SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  17
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN VIÊM TỤY CẤP
MỤC TIÊU
1. Trình bày cơ chế sinh bệnh, nguyên nhân bệnh viêm tụy cấp.
2. Mô tả triệu chứng lâm sàng, biến chứng và điều trị bệnh viêm tụy cấp
3. Nhận định tình trạng bệnh viêm tụy cấp.
4. Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc.
NỘI DUNG
I. BỆNH HỌC
1. CƠ CHẾ SINH BỆNH
_ Bất cứ tình trạng bệnh lý nào gây ra sự hoạt hóa men tụy ngay trong lòng mô tụy,
và vượt quá cơ chế tự bảo vệ của tụy thì sẽ gây ra viêm tụy.
_ Thuyết ống dẫn: do sự trào ngược dịch mật, dịch tá tràng vào tuyến tụy, có thể do
sỏi kẹt ở bóng Vater, co thắt cơ vòng Oddi hoặc có thể do sự tăng áp lực ở đường
mật do giun đũa. Thuyết này không được chấp nhận vì hiện tượng trào ngược có
thể xảy ra ở người bình thường hoặc khi chụp đường mật có cản quang
_ Thuyết mạch máu: nhồi máu tụy do tắc tĩnh mạch và do sự phóng thích các kinase
tổ chức vào máu làm hoạt hoá tại chỗ men này.
_ Thuyết quá mẫn: hay còn gọi là thuyết thần kinh X vì có sự giống nhau về triệu
chứng trong cường phó giao cảm và viêm tuỵ cấp.
_ Thuyết dị ứng: giải thích hiện tượng tắc mạch rải rác.
_ Thuyết tự tiêu: giải thích trên cơ sở hoạt hoá Trypsin bởi trào ngược Kinase ruột
như Enterokinase, Kinase bạch cầu vi khuẩn, tiểu thể do các thương tổn tuyến tụy
phóng thích.
2. NGUYÊN NHÂN
_ Sỏi đường mật.
_ Ký sinh trùng: giun đũa là nguyên nhân hay gặp nhất.
_ Virus: quai bị.
_ Do rượu gây viêm tụy cấp và viêm tụy mạn.
_ Sau phẫu thuật bụng và chụp đường mật ngược dòng qua nội soi.
_ Chấn thương vùng bụng.
_ Suy dinh dưỡng.
_ Do thuốc, nhất là corticoid.
_ Do thủng ổ loét dạ dày tá tràng dính vào tụy.
_ Túi thừa tá tràng.
3. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
_ Đau: đột ngột, dữ dội tuỳ theo bệnh nguyên. Có thể có khởi đầu khác nhau, tình
huống thường sau bữa ăn thịnh soạn...đau vùng trên rốn lan ra sau lưng.
_ Nôn: là triệu chứng hay gặp, tỷ lệ khoảng 70-80%, nôn xong không đỡ đau.
_ Bụng chướng: do liệt dạ dày và ruột cũng thường gặp. Một số trường hợp có dấu
hiệu bụng ngoại khoa, hoặc dấu xuất huyết nội.
_ Hội chứng nhiễm trùng: tuỳ theo nguyên nhân tình trạng nhiễm trùng có thể đến
sớm hay muộn.
_ Với thể xuất huyết hoại tử, toàn thân có biểu hiện nhiễm trùng, nhiễm độc nặng.
_ Vàng da: ít gặp, nếu có thường là rất nặng.
_ Khám bụng: vùng Chauffard Rivet đau, điểm Mallet Guy đau, điểm Mayo-Robson
đau.
4. TRIỆU CHỨNG CẬN LÂM SÀNG
_ Amylase máu: thường tăng sau khi đau khoảng 4 - 12 giờ. Với viêm tụy cấp thể
phù nề sau khoảng 3 - 4 ngày sẽ trở về bình thường.
_ Amylase niệu: tăng chậm sau 2 - 3 ngày.
_ Lipase máu: thường tăng song song với amylase máu và đặc hiệu hơn. Tồn tại lâu
trong máu.
_ Men LDH và SGOT có thể tăng trong các thể nặng. ây là những men giúp đánh
giá tiên lượng.
_ Calci máu thường giảm trong những thể nặng.
_ PaO2 thường giảm.
_ Công thức máu: bạch cầu tăng, bạch cầu đa nhân trung tính tăng, khi bạch cầu
tăng trên 16.000/mm3 là có ý nghĩa tiên lượng nặng.
_ Siêu âm: tụy lớn, cấu trúc nghèo hơn bình thường.
_ X quang bụng không chuẩn bị: để loại trừ bụng ngoại khoa.
5. TIẾN TRIỂN – BIẾN CHỨNG
_ Giai đoạn còn bù tiến triển chậm trong nhiều năm, có khi hàng chục năm, vài chục
năm.
_ Giai đoạn mất bù nhanh hơn, thời gian ngắn hơn. Trung bình 3 – 4 năm.
_ Tuy nhiên tiến triển nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào nguyên nhân và biến
chứng.
_ Biến chứng:
+ Chảy máu tiêu hoá do vỡ tĩnh mạch thực quản.
+ Hôn mê gan.
+ Ung thư hoá.
+ Nhiễm trùng.
+ Suy kiệt.
6. ĐIỀU TRỊ
_ Giúp tuỵ nghỉ ngơi.
_ Bù nước điện giải: trong viêm tụy cấp thể phù nề, truyền khoảng 2-3l/ngày dung
dịch Ringer lactat và glucose đẳng trương.
_ Nuôi dưỡng ngoài đường tiêu hoá.
_ Các thuốc giảm đau: Atropin, Dolargan.
_ Kháng sinh: Ampicilin, gentamycin, trong trường hợp nhiễm trùng nặng cần phối
hợp Cephlosporin thế hệ 3 và Quinolon thế thế hệ 2, nếu nhiễm trùng nặng kéo dài
cần dùng kháng sinh chống kỵ khí: Imidazol, betalactamin, Macrolid
(Clindamycin, Dalacin).
_ Điều trị viêm tụy cấp do giun đũa: cần sử dụng thuốc diệt giun sớm: Mebendazol
(Fugacar) viên 100mg.
_ Điều trị viêm tụy cấp do sỏi: xẻ cơ vòng oddi hoặc tán sỏi.
_ Dự phòng
+ Tẩy giun đũa định kỳ, nhất là những người có tiền sử giun chui đường mật.
+ Điều trị tốt sỏi mật.
+ Hạn chế bia rượu.
+ Có chế độ ăn hợp lý
_ Chỉ định ngoại khoa khi: thất bại vớii điều trị nội, xuất hiện biến chứng xuất huyết
nội, áp xe tụy, nếu có bệnh đường mật áp dụng phương pháp nội soi mật tụy
ngược dòng lấy sỏi.
II. CHĂM SÓC
1. Nhận định
 Hỏi bệnh nhân
_ Xem có biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng không?
_ Bệnh nhân có đau bụng không? vị trí, cường độ đau như thế nào?
_ Đau từng cơn hay đau liên tục.
_ Chú ý các yếu tố làm tăng cơn đau.
_ Đau có tăng khi nằm ngửa và giảm khi cúi gập mình ra trước không?
_ Bệnh nhân có buồn nôn hoặc nôn không? Nôn ra có đỡ đau không?
_ Có chướng bụng không?
_ Bệnh nhân có tiền sử uống rượu không? Có tiền sử viêm tuỵ cấp do giun hay
sỏi đường mật không?
 Quan sát tình trạng của bệnh nhân:
_ Tình trạng nhiễm khuẩn: môi khô, lưỡi bẩn, mệt nhọc, hốc hác không?
_ Tình trạng tinh thần: có vật vã, bất an, vã mồ hôi hay choáng không?
_ Quan sát tư thế chống đau của bệnh nhân.
 Thăm khám:
_ Đo các dấu hiệu sống, chú ý: nhiệt độ, mạch và nhịp thở.
_ Khám bụng để xác định tìm các điểm đau tuỵ
 Xem xét kết quả cận lâm sàng:
_ Công thức máu: bạch cầu tăng cao, tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng.
_ Tốc độ lắng máu cao.
_ Amylase máu hay amylase niệu tăng.
_ Siêu âm và CT scan có hình ảnh của viêm tuỵ.
 Thu thập các dữ kiện:
_ Qua hồ sơ bệnh án đã điều trị và chăm sóc.
_ Qua gia đình bệnh nhân.
2. Một số vấn đề của người bệnh có thể có đối với bệnh viêm tuỵ cấp:
_ Đau do viêm tuỵ.
_ Nôn do kích thích dạ dày.
_ Bụng chướng do liệt dạ dày, ruột.
_ Tăng thân nhiệt do nhiễm trùng.
_ Nguy cơ choáng do đau.
3. Lập kế hoạch
_ Chế độ nghỉ ngơi và vệ sinh.
_ Chế độ ăn uống.
_ Thực hiện các y lệnh về thuốc.
_ Theo dõi đề phòng biến chứng có thể xảy ra.
_ Hướng dẫn bệnh nhân cách phòng bệnh.
4. Thực hiện
4.1. Chăm sóc cơ bản
_ Để bệnh nhân nằm nghỉ ngơi tuyệt đối trên giường.
_ Vệ sinh răng miệng, thân thể, thay quần áo cho bệnh nhân hàng ngày, khi bệnh
nhân nôn phải chăm sóc sạch sẽ, chu đáo.
_ Đo mạch, nhiệt độ, huyết áp, điện tim và kiểm tra tri giác người bệnh.
_ Tiến hành đặt ống thông dạ dày theo kỹ thuật thường quy. Hút dịch dạ dày nhẹ
nhàng với bơm tiêm 50 ml, sau đó nối ống thông dạ dày với bình hoặc chai dẫn
lưu.
_ Giúp tụy nghĩ ngơi làm giảm đau và giảm tiết bằng nhịn ăn uống, hút dịch vị.
_ Bù nước và điện giải: bệnh nhân thường thiếu nước do nhịn ăn uống, do nôn
mửa, sốt nên cần được truyền dịch.
_ Nuôi dưỡng bằng đường miệng chỉ được thực hiện khi triệu chứng đau giảm
nhiều và bệnh nhân được cho ăn từ lỏng đến đặc, bắt đầu với nước đường, đến
hồ và cháo để giảm tiết dịch vị.
4.2. Thực hiện kế hoạch điều trị
_ Thực hiện theo y lệnh của thầy thuốc:
_ Xem hồ sơ bệnh án để thực hiện các chỉ định của bác sỹ: thuốc, dịch truyền và
các thủ thuật khác.
_ Lấy máu, nước tiểu đi làm xét nghiệm thường quy và các xét nghiệm bắt buộc
đối với người bệnh viêm tuỵ cấp như: chảy máu, niệu, đường máu, điện giải
(calci máu), amylase máu...
_ Hút dịch dạ dày theo chỉ định.
_ Truyền dịch: thông thường đối với viêm tuỵ cấp thể phù thì truyền khoảng 2 -
3l/ngày.
_ Các thuốc giảm đau chỉ nên sử dụng khi phương pháp nhịn ăn uống và hút dịch
không làm đỡ đau, có thể sử dụng Dolargan nhưng không dùng morphin vì có
thể làm co thắt cơ oddi.
4.3. Theo dõi và đề phòng biến chứng
_ Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn 3 giờ /lần.
_ Theo dõi tình trạng bụng của người bệnh: chướng, đau, gõ đục.
_ Treo bảng theo dõi hộ lý cấp I tại giường cho những người bệnh nặng.
_ Áp xe tuỵ: nhiễm trùng nặng, sốt cao 39-400 kéo dài hơn một tuần, vùng tuỵ
rất đau, khám có một mãng gồ lên, xác định bằng siêu âm hoặc chụp cắt lớp.
_ Nang giả tuỵ: bệnh nhân giảm đau, giảm sốt nhưng không trở lại bình thường.
Vào tuần lễ thứ 2-3 khám vùng tuỵ có một khối, ấn căng tức, Amylase máu
còn cao gấp 2 - 3 lần, siêu âm có khối Echo trống.
_ Cổ trướng: do thủng hoặc vỡ các ống tuỵ hoặc nang giả tuỵ vào ổ bụng.
_ Ghi rõ ngày giờ, tên iều dưỡng chăm sóc và tình trạng người bệnh vào phiếu
theo dõi và săn sóc toàn diện.
_ Báo cáo với bác sỹ điều trị tình trạng bệnh nhân và việc thực hiện theo y lệnh
hằng ngày
4.4. Hướng dẫn giáo dục sức khỏe cho người bệnh
_ Hướng dẫn người bệnh thực hiện các chỉ định của thầy thuốc, dặn nhịn ăn, giữ
nước tiểu... và các quy định hành chính của khoa phòng điều trị.
_ Hướng dẫn người bệnh có chế độ ăn phù hợp khi đã được phép ăn (tránh mỡ,
rượu, bia) và hẹn khám lại sau mổ nhằm phát hiện các biến chứng xa.
_ Tẩy giun đũa định kỳ, đặc biệt khi đã có tiền sử giun chui đường mật.
_ Điều trị tốt sỏi mật.
_ Hạn chế uống rượu.
4.5. Đánh giá: Một bệnh nhân viêm tuỵ cấp được đánh giá chăm sóc tốt khi:
_ Bệnh nhân đỡ đau, hết nôn, có thể ăn uống bằng đường miệng.
_ Tình trạng nhiễm trùng giảm.
_ Các xét nghiệm trở về bình thường.
_ Các y lệnh được thực hiện đầy đủ và chính xác.
_ Không xảy ra các biến chứng.
_ Bệnh nhân được theo dõi để phát hiện sớm các biến chứng.
_ Bệnh nhân hiểu biết về tình trạng bệnh và thực hiện được các y lệnh về ăn
uống và nghỉ ngơi.
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH MỔ VIÊM TỤY CẤP
I. BỆNH HỌC
Viêm tuỵ cấp là tiến trình viêm cấp tính của tuỵ. Mức độ viêm tuỵ khác nhau
từ viêm tuỵ sung huyết đến viêm tuỵ hoại tử. Bệnh phổ biến ở tuổi trung niên,
nam nhiều hơn nữ. Tình trạng viêm tuỵ nặng hay nhẹ tuỳ mức độ tàn phá trên
mô tuỵ.
Viêm tuỵ cấp liên quan đến bệnh lý sỏi đường mật, do rượu, sau phẫu thuật,
sau chụp mật tuỵ ngược dòng, sau thủ thuật lấy sỏi ống mật chủ qua nội soi mật
tuỵ ngược dòng, do chuyển hoá, do nhiễm độc, dị ứng, quai bị, thủng tá tràng;
thuốc như Corticoid, Thiazide Diuretic, Oral Contrsceptic, Sulfonamide,
Nonsteroidal Antiinflammator.
1. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG
1.1. Đau bụng
Khởi đầu đột ngột đau bụng vùng thượng vị hay 1/4 bụng trên trái lan ra sau
lưng bên trái. Đau dữ dội, liên tục, đau sâu bên trong tạng, đau như chọc thủng bên
trong. Thường xuất hiện đau 24–48 giờ sau khi ăn bữa ăn nhiều thịt, chất béo, có
uống rượu. Đau thường không giảm theo tư thế, sau dùng thuốc kháng acid dạ dày.
Đau thật sự là do tuỵ căng phồng, kích thích phúc mạc, tắc ống mật.
Cơn đau kèm theo nôn ói, sau ói người bệnh vẫn không giảm đau.
Nhiệt độ giảm, bạch cầu giảm, huyết áp giảm, mạch nhanh. Người bệnh
vàng da, nước tiểu vàng.
Bụng căng chướng do nhu động ruột giảm hay mất. Tắc ruột xuất hiện do
gây căng chướng bụng. Khám bụng có đề kháng vùng thượng vị.
Dấu Cullen: thay đổi màu vùng quanh rốn do sự tẩm nhuận của máu dọc
theo dây chằng liềm.
Dấu Grey Turner: xuất hiện màu xanh khi dịch xuất tiết lan qua cân sau thận
vùng hông trái.
Phổi nghe tiếng ran nổ, suy giảm hô hấp.
1.2. Choáng
Xuất hiện khi chảy máu tuỵ, hay nhiễm trùng huyết từ những hoạt động của
men tuỵ. Sự gia tăng kinin peptide như kallikrein và bradykinin là nguyên nhân
mạch máu giãn, gia tăng thấm mao mạch, thay đổi vận mạch. Suy thận cấp cũng
xảy ra trong người bệnh viêm tuỵ cấp có choáng.
2. BIẾN CHỨNG
2.1. Nang giả tuỵ
Là khoang tiếp nối với tuỵ hay bao xung quanh bên ngoài tuỵ chứa dịch tiết,
mô hoại tử, như plasma, men tuỵ, chất viêm xuất tiết.
Triệu chứng của nang giả tuỵ là người bệnh đau bụng, sờ có khối u vùng
thượng vị, nôn, buồn nôn, chán ăn. Amylase huyết thanh vẫn ở mức cao. Khối
nang này sẽ tự giải quyết trong vòng vài tuần nhưng có lẽ khi thủng nó gây ra
viêm phúc mạc hay thủng vào trong dạ dày hay tá tràng. Thường phẫu thuật nối
tuỵ với hỗng tràng theo phương pháp Roux-en-Y.
2.2. Abces tuỵ
Là khoang chứa dịch lớn trong tuỵ, là hậu quả từ mô tuỵ hoại tử. Biểu hiện
lâm sàng: đau bụng trên, bụng có khối u bất thường, nhiệt độ tăng cao, bạch cầu
tăng, áp–xe tuỵ, đòi hỏi phẫu thuật cấp cứu để ngăn ngừa nhiễm trùng. Biến
chứng hệ thống chính là viêm phổi và chuột rút do hạ calci máu. Viêm phổi là
do xuất tiết từ men tuỵ thấm qua màng phổi.
3. CHẨN ĐOÁN
Bảng 21.1. Xét nghiệm chẩn đoán viêm tuỵ cấp
Xét nghiệm Trị số bình
thường
Sinh bệnh học
Amylase huyết thanh Tăng > 200UIL
3–
Tế bào tuỵ tổn thương
Lipase huyết thanh Tăng Tế bào tuỵ tổn thương
Amylase nước tiểu Tăng Tế bào tuỵ tổn thương
Test thứ hai
Đường huyết Tăng cao Suy giảm của chuyển hoá chất xơ
dẫn đến tổn thương tế
giải phóng glucagon
Calcium huyết thanh Giảm Sự hoá xà phòng của calcium bởi
acid béo trong vùng mỡ bị hoại tử
Triglyceride huyết
thanh
Tăng lipide máu Giải phóng acid béo tự do bởi
lipase
Amylase huyết thanh tăng trong vòng 24–72 giờ. Sự tăng lipase huyết thanh
bổ sung cho chẩn đoán viêm tuỵ cấp. Vì trong bệnh quai bị, chấn thương não,
ghép thận thì amylase máu cũng tăng cao. Amylase nước tiểu cũng tăng cao và
duy trì nhiều ngày. Amylase nước tiểu tăng hơn 3.600UI/ngày.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Điều trị nội
Hạn chế tạm thời hoạt động men tuỵ: Thực hiện thuốc: kháng acid, kháng
H2. Đặt ống thông dạ dày: hút liên tục, không cho ăn uống. Thực hiện thuốc
Atropin, hay Octreotide (Sandostatin) làm giảm tiết dịch.
Giảm đau cho người bệnh: Tiêm thuốc giảm đau theo y lệnh, thường dùng
Atropin và Pethidin (không cho Morphin vì gây co thắt cơ vòng Oddi). Thực
hiện thuốc kháng viêm steroide (soludecadron).
Chống nhiễm trùng: Thực hiện kháng sinh theo y lệnh. Thực hiện cân bằng
nước và điện giải.
4.2. Điều trị ngoại
Phẫu thuật.
Bảng 20.2. Nhận định điều dưỡng trong viêm tuỵ cấp
Dữ kiện chủ quan
Thông tin quan trọng về sức khoẻ:
Tiền sử bản thân: nghiện rượu, bệnh lý sỏi đường mật, chấn thương bụng, loét
tá tràng, nhiễm trùng, rối loạn chuyển hoá.
Thuốc: dùng thuốc Thiazide, Oestrogen, Corticoide, Azathioprine,
Sulfonamide, Opiate, Furosemide.
Phẫu thuật và những điều trị khác: phẫu thuật mổ tuỵ, dạ dày, tá tràng, đường
mật.
Dữ kiện khách quan
Tổng trạng: kích động, lo lắng, toát mồ hôi, nhiệt độ giảm.
Da: đổi màu ở vùng bụng, vàng da, khô môi miệng.
Hô hấp: khó thở, ran nổ.
Tim mạch: choáng, huyết áp giảm, mạch nhanh.
Tiêu hoá: bụng căng chướng, đau.
Dấu hiệu dương tính: Amylase và lipase huyết thanh tăng, bạch cầu tăng, tăng
đường huyết, tăng amylase nước tiểu, siêu âm bụng bất thường.
II. QUY TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM TỤY CẤP
1. NHẬN ĐỊNH TÌNH TRẠNG NGƯỜI BỆNH
Đau bụng dữ dội, liên tục vùng thượng vị. Thường xuất hiện sau bữa ăn
thịnh soạn, đỉnh đau từ 15–60 phút sau ăn, đau lan đến ngực hay ra sau lưng,
đau tăng khi nằm ngửa. Tổng trạng người bệnh rất dễ rơi vào cơn choáng ngất.
Tim mạch thiếu dịch, mạch nhanh, huyết áp giảm.
Triệu chứng tiêu hoá: nôn ói, liệt ruột. Cơ hoành bị kích thích do dịch như
nấc cục, đau lan đến bả vai.
Phổi: tràn dịch màng phổi lan tỏa, phổi thâm nhiễm, suy hô hấp.
Tiết niệu: nước tiểu giảm dưới 400ml/giờ do hoại tử ống thận 20%, có vàng
da do đầu tuỵ phù nề chèn ép đoạn cuối ống mật chủ. Bụng chướng, mềm và có
dịch lượng trung bình. Sờ ấn sâu thượng vị đau tăng lên, nếu có viêm phúc mạc
thì bụng đề kháng hoặc gồng cứng. Khi xuất huyết hay hoại tử tuỵ, có thể có
dấu Grey Turner (thay đổi màu da vùng hông lưng) hoặc dấu Cullen (đổi màu da
hay bầm máu vùng quanh rốn). Siêu âm thấy tuỵ to, có dịch quanh tuỵ, có khối
siêu âm hỗn hợp (hoại tử tuỵ), áp-xe tuỵ, nhiệt độ tăng, tốc độ lắng máu tăng,
bạch cầu tăng.
2. CHẨN ĐOÁN CAN THIỆP ĐIỀU DƯỠNG
2.1. Chăm sóc sức khoẻ và ngăn ngừa viêm tuỵ cấp
Phòng ngừa những yếu tố nguy cơ đưa đến viêm tuỵ cấp. Điều dưỡng cần
cung cấp thông tin cần thiết để giúp người bệnh điều trị những bệnh lý có nguy
cơ viêm tuỵ cấp như điều trị dứt điểm sỏi mật. Nếu có sỏi túi mật hay sau mổ
sỏi nên tránh những bữa ăn nhiều thịt mỡ, không uống rượu. Tránh những thuốc
gây viêm tuỵ cấp, nên tiêm ngừa phòng quai bị.
2.2. Người bệnh choáng do viêm tuỵ cấp
Theo dõi sát dấu chứng sinh tồn, lượng giá tình trạng người bệnh, khí máu
động mạch, chỉ số đo áp lực tĩnh mạch trung tâm. Thực hiện kháng sinh chống
nhiễm trùng, bồi trả nước điện giải cho người bệnh, theo dõi lượng nước xuất
nhập, theo dõi lượng nước tiểu mỗi giờ, xét nghiệm chức năng thận, thực hiện
thuốc giảm đau, giảm tiết dịch.
2.3. Giảm thể tích dịch do nôn ói, hút dịch dạ dày và hạn chế ăn uống
Biểu hiện người bệnh khát, gia tăng dịch xuất, da khô. Nhận định tình trạng
suy tim, dấu hiệu choáng tuần hoàn, rối loạn nước và điện giải, nước xuất nhập,
áp lực tĩnh mạch trung tâm, cân nặng, dấu chứng sinh tồn và áp lực máu mỗi 4
giờ hay thường xuyên tuỳ theo y lệnh. Thực hiện cung cấp dịch thay thế.
Thực hiện thuốc chống ói, đặt ống Levine theo dõi nước xuất nhập chính xác
hơn vừa giúp người bệnh giảm nôn, vừa thoát dịch dạ dày giảm chèn ép.
Theo dõi xét nghiệm Hct, Hemoglobin, chú ý Amylase máu và nước tiểu
(bình thường 60–180 đơn vị Somogy100ml), ion đồ, BUN, creatinine.
Vệ sinh sạch sẽ sau nôn: vệ sinh răng miệng giúp người bệnh thoải mái.
Theo dõi những dấu hiệu như kích thích, nhịp tim nhanh, co rút cơ.
2.4. Kiểu thở không hiệu quả do đau
Nhận định và đánh giá: khả năng thở, hít thở sâu, ho, đàm. Người bệnh đau
tăng khi nằm ngửa. Theo dõi khí máu động mạch, tình trạng bụng đau, chướng.
Can thiệp: hỗ trợ hô hấp, thực hiện thở oxy, giúp người bệnh tư thế nghỉ
ngơi, giảm đau – tư thế Fowler.
2.5. Sự khô môi miệng do đặt ống thông dạ dày, thuốc ức chế bài tiết
Biểu hiện môi khô, lở niêm mạc miệng, giảm tiết nước bọt Nhận định tình
trạng niêm mạc môi, lưỡi người bệnh để điều trị kịp thời. Chăm sóc răng miệng
mỗi 2 giờ, giữ ẩm môi miệng, có thể thoa son vaseline. Ghi chú chính xác lượng
nước xuất nhập. Chăm sóc da thoáng sạch, dùng chất làm ẩm da, tránh khô da.
2.6. Thay đổi dinh dưỡng liên quan đến chán ăn, không ăn qua đường miệng,
nôn ói biểu hiện bởi giảm cân, yếu, mệt
Quan sát phân khi đại tiện có váng mỡ. Cung cấp dinh dưỡng đủ các chất
qua đường truyền cho người bệnh. Thực hiện vệ sinh răng miệng và làm ẩm
môi, miệng giúp người bệnh tránh khô môi, miệng và các bệnh lý về miệng.
Đánh giá chỉ số BMI của người bệnh.
3. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TRƯỚC MỔ TỤY
Viêm tuỵ cấp chủ yếu là điều trị nội khoa, chỉ can thiệp phẫu thuật khi có
chỉ định cụ thể như viêm tuỵ hoại tử, viêm tuỵ xuất huyết, người bệnh hồi sức
không hiệu quả hay có nguyên nhân khác như sỏi kẹt Oddi.
Thẩm định tình trạng đau bụng của người bệnh và tìm tư thế giảm đau cho
người bệnh.
Thực hiện hút dạ dày liên tục: theo dõi sát tính chất, màu sắc, số lượng dịch
dạ dày.
Không cho người bệnh ăn uống. Điều dưỡng thực hiện bù dịch, thuốc theo y
lệnh của bác sĩ, thực hiện y lệnh thuốc giảm đau, giảm viêm cho người bệnh.
Công tác tư tưởng cho người bệnh an tâm.
Theo dõi các xét nghiệm cận lâm sàng: Amylase máu và nước tiểu, ion đồ,
creatinine…
Theo dõi dấu chứng sinh tồn cho người bệnh: Phát hiện sớm dấu hiệu
choáng cho người bệnh như mạch nhanh, huyết áp giảm. Chú ý nếu người bệnh
sốt trên 380C thì cần báo bác sĩ ngay vì có thể có tình trạng nhiễm trùng.
III. QUY TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU MỔ
1. NHẬN ĐỊNH TÌNH TRẠNG NGƯỜI BỆNH
Theo dõi dấu hiệu khó thở, kiểu thở, dấu hiệu thiếu oxy.
Theo dõi và phát hiện sớm choáng, dấu hiệu giảm thể tích dịch, theo dõi nước
tiểu mỗi giờ, nước xuất nhập. Nhận định tình trạng rối loạn nước và điện giải.
Tình trạng viêm tuỵ như: đau bụng, bụng chướng, amylase tăng.
Tình trạng bụng: nhu động ruột, đau.
Hoạt động ống dẫn lưu, tình trạng da: ở chân ống dẫn lưu, vết mổ.
Tình trạng dinh dưỡng người bệnh: dấu mất nước, cân nặng.
Tình trạng nhiễm trùng: nhiệt độ cao.
Theo dõi dấu hiệu chảy máu sau mổ: qua ống Levine, dẫn lưu, dấu chứng
sinh tồn.
Theo dõi đường huyết, creatinine. Theo dõi sát dấu chứng sinh tồn, tình
trạng tri giác người bệnh.
2. CHẨN ĐOÁN VÀ CAN THIỆP ĐIỀU DƯỠNG
2.1. Người bệnh có dấu hiệu khó thở sau mổ
Thế nằm: nếu người bệnh chưa tỉnh hay còn choáng thì cho nằm tư thế thẳng
đầu bằng, mặt nghiêng một bên. Nếu người bệnh tỉnh nên cho nằm tư thế semi–
Fowler, hướng dẫn người bệnh thở. Thực hiện oxy liệu pháp cho người bệnh.
Theo dõi liên tục tình trạng: oxy máu, dấu hiệu thiếu oxy, nhịp thở. Cần theo
dõi tình trạng bụng chướng hay do đau người bệnh không tự thở bình thường
được.
2.2. Người bệnh có nguy cơ choáng sau mổ do tình trạng giảm thể tích dịch
qua mất máu, mất dịch
Theo dõi và chống choáng sau mổ, theo dõi dấu chứng sinh tồn liên tục, dấu
hiệu chảy máu, tổng lượng nước xuất nhập mỗi giờ, dấu hiệu rối loạn điện giải
trên lâm sàng, nước tiểu, xét nghiệm chức năng thận. Theo dõi dấu thiếu nước
như khát, niêm khô, véo da (+). Phát hiệm sớm trên lâm sàng các dấu hiệu thiếu
điện giải. Thực hiện bù nước và điện giải theo y lệnh. Ủ ấm người bệnh, giúp
người bệnh an tâm.
2.3. Bụng chướng sau mổ do ruột chưa hoạt động
Theo dõi nhu động ruột, nôn ói, bụng chướng, dịch ứ đọng...
Cho người bệnh xoay trở, hướng dẫn hít thở sâu, cho người bệnh ngồi dậy
hay nằm tư thế Fowler (nếu không có dấu hiệu choáng).
Để giúp cho tuỵ nghỉ ngơi, điều dưỡng đặt ống thông dạ dày, nên hút liên
tục ống thông dạ dày, theo dõi tình trạng bụng, đo vòng bụng. Chỉ rút ống thông
dạ dày khi người bệnh hết đau bụng, amylase bình thường. Không nên cột ống
lại nếu chưa có y lệnh bác sĩ.
Nghe nhu động ruột, thường người bệnh sau mổ viêm tuỵ cấp rất dễ suy kiệt do
tình trạng nhịn ăn, uống và mất nước, nên vận động giúp có nhu động ruột.
2.4. Nguy cơ biến chứng sau mổ viêm tuỵ cấp
Phát hiện sớm biến chứng viêm tuỵ cấp như: đau bụng trên, khối u ở thượng
vị, nhiệt độ,… Theo dõi xét nghiệm, báo bác sĩ khi thấy các chỉ số xét nghiệm:
Amylase, ion đồ, Transaminase, glycemie tăng hay giảm.
Phòng ngừa không cho người bệnh ăn uống nếu như người bệnh còn đau
bụng, tình trạng viêm tuỵ chưa ổn định. Thực hiện nuôi dưỡng người bệnh bằng
đường truyền dịch, theo dõi đau bụng.
2.5. Nguy cơ nhiễm trùng và tổn thương da do có nhiều dẫn lưu sau mổ
Người bệnh mổ tuỵ có rất nhiều dẫn lưu: dẫn lưu ổ tuỵ, dẫn lưu túi mật, dẫn
lưu Kehr, mở thông dạ dày, dẫn lưu dưới gan, dẫn lưu Douglas...
Tất cả nên câu nối xuống chai vô trùng và theo dõi dịch, thường chỉ rút khi
có ý kiến của phẫu thuật viên và tuỳ tình trạng người bệnh. Nếu chăm sóc dẫn
lưu tốt sẽ giúp giảm phù nề tuỵ, dẫn lưu mô tuỵ hoại tử. Phẫu thuật viên có thể
cắt bỏ một phần hay toàn bộ tuỵ, sau đó đặt dẫn lưu hậu cung mạc nối và dẫn
lưu Douglas. Bác sĩ cho bơm rửa và hút để những mảnh hoại tử tuỵ trôi ra
ngoài. Cần ngừa dịch trào ra lỗ quanh chân dẫn lưu. Việc tưới rửa và hút ở dẫn
lưu thường sử dụng huyết thanh mặn đẳng trương vô trùng và cho người bệnh
nằm nghiêng về phía dẫn lưu giúp dịch thoát ra dễ dàng. Cần thay băng ngay khi
thấm ướt dịch quanh chân dẫn lưu.
Người bệnh sau mổ tuỵ sẽ có nhiều dẫn lưu và dẫn lưu thường tiết dịch rất
nhiều nên nguy cơ mất nước cao. Đồng thời, do dịch tiết quá nhiều nên khả
năng viêm lở da do dịch từ dẫn lưu mang tính chất ăn mòn da có nguy cơ làm
loét chân da nơi dẫn lưu và đây là nguy cơ nhiễm trùng da rất cao. Điều dưỡng
cần chăm sóc da thật sạch sẽ, câu nối thật tốt và thay băng khi thấm dịch, thay
túi hứng dịch để tránh dịch chảy ngược vào trong hay tràn ra da.
2.6. Người bệnh có nguy cơ nhiễm trùng saumổ do tình trạng nằm lâu
Để tránh nguy cơ nhiễm trùng hậu phẫu điều dưỡng cần rút sớm thông tiểu
khi người bệnh ổn định. Viêm tuỵ thường biến chứng viêm phổi, tràn dịch màng
phổi trái. Người bệnh do đau và không dám thở, vì thế điều dưỡng cần hướng
dẫn người bệnh cách thở, xoay trở, ngồi dậy sớm...
Thời gian hồi phục sau mổ viêm tuỵ cấp đôi khi lâu ngày hơn, kèm theo tình
trạng suy kiệt do không ăn uống nhiều ngày nên việc vận động đi lại của người
bệnh hạn chế, vì thế loét do tư thế có nguy cơ xảy ra. Điều dưỡng cần xoay trở,
tránh tì đè, tránh dịch từ dẫn lưu ổ tuỵ tràn ra da.
2.7. Nguy cơ suy dinh dưỡng do người bệnh không được ăn uống
Nhận định tình trạng dinh dưỡng của người bệnh, dấu mất nước, cân nặng.
Đo lường và báo cáo nước xuất qua ống Levine, ống dẫn lưu, nước tiểu, tĩnh
mạch trung tâm.
Theo dõi đường huyết và đường niệu, đề phòng rối loạn chỉ số đường huyết.
Theo dõi tiêu phân mỡ khi đi cầu.
Thực hiện insuline theo y lệnh trong trường hợp viêm tuỵ mạn tính.
Dinh dưỡng: ăn khi người bệnh hết đau bụng, khi tình trạng viêm tuỵ đã
giảm hẳn các triệu chứng, khi amylase trở về bình thường. Sau khi rút ống thông
dạ dày, cho người bệnh ăn loãng nhẹ như súp, chất đạm tăng dần lên nhưng chủ
yếu là đạm thực vật, cho ăn nhiều năng lượng, vitamin, nhiều chất có cung cấp
điện giải để tránh suy dinh dưỡng. Thường sau 5–7 ngày người bệnh ăn lại, bắt
đầu ăn những chất dễ tiêu như súp rau hay bột khuấy đường, chăm sóc răng
miệng thường xuyên.
2.8. Người bệnh chưa hiểu rõ về bệnh
Hướng dẫn – giáo dục y tế: nguyên nhân của bệnh thường do nhiễm ký sinh
trùng đường ruột nên giáo dục người bệnh vệ sinh ăn uống, trong sinh hoạt, tẩy
giun định kỳ. Truyền bá những độc hại của rượu nhằm giáo dục và hướng dẫn
người nghiện rượu, cần có những hình ảnh tác hại do rượu gây ra, nhất là những
người bệnh đã bị viêm tuỵ thì việc ngưng rượu là bắt buộc. Người bệnh có tiền
sử viêm tuỵ cần tránh những bữa ăn thịnh soạn nhiều thịt và mỡ. Người bệnh có
tiền sử sỏi đường mật cũng có nguy cơ viêm tuỵ rất cao, vì thế cần phẫu thuật
sớm lấy sỏi. Khi người bệnh đau ở vùng thượng vị và lan đến hạ sườn trái thì
không nên ăn uống và đến ngay bệnh viện.
3. GIÁO DỤC NGƯỜI BỆNH
Người bệnh phải kiêng rượu, kiêng thuốc lá, tránh ăn thức ăn có mỡ, nhiều
thịt, hải sản.
Điều trị dứt điểm các bệnh lý về gan, mật nhất là bệnh sỏi mật.
Tránh sử dụng các loại thuốc có nguy cơ cao đến viêm tuỵ.
Vệ sinh trong ăn uống, tẩy giun định kỳ.
Tái khám theo lời dặn.
Thực hiện thuốc đúng giờ, đúng thời gian điều trị.
Hướng dẫn người bệnh các dấu hiệu của các biến chứng như:
Nang giả tuỵ: bụng có khối u thượng vị sau khi ăn, đau căng tức bụng, là
dấu hiệu nang giả tuỵ sau mổ. Điều dưỡng cần hướng dẫn người bệnh tái khám
để phẫu thuật
Viêm tuỵ tái phát: khi có các dấu hiệu đau bụng thượng vị và lan ra sau
lưng, đau sau bữa ăn thịnh soạn thì người bệnh nhịn ăn uống hoàn toàn và đến
bệnh viện ngay.
Đường huyết không ổn định: người bệnh sẽ có nguy cơ tăng hay giảm đường
huyết sau viêm tuỵ hay cắt tuỵ. Điều dưỡng hướng dẫn người bệnh theo dõi sát
xét nghiệm đường huyết. Tránh dùng thuốc hạ đường huyết khi đang đói.
Suy dinh dưỡng sau viêm tuỵ: không để người bệnh suy dinh dưỡng, ăn đầy
đủ các chất dinh dưỡng, nhất là trái cây. Cân người bệnh để đánh giá tình trạng
dinh dưỡng hàng ngày. Do sợ bệnh tái phát nên người bệnh không dám ăn, điều
dưỡng nên hướng dẫn cụ thể chế độ ăn uống.
LƯỢNG GIÁ
– Hết đau bụng sau mổ.
– Người bệnh ăn uống được, dinh dưỡng có tăng cân.
– Da không bị tổn thương. Tình trạng bụng không chướng, không đau.
– Người bệnh đi lại được. Người bệnh hiểu được các chỉ dẫn của điều
dưỡng.
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
1. Sau mổ tuỵ, phẫu thuật viên thường đặt rất nhiều dẫn lưu, vì thế điều
dưỡng cần chăm sóc da vì:
A. Ngăn ngừa tình trạng mất nước qua da.
B. Tránh tình trạng viêm lở da do dịch tuỵ.
C. Người bệnh cần nhịn ăn uống giúp giảm lượng dịch qua dẫn lưu.
D. Người bệnh cần được câu nối dẫn lưu xuống thấp.
E. Tất cả các phương án trên đều đúng.
2. Người bệnh được hút ống Levine sau mổ là giúp:
A. Giảm đau vết mổ.
B. Bụng bớt căng chướng sau mổ.
C. Hết tình trạng viêm tuỵ.
D. Dễ thở.
E. Tất cả các phương án trên đều sai.
Trả lời đúng, sai các câu hỏi sau bằng cách đánh dấu X vào ô thích hợp:
TT Câu hỏi Đúng Sai
3 Sau mổ viêm tuỵ khi có nhu động ruột nên cho ăn ngay.
4 Cung cấp thức ăn đạm thực vật khi người bệnh ăn được.
5 Tránh bữa ăn nhiều thịt, mỡ sau mổ viêm tuỵ cấp.
6 Khuyên người bệnh khi đau vùng thượng vị, có nôn ói thì không ăn uống
gì và đến bệnh viện ngay.
7 Dẫn lưu ổ tuỵ sẽ rút khi hết dịch.
8 Khi người bệnh hết đau bụng thì rút ống Levine ngay.
9 Cần tránh thức ăn nhiều hơi sau mổ viêm tuỵ cấp.
10 Cần theo dõi đường huyết trên người bệnh mổ tuỵ.

Contenu connexe

Tendances

HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY
HỘI CHỨNG TIÊU CHẢYHỘI CHỨNG TIÊU CHẢY
HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY
SoM
 
CHẨN ĐOÁN VIÊM PHỔI
CHẨN ĐOÁN VIÊM PHỔICHẨN ĐOÁN VIÊM PHỔI
CHẨN ĐOÁN VIÊM PHỔI
SoM
 
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN XƠ GAN
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN XƠ GANTIẾP CẬN BỆNH NHÂN XƠ GAN
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN XƠ GAN
SoM
 
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNGBỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
SoM
 
HỘI CHỨNG TẮC MẬT
HỘI CHỨNG TẮC MẬTHỘI CHỨNG TẮC MẬT
HỘI CHỨNG TẮC MẬT
SoM
 
Cân bằng nước-điện giải
Cân bằng nước-điện giảiCân bằng nước-điện giải
Cân bằng nước-điện giải
Hùng Lê
 
TRIỆU CHỨNG CÁC RỐI LOẠN TIẾT NIỆU
TRIỆU CHỨNG CÁC RỐI LOẠN TIẾT NIỆUTRIỆU CHỨNG CÁC RỐI LOẠN TIẾT NIỆU
TRIỆU CHỨNG CÁC RỐI LOẠN TIẾT NIỆU
SoM
 
Tăng áp tĩnh mạch cửa
Tăng áp tĩnh mạch cửaTăng áp tĩnh mạch cửa
Tăng áp tĩnh mạch cửa
Hùng Lê
 

Tendances (20)

HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY
HỘI CHỨNG TIÊU CHẢYHỘI CHỨNG TIÊU CHẢY
HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY
 
Hon me gan
Hon me ganHon me gan
Hon me gan
 
Viêm phổi trẻ em
Viêm phổi trẻ em Viêm phổi trẻ em
Viêm phổi trẻ em
 
KHÁM THAI
KHÁM THAIKHÁM THAI
KHÁM THAI
 
CHẨN ĐOÁN VIÊM PHỔI
CHẨN ĐOÁN VIÊM PHỔICHẨN ĐOÁN VIÊM PHỔI
CHẨN ĐOÁN VIÊM PHỔI
 
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN XƠ GAN
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN XƠ GANTIẾP CẬN BỆNH NHÂN XƠ GAN
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN XƠ GAN
 
THAY ĐỔI CÁC THÔNG SỐ: PO2, PCO2, HCO3 - , PH MÁU ĐỘNG MẠCH TRONG LỌC MÁU LIÊ...
THAY ĐỔI CÁC THÔNG SỐ: PO2, PCO2, HCO3 - , PH MÁU ĐỘNG MẠCH TRONG LỌC MÁU LIÊ...THAY ĐỔI CÁC THÔNG SỐ: PO2, PCO2, HCO3 - , PH MÁU ĐỘNG MẠCH TRONG LỌC MÁU LIÊ...
THAY ĐỔI CÁC THÔNG SỐ: PO2, PCO2, HCO3 - , PH MÁU ĐỘNG MẠCH TRONG LỌC MÁU LIÊ...
 
SỎI TÚI MẬT
SỎI TÚI MẬTSỎI TÚI MẬT
SỎI TÚI MẬT
 
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNGBỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
 
HỘI CHỨNG TẮC MẬT
HỘI CHỨNG TẮC MẬTHỘI CHỨNG TẮC MẬT
HỘI CHỨNG TẮC MẬT
 
Cân bằng nước-điện giải
Cân bằng nước-điện giảiCân bằng nước-điện giải
Cân bằng nước-điện giải
 
CRP-PCT
CRP-PCTCRP-PCT
CRP-PCT
 
Các loại bóng, mặt nạ mask giúp thở
Các loại bóng, mặt nạ mask giúp thởCác loại bóng, mặt nạ mask giúp thở
Các loại bóng, mặt nạ mask giúp thở
 
TRIỆU CHỨNG CÁC RỐI LOẠN TIẾT NIỆU
TRIỆU CHỨNG CÁC RỐI LOẠN TIẾT NIỆUTRIỆU CHỨNG CÁC RỐI LOẠN TIẾT NIỆU
TRIỆU CHỨNG CÁC RỐI LOẠN TIẾT NIỆU
 
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỘC CẤP PHOSPHO HỮU CƠ
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỘC CẤP PHOSPHO HỮU CƠCHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỘC CẤP PHOSPHO HỮU CƠ
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỘC CẤP PHOSPHO HỮU CƠ
 
BỆNH TRĨ
BỆNH TRĨBỆNH TRĨ
BỆNH TRĨ
 
U phì đại lành tính tuyến tiền liệt
U phì đại lành tính tuyến tiền liệtU phì đại lành tính tuyến tiền liệt
U phì đại lành tính tuyến tiền liệt
 
Viêm phế quản cấp - Dr.Pledger
Viêm phế quản cấp - Dr.PledgerViêm phế quản cấp - Dr.Pledger
Viêm phế quản cấp - Dr.Pledger
 
Viêm túi mật cấp - khuyến cáo Tokyo 2018.pdf
Viêm túi mật cấp - khuyến cáo Tokyo 2018.pdfViêm túi mật cấp - khuyến cáo Tokyo 2018.pdf
Viêm túi mật cấp - khuyến cáo Tokyo 2018.pdf
 
Tăng áp tĩnh mạch cửa
Tăng áp tĩnh mạch cửaTăng áp tĩnh mạch cửa
Tăng áp tĩnh mạch cửa
 

En vedette

28 viem tuy cap 2007
28 viem tuy cap 200728 viem tuy cap 2007
28 viem tuy cap 2007
Hùng Lê
 
Viem tuy cap bs huynh quang dai
Viem tuy cap   bs huynh quang daiViem tuy cap   bs huynh quang dai
Viem tuy cap bs huynh quang dai
Định Ngô
 
Chẩn đoán và xử trí viêm ruột thừa thể không điển hình
Chẩn đoán và xử trí viêm ruột thừa thể không điển hìnhChẩn đoán và xử trí viêm ruột thừa thể không điển hình
Chẩn đoán và xử trí viêm ruột thừa thể không điển hình
Bs. Nhữ Thu Hà
 
xuat huyet tieu hoa tren, chay mau tieu hoa cao
xuat huyet tieu hoa tren, chay mau tieu hoa caoxuat huyet tieu hoa tren, chay mau tieu hoa cao
xuat huyet tieu hoa tren, chay mau tieu hoa cao
Định Ngô
 

En vedette (17)

Csnb viêm tụy cấp
Csnb viêm tụy cấpCsnb viêm tụy cấp
Csnb viêm tụy cấp
 
Viem tuy cap
Viem tuy capViem tuy cap
Viem tuy cap
 
Viêm tuỵ cấp
Viêm tuỵ cấpViêm tuỵ cấp
Viêm tuỵ cấp
 
Csnb viêm tụy cấp
Csnb viêm tụy cấpCsnb viêm tụy cấp
Csnb viêm tụy cấp
 
28 viem tuy cap 2007
28 viem tuy cap 200728 viem tuy cap 2007
28 viem tuy cap 2007
 
Csnb xơ gan
Csnb xơ ganCsnb xơ gan
Csnb xơ gan
 
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM TỤY CẤP K...
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM TỤY CẤP K...NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM TỤY CẤP K...
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM TỤY CẤP K...
 
Cham soc bn xhth
Cham soc bn xhth Cham soc bn xhth
Cham soc bn xhth
 
Điều trị viêm tụy cấp
Điều trị viêm tụy cấpĐiều trị viêm tụy cấp
Điều trị viêm tụy cấp
 
Csnb xơ gan
Csnb xơ ganCsnb xơ gan
Csnb xơ gan
 
Viem tuy cap bs huynh quang dai
Viem tuy cap   bs huynh quang daiViem tuy cap   bs huynh quang dai
Viem tuy cap bs huynh quang dai
 
Chẩn đoán và xử trí viêm ruột thừa thể không điển hình
Chẩn đoán và xử trí viêm ruột thừa thể không điển hìnhChẩn đoán và xử trí viêm ruột thừa thể không điển hình
Chẩn đoán và xử trí viêm ruột thừa thể không điển hình
 
xuat huyet tieu hoa tren, chay mau tieu hoa cao
xuat huyet tieu hoa tren, chay mau tieu hoa caoxuat huyet tieu hoa tren, chay mau tieu hoa cao
xuat huyet tieu hoa tren, chay mau tieu hoa cao
 
Csnb xhth
Csnb xhthCsnb xhth
Csnb xhth
 
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tínhBệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
 
Viem ruot thua cap
Viem ruot thua capViem ruot thua cap
Viem ruot thua cap
 
Chay mau duong tieu hoa tren
Chay mau duong tieu hoa trenChay mau duong tieu hoa tren
Chay mau duong tieu hoa tren
 

Similaire à Chăm sóc bn viêm tụy cấp

Hẹp môn vị tổ 9
Hẹp môn vị   tổ 9Hẹp môn vị   tổ 9
Hẹp môn vị tổ 9
Định Ngô
 
SỎI ỐNG MẬT CHỦ
SỎI ỐNG MẬT CHỦSỎI ỐNG MẬT CHỦ
SỎI ỐNG MẬT CHỦ
SoM
 
Me dsub calo-case56 (1)
Me dsub calo-case56 (1)Me dsub calo-case56 (1)
Me dsub calo-case56 (1)
MEDsub
 
đAu bụng cấp tổ 8
đAu bụng cấp tổ 8đAu bụng cấp tổ 8
đAu bụng cấp tổ 8
Định Ngô
 
Viêm dạ dày - Trá tràng
Viêm dạ dày - Trá tràngViêm dạ dày - Trá tràng
Viêm dạ dày - Trá tràng
Kiều Phú
 

Similaire à Chăm sóc bn viêm tụy cấp (20)

Hẹp môn vị tổ 9
Hẹp môn vị   tổ 9Hẹp môn vị   tổ 9
Hẹp môn vị tổ 9
 
Cham soc bn xo gan
Cham soc bn xo ganCham soc bn xo gan
Cham soc bn xo gan
 
SỎI ỐNG MẬT CHỦ
SỎI ỐNG MẬT CHỦSỎI ỐNG MẬT CHỦ
SỎI ỐNG MẬT CHỦ
 
LOÉT DẠ DÀY HÀNH TÁ TRÀNG
LOÉT DẠ DÀY HÀNH TÁ TRÀNGLOÉT DẠ DÀY HÀNH TÁ TRÀNG
LOÉT DẠ DÀY HÀNH TÁ TRÀNG
 
Me dsub calo-case56 (1)
Me dsub calo-case56 (1)Me dsub calo-case56 (1)
Me dsub calo-case56 (1)
 
đAu bụng cấp tổ 8
đAu bụng cấp tổ 8đAu bụng cấp tổ 8
đAu bụng cấp tổ 8
 
Tiếp cận bệnh nhân buồn nôn nôn ói
Tiếp cận bệnh nhân buồn nôn nôn óiTiếp cận bệnh nhân buồn nôn nôn ói
Tiếp cận bệnh nhân buồn nôn nôn ói
 
Từ A đến Z về bệnh viêm đại tràng: Nguyên nhân - Triệu chứng - Chẩn đoán - Cá...
Từ A đến Z về bệnh viêm đại tràng: Nguyên nhân - Triệu chứng - Chẩn đoán - Cá...Từ A đến Z về bệnh viêm đại tràng: Nguyên nhân - Triệu chứng - Chẩn đoán - Cá...
Từ A đến Z về bệnh viêm đại tràng: Nguyên nhân - Triệu chứng - Chẩn đoán - Cá...
 
Nhóm 3.ppt
Nhóm 3.pptNhóm 3.ppt
Nhóm 3.ppt
 
Phân tích CLS loét đại tràng chảy máu
Phân tích CLS loét đại tràng chảy máuPhân tích CLS loét đại tràng chảy máu
Phân tích CLS loét đại tràng chảy máu
 
Share tài liệu về bệnh dạ dày - sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày - BHKT
Share tài liệu về bệnh dạ dày - sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày - BHKTShare tài liệu về bệnh dạ dày - sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày - BHKT
Share tài liệu về bệnh dạ dày - sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày - BHKT
 
ÁP XE GAN DO AMIP
ÁP XE GAN DO AMIPÁP XE GAN DO AMIP
ÁP XE GAN DO AMIP
 
Đề tài: Kết quả chăm sóc người bệnh sau mổ nội soi viêm ruột thừa tại Bệnh vi...
Đề tài: Kết quả chăm sóc người bệnh sau mổ nội soi viêm ruột thừa tại Bệnh vi...Đề tài: Kết quả chăm sóc người bệnh sau mổ nội soi viêm ruột thừa tại Bệnh vi...
Đề tài: Kết quả chăm sóc người bệnh sau mổ nội soi viêm ruột thừa tại Bệnh vi...
 
Loét dạ dày
Loét dạ dàyLoét dạ dày
Loét dạ dày
 
Loét dạ dày
Loét dạ dàyLoét dạ dày
Loét dạ dày
 
Loét dạ dày
Loét dạ dàyLoét dạ dày
Loét dạ dày
 
Viêm dạ dày - Trá tràng
Viêm dạ dày - Trá tràngViêm dạ dày - Trá tràng
Viêm dạ dày - Trá tràng
 
Viêm dạ dày - Trá tràng
Viêm dạ dày - Trá tràngViêm dạ dày - Trá tràng
Viêm dạ dày - Trá tràng
 
Hẹp Môn Vị
Hẹp Môn Vị Hẹp Môn Vị
Hẹp Môn Vị
 
Chan doan benh viem dai trang theo y hoc hien dai
Chan doan benh viem dai trang theo y hoc hien daiChan doan benh viem dai trang theo y hoc hien dai
Chan doan benh viem dai trang theo y hoc hien dai
 

Plus de ebookedu (11)

Csnb xhth
Csnb xhthCsnb xhth
Csnb xhth
 
Tieu duong
Tieu duongTieu duong
Tieu duong
 
Quy trình điều dưỡng
Quy trình điều dưỡngQuy trình điều dưỡng
Quy trình điều dưỡng
 
Chăm sóc bn tăng huyết áp
Chăm sóc bn tăng huyết ápChăm sóc bn tăng huyết áp
Chăm sóc bn tăng huyết áp
 
Bs thanh 2015
Bs thanh 2015Bs thanh 2015
Bs thanh 2015
 
5. tắm bệnh tại giường chinh sua
5. tắm bệnh tại giường chinh sua5. tắm bệnh tại giường chinh sua
5. tắm bệnh tại giường chinh sua
 
Thông tu 072011
Thông tu 072011Thông tu 072011
Thông tu 072011
 
Tieu duong
Tieu duongTieu duong
Tieu duong
 
Quy trình điều dưỡng
Quy trình điều dưỡngQuy trình điều dưỡng
Quy trình điều dưỡng
 
Qtcs copd
Qtcs copdQtcs copd
Qtcs copd
 
Cs bn roi loan nhip tim
Cs bn roi loan nhip timCs bn roi loan nhip tim
Cs bn roi loan nhip tim
 

Chăm sóc bn viêm tụy cấp

  • 1. CHĂM SÓC BỆNH NHÂN VIÊM TỤY CẤP MỤC TIÊU 1. Trình bày cơ chế sinh bệnh, nguyên nhân bệnh viêm tụy cấp. 2. Mô tả triệu chứng lâm sàng, biến chứng và điều trị bệnh viêm tụy cấp 3. Nhận định tình trạng bệnh viêm tụy cấp. 4. Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc. NỘI DUNG I. BỆNH HỌC 1. CƠ CHẾ SINH BỆNH _ Bất cứ tình trạng bệnh lý nào gây ra sự hoạt hóa men tụy ngay trong lòng mô tụy, và vượt quá cơ chế tự bảo vệ của tụy thì sẽ gây ra viêm tụy. _ Thuyết ống dẫn: do sự trào ngược dịch mật, dịch tá tràng vào tuyến tụy, có thể do sỏi kẹt ở bóng Vater, co thắt cơ vòng Oddi hoặc có thể do sự tăng áp lực ở đường mật do giun đũa. Thuyết này không được chấp nhận vì hiện tượng trào ngược có thể xảy ra ở người bình thường hoặc khi chụp đường mật có cản quang _ Thuyết mạch máu: nhồi máu tụy do tắc tĩnh mạch và do sự phóng thích các kinase tổ chức vào máu làm hoạt hoá tại chỗ men này. _ Thuyết quá mẫn: hay còn gọi là thuyết thần kinh X vì có sự giống nhau về triệu chứng trong cường phó giao cảm và viêm tuỵ cấp. _ Thuyết dị ứng: giải thích hiện tượng tắc mạch rải rác. _ Thuyết tự tiêu: giải thích trên cơ sở hoạt hoá Trypsin bởi trào ngược Kinase ruột như Enterokinase, Kinase bạch cầu vi khuẩn, tiểu thể do các thương tổn tuyến tụy phóng thích. 2. NGUYÊN NHÂN _ Sỏi đường mật. _ Ký sinh trùng: giun đũa là nguyên nhân hay gặp nhất. _ Virus: quai bị. _ Do rượu gây viêm tụy cấp và viêm tụy mạn. _ Sau phẫu thuật bụng và chụp đường mật ngược dòng qua nội soi. _ Chấn thương vùng bụng. _ Suy dinh dưỡng. _ Do thuốc, nhất là corticoid. _ Do thủng ổ loét dạ dày tá tràng dính vào tụy. _ Túi thừa tá tràng. 3. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
  • 2. _ Đau: đột ngột, dữ dội tuỳ theo bệnh nguyên. Có thể có khởi đầu khác nhau, tình huống thường sau bữa ăn thịnh soạn...đau vùng trên rốn lan ra sau lưng. _ Nôn: là triệu chứng hay gặp, tỷ lệ khoảng 70-80%, nôn xong không đỡ đau. _ Bụng chướng: do liệt dạ dày và ruột cũng thường gặp. Một số trường hợp có dấu hiệu bụng ngoại khoa, hoặc dấu xuất huyết nội. _ Hội chứng nhiễm trùng: tuỳ theo nguyên nhân tình trạng nhiễm trùng có thể đến sớm hay muộn. _ Với thể xuất huyết hoại tử, toàn thân có biểu hiện nhiễm trùng, nhiễm độc nặng. _ Vàng da: ít gặp, nếu có thường là rất nặng. _ Khám bụng: vùng Chauffard Rivet đau, điểm Mallet Guy đau, điểm Mayo-Robson đau. 4. TRIỆU CHỨNG CẬN LÂM SÀNG _ Amylase máu: thường tăng sau khi đau khoảng 4 - 12 giờ. Với viêm tụy cấp thể phù nề sau khoảng 3 - 4 ngày sẽ trở về bình thường. _ Amylase niệu: tăng chậm sau 2 - 3 ngày. _ Lipase máu: thường tăng song song với amylase máu và đặc hiệu hơn. Tồn tại lâu trong máu. _ Men LDH và SGOT có thể tăng trong các thể nặng. ây là những men giúp đánh giá tiên lượng. _ Calci máu thường giảm trong những thể nặng. _ PaO2 thường giảm. _ Công thức máu: bạch cầu tăng, bạch cầu đa nhân trung tính tăng, khi bạch cầu tăng trên 16.000/mm3 là có ý nghĩa tiên lượng nặng. _ Siêu âm: tụy lớn, cấu trúc nghèo hơn bình thường. _ X quang bụng không chuẩn bị: để loại trừ bụng ngoại khoa. 5. TIẾN TRIỂN – BIẾN CHỨNG _ Giai đoạn còn bù tiến triển chậm trong nhiều năm, có khi hàng chục năm, vài chục năm. _ Giai đoạn mất bù nhanh hơn, thời gian ngắn hơn. Trung bình 3 – 4 năm. _ Tuy nhiên tiến triển nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào nguyên nhân và biến chứng. _ Biến chứng: + Chảy máu tiêu hoá do vỡ tĩnh mạch thực quản. + Hôn mê gan. + Ung thư hoá. + Nhiễm trùng. + Suy kiệt. 6. ĐIỀU TRỊ _ Giúp tuỵ nghỉ ngơi.
  • 3. _ Bù nước điện giải: trong viêm tụy cấp thể phù nề, truyền khoảng 2-3l/ngày dung dịch Ringer lactat và glucose đẳng trương. _ Nuôi dưỡng ngoài đường tiêu hoá. _ Các thuốc giảm đau: Atropin, Dolargan. _ Kháng sinh: Ampicilin, gentamycin, trong trường hợp nhiễm trùng nặng cần phối hợp Cephlosporin thế hệ 3 và Quinolon thế thế hệ 2, nếu nhiễm trùng nặng kéo dài cần dùng kháng sinh chống kỵ khí: Imidazol, betalactamin, Macrolid (Clindamycin, Dalacin). _ Điều trị viêm tụy cấp do giun đũa: cần sử dụng thuốc diệt giun sớm: Mebendazol (Fugacar) viên 100mg. _ Điều trị viêm tụy cấp do sỏi: xẻ cơ vòng oddi hoặc tán sỏi. _ Dự phòng + Tẩy giun đũa định kỳ, nhất là những người có tiền sử giun chui đường mật. + Điều trị tốt sỏi mật. + Hạn chế bia rượu. + Có chế độ ăn hợp lý _ Chỉ định ngoại khoa khi: thất bại vớii điều trị nội, xuất hiện biến chứng xuất huyết nội, áp xe tụy, nếu có bệnh đường mật áp dụng phương pháp nội soi mật tụy ngược dòng lấy sỏi. II. CHĂM SÓC 1. Nhận định  Hỏi bệnh nhân _ Xem có biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng không? _ Bệnh nhân có đau bụng không? vị trí, cường độ đau như thế nào? _ Đau từng cơn hay đau liên tục. _ Chú ý các yếu tố làm tăng cơn đau. _ Đau có tăng khi nằm ngửa và giảm khi cúi gập mình ra trước không? _ Bệnh nhân có buồn nôn hoặc nôn không? Nôn ra có đỡ đau không? _ Có chướng bụng không? _ Bệnh nhân có tiền sử uống rượu không? Có tiền sử viêm tuỵ cấp do giun hay sỏi đường mật không?  Quan sát tình trạng của bệnh nhân: _ Tình trạng nhiễm khuẩn: môi khô, lưỡi bẩn, mệt nhọc, hốc hác không? _ Tình trạng tinh thần: có vật vã, bất an, vã mồ hôi hay choáng không? _ Quan sát tư thế chống đau của bệnh nhân.  Thăm khám: _ Đo các dấu hiệu sống, chú ý: nhiệt độ, mạch và nhịp thở. _ Khám bụng để xác định tìm các điểm đau tuỵ  Xem xét kết quả cận lâm sàng: _ Công thức máu: bạch cầu tăng cao, tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng. _ Tốc độ lắng máu cao.
  • 4. _ Amylase máu hay amylase niệu tăng. _ Siêu âm và CT scan có hình ảnh của viêm tuỵ.  Thu thập các dữ kiện: _ Qua hồ sơ bệnh án đã điều trị và chăm sóc. _ Qua gia đình bệnh nhân. 2. Một số vấn đề của người bệnh có thể có đối với bệnh viêm tuỵ cấp: _ Đau do viêm tuỵ. _ Nôn do kích thích dạ dày. _ Bụng chướng do liệt dạ dày, ruột. _ Tăng thân nhiệt do nhiễm trùng. _ Nguy cơ choáng do đau. 3. Lập kế hoạch _ Chế độ nghỉ ngơi và vệ sinh. _ Chế độ ăn uống. _ Thực hiện các y lệnh về thuốc. _ Theo dõi đề phòng biến chứng có thể xảy ra. _ Hướng dẫn bệnh nhân cách phòng bệnh. 4. Thực hiện 4.1. Chăm sóc cơ bản _ Để bệnh nhân nằm nghỉ ngơi tuyệt đối trên giường. _ Vệ sinh răng miệng, thân thể, thay quần áo cho bệnh nhân hàng ngày, khi bệnh nhân nôn phải chăm sóc sạch sẽ, chu đáo. _ Đo mạch, nhiệt độ, huyết áp, điện tim và kiểm tra tri giác người bệnh. _ Tiến hành đặt ống thông dạ dày theo kỹ thuật thường quy. Hút dịch dạ dày nhẹ nhàng với bơm tiêm 50 ml, sau đó nối ống thông dạ dày với bình hoặc chai dẫn lưu. _ Giúp tụy nghĩ ngơi làm giảm đau và giảm tiết bằng nhịn ăn uống, hút dịch vị. _ Bù nước và điện giải: bệnh nhân thường thiếu nước do nhịn ăn uống, do nôn mửa, sốt nên cần được truyền dịch. _ Nuôi dưỡng bằng đường miệng chỉ được thực hiện khi triệu chứng đau giảm nhiều và bệnh nhân được cho ăn từ lỏng đến đặc, bắt đầu với nước đường, đến hồ và cháo để giảm tiết dịch vị. 4.2. Thực hiện kế hoạch điều trị _ Thực hiện theo y lệnh của thầy thuốc: _ Xem hồ sơ bệnh án để thực hiện các chỉ định của bác sỹ: thuốc, dịch truyền và các thủ thuật khác. _ Lấy máu, nước tiểu đi làm xét nghiệm thường quy và các xét nghiệm bắt buộc đối với người bệnh viêm tuỵ cấp như: chảy máu, niệu, đường máu, điện giải (calci máu), amylase máu... _ Hút dịch dạ dày theo chỉ định. _ Truyền dịch: thông thường đối với viêm tuỵ cấp thể phù thì truyền khoảng 2 - 3l/ngày.
  • 5. _ Các thuốc giảm đau chỉ nên sử dụng khi phương pháp nhịn ăn uống và hút dịch không làm đỡ đau, có thể sử dụng Dolargan nhưng không dùng morphin vì có thể làm co thắt cơ oddi. 4.3. Theo dõi và đề phòng biến chứng _ Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn 3 giờ /lần. _ Theo dõi tình trạng bụng của người bệnh: chướng, đau, gõ đục. _ Treo bảng theo dõi hộ lý cấp I tại giường cho những người bệnh nặng. _ Áp xe tuỵ: nhiễm trùng nặng, sốt cao 39-400 kéo dài hơn một tuần, vùng tuỵ rất đau, khám có một mãng gồ lên, xác định bằng siêu âm hoặc chụp cắt lớp. _ Nang giả tuỵ: bệnh nhân giảm đau, giảm sốt nhưng không trở lại bình thường. Vào tuần lễ thứ 2-3 khám vùng tuỵ có một khối, ấn căng tức, Amylase máu còn cao gấp 2 - 3 lần, siêu âm có khối Echo trống. _ Cổ trướng: do thủng hoặc vỡ các ống tuỵ hoặc nang giả tuỵ vào ổ bụng. _ Ghi rõ ngày giờ, tên iều dưỡng chăm sóc và tình trạng người bệnh vào phiếu theo dõi và săn sóc toàn diện. _ Báo cáo với bác sỹ điều trị tình trạng bệnh nhân và việc thực hiện theo y lệnh hằng ngày 4.4. Hướng dẫn giáo dục sức khỏe cho người bệnh _ Hướng dẫn người bệnh thực hiện các chỉ định của thầy thuốc, dặn nhịn ăn, giữ nước tiểu... và các quy định hành chính của khoa phòng điều trị. _ Hướng dẫn người bệnh có chế độ ăn phù hợp khi đã được phép ăn (tránh mỡ, rượu, bia) và hẹn khám lại sau mổ nhằm phát hiện các biến chứng xa. _ Tẩy giun đũa định kỳ, đặc biệt khi đã có tiền sử giun chui đường mật. _ Điều trị tốt sỏi mật. _ Hạn chế uống rượu. 4.5. Đánh giá: Một bệnh nhân viêm tuỵ cấp được đánh giá chăm sóc tốt khi: _ Bệnh nhân đỡ đau, hết nôn, có thể ăn uống bằng đường miệng. _ Tình trạng nhiễm trùng giảm. _ Các xét nghiệm trở về bình thường. _ Các y lệnh được thực hiện đầy đủ và chính xác. _ Không xảy ra các biến chứng. _ Bệnh nhân được theo dõi để phát hiện sớm các biến chứng. _ Bệnh nhân hiểu biết về tình trạng bệnh và thực hiện được các y lệnh về ăn uống và nghỉ ngơi.
  • 6. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH MỔ VIÊM TỤY CẤP I. BỆNH HỌC Viêm tuỵ cấp là tiến trình viêm cấp tính của tuỵ. Mức độ viêm tuỵ khác nhau từ viêm tuỵ sung huyết đến viêm tuỵ hoại tử. Bệnh phổ biến ở tuổi trung niên, nam nhiều hơn nữ. Tình trạng viêm tuỵ nặng hay nhẹ tuỳ mức độ tàn phá trên mô tuỵ. Viêm tuỵ cấp liên quan đến bệnh lý sỏi đường mật, do rượu, sau phẫu thuật, sau chụp mật tuỵ ngược dòng, sau thủ thuật lấy sỏi ống mật chủ qua nội soi mật tuỵ ngược dòng, do chuyển hoá, do nhiễm độc, dị ứng, quai bị, thủng tá tràng; thuốc như Corticoid, Thiazide Diuretic, Oral Contrsceptic, Sulfonamide, Nonsteroidal Antiinflammator. 1. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG 1.1. Đau bụng Khởi đầu đột ngột đau bụng vùng thượng vị hay 1/4 bụng trên trái lan ra sau lưng bên trái. Đau dữ dội, liên tục, đau sâu bên trong tạng, đau như chọc thủng bên trong. Thường xuất hiện đau 24–48 giờ sau khi ăn bữa ăn nhiều thịt, chất béo, có uống rượu. Đau thường không giảm theo tư thế, sau dùng thuốc kháng acid dạ dày. Đau thật sự là do tuỵ căng phồng, kích thích phúc mạc, tắc ống mật. Cơn đau kèm theo nôn ói, sau ói người bệnh vẫn không giảm đau. Nhiệt độ giảm, bạch cầu giảm, huyết áp giảm, mạch nhanh. Người bệnh vàng da, nước tiểu vàng.
  • 7. Bụng căng chướng do nhu động ruột giảm hay mất. Tắc ruột xuất hiện do gây căng chướng bụng. Khám bụng có đề kháng vùng thượng vị. Dấu Cullen: thay đổi màu vùng quanh rốn do sự tẩm nhuận của máu dọc theo dây chằng liềm. Dấu Grey Turner: xuất hiện màu xanh khi dịch xuất tiết lan qua cân sau thận vùng hông trái. Phổi nghe tiếng ran nổ, suy giảm hô hấp. 1.2. Choáng Xuất hiện khi chảy máu tuỵ, hay nhiễm trùng huyết từ những hoạt động của men tuỵ. Sự gia tăng kinin peptide như kallikrein và bradykinin là nguyên nhân mạch máu giãn, gia tăng thấm mao mạch, thay đổi vận mạch. Suy thận cấp cũng xảy ra trong người bệnh viêm tuỵ cấp có choáng. 2. BIẾN CHỨNG 2.1. Nang giả tuỵ Là khoang tiếp nối với tuỵ hay bao xung quanh bên ngoài tuỵ chứa dịch tiết, mô hoại tử, như plasma, men tuỵ, chất viêm xuất tiết. Triệu chứng của nang giả tuỵ là người bệnh đau bụng, sờ có khối u vùng thượng vị, nôn, buồn nôn, chán ăn. Amylase huyết thanh vẫn ở mức cao. Khối nang này sẽ tự giải quyết trong vòng vài tuần nhưng có lẽ khi thủng nó gây ra viêm phúc mạc hay thủng vào trong dạ dày hay tá tràng. Thường phẫu thuật nối tuỵ với hỗng tràng theo phương pháp Roux-en-Y. 2.2. Abces tuỵ Là khoang chứa dịch lớn trong tuỵ, là hậu quả từ mô tuỵ hoại tử. Biểu hiện lâm sàng: đau bụng trên, bụng có khối u bất thường, nhiệt độ tăng cao, bạch cầu tăng, áp–xe tuỵ, đòi hỏi phẫu thuật cấp cứu để ngăn ngừa nhiễm trùng. Biến chứng hệ thống chính là viêm phổi và chuột rút do hạ calci máu. Viêm phổi là do xuất tiết từ men tuỵ thấm qua màng phổi. 3. CHẨN ĐOÁN
  • 8. Bảng 21.1. Xét nghiệm chẩn đoán viêm tuỵ cấp Xét nghiệm Trị số bình thường Sinh bệnh học Amylase huyết thanh Tăng > 200UIL 3– Tế bào tuỵ tổn thương Lipase huyết thanh Tăng Tế bào tuỵ tổn thương Amylase nước tiểu Tăng Tế bào tuỵ tổn thương Test thứ hai Đường huyết Tăng cao Suy giảm của chuyển hoá chất xơ dẫn đến tổn thương tế giải phóng glucagon Calcium huyết thanh Giảm Sự hoá xà phòng của calcium bởi acid béo trong vùng mỡ bị hoại tử Triglyceride huyết thanh Tăng lipide máu Giải phóng acid béo tự do bởi lipase Amylase huyết thanh tăng trong vòng 24–72 giờ. Sự tăng lipase huyết thanh bổ sung cho chẩn đoán viêm tuỵ cấp. Vì trong bệnh quai bị, chấn thương não, ghép thận thì amylase máu cũng tăng cao. Amylase nước tiểu cũng tăng cao và duy trì nhiều ngày. Amylase nước tiểu tăng hơn 3.600UI/ngày. 4. ĐIỀU TRỊ 4.1. Điều trị nội Hạn chế tạm thời hoạt động men tuỵ: Thực hiện thuốc: kháng acid, kháng H2. Đặt ống thông dạ dày: hút liên tục, không cho ăn uống. Thực hiện thuốc Atropin, hay Octreotide (Sandostatin) làm giảm tiết dịch. Giảm đau cho người bệnh: Tiêm thuốc giảm đau theo y lệnh, thường dùng Atropin và Pethidin (không cho Morphin vì gây co thắt cơ vòng Oddi). Thực hiện thuốc kháng viêm steroide (soludecadron). Chống nhiễm trùng: Thực hiện kháng sinh theo y lệnh. Thực hiện cân bằng nước và điện giải.
  • 9. 4.2. Điều trị ngoại Phẫu thuật. Bảng 20.2. Nhận định điều dưỡng trong viêm tuỵ cấp Dữ kiện chủ quan Thông tin quan trọng về sức khoẻ: Tiền sử bản thân: nghiện rượu, bệnh lý sỏi đường mật, chấn thương bụng, loét tá tràng, nhiễm trùng, rối loạn chuyển hoá. Thuốc: dùng thuốc Thiazide, Oestrogen, Corticoide, Azathioprine, Sulfonamide, Opiate, Furosemide. Phẫu thuật và những điều trị khác: phẫu thuật mổ tuỵ, dạ dày, tá tràng, đường mật. Dữ kiện khách quan Tổng trạng: kích động, lo lắng, toát mồ hôi, nhiệt độ giảm. Da: đổi màu ở vùng bụng, vàng da, khô môi miệng. Hô hấp: khó thở, ran nổ. Tim mạch: choáng, huyết áp giảm, mạch nhanh. Tiêu hoá: bụng căng chướng, đau. Dấu hiệu dương tính: Amylase và lipase huyết thanh tăng, bạch cầu tăng, tăng đường huyết, tăng amylase nước tiểu, siêu âm bụng bất thường. II. QUY TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM TỤY CẤP 1. NHẬN ĐỊNH TÌNH TRẠNG NGƯỜI BỆNH Đau bụng dữ dội, liên tục vùng thượng vị. Thường xuất hiện sau bữa ăn thịnh soạn, đỉnh đau từ 15–60 phút sau ăn, đau lan đến ngực hay ra sau lưng, đau tăng khi nằm ngửa. Tổng trạng người bệnh rất dễ rơi vào cơn choáng ngất. Tim mạch thiếu dịch, mạch nhanh, huyết áp giảm. Triệu chứng tiêu hoá: nôn ói, liệt ruột. Cơ hoành bị kích thích do dịch như nấc cục, đau lan đến bả vai. Phổi: tràn dịch màng phổi lan tỏa, phổi thâm nhiễm, suy hô hấp. Tiết niệu: nước tiểu giảm dưới 400ml/giờ do hoại tử ống thận 20%, có vàng da do đầu tuỵ phù nề chèn ép đoạn cuối ống mật chủ. Bụng chướng, mềm và có
  • 10. dịch lượng trung bình. Sờ ấn sâu thượng vị đau tăng lên, nếu có viêm phúc mạc thì bụng đề kháng hoặc gồng cứng. Khi xuất huyết hay hoại tử tuỵ, có thể có dấu Grey Turner (thay đổi màu da vùng hông lưng) hoặc dấu Cullen (đổi màu da hay bầm máu vùng quanh rốn). Siêu âm thấy tuỵ to, có dịch quanh tuỵ, có khối siêu âm hỗn hợp (hoại tử tuỵ), áp-xe tuỵ, nhiệt độ tăng, tốc độ lắng máu tăng, bạch cầu tăng. 2. CHẨN ĐOÁN CAN THIỆP ĐIỀU DƯỠNG 2.1. Chăm sóc sức khoẻ và ngăn ngừa viêm tuỵ cấp Phòng ngừa những yếu tố nguy cơ đưa đến viêm tuỵ cấp. Điều dưỡng cần cung cấp thông tin cần thiết để giúp người bệnh điều trị những bệnh lý có nguy cơ viêm tuỵ cấp như điều trị dứt điểm sỏi mật. Nếu có sỏi túi mật hay sau mổ sỏi nên tránh những bữa ăn nhiều thịt mỡ, không uống rượu. Tránh những thuốc gây viêm tuỵ cấp, nên tiêm ngừa phòng quai bị. 2.2. Người bệnh choáng do viêm tuỵ cấp Theo dõi sát dấu chứng sinh tồn, lượng giá tình trạng người bệnh, khí máu động mạch, chỉ số đo áp lực tĩnh mạch trung tâm. Thực hiện kháng sinh chống nhiễm trùng, bồi trả nước điện giải cho người bệnh, theo dõi lượng nước xuất nhập, theo dõi lượng nước tiểu mỗi giờ, xét nghiệm chức năng thận, thực hiện thuốc giảm đau, giảm tiết dịch. 2.3. Giảm thể tích dịch do nôn ói, hút dịch dạ dày và hạn chế ăn uống Biểu hiện người bệnh khát, gia tăng dịch xuất, da khô. Nhận định tình trạng suy tim, dấu hiệu choáng tuần hoàn, rối loạn nước và điện giải, nước xuất nhập, áp lực tĩnh mạch trung tâm, cân nặng, dấu chứng sinh tồn và áp lực máu mỗi 4 giờ hay thường xuyên tuỳ theo y lệnh. Thực hiện cung cấp dịch thay thế. Thực hiện thuốc chống ói, đặt ống Levine theo dõi nước xuất nhập chính xác hơn vừa giúp người bệnh giảm nôn, vừa thoát dịch dạ dày giảm chèn ép. Theo dõi xét nghiệm Hct, Hemoglobin, chú ý Amylase máu và nước tiểu (bình thường 60–180 đơn vị Somogy100ml), ion đồ, BUN, creatinine. Vệ sinh sạch sẽ sau nôn: vệ sinh răng miệng giúp người bệnh thoải mái.
  • 11. Theo dõi những dấu hiệu như kích thích, nhịp tim nhanh, co rút cơ. 2.4. Kiểu thở không hiệu quả do đau Nhận định và đánh giá: khả năng thở, hít thở sâu, ho, đàm. Người bệnh đau tăng khi nằm ngửa. Theo dõi khí máu động mạch, tình trạng bụng đau, chướng. Can thiệp: hỗ trợ hô hấp, thực hiện thở oxy, giúp người bệnh tư thế nghỉ ngơi, giảm đau – tư thế Fowler. 2.5. Sự khô môi miệng do đặt ống thông dạ dày, thuốc ức chế bài tiết Biểu hiện môi khô, lở niêm mạc miệng, giảm tiết nước bọt Nhận định tình trạng niêm mạc môi, lưỡi người bệnh để điều trị kịp thời. Chăm sóc răng miệng mỗi 2 giờ, giữ ẩm môi miệng, có thể thoa son vaseline. Ghi chú chính xác lượng nước xuất nhập. Chăm sóc da thoáng sạch, dùng chất làm ẩm da, tránh khô da. 2.6. Thay đổi dinh dưỡng liên quan đến chán ăn, không ăn qua đường miệng, nôn ói biểu hiện bởi giảm cân, yếu, mệt Quan sát phân khi đại tiện có váng mỡ. Cung cấp dinh dưỡng đủ các chất qua đường truyền cho người bệnh. Thực hiện vệ sinh răng miệng và làm ẩm môi, miệng giúp người bệnh tránh khô môi, miệng và các bệnh lý về miệng. Đánh giá chỉ số BMI của người bệnh. 3. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TRƯỚC MỔ TỤY Viêm tuỵ cấp chủ yếu là điều trị nội khoa, chỉ can thiệp phẫu thuật khi có chỉ định cụ thể như viêm tuỵ hoại tử, viêm tuỵ xuất huyết, người bệnh hồi sức không hiệu quả hay có nguyên nhân khác như sỏi kẹt Oddi. Thẩm định tình trạng đau bụng của người bệnh và tìm tư thế giảm đau cho người bệnh. Thực hiện hút dạ dày liên tục: theo dõi sát tính chất, màu sắc, số lượng dịch dạ dày. Không cho người bệnh ăn uống. Điều dưỡng thực hiện bù dịch, thuốc theo y lệnh của bác sĩ, thực hiện y lệnh thuốc giảm đau, giảm viêm cho người bệnh. Công tác tư tưởng cho người bệnh an tâm.
  • 12. Theo dõi các xét nghiệm cận lâm sàng: Amylase máu và nước tiểu, ion đồ, creatinine… Theo dõi dấu chứng sinh tồn cho người bệnh: Phát hiện sớm dấu hiệu choáng cho người bệnh như mạch nhanh, huyết áp giảm. Chú ý nếu người bệnh sốt trên 380C thì cần báo bác sĩ ngay vì có thể có tình trạng nhiễm trùng. III. QUY TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU MỔ 1. NHẬN ĐỊNH TÌNH TRẠNG NGƯỜI BỆNH Theo dõi dấu hiệu khó thở, kiểu thở, dấu hiệu thiếu oxy. Theo dõi và phát hiện sớm choáng, dấu hiệu giảm thể tích dịch, theo dõi nước tiểu mỗi giờ, nước xuất nhập. Nhận định tình trạng rối loạn nước và điện giải. Tình trạng viêm tuỵ như: đau bụng, bụng chướng, amylase tăng. Tình trạng bụng: nhu động ruột, đau. Hoạt động ống dẫn lưu, tình trạng da: ở chân ống dẫn lưu, vết mổ. Tình trạng dinh dưỡng người bệnh: dấu mất nước, cân nặng. Tình trạng nhiễm trùng: nhiệt độ cao. Theo dõi dấu hiệu chảy máu sau mổ: qua ống Levine, dẫn lưu, dấu chứng sinh tồn. Theo dõi đường huyết, creatinine. Theo dõi sát dấu chứng sinh tồn, tình trạng tri giác người bệnh. 2. CHẨN ĐOÁN VÀ CAN THIỆP ĐIỀU DƯỠNG 2.1. Người bệnh có dấu hiệu khó thở sau mổ Thế nằm: nếu người bệnh chưa tỉnh hay còn choáng thì cho nằm tư thế thẳng đầu bằng, mặt nghiêng một bên. Nếu người bệnh tỉnh nên cho nằm tư thế semi– Fowler, hướng dẫn người bệnh thở. Thực hiện oxy liệu pháp cho người bệnh. Theo dõi liên tục tình trạng: oxy máu, dấu hiệu thiếu oxy, nhịp thở. Cần theo dõi tình trạng bụng chướng hay do đau người bệnh không tự thở bình thường được.
  • 13. 2.2. Người bệnh có nguy cơ choáng sau mổ do tình trạng giảm thể tích dịch qua mất máu, mất dịch Theo dõi và chống choáng sau mổ, theo dõi dấu chứng sinh tồn liên tục, dấu hiệu chảy máu, tổng lượng nước xuất nhập mỗi giờ, dấu hiệu rối loạn điện giải trên lâm sàng, nước tiểu, xét nghiệm chức năng thận. Theo dõi dấu thiếu nước như khát, niêm khô, véo da (+). Phát hiệm sớm trên lâm sàng các dấu hiệu thiếu điện giải. Thực hiện bù nước và điện giải theo y lệnh. Ủ ấm người bệnh, giúp người bệnh an tâm. 2.3. Bụng chướng sau mổ do ruột chưa hoạt động Theo dõi nhu động ruột, nôn ói, bụng chướng, dịch ứ đọng... Cho người bệnh xoay trở, hướng dẫn hít thở sâu, cho người bệnh ngồi dậy hay nằm tư thế Fowler (nếu không có dấu hiệu choáng). Để giúp cho tuỵ nghỉ ngơi, điều dưỡng đặt ống thông dạ dày, nên hút liên tục ống thông dạ dày, theo dõi tình trạng bụng, đo vòng bụng. Chỉ rút ống thông dạ dày khi người bệnh hết đau bụng, amylase bình thường. Không nên cột ống lại nếu chưa có y lệnh bác sĩ. Nghe nhu động ruột, thường người bệnh sau mổ viêm tuỵ cấp rất dễ suy kiệt do tình trạng nhịn ăn, uống và mất nước, nên vận động giúp có nhu động ruột. 2.4. Nguy cơ biến chứng sau mổ viêm tuỵ cấp Phát hiện sớm biến chứng viêm tuỵ cấp như: đau bụng trên, khối u ở thượng vị, nhiệt độ,… Theo dõi xét nghiệm, báo bác sĩ khi thấy các chỉ số xét nghiệm: Amylase, ion đồ, Transaminase, glycemie tăng hay giảm. Phòng ngừa không cho người bệnh ăn uống nếu như người bệnh còn đau bụng, tình trạng viêm tuỵ chưa ổn định. Thực hiện nuôi dưỡng người bệnh bằng đường truyền dịch, theo dõi đau bụng. 2.5. Nguy cơ nhiễm trùng và tổn thương da do có nhiều dẫn lưu sau mổ Người bệnh mổ tuỵ có rất nhiều dẫn lưu: dẫn lưu ổ tuỵ, dẫn lưu túi mật, dẫn lưu Kehr, mở thông dạ dày, dẫn lưu dưới gan, dẫn lưu Douglas... Tất cả nên câu nối xuống chai vô trùng và theo dõi dịch, thường chỉ rút khi có ý kiến của phẫu thuật viên và tuỳ tình trạng người bệnh. Nếu chăm sóc dẫn
  • 14. lưu tốt sẽ giúp giảm phù nề tuỵ, dẫn lưu mô tuỵ hoại tử. Phẫu thuật viên có thể cắt bỏ một phần hay toàn bộ tuỵ, sau đó đặt dẫn lưu hậu cung mạc nối và dẫn lưu Douglas. Bác sĩ cho bơm rửa và hút để những mảnh hoại tử tuỵ trôi ra ngoài. Cần ngừa dịch trào ra lỗ quanh chân dẫn lưu. Việc tưới rửa và hút ở dẫn lưu thường sử dụng huyết thanh mặn đẳng trương vô trùng và cho người bệnh nằm nghiêng về phía dẫn lưu giúp dịch thoát ra dễ dàng. Cần thay băng ngay khi thấm ướt dịch quanh chân dẫn lưu. Người bệnh sau mổ tuỵ sẽ có nhiều dẫn lưu và dẫn lưu thường tiết dịch rất nhiều nên nguy cơ mất nước cao. Đồng thời, do dịch tiết quá nhiều nên khả năng viêm lở da do dịch từ dẫn lưu mang tính chất ăn mòn da có nguy cơ làm loét chân da nơi dẫn lưu và đây là nguy cơ nhiễm trùng da rất cao. Điều dưỡng cần chăm sóc da thật sạch sẽ, câu nối thật tốt và thay băng khi thấm dịch, thay túi hứng dịch để tránh dịch chảy ngược vào trong hay tràn ra da. 2.6. Người bệnh có nguy cơ nhiễm trùng saumổ do tình trạng nằm lâu Để tránh nguy cơ nhiễm trùng hậu phẫu điều dưỡng cần rút sớm thông tiểu khi người bệnh ổn định. Viêm tuỵ thường biến chứng viêm phổi, tràn dịch màng phổi trái. Người bệnh do đau và không dám thở, vì thế điều dưỡng cần hướng dẫn người bệnh cách thở, xoay trở, ngồi dậy sớm... Thời gian hồi phục sau mổ viêm tuỵ cấp đôi khi lâu ngày hơn, kèm theo tình trạng suy kiệt do không ăn uống nhiều ngày nên việc vận động đi lại của người bệnh hạn chế, vì thế loét do tư thế có nguy cơ xảy ra. Điều dưỡng cần xoay trở, tránh tì đè, tránh dịch từ dẫn lưu ổ tuỵ tràn ra da. 2.7. Nguy cơ suy dinh dưỡng do người bệnh không được ăn uống Nhận định tình trạng dinh dưỡng của người bệnh, dấu mất nước, cân nặng. Đo lường và báo cáo nước xuất qua ống Levine, ống dẫn lưu, nước tiểu, tĩnh mạch trung tâm. Theo dõi đường huyết và đường niệu, đề phòng rối loạn chỉ số đường huyết. Theo dõi tiêu phân mỡ khi đi cầu. Thực hiện insuline theo y lệnh trong trường hợp viêm tuỵ mạn tính.
  • 15. Dinh dưỡng: ăn khi người bệnh hết đau bụng, khi tình trạng viêm tuỵ đã giảm hẳn các triệu chứng, khi amylase trở về bình thường. Sau khi rút ống thông dạ dày, cho người bệnh ăn loãng nhẹ như súp, chất đạm tăng dần lên nhưng chủ yếu là đạm thực vật, cho ăn nhiều năng lượng, vitamin, nhiều chất có cung cấp điện giải để tránh suy dinh dưỡng. Thường sau 5–7 ngày người bệnh ăn lại, bắt đầu ăn những chất dễ tiêu như súp rau hay bột khuấy đường, chăm sóc răng miệng thường xuyên. 2.8. Người bệnh chưa hiểu rõ về bệnh Hướng dẫn – giáo dục y tế: nguyên nhân của bệnh thường do nhiễm ký sinh trùng đường ruột nên giáo dục người bệnh vệ sinh ăn uống, trong sinh hoạt, tẩy giun định kỳ. Truyền bá những độc hại của rượu nhằm giáo dục và hướng dẫn người nghiện rượu, cần có những hình ảnh tác hại do rượu gây ra, nhất là những người bệnh đã bị viêm tuỵ thì việc ngưng rượu là bắt buộc. Người bệnh có tiền sử viêm tuỵ cần tránh những bữa ăn thịnh soạn nhiều thịt và mỡ. Người bệnh có tiền sử sỏi đường mật cũng có nguy cơ viêm tuỵ rất cao, vì thế cần phẫu thuật sớm lấy sỏi. Khi người bệnh đau ở vùng thượng vị và lan đến hạ sườn trái thì không nên ăn uống và đến ngay bệnh viện. 3. GIÁO DỤC NGƯỜI BỆNH Người bệnh phải kiêng rượu, kiêng thuốc lá, tránh ăn thức ăn có mỡ, nhiều thịt, hải sản. Điều trị dứt điểm các bệnh lý về gan, mật nhất là bệnh sỏi mật. Tránh sử dụng các loại thuốc có nguy cơ cao đến viêm tuỵ. Vệ sinh trong ăn uống, tẩy giun định kỳ. Tái khám theo lời dặn. Thực hiện thuốc đúng giờ, đúng thời gian điều trị. Hướng dẫn người bệnh các dấu hiệu của các biến chứng như: Nang giả tuỵ: bụng có khối u thượng vị sau khi ăn, đau căng tức bụng, là dấu hiệu nang giả tuỵ sau mổ. Điều dưỡng cần hướng dẫn người bệnh tái khám để phẫu thuật
  • 16. Viêm tuỵ tái phát: khi có các dấu hiệu đau bụng thượng vị và lan ra sau lưng, đau sau bữa ăn thịnh soạn thì người bệnh nhịn ăn uống hoàn toàn và đến bệnh viện ngay. Đường huyết không ổn định: người bệnh sẽ có nguy cơ tăng hay giảm đường huyết sau viêm tuỵ hay cắt tuỵ. Điều dưỡng hướng dẫn người bệnh theo dõi sát xét nghiệm đường huyết. Tránh dùng thuốc hạ đường huyết khi đang đói. Suy dinh dưỡng sau viêm tuỵ: không để người bệnh suy dinh dưỡng, ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là trái cây. Cân người bệnh để đánh giá tình trạng dinh dưỡng hàng ngày. Do sợ bệnh tái phát nên người bệnh không dám ăn, điều dưỡng nên hướng dẫn cụ thể chế độ ăn uống. LƯỢNG GIÁ – Hết đau bụng sau mổ. – Người bệnh ăn uống được, dinh dưỡng có tăng cân. – Da không bị tổn thương. Tình trạng bụng không chướng, không đau. – Người bệnh đi lại được. Người bệnh hiểu được các chỉ dẫn của điều dưỡng. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: 1. Sau mổ tuỵ, phẫu thuật viên thường đặt rất nhiều dẫn lưu, vì thế điều dưỡng cần chăm sóc da vì: A. Ngăn ngừa tình trạng mất nước qua da. B. Tránh tình trạng viêm lở da do dịch tuỵ. C. Người bệnh cần nhịn ăn uống giúp giảm lượng dịch qua dẫn lưu. D. Người bệnh cần được câu nối dẫn lưu xuống thấp. E. Tất cả các phương án trên đều đúng. 2. Người bệnh được hút ống Levine sau mổ là giúp:
  • 17. A. Giảm đau vết mổ. B. Bụng bớt căng chướng sau mổ. C. Hết tình trạng viêm tuỵ. D. Dễ thở. E. Tất cả các phương án trên đều sai. Trả lời đúng, sai các câu hỏi sau bằng cách đánh dấu X vào ô thích hợp: TT Câu hỏi Đúng Sai 3 Sau mổ viêm tuỵ khi có nhu động ruột nên cho ăn ngay. 4 Cung cấp thức ăn đạm thực vật khi người bệnh ăn được. 5 Tránh bữa ăn nhiều thịt, mỡ sau mổ viêm tuỵ cấp. 6 Khuyên người bệnh khi đau vùng thượng vị, có nôn ói thì không ăn uống gì và đến bệnh viện ngay. 7 Dẫn lưu ổ tuỵ sẽ rút khi hết dịch. 8 Khi người bệnh hết đau bụng thì rút ống Levine ngay. 9 Cần tránh thức ăn nhiều hơi sau mổ viêm tuỵ cấp. 10 Cần theo dõi đường huyết trên người bệnh mổ tuỵ.