SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  43
S i n h v i ê n t h ờ i đ ạ i t h ế g i ớ i p h ẳ n g |1
SINH VIÊN THỜI ĐẠI THẾ GIỚI PHẲNG
Nhóm giáo sư SEGVN
20
Quan hệ với bố mẹ
Tôi nhận được một email từ một sinh viên Kĩ nghệ phần mềm, trong đó anh ta viết: “Em có
vấn đề với bố mẹ em. Em không biết làm sao giải quyết được nó vì họ muốn em học kĩ sư phần mềm bởi
nó có tương lai tốt. Em thấy nó khó với quá nhiều công việc. Bạn bè em học các lĩnh vực khác và họ có
nhiều thời gian tận hưởng cho họ. Em là sinh viên giỏi, bao giờ cũng học giỏi ở trường và em yêu bố mẹ
em, nhưng đôi khi họ thúc ép em quá nhiều. Em biết điều này có thể không phải là cái gì đó thầy mong
đợi từ sinh viên nhưng em KHÔNG phải là người duy nhất với vấn đề này, nhiều bạn trong lớp em cũng
có cùng vấn đề.”
Tôi đã đọc email này vài lần trước khi trả lời. Tôi tin mọi người phải giải quyết các vấn đề cá
nhân của mình bằng việc nhìn vào tâm trí riêng và trái tim riêng của mình. Câu trả lời bao giờ cũng có
nếu họ nhìn đủ sâu. Về vấn đề của bố mẹ bạn, điều đầu tiên bạn sẽ biết là ở chỗ bạn hầu như sắp sửa sẽ
giống bố mẹ bạn. Bạn bị ảnh hưởng bởi mối quan hệ với bố mẹ bạn từ tuổi còn rất thơ ấu. Bạn bao giờ
cũng thừa hưởng một số đặc trưng mà bố mẹ bạn có. Tất nhiên, bên cạnh gene từ bố mẹ bạn, bạn cũng
có suy nghĩ và cách cư xử rất tương tực như bố mẹ bạn mà bạn có thể không biết bây giờ, nhưng bạn có
thể đấy. Bạn sẽ thấy hầu hết về bản thân mình trong cả đời mình. Đặc biệt khi bạn có gia đình riêng và
con riêng,tôi nghĩ mọi xungđột với bốmẹ chủ yếulàvề bảnthân bạn chứ KHÔNGphải về bố mẹ bạn.
Điều đầu tiên bạn cần biết là bố mẹ bạn muốn dành cho bạn điều tốt nhất có thể được. Khi họ
chọn lựa lĩnh vực học tập tốt nhất mà họ tin có tương lai tốt hơn cho bạn, họ có thể “thúc ép chút ít”
nhưng đây là từ tinh yêu của họ với bạn và bạn nên đánh giá cao điều đó. Như bạn đã nhắc tới rằng bạn
là sinh viên giỏi, tôi nghĩ bạn sẽ học giỏi trong bất kỳ lĩnh vực học tập nào mà bạn chọn, dù nó là kĩ nghệ
phần mềm hay bất kì cái gì khác. Vấn đề của bạn là ở chỗ bạn so sánh lĩnh vực của bạn với điều bạn bè
bạn đã chọn lựa và tin rằng họ có nhiều thời gian để tận hưởng trong khi bạn phải học tập vất vả. Bạn
KHÔNG nên so sánh bản thân mình với người khác bởi vì điều đó sẽ làm cho bạn cay đắng hơn. Vấn đề
thực sự của ngày nay là ở chỗ mọi thứ trong xã hội đều thúc chúng ta nhìn ra ngoài, so sánh, chú ý tới
người khác, nhưng giải pháp KHÔNG được tìm ra theo cách đó, mà đi vào trong cái tôi bên trong của
bạn và thực tế biếtlấybản thân mìnhlàm tâm.
Ngày nay bố mẹ và con cái gần như sống trong các thế giới khác nhau. Con cái cảm thấy chúng ta
“kiểm soát” bởi bố mẹ và bố mẹ KHÔNG có thời gian thực sự hiểu con cái và thường không biết làm thế
nào. Cho nên, có vấn đề trao đổi, con cái muốn được hiểu, được chấp nhận, nhưng đồng thời cũng
muốn được độc lập và là con người riêng của chúng. Bố mẹ KHÔNG nghĩ con cái họ đủ “khôn ngoan” để
tự mình ra quyết định bởi vì bạn bao nhiêu tuổi cũng KHÔNG thành vấn đề. Bạn vẫn là con họ. Người
sáu mươi tuổi vẫn là “con” của bố mẹ già tám mươi tuổi. Khi bạn có gia đình riêng, bạn có lẽ sẽ thấy
S i n h v i ê n t h ờ i đ ạ i t h ế g i ớ i p h ẳ n g |2
rằng mọi lỗi bạn hiện thấy trong bố mẹ bạn, bạn sẽ hành động đích xác giống hệt với con bạn. Thực sự
dễ dàng nghĩ bạn sẽ hành động khác, nhưng khi bạn lo nghĩ về tương lai, bạn sẽ hành động theo cùng
cách bằng việc ra quyết định, quyết định tốt nhất có thể được, cho con bạn. Bạn sẽ “thúc ép chút ít” bởi
vì mọi phản ứng của bạn với bốmẹ bạnđang xảy ra bêntrong bạn.
Một khái niệm quan trọng trong văn hóa của chúng ta là đền đáp lại bố mẹ về những điều họ đã
làm cho bạn. Họ sinh ra bạn, nuôi bạn, giáo dưỡng bạn và chăm nom bạn cho nên bạn có cảm giác phải
đền đáp lại bố mẹ bạn về điều họ đã cho bạn vào mọi lúc đó, và điều đó được gọi là “đạo làm con”. Là
một nét văn hóa truyền thống, điều đó gần như bị mất đi trong môi trường ngày nay bởi vì nhiều thanh
niên gặp lúc khó khăn với điều “đạo làm con” ngụ ý: khi bố mẹ họ bảo họ đi theo đường này, còn họ
nhìn trong cái tôi riêngcủa mình thì thấy họcần đi theohướngkhác.
Lý do đơn giản là cấu trúc của xã hội hiện đại đặt điều khác vào trong bạn mà trở thành cơ sở
cho cá tính của bạn ở mức độ vô thức, cho nên mọi người sẽ nhìn hầu hết hướng ra ngoài thay vì nhìn
vào trong. Điều then chốt là ở chỗ hầu hết các vấn đề của bạn là cuộc vật lộn trong bạn giữa ảnh hưởng
của xã hội bêntrong bạn và bạnlà ai (đó là tâm trí và trái tim bạn đang giúp bạn ra quyếtđịnh đúng)
Với văn hóa phương tây, ảnh hưởng xã hội hay “cá nhân” là quan trọng vì mọi người bao giờ
cũng nhìn ra ngoài tới điểm mà “đạo làm con” không còn nghĩa nào cả. Tuy nhiên, văn hóa phương Đông
của chúng ta đã không đi xa như thế, ít nhất cũng chưa. Chúng ta vẫn còn có khả năng giữ cái gì đó có
giá trị và đó là lý do tại sao một số trong các bạn có xung đột. Làm sao có thể giải quyết được điều này?
Không dễ chút nào, nhưng với chút ít lắng nghe, chút ít kiên nhẫn, nhiều hiểu biết và không phán xét, thì
tôi nghĩ tất cả đều có thể giải quyết được. Lời khuyên của tôi là “Bạn càng có thể gần gũi với bố mẹ bạn
qua đời sống và bạn càng có thể giải quyết được các xung đột bạn có với bố mẹ bạn, thì mức độ chân
thành trong bạn càng lớn hơn”. Bởi vì tất cả những khía cạnh đó của bạn thân bạn, mà bạn KHÔNG
hoàn toàn thấy rõ ràng vào khoảnh khắc này, phần lớn đều bắt nguồn từ bố mẹ bạn và những thế hệ
trước nhưhọ đã và đang gìn giữtrong hàng nghìn năm.
Ta hãy quay lại việc học kĩ nghệ phần mềm. Nó không yêu cầu nhiều công việc nhưng điều đó
KHÔNG có nghĩa là bạn phải dành TẤT CẢ thời gian vào học hành. Bạn có thể nhìn vào thời gian bạn
dùng hàng tuần và nhận diện bao nhiêu thời gian bạn thực sự dành cho học tập và bao nhiêu thời gian
KHÔNG được dùng tốt (chẳng hạn trò chơi máy tính, duyệt web, phòng chat,…). Bạn có thể tổ chức lại
thời gian của mình tốt hơn để cho bạn có thời gian chơi thể thao, đi xem phim, hay đi chơi với bạn bè.
Giáo dục không phải tất cả đều là học và không chơi đùa mà là cân bằng thời gian cho cả tâm trí bạn và
thân thể bạn. Quản lí thời gian có lẽ là điều khó khăn nhất cho sinh viên nhưng nếu bạn có thể quản lí
được nó tốt,bạn có thể gầnnhư làm đượcbất kì cái gì.
21
Cha mẹ và con cái
Nhiều bậc cha mẹ nói với tôi rằng họ lo lắng về tình trạng thất nghiệp hiện thời trong sinh viên
tốt nghiệp đại học và hỏi tôi điều gì sẽ xảy ra trong vài năm tới khi con họ tốt nghiệp đại học. Tất nhiên,
S i n h v i ê n t h ờ i đ ạ i t h ế g i ớ i p h ẳ n g |3
không ai có thể tiên đoán được thị trường việc làm tương lai bởi vì nhiều thứ có thể thay đổi nhanh
chóng. Điều duy nhất tôi có thể khuyên họ là họ phải nhìn ra bên ngoài tình huống hiện thời, hướng tới
tương lai tốt hơn bởi vì có giáo dục tốt vẫn là sự đầu tư tốt nhất mà họ có thể làm ngày nay. Tuy nhiên,
giống như bất kì việc đầu tư nào, họ phải lập kế hoạch, kiểm điểm và giám sát tiến bộ của con cái họ để
chắc rằng điềuđóđang tiếntới kếtquảmong đợi.
Cha mẹ đầu tư vào giáo dục của con cái với mong đợi rằng chúng sẽ được giáo dục và có khả
năng xây dựng nghề nghiệp cho chúng cuộc sống thuận tiện. Đó là lí do tại sao một số cha mẹ gây ảnh
hưởng nhiều đến chọn lựa nghề nghiệp của con họ nhưng họ cũng phải thực tế nữa. Không phải mọi
đứa trẻ đều có thể là bác sĩ, dược sĩ hay kĩ sư phần mềm. Trẻ con làm tốt nhất khi chúng học cái gì đó
chúng thích và khớp với khả năng của chúng. Tất nhiên, chúng cần “lời khuyên tốt” từ cha mẹ nhưng
cha mẹ cũng cần lắng nghe ý kiến của con họ để hiểu chúng. Cùng nhau, họ có thể đi tới chọn lựa nghề
nghiệpthỏađáng thỏamãn cả hai bên.
Điều quan trọnglà phân biệt sự khác biệt giữa “bảo” và “khuyên” và khác biệt giữa “vai trò thẩm
quyền” và “vai trò khuyên bảo”. Bởi vì cha mẹ đã dành nhiều năm nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy dỗ và cũng
“bảo” con họ phải làm cái gì, bằng cách nào đó họ không nhận ra rằng con cái họ bây giờ là “người lớn
trẻ”. Là người lớn trẻ, họ cần hỗ trợ từ cha mẹ nhưng họ cũng muốn có độc lập nào đó cho phép họ ra
quyết định riêng của mình. Điều này là KHÔNG dễ dàng, đặc biệt với các cha mẹ châu Á vì “truyền thống”
cha mẹ có “quyền” và con cái phải “vâng lời” cha mẹ vẫn còn rất mạnh. Chuyển từ “thẩm quyền” sang
“khuyên bảo” là một khái niệm mà nhiều người có thể KHÔNG chấp nhận. Đây là chỗ “xung đột cha mẹ
con cái” xảy ra, đặc biệt khi họ buộc con cái họ học cái gì đó chúng không muốn hay có thể không có khả
năng.
Là một giáo sư, tôi đã thấy nhiều sinh viên vật lộn với môn học mà họ không thích và không thể
học qua được. Tôi đã thấy nhiều sinh viên thất bại và rời khỏi trường bởi vì họ không có năng lực để
hoàn thành điều cha mẹ họ muốn họ học. Nhiều người trong số họ tin rằng họ không “đủ thông minh”
để làm cái gì. Nhiều người cũng phát triển “phức cảm tự ti” và “tự nhìn mình tiêu cực”, điều làm tổn
thương họ trong cả quãng đời còn lại. Thảm kịch này thường xảy ra ở châu Á, khi tôi dạy học ở Trung
Quốc và Nhật Bản, tôi đã để ý rằng mọi năm đều có những sinh viên tự tử khi học không học được một
mônhọc hay qua được kì thi vì họ đã khôngđáp ứng được mongđợi của cha mẹ họ.
Để tránh điều này, điều quan trọng với cả cha mẹ và con cái là có nhiều thời gian cùng nhau hơn
để thảo luận, để lắng nghe và để hiểu. Trong thời đại rất bận rộn này, cả cha mẹ và con cái cần dành
nhiềuthời gianhơnđể thực sự “hiểu”lẫnnhau.
Với phần lớn các cha mẹ, vào đại học là đầu tư chính cho tương lai của con cái họ, cho nên điều
quan trọng là chuẩn bị sớm nhất có thể được. ĐỪNG đợi cho tới khi con bạn gần hết trung học phổ
thông rồi mới nói chuyện với chúng về đại học. Ở Mỹ, phần lớn các cha mẹ thảo luận về giáo dục đại học
khi con cái họ bắt đầu vào trung học phổ thông, hay ít nhất cũng ba hay bốn năm trước khi vào đại học,,
cho nên con họ có thể chuẩn bị và sẵn sàng. Nếu cha mự đã chuẩn bị cho con cái họ có trách nhiệm về
hành động riêng của chúng và tập trung vào khu vực nào đó thì sẽ dễ dàng hơn nhiều. Con cái có trách
nhiệm có thể ra quyết định riêng, tìm ra khu vực quan tâm riêng và xây dựng nghề nghiệp riêng của
S i n h v i ê n t h ờ i đ ạ i t h ế g i ớ i p h ẳ n g |4
chúng. Trong trường hợp đó, cha mẹ chỉ cần cung cấp “chút ít lời khuyên” để giúp con cái họ ra quyết
địnhvề chọn lựa lĩnhvực học tập dựa trênkhả năng về mối quan tâm của chúng.
Bước tiếp theo là chọn trường. Cha mẹ cần biết rằng KHÔNG phải mọi trường đại học đều ngang
nhau, KHÔNG phải mọi chương trình đều được cập nhật nhất, KHÔNG phải mọi giáo sư đều có thể đào
tạo tốt, và danh tiếng của trường cũng có thể là nhân tố xác định cho tương lai của sinh viên. Cha mẹ
phải lựa chọn cẩn thận trường đúng, giáo trình đúng và chỗ đúng để đầu tư vào giáo dục của con cái họ.
Ở Mỹ, phần lớn các “đại học hàng đầu” đều là tư thục và từng trường đều có chuyên môn riêng của họ,
cho nên các bậc cha mẹ Mỹ biết rõ chỗ để gửi gắnm con cái của họ, tùy theo chọn lựa nghề nghiệp của
chúng. Ở các nước khác, cũng có các “đại học hàng đầu” nhưng khó phân biệt được các chuyên môn của
họ. Đây là chỗ cha mẹ phải đầu tư. Chẳng hạn, nếu trường nổi tiếng về khoa học và công nghệ, nhưng
bạn đăng tuyển cho con bạn vào học nghệ thuật và văn học thì có thể đó không phải là chọn lựa tốt. Ở
Mỹ, bạn có thể giả định rằng sinh viên vào đại học Harvard vì họ muốn có vị trí lãnh đạo trong chính phủ,
chính trị, hay quản lý công ty lớn. Nếu sinh viên vào đại học Yale thì có thể họ quan tram nhiều tới luật
pháp, chính trị, và hệ thống pháp lý. Tất nhiên, Stanford và Carnegie Mellon nổi tiếng về công nghệ
thông tin và khoa học máy tính. Lựa chọn đúng trường có lẽ là chọn lựa quan trọng nhất mà cha mẹ có
thể làm cho con cái họ. Nhiều sinh viên thường lựa chọn trường dựa trên bạn bè họ vào hơn là danh
tiếnghaygiáo trình.
Cha mẹ cần hiểu rằng đại học cũng là thời gian nhiều “người lớn trẻ” đối diện với những thách
thức mà họ chưa gặp bao giờ. Là một phần của sự “trưởng thành”, họ phải tự mình giải quyết một số
thách thức. Họ phải hình dung ra cách vượt qua vấn đề cô đơn, đặc biệt khi một số bạn bè họ có bạn trai
hay bạn gái. Họ phải học cách cân bằng các ưu tiên trong trường và đồng thời phải giải quyết với sức ép
để “hòa hợp” với bạn học. Họ phải phát triển thói quen học tập tốt, đồng thời xây dựng mối quan hệ với
bạn ở đại học. Có sức ép cực kì lớn với thanh niên và nhiều người có thể không giải quyết được nó tốt.
Đó là lí do tại sao cách tốt nhất là cần có sự thảo luận và “cởi mở và chân thật” giữa cha mẹ và con cái.
Cha mẹ nên lắng nghe nhiều để “hiểu” con cái họ hơn là bảo con cái họ điều phải làm. “Lắng nghe” là
khía cạnh then chốt để hướng tới mối quan hệ tốt hơn bởi vì bạn càng lắng nghe nhiều, bạn càng hiểu rõ
hơn. Bạn càng hiểu rõ hơn, bạn càng có thể đưa ra lời khuyên tốt hơn. Lời khuyên tốt nhất là để hiểu và
hỗ trợ con bạn tự chúng ra quyết định sau khi chúng đã tính tới mọi sự kiện liên quan tới sự lựa chọn
của chúng. Không dễ dàng để cha mẹ lắng nghe, vì nhiều người coi họ là “có thẩm quyền” hơn là “người
khuyên bảo”. Xây dựng “chiếc cầu hiểu biết” giữa cha mẹ và con cái và tránh trao đổi lầm, hiểu lầm và
bất kì bước đi sai lầm nàovề sau,điềucơ bản làcả hai bênđều “lắngnghe”lẫn nhau.
Bởi vì giáo dục là sự đầu tư quan trọng nhất mà cha mẹ có thể làm, họ cần thường xuyên giám
sát tiến bộ của con cái họ để chắc rằng nó đang hướng tới kết quả được mong đợi. Nhiều cha mẹ cho
con cái tới trường, trả tiền học phí nhưng không giám sát tiến bộ. Hoặc họ quá bận rộn hoặc không biết
làm sao giám sát. Nhiều người chỉ kiểm tra kết quả thi cuối năm để xem liệu con họ đỗ hay trượt, nhưng
thông thường điều đó là QUÁ TRỄ. Giám sát bao gồm việc thảo luận với con cái họ và với nhà trường
trên cơ sở đều đặn (hàng tháng hay hai tháng). Nhiều sinh viên bảo tôi rằng họ là “sinh viên đại học” và
họ cảm thấy ngượngkhi cha mẹ họ gọi điệncho tôi và hỏi tôi về tiếnbộcủa họ.
S i n h v i ê n t h ờ i đ ạ i t h ế g i ớ i p h ẳ n g |5
Tôi bảo họ “Em có vui mừng rằng em vẫn còn có bố mẹ yêu em và chăm nom tới em không? Em
có biết bao nhiêu sinh viên trong trường không có bố mẹ không? Em có biết bao nhiêu sinh viên chỉ có
một bố hay mẹ không? Em có biết bao nhiêu người trong số họ không có ai quan tâm tới tiến bộ của họ
không?”
Với công nghệ thông tin, mọi thứ có thể trực tuyến nơi cha mẹ có thể dễ dàng kiểm tra tiến bộ,
kiểm tra câu hỏi và điểm bài kiểm tra một cách dễ dàng. Tôi biết một số sinh viên không thích điều đó và
cảm thấy không thoải mái về việc cha mẹ họ nhìn vào số điểm của họ. Tuy nhiên, tôi tin nếu cha mẹ đầu
tư vào giáo dục cho con cái họ, họ phải có quyền giám sát nó để cho họ có thể sửa chữa nó, khi nó
không hướng tới kết quả mong đợi. Là một giáo sư, tôi bao giờ cũng thêm lời nhận xét vào phiếu bảo
điểm trực tuyến để cung cấp thông tin phụ về tiến bộ của sinh viên. Thay vì chỉ cho điểm, vài câu nói sẽ
làmcho cha mẹ cảm thấy rất tự hào hay báo độngcho họ về cái gì đó họ cần biết.
Với nhiều nước vẫn còn đang phục hồi lại kinh tế từ cuộc khủng hoảng kinh tế, thị trường việc
làm có thể còn yếu và các công ty vẫn còn ngần ngại thuê người. Nếu sinh viên đã tốt nghiệp nhưng
không thể tìm được việc làm,lời khuyên của tôi cho các cha mẹ là họ nên động viên con họ “tình nguyện”
làm việc cho các công ty không lương hay với mức lương tối thiểu, hay làm việc cho tổ chức từ thiện nào
đó để cho một ngày nào đó khi thị trường việc làm được tốt lên, ít nhất những người đã tốt nghiệp này
cũng đã làm việc và có kinh nghiệm. Điều đó sẽ còn tốt hơn là cho phép họ ở nhà, nấu ăn cho hị, cho họ
tiềnđể mua iPhone,iPadxịnnhất,haychơi tròchơi máytính cả ngàyvà học thói quenxấu.
Nếu chúng ta nhìn ngược lại trong lịch sử, mọi cuộc khủng hoảng đều là điểm ngoặt cho cái gì đó
tốt hơn bởi vì nó buộc mọi người phải tạo ra những ý tưởng mới, những điều mới và công nghiệp mới.
Sau cuộc suy thoái của Mỹ vào năm 1978, đã có sự nổi lên của công nghiệp điện tử và máy tính cá nhân.
Cả Apple và Microsoft đều được thành lập vào thời gian đó. Sau vụ đổ bể “Dot-com” nsem 2001, nhiều
công ty đã bị xóa sổ nhưng nó làm mạnh cho các công ty nhưng Amazon, eBay và đã tạo ra Google. Cho
nên, là một nhà chuyên nghiệp phần mềm, tôi lạc quan rằng sẽ có những canh tân mới, ý tưởng mới,
công ty mới và côngnghiệpmới nổi lêntừthời kỳ kinhtế xấunày.
Bởi vì cuộc khủng hoảng này là toàn cầu, tôi nghĩ chúng ta sẽ thấy điểm ngoặt làm thay đổi
nhiều thứ. Một số nước sẽ KHÔNG phục hồi và một số nước sẽ nổi lên như cường quốc mới. Chúng ta
đang ở chỗ bắt đầu của kỉ nguyên mới, nơi mọi thức được kết nối. Điều này sẽ tạo ra hiệu quả làm việc
căn bằng vì việc cung thừa ở chỗ này sẽ giúp cho việc cung thiếu ở chỗ khác. Vào lúc này, nhiều nước
đang cố gắng hình dung ra phải làm gì. Một số nước có thể không muốn làm gì mà chỉ chờ đợi. Điều gì
xảy ra tiếp thep sẽ xác định nước nào sẽ tiếnlên và nước nào sẽ bị đẩy lùi lại và tất cả điều đó phụ thuộc
vào tri thức và kỹ năng của công dân nước họ. Một nước có công dân có giáo dục cao, có công nhân có kĩ
năng cao và hệ thống giáo dục mạnh sẽ có cơ hội tốt hơn nhiều để thu được ưu thế lớn và sẽ chi phối
các nướckhác.
Hơn bất kì cái gì khác, đầu tư vào giáo dục cho con cái bạn là điều tốt nhất mà bất kì cha mẹ nào
cũng có thể làm ngày nay. Hơn bất kì cái gì khác, đầu tư vào giáo dục là đầu tư tốt nhất mà chính phủ có
thể làm cho công dân của họ ngày nay. Hơn bất kì cái gì khác, có chương trình đào tạo giáo dục tốt,
S i n h v i ê n t h ờ i đ ạ i t h ế g i ớ i p h ẳ n g |6
được cập nhật, có nhóm các giáo sư được đào tạo tốt, và có sinh viên đại học được lựa chọn tốt, những
người có động cơ học tập,chính là nhữngđiềutốt nhất có thể xảyra cho bất kì nước nào.
22
Trước khi tốt nghiệp
Một sinh viên phần mềm năm thứ tư gửi cho tôi một email: “Đây là năm cuối của em ở đại học,
vài tháng nữa em sẽ đi tìm việc làm. Em lo lắng nhiều vì có nhiều thông tin xung đột về thị trường việc
làm. Một số bạn sinh viên bảo em rằng không óc việc làm có sẵn cho sinh viên tốt nghiệp đại học như em,
nhưng thầy giáo của em lại nói rằng có nhiều. Em không biết tin ai, đôi khi em tự hỏi mình liệu em có
chọn đúng lĩnh vực học tập hay không. Nhìn vào các việc làm được quảng cáo rằng chỉ yêu cầu kĩ năng
lập trình, em KHÔNG chắc về chọn lựa của mình để dành ra bố năm trong đại học? Xin thầy cho em lời
khuyên.”
Trả lời: ĐỪNG nghe nhữnglời khuyên tiêu cực. ĐỪNG lo lắng vì những tin đồn giả. Hãy nhìn vòa
sự kiện, người có phẩm chất trong công nghệ thông tin trong thế giới ngày nay đang rất thiếu hụt. Bạn
đang chọn ĐÚNG lĩnh vực rồi, bạn đang làm chọn lựa ĐÚNG và bạn gần hoàn thành bằng cấp ĐÚNG của
mình. Tôi chắc chắn rằng bạn sẽ thành công và làm cho gia đình bạn tự hào cho nên xin đừng lolắng. Tôi
KHÔNG biết liệu đó có là “mưu đồ bất lương” hay không nhưng sự kiện là ở Ấn Độ và Trung Quốc, có
nhiều thị trường hướng nghề “được quảng cáo giả” đầy những việc làm lập trình và kiểm thử mà chỉ yêu
cầu đào tạo sáu tháng. Những việc làm này KHÔNG thực, nhưng chúng cám dỗ nhiều thanh niên đăng
tuyển vào những trường này với hy vọng “làm tiền nhanh chóng” thay vì xây dựng nền tảng vững chắc
cho nghề nghiệp của họ. Từ điều tôi biết, phần lớn việc làm phần mềm tốt đều yêu cầu bằng đại học là
tối thiểu.Đây làvài điềubạncó thể làmđược trước khi tốt nghiệp:
1) KHÔNG đợi cho tới khi tốt nghiệp rồi mới tìm việc làm, bạn cần chuẩn bị và bắt đầu tìm việc từ
BÂY GIỜ.
2) Bắt đầu tới thăm các nhà doanh nghiệp và các chủ công ty, phỏng vấn họ về nghề nghiệp của họ
và tận dụng được cơ hội nói chuyện với người quản lý của họ (Bạn có thể nói với họ rằng bạn
đang làm nghiên cứu cho trường và xin 15 phút phỏng vấn cho công việc của trường bạn. Nếu
bạn lễ phép,họsẽ cho bạn thời gianđó).
3) Chỉ chọn những công ty bạn quan tâm và để cho họ biết rằng bạn sẽ đi tìm việc làm sớm. Làm
cho họ quan tâm tới bạn bằng việc chia sẻ với họ tri thức của bạn và hỏi họ lời khuyên, điều đó
có thể biến thành cuộc phỏng vấn việc làm. (Phần lớn sinh viên bảo tôi rằng kĩ thuật này có tác
dụngrất tốt.)
4) ĐỪNG dừng lại vì một điều gì đó có vẻ đơn giản. Tìm những việc thách thức bởi vì việc dễ sẽ
sớmlàm bạnchán, cho bạn địa vị thấp và bạnchẳng học được gì.
5) Đặt các câu hỏi. Là “sinh viên”, bạn có thể có cớ về cái gì đó bạn KHÔNG biết. Sự việc sẽ khó hơn
sau khi tốt nghiệpvìhọ mongđợi bạnbiếtnhiềuthứ.
6) Chuẩn bị câu hỏi của bạn một cách cẩn thận, Hỏi họ đã bắt đầu thế nào trong nghề này; điều gì
họ thích và không thích; loại dự án nào họ làm việc; điều gì giúp cho họ đi theo con đường này;
S i n h v i ê n t h ờ i đ ạ i t h ế g i ớ i p h ẳ n g |7
điều gì họ ước muốn và họ đã làm được; lời khuyên nào họ có thể cho bạn. Nếu có thể, hỏi xin
cơ hội được làm thực tập(có trả tiềnhaykhông).
7) Tham gia cùng các hoạt động chuyên nghiệp ở trường như quản lí diễn đàn phần mềm, tổ chức
ngày công nghệ, mặc cho lịch biểu học tập của bạn khá nặng. Nhiều người sử dụng lao động tìm
những người lãnh đạo doanh nghiệp tương lai sáng tạo, năng nổ. Quyền lãnh đạo trong các hoạt
động nhà trường chứng tỏ rằng bạn có thể làm nhiều hơn là tuân theo chỉ đạo và chứng tỏ cố
gắng, động cơ và khả năng của bạn để làm việc với mọi người, cách xử trí xung đột và giải quyết
vấn đề.
8) Tìm hiểu trung tâm nghề ở trường để biết thông tin thêm và lời khuyên. Đăng ký tham gia các
khóa tập huấn được cung cấp, như phỏng vấn thử hay cách làm đơn xin việc. ĐỪNG thụ động
cho dù đang tham gia các khóa tập huấn này; tham gia ngay cả khi nó không thuận tiện cho bạn
để bắt đầu thực hànhđiềuhọ dạy.
9) Nếu bạn vẫn KHÔNG biết nên chọn việc làm nào sau khi tốt nghiệp. ĐỪNG thất vọng bởi vì phần
lớn sinh viên đều trải qua cùng điều đó. Chọn lấy vài tùy chọn. Bạn không bao giờ biết tùy chọn
nào sẽ dẫn tới lời mời việclàm.ĐI theotrái tim của bạn và trực giác của bạn.
10) Khi bạn tham gia phỏng vấn tìm việc, ĐỪNG thụ động bằng việc chỉ trả lời các câu hỏi được hỏi.
Tận dụng mọi cơ hội để giải thích điều bạn đã học trong lớp và bên ngoài, điều đó sẽ giúp bạn
đóng góp như một nhân viên lớn. Trong khi bạn không thể tỏ ra biết mọi thứ, bạn phải biểu lộ
nhiệt tình và sự chuẩn bị. Và, cuối cùng hỏi xin việc làm. Nếu họ nói họ đang phỏng vấn người
khác, hỏi về cơ hội của bạn và bất kì mối quan tâm của họ có về bạn để cho bạn có thể cải tiến
khả năngcủa mình.
11) Đừng dựa quá nhiều vào danh tiếng trường của bạn hay chương trình học của bạn. Học “xoay xở”
bằng việc làm cho mối quan tâm của bạn, khả năng của bạn và tri thức thị trường của bạn được
họ biếttới.Chứngminhchohọ rằng bạn rất nghiêmchỉnhvề nghề nghiêp.KHÔNGchỉviệclàm.
23
Cơ hội nghề nghiệp
Công nghệ thông tin (CNTT) là lĩnh vực lớn nơi mọi người có thể xây dựng chuyên môn nghề
nghiệp riêng của họ theo nhiều cách. Bạn có thể xây dựng nghề nghiệp riêng của mình như người kiểm
thử, người lập trình, kiến trúc sư hệ thống, người phân tích nghiệp vụ, hay người quản lí dự án. Bạn có
thể xây dựng nghề nghiệp của mình như người phát triển chuyên môn trong ngôn ngữ lập trình như C++
hay Java. Bạn có thể xây dựng nghề nghiệp của mình như kĩ sư phần mềm chuyên trong các hệ điều
hành khác nhau như Windows hay Unix, hay Linux, v.v. Bạn có thể xây dựng nghề nghiệp chuyên môn
của mình trong phát triển web hay ứng dụng nhúng, hay ứng dụng di động. Bạn có thể xây dựng nghề
Cuộc sốngkhôngbao giờ là cuộc hànhtrình trôi chảy từ việcnày sangviệckhác. Thay vì thế,nó bao
giờ cũng là cái gì đó “khôngbiết” yêucầu thámhiểmvà phiêulưu.Đólà lí dotại sao bạn dànhbố năm
ở đại học để chuẩn bị cho cuộc hànhtrình này. Hãy làmcho mọi sự xảyra theoý bạn đi!
S i n h v i ê n t h ờ i đ ạ i t h ế g i ớ i p h ẳ n g |8
nghiệp của mình như chuyên viên về Dot.Net hay chuyên viên về J2EE v.v. Danh sách này là vô tận vì có
nhiều chuyên môn như có những người phát triển. Tất nhiên, phần lớn những người phát triển không
chỉ theomộtchuyênmôn,mà là tổ hợpcủa vài chuyênmôn.
Nhiều sinh viên hỏi tôi: “Em chọn chuyên môn nghề nghiệp của mình như thế nào? Làm sao em
duy trì được nghề nghiệp qua thời gian? Chuyên môn nào là dễ tìm được việc làm hơn chuyên môn
khác?Chuyên môn “đúng” cho emlà gì?”
 Câu trả lời của tôi là:
« Điều đó TÙY THUÔC VÀO BẠN. » Đây là sự khác biệt của từng người vì có các chuyên môn
nghề nghiệp « đúng », không chỉ một. Mọi người có thể làm việc trong một khu vực một thời
gian rồi đổi ý, chuyển sang khu vực khác. Với nhiều khu vực để chọn, không có lí do cho một
người giới hạn trong chỉ một chuyên môn. Là sinh viên, bạn phải chọn khu vực chuyên môn bạn
thích, chọn nghề làm cho bạn hành phúc, chọn khu vực cung cấp cho bạn cả thách thức và cơ hội
học tập, và chuyên môn cung cấp cho bạn mức lương bạn muốn (giả sử tiền là quan trọng). Tuy
nhiên, có những điều bạn cũng cần xem xét tới nữa. ĐỪNG chọn một chuyên môn bởi vì nó
là « thứ hợp thời ».
Bạn phải tự hỏi mình : « Chuyên môn này có ngang hàng với khả năng của mình không ? Mình
có tri thức và kĩ năng đúng để làm nó không ? Minh có động cơ và quyết định làm nó trong thời gian lâu
không (ít nhất vài năm) ? Bạn cũng có thể hỏi liệu chuyên môn này có tuổi thọ lâu không ? Một số công
nghệ mới là « nóng » trong một khoảng thời gian rồi « chết ». (Nghĩ về hiện tượng Dot.Com vài năm
trước) Bạn cũng cần hỏi : « Có chuyên môn tương hợp với các nguyên tắc và đạo đức của mình không ?
(Bạn có thể không muốn là hackerhay làm cái gì đó bấthợp pháp).
Là sinh viên người mới bắt đầu vào đại học hay gần kết thúc trường phổ thông, bạn thường phải
tự hỏi mình những câu hỏi này và ra quyết định về chiều hướng nào cần đi theo. Đôi khi, bản ngã can
thiệp vào quyết định nghề nghiệp của bạn. Nếu một chuyên môn đặc biệt là phổ biến thì nó có thể hấp
dẫn bạn nhưng bạn cần thật thà với bản thân mình về năng lực của bạn hơn là chỉ đi theo xu hướng phổ
biến một cách mù quáng. Bạn phải hiểu sự khác biệt giữa nghề nghiệp và việc làm. Nghề nghiệp là cái gì
đó bạn sẽ làm trong một thời gian dài, có thể cả đời bạn. Việc làm là cái bạn làm để được trả lương. Bạn
cần lập kế hoạch chuyên môn nghề nghiệp của mình một cách cẩn thận và không vội vàng vào cái gì đó
bạn có thể hối tiếc về sau.
Cho nên bạn có thể tự hỏi bản thân mình : « Mình có chuẩn bị cho nghề nghiệp không, hay chỉ
tìm việc làm, bất kì kiểu việc làm nào ? » và bạn phải thật thà với bản thân mình khi trả lời nó. Bạn cần
nhìn vào bên trong và hỏi : « Mình có lập kế hoạch cho nghề nghiệp của mình dài hạn để được cái gì
đó mà mình đam mê về nó, cam kết làm nó và sẽ tận hưởng nó trong thời gian dài hay mình chỉ cố
gắng gửi bản lí lịch của mình tới thật nhiều công ty để kiếm cuộc phỏng vấn việc làm và chấp nhận bất
kì cái gì tới thì tới ? »
S i n h v i ê n t h ờ i đ ạ i t h ế g i ớ i p h ẳ n g |9
Tốt nghiệp trong thời buổi suy thoái khi việc làm khan hiếm là rất khó khăn nhưng điều đó
khôngcó nghĩa là bạn phải quên « nghề nghiệp» của mình và chờ đợi cho tới khi thị trường phụchồi.
Có thể là thị trường việc làm không quay vòng trong mười năm nữa. Ngày nay, có nhiều cơ hội
hơn trước đây nếu bạn chú ý tới tin tức hay theo dõi các xu hướng công nghệ. Với toàn cầu hóa, nhiều
người sẽ vẫn còn không có việc trong một thời gian dài bởi vì họ chời đợi cái gì đó tới khi thế giới đang
thay đổi nhanhchóng và mang tính cạnh tranhhơn.
Có thiếu hụt nghiêm trọng những người có kĩ năng cao trên khắp thế giới cho nên ngày nay các
công ty KHÔNG thuê người ở một chỗ mà sẽ đi tới nơi tri thức và kĩ năng sẵn có với lương hợp lí. Điều
đó có nghĩa là, bạn có thể làm việc cho các công ty nước ngoài nếu bạn có kĩ năng kĩ thuật và ngoại ngữ
đúng. Bạn có thể làm việc cho công ty địa phương , công ty có hợp đồng với một công ty nước ngoài để
làm công việc khoán ngoài. Bạn có thể làm việc trực tiếp cho công ty nước ngoài nơi cần kĩ năng của bạn.
Một số công việc có thể được thực hiện ở nhà riêng của bạn nếu bạn có kết nối băng rộng với hệ thống
của họ. « Nhânviên ảo » là điềumới trongcông nghiệpngàynayvà trong tươnglai gần.
Làm việc từ xa (nhân viên ảo) và công việc hợp đồng (làm khoán ngoài) đã hình thành và sẽ
thông dụng hơn trong tương lai gần. Những người có kĩ năng kĩ thuật và ngoại ngữ tốt KHÔNG cần phải
đi làm việc ở văn phòng địa phương mà có nhiều chọn lựa. Nói cách khác, bạn KHÔNG phải dựa vào
công ty địa phươngchonghề nghiệptươnglai của bạn.
 Vậy, cái gì sẽ xảy ra cho sinh viên tốt nghiệp, người có kĩ năng, tham vọng và kế hoạch cho
nghề nghiệpthànhcôngnhư bạn?
 Bạn phải ra quyết định. Bạn có đơn giản là tiếp tục tìm bất kì việc làm nào mà bạn có thể tìm
thấy không?
 Hay, bạn có lấy cách tiếp cận có suy nghĩ, và xem xét những cơ hội này có nghĩa gì cho tình
huốngriêngcủa bạn?
Câu hỏi của tôi là:
 Bạn có những kĩ năng mà có thể được biến thành ưu thế riêng của bạn không ?
 Bạn có kĩ năng ngoạingữkhông ?
 Bạn có xem xéttới việc làm cho công ty nước ngoàikhông ?
 Bạn có xem xéttới việc đi làm việc ở nước kháckhông ?
 Bạn có loại kĩ năng kĩ thuậtnào ?
 Bạn có sẵn sàng cạnh tranh với những ngườitừcác nước khác không ?
 Bạn có danh sách các công việc để trình cho người sử dụng lao động tiềm năng không ?
 Bạn hiện thời đang lấy những bước nào để lập kế hoạch cho tương lai nghề nghiệp của
bạn ?
Có thể bây giờ là lúc thu thập tất cả những kĩ năng bạn có và đánh giá chúng để xem liệu bạn
có khiếm khuyết gì không. Nếu có thì bạn phải sửa chúng BÂY GIỜ. ĐỪNG đợi ai đó bảo bạn rằng bạn
KHÔNG có kĩ năng mà công ty họ cần. Nghề nghiệp cả đời bắt đầu và chấm dứt với bạn và bạn phải
ra quyếtđịnh.
S i n h v i ê n t h ờ i đ ạ i t h ế g i ớ i p h ẳ n g |10
24
Xem xét trường sau đại học
Tuần trước, một học sinh gửi cho tôi một email : « Em sẽ sớm tốt nghiệp và xem xét vào trường
sau đại học nhưng em vẫn không chắc về học cái gì hay liệu vào trường sau đại học có là quyết định
đúng hay không. Em cũng không chắc liệu em có nên vào trường địa phương hay đi học nước ngoài để
có bằng cao cấp.Xin thầy lời khuyên. »
Trả lời : Có vài lí do để theo đuổi bằng cấp sau đại học. Với những người muốn làm việc trong
hàn lâm, bằng thạc sĩ hay tiến sĩ được yêu cầu để dạy ở mức đại học. Nếu đây là điều bạn muốn thì bạn
nên vào trường sau đại học. Với những người sau khi làm việc một thời gian và phát triển hiểu biết rõ về
cách công ty vận hành, cách một khu vực nào đó có thể được cải tiến, và muốn chuyên môn hóa trong
khu vực nào đó rồi quay về trường để thu được đào tạo tốt hơn và bằng cấp cao trong khu vực đặc biệt,
đó là lựa chọn tốt. Với những người thích thay đổi nghề nghiệp, trường sau đại học cũng là lựa chọn tốt.
Tôi đã thấy nhiều người sau khi làm việc một thời gian, trở về trường học kĩ năng mới để áp dụng cho
các nghề khác nhau. Năm ngoái, nhiều người đã có bằng cấp trong kinh doanh, tài chính, ngân hàng đã
trở lại trường sau đại học để học về máy tính và phần mềm bởi vì họ có thể kiếm được cơ hội việc làm
tốt hơn trong những khu vực này. Tuy nhiên, có những người tốt nghiệp gặp thời khó khăn tìm việc (có
thể nền kinh tế vãn còn xấu) cho nên họ quyết định vào trường sau đại học và hi vọng cơ hội tốt hơn cho
việclàm.
Quyết định khi nào đi kiếm bằng sau đại học hay đi đâu là quyết định lớn phải đưa ra. Đầu tiên,
bạn phải chắc chắn rằng trường sau đại học là quyết định đúng đắn cho bạn. Nếu bạn dành hai năm cho
bằng thạc sĩ trong một lĩnh vực và kiếm việc làm trong một công ty, sau vài tháng, bạn thấy rằng đây
KHÔNG phải là nghề tốt, và bạn KHÔNG hài lòng với lĩnh vực này thì bạn làm phí hoài hai năm cuộc đời
bạn, cũng như hỗ trợ tài chính từ gia đình bạn. Hi vọng yếu ớt về cái gì đó tốt hơn nhưng cũng là đầu tư
mạo hiểm, một chương trình tốn kém mà bạn đặt thời gian của mình vào trường cho giấc mơ mà bạn
thậm chí khôngbiếtlà nócó tốt haykhông.
Một khi bạn chắc chắn về quyết định của bạn và đã quyết định tham dự trường sau đại học,
thách thức tiếp là xin vào. Vào lúc này, bạn phải biết chắc về chương trình bạn đang xin vào. ĐỪNG xin
vào một khu vực mà bạn không biết mấy về nó. Cho dù nó có thể có vẻ rất tốt trên giấy tờ. Đọc thêm về
nó, nghiên cứu về nó, lên internet và học tập thêm về nó, và nói chuyên với ai đó người đang làm việc
trong lĩnh vực đó để biết nhiều hơn về nó. Phải chắc chắn rằng chương trình mà bạn xin vào là điều bạn
đam mê về nó và bạn có tri thức lẫn kĩ năng để theo đuổi nó. Có ba nhân tố quan trọng xác định việc
chấp nhận bạn vào trường sau đại học : Điểm trong trường của bạn : điểm trung bình (GPA – Grade
Point Average), điểm thi vào bậc sau đại học (GRE – Grade Record Examination) và thư giới thiệu (Phần
lớn ba bức thư từ ai đó biết rõ bạn). Một số trường cũng yêu cầu bài viết giải thích tại sao bạn muốn
tham dự chương trình sau đại học trong trường họ. Sinh viên có cam kết mạnh với lĩnh vực nghiên cứu,
và chứng tỏ nhiệt tình với những thách thực hàn lâm của chương trình sau đại học bao giờ cũng nổi bật
lêntrongnhiềuđươngđơnkhác.
S i n h v i ê n t h ờ i đ ạ i t h ế g i ớ i p h ẳ n g |11
Có những lí do khác cho việc học tập ở trường địa phương hay học tập ở hải ngoại. Đó là chọn
lựa cá nhân và khả năng đảm đương về tài chính. Tuy nhiên, nếu bạn xin đi học nước ngoài, bạn đừng
bao giờ xin họ chỉ một trường với hi vọng được vào đó. Cạnh tranhlà rất gắt gao cho nên lời khuyên của
tôi là xin vào ít nhất năm trường hay nhiều hơn. Bạn được yêu cầu chứng tỏ kĩ năng ngoại ngữ bằng việc
qua kì thi ngôn ngữ (chẳng hạn TOEFLcho tiếng Anh).
Có vấn đề khác mà bạn nên rất cẩn thận : Mọi nước đều có « trường rởm » hay trường bán bằng
giả hay « KHÔNG được công nhận » và bạn nên tránh chúng. Nếu bạn tốt nghiệp từ trường « không
được công nhận », bằng của bạn là vô giá trị và bạn KHÔNG thể kiếm được việc làm trong bất kì công ty
nào, ở bất kì đâu. Phần lớn các công ty đều kiểm tra bằng cấp của bạn và trường bạn học, cho dù sau đó
họ thuê bạn cho nên bạn phải tránh những trường đó. ĐỪNG để bất kì ai thuyết phục bạn. Có nhiều
người bán hàng làm việc theo tiền hoa hồng cho từng đương đơn (họ nhận được một phần trăm nào đó
theosố phí của bạn để đưa bạn vào«trường rởm ») và họlàm rất tốt.
Tôi đã nhận được nhiều email từ các sinh viên hỏi tôi về một số trường KHÔNG được công nhận
nhưng đang sắp sửa đón nhận họ. XIN ĐỪNG tin vào loại thông tin đó. Điều họ muốn là tiền của bạn và
có rất ít cơ hội những trường đó là hợp pháp. Cứ vài tháng, chính phủ phải đóng nhiều « trường rởm »
như thế và có nhiều sinh viên bỗng nhiên không có chỗ đi học. Xin cẩn thận về loại « mưu đồ bất
lương » này.
Tùy theo điểm số của bạn (các điểm GPA, GRE, thư giới thiệu tốt và điểm TOEFL) bạn có thể lựa
chọn trường hợp với bạn nhất. Nếu GPA, GRE hay TOEFL là trung bình, bạn sẽ có cơ hội tốt hơn để được
chấp nhận vào các trường trung bình hay trường của bang hơn là các trường hàng đầu. Bạn nên dành
nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu hay kiểm điểm trường bạn đang lên kế hoạch xin vào vì tương
lai của bạn phụ thuộcvào nó.
Nếu bạn muốn vào trường của Mỹ, có vài nguồn bạn nên kiểm tra để tìm trường phù hợp nhất
với bạn.Sau đây là một sốwebsite màbạncó thể bắt đầu :
http://www.usnews.com/sections/rankings
http://grad-schools.usnews.rankingsan-dreviews...Is/electrical-engineering
http://grad-schools.usnews.rankingsan-dreviews.com/best-graduate-schools
25
Chương trình bằng cấp chuyên sâu
Có vài lí do mà sinh viên muốn tiếp tục theo đuổi các bằng cấp chuyên sâu như Thạc sĩ hay Tiến
sĩ. Nhiều người muốn chuyên sâu tri thức của họ và đẩy mạnh giáo dục của họ nhưng một số người
không biết làm cái gì, cho nên họ quyết định ở lại trường. Có vài người không thể tìm đươc việc làm hay
không sẵn sàng đi làm cho nên họ ở lại trường. Đây KHÔNG phải là lí do tốt. Các bằng cấp chuyên sâu
S i n h v i ê n t h ờ i đ ạ i t h ế g i ớ i p h ẳ n g |12
như thạc sĩ hay tiến sĩ là quyết định bạn phảu đưa ra một cách rất nghiêm túc. Đó là việc đầu tư chính về
tiềnbạc, nỗlực và thời giancho việcđẩy mạnhgiáo dục của bạn.
Một số sinh viên tin rằng bằng việc có bằng cấp cao hơn, họ sẽ có khả năng kiếm được việc làm
tốt hơn, lương tốt hơn, dẫn tới tương lai tốt hơn. Tuy nhiên, nhiều người đã khám phá ra sau vài năm,
rằng điều đó không xảy ra như họ đã tưởng. Kì thực là sinh viên với bằng thạc sĩ có kiếm được lương
CAO HƠN sinh viên với bằng đại học nhưng cơ hội kiếm được việc làm là ÍT HƠN, trừ phi họ có « kĩ năng
đặc biệt » mà công nghiệp cần tới. Một cách điển hình, các công ty thuê phần lớn các sinh viên có bằng
tốt nghiệp đại học bởi vì những sinh viên này có nền tảng tốt mà công ty có thể đào tạo họ về bất kì kĩ
năng nàohọ cần.
Sinh viên với bằng thạc sĩ được coi là « chuyên viên », có nghĩa là họ đã có kĩ năng đặc thù mà
họ muốn làm. Nếu công ty cần những kĩ năng này, thì điều đó phù hợp. Nếu công ty kông cần, không có
li do gì để thuê họ và trả nhiềutiềnhơn.
Trong chương trình đại học như Khoa học máy tính và Kĩ nghệ phần mềm, sinh viên học các khái
niệm cơ sở, kĩ năng cơ sở như lập trình, kiểm thử, thiết kế v.v. Sau khi tốt nghiệp, họ có thể làm việc như
người kiểm thử, người lập trình, người phát triển, người lãnh đạo kĩ thuật, người quản lí dự án trong bất
kì kiểu ứng dụng, nền và công nghệ nào. Tùy theo điều công ty cần, họ có thể được đào tạo để đáp ứng
nhu cầu này một cách dễ dàng. Tuy nhiên, chương trình sau đại học đưa sinh viên vào khu vực hẹp và
chuyên môn nhiều nơi họ sẽ học tri thức và kĩ năng đặc biệt. Chẳng hạn, an ninh tính toán, phần mềm
nhúng, cơ sở dữ liệu và khai phá dữ liệu, người máy học, máy học (trí tuệ nhân tạo), công nghệ sinh học,
thương mai điện tử, hệ thông tin quản lý v.v. Đó là lí do tại sao, ĐIỀU QUAN TRỌNG cho sinh viên là
quyết định sớm trước khi xin học chương trình bậc thạc sĩ về chương trình chuyên môn nào họ muốn
học tập.
Chương trình bậc thạc sĩ rất khác so với chương trình đại học vì nó yêu cầu mức độ chuyên môn
cao. Sinh viên phải giỏi đọc, viết và phân tích thông tin. Điều này RẤT MẤU CHỐT nếu bạn muốn theo
đuổi giáo dục của mình ở nước ngoài. Tôi đã thấy nhiều sinh viên nước ngoài thất bại trong cá trường ở
Mỹ, KHÔNG PHẢI bởi vì họ không học tập chăm chỉ mà bởi vì khiếm khuyết ngôn ngữ của họ. Nếu bạn
vẫn không chắc về điều bạn muốn, bạn cần nói chuyện với các giáo sư và sinh viên đã tốt nghiệp để có
được ý tưởngtốt hơnvề điềuđược yêucầu.
Tôi đã thấy nhiều sinh viên năm thứ nhất trong chương trình bậc thạc sĩ phải nỗ lực rất lớn, bị
tràn ngập bởi quá nhiều thông tin, quá nhiều thứ họ phải biết. Nhiều sinh viên bảo tôi rằng họ chẳng có
ý tưởnggì về điềuhọ theođuổi vì họ khôngđược chuẩnbị để học nhiềuđếnchừngấy.
Trong chương trình bậc thạc sĩ, người ta mong đợi rằng sinh viên duy trì khá hơn điểm trung
bình (ở Mỹ thường là 3.3 điểm là tối thiểu trong khi 4 là cao nhất). Điều đó cũng yêu cầu sự trưởng
thành và trách nhiệm nào đó của sinh viên vì học tập là khá căng, yêu cầu sinh viên quản lí thời gian của
họ mộtcách hiệuquả.
Trước khi ra quyết định, sinh viên phải để thời gian tìm thông tin từ nhiều nguồn như các tư vấn
viên nghề nghiệp, giáo sư, thành viên gia đình và sinh viên đã tốt nghiệp trước khi quyết định cái gì là tốt
S i n h v i ê n t h ờ i đ ạ i t h ế g i ớ i p h ẳ n g |13
nhất cho họ. Tôi thấy rằng những sinh viên thành công trong chương trình bằng cấp chuyên sâu biết
điều họ muốn, họ được chuẩn bị tốt từ trước một thời gian, và sẵn sàng làm nhiều hơn công việc này
yêu cầu. Họ hiểu giá trị của giáo dục cao hơn và bao giờ cũng cởi mở với các ý tưởng mới, tình huống
mới và kinh nghiệm mới. Nếu bạn muốn đẩy mạnh giáo dục của mình trong chương trình bằng cấp
chuyênsâu,bạn cần :
1) Chọn lĩnh vực học tập đặc biệt một cách cẩn thận. Biết cái gì bạn giỏi, biết cái gì bạn quan
tâm. Tiến hành một số nghiên cứu về toàn cảnh cơ hội việc làm tương lai và chỉ lựa chọn khu
vực bạn cảm thấy thoải mái vì chính bạn là người chịutrách nhiệmchotươnglai của mình.
2) Nếu bạn vẫn không biết phải chọn gì, đừng thất vọng vì phần lớn sinh viên đều ở cùng vị thế
đó. Chọn vài khu vực rồi tìm thông tin thêm để giúp bạn lựa chọn điều tốt nhất. Đọc các bài
báo trên internet để tìm hiểu về xu hướng, điều công nghiệp cần, và điều thị trường địa
phương đang mong muốn. Không ai biết được mọi thứ, bạn không bao giờ biết chừng nào
bạn còn chưa cố gắng. ĐI theo trái tim mình và mối quan tâm của mình nhưng giữ« kiểm tra
thực tại » để bạn vẫn còn ở gần thị trường việc làm và không phân tán quá xa vào cái gì đó
mà bạn có thể hối tiếc về sau.
3) Đặt câu hỏi với những người làm việc trong khu vực bạn muốn học tập. Là sinh viên bạn có
thể hỏi nhiều câu hỏi mà mọi người không để tâm. Sẽ khó hơn nhiều nếu bạn không còn là
sinh viên nữa. Chuẩn bị câu hỏi của bạn thật cẩn thận, hỏi cách họ đã bắt đầu, tại sao họ học
tập trong lĩnh vực đó, cái gì làm họ hài lòng và cái gì làm họ ngạc nhiên, loại dự án nào họ
đang tiến hành, cái gì giúp họ tiến bước trên đường, cái gì họ muốn họ đã làm được, lời
khuyênnàohọ có thể cho bạn.
4) Nếu bạn được chấp nhận vào chương trình bằng cấp chuyên sâu, đó mới chỉ là bước khởi
đầu. Bạn phải được chuẩn bị tốt để thành công. Quản lí thời gian là mấu chốt, cho nên bạn
phải đặt ưu tiên và dành mọi thứ cho học tập. Trong chương trình bằng cấp chuyên sâu, bạn
phải biết rõ các giáo sư vì họ có thể chỉ dẫn cho bạn hướng tới mục đích học tập của mình.
Tuy nhiên, bạn không thể tùy thuộc vào giáo sư của bạn để giúp bạn nếu họ không biết bạn.
Phần lớn các giáo sư đề bận rộn với hoạt động nghiên cứu của họ và không có thời gian. Cho
nên bạn phải tìm cách biết họ và được họ biết đến. Bạn phải đọc về nghiên cứu và nghề
nghiệp của họ trước, khi biết được tri thức chuyên môn của họ rồi, bạn có thể hỏi họ về lời
khuyên.
5) Phần lớn các lớp trong chương trình bằng cấp chuyên sâu đều nhỏ nhưng cạnh tranh cao.
Nhiều lớp được tổ chức như nỗ lực nhóm cho nên bạn phải lựa chọn các thành viên tổ một
cách cẩn thận. Tìm cách biết tổ của bạn và chắc rằng tất cả họ đều chia sẻ mối quan tâm của
bạn. Sẵn lòng nhận thách thức trong lớp, không lựa chọn bất kì nhiệm vụ phân công nào có
vẻ đơn giản vì bạn đang học kĩ năng đặc biệt. Nhiệm vụ dễ dàng sẽ làm bạn chán, cho bạn
điểm thấp, và chẳng dạy bạn cái gì. Trong môi trường này, bạn phải cố gắng vất vả để học
bởi vì bạn sẽ trở thành « chuyênviên » hay « chuyêngiatrong lĩnhvực.
6) Cách khác để biết các giáo sư và phát triển việc học hành của bạn là xemxét việc làm cho họ
ở cương vị người trợ lí nghiên cứu. Bằng việc giúp họ, bạn sẽ có cơ hội học nhiều hơn và kết
nối bản thân bạn với những ý tưởng mới và các giáo sư khác. Phần lớn chương trình bằng
cấp chuyên sâu đều bao gồm nghiên cứu cho nên bạn phải được chuẩn bị trước một thời
S i n h v i ê n t h ờ i đ ạ i t h ế g i ớ i p h ẳ n g |14
gian. Đừng chờ đợi cho tới khi các giáo sư đòi hỏi hay chỉ đạo bạn làm cái gì đó. Bạn phải
được chuẩn bị và lựa chọnnghiêncứucủa mìnhngay khi bạn sẵn sàng.
7) Biến nghiên cứu của bạn thành bài báo được xuất bản trong tạp chí hàn lâm hay chuyên
nghiệp. Điều này rất quan trọng, cho bạn sự thừa nhận và chứng minh rằng bạn là « chuyên
viên ». Được tham gia cùng các hoạt động chuyên nghiệp hay các ủy bạn để đẩy mạnh nghề
nghiệp của bạn. Nhiều người sử dụng lao động tìm kiếm những chuyên viên doanh nghiệp,
sáng tạo, năng động trong lĩnh vực đặc thù để lãnh đạo các hoạt động. Bạn phải chứng minh
rằng bạn có thể làm nhiều hơn là tuân theo chỉ đạo. Bạn phải chứng tỏ tri thức chuyên môn
của mình, sáng kiến, nỗ lực, và khả năng lãnh đạo, giải quyết xung đột và giải quyết các vấn
đề. Về căn bản bạn muốn chắc chắn rằng bằng cấp chuyên sâu sẽ không chỉ cho bạn có được
việc làm mà nó phải mở ra cánh cửa cơ hội cho bạn, bởi vì bạn đã đầu tư thời gian, nỗ lực
thêmtrong nghề nghiệpcủamình.
26
Học cả đời
Hệ thống giáo dục được tạo ra để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Xã hội công nghiệp cần công
nhân để xây dựng sản phẩm dựa trên nguyên lí « sản xuất theo dây chuyền lắp ráp ». Đó là lí do tạo sao
sinh viên được dạy mọi thứ họ cần để làm việc trong xưởng máy và văn phòng doanh nghiệp tương ứng
với những quy tắc và nguyên lí nào đó. Không may, hệ thống giáo dục không còn hợp thời khi nhu cầu
của xã hội thay đổi từ công nghệ sang thông tin. Ngày nay, sinh viên đã được giáo dục bằng các nguyên lí
của thời đại công nghiệpsẽ KHÔNGthànhcông trong thời đại thông tin.
Cùng điều đó cũng áp dụng cho quảnlí. Hệ thống quản lí hiện thời là sản phẩm của thời đại công
nghiệp với các nghueyen lí như đồng đều, kiểm soát, chuẩn hóa và tập trung hóa. Trách nhiệm thuộc về
người quản lí, người ra mọi quyết định. Công nhân tuân theo mệnh lệnh và thực hiện mọi thứ tương
ứng theo thủ tục. Đào tạo bị giới hạn vào các kĩ năng việc làm chuyên môn và chức vụ. Loại nguyên lí đó
có tác dụng tốt trong thời đại công nghiệp khi mọi thứ là ổn định, nhưng nó sụp đổ khi công ty phải vận
hành trong thời đại thông tin, vì trong đó mọi thứ có thể thay đổi nhanh chóng. Sự sống còn của mọi
doanh nghiệp đòi hỏi rằng công nhân và người quản lí phải biết cách đáp ứng nhanh chóng với thay đổi
thị trường. Nếu người quản lí KHÔNG hiểu khác biệt này, họ sẽ kHÔNG có khả năng quản lí cái gì và công
ty sẽ KHÔNG sốngsót được.
Ngày nay, công nghệ thay đổi nhanh hơn khả năng của mọi người trong việc kiểm soát chúng,
trừ phi họ biết về chúng và chuẩn bị cho thay đổi. Mọi người sẽ không biết về công nghệ mới trừ phi họ
bao giờ cũng học, đọc và đi theo xu hướng trong công nghệ. Peter Drucker, một tác giả đã viết về thế kỉ
21 : « Những người thành công nhất trong 10 tới 20 năm tới có thể không phải là người thông minh
nhất ngày hôm nay, hay biết cái gì đúng nhất bây giờ. Công nghệ họ biết bây giờ sẽ lạc hậu vào lúc đó.
Thành công trong thời đại thông tin sẽ được xác định bởi khả năng học và học liên tục. Vì tri thức sẽ
trở nen lạchậy nhanhchóngtới mức nhữngngười thànhcông sẽ chínhlà người học cả đời.»
S i n h v i ê n t h ờ i đ ạ i t h ế g i ớ i p h ẳ n g |15
Ta hãy nhìn lại ngành công nghệ thông tin (CNTT) hiện thời. Năm 1995, Ấn Độ xuất khẩu giá trị
24 triệu đô la về phần mềm. Năm 2009 họ đã xuất khẩu 75 tỉ đô la và có thể đạt tới 100 tỉ năm nay. Tại
sao Ấn Độ lại thánh công như thế ? Câu trả lời có thể được tìm thấy trong thái độ của họ đối với đào tạo.
Các công ty phần mềm Ấn Độ đầu tư nhiều vào việc đào tạo kĩ năng và chương trình giáo dục chuyên sâu
để bắt kịpvới sựphát triểncông nghệ.
Một số công ty chi khoảng 8% thu nhập hàng năm của họ cho đào tạo, hơn bất kì công ty nào
trên thế giới. (Các công ty Nhật Bản và Châu Âu chi 4% cho giáo dục nhân viên của họ, trong khi Mỹ chỉ
chi khoảng 2%).
Bạn có thể đoán công ty nào sẽ thành công hơn trong tương lai. Vì CNTT là một trong những
kinh doanh sinh lời nhanh nhất, nhiều nước đang phát triển cũng đang chú trọng vào CNTT xem như
một ngành xuất khẩu then chốt, nhưng phần lớn trong số họ ước lượng thấp khía cạnh đào tạo và học
tập. Khi tôi nhìn vào ngân sách đào tạo của công ty hay ngân quĩ đào tạo của một quốc gia, tôi có thể dự
báo liệu công ty đó hay quốc gia đó có thành công hay không. Về cơ bản, nếu họ không đầu tư vào giáo
dục và đào tạo, họ khôngthể mongđợi thành công trongthế kỉ 21 này.
Thế giới đang thay đổi một cách nhanh chong, kĩ năng cốt yếu mà mọi người phải có là khả năng
học liên tục. Đây không phải là kĩ năng mà sinh viên được dạy trong hệ thống giáo dục truyền thống mà
là kĩ năng mọi người phải thu nhận, bởi vì nó là kĩ năng sống còn. Tất nhiên, trách nhiệm về học tập bắt
đầu từ cá nhân. Khi tôi tham dự vào buổi lễ tốt nghiệp đại học mỗi năm, một số sinh viên bảo tôi : « Hết
sách rồi, hết thi rồi, và tạm biệt thầy giáo » Tôi thương bảo họ : « Trong vài năm nữa, nhiều người
trong cá bạn sẽ quay lại gặp tôi đấy » Tất cả họ dường như ngạc nhiên, nhưng nhiều người quả có quay
lại và học thêmsau vài năm làmviệctrong ngànhcông nghiệp.
Đây là những người làm việc tốt và sẽ sống sót qua thay đổi bởi vì người học cả đời KHÔNG
dừngviệcgiáo dục của họ khi họtốt nghiệpđại học.
Là một giáo sư, tôi thường nhìn sinh viên trong lớp để xác định ai sẽ thành công và ai sẽ không
thành công dựa trên thái độ của họ với học tập. Sinh viên giỏi thường KHÔNG phải là người thông minh
nhất trong lớp nhưng họ bao giờ cũng muốn học. Họ là những người thường hay đặt ra các câu hỏi bởi
vì họ muốn biết thêm. Sinh viên thông minh thường không hỏi vì họ nghĩ họ có thể hình dung ra về sau.
Khi sinh viên không đặt câu hỏi, người đó sẽ làm mất cơ hội học tập. Sinh viên giỏi thường hỏi tại sao,
hay cái gì, hay thế nào bởi vì họ năng nổ học thêm. Là sinh viên, bạn phải ra quyết định để trở thành
người học cả đời hay không. Cho dù bạn là người thông minh nhất, người biết mọi thứ trong chủ đề của
bạn ngày hôm nay, bạn sẽ bị lạc hậu trong vài năm nếu bạn KHÔNG học cái gì mới. Nếu bạn cam kết học
cả đời hôm nay bằng việc đọc thêm, kiểm thêm những kĩ thuật trên internet, và sẵn lòng để thời gian
học thêm,bạnsẽ sớmlà người lãnhđạo kĩ thuật.
Nếu bạn đã đi làm, thành công của bạn tùy thuộc vào khả năng của bạn làm việc tốt với người
khác, để mở rộng nănglực và khả năngcủa bạn,và để liêntụchọc nhữngđiềumới.
Bằng việc làm đó, bạn sẽ thăng tiến trong nghề nghiệp của mình nhanh hơn người khác. Nếu
bạn là người quản lí hay người lãnh đạo công ty, bạn phải nhận ra ưu thế cạnh tranh sẽ tùy thuộc vào
S i n h v i ê n t h ờ i đ ạ i t h ế g i ớ i p h ẳ n g |16
khả năng của bạn đào tạo nhân viên của bạn bắt kịp với thay đổi. Bạn phải xác định mục đích học tập
cho công ty của mình, trao đổi những mục đích đó với nhân viên của bạn, và phân bổ tài nguyên để hỗ
trợ cho các mục đích đó. Bằng việc làm điều đó, công ty của bạn có thể cạnh tranh thêm về kinh doanh
và thành công. Tuy nhiên, nếu bạn chọn cách dừng lại, không đầu tư vào đào tạo, rất có thể là bạn sẽ
mất kinhdoanhthậm chí trước khi bạn kịpnhận ra điềuđó.
27
Tìm việc làm
Với kinh tế toàn cầu vẫn còn phục hồi chậm, sinh viên tốt nghiệp trong vài năm qua nhưng
không thể tìm được việc làm bắt đầu cảm thấy thất vọng. Khi thời gian trôi qua, thời gian thất nghiệp trở
nên càng dài hơn, cơ hội kiếm việc rất có thể trở nên càng ít đi, nhiều sinh viên cảm thấy thất vọng và
không biết phải làm gì. Vấn đề này xảy ra ở mọi nước, từ Mỹ, Châu Âu tới Châu Á khi cơ hội tìm việc làm
trong một số lĩnh vực đang ngày càng khan hiếm cho sinh viên tốt nghiệp vì họ phải cạnh tranh với hàng
triệungười có kinhnghiệm«đangkhôngcó việc » và cũng đi tìm việclàm.
Đây là nhữngcâu hỏi mà nhiềusinh viênhiệnnay đang trăn trở.
Một số sinh viên tin rằng chờ đợi cho kinh tế cải thiện sẽ là giải pháp chừng nào họ vẫn còn sống
với cha mẹ. Chúng ta hãy nhìn vào cuộc điều tra gần đây được tiến hành trong năm 2010 : Tưởng tược
rằng bạn là người quản lí muốn thuê người cho công ty của bạn. Bạn đã điểm qua hàng trăm đơn xin
việc và thấy ba người đủ phẩm chất cho việc làm này. Cả ba người này đều có cùng giáo dục đại học cho
nên bạn thử quyết định bạn sẽ thuê người nào. Trong ba người này, một người chỉ vừa mới tốt nghiệp
năm nay, một người đã tốt nghiệp năm ngoái, và một người đã tốt nghiệp hai năm. Bạn sẽ chọn người
nào ? Trong cuộc phỏng vấn, sinh viên đã tốt nghiệp năm ngoái bảo bạn rằng anh ta đang làm việc tạm
thời ở nhà hàng. Sinh viên đã tốt nghiệp hai năm trước hiện đang sống cùng cha mẹ và vẫn đang đi tìm
việc làm. Theo cuộc điều tra này, phần lớn những người quản lí bình luận rằng họ sẽ thuê sinh viên vừa
mới tốt nghiệp (68%) và một số sẽ thuê sinh viênvừa mới tốt nghiệp năm ngoái nhưng làm việc tạm thời
ở nhà hàng (31%) và ít hơn 1% xét tới việc thuê người đã tốt nghiệp hai năm trước đây, sống cùng cha
mẹ và chờ đợi cho công việclàmtới.
Không có việc làm có thể dẫn tới cảm giác bối rối tiêu cực, bác bỏ, mất niềm tin và thất bại. Học
cách giải quyết với vấn đề này là quan trọng, đặc biệt cho những sinh viên mới tốt nghiệp gần đây.
 Cho nênnhữngsinhviênđãtốt nghiệpnàylàmgì?
 Họ có nêntiếptục chờ đợi kinhtế cải thiệnvà các côngty sẽ bắt đầu thuê người lại không?
 Họ có nên bỏ điều họ đã học trong trường và tìm bất kì việc làm nào, cho dù chùng chẳng
liênquangì với giáodục của họ?
 Họ có nên quay lại trường và đăng tuyển khu vực học tập khác mà có thể cung cấp cơ hội tốt
hơnkhông?
 Họ có nênxinhọc chươngtrình sauđại học như thạc sĩ hay thậm chí là tiếnsĩ?
S i n h v i ê n t h ờ i đ ạ i t h ế g i ớ i p h ẳ n g |17
Trước hết, ĐỪNG hoảng hốt hay giận dữ mà nhận ra rằng đây là tình huống toàn cầu và chẳng liên quan
gì tới bạnnhư một cá nhân.Bạn phải chấp nhậnđiềuđã xảy ra và nhìn vào tươnglai.
Nếu có thì bạn phải cập nhật lí lịch của bạn, học thêm các lớp khác để cải thiện kĩ năng của bạn
và tiếp tục tìm việc làm. Bạn có thể liên hệ với các công ty, tìm thêm internet, kiểm cơ hội việc làm thêm
báo chí và để mọi người biết rằng bạn sẵn sàng cho công việc. Tìm việc là « việc toàn thời gian » cho
nên chừng nào bạn còn chưa dành ít nhất 8 giờ một ngày, tìm việc tích cực, bạn còn tỏ ra KHÔNG làm
việc đủ cần mẫn. Đừng chần chứ. Đừng đợi ở nhà và gửi lí lịch cho các công ty và mong đợi họ gọi bạn.
Có hàng nghìn người đang đợi trước cửa các công ty đó để kiếm cơ hội việc làm và nếu bạn không phải
là mộttrong số họ,có thể coi như bạn vẫnKHÔNG làmđủ.
Nếu bạn không thể kiếm được việc làm, bạn sẽ bắt gặp những người cũng có cùng vấn đề tìm
việc, điều này có thể gây ra nhiều thất vọng hơn. Thất nghiệp bao giờ cũng xảy ra, bạn đã không để ý cho
tới khi nó xảy ra với bạn, đặc biệt sau khi bạn dành nhiều năm trong trường học. Bạn phải bỏ qua hiện
thực là nhiều người quanh bạn cũng có vấn đề tìm việc làm và họ đều hoang mang. Bạn phải tập trung
vào bản thân mình và bước đi tiếp của bạn. Bạn phải chọnlựa BÂY GIỜ, bằng không bạn sẽ bị kéo xuống
với nhiều chán nản hơn. Hãy tự mình đứng dậy, bạo dạn thoát ra khỏi tâm trạng chán nản và bắt đầu kế
hoạch mới.
Nếu lĩnh vực học tập của bạn KHÔNG có nhu cầu cao, bạn có thể nghĩ về nghề khác. Có thể tùy
chọn của bạn là trởi lại trường để được đào tạo thêm trong lĩnh vực có nhu cầu cao. Một số trường sẽ
nhận sinh viên đã tốt nghiệp, cho họ vào đào tạo đặc biệt trong 12 tới 16 tháng và cho phép họ tốt
nghiệp với bằng đại học thứ hai trong lĩnh vực học tập khác. Tất nhiên, không có đảm bảo về việc làm
nhưng cơ hội sẽ được cải thiện nhiều nếu bạn có bằng tronglĩnh vực có nhu cầu cao. Công ty thuê người
sẽ coi bạn như sinh viên mới tốt nhiệp, chứ không phải ai đó đã tốt nghiệp vài năm trước. Bất kể tới kết
quả, bạn phải duy trì thái độ tích cực vì mọi sự trong cuộc sống xảy ra với mục đích. Vào lúc này, bạn có
thể không biết điều đó nhưng một ngày nào đó bạn sẽ biết. Có thái độ tinh thần tích cực sẽ cho phép
bạn làm tốt hơn và đi xa hơn. Cho dù bạn đã không kiếm được việc làm hôm nay, bạn có thể kiếm được
ngày mai.
Băng việc tìm việc tích cực, điều đó sẽ giữ cho bạn luôn trong tâm trạng tốt thay vì cư ngụ trong
cảm giác tiêu cực. Tích cực đi tới vài công ty tìm việc sẽ cho bạn tương tác con người, bạn bè mới, đối
thoại mới, thông tin mới và cái nhìn sáng suốt mới. Trong khi tìm việc, hãy giữ cuốn sổ tay cùnglịch hàng
ngày của bạn để tổ chức các mối liênhệ với người quencủabạn.
Bạn biết tên của những người bạn đã nói chuyện và điều họ nói. Chừng nào bạn còn tiếp tục cả
tiến chuyện tìm việc của mình, bạn cũng cải tiến kĩ năng của bạn và học từ những sai lầm của bạn đã
 Là sinh viên đại học, bạn phải tự hỏi mình, cơ hội cho bạn tìm được việc làm có liên quan tới
lĩnhvực học tập của bạn?
 Là lĩnhvực học tập của bạn có nhu cầu cao không?
 Nhucầu về kĩ năng của bạn có nằm trong thị trườngđịa phươngkhông?
S i n h v i ê n t h ờ i đ ạ i t h ế g i ớ i p h ẳ n g |18
phạm phải. Bạn sẽ được chuẩn bị và nhìn tới thách thức tương lai. Hãy nhớ, ngay trong suy thoái, công
ty vẫn có nhucầu cần được đáp ứng.
28
Đổi việc làm
Một người quản lí phần mềm viết cho tôi : « Không thể tồn tại lòng trung thành ở những người
phát triển phần mềm. Tôi thuê họ từ đại học, đào tạo cho họ nhưng sau một năm, tất cả đều bỏ đi để
làm việc cho công ty khác. Điều đó đã xảy ra nhiều lần. Mọi lần tôi thuê họ, đào tạo họ, rồi họ lại bỏ đi.
Ngày nay tôi không muốn thuê sinh viên tốt nghiệp đại học nữa. Tại sao người phát triển phần mềm hay
đổi việc làmthường xuyên ? »
Trả lời : Chúng ta cần nhiều vào vấn đề này kĩ càng bởi vì có nhiều lí do để người phát triển phần
mềm đổi việc làm. Câu trả lời của tôi là không chỉ dành cho người quản lí mà còn cho cả người phát triển
phầnmềm :
1. Mức lương tốt hơn : Tiền là nguyên nhân số một mà người phát triển phần mềm đổi việc làm.
Họ thường có thể được tăng lương với việc làm mới. Do thiếu hụt người phát triển có kĩ năng,
nhiều công ty sẵn lòng trả lương nhiều hơn cho người có kinh nghiệm. Điều này xảy ra ở mọi nơi,
kể cả ở Mỹ, Châu Âu, Ấn Độ và Trung Quốc. Khi có nhu cầu cao về người phát triển có kinh
nghiệm, điều đó sẽ tiếp tục xảy ra. Tuy nhiên, có những hậu quảxấu cho những người tham lam
và đổi việc làm quá thường xuyên. Nếu người sử dụng lao động nghi ngờ rằng một ứng cử viên
không nghiêm chỉnh về làm việc mà chỉ tận dụng ưu thế của sự thiếu hụt thì người đó sẽ không
bao giờ được thuê. Theo nghiên cứu công nghiệp, những người phát triển đổi việc cứ sau một
hay hai năm thì sau vài lần, họ sẽ không có khả năng tìm được việc làm. Lí do là lương của họ đã
cao và lí lịch của họ chỉ ra rằng họ chưa bao giờ ở lại đủ lâu cho bất kì việc làm nào. Trong phỏng
vấn việc làm, công ty bao giờ cũng hỏi lí do để một người rời bỏ công ty trước. Nếu họ không
thỏa mãn với câu trả lời, họ sẽ hỏi người sử dụng nhân công trước đây để kiểm tra điều đó. Bạn
nghĩ gì nếu họ tìm ra rằng bạn đã làm việc cho bốn công ty trong ba năm ? Bạn có thể nêu được
lí do nào khi bạnkhôngthể làmviệccho bất kì công ty nào quá mộtnăm ?
2. Việc làm tốt hơn : Nhiều sinh viên không biết chính xác họ muốn gì từ nghề nghiệp của họ. Một
số chấp nhận bất kì việc làm nào đề nghĩ với họ khi họ tốt nghiệp. Tuy nhiên, khi họ thu được
kinh nghiệm, họ đều biết họ muốn, hay điều gì sẽ là « việc làm đúng ». Nếu họ không hài lòng
với việc làm hiện tại, nếu việc làm không đáp ứng mục đích nghề nghiệp của họ, họ sẽ tìm việc
làm tốt hơn ở công ty khác. Theo ý kiến tôi, tìm việc làm tốt hơn sánh đúng với nhu cầu của bạn
không phải là điều xấu. Nếu bạn biết mục đích nghề nghiệp của bạn là gì thì bạn nên cẩn thận về
Tự hỏi bản thân mình, “Kĩ năng của mình là gì và làm sao chúng có thể giúp ích cho người
khác?” Điều này có thể có nghĩa là chuyển vào lĩnh vực có liên quan yêu cầu cùng kĩ năng, hay học kĩ
năng mới cho việc làm khác. Ai biết trước được rằng bạn thậm chí có thể thành lập công ty riêng của
bạn.
S i n h v i ê n t h ờ i đ ạ i t h ế g i ớ i p h ẳ n g |19
loại việc làm mà bạn sẽ xin làm. Nếu bạn vẫn ở chỗ « tìm việc đúng » thì đó sẽ là điều đúng cần
làm. Tuy nhiên, điều này sẽ yêu cầu sự cân nhắc cẩn thận và lập kế hoạch bởi vì bạn không muốn
người sử dụnglaođộng tiềmnăngnghĩ rằng bạn đổi việclàmvì các lí do khác.
3. Sự đa dạng tốt hơn : Nhiều người phát triển phần mềm không thích ngày nào cũng làm một
công việc duy nhất. Nó đơn điệu và đáng chán cho nên họ tìm những điều mới để học. Đổi vieecj
làm cung cấp tính đa dạng của sự việc mà họ có thể học, đáp ứng những thách thức mới và tiếp
tục thu được sự đa dạng về kĩ năng. Điều này là tốt nếu họ nghiêm chỉnh về học tập và duy trì đủ
lâu để học những kĩ thuật này. Vì phải mất vài năm để rất giỏi về khía cạnh kĩ thuật, cho dù họ
đổi việc làm nhưng điều đó không phải là thường xuyên. Tuy nhiên, có những người đổi việc làm
chỉ vì những điều kích động và để gặp gỡ bạn mới. Trong trường hợp đó, họ có thể không có đủ
kinh nghiệm trong bất kì cái gì vì kĩ năng của họ khá nông. Nếu họ chỉ làm việc từng chỗ trong
một thời gian ngắn và đổi làm việc sang những thứ kích động, họ sẽ không học được gì. Họ
khôngcó được hiểubiếtđủsâu sắc về kĩ năng kĩ thuật nênhọ sẽ phạmsai lầmlớn.
4. Tránh « bị phơi ra » : Nhiều sinh viên tốt nghiệp có « bằng cấp » nhưng không có kĩ năng. Họ
được thuê nhưng không biết cách làm việc. Nếu họ không học khi họ còn ở trong trường, họ sẽ
không có cơ hội nào để học ở công việc. Tất nhiên, họ sẽ giả vờ làm việc, họ sẽ cố che giấu
nhược điểm của họ, họ sẽ nhờ người khác giúp đỡ, cũng giống như họ đã làm trong trường.
Chẳng chóng thì chầy, các công nhân khác sẽ mệt mỏi với việc giúp họ vì học cũng bận rộn. Để
tránh cho người quản lí thấy sự bất tài của mình, đê tránh bị sa thải, họ bao giờ cũng tìm những
việc làm mới và đổi việc nhanh chóng nhất trong khả năng của mình. Tuy nhiên, sau khi đổi việc
làm vài lần, họ không thể thoát được sự thực là họ không có kĩ năng. Họ có thể lừa người khác
đôi lúc nhưng không lừa được bản thân họ. Nhiều người sẽ cảm thấy xấu hổ, một số sẽ giận dữ,
phần lớn sẽ cảm thấy thất vọng và chung cuộc bỏ đi để tìm việc. Cảm giác « sợ bị phơi ra »
thường dẫn tới sự tự nhận thức tiêu cực về bản thân mình và cảm giác thất vọng trong cả đời họ.
Giải pháp :
 Ngành công nghệ thông tin bao giờ cũng thay đổi. Cho dù bạn có việc làm tốt nhưng KHÔNG liên
tục học những điều mới, bạn có thể không tồn tại được. Nếu kĩ năng của bạn không còn được
cần tới nữa, bạn có thể không có khả năng giữ được việc làm của mình. Phần lớn mọi người đổi
việc thường xuyên sẽ hối tiếc về quyết định của họ. Họ rơi vào cái bẫy của tham lam riêng của
họ.
 Họ bị bịt mắt bởi ảo tưởng riên của họ rằng họ có thể « lừa được hệ thống ». Kì thực là ngày
nay, sự thiếu hụt trầm trọng trong người phát triển phần mềm đang diễn ra trên khắp thế giới
nhưng cũng có nhiều người phát triển phần mềm không thể tìm được việc làm. Đa số những
người phát triển phần mềm « thất nghiệp » là những người không có kĩ năng và thường được
gọi là « kẻ nhảyviệc ».
 Nếu bạn là túyp người đó, xin để thời gian đánh giá bạn tại sao bạn hành xử theo cách đó. Tại
sao điều đó lại xảy ra cho bạn và làm sao nó ảnh hưởng tới mục tiêu nghề nghiệp lâu dài của bạn.
Bạn phải phát triển bản kế hoạch để vượt qua vấn đề này, để cho bạn có thể tập trung vào một
việclàmmà sẽ giữcho bạn làmviệctrong thời gianlâu.
S i n h v i ê n t h ờ i đ ạ i t h ế g i ớ i p h ẳ n g |20
 Nếu bạn có bằng cấp nhưng không có kĩ năng, hãy bạo dạn trởi lại trường để được đào tạo thêm
và làm tăng khả năng của bạn để làm việc như một nhà chuyên môn phần mềm. Vì công nghệ
thay đổi nhanh chóng, trở lại trường để học điều mới là thông thường trong những người phát
triển phầm mềm. Bạn không nên cảm thấy kém cỏi về việc trở lại trường vì bạn đã học được bài
học tốt về cuộc sống và cuộc sốngcó nghĩa làphải liêntục học tập.
29
Đối thoại với một giáo sư trẻ
Sau bảy năm làm việc cần cù, Susan đã hoàn thành bằng tiến sĩ của cô ấy và kiếm được việc
giảngdạy ở mộtđại học khác. Cô ấy tới gặp tôi để nói lời tạmbiệt.
Cô ấy nói : « Em thực sự đánh giá cao sự giúp đỡ của thầy trong những năm qua, em vẫn nhớ
điều thầy đã nói khi em lần đầu tiên vào chương trình : « Là giáo sư đại học là tạo ra sự khác biệt trong
cuộc sống của sinh viên và của thế giới », cho nên trước khi ra đi, em muốn hỏi liệu thầy có lời khuyên
nào cho một giáo sư mới nhưem không ? »
Tôi bảo cô ấy : « Chúc mừng bạn, chúng ta bây giờ là đồng nghiệp của nhau. Chúng ta chia sẻ
cùng viễn kiến và sứ mệnh giáo dục. Vì bạn đã hỏi, có vài điểm tôi biết trong nghề dạy học cho nên tôi
muốn chia sẻ cùng bạn : « Là nhà giáo dục, chúng ta muốn tập trung vào việc học và thúc đẩy sự thành
công của sinh viên. Chính bổn phận của chúng ta là đảm bảo rằng môi trường lớp học là tối ưu cho việc
học. Làm theomột sốlời khuyênnhỏsauđây có thể giúpbạn và sinhviêncủabạn. »
 « Là một giáo sư, bạn phải dự ứng, đừng phản ứng. Bạn phải nắm quyền chỉ huy ngay từ lần đầu
tới lớp bằng việc đặt ra mục đích học tập của họ và để sinh viên biết mong đợi của bạn. Đừng
chờ đợi cho tới khi có cái gì đó xảy ra rồi mới phản ứng với nó. Chẳng hạn bạn sẽ làm gì khi điện
thoại di dộng của một sinh viên kêu to trong lớp ? Bạn sẽ làm gì khi sinh viên hỗn láo và dùng
tiếng tục trong lớp ? Bạn phải đặt ra quy tắc và chắc chắn rằng sinh viên hiểu chúng. Chẳng hạn,
tắt điện thoại di động trước khi vào lớp. Không dùng tiếng tục hay tranh cãi trong lớp. Vi phạm
sẽ bị yêu cầu ra khỏi lớp. Nhiều sinh viên nhìn vào giáo sư như « người mẫu » cho nên điều quan
trọng là chúng ta hành động tương ứng. Chúng ta phải đúng giờ, chúng ta phải bình thản trong
bất kì hoàn cảnh nào và KHÔNG biểu lộ cảm xúc của mình. Nếu bạn KHÔNG muốn sinh viên
dùng điện thoại di động trong lớp thì bạn phải tắt điện thoại di động của mình nữa. Nếu bạn chỉ
ra rằng bạn chăm lo cho họ và dành thời gian giúp họ, sinh viên sẽ biết điều đó và sẽ kính trọng
bạn về điều đó. Bạn phải công bằng trong việc áp đặt qui tắc lớp học của bạn nếu không thì
khôngai sẽ vâng theochúng. »
 Điều quan trọng là dành thời gian với sinh viên để cố vấn cho họ, cho nên hãy thu xếp thời
gian dạy của bạn sao cho bạn có thể làm được điều đó.
Chừng nào bạn còn học tập, bao giờ cũng có hi vọng.
S i n h v i ê n t h ờ i đ ạ i t h ế g i ớ i p h ẳ n g |21
 « Sinh viên tới đại học để học, để phát triển tri thức và kĩ năng, cho nên họ có thể tự chăm lo
cho bản thân họ và thành công theo bất kì cái gì họ làm. Theo kinh nghiệm giảng dạy của tôi, tôi
tin rằng được cho mục tiêu rõ ràng và truy nhập vào tài liệu tốt, phần lớn các sinh viên có thể tự
học điều cơ bản. Quả là phí thời gian đứng trên lớp và nói cái gì đó mà họ có thể đọc được từ
sách và đợi cho họ viết ra. Để giúp sinh viên học tài liệu THEO CÁCH RIÊNG CỦA HỌ, tôi bao giờ
cũng giao nhiệm vụ đọc bài trước khi lên lớp, thông tin mà sinh viên sẽ dùng tronglớp để cho họ
có thể học trước khi tới lớp. Lớp sẽ bắt đầu bằng một tổng quan về chủ đề và đôi khi là một bài
kiểm tra ngắn nếu tôi nghĩ sinh viên không chuẩn bị trước khi lên lớp. Thế rồi đến thảo luận và
công việc nhóm với câu hỏi, câu trả lời và bài giảng ngắn để tóm tắt chủ đề quan trọng là gì.
Phươngpháp « học qua hành » được hiểurõvà rất hiệuquả. »
 « Tất nhiên, một số sinh viên thích được bảo cho làm. Cách đó dễ dàng hơn cho họ và cho cả
giáo sư nữa. Nhưng họ cần học cách tự mình nghiên cứu bởi vì học tập là THÓI QUEN và họ cần
phát triển thói quen học tập này từ bây giờ để chuẩn bị cho việc học cả đời của họ. Nếu họ
KHÔNG định học cái gì trừ phi giáo sư đưa cho họ thông tin, nếu mọi điều họ phải làm là « ngồi
im lặng» chời đợi « được bảo cho làm » hơn là học thì kết quả chắc chắn sẽ khác. Trong thế giới
toàn cầu hóa này, nơi cạnh tranh đã mãnh liệt, mọi sự sẽ KHÔNG dễ dàng và sinh viên thụ động
có thể KHÔNG tồn tại được. Ngày nay, sinh viên KHÔNG CHỈ phải tích cực trong học tập MÀ họ
CŨNG phải học cách ra quyết định về điều họ cần biết và cách họ sẽ thu nhận tri thức đó. Tôi tin
rằng bằng việc mong đợi sinh viên sẽ học tài liệu theo cách của họ, chúng ta đang thúc đẩy kĩ
năng và thái độ họ cần để trở thành người tự học cả đời. Tất nhiên, bằng việc đi theo phương
pháp này, giáo sư cũng phải tin rằng sinh viên CÓ KHẢ NĂNG học độc lập, với sự hướng dẫn và
hỗ trợ đúng đắn. Để làm cho sự việc được diễn ra tốt đẹp, bạn phải cống hiến thời gian để giúp
sinhviêntựgiúphọ. »
 « Tất nhiên, KHÔNG phải mọi sinh viên đều tới trường để học. Nhiều người thích bỏ lớp. Nhiều
người không chuẩn bị, không vướng bận và không động cơ. Làm sao chúng ta thay đổi điều đó ?
Chúng ta phải xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên, cha mẹ và sinh viên. Loại hình này rất quan
trọng bởi vì tất cả chúng ta đều quan tâm tới giáo dục sinh viên. Nếu sinh viên không học, tôi sẽ
để cho cha mẹ họ biết. Một số sinh viên không thích điều đó nhưng là một giáo sư, tôi nghĩ
chúng ta phải có nghĩa vụ thông báo choc ha mẹ nếu con họ không tiến bộ trong trường. Cùng
nhau, chúng ta phải tìm ra hành động sửa chữa. Tất nhiên, sẽ nhiều việc hơn cho giáo sư, sẽ
nhiều việc hơn cho cha mẹ, và sẽ nhiều việc hơn cho sinh viên. Tuy nhiên, không có gì sẽ làm cho
chúng ta cảm thấy vui hơn là thấy sinh viên vượt qua vấn đề và tiến bộ. Điều đó thực đáng bỏ
công sức và đó là nghĩa vụ của chúngta để làm cho nóxảy ra. »
30
Bill Gates – Nhà doanh nghiệp
Tôi nhận được một email, người gửi viết : « Em muốn là một nhà doanh nghiệp nhưng bố mẹ
em muốn em vào đại học. Em bảo họ rằng các nhà doanh nghiệp như Bill Gates và Steve Jobs, tất cả đều
S i n h v i ê n t h ờ i đ ạ i t h ế g i ớ i p h ẳ n g |22
là những người bỏ đại học giữa chừng. Họ KHÔNG cần học đại học để làm ra nhiều tiền nhưng bố mẹ em
không đồng ý.Thầy có cho rằng nhà doanh nghiệp cần giáo dụcđại họckhông ? Xin thầy chỉ bảo. »
Trả lời : Bạn có biết nhà doanh nghiệp là gì không ? Theo định nghĩa, đó là : « Người sở hữu tri
thức duy nhất và nhận ra cơ hội kinh doanh để truyền tri thức đó vào trong sản phẩm mới, đảm
nhiệm việc đó và nhận may rủi về việc đó. » Chúng ta hãy nhìn vào trong định nghĩa này một cách cẩn
thận hơn. Thứ nhất, nhà doanh nghiệp phải có tri thức duy nhất. Bạn nghĩ tri thức đó từ đâu tới ?
Người này có được sinh ra với tri thức đó không hay người này đã học nó từ đâu đó ? Thứ hai, bạn
có bao giờnghĩ về cơ hội kinhdoanhkhông ?
Cơ hội KHÔNG phải là cái gì đó xảy ra thường xuyên mà là hoàn cảnh hiếm hoi và nó chỉ xảy ra
khi ai đó đã sẵn sàng cho nó. Nhiều người lẫn lộn giữa cơ hội và vận may nhưng vận may chả liên quan gì
tới điều đó. Nếu bạn KHÔNG sẵn sàng, cơ hội sẽ KHÔNG bao giờ tới, bởi vì bạn thậm chí còn không biết
nó là cái gì. Nếu bạn đồng ý với định nghĩa của tôi thì chúng ra nhìn vào nhân vật doanh nghiệp : ngài Bill
Gates.
Khi còn là học sinh phổ thông, Bill Gates và Paul Allen đã « lén » vào lớp máy tính của Đại học
Washington để học lập trình. Họ thậm chí đã dùng thẻ sinh viên « giả » để mượn sách máy tính từ thư
viện. Họ « đột nhập » vào trong máy tính đại học để viết chương trình. Cuối cùng, họ bị bắt, nhưng giáo
sư thấy niềm đam mê học máy tính từ những đứa trẻ 15 tuổi này và đã cho phép họ tiếp tục. Ông ấy dạy
cho họ và cho phép họ dùng máy tính của đại học để viết nhiều chương trình. Điều đó giải thích tại sao
lúc ban đầu, hai người sáng lập của Microsoft đã có tri thức máy tính cho dù họ KHÔNG dự lớp đại học
(họ mới học lớp 9).
Cuối cùng, Bill Gates đã tốt nghiệp phổ thông và vào học luật tại đại học Harvard (bố anh ta là
luật sư và muốn anh ta đi theo nghề này) nhưng đam mê của Bill về máy tính mạnh tới mức anh cứ mãi
theo đuổi xu hướng công nghệ. Một hôm Paul Allen chỉ cho anh ta một bài báo về máy tính có tên là
Altair (đó là một gói các linh kiện để các kĩ sư lắp ráp). Vì máy tính này không có phần mềm, Bill và Paul
quyết định viết phần mềm cho nó (cơ hội kinh doanh) nhưng công ty Altair không muốn mua phần mềm.
Cuối cùng, Bill và Paul phải tạo ra công ty của riêng mình để bán phần mềm cho những người mua máy
tính của Altair. Để làm điều đó, Paul đã phải làm hầu hết việc lập trình còn Bill phải làm hầu hết việc bán
hàng, điều yêu cầu anh ta đi lại nhiều. Bill quyết định bỏ học Harvard « tạm thời » mặc dù bố mẹ anh ta
không lấy gì làm sung sướng về điều đó. Anh ta dùng hết tiền tiết kiệm để đi bán phần mềm Altair và
đảm nhận mọi may rủi (đó là tinh thần nhà doanh nghiệp). Tuy nhiên, máy tính Altair không kinh doanh
được tốt và Microsoft cũng ở trên bờ vực phá sản thì Bill nghe nói rằng IBM cũng có máy tính cá nhân
tương tự mà không có phần mềm. Bill Gates tới IBM và hỏi liệu anh ta có thể viết phần mềm cho PC
không. Vì IBM là công ty phần cứng, người quản lý không chú ý quá nhiều về phần mềm cho nên họ
đồng ý để một công ty « vô danh tiểu tốt » có tên Microsoft viết phần mềm điều hành cho nó. Bạn có lẽ
đã biếtphần cònlại của câu chuyệnnày.
Những người như Bill Gates và Paul Allen CÓ THỂ KHÔNG cần đại học (Họ đã có tri thức, đam
mê, động cơ và sẵn lòng chấp nhận may rủi). Ngày nay, chỉ có một Bill Gates nhưng có hàng triệu người
« muốn là Bill Gates ». Tất cả họ đều muốn có tiền của ông ấy, danh vọng của ông ấy nhưng KHÔNG
S i n h v i ê n t h ờ i đ ạ i t h ế g i ớ i p h ẳ n g |23
chăm nom về « tri thức », « cơ hội » hay « may rủi » mà Bill Gates cũng có. Đó là lí do tại sao KHÔNG có
Bill Gateskhác.
Nếu bạn muốnlà “Bill Gates”, bạn phải bắt đầu với điều ông ấy đã bắt đầu: Sở hữu tri thức. Bạn
lấy loại tri thức này ở đâu? Trong đại học, tất nhiên rồi. Lời khuyên của tôi: Xin hãy học tập chuyên cần
và ở lại trường. Có tri thức kĩ thuật sẽ cho phép bạn nhận diện cơ hội kinh doanh và nó CHỈ tới khi bạn
sẵn sàng.
Ngày nay, kĩ nghệ phần mềm là lĩnh vực tương đối mới. Nó mới được năm mươi tuổi, một lĩnh
vực rất trẻ khi so sánh với kĩ nghệ công trình công công, kĩ nghệ hóa học v.v. Phần mềm có nhiều tiềm
năng và nhiều cơ hội hơn các lĩnh vực khác. Tôi nghĩ, bằng việc chọn lĩnh vực này để học tập, bạn đã ra
quyết định đúng. Tôi tin tương lai của lĩnh vực này là rất hứa hẹn với nhiều khám phá mới và nhiều cơ
hội mới.
Để trả lời câu hỏi của bạn: Nhàdoanhnghiệp có cần giáodục đại họckhông?
 Câu trả lời của tôi là: “Dứt khoát có.” Tôi sẽ nói thêm cho bạn về việc tại sao tôi nói “có”
trong bài tiếptheocủa tôi về nhânvật khác của bạn: Steve Jobs.
31
Steve Jobs – Nhà doanh nghiệp
Trong bài trước, tôi đã viết về nhu cầu có tri thức là tiền điều kiện để trở thành doanh nghiệp.
Định nghĩa của tôi về nhà doanh nghiệp là “Người sở hữu tri thức duy nhất và nhận ra cơ hội kinh
doanh để truyền tri thức đó vào trong sản phẩm mới, đảm nhiệm việc đó và nhận may rủi về việc đó.”
Tất nhiên, bên cạnh tri thức đặc biệt, nhà doanh nghiệp phải có lòng đam mê mạnh, động cơ, sự “thông
minhdoanhnghiệp” và hammuốn tiếptụchọc để thànhcông trong lĩnh vực này.
Có lẽ bạn biết rằng Steve Jobs và Steve Wozniak là những người sáng lập ra Apple Computer.
Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Steve Jobs tới đại học Reed College nhưng bỏ học nửa chừng để sống như
một “Hippie”, du hành tới nhiều nơi cho tới khi hết tiền. Anh ta tìm được việc làm trong một cửa hiệu
điện tự nơi anh ta gặp Steve Wozniak. Wozniak là một “tài tử điện tử” có đam mê về bất kì cái gì liên
kết với điện tử. Anh ta thích lấy các thiết bị điện tử và rồi dựng lại chúng để tìm hiểu cách vận hành ra
sao. Woznaik cũng là một người bỏ đại học nửa chừng vì anh ta nghèo và không thể đảm đương được
mức học phí đại học.
Tuy nhiên, với niềm đam mê mạnh mẽ về học tập, Wozniak tiếp tục “lén” và các lớp đại học cho
tới khi ra trường phát hiện ra và yêu cầu anh ta phải ra đi. (Anh ta học tri thức cơ sở ở phổ thông).
Woznaik cũng “lén” vào dự các buổi seminar kĩ nghệ và hội nghị điện tử bằng việc giả vờ là người phục
vụ đồ ăn uống, cho nên anh ta có thể học được nhiều (Anh ta học tri thức điện tử chuyên sâu trong các
hội nghị). Một hôm Wozniak thấy trình diễn về máy tính Altair trong một cuộc hội nghị, anh ta bị ấn
tượng và quyết tâm xây dựng một cái gì đó tương tự như vậy. Anh ta bắt đầu thiết kế bản mẫu máy tính
dùng chip intel 8080 và biểu diễn cho mọi người xem tại “CLB máy tính Homebrew” tại đại học Stanford
Ebook hay nhất về "đời sinh viên"
Ebook hay nhất về "đời sinh viên"
Ebook hay nhất về "đời sinh viên"
Ebook hay nhất về "đời sinh viên"
Ebook hay nhất về "đời sinh viên"
Ebook hay nhất về "đời sinh viên"
Ebook hay nhất về "đời sinh viên"
Ebook hay nhất về "đời sinh viên"
Ebook hay nhất về "đời sinh viên"
Ebook hay nhất về "đời sinh viên"
Ebook hay nhất về "đời sinh viên"
Ebook hay nhất về "đời sinh viên"
Ebook hay nhất về "đời sinh viên"
Ebook hay nhất về "đời sinh viên"
Ebook hay nhất về "đời sinh viên"
Ebook hay nhất về "đời sinh viên"
Ebook hay nhất về "đời sinh viên"
Ebook hay nhất về "đời sinh viên"
Ebook hay nhất về "đời sinh viên"
Ebook hay nhất về "đời sinh viên"

Contenu connexe

En vedette

Kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp
Kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệpKỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp
Kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệpĐặng Duy Linh
 
Tìm Hiểu Phương Pháp Montessori-Áp Dụng cơ bản
Tìm Hiểu Phương Pháp Montessori-Áp Dụng cơ bảnTìm Hiểu Phương Pháp Montessori-Áp Dụng cơ bản
Tìm Hiểu Phương Pháp Montessori-Áp Dụng cơ bảnNguyen Huong
 
Những nguyên lý quản trị bất biến mọi thời đại
Những nguyên lý quản trị bất biến mọi thời đạiNhững nguyên lý quản trị bất biến mọi thời đại
Những nguyên lý quản trị bất biến mọi thời đạiBrand Xanh
 
Young marketers elite program 2 market segmentation [tú oanh_trung hiếu]
Young marketers elite program 2 market segmentation [tú oanh_trung hiếu]Young marketers elite program 2 market segmentation [tú oanh_trung hiếu]
Young marketers elite program 2 market segmentation [tú oanh_trung hiếu]Hiếu Hôxê
 
Young marketers elite 2 - Segmentation & Brand Equity - Van Khai - Mai Bang
Young marketers elite 2 - Segmentation & Brand Equity - Van Khai - Mai BangYoung marketers elite 2 - Segmentation & Brand Equity - Van Khai - Mai Bang
Young marketers elite 2 - Segmentation & Brand Equity - Van Khai - Mai BangMai Bằng
 
John Holland: Trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp
John Holland: Trắc nghiệm định hướng nghề nghiệpJohn Holland: Trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp
John Holland: Trắc nghiệm định hướng nghề nghiệpThanh Cong Ma
 
Giao duc tre con
Giao duc tre conGiao duc tre con
Giao duc tre conhoasong
 
Hợp lực mở trường Montessori không vụ lợi cho con
Hợp lực mở trường Montessori không vụ lợi cho conHợp lực mở trường Montessori không vụ lợi cho con
Hợp lực mở trường Montessori không vụ lợi cho conVietnam Montessori
 
12. kỹ năng ra quyết định
12. kỹ năng ra quyết định12. kỹ năng ra quyết định
12. kỹ năng ra quyết địnhMai Xuan Tu
 

En vedette (10)

Kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp
Kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệpKỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp
Kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp
 
Tìm Hiểu Phương Pháp Montessori-Áp Dụng cơ bản
Tìm Hiểu Phương Pháp Montessori-Áp Dụng cơ bảnTìm Hiểu Phương Pháp Montessori-Áp Dụng cơ bản
Tìm Hiểu Phương Pháp Montessori-Áp Dụng cơ bản
 
Montessori
MontessoriMontessori
Montessori
 
Những nguyên lý quản trị bất biến mọi thời đại
Những nguyên lý quản trị bất biến mọi thời đạiNhững nguyên lý quản trị bất biến mọi thời đại
Những nguyên lý quản trị bất biến mọi thời đại
 
Young marketers elite program 2 market segmentation [tú oanh_trung hiếu]
Young marketers elite program 2 market segmentation [tú oanh_trung hiếu]Young marketers elite program 2 market segmentation [tú oanh_trung hiếu]
Young marketers elite program 2 market segmentation [tú oanh_trung hiếu]
 
Young marketers elite 2 - Segmentation & Brand Equity - Van Khai - Mai Bang
Young marketers elite 2 - Segmentation & Brand Equity - Van Khai - Mai BangYoung marketers elite 2 - Segmentation & Brand Equity - Van Khai - Mai Bang
Young marketers elite 2 - Segmentation & Brand Equity - Van Khai - Mai Bang
 
John Holland: Trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp
John Holland: Trắc nghiệm định hướng nghề nghiệpJohn Holland: Trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp
John Holland: Trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp
 
Giao duc tre con
Giao duc tre conGiao duc tre con
Giao duc tre con
 
Hợp lực mở trường Montessori không vụ lợi cho con
Hợp lực mở trường Montessori không vụ lợi cho conHợp lực mở trường Montessori không vụ lợi cho con
Hợp lực mở trường Montessori không vụ lợi cho con
 
12. kỹ năng ra quyết định
12. kỹ năng ra quyết định12. kỹ năng ra quyết định
12. kỹ năng ra quyết định
 

Dernier

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hardBookoTime
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxlephuongvu2019
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfXem Số Mệnh
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaThiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaAnhDngBi4
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfXem Số Mệnh
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21nguyenthao2003bd
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Dernier (20)

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaThiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 

Ebook hay nhất về "đời sinh viên"

  • 1. S i n h v i ê n t h ờ i đ ạ i t h ế g i ớ i p h ẳ n g |1 SINH VIÊN THỜI ĐẠI THẾ GIỚI PHẲNG Nhóm giáo sư SEGVN 20 Quan hệ với bố mẹ Tôi nhận được một email từ một sinh viên Kĩ nghệ phần mềm, trong đó anh ta viết: “Em có vấn đề với bố mẹ em. Em không biết làm sao giải quyết được nó vì họ muốn em học kĩ sư phần mềm bởi nó có tương lai tốt. Em thấy nó khó với quá nhiều công việc. Bạn bè em học các lĩnh vực khác và họ có nhiều thời gian tận hưởng cho họ. Em là sinh viên giỏi, bao giờ cũng học giỏi ở trường và em yêu bố mẹ em, nhưng đôi khi họ thúc ép em quá nhiều. Em biết điều này có thể không phải là cái gì đó thầy mong đợi từ sinh viên nhưng em KHÔNG phải là người duy nhất với vấn đề này, nhiều bạn trong lớp em cũng có cùng vấn đề.” Tôi đã đọc email này vài lần trước khi trả lời. Tôi tin mọi người phải giải quyết các vấn đề cá nhân của mình bằng việc nhìn vào tâm trí riêng và trái tim riêng của mình. Câu trả lời bao giờ cũng có nếu họ nhìn đủ sâu. Về vấn đề của bố mẹ bạn, điều đầu tiên bạn sẽ biết là ở chỗ bạn hầu như sắp sửa sẽ giống bố mẹ bạn. Bạn bị ảnh hưởng bởi mối quan hệ với bố mẹ bạn từ tuổi còn rất thơ ấu. Bạn bao giờ cũng thừa hưởng một số đặc trưng mà bố mẹ bạn có. Tất nhiên, bên cạnh gene từ bố mẹ bạn, bạn cũng có suy nghĩ và cách cư xử rất tương tực như bố mẹ bạn mà bạn có thể không biết bây giờ, nhưng bạn có thể đấy. Bạn sẽ thấy hầu hết về bản thân mình trong cả đời mình. Đặc biệt khi bạn có gia đình riêng và con riêng,tôi nghĩ mọi xungđột với bốmẹ chủ yếulàvề bảnthân bạn chứ KHÔNGphải về bố mẹ bạn. Điều đầu tiên bạn cần biết là bố mẹ bạn muốn dành cho bạn điều tốt nhất có thể được. Khi họ chọn lựa lĩnh vực học tập tốt nhất mà họ tin có tương lai tốt hơn cho bạn, họ có thể “thúc ép chút ít” nhưng đây là từ tinh yêu của họ với bạn và bạn nên đánh giá cao điều đó. Như bạn đã nhắc tới rằng bạn là sinh viên giỏi, tôi nghĩ bạn sẽ học giỏi trong bất kỳ lĩnh vực học tập nào mà bạn chọn, dù nó là kĩ nghệ phần mềm hay bất kì cái gì khác. Vấn đề của bạn là ở chỗ bạn so sánh lĩnh vực của bạn với điều bạn bè bạn đã chọn lựa và tin rằng họ có nhiều thời gian để tận hưởng trong khi bạn phải học tập vất vả. Bạn KHÔNG nên so sánh bản thân mình với người khác bởi vì điều đó sẽ làm cho bạn cay đắng hơn. Vấn đề thực sự của ngày nay là ở chỗ mọi thứ trong xã hội đều thúc chúng ta nhìn ra ngoài, so sánh, chú ý tới người khác, nhưng giải pháp KHÔNG được tìm ra theo cách đó, mà đi vào trong cái tôi bên trong của bạn và thực tế biếtlấybản thân mìnhlàm tâm. Ngày nay bố mẹ và con cái gần như sống trong các thế giới khác nhau. Con cái cảm thấy chúng ta “kiểm soát” bởi bố mẹ và bố mẹ KHÔNG có thời gian thực sự hiểu con cái và thường không biết làm thế nào. Cho nên, có vấn đề trao đổi, con cái muốn được hiểu, được chấp nhận, nhưng đồng thời cũng muốn được độc lập và là con người riêng của chúng. Bố mẹ KHÔNG nghĩ con cái họ đủ “khôn ngoan” để tự mình ra quyết định bởi vì bạn bao nhiêu tuổi cũng KHÔNG thành vấn đề. Bạn vẫn là con họ. Người sáu mươi tuổi vẫn là “con” của bố mẹ già tám mươi tuổi. Khi bạn có gia đình riêng, bạn có lẽ sẽ thấy
  • 2. S i n h v i ê n t h ờ i đ ạ i t h ế g i ớ i p h ẳ n g |2 rằng mọi lỗi bạn hiện thấy trong bố mẹ bạn, bạn sẽ hành động đích xác giống hệt với con bạn. Thực sự dễ dàng nghĩ bạn sẽ hành động khác, nhưng khi bạn lo nghĩ về tương lai, bạn sẽ hành động theo cùng cách bằng việc ra quyết định, quyết định tốt nhất có thể được, cho con bạn. Bạn sẽ “thúc ép chút ít” bởi vì mọi phản ứng của bạn với bốmẹ bạnđang xảy ra bêntrong bạn. Một khái niệm quan trọng trong văn hóa của chúng ta là đền đáp lại bố mẹ về những điều họ đã làm cho bạn. Họ sinh ra bạn, nuôi bạn, giáo dưỡng bạn và chăm nom bạn cho nên bạn có cảm giác phải đền đáp lại bố mẹ bạn về điều họ đã cho bạn vào mọi lúc đó, và điều đó được gọi là “đạo làm con”. Là một nét văn hóa truyền thống, điều đó gần như bị mất đi trong môi trường ngày nay bởi vì nhiều thanh niên gặp lúc khó khăn với điều “đạo làm con” ngụ ý: khi bố mẹ họ bảo họ đi theo đường này, còn họ nhìn trong cái tôi riêngcủa mình thì thấy họcần đi theohướngkhác. Lý do đơn giản là cấu trúc của xã hội hiện đại đặt điều khác vào trong bạn mà trở thành cơ sở cho cá tính của bạn ở mức độ vô thức, cho nên mọi người sẽ nhìn hầu hết hướng ra ngoài thay vì nhìn vào trong. Điều then chốt là ở chỗ hầu hết các vấn đề của bạn là cuộc vật lộn trong bạn giữa ảnh hưởng của xã hội bêntrong bạn và bạnlà ai (đó là tâm trí và trái tim bạn đang giúp bạn ra quyếtđịnh đúng) Với văn hóa phương tây, ảnh hưởng xã hội hay “cá nhân” là quan trọng vì mọi người bao giờ cũng nhìn ra ngoài tới điểm mà “đạo làm con” không còn nghĩa nào cả. Tuy nhiên, văn hóa phương Đông của chúng ta đã không đi xa như thế, ít nhất cũng chưa. Chúng ta vẫn còn có khả năng giữ cái gì đó có giá trị và đó là lý do tại sao một số trong các bạn có xung đột. Làm sao có thể giải quyết được điều này? Không dễ chút nào, nhưng với chút ít lắng nghe, chút ít kiên nhẫn, nhiều hiểu biết và không phán xét, thì tôi nghĩ tất cả đều có thể giải quyết được. Lời khuyên của tôi là “Bạn càng có thể gần gũi với bố mẹ bạn qua đời sống và bạn càng có thể giải quyết được các xung đột bạn có với bố mẹ bạn, thì mức độ chân thành trong bạn càng lớn hơn”. Bởi vì tất cả những khía cạnh đó của bạn thân bạn, mà bạn KHÔNG hoàn toàn thấy rõ ràng vào khoảnh khắc này, phần lớn đều bắt nguồn từ bố mẹ bạn và những thế hệ trước nhưhọ đã và đang gìn giữtrong hàng nghìn năm. Ta hãy quay lại việc học kĩ nghệ phần mềm. Nó không yêu cầu nhiều công việc nhưng điều đó KHÔNG có nghĩa là bạn phải dành TẤT CẢ thời gian vào học hành. Bạn có thể nhìn vào thời gian bạn dùng hàng tuần và nhận diện bao nhiêu thời gian bạn thực sự dành cho học tập và bao nhiêu thời gian KHÔNG được dùng tốt (chẳng hạn trò chơi máy tính, duyệt web, phòng chat,…). Bạn có thể tổ chức lại thời gian của mình tốt hơn để cho bạn có thời gian chơi thể thao, đi xem phim, hay đi chơi với bạn bè. Giáo dục không phải tất cả đều là học và không chơi đùa mà là cân bằng thời gian cho cả tâm trí bạn và thân thể bạn. Quản lí thời gian có lẽ là điều khó khăn nhất cho sinh viên nhưng nếu bạn có thể quản lí được nó tốt,bạn có thể gầnnhư làm đượcbất kì cái gì. 21 Cha mẹ và con cái Nhiều bậc cha mẹ nói với tôi rằng họ lo lắng về tình trạng thất nghiệp hiện thời trong sinh viên tốt nghiệp đại học và hỏi tôi điều gì sẽ xảy ra trong vài năm tới khi con họ tốt nghiệp đại học. Tất nhiên,
  • 3. S i n h v i ê n t h ờ i đ ạ i t h ế g i ớ i p h ẳ n g |3 không ai có thể tiên đoán được thị trường việc làm tương lai bởi vì nhiều thứ có thể thay đổi nhanh chóng. Điều duy nhất tôi có thể khuyên họ là họ phải nhìn ra bên ngoài tình huống hiện thời, hướng tới tương lai tốt hơn bởi vì có giáo dục tốt vẫn là sự đầu tư tốt nhất mà họ có thể làm ngày nay. Tuy nhiên, giống như bất kì việc đầu tư nào, họ phải lập kế hoạch, kiểm điểm và giám sát tiến bộ của con cái họ để chắc rằng điềuđóđang tiếntới kếtquảmong đợi. Cha mẹ đầu tư vào giáo dục của con cái với mong đợi rằng chúng sẽ được giáo dục và có khả năng xây dựng nghề nghiệp cho chúng cuộc sống thuận tiện. Đó là lí do tại sao một số cha mẹ gây ảnh hưởng nhiều đến chọn lựa nghề nghiệp của con họ nhưng họ cũng phải thực tế nữa. Không phải mọi đứa trẻ đều có thể là bác sĩ, dược sĩ hay kĩ sư phần mềm. Trẻ con làm tốt nhất khi chúng học cái gì đó chúng thích và khớp với khả năng của chúng. Tất nhiên, chúng cần “lời khuyên tốt” từ cha mẹ nhưng cha mẹ cũng cần lắng nghe ý kiến của con họ để hiểu chúng. Cùng nhau, họ có thể đi tới chọn lựa nghề nghiệpthỏađáng thỏamãn cả hai bên. Điều quan trọnglà phân biệt sự khác biệt giữa “bảo” và “khuyên” và khác biệt giữa “vai trò thẩm quyền” và “vai trò khuyên bảo”. Bởi vì cha mẹ đã dành nhiều năm nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy dỗ và cũng “bảo” con họ phải làm cái gì, bằng cách nào đó họ không nhận ra rằng con cái họ bây giờ là “người lớn trẻ”. Là người lớn trẻ, họ cần hỗ trợ từ cha mẹ nhưng họ cũng muốn có độc lập nào đó cho phép họ ra quyết định riêng của mình. Điều này là KHÔNG dễ dàng, đặc biệt với các cha mẹ châu Á vì “truyền thống” cha mẹ có “quyền” và con cái phải “vâng lời” cha mẹ vẫn còn rất mạnh. Chuyển từ “thẩm quyền” sang “khuyên bảo” là một khái niệm mà nhiều người có thể KHÔNG chấp nhận. Đây là chỗ “xung đột cha mẹ con cái” xảy ra, đặc biệt khi họ buộc con cái họ học cái gì đó chúng không muốn hay có thể không có khả năng. Là một giáo sư, tôi đã thấy nhiều sinh viên vật lộn với môn học mà họ không thích và không thể học qua được. Tôi đã thấy nhiều sinh viên thất bại và rời khỏi trường bởi vì họ không có năng lực để hoàn thành điều cha mẹ họ muốn họ học. Nhiều người trong số họ tin rằng họ không “đủ thông minh” để làm cái gì. Nhiều người cũng phát triển “phức cảm tự ti” và “tự nhìn mình tiêu cực”, điều làm tổn thương họ trong cả quãng đời còn lại. Thảm kịch này thường xảy ra ở châu Á, khi tôi dạy học ở Trung Quốc và Nhật Bản, tôi đã để ý rằng mọi năm đều có những sinh viên tự tử khi học không học được một mônhọc hay qua được kì thi vì họ đã khôngđáp ứng được mongđợi của cha mẹ họ. Để tránh điều này, điều quan trọng với cả cha mẹ và con cái là có nhiều thời gian cùng nhau hơn để thảo luận, để lắng nghe và để hiểu. Trong thời đại rất bận rộn này, cả cha mẹ và con cái cần dành nhiềuthời gianhơnđể thực sự “hiểu”lẫnnhau. Với phần lớn các cha mẹ, vào đại học là đầu tư chính cho tương lai của con cái họ, cho nên điều quan trọng là chuẩn bị sớm nhất có thể được. ĐỪNG đợi cho tới khi con bạn gần hết trung học phổ thông rồi mới nói chuyện với chúng về đại học. Ở Mỹ, phần lớn các cha mẹ thảo luận về giáo dục đại học khi con cái họ bắt đầu vào trung học phổ thông, hay ít nhất cũng ba hay bốn năm trước khi vào đại học,, cho nên con họ có thể chuẩn bị và sẵn sàng. Nếu cha mự đã chuẩn bị cho con cái họ có trách nhiệm về hành động riêng của chúng và tập trung vào khu vực nào đó thì sẽ dễ dàng hơn nhiều. Con cái có trách nhiệm có thể ra quyết định riêng, tìm ra khu vực quan tâm riêng và xây dựng nghề nghiệp riêng của
  • 4. S i n h v i ê n t h ờ i đ ạ i t h ế g i ớ i p h ẳ n g |4 chúng. Trong trường hợp đó, cha mẹ chỉ cần cung cấp “chút ít lời khuyên” để giúp con cái họ ra quyết địnhvề chọn lựa lĩnhvực học tập dựa trênkhả năng về mối quan tâm của chúng. Bước tiếp theo là chọn trường. Cha mẹ cần biết rằng KHÔNG phải mọi trường đại học đều ngang nhau, KHÔNG phải mọi chương trình đều được cập nhật nhất, KHÔNG phải mọi giáo sư đều có thể đào tạo tốt, và danh tiếng của trường cũng có thể là nhân tố xác định cho tương lai của sinh viên. Cha mẹ phải lựa chọn cẩn thận trường đúng, giáo trình đúng và chỗ đúng để đầu tư vào giáo dục của con cái họ. Ở Mỹ, phần lớn các “đại học hàng đầu” đều là tư thục và từng trường đều có chuyên môn riêng của họ, cho nên các bậc cha mẹ Mỹ biết rõ chỗ để gửi gắnm con cái của họ, tùy theo chọn lựa nghề nghiệp của chúng. Ở các nước khác, cũng có các “đại học hàng đầu” nhưng khó phân biệt được các chuyên môn của họ. Đây là chỗ cha mẹ phải đầu tư. Chẳng hạn, nếu trường nổi tiếng về khoa học và công nghệ, nhưng bạn đăng tuyển cho con bạn vào học nghệ thuật và văn học thì có thể đó không phải là chọn lựa tốt. Ở Mỹ, bạn có thể giả định rằng sinh viên vào đại học Harvard vì họ muốn có vị trí lãnh đạo trong chính phủ, chính trị, hay quản lý công ty lớn. Nếu sinh viên vào đại học Yale thì có thể họ quan tram nhiều tới luật pháp, chính trị, và hệ thống pháp lý. Tất nhiên, Stanford và Carnegie Mellon nổi tiếng về công nghệ thông tin và khoa học máy tính. Lựa chọn đúng trường có lẽ là chọn lựa quan trọng nhất mà cha mẹ có thể làm cho con cái họ. Nhiều sinh viên thường lựa chọn trường dựa trên bạn bè họ vào hơn là danh tiếnghaygiáo trình. Cha mẹ cần hiểu rằng đại học cũng là thời gian nhiều “người lớn trẻ” đối diện với những thách thức mà họ chưa gặp bao giờ. Là một phần của sự “trưởng thành”, họ phải tự mình giải quyết một số thách thức. Họ phải hình dung ra cách vượt qua vấn đề cô đơn, đặc biệt khi một số bạn bè họ có bạn trai hay bạn gái. Họ phải học cách cân bằng các ưu tiên trong trường và đồng thời phải giải quyết với sức ép để “hòa hợp” với bạn học. Họ phải phát triển thói quen học tập tốt, đồng thời xây dựng mối quan hệ với bạn ở đại học. Có sức ép cực kì lớn với thanh niên và nhiều người có thể không giải quyết được nó tốt. Đó là lí do tại sao cách tốt nhất là cần có sự thảo luận và “cởi mở và chân thật” giữa cha mẹ và con cái. Cha mẹ nên lắng nghe nhiều để “hiểu” con cái họ hơn là bảo con cái họ điều phải làm. “Lắng nghe” là khía cạnh then chốt để hướng tới mối quan hệ tốt hơn bởi vì bạn càng lắng nghe nhiều, bạn càng hiểu rõ hơn. Bạn càng hiểu rõ hơn, bạn càng có thể đưa ra lời khuyên tốt hơn. Lời khuyên tốt nhất là để hiểu và hỗ trợ con bạn tự chúng ra quyết định sau khi chúng đã tính tới mọi sự kiện liên quan tới sự lựa chọn của chúng. Không dễ dàng để cha mẹ lắng nghe, vì nhiều người coi họ là “có thẩm quyền” hơn là “người khuyên bảo”. Xây dựng “chiếc cầu hiểu biết” giữa cha mẹ và con cái và tránh trao đổi lầm, hiểu lầm và bất kì bước đi sai lầm nàovề sau,điềucơ bản làcả hai bênđều “lắngnghe”lẫn nhau. Bởi vì giáo dục là sự đầu tư quan trọng nhất mà cha mẹ có thể làm, họ cần thường xuyên giám sát tiến bộ của con cái họ để chắc rằng nó đang hướng tới kết quả được mong đợi. Nhiều cha mẹ cho con cái tới trường, trả tiền học phí nhưng không giám sát tiến bộ. Hoặc họ quá bận rộn hoặc không biết làm sao giám sát. Nhiều người chỉ kiểm tra kết quả thi cuối năm để xem liệu con họ đỗ hay trượt, nhưng thông thường điều đó là QUÁ TRỄ. Giám sát bao gồm việc thảo luận với con cái họ và với nhà trường trên cơ sở đều đặn (hàng tháng hay hai tháng). Nhiều sinh viên bảo tôi rằng họ là “sinh viên đại học” và họ cảm thấy ngượngkhi cha mẹ họ gọi điệncho tôi và hỏi tôi về tiếnbộcủa họ.
  • 5. S i n h v i ê n t h ờ i đ ạ i t h ế g i ớ i p h ẳ n g |5 Tôi bảo họ “Em có vui mừng rằng em vẫn còn có bố mẹ yêu em và chăm nom tới em không? Em có biết bao nhiêu sinh viên trong trường không có bố mẹ không? Em có biết bao nhiêu sinh viên chỉ có một bố hay mẹ không? Em có biết bao nhiêu người trong số họ không có ai quan tâm tới tiến bộ của họ không?” Với công nghệ thông tin, mọi thứ có thể trực tuyến nơi cha mẹ có thể dễ dàng kiểm tra tiến bộ, kiểm tra câu hỏi và điểm bài kiểm tra một cách dễ dàng. Tôi biết một số sinh viên không thích điều đó và cảm thấy không thoải mái về việc cha mẹ họ nhìn vào số điểm của họ. Tuy nhiên, tôi tin nếu cha mẹ đầu tư vào giáo dục cho con cái họ, họ phải có quyền giám sát nó để cho họ có thể sửa chữa nó, khi nó không hướng tới kết quả mong đợi. Là một giáo sư, tôi bao giờ cũng thêm lời nhận xét vào phiếu bảo điểm trực tuyến để cung cấp thông tin phụ về tiến bộ của sinh viên. Thay vì chỉ cho điểm, vài câu nói sẽ làmcho cha mẹ cảm thấy rất tự hào hay báo độngcho họ về cái gì đó họ cần biết. Với nhiều nước vẫn còn đang phục hồi lại kinh tế từ cuộc khủng hoảng kinh tế, thị trường việc làm có thể còn yếu và các công ty vẫn còn ngần ngại thuê người. Nếu sinh viên đã tốt nghiệp nhưng không thể tìm được việc làm,lời khuyên của tôi cho các cha mẹ là họ nên động viên con họ “tình nguyện” làm việc cho các công ty không lương hay với mức lương tối thiểu, hay làm việc cho tổ chức từ thiện nào đó để cho một ngày nào đó khi thị trường việc làm được tốt lên, ít nhất những người đã tốt nghiệp này cũng đã làm việc và có kinh nghiệm. Điều đó sẽ còn tốt hơn là cho phép họ ở nhà, nấu ăn cho hị, cho họ tiềnđể mua iPhone,iPadxịnnhất,haychơi tròchơi máytính cả ngàyvà học thói quenxấu. Nếu chúng ta nhìn ngược lại trong lịch sử, mọi cuộc khủng hoảng đều là điểm ngoặt cho cái gì đó tốt hơn bởi vì nó buộc mọi người phải tạo ra những ý tưởng mới, những điều mới và công nghiệp mới. Sau cuộc suy thoái của Mỹ vào năm 1978, đã có sự nổi lên của công nghiệp điện tử và máy tính cá nhân. Cả Apple và Microsoft đều được thành lập vào thời gian đó. Sau vụ đổ bể “Dot-com” nsem 2001, nhiều công ty đã bị xóa sổ nhưng nó làm mạnh cho các công ty nhưng Amazon, eBay và đã tạo ra Google. Cho nên, là một nhà chuyên nghiệp phần mềm, tôi lạc quan rằng sẽ có những canh tân mới, ý tưởng mới, công ty mới và côngnghiệpmới nổi lêntừthời kỳ kinhtế xấunày. Bởi vì cuộc khủng hoảng này là toàn cầu, tôi nghĩ chúng ta sẽ thấy điểm ngoặt làm thay đổi nhiều thứ. Một số nước sẽ KHÔNG phục hồi và một số nước sẽ nổi lên như cường quốc mới. Chúng ta đang ở chỗ bắt đầu của kỉ nguyên mới, nơi mọi thức được kết nối. Điều này sẽ tạo ra hiệu quả làm việc căn bằng vì việc cung thừa ở chỗ này sẽ giúp cho việc cung thiếu ở chỗ khác. Vào lúc này, nhiều nước đang cố gắng hình dung ra phải làm gì. Một số nước có thể không muốn làm gì mà chỉ chờ đợi. Điều gì xảy ra tiếp thep sẽ xác định nước nào sẽ tiếnlên và nước nào sẽ bị đẩy lùi lại và tất cả điều đó phụ thuộc vào tri thức và kỹ năng của công dân nước họ. Một nước có công dân có giáo dục cao, có công nhân có kĩ năng cao và hệ thống giáo dục mạnh sẽ có cơ hội tốt hơn nhiều để thu được ưu thế lớn và sẽ chi phối các nướckhác. Hơn bất kì cái gì khác, đầu tư vào giáo dục cho con cái bạn là điều tốt nhất mà bất kì cha mẹ nào cũng có thể làm ngày nay. Hơn bất kì cái gì khác, đầu tư vào giáo dục là đầu tư tốt nhất mà chính phủ có thể làm cho công dân của họ ngày nay. Hơn bất kì cái gì khác, có chương trình đào tạo giáo dục tốt,
  • 6. S i n h v i ê n t h ờ i đ ạ i t h ế g i ớ i p h ẳ n g |6 được cập nhật, có nhóm các giáo sư được đào tạo tốt, và có sinh viên đại học được lựa chọn tốt, những người có động cơ học tập,chính là nhữngđiềutốt nhất có thể xảyra cho bất kì nước nào. 22 Trước khi tốt nghiệp Một sinh viên phần mềm năm thứ tư gửi cho tôi một email: “Đây là năm cuối của em ở đại học, vài tháng nữa em sẽ đi tìm việc làm. Em lo lắng nhiều vì có nhiều thông tin xung đột về thị trường việc làm. Một số bạn sinh viên bảo em rằng không óc việc làm có sẵn cho sinh viên tốt nghiệp đại học như em, nhưng thầy giáo của em lại nói rằng có nhiều. Em không biết tin ai, đôi khi em tự hỏi mình liệu em có chọn đúng lĩnh vực học tập hay không. Nhìn vào các việc làm được quảng cáo rằng chỉ yêu cầu kĩ năng lập trình, em KHÔNG chắc về chọn lựa của mình để dành ra bố năm trong đại học? Xin thầy cho em lời khuyên.” Trả lời: ĐỪNG nghe nhữnglời khuyên tiêu cực. ĐỪNG lo lắng vì những tin đồn giả. Hãy nhìn vòa sự kiện, người có phẩm chất trong công nghệ thông tin trong thế giới ngày nay đang rất thiếu hụt. Bạn đang chọn ĐÚNG lĩnh vực rồi, bạn đang làm chọn lựa ĐÚNG và bạn gần hoàn thành bằng cấp ĐÚNG của mình. Tôi chắc chắn rằng bạn sẽ thành công và làm cho gia đình bạn tự hào cho nên xin đừng lolắng. Tôi KHÔNG biết liệu đó có là “mưu đồ bất lương” hay không nhưng sự kiện là ở Ấn Độ và Trung Quốc, có nhiều thị trường hướng nghề “được quảng cáo giả” đầy những việc làm lập trình và kiểm thử mà chỉ yêu cầu đào tạo sáu tháng. Những việc làm này KHÔNG thực, nhưng chúng cám dỗ nhiều thanh niên đăng tuyển vào những trường này với hy vọng “làm tiền nhanh chóng” thay vì xây dựng nền tảng vững chắc cho nghề nghiệp của họ. Từ điều tôi biết, phần lớn việc làm phần mềm tốt đều yêu cầu bằng đại học là tối thiểu.Đây làvài điềubạncó thể làmđược trước khi tốt nghiệp: 1) KHÔNG đợi cho tới khi tốt nghiệp rồi mới tìm việc làm, bạn cần chuẩn bị và bắt đầu tìm việc từ BÂY GIỜ. 2) Bắt đầu tới thăm các nhà doanh nghiệp và các chủ công ty, phỏng vấn họ về nghề nghiệp của họ và tận dụng được cơ hội nói chuyện với người quản lý của họ (Bạn có thể nói với họ rằng bạn đang làm nghiên cứu cho trường và xin 15 phút phỏng vấn cho công việc của trường bạn. Nếu bạn lễ phép,họsẽ cho bạn thời gianđó). 3) Chỉ chọn những công ty bạn quan tâm và để cho họ biết rằng bạn sẽ đi tìm việc làm sớm. Làm cho họ quan tâm tới bạn bằng việc chia sẻ với họ tri thức của bạn và hỏi họ lời khuyên, điều đó có thể biến thành cuộc phỏng vấn việc làm. (Phần lớn sinh viên bảo tôi rằng kĩ thuật này có tác dụngrất tốt.) 4) ĐỪNG dừng lại vì một điều gì đó có vẻ đơn giản. Tìm những việc thách thức bởi vì việc dễ sẽ sớmlàm bạnchán, cho bạn địa vị thấp và bạnchẳng học được gì. 5) Đặt các câu hỏi. Là “sinh viên”, bạn có thể có cớ về cái gì đó bạn KHÔNG biết. Sự việc sẽ khó hơn sau khi tốt nghiệpvìhọ mongđợi bạnbiếtnhiềuthứ. 6) Chuẩn bị câu hỏi của bạn một cách cẩn thận, Hỏi họ đã bắt đầu thế nào trong nghề này; điều gì họ thích và không thích; loại dự án nào họ làm việc; điều gì giúp cho họ đi theo con đường này;
  • 7. S i n h v i ê n t h ờ i đ ạ i t h ế g i ớ i p h ẳ n g |7 điều gì họ ước muốn và họ đã làm được; lời khuyên nào họ có thể cho bạn. Nếu có thể, hỏi xin cơ hội được làm thực tập(có trả tiềnhaykhông). 7) Tham gia cùng các hoạt động chuyên nghiệp ở trường như quản lí diễn đàn phần mềm, tổ chức ngày công nghệ, mặc cho lịch biểu học tập của bạn khá nặng. Nhiều người sử dụng lao động tìm những người lãnh đạo doanh nghiệp tương lai sáng tạo, năng nổ. Quyền lãnh đạo trong các hoạt động nhà trường chứng tỏ rằng bạn có thể làm nhiều hơn là tuân theo chỉ đạo và chứng tỏ cố gắng, động cơ và khả năng của bạn để làm việc với mọi người, cách xử trí xung đột và giải quyết vấn đề. 8) Tìm hiểu trung tâm nghề ở trường để biết thông tin thêm và lời khuyên. Đăng ký tham gia các khóa tập huấn được cung cấp, như phỏng vấn thử hay cách làm đơn xin việc. ĐỪNG thụ động cho dù đang tham gia các khóa tập huấn này; tham gia ngay cả khi nó không thuận tiện cho bạn để bắt đầu thực hànhđiềuhọ dạy. 9) Nếu bạn vẫn KHÔNG biết nên chọn việc làm nào sau khi tốt nghiệp. ĐỪNG thất vọng bởi vì phần lớn sinh viên đều trải qua cùng điều đó. Chọn lấy vài tùy chọn. Bạn không bao giờ biết tùy chọn nào sẽ dẫn tới lời mời việclàm.ĐI theotrái tim của bạn và trực giác của bạn. 10) Khi bạn tham gia phỏng vấn tìm việc, ĐỪNG thụ động bằng việc chỉ trả lời các câu hỏi được hỏi. Tận dụng mọi cơ hội để giải thích điều bạn đã học trong lớp và bên ngoài, điều đó sẽ giúp bạn đóng góp như một nhân viên lớn. Trong khi bạn không thể tỏ ra biết mọi thứ, bạn phải biểu lộ nhiệt tình và sự chuẩn bị. Và, cuối cùng hỏi xin việc làm. Nếu họ nói họ đang phỏng vấn người khác, hỏi về cơ hội của bạn và bất kì mối quan tâm của họ có về bạn để cho bạn có thể cải tiến khả năngcủa mình. 11) Đừng dựa quá nhiều vào danh tiếng trường của bạn hay chương trình học của bạn. Học “xoay xở” bằng việc làm cho mối quan tâm của bạn, khả năng của bạn và tri thức thị trường của bạn được họ biếttới.Chứngminhchohọ rằng bạn rất nghiêmchỉnhvề nghề nghiêp.KHÔNGchỉviệclàm. 23 Cơ hội nghề nghiệp Công nghệ thông tin (CNTT) là lĩnh vực lớn nơi mọi người có thể xây dựng chuyên môn nghề nghiệp riêng của họ theo nhiều cách. Bạn có thể xây dựng nghề nghiệp riêng của mình như người kiểm thử, người lập trình, kiến trúc sư hệ thống, người phân tích nghiệp vụ, hay người quản lí dự án. Bạn có thể xây dựng nghề nghiệp của mình như người phát triển chuyên môn trong ngôn ngữ lập trình như C++ hay Java. Bạn có thể xây dựng nghề nghiệp của mình như kĩ sư phần mềm chuyên trong các hệ điều hành khác nhau như Windows hay Unix, hay Linux, v.v. Bạn có thể xây dựng nghề nghiệp chuyên môn của mình trong phát triển web hay ứng dụng nhúng, hay ứng dụng di động. Bạn có thể xây dựng nghề Cuộc sốngkhôngbao giờ là cuộc hànhtrình trôi chảy từ việcnày sangviệckhác. Thay vì thế,nó bao giờ cũng là cái gì đó “khôngbiết” yêucầu thámhiểmvà phiêulưu.Đólà lí dotại sao bạn dànhbố năm ở đại học để chuẩn bị cho cuộc hànhtrình này. Hãy làmcho mọi sự xảyra theoý bạn đi!
  • 8. S i n h v i ê n t h ờ i đ ạ i t h ế g i ớ i p h ẳ n g |8 nghiệp của mình như chuyên viên về Dot.Net hay chuyên viên về J2EE v.v. Danh sách này là vô tận vì có nhiều chuyên môn như có những người phát triển. Tất nhiên, phần lớn những người phát triển không chỉ theomộtchuyênmôn,mà là tổ hợpcủa vài chuyênmôn. Nhiều sinh viên hỏi tôi: “Em chọn chuyên môn nghề nghiệp của mình như thế nào? Làm sao em duy trì được nghề nghiệp qua thời gian? Chuyên môn nào là dễ tìm được việc làm hơn chuyên môn khác?Chuyên môn “đúng” cho emlà gì?”  Câu trả lời của tôi là: « Điều đó TÙY THUÔC VÀO BẠN. » Đây là sự khác biệt của từng người vì có các chuyên môn nghề nghiệp « đúng », không chỉ một. Mọi người có thể làm việc trong một khu vực một thời gian rồi đổi ý, chuyển sang khu vực khác. Với nhiều khu vực để chọn, không có lí do cho một người giới hạn trong chỉ một chuyên môn. Là sinh viên, bạn phải chọn khu vực chuyên môn bạn thích, chọn nghề làm cho bạn hành phúc, chọn khu vực cung cấp cho bạn cả thách thức và cơ hội học tập, và chuyên môn cung cấp cho bạn mức lương bạn muốn (giả sử tiền là quan trọng). Tuy nhiên, có những điều bạn cũng cần xem xét tới nữa. ĐỪNG chọn một chuyên môn bởi vì nó là « thứ hợp thời ». Bạn phải tự hỏi mình : « Chuyên môn này có ngang hàng với khả năng của mình không ? Mình có tri thức và kĩ năng đúng để làm nó không ? Minh có động cơ và quyết định làm nó trong thời gian lâu không (ít nhất vài năm) ? Bạn cũng có thể hỏi liệu chuyên môn này có tuổi thọ lâu không ? Một số công nghệ mới là « nóng » trong một khoảng thời gian rồi « chết ». (Nghĩ về hiện tượng Dot.Com vài năm trước) Bạn cũng cần hỏi : « Có chuyên môn tương hợp với các nguyên tắc và đạo đức của mình không ? (Bạn có thể không muốn là hackerhay làm cái gì đó bấthợp pháp). Là sinh viên người mới bắt đầu vào đại học hay gần kết thúc trường phổ thông, bạn thường phải tự hỏi mình những câu hỏi này và ra quyết định về chiều hướng nào cần đi theo. Đôi khi, bản ngã can thiệp vào quyết định nghề nghiệp của bạn. Nếu một chuyên môn đặc biệt là phổ biến thì nó có thể hấp dẫn bạn nhưng bạn cần thật thà với bản thân mình về năng lực của bạn hơn là chỉ đi theo xu hướng phổ biến một cách mù quáng. Bạn phải hiểu sự khác biệt giữa nghề nghiệp và việc làm. Nghề nghiệp là cái gì đó bạn sẽ làm trong một thời gian dài, có thể cả đời bạn. Việc làm là cái bạn làm để được trả lương. Bạn cần lập kế hoạch chuyên môn nghề nghiệp của mình một cách cẩn thận và không vội vàng vào cái gì đó bạn có thể hối tiếc về sau. Cho nên bạn có thể tự hỏi bản thân mình : « Mình có chuẩn bị cho nghề nghiệp không, hay chỉ tìm việc làm, bất kì kiểu việc làm nào ? » và bạn phải thật thà với bản thân mình khi trả lời nó. Bạn cần nhìn vào bên trong và hỏi : « Mình có lập kế hoạch cho nghề nghiệp của mình dài hạn để được cái gì đó mà mình đam mê về nó, cam kết làm nó và sẽ tận hưởng nó trong thời gian dài hay mình chỉ cố gắng gửi bản lí lịch của mình tới thật nhiều công ty để kiếm cuộc phỏng vấn việc làm và chấp nhận bất kì cái gì tới thì tới ? »
  • 9. S i n h v i ê n t h ờ i đ ạ i t h ế g i ớ i p h ẳ n g |9 Tốt nghiệp trong thời buổi suy thoái khi việc làm khan hiếm là rất khó khăn nhưng điều đó khôngcó nghĩa là bạn phải quên « nghề nghiệp» của mình và chờ đợi cho tới khi thị trường phụchồi. Có thể là thị trường việc làm không quay vòng trong mười năm nữa. Ngày nay, có nhiều cơ hội hơn trước đây nếu bạn chú ý tới tin tức hay theo dõi các xu hướng công nghệ. Với toàn cầu hóa, nhiều người sẽ vẫn còn không có việc trong một thời gian dài bởi vì họ chời đợi cái gì đó tới khi thế giới đang thay đổi nhanhchóng và mang tính cạnh tranhhơn. Có thiếu hụt nghiêm trọng những người có kĩ năng cao trên khắp thế giới cho nên ngày nay các công ty KHÔNG thuê người ở một chỗ mà sẽ đi tới nơi tri thức và kĩ năng sẵn có với lương hợp lí. Điều đó có nghĩa là, bạn có thể làm việc cho các công ty nước ngoài nếu bạn có kĩ năng kĩ thuật và ngoại ngữ đúng. Bạn có thể làm việc cho công ty địa phương , công ty có hợp đồng với một công ty nước ngoài để làm công việc khoán ngoài. Bạn có thể làm việc trực tiếp cho công ty nước ngoài nơi cần kĩ năng của bạn. Một số công việc có thể được thực hiện ở nhà riêng của bạn nếu bạn có kết nối băng rộng với hệ thống của họ. « Nhânviên ảo » là điềumới trongcông nghiệpngàynayvà trong tươnglai gần. Làm việc từ xa (nhân viên ảo) và công việc hợp đồng (làm khoán ngoài) đã hình thành và sẽ thông dụng hơn trong tương lai gần. Những người có kĩ năng kĩ thuật và ngoại ngữ tốt KHÔNG cần phải đi làm việc ở văn phòng địa phương mà có nhiều chọn lựa. Nói cách khác, bạn KHÔNG phải dựa vào công ty địa phươngchonghề nghiệptươnglai của bạn.  Vậy, cái gì sẽ xảy ra cho sinh viên tốt nghiệp, người có kĩ năng, tham vọng và kế hoạch cho nghề nghiệpthànhcôngnhư bạn?  Bạn phải ra quyết định. Bạn có đơn giản là tiếp tục tìm bất kì việc làm nào mà bạn có thể tìm thấy không?  Hay, bạn có lấy cách tiếp cận có suy nghĩ, và xem xét những cơ hội này có nghĩa gì cho tình huốngriêngcủa bạn? Câu hỏi của tôi là:  Bạn có những kĩ năng mà có thể được biến thành ưu thế riêng của bạn không ?  Bạn có kĩ năng ngoạingữkhông ?  Bạn có xem xéttới việc làm cho công ty nước ngoàikhông ?  Bạn có xem xéttới việc đi làm việc ở nước kháckhông ?  Bạn có loại kĩ năng kĩ thuậtnào ?  Bạn có sẵn sàng cạnh tranh với những ngườitừcác nước khác không ?  Bạn có danh sách các công việc để trình cho người sử dụng lao động tiềm năng không ?  Bạn hiện thời đang lấy những bước nào để lập kế hoạch cho tương lai nghề nghiệp của bạn ? Có thể bây giờ là lúc thu thập tất cả những kĩ năng bạn có và đánh giá chúng để xem liệu bạn có khiếm khuyết gì không. Nếu có thì bạn phải sửa chúng BÂY GIỜ. ĐỪNG đợi ai đó bảo bạn rằng bạn KHÔNG có kĩ năng mà công ty họ cần. Nghề nghiệp cả đời bắt đầu và chấm dứt với bạn và bạn phải ra quyếtđịnh.
  • 10. S i n h v i ê n t h ờ i đ ạ i t h ế g i ớ i p h ẳ n g |10 24 Xem xét trường sau đại học Tuần trước, một học sinh gửi cho tôi một email : « Em sẽ sớm tốt nghiệp và xem xét vào trường sau đại học nhưng em vẫn không chắc về học cái gì hay liệu vào trường sau đại học có là quyết định đúng hay không. Em cũng không chắc liệu em có nên vào trường địa phương hay đi học nước ngoài để có bằng cao cấp.Xin thầy lời khuyên. » Trả lời : Có vài lí do để theo đuổi bằng cấp sau đại học. Với những người muốn làm việc trong hàn lâm, bằng thạc sĩ hay tiến sĩ được yêu cầu để dạy ở mức đại học. Nếu đây là điều bạn muốn thì bạn nên vào trường sau đại học. Với những người sau khi làm việc một thời gian và phát triển hiểu biết rõ về cách công ty vận hành, cách một khu vực nào đó có thể được cải tiến, và muốn chuyên môn hóa trong khu vực nào đó rồi quay về trường để thu được đào tạo tốt hơn và bằng cấp cao trong khu vực đặc biệt, đó là lựa chọn tốt. Với những người thích thay đổi nghề nghiệp, trường sau đại học cũng là lựa chọn tốt. Tôi đã thấy nhiều người sau khi làm việc một thời gian, trở về trường học kĩ năng mới để áp dụng cho các nghề khác nhau. Năm ngoái, nhiều người đã có bằng cấp trong kinh doanh, tài chính, ngân hàng đã trở lại trường sau đại học để học về máy tính và phần mềm bởi vì họ có thể kiếm được cơ hội việc làm tốt hơn trong những khu vực này. Tuy nhiên, có những người tốt nghiệp gặp thời khó khăn tìm việc (có thể nền kinh tế vãn còn xấu) cho nên họ quyết định vào trường sau đại học và hi vọng cơ hội tốt hơn cho việclàm. Quyết định khi nào đi kiếm bằng sau đại học hay đi đâu là quyết định lớn phải đưa ra. Đầu tiên, bạn phải chắc chắn rằng trường sau đại học là quyết định đúng đắn cho bạn. Nếu bạn dành hai năm cho bằng thạc sĩ trong một lĩnh vực và kiếm việc làm trong một công ty, sau vài tháng, bạn thấy rằng đây KHÔNG phải là nghề tốt, và bạn KHÔNG hài lòng với lĩnh vực này thì bạn làm phí hoài hai năm cuộc đời bạn, cũng như hỗ trợ tài chính từ gia đình bạn. Hi vọng yếu ớt về cái gì đó tốt hơn nhưng cũng là đầu tư mạo hiểm, một chương trình tốn kém mà bạn đặt thời gian của mình vào trường cho giấc mơ mà bạn thậm chí khôngbiếtlà nócó tốt haykhông. Một khi bạn chắc chắn về quyết định của bạn và đã quyết định tham dự trường sau đại học, thách thức tiếp là xin vào. Vào lúc này, bạn phải biết chắc về chương trình bạn đang xin vào. ĐỪNG xin vào một khu vực mà bạn không biết mấy về nó. Cho dù nó có thể có vẻ rất tốt trên giấy tờ. Đọc thêm về nó, nghiên cứu về nó, lên internet và học tập thêm về nó, và nói chuyên với ai đó người đang làm việc trong lĩnh vực đó để biết nhiều hơn về nó. Phải chắc chắn rằng chương trình mà bạn xin vào là điều bạn đam mê về nó và bạn có tri thức lẫn kĩ năng để theo đuổi nó. Có ba nhân tố quan trọng xác định việc chấp nhận bạn vào trường sau đại học : Điểm trong trường của bạn : điểm trung bình (GPA – Grade Point Average), điểm thi vào bậc sau đại học (GRE – Grade Record Examination) và thư giới thiệu (Phần lớn ba bức thư từ ai đó biết rõ bạn). Một số trường cũng yêu cầu bài viết giải thích tại sao bạn muốn tham dự chương trình sau đại học trong trường họ. Sinh viên có cam kết mạnh với lĩnh vực nghiên cứu, và chứng tỏ nhiệt tình với những thách thực hàn lâm của chương trình sau đại học bao giờ cũng nổi bật lêntrongnhiềuđươngđơnkhác.
  • 11. S i n h v i ê n t h ờ i đ ạ i t h ế g i ớ i p h ẳ n g |11 Có những lí do khác cho việc học tập ở trường địa phương hay học tập ở hải ngoại. Đó là chọn lựa cá nhân và khả năng đảm đương về tài chính. Tuy nhiên, nếu bạn xin đi học nước ngoài, bạn đừng bao giờ xin họ chỉ một trường với hi vọng được vào đó. Cạnh tranhlà rất gắt gao cho nên lời khuyên của tôi là xin vào ít nhất năm trường hay nhiều hơn. Bạn được yêu cầu chứng tỏ kĩ năng ngoại ngữ bằng việc qua kì thi ngôn ngữ (chẳng hạn TOEFLcho tiếng Anh). Có vấn đề khác mà bạn nên rất cẩn thận : Mọi nước đều có « trường rởm » hay trường bán bằng giả hay « KHÔNG được công nhận » và bạn nên tránh chúng. Nếu bạn tốt nghiệp từ trường « không được công nhận », bằng của bạn là vô giá trị và bạn KHÔNG thể kiếm được việc làm trong bất kì công ty nào, ở bất kì đâu. Phần lớn các công ty đều kiểm tra bằng cấp của bạn và trường bạn học, cho dù sau đó họ thuê bạn cho nên bạn phải tránh những trường đó. ĐỪNG để bất kì ai thuyết phục bạn. Có nhiều người bán hàng làm việc theo tiền hoa hồng cho từng đương đơn (họ nhận được một phần trăm nào đó theosố phí của bạn để đưa bạn vào«trường rởm ») và họlàm rất tốt. Tôi đã nhận được nhiều email từ các sinh viên hỏi tôi về một số trường KHÔNG được công nhận nhưng đang sắp sửa đón nhận họ. XIN ĐỪNG tin vào loại thông tin đó. Điều họ muốn là tiền của bạn và có rất ít cơ hội những trường đó là hợp pháp. Cứ vài tháng, chính phủ phải đóng nhiều « trường rởm » như thế và có nhiều sinh viên bỗng nhiên không có chỗ đi học. Xin cẩn thận về loại « mưu đồ bất lương » này. Tùy theo điểm số của bạn (các điểm GPA, GRE, thư giới thiệu tốt và điểm TOEFL) bạn có thể lựa chọn trường hợp với bạn nhất. Nếu GPA, GRE hay TOEFL là trung bình, bạn sẽ có cơ hội tốt hơn để được chấp nhận vào các trường trung bình hay trường của bang hơn là các trường hàng đầu. Bạn nên dành nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu hay kiểm điểm trường bạn đang lên kế hoạch xin vào vì tương lai của bạn phụ thuộcvào nó. Nếu bạn muốn vào trường của Mỹ, có vài nguồn bạn nên kiểm tra để tìm trường phù hợp nhất với bạn.Sau đây là một sốwebsite màbạncó thể bắt đầu : http://www.usnews.com/sections/rankings http://grad-schools.usnews.rankingsan-dreviews...Is/electrical-engineering http://grad-schools.usnews.rankingsan-dreviews.com/best-graduate-schools 25 Chương trình bằng cấp chuyên sâu Có vài lí do mà sinh viên muốn tiếp tục theo đuổi các bằng cấp chuyên sâu như Thạc sĩ hay Tiến sĩ. Nhiều người muốn chuyên sâu tri thức của họ và đẩy mạnh giáo dục của họ nhưng một số người không biết làm cái gì, cho nên họ quyết định ở lại trường. Có vài người không thể tìm đươc việc làm hay không sẵn sàng đi làm cho nên họ ở lại trường. Đây KHÔNG phải là lí do tốt. Các bằng cấp chuyên sâu
  • 12. S i n h v i ê n t h ờ i đ ạ i t h ế g i ớ i p h ẳ n g |12 như thạc sĩ hay tiến sĩ là quyết định bạn phảu đưa ra một cách rất nghiêm túc. Đó là việc đầu tư chính về tiềnbạc, nỗlực và thời giancho việcđẩy mạnhgiáo dục của bạn. Một số sinh viên tin rằng bằng việc có bằng cấp cao hơn, họ sẽ có khả năng kiếm được việc làm tốt hơn, lương tốt hơn, dẫn tới tương lai tốt hơn. Tuy nhiên, nhiều người đã khám phá ra sau vài năm, rằng điều đó không xảy ra như họ đã tưởng. Kì thực là sinh viên với bằng thạc sĩ có kiếm được lương CAO HƠN sinh viên với bằng đại học nhưng cơ hội kiếm được việc làm là ÍT HƠN, trừ phi họ có « kĩ năng đặc biệt » mà công nghiệp cần tới. Một cách điển hình, các công ty thuê phần lớn các sinh viên có bằng tốt nghiệp đại học bởi vì những sinh viên này có nền tảng tốt mà công ty có thể đào tạo họ về bất kì kĩ năng nàohọ cần. Sinh viên với bằng thạc sĩ được coi là « chuyên viên », có nghĩa là họ đã có kĩ năng đặc thù mà họ muốn làm. Nếu công ty cần những kĩ năng này, thì điều đó phù hợp. Nếu công ty kông cần, không có li do gì để thuê họ và trả nhiềutiềnhơn. Trong chương trình đại học như Khoa học máy tính và Kĩ nghệ phần mềm, sinh viên học các khái niệm cơ sở, kĩ năng cơ sở như lập trình, kiểm thử, thiết kế v.v. Sau khi tốt nghiệp, họ có thể làm việc như người kiểm thử, người lập trình, người phát triển, người lãnh đạo kĩ thuật, người quản lí dự án trong bất kì kiểu ứng dụng, nền và công nghệ nào. Tùy theo điều công ty cần, họ có thể được đào tạo để đáp ứng nhu cầu này một cách dễ dàng. Tuy nhiên, chương trình sau đại học đưa sinh viên vào khu vực hẹp và chuyên môn nhiều nơi họ sẽ học tri thức và kĩ năng đặc biệt. Chẳng hạn, an ninh tính toán, phần mềm nhúng, cơ sở dữ liệu và khai phá dữ liệu, người máy học, máy học (trí tuệ nhân tạo), công nghệ sinh học, thương mai điện tử, hệ thông tin quản lý v.v. Đó là lí do tại sao, ĐIỀU QUAN TRỌNG cho sinh viên là quyết định sớm trước khi xin học chương trình bậc thạc sĩ về chương trình chuyên môn nào họ muốn học tập. Chương trình bậc thạc sĩ rất khác so với chương trình đại học vì nó yêu cầu mức độ chuyên môn cao. Sinh viên phải giỏi đọc, viết và phân tích thông tin. Điều này RẤT MẤU CHỐT nếu bạn muốn theo đuổi giáo dục của mình ở nước ngoài. Tôi đã thấy nhiều sinh viên nước ngoài thất bại trong cá trường ở Mỹ, KHÔNG PHẢI bởi vì họ không học tập chăm chỉ mà bởi vì khiếm khuyết ngôn ngữ của họ. Nếu bạn vẫn không chắc về điều bạn muốn, bạn cần nói chuyện với các giáo sư và sinh viên đã tốt nghiệp để có được ý tưởngtốt hơnvề điềuđược yêucầu. Tôi đã thấy nhiều sinh viên năm thứ nhất trong chương trình bậc thạc sĩ phải nỗ lực rất lớn, bị tràn ngập bởi quá nhiều thông tin, quá nhiều thứ họ phải biết. Nhiều sinh viên bảo tôi rằng họ chẳng có ý tưởnggì về điềuhọ theođuổi vì họ khôngđược chuẩnbị để học nhiềuđếnchừngấy. Trong chương trình bậc thạc sĩ, người ta mong đợi rằng sinh viên duy trì khá hơn điểm trung bình (ở Mỹ thường là 3.3 điểm là tối thiểu trong khi 4 là cao nhất). Điều đó cũng yêu cầu sự trưởng thành và trách nhiệm nào đó của sinh viên vì học tập là khá căng, yêu cầu sinh viên quản lí thời gian của họ mộtcách hiệuquả. Trước khi ra quyết định, sinh viên phải để thời gian tìm thông tin từ nhiều nguồn như các tư vấn viên nghề nghiệp, giáo sư, thành viên gia đình và sinh viên đã tốt nghiệp trước khi quyết định cái gì là tốt
  • 13. S i n h v i ê n t h ờ i đ ạ i t h ế g i ớ i p h ẳ n g |13 nhất cho họ. Tôi thấy rằng những sinh viên thành công trong chương trình bằng cấp chuyên sâu biết điều họ muốn, họ được chuẩn bị tốt từ trước một thời gian, và sẵn sàng làm nhiều hơn công việc này yêu cầu. Họ hiểu giá trị của giáo dục cao hơn và bao giờ cũng cởi mở với các ý tưởng mới, tình huống mới và kinh nghiệm mới. Nếu bạn muốn đẩy mạnh giáo dục của mình trong chương trình bằng cấp chuyênsâu,bạn cần : 1) Chọn lĩnh vực học tập đặc biệt một cách cẩn thận. Biết cái gì bạn giỏi, biết cái gì bạn quan tâm. Tiến hành một số nghiên cứu về toàn cảnh cơ hội việc làm tương lai và chỉ lựa chọn khu vực bạn cảm thấy thoải mái vì chính bạn là người chịutrách nhiệmchotươnglai của mình. 2) Nếu bạn vẫn không biết phải chọn gì, đừng thất vọng vì phần lớn sinh viên đều ở cùng vị thế đó. Chọn vài khu vực rồi tìm thông tin thêm để giúp bạn lựa chọn điều tốt nhất. Đọc các bài báo trên internet để tìm hiểu về xu hướng, điều công nghiệp cần, và điều thị trường địa phương đang mong muốn. Không ai biết được mọi thứ, bạn không bao giờ biết chừng nào bạn còn chưa cố gắng. ĐI theo trái tim mình và mối quan tâm của mình nhưng giữ« kiểm tra thực tại » để bạn vẫn còn ở gần thị trường việc làm và không phân tán quá xa vào cái gì đó mà bạn có thể hối tiếc về sau. 3) Đặt câu hỏi với những người làm việc trong khu vực bạn muốn học tập. Là sinh viên bạn có thể hỏi nhiều câu hỏi mà mọi người không để tâm. Sẽ khó hơn nhiều nếu bạn không còn là sinh viên nữa. Chuẩn bị câu hỏi của bạn thật cẩn thận, hỏi cách họ đã bắt đầu, tại sao họ học tập trong lĩnh vực đó, cái gì làm họ hài lòng và cái gì làm họ ngạc nhiên, loại dự án nào họ đang tiến hành, cái gì giúp họ tiến bước trên đường, cái gì họ muốn họ đã làm được, lời khuyênnàohọ có thể cho bạn. 4) Nếu bạn được chấp nhận vào chương trình bằng cấp chuyên sâu, đó mới chỉ là bước khởi đầu. Bạn phải được chuẩn bị tốt để thành công. Quản lí thời gian là mấu chốt, cho nên bạn phải đặt ưu tiên và dành mọi thứ cho học tập. Trong chương trình bằng cấp chuyên sâu, bạn phải biết rõ các giáo sư vì họ có thể chỉ dẫn cho bạn hướng tới mục đích học tập của mình. Tuy nhiên, bạn không thể tùy thuộc vào giáo sư của bạn để giúp bạn nếu họ không biết bạn. Phần lớn các giáo sư đề bận rộn với hoạt động nghiên cứu của họ và không có thời gian. Cho nên bạn phải tìm cách biết họ và được họ biết đến. Bạn phải đọc về nghiên cứu và nghề nghiệp của họ trước, khi biết được tri thức chuyên môn của họ rồi, bạn có thể hỏi họ về lời khuyên. 5) Phần lớn các lớp trong chương trình bằng cấp chuyên sâu đều nhỏ nhưng cạnh tranh cao. Nhiều lớp được tổ chức như nỗ lực nhóm cho nên bạn phải lựa chọn các thành viên tổ một cách cẩn thận. Tìm cách biết tổ của bạn và chắc rằng tất cả họ đều chia sẻ mối quan tâm của bạn. Sẵn lòng nhận thách thức trong lớp, không lựa chọn bất kì nhiệm vụ phân công nào có vẻ đơn giản vì bạn đang học kĩ năng đặc biệt. Nhiệm vụ dễ dàng sẽ làm bạn chán, cho bạn điểm thấp, và chẳng dạy bạn cái gì. Trong môi trường này, bạn phải cố gắng vất vả để học bởi vì bạn sẽ trở thành « chuyênviên » hay « chuyêngiatrong lĩnhvực. 6) Cách khác để biết các giáo sư và phát triển việc học hành của bạn là xemxét việc làm cho họ ở cương vị người trợ lí nghiên cứu. Bằng việc giúp họ, bạn sẽ có cơ hội học nhiều hơn và kết nối bản thân bạn với những ý tưởng mới và các giáo sư khác. Phần lớn chương trình bằng cấp chuyên sâu đều bao gồm nghiên cứu cho nên bạn phải được chuẩn bị trước một thời
  • 14. S i n h v i ê n t h ờ i đ ạ i t h ế g i ớ i p h ẳ n g |14 gian. Đừng chờ đợi cho tới khi các giáo sư đòi hỏi hay chỉ đạo bạn làm cái gì đó. Bạn phải được chuẩn bị và lựa chọnnghiêncứucủa mìnhngay khi bạn sẵn sàng. 7) Biến nghiên cứu của bạn thành bài báo được xuất bản trong tạp chí hàn lâm hay chuyên nghiệp. Điều này rất quan trọng, cho bạn sự thừa nhận và chứng minh rằng bạn là « chuyên viên ». Được tham gia cùng các hoạt động chuyên nghiệp hay các ủy bạn để đẩy mạnh nghề nghiệp của bạn. Nhiều người sử dụng lao động tìm kiếm những chuyên viên doanh nghiệp, sáng tạo, năng động trong lĩnh vực đặc thù để lãnh đạo các hoạt động. Bạn phải chứng minh rằng bạn có thể làm nhiều hơn là tuân theo chỉ đạo. Bạn phải chứng tỏ tri thức chuyên môn của mình, sáng kiến, nỗ lực, và khả năng lãnh đạo, giải quyết xung đột và giải quyết các vấn đề. Về căn bản bạn muốn chắc chắn rằng bằng cấp chuyên sâu sẽ không chỉ cho bạn có được việc làm mà nó phải mở ra cánh cửa cơ hội cho bạn, bởi vì bạn đã đầu tư thời gian, nỗ lực thêmtrong nghề nghiệpcủamình. 26 Học cả đời Hệ thống giáo dục được tạo ra để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Xã hội công nghiệp cần công nhân để xây dựng sản phẩm dựa trên nguyên lí « sản xuất theo dây chuyền lắp ráp ». Đó là lí do tạo sao sinh viên được dạy mọi thứ họ cần để làm việc trong xưởng máy và văn phòng doanh nghiệp tương ứng với những quy tắc và nguyên lí nào đó. Không may, hệ thống giáo dục không còn hợp thời khi nhu cầu của xã hội thay đổi từ công nghệ sang thông tin. Ngày nay, sinh viên đã được giáo dục bằng các nguyên lí của thời đại công nghiệpsẽ KHÔNGthànhcông trong thời đại thông tin. Cùng điều đó cũng áp dụng cho quảnlí. Hệ thống quản lí hiện thời là sản phẩm của thời đại công nghiệp với các nghueyen lí như đồng đều, kiểm soát, chuẩn hóa và tập trung hóa. Trách nhiệm thuộc về người quản lí, người ra mọi quyết định. Công nhân tuân theo mệnh lệnh và thực hiện mọi thứ tương ứng theo thủ tục. Đào tạo bị giới hạn vào các kĩ năng việc làm chuyên môn và chức vụ. Loại nguyên lí đó có tác dụng tốt trong thời đại công nghiệp khi mọi thứ là ổn định, nhưng nó sụp đổ khi công ty phải vận hành trong thời đại thông tin, vì trong đó mọi thứ có thể thay đổi nhanh chóng. Sự sống còn của mọi doanh nghiệp đòi hỏi rằng công nhân và người quản lí phải biết cách đáp ứng nhanh chóng với thay đổi thị trường. Nếu người quản lí KHÔNG hiểu khác biệt này, họ sẽ kHÔNG có khả năng quản lí cái gì và công ty sẽ KHÔNG sốngsót được. Ngày nay, công nghệ thay đổi nhanh hơn khả năng của mọi người trong việc kiểm soát chúng, trừ phi họ biết về chúng và chuẩn bị cho thay đổi. Mọi người sẽ không biết về công nghệ mới trừ phi họ bao giờ cũng học, đọc và đi theo xu hướng trong công nghệ. Peter Drucker, một tác giả đã viết về thế kỉ 21 : « Những người thành công nhất trong 10 tới 20 năm tới có thể không phải là người thông minh nhất ngày hôm nay, hay biết cái gì đúng nhất bây giờ. Công nghệ họ biết bây giờ sẽ lạc hậu vào lúc đó. Thành công trong thời đại thông tin sẽ được xác định bởi khả năng học và học liên tục. Vì tri thức sẽ trở nen lạchậy nhanhchóngtới mức nhữngngười thànhcông sẽ chínhlà người học cả đời.»
  • 15. S i n h v i ê n t h ờ i đ ạ i t h ế g i ớ i p h ẳ n g |15 Ta hãy nhìn lại ngành công nghệ thông tin (CNTT) hiện thời. Năm 1995, Ấn Độ xuất khẩu giá trị 24 triệu đô la về phần mềm. Năm 2009 họ đã xuất khẩu 75 tỉ đô la và có thể đạt tới 100 tỉ năm nay. Tại sao Ấn Độ lại thánh công như thế ? Câu trả lời có thể được tìm thấy trong thái độ của họ đối với đào tạo. Các công ty phần mềm Ấn Độ đầu tư nhiều vào việc đào tạo kĩ năng và chương trình giáo dục chuyên sâu để bắt kịpvới sựphát triểncông nghệ. Một số công ty chi khoảng 8% thu nhập hàng năm của họ cho đào tạo, hơn bất kì công ty nào trên thế giới. (Các công ty Nhật Bản và Châu Âu chi 4% cho giáo dục nhân viên của họ, trong khi Mỹ chỉ chi khoảng 2%). Bạn có thể đoán công ty nào sẽ thành công hơn trong tương lai. Vì CNTT là một trong những kinh doanh sinh lời nhanh nhất, nhiều nước đang phát triển cũng đang chú trọng vào CNTT xem như một ngành xuất khẩu then chốt, nhưng phần lớn trong số họ ước lượng thấp khía cạnh đào tạo và học tập. Khi tôi nhìn vào ngân sách đào tạo của công ty hay ngân quĩ đào tạo của một quốc gia, tôi có thể dự báo liệu công ty đó hay quốc gia đó có thành công hay không. Về cơ bản, nếu họ không đầu tư vào giáo dục và đào tạo, họ khôngthể mongđợi thành công trongthế kỉ 21 này. Thế giới đang thay đổi một cách nhanh chong, kĩ năng cốt yếu mà mọi người phải có là khả năng học liên tục. Đây không phải là kĩ năng mà sinh viên được dạy trong hệ thống giáo dục truyền thống mà là kĩ năng mọi người phải thu nhận, bởi vì nó là kĩ năng sống còn. Tất nhiên, trách nhiệm về học tập bắt đầu từ cá nhân. Khi tôi tham dự vào buổi lễ tốt nghiệp đại học mỗi năm, một số sinh viên bảo tôi : « Hết sách rồi, hết thi rồi, và tạm biệt thầy giáo » Tôi thương bảo họ : « Trong vài năm nữa, nhiều người trong cá bạn sẽ quay lại gặp tôi đấy » Tất cả họ dường như ngạc nhiên, nhưng nhiều người quả có quay lại và học thêmsau vài năm làmviệctrong ngànhcông nghiệp. Đây là những người làm việc tốt và sẽ sống sót qua thay đổi bởi vì người học cả đời KHÔNG dừngviệcgiáo dục của họ khi họtốt nghiệpđại học. Là một giáo sư, tôi thường nhìn sinh viên trong lớp để xác định ai sẽ thành công và ai sẽ không thành công dựa trên thái độ của họ với học tập. Sinh viên giỏi thường KHÔNG phải là người thông minh nhất trong lớp nhưng họ bao giờ cũng muốn học. Họ là những người thường hay đặt ra các câu hỏi bởi vì họ muốn biết thêm. Sinh viên thông minh thường không hỏi vì họ nghĩ họ có thể hình dung ra về sau. Khi sinh viên không đặt câu hỏi, người đó sẽ làm mất cơ hội học tập. Sinh viên giỏi thường hỏi tại sao, hay cái gì, hay thế nào bởi vì họ năng nổ học thêm. Là sinh viên, bạn phải ra quyết định để trở thành người học cả đời hay không. Cho dù bạn là người thông minh nhất, người biết mọi thứ trong chủ đề của bạn ngày hôm nay, bạn sẽ bị lạc hậu trong vài năm nếu bạn KHÔNG học cái gì mới. Nếu bạn cam kết học cả đời hôm nay bằng việc đọc thêm, kiểm thêm những kĩ thuật trên internet, và sẵn lòng để thời gian học thêm,bạnsẽ sớmlà người lãnhđạo kĩ thuật. Nếu bạn đã đi làm, thành công của bạn tùy thuộc vào khả năng của bạn làm việc tốt với người khác, để mở rộng nănglực và khả năngcủa bạn,và để liêntụchọc nhữngđiềumới. Bằng việc làm đó, bạn sẽ thăng tiến trong nghề nghiệp của mình nhanh hơn người khác. Nếu bạn là người quản lí hay người lãnh đạo công ty, bạn phải nhận ra ưu thế cạnh tranh sẽ tùy thuộc vào
  • 16. S i n h v i ê n t h ờ i đ ạ i t h ế g i ớ i p h ẳ n g |16 khả năng của bạn đào tạo nhân viên của bạn bắt kịp với thay đổi. Bạn phải xác định mục đích học tập cho công ty của mình, trao đổi những mục đích đó với nhân viên của bạn, và phân bổ tài nguyên để hỗ trợ cho các mục đích đó. Bằng việc làm điều đó, công ty của bạn có thể cạnh tranh thêm về kinh doanh và thành công. Tuy nhiên, nếu bạn chọn cách dừng lại, không đầu tư vào đào tạo, rất có thể là bạn sẽ mất kinhdoanhthậm chí trước khi bạn kịpnhận ra điềuđó. 27 Tìm việc làm Với kinh tế toàn cầu vẫn còn phục hồi chậm, sinh viên tốt nghiệp trong vài năm qua nhưng không thể tìm được việc làm bắt đầu cảm thấy thất vọng. Khi thời gian trôi qua, thời gian thất nghiệp trở nên càng dài hơn, cơ hội kiếm việc rất có thể trở nên càng ít đi, nhiều sinh viên cảm thấy thất vọng và không biết phải làm gì. Vấn đề này xảy ra ở mọi nước, từ Mỹ, Châu Âu tới Châu Á khi cơ hội tìm việc làm trong một số lĩnh vực đang ngày càng khan hiếm cho sinh viên tốt nghiệp vì họ phải cạnh tranh với hàng triệungười có kinhnghiệm«đangkhôngcó việc » và cũng đi tìm việclàm. Đây là nhữngcâu hỏi mà nhiềusinh viênhiệnnay đang trăn trở. Một số sinh viên tin rằng chờ đợi cho kinh tế cải thiện sẽ là giải pháp chừng nào họ vẫn còn sống với cha mẹ. Chúng ta hãy nhìn vào cuộc điều tra gần đây được tiến hành trong năm 2010 : Tưởng tược rằng bạn là người quản lí muốn thuê người cho công ty của bạn. Bạn đã điểm qua hàng trăm đơn xin việc và thấy ba người đủ phẩm chất cho việc làm này. Cả ba người này đều có cùng giáo dục đại học cho nên bạn thử quyết định bạn sẽ thuê người nào. Trong ba người này, một người chỉ vừa mới tốt nghiệp năm nay, một người đã tốt nghiệp năm ngoái, và một người đã tốt nghiệp hai năm. Bạn sẽ chọn người nào ? Trong cuộc phỏng vấn, sinh viên đã tốt nghiệp năm ngoái bảo bạn rằng anh ta đang làm việc tạm thời ở nhà hàng. Sinh viên đã tốt nghiệp hai năm trước hiện đang sống cùng cha mẹ và vẫn đang đi tìm việc làm. Theo cuộc điều tra này, phần lớn những người quản lí bình luận rằng họ sẽ thuê sinh viên vừa mới tốt nghiệp (68%) và một số sẽ thuê sinh viênvừa mới tốt nghiệp năm ngoái nhưng làm việc tạm thời ở nhà hàng (31%) và ít hơn 1% xét tới việc thuê người đã tốt nghiệp hai năm trước đây, sống cùng cha mẹ và chờ đợi cho công việclàmtới. Không có việc làm có thể dẫn tới cảm giác bối rối tiêu cực, bác bỏ, mất niềm tin và thất bại. Học cách giải quyết với vấn đề này là quan trọng, đặc biệt cho những sinh viên mới tốt nghiệp gần đây.  Cho nênnhữngsinhviênđãtốt nghiệpnàylàmgì?  Họ có nêntiếptục chờ đợi kinhtế cải thiệnvà các côngty sẽ bắt đầu thuê người lại không?  Họ có nên bỏ điều họ đã học trong trường và tìm bất kì việc làm nào, cho dù chùng chẳng liênquangì với giáodục của họ?  Họ có nên quay lại trường và đăng tuyển khu vực học tập khác mà có thể cung cấp cơ hội tốt hơnkhông?  Họ có nênxinhọc chươngtrình sauđại học như thạc sĩ hay thậm chí là tiếnsĩ?
  • 17. S i n h v i ê n t h ờ i đ ạ i t h ế g i ớ i p h ẳ n g |17 Trước hết, ĐỪNG hoảng hốt hay giận dữ mà nhận ra rằng đây là tình huống toàn cầu và chẳng liên quan gì tới bạnnhư một cá nhân.Bạn phải chấp nhậnđiềuđã xảy ra và nhìn vào tươnglai. Nếu có thì bạn phải cập nhật lí lịch của bạn, học thêm các lớp khác để cải thiện kĩ năng của bạn và tiếp tục tìm việc làm. Bạn có thể liên hệ với các công ty, tìm thêm internet, kiểm cơ hội việc làm thêm báo chí và để mọi người biết rằng bạn sẵn sàng cho công việc. Tìm việc là « việc toàn thời gian » cho nên chừng nào bạn còn chưa dành ít nhất 8 giờ một ngày, tìm việc tích cực, bạn còn tỏ ra KHÔNG làm việc đủ cần mẫn. Đừng chần chứ. Đừng đợi ở nhà và gửi lí lịch cho các công ty và mong đợi họ gọi bạn. Có hàng nghìn người đang đợi trước cửa các công ty đó để kiếm cơ hội việc làm và nếu bạn không phải là mộttrong số họ,có thể coi như bạn vẫnKHÔNG làmđủ. Nếu bạn không thể kiếm được việc làm, bạn sẽ bắt gặp những người cũng có cùng vấn đề tìm việc, điều này có thể gây ra nhiều thất vọng hơn. Thất nghiệp bao giờ cũng xảy ra, bạn đã không để ý cho tới khi nó xảy ra với bạn, đặc biệt sau khi bạn dành nhiều năm trong trường học. Bạn phải bỏ qua hiện thực là nhiều người quanh bạn cũng có vấn đề tìm việc làm và họ đều hoang mang. Bạn phải tập trung vào bản thân mình và bước đi tiếp của bạn. Bạn phải chọnlựa BÂY GIỜ, bằng không bạn sẽ bị kéo xuống với nhiều chán nản hơn. Hãy tự mình đứng dậy, bạo dạn thoát ra khỏi tâm trạng chán nản và bắt đầu kế hoạch mới. Nếu lĩnh vực học tập của bạn KHÔNG có nhu cầu cao, bạn có thể nghĩ về nghề khác. Có thể tùy chọn của bạn là trởi lại trường để được đào tạo thêm trong lĩnh vực có nhu cầu cao. Một số trường sẽ nhận sinh viên đã tốt nghiệp, cho họ vào đào tạo đặc biệt trong 12 tới 16 tháng và cho phép họ tốt nghiệp với bằng đại học thứ hai trong lĩnh vực học tập khác. Tất nhiên, không có đảm bảo về việc làm nhưng cơ hội sẽ được cải thiện nhiều nếu bạn có bằng tronglĩnh vực có nhu cầu cao. Công ty thuê người sẽ coi bạn như sinh viên mới tốt nhiệp, chứ không phải ai đó đã tốt nghiệp vài năm trước. Bất kể tới kết quả, bạn phải duy trì thái độ tích cực vì mọi sự trong cuộc sống xảy ra với mục đích. Vào lúc này, bạn có thể không biết điều đó nhưng một ngày nào đó bạn sẽ biết. Có thái độ tinh thần tích cực sẽ cho phép bạn làm tốt hơn và đi xa hơn. Cho dù bạn đã không kiếm được việc làm hôm nay, bạn có thể kiếm được ngày mai. Băng việc tìm việc tích cực, điều đó sẽ giữ cho bạn luôn trong tâm trạng tốt thay vì cư ngụ trong cảm giác tiêu cực. Tích cực đi tới vài công ty tìm việc sẽ cho bạn tương tác con người, bạn bè mới, đối thoại mới, thông tin mới và cái nhìn sáng suốt mới. Trong khi tìm việc, hãy giữ cuốn sổ tay cùnglịch hàng ngày của bạn để tổ chức các mối liênhệ với người quencủabạn. Bạn biết tên của những người bạn đã nói chuyện và điều họ nói. Chừng nào bạn còn tiếp tục cả tiến chuyện tìm việc của mình, bạn cũng cải tiến kĩ năng của bạn và học từ những sai lầm của bạn đã  Là sinh viên đại học, bạn phải tự hỏi mình, cơ hội cho bạn tìm được việc làm có liên quan tới lĩnhvực học tập của bạn?  Là lĩnhvực học tập của bạn có nhu cầu cao không?  Nhucầu về kĩ năng của bạn có nằm trong thị trườngđịa phươngkhông?
  • 18. S i n h v i ê n t h ờ i đ ạ i t h ế g i ớ i p h ẳ n g |18 phạm phải. Bạn sẽ được chuẩn bị và nhìn tới thách thức tương lai. Hãy nhớ, ngay trong suy thoái, công ty vẫn có nhucầu cần được đáp ứng. 28 Đổi việc làm Một người quản lí phần mềm viết cho tôi : « Không thể tồn tại lòng trung thành ở những người phát triển phần mềm. Tôi thuê họ từ đại học, đào tạo cho họ nhưng sau một năm, tất cả đều bỏ đi để làm việc cho công ty khác. Điều đó đã xảy ra nhiều lần. Mọi lần tôi thuê họ, đào tạo họ, rồi họ lại bỏ đi. Ngày nay tôi không muốn thuê sinh viên tốt nghiệp đại học nữa. Tại sao người phát triển phần mềm hay đổi việc làmthường xuyên ? » Trả lời : Chúng ta cần nhiều vào vấn đề này kĩ càng bởi vì có nhiều lí do để người phát triển phần mềm đổi việc làm. Câu trả lời của tôi là không chỉ dành cho người quản lí mà còn cho cả người phát triển phầnmềm : 1. Mức lương tốt hơn : Tiền là nguyên nhân số một mà người phát triển phần mềm đổi việc làm. Họ thường có thể được tăng lương với việc làm mới. Do thiếu hụt người phát triển có kĩ năng, nhiều công ty sẵn lòng trả lương nhiều hơn cho người có kinh nghiệm. Điều này xảy ra ở mọi nơi, kể cả ở Mỹ, Châu Âu, Ấn Độ và Trung Quốc. Khi có nhu cầu cao về người phát triển có kinh nghiệm, điều đó sẽ tiếp tục xảy ra. Tuy nhiên, có những hậu quảxấu cho những người tham lam và đổi việc làm quá thường xuyên. Nếu người sử dụng lao động nghi ngờ rằng một ứng cử viên không nghiêm chỉnh về làm việc mà chỉ tận dụng ưu thế của sự thiếu hụt thì người đó sẽ không bao giờ được thuê. Theo nghiên cứu công nghiệp, những người phát triển đổi việc cứ sau một hay hai năm thì sau vài lần, họ sẽ không có khả năng tìm được việc làm. Lí do là lương của họ đã cao và lí lịch của họ chỉ ra rằng họ chưa bao giờ ở lại đủ lâu cho bất kì việc làm nào. Trong phỏng vấn việc làm, công ty bao giờ cũng hỏi lí do để một người rời bỏ công ty trước. Nếu họ không thỏa mãn với câu trả lời, họ sẽ hỏi người sử dụng nhân công trước đây để kiểm tra điều đó. Bạn nghĩ gì nếu họ tìm ra rằng bạn đã làm việc cho bốn công ty trong ba năm ? Bạn có thể nêu được lí do nào khi bạnkhôngthể làmviệccho bất kì công ty nào quá mộtnăm ? 2. Việc làm tốt hơn : Nhiều sinh viên không biết chính xác họ muốn gì từ nghề nghiệp của họ. Một số chấp nhận bất kì việc làm nào đề nghĩ với họ khi họ tốt nghiệp. Tuy nhiên, khi họ thu được kinh nghiệm, họ đều biết họ muốn, hay điều gì sẽ là « việc làm đúng ». Nếu họ không hài lòng với việc làm hiện tại, nếu việc làm không đáp ứng mục đích nghề nghiệp của họ, họ sẽ tìm việc làm tốt hơn ở công ty khác. Theo ý kiến tôi, tìm việc làm tốt hơn sánh đúng với nhu cầu của bạn không phải là điều xấu. Nếu bạn biết mục đích nghề nghiệp của bạn là gì thì bạn nên cẩn thận về Tự hỏi bản thân mình, “Kĩ năng của mình là gì và làm sao chúng có thể giúp ích cho người khác?” Điều này có thể có nghĩa là chuyển vào lĩnh vực có liên quan yêu cầu cùng kĩ năng, hay học kĩ năng mới cho việc làm khác. Ai biết trước được rằng bạn thậm chí có thể thành lập công ty riêng của bạn.
  • 19. S i n h v i ê n t h ờ i đ ạ i t h ế g i ớ i p h ẳ n g |19 loại việc làm mà bạn sẽ xin làm. Nếu bạn vẫn ở chỗ « tìm việc đúng » thì đó sẽ là điều đúng cần làm. Tuy nhiên, điều này sẽ yêu cầu sự cân nhắc cẩn thận và lập kế hoạch bởi vì bạn không muốn người sử dụnglaođộng tiềmnăngnghĩ rằng bạn đổi việclàmvì các lí do khác. 3. Sự đa dạng tốt hơn : Nhiều người phát triển phần mềm không thích ngày nào cũng làm một công việc duy nhất. Nó đơn điệu và đáng chán cho nên họ tìm những điều mới để học. Đổi vieecj làm cung cấp tính đa dạng của sự việc mà họ có thể học, đáp ứng những thách thức mới và tiếp tục thu được sự đa dạng về kĩ năng. Điều này là tốt nếu họ nghiêm chỉnh về học tập và duy trì đủ lâu để học những kĩ thuật này. Vì phải mất vài năm để rất giỏi về khía cạnh kĩ thuật, cho dù họ đổi việc làm nhưng điều đó không phải là thường xuyên. Tuy nhiên, có những người đổi việc làm chỉ vì những điều kích động và để gặp gỡ bạn mới. Trong trường hợp đó, họ có thể không có đủ kinh nghiệm trong bất kì cái gì vì kĩ năng của họ khá nông. Nếu họ chỉ làm việc từng chỗ trong một thời gian ngắn và đổi làm việc sang những thứ kích động, họ sẽ không học được gì. Họ khôngcó được hiểubiếtđủsâu sắc về kĩ năng kĩ thuật nênhọ sẽ phạmsai lầmlớn. 4. Tránh « bị phơi ra » : Nhiều sinh viên tốt nghiệp có « bằng cấp » nhưng không có kĩ năng. Họ được thuê nhưng không biết cách làm việc. Nếu họ không học khi họ còn ở trong trường, họ sẽ không có cơ hội nào để học ở công việc. Tất nhiên, họ sẽ giả vờ làm việc, họ sẽ cố che giấu nhược điểm của họ, họ sẽ nhờ người khác giúp đỡ, cũng giống như họ đã làm trong trường. Chẳng chóng thì chầy, các công nhân khác sẽ mệt mỏi với việc giúp họ vì học cũng bận rộn. Để tránh cho người quản lí thấy sự bất tài của mình, đê tránh bị sa thải, họ bao giờ cũng tìm những việc làm mới và đổi việc nhanh chóng nhất trong khả năng của mình. Tuy nhiên, sau khi đổi việc làm vài lần, họ không thể thoát được sự thực là họ không có kĩ năng. Họ có thể lừa người khác đôi lúc nhưng không lừa được bản thân họ. Nhiều người sẽ cảm thấy xấu hổ, một số sẽ giận dữ, phần lớn sẽ cảm thấy thất vọng và chung cuộc bỏ đi để tìm việc. Cảm giác « sợ bị phơi ra » thường dẫn tới sự tự nhận thức tiêu cực về bản thân mình và cảm giác thất vọng trong cả đời họ. Giải pháp :  Ngành công nghệ thông tin bao giờ cũng thay đổi. Cho dù bạn có việc làm tốt nhưng KHÔNG liên tục học những điều mới, bạn có thể không tồn tại được. Nếu kĩ năng của bạn không còn được cần tới nữa, bạn có thể không có khả năng giữ được việc làm của mình. Phần lớn mọi người đổi việc thường xuyên sẽ hối tiếc về quyết định của họ. Họ rơi vào cái bẫy của tham lam riêng của họ.  Họ bị bịt mắt bởi ảo tưởng riên của họ rằng họ có thể « lừa được hệ thống ». Kì thực là ngày nay, sự thiếu hụt trầm trọng trong người phát triển phần mềm đang diễn ra trên khắp thế giới nhưng cũng có nhiều người phát triển phần mềm không thể tìm được việc làm. Đa số những người phát triển phần mềm « thất nghiệp » là những người không có kĩ năng và thường được gọi là « kẻ nhảyviệc ».  Nếu bạn là túyp người đó, xin để thời gian đánh giá bạn tại sao bạn hành xử theo cách đó. Tại sao điều đó lại xảy ra cho bạn và làm sao nó ảnh hưởng tới mục tiêu nghề nghiệp lâu dài của bạn. Bạn phải phát triển bản kế hoạch để vượt qua vấn đề này, để cho bạn có thể tập trung vào một việclàmmà sẽ giữcho bạn làmviệctrong thời gianlâu.
  • 20. S i n h v i ê n t h ờ i đ ạ i t h ế g i ớ i p h ẳ n g |20  Nếu bạn có bằng cấp nhưng không có kĩ năng, hãy bạo dạn trởi lại trường để được đào tạo thêm và làm tăng khả năng của bạn để làm việc như một nhà chuyên môn phần mềm. Vì công nghệ thay đổi nhanh chóng, trở lại trường để học điều mới là thông thường trong những người phát triển phầm mềm. Bạn không nên cảm thấy kém cỏi về việc trở lại trường vì bạn đã học được bài học tốt về cuộc sống và cuộc sốngcó nghĩa làphải liêntục học tập. 29 Đối thoại với một giáo sư trẻ Sau bảy năm làm việc cần cù, Susan đã hoàn thành bằng tiến sĩ của cô ấy và kiếm được việc giảngdạy ở mộtđại học khác. Cô ấy tới gặp tôi để nói lời tạmbiệt. Cô ấy nói : « Em thực sự đánh giá cao sự giúp đỡ của thầy trong những năm qua, em vẫn nhớ điều thầy đã nói khi em lần đầu tiên vào chương trình : « Là giáo sư đại học là tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống của sinh viên và của thế giới », cho nên trước khi ra đi, em muốn hỏi liệu thầy có lời khuyên nào cho một giáo sư mới nhưem không ? » Tôi bảo cô ấy : « Chúc mừng bạn, chúng ta bây giờ là đồng nghiệp của nhau. Chúng ta chia sẻ cùng viễn kiến và sứ mệnh giáo dục. Vì bạn đã hỏi, có vài điểm tôi biết trong nghề dạy học cho nên tôi muốn chia sẻ cùng bạn : « Là nhà giáo dục, chúng ta muốn tập trung vào việc học và thúc đẩy sự thành công của sinh viên. Chính bổn phận của chúng ta là đảm bảo rằng môi trường lớp học là tối ưu cho việc học. Làm theomột sốlời khuyênnhỏsauđây có thể giúpbạn và sinhviêncủabạn. »  « Là một giáo sư, bạn phải dự ứng, đừng phản ứng. Bạn phải nắm quyền chỉ huy ngay từ lần đầu tới lớp bằng việc đặt ra mục đích học tập của họ và để sinh viên biết mong đợi của bạn. Đừng chờ đợi cho tới khi có cái gì đó xảy ra rồi mới phản ứng với nó. Chẳng hạn bạn sẽ làm gì khi điện thoại di dộng của một sinh viên kêu to trong lớp ? Bạn sẽ làm gì khi sinh viên hỗn láo và dùng tiếng tục trong lớp ? Bạn phải đặt ra quy tắc và chắc chắn rằng sinh viên hiểu chúng. Chẳng hạn, tắt điện thoại di động trước khi vào lớp. Không dùng tiếng tục hay tranh cãi trong lớp. Vi phạm sẽ bị yêu cầu ra khỏi lớp. Nhiều sinh viên nhìn vào giáo sư như « người mẫu » cho nên điều quan trọng là chúng ta hành động tương ứng. Chúng ta phải đúng giờ, chúng ta phải bình thản trong bất kì hoàn cảnh nào và KHÔNG biểu lộ cảm xúc của mình. Nếu bạn KHÔNG muốn sinh viên dùng điện thoại di động trong lớp thì bạn phải tắt điện thoại di động của mình nữa. Nếu bạn chỉ ra rằng bạn chăm lo cho họ và dành thời gian giúp họ, sinh viên sẽ biết điều đó và sẽ kính trọng bạn về điều đó. Bạn phải công bằng trong việc áp đặt qui tắc lớp học của bạn nếu không thì khôngai sẽ vâng theochúng. »  Điều quan trọng là dành thời gian với sinh viên để cố vấn cho họ, cho nên hãy thu xếp thời gian dạy của bạn sao cho bạn có thể làm được điều đó. Chừng nào bạn còn học tập, bao giờ cũng có hi vọng.
  • 21. S i n h v i ê n t h ờ i đ ạ i t h ế g i ớ i p h ẳ n g |21  « Sinh viên tới đại học để học, để phát triển tri thức và kĩ năng, cho nên họ có thể tự chăm lo cho bản thân họ và thành công theo bất kì cái gì họ làm. Theo kinh nghiệm giảng dạy của tôi, tôi tin rằng được cho mục tiêu rõ ràng và truy nhập vào tài liệu tốt, phần lớn các sinh viên có thể tự học điều cơ bản. Quả là phí thời gian đứng trên lớp và nói cái gì đó mà họ có thể đọc được từ sách và đợi cho họ viết ra. Để giúp sinh viên học tài liệu THEO CÁCH RIÊNG CỦA HỌ, tôi bao giờ cũng giao nhiệm vụ đọc bài trước khi lên lớp, thông tin mà sinh viên sẽ dùng tronglớp để cho họ có thể học trước khi tới lớp. Lớp sẽ bắt đầu bằng một tổng quan về chủ đề và đôi khi là một bài kiểm tra ngắn nếu tôi nghĩ sinh viên không chuẩn bị trước khi lên lớp. Thế rồi đến thảo luận và công việc nhóm với câu hỏi, câu trả lời và bài giảng ngắn để tóm tắt chủ đề quan trọng là gì. Phươngpháp « học qua hành » được hiểurõvà rất hiệuquả. »  « Tất nhiên, một số sinh viên thích được bảo cho làm. Cách đó dễ dàng hơn cho họ và cho cả giáo sư nữa. Nhưng họ cần học cách tự mình nghiên cứu bởi vì học tập là THÓI QUEN và họ cần phát triển thói quen học tập này từ bây giờ để chuẩn bị cho việc học cả đời của họ. Nếu họ KHÔNG định học cái gì trừ phi giáo sư đưa cho họ thông tin, nếu mọi điều họ phải làm là « ngồi im lặng» chời đợi « được bảo cho làm » hơn là học thì kết quả chắc chắn sẽ khác. Trong thế giới toàn cầu hóa này, nơi cạnh tranh đã mãnh liệt, mọi sự sẽ KHÔNG dễ dàng và sinh viên thụ động có thể KHÔNG tồn tại được. Ngày nay, sinh viên KHÔNG CHỈ phải tích cực trong học tập MÀ họ CŨNG phải học cách ra quyết định về điều họ cần biết và cách họ sẽ thu nhận tri thức đó. Tôi tin rằng bằng việc mong đợi sinh viên sẽ học tài liệu theo cách của họ, chúng ta đang thúc đẩy kĩ năng và thái độ họ cần để trở thành người tự học cả đời. Tất nhiên, bằng việc đi theo phương pháp này, giáo sư cũng phải tin rằng sinh viên CÓ KHẢ NĂNG học độc lập, với sự hướng dẫn và hỗ trợ đúng đắn. Để làm cho sự việc được diễn ra tốt đẹp, bạn phải cống hiến thời gian để giúp sinhviêntựgiúphọ. »  « Tất nhiên, KHÔNG phải mọi sinh viên đều tới trường để học. Nhiều người thích bỏ lớp. Nhiều người không chuẩn bị, không vướng bận và không động cơ. Làm sao chúng ta thay đổi điều đó ? Chúng ta phải xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên, cha mẹ và sinh viên. Loại hình này rất quan trọng bởi vì tất cả chúng ta đều quan tâm tới giáo dục sinh viên. Nếu sinh viên không học, tôi sẽ để cho cha mẹ họ biết. Một số sinh viên không thích điều đó nhưng là một giáo sư, tôi nghĩ chúng ta phải có nghĩa vụ thông báo choc ha mẹ nếu con họ không tiến bộ trong trường. Cùng nhau, chúng ta phải tìm ra hành động sửa chữa. Tất nhiên, sẽ nhiều việc hơn cho giáo sư, sẽ nhiều việc hơn cho cha mẹ, và sẽ nhiều việc hơn cho sinh viên. Tuy nhiên, không có gì sẽ làm cho chúng ta cảm thấy vui hơn là thấy sinh viên vượt qua vấn đề và tiến bộ. Điều đó thực đáng bỏ công sức và đó là nghĩa vụ của chúngta để làm cho nóxảy ra. » 30 Bill Gates – Nhà doanh nghiệp Tôi nhận được một email, người gửi viết : « Em muốn là một nhà doanh nghiệp nhưng bố mẹ em muốn em vào đại học. Em bảo họ rằng các nhà doanh nghiệp như Bill Gates và Steve Jobs, tất cả đều
  • 22. S i n h v i ê n t h ờ i đ ạ i t h ế g i ớ i p h ẳ n g |22 là những người bỏ đại học giữa chừng. Họ KHÔNG cần học đại học để làm ra nhiều tiền nhưng bố mẹ em không đồng ý.Thầy có cho rằng nhà doanh nghiệp cần giáo dụcđại họckhông ? Xin thầy chỉ bảo. » Trả lời : Bạn có biết nhà doanh nghiệp là gì không ? Theo định nghĩa, đó là : « Người sở hữu tri thức duy nhất và nhận ra cơ hội kinh doanh để truyền tri thức đó vào trong sản phẩm mới, đảm nhiệm việc đó và nhận may rủi về việc đó. » Chúng ta hãy nhìn vào trong định nghĩa này một cách cẩn thận hơn. Thứ nhất, nhà doanh nghiệp phải có tri thức duy nhất. Bạn nghĩ tri thức đó từ đâu tới ? Người này có được sinh ra với tri thức đó không hay người này đã học nó từ đâu đó ? Thứ hai, bạn có bao giờnghĩ về cơ hội kinhdoanhkhông ? Cơ hội KHÔNG phải là cái gì đó xảy ra thường xuyên mà là hoàn cảnh hiếm hoi và nó chỉ xảy ra khi ai đó đã sẵn sàng cho nó. Nhiều người lẫn lộn giữa cơ hội và vận may nhưng vận may chả liên quan gì tới điều đó. Nếu bạn KHÔNG sẵn sàng, cơ hội sẽ KHÔNG bao giờ tới, bởi vì bạn thậm chí còn không biết nó là cái gì. Nếu bạn đồng ý với định nghĩa của tôi thì chúng ra nhìn vào nhân vật doanh nghiệp : ngài Bill Gates. Khi còn là học sinh phổ thông, Bill Gates và Paul Allen đã « lén » vào lớp máy tính của Đại học Washington để học lập trình. Họ thậm chí đã dùng thẻ sinh viên « giả » để mượn sách máy tính từ thư viện. Họ « đột nhập » vào trong máy tính đại học để viết chương trình. Cuối cùng, họ bị bắt, nhưng giáo sư thấy niềm đam mê học máy tính từ những đứa trẻ 15 tuổi này và đã cho phép họ tiếp tục. Ông ấy dạy cho họ và cho phép họ dùng máy tính của đại học để viết nhiều chương trình. Điều đó giải thích tại sao lúc ban đầu, hai người sáng lập của Microsoft đã có tri thức máy tính cho dù họ KHÔNG dự lớp đại học (họ mới học lớp 9). Cuối cùng, Bill Gates đã tốt nghiệp phổ thông và vào học luật tại đại học Harvard (bố anh ta là luật sư và muốn anh ta đi theo nghề này) nhưng đam mê của Bill về máy tính mạnh tới mức anh cứ mãi theo đuổi xu hướng công nghệ. Một hôm Paul Allen chỉ cho anh ta một bài báo về máy tính có tên là Altair (đó là một gói các linh kiện để các kĩ sư lắp ráp). Vì máy tính này không có phần mềm, Bill và Paul quyết định viết phần mềm cho nó (cơ hội kinh doanh) nhưng công ty Altair không muốn mua phần mềm. Cuối cùng, Bill và Paul phải tạo ra công ty của riêng mình để bán phần mềm cho những người mua máy tính của Altair. Để làm điều đó, Paul đã phải làm hầu hết việc lập trình còn Bill phải làm hầu hết việc bán hàng, điều yêu cầu anh ta đi lại nhiều. Bill quyết định bỏ học Harvard « tạm thời » mặc dù bố mẹ anh ta không lấy gì làm sung sướng về điều đó. Anh ta dùng hết tiền tiết kiệm để đi bán phần mềm Altair và đảm nhận mọi may rủi (đó là tinh thần nhà doanh nghiệp). Tuy nhiên, máy tính Altair không kinh doanh được tốt và Microsoft cũng ở trên bờ vực phá sản thì Bill nghe nói rằng IBM cũng có máy tính cá nhân tương tự mà không có phần mềm. Bill Gates tới IBM và hỏi liệu anh ta có thể viết phần mềm cho PC không. Vì IBM là công ty phần cứng, người quản lý không chú ý quá nhiều về phần mềm cho nên họ đồng ý để một công ty « vô danh tiểu tốt » có tên Microsoft viết phần mềm điều hành cho nó. Bạn có lẽ đã biếtphần cònlại của câu chuyệnnày. Những người như Bill Gates và Paul Allen CÓ THỂ KHÔNG cần đại học (Họ đã có tri thức, đam mê, động cơ và sẵn lòng chấp nhận may rủi). Ngày nay, chỉ có một Bill Gates nhưng có hàng triệu người « muốn là Bill Gates ». Tất cả họ đều muốn có tiền của ông ấy, danh vọng của ông ấy nhưng KHÔNG
  • 23. S i n h v i ê n t h ờ i đ ạ i t h ế g i ớ i p h ẳ n g |23 chăm nom về « tri thức », « cơ hội » hay « may rủi » mà Bill Gates cũng có. Đó là lí do tại sao KHÔNG có Bill Gateskhác. Nếu bạn muốnlà “Bill Gates”, bạn phải bắt đầu với điều ông ấy đã bắt đầu: Sở hữu tri thức. Bạn lấy loại tri thức này ở đâu? Trong đại học, tất nhiên rồi. Lời khuyên của tôi: Xin hãy học tập chuyên cần và ở lại trường. Có tri thức kĩ thuật sẽ cho phép bạn nhận diện cơ hội kinh doanh và nó CHỈ tới khi bạn sẵn sàng. Ngày nay, kĩ nghệ phần mềm là lĩnh vực tương đối mới. Nó mới được năm mươi tuổi, một lĩnh vực rất trẻ khi so sánh với kĩ nghệ công trình công công, kĩ nghệ hóa học v.v. Phần mềm có nhiều tiềm năng và nhiều cơ hội hơn các lĩnh vực khác. Tôi nghĩ, bằng việc chọn lĩnh vực này để học tập, bạn đã ra quyết định đúng. Tôi tin tương lai của lĩnh vực này là rất hứa hẹn với nhiều khám phá mới và nhiều cơ hội mới. Để trả lời câu hỏi của bạn: Nhàdoanhnghiệp có cần giáodục đại họckhông?  Câu trả lời của tôi là: “Dứt khoát có.” Tôi sẽ nói thêm cho bạn về việc tại sao tôi nói “có” trong bài tiếptheocủa tôi về nhânvật khác của bạn: Steve Jobs. 31 Steve Jobs – Nhà doanh nghiệp Trong bài trước, tôi đã viết về nhu cầu có tri thức là tiền điều kiện để trở thành doanh nghiệp. Định nghĩa của tôi về nhà doanh nghiệp là “Người sở hữu tri thức duy nhất và nhận ra cơ hội kinh doanh để truyền tri thức đó vào trong sản phẩm mới, đảm nhiệm việc đó và nhận may rủi về việc đó.” Tất nhiên, bên cạnh tri thức đặc biệt, nhà doanh nghiệp phải có lòng đam mê mạnh, động cơ, sự “thông minhdoanhnghiệp” và hammuốn tiếptụchọc để thànhcông trong lĩnh vực này. Có lẽ bạn biết rằng Steve Jobs và Steve Wozniak là những người sáng lập ra Apple Computer. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Steve Jobs tới đại học Reed College nhưng bỏ học nửa chừng để sống như một “Hippie”, du hành tới nhiều nơi cho tới khi hết tiền. Anh ta tìm được việc làm trong một cửa hiệu điện tự nơi anh ta gặp Steve Wozniak. Wozniak là một “tài tử điện tử” có đam mê về bất kì cái gì liên kết với điện tử. Anh ta thích lấy các thiết bị điện tử và rồi dựng lại chúng để tìm hiểu cách vận hành ra sao. Woznaik cũng là một người bỏ đại học nửa chừng vì anh ta nghèo và không thể đảm đương được mức học phí đại học. Tuy nhiên, với niềm đam mê mạnh mẽ về học tập, Wozniak tiếp tục “lén” và các lớp đại học cho tới khi ra trường phát hiện ra và yêu cầu anh ta phải ra đi. (Anh ta học tri thức cơ sở ở phổ thông). Woznaik cũng “lén” vào dự các buổi seminar kĩ nghệ và hội nghị điện tử bằng việc giả vờ là người phục vụ đồ ăn uống, cho nên anh ta có thể học được nhiều (Anh ta học tri thức điện tử chuyên sâu trong các hội nghị). Một hôm Wozniak thấy trình diễn về máy tính Altair trong một cuộc hội nghị, anh ta bị ấn tượng và quyết tâm xây dựng một cái gì đó tương tự như vậy. Anh ta bắt đầu thiết kế bản mẫu máy tính dùng chip intel 8080 và biểu diễn cho mọi người xem tại “CLB máy tính Homebrew” tại đại học Stanford