SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  47
Công ty cổ phần Bibica Việt Nam
MỤC LỤC
1 Lời mở đầu....................................................................................................................... 3
2 Phần I- GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT.................................................................................... 1
1) Giới thiệu chung về công ty cổ phần bánh kẹo Bibica...................................................... 1
1.1. Sơ lược về công ty....................................................................................................1
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty....................................................... 1
1.3. Cơ cấu bộ máy của công ty....................................................................................... 3
2) Tổng quan về thị trường và môi trường kinh doanh của công ty.....................................6
2.1. Tổng quan về thị trường .......................................................................................... 6
2.2. Các đối thủ cạnh tranh............................................................................................. 7
2.2.1. Đối thủ cạnh tranh trong nước ........................................................................... 7
2.2.2. Đối thủ cạnh tranh nước ngoài............................................................................ 9
2.3. Tác động của môi trường......................................................................................... 9
2.3.1. Tác động của môi trường ngành..........................................................................9
2.3.2. Tác động của môi trường vĩ mô ......................................................................... 12
2.4. Phân tích mô hình SWOT và tác động của mô hình tới công ty.............................. 14
2.4.1. Phân tích mô hình SWOT.................................................................................. 14
2.4.2. Tác động của mô hình tới chiến lược phát triển của công ty ................................ 15
3 Phần II. Tình hình quản trị của công ty Cổ phần BiBiCa Việt Nam..................................... 16
1) Tình hình về quản trị sản xuát và tác nghiệp................................................................. 16
1.1. Giới thiệu về quản trị sản xuất và quy trình công nghệ của Bibica......................... 16
1.2. Hoạch đinh về nguồn nguyên vật liệu của công ty.................................................. 16
1.2.1. Nguồn nguyên vật liệu....................................................................................... 17
1.2.2. Sự ổn định của các nguồn cung ứng nguyên vật liệu ........................................... 17
1.2.3. Ảnh hưởng của nguyên vật liệu đối với doanh thu............................................... 18
1.3. Hoạch định về nhu cầu máy móc, thiết bị của công ty............................................ 18
2) Tình hình hoạt động quản trị nhân lực.......................................................................... 21
2.1. Chính sách tuyển dụng........................................................................................... 21
2.2. Chính sách đào tạo và phát triển............................................................................ 21
2.3. Chính sách lương thưởng và đãi ngộ...................................................................... 22
3) quản trị marketing ........................................................................................................ 23
3.1. Thị trường mục tiêu............................................................................................... 23
3.2. Chiến lược định vị sản phẩm.................................................................................. 25
3.3. Chính sách marketing-mix..................................................................................... 26
Công ty cổ phần Bibica Việt Nam
3.3.1. Chính sách sản phẩm........................................................................................ 26
3.3.2. Chính sách nhãn hiệu........................................................................................ 31
3.3.3. Chính cách bao bì của sản phẩm....................................................................... 32
3.3.4. Chính sách giá cả............................................................................................. 32
3.3.5. Chính sách phân phối....................................................................................... 34
3.3.6. Chính sách xúc tiến........................................................................................... 35
4) Tình hình tài chính của Doanh nghiệp và phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh....... 37
4.1. Tổng quan về rình hình tài chính của doanh nghiệp.............................................. 37
4.2. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh................................................................. 40
4.2.1. Phân tích chỉ tiêu doanh thu.............................................................................. 41
4.2.2. Phân tích chi phí.............................................................................................. 41
4.2.3. Phân tích lợi nhuận .......................................................................................... 42
4.2.4. Phân tích tình hình tài chính.............................................................................. 42
4 Kết luận.......................................................................................................................... 44
Công ty cổ phần Bibica Việt Nam
Lời mở đầu
Trong hoàn cảnh nền kinh tế đang phát triển với tốc độ ngày càng nhanh, sự
xuất hiện của các công ty ngày càng nhiều, sự xuất hiện này đồng nghĩa với việc các
doanh nghiệp đang bị cạnh tranh ngày càng gay gắt. Điều này đòi hỏi các DN phải
sáng tạo, phát triển sản phẩm của mình hơn, phải tạo ra đặc điểm nổi bật, khác lạ
trong từng sản phẩm để vừa đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng vừa đem lại lợi nhuận
cho công ty. Lúc này, vai trò của các cấp lãnh đạo trong công ty hết sức quan trọng.
Cụ thể hơn đó là DN cần phải đưa ra chiến lược quản trị kinh doanh một cách phù
hợp với đặc điểm riêng của mình để tạo ra những sản phẩm sáng tạo, phù hợp với
nhu cầu người tiêu dùng nhằm tạo ra sức cạnh tranh lớn với các đối thủ và đem lại
lợi nhuận cho mình. Để làm sáng tỏ hơn những điều trên, nhóm chúng tôi lựa chọn
đề tài “ phân tích chiến lược quản trị kinh doanh của công ty CP Bibica” để
thấy được sự linh hoạt và sáng tạo của công ty trong việc tạo ra các sản phẩm mới
mang thương hiệu riêng cho mình.
Công ty cổ phần Bibica Việt Nam
1
PHẦN I- GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT
1) Giới thiệu chung về công ty cổ phần bánh kẹo Bibica
1.1. Sơ lược về công ty
Công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa có tiền thân là phân xưởng kẹo của nhà
máy Đường Biên Hòa (nay là công ty Cổ Phần Đường Biên Hòa) được thành lập từ
năm 1990. Tháng 12/1998, theo quyết định số 234/1998/QĐ-TTG của thủ tướng chính
phủ, phân xưởng Bánh-Kẹo-Nha được chuyển thành công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Biên
Hòa. Hiện nay, công ty là một trong những đơn vị sản xuất bánh kẹo lớn nhất VN với
công suất thiết kế là 18 tấn bánh/ ngày, 18 tấn nha/ ngày, 29.5 tấn kẹo/ ngày.
Tầm nhìn và sứ mệnh: “ khách hàng là trọng tâm trong mọi hoạt động của
chúng tôi”. BBC cam kết cung cấp cho khách hàng những sản phẩm có giá trị dinh
dưỡng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, hình thức đẹp hấp dẫn, tất cả vì sức khỏe
và sự yêu thích của khách hàng. Không ngừng cải tiến công tác quản lý, nâng cao chất
lượng sản phẩm và dịch vụ. có trách nhiệm với xã hội, bảo vệ môi trường…..
Tầm nhìn thương hiệu:” BBC sẽ trở thành công ty bánh kẹo hàng đầu Việt Nam”.
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
 Giai đoạn 1990-1993, phân xưởng bánh được thành lập và mở rộng dần đến
năng suất 5 tấn/ ngày.
 Năm 1994 phân xưởng bánh được thành lập với dây chuyền sản xuất bánh bích
quy hiện đại đồng bộ nhập từ Anh quốc có năng suất 8 tấn/ ngày.
 Năm 1995 đầu tư mới cho phân xưởng sản xuất mạch nha năng suất 18 tấn /
ngày, với công nghệ tiên tiến thủy phân tinh bột bằng enzim cung cấp cho thị
trường loại mạch nha chất lượng cao.
 Năm 1996, phân xưởng bánh kẹo đầu tư mở rộng nâng năng suất lên đến 21 tấn
/ ngày. Để phù hợp với yêu cầu quản lý, phân xưởng kẹo được tách thành 2
phân xưởng: phân xưởng kẹo cứng 12 tấn/ ngày, phân xưởng kẹo mềm 9 tấn/
ngày.
Công ty cổ phần Bibica Việt Nam
2
 Năm 1997, cty đã đầu tư mới dây chuyền sản xuất kẹo dẻo theo công nghệ hiện
đại của Úc với năng suất 2 tấn/ ngày. Đầu tư mở rộng nâng cao năng lực sản
xuất phân xưởng kẹo cứng lên 16 tấn/ ngày.
 Ngày 01/12/1998, Thủ tướng chính phủ kí quyết định 234/1998/QĐ-TTG, phê
duyệt phương án cổ phần hóa và chuyển phân xưởng bánh kẹo-nha của công ty
Đường Biên Hòa từ một bộ phận của doanh nghiệp nhà nước thành Công ty CP
Bánh Kẹo Biên Hòa.
 Năm 1999, thông qua điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty. Đầu tư mở rộng
phân xưởng bánh kẹo mềm nâng cao công suất lên 11 tấn/ ngày. Đầu tư mới
dây chuyền sản xuất thùng carton và dây chuyền sản xuất khay nhựa nhằm chủ
động cung cấp 1 phần bao bì cho sản xuất bánh kẹo.
 Năm 2000, công ty phát triển hệ thống phân phối mới tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP
HCM, Cần Thơ lần lượt được thành lập để đáp ứng nhu cầu tiên thụ sản phẩm
của khách hàng. Cũng trong khoảng thời gian này công ty nhận giấy chứng
nhận là công ty đầu tiên của VN đạt tiên chuẩn ISO 9002 của tổ chức BVQI
Anh quốc. Đồng thời trong giai đoạn này công ty đã đầu tư dây chuyền sản xuất
bánh snack với công suất 2 tấn/ ngày.
 Năm 2001, vốn cổ phần của công ty tăng lên 56 tỷ đồng đáp ứng nhu cầu vốn
trong sản xuất kinh doanh và đổi mới công nghệ nhà máy hiện có như đầu tư
dây chuyền bánh cake, dây chuyền socola, thiết bị sản xuất bánh trung thu….
Nổi bật là nhà máy ở Hà Nội được xây dựng với tổng đầu tư trị giá 13,3 tỷ
đồng. Cuối năm 2001, công ty lắp đặt dây chuyền sản xuất bánh Bông Lan cao
cấp với công suất 1.500 tấn/ năm với tổng mức đầu tư lên đến 19.7 tỷ đồng. Sản
phẩm đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường trong nước và được người tiêu
dùng yêu thích.
 Năm 2002, nhà máy Bánh Kẹo Biên Hòa II được thành lập Sài Đồng, Gia Lâm,
Hà Nội. Tháng 10, công ty chính thức đưa vào vận hành dây chuyền chocolate
với công nghệ hiện đại của Anh quốc. Sản phẩm chocobella của công ty nhanh
chóng trở nên thân thiết với người tiêu dùng rong nước và được xuất khẩu sang
các thị trường như Nhật Bản, Singapore…
 Đầu năm 2005, công ty với sự tư vấn của Viện Dinh Dưỡng Việt Nam đã cho ra
đời dòng sản phẩm dinh dưỡng dành cho phụ nữ có thai và cho con bú, bột dinh
Công ty cổ phần Bibica Việt Nam
3
dưỡng dành cho trẻ em ở thời kì ăn dặm, dòng sản phẩm Light dành cho người
ăn kiêng và bị bệnh tiểu đường.
 Năm 2006, công ty xây dựng hệ thống nhà máy mới tại khu công nghiệp Mỹ
Phước tỉnh Bình Dương để sản xuất các sản phẩm chủ lực mà công suất hiên tại
chưa đáp ứng được.
1.3. Cơ cấu bộ máy của công ty
STT Tên
phòng
ban
Tên thành viên và chức vụ
1
Hội đồng
quản trị
Ông Jung Woo Lee: chủ tịch HĐQT
2 Ông Trương Phú Chiến: thành viên HĐQT
3 Ông Võ Ngọc Thành: thành viên HĐQT
4 Ông Jeong Hoon Cho: thành viên HĐQT
5 Ông Nguyễn Ngọc Hòa: thành viên HĐQT
1
Ban điều
hành
Ông Trương Phú Chiến: Tổng GĐ và Phó Chủ Tịch
HĐQT
2 Ông Phan Văn Thiện: Phó Tổnggiám đốc kĩ thuật
3 Ông Lê Võ An: Phó Tổng GĐ kinh doanh
4 Ông Nguyễn Quốc Hoàng: Phó Tổng GĐ sản xuất
5 Ông Phạm Sơn Hà: GĐ bán hàng toàn quốc
6 Ông Seok Hoon Yang: GĐ tài chính
7 Bà Ngô Kim Phụng: kế toán trưởng
8 Ông Trần Đức Tuyển: GĐ khối kế hoạch và dịch vụ
9 Ông Lưu Anh Vũ: phó GĐ khối QA
10 Ông Nguyễn Công Thành: GĐ khối hành chính nhân sự
11 Ông Trần Vũ Ngọc Huy: GĐ khối mua hàng
12 Ông Nguyễn Trọng Kha: GĐ khối nghiên cứu phát triển
13 Ông Đạo Ngọc Huy: GĐ khối kĩ thuật đầu tư
Công ty cổ phần Bibica Việt Nam
4
14 Ông Nguyễn Quan Tường Thụy: GĐ khối marketing
15 Ông Nguyễn Văn Bình: GĐ nhà máy BBC Biên Hòa
16 Ông Lê Xuân Dũng: GĐ cty BBC Miền Đông
17 Ông Đặng Văn Đường: GĐ nhà máy BBC Hà Nội
1 Ban
Kiểm
Soát
Ông Vũ Cường
2 Ông Nguyễn Văn Giang
3 Ông Hur Jin Kook
- Cơ cấu cổ phiếu của công ty.
Tên cổ đông Cổ phiếu nắm
giữ
Tỷ lệ %
Lotte confectionery Co.Ltd 5953000 38,6
Cty TNHH quản lý quỹ SSI 3081020 19,98
CTCP Đầu Tư Bất động sản Đường Mặt
Trời
1246440 8,08
CTCP Đầu Tư Bất động sản SSI 1105220 7,17
Albizia Asean Oppurtunirties Fund 685810 4,45
Lương Thị Thùy Liên 620260 4,02
Quỹ tầm nhìn SSI 492080 3,19
Võ Ngọc Thành 302500 1,96
Polunin Discovery Fund 224620 1,46
Nguyễn Thị Kim Liên 208250 1,35
Cty TNHH MTV Tư vấn đầu tư An
Khánh
207520 1,35
Kim Heung Soo 181322 1,18
Trương Phú Chiến 118075 0,77
Lê Hoài Nam 9 0
Công ty cổ phần Bibica Việt Nam
5
Sau đây là sơ đồ bộ máy của công ty CP BBC:
Nhận xét: cơ cấu tổ chức của công ty theo mô hình trực tuyến chức năng.
Đại Hội Đồng Cổ Đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất, quyết định mọi vấn
đề quan trọng của công ty theo Luật DN và điều lệ công ty. Đây là cơ quan thông qua
chủ trương chính sách của công ty trong việc phát triển, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra
cơ quan quản lý và điều hành sản xuất công ty.
Hội Đồng Quản Trị là cơ quan quản lý công ty , có toàn quyền nhân danh công
ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty.
Ban kiểm soát do HĐĐCĐ bầu ra, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động
kinh doanh, quản trị và điều hành công ty.
Công ty cổ phần Bibica Việt Nam
6
Qua sơ đồ trên ta thấy Tổng GĐ là người đứng đầu công ty, chịu trách nhiêm và
quản lý công ty. Bên cạnh đó còn có các phó GĐ hỗ trợ, cơ cấu này còn được chuyên
môn hóa đến từng phòng ban như sau:
- Khối marketing thăm dò quá trình sản xuất đến tiêu thụ, thăm dò thị trường,
quảng cáo, mở rộng thị trường, đưua ra các chiến lược tiếp thị để bán được
nhiều sản phẩm.
- Khối tài chính kế toán có nhiêm vụ huy động nguồn vốn phục vụ sản xuất, kiểm
soát các hoạt động tài chính của công ty, tổ chức hạch toán lãi lỗ, thực hiện các
nhiêm vụ giao dịch thanh toán và phân phối lợi nhuận.
- Khối hành chính nhân sự lập mức thời gian cho các loại sản phẩm, tuyển dụng
lao động, phụ trách về bảo hiểm, an toàn và vệ sinh công nghiệp.
- Khối kĩ thuật điện tử nghiên cứu cơ điện, công nghệ, theo dõi thực hiên quy
trình công nghệ…
- Khối nghiên cứu phát triển theo dõi việc thực hiện các quá trình công nghệ đảm
bảo chất lượng sản phẩm.
- Khối kế hoạch lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, thu nhập và xử lý thông tin để
xác định và dự báo cung cầu bánh kẹo cũng như biến động thị trường nguyên
vật liệu, thực hiện kế hoạch, kí hợp đồng.
Với một công ty cổ phần với nhiều chi nhánh và nhà phân phối như BBC thì mô
hình cơ cấu tổ chức như trên là hợp lý.
2) Tổng quan về thị trường và môi trường kinh doanh của công ty
2.1. Tổng quan về thị trường
Trong những năm gần đây ngành bánh kẹo Việt Nam đã có những bước phát
triển khá ổn định. Tổng giá trị thị trường Việt Nam ước tính năm 2013 khoảng 6.500
tỷ. Tốc độ tăng trưởng của ngành trong những năm qua, theo tổ chức SIDA, ước tính
đạt 8,3- 8,5%/năm. Ngành bánh kẹo Việt Nam có nhiều khả năng duy trì mức tăng
trưởng cao và trở thành thị trường lớn trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương do:
Công ty cổ phần Bibica Việt Nam
7
- Tỷ lệ tiêu thụ bánh kẹo theo bình quân đầu người ở Việt Nam còn thấp so với
tốc độ tăng trưởng dân số. Hiện nay tỷ lệ tiêu thụ mới chỉ khoảng
3,0kg/người/năm ( tăng từ 2,25kg/người/năm vào năm 2011).
- Thị trường bánh kẹo có tính chất mùa vụ, sản lượng tiêu thụ tăng mạnh vào thời
điểm sau tháng 9 Âm lịch đến Tết Nguyên Đán, trong đó các mặt hàng chủ lực
mang hương vị truyền thống Việt Nam như bánh trung thu, kẹo cứng, mềm,
bánh quy cao cấp, các loại mứt, hạt… được tiêu thụ mạnh. Về thị phần phân
phối, trong các siêu thị, bánh kẹo Việt Nam luôn chiếm khoảng 70%, bánh kẹo
của các nước lân cận như Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc chiếm khoảng 20%
và bánh kẹo châu Âu chiếm khoảng 6-7%.
Tham gia thị trường hiện nay có khoảng hơn 30 doanh nghiệp sản xuất bánh
kẹo có tên tuổi. HAIHACO là một trong năm nhà sản xuất bánh kẹo hàng đầu Việt
Nam, là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của các công ty như Bibica, Kinh đô miền bắc với
quy mô tương đương về thị phần, năng lực sản xuất và trình độ công nghệ.
Tuy nhiên đa phần hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều chịu sự ảnh hưởng
và biến động về giá sản phẩm do tình hình nguyên liệu đầu vào có sự thay đổi, giá
nguyên liệu tăng, mà chủ yếu là các nguyên liệu nhập khẩu như đường, bột…
2.2. Các đối thủ cạnh tranh
2.2.1. Đối thủ cạnh tranh trong nước
 Công ty CP Kinh Đô
- Là doanh nghiệp đang dẫn đầu thị trường bánh kẹo Việt Nam với thị phần
32% và tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm trên 20%. Kinh Đô mạnh về
bánh quy, bánh Cracker. Việc sát nhập giữa KDC với Kido và NKD và
Vinabico sẽ giúp cho KDC tăng thêm sức mạnh về tài chính và năng lực
quản trị doanh nghiệp.
- Các sản phẩm kinh doanh chính của công ty: bánh trung thu, bánh quy, bánh
cracker, bánh mì, bánh bông lan…. Trong đó, thị phần bánh bông lan chiếm
hơn 3% thị phần cả nước, chiếm khoảng 23% trong cơ cấu doanh thu của
công ty năm 2013.
Công ty cổ phần Bibica Việt Nam
8
- Thị trường chủ yếu là trong nước ( 90% doanh số). Hệ thống phân phối của
công ty rộng khắp trên cả nước, năng lực phân phối hàng đầu Việt Nam với
120.000 điểm bán lẻ, 1.800 nhân sự bán hàng trên cả nước, 30.000 điểm bán
kem và sản phẩm từ sữa, 100.000 điểm bán giải khát.
- Công ty có kênh phân phối truyền thống và hiện đại.
 Đối với kênh hiện đại tập trung chủ yếu ở metro, Cash và carry và food service
để đến tay người tiêu dùng.
 Đối với kênh truyền thống: thông qua nhà phân phối độc quyền qua điểm bán sỉ
hoặc thông qua đội ngũ bán hàng để đến chợ, tạp hóa, các điểm bán lẻ khác đến
tay người tiêu dùng hoặc thông qua đại lý.
 Xuất khẩu sang hơn 30 nước trên thế giới. Riêng với dòng bánh bông lan sẽ
thâm nhập vào kênh trường học và khu công nghiệp. Đặc biệt đối với ngành
bánh bông lan: đầu tư khai thác phân khúc cao cấp, tung dòng sophie phục vụ
khách hàng cao cấp, dòng sản phẩm solite hộp một nhân và hai nhân với chất
lượng cải tiến, bao bì mẫu mã đẹp để gia tăng sức cạnh tranh.
 Khách hàng mục tiêu: trung bình khá và đang nhắm đến khách hàng cao cấp
làm khách hàng mục tiêu mới.
 Thiết bị được đầu tư với công nghệ hiện đại, được nhập khẩu từ nước ngoài ,
quy trình sản xuất chặt chẽ
 Công ty cổ phần Hải Hà
- Thị phần HAIHACO chiếm khoảng 6,5% thị phần bánh kẹo cả nước tính
theo doanh thu, sau Kinh Đô và Bibica.
- Sản phẩm kinh doanh: kẹo là dòng sản phẩm chủ lực của công ty( chiếm
76% doanh thu trong cả nước), ngoài ra còn có các sản phẩm như kem
xốp, bánh quy, cracker, bánh mềm phủ socola với nhãn hiệu: long-pie,
hi-pie, lolie…
- Khách hàng mục tiêu: đối tượng khách hàng bình dân, có thu nhập trung
bình – khá. Đây là một trong những lợi thế của công ty Hải hà vì các
công ty khác chủ yếu nhắm vào khách hàng trung và cao cấp.
 Công ty Đức Phát
Công ty cổ phần Bibica Việt Nam
9
Công ty Đức Phát phát triển nhờ chuỗi cửa hàng bakery, chủ yếu kinh doanh các
sản phẩm bánh kem tươi,… với đặc điểm đa phần là các thức ăn nhanh và sử dụng
trong thời gian ngắn.
- Mạnh bởi dòng bánh tươi, đối với dòng bánh bông lan Đức Phát dẫn đầu
với hơn 15% thị phần.
- Khách hàng của Đức phát hầu như là mọi lứa tuổi từ học sinh đến nhân
viên văn phòng có thu nhập trung bình khá trở lên
2.2.2. Đối thủ cạnh tranh nước ngoài
Là các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài như công ty liên doanh Vinabico-
kotobuki, công ty liên doanh sản xuất bánh kẹo perfectti… các doanh nghiệp này đều
có lợi thế về công nghệ.
 Công ty liên doanh sản xuất kẹo Perfectti – Việt Nam được hình thành
22/08/1995, tập trung sản xuất kẹo cứng cao cấp perfectti tập trung vào công
thức tiếp thị và phân phối, chiếm khoảng 60% thị trường bánh kẹo trong nước
 Công ty Vinabico – kotobuki tập trung vào sản xuất bánh cookies và bánh bích
quy. Thị trường tập trung là thị trường xuất khẩu
 Bên cạnh các công ty sản xuất lớn, các cơ sở sản xuất bánh kẹo nhỏ chiếm một
thì phần lớn, khoảng 35%-40% tổng sản lượng bánh kẹo sản xuất trong nước.
 Sản phẩm nhập khẩu chiếm 30% thị phần ( bao gồm chính thức và chưa chính
thức) chủ yếu từ Thái Lan, Malaysia, Hồng Kông và Trung Quốc… Một số sản
phẩm bánh kẹo nhập khẩu hiện nay các đơn vị trong nước vẫn chưa sản xuất
được.
2.3. Tác động của môi trường
2.3.1. Tác động của môi trường ngành
2.3.1.1. Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành
Thị trường bánh kẹo nước ta hiện nay diễn ra cạnh tranh khá quyết liệt. Cả
nước có hơn 30 nhà máy sản xuất quy mô vừa và lớn và hàng tram cơ sở sản
xuất nhỏ thuộc đủ mọi thành phần kinh tế, bên cạnh đó có một phần không
nhỏ lượng bánh kẹo các loại nước ngoài tràn vào cạnh tranh với các sản
phẩm của công ty.
Công ty cổ phần Bibica Việt Nam
10
Bảng so sánh các đối thủ cạnh tranh chủ yếu
Công ty Thị trường
chủ yếu
Sản phẩm
cạnh tranh
Thị
phần
Điểm mạnh Điểm yếu
Hải Hà Miền Bắc Kẹo các
loại
7,5% Uy tín, hệ
thống phân
phối rộng, quy
mô lớn, giá hạ
Chưa có sản
phẩm cao
cấp, hoạt
động quảng
cáo chưa tốt
Hải Châu Miền Bắc Kẹo hoa
quả,
Socola
5,5% Uy tín, hệ
thống phân
phối rộng
Chất lượng
sản phẩm
chưa cao,
mẫu mã chưa
đẹp
Kinh Đô Cả nước Snack,
bánh tươi,
biscuit
7% Chất lượng tốt,
bao bì đẹp,
quảng cáo tốt
Giá còn cao
Nhập
ngoại
Cả nước Snack, kẹo
cao su,
bánh xốp
25% Mẫu mã đẹp,
chất lượng cao
Giá cao, hệ
thống phân
phối kém
2.3.1.2. Sức ép từ phía nhà cung cấp
Hằng năm, doanh nghiệp có nhu cầu tiêu dùng cao về đường, sữa, bột gạo, bột
mú, tinh dầu, Gluco, nha… trong khi đó thị trường trong nước mới chỉ cung cấp được
nguyên liệu như: đường, bột gạo, bột mú, nha… từ các nhà máy Lam Sơn, Quảng
Ngãi, công ty sữa Việt Nam. Đây là nhà cung ứng thường xuyên nguyên vật liệu cho
doanh nghiệp, đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lý. Còn phần lớn các nguyên liệu
khác phải nhập từ nước ngoài: Singapo, Malaixia, Thái Lan, Hà Lan… và chịu nhiều
sự biến động của giá cả. Khi tỷ giá hối đoái tăng doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra chi phí vật
liệu cao hơn, làm giảm lợi nhuận và tính cạnh tranh của các sản phẩm của công ty. Tuy
nhiên do các nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào phân tán làmnhiều nguồn khác
nhau, doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn về nhà cung cấp làm nên sức ép của các nhà
cung cấp lên doanh nghiệp là tương đối nhỏ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản
xuất kinh doanh của ngành bánh kẹo nói chung và doanh nghiệp nói riêng.
Công ty cổ phần Bibica Việt Nam
11
2.3.1.3. Sức ép từ khách hàng
Có thể phân chia khách hàng thành 2 loại: khách hàng trung gian( đại lý) và người
tiêu dùng cuối cùng.
Trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều sản phẩm bánh kẹo của các công ty
trong nước cũng như sản phẩm bánh kẹo nhập ngoại có chất lượng cao, giá rẻ, mẫu
mã đa dạng. Đây là cơ hội rất tốt cho khách hàng có thể lựa chọn những sản phẩm
mà mình ưa thích trên thị trường. Do đó khách hàng ngày càng gây sức ép lên
doanh nghiệp về giảm giá, chất lượng hàng hóa cao hơn, dịch vụ tốt hơn.
2.3.1.4. Sức ép từ sản phẩm thay thế
Bánh kẹo là những sản phẩm phục vụ chủ yếu cho nhu cầu ăn vặt, tráng miệng,
hoặc dùng vào bữa ăn phụ hoặc mua làm quà biếu, tặng nhân dịp tết lễ… do đó chưa
phải là sản phẩm tiêu dùng chính hằng ngày của người dân.
Tỷ lệ tiêu thụ bánh kẹo bình quân đầu người ở Việt Nam còn thấp so với tốc độ
tăng trưởng dân số. Thay vì sử dụng các sản phẩm bánh kẹo họ có thể sử dụng hoa
quả, kem, chè, sữa và các sản phẩm từ sữa, thạch rau câu.. mà vẫn đáp ứng được nhu
cầu như khi sử dụng bánh kẹo. Vì thế áp lực cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế với
các sản phẩm của doanh nghiệp là rất cao.
Tuy nhiên, do những hương vị mang tính đặc trưng của sản phẩm bánh kẹo,
tính tiện dụng, sự đa dạng phong phú về chủng loại, mẫu mã nên bánh kẹo vẫn là sự
lựa chọn của nhiều đối tượng khách hàng.
2.3.1.5. Sức ép từ các đối thủ tiềm ẩn
Với nhu cầu về thực phẩm ngày càng tăng, cộng thêm những chính sách ưu đãi
đầu tư của nhà nước và hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh bánh kẹo, ngày càng
có nhiều nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực này. Đây chính là nhóm đối thủ chưa có mặt
trên thị trường nhưng tương lai sẽ xuất hiện và kinh doanh cùng sản phẩm của công ty.
Bên cạnh những đối thủ tiềm năng chuẩn bị xâm nhập ngành, Bibica phải đối
mặt với những đối thủ rất mạnh có thâm niên trong hoạt động sản xuất kinh doanh
bánh kẹo khi Việt Nam gia nhập AFTA, WTO như Kellogs, các nhà sản xuất bánh
Cookies từ Đan Mạch, Malaysia… Đây là nhóm các đối thủ đã có mặt trên thị trường
Công ty cổ phần Bibica Việt Nam
12
Việt nam, kinh doanh khác các sản phẩm của công ty nhưng tương lai sẽ kinh doanh
sản phẩm cùng sản phẩm của công ty.
Đối thủ mới tham gia kinh doanh trong ngành có thể làm giảm lợi nhuận của
doanh nghiệp do họ đưa vào khai thác các năng lực sản xuất mới, với mong muốn
giành được thị phần với các nguồn lực cần thiết.
Có thể nói trong lĩnh vực thực phẩm, rào cản quan trọng cho các đối thủ mới
gia nhập ngành là tiềm lực về tài chính khả năng về vốn. Vì đây là một yếu tố quan
trọng trong quá trình đầu tư, nghiên cứu các sản phẩm, đầu tư công nghệ, quảng bá
đến người tiêu dùng. Đối với Bibica, tiềm lực về tài chính đã giúp cho công ty tạo sự
khác biệt tong việc đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra các sản phẩm có giá cả và chất lượng
cạnh tranh nhờ đầu tư đúng mức.
2.3.2. Tác động của môi trường vĩ mô
2.3.2.1. Tình hình kinh tế
Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta đang phục hồi nhanh chóng, sự
phân hóa thu nhập ngày càng cao. Khi mức sống người dân tăng lên thì nhu cầu thị
trường về bánh kẹo sẽ cao hơn về số lượng, chất lượng, hình thức, mẫu mã… Trong
những năm gần đây, từ năm 2007 đến 2013, lãi vay ngân hàng liên tục giảm từ 17%
đến 12%/năm, tạo điều kiên cho doanh nghiệp huy động vốn vay, mở rộng quy mô
doanh nghiệp với chi phí thấp.
2.3.2.2. Tình hình văn hóa, xã hội
 Phong tục tập quán, lối sống
Quan niệm sống hiện nay có sự thay đổi rất nhiều, cùng với lối sống ngày càng
cải thiện là nhu cầu sống ngày càng cao hơn. Người dân quan tâm hơn đến những tiêu
chuẩn an toàn thực phẩm, mức độ chất lượng, vệ sinh của sản phẩm, đặc biệt là thực
phẩm. Người tiêu dung Việt Nam sẽ còn quan tâm nhiều hơn nữa đến sức khỏe, đến
các thành phần và các nhãn hiệu chẳng hạn như “ hàm lượng chất béo thấp” hoặc
“hàm lượng cholesterol thấp”.
Công ty cổ phần Bibica Việt Nam
13
Sở thích đi du lịch của người dân cũng là một điểm đáng chú ý với các nhà sản
xuất bánh kẹo. Du lịch gia tăng kéo theo đó là việc gia tăng các nhu cầu về thực phẩm
chế biến sẵn nói chung và bánh kẹo nói riêng.
 Dân số, lao động:
Hiện tại dân số Việt Nam đang đứng thứ 13 trên thế giới với 90 triệu người.
Mặc dù dân số Việt Nam phần lớn vẫn còn sống ở nông thôn, chiếm 75% dân số cả
nước, sự di cư vào các trung tâm đô thị lớn có ảnh hưởng quan trọng đến thói quen
tiêu dung trong nhiều năm tới. Tỷ lệ phát triển này sẽ mang lại một vài xu hướng tiêu
dung mới và những thay đổi trong vòng 10 năm tới, kể cả việc nhân đôi lực lượng lao
động, nhân đôi số lượng người đưa ra quyết định và số người tiêu thụ: kiểu hộ gia đình
nhỏ hơn sẽ kích thích hơn nữa việc tiêu dung sản phẩm bánh kẹo.
 Tình hình chính trị- pháp luật
Đối với mặt hàng bánh kẹo Chính phủ đã có Pháp lệnh về vệ sinh an toàn thực
phẩm; Luật bản quyền sở hữu công nghiệp; quy định ghi nhãn mác, bao bì nhằm bảo
vệ quyền lợi của người tiên dùng và của các công ty sản xuất chân chính. Nhưng việc
quản lý và thi hình của các cơ quan chức năng không triệt để nên trên thị trường vẫn
còn lưu thong một lượng không nhỏ hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nhãn mác,
hàng kém phẩm chất, quá hạn sử dụng…
Đây vừa là cơ hội và cũng là thách thức cho doanh nghiệp trong việc xây dựng
hình ảnh và thương hiệu của mình.
2.3.2.3. Khoa học- công nghệ
Tại Việt Nam, tình trạng công nghệ sản xuất bánh kẹo còn hết sức lạc hậu, chưa
được đầu tư, đổi mới nhiều, thiếu trang thiết bị mang tính hiện đại do đó chất lượng
sản phẩm không đồng đều. Các dòng sản phẩm còn đơn thuần, chưa đa dạng. Tuy
nhiên công ty Bibica lại nhận được sự hậu thuẫn của tập đoàn Lotte về công nghệ sản
xuất bánh kẹo, với các dây truyền sản xuất hiện đại. Điều này giúp cho công ty có thể
hạ thấp giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, làm tăng tính cạnh tranh của sản
phẩm.
Công ty cổ phần Bibica Việt Nam
14
2.3.2.4. Môi trường tự nhiên.
Việt Nam nằm ở cực Đông Nam bán đảo Đông Dương. Biên giới Việt Nam
giáp với nhiều nước như Thái Lan, Trung Quốc, Lào và Campuchia và biển Đông.
Nhờ vị trí thuận lợi của Việt nam, công ty Bibica dễ dàng thông thương với các đối tác
trên toàn quốc cũng như trong khu vực và trên toàn thế giới bằng đường bộ, đường
thủy và đường hàng không. Tuy nhiên khoảng cách Nam- Bắc khá lớn nên ban đầu khi
mới thành lập các chi nhanh ở miền Bắc việc phân phối, cung cấp sản phẩm cho thị
trường miền Bắc gặp nhiều khó khan về chi phí vận chuyển, quảng bá sản phẩm.
2.4. Phân tích mô hình SWOT và tác động của mô hình tới công ty
2.4.1. Phân tích mô hình SWOT
ĐIỂM MẠNH (STRENGTHS)
- Nguồn lực tài chính và nhân sự mạnh
- Công nghệ hiện đại với dây chuyền sản
xuất đạt chuẩn quốc tế
- Thương hiệu Bibica luôn nhận được
người tiêu dùng tín nhiệm bình chọn
đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất
lượng cao nhiều năm liền.
- Thương hiệu Bibica được chọn là
thương hiệu mạnh trong top 100 thương
hiệu mạnh tại Việt Nam.
- Bibica là đơn vị duy nhất được chọn
làm đối tác với viện Dinh Dưỡng Việt
Nam nên sản phẩm công ty tạo được uy
tín cho người tiêu dùng.
- Sản phẩm Hura có chất lượng cao, bao
bì đẹp, đa dạng chủng loại.
- Hệ thống phân phối rộng khắp cả nước.
- Đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp.
ĐIỂM YẾU (WEAKNESSES)
- Sản phẩm chính của công ty là
mặt hàng nhu cầu yếu phẩm nên
sức mua luôn biến động, dễ có sản
phẩm thay thế.
- Hoạt động chiêu thị không hiệu
quả
- Thương hiệu bánh bông lan kem
Hura chưa được nhận biết nhiều.
- Hệ thống nhận diện kém
Công ty cổ phần Bibica Việt Nam
15
CƠ HỘI ( OPPORTUNITES)
- Sự hậu thuẫn của tập đoàn Lotte về
công nghệ, tính chuyên nghiệp trong
bán hàng, tiếp thị và quản lý sản phẩm
và quản lý tài chính.
- Sự hỗ trợ từ chính phủ với chương trình
“ Người Việt dùng hàng Việt”
- Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm ngày càng
tăng
THÁCH THỨC (THREATS)
- Đa phần nguyên liệu đầu vào
được nhập khẩu nên khi tỷ giá
biến động sẽ ảnh hưởng đến giá
thành.
- Hệ thống máy móc công nghệ đều
nhập khẩu từ nước ngoài nên phải
gánh chịu rủi ro về tỷ giá khá lơn.
- Cạnh tranh gay gắt với sản phẩm
cùng loại và sản phẩm thay thế
như trái cây, nước uống trái cây.
- Yêu cầu ngày càng gắt gao của
người tiêu dùng về tính an toàn,
có lợi cho sức khỏe khi sử dụng
sản phẩm
2.4.2. Tác động của mô hình tới chiến lược phát triển của công ty
 Phát triển chiến lược marketing;
 Phát triển chiến lược đa dạng hóa sản phẩm;
 Bibica mở rộng thị trường, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao
công nghệ, có khả năng tư vấn, định hướng chiến lược, tư vẫn quản trị điều
hành, tư vấn quản trị tài chính, tư vẫn các cơ hội, các dự án đầu tư mới.
 Tập trung phát triển thực phẩm dinh dưỡng gồm: thực phẩm bổ sung vi chất và
thực phẩm chức năng trở thành sản phẩm chiến lược của Bibica, nâng tỷ trọng
doanh thu của nhóm sản phẩm dinh dưỡng, vì đây chính là điểm mạnh ưu thế
của Bibica.
 Củng cố và phát triển hệ thống phân phối công ty:
- Thị phần nội địa Bibica: mỗi năm cần tăng 3- 5% thị phần bánh kẹo so với năm
trước.
- Phát triển điểm bán lẻ: hiện nay 10% trên tổng số điểm bán lẻ có bán sản phẩm
Công ty cổ phần Bibica Việt Nam
16
 Mở rộng quy mô và phạm vi các kênh phân phối, phát triển thị trường tới
những vùng sâu vùng xa thông qua hệ thống đại lý và phân phối. Phát triển thị
trường xuất khẩu:Thị trường: Philippines , Bangladesh, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Singapo, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Thái Lan, Lào, các nước Trung Đông…
Phần II. Tình hình quản trị của công ty Cổ phần BiBiCa Việt Nam
1) Tình hình về quản trị sản xuất và tác nghiệp
1.1. Giới thiệu về quản trị sản xuất và quy trình công nghệ của Bibica
Các dây chuyền công nghệ của công ty có trình độ tự động hóa cao, phần thủ
công chủ yếu tập trung ở công đoạn bao gói. Hệ thống nhà xưởng khá rộng, đảm bảo
cho các dây chuyền bố trí theo hình thức dòng chảy. Như vậy, có thể nói công ty đã bố
trí một cách khá hợp lý vị trí của các dây chuyền nên có thể giảm thiểu thời gian sản
xuất ra một sản phẩm, nâng cao năng suất lao động.
1.2. Hoạch đinh về nguồn nguyên vật liệu của công ty
Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty Cổ phần Bibica Việt Nam
Công ty cổ phần Bibica Việt Nam
17
1.2.1. Nguồn nguyên vật liệu
- Các loại nguyên vật liệu chính có nguồn cung cấp trong nước, nhà cung cấp ổn
định nhiều năm liền, công ty có hợp đồng cung cấp theo năm.
- Các loại nguyên liệu phụ: mua từ các doanh nghiệp trong nước, trên cơ sở nhu
cầu dự kiến cả năm.
- Bao bì được cung cấp bởi các doanh nghiệp lớn và có uy tín thực hiện in ấn
- Một số loại nguyên liệu nhập khẩu từ các nước Pháp, Singapore.
Bảng danh sách các nhà cung cấp nguyên vật liệu cho công ty
STT Nhà cung cấp Nguyên vật liệu ghi
chú
Nhà cung cấp trong nước
1
1
Cty Đường Biên Hòa Đường RS, RE
2
2
Cty bột mì Bình Đông Bột mì
3
3
Cty TNHH Uni-Resident Việt
Nam
Bột mì
4
4
Cty liên doanh Tapioca Việt
Nam
Tinh bột sắn
5
5
Cty TNHH Thương mại Á
Quân
Sữa bột, phụ gia
6
6
Cty bao bì nhựa Thành Phú Mua nhãn gói bánh, nhãn
gói kẹo, túi bánh, túi kẹo
7
7
Cty SXKD XNK giấy in và bao
bì Liksin
Mua nhãn gói bánh, nhãn
gói kẹo, túi bánh, túi kẹo
Nhà cung cấp nước ngoài
8
8
S.I.M Shortening, bột ca cao,
sữa
9
9
ROBERTET SA Các loại hương liệu
1
01
JJ DEGUSSA Các loại hương liệu
1.2.2. Sự ổn định của các nguồn cung ứng nguyên vật liệu
Đảm bảo nguồn nguyên vật liệu cho Bibica, hàng năm công ty ký hợp đồng
nguyên tắc cung ứng làm cơ sở cho các đối tác chuẩn bị nguồn hàng, ổn định giá cả
cung cấp trong năm
Công ty cổ phần Bibica Việt Nam
18
Để tăng tính cạnh tranh phần lớn một loại nguyên liệu, công ty chọn từ khoảng
2 nhà cung cấp, thực hiện chào giá cạnh tranh theo từng lô hàng.
Đối với các loại nguyên liệu chính: do có mối quan hệ mua bán lâu năm nên
nhà cung cấp nắm rõ yêu cầu kỹ thuật của Công ty cho từng loại nguyên liệu và có
lượng hàng dự trữ cho Bibica. Các nhà cung cấp chủ yếu tại TP. Hồ Chí Minh, nên
tiến độ cung cấp nhanh, thời gian vận chuyển không ảnh hưởng và chi phí không cao
Riêng mặt hàng đường: do Công ty có mối quan hệ mật thiết với công ty CP
Đường Biên Hòa nên Công ty đều nắm bắt kịp thời các yếu tố ảnh hưởng về giá
đường, việc cung cấp đường giữa Bibica với công ty CP Đương Biên Hòa theo nguyên
tác giá cả thị trường, ngoài ra còn được giảm chi phí vận chuyển và kho hàng dự trữ do
có vị trí thuận lợi.
Đối với nguyên vật liệu có nguồn gốc nhập khẩu có số lượng không đủ thì các
đơn vị chịu trách nhiệm nhập khẩu và cung cấp lại Bibica theo giá hợp lý.
1.2.3. Ảnh hưởng của nguyên vật liệu đối với doanh thu
Chi phí nguyên vật liệu chiếm khoảng 55 – 60% doanh thu thuần, do đó giá cả
của nguyên vật liệu sẽ ảnh hưởng lớn đến chi phí đầu vào của công ty. Từ năm 2003
đến nay do tình hình chung giá các nguyên vật liệu chính: đường, tinh bột sắn, bột mỳ,
bao bì, nhiên liệu....tăng 10 – 40% bắt buộc Công ty phải điều chỉnh giá bán cho phù
hợp nhằm đảm bảo mức lợi nhuận bình quân đối với từng sản phẩm theo kế hoạch
1.3. Hoạch định về công suất máy móc, thiết bị của công ty
Với phương châm đầu tư chiều sâu, công ty đã nhập máy móc từ các nước tiên
tiến trên thế giới. Dây chuyền tuy chưa phải là hiện đại nhất nhưng cũng phần nào đáp
ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.
Để duy trì hoạt động ổn định của máy móc thiết bị, nhằm cho ra đời nhưng sản
phẩm có chất lượng cao. Công ty hết sức chú ý tới công tác bảo dưỡng sửa chữa máy
móc thiết bị. Chế độ bảo dưỡng, sữa chữa (định kỳ và thường xuyên) được giao cho tổ
sửa chữa trực thuộc phòng kỹ thuật
Công ty cổ phần Bibica Việt Nam
19
Mặc dù công ty có hệ thống máy móc thiết bị khá hiện đại, song do ảnh hưởng
của yếu tố mùa vụ trong sản xuất và kinh doanh bánh kẹo nên vẫn chưa tận dụng hết
công suất của máy móc thiết bị. Hiệu suất sử dụng tính chung cho tát cả các dây
chuyền là 56,8%, trong đó hai dây chuyền Bim chiên và kẹo cao su có hiệu suất cao
nhất cũng chỉ đạt 75% công suất thiết kế. Điều này cho thấy cơ cấu sản phẩm của
Công ty chưa thực sự hợp lý vì chưa tìm ra được những sản phẩm thích hợp với mùa
hè. Những sản phẩm này có thể chỉ là những sản phẩm bình dân, lợi nhuận trên một
đơn vị sản phẩm nhỏ nhưng điều quan trọng có thể tận dụng tối đa công suất thiết kế
của dây chuyền nhằm giảm chi phí kấu hao. Tuy nhiên, điều này cũng có hàm ý Công
ty có thể hướng tới mục tiêu tăng trưởng cao hơn mà không nhất thiết phải đầu tư mua
sắm thêm máy móc thiết bị mới.
Hiện nay hệ thống máy móc thiết bị của Công ty bao gồm:
- Xí nghiệp bánh có ba dây chuyền sản xuất bánh kem xốp, bánh biscuit và bánh
mặn
- Xí nghiệp kẹo gồm hai dây chuyền sản xuất kẹo cứng vè kẹo mềm. Trong đó có
dây chuyền sản xuất kẹo Chew và Caramen của Đức hiện đại còn lại là các dây
chuyền có trình độ trung bình và lạc hậu.
Năm 1992 xí nghiệp còn được trang bị thêm dây chuyền sản xuất kẹo Jelly
khuôn và Jelly cốc. Sau đây là một số thống kê về máy móc thiết bị kỹ thuật của công
ty.
Bảng: Thống kê năng lực sản xuất của máy móc thiết bị
STT
Tên thiết bị
Công suất
(tấn/năm) Trình độ trang bị
1 Dây chuyền sản xuất bánh biscuit 1600 Thiết bị mới, cơ giới
hóa, tự động hóa
2 Dây chuyền sản xuất bánh Biscuit
(Italy)
2300 Thiết bị mới, cơ giới
hóa, tự động hóa
3 Dây chuyền sản xuất bánh kem xốp 150 Cơ giới hóa và thủ
công
4 Dây chuyền sản xuất kẹo cứng 1400 Cơ giới hóa, tự động
hóa
5 Dây chuyền sản xuất kẹo mềm chất
lượng cao
1200 Cơ giới hóa, một
phần tự động hóa
Công ty cổ phần Bibica Việt Nam
20
6 Dây chuyền sản xuất kẹo mềm khác 6700 Cơ giới hóa, tự động
hóa
7 Dây chuyền sản xuất keojCaramen
(Đức)
2500 Thiết bị mới, cơ giới
hóa, tự động hóa
8 Dây chuyền sản xuất Glucoza phục vụ
sản xuất kẹo
1500 Cơ giới hóa
Bảng: Cơ cấu máy móc của công ty Bibica
TT Tên dây
chuyền
Nước sản
xuất
Giá trị
(Tỷ
đồng)
Năm
nhập
Công suất
(tấn/ngày)
Hiệu suất
(%)
Thiết kế Sử dụng
1 Kẹo cứng Ban Lan
6,8
1994 8,0 4,50 56,25
2 Kẹo que Hà Lan 2,7 1997 0,5 0,25 50,00
3 Bim chiên Nhật 7,4 1993 0,8 0,40 50,00
4 Bim nổ Nhật 5,0 1993 0,6 0,24 40,00
5 Kẹo cao su Đức 5,0 1994 1,0 0,75 75,00
6 Socola Hà Lan 6,2 1995 1,0 0,55 55,00
7 Cookies Nhật 9,0 1993 1,5 0,80 53,33
8 IsomaIt Nhật 8,0 1999 1,2 0,50 42,00
9 Bánh tươi Nhật 5,5 1996 0,5 0,30 60,00
Nhìn vào cơ cấu máy móc của công ty, hầu hết dây chuyền còn mới. Tuy nhiên,
dây chuyền sản xuất Bim chiên, Bim nổ, Cookie được nhập vào từ năm 1995 đến nay,
nên hiện nay đã trở thành lạc hậu làm cho sản phẩm này của công ty thiếu một số tính
năng quan trọng. Đặc biệt là sản phẩm truyền thống Bim Bim, gần đây không được
người tiêu dùng ưa thích vì công nghệ phun gia vị làm người tiêu dùng bị bẩn tay khi
ăn và gia vị chỉ đọng lại ở bên ngoài không thấm sâu vào mỗi cánh Bim Bim được.
Trong hướng phát triển tới, công ty sẽ trang bị thêm máy móc phụ, hỗ trợ cho dây
chuyền Bim Bim với công nghệ trộn gia vị, nâng cao tính năng của sản phẩm này
Vào thời điểm những tháng hè, tốc độ tiêu thụ bánh kẹo chậm lại, thời gian
ngừng máy dài, công suất khai thác trung bình khoảng 50% dẫn đến tình trạng khấu
hoa máy móc tính trong giá thành sản phẩm, làm đội gía thành, đây là một nhược điểm
cần khắc phục. Chiến lược sản phẩm của công ty trong thời gian tới phải chú ý đến cơ
cấu các mặt hàng để đảm bảo khai thác tốt công suất của máy móc thiết bị, giảm chi
phí chung, hạ giá thành làm tăng sức mạnh của sản phẩm
Công ty cổ phần Bibica Việt Nam
21
Tóm lại, máy móc thiết bị hiện đại tạo điều kiện thuận lợi để công ty thực hiện
chiến lược đa dạng hóa và nâng cap chất lượng sản phẩm.
2) Tình hình hoạt động quản trị nhân lực
2.1. Chính sách tuyển dụng
Do nhập khẩu dây chuyền sản phẩm mới, Công ty ưu tiên tuyển dụng và bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ lành nghề đặc biệt là những kỹ sư công nghệ, kỹ sư tự động hóa
và công nhân kỹ thuật. Bên cạnh đó, với mục tiêu xây dựng và phát triển một đội ngũ
nhân viên giỏi nghề vụ, chuyên nghiệp trong phong cách làm việc, công tác đào tạo và
phát triển nhân viên được ưu tiên hàng đầu tại công ty cổ phần bánh kẹo Bibica. Hiện
nay, Bibica đang áp dụng chính sách chuyên sâu trong chính nội bộ TVM. Bibica luôn
chào đón các ứng viên, những người luôn muốn vươn lên bằng tài năng, trí tuệ, phẩm
chất đạo đức và lòng say mê công việc.
Công tác tuyển dụng để lua chọn nhân viên và công nhân khá chặt chẽ, đối với
tuyển dụng nhân viên, các ứng viên đáp ứng tiêu chuẩn chuyên môn, yêu cầu công
việc và sẽ phải tham gia các vòng thi tuyển phỏng vấn. Đối với tuyển dụng công nhân
lao động, các ứng viên ngoài đáp ứng yêu cầu công việc còn phải nắm kỹ quy định về
vệ sinh thực phẩm và an toàn lao động.
2.2. Chính sách đào tạo và phát triển
Công ty luôn cung cấp cho nhân viên cơ hội đào tạo, hỗ trợ xây dựng kế hoạch
phát triển cá nhân để giúp nhân viên vừa phát triển nghề nghiệp, vừa đạt được những
mục tiêu cá nhân. Đối với nhân viên là sinh viên mới tốt nghiệp, công ty sẽ giúp bạn
hội nhập với công nghiệp nhanh nhất bằng các khóa đào tạo nhằm bổ sung các kiến
thức thực tiễn, giúp bạn phát huy những tri thức đã tiếp thu tại giảng đường vào các
công việc tại Bibica.
Đối với các nhân viên đã có kinh nghiệm làm việc, Bibica luôn có các khóa đào
tạo nâng cao để nhân vien có thể tiếp tục phát triển về nghiệp vụ và kỹ năng, tạo nền
tảng để giúp bạn có thể thăng tiến trong nghề nghiệp, năm vững vị trí quan trọng trong
tương lai
Công ty cổ phần Bibica Việt Nam
22
2.3. Chính sách lương thưởng và đãi ngộ
Đảm bảo thu nhập của cán bộ công nhân viên cạnh tranh và tương xứng với các
đơn vị cùng ngành nghề, cùng khu vực trong từng thời điểm.
Lương thu nhập bao gồm lương cơ bản và lương loại phụ cấp lương tương ứng
với công sức, trách nhiệm và hiệu quả lao động
Tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc sẽ được tôn vinh và khen thưởng xứng
đáng kịp thời, công khai và công bằng
Bảng : Số lượng, cán bộ nhân viên và chính sách
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Lao động bình quân năm 1.781 1.026 1.764 1.707
Quỹ lương, thưởng thực
hiện (tỷ đồng)
91,26 107,48 124,86 127,62
Bình quân thu nhập
(đồng/người/tháng)
4.742.640 6.145.557 6.883.425 7.217.787
-Trong đólương 3.784.991 3.944.710 4.667.668 5.678.996
-Thưởng và các khu nhập
khác
797.930 1.447.889 1.204.429 1.124.541
Bảng: Cơ cấu lao động theo trình độ và tính chất công việc ( tính đến tháng 12/2014)
Chỉ tiêu Số người Tỷ trọng (%)
Trên đại học 4 0.23
Đại học 248 14.56
Cao đẳng 93 5.45
Trung cấp, CNKT nghề 541 31.69
Lao động phổ thông 821 48.01
Lao động trực tiếp sản xuất 665 38.96
Lao động gián tiếp, phục vụ sản xuất 430 25.19
Lao động lực lượng bán hàng toàn quốc 612 33.28
Công ty cổ phần Bibica Việt Nam
23
Trong năm 2013 Công ty tiếp tục áp dụng chính sách lương gắn với hiệu quả
công việc của Cán bộ công nhân viên, cụ thể:
- Đối với Cán bộ quản lý từ cấp trưởng bộ phận trở lên áp dụng trả lương theo
KPI, trong đó KPI chiếm 20%. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị, các
đơn vị xây dựng 5 chỉ tiêu KPI, hàng tháng ban Tổng giám đốc trực tiếp đánh
giá KPI của các đơn vị.
- Đối với công nhân viên trực tiếp sản xuất từ cấp trưởng ca sản xuất trở xuống
áp dụng chính sách lương theo đơn giá sản phẩm. Lương sản phẩm sẽ được tính
theo chuyên/ phân xưởng trên cơ sở sản lượng sản xuất và đơn giá sản phẩm
công ty đã ban hành.
Công ty đã ban hành chính sách lương thưởng năm 2013 số 00147/TB- TGĐ
ngày 30/01/2013:
- Thưởng cá nhân: thưởng quí, thưởng cán bộ quản lí, thưởng tháng 13, lương
hoàn thành kế hoạch năm. Cơ sở xét thưởng là kết quả sản xuất kinh doanh của
công ty và kết quả đánh giá cá nhân, đối với cán bộ quản lý theo KPI, các nhân
viên còn lại đánh giá theo 5 tiêu chí.
- Thưởng tập thể: Đưa ra mức thưởng, căn cứ các tiêu chí đánh giá để các đơn vị
tự phấn đấu gồm: chấp hành nội qui, thực hiện ISO, 5S và các kiến nghị đề xuất
tiết kiệm, hợp lý hóa sản xuất và nâng cao hiệu quả quản lý.
3) quản trị marketing
3.1. Thị trường mục tiêu
Thị trường trong nước chủ yếu tập trung tại thị trường có mật độ dân số động
và nhu cầu chỉ tiêu mức khá trở lên, các sản phẩm hiện nay có những sản phẩm thường
xuyên cung cấp như bánh Bông lan, Biscuits and cookest, keọ các loại, bột ngũ cốc
dinh dưỡng, nhưng vẫn có những sản phẩm chỉ tập trung sản xuất theo mùa vụ như
bánh trung thu, socola. Đối đầu với các sản phẩm có chu kỳ sản xuất thường xuyên ít
có mức tăng giá đột biến, mặc dù các yếu tố đầu vào tăng giá bởi các yếu tố lạm phát.
Các sản phẩm chủ yếu tập trung tăng nhẹ là những sản phẩm giá thấp và có xu hướng
bão hòa.
Công ty cổ phần Bibica Việt Nam
24
Để thực hiện được chiến lược này, Bibica đã tập trung thị trường, đặc biệt là
tại thị trường TP Hồ Chí Minh, với chính sách giảm giá các mặt hàng vào các dịp
lễ hoặc các thời điểm nhạy cảm đã tác động mạnh đến cầu tiêu dùng, nâng mức sản
lượng tiêu thụ này tăng lên. Bên cạnh đó còn tổ chức các hoạt động gây chú ý của
cộng đồng như tài trợ các chương trình, sự kiện xã hội.
Đặc biệt Bibica còn phát triển hơn việc xây dựng các thị trường mục tiêu
mới. Hiện tại thị trường trong nước vẫn là nguồn cầu chủ yếu của Bibica. Với
mạng lưới chi nhánh có đến 64/64 tỉnh thành đều có quầy giao dịch, các chi nhánh
lớn như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ. Hơn 40 000 đaị lý trên toàn
quốc. Với hệ thống phân phối như vậy, Bibica luôn có đươc một phương án tối ưu
khi thâm nhập một thị trường mới.
- Với thị trường nội địa
Cải thiện hệ thống phân phối nhằm nổ lực đưa hàng đến vùng sâu, vùng xa, nơi
mà người dân còn sử dụng bánh kẹo chất lượng kém, hàng giả, hàng nhái của các cơ
sở sản xuất nhỏ lẽ. Công ty Bibica tăng cường truyền thông hướng dẫn và cung cấp
thông tin kịp thời về sản phẩm cho người tiêu dùng biết rằng các phóng sự, phim tự
giới thiệu, kết hợp với trung tâm y tế dự phòng, đài phát thanh của các địa phương...
Nguồn kinh phí sử dụng để xây dựng, mở rộng các chi nhánh phân phối tại các
thị trường mới đó là quỹ hỗ trợ phát triển, ngoài ra còn liên kết với các đại lý tại đây
để hợp đồng phân phối sản phẩm cảu Bibica, các thị trường được mở rộng thêm vào
các huyện lẻ của các tỉnh như: Bến Tre, Kontum, Thanh Hóa, Thái Nguyên...
- Với thị trường ngoài nước:
Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, tìm bạn hàng nước ngoài, tham gia
hội chợ triễn lãm, cử nhân viên đi tìm hiểu thị trường và tìm đối tác ở nước ngoài. Sử
dụng mạnh mẽ các kênh phân phối của Lotte tại các thị trường châu Á để đưa sản
phẩm vào các thị trường mới như Ấn Độ, Ả Rập. Các sản phẩm tung vào hai thị
trường này chủ yếu là những sản phẩm cao cấp, tăng khả năng cạnh tranh về chất
lượng đối với các đối th nhủ tại các thị trường này. Nhờ thông qua kênh phân phối của
Công ty cổ phần Bibica Việt Nam
25
đối tác chiến lược nên chi phí phân phối được tối thiểu hóa, đồng thời được đảm bảo
chất lượng sản phẩm cũng như thương hiệu sản phẩm.
Với tiềm lực hiện tại và có sự hậu thuẫn của Lotte, Bibica đang trở thành một
đối thủ thách thức cho các doanh nghiệp cùng ngành. Hiện nay danh mục sản phẩm
của Bibica có nhiều chủng loại và tập trung vào các phân khúc thị trường có thu nhập
khá trở lên, bên cạnh đó thị trường hiện tại chưa thật sự khai thác hết nhu cầu cảu
khách hàng cũng như năng lực bán hàng của các chi nhánh, đại lý ủy nhiệm
Với hệ thống kênh phân phối rộng khắp cả nước và đặc biệt là kênh phân phối
rộng khắp của Lotte trên thế giới, bành trướng thế lực và vị thế, tận dụng tối đa lợi ích
từ việc cổ phần hóa doanh nghiệp, đây là một điểm mạnh của Lotte so với các đối thủ
cạnh tranh khác cùng ngành. Trong khi phân phối qua các trung gian để đưa sản phẩm
thâm nhập vào các thị trường nước ngoài thì phải bỏ ra những khoản chi phí lớn như:
thuế, chi phí trung gian phân phối...làm tăng thêm gia thành khi đến tay người tiêu
dùng nước ngoài, gây ấn tượng không tốt về giá cả đối với sản phẩm của Bibica.
3.2. Chiến lược định vị sản phẩm
Vào thời điểm bắt đầu sản xuất, các sản phẩm của Bibica hướng đến phục vụ
nhu cầu thiết yếu về lương thực, thực phẩm của khách hàng. Nhưng tại thời điểm hiện
nay, nhu cầu con người tăng lên theo đời sống, vấn đề thực phẩm được quan tâm nhiều
hơn, khách hàng lựa chọn những sản phẩm có giá trị chất lượng thay vì số lượng như
trước kia. Bên cạnh đó, thị trường Việt Nam đang phân bố rõ rệt về mặt thu nhập cũng
như mật độ dân cư, trên cơ sở đó cần phải phân hóa lại thị trường sản phẩm hiện tại để
có thể đáp ứng đúng đối tượng và đủ sản phẩm tại thị trường đó.
Dựa trên nhu cầu thực tế đó, BBC đã đưa ra những sản phẩm mạng tính đặc thù
và chiến lược cho riêng mình, trong đó có những sản phẩm truyền thống nhưng được
cải tiến trên cơ sở công thức cũ, những sản phẩm đó chủ yếu là những sản phẩm lâu
đời, có tính chất ít thay đổi đối với người tiêu dùng và đã đi sâu và tiềm thức của nhu
cầu con người như: socola, các loại kẹo giá trị thấp, buscuist and cookest. Những sản
phẩm này chủ yếu phân tán ở các thị trường mới và thị trường cũ nhưng có dấu hiệu
bão hòa.
Công ty cổ phần Bibica Việt Nam
26
Bên cạnh đó, BBC cũng tập trung nghiên cứu những sản phẩm tạo sự khác biệt
so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành, việc này các doanh nghiệp trong ngành cũng
đã từng làm và tận dụng khả năng hớt váng của các sản phẩm mới để nâng cao doanh
thu cho doanh nghiệp. BBC đã có sự hợp tác với viện dinh dưỡng Việt Nam để cho ra
đời các sản phẩm chuyên dùng cho các đối tượng của chế độ dinh dưỡng, đây là những
sản phẩm chiếm thì phần nhỏ nhưng chiếm doanh thu lớm bởi tính chất đặc thù và
riêng biệt của nó. Ngoài ra vào các dịp lễ như: lễ tình nhân, trung thu, phụ nữ, tết…
BBc cũng tung ra những sản phẩm chỉ phục vụ trong thời gian ngắn diễn ra những
ngày lễ, tạo cảm giác mới mẻ trong sự lựa chọn của khách hàng và khẳng định yếu tố
phục vụ mọi nhu cầu đối với khách hàng. Vì vậy việc phát triển sản phẩm bằng việc
cải tiến hoặc sửa đổi ccs sản phẩm hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu và tang tiêu thụ trên
thị trường hiện tại
Sự khác biệt của Bibica so với các đối thủ cùng ngành: Sản phẩm của Bibica là
sự kết hợp hài hòa giữa kĩ thuật làm bánh truyền thống và những thành tựu khoa học
mới về sản phẩm dinh dưỡng và thực phẩm chức năng. Do đó, sản phẩm của BBC
không chỉ giữ được hương vị truyền thống mà còn bổ sung những hợp chất sinh học
rất có lợi cho sức khỏe mà không một sản phẩm bánh trung thu nào có được.
3.3. Chính sách marketing-mix
3.3.1. Chính sách sản phẩm
3.3.1.1. Chính sách chủng loại sản phẩm
Công ty cổ phần Bibica là một trong những công ty sản xuất và kinh doanh
bánh kẹo hàng đầu tại Việt Nam. Công ty chủ yếu sản xuất các mặt hàng bánh kẹo, đó
là hệ hàng chủ yếu trong danh mục sản phẩm của công ty. Công ty có các nhóm sản
phẩm chính sau:
 Nhóm bánh: sản phẩm bánh của công ty khá đa dạng gồm các dòng sản phẩm
sau:
- Dòng bánh khô: gồm các loại bánh quy quy xốp. kẹp kem, phủ socola, hỗn hợp
với các nhãn hiệu Nutri-Bis, Creamy, Orienco, Orris, Happy, Victory,
Palomino, Giving, Glory, Hilary, ABC… dòng sản phẩm này được sản xuất
trên hai dây chuyền hiện đại của Châu Âu và Mỹ với hai công suất khoảng
Công ty cổ phần Bibica Việt Nam
27
4000 tấn/năm chiếm 20-25% tỷ trọng doanh số và khoảng 20% thị phần bánh
biscuit, cookies trên thị trường. Các sản phẩm này đã có chỗ đứng khá vững
trên thị trường do chất lượng tốt, ổn định, mẫu mã phong phú, nhãn hiệu quen
thuộc với người tiêu dùng.
Bánh cremy dâu hộp 260g Bánh zamy nhân mức cam hộp 200g
Bánh Chocochip 144g . bánh Goody điều 198g .bánh Poramy hỗn hợp 500g
- Dòng sản phẩm snack: gồm các loại snack tôm, cua, mực, gà nướng, bò, chả cá,
cay ngọt… với nhãn hiệu Oẳn tù tì, Potasnack. Dòng sản phẩm này hiện nay có
dung lượng thì trường lớn nhưng có nhiều đơn vị tham gia nên cạnh tranh rất
mạnh. Đặc điểm của sản phẩm này là rất cồng kềnh, chi phí lưu thông lớn tuy
nhiên nhờ tận dụng được ưu thế sản xuất tại chỗ (Biên Hòa và Hà Nội) nên
snack của công ty có thế mạnh cạnh tranh về giá và được phân phối khá rộng
trên cả nước.
- Sản phẩm bánh trung thu: mặc dù mới tham gia thị trường khoảng năm năm
gần đây nhưng bánh trung thu Bibica đã khẳng định chất lượng và mẫu mã
được ưa chuộng trên thị trường. Thị phần bánh trung thu của công ty tăng
trưởng với tốc độ rất nhanh (trên 50%/năm). Đặc biệt công ty đã đi đầu trong
Công ty cổ phần Bibica Việt Nam
28
việc nghiên cứu và sản xuất thành công sản phẩm bánh trung thu cho người ăn
kiêng và tiểu đường.
Bánh TT cao cấp thưởng nguyệt 900g Bánh TT dinh dưỡng dạ nguyệt 800g
- Dòng sản phẩm bánh tươi: gồm các loại bánh bông lan kem Hura, bánh nhân
Custard Paloma và bánh mì Lobaka, Jolly. Bánh bông lan kem Hura hiện nay
có nhiều lợi thế cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại của Kinh Đô cũng
như ngoại nhập do được sản xuất trên dây chuyền mới, hiện đại của Ý, công
nghệ tiên tiến đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm với hạn sử dụng đến 12
tháng, sản phẩm bánh Hura chiếm trên 30% thị phần bánh bông lan kem sản
xuất công nghiệp và là đơn vị dẫn đầu về chất lượng. Sản phẩm bánh nhân
Custard và bánh mỳ mới đưa ra trên thị trường đang trên đà tăng trưởng.
Bánh Swissroll Cam+C HG 360g Hura Deli Cốm-Dừa hộp 336g
- Nhóm kẹo: Kẹo chiếm tỷ trọng doanh số trên 40% của toàn công ty và khoảng
35% thị phần bánh kẹo cả nước. Công ty có nền tảng tốt về cơ sở vật chất, kỹ
thuật đồng thời thương hiệu Bibica rất quen thuộc với người tiêu dùng. Kẹo
cứng và kẹo mềm: được sản xuất trên các dây chuyền liên tục với các thiết bị
của Châu Âu. Với năng suất 10.000 tấn/năm, Bibica là một trong những nhà sản
xuất kẹo lớn nhất của Việt Nam. Do đó sản xuất từ các nguồn nguyên liệu chất
Công ty cổ phần Bibica Việt Nam
29
lượng cao, đặc biệt là mạch nha, nên sản phẩm kẹo cứng có hương vị vượt trội
do với các sản phẩm khác cùng loại.
+) kẹo cứng: có các loại như me, gừng, bạc hà, sữa, café, trái cây với các nhãn hiệu
Migita, Bốn mùa, Tứ Quý.
Kc Volcano túi 100g Kctrái cây bốn mùa 70g kẹo mềm Sumika 140g
+) kẹo mềm: có các loại như sữa, café sữa, socola sữa, bắp, sữa trái cây (nhãn hiệu
Sumika), kẹo mềm xốp Zizu, Sochew, Quê hương.
- Kẹo dẻo: nhãn hiệu Zoo, Socola nhãn hiệu Chocobella. Sản lượng kẹo tiêu
dùng hàng năm trên 5.500 tấn. Hiện nay công ty đang phát triển dòng sản phẩm
kẹo không đường để đón đầu xu thế tiêu dùng mới,
Kẹo dẽo Zoo hương dâu túi 200 kẹo dẽo Beme hương nho túi 150g
 Nhóm sản phẩm mạch nha: ngoài việc tự sản xuất mạch nha có chất lượng cao
lamg nguồn nguyên liệu sản xuất bánh kẹo, hiện nay mạch nha của công ty
Công ty cổ phần Bibica Việt Nam
30
được cung cấp cho một số đơn vị trong ngành chế biến khác với sản lượng trên
1000 tấn/năm. Với công nghệ thủy phân bằng enzyme chất lượng mạch nha của
công ty đạt tiêu chuẩn cao sơ với các đơn vị khác.
Bánh bông lan bơ nho Olive
 Ngoài ra, Bibica còn cung cấp dòng bánh Lotte Pie với chất lượng cao
Ngày nay, khi khoa học kĩ thuật tiến bộ, nhiều sản phẩm mới ra đời thì dẫn đến
sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu khó tính của khách hàng thì
chiến lược sản phẩm mới rất quan trọng, Bibica tung ra thị trường sản phẩm tết như
bánh bông lan kem, bánh Biscuits, các loại kẹo socola, bột ngũ cốc… đây có thể xem
là một chiến lược sản phẩm mới của công ty.
Với dây chuyền và công nghệ hiện đại Bibica sắp cho ra đời sản phẩm NUTRI-
BIS sử dụng tốt và phù hợp cho người ăn kiêng và bệnh nhân tiểu đường.
Công ty cổ phần Bibica Việt Nam
31
3.3.1.2. Chính sách hoàn thiện chất lượng sản phẩm
Khác với sản phẩm bánh trung thu khác, sản phẩm của BIbica là sự kết hợp hài
hòa giữa kĩ thuật làm bánh truyền thống và những thành tựu khoa học mới về sản
phẩm dinh dưỡng và sản phẩm chức năng. Do đó sản phẩm của Bibica không chỉ giữ
được hương vị truyền thống mà còn bổ sung những hợp chất sinh học rất có lợi cho
sức khỏe mà không một sản phẩm bánh trung thu nào có được. Bibica đầu tư mạnh về
marketing và đề ra chiến lược sản phẩm đúng đắn nhằm xây dựng các nhãn hiệu chủ
lực: bánh bông lan kem Hura và Hura deli, bánh Chocopie Lotte Pie… Công ty không
ngừng hoàn thiện và nâng cao sản phẩm nhằm tạo nên sự tin tưởng khi sử dụng sản
phẩm của khách hàng bằng việc hợp tác viện dinh dưỡng Việt Nam và hợp tác với tập
đoàn Lotte Hàn Quốc với công nghệ sản xuất tiên tiến làm cho chất lượng cũng như
mẫu mã ngày một nâng cao hơn.
3.3.2. Chính sách nhãn hiệu
Bibica là viết tắt của “Biên Hòa Biscuits Candy” dựa trên ngành nghề sản
xuất và kinh doanh ban đầu của công ty. Chữ Bibica đặt trong hình elip, giữa hai
dấu lượn màu trắng thể hiện sự vận động đi lên không ngừng của công ty. Nhãn
hiệu đã được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa/ sở hữu công nghiệp Cục sở
hữu trí tuệ- Bộ khoa học công nghệ. Đối với người Việt Nam, nhãn hiệu BBC dễ
đọc và rất ngắn gọn chỉ cần nhắc đến BBC người Việt Nam đều nghĩ đến sản phẩm
của công ty bánh kẹo Biên Hòa nổi tiếng, nó phù hợp với phong tục tập quán của
người Việt Nam. Đối với người nước ngoài thì BBC lại không có dấu nên rất dễ
phát âm và biết được tên của các loại sản phẩm mình đang chọn.
Công ty cổ phần Bibica Việt Nam
32
Nhãn hiệu Bibica đã trở thành nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới và khi có mặt
trên thị trường mọi người đều có thể biết và phân biệt một cách dễ dàng với các
nhãn hiệu của công ty bánh kẹo khác.
3.3.3. Chính cách bao bì của sản phẩm
Công ty đầu tư khá kỹ gồm rất nhiều kiểu dáng, bao bì như: màng gói, túi
nhựa, hộp thiếc, hộp nhựa, hộp carton... được cung ứng bởi các doanh nghiệp lớn
có uy tín trong nghề như công ty bao bì nhựa Thành Phú, công ty SXKD XNK giấy
in và bao bì Liksin. Bên trên bao bì có những thông tin về sản phẩm để cung cấp
thông tin về sản phẩm cho khách hàng được biết, ngoài ra còn in các hình mẫu và
các màu sắc bắt mắt để thu hút khách hàng. Những sản phẩm có sự hợp tác của
viện dinh dưỡng Việt Nam trên bao bì sản phẩm đều có chứng nhận của viện với
thông tin: “sản phẩm được sự tư vấn và thử nghiệm lâm sàng bởi Viện dinh dưỡng
Việt Nam”.
3.3.4. Chính sách giá cả
Công ty Bibica đưa ra chính sách giá cả dựa trên:
- Giá sản phẩm phù hợp với thị trường
- Tùy theo những mặt hàng dành cho những người tiêu dùng bình thường thì giá
thập, chất lượng trung bình.
- Giá cho những mặt hàng cao cấp dành cho người có thu nhập cao, có nhu cầu
lớn thì thường có giá cao hơn và chất lượng tốt hơn.
- Giá đưa ra trên thị trường phải có tính cạnh tranh với các đối thủ khác. Công ty
luôn định giá ngang bằng hoặc thấp hơn đối thủ cạnh tranh để thâm nhập thị
trường tốt hơn, loại bỏ được các đối thủ cạnh tranh vì những sản phẩm của công
ty có chu kỳ sống dài, chất lượng tốt. Điển hình là với Công ty Xây dựng và
Chế biến thực phẩm Kinh Đô, công ty này luôn định giá các sản phẩm cao hơn
Bibica, trên cơ sở đó thì công ty đã đưa ra chiến lược, chính sách giá phù hợp
để cạnh tranh với Kinh Đô.
- Bên cạnh đó, nhằm khuyến khích khách hàng tiêu thụ sản phẩm của mình, công
ty còn thực hiện các chương trình khuyến mãi giả giá nhân dịp các ngày lễ lớn,
Công ty cổ phần Bibica Việt Nam
33
dịp tết. Đồng thời công ty còn có hình thức chiết khấu đặc biệt cho các kênh
phân phối.
Bảng chiết khầu mua hàng chủa Công ty Cổ phần Bibica
Số lượng đơn hàng (hộp) Mức chiết khấu (%)
4-10 12
10-30 13
30-70 14
70-150 16
150-300 18
300-500 20
>500 22-24
- Bảng giá của một số loại sản phẩm của công ty
BẢNG BÁO GIÁ BÁNH KẸO NĂM 2013
ST
T
Tên sản phẩm ĐVT TL
đơn vị
Số
dv/thùng
Giá thùng
bánh, lốc
A1 Bánh hộp
1 Bánh HG 350g Hộp 350 12 352.000
2 Bánh HG 300g Hộp 300 10 358.000
3 Bánh HN 450g Hộp 450 10 489.000
4 Bánh HT 350g Hộp 350 10 628.000
5 Bánh HT C 400g Hộp 400 10 671.000
6 Bánh HT 450g Hộp 450 10 820.000
7 Bánh HT 700g Hộp 700 6 480.000
8 Bánh HT tròn 800g Hộp 800 7 788.000
9 Bánh HT CN dẹt
cao cấp 420g
Hộp 420 12 998.000
10 Bánh HT tròn cao
cấp 454g
Hộp 454 13 920.000
11 Bánh HT tròn cao
cấp 681g
Hộp 681 10 720.000
12 Bánh HT tròn cao
cấp 908g
Hộp 908 6 860.000
B1 Kẹo túi
13 Kẹo Ex-Kool túi bát túi 350 16 464.000
Công ty cổ phần Bibica Việt Nam
34
giác 350g
B2 Kẹo hộp
14 Kẹo phát tài HG bát
giác 150g
Hộp 150 30 470.000
15 Kẹo phát tài HN
150g
Hộp 150 30 470.000
16 Kẹo tứ quý hũ nhựa
300g
Hũ 300 12 287.000
17 Kẹo sữa café hũ
nhựa 300g
Hũ 300 12 245.000
18 Kẹo Welly HN oval
150g
Hộp 150 40 650.000
19 Kẹo Michoco HG
bát giác 150g
Hộp 150 24 409.000
20 Kẹo Gold Rose hỗn
hợp HT 205g
Hộp 205 20 1.220.000
3.3.5. Chính sách phân phối
Sơ đồ kênh phân phối của Bibica
Về hệ thống phân phối rộng rãi, đa dạng, rộng khắp cả nước. Hiện tại hệ
thống phân phối của Bibica trãi rộng khắp 64/64 tỉnh thành trên toàn quốc. Công ty
có 108 nhà phân phối, trong đó 13 nhà phân phối tại khu vực đồng bằng sông Cửu
Long, 42 nhà phân phối tại khu vực Đông Nam Bộ, 23 nhà phân phối tại khu vực
Công ty cổ phần Bibica Việt Nam
35
miền trung và 30 nhà phân phối tại khu vực miền Bắc. Đến nay, sản phẩm của
công ty đã được tiêu thụ trên phạm vi cả nước thông qua các kênh sau:
- Kênh bán lẻ: hiện nay công ty có trên 91 đại lý/ nhà phân phối và trên 30.000
điểm bán lẻ trên toàn quốc.
- Kênh các siêu thị, metro, nhà sách: đây là kênh bán hàng quan trọng nhất hiện
nay và trong thời gian tới.
- Cửa hàng giới thiệu sản phẩm: công ty hiện nay có các cửa hàng giới thiếu sản
phẩm tại Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ.
- Chào hàng trực tiếp: Đội bán hàng trực tiếp sẽ chào hàng vào các tổ chức hành
chính sự nghiệp, các công ty, xí nghiệp, các văn phòng đại diện vào các ngày lễ
tết như trung thu, tết nguyên đán...
- Kênh xuất khẩu: xuất khẩu cũng là một kênh quan trọng, hiện nay hàng hóa của
công ty đã xuất khẩu đến các nước quan trọng trong khu vực và trên thế giới
như Mỹ, Đài Loan, Trung Quốc...
Với mạng lưới phân phối rộng khắp, Bibica đã đa dạng hóa đối tượng
khách hàng với những sở thích mua sắm ở những nới khác nhau, giảm thiểu rủi
ro trong doanh số. Đồng thời, với mạng lưới khắp cả nước, Bibica đã tạo được
hình ảnh trong lòng người tiêu dùng, ngày càng mở rộng thị phần, doanh thu
ngày càng tăng.
3.3.6. Chính sách xúc tiến
3.3.6.1. Khuyến mãi
Trong thị trường kinh doanh, chất lượng sản phẩm phải đi liền với giá cả,
khách hàng không thể mua được sản phẩm có giá rẻ mà chất lượng lại cao. Bibica
không áp dụng các chiến lược khuyến mãi “khủng” chẳng hạn như “mua 1 tặng 1”
hay “giảm 50%”... thay vào đó công ty hỗ trợ khách hàng mua số lượng lớn với các
mức chiết khấu khác nhau cho cả hai loại bánh cao cấp và bánh thường khi mua từ
5 hộp bánh trở lên. Ngoài ra còn có hình thức khuyến mãi những món quà đặc biệt
cho 100 đơn hàng đầu tiên, khuyến mãi hỗ trợ băng rôn, tủ kiếng cho các cửa hàng,
đại lý. Kết hợp với các trang web bán hàng qua mạng bán thẻ mua hàng với các
mức hấp dẫn. 1 voucher trị giá 120.000VNĐ, giảm 50%, chỉ còn 60.000VNĐ.
Công ty cổ phần Bibica Việt Nam
36
3.3.6.2. Quảng cáo
Xuất phát từ định hướng chiến lược quảng cáo thương hiệu Bibica, sau khi
đã trải qua giai đoạn “tạo sự nhận biết cho khách hàng về thương hiệu”. Bibica
chuyển sang giai đoạn “tạo dựng cảm xúc” đối với người xem thông qua phương
tiện truyền thông báo, đài. Ngoài ra hình thức quảng cáo tại các hội chợ hàng Việt
Nam chất lượng cao, các hội chợ về an toàn về sinh thực phẩm, các hội thảo khoa
học, giới thiệu sản phẩm, các sản phẩm chức năng cho người ăn kiêng, bệnh tiểu
đường, đã được người tiêu dùng đón nhận rất nồng nhiệt góp phần nâng cao giá trị
và uy tín cho thương hiệu Bibica.
3.3.6.3. Hoạt động quan hệ công chúng
Với mục đích bảo vệ và nâng cao hình ảnh sản phẩm của công ty, Bibica
thường hay tổ chức các hoạt động mang tính cộng đồng:
- Chương trình hợp tác với Viện dinh dưỡng Việt Nam về các sản phẩm mới giúp
phòng chống bệnh thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ, cho người ăn kiêng, người bị
bệnh tiểu đường.
- Mỗi năm công ty từ thiện với số tiền lên đến 400 triệu đồng:
+ Nuôi dưỡng 9 bà mẹ Việt Nam anh hùng ở huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai
+ Xây dựng 8 căn nhà tình nghĩa và 19 căn nhà tình thương tại Đồng Nai
+ Quà tặng cho các trẻ em nghèo vào các dịp tết...
+ Thăm non và trao quà cho các trẻ em khuyết tật, người già neo đơn...tại các
cơ sở từ thiện tại Tp.HCM và Đồng Nai.
+ Tài trợ cho các hoạt động văn hóa thể thao, giáo dục (giải bóng đá nhi đồng
Đồng Nai, các cuộc thi Robocon...)
+ Thăm và tặng quà cho các chiến sĩ biên giới hải đảo vào dịp tết nguyên đán
- Cứu trợ các nạn nhân động đất, sóng thần.
- Tài trợ gameshow “Việt Nam quê hương tôi”, chương trình “Vượt lên chính
mình”, chương trình “Trái tim nhân ái”.
- Quyên góp quần áo cứu rét cho đồng bào miền núi phía Bắc. Tặng quà cho trẻ
em nghèo ăn tết trung thu....
Công ty cổ phần Bibica Việt Nam
37
4) Tình hình tài chính của Doanh nghiệp và phân tích hiệu quả sản xuất kinh
doanh
4.1. Tổng quan về rình hình tài chính của doanh nghiệp
Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Bibica từ 2009-2013
Kết Quả Kinh
Doanh
2013 2012 2011 2010 2009
Doanh Thu Thuần 1,052,963 929,653 1,000,308 787,751 626,954
Giá Vốn Hàng Bán 721,264 664,229 709,973 578,356 441,049
Chi phí hoạt
động
Chi phí tài chính -166 4,206 13,464 9,357 7,279
Trong đó: Chi
phí lãi vay
167 N/A 6,728 5,950 1,804
Chi phí bán hàng 233,714 191,289 188,970 139,987 109,306
Chi phí quản lý
doanh nghiệp
42,881 47,319 49,106 35,050 32,798
Tổng Chi phí hoạt
động
276,429 242,814 251,540 184,394 149,383
Tổng doanh thu
hoạt động tài
chính
3,236 6,343 14,809 13,707 26,956
Lợi nhuận thuần
từ hoạt động kinh
doanh
58,505 28,952 53,605 38,709 63,478
Lợi nhuận khác -1,200 3,512 1,724 6,070 823
Tổng lợi nhuận
kế toán trước
thuế
57,305 32,464 55,329 44,779 64,301
Chi phí lợi nhuận
Chi phí thuế TNDN hiện hành
13,221
6,578 8,960 3,114 7,008
Chi phí thuế TNDN hoãn lại
-797
N/A N/A N/A N/A
Lợi ích của cổ
đông thiểu số
N/A N/A N/A N/A N/A
Tổng Chi phí lợi
nhuận
12,424 6,578 8,960 3,114 7,008
Lợi nhuận sau thuế
thu nhập doanh
nghiệp
44,880 25,886 46,369 41,665 57,293
Công ty cổ phần Bibica Việt Nam
38
Bảng cân đối kế toán của Bibica từ 2009-2013
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 2013 2012 2011 2010 2009
Tài Sản
Tài sản ngắn hạn
Tiền và các khoản tương
đương tiền
151,707 49,471 60,321 89,081
Các khoản đầu tư tài chính
ngắn hạn
16,815 2,851 N/A 45,000
Các khoản phải thu ngắn hạn 191,466 201,227 229,705 78,425
Hàng tồn kho 87,596 120,093 120,841 117,411
Tài sản ngắn hạn khác 3,014 7,055 10,930 3,456
TỔNG TÀI SẢN NGẮN HẠN 450,597 380,697 421,797 333,373
Các khoản phải thu dài hạn N/A N/A N/A N/A
Tài sản cố định 339,988 373,553 344,071 401,407
(Giá trị hao mòn lũy kế) -275,872 -241,566 -206,821 -185,951
Bất động sản đầu tư N/A N/A N/A N/A
Các khoản đầu tư tài chính
dài hạn
N/A N/A 4,646 10,792 14,162
Tổng tài sản dài hạn khác 17,709 14,128 15,685 13,268 14,541
Lợi thế thương mại N/A N/A N/A N/A N/A
TỔNG TÀI SẢN 808,294 768,378 786,198 758,841
Nợ Phải Trả
Nợ ngắn hạn 211,942 187,575 209,357 183,691
Nợ dài hạn 1,471 1,751 2,533 30,576
Tổng Nợ 213,413 189,325 211,891 214,267
Nguồn Vốn
Vốn chủ sở hữu 594,881 579,053 574,307 544,574
Nguồn kinh phí và quỹ khác N/A N/A N/A N/A
Tổng Nguồn Vốn 594,881 579,053 574,307 544,574
Lợi ích của cổ đông thiểu
số
N/A N/A N/A N/A
TỔNG NGUỒN VỐN 808,294 768,378 786,198 758,841
Công ty cổ phần Bibica Việt Nam
39
Một số biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng qua các năm của Bibica
Nhận xét: Theo bảng trên, có thể nhìn ra tình hình chung của công ty Bibica
trong giai đoạn phát triển dài từ 2005-2013. Công ty Bibica có chiều dài lịch sử, qua
mỗi năm càng phát triển mạnh, làm ăn có hiệu quả hơn. Cụ thể là, giai đoạn 2005-
2009, tổng doanh thu của công ty tăng đều theo các năm(theo biểu đồ tăng trưởng
doanh thu/lợi nhuận). Tuy lợi nhuận sau thuế tăng không ổn định, giảm năm 2008
nhưng tình hình chung là tăng, năm 2009 lợi nhuận đã tăng gấp 5 lần so với năm 2005
trong khi doanh thu năm 2009 chỉ tăng gấp đôi so với năm 2005.
Riêng giai đoạn 2009-2013, là giai đoạn phát triển nhiều biến động, cả về doanh
thu và lợi nhuận. Năm 2009-2011, doanh thu của công ty tăng nhưng lợi nhuận lại có
chiều hướng giảm. Doanh thu năm 2009 là 626,954 tỷ đồng và lợi nhuận là 64,301 tỷ
đồng, đến năm 2010 doanh thu là 787,751 tỷ đồng tăng so với 2009 nhưng lợi nhuận là
44,779 tỷ đồng giảm còn 70% so với 2009. Giai đoạn 2010-2011, doanh thu và lợi
nhuận cùng tăng sau đó lại giảm ở năm 2012 rồi tăng vào năm 2013. Cụ thể là, doanh
thu các năm 2011-2013 lần lượt là 1000,308 tỷ, 929,653 tỷvà 1052,963 tỷ tương ứng
với lợi nhuận là 55,329 tỷ, 32,464 tỷ và 57, 305 tỷ. Ta thấy doanh thu tuy tăng
giảm cùng với lợi nhuận nhưng tỉ lệ tăng giảm và tỷ lệ tăng giảm nhỏ hơn so với tỉ lệ
tăng giảm lợi nhuận. Nguyên nhân là do khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng một phần
đến doanh thu của công ty và thứ hai là do năm 2012 công ty có chính sách phát triển
hệ thống phân phối cả về chiều rộng và chiều sâu, cùng với việc số lượng nhân viên
bán hàng tăng 40%, lợi nhuận của công ty giảm mạnh so với năm 2011, còn 58,67% so
với 2011.
Qua tình hình doanh thu và lợi nhuận của công ty trong giai đoạn 2005-2013,
biểu hiện công ty khá tốt, hiệu suất kinh doanh cao, khả năng quản trị hợp lí.
Công ty cổ phần Bibica Việt Nam
40
4.2. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh
Bảng một số chỉ tiêu phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh
STT Q1
2014
2013 2012 2011 2010
Tỷ lệ tài chính
1 Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản 50% 56% 50% 54% 44%
2 Tài sản dài hạn/Tổng tài sản 50% 44% 50% 46% 56%
3 Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn 19% 26% 25% 27% 28%
4 Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu 24% 36% 33% 37% 39%
5 Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn
vốn
81% 74% 75% 73% 72%
6 Thanh toán hiện hành 262% 213% 203% 201% 181%
7 Thanh toán nhanh 189% 171% 139% 144% 118%
8 Thanh toán nợ ngắn hạn 61% 72% 26% 29% 48%
9 Vòng quay Tổng tài sản 242% 134% 120% 129% 105%
10 Vòng quay tài sản ngắn hạn 486% 253% 232% 265% 233%
11 Vòng quay vốn chủ sở hữu 299% 179% 161% 179% 148%
12 Vòng quay Hàng tồn kho 1,211% 695% 551% 596% 614%
13 Lợi nhuận trước thuế/Doanh
thu thuần
4% 5% 3% 6% 6%
14 Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu
thuần
3% 4% 3% 5% 5%
15 Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài
sản (ROA)
7% 6% 3% 6% 6%
16 Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở
hữu (ROE)
9% 8% 4% 8% 8%
Tỷ lệ tăng trưởng tài chính
1 Lợi nhuận trên vốn đầu tư
(ROIC)
4% 6% 4% 7% 7%
2 Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu -100% 13% -7% 27% 26%
3 Lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS) -39% 73% -44% 11% -27%
4 Vốn chủ sở hữu -100% 3% 1% 5% 4%
5 Tiền mặt -100% 207% -18% -32% -56%
Tỷ lệ Thu Nhập
1 Cổ tức tiền mặt N/A N/A 18% 12% 10%
2 Tăng trưởng giá cổ phiếu 48% 84% 60% -45% -22%
Công ty cổ phần Bibica Việt Nam
41
4.2.1. Phân tích chỉ tiêu doanh thu
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Biến động 2012/2011 Biến động 2013/2012
ST TL ST TL
DT thuần (70.655) (7,06) 123.310 13,26
Nhận xét: Trong giai đoạn 2011-2013, nhìn chung doanh thu thuần của công ty
Bibica tăng. Cụ thể là, trong giai đoạn 2011-2012, doanh thu thuần của công ty giảm
70,655 tỷ đồng( tương ứng với 7,06%) nhưng giai đoạn 2012-2013 công ty đã tăng
doanh thu thuần của mình lên 123, 310 tỷ đồng(tương ứng 13,26%). Giải thích cho
hiện tượng này là do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới vào
năm 2011. Tuy vậy, công ty không bị giảm mạnh doanh thu và ngay năm sau
công ty đã tăng nhanh doanh thu( trên 10%). Chứng tỏ rằng công ty có khả năng hoạt
động cũng như nền tảng tài chính lớn.
4.2.2. Phân tích chi phí
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Biến động 2012/2011 Biến động 2013/2012
ST TL ST TL
Chi phí tài chính (9.258) (68,76) (4.372) -
Chi phí QLDN 1.213 2,63 (4.438) (9,38)
Chi phí bán hàng 2.319 1,22 42.425 22,18
Tổng chi phí hoạt động (8.726) (3,47) 33.615 13,84
Nhận xét: Trong giai đoạn 2011-2013, chi phí hoạt động của doanh nghiệp tăng,
tuy trong giai đoạn 2011-2012, chi phí của doanh nghiệp có giảm nhưng không đáng
kể, ở mức là 8,726 tỷ đồng nhưng đến giai đoạn 2012-2013, chi phí đã tăng thêm
33,615 tỷ, gấp gần 4 lần. Nguyên nhân là do doanh nghiệp tăng mạnh chi phí bán hàng
để khắc phục hậu quả cũng nhử để kích cầu sau giai đoạn suy thoái 2011
Công ty cổ phần Bibica Việt Nam
42
4.2.3. Phân tích lợi nhuận
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Biến động 2012/2011 Biến động 2013/2012
ST TL ST TL
Tổng LN trước thuế (22.865) (41,33) 24.841 76.5
LN từ HĐ SXKD (24.653) (45,99) 29.553 102,08
LN khác 1.428 82,83 (4.352) -
Nhận xét: Từ bảng trên ta thấy, trong khoảng từ 2011-2012, lợi nhuận giảm
mạnh, giảm 22,865 tỷ đồng, chủ yếu là từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận
khác có tăng nhưng không đáng kể, không đủ để bù đắp phần lỗ mà sản xuât kinh
doanh mang lại. Nhưng trong thời gian từ 2012-2013, tình hình lại biến chuyển ngược
lại, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng mạnh, lợi nhuận khác giảm và
tổng lợi nhuậ trước thuế tăng. Công ty Bibica đặc thù là công ty sản xuất nên hoạt
động sản xuất kinh doanh chiếm vai trò quan trọng. Việc công ty sau thời gian khủng
hoảng đã làm tăng được lợi nhuận của công ty chứng tỏ khả năng tổ chức và quản lí
tốt.
4.2.4. Phân tích tình hình tài chính
 Phân tích khái quát tài sản, nguồn vốn.
Dựa vào bảng số liệu trên cho thấy tổng tài sản của công ty tăng dần qua các
năm. Năm 2010, tổng TS đạt 758,841 tỷ đồng đến năm 2013 đạt 808,294 tỷ đồng. Các
khoản tiền và tương đương tiền tăng lên cho thấy khả năng thanh toán nhanh của Cty
ngày càng tăng so với trước đây. Tuy nhiên nhìn theo chiều dọc thì tuy tiền mặt có
tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng ít trong TSNH, còn HTK vẫn chiếm tỷ trọng lớn bởi vì
thị trường bánh kẹo có tính chất mùa vụ, sản lượng tiêu thụ tăng mạnh vào các dịp lễ
tết nguyên đán với các loại như bánh mứt…được tiêu thụ rất mạnh. Tính từ năm 2010
đến năm 2013 nhìn chung HTK của cty đã giảm dần cho thấy DN đã có hướng đi đúng
đắn. tiền mặt ít đồng nghĩa với việc các khoản phải thu khách hàng tăng lên. Cụ thể từ
năm 2010 đến 2013 tăng từ 78,425 tỷ lên 191,466 tỷ đồng. điều này làm giảm khả
năng thanh toán của DN nếu tình trạng này kéo dài có thể gây khó khăn về vốn.
Công ty cổ phần Bibica Việt Nam
43
TSCĐ của cty tăng dần qua các năm, đáng chú ý là năm 2010 lên tới 401,407 tỷ
đồng cho thấy DN đã đầu tư thiết bị máy móc, dây chuyền sản xuất hiện đại.
Về phần nguồn vốn, các khoản nợ của DN qua các năm thay đổi không đáng kể,
trong đó các khoản nợ DH giảm xuống rõ rệt cho thấy khả năng trả nợ, khả năng tự
chủ về vốn của DN tăng lên, nhưng vì nợ NH tăng lên với tỷ lệ tương đương với tỷ lệ
giảm của nợ DH nên tổng các nợ phải trả của DN không thay đổi qua các năm.
 Phân tích khả năng thanh toán.
Hệ số thanh toán hiện hành của cty tăng nhanh qua các năm, năm 2010 đạt 1,81
đến năm 2013 đạt 2,62 cho TS lưu động và các khoản đầu tư NH của DN tăng cao. Hệ
số này cho thấy cứ 1 đồng nợ NH được đảm bảo bằng 2,62 đồng giá trị TSNH. Hơn
nữa tỷ số này lớn hơn 1 cho thấy cty hoàn toàn có khả năng trả nợ trong vòng 1 năm
tới.
Hệ số thanh toán nhanh của BBC cũng tăng dần qua các năm và năm 2013 là
1,89 nghĩa là có 1,89 đồng sẵn sàng đáp ứng cho 1 đồng nợ NH, tỷ số này so với toàn
ngành thì chưa đáng lo ngại. tuy nhiên về lâu dài thì DN cần phải tăng hơn nữa TS lưu
động và giảm HTK để tăng khả năng thanh toán nợ của mình.
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn năm 2010 là 0,29 đến năm 2011 giảm xuống còn
0,26 rồi tăng nhanh lên 0,61 vào năm 2013. Điều này cho thấy tình hình sẩn xuất kinh
doanh của DN đang phát triển tốt, DN có khả năng thanh toán các khoản nợ NH trong
thời gian tới.
Công ty cổ phần Bibica Việt Nam
44
Kết luận
Qua bài trên, nhóm chúng tôi đã phân tích tình hình sản xuất kinh doanh và tình
hình tài chính của công ty cổ phần Bánh Kẹo Biên Hòa với vị trí là công ty bánh kẹo
hàng đầu Việt Nam. Để đưa công ty đi lên thì các nhà quản lý cấp cao phải có các
chiến lược sản suất và kinh doanh đúng đắn. Ngành sản xuất bánh kẹo của nước ta đã
có những bước đi khá tốt, hi vọng rằng trong những năm tới lượng bánh kẹo của nước
ta không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà sẽ xuất khẩu sang thị trường
nước bạn với các sản phẩm đạt chất lượng cao để góp phần giúp các DN phát triển hơn
nữa.

Contenu connexe

Tendances

PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI MUA
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI MUAPHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI MUA
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI MUADigiword Ha Noi
 
Thực trạng hoạt động chăm sóc khach hàng của công ty vinamilk cho dòng dielac...
Thực trạng hoạt động chăm sóc khach hàng của công ty vinamilk cho dòng dielac...Thực trạng hoạt động chăm sóc khach hàng của công ty vinamilk cho dòng dielac...
Thực trạng hoạt động chăm sóc khach hàng của công ty vinamilk cho dòng dielac...Võ Thùy Linh
 
Chương 4: Dự Báo Với Phương Pháp Bình Quân Di Động Và San Bằng Số Mũ
Chương 4: Dự Báo Với Phương Pháp Bình Quân Di Động Và San Bằng Số MũChương 4: Dự Báo Với Phương Pháp Bình Quân Di Động Và San Bằng Số Mũ
Chương 4: Dự Báo Với Phương Pháp Bình Quân Di Động Và San Bằng Số MũLe Nguyen Truong Giang
 
Đề tài: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bia Tiger của khách hàn...
Đề tài: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bia Tiger của khách hàn...Đề tài: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bia Tiger của khách hàn...
Đề tài: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bia Tiger của khách hàn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAY
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAYĐề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAY
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân tích hiệu quả hoạt động Quảng cáo tại công ty BIBICA
Phân tích hiệu quả hoạt động Quảng cáo tại công ty BIBICAPhân tích hiệu quả hoạt động Quảng cáo tại công ty BIBICA
Phân tích hiệu quả hoạt động Quảng cáo tại công ty BIBICAluanvantrust
 
Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...
Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...
Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
đề Cương kinh doanh quốc tế
đề Cương kinh doanh quốc tếđề Cương kinh doanh quốc tế
đề Cương kinh doanh quốc tếKhánh Hòa Konachan
 
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa Nam
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa NamBáo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa Nam
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa NamHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Tieu luan Quản trị Chiến lược Vinamilk
Tieu luan Quản trị Chiến lược VinamilkTieu luan Quản trị Chiến lược Vinamilk
Tieu luan Quản trị Chiến lược VinamilkQuang Đại Trần
 
Thuyết trình tgdđ
Thuyết trình tgdđThuyết trình tgdđ
Thuyết trình tgdđVân Võ
 
Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần sữa việt nam vina...
Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần sữa việt nam vina...Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần sữa việt nam vina...
Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần sữa việt nam vina...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
CUỘC CHIẾN CẠNH TRANH CỦA PEPSI-COLA TRÊN THỊ TRƯỜNG Mỹ
CUỘC CHIẾN CẠNH TRANH CỦA PEPSI-COLA TRÊN THỊ TRƯỜNG MỹCUỘC CHIẾN CẠNH TRANH CỦA PEPSI-COLA TRÊN THỊ TRƯỜNG Mỹ
CUỘC CHIẾN CẠNH TRANH CỦA PEPSI-COLA TRÊN THỊ TRƯỜNG MỹNguyễn Ngọc Hải
 
9 dạng bài tập định khoản kế toán
9 dạng bài tập định khoản kế toán9 dạng bài tập định khoản kế toán
9 dạng bài tập định khoản kế toánLớp kế toán trưởng
 
Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty Vinamilk
Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty VinamilkYếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty Vinamilk
Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty Vinamilkthaoweasley
 
“Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàn...
“Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàn...“Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàn...
“Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàn...Viện Quản Trị Ptdn
 

Tendances (20)

PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI MUA
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI MUAPHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI MUA
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI MUA
 
Thực trạng hoạt động chăm sóc khach hàng của công ty vinamilk cho dòng dielac...
Thực trạng hoạt động chăm sóc khach hàng của công ty vinamilk cho dòng dielac...Thực trạng hoạt động chăm sóc khach hàng của công ty vinamilk cho dòng dielac...
Thực trạng hoạt động chăm sóc khach hàng của công ty vinamilk cho dòng dielac...
 
Chương 4: Dự Báo Với Phương Pháp Bình Quân Di Động Và San Bằng Số Mũ
Chương 4: Dự Báo Với Phương Pháp Bình Quân Di Động Và San Bằng Số MũChương 4: Dự Báo Với Phương Pháp Bình Quân Di Động Và San Bằng Số Mũ
Chương 4: Dự Báo Với Phương Pháp Bình Quân Di Động Và San Bằng Số Mũ
 
Đề tài: Lập dự án quán cafe sinh viên, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Lập dự án quán cafe sinh viên, 9 ĐIỂM!Đề tài: Lập dự án quán cafe sinh viên, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Lập dự án quán cafe sinh viên, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bia Tiger của khách hàn...
Đề tài: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bia Tiger của khách hàn...Đề tài: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bia Tiger của khách hàn...
Đề tài: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bia Tiger của khách hàn...
 
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAY
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAYĐề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAY
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAY
 
Phân tích hiệu quả hoạt động Quảng cáo tại công ty BIBICA
Phân tích hiệu quả hoạt động Quảng cáo tại công ty BIBICAPhân tích hiệu quả hoạt động Quảng cáo tại công ty BIBICA
Phân tích hiệu quả hoạt động Quảng cáo tại công ty BIBICA
 
Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...
Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...
Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...
 
Đề tài: xây dựng chiến lược markeiting cho sản phẩm bánh mì, 9 điểm!
Đề tài: xây dựng chiến lược markeiting cho sản phẩm bánh mì, 9 điểm!Đề tài: xây dựng chiến lược markeiting cho sản phẩm bánh mì, 9 điểm!
Đề tài: xây dựng chiến lược markeiting cho sản phẩm bánh mì, 9 điểm!
 
đề Cương kinh doanh quốc tế
đề Cương kinh doanh quốc tếđề Cương kinh doanh quốc tế
đề Cương kinh doanh quốc tế
 
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa Nam
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa NamBáo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa Nam
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa Nam
 
Tieu luan Quản trị Chiến lược Vinamilk
Tieu luan Quản trị Chiến lược VinamilkTieu luan Quản trị Chiến lược Vinamilk
Tieu luan Quản trị Chiến lược Vinamilk
 
Thuyết trình tgdđ
Thuyết trình tgdđThuyết trình tgdđ
Thuyết trình tgdđ
 
Vinamilk
VinamilkVinamilk
Vinamilk
 
Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần sữa việt nam vina...
Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần sữa việt nam vina...Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần sữa việt nam vina...
Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần sữa việt nam vina...
 
CUỘC CHIẾN CẠNH TRANH CỦA PEPSI-COLA TRÊN THỊ TRƯỜNG Mỹ
CUỘC CHIẾN CẠNH TRANH CỦA PEPSI-COLA TRÊN THỊ TRƯỜNG MỹCUỘC CHIẾN CẠNH TRANH CỦA PEPSI-COLA TRÊN THỊ TRƯỜNG Mỹ
CUỘC CHIẾN CẠNH TRANH CỦA PEPSI-COLA TRÊN THỊ TRƯỜNG Mỹ
 
9 dạng bài tập định khoản kế toán
9 dạng bài tập định khoản kế toán9 dạng bài tập định khoản kế toán
9 dạng bài tập định khoản kế toán
 
Đề tài: Xây dựng dự án đầu tư “Cửa hàng bánh ngọt – “HOMEMADE NA’S CAKE”
Đề tài: Xây dựng dự án đầu tư “Cửa hàng bánh ngọt – “HOMEMADE NA’S CAKE”Đề tài: Xây dựng dự án đầu tư “Cửa hàng bánh ngọt – “HOMEMADE NA’S CAKE”
Đề tài: Xây dựng dự án đầu tư “Cửa hàng bánh ngọt – “HOMEMADE NA’S CAKE”
 
Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty Vinamilk
Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty VinamilkYếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty Vinamilk
Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty Vinamilk
 
“Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàn...
“Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàn...“Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàn...
“Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàn...
 

Similaire à Bài tiểu luận về công ty Bibica

Pttc cong ty_co_phan_banh_keo_bibica_0894
Pttc cong ty_co_phan_banh_keo_bibica_0894Pttc cong ty_co_phan_banh_keo_bibica_0894
Pttc cong ty_co_phan_banh_keo_bibica_0894luu_nguyenxuan
 
Thực tập quản trị bán hàng.pdf
Thực tập quản trị bán hàng.pdfThực tập quản trị bán hàng.pdf
Thực tập quản trị bán hàng.pdfhngtrn819742
 
Phương hướng và giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Bánh...
Phương hướng và giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Bánh...Phương hướng và giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Bánh...
Phương hướng và giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Bánh...luanvantrust
 
Báo cáo thực hành thực tập quản trị bán hàng công ty cổ phần bánh kẹo Kinh Đô
Báo cáo thực hành thực tập quản trị bán hàng công ty cổ phần bánh kẹo Kinh ĐôBáo cáo thực hành thực tập quản trị bán hàng công ty cổ phần bánh kẹo Kinh Đô
Báo cáo thực hành thực tập quản trị bán hàng công ty cổ phần bánh kẹo Kinh Đôluanvantrust
 
bài tập lớn quản trị công nghệ
bài tập lớn quản trị công nghệbài tập lớn quản trị công nghệ
bài tập lớn quản trị công nghệGấu Đồng Bằng
 
SIVIDOC.COM Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm sữa TH True Milk của Công ty...
SIVIDOC.COM Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm sữa TH True Milk của Công ty...SIVIDOC.COM Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm sữa TH True Milk của Công ty...
SIVIDOC.COM Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm sữa TH True Milk của Công ty...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Bài thảo luận
Bài thảo luậnBài thảo luận
Bài thảo luậnTrung Anh
 
Lập kế hoạch marketing sản phẩm cà phê bột của công ty xuất nhập khẩu cà phê ...
Lập kế hoạch marketing sản phẩm cà phê bột của công ty xuất nhập khẩu cà phê ...Lập kế hoạch marketing sản phẩm cà phê bột của công ty xuất nhập khẩu cà phê ...
Lập kế hoạch marketing sản phẩm cà phê bột của công ty xuất nhập khẩu cà phê ...Cậu Ba
 
Đề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm Snack của Công ty cổ phần chế biến thực ph...
Đề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm Snack của Công ty cổ phần chế biến thực ph...Đề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm Snack của Công ty cổ phần chế biến thực ph...
Đề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm Snack của Công ty cổ phần chế biến thực ph...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hơp chăn nuôi dê nhốt chuồng | Lập dự án...
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hơp chăn nuôi dê nhốt chuồng | Lập dự án...Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hơp chăn nuôi dê nhốt chuồng | Lập dự án...
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hơp chăn nuôi dê nhốt chuồng | Lập dự án...Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Dự án Việt
 
Dự án Đầu tư Trồng cây Dược liệu Kết hợp Chăn Nuôi Dê nhốt chuồng | Dịch Vụ L...
Dự án Đầu tư Trồng cây Dược liệu Kết hợp Chăn Nuôi Dê nhốt chuồng | Dịch Vụ L...Dự án Đầu tư Trồng cây Dược liệu Kết hợp Chăn Nuôi Dê nhốt chuồng | Dịch Vụ L...
Dự án Đầu tư Trồng cây Dược liệu Kết hợp Chăn Nuôi Dê nhốt chuồng | Dịch Vụ L...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 

Similaire à Bài tiểu luận về công ty Bibica (20)

Pttc cong ty_co_phan_banh_keo_bibica_0894
Pttc cong ty_co_phan_banh_keo_bibica_0894Pttc cong ty_co_phan_banh_keo_bibica_0894
Pttc cong ty_co_phan_banh_keo_bibica_0894
 
Mẫu Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần Kinh Đô, HAY NHẤT
Mẫu Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần Kinh Đô, HAY NHẤTMẫu Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần Kinh Đô, HAY NHẤT
Mẫu Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần Kinh Đô, HAY NHẤT
 
Thực tập quản trị bán hàng.pdf
Thực tập quản trị bán hàng.pdfThực tập quản trị bán hàng.pdf
Thực tập quản trị bán hàng.pdf
 
Phương hướng và giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Bánh...
Phương hướng và giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Bánh...Phương hướng và giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Bánh...
Phương hướng và giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Bánh...
 
Báo cáo thực hành thực tập quản trị bán hàng công ty cổ phần bánh kẹo Kinh Đô
Báo cáo thực hành thực tập quản trị bán hàng công ty cổ phần bánh kẹo Kinh ĐôBáo cáo thực hành thực tập quản trị bán hàng công ty cổ phần bánh kẹo Kinh Đô
Báo cáo thực hành thực tập quản trị bán hàng công ty cổ phần bánh kẹo Kinh Đô
 
Kiểm soát 2
Kiểm soát 2Kiểm soát 2
Kiểm soát 2
 
bài tập lớn quản trị công nghệ
bài tập lớn quản trị công nghệbài tập lớn quản trị công nghệ
bài tập lớn quản trị công nghệ
 
SIVIDOC.COM Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm sữa TH True Milk của Công ty...
SIVIDOC.COM Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm sữa TH True Milk của Công ty...SIVIDOC.COM Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm sữa TH True Milk của Công ty...
SIVIDOC.COM Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm sữa TH True Milk của Công ty...
 
Đề tài: Công tác kế toán hạch toán tại công ty bánh kẹo Hải Châu
Đề tài: Công tác kế toán hạch toán tại công ty bánh kẹo Hải ChâuĐề tài: Công tác kế toán hạch toán tại công ty bánh kẹo Hải Châu
Đề tài: Công tác kế toán hạch toán tại công ty bánh kẹo Hải Châu
 
Đề tài: Công tác hạch toán tại công TH bánh kẹo Hải Châu, HAY
Đề tài: Công tác hạch toán tại công TH bánh kẹo Hải Châu, HAYĐề tài: Công tác hạch toán tại công TH bánh kẹo Hải Châu, HAY
Đề tài: Công tác hạch toán tại công TH bánh kẹo Hải Châu, HAY
 
Bài thảo luận
Bài thảo luậnBài thảo luận
Bài thảo luận
 
Đề tài: Công tác kế toán tại công ty bánh kẹo Hải Châu, HAY
Đề tài: Công tác kế toán tại công ty bánh kẹo Hải Châu, HAYĐề tài: Công tác kế toán tại công ty bánh kẹo Hải Châu, HAY
Đề tài: Công tác kế toán tại công ty bánh kẹo Hải Châu, HAY
 
Đề tài: Một số giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tại công ty ...
Đề tài: Một số giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tại công ty ...Đề tài: Một số giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tại công ty ...
Đề tài: Một số giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tại công ty ...
 
QT056.DOC
QT056.DOCQT056.DOC
QT056.DOC
 
Lập kế hoạch marketing sản phẩm cà phê bột của công ty xuất nhập khẩu cà phê ...
Lập kế hoạch marketing sản phẩm cà phê bột của công ty xuất nhập khẩu cà phê ...Lập kế hoạch marketing sản phẩm cà phê bột của công ty xuất nhập khẩu cà phê ...
Lập kế hoạch marketing sản phẩm cà phê bột của công ty xuất nhập khẩu cà phê ...
 
Đề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm Snack của Công ty Kinh Đô miền Bắc
Đề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm Snack của Công ty Kinh Đô miền BắcĐề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm Snack của Công ty Kinh Đô miền Bắc
Đề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm Snack của Công ty Kinh Đô miền Bắc
 
Đề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm Snack của Công ty cổ phần chế biến thực ph...
Đề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm Snack của Công ty cổ phần chế biến thực ph...Đề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm Snack của Công ty cổ phần chế biến thực ph...
Đề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm Snack của Công ty cổ phần chế biến thực ph...
 
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hơp chăn nuôi dê nhốt chuồng | Lập dự án...
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hơp chăn nuôi dê nhốt chuồng | Lập dự án...Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hơp chăn nuôi dê nhốt chuồng | Lập dự án...
Dự án đầu tư trồng cây dược liệu kết hơp chăn nuôi dê nhốt chuồng | Lập dự án...
 
Dự án Đầu tư Trồng cây Dược liệu Kết hợp Chăn Nuôi Dê nhốt chuồng | Dịch Vụ L...
Dự án Đầu tư Trồng cây Dược liệu Kết hợp Chăn Nuôi Dê nhốt chuồng | Dịch Vụ L...Dự án Đầu tư Trồng cây Dược liệu Kết hợp Chăn Nuôi Dê nhốt chuồng | Dịch Vụ L...
Dự án Đầu tư Trồng cây Dược liệu Kết hợp Chăn Nuôi Dê nhốt chuồng | Dịch Vụ L...
 
Nhom 2 cocacola
Nhom 2 cocacolaNhom 2 cocacola
Nhom 2 cocacola
 

Bài tiểu luận về công ty Bibica

  • 1. Công ty cổ phần Bibica Việt Nam MỤC LỤC 1 Lời mở đầu....................................................................................................................... 3 2 Phần I- GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT.................................................................................... 1 1) Giới thiệu chung về công ty cổ phần bánh kẹo Bibica...................................................... 1 1.1. Sơ lược về công ty....................................................................................................1 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty....................................................... 1 1.3. Cơ cấu bộ máy của công ty....................................................................................... 3 2) Tổng quan về thị trường và môi trường kinh doanh của công ty.....................................6 2.1. Tổng quan về thị trường .......................................................................................... 6 2.2. Các đối thủ cạnh tranh............................................................................................. 7 2.2.1. Đối thủ cạnh tranh trong nước ........................................................................... 7 2.2.2. Đối thủ cạnh tranh nước ngoài............................................................................ 9 2.3. Tác động của môi trường......................................................................................... 9 2.3.1. Tác động của môi trường ngành..........................................................................9 2.3.2. Tác động của môi trường vĩ mô ......................................................................... 12 2.4. Phân tích mô hình SWOT và tác động của mô hình tới công ty.............................. 14 2.4.1. Phân tích mô hình SWOT.................................................................................. 14 2.4.2. Tác động của mô hình tới chiến lược phát triển của công ty ................................ 15 3 Phần II. Tình hình quản trị của công ty Cổ phần BiBiCa Việt Nam..................................... 16 1) Tình hình về quản trị sản xuát và tác nghiệp................................................................. 16 1.1. Giới thiệu về quản trị sản xuất và quy trình công nghệ của Bibica......................... 16 1.2. Hoạch đinh về nguồn nguyên vật liệu của công ty.................................................. 16 1.2.1. Nguồn nguyên vật liệu....................................................................................... 17 1.2.2. Sự ổn định của các nguồn cung ứng nguyên vật liệu ........................................... 17 1.2.3. Ảnh hưởng của nguyên vật liệu đối với doanh thu............................................... 18 1.3. Hoạch định về nhu cầu máy móc, thiết bị của công ty............................................ 18 2) Tình hình hoạt động quản trị nhân lực.......................................................................... 21 2.1. Chính sách tuyển dụng........................................................................................... 21 2.2. Chính sách đào tạo và phát triển............................................................................ 21 2.3. Chính sách lương thưởng và đãi ngộ...................................................................... 22 3) quản trị marketing ........................................................................................................ 23 3.1. Thị trường mục tiêu............................................................................................... 23 3.2. Chiến lược định vị sản phẩm.................................................................................. 25 3.3. Chính sách marketing-mix..................................................................................... 26
  • 2. Công ty cổ phần Bibica Việt Nam 3.3.1. Chính sách sản phẩm........................................................................................ 26 3.3.2. Chính sách nhãn hiệu........................................................................................ 31 3.3.3. Chính cách bao bì của sản phẩm....................................................................... 32 3.3.4. Chính sách giá cả............................................................................................. 32 3.3.5. Chính sách phân phối....................................................................................... 34 3.3.6. Chính sách xúc tiến........................................................................................... 35 4) Tình hình tài chính của Doanh nghiệp và phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh....... 37 4.1. Tổng quan về rình hình tài chính của doanh nghiệp.............................................. 37 4.2. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh................................................................. 40 4.2.1. Phân tích chỉ tiêu doanh thu.............................................................................. 41 4.2.2. Phân tích chi phí.............................................................................................. 41 4.2.3. Phân tích lợi nhuận .......................................................................................... 42 4.2.4. Phân tích tình hình tài chính.............................................................................. 42 4 Kết luận.......................................................................................................................... 44
  • 3. Công ty cổ phần Bibica Việt Nam Lời mở đầu Trong hoàn cảnh nền kinh tế đang phát triển với tốc độ ngày càng nhanh, sự xuất hiện của các công ty ngày càng nhiều, sự xuất hiện này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp đang bị cạnh tranh ngày càng gay gắt. Điều này đòi hỏi các DN phải sáng tạo, phát triển sản phẩm của mình hơn, phải tạo ra đặc điểm nổi bật, khác lạ trong từng sản phẩm để vừa đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng vừa đem lại lợi nhuận cho công ty. Lúc này, vai trò của các cấp lãnh đạo trong công ty hết sức quan trọng. Cụ thể hơn đó là DN cần phải đưa ra chiến lược quản trị kinh doanh một cách phù hợp với đặc điểm riêng của mình để tạo ra những sản phẩm sáng tạo, phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng nhằm tạo ra sức cạnh tranh lớn với các đối thủ và đem lại lợi nhuận cho mình. Để làm sáng tỏ hơn những điều trên, nhóm chúng tôi lựa chọn đề tài “ phân tích chiến lược quản trị kinh doanh của công ty CP Bibica” để thấy được sự linh hoạt và sáng tạo của công ty trong việc tạo ra các sản phẩm mới mang thương hiệu riêng cho mình.
  • 4. Công ty cổ phần Bibica Việt Nam 1 PHẦN I- GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT 1) Giới thiệu chung về công ty cổ phần bánh kẹo Bibica 1.1. Sơ lược về công ty Công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa có tiền thân là phân xưởng kẹo của nhà máy Đường Biên Hòa (nay là công ty Cổ Phần Đường Biên Hòa) được thành lập từ năm 1990. Tháng 12/1998, theo quyết định số 234/1998/QĐ-TTG của thủ tướng chính phủ, phân xưởng Bánh-Kẹo-Nha được chuyển thành công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Biên Hòa. Hiện nay, công ty là một trong những đơn vị sản xuất bánh kẹo lớn nhất VN với công suất thiết kế là 18 tấn bánh/ ngày, 18 tấn nha/ ngày, 29.5 tấn kẹo/ ngày. Tầm nhìn và sứ mệnh: “ khách hàng là trọng tâm trong mọi hoạt động của chúng tôi”. BBC cam kết cung cấp cho khách hàng những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, hình thức đẹp hấp dẫn, tất cả vì sức khỏe và sự yêu thích của khách hàng. Không ngừng cải tiến công tác quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. có trách nhiệm với xã hội, bảo vệ môi trường….. Tầm nhìn thương hiệu:” BBC sẽ trở thành công ty bánh kẹo hàng đầu Việt Nam”. 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty  Giai đoạn 1990-1993, phân xưởng bánh được thành lập và mở rộng dần đến năng suất 5 tấn/ ngày.  Năm 1994 phân xưởng bánh được thành lập với dây chuyền sản xuất bánh bích quy hiện đại đồng bộ nhập từ Anh quốc có năng suất 8 tấn/ ngày.  Năm 1995 đầu tư mới cho phân xưởng sản xuất mạch nha năng suất 18 tấn / ngày, với công nghệ tiên tiến thủy phân tinh bột bằng enzim cung cấp cho thị trường loại mạch nha chất lượng cao.  Năm 1996, phân xưởng bánh kẹo đầu tư mở rộng nâng năng suất lên đến 21 tấn / ngày. Để phù hợp với yêu cầu quản lý, phân xưởng kẹo được tách thành 2 phân xưởng: phân xưởng kẹo cứng 12 tấn/ ngày, phân xưởng kẹo mềm 9 tấn/ ngày.
  • 5. Công ty cổ phần Bibica Việt Nam 2  Năm 1997, cty đã đầu tư mới dây chuyền sản xuất kẹo dẻo theo công nghệ hiện đại của Úc với năng suất 2 tấn/ ngày. Đầu tư mở rộng nâng cao năng lực sản xuất phân xưởng kẹo cứng lên 16 tấn/ ngày.  Ngày 01/12/1998, Thủ tướng chính phủ kí quyết định 234/1998/QĐ-TTG, phê duyệt phương án cổ phần hóa và chuyển phân xưởng bánh kẹo-nha của công ty Đường Biên Hòa từ một bộ phận của doanh nghiệp nhà nước thành Công ty CP Bánh Kẹo Biên Hòa.  Năm 1999, thông qua điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty. Đầu tư mở rộng phân xưởng bánh kẹo mềm nâng cao công suất lên 11 tấn/ ngày. Đầu tư mới dây chuyền sản xuất thùng carton và dây chuyền sản xuất khay nhựa nhằm chủ động cung cấp 1 phần bao bì cho sản xuất bánh kẹo.  Năm 2000, công ty phát triển hệ thống phân phối mới tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM, Cần Thơ lần lượt được thành lập để đáp ứng nhu cầu tiên thụ sản phẩm của khách hàng. Cũng trong khoảng thời gian này công ty nhận giấy chứng nhận là công ty đầu tiên của VN đạt tiên chuẩn ISO 9002 của tổ chức BVQI Anh quốc. Đồng thời trong giai đoạn này công ty đã đầu tư dây chuyền sản xuất bánh snack với công suất 2 tấn/ ngày.  Năm 2001, vốn cổ phần của công ty tăng lên 56 tỷ đồng đáp ứng nhu cầu vốn trong sản xuất kinh doanh và đổi mới công nghệ nhà máy hiện có như đầu tư dây chuyền bánh cake, dây chuyền socola, thiết bị sản xuất bánh trung thu…. Nổi bật là nhà máy ở Hà Nội được xây dựng với tổng đầu tư trị giá 13,3 tỷ đồng. Cuối năm 2001, công ty lắp đặt dây chuyền sản xuất bánh Bông Lan cao cấp với công suất 1.500 tấn/ năm với tổng mức đầu tư lên đến 19.7 tỷ đồng. Sản phẩm đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường trong nước và được người tiêu dùng yêu thích.  Năm 2002, nhà máy Bánh Kẹo Biên Hòa II được thành lập Sài Đồng, Gia Lâm, Hà Nội. Tháng 10, công ty chính thức đưa vào vận hành dây chuyền chocolate với công nghệ hiện đại của Anh quốc. Sản phẩm chocobella của công ty nhanh chóng trở nên thân thiết với người tiêu dùng rong nước và được xuất khẩu sang các thị trường như Nhật Bản, Singapore…  Đầu năm 2005, công ty với sự tư vấn của Viện Dinh Dưỡng Việt Nam đã cho ra đời dòng sản phẩm dinh dưỡng dành cho phụ nữ có thai và cho con bú, bột dinh
  • 6. Công ty cổ phần Bibica Việt Nam 3 dưỡng dành cho trẻ em ở thời kì ăn dặm, dòng sản phẩm Light dành cho người ăn kiêng và bị bệnh tiểu đường.  Năm 2006, công ty xây dựng hệ thống nhà máy mới tại khu công nghiệp Mỹ Phước tỉnh Bình Dương để sản xuất các sản phẩm chủ lực mà công suất hiên tại chưa đáp ứng được. 1.3. Cơ cấu bộ máy của công ty STT Tên phòng ban Tên thành viên và chức vụ 1 Hội đồng quản trị Ông Jung Woo Lee: chủ tịch HĐQT 2 Ông Trương Phú Chiến: thành viên HĐQT 3 Ông Võ Ngọc Thành: thành viên HĐQT 4 Ông Jeong Hoon Cho: thành viên HĐQT 5 Ông Nguyễn Ngọc Hòa: thành viên HĐQT 1 Ban điều hành Ông Trương Phú Chiến: Tổng GĐ và Phó Chủ Tịch HĐQT 2 Ông Phan Văn Thiện: Phó Tổnggiám đốc kĩ thuật 3 Ông Lê Võ An: Phó Tổng GĐ kinh doanh 4 Ông Nguyễn Quốc Hoàng: Phó Tổng GĐ sản xuất 5 Ông Phạm Sơn Hà: GĐ bán hàng toàn quốc 6 Ông Seok Hoon Yang: GĐ tài chính 7 Bà Ngô Kim Phụng: kế toán trưởng 8 Ông Trần Đức Tuyển: GĐ khối kế hoạch và dịch vụ 9 Ông Lưu Anh Vũ: phó GĐ khối QA 10 Ông Nguyễn Công Thành: GĐ khối hành chính nhân sự 11 Ông Trần Vũ Ngọc Huy: GĐ khối mua hàng 12 Ông Nguyễn Trọng Kha: GĐ khối nghiên cứu phát triển 13 Ông Đạo Ngọc Huy: GĐ khối kĩ thuật đầu tư
  • 7. Công ty cổ phần Bibica Việt Nam 4 14 Ông Nguyễn Quan Tường Thụy: GĐ khối marketing 15 Ông Nguyễn Văn Bình: GĐ nhà máy BBC Biên Hòa 16 Ông Lê Xuân Dũng: GĐ cty BBC Miền Đông 17 Ông Đặng Văn Đường: GĐ nhà máy BBC Hà Nội 1 Ban Kiểm Soát Ông Vũ Cường 2 Ông Nguyễn Văn Giang 3 Ông Hur Jin Kook - Cơ cấu cổ phiếu của công ty. Tên cổ đông Cổ phiếu nắm giữ Tỷ lệ % Lotte confectionery Co.Ltd 5953000 38,6 Cty TNHH quản lý quỹ SSI 3081020 19,98 CTCP Đầu Tư Bất động sản Đường Mặt Trời 1246440 8,08 CTCP Đầu Tư Bất động sản SSI 1105220 7,17 Albizia Asean Oppurtunirties Fund 685810 4,45 Lương Thị Thùy Liên 620260 4,02 Quỹ tầm nhìn SSI 492080 3,19 Võ Ngọc Thành 302500 1,96 Polunin Discovery Fund 224620 1,46 Nguyễn Thị Kim Liên 208250 1,35 Cty TNHH MTV Tư vấn đầu tư An Khánh 207520 1,35 Kim Heung Soo 181322 1,18 Trương Phú Chiến 118075 0,77 Lê Hoài Nam 9 0
  • 8. Công ty cổ phần Bibica Việt Nam 5 Sau đây là sơ đồ bộ máy của công ty CP BBC: Nhận xét: cơ cấu tổ chức của công ty theo mô hình trực tuyến chức năng. Đại Hội Đồng Cổ Đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất, quyết định mọi vấn đề quan trọng của công ty theo Luật DN và điều lệ công ty. Đây là cơ quan thông qua chủ trương chính sách của công ty trong việc phát triển, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra cơ quan quản lý và điều hành sản xuất công ty. Hội Đồng Quản Trị là cơ quan quản lý công ty , có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty. Ban kiểm soát do HĐĐCĐ bầu ra, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành công ty.
  • 9. Công ty cổ phần Bibica Việt Nam 6 Qua sơ đồ trên ta thấy Tổng GĐ là người đứng đầu công ty, chịu trách nhiêm và quản lý công ty. Bên cạnh đó còn có các phó GĐ hỗ trợ, cơ cấu này còn được chuyên môn hóa đến từng phòng ban như sau: - Khối marketing thăm dò quá trình sản xuất đến tiêu thụ, thăm dò thị trường, quảng cáo, mở rộng thị trường, đưua ra các chiến lược tiếp thị để bán được nhiều sản phẩm. - Khối tài chính kế toán có nhiêm vụ huy động nguồn vốn phục vụ sản xuất, kiểm soát các hoạt động tài chính của công ty, tổ chức hạch toán lãi lỗ, thực hiện các nhiêm vụ giao dịch thanh toán và phân phối lợi nhuận. - Khối hành chính nhân sự lập mức thời gian cho các loại sản phẩm, tuyển dụng lao động, phụ trách về bảo hiểm, an toàn và vệ sinh công nghiệp. - Khối kĩ thuật điện tử nghiên cứu cơ điện, công nghệ, theo dõi thực hiên quy trình công nghệ… - Khối nghiên cứu phát triển theo dõi việc thực hiện các quá trình công nghệ đảm bảo chất lượng sản phẩm. - Khối kế hoạch lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, thu nhập và xử lý thông tin để xác định và dự báo cung cầu bánh kẹo cũng như biến động thị trường nguyên vật liệu, thực hiện kế hoạch, kí hợp đồng. Với một công ty cổ phần với nhiều chi nhánh và nhà phân phối như BBC thì mô hình cơ cấu tổ chức như trên là hợp lý. 2) Tổng quan về thị trường và môi trường kinh doanh của công ty 2.1. Tổng quan về thị trường Trong những năm gần đây ngành bánh kẹo Việt Nam đã có những bước phát triển khá ổn định. Tổng giá trị thị trường Việt Nam ước tính năm 2013 khoảng 6.500 tỷ. Tốc độ tăng trưởng của ngành trong những năm qua, theo tổ chức SIDA, ước tính đạt 8,3- 8,5%/năm. Ngành bánh kẹo Việt Nam có nhiều khả năng duy trì mức tăng trưởng cao và trở thành thị trường lớn trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương do:
  • 10. Công ty cổ phần Bibica Việt Nam 7 - Tỷ lệ tiêu thụ bánh kẹo theo bình quân đầu người ở Việt Nam còn thấp so với tốc độ tăng trưởng dân số. Hiện nay tỷ lệ tiêu thụ mới chỉ khoảng 3,0kg/người/năm ( tăng từ 2,25kg/người/năm vào năm 2011). - Thị trường bánh kẹo có tính chất mùa vụ, sản lượng tiêu thụ tăng mạnh vào thời điểm sau tháng 9 Âm lịch đến Tết Nguyên Đán, trong đó các mặt hàng chủ lực mang hương vị truyền thống Việt Nam như bánh trung thu, kẹo cứng, mềm, bánh quy cao cấp, các loại mứt, hạt… được tiêu thụ mạnh. Về thị phần phân phối, trong các siêu thị, bánh kẹo Việt Nam luôn chiếm khoảng 70%, bánh kẹo của các nước lân cận như Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc chiếm khoảng 20% và bánh kẹo châu Âu chiếm khoảng 6-7%. Tham gia thị trường hiện nay có khoảng hơn 30 doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo có tên tuổi. HAIHACO là một trong năm nhà sản xuất bánh kẹo hàng đầu Việt Nam, là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của các công ty như Bibica, Kinh đô miền bắc với quy mô tương đương về thị phần, năng lực sản xuất và trình độ công nghệ. Tuy nhiên đa phần hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều chịu sự ảnh hưởng và biến động về giá sản phẩm do tình hình nguyên liệu đầu vào có sự thay đổi, giá nguyên liệu tăng, mà chủ yếu là các nguyên liệu nhập khẩu như đường, bột… 2.2. Các đối thủ cạnh tranh 2.2.1. Đối thủ cạnh tranh trong nước  Công ty CP Kinh Đô - Là doanh nghiệp đang dẫn đầu thị trường bánh kẹo Việt Nam với thị phần 32% và tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm trên 20%. Kinh Đô mạnh về bánh quy, bánh Cracker. Việc sát nhập giữa KDC với Kido và NKD và Vinabico sẽ giúp cho KDC tăng thêm sức mạnh về tài chính và năng lực quản trị doanh nghiệp. - Các sản phẩm kinh doanh chính của công ty: bánh trung thu, bánh quy, bánh cracker, bánh mì, bánh bông lan…. Trong đó, thị phần bánh bông lan chiếm hơn 3% thị phần cả nước, chiếm khoảng 23% trong cơ cấu doanh thu của công ty năm 2013.
  • 11. Công ty cổ phần Bibica Việt Nam 8 - Thị trường chủ yếu là trong nước ( 90% doanh số). Hệ thống phân phối của công ty rộng khắp trên cả nước, năng lực phân phối hàng đầu Việt Nam với 120.000 điểm bán lẻ, 1.800 nhân sự bán hàng trên cả nước, 30.000 điểm bán kem và sản phẩm từ sữa, 100.000 điểm bán giải khát. - Công ty có kênh phân phối truyền thống và hiện đại.  Đối với kênh hiện đại tập trung chủ yếu ở metro, Cash và carry và food service để đến tay người tiêu dùng.  Đối với kênh truyền thống: thông qua nhà phân phối độc quyền qua điểm bán sỉ hoặc thông qua đội ngũ bán hàng để đến chợ, tạp hóa, các điểm bán lẻ khác đến tay người tiêu dùng hoặc thông qua đại lý.  Xuất khẩu sang hơn 30 nước trên thế giới. Riêng với dòng bánh bông lan sẽ thâm nhập vào kênh trường học và khu công nghiệp. Đặc biệt đối với ngành bánh bông lan: đầu tư khai thác phân khúc cao cấp, tung dòng sophie phục vụ khách hàng cao cấp, dòng sản phẩm solite hộp một nhân và hai nhân với chất lượng cải tiến, bao bì mẫu mã đẹp để gia tăng sức cạnh tranh.  Khách hàng mục tiêu: trung bình khá và đang nhắm đến khách hàng cao cấp làm khách hàng mục tiêu mới.  Thiết bị được đầu tư với công nghệ hiện đại, được nhập khẩu từ nước ngoài , quy trình sản xuất chặt chẽ  Công ty cổ phần Hải Hà - Thị phần HAIHACO chiếm khoảng 6,5% thị phần bánh kẹo cả nước tính theo doanh thu, sau Kinh Đô và Bibica. - Sản phẩm kinh doanh: kẹo là dòng sản phẩm chủ lực của công ty( chiếm 76% doanh thu trong cả nước), ngoài ra còn có các sản phẩm như kem xốp, bánh quy, cracker, bánh mềm phủ socola với nhãn hiệu: long-pie, hi-pie, lolie… - Khách hàng mục tiêu: đối tượng khách hàng bình dân, có thu nhập trung bình – khá. Đây là một trong những lợi thế của công ty Hải hà vì các công ty khác chủ yếu nhắm vào khách hàng trung và cao cấp.  Công ty Đức Phát
  • 12. Công ty cổ phần Bibica Việt Nam 9 Công ty Đức Phát phát triển nhờ chuỗi cửa hàng bakery, chủ yếu kinh doanh các sản phẩm bánh kem tươi,… với đặc điểm đa phần là các thức ăn nhanh và sử dụng trong thời gian ngắn. - Mạnh bởi dòng bánh tươi, đối với dòng bánh bông lan Đức Phát dẫn đầu với hơn 15% thị phần. - Khách hàng của Đức phát hầu như là mọi lứa tuổi từ học sinh đến nhân viên văn phòng có thu nhập trung bình khá trở lên 2.2.2. Đối thủ cạnh tranh nước ngoài Là các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài như công ty liên doanh Vinabico- kotobuki, công ty liên doanh sản xuất bánh kẹo perfectti… các doanh nghiệp này đều có lợi thế về công nghệ.  Công ty liên doanh sản xuất kẹo Perfectti – Việt Nam được hình thành 22/08/1995, tập trung sản xuất kẹo cứng cao cấp perfectti tập trung vào công thức tiếp thị và phân phối, chiếm khoảng 60% thị trường bánh kẹo trong nước  Công ty Vinabico – kotobuki tập trung vào sản xuất bánh cookies và bánh bích quy. Thị trường tập trung là thị trường xuất khẩu  Bên cạnh các công ty sản xuất lớn, các cơ sở sản xuất bánh kẹo nhỏ chiếm một thì phần lớn, khoảng 35%-40% tổng sản lượng bánh kẹo sản xuất trong nước.  Sản phẩm nhập khẩu chiếm 30% thị phần ( bao gồm chính thức và chưa chính thức) chủ yếu từ Thái Lan, Malaysia, Hồng Kông và Trung Quốc… Một số sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu hiện nay các đơn vị trong nước vẫn chưa sản xuất được. 2.3. Tác động của môi trường 2.3.1. Tác động của môi trường ngành 2.3.1.1. Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành Thị trường bánh kẹo nước ta hiện nay diễn ra cạnh tranh khá quyết liệt. Cả nước có hơn 30 nhà máy sản xuất quy mô vừa và lớn và hàng tram cơ sở sản xuất nhỏ thuộc đủ mọi thành phần kinh tế, bên cạnh đó có một phần không nhỏ lượng bánh kẹo các loại nước ngoài tràn vào cạnh tranh với các sản phẩm của công ty.
  • 13. Công ty cổ phần Bibica Việt Nam 10 Bảng so sánh các đối thủ cạnh tranh chủ yếu Công ty Thị trường chủ yếu Sản phẩm cạnh tranh Thị phần Điểm mạnh Điểm yếu Hải Hà Miền Bắc Kẹo các loại 7,5% Uy tín, hệ thống phân phối rộng, quy mô lớn, giá hạ Chưa có sản phẩm cao cấp, hoạt động quảng cáo chưa tốt Hải Châu Miền Bắc Kẹo hoa quả, Socola 5,5% Uy tín, hệ thống phân phối rộng Chất lượng sản phẩm chưa cao, mẫu mã chưa đẹp Kinh Đô Cả nước Snack, bánh tươi, biscuit 7% Chất lượng tốt, bao bì đẹp, quảng cáo tốt Giá còn cao Nhập ngoại Cả nước Snack, kẹo cao su, bánh xốp 25% Mẫu mã đẹp, chất lượng cao Giá cao, hệ thống phân phối kém 2.3.1.2. Sức ép từ phía nhà cung cấp Hằng năm, doanh nghiệp có nhu cầu tiêu dùng cao về đường, sữa, bột gạo, bột mú, tinh dầu, Gluco, nha… trong khi đó thị trường trong nước mới chỉ cung cấp được nguyên liệu như: đường, bột gạo, bột mú, nha… từ các nhà máy Lam Sơn, Quảng Ngãi, công ty sữa Việt Nam. Đây là nhà cung ứng thường xuyên nguyên vật liệu cho doanh nghiệp, đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lý. Còn phần lớn các nguyên liệu khác phải nhập từ nước ngoài: Singapo, Malaixia, Thái Lan, Hà Lan… và chịu nhiều sự biến động của giá cả. Khi tỷ giá hối đoái tăng doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra chi phí vật liệu cao hơn, làm giảm lợi nhuận và tính cạnh tranh của các sản phẩm của công ty. Tuy nhiên do các nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào phân tán làmnhiều nguồn khác nhau, doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn về nhà cung cấp làm nên sức ép của các nhà cung cấp lên doanh nghiệp là tương đối nhỏ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành bánh kẹo nói chung và doanh nghiệp nói riêng.
  • 14. Công ty cổ phần Bibica Việt Nam 11 2.3.1.3. Sức ép từ khách hàng Có thể phân chia khách hàng thành 2 loại: khách hàng trung gian( đại lý) và người tiêu dùng cuối cùng. Trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều sản phẩm bánh kẹo của các công ty trong nước cũng như sản phẩm bánh kẹo nhập ngoại có chất lượng cao, giá rẻ, mẫu mã đa dạng. Đây là cơ hội rất tốt cho khách hàng có thể lựa chọn những sản phẩm mà mình ưa thích trên thị trường. Do đó khách hàng ngày càng gây sức ép lên doanh nghiệp về giảm giá, chất lượng hàng hóa cao hơn, dịch vụ tốt hơn. 2.3.1.4. Sức ép từ sản phẩm thay thế Bánh kẹo là những sản phẩm phục vụ chủ yếu cho nhu cầu ăn vặt, tráng miệng, hoặc dùng vào bữa ăn phụ hoặc mua làm quà biếu, tặng nhân dịp tết lễ… do đó chưa phải là sản phẩm tiêu dùng chính hằng ngày của người dân. Tỷ lệ tiêu thụ bánh kẹo bình quân đầu người ở Việt Nam còn thấp so với tốc độ tăng trưởng dân số. Thay vì sử dụng các sản phẩm bánh kẹo họ có thể sử dụng hoa quả, kem, chè, sữa và các sản phẩm từ sữa, thạch rau câu.. mà vẫn đáp ứng được nhu cầu như khi sử dụng bánh kẹo. Vì thế áp lực cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế với các sản phẩm của doanh nghiệp là rất cao. Tuy nhiên, do những hương vị mang tính đặc trưng của sản phẩm bánh kẹo, tính tiện dụng, sự đa dạng phong phú về chủng loại, mẫu mã nên bánh kẹo vẫn là sự lựa chọn của nhiều đối tượng khách hàng. 2.3.1.5. Sức ép từ các đối thủ tiềm ẩn Với nhu cầu về thực phẩm ngày càng tăng, cộng thêm những chính sách ưu đãi đầu tư của nhà nước và hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh bánh kẹo, ngày càng có nhiều nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực này. Đây chính là nhóm đối thủ chưa có mặt trên thị trường nhưng tương lai sẽ xuất hiện và kinh doanh cùng sản phẩm của công ty. Bên cạnh những đối thủ tiềm năng chuẩn bị xâm nhập ngành, Bibica phải đối mặt với những đối thủ rất mạnh có thâm niên trong hoạt động sản xuất kinh doanh bánh kẹo khi Việt Nam gia nhập AFTA, WTO như Kellogs, các nhà sản xuất bánh Cookies từ Đan Mạch, Malaysia… Đây là nhóm các đối thủ đã có mặt trên thị trường
  • 15. Công ty cổ phần Bibica Việt Nam 12 Việt nam, kinh doanh khác các sản phẩm của công ty nhưng tương lai sẽ kinh doanh sản phẩm cùng sản phẩm của công ty. Đối thủ mới tham gia kinh doanh trong ngành có thể làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp do họ đưa vào khai thác các năng lực sản xuất mới, với mong muốn giành được thị phần với các nguồn lực cần thiết. Có thể nói trong lĩnh vực thực phẩm, rào cản quan trọng cho các đối thủ mới gia nhập ngành là tiềm lực về tài chính khả năng về vốn. Vì đây là một yếu tố quan trọng trong quá trình đầu tư, nghiên cứu các sản phẩm, đầu tư công nghệ, quảng bá đến người tiêu dùng. Đối với Bibica, tiềm lực về tài chính đã giúp cho công ty tạo sự khác biệt tong việc đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra các sản phẩm có giá cả và chất lượng cạnh tranh nhờ đầu tư đúng mức. 2.3.2. Tác động của môi trường vĩ mô 2.3.2.1. Tình hình kinh tế Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta đang phục hồi nhanh chóng, sự phân hóa thu nhập ngày càng cao. Khi mức sống người dân tăng lên thì nhu cầu thị trường về bánh kẹo sẽ cao hơn về số lượng, chất lượng, hình thức, mẫu mã… Trong những năm gần đây, từ năm 2007 đến 2013, lãi vay ngân hàng liên tục giảm từ 17% đến 12%/năm, tạo điều kiên cho doanh nghiệp huy động vốn vay, mở rộng quy mô doanh nghiệp với chi phí thấp. 2.3.2.2. Tình hình văn hóa, xã hội  Phong tục tập quán, lối sống Quan niệm sống hiện nay có sự thay đổi rất nhiều, cùng với lối sống ngày càng cải thiện là nhu cầu sống ngày càng cao hơn. Người dân quan tâm hơn đến những tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, mức độ chất lượng, vệ sinh của sản phẩm, đặc biệt là thực phẩm. Người tiêu dung Việt Nam sẽ còn quan tâm nhiều hơn nữa đến sức khỏe, đến các thành phần và các nhãn hiệu chẳng hạn như “ hàm lượng chất béo thấp” hoặc “hàm lượng cholesterol thấp”.
  • 16. Công ty cổ phần Bibica Việt Nam 13 Sở thích đi du lịch của người dân cũng là một điểm đáng chú ý với các nhà sản xuất bánh kẹo. Du lịch gia tăng kéo theo đó là việc gia tăng các nhu cầu về thực phẩm chế biến sẵn nói chung và bánh kẹo nói riêng.  Dân số, lao động: Hiện tại dân số Việt Nam đang đứng thứ 13 trên thế giới với 90 triệu người. Mặc dù dân số Việt Nam phần lớn vẫn còn sống ở nông thôn, chiếm 75% dân số cả nước, sự di cư vào các trung tâm đô thị lớn có ảnh hưởng quan trọng đến thói quen tiêu dung trong nhiều năm tới. Tỷ lệ phát triển này sẽ mang lại một vài xu hướng tiêu dung mới và những thay đổi trong vòng 10 năm tới, kể cả việc nhân đôi lực lượng lao động, nhân đôi số lượng người đưa ra quyết định và số người tiêu thụ: kiểu hộ gia đình nhỏ hơn sẽ kích thích hơn nữa việc tiêu dung sản phẩm bánh kẹo.  Tình hình chính trị- pháp luật Đối với mặt hàng bánh kẹo Chính phủ đã có Pháp lệnh về vệ sinh an toàn thực phẩm; Luật bản quyền sở hữu công nghiệp; quy định ghi nhãn mác, bao bì nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiên dùng và của các công ty sản xuất chân chính. Nhưng việc quản lý và thi hình của các cơ quan chức năng không triệt để nên trên thị trường vẫn còn lưu thong một lượng không nhỏ hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nhãn mác, hàng kém phẩm chất, quá hạn sử dụng… Đây vừa là cơ hội và cũng là thách thức cho doanh nghiệp trong việc xây dựng hình ảnh và thương hiệu của mình. 2.3.2.3. Khoa học- công nghệ Tại Việt Nam, tình trạng công nghệ sản xuất bánh kẹo còn hết sức lạc hậu, chưa được đầu tư, đổi mới nhiều, thiếu trang thiết bị mang tính hiện đại do đó chất lượng sản phẩm không đồng đều. Các dòng sản phẩm còn đơn thuần, chưa đa dạng. Tuy nhiên công ty Bibica lại nhận được sự hậu thuẫn của tập đoàn Lotte về công nghệ sản xuất bánh kẹo, với các dây truyền sản xuất hiện đại. Điều này giúp cho công ty có thể hạ thấp giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, làm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm.
  • 17. Công ty cổ phần Bibica Việt Nam 14 2.3.2.4. Môi trường tự nhiên. Việt Nam nằm ở cực Đông Nam bán đảo Đông Dương. Biên giới Việt Nam giáp với nhiều nước như Thái Lan, Trung Quốc, Lào và Campuchia và biển Đông. Nhờ vị trí thuận lợi của Việt nam, công ty Bibica dễ dàng thông thương với các đối tác trên toàn quốc cũng như trong khu vực và trên toàn thế giới bằng đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Tuy nhiên khoảng cách Nam- Bắc khá lớn nên ban đầu khi mới thành lập các chi nhanh ở miền Bắc việc phân phối, cung cấp sản phẩm cho thị trường miền Bắc gặp nhiều khó khan về chi phí vận chuyển, quảng bá sản phẩm. 2.4. Phân tích mô hình SWOT và tác động của mô hình tới công ty 2.4.1. Phân tích mô hình SWOT ĐIỂM MẠNH (STRENGTHS) - Nguồn lực tài chính và nhân sự mạnh - Công nghệ hiện đại với dây chuyền sản xuất đạt chuẩn quốc tế - Thương hiệu Bibica luôn nhận được người tiêu dùng tín nhiệm bình chọn đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao nhiều năm liền. - Thương hiệu Bibica được chọn là thương hiệu mạnh trong top 100 thương hiệu mạnh tại Việt Nam. - Bibica là đơn vị duy nhất được chọn làm đối tác với viện Dinh Dưỡng Việt Nam nên sản phẩm công ty tạo được uy tín cho người tiêu dùng. - Sản phẩm Hura có chất lượng cao, bao bì đẹp, đa dạng chủng loại. - Hệ thống phân phối rộng khắp cả nước. - Đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp. ĐIỂM YẾU (WEAKNESSES) - Sản phẩm chính của công ty là mặt hàng nhu cầu yếu phẩm nên sức mua luôn biến động, dễ có sản phẩm thay thế. - Hoạt động chiêu thị không hiệu quả - Thương hiệu bánh bông lan kem Hura chưa được nhận biết nhiều. - Hệ thống nhận diện kém
  • 18. Công ty cổ phần Bibica Việt Nam 15 CƠ HỘI ( OPPORTUNITES) - Sự hậu thuẫn của tập đoàn Lotte về công nghệ, tính chuyên nghiệp trong bán hàng, tiếp thị và quản lý sản phẩm và quản lý tài chính. - Sự hỗ trợ từ chính phủ với chương trình “ Người Việt dùng hàng Việt” - Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm ngày càng tăng THÁCH THỨC (THREATS) - Đa phần nguyên liệu đầu vào được nhập khẩu nên khi tỷ giá biến động sẽ ảnh hưởng đến giá thành. - Hệ thống máy móc công nghệ đều nhập khẩu từ nước ngoài nên phải gánh chịu rủi ro về tỷ giá khá lơn. - Cạnh tranh gay gắt với sản phẩm cùng loại và sản phẩm thay thế như trái cây, nước uống trái cây. - Yêu cầu ngày càng gắt gao của người tiêu dùng về tính an toàn, có lợi cho sức khỏe khi sử dụng sản phẩm 2.4.2. Tác động của mô hình tới chiến lược phát triển của công ty  Phát triển chiến lược marketing;  Phát triển chiến lược đa dạng hóa sản phẩm;  Bibica mở rộng thị trường, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao công nghệ, có khả năng tư vấn, định hướng chiến lược, tư vẫn quản trị điều hành, tư vấn quản trị tài chính, tư vẫn các cơ hội, các dự án đầu tư mới.  Tập trung phát triển thực phẩm dinh dưỡng gồm: thực phẩm bổ sung vi chất và thực phẩm chức năng trở thành sản phẩm chiến lược của Bibica, nâng tỷ trọng doanh thu của nhóm sản phẩm dinh dưỡng, vì đây chính là điểm mạnh ưu thế của Bibica.  Củng cố và phát triển hệ thống phân phối công ty: - Thị phần nội địa Bibica: mỗi năm cần tăng 3- 5% thị phần bánh kẹo so với năm trước. - Phát triển điểm bán lẻ: hiện nay 10% trên tổng số điểm bán lẻ có bán sản phẩm
  • 19. Công ty cổ phần Bibica Việt Nam 16  Mở rộng quy mô và phạm vi các kênh phân phối, phát triển thị trường tới những vùng sâu vùng xa thông qua hệ thống đại lý và phân phối. Phát triển thị trường xuất khẩu:Thị trường: Philippines , Bangladesh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Thái Lan, Lào, các nước Trung Đông… Phần II. Tình hình quản trị của công ty Cổ phần BiBiCa Việt Nam 1) Tình hình về quản trị sản xuất và tác nghiệp 1.1. Giới thiệu về quản trị sản xuất và quy trình công nghệ của Bibica Các dây chuyền công nghệ của công ty có trình độ tự động hóa cao, phần thủ công chủ yếu tập trung ở công đoạn bao gói. Hệ thống nhà xưởng khá rộng, đảm bảo cho các dây chuyền bố trí theo hình thức dòng chảy. Như vậy, có thể nói công ty đã bố trí một cách khá hợp lý vị trí của các dây chuyền nên có thể giảm thiểu thời gian sản xuất ra một sản phẩm, nâng cao năng suất lao động. 1.2. Hoạch đinh về nguồn nguyên vật liệu của công ty Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty Cổ phần Bibica Việt Nam
  • 20. Công ty cổ phần Bibica Việt Nam 17 1.2.1. Nguồn nguyên vật liệu - Các loại nguyên vật liệu chính có nguồn cung cấp trong nước, nhà cung cấp ổn định nhiều năm liền, công ty có hợp đồng cung cấp theo năm. - Các loại nguyên liệu phụ: mua từ các doanh nghiệp trong nước, trên cơ sở nhu cầu dự kiến cả năm. - Bao bì được cung cấp bởi các doanh nghiệp lớn và có uy tín thực hiện in ấn - Một số loại nguyên liệu nhập khẩu từ các nước Pháp, Singapore. Bảng danh sách các nhà cung cấp nguyên vật liệu cho công ty STT Nhà cung cấp Nguyên vật liệu ghi chú Nhà cung cấp trong nước 1 1 Cty Đường Biên Hòa Đường RS, RE 2 2 Cty bột mì Bình Đông Bột mì 3 3 Cty TNHH Uni-Resident Việt Nam Bột mì 4 4 Cty liên doanh Tapioca Việt Nam Tinh bột sắn 5 5 Cty TNHH Thương mại Á Quân Sữa bột, phụ gia 6 6 Cty bao bì nhựa Thành Phú Mua nhãn gói bánh, nhãn gói kẹo, túi bánh, túi kẹo 7 7 Cty SXKD XNK giấy in và bao bì Liksin Mua nhãn gói bánh, nhãn gói kẹo, túi bánh, túi kẹo Nhà cung cấp nước ngoài 8 8 S.I.M Shortening, bột ca cao, sữa 9 9 ROBERTET SA Các loại hương liệu 1 01 JJ DEGUSSA Các loại hương liệu 1.2.2. Sự ổn định của các nguồn cung ứng nguyên vật liệu Đảm bảo nguồn nguyên vật liệu cho Bibica, hàng năm công ty ký hợp đồng nguyên tắc cung ứng làm cơ sở cho các đối tác chuẩn bị nguồn hàng, ổn định giá cả cung cấp trong năm
  • 21. Công ty cổ phần Bibica Việt Nam 18 Để tăng tính cạnh tranh phần lớn một loại nguyên liệu, công ty chọn từ khoảng 2 nhà cung cấp, thực hiện chào giá cạnh tranh theo từng lô hàng. Đối với các loại nguyên liệu chính: do có mối quan hệ mua bán lâu năm nên nhà cung cấp nắm rõ yêu cầu kỹ thuật của Công ty cho từng loại nguyên liệu và có lượng hàng dự trữ cho Bibica. Các nhà cung cấp chủ yếu tại TP. Hồ Chí Minh, nên tiến độ cung cấp nhanh, thời gian vận chuyển không ảnh hưởng và chi phí không cao Riêng mặt hàng đường: do Công ty có mối quan hệ mật thiết với công ty CP Đường Biên Hòa nên Công ty đều nắm bắt kịp thời các yếu tố ảnh hưởng về giá đường, việc cung cấp đường giữa Bibica với công ty CP Đương Biên Hòa theo nguyên tác giá cả thị trường, ngoài ra còn được giảm chi phí vận chuyển và kho hàng dự trữ do có vị trí thuận lợi. Đối với nguyên vật liệu có nguồn gốc nhập khẩu có số lượng không đủ thì các đơn vị chịu trách nhiệm nhập khẩu và cung cấp lại Bibica theo giá hợp lý. 1.2.3. Ảnh hưởng của nguyên vật liệu đối với doanh thu Chi phí nguyên vật liệu chiếm khoảng 55 – 60% doanh thu thuần, do đó giá cả của nguyên vật liệu sẽ ảnh hưởng lớn đến chi phí đầu vào của công ty. Từ năm 2003 đến nay do tình hình chung giá các nguyên vật liệu chính: đường, tinh bột sắn, bột mỳ, bao bì, nhiên liệu....tăng 10 – 40% bắt buộc Công ty phải điều chỉnh giá bán cho phù hợp nhằm đảm bảo mức lợi nhuận bình quân đối với từng sản phẩm theo kế hoạch 1.3. Hoạch định về công suất máy móc, thiết bị của công ty Với phương châm đầu tư chiều sâu, công ty đã nhập máy móc từ các nước tiên tiến trên thế giới. Dây chuyền tuy chưa phải là hiện đại nhất nhưng cũng phần nào đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Để duy trì hoạt động ổn định của máy móc thiết bị, nhằm cho ra đời nhưng sản phẩm có chất lượng cao. Công ty hết sức chú ý tới công tác bảo dưỡng sửa chữa máy móc thiết bị. Chế độ bảo dưỡng, sữa chữa (định kỳ và thường xuyên) được giao cho tổ sửa chữa trực thuộc phòng kỹ thuật
  • 22. Công ty cổ phần Bibica Việt Nam 19 Mặc dù công ty có hệ thống máy móc thiết bị khá hiện đại, song do ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ trong sản xuất và kinh doanh bánh kẹo nên vẫn chưa tận dụng hết công suất của máy móc thiết bị. Hiệu suất sử dụng tính chung cho tát cả các dây chuyền là 56,8%, trong đó hai dây chuyền Bim chiên và kẹo cao su có hiệu suất cao nhất cũng chỉ đạt 75% công suất thiết kế. Điều này cho thấy cơ cấu sản phẩm của Công ty chưa thực sự hợp lý vì chưa tìm ra được những sản phẩm thích hợp với mùa hè. Những sản phẩm này có thể chỉ là những sản phẩm bình dân, lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm nhỏ nhưng điều quan trọng có thể tận dụng tối đa công suất thiết kế của dây chuyền nhằm giảm chi phí kấu hao. Tuy nhiên, điều này cũng có hàm ý Công ty có thể hướng tới mục tiêu tăng trưởng cao hơn mà không nhất thiết phải đầu tư mua sắm thêm máy móc thiết bị mới. Hiện nay hệ thống máy móc thiết bị của Công ty bao gồm: - Xí nghiệp bánh có ba dây chuyền sản xuất bánh kem xốp, bánh biscuit và bánh mặn - Xí nghiệp kẹo gồm hai dây chuyền sản xuất kẹo cứng vè kẹo mềm. Trong đó có dây chuyền sản xuất kẹo Chew và Caramen của Đức hiện đại còn lại là các dây chuyền có trình độ trung bình và lạc hậu. Năm 1992 xí nghiệp còn được trang bị thêm dây chuyền sản xuất kẹo Jelly khuôn và Jelly cốc. Sau đây là một số thống kê về máy móc thiết bị kỹ thuật của công ty. Bảng: Thống kê năng lực sản xuất của máy móc thiết bị STT Tên thiết bị Công suất (tấn/năm) Trình độ trang bị 1 Dây chuyền sản xuất bánh biscuit 1600 Thiết bị mới, cơ giới hóa, tự động hóa 2 Dây chuyền sản xuất bánh Biscuit (Italy) 2300 Thiết bị mới, cơ giới hóa, tự động hóa 3 Dây chuyền sản xuất bánh kem xốp 150 Cơ giới hóa và thủ công 4 Dây chuyền sản xuất kẹo cứng 1400 Cơ giới hóa, tự động hóa 5 Dây chuyền sản xuất kẹo mềm chất lượng cao 1200 Cơ giới hóa, một phần tự động hóa
  • 23. Công ty cổ phần Bibica Việt Nam 20 6 Dây chuyền sản xuất kẹo mềm khác 6700 Cơ giới hóa, tự động hóa 7 Dây chuyền sản xuất keojCaramen (Đức) 2500 Thiết bị mới, cơ giới hóa, tự động hóa 8 Dây chuyền sản xuất Glucoza phục vụ sản xuất kẹo 1500 Cơ giới hóa Bảng: Cơ cấu máy móc của công ty Bibica TT Tên dây chuyền Nước sản xuất Giá trị (Tỷ đồng) Năm nhập Công suất (tấn/ngày) Hiệu suất (%) Thiết kế Sử dụng 1 Kẹo cứng Ban Lan 6,8 1994 8,0 4,50 56,25 2 Kẹo que Hà Lan 2,7 1997 0,5 0,25 50,00 3 Bim chiên Nhật 7,4 1993 0,8 0,40 50,00 4 Bim nổ Nhật 5,0 1993 0,6 0,24 40,00 5 Kẹo cao su Đức 5,0 1994 1,0 0,75 75,00 6 Socola Hà Lan 6,2 1995 1,0 0,55 55,00 7 Cookies Nhật 9,0 1993 1,5 0,80 53,33 8 IsomaIt Nhật 8,0 1999 1,2 0,50 42,00 9 Bánh tươi Nhật 5,5 1996 0,5 0,30 60,00 Nhìn vào cơ cấu máy móc của công ty, hầu hết dây chuyền còn mới. Tuy nhiên, dây chuyền sản xuất Bim chiên, Bim nổ, Cookie được nhập vào từ năm 1995 đến nay, nên hiện nay đã trở thành lạc hậu làm cho sản phẩm này của công ty thiếu một số tính năng quan trọng. Đặc biệt là sản phẩm truyền thống Bim Bim, gần đây không được người tiêu dùng ưa thích vì công nghệ phun gia vị làm người tiêu dùng bị bẩn tay khi ăn và gia vị chỉ đọng lại ở bên ngoài không thấm sâu vào mỗi cánh Bim Bim được. Trong hướng phát triển tới, công ty sẽ trang bị thêm máy móc phụ, hỗ trợ cho dây chuyền Bim Bim với công nghệ trộn gia vị, nâng cao tính năng của sản phẩm này Vào thời điểm những tháng hè, tốc độ tiêu thụ bánh kẹo chậm lại, thời gian ngừng máy dài, công suất khai thác trung bình khoảng 50% dẫn đến tình trạng khấu hoa máy móc tính trong giá thành sản phẩm, làm đội gía thành, đây là một nhược điểm cần khắc phục. Chiến lược sản phẩm của công ty trong thời gian tới phải chú ý đến cơ cấu các mặt hàng để đảm bảo khai thác tốt công suất của máy móc thiết bị, giảm chi phí chung, hạ giá thành làm tăng sức mạnh của sản phẩm
  • 24. Công ty cổ phần Bibica Việt Nam 21 Tóm lại, máy móc thiết bị hiện đại tạo điều kiện thuận lợi để công ty thực hiện chiến lược đa dạng hóa và nâng cap chất lượng sản phẩm. 2) Tình hình hoạt động quản trị nhân lực 2.1. Chính sách tuyển dụng Do nhập khẩu dây chuyền sản phẩm mới, Công ty ưu tiên tuyển dụng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lành nghề đặc biệt là những kỹ sư công nghệ, kỹ sư tự động hóa và công nhân kỹ thuật. Bên cạnh đó, với mục tiêu xây dựng và phát triển một đội ngũ nhân viên giỏi nghề vụ, chuyên nghiệp trong phong cách làm việc, công tác đào tạo và phát triển nhân viên được ưu tiên hàng đầu tại công ty cổ phần bánh kẹo Bibica. Hiện nay, Bibica đang áp dụng chính sách chuyên sâu trong chính nội bộ TVM. Bibica luôn chào đón các ứng viên, những người luôn muốn vươn lên bằng tài năng, trí tuệ, phẩm chất đạo đức và lòng say mê công việc. Công tác tuyển dụng để lua chọn nhân viên và công nhân khá chặt chẽ, đối với tuyển dụng nhân viên, các ứng viên đáp ứng tiêu chuẩn chuyên môn, yêu cầu công việc và sẽ phải tham gia các vòng thi tuyển phỏng vấn. Đối với tuyển dụng công nhân lao động, các ứng viên ngoài đáp ứng yêu cầu công việc còn phải nắm kỹ quy định về vệ sinh thực phẩm và an toàn lao động. 2.2. Chính sách đào tạo và phát triển Công ty luôn cung cấp cho nhân viên cơ hội đào tạo, hỗ trợ xây dựng kế hoạch phát triển cá nhân để giúp nhân viên vừa phát triển nghề nghiệp, vừa đạt được những mục tiêu cá nhân. Đối với nhân viên là sinh viên mới tốt nghiệp, công ty sẽ giúp bạn hội nhập với công nghiệp nhanh nhất bằng các khóa đào tạo nhằm bổ sung các kiến thức thực tiễn, giúp bạn phát huy những tri thức đã tiếp thu tại giảng đường vào các công việc tại Bibica. Đối với các nhân viên đã có kinh nghiệm làm việc, Bibica luôn có các khóa đào tạo nâng cao để nhân vien có thể tiếp tục phát triển về nghiệp vụ và kỹ năng, tạo nền tảng để giúp bạn có thể thăng tiến trong nghề nghiệp, năm vững vị trí quan trọng trong tương lai
  • 25. Công ty cổ phần Bibica Việt Nam 22 2.3. Chính sách lương thưởng và đãi ngộ Đảm bảo thu nhập của cán bộ công nhân viên cạnh tranh và tương xứng với các đơn vị cùng ngành nghề, cùng khu vực trong từng thời điểm. Lương thu nhập bao gồm lương cơ bản và lương loại phụ cấp lương tương ứng với công sức, trách nhiệm và hiệu quả lao động Tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc sẽ được tôn vinh và khen thưởng xứng đáng kịp thời, công khai và công bằng Bảng : Số lượng, cán bộ nhân viên và chính sách Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Lao động bình quân năm 1.781 1.026 1.764 1.707 Quỹ lương, thưởng thực hiện (tỷ đồng) 91,26 107,48 124,86 127,62 Bình quân thu nhập (đồng/người/tháng) 4.742.640 6.145.557 6.883.425 7.217.787 -Trong đólương 3.784.991 3.944.710 4.667.668 5.678.996 -Thưởng và các khu nhập khác 797.930 1.447.889 1.204.429 1.124.541 Bảng: Cơ cấu lao động theo trình độ và tính chất công việc ( tính đến tháng 12/2014) Chỉ tiêu Số người Tỷ trọng (%) Trên đại học 4 0.23 Đại học 248 14.56 Cao đẳng 93 5.45 Trung cấp, CNKT nghề 541 31.69 Lao động phổ thông 821 48.01 Lao động trực tiếp sản xuất 665 38.96 Lao động gián tiếp, phục vụ sản xuất 430 25.19 Lao động lực lượng bán hàng toàn quốc 612 33.28
  • 26. Công ty cổ phần Bibica Việt Nam 23 Trong năm 2013 Công ty tiếp tục áp dụng chính sách lương gắn với hiệu quả công việc của Cán bộ công nhân viên, cụ thể: - Đối với Cán bộ quản lý từ cấp trưởng bộ phận trở lên áp dụng trả lương theo KPI, trong đó KPI chiếm 20%. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị, các đơn vị xây dựng 5 chỉ tiêu KPI, hàng tháng ban Tổng giám đốc trực tiếp đánh giá KPI của các đơn vị. - Đối với công nhân viên trực tiếp sản xuất từ cấp trưởng ca sản xuất trở xuống áp dụng chính sách lương theo đơn giá sản phẩm. Lương sản phẩm sẽ được tính theo chuyên/ phân xưởng trên cơ sở sản lượng sản xuất và đơn giá sản phẩm công ty đã ban hành. Công ty đã ban hành chính sách lương thưởng năm 2013 số 00147/TB- TGĐ ngày 30/01/2013: - Thưởng cá nhân: thưởng quí, thưởng cán bộ quản lí, thưởng tháng 13, lương hoàn thành kế hoạch năm. Cơ sở xét thưởng là kết quả sản xuất kinh doanh của công ty và kết quả đánh giá cá nhân, đối với cán bộ quản lý theo KPI, các nhân viên còn lại đánh giá theo 5 tiêu chí. - Thưởng tập thể: Đưa ra mức thưởng, căn cứ các tiêu chí đánh giá để các đơn vị tự phấn đấu gồm: chấp hành nội qui, thực hiện ISO, 5S và các kiến nghị đề xuất tiết kiệm, hợp lý hóa sản xuất và nâng cao hiệu quả quản lý. 3) quản trị marketing 3.1. Thị trường mục tiêu Thị trường trong nước chủ yếu tập trung tại thị trường có mật độ dân số động và nhu cầu chỉ tiêu mức khá trở lên, các sản phẩm hiện nay có những sản phẩm thường xuyên cung cấp như bánh Bông lan, Biscuits and cookest, keọ các loại, bột ngũ cốc dinh dưỡng, nhưng vẫn có những sản phẩm chỉ tập trung sản xuất theo mùa vụ như bánh trung thu, socola. Đối đầu với các sản phẩm có chu kỳ sản xuất thường xuyên ít có mức tăng giá đột biến, mặc dù các yếu tố đầu vào tăng giá bởi các yếu tố lạm phát. Các sản phẩm chủ yếu tập trung tăng nhẹ là những sản phẩm giá thấp và có xu hướng bão hòa.
  • 27. Công ty cổ phần Bibica Việt Nam 24 Để thực hiện được chiến lược này, Bibica đã tập trung thị trường, đặc biệt là tại thị trường TP Hồ Chí Minh, với chính sách giảm giá các mặt hàng vào các dịp lễ hoặc các thời điểm nhạy cảm đã tác động mạnh đến cầu tiêu dùng, nâng mức sản lượng tiêu thụ này tăng lên. Bên cạnh đó còn tổ chức các hoạt động gây chú ý của cộng đồng như tài trợ các chương trình, sự kiện xã hội. Đặc biệt Bibica còn phát triển hơn việc xây dựng các thị trường mục tiêu mới. Hiện tại thị trường trong nước vẫn là nguồn cầu chủ yếu của Bibica. Với mạng lưới chi nhánh có đến 64/64 tỉnh thành đều có quầy giao dịch, các chi nhánh lớn như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ. Hơn 40 000 đaị lý trên toàn quốc. Với hệ thống phân phối như vậy, Bibica luôn có đươc một phương án tối ưu khi thâm nhập một thị trường mới. - Với thị trường nội địa Cải thiện hệ thống phân phối nhằm nổ lực đưa hàng đến vùng sâu, vùng xa, nơi mà người dân còn sử dụng bánh kẹo chất lượng kém, hàng giả, hàng nhái của các cơ sở sản xuất nhỏ lẽ. Công ty Bibica tăng cường truyền thông hướng dẫn và cung cấp thông tin kịp thời về sản phẩm cho người tiêu dùng biết rằng các phóng sự, phim tự giới thiệu, kết hợp với trung tâm y tế dự phòng, đài phát thanh của các địa phương... Nguồn kinh phí sử dụng để xây dựng, mở rộng các chi nhánh phân phối tại các thị trường mới đó là quỹ hỗ trợ phát triển, ngoài ra còn liên kết với các đại lý tại đây để hợp đồng phân phối sản phẩm cảu Bibica, các thị trường được mở rộng thêm vào các huyện lẻ của các tỉnh như: Bến Tre, Kontum, Thanh Hóa, Thái Nguyên... - Với thị trường ngoài nước: Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, tìm bạn hàng nước ngoài, tham gia hội chợ triễn lãm, cử nhân viên đi tìm hiểu thị trường và tìm đối tác ở nước ngoài. Sử dụng mạnh mẽ các kênh phân phối của Lotte tại các thị trường châu Á để đưa sản phẩm vào các thị trường mới như Ấn Độ, Ả Rập. Các sản phẩm tung vào hai thị trường này chủ yếu là những sản phẩm cao cấp, tăng khả năng cạnh tranh về chất lượng đối với các đối th nhủ tại các thị trường này. Nhờ thông qua kênh phân phối của
  • 28. Công ty cổ phần Bibica Việt Nam 25 đối tác chiến lược nên chi phí phân phối được tối thiểu hóa, đồng thời được đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như thương hiệu sản phẩm. Với tiềm lực hiện tại và có sự hậu thuẫn của Lotte, Bibica đang trở thành một đối thủ thách thức cho các doanh nghiệp cùng ngành. Hiện nay danh mục sản phẩm của Bibica có nhiều chủng loại và tập trung vào các phân khúc thị trường có thu nhập khá trở lên, bên cạnh đó thị trường hiện tại chưa thật sự khai thác hết nhu cầu cảu khách hàng cũng như năng lực bán hàng của các chi nhánh, đại lý ủy nhiệm Với hệ thống kênh phân phối rộng khắp cả nước và đặc biệt là kênh phân phối rộng khắp của Lotte trên thế giới, bành trướng thế lực và vị thế, tận dụng tối đa lợi ích từ việc cổ phần hóa doanh nghiệp, đây là một điểm mạnh của Lotte so với các đối thủ cạnh tranh khác cùng ngành. Trong khi phân phối qua các trung gian để đưa sản phẩm thâm nhập vào các thị trường nước ngoài thì phải bỏ ra những khoản chi phí lớn như: thuế, chi phí trung gian phân phối...làm tăng thêm gia thành khi đến tay người tiêu dùng nước ngoài, gây ấn tượng không tốt về giá cả đối với sản phẩm của Bibica. 3.2. Chiến lược định vị sản phẩm Vào thời điểm bắt đầu sản xuất, các sản phẩm của Bibica hướng đến phục vụ nhu cầu thiết yếu về lương thực, thực phẩm của khách hàng. Nhưng tại thời điểm hiện nay, nhu cầu con người tăng lên theo đời sống, vấn đề thực phẩm được quan tâm nhiều hơn, khách hàng lựa chọn những sản phẩm có giá trị chất lượng thay vì số lượng như trước kia. Bên cạnh đó, thị trường Việt Nam đang phân bố rõ rệt về mặt thu nhập cũng như mật độ dân cư, trên cơ sở đó cần phải phân hóa lại thị trường sản phẩm hiện tại để có thể đáp ứng đúng đối tượng và đủ sản phẩm tại thị trường đó. Dựa trên nhu cầu thực tế đó, BBC đã đưa ra những sản phẩm mạng tính đặc thù và chiến lược cho riêng mình, trong đó có những sản phẩm truyền thống nhưng được cải tiến trên cơ sở công thức cũ, những sản phẩm đó chủ yếu là những sản phẩm lâu đời, có tính chất ít thay đổi đối với người tiêu dùng và đã đi sâu và tiềm thức của nhu cầu con người như: socola, các loại kẹo giá trị thấp, buscuist and cookest. Những sản phẩm này chủ yếu phân tán ở các thị trường mới và thị trường cũ nhưng có dấu hiệu bão hòa.
  • 29. Công ty cổ phần Bibica Việt Nam 26 Bên cạnh đó, BBC cũng tập trung nghiên cứu những sản phẩm tạo sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành, việc này các doanh nghiệp trong ngành cũng đã từng làm và tận dụng khả năng hớt váng của các sản phẩm mới để nâng cao doanh thu cho doanh nghiệp. BBC đã có sự hợp tác với viện dinh dưỡng Việt Nam để cho ra đời các sản phẩm chuyên dùng cho các đối tượng của chế độ dinh dưỡng, đây là những sản phẩm chiếm thì phần nhỏ nhưng chiếm doanh thu lớm bởi tính chất đặc thù và riêng biệt của nó. Ngoài ra vào các dịp lễ như: lễ tình nhân, trung thu, phụ nữ, tết… BBc cũng tung ra những sản phẩm chỉ phục vụ trong thời gian ngắn diễn ra những ngày lễ, tạo cảm giác mới mẻ trong sự lựa chọn của khách hàng và khẳng định yếu tố phục vụ mọi nhu cầu đối với khách hàng. Vì vậy việc phát triển sản phẩm bằng việc cải tiến hoặc sửa đổi ccs sản phẩm hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu và tang tiêu thụ trên thị trường hiện tại Sự khác biệt của Bibica so với các đối thủ cùng ngành: Sản phẩm của Bibica là sự kết hợp hài hòa giữa kĩ thuật làm bánh truyền thống và những thành tựu khoa học mới về sản phẩm dinh dưỡng và thực phẩm chức năng. Do đó, sản phẩm của BBC không chỉ giữ được hương vị truyền thống mà còn bổ sung những hợp chất sinh học rất có lợi cho sức khỏe mà không một sản phẩm bánh trung thu nào có được. 3.3. Chính sách marketing-mix 3.3.1. Chính sách sản phẩm 3.3.1.1. Chính sách chủng loại sản phẩm Công ty cổ phần Bibica là một trong những công ty sản xuất và kinh doanh bánh kẹo hàng đầu tại Việt Nam. Công ty chủ yếu sản xuất các mặt hàng bánh kẹo, đó là hệ hàng chủ yếu trong danh mục sản phẩm của công ty. Công ty có các nhóm sản phẩm chính sau:  Nhóm bánh: sản phẩm bánh của công ty khá đa dạng gồm các dòng sản phẩm sau: - Dòng bánh khô: gồm các loại bánh quy quy xốp. kẹp kem, phủ socola, hỗn hợp với các nhãn hiệu Nutri-Bis, Creamy, Orienco, Orris, Happy, Victory, Palomino, Giving, Glory, Hilary, ABC… dòng sản phẩm này được sản xuất trên hai dây chuyền hiện đại của Châu Âu và Mỹ với hai công suất khoảng
  • 30. Công ty cổ phần Bibica Việt Nam 27 4000 tấn/năm chiếm 20-25% tỷ trọng doanh số và khoảng 20% thị phần bánh biscuit, cookies trên thị trường. Các sản phẩm này đã có chỗ đứng khá vững trên thị trường do chất lượng tốt, ổn định, mẫu mã phong phú, nhãn hiệu quen thuộc với người tiêu dùng. Bánh cremy dâu hộp 260g Bánh zamy nhân mức cam hộp 200g Bánh Chocochip 144g . bánh Goody điều 198g .bánh Poramy hỗn hợp 500g - Dòng sản phẩm snack: gồm các loại snack tôm, cua, mực, gà nướng, bò, chả cá, cay ngọt… với nhãn hiệu Oẳn tù tì, Potasnack. Dòng sản phẩm này hiện nay có dung lượng thì trường lớn nhưng có nhiều đơn vị tham gia nên cạnh tranh rất mạnh. Đặc điểm của sản phẩm này là rất cồng kềnh, chi phí lưu thông lớn tuy nhiên nhờ tận dụng được ưu thế sản xuất tại chỗ (Biên Hòa và Hà Nội) nên snack của công ty có thế mạnh cạnh tranh về giá và được phân phối khá rộng trên cả nước. - Sản phẩm bánh trung thu: mặc dù mới tham gia thị trường khoảng năm năm gần đây nhưng bánh trung thu Bibica đã khẳng định chất lượng và mẫu mã được ưa chuộng trên thị trường. Thị phần bánh trung thu của công ty tăng trưởng với tốc độ rất nhanh (trên 50%/năm). Đặc biệt công ty đã đi đầu trong
  • 31. Công ty cổ phần Bibica Việt Nam 28 việc nghiên cứu và sản xuất thành công sản phẩm bánh trung thu cho người ăn kiêng và tiểu đường. Bánh TT cao cấp thưởng nguyệt 900g Bánh TT dinh dưỡng dạ nguyệt 800g - Dòng sản phẩm bánh tươi: gồm các loại bánh bông lan kem Hura, bánh nhân Custard Paloma và bánh mì Lobaka, Jolly. Bánh bông lan kem Hura hiện nay có nhiều lợi thế cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại của Kinh Đô cũng như ngoại nhập do được sản xuất trên dây chuyền mới, hiện đại của Ý, công nghệ tiên tiến đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm với hạn sử dụng đến 12 tháng, sản phẩm bánh Hura chiếm trên 30% thị phần bánh bông lan kem sản xuất công nghiệp và là đơn vị dẫn đầu về chất lượng. Sản phẩm bánh nhân Custard và bánh mỳ mới đưa ra trên thị trường đang trên đà tăng trưởng. Bánh Swissroll Cam+C HG 360g Hura Deli Cốm-Dừa hộp 336g - Nhóm kẹo: Kẹo chiếm tỷ trọng doanh số trên 40% của toàn công ty và khoảng 35% thị phần bánh kẹo cả nước. Công ty có nền tảng tốt về cơ sở vật chất, kỹ thuật đồng thời thương hiệu Bibica rất quen thuộc với người tiêu dùng. Kẹo cứng và kẹo mềm: được sản xuất trên các dây chuyền liên tục với các thiết bị của Châu Âu. Với năng suất 10.000 tấn/năm, Bibica là một trong những nhà sản xuất kẹo lớn nhất của Việt Nam. Do đó sản xuất từ các nguồn nguyên liệu chất
  • 32. Công ty cổ phần Bibica Việt Nam 29 lượng cao, đặc biệt là mạch nha, nên sản phẩm kẹo cứng có hương vị vượt trội do với các sản phẩm khác cùng loại. +) kẹo cứng: có các loại như me, gừng, bạc hà, sữa, café, trái cây với các nhãn hiệu Migita, Bốn mùa, Tứ Quý. Kc Volcano túi 100g Kctrái cây bốn mùa 70g kẹo mềm Sumika 140g +) kẹo mềm: có các loại như sữa, café sữa, socola sữa, bắp, sữa trái cây (nhãn hiệu Sumika), kẹo mềm xốp Zizu, Sochew, Quê hương. - Kẹo dẻo: nhãn hiệu Zoo, Socola nhãn hiệu Chocobella. Sản lượng kẹo tiêu dùng hàng năm trên 5.500 tấn. Hiện nay công ty đang phát triển dòng sản phẩm kẹo không đường để đón đầu xu thế tiêu dùng mới, Kẹo dẽo Zoo hương dâu túi 200 kẹo dẽo Beme hương nho túi 150g  Nhóm sản phẩm mạch nha: ngoài việc tự sản xuất mạch nha có chất lượng cao lamg nguồn nguyên liệu sản xuất bánh kẹo, hiện nay mạch nha của công ty
  • 33. Công ty cổ phần Bibica Việt Nam 30 được cung cấp cho một số đơn vị trong ngành chế biến khác với sản lượng trên 1000 tấn/năm. Với công nghệ thủy phân bằng enzyme chất lượng mạch nha của công ty đạt tiêu chuẩn cao sơ với các đơn vị khác. Bánh bông lan bơ nho Olive  Ngoài ra, Bibica còn cung cấp dòng bánh Lotte Pie với chất lượng cao Ngày nay, khi khoa học kĩ thuật tiến bộ, nhiều sản phẩm mới ra đời thì dẫn đến sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu khó tính của khách hàng thì chiến lược sản phẩm mới rất quan trọng, Bibica tung ra thị trường sản phẩm tết như bánh bông lan kem, bánh Biscuits, các loại kẹo socola, bột ngũ cốc… đây có thể xem là một chiến lược sản phẩm mới của công ty. Với dây chuyền và công nghệ hiện đại Bibica sắp cho ra đời sản phẩm NUTRI- BIS sử dụng tốt và phù hợp cho người ăn kiêng và bệnh nhân tiểu đường.
  • 34. Công ty cổ phần Bibica Việt Nam 31 3.3.1.2. Chính sách hoàn thiện chất lượng sản phẩm Khác với sản phẩm bánh trung thu khác, sản phẩm của BIbica là sự kết hợp hài hòa giữa kĩ thuật làm bánh truyền thống và những thành tựu khoa học mới về sản phẩm dinh dưỡng và sản phẩm chức năng. Do đó sản phẩm của Bibica không chỉ giữ được hương vị truyền thống mà còn bổ sung những hợp chất sinh học rất có lợi cho sức khỏe mà không một sản phẩm bánh trung thu nào có được. Bibica đầu tư mạnh về marketing và đề ra chiến lược sản phẩm đúng đắn nhằm xây dựng các nhãn hiệu chủ lực: bánh bông lan kem Hura và Hura deli, bánh Chocopie Lotte Pie… Công ty không ngừng hoàn thiện và nâng cao sản phẩm nhằm tạo nên sự tin tưởng khi sử dụng sản phẩm của khách hàng bằng việc hợp tác viện dinh dưỡng Việt Nam và hợp tác với tập đoàn Lotte Hàn Quốc với công nghệ sản xuất tiên tiến làm cho chất lượng cũng như mẫu mã ngày một nâng cao hơn. 3.3.2. Chính sách nhãn hiệu Bibica là viết tắt của “Biên Hòa Biscuits Candy” dựa trên ngành nghề sản xuất và kinh doanh ban đầu của công ty. Chữ Bibica đặt trong hình elip, giữa hai dấu lượn màu trắng thể hiện sự vận động đi lên không ngừng của công ty. Nhãn hiệu đã được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa/ sở hữu công nghiệp Cục sở hữu trí tuệ- Bộ khoa học công nghệ. Đối với người Việt Nam, nhãn hiệu BBC dễ đọc và rất ngắn gọn chỉ cần nhắc đến BBC người Việt Nam đều nghĩ đến sản phẩm của công ty bánh kẹo Biên Hòa nổi tiếng, nó phù hợp với phong tục tập quán của người Việt Nam. Đối với người nước ngoài thì BBC lại không có dấu nên rất dễ phát âm và biết được tên của các loại sản phẩm mình đang chọn.
  • 35. Công ty cổ phần Bibica Việt Nam 32 Nhãn hiệu Bibica đã trở thành nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới và khi có mặt trên thị trường mọi người đều có thể biết và phân biệt một cách dễ dàng với các nhãn hiệu của công ty bánh kẹo khác. 3.3.3. Chính cách bao bì của sản phẩm Công ty đầu tư khá kỹ gồm rất nhiều kiểu dáng, bao bì như: màng gói, túi nhựa, hộp thiếc, hộp nhựa, hộp carton... được cung ứng bởi các doanh nghiệp lớn có uy tín trong nghề như công ty bao bì nhựa Thành Phú, công ty SXKD XNK giấy in và bao bì Liksin. Bên trên bao bì có những thông tin về sản phẩm để cung cấp thông tin về sản phẩm cho khách hàng được biết, ngoài ra còn in các hình mẫu và các màu sắc bắt mắt để thu hút khách hàng. Những sản phẩm có sự hợp tác của viện dinh dưỡng Việt Nam trên bao bì sản phẩm đều có chứng nhận của viện với thông tin: “sản phẩm được sự tư vấn và thử nghiệm lâm sàng bởi Viện dinh dưỡng Việt Nam”. 3.3.4. Chính sách giá cả Công ty Bibica đưa ra chính sách giá cả dựa trên: - Giá sản phẩm phù hợp với thị trường - Tùy theo những mặt hàng dành cho những người tiêu dùng bình thường thì giá thập, chất lượng trung bình. - Giá cho những mặt hàng cao cấp dành cho người có thu nhập cao, có nhu cầu lớn thì thường có giá cao hơn và chất lượng tốt hơn. - Giá đưa ra trên thị trường phải có tính cạnh tranh với các đối thủ khác. Công ty luôn định giá ngang bằng hoặc thấp hơn đối thủ cạnh tranh để thâm nhập thị trường tốt hơn, loại bỏ được các đối thủ cạnh tranh vì những sản phẩm của công ty có chu kỳ sống dài, chất lượng tốt. Điển hình là với Công ty Xây dựng và Chế biến thực phẩm Kinh Đô, công ty này luôn định giá các sản phẩm cao hơn Bibica, trên cơ sở đó thì công ty đã đưa ra chiến lược, chính sách giá phù hợp để cạnh tranh với Kinh Đô. - Bên cạnh đó, nhằm khuyến khích khách hàng tiêu thụ sản phẩm của mình, công ty còn thực hiện các chương trình khuyến mãi giả giá nhân dịp các ngày lễ lớn,
  • 36. Công ty cổ phần Bibica Việt Nam 33 dịp tết. Đồng thời công ty còn có hình thức chiết khấu đặc biệt cho các kênh phân phối. Bảng chiết khầu mua hàng chủa Công ty Cổ phần Bibica Số lượng đơn hàng (hộp) Mức chiết khấu (%) 4-10 12 10-30 13 30-70 14 70-150 16 150-300 18 300-500 20 >500 22-24 - Bảng giá của một số loại sản phẩm của công ty BẢNG BÁO GIÁ BÁNH KẸO NĂM 2013 ST T Tên sản phẩm ĐVT TL đơn vị Số dv/thùng Giá thùng bánh, lốc A1 Bánh hộp 1 Bánh HG 350g Hộp 350 12 352.000 2 Bánh HG 300g Hộp 300 10 358.000 3 Bánh HN 450g Hộp 450 10 489.000 4 Bánh HT 350g Hộp 350 10 628.000 5 Bánh HT C 400g Hộp 400 10 671.000 6 Bánh HT 450g Hộp 450 10 820.000 7 Bánh HT 700g Hộp 700 6 480.000 8 Bánh HT tròn 800g Hộp 800 7 788.000 9 Bánh HT CN dẹt cao cấp 420g Hộp 420 12 998.000 10 Bánh HT tròn cao cấp 454g Hộp 454 13 920.000 11 Bánh HT tròn cao cấp 681g Hộp 681 10 720.000 12 Bánh HT tròn cao cấp 908g Hộp 908 6 860.000 B1 Kẹo túi 13 Kẹo Ex-Kool túi bát túi 350 16 464.000
  • 37. Công ty cổ phần Bibica Việt Nam 34 giác 350g B2 Kẹo hộp 14 Kẹo phát tài HG bát giác 150g Hộp 150 30 470.000 15 Kẹo phát tài HN 150g Hộp 150 30 470.000 16 Kẹo tứ quý hũ nhựa 300g Hũ 300 12 287.000 17 Kẹo sữa café hũ nhựa 300g Hũ 300 12 245.000 18 Kẹo Welly HN oval 150g Hộp 150 40 650.000 19 Kẹo Michoco HG bát giác 150g Hộp 150 24 409.000 20 Kẹo Gold Rose hỗn hợp HT 205g Hộp 205 20 1.220.000 3.3.5. Chính sách phân phối Sơ đồ kênh phân phối của Bibica Về hệ thống phân phối rộng rãi, đa dạng, rộng khắp cả nước. Hiện tại hệ thống phân phối của Bibica trãi rộng khắp 64/64 tỉnh thành trên toàn quốc. Công ty có 108 nhà phân phối, trong đó 13 nhà phân phối tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, 42 nhà phân phối tại khu vực Đông Nam Bộ, 23 nhà phân phối tại khu vực
  • 38. Công ty cổ phần Bibica Việt Nam 35 miền trung và 30 nhà phân phối tại khu vực miền Bắc. Đến nay, sản phẩm của công ty đã được tiêu thụ trên phạm vi cả nước thông qua các kênh sau: - Kênh bán lẻ: hiện nay công ty có trên 91 đại lý/ nhà phân phối và trên 30.000 điểm bán lẻ trên toàn quốc. - Kênh các siêu thị, metro, nhà sách: đây là kênh bán hàng quan trọng nhất hiện nay và trong thời gian tới. - Cửa hàng giới thiệu sản phẩm: công ty hiện nay có các cửa hàng giới thiếu sản phẩm tại Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ. - Chào hàng trực tiếp: Đội bán hàng trực tiếp sẽ chào hàng vào các tổ chức hành chính sự nghiệp, các công ty, xí nghiệp, các văn phòng đại diện vào các ngày lễ tết như trung thu, tết nguyên đán... - Kênh xuất khẩu: xuất khẩu cũng là một kênh quan trọng, hiện nay hàng hóa của công ty đã xuất khẩu đến các nước quan trọng trong khu vực và trên thế giới như Mỹ, Đài Loan, Trung Quốc... Với mạng lưới phân phối rộng khắp, Bibica đã đa dạng hóa đối tượng khách hàng với những sở thích mua sắm ở những nới khác nhau, giảm thiểu rủi ro trong doanh số. Đồng thời, với mạng lưới khắp cả nước, Bibica đã tạo được hình ảnh trong lòng người tiêu dùng, ngày càng mở rộng thị phần, doanh thu ngày càng tăng. 3.3.6. Chính sách xúc tiến 3.3.6.1. Khuyến mãi Trong thị trường kinh doanh, chất lượng sản phẩm phải đi liền với giá cả, khách hàng không thể mua được sản phẩm có giá rẻ mà chất lượng lại cao. Bibica không áp dụng các chiến lược khuyến mãi “khủng” chẳng hạn như “mua 1 tặng 1” hay “giảm 50%”... thay vào đó công ty hỗ trợ khách hàng mua số lượng lớn với các mức chiết khấu khác nhau cho cả hai loại bánh cao cấp và bánh thường khi mua từ 5 hộp bánh trở lên. Ngoài ra còn có hình thức khuyến mãi những món quà đặc biệt cho 100 đơn hàng đầu tiên, khuyến mãi hỗ trợ băng rôn, tủ kiếng cho các cửa hàng, đại lý. Kết hợp với các trang web bán hàng qua mạng bán thẻ mua hàng với các mức hấp dẫn. 1 voucher trị giá 120.000VNĐ, giảm 50%, chỉ còn 60.000VNĐ.
  • 39. Công ty cổ phần Bibica Việt Nam 36 3.3.6.2. Quảng cáo Xuất phát từ định hướng chiến lược quảng cáo thương hiệu Bibica, sau khi đã trải qua giai đoạn “tạo sự nhận biết cho khách hàng về thương hiệu”. Bibica chuyển sang giai đoạn “tạo dựng cảm xúc” đối với người xem thông qua phương tiện truyền thông báo, đài. Ngoài ra hình thức quảng cáo tại các hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao, các hội chợ về an toàn về sinh thực phẩm, các hội thảo khoa học, giới thiệu sản phẩm, các sản phẩm chức năng cho người ăn kiêng, bệnh tiểu đường, đã được người tiêu dùng đón nhận rất nồng nhiệt góp phần nâng cao giá trị và uy tín cho thương hiệu Bibica. 3.3.6.3. Hoạt động quan hệ công chúng Với mục đích bảo vệ và nâng cao hình ảnh sản phẩm của công ty, Bibica thường hay tổ chức các hoạt động mang tính cộng đồng: - Chương trình hợp tác với Viện dinh dưỡng Việt Nam về các sản phẩm mới giúp phòng chống bệnh thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ, cho người ăn kiêng, người bị bệnh tiểu đường. - Mỗi năm công ty từ thiện với số tiền lên đến 400 triệu đồng: + Nuôi dưỡng 9 bà mẹ Việt Nam anh hùng ở huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai + Xây dựng 8 căn nhà tình nghĩa và 19 căn nhà tình thương tại Đồng Nai + Quà tặng cho các trẻ em nghèo vào các dịp tết... + Thăm non và trao quà cho các trẻ em khuyết tật, người già neo đơn...tại các cơ sở từ thiện tại Tp.HCM và Đồng Nai. + Tài trợ cho các hoạt động văn hóa thể thao, giáo dục (giải bóng đá nhi đồng Đồng Nai, các cuộc thi Robocon...) + Thăm và tặng quà cho các chiến sĩ biên giới hải đảo vào dịp tết nguyên đán - Cứu trợ các nạn nhân động đất, sóng thần. - Tài trợ gameshow “Việt Nam quê hương tôi”, chương trình “Vượt lên chính mình”, chương trình “Trái tim nhân ái”. - Quyên góp quần áo cứu rét cho đồng bào miền núi phía Bắc. Tặng quà cho trẻ em nghèo ăn tết trung thu....
  • 40. Công ty cổ phần Bibica Việt Nam 37 4) Tình hình tài chính của Doanh nghiệp và phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh 4.1. Tổng quan về rình hình tài chính của doanh nghiệp Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Bibica từ 2009-2013 Kết Quả Kinh Doanh 2013 2012 2011 2010 2009 Doanh Thu Thuần 1,052,963 929,653 1,000,308 787,751 626,954 Giá Vốn Hàng Bán 721,264 664,229 709,973 578,356 441,049 Chi phí hoạt động Chi phí tài chính -166 4,206 13,464 9,357 7,279 Trong đó: Chi phí lãi vay 167 N/A 6,728 5,950 1,804 Chi phí bán hàng 233,714 191,289 188,970 139,987 109,306 Chi phí quản lý doanh nghiệp 42,881 47,319 49,106 35,050 32,798 Tổng Chi phí hoạt động 276,429 242,814 251,540 184,394 149,383 Tổng doanh thu hoạt động tài chính 3,236 6,343 14,809 13,707 26,956 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 58,505 28,952 53,605 38,709 63,478 Lợi nhuận khác -1,200 3,512 1,724 6,070 823 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 57,305 32,464 55,329 44,779 64,301 Chi phí lợi nhuận Chi phí thuế TNDN hiện hành 13,221 6,578 8,960 3,114 7,008 Chi phí thuế TNDN hoãn lại -797 N/A N/A N/A N/A Lợi ích của cổ đông thiểu số N/A N/A N/A N/A N/A Tổng Chi phí lợi nhuận 12,424 6,578 8,960 3,114 7,008 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 44,880 25,886 46,369 41,665 57,293
  • 41. Công ty cổ phần Bibica Việt Nam 38 Bảng cân đối kế toán của Bibica từ 2009-2013 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 2013 2012 2011 2010 2009 Tài Sản Tài sản ngắn hạn Tiền và các khoản tương đương tiền 151,707 49,471 60,321 89,081 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 16,815 2,851 N/A 45,000 Các khoản phải thu ngắn hạn 191,466 201,227 229,705 78,425 Hàng tồn kho 87,596 120,093 120,841 117,411 Tài sản ngắn hạn khác 3,014 7,055 10,930 3,456 TỔNG TÀI SẢN NGẮN HẠN 450,597 380,697 421,797 333,373 Các khoản phải thu dài hạn N/A N/A N/A N/A Tài sản cố định 339,988 373,553 344,071 401,407 (Giá trị hao mòn lũy kế) -275,872 -241,566 -206,821 -185,951 Bất động sản đầu tư N/A N/A N/A N/A Các khoản đầu tư tài chính dài hạn N/A N/A 4,646 10,792 14,162 Tổng tài sản dài hạn khác 17,709 14,128 15,685 13,268 14,541 Lợi thế thương mại N/A N/A N/A N/A N/A TỔNG TÀI SẢN 808,294 768,378 786,198 758,841 Nợ Phải Trả Nợ ngắn hạn 211,942 187,575 209,357 183,691 Nợ dài hạn 1,471 1,751 2,533 30,576 Tổng Nợ 213,413 189,325 211,891 214,267 Nguồn Vốn Vốn chủ sở hữu 594,881 579,053 574,307 544,574 Nguồn kinh phí và quỹ khác N/A N/A N/A N/A Tổng Nguồn Vốn 594,881 579,053 574,307 544,574 Lợi ích của cổ đông thiểu số N/A N/A N/A N/A TỔNG NGUỒN VỐN 808,294 768,378 786,198 758,841
  • 42. Công ty cổ phần Bibica Việt Nam 39 Một số biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng qua các năm của Bibica Nhận xét: Theo bảng trên, có thể nhìn ra tình hình chung của công ty Bibica trong giai đoạn phát triển dài từ 2005-2013. Công ty Bibica có chiều dài lịch sử, qua mỗi năm càng phát triển mạnh, làm ăn có hiệu quả hơn. Cụ thể là, giai đoạn 2005- 2009, tổng doanh thu của công ty tăng đều theo các năm(theo biểu đồ tăng trưởng doanh thu/lợi nhuận). Tuy lợi nhuận sau thuế tăng không ổn định, giảm năm 2008 nhưng tình hình chung là tăng, năm 2009 lợi nhuận đã tăng gấp 5 lần so với năm 2005 trong khi doanh thu năm 2009 chỉ tăng gấp đôi so với năm 2005. Riêng giai đoạn 2009-2013, là giai đoạn phát triển nhiều biến động, cả về doanh thu và lợi nhuận. Năm 2009-2011, doanh thu của công ty tăng nhưng lợi nhuận lại có chiều hướng giảm. Doanh thu năm 2009 là 626,954 tỷ đồng và lợi nhuận là 64,301 tỷ đồng, đến năm 2010 doanh thu là 787,751 tỷ đồng tăng so với 2009 nhưng lợi nhuận là 44,779 tỷ đồng giảm còn 70% so với 2009. Giai đoạn 2010-2011, doanh thu và lợi nhuận cùng tăng sau đó lại giảm ở năm 2012 rồi tăng vào năm 2013. Cụ thể là, doanh thu các năm 2011-2013 lần lượt là 1000,308 tỷ, 929,653 tỷvà 1052,963 tỷ tương ứng với lợi nhuận là 55,329 tỷ, 32,464 tỷ và 57, 305 tỷ. Ta thấy doanh thu tuy tăng giảm cùng với lợi nhuận nhưng tỉ lệ tăng giảm và tỷ lệ tăng giảm nhỏ hơn so với tỉ lệ tăng giảm lợi nhuận. Nguyên nhân là do khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng một phần đến doanh thu của công ty và thứ hai là do năm 2012 công ty có chính sách phát triển hệ thống phân phối cả về chiều rộng và chiều sâu, cùng với việc số lượng nhân viên bán hàng tăng 40%, lợi nhuận của công ty giảm mạnh so với năm 2011, còn 58,67% so với 2011. Qua tình hình doanh thu và lợi nhuận của công ty trong giai đoạn 2005-2013, biểu hiện công ty khá tốt, hiệu suất kinh doanh cao, khả năng quản trị hợp lí.
  • 43. Công ty cổ phần Bibica Việt Nam 40 4.2. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Bảng một số chỉ tiêu phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh STT Q1 2014 2013 2012 2011 2010 Tỷ lệ tài chính 1 Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản 50% 56% 50% 54% 44% 2 Tài sản dài hạn/Tổng tài sản 50% 44% 50% 46% 56% 3 Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn 19% 26% 25% 27% 28% 4 Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu 24% 36% 33% 37% 39% 5 Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn 81% 74% 75% 73% 72% 6 Thanh toán hiện hành 262% 213% 203% 201% 181% 7 Thanh toán nhanh 189% 171% 139% 144% 118% 8 Thanh toán nợ ngắn hạn 61% 72% 26% 29% 48% 9 Vòng quay Tổng tài sản 242% 134% 120% 129% 105% 10 Vòng quay tài sản ngắn hạn 486% 253% 232% 265% 233% 11 Vòng quay vốn chủ sở hữu 299% 179% 161% 179% 148% 12 Vòng quay Hàng tồn kho 1,211% 695% 551% 596% 614% 13 Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu thuần 4% 5% 3% 6% 6% 14 Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần 3% 4% 3% 5% 5% 15 Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản (ROA) 7% 6% 3% 6% 6% 16 Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu (ROE) 9% 8% 4% 8% 8% Tỷ lệ tăng trưởng tài chính 1 Lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROIC) 4% 6% 4% 7% 7% 2 Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu -100% 13% -7% 27% 26% 3 Lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS) -39% 73% -44% 11% -27% 4 Vốn chủ sở hữu -100% 3% 1% 5% 4% 5 Tiền mặt -100% 207% -18% -32% -56% Tỷ lệ Thu Nhập 1 Cổ tức tiền mặt N/A N/A 18% 12% 10% 2 Tăng trưởng giá cổ phiếu 48% 84% 60% -45% -22%
  • 44. Công ty cổ phần Bibica Việt Nam 41 4.2.1. Phân tích chỉ tiêu doanh thu Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Biến động 2012/2011 Biến động 2013/2012 ST TL ST TL DT thuần (70.655) (7,06) 123.310 13,26 Nhận xét: Trong giai đoạn 2011-2013, nhìn chung doanh thu thuần của công ty Bibica tăng. Cụ thể là, trong giai đoạn 2011-2012, doanh thu thuần của công ty giảm 70,655 tỷ đồng( tương ứng với 7,06%) nhưng giai đoạn 2012-2013 công ty đã tăng doanh thu thuần của mình lên 123, 310 tỷ đồng(tương ứng 13,26%). Giải thích cho hiện tượng này là do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới vào năm 2011. Tuy vậy, công ty không bị giảm mạnh doanh thu và ngay năm sau công ty đã tăng nhanh doanh thu( trên 10%). Chứng tỏ rằng công ty có khả năng hoạt động cũng như nền tảng tài chính lớn. 4.2.2. Phân tích chi phí Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Biến động 2012/2011 Biến động 2013/2012 ST TL ST TL Chi phí tài chính (9.258) (68,76) (4.372) - Chi phí QLDN 1.213 2,63 (4.438) (9,38) Chi phí bán hàng 2.319 1,22 42.425 22,18 Tổng chi phí hoạt động (8.726) (3,47) 33.615 13,84 Nhận xét: Trong giai đoạn 2011-2013, chi phí hoạt động của doanh nghiệp tăng, tuy trong giai đoạn 2011-2012, chi phí của doanh nghiệp có giảm nhưng không đáng kể, ở mức là 8,726 tỷ đồng nhưng đến giai đoạn 2012-2013, chi phí đã tăng thêm 33,615 tỷ, gấp gần 4 lần. Nguyên nhân là do doanh nghiệp tăng mạnh chi phí bán hàng để khắc phục hậu quả cũng nhử để kích cầu sau giai đoạn suy thoái 2011
  • 45. Công ty cổ phần Bibica Việt Nam 42 4.2.3. Phân tích lợi nhuận Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Biến động 2012/2011 Biến động 2013/2012 ST TL ST TL Tổng LN trước thuế (22.865) (41,33) 24.841 76.5 LN từ HĐ SXKD (24.653) (45,99) 29.553 102,08 LN khác 1.428 82,83 (4.352) - Nhận xét: Từ bảng trên ta thấy, trong khoảng từ 2011-2012, lợi nhuận giảm mạnh, giảm 22,865 tỷ đồng, chủ yếu là từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận khác có tăng nhưng không đáng kể, không đủ để bù đắp phần lỗ mà sản xuât kinh doanh mang lại. Nhưng trong thời gian từ 2012-2013, tình hình lại biến chuyển ngược lại, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng mạnh, lợi nhuận khác giảm và tổng lợi nhuậ trước thuế tăng. Công ty Bibica đặc thù là công ty sản xuất nên hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm vai trò quan trọng. Việc công ty sau thời gian khủng hoảng đã làm tăng được lợi nhuận của công ty chứng tỏ khả năng tổ chức và quản lí tốt. 4.2.4. Phân tích tình hình tài chính  Phân tích khái quát tài sản, nguồn vốn. Dựa vào bảng số liệu trên cho thấy tổng tài sản của công ty tăng dần qua các năm. Năm 2010, tổng TS đạt 758,841 tỷ đồng đến năm 2013 đạt 808,294 tỷ đồng. Các khoản tiền và tương đương tiền tăng lên cho thấy khả năng thanh toán nhanh của Cty ngày càng tăng so với trước đây. Tuy nhiên nhìn theo chiều dọc thì tuy tiền mặt có tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng ít trong TSNH, còn HTK vẫn chiếm tỷ trọng lớn bởi vì thị trường bánh kẹo có tính chất mùa vụ, sản lượng tiêu thụ tăng mạnh vào các dịp lễ tết nguyên đán với các loại như bánh mứt…được tiêu thụ rất mạnh. Tính từ năm 2010 đến năm 2013 nhìn chung HTK của cty đã giảm dần cho thấy DN đã có hướng đi đúng đắn. tiền mặt ít đồng nghĩa với việc các khoản phải thu khách hàng tăng lên. Cụ thể từ năm 2010 đến 2013 tăng từ 78,425 tỷ lên 191,466 tỷ đồng. điều này làm giảm khả năng thanh toán của DN nếu tình trạng này kéo dài có thể gây khó khăn về vốn.
  • 46. Công ty cổ phần Bibica Việt Nam 43 TSCĐ của cty tăng dần qua các năm, đáng chú ý là năm 2010 lên tới 401,407 tỷ đồng cho thấy DN đã đầu tư thiết bị máy móc, dây chuyền sản xuất hiện đại. Về phần nguồn vốn, các khoản nợ của DN qua các năm thay đổi không đáng kể, trong đó các khoản nợ DH giảm xuống rõ rệt cho thấy khả năng trả nợ, khả năng tự chủ về vốn của DN tăng lên, nhưng vì nợ NH tăng lên với tỷ lệ tương đương với tỷ lệ giảm của nợ DH nên tổng các nợ phải trả của DN không thay đổi qua các năm.  Phân tích khả năng thanh toán. Hệ số thanh toán hiện hành của cty tăng nhanh qua các năm, năm 2010 đạt 1,81 đến năm 2013 đạt 2,62 cho TS lưu động và các khoản đầu tư NH của DN tăng cao. Hệ số này cho thấy cứ 1 đồng nợ NH được đảm bảo bằng 2,62 đồng giá trị TSNH. Hơn nữa tỷ số này lớn hơn 1 cho thấy cty hoàn toàn có khả năng trả nợ trong vòng 1 năm tới. Hệ số thanh toán nhanh của BBC cũng tăng dần qua các năm và năm 2013 là 1,89 nghĩa là có 1,89 đồng sẵn sàng đáp ứng cho 1 đồng nợ NH, tỷ số này so với toàn ngành thì chưa đáng lo ngại. tuy nhiên về lâu dài thì DN cần phải tăng hơn nữa TS lưu động và giảm HTK để tăng khả năng thanh toán nợ của mình. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn năm 2010 là 0,29 đến năm 2011 giảm xuống còn 0,26 rồi tăng nhanh lên 0,61 vào năm 2013. Điều này cho thấy tình hình sẩn xuất kinh doanh của DN đang phát triển tốt, DN có khả năng thanh toán các khoản nợ NH trong thời gian tới.
  • 47. Công ty cổ phần Bibica Việt Nam 44 Kết luận Qua bài trên, nhóm chúng tôi đã phân tích tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của công ty cổ phần Bánh Kẹo Biên Hòa với vị trí là công ty bánh kẹo hàng đầu Việt Nam. Để đưa công ty đi lên thì các nhà quản lý cấp cao phải có các chiến lược sản suất và kinh doanh đúng đắn. Ngành sản xuất bánh kẹo của nước ta đã có những bước đi khá tốt, hi vọng rằng trong những năm tới lượng bánh kẹo của nước ta không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà sẽ xuất khẩu sang thị trường nước bạn với các sản phẩm đạt chất lượng cao để góp phần giúp các DN phát triển hơn nữa.