SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  85
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y – DƢỢC
NGUYỄN THỊ NHIỄU
TỶ LỆ VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA TẬT KHÚC XẠ
ĐẾN SỨC KHỎE VÀ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH PHÚ THỌ
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
Thái Nguyên, 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn do tôi thu thập là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu khoa học nào.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2012
HỌC VIÊN
Nguyễn Thị Nhiễu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ii
LỜI CẢM ƠN
Sự hoàn thành của luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân học viên
là nhờ sự giúp đỡ tận tình và hỗ trợ tích cực của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo Sau
đại học, Bộ môn Nhi – Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên đã tạo điều
kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn TS
Trịnh Hoàng Hà và PGS. TS. Phạm Trung Kiên, những người Thầy đã chỉ
cho tôi hướng nghiên cứu, luôn động viên và tận tình hướng dẫn từng bước cụ
thể và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Luận văn này không thể thành công nếu không có sự giúp đỡ, ủng hộ và
tham gia nhiệt tình của Ban Giám đốc và các đồng nghiệp tại Trung tâm
Chăm sóc mắt tỉnh Phú Thọ, Ban giám hiệu, các giáo viên và học sinh các
trường THCS Văn Lang, trường THCS Tiên Phong và trường THCS Lê Quý
Đôn. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Đốc, Phòng Tổ chức cán bộ Sở Y
Tế, Ban Giám đốc Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Phú Thọ - nơi
tôi công tác đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, đồng nghiệp và những
người bạn thân thiết đã luôn giúp đỡ, động viên, khích lệ và chia sẻ khó khăn
trong thời gian tôi học tập để hoàn thành khóa học.
Xin chân thành cảm ơn!.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2012.
HỌC VIÊN
Nguyễn Thị Nhiễu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................................................................................................ii
MỤC LỤC .................................................................................................................................................................................................... iii
CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG........................................................................................................................................................................... v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ..............................................................................................................................................................vi
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN.......................................................................................................................................................... 4
1.1. Sơ lược giải phẫu, sinh lý cơ quan thị giác....................................................................................... 4
1.2. Định nghĩa và phân loại tật khúc xạ........................................................................................................... 5
1.3. Vài nét lịch sử về nghiên cứu tật khúc xạ học đường........................................................ 7
1.4. Ảnh hưởng của tật khúc xạ................................................................................................................................... 18
1.5. Vài nét sơ lược về tỉnh Phú Thọ................................................................................................................... 24
Chương 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................... 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................................................................ 26
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................................................................. 26
2.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................................................................ 26
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................................................. 37
3.1.Một số thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ................................................................ 37
3.2. Thực trạng tật khúc xạ học đường ........................................................................................................... 39
3.3. Ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh.. .......... 43
Chương 4: BÀN LUẬN ........................................................................................................................................................... 47
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.................................................................................. 47
4.2. Về thực trạng khúc xạ học đường............................................................................................................ 49
4.3. Ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh............ 56
KẾT LUẬN ................................................................................................................................................................................................ 64
KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................................................................................................ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................................................... 66
PHIẾU ĐIỀU TRA
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CS : Cộng sự
D : Đi ốp
ĐCTĐ : Độ cầu tương đương
HSG : Học sinh giỏi
Nxb : Nhà xuất bản
SL : Số lượng
TH : tiểu học
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học Phổ thông.
TKX : Tật khúc xạ
TP HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
Tr : Trang
Xb : Xuất bản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
v
DANH MỤC BẢNG TRONG LUẬN VĂN
TT Nội dung Trang
Bảng 2.1. Tỷ lệ học sinh các khối tại tỉnh Phú Thọ .............................................. 29
Bảng 2.2. Tỷ lệ học sinh trong từng vùng .......................................................................... 29
Bảng 2.3. Tỷ lệ học sinh cần khảo sát ở từng vùng theo khối lớp ... 30
Bảng 3.1. Nghề nghiệp của cha mẹ học sinh phân theo địa dư............. 38
Bảng 3.2. Nguyên nhân giảm thị lực ......................................................................................... 39
Bảng 3.3.
Mức độ giảm thị lực của học sinh bị tật khúc xạ phân bố
theo địa dư ........................................................................................................................................
40
Bảng 3.4. Mức độ giảm thị lực do tật khúc xạ theo khối lớp .................. 41
Bảng 3.5. Tỷ lệ tật khúc xạ phân bố theo giới tính ................................................ 42
Bảng 3.6.
Những vấn đề phiền phức thường gặp ở học sinh bị tật
khúc xạ ..................................................................................................................................................
43
Bảng 3.7. Liên quan giữa tật khúc xạ với chỉ số BMI .................................... 45
Bảng 3.8. Liên quan giữa tật khúc xạ và lý do nghỉ giải lao .................... 43
Bảng 3.9.
Liên quan giữa mức độ giảm thị lực và những lý do nghỉ
giải lao .................................................................................................................................................
44
Bảng 3.10. Liên quan giữa tật khúc xạ và xếp loại kết quả học tập . 45
Bảng 3.11. Mức độ giảm thị lực với xếp loại kết quả học tập ................... 45
Bảng 3.12
Liên quan giữa tật khúc xạ và sở thích tham gia các hoạt
động thể thao ................................................................................................................................
46
Bảng 3.13.
Liên quan giữa tật khúc xạ và sự thay đổi nguyện vọng
chọn nghề trước và sau khi bị tật khúc xạ ..........................................
46
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN VĂN
TT Nội dung Trang
Biểu đồ 2.1. Tương quan chỉ số khối và tuổi dành cho trẻ em ..................... 34
Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi ............................................... 37
Biểu đồ 3.2.
Phân bố đối tượng nghiên cứu theo địa dư và khối
lớp..................................................................................................................................................................
37
Biểu đồ 3.3. Phân bố đối tượng theo giới tính và địa dư ................................... 4 38
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ TKX chung của 3 trường............................................................................ 39
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ tật khúc xạ phân bố theo địa dư ....................................................... 40
Biểu đồ 3.6. Phân bố tật khúc xạ theo khối lớp .................................................................. 41
Biểu đồ 3.7.
Tỷ lệ học sinh bị tật khúc xạ đã đeo kính và không
đeo kính ................................................................................................................................................
42
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tật khúc xạ (TKX) là một trong những nguyên nhân chính gây giảm thị
lực ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tật khúc xạ, đặc biệt là
cận thị trong lứa tuổi học đường đang chiếm tỷ lệ cao và ngày một gia tăng.
Tuy nhiên tật khúc xạ được coi là những rối loạn về khúc xạ của mắt mà
không phải là bệnh mắt và có thể điều trị để tránh những hậu quả đáng tiếc có
thể xảy ra nếu có sự hiểu biết, quan tâm chăm sóc của từng gia đình và xã hội.
Hiện nay, Tổ chức Y tế thế giới ước tính có khoảng 2,3 tỷ người mắc tật
khúc xạ. Theo dự báo, đến năm 2020 tật khúc xạ sẽ chiếm 70% dân số toàn
cầu (khoảng 4,5 tỷ người), trong đó cận thị chiếm đến 3 tỷ người. Qua các
nghiên cứu dịch tễ, tỷ lệ hiện mắc tật khúc xạ cao và có xu hướng gia tăng
trong những năm gần đây, đặc biệt ở cộng đồng người châu Á. Theo Lin
L.L.K, qua kết quả 5 cuộc điều tra từ năm 1983 đến năm 2000 trên lãnh thổ
Đài Loan, cho biết tỷ lệ cận thị ở trẻ 7 tuổi tăng từ 5,8%(1983) tới 21%
(2000), ở 12 tuổi tăng từ 36,7% (1983) tới 61% (2000), ở 15 tuổi tăng từ
64,2% (1983) tới 81% (2000) [45].
Tại Việt Nam, tỷ lệ tật khúc xạ đang tăng với tốc độ báo động, ở Hà Nội
tỷ lệ tật khúc xạ năm 1998 tăng gấp 8,69 lần ở cấp I, tăng gấp 4,07 lần ở cấp
II và 2,9 lần ở cấp III so với năm 1994 [21]. Ghi nhận của Bệnh viện (BV)
Mắt TPHCM về tình hình tật khúc xạ mắt học đường cho thấy, năm 1994 chỉ
có 8,65% học sinh bị tật khúc xạ; nhưng đến năm 2002, tật khúc xạ ở học sinh
tăng lên 25,3% và năm 2006 đã tăng lên gần 40,0%. Theo một số nghiên cứu
của các tác giả khác trong những năm gần đây cho thấy, tỷ lệ tật khúc xạ đang
chiếm tỷ lệ cao ở học sinh trung học cơ sở như: Hà Nội là 49,57%; Thành phố
Hồ Chí Minh (2007) là 39,35% trong đó cận thị chiếm 38,88% [27]; Thái
Nguyên (2008) tỷ lệ cận thị ở học sinh nhóm tuổi từ 11-12 tuổi là 24,8% ở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
thành thị và 8,9% ở nông thôn[22]. Tỷ lệ tật khúc xạ có xu hướng tăng nhanh
trong những năm gần đây do áp lực về học tập ngày càng tăng cùng với sự
phát triển của nền kinh tế thị trường.
Tật khúc xạ học đường gây những ảnh hưởng đáng kể đến người bệnh
và cộng đồng. Theo các nhà nhãn khoa thì trên 80,0% lượng thông tin mà não
thu nhận được là qua mắt. Do đó học sinh mắc tật khúc xạ sẽ ảnh hưởng đến
sự phát triển trí tuệ gây ra các hiệu ứng tiêu cực về sinh hoạt và kết quả học
tập, ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai của các em. Tật khúc xạ còn
có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng tới chức năng thị giác như: giảm
thị lực, bong võng mạc, đục thuỷ tinh thể, glôcom [66],... Mặt khác, những
chi phí liên quan đến điều trị tật khúc xạ cũng là một gánh nặng đáng kể cho
xã hội. Tuy nhiên, tật khúc xạ nếu được phát hiện sớm ở lứa tuổi nhỏ và điều
trị phù hợp thì chức năng thị giác vẫn được bảo tồn, giảm tỷ lệ mắc tật khúc
xạ nặng giúp cho trẻ có thị lực tốt để học tập và lao động, giảm thiểu gánh
nặng cho gia đình và xã hội.
Xác định được tầm quan trọng của vấn đề tật khúc xạ, đặc biệt là tật
khúc xạ học đường, trong chương trình “Thị giác 2020” tổ chức y tế thế giới
đã xếp tật khúc xạ vào một trong năm nguyên nhân hàng đầu được ưu tiên của
chương trình phòng chống mù lòa. Tại Việt Nam, Bệnh viện Mắt Trung ương
Hà Nội đã chủ trì Hội thảo toàn quốc tháng 12 năm 2004 với chuyên đề về tật
khúc xạ. Hội thảo đã có khuyến cáo về việc cần thiết điều tra về tật khúc xạ
trong lứa tuổi học sinh tại các địa phương trong toàn quốc để xây dựng các
giải pháp phòng chống phù hợp.
Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi, có nền công nghiệp khá phát triển từ
nhiều năm nay. Đặc biệt, thành phố Việt Trì là một trong những trung tâm
văn hóa lớn của tỉnh và vùng đông bắc Việt Nam, nên có nền kinh tế thị
trường khá đầy đủ. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đánh giá một cách đầy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
đủ về tỷ lệ tật khúc xạ và những ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe, học
tập và sinh hoạt của học sinh. Để góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho
học sinh nói chung và dự phòng tật khúc xạ học đường nói riêng chúng tôi
tiến hành đề tài nghiên cứu nhằm 2 mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ tật khúc xạ của học sinh Trung học cơ sở tỉnh
Phú Thọ.
2. Đánh giá ảnh hưởng của Tật khúc xạ đến sức khoẻ, sinh hoạt và
học tập của học sinh Trung học cơ sở tỉnh Phú Thọ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Sơ lƣợc giải phẫu sinh lý cơ quan thị giác
Cấu tạo: gồm mắt (cơ quan thụ cảm), dây thần kinh thị giác, não giữa và
vùng chẩm của bán cầu đại não.
1.1.1. Một số chỉ số quang học của nhãn cầu
- Trục nhãn cầu (trước sau): 23,5- 24,5 m.
- Giác mạc: Chỉ số khúc xạ 1,37
Bán kính độ cong 7,8 mm
Công suất hội tụ 40 – 45 đi ốp
- Thuỷ dịch: chỉ số khúc xạ 1,33
- Dịch kính: chỉ số khúc xạ 1,33
- Thể thuỷ tinh:Chỉ số khúc xạ 1,43
Bán kính độ cong mặt trước 7,9 mm
Bán kính độ cong mặt sau 5,79 mm
Công suất hội tụ: 16 -20 đi ốp
- Công suất hội tụ của quang hệ mắt 52,69 – 64,27 đi ốp [3], [4].
1.1.2. Sự tạo ảnh trên võng mạc phụ thuộc vào 3 yếu tố
- Chiều dài trục nhãn cầu
- Công suất hội tụ của quang hệ mắt
- Chỉ số khúc xạ của quang hệ.
Trên thực tế chỉ số khúc xạ của quang hệ là yếu tố không thay đổi, trung
bình là 1,33; như vậy sự tạo ảnh trên võng mạc chỉ còn phụ thuộc vào chiều
dài trục trước sau của nhãn cầu và công suốt hội tụ của quang hệ mắt [7].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
1.1.3. Điều tiết:
Điều tiết là khả năng thay đổi công suất của quang hệ mắt làm các tia
sáng phát ra từ vật nằm ở xa hoặc gần được hội tụ rõ nét trên võng mạc.
1.2. Định nghĩa và phân loại tật khúc xạ
1.2.1. Mắt chính thị
Đây là mắt bình thường, không có TKX. Đó là con mắt ở trạng thái
không điều tiết thì các tia sáng phản chiếu ở các vật ở xa sẽ hội tụ trên võng
mạc [2, 7].
1.2.2. Mắt không chính thị (mắt có tật khúc xạ)
Đây là một thuật ngữ chung dùng để chỉ mắt có TKX nào đó khi mắt đó
không điều tiết. Ở những mắt có TKX, các tia sáng không hội tụ trên võng
mạc mà lại hội tụ ở trước hoặc sau võng mạc. Để phát hiện TKX một cách sơ
bộ khi thấy mắt nhìn kém, người ta dùng một phương pháp đơn giản là thử thị
lực với kính lỗ: nếu qua kính lỗ mà thị lực của mắt tăng lên, thì có nghĩa mắt
đó có TKX
* TKX bao gồm viễn thị, cận thị và loạn thị được coi là những rối loạn
về khúc xạ của mắt mà không phải là bệnh mắt
* Nguyên nhân tật khúc xạ có thể do:
- Trục trước sau của mắt hoặc dài quá (cận thị) hoặc ngắn quá (viễn thị)
so với mắt chính thị. Bình thường ở người trưởng thành đường kính trước sau:
23 - 24 mm.
- Bán kính độ cong của giác mạc hoặc ngắn hay dài hơn bình thường.
Trung bình mắt chính thị có bán kính độ cong của giác mạc là 7,8mm [2, 9].
* Người ta phân biệt 2 loại tật khúc xạ:
- Tật khúc xạ hình cầu (cận thị và viễn thị)
- Tật khúc xạ không hình cầu (loạn thị).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
6
1.2.2.1. Cận thị
Mắt cận thị là tình trạng khúc xạ của mắt trong đó các tia sáng song song
đi vào mắt được hội tụ ở trước võng mạc khi mắt ở trạng thái nghỉ không điều
tiết. Mắt cận thị có thể nhìn rõ các vật ở gần nhưng lại không nhìn rõ các vật ở
xa. Độ cận thị được đo bằng đi ốp (D) với dấu “ _ “ phía trước [17]. Để chỉnh
tật cận thị, ta có thể dùng kính phân kỳ (kính -) hoặc phẫu thuật trên giác mạc.
* Nguyên nhân gây ra cận thị thường do:
- Độ dài của trục trước – sau nhãn cầu quá dài (gọi là cận thị trục), bình
thường nhãn cầu có chiều dài 24mm;
- Tăng công suất hội tụ của thể thủy tinh;
- Bán kính độ cong giác mạc: giác mạc quá cong.
* Cận thị gồm 2 loại: Tật cận thị và bệnh cận thị.
1.2.2.2. Viễn thị
Mắt viễn thị là mắt có tiêu điểm sau nằm sau võng mạc, nhìn xa và nhìn
gần đều không rõ nên mắt luôn luôn phải điều tiết để kéo ảnh của vật ra phía
trước trùng lên võng mạc. Do điều tiết liên tục, mắt viễn thị bị mệt mỏi, đau
đầu, nhức mắt và hay chảy nước mắt. Để chỉnh tật viễn ta dùng kính hội tụ
(kính +) nhằm làm tăng công suất khúc xạ của mắt.
Nguyên nhân viễn thị:
+ Do nhãn cầu nhỏ, trục trước sau của nhẫn cầu quá ngắn (viễn thị trục)
+ Độ cong giác mạc quá ít.
+ Không có thuỷ tinh thể do bẩm sinh hoặc sau phẫu thuật lấy thuỷ tinh thể.
1.2.2.3. Loạn thị
Ở con mắt loạn thị, mặt cong của giác mạc và các mặt của thể thuỷ tinh
không phải là hình chỏm cầu, bán kính độ cong không giống nhau mà thay
đổi tuỳ theo từng kinh tuyến, do đó công suất quang học của mắt cũng thay
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
7
đổi tuỳ theo từng kinh tuyến. Vật nhìn không in hình rõ nét trên võng mạc và
người bệnh nhìn mờ cả xa và gần.
Loạn thị có thể là đơn thuần hoặc phối hợp với cận thị hay viễn thị. Điều
chỉnh mắt loạn thị bằng cách đeo kính trụ.
Có một số kiểu loạn thị:
+ Loạn thị đúng quy tắc (loạn thị đều)
+ Loạn thị không đúng quy tắc (loạn thị không đều) [12].
1.3. Vài nét lịch sử về nghiên cứu TKX học đƣờng
1.3.1. Nghiên cứu về TKX học đường trên thế giới
Hình ảnh thời thơ ấu của suy giảm thị lực do tật khúc xạ là một trong
những vấn đề phổ biến nhất ở trẻ em trường học và đứng thứ hai của các
nguyên nhân hàng đầu gây mù có thể điều trị. Trong một vài thập kỷ qua, sự
gia tăng tỷ lệ mắc tật khúc xạ là mối quan tâm của toàn thế giới. Đặc biệt tại
một số nước vùng Đông Nam châu Á như Singapore, Đài Loan… có thể được
xếp vào khái niệm quy mô dịch tễ. Nhiều nghiên cứu đã bắt đầu khám tỷ lệ tật
khúc xạ như, cận thị, viễn thị, giảm thị lực và loạn thị ở học sinh và người lớn.
Kể từ năm 1971 – 1972 Y tế Quốc gia khảo sát và kiểm tra dinh dưỡng cho
thấy rằng 25% trong dân số Hoa Kỳ ở 12 - 54 tuổi bị cận thị [50].
Các nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ mắc tật khúc xạ đã tăng rõ rệt trong vài
thập kỷ qua và khác nhau khá rõ đối với các vùng miền theo địa lý, theo
chủng tộc, tuổi và giới. Ví dụ khảo sát và nghiên cứu của Dam Beaver tại
Baltimore cho thấy tỷ lệ tật khúc xạ ở người lớn là 22,7% và 26,2% tương
ứng. Các tỷ lệ này có vẻ thấp so với các dữ liệu từ Nhâ
̣ t báo cáo một tỷ lệ
tổng thể là 50%. Trong dân số trẻ, Đài Loan đã báo cáo một tỷ lệ 84% ở
những người 16 tuổi. Trong một nghiên cứu về 15.068 người tham gia tuyển
quân đội tại Singapore từ 16 đến 25 tuổi, tỷ lệ cận thị [ĐCTĐ ≤ -0,5 D] cao
hơn nhiều với một số biến thể chủng tộc: 82,2% ở Trung Quốc, 68,8% ở Ấn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
8
Độ, và 65,0% trong Mã Lai [63]. Tương tự như tỷ lệ cận thị cao [ĐCTĐ ≤
-0,25 D] 84% đã có mặt trong trẻ 16 – 18 tuổi trẻ em Trung Quốc ở Đài
Loan. Người da trắng có tỷ lệ thấp nhất cận thị (4,4%) không khác biệt
đáng kể so với người Mỹ gốc Phi (6,6%), và trong người gốc Tây Ban
Nha là 13,2% [50;51].
Ngoài ra sự khác biệt về tỷ lệ trong các nghiên cứu còn do một số tác
động khác: phương pháp, mức xác định các loại tật khúc xạ chưa thống nhất,
sự khác nhau trong lựa chọn quần thể mẫu… điều này dẫn đến khó khăn cho
việc mô tả sự phân bố về dịch tễ học tật khúc xạ. Sự thiếu tiêu chuẩn hằng
định đã dẫn đến các khó khăn cho việc so sánh các tỷ lệ hiện mắc trong các
nghiên cứu. Mức chính xác và độ tin cậy của các thăm khám mắt và khúc xạ
là vấn đề chính ở các nghiên cứu dịch tễ. “Tiêu chuẩn vàng” trong xác định
tật khúc xạ ở trẻ em là đo khúc xạ có làm liệt cơ thể mi đặc biệt quan trọng ở
trẻ em nhất là các trẻ nhỏ vì chúng có các đáp ứng điều tiết mạnh, có thể dẫn
đến tình trạng “cận thị giả”. Tuy nhiên trong thực tế đo khúc xạ ở trẻ em có
làm liệt cơ thể mi thường ít được sử dụng. vì vậy các tỷ lệ tật khúc xạ có thể
bị ước lượng quá mức trong các nghiên cứu.
Nguyên nhân phát sinh tật khúc xạ hiện nay chưa thật biết rõ. Tật khúc
xạ và nguyên nhân của nó có mối tương tác như thể nào trong mối liên quan
của “yếu tố tạo hoá và yếu tố tác động ngoại cảnh” hoặc yếu tố di truyền và
yếu tố môi trường sống, lối sống. Xem xét các tỷ lệ mắc ở các chủng tộc khác
nhau, tính phả hệ gia đình, các cặp song sinh là các bằng chứng rõ về vai trò
của di truyền [43]. Tuy bằng chứng về khả năng di truyền ngày càng rõ cũng
không ngăn cản sự nghi ngờ về vai trò của yếu tố môi trường tác động tới sự
gia tăng tỷ lệ mắc tật khúc xạ. Ngoài ra giải thích dựa trên thuyết di truyền
cũng phù hợp với cả yếu tố di truyền và ngoại cảnh như tính nhạy cảm và khả
năng đề kháng với tác động môi trường trong phát sinh tật khúc xạ. Tác giả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
9
Saw S-M, cs (2006) nghiên cứu trên 1752 học sinh từ 7 đến 15 tuổi ở 2 nước
Singapore và Malaysia – Đó là 2 nước láng giềng có đa chủng tộc ở Đông Á.
Trong đó có 3 dân tộc chính giống nhau ở cả 2 nước là Trung Quốc, Mã Lai
và Ấn Độ. Kết quả cho thấy tỷ lệ tật khúc xạ chung ở Singapore (36,3%) cao
hơn ở Malaysia (13,4%), trong đó tỷ lệ cận thị của từng dân tộc Mã Lai,
Trung Quốc và Ấn Độ ( ở Singapore) cao hơn Mã Lai, Trung Quốc và Ấn Độ
ở Malaysia, còn tỷ lệ viễn thị giữa các dân tộc cụ thể không khác nhau. Tác
giả nhận thấy Mã lai, Trung Quốc và Ấn Độ tại Malaysia có gen di truyền
tương tự như của người Mã Lai, Trung Quốc và Ấn Độ tại Singapore, do vậy
các yếu tố môi trường có thể góp phần vào tỷ lệ cận thị cao hơn. Qua kết quả
nghiên cứu tác giả một lần nữa nhấn mạnh về ảnh hưởng của gen và yếu tố
môi trường đến tỷ lệ mắc tật khúc xạ [63].
Đối với các học sinh thường thấy có sự gia tăng tỷ lệ tật khúc xạ. Lin
LLK và cs (2004) xem xét 5 cuộc điều tra (từ năm 1983 tới năm 2000) về cận
thị trên lãnh thổ Đài Loan các tác giả nhận thấy rằng tỷ lệ cận thị trung bình
trong số trẻ 7 tuổi tăng từ 5,8% vào năm 1983 lên 21% vào năm 2000, ở tuổi
12 tỷ lệ là 36,7% năm 1983 tăng lên 61% năm 2000, hơn nữa tỷ lệ cận thị
nặng (vượt quá – 6,0 D) tăng từ 10,9% ở năm 1983 tới 21% ở các học sinh
Đài Loan 18 tuổi vào năm 2000. Tình trạng khúc xạ trung bình tại tuổi 12
tăng mức độ từ - 0,48D năm 1983 đến -1,45D năm 2000, và từ -1,49D tăng
lên - 2,89D năm 2000 ở trẻ 15 tuổi, trong khi đối với những trẻ 18 tuổi khúc
xạ trung bình từ -2,55D năm 1983 tăng tới –3,64D năm 2000. Năm 1983 tuổi
trung bình bắt đầu phát sinh cận thị là 11 tuổi nhưng lại bắt đầu từ 8 tuổi vào
năm 2000 [45]. Hay nghiên cứu của Villarreal và cộng sự (2000) kiểm tra
1045 trẻ em Thụy Điển ở độ tuổi 12-13 và thấy 1 tỷ lệ cận thị khoảng 49,7%,
tăng lên nhiều so với giá trị là 6% trong những năm 60 và 7,2% năm 1980 và
đến năm 1983 là 14%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
10
Một số nghiên cứu trong những năm gần đây:
Tác giả
Địa điểm
NC
Năm
NC
Tỷ lệ tật khúc xạ %
Chung Cận Viễn Loạn
Dorothy, cs[36]
(có liệt thể mi)
Hồng Kông
(6-15 tuổi)
2000 59,3 36,71 4,0 18,1
Murthy, cs[52]
(có liệt thể mi)
Ấn độ
(5-15 tuổi)
2001 20,5 7,4 7,7 5,4
Ahuamao [30]
(Có liệt thể mi)
Nigeria
(7 – 17 tuổi)
2004 57,98 31,05 19,13 7,8
Hussein [41]
(không liệt thể mi)
Bataineh
(12-15 tuổi)
2005 25,32 63,5 11,2 20,4
Bayoumy, cs [35]
(có liệt thể mi)
Ai Cập
(7-14 tuổi)
2007 22,1 55,7 27,3 17
Mohammad,cs [50]
(có liệt thể mi)
Pakistan
5-15 tuổi
2009 62,98 54,53 36,29 9,17
Khalaj, cs [51]
(có liệt thể mi)
Iran
(7-15 tuổi)
2009 61,9 65 12,46 16,1
Qua bảng trên chúng ta thấy tỷ lệ tật khúc xạ tương đối cao, sự khác biệt
về các tỷ lệ mắc tật khúc xạ ở các đơn vị nghiên cứu và trong các trường học
có thể là do phong cách sống, liên quan đến điều kiện kinh tế xã hội khác
nhau, những thói quen khác nhau, mức độ học tập khác nhau, chế độ dinh
dưỡng khác nhau. Tác giả Ayub Ali (2007) với nghiên cứu ở 540 em từ lớp 6
đến lớp 10 tại thành phố Nahore - Pakistan cho thấy tỷ lệ tật khúc xạ của học
sinh ở các trường học tư nhân là 23,3% cao hơn ở trường nhà nước (16,3%)
[31]. Một nghiên cứu khác tại Nepal của D. R. Niroula,C. G. Saha, (2009),
trên 964 trẻ (trong đó 474 nam và 490nữ) từ 10-19 tuổi tại 6 trường đại diện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
11
cho các khu vực khác nhau của Pakhara cũng khẳng định TKX tại các trường
tư nhân (9,29%) cao hơn các trường chính phủ (4,23%), ở nam (7,59%) lớn
hơn nữ (5,31%), chế độ ăn chay (10,52%) lớn hơn chế độ không ăn chay
(6,17%) [53]. Sự khác biệt này có thể là do ở trường tư nhân mức độ học tập
của học sinh cao hơn, điều kiện kinh tế phục vụ cho học tập và sinh hoạt tốt
hơn như máy vi tính, ti vi...
Các tác giả của những nghiên cứu trên cũng đồng ý rằng cận thị là tật
khúc xạ phổ biến nhất, điều này đặc biệt đúng ở các quốc gia như Hồng
Kông, Singapore, Nhật Bản. Tuy nhiên sự phổ biến về tỷ lệ các loại của tật
khúc xạ cũng khác nhau tùy theo từng quốc gia, như Medi và cs (2002) thấy
rằng trong Uganda trẻ em (từ 6-9 tuổi) thì loạn thị là tật khúc xạ phổ biến nhất
và nó chiếm 52% [49], tiếp đến là viễn thị và cuối cùng là cận thị. Loạn thị
cũng là lỗi khúc xạ phổ biến trong nghiên cứu của tác giả Rai ở Nepal (2010)
chiếm 47%, tiếp theo là cận (34%) và cuối cùng là viễn (15%) [61]. Còn viễn
thị ở nghiên cứu của Kalikivayi là tật khúc xạ phổ biến nhất ở trẻ em Ấn Độ
chiếm 23%, chứng loạn thị là nguyên nhân thứ 2, tiếp theo là cận thị.
Tỷ lệ của các tật khúc xạ cũng khác nhau tùy theo độ tuổi. Một nghiên
cứu ở Malaysia cho thấy tỷ lệ cận thị ở trẻ em tuổi đi học là 9,8% (7 tuổi) tăng
đến 34,4% ở tuổi 15. Còn viễn thị giảm với tuổi ngày càng tăng là 3,8% ở 7
tuổi và ít hơn 1% ở 15 tuổi. Tác giả Carlos cs (2005) cũng nhận thấy trẻ em ở
vùng đông bắc Brazin có tỷ lệ cận là 9% (5-10 tuổi) tăng lên 15% ở nhóm 16-
20 tuổi; còn viễn thị giảm từ 79,15% xuống còn 67,7% ở nhóm 5- 10 tuổi và
nhóm 16-20 tuổi tương ứng [33]. Sự khác biệt này cũng được thể hiện trong
nghiên cứu của Haddi ở Iran với tỷ lệ cận thị và loạn thị ở tiểu học là 2,4%-
9,8% tăng lên 24,1% - 11,8% ở THCS, còn viễn giảm từ 2,5% ở tiểu học
xuống còn 0,5% ở THCS [39]. Với các nghiên cứu trên các tác giả đều nhận
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
12
định tỷ lệ cận thị tăng dần theo tuổi và số năm ngồi ghế nhà trường, còn viễn
giảm với sự gia tăng của tuổi.
Các nghiên cứu cũng thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa ở cả tỷ lệ và mức
độ cận thị giữa các đối tượng nghiên cứu sống ở thành thị và nông thôn. Tỷ lệ
suy giảm thị lực với cận thị ở Nepal (Yudha và cs, 2007) giao động từ 10,9%
trong nhóm trẻ 9-10 tuổi, và 27,3% ở nhóm 15-16 tuổi, hơn rất nhiều so với tỷ
lệ cận được tìm thấy ở nông thôn huyện Jhapa là 0,5% – 3% tương ứng [68].
Tại Thái Lan (2009) tác giả Penpimol cũng cho thấy tỷ lệ tật khúc xạ ở thành
phố (12,7%) cao hơn ở nông thôn huyện (5,7%) [56]. Cũng có sự khác biệt
khá rõ ràng giữa thành thị và nông thôn ở Ấn Độ theo nghiên cứu của N.Prema
và cs (2009) thấy tỷ lệ mắc tật khúc xạ ở vùng đô thị là 38,55%, vùng bán đô
thị là 34,37% và vùng nông thôn là 27,08% [59]. Sự khác biệt này nhấn mạnh
tầm quan trọng của những ảnh hưởng môi trường đến sự phát triển của cận
thị, sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn có thể liên quan đến một sự
nhấn mạnh nhiều hơn vào kết quả học tập và cường độ học, mặt khác học sinh
ở thành phố thường ít thời gian hơn cho các hoạt động ngoài trời bên ngoài
giờ học so với học sinh ở nông thôn.
Sự khác biệt về tỉ lệ tật khúc xạ giữa nam và nữ, trong đó sự phổ biến tật
khúc xạ ở nữ cao hơn nam cũng được nhiều tác giả đề cập đến. G.O Ovenseri
và cs (2009) nghiên cứu trên 637 học sinh 11-18 tuổi ở khu vực miền trung
của Ghana bằng phương pháp đo khúc xạ không làm liệt cơ thể mi cho thấy tỷ
lệ mắc tật khúc xạ ở nữ (53,3%) cao hơn ở nam (42,7%) [54], một nhóm trẻ
khác từ lớp 5- lớp 10 ở thành phố Pune ở Mỹ được xác định bằng đo khúc xạ
có làm liệt cơ thể mi thấy tỷ lệ tật khúc xạ ở nữ 22,73% và 19,84% ở nam
[34]. Sự khác biệt về tỷ lệ tật khúc xạ ở nữ cao hơn ở nam, theo các tác giả
nhận định một phần có thể do sự khác biệt giữa nam và nữ trong mức độ tham
gia giải trí ngoài trời.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
13
Ngày nay, việc nghiên cứu, điều tra về TKX học đường được cả cộng
đồng thế giới quan tâm, đặc biệt vì sự gia tăng của TKX học đường.
1.3.2. Nghiên cứu TKX tại Việt Nam
Trước những năm 60 của thế kỷ XX vấn đề TKX ở các trường học chưa
được nghiên cứu. Trong thời Pháp thuộc số trường học rất ít và việc nghiên
cứu về vệ sinh trường học cũng không được để ‎
ý. Từ khi hòa bình lập lại dưới
chế độ ta, số trường học và học sinh ngày càng tăng lên, Đảng và Nhà nước
đã rất quan tâm đến vệ sinh trường học. Những điều tra đầu tiên về cận thị
học đường ở Việt Nam được công bố của Hà Huy Khôi và Ngô Như Hoà
(1964) cho thấy tỷ lệ cận thị của học sinh Hà Nội từ 4- 4,2%[11], trong đó:
Nội thành: Cấp I: 1,9%; Cấp II: 3,6%; Cấp III: 8%
Ngoại thành: Cấp I: 0,3%; Cấp II: 1,4%; Cấp III: 2,5%
Với kết quả nghiên cứu trên tác giả có nhận xét: tỷ lệ cận thị tăng dần
theo cấp học. Tỷ lệ học sinh cận thị ở nội thành cao hơn rõ rệt so với cận thị ở
học sinh ngoại thành, gấp từ 2 – 4 lần.
Trong những năm gần đây đã có nhiều tác giả nghiên cứu về TKX cho
thấy tỷ lệ tật khúc xạ học đường đang ngày càng gia tăng, và tăng rõ rệt theo
tuổi và cấp học, trong đó cận thị là tật khúc xạ chiếm tỷ lệ cao nhất. Thống kê
của bệnh viện mắt Hà nội cho biết, nếu như năm 1980, tỷ lệ TKX học đường
của Hà Nội mới là 12%, năm 1998 là 24,4%, năm 2001 là 29,9% thì đến nay
tỷ lệ này đã lên mức 32,5%, trong đó trẻ bị cận thị chiếm 30,19%. Đặc biệt, tỷ
lệ TKX học đường tăng nhanh theo cấp học: bậc tiểu học 18%, THCS 25% và
THPT là 50% [15, 21].
Hoàng Thị Lũy và cs (1998) khảo sát tại thành phố Hồ Chí Minh cho
biết: Tỷ lệ tật khúc xạ chung là 30,5%, cận thị là 20,0%, loạn cận là 8,0%. Tỷ
lệ cận tăng theo cấp học và tăng gấp 3 lần so với điều tra năm 1994 [13].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
14
Tìm hiểu về bệnh cận thị trường học ở học sinh một số trường tại Hà
Nội, Nam Định và Thái Nguyên từ năm 1999 đến 2001, Trần Văn Dần và cs
cho thấy có sự khác biệt rõ giữa tỷ lệ cận thị của học sinh ở các cấp, giữa học
sinh ở nội thành và ngoại thành. Tỷ lệ cận thị của học sinh tiểu học ở ngoại
thành và nội thành là 4,9% - 17% ở Hà nội; 2,8% – 12,8% ở Nam Định; 0,6%
- 5,3% ở Thái Nguyên. Tỷ lệ cận thị của học sinh THCS ở ngoại thành và nội
thành là: 17,9% – 29% ở Hà nội; 4,0% - 23,7% ở Nam Định; 3,0% - 13,4% ở
Thái Nguyên. Tỷ lệ cận thị của học sinh THPT ở ngoại thành và nội thành là:
15% - 41,5% ở Hà nội; 4,9% - 22,2% ở Nam Định; 5,7% - 16,7% ở Thái
Nguyên. Như vậy ở nội thành Hà nội cao hơn ngoại thành từ 1,6 đến 3,4 lần;
Nội thành Nam Định cao hơn ngoại thành từ 4,5 đến 5,9 lần; nội thành Thái
Nguyên cao hơn ngoại thành từ 2,9 đến 8,8 lần [5].
Đặng Anh Ngọc (2002) nghiên cứu trên 2058 học sinh ở thành phố Hải
Phòng từ lớp 1 đến lớp 9 cho thấy tỷ lệ cận thị tăng dần theo số năm ngồi ghế
nhà trường, và cũng có sự khác biệt rõ về tỷ lệ cận thị giữa học sinh ở nội
thành và ngoại thành. Tỷ lệ cận thị ở học sinh nội thành và ngoại thành của
khối lớp 1 là: 12,7% - 7,69%; tăng lên 23,62% - 5,19% ở lớp 5 và cao nhất ở
khối 9 là 37,5% – 6,76%; như vậy học sinh nội thành có tỷ lệ mắc cận thị cao
gấp 2 đến 5 lần so với ngoại thành ở tất cả các khối lớp [16].
Hoàng văn Tiến và cs (2003) nghiên cứu cận thị học đường của học sinh
lớp 3 trường tiểu học Hoàng Văn Thụ, Phúc Tân, Nghĩa Dũng (Hà Nội), kết
quả cho thấy tỷ lệ cận thị là 32,3%, trong đó chủ yếu là cận thị nhẹ (84,5%)
chỉ có 15,2% là cận thị vừa và nặng [24].
Lê Minh Thông và cs (2003) nghiên cứu trên 3427 học sinh đầu cấp I, II,
III từ 16 trường ở quận Tân Bình – Thành phố HCM bằng phương pháp đo
khúc xạ tự động có liệt điều tiết cho thấy tỷ lệ tật khúc xạ chung là 24,8%, cận
thị (<-0,5D) là 19,43%, viễn thị (>= +2,0D) 5,36%. Tỷ lệ này tăng dần theo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
15
lứa tuổi từ cấp I đến cấp III, ở học sinh cấp I tỷ lệ tật khúc xạ là 16,6%, và ở
học sinh cấp II và III tỷ lệ này tăng lên rất nhiều gấp 2 lần là 29,8% và 35,1%
tương ứng. Tỷ lệ cận của học sinh nội thành (37,84%) chiếm tỷ lệ cao so với
các trường ngoại thành (21,58%), ở nữ (21,88%) nhiều hơn nam (16,93%)
[23]. Một nghiên cứu khác tại thành phố HCM (2007) trên 2747 học sinh có
độ tuổi từ 5 đến 15 tuổi với phương pháp tương tự. Kết quả cho thấy tỷ lệ tật
khúc xạ chung là 39,35% (tăng 14,55% so với năm 2003), trong đó cận thị là
38,88% chiếm 96,5%. Tác giả cũng cho thấy tỷ lệ cận thị trong nghiên cứu
tăng dần theo cấp học, từ 29,86% ở cấp I tăng lên đến 46,11% và 43,63% ở
cấp II và cấp III tương ứng. Ngược lại, tỷ lệ viễn thị giảm theo cấp học, từ
0,74% (cấp 1), xuống 0,27% (cấp 2), và 0,18% (cấp 3). Sự khác biệt về tỷ lệ
giữa nam và nữ, giữa nội và ngoại thành cũng được tác giả đề cập đến. Tỷ lệ
cận thị ở nữ (41,55%) cao hơn ở nam (36,04%) ; tỷ lệ cận thị tăng dần từ
ngoại thành (15,48%) đến vùng ven (38,88%) và cao nhất ở trung tâm là
(56,67%)- gấp hơn 3 lần so với ngoại thành[27].
Mai Quốc Tùng và cs (2007) nghiên cứu thực trạng tật khúc xạ ở 3580
học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 bằng phương pháp đo khúc xạ bằng máy đo khúc
xạ tự động có nhỏ thuốc liệt điều tiết tại tỉnh Bắc Kạn cho thấy tỷ lệ cận thị
(ĐCTĐ ≤-0,5D) tăng dần theo cấp học, cao nhất ở học sinh cấp trung học phổ
thông (17,0%), sau đó đến học sinh THCS (5,9%), và thấp nhất ở học sinh
tiểu học (2,4%); viễn thị (ĐCTĐ ≥2,0D) giảm dần theo cấp học từ 2,2% ở học
sinh tiểu học xuống còn 0,8% ở học sinh THCS và THPT; tỷ lệ loạn thị (lấy
theo tiêu chuẩn độ trụ ≥ 1,0D) dao động từ 3,5 – 5,2% [26]. Nghiên cứu của
Nguyễn Quốc Tiến và cộng sự tại Thành phố Hải Phòng (2007) thì tỷ lệ học
sinh THPT bị TKX là 23,7%, trong đó tỷ lệ cận thị là 16% chiếm 67,51% [25].
Năm 2008, nghiên cứu của tác giả Phan Văn Năm và cs tại tỉnh Thừa
Thiên Huế cho thấy tỷ lệ cận thị của học sinh tăng theo cấp học: 4,7% ở tiểu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
16
học; 6.7% ở THCS; và 12,8% ở THPT. Tỷ lệ cận thị của học sinh ở thành phố
(13,3%) chiếm tỷ lệ cao nhất gấp 4-5 lần so với vùng nông thôn (3,5%) và
miền núi (2,7%) [14]. Kết quả khảo sát thực trạng tật khúc xạ mắt học đường
của học sinh các lớp cuối cấp tại tỉnh Quảng Trị (2008) của tác giả Trần Kim
Phụng với tỷ lệ mắc tật khúc xạ chung là 18,1%, trong đó cận thị là tật khúc
xạ phổ biến nhất chiếm 14,8%. Tác giả cũng cho thấy có sự khác biệt rõ về tỷ
lệ cận thị và loạn thị giữa các cấp học là: 6,4% – 2,4% ở học sinh tiểu học;
tăng lên 16,2% – 2,6% ở THCS và 21,8 – 4,8% ở THPT [18].
Nghiên cứu của Bệnh viện Mắt Hà Nội (2009) ở 12 trường học trên địa
bàn Hà Nội, trong đó có 4 trường cấp 1. Kết quả cho thấy, 32,4% học sinh bị
các tật khúc xạ, cận thị là tật khúc xạ phổ biến nhất trong nghiên cứu này
chiếm 30,19% [6].
Phạm Văn Tần (2010) nghiên cứu trên 757 học sinh khối 6 đến khối 8 ở 4
trường trung học cơ sở Thành phố Bắc Ninh cho thấy tỷ lệ cận thị chung là
20,3%, trong đó tỷ lệ cận thị ở nội thành (30,2%) cao gấp 3 lần ở ngoại thành
(10%) [19]. Nghiên cứu về cận thị của tác giả Trần Đức Dũng tại Bắc Giang
cho thấy tỷ lệ cận ở học sinh THPT tương đối cao, chiếm 53,3%. Tỷ lệ cận ở
trường chuyên và không chuyên khối 10 là 50,3% - 40,8%; ở khối 11 là
55,4% - 41,8% và ở khối 12 là 73,5% - 55,7%. Như vậy tỷ lệ cận thị tăng dần
theo khối học ở cả nhóm trường chuyên và nhóm trường không chuyên, tỷ lệ
cận thị ở khối trường chuyên cao hơn trường không chuyên khoảng 10 đến
15% [10].
Qua kết quả nghiên cứu các tác giả đều thấy rằng tật khúc xạ học đường
chiếm tỷ lệ cao và ngày càng gia tăng, đặc biệt ở các thành phố lớn như TP
HCM, Hà Nội, Hải Phòng…và là nguyên nhân chính gây giảm thị lực. Các
tác giả cũng khẳng định cận thị chiếm tỷ lệ cao nhất trong các tật khúc xạ, tỷ
lệ tật khúc xạ tăng dần theo cấp học, ở học sinh trường chuyên cao hơn trường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
17
không chuyên, ở nữ cao hơn ở nam, ở nội thành cao hơn ở ngoại thành. Điều
đó một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của những ảnh hưởng môi trường
đến sự phát triển của cận thị, cũng như theo xu hướng về kinh tế xã hội, hệ
thống và trình độ giáo dục, lứa tuổi… sự chênh lệch giữa thành thị và nông
thôn có thể liên quan đến một sự nhấn mạnh nhiều hơn vào kết quả học tập và
cường độ học, học sinh ở thành phố thường ít thời gian hơn cho các hoạt động
ngoài trời bên ngoài giờ học.
Vấn đề TKX với các yếu tố nguy cơ, các biện pháp phòng chống TKX
học đường cũng được đặt ra và quan tâm đặc biệt. Kết quả nghiên cứu của
nhiều tác giả đã xác định được sự liên quan chặt chẽ giữa TKX học đường với
một số yếu tố sau:
- Cường độ học tập cao, áp lực học tập ngày càng lớn làm cho mắt trẻ
phải làm việc quá nhiều, thời gian hoạt động ngoài trời và nghỉ ngơi thư giãn
cho mắt quá ít.
- Độ chiếu sáng lớp học nhiều nơi không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép.
- Bàn ghế học tại lớp cũng như ở trường không đạt yêu cầu.
- Tư thế ngồi không đúng của học sinh khi học tập.
- Tiếp xúc quá nhiều với các yếu tố nguy cơ khác như chơi điện tử, xem
ti vi, xem truyện, máy vi tính…
- Yếu tố dinh dưỡng: khi thiếu các chất dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu
vitamin A, Vitamin E, Vitamin C làm cho độ cứng của củng mạc suy giảm
cũng là nguyên nhân gây tăng độ dài trục nhãn cầu làm cho mắt trở thành
cận thị.
- Ngoài ra những trẻ đẻ non, trọng lượng mới sinh thấp, suy dinh dưỡng
cũng là những yếu tố nguy cơ có thể góp phần vào sự phát sinh và phát triển
cận thị. Cùng với những nguyên nhân trên, di truyền cũng là một nguyên nhân
của cận thị, đặc biệt là cận thị nặng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
18
Chính vì vậy một điều rất quan trọng trong phòng chống TKX học
đường là sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành; Giáo dục, Y tế và gia đình.
1.4. Ảnh hƣởng của tật khúc xạ
Thông tin thông qua con đường thị giác đã được công nhận là có tầm
quan trọng lớn đối với phát triển, hoạt động tăng trưởng và sự sống của nhiều
loài trên trái đất. Cũng trong con người tầm nhìn là một cảm giác lớn và một
số lượng lớn các thông tin chức năng được tích hợp thông qua con đường thị
giác. Điều này có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển (học tập) ở trẻ em và
hoạt động trong cuộc sống hàng ngày (chẳng hạn như các công việc chức
năng) ở người lớn. Mắt người là các thụ cảm giác của não bộ để tạo ra một kết
nối hình ảnh với thế giới bên ngoài. Khi bị tật khúc xạ, không chỉ gây ảnh
hưởng đến việc học mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ, tương lai của các em và
gây tổn hại kinh tế. Trong những năm gần đây tật khúc xạ, mà đặc biệt là cận
thị ở lứa tuổi học sinh đang có chiều hướng gia tăng rõ rệt. Điều đó ảnh
hưởng đến sự phát triển toàn diện của các em. Cùng với sự thiếu quan tâm,
thiếu hiểu biết và những quan niệm sai lầm về tật khúc xạ của cha mẹ và bản
thân các em học sinh làm cho những ảnh hưởng này càng trở lên nghiêm
trọng hơn.
1.4.1. Tật khúc xạ ảnh hưởng đến sức khỏe
1.4.1.1. Ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe nói chung
Tật khúc xạ với những ảnh hưởng về sức khỏe đã được nhiều nghiên cứu
của các tác giả nước ngoài đề cập đến. Tuy nhiên các nghiên cứu cho đến bây
giờ chưa xác nhận tật khúc xạ là một nguyên nhân về sức khỏe nhưng cũng
không loại trừ tật khúc xạ là một yếu tố có liên quan trong mối quan hệ với
những vấn đề về sức khỏe hoặc những vấn đề chức năng. Các nghiên cứu thảo
luận về tật khúc xạ và đau đầu thấy tật khúc xạ gây ra những biểu hiện đau
đầu đã được tìm thấy. Năm 1966, Gordon tuyên bố tật khúc xạ nhỏ thường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
19
gây ra đau đầu, và các triệu chứng của mỏi mắt ở tật khúc xạ lớn hơn. Căng
cơ mi quá mức cũng được đề xuất như nguồn có thể đau đầu, một cơ chế khác
được đề xuất là sự co của các cơ trán, da đầu và cổ kéo dài trong một cố gắng
để duy trì kết quả hình ảnh rõ ràng có thể gây đau đầu. Trong một số tài liệu
cũng cho thấy một số thuốc nhỏ mắt có thể gây ra đau đầu đã được đề cập [41].
Mối quan hệ giữa tật khúc xạ với các vấn đề về sức khỏe, và các vấn đề
chức năng cũng được J K Hendricks (2008) đề cập đến như: Ngoài các rối
loạn thị lực do tật khúc xạ, nhiều triệu chứng được đề xuất có liên quan đến
tật khúc xạ bao gồm nhấp nháy, cau mày, dụi mắt, nghiêng đầu, nhắm một
mắt, vụng về, sợ ánh sáng và chảy nước mắt. Nhức đầu, chóng mặt, và đôi khi
buồn nôn cũng được đề xuất có nguồn gốc liên quan trong tật khúc xạ [40].
Mặc dù không phải dựa trên bằng chứng vững chắc, nhưng các tác giả
vẫn nhận định tật khúc xạ chưa được điều trị được coi là một nguyên nhân có
thể cho đau đầu. Theo kết quả nghiên cứu 487 em 11-13 tuổi ở Hà Lan cho
thấy: 70% em có những biểu hiện về đau đầu trong năm qua và họ thấy đó là
một gánh nặng đối với họ; 37% em thấy có đau đầu thường xuyên (một tuần/
lần hoặc thường xuyên hơn); 15% thấy cường độ đau nghiêm trọng và bình
quân thời gian đau kéo dài hơn 1 giờ ở 45% các trường hợp. Điều đó cho thấy
những vấn đề về sức khỏe sẽ làm giảm năng suất công việc và giảm chất
lượng cuộc sống. Mặt khác những trẻ có tật khúc xạ bị hạn chế về tầm nhìn và
những phiền phức khi phải đeo kính để điều trị tật khúc xạ làm cho trẻ hạn
chế vận động, ít tham gia các hoạt động thể dục thể thao. Trẻ thường chỉ thích
ngồi một chỗ để đọc truyện hoặc xem T.V, chơi điện tử … kết hợp với việc ăn
uống không khoa học… có thể là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến
tình trạng thừa cân - béo phì và một số bệnh toàn thân như sa ruột, sa dạ dày...
ở học sinh. Ngoài ra bệnh tiểu đường và rối loạn tuyến giáp cũng được đề cập
đến ở những bệnh nhân có tật khúc xạ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
20
1.4.1.2. Ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe của mắt
Tật khúc xạ, đặc biệt là cận thị cao có thể dẫn đến mù lòa do làm tăng
nguy cơ mắc các bệnh đe dọa đến thị lực như thoái hóa võng mạc, bong võng
mạc, glôcôm và đục thuỷ tinh thể [60].
* Cận thị và bệnh võng mạc
Thoái hóa võng mạc là bệnh thường gặp hơn ở mắt cận thị. Cận thị cao
với biến chứng thoái hoá võng mạc được tác giả Timothy mô tả năm 2007
[60]. Tác giả Pierro (1992) cũng tìm thấy sự liên quan có ý nghĩa giữa tình
trạng trục nhãn cầu dài và sự xuất hiện của các thoái hoá võng mạc. Loại
thoái hóa võng mạc thường gặp nhất ở mắt cận thị là thoái hoá hình hàng
rào[57]. Hiện tượng tăng thoái hóa võng mạc ở mắt cận thị làm tăng nguy cơ
bong võng mạc.
Một nghiên cứu bệnh chứng ở Mỹ cho thấy những mắt bị cận thị từ -
1,0D đến -3,0D (điốp) có nguy cơ bị bong võng mạc cao hơn gấp 4 lần so với
mắt bình thường. Hay trong một nghiên cứu so sánh 1166 mắt bị bong võng
mạc với 11671 mắt không bong võng mạc, Ogawa (1988) phát hiện thấy
82.16% số mắt trong nhóm bong võng mạc mắc cận thị, trong khi chỉ có
34.41% số mắt trong nhóm không bong võng mạc mắc cận thị. Những số liệu
thu thập trên 3654 bệnh nhân tuổi từ 49 trở lên sống ở vùng Blue Mountain,
Australia cho thấy tỷ lệ bệnh võng mạc tăng từ 1% ở mắt phải có cận thị dưới -3,0
đi ốp lên tới 50% ở mắt phải có cận thị ≥ - 9,0 đi ốp [67].
* Cận thị và bệnh glôcôm (tăng nhãn áp):
Mối liên quan chặt chẽ giữa cận thị và bệnh glôcôm cũng đã được phát
hiện trong nhiều nghiên cứu. Cận thị được xác định là một yếu tố nguy cơ
quan trọng đối với bệnh glôcôm góc mở và glôcôm nhãn áp bình thường. Có
giả thuyết cho rằng mắt cận thị nhạy cảm hơn với sự tăng nhẹ của nhãn áp
[18]. Trong một nghiên cứu dựa trên cộng đồng ở Malmo, Thụy Ðiển, tác giả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
21
Grodum báo cáo có sự tương quan giữa sự gia tăng tỷ lệ bệnh glôcôm và tỷ lệ
bệnh cận thị [38]. Tỷ lệ bệnh glôcôm là 1,5% trong nhóm bị cận thị trung bình
và nặng so với 0,6% trong nhóm viễn thị và 0,9% trong nhóm chính thị. Một
nghiên cứu khác tại Blue Mountain, Australia cho thấy những người bị cận thị
có nguy cơ bị glôcôm cao hơn người bình thường 2-3 lần.
* Cận thị và đục thuỷ tinh thể:
Cận thị cũng là một yếu tố nguy cơ tiềm tàng đối với đục thủy tinh thể
tuổi già. Mối liên quan giữa cận thị và đục thủy tinh thể đã được củng cố bởi
một nghiên cứu cắt ngang gần đây trên 3654 người tuổi từ 49 đến 97 [46]. Kết
quả của nghiên cứu này cho thấy những mắt bị cận thị trước tuổi 20 có nguy
cơ bị đục thủy tinh thể dưới bao cực sau cao nhất. Nguy cơ bị đục thủy tinh
thể tăng kèm với sự tăng của mức độ cận thị.
Ngoài ra, dùng kính tiếp xúc trong điều trị cận thị cũng có thể gây ra một
số biến chứng từ nhẹ đến đe dọa thị lực. Trong 1496 bệnh nhân dùng kính tiếp
xúc ở một trung tâm điều trị ở Mỹ, 39% số trường hợp báo cáo là bị một vài
vấn đề liên quan đến việc đeo kính tiếp xúc. Các biến chứng thường gặp nhất
là tróc giác mạc chấm nông (17,3%) và tân mạch hoá (11.4%).
1.4.2. Tật khúc xạ ảnh hưởng đến học tập
Đã có nhiều nghiên cứu về mối liên quan giữa trí thông minh và cận thị
như: nghiên cứu của Seang-Mei Saw và cs ở trẻ em Trung Quốc từ 10 - 12
tuổi với chỉ số thông minh IQ được đánh giá bằng các thử nghiệm không lời
và vấn đề đọc sách. Kết quả cho thấy cận thị có liên quan với chỉ số IQ không
lời, tác giả quan sát thấy IQ không lời có thể là một yếu tố nguy cơ mạnh mẽ
hơn cho cận thị so với đọc sách mỗi tuần. Quan sát ở các quốc gia khác nhau
(ví dụ, Israel, Mỹ, và New Zealand) các tác giả cũng thấy rằng các trẻ em cận
thị có điểm kiểm tra chỉ số thông minh (IQ) cao hơn những trẻ không cận.
Tuy nhiên một lời giải thích cho sự kết hợp của cận thị với chỉ số IQ cao là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
22
thiếu, bởi vì trẻ em thực hiện tốt hơn trong các bài kiểm tra IQ chỉ đơn giản là
có thể đọc nhiều hơn, và kết quả có thể là một sự phản ánh của mối quan hệ
nhân quả giữa đọc và cận thị [62].
Mặt khác trong nhiều nghiên cứu về tật khúc xạ các tác giả cũng khẳng
định trong số những trẻ bị tật khúc xạ thì nhiều trẻ chưa được điều trị: ví dụ
nghiên cứu của tác giả Trần Thị Hải Yến ở TP HCM chỉ có 29% trong tổng số
trẻ được chỉnh kính [29], hay tại Ấn Độ (2010) ở học sinh lớp 7 chỉ có 7,26%
học sinh sử dụng kính trên tổng số học sinh bị tật khúc xạ là 30,57% (chỉ
chiếm khoảng 1/4). Khi nghiên cứu về những tác động của tật khúc xạ chưa
được điều trị (2007), tác giả Lary Allen cũng nhận thấy ở Timor – Leste chỉ
có 26,2% số học sinh có tật khúc xạ được chỉnh kính [44]. Chính tật khúc xạ
không được điều trị là nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm thị lực đã được
khẳng định trong nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Các tác giả cũng nhận
định: tầm nhìn thấp có thể hạn chế sự tiến bộ trong giáo dục, hạn chế phát
triển động cơ, ảnh hưởng đến tính di động, hạn chế các cơ hội nghề nghiệp và
hạn chế truy cập thông tin ở các em [48].
Tác giả J.W Hendric(2008) cũng khẳng định tật khúc xạ ở học sinh chưa
được điều trị là một nguy cơ cho thành tích học tập thấp. Tuy nhiên những trẻ
này khi đã được chỉnh quang cũng có thành tích học thấp hơn đáng kể so với
các đối tác của họ. Tác giả cũng chỉ ra rằng viễn thị có trí thông minh, khả
năng đọc và thành tích học thấp hơn so với cận thị; nữ bị tật khúc xạ có nguy
cơ thành tích học thấp hơn nam [40].
Mặt khác các em vì không nhìn rõ nên phải nhìn gần và cúi đầu nhiều
làm hạn chế việc học, đầu óc khó tập trung như: đọc và viết chậm, dễ đọc
nhầm chữ, nhầm dấu, sót chữ,....điều đó ảnh hưởng đến chất lượng học tập.
Ngoài ra kết quả học tập còn giảm sút do chép nhầm đề thi hoặc viết sai chữ....
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
23
Do điều tiết liên tục, mắt chóng mệt mỏi, đau đầu, nhức mắt và hay chảy
nước mắt… những yếu tố này cũng có tác dụng phụ trên thành tích học tập,
góp phần làm giảm tập trung trong học tập của các em.
Từ kết quả này cho thấy nếu tật khúc xạ được phát hiện sớm và điều trị
đúng, kịp thời sẽ làm giảm được những thành tích học tập không cần
thiết thấp.
1.4.3. Tật khúc xạ ảnh hưởng đến kinh tế và cuộc sống sinh hoạt
Những chi phí để điều chỉnh kính và phẫu thuật khúc xạ cũng là một
gánh nặng cho gia đình và xã hội. Chi phí về y tế liên quan đến tật khúc xạ
bao gồm chi phí cho khám mắt định kỳ, chi phí cho việc mua kính, điều chỉnh
kính và sử dụng các sản phẩm chăm sóc mắt, chi phí cao của phẫu thuật khúc
xạ và chi phí để điều trị các biến chứng liên quan đến tật khúc xạ. Javitt và
cộng sự đã ước tính chi phí kinh tế cho cận thị ở Mỹ lên tới 4,6 tỷ đô la Mỹ
vào năm 1990 [42]. Chi phí này chỉ tính riêng cho việc điều chỉnh bằng kính
gọng và kính tiếp xúc. Nhóm tác giả này còn giả định rằng chỉ cần 5% số
bệnh nhân cận thị ở Mỹ chọn phẫu thuật Laser Excimer để điều trị thì chi phí
có thể lên tới 5,9 tỷ đô la Mỹ. Hơn nữa phẫu thuật khúc xạ điều trị cận thị
cũng có thể gây ra nhiều loại biến chứng đe doạ thị lực. Một số biến chứng có
thể gặp của phẫu thuật khúc xạ là khô mắt, kết quả khúc xạ không mong
muốn, loạn thị không đều, nhiễu thị giác, viêm giác mạc. Mặc dù tình trạng
của mắt được điều chỉnh sau phẫu thuật nhưng chiều dài trục nhãn cầu vẫn
không thay đổi. Ðiều này có nghĩa là các nguy cơ gây biến chứng ở mắt do
cận thị vẫn tồn tại sau phẫu thuật.
Tật khúc xạ còn có thể làm giảm chất lượng của cuộc sống của bệnh
nhân thông qua ảnh hưởng tới công việc và học tập, ảnh hưởng đến việc chọn
ngành nghề đòi hỏi thị lực tốt như phi công, lái xe, vận động viên…. Mặc dù
sự suy giảm thị lực liên quan đến cận thị có thể dễ dàng được điều chỉnh,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
24
nhưng vẫn có khoảng 25% số người bị tật khúc xạ không được điều chỉnh
khúc xạ hoặc được điều chỉnh không đúng.
Bên cạnh đó, tật khúc xạ còn làm giảm khả năng hòa nhập cộng đồng 2
lần, nguy cơ ngã, tai nạn gấp 2 lần, nguy cơ chấn thương cao gấp 4 lần, nguy
cơ trầm cảm gấp 4 lần, nguy cơ tử vong gấp 2 lần so với trẻ không bị tật khúc
xạ. Điều đáng nói là nhiều bậc phụ huynh khi biết con mình bị cận mới chỉ
nghĩ đến biện pháp duy nhất là đeo kính chứ chưa quan tâm về tác hại của nó
hay có ý thức phòng ngừa cận thị và hạn chế quá trình phát triển độ của mắt.
1.5. Vài nét sơ lƣợc về tỉnh Phú Thọ
Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng đông bắc Việt Nam, với tổng diện tích tự
nhiên toàn tỉnh là 3532,94 km2
chiếm 1,2% diện tích cả nước. Dân số là
1.313. 926 người (Theo điều tra dân số ngày 1/4/2009) với mật độ dân số: 373
người/km2
. Tỷ lệ dân sống tại vùng nông thôn, vùng núi ~ 85% và tại thành
thị ~ 15%. Thu nhập bình quân GDP/người đạt 1.320 USD/người (2009).
Phú Thọ gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 11 huyện, được chia làm 3 vùng
theo địa dư hành chính.
* Đặc điểm Trường THCS Văn Lang:
Trường THCS Văn Lang, tiền thân là trường chuyên cấp II thành phố
Việt trì, thành lập năm 1989, là trường trọng điểm về chất lượng giáo dục toàn
diện cao nhất tỉnh, có nhiều đóng góp quan trọng trong việc phát hiện, đào tạo và
bồi dưỡng nhân tài, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho quê hương đất nước.
Năm học 2011- 2012 trường có 1061 học sinh và 95 cán bộ - giáo viên –
nhân viên (100% số cán bộ - giáo viên có trình độ đại học và trên đại học).
Trường có 1 phòng y tế và 1 cán bộ y tế trường học chăm sóc sức khỏe và
kiểm tra thị lực mắt cho học sinh theo định kỳ 6 tháng/ lần. Tuy nhiên do
công tác tuyên truyền chưa hiệu quả nên một số trẻ vẫn không điều trị hoặc
điều trị không đúng khi bị tật khúc xạ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
25
* Trường THCS Tiên Phong:
Trường THCS Tiên phong nằm trên địa bàn xã Chí Đám huyện Đoan
Hùng. Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự cố gắng nỗ lực của cán bộ,
giáo viên, học sinh, trường THCS Tiên Phong đã hoàn thành xuất sắc các
nhiệm vụ, mục tiêu năm học.
Hiện tại trường có 32 cán bộ. Trong đó có 3 cán bộ quản lý, 100% cán
bộ giáo viên, nhân viên nhà trường đạt chuẩn, 17/32 đạt trình độ đại học.
Năm học 2011-2012 trường có 670 học sinh. Với nhận thức về tật khúc
xạ còn nhiều hạn chế nên trường này có nhiều em khi khám sàng lọc biết
mình bị tật khúc xạ cũng không đeo kính để điều trị.
Trường có 1 phòng y tế và 1 cán bộ y tế trường học làm kiêm nhiệm nên
công tác tuyên truyền và khám sàng lọc định kỳ cho học sinh rất khó thực
hiện, thường chỉ chờ sự phối hợp của trung tâm chăm sóc mắt. Điều đó ảnh
hưởng nhiều đến việc phát hiện sớm tật khúc xạ cho học sinh.
* Trường THCS Lê Quý Đôn:
Trường THCS Lê Quý Đôn tiền thân là trường phổ thông Chuyên cấp 2
Thanh Sơn, được thành lập ngày 21 tháng 8 năm 1993. Nhiệm vụ chính trị
của trường là: Giáo dục học sinh phổ thông, toàn diện, hướng nghiệp, nơi phát
hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi, là nơi thử nghiệm việc đổi mới
phương pháp dạy học, góp phần bồi dưỡng phương pháp dạy học cho học
sinh THCS trong phạm vi toàn huyện.
Trường cũng có 1 phòng y tế và 1 cán bộ y tế học đường làm công tác
kiêm nhiệm nên việc khám sàng lọc định kỳ cho học sinh cũng khó thực hiện
định kỳ thường xuyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
26
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Học sinh phổ thông từ lớp 6 đến lớp 9 đang học tập và sinh sống ở tỉnh
Phú Thọ
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 10 năm 2011 đến tháng 10 năm 2012.
- Địa điểm: tại 3 trường đã được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu
nêu chi tiết ở mục 2.3.2 như sau:
+ Trường THCS Lê Quý Đôn;
+ Trường THCS Tiên Phong;
+ Trường THCS Văn Lang.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, có so sánh.
2.3.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu
- Cỡ mẫu:
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho việc ước tính một tỷ lệ trong
quần thể:
n = Z2
1 - α/2
p.q
e2
Trong đó:
+ n: là số đối tượng nghiên cứu.
+ p: tỷ lệ TKX qua tham khảo các nghiên cứu trước.
+ q = 1-p
+ e = sai số ước lượng, trong nghiên cứu này chúng tôi lấy e = 20% của p.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
27
+ Z2
1 - α/2: hệ số giới hạn tin cậy = 1,96 (với độ tin cậy 95%).
Do chưa có nghiên cứu đầy đủ nào về tỷ lệ TKX tại tỉnh Phú Thọ.
Chúng tôi lấy tỷ lệ ước tính xấp xỉ với tỷ lệ tật khúc xạ ở trẻ em tỉnh Thái
Nguyên là 12% (theo nghiên cứu của Vũ Quang Dũng năm 2008). Thay vào
công thức ta có n = 704 học sinh. Để đảm bảo tính chính xác trong nghiên cứu
mô tả, tăng cỡ mẫu lên 200% và làm tròn, ta được số đối tượng nghiên cứu là
1500 học sinh.
- Phương pháp chọn mẫu:
Đối tượng nghiên cứu sẽ được chọn mẫu phân tầng kết hợp với ngẫu
nhiên đơn theo tỷ lệ cân xứng như sau:
+ Các trường trung học cơ sở tại tỉnh Phú Thọ được chia thành 3 vùng
theo địa dư hành chính tương ứng với các huyện, thị, thành phố:
.Vùng I (vùng đồi núi ) gồm các trường ở các huyện: Thanh thuỷ, Thanh
Sơn, Yên lập, Tân Sơn.
.Vùng II (vùng trung du) gồm các trường ở các huyện thị: Cẩm khê,
Thanh Ba, Hạ hoà, Đoan hùng.
.Vùng III (vùng đồng bằng) gồm các trường ở các huyện: Thị xã Phú
Thọ, Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông, Việt Trì.
+ Chọn ngẫu nhiên mỗi vùng một huyện/thị/ thành, kết quả chọn được
các huyện sau: Thanh Sơn, Đoan Hùng và Thành phố Việt Trì.
+ Chọn ngẫu nhiên mỗi huyện/thị/ thành một trường, kết quả chọn được
các trường sau:
. Thanh Sơn: Trường THCS Lê Quý Đôn;
. Đoan Hùng: trường THCS Tiên Phong;
. Thành phố Việt Trì: Trường THCS Văn Lang.
+ Lập danh sách tất cả các lớp từ khối 6 đến khối 9 của 3 trường đã
chọn. Coi mỗi lớp là một cụm ( với số học sinh trung bình là 40), đánh số
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
28
cụm và chọn ngẫu nhiên số cụm trong các trường ở từng vùng cho đủ số học
sinh cần khảo sát và theo tỷ lệ cân xứng.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ chọn mẫu
Theo số liệu của Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Phú Thọ thì trong toàn
tỉnh có 78069 học sinh trung học cơ sở (năm học 2010 – 2011). Bảng 1.1 và
bảng 1.2 là tỷ lệ học sinh theo khối lớp và theo khu vực:
CÁC TRƯỜNG THCS
TỈNH PHÚ THỌ
VÙNG I VÙNG III
Khối 6
NHÓM NGHIÊN CỨU
VÙNG II
Khối 7 Khối 8 Khối 9
Trường 1 Trường 2 Trường 3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
29
Bảng 2.1. Tỷ lệ học sinh các khối tại tỉnh Phú Thọ
Lớp Học sinh Tỷ lệ (%)
Khối 6 18390 23,56
Khối 7 18858 24,15
Khối 8 19045 24,40
Khối 9 21776 27,89
Tổng số 78069 100,00
Bảng 2.2. Tỷ lệ học sinh trong từng vùng
Vùng Học sinh Tỷ lệ (%)
Vùng I 22442 28,75
Vùng II 26639 34,12
Vùng III 28988 37,13
Tổng 78069 100,00
Từ kết quả bảng 2.1 và 2.2 ta thấy tỷ lệ học sinh được khảo sát ở từng
vùng theo khối lớp là:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
30
Bảng 2.3. Tỷ lệ học sinh cần khảo sát ở từng vùng theo khối lớp
Vùng Tỷ lệ (%) Học sinh
Vùng I (Thanh sơn)
Trong đó: Khối 6:
Khối 7
Khối 8
Khối 9
28,75 431
102
104
105
120
Vùng II (Đoan Hùng)
Trong đó: Khối 6:
Khối 7
Khối 8
Khối 9
34,12 512
121
124
125
142
Vùng III (Việt Trì)
Trong đó: Khối 6:
Khối 7
Khối 8
Khối 9
37,13 557
131
135
136
155
Tổng 100 1500
2.3.3. Các nhóm chỉ tiêu cần nghiên cứu
Các chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm các nhóm chỉ tiêu như sau:
2.3.3.1. Các thông tin chung
- Phân bố học sinh nghiên cứu theo tuổi, giới, lớp;
- Phân bố học sinh nghiên cứu theo địa dư;
- Nghề nghiệp hiện tại của bố mẹ học sinh chia theo các nhóm: công
chức, công nhân, nội trợ, buôn bán, làm ruộng, khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
31
2.3.3.2. Các chỉ số về thị lực và TKX của học sinh
- Thực trạng thị lực của học sinh nghiên cứu;
- Nguyên nhân giảm thị lực;
- Thực trạng TKX của học sinh nghiên cứu.
2.3.3.3. Các chỉ số về ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khoẻ và học
tập ở học sinh
- Chỉ số BMI;
- Lý do nghỉ giải lao;
- Kết quả học tập;
- Sở thích các hoạt động thể thao;
- Sự thay đổi nguyện vọng lựa chọn nghề.
2.3.4. Phương pháp thu thập thông tin
2.3.4.1. Thu thập các chỉ tiêu nghiên cứu chung
Hỏi và phỏng vấn trực tiếp học sinh bằng mẫu phiếu điều tra có sẵn.
2.3.4.2. Thu thập các chỉ tiêu nghiên cứu về TKX
- Khám lâm sàng kết hợp phỏng vấn trực tiếp học sinh và ghi kết quả
vào phiếu điều tra TKX.
- Quy trình khám mắt và đo khúc xạ:
+ Tất cả học sinh đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu được lập danh sách
theo lớp, cha mẹ của học sinh được gửi một bản thông báo giải thích về quy
trình và mục đích của nghiên cứu và lợi ích của học sinh khi tham gia nghiên
cứu. Lịch khám sẽ thông báo với nhà trường trước ít nhất 1 tuần.
+ Tất cả học sinh được thử thị lực bằng bảng thị lực Landolt ở cách xa 5 mét.
+ Với những học sinh có thị lực <8/10 được thử kính lỗ, nếu thị lực tăng
trẻ sẽ tiếp tục được thử kính theo phương pháp chủ quan để xác định thị lực
được chỉnh kính tốt nhất. Học sinh được khám phần trước nhãn cầu bằng đèn
pin hoặc đèn soi đáy mắt. Sau đó nhỏ thuốc liệt điều tiết Cyclopentolate 1%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
32
vào mỗi mắt 2 giọt cách nhau 5 phút. Sau khi nhỏ lần 2 khoảng 30 phút thì
tiến hành đo khúc xạ bằng máy đo khúc xạ tự động. Cuối cùng học sinh được
soi đáy mắt bằng máy soi đáy mắt trực tiếp.
-Tiêu chuẩn chẩn đoán tật khúc xạ: đánh giá tật khúc xạ theo tiêu chuẩn
của Tổ chức Y Tế Thế Giới như sau:
+ Số liệu đo được cần sử l‎
ý theo từng mắt riêng biệt (MP, MT).
+ Mắt chính thị được coi là mắt có khúc xạ cầu tương đương lớn hơn – 0,5D
và nhỏ hơn + 0,5D. Khúc xạ cầu tương đương (SE: spherical equivalent) = chỉ
số khúc xạ cầu + ½ chỉ số khúc xạ trụ. Người được coi là chính thị nếu không
có mắt nào cận hoặc viễn thị.
+ Mắt được coi là cận thị khi có khúc xạ cầu tương đương ≤ - 0,5D sau liệt
điều tiết. Người được coi là cận thị khi có một mắt hoặc cả hai mắt cận thị.
+ Mắt được coi là viễn thị khi có khúc xạ cầu tương đương ≥ + 0,5D trở
lên sau liệt điều tiết. Người được coi là viễn thị khi có cả hai mắt viễn thị hoặc
có một mắt viễn thị và mắt kia chính thị.
+ Mắt được coi là loạn thị khi số đo bằng máy đo khúc xạ tự động sau
liệt điều tiết của hai trục chính chênh lệch nhau ≥ 0,75D trở lên [12].
- Đánh giá mức độ thị lực theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới: Thử
thị lực nhìn xa ở khoảng cách 5 mét [9].
+ Thị lực >7/10 : Bình thường
+ Thị lực >3/10 – 7/10 : Giảm.
+ Thị lực ĐNT 3m – 3/10: Giảm nhiều.
+ Thị lực < ĐNT 3m : Mù.
2.3.4.3. Thu thập các chỉ tiêu về yếu tố ảnh hưởng
- Phỏng vấn trực tiếp học sinh
- Khám lâm sàng: đo chiều cao, cân nặng, tính chỉ số BMI theo tuổi, xếp
loại học lực theo quy định.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
33
* Cân nặng: trẻ được cân bằng cân Tanita của Nhật Bản với độ chính
xác 0,1 kg. Cân được kiểm tra và chỉnh về vị trí số 0 trước khi tiến hành
nghiên cứu. Khi cân, trẻ bỏ hết giày dép, áo khoác, đứng giữa bàn cân, không
cử động, mắt nhìn thẳng. Kết quả ghi theo đơn vị kilogam với 1 số lẻ.
* Chiều cao: trẻ được đo bằng thước đo chiều cao đứng Microtoise có độ
chính xác đến 0,1 cm. Khi đo, trẻ bỏ mũ, giày dép, đứng quay lưng vào thước
đo sao cho gót chân, mông, vai và đầu áp sát vào thước đo, mắt nhìn thẳng ra
phía trước, hai tay bỏ thõng hai bên mình. Dùng thước vuông áp sát một cạnh
vào đỉnh đầu và một cạnh vào thước đo. Kết quả được ghi theo đơn vị
centimet với 1 số lẻ.
* Tính chỉ số BMI:
BMI =
Trọng lượng cơ thể (kg)
[Chiều cao đứng (m)]2
Chỉ số khối cơ thể cho trẻ em cũng được tính tương tự như cho người
lớn. (BMI for age) là một số được tính bằng trọng lượng chia cho bình
phương chiều cao của một đứa trẻ đặt trong tương quan với tuổi và giới tính.
Dựa vào thống kê theo nhóm tuổi và giới tính:
1. Thiếu cân: nếu chỉ số BMI nằm trong vùng giá trị nhỏ hơn bách
phân vị thứ 5 (percentile < 5th).
2. Sức khỏe dinh dưỡng tốt: nếu chỉ số BMI nằm trong khoảng bách
phân vị thứ 5 --> 85.
3. Nguy cơ béo phì: nếu chỉ số BMI nằm trong khoảng bách phân vị 85
--> 95.
4. Béo phì: nếu chỉ số BMI nằm trong vùng lớn hơn bách phân vị 95.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
34
Biểu đồ 2.1. Tương quan chỉ số khối và tuổi dành cho trẻ em
* Tính tuổi: Theo WHO 1983, kể từ ngày sinh nhật lần thứ bao nhiêu thì
trẻ bắt đầu bấy nhiêu tuổi.
+ Từ ngày tròn 11 năm đến trước ngày sinh nhật lần thứ 12 gọi là 11 tuổi.
+ Từ ngày tròn 12 năm đến trước ngày sinh nhật lần thứ 13 gọi là 12 tuổi.
+ Từ ngày tròn 13 năm đến trước ngày sinh nhật lần thứ 14 gọi là 13 tuổi.
+ Từ ngày tròn 14 năm đến trước ngày sinh nhật lần thứ 15 gọi là 14 tuổi.
+ Từ ngày tròn 15 năm đến trước ngày sinh nhật lần thứ 16 gọi là 15 tuổi.
* Xếp loại học lực (theo quy chế hướng dẫn xếp loại học lực THCS theo
thông tư 58/2011/TT- BGDĐT ngày 12/12/2011):
- Loại giỏi: Điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên. Trong đó điểm
trung bình của 1 trong 2 môn toán hoặc văn từ 8,0 trở nên và không có môn
nào điểm trung bình dưới 6,5. Nếu học sinh ở trường chuyên thì điểm trung
bình môn chuyên phải từ 8,0 trở lên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
35
- Loại khá: Điểm trung bình các môn học từ 6,5 trở lên. Trong đó điểm
trung bình của 1 trong 2 môn toán hoặc văn từ 6,5 trở nên và không có môn
nào điểm trung bình dưới 5,0. Nếu học sinh ở trường chuyên thì điểm trung
bình môn chuyên phải từ 6,5 trở lên.
- Loại trung bình: Điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên. Trong đó
điểm trung bình của 1 trong 2 môn toán hoặc văn từ 5,0 trở nên và không có
môn nào điểm trung bình dưới 3,5. Nếu học sinh ở trường chuyên thì điểm
trung bình môn chuyên phải từ 5,0 trở lên.
- Loại yếu: Điểm trung bình các môn học từ 3,5 trở lên. Trong đó điểm
trung bình của 1 trong 2 môn toán hoặc văn từ 3,5 trở nên và không có môn
nào điểm trung bình dưới 2,0.
- Loại kém: các trường hợp còn lại.
2.3.4.4. Hạn chế sai số
- Chọn mẫu đúng phương pháp.
- Đối tượng nghiên cứu được giải thích rõ ràng và tự nguyện tham gia.
- Kế hoạch nghiên cứu được xây dựng khoa học, hợp lý và nhận được sự
ủng hộ của các đơn vị, thành viên tham gia nghiên cứu.
- Phiếu thu thập thông tin được xây dựng với sự hỗ trợ của các bác sỹ
chuyên ngành và được sự góp ý của hội đồng khoa học theo mục tiêu nghiên
cứu. Phiếu được gửi tới học sinh 1 tuần trước khi khám.
- Cán bộ điều tra (khám lâm sàng, phỏng vấn) gồm các bác sỹ chuyên
khoa mắt, chuyên khoa nhi, cán bộ y tế trường học được tập huấn kỹ thuật
trước khi điều tra.
- Sử dụng dụng cụ cân đo,dụng cụ khám mắt tiêu chuẩn.
- Loại trừ cận thị do điều tiết.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
36
2.3.5. Đạo đức trong nghiên cứu
Tất cả đối tượng nghiên cứu được chọn vào mẫu nghiên cứu đều được
giải thích về mục đích của nghiên cứu. Nếu đối tượng từ chối không tham gia
thì không dùng bất kỳ sức ép nào bắt buộc.
Trong quá trình nghiên cứu nếu khám phát hiện tật khúc xạ và các bệnh
liên quan ở đối tượng nào thì đều được tư vấn và giúp đỡ điều trị.
Các thông tin thu thập về cá nhân đối tượng được đảm bảo giữ kín, không
cung cấp cho người khác khi chưa được sự đồng ‎của đối tượng.
2.3.6. Xử l‎
ý kết quả
Bằng chương trình Epi - Info 6.04 và SPSS 16.0 theo các thuật toán thống
kê y học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
37
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Một số thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu
3.4
24.1
23.3
26.9
21
1.3
0
5
10
15
20
25
30
Tỷ lệ (%)
11 12 13 14 15 16
Tuổi
Tỷ lệ
Tỷ lệ
Biểu đồ 3.1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi
Nhận xét:
- Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 13,42 ±1,2.
- Nhóm tuổi từ 12 đến 15 chiếm tỷ lệ cao phù hợp với độ tuổi của học
sinh THCS theo quy định, số tuổi đi học sớm và muộn chiếm tỷ lệ thấp.
26.43
24.66
25.34
23.63
25.09
24.17
23.03
27.65
21.79
22.69
27.53
27.99
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9
Vùng III
Vùng II
Vùng I
Biểu đồ 3.2: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo địa dư và khối lớp
Nhận xét: Học sinh giữa các khối trong từng vùng phân bố tương đối
đồng đều nhau và phù hợp với học sinh giữa các khối trong toàn tỉnh. Sự khác
biệt không có ý nghĩa thống kê.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
38
47.24
52.76
42.64
57.36
51.28
48.72 47.81
52.19
0
10
20
30
40
50
60
Tỷ lệ (%)
Chung Vùng I Vùng II Vùng III
Nam
Nữ
Biểu đồ 3.3: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính và địa dư
Nhận xét:
- Tỷ lệ học sinh nữ của đối tượng nghiên cứu lớn tỷ lệ học sinh nam, sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
- Vùng I, tỷ lệ học sinh nữ lớn hơn học sinh nam có ý nghĩa thống kê
(p<0.01, test χ2
).
Bảng 3.1: Nghề nghiệp của cha mẹ học sinh phân bố theo địa dư
Nghề nghiệp
của bố mẹ
Vùng I Vùng II Vùng III Tổng
SL % SL % SL % SL %
Công chức 117 20,0 78 14,3 280 42,4 535 29,9
Công nhân 88 15,1 52 9,5 86 13,0 226 12,1
Làm ruộng 74 12,7 249 45,6 18 2,7 341 19,0
Kinh doanh 96 16,4 84 15,4 117 17,7 297 16,6
Nội trợ 14 2,4 14 2,6 23 3,5 51 2,8
Khác 135 23,1 69 12,6 137 20,8 341 19,1
Tổng 584 546 661 1791 100
Nhận xét: Nghề nghiệp của bố mẹ là công chức cao nhất chiếm tỷ lệ
29,9%, và thấp nhất là nghề làm ruộng chỉ chiếm 2,8%. Đặc biệt ở vùng III bố
mẹ của đối tượng nghiên cứu là công chức chiếm tỷ lệ cao tới 42,4%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
39
3.2. Thực trạng TKX học đƣờng
Bảng 3.2. Nguyên nhân giảm thị lực
Mức độ giảm
thị lực
Nguyên nhân
Tổng
Tật khúc xạ Nguyên nhân khác
SL % SL % SL %
TL 4 ÷ 7 /10 138 34,33 1 50,00 139 34,41
TL ≤ 3 /10 264 65,67 1 50,00 265 65,59
Tổng 402 99,50 2 0,50 404 100
Nhận xét:
- Nguyên nhân giảm thị lực do tật khúc xạ chiếm tỷ lệ cao (99,50%),
còn giảm thị lực do các nguyên nhân khác chiếm tỷ lệ rất thấp. Các nguyên
nhân giảm thị lực khác bao gồm: các trường hợp giảm thị lực không do tật
khúc xạ (nhược thị, bệnh lý giác mạc…).
- Tỷ lệ học sinh bị giảm thị lực mức độ nặng cao gấp 2 lần học sinh bị
giảm thị lực mức độ nhẹ
Tỷ lệ tật khúc xạ.
22.45
77.55
TKX
Không TKX
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ TKX chung của 3 trường
Nhận xét: Tỷ lệ TKX chung của 3 trường trung học cơ sở tại tỉnh Phú
Thọ tham gia nghiên cứu là 22,45%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
40
11.64 13.55
39.33
0
5
10
15
20
25
30
35
40
Tỷ lệ (%)
Vùng I Vùng II Vùng III
Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ tật khúc xạ phân bố theo địa dư
Nhận xét: Tỷ lệ tật khúc xạ tăng dần từ vùng I đến vùng III. Trong đó
vùng I thấp nhất với tỷ lệ là 11,64% và vùng III có tỉ lệ cao nhất với 39,33%,
sự khác biệt về tỷ lệ tật khúc xạ giữa các vùng có ý nghĩa thống kê với
χ2
=172, p <0,05.
Bảng 3.3: Mức độ giảm thị lực của học sinh bị tật khúc xạ phân bố theo địa dư
Thị lực
Khu
vực
n
TL 4 ÷ 7 /10 TL ≤ 3 /10 Tổng p
SL % SL % SL %
Vùng I 584 18 3,08 50 8,56 68 11,64 <0,05
Vùng II 546 28 5,13 46 8,42 74 13,55 <0,05
Vùng III 661 92 13,92 168 25,42 260 39,33 <0,05
Tổng 1791 138 7,76* 264 14,74* 402 22,45 *< 0,05
p*<0,05
Nhận xét: Ở cả 3 vùng, tỷ lệ học sinh bị giảm thị lực mức độ nặng cao
hơn (từ 1.59 đến 2,78 lần) tỷ lệ giảm thị lực mức độ nhẹ, sự khác biệt về mức
độ giảm thị lực có ý nghĩa thống kê với p* < 0,05.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
41
11.84
21.18
19.07
20.4
4.24
6.28
4.04
2.85
0
5
10
15
20
25
Lớp 6 Lớp 7 Lớp8 Lớp 9
Tỷ
lệ
(%)
Cận thị Loạn thị
Biểu đồ 3.6: Phân bố TKX theo khối lớp
Nhận xét: Tỷ lệ tật khúc xạ do cận thị và loạn thị tăng dần theo khối lớp,
từ khối 6 đến khối 9, sự khác biệt về tỷ lệ TKX giữa các khối lớp có ý nghĩa
thống kê với χ2
= 28,44 ; p<0,05.
Bảng 3.4: Mức độ giảm thị lực do tật khúc xạ phân bố theo khối lớp
Thị lực
Khối
n
TL 4÷7/10 TL ≤ 3
p
SL % SL %
Khối 6 490 43 8,78 31 6,33 > 0,05
Khối 7 446 32 7,17 78 17,49 < 0,05
Khối 8 429 35 8,16 73 17,02 < 0,05
Khối 9 426 28 6,57 82 19,25 < 0,05
Tổng 1791 138 7,71 264 14,74
Nhận xét:
- Tỷ lệ học sinh bị giảm thị lực mức độ nặng cao hơn tỷ lệ giảm thị lực
mức độ nhẹ ở học sinh khối 7,8,9 có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Riêng ở
khối 6 mức độ giảm thị lực nặng thấp hơn mức độ giảm thị lực nhẹ.
- Tỷ lệ giảm thị lực ở mức độ nặng tăng dần theo khối lớp, từ 6,33% ở
khối 6 lên 19,25% ở khối 9.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
42
Bảng 3.5: Tỷ lệ tật khúc xạ phân bố theo giới tính
Giới n
Cận thị Loạn thị Viễn thị Tổng
SL % SL % SL % SL %
Nam 845 116 13,73 30 3,55 3 0,36 149 17,63*
Nữ 946 205 21,67 47 4,97 1 0,11 253 26,74*
Tổng 1791 321 17,92 77 4,30 4 0,22 402 22,45
Nhận xét:
- Tỷ lệ tật khúc xạ ở nữ (26,74%) cao hơn ở nam (17,63%). Sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê với χ2
=21,28 với p* <0,01.
- Tỷ lệ TKX do cận thị và loạn thị ở nữ cao hơn ở nam, trong khi đó tỷ
lệ TKX do viễn thị ở nam cao hơn ở nữ.
12.19
50.75
37.06
TL>7/10
TL≤ 7/10
Không đeo kính
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ học sinh bị tật khúc xạ đã đeo kính và không đeo kính.
Nhận xét
Trong số học sinh bị tật khúc xạ, có 12,19% số học sinh không đeo
kính, và có tới 37,06 % số học sinh đeo kính có thị lực ≤ 7/10 với số kính
đang đeo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
43
3.3. Ảnh hƣởng của tật khúc xạ đến sức khoẻ và học tập của học sinh
Bảng 3.6. Những vấn đề phiền phức thường gặp ở học sinh bị tật khúc xạ
TKX
Vấn đề
Cận thị Loạn thị Tổng
SL % SL % SL %
Sức khỏe 41 28,08 12 26,67 53 27,75
Học tập 31 21,23 12 26,67 43 22,51
Sinh hoạt 74 50,68 21 46,67 95 49,74
Tổng 146 100 45 100 191 100
Nhận xét:
Trong ba chỉ tiêu là sức khỏe, học tập và sinh hoạt thì cả trẻ bị cận thị
và trẻ bị loạn thị đều gặp những vấn đề phiền phức tới sinh hoạt là nhiều nhất,
chiếm tỷ lệ gần gấp đôi so với những vấn đề về sức khỏe và học tập.
Bảng 3.7. Liên quan giữa TKX với chỉ số BMI
TKX
BMI
Bình thƣờng TKX Tổng
SL % SL %
Nguy cơ béo phì và
béo phì
37 68,52 17 31,48* 54
Bình thường và
thiếu cân
1352 77,84 385 22,16* 1737
Tổng 1389 77,55 402 22,45 1791
Nhận xét:
Ở nhóm học sinh bị tật khúc xạ, tỷ lệ học sinh có chỉ số BMI ở mức
nguy cơ béo phì và béo phì chiếm 31.48% cao hơn so với tỷ lệ học sinh có chỉ
số BMI ở mức bình thường và thiếu cân 22.16 %. Sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với (χ2
= 10.68; p*<0.01).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
44
Bảng 3.8: Liên quan giữa tật khúc xạ và lý do nghỉ giải lao
Tật khúc xạ
Lý do
Cận Thị Loạn thị Tổng
SL % SL % SL %
Mắt 115 77,18 31 79,49 146 77,66
Thần kinh 29 19,46 7 17,95 36 19,15
Khác 5 3,36 1 2,56 6 3,19
Tổng 149 100 39 100 188 100
p <0,05 <0,05 <0,05
Nhận xét:
- Tỷ lệ học sinh phải nghỉ giải lao khi học kéo dài (trên 30 phút) với
những lý do về mắt chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả 2 nhóm bị tật khúc xạ do cận thị
và tật khúc xạ do loạn thị.
- Sự khác biệt về tỷ lệ những lý do cần nghỉ giải lao (mắt, thần kinh, và
lý do khác…) ở từng nhómcận thị hoặc loạn thị có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
- Những lý do về mắt gồm: nhức mắt, chảy nước mắt, nhìn mờ, mỏi
mắt…; những lý do về thần kinh gồm: đau đầu, chóng mặt, căng thẳng,…;
những lý do khác là học hết bài, buồn ngủ…
Bảng 3.9: Liên quan giữa mức độ giảm thị lực và những lý do nghỉ giải lao
Thị lực
Lý do
TL 4÷7/10 TL ≤ 3/10 Tổng
SL % SL % SL
Mắt 47 32,20 99 67,80 146
Thần kinh 12 33,33 24 66,67 36
Khác 3 50,00 3 50,00 6
Tổng 62 32,97* 126 67,02* 188
Nhận xét: Tỷ lệ học sinh phải nghỉ giải lao khi học kéo dài trên 30 phút
ở nhóm trẻ bị giảm thị lực mức độ nặng chiếm tỷ lệ cao hơn (gấp 2 lần) nhóm
trẻ bị giảm thị lực mức độ nhẹ có ý nghĩa thống kê với p* <0,05..
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
45
Bảng 3.10: Liên quan giữa tật khúc xạ và xếp loại kết quả học tập
Tật khúc xạ
Xếp loại
Bình thƣờng Tật khúc xạ Tổng
SL % SL % SL %
Giỏi 501 36,07* 210 52,24* 711 39,69
Khá 682 49,10 129 32,09 811 45,28
Trung bình 187 13,46 62 15,42 249 13,91
Yếu- Kém 19 1,37 1 0,25 20 1,12
Tổng 1389 100 402 100 1791 100
p*<0,01;
Nhận xét: Tỷ lệ học sinh bị tật khúc xạ có kết quả học tập đạt loại giỏi
(52,24%) cao gấp 1,94 lần so với những học sinh không bị tật khúc xạ
(36,07%) với p < 0,01.
Bảng 3.11: Mức độ giảm thị lực với xếp loại kết quả học tập
Thị lực
Xếp loại
TL 4÷7/10 TL ≤ 3/10 Tổng
SL % SL % SL %
Giỏi 87 62,59* 123 46,77* 210 52,24
Khá 40 28,78 89 33,84 129 32,09
TB và yếu 12 8,63 51 19,39 63 15,67
Tổng 139 100 263 100 402 100
p*< 0,01;
Nhận xét:
Có mối liên quan giữa tỷ lệ học sinh có kết quả học tập đạt loại giỏi và
mức độ giảm thị lực. Tỷ lệ học sinh có kết quả học tập đạt loại giỏi ở nhóm
học sinh bị giảm thị lực nhẹ (62,59%) cao hơn nhóm học sinh bị giảm thị lực
nặng (46,77%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,01.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
46
Bảng 3.12: Liên quan giữa tật khúc xạ và sở thích tham gia
các hoạt động thể thao
TKX
Hoạt động
Không tật khúc xạ Có tật khúc xạ
Tổng
SL % SL %
HĐTT liên quan
thị giác nhìn gần
621 44,97* 292 82,02* 913
HĐTT liên quan
thị giác nhìn xa
760 55,03 64 17,98 824
Tổng 1381 79,50 356 20,50 1737
p* <0,01
Nhận xét:
- Có mối liên quan giữa học sinh bị tật khúc xạ và sở thích tham gia các
hoạt động thể thao liên quan đến thị giác nhìn gần.
Bảng 3.13: Liên quan giữa tật khúc xạ và sự thay đổi nguyện vọng
chọn nghề trước và sau khi bị tật khúc xạ
TKX
Nguyện vọng
Cận thị Loạn thị Viễn thị Tổng
SL % SL % SL % SL %
Có thay đổi 44 18,18 15 25,00 59 19,41
Không thay đổi 198 81,82 45 75,00 2 100 245 80,59
Tổng 242 100 60 100 2 100 304 100
Nhận xét:
- Trẻ bị cận thị và loạn thị có xu hướng thay đổi nguyện vọng chọn
nghề thấp hơn xu hướng không thay đổi nguyện vọng chọn nghề.
- Tỷ lệ trẻ bị loạn thị có xu hướng thay đổi nguyện vọng chọn nghề cao
hơn trẻ bị cận thị.
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung học cơ sở tỉnh phú thọ
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung học cơ sở tỉnh phú thọ
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung học cơ sở tỉnh phú thọ
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung học cơ sở tỉnh phú thọ
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung học cơ sở tỉnh phú thọ
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung học cơ sở tỉnh phú thọ
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung học cơ sở tỉnh phú thọ
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung học cơ sở tỉnh phú thọ
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung học cơ sở tỉnh phú thọ
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung học cơ sở tỉnh phú thọ
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung học cơ sở tỉnh phú thọ
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung học cơ sở tỉnh phú thọ
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung học cơ sở tỉnh phú thọ
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung học cơ sở tỉnh phú thọ
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung học cơ sở tỉnh phú thọ
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung học cơ sở tỉnh phú thọ
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung học cơ sở tỉnh phú thọ
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung học cơ sở tỉnh phú thọ
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung học cơ sở tỉnh phú thọ
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung học cơ sở tỉnh phú thọ
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung học cơ sở tỉnh phú thọ
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung học cơ sở tỉnh phú thọ
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung học cơ sở tỉnh phú thọ
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung học cơ sở tỉnh phú thọ
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung học cơ sở tỉnh phú thọ
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung học cơ sở tỉnh phú thọ
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung học cơ sở tỉnh phú thọ
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung học cơ sở tỉnh phú thọ
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung học cơ sở tỉnh phú thọ
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung học cơ sở tỉnh phú thọ
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung học cơ sở tỉnh phú thọ
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung học cơ sở tỉnh phú thọ

Contenu connexe

Tendances

ĐIỀU TRA DỊCH
ĐIỀU TRA DỊCHĐIỀU TRA DỊCH
ĐIỀU TRA DỊCHSoM
 
Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp xử lý số liệuPhương pháp xử lý số liệu
Phương pháp xử lý số liệunguoitinhmenyeu
 
Bài giảng và bài tập chọn mẫu và tính toán cỡ mẫu
Bài giảng và bài tập chọn mẫu và tính toán cỡ mẫuBài giảng và bài tập chọn mẫu và tính toán cỡ mẫu
Bài giảng và bài tập chọn mẫu và tính toán cỡ mẫuvinhthedang
 
8.phuong phap chon mau, co mau
8.phuong phap chon mau, co mau8.phuong phap chon mau, co mau
8.phuong phap chon mau, co mauthao thu
 
33 Học thuyết gốc tự do
33 Học thuyết gốc tự do33 Học thuyết gốc tự do
33 Học thuyết gốc tự dohhtpcn
 
Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...
Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...
Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...Thanh Đỗ
 
Kinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - LeninKinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - LeninSơn Bùi
 
Bai 02 thong ke mo ta
Bai 02 thong ke mo taBai 02 thong ke mo ta
Bai 02 thong ke mo tatqphi
 
5. ppnckh vu caodam_200slide
5. ppnckh vu caodam_200slide5. ppnckh vu caodam_200slide
5. ppnckh vu caodam_200slidethanh_meeting
 
Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội
Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội
Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội chuxuantinh
 
[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học
[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học
[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa họcCLBSVHTTCNCKH
 
CÁCH LÀM SLIDE VÀ BÁO CÁO KHOA HỌC
CÁCH LÀM SLIDE VÀ BÁO CÁO KHOA HỌCCÁCH LÀM SLIDE VÀ BÁO CÁO KHOA HỌC
CÁCH LÀM SLIDE VÀ BÁO CÁO KHOA HỌCSoM
 
Bài giảng môn phương pháp nghiên cứu khoa học
Bài giảng môn phương pháp nghiên cứu khoa họcBài giảng môn phương pháp nghiên cứu khoa học
Bài giảng môn phương pháp nghiên cứu khoa họcNgà Nguyễn
 
Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...
Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...
Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Y ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Y ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌCY ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Y ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌCSoM
 

Tendances (20)

GIÁO TRÌNH TÂM LÝ Y HỌC
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ Y HỌC GIÁO TRÌNH TÂM LÝ Y HỌC
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ Y HỌC
 
Đề tài: Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi
Đề tài: Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổiĐề tài: Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi
Đề tài: Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi
 
ĐIỀU TRA DỊCH
ĐIỀU TRA DỊCHĐIỀU TRA DỊCH
ĐIỀU TRA DỊCH
 
Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp xử lý số liệuPhương pháp xử lý số liệu
Phương pháp xử lý số liệu
 
Bài giảng và bài tập chọn mẫu và tính toán cỡ mẫu
Bài giảng và bài tập chọn mẫu và tính toán cỡ mẫuBài giảng và bài tập chọn mẫu và tính toán cỡ mẫu
Bài giảng và bài tập chọn mẫu và tính toán cỡ mẫu
 
8.phuong phap chon mau, co mau
8.phuong phap chon mau, co mau8.phuong phap chon mau, co mau
8.phuong phap chon mau, co mau
 
33 Học thuyết gốc tự do
33 Học thuyết gốc tự do33 Học thuyết gốc tự do
33 Học thuyết gốc tự do
 
Đề tài: Nhận thức về tự ý sử dụng kháng sinh của sinh viên, HAY
Đề tài: Nhận thức về tự ý sử dụng kháng sinh của sinh viên, HAYĐề tài: Nhận thức về tự ý sử dụng kháng sinh của sinh viên, HAY
Đề tài: Nhận thức về tự ý sử dụng kháng sinh của sinh viên, HAY
 
Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...
Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...
Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...
 
Kinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - LeninKinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - Lenin
 
Bai 02 thong ke mo ta
Bai 02 thong ke mo taBai 02 thong ke mo ta
Bai 02 thong ke mo ta
 
5. ppnckh vu caodam_200slide
5. ppnckh vu caodam_200slide5. ppnckh vu caodam_200slide
5. ppnckh vu caodam_200slide
 
Bài giảng về phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Bài giảng về phương pháp luận nghiên cứu khoa họcBài giảng về phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Bài giảng về phương pháp luận nghiên cứu khoa học
 
Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội
Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội
Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội
 
[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học
[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học
[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học
 
CÁCH LÀM SLIDE VÀ BÁO CÁO KHOA HỌC
CÁCH LÀM SLIDE VÀ BÁO CÁO KHOA HỌCCÁCH LÀM SLIDE VÀ BÁO CÁO KHOA HỌC
CÁCH LÀM SLIDE VÀ BÁO CÁO KHOA HỌC
 
Bài giảng môn phương pháp nghiên cứu khoa học
Bài giảng môn phương pháp nghiên cứu khoa họcBài giảng môn phương pháp nghiên cứu khoa học
Bài giảng môn phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...
Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...
Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...
 
Y ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Y ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌCY ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Y ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Đặc điểm lâm sàng và điều trị viêm tụy cấp tăng triglyceride, HAY
Đặc điểm lâm sàng và điều trị viêm tụy cấp tăng triglyceride, HAYĐặc điểm lâm sàng và điều trị viêm tụy cấp tăng triglyceride, HAY
Đặc điểm lâm sàng và điều trị viêm tụy cấp tăng triglyceride, HAY
 

Similaire à Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung học cơ sở tỉnh phú thọ

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá kết quả nong hẹp bao quy đầu kết hợp bôi betamethasone 0,05% cho học...
đáNh giá kết quả nong hẹp bao quy đầu kết hợp bôi betamethasone 0,05% cho học...đáNh giá kết quả nong hẹp bao quy đầu kết hợp bôi betamethasone 0,05% cho học...
đáNh giá kết quả nong hẹp bao quy đầu kết hợp bôi betamethasone 0,05% cho học...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non thángNghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non thángTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột...
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột...đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột...
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến vàng da tăng b...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến vàng da tăng b...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến vàng da tăng b...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến vàng da tăng b...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ thángNghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ thánghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giật
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giậtđặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giật
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giậtTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAYĐề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Mối liên quan giữa nồng độ glucose huyết tương lúc nhập viện với tiến triển, ...
Mối liên quan giữa nồng độ glucose huyết tương lúc nhập viện với tiến triển, ...Mối liên quan giữa nồng độ glucose huyết tương lúc nhập viện với tiến triển, ...
Mối liên quan giữa nồng độ glucose huyết tương lúc nhập viện với tiến triển, ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Giải pháp tăng cường quản lý quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại b...
Luận văn: Giải pháp tăng cường quản lý quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại b...Luận văn: Giải pháp tăng cường quản lý quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại b...
Luận văn: Giải pháp tăng cường quản lý quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại b...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
luan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfluan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfNguyễn Công Huy
 

Similaire à Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung học cơ sở tỉnh phú thọ (20)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...
 
đáNh giá kết quả nong hẹp bao quy đầu kết hợp bôi betamethasone 0,05% cho học...
đáNh giá kết quả nong hẹp bao quy đầu kết hợp bôi betamethasone 0,05% cho học...đáNh giá kết quả nong hẹp bao quy đầu kết hợp bôi betamethasone 0,05% cho học...
đáNh giá kết quả nong hẹp bao quy đầu kết hợp bôi betamethasone 0,05% cho học...
 
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non thángNghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
 
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
 
Luan van thac si kinh te (25)
Luan van thac si kinh te (25)Luan van thac si kinh te (25)
Luan van thac si kinh te (25)
 
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...
 
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột...
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột...đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột...
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột...
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến vàng da tăng b...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến vàng da tăng b...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến vàng da tăng b...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến vàng da tăng b...
 
BÀI MẪU Khóa luận quản lý chất lượng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý chất lượng, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận quản lý chất lượng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý chất lượng, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Vai trò trong phát triển kinh tế cây ăn quả ở huyện Phổ Yên
Luận văn: Vai trò trong phát triển kinh tế cây ăn quả ở huyện Phổ YênLuận văn: Vai trò trong phát triển kinh tế cây ăn quả ở huyện Phổ Yên
Luận văn: Vai trò trong phát triển kinh tế cây ăn quả ở huyện Phổ Yên
 
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ thángNghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
 
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoaLuận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giật
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giậtđặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giật
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giật
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAYĐề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
 
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
 
Kỹ năng giải quyết tình huống có vấn đề trong học tập của sinh viên
Kỹ năng giải quyết tình huống có vấn đề trong học tập của sinh viênKỹ năng giải quyết tình huống có vấn đề trong học tập của sinh viên
Kỹ năng giải quyết tình huống có vấn đề trong học tập của sinh viên
 
Nâng cao vai trò Nhà nước về quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nâng cao vai trò Nhà nước về quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừaNâng cao vai trò Nhà nước về quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nâng cao vai trò Nhà nước về quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
 
Mối liên quan giữa nồng độ glucose huyết tương lúc nhập viện với tiến triển, ...
Mối liên quan giữa nồng độ glucose huyết tương lúc nhập viện với tiến triển, ...Mối liên quan giữa nồng độ glucose huyết tương lúc nhập viện với tiến triển, ...
Mối liên quan giữa nồng độ glucose huyết tương lúc nhập viện với tiến triển, ...
 
Luận văn: Giải pháp tăng cường quản lý quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại b...
Luận văn: Giải pháp tăng cường quản lý quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại b...Luận văn: Giải pháp tăng cường quản lý quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại b...
Luận văn: Giải pháp tăng cường quản lý quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại b...
 
luan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfluan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdf
 

Plus de https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Plus de https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Dernier

Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaTài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaKhiNguynCngtyTNHH
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?tbftth
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTrangL188166
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayLcTh15
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfHngNguyn271079
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdfSlide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdfMinhDuy925559
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......thoa051989
 

Dernier (20)

Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaTài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdfSlide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
 

Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung học cơ sở tỉnh phú thọ

  • 1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y – DƢỢC NGUYỄN THỊ NHIỄU TỶ LỆ VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA TẬT KHÚC XẠ ĐẾN SỨC KHỎE VÀ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC Thái Nguyên, 2012
  • 2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi thu thập là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2012 HỌC VIÊN Nguyễn Thị Nhiễu
  • 3. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Sự hoàn thành của luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân học viên là nhờ sự giúp đỡ tận tình và hỗ trợ tích cực của các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại học, Bộ môn Nhi – Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn TS Trịnh Hoàng Hà và PGS. TS. Phạm Trung Kiên, những người Thầy đã chỉ cho tôi hướng nghiên cứu, luôn động viên và tận tình hướng dẫn từng bước cụ thể và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Luận văn này không thể thành công nếu không có sự giúp đỡ, ủng hộ và tham gia nhiệt tình của Ban Giám đốc và các đồng nghiệp tại Trung tâm Chăm sóc mắt tỉnh Phú Thọ, Ban giám hiệu, các giáo viên và học sinh các trường THCS Văn Lang, trường THCS Tiên Phong và trường THCS Lê Quý Đôn. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Đốc, Phòng Tổ chức cán bộ Sở Y Tế, Ban Giám đốc Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Phú Thọ - nơi tôi công tác đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, đồng nghiệp và những người bạn thân thiết đã luôn giúp đỡ, động viên, khích lệ và chia sẻ khó khăn trong thời gian tôi học tập để hoàn thành khóa học. Xin chân thành cảm ơn!. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2012. HỌC VIÊN Nguyễn Thị Nhiễu
  • 4. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................................................................................................ii MỤC LỤC .................................................................................................................................................................................................... iii CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................................................................................................iv DANH MỤC BẢNG........................................................................................................................................................................... v DANH MỤC BIỂU ĐỒ..............................................................................................................................................................vi ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................................................................................................. 1 Chương 1: TỔNG QUAN.......................................................................................................................................................... 4 1.1. Sơ lược giải phẫu, sinh lý cơ quan thị giác....................................................................................... 4 1.2. Định nghĩa và phân loại tật khúc xạ........................................................................................................... 5 1.3. Vài nét lịch sử về nghiên cứu tật khúc xạ học đường........................................................ 7 1.4. Ảnh hưởng của tật khúc xạ................................................................................................................................... 18 1.5. Vài nét sơ lược về tỉnh Phú Thọ................................................................................................................... 24 Chương 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................... 26 2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................................................................ 26 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................................................................. 26 2.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................................................................ 26 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................................................. 37 3.1.Một số thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ................................................................ 37 3.2. Thực trạng tật khúc xạ học đường ........................................................................................................... 39 3.3. Ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh.. .......... 43 Chương 4: BÀN LUẬN ........................................................................................................................................................... 47 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.................................................................................. 47 4.2. Về thực trạng khúc xạ học đường............................................................................................................ 49 4.3. Ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh............ 56 KẾT LUẬN ................................................................................................................................................................................................ 64 KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................................................................................................ 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................................................... 66 PHIẾU ĐIỀU TRA
  • 5. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CS : Cộng sự D : Đi ốp ĐCTĐ : Độ cầu tương đương HSG : Học sinh giỏi Nxb : Nhà xuất bản SL : Số lượng TH : tiểu học THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học Phổ thông. TKX : Tật khúc xạ TP HCM : Thành phố Hồ Chí Minh Tr : Trang Xb : Xuất bản
  • 6. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn v DANH MỤC BẢNG TRONG LUẬN VĂN TT Nội dung Trang Bảng 2.1. Tỷ lệ học sinh các khối tại tỉnh Phú Thọ .............................................. 29 Bảng 2.2. Tỷ lệ học sinh trong từng vùng .......................................................................... 29 Bảng 2.3. Tỷ lệ học sinh cần khảo sát ở từng vùng theo khối lớp ... 30 Bảng 3.1. Nghề nghiệp của cha mẹ học sinh phân theo địa dư............. 38 Bảng 3.2. Nguyên nhân giảm thị lực ......................................................................................... 39 Bảng 3.3. Mức độ giảm thị lực của học sinh bị tật khúc xạ phân bố theo địa dư ........................................................................................................................................ 40 Bảng 3.4. Mức độ giảm thị lực do tật khúc xạ theo khối lớp .................. 41 Bảng 3.5. Tỷ lệ tật khúc xạ phân bố theo giới tính ................................................ 42 Bảng 3.6. Những vấn đề phiền phức thường gặp ở học sinh bị tật khúc xạ .................................................................................................................................................. 43 Bảng 3.7. Liên quan giữa tật khúc xạ với chỉ số BMI .................................... 45 Bảng 3.8. Liên quan giữa tật khúc xạ và lý do nghỉ giải lao .................... 43 Bảng 3.9. Liên quan giữa mức độ giảm thị lực và những lý do nghỉ giải lao ................................................................................................................................................. 44 Bảng 3.10. Liên quan giữa tật khúc xạ và xếp loại kết quả học tập . 45 Bảng 3.11. Mức độ giảm thị lực với xếp loại kết quả học tập ................... 45 Bảng 3.12 Liên quan giữa tật khúc xạ và sở thích tham gia các hoạt động thể thao ................................................................................................................................ 46 Bảng 3.13. Liên quan giữa tật khúc xạ và sự thay đổi nguyện vọng chọn nghề trước và sau khi bị tật khúc xạ .......................................... 46
  • 7. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN VĂN TT Nội dung Trang Biểu đồ 2.1. Tương quan chỉ số khối và tuổi dành cho trẻ em ..................... 34 Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi ............................................... 37 Biểu đồ 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo địa dư và khối lớp.................................................................................................................................................................. 37 Biểu đồ 3.3. Phân bố đối tượng theo giới tính và địa dư ................................... 4 38 Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ TKX chung của 3 trường............................................................................ 39 Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ tật khúc xạ phân bố theo địa dư ....................................................... 40 Biểu đồ 3.6. Phân bố tật khúc xạ theo khối lớp .................................................................. 41 Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ học sinh bị tật khúc xạ đã đeo kính và không đeo kính ................................................................................................................................................ 42
  • 8. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tật khúc xạ (TKX) là một trong những nguyên nhân chính gây giảm thị lực ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tật khúc xạ, đặc biệt là cận thị trong lứa tuổi học đường đang chiếm tỷ lệ cao và ngày một gia tăng. Tuy nhiên tật khúc xạ được coi là những rối loạn về khúc xạ của mắt mà không phải là bệnh mắt và có thể điều trị để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra nếu có sự hiểu biết, quan tâm chăm sóc của từng gia đình và xã hội. Hiện nay, Tổ chức Y tế thế giới ước tính có khoảng 2,3 tỷ người mắc tật khúc xạ. Theo dự báo, đến năm 2020 tật khúc xạ sẽ chiếm 70% dân số toàn cầu (khoảng 4,5 tỷ người), trong đó cận thị chiếm đến 3 tỷ người. Qua các nghiên cứu dịch tễ, tỷ lệ hiện mắc tật khúc xạ cao và có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây, đặc biệt ở cộng đồng người châu Á. Theo Lin L.L.K, qua kết quả 5 cuộc điều tra từ năm 1983 đến năm 2000 trên lãnh thổ Đài Loan, cho biết tỷ lệ cận thị ở trẻ 7 tuổi tăng từ 5,8%(1983) tới 21% (2000), ở 12 tuổi tăng từ 36,7% (1983) tới 61% (2000), ở 15 tuổi tăng từ 64,2% (1983) tới 81% (2000) [45]. Tại Việt Nam, tỷ lệ tật khúc xạ đang tăng với tốc độ báo động, ở Hà Nội tỷ lệ tật khúc xạ năm 1998 tăng gấp 8,69 lần ở cấp I, tăng gấp 4,07 lần ở cấp II và 2,9 lần ở cấp III so với năm 1994 [21]. Ghi nhận của Bệnh viện (BV) Mắt TPHCM về tình hình tật khúc xạ mắt học đường cho thấy, năm 1994 chỉ có 8,65% học sinh bị tật khúc xạ; nhưng đến năm 2002, tật khúc xạ ở học sinh tăng lên 25,3% và năm 2006 đã tăng lên gần 40,0%. Theo một số nghiên cứu của các tác giả khác trong những năm gần đây cho thấy, tỷ lệ tật khúc xạ đang chiếm tỷ lệ cao ở học sinh trung học cơ sở như: Hà Nội là 49,57%; Thành phố Hồ Chí Minh (2007) là 39,35% trong đó cận thị chiếm 38,88% [27]; Thái Nguyên (2008) tỷ lệ cận thị ở học sinh nhóm tuổi từ 11-12 tuổi là 24,8% ở
  • 9. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 thành thị và 8,9% ở nông thôn[22]. Tỷ lệ tật khúc xạ có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây do áp lực về học tập ngày càng tăng cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Tật khúc xạ học đường gây những ảnh hưởng đáng kể đến người bệnh và cộng đồng. Theo các nhà nhãn khoa thì trên 80,0% lượng thông tin mà não thu nhận được là qua mắt. Do đó học sinh mắc tật khúc xạ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ gây ra các hiệu ứng tiêu cực về sinh hoạt và kết quả học tập, ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai của các em. Tật khúc xạ còn có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng tới chức năng thị giác như: giảm thị lực, bong võng mạc, đục thuỷ tinh thể, glôcom [66],... Mặt khác, những chi phí liên quan đến điều trị tật khúc xạ cũng là một gánh nặng đáng kể cho xã hội. Tuy nhiên, tật khúc xạ nếu được phát hiện sớm ở lứa tuổi nhỏ và điều trị phù hợp thì chức năng thị giác vẫn được bảo tồn, giảm tỷ lệ mắc tật khúc xạ nặng giúp cho trẻ có thị lực tốt để học tập và lao động, giảm thiểu gánh nặng cho gia đình và xã hội. Xác định được tầm quan trọng của vấn đề tật khúc xạ, đặc biệt là tật khúc xạ học đường, trong chương trình “Thị giác 2020” tổ chức y tế thế giới đã xếp tật khúc xạ vào một trong năm nguyên nhân hàng đầu được ưu tiên của chương trình phòng chống mù lòa. Tại Việt Nam, Bệnh viện Mắt Trung ương Hà Nội đã chủ trì Hội thảo toàn quốc tháng 12 năm 2004 với chuyên đề về tật khúc xạ. Hội thảo đã có khuyến cáo về việc cần thiết điều tra về tật khúc xạ trong lứa tuổi học sinh tại các địa phương trong toàn quốc để xây dựng các giải pháp phòng chống phù hợp. Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi, có nền công nghiệp khá phát triển từ nhiều năm nay. Đặc biệt, thành phố Việt Trì là một trong những trung tâm văn hóa lớn của tỉnh và vùng đông bắc Việt Nam, nên có nền kinh tế thị trường khá đầy đủ. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đánh giá một cách đầy
  • 10. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 đủ về tỷ lệ tật khúc xạ và những ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe, học tập và sinh hoạt của học sinh. Để góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho học sinh nói chung và dự phòng tật khúc xạ học đường nói riêng chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu nhằm 2 mục tiêu sau: 1. Xác định tỷ lệ tật khúc xạ của học sinh Trung học cơ sở tỉnh Phú Thọ. 2. Đánh giá ảnh hưởng của Tật khúc xạ đến sức khoẻ, sinh hoạt và học tập của học sinh Trung học cơ sở tỉnh Phú Thọ.
  • 11. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. Sơ lƣợc giải phẫu sinh lý cơ quan thị giác Cấu tạo: gồm mắt (cơ quan thụ cảm), dây thần kinh thị giác, não giữa và vùng chẩm của bán cầu đại não. 1.1.1. Một số chỉ số quang học của nhãn cầu - Trục nhãn cầu (trước sau): 23,5- 24,5 m. - Giác mạc: Chỉ số khúc xạ 1,37 Bán kính độ cong 7,8 mm Công suất hội tụ 40 – 45 đi ốp - Thuỷ dịch: chỉ số khúc xạ 1,33 - Dịch kính: chỉ số khúc xạ 1,33 - Thể thuỷ tinh:Chỉ số khúc xạ 1,43 Bán kính độ cong mặt trước 7,9 mm Bán kính độ cong mặt sau 5,79 mm Công suất hội tụ: 16 -20 đi ốp - Công suất hội tụ của quang hệ mắt 52,69 – 64,27 đi ốp [3], [4]. 1.1.2. Sự tạo ảnh trên võng mạc phụ thuộc vào 3 yếu tố - Chiều dài trục nhãn cầu - Công suất hội tụ của quang hệ mắt - Chỉ số khúc xạ của quang hệ. Trên thực tế chỉ số khúc xạ của quang hệ là yếu tố không thay đổi, trung bình là 1,33; như vậy sự tạo ảnh trên võng mạc chỉ còn phụ thuộc vào chiều dài trục trước sau của nhãn cầu và công suốt hội tụ của quang hệ mắt [7].
  • 12. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 1.1.3. Điều tiết: Điều tiết là khả năng thay đổi công suất của quang hệ mắt làm các tia sáng phát ra từ vật nằm ở xa hoặc gần được hội tụ rõ nét trên võng mạc. 1.2. Định nghĩa và phân loại tật khúc xạ 1.2.1. Mắt chính thị Đây là mắt bình thường, không có TKX. Đó là con mắt ở trạng thái không điều tiết thì các tia sáng phản chiếu ở các vật ở xa sẽ hội tụ trên võng mạc [2, 7]. 1.2.2. Mắt không chính thị (mắt có tật khúc xạ) Đây là một thuật ngữ chung dùng để chỉ mắt có TKX nào đó khi mắt đó không điều tiết. Ở những mắt có TKX, các tia sáng không hội tụ trên võng mạc mà lại hội tụ ở trước hoặc sau võng mạc. Để phát hiện TKX một cách sơ bộ khi thấy mắt nhìn kém, người ta dùng một phương pháp đơn giản là thử thị lực với kính lỗ: nếu qua kính lỗ mà thị lực của mắt tăng lên, thì có nghĩa mắt đó có TKX * TKX bao gồm viễn thị, cận thị và loạn thị được coi là những rối loạn về khúc xạ của mắt mà không phải là bệnh mắt * Nguyên nhân tật khúc xạ có thể do: - Trục trước sau của mắt hoặc dài quá (cận thị) hoặc ngắn quá (viễn thị) so với mắt chính thị. Bình thường ở người trưởng thành đường kính trước sau: 23 - 24 mm. - Bán kính độ cong của giác mạc hoặc ngắn hay dài hơn bình thường. Trung bình mắt chính thị có bán kính độ cong của giác mạc là 7,8mm [2, 9]. * Người ta phân biệt 2 loại tật khúc xạ: - Tật khúc xạ hình cầu (cận thị và viễn thị) - Tật khúc xạ không hình cầu (loạn thị).
  • 13. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 1.2.2.1. Cận thị Mắt cận thị là tình trạng khúc xạ của mắt trong đó các tia sáng song song đi vào mắt được hội tụ ở trước võng mạc khi mắt ở trạng thái nghỉ không điều tiết. Mắt cận thị có thể nhìn rõ các vật ở gần nhưng lại không nhìn rõ các vật ở xa. Độ cận thị được đo bằng đi ốp (D) với dấu “ _ “ phía trước [17]. Để chỉnh tật cận thị, ta có thể dùng kính phân kỳ (kính -) hoặc phẫu thuật trên giác mạc. * Nguyên nhân gây ra cận thị thường do: - Độ dài của trục trước – sau nhãn cầu quá dài (gọi là cận thị trục), bình thường nhãn cầu có chiều dài 24mm; - Tăng công suất hội tụ của thể thủy tinh; - Bán kính độ cong giác mạc: giác mạc quá cong. * Cận thị gồm 2 loại: Tật cận thị và bệnh cận thị. 1.2.2.2. Viễn thị Mắt viễn thị là mắt có tiêu điểm sau nằm sau võng mạc, nhìn xa và nhìn gần đều không rõ nên mắt luôn luôn phải điều tiết để kéo ảnh của vật ra phía trước trùng lên võng mạc. Do điều tiết liên tục, mắt viễn thị bị mệt mỏi, đau đầu, nhức mắt và hay chảy nước mắt. Để chỉnh tật viễn ta dùng kính hội tụ (kính +) nhằm làm tăng công suất khúc xạ của mắt. Nguyên nhân viễn thị: + Do nhãn cầu nhỏ, trục trước sau của nhẫn cầu quá ngắn (viễn thị trục) + Độ cong giác mạc quá ít. + Không có thuỷ tinh thể do bẩm sinh hoặc sau phẫu thuật lấy thuỷ tinh thể. 1.2.2.3. Loạn thị Ở con mắt loạn thị, mặt cong của giác mạc và các mặt của thể thuỷ tinh không phải là hình chỏm cầu, bán kính độ cong không giống nhau mà thay đổi tuỳ theo từng kinh tuyến, do đó công suất quang học của mắt cũng thay
  • 14. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 đổi tuỳ theo từng kinh tuyến. Vật nhìn không in hình rõ nét trên võng mạc và người bệnh nhìn mờ cả xa và gần. Loạn thị có thể là đơn thuần hoặc phối hợp với cận thị hay viễn thị. Điều chỉnh mắt loạn thị bằng cách đeo kính trụ. Có một số kiểu loạn thị: + Loạn thị đúng quy tắc (loạn thị đều) + Loạn thị không đúng quy tắc (loạn thị không đều) [12]. 1.3. Vài nét lịch sử về nghiên cứu TKX học đƣờng 1.3.1. Nghiên cứu về TKX học đường trên thế giới Hình ảnh thời thơ ấu của suy giảm thị lực do tật khúc xạ là một trong những vấn đề phổ biến nhất ở trẻ em trường học và đứng thứ hai của các nguyên nhân hàng đầu gây mù có thể điều trị. Trong một vài thập kỷ qua, sự gia tăng tỷ lệ mắc tật khúc xạ là mối quan tâm của toàn thế giới. Đặc biệt tại một số nước vùng Đông Nam châu Á như Singapore, Đài Loan… có thể được xếp vào khái niệm quy mô dịch tễ. Nhiều nghiên cứu đã bắt đầu khám tỷ lệ tật khúc xạ như, cận thị, viễn thị, giảm thị lực và loạn thị ở học sinh và người lớn. Kể từ năm 1971 – 1972 Y tế Quốc gia khảo sát và kiểm tra dinh dưỡng cho thấy rằng 25% trong dân số Hoa Kỳ ở 12 - 54 tuổi bị cận thị [50]. Các nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ mắc tật khúc xạ đã tăng rõ rệt trong vài thập kỷ qua và khác nhau khá rõ đối với các vùng miền theo địa lý, theo chủng tộc, tuổi và giới. Ví dụ khảo sát và nghiên cứu của Dam Beaver tại Baltimore cho thấy tỷ lệ tật khúc xạ ở người lớn là 22,7% và 26,2% tương ứng. Các tỷ lệ này có vẻ thấp so với các dữ liệu từ Nhâ ̣ t báo cáo một tỷ lệ tổng thể là 50%. Trong dân số trẻ, Đài Loan đã báo cáo một tỷ lệ 84% ở những người 16 tuổi. Trong một nghiên cứu về 15.068 người tham gia tuyển quân đội tại Singapore từ 16 đến 25 tuổi, tỷ lệ cận thị [ĐCTĐ ≤ -0,5 D] cao hơn nhiều với một số biến thể chủng tộc: 82,2% ở Trung Quốc, 68,8% ở Ấn
  • 15. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 Độ, và 65,0% trong Mã Lai [63]. Tương tự như tỷ lệ cận thị cao [ĐCTĐ ≤ -0,25 D] 84% đã có mặt trong trẻ 16 – 18 tuổi trẻ em Trung Quốc ở Đài Loan. Người da trắng có tỷ lệ thấp nhất cận thị (4,4%) không khác biệt đáng kể so với người Mỹ gốc Phi (6,6%), và trong người gốc Tây Ban Nha là 13,2% [50;51]. Ngoài ra sự khác biệt về tỷ lệ trong các nghiên cứu còn do một số tác động khác: phương pháp, mức xác định các loại tật khúc xạ chưa thống nhất, sự khác nhau trong lựa chọn quần thể mẫu… điều này dẫn đến khó khăn cho việc mô tả sự phân bố về dịch tễ học tật khúc xạ. Sự thiếu tiêu chuẩn hằng định đã dẫn đến các khó khăn cho việc so sánh các tỷ lệ hiện mắc trong các nghiên cứu. Mức chính xác và độ tin cậy của các thăm khám mắt và khúc xạ là vấn đề chính ở các nghiên cứu dịch tễ. “Tiêu chuẩn vàng” trong xác định tật khúc xạ ở trẻ em là đo khúc xạ có làm liệt cơ thể mi đặc biệt quan trọng ở trẻ em nhất là các trẻ nhỏ vì chúng có các đáp ứng điều tiết mạnh, có thể dẫn đến tình trạng “cận thị giả”. Tuy nhiên trong thực tế đo khúc xạ ở trẻ em có làm liệt cơ thể mi thường ít được sử dụng. vì vậy các tỷ lệ tật khúc xạ có thể bị ước lượng quá mức trong các nghiên cứu. Nguyên nhân phát sinh tật khúc xạ hiện nay chưa thật biết rõ. Tật khúc xạ và nguyên nhân của nó có mối tương tác như thể nào trong mối liên quan của “yếu tố tạo hoá và yếu tố tác động ngoại cảnh” hoặc yếu tố di truyền và yếu tố môi trường sống, lối sống. Xem xét các tỷ lệ mắc ở các chủng tộc khác nhau, tính phả hệ gia đình, các cặp song sinh là các bằng chứng rõ về vai trò của di truyền [43]. Tuy bằng chứng về khả năng di truyền ngày càng rõ cũng không ngăn cản sự nghi ngờ về vai trò của yếu tố môi trường tác động tới sự gia tăng tỷ lệ mắc tật khúc xạ. Ngoài ra giải thích dựa trên thuyết di truyền cũng phù hợp với cả yếu tố di truyền và ngoại cảnh như tính nhạy cảm và khả năng đề kháng với tác động môi trường trong phát sinh tật khúc xạ. Tác giả
  • 16. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 Saw S-M, cs (2006) nghiên cứu trên 1752 học sinh từ 7 đến 15 tuổi ở 2 nước Singapore và Malaysia – Đó là 2 nước láng giềng có đa chủng tộc ở Đông Á. Trong đó có 3 dân tộc chính giống nhau ở cả 2 nước là Trung Quốc, Mã Lai và Ấn Độ. Kết quả cho thấy tỷ lệ tật khúc xạ chung ở Singapore (36,3%) cao hơn ở Malaysia (13,4%), trong đó tỷ lệ cận thị của từng dân tộc Mã Lai, Trung Quốc và Ấn Độ ( ở Singapore) cao hơn Mã Lai, Trung Quốc và Ấn Độ ở Malaysia, còn tỷ lệ viễn thị giữa các dân tộc cụ thể không khác nhau. Tác giả nhận thấy Mã lai, Trung Quốc và Ấn Độ tại Malaysia có gen di truyền tương tự như của người Mã Lai, Trung Quốc và Ấn Độ tại Singapore, do vậy các yếu tố môi trường có thể góp phần vào tỷ lệ cận thị cao hơn. Qua kết quả nghiên cứu tác giả một lần nữa nhấn mạnh về ảnh hưởng của gen và yếu tố môi trường đến tỷ lệ mắc tật khúc xạ [63]. Đối với các học sinh thường thấy có sự gia tăng tỷ lệ tật khúc xạ. Lin LLK và cs (2004) xem xét 5 cuộc điều tra (từ năm 1983 tới năm 2000) về cận thị trên lãnh thổ Đài Loan các tác giả nhận thấy rằng tỷ lệ cận thị trung bình trong số trẻ 7 tuổi tăng từ 5,8% vào năm 1983 lên 21% vào năm 2000, ở tuổi 12 tỷ lệ là 36,7% năm 1983 tăng lên 61% năm 2000, hơn nữa tỷ lệ cận thị nặng (vượt quá – 6,0 D) tăng từ 10,9% ở năm 1983 tới 21% ở các học sinh Đài Loan 18 tuổi vào năm 2000. Tình trạng khúc xạ trung bình tại tuổi 12 tăng mức độ từ - 0,48D năm 1983 đến -1,45D năm 2000, và từ -1,49D tăng lên - 2,89D năm 2000 ở trẻ 15 tuổi, trong khi đối với những trẻ 18 tuổi khúc xạ trung bình từ -2,55D năm 1983 tăng tới –3,64D năm 2000. Năm 1983 tuổi trung bình bắt đầu phát sinh cận thị là 11 tuổi nhưng lại bắt đầu từ 8 tuổi vào năm 2000 [45]. Hay nghiên cứu của Villarreal và cộng sự (2000) kiểm tra 1045 trẻ em Thụy Điển ở độ tuổi 12-13 và thấy 1 tỷ lệ cận thị khoảng 49,7%, tăng lên nhiều so với giá trị là 6% trong những năm 60 và 7,2% năm 1980 và đến năm 1983 là 14%.
  • 17. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 Một số nghiên cứu trong những năm gần đây: Tác giả Địa điểm NC Năm NC Tỷ lệ tật khúc xạ % Chung Cận Viễn Loạn Dorothy, cs[36] (có liệt thể mi) Hồng Kông (6-15 tuổi) 2000 59,3 36,71 4,0 18,1 Murthy, cs[52] (có liệt thể mi) Ấn độ (5-15 tuổi) 2001 20,5 7,4 7,7 5,4 Ahuamao [30] (Có liệt thể mi) Nigeria (7 – 17 tuổi) 2004 57,98 31,05 19,13 7,8 Hussein [41] (không liệt thể mi) Bataineh (12-15 tuổi) 2005 25,32 63,5 11,2 20,4 Bayoumy, cs [35] (có liệt thể mi) Ai Cập (7-14 tuổi) 2007 22,1 55,7 27,3 17 Mohammad,cs [50] (có liệt thể mi) Pakistan 5-15 tuổi 2009 62,98 54,53 36,29 9,17 Khalaj, cs [51] (có liệt thể mi) Iran (7-15 tuổi) 2009 61,9 65 12,46 16,1 Qua bảng trên chúng ta thấy tỷ lệ tật khúc xạ tương đối cao, sự khác biệt về các tỷ lệ mắc tật khúc xạ ở các đơn vị nghiên cứu và trong các trường học có thể là do phong cách sống, liên quan đến điều kiện kinh tế xã hội khác nhau, những thói quen khác nhau, mức độ học tập khác nhau, chế độ dinh dưỡng khác nhau. Tác giả Ayub Ali (2007) với nghiên cứu ở 540 em từ lớp 6 đến lớp 10 tại thành phố Nahore - Pakistan cho thấy tỷ lệ tật khúc xạ của học sinh ở các trường học tư nhân là 23,3% cao hơn ở trường nhà nước (16,3%) [31]. Một nghiên cứu khác tại Nepal của D. R. Niroula,C. G. Saha, (2009), trên 964 trẻ (trong đó 474 nam và 490nữ) từ 10-19 tuổi tại 6 trường đại diện
  • 18. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 cho các khu vực khác nhau của Pakhara cũng khẳng định TKX tại các trường tư nhân (9,29%) cao hơn các trường chính phủ (4,23%), ở nam (7,59%) lớn hơn nữ (5,31%), chế độ ăn chay (10,52%) lớn hơn chế độ không ăn chay (6,17%) [53]. Sự khác biệt này có thể là do ở trường tư nhân mức độ học tập của học sinh cao hơn, điều kiện kinh tế phục vụ cho học tập và sinh hoạt tốt hơn như máy vi tính, ti vi... Các tác giả của những nghiên cứu trên cũng đồng ý rằng cận thị là tật khúc xạ phổ biến nhất, điều này đặc biệt đúng ở các quốc gia như Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản. Tuy nhiên sự phổ biến về tỷ lệ các loại của tật khúc xạ cũng khác nhau tùy theo từng quốc gia, như Medi và cs (2002) thấy rằng trong Uganda trẻ em (từ 6-9 tuổi) thì loạn thị là tật khúc xạ phổ biến nhất và nó chiếm 52% [49], tiếp đến là viễn thị và cuối cùng là cận thị. Loạn thị cũng là lỗi khúc xạ phổ biến trong nghiên cứu của tác giả Rai ở Nepal (2010) chiếm 47%, tiếp theo là cận (34%) và cuối cùng là viễn (15%) [61]. Còn viễn thị ở nghiên cứu của Kalikivayi là tật khúc xạ phổ biến nhất ở trẻ em Ấn Độ chiếm 23%, chứng loạn thị là nguyên nhân thứ 2, tiếp theo là cận thị. Tỷ lệ của các tật khúc xạ cũng khác nhau tùy theo độ tuổi. Một nghiên cứu ở Malaysia cho thấy tỷ lệ cận thị ở trẻ em tuổi đi học là 9,8% (7 tuổi) tăng đến 34,4% ở tuổi 15. Còn viễn thị giảm với tuổi ngày càng tăng là 3,8% ở 7 tuổi và ít hơn 1% ở 15 tuổi. Tác giả Carlos cs (2005) cũng nhận thấy trẻ em ở vùng đông bắc Brazin có tỷ lệ cận là 9% (5-10 tuổi) tăng lên 15% ở nhóm 16- 20 tuổi; còn viễn thị giảm từ 79,15% xuống còn 67,7% ở nhóm 5- 10 tuổi và nhóm 16-20 tuổi tương ứng [33]. Sự khác biệt này cũng được thể hiện trong nghiên cứu của Haddi ở Iran với tỷ lệ cận thị và loạn thị ở tiểu học là 2,4%- 9,8% tăng lên 24,1% - 11,8% ở THCS, còn viễn giảm từ 2,5% ở tiểu học xuống còn 0,5% ở THCS [39]. Với các nghiên cứu trên các tác giả đều nhận
  • 19. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 định tỷ lệ cận thị tăng dần theo tuổi và số năm ngồi ghế nhà trường, còn viễn giảm với sự gia tăng của tuổi. Các nghiên cứu cũng thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa ở cả tỷ lệ và mức độ cận thị giữa các đối tượng nghiên cứu sống ở thành thị và nông thôn. Tỷ lệ suy giảm thị lực với cận thị ở Nepal (Yudha và cs, 2007) giao động từ 10,9% trong nhóm trẻ 9-10 tuổi, và 27,3% ở nhóm 15-16 tuổi, hơn rất nhiều so với tỷ lệ cận được tìm thấy ở nông thôn huyện Jhapa là 0,5% – 3% tương ứng [68]. Tại Thái Lan (2009) tác giả Penpimol cũng cho thấy tỷ lệ tật khúc xạ ở thành phố (12,7%) cao hơn ở nông thôn huyện (5,7%) [56]. Cũng có sự khác biệt khá rõ ràng giữa thành thị và nông thôn ở Ấn Độ theo nghiên cứu của N.Prema và cs (2009) thấy tỷ lệ mắc tật khúc xạ ở vùng đô thị là 38,55%, vùng bán đô thị là 34,37% và vùng nông thôn là 27,08% [59]. Sự khác biệt này nhấn mạnh tầm quan trọng của những ảnh hưởng môi trường đến sự phát triển của cận thị, sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn có thể liên quan đến một sự nhấn mạnh nhiều hơn vào kết quả học tập và cường độ học, mặt khác học sinh ở thành phố thường ít thời gian hơn cho các hoạt động ngoài trời bên ngoài giờ học so với học sinh ở nông thôn. Sự khác biệt về tỉ lệ tật khúc xạ giữa nam và nữ, trong đó sự phổ biến tật khúc xạ ở nữ cao hơn nam cũng được nhiều tác giả đề cập đến. G.O Ovenseri và cs (2009) nghiên cứu trên 637 học sinh 11-18 tuổi ở khu vực miền trung của Ghana bằng phương pháp đo khúc xạ không làm liệt cơ thể mi cho thấy tỷ lệ mắc tật khúc xạ ở nữ (53,3%) cao hơn ở nam (42,7%) [54], một nhóm trẻ khác từ lớp 5- lớp 10 ở thành phố Pune ở Mỹ được xác định bằng đo khúc xạ có làm liệt cơ thể mi thấy tỷ lệ tật khúc xạ ở nữ 22,73% và 19,84% ở nam [34]. Sự khác biệt về tỷ lệ tật khúc xạ ở nữ cao hơn ở nam, theo các tác giả nhận định một phần có thể do sự khác biệt giữa nam và nữ trong mức độ tham gia giải trí ngoài trời.
  • 20. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 Ngày nay, việc nghiên cứu, điều tra về TKX học đường được cả cộng đồng thế giới quan tâm, đặc biệt vì sự gia tăng của TKX học đường. 1.3.2. Nghiên cứu TKX tại Việt Nam Trước những năm 60 của thế kỷ XX vấn đề TKX ở các trường học chưa được nghiên cứu. Trong thời Pháp thuộc số trường học rất ít và việc nghiên cứu về vệ sinh trường học cũng không được để ‎ ý. Từ khi hòa bình lập lại dưới chế độ ta, số trường học và học sinh ngày càng tăng lên, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến vệ sinh trường học. Những điều tra đầu tiên về cận thị học đường ở Việt Nam được công bố của Hà Huy Khôi và Ngô Như Hoà (1964) cho thấy tỷ lệ cận thị của học sinh Hà Nội từ 4- 4,2%[11], trong đó: Nội thành: Cấp I: 1,9%; Cấp II: 3,6%; Cấp III: 8% Ngoại thành: Cấp I: 0,3%; Cấp II: 1,4%; Cấp III: 2,5% Với kết quả nghiên cứu trên tác giả có nhận xét: tỷ lệ cận thị tăng dần theo cấp học. Tỷ lệ học sinh cận thị ở nội thành cao hơn rõ rệt so với cận thị ở học sinh ngoại thành, gấp từ 2 – 4 lần. Trong những năm gần đây đã có nhiều tác giả nghiên cứu về TKX cho thấy tỷ lệ tật khúc xạ học đường đang ngày càng gia tăng, và tăng rõ rệt theo tuổi và cấp học, trong đó cận thị là tật khúc xạ chiếm tỷ lệ cao nhất. Thống kê của bệnh viện mắt Hà nội cho biết, nếu như năm 1980, tỷ lệ TKX học đường của Hà Nội mới là 12%, năm 1998 là 24,4%, năm 2001 là 29,9% thì đến nay tỷ lệ này đã lên mức 32,5%, trong đó trẻ bị cận thị chiếm 30,19%. Đặc biệt, tỷ lệ TKX học đường tăng nhanh theo cấp học: bậc tiểu học 18%, THCS 25% và THPT là 50% [15, 21]. Hoàng Thị Lũy và cs (1998) khảo sát tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Tỷ lệ tật khúc xạ chung là 30,5%, cận thị là 20,0%, loạn cận là 8,0%. Tỷ lệ cận tăng theo cấp học và tăng gấp 3 lần so với điều tra năm 1994 [13].
  • 21. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 14 Tìm hiểu về bệnh cận thị trường học ở học sinh một số trường tại Hà Nội, Nam Định và Thái Nguyên từ năm 1999 đến 2001, Trần Văn Dần và cs cho thấy có sự khác biệt rõ giữa tỷ lệ cận thị của học sinh ở các cấp, giữa học sinh ở nội thành và ngoại thành. Tỷ lệ cận thị của học sinh tiểu học ở ngoại thành và nội thành là 4,9% - 17% ở Hà nội; 2,8% – 12,8% ở Nam Định; 0,6% - 5,3% ở Thái Nguyên. Tỷ lệ cận thị của học sinh THCS ở ngoại thành và nội thành là: 17,9% – 29% ở Hà nội; 4,0% - 23,7% ở Nam Định; 3,0% - 13,4% ở Thái Nguyên. Tỷ lệ cận thị của học sinh THPT ở ngoại thành và nội thành là: 15% - 41,5% ở Hà nội; 4,9% - 22,2% ở Nam Định; 5,7% - 16,7% ở Thái Nguyên. Như vậy ở nội thành Hà nội cao hơn ngoại thành từ 1,6 đến 3,4 lần; Nội thành Nam Định cao hơn ngoại thành từ 4,5 đến 5,9 lần; nội thành Thái Nguyên cao hơn ngoại thành từ 2,9 đến 8,8 lần [5]. Đặng Anh Ngọc (2002) nghiên cứu trên 2058 học sinh ở thành phố Hải Phòng từ lớp 1 đến lớp 9 cho thấy tỷ lệ cận thị tăng dần theo số năm ngồi ghế nhà trường, và cũng có sự khác biệt rõ về tỷ lệ cận thị giữa học sinh ở nội thành và ngoại thành. Tỷ lệ cận thị ở học sinh nội thành và ngoại thành của khối lớp 1 là: 12,7% - 7,69%; tăng lên 23,62% - 5,19% ở lớp 5 và cao nhất ở khối 9 là 37,5% – 6,76%; như vậy học sinh nội thành có tỷ lệ mắc cận thị cao gấp 2 đến 5 lần so với ngoại thành ở tất cả các khối lớp [16]. Hoàng văn Tiến và cs (2003) nghiên cứu cận thị học đường của học sinh lớp 3 trường tiểu học Hoàng Văn Thụ, Phúc Tân, Nghĩa Dũng (Hà Nội), kết quả cho thấy tỷ lệ cận thị là 32,3%, trong đó chủ yếu là cận thị nhẹ (84,5%) chỉ có 15,2% là cận thị vừa và nặng [24]. Lê Minh Thông và cs (2003) nghiên cứu trên 3427 học sinh đầu cấp I, II, III từ 16 trường ở quận Tân Bình – Thành phố HCM bằng phương pháp đo khúc xạ tự động có liệt điều tiết cho thấy tỷ lệ tật khúc xạ chung là 24,8%, cận thị (<-0,5D) là 19,43%, viễn thị (>= +2,0D) 5,36%. Tỷ lệ này tăng dần theo
  • 22. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 15 lứa tuổi từ cấp I đến cấp III, ở học sinh cấp I tỷ lệ tật khúc xạ là 16,6%, và ở học sinh cấp II và III tỷ lệ này tăng lên rất nhiều gấp 2 lần là 29,8% và 35,1% tương ứng. Tỷ lệ cận của học sinh nội thành (37,84%) chiếm tỷ lệ cao so với các trường ngoại thành (21,58%), ở nữ (21,88%) nhiều hơn nam (16,93%) [23]. Một nghiên cứu khác tại thành phố HCM (2007) trên 2747 học sinh có độ tuổi từ 5 đến 15 tuổi với phương pháp tương tự. Kết quả cho thấy tỷ lệ tật khúc xạ chung là 39,35% (tăng 14,55% so với năm 2003), trong đó cận thị là 38,88% chiếm 96,5%. Tác giả cũng cho thấy tỷ lệ cận thị trong nghiên cứu tăng dần theo cấp học, từ 29,86% ở cấp I tăng lên đến 46,11% và 43,63% ở cấp II và cấp III tương ứng. Ngược lại, tỷ lệ viễn thị giảm theo cấp học, từ 0,74% (cấp 1), xuống 0,27% (cấp 2), và 0,18% (cấp 3). Sự khác biệt về tỷ lệ giữa nam và nữ, giữa nội và ngoại thành cũng được tác giả đề cập đến. Tỷ lệ cận thị ở nữ (41,55%) cao hơn ở nam (36,04%) ; tỷ lệ cận thị tăng dần từ ngoại thành (15,48%) đến vùng ven (38,88%) và cao nhất ở trung tâm là (56,67%)- gấp hơn 3 lần so với ngoại thành[27]. Mai Quốc Tùng và cs (2007) nghiên cứu thực trạng tật khúc xạ ở 3580 học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 bằng phương pháp đo khúc xạ bằng máy đo khúc xạ tự động có nhỏ thuốc liệt điều tiết tại tỉnh Bắc Kạn cho thấy tỷ lệ cận thị (ĐCTĐ ≤-0,5D) tăng dần theo cấp học, cao nhất ở học sinh cấp trung học phổ thông (17,0%), sau đó đến học sinh THCS (5,9%), và thấp nhất ở học sinh tiểu học (2,4%); viễn thị (ĐCTĐ ≥2,0D) giảm dần theo cấp học từ 2,2% ở học sinh tiểu học xuống còn 0,8% ở học sinh THCS và THPT; tỷ lệ loạn thị (lấy theo tiêu chuẩn độ trụ ≥ 1,0D) dao động từ 3,5 – 5,2% [26]. Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Tiến và cộng sự tại Thành phố Hải Phòng (2007) thì tỷ lệ học sinh THPT bị TKX là 23,7%, trong đó tỷ lệ cận thị là 16% chiếm 67,51% [25]. Năm 2008, nghiên cứu của tác giả Phan Văn Năm và cs tại tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy tỷ lệ cận thị của học sinh tăng theo cấp học: 4,7% ở tiểu
  • 23. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 16 học; 6.7% ở THCS; và 12,8% ở THPT. Tỷ lệ cận thị của học sinh ở thành phố (13,3%) chiếm tỷ lệ cao nhất gấp 4-5 lần so với vùng nông thôn (3,5%) và miền núi (2,7%) [14]. Kết quả khảo sát thực trạng tật khúc xạ mắt học đường của học sinh các lớp cuối cấp tại tỉnh Quảng Trị (2008) của tác giả Trần Kim Phụng với tỷ lệ mắc tật khúc xạ chung là 18,1%, trong đó cận thị là tật khúc xạ phổ biến nhất chiếm 14,8%. Tác giả cũng cho thấy có sự khác biệt rõ về tỷ lệ cận thị và loạn thị giữa các cấp học là: 6,4% – 2,4% ở học sinh tiểu học; tăng lên 16,2% – 2,6% ở THCS và 21,8 – 4,8% ở THPT [18]. Nghiên cứu của Bệnh viện Mắt Hà Nội (2009) ở 12 trường học trên địa bàn Hà Nội, trong đó có 4 trường cấp 1. Kết quả cho thấy, 32,4% học sinh bị các tật khúc xạ, cận thị là tật khúc xạ phổ biến nhất trong nghiên cứu này chiếm 30,19% [6]. Phạm Văn Tần (2010) nghiên cứu trên 757 học sinh khối 6 đến khối 8 ở 4 trường trung học cơ sở Thành phố Bắc Ninh cho thấy tỷ lệ cận thị chung là 20,3%, trong đó tỷ lệ cận thị ở nội thành (30,2%) cao gấp 3 lần ở ngoại thành (10%) [19]. Nghiên cứu về cận thị của tác giả Trần Đức Dũng tại Bắc Giang cho thấy tỷ lệ cận ở học sinh THPT tương đối cao, chiếm 53,3%. Tỷ lệ cận ở trường chuyên và không chuyên khối 10 là 50,3% - 40,8%; ở khối 11 là 55,4% - 41,8% và ở khối 12 là 73,5% - 55,7%. Như vậy tỷ lệ cận thị tăng dần theo khối học ở cả nhóm trường chuyên và nhóm trường không chuyên, tỷ lệ cận thị ở khối trường chuyên cao hơn trường không chuyên khoảng 10 đến 15% [10]. Qua kết quả nghiên cứu các tác giả đều thấy rằng tật khúc xạ học đường chiếm tỷ lệ cao và ngày càng gia tăng, đặc biệt ở các thành phố lớn như TP HCM, Hà Nội, Hải Phòng…và là nguyên nhân chính gây giảm thị lực. Các tác giả cũng khẳng định cận thị chiếm tỷ lệ cao nhất trong các tật khúc xạ, tỷ lệ tật khúc xạ tăng dần theo cấp học, ở học sinh trường chuyên cao hơn trường
  • 24. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 17 không chuyên, ở nữ cao hơn ở nam, ở nội thành cao hơn ở ngoại thành. Điều đó một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của những ảnh hưởng môi trường đến sự phát triển của cận thị, cũng như theo xu hướng về kinh tế xã hội, hệ thống và trình độ giáo dục, lứa tuổi… sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn có thể liên quan đến một sự nhấn mạnh nhiều hơn vào kết quả học tập và cường độ học, học sinh ở thành phố thường ít thời gian hơn cho các hoạt động ngoài trời bên ngoài giờ học. Vấn đề TKX với các yếu tố nguy cơ, các biện pháp phòng chống TKX học đường cũng được đặt ra và quan tâm đặc biệt. Kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả đã xác định được sự liên quan chặt chẽ giữa TKX học đường với một số yếu tố sau: - Cường độ học tập cao, áp lực học tập ngày càng lớn làm cho mắt trẻ phải làm việc quá nhiều, thời gian hoạt động ngoài trời và nghỉ ngơi thư giãn cho mắt quá ít. - Độ chiếu sáng lớp học nhiều nơi không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. - Bàn ghế học tại lớp cũng như ở trường không đạt yêu cầu. - Tư thế ngồi không đúng của học sinh khi học tập. - Tiếp xúc quá nhiều với các yếu tố nguy cơ khác như chơi điện tử, xem ti vi, xem truyện, máy vi tính… - Yếu tố dinh dưỡng: khi thiếu các chất dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu vitamin A, Vitamin E, Vitamin C làm cho độ cứng của củng mạc suy giảm cũng là nguyên nhân gây tăng độ dài trục nhãn cầu làm cho mắt trở thành cận thị. - Ngoài ra những trẻ đẻ non, trọng lượng mới sinh thấp, suy dinh dưỡng cũng là những yếu tố nguy cơ có thể góp phần vào sự phát sinh và phát triển cận thị. Cùng với những nguyên nhân trên, di truyền cũng là một nguyên nhân của cận thị, đặc biệt là cận thị nặng.
  • 25. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 18 Chính vì vậy một điều rất quan trọng trong phòng chống TKX học đường là sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành; Giáo dục, Y tế và gia đình. 1.4. Ảnh hƣởng của tật khúc xạ Thông tin thông qua con đường thị giác đã được công nhận là có tầm quan trọng lớn đối với phát triển, hoạt động tăng trưởng và sự sống của nhiều loài trên trái đất. Cũng trong con người tầm nhìn là một cảm giác lớn và một số lượng lớn các thông tin chức năng được tích hợp thông qua con đường thị giác. Điều này có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển (học tập) ở trẻ em và hoạt động trong cuộc sống hàng ngày (chẳng hạn như các công việc chức năng) ở người lớn. Mắt người là các thụ cảm giác của não bộ để tạo ra một kết nối hình ảnh với thế giới bên ngoài. Khi bị tật khúc xạ, không chỉ gây ảnh hưởng đến việc học mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ, tương lai của các em và gây tổn hại kinh tế. Trong những năm gần đây tật khúc xạ, mà đặc biệt là cận thị ở lứa tuổi học sinh đang có chiều hướng gia tăng rõ rệt. Điều đó ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của các em. Cùng với sự thiếu quan tâm, thiếu hiểu biết và những quan niệm sai lầm về tật khúc xạ của cha mẹ và bản thân các em học sinh làm cho những ảnh hưởng này càng trở lên nghiêm trọng hơn. 1.4.1. Tật khúc xạ ảnh hưởng đến sức khỏe 1.4.1.1. Ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe nói chung Tật khúc xạ với những ảnh hưởng về sức khỏe đã được nhiều nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đề cập đến. Tuy nhiên các nghiên cứu cho đến bây giờ chưa xác nhận tật khúc xạ là một nguyên nhân về sức khỏe nhưng cũng không loại trừ tật khúc xạ là một yếu tố có liên quan trong mối quan hệ với những vấn đề về sức khỏe hoặc những vấn đề chức năng. Các nghiên cứu thảo luận về tật khúc xạ và đau đầu thấy tật khúc xạ gây ra những biểu hiện đau đầu đã được tìm thấy. Năm 1966, Gordon tuyên bố tật khúc xạ nhỏ thường
  • 26. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 19 gây ra đau đầu, và các triệu chứng của mỏi mắt ở tật khúc xạ lớn hơn. Căng cơ mi quá mức cũng được đề xuất như nguồn có thể đau đầu, một cơ chế khác được đề xuất là sự co của các cơ trán, da đầu và cổ kéo dài trong một cố gắng để duy trì kết quả hình ảnh rõ ràng có thể gây đau đầu. Trong một số tài liệu cũng cho thấy một số thuốc nhỏ mắt có thể gây ra đau đầu đã được đề cập [41]. Mối quan hệ giữa tật khúc xạ với các vấn đề về sức khỏe, và các vấn đề chức năng cũng được J K Hendricks (2008) đề cập đến như: Ngoài các rối loạn thị lực do tật khúc xạ, nhiều triệu chứng được đề xuất có liên quan đến tật khúc xạ bao gồm nhấp nháy, cau mày, dụi mắt, nghiêng đầu, nhắm một mắt, vụng về, sợ ánh sáng và chảy nước mắt. Nhức đầu, chóng mặt, và đôi khi buồn nôn cũng được đề xuất có nguồn gốc liên quan trong tật khúc xạ [40]. Mặc dù không phải dựa trên bằng chứng vững chắc, nhưng các tác giả vẫn nhận định tật khúc xạ chưa được điều trị được coi là một nguyên nhân có thể cho đau đầu. Theo kết quả nghiên cứu 487 em 11-13 tuổi ở Hà Lan cho thấy: 70% em có những biểu hiện về đau đầu trong năm qua và họ thấy đó là một gánh nặng đối với họ; 37% em thấy có đau đầu thường xuyên (một tuần/ lần hoặc thường xuyên hơn); 15% thấy cường độ đau nghiêm trọng và bình quân thời gian đau kéo dài hơn 1 giờ ở 45% các trường hợp. Điều đó cho thấy những vấn đề về sức khỏe sẽ làm giảm năng suất công việc và giảm chất lượng cuộc sống. Mặt khác những trẻ có tật khúc xạ bị hạn chế về tầm nhìn và những phiền phức khi phải đeo kính để điều trị tật khúc xạ làm cho trẻ hạn chế vận động, ít tham gia các hoạt động thể dục thể thao. Trẻ thường chỉ thích ngồi một chỗ để đọc truyện hoặc xem T.V, chơi điện tử … kết hợp với việc ăn uống không khoa học… có thể là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng thừa cân - béo phì và một số bệnh toàn thân như sa ruột, sa dạ dày... ở học sinh. Ngoài ra bệnh tiểu đường và rối loạn tuyến giáp cũng được đề cập đến ở những bệnh nhân có tật khúc xạ.
  • 27. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 20 1.4.1.2. Ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe của mắt Tật khúc xạ, đặc biệt là cận thị cao có thể dẫn đến mù lòa do làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đe dọa đến thị lực như thoái hóa võng mạc, bong võng mạc, glôcôm và đục thuỷ tinh thể [60]. * Cận thị và bệnh võng mạc Thoái hóa võng mạc là bệnh thường gặp hơn ở mắt cận thị. Cận thị cao với biến chứng thoái hoá võng mạc được tác giả Timothy mô tả năm 2007 [60]. Tác giả Pierro (1992) cũng tìm thấy sự liên quan có ý nghĩa giữa tình trạng trục nhãn cầu dài và sự xuất hiện của các thoái hoá võng mạc. Loại thoái hóa võng mạc thường gặp nhất ở mắt cận thị là thoái hoá hình hàng rào[57]. Hiện tượng tăng thoái hóa võng mạc ở mắt cận thị làm tăng nguy cơ bong võng mạc. Một nghiên cứu bệnh chứng ở Mỹ cho thấy những mắt bị cận thị từ - 1,0D đến -3,0D (điốp) có nguy cơ bị bong võng mạc cao hơn gấp 4 lần so với mắt bình thường. Hay trong một nghiên cứu so sánh 1166 mắt bị bong võng mạc với 11671 mắt không bong võng mạc, Ogawa (1988) phát hiện thấy 82.16% số mắt trong nhóm bong võng mạc mắc cận thị, trong khi chỉ có 34.41% số mắt trong nhóm không bong võng mạc mắc cận thị. Những số liệu thu thập trên 3654 bệnh nhân tuổi từ 49 trở lên sống ở vùng Blue Mountain, Australia cho thấy tỷ lệ bệnh võng mạc tăng từ 1% ở mắt phải có cận thị dưới -3,0 đi ốp lên tới 50% ở mắt phải có cận thị ≥ - 9,0 đi ốp [67]. * Cận thị và bệnh glôcôm (tăng nhãn áp): Mối liên quan chặt chẽ giữa cận thị và bệnh glôcôm cũng đã được phát hiện trong nhiều nghiên cứu. Cận thị được xác định là một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với bệnh glôcôm góc mở và glôcôm nhãn áp bình thường. Có giả thuyết cho rằng mắt cận thị nhạy cảm hơn với sự tăng nhẹ của nhãn áp [18]. Trong một nghiên cứu dựa trên cộng đồng ở Malmo, Thụy Ðiển, tác giả
  • 28. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 21 Grodum báo cáo có sự tương quan giữa sự gia tăng tỷ lệ bệnh glôcôm và tỷ lệ bệnh cận thị [38]. Tỷ lệ bệnh glôcôm là 1,5% trong nhóm bị cận thị trung bình và nặng so với 0,6% trong nhóm viễn thị và 0,9% trong nhóm chính thị. Một nghiên cứu khác tại Blue Mountain, Australia cho thấy những người bị cận thị có nguy cơ bị glôcôm cao hơn người bình thường 2-3 lần. * Cận thị và đục thuỷ tinh thể: Cận thị cũng là một yếu tố nguy cơ tiềm tàng đối với đục thủy tinh thể tuổi già. Mối liên quan giữa cận thị và đục thủy tinh thể đã được củng cố bởi một nghiên cứu cắt ngang gần đây trên 3654 người tuổi từ 49 đến 97 [46]. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy những mắt bị cận thị trước tuổi 20 có nguy cơ bị đục thủy tinh thể dưới bao cực sau cao nhất. Nguy cơ bị đục thủy tinh thể tăng kèm với sự tăng của mức độ cận thị. Ngoài ra, dùng kính tiếp xúc trong điều trị cận thị cũng có thể gây ra một số biến chứng từ nhẹ đến đe dọa thị lực. Trong 1496 bệnh nhân dùng kính tiếp xúc ở một trung tâm điều trị ở Mỹ, 39% số trường hợp báo cáo là bị một vài vấn đề liên quan đến việc đeo kính tiếp xúc. Các biến chứng thường gặp nhất là tróc giác mạc chấm nông (17,3%) và tân mạch hoá (11.4%). 1.4.2. Tật khúc xạ ảnh hưởng đến học tập Đã có nhiều nghiên cứu về mối liên quan giữa trí thông minh và cận thị như: nghiên cứu của Seang-Mei Saw và cs ở trẻ em Trung Quốc từ 10 - 12 tuổi với chỉ số thông minh IQ được đánh giá bằng các thử nghiệm không lời và vấn đề đọc sách. Kết quả cho thấy cận thị có liên quan với chỉ số IQ không lời, tác giả quan sát thấy IQ không lời có thể là một yếu tố nguy cơ mạnh mẽ hơn cho cận thị so với đọc sách mỗi tuần. Quan sát ở các quốc gia khác nhau (ví dụ, Israel, Mỹ, và New Zealand) các tác giả cũng thấy rằng các trẻ em cận thị có điểm kiểm tra chỉ số thông minh (IQ) cao hơn những trẻ không cận. Tuy nhiên một lời giải thích cho sự kết hợp của cận thị với chỉ số IQ cao là
  • 29. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 22 thiếu, bởi vì trẻ em thực hiện tốt hơn trong các bài kiểm tra IQ chỉ đơn giản là có thể đọc nhiều hơn, và kết quả có thể là một sự phản ánh của mối quan hệ nhân quả giữa đọc và cận thị [62]. Mặt khác trong nhiều nghiên cứu về tật khúc xạ các tác giả cũng khẳng định trong số những trẻ bị tật khúc xạ thì nhiều trẻ chưa được điều trị: ví dụ nghiên cứu của tác giả Trần Thị Hải Yến ở TP HCM chỉ có 29% trong tổng số trẻ được chỉnh kính [29], hay tại Ấn Độ (2010) ở học sinh lớp 7 chỉ có 7,26% học sinh sử dụng kính trên tổng số học sinh bị tật khúc xạ là 30,57% (chỉ chiếm khoảng 1/4). Khi nghiên cứu về những tác động của tật khúc xạ chưa được điều trị (2007), tác giả Lary Allen cũng nhận thấy ở Timor – Leste chỉ có 26,2% số học sinh có tật khúc xạ được chỉnh kính [44]. Chính tật khúc xạ không được điều trị là nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm thị lực đã được khẳng định trong nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Các tác giả cũng nhận định: tầm nhìn thấp có thể hạn chế sự tiến bộ trong giáo dục, hạn chế phát triển động cơ, ảnh hưởng đến tính di động, hạn chế các cơ hội nghề nghiệp và hạn chế truy cập thông tin ở các em [48]. Tác giả J.W Hendric(2008) cũng khẳng định tật khúc xạ ở học sinh chưa được điều trị là một nguy cơ cho thành tích học tập thấp. Tuy nhiên những trẻ này khi đã được chỉnh quang cũng có thành tích học thấp hơn đáng kể so với các đối tác của họ. Tác giả cũng chỉ ra rằng viễn thị có trí thông minh, khả năng đọc và thành tích học thấp hơn so với cận thị; nữ bị tật khúc xạ có nguy cơ thành tích học thấp hơn nam [40]. Mặt khác các em vì không nhìn rõ nên phải nhìn gần và cúi đầu nhiều làm hạn chế việc học, đầu óc khó tập trung như: đọc và viết chậm, dễ đọc nhầm chữ, nhầm dấu, sót chữ,....điều đó ảnh hưởng đến chất lượng học tập. Ngoài ra kết quả học tập còn giảm sút do chép nhầm đề thi hoặc viết sai chữ....
  • 30. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 23 Do điều tiết liên tục, mắt chóng mệt mỏi, đau đầu, nhức mắt và hay chảy nước mắt… những yếu tố này cũng có tác dụng phụ trên thành tích học tập, góp phần làm giảm tập trung trong học tập của các em. Từ kết quả này cho thấy nếu tật khúc xạ được phát hiện sớm và điều trị đúng, kịp thời sẽ làm giảm được những thành tích học tập không cần thiết thấp. 1.4.3. Tật khúc xạ ảnh hưởng đến kinh tế và cuộc sống sinh hoạt Những chi phí để điều chỉnh kính và phẫu thuật khúc xạ cũng là một gánh nặng cho gia đình và xã hội. Chi phí về y tế liên quan đến tật khúc xạ bao gồm chi phí cho khám mắt định kỳ, chi phí cho việc mua kính, điều chỉnh kính và sử dụng các sản phẩm chăm sóc mắt, chi phí cao của phẫu thuật khúc xạ và chi phí để điều trị các biến chứng liên quan đến tật khúc xạ. Javitt và cộng sự đã ước tính chi phí kinh tế cho cận thị ở Mỹ lên tới 4,6 tỷ đô la Mỹ vào năm 1990 [42]. Chi phí này chỉ tính riêng cho việc điều chỉnh bằng kính gọng và kính tiếp xúc. Nhóm tác giả này còn giả định rằng chỉ cần 5% số bệnh nhân cận thị ở Mỹ chọn phẫu thuật Laser Excimer để điều trị thì chi phí có thể lên tới 5,9 tỷ đô la Mỹ. Hơn nữa phẫu thuật khúc xạ điều trị cận thị cũng có thể gây ra nhiều loại biến chứng đe doạ thị lực. Một số biến chứng có thể gặp của phẫu thuật khúc xạ là khô mắt, kết quả khúc xạ không mong muốn, loạn thị không đều, nhiễu thị giác, viêm giác mạc. Mặc dù tình trạng của mắt được điều chỉnh sau phẫu thuật nhưng chiều dài trục nhãn cầu vẫn không thay đổi. Ðiều này có nghĩa là các nguy cơ gây biến chứng ở mắt do cận thị vẫn tồn tại sau phẫu thuật. Tật khúc xạ còn có thể làm giảm chất lượng của cuộc sống của bệnh nhân thông qua ảnh hưởng tới công việc và học tập, ảnh hưởng đến việc chọn ngành nghề đòi hỏi thị lực tốt như phi công, lái xe, vận động viên…. Mặc dù sự suy giảm thị lực liên quan đến cận thị có thể dễ dàng được điều chỉnh,
  • 31. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 24 nhưng vẫn có khoảng 25% số người bị tật khúc xạ không được điều chỉnh khúc xạ hoặc được điều chỉnh không đúng. Bên cạnh đó, tật khúc xạ còn làm giảm khả năng hòa nhập cộng đồng 2 lần, nguy cơ ngã, tai nạn gấp 2 lần, nguy cơ chấn thương cao gấp 4 lần, nguy cơ trầm cảm gấp 4 lần, nguy cơ tử vong gấp 2 lần so với trẻ không bị tật khúc xạ. Điều đáng nói là nhiều bậc phụ huynh khi biết con mình bị cận mới chỉ nghĩ đến biện pháp duy nhất là đeo kính chứ chưa quan tâm về tác hại của nó hay có ý thức phòng ngừa cận thị và hạn chế quá trình phát triển độ của mắt. 1.5. Vài nét sơ lƣợc về tỉnh Phú Thọ Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng đông bắc Việt Nam, với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3532,94 km2 chiếm 1,2% diện tích cả nước. Dân số là 1.313. 926 người (Theo điều tra dân số ngày 1/4/2009) với mật độ dân số: 373 người/km2 . Tỷ lệ dân sống tại vùng nông thôn, vùng núi ~ 85% và tại thành thị ~ 15%. Thu nhập bình quân GDP/người đạt 1.320 USD/người (2009). Phú Thọ gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 11 huyện, được chia làm 3 vùng theo địa dư hành chính. * Đặc điểm Trường THCS Văn Lang: Trường THCS Văn Lang, tiền thân là trường chuyên cấp II thành phố Việt trì, thành lập năm 1989, là trường trọng điểm về chất lượng giáo dục toàn diện cao nhất tỉnh, có nhiều đóng góp quan trọng trong việc phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng nhân tài, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho quê hương đất nước. Năm học 2011- 2012 trường có 1061 học sinh và 95 cán bộ - giáo viên – nhân viên (100% số cán bộ - giáo viên có trình độ đại học và trên đại học). Trường có 1 phòng y tế và 1 cán bộ y tế trường học chăm sóc sức khỏe và kiểm tra thị lực mắt cho học sinh theo định kỳ 6 tháng/ lần. Tuy nhiên do công tác tuyên truyền chưa hiệu quả nên một số trẻ vẫn không điều trị hoặc điều trị không đúng khi bị tật khúc xạ.
  • 32. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 25 * Trường THCS Tiên Phong: Trường THCS Tiên phong nằm trên địa bàn xã Chí Đám huyện Đoan Hùng. Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự cố gắng nỗ lực của cán bộ, giáo viên, học sinh, trường THCS Tiên Phong đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, mục tiêu năm học. Hiện tại trường có 32 cán bộ. Trong đó có 3 cán bộ quản lý, 100% cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường đạt chuẩn, 17/32 đạt trình độ đại học. Năm học 2011-2012 trường có 670 học sinh. Với nhận thức về tật khúc xạ còn nhiều hạn chế nên trường này có nhiều em khi khám sàng lọc biết mình bị tật khúc xạ cũng không đeo kính để điều trị. Trường có 1 phòng y tế và 1 cán bộ y tế trường học làm kiêm nhiệm nên công tác tuyên truyền và khám sàng lọc định kỳ cho học sinh rất khó thực hiện, thường chỉ chờ sự phối hợp của trung tâm chăm sóc mắt. Điều đó ảnh hưởng nhiều đến việc phát hiện sớm tật khúc xạ cho học sinh. * Trường THCS Lê Quý Đôn: Trường THCS Lê Quý Đôn tiền thân là trường phổ thông Chuyên cấp 2 Thanh Sơn, được thành lập ngày 21 tháng 8 năm 1993. Nhiệm vụ chính trị của trường là: Giáo dục học sinh phổ thông, toàn diện, hướng nghiệp, nơi phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi, là nơi thử nghiệm việc đổi mới phương pháp dạy học, góp phần bồi dưỡng phương pháp dạy học cho học sinh THCS trong phạm vi toàn huyện. Trường cũng có 1 phòng y tế và 1 cán bộ y tế học đường làm công tác kiêm nhiệm nên việc khám sàng lọc định kỳ cho học sinh cũng khó thực hiện định kỳ thường xuyên.
  • 33. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 26 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu - Học sinh phổ thông từ lớp 6 đến lớp 9 đang học tập và sinh sống ở tỉnh Phú Thọ 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 10 năm 2011 đến tháng 10 năm 2012. - Địa điểm: tại 3 trường đã được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu nêu chi tiết ở mục 2.3.2 như sau: + Trường THCS Lê Quý Đôn; + Trường THCS Tiên Phong; + Trường THCS Văn Lang. 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, có so sánh. 2.3.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu - Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho việc ước tính một tỷ lệ trong quần thể: n = Z2 1 - α/2 p.q e2 Trong đó: + n: là số đối tượng nghiên cứu. + p: tỷ lệ TKX qua tham khảo các nghiên cứu trước. + q = 1-p + e = sai số ước lượng, trong nghiên cứu này chúng tôi lấy e = 20% của p.
  • 34. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 27 + Z2 1 - α/2: hệ số giới hạn tin cậy = 1,96 (với độ tin cậy 95%). Do chưa có nghiên cứu đầy đủ nào về tỷ lệ TKX tại tỉnh Phú Thọ. Chúng tôi lấy tỷ lệ ước tính xấp xỉ với tỷ lệ tật khúc xạ ở trẻ em tỉnh Thái Nguyên là 12% (theo nghiên cứu của Vũ Quang Dũng năm 2008). Thay vào công thức ta có n = 704 học sinh. Để đảm bảo tính chính xác trong nghiên cứu mô tả, tăng cỡ mẫu lên 200% và làm tròn, ta được số đối tượng nghiên cứu là 1500 học sinh. - Phương pháp chọn mẫu: Đối tượng nghiên cứu sẽ được chọn mẫu phân tầng kết hợp với ngẫu nhiên đơn theo tỷ lệ cân xứng như sau: + Các trường trung học cơ sở tại tỉnh Phú Thọ được chia thành 3 vùng theo địa dư hành chính tương ứng với các huyện, thị, thành phố: .Vùng I (vùng đồi núi ) gồm các trường ở các huyện: Thanh thuỷ, Thanh Sơn, Yên lập, Tân Sơn. .Vùng II (vùng trung du) gồm các trường ở các huyện thị: Cẩm khê, Thanh Ba, Hạ hoà, Đoan hùng. .Vùng III (vùng đồng bằng) gồm các trường ở các huyện: Thị xã Phú Thọ, Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông, Việt Trì. + Chọn ngẫu nhiên mỗi vùng một huyện/thị/ thành, kết quả chọn được các huyện sau: Thanh Sơn, Đoan Hùng và Thành phố Việt Trì. + Chọn ngẫu nhiên mỗi huyện/thị/ thành một trường, kết quả chọn được các trường sau: . Thanh Sơn: Trường THCS Lê Quý Đôn; . Đoan Hùng: trường THCS Tiên Phong; . Thành phố Việt Trì: Trường THCS Văn Lang. + Lập danh sách tất cả các lớp từ khối 6 đến khối 9 của 3 trường đã chọn. Coi mỗi lớp là một cụm ( với số học sinh trung bình là 40), đánh số
  • 35. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 28 cụm và chọn ngẫu nhiên số cụm trong các trường ở từng vùng cho đủ số học sinh cần khảo sát và theo tỷ lệ cân xứng. Sơ đồ 2.1: Sơ đồ chọn mẫu Theo số liệu của Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Phú Thọ thì trong toàn tỉnh có 78069 học sinh trung học cơ sở (năm học 2010 – 2011). Bảng 1.1 và bảng 1.2 là tỷ lệ học sinh theo khối lớp và theo khu vực: CÁC TRƯỜNG THCS TỈNH PHÚ THỌ VÙNG I VÙNG III Khối 6 NHÓM NGHIÊN CỨU VÙNG II Khối 7 Khối 8 Khối 9 Trường 1 Trường 2 Trường 3
  • 36. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 29 Bảng 2.1. Tỷ lệ học sinh các khối tại tỉnh Phú Thọ Lớp Học sinh Tỷ lệ (%) Khối 6 18390 23,56 Khối 7 18858 24,15 Khối 8 19045 24,40 Khối 9 21776 27,89 Tổng số 78069 100,00 Bảng 2.2. Tỷ lệ học sinh trong từng vùng Vùng Học sinh Tỷ lệ (%) Vùng I 22442 28,75 Vùng II 26639 34,12 Vùng III 28988 37,13 Tổng 78069 100,00 Từ kết quả bảng 2.1 và 2.2 ta thấy tỷ lệ học sinh được khảo sát ở từng vùng theo khối lớp là:
  • 37. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 30 Bảng 2.3. Tỷ lệ học sinh cần khảo sát ở từng vùng theo khối lớp Vùng Tỷ lệ (%) Học sinh Vùng I (Thanh sơn) Trong đó: Khối 6: Khối 7 Khối 8 Khối 9 28,75 431 102 104 105 120 Vùng II (Đoan Hùng) Trong đó: Khối 6: Khối 7 Khối 8 Khối 9 34,12 512 121 124 125 142 Vùng III (Việt Trì) Trong đó: Khối 6: Khối 7 Khối 8 Khối 9 37,13 557 131 135 136 155 Tổng 100 1500 2.3.3. Các nhóm chỉ tiêu cần nghiên cứu Các chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm các nhóm chỉ tiêu như sau: 2.3.3.1. Các thông tin chung - Phân bố học sinh nghiên cứu theo tuổi, giới, lớp; - Phân bố học sinh nghiên cứu theo địa dư; - Nghề nghiệp hiện tại của bố mẹ học sinh chia theo các nhóm: công chức, công nhân, nội trợ, buôn bán, làm ruộng, khác.
  • 38. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 31 2.3.3.2. Các chỉ số về thị lực và TKX của học sinh - Thực trạng thị lực của học sinh nghiên cứu; - Nguyên nhân giảm thị lực; - Thực trạng TKX của học sinh nghiên cứu. 2.3.3.3. Các chỉ số về ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khoẻ và học tập ở học sinh - Chỉ số BMI; - Lý do nghỉ giải lao; - Kết quả học tập; - Sở thích các hoạt động thể thao; - Sự thay đổi nguyện vọng lựa chọn nghề. 2.3.4. Phương pháp thu thập thông tin 2.3.4.1. Thu thập các chỉ tiêu nghiên cứu chung Hỏi và phỏng vấn trực tiếp học sinh bằng mẫu phiếu điều tra có sẵn. 2.3.4.2. Thu thập các chỉ tiêu nghiên cứu về TKX - Khám lâm sàng kết hợp phỏng vấn trực tiếp học sinh và ghi kết quả vào phiếu điều tra TKX. - Quy trình khám mắt và đo khúc xạ: + Tất cả học sinh đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu được lập danh sách theo lớp, cha mẹ của học sinh được gửi một bản thông báo giải thích về quy trình và mục đích của nghiên cứu và lợi ích của học sinh khi tham gia nghiên cứu. Lịch khám sẽ thông báo với nhà trường trước ít nhất 1 tuần. + Tất cả học sinh được thử thị lực bằng bảng thị lực Landolt ở cách xa 5 mét. + Với những học sinh có thị lực <8/10 được thử kính lỗ, nếu thị lực tăng trẻ sẽ tiếp tục được thử kính theo phương pháp chủ quan để xác định thị lực được chỉnh kính tốt nhất. Học sinh được khám phần trước nhãn cầu bằng đèn pin hoặc đèn soi đáy mắt. Sau đó nhỏ thuốc liệt điều tiết Cyclopentolate 1%
  • 39. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 32 vào mỗi mắt 2 giọt cách nhau 5 phút. Sau khi nhỏ lần 2 khoảng 30 phút thì tiến hành đo khúc xạ bằng máy đo khúc xạ tự động. Cuối cùng học sinh được soi đáy mắt bằng máy soi đáy mắt trực tiếp. -Tiêu chuẩn chẩn đoán tật khúc xạ: đánh giá tật khúc xạ theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y Tế Thế Giới như sau: + Số liệu đo được cần sử l‎ ý theo từng mắt riêng biệt (MP, MT). + Mắt chính thị được coi là mắt có khúc xạ cầu tương đương lớn hơn – 0,5D và nhỏ hơn + 0,5D. Khúc xạ cầu tương đương (SE: spherical equivalent) = chỉ số khúc xạ cầu + ½ chỉ số khúc xạ trụ. Người được coi là chính thị nếu không có mắt nào cận hoặc viễn thị. + Mắt được coi là cận thị khi có khúc xạ cầu tương đương ≤ - 0,5D sau liệt điều tiết. Người được coi là cận thị khi có một mắt hoặc cả hai mắt cận thị. + Mắt được coi là viễn thị khi có khúc xạ cầu tương đương ≥ + 0,5D trở lên sau liệt điều tiết. Người được coi là viễn thị khi có cả hai mắt viễn thị hoặc có một mắt viễn thị và mắt kia chính thị. + Mắt được coi là loạn thị khi số đo bằng máy đo khúc xạ tự động sau liệt điều tiết của hai trục chính chênh lệch nhau ≥ 0,75D trở lên [12]. - Đánh giá mức độ thị lực theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới: Thử thị lực nhìn xa ở khoảng cách 5 mét [9]. + Thị lực >7/10 : Bình thường + Thị lực >3/10 – 7/10 : Giảm. + Thị lực ĐNT 3m – 3/10: Giảm nhiều. + Thị lực < ĐNT 3m : Mù. 2.3.4.3. Thu thập các chỉ tiêu về yếu tố ảnh hưởng - Phỏng vấn trực tiếp học sinh - Khám lâm sàng: đo chiều cao, cân nặng, tính chỉ số BMI theo tuổi, xếp loại học lực theo quy định.
  • 40. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 33 * Cân nặng: trẻ được cân bằng cân Tanita của Nhật Bản với độ chính xác 0,1 kg. Cân được kiểm tra và chỉnh về vị trí số 0 trước khi tiến hành nghiên cứu. Khi cân, trẻ bỏ hết giày dép, áo khoác, đứng giữa bàn cân, không cử động, mắt nhìn thẳng. Kết quả ghi theo đơn vị kilogam với 1 số lẻ. * Chiều cao: trẻ được đo bằng thước đo chiều cao đứng Microtoise có độ chính xác đến 0,1 cm. Khi đo, trẻ bỏ mũ, giày dép, đứng quay lưng vào thước đo sao cho gót chân, mông, vai và đầu áp sát vào thước đo, mắt nhìn thẳng ra phía trước, hai tay bỏ thõng hai bên mình. Dùng thước vuông áp sát một cạnh vào đỉnh đầu và một cạnh vào thước đo. Kết quả được ghi theo đơn vị centimet với 1 số lẻ. * Tính chỉ số BMI: BMI = Trọng lượng cơ thể (kg) [Chiều cao đứng (m)]2 Chỉ số khối cơ thể cho trẻ em cũng được tính tương tự như cho người lớn. (BMI for age) là một số được tính bằng trọng lượng chia cho bình phương chiều cao của một đứa trẻ đặt trong tương quan với tuổi và giới tính. Dựa vào thống kê theo nhóm tuổi và giới tính: 1. Thiếu cân: nếu chỉ số BMI nằm trong vùng giá trị nhỏ hơn bách phân vị thứ 5 (percentile < 5th). 2. Sức khỏe dinh dưỡng tốt: nếu chỉ số BMI nằm trong khoảng bách phân vị thứ 5 --> 85. 3. Nguy cơ béo phì: nếu chỉ số BMI nằm trong khoảng bách phân vị 85 --> 95. 4. Béo phì: nếu chỉ số BMI nằm trong vùng lớn hơn bách phân vị 95.
  • 41. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 34 Biểu đồ 2.1. Tương quan chỉ số khối và tuổi dành cho trẻ em * Tính tuổi: Theo WHO 1983, kể từ ngày sinh nhật lần thứ bao nhiêu thì trẻ bắt đầu bấy nhiêu tuổi. + Từ ngày tròn 11 năm đến trước ngày sinh nhật lần thứ 12 gọi là 11 tuổi. + Từ ngày tròn 12 năm đến trước ngày sinh nhật lần thứ 13 gọi là 12 tuổi. + Từ ngày tròn 13 năm đến trước ngày sinh nhật lần thứ 14 gọi là 13 tuổi. + Từ ngày tròn 14 năm đến trước ngày sinh nhật lần thứ 15 gọi là 14 tuổi. + Từ ngày tròn 15 năm đến trước ngày sinh nhật lần thứ 16 gọi là 15 tuổi. * Xếp loại học lực (theo quy chế hướng dẫn xếp loại học lực THCS theo thông tư 58/2011/TT- BGDĐT ngày 12/12/2011): - Loại giỏi: Điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên. Trong đó điểm trung bình của 1 trong 2 môn toán hoặc văn từ 8,0 trở nên và không có môn nào điểm trung bình dưới 6,5. Nếu học sinh ở trường chuyên thì điểm trung bình môn chuyên phải từ 8,0 trở lên.
  • 42. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 35 - Loại khá: Điểm trung bình các môn học từ 6,5 trở lên. Trong đó điểm trung bình của 1 trong 2 môn toán hoặc văn từ 6,5 trở nên và không có môn nào điểm trung bình dưới 5,0. Nếu học sinh ở trường chuyên thì điểm trung bình môn chuyên phải từ 6,5 trở lên. - Loại trung bình: Điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên. Trong đó điểm trung bình của 1 trong 2 môn toán hoặc văn từ 5,0 trở nên và không có môn nào điểm trung bình dưới 3,5. Nếu học sinh ở trường chuyên thì điểm trung bình môn chuyên phải từ 5,0 trở lên. - Loại yếu: Điểm trung bình các môn học từ 3,5 trở lên. Trong đó điểm trung bình của 1 trong 2 môn toán hoặc văn từ 3,5 trở nên và không có môn nào điểm trung bình dưới 2,0. - Loại kém: các trường hợp còn lại. 2.3.4.4. Hạn chế sai số - Chọn mẫu đúng phương pháp. - Đối tượng nghiên cứu được giải thích rõ ràng và tự nguyện tham gia. - Kế hoạch nghiên cứu được xây dựng khoa học, hợp lý và nhận được sự ủng hộ của các đơn vị, thành viên tham gia nghiên cứu. - Phiếu thu thập thông tin được xây dựng với sự hỗ trợ của các bác sỹ chuyên ngành và được sự góp ý của hội đồng khoa học theo mục tiêu nghiên cứu. Phiếu được gửi tới học sinh 1 tuần trước khi khám. - Cán bộ điều tra (khám lâm sàng, phỏng vấn) gồm các bác sỹ chuyên khoa mắt, chuyên khoa nhi, cán bộ y tế trường học được tập huấn kỹ thuật trước khi điều tra. - Sử dụng dụng cụ cân đo,dụng cụ khám mắt tiêu chuẩn. - Loại trừ cận thị do điều tiết.
  • 43. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 36 2.3.5. Đạo đức trong nghiên cứu Tất cả đối tượng nghiên cứu được chọn vào mẫu nghiên cứu đều được giải thích về mục đích của nghiên cứu. Nếu đối tượng từ chối không tham gia thì không dùng bất kỳ sức ép nào bắt buộc. Trong quá trình nghiên cứu nếu khám phát hiện tật khúc xạ và các bệnh liên quan ở đối tượng nào thì đều được tư vấn và giúp đỡ điều trị. Các thông tin thu thập về cá nhân đối tượng được đảm bảo giữ kín, không cung cấp cho người khác khi chưa được sự đồng ‎của đối tượng. 2.3.6. Xử l‎ ý kết quả Bằng chương trình Epi - Info 6.04 và SPSS 16.0 theo các thuật toán thống kê y học.
  • 44. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 37 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Một số thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu 3.4 24.1 23.3 26.9 21 1.3 0 5 10 15 20 25 30 Tỷ lệ (%) 11 12 13 14 15 16 Tuổi Tỷ lệ Tỷ lệ Biểu đồ 3.1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi Nhận xét: - Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 13,42 ±1,2. - Nhóm tuổi từ 12 đến 15 chiếm tỷ lệ cao phù hợp với độ tuổi của học sinh THCS theo quy định, số tuổi đi học sớm và muộn chiếm tỷ lệ thấp. 26.43 24.66 25.34 23.63 25.09 24.17 23.03 27.65 21.79 22.69 27.53 27.99 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Vùng III Vùng II Vùng I Biểu đồ 3.2: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo địa dư và khối lớp Nhận xét: Học sinh giữa các khối trong từng vùng phân bố tương đối đồng đều nhau và phù hợp với học sinh giữa các khối trong toàn tỉnh. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
  • 45. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 38 47.24 52.76 42.64 57.36 51.28 48.72 47.81 52.19 0 10 20 30 40 50 60 Tỷ lệ (%) Chung Vùng I Vùng II Vùng III Nam Nữ Biểu đồ 3.3: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính và địa dư Nhận xét: - Tỷ lệ học sinh nữ của đối tượng nghiên cứu lớn tỷ lệ học sinh nam, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. - Vùng I, tỷ lệ học sinh nữ lớn hơn học sinh nam có ý nghĩa thống kê (p<0.01, test χ2 ). Bảng 3.1: Nghề nghiệp của cha mẹ học sinh phân bố theo địa dư Nghề nghiệp của bố mẹ Vùng I Vùng II Vùng III Tổng SL % SL % SL % SL % Công chức 117 20,0 78 14,3 280 42,4 535 29,9 Công nhân 88 15,1 52 9,5 86 13,0 226 12,1 Làm ruộng 74 12,7 249 45,6 18 2,7 341 19,0 Kinh doanh 96 16,4 84 15,4 117 17,7 297 16,6 Nội trợ 14 2,4 14 2,6 23 3,5 51 2,8 Khác 135 23,1 69 12,6 137 20,8 341 19,1 Tổng 584 546 661 1791 100 Nhận xét: Nghề nghiệp của bố mẹ là công chức cao nhất chiếm tỷ lệ 29,9%, và thấp nhất là nghề làm ruộng chỉ chiếm 2,8%. Đặc biệt ở vùng III bố mẹ của đối tượng nghiên cứu là công chức chiếm tỷ lệ cao tới 42,4%.
  • 46. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 39 3.2. Thực trạng TKX học đƣờng Bảng 3.2. Nguyên nhân giảm thị lực Mức độ giảm thị lực Nguyên nhân Tổng Tật khúc xạ Nguyên nhân khác SL % SL % SL % TL 4 ÷ 7 /10 138 34,33 1 50,00 139 34,41 TL ≤ 3 /10 264 65,67 1 50,00 265 65,59 Tổng 402 99,50 2 0,50 404 100 Nhận xét: - Nguyên nhân giảm thị lực do tật khúc xạ chiếm tỷ lệ cao (99,50%), còn giảm thị lực do các nguyên nhân khác chiếm tỷ lệ rất thấp. Các nguyên nhân giảm thị lực khác bao gồm: các trường hợp giảm thị lực không do tật khúc xạ (nhược thị, bệnh lý giác mạc…). - Tỷ lệ học sinh bị giảm thị lực mức độ nặng cao gấp 2 lần học sinh bị giảm thị lực mức độ nhẹ Tỷ lệ tật khúc xạ. 22.45 77.55 TKX Không TKX Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ TKX chung của 3 trường Nhận xét: Tỷ lệ TKX chung của 3 trường trung học cơ sở tại tỉnh Phú Thọ tham gia nghiên cứu là 22,45%
  • 47. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 40 11.64 13.55 39.33 0 5 10 15 20 25 30 35 40 Tỷ lệ (%) Vùng I Vùng II Vùng III Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ tật khúc xạ phân bố theo địa dư Nhận xét: Tỷ lệ tật khúc xạ tăng dần từ vùng I đến vùng III. Trong đó vùng I thấp nhất với tỷ lệ là 11,64% và vùng III có tỉ lệ cao nhất với 39,33%, sự khác biệt về tỷ lệ tật khúc xạ giữa các vùng có ý nghĩa thống kê với χ2 =172, p <0,05. Bảng 3.3: Mức độ giảm thị lực của học sinh bị tật khúc xạ phân bố theo địa dư Thị lực Khu vực n TL 4 ÷ 7 /10 TL ≤ 3 /10 Tổng p SL % SL % SL % Vùng I 584 18 3,08 50 8,56 68 11,64 <0,05 Vùng II 546 28 5,13 46 8,42 74 13,55 <0,05 Vùng III 661 92 13,92 168 25,42 260 39,33 <0,05 Tổng 1791 138 7,76* 264 14,74* 402 22,45 *< 0,05 p*<0,05 Nhận xét: Ở cả 3 vùng, tỷ lệ học sinh bị giảm thị lực mức độ nặng cao hơn (từ 1.59 đến 2,78 lần) tỷ lệ giảm thị lực mức độ nhẹ, sự khác biệt về mức độ giảm thị lực có ý nghĩa thống kê với p* < 0,05.
  • 48. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 41 11.84 21.18 19.07 20.4 4.24 6.28 4.04 2.85 0 5 10 15 20 25 Lớp 6 Lớp 7 Lớp8 Lớp 9 Tỷ lệ (%) Cận thị Loạn thị Biểu đồ 3.6: Phân bố TKX theo khối lớp Nhận xét: Tỷ lệ tật khúc xạ do cận thị và loạn thị tăng dần theo khối lớp, từ khối 6 đến khối 9, sự khác biệt về tỷ lệ TKX giữa các khối lớp có ý nghĩa thống kê với χ2 = 28,44 ; p<0,05. Bảng 3.4: Mức độ giảm thị lực do tật khúc xạ phân bố theo khối lớp Thị lực Khối n TL 4÷7/10 TL ≤ 3 p SL % SL % Khối 6 490 43 8,78 31 6,33 > 0,05 Khối 7 446 32 7,17 78 17,49 < 0,05 Khối 8 429 35 8,16 73 17,02 < 0,05 Khối 9 426 28 6,57 82 19,25 < 0,05 Tổng 1791 138 7,71 264 14,74 Nhận xét: - Tỷ lệ học sinh bị giảm thị lực mức độ nặng cao hơn tỷ lệ giảm thị lực mức độ nhẹ ở học sinh khối 7,8,9 có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Riêng ở khối 6 mức độ giảm thị lực nặng thấp hơn mức độ giảm thị lực nhẹ. - Tỷ lệ giảm thị lực ở mức độ nặng tăng dần theo khối lớp, từ 6,33% ở khối 6 lên 19,25% ở khối 9.
  • 49. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 42 Bảng 3.5: Tỷ lệ tật khúc xạ phân bố theo giới tính Giới n Cận thị Loạn thị Viễn thị Tổng SL % SL % SL % SL % Nam 845 116 13,73 30 3,55 3 0,36 149 17,63* Nữ 946 205 21,67 47 4,97 1 0,11 253 26,74* Tổng 1791 321 17,92 77 4,30 4 0,22 402 22,45 Nhận xét: - Tỷ lệ tật khúc xạ ở nữ (26,74%) cao hơn ở nam (17,63%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với χ2 =21,28 với p* <0,01. - Tỷ lệ TKX do cận thị và loạn thị ở nữ cao hơn ở nam, trong khi đó tỷ lệ TKX do viễn thị ở nam cao hơn ở nữ. 12.19 50.75 37.06 TL>7/10 TL≤ 7/10 Không đeo kính Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ học sinh bị tật khúc xạ đã đeo kính và không đeo kính. Nhận xét Trong số học sinh bị tật khúc xạ, có 12,19% số học sinh không đeo kính, và có tới 37,06 % số học sinh đeo kính có thị lực ≤ 7/10 với số kính đang đeo.
  • 50. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 43 3.3. Ảnh hƣởng của tật khúc xạ đến sức khoẻ và học tập của học sinh Bảng 3.6. Những vấn đề phiền phức thường gặp ở học sinh bị tật khúc xạ TKX Vấn đề Cận thị Loạn thị Tổng SL % SL % SL % Sức khỏe 41 28,08 12 26,67 53 27,75 Học tập 31 21,23 12 26,67 43 22,51 Sinh hoạt 74 50,68 21 46,67 95 49,74 Tổng 146 100 45 100 191 100 Nhận xét: Trong ba chỉ tiêu là sức khỏe, học tập và sinh hoạt thì cả trẻ bị cận thị và trẻ bị loạn thị đều gặp những vấn đề phiền phức tới sinh hoạt là nhiều nhất, chiếm tỷ lệ gần gấp đôi so với những vấn đề về sức khỏe và học tập. Bảng 3.7. Liên quan giữa TKX với chỉ số BMI TKX BMI Bình thƣờng TKX Tổng SL % SL % Nguy cơ béo phì và béo phì 37 68,52 17 31,48* 54 Bình thường và thiếu cân 1352 77,84 385 22,16* 1737 Tổng 1389 77,55 402 22,45 1791 Nhận xét: Ở nhóm học sinh bị tật khúc xạ, tỷ lệ học sinh có chỉ số BMI ở mức nguy cơ béo phì và béo phì chiếm 31.48% cao hơn so với tỷ lệ học sinh có chỉ số BMI ở mức bình thường và thiếu cân 22.16 %. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với (χ2 = 10.68; p*<0.01).
  • 51. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 44 Bảng 3.8: Liên quan giữa tật khúc xạ và lý do nghỉ giải lao Tật khúc xạ Lý do Cận Thị Loạn thị Tổng SL % SL % SL % Mắt 115 77,18 31 79,49 146 77,66 Thần kinh 29 19,46 7 17,95 36 19,15 Khác 5 3,36 1 2,56 6 3,19 Tổng 149 100 39 100 188 100 p <0,05 <0,05 <0,05 Nhận xét: - Tỷ lệ học sinh phải nghỉ giải lao khi học kéo dài (trên 30 phút) với những lý do về mắt chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả 2 nhóm bị tật khúc xạ do cận thị và tật khúc xạ do loạn thị. - Sự khác biệt về tỷ lệ những lý do cần nghỉ giải lao (mắt, thần kinh, và lý do khác…) ở từng nhómcận thị hoặc loạn thị có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. - Những lý do về mắt gồm: nhức mắt, chảy nước mắt, nhìn mờ, mỏi mắt…; những lý do về thần kinh gồm: đau đầu, chóng mặt, căng thẳng,…; những lý do khác là học hết bài, buồn ngủ… Bảng 3.9: Liên quan giữa mức độ giảm thị lực và những lý do nghỉ giải lao Thị lực Lý do TL 4÷7/10 TL ≤ 3/10 Tổng SL % SL % SL Mắt 47 32,20 99 67,80 146 Thần kinh 12 33,33 24 66,67 36 Khác 3 50,00 3 50,00 6 Tổng 62 32,97* 126 67,02* 188 Nhận xét: Tỷ lệ học sinh phải nghỉ giải lao khi học kéo dài trên 30 phút ở nhóm trẻ bị giảm thị lực mức độ nặng chiếm tỷ lệ cao hơn (gấp 2 lần) nhóm trẻ bị giảm thị lực mức độ nhẹ có ý nghĩa thống kê với p* <0,05..
  • 52. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 45 Bảng 3.10: Liên quan giữa tật khúc xạ và xếp loại kết quả học tập Tật khúc xạ Xếp loại Bình thƣờng Tật khúc xạ Tổng SL % SL % SL % Giỏi 501 36,07* 210 52,24* 711 39,69 Khá 682 49,10 129 32,09 811 45,28 Trung bình 187 13,46 62 15,42 249 13,91 Yếu- Kém 19 1,37 1 0,25 20 1,12 Tổng 1389 100 402 100 1791 100 p*<0,01; Nhận xét: Tỷ lệ học sinh bị tật khúc xạ có kết quả học tập đạt loại giỏi (52,24%) cao gấp 1,94 lần so với những học sinh không bị tật khúc xạ (36,07%) với p < 0,01. Bảng 3.11: Mức độ giảm thị lực với xếp loại kết quả học tập Thị lực Xếp loại TL 4÷7/10 TL ≤ 3/10 Tổng SL % SL % SL % Giỏi 87 62,59* 123 46,77* 210 52,24 Khá 40 28,78 89 33,84 129 32,09 TB và yếu 12 8,63 51 19,39 63 15,67 Tổng 139 100 263 100 402 100 p*< 0,01; Nhận xét: Có mối liên quan giữa tỷ lệ học sinh có kết quả học tập đạt loại giỏi và mức độ giảm thị lực. Tỷ lệ học sinh có kết quả học tập đạt loại giỏi ở nhóm học sinh bị giảm thị lực nhẹ (62,59%) cao hơn nhóm học sinh bị giảm thị lực nặng (46,77%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,01.
  • 53. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 46 Bảng 3.12: Liên quan giữa tật khúc xạ và sở thích tham gia các hoạt động thể thao TKX Hoạt động Không tật khúc xạ Có tật khúc xạ Tổng SL % SL % HĐTT liên quan thị giác nhìn gần 621 44,97* 292 82,02* 913 HĐTT liên quan thị giác nhìn xa 760 55,03 64 17,98 824 Tổng 1381 79,50 356 20,50 1737 p* <0,01 Nhận xét: - Có mối liên quan giữa học sinh bị tật khúc xạ và sở thích tham gia các hoạt động thể thao liên quan đến thị giác nhìn gần. Bảng 3.13: Liên quan giữa tật khúc xạ và sự thay đổi nguyện vọng chọn nghề trước và sau khi bị tật khúc xạ TKX Nguyện vọng Cận thị Loạn thị Viễn thị Tổng SL % SL % SL % SL % Có thay đổi 44 18,18 15 25,00 59 19,41 Không thay đổi 198 81,82 45 75,00 2 100 245 80,59 Tổng 242 100 60 100 2 100 304 100 Nhận xét: - Trẻ bị cận thị và loạn thị có xu hướng thay đổi nguyện vọng chọn nghề thấp hơn xu hướng không thay đổi nguyện vọng chọn nghề. - Tỷ lệ trẻ bị loạn thị có xu hướng thay đổi nguyện vọng chọn nghề cao hơn trẻ bị cận thị.