SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  133
Télécharger pour lire hors ligne
Sách trắng

EdTechViệt Nam
Đơn vị đồng hành
Đơn vị thực hiện Bảo trợ truyền thông
Tài liệu có bản quyền Thực hiện bởi EdTechAgency
08/2023
Tài liệu có bản quyền
Lưu ý, ngoài việc khách hàng của chúng tôi sử dụng và lưu trữ nội bộ, không phần nào của tài liệu này được sao chép, dịch
hoặc lưu trữ trong bất kì hệ thống truy xuất nào, hoặc chia sẻ dưới bất kì hình thức hoặc phương tiện nào như bản mềm, bản
cứng, sao chụp, ghi âm hoặc các dạng khác, nếu không có sự cho phép trước bằng văn bản của EdTech Agency.
Miễn trừ trách nhiệm
Chúng tôi luôn cố gắng đảm bảo các thông tin trong báo cáo này được lấy từ những nguồn đáng tin cậy. Tuy nhiên, EdTech
Agency (EA) không chịu trách nhiệm đối với mọi sai sót hay bỏ sót hoặc hệ quả nào từ việc sử dụng những thông tin này.
Những số liệu trong báo cáo này được cập nhật đến ngày viết và có thể thay đổi vào thời điểm đọc. Tất cả các phân tích số liệu
được thực hiện dựa trên dữ liệu nội bộ độc quyền của EA và thông tin có sẵn công khai của các bên thứ ba. Trường hợp thông
tin được lấy từ các nguồn của bên thứ ba sẽ được tham chiếu rõ ràng trong phần chú thích. 

Nhận định và dự báo trong báo cáo này chỉ mang tính tham khảo và không đảm bảo chắc chắn khả năng xảy ra trong tương lai.
Do đó, quý vị không nên sử dụng những thông tin này thay cho nội dung tư vấn chuyên môn từ các chuyên gia tư vấn về tài
chính, pháp lý hay các chuyên gia tư vấn chuyên môn khác. EA hoặc bất kỳ bên thứ ba nào khác có liên quan không đưa ra
tuyên bố hay bảo đảm nào, rõ ràng hay ngụ ý, về tính chính xác hoặc đầy đủ của thông tin trong báo cáo và sẽ không chịu
trách nhiệm pháp lý đối với bất kỳ tổn thất nào phát sinh từ việc sử dụng báo cáo này.
© EdTech Agency 2023
Mục lục
Lời mở đầu
Danh mục từ viết tắt
Phương pháp nghiên cứu
Các điểm nhấn chính
9
10
1
2
4
6
12
27
31
34
44
51
55
63
Phần I. Báo cáo Công nghệ giáo dục 2023
Danh mục hình vẽ
Danh mục case study
1. Tổng quan thị trường EdTech toàn cầu
1.1. Thị trường EdTech thế giới
1.2. Thị trường EdTech Châu Á
2. Thị trường EdTech Việt Nam
2.1. Lịch sử ngành EdTech Việt Nam
2.2. Điều kiện và môi trường phát triển EdTech tại Việt Nam
2.3. Tổng quan thị trường EdTech tại Việt Nam
2.4. Yếu tốnội dung trong sản phẩm EdTech Việt Nam
2.5. Yếu tốcông nghệ trong sản phẩm EdTech Việt Nam
2.6. Đầu tư vàocông nghệ giáodục Việt Nam
Phần II. Xếp hạng sản phẩmCông nghệ giáo dụcViệt Nam
1.Ý nghĩa của xếp hạng sản phẩm EdTech
2. Phương pháp xếp hạng EdTechViệt Nam năm 2023
3. Hội đồng ranking 2023
4. Kết quả xếp hạng EdTechViệt Nam 2023
5. Nhận định chung về sản phẩm EdTech từ hoạt động Ranking
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
3.Tiềm năng thị trường EdTechViệt Nam
3.1. Dự báo thị trường EdTechViệt Nam
3.2.Tiềm năng thị trường theo từng phân khúc
4. Kết luận và Khuyến nghị
4.1. Kết luận
4.2. Khuyến nghị
76
80
96
99
120
122
103
109
112
114
117
Lời mở đầu
EdTech Agency là tập hợp đội ngũ chuyên gia đầu ngành ở Việt Nam với 18 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực EdTech, E-learning
và nội dung số về giáo dục. Sứ mệnh của chúng tôi là kết nối và phân phối các sản phẩm, giải pháp công nghệ giáo dục từ thị
trường nước ngoài vào Việt Nam và đến các nước Đông Nam Á khác.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành và chứng kiến những tác động to lớn của EdTech đến Việt Nam và các nước châu Á,
chúng tôi bắt tay vào hành trình kết nối và phân phối lại các nguồn lực EdTech trên toàn thế giới để phục vụ mọi người từ mọi
tầng lớp xã hội, các công ty thuộc các quy mô khác nhau và các quốc gia ở các giai đoạn phát triển khác nhau.

Chúng tôi là đơn vị tiên phong tại Việt Nam và chúng tôi kết nối khách hàng toàn cầu.

Như thông lệ, Sách trắng & Bảng xếp hạng EdTech của Việt Nam là nỗ lực lớn của một đội ngũ tâm huyết.

Chúng tôi trân trọng những thành viên hoàn thành các công việc hậu trường quan trọng nhưng ít được biết đến như thu thập,
phân tích dữ liệu ngành và các hoạt động toán học đơn điệu khác.

Chúng tôi chân thành cảm ơn các chuyên gia đầu ngành đã đóng góp chuyên môn và dẫn dắt đội ngũ để hoàn thành Bảng
Xếp hạng & Sách trắng ngành Công nghệ Giáo dục Việt Nam qua các năm.
Thay mặt EdTech Agency

Nguyễn Hồng Hạnh

Nhà sáng lập & Giám đốc Điều hành - EdTech Agency
1
2
Danh mục từ viết tắt
Thuật ngữ Từ đầy đủ Nghĩa tiếng Việt
ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển Châu Á
AI Artificial Intelligence Trí tuệ nhân tạo
App Application Ứng dụng
AR Augmented reality Thực tế tăng cường
ASEAN Association of SouthEast Asian Nations Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
B2B Business-to-business Doanh nghiệp tới doanh nghiệp
B2C Business-to-customer Doanh nghiệp tới khách hàng
CAGR Compound Annual Growth Rate Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm
E-Learning Electronic Learning Học trực tuyến
EdTech Education Technology Công nghệ giáo dục
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
3
Thuật ngữ Từ đầy đủ Nghĩa tiếng Việt
GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm quốc nội
ICT Information & Communication Technologies Công nghệ thông tin và truyền thông
IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế
K-12 Kindergarten through 12 Giáo dục mầm non và phổ thông
LMS Learning Management System Hệ thống Quản lý Học tập
M&A Merging and Acquisition Mua bán và Sáp nhập
MOET Ministry of Education and Training Bộ Giáo dục và Đào tạo
MOOC Massive Open Online Course Khóa học trực tuyến đại chúng mở
OECD Organization for Economic Co-operation and Development Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
VR Virtual Reality Thực tế ảo
Danh mục từ viết tắt
4
Danh mục hình vẽ
STT Nội dung Trang
Hình 1 Giá trị thị trường của các công ty EdTech 13
Hình 2 Quy mô thị trường EdTech toàn cầu 14
Hình 3 Vốn đầu tư mạo hiểm vào EdTech trên toàn cầu giai đoạn 2015 - 2022 16
Hình 4 Hoạt động M&A của thị trường EdTech toàn cầu 2019 - 2023 17
Hình 5 Hệ thống phân loại sản phẩm của HolonIQ 19
Hình 6 Tỉ lệ vốn đầu tư mạo hiểm EdTech toàn cầu theo phân loại tính năng sản phẩm 20
Hình 7 Ứng dụng AI vào các phân khúc sản phẩm EdTech 24
Hình 8 Phát triển EdTech tại Việt Nam 33
Hình 9 GDP ở Việt Nam giai đoạn 2013 - 2023 35
Hình 10 Chi ngân sách thường xuyên cho giáo dục giai đoạn 2018 - 2023 36
Hình 11 Cơ Cấu lao động Việt Nam năm 2022 37
Hình 12 Thu nhập bình quân đầu người theo các tỉnh 38
Hình 13 Chi trung bình cho người học trong giai đoạn 2012 -2022 39
Hình 14 Cơ cấu sử dụng Internet và công nghệ tại Việt Nam 40
Hình 15 Quy mô nền kinh tế số tại Việt Nam ước tính tới 2025 và 2030 41
5
Danh mục hình vẽ
STT Nội dung Trang
Hình 16 Thống kê về trường học và số lượng học sinh năm học 2021 - 2022 42
Hình 17 Thống kê về trình độ học vấn (2019) và tỉ lệ đi học đúng lứa tuổi (2020) 43
Hình 18 Thị phần dịch vụ đám mây tại Việt Nam 56
Hình 19 Sản phẩm phòng thí nghiệm ảo của BASF 62
Hình 20 Cấu trúc đầu tư trung bình cho một người học ở các bậc tại Việt Nam 64
Hình 21 Thống kê về đầu tư mạo hiểm lĩnh vực EdTech tại Việt Nam giai đoạn 2018 - 2023 65
Hình 22 Dự báo doanh thu của thị trường giáo dục trực tuyến Việt Nam 77
Hình 23 Dự báo về quy môngười dùng trong thị trường giáo dục trực tuyến Việt Nam 78
Hình 24 Thống kê học sinh mầm non theo giai đoạn 2018 - 2022 81
Hình 25 Thống kê số lượng học sinh theo từng cấp học giai đoạn 2017- 2022 83
Hình 26 Thống kê số lượng sinh viên bậc Đại học giai đoạn 2016 - 2021 84
Hình 27 Biểu đồphân bố du học sinh Việt Nam tại các nước trên thếgiới năm 2020 85
Hình 28 Thống kê số lượng cơsở đào tạo nghề năm 2022 và dự báo năm 2025 - 2030 86
Hình 29 Thống kê số lượng doanh nghiệp theo quy mônăm 2020 và doanh thu của doanh nghiệp 90
Hình 30 Thống kê tỉ lệ lao động từ15 tuổi trở lên theo trình độ 92
6
Danh mục case study
Danh sách Trang
Case Study 1. TalkCampus 22
Case Study 2. Meadow & Greenlight 22
Case Study 3. Khan Academy 23
Case study 4. ProctorExam 23
Case study 5. ASU, Google & Labster 23
Case study 6. HeyHi 26
Case Study 7. Videa EdTech 48
Case Study 8. Trung tâm điều hành giáo dục thông minh thành phố Hà Nội 50
Case Study 9. Amazon Web Services (AWS) 57
Case study 10. CMC Telecom 58
Case Study 11. Ứng dụng The Coach 59
Case Study 12. ELSA Speak 60
Case Study 13. Dựán SmartEducation 60
Case Study 14. Thíđiểm ứng dụng công nghệThực tếảo 61
7
Danh mục case study
Danh sách Trang
Case Study 15. Lớp học ảo Metaverse 61
Case Study 16. Geniebook ra mắt tại Việt Nam, 2022 68
Case Study 17. Schola ($15M, 2022) 69
Case Study 18. Edupia ($14M, 2022) 70
Case Study 19. Prep ($2M, 2022-2023) 71
Case Study 20. MindX ($15M, 2023) 72
Case Study 21. Trung tâm công nghệ và Giải pháp Chuyển đổi số trong Giáo dục Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội ($1.5M, 2022) 73
Case Study 22. Vuihoc.vn 82
Case Study 23. Onschool 87
Case Study 24. Flexidata 88
Case Study 25. NextGen Education & Solutions 89
Case Study 26. Talent Gate 91
Case Study 27. Ant Edu 93
Case Study 28. GlobalExam 94
Báo cáo Công nghệ giáo dục 2023
Phần I.
Tài liệu có bản quyền
Thực hiện bởi EdTech Agency
8
9
Phương pháp nghiên cứu
Political Economic Social Technological
Mô hình PEST được giới thiệu bởi giáo sư FrancisJoseph Aguilar vào năm 1967, trong đó tập trung vào phân tích các khía cạnh
là Kinh tế (Economic), Xã hội (Social), và Công nghệ (Technological).
Dữ liệu thứ cấp từ các cơ quan nhà nước (Chính phủ và các Bộ, Tổng cục thống kê…), tổ chức quốc tế (World Bank,
ADB…), công ty tư vấn tư nhân của nước ngoài (HolonIQ, McKinsey, Dealroom, Statista…), và số liệu từ thông cáo báo chí
của các doanh nghiệp.
Dữ liệu thứ cấp: Các nghiên cứu được thực hiện bởi EdTech Agency, bao gồm các báo cáo khảo sát, các bảng hỏi; phỏng
vấn sâu đối với các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, công nghệ giáo dục (EdTech) và các nhà làm chính sách về giáo
dục tại Việt Nam.
Định tính và định lượng
Phân tích dữ liệu định lượng thứ cấp
Phân tích các phân khúc thị trường
Phương pháp phân tích
Phân tích vĩ mô theo mô hình PEST
Các điểm nhấn chính
1. Với giá trị thị trường toàn cầu hơn 300 tỷ USD, công nghệ giáo dục được coi là thị trường tiềm năng với nhu cầu thực và bền vững.

2. Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ tạo thành ba trung tâm EdTech của thế giới. Mỹ là nơi tập trung những tập đoàn giáo dục lớn và những kỳ lân
EdTech, còn Ấn Độ là điểm đến hàng đầu của dòng vốn đầu tư mạo hiểm nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh và có dân số đông.

3. Học sinh phổ thông (K-12) và doanh nghiệp là 02 phân khúc lớn nhất của EdTech. Phân khúc K-12 với các nền tảng luyện thi và gia sư
online đặc biệt thịnh hành ở các thị trường đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á, trong khi phân khúc đào tạo doanh
nghiệp mang lại doanh thu lớn nhất cho các thị trường EdTech lâu năm hơn như Mỹ và châu Âu.

4. Ứng dụng công nghệ AI, đặc biệt là các mô hình ngôn ngữ lớn như Chat GPT4 sẽ thâm nhập ngày càng sâu rộng vào các sản phẩm
EdTech trong năm 2023.

5. Việt Nam hội tụ mọi điều kiện thuận lợi để trở thành một trong những thị trường EdTech lớn nhất Đông Nam Á: tăng trưởng kinh tế ổn
định, đặc biệt có tiềm năng về kinh tế số, nhà nước và xã hội đều chú trọng đầu tư cho giáo dục và công nghệ.

6. Thị trường EdTech Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất trong 3 năm trở lại đây với sự nở rộ của các nền tảng học tập và các sản phẩm học
Tiếng Anh. Tuy nhiên, chất lượng của những sản phẩm này còn chưa đồng đều, nhiều sản phẩm mới vận dụng yếu tố công nghệ ở dạng sơ
khai nhất như website, video bài giảng hay các công cụ chat/video call sẵn có như skype, zoom, zalo...

7. Các Các công ty khởi nghiệp EdTech Việt Nam đến tính đến tháng 6/2023 đã nhận được hơn 400 triệu USD từ 70 nhà đầu tư tư nhân
trong và ngoài nước, và hứa hẹn sẽ tiếp tục thu hút các thương vụ đầu tư, mua bán & sáp nhập (M&A) trong thời gian tới.

8. K-12 vẫn là phân khúc thị trường EdTech lớn nhất và tiềm năng nhất tại Việt Nam, nhưng cơ hội còn nằm ở những thị trường ít được khai
phá như Giáo dục Đại học, Giáo dục nghề, và Đào tạo người đi làm. Đào tạo gắn liền với thực hành và phát triển sự nghiệp không chỉ là xu
thế ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.

10
Tổng quan thị trường EdTech toàn cầu
01
11
1.1 Thị trường EdTech thế giới
1.2 Thị trường EdTech Châu Á
Tài liệu có bản quyền 1. Tổng quan thị trường EdTech toàn cầu
12
13
$332B
$43B
$183B
$259B
$294B
$85B
-49% so với 2021
+13% so với 2021
2019 2020 2021 2022
$400B
$300B
$200B
$100B
$0B
Đơn vị: Tỷ USD (B)
Quy mô thị trường
Hình 1. Giá trị thị trường của các công ty EdTech
Công ty chưa niêm yết Công ty đã niêm yết
Nguồn: Dealroom
Giá trị thị trường EdTech đã cán
mốc hơn 300 tỷ USD vào năm
2022 và dự báo đạt 400 tỷ USD
vào năm 2023 cùng với tỷ lệ tăng
trưởng kép hàng năm (CAGR)
khoảng 14% trong giai đoạn từ
2023 đến 2032. (Global Market
Insights, 2023).

Tuy nhiên, năm 2022, kết quả kinh
doanh của các doanh nghiệp
EdTech không mấy khả quan,
nhiều công ty lớn như Coursera,
Kahoot, 2U có doanh thu sụt
giảm, khiến định giá thị trường
của các công ty EdTech đã niêm
yết giảm 49%. (Dealroom, 2022).
14
Thị phần EdTech toàn cầu
Bắc Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất với tổng giá trị khoảng 150 tỷ USD, nhưng dự báo tăng trưởng của khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương là cao nhất, với CAGR ước tính 16% (GrandViewResearch, 2022). Trong đó, Ấn Độ và Trung Quốc là hai quốc gia chiếm
tổng giá trị thị trường EdTech lớn nhất lớn nhất ở khu vực này.
Ấn Độ
Châu Âu
Khu vực tăng trưởng
nhanh nhất
Trung Quốc
Mỹ
Chiếm khoảng 

40% thị phần 

EdTech toàn cầu
>100
70-100
35-70
0-35
Đơn vị: Tỷ USD
Nguồn: Dealroom
Hình 2. Quy mô thị trường EdTech toàn cầu
Vốn đầu tư mạo hiểm
Tổng vốn đầu tư mạo hiểm vào EdTech toàn cầu năm 2022 đạt 10.6 tỷ đô, giảm 49% so với năm 2021 . Sự sụt
giảm này là do 2020-2021 là giai đoạn có tỷ lệ tăng trưởng kỷ lục trong lịch sử ngành EdTech do nhu cầu học online tăng mạnh. 

Bước sang năm 2022, xu hướng này bị chững lại do thế giới dần bước vào thời kì bình thường mới, những khó khăn trong việc
ứng dụng công nghệ vào dạy và học cũng dần lộ rõ, khiến cho các nhà đầu tư dè dặt hơn, đặc biệt là các nhà đầu tư từ Trung
Quốc. Mặt khác, Nhà đầu tư vẫn đang dè dặt trong việc tìm kiếm những sản phẩm mang tính thực sự đột phá về mặt công
nghệ. 

Đầu tư vốn mạo hiểm EdTech toàn cầu đã giảm 80% từ quý I năm 2022 đến quý 1 năm 2023, phần lớn là do sụt giảm các deal
quy mô lớn (trên $100M) và hoạt động đầu tư toàn cầu chậm lại (HolonIQ, 2023). Tuy nhiên, tháng 5 mới đây, theo một số
nguồn tin chưa chính thống, công ty EdTech hàng đầu Ấn Độ BYJU'S đang trong quá trình hoàn tất vòng gọi vốn mới có giá trị
lên tới $700M (Techcrunch, 2023).

(HolonIQ, 2022)
15
Vốn đầu tư mạo hiểm
16
$4.2B
$3.2B
$4.4B
$8.2B
$7.0B
$16.1B
$20.8B
$10.6B
$3.5B
+22%
-49%
Đơn vị: Tỷ USD (B)
2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Q1 2023
Nguồn: HolonIQ
Hình 3. Vốn đầu tư mạo hiểm vào EdTech trên toàn cầu giai đoạn 2015 - 2022
M&A
Theo dữ liệu từ Dealroom, trong năm 2022 ước tính có khoảng 246 thương vụ mua bán và sáp nhập các công ty khởi nghiệp
EdTech trên toàn thế giới với tổng giá trị vào khoảng 7.1 tỷUSD, giảm khoảng 30% so với năm 2021.
17
Hình 4. Hoạt động M&A của thị trường EdTech toàn cầu 2019 - 2023

Nguồn: Dealroom
100
6.4 6.5 7.1
0.4
10.3
106
227
246
103
12
10
8
6
4
2
0
300
250
200
150
100
50
0
2019 2020 2021 2022 H1 - 2023
Số tiền
Số deals
Đơn vị:TỷUSD
M&A
Ngoài ra, lĩnh vực giáo dục nói chung cũng khá sôi động với các thương vụ lớn đến từ các công ty, tập đoàn giáo dục đã niêm yết:
Số liệu: Berkery Noyes Releases Education Industry M&A Report For FullYear 2022 18
Vedantu mua Deeksha $40M
Byju's mua Hello English $25M
PhysicsWallah mua iNeuron $30.2M
upGrad mua Harappa $37.5M
upGrad mua Insofe $30M
Gostudent muaSeneca Learning vàTus MediaGroup
VeritasCapital mua lại nhà xuất bản giáo dục Houghton Mifflin Harcourt $2.8B
RoperTechnologies’ mua lại Frontline Education, nhà cung cấp phần mềm quản lý trường học $3.4B
KIRKBI mua lại BrainPOP, một thương hiệu giáo dục số $875M
SanomaOyj mua lại đơn vị kinh doanh nội dung số K-12 của Pearson $204M
CengageGroup thâu tóm Infosec, một công ty huấn luyện an ninh mạng $190.8M
Các thương vụ M&A tiêu biểu
Các phân khúc chính của thị trường
Mặc dù không có hệ thống phân loại cố định
nào cho EdTech, trên thế giới đang có hai cách
phân loại phổ biến là phân khúc ngang (theo
nhóm khách hàng) và phân khúc dọc (theo tính
năng sản phẩm). Sau đây là ví dụ một số phân
khúc theo chiều ngang và chiều dọc:
HolonIQ có một hệ thống phân loại gồm 55 nhóm:
Hình 5. Hệ thống phân loại sản phẩm của HolonIQ
19
Phân khúc ngang
Mầm non
Phổ thông
Đại học
Đào tạo doanh nghiệp và người đi làm
...
Phân khúc dọc
Luyện thi và Gia sư
Nền tảng và Công cụ
Học ngoại ngữ
Xuất bản
...
Nguồn: https:/
/www.holoniq.com/
global-learning-landscape
Các phân khúc chính của thị trường
20
Hỗ trợ
Kỹ năng & Nghề nghiệp
Trải nghiệm
Lao động
Mô hình mới
Quốc tế
Nội dung
Cơ sở giáo dục
Đánh giá
Quản lý
3.0%
3.0%
3.8%
3.8%
1.6%
1.6%
22.3%
12.3%
11.1%
9.6%
8.3%
4.2%
23.9%
Dù phân loại EdTech theo cách nào thì thị trường
vẫn chủ yếu tập trung vào hai phân khúc lớn nhất
là giáo dục phổ thông (bao gồm hệ sinh thái sản
phẩm phục vụ cho học sinh phổ thông) và Đào
tạo doanh nghiệp. 

Trong 3 năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch
(2019-2022), thị trường EdTech nở rộ các nền
tảng quản lý học tập (LMS/LCMS) và tài nguyên
dạy và học cho khối giáo dục phổ thông. Theo
HolonIQ, tỷ lệ của hai nhóm sản phẩm này chiếm
tới hơn 45% vốn đầu tư của toàn thị trường trong
năm 2022. Các sản phẩm luyện thi và gia sư
online là sản phẩm EdTech đặc trưng và chiếm ưu
thế ở các thị trường mới nổi hoặc đang phát triển
(như Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Âu, Đông Nam Á…)

Thị trường Bắc Mỹ và Tây Âu, sản phẩm B2B, B2C
hướng đến đối tượng doanh nghiệp và người đi
làm chiếm tỉ trọng cao nhất. Xu hướng đào tạo
nâng cao trình độ, kỹ năng, tay nghề (Upskilling)
và đào tạo lại để chuyển đổi công việc (Reskilling)
vẫn đang rất thịnh hành. Nếu nhìn vào top các kỳ
lân EdTech thế giới năm 2023 có thể thấy quy mô
thực sự của các phân khúc này.
Hình 6. Tỷ lệ vốn đầu tư mạo hiểm EdTech
toàn cầu theo phân loại tính năng sản phẩm

Nguồn: HolonIQ
Các công ty EdTech lớn nhất 2022
Tính đến tháng 3/2023, thế giới đã ghi nhận 30 kỳ lân công nghệ giáo dục với tổng giá trị lên đến 89 tỷ đô (HolonIQ, 2023).
BYJU’S, công ty giáo dục trực tuyến củaẤn Độ giữ nguyên vị trí số 1 thế giới với định giá 22 tỷ USD.
Riêng năm 2022 ghi nhận thêm 6 kỳ lân EdTech: ClassDojo (Mỹ), Multiverse (Anh), Physics Wallah (Ấn Độ), Paper (Canada),
LeadSchool (Ấn Độ), Domestika (Mỹ).
Ghi chú: 30 kỳ lân EdTech được công nhận theo tiêu chí đánh giá riêng của HolonIQ, nhưng về cơ bản phải đáp ứng 2 tiêu chí:

(1) là công ty tư nhân chưa phát hành cổ phiếu ra công chúng, và (2) có định giá trên 1 tỷ USD.
Top 10 kỳ lân EdTech thế giới
Công ty Quốc gia Phân khúc Năm hóa kỳ lân Định giá
ByJu’s Ấn Độ Giáo dục phổ thông 2017 $22B
BetterUp Mỹ Đào tạo doanh nghiệp 2021 $4.7B
Guild Education Mỹ Đào tạo doanh nghiệp 2019 $4.4B
Articulate Mỹ Đào tạo doanh nghiệp 2021 $3.75B
Course Hero Mỹ Giáo dục Đại học 2020 $3.6B
Handshake Mỹ Tuyển dụng 2021 $3.5B
GoStudent Áo Giáo dục phổ thông 2021 $3.4B
Unacademy Ấn Độ Giáo dục phổ thông 2020 $3.4B
Eruditus Ấn Độ Đào tạo doanh nghiệp 2021 $3.2B
ApplyBoard Canada Tuyển dụng 2020 $3.5B
21
Xu hướng công nghệ giáo dục trên thế giới
Các chủ đề mới nổ
Học tập cho người cao tuổi (chủ yếu ở châu Âu
Giáo dục và hỗ trợ sức khỏe tinh thần cho học sinh, sinh viên, giáo viên dưới hình thức như giáo dục cảm xúc xã hội, nhóm
hỗ trợ, tham vấn, trị liệu từ xa… Tiềm năng trong lĩnh vực tư vấn học đường vốn đang bị thiếu hụt cả về số lượng và chất
lượng. Xu hướng dịch vụ, tư vấn trong giáo dục thông qua công nghệ đang chớm nở và có nhiều tiềm năng phát triển trong
tương lai
EdTech kết hợp Fintech: ví dụ như giáo dục tài chính cho trẻ em, cho vay Đại học, quản lý tài chính cho sinh viên…


22
Case Study 1. TalkCampus

TalkCampus là ứng dụng kết nối hàng triệu sinh viên nhằm hỗ trợ nhau trong các vấn đề tâm lý, những khó khăn gặp phải trong quá trình học. Ngoài ra,
TalkCampus còn cung cấp giải pháp cho trường học để xây dựng hệ thống tư vấn sinh viên thông qua ứng dụng với nhiều tính năng tùy chỉnh, kết hợp với
các tài nguyên sẵn có dựa trên nghiên cứu hàng đầu từ ĐH Harvard, MIT, ĐH Cornell… Hiện đã có gần 250 trường Đại học trên thế giới sử dụng
TalkCampus. Qua khảo sát, 86% sinh viên sau khi sử dụng TalkCampus đã có thể mạnh dạn nhờ trợ giúp về tâm lý khi cần.
Case Study 2. Meadow & Greenlight

Meadow là một nền tảng giúp sinh viên đại học thanh toán học phí dễ dàng hơn và giúp các trường đại học tuân thủ các yêu cầu về minh bạch tài chính.
Meadow gần đây đã công bố huy động được 3,5 triệu đô vốn đầu tư mạo hiểm chỉ trong vòng 6 tuần.

Greenlight là ứng dụng ngân hàng và đầu tư dành cho trẻ em và thanh thiếu niên đã đạt 6 triệu người dùng. Nó cho phép cha mẹ thiết lập thẻ ghi nợ cho
con, theo dõi chi tiêu và đặt giới hạn chi tiêu. Greenlight cũng cung cấp các tài nguyên giáo dục về kiến thức tài chính và cho phép trẻ em đầu tư vào cổ
phiếu và quỹ ETF.
Case Study 1. TalkCampus

TalkCampus là ứng dụng kết nối hàng triệu sinh viên nhằm hỗ trợ nhau trong các vấn đề tâm lý, những khó khăn gặp phải trong quá trình học. Ngoài ra,
TalkCampus còn cung cấp giải pháp cho trường học để xây dựng hệ thống tư vấn sinh viên thông qua ứng dụng với nhiều tính năng tùy chỉnh, kết hợp với
các tài nguyên sẵn có dựa trên nghiên cứu hàng đầu từ ĐH Harvard, MIT, ĐH Cornell… Hiện đã có gần 250 trường Đại học trên thế giới sử dụng
TalkCampus. Qua khảo sát, 86% sinh viên sau khi sử dụng TalkCampus đã có thể mạnh dạn nhờ trợ giúp về tâm lý khi cần.
Case Study 2. Meadow & Greenlight

Meadow là một nền tảng giúp sinh viên đại học thanh toán học phí dễ dàng hơn và giúp các trường đại học tuân thủ các yêu cầu về minh bạch tài chính.
Meadow gần đây đã công bố huy động được 3,5 triệu đô vốn đầu tư mạo hiểm chỉ trong vòng 6 tuần.

Greenlight là ứng dụng ngân hàng và đầu tư dành cho trẻ em và thanh thiếu niên đã đạt 6 triệu người dùng. Nó cho phép cha mẹ thiết lập thẻ ghi nợ cho
con, theo dõi chi tiêu và đặt giới hạn chi tiêu. Greenlight cũng cung cấp các tài nguyên giáo dục về kiến thức tài chính và cho phép trẻ em đầu tư vào cổ
phiếu và quỹ ETF.
Xu hướng công nghệ giáo dục trên thế giới
Các công nghệ đang nổi và sẽ có ảnh hưởng
trong những năm tới: AI, AR/VR
ChatGPT: Đối với giáo viên, ChatGPT có thể
hỗ trợ soạn bài giảng, chấm bài, viết email trả
lời phụ huynh, gợi ý làm bài tập về nhà… Đối với
học sinh, ChatGPT có thể trở thành gia sư
riêng với chi phí hợp lý, góp phần cách mạng
hóa công cuộc cá nhân hóa học tập trên quy
mô lớn. Ngoài ra, Chat GPT còn có thể được
doanh nghiệp sử dụng để nghiên cứu thị
trường, lên ý tưởng marketing và bán hàng,
tiến tới trở thành một đối tác tư vấn trực tuyến
đắc lực
AI, AR/VR: Ngoài việc ứng dụng trong cá
nhân hoá, AR và VR đã giới thiệu phương pháp
học nhập vai. Các Nhà giáo dục sẽ tạo ra một
thế giới học tập thực hành khi quá trình số hóa
sẽ kết hợp với thực tế tăng cường. Ngoài ra,
các công nghệ chơi game mới nổi và trợ lý dựa
trên AR cũng như trải nghiệm VR sẽ cách
mạng hóa trải nghiệm học tập cho sinh viên
Nhận diện sinh trắc học: Khảo thí, giám thị AI

23
Case Study 3. Khan Academy

Tháng 3/2023, Khan Academy đã phát
hành thử nghiệm Khanmigo, một gia sư
trực tuyến 1:1 chạy bởi GPT-4. Học sinh
sử dụng Khanmigo có thể hỏi những câu
hỏi về học tập bất kì và máy sẽ trả lời, tư
vấn bằng ngôn ngữ tự nhiên như con
người. Còn đối với giáo viên, Khanmigo
có thể trở thành trợ lý thực thụ, giúp tiết
kiệm thời gian trong việc lên kế hoạch bài
giảng và đánh giá bài làm của học sinh
Case Study 3. Khan Academy

Tháng 3/2023, Khan Academy đã phát
hành thử nghiệm Khanmigo, một gia sư
trực tuyến 1:1 chạy bởi GPT-4. Học sinh
sử dụng Khanmigo có thể hỏi những câu
hỏi về học tập bất kì và máy sẽ trả lời, tư
vấn bằng ngôn ngữ tự nhiên như con
người. Còn đối với giáo viên, Khanmigo
có thể trở thành trợ lý thực thụ, giúp tiết
kiệm thời gian trong việc lên kế hoạch bài
giảng và đánh giá bài làm của học sinh
Case study 4. ProctorExam


ProctorExam là một công ty cung cấp phần
mềm khảo thí online có trụ sở ở Amsterdam, Hà
Lan. Công ty sử dụng công nghệ nhận diện
khuôn mặt để kiểm tra danh tính thí sinh. Với tối
đa ba tùy chọn giám sát, từ chia sẻ màn hình đến
chế độ giám sát 360° về không gian làm bài của
thí sinh qua điện thoại thông minh, ProctorExam
có thể thích ứng với nhiều bối cảnh đánh giá
khác nhau như những kỳ thi học lực, thi chứng
chỉ nghề nghiệp hoặc quá trình tuyển dụng.
Case study 4. ProctorExam


ProctorExam là một công ty cung cấp phần
mềm khảo thí online có trụ sở ở Amsterdam, Hà
Lan. Công ty sử dụng công nghệ nhận diện
khuôn mặt để kiểm tra danh tính thí sinh. Với tối
đa ba tùy chọn giám sát, từ chia sẻ màn hình đến
chế độ giám sát 360° về không gian làm bài của
thí sinh qua điện thoại thông minh, ProctorExam
có thể thích ứng với nhiều bối cảnh đánh giá
khác nhau như những kỳ thi học lực, thi chứng
chỉ nghề nghiệp hoặc quá trình tuyển dụng.
Case study 5. ASU, Google & Labster
Đại học Bang Arizona đã giới thiệu chương trình cấp bằng sinh học 100% trực tuyến đầu tiên trên
thế giới sử dụng VR. Sự hợp tác này giữa ASU, Google và Labster cho phép sinh viên tiến hành các thí
nghiệm trong phòng thí nghiệm từ xa thông qua VR. Sinh viên có thể vào phòng thí nghiệm bất cứ
khi nào và bao lâu tùy thích. Chương trình là một thành công lớn và đã thu hút hàng ngàn sinh viên.
Case study 5. ASU, Google & Labster
Đại học Bang Arizona đã giới thiệu chương trình cấp bằng sinh học 100% trực tuyến đầu tiên trên
thế giới sử dụng VR. Sự hợp tác này giữa ASU, Google và Labster cho phép sinh viên tiến hành các thí
nghiệm trong phòng thí nghiệm từ xa thông qua VR. Sinh viên có thể vào phòng thí nghiệm bất cứ
khi nào và bao lâu tùy thích. Chương trình là một thành công lớn và đã thu hút hàng ngàn sinh viên.
Xu hướng công nghệ giáo dục trên thế giới
24
Kết quả khảo sát của HolonIQ công bố tháng 2/2023 tiến hành trên 464 lãnh đạo các doanh nghiệp EdTech cho thấy AI được
kỳ vọng sẽ ảnh hưởng nhiều nhất đến phân khúc học ngoại ngữ và kiểm tra, đánh giá.

5.6
7.3
8.0
8.6
8.8
8.2
8.3
Giáo dục sớm
K12
Kỹ năng nghề - kỹ thuật
Phân khúc học ngoại ngữ
Kiểm tra & đánh giá
Giáo dục đại học
Đào tạo doanh nghiệp và Upskilling
Nguồn: Khảo sát của HolonIQ, 2/2023, n = 464
Hình 7. Ứng dụng AI vào các phân khúc sản phẩm EdTech
Xu hướng công nghệ giáo dục trên thế giới
Nhận định xu hướng
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm, thậm chí nhiều nền kinh tế lớn như Mỹ và châu Âu dự báo tăng trưởng âm hoặc gần
bằng không (IMF, 2023), thị trường EdTech toàn cầu năm 2023 sẽ chứng kiến sự sụt giảm sâu hơn nữa của dòng vốn đầu tư mạo hiểm
Xu hướng M&A tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Báo cáo tài chính cho thấy chi phí bán hàng và marketing tại một số công ty EdTech lớn
nhất dao động từ 20% đến 60% doanh thu trong những năm gần đây (McKinsey, 2022). Điều này khiến họ phải tìm cách giảm chi phí
thu hút khách hàng mới, mà một trong những cách nhanh và hiệu quả nhất là mua bán và sáp nhập nhằm đạt được hiệu quả kinh tế
theo quy mô
Xu hướng mở rộng các sản phẩm B2B: 14/15 công ty giáo dục cho người trưởng thành nhận được nhiều vốn nhất tại Mỹ năm 2021 có
sản phẩm cho doanh nghiệp (McKinsey, 2022). Ngay cả Coursera, ban đầu tập trung vào B2C cũng đã tăng đáng kể doanh thu từ các
khách hàng doanh nghiệp trong những năm gần đây
Sau làn sóng sa thải công nghệ cuối năm 2022 và dự báo sẽ còn tiếp diễn trong năm 2023, đào tạo gắn với cơ hội việc làm và phát
triển sự nghiệp và sẽ có nhu cầu cao trong 2023 và những năm sắp tới. Các dịch vụ như tư vấn cá nhân, chuẩn bị phỏng vấn và hỗ trợ
tìm việc làm sẽ được không chỉ sinh viên mà người đi làm đón nhận. upGrad đã mua lại một công ty tuyển dụng và nhân sự để giúp
sinh viên tăng cơ hội việc làm. Còn Đại học Bang Arizona thì cung cấp dịch vụ tư vấn, cố vấn và hỗ trợ can thiệp khủng hoảng miễn phí
cho sinh viên học tập trực tiếp kết hợp trực tuyến
Mike Malefakis, Chủ tịch Đối tác Đại học tại Emeritus dự đoán: “Năm 2023 sẽ là năm của ChatGPT. Một số người thông minh nhất trên
thế giới đã sử dụng nó, vì vậy chúng ta hãy đón nhận nó thay vì sợ hãi.”
Trước đại dịch COVID-19, học trực tuyến chỉ là một lựa chọn hoặc thậm chí là một đặc quyền với những người có điều kiện. Tuy nhiên,
trong thời kỳ đại dịch, nó trở thành nhu cầu thiết yếu đối với sinh viên và nhân viên. Khi mọi người dần thích nghi với các công nghệ
mới, giáo dục trực tiếp kết hợp trực tuyến sẽ trở thành "bình thường mới". Vivian Wu, Đối tác quản lý tại quỹ Ventures Chan Zuckerberg
Initiative, cho rằng: “Bây giờ là thời điểm lý tưởng để mang lại nền giáo dục cá nhân hóa với phương pháp học tập kết hợp”. Bà cũng gợi
ý rằng việc tích hợp công nghệ trong giáo dục sẽ thúc đẩy sự đổi mới lâu dài và nâng cao kết quả học tập được cá nhân hóa.
25
26
Website heyhi.sg Liên hệ demo@heyhi.sg
Case study 6. HeyHi
HeyHi là một hệ thống LMS bao gồm đánh giá và học tập cá nhận hóa độc
đáo ứng dụng trí tuệ nhân tạo, hoạt động trong một không gian học tập
cộng tác. HeyHi có quan hệ hợp tác với nhiều trường học, trung tâm giáo
dục, các nhà xuất bản và gia sư; được sự tin tưởng của hàng trăm nghìn
người dùng tại hơn 30 quốc gia, hơn 50 khách hàng doanh nghiệp khu vực
Đông Nam Á và Hong Kong.

HeyHi có ba tính năng độc đáo, gồm HeyHi Đánh Giá (Assessment), HeyHi
Cộng tác (Collaboration) và Học viện HeyHi (HeiHi Academy).

HeyHi Assessment là một giải pháp đánh giá toàn diện, bao gồm một Hệ
thống Quản lý Nội dung và Ngân hàng Câu hỏi, Công cụ tạo Bài tập sử
dụng AI để đưa ra các bài đánh giá cá nhân hóa, chấm điểm tự động có
phản hồi nhanh và báo cáo phân tích chi tiết để xác định những trở ngại
của người học.

HeyHi Collaboration cung cấp cho giáo viên một bảng trắng trực tuyến
tương tác để việc học tập trở nên thú vị hơn, tích hợp tính năng hội nghị
video trực tuyến và các công cụ giảng dạy hữu ích, dễ dàng truy cập truy
cập các tệp từ thư viện cá nhân và tương tác trực tiếp qua các công cụ viết
trực quan.

HeyHi Academy là một thư viện nội dung hỗ trợ cho việc giảng dạy một
cách hiệu quả và liền mạch bằng cách cho phép nhiều truy cập đồng thời,
hỗ trợ việc sắp xếp và sáng tạo nội dung hoặc tài liệu, hỗ trợ cho các
phương pháp phân phối nội dung khác nhau - theo từng giai đoạn, tự học
và chế độ học tập tùy chỉnh.
Đơn vị đồng hành cùng Sách trắng EdTech Việt Nam 2023
27
1.1 Thị trường EdTech thế giới
1.2 Thị trường EdTech Châu Á
Tài liệu có bản quyền 1. Tổng quan thị trường EdTech toàn cầu
ThịtrườngEdTechChâuÁ
Mặc dù Bắc Mỹ đang chiếm lĩnh thị trường EdTech toàn cầu với thị phần khoảng 40%, khu vựcChâuÁ -Thái Bình Dương trong
5 năm trở lại đây lại nổi lên như một mảnh đất màu mỡ cho cả giới khởi nghiệp và đầu tư, với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm dự
báođạt16.1%tronggiaiđoạntừ2023-2030 (GrandViewResearch,2022).

Châu Á, với dân số 4.75 tỷ người, là thị trường lớn nhất thế giới xét về đầu tư và chi tiêu cho giáo dục. Châu lục này có đầy đủ
mọi điều kiện để vươn lên trở thành trung tâm EdTech hàng đầu thế giới. Theo nhận định của ông Rory Gopsill, chuyên gia
phân tích của tổ chức nghiên cứuGlobalData, “ChâuÁ -Thái Bình Dương sẽ là thị trường công nghệ giáo dục lớn nhất thế giới
vàonăm2030”. 

Xét về cơ cấu sản phẩm EdTech của một số khu vực tiêu biểu như Đông Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…) và Đông Nam
Á (Singapore, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan…), có thể thấy rõ một số xu hướng chung. Các sản phẩm gia sư, luyện thi, học
tiếng Anh, giáo dục STEAM rất được ưa chuộng, chiếm đến hơn 50% các sản phẩm EdTech trên thị trường, và hầu hết hướng
đếnphânkhúcK-12(HolonIQ,2022).

Mô hình phân phối trực tiếp đến khách hàng là mô hình kinh doanh phổ biến nhất, có đến 3/4 các startup phân phối sản phẩm
theo hình thức trực tiếp này (HolonIQ, 2022). Tuy nhiên, theo số liệu 3 năm gần nhất 2019-2022, và theo nhận định của nhiều
chuyên gia thì B2B là mô hình kinh doanh đang trên đà tăng trưởng và có nhiều dư địa phát triển bởi nhu cầu sử dụng dịch vụ
LMScủacácdoanhnghiệpvàtrườnghọcngàymộttăng.

Một điểm đáng chú ý là những quy định mới trong chính sách giáo dục ở Trung Quốc liên quan đến vấn đề học thêm từ năm
2021 đã khiến thị trường EdTech nước này giảm tốc nhanh chóng, cả về quy mô, vốn đầu tư và tỷ lệ tăng trưởng, nhường chỗ
choẤnĐộtrởthànhđầutàuvềEdTechtrongkhuvực.
28
Thị trường EdTechViệt Nam
02
29
Số liệu về giáo dụcViệt Nam
30
Dân số (2022) 99.5 triệu người Dự báo vượt mốc 100 triệu năm 2023
Số lượng học sinh phổ thông 17.9 triệu người Ngoài công lập 4,8% = 859N học sinh
Số lượng sinh viên và người học nghề 3.8 triệu người 66/ 242 đại học ngoài công lập
Số công ty EdTech tạiViệt Nam

(bao gồm công ty nội địa & công ty nước
ngoài kinh doanh tạiViệt Nam)
Trên 750 công ty
~ 300 công ty công nghệ

~ 450 công ty hoạt động trong môi
trường số nhưng chưa có hàm lượng công
nghệ cao trong sản phẩm/dịch vụ
GDP đầu người (2022) 4,680USD
Chi tiêu công cho giáo dục Hiện chiếm 15% tổng chi ngân
sách, mục tiêu đạt 20% Chi tiêu giáo dục chiếm 4-5%GDP
Chi tiêu trung bình cho một người đang
đi học mỗi năm 700 – 1000USD Chi tiêu công $400 vàChi tiêu hộ gia đình
$300
Tỷ lệ thu nhập gia đình chi cho giáo dục 20-30% (chỉ sau nhà ở và lương thực)
Top 10 quốc gia tăng trưởng EdTech nhanh nhất thế giới

Top 3 quốc gia EdTech tiềm năng nhất khu vực Đông NamÁ (Singapore, Indonesia,Vietnam)
31
2.1 Lịch sử ngành EdTech Việt Nam
2.2 Điều kiện và môi trường phát triển EdTech tại Việt Nam
2.3 Tổng quan thị trường EdTech Việt Nam
2.4 Yếu tố nội dung trong sản phẩm EdTech Việt Nam
2.5 Yếu tố công nghệ trong sản phẩm EdTech Việt Nam
2.6 Đầu tư vào công nghệ giáo dục Việt Nam
Tài liệu có bản quyền 2. Thị trường EdTech Việt Nam
LịchsửngànhEdTechViệtNam
32
Giaiđoạn1(2000-2005)|XuấthiệncácnghiêncứuvàứngdụngEdTechtrongtrườnghọc
Giaiđoạn2(2005-2010)|XuấthiệnnhữngsảnphẩmEdTech&E-learningđầutiên
Giaiđoạn3(2010-2015)|Thịtrườngtrởnênsôiđộngvớisựthamgiacủacáctậpđoànlớnthuộckhốinhànướcvàtưnhân

2005
2007
2010
2008
2011 2014 2014
2013
HộithảokhoahọcvềE-learningđầutiêntạiViệtNam
hocmai.vn
VTCOnline
Topica
VnEdu Zuni.vn ĐạihọctrựctuyếnFUNiX
ViettelStudy
Nghiên cứu và triển khai E-learning” do viện Công nghệThông tin (ĐHQGHN)và Khoa Công nghệThông tin
(Đại học Bách khoa Hà Nội)phối hợp tổ chức.
Xuấthiệncáchìnhthứcsơ khaicủatàiliệu/nộidungsố
CD-ROM, DVD chứa bài giảng, game, phần mềm học tiếng Anh…
tổ chức kì thi Olympic
tiếng Anh trực tuyến
VNPT VNG FPT
LịchsửngànhEdTechViệtNam
33
Giaiđoạn4(2015-2020)|BùngnổvềsốlượngstartupEdTech
Sựphổbiếncủathiếtbịdiđộngvàmạng4Glàmthayđổithóiquenhọctập

Nhiềuứngdụnghọctậpchothiếtbịdiđộngđượcpháttriển
Tínhđến2019 ViệtNamđãcóhơn100startuphoạtđộngtronglĩnhvựccôngnghệgiáodục
Nhiềuthươngvụđầutưvàsápnhậpvớisốvốnlớnhơn1triệuUSD
Năm2022 TổngsốvốnđầutưmạohiểmvàoEdTechstartupchínhthứcvượtmốc200triệuUSD
MonkeyJunior,KidsOnline,Edupia…
Giaiđoạn5(2020-nay)|Giáodụctrựctuyếnngàycàngphổbiếnvànhậnđượcngàycàngnhiềuvốnđầutư

2021 80% họcsinhViệtNamđãhọctrựctuyếndogiãncáchxãhội
Hình 8. PháttriểnEdTechtạiViệtNam
34
2.1 Lịch sử ngành EdTech Việt Nam
2.2 Điều kiện và môi trường phát triển EdTech tại Việt Nam
2.3 Tổng quan thị trường EdTech Việt Nam
2.4 Yếu tố nội dung trong sản phẩm EdTech Việt Nam
2.5 Yếu tố công nghệ trong sản phẩm EdTech Việt Nam
2.6 Đầu tư vào công nghệ giáo dục Việt Nam
Tài liệu có bản quyền 2. Thị trường EdTech Việt Nam
Kinh tế Việt Nam và ngân sách đầu tư cho giáo dục
35
Theo số liệu của IMF, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam khá ổn định và duy trì ở mức 6%-7%/năm, chỉ bị ảnh hưởng bởi
COVID-19 trong 2 năm 2020, 2021 nhưng ngay sau đó đã có sự phục hồi ấn tượng vào năm 2022 với mức tăng trưởng 8%.
Năm 2023, IMF dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam ở mức 5,8%.
2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023
9
8
7
6
5
4
3
2
35
0
(dự báo)
%
Nguồn: IMF
Hình 9. GDP của Việt Nam giai đoạn 2013 – 2023
Kinh tế Việt Nam và ngân sách đầu tư cho giáo dục
36
Ngân sách giáo dục
Mức đầu tư công cho giáo dục có xu hướng tăng đều qua các năm, với mục tiêu đạt tối thiểu 20% chi ngân sách nhà nước
mỗi năm
Trong năm 2022, ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục và đào tạo là 275 nghìn tỷ đồng (tương đương 11,7 tỷ USD), tức
15.45% chi ngân sách. Chi đầu tư là 55 nghìn tỷ đồng (tương đương 2,3 tỷ USD), tăng 49% so với 2021 (16.6%). (Bộ Tài
chính, 2023)
Hình 10. Chi ngân sách thường xuyên cho giáo dục giai đoạn 2018 – 2023
260,000
249,109
221,000
239,504
227,397
215,538
2018 2019 2020 2021 2022 2023
300,000
250,000
200,000
150,000
100,000
50,000
0
Ngân sách trung ương
Ngân sách địa phương
Đơn vị: Tỷ đồng
Nguồn: Cổng công khai NSNN - Bộ Tài chính
Nếu tính theo tỷ lệ GDP, mức chi tiêu cho
giáo dục của Việt Nam tương đương 4,11%
GDP, là mức cao nhất trong khối ASEAN
trong năm 2020, tương đương với trung bình
của các nước thu nhập trung bình thấp,
nhưng vẫn còn khoảng cách khá xa với các
nước OECD (IMF, 2023).
Đặc điểm xã hội và mức chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình
37
9
Hình 11. Cơ cấu lao động Việt Nam năm 2022

Theo Tổng cục thống kê, dân số Việt Nam tính đến hết năm 2022 là 99,5 triệu người
Lực lượng lao động dồi dào: tỷ lệ người trong độ tuổi lao động chiếm hơn 2/3 dân số
GDP đầu người (tính đến 10/2022): 4.680 USD (IMF, 2023
Tầng lớp trung lưu gia tăng nhanh: hiện chiếm 13% dân số và dự kiến sẽ lên đến 26% vào năm 2026 (Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội, 2022) → Sự phát triển của tầng lớp trung lưu sẽ thúc đẩy tiêu dùng, là động lực phát triển của nền
kinh tế. Đồng thời, tầng lớp trung lưu cũng chú trọng hơn vào giáo dục và sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm
và các sản phẩm và hoạt động liên quan đến giáo dục của các thành viên trong gia đình nói chung
Theo Khảo sát mức sống dân cư năm 2022, Bình Dương là địa phương có mức thu nhập bình quân đầu người 1 tháng cao
nhất và cũng dẫn đầu cả nước về thu nhập trung bình của nhóm 5 (20% người giàu nhất).
Nông thôn Thành thị
Trẻ em (< 15 tuổi)
Trong độ tuổi lao động
(15-64 tuổi)
Trên 65 tuổi
49.9% 51.1%
23%
9%
67% 62.7%
37.3%
Nam Nữ
Nguồn: Tổng cục thống kê, World Bank
Đặc điểm xã hội và mức chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình
38
9
Hình 12. Thu nhập bình quân đầu người theo các tỉnh

2000 9000
Top 10 địa phương có thu nhập bình quân của tầng lớp
trung lưu cao nhất cả nước
Bản đồ các tỉnh theo thu nhập bình quân đầu người 1
tháng của nhóm 5 (Khảo sát mức sống dân cư năm 2022)
STT Tỉnh thành
Thu nhập bình quân của nhóm
giàu nhất (đồng/người/tháng)
1 Bình Dương 18.315.000đ
2 Đồng Nai 18.315.000đ
3 Hà Nội 18.315.000đ
4 TPHCM 18.315.000đ
5 Đà Nẵng 18.315.000đ
6 Hải Phòng 18.315.000đ
7 Cần Thơ 18.315.000đ
8 Bắc Ninh 18.315.000đ
9 Bà Rịa - Vũng Tàu 18.315.000đ
10 Quảng Ninh 18.315.000đ
Đơn vị: Nghìn đồng/tháng
Đặc điểm xã hội và mức chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình
39
Chi cho giáo dục của các hộ gia đình
Theo Kết quả Khảo sát mức sống dân cư năm 2022, chi cho giáo dục bình quân 1 người đi học trong năm 2022 là 7.001.000
đồng/người/năm (~$298), giảm 1% so với năm 2020 và cũng là lần giảm đầu tiên sau 10 năm khảo sát. Chi cho giáo dục
bình quân ở khu vực thành thị cao gấp 2 lần khu vực nông thôn (10.111.600 đồng/người/năm (~$430) so với 5.079.000
đồng/người/năm (~$216))
Theo Bain & Company, trung bình một gia đình Việt Nam dành khoảng 20% thu nhập khả dụng cho việc giáo dục con cái,
so với mức 6%-15% ở các nước Đông Nam Á khác.
Hình 13. Chi trung bình cho người học trong giai đoạn 2012 -2022

Nguồn: Tổng cục thống kê

4082
4557
5459
6623
7071 7001
Đơn vị: Nghìn đồng
2012 2014 2016 2018 2020 2022
8000
6000
4000
2000
0
Môi trường công nghệ
40
Việt Nam có đầy đủ điều kiện để trở thành một trong những nền kinh tế số lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Tỷ lệ người dùng Internet

Tỷ lệ người sở hữu smartphone

(16-64 tuổi)
Tỷ lệ người sở hữu máy tính bàn/laptop

(16-64 tuổi)
Thời gian dùng Internet trung bình một ngày

(16-64 tuổi)
Tỷ lệ trường học có kết nối Internet
79.1%
98.1%
58.5%
100%
6h23’
Nguồn: Datareportal tổng hợp (01/2023)

Hình 14. Cơ cấu sử dụng Internet và công nghệ tại Việt Nam
Môi trường công nghệ
41
Quy mô nền kinh tế số của Việt Nam ước tính khoảng 23 tỷ đô vào năm 2022 và dự báo có mức tăng trưởng nhanh nhất khu
vực Đông Nam Á trong 3 năm tới (CAGR=31%), dự báo đạt 49 tỷ đô vào năm 2025 (e-Conomy SEA, 2022).
2019
2021
2022
2025
2030
CAGR 15%
13
18
23
49
120-200
CAGR 28%
CAGR 31%
Đơn vị: Tỷ USD
Nguồn: Báo cáo e-Conomy SEA 2022

Hình 15. Quy mô nền kinh tế số tại Việt Nam ước tính tới 2025 và 2030
Môi trường giáo dục
42
Giáo dục Việt Nam có quy mô khá lớn với hơn 25 triệu học sinh, sinh viên.
Hình 16. Thống kê về trường học và số lượng học sinh năm học 2021 – 2022

Số lượng trường học năm 2021 - 2022 Số lượng học sinh các cấp 2021-2022
Mầm non Giáo dục
phổ thông
Đại học Giáo dục nghề Mầm non Giáo dục
phổ thông
Đại học Giáo dục nghề
Công lập
Ngoài công lập
176
66
12,159
3,326
25,662
683
1,222
685
1,906,000 1,915,500
*

* Số liệu tạm ước tính của Bộ GD&ĐT năm 2022

17,921,100
5,800,000
Nguồn:Tổng cục thống kê, Bộ GD&ĐT, Bộ LĐ-TB&XH
Môi trường giáo dục
43
Kết quả Tổng điều tra dân số năm 2019 cho thấy, số người tốt nghiệp THPT chiếm 36,5% tổng dân số từ 15 tuổi trở lên.

Sau khi điều chỉnh về thời lượng học tập, số năm học bình quân của Việt Nam là 10,2 năm, chỉ đứng thứ hai sau Singapore trong
số các nước thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), còn chỉ số vốn con người của Việt Nam là 0,69 so với mức tối
đa bằng 1, thuộc dạng cao nhất trong số các nền kinh tế thu nhập trung bình thấp. Số năm đi học kỳ vọng là 12,2 năm - hơn cả
số năm đi học của tất cả các bậc học phổ thông. Con số này là một tín hiệu tốt về tương lai của nền giáo dục và cơ hội tiếp cận
với giáo dục chuyên sâu. Nhiều chuyên gia giáo dục cũng khẳng định thành tựu giáo dục lớn nhất của Việt Nam trong 20 năm
qua là nỗ lực đem chương trình giáo dục phổ thông đến mọi tầng lớp nhân dân.

*
* Tổng điều tra dân số và nhà ở được tiến hành trên phạm vi toàn quốc và được thực hiện 10 năm một lần. Lần gần nhất là năm 2019.

Trình độ học vấn cao nhất năm 2019
Tính trên % dân số
từ 15 tuổi trở lên
Tỷ lệ đi học đúng tuổi (2022)
Tiểu học THCS THPT
9.2%
9.2%
23.9%
23.9%
3.3%
3.3%
Đại học trở lên Cao đẳng THPT Dưới THPT
95.8%
90.5%
77.2%
Nguồn: Tổng cục thống kê

Hình 17. Thống kê về trường học và số lượng học sinh năm học 2021 – 2022
44
2.1 Lịch sử ngành EdTech Việt Nam
2.2 Điều kiện và môi trường phát triển EdTech tại Việt Nam
2.3 Tổng quan thị trường EdTech Việt Nam
2.4 Yếu tố nội dung trong sản phẩm EdTech Việt Nam
2.5 Yếu tố công nghệ trong sản phẩm EdTech Việt Nam
2.6 Đầu tư vào công nghệ giáo dục Việt Nam
Tài liệu có bản quyền 2. Thị trường EdTech Việt Nam
Toàn cảnh thị trường EdTech Việt Nam
Thị trường EdTech Việt Nam có quy mô ước tính khoảng 3 tỷ USD vào năm 2023. Tốc độ tăng trưởng EdTech ở Việt Nam được
ghi nhận ở mức khá cao, khoảng 20,2% mỗi năm trong giai đoạn từ 2019 - 2023, đưa Việ
t Nam trở thành một trong 10 thị
trường EdTech có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới (Ken Research, 2019).

Theo số liệu do EdTech Agency tổng hợp, tính đến tháng 6/2023 có khoảng 70 quỹ đầu tư trong và ngoài nước đã đầu tư hơn
400 triệu USD vào các startup EdTech Việt Nam.

Tuy chưa có thống kê đầy đủ, nhưng có thể ước lượng số lượng công ty EdTech sở hữu công nghệ riêng trên thị trường Việt
Nam là không dưới 400 doanh nghiệp. Nếu tính cả các doanh nghiệp có sản phẩm EdTech đang vận hành trên nền tảng công
nghệ của bên thứ ba thì con số này có thể lên đến 700 doanh nghiệp. 

Khối doanh nghiệp nhà nước chủ yếu tham gia phân khúc nền tảng và hệ thống quản lý học tập cho K-12, với các tên tuổi lớn
như Viettel, VNPT, Mobifone.

Theo mẫu dữ liệu (n=215 công ty) mà EA tổng hợp và phân tích, khối doanh nghiệp tư nhân chiếm gần 90% số lượng công ty
EdTech trên thị trường nhưng tập trung nhiều vào phân khúc K-12 và học ngoại ngữ (đặc biệt là Tiếng Anh).

Khối doanh nghiệp nước ngoài có thế mạnh trong mảng công nghệ và phần cứng. Viewsonic, Samsung là một vài trong số ít
các doanh nghiệp đang cung cấp giải pháp lớp học thông minh tại thị trường Việt Nam. 

45
Toàn cảnh thị trường EdTech Việt Nam
Giáo dục mầm non

Phân khúc sản phẩm EdTech dành cho giáo dục mầm non phát triển mạnh trong vài năm gần đây. Với gần 5 triệu trẻ em ở lứa tuổi mầm
non, đây là một thị trường hứa hẹn nhiều tiềm năng. Các nền tảng dạy toán, tiếng Anh, và STEAM/robot/lập trình là phổ biến nhất ở phân
khúc này. Các ứng dụng phát triển cho trẻ ở lứa tuổi này đều cần nghiên cứu kỹ lưỡng về nội dung và đầu tư về hình thức, thường có kết
hợp yếu tố game hóa (gamification) và có giáo viên/gia sư hướng dẫn trực tiếp hoặc kèm 1:1.
Giáo dục phổ thông

Đây là thị trường sôi động nhất của EdTech Việt Nam hiện nay. Trong phân khúc này hầu hết các sản phẩm là nền tảng quản lý học tập
(LMS/LCMS), tài nguyên trực tuyến hỗ trợ ôn tập và luyện thi hoặc ứng dụng học ngoại ngữ. Nhu cầu sản phẩm công nghệ cho thị trường
giáo dục phổ thông bùng nổ đặc biệt từ trong đại dịch COVID-19, tuy đến nay đã có dấu hiệu hạ nhiệt nhưng đây vẫn sẽ là thị trường
nóng nhất của EdTech Việt Nam trong những năm tới.
Giáo dục Đại học

Hiện đã có 16 cơ sở giáo dục Đại học ở Việt Nam cấp bằng Cử nhân thông qua hình thức đào tạo trực tuyến 100%. (Nhiều chương trình
trước đây được gọi là hệ đào tạo từ xa). Một số công nghệ tiên tiến như thực tế ảo cũng đã bước đầu được thử nghiệm ở một số trường,
ví dụ Đại học Duy Tân có nền tảng Second Life cho phép sinh viên làm bài tập tương tác nhóm qua game mô phỏng thực tế ảo. 

Ngoài ra còn có mô hình Blended learning, kết hợp học trực tuyến và trực tiếp, cấp bằng chính quy của Đại học Việt Nam hoặc liên kết
với một trường Đại học ở nước ngoài.  

46
Toàn cảnh thị trường EdTech Việt Nam
Đào tạo doanh nghiệp

Thị trường đào tạo doanh nghiệp ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm khi chi phí tuyển dụng và giữ chân nhân sự ngày một tăng,
khiến các doanh nghiệp hướng đến đào tạo nghiệp vụ và nâng cấp, mở rộng kỹ năng cho nhân viên để đáp ứng nhu cầu công việc. Các kỹ
năng hàng đầu được các doanh nghiệp chú trọng đào tạo cho nhân viên là: nghiệp vụ, quy trình (đặc biệt đối với các ngành ngân hàng,
khách sạn, nhà hàng…); chuyển đổi số; ngoại ngữ; quản lý dự án; lãnh đạo. Hiện nay, nhiều tập đoàn lớn khối điện lực, ngân hàng, viễn
thông, hàng không đã triển khai tương đối bài bản hệ thống đào tạo (trực tiếp và trực tuyến) cho nhân sự, có thể kể đến EVN, Viettel,
Vietcombank, Vietnamairlines… Các sản phẩm EdTech dành cho doanh nghiệp có thể chia làm hai nhóm sản phẩm chính là:
Cung cấp nền tảng: VietED, Amber, Hương Việt
Cung cấp khóa học: Học viện Agile, Học viện quản lý PACE, Edtexco…
Đào tạo nâng cao năng lực và phát triển chuyên môn

Xu hướng học để nâng cao chuyên môn, tay nghề (Upskilling) hay đào tạo lại một chuyên ngành mới (Reskilling) được cho là con đường
tất yếu của giáo dục người trưởng thành, hướng đến mô hình học tập suốt đời. Theo một khảo sát của PwC tại Việt Nam năm 2020, có
đến 84% người đi làm khi được khảo sát trả lời rằng họ mong muốn được học thêm kỹ năng mới hoặc được đào tạo lại để tăng cơ hội việc
làm trong tương lai. Đáp ứng nhu cầu này, nhiều công ty EdTech đã ra đời để cung cấp các khóa học về kỹ năng tin học văn phòng và
Tiếng Anh công sở - những kỹ năng được cho là thiết yếu đối với mỗi nhân viên văn phòng hiện đại. Ngoài ra, những năm gần đây cũng
ghi nhận xu hướng người đi làm học thêm lập trình ở các trung tâm với hy vọng chuyển nghề hoặc chuyển vị trí công việc. So với các nền
tảng tự học trực tuyến giai đoạn đầu như Edumall, Kyna… thì các sản phẩm mới trong phân khúc đào tạo người đi làm đang có xu hướng
tập trung và chuyên sâu hơn vào một số kỹ năng, ngành nghề “hot" như lập trình web, phát triển ứng dụng di động, phân tích dữ liệu…
47
48
Website videabiz.com Liên hệ infor@videabiz.com
Case study 7. Videa EdTech
Videa EdTech là một công ty dẫn đầu trong việc chuyển đổi số trong lĩnh
vực giáo dục. Được thành lập vào năm 2019 thông qua sự hợp tác chiến
lược giữa các nhà đầu tư Đài Loan và Hàn Quốc, mục tiêu chính của
chúng tôi là mang đến các giải pháp công nghệ thông tin chất lượng cao
phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao về giáo dục trực tuyến và nâng cao
trải nghiệm học tập cho đa dạng các khách hàng như trường Đại học, tổ
chức giáo dục, trung tâm đào tạo, doanh nghiệp tại Việt Nam và trên
toàn cầu.

Chúng tôi coi trọng việc tận dụng sức mạnh của công nghệ mã nguồn
mở với sản phẩm lõi của chúng tôi dựa trên Moodle - một hệ thống quản
lý học tập mã nguồn mở nổi tiếng thế giới. Bên cạnh đó, chúng tôi còn
cung cấp các sản phẩm bổ sung như Cloud-based LMS, E-Proctoring,
Learning Analytics, Content Repository, giải pháp SSO, hệ thống Video
Streaming, Phòng học ảo SaaS, cổng thông tin OER, giải pháp LMS nâng
cao phục vụ giáo dục Đại học, v.v.

Tại Videa, với niềm đam mê và kinh nghiệm dồi dào đã thúc đẩy chúng
tôi tự tin cung cấp các giải pháp tiên tiến và tùy chỉnh nhất, phục vụ đa
dạng nhu cầu của các khách hàng. Chúng tôi cam kết liên tục phát triển
và đóng góp tích cực vào tiến bộ của giáo dục toàn cầu. Cảm ơn bạn đã
lựa chọn Videa EdTech là đối tác đáng tin cậy trong hành trình của minh
để vươn tới sự chuyển đổi số giáo dục xuất sắc.
Đơn vị đồng hành cùng Sách trắng EdTech Việt Nam 2023
Chính sách phát triển EdTech tạiViệt Nam
Định hướng chung:
Định hướng này được cụ thể hóa thông qua hai đề án củaChính phủ:
Phát triển hệ thống dữ liệu quốc gia vềGiáo dục & Đào tạo;
Phát triển, khai thác hệ thống học liệu mở và môi trường học tập số;
Phát triển các trung tâm điều hành giáo dục thông minh tại các tỉnh
Xây dựng và triển khai khung năng lực số cho người dân;
49
Đề án 1373 của Chính phủ về việc xây dựng xã hội học tập giai đoạn
2021 - 2030
Mục tiêu chung: Đảm bảo đến năm 2030 mọi người dân đều có cơ hội,
bình đẳng trong việc tiếp cận hệ thống giáo dục mở, đa dạng, linh hoạt,
liên thông, hiện đại với nhiều mô hình, phương thức và trình độ đào tạo [...]
Phương hướng
Tăng cường xây dựng, khai thác, tích hợp, chia sẻ nguồn tài nguyên
giáo dục mở, học liệu mở với các cơ sở giáo dục, các tổ chức, cá nhân
trong nước và ngoài nước; chủ động tham gia Đề án Hệ tri thứcViệt số
hóa,Việt hóa các nguồn tài nguyên giáo dục mở quốc tế
Đẩy mạnh các hình thức đào tạo vừa làm vừa học, đào tạo từ xa, tự học
có hướng dẫn giúp người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn,
người khuyết tật, người nội trợ, người cao tuổi dễ dàng tiếp cận, nâng
cao kỹ năng nghề nghiệp
Xây dựng kho học liệu mở phục vụ việc tự học và học tập suốt đời trên
các kênh truyền hình giáo dục theo Đề án được duyệt
Thúc đẩy hợp tác quốc tế về giáo dục người lớn, học tập suốt đời và
xây dựng xã hội học tập.
Đề án 1373 của Chính phủ về việc xây dựng xã hội học tập giai đoạn
2021 - 2030
Mục tiêu chung: Đảm bảo đến năm 2030 mọi người dân đều có cơ hội,
bình đẳng trong việc tiếp cận hệ thống giáo dục mở, đa dạng, linh hoạt,
liên thông, hiện đại với nhiều mô hình, phương thức và trình độ đào tạo [...]
Phương hướng
Tăng cường xây dựng, khai thác, tích hợp, chia sẻ nguồn tài nguyên
giáo dục mở, học liệu mở với các cơ sở giáo dục, các tổ chức, cá nhân
trong nước và ngoài nước; chủ động tham gia Đề án Hệ tri thứcViệt số
hóa,Việt hóa các nguồn tài nguyên giáo dục mở quốc tế
Đẩy mạnh các hình thức đào tạo vừa làm vừa học, đào tạo từ xa, tự học
có hướng dẫn giúp người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn,
người khuyết tật, người nội trợ, người cao tuổi dễ dàng tiếp cận, nâng
cao kỹ năng nghề nghiệp
Xây dựng kho học liệu mở phục vụ việc tự học và học tập suốt đời trên
các kênh truyền hình giáo dục theo Đề án được duyệt
Thúc đẩy hợp tác quốc tế về giáo dục người lớn, học tập suốt đời và
xây dựng xã hội học tập.
Đề án 131 của Chính phủ về tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số
trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến 2030
Mục tiêu chung: Tận dụng tiến bộ công nghệ để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong
dạy và học, nâng cao chất lượng và cơ hội tiếp cận giáo dục, hiệu quả quản lý giáo
dục; xây dựng nền giáo dục mở thích ứng trên nền tảng số, góp phần phát triển
Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Phương hướng
Đảm bảo các điều kiện về hạ tầng số, trang thiết bị : Ưu tiên sử dụng các mô hình
dịch vụ trên nền tảng đám mây; Đảm bảo kết nối Internet cáp quang tới tất cả các
cơ sở giáo dục; Hình thành, phát triển hệ thống phòng học tương tác thông minh,
phòng thí nghiệm/thực hành hiện đại
Phát triển hệ sinh thái chuyển đổi số hoạt động dạy, học, kiểm tra, đánh giá và
nghiên cứu khoa học: Phát triển các kho học liệu số, học liệu mở chia sẻ dùng
chung toàn ngành giáo dục; Phát triển, ứng dụng các nền tảng số phục vụ dạy -
học và triển khai thí điểm mô hình giáo dục đại học số
Triển khai đồng bộ hệ thống thông tin quản lý giáo dục và đào tạo và cơ sở dữ liệu
ngành giáo dục
Huy động các nguồn lực tham gia ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số
trong giáo dục và đào tạo.
Đề án 131 của Chính phủ về tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số
trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến 2030
Mục tiêu chung: Tận dụng tiến bộ công nghệ để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong
dạy và học, nâng cao chất lượng và cơ hội tiếp cận giáo dục, hiệu quả quản lý giáo
dục; xây dựng nền giáo dục mở thích ứng trên nền tảng số, góp phần phát triển
Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Phương hướng
Đảm bảo các điều kiện về hạ tầng số, trang thiết bị : Ưu tiên sử dụng các mô hình
dịch vụ trên nền tảng đám mây; Đảm bảo kết nối Internet cáp quang tới tất cả các
cơ sở giáo dục; Hình thành, phát triển hệ thống phòng học tương tác thông minh,
phòng thí nghiệm/thực hành hiện đại
Phát triển hệ sinh thái chuyển đổi số hoạt động dạy, học, kiểm tra, đánh giá và
nghiên cứu khoa học: Phát triển các kho học liệu số, học liệu mở chia sẻ dùng
chung toàn ngành giáo dục; Phát triển, ứng dụng các nền tảng số phục vụ dạy -
học và triển khai thí điểm mô hình giáo dục đại học số
Triển khai đồng bộ hệ thống thông tin quản lý giáo dục và đào tạo và cơ sở dữ liệu
ngành giáo dục
Huy động các nguồn lực tham gia ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số
trong giáo dục và đào tạo.
Chính sách phát triển EdTech tạiViệt Nam
Một số kết quả ban đầu
Năm học 2021-2022, Bộ Giáo dục & Đào
tạo chỉ đạo, hướng dẫn và hỗ trợ các địa
phương, các cơ sở giáo dục tổ chức triển
khai dạy học trực tuyến để thích ứng với
tình hình dịch bệnh. Đây cũng là năm đầu
tiên thí sinh lớp 12 thực hiện đăng ký dự thi
tốt nghiệp THPT theo hình thức trực tuyến
trên hệ thống quản lý thi.
Trong năm 2022, nhiều địa phương trên cả
nước đã xây dựng và đưa vào vận hành
trung tâm điều hành giáo dục thông minh
(IOC Edu). Đây được ví như “bộ não số” của
ngành giáo dục, với khả năng tích hợp dữ
liệu, kết nối dữ liệu của ngành với các cơ sở
dữ liệu quốc gia, dữ liệu chuyên ngành và
dữ liệu địa phương, giúp cho việc quản lý,
điều hành của toàn ngành giáo dục thông
suốt và hiệu quả hơn.
50
Case Study 8. Trung tâm điều hành giáo dục thông minh
thành phố Hà Nội
Thành phố Hà Nội là tỉnh đầu tiên xây dựng trung tâm điều hành giáo
dục thông minh nhằm phục vụ công tác quản trị, điều hành các hoạt
động giáo dục trên toàn thành phố, có tích hợp hệ thống hỗ trợ công
tác chỉ đạo, điều hành bằng các bảng điều khiển tùy theo thời điểm…
Đây là một sản phẩm đượcCông ty phần mềmQuảng Ích hỗ trợ
Từ trung tâm này, toàn ngành giáo dục và đào tạo sẽ thực hiện quản lý
trường từ giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên trên
nền tảng cơ sở dữ liệu của ngành giáo dục và đào tạo; sử dụng sổ điểm
điện tử, học bạ điện tử; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin kết
nối, tương tác, trao đổi thông tin giữa phụ huynh với nhà trường. Toàn
bộ thông tin quản lí giáo dục được cập nhật theo thời gian thực, chính
xác và đảm bảo được tính bảo mật
Các tính năng khác: tổ chức cuộc họp trực tuyến; giám sát thời gian
thực qua camera tới cổng, sân trường của các trường học; cập nhật
thông tin mới nhất về ngành giáo dục và đào tạo trên cổng thông tin
điện tử, giám sát thông tin trên môi trường mạng; thông tin mạng lưới
cơ sở giáo dục.
Case Study 8. Trung tâm điều hành giáo dục thông minh
thành phố Hà Nội
Thành phố Hà Nội là tỉnh đầu tiên xây dựng trung tâm điều hành giáo
dục thông minh nhằm phục vụ công tác quản trị, điều hành các hoạt
động giáo dục trên toàn thành phố, có tích hợp hệ thống hỗ trợ công
tác chỉ đạo, điều hành bằng các bảng điều khiển tùy theo thời điểm…
Đây là một sản phẩm đượcCông ty phần mềmQuảng Ích hỗ trợ
Từ trung tâm này, toàn ngành giáo dục và đào tạo sẽ thực hiện quản lý
trường từ giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên trên
nền tảng cơ sở dữ liệu của ngành giáo dục và đào tạo; sử dụng sổ điểm
điện tử, học bạ điện tử; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin kết
nối, tương tác, trao đổi thông tin giữa phụ huynh với nhà trường. Toàn
bộ thông tin quản lí giáo dục được cập nhật theo thời gian thực, chính
xác và đảm bảo được tính bảo mật
Các tính năng khác: tổ chức cuộc họp trực tuyến; giám sát thời gian
thực qua camera tới cổng, sân trường của các trường học; cập nhật
thông tin mới nhất về ngành giáo dục và đào tạo trên cổng thông tin
điện tử, giám sát thông tin trên môi trường mạng; thông tin mạng lưới
cơ sở giáo dục.
51
2.1 Lịch sử ngành EdTech Việt Nam
2.2 Điều kiện và môi trường phát triển EdTech tại Việt Nam
2.3 Tổng quan thị trường EdTech Việt Nam
2.4 Yếu tố nội dung trong sản phẩm EdTech Việt Nam
2.5 Yếu tố công nghệ trong sản phẩm EdTech Việt Nam
2.6 Đầu tư vào công nghệ giáo dục Việt Nam
Tài liệu có bản quyền 2. Thị trường EdTech Việt Nam
Nội dung số và Nội dung số trong giáo dục
Nội dung số (digital content hay digital media) là thuật ngữ chung cho bất kỳ nội dung nào ở dạng kỹ thuật số, bao gồm
nhưng không giới hạn ở: âm thanh, video, hình ảnh, cũng như các bài báo, từ điển và các khóa học. Nội dung kỹ thuật số có
thể được lưu trữ, truy cập và tải xuống trên Internet hoặc được phân phối thông qua các phương tiện quang học như CD
hoặc DVD.

Thuật ngữ “nội dung số" được sử dụng phổ biến hơn cả trong ngành truyền thông và giải trí, nhưng ngoài ra, nội dung số
còn được ứng dụng rộng rãi trong giáo dục. Hình thức phổ biến nhất của nội dung số trong giáo dục là tài liệu và khóa học
trực tuyến.

52
Phân loại nội dung trong các sản phẩm EdTechViệt Nam
Căn cứ vào các sản phẩm EdTech trên thị trườngViệt Nam hiện nay, có thể phân loại nội dung số EdTech theo theo hình thức
phân phối, theo loại nội dung, và theo đối tượng khách hàng.
Theo hình thức phân phối
Thiết bị vật lý:Các dạng đĩa lưu dữ liệuCD/VCD/DV
Truyền hình:Chương trình cung cấp qua kênh truyền hìn
Ứng dụng di động (MobileApp
Ứng dụng web (WebApp
Website: nội dung được lưu trữ trên đám mây hoặc trong một máy chủ.
Theo đối tượng khách hàng
Mầm non: nội dung tập trung vào giáo dục sớm như học số, màu sắc, tập viết, học tiếngAnh giao tiếp
Phổ thông: nội dung chủ yếu hiện nay trên thị trường là lời giải, bài giảng, bài tập và đề luyện thi
Đại học: nội dung được sinh viên quan tâm là các giáo trình, tài liệu đọc tham khảo, đề thi mẫu…
Người đi làm: nội dung đa dạng thuộc nhiều ngành nghề, nhưng xu hướng người đi làm hiện nay muốn trau dồi thêm kiến thức, kỹ
năng về công nghệ và ngoại ngữ.
Theo loại nội dung
Kho tài liệu số: tập hợp các tài liệu đã được số hóa dưới dạng văn bản, hình ảnh, video.
Diễn đàn/Mạng xã hội học tập: nội dung được đóng góp từ cộng đồng dưới nhiều hình thức: chia sẻ tài liệu, hỏi đáp bài tập, tư vấn
học tập…
Khóa học trực tuyến: cung cấp các video bài giảng theo chủ đề và người dùng có thể nhận được chứng chỉ sau khi hoàn thành
khóa học.
Chương trình học theo lộ trình: nội dung được phát triển một cách tổng thể như một giáo trình xây dựng một lộ trình học tập phù
hợp với trình độ và mục tiêu của người học.
Sách điện tử vàSách điện tử tăng cường: sách được số hoá. Một số sách điện tử tăng cường có thêm cả hình động, âm thanh, thực
tế ảo tăng cường, công cụ ghi chép, làm bài tập… để tăng trải nghiệm người dùng.
Ví dụ: vietjack, violet, tienganh123
Ví dụ: hocmai, VnEdu
Ví dụ: edumall, kyna, Vuihoc
Ví dụ: MonkeyJunior, Clevai, Geniebook
Ví dụ: eTextbook của NXB Giáo dục, Sách thực
tế ảo tăng cường của Umbalena
53
Vấn đề cần cân nhắc khi phát triển nội dung cho sản phẩm EdTechViệt Nam

Vấn đề bản quyề
Nếu sản phẩm EdTech có sử dụng một phần hay toàn bộ nội dung từ nước ngoài thì cần đảm bảo nội dung có nguồn gốc
rõ ràng, uy tín, và đơn vị sử dụng nội dung được cấp quyền sử dụng hợp pháp
Các nội dung số của sản phẩm EdTech cần được bảo vệ bản quyền bằng mọi biện pháp có thể, bao gồm nhưng không
hạn chế ở: đăng ký bản quyền sản phẩm tạiCụcSở hữu trí tuệ; đăng ký bản quyền tác giả tạiCục bản quyền tác giả; thể
hiện bằng văn bản hoặc ghi âm (đối với sản phẩm audio) trong sản phẩm tuyên bố bản quyền nội dung và nghiêm cấm
mọi hình thức vi phạm bản quyền; sử dụng công nghệ (như DRM, paywall, tài khoản định danh yêu cầu xác thực…) để
hạn chế truy cập trái phép.
Vấn đề chất lượng nội dun
Cần nghiên cứu kỹ lưỡng nội dung, giáo trình để đảm bảo nội dung phù hợp cả về kiến thức, văn hóa, tâm lý với từng đối
tượng người học
Nên có hội đồng, chuyên gia cố vấn về nội dung
Nếu nội dung dành cho cấp phổ thông và Đại học thì cần tuân thủ các quy định về kiểm định chất lượng của Nhà nước,
tránh phát sinh các hệ lụy về pháp lý sau này.
Vấn đề kinh doanh quảng cáo s
Quản lý nội dung quảng cáo trong sản phẩm, chú ý không để nội dung quảng cáo vi phạm pháp luật, phản cảm, phản
giáo dục xuất hiện trong sản phẩm EdTech
Giảm thiểu quảng cáo trong cơ cấu nguồn doanh thu từ sản phẩm EdTech, thay vào đó tìm cách phát triển các mô hình
kinh doanh bền vững và mang lại giá trị nhiều hơn cho người dùng.
54
55
2.1 Lịch sử ngành EdTech Việt Nam
2.2 Điều kiện và môi trường phát triển EdTech tại Việt Nam
2.3 Tổng quan thị trường EdTech Việt Nam
2.4 Yếu tố nội dung trong sản phẩm EdTech Việt Nam
2.5 Yếu tố công nghệ trong sản phẩm EdTech Việt Nam
2.6 Đầu tư vào công nghệ giáo dục Việt Nam
Tài liệu có bản quyền 2. Thị trường EdTech Việt Nam
Công nghệ đám mây
Theo CafeF tổng hợp, Việt Nam hiện có 39 nhà cung cấp dịch vụ đám mây, các doanh nghiệp Việt chiếm thị phần 19,68%, các
doanh nghiệp nước ngoài chiếm tới hơn 80%. Trong 80% thị phần do các nhà cung cấp nước ngoài nắm giữ thì Amazon Web
Services chiếm nhiều nhất với 33%, Google và Microsoft cùng chiếm 21%.

Nhiều trường học và cơ quan cũng đang hướng đến chuyển dịch cơ sở hạ tầng dữ liệu lên hệ thống lưu trữ đám mây nhằm
giảm chi phí hạ tầng, bớt lệ thuộc vào máy chủ, tăng độ an toàn và bảo mật dữ liệu, tăng khả năng tiếp cận của người dạy và
người học ở mọi lúc mọi nơi.

56
80,32%
19,68%
33%
25%
21%
21%
Google
AWS Microsoft
Doanh ngiệp trong nước
Các doanh nghiệp khác
Doanh nghiệp nước ngoài
Nguồn: CafeF tổng hợp

Hình 18.Thị phần dịch vụ đám mây tại Việt Nam
57
Website aws.amazon.com Liên hệ truongtd@amazon.com
Case study 9. Amazon Web Services (AWS)
Amazon Web Services (AWS) là nền tảng điện toán đám mây được sử dụng rộng rãi và toàn diện nhất trên thế giới, cung cấp hơn 200 dịch
vụ đầy đủ tính năng từ các trung tâm dữ liệu trên toàn cầu. Hàng triệu khách hàng—bao gồm các công ty khởi nghiệp phát triển nhanh
nhất, các doanh nghiệp lớn nhất và các cơ quan chính phủ hàng đầu—đang sử dụng AWS để giảm chi phí, trở nên linh hoạt hơn và đổi mới
nhanh hơn. AWS cho phép các công ty công nghệ giáo dục (EdTech) tăng tốc phát triển các giải pháp công nghệ an toàn và có thể mở
rộng để hỗ trợ sinh viên và giáo viên mỗi ngày. AWS giúp EdTech nhận ra toàn bộ tiềm năng của điện toán đám mây với các tài nguyên kỹ
thuật và kinh doanh chuyên dụng để hỗ trợ sự phát triển của họ. Từ ý tưởng đến IPO và hơn thế nữa, AWS hỗ trợ EdTech khi họ bắt đầu,
phát triển và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của mình để thực hiện sứ mệnh giáo dục. Niềm đam mê của chúng tôi đối với sự công bằng
trong giáo dục bắt nguồn từ các nguyên tắc lãnh đạo của chúng tôi. Chúng tôi mong muốn giúp đỡ tất cả mọi người học thành công.

Duolingo là một ví dụ tuyệt vời về khách hàng giáo dục của AWS, sử dụng AI để dạy cho 300 triệu người.

Đây là thời điểm thú vị trong ngành Công nghệ Giáo dục và là thời điểm tuyệt vời để ra mắt công ty của bạn. Là một công ty khởi nghiệp
về Công nghệ giáo dục, AWS luôn sẵn sàng trợ giúp bạn. Dưới đây là một số tài nguyên để bắt đầu.
1. Điện toán đám mây AWS cho EdTech
Các công ty công nghệ giáo dục (EdTech) đang tăng tốc phát triển các giải pháp công nghệ an toàn và có thể mở rộng để hỗ trợ sinh viên và nhà giáo
với AWS. Với các nguồn lực kinh doanh và kỹ thuật chuyên dụng để hỗ trợ tăng trưởng, AWS hỗ trợ EdTech bắt đầu, mở rộng và tối ưu hóa hoạt động
kinh doanh của họ khi họ thực hiện sứ mệnh giáo dục của mình.
2. Chươngtrình AWS Activate dành cho Startup
Các công ty công nghệ giáo dục (EdTech) đang tăng tốc phát triển các giải pháp công nghệ an toàn và có thể mở rộng để hỗ trợ sinh viên và nhà giáo
với AWS. Với các nguồn lực kinh doanh và kỹ thuật chuyên dụng để hỗ trợ tăng trưởng, AWS hỗ trợ EdTech bắt đầu, mở rộng và tối ưu hóa hoạt động
kinh doanh của họ khi họ thực hiện sứ mệnh giáo dục của mình.
3. Mạnglưới đối tác AWS (APN)
Nhận trợ giúp từ mạng lưới các đối tác toàn diện của chúng tôi, từ tư vấn đến công nghệ. Chúng tôi có các đối tác phân phối có kinh nghiệm có thể giúp
doanh nghiệp của bạn tận dụng tối đa Đám mây AWS và cung cấp các mục tiêu đám mây cụ thể của bạn.
Đơn vịđồng hànhcùng Sáchtrắng EdTechViệt Nam 2023
58
Website cmctelecom.vn Liên hệ info@cmctelecom.vn
Case study 10. CMC Telecom
CMC Telecom là công ty thành viên thuộc Tập đoàn Công nghệ CMC và
là doanh nghiệp hạ tầng viễn thông duy nhất của Việt Nam có cổ đông
nước ngoài, tập đoàn TIME dotCom, tập đoàn viễn thông Top2 Malaysia.
Năm 2017, CMC Telecom được vinh danh là một trong 5 ISP có ảnh
hưởng nhất tới sự phát triển của Internet Việt Nam trong một thập kỷ
(2007 – 2017).

Sau 15 năm thành lập, CMC Telecom đã thành công chuyển mình từ một
công ty viễn thông cung cấp dịch vụ truyền dẫn cơ bản tiến tới nhà cung
cấp dịch vụ hội tụ CSP đem lại giải pháp tổng thể cho doanh nghiệp từ hạ
tầng đến giải pháp chuyển đổi số. CMC Telecom đã dẫn đầu thị trường
về Hạ tầng số khi cung cấp dịch vụ cho 100% ngân hàng tại Việt Nam và
các tổng công ty, tập đoàn top đầu trong Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất
Việt Nam (VNR500). CMC Telecom đã và đang khẳng định vị thế trên thị
trường thông qua 5 hoạt động kinh doanh chủ lực: Kênh truyền Internet,
Trung tâm dữ liệu, Cloud, ITO và Security.

CMC Telecom sở hữu tuyến cáp đường trục xuyên Việt có tổng chiều dài
hơn 2,500 km kết nối trực tiếp đến các Hyperscale trên thế giới. CMC
Telecom đã đầu tư xây dựng hệ sinh thái 3 Data Center tại Hà Nội và
TP.HCM với tổng quy mô lên đến 3.000 racks. Chỉ tính riêng khối Ngân
hàng - Tài chính – Bảo hiểm, thị phần về DC của CMC Telecom đã dẫn
đầu thị trường trong 3 năm trở lại đây. Nền tảng điện toán đám mây
“make in Vietnam” CMC Cloud do CMC Telecom nghiên cứu, phát triển
từ năm 2017 đang chiếm vị trí số 1 về thị phần Cloud nội địa.
Đơn vị bảo trợ truyền thông Sách trắng EdTech Việt Nam 2023
ChatGPT
Trong giáo dục, AI được sử dụng với mục đích chính là hỗ trợ học tập thích ứng và cá nhân hóa toàn diện mọi mặt của hoạt
động học tậ
Xác định điểm yếu của người học để hỗ trợ củng cố, ôn luyện thêm kiến thứ
Đề xuất nội dung, bài tập phù hợp với trình độ, khả năng tiếp thu và mục tiêu của người họ
Đưa ra phản hồi, nhắc nhở kịp thời để người học có thêm động lực, duy trì thói quen học tập đều đặ
Ghi lại quá trình, tiến bộ học tập và trích xuất ra các báo cáo, số liệu, bảng biểu cho giáo viên và học sinh tham khảo
Trên thị trường Việt Nam, hiện chỉ có khoảng 8.5% sản phẩm EdTech được khảo sát là có sử dụng công nghệ AI, trong số này
phần lớn lại là sản phẩm được phát triển bởi công ty mẹ ở nước ngoài như Geniebook (Singapore), Qanda (Hàn Quốc). (EA,
2023). Sau khi Open AI chính thức thương mại hóa ChatGPT từ cuối năm 2022, đã xuất hiện nhiều ứng dụng sử dụng công
nghệ này vào giáo dục, đặc biệt là trong phân khúc K-12 để giải bài tập, soạn giáo án...
59
Case Study 11. Ứng dụng The Coach

Tiếng Anh giao tiếp của trung tâm tiếng Anh StepUp tích hợp AI và ChatGPT để tạo ra các tình huống tự nhiên như
nói chuyện với người bản xứ để người học luyện phản xạ giao tiếp. Đồng thời app cũng có khả năng cá nhân hóa lộ
trình học phù hợp với từng người dùng.
Case Study 11. Ứng dụng The Coach

Tiếng Anh giao tiếp của trung tâm tiếng Anh StepUp tích hợp AI và ChatGPT để tạo ra các tình huống tự nhiên như
nói chuyện với người bản xứ để người học luyện phản xạ giao tiếp. Đồng thời app cũng có khả năng cá nhân hóa lộ
trình học phù hợp với từng người dùng.
Nhận diện giọng nói Lớp học thông minh
Chủ yếu sử dụng trong các ứng dụng học
tiếng Anh
Được tài trợ theo dạng các dự án thí điểm chứ chưa được
nhân rộng.

Đơn vị tiên phong cung cấp các thiết bị thông minh dành cho
lớp học: ViewSonic, Samsung
60
Case Study 12. ELSA Speak


Được coi là ứng đào tạo ngoại ngữ
thông minh tập trung vào luyện nghe
nói. ELSA có lộ trình học tập và sử dụng
công nghệ nhận dạng giọng nói bằng
AI, giúp sửa lỗi phát âm chính xác đến
từng âm tiết. ELSA speak là phần mềm
nằm trong top những sản phẩm ngoại
ngữ được đánh giá ưu việt về mặt ứng
dụng công nghệ AI nhất hiện nay.
Case Study 12. ELSA Speak


Được coi là ứng đào tạo ngoại ngữ
thông minh tập trung vào luyện nghe
nói. ELSA có lộ trình học tập và sử dụng
công nghệ nhận dạng giọng nói bằng
AI, giúp sửa lỗi phát âm chính xác đến
từng âm tiết. ELSA speak là phần mềm
nằm trong top những sản phẩm ngoại
ngữ được đánh giá ưu việt về mặt ứng
dụng công nghệ AI nhất hiện nay.
Case Study 13. Dự án Smart Education



Dự án giáo dục thông minh Smart Education do VNPT và NTT
(Nhật Bản) hợp tác xây dựng đang được triển khai thử nghiệm
tại Trường tiểu học Archimedes, Hà Nội. Sau hơn một năm thử
nghiệm, kết quả khảo sát cho thấy 87% giáo viên cho rằng tiết
học mang lại hiệu quả tốt và tích cực tới học sinh và mong
muốn được tiếp tục sử dụng trong các học kỳ tới. 92,6% học
sinh được khảo sát cho biết, giờ học thông minh dễ hiểu hơn
các tiết học thông thường, thuận tiện hơn trong việc trình bày
ý kiến, và gần 98% học sinh mong muốn tiếp tục sử dụng nền
tảng này trong học kỳ tới.
Case Study 13. Dự án Smart Education



Dự án giáo dục thông minh Smart Education do VNPT và NTT
(Nhật Bản) hợp tác xây dựng đang được triển khai thử nghiệm
tại Trường tiểu học Archimedes, Hà Nội. Sau hơn một năm thử
nghiệm, kết quả khảo sát cho thấy 87% giáo viên cho rằng tiết
học mang lại hiệu quả tốt và tích cực tới học sinh và mong
muốn được tiếp tục sử dụng trong các học kỳ tới. 92,6% học
sinh được khảo sát cho biết, giờ học thông minh dễ hiểu hơn
các tiết học thông thường, thuận tiện hơn trong việc trình bày
ý kiến, và gần 98% học sinh mong muốn tiếp tục sử dụng nền
tảng này trong học kỳ tới.
AR/VR/MR Metaverse
VRlàcôngnghệthựctếảomiêutảsựgiảlậphayảohóacủamôi
trường nhờ vào các phần mềm chuyên dụng, và được điều khiển
bởi các phần mềm và thiết bị thông minh. AR, hay thực tế tăng
cườnglàcôngnghệchophéplồngghépthôngtinảovàothếgiới
thực (và ngược lại), nó giúp người sử dụng tương tác với những
nội dung số trong thực tại (như chạm vào, phủ vật thể lên trên).
AR là công nghệ đơn giản hơn và dễ ứng dụng vào giáo dục hơn
với chi phí thấp hơn đáng kể vì không cần sử dụng đến các thiết
bịđặcbiệtnhưkính,găngtay…

Côngnghệnàychophéphọcsinhtiếpcậnkiếnthức
một cách trực quan thông qua mô hình 3D và các
công cụ thực tế ảo như kínhVR (Virtual Reality). Môi
trường Metaverse tạo ra một không gian học tập
sốngđộng,giúphọcsinhcóthểhọckiếnthứcvàlập
tứcthựchành.
Mới đây, một startup Việt có tên Elite Meta cũng
đượcđầutư100.000USDđểpháttriểnmôhìnhlớp
họctrựctuyếnMetaverse.
61
CaseStudy14.ThíđiểmứngdụngcôngnghệThựctếảo



Năm2021,dựán“ThíđiểmứngdụngcôngnghệThựctếảo,
Thực tế tăng cường (XR) ở giáo dục mầm non và trung học
cơsởViệtNam” doUNICEF tàitrợđã lựachọnUmbalenatrở
thành đối tác xây dựng bộ sách ứng dụng Công nghệ Thực
tế tăng cường (AR) đầu tiên do đội ngũ kỹ sư phần mềm và
thiết kế đồ họaViệt Nam làm chủ công nghệ. Bộ sách thực
tếtăngcườngARmiễnphíđầutiêngồm20 cuốnchotrẻ em
đượcpháthànhtrênứngdụngđọcsáchUmbalena.
CaseStudy14.ThíđiểmứngdụngcôngnghệThựctếảo



Năm2021,dựán“ThíđiểmứngdụngcôngnghệThựctếảo,
Thực tế tăng cường (XR) ở giáo dục mầm non và trung học
cơsởViệtNam” doUNICEF tàitrợđã lựachọnUmbalenatrở
thành đối tác xây dựng bộ sách ứng dụng Công nghệ Thực
tế tăng cường (AR) đầu tiên do đội ngũ kỹ sư phần mềm và
thiết kế đồ họaViệt Nam làm chủ công nghệ. Bộ sách thực
tếtăngcườngARmiễnphíđầutiêngồm20 cuốnchotrẻ em
đượcpháthànhtrênứngdụngđọcsáchUmbalena.
CaseStudy15.Lớp họcảo Metaverse



Lớp học ảo metaverse đã bắt đầu được thí
điểm ở một số trường tạiTP HCM từ cuối năm
2022 với đơn vị cung cấp là EMG Education. Ở
giai đoạn đầu triển khai, học sinh sẽ được làm
quen với việc học tập trong môi trường
Metaverse. Năm 2023, EMG sẽ tiến hành triển
khaisửdụngkínhVRtronglớp.
CaseStudy15.Lớp họcảo Metaverse



Lớp học ảo metaverse đã bắt đầu được thí
điểm ở một số trường tạiTP HCM từ cuối năm
2022 với đơn vị cung cấp là EMG Education. Ở
giai đoạn đầu triển khai, học sinh sẽ được làm
quen với việc học tập trong môi trường
Metaverse. Năm 2023, EMG sẽ tiến hành triển
khaisửdụngkínhVRtronglớp.
Robot giáo dục Phòng thí nghiệm ảo
Robot giáo dục là sản phẩm vật lý tích hợp
nhiều loại cảm biến, loa, micro, được lập
trình sẵn nội dung hoặc có thể tải nội
dung từ kho ứng dụng của nhà sản xuất.
Robot giáo dục chủ yếu được sử dụng cho
trẻ em như một công cụ vừa học vừa chơi,
nhằm tăng tương tác và hứng thú học tập.

Hiện trên thị trường chủ yếu là các sản
phẩm robot nhập khẩu từ Ấn Độ, Trung
Quốc, Hàn Quốc… Chưa ghi nhận đơn vị
sản xuất robot giáo dục made in Việt Nam
nào. Tuy nhiên một số sản phẩm đã được
Việt hóa phần mềm và nội dung để phù
hợp với thị trường Việt Nam.

Năm 2020, OpenClassroom giới thiệu Trí
Nhân, người máy trí tuệ nhân tạo đầu tiên
tại Việt Nam hướng đến việc phục vụ giáo
dục thông qua giải đáp, giải toán và trợ
giảng. Tuy nhiên cho đến nay, sản phẩm
này vẫn chưa được thương mại hóa.
Phòng thí nghiệm ảo gồm các tài nguyên số đa phương tiện nhằm mục đích
mô phỏng các hiện tượng vật lý, hóa học, sinh học...xảy ra trong tự nhiên hay
trong phòng thí nghiệm. Thí nghiệm ảo giúp giảm thiểu việc dạy và học
“chay" thường gặp do thiếu phương tiện, điều kiện thí nghiệm.

Các đơn vị cung cấp phòng thí nghiệm ảo đều đến từ nước ngoài: EduMedia,
ClassIn, Viewsonic, ScholAR, PhET, BASF Kids Lab… nhưng hầu hết nội dung
này đã được Việt hóa khi đưa vào thị trường Việt Nam.

Nguồn: https://basf.kids-interactive.de/vi

Hình 19. Sản phẩm phòng thí nghiệm ảo của BASF
62
63
2.1 Lịch sử ngành EdTech Việt Nam
2.2 Điều kiện và môi trường phát triển EdTech tại Việt Nam
2.3 Tổng quan thị trường EdTech Việt Nam
2.4 Yếu tố nội dung trong sản phẩm EdTech Việt Nam
2.5 Yếu tố công nghệ trong sản phẩm EdTech Việt Nam
2.6 Đầu tư vào công nghệ giáo dục Việt Nam
Tài liệu có bản quyền 2. Thị trường EdTech Việt Nam
Cấu trúc đầu tư của giáo dụcViệt Nam
Đầu tư cho giáo dụcViệt Nam nói chung và công nghệ giáo dụcViệt Nam nói riêng có thể chia làm 3 nguồn chính:
Ngân sách nhà nướ
Đầu tư tư nhâ
Vốn vay viện trợ của các cá nhân trong và ngoài nước
64
Đơn vị:Triệu đồng/người/năm
11.07 4.08
3.66
5.45
8.24
27.33
8.60
9.74
9.58
8.25
14.19
7.83
Mầm non
Tiểu học
THCS
THPT
Đại học/Cao đẳng
Dạy nghề
0 10 20 30 40 50
Nguồn: EdTechAgency tính toán trên số liệu NSNN, Kết quả Khảo sát mức sống dân cư và báo cáo UNICEF

Hình 20. Cấu trúc đầu tư trung bình cho một người học ở các bậc tạiViệt Nam
Chi tiêu công
Chi tiêu hộ gia đình
Cấu trúc đầu tư của giáo dụcViệt Nam
Ngân sách Nhà nước

Hằng năm nhà nước công bố dự
toán chi ngân sách cho giáo dục,
bao gồm chi thường xuyên và chi
đầu tư phát triển. Tuy nhiên chưa
có thống kê cụ thể về hạng mục
chi cho công nghệ giáo dục.
Thông thường, chi cho công nghệ
giáo dục sẽ nằm trong chi đầu tư
phát triển, cụ thể là chi xây dựng
cơ bản (ví dụ xây phòng máy) và
chi mua trang thiết bị (máy tính,
màn chiếu, màn hình…). Theo số
liệu quyết toán ngân sách nhà
nước từ 2011-2017, tỷ lệ chi cho
trang thiết bị chỉ khoảng 3-5
nghìn tỷ đồng/năm, tức là chưa
đầy 2% tổng chi thường xuyên
cho giáo dục. Đây là một tỷ lệ còn
rất nhỏ và chưa đáp ứng được nhu
cầu trang thiết bị dạy và học của
các trường.
Đầu tư tư nhân

Đây là nguồn vốn đầu tư hợp pháp của các tổ chức, cá nhân hay còn gọi là các nhà đầu tư
trong và ngoài nước
Chi tiêu của các hộ gia đìn
Các tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập công t
Các tổ chức, cá nhân góp vốn, mua cổ phần. Trong đó, hình thức đầu tư phổ biến vào
EdTech là đầu tư mạo hiểm, thường đến từ các quỹ đầu tư lớn trong và ngoài nước.Giá trị
của các thương vụ công khai thường lên đến hàng triệu hoặc chục triệuUSD.
65
Đơn vị:TriệuUSD
50
14.5 20
143.2
53.9
143.8
2018 2019 2020 2021 2022 H1/2023
150
100
50
0
12
10
8
6
4
2
0
Giá trị đầu tư Số deal đầu tư
Nguồn: EdTech Agency tổng hợp từ thông cáo báo chí

Hình 21. Thống kê về đầu tư mạo hiểm lĩnh vực EdTech tạiViệt Nam giai đoạn 2018 – 2023
Ghi chú:Tháng 5/2023, tập đoàn Equest công bố đã huy động thành công $120M để phát
triển hệ thống giáo dục K-12 và cao đẳng, đại học ngoại tuyến.
Cấu trúc đầu tư của giáo dụcViệt Nam
66
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): theo số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch & Đầu tư), tổng vốn đầu
tư nước ngoài đăng ký vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo đến tháng 11/2022 đã đặt 4,59 tỷ USD, chủ yếu thông qua hình thức
góp vốn và mua cổ phần. 

Vốn vay và viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước

Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, giai đoạn 2015-2020, Bộ triển khai thực hiện 24 chương trình, dự án từ nguồn vốn ODA, trong
đó có 13/24 dự án đã hoàn thành.Tổng dự toán vốn giao là hơn 11.500 tỷ đồng (tương đương 490 triệuUSD). 

Một số dự án tiêu biểu:
Dự án Đơn vị cho vay Thời gian Tổng vốn vay
Dự ánTăng cường kỹ năng và kiến thức cho
Tăng trưởng kinh tế toàn diện ADB 2020 - 2024 $75M
Dự án Nâng cao chất lượng giáo dục đại
học (SAHEP) World Bank 2017 - 2023 $174.6M
Chương trình Phát triển các trường sư
phạm (ETEP) World Bank 2016 - 2022 $100M
Dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông
(RGEP) World Bank 2016 - 2020 $77M
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023
Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023

Contenu connexe

Tendances

Báo cáo Thương Mại Điện Tử Việt Nam 2023
Báo cáo Thương Mại Điện Tử Việt Nam 2023Báo cáo Thương Mại Điện Tử Việt Nam 2023
Báo cáo Thương Mại Điện Tử Việt Nam 2023Duy, Vo Hoang
 
Khảo sát về xu hướng xem phim tại các rạp ở thành phố hồ chí minh
Khảo sát về xu hướng xem phim tại các rạp ở thành phố hồ chí minhKhảo sát về xu hướng xem phim tại các rạp ở thành phố hồ chí minh
Khảo sát về xu hướng xem phim tại các rạp ở thành phố hồ chí minhjackjohn45
 
Survey about Vietnam fast food brand image and popularity
Survey about Vietnam fast food brand image and popularitySurvey about Vietnam fast food brand image and popularity
Survey about Vietnam fast food brand image and popularityQ&Me Vietnam Market Research
 
Survey about Fashion behaviour and interests in Vietnam
Survey about Fashion behaviour and interests in VietnamSurvey about Fashion behaviour and interests in Vietnam
Survey about Fashion behaviour and interests in VietnamQ&Me Vietnam Market Research
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
VIỆT NAM INSIGHT COLLECTION 2022
VIỆT NAM INSIGHT COLLECTION 2022VIỆT NAM INSIGHT COLLECTION 2022
VIỆT NAM INSIGHT COLLECTION 2022MarketingTrips
 
Vietnam edtech report 2024: bứt phá mới, giai đoạn mới
Vietnam edtech report 2024: bứt phá mới, giai đoạn mớiVietnam edtech report 2024: bứt phá mới, giai đoạn mới
Vietnam edtech report 2024: bứt phá mới, giai đoạn mớiNguyen Tri Hien
 
Báo cáo Connected Consumer Q1 năm 2023
Báo cáo Connected Consumer Q1 năm 2023Báo cáo Connected Consumer Q1 năm 2023
Báo cáo Connected Consumer Q1 năm 2023MarketingTrips
 
Vietnam edtech-elearning-report-2021-tam
Vietnam edtech-elearning-report-2021-tamVietnam edtech-elearning-report-2021-tam
Vietnam edtech-elearning-report-2021-tamHaNguyen1289
 
Khảo sát về thói quen sử dụng smartphone của người tiêu dùng Việt Nam
Khảo sát về thói quen sử dụng smartphone của người tiêu dùng Việt NamKhảo sát về thói quen sử dụng smartphone của người tiêu dùng Việt Nam
Khảo sát về thói quen sử dụng smartphone của người tiêu dùng Việt NamInfoQ - GMO Research
 
VIETNAM ESPORTS WHITEBOOK 2021
VIETNAM ESPORTS WHITEBOOK 2021VIETNAM ESPORTS WHITEBOOK 2021
VIETNAM ESPORTS WHITEBOOK 2021Appota Group
 

Tendances (20)

Báo cáo Thương Mại Điện Tử Việt Nam 2023
Báo cáo Thương Mại Điện Tử Việt Nam 2023Báo cáo Thương Mại Điện Tử Việt Nam 2023
Báo cáo Thương Mại Điện Tử Việt Nam 2023
 
Khảo sát về xu hướng xem phim tại các rạp ở thành phố hồ chí minh
Khảo sát về xu hướng xem phim tại các rạp ở thành phố hồ chí minhKhảo sát về xu hướng xem phim tại các rạp ở thành phố hồ chí minh
Khảo sát về xu hướng xem phim tại các rạp ở thành phố hồ chí minh
 
Survey about Vietnam fast food brand image and popularity
Survey about Vietnam fast food brand image and popularitySurvey about Vietnam fast food brand image and popularity
Survey about Vietnam fast food brand image and popularity
 
Survey about Fashion behaviour and interests in Vietnam
Survey about Fashion behaviour and interests in VietnamSurvey about Fashion behaviour and interests in Vietnam
Survey about Fashion behaviour and interests in Vietnam
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
 
Eye glass market in Vietnam
Eye glass market in VietnamEye glass market in Vietnam
Eye glass market in Vietnam
 
Viet Nam FMCG 2022
Viet Nam FMCG 2022Viet Nam FMCG 2022
Viet Nam FMCG 2022
 
Vietnam market trend (Q2, 2020)
Vietnam market trend (Q2, 2020)Vietnam market trend (Q2, 2020)
Vietnam market trend (Q2, 2020)
 
Vietnamese alcohol drinking behavior
Vietnamese alcohol drinking behaviorVietnamese alcohol drinking behavior
Vietnamese alcohol drinking behavior
 
VIỆT NAM INSIGHT COLLECTION 2022
VIỆT NAM INSIGHT COLLECTION 2022VIỆT NAM INSIGHT COLLECTION 2022
VIỆT NAM INSIGHT COLLECTION 2022
 
Mobile App Market in Vietnam
Mobile App Market in VietnamMobile App Market in Vietnam
Mobile App Market in Vietnam
 
Uni students future perception en
Uni students future perception enUni students future perception en
Uni students future perception en
 
Vietnamese behaviors in watching movies
Vietnamese behaviors in watching movies Vietnamese behaviors in watching movies
Vietnamese behaviors in watching movies
 
Vietnam edtech report 2024: bứt phá mới, giai đoạn mới
Vietnam edtech report 2024: bứt phá mới, giai đoạn mớiVietnam edtech report 2024: bứt phá mới, giai đoạn mới
Vietnam edtech report 2024: bứt phá mới, giai đoạn mới
 
Báo cáo Connected Consumer Q1 năm 2023
Báo cáo Connected Consumer Q1 năm 2023Báo cáo Connected Consumer Q1 năm 2023
Báo cáo Connected Consumer Q1 năm 2023
 
Vietnam edtech-elearning-report-2021-tam
Vietnam edtech-elearning-report-2021-tamVietnam edtech-elearning-report-2021-tam
Vietnam edtech-elearning-report-2021-tam
 
Khảo sát về thói quen sử dụng smartphone của người tiêu dùng Việt Nam
Khảo sát về thói quen sử dụng smartphone của người tiêu dùng Việt NamKhảo sát về thói quen sử dụng smartphone của người tiêu dùng Việt Nam
Khảo sát về thói quen sử dụng smartphone của người tiêu dùng Việt Nam
 
VIETNAM ESPORTS WHITEBOOK 2021
VIETNAM ESPORTS WHITEBOOK 2021VIETNAM ESPORTS WHITEBOOK 2021
VIETNAM ESPORTS WHITEBOOK 2021
 
[Vietnam survey] Vietnamese education for kids
[Vietnam survey] Vietnamese education for kids[Vietnam survey] Vietnamese education for kids
[Vietnam survey] Vietnamese education for kids
 
Smartphone brand image in Vietnam
Smartphone brand image in VietnamSmartphone brand image in Vietnam
Smartphone brand image in Vietnam
 

Similaire à Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023

QUẢN TRỊ HỌC - HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH ...
QUẢN TRỊ HỌC - HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH ...QUẢN TRỊ HỌC - HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH ...
QUẢN TRỊ HỌC - HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH ...HHongThNgc
 
Tai lieu-nhung-dieu-can-biet-ve-cntt-05.2020
Tai lieu-nhung-dieu-can-biet-ve-cntt-05.2020Tai lieu-nhung-dieu-can-biet-ve-cntt-05.2020
Tai lieu-nhung-dieu-can-biet-ve-cntt-05.2020SnowWolf InGalaxy
 
[Vietnam Techfest 2020] edtech Vietnam market OPEN INNOVATION OPEN EDUCATION
[Vietnam Techfest 2020] edtech Vietnam market OPEN INNOVATION OPEN EDUCATION[Vietnam Techfest 2020] edtech Vietnam market OPEN INNOVATION OPEN EDUCATION
[Vietnam Techfest 2020] edtech Vietnam market OPEN INNOVATION OPEN EDUCATIONNguyen Tri Hien
 
VietnamITNation2020_ByTopDev.pdf
VietnamITNation2020_ByTopDev.pdfVietnamITNation2020_ByTopDev.pdf
VietnamITNation2020_ByTopDev.pdfNguyễn Quang Huy
 
Vietnam edtech & elearning Report Q3 2016 by nguyentrihien
Vietnam edtech & elearning Report Q3 2016 by nguyentrihienVietnam edtech & elearning Report Q3 2016 by nguyentrihien
Vietnam edtech & elearning Report Q3 2016 by nguyentrihienNguyen Tri Hien
 
Báo cáo cuối kỳ athena
Báo cáo cuối kỳ athenaBáo cáo cuối kỳ athena
Báo cáo cuối kỳ athenaLeHongQuang2912
 
Hệ sinh thái IoT bùng nổ
Hệ sinh thái IoT bùng nổ Hệ sinh thái IoT bùng nổ
Hệ sinh thái IoT bùng nổ Tien Hoang
 
Vietnam edtech & elearning report in 2016 by nguyen tri hien
Vietnam edtech & elearning report in 2016 by nguyen tri hienVietnam edtech & elearning report in 2016 by nguyen tri hien
Vietnam edtech & elearning report in 2016 by nguyen tri hienNguyen Tri Hien
 
DTT khuyen nghi ve he sinh thai khoi nghiep IOT
DTT khuyen nghi ve he sinh thai khoi nghiep IOTDTT khuyen nghi ve he sinh thai khoi nghiep IOT
DTT khuyen nghi ve he sinh thai khoi nghiep IOTNguyen Trung
 
Báo cáo thị trường Việt Nam
Báo cáo thị trường Việt NamBáo cáo thị trường Việt Nam
Báo cáo thị trường Việt NamViniprCo
 
Tham luận Đại hội toàn quốc lần III VFOSSA - Thị Trường sofware 2017
Tham luận Đại hội toàn quốc lần III VFOSSA - Thị Trường sofware 2017Tham luận Đại hội toàn quốc lần III VFOSSA - Thị Trường sofware 2017
Tham luận Đại hội toàn quốc lần III VFOSSA - Thị Trường sofware 2017Hùng Nguyễn Thế
 
Báo cáo Đào tạo TMĐT 2022 - Bằng Lái Xe Quốc tế
Báo cáo Đào tạo TMĐT 2022 - Bằng Lái Xe Quốc tếBáo cáo Đào tạo TMĐT 2022 - Bằng Lái Xe Quốc tế
Báo cáo Đào tạo TMĐT 2022 - Bằng Lái Xe Quốc tếBBcom
 
Báo cáo thực tập công ty TNHH Thành nghĩa khoa Hệ thống thông tin kinh tế & T...
Báo cáo thực tập công ty TNHH Thành nghĩa khoa Hệ thống thông tin kinh tế & T...Báo cáo thực tập công ty TNHH Thành nghĩa khoa Hệ thống thông tin kinh tế & T...
Báo cáo thực tập công ty TNHH Thành nghĩa khoa Hệ thống thông tin kinh tế & T...Duc Dinh
 
Báo cáo thị trường IT và tình hình nhân lực IT Việt Nam quý IV/2018
Báo cáo thị trường IT và tình hình nhân lực IT Việt Nam quý IV/2018Báo cáo thị trường IT và tình hình nhân lực IT Việt Nam quý IV/2018
Báo cáo thị trường IT và tình hình nhân lực IT Việt Nam quý IV/2018TopDev.vn
 
Slide Quản lý dự án Công nghệ thông tin ĐHKTQD
Slide Quản lý dự án Công nghệ thông tin ĐHKTQDSlide Quản lý dự án Công nghệ thông tin ĐHKTQD
Slide Quản lý dự án Công nghệ thông tin ĐHKTQDquangtrung02hn16
 

Similaire à Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023 (20)

QUẢN TRỊ HỌC - HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH ...
QUẢN TRỊ HỌC - HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH ...QUẢN TRỊ HỌC - HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH ...
QUẢN TRỊ HỌC - HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH ...
 
Tai lieu-nhung-dieu-can-biet-ve-cntt-05.2020
Tai lieu-nhung-dieu-can-biet-ve-cntt-05.2020Tai lieu-nhung-dieu-can-biet-ve-cntt-05.2020
Tai lieu-nhung-dieu-can-biet-ve-cntt-05.2020
 
[Vietnam Techfest 2020] edtech Vietnam market OPEN INNOVATION OPEN EDUCATION
[Vietnam Techfest 2020] edtech Vietnam market OPEN INNOVATION OPEN EDUCATION[Vietnam Techfest 2020] edtech Vietnam market OPEN INNOVATION OPEN EDUCATION
[Vietnam Techfest 2020] edtech Vietnam market OPEN INNOVATION OPEN EDUCATION
 
Vietnam IT landscape 2019
Vietnam IT landscape 2019Vietnam IT landscape 2019
Vietnam IT landscape 2019
 
VietnamITNation2020_ByTopDev.pdf
VietnamITNation2020_ByTopDev.pdfVietnamITNation2020_ByTopDev.pdf
VietnamITNation2020_ByTopDev.pdf
 
Vietnam edtech & elearning Report Q3 2016 by nguyentrihien
Vietnam edtech & elearning Report Q3 2016 by nguyentrihienVietnam edtech & elearning Report Q3 2016 by nguyentrihien
Vietnam edtech & elearning Report Q3 2016 by nguyentrihien
 
Báo cáo cuối kỳ athena
Báo cáo cuối kỳ athenaBáo cáo cuối kỳ athena
Báo cáo cuối kỳ athena
 
Hệ sinh thái IoT bùng nổ
Hệ sinh thái IoT bùng nổ Hệ sinh thái IoT bùng nổ
Hệ sinh thái IoT bùng nổ
 
Vietnam edtech & elearning report in 2016 by nguyen tri hien
Vietnam edtech & elearning report in 2016 by nguyen tri hienVietnam edtech & elearning report in 2016 by nguyen tri hien
Vietnam edtech & elearning report in 2016 by nguyen tri hien
 
DTT khuyen nghi ve he sinh thai khoi nghiep IOT
DTT khuyen nghi ve he sinh thai khoi nghiep IOTDTT khuyen nghi ve he sinh thai khoi nghiep IOT
DTT khuyen nghi ve he sinh thai khoi nghiep IOT
 
Báo cáo thị trường Việt Nam
Báo cáo thị trường Việt NamBáo cáo thị trường Việt Nam
Báo cáo thị trường Việt Nam
 
Thực hiện tăng trưởng xanh ở Việt Nam thông qua công nghệ thông tin
Thực hiện tăng trưởng xanh ở Việt Nam thông qua công nghệ thông tinThực hiện tăng trưởng xanh ở Việt Nam thông qua công nghệ thông tin
Thực hiện tăng trưởng xanh ở Việt Nam thông qua công nghệ thông tin
 
Baocao athena
Baocao athenaBaocao athena
Baocao athena
 
Tham luận Đại hội toàn quốc lần III VFOSSA - Thị Trường sofware 2017
Tham luận Đại hội toàn quốc lần III VFOSSA - Thị Trường sofware 2017Tham luận Đại hội toàn quốc lần III VFOSSA - Thị Trường sofware 2017
Tham luận Đại hội toàn quốc lần III VFOSSA - Thị Trường sofware 2017
 
Báo cáo Đào tạo TMĐT 2022 - Bằng Lái Xe Quốc tế
Báo cáo Đào tạo TMĐT 2022 - Bằng Lái Xe Quốc tếBáo cáo Đào tạo TMĐT 2022 - Bằng Lái Xe Quốc tế
Báo cáo Đào tạo TMĐT 2022 - Bằng Lái Xe Quốc tế
 
Báo cáo thực tập công ty TNHH Thành nghĩa khoa Hệ thống thông tin kinh tế & T...
Báo cáo thực tập công ty TNHH Thành nghĩa khoa Hệ thống thông tin kinh tế & T...Báo cáo thực tập công ty TNHH Thành nghĩa khoa Hệ thống thông tin kinh tế & T...
Báo cáo thực tập công ty TNHH Thành nghĩa khoa Hệ thống thông tin kinh tế & T...
 
Xây dựng chiến lược Digital Marketing cho sản phẩm Nhà, HAY!
Xây dựng chiến lược Digital Marketing cho sản phẩm Nhà, HAY!Xây dựng chiến lược Digital Marketing cho sản phẩm Nhà, HAY!
Xây dựng chiến lược Digital Marketing cho sản phẩm Nhà, HAY!
 
Báo cáo thị trường IT và tình hình nhân lực IT Việt Nam quý IV/2018
Báo cáo thị trường IT và tình hình nhân lực IT Việt Nam quý IV/2018Báo cáo thị trường IT và tình hình nhân lực IT Việt Nam quý IV/2018
Báo cáo thị trường IT và tình hình nhân lực IT Việt Nam quý IV/2018
 
Baocaothuctap
BaocaothuctapBaocaothuctap
Baocaothuctap
 
Slide Quản lý dự án Công nghệ thông tin ĐHKTQD
Slide Quản lý dự án Công nghệ thông tin ĐHKTQDSlide Quản lý dự án Công nghệ thông tin ĐHKTQD
Slide Quản lý dự án Công nghệ thông tin ĐHKTQD
 

Plus de Duy, Vo Hoang

Tương lai của tiêu dùng & thương mại châu Á TBD
Tương lai của tiêu dùng & thương mại châu Á TBDTương lai của tiêu dùng & thương mại châu Á TBD
Tương lai của tiêu dùng & thương mại châu Á TBDDuy, Vo Hoang
 
Buy Now Pay Later by Grab at SEA market
Buy Now Pay Later by Grab at SEA marketBuy Now Pay Later by Grab at SEA market
Buy Now Pay Later by Grab at SEA marketDuy, Vo Hoang
 
When consumers control data whitepaper
When consumers control data whitepaperWhen consumers control data whitepaper
When consumers control data whitepaperDuy, Vo Hoang
 
Presentation Deck - Levitating Tet 2024
Presentation Deck - Levitating Tet 2024Presentation Deck - Levitating Tet 2024
Presentation Deck - Levitating Tet 2024Duy, Vo Hoang
 
Báo cáo thương mại điện tử 08/2023 từ worldline technology
Báo cáo thương mại điện tử 08/2023 từ worldline technologyBáo cáo thương mại điện tử 08/2023 từ worldline technology
Báo cáo thương mại điện tử 08/2023 từ worldline technologyDuy, Vo Hoang
 
TỔNG QUAN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2022
TỔNG QUAN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2022TỔNG QUAN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2022
TỔNG QUAN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2022Duy, Vo Hoang
 
Vecom báo cáo về các chỉ số thương mại điện tử việt nam 2022
Vecom báo cáo về các chỉ số thương mại điện tử việt nam 2022Vecom báo cáo về các chỉ số thương mại điện tử việt nam 2022
Vecom báo cáo về các chỉ số thương mại điện tử việt nam 2022Duy, Vo Hoang
 
E-commerce in Vietnam from 2015 to 2021 forecast 2025
E-commerce in Vietnam from 2015 to 2021 forecast 2025E-commerce in Vietnam from 2015 to 2021 forecast 2025
E-commerce in Vietnam from 2015 to 2021 forecast 2025Duy, Vo Hoang
 
Consumer Types in Vietnam 10/2022
Consumer Types in Vietnam 10/2022Consumer Types in Vietnam 10/2022
Consumer Types in Vietnam 10/2022Duy, Vo Hoang
 
Báo cáo TMĐT Việt Nam 2022 từ Bộ Công Thương
Báo cáo TMĐT Việt Nam 2022 từ Bộ Công ThươngBáo cáo TMĐT Việt Nam 2022 từ Bộ Công Thương
Báo cáo TMĐT Việt Nam 2022 từ Bộ Công ThươngDuy, Vo Hoang
 
Vietnam retail store modern trade trend 2023
Vietnam retail store modern trade trend 2023Vietnam retail store modern trade trend 2023
Vietnam retail store modern trade trend 2023Duy, Vo Hoang
 
[Netcore] Ecommerce personalization benchmark report 2021
[Netcore] Ecommerce personalization benchmark report 2021[Netcore] Ecommerce personalization benchmark report 2021
[Netcore] Ecommerce personalization benchmark report 2021Duy, Vo Hoang
 
E-commerce in vietnam report from statistics 2020
E-commerce in vietnam report from statistics 2020E-commerce in vietnam report from statistics 2020
E-commerce in vietnam report from statistics 2020Duy, Vo Hoang
 
Digital Transformation 2021 - hiểu rõ để làm tốt và tăng trưởng
Digital Transformation 2021 - hiểu rõ để làm tốt và tăng trưởngDigital Transformation 2021 - hiểu rõ để làm tốt và tăng trưởng
Digital Transformation 2021 - hiểu rõ để làm tốt và tăng trưởngDuy, Vo Hoang
 
Report Digital in vietnam 2021 from We Are Social Hootsuite
Report Digital in vietnam 2021 from We Are Social HootsuiteReport Digital in vietnam 2021 from We Are Social Hootsuite
Report Digital in vietnam 2021 from We Are Social HootsuiteDuy, Vo Hoang
 
B2B ecommerce insight 2021 from Keyrus
B2B ecommerce insight 2021 from KeyrusB2B ecommerce insight 2021 from Keyrus
B2B ecommerce insight 2021 from KeyrusDuy, Vo Hoang
 
Digital customer experience report 2020
Digital customer experience report 2020Digital customer experience report 2020
Digital customer experience report 2020Duy, Vo Hoang
 
Hướng dẫn làm kế hoạch truyền thông PR chi tiết
Hướng dẫn làm kế hoạch truyền thông PR chi tiếtHướng dẫn làm kế hoạch truyền thông PR chi tiết
Hướng dẫn làm kế hoạch truyền thông PR chi tiếtDuy, Vo Hoang
 
Digital marketer landscape in vietnam 2020
Digital marketer landscape in vietnam 2020Digital marketer landscape in vietnam 2020
Digital marketer landscape in vietnam 2020Duy, Vo Hoang
 
From dataism to customer data platform from Triều Nguyễn
From dataism to customer data platform from Triều NguyễnFrom dataism to customer data platform from Triều Nguyễn
From dataism to customer data platform from Triều NguyễnDuy, Vo Hoang
 

Plus de Duy, Vo Hoang (20)

Tương lai của tiêu dùng & thương mại châu Á TBD
Tương lai của tiêu dùng & thương mại châu Á TBDTương lai của tiêu dùng & thương mại châu Á TBD
Tương lai của tiêu dùng & thương mại châu Á TBD
 
Buy Now Pay Later by Grab at SEA market
Buy Now Pay Later by Grab at SEA marketBuy Now Pay Later by Grab at SEA market
Buy Now Pay Later by Grab at SEA market
 
When consumers control data whitepaper
When consumers control data whitepaperWhen consumers control data whitepaper
When consumers control data whitepaper
 
Presentation Deck - Levitating Tet 2024
Presentation Deck - Levitating Tet 2024Presentation Deck - Levitating Tet 2024
Presentation Deck - Levitating Tet 2024
 
Báo cáo thương mại điện tử 08/2023 từ worldline technology
Báo cáo thương mại điện tử 08/2023 từ worldline technologyBáo cáo thương mại điện tử 08/2023 từ worldline technology
Báo cáo thương mại điện tử 08/2023 từ worldline technology
 
TỔNG QUAN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2022
TỔNG QUAN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2022TỔNG QUAN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2022
TỔNG QUAN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2022
 
Vecom báo cáo về các chỉ số thương mại điện tử việt nam 2022
Vecom báo cáo về các chỉ số thương mại điện tử việt nam 2022Vecom báo cáo về các chỉ số thương mại điện tử việt nam 2022
Vecom báo cáo về các chỉ số thương mại điện tử việt nam 2022
 
E-commerce in Vietnam from 2015 to 2021 forecast 2025
E-commerce in Vietnam from 2015 to 2021 forecast 2025E-commerce in Vietnam from 2015 to 2021 forecast 2025
E-commerce in Vietnam from 2015 to 2021 forecast 2025
 
Consumer Types in Vietnam 10/2022
Consumer Types in Vietnam 10/2022Consumer Types in Vietnam 10/2022
Consumer Types in Vietnam 10/2022
 
Báo cáo TMĐT Việt Nam 2022 từ Bộ Công Thương
Báo cáo TMĐT Việt Nam 2022 từ Bộ Công ThươngBáo cáo TMĐT Việt Nam 2022 từ Bộ Công Thương
Báo cáo TMĐT Việt Nam 2022 từ Bộ Công Thương
 
Vietnam retail store modern trade trend 2023
Vietnam retail store modern trade trend 2023Vietnam retail store modern trade trend 2023
Vietnam retail store modern trade trend 2023
 
[Netcore] Ecommerce personalization benchmark report 2021
[Netcore] Ecommerce personalization benchmark report 2021[Netcore] Ecommerce personalization benchmark report 2021
[Netcore] Ecommerce personalization benchmark report 2021
 
E-commerce in vietnam report from statistics 2020
E-commerce in vietnam report from statistics 2020E-commerce in vietnam report from statistics 2020
E-commerce in vietnam report from statistics 2020
 
Digital Transformation 2021 - hiểu rõ để làm tốt và tăng trưởng
Digital Transformation 2021 - hiểu rõ để làm tốt và tăng trưởngDigital Transformation 2021 - hiểu rõ để làm tốt và tăng trưởng
Digital Transformation 2021 - hiểu rõ để làm tốt và tăng trưởng
 
Report Digital in vietnam 2021 from We Are Social Hootsuite
Report Digital in vietnam 2021 from We Are Social HootsuiteReport Digital in vietnam 2021 from We Are Social Hootsuite
Report Digital in vietnam 2021 from We Are Social Hootsuite
 
B2B ecommerce insight 2021 from Keyrus
B2B ecommerce insight 2021 from KeyrusB2B ecommerce insight 2021 from Keyrus
B2B ecommerce insight 2021 from Keyrus
 
Digital customer experience report 2020
Digital customer experience report 2020Digital customer experience report 2020
Digital customer experience report 2020
 
Hướng dẫn làm kế hoạch truyền thông PR chi tiết
Hướng dẫn làm kế hoạch truyền thông PR chi tiếtHướng dẫn làm kế hoạch truyền thông PR chi tiết
Hướng dẫn làm kế hoạch truyền thông PR chi tiết
 
Digital marketer landscape in vietnam 2020
Digital marketer landscape in vietnam 2020Digital marketer landscape in vietnam 2020
Digital marketer landscape in vietnam 2020
 
From dataism to customer data platform from Triều Nguyễn
From dataism to customer data platform from Triều NguyễnFrom dataism to customer data platform from Triều Nguyễn
From dataism to customer data platform from Triều Nguyễn
 

Dernier

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 

Dernier (20)

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 

Báo cáo thống kê và định hướng phát triển công nghệ cho giáo dục - EduTech tại Việt Nam 2023

  • 1. Sách trắng EdTechViệt Nam Đơn vị đồng hành Đơn vị thực hiện Bảo trợ truyền thông Tài liệu có bản quyền Thực hiện bởi EdTechAgency 08/2023
  • 2. Tài liệu có bản quyền Lưu ý, ngoài việc khách hàng của chúng tôi sử dụng và lưu trữ nội bộ, không phần nào của tài liệu này được sao chép, dịch hoặc lưu trữ trong bất kì hệ thống truy xuất nào, hoặc chia sẻ dưới bất kì hình thức hoặc phương tiện nào như bản mềm, bản cứng, sao chụp, ghi âm hoặc các dạng khác, nếu không có sự cho phép trước bằng văn bản của EdTech Agency. Miễn trừ trách nhiệm Chúng tôi luôn cố gắng đảm bảo các thông tin trong báo cáo này được lấy từ những nguồn đáng tin cậy. Tuy nhiên, EdTech Agency (EA) không chịu trách nhiệm đối với mọi sai sót hay bỏ sót hoặc hệ quả nào từ việc sử dụng những thông tin này. Những số liệu trong báo cáo này được cập nhật đến ngày viết và có thể thay đổi vào thời điểm đọc. Tất cả các phân tích số liệu được thực hiện dựa trên dữ liệu nội bộ độc quyền của EA và thông tin có sẵn công khai của các bên thứ ba. Trường hợp thông tin được lấy từ các nguồn của bên thứ ba sẽ được tham chiếu rõ ràng trong phần chú thích.  Nhận định và dự báo trong báo cáo này chỉ mang tính tham khảo và không đảm bảo chắc chắn khả năng xảy ra trong tương lai. Do đó, quý vị không nên sử dụng những thông tin này thay cho nội dung tư vấn chuyên môn từ các chuyên gia tư vấn về tài chính, pháp lý hay các chuyên gia tư vấn chuyên môn khác. EA hoặc bất kỳ bên thứ ba nào khác có liên quan không đưa ra tuyên bố hay bảo đảm nào, rõ ràng hay ngụ ý, về tính chính xác hoặc đầy đủ của thông tin trong báo cáo và sẽ không chịu trách nhiệm pháp lý đối với bất kỳ tổn thất nào phát sinh từ việc sử dụng báo cáo này. © EdTech Agency 2023
  • 3. Mục lục Lời mở đầu Danh mục từ viết tắt Phương pháp nghiên cứu Các điểm nhấn chính 9 10 1 2 4 6 12 27 31 34 44 51 55 63 Phần I. Báo cáo Công nghệ giáo dục 2023 Danh mục hình vẽ Danh mục case study 1. Tổng quan thị trường EdTech toàn cầu 1.1. Thị trường EdTech thế giới 1.2. Thị trường EdTech Châu Á 2. Thị trường EdTech Việt Nam 2.1. Lịch sử ngành EdTech Việt Nam 2.2. Điều kiện và môi trường phát triển EdTech tại Việt Nam 2.3. Tổng quan thị trường EdTech tại Việt Nam 2.4. Yếu tốnội dung trong sản phẩm EdTech Việt Nam 2.5. Yếu tốcông nghệ trong sản phẩm EdTech Việt Nam 2.6. Đầu tư vàocông nghệ giáodục Việt Nam
  • 4. Phần II. Xếp hạng sản phẩmCông nghệ giáo dụcViệt Nam 1.Ý nghĩa của xếp hạng sản phẩm EdTech 2. Phương pháp xếp hạng EdTechViệt Nam năm 2023 3. Hội đồng ranking 2023 4. Kết quả xếp hạng EdTechViệt Nam 2023 5. Nhận định chung về sản phẩm EdTech từ hoạt động Ranking Tài liệu tham khảo Phụ lục 3.Tiềm năng thị trường EdTechViệt Nam 3.1. Dự báo thị trường EdTechViệt Nam 3.2.Tiềm năng thị trường theo từng phân khúc 4. Kết luận và Khuyến nghị 4.1. Kết luận 4.2. Khuyến nghị 76 80 96 99 120 122 103 109 112 114 117
  • 5. Lời mở đầu EdTech Agency là tập hợp đội ngũ chuyên gia đầu ngành ở Việt Nam với 18 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực EdTech, E-learning và nội dung số về giáo dục. Sứ mệnh của chúng tôi là kết nối và phân phối các sản phẩm, giải pháp công nghệ giáo dục từ thị trường nước ngoài vào Việt Nam và đến các nước Đông Nam Á khác. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành và chứng kiến những tác động to lớn của EdTech đến Việt Nam và các nước châu Á, chúng tôi bắt tay vào hành trình kết nối và phân phối lại các nguồn lực EdTech trên toàn thế giới để phục vụ mọi người từ mọi tầng lớp xã hội, các công ty thuộc các quy mô khác nhau và các quốc gia ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Chúng tôi là đơn vị tiên phong tại Việt Nam và chúng tôi kết nối khách hàng toàn cầu. Như thông lệ, Sách trắng & Bảng xếp hạng EdTech của Việt Nam là nỗ lực lớn của một đội ngũ tâm huyết. Chúng tôi trân trọng những thành viên hoàn thành các công việc hậu trường quan trọng nhưng ít được biết đến như thu thập, phân tích dữ liệu ngành và các hoạt động toán học đơn điệu khác. Chúng tôi chân thành cảm ơn các chuyên gia đầu ngành đã đóng góp chuyên môn và dẫn dắt đội ngũ để hoàn thành Bảng Xếp hạng & Sách trắng ngành Công nghệ Giáo dục Việt Nam qua các năm. Thay mặt EdTech Agency Nguyễn Hồng Hạnh Nhà sáng lập & Giám đốc Điều hành - EdTech Agency 1
  • 6. 2 Danh mục từ viết tắt Thuật ngữ Từ đầy đủ Nghĩa tiếng Việt ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển Châu Á AI Artificial Intelligence Trí tuệ nhân tạo App Application Ứng dụng AR Augmented reality Thực tế tăng cường ASEAN Association of SouthEast Asian Nations Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á B2B Business-to-business Doanh nghiệp tới doanh nghiệp B2C Business-to-customer Doanh nghiệp tới khách hàng CAGR Compound Annual Growth Rate Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm E-Learning Electronic Learning Học trực tuyến EdTech Education Technology Công nghệ giáo dục FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
  • 7. 3 Thuật ngữ Từ đầy đủ Nghĩa tiếng Việt GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm quốc nội ICT Information & Communication Technologies Công nghệ thông tin và truyền thông IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế K-12 Kindergarten through 12 Giáo dục mầm non và phổ thông LMS Learning Management System Hệ thống Quản lý Học tập M&A Merging and Acquisition Mua bán và Sáp nhập MOET Ministry of Education and Training Bộ Giáo dục và Đào tạo MOOC Massive Open Online Course Khóa học trực tuyến đại chúng mở OECD Organization for Economic Co-operation and Development Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế VR Virtual Reality Thực tế ảo Danh mục từ viết tắt
  • 8. 4 Danh mục hình vẽ STT Nội dung Trang Hình 1 Giá trị thị trường của các công ty EdTech 13 Hình 2 Quy mô thị trường EdTech toàn cầu 14 Hình 3 Vốn đầu tư mạo hiểm vào EdTech trên toàn cầu giai đoạn 2015 - 2022 16 Hình 4 Hoạt động M&A của thị trường EdTech toàn cầu 2019 - 2023 17 Hình 5 Hệ thống phân loại sản phẩm của HolonIQ 19 Hình 6 Tỉ lệ vốn đầu tư mạo hiểm EdTech toàn cầu theo phân loại tính năng sản phẩm 20 Hình 7 Ứng dụng AI vào các phân khúc sản phẩm EdTech 24 Hình 8 Phát triển EdTech tại Việt Nam 33 Hình 9 GDP ở Việt Nam giai đoạn 2013 - 2023 35 Hình 10 Chi ngân sách thường xuyên cho giáo dục giai đoạn 2018 - 2023 36 Hình 11 Cơ Cấu lao động Việt Nam năm 2022 37 Hình 12 Thu nhập bình quân đầu người theo các tỉnh 38 Hình 13 Chi trung bình cho người học trong giai đoạn 2012 -2022 39 Hình 14 Cơ cấu sử dụng Internet và công nghệ tại Việt Nam 40 Hình 15 Quy mô nền kinh tế số tại Việt Nam ước tính tới 2025 và 2030 41
  • 9. 5 Danh mục hình vẽ STT Nội dung Trang Hình 16 Thống kê về trường học và số lượng học sinh năm học 2021 - 2022 42 Hình 17 Thống kê về trình độ học vấn (2019) và tỉ lệ đi học đúng lứa tuổi (2020) 43 Hình 18 Thị phần dịch vụ đám mây tại Việt Nam 56 Hình 19 Sản phẩm phòng thí nghiệm ảo của BASF 62 Hình 20 Cấu trúc đầu tư trung bình cho một người học ở các bậc tại Việt Nam 64 Hình 21 Thống kê về đầu tư mạo hiểm lĩnh vực EdTech tại Việt Nam giai đoạn 2018 - 2023 65 Hình 22 Dự báo doanh thu của thị trường giáo dục trực tuyến Việt Nam 77 Hình 23 Dự báo về quy môngười dùng trong thị trường giáo dục trực tuyến Việt Nam 78 Hình 24 Thống kê học sinh mầm non theo giai đoạn 2018 - 2022 81 Hình 25 Thống kê số lượng học sinh theo từng cấp học giai đoạn 2017- 2022 83 Hình 26 Thống kê số lượng sinh viên bậc Đại học giai đoạn 2016 - 2021 84 Hình 27 Biểu đồphân bố du học sinh Việt Nam tại các nước trên thếgiới năm 2020 85 Hình 28 Thống kê số lượng cơsở đào tạo nghề năm 2022 và dự báo năm 2025 - 2030 86 Hình 29 Thống kê số lượng doanh nghiệp theo quy mônăm 2020 và doanh thu của doanh nghiệp 90 Hình 30 Thống kê tỉ lệ lao động từ15 tuổi trở lên theo trình độ 92
  • 10. 6 Danh mục case study Danh sách Trang Case Study 1. TalkCampus 22 Case Study 2. Meadow & Greenlight 22 Case Study 3. Khan Academy 23 Case study 4. ProctorExam 23 Case study 5. ASU, Google & Labster 23 Case study 6. HeyHi 26 Case Study 7. Videa EdTech 48 Case Study 8. Trung tâm điều hành giáo dục thông minh thành phố Hà Nội 50 Case Study 9. Amazon Web Services (AWS) 57 Case study 10. CMC Telecom 58 Case Study 11. Ứng dụng The Coach 59 Case Study 12. ELSA Speak 60 Case Study 13. Dựán SmartEducation 60 Case Study 14. Thíđiểm ứng dụng công nghệThực tếảo 61
  • 11. 7 Danh mục case study Danh sách Trang Case Study 15. Lớp học ảo Metaverse 61 Case Study 16. Geniebook ra mắt tại Việt Nam, 2022 68 Case Study 17. Schola ($15M, 2022) 69 Case Study 18. Edupia ($14M, 2022) 70 Case Study 19. Prep ($2M, 2022-2023) 71 Case Study 20. MindX ($15M, 2023) 72 Case Study 21. Trung tâm công nghệ và Giải pháp Chuyển đổi số trong Giáo dục Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội ($1.5M, 2022) 73 Case Study 22. Vuihoc.vn 82 Case Study 23. Onschool 87 Case Study 24. Flexidata 88 Case Study 25. NextGen Education & Solutions 89 Case Study 26. Talent Gate 91 Case Study 27. Ant Edu 93 Case Study 28. GlobalExam 94
  • 12. Báo cáo Công nghệ giáo dục 2023 Phần I. Tài liệu có bản quyền Thực hiện bởi EdTech Agency 8
  • 13. 9 Phương pháp nghiên cứu Political Economic Social Technological Mô hình PEST được giới thiệu bởi giáo sư FrancisJoseph Aguilar vào năm 1967, trong đó tập trung vào phân tích các khía cạnh là Kinh tế (Economic), Xã hội (Social), và Công nghệ (Technological). Dữ liệu thứ cấp từ các cơ quan nhà nước (Chính phủ và các Bộ, Tổng cục thống kê…), tổ chức quốc tế (World Bank, ADB…), công ty tư vấn tư nhân của nước ngoài (HolonIQ, McKinsey, Dealroom, Statista…), và số liệu từ thông cáo báo chí của các doanh nghiệp. Dữ liệu thứ cấp: Các nghiên cứu được thực hiện bởi EdTech Agency, bao gồm các báo cáo khảo sát, các bảng hỏi; phỏng vấn sâu đối với các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, công nghệ giáo dục (EdTech) và các nhà làm chính sách về giáo dục tại Việt Nam. Định tính và định lượng Phân tích dữ liệu định lượng thứ cấp Phân tích các phân khúc thị trường Phương pháp phân tích Phân tích vĩ mô theo mô hình PEST
  • 14. Các điểm nhấn chính 1. Với giá trị thị trường toàn cầu hơn 300 tỷ USD, công nghệ giáo dục được coi là thị trường tiềm năng với nhu cầu thực và bền vững. 2. Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ tạo thành ba trung tâm EdTech của thế giới. Mỹ là nơi tập trung những tập đoàn giáo dục lớn và những kỳ lân EdTech, còn Ấn Độ là điểm đến hàng đầu của dòng vốn đầu tư mạo hiểm nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh và có dân số đông. 3. Học sinh phổ thông (K-12) và doanh nghiệp là 02 phân khúc lớn nhất của EdTech. Phân khúc K-12 với các nền tảng luyện thi và gia sư online đặc biệt thịnh hành ở các thị trường đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á, trong khi phân khúc đào tạo doanh nghiệp mang lại doanh thu lớn nhất cho các thị trường EdTech lâu năm hơn như Mỹ và châu Âu. 4. Ứng dụng công nghệ AI, đặc biệt là các mô hình ngôn ngữ lớn như Chat GPT4 sẽ thâm nhập ngày càng sâu rộng vào các sản phẩm EdTech trong năm 2023. 5. Việt Nam hội tụ mọi điều kiện thuận lợi để trở thành một trong những thị trường EdTech lớn nhất Đông Nam Á: tăng trưởng kinh tế ổn định, đặc biệt có tiềm năng về kinh tế số, nhà nước và xã hội đều chú trọng đầu tư cho giáo dục và công nghệ. 6. Thị trường EdTech Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất trong 3 năm trở lại đây với sự nở rộ của các nền tảng học tập và các sản phẩm học Tiếng Anh. Tuy nhiên, chất lượng của những sản phẩm này còn chưa đồng đều, nhiều sản phẩm mới vận dụng yếu tố công nghệ ở dạng sơ khai nhất như website, video bài giảng hay các công cụ chat/video call sẵn có như skype, zoom, zalo... 7. Các Các công ty khởi nghiệp EdTech Việt Nam đến tính đến tháng 6/2023 đã nhận được hơn 400 triệu USD từ 70 nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước, và hứa hẹn sẽ tiếp tục thu hút các thương vụ đầu tư, mua bán & sáp nhập (M&A) trong thời gian tới. 8. K-12 vẫn là phân khúc thị trường EdTech lớn nhất và tiềm năng nhất tại Việt Nam, nhưng cơ hội còn nằm ở những thị trường ít được khai phá như Giáo dục Đại học, Giáo dục nghề, và Đào tạo người đi làm. Đào tạo gắn liền với thực hành và phát triển sự nghiệp không chỉ là xu thế ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. 10
  • 15. Tổng quan thị trường EdTech toàn cầu 01 11
  • 16. 1.1 Thị trường EdTech thế giới 1.2 Thị trường EdTech Châu Á Tài liệu có bản quyền 1. Tổng quan thị trường EdTech toàn cầu 12
  • 17. 13 $332B $43B $183B $259B $294B $85B -49% so với 2021 +13% so với 2021 2019 2020 2021 2022 $400B $300B $200B $100B $0B Đơn vị: Tỷ USD (B) Quy mô thị trường Hình 1. Giá trị thị trường của các công ty EdTech Công ty chưa niêm yết Công ty đã niêm yết Nguồn: Dealroom Giá trị thị trường EdTech đã cán mốc hơn 300 tỷ USD vào năm 2022 và dự báo đạt 400 tỷ USD vào năm 2023 cùng với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) khoảng 14% trong giai đoạn từ 2023 đến 2032. (Global Market Insights, 2023). Tuy nhiên, năm 2022, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp EdTech không mấy khả quan, nhiều công ty lớn như Coursera, Kahoot, 2U có doanh thu sụt giảm, khiến định giá thị trường của các công ty EdTech đã niêm yết giảm 49%. (Dealroom, 2022).
  • 18. 14 Thị phần EdTech toàn cầu Bắc Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất với tổng giá trị khoảng 150 tỷ USD, nhưng dự báo tăng trưởng của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là cao nhất, với CAGR ước tính 16% (GrandViewResearch, 2022). Trong đó, Ấn Độ và Trung Quốc là hai quốc gia chiếm tổng giá trị thị trường EdTech lớn nhất lớn nhất ở khu vực này. Ấn Độ Châu Âu Khu vực tăng trưởng nhanh nhất Trung Quốc Mỹ Chiếm khoảng 40% thị phần EdTech toàn cầu >100 70-100 35-70 0-35 Đơn vị: Tỷ USD Nguồn: Dealroom Hình 2. Quy mô thị trường EdTech toàn cầu
  • 19. Vốn đầu tư mạo hiểm Tổng vốn đầu tư mạo hiểm vào EdTech toàn cầu năm 2022 đạt 10.6 tỷ đô, giảm 49% so với năm 2021 . Sự sụt giảm này là do 2020-2021 là giai đoạn có tỷ lệ tăng trưởng kỷ lục trong lịch sử ngành EdTech do nhu cầu học online tăng mạnh. Bước sang năm 2022, xu hướng này bị chững lại do thế giới dần bước vào thời kì bình thường mới, những khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ vào dạy và học cũng dần lộ rõ, khiến cho các nhà đầu tư dè dặt hơn, đặc biệt là các nhà đầu tư từ Trung Quốc. Mặt khác, Nhà đầu tư vẫn đang dè dặt trong việc tìm kiếm những sản phẩm mang tính thực sự đột phá về mặt công nghệ.  Đầu tư vốn mạo hiểm EdTech toàn cầu đã giảm 80% từ quý I năm 2022 đến quý 1 năm 2023, phần lớn là do sụt giảm các deal quy mô lớn (trên $100M) và hoạt động đầu tư toàn cầu chậm lại (HolonIQ, 2023). Tuy nhiên, tháng 5 mới đây, theo một số nguồn tin chưa chính thống, công ty EdTech hàng đầu Ấn Độ BYJU'S đang trong quá trình hoàn tất vòng gọi vốn mới có giá trị lên tới $700M (Techcrunch, 2023). (HolonIQ, 2022) 15
  • 20. Vốn đầu tư mạo hiểm 16 $4.2B $3.2B $4.4B $8.2B $7.0B $16.1B $20.8B $10.6B $3.5B +22% -49% Đơn vị: Tỷ USD (B) 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Q1 2023 Nguồn: HolonIQ Hình 3. Vốn đầu tư mạo hiểm vào EdTech trên toàn cầu giai đoạn 2015 - 2022
  • 21. M&A Theo dữ liệu từ Dealroom, trong năm 2022 ước tính có khoảng 246 thương vụ mua bán và sáp nhập các công ty khởi nghiệp EdTech trên toàn thế giới với tổng giá trị vào khoảng 7.1 tỷUSD, giảm khoảng 30% so với năm 2021. 17 Hình 4. Hoạt động M&A của thị trường EdTech toàn cầu 2019 - 2023 Nguồn: Dealroom 100 6.4 6.5 7.1 0.4 10.3 106 227 246 103 12 10 8 6 4 2 0 300 250 200 150 100 50 0 2019 2020 2021 2022 H1 - 2023 Số tiền Số deals Đơn vị:TỷUSD
  • 22. M&A Ngoài ra, lĩnh vực giáo dục nói chung cũng khá sôi động với các thương vụ lớn đến từ các công ty, tập đoàn giáo dục đã niêm yết: Số liệu: Berkery Noyes Releases Education Industry M&A Report For FullYear 2022 18 Vedantu mua Deeksha $40M Byju's mua Hello English $25M PhysicsWallah mua iNeuron $30.2M upGrad mua Harappa $37.5M upGrad mua Insofe $30M Gostudent muaSeneca Learning vàTus MediaGroup VeritasCapital mua lại nhà xuất bản giáo dục Houghton Mifflin Harcourt $2.8B RoperTechnologies’ mua lại Frontline Education, nhà cung cấp phần mềm quản lý trường học $3.4B KIRKBI mua lại BrainPOP, một thương hiệu giáo dục số $875M SanomaOyj mua lại đơn vị kinh doanh nội dung số K-12 của Pearson $204M CengageGroup thâu tóm Infosec, một công ty huấn luyện an ninh mạng $190.8M Các thương vụ M&A tiêu biểu
  • 23. Các phân khúc chính của thị trường Mặc dù không có hệ thống phân loại cố định nào cho EdTech, trên thế giới đang có hai cách phân loại phổ biến là phân khúc ngang (theo nhóm khách hàng) và phân khúc dọc (theo tính năng sản phẩm). Sau đây là ví dụ một số phân khúc theo chiều ngang và chiều dọc: HolonIQ có một hệ thống phân loại gồm 55 nhóm: Hình 5. Hệ thống phân loại sản phẩm của HolonIQ 19 Phân khúc ngang Mầm non Phổ thông Đại học Đào tạo doanh nghiệp và người đi làm ... Phân khúc dọc Luyện thi và Gia sư Nền tảng và Công cụ Học ngoại ngữ Xuất bản ... Nguồn: https:/ /www.holoniq.com/ global-learning-landscape
  • 24. Các phân khúc chính của thị trường 20 Hỗ trợ Kỹ năng & Nghề nghiệp Trải nghiệm Lao động Mô hình mới Quốc tế Nội dung Cơ sở giáo dục Đánh giá Quản lý 3.0% 3.0% 3.8% 3.8% 1.6% 1.6% 22.3% 12.3% 11.1% 9.6% 8.3% 4.2% 23.9% Dù phân loại EdTech theo cách nào thì thị trường vẫn chủ yếu tập trung vào hai phân khúc lớn nhất là giáo dục phổ thông (bao gồm hệ sinh thái sản phẩm phục vụ cho học sinh phổ thông) và Đào tạo doanh nghiệp.  Trong 3 năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch (2019-2022), thị trường EdTech nở rộ các nền tảng quản lý học tập (LMS/LCMS) và tài nguyên dạy và học cho khối giáo dục phổ thông. Theo HolonIQ, tỷ lệ của hai nhóm sản phẩm này chiếm tới hơn 45% vốn đầu tư của toàn thị trường trong năm 2022. Các sản phẩm luyện thi và gia sư online là sản phẩm EdTech đặc trưng và chiếm ưu thế ở các thị trường mới nổi hoặc đang phát triển (như Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Âu, Đông Nam Á…) Thị trường Bắc Mỹ và Tây Âu, sản phẩm B2B, B2C hướng đến đối tượng doanh nghiệp và người đi làm chiếm tỉ trọng cao nhất. Xu hướng đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng, tay nghề (Upskilling) và đào tạo lại để chuyển đổi công việc (Reskilling) vẫn đang rất thịnh hành. Nếu nhìn vào top các kỳ lân EdTech thế giới năm 2023 có thể thấy quy mô thực sự của các phân khúc này. Hình 6. Tỷ lệ vốn đầu tư mạo hiểm EdTech toàn cầu theo phân loại tính năng sản phẩm Nguồn: HolonIQ
  • 25. Các công ty EdTech lớn nhất 2022 Tính đến tháng 3/2023, thế giới đã ghi nhận 30 kỳ lân công nghệ giáo dục với tổng giá trị lên đến 89 tỷ đô (HolonIQ, 2023). BYJU’S, công ty giáo dục trực tuyến củaẤn Độ giữ nguyên vị trí số 1 thế giới với định giá 22 tỷ USD. Riêng năm 2022 ghi nhận thêm 6 kỳ lân EdTech: ClassDojo (Mỹ), Multiverse (Anh), Physics Wallah (Ấn Độ), Paper (Canada), LeadSchool (Ấn Độ), Domestika (Mỹ). Ghi chú: 30 kỳ lân EdTech được công nhận theo tiêu chí đánh giá riêng của HolonIQ, nhưng về cơ bản phải đáp ứng 2 tiêu chí: (1) là công ty tư nhân chưa phát hành cổ phiếu ra công chúng, và (2) có định giá trên 1 tỷ USD. Top 10 kỳ lân EdTech thế giới Công ty Quốc gia Phân khúc Năm hóa kỳ lân Định giá ByJu’s Ấn Độ Giáo dục phổ thông 2017 $22B BetterUp Mỹ Đào tạo doanh nghiệp 2021 $4.7B Guild Education Mỹ Đào tạo doanh nghiệp 2019 $4.4B Articulate Mỹ Đào tạo doanh nghiệp 2021 $3.75B Course Hero Mỹ Giáo dục Đại học 2020 $3.6B Handshake Mỹ Tuyển dụng 2021 $3.5B GoStudent Áo Giáo dục phổ thông 2021 $3.4B Unacademy Ấn Độ Giáo dục phổ thông 2020 $3.4B Eruditus Ấn Độ Đào tạo doanh nghiệp 2021 $3.2B ApplyBoard Canada Tuyển dụng 2020 $3.5B 21
  • 26. Xu hướng công nghệ giáo dục trên thế giới Các chủ đề mới nổ Học tập cho người cao tuổi (chủ yếu ở châu Âu Giáo dục và hỗ trợ sức khỏe tinh thần cho học sinh, sinh viên, giáo viên dưới hình thức như giáo dục cảm xúc xã hội, nhóm hỗ trợ, tham vấn, trị liệu từ xa… Tiềm năng trong lĩnh vực tư vấn học đường vốn đang bị thiếu hụt cả về số lượng và chất lượng. Xu hướng dịch vụ, tư vấn trong giáo dục thông qua công nghệ đang chớm nở và có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai EdTech kết hợp Fintech: ví dụ như giáo dục tài chính cho trẻ em, cho vay Đại học, quản lý tài chính cho sinh viên… 22 Case Study 1. TalkCampus TalkCampus là ứng dụng kết nối hàng triệu sinh viên nhằm hỗ trợ nhau trong các vấn đề tâm lý, những khó khăn gặp phải trong quá trình học. Ngoài ra, TalkCampus còn cung cấp giải pháp cho trường học để xây dựng hệ thống tư vấn sinh viên thông qua ứng dụng với nhiều tính năng tùy chỉnh, kết hợp với các tài nguyên sẵn có dựa trên nghiên cứu hàng đầu từ ĐH Harvard, MIT, ĐH Cornell… Hiện đã có gần 250 trường Đại học trên thế giới sử dụng TalkCampus. Qua khảo sát, 86% sinh viên sau khi sử dụng TalkCampus đã có thể mạnh dạn nhờ trợ giúp về tâm lý khi cần. Case Study 2. Meadow & Greenlight Meadow là một nền tảng giúp sinh viên đại học thanh toán học phí dễ dàng hơn và giúp các trường đại học tuân thủ các yêu cầu về minh bạch tài chính. Meadow gần đây đã công bố huy động được 3,5 triệu đô vốn đầu tư mạo hiểm chỉ trong vòng 6 tuần. Greenlight là ứng dụng ngân hàng và đầu tư dành cho trẻ em và thanh thiếu niên đã đạt 6 triệu người dùng. Nó cho phép cha mẹ thiết lập thẻ ghi nợ cho con, theo dõi chi tiêu và đặt giới hạn chi tiêu. Greenlight cũng cung cấp các tài nguyên giáo dục về kiến thức tài chính và cho phép trẻ em đầu tư vào cổ phiếu và quỹ ETF. Case Study 1. TalkCampus TalkCampus là ứng dụng kết nối hàng triệu sinh viên nhằm hỗ trợ nhau trong các vấn đề tâm lý, những khó khăn gặp phải trong quá trình học. Ngoài ra, TalkCampus còn cung cấp giải pháp cho trường học để xây dựng hệ thống tư vấn sinh viên thông qua ứng dụng với nhiều tính năng tùy chỉnh, kết hợp với các tài nguyên sẵn có dựa trên nghiên cứu hàng đầu từ ĐH Harvard, MIT, ĐH Cornell… Hiện đã có gần 250 trường Đại học trên thế giới sử dụng TalkCampus. Qua khảo sát, 86% sinh viên sau khi sử dụng TalkCampus đã có thể mạnh dạn nhờ trợ giúp về tâm lý khi cần. Case Study 2. Meadow & Greenlight Meadow là một nền tảng giúp sinh viên đại học thanh toán học phí dễ dàng hơn và giúp các trường đại học tuân thủ các yêu cầu về minh bạch tài chính. Meadow gần đây đã công bố huy động được 3,5 triệu đô vốn đầu tư mạo hiểm chỉ trong vòng 6 tuần. Greenlight là ứng dụng ngân hàng và đầu tư dành cho trẻ em và thanh thiếu niên đã đạt 6 triệu người dùng. Nó cho phép cha mẹ thiết lập thẻ ghi nợ cho con, theo dõi chi tiêu và đặt giới hạn chi tiêu. Greenlight cũng cung cấp các tài nguyên giáo dục về kiến thức tài chính và cho phép trẻ em đầu tư vào cổ phiếu và quỹ ETF.
  • 27. Xu hướng công nghệ giáo dục trên thế giới Các công nghệ đang nổi và sẽ có ảnh hưởng trong những năm tới: AI, AR/VR ChatGPT: Đối với giáo viên, ChatGPT có thể hỗ trợ soạn bài giảng, chấm bài, viết email trả lời phụ huynh, gợi ý làm bài tập về nhà… Đối với học sinh, ChatGPT có thể trở thành gia sư riêng với chi phí hợp lý, góp phần cách mạng hóa công cuộc cá nhân hóa học tập trên quy mô lớn. Ngoài ra, Chat GPT còn có thể được doanh nghiệp sử dụng để nghiên cứu thị trường, lên ý tưởng marketing và bán hàng, tiến tới trở thành một đối tác tư vấn trực tuyến đắc lực AI, AR/VR: Ngoài việc ứng dụng trong cá nhân hoá, AR và VR đã giới thiệu phương pháp học nhập vai. Các Nhà giáo dục sẽ tạo ra một thế giới học tập thực hành khi quá trình số hóa sẽ kết hợp với thực tế tăng cường. Ngoài ra, các công nghệ chơi game mới nổi và trợ lý dựa trên AR cũng như trải nghiệm VR sẽ cách mạng hóa trải nghiệm học tập cho sinh viên Nhận diện sinh trắc học: Khảo thí, giám thị AI 23 Case Study 3. Khan Academy Tháng 3/2023, Khan Academy đã phát hành thử nghiệm Khanmigo, một gia sư trực tuyến 1:1 chạy bởi GPT-4. Học sinh sử dụng Khanmigo có thể hỏi những câu hỏi về học tập bất kì và máy sẽ trả lời, tư vấn bằng ngôn ngữ tự nhiên như con người. Còn đối với giáo viên, Khanmigo có thể trở thành trợ lý thực thụ, giúp tiết kiệm thời gian trong việc lên kế hoạch bài giảng và đánh giá bài làm của học sinh Case Study 3. Khan Academy Tháng 3/2023, Khan Academy đã phát hành thử nghiệm Khanmigo, một gia sư trực tuyến 1:1 chạy bởi GPT-4. Học sinh sử dụng Khanmigo có thể hỏi những câu hỏi về học tập bất kì và máy sẽ trả lời, tư vấn bằng ngôn ngữ tự nhiên như con người. Còn đối với giáo viên, Khanmigo có thể trở thành trợ lý thực thụ, giúp tiết kiệm thời gian trong việc lên kế hoạch bài giảng và đánh giá bài làm của học sinh Case study 4. ProctorExam ProctorExam là một công ty cung cấp phần mềm khảo thí online có trụ sở ở Amsterdam, Hà Lan. Công ty sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt để kiểm tra danh tính thí sinh. Với tối đa ba tùy chọn giám sát, từ chia sẻ màn hình đến chế độ giám sát 360° về không gian làm bài của thí sinh qua điện thoại thông minh, ProctorExam có thể thích ứng với nhiều bối cảnh đánh giá khác nhau như những kỳ thi học lực, thi chứng chỉ nghề nghiệp hoặc quá trình tuyển dụng. Case study 4. ProctorExam ProctorExam là một công ty cung cấp phần mềm khảo thí online có trụ sở ở Amsterdam, Hà Lan. Công ty sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt để kiểm tra danh tính thí sinh. Với tối đa ba tùy chọn giám sát, từ chia sẻ màn hình đến chế độ giám sát 360° về không gian làm bài của thí sinh qua điện thoại thông minh, ProctorExam có thể thích ứng với nhiều bối cảnh đánh giá khác nhau như những kỳ thi học lực, thi chứng chỉ nghề nghiệp hoặc quá trình tuyển dụng. Case study 5. ASU, Google & Labster Đại học Bang Arizona đã giới thiệu chương trình cấp bằng sinh học 100% trực tuyến đầu tiên trên thế giới sử dụng VR. Sự hợp tác này giữa ASU, Google và Labster cho phép sinh viên tiến hành các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm từ xa thông qua VR. Sinh viên có thể vào phòng thí nghiệm bất cứ khi nào và bao lâu tùy thích. Chương trình là một thành công lớn và đã thu hút hàng ngàn sinh viên. Case study 5. ASU, Google & Labster Đại học Bang Arizona đã giới thiệu chương trình cấp bằng sinh học 100% trực tuyến đầu tiên trên thế giới sử dụng VR. Sự hợp tác này giữa ASU, Google và Labster cho phép sinh viên tiến hành các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm từ xa thông qua VR. Sinh viên có thể vào phòng thí nghiệm bất cứ khi nào và bao lâu tùy thích. Chương trình là một thành công lớn và đã thu hút hàng ngàn sinh viên.
  • 28. Xu hướng công nghệ giáo dục trên thế giới 24 Kết quả khảo sát của HolonIQ công bố tháng 2/2023 tiến hành trên 464 lãnh đạo các doanh nghiệp EdTech cho thấy AI được kỳ vọng sẽ ảnh hưởng nhiều nhất đến phân khúc học ngoại ngữ và kiểm tra, đánh giá. 5.6 7.3 8.0 8.6 8.8 8.2 8.3 Giáo dục sớm K12 Kỹ năng nghề - kỹ thuật Phân khúc học ngoại ngữ Kiểm tra & đánh giá Giáo dục đại học Đào tạo doanh nghiệp và Upskilling Nguồn: Khảo sát của HolonIQ, 2/2023, n = 464 Hình 7. Ứng dụng AI vào các phân khúc sản phẩm EdTech
  • 29. Xu hướng công nghệ giáo dục trên thế giới Nhận định xu hướng Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm, thậm chí nhiều nền kinh tế lớn như Mỹ và châu Âu dự báo tăng trưởng âm hoặc gần bằng không (IMF, 2023), thị trường EdTech toàn cầu năm 2023 sẽ chứng kiến sự sụt giảm sâu hơn nữa của dòng vốn đầu tư mạo hiểm Xu hướng M&A tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Báo cáo tài chính cho thấy chi phí bán hàng và marketing tại một số công ty EdTech lớn nhất dao động từ 20% đến 60% doanh thu trong những năm gần đây (McKinsey, 2022). Điều này khiến họ phải tìm cách giảm chi phí thu hút khách hàng mới, mà một trong những cách nhanh và hiệu quả nhất là mua bán và sáp nhập nhằm đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô Xu hướng mở rộng các sản phẩm B2B: 14/15 công ty giáo dục cho người trưởng thành nhận được nhiều vốn nhất tại Mỹ năm 2021 có sản phẩm cho doanh nghiệp (McKinsey, 2022). Ngay cả Coursera, ban đầu tập trung vào B2C cũng đã tăng đáng kể doanh thu từ các khách hàng doanh nghiệp trong những năm gần đây Sau làn sóng sa thải công nghệ cuối năm 2022 và dự báo sẽ còn tiếp diễn trong năm 2023, đào tạo gắn với cơ hội việc làm và phát triển sự nghiệp và sẽ có nhu cầu cao trong 2023 và những năm sắp tới. Các dịch vụ như tư vấn cá nhân, chuẩn bị phỏng vấn và hỗ trợ tìm việc làm sẽ được không chỉ sinh viên mà người đi làm đón nhận. upGrad đã mua lại một công ty tuyển dụng và nhân sự để giúp sinh viên tăng cơ hội việc làm. Còn Đại học Bang Arizona thì cung cấp dịch vụ tư vấn, cố vấn và hỗ trợ can thiệp khủng hoảng miễn phí cho sinh viên học tập trực tiếp kết hợp trực tuyến Mike Malefakis, Chủ tịch Đối tác Đại học tại Emeritus dự đoán: “Năm 2023 sẽ là năm của ChatGPT. Một số người thông minh nhất trên thế giới đã sử dụng nó, vì vậy chúng ta hãy đón nhận nó thay vì sợ hãi.” Trước đại dịch COVID-19, học trực tuyến chỉ là một lựa chọn hoặc thậm chí là một đặc quyền với những người có điều kiện. Tuy nhiên, trong thời kỳ đại dịch, nó trở thành nhu cầu thiết yếu đối với sinh viên và nhân viên. Khi mọi người dần thích nghi với các công nghệ mới, giáo dục trực tiếp kết hợp trực tuyến sẽ trở thành "bình thường mới". Vivian Wu, Đối tác quản lý tại quỹ Ventures Chan Zuckerberg Initiative, cho rằng: “Bây giờ là thời điểm lý tưởng để mang lại nền giáo dục cá nhân hóa với phương pháp học tập kết hợp”. Bà cũng gợi ý rằng việc tích hợp công nghệ trong giáo dục sẽ thúc đẩy sự đổi mới lâu dài và nâng cao kết quả học tập được cá nhân hóa. 25
  • 30. 26 Website heyhi.sg Liên hệ demo@heyhi.sg Case study 6. HeyHi HeyHi là một hệ thống LMS bao gồm đánh giá và học tập cá nhận hóa độc đáo ứng dụng trí tuệ nhân tạo, hoạt động trong một không gian học tập cộng tác. HeyHi có quan hệ hợp tác với nhiều trường học, trung tâm giáo dục, các nhà xuất bản và gia sư; được sự tin tưởng của hàng trăm nghìn người dùng tại hơn 30 quốc gia, hơn 50 khách hàng doanh nghiệp khu vực Đông Nam Á và Hong Kong. HeyHi có ba tính năng độc đáo, gồm HeyHi Đánh Giá (Assessment), HeyHi Cộng tác (Collaboration) và Học viện HeyHi (HeiHi Academy). HeyHi Assessment là một giải pháp đánh giá toàn diện, bao gồm một Hệ thống Quản lý Nội dung và Ngân hàng Câu hỏi, Công cụ tạo Bài tập sử dụng AI để đưa ra các bài đánh giá cá nhân hóa, chấm điểm tự động có phản hồi nhanh và báo cáo phân tích chi tiết để xác định những trở ngại của người học. HeyHi Collaboration cung cấp cho giáo viên một bảng trắng trực tuyến tương tác để việc học tập trở nên thú vị hơn, tích hợp tính năng hội nghị video trực tuyến và các công cụ giảng dạy hữu ích, dễ dàng truy cập truy cập các tệp từ thư viện cá nhân và tương tác trực tiếp qua các công cụ viết trực quan. HeyHi Academy là một thư viện nội dung hỗ trợ cho việc giảng dạy một cách hiệu quả và liền mạch bằng cách cho phép nhiều truy cập đồng thời, hỗ trợ việc sắp xếp và sáng tạo nội dung hoặc tài liệu, hỗ trợ cho các phương pháp phân phối nội dung khác nhau - theo từng giai đoạn, tự học và chế độ học tập tùy chỉnh. Đơn vị đồng hành cùng Sách trắng EdTech Việt Nam 2023
  • 31. 27 1.1 Thị trường EdTech thế giới 1.2 Thị trường EdTech Châu Á Tài liệu có bản quyền 1. Tổng quan thị trường EdTech toàn cầu
  • 32. ThịtrườngEdTechChâuÁ Mặc dù Bắc Mỹ đang chiếm lĩnh thị trường EdTech toàn cầu với thị phần khoảng 40%, khu vựcChâuÁ -Thái Bình Dương trong 5 năm trở lại đây lại nổi lên như một mảnh đất màu mỡ cho cả giới khởi nghiệp và đầu tư, với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm dự báođạt16.1%tronggiaiđoạntừ2023-2030 (GrandViewResearch,2022). Châu Á, với dân số 4.75 tỷ người, là thị trường lớn nhất thế giới xét về đầu tư và chi tiêu cho giáo dục. Châu lục này có đầy đủ mọi điều kiện để vươn lên trở thành trung tâm EdTech hàng đầu thế giới. Theo nhận định của ông Rory Gopsill, chuyên gia phân tích của tổ chức nghiên cứuGlobalData, “ChâuÁ -Thái Bình Dương sẽ là thị trường công nghệ giáo dục lớn nhất thế giới vàonăm2030”.  Xét về cơ cấu sản phẩm EdTech của một số khu vực tiêu biểu như Đông Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…) và Đông Nam Á (Singapore, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan…), có thể thấy rõ một số xu hướng chung. Các sản phẩm gia sư, luyện thi, học tiếng Anh, giáo dục STEAM rất được ưa chuộng, chiếm đến hơn 50% các sản phẩm EdTech trên thị trường, và hầu hết hướng đếnphânkhúcK-12(HolonIQ,2022). Mô hình phân phối trực tiếp đến khách hàng là mô hình kinh doanh phổ biến nhất, có đến 3/4 các startup phân phối sản phẩm theo hình thức trực tiếp này (HolonIQ, 2022). Tuy nhiên, theo số liệu 3 năm gần nhất 2019-2022, và theo nhận định của nhiều chuyên gia thì B2B là mô hình kinh doanh đang trên đà tăng trưởng và có nhiều dư địa phát triển bởi nhu cầu sử dụng dịch vụ LMScủacácdoanhnghiệpvàtrườnghọcngàymộttăng. Một điểm đáng chú ý là những quy định mới trong chính sách giáo dục ở Trung Quốc liên quan đến vấn đề học thêm từ năm 2021 đã khiến thị trường EdTech nước này giảm tốc nhanh chóng, cả về quy mô, vốn đầu tư và tỷ lệ tăng trưởng, nhường chỗ choẤnĐộtrởthànhđầutàuvềEdTechtrongkhuvực. 28
  • 34. Số liệu về giáo dụcViệt Nam 30 Dân số (2022) 99.5 triệu người Dự báo vượt mốc 100 triệu năm 2023 Số lượng học sinh phổ thông 17.9 triệu người Ngoài công lập 4,8% = 859N học sinh Số lượng sinh viên và người học nghề 3.8 triệu người 66/ 242 đại học ngoài công lập Số công ty EdTech tạiViệt Nam (bao gồm công ty nội địa & công ty nước ngoài kinh doanh tạiViệt Nam) Trên 750 công ty ~ 300 công ty công nghệ ~ 450 công ty hoạt động trong môi trường số nhưng chưa có hàm lượng công nghệ cao trong sản phẩm/dịch vụ GDP đầu người (2022) 4,680USD Chi tiêu công cho giáo dục Hiện chiếm 15% tổng chi ngân sách, mục tiêu đạt 20% Chi tiêu giáo dục chiếm 4-5%GDP Chi tiêu trung bình cho một người đang đi học mỗi năm 700 – 1000USD Chi tiêu công $400 vàChi tiêu hộ gia đình $300 Tỷ lệ thu nhập gia đình chi cho giáo dục 20-30% (chỉ sau nhà ở và lương thực) Top 10 quốc gia tăng trưởng EdTech nhanh nhất thế giới Top 3 quốc gia EdTech tiềm năng nhất khu vực Đông NamÁ (Singapore, Indonesia,Vietnam)
  • 35. 31 2.1 Lịch sử ngành EdTech Việt Nam 2.2 Điều kiện và môi trường phát triển EdTech tại Việt Nam 2.3 Tổng quan thị trường EdTech Việt Nam 2.4 Yếu tố nội dung trong sản phẩm EdTech Việt Nam 2.5 Yếu tố công nghệ trong sản phẩm EdTech Việt Nam 2.6 Đầu tư vào công nghệ giáo dục Việt Nam Tài liệu có bản quyền 2. Thị trường EdTech Việt Nam
  • 36. LịchsửngànhEdTechViệtNam 32 Giaiđoạn1(2000-2005)|XuấthiệncácnghiêncứuvàứngdụngEdTechtrongtrườnghọc Giaiđoạn2(2005-2010)|XuấthiệnnhữngsảnphẩmEdTech&E-learningđầutiên Giaiđoạn3(2010-2015)|Thịtrườngtrởnênsôiđộngvớisựthamgiacủacáctậpđoànlớnthuộckhốinhànướcvàtưnhân 2005 2007 2010 2008 2011 2014 2014 2013 HộithảokhoahọcvềE-learningđầutiêntạiViệtNam hocmai.vn VTCOnline Topica VnEdu Zuni.vn ĐạihọctrựctuyếnFUNiX ViettelStudy Nghiên cứu và triển khai E-learning” do viện Công nghệThông tin (ĐHQGHN)và Khoa Công nghệThông tin (Đại học Bách khoa Hà Nội)phối hợp tổ chức. Xuấthiệncáchìnhthứcsơ khaicủatàiliệu/nộidungsố CD-ROM, DVD chứa bài giảng, game, phần mềm học tiếng Anh… tổ chức kì thi Olympic tiếng Anh trực tuyến VNPT VNG FPT
  • 38. 34 2.1 Lịch sử ngành EdTech Việt Nam 2.2 Điều kiện và môi trường phát triển EdTech tại Việt Nam 2.3 Tổng quan thị trường EdTech Việt Nam 2.4 Yếu tố nội dung trong sản phẩm EdTech Việt Nam 2.5 Yếu tố công nghệ trong sản phẩm EdTech Việt Nam 2.6 Đầu tư vào công nghệ giáo dục Việt Nam Tài liệu có bản quyền 2. Thị trường EdTech Việt Nam
  • 39. Kinh tế Việt Nam và ngân sách đầu tư cho giáo dục 35 Theo số liệu của IMF, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam khá ổn định và duy trì ở mức 6%-7%/năm, chỉ bị ảnh hưởng bởi COVID-19 trong 2 năm 2020, 2021 nhưng ngay sau đó đã có sự phục hồi ấn tượng vào năm 2022 với mức tăng trưởng 8%. Năm 2023, IMF dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam ở mức 5,8%. 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 9 8 7 6 5 4 3 2 35 0 (dự báo) % Nguồn: IMF Hình 9. GDP của Việt Nam giai đoạn 2013 – 2023
  • 40. Kinh tế Việt Nam và ngân sách đầu tư cho giáo dục 36 Ngân sách giáo dục Mức đầu tư công cho giáo dục có xu hướng tăng đều qua các năm, với mục tiêu đạt tối thiểu 20% chi ngân sách nhà nước mỗi năm Trong năm 2022, ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục và đào tạo là 275 nghìn tỷ đồng (tương đương 11,7 tỷ USD), tức 15.45% chi ngân sách. Chi đầu tư là 55 nghìn tỷ đồng (tương đương 2,3 tỷ USD), tăng 49% so với 2021 (16.6%). (Bộ Tài chính, 2023) Hình 10. Chi ngân sách thường xuyên cho giáo dục giai đoạn 2018 – 2023 260,000 249,109 221,000 239,504 227,397 215,538 2018 2019 2020 2021 2022 2023 300,000 250,000 200,000 150,000 100,000 50,000 0 Ngân sách trung ương Ngân sách địa phương Đơn vị: Tỷ đồng Nguồn: Cổng công khai NSNN - Bộ Tài chính Nếu tính theo tỷ lệ GDP, mức chi tiêu cho giáo dục của Việt Nam tương đương 4,11% GDP, là mức cao nhất trong khối ASEAN trong năm 2020, tương đương với trung bình của các nước thu nhập trung bình thấp, nhưng vẫn còn khoảng cách khá xa với các nước OECD (IMF, 2023).
  • 41. Đặc điểm xã hội và mức chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình 37 9 Hình 11. Cơ cấu lao động Việt Nam năm 2022 Theo Tổng cục thống kê, dân số Việt Nam tính đến hết năm 2022 là 99,5 triệu người Lực lượng lao động dồi dào: tỷ lệ người trong độ tuổi lao động chiếm hơn 2/3 dân số GDP đầu người (tính đến 10/2022): 4.680 USD (IMF, 2023 Tầng lớp trung lưu gia tăng nhanh: hiện chiếm 13% dân số và dự kiến sẽ lên đến 26% vào năm 2026 (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 2022) → Sự phát triển của tầng lớp trung lưu sẽ thúc đẩy tiêu dùng, là động lực phát triển của nền kinh tế. Đồng thời, tầng lớp trung lưu cũng chú trọng hơn vào giáo dục và sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm và các sản phẩm và hoạt động liên quan đến giáo dục của các thành viên trong gia đình nói chung Theo Khảo sát mức sống dân cư năm 2022, Bình Dương là địa phương có mức thu nhập bình quân đầu người 1 tháng cao nhất và cũng dẫn đầu cả nước về thu nhập trung bình của nhóm 5 (20% người giàu nhất). Nông thôn Thành thị Trẻ em (< 15 tuổi) Trong độ tuổi lao động (15-64 tuổi) Trên 65 tuổi 49.9% 51.1% 23% 9% 67% 62.7% 37.3% Nam Nữ Nguồn: Tổng cục thống kê, World Bank
  • 42. Đặc điểm xã hội và mức chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình 38 9 Hình 12. Thu nhập bình quân đầu người theo các tỉnh 2000 9000 Top 10 địa phương có thu nhập bình quân của tầng lớp trung lưu cao nhất cả nước Bản đồ các tỉnh theo thu nhập bình quân đầu người 1 tháng của nhóm 5 (Khảo sát mức sống dân cư năm 2022) STT Tỉnh thành Thu nhập bình quân của nhóm giàu nhất (đồng/người/tháng) 1 Bình Dương 18.315.000đ 2 Đồng Nai 18.315.000đ 3 Hà Nội 18.315.000đ 4 TPHCM 18.315.000đ 5 Đà Nẵng 18.315.000đ 6 Hải Phòng 18.315.000đ 7 Cần Thơ 18.315.000đ 8 Bắc Ninh 18.315.000đ 9 Bà Rịa - Vũng Tàu 18.315.000đ 10 Quảng Ninh 18.315.000đ Đơn vị: Nghìn đồng/tháng
  • 43. Đặc điểm xã hội và mức chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình 39 Chi cho giáo dục của các hộ gia đình Theo Kết quả Khảo sát mức sống dân cư năm 2022, chi cho giáo dục bình quân 1 người đi học trong năm 2022 là 7.001.000 đồng/người/năm (~$298), giảm 1% so với năm 2020 và cũng là lần giảm đầu tiên sau 10 năm khảo sát. Chi cho giáo dục bình quân ở khu vực thành thị cao gấp 2 lần khu vực nông thôn (10.111.600 đồng/người/năm (~$430) so với 5.079.000 đồng/người/năm (~$216)) Theo Bain & Company, trung bình một gia đình Việt Nam dành khoảng 20% thu nhập khả dụng cho việc giáo dục con cái, so với mức 6%-15% ở các nước Đông Nam Á khác. Hình 13. Chi trung bình cho người học trong giai đoạn 2012 -2022 Nguồn: Tổng cục thống kê 4082 4557 5459 6623 7071 7001 Đơn vị: Nghìn đồng 2012 2014 2016 2018 2020 2022 8000 6000 4000 2000 0
  • 44. Môi trường công nghệ 40 Việt Nam có đầy đủ điều kiện để trở thành một trong những nền kinh tế số lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Tỷ lệ người dùng Internet Tỷ lệ người sở hữu smartphone (16-64 tuổi) Tỷ lệ người sở hữu máy tính bàn/laptop (16-64 tuổi) Thời gian dùng Internet trung bình một ngày (16-64 tuổi) Tỷ lệ trường học có kết nối Internet 79.1% 98.1% 58.5% 100% 6h23’ Nguồn: Datareportal tổng hợp (01/2023) Hình 14. Cơ cấu sử dụng Internet và công nghệ tại Việt Nam
  • 45. Môi trường công nghệ 41 Quy mô nền kinh tế số của Việt Nam ước tính khoảng 23 tỷ đô vào năm 2022 và dự báo có mức tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á trong 3 năm tới (CAGR=31%), dự báo đạt 49 tỷ đô vào năm 2025 (e-Conomy SEA, 2022). 2019 2021 2022 2025 2030 CAGR 15% 13 18 23 49 120-200 CAGR 28% CAGR 31% Đơn vị: Tỷ USD Nguồn: Báo cáo e-Conomy SEA 2022 Hình 15. Quy mô nền kinh tế số tại Việt Nam ước tính tới 2025 và 2030
  • 46. Môi trường giáo dục 42 Giáo dục Việt Nam có quy mô khá lớn với hơn 25 triệu học sinh, sinh viên. Hình 16. Thống kê về trường học và số lượng học sinh năm học 2021 – 2022 Số lượng trường học năm 2021 - 2022 Số lượng học sinh các cấp 2021-2022 Mầm non Giáo dục phổ thông Đại học Giáo dục nghề Mầm non Giáo dục phổ thông Đại học Giáo dục nghề Công lập Ngoài công lập 176 66 12,159 3,326 25,662 683 1,222 685 1,906,000 1,915,500 * * Số liệu tạm ước tính của Bộ GD&ĐT năm 2022 17,921,100 5,800,000 Nguồn:Tổng cục thống kê, Bộ GD&ĐT, Bộ LĐ-TB&XH
  • 47. Môi trường giáo dục 43 Kết quả Tổng điều tra dân số năm 2019 cho thấy, số người tốt nghiệp THPT chiếm 36,5% tổng dân số từ 15 tuổi trở lên. Sau khi điều chỉnh về thời lượng học tập, số năm học bình quân của Việt Nam là 10,2 năm, chỉ đứng thứ hai sau Singapore trong số các nước thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), còn chỉ số vốn con người của Việt Nam là 0,69 so với mức tối đa bằng 1, thuộc dạng cao nhất trong số các nền kinh tế thu nhập trung bình thấp. Số năm đi học kỳ vọng là 12,2 năm - hơn cả số năm đi học của tất cả các bậc học phổ thông. Con số này là một tín hiệu tốt về tương lai của nền giáo dục và cơ hội tiếp cận với giáo dục chuyên sâu. Nhiều chuyên gia giáo dục cũng khẳng định thành tựu giáo dục lớn nhất của Việt Nam trong 20 năm qua là nỗ lực đem chương trình giáo dục phổ thông đến mọi tầng lớp nhân dân. * * Tổng điều tra dân số và nhà ở được tiến hành trên phạm vi toàn quốc và được thực hiện 10 năm một lần. Lần gần nhất là năm 2019. Trình độ học vấn cao nhất năm 2019 Tính trên % dân số từ 15 tuổi trở lên Tỷ lệ đi học đúng tuổi (2022) Tiểu học THCS THPT 9.2% 9.2% 23.9% 23.9% 3.3% 3.3% Đại học trở lên Cao đẳng THPT Dưới THPT 95.8% 90.5% 77.2% Nguồn: Tổng cục thống kê Hình 17. Thống kê về trường học và số lượng học sinh năm học 2021 – 2022
  • 48. 44 2.1 Lịch sử ngành EdTech Việt Nam 2.2 Điều kiện và môi trường phát triển EdTech tại Việt Nam 2.3 Tổng quan thị trường EdTech Việt Nam 2.4 Yếu tố nội dung trong sản phẩm EdTech Việt Nam 2.5 Yếu tố công nghệ trong sản phẩm EdTech Việt Nam 2.6 Đầu tư vào công nghệ giáo dục Việt Nam Tài liệu có bản quyền 2. Thị trường EdTech Việt Nam
  • 49. Toàn cảnh thị trường EdTech Việt Nam Thị trường EdTech Việt Nam có quy mô ước tính khoảng 3 tỷ USD vào năm 2023. Tốc độ tăng trưởng EdTech ở Việt Nam được ghi nhận ở mức khá cao, khoảng 20,2% mỗi năm trong giai đoạn từ 2019 - 2023, đưa Việ t Nam trở thành một trong 10 thị trường EdTech có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới (Ken Research, 2019). Theo số liệu do EdTech Agency tổng hợp, tính đến tháng 6/2023 có khoảng 70 quỹ đầu tư trong và ngoài nước đã đầu tư hơn 400 triệu USD vào các startup EdTech Việt Nam. Tuy chưa có thống kê đầy đủ, nhưng có thể ước lượng số lượng công ty EdTech sở hữu công nghệ riêng trên thị trường Việt Nam là không dưới 400 doanh nghiệp. Nếu tính cả các doanh nghiệp có sản phẩm EdTech đang vận hành trên nền tảng công nghệ của bên thứ ba thì con số này có thể lên đến 700 doanh nghiệp.  Khối doanh nghiệp nhà nước chủ yếu tham gia phân khúc nền tảng và hệ thống quản lý học tập cho K-12, với các tên tuổi lớn như Viettel, VNPT, Mobifone. Theo mẫu dữ liệu (n=215 công ty) mà EA tổng hợp và phân tích, khối doanh nghiệp tư nhân chiếm gần 90% số lượng công ty EdTech trên thị trường nhưng tập trung nhiều vào phân khúc K-12 và học ngoại ngữ (đặc biệt là Tiếng Anh). Khối doanh nghiệp nước ngoài có thế mạnh trong mảng công nghệ và phần cứng. Viewsonic, Samsung là một vài trong số ít các doanh nghiệp đang cung cấp giải pháp lớp học thông minh tại thị trường Việt Nam.  45
  • 50. Toàn cảnh thị trường EdTech Việt Nam Giáo dục mầm non Phân khúc sản phẩm EdTech dành cho giáo dục mầm non phát triển mạnh trong vài năm gần đây. Với gần 5 triệu trẻ em ở lứa tuổi mầm non, đây là một thị trường hứa hẹn nhiều tiềm năng. Các nền tảng dạy toán, tiếng Anh, và STEAM/robot/lập trình là phổ biến nhất ở phân khúc này. Các ứng dụng phát triển cho trẻ ở lứa tuổi này đều cần nghiên cứu kỹ lưỡng về nội dung và đầu tư về hình thức, thường có kết hợp yếu tố game hóa (gamification) và có giáo viên/gia sư hướng dẫn trực tiếp hoặc kèm 1:1. Giáo dục phổ thông Đây là thị trường sôi động nhất của EdTech Việt Nam hiện nay. Trong phân khúc này hầu hết các sản phẩm là nền tảng quản lý học tập (LMS/LCMS), tài nguyên trực tuyến hỗ trợ ôn tập và luyện thi hoặc ứng dụng học ngoại ngữ. Nhu cầu sản phẩm công nghệ cho thị trường giáo dục phổ thông bùng nổ đặc biệt từ trong đại dịch COVID-19, tuy đến nay đã có dấu hiệu hạ nhiệt nhưng đây vẫn sẽ là thị trường nóng nhất của EdTech Việt Nam trong những năm tới. Giáo dục Đại học Hiện đã có 16 cơ sở giáo dục Đại học ở Việt Nam cấp bằng Cử nhân thông qua hình thức đào tạo trực tuyến 100%. (Nhiều chương trình trước đây được gọi là hệ đào tạo từ xa). Một số công nghệ tiên tiến như thực tế ảo cũng đã bước đầu được thử nghiệm ở một số trường, ví dụ Đại học Duy Tân có nền tảng Second Life cho phép sinh viên làm bài tập tương tác nhóm qua game mô phỏng thực tế ảo.  Ngoài ra còn có mô hình Blended learning, kết hợp học trực tuyến và trực tiếp, cấp bằng chính quy của Đại học Việt Nam hoặc liên kết với một trường Đại học ở nước ngoài.   46
  • 51. Toàn cảnh thị trường EdTech Việt Nam Đào tạo doanh nghiệp Thị trường đào tạo doanh nghiệp ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm khi chi phí tuyển dụng và giữ chân nhân sự ngày một tăng, khiến các doanh nghiệp hướng đến đào tạo nghiệp vụ và nâng cấp, mở rộng kỹ năng cho nhân viên để đáp ứng nhu cầu công việc. Các kỹ năng hàng đầu được các doanh nghiệp chú trọng đào tạo cho nhân viên là: nghiệp vụ, quy trình (đặc biệt đối với các ngành ngân hàng, khách sạn, nhà hàng…); chuyển đổi số; ngoại ngữ; quản lý dự án; lãnh đạo. Hiện nay, nhiều tập đoàn lớn khối điện lực, ngân hàng, viễn thông, hàng không đã triển khai tương đối bài bản hệ thống đào tạo (trực tiếp và trực tuyến) cho nhân sự, có thể kể đến EVN, Viettel, Vietcombank, Vietnamairlines… Các sản phẩm EdTech dành cho doanh nghiệp có thể chia làm hai nhóm sản phẩm chính là: Cung cấp nền tảng: VietED, Amber, Hương Việt Cung cấp khóa học: Học viện Agile, Học viện quản lý PACE, Edtexco… Đào tạo nâng cao năng lực và phát triển chuyên môn Xu hướng học để nâng cao chuyên môn, tay nghề (Upskilling) hay đào tạo lại một chuyên ngành mới (Reskilling) được cho là con đường tất yếu của giáo dục người trưởng thành, hướng đến mô hình học tập suốt đời. Theo một khảo sát của PwC tại Việt Nam năm 2020, có đến 84% người đi làm khi được khảo sát trả lời rằng họ mong muốn được học thêm kỹ năng mới hoặc được đào tạo lại để tăng cơ hội việc làm trong tương lai. Đáp ứng nhu cầu này, nhiều công ty EdTech đã ra đời để cung cấp các khóa học về kỹ năng tin học văn phòng và Tiếng Anh công sở - những kỹ năng được cho là thiết yếu đối với mỗi nhân viên văn phòng hiện đại. Ngoài ra, những năm gần đây cũng ghi nhận xu hướng người đi làm học thêm lập trình ở các trung tâm với hy vọng chuyển nghề hoặc chuyển vị trí công việc. So với các nền tảng tự học trực tuyến giai đoạn đầu như Edumall, Kyna… thì các sản phẩm mới trong phân khúc đào tạo người đi làm đang có xu hướng tập trung và chuyên sâu hơn vào một số kỹ năng, ngành nghề “hot" như lập trình web, phát triển ứng dụng di động, phân tích dữ liệu… 47
  • 52. 48 Website videabiz.com Liên hệ infor@videabiz.com Case study 7. Videa EdTech Videa EdTech là một công ty dẫn đầu trong việc chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục. Được thành lập vào năm 2019 thông qua sự hợp tác chiến lược giữa các nhà đầu tư Đài Loan và Hàn Quốc, mục tiêu chính của chúng tôi là mang đến các giải pháp công nghệ thông tin chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao về giáo dục trực tuyến và nâng cao trải nghiệm học tập cho đa dạng các khách hàng như trường Đại học, tổ chức giáo dục, trung tâm đào tạo, doanh nghiệp tại Việt Nam và trên toàn cầu. Chúng tôi coi trọng việc tận dụng sức mạnh của công nghệ mã nguồn mở với sản phẩm lõi của chúng tôi dựa trên Moodle - một hệ thống quản lý học tập mã nguồn mở nổi tiếng thế giới. Bên cạnh đó, chúng tôi còn cung cấp các sản phẩm bổ sung như Cloud-based LMS, E-Proctoring, Learning Analytics, Content Repository, giải pháp SSO, hệ thống Video Streaming, Phòng học ảo SaaS, cổng thông tin OER, giải pháp LMS nâng cao phục vụ giáo dục Đại học, v.v. Tại Videa, với niềm đam mê và kinh nghiệm dồi dào đã thúc đẩy chúng tôi tự tin cung cấp các giải pháp tiên tiến và tùy chỉnh nhất, phục vụ đa dạng nhu cầu của các khách hàng. Chúng tôi cam kết liên tục phát triển và đóng góp tích cực vào tiến bộ của giáo dục toàn cầu. Cảm ơn bạn đã lựa chọn Videa EdTech là đối tác đáng tin cậy trong hành trình của minh để vươn tới sự chuyển đổi số giáo dục xuất sắc. Đơn vị đồng hành cùng Sách trắng EdTech Việt Nam 2023
  • 53. Chính sách phát triển EdTech tạiViệt Nam Định hướng chung: Định hướng này được cụ thể hóa thông qua hai đề án củaChính phủ: Phát triển hệ thống dữ liệu quốc gia vềGiáo dục & Đào tạo; Phát triển, khai thác hệ thống học liệu mở và môi trường học tập số; Phát triển các trung tâm điều hành giáo dục thông minh tại các tỉnh Xây dựng và triển khai khung năng lực số cho người dân; 49 Đề án 1373 của Chính phủ về việc xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030 Mục tiêu chung: Đảm bảo đến năm 2030 mọi người dân đều có cơ hội, bình đẳng trong việc tiếp cận hệ thống giáo dục mở, đa dạng, linh hoạt, liên thông, hiện đại với nhiều mô hình, phương thức và trình độ đào tạo [...] Phương hướng Tăng cường xây dựng, khai thác, tích hợp, chia sẻ nguồn tài nguyên giáo dục mở, học liệu mở với các cơ sở giáo dục, các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; chủ động tham gia Đề án Hệ tri thứcViệt số hóa,Việt hóa các nguồn tài nguyên giáo dục mở quốc tế Đẩy mạnh các hình thức đào tạo vừa làm vừa học, đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn giúp người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn, người khuyết tật, người nội trợ, người cao tuổi dễ dàng tiếp cận, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp Xây dựng kho học liệu mở phục vụ việc tự học và học tập suốt đời trên các kênh truyền hình giáo dục theo Đề án được duyệt Thúc đẩy hợp tác quốc tế về giáo dục người lớn, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Đề án 1373 của Chính phủ về việc xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030 Mục tiêu chung: Đảm bảo đến năm 2030 mọi người dân đều có cơ hội, bình đẳng trong việc tiếp cận hệ thống giáo dục mở, đa dạng, linh hoạt, liên thông, hiện đại với nhiều mô hình, phương thức và trình độ đào tạo [...] Phương hướng Tăng cường xây dựng, khai thác, tích hợp, chia sẻ nguồn tài nguyên giáo dục mở, học liệu mở với các cơ sở giáo dục, các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; chủ động tham gia Đề án Hệ tri thứcViệt số hóa,Việt hóa các nguồn tài nguyên giáo dục mở quốc tế Đẩy mạnh các hình thức đào tạo vừa làm vừa học, đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn giúp người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn, người khuyết tật, người nội trợ, người cao tuổi dễ dàng tiếp cận, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp Xây dựng kho học liệu mở phục vụ việc tự học và học tập suốt đời trên các kênh truyền hình giáo dục theo Đề án được duyệt Thúc đẩy hợp tác quốc tế về giáo dục người lớn, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Đề án 131 của Chính phủ về tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến 2030 Mục tiêu chung: Tận dụng tiến bộ công nghệ để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong dạy và học, nâng cao chất lượng và cơ hội tiếp cận giáo dục, hiệu quả quản lý giáo dục; xây dựng nền giáo dục mở thích ứng trên nền tảng số, góp phần phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Phương hướng Đảm bảo các điều kiện về hạ tầng số, trang thiết bị : Ưu tiên sử dụng các mô hình dịch vụ trên nền tảng đám mây; Đảm bảo kết nối Internet cáp quang tới tất cả các cơ sở giáo dục; Hình thành, phát triển hệ thống phòng học tương tác thông minh, phòng thí nghiệm/thực hành hiện đại Phát triển hệ sinh thái chuyển đổi số hoạt động dạy, học, kiểm tra, đánh giá và nghiên cứu khoa học: Phát triển các kho học liệu số, học liệu mở chia sẻ dùng chung toàn ngành giáo dục; Phát triển, ứng dụng các nền tảng số phục vụ dạy - học và triển khai thí điểm mô hình giáo dục đại học số Triển khai đồng bộ hệ thống thông tin quản lý giáo dục và đào tạo và cơ sở dữ liệu ngành giáo dục Huy động các nguồn lực tham gia ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo. Đề án 131 của Chính phủ về tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến 2030 Mục tiêu chung: Tận dụng tiến bộ công nghệ để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong dạy và học, nâng cao chất lượng và cơ hội tiếp cận giáo dục, hiệu quả quản lý giáo dục; xây dựng nền giáo dục mở thích ứng trên nền tảng số, góp phần phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Phương hướng Đảm bảo các điều kiện về hạ tầng số, trang thiết bị : Ưu tiên sử dụng các mô hình dịch vụ trên nền tảng đám mây; Đảm bảo kết nối Internet cáp quang tới tất cả các cơ sở giáo dục; Hình thành, phát triển hệ thống phòng học tương tác thông minh, phòng thí nghiệm/thực hành hiện đại Phát triển hệ sinh thái chuyển đổi số hoạt động dạy, học, kiểm tra, đánh giá và nghiên cứu khoa học: Phát triển các kho học liệu số, học liệu mở chia sẻ dùng chung toàn ngành giáo dục; Phát triển, ứng dụng các nền tảng số phục vụ dạy - học và triển khai thí điểm mô hình giáo dục đại học số Triển khai đồng bộ hệ thống thông tin quản lý giáo dục và đào tạo và cơ sở dữ liệu ngành giáo dục Huy động các nguồn lực tham gia ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo.
  • 54. Chính sách phát triển EdTech tạiViệt Nam Một số kết quả ban đầu Năm học 2021-2022, Bộ Giáo dục & Đào tạo chỉ đạo, hướng dẫn và hỗ trợ các địa phương, các cơ sở giáo dục tổ chức triển khai dạy học trực tuyến để thích ứng với tình hình dịch bệnh. Đây cũng là năm đầu tiên thí sinh lớp 12 thực hiện đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo hình thức trực tuyến trên hệ thống quản lý thi. Trong năm 2022, nhiều địa phương trên cả nước đã xây dựng và đưa vào vận hành trung tâm điều hành giáo dục thông minh (IOC Edu). Đây được ví như “bộ não số” của ngành giáo dục, với khả năng tích hợp dữ liệu, kết nối dữ liệu của ngành với các cơ sở dữ liệu quốc gia, dữ liệu chuyên ngành và dữ liệu địa phương, giúp cho việc quản lý, điều hành của toàn ngành giáo dục thông suốt và hiệu quả hơn. 50 Case Study 8. Trung tâm điều hành giáo dục thông minh thành phố Hà Nội Thành phố Hà Nội là tỉnh đầu tiên xây dựng trung tâm điều hành giáo dục thông minh nhằm phục vụ công tác quản trị, điều hành các hoạt động giáo dục trên toàn thành phố, có tích hợp hệ thống hỗ trợ công tác chỉ đạo, điều hành bằng các bảng điều khiển tùy theo thời điểm… Đây là một sản phẩm đượcCông ty phần mềmQuảng Ích hỗ trợ Từ trung tâm này, toàn ngành giáo dục và đào tạo sẽ thực hiện quản lý trường từ giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên trên nền tảng cơ sở dữ liệu của ngành giáo dục và đào tạo; sử dụng sổ điểm điện tử, học bạ điện tử; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin kết nối, tương tác, trao đổi thông tin giữa phụ huynh với nhà trường. Toàn bộ thông tin quản lí giáo dục được cập nhật theo thời gian thực, chính xác và đảm bảo được tính bảo mật Các tính năng khác: tổ chức cuộc họp trực tuyến; giám sát thời gian thực qua camera tới cổng, sân trường của các trường học; cập nhật thông tin mới nhất về ngành giáo dục và đào tạo trên cổng thông tin điện tử, giám sát thông tin trên môi trường mạng; thông tin mạng lưới cơ sở giáo dục. Case Study 8. Trung tâm điều hành giáo dục thông minh thành phố Hà Nội Thành phố Hà Nội là tỉnh đầu tiên xây dựng trung tâm điều hành giáo dục thông minh nhằm phục vụ công tác quản trị, điều hành các hoạt động giáo dục trên toàn thành phố, có tích hợp hệ thống hỗ trợ công tác chỉ đạo, điều hành bằng các bảng điều khiển tùy theo thời điểm… Đây là một sản phẩm đượcCông ty phần mềmQuảng Ích hỗ trợ Từ trung tâm này, toàn ngành giáo dục và đào tạo sẽ thực hiện quản lý trường từ giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên trên nền tảng cơ sở dữ liệu của ngành giáo dục và đào tạo; sử dụng sổ điểm điện tử, học bạ điện tử; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin kết nối, tương tác, trao đổi thông tin giữa phụ huynh với nhà trường. Toàn bộ thông tin quản lí giáo dục được cập nhật theo thời gian thực, chính xác và đảm bảo được tính bảo mật Các tính năng khác: tổ chức cuộc họp trực tuyến; giám sát thời gian thực qua camera tới cổng, sân trường của các trường học; cập nhật thông tin mới nhất về ngành giáo dục và đào tạo trên cổng thông tin điện tử, giám sát thông tin trên môi trường mạng; thông tin mạng lưới cơ sở giáo dục.
  • 55. 51 2.1 Lịch sử ngành EdTech Việt Nam 2.2 Điều kiện và môi trường phát triển EdTech tại Việt Nam 2.3 Tổng quan thị trường EdTech Việt Nam 2.4 Yếu tố nội dung trong sản phẩm EdTech Việt Nam 2.5 Yếu tố công nghệ trong sản phẩm EdTech Việt Nam 2.6 Đầu tư vào công nghệ giáo dục Việt Nam Tài liệu có bản quyền 2. Thị trường EdTech Việt Nam
  • 56. Nội dung số và Nội dung số trong giáo dục Nội dung số (digital content hay digital media) là thuật ngữ chung cho bất kỳ nội dung nào ở dạng kỹ thuật số, bao gồm nhưng không giới hạn ở: âm thanh, video, hình ảnh, cũng như các bài báo, từ điển và các khóa học. Nội dung kỹ thuật số có thể được lưu trữ, truy cập và tải xuống trên Internet hoặc được phân phối thông qua các phương tiện quang học như CD hoặc DVD. Thuật ngữ “nội dung số" được sử dụng phổ biến hơn cả trong ngành truyền thông và giải trí, nhưng ngoài ra, nội dung số còn được ứng dụng rộng rãi trong giáo dục. Hình thức phổ biến nhất của nội dung số trong giáo dục là tài liệu và khóa học trực tuyến. 52
  • 57. Phân loại nội dung trong các sản phẩm EdTechViệt Nam Căn cứ vào các sản phẩm EdTech trên thị trườngViệt Nam hiện nay, có thể phân loại nội dung số EdTech theo theo hình thức phân phối, theo loại nội dung, và theo đối tượng khách hàng. Theo hình thức phân phối Thiết bị vật lý:Các dạng đĩa lưu dữ liệuCD/VCD/DV Truyền hình:Chương trình cung cấp qua kênh truyền hìn Ứng dụng di động (MobileApp Ứng dụng web (WebApp Website: nội dung được lưu trữ trên đám mây hoặc trong một máy chủ. Theo đối tượng khách hàng Mầm non: nội dung tập trung vào giáo dục sớm như học số, màu sắc, tập viết, học tiếngAnh giao tiếp Phổ thông: nội dung chủ yếu hiện nay trên thị trường là lời giải, bài giảng, bài tập và đề luyện thi Đại học: nội dung được sinh viên quan tâm là các giáo trình, tài liệu đọc tham khảo, đề thi mẫu… Người đi làm: nội dung đa dạng thuộc nhiều ngành nghề, nhưng xu hướng người đi làm hiện nay muốn trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng về công nghệ và ngoại ngữ. Theo loại nội dung Kho tài liệu số: tập hợp các tài liệu đã được số hóa dưới dạng văn bản, hình ảnh, video. Diễn đàn/Mạng xã hội học tập: nội dung được đóng góp từ cộng đồng dưới nhiều hình thức: chia sẻ tài liệu, hỏi đáp bài tập, tư vấn học tập… Khóa học trực tuyến: cung cấp các video bài giảng theo chủ đề và người dùng có thể nhận được chứng chỉ sau khi hoàn thành khóa học. Chương trình học theo lộ trình: nội dung được phát triển một cách tổng thể như một giáo trình xây dựng một lộ trình học tập phù hợp với trình độ và mục tiêu của người học. Sách điện tử vàSách điện tử tăng cường: sách được số hoá. Một số sách điện tử tăng cường có thêm cả hình động, âm thanh, thực tế ảo tăng cường, công cụ ghi chép, làm bài tập… để tăng trải nghiệm người dùng. Ví dụ: vietjack, violet, tienganh123 Ví dụ: hocmai, VnEdu Ví dụ: edumall, kyna, Vuihoc Ví dụ: MonkeyJunior, Clevai, Geniebook Ví dụ: eTextbook của NXB Giáo dục, Sách thực tế ảo tăng cường của Umbalena 53
  • 58. Vấn đề cần cân nhắc khi phát triển nội dung cho sản phẩm EdTechViệt Nam Vấn đề bản quyề Nếu sản phẩm EdTech có sử dụng một phần hay toàn bộ nội dung từ nước ngoài thì cần đảm bảo nội dung có nguồn gốc rõ ràng, uy tín, và đơn vị sử dụng nội dung được cấp quyền sử dụng hợp pháp Các nội dung số của sản phẩm EdTech cần được bảo vệ bản quyền bằng mọi biện pháp có thể, bao gồm nhưng không hạn chế ở: đăng ký bản quyền sản phẩm tạiCụcSở hữu trí tuệ; đăng ký bản quyền tác giả tạiCục bản quyền tác giả; thể hiện bằng văn bản hoặc ghi âm (đối với sản phẩm audio) trong sản phẩm tuyên bố bản quyền nội dung và nghiêm cấm mọi hình thức vi phạm bản quyền; sử dụng công nghệ (như DRM, paywall, tài khoản định danh yêu cầu xác thực…) để hạn chế truy cập trái phép. Vấn đề chất lượng nội dun Cần nghiên cứu kỹ lưỡng nội dung, giáo trình để đảm bảo nội dung phù hợp cả về kiến thức, văn hóa, tâm lý với từng đối tượng người học Nên có hội đồng, chuyên gia cố vấn về nội dung Nếu nội dung dành cho cấp phổ thông và Đại học thì cần tuân thủ các quy định về kiểm định chất lượng của Nhà nước, tránh phát sinh các hệ lụy về pháp lý sau này. Vấn đề kinh doanh quảng cáo s Quản lý nội dung quảng cáo trong sản phẩm, chú ý không để nội dung quảng cáo vi phạm pháp luật, phản cảm, phản giáo dục xuất hiện trong sản phẩm EdTech Giảm thiểu quảng cáo trong cơ cấu nguồn doanh thu từ sản phẩm EdTech, thay vào đó tìm cách phát triển các mô hình kinh doanh bền vững và mang lại giá trị nhiều hơn cho người dùng. 54
  • 59. 55 2.1 Lịch sử ngành EdTech Việt Nam 2.2 Điều kiện và môi trường phát triển EdTech tại Việt Nam 2.3 Tổng quan thị trường EdTech Việt Nam 2.4 Yếu tố nội dung trong sản phẩm EdTech Việt Nam 2.5 Yếu tố công nghệ trong sản phẩm EdTech Việt Nam 2.6 Đầu tư vào công nghệ giáo dục Việt Nam Tài liệu có bản quyền 2. Thị trường EdTech Việt Nam
  • 60. Công nghệ đám mây Theo CafeF tổng hợp, Việt Nam hiện có 39 nhà cung cấp dịch vụ đám mây, các doanh nghiệp Việt chiếm thị phần 19,68%, các doanh nghiệp nước ngoài chiếm tới hơn 80%. Trong 80% thị phần do các nhà cung cấp nước ngoài nắm giữ thì Amazon Web Services chiếm nhiều nhất với 33%, Google và Microsoft cùng chiếm 21%. Nhiều trường học và cơ quan cũng đang hướng đến chuyển dịch cơ sở hạ tầng dữ liệu lên hệ thống lưu trữ đám mây nhằm giảm chi phí hạ tầng, bớt lệ thuộc vào máy chủ, tăng độ an toàn và bảo mật dữ liệu, tăng khả năng tiếp cận của người dạy và người học ở mọi lúc mọi nơi. 56 80,32% 19,68% 33% 25% 21% 21% Google AWS Microsoft Doanh ngiệp trong nước Các doanh nghiệp khác Doanh nghiệp nước ngoài Nguồn: CafeF tổng hợp Hình 18.Thị phần dịch vụ đám mây tại Việt Nam
  • 61. 57 Website aws.amazon.com Liên hệ truongtd@amazon.com Case study 9. Amazon Web Services (AWS) Amazon Web Services (AWS) là nền tảng điện toán đám mây được sử dụng rộng rãi và toàn diện nhất trên thế giới, cung cấp hơn 200 dịch vụ đầy đủ tính năng từ các trung tâm dữ liệu trên toàn cầu. Hàng triệu khách hàng—bao gồm các công ty khởi nghiệp phát triển nhanh nhất, các doanh nghiệp lớn nhất và các cơ quan chính phủ hàng đầu—đang sử dụng AWS để giảm chi phí, trở nên linh hoạt hơn và đổi mới nhanh hơn. AWS cho phép các công ty công nghệ giáo dục (EdTech) tăng tốc phát triển các giải pháp công nghệ an toàn và có thể mở rộng để hỗ trợ sinh viên và giáo viên mỗi ngày. AWS giúp EdTech nhận ra toàn bộ tiềm năng của điện toán đám mây với các tài nguyên kỹ thuật và kinh doanh chuyên dụng để hỗ trợ sự phát triển của họ. Từ ý tưởng đến IPO và hơn thế nữa, AWS hỗ trợ EdTech khi họ bắt đầu, phát triển và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của mình để thực hiện sứ mệnh giáo dục. Niềm đam mê của chúng tôi đối với sự công bằng trong giáo dục bắt nguồn từ các nguyên tắc lãnh đạo của chúng tôi. Chúng tôi mong muốn giúp đỡ tất cả mọi người học thành công. Duolingo là một ví dụ tuyệt vời về khách hàng giáo dục của AWS, sử dụng AI để dạy cho 300 triệu người. Đây là thời điểm thú vị trong ngành Công nghệ Giáo dục và là thời điểm tuyệt vời để ra mắt công ty của bạn. Là một công ty khởi nghiệp về Công nghệ giáo dục, AWS luôn sẵn sàng trợ giúp bạn. Dưới đây là một số tài nguyên để bắt đầu. 1. Điện toán đám mây AWS cho EdTech Các công ty công nghệ giáo dục (EdTech) đang tăng tốc phát triển các giải pháp công nghệ an toàn và có thể mở rộng để hỗ trợ sinh viên và nhà giáo với AWS. Với các nguồn lực kinh doanh và kỹ thuật chuyên dụng để hỗ trợ tăng trưởng, AWS hỗ trợ EdTech bắt đầu, mở rộng và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của họ khi họ thực hiện sứ mệnh giáo dục của mình. 2. Chươngtrình AWS Activate dành cho Startup Các công ty công nghệ giáo dục (EdTech) đang tăng tốc phát triển các giải pháp công nghệ an toàn và có thể mở rộng để hỗ trợ sinh viên và nhà giáo với AWS. Với các nguồn lực kinh doanh và kỹ thuật chuyên dụng để hỗ trợ tăng trưởng, AWS hỗ trợ EdTech bắt đầu, mở rộng và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của họ khi họ thực hiện sứ mệnh giáo dục của mình. 3. Mạnglưới đối tác AWS (APN) Nhận trợ giúp từ mạng lưới các đối tác toàn diện của chúng tôi, từ tư vấn đến công nghệ. Chúng tôi có các đối tác phân phối có kinh nghiệm có thể giúp doanh nghiệp của bạn tận dụng tối đa Đám mây AWS và cung cấp các mục tiêu đám mây cụ thể của bạn. Đơn vịđồng hànhcùng Sáchtrắng EdTechViệt Nam 2023
  • 62. 58 Website cmctelecom.vn Liên hệ info@cmctelecom.vn Case study 10. CMC Telecom CMC Telecom là công ty thành viên thuộc Tập đoàn Công nghệ CMC và là doanh nghiệp hạ tầng viễn thông duy nhất của Việt Nam có cổ đông nước ngoài, tập đoàn TIME dotCom, tập đoàn viễn thông Top2 Malaysia. Năm 2017, CMC Telecom được vinh danh là một trong 5 ISP có ảnh hưởng nhất tới sự phát triển của Internet Việt Nam trong một thập kỷ (2007 – 2017). Sau 15 năm thành lập, CMC Telecom đã thành công chuyển mình từ một công ty viễn thông cung cấp dịch vụ truyền dẫn cơ bản tiến tới nhà cung cấp dịch vụ hội tụ CSP đem lại giải pháp tổng thể cho doanh nghiệp từ hạ tầng đến giải pháp chuyển đổi số. CMC Telecom đã dẫn đầu thị trường về Hạ tầng số khi cung cấp dịch vụ cho 100% ngân hàng tại Việt Nam và các tổng công ty, tập đoàn top đầu trong Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR500). CMC Telecom đã và đang khẳng định vị thế trên thị trường thông qua 5 hoạt động kinh doanh chủ lực: Kênh truyền Internet, Trung tâm dữ liệu, Cloud, ITO và Security. CMC Telecom sở hữu tuyến cáp đường trục xuyên Việt có tổng chiều dài hơn 2,500 km kết nối trực tiếp đến các Hyperscale trên thế giới. CMC Telecom đã đầu tư xây dựng hệ sinh thái 3 Data Center tại Hà Nội và TP.HCM với tổng quy mô lên đến 3.000 racks. Chỉ tính riêng khối Ngân hàng - Tài chính – Bảo hiểm, thị phần về DC của CMC Telecom đã dẫn đầu thị trường trong 3 năm trở lại đây. Nền tảng điện toán đám mây “make in Vietnam” CMC Cloud do CMC Telecom nghiên cứu, phát triển từ năm 2017 đang chiếm vị trí số 1 về thị phần Cloud nội địa. Đơn vị bảo trợ truyền thông Sách trắng EdTech Việt Nam 2023
  • 63. ChatGPT Trong giáo dục, AI được sử dụng với mục đích chính là hỗ trợ học tập thích ứng và cá nhân hóa toàn diện mọi mặt của hoạt động học tậ Xác định điểm yếu của người học để hỗ trợ củng cố, ôn luyện thêm kiến thứ Đề xuất nội dung, bài tập phù hợp với trình độ, khả năng tiếp thu và mục tiêu của người họ Đưa ra phản hồi, nhắc nhở kịp thời để người học có thêm động lực, duy trì thói quen học tập đều đặ Ghi lại quá trình, tiến bộ học tập và trích xuất ra các báo cáo, số liệu, bảng biểu cho giáo viên và học sinh tham khảo Trên thị trường Việt Nam, hiện chỉ có khoảng 8.5% sản phẩm EdTech được khảo sát là có sử dụng công nghệ AI, trong số này phần lớn lại là sản phẩm được phát triển bởi công ty mẹ ở nước ngoài như Geniebook (Singapore), Qanda (Hàn Quốc). (EA, 2023). Sau khi Open AI chính thức thương mại hóa ChatGPT từ cuối năm 2022, đã xuất hiện nhiều ứng dụng sử dụng công nghệ này vào giáo dục, đặc biệt là trong phân khúc K-12 để giải bài tập, soạn giáo án... 59 Case Study 11. Ứng dụng The Coach Tiếng Anh giao tiếp của trung tâm tiếng Anh StepUp tích hợp AI và ChatGPT để tạo ra các tình huống tự nhiên như nói chuyện với người bản xứ để người học luyện phản xạ giao tiếp. Đồng thời app cũng có khả năng cá nhân hóa lộ trình học phù hợp với từng người dùng. Case Study 11. Ứng dụng The Coach Tiếng Anh giao tiếp của trung tâm tiếng Anh StepUp tích hợp AI và ChatGPT để tạo ra các tình huống tự nhiên như nói chuyện với người bản xứ để người học luyện phản xạ giao tiếp. Đồng thời app cũng có khả năng cá nhân hóa lộ trình học phù hợp với từng người dùng.
  • 64. Nhận diện giọng nói Lớp học thông minh Chủ yếu sử dụng trong các ứng dụng học tiếng Anh Được tài trợ theo dạng các dự án thí điểm chứ chưa được nhân rộng. Đơn vị tiên phong cung cấp các thiết bị thông minh dành cho lớp học: ViewSonic, Samsung 60 Case Study 12. ELSA Speak Được coi là ứng đào tạo ngoại ngữ thông minh tập trung vào luyện nghe nói. ELSA có lộ trình học tập và sử dụng công nghệ nhận dạng giọng nói bằng AI, giúp sửa lỗi phát âm chính xác đến từng âm tiết. ELSA speak là phần mềm nằm trong top những sản phẩm ngoại ngữ được đánh giá ưu việt về mặt ứng dụng công nghệ AI nhất hiện nay. Case Study 12. ELSA Speak Được coi là ứng đào tạo ngoại ngữ thông minh tập trung vào luyện nghe nói. ELSA có lộ trình học tập và sử dụng công nghệ nhận dạng giọng nói bằng AI, giúp sửa lỗi phát âm chính xác đến từng âm tiết. ELSA speak là phần mềm nằm trong top những sản phẩm ngoại ngữ được đánh giá ưu việt về mặt ứng dụng công nghệ AI nhất hiện nay. Case Study 13. Dự án Smart Education Dự án giáo dục thông minh Smart Education do VNPT và NTT (Nhật Bản) hợp tác xây dựng đang được triển khai thử nghiệm tại Trường tiểu học Archimedes, Hà Nội. Sau hơn một năm thử nghiệm, kết quả khảo sát cho thấy 87% giáo viên cho rằng tiết học mang lại hiệu quả tốt và tích cực tới học sinh và mong muốn được tiếp tục sử dụng trong các học kỳ tới. 92,6% học sinh được khảo sát cho biết, giờ học thông minh dễ hiểu hơn các tiết học thông thường, thuận tiện hơn trong việc trình bày ý kiến, và gần 98% học sinh mong muốn tiếp tục sử dụng nền tảng này trong học kỳ tới. Case Study 13. Dự án Smart Education Dự án giáo dục thông minh Smart Education do VNPT và NTT (Nhật Bản) hợp tác xây dựng đang được triển khai thử nghiệm tại Trường tiểu học Archimedes, Hà Nội. Sau hơn một năm thử nghiệm, kết quả khảo sát cho thấy 87% giáo viên cho rằng tiết học mang lại hiệu quả tốt và tích cực tới học sinh và mong muốn được tiếp tục sử dụng trong các học kỳ tới. 92,6% học sinh được khảo sát cho biết, giờ học thông minh dễ hiểu hơn các tiết học thông thường, thuận tiện hơn trong việc trình bày ý kiến, và gần 98% học sinh mong muốn tiếp tục sử dụng nền tảng này trong học kỳ tới.
  • 65. AR/VR/MR Metaverse VRlàcôngnghệthựctếảomiêutảsựgiảlậphayảohóacủamôi trường nhờ vào các phần mềm chuyên dụng, và được điều khiển bởi các phần mềm và thiết bị thông minh. AR, hay thực tế tăng cườnglàcôngnghệchophéplồngghépthôngtinảovàothếgiới thực (và ngược lại), nó giúp người sử dụng tương tác với những nội dung số trong thực tại (như chạm vào, phủ vật thể lên trên). AR là công nghệ đơn giản hơn và dễ ứng dụng vào giáo dục hơn với chi phí thấp hơn đáng kể vì không cần sử dụng đến các thiết bịđặcbiệtnhưkính,găngtay… Côngnghệnàychophéphọcsinhtiếpcậnkiếnthức một cách trực quan thông qua mô hình 3D và các công cụ thực tế ảo như kínhVR (Virtual Reality). Môi trường Metaverse tạo ra một không gian học tập sốngđộng,giúphọcsinhcóthểhọckiếnthứcvàlập tứcthựchành. Mới đây, một startup Việt có tên Elite Meta cũng đượcđầutư100.000USDđểpháttriểnmôhìnhlớp họctrựctuyếnMetaverse. 61 CaseStudy14.ThíđiểmứngdụngcôngnghệThựctếảo Năm2021,dựán“ThíđiểmứngdụngcôngnghệThựctếảo, Thực tế tăng cường (XR) ở giáo dục mầm non và trung học cơsởViệtNam” doUNICEF tàitrợđã lựachọnUmbalenatrở thành đối tác xây dựng bộ sách ứng dụng Công nghệ Thực tế tăng cường (AR) đầu tiên do đội ngũ kỹ sư phần mềm và thiết kế đồ họaViệt Nam làm chủ công nghệ. Bộ sách thực tếtăngcườngARmiễnphíđầutiêngồm20 cuốnchotrẻ em đượcpháthànhtrênứngdụngđọcsáchUmbalena. CaseStudy14.ThíđiểmứngdụngcôngnghệThựctếảo Năm2021,dựán“ThíđiểmứngdụngcôngnghệThựctếảo, Thực tế tăng cường (XR) ở giáo dục mầm non và trung học cơsởViệtNam” doUNICEF tàitrợđã lựachọnUmbalenatrở thành đối tác xây dựng bộ sách ứng dụng Công nghệ Thực tế tăng cường (AR) đầu tiên do đội ngũ kỹ sư phần mềm và thiết kế đồ họaViệt Nam làm chủ công nghệ. Bộ sách thực tếtăngcườngARmiễnphíđầutiêngồm20 cuốnchotrẻ em đượcpháthànhtrênứngdụngđọcsáchUmbalena. CaseStudy15.Lớp họcảo Metaverse Lớp học ảo metaverse đã bắt đầu được thí điểm ở một số trường tạiTP HCM từ cuối năm 2022 với đơn vị cung cấp là EMG Education. Ở giai đoạn đầu triển khai, học sinh sẽ được làm quen với việc học tập trong môi trường Metaverse. Năm 2023, EMG sẽ tiến hành triển khaisửdụngkínhVRtronglớp. CaseStudy15.Lớp họcảo Metaverse Lớp học ảo metaverse đã bắt đầu được thí điểm ở một số trường tạiTP HCM từ cuối năm 2022 với đơn vị cung cấp là EMG Education. Ở giai đoạn đầu triển khai, học sinh sẽ được làm quen với việc học tập trong môi trường Metaverse. Năm 2023, EMG sẽ tiến hành triển khaisửdụngkínhVRtronglớp.
  • 66. Robot giáo dục Phòng thí nghiệm ảo Robot giáo dục là sản phẩm vật lý tích hợp nhiều loại cảm biến, loa, micro, được lập trình sẵn nội dung hoặc có thể tải nội dung từ kho ứng dụng của nhà sản xuất. Robot giáo dục chủ yếu được sử dụng cho trẻ em như một công cụ vừa học vừa chơi, nhằm tăng tương tác và hứng thú học tập. Hiện trên thị trường chủ yếu là các sản phẩm robot nhập khẩu từ Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc… Chưa ghi nhận đơn vị sản xuất robot giáo dục made in Việt Nam nào. Tuy nhiên một số sản phẩm đã được Việt hóa phần mềm và nội dung để phù hợp với thị trường Việt Nam. Năm 2020, OpenClassroom giới thiệu Trí Nhân, người máy trí tuệ nhân tạo đầu tiên tại Việt Nam hướng đến việc phục vụ giáo dục thông qua giải đáp, giải toán và trợ giảng. Tuy nhiên cho đến nay, sản phẩm này vẫn chưa được thương mại hóa. Phòng thí nghiệm ảo gồm các tài nguyên số đa phương tiện nhằm mục đích mô phỏng các hiện tượng vật lý, hóa học, sinh học...xảy ra trong tự nhiên hay trong phòng thí nghiệm. Thí nghiệm ảo giúp giảm thiểu việc dạy và học “chay" thường gặp do thiếu phương tiện, điều kiện thí nghiệm. Các đơn vị cung cấp phòng thí nghiệm ảo đều đến từ nước ngoài: EduMedia, ClassIn, Viewsonic, ScholAR, PhET, BASF Kids Lab… nhưng hầu hết nội dung này đã được Việt hóa khi đưa vào thị trường Việt Nam. Nguồn: https://basf.kids-interactive.de/vi Hình 19. Sản phẩm phòng thí nghiệm ảo của BASF 62
  • 67. 63 2.1 Lịch sử ngành EdTech Việt Nam 2.2 Điều kiện và môi trường phát triển EdTech tại Việt Nam 2.3 Tổng quan thị trường EdTech Việt Nam 2.4 Yếu tố nội dung trong sản phẩm EdTech Việt Nam 2.5 Yếu tố công nghệ trong sản phẩm EdTech Việt Nam 2.6 Đầu tư vào công nghệ giáo dục Việt Nam Tài liệu có bản quyền 2. Thị trường EdTech Việt Nam
  • 68. Cấu trúc đầu tư của giáo dụcViệt Nam Đầu tư cho giáo dụcViệt Nam nói chung và công nghệ giáo dụcViệt Nam nói riêng có thể chia làm 3 nguồn chính: Ngân sách nhà nướ Đầu tư tư nhâ Vốn vay viện trợ của các cá nhân trong và ngoài nước 64 Đơn vị:Triệu đồng/người/năm 11.07 4.08 3.66 5.45 8.24 27.33 8.60 9.74 9.58 8.25 14.19 7.83 Mầm non Tiểu học THCS THPT Đại học/Cao đẳng Dạy nghề 0 10 20 30 40 50 Nguồn: EdTechAgency tính toán trên số liệu NSNN, Kết quả Khảo sát mức sống dân cư và báo cáo UNICEF Hình 20. Cấu trúc đầu tư trung bình cho một người học ở các bậc tạiViệt Nam Chi tiêu công Chi tiêu hộ gia đình
  • 69. Cấu trúc đầu tư của giáo dụcViệt Nam Ngân sách Nhà nước Hằng năm nhà nước công bố dự toán chi ngân sách cho giáo dục, bao gồm chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển. Tuy nhiên chưa có thống kê cụ thể về hạng mục chi cho công nghệ giáo dục. Thông thường, chi cho công nghệ giáo dục sẽ nằm trong chi đầu tư phát triển, cụ thể là chi xây dựng cơ bản (ví dụ xây phòng máy) và chi mua trang thiết bị (máy tính, màn chiếu, màn hình…). Theo số liệu quyết toán ngân sách nhà nước từ 2011-2017, tỷ lệ chi cho trang thiết bị chỉ khoảng 3-5 nghìn tỷ đồng/năm, tức là chưa đầy 2% tổng chi thường xuyên cho giáo dục. Đây là một tỷ lệ còn rất nhỏ và chưa đáp ứng được nhu cầu trang thiết bị dạy và học của các trường. Đầu tư tư nhân Đây là nguồn vốn đầu tư hợp pháp của các tổ chức, cá nhân hay còn gọi là các nhà đầu tư trong và ngoài nước Chi tiêu của các hộ gia đìn Các tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập công t Các tổ chức, cá nhân góp vốn, mua cổ phần. Trong đó, hình thức đầu tư phổ biến vào EdTech là đầu tư mạo hiểm, thường đến từ các quỹ đầu tư lớn trong và ngoài nước.Giá trị của các thương vụ công khai thường lên đến hàng triệu hoặc chục triệuUSD. 65 Đơn vị:TriệuUSD 50 14.5 20 143.2 53.9 143.8 2018 2019 2020 2021 2022 H1/2023 150 100 50 0 12 10 8 6 4 2 0 Giá trị đầu tư Số deal đầu tư Nguồn: EdTech Agency tổng hợp từ thông cáo báo chí Hình 21. Thống kê về đầu tư mạo hiểm lĩnh vực EdTech tạiViệt Nam giai đoạn 2018 – 2023 Ghi chú:Tháng 5/2023, tập đoàn Equest công bố đã huy động thành công $120M để phát triển hệ thống giáo dục K-12 và cao đẳng, đại học ngoại tuyến.
  • 70. Cấu trúc đầu tư của giáo dụcViệt Nam 66 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): theo số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch & Đầu tư), tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo đến tháng 11/2022 đã đặt 4,59 tỷ USD, chủ yếu thông qua hình thức góp vốn và mua cổ phần.  Vốn vay và viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, giai đoạn 2015-2020, Bộ triển khai thực hiện 24 chương trình, dự án từ nguồn vốn ODA, trong đó có 13/24 dự án đã hoàn thành.Tổng dự toán vốn giao là hơn 11.500 tỷ đồng (tương đương 490 triệuUSD).  Một số dự án tiêu biểu: Dự án Đơn vị cho vay Thời gian Tổng vốn vay Dự ánTăng cường kỹ năng và kiến thức cho Tăng trưởng kinh tế toàn diện ADB 2020 - 2024 $75M Dự án Nâng cao chất lượng giáo dục đại học (SAHEP) World Bank 2017 - 2023 $174.6M Chương trình Phát triển các trường sư phạm (ETEP) World Bank 2016 - 2022 $100M Dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông (RGEP) World Bank 2016 - 2020 $77M