SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  83
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP
BIDV - CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN QUỐC KHÁNH
MÃ SINH VIÊN : A11569
NGÀNH : TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
HÀ NỘI – 2015
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP
BIDV - CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: NGUYỄN THỊ THÚY
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN QUỐC KHÁNH
MÃ SINH VIÊN : A11569
NGÀNH : TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
HÀ NỘI – 2015
Thang Long University Library
MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI .........................................................................................................1
1.1. Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng .............................................................. ...1
1.1.1. Rủi ro tín dụng ....................................................................................... ...1
1.1.2. Quản lý rủi ro tín dụng ........................................................................... ...4
1.2. Nợ xấu của các ngân hàng thương mại .................................................................. ...6
1.2.1. Các quan điểm về nợ xấu của ngân hàng thương mại .............................. ..6
1.2.2. Nguyên nhân phát sinh nợ xấu ............................................................... ...8
1.2.3. Các tác động của nợ xấu ........................................................................ .12
1.3. Quản lý nợ xấu ngân hàng thương mại theo Hiệp ước Basel ................................. .13
1.3.1. Quan điểm về quản lý nợ xấu ................................................................. .13
1.3.2. Nội dung quản lý nợ xấu ........................................................................ .14
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nợ xấu ............................ .34
Kết luận chương 1 ...................................................................................................36
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ .................................37
2.1. Nợ xấu tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Đông Đô........... 37
2.1.1. Tổng quát về hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam - chinh nhánh Đông Đô. .......................................................................... .37
2.1.2.Cơ cấu tổ chức hoạt động của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam -
chi nhánh Đông Đô. ......................................................................................... .37
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại cổ phần
BIDV- chi nhánh Đông Đô .............................................................................. .39
2.2.Thực trạng quản lý chất lượng nợ xấu tại ngân hang TMCP BIDV- chi nhánh Đông
Đô.................................................................................................................................. 46
2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nợ xấu của BIDV-Đông Đô ...................................... .53
2.3.1 Những thành quả đạt được ...................................................................... .53
2.3.2. Những hạn chế ....................................................................................... .54
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế ....................................................................... .55
Kết luận chương 2................................................................................................... 57
CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP
BIDV- CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ ........................................................................... 58
3.1. Định hướng quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP BIDV - Đông Đô ..................... .58
3.2. Giải pháp quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP BIDV - Chi nhánh Đông Đô ...... .58
3.2.1. Giải pháp phòng ngừa nợ xấu phát sinh ................................................. .58
3.3.2. Giải pháp về xử lý nợ ............................................................................. .67
3.3. Kiến nghị ............................................................................................................... .68
3.3.1. Kiến nghị với chính phủ ......................................................................... .68
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước ................................................. .70
3.3.3. Kiến nghị đối với các bộ ngành liên quan................................................ 72
Kết luận chương 3 ...................................................................................................72
KẾT LUẬN .............................................................................................................73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................74
Thang Long University Library
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1 NHNN Ngân Hàng Nhà Nước
2 QĐ Quyết định
3 NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
4 NHTM Ngân hàng thương mại
5 ATM Máy rút tiền tự động
6 TCTD Tổ chức tín dụng
7 RRTD Rủi ro tín dụng
8 DPRR Dự phòng rủi ro
9 CBTD Cán Bộ tín dụng
10 CIC Trung tâm thông tin tín dụng
11 TSĐB Tài sản đảm bảo
12 DPRRTD Dự phòng rủi ro tín dụng
13 QTRRTK Quản trị rủi ro thanh khoản
14 RRTT Rủi ro thị trường
15 NV Nguồn vốn
16 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
17 CN Cá nhân
18 DN Doanh nghiệp
19 QTTS Quản trị tài sản
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Phân loại nợ của Ngân hàng thế giới......................................................... 16
Bảng 1.2: Giá trị LGD tối thiểu đối với các khoản phải đối có tài sản đảm bảo .........19
Bảng 1.3: Quy trình tín dụng .....................................................................................25
Bảng 2.1: Hoạt động huy động vốn của BIDV Đông Đô 2011- 2013 ........................40
Bảng 2.2 : Cơ cấu tín dụng của BIDV Đông Đô năm 2011- 2013 .............................41
Bảng 2.3 : Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2011- 2013 của BIDV- Đông Đô...44
Bảng 2.4: Phân loại nợ của BIDV-Đông Đô giai đoạn 2011-2013 ............................ 45
Bảng 2.5: Dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hang BIDV- chi nhánh Đông Đô giai
đoạn 2011- 2013 .......................................................................................................48
Bảng 2.6: Tình hình trích lập và sử dụng dự phòng năm 2011- 2013 của ngân hang
BIDV-chi nhánh Đông Đô ........................................................................................49
Bảng 2.7: Phân loại nợ xấu theo thành phần kinh tế năm 2013 của ngân hang TMCP
BIDV-Đông Đô ........................................................................................................51
Bảng 2.8: Nợ xấu phân theo TSĐB tại ngân hang TMCP BIDV-Đông Đô giai đoạn
2011- 2013................................................................................................................ 52
Biểu đồ 2.1: Dư nợ của BIDV- Đông Đô giai đoạn 2011- 2013 ................................41
Biểu đồ 2.2 : Thu dịch vụ của BIDV- Đông Đô giai đoạn 2011- 2013 .......................43
Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng các nhóm nợ trong tổng dư nợ xấu năm 2011- 2013 của BIDV-
Đông Đô ...................................................................................................................46
Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng các biện pháp xử lý nợ xấu tại BIDV-Đông Đô 2013 ..............52
Sơ đồ 1.1. Quy trình quản lý rủi ro tín dụng ................................................................4
Sơ đồ 1.2. Các nguyên nhân gây ra nợ xấu ................................................................12
Sơ đồ 1.3: Mối quan hệ của EL, UL.......................................................................... 21
Sơ đồ 1.4: Quy trình kiểm soát tín dụng liên tục .......................................................30
Sơ đồ 1.5 : Ngăn ngừa và xử lý rủi ro tín dụng ..........................................................31
Sơ đồ 2.1 : Mô hình tổ chức của BIDV chi nhánh Đông Đô ......................................37
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức quy trình cấp tín dụng ......................................................62
Sơ đồ 3.2: Quy trình cảnh báo sớm nợ xấu phát sinh .................................................66
Comment [NTT1]: Fomat lại theo quy định,
thống nhất cách dùng dấu . khi phản ánh số liệu
Thang Long University Library
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Quản lý nợ xấu và hạn chế tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhất có thể là vấn đề
thường trực luôn làm đau đầu các nhà quản trị ngân hàng. Nợ xấu là kết quả tất yếu
của quan hệ tín dụng không hoàn hảo vì nó vi phạm đặc trưng cơ bản của tín dụng là
tính thời hạn và tính hoàn trả đầy đủ gây nên nhiều tổn thất cho ngân hàng. Dù muốn
hay không các ngân hàng luôn phải chấp nhận một tỷ lệ nợ xấu nhất định vì nợ xấu là
do nhiều nguyên nhân khách quan trong quá trình hoạt động kinh doanh mà các ngân
hàng không thể lường trước được. Vì vậy, quản lý nợ xấu luôn là một trong những vấn
đề trọng tâm trong hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh của ngân
hàng nói chung.
Khi khối lượng nợ xấu của các tổ chức tài chính quốc gia tăng lên sẽ ảnh hưởng
tới sự phát triển của hệ thống tài chính và nền kinh tế. Điều này đặt ra yêu cầu cho tất
cả các nước cần có biện pháp xử lý và ngăn chặn sự gia tăng của những khoản nợ xấu.
Giai đoạn 2011- 2013 là những năm mà thế giới có nhiều biến động về cả kinh
tế và chính trị. Trong lĩnh vực kinh tế, sự kiện được nhắc tới nhiều nhất trong năm
2011 là cuộc khủng hoảng nợ công tại một số nước châu Âu. Nhiều chuyên gia kinh tế
đánh giá rằng khu vực đồng Euro là mối nguy hiểm chính đối với nền kinh tế toàn cầu
trong năm 2012. Những khó khăn của khu vực này nếu không nhanh chóng được giải
quyết sẽ lan rộng ra nền kinh tế toàn cầu thông qua các thị trường tài chính và lĩnh vực
ngân hàng. Trong khi châu Âu đang lâm vào khó khăn thì nền kinh tế của nhiều nước
châu Á cũng phát triển chậm lại vì bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ.
Kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011- 2013 cũng diễn ra trong bối cảnh đầy biến
động : Những thay đổi của tình hình kinh tế trong và ngoài nước đã làm cho các mục
tiêu, nhiệm vụ kế hoạch kinh tế - xã hội chủ yếu của kế hoạch 5 năm 2011-2015 trở
nên khá cao. Các mục tiêu, nhiệm vụ này được Đại hội XI của Đảng (tháng 1/2011)
thông qua, được tính toán trên cơ sở kế thừa những thành tựu của việc thực hiện các
mục tiêu chiến lược 10 năm trước đó và những dự báo về bối cảnh tình hình trong
nước và quốc tế lúc đó có nhiều điều kiện tương đối thuận lợi. Ở trong nước, những
kinh nghiệm tích lũy được sau hơn 20 năm đổi mới đã bảo đảm kinh tế vĩ mô cơ bản
ổn định, tăng trưởng kinh tế khá (bình quân đạt 7,3% thời kỳ 2001-2010), GDP năm
2010 gấp 2 lần năm 2000, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, đời sống nhân
dân được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh và đã hoàn thành hầu hết mục tiêu
Thiên niên kỷ cam kết với quốc tế, chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh
được giữ vững...
Thế nhưng, ngay sau khi Đại hội XI bế mạc (19/1/2011), tình hình kinh tế đã
nhanh chóng xuất hiện những dấu hiệu bất ổn. Những yếu kém vốn có của nền kinh tế
cùng những nhiệm vụ của đổi mới thể chế chưa được giải quyết dồn tích lại từ nhiều
năm trước đã bộc lộ ra một cách gay gắt, đòi hỏi phải được giải quyết một cách hệ
thống, căn bản và cấp bách. Trên bề mặt của đời sống kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng của
năm 2011 đã tăng lên 1,5 lần so với mức lạm phát của năm trước (từ mức 11,75% của
năm 2010 lên 18,13%). Đồng thời, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng lên, đặc biệt trong
lĩnh vực bất động sản, trực tiếp gây ra tình trạng rủi ro, bất ổn đe dọa hệ thống ngân
hàng. Số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng cao hơn trước… Kinh tế
thế giới cũng xuất hiện nhiều diễn biến xấu, lạm phát tăng, giá dầu thô, nguyên vật liệu
cơ bản đầu vào của sản xuất, lương thực, thực phẩm trên thị trường tiếp tục tăng cao.
Kết thúc năm tài chính 2013, BIDV- Đông Đô công bố tỷ lệ nợ xấu giảm hẳn so
với các năm trước và thấp hơn cả tỷ lệ nợ xấu trung bình nghành, đồng thời tỷ lệ nợ
xấu trung bình nghành năm 2013 cũng đã giảm đi đáng kể sơ với 2012. Điều này cho
thấy dấu hiệu khởi sắc trong hoạt động của BIDV- Đông Đô nói riêng và của hệ thống
ngân hàng nói chung.
Xuất phát từ những lý do trên mà nghiên cứu về nợ xấu và quản lý nợ xấu luôn
là vấn đề nhận được sự quan tâm của đông đảo những nhà nghiên cứu hoạt động kinh
doanh ngân hàng, cũng vì vậy mà tôi chọn đề tài: “Quản lý nợ xấu tại ngân hàng
TMCP BIDV- Đông Đô)” làm đề tài chuyên đề tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa các kiến thức lý luận cơ bản về nợ xấu và quản lý nợ xấu trong
hoạt động kinh doanh ngân hàng
Đánh giá thực trạng nợ xấu và quản lý nợ xấu trong hoạt động kinh doanh tại
BIDV- Đông Đô
Trên cơ sở đó nghiên cứu thực trạng, đưa ra những giải pháp, kiến nghị khả thi
trong công tác quản lý nợ xấu tại BIDV- Đông Đô
Thang Long University Library
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng nợ xấu và công tác quản lý nợ xấu tại BIDV-
Đông Đô.
Phạm vi nghiên cứu: Chuyên đề tìm hiểu thực trạng nợ xấu và công tác quản lý
nợ xấu giai đoạn 2011 – 2013 tại BIDV- Đông Đô.
4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu mà chuyên đề sử dụng là:
Phương pháp duy vật biện chứng: nghiên cứu công tác quản lý nợ xấu tại ngân
hàng BIDV- Đông Đô trong mối quan hệ với tổng thể hoạt động tín dụng và hoạt động
kinh doanh khác của BIDV- Đông Đô
Phương pháp duy vật lịch sử kết hợp với phương pháp thống kê, phân tích, so
sánh, đi từ cơ sở lý luận đến thực tiễn nhằm giải quyết và làm sáng tỏ vấn đề đặt ra của
chuyên đề.
5. Kết cấu của chuyên đề
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề được kết cấu trong 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nợ xấu của ngân hang thương mại.
Chương 2: Thực trạng nợ xấu và quản lý nợ xấu tại BIDV- Đông Đô
Chương 3: Giải pháp quản lý nợ xấu tại BIDV- Đông Đô
1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NỢ XẤU CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng
1.1.1. Rủi ro tín dụng
1.1.1.1. Các quan điểm về rủi ro tín dụng
Thuật ngữ tín dụng "credit" xuất phát từ chủ latinh "Creditium" có nghĩa là tin
tưởng, tín nhiệm. Trong lĩnh vực kinh tế có thể hiểu rằng: "Tín dụng là quan hệ giao
dịch giữa hai chủ thể, trong đó một bên chuyển giao tiến hoặc tài sản cho bên mà sử
dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận tiền hoặc tài sản cam kết hoàn
trả theo thời hạn và lãi suất đã thỏa thuận".
Quan hệ tín dụng được hình thành và ra đời từ rất lâu. Cùng với sự phát triển
của nền kinh tế thị trường, các hình thức tín dụng mới ngày càng có trình độ cao hơn.
Trong thực tiễn đã có những hình thức tín dụng sau: tín dụng mang lại, tín dụng
thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước và tín dụng tiêu dùng. Trong các
hình thức trên thị tín dụng ngân hàng là một hình thức vô cùng quan trọng, nó là mối
quan hệ tín dụng chủ yếu, cung cấp phần lớn nhu cầu tín dụng cho các doanh nghiệp
và các cá thể nhân khác trong nền kinh tế. Có thể hiểu rằng: "Tín dụng ngân hàng là
quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng, còn bên kia là các pháp nhân và thể
nhân khác trong nền kinh tế".
Như vậy, túi đựng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng và
một bên là các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp và các cá nhân, bằng cách ngân hàng huy
động vốn từ các nguồn nhàn rỗi trong nền kinh tế và cung cấp cho bên kia trong một
khoảng thời gian nhất định. Đến thời hạn nào đó do hai bên thỏa thuận, ngân hàng sẽ
nhận được vốn và một phần tăng thêm gọi là phần lời và được tính theo lãi suất.
Tín dụng ngân hàng có các đặc trưng cơ bản: Một là: sự tin tưởng, tín nhiệm
giữa ngân hàng và khách hàng; Hai là: tính thời hạn và hoàn trả.
- "Sự tin tưởng": giữa ngân hàng và khách hàng đòi hỏi mức độ tin tưởng các,
bởi lẽ trong quan hệ tín dụng mà không có sự tin tưởng thì tín dụng mang đầy rủi ro và
ảnh hưởng xấu là rất lớn. Khách hàng vay không chỉ là người đáng tin cậy theo những
tiêu thức đạo đức xã hội thuần túy mà điều quan trọng hơn họ phải chứng minh được
khả năng và ý chí ta mở. Sự tin tưởng của ngân hàng đối với khách hàng được đề cập
ở đây chính là lòng tin hay cơ sở khẳng định về khả năng thu hồi vốn vay cả gốc và
lãi.
- " Tính thời hạn và hoàn trả": quan hệ tín dụng là sự vận động độc lập tương
đối giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn. Khách hàng phải có trách nhiệm hoàn
trả khoản vay theo cam kết: đúng hạn cả gốc và lãi cho ngân hàng. Tín dụng, chính vì
Thang Long University Library
2
đặc trưng này mà được xác định rõ ràng chỉ là quan hệ tạm thời và bao giờ việc
chuyển giao quyền sử dụng vốn cũng gắn với một thời hạn nhất định, cho dù đó là thời
hạn ngắn, trung bình hay dài hạn.
Chính bởi vậy, khi một trong hai đặc trưng bị vi phạm sẽ dẫn tới rủi ro tín dụng
(RRTD) cho ngân hàng. Khi nói tới RRTD của ngân hàng, khái niệm đơn giản giá
được hiểu như sau: "Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay
của ngân hàng, biểu hiện thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ
không đúng hạn cho ngân hàng”.
Như vậy, khi đến hạn mà khách hàng trả chậm, trả không đúng hạn hoặc không
trả thì có nghĩa là rủi ro tín dụng đã xảy ra.
Ngoài khái niệm trên, theo Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng thì RRTD lại
được hiểu là rủi ro thất thoát tài sản có thể phát sinh khi một bên đối tác không thực
hiện nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ theo hợp đồng đối với một ngân hàng, bao gồm
cả việc không thực hiện thanh toán nợ cho dù đây là nợ gốc hay mở lại khi khoản nợ
đến hạn" .
Theo quan điểm này, RRTD được đánh giá dựa trên việc thực hiện nghĩa vụ tài
chính của khách hàng bao gồm việc trả gốc và thanh toán lãi.
Thomas P.Pitch trong cuốn " Dictionary of banking systems" lại định nghĩa
RRTD là loại rủi ro xảy ra khi người vay không thanh toán được mở theo thỏa thuận
hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ
Một cách hiệu khác theo cuốn Risk Management in Banking (2001) của Joel
Bessis thì rủi ro túi đựng được hiểu là những tổn thất do khách hàng không trả được nợ
hoặc đó là sự giảm sút chất lượng tín dụng của những khoản vay"
Còn theo Khoản 1 điều 1 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005
của NHNN Việt Nam thì rủi ro tín dụng được hiểu như sau: "Rủi ro tín dụng trong
hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động
ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện được hoặc không có
khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết"
Nói tóm lại, RRTD sẽ phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu được
đầy đủ cả gốc lẫn lãi của khoản cho vay, hoặc là việc thanh toán nợ gốc và lãi không
đúng kỳ hạn. RRTD không chỉ giới hạn ở hoạt động cho vay, mà còn bao gồm nhiều
hoạt động khác như bảo lãnh, tài trợ thương mại, cho vay ở thị trường liên ngân hàng,
tín dụng thuê mua, đồng tài trợ dự án ...Tuy nhiên phạm vi luận án chỉ đề cập tới
RRTD trong hoạt động cho vay doanh nghiệp.
1.1.1.2. Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro Tín dụng
Để phản ánh rủi ro tín dụng, ngân hàng thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
 Tăng trưởng tín dụng "nóng"
3
Tăng trưởng tín dụng "nóng" không phải là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp RRTD,
nhưng sự tăng trưởng tín dụng quá nhanh, vượt quá khả năng kiểm soát của ngân hàng
thì lúc đó nó sẽ phản ánh RRTD. Tăng trưởng tín dụng "nóng" thể hiện rõ qua các chỉ
tiêu như: (i) Tốc độ tăng dư nợ tín dụng / Tốc độ tăng tổng tài sản và (ii) Tốc độ tăng
dư nợ tín dụng/ Tốc độ tăng trưởng kinh tế...
 Phát triển cơ cấu tín dụng vào các ngành và lĩnh vực rủi ro cao
Cơ cấu tín dụng phản ánh mức độ tập trung túi đựng trong một ngành nghề, lĩnh
vực, loại tiền... do vậy, nếu cơ cấu tín dụng quả thiên lệch vào những lĩnh vực mạo
hiểm, sẽ phản ánh RRTD tiềm năng. Cơ cấu tín dụng có thể được chia theo ngành, loại
hình doanh nghiệp, thời hạn tín dụng, loại tiền tệ hay theo tài sản đảm bảo.
 Nợ quá hạn
Nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu phản ánh RRTD. Nợ quá hạn sẽ phát
sinh trong trường hợp khi đến thời hạn trả nợ theo cam kết, người vay không có khả
năng trả được nợ. Tùy theo thời gian quá hạn, khoản nợ này sẽ được xác định là nợ đủ
tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, hoặc là nợ có khả năng mất
vốn.. .Nợ quá hạn được phản ánh qua 2 chỉ tiêu sau:
(i) Tỷ lệ nợ quá hạn = số dư nợ quá hạn / Tổng dư nợ
(ii) Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn trên tổng số khách hàng = số khách hàng
có nợ quá hạn / Tổng số khách hàng có dư nợ.
Nếu ngân hàng có chỉ tiêu nợ quá hạn và số khách hàng có nợ quá hạn lớn thì
ngân hàng đó đang có mức rủi ro cao và ngược lại.
 Nợ xấu
Nợ xấu chính là các khoản tiền cho khách hàng vay, mà xuất hiện khả năng
không thu hồi lại. Các khoản nợ này phát sinh là do ngân hàng thẩm định thiếu chính
xác, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hoặc phá sản, nợ phải trả tăng, doanh nghiệp mất khả
năng thanh toán hoặc có ý không trả nợ.. .Nợ xấu sẽ phản ánh một cách rõ nét RRTD
của ngân hàng thông qua việc đánh giá cả thời hạn quá hạn của khoản vay và tiêu chí
đánh giá rủi ro của khoản vay. Nợ xấu được phản ánh rõ nhất qua chỉ tiêu:
(i) Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu /Tổng dư nợ
(ii) Tỷ lệ nợ xấu / Yên chủ sở hữu
(iii) Tỷ lệ nợ xấu / Quỹ dự phòng tổn thất.
(iv) Tỷ lệ nợ xấu / Tổng giá trị tài sản đảm bảo
 Dự phòng rủi ro tín dụng (DPRRTD)
DPRR đánh giá khả năng chi trả của ngân hàng khi rủi ro xảy ra. Mục đích của
việc sử dụng DPRR là nhằm bù đắp tổn thất đối với những khoản nợ của ngân hàng
xảy ra trong trường hợp khách hàng không có khả năng chi trả hoặc do giải thể, phá
sản, chết, mất tích. DPRRTD được tính trên số dư nợ gốc của khách hàng bao gồm:
Comment [NTT2]: Fomat
Comment [NTT3]: sửa fomat
Thang Long University Library
4
Dự phòng cụ thể bảo hiểm rủi ro cụ thể cho từng khoản vay
Dự phòng chung: bảo hiểm các rủi ro chung không xác định trong danh mục tín
dụng và toàn bộ dự phòng được tính vào chi phí hoạt động của ngân hàng. Các chỉ số
thể hiện DPRRTD:
(i) Tỷ lệ dự phòng RRTD = Dự phòng RRTD được trích lập/ Tổng dư nợ cho kì
báo cáo .
(ii) Hệ số khả năng bù đắp các khoản cho vay bị mất = Dự phòng RRTD được
trích lập/ Dư nợ bị xóa.
Trong số các chỉ tiêu phản ánh RRTD ở trên thì nợ xấu được coi là chỉ tiêu
đánh giá quan trọng nhất, phản ánh RRTD đang ở mức cao.
1.1.2. Quản lý rủi ro tín dụng
1.1.2.1. Quan điểm về quản lý rủi ro tín dụng
Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực ngân hàng đều cho rằng: Đối với các NHTM,
trong hoạt động kinh doanh luôn phải chú ý đến hoạt động quản lý rủi ro. Quản lý rủi
ro là trung tâm của hoạt động quản trị điều hành NHTM.
Theo Ủy ban Basel thì quản lý RRTD là việc thiết lập cơ chế nhận biết, đo lường,
quản lý và kiểm soát được các rủi ro hiện tại và rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng
một cách đầy đủ, nhằm tối đa hóa lợi nhuận được điều chỉnh theo yếu tố rủi ro bằng
cách duy trì mức độ RRTD trong phạm vi chấp nhận được. [53]
Quản lý RRTD là một trong những hoạt động chủ đạo của NHTM. Quản lý
RRTD phải hướng vào việc đảm bảo hiệu quả của hoạt động tín dụng và không ngừng
nâng cao chất lượng tín dụng của NHTM ngay cả trong những điều kiện thị trường đầy
biến động, nguy cơ rủi ro không ngừng gia tăng.
1.1.2.2. Quy trình quản lý rủi ro tín dụng
Quy trình quản lý RRTD tại các NHTM được thể hiện tóm tắt quá sơ đồ 1.1 như sau:
Sơ đồ: 1.1. Quy trình quản lý rủi ro tín dụng
Nguồn: Chrinko R.s Guill (2000) "A jramework for assessing credit risk in
dutepository instition [60]
Kiểm
soát và
xử lý rủi
ro
Nhận
biết
Quản lý
rủi ro
Đo
lường
5
 Nhận biết rủi ro:
Đây được coi là bước đầu tiên trong quá trình quản lý RRTD tại ngân hàng.
Nhận biết rủi ro được xét trên hai góc độ: (về phía ngân hàng): RRTD sẽ được phản
ánh rõ nét qua quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, nợ quá hạn, nợ xấu và DPRR..(về
phía khách hàng): Khi khách hàng có những dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro, ngân hàng cần
nhận biết được khả năng xảy ra mắt ro để ứng phó kịp thời.
Các nội dung chủ yếu trong giai đoạn nhận biết rủi ro gồm có:
(i) Phân tích danh mục tín dụng của ngân hàng: để nhận biết những nguy cơ
rủi ro phát sinh từ quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, ngành nghề, loại tiền...
(ii) Phân tích đánh giá khách hàng: nhằm phát hiện những nguy cơ rủi ro trong
từng khách hàng và từng khoản nợ cụ thể. Phân tích đánh giá khách hàng là cả một
quá trình từ khi tiếp xúc với khách hàng, tiếp nhận các thông tin từ phía khách hàng,
tiến hành phân tích, thẩm định khách hàng trước, trong và sau khi cho vay
 Đo lường rủi ro
Các ngân hàng có thể đo lường rủi ro khoản vay thông qua các mô hình cho
điểm tín dụng, mô hình điểm số Z , và mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ theo Basel
giá nếu các mô hình cho điểm tín dụng đánh giá rủi ro của khách hàng trên cơ sở cho
điểm doanh nghiệp đó, xem doanh nghiệp đang ở các mức rủi ro nào thì theo Basel II
có thể tính được tôn thất dự kiến (EL). Như vậy, nếu một món vay được xem là một
phép thử và có số liệu đầy đủ, chúng ta có thể xác định một cách tương đối chính xác
xác suất rủi ro của từng loại tài sản của ngân hàng trong từng thời kì, từng loại hình tín
dụng, từng lĩnh vực đầu tư.
Còn đối với RRTD tổng thể, ngân hàng có thể đo lường qua việc tính toán các
chỉ tiêu như quy mô dư nợ, cơ cấu dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, hệ số rủi ro tín
dụng, dự phòng rủi ro... Đặc biệt, hai chỉ tiêu: tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu sẽ phản ánh
rõ nét rủi ro của ngân hàng.
 Quản lý rủi ro
Sau khi nhận biết và hình thành các chỉ tiêu đó phòng rủi ro cần phải được theo
dõi thường xuyên. Nội dung cơ bản của quản lý rủi ro được thể hiện như sau:
(i) Xây dựng chiến lược quản lý rủi ro: Ngân hàng cần xác định tầm nhìn, mục
tiêu, sứ mệnh của ngân hàng để từ đó đưa ra chiến lược quản lý rủi ro phù hợp.
(ii) Xây dựng chính sách quản lý rủi ro: Chính sách quản lý RRTD là cơ sở để
hình thành nên quy trình tín dụng với những hướng dẫn nghiệp vụ chi tiết, các bước cụ
thể trong quá trình cấp tín dụng. Chính sách quản lý RRTD cũng quy định giới hạn
cho vay đối với khách hàng, phân loại nợ và trích lập DPRR.
(iii) Quản lý danh mục cho vay và phân tán rủi ro: Ngân hàng phải thường
xuyên phân tích và theo dõi danh mục tín dụng để có những biện pháp xử lý kịp thời
Thang Long University Library
6
khi có rủi ro xảy ra. Để hoạt động quản lý RRTD có hiệu quả, các ngân hàng cần xây
dựng một hệ thống thông tin tín dụng tập trung gồm các báo cáo định kì và đặc biệt.
Báo cáo định kì có thể bao gồm các báo cáo liên quan đến các nội dung sau: Nhóm
khách hàng có dư nợ tín dụng lớn nhất, các khoản dư nợ lần nhất; Phân tích danh mục
tín dụng ...Ngoài ra, ngân hàng cũng phải thực hiện việc phân tán rủi ro bằng việc thực
hiện cấp tín dụng cho nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, đối tượng khách hàng và loại tiền
…nhằm tránh những tổn thất cho NHTM.
 Kiểm soát và xử lý rủi ro
(i) Kiểm soát rủi ro: nhằm mục tiêu phòng chống và kiểm soát các rủi ro có thể
phát sinh trong hoạt động ngân hàng, đảm bảo toàn bộ các bộ phận và cá nhân trong
ngân hàng tuân thủ các quy định của pháp luật, thực hiện các chiến lược, chính sách
đảm bảo mục tiêu an toàn và hiệu quả trong hoạt động ngân hàng. Kiểm soát rủi ro tín
dụng bao gồm kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay.
 5 Kiểm soát trước khi cho vay bao gồm: kiểm soát quá trình thiết lập chính
sách, thủ tục, quy trình cho vay; kiểm tra quá trình lập hồ sơ vay vốn và thẩm định.
kiểm tra tờ trình cho vay và các hồ sơ liên quan.
 Kiểm soát trong khi cho vay: kiểm soát một lần nữa hợp đồng tín dụng; kiểm
tra quá trình giải ngân, điều tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục
đích xin vay hay không, giám sát thường xuyên khoản vay...
 Kiểm soát sau khi cho vay: kiểm soát việc đôn đốc thu hồi nợ, kiểm soát tín
dụng nội bộ độc lập, đánh giá lại chính sách tín dụng.
(ii) Xử lý rủi ro: Khi một khoản vay bị xếp xuống nhóm nợ xấu thì ngân hàng sẽ
chuyển sang bộ phận xử lý nợ xấu giải quyết. Bộ phận này sẽ thực hiện rà soát khoản
vay, lập phương án gặp gỡ khách hàng để tìm hướng khắc phục thông qua các hình
thức như: gia hạn nợ, chứng khoán hóa các khoản nợ. Nếu khách hàng chấp thuận thực
thi phương án khắc phục thì khoản nợ đó sẽ được chuyển sang hình thức theo dõi nợ
bình thường, còn không sẽ chuyển sang bộ phận xử lý nợ xấu. Hiện nay, đang tồn tại
hai loại hình xử lý nợ: Một là, hình thức xử lý khai thác: bao gồm cho vay thêm, bổ
sung tài sản bảo đảm, chuyển nợ quá hạn, thực hiện khoanh nợ xóa nợ, chỉ định đại
diện tham gia quản lý doanh nghiệp. Hai là, hình thức xử lý thanh lý : bao gồm xử lý
nợ tồn đọng (bao gồm nợ tồn đọng có TSBĐ, và không TSBĐ), thanh lý doanh
nghiệp, khởi kiện, bán nợ, sử dụng DPRR và sự trợ giúp của Chính phủ.
1.2. Nợ xấu của các ngân hàng thương mại
1.2.1. Các quan điểm về nợ xấu của ngân hàng thương mại
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về nợ xấu. Quan điểm về nợ xấu khác nhau ở
các quốc gia và trong một nền kinh tế dưới góc nhìn của các chủ thể khác nhau thì
quan điểm về nợ xấu cũng có sự khác biệt. Nếu đứng dưới góc nhìn của các NHTM thì
7
nợ xấu có thể hiểu là những khoản cho vay Không có khả năng sinh lời hay những
khoản cho vay không còn hoạt động ( NPLs: non - per/orming loans). Những khoản
cho vay trở nên không sinh lời khi người vay điểm việc thanh toán và khoản cho vay
này bắt đầu bị vỡ nợ.
 Theo quan điểm của Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB)
 Nợ xấu là những khoản cho vay không có khả năng thu hồi như:
Những khoản nợ đã hết hiệu lực hoặc những khoản nợ không có căn cứ đòi bồi
thường từ người mắc nợ.
- Người mắc nợ trốn hoặc bị mất tích, không còn tài sản để thanh toán nợ.
- Những khoản nợ mà ngân hàng không thể liên lạc được với người mắc nợ
hoặc không thể tìm được người mắc nợ.
- Những khoản nợ mà khách nợ chấm dứt hoạt động kinh doanh, thanh lý tài
sản, hoặc kinh doanh bị thua lỗ và tài sản còn lại không đủ để trả nợ.
 Nợ xấu là những khoản cho vay có thể không được thu hồi đầy đủ cho Ngân
hàng
Đây là những khoản nợ không có tài sản thế chấp hoặc tài sản đưa ra để thế
chấp không đủ để trả nợ. Điều đó đồng nghĩa với việc ngân hàng không thể thu hồi
đầy đủ món nợ vì người mắc nợ rất khó kiếm được được lợi nhuận từ Công việc kinh
doanh hoặc người mắc nợ không liên lạc với ngân hàng để thanh toán hoặc hoàn cảnh
chỉ rõ ràng phần làm tiền nợ sẽ không thể thu hồi được. Những khoản nợ loại này gồm
có:
- Những khoản nợ mà người mắc nợ đồng ý thanh toán trong quá khứ, những
phần còn lại không thể được đền bù, hoặc những khoản nợ trong đó tài sản được
chuyển để thanh toán nhưng giá trị còn lại không đủ trang trải toàn bộ nợ.
- Những khoản nợ mà người mắc nợ khó có thể trả nợ và yêu cầu gia hạn nợ
nhưng không đền bù được nợ trong thời gian thỏa thuận.
- Những khoản nợ mà tài sản thế chấp không đủ để trả nợ hoặc tài sản thế chấp
ở Ngân hàng không được chấp thuận về mặt pháp lý dẫn đến người mắc nợ không thể
trả nợ Ngân hàng đầy đủ.
- Những khoản nợ mà tòa án tuyên bố người mắc nợ phá sản nhưng phần bồi
hoàn ít hơn dư nợ.
Theo quan điểm của ECB, thì nợ xấu được định nghĩa qua hai yếu tố: (1):
khoản vay không có khả năng được thu hồi, và (ii): mặc dù được thu hồi những giá trị
thu hồi là không đầy đủ . Như vậy, quan điểm về nợ xấu của ECB được tiếp cận dựa
trên kết quả thu hồi nợ của ngân hàng.
> Theo quan điểm của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)
Định nghĩa về nợ xấu đã được IMF đưa ra như sau:
Thang Long University Library
8
"Một khoản cho vay được coi là không sinh lời (nợ xấu) khi tiền thanh toán lãi
và/hoặc tiền gốc đã quá hạn từ 90 ngày trở lên, hoặc các khoản thanh toán lại đến 90
ngày hoặc hơn đã được tái cơ cấu hay gia hạn nợ, hoặc các khoản thanh toán dưới 90
ngày nhưng có các nguyên nhân nghi ngờ việc trả nợ sẽ được thực hiện đầy đủ".
Về cơ bản, nợ xấu theo quan điểm của IMF được điểm nghĩa dựa trên hai yêu
tố: (i): quá hạn trên 90 ngày, hoặc (ii:) khả năng trả nợ bị nghi ngờ. Với quan điểm
này, nợ xấu được tiếp cận dựa trên thời gian quá hạn trả nợ và khả năng trả nợ của
khách hàng. Khả năng trả nợ ở đây có thể là khách hàng hoàn toàn không trả được
nợ, hoặc việc trả nợ của khách hàng là không đầy đủ.
Như vậy, so với quan điểm của ECB, thì quan điểm về nợ xấu củ IMF cũng dựa
trên kết quả thu hồi nợ của ngân hàng, nhưng có bổ sung thêm yếu tố về thời gian quá
hạn trả nợ. Đây được coi là định nghĩa hiện đang được áp dụng phổ biến trên thế giới.
 Theo quan điểm của Ngân hang Nhà nước Việt Nam (SBV)
Theo như quyết định số 493/2005 của thống đốc NHNN ngày 22/4/2005 về
phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xứ lý RRTD thì nợ xấu được định
nghĩa như sau:
“ Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 ( Nợ dưới tiêu chuẩn),
nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) và nhóm 5 ( nợ có khả năng mất vốn)”
Các nhóm nợ được phân loại theo
- Phân loại nợ chủ yếu dựa trên thời gian quá hạn của các khoản nợ
Nhóm 3: thời gian quá hạn từ 90 - 180 ngày, Nhóm 4: thời gian quá hạn từ 181- 360
ngày, Nhóm 5: thời gian quá hạn trên 360 ngày).
- Phân loại nợ lại chủ yếu dựa trên khả năng trả nợ của khách hàng. ( Nhóm 3:
Các khoản nợ được TCTD đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.
Nhóm 4: Các khoản nợ được TCTD đánh giá là khả năng tổn thất cao, Nhóm 5: Các
khoản nợ được TCTD đánh giá là không còn có khả năng thu hồi, chấp nhận mất vốn).
Như vậy, nợ xấu theo quan điểm của NHNN Việt Nam cũng được xác định dựa
trên hai yếu tố: (1): đã quá hạn trên 90 ngày hoặc (11): khả năng trả nợ đáng lo ngại".
Tuy nhiên, việc các NHTM Việt Nam tiếp cận theo yếu tố nào là phụ thuộc vào khả
năng và điều kiện tiến hành phân loại nợ.
Với những quan điểm trên thị quan điểm về nợ xấu theo tác giả, phải được tiếp
cận dựa vào khả năng trả nợ của khách hàng. Có nghĩa là một khoản cho vay trong
hạn, hoặc thậm chí mới cho vay, nhưng có các dấu hiệu chứng tỏ rằng khả năng trả nợ
của khoản vay là đáng nghi ngờ thì cũng có thể coi là một khoản nợ xấu.
1.2.2. Nguyên nhân phát sinh nợ xấu
Phân tích nguyên nhân nợ xấu là một trong những điểm quan trọng cần phải làm
để từ đó đưa ra được chiến lược cũng như phương pháp quản lý và xử lý phù hợp, khả
9
thi và có hiệu quả.
Hoạt động ngân hàng là hoạt động của các tổ chức tài chính trung gian, do vậy
hoạt động của NHTM phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: môi trường pháp lý, môi trường
kinh tế cũng như môi trường thiên nhiên, tình hình sản xuất kinh doanh của khách
hàng, đạo đức khách hàng và các yếu tố thuộc về chăm bản thân ngân hàng...
1.2.2.1. Nhóm nguyên nhân
 Môi trường thiên nhiên:
Thiên tai, bão lụt, hoả hoạn, mất mùa, dịch bệnh... Đây là những nguyên nhân
khách quan do sự biến đổi của môi trường thiên nhiên đã gây ra sự hoạt động thất bại
của khách hàng vay, nhất là các khoản cho vay nông nghiệp, dẫn đến nợ xấu phát sinh.
Nguyên nhân này nằm ngoài tầm kiểm soát và mong muốn của cả NHTM và các
khách hàng vay. Đây là nguyên nhân gây ra rủi ro không thể tránh được, những mất
mát do nguyên nhân này gây ra cần được sự sẻ chia của nhà nước, và của cả xã hội.
môi trường kinh tế
Nếu môi trường kinh tế chưa thực sự phát triển, cạnh tranh trên thị trường chưa
thực sự bình đẳng, tốc độ cũng như trình độ phát triển chưa cao sẽ dẫn đến việc các cá
nhân và tổ chức cũng như các doanh nghiệp không có tiềm lực tài chính đủ mạnh. Mặt
khác, với sự thay đổi liên tục trong các chính sách kinh tế vĩ mô như sự thay đổi về cơ
chế lãi suất, tỷ giá chính sách xuất nhập khẩu, hàng tiêu dùng thay đổi quy hoạch xây
dựng hạ tầng, thay đổi cơ chế tài chính, cơ chế sử dụng đất đai… cũng ảnh hưởng trực
tiếp đến hoạt động của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, khiến các đối tượng này rơi
vào thế bị động, do đó nó gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng nợ của các đối tượng
này tại Nhật. Chúng ta có thể lấy ví dụ như sự thay đổi trong lãi suất: với mặt bằng lãi
suất có xu hướng tăng nhanh sẽ làm gia tăng các khoản nợ xấu. Trong lịch sử, hậu quả
của lãi suất tăng không có điểm dừng đã được chứng minh khá nhiều. Khủng hoảng tài
chính châu Á năm 1997 với sự tăng mạnh của lãi suất thị trường các nước trong khu
vực . Ở thời điểm đó, lãi suất ở Indonesia tăng mạnh, và khi vượt trên 30% thì các
ngân hàng bắt đầu phá sản.
Điều này có thể được giải thích dễ dàng: những doanh nghiệp mạnh sẽ không
chấp nhận mức lãi suất quá cao, họ có khả năng tìm đến những nguồn vốn khác thông
qua thị trường chứng khoán. Nghi vấn đặt ra đối với những doanh nghiệp dám chấp
thuận mức lãi suất cao. Phần lớn sự chấp thuận do xuất phát từ sự thiếu vốn trầm
trọng, năng lực tài chính hạn chế, độ tín nhiệm thấp nên không tiếp cận được những
nguồn vốn khác. Và tất nhiên, nguy cơ nợ xấu ngân hàng tăng lên từ nhóm đối tượng
này.
 Môi trường pháp lý
Một phương pháp lý cho hoạt động ngân Hàng chưa đầy đủ là nguyên nhân
Thang Long University Library
10
quan trọng góp phần gây ra nợ xấu. Sự bất cập và chồng chéo của các luật sẽ khiến cơ
quan hữu quan lúng túng trong việc xử lý tranh chấp về tài sản đảm bảo, các quy định
về kế toán kiểm toán chưa đủ sức mạnh thực hiện sẽ khiến số liệu không đủ cơ sở
vững chắc để thẩm định cho vay.
 Tín dụng chỉ định của chính phủ .
Theo lý thuyết và kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế kế hoạch hóa hoặc
chuyển đổi, nợ xấu thường là do vấn đề các NHTM quốc doanh bị ràng buộc tài chính
"mềm", dẫn đến việc các ngân hàng không quan tâm đánh giá sát sao năng lực tài
chính của người vay. Ngoài ra, tại những nước này, chính quyền trung ương có xu
hướng gây áp lực hay khuyến khích các ngân hàng cấp tín dụng vượt quá mức an toàn
cho phép để đạt được những mục tiêu nhất định đã đề ra. Sự can thiệp của chính phủ
vào việc cho vay của ngân hàng có thể diễn ra trước hoặc sau khi giao dịch đã hoàn tất.
Đến tận những năm gần đây, tại một số nền kinh tế, các ngân hàng quốc doanh vẫn có
nghĩa vụ thực hiện các khoản cho vay chính sách, theo các chương trình phát triển của
chính phủ hoặc vì lý do chính trị.
 Sự yếu kém trong hoạt động kinh doanh của khách hàng
Năng lực tài chính của doanh nghiệp không cao ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu
quả Tinh doanh. Mặt khác, năng lực điều hành, quản lý kinh doanh của chủ doanh
nghiệp vay vốn yếu kém cũng dẫn đến hoạt động kiểu doanh kém hiệu quả từ đó ảnh
hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng.
 Đạo đức khách hàng
Một số doanh nghiệp có ý thông báo số liệu tài chính của doanh nghiệp không
chính xác, gây sai lệch trong việc thẩm định và cấp tín dụng đã dẫn đến khó khăn
trong việc thu hồi nợ ngân hàng, (rủi ro do sự lựa chọn đối nghịch)
Hoặc bản thân doanh nghiệp thiếu ý thức trong vấn đề sử dụng vốn vay và trả
nợ, không lo lắng, không quan tâm đến món nợ đối với ngân hàng mặc dù khả năng tài
chính của doanh nghiệp có. Một số doanh nghiệp thì lại có tư tưởng lợi dụng kẽ hở của
pháp luật để tính toán, chụp giựt, lừa đảo, móc ngoặc, sử dụng vốn sai mục đích kiếm
lời, vay không có ý định ta mở (rủi ro đạo đức) 1.2.2.2. Nhóm nguyên nhân
Đây là những nguyên nhân xuất phát từ chính bản qua các ngân hàng Đó có thể
là do một chấm hiệu quả sách tín dụng kém, sự lỏng léo trong công tác kiểm tra, giám
sát hay các vấn đề liên quan đến chất lượng nguồn nhân lực ngân hàng.
 Chính sách tín dụng
Một chính sách tín dụng không đầy đủ, không đồng bộ và thống nhất sẽ dẫn tới
việc cấp tín dụng không đúng đối tượng, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cho ngân hàng. Mặt
khác để thu hút khách hàng và chiếm lĩnh thị phần, nhiều NHTM đã bỏ qua một số
bước trong quy trình tín dụng, cơ chế cho vay được đơn giản hóa, tự ý hạ thấp tiêu
11
chuẩn đánh giá khách hàng. Bài học vẫn còn đó, khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008
xuất phát từ thị trường tài chính Hoa Kỳ có nguồn gốc sau sa chính là những món cho
vay dưới chuẩn. Đây là những khoản cho vay chất lượng thấp với mức rủi ro cao. Các
khoản cho vay này không được xem xét kỹ lưỡng về khả năng thanh toán của khách
hàng như: thu nhập hàng năm, tiểu sử nghề nghiệp, tài sản... và thường được bảo đảm
bởi rất ít hoặc không có giấy tờ chứng minh khả năng tài chung của người đi vay. Mặc
dù các khoản cho vay này chỉ chiếm 16% tổng số môn cho vay thế chấp nhưng nó lại
chiếm tới hạn 50% các khoản vỡ nợ tại Hoa Kỳ . 5 Công tác tổ chức kiểm tra, kiểm
soát
Nhiệm vụ của công tác Liên tra, Tiền soát là phát hiện sớm những sai phạm
trong hoạt động cho vay để ngăn ngừa rủi ro. Tuy nhiên, công tác tổ chức, kiểm tra,
Tiền soát của các NHTM nếu quá yếu kém và lỏng lẻo sẽ dẫn đến việc phát hiện và xử
lý không kịp thời những trường hợp vi phạm, lợi dụng trong hoạt động cho vay, và nợ
xấu phát sinh là điều tất yếu.
Chất lượng cán bộ ngân hàng
Cán bộ túi đựng là người trực tiếp giao dịch với khách hàng, nắm bắt đặc điểm
cũng như chất lượng khách hàng, khoản vay. Điều này đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có
kiến thức, kinh nghiệm làm việc cũng như khả năng phân tích, dự báo .. Một bộ phận
cán bộ tín dụng trình độ yếu kém không đánh giá được hết các khả năng rủi ro liên
quan đến khoản vay sẽ dẫn đến quyết định cho vay sai lầm và nguy cơ phát sinh nợ
xấu rất cao.
Một số cán bộ của hệ thống NHTM sa sút về phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp,
thiếu vững vàng do đó đã lợi dụng công việc được giao để móc ngoặc với con nợ, lợi
dụng kẽ hở của luật pháp để làm giàu bất hợp pháp, gây thiệt hại về tài sản và tiền vốn.
Đây là rủi ro về đạo đức của cán bộ ngân hàng.
Ngoài ra, năng lực quản trị điều hành của ban lãnh đạo ngân hàng không tốt
như: (1) Buồng lõng quản lý, khoán trắng mọi việc cho cán bộ tín dụng, (2) Việc
quản lý con người chưa đúng mục cũng như các hoạt động khác trong quản lý ngân
hàng dẫn đến những sai lầm trong các quyết định cho vay, đưa đến chất lượng tín dụng
kém kéo dài. Ngoài ra, vấn đề rủi ro đạo đức cũng xảy ra khi lãnh đạo ngân hàng có
quan hệ lợi ích với khách hàng.
Thang Long University Library
12
Sơ đồ 1.2. Các nguyên nhân gây ra nợ xấu
(1) Nguyên nhân khách quan
(2) Nguyên nhân chủ quan
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp xử lý
1.2.3. Các tác động của nợ xấu
Nợ xấu là kết quả của mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo gây nên sự đổ vỡ
lòng tin. Nợ xấu luôn song hành cùng hoạt động tín dụng theo một quan hệ giữa lợi
nhuận và rủi ro. Vì vậy khi đưa ra một món cho vay thì ngân hàng đã phải xác định
nguy cơ phát sinh nợ xấu. vấn đề ở chỗ cần xác định xem tỷ lệ nợ xấu thế nào là phù
hợp, tỷ lệ mắc là cao và bắt đầu ảnh hưởng xấu đến hoạt động của NHTM. Theo chuẩn
mực quốc tế hiện nay thì tỷ lệ nợ xấu có thể chấp nhận được là dưới 5%. Yêu cầu về tỷ
lệ nợ xấu được đưa ra vì khi nợ xấu ở mức độ cao sẽ gây nên những hậu quả nghiêm
trọng đối với NHTM và nếu xảy ra ở trên diện rộng có thể dẫn đến khủng hoảng cho
nền kinh tế
Nợ xấu có những tác động chính ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế và làm ảnh
hưởng đến hoạt động của các NHTM như sau:
❖ Đối với các Ngân hàng thương mại:
 Giảm lợi nhuận của ngân hàng: Nợ xấu làm cho doanh thu thấp dẫn đến tình
trạng thua lỗ. Hơn nữa kể cả trường hợp không lỗ thì do nợ xấu phát sinh, các khoản
chi phí cũng tăng lên đáng kể: nó bao gồm chi phí trả lãi tiền gửi, chi phí quản lý nợ
xấu, chi phí trích lập DPRR và các chi phí khác liên quan. Việc gia tăng các
khoản chi phí khiến cho lợi nhuận còn lại cũng trở nên thấp hơn so với dự tính ban
đầu.
 Ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng: Do không thu hồi được
các khoản cho vay, nợ xấu làm chậm quá trình luân chuyển vốn của ngân hàng. Trong
khi đó ngân hàng vẫn phải có trách nhiệm thanh toán cho những khoản tiền gửi, điều
- Môi trường thiên nhiên
- Môi trường kinh tế
- Môi trường pháp lý
- Sự chỉ định của chính phủ
- Yếu kém trong kinh doanh của
khách hang
- Đạo đức khách hàng
- Chính sách tín dụng
- Kiểm tra, kiểm soát
- Chất lượng cán bộ
(1)
(2)
Nợ xấu
13
này sẽ khiến ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ mất khả năng thanh toán. Với tỷ lệ
nợ xấu ở mức cao còn có thể dẫn đến sự phá sản của các NHTM.
Giảm uy tín của ngân hàng: Khi một ngân hàng có mức độ rủi ro của các tài sản
có cao thì ngân hàng đó thường đứng trước nguy cơ mất uy tín của mình trên thị
trường. Không một ai muốn gửi tiền vào một ngân hàng mà ngân hàng đó có tỷ lệ nợ
quá hạn, nợ xấu vượt quá mức cho phép, có chất lượng tín dụng không tốt và gây ra
nhiều vụ thất thoát lớn. Thông tin về việc một ngân hàng có mức độ rủi ro cao thường
được báo chí nêu lên và lan truyền trong dân chúng, điều này sẽ khiến cho uy tín của
ngân hàng trên thị trường bị giảm mạnh gây nên sự bất lợi trong hoạt động cạnh tranh
với các ngân hàng khác.
 Đối với nền kinh tế
Đối với nền kinh tế, tác động của nợ xấu là tác động gián tiếp thông qua mối
quan hệ hữu cơ: Ngân hàng- khách hàng- nền kinh tế. Theo đó, nợ xấu làm ảnh hưởng
tới hoạt động kinh doanh ngân hàng cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển nền kinh tế.
Nợ xấu phát sinh sẽ làm hạn chế khả năng khai thác đáp ứng vốn, khả năng cung ứng
các dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế. Mặt khác, nợ xấu phát sinh do khách hàng,
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh kém hiệu quả sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế,
ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế do vốn ứ đọng, sản xuất kinh
doanh đình trệ.
1.3. Quản lý nợ xấu ngân hàng thương mại theo Hiệp ước Basel
1.3.1. Quan điểm về quản lý nợ xấu
Theo ủy ban Basel, quản lý nợ xấu NHTM được hiểu như sau:
"Quản lý nợ xấu của ngân hàng thương mại là quá trình xây dựng và thực thi các
chiến lược, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt được các mục
tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững; trong đó tăng cường các biện pháp
nhằm phòng ngừa nợ xấu, đi kèm với các biện pháp xử lý nợ xấu đã phát sinh, từ đó
nhằm tăng doanh thu, giảm chi phí và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kinh
doanh cả trong ngắn hạn và dài hạn của ngân hàng thương mại"
Mục tiêu của quản lý nợ xấu:
Quản lý nợ xấu là một bộ phận của quản lý RRTD, đây là một trong những hoạt
động chủ đạo của NHTM. Quản lý nợ xấu phải hướng vào việc đảm bảo tính hiệu quả
của hoạt động tín dụng và không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của
NHTM. Quản lý nợ xấu phải hướng vào mục tiêu đem lại cách xử lý có hiệu quả nhất
và giảm tới mức thấp nhất tổn thất cho NHÂN Nói một cách cụ thể thì quản lý nợ xấu
luôn phải nhằm vào việc hạ thấp tổn thất, nâng cao mức độ an toàn kinh doanh của
một NHTM bằng các chính sách, các biện pháp quản lý, giám sát hoạt động tín dụng
khoa học và có hiệu quả.
Thang Long University Library
14
Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, đòi hỏi các nước phải tự do hóa, mở cửa
thị trường trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Do vậy, các hoạt động ngân hàng cần
được thực hiện và quản lý thông qua các tiêu chuẩn, tiêu chí có tính thông lệ quốc tế,
đặc biệt là hoạt động quản lý nợ xấu NHTM.
1.3.2. Nội dung quản lý nợ xấu
Để biến các mục tiêu quản lý nợ xấu trở thành hiện thực thì chúng ta phải
nghiên cứu nội dung của việc quản lý nợ xấu là gì? Việc quản lý nợ xấu được tiến
hành theo một trình tự nhất định, bao gồm những vấn đề sau:
1.3.2.1. Nhận biết và phân loại nợ xấu
Nhận biết nợ xấu là bước đầu tiên trong quá trình quản lý nợ xấu ngân hàng, mà
trong đó NHTM sẽ căn cứ vào một số tiêu thức nhất định để nhận diện hoặc xác điều
khoản nợ đó có phải là nợ xấu hay không.
Để nhận biết các khoản nợ xấu, mỗi quốc gia với sự phát triển của hệ thống
ngân hàng và gửi trường tài chính khác nhau sẽ có những quan điểm khác nhau. Một
số tiêu chí thường được các NHTM sử dụng trong việc nhận biết nợ xấu là:
 Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS)
Theo BIS có thể nhận diện nợ xấu thông qua ít nhất là một trong hai dấu hiệu
sau:
- Khoản nợ đó quá hạn ít nhất 90 ngày
- Có dấu hiệu rõ rệt cho thấy khả năng tài chính của khách hàng đang bị giảm
sút gây nguy hại đến việc trả nợ ngân hàng.
Như vậy, mặc dù một khoản cho vay có vấn đề đều mang những nét đặc thù
riêng nhưng chúng đều có những nét chung góp phần cảnh báo cho ngân hàng vấn đề
rắc rối đã bắt đầu nảy sinh. Và cơ sở để nhận diện nợ xấu là dựa vào thời gian quá hạn
trả nợ trên 90 ngày hoặc khả năng trả nợ là đáng nghi ngờ.
 Công ty Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC)
Để có thể nhận diện nợ xấu FILE dựa vào những dấu hiệu sau đây:
Nhóm các dấu hiệu liên quan đến nghĩa vụ với ngân hàng
- Xuất hiện nợ quá hạn do khách hàng không có khả năng hoàn trả hoặc khách
hàng không muốn trả nợ hoặc do việc tiêu thụ hàng, thu hồi công nợ chậm hơn dự tính
- Việc thanh toán tiền không đúng kế hoạch
- Những kế hoạch trả nợ mà người vay đã cam kết liên tục bị phá vỡ. Kì hạn
của khoản cho vay bị thay đổi liên tục và khách hàng luôn yêu cầu được gia hạn nợ.
- Các số liệu và tài liệu cần thiết không được kê khai chính xác và nộp theo
đúng kế hoạch:
Phân biệt và
Phân loại
nợ xấu
Đo
lường
Nợ xấu
Ngăn
ngừa
Nợ xấu
Xử
lý
nợ xấu
15
- Các tài liệu quan trọng được yêu cầu nộp cho ngân hàng như bảng cân đối kế
toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh các báo cáo
tài chính luôn bị trì hoãn một cách bất thường hay không có sự giải thích của người
vay. Ngân hàng có sự nghi ngờ về số liệu kê khai, hay số liệu về doanh thu và dòng
tiền thực tế có sự chênh lệch khá lớn so với mức dự kiến khi khách hàng xin vay
- Tài sản đảm bảo không đủ tiêu chuẩn, giá trị tài sản đảm bảo bị giảm sút so
với đỊnh giá khi cho vay. Có dấu hiệu tài sản đã cho người khác thuê, bán hay trao đổi
hoặc đã biến mất không còn tồn tại
Nhóm các dấu hiệu liên quan đến hoạt động kinh doanh của khách hàng
- Những thay đổi bất thường trong phương pháp mà người vay sử dụng như
phương pháp để tính khấu hao TSCĐ, trả tiền lương, tính giá tả hàng tồn kho, tính
thuế...
- Thị giá cổ phiếu trên thị trường có những thay đổi bất thường, có thể rõ
nguyên nhân hoặc chưa rõ nguyên nhân nhưng những thay đổi này theo chiều hướng
không có lợi cho doanh nghiệp vay vốn.
- Những thay đổi bất thường ngoài dự kiến và không giải thích được trong số
dư tiền gửi của khách hàng.
- Khách hàng hoạt động thua lỗ trong một hoặc nhiều năm, đặc biệt thể hiện
thông qua chỉ số lợi nhuận ròng trên tài sản của người vay (ROA), lợi nhuận ròng trên
vốn cổ phần (ROE) hay thu nhập trước trả lãi và thuế (EBIT)
- Những thay đổi bất lợi trong cơ cấu vốn của người vay như tỷ lệ nợ phải trả
trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ phải ta trên tổng tài sản, khả năng thanh khoản hay mức
độ hoạt động.
- Sự thay đổi thường xuyên về tổ chức ban lãnh đạo doanh nghiệp; có những
bất đồng và mâu thuẫn trong ban lãnh đạo, tranh chấp trong quá trình quản lý.
Như vậy, FILE lại nhận diện nợ xấu qua các nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với
ngân hàng không được thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ. Ngoài ra, nợ xấu còn
được nhận diện thông qua những sự thay đổi bất thường trong hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, quan điểm này của FILE phần nào không phản ánh chính xác các
khoản nợ xấu. Bởi hai dấu hiệu trên có thể cùng xuất hiện những mức độ rủi ro lại có
thể khác nhau dẫn đến việc khoản nợ đó có thể là nợ xấu hoặc không.
Vì vậy, ngoài việc căn cứ vào thời gian quá hạn trả nợ trên 90 ngày, việc nhận
diện nợ xấu có thể được nhận biết thông qua khả năng trả nợ của khách hàng, và khả
năng trả nợ này được đánh giá dựa trên khả năng xảy ra rủi ro cao.
Sau khi đã được nhận biết, nợ xấu sẽ được phân loại vào các nhóm nợ có mức
độ rủi ro khác nhau.
Các quốc gia, các tổ chức tài chính quốc tế khác nhau đều có cách phân loại nợ xấu
riêng của mình. Tác giả xin đưa ra một số cách phân loại nợ xấu phổ biến, cụ thể là:
 Phân loại nợ theo Ngân hàng thanh toán quốc tế
Thang Long University Library
16
Theo BIS thì các khoản nợ được phân loại như sau:
(1) Nợ đủ tiêu chuẩn: Khoản vay có khả năng được thanh toán
(2) Nợ cần chú ý đặc biệt: Các khoản cho vay với doanh nghiệp mà có thể có
khó khăn trong việc thu hồi
(3) Nợ dưới chuẩn: Những khoản cho vay mà tiền lãi hoặc gốc thanh toán đã
quá hạn 3 tháng. Ngân hàng sẽ trích tỷ lệ 10% dự phòng cho các khoản vay bị xếp vào
loại dưới chuẩn
(4) Nợ nghi ngờ: Là những khoản vay có nghi ngờ trong việc thanh toán và
được xác định là sẽ gây ra tổn thất. Ngân hàng trích tỷ lệ dự phòng là 50% cho các
khoản cho vay có nghi ngờ.
(5) Nợ có khả năng mất vốn: Các khoản nợ được đánh giá là không có khả
năng thu hồi được áp dụng các biện pháp bảo vệ theo luật phá sản. Các ngân hàng sẽ .
trích tỷ lệ dự phòng là 100% cho các khoản vay này.
Với cách phân loại nợ của BIS, thì nợ xấu là các khoản nợ thuộc 3 nhóm cuối và
chúng sẽ được đánh giá theo mức độ khó khăn khi thu hồi.
 Phân loại nợ theo Ngân hàng thế giới (WB)
Ngân hàng thế giới đã tiến hành phân loại nợ theo bảng sau:
Nguồn: Ngân hàng thế giới
Theo cách phân loại nợ mà WB đưa ra, thì nợ xấu cũng được xếp lần lượt vào
ba nhóm cuối, và được phân loại dựa trên tiêu chí: thời gian quá hạn trả nợ và khả
năng trả nợ.
Bảng 1.1: Phân loại nợ của Ngân hàng thế giới
Khoản vay
Những đặc thù và thời hạn
Đạt tiêu
chuẩn
- Không nghi ngờ gì về khả năng trả nợ
- Tài sản được bảo đảm hoàn toàn bằng tiền hoặc tương đương
- Quá hạn dưới 90 ngày
Cần theo
dõi
- Những điểm yếu tiềm tàng có thể ảnh hưởng tới khả năng trả nợ
- Các điều kiện kinh tế hoặc viễn cảnh tài chính khó khăn
- Quá hạn dưới 90 ngày.
Dưới tiêu
chuẩn
- Các nhược điểm rõ rệt về tín dụng có thể ảnh hưởng tới khả năng trả nợ
- Những khoản nợ đã được thỏa thuận lại
- Quá hạn từ 90- 180 ngày
Đáng ngờ
- Không chắc thu hồi được toàn bộ nợ dựa trên các điều kiện hiện tại.
- Có khả năng thất thoát.
- Quá hạn tổ 180- 360 ngày
Mất vốn
- Các khoản vay không thu hồi được
- Quá hạn hơn 360 ngày.
17
 Phân loại nợ theo Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ)
Tại Nhật Bản đưa vào số ngày khất nợ và các nhân tố khác thì dư nợ tín dụng
chỉ được phân thành ba nhóm: Nợ tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ mất vốn trong đó hai
nhóm nợ sau là nợ xấu . Như vậy, nợ xấu được xếp vào hai nhóm cuối: Nợ nghi ngờ
và nợ mất vốn.
 Phân loại nợ theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV)
Tại Việt Nam, từ năm 2000, nợ xấu gắn liền với nợ tồn đọng theo Quyết định
149/2001/QĐ-TTg.
Mặc dù nội dung Quyết định 149/2001/QĐ-TTg không quy định cụ thể về nợ
xấu, nhưng theo Quyết định này có thể hiểu nợ xấu bao gồm các khoản nợ tồn đọng
phát sinh trước 31/12/2000 và không có khả năng trả nợ, mặc dù ngân hàng áp dụng
nhiều giải pháp theo quy định hiện hành nhưng vẫn không thu hồi được nợ. Trong quá
trình triển khai thực hiện Quyết định này, theo đề nghị của NHNN và các NHTM, Thủ
tướng Chỉ gửi phủ đã cho phép đưa vào trong đề án xử lý nợ tồn đọng đối với một số
khoản nợ chưa quá hạn trước 31/12/2000 nhưng có đủ căn cứ để xác định khả năng
khó thu hồi nợ.
Như vậy, việc phân loại các khoản nợ xấu không căn cứ vào thời gian quá hạn
cụ thể mà căn cứ vào tính chất và khả năng thu hồi nợ thông qua các biện pháp bảo
đảm của khoản vay (có tài sản bảo đảm hoặc không có tài sản bảo đảm) và tình trạng
pháp lý khách hàng (không còn tồn tại hoặc còn tồn tại, hoạt động) để phân loại thành
3 nhóm nợ với các cơ chế xử lý khác nhau, bao gồm:
- Nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm (nợ tồn đọng nhóm 1);
- Nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm và không còn đối tượng thu hồi (nợ tồn
đọng nhóm 2);
- Nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm những con nợ đang còn tồn tại, hoạt động (nợ
tồn đọng nhóm 3).
Ngày 22/04/2005, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký Quyết định số
493/2005/QĐ-NHNN về việc ban hành “Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử
dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD”. Nợ
xấu của các TCTD được xác định theo sát thông lệ quốc tế (phân loại căn cứ vào thực
trạng kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng chứ không chỉ căn cứ vào thời
gian quá hạn của khoản cấp tín dụng). Theo đó, các khoản nợ của TCTD phân loại
theo 5 nhóm nợ có thể dựa trên phương pháp phân loại nợ định lượng hoặc định tính.
Phân loại nợ theo phương pháp định lượng: (Điều 6 — QĐ 493/2005)
Nhóm 1 - Nợ đủ tiêu chuẩn: Các khoản nợ trong hạn mà TCTD đánh giá đủ
khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn. Khoản nợ khác được phân loại
vào nhóm 1 khi khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi lãi treo kỳ hạn đã được cơ cấu lại
Thang Long University Library
18
tối thiểu trong vòng 1 năm đối với các khoản nợ trung và dài hạn, ba tháng đối với các
khoản nợ ngắn hạn và được TCTD đánh giá là có khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi
đúng thời hạn theo thời hạn đã được cơ cấu lại.
Nhóm 2 - Nợ cần chú ý: Bao gồm các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày; các
khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn cơ cấu lại. Các khoản nợ
khác được phân vào nhóm 2.
Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn: Bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 90 -180 ngày;
các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn cơ cấu
lại.Các khoản nợ khác được phân vào rượu 3.
Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ: Bao gồm các khoản nợ quá hạn dưới 180-360 ngày; các
khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn 90-180 ngày theo thời hạn cơ cấu lại.Các
khoản nợ khác được phân vào nhóm 4.
Nhóm 5- Nợ có khả năng mất vốn: Bao gồm các khoản nợ quá hạn trên 360
ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn cơ
cấu lại.Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 5.
Như vậy, nếu phân loại theo phương pháp định lượng, thì nợ xấu được các
NHTM Việt Nam phân loại vào ba nhóm cuối, và là các khoản nợ có thời gian quá hạn
từ 90 ngày trở lên.
1.3.2.2. Đo lường nợ xấu
Sau khi nhận biết được nợ xấu, các NHTM sẽ tiến hành đo lường, ước lượng
xác suất vỡ nợ và tổn thất mà khoản nợ xấu đó gây ra. Nếu các NHTM có thể ước
lượng xác suất vỡ nợ tức là ngân hàng đã đo lường được nợ xấu theo phương pháp
định lượng. Còn nếu chỉ dự đoán, nhưng không ước lượng xác suất xảy ra tổn thất thì
ngân hàng mới chỉ đo lường theo phương pháp định tính.
Trong phương pháp đo lường rủi ro định lượng, theo các điều khoản của hiệp
ước Basel II, các NHTM được chấp thuận sử dụng phương pháp dựa trên xếp hạng nội
bộ cơ bản (Poundation .Internal Ratings Based - F-IRB ) để đánh giá và đo lường
RRTD. Phương pháp F-IRB này là một trong những nhân tố rất mới và đặc biệt của
Basel H cho phép tự bản thân các ngân hàng có thể ước tính được rủi ro. Phương pháp
này phù hợp cho ngân hàng với nhiều quy mô khác nhau, nhiều cấu trúc khách hàng
doanh nghiệp khác nhau và dựa trên những danh mục rủi ro khác nhau.
Cơ sở lý thuyết của phương pháp F-IRB là dựa trên mô hình gia đình một nhân
tố đối với RRTD. Trong đó, khả năng không trả được nợ vay của khách hàng được
đánh giá dựa vào sự chênh lệch giữa giá trị tài sản thế chấp và giá trị danh nghĩa của
khoản nợ vay. Giá trị tài sản của các doanh nghiệp sẽ là một biến thay đổi theo thời
gian, chịu một phần tác động của các biến cố ngẫu nhiên như sự thay đổi theo thị
trường hay chính sách. Khả năng vỡ nợ sẽ xuất hiện một khi giá trị tài sản của người đi
19
vay quá thấp so với giá trị danh nghĩa của khoản nợ.
Để đo lường nợ xấu, ngân hàng cần thực hiện hai nội dung công việc chính sau:
bước 1: Xác định giá trị tài sản "Có" rủi ro tín dụng
5 Tiến hành phân loại tài sản "Có" theo các nhóm khách hàng : (a) doanh
nghiệp; (b) chính phủ hoặc cơ quan nhà nước khác; (c) ngân hàng; (d) cá nhân... 5 Xác
định giá trị của các cấu phần rủi ro, bao gồm:
Xác suất vỡ nợ (PI - Probability of Deyault): Đo lường khả năng xảy ra
rủi ro tín dụng tương ứng trong một Khoảng thời gian (thường là một năm),
Tổn thất do vỡ nợ ỢLGD—Loss Given Defauld). Những tổn thất phát
sinh trên cơ sở Vỡ nợ của khách hàng, được mô tả bằng một tỷ lệ phần trăm trên giá ii
danh nghĩa của khoản cho vay. Các ngân hàng phải ước tính phần LGD này cho các
khoản phải đối đối với một doanh nghiệp, cơ quan chính phủ và các ngân hàng khác.
Trong phương pháp F-IRB5 các khoản phải đối chính đối với các công ty, cơ
quan chính phủ và các ngân hàng (không có tài sản đảm bảo) sẽ được chỉ định giá trị
LGD là 45%, nếu là các khoản phải đổi phụ đối với các tổ chức trên thì sẽ được chỉ
định là 75%. Đối với các khoản phải đối (có tài sản đảm bảo) ]à khoản phải thu, các
khoản cầm cố, bất động sản thương mại (CRE) và bất động sản cụ tra (RRE) và các tài
sản đảm bảo khác thỏa mãn điều kiện từ khoản 509 đến 524 theo quy inh của Basel H,
thì được áp dụng các giá trị LGD tối thiểu mô tả trong bảng 1.2 dưới đây.
Bảng 1.2: Giá trị LGD tối thiểu đối với các khoản phải đối có tài sản đảm bảo
Tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được
nợ. (EAD - Exposure At Default)
Kỳ đáo hạn hiệu dụng (M - effective Maturity) Khi các ngân hàng sử
dụng phương pháp UB cơ bản thì M sẽ là 2.5 năm (trừ các giao dịch repo với M chỉ là
6 tháng). Cơ quan giám sát quốc gia có thể lựa chọn mức yêu cầu trong phạm vi quyền
Loại tài sản đảm bảo LGD tối thiểu
Tài sản tài chính đủ tiêu chuẩn 0%
Khoản phải thu 35%
CRE/RRE 35%
Khoản cần có khác 40%
Nguồn: Basel Committee em Banking Supervision (2005), "International
Comergence of Capital Management cmi Capital Standards
(A RevisedFrcanework)”
Thang Long University Library
20
hạn của mình (đối với những ngân hàng sử dụng cả UB cơ bản và nâng cao) để đo
lường M. Tuy nhiên, M không được lớn hơn 5 năm.
Tương tự, phương pháp tiếp cận tiêu chuẩn hóa, ngân hàng có thể ghi nhận tác
động giảm thiểu rủi ro của các tài sản bảo đảm bằng cách điều chỉnh ghi giảm giá trị
rủi ro LGD hoặc EAD. Tuy nhiên, để tránh trùng lặp, việc điều chỉnh giá trị rủi ro chỉ
được thực hiện một lần, hoặc chỉ với LGD hoặc chỉ với AED.
 Tính toán giá trị tài sản "Có" rủi ro theo công thức mà Basel n quy định (các
nhóm khách hàng khác nhau sẽ áp dụng các công thức khác nhau).
 Bước 2: Điều chỉnh giá trị vốn tự có dựa trên phần chênh lệch giữa tổng
giá trị tổn thất dự kiến (EL) và tổng dự phòng rủi ro tín dụng
 Để xác định tổng giá trị tổn thất dự kiến, ngân hàng phải cộng đơn giá trị
tổn thất dự kiến của tất cả các khoản cho vay, phải đối thuộc các nhóm rủi ro khác
nhau, trongđó:
- Mức tổn thất dự kiến EL (%) của các khoản cho vay, phải đối bình thường
đối với doanh nghiệp, chính phủ, ngân hàng : EL = PD X LGD
- Còn đối với các khoản cho vay có vấn đề, ngân hàng phải sử dụng ước lượng
tốt nhất về giá trị tổn thất dự kiến. Trong đó, giá trị tổn thất dự kiến EL của các khoản
cho vay đặc biệt: bằng tịch số của 8% với hệ số rủi ro tương ứng của khoản vay và
CẢI.
 Xác định tổng giá trị dự phòng rủi ro tín dụng bằng tổng tất cả các loại dự
phòng ( bao gồm dự phòng cụ thể, dự phòng chung cho rủi ro quốc gia, dự phòng
chung cho các khoản cho vay, phải đối). Giá trị các khoản dự phòng cụ thể cho vốn
góp cổ phần, các khoản chứng khoán hóa không được tính vào giá trị dự phòng rủi ro
tín dụng.
 So sánh tổng giá trị tổn thất đủ Tiền EL và tổng giá trị dự phòng rủi ro túi
đựng, và điều chỉnh trực tiếp vào giá trị vốn tụ- cổ phần chênh lệch của hai giá trị này.
Phương pháp F-IRB sẽ dựa trên việc đo lường những thiệt hại không mong đợi
(UL - Unexpected Losses) và các thiệt hại dự đoán được trước (EL - Expected
Losses). Hàm số hệ số rủi ro được sử dụng làm cơ sở tính toán nhu cầu vốn cần thiết
cho các thiệt hại không mong đợi (UL). Phần thiệt hại có thể nhận biết trước (EL) sẽ
được xem xét riêng.
21
Tỷ lệ lỗ tiềm năng
EL: bù đắp bằng UL: bù đắp bằng UL: không được
Dự phòng RRTD vốn tự có bù đắp
Trong phương pháp F-IRB, độ tin cậy yêu cầu là 99,9%, nghĩa là có 0,1% xác
suất vốn tự có của ngân hàng sẽ không đủ bù đắp tổn thất ngoài dự kiến (UL) và lúc
này ngân hàng sẽ rơi vào inh trạng mất khả năng thanh toán.
Riêng đối với các khoản mục ngoài bảng cân đối kế toán (ngoại trừ cam kết
giao dịch hối đoái và chứng khoán phái sinh) sẽ được tính toán bằng cách nhận thêm
với hệ số CCF. Có hai cách ước tính hệ số CCF này, phương pháp cơ bản và phương
pháp nâng cao.
- Theo phương pháp cơ bản thì các loại công cụ và hệ số CCF áp dụng sẽ
giống trong phương pháp chuẩn.
- Theo phương pháp nâng cao, các ngân hàng tư ước tính giá trị CCF cho từng
khoản mục, ngoại trừ các khoản mục ấn định giá trị CCF là 100% trong phương pháp
cơ bản.
Riêng đối với các cam kết giao dịch hối đoái, lãi suất, vốn, và chứng khoán phát
sinh liên quan đến hàng hóa thì F-IRB có quy định riêng.
Ngoài phương pháp dựa trên xếp hạng nội bộ cơ bản, Hiệp ước Basel n còn cho
phép các ngân hàng áp dụng phương pháp dựa trên xếp hạng nội bộ nâng cao
(Advanced Internal Ratings Based: A-IRB) để đo lường rủi ro tín dụng.
Trong phương pháp A-IRB thì việc ước tính LGD S có thể phản ánh hiệu quả
tác động giảm thiểu rủi ro của hoạt động bảo lãnh và các sản phẩm tín dụng phát sinh
thông qua việc điều chỉnh PI hoặc LGD. LGD phải được tính theo tỷ lệ phần trăm
phần thiệt hại do vỡ nợ so với CÁI. Như vậy, ủy ban Basel đã cho phép các ngân hàng
có hai sự lựa chọn: một là phương pháp UB cơ bản và hai là phương pháp UB nâng
Phương pháp UB đối với rủi ro tín dụng có thể tóm tắt quá sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.3: Mối quan hệ của EL, UL
Thang Long University Library
22
cao.
Nếu sử dụng UB cơ bản, các ngân hàng chỉ từ ước tính PI và dựa trên ước tính
của cơ quan giám sát về các thành tố rủi ro khác. Nếu sử dụng UB nâng cao, ngân
hàng sẽ phải tự đưa ra ước tính cho tất cả thành tố rủi ro bao gồm PI, LGD và CẢI,
đồng thời tự tính toán biển số M, nhưng phải tuân theo các chuẩn mực tối thiểu. Đối
với cả hai phương pháp cơ bản và nâng cao, các ngân hàng phải luôn luôn sử dụng hạn
số hệ số rủi ro theo quy định cụ thể của hiệp ước.
Mặc dù việc tính toán nhu cầu vốn tối thiểu là chỉ nhằm bù đắp cho các thiệt hại
không mong đợi (UL), nhưng các ngân hàng cũng phải tự xử lý để bù đắp các thiệt hại
biết trước có thể ước tính được (EL) dựa trên cơ sở tương tự, bao gồm chính sách giá,
dự phòng và xử lý loại bỏ hoàn toàn.
1.3.2.3. Ngăn ngừa nợ xấu
Đối với các biện pháp ngăn ngừa nợ xấu, luận án xin được đưa ra các nguyên
tắc chung, và đặc biệt có sự tham khảo một số nguyên tắc cơ bản của Basel.
 Xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng
Xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng là xây dựng cách thức quản lý rủi ro
tín dụng tổng thể của một ngân hàng, trong đó thể hiện được cách thức tổ chức quản
lý, thực hiện quy trình tín dụng, nhận biết, đo lường, kiểm soát rủi ro tín dụng nhân
khống chế rủi ro trong một giới hạn cho phép theo nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận.
Hiện nay, nhiều ngân hàng trên thế giới đã bắt đầu quan tâm đến việc xác định
cho mình mô hình quản lý rủi ro thích hợp để nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro chứ
không đưa ra các phương pháp quản lý rủi ro dàn trải như trước đây.
Việc xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng giúp cho ngân hàng có sự như
nhận chưa xác hơn về triển vọng kinh doanh của ngân hàng trong tương lai, từ đó có
khả năng hoạch định chính sách kinh doanh phù hợp. So với các chỉ tiêu phản ánh thực
tế kinh doanh như doanh thu, mức sinh lời, các khoản lãi và phí.. .thì "rủi ro" lại mang
tính dự đoán. Nói đến rủi ro tức là nói đến những biến cố xảy ra không chắc chắn. Và
trên thực tế thì người ta có thể bỏ qua những kết quả xảy ra trong tương lai để chú
trọng hơn vào những mục tiêu trước mắt. Việc xem nhẹ rủi ro như vậy có nghĩa là
ngân hàng có thể sẽ phải chịu những tổn thất nặng nề xảy đến trong tương lai. Chính
bởi vậy, quan tâm đến việc áp dụng mô hình quản lý rủi ro có nghĩa là các nhà ngân
hàng đã đưa rủi ro vào thành một vấn đề cấp thiết trong hoạt động kinh doanh bên
cạnh mục tiêu "lợi nhuận " ngay cả khi rủi ro chưa xảy ra.
Cụ thể trong việc xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng, cần phải giải quyết
các vấn đề cơ bản là: Mô hình quản lý sẽ hoạt động theo phương thức nào (tập trung
hay phân tán), cách thức đo lượng rủi ro thế nào (định tính hay đi gửi lượng), và Hệ
thống kiểm soát rủi ro ra sao? (sử dụng mô hình kiểm soát đơn hay kiểm soát kép).
23
Xây dựng chiến lược quản lý rủi ro
Cần có chiến lược quản lý rủi ro phù hợp với chiến lược kinh doanh của ngân
hàng trong từng thời kỳ và có thể được điều chỉnh một cách linh hoạt tùy theo diễn
biến lùi trưởng tín dụng. Chiến lược quản lý rủi ro nói chung nhằm hạn chế nợ xấu
phát sinh phải chỉ rõ điểm mạnh điểm yếu của ngân hàng, các cơ hội cũng như các mối
đe dọa từ môi trường kinh doanh... Chiến lược phát được hoạch định một cách nhất
quán về các thứ tự ưu tiên cho đến các mục tiêu có sự xung đột trong hoạt động kinh
doanh. Chiến lược phòng ngừa, hạn chế rủi ro phải đặc biệt chú trọng đến việc đa dạng
hóa danh mục tín dụng trên cơ sở phân bổ hợp lý các nguồn vốn cũng như chi phí quản
lý rủi ro sẽ được hình thành trên cơ sở là một bộ phận hữu cơ phù hợp và gắn chặt với
chiến lược kinh doanh tổng thể của ngân hàng.
Theo nguyên tắc 1 của ủy ban Basel về phòng ngừa nợ xấu:
- Một ngân hàng cần phát triển một chiến lược hay kế hoạch quản lý rủi ro tín
dụng (chấp nhận một tỷ lệ nợ xấu phù hợp), trong đó xây dựng các mục tiêu hướng
dẫn cho các hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng và thực hiện các chính sách và thủ
tục cần thiết để tiến hành các hoạt động này. HĐQT có trách nhiệm phê duyệt và định
kỳ xem xét chiến lược quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng.
- Chiến lược hoạt động ngân hàng phản ánh mức độ chấp nhận rủi ro của ngân
hàng với mức sinh lời nhất định mà ngân hàng kỳ vọng. Cụ thể, chiến lược quản lý rủi
ro cần thể hiện tuyên bố của ngân hàng trong việc sẵn sàng cấp tín dụng dựa trên loại
hình rủi ro tiềm năng, ngành kinh tế, vị trí địa lý, đồng tiền, kỳ hạn và mức sinh lời dụ
Điển. Chiến lược cũng có thể xác định thị trường mục tiêu và các đặc tính tổng quát
mà ngân hàng muốn đạt được trong danh mục tín dụng.
- Chiến lược chấp nhận một tỷ lệ nợ xấu cần được phổ biến hiệu quả trong
toán ngân hàng. Một nhân viên ngân hàng cần hiểu rõ và có trách nhiệm tuân thủ các
thủ tục và chính sách đã đề ra. HĐQT giao Ban Giám đốc quản lý các hoạt động tín
dụng do ngân hàng tiến hạng i và các hoạt động này được thực hiện trong phạm vi
chiến lược, chính sách và mức độ chấp nhận rủi ro đã được HĐQT phê duyệt.
Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm đối với các khoản nợ xấu phát sinh
Như đã phân tích ở trên, nợ xấu phát sinh từ nhiều nguyên nhân: từ môi trường
kinh doanh, những rủi ro từ phía người vay và cả sự yếu kém chủ quan của ngân hàng
cho vay. Riêng các nguyên nhân chủ quan về phía ngân hàng dẫn đến nợ xấu thì hầu
hết bắt nguồn từ công tác thẩm định, kiểm soát tín dụng không tuân thủ nguyên tắc 6
Es trong thẩm định và kiểm soát tín dụng. Như vậy, khi những khoản nợ có nguy cơ
chuyển thành nợ xấu thì các ngân hàng cần phải xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm
đối với những khoản nợ này.
Đối với các khoản nợ, ngay từ những khoản nợ thuộc nhóm 2 đã cần phải sớm
Thang Long University Library
24
phân tích nguyên nhân và có biện pháp tín dụng, không để kéo dài thời gian quá hạn,
dễ dẫn đến nguy cơ nợ xấu. Quy chế cho vay của TCTD quy định khách hàng chỉ cần
quá hạn nợ gốc và/hoặc lãi vay một ngày thôi, cũng đủ để toàn bộ dư nợ gốc của hợp
đồng tín dụng bị chuyển sang nợ quá hạn, phân loại vào trạng thái nợ nhóm 2 (nợ cần
chú ý). Đó là chưa nói đến việc phân tích định tính về khả năng trả nợ bị suy giảm ước
lượng mức tổn thất giá trị nợ gốc để phân vào nợ nhóm 2. Chính vì vậy, việc phân loại
nợ phải được thực hiện tự động hóa một cách minh bạch trên phần mềm quản lý nợ
toàn hệ thống khiến cho nợ quá hạn các nhóm tự động phát sinh trên hồ sơ quản lý
món vay và cân đối kế toán.
Yêu cầu cảnh báo sớm nợ nhóm 2 đòi hỏi ngân hàng cho vay phải kiểm tra trực
tiếp và thu thập thông tin về khách hàng để giải đáp ngày câu hỏi:
Nguyên nhân nào dẫn đến chậm trả lãi và / hoặc gốc của khách hàng? 5 Nguyên
nhân trực tiếp: do lỗ một phi vụ, do công nợ không thu được, do mất thị phần, do lo
sản phẩm hỏng không bán được, do bị lừa đảo...
5 Nguyên nhân sâu xa: do thiếu vốn chủ sở hữu, lỗ kéo dài, động ngân quỹ án,
đầu to tràn lan, sử dụng vốn sai mục đích, dự án kém hiệu quả, mất thị trường đầu vào,
đầu ra, năng lực quản lý yếu...
Để phòng ngừa thủ thuật vay đáo hạn nợ như đã nêu thì kể cả trường hợp khách
hàng có nguồn trả nợ nhóm 2, ngân hàng cho vay cũng cần "viếng thăm" khách hàng
để tìm hiểu xem nguồn trả nợ từ đầu. Nếu khoản nợ nhóm 2 quá hạn được khắc
phục trong quá 30 ngày, nguồn trả nợ thực chất từ chủ chuyển vốn kinh doanh lành
mạnh thì có thể yên tâm về tình hình tài chính người vay. Ngược lại nếu việc chậm lại
/ gốc được xác định là có dấu hiệu, nguyên nhân bất ổn trong kinh doanh thì rõ ràng
không còn là tình hướng chậm trả lãi tạm thời mà cán bộ tín dụng phải báo cáo lãnh
đạo tín dụng và đề xuất xử lý. Lúc này việc phát hiện, cảnh báo số sẽ có tác động tích
cực cho cả hai bên nhằm kịp thời khắc phục khó khăn. Nếu quá hạn do một lô hàng
thua lỗ, một khoản công nợ đọng cũng còn lời cảnh báo của ngân hàng cho vay để
người vay tìm nguồn trả nợ, đồng thời xem xét, sửa đổi quyết đi gửi kinh doanh nhân
phòng tránh rủi ro. Nếu quá hạn do những khó khăn tài chính sâu xa thì kết quả này
giúp cả hai bên cùng thống nhất về giải pháp trả nợ, thống nhất lộ trình xử lý nợ toàn
diện. Riêng với ngân hàng cho vay, cần xây dựng sẵn một ma trận xử lý RRTD hợp lý
tùy vào thực tế.
Với ý nghĩa là nợ cần chú ý, nợ nhóm 2 được coi như chiếc nhiệt kế đo lường
và cảnh báo sớm mức độ RRTD tại ngân hàng. Cho dù là món vay lớn hay món vay
nhỏ, cho vay doanh nghiệp nhà nước hay kinh tế dân doanh, cho vay có hay không có
tài sản bảo đảm thì khả năng phát sinh nợ nhóm 2, nguy cơ chuyển từ nợ nhóm 2 sang
nợ xấu là hết sức tiềm ẩn ở một ngân hàng cho vay.
25
Như vậy, việc xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm đối với các khoản nợ xấu
phát sinh cần được đặc biệt quan tâm. Hệ thống này phải bao gồm các thủ tục và quy
trình thích hợp để xây dựng một hệ thống cảnh báo toàn diện. Một quy trình cảnh báo
sớm điển hình bao gồm rất nhiều các yếu tố cơ bản, trong đó tính đầy đủ, cập nhật và
chính xác của thông tin là yếu tố then chốt.
Thực hiện tốt quy trình quản lý tín dụng:
Bản thân hoạt động túi đựng luôn chứa đựng nguy cơ rủi ro tiềm ẩn, chính vì
vậy, các ngân hàng khi xem xét cho vay đều phải thực hiện nghiêm ngặt quy trình
quản lý tín dụng: từ khâu thẩm định, giải ngân cho vay đến các khâu kiểm tra trước và
sau khi cho vay... Việc thực hiện và quản lý nghiêm ngặt quy trình quản lý tín dụng sẽ
giúp cho ngân hàng tránh được rủi ro các khoản nợ xấu phát sinh, phát hiện và chấn
chỉnh kịp thời các sai phạm và các thiếu sót trong hoạt động kinh doanh của ngân
hàng.
Xuất phát từ yêu cầu này, việc xây dựng các trình tự và thủ tục đó sao cho có
hiệu quả luôn là đòi hỏi bức xúc. sổ tay tín dụng cần quy định cụ thể, chi tiết, rõ ràng
thủ tục, quy trình, trình tự một công việc có liên quan đến hoạt động tín dụng, kể từ
khi nhận đơn xin vay đến khi thu hồi được toàn bộ gốc và lãi của khoản vay đó. Việc
xây dựng sổ tay tín dụng nhằm mục đích làm cho hoạt động tín dụng được thực hiện
một cách quy củ và thống nhất.
Thông thường quy trình tín dụng được thực hiện theo trình tự như bằng 1.3 sau:
Bảng 1.3. Quy trình tín dụng
Giai đoạn Công việc Ghi chú
Đề nghị cấp tín
dụng (1)
Lập hồ sơ đề nghị cấp hạn mức tín
dụng gồm
- Các điều khoản giao dịch
- Hồ sơ, giấy tờ
- Các thông tin về tài chính và
hoạt động kinh doanh của khách
hang
- Quá trình quan hệ giữa ngân
hang và khách hang
- Tài sản thế chấp
Phân tích và thẩm
định hồ sơ tín
dụng (2)
Phân tích các rủi ro tiềm tang
trong giao dịch gồm:
- Rủi ro về khả năng thanh toán
- Rủi ro về hồ sơ phát sinh từ đặc
điểm riêng của từng giao dịch
Thang Long University Library
26
Phân tích và thẩm
định hồ sơ tín
dụng – rủi ro liên
quan đến khách
hang (3)
Phân tích rủi ro mất khả năng
thanh toán của khách hang gồm:
- Chất lượng của từng khoản tín
dụng và năng lực thực hiện hợp
đồng.
- Các yếu tố về ngành kinh
doanh
- Mức độ rủi ro của các khoản tín
dụng hiện thời
Phân tích và thẩm
định hồ sơ tín
dụng – rủi ro liên
quan đến khách
hang (3)
Phân tích rủi ro mất khả năng
thanh toán của khách hang gồm:
- Chất lượng của từng khoản tín
dụng và năng lực thực hiện hợp
đồng.
- Các yếu tố về ngành kinh
doanh
- Mức độ rủi của các khoản tín
dụng hiện thời
Việc phân tích và đánh giá
có thể được thực hiện nội
bộ trong ngân hang hoặc
kết hợp phân tích của bên
thứ 3 ( tổ chức đánh giá và
hạng tín dụng ). Quy trình
này có thể hoặc không bao
gồm việc đánh giá chi tiết
việc mất khả năng thanh
toán và tỷ lệ thu hồi vốn
Đánh giá rủi ro tín
dụng (4)
Đánh giá rủi ro tín dụng trên cơ
sở:
- Rủi ro không thực hiện được
nghĩa vụ theo hợp đồng
- Xây dựng các điều khoản tín
dụng để phòng tránh các rủi ro
Qúa trình này tập trung
đánh giá:
- Các rủi ro đối với
từng khách hang hơn là
yếu tố ảnh hưởng lên nhóm
khách hang.
- Tránh các rủi ro tín
dụng hơn là việc cây dựng
mối quan hệ giữa các rủi ro
và lợi nhuận.
- Qúa trình mang tính
chất chủ quan hơn là khách
quan và có thể dựa vào cả
đánh giá nội bộ và của bên
tư vấn Độc lập - Tự do -
Hạnh phúc.
Xây dựng hạn mức
tín dụng (5)
Đơn xin cấp tín dụng có thể được
chấp thuận hoặc bị từ chối . Việc
chấp nhận có thể tùy thuộc vào số
điều kiện ( thường là yêu cầu về
hồ sơ thế chấp, các điêu khoản
rang buộc tín dụng, hợp đồng)
Hiếm khi sử dụng các yếu
tố về giá cả ( lãi suất, phí)
để làm rang buộc tín dụng.
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv   chi nhánh đông đô
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv   chi nhánh đông đô
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv   chi nhánh đông đô
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv   chi nhánh đông đô
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv   chi nhánh đông đô
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv   chi nhánh đông đô
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv   chi nhánh đông đô
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv   chi nhánh đông đô
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv   chi nhánh đông đô
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv   chi nhánh đông đô
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv   chi nhánh đông đô
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv   chi nhánh đông đô
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv   chi nhánh đông đô
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv   chi nhánh đông đô
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv   chi nhánh đông đô
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv   chi nhánh đông đô
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv   chi nhánh đông đô
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv   chi nhánh đông đô
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv   chi nhánh đông đô
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv   chi nhánh đông đô
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv   chi nhánh đông đô
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv   chi nhánh đông đô
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv   chi nhánh đông đô
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv   chi nhánh đông đô
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv   chi nhánh đông đô
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv   chi nhánh đông đô
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv   chi nhánh đông đô
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv   chi nhánh đông đô
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv   chi nhánh đông đô
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv   chi nhánh đông đô
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv   chi nhánh đông đô
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv   chi nhánh đông đô
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv   chi nhánh đông đô
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv   chi nhánh đông đô
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv   chi nhánh đông đô
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv   chi nhánh đông đô
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv   chi nhánh đông đô
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv   chi nhánh đông đô
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv   chi nhánh đông đô
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv   chi nhánh đông đô
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv   chi nhánh đông đô
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv   chi nhánh đông đô
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv   chi nhánh đông đô
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv   chi nhánh đông đô
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv   chi nhánh đông đô
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv   chi nhánh đông đô
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv   chi nhánh đông đô
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv   chi nhánh đông đô

Contenu connexe

Tendances

Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp tiền phong...
Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp tiền phong...Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp tiền phong...
Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp tiền phong...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống QuỳnhĐề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống QuỳnhDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP - TẢI MIỄN PHÍ: ZAL...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP - TẢI MIỄN PHÍ: ZAL...THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP - TẢI MIỄN PHÍ: ZAL...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP - TẢI MIỄN PHÍ: ZAL...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương ...
Nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương ...Nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương ...
Nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG...THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG...Man_Ebook
 

Tendances (20)

Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đĐề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đ
 
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOTĐề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
 
Đề tài: Quy trình thẩm định tín dụng cá nhân tại BIDV – Chi Nhánh 3/2 – PGD Q...
Đề tài: Quy trình thẩm định tín dụng cá nhân tại BIDV – Chi Nhánh 3/2 – PGD Q...Đề tài: Quy trình thẩm định tín dụng cá nhân tại BIDV – Chi Nhánh 3/2 – PGD Q...
Đề tài: Quy trình thẩm định tín dụng cá nhân tại BIDV – Chi Nhánh 3/2 – PGD Q...
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mạiLuận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
 
Zbgthamdinhtindung
ZbgthamdinhtindungZbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
 
Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp tiền phong...
Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp tiền phong...Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp tiền phong...
Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp tiền phong...
 
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống QuỳnhĐề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
 
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
 
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP - TẢI MIỄN PHÍ: ZAL...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP - TẢI MIỄN PHÍ: ZAL...THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP - TẢI MIỄN PHÍ: ZAL...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP - TẢI MIỄN PHÍ: ZAL...
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Agribank, HOT
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Agribank, HOTĐề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Agribank, HOT
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Agribank, HOT
 
Thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCB
Thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCBThẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCB
Thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCB
 
Đề tài: Thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà...
Đề tài: Thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà...Đề tài: Thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà...
Đề tài: Thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà...
 
Đề tài: Đánh giá chất lượng tín dụng (cho vay) tai eximbank, 9đ, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng tín dụng (cho vay) tai eximbank, 9đ, HAYĐề tài: Đánh giá chất lượng tín dụng (cho vay) tai eximbank, 9đ, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng tín dụng (cho vay) tai eximbank, 9đ, HAY
 
Đề tài: Thẩm định tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp
Đề tài: Thẩm định tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệpĐề tài: Thẩm định tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp
Đề tài: Thẩm định tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp
 
Đề Tài: Cho vay tiêu dùng Lienvietpostbank, ngân hàng Liên Việt, HAY!
Đề Tài: Cho vay tiêu dùng Lienvietpostbank, ngân hàng Liên Việt, HAY!Đề Tài: Cho vay tiêu dùng Lienvietpostbank, ngân hàng Liên Việt, HAY!
Đề Tài: Cho vay tiêu dùng Lienvietpostbank, ngân hàng Liên Việt, HAY!
 
Nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương ...
Nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương ...Nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương ...
Nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương ...
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh VượngĐề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
 
Đề tài: Giải pháp hạn chế nợ xấu tại Ngân hàng Agribank Bình Thạnh
Đề tài: Giải pháp hạn chế nợ xấu tại Ngân hàng Agribank Bình ThạnhĐề tài: Giải pháp hạn chế nợ xấu tại Ngân hàng Agribank Bình Thạnh
Đề tài: Giải pháp hạn chế nợ xấu tại Ngân hàng Agribank Bình Thạnh
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt NamLuận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG...THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG...
 

Similaire à Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv chi nhánh đông đô

Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ri tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông ng...
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ri tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông ng...Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ri tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông ng...
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ri tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông ng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP...Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, BỔ ÍCH
Đề tài quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, BỔ ÍCHĐề tài quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, BỔ ÍCH
Đề tài quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, BỔ ÍCHDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản lý rủi ro tín dụng tại sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển ...
Quản lý rủi ro tín dụng tại sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển ...Quản lý rủi ro tín dụng tại sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển ...
Quản lý rủi ro tín dụng tại sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Thực trạng và giải pháp Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng...
Luận án: Thực trạng và giải pháp Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng...Luận án: Thực trạng và giải pháp Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng...
Luận án: Thực trạng và giải pháp Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...
Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...
Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...
Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...
Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...NOT
 
Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...
Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...
Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...NOT
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...
Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...
Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt na...
Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt na...Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt na...
Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt na...Man_Ebook
 
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt nam, HAY
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt nam, HAYLuận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt nam, HAY
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt nam, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...NOT
 

Similaire à Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv chi nhánh đông đô (20)

Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại Agribank
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại AgribankĐề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại Agribank
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại Agribank
 
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ri tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông ng...
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ri tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông ng...Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ri tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông ng...
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ri tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông ng...
 
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP...Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP...
 
Đề tài: Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng ACB, HAY
Đề tài: Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng ACB, HAYĐề tài: Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng ACB, HAY
Đề tài: Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng ACB, HAY
 
Đề tài quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, BỔ ÍCH
Đề tài quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, BỔ ÍCHĐề tài quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, BỔ ÍCH
Đề tài quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, BỔ ÍCH
 
Quản lý rủi ro tín dụng tại sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển ...
Quản lý rủi ro tín dụng tại sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển ...Quản lý rủi ro tín dụng tại sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển ...
Quản lý rủi ro tín dụng tại sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển ...
 
Luận án: Thực trạng và giải pháp Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng...
Luận án: Thực trạng và giải pháp Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng...Luận án: Thực trạng và giải pháp Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng...
Luận án: Thực trạng và giải pháp Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng...
 
Luận văn: Hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương ...
Luận văn: Hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương ...Luận văn: Hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương ...
Luận văn: Hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương ...
 
Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...
Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...
Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...
 
Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...
Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...
Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...
 
Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...
Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...
Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
 
Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...
Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...
Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...
 
Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt na...
Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt na...Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt na...
Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt na...
 
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt nam, HAY
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt nam, HAYLuận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt nam, HAY
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt nam, HAY
 
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại
 
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
 
Đề tài phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, RẤT HAY
Đề tài  phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, RẤT HAYĐề tài  phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, RẤT HAY
Đề tài phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, RẤT HAY
 
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
 

Plus de https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Plus de https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Dernier

ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...Nguyen Thanh Tu Collection
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21nguyenthao2003bd
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx7E26NguynThThyLinh
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìchủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìanlqd1402
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayLcTh15
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...cogiahuy36
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTrangL188166
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Dernier (20)

ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìchủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
 

Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv chi nhánh đông đô

  • 1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP BIDV - CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN QUỐC KHÁNH MÃ SINH VIÊN : A11569 NGÀNH : TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG HÀ NỘI – 2015
  • 2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP BIDV - CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: NGUYỄN THỊ THÚY SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN QUỐC KHÁNH MÃ SINH VIÊN : A11569 NGÀNH : TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG HÀ NỘI – 2015 Thang Long University Library
  • 3. MỤC LỤC MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .........................................................................................................1 1.1. Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng .............................................................. ...1 1.1.1. Rủi ro tín dụng ....................................................................................... ...1 1.1.2. Quản lý rủi ro tín dụng ........................................................................... ...4 1.2. Nợ xấu của các ngân hàng thương mại .................................................................. ...6 1.2.1. Các quan điểm về nợ xấu của ngân hàng thương mại .............................. ..6 1.2.2. Nguyên nhân phát sinh nợ xấu ............................................................... ...8 1.2.3. Các tác động của nợ xấu ........................................................................ .12 1.3. Quản lý nợ xấu ngân hàng thương mại theo Hiệp ước Basel ................................. .13 1.3.1. Quan điểm về quản lý nợ xấu ................................................................. .13 1.3.2. Nội dung quản lý nợ xấu ........................................................................ .14 1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nợ xấu ............................ .34 Kết luận chương 1 ...................................................................................................36 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ .................................37 2.1. Nợ xấu tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Đông Đô........... 37 2.1.1. Tổng quát về hoạt động tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chinh nhánh Đông Đô. .......................................................................... .37 2.1.2.Cơ cấu tổ chức hoạt động của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Đông Đô. ......................................................................................... .37 2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại cổ phần BIDV- chi nhánh Đông Đô .............................................................................. .39 2.2.Thực trạng quản lý chất lượng nợ xấu tại ngân hang TMCP BIDV- chi nhánh Đông Đô.................................................................................................................................. 46 2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nợ xấu của BIDV-Đông Đô ...................................... .53 2.3.1 Những thành quả đạt được ...................................................................... .53 2.3.2. Những hạn chế ....................................................................................... .54 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế ....................................................................... .55 Kết luận chương 2................................................................................................... 57 CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP BIDV- CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ ........................................................................... 58
  • 4. 3.1. Định hướng quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP BIDV - Đông Đô ..................... .58 3.2. Giải pháp quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP BIDV - Chi nhánh Đông Đô ...... .58 3.2.1. Giải pháp phòng ngừa nợ xấu phát sinh ................................................. .58 3.3.2. Giải pháp về xử lý nợ ............................................................................. .67 3.3. Kiến nghị ............................................................................................................... .68 3.3.1. Kiến nghị với chính phủ ......................................................................... .68 3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước ................................................. .70 3.3.3. Kiến nghị đối với các bộ ngành liên quan................................................ 72 Kết luận chương 3 ...................................................................................................72 KẾT LUẬN .............................................................................................................73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................74 Thang Long University Library
  • 5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1 NHNN Ngân Hàng Nhà Nước 2 QĐ Quyết định 3 NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần 4 NHTM Ngân hàng thương mại 5 ATM Máy rút tiền tự động 6 TCTD Tổ chức tín dụng 7 RRTD Rủi ro tín dụng 8 DPRR Dự phòng rủi ro 9 CBTD Cán Bộ tín dụng 10 CIC Trung tâm thông tin tín dụng 11 TSĐB Tài sản đảm bảo 12 DPRRTD Dự phòng rủi ro tín dụng 13 QTRRTK Quản trị rủi ro thanh khoản 14 RRTT Rủi ro thị trường 15 NV Nguồn vốn 16 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 17 CN Cá nhân 18 DN Doanh nghiệp 19 QTTS Quản trị tài sản
  • 6. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Phân loại nợ của Ngân hàng thế giới......................................................... 16 Bảng 1.2: Giá trị LGD tối thiểu đối với các khoản phải đối có tài sản đảm bảo .........19 Bảng 1.3: Quy trình tín dụng .....................................................................................25 Bảng 2.1: Hoạt động huy động vốn của BIDV Đông Đô 2011- 2013 ........................40 Bảng 2.2 : Cơ cấu tín dụng của BIDV Đông Đô năm 2011- 2013 .............................41 Bảng 2.3 : Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2011- 2013 của BIDV- Đông Đô...44 Bảng 2.4: Phân loại nợ của BIDV-Đông Đô giai đoạn 2011-2013 ............................ 45 Bảng 2.5: Dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hang BIDV- chi nhánh Đông Đô giai đoạn 2011- 2013 .......................................................................................................48 Bảng 2.6: Tình hình trích lập và sử dụng dự phòng năm 2011- 2013 của ngân hang BIDV-chi nhánh Đông Đô ........................................................................................49 Bảng 2.7: Phân loại nợ xấu theo thành phần kinh tế năm 2013 của ngân hang TMCP BIDV-Đông Đô ........................................................................................................51 Bảng 2.8: Nợ xấu phân theo TSĐB tại ngân hang TMCP BIDV-Đông Đô giai đoạn 2011- 2013................................................................................................................ 52 Biểu đồ 2.1: Dư nợ của BIDV- Đông Đô giai đoạn 2011- 2013 ................................41 Biểu đồ 2.2 : Thu dịch vụ của BIDV- Đông Đô giai đoạn 2011- 2013 .......................43 Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng các nhóm nợ trong tổng dư nợ xấu năm 2011- 2013 của BIDV- Đông Đô ...................................................................................................................46 Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng các biện pháp xử lý nợ xấu tại BIDV-Đông Đô 2013 ..............52 Sơ đồ 1.1. Quy trình quản lý rủi ro tín dụng ................................................................4 Sơ đồ 1.2. Các nguyên nhân gây ra nợ xấu ................................................................12 Sơ đồ 1.3: Mối quan hệ của EL, UL.......................................................................... 21 Sơ đồ 1.4: Quy trình kiểm soát tín dụng liên tục .......................................................30 Sơ đồ 1.5 : Ngăn ngừa và xử lý rủi ro tín dụng ..........................................................31 Sơ đồ 2.1 : Mô hình tổ chức của BIDV chi nhánh Đông Đô ......................................37 Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức quy trình cấp tín dụng ......................................................62 Sơ đồ 3.2: Quy trình cảnh báo sớm nợ xấu phát sinh .................................................66 Comment [NTT1]: Fomat lại theo quy định, thống nhất cách dùng dấu . khi phản ánh số liệu Thang Long University Library
  • 7. LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Quản lý nợ xấu và hạn chế tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhất có thể là vấn đề thường trực luôn làm đau đầu các nhà quản trị ngân hàng. Nợ xấu là kết quả tất yếu của quan hệ tín dụng không hoàn hảo vì nó vi phạm đặc trưng cơ bản của tín dụng là tính thời hạn và tính hoàn trả đầy đủ gây nên nhiều tổn thất cho ngân hàng. Dù muốn hay không các ngân hàng luôn phải chấp nhận một tỷ lệ nợ xấu nhất định vì nợ xấu là do nhiều nguyên nhân khách quan trong quá trình hoạt động kinh doanh mà các ngân hàng không thể lường trước được. Vì vậy, quản lý nợ xấu luôn là một trong những vấn đề trọng tâm trong hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung. Khi khối lượng nợ xấu của các tổ chức tài chính quốc gia tăng lên sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của hệ thống tài chính và nền kinh tế. Điều này đặt ra yêu cầu cho tất cả các nước cần có biện pháp xử lý và ngăn chặn sự gia tăng của những khoản nợ xấu. Giai đoạn 2011- 2013 là những năm mà thế giới có nhiều biến động về cả kinh tế và chính trị. Trong lĩnh vực kinh tế, sự kiện được nhắc tới nhiều nhất trong năm 2011 là cuộc khủng hoảng nợ công tại một số nước châu Âu. Nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá rằng khu vực đồng Euro là mối nguy hiểm chính đối với nền kinh tế toàn cầu trong năm 2012. Những khó khăn của khu vực này nếu không nhanh chóng được giải quyết sẽ lan rộng ra nền kinh tế toàn cầu thông qua các thị trường tài chính và lĩnh vực ngân hàng. Trong khi châu Âu đang lâm vào khó khăn thì nền kinh tế của nhiều nước châu Á cũng phát triển chậm lại vì bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ. Kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011- 2013 cũng diễn ra trong bối cảnh đầy biến động : Những thay đổi của tình hình kinh tế trong và ngoài nước đã làm cho các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch kinh tế - xã hội chủ yếu của kế hoạch 5 năm 2011-2015 trở nên khá cao. Các mục tiêu, nhiệm vụ này được Đại hội XI của Đảng (tháng 1/2011) thông qua, được tính toán trên cơ sở kế thừa những thành tựu của việc thực hiện các mục tiêu chiến lược 10 năm trước đó và những dự báo về bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế lúc đó có nhiều điều kiện tương đối thuận lợi. Ở trong nước, những kinh nghiệm tích lũy được sau hơn 20 năm đổi mới đã bảo đảm kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, tăng trưởng kinh tế khá (bình quân đạt 7,3% thời kỳ 2001-2010), GDP năm
  • 8. 2010 gấp 2 lần năm 2000, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh và đã hoàn thành hầu hết mục tiêu Thiên niên kỷ cam kết với quốc tế, chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững... Thế nhưng, ngay sau khi Đại hội XI bế mạc (19/1/2011), tình hình kinh tế đã nhanh chóng xuất hiện những dấu hiệu bất ổn. Những yếu kém vốn có của nền kinh tế cùng những nhiệm vụ của đổi mới thể chế chưa được giải quyết dồn tích lại từ nhiều năm trước đã bộc lộ ra một cách gay gắt, đòi hỏi phải được giải quyết một cách hệ thống, căn bản và cấp bách. Trên bề mặt của đời sống kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng của năm 2011 đã tăng lên 1,5 lần so với mức lạm phát của năm trước (từ mức 11,75% của năm 2010 lên 18,13%). Đồng thời, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng lên, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản, trực tiếp gây ra tình trạng rủi ro, bất ổn đe dọa hệ thống ngân hàng. Số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng cao hơn trước… Kinh tế thế giới cũng xuất hiện nhiều diễn biến xấu, lạm phát tăng, giá dầu thô, nguyên vật liệu cơ bản đầu vào của sản xuất, lương thực, thực phẩm trên thị trường tiếp tục tăng cao. Kết thúc năm tài chính 2013, BIDV- Đông Đô công bố tỷ lệ nợ xấu giảm hẳn so với các năm trước và thấp hơn cả tỷ lệ nợ xấu trung bình nghành, đồng thời tỷ lệ nợ xấu trung bình nghành năm 2013 cũng đã giảm đi đáng kể sơ với 2012. Điều này cho thấy dấu hiệu khởi sắc trong hoạt động của BIDV- Đông Đô nói riêng và của hệ thống ngân hàng nói chung. Xuất phát từ những lý do trên mà nghiên cứu về nợ xấu và quản lý nợ xấu luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm của đông đảo những nhà nghiên cứu hoạt động kinh doanh ngân hàng, cũng vì vậy mà tôi chọn đề tài: “Quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP BIDV- Đông Đô)” làm đề tài chuyên đề tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hóa các kiến thức lý luận cơ bản về nợ xấu và quản lý nợ xấu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng Đánh giá thực trạng nợ xấu và quản lý nợ xấu trong hoạt động kinh doanh tại BIDV- Đông Đô Trên cơ sở đó nghiên cứu thực trạng, đưa ra những giải pháp, kiến nghị khả thi trong công tác quản lý nợ xấu tại BIDV- Đông Đô Thang Long University Library
  • 9. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng nợ xấu và công tác quản lý nợ xấu tại BIDV- Đông Đô. Phạm vi nghiên cứu: Chuyên đề tìm hiểu thực trạng nợ xấu và công tác quản lý nợ xấu giai đoạn 2011 – 2013 tại BIDV- Đông Đô. 4. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu mà chuyên đề sử dụng là: Phương pháp duy vật biện chứng: nghiên cứu công tác quản lý nợ xấu tại ngân hàng BIDV- Đông Đô trong mối quan hệ với tổng thể hoạt động tín dụng và hoạt động kinh doanh khác của BIDV- Đông Đô Phương pháp duy vật lịch sử kết hợp với phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, đi từ cơ sở lý luận đến thực tiễn nhằm giải quyết và làm sáng tỏ vấn đề đặt ra của chuyên đề. 5. Kết cấu của chuyên đề Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề được kết cấu trong 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nợ xấu của ngân hang thương mại. Chương 2: Thực trạng nợ xấu và quản lý nợ xấu tại BIDV- Đông Đô Chương 3: Giải pháp quản lý nợ xấu tại BIDV- Đông Đô
  • 10. 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng 1.1.1. Rủi ro tín dụng 1.1.1.1. Các quan điểm về rủi ro tín dụng Thuật ngữ tín dụng "credit" xuất phát từ chủ latinh "Creditium" có nghĩa là tin tưởng, tín nhiệm. Trong lĩnh vực kinh tế có thể hiểu rằng: "Tín dụng là quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó một bên chuyển giao tiến hoặc tài sản cho bên mà sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận tiền hoặc tài sản cam kết hoàn trả theo thời hạn và lãi suất đã thỏa thuận". Quan hệ tín dụng được hình thành và ra đời từ rất lâu. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các hình thức tín dụng mới ngày càng có trình độ cao hơn. Trong thực tiễn đã có những hình thức tín dụng sau: tín dụng mang lại, tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước và tín dụng tiêu dùng. Trong các hình thức trên thị tín dụng ngân hàng là một hình thức vô cùng quan trọng, nó là mối quan hệ tín dụng chủ yếu, cung cấp phần lớn nhu cầu tín dụng cho các doanh nghiệp và các cá thể nhân khác trong nền kinh tế. Có thể hiểu rằng: "Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng, còn bên kia là các pháp nhân và thể nhân khác trong nền kinh tế". Như vậy, túi đựng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng và một bên là các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp và các cá nhân, bằng cách ngân hàng huy động vốn từ các nguồn nhàn rỗi trong nền kinh tế và cung cấp cho bên kia trong một khoảng thời gian nhất định. Đến thời hạn nào đó do hai bên thỏa thuận, ngân hàng sẽ nhận được vốn và một phần tăng thêm gọi là phần lời và được tính theo lãi suất. Tín dụng ngân hàng có các đặc trưng cơ bản: Một là: sự tin tưởng, tín nhiệm giữa ngân hàng và khách hàng; Hai là: tính thời hạn và hoàn trả. - "Sự tin tưởng": giữa ngân hàng và khách hàng đòi hỏi mức độ tin tưởng các, bởi lẽ trong quan hệ tín dụng mà không có sự tin tưởng thì tín dụng mang đầy rủi ro và ảnh hưởng xấu là rất lớn. Khách hàng vay không chỉ là người đáng tin cậy theo những tiêu thức đạo đức xã hội thuần túy mà điều quan trọng hơn họ phải chứng minh được khả năng và ý chí ta mở. Sự tin tưởng của ngân hàng đối với khách hàng được đề cập ở đây chính là lòng tin hay cơ sở khẳng định về khả năng thu hồi vốn vay cả gốc và lãi. - " Tính thời hạn và hoàn trả": quan hệ tín dụng là sự vận động độc lập tương đối giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn. Khách hàng phải có trách nhiệm hoàn trả khoản vay theo cam kết: đúng hạn cả gốc và lãi cho ngân hàng. Tín dụng, chính vì Thang Long University Library
  • 11. 2 đặc trưng này mà được xác định rõ ràng chỉ là quan hệ tạm thời và bao giờ việc chuyển giao quyền sử dụng vốn cũng gắn với một thời hạn nhất định, cho dù đó là thời hạn ngắn, trung bình hay dài hạn. Chính bởi vậy, khi một trong hai đặc trưng bị vi phạm sẽ dẫn tới rủi ro tín dụng (RRTD) cho ngân hàng. Khi nói tới RRTD của ngân hàng, khái niệm đơn giản giá được hiểu như sau: "Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay của ngân hàng, biểu hiện thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng”. Như vậy, khi đến hạn mà khách hàng trả chậm, trả không đúng hạn hoặc không trả thì có nghĩa là rủi ro tín dụng đã xảy ra. Ngoài khái niệm trên, theo Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng thì RRTD lại được hiểu là rủi ro thất thoát tài sản có thể phát sinh khi một bên đối tác không thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ theo hợp đồng đối với một ngân hàng, bao gồm cả việc không thực hiện thanh toán nợ cho dù đây là nợ gốc hay mở lại khi khoản nợ đến hạn" . Theo quan điểm này, RRTD được đánh giá dựa trên việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của khách hàng bao gồm việc trả gốc và thanh toán lãi. Thomas P.Pitch trong cuốn " Dictionary of banking systems" lại định nghĩa RRTD là loại rủi ro xảy ra khi người vay không thanh toán được mở theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ Một cách hiệu khác theo cuốn Risk Management in Banking (2001) của Joel Bessis thì rủi ro túi đựng được hiểu là những tổn thất do khách hàng không trả được nợ hoặc đó là sự giảm sút chất lượng tín dụng của những khoản vay" Còn theo Khoản 1 điều 1 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN Việt Nam thì rủi ro tín dụng được hiểu như sau: "Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện được hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết" Nói tóm lại, RRTD sẽ phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu được đầy đủ cả gốc lẫn lãi của khoản cho vay, hoặc là việc thanh toán nợ gốc và lãi không đúng kỳ hạn. RRTD không chỉ giới hạn ở hoạt động cho vay, mà còn bao gồm nhiều hoạt động khác như bảo lãnh, tài trợ thương mại, cho vay ở thị trường liên ngân hàng, tín dụng thuê mua, đồng tài trợ dự án ...Tuy nhiên phạm vi luận án chỉ đề cập tới RRTD trong hoạt động cho vay doanh nghiệp. 1.1.1.2. Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro Tín dụng Để phản ánh rủi ro tín dụng, ngân hàng thường sử dụng các chỉ tiêu sau:  Tăng trưởng tín dụng "nóng"
  • 12. 3 Tăng trưởng tín dụng "nóng" không phải là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp RRTD, nhưng sự tăng trưởng tín dụng quá nhanh, vượt quá khả năng kiểm soát của ngân hàng thì lúc đó nó sẽ phản ánh RRTD. Tăng trưởng tín dụng "nóng" thể hiện rõ qua các chỉ tiêu như: (i) Tốc độ tăng dư nợ tín dụng / Tốc độ tăng tổng tài sản và (ii) Tốc độ tăng dư nợ tín dụng/ Tốc độ tăng trưởng kinh tế...  Phát triển cơ cấu tín dụng vào các ngành và lĩnh vực rủi ro cao Cơ cấu tín dụng phản ánh mức độ tập trung túi đựng trong một ngành nghề, lĩnh vực, loại tiền... do vậy, nếu cơ cấu tín dụng quả thiên lệch vào những lĩnh vực mạo hiểm, sẽ phản ánh RRTD tiềm năng. Cơ cấu tín dụng có thể được chia theo ngành, loại hình doanh nghiệp, thời hạn tín dụng, loại tiền tệ hay theo tài sản đảm bảo.  Nợ quá hạn Nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu phản ánh RRTD. Nợ quá hạn sẽ phát sinh trong trường hợp khi đến thời hạn trả nợ theo cam kết, người vay không có khả năng trả được nợ. Tùy theo thời gian quá hạn, khoản nợ này sẽ được xác định là nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, hoặc là nợ có khả năng mất vốn.. .Nợ quá hạn được phản ánh qua 2 chỉ tiêu sau: (i) Tỷ lệ nợ quá hạn = số dư nợ quá hạn / Tổng dư nợ (ii) Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn trên tổng số khách hàng = số khách hàng có nợ quá hạn / Tổng số khách hàng có dư nợ. Nếu ngân hàng có chỉ tiêu nợ quá hạn và số khách hàng có nợ quá hạn lớn thì ngân hàng đó đang có mức rủi ro cao và ngược lại.  Nợ xấu Nợ xấu chính là các khoản tiền cho khách hàng vay, mà xuất hiện khả năng không thu hồi lại. Các khoản nợ này phát sinh là do ngân hàng thẩm định thiếu chính xác, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hoặc phá sản, nợ phải trả tăng, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán hoặc có ý không trả nợ.. .Nợ xấu sẽ phản ánh một cách rõ nét RRTD của ngân hàng thông qua việc đánh giá cả thời hạn quá hạn của khoản vay và tiêu chí đánh giá rủi ro của khoản vay. Nợ xấu được phản ánh rõ nhất qua chỉ tiêu: (i) Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu /Tổng dư nợ (ii) Tỷ lệ nợ xấu / Yên chủ sở hữu (iii) Tỷ lệ nợ xấu / Quỹ dự phòng tổn thất. (iv) Tỷ lệ nợ xấu / Tổng giá trị tài sản đảm bảo  Dự phòng rủi ro tín dụng (DPRRTD) DPRR đánh giá khả năng chi trả của ngân hàng khi rủi ro xảy ra. Mục đích của việc sử dụng DPRR là nhằm bù đắp tổn thất đối với những khoản nợ của ngân hàng xảy ra trong trường hợp khách hàng không có khả năng chi trả hoặc do giải thể, phá sản, chết, mất tích. DPRRTD được tính trên số dư nợ gốc của khách hàng bao gồm: Comment [NTT2]: Fomat Comment [NTT3]: sửa fomat Thang Long University Library
  • 13. 4 Dự phòng cụ thể bảo hiểm rủi ro cụ thể cho từng khoản vay Dự phòng chung: bảo hiểm các rủi ro chung không xác định trong danh mục tín dụng và toàn bộ dự phòng được tính vào chi phí hoạt động của ngân hàng. Các chỉ số thể hiện DPRRTD: (i) Tỷ lệ dự phòng RRTD = Dự phòng RRTD được trích lập/ Tổng dư nợ cho kì báo cáo . (ii) Hệ số khả năng bù đắp các khoản cho vay bị mất = Dự phòng RRTD được trích lập/ Dư nợ bị xóa. Trong số các chỉ tiêu phản ánh RRTD ở trên thì nợ xấu được coi là chỉ tiêu đánh giá quan trọng nhất, phản ánh RRTD đang ở mức cao. 1.1.2. Quản lý rủi ro tín dụng 1.1.2.1. Quan điểm về quản lý rủi ro tín dụng Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực ngân hàng đều cho rằng: Đối với các NHTM, trong hoạt động kinh doanh luôn phải chú ý đến hoạt động quản lý rủi ro. Quản lý rủi ro là trung tâm của hoạt động quản trị điều hành NHTM. Theo Ủy ban Basel thì quản lý RRTD là việc thiết lập cơ chế nhận biết, đo lường, quản lý và kiểm soát được các rủi ro hiện tại và rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng một cách đầy đủ, nhằm tối đa hóa lợi nhuận được điều chỉnh theo yếu tố rủi ro bằng cách duy trì mức độ RRTD trong phạm vi chấp nhận được. [53] Quản lý RRTD là một trong những hoạt động chủ đạo của NHTM. Quản lý RRTD phải hướng vào việc đảm bảo hiệu quả của hoạt động tín dụng và không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng của NHTM ngay cả trong những điều kiện thị trường đầy biến động, nguy cơ rủi ro không ngừng gia tăng. 1.1.2.2. Quy trình quản lý rủi ro tín dụng Quy trình quản lý RRTD tại các NHTM được thể hiện tóm tắt quá sơ đồ 1.1 như sau: Sơ đồ: 1.1. Quy trình quản lý rủi ro tín dụng Nguồn: Chrinko R.s Guill (2000) "A jramework for assessing credit risk in dutepository instition [60] Kiểm soát và xử lý rủi ro Nhận biết Quản lý rủi ro Đo lường
  • 14. 5  Nhận biết rủi ro: Đây được coi là bước đầu tiên trong quá trình quản lý RRTD tại ngân hàng. Nhận biết rủi ro được xét trên hai góc độ: (về phía ngân hàng): RRTD sẽ được phản ánh rõ nét qua quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, nợ quá hạn, nợ xấu và DPRR..(về phía khách hàng): Khi khách hàng có những dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro, ngân hàng cần nhận biết được khả năng xảy ra mắt ro để ứng phó kịp thời. Các nội dung chủ yếu trong giai đoạn nhận biết rủi ro gồm có: (i) Phân tích danh mục tín dụng của ngân hàng: để nhận biết những nguy cơ rủi ro phát sinh từ quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, ngành nghề, loại tiền... (ii) Phân tích đánh giá khách hàng: nhằm phát hiện những nguy cơ rủi ro trong từng khách hàng và từng khoản nợ cụ thể. Phân tích đánh giá khách hàng là cả một quá trình từ khi tiếp xúc với khách hàng, tiếp nhận các thông tin từ phía khách hàng, tiến hành phân tích, thẩm định khách hàng trước, trong và sau khi cho vay  Đo lường rủi ro Các ngân hàng có thể đo lường rủi ro khoản vay thông qua các mô hình cho điểm tín dụng, mô hình điểm số Z , và mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ theo Basel giá nếu các mô hình cho điểm tín dụng đánh giá rủi ro của khách hàng trên cơ sở cho điểm doanh nghiệp đó, xem doanh nghiệp đang ở các mức rủi ro nào thì theo Basel II có thể tính được tôn thất dự kiến (EL). Như vậy, nếu một món vay được xem là một phép thử và có số liệu đầy đủ, chúng ta có thể xác định một cách tương đối chính xác xác suất rủi ro của từng loại tài sản của ngân hàng trong từng thời kì, từng loại hình tín dụng, từng lĩnh vực đầu tư. Còn đối với RRTD tổng thể, ngân hàng có thể đo lường qua việc tính toán các chỉ tiêu như quy mô dư nợ, cơ cấu dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, hệ số rủi ro tín dụng, dự phòng rủi ro... Đặc biệt, hai chỉ tiêu: tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu sẽ phản ánh rõ nét rủi ro của ngân hàng.  Quản lý rủi ro Sau khi nhận biết và hình thành các chỉ tiêu đó phòng rủi ro cần phải được theo dõi thường xuyên. Nội dung cơ bản của quản lý rủi ro được thể hiện như sau: (i) Xây dựng chiến lược quản lý rủi ro: Ngân hàng cần xác định tầm nhìn, mục tiêu, sứ mệnh của ngân hàng để từ đó đưa ra chiến lược quản lý rủi ro phù hợp. (ii) Xây dựng chính sách quản lý rủi ro: Chính sách quản lý RRTD là cơ sở để hình thành nên quy trình tín dụng với những hướng dẫn nghiệp vụ chi tiết, các bước cụ thể trong quá trình cấp tín dụng. Chính sách quản lý RRTD cũng quy định giới hạn cho vay đối với khách hàng, phân loại nợ và trích lập DPRR. (iii) Quản lý danh mục cho vay và phân tán rủi ro: Ngân hàng phải thường xuyên phân tích và theo dõi danh mục tín dụng để có những biện pháp xử lý kịp thời Thang Long University Library
  • 15. 6 khi có rủi ro xảy ra. Để hoạt động quản lý RRTD có hiệu quả, các ngân hàng cần xây dựng một hệ thống thông tin tín dụng tập trung gồm các báo cáo định kì và đặc biệt. Báo cáo định kì có thể bao gồm các báo cáo liên quan đến các nội dung sau: Nhóm khách hàng có dư nợ tín dụng lớn nhất, các khoản dư nợ lần nhất; Phân tích danh mục tín dụng ...Ngoài ra, ngân hàng cũng phải thực hiện việc phân tán rủi ro bằng việc thực hiện cấp tín dụng cho nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, đối tượng khách hàng và loại tiền …nhằm tránh những tổn thất cho NHTM.  Kiểm soát và xử lý rủi ro (i) Kiểm soát rủi ro: nhằm mục tiêu phòng chống và kiểm soát các rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động ngân hàng, đảm bảo toàn bộ các bộ phận và cá nhân trong ngân hàng tuân thủ các quy định của pháp luật, thực hiện các chiến lược, chính sách đảm bảo mục tiêu an toàn và hiệu quả trong hoạt động ngân hàng. Kiểm soát rủi ro tín dụng bao gồm kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay.  5 Kiểm soát trước khi cho vay bao gồm: kiểm soát quá trình thiết lập chính sách, thủ tục, quy trình cho vay; kiểm tra quá trình lập hồ sơ vay vốn và thẩm định. kiểm tra tờ trình cho vay và các hồ sơ liên quan.  Kiểm soát trong khi cho vay: kiểm soát một lần nữa hợp đồng tín dụng; kiểm tra quá trình giải ngân, điều tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích xin vay hay không, giám sát thường xuyên khoản vay...  Kiểm soát sau khi cho vay: kiểm soát việc đôn đốc thu hồi nợ, kiểm soát tín dụng nội bộ độc lập, đánh giá lại chính sách tín dụng. (ii) Xử lý rủi ro: Khi một khoản vay bị xếp xuống nhóm nợ xấu thì ngân hàng sẽ chuyển sang bộ phận xử lý nợ xấu giải quyết. Bộ phận này sẽ thực hiện rà soát khoản vay, lập phương án gặp gỡ khách hàng để tìm hướng khắc phục thông qua các hình thức như: gia hạn nợ, chứng khoán hóa các khoản nợ. Nếu khách hàng chấp thuận thực thi phương án khắc phục thì khoản nợ đó sẽ được chuyển sang hình thức theo dõi nợ bình thường, còn không sẽ chuyển sang bộ phận xử lý nợ xấu. Hiện nay, đang tồn tại hai loại hình xử lý nợ: Một là, hình thức xử lý khai thác: bao gồm cho vay thêm, bổ sung tài sản bảo đảm, chuyển nợ quá hạn, thực hiện khoanh nợ xóa nợ, chỉ định đại diện tham gia quản lý doanh nghiệp. Hai là, hình thức xử lý thanh lý : bao gồm xử lý nợ tồn đọng (bao gồm nợ tồn đọng có TSBĐ, và không TSBĐ), thanh lý doanh nghiệp, khởi kiện, bán nợ, sử dụng DPRR và sự trợ giúp của Chính phủ. 1.2. Nợ xấu của các ngân hàng thương mại 1.2.1. Các quan điểm về nợ xấu của ngân hàng thương mại Có rất nhiều quan điểm khác nhau về nợ xấu. Quan điểm về nợ xấu khác nhau ở các quốc gia và trong một nền kinh tế dưới góc nhìn của các chủ thể khác nhau thì quan điểm về nợ xấu cũng có sự khác biệt. Nếu đứng dưới góc nhìn của các NHTM thì
  • 16. 7 nợ xấu có thể hiểu là những khoản cho vay Không có khả năng sinh lời hay những khoản cho vay không còn hoạt động ( NPLs: non - per/orming loans). Những khoản cho vay trở nên không sinh lời khi người vay điểm việc thanh toán và khoản cho vay này bắt đầu bị vỡ nợ.  Theo quan điểm của Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB)  Nợ xấu là những khoản cho vay không có khả năng thu hồi như: Những khoản nợ đã hết hiệu lực hoặc những khoản nợ không có căn cứ đòi bồi thường từ người mắc nợ. - Người mắc nợ trốn hoặc bị mất tích, không còn tài sản để thanh toán nợ. - Những khoản nợ mà ngân hàng không thể liên lạc được với người mắc nợ hoặc không thể tìm được người mắc nợ. - Những khoản nợ mà khách nợ chấm dứt hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản, hoặc kinh doanh bị thua lỗ và tài sản còn lại không đủ để trả nợ.  Nợ xấu là những khoản cho vay có thể không được thu hồi đầy đủ cho Ngân hàng Đây là những khoản nợ không có tài sản thế chấp hoặc tài sản đưa ra để thế chấp không đủ để trả nợ. Điều đó đồng nghĩa với việc ngân hàng không thể thu hồi đầy đủ món nợ vì người mắc nợ rất khó kiếm được được lợi nhuận từ Công việc kinh doanh hoặc người mắc nợ không liên lạc với ngân hàng để thanh toán hoặc hoàn cảnh chỉ rõ ràng phần làm tiền nợ sẽ không thể thu hồi được. Những khoản nợ loại này gồm có: - Những khoản nợ mà người mắc nợ đồng ý thanh toán trong quá khứ, những phần còn lại không thể được đền bù, hoặc những khoản nợ trong đó tài sản được chuyển để thanh toán nhưng giá trị còn lại không đủ trang trải toàn bộ nợ. - Những khoản nợ mà người mắc nợ khó có thể trả nợ và yêu cầu gia hạn nợ nhưng không đền bù được nợ trong thời gian thỏa thuận. - Những khoản nợ mà tài sản thế chấp không đủ để trả nợ hoặc tài sản thế chấp ở Ngân hàng không được chấp thuận về mặt pháp lý dẫn đến người mắc nợ không thể trả nợ Ngân hàng đầy đủ. - Những khoản nợ mà tòa án tuyên bố người mắc nợ phá sản nhưng phần bồi hoàn ít hơn dư nợ. Theo quan điểm của ECB, thì nợ xấu được định nghĩa qua hai yếu tố: (1): khoản vay không có khả năng được thu hồi, và (ii): mặc dù được thu hồi những giá trị thu hồi là không đầy đủ . Như vậy, quan điểm về nợ xấu của ECB được tiếp cận dựa trên kết quả thu hồi nợ của ngân hàng. > Theo quan điểm của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Định nghĩa về nợ xấu đã được IMF đưa ra như sau: Thang Long University Library
  • 17. 8 "Một khoản cho vay được coi là không sinh lời (nợ xấu) khi tiền thanh toán lãi và/hoặc tiền gốc đã quá hạn từ 90 ngày trở lên, hoặc các khoản thanh toán lại đến 90 ngày hoặc hơn đã được tái cơ cấu hay gia hạn nợ, hoặc các khoản thanh toán dưới 90 ngày nhưng có các nguyên nhân nghi ngờ việc trả nợ sẽ được thực hiện đầy đủ". Về cơ bản, nợ xấu theo quan điểm của IMF được điểm nghĩa dựa trên hai yêu tố: (i): quá hạn trên 90 ngày, hoặc (ii:) khả năng trả nợ bị nghi ngờ. Với quan điểm này, nợ xấu được tiếp cận dựa trên thời gian quá hạn trả nợ và khả năng trả nợ của khách hàng. Khả năng trả nợ ở đây có thể là khách hàng hoàn toàn không trả được nợ, hoặc việc trả nợ của khách hàng là không đầy đủ. Như vậy, so với quan điểm của ECB, thì quan điểm về nợ xấu củ IMF cũng dựa trên kết quả thu hồi nợ của ngân hàng, nhưng có bổ sung thêm yếu tố về thời gian quá hạn trả nợ. Đây được coi là định nghĩa hiện đang được áp dụng phổ biến trên thế giới.  Theo quan điểm của Ngân hang Nhà nước Việt Nam (SBV) Theo như quyết định số 493/2005 của thống đốc NHNN ngày 22/4/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xứ lý RRTD thì nợ xấu được định nghĩa như sau: “ Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 ( Nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) và nhóm 5 ( nợ có khả năng mất vốn)” Các nhóm nợ được phân loại theo - Phân loại nợ chủ yếu dựa trên thời gian quá hạn của các khoản nợ Nhóm 3: thời gian quá hạn từ 90 - 180 ngày, Nhóm 4: thời gian quá hạn từ 181- 360 ngày, Nhóm 5: thời gian quá hạn trên 360 ngày). - Phân loại nợ lại chủ yếu dựa trên khả năng trả nợ của khách hàng. ( Nhóm 3: Các khoản nợ được TCTD đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi. Nhóm 4: Các khoản nợ được TCTD đánh giá là khả năng tổn thất cao, Nhóm 5: Các khoản nợ được TCTD đánh giá là không còn có khả năng thu hồi, chấp nhận mất vốn). Như vậy, nợ xấu theo quan điểm của NHNN Việt Nam cũng được xác định dựa trên hai yếu tố: (1): đã quá hạn trên 90 ngày hoặc (11): khả năng trả nợ đáng lo ngại". Tuy nhiên, việc các NHTM Việt Nam tiếp cận theo yếu tố nào là phụ thuộc vào khả năng và điều kiện tiến hành phân loại nợ. Với những quan điểm trên thị quan điểm về nợ xấu theo tác giả, phải được tiếp cận dựa vào khả năng trả nợ của khách hàng. Có nghĩa là một khoản cho vay trong hạn, hoặc thậm chí mới cho vay, nhưng có các dấu hiệu chứng tỏ rằng khả năng trả nợ của khoản vay là đáng nghi ngờ thì cũng có thể coi là một khoản nợ xấu. 1.2.2. Nguyên nhân phát sinh nợ xấu Phân tích nguyên nhân nợ xấu là một trong những điểm quan trọng cần phải làm để từ đó đưa ra được chiến lược cũng như phương pháp quản lý và xử lý phù hợp, khả
  • 18. 9 thi và có hiệu quả. Hoạt động ngân hàng là hoạt động của các tổ chức tài chính trung gian, do vậy hoạt động của NHTM phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: môi trường pháp lý, môi trường kinh tế cũng như môi trường thiên nhiên, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, đạo đức khách hàng và các yếu tố thuộc về chăm bản thân ngân hàng... 1.2.2.1. Nhóm nguyên nhân  Môi trường thiên nhiên: Thiên tai, bão lụt, hoả hoạn, mất mùa, dịch bệnh... Đây là những nguyên nhân khách quan do sự biến đổi của môi trường thiên nhiên đã gây ra sự hoạt động thất bại của khách hàng vay, nhất là các khoản cho vay nông nghiệp, dẫn đến nợ xấu phát sinh. Nguyên nhân này nằm ngoài tầm kiểm soát và mong muốn của cả NHTM và các khách hàng vay. Đây là nguyên nhân gây ra rủi ro không thể tránh được, những mất mát do nguyên nhân này gây ra cần được sự sẻ chia của nhà nước, và của cả xã hội. môi trường kinh tế Nếu môi trường kinh tế chưa thực sự phát triển, cạnh tranh trên thị trường chưa thực sự bình đẳng, tốc độ cũng như trình độ phát triển chưa cao sẽ dẫn đến việc các cá nhân và tổ chức cũng như các doanh nghiệp không có tiềm lực tài chính đủ mạnh. Mặt khác, với sự thay đổi liên tục trong các chính sách kinh tế vĩ mô như sự thay đổi về cơ chế lãi suất, tỷ giá chính sách xuất nhập khẩu, hàng tiêu dùng thay đổi quy hoạch xây dựng hạ tầng, thay đổi cơ chế tài chính, cơ chế sử dụng đất đai… cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, khiến các đối tượng này rơi vào thế bị động, do đó nó gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng nợ của các đối tượng này tại Nhật. Chúng ta có thể lấy ví dụ như sự thay đổi trong lãi suất: với mặt bằng lãi suất có xu hướng tăng nhanh sẽ làm gia tăng các khoản nợ xấu. Trong lịch sử, hậu quả của lãi suất tăng không có điểm dừng đã được chứng minh khá nhiều. Khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 với sự tăng mạnh của lãi suất thị trường các nước trong khu vực . Ở thời điểm đó, lãi suất ở Indonesia tăng mạnh, và khi vượt trên 30% thì các ngân hàng bắt đầu phá sản. Điều này có thể được giải thích dễ dàng: những doanh nghiệp mạnh sẽ không chấp nhận mức lãi suất quá cao, họ có khả năng tìm đến những nguồn vốn khác thông qua thị trường chứng khoán. Nghi vấn đặt ra đối với những doanh nghiệp dám chấp thuận mức lãi suất cao. Phần lớn sự chấp thuận do xuất phát từ sự thiếu vốn trầm trọng, năng lực tài chính hạn chế, độ tín nhiệm thấp nên không tiếp cận được những nguồn vốn khác. Và tất nhiên, nguy cơ nợ xấu ngân hàng tăng lên từ nhóm đối tượng này.  Môi trường pháp lý Một phương pháp lý cho hoạt động ngân Hàng chưa đầy đủ là nguyên nhân Thang Long University Library
  • 19. 10 quan trọng góp phần gây ra nợ xấu. Sự bất cập và chồng chéo của các luật sẽ khiến cơ quan hữu quan lúng túng trong việc xử lý tranh chấp về tài sản đảm bảo, các quy định về kế toán kiểm toán chưa đủ sức mạnh thực hiện sẽ khiến số liệu không đủ cơ sở vững chắc để thẩm định cho vay.  Tín dụng chỉ định của chính phủ . Theo lý thuyết và kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế kế hoạch hóa hoặc chuyển đổi, nợ xấu thường là do vấn đề các NHTM quốc doanh bị ràng buộc tài chính "mềm", dẫn đến việc các ngân hàng không quan tâm đánh giá sát sao năng lực tài chính của người vay. Ngoài ra, tại những nước này, chính quyền trung ương có xu hướng gây áp lực hay khuyến khích các ngân hàng cấp tín dụng vượt quá mức an toàn cho phép để đạt được những mục tiêu nhất định đã đề ra. Sự can thiệp của chính phủ vào việc cho vay của ngân hàng có thể diễn ra trước hoặc sau khi giao dịch đã hoàn tất. Đến tận những năm gần đây, tại một số nền kinh tế, các ngân hàng quốc doanh vẫn có nghĩa vụ thực hiện các khoản cho vay chính sách, theo các chương trình phát triển của chính phủ hoặc vì lý do chính trị.  Sự yếu kém trong hoạt động kinh doanh của khách hàng Năng lực tài chính của doanh nghiệp không cao ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả Tinh doanh. Mặt khác, năng lực điều hành, quản lý kinh doanh của chủ doanh nghiệp vay vốn yếu kém cũng dẫn đến hoạt động kiểu doanh kém hiệu quả từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng.  Đạo đức khách hàng Một số doanh nghiệp có ý thông báo số liệu tài chính của doanh nghiệp không chính xác, gây sai lệch trong việc thẩm định và cấp tín dụng đã dẫn đến khó khăn trong việc thu hồi nợ ngân hàng, (rủi ro do sự lựa chọn đối nghịch) Hoặc bản thân doanh nghiệp thiếu ý thức trong vấn đề sử dụng vốn vay và trả nợ, không lo lắng, không quan tâm đến món nợ đối với ngân hàng mặc dù khả năng tài chính của doanh nghiệp có. Một số doanh nghiệp thì lại có tư tưởng lợi dụng kẽ hở của pháp luật để tính toán, chụp giựt, lừa đảo, móc ngoặc, sử dụng vốn sai mục đích kiếm lời, vay không có ý định ta mở (rủi ro đạo đức) 1.2.2.2. Nhóm nguyên nhân Đây là những nguyên nhân xuất phát từ chính bản qua các ngân hàng Đó có thể là do một chấm hiệu quả sách tín dụng kém, sự lỏng léo trong công tác kiểm tra, giám sát hay các vấn đề liên quan đến chất lượng nguồn nhân lực ngân hàng.  Chính sách tín dụng Một chính sách tín dụng không đầy đủ, không đồng bộ và thống nhất sẽ dẫn tới việc cấp tín dụng không đúng đối tượng, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cho ngân hàng. Mặt khác để thu hút khách hàng và chiếm lĩnh thị phần, nhiều NHTM đã bỏ qua một số bước trong quy trình tín dụng, cơ chế cho vay được đơn giản hóa, tự ý hạ thấp tiêu
  • 20. 11 chuẩn đánh giá khách hàng. Bài học vẫn còn đó, khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 xuất phát từ thị trường tài chính Hoa Kỳ có nguồn gốc sau sa chính là những món cho vay dưới chuẩn. Đây là những khoản cho vay chất lượng thấp với mức rủi ro cao. Các khoản cho vay này không được xem xét kỹ lưỡng về khả năng thanh toán của khách hàng như: thu nhập hàng năm, tiểu sử nghề nghiệp, tài sản... và thường được bảo đảm bởi rất ít hoặc không có giấy tờ chứng minh khả năng tài chung của người đi vay. Mặc dù các khoản cho vay này chỉ chiếm 16% tổng số môn cho vay thế chấp nhưng nó lại chiếm tới hạn 50% các khoản vỡ nợ tại Hoa Kỳ . 5 Công tác tổ chức kiểm tra, kiểm soát Nhiệm vụ của công tác Liên tra, Tiền soát là phát hiện sớm những sai phạm trong hoạt động cho vay để ngăn ngừa rủi ro. Tuy nhiên, công tác tổ chức, kiểm tra, Tiền soát của các NHTM nếu quá yếu kém và lỏng lẻo sẽ dẫn đến việc phát hiện và xử lý không kịp thời những trường hợp vi phạm, lợi dụng trong hoạt động cho vay, và nợ xấu phát sinh là điều tất yếu. Chất lượng cán bộ ngân hàng Cán bộ túi đựng là người trực tiếp giao dịch với khách hàng, nắm bắt đặc điểm cũng như chất lượng khách hàng, khoản vay. Điều này đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có kiến thức, kinh nghiệm làm việc cũng như khả năng phân tích, dự báo .. Một bộ phận cán bộ tín dụng trình độ yếu kém không đánh giá được hết các khả năng rủi ro liên quan đến khoản vay sẽ dẫn đến quyết định cho vay sai lầm và nguy cơ phát sinh nợ xấu rất cao. Một số cán bộ của hệ thống NHTM sa sút về phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, thiếu vững vàng do đó đã lợi dụng công việc được giao để móc ngoặc với con nợ, lợi dụng kẽ hở của luật pháp để làm giàu bất hợp pháp, gây thiệt hại về tài sản và tiền vốn. Đây là rủi ro về đạo đức của cán bộ ngân hàng. Ngoài ra, năng lực quản trị điều hành của ban lãnh đạo ngân hàng không tốt như: (1) Buồng lõng quản lý, khoán trắng mọi việc cho cán bộ tín dụng, (2) Việc quản lý con người chưa đúng mục cũng như các hoạt động khác trong quản lý ngân hàng dẫn đến những sai lầm trong các quyết định cho vay, đưa đến chất lượng tín dụng kém kéo dài. Ngoài ra, vấn đề rủi ro đạo đức cũng xảy ra khi lãnh đạo ngân hàng có quan hệ lợi ích với khách hàng. Thang Long University Library
  • 21. 12 Sơ đồ 1.2. Các nguyên nhân gây ra nợ xấu (1) Nguyên nhân khách quan (2) Nguyên nhân chủ quan Nguồn: Tác giả tự tổng hợp xử lý 1.2.3. Các tác động của nợ xấu Nợ xấu là kết quả của mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo gây nên sự đổ vỡ lòng tin. Nợ xấu luôn song hành cùng hoạt động tín dụng theo một quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro. Vì vậy khi đưa ra một món cho vay thì ngân hàng đã phải xác định nguy cơ phát sinh nợ xấu. vấn đề ở chỗ cần xác định xem tỷ lệ nợ xấu thế nào là phù hợp, tỷ lệ mắc là cao và bắt đầu ảnh hưởng xấu đến hoạt động của NHTM. Theo chuẩn mực quốc tế hiện nay thì tỷ lệ nợ xấu có thể chấp nhận được là dưới 5%. Yêu cầu về tỷ lệ nợ xấu được đưa ra vì khi nợ xấu ở mức độ cao sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng đối với NHTM và nếu xảy ra ở trên diện rộng có thể dẫn đến khủng hoảng cho nền kinh tế Nợ xấu có những tác động chính ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế và làm ảnh hưởng đến hoạt động của các NHTM như sau: ❖ Đối với các Ngân hàng thương mại:  Giảm lợi nhuận của ngân hàng: Nợ xấu làm cho doanh thu thấp dẫn đến tình trạng thua lỗ. Hơn nữa kể cả trường hợp không lỗ thì do nợ xấu phát sinh, các khoản chi phí cũng tăng lên đáng kể: nó bao gồm chi phí trả lãi tiền gửi, chi phí quản lý nợ xấu, chi phí trích lập DPRR và các chi phí khác liên quan. Việc gia tăng các khoản chi phí khiến cho lợi nhuận còn lại cũng trở nên thấp hơn so với dự tính ban đầu.  Ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng: Do không thu hồi được các khoản cho vay, nợ xấu làm chậm quá trình luân chuyển vốn của ngân hàng. Trong khi đó ngân hàng vẫn phải có trách nhiệm thanh toán cho những khoản tiền gửi, điều - Môi trường thiên nhiên - Môi trường kinh tế - Môi trường pháp lý - Sự chỉ định của chính phủ - Yếu kém trong kinh doanh của khách hang - Đạo đức khách hàng - Chính sách tín dụng - Kiểm tra, kiểm soát - Chất lượng cán bộ (1) (2) Nợ xấu
  • 22. 13 này sẽ khiến ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ mất khả năng thanh toán. Với tỷ lệ nợ xấu ở mức cao còn có thể dẫn đến sự phá sản của các NHTM. Giảm uy tín của ngân hàng: Khi một ngân hàng có mức độ rủi ro của các tài sản có cao thì ngân hàng đó thường đứng trước nguy cơ mất uy tín của mình trên thị trường. Không một ai muốn gửi tiền vào một ngân hàng mà ngân hàng đó có tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu vượt quá mức cho phép, có chất lượng tín dụng không tốt và gây ra nhiều vụ thất thoát lớn. Thông tin về việc một ngân hàng có mức độ rủi ro cao thường được báo chí nêu lên và lan truyền trong dân chúng, điều này sẽ khiến cho uy tín của ngân hàng trên thị trường bị giảm mạnh gây nên sự bất lợi trong hoạt động cạnh tranh với các ngân hàng khác.  Đối với nền kinh tế Đối với nền kinh tế, tác động của nợ xấu là tác động gián tiếp thông qua mối quan hệ hữu cơ: Ngân hàng- khách hàng- nền kinh tế. Theo đó, nợ xấu làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh ngân hàng cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển nền kinh tế. Nợ xấu phát sinh sẽ làm hạn chế khả năng khai thác đáp ứng vốn, khả năng cung ứng các dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế. Mặt khác, nợ xấu phát sinh do khách hàng, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh kém hiệu quả sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế do vốn ứ đọng, sản xuất kinh doanh đình trệ. 1.3. Quản lý nợ xấu ngân hàng thương mại theo Hiệp ước Basel 1.3.1. Quan điểm về quản lý nợ xấu Theo ủy ban Basel, quản lý nợ xấu NHTM được hiểu như sau: "Quản lý nợ xấu của ngân hàng thương mại là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững; trong đó tăng cường các biện pháp nhằm phòng ngừa nợ xấu, đi kèm với các biện pháp xử lý nợ xấu đã phát sinh, từ đó nhằm tăng doanh thu, giảm chi phí và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kinh doanh cả trong ngắn hạn và dài hạn của ngân hàng thương mại" Mục tiêu của quản lý nợ xấu: Quản lý nợ xấu là một bộ phận của quản lý RRTD, đây là một trong những hoạt động chủ đạo của NHTM. Quản lý nợ xấu phải hướng vào việc đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động tín dụng và không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của NHTM. Quản lý nợ xấu phải hướng vào mục tiêu đem lại cách xử lý có hiệu quả nhất và giảm tới mức thấp nhất tổn thất cho NHÂN Nói một cách cụ thể thì quản lý nợ xấu luôn phải nhằm vào việc hạ thấp tổn thất, nâng cao mức độ an toàn kinh doanh của một NHTM bằng các chính sách, các biện pháp quản lý, giám sát hoạt động tín dụng khoa học và có hiệu quả. Thang Long University Library
  • 23. 14 Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, đòi hỏi các nước phải tự do hóa, mở cửa thị trường trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Do vậy, các hoạt động ngân hàng cần được thực hiện và quản lý thông qua các tiêu chuẩn, tiêu chí có tính thông lệ quốc tế, đặc biệt là hoạt động quản lý nợ xấu NHTM. 1.3.2. Nội dung quản lý nợ xấu Để biến các mục tiêu quản lý nợ xấu trở thành hiện thực thì chúng ta phải nghiên cứu nội dung của việc quản lý nợ xấu là gì? Việc quản lý nợ xấu được tiến hành theo một trình tự nhất định, bao gồm những vấn đề sau: 1.3.2.1. Nhận biết và phân loại nợ xấu Nhận biết nợ xấu là bước đầu tiên trong quá trình quản lý nợ xấu ngân hàng, mà trong đó NHTM sẽ căn cứ vào một số tiêu thức nhất định để nhận diện hoặc xác điều khoản nợ đó có phải là nợ xấu hay không. Để nhận biết các khoản nợ xấu, mỗi quốc gia với sự phát triển của hệ thống ngân hàng và gửi trường tài chính khác nhau sẽ có những quan điểm khác nhau. Một số tiêu chí thường được các NHTM sử dụng trong việc nhận biết nợ xấu là:  Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) Theo BIS có thể nhận diện nợ xấu thông qua ít nhất là một trong hai dấu hiệu sau: - Khoản nợ đó quá hạn ít nhất 90 ngày - Có dấu hiệu rõ rệt cho thấy khả năng tài chính của khách hàng đang bị giảm sút gây nguy hại đến việc trả nợ ngân hàng. Như vậy, mặc dù một khoản cho vay có vấn đề đều mang những nét đặc thù riêng nhưng chúng đều có những nét chung góp phần cảnh báo cho ngân hàng vấn đề rắc rối đã bắt đầu nảy sinh. Và cơ sở để nhận diện nợ xấu là dựa vào thời gian quá hạn trả nợ trên 90 ngày hoặc khả năng trả nợ là đáng nghi ngờ.  Công ty Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) Để có thể nhận diện nợ xấu FILE dựa vào những dấu hiệu sau đây: Nhóm các dấu hiệu liên quan đến nghĩa vụ với ngân hàng - Xuất hiện nợ quá hạn do khách hàng không có khả năng hoàn trả hoặc khách hàng không muốn trả nợ hoặc do việc tiêu thụ hàng, thu hồi công nợ chậm hơn dự tính - Việc thanh toán tiền không đúng kế hoạch - Những kế hoạch trả nợ mà người vay đã cam kết liên tục bị phá vỡ. Kì hạn của khoản cho vay bị thay đổi liên tục và khách hàng luôn yêu cầu được gia hạn nợ. - Các số liệu và tài liệu cần thiết không được kê khai chính xác và nộp theo đúng kế hoạch: Phân biệt và Phân loại nợ xấu Đo lường Nợ xấu Ngăn ngừa Nợ xấu Xử lý nợ xấu
  • 24. 15 - Các tài liệu quan trọng được yêu cầu nộp cho ngân hàng như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh các báo cáo tài chính luôn bị trì hoãn một cách bất thường hay không có sự giải thích của người vay. Ngân hàng có sự nghi ngờ về số liệu kê khai, hay số liệu về doanh thu và dòng tiền thực tế có sự chênh lệch khá lớn so với mức dự kiến khi khách hàng xin vay - Tài sản đảm bảo không đủ tiêu chuẩn, giá trị tài sản đảm bảo bị giảm sút so với đỊnh giá khi cho vay. Có dấu hiệu tài sản đã cho người khác thuê, bán hay trao đổi hoặc đã biến mất không còn tồn tại Nhóm các dấu hiệu liên quan đến hoạt động kinh doanh của khách hàng - Những thay đổi bất thường trong phương pháp mà người vay sử dụng như phương pháp để tính khấu hao TSCĐ, trả tiền lương, tính giá tả hàng tồn kho, tính thuế... - Thị giá cổ phiếu trên thị trường có những thay đổi bất thường, có thể rõ nguyên nhân hoặc chưa rõ nguyên nhân nhưng những thay đổi này theo chiều hướng không có lợi cho doanh nghiệp vay vốn. - Những thay đổi bất thường ngoài dự kiến và không giải thích được trong số dư tiền gửi của khách hàng. - Khách hàng hoạt động thua lỗ trong một hoặc nhiều năm, đặc biệt thể hiện thông qua chỉ số lợi nhuận ròng trên tài sản của người vay (ROA), lợi nhuận ròng trên vốn cổ phần (ROE) hay thu nhập trước trả lãi và thuế (EBIT) - Những thay đổi bất lợi trong cơ cấu vốn của người vay như tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ phải ta trên tổng tài sản, khả năng thanh khoản hay mức độ hoạt động. - Sự thay đổi thường xuyên về tổ chức ban lãnh đạo doanh nghiệp; có những bất đồng và mâu thuẫn trong ban lãnh đạo, tranh chấp trong quá trình quản lý. Như vậy, FILE lại nhận diện nợ xấu qua các nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với ngân hàng không được thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ. Ngoài ra, nợ xấu còn được nhận diện thông qua những sự thay đổi bất thường trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, quan điểm này của FILE phần nào không phản ánh chính xác các khoản nợ xấu. Bởi hai dấu hiệu trên có thể cùng xuất hiện những mức độ rủi ro lại có thể khác nhau dẫn đến việc khoản nợ đó có thể là nợ xấu hoặc không. Vì vậy, ngoài việc căn cứ vào thời gian quá hạn trả nợ trên 90 ngày, việc nhận diện nợ xấu có thể được nhận biết thông qua khả năng trả nợ của khách hàng, và khả năng trả nợ này được đánh giá dựa trên khả năng xảy ra rủi ro cao. Sau khi đã được nhận biết, nợ xấu sẽ được phân loại vào các nhóm nợ có mức độ rủi ro khác nhau. Các quốc gia, các tổ chức tài chính quốc tế khác nhau đều có cách phân loại nợ xấu riêng của mình. Tác giả xin đưa ra một số cách phân loại nợ xấu phổ biến, cụ thể là:  Phân loại nợ theo Ngân hàng thanh toán quốc tế Thang Long University Library
  • 25. 16 Theo BIS thì các khoản nợ được phân loại như sau: (1) Nợ đủ tiêu chuẩn: Khoản vay có khả năng được thanh toán (2) Nợ cần chú ý đặc biệt: Các khoản cho vay với doanh nghiệp mà có thể có khó khăn trong việc thu hồi (3) Nợ dưới chuẩn: Những khoản cho vay mà tiền lãi hoặc gốc thanh toán đã quá hạn 3 tháng. Ngân hàng sẽ trích tỷ lệ 10% dự phòng cho các khoản vay bị xếp vào loại dưới chuẩn (4) Nợ nghi ngờ: Là những khoản vay có nghi ngờ trong việc thanh toán và được xác định là sẽ gây ra tổn thất. Ngân hàng trích tỷ lệ dự phòng là 50% cho các khoản cho vay có nghi ngờ. (5) Nợ có khả năng mất vốn: Các khoản nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi được áp dụng các biện pháp bảo vệ theo luật phá sản. Các ngân hàng sẽ . trích tỷ lệ dự phòng là 100% cho các khoản vay này. Với cách phân loại nợ của BIS, thì nợ xấu là các khoản nợ thuộc 3 nhóm cuối và chúng sẽ được đánh giá theo mức độ khó khăn khi thu hồi.  Phân loại nợ theo Ngân hàng thế giới (WB) Ngân hàng thế giới đã tiến hành phân loại nợ theo bảng sau: Nguồn: Ngân hàng thế giới Theo cách phân loại nợ mà WB đưa ra, thì nợ xấu cũng được xếp lần lượt vào ba nhóm cuối, và được phân loại dựa trên tiêu chí: thời gian quá hạn trả nợ và khả năng trả nợ. Bảng 1.1: Phân loại nợ của Ngân hàng thế giới Khoản vay Những đặc thù và thời hạn Đạt tiêu chuẩn - Không nghi ngờ gì về khả năng trả nợ - Tài sản được bảo đảm hoàn toàn bằng tiền hoặc tương đương - Quá hạn dưới 90 ngày Cần theo dõi - Những điểm yếu tiềm tàng có thể ảnh hưởng tới khả năng trả nợ - Các điều kiện kinh tế hoặc viễn cảnh tài chính khó khăn - Quá hạn dưới 90 ngày. Dưới tiêu chuẩn - Các nhược điểm rõ rệt về tín dụng có thể ảnh hưởng tới khả năng trả nợ - Những khoản nợ đã được thỏa thuận lại - Quá hạn từ 90- 180 ngày Đáng ngờ - Không chắc thu hồi được toàn bộ nợ dựa trên các điều kiện hiện tại. - Có khả năng thất thoát. - Quá hạn tổ 180- 360 ngày Mất vốn - Các khoản vay không thu hồi được - Quá hạn hơn 360 ngày.
  • 26. 17  Phân loại nợ theo Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) Tại Nhật Bản đưa vào số ngày khất nợ và các nhân tố khác thì dư nợ tín dụng chỉ được phân thành ba nhóm: Nợ tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ mất vốn trong đó hai nhóm nợ sau là nợ xấu . Như vậy, nợ xấu được xếp vào hai nhóm cuối: Nợ nghi ngờ và nợ mất vốn.  Phân loại nợ theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) Tại Việt Nam, từ năm 2000, nợ xấu gắn liền với nợ tồn đọng theo Quyết định 149/2001/QĐ-TTg. Mặc dù nội dung Quyết định 149/2001/QĐ-TTg không quy định cụ thể về nợ xấu, nhưng theo Quyết định này có thể hiểu nợ xấu bao gồm các khoản nợ tồn đọng phát sinh trước 31/12/2000 và không có khả năng trả nợ, mặc dù ngân hàng áp dụng nhiều giải pháp theo quy định hiện hành nhưng vẫn không thu hồi được nợ. Trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định này, theo đề nghị của NHNN và các NHTM, Thủ tướng Chỉ gửi phủ đã cho phép đưa vào trong đề án xử lý nợ tồn đọng đối với một số khoản nợ chưa quá hạn trước 31/12/2000 nhưng có đủ căn cứ để xác định khả năng khó thu hồi nợ. Như vậy, việc phân loại các khoản nợ xấu không căn cứ vào thời gian quá hạn cụ thể mà căn cứ vào tính chất và khả năng thu hồi nợ thông qua các biện pháp bảo đảm của khoản vay (có tài sản bảo đảm hoặc không có tài sản bảo đảm) và tình trạng pháp lý khách hàng (không còn tồn tại hoặc còn tồn tại, hoạt động) để phân loại thành 3 nhóm nợ với các cơ chế xử lý khác nhau, bao gồm: - Nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm (nợ tồn đọng nhóm 1); - Nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm và không còn đối tượng thu hồi (nợ tồn đọng nhóm 2); - Nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm những con nợ đang còn tồn tại, hoạt động (nợ tồn đọng nhóm 3). Ngày 22/04/2005, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về việc ban hành “Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD”. Nợ xấu của các TCTD được xác định theo sát thông lệ quốc tế (phân loại căn cứ vào thực trạng kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng chứ không chỉ căn cứ vào thời gian quá hạn của khoản cấp tín dụng). Theo đó, các khoản nợ của TCTD phân loại theo 5 nhóm nợ có thể dựa trên phương pháp phân loại nợ định lượng hoặc định tính. Phân loại nợ theo phương pháp định lượng: (Điều 6 — QĐ 493/2005) Nhóm 1 - Nợ đủ tiêu chuẩn: Các khoản nợ trong hạn mà TCTD đánh giá đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn. Khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 1 khi khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi lãi treo kỳ hạn đã được cơ cấu lại Thang Long University Library
  • 27. 18 tối thiểu trong vòng 1 năm đối với các khoản nợ trung và dài hạn, ba tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn và được TCTD đánh giá là có khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn theo thời hạn đã được cơ cấu lại. Nhóm 2 - Nợ cần chú ý: Bao gồm các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn cơ cấu lại. Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 2. Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn: Bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 90 -180 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn cơ cấu lại.Các khoản nợ khác được phân vào rượu 3. Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ: Bao gồm các khoản nợ quá hạn dưới 180-360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn 90-180 ngày theo thời hạn cơ cấu lại.Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 4. Nhóm 5- Nợ có khả năng mất vốn: Bao gồm các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn cơ cấu lại.Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 5. Như vậy, nếu phân loại theo phương pháp định lượng, thì nợ xấu được các NHTM Việt Nam phân loại vào ba nhóm cuối, và là các khoản nợ có thời gian quá hạn từ 90 ngày trở lên. 1.3.2.2. Đo lường nợ xấu Sau khi nhận biết được nợ xấu, các NHTM sẽ tiến hành đo lường, ước lượng xác suất vỡ nợ và tổn thất mà khoản nợ xấu đó gây ra. Nếu các NHTM có thể ước lượng xác suất vỡ nợ tức là ngân hàng đã đo lường được nợ xấu theo phương pháp định lượng. Còn nếu chỉ dự đoán, nhưng không ước lượng xác suất xảy ra tổn thất thì ngân hàng mới chỉ đo lường theo phương pháp định tính. Trong phương pháp đo lường rủi ro định lượng, theo các điều khoản của hiệp ước Basel II, các NHTM được chấp thuận sử dụng phương pháp dựa trên xếp hạng nội bộ cơ bản (Poundation .Internal Ratings Based - F-IRB ) để đánh giá và đo lường RRTD. Phương pháp F-IRB này là một trong những nhân tố rất mới và đặc biệt của Basel H cho phép tự bản thân các ngân hàng có thể ước tính được rủi ro. Phương pháp này phù hợp cho ngân hàng với nhiều quy mô khác nhau, nhiều cấu trúc khách hàng doanh nghiệp khác nhau và dựa trên những danh mục rủi ro khác nhau. Cơ sở lý thuyết của phương pháp F-IRB là dựa trên mô hình gia đình một nhân tố đối với RRTD. Trong đó, khả năng không trả được nợ vay của khách hàng được đánh giá dựa vào sự chênh lệch giữa giá trị tài sản thế chấp và giá trị danh nghĩa của khoản nợ vay. Giá trị tài sản của các doanh nghiệp sẽ là một biến thay đổi theo thời gian, chịu một phần tác động của các biến cố ngẫu nhiên như sự thay đổi theo thị trường hay chính sách. Khả năng vỡ nợ sẽ xuất hiện một khi giá trị tài sản của người đi
  • 28. 19 vay quá thấp so với giá trị danh nghĩa của khoản nợ. Để đo lường nợ xấu, ngân hàng cần thực hiện hai nội dung công việc chính sau: bước 1: Xác định giá trị tài sản "Có" rủi ro tín dụng 5 Tiến hành phân loại tài sản "Có" theo các nhóm khách hàng : (a) doanh nghiệp; (b) chính phủ hoặc cơ quan nhà nước khác; (c) ngân hàng; (d) cá nhân... 5 Xác định giá trị của các cấu phần rủi ro, bao gồm: Xác suất vỡ nợ (PI - Probability of Deyault): Đo lường khả năng xảy ra rủi ro tín dụng tương ứng trong một Khoảng thời gian (thường là một năm), Tổn thất do vỡ nợ ỢLGD—Loss Given Defauld). Những tổn thất phát sinh trên cơ sở Vỡ nợ của khách hàng, được mô tả bằng một tỷ lệ phần trăm trên giá ii danh nghĩa của khoản cho vay. Các ngân hàng phải ước tính phần LGD này cho các khoản phải đối đối với một doanh nghiệp, cơ quan chính phủ và các ngân hàng khác. Trong phương pháp F-IRB5 các khoản phải đối chính đối với các công ty, cơ quan chính phủ và các ngân hàng (không có tài sản đảm bảo) sẽ được chỉ định giá trị LGD là 45%, nếu là các khoản phải đổi phụ đối với các tổ chức trên thì sẽ được chỉ định là 75%. Đối với các khoản phải đối (có tài sản đảm bảo) ]à khoản phải thu, các khoản cầm cố, bất động sản thương mại (CRE) và bất động sản cụ tra (RRE) và các tài sản đảm bảo khác thỏa mãn điều kiện từ khoản 509 đến 524 theo quy inh của Basel H, thì được áp dụng các giá trị LGD tối thiểu mô tả trong bảng 1.2 dưới đây. Bảng 1.2: Giá trị LGD tối thiểu đối với các khoản phải đối có tài sản đảm bảo Tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. (EAD - Exposure At Default) Kỳ đáo hạn hiệu dụng (M - effective Maturity) Khi các ngân hàng sử dụng phương pháp UB cơ bản thì M sẽ là 2.5 năm (trừ các giao dịch repo với M chỉ là 6 tháng). Cơ quan giám sát quốc gia có thể lựa chọn mức yêu cầu trong phạm vi quyền Loại tài sản đảm bảo LGD tối thiểu Tài sản tài chính đủ tiêu chuẩn 0% Khoản phải thu 35% CRE/RRE 35% Khoản cần có khác 40% Nguồn: Basel Committee em Banking Supervision (2005), "International Comergence of Capital Management cmi Capital Standards (A RevisedFrcanework)” Thang Long University Library
  • 29. 20 hạn của mình (đối với những ngân hàng sử dụng cả UB cơ bản và nâng cao) để đo lường M. Tuy nhiên, M không được lớn hơn 5 năm. Tương tự, phương pháp tiếp cận tiêu chuẩn hóa, ngân hàng có thể ghi nhận tác động giảm thiểu rủi ro của các tài sản bảo đảm bằng cách điều chỉnh ghi giảm giá trị rủi ro LGD hoặc EAD. Tuy nhiên, để tránh trùng lặp, việc điều chỉnh giá trị rủi ro chỉ được thực hiện một lần, hoặc chỉ với LGD hoặc chỉ với AED.  Tính toán giá trị tài sản "Có" rủi ro theo công thức mà Basel n quy định (các nhóm khách hàng khác nhau sẽ áp dụng các công thức khác nhau).  Bước 2: Điều chỉnh giá trị vốn tự có dựa trên phần chênh lệch giữa tổng giá trị tổn thất dự kiến (EL) và tổng dự phòng rủi ro tín dụng  Để xác định tổng giá trị tổn thất dự kiến, ngân hàng phải cộng đơn giá trị tổn thất dự kiến của tất cả các khoản cho vay, phải đối thuộc các nhóm rủi ro khác nhau, trongđó: - Mức tổn thất dự kiến EL (%) của các khoản cho vay, phải đối bình thường đối với doanh nghiệp, chính phủ, ngân hàng : EL = PD X LGD - Còn đối với các khoản cho vay có vấn đề, ngân hàng phải sử dụng ước lượng tốt nhất về giá trị tổn thất dự kiến. Trong đó, giá trị tổn thất dự kiến EL của các khoản cho vay đặc biệt: bằng tịch số của 8% với hệ số rủi ro tương ứng của khoản vay và CẢI.  Xác định tổng giá trị dự phòng rủi ro tín dụng bằng tổng tất cả các loại dự phòng ( bao gồm dự phòng cụ thể, dự phòng chung cho rủi ro quốc gia, dự phòng chung cho các khoản cho vay, phải đối). Giá trị các khoản dự phòng cụ thể cho vốn góp cổ phần, các khoản chứng khoán hóa không được tính vào giá trị dự phòng rủi ro tín dụng.  So sánh tổng giá trị tổn thất đủ Tiền EL và tổng giá trị dự phòng rủi ro túi đựng, và điều chỉnh trực tiếp vào giá trị vốn tụ- cổ phần chênh lệch của hai giá trị này. Phương pháp F-IRB sẽ dựa trên việc đo lường những thiệt hại không mong đợi (UL - Unexpected Losses) và các thiệt hại dự đoán được trước (EL - Expected Losses). Hàm số hệ số rủi ro được sử dụng làm cơ sở tính toán nhu cầu vốn cần thiết cho các thiệt hại không mong đợi (UL). Phần thiệt hại có thể nhận biết trước (EL) sẽ được xem xét riêng.
  • 30. 21 Tỷ lệ lỗ tiềm năng EL: bù đắp bằng UL: bù đắp bằng UL: không được Dự phòng RRTD vốn tự có bù đắp Trong phương pháp F-IRB, độ tin cậy yêu cầu là 99,9%, nghĩa là có 0,1% xác suất vốn tự có của ngân hàng sẽ không đủ bù đắp tổn thất ngoài dự kiến (UL) và lúc này ngân hàng sẽ rơi vào inh trạng mất khả năng thanh toán. Riêng đối với các khoản mục ngoài bảng cân đối kế toán (ngoại trừ cam kết giao dịch hối đoái và chứng khoán phái sinh) sẽ được tính toán bằng cách nhận thêm với hệ số CCF. Có hai cách ước tính hệ số CCF này, phương pháp cơ bản và phương pháp nâng cao. - Theo phương pháp cơ bản thì các loại công cụ và hệ số CCF áp dụng sẽ giống trong phương pháp chuẩn. - Theo phương pháp nâng cao, các ngân hàng tư ước tính giá trị CCF cho từng khoản mục, ngoại trừ các khoản mục ấn định giá trị CCF là 100% trong phương pháp cơ bản. Riêng đối với các cam kết giao dịch hối đoái, lãi suất, vốn, và chứng khoán phát sinh liên quan đến hàng hóa thì F-IRB có quy định riêng. Ngoài phương pháp dựa trên xếp hạng nội bộ cơ bản, Hiệp ước Basel n còn cho phép các ngân hàng áp dụng phương pháp dựa trên xếp hạng nội bộ nâng cao (Advanced Internal Ratings Based: A-IRB) để đo lường rủi ro tín dụng. Trong phương pháp A-IRB thì việc ước tính LGD S có thể phản ánh hiệu quả tác động giảm thiểu rủi ro của hoạt động bảo lãnh và các sản phẩm tín dụng phát sinh thông qua việc điều chỉnh PI hoặc LGD. LGD phải được tính theo tỷ lệ phần trăm phần thiệt hại do vỡ nợ so với CÁI. Như vậy, ủy ban Basel đã cho phép các ngân hàng có hai sự lựa chọn: một là phương pháp UB cơ bản và hai là phương pháp UB nâng Phương pháp UB đối với rủi ro tín dụng có thể tóm tắt quá sơ đồ sau: Sơ đồ 1.3: Mối quan hệ của EL, UL Thang Long University Library
  • 31. 22 cao. Nếu sử dụng UB cơ bản, các ngân hàng chỉ từ ước tính PI và dựa trên ước tính của cơ quan giám sát về các thành tố rủi ro khác. Nếu sử dụng UB nâng cao, ngân hàng sẽ phải tự đưa ra ước tính cho tất cả thành tố rủi ro bao gồm PI, LGD và CẢI, đồng thời tự tính toán biển số M, nhưng phải tuân theo các chuẩn mực tối thiểu. Đối với cả hai phương pháp cơ bản và nâng cao, các ngân hàng phải luôn luôn sử dụng hạn số hệ số rủi ro theo quy định cụ thể của hiệp ước. Mặc dù việc tính toán nhu cầu vốn tối thiểu là chỉ nhằm bù đắp cho các thiệt hại không mong đợi (UL), nhưng các ngân hàng cũng phải tự xử lý để bù đắp các thiệt hại biết trước có thể ước tính được (EL) dựa trên cơ sở tương tự, bao gồm chính sách giá, dự phòng và xử lý loại bỏ hoàn toàn. 1.3.2.3. Ngăn ngừa nợ xấu Đối với các biện pháp ngăn ngừa nợ xấu, luận án xin được đưa ra các nguyên tắc chung, và đặc biệt có sự tham khảo một số nguyên tắc cơ bản của Basel.  Xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng Xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng là xây dựng cách thức quản lý rủi ro tín dụng tổng thể của một ngân hàng, trong đó thể hiện được cách thức tổ chức quản lý, thực hiện quy trình tín dụng, nhận biết, đo lường, kiểm soát rủi ro tín dụng nhân khống chế rủi ro trong một giới hạn cho phép theo nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận. Hiện nay, nhiều ngân hàng trên thế giới đã bắt đầu quan tâm đến việc xác định cho mình mô hình quản lý rủi ro thích hợp để nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro chứ không đưa ra các phương pháp quản lý rủi ro dàn trải như trước đây. Việc xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng giúp cho ngân hàng có sự như nhận chưa xác hơn về triển vọng kinh doanh của ngân hàng trong tương lai, từ đó có khả năng hoạch định chính sách kinh doanh phù hợp. So với các chỉ tiêu phản ánh thực tế kinh doanh như doanh thu, mức sinh lời, các khoản lãi và phí.. .thì "rủi ro" lại mang tính dự đoán. Nói đến rủi ro tức là nói đến những biến cố xảy ra không chắc chắn. Và trên thực tế thì người ta có thể bỏ qua những kết quả xảy ra trong tương lai để chú trọng hơn vào những mục tiêu trước mắt. Việc xem nhẹ rủi ro như vậy có nghĩa là ngân hàng có thể sẽ phải chịu những tổn thất nặng nề xảy đến trong tương lai. Chính bởi vậy, quan tâm đến việc áp dụng mô hình quản lý rủi ro có nghĩa là các nhà ngân hàng đã đưa rủi ro vào thành một vấn đề cấp thiết trong hoạt động kinh doanh bên cạnh mục tiêu "lợi nhuận " ngay cả khi rủi ro chưa xảy ra. Cụ thể trong việc xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng, cần phải giải quyết các vấn đề cơ bản là: Mô hình quản lý sẽ hoạt động theo phương thức nào (tập trung hay phân tán), cách thức đo lượng rủi ro thế nào (định tính hay đi gửi lượng), và Hệ thống kiểm soát rủi ro ra sao? (sử dụng mô hình kiểm soát đơn hay kiểm soát kép).
  • 32. 23 Xây dựng chiến lược quản lý rủi ro Cần có chiến lược quản lý rủi ro phù hợp với chiến lược kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ và có thể được điều chỉnh một cách linh hoạt tùy theo diễn biến lùi trưởng tín dụng. Chiến lược quản lý rủi ro nói chung nhằm hạn chế nợ xấu phát sinh phải chỉ rõ điểm mạnh điểm yếu của ngân hàng, các cơ hội cũng như các mối đe dọa từ môi trường kinh doanh... Chiến lược phát được hoạch định một cách nhất quán về các thứ tự ưu tiên cho đến các mục tiêu có sự xung đột trong hoạt động kinh doanh. Chiến lược phòng ngừa, hạn chế rủi ro phải đặc biệt chú trọng đến việc đa dạng hóa danh mục tín dụng trên cơ sở phân bổ hợp lý các nguồn vốn cũng như chi phí quản lý rủi ro sẽ được hình thành trên cơ sở là một bộ phận hữu cơ phù hợp và gắn chặt với chiến lược kinh doanh tổng thể của ngân hàng. Theo nguyên tắc 1 của ủy ban Basel về phòng ngừa nợ xấu: - Một ngân hàng cần phát triển một chiến lược hay kế hoạch quản lý rủi ro tín dụng (chấp nhận một tỷ lệ nợ xấu phù hợp), trong đó xây dựng các mục tiêu hướng dẫn cho các hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng và thực hiện các chính sách và thủ tục cần thiết để tiến hành các hoạt động này. HĐQT có trách nhiệm phê duyệt và định kỳ xem xét chiến lược quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng. - Chiến lược hoạt động ngân hàng phản ánh mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng với mức sinh lời nhất định mà ngân hàng kỳ vọng. Cụ thể, chiến lược quản lý rủi ro cần thể hiện tuyên bố của ngân hàng trong việc sẵn sàng cấp tín dụng dựa trên loại hình rủi ro tiềm năng, ngành kinh tế, vị trí địa lý, đồng tiền, kỳ hạn và mức sinh lời dụ Điển. Chiến lược cũng có thể xác định thị trường mục tiêu và các đặc tính tổng quát mà ngân hàng muốn đạt được trong danh mục tín dụng. - Chiến lược chấp nhận một tỷ lệ nợ xấu cần được phổ biến hiệu quả trong toán ngân hàng. Một nhân viên ngân hàng cần hiểu rõ và có trách nhiệm tuân thủ các thủ tục và chính sách đã đề ra. HĐQT giao Ban Giám đốc quản lý các hoạt động tín dụng do ngân hàng tiến hạng i và các hoạt động này được thực hiện trong phạm vi chiến lược, chính sách và mức độ chấp nhận rủi ro đã được HĐQT phê duyệt. Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm đối với các khoản nợ xấu phát sinh Như đã phân tích ở trên, nợ xấu phát sinh từ nhiều nguyên nhân: từ môi trường kinh doanh, những rủi ro từ phía người vay và cả sự yếu kém chủ quan của ngân hàng cho vay. Riêng các nguyên nhân chủ quan về phía ngân hàng dẫn đến nợ xấu thì hầu hết bắt nguồn từ công tác thẩm định, kiểm soát tín dụng không tuân thủ nguyên tắc 6 Es trong thẩm định và kiểm soát tín dụng. Như vậy, khi những khoản nợ có nguy cơ chuyển thành nợ xấu thì các ngân hàng cần phải xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm đối với những khoản nợ này. Đối với các khoản nợ, ngay từ những khoản nợ thuộc nhóm 2 đã cần phải sớm Thang Long University Library
  • 33. 24 phân tích nguyên nhân và có biện pháp tín dụng, không để kéo dài thời gian quá hạn, dễ dẫn đến nguy cơ nợ xấu. Quy chế cho vay của TCTD quy định khách hàng chỉ cần quá hạn nợ gốc và/hoặc lãi vay một ngày thôi, cũng đủ để toàn bộ dư nợ gốc của hợp đồng tín dụng bị chuyển sang nợ quá hạn, phân loại vào trạng thái nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý). Đó là chưa nói đến việc phân tích định tính về khả năng trả nợ bị suy giảm ước lượng mức tổn thất giá trị nợ gốc để phân vào nợ nhóm 2. Chính vì vậy, việc phân loại nợ phải được thực hiện tự động hóa một cách minh bạch trên phần mềm quản lý nợ toàn hệ thống khiến cho nợ quá hạn các nhóm tự động phát sinh trên hồ sơ quản lý món vay và cân đối kế toán. Yêu cầu cảnh báo sớm nợ nhóm 2 đòi hỏi ngân hàng cho vay phải kiểm tra trực tiếp và thu thập thông tin về khách hàng để giải đáp ngày câu hỏi: Nguyên nhân nào dẫn đến chậm trả lãi và / hoặc gốc của khách hàng? 5 Nguyên nhân trực tiếp: do lỗ một phi vụ, do công nợ không thu được, do mất thị phần, do lo sản phẩm hỏng không bán được, do bị lừa đảo... 5 Nguyên nhân sâu xa: do thiếu vốn chủ sở hữu, lỗ kéo dài, động ngân quỹ án, đầu to tràn lan, sử dụng vốn sai mục đích, dự án kém hiệu quả, mất thị trường đầu vào, đầu ra, năng lực quản lý yếu... Để phòng ngừa thủ thuật vay đáo hạn nợ như đã nêu thì kể cả trường hợp khách hàng có nguồn trả nợ nhóm 2, ngân hàng cho vay cũng cần "viếng thăm" khách hàng để tìm hiểu xem nguồn trả nợ từ đầu. Nếu khoản nợ nhóm 2 quá hạn được khắc phục trong quá 30 ngày, nguồn trả nợ thực chất từ chủ chuyển vốn kinh doanh lành mạnh thì có thể yên tâm về tình hình tài chính người vay. Ngược lại nếu việc chậm lại / gốc được xác định là có dấu hiệu, nguyên nhân bất ổn trong kinh doanh thì rõ ràng không còn là tình hướng chậm trả lãi tạm thời mà cán bộ tín dụng phải báo cáo lãnh đạo tín dụng và đề xuất xử lý. Lúc này việc phát hiện, cảnh báo số sẽ có tác động tích cực cho cả hai bên nhằm kịp thời khắc phục khó khăn. Nếu quá hạn do một lô hàng thua lỗ, một khoản công nợ đọng cũng còn lời cảnh báo của ngân hàng cho vay để người vay tìm nguồn trả nợ, đồng thời xem xét, sửa đổi quyết đi gửi kinh doanh nhân phòng tránh rủi ro. Nếu quá hạn do những khó khăn tài chính sâu xa thì kết quả này giúp cả hai bên cùng thống nhất về giải pháp trả nợ, thống nhất lộ trình xử lý nợ toàn diện. Riêng với ngân hàng cho vay, cần xây dựng sẵn một ma trận xử lý RRTD hợp lý tùy vào thực tế. Với ý nghĩa là nợ cần chú ý, nợ nhóm 2 được coi như chiếc nhiệt kế đo lường và cảnh báo sớm mức độ RRTD tại ngân hàng. Cho dù là món vay lớn hay món vay nhỏ, cho vay doanh nghiệp nhà nước hay kinh tế dân doanh, cho vay có hay không có tài sản bảo đảm thì khả năng phát sinh nợ nhóm 2, nguy cơ chuyển từ nợ nhóm 2 sang nợ xấu là hết sức tiềm ẩn ở một ngân hàng cho vay.
  • 34. 25 Như vậy, việc xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm đối với các khoản nợ xấu phát sinh cần được đặc biệt quan tâm. Hệ thống này phải bao gồm các thủ tục và quy trình thích hợp để xây dựng một hệ thống cảnh báo toàn diện. Một quy trình cảnh báo sớm điển hình bao gồm rất nhiều các yếu tố cơ bản, trong đó tính đầy đủ, cập nhật và chính xác của thông tin là yếu tố then chốt. Thực hiện tốt quy trình quản lý tín dụng: Bản thân hoạt động túi đựng luôn chứa đựng nguy cơ rủi ro tiềm ẩn, chính vì vậy, các ngân hàng khi xem xét cho vay đều phải thực hiện nghiêm ngặt quy trình quản lý tín dụng: từ khâu thẩm định, giải ngân cho vay đến các khâu kiểm tra trước và sau khi cho vay... Việc thực hiện và quản lý nghiêm ngặt quy trình quản lý tín dụng sẽ giúp cho ngân hàng tránh được rủi ro các khoản nợ xấu phát sinh, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm và các thiếu sót trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Xuất phát từ yêu cầu này, việc xây dựng các trình tự và thủ tục đó sao cho có hiệu quả luôn là đòi hỏi bức xúc. sổ tay tín dụng cần quy định cụ thể, chi tiết, rõ ràng thủ tục, quy trình, trình tự một công việc có liên quan đến hoạt động tín dụng, kể từ khi nhận đơn xin vay đến khi thu hồi được toàn bộ gốc và lãi của khoản vay đó. Việc xây dựng sổ tay tín dụng nhằm mục đích làm cho hoạt động tín dụng được thực hiện một cách quy củ và thống nhất. Thông thường quy trình tín dụng được thực hiện theo trình tự như bằng 1.3 sau: Bảng 1.3. Quy trình tín dụng Giai đoạn Công việc Ghi chú Đề nghị cấp tín dụng (1) Lập hồ sơ đề nghị cấp hạn mức tín dụng gồm - Các điều khoản giao dịch - Hồ sơ, giấy tờ - Các thông tin về tài chính và hoạt động kinh doanh của khách hang - Quá trình quan hệ giữa ngân hang và khách hang - Tài sản thế chấp Phân tích và thẩm định hồ sơ tín dụng (2) Phân tích các rủi ro tiềm tang trong giao dịch gồm: - Rủi ro về khả năng thanh toán - Rủi ro về hồ sơ phát sinh từ đặc điểm riêng của từng giao dịch Thang Long University Library
  • 35. 26 Phân tích và thẩm định hồ sơ tín dụng – rủi ro liên quan đến khách hang (3) Phân tích rủi ro mất khả năng thanh toán của khách hang gồm: - Chất lượng của từng khoản tín dụng và năng lực thực hiện hợp đồng. - Các yếu tố về ngành kinh doanh - Mức độ rủi ro của các khoản tín dụng hiện thời Phân tích và thẩm định hồ sơ tín dụng – rủi ro liên quan đến khách hang (3) Phân tích rủi ro mất khả năng thanh toán của khách hang gồm: - Chất lượng của từng khoản tín dụng và năng lực thực hiện hợp đồng. - Các yếu tố về ngành kinh doanh - Mức độ rủi của các khoản tín dụng hiện thời Việc phân tích và đánh giá có thể được thực hiện nội bộ trong ngân hang hoặc kết hợp phân tích của bên thứ 3 ( tổ chức đánh giá và hạng tín dụng ). Quy trình này có thể hoặc không bao gồm việc đánh giá chi tiết việc mất khả năng thanh toán và tỷ lệ thu hồi vốn Đánh giá rủi ro tín dụng (4) Đánh giá rủi ro tín dụng trên cơ sở: - Rủi ro không thực hiện được nghĩa vụ theo hợp đồng - Xây dựng các điều khoản tín dụng để phòng tránh các rủi ro Qúa trình này tập trung đánh giá: - Các rủi ro đối với từng khách hang hơn là yếu tố ảnh hưởng lên nhóm khách hang. - Tránh các rủi ro tín dụng hơn là việc cây dựng mối quan hệ giữa các rủi ro và lợi nhuận. - Qúa trình mang tính chất chủ quan hơn là khách quan và có thể dựa vào cả đánh giá nội bộ và của bên tư vấn Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Xây dựng hạn mức tín dụng (5) Đơn xin cấp tín dụng có thể được chấp thuận hoặc bị từ chối . Việc chấp nhận có thể tùy thuộc vào số điều kiện ( thường là yêu cầu về hồ sơ thế chấp, các điêu khoản rang buộc tín dụng, hợp đồng) Hiếm khi sử dụng các yếu tố về giá cả ( lãi suất, phí) để làm rang buộc tín dụng.