc và đóng vai trò quan
   trọng trong lĩnh vực hoạt động của công ty. Trưởng phòng giữ vai trò lãnh đạo
   trong ban quản lý của công ty, họ có chức năng như một cầu nối giữa Tổng
   Giám Đốc, ban quản lý và các nhân viên trong công ty, chịu trách nhiệm về các
   vấn đề liên quan đến nhân sự, phối hợp hoạt động và đảm nhận các vấn đề về
   công việc hành chính.
   -Phó phòng là người tham mưu trực tiếp cho trưởng phòng, thay mặt trưởng
   phòng điều hành toàn bộ công việc trong thời gian trưởng phòng đi vắng và
   thực hiện các công việc do trưởng phòng uỷ quyền.
    Kiểm toán viên chính:
   - Giám sát công việc của các trợ lý.
   - Báo cáo trực tiếp với người quản lý phụ trách một vụ việc kiểm toán.
   - Xem xét giấy tờ làm việc sơ bộ, hỗ trợ đào tạo nhân viên, sắp xếp nhân sự
       cho các cuộc kiểm toán.
   - Được ký vào các báo cáo kiểm toán theo sự phân công của trưởng phòng.
    Trợ lý kiểm toán viên:
   Là những người tham gia thực hiện công tác kiểm toán nhưng chưa được Nhà
nước công nhận trúng tuyển kỳ thi Kiểm toán viên cấp Quốc gia. Tùy vào năng
lực thâm niên công tác mà trợ lý kiểm toán viên chia làm ba cấp:
   -Trợ lý kiểm toán viên cấp 1: là người sau thời gian thử việc ba tháng, được
   trúng tuyển chính thức vào công ty cho đến một năm sau đó và chưa trúng
   tuyển kỳ thi kiểm toán viên cấp quốc gia.
   -Trợ lý kiểm toán viên cấp 2: là người làm việc ở công ty kiểm toán được hai
   năm chịu trách nhiệm về các công việc mà nhóm trưởng giao phó.
   -Trợ lý kiểm toán viên cấp 3: là người làm việc ở công ty được ba năm. có
   nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán và có thể làm trưởng đoàn kiểm
   toán cho những công ty nhỏ.

3. Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và kế
toán AAC thực hiện
   Quy trình kiểm toán BCTC ở công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC gồm
ba giai đoạn thể hiện qua sơ đồ sau:




                                                                             Trang 24
Luanvan84@gmail.com                                         http://luanvan.forumvi.com




            Lập kế hoạch
             kiểm toán
                                                               Thực hiện
                                                               kiểm toán
                                       Quy trình
                                       kiểm toán
                                         BCTC




                            Kết thúc
                           kiểm toán



  3.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
      Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên mà các KTV cần thực hiện trong
  mỗi cuộc kiểm toán nhằm tạo ra các điều kiện pháp lý cũng như những điều kiện
  cần thiết khác cho việc kiểm toán. Trong chuẩn mực kiểm toán quốc tế IAS 300
  nêu rõ KTV cần lập kế hoạch cho công tác kiểm toán để có thể đảm bảo rằng cuộc
  kiểm toán được tiến hành một cách có hiệu quả.
      Về mặt kỹ thuật, kế hoạch kiểm toán là thời gian, nội dung và mức độ của cuộc
  kiểm toán được xác định tùy thuộc vào khách hàng cũ, mới, ít rủi ro hay nhiều rủi
  ro.Về mặt dịch vụ khách hàng lập kế hoạch kiểm toán là cách làm thế nào để thỏa
  mãn hoặc làm vượt lên những mong đợi, nhu cầu của khách hàng. Lập kế hoạch
  kiểm toán còn được hiểu là việc phân công trách nhiệm: ai là người thực hiện kiểm
  toán? Đoàn kiểm toán gồm bao nhiều người?... do trưởng đoàn kiểm toán lập.
      Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán gồm các bước sau:


 Tìm hiểu thông tin
hoặc cập nhật thông         Tìm hiểu
                                               Hệ thống KT              Hệ thống KSNB
        tin                 khách hàng




Ký kết hợp đồng kiểm
        toán




                                                                                Trang 25
Luanvan84@gmail.com                                        http://luanvan.forumvi.com




Phân tích báo cáo tài
       chính
                                   Thảo luận về kế hoạch kiểm toán


Tham chiếu cuộc kiểm
   toán năm trước



 Lập kế hoạch kiểm
        toán
                                              Tài liệu và thông tin
                                                yêu cầu KH lập
 Lãnh đạo phòng kiểm
tra kế hoạch kiểm toán

   3.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán
       Thực hiện kiểm toán là quá trình sử dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm toán
   thích ứng với đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán. Đó là
   quá trình triển khai một cách chủ động và tích cực các kế hoạch, chương trình
   kiểm toán nhằm đưa ra những ý kiến xác thực về mức độ trung thực và hợp lý của
   báo cáo tài chính trên cơ sở những bằng chứng kiểm toán đầy đủ và tin cậy
       Nội dung cơ bản của giai đoạn thực hiện kiểm toán ở công ty TNHH kiểm toán
   và kế toán AAC:
       • Quy định về nhiệm vụ của nhóm trưởng: Nhóm trưởng giữ vai trò hết sức
          quan trọng trong toàn bộ quá trình kiểm toán. thực hiện 8 nhiệm vụ sau:
          thảo luận với khách hàng, liên hệ khách hàng để sắp xếp kiểm kê TSCĐ, tổ
          chức lưu trữ hồ sơ, lập kế hoạch kiểm toán và phân tích hồ sơ, sắp xếp,
          kiểm tra, đánh giá các thành viên trong nhóm…
       • Các quy trình nghiệp vụ phát sinh đặc trưng của một doanh nghiệp: Mỗi
          doanh nghiệp khác nhau có quy trình các nghiệp vụ phát sinh khác nhau.
          Tuỳ theo tính trọng yếu của vấn đề mà quy định kiểm toán viên nào thực
          hiện kiểm tra quy trình nào.
       • Nguyên tắc sắp xếp, đánh số và tham chiếu giấy làm việc: Giấy làm việc
          phải được sắp xếp, đánh số và tham chiếu phù hợp với quy định chung của
          công ty nhằm đảm bảo dễ kiểm tra, so sánh và thuận tiện cho việc lưu trữ
          hồ sơ.
       • Các ký hiệu sử dụng thống nhất trên giấy làm việc:
           Đã đối chiếu với sổ cái và sổ chi tiết 
           Đã đếm tài sản vào thời điểm kiểm toán ©

                                                                                Trang 26
Luanvan84@gmail.com                                        http://luanvan.forumvi.com



        Số liệu cần theo dõi và điều chỉnh W
        Không cần theo dõi nữa W
        ………….
    • Chương trình kiểm toán
        Mục tiêu kiểm toán: Đạt được bằng chứng kiểm toán có hiệu lực về một
          hay nhiều cơ sở dẫn liệu về BCTC.
        Cơ sở dẫn liệu BCTC: Đầy đủ, hiện hữu, đánh giá, chính xác, sở hữu,
          trình bày.
        Bằng chứng kiểm toán có hiệu lực: Số lượng và chất lượng của bằng
          chứng, hiệu quả chi phí, nâng cao giá trị kiểm toán.
        Các chương trình kiểm toán chi tiết: Kiểm toán vốn bằng tiền. kiểm toán
          TSCĐ, kiểm toán TSCĐ….
3.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán
    Kết thúc kiểm toán là giai đoạn cuối cùng của quy trình kiểm toán kiểm toán
BCTC. Đây là giai đoạn mà các kiểm toán viên sẽ tổng kết toàn bộ quá trình thực
hiện kiểm toán, nêu ra ý kiến trao đổi với khách hàng và phát hành báo cáo kiểm
toán. Các giấy tờ làm việc cụ thể trong giai đoạn này ở công ty TNHH kiểm toán
và kế toán AAC gồm:
    • Chỉ mục giấy làm việc
    • Xác nhận bản thảo báo cáo kiểm toán
    • Trang trình duyệt
    • Trao đổi với khách hàng khi kết thúc kiểm toán
    • Danh mục kiểm tra cuối cùng
    • Bàn luận về thư quản lý
    • Tổng kết của nhóm trưởng
    • Tổng kết của các thành viên trong nhóm
    • Kiểm tra khái niệm hoạt động liên tục
    • Kiểm tra sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ
    • Biên bản ghi nhận tiến độ làm việc
    • Bảng chấm công
2. Công tác kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC do công ty
kiểm toán và kế toán AAC thực hiện
2.1. Mục tiêu kiểm toán TSCĐ
       Khi tiến hành kiểm toán bất cứ khoản mục nào trên BCTC, AAC đều xác
định rõ mục tiêu mà kiểm toán khoản mục đó hướng tới. Việc làm này hết sức
quan trọng vì nó giúp cho cuộc kiểm toán có định hướng, đúng trọng tâm và đạt
được kết quả công việc cao hơn. Đối với khoản mục TSCĐ và XDCB dở dang,
mục tiêu kiểm toán cụ thể là:
- Tất cả TSCĐ vô hình và hữu hình, XDCB dở dang là có thực và thuộc quyền sở
hữu của doanh nghiệp( sự tồn tại, quyền sở hữu)
- Tất cả các nghiệp vụ tăng, giảm; các giá trị lợi nhuận hay thất thu mà các hoạt
động này mang lại đều được hạch toán đầy đủ( sự đầy đủ)


                                                                             Trang 27
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY THHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY THHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY THHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY THHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY THHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY THHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY THHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY THHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY THHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY THHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY THHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY THHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY THHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY THHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY THHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY THHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY THHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY THHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY THHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY THHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY THHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY THHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY THHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY THHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY THHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY THHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY THHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY THHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY THHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY THHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY THHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY THHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY THHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY THHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY THHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY THHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY THHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY THHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY THHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY THHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY THHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY THHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY THHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY THHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY THHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY THHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY THHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY THHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY THHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY THHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY THHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY THHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY THHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY THHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN

Contenu connexe

Tendances

Đề tài : XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN ...
Đề tài :  XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN ...Đề tài :  XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN ...
Đề tài : XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN ...Nguyễn Công Huy
 
Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...
Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...
Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Kiểm toán hàng tồn kho và giá vốn hàng bán
Kiểm toán hàng tồn kho và giá vốn hàng bánKiểm toán hàng tồn kho và giá vốn hàng bán
Kiểm toán hàng tồn kho và giá vốn hàng bántrungan88
 
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...Nguyễn Công Huy
 
Kiểm toán doanh thu
Kiểm toán doanh thuKiểm toán doanh thu
Kiểm toán doanh thuSnow Ball
 
Báo cáo thực tập đề tài tài sản cố định
Báo cáo thực tập đề tài tài sản cố địnhBáo cáo thực tập đề tài tài sản cố định
Báo cáo thực tập đề tài tài sản cố địnhNgọc Ánh Nguyễn
 
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố địnhBáo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố địnhHọc kế toán thực tế
 
VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC
VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTCVỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC
VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTCNguyễn Công Huy
 

Tendances (20)

Đề tài tốt nghiệp: Quy trình đánh giá rủi ro trong kiểm toán, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Quy trình đánh giá rủi ro trong kiểm toán, HOTĐề tài tốt nghiệp: Quy trình đánh giá rủi ro trong kiểm toán, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Quy trình đánh giá rủi ro trong kiểm toán, HOT
 
Thủ tục kiểm tra chi tiết trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chính
Thủ tục kiểm tra chi tiết trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chínhThủ tục kiểm tra chi tiết trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chính
Thủ tục kiểm tra chi tiết trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chính
 
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chínhĐề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
 
Báo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toánBáo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toán
 
Đề tài : XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN ...
Đề tài :  XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN ...Đề tài :  XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN ...
Đề tài : XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN ...
 
Công tác kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình kiểm toán
Công tác kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình kiểm toánCông tác kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình kiểm toán
Công tác kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình kiểm toán
 
Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...
Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...
Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...
 
Luận văn: Thực trạng công tác kiểm toán tài sản cố định, HAY
Luận văn: Thực trạng công tác kiểm toán tài sản cố định, HAYLuận văn: Thực trạng công tác kiểm toán tài sản cố định, HAY
Luận văn: Thực trạng công tác kiểm toán tài sản cố định, HAY
 
Kiểm toán hàng tồn kho và giá vốn hàng bán
Kiểm toán hàng tồn kho và giá vốn hàng bánKiểm toán hàng tồn kho và giá vốn hàng bán
Kiểm toán hàng tồn kho và giá vốn hàng bán
 
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...
 
Đề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFK
Đề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFKĐề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFK
Đề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFK
 
Kiểm toán doanh thu
Kiểm toán doanh thuKiểm toán doanh thu
Kiểm toán doanh thu
 
Báo cáo thực tập đề tài tài sản cố định
Báo cáo thực tập đề tài tài sản cố địnhBáo cáo thực tập đề tài tài sản cố định
Báo cáo thực tập đề tài tài sản cố định
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Thương mại VIC, HAY
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Thương mại VIC, HAYĐề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Thương mại VIC, HAY
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Thương mại VIC, HAY
 
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố địnhBáo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
 
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại công ty kiểm toán quốc tế (IFC)
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại công ty kiểm toán quốc tế (IFC)Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại công ty kiểm toán quốc tế (IFC)
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại công ty kiểm toán quốc tế (IFC)
 
Luận văn: Kế toán tài sản cố định tại công ty Toàn Mĩ, HAY
Luận văn: Kế toán tài sản cố định tại công ty Toàn Mĩ, HAYLuận văn: Kế toán tài sản cố định tại công ty Toàn Mĩ, HAY
Luận văn: Kế toán tài sản cố định tại công ty Toàn Mĩ, HAY
 
Đề tài: Kiểm toán Chi phí trả trước tại Công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Kiểm toán Chi phí trả trước tại Công ty kiểm toán AASCĐề tài: Kiểm toán Chi phí trả trước tại Công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Kiểm toán Chi phí trả trước tại Công ty kiểm toán AASC
 
Kiểm toán hàng tồn kho
Kiểm toán hàng tồn khoKiểm toán hàng tồn kho
Kiểm toán hàng tồn kho
 
VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC
VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTCVỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC
VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC
 

Similaire à HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY THHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN

Kế toán Tài sản cố định tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
Kế toán Tài sản cố định  tại Công Ty Xây Dựng Cường ThịnhKế toán Tài sản cố định  tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
Kế toán Tài sản cố định tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnhluanvantrust
 
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh Cường
Báo Cáo Thực Tập  Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh CườngBáo Cáo Thực Tập  Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh Cường
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh CườngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Truyền tải Điện - Gửi mi...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Truyền tải Điện - Gửi mi...Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Truyền tải Điện - Gửi mi...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Truyền tải Điện - Gửi mi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận Văn Tổ Chức Hạch Toán Tscđ Hữu Hình Với Việc Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng T...
Luận Văn Tổ Chức Hạch Toán Tscđ Hữu Hình Với Việc Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng T...Luận Văn Tổ Chức Hạch Toán Tscđ Hữu Hình Với Việc Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng T...
Luận Văn Tổ Chức Hạch Toán Tscđ Hữu Hình Với Việc Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng T...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Xe máy- xe đạp, HAY - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Xe máy- xe đạp, HAY - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Xe máy- xe đạp, HAY - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Xe máy- xe đạp, HAY - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Báo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hình
Báo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hìnhBáo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hình
Báo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hìnhHọc kế toán thực tế
 
Hạch toán TSCĐHH tại công ty du lịch dịch vụ Hà Nội Toserco
Hạch toán TSCĐHH tại công ty du lịch dịch vụ Hà Nội TosercoHạch toán TSCĐHH tại công ty du lịch dịch vụ Hà Nội Toserco
Hạch toán TSCĐHH tại công ty du lịch dịch vụ Hà Nội TosercoNguyễn Công Huy
 
De tai tot nghiep
De tai tot nghiepDe tai tot nghiep
De tai tot nghiepCẩm Linh
 
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố địnhBáo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố địnhCông ty kế toán hà nội
 
Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư
Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tưKế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư
Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tưTuấn Anh
 
Huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại công ty Cổ phần dệt 10/10
Huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại công ty Cổ phần dệt 10/10Huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại công ty Cổ phần dệt 10/10
Huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại công ty Cổ phần dệt 10/10Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
.Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định hữu hình công ty Hà Nội toserco
.Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định hữu hình công ty Hà Nội toserco.Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định hữu hình công ty Hà Nội toserco
.Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định hữu hình công ty Hà Nội tosercoNguyen Minh Chung Neu
 
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệpLuận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệpNguyen Thuy
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...Nguyen Minh Chung Neu
 

Similaire à HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY THHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN (20)

Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty khách sạn du lịch, 9đ
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty khách sạn du lịch, 9đ Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty khách sạn du lịch, 9đ
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty khách sạn du lịch, 9đ
 
Kế toán Tài sản cố định tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
Kế toán Tài sản cố định  tại Công Ty Xây Dựng Cường ThịnhKế toán Tài sản cố định  tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
Kế toán Tài sản cố định tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
 
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh Cường
Báo Cáo Thực Tập  Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh CườngBáo Cáo Thực Tập  Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh Cường
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh Cường
 
Cơ Sở Lý Luận Về Kế Toán Tài Sản Cố Định Trong Doanh Nghiệp.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Kế Toán Tài Sản Cố Định Trong Doanh Nghiệp.docxCơ Sở Lý Luận Về Kế Toán Tài Sản Cố Định Trong Doanh Nghiệp.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Kế Toán Tài Sản Cố Định Trong Doanh Nghiệp.docx
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Truyền tải Điện - Gửi mi...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Truyền tải Điện - Gửi mi...Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Truyền tải Điện - Gửi mi...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Truyền tải Điện - Gửi mi...
 
Luận Văn Tổ Chức Hạch Toán Tscđ Hữu Hình Với Việc Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng T...
Luận Văn Tổ Chức Hạch Toán Tscđ Hữu Hình Với Việc Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng T...Luận Văn Tổ Chức Hạch Toán Tscđ Hữu Hình Với Việc Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng T...
Luận Văn Tổ Chức Hạch Toán Tscđ Hữu Hình Với Việc Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng T...
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Xe máy- xe đạp, HAY - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Xe máy- xe đạp, HAY - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Xe máy- xe đạp, HAY - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Xe máy- xe đạp, HAY - Gửi miễn ph...
 
Báo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hình
Báo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hìnhBáo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hình
Báo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hình
 
Hạch toán TSCĐHH tại công ty du lịch dịch vụ Hà Nội Toserco
Hạch toán TSCĐHH tại công ty du lịch dịch vụ Hà Nội TosercoHạch toán TSCĐHH tại công ty du lịch dịch vụ Hà Nội Toserco
Hạch toán TSCĐHH tại công ty du lịch dịch vụ Hà Nội Toserco
 
Kt001
Kt001Kt001
Kt001
 
De tai tot nghiep
De tai tot nghiepDe tai tot nghiep
De tai tot nghiep
 
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố địnhBáo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
 
Tailieu.vncty.com qt001
Tailieu.vncty.com qt001Tailieu.vncty.com qt001
Tailieu.vncty.com qt001
 
Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư
Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tưKế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư
Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư
 
Huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại công ty Cổ phần dệt 10/10
Huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại công ty Cổ phần dệt 10/10Huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại công ty Cổ phần dệt 10/10
Huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại công ty Cổ phần dệt 10/10
 
Đề tài: Quản lý vốn cố định tại Công ty cơ giới và xây lắp, HAY
Đề tài: Quản lý vốn cố định tại Công ty cơ giới và xây lắp, HAYĐề tài: Quản lý vốn cố định tại Công ty cơ giới và xây lắp, HAY
Đề tài: Quản lý vốn cố định tại Công ty cơ giới và xây lắp, HAY
 
.Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định hữu hình công ty Hà Nội toserco
.Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định hữu hình công ty Hà Nội toserco.Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định hữu hình công ty Hà Nội toserco
.Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định hữu hình công ty Hà Nội toserco
 
Bao cao-thuc-tap-tai-san-co-dinh
Bao cao-thuc-tap-tai-san-co-dinhBao cao-thuc-tap-tai-san-co-dinh
Bao cao-thuc-tap-tai-san-co-dinh
 
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệpLuận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...
 

Plus de Nguyễn Công Huy

Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMKết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMNguyễn Công Huy
 
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangNguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngLuận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngNguyễn Công Huy
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuNguyễn Công Huy
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamNguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Nguyễn Công Huy
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...Nguyễn Công Huy
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Nguyễn Công Huy
 
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmNguyễn Công Huy
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfNguyễn Công Huy
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Nguyễn Công Huy
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...Nguyễn Công Huy
 

Plus de Nguyễn Công Huy (20)

Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMKết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
 
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
 
Luận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngLuận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lương
 
Luận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểmLuận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểm
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
 
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
 
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
 

Dernier

50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21nguyenthao2003bd
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxlephuongvu2019
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem Số Mệnh
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfXem Số Mệnh
 

Dernier (20)

50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
 

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY THHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN

  • 1. Luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BCTC DOANH NGHIỆP I) Đặc điểm của khoản mục TSCĐ và KSNB đối với TSCĐ 1. Định nghĩa và phân loại TSCĐ 1.1. Định nghĩa Tài sản cố định (TSCĐ) là cơ sở vật chất kỹ thuật của đơn vị. Nó phản ánh năng lực sản xuất hiện có và trình độ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động của đơn vị. TSCĐ là một trong những yếu tố quan trọng tạo khả năng tăng trưởng bền vững, tăng năng suất lao động từ đó có thể giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Trong thời gian sử dụng TSCĐ bị hao mòn dần và giá trị của nó được dịch chuyển dần vào chi phí hoạt động. Với hoạt động kinh doanh, giá trị này sẽ được thu hồi ngay khi bán hàng hóa, dịch vụ. 1.2. Phân loại TSCĐ của một doanh nghiệp rất đa dạng, khác nhau về hình thái vật chất, về công dụng, về nguồn hình thành….Để hiểu rõ về TSCĐ sử dụng trong doanh nghiệp, thuận tiện cho công tác quản lý và kế toán, TSCĐ được phân loại theo các tiêu thức sau: a. Theo hình thái biểu hiện:  Tài sản cố định hữu hình : Là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình. Bao gồm: Loại 1: Nhà cửa, vật kiến trúc: Loại 2: Máy móc, thiết bị Loại 3: Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn Loại 4: Thiết bị, dụng cụ quản lý Loại 5: Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm Loại 6: Các loại tài sản cố định khác: là toàn bộ các tài sản cố định khác chưa liệt kê vào năm loại trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật. TSCĐ vô hình : Là tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện lượng giá trị mà doanh nghiệp đã đầu tư để mang lại lợi ích kinh tế lâu dài trong tương lai cho doanh nghiệp. TSCĐ vô hình gồm có: quyền sử dụng đất, quyền phát hành, bằng sáng chế phát minh, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, sản phẩm, kết quả của cuộc biểu diễn nghệ thuật, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng và vật liệu nhân giống. TSCĐVH trong quá trình hình thành sẽ trải qua 2 giai đoạn: giai đoạn nghiên cứu và giai đoạn triển khai Nghiên cứu: Là hoạt động tìm kiếm ban đầu và có kế hoạch được tiến hành nhằm đạt được sự hiểu biết và tri thức khoa học hoặc kỹ thuật mới. Triển khai: Là hoạt động ứng dụng những kết quả nghiên cứu hoặc tri thức khoa học vào các hoạt động thực tiễn như triển khai các phương án sản xuất sản Trang 1
  • 2. Luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com phẩm mới, các phương án sử dụng vật liệu thay thế, triển khai, ứng dụng công nghệ mới. b. Theo quyền sở hữu và quyền kiểm soát lâu dài:  TSCĐ của doanh nghiệp: là các TSCĐ hữu hình, vô hình được hình thành từ các nguồn vốn khác nhau: nguồn vốn XDCB, vốn vay, quỹ đầu tư phát triển…Các TSCĐ này thuộc sở hữu của doanh nghiệp nên giá trị của chúng được phản ánh lên Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.  TSCĐ thuê ngoài: là những TSCĐ mà doanh nghiệp được chủ sở hữu của tài sản nhượng quyền sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định trên hợp đồng thuê. Xét theo quyền kiểm soát, quản lý và sử dụng đối với TSCĐ thuê, TSCĐ thuê ngoài phân thành: - Tài sản cố định thuê tài chính : Là tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Một TSCĐ thuê được xem là thuê tài chính khi hợp đồng thuê thỏa mãn một trong các điều kiện sau: (1) Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi hết thời hạn thuê. (2) Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản bên thuê có quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê với mức giá ước tính thấp hơn giá trị hợp lý của tài sản vào cuối thời hạn thuê. (3) Thời hạn thuê tài sản tối thiểu phải chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản cho dù không có sự chuyên giao quyền sở hữu. (4) Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu chiếm phần lớn giá trị hợp lý của tài sản thuê. (5) Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê có khả năng sử dụng không cần có sự thay đổi hay sửa chữa lớn nào. (6) Ngoài ra còn một số điều kiện khác như: bên thuê phải chịu tổn thất do sự thay đổi giá trị hợp lý của tài sản thuê và bên thuê có khả năng tiếp tục thuê lại tài sản khi hết hạn hợp đồng với tiền thuê thấp hơn giá thuê trên thị trường. - Tài sản cố định thuê hoạt động :Nội dung hợp đồng thuê không có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản thuê. Theo đó bên thuê chỉ có quyền sử dụng tài sản thuê trong thời gian ngắn và sẽ trả lại tài sản thuê cho bên cho thuê khi kết thúc hợp đồng thuê. c. Theo mục đích và tình trạng sử dụng  TSCĐ dùng trong hoạt động kinh doanh: là những tài sản cố định chính của doanh nghiệp bao gồm tất cả các TSCĐ hữu hình và vô hình do doanh nghiệp quản lý, sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Vì vậy, giá trị hao mòn của những TSCĐ này được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bằng các phương pháp khấu hao.  TSCĐ phục vụ các hoạt động phúc lợi: Là những TSCĐ được xây dựng mua sắm bằng quỹ phúc lợi hoặc nguồn kinh phí sự nghiệp để phục vụ cho các hoạt động phúc lợi. Giá trị hao mòn của những TSCĐ này phải được Trang 2
  • 3. Luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com ghi giảm trực tiếp nguồn hình thành nên TSCĐ đó, không được tính vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. 2. Tiêu chuẩn ghi nhận của TSCĐ TSCĐ trong các doanh nghiệp là các tài sản dài hạn mà doanh nghiệp có quyền kiểm soát và sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đem lại lợi ích kinh tế lâu dài trong tương lai cho doanh nghiệp. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam các tài sản được ghi nhận là TSCĐ phải đồng thời thỏa mãn 4 tiêu chuẩn sau: • Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó: đây là một tiêu chuẩn để ghi nhận các tài sản của doanh nghiệp nói chung. Lợi ích kinh tế từ việc sử dụng tài sản mang lại ở đây có thể được biểu hiện ở việc tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí hoặc để cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp thực hiện. • Nguyên giá của tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy: nguyên giá của 1 TSCĐ cụ thể phải được xác định trên cơ sở các chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã đầu tư để có được TSCĐ đó. Tiêu chuẩn này yêu cầu tính xác thực và cơ sở khách quan trong việc xác định nguyên giá của TSCĐ, chẳng hạn như các yếu tố hình thành trong nội bộ doanh nghiệp như nhãn hiệu hàng hóa, quyền phát hành, …đây là các yếu tố thường tiềm ẩn gắn liền với quá trình hoạt động của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên các yếu tố này sẽ không được ghi nhận là TSCĐ vì việc xác định nguyên giá của chúng là không đáng tin cậy, ngoại trừ trường hợp doanh nghiệp phải đầu tư mua lại các khoản đó từ các doanh nghiệp, tổ chức hoặc các cá nhân khác. • Thời gian sử dụng ước tính trên một năm: đây là tiêu chuẩn chủ yếu nhất để phân loại tài sản của doanh nghiệp thành tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn. Theo đó các loại tài sản ngắn hạn mà chủ yếu là tài sản lưu động tham gia một cách trực tiếp vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp nên thời gian chu chuyển thường là nhanh theo từng chu kỳ kinh doanh. Ngược lại, TSCĐ là loại tài sản tạo nên điều kiện, cơ sở cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra nên thời gian chu chuyển của chúng thường là dài và không phụ thuộc vào từng chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. • Đạt tiêu chuẩn giá trị theo quy định: để bảo đảm cho nguyên tắc trọng yếu TSCĐ chỉ bao gồm những tài sản có giá trị lớn. Tiêu chuẩn giá trị quy định đối với TSCĐ có thể thay đổi cho phù hợp với điều kiện cụ thể của nền kinh tế trong từng thời kỳ nhất định. Theo quy định hiện hành ở Việt Nam tiêu chuẩn về giá trị TSCĐ là từ 10.000.000 đồng trở lên. Những tài sản không thỏa mãn điều kiện về thời gian và giá trị được gọi là công cụ, dụng cụ. 3/ Đặc điểm của khoản mục TSCĐ TSCĐ là loại tài sản tạo nên cơ sở vật chất kĩ thuật chủ yếu của mỗi doanh nghiệp, là nền tảng giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu về hoạt động và tài Trang 3
  • 4. Luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com chính trong quá trình sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy nhiệm vụ đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp là thực hiện công tác quản lý TSCĐ thật hiệu quả để phát triển sản xuất, tạo nhiều sản phẩm, hạ giá thành, cũng như tăng vòng quay vốn, đổi mới trang thiết bị, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Theo tiêu chuẩn ghi nhận thì TSCĐ là những tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài, nên khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh nó có những đặc điểm riêng biệt sau: Tham gia vào nhiều chu kì sản xuất kinh doanh; với các TSCĐ hữu hình thì hình thái vật chất ban đầu của nó được giữ nguyên không thay đổi cho đến khi hư hỏng phải loại bỏ nhưng giá trị và giá trị sử dụng của nó giảm dần sau mỗi chu kì sản xuất kinh doanh. Phần giá trị giảm dần gọi là giá trị hao mòn và được tính vào chi phí trong từng kì. Vì vậy, trong công tác quản lý TSCĐ các doanh nghiệp cần theo dõi cả về mặt hiện vật và giá trị Quản lý về mặt hiện vật: bao gồm cả quản lý về số lượng và chất lượng của TSCĐ. Về mặt số lượng, bộ phận quản lý phải bảo đảm cung cấp đầy đủ số liệu về công suất, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Về mặt chất lượng, công tác bảo quản phải bảo đảm tránh được tối đa các hỏng hóc, mất mát các bộ phận chi tiết của TSCĐ cũng như theo dõi chặt chẽ, kịp thời tình hình TSCĐ tại các bộ phận trong doanh nghiệp. Quản lý về mặt giá trị: là xác định đúng nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ đầu tư, mua sắm, điều chuyển. Đơn vị phải tính toán chính xác và đầy đủ chi phí khấu hao TSCĐ và phân bổ chi phí khấu hao vào giá thành sản phẩm. Đồng thời, đơn vị phải theo dõi chặt chẽ, hợp lý tình hình tăng giảm TSCĐ khi tiến hành sửa chữa, tháo dỡ, nâng cấp, cải tiến TSCĐ và đánh giá lại TSCĐ. Tài sản cố định là một khoản mục có giá trị lớn, thường chiếm tỷ trọng đáng kể so với tổng tài sản trên bảng cân đối kế toán. Đặc biệt trong các doanh nghiệp sản xuất thuộc lĩnh vực công nghiệp nặng, dầu khí, các tập đoàn viễn thông, bưu điện… giá trị khoản mục này chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng tài sản. Vì vậy, kiểm toán khoản mục TSCĐ thường chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình kiểm toán BCTC. Mặt khác, chi phí mua sắm, đầu tư cho TSCĐ lớn, quay vòng vốn chậm, nên để bảo đảm hiệu quả của việc đầu tư cho TSCĐ, kiểm toán nghiệp vụ TSCĐ sẽ đánh giá tính kinh tế và tính hiệu quả của việc đầu tư, định hướng cho đầu tư và nguồn sử dụng để đầu tư sao cho có hiệu quả cao nhất. Đồng thời kiểm toán TSCĐ sẽ góp phần phát hiện ra các sai sót trong việc xác định chi phí cấu thành nguyên giá TSCĐ, chi phí sửa chữa, chi phí khấu hao tài sản. Những sai sót trong việc tính các chi phí này thường dẫn đến những sai sót trọng yếu trên BCTC. Các khoản đầu tư cho TSCĐ vô hình như chi phí thành lập doanh nghiệp, quyền sử dụng đất, giá trị phát minh, sáng chế, chi phí nghiên cứu phát triển, chi phí về lợi thế thương mại thường có nhiều sai sót trong quá trình tập hợp và rất khó đánh giá chính xác giá trị. Chính vì vậy, TSCĐ vô hình luôn được quan tâm nhiều trong quá trình kiểm toán. Tuy nhiên việc kiểm toán tài sản cố định thường không chiếm nhiều thời gian vì: - Số lượng tài sản cố định thường không nhiều và phân theo từng nhóm đối tượng có giá trị lớn. Trang 4
  • 5. Luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com - Số lượng nghiệp vụ tăng, giảm tài sản cố định trong năm thường không nhiều. - Vấn đề khóa sổ cuối năm không phức tạp và ít có khả năng sai sót, nhẫm lẫn khi hạch toán giữa các niên độ các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ. Đối với chi phí khấu hao, vì đây là một khoản ước tính kế toán chứ không phải là thực tế phát sinh nên việc kiểm toán chi phí khấu hao mang tính chất kiểm tra một khoản ước tính kế toán, không thể dựa vào chứng từ, sổ sách để làm bằng chứng được. Việc kiểm toán chi phí khấu hao thường chú trọng đến phương pháp khấu hao có nhất quán giữa các kì hay không cũng như đơn vị tính toán theo đúng chuẩn mực, chế độ qui định hay không. 4. Những sai phạm thường xảy ra đối với TSCĐ Những sai phạm thường xảy ra đối với TSCĐ gồm có những sai phạm do lỗi vô ý hay còn gọi là sai sót và cả những sai phạm do lỗi cố ý hay còn gọi là gian lận. Trong quá trình kiểm toán, thì kiểm toán viên dễ dàng phát hiện ra những sai sót hơn vì nó thật sự là lỗi vô ý chỉ do yếu kém về mặt trình độ hay do nhầm lẫn, áp lực về thời gian gây ra, còn gian lận thì khó phát hiện vì là lỗi cố ý, có chủ đích tư lợi, tinh vi và được che giấu kĩ càng. Tuy nhiên cũng cần lưu ý là sai sót nếu xảy ra có tính hệ thống làm ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC cũng được coi như là gian lận. 4.1. Sai sót - Sai sót do quên không kết chuyển nguồn vốn khi dùng nguồn vốn chủ sở hữu không phải là nguồn vốn kinh doanh để tài trợ cho TSCĐ.Chẳng hạn doanh nghiệp mua một TSCĐ bằng quỹ phát triển kinh doanh hay nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kế toán chỉ ghi tăng TSCĐ như trường hợp mua bằng nguồn vốn kinh doanh mà không ghi nghiệp vụ kết chuyển nguồn vốn. Doanh nghiệp mua một thiết bị công nghệ tiên tiến gồm có một phần là máy móc thiết bị, một phần là chuyển giao công nghệ. Kế toán lẽ ra phải ghi tăng TSCĐ hữu hình phần máy móc thiết bị và ghi tăng TSCĐ vô hình phần giá trị công nghệ, song kế toán chỉ ghi tổng số tiền mua vào nguyên giá TSCĐ hữu hình. - Định khoản sai đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Chẳng hạn như khi doanh nghiệp tiến hành sửa chữa thường xuyên TSCĐ, chi phí sửa chữa lẽ ra phải hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ qua ghi Nợ tài khoản chi phí sản xuất chung(Tài khoản 627), Chi phí bán hàng(Tài khoản 641), Chi phí quản lý doanh nghiệp(Tài khoản 642) … thì kế toán lại ghi vào bên Nợ tài khoản TSCĐ(Tài khoản 211) làm tăng giá trị khoản mục TSCĐ trên bảng Cân đối kế toán. - Áp dụng sai chế độ kế toán và các văn bản khác của Nhà nước. Chẳng hạn một công ty nhận một TSCĐ của một doanh nghiệp khác cũng hạch toán phụ thuộc trong tổng công ty. Chi phí liên quan đến việc điều chuyển TSCĐ theo chế độ lẽ ra phải hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ thì doanh nghiệp lại hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ. TSCĐ mua về đợi lắp đặt đưa vào sử dụng nhưng doanh nghiệp đã ghi tăng nguyên giá TSCĐ Trang 5
  • 6. Luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com - Sai sót trong quá trình ghi sổ và chuyển sổ. Đây là dạng sai sót khá phổ biến của kế toán mà kiểm toán TSCĐ phải quan tâm. Trong việc ghi sổ, kế toán có thể sơ ý ghi số tiền sai lệch, lộn số so với số tiền ghi trong chứng từ. Kế toán cũng có thể nhầm lẫn trong khi chuyển số liệu từ Nhật ký sang Sổ cái. - Sai sót do trùng lặp: sai sót này xảy ra do ghi nhiều lần một nghiệp vụ phát sinh do tổ chức sổ chưa tốt nên đã ghi một nghiệp vụ phát sinh vào các sổ khác nhau. Chẳng hạn, doanh nghiệp sử dụng hình thức kế toán Nhật ký chung để hạch toán các nghiệp vụ sản xuất kinh doanh trong kỳ. Khi có nghiệp vụ thanh lý TSCĐ phát sinh, kế toán vừa ghi sổ Nhật ký thu tiền, vừa ghi sổ Nhật ký chung số tiền thu được trong quá trình thanh lý. - Sai sót do trình độ yếu kém của nhân viên kế toán dẫn tới ghi sai các nghiệp vụ phát sinh vào sổ hoặc khi có chế độ mới ban hành kế toán chưa nắm hết được nội dung hoặc chưa hiểu hết nghiệp vụ nên dẫn đến những sai sót trong quá trình hạch toán. 4.2. Gian lận - Lập hoá đơn giả, ghi tăng giá mua của TSCĐ so với thực tế, sửa chứng từ, làm giả chứng từ liên quan tới chi phí thu mua làm tăng nguyên giá TSCĐ để biển thủ công quỹ. Kế toán ghi chi phí sửa chữa TSCĐ cao hơn thực tế để khi hạch toán vào chi phí kinh doanh sẽ làm tăng chi phí, đồng thời chiếm đoạt phần chênh lệch so với thực tế. - Khi thanh lý nhượng bán TSCĐ, kế toán TSCĐ cố tình không ghi số tiền thu được do thanh lý TSCĐ đã khấu hao hết để chiếm đoạt phần thu này. - Cố tình ghi chép các nghiệp vụ không có thật liên quan đến chi phí mua sắm TSCĐ để biển thủ công quỹ. Đặc biệt doanh nghiệp có thể dễ dàng ghi chép các nghiệp vụ không có thật liên quan đến TSCĐ vô hình-một đối tượng rất khó kiểm tra và đánh giá. - Đơn vị cố tình áp dụng sai các qui định và văn bản hiện hành của NN với mục đích tư lợi cũng được có thể được coi là gian lận - Ngoài ra, một vấn đề khác phải quan tâm là doanh nghiệp cố tình điều chỉnh chi phí hoạt động kinh doanh, điều chỉnh chỉ tiêu lãi và thuế phải nộp cho Ngân sách, cố tình tiếp tục trích khấu hao khi TSCĐ đã khấu hao hết. 5. Kiểm soát nội bộ đối với TSCĐ Kiểm soát nội bộ (KSNB) là những chính sách, thủ tục được thiết lập nhằm đảm bảo đạt các mục tiêu cụ thể sau: Bảo vệ tài sản của đơn vị, ngăn ngừa và phát hiện các hành vi lãng phí, gian lận hoặc sử dụng tài sản không hiệu quả, cung cấp thông tin chính xác và đáng tin cậy, đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị, đánh giá việc chấp hành các chính sách quy định tại đơn vị. Ngoài ra kiểm soát nội bộ còn phải giúp hạch toán đúng đắn các chi phí cấu thành nên nguyên giá TSCĐ, chi phí sửa chữa, chi phí khấu hao. Do các chi phí này đều quan trọng nên nếu sai sót có thể dẫn đến sai lệch trọng yếu trên BCTC. Chẳng hạn nếu không phân loại đúng khoản chi nào làm tăng nguyên giá TSCĐ hoặc khoản chi nào phải tính vào chi phí của niên độ sẽ làm cho khoản mục TSCĐ Trang 6
  • 7. Luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com và khoản mục chi phí trong kỳ bị sai lệch. Hoặc ngược lại, nếu không có quy định chặt chẽ về việc mua sắm, thanh lý, bảo dưỡng…thì chi phí phát sinh sẽ lớn hơn thực tế, dẫn đến lỗ tăng gây thiệt hại cho doanh nghiệp không kém tổn thất do gian lận về tiền. Vì vậy các doanh nghiệp cần thiết kế các thủ tục kiểm soát chặt chẽ đối với khoản mục TSCĐ để ngăn ngừa và phát hiện xử lý những gian lận, sai sót có thể xảy ra như đã nêu phần trên, đồng thời mọi bộ phận của đơn vị đều phải tôn trọng và thực hiện một cách nghiêm túc, đồng bộ các quy định đó, vì có như vậy hệ thống kiểm soát của đơn vị mới phát huy hết tác dụng của nó. Các thủ tục kiểm soát được xây dựng theo nguyên tắc sau: a. Lập kế hoạch và dự toán cho TSCĐ Cần thiết lập kế hoạch cho các nội dụng: mua sắm, thanh lý nhượng bán, nguồn vốn tài trợ cho kế hoạch và dự toán ngân sách cho TSCĐ như vậy doanh nghiệp sẽ phải rà soát toàn bộ tình trạng TSCĐ hiện có và mức độ sử dụng chung. b. Áp dụng nguyên tắc phân chia trách nhiệm giữa các chức năng: Theo nguyên tắc này thì các chức năng như: bảo quản, ghi sổ, phê chuẩn và việc thực hiện việc mua, thanh lý, nhượng bán TSCĐ cần có sự phân chia trách nhiệm rõ ràng. Việc phê chuẩn các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến đầu tư xây dựng hay mua sắm mới, điều chuyển qua đơn vị khác, thanh lý, nhượng bán, sửa chữa lớn TSCĐ cũng cần quy định rõ thẩm quyền của từng cấp quản lý. Thực hiện nguyên tắc bất kiêm nhiệm giữa các chức năng sẽ tránh được tình trạng thông đồng, gian lận vì mục đích tư lợi trong quản lý TSCĐ. c. Hệ thống sổ chi tiết của TSCĐ Đơn vị cần mở sổ chi tiết cho từng loại TSCĐ, bao gồm sổ chi tiết, thẻ chi tiết, hồ sơ chi tiết (Biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hóa đơn mua và các chứng từ liên quan khác). TSCĐ cần được phân loại thống kê, đánh số và có thẻ riêng. Một hệ thống sổ chi tiết đầy đủ sẽ giúp phân tích, quản lý dễ dàng các TSCĐ tăng, giảm trong năm, từ đó giúp bảo vệ hữu hiệu tài sản, phát hiện kịp thời những mất mát, thiếu hụt đối với tài sản để sử dụng tài sản có hiệu quả. d. Quy định những thủ tục cần thiết khi mua sắm TSCĐ và đầu tư xây dựng cơ bản. Mỗi doanh nghiệp cần thiết lập một qui trình riêng các thủ tục cần thiết khi mua sắm, đầu tư mới TSCĐ để đảm bảo việc đầu tư đạt hiệu quả cao nhất. Chẳng hạn mọi trường hợp mua sắm phải được người có thẩm quyền xét duyệt, phù hợp với kế hoạch và dự toán, phải tổ chức đấu thầu (TSCĐ có giá trị lớn), tuân theo các tiêu chuẩn chung về bàn giao, nghiệm thu, chi trả tiền…. e. Quy định thủ tục về thanh lý, nhượng bán TSCĐ: Các thủ tục này cần phải được mỗi doanh nghiệp qui định bài bản và thực hiện nhất quán nhằm tránh thất thoát, biển thủ công quỹ từ những đối tượng tư lợi. Chẳng hạn như phải được sự đồng ý của các bộ phận có liên quan, phải thành lập hội đồng thanh lý gồm các thành viên theo quy định… f. Chế độ kiểm kê tài sản Trang 7
  • 8. Luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com Định kỳ đơn vị nên tiến hành kiểm kê TSCĐ để kiểm tra về sự hiện hữu, địa điểm đặt tài sản, điều kiện sử dụng cũng như phát hiện các tài sản nằm ngoài sổ sách, hoặc bị thiếu hụt mất mát.. Hàng năm, ít nhất công ty nên tiến hành kiểm kê tất cả TSCĐ, và đối chiếu số lượng kiểm kê thực tế với bản đăng ký TSCĐ. Việc kiểm kê và đối chiếu cũng phải tìm ra bất kỳ tài sản nào không sử dụng, hư hỏng hay đã khấu hao đủ mà vẫn còn tiếp tục tính khấu hao. Những bản sao của bản đăng ký TSCĐ nên được gửi cho phòng hành chính và bộ phận mà TSCĐ đặt ở đó vì điều này giúp các bộ phận trong việc bảo vệ các tài sản này hàng ngày. Ngoài ra, nên có một hệ thống để cập nhật bản đăng ký TSCĐ được kịp thời thông qua sự phối hợp giữa các bộ phận này với phòng kế toán. g. Các biện pháp bảo vệ TSCĐ: Thiết kế và áp dụng các biện pháp bảo vệ tài sản, chống trộm cắp, hỏa hoạn, mua bảo hiểm cho tài sản. Đồng thời đơn vị cũng phải xây dựng hệ thống bảo quản tài sản như kho bãi, hàng rào chắn và phân định trách nhiệm rõ ràng trong việc bảo vệ tài sản cũng như đưa các quy định về việc đền bù khi làm mất TSCĐ. Quy định thủ tục chặt chẽ về việc đưa tài sản cố định ra khỏi đơn vị h. Quy định về tính khấu hao: Thông thường thời gian tính khấu hao cho từng loại TSCĐ phải được ban giám đốc phê chuẩn trước khi sử dụng, và được thực hiện đúng theo khung khấu hao mà chế độ kế toán qui định. Doanh nghiệp phải tiếp tục thực hiện việc quản lý, sử dụng đối với TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với TSCĐ thuê tài chính doanh nghiệp phải theo dõi, quản lý và sử dụng chúng như TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp mình. II)KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BCTC 1. Mục tiêu kiểm toán TSCĐ Mục tiêu kiểm toán đối với TSCĐ bao gồm: - Sự tồn tại( Sự hiện hữu) : TSCĐ được ghi chép là có thật và hiện hữu tại đơn vị - Sự đầy đủ: Mọi TSCĐ đều được ghi nhận đầy đủ - Sự ghi chép chính xác: Các TSCĐ phản ánh trên sổ chi tiết đã được ghi chép đúng, tổng cộng đúng và phù hợp với tài khoản tổng hợp trên sổ cái. - Quyền và nghĩa vụ: Mọi TSCĐ đề thuộc quyền sỡ hữu của đơn vị - Sự đánh giá: TSCĐ được đánh giá theo đúng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành Sự trình bày và khai báo TSCĐ: Số dư của các tài khoản liên quan đến TSCĐ phải được trình bày, phân loại và công bố đầy đủ, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Đối với chi phí khấu hao, thật sự việc kiểm toán chi phí khấu hao không nằm trong kiểm toán TSCĐ, tuy nhiên vẫn được thực hiện đồng thời vì sự thuận tiện và tiết kiệm thời gian cũng như công sức khi kiểm toán khoản mục chi phí sau này. Mục tiêu kiểm toán chi phí khấu hao là xem xét sự đúng đắn trong việc xác định Trang 8
  • 9. Luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com mức khấu hao và phân bổ cho các đối tượng liên quan. Điều này phụ thuộc vào phương pháp tính khấu hao, cũng như dữ liệu làm cơ sở cho việc tính toán và tiêu thức phân bổ chi phí khấu hao. Đối với giá trị hao mòn lũy kế, mục tiêu kiểm toán là xem xét việc ghi nhận đầy đủ và đúng đắn giá trị hao mòn lũy kế tăng lên do khấu hao, giá trị hao mòn lũy kế giảm đi do thanh lý nhượng bán TSCĐ cũng như việc phản ánh chính xác vào từng đối tượng cụ thể. 2. Tìm hiểu về kiểm soát nội bộ đối với TSCĐ 2.1 Tìm hiểu sơ bộ về hệ thống kiểm soát nội bộ Việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ là một bước rất quan trọng trong giai đoạn thực hiện kiểm toán. Hệ thống kiểm soát nội bộ là một công cụ quản lý của doanh nghiệp nhưng lại có ảnh hưởng quan trọng đến công việc của kiểm toán viên. Dựa vào những hiểu biết sâu sắc và đầy đủ về hệ thống KSNB, KTV không chỉ xác định được mức rủi ro kiểm soát mà còn làm cơ sở để KTV xác định phạm vi thực hiện các thử nghiệm cơ bản nhằm thu thập đầy đủ các bằng chứng cần thiết. Do đó, quá trình này không chỉ thể hiện sự tuân thủ chuẩn mực kiểm toán, mà còn góp phần làm cho việc kiểm toán của kiểm toán viên hữu hiệu và hiệu quả hơn. Đối với việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung: kiểm toán viên sẽ đi vào tìm hiểu môi trường kiểm soát, các chính sách, quy chế nội bộ để nắm bắt được cách thiết kế và vận hành hệ thống KSNB của đơn vị. Đối với từng phần hành (bao gồm cả phần hành TSCĐ) cần tìm hiểu các chính sách và thủ tục kiểm soát mà đơn vị thiết lập cho chúng. Việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và những bộ phận cấu thành nên nó sẽ giúp kiểm toán viên đánh giá những điểm mạnh cũng như điểm yếu nói chung của KSNB cũng như của từng phần hành khoản mục. Từ đó, dựa trên nhứng hiểu biết sâu sắc của mình về KSNB, kiểm toán viên sẽ xác định phương hướng và phạm vi kiểm tra, thiết kế các thủ tục kiểm toán, dự kiến về thời gian và lực lượng nhân sự cần thiết trong kế hoạch và chương trình kiểm toán. Tìm hiểu hệ thống KSNB nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán chứng minh cho các chế độ và thể thức đặc thù góp phần vào đánh giá rủi ro kiểm soát. Nó được thực hiện thông qua các phương thức chủ yếu là quan sát việc quản lý và sử dụng TSCĐ ở đơn vị, phỏng vấn những người có liên quan về các thủ tục và quy định của đơn vị đối với TSCĐ, kiểm tra các chứng từ sổ sách, làm lại thủ tục kiểm soát TSCĐ ở đơn vị. Đối với TSCĐ, kiểm toán viên có thể đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp thông qua sự quan sát việc quản lý và sử dụng TSCĐ ở đơn vị, phỏng vấn những người có liên quan về các thủ tục và quy định của đơn vị đối với TSCĐ chẳng hạn như thủ tục mua sắm TSCĐ và đầu tư xây dựng cơ bản, thủ tục thanh lý hay nhượng bán tài sản, các quy định của đơn vị về chế độ kiểm kê của đơn vị, các quy định về bảo vệ vật chất đối với TSCĐ…, kiểm tra các chứng từ sổ sách. Trang 9
  • 10. Luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com + Đối với TSCĐ mua trong kỳ, cần xem xét việc thực hiện đầy đủ các thủ tục xin duyệt mua, xem xét các hồ sơ chứng từ liên quan tới TSCĐ ở phòng kế toán và phòng quản lý cơ giới của công ty, xem xét sự tách biệt giữa bộ phận quản lý và bộ phận ghi sổ TSCĐ. + Đối với TSCĐ tăng qua xây dựng cơ bản, cần soát xem lại quá trình KSNB của đơn vị đã thực hiện đối với quá trình tập hợp chứng từ, tính giá thành công trình, phê duyệt, quyết toán công trình như thế nào. + Đối với các nghiệp vụ giảm TSCĐ, kiểm toán viên tiến hành kiểm tra việc nhượng bán, thanh lý, góp vốn liên doanh có được phê chuẩn và phù hợp với chế độ tài chính hiện hành hay không…Các nghiệp vụ TSCĐ phải được ghi sổ một cách đúng đắn. Kiểm toán viên phải kiểm tra toàn bộ quá trình nêu trên để xem xét hệ thống KSNB của đơn vị được kiểm toán. Sau khi đã tiến hành tìm hiểu về hệ thống KSNB của khách hàng, KTV phải mô tả chi tiết trên giấy làm việc. Tùy thuộc vào đặc điểm đơn vị và quy mô kiểm toán mà KTV sử dụng một trong 3 phương pháp: bảng tường thuật, bảng câu hỏi, lưu đồ hoặc có thể áp dụng kết hợp các phương pháp đó. • Bản tường thuật: Là sự mô tả bằng văn bản về hệ thống KSNB của khách hàng đối với TSCĐ như nguồn gốc của mọi chứng từ và sổ sách liên quan, sự chuyển giao các chứng từ, sổ sách trong hệ thống, nêu rõ các hoạt động kiểm soát để đánh giá rủi ro kiểm soát. • Bảng câu hỏi về KSNB: Là một bảng liệt kê một loạt các câu hỏi được chuẩn bị trước về các quá trình kiểm soát trong lĩnh vực kiểm toán, kể cả môi trường kiểm soát, được thiết kế dưới dạng trả lời “Có”, “Không”, “Không áp dụng”. Ví dụ: Bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ đối với TSCĐ hữu hình như sau: Trả lời Câu hỏi Không Ghi chú Có Không áp dụng 1. Người phê chuẩn việc mua sắm, thanh lý tài sản cố định có khác với người ghi sổ hay không? 2. Doanh nghiệp có thiết lập kế hoạch và dự toán ngân sách cho việc mua sắm tài sản cố định hay không? 3. Doanh nghiệp có thường xuyên đối chiếu giữa sổ chi tiết với sổ cái tài sản cố định hay không? 4. Doanh nghiệp có kiểm kê định kỳ tài sản cố định và đối chiếu với sổ kế toán hay không? Trang 10
  • 11. Luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com 5. Khi nhượng bán, thanh lý tài sản cố định đơn vị có thành lập hội đồng thanh lý bao gồm các thành viên theo quy định hay không? 6.Có chính sách phân biệt giữa các khoản chi sẽ ghi tăng nguyên giá tài sản cố định hay tính vào chi phí trong niên độ hay không? 7. Có lập báo cáo định kỳ về tài sản cố định không được sử dụng hay không? 8. Việc phân loại TSCĐ được thực hiện theo qui định nào? 9. Hằng năm công ty có đăng ký với cơ quan khấu hao thuế không? 10.vv… Bảng câu hỏi này có ưu điểm là đã được chuẩn bị trước nên kiểm toán viên có thể tiến hành nhanh chóng , không bỏ sót những vấn đề quan trọng và tìm ra vấn đề cần quan tâm. Tuy nhiên, vì được thiết kế chung nên bảng câu hỏi này không thể phù hợp với các loại hình cũng như qui mô của doanh nghiệp được kiểm toán. Hơn nữa, sự chính xác của câu trả lời còn phụ thuộc vào sự trung thực và nhiệt thành của người được phỏng vấn. • Lưu đồ: Là bảng hình vẽ biểu thị hệ thống thông tin kế toán và các hoạt động kiểm soát có liên quan của khách hàng bằng những ký hiệu đã được quy ước. Nhờ biểu thị bằng hình vẽ nên lưu đồ có thể cung cấp cái nhìn khái quát, súc tích về toàn bộ hệ thống; cũng như mối quan hệ giữa các bộ phận, giữa các chứng từ và sổ sách…;và có tác dụng như một công cụ phân tích khi đánh giá bởi vì giúp kiểm toán viên nhận diện những thiếu sót của những thủ tục qua việc vận hành của hệ thống. 2.2. Đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ: Sau khi tìm hiểu về hệ thống KSNB của đơn vị, kiểm toán viên sẽ đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát và thiết kế các thử nghiệm kiểm soát cần phải thực hiện. KTV có thể đánh giá rủi ro theo yếu tố định tính, thấp, trung bình hay cao, hay tỉ lệ phần trăm(%). Nếu rủi ro kiểm soát được đánh giá là thấp hoặc trung bình thì kiểm toán viên thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để chứng minh, trước khi KTV đưa ra mức độ rủi ro kiểm soát thích hợp được sử dụng. Ngược lại, nếu mức rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức tối đa thì KTV không thể dựa vào kiểm soát nội bộ của đơn vị để giảm bớt các thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ. Trái lại, KTV phải tăng cường các thử nghiệm cơ bản để phát hiện những hành vi gian lận và sai sót. Trong trường hợp này, KTV không cần thực hiện thử nghiệm kiểm soát. 2.3. Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát Trang 11
  • 12. Luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com Mục đích của thử nghiệm này là thu thập bằng chứng về sự hữu hiệu của các qui chế và thủ tục kiểm soát để giảm bớt các thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ Thử nghiệm kiểm soát là việc kiểm tra của kiểm toán viên để thu thập các bằng chứng kiểm toán về sự thiết kế phù hợp và sự vận hành hữu hiệu của hệ thống KSNB. Có ba khía cạnh của hệ thống KSNB mà kiểm toán viên cần xem xét kiểm tra đó là: sự tồn tại (existence), sự hữu hiệu (effectiveness) và sự liên tục (continuity). Đối với mỗi thủ tục kiểm soát của đơn vị cần phải áp dụng những thử nghiệm kiểm soát phù hợp để đảm bảo ngăn chặn và phát hiện các sai phạm trọng yếu trên BCTC của hệ thống KSNB. Đối với TSCĐ cũng vậy, với những thủ tục kiểm soát mà đơn vị thiết lập thì kiểm toán viên cần đưa ra những thử nghiệm kiểm soát như sau: Thủ tục kiểm soát Thử nghiệm kiểm soát - Phân chia trách nhiệm giữa các bộ phận: - Quan sát sự tách biệt các chức bảo quản, ghi sổ, phê chuẩn và thực hiện. năng. Phỏng vấn những người có Thực hiện phân cấp trong việc phê chuẩn các liên quan đến việc phê chuẩn các nghiệp vụ liên quan đến tăng giảm TSCĐ. nghiệp vụ tăng, giảm tài sản, kiểm (Sự phát sinh) tra quá trình luân chuyển chứng từ hoặc kiểm tra dấu hiệu của việc phê chuẩn mà cụ thể là chữ ký của những người có thẩm quyền. - Mỗi tài sản có một bộ hồ sơ riêng ghi chép - Kiểm tra tính đầy đủ và hợp lý toàn bộ nghiệp vụ phát sinh. Việc ghi chép của các chứng từ có liên quan đều được dựa trên cơ sở các chứng từ đầy đủ, trong hồ sơ xem chúng có được hợp lệ có liên quan. (Sự đầy đủ) hạch toán đầy đủ vào sổ chưa. - TSCĐ thuộc quyền sở hữu của đơn vị và tài - Kết hợp giữa việc tham gia kiểm sản không thuộc quyền sở hữu của doanh kê vật chất với việc kiểm tra chứng nghiệp như tài sản thuê hoạt động, tài sản giữ từ, hồ sơ pháp lý về quyền sở hữu hộ… thì đuợc theo dõi riêng. Đánh ký hiệu tài sản. Đồng thời phỏng vấn để phân biệt hay có thể bảo quản ở nơi khác những người bảo quản tài sản để nhau. TSCĐ được kiểm kê định kỳ. (Sự tồn xem tài sản không thuộc quyền sở tại, quyền và nghĩa vụ) hữu của doanh nghiệp có được bảo quản, theo dõi riêng hay có ký hiệu để nhận biết không. - Tất cả các chứng từ liên quan đến các - Chọn mẫu một vài chứng từ phát nghiệp vụ mua sắm, thanh lý tài sản được tập sinh của tài sản và tiến hành cộng hợp và tính toán đúng đắn. Việc cộng sổ chi lại số học. Kiểm tra dấu hiệu của tiết và tổng hợp phải chính xác và quy định việc đối chiếu giữa sổ chi tiết và kiểm tra đối chiếu định kỳ.(Sự chính xác) tổng hợp. - Việc ghi sổ được thực hiện kịp thời ngay - Kiểm tra ngày trên chứng từ và khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh và phải ngày ghi sổ của doanh nghiệp. đáp ứng được yêu cầu lập báo cáo của doanh Phỏng vấn kế toán về quy định về Trang 12
  • 13. Luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com nghiệp.(Sự kịp thời) định kỳ ghi sổ của doanh nghiệp. - Quy định rõ về phương pháp tính khấu hao - Phỏng vấn những người có liên phù hợp với quy định hiện hành (Sự đánh quan về vấn đề trích khấu hao giá). TSCĐ hàng năm, có nhất quán hay không - Quy định về việc phân loại và trình bày các - Phỏng vấn những người có liên thông tin về TSCĐ theo chuẩn mực VAS quan về việc phân loại TSCĐ của 03,04.(Sự trình bày và khai báo) đơn vị. Kiểm tra hệ thống tài khoản và sự phân loại sổ sách kế toán Sau khi thực hiện các thử nghiệm kiểm soát, nếu phát hiện qua kiểm tra trùng hợp với đánh giá ban đầu trong kế hoạch kiểm toán thì các thủ tục kiểm toán giữ nguyên theo kế hoạch. Trong trường hợp ngược lại, cần thực hiện theo các phương án khác. Chẳng hạn, có thể tiếp tục thảo luận với khách hàng để xác định các hoạt động khác tương ứng để có thể cung cấp cùng một bảo đảm hoặc có thể áp dụng các thủ tục kiểm toán chi tiết số liệu để thu nhận bằng chứng cho bảo đảm trên. Sauk hi kiểm tra bổ sung trên, nếu bảo đảm này không có cơ sở thì có thể cần thay đổi lại đánh giá hệ thống KSNB trong kế hoạch và mở rộng phạm vi của các thử nghiệm cơ bản kể cả thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết. 3. Thực hiện các thử nghiệm cơ bản 3.1 Thủ tục phân tích đối với TSCĐ Thủ tục phân tích là việc nghiên cứu các mối quan hệ giữa các thông tin tài chính với nhau và quan hệ giữa thông tin tài chính với thông tin phi tài chính để đánh giá tính hợp lý của các số liệu trên BCTC. Chúng ta có thể sử dụng các tỷ số như sau trong việc phân tích về TSCĐ: a. Tỷ trọng của TSCĐ : qua phân tích tỷ số này chúng ta có thể biết được TSCĐ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản của đơn vị. Từ đó xác định tỷ trọng của từng loại trong tổng số TSCĐ để thu thâp bằng chứng kỹ hơn qua việc mở rộng các thử nghiệm chi tiết đồng thời xem xét tính hợp lý trong kết cấu từng loại tài sản. Nếu hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị không thay đổi thì sự thay đổi của chỉ tiêu này có thể có sai phạm trong việc phân loại, ghi chép không chính xác về TSCĐ. b. Hiệu suất sử dụng TSCĐ: đây là tỷ số giữa doanh thu với tổng nguyên giá tài sản cố định. Chỉ tiêu này cho biết với một đồng TSCĐ được đầu tư sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong đơn vị. Nếu tỷ số này giảm mạnh có thể nghi ngờ là do giá trị tài sản cố định đã bị ghi trội lên trong trường hợp doanh thu không tăng đáng kể. c. Tỷ số giữa tổng TSCĐ và vốn chủ sở hữu: cho biết mức độ đầu tư vào TSCĐ so với vốn chủ sở hữu. Nếu tỷ số này tăng lên đột ngột có thể nghi ngờ là nguyên giá tài sản mua vào bị ghi trội lên so với thực tế. d. Tỷ số hoàn vốn của TSCĐ: là tỷ số giữa lợi nhuận thuần chia cho tổng giá trị đầu tư TSCĐ, chỉ tiêu này thể hiện khả năng thu hồi của vốn đầu Trang 13
  • 14. Luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com tư vào TSCĐ. Nếu tỷ số này giảm kiểm toán viên có thể nghi ngờ nguyên giá tài sản cố định mua vào trong kỳ bị ghi khống và ngược lại. Ngoài ra kiểm toán viên có thể sử dụng một số thủ tục phân tích khác như: - So sánh giá trị TSCĐ tăng, giảm trong kỳ với những năm trước. - So sánh chi phí sửa chữa, bảo dưỡng thực tế với kế hoạch. Giữa chi phí phát sinh trong năm với năm trước. - So sánh chi phí khấu hao năm nay với các năm trước xem có sự thay đổi bất thường Nếu các tỷ số tính toán và kết quả so sánh nằm trong mức hợp lý chúng sẽ cung cấp bằng chứng để thỏa mãn các mục tiêu kiểm toán như hiện hữu, đầy đủ, đánh giá và ghi chép chính xác. Ngược lại, các biến động hoặc quan hệ bất thường sẽ chỉ dẫn cho việc điều tra sâu hơn. Ví dụ sự gia tăng qua lớn trong chi phí sửa chữa, bảo trì so với doanh thu thuần có thể có sai phạm là đơn vị đã hạch toán sai tài khoản. Tuy việc mua sắm và thanh lý tài sản cố định có thể có sự thay đổi rất lớn giữa các năm nhưng các thủ tục trên vẫn giúp KTV nhận thức về xu hướng thay đổi và xem xét tính hợp lý chung về các khoản mục TSCĐ. 3.2 Thử nghiệm chi tiết đối với TSCĐ TSCĐ là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của đơn vị nên đối với các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến TSCĐ trong kỳ đều ảnh hưởng lớn tới sự thay đổi số liệu trên BCTC. Vì vậy việc thực hiện nhiều các thử nghiệm chi tiết đối với TSCĐ là rất cần thiết. Trước khi tiến hành kiểm tra chi tiết về số tăng hay giảm trong năm, KTV cần bảo đảm rằng số liệu trên các sổ chi tiết bằng với số liệu phản ánh ở tài khoản tổng hợp. Muốn vậy việc đầu tiên là cần phải đối chiếu giữa số tổng cộng từ các sổ chi tiết với số liệu trên sổ cái. Sau đó KTV cần thu thập hay tự lập một bảng phân tích trong đó liệt kê số dư đầu kỳ và các chi tiết về số phát sinh tăng, giảm trong năm để từ đó tính ra số dư cuối kỳ. Số dư đầu kỳ được kiểm tra thông qua đối chiếu với hồ sơ kiểm toán năm trước. Nếu đây là năm kiểm toán đầu tiên KTV phải thu thập những bằng chứng về quyền và tính có thật về số dư đầu kỳ của các TSCĐ chủ yếu đang sử dụng. Thông tin này sẽ được lưu trong hồ sơ kiểm toán chung nhờ đó mà trong các lần kiểm tra sau KTV chỉ cần tập trung kiểm tra đối với số phát sinh. Đối với các tài sản tăng, giảm trong năm thì trong quá trình kiểm toán, KTV sẽ thu thập thêm các bằng chứng chi tiết về các trường hợp tăng, giảm này. Thử nghiệm chi tiết là quá trình quan trọng nhất trong quá trình kiểm toán TSCĐ. Trọng tâm của việc thực hiện thử nghiệm chi tiết là: - Kiểm tra TSCĐ hữu hình. - Kiểm tra TSCĐ vô hình - Kiểm tra TSCĐ thuê tài chính - Kiểm tra khấu hao - Chi phí XDCB Trang 14
  • 15. Luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com 3.2.1Kiểm tra TSCĐ hữu hình Mục tiêu Thử nghiệm chi tiết - Đối với các nghiệp vụ tăng TSCĐ: Từ sổ chi tiết TSCĐ kiểm toán viên tiến hành chọn mẫu các nghiệp vụ tăng TSCĐ và kiểm tra hồ sơ về TSCĐ để đối chiếu đến các chứng từ như: Phiếu yêu cầu mua, đơn đặt hàng, hợp đồng kinh tế, hóa đơn mua TSCĐ, Biên bản bàn giao TSCĐ, phiếu chi trả tiền… (trường hợp tăng do mua mới); Dự toán đã được duyệt, hợp đồng xây dựng, các chứng từ phát sinh trong quá trình xây dựng (hóa đơn mua vật tư, bảng Sự phát chấm công…), quyết toán…xem xét sự phê chuẩn việc ghi sinh nhận đối với mọi tài sản tăng trong kỳ, và các chi phí hình thành TSCĐ để đảm bảo các nghiệp vụ tăng TSCĐ là có thật. - Đối với các nghiệp vụ giảm TSCĐ: Từ sổ chi tiết tài sản cố định kiểm toán viên chọn ra những nghiệp vụ thanh lý, nhượng bán TSCĐ sau đó đối chiếu với các chứng từ có liên quan như: quyết định thanh lý nhượng bán, biên bản thanh lý, phiếu thu tiền thanh lý…để xem nghiệp vụ thanh lý có thực sự phát sinh hay không. - Đối với các nghiệp vụ tăng TSCĐ: Kiểm tra hồ sơ TSCĐ, xem xét các hoá đơn của người bán, các chứng từ tăng TSCĐ để phát hiện ra các trường hợp quên ghi sổ TSCĐ hoặc ghi TSCĐ thành chi phí sản xuất kinh doanh. Kiểm tra các hợp đồng, chứng từ chi phí phát sinh trong quá trình thi công, biên bản bàn giao, hóa đơn, xem có trường hợp nào đã được hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng Sự đầy đủ nhưng đơn vị chưa ghi tăng TSCĐ trong kỳ hay chưa, kiểm tra các hợp đồng thuê xem nếu là thuê tài chính thì đơn vị có hạch toán tăng tài sản trong kỳ không. - Đối với các nghiệp vụ giảm TSCĐ: kiểm toán viên sẽ từ chứng từ gốc trong hồ sơ TSCĐ : quyết định thanh lý tài sản cố định, biên bản thanh lý… đối chiếu ngược lại với sổ chi tiết để xem có tài sản nào đã được thanh lý nhưng lại không hạch toán giảm TSCĐ trong sổ hay không. - Kiểm tra các hoá đơn của người bán và các chứng từ khác về tăng TSCĐ như biên bản bàn giao, hợp đồng... Quyền và - Kiểm tra các điều khoản của hợp đồng thuê tài chính. nghĩa vụ - Xem xét các TSCĐ được hình thành bằng tiền của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có phải bỏ chi phí ra để mua TSCĐ đó hay không. Sự ghi chép - Đối với các nghiệp vụ tăng TSCĐ: Đối chiếu số tổng cộng Trang 15
  • 16. Luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com trên sổ chi tiết với số tổng hợp. Kiểm tra các nghiệp vụ tăng TSCĐ vào ngày trước và sau ngày lập báo cáo kế toán để kiểm tra việc ghi sổ có đúng kỳ hay không. Cộng lại số học số tiền trên tất các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ tăng tài sản cố định như: hóa đơn, chứng từ vận chuyển, bốc dỡ…và đối chiếu với số liệu phản ánh nguyên giá TSCĐ ghi trên sổ kế toán, đối chiếu với số tiền doanh nghiệp chi trả cho TSCĐ đó. Kiểm tra xem các chi phí phát sinh khi đầu tư XDCB có được tập hợp chính xác hay chính xác chưa, việc quyết toán rồi từ chi phí XDCB sang TSCĐ có đúng đắn chưa. - Đối với các nghiệp vụ giảm TSCĐ: kiểm tra các chứng từ giảm TSCĐ , phiếu thu… có liên quan để xem số tiền thu được việc thanh lý, nhượng bán có được ghi đúng không, kiểm tra xem khoản thu từ thanh lý có được đưa vào đúng tài khoản hay không. Kiểm tra các nghiệp vụ giảm TSCĐ vào ngày trước và sau ngày lập báo cáo kế toán để kiểm tra việc ghi sổ có đúng kỳ hay không. - Đánh giá các khoản tăng TSCĐ (đặc biệt các nghiệp vụ có giá trị lớn) có hợp lý với công việc kinh doanh của doanh nghiệp hay không. - Kiểm tra các điều khoản của hợp đồng thuê tài chính liên Sự đánh giá quan đến xác định nguyên giá TSCĐ đi thuê. - Đối với các nghiệp vụ giảm TSCĐ: kiểm tra xem đơn vị thanh lý những TSCĐ có hợp lý với tình hình hiện tại của doanh nghiệp không. - Kiểm tra xem có tồn tại TSCĐ bị thế chấp hay không, thông qua việc xem xét khế ước vay, hợp đồng. Kiểm toán cũng nên hỏi Ban giám đốc liệu có bất kỳ tranh chấp nào xảy ra đối với TSCĐ hay không. - Xem đơn vị có trình bày trên BCTC những TSCĐ đã khấu Sự trình bày hao hết nhưng vẫn còn sử dụng hay không. và khai báo - Kiểm tra xem đơn vị đã khai báo những TSCĐ đã thanh lý, nhượng bán, những TSCĐ tăng (có giá trị lớn) trong kỳ. - Kiểm tra các TSCĐ có được phân loại theo quy định hiện hành và khai báo đầy đủ trên BCTC. 3.2.2. Kiểm tra TSCĐ vô hình Chương trình kiểm toán đối với TSCĐ vô hình cũng tương tự như đối với TSCĐ hữu hình trong việc kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ. Theo đó kiểm toán viên cần thu thập các bằng chứng, chứng từ phát sinh liên quan xem Trang 16
  • 17. Luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com các khoản tăng TSCĐ vô hình có đạt các tiêu chuẩn ghi nhận hay không, các nghiệp vụ giảm TSCĐ vô hình có hợp lý hay không… Thông thường các thủ tục kiểm toán tập trung vào việc xem xét các chi phí đã được vốn hóa có thực sự phát sinh và có thỏa mãn các tiêu chuẩn ghi nhận và điều kiện quy định về TSCĐ vô hình hay không. Cụ thể: - Đối với TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ, kiểm toán viên cần chú ý xem đơn vị có phân chia quá trình hình thành tài sản theo hai giai đoạn nghiên cứu và triển khai hay không, vì nếu không thể phân biệt đơn vị bắt buộc phải hạch toán toàn bộ vào chi phí trong kỳ (giống như toàn bộ chi phí giai đoạn nghiên cứu) còn trong giai đoạn triển khai thì chỉ ghi nhận là TSCĐ vô hình nếu thỏa mãn được các điều kiện như VAS 04. - Đối với TSCĐ hình thành từ sáp nhập, kiểm toán viên chủ yếu tập trung xem xét việc thỏa mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ vô hình. Theo VAS 04 những trường hợp đơn vị không thể xác định nguyên giá một cách đáng tin cậy thì các tài sản vô hình được hình thành trong sáp nhập phải hạch toán vào lợi thế thương mại. - Đối với TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất cần kiểm tra xem chúng có thời hạn hay không (kiểm tra giấy phép sử dụng đất) Cuối cùng kiểm toán viên cũng phải lưu ý đến vấn đề trình bày và khai báo các thông tin về tài sản này trên báo cáo tài chính. 3.2.3 Kiểm tra TSCĐ thuê tài chính Đối với TSCĐ thuê tài chính, KTV xem xét các điều khoản của hợp đồng thuê nhằm đảm bảo TSCĐ thuê tài chính ở đơn vị được ghi nhận là phù hợp hay không. - Kiểm tra nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính tăng trong năm, nhằm đảm bảo nguyên giá TSCĐ được ghi nhận chính xác bằng việc kiểm tra, xem xét chứng từ gốc ( hợp đồng, hóa đơnvv…) - Đối với TSCĐ thuê tài chính giảm trong năm, cần đối chiếu với thời hạn hợp đồng, và biên bản thanh lý hợp đồng. - Xem xét thời gian khấu hao của TSCĐ thuê tài chính đảm bảo việc so sánh giữa thời gian của hợp đông thuê tài chính và thời gian hữu dụng ước tính. Nếu khi bắt đầu thuê tài sản, doanh nghiệp đi thuê TSCĐ thuê tài chính cam kết không mua lại TSCĐ thuê tài chính sau khi kết thúc hợp đồng thì bên đi thuê được quyền sử dụng thời gian khấu hao là thời hạn thuê hợp đồng. 3.2.4. Kiểm tra khấu hao TSCĐ - Xem bảng đăng ký trích khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp trong đó có xét duyệt của các cấp có thẩm quyền, đơn vị có đăng ký khung khấu hao với cơ quan thuế hàng năm hay không. - Xem xét phương pháp khấu hao có phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hay không, đơn vị có sử dụng nhất quán phương pháp trích cho nhiều kỳ, nếu có sự thay đổi chính sách khấu hao thì kiểm tra đơn vị đã đăng ký và trình bày cụ thể trên BCTC, việc thay đổi có phù hợp với chuẩn mực và chế độ hiện hành hay không. - Kiểm toán viên phải yêu cầu khách hàng cung cấp hoặc tự lập ra bảng phân tích tổng quát về khấu hao và giá trị hao mòn lũy kế. Bảng này cần ghi rõ Trang 17
  • 18. Luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com các chỉ tiêu sau: giá trị hao mòn lũy kế đầu năm, số khấu hao trích trong năm, khấu hao tăng do tăng TSCĐ trong năm (kiểm tra biên bản bàn giao đưa vào sử dụng là ngày nào làm cơ sở trích khấu hao trong năm đó), giá trị hao mòn lũy kế do thanh lý nhượng bán tài sản cố định và số dư cuối kỳ. Trên cơ sở bảng phân tích đó kiểm toán viên sẽ: So sánh số dư đầu kỳ với số liệu kiểm toán năm trước (nếu có), so sánh tổng số khấu hao tăng, giảm ở số liệu chi tiết với tổng số ghi trên sổ cái, so sánh tổng số dư cuối kỳ trên sổ chi tiết với số dư cuối kỳ trên sổ cái. - Kiểm tra mức trích khấu hao: Tính toán lại mức trích khấu hao cho từng loại tài sản và lần theo số liệu trên sổ cái của đơn vị. So sánh tỷ lệ khấu hao, số năm sử dụng của năm hiện hành với năm trước và điều tra chênh lệch, nếu có sự thay đổi thì đơn vị đã đăng ký và công bố trên BCTC chưa. - Kiểm tra đối chiếu các khoản ghi giảm hao mòn TSCĐ do thanh lý nhượng bán với hồ sơ thanh lý xem có chính xác không. - Kiểm tra xem đối với TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất vô thời hạn thì đơn vị có thực hiện không trích khấu hao không. - Kiểm tra các hợp đồng thuê tài chính xem đơn vị có trích khấu hao, và việc trích khấu hao có phù hợp và nhất quán với chính sách khấu hao TSCĐ cùng loại thuộc quyền sở hữu của đơn vị không. - Việc kiểm tra khấu hao đồng thời trong kiểm toán TSCĐ sẽ giúp kiểm toán viên thuận lợi trong việc kiểm toán khoản mục chi phí sau này. Khấu hao TSCĐ sẽ được tính vào chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tùy theo TSCĐ đó được sử dụng ở bộ phận nào. Ngoài ra, đối với những TSCĐ dung chung, cần xem xét tính hợp lý và nhất quán trong tiêu thức phân bổ khấu hao đối với chúng. 3.2.5.Kiểm tra chi phí XDCB - Kiểm tra số dư đầu kỳ của các công trình XDCB còn dở dang. - Chọn mẫu từ sổ chi tiết chi phí XDCB dở dang để kiểm tra các chứng từ gốc nhằm đảm bảo các chi phí này thực sự phát sinh trong kỳ. - Chọn mẫu một số chứng từ phát sinh trong hồ sơ công trình và kiểm tra xem đơn vị đã hạch toán hay chưa - Kiểm tra, tính toán tập hợp số liệu xem việc kết chuyển tính giá thành của công trình có chính xác không. Chênh lệch giữa giá trị thực tế và dự toán đã phê duyệt đơn vị hạch toán như thế nào. - Kiểm tra xem có công trình nào đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng nhưng đơn vị vẫn để ở chi phí XDCB dở dang trong kỳ hay không. Chẳng hạn do công trình chưa hoàn thành quyết toán hoặc công trình được đưa vào sử dụng từng phần theo tiến độ hoàn thành nhưng đơn vị lại muốn ghi nhận toàn bộ công trình thành một tài sản duy nhất sau khi hoàn thành...bởi vì các khoản này có thể ảnh hưởng trọng yếu đến chi phí khấu hao và lợi nhuận. Việc kiểm tra thường bắt đầu từ việc xem xét tất cả hợp đồng thi công quan trọng đã phát sinh trước ngày kết thúc niên độ và kiểm tra đến các chứng từ liên quan (hóa đơn, biên bản bàn giao...) Trang 18
  • 19. Luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com - Đối với nghiệp vụ mua TSCĐ, kiểm tra các chứng từ tăng TSCĐ xem có TSCĐ nào được mua trong kỳ nhưng chưa bàn giao đưa vào sử dụng, đang trong quá trình lắp đặt chạy thử đơn vị có theo dõi trên tài khoản chi phí XDCB dở dang không. - Đối với các chi phí sửa chữa, bảo dưỡng phát sinh : Lập bảng phân tích hàng tháng rồi đối chiếu với số phát sinh năm trước để phát hiện những biến động bất thường, từ đó chọn mẫu các chi phí có số tiền lớn để kiểm tra chứng từ gốc và các tài liệu liên quan. Đối với mỗi khoản chi phí sửa chữa bảo dưỡng, kiểm toán viên kiểm tra bản chất các khoản này, sự cải thiện tình trạng sau sửa chữa và khả năng tăng thêm lợi ích trong tương lai...kiểm tra các chứng từ, phỏng vấn nhân viên có liên quan, nghiên cứu chính sách kế toán của đơn vị nếu các chi phí này chỉ nhằm khôi phục hoặc duy trì khả năng mang lại lợi ích kinh tế của TSCĐ theo trạng thái tiêu chuẩn ban đầu thì không được ghi tăng nguyên giá mà phải ghi nhận vào chi phí kinh doanh trong kỳ. - Kiểm tra xem đơn vị có thực hiện kiểm kê vào cuối kỳ hay không. - Kiểm tra sự trình bày, công bố các công trình XDCB còn dở dang cuối kỳ PHẦN 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ DO CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN I) Giới thiệu khái quát về công ty kiểm toán và kế toán AAC 1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 1.1. Lịch sử hình thành Tên công ty : Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC Tên giao dịch bằng tiếng Anh : Auditing and Accounting Company AAC Limited Trụ sở chính : 217 Nguyễn Văn Linh. TP Đà Nẵng Điện thoại : (84) 0511 3 655 886 Fax : (84) 0511 3 655 887 E-mail: aac@dng.vnn.vn Website : http://www.aac.com.vn Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC (trước đây là Công ty Kiểm toán và Kế toán AAC trực thuộc Bộ Tài Chính thành lập từ năm 1993) , một thành viên của Hãng kiểm toán quốc tế Polaris International, là một trong số rất ít các công ty kiểm toán được thành lập đầu tiên tại Việt Nam. AAC hoạt động trên phạm vi toàn quốc, được phép kiểm toán tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, kể cả các ngành có qui chế riêng về việc lựa chọn và bổ nhiệm kiểm toán độc lập có điều kiện như kiểm toán các tổ chức niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, các tổ chức phát hành và kinh doanh chứng khoán. 1.2. Phương hướng phát triển Trang 19
  • 20. Luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com AAC hoạt động theo phương châm: độc lập, khách quan, trung thực và bí mật số liệu của khách hàng, và đó cũng là lời cam kết của AAC đối với khách hàng. Mục tiêu hoạt động của AAC là giúp khách hàng và những người quan tâm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, cung cấp cho họ những thông tin đích thực và cần thiết để tổ chức điều hành hoạt động của doanh nghiệp và đưa ra các quyết định quản lý phù hợp với thực tiễn. Hoạt động của AAC nhằm góp phần phát hiện và ngăn ngừa những rủi ro cho doanh nghiệp, trợ giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. AAC thực hiện kiểm toán theo đúng các Nguyên tắc, Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam và thông lệ kiểm toán quốc tế, phù hợp với những quy định hiện hành về hoạt động kiểm toán của Nhà nước Việt Nam. AAC có đội ngũ Kiểm toán viên được đào tạo có hệ thống ở Việt Nam, Anh, Bỉ, Pháp, Ai-len, Úc, Nhật Bản.. và có nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn về kiểm toán và tư vấn tài chính - kế toán - thuế ở Việt Nam và quốc tế. 100% đội ngũ Kiểm toán viên và Trợ lý Kiểm toán viên cao cấp của AAC được đào tạo trực tiếp bởi các Chuyên gia cao cấp về Kiểm toán của Cộng đồng Châu Âu thông qua chương trình hợp tác về Kiểm toán và Kế toán của Dự án EURO – TAPVIET do Cộng đồng Châu Âu tài trợ. Ngoài ra, nhân viên của AAC còn được đào tạo chuyên sâu bởi các chương trình trên đại học về tài chính, kế toán, luật ở Việt Nam và các nước như: Úc, Nhật Bản… Nhờ có đội ngũ chuyên nghiệp chất lượng cao, ý thức trách nhiệm, có đạo đức nghề nghiệp trong sáng nên trong quá trình hoạt động, AAC chưa hề để xảy ra những sai sót, rủi ro cho khách hàng; AAC luôn được các nhà đầu tư, các cơ quan chức năng tín nhiệm và đánh giá cao về chất lượng phục vụ. Liên tiếp trong hai năm 2007 và 2008, AAC được Hội đồng trao giải “ Thương mại Dịch vụ - Top Trade Services” - Bộ Công Thương bình chọn là một trong 05 công ty kiểm toán hoạt động tốt nhất tại Việt nam và được trao giải/cup “Thương mại Dịch vụ - Top Trade Services”. 1.3. Các dịch vụ của công ty cung cấp Công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC với nhiều lĩnh vực hoạt động kinh doanh chuyên ngành đã và đang mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của khách hàng trong phạm vi toàn quốc. Các loại hình kinh doanh chính gồm:  Dịch vụ Kiểm toán: Cung cấp các dịch vụ kiểm toán luôn luôn là thế mạnh của AAC. Các dịch vụ kiểm toán do AAC cung cấp đều được lập kế hoạch và tiến hành theo các Quy trình kiểm toán chuẩn do AAC xây dựng dựa trên cơ sở tuân thủ các Chuẩn mực kiểm toán, quy chế kiểm toán độc lập và các quy định hiện hành. Đồng thời có sự so sánh, đối chiếu và vận dụng các Chuẩn mực kiểm toán quốc tế và Thông lệ được chấp nhận chung của Quốc tế. Từ các kết quả kiểm toán, AAC đảm bảo cung cấp những góp ý xây dựng hiệu quả cho các khách hàng của Trang 20
  • 21. Luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com mình. Trải qua một thời gian dài nỗ lực xây dựng và không ngừng phát triển, AAC đã tạo dựng được niềm tin của các khách hàng trong từng dịch vụ kiểm toán. Công ty AAC cung cấp các dịch vụ Kiểm toán sau: +Kiểm toán báo cáo tài chính. +Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án. +Kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế. +Kiểm toán hoạt động. +Kiểm toán tuân thủ. +Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở thủ tục thoả thuận trước.  Dịch vụ Kế toán: Bên cạnh các dịch vụ kiểm toán, AAC còn cung cấp các dịch vụ kế toán. Với việc tuân thủ luật kế toán và các chuẩn mực kế toán Việt Nam, chất lượng dịch vụ kế toán Công ty cung cấp ngày càng tăng cao. Hơn thế nữa, AAC còn gia tăng số lượng dịch vụ kế toán làm phong phú thêm sản phẩm cung cấp cho các công ty khách hàng. Đây là một bước phát triển dài của AAC, từng bước đưa thương hiệu của Công ty lên tầm cao mới. Công ty AAC cung cấp các dịch vụ Kế toán sau: +Dịch vụ ghi sổ và giữ sổ kế toán. +Hướng dẫn nghiệp vụ kế toán. +Lập các Báo cáo tài chính định kỳ. +Chuyển đổi các Báo cáo tài chính được lập theo VAS, IAS. +Thiết kế và hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy kế toán.  Dịch vụ tư vấn Thuế: Đối với các công ty, thuế ngày càng đóng vai trò quan trọng do các quy định về thuế càng ngày càng trở nên phức tạp. Thông qua một đội ngũ các chuyên gia am hiểu về các sắc thuế và tận tâm, AAC sẵn sàng hỗ trợ các khách hàng hoàn thành đúng nghĩa vụ thuế với nhà nước đồng thời tận dụng triệt để các lợi thế về thuế trong hoạt động kinh doanh để gia tăng lợi ích của các chủ sở hữu công ty. Đối với nhiều cá nhân, thuế thu hút được sự quan tâm ngày càng nhiều hơn. Với khả năng của mình. AAC giúp các khách hàng của mình có đầy đủ tự tin hoàn thành nghĩa vụ thuế với nhà nước cũng như đảm bảo được giá trị tài sản của mình. AAC sẵn sàng bảo vệ khách hàng trong mọi trường hợp tranh chấp xảy ra. AAC làm việc hết mình để xây dựng uy tín của chính mình, niềm tin đối với khách hàng không chỉ vì các khách hàng, vì Nhà nước mà còn vì cộng đồng. Công ty AAC cung cấp các dịch vụ Tư vấn Thuế sau: +Tư vấn việc áp dụng chính sách Thuế. +Tư vấn công tác kê khai và quyết toán thuế. +Tư vấn về các thủ tục hoàn thuế và khiếu nại về thuế. +Hỗ trợ việc cập nhật thông tin về thuế và thuế quan.  Dịch vụ Tư vấn tài chính và quản lý: Dịch vụ tư vấn tài chính và quản lý cũng là một trong những thế mạnh của AAC Công ty AAC cung cấp các dịch vụ Tư vấn tài chính và quản lý sau: +Tư vấn thành lập và quản lý doanh nghiệp. +Tư vấn thiết lập cơ chế tài chính nội bộ. Trang 21
  • 22. Luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com +Tư vấn việc sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán – tài chính phù hợp với yêu cầu quản lý. +Soát xét báo cáo tài chính. +Xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá hoặc phá sản doanh nghiệp. +Thẩm định tình hình tài chính và giá trị tài sản tranh chấp, kiện tụng.  Dịch vụ Đào tạo và Tuyển dụng: Thế giới hiện nay đang thay đổi từng phút. từng giây. để có được thành công mỗi người phải biết nắm bắt lấy từng cơ hội đồng thời phải biết kiểm soát các rủi ro. Thông qua việc cung cấp các dịch vụ tư vấn có hiệu quả và các khóa học cập nhật các kiến thức mới nhất. AAC đã tham gia thành công vào việc giúp các khách hàng của mình thích ứng với môi trường mới. Công ty AAC cung cấp các dịch vụ đào tạo và Tuyển dụng sau: +Đào tạo, bồi dưỡng kế toán và kiểm toán viên nội bộ. +Cập nhật kiến thức tài chính, kế toán, kiểm toán. +Hỗ trợ tuyển dụng nhân viên kế toán và kiểm toán viên nội bộ.  Dịch vụ Tin học: Tin học đã và đang trở thành một yếu tố quan trọng trong sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ. Hiện tại, số lượng công ty sử dụng phần mềm kế toán đang gia tăng nhanh chóng. Từ đó đặt ra nhu cầu bức thiết về dịch vụ tin học đối với những công ty khách hàng. Nắm bắt được nhu cầu đó, Công ty đã cung cấp các dịch vụ tin học đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế đang phát triển này. Công ty AAC cung cấp các dịch vụ Tin học sau: +Tư vấn việc lựa chọn các phần mềm tin học về kế toán tài chính và kế toán quản trị. +Tư vấn việc lựa chọn trang bị các thiết bị tin học, cài đặt hệ thống thông tin quản lý. 2. Bộ máy quản lý của công ty kiểm toán và kế toán AAC 2.1.1. Cơ cấu tổ chức toàn công Tổng Giám Đốc ty Phó Tổng Giám Đốc Phó Tổng Giám Đốc Xây Dựng Cơ Bản Báo Cáo Tài Chính Khối Phòng Chi Nhánh Phòng Khối Kiểm Toán Tư Vấn và TP Hồ Kế Toán Kiểm Toán XDCB Đào Tạo Chí Minh Tài Chính BCTC Ban Phòng Ban Phòng Phòng Kiểm Phòng Phòng Phòng Kiểm Kiểm Kiểm Kiểm Soát Kiểm Kiểm Trang 22 Kiểm Soát Toán Toán Toán Chất Toán Toán Toán Chất XDCB BCTC XDCB2 Lượng BCTC2 BCTC3 BCTC4 Lượng 1 1
  • 23. Luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com Hình 1 – Sơ đồ cơ cấu tổ chức toàn Công ty 2.1.2. Cơ cấu tổ chức phòng kiểm toán Báo cáo tài chính Kiểm Toán Viên Điều Hành - Trưởng Phòng - Kiểm Toán Viên Chính Kiểm Toán Viên Chính Kiểm Toán Viên Chính Trợ Lý Kiểm Toán Trợ Lý Kiểm Toán Trợ Lý Kiểm Toán Hình 2 – Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng kiểm toán Báo cáo tài chính 2.1.3 Tổ chức nhân sự  Tổng Giám đốc: - Là người đại diện toàn quyền của công ty, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính và trước Pháp luật về toàn bộ hoạt động của công ty. - Đánh giá rủi ro của một hợp đồng kiểm toán liên quan đến hoạt động của công ty. - Duy trì mối quan hệ với các cán bộ cao cấp của công ty. - Chịu trách nhiệm giải đáp các thắc mắc về kế toán và kiểm toán có tầm quan trọng. - Chịu trách nhiệm đánh giá công việc kiểm toán đã được thực hiện. - Chịu trách nhiệm ký Báo cáo kiểm toán và thư quản lý. - Chịu trách nhiệm tham gia buổi họp với khách hàng sau khi kết thúc cuộc kiểm toán hoặc ủy quyền lại.  Phó Tổng Giám đốc: - Được phân công ủy quyền giải quyết cụ thể các vấn đề liên quan đến nhân sự, hành chính, khách hàng, và các vấn đề về nghiệp vụ. Trang 23
  • 24. Luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com - Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và Pháp luật Nhà nước về những vấn đề được phân công và ủy quyền. - Giải quyết những vấn đề liên quan đến chuyên môn của mình.  Kế toán trưởng: Là người giúp Tổng giám đốc tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê tài chính và kiểm toán nội bộ.  Trưởng, phó phòng: -Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc và đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực hoạt động của công ty. Trưởng phòng giữ vai trò lãnh đạo trong ban quản lý của công ty, họ có chức năng như một cầu nối giữa Tổng Giám Đốc, ban quản lý và các nhân viên trong công ty, chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến nhân sự, phối hợp hoạt động và đảm nhận các vấn đề về công việc hành chính. -Phó phòng là người tham mưu trực tiếp cho trưởng phòng, thay mặt trưởng phòng điều hành toàn bộ công việc trong thời gian trưởng phòng đi vắng và thực hiện các công việc do trưởng phòng uỷ quyền.  Kiểm toán viên chính: - Giám sát công việc của các trợ lý. - Báo cáo trực tiếp với người quản lý phụ trách một vụ việc kiểm toán. - Xem xét giấy tờ làm việc sơ bộ, hỗ trợ đào tạo nhân viên, sắp xếp nhân sự cho các cuộc kiểm toán. - Được ký vào các báo cáo kiểm toán theo sự phân công của trưởng phòng.  Trợ lý kiểm toán viên: Là những người tham gia thực hiện công tác kiểm toán nhưng chưa được Nhà nước công nhận trúng tuyển kỳ thi Kiểm toán viên cấp Quốc gia. Tùy vào năng lực thâm niên công tác mà trợ lý kiểm toán viên chia làm ba cấp: -Trợ lý kiểm toán viên cấp 1: là người sau thời gian thử việc ba tháng, được trúng tuyển chính thức vào công ty cho đến một năm sau đó và chưa trúng tuyển kỳ thi kiểm toán viên cấp quốc gia. -Trợ lý kiểm toán viên cấp 2: là người làm việc ở công ty kiểm toán được hai năm chịu trách nhiệm về các công việc mà nhóm trưởng giao phó. -Trợ lý kiểm toán viên cấp 3: là người làm việc ở công ty được ba năm. có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán và có thể làm trưởng đoàn kiểm toán cho những công ty nhỏ. 3. Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC thực hiện Quy trình kiểm toán BCTC ở công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC gồm ba giai đoạn thể hiện qua sơ đồ sau: Trang 24
  • 25. Luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com Lập kế hoạch kiểm toán Thực hiện kiểm toán Quy trình kiểm toán BCTC Kết thúc kiểm toán 3.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên mà các KTV cần thực hiện trong mỗi cuộc kiểm toán nhằm tạo ra các điều kiện pháp lý cũng như những điều kiện cần thiết khác cho việc kiểm toán. Trong chuẩn mực kiểm toán quốc tế IAS 300 nêu rõ KTV cần lập kế hoạch cho công tác kiểm toán để có thể đảm bảo rằng cuộc kiểm toán được tiến hành một cách có hiệu quả. Về mặt kỹ thuật, kế hoạch kiểm toán là thời gian, nội dung và mức độ của cuộc kiểm toán được xác định tùy thuộc vào khách hàng cũ, mới, ít rủi ro hay nhiều rủi ro.Về mặt dịch vụ khách hàng lập kế hoạch kiểm toán là cách làm thế nào để thỏa mãn hoặc làm vượt lên những mong đợi, nhu cầu của khách hàng. Lập kế hoạch kiểm toán còn được hiểu là việc phân công trách nhiệm: ai là người thực hiện kiểm toán? Đoàn kiểm toán gồm bao nhiều người?... do trưởng đoàn kiểm toán lập. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán gồm các bước sau: Tìm hiểu thông tin hoặc cập nhật thông Tìm hiểu Hệ thống KT Hệ thống KSNB tin khách hàng Ký kết hợp đồng kiểm toán Trang 25
  • 26. Luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com Phân tích báo cáo tài chính Thảo luận về kế hoạch kiểm toán Tham chiếu cuộc kiểm toán năm trước Lập kế hoạch kiểm toán Tài liệu và thông tin yêu cầu KH lập Lãnh đạo phòng kiểm tra kế hoạch kiểm toán 3.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán Thực hiện kiểm toán là quá trình sử dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm toán thích ứng với đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán. Đó là quá trình triển khai một cách chủ động và tích cực các kế hoạch, chương trình kiểm toán nhằm đưa ra những ý kiến xác thực về mức độ trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính trên cơ sở những bằng chứng kiểm toán đầy đủ và tin cậy Nội dung cơ bản của giai đoạn thực hiện kiểm toán ở công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC: • Quy định về nhiệm vụ của nhóm trưởng: Nhóm trưởng giữ vai trò hết sức quan trọng trong toàn bộ quá trình kiểm toán. thực hiện 8 nhiệm vụ sau: thảo luận với khách hàng, liên hệ khách hàng để sắp xếp kiểm kê TSCĐ, tổ chức lưu trữ hồ sơ, lập kế hoạch kiểm toán và phân tích hồ sơ, sắp xếp, kiểm tra, đánh giá các thành viên trong nhóm… • Các quy trình nghiệp vụ phát sinh đặc trưng của một doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp khác nhau có quy trình các nghiệp vụ phát sinh khác nhau. Tuỳ theo tính trọng yếu của vấn đề mà quy định kiểm toán viên nào thực hiện kiểm tra quy trình nào. • Nguyên tắc sắp xếp, đánh số và tham chiếu giấy làm việc: Giấy làm việc phải được sắp xếp, đánh số và tham chiếu phù hợp với quy định chung của công ty nhằm đảm bảo dễ kiểm tra, so sánh và thuận tiện cho việc lưu trữ hồ sơ. • Các ký hiệu sử dụng thống nhất trên giấy làm việc:  Đã đối chiếu với sổ cái và sổ chi tiết   Đã đếm tài sản vào thời điểm kiểm toán © Trang 26
  • 27. Luanvan84@gmail.com http://luanvan.forumvi.com  Số liệu cần theo dõi và điều chỉnh W  Không cần theo dõi nữa W  …………. • Chương trình kiểm toán  Mục tiêu kiểm toán: Đạt được bằng chứng kiểm toán có hiệu lực về một hay nhiều cơ sở dẫn liệu về BCTC.  Cơ sở dẫn liệu BCTC: Đầy đủ, hiện hữu, đánh giá, chính xác, sở hữu, trình bày.  Bằng chứng kiểm toán có hiệu lực: Số lượng và chất lượng của bằng chứng, hiệu quả chi phí, nâng cao giá trị kiểm toán.  Các chương trình kiểm toán chi tiết: Kiểm toán vốn bằng tiền. kiểm toán TSCĐ, kiểm toán TSCĐ…. 3.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán Kết thúc kiểm toán là giai đoạn cuối cùng của quy trình kiểm toán kiểm toán BCTC. Đây là giai đoạn mà các kiểm toán viên sẽ tổng kết toàn bộ quá trình thực hiện kiểm toán, nêu ra ý kiến trao đổi với khách hàng và phát hành báo cáo kiểm toán. Các giấy tờ làm việc cụ thể trong giai đoạn này ở công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC gồm: • Chỉ mục giấy làm việc • Xác nhận bản thảo báo cáo kiểm toán • Trang trình duyệt • Trao đổi với khách hàng khi kết thúc kiểm toán • Danh mục kiểm tra cuối cùng • Bàn luận về thư quản lý • Tổng kết của nhóm trưởng • Tổng kết của các thành viên trong nhóm • Kiểm tra khái niệm hoạt động liên tục • Kiểm tra sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ • Biên bản ghi nhận tiến độ làm việc • Bảng chấm công 2. Công tác kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC do công ty kiểm toán và kế toán AAC thực hiện 2.1. Mục tiêu kiểm toán TSCĐ Khi tiến hành kiểm toán bất cứ khoản mục nào trên BCTC, AAC đều xác định rõ mục tiêu mà kiểm toán khoản mục đó hướng tới. Việc làm này hết sức quan trọng vì nó giúp cho cuộc kiểm toán có định hướng, đúng trọng tâm và đạt được kết quả công việc cao hơn. Đối với khoản mục TSCĐ và XDCB dở dang, mục tiêu kiểm toán cụ thể là: - Tất cả TSCĐ vô hình và hữu hình, XDCB dở dang là có thực và thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp( sự tồn tại, quyền sở hữu) - Tất cả các nghiệp vụ tăng, giảm; các giá trị lợi nhuận hay thất thu mà các hoạt động này mang lại đều được hạch toán đầy đủ( sự đầy đủ) Trang 27