SlideShare a Scribd company logo
1 of 95
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO            NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM
                       HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

                            




          KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Đề tài:
  PHÂN LOẠI NỢ VÀ TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG
          TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU
                  THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP



                Giáo viên hướng dẫn     : PGS.TS Lê Thị Tuấn Nghĩa
                Sinh viên thực hiện     : Nguyễn Minh Nhàn
                Lớp                     : NHTM.K – K11
                Khoa                    : Ngân Hàng




                           HÀ NỘI, 06/2012
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN LOẠI NỢ VÀ TRÍCH LẬP DỰ
PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG ............................................................................. 3
   1.1        Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng
   thƣơng mại. ....................................................................................................... 3
       1.1.1 Khái niệm và đặc trưng của tín dụng................................................. 3
       1.1.2 Rủi ro tín dụng trong hoạt động của các NHTM. .............................. 4
   1.2        Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại ngân
   hàng thƣơng mại. ........................................................................................... 10
       1.2.1 Khái niệm về phân loại nợ và trích lập dự phòng. .......................... 10
       1.2.2 Sự cần thiết phải phân loại nợ và trích lập DP RRTD. ................... 11
       1.2.3 Quy định về phân loại nợ và trích lập DP RRTD. ........................... 12
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN LOẠI NỢ VÀ TRÍCH LẬP DỰ
PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHTM CP Á CHÂU. ............................. 21
   2.1        Khái quát về NHTM CP Á Châu...................................................... 21
       2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHTM CP Á Châu. ........... 21
       2.1.2 Cơ cấu tổ chức của NHTM CP Á Châu. .......................................... 23
       2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM CP Á Châu. .................. 24
   2.2        Thực trạng phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
   tại NHTM CP Á Châu. .................................................................................. 36
       2.2.1 Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng. ............................. 37
       2.2.2 Thực trạng phân loại nợ. ................................................................. 42
       2.2.3 Thực trạng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. ............................... 46
   2.3        Đánh giá chung về phân loại nợ và trích lập và dự phòng rủi ro
   tín dụng tại NHTM CP Á Châu. ................................................................... 49
2.3.1 Những kết quả đạt được. .................................................................. 49
       2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân. ...................................................... 51
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP VỀ PHÂN LOẠI NỢ VÀ TRÍCH LẬP DỰ
PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHTM CP Á CHÂU. ............................. 56
   3.1        Định hƣớng chung về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro
   tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu. ....................................................... 56
       3.1.1 Định hướng hoạt động chung của NHTM CP Á Châu . .................. 56
       3.1.2 Định hướng phân loại nợ và trích lập DP RRTD. ........................... 58
   3.2        Giải pháp về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
   tại ngân hàng TMCP Á Châu. ...................................................................... 61
       3.2.1 Hoàn thiện quy trình, phương pháp phân loại nợ và trích lập DP
       RRTD theo hướng áp dụng các Chuẩn mực Quốc tế................................... 61
       3.2.2 Hoàn thiện và áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ vào
       phân loại nợ và trích lập DP RRTD trên toàn hệ thống. ............................. 64
       3.2.3 Nâng cao chất lượng công tác dự báo tình hình khách hàng. ......... 66
       3.2.4 Hoàn thiện hệ thống thông tin phục vụ cho phân loại nợ và trích
       dự phòng rủi ro tín dụng. ............................................................................. 67
       3.2.5 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. ............................................. 69
       3.2.6 Tăng cường ứng dụng CNTT vào hoạt động của ngân hàng. ......... 70
   3.3        Một số kiến nghị. ................................................................................ 71
       3.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước và Chính Phủ. ..................................... 71
       3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước. ............................................... 73
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

STT   Ký hiệu        Diễn giải
1     NHTM           Ngân hàng thương mại
2     NHTM CP        Ngân hàng thương mại cổ phần
3     NHNN           Ngân hàng Nhà Nước
4     TCTD           Tổ chức tín dụng
5     ACB            Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
6     MB             Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội
7     Maritimebank   Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải
8     Vpbank         Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng
9     TCBS           Công nghệ ngân hàng lõi của ACB
10    CIC            Credit Information Center–Trung tâm thông tin tín dụng.
11    TSĐB           Tài sản đảm bảo
12    TNHH           Trách nhiệm hữu hạn
13    CP             Cổ phần
14    DNTN           Doanh nghiệp tư nhân
15    DNNN           Doanh nghiệp nhà nước
16    DP RRTD        Dự phòng rủi ro tín dụng
17    CNTT           Công nghệ thông tin
18    ROA            Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản
19    ROE            Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu
20    EBIT           Thu nhập trước lãi vay và thuế
21    ROAtt          Lợi nhuận trước thuế bình quân/Tổng tài sản
22    ROEtt          Lợi nhuận trước thuế bình quân/Vốn chủ sở hữu
23    IAS 39         Chuẩn mực Kế toán Quốc tế số 39
24    CN & PGD       Chi nhánh và phòng giao dịch
25    NXB            Nhà xuất bản
DANH MỤC BẢNG BIỂU


       Số sơ đồ,
STT                                     Nội dung                    Trang
      bảng, biểu
 1     Sơ đồ 1.1 Các loại rủi ro tín dụng                             5
 2     Bảng 1.1 Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo Quyết định 493  18
 3     Bảng 1.2 Tỷ lệ khấu trừ tối đa TSĐB                           20
 4     Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức, nhân sự và quản trị ngân hàng ACB   23
                  Mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch của ACB
 5     Bảng 2.1                                                      25
                  năm 2011
6      Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh     26
7      Bảng 2.3 Phân loại huy động vốn theo loại hình khách hàng     27
8     Biểu đồ 2.1 Cơ cấu huy động vốn theo loại hình khách hàng      27
9      Bảng 2.4 Phân loại tín dụng theo kỳ hạn cho vay               29
10    Biểu đồ 2.2 Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn cho vay                   30
11     Bảng 2.5 Phân loại tín dụng theo thành phần kinh tế           31
12     Bảng 2.6 Phân loại tín dụng theo thành phần kinh tế           32
13    Biểu đồ 2.3 Cơ cấu dư nợ theo ngành nghề kinh doanh            32
14     Bảng 2.7 Cam kết ngoại bảng                                   34
15     Bảng 2.8 Tỷ lệ nợ xấu                                         34
16    Biểu đồ 2.4 Kết quả hoạt động dịch vụ                          35
17     Sơ đồ 2.2 Quy trình chấm điểm cho khách hàng doanh nghiệp     37
18     Bảng 2.8 Phân loại nợ theo kết quả xếp hạng của ACB           43
19     Bảng 2.9 Chi tiết phân loại nhóm nợ của ACB                   44
20    Biểu đồ 2.5 Dư nợ các nhóm 3,4,5 năm 2009-2011                 46
                  Dự phòng chung và dự phòng cụ thể của ACB qua
21    Bảng 2.10                                                      48
                  các năm
22    Bảng 2.11 Dự phòng chung của ACB qua các năm                   48
23     Sơ đồ 3.1 Mô hình thông tin nội bộ mẫu                        68
Khóa luận tốt nghiệp                    1                  Học viện ngân hàng


                                 LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
      Ngày nay hoạt động kinh doanh ngân hàng đã phong phú và đa dạng hơn
rất nhiều nhưng tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động của các NHTM
Việt Nam. Kinh doanh tín dụng mang lại nguồn lợi lớn nhất nhưng cũng tiềm ẩn
nhiều rủi ro nhất cho ngân hàng. Để hạn chế ảnh hưởng của những thiệt hại do
rủi ro tín dụng gây ra đối với hoạt động kinh doanh, một trong các biện pháp hữu
hiệu mà các ngân hàng đang sử dụng là trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Dự
phòng được trích phù hợp sẽ đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng. Tuy
nhiên, trên thực tế việc xác định số dự phòng phù hợp không phải là một vấn đề
đơn giản. Nó đòi hỏi phải xác định được tính chân thực của những con số tỷ lệ
nợ xấu, nợ quá hạn. Hiện nay, tỷ lệ nợ xấu do các NHTM cung cấp thường rất
nhỏ (dưới 5%) nhưng trên thực tế, theo đánh giá của công ty kiểm toán quốc tế
Ernst & Young thì tỷ lệ này phải tăng thêm từ 2 – 3 lần. Nguyên nhân chủ yếu
dẫn tới sự khác biệt này là do phương pháp phân loại nợ và trích lập dự phòng ở
Việt Nam chưa hiệu quả, do vậy chưa phản ánh chính xác mức độ rủi ro mà ngân
hàng phải đối mặt. Bên cạnh đó, chúng ta đang trong quá trình hội nhập sâu rộng
vào nền kinh tế thế giới. Hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự
cạnh tranh khốc liệt từ các định chế tài chính nước ngoài. Để có thể tiếp tục tồn
tại và phát triển, các ngân hàng buộc phải lành mạnh hóa tài chính và nâng cao
năng lực cạnh tranh.
      Xuất phát từ thực tế trên, các NHTM Việt Nam cần phải nâng cao hiệu
quả phân loại nợ để có thể đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng một cách
chính xác hơn từ đó tiến hành trích lập dự phòng hợp lý, nâng cao hiệu quả quản
trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng.
      Sau quá trình học tập, nghiên cứu và tìm hiểu thực tế tại NHTM CP Á
Châu, em đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc phân loại nợ và trích lập
DP RRTD, em đã quyết định lựa chọn vấn đề: “Phân loại nợ và trích lập dự
phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu – Thực trạng và giải pháp” làm


 Nguyễn Minh Nhàn                                               Lớp NHK – K11
Khóa luận tốt nghiệp                  2                      Học viện ngân hàng


đề tài cho bài khóa luận của mình với mong muốn được góp thêm tiếng nói cho
vấn đề này.
2. Mục đích nghiên cứu.
        Hệ thống hóa lý luận về rủi ro tín dụng, phân loại nợ và trích lập DP
RRTD.
        Đánh giá thực trạng phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại
NHTM CP Á Châu.
        Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác phân loại nợ và
trích lập DP RRTD tại NHTM CP Á Châu.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
        Đối tượng nghiên cứu: các vấn đề về phân loại nợ và trích lập dự phòng
rủi ro tín dụng.
        Phạm vi nghiên cứu: thực tiễn phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín
dụng tại NHTM CP Á Châu từ năm 2009 đến năm 2011.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
        Một số phương pháp được sử dụng để thực hiện bài khóa luận:
              Phương pháp thống kê so sánh, phương pháp phân tích định lượng
thông qua việc sử dụng các công cụ như sơ đồ, đồ thị, bảng biểu từ đó rút ra
nhận xét tổng quát.
              Phương pháp thu thập số liệu từ báo cáo hoạt động kinh doanh của
các NHTM Việt Nam.
              Các phương pháp khác như: điều tra, phân tích, đánh giá, so sánh…
5. Kết cấu khóa luận.
        Chương 1: Tổng quan về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín
dụng.
        Chương 2: Thực trạng phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín
dụng tại NHTM CP Á Châu.
        Chương 3: Giải pháp về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín
dụng tại NHTM CP Á Châu.


 Nguyễn Minh Nhàn                                                 Lớp NHK – K11
Khóa luận tốt nghiệp                 3                      Học viện ngân hàng


  CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN LOẠI NỢ VÀ TRÍCH LẬP DỰ
                         PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG
1.1     Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng
thƣơng mại.
1.1.1 Khái niệm và đặc trưng của tín dụng.
1.1.1.1    Khái niệm tín dụng.
        Theo C.Mac thì: “Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá
trị từ người sở hữu sang người sử dụng, sau một thời gian nhất định lại quay về
với một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu.”
        Nếu ứng quan điểm đó vào hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân
hàng với chủ thể là các trung gian tài chính nói chung hay các NHTM nói riêng
thì: Hoạt động cấp tín dụng của các NHTM là việc NHTM sử dụng nguồn vốn tự
có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng cho khách hàng sử dụng một ngân
khoản với nguyên tắc có hoàn trả thông qua các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu,
cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ liên quan khác.
1.1.1.2    Đặc trưng của hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại.
        Từ khái niệm trên, có thể thấy được ba đặc trưng cơ bản của hoạt động tín
dụng:
        Thứ nhất, tín dụng là sự cung cấp một lượng giá trị trên cơ sở lòng tin. Ở
đây, người cho vay tin tưởng người đi vay sử dụng vốn vay hiệu quả và sau một
thời gian nhất định có thể hoàn trả khoản vay.
        Thứ hai, tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị có thời
hạn. Thời hạn cho vay ở đây được tính từ khi đồng vốn tín dụng được chuyển
giao cho bên vay theo cam kết của hai bên. Thời hạn này phụ thuộc chủ yếu vào
chu kỳ luân chuyển vốn của đối tượng vay và tính chất vốn của người vay.
        Thứ ba, tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị trên
nguyên tắc phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi. Khoản lãi này được dùng để bù đắp các
khoản chi phí phát sinh từ việc cấp tín dụng bao gồm chi phí huy động vốn để




 Nguyễn Minh Nhàn                                                Lớp NHK – K11
Khóa luận tốt nghiệp                  4                     Học viện ngân hàng


cho vay, các chi phí hoạt động phục vụ cho vay, phần bù rủi ro và một phần lợi
nhuận từ việc cho vay.
      Khi một trong ba hoặc cả ba đặc trưng trên không được đảm bảo sẽ là
nguy cơ dẫn đến rủi ro và sẽ gây nên những tổn thất tín dụng cho ngân hàng nếu
những rủi ro này thực sự xảy ra.
      Vậy rủi ro tín dụng nên được hiểu như thế nào?
1.1.2 Rủi ro tín dụng trong hoạt động của các NHTM.
1.1.2.1   Khái niệm rủi ro tín dụng.
      Rủi ro tín dụng hiểu một cách chung nhất là loại rủi ro phát sinh trong
quá trình cho vay của ngân hàng, thể hiện qua việc khách hàng không trả được
nợ hoặc trả không đúng hạn cho ngân hàng. Nói một cách khác là người vay đã
không thực hiện đúng cam kết vay vốn theo hợp đồng tín dụng, không tuân thủ
theo nguyên tắc hoàn trả khi đáo hạn. Do vậy, rủi ro tín dụng còn được gọi là rủi
ro mất khả năng chi trả hay rủi ro sai hẹn. Tuy nhiên, ta nên hiểu rủi ro tín dụng
là khả năng xảy ra tổn thất. Điều này có nghĩa là một khoản vay dù chưa quá hạn
nhưng vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tổn thất. Một ngân hàng mặc dù có tỷ lệ
nợ quá hạn thấp nhưng nguy cơ rủi ro tín dụng cao nếu tập trung đầu tư vào một
nhóm khách hàng hoặc một loại ngành nghề. Cách hiểu này giúp cho ngân hàng
chủ động phòng ngừa, trích lập dự phòng, đảm bảo bù đắp tổn thất khi xảy ra rủi
ro.
      Về mặt định lượng: rủi ro tín dụng được phản ánh bởi số tiền nợ quá hạn
của ngân hàng.
      Về mặt định tính: rủi ro tín dụng có quan hệ ngược chiều với chất lượng
tín dụng. Rủi ro tín dụng cao khi chất lượng tín dụng thấp và ngược lại.
1.1.2.2   Phân loại rủi ro tín dụng.
      Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh, rủi ro tín dụng được phân chia thành
các loại sau:




 Nguyễn Minh Nhàn                                                Lớp NHK – K11
Khóa luận tốt nghiệp                 5                       Học viện ngân hàng


                          Sơ đồ 1.1 Các loại rủi ro tín dụng

                                                            Rủi ro lựa
                                                              chọn

                                    Rủi ro giao            Rủi ro đảm
                                       dịch                   bảo

                                                          Rủi ro nghiệp
           Rủi ro tín dụng                                     vụ


                                                          Rủi ro nội tại
                                    Rủi ro danh
                                       mục
                                                            Rủi ro tập
                                                             trung

             Rủi ro giao dịch: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên
nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho
vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch bao gồm:
      -      Rủi ro lựa chọn: là rủi ro liên quan đến quá trình đánh giá và phân
tích tín dụng, phương án vay vốn để quyết định tài trợ của ngân hàng.
      -      Rủi ro bảo đảm: là rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm như
các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại TSĐB, chủ thể đảm bảo, cách
thức bảo đảm và mức cho vay trên giá trị của TSĐB.
      -      Rủi ro nghiệp vụ: rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay
và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng và
kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề.
             Rủi ro danh mục: là rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh do
những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng. Rủi ro danh mục
bao gồm:
      -      Rủi ro nội tại: là rủi ro xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng
có, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực



 Nguyễn Minh Nhàn                                                Lớp NHK – K11
Khóa luận tốt nghiệp                  6                      Học viện ngân hàng


kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của
khách hàng vay vốn.
      -        Rủi ro tập trung: là trường hợp tập trung vốn cho vay quá nhiều đối
với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng
một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc
cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.
1.1.2.3     Đặc điểm của rủi ro tín dụng.
      Rủi ro tín dụng có những đặc điểm cơ bản sau:
               Rủi ro tín dụng mang tính gián tiếp: Trong quan hệ tín dụng, ngân
hàng chuyển giao quyền sử dụng vốn cho khách hàng. Rủi ro tín dụng xảy ra khi
khách hàng gặp những tổn thất và thất bại trong quá trình sử dụng vốn. Nói cách
khác những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của khách hàng là nguyên nhân
chủ yếu gây ra rủi ro tín dụng.
               Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng và phức tạp: đặc điểm này
biểu hiện ở sự đa dạng, phức tạp của nguyên nhân, hình thức, hậu quả của rủi ro
tín dụng.
               Rủi ro tín dụng có tính tất yếu luôn tồn tại và gắn liền với hoạt
động tín dụng của ngân hàng: tình trạng thông tin bất cân xứng đã làm cho ngân
hàng không thể nắm bắt được dấu hiệu rủi ro một cách toàn diện và đầy đủ, điều
này làm cho bất cứ khoản vay nào cũng tiềm ẩn rủi ro đối với ngân hàng.
1.1.2.4     Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng.
            Có ba nhóm nguyên nhân cơ bản dẫn đến rủi ro tín dụng:
                Nguyên nhân từ phía ngân hàng:
      -        Cán bộ tín dụng không tuân thủ chính sách tín dụng, không chấp
hành đúng quy trình cho vay. Cán bộ tín dụng yếu kém về trình độ nghiệp vụ
hoặc vi phạm đạo đức kinh doanh.
      -        Chính sách tín dụng chưa hợp lý, quá nhấn mạnh vào mục tiêu lợi
nhuận dẫn đến cho vay đầu tư quá liều lĩnh, tập trung quá nhiều vào một số đối



 Nguyễn Minh Nhàn                                                 Lớp NHK – K11
Khóa luận tốt nghiệp                     7                   Học viện ngân hàng


tượng khách hàng hoặc một ngành kinh tế, một khu vực kinh tế hoặc một loại
hình cho vay.
      -      Do thiếu am hiểu thị trường, thiếu thông tin hoặc phân tích thông
tin không đầy đủ dẫn đến cho vay và đầu tư không hợp lý.
                Nguyên nhân từ phía khách hàng:
      -      Sử dụng vốn sai mục đích, kém hiệu quả.
      -      Kinh doanh thua lỗ liên tục, hàng hóa không tiêu thụ được.
      -      Chủ doanh nghiệp thiếu năng lực điều hành, tham ô, lừa đảo.
      -      Do mất đoàn kết trong nội bộ hội đồng quản trị, ban điều hành.
                Nguyên nhân khách quan:
      -      Do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, chiến tranh…
      -      Tình hình an ninh trong nước, khu vực bất ổn định.
      -      Do khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế, lạm phát, mất thăng bằng
cán cân thanh toán quốc tế, tỷ giá hối đoái biến động bất thường.
      -      Môi trường pháp lý không thuận lợi, lỏng lẻo trong quản lý vĩ mô.
1.1.2.5   Thiệt hại từ rủi ro tín dụng.
      Rủi ro tín dụng luôn tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng và đã
gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống kinh
tế - xã hội của một quốc gia, thậm chí có thể lan rộng trên toàn cầu.
             Đối với ngân hàng bị rủi ro: Khi rủi ro tín dụng xảy ra, ngân hàng
sẽ không thu hồi được nợ (gốc, lãi và các loại phí), điều này làm cho nguồn vốn
của ngân hàng bị thất thoát. Trong khi đó, ngân hàng vẫn phải trả lãi cho nguồn
vốn huy động đầu vào dùng để đầu tư cho khoản vay đó. Do vậy, lợi nhuận của
ngân hàng sẽ bị giảm sút, nếu trầm trọng hơn có thể dẫn đến phá sản.
             Đối với hệ thống ngân hàng: Mỗi một ngân hàng trong nền kinh
tế có mối liên hệ mật thiết với hệ thống ngân hàng và các tổ chức kinh tế,
xã hội và cá nhân. Do vậy, nếu một ngân hàng có kết quả hoạt động xấu hay
nghiêm trọng hơn là mất khả năng thanh toán và phá sản thì sẽ gây ra hiệu ứng
domino ảnh hưởng xấu đến toàn bộ hệ thống ngân hàng.


 Nguyễn Minh Nhàn                                                   Lớp NHK – K11
Khóa luận tốt nghiệp                   8                        Học viện ngân hàng


                Đối với nền kinh tế: Ngân hàng là kênh bơm và hút tiền cho nền
kinh tế. Vì vậy, rủi ro tín dụng gây nên sự phá sản một ngân hàng sẽ ảnh hưởng
đến toàn bộ hệ thống ngân hàng và từ đó sẽ làm cho nền kinh tế bị rối loạn, hoạt
động kinh tế mất ổn định.
                Trong quan hệ kinh tế đối ngoại: Làm ảnh hưởng đến vị thế và
hình ảnh của hệ thống tài chính – ngân hàng quốc gia cũng như toàn bộ nền kinh
tế của quốc gia đó.
1.1.2.6      Đánh giá rủi ro và chất lượng tín dụng.
          Chất lượng tín dụng là tiêu chí để đánh giá hiệu quả và tính an toàn trong
hoạt động tín dụng của ngân hàng. Một khoản vay tốt là khoản vay ngân hàng có
thể thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn. Thông thường đánh giá rủi ro và
chất lượng tín dụng người ta thường căn cứ vào các chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu:


             Tỷ lệ nợ quá hạn                           x 100%


                  Tỷ lệ nợ xấu                          x 100%


          Nợ xấu (hay nợ có vấn đề, nợ không lành mạnh, nợ khó đòi, nợ không thể
đòi, …) là những khoản nợ mang các đặc trưng:
                Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng
khi các cam kết này đã hết hạn.
                Tình hình tài chính của khách hàng đang và có chiều hướng xấu
dẫn đến có khả năng ngân hàng không thu hồi được cả vốn lẫn lãi.
                TSĐB được đánh giá là giá trị phát mãi không đủ để thu hồi cả gốc
và lãi.
                Thông thường về thời gian là các khoản nợ quá hạn ít nhất là 90
ngày.




 Nguyễn Minh Nhàn                                                   Lớp NHK – K11
Khóa luận tốt nghiệp                   9                      Học viện ngân hàng


        Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu càng cao thì chất lượng tín dụng ngân hàng càng
thấp và ngược lại. Tuy nhiên, xem xét tỷ lệ nợ quá hạn của một ngân hàng còn
cần phải xem xét đến quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng đó.


             Hệ số dư nợ tín dụng                             x 100%

        Hệ số này cho ta thấy tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tổng tài sản
có của ngân hàng. Hệ số này càng lớn thì rủi ro tín dụng đối với ngân hàng đó
càng cao.
        Thông thường, tổng dư nợ cho vay của ngân hàng được chia thành 3
nhóm:
                Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng tốt: là những
khoản cho vay có mức độ rủi ro thấp nhưng có thể mang lại thu nhập không cao
cho ngân hàng.
                Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng tín dụng trung
bình: là những khoản cho vay có mức độ rủi ro có thể chấp nhận được và thu
nhập mang lại cho ngân hàng là vừa phải. Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng.
                Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng xấu: là những
khoản cho vay có mức độ rủi ro lớn nhưng có thể mang lại thu nhập cao cho
ngân hàng. Thông thường, đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng
dư nợ vay của các ngân hàng.
1.1.2.7      Biện pháp phòng ngừa và xử lý khi có rủi ro tín dụng.
        a.      Dấu hiệu nhận dạng rủi ro tín dụng.
        Các dấu hiệu nhận dạng rủi ro tín dụng bao gồm:
        -       Sự chậm trễ bất thường và không có lý do trong việc cung cấp các
báo cáo tài chính và lịch trả nợ đã thỏa thuận.
        -       Phát sinh các khoản nợ cần phải cơ cấu lại.




 Nguyễn Minh Nhàn                                                    Lớp NHK – K11
Khóa luận tốt nghiệp                10                      Học viện ngân hàng


      -       Những bất lợi trong cơ cấu nguồn vốn, thanh khoản hay mức độ
hoạt động.
      -       Những thay đổi bất ngờ về số dư tiền gửi tại ngân hàng theo chiều
hướng sụt giảm.
      -       Giá cổ phiếu công ty thay đổi bất lợi; thu nhập ròng giảm trong một
hay nhiều năm; đặc biệt quan tâm đến các chỉ tiêu ROA, ROE, EBIT; hạn chế trả
cổ tức.
      b.      Các biện pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng.
      Các NHTM thường phải phối hợp áp dụng tích cực nhiều biện pháp để
phòng ngừa và khắc phục hậu quả của rủi ro tín dụng như sau:
      -       Khẩn trương nắm bắt thông tin và báo cáo kịp thời vấn đề thực chất
liên quan đến tín dụng.
      -       Tách chức năng cho vay và xử lý tín dụng ra riêng biệt nhằm tránh
xung đột có thể xảy ra về quan điểm cho vay.
      -       Tận dụng tối đa các cơ hội để thu hồi nợ, dự tính những nguồn có
thể dùng để thu hồi nợ có vấn đề, tận thu nợ từ việc phát mại TSĐB.
      -       Thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc NHTM
với nhiệm vụ tận thu nợ, thực hiện việc bán lại các khoản nợ xấu, bán TSĐB để
thu hồi nợ.
      -       Phân loại nợ và trích lập DP RRTD tạo nguồn bù đắp cho các tổn
thất do rủi ro tín dụng gây ra.
      Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng là một trong các biện
pháp hiệu quả để phòng ngừa và khắc phục hậu quả của rủi ro tín dụng.
1.2    Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại ngân hàng
thƣơng mại.
1.2.1 Khái niệm về phân loại nợ và trích lập dự phòng.
       Phân loại nợ là việc các TCTD căn cứ vào các tiêu chí định tính và định
lượng để đánh giá mức độ rủi ro của các khoản vay và các cam kết ngoại bảng.
Trên cơ sở đó phân loại các khoản nợ vào các nhóm nợ thích hợp.


 Nguyễn Minh Nhàn                                                Lớp NHK – K11
Khóa luận tốt nghiệp                 11                     Học viện ngân hàng


      Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng là biện pháp phòng ngừa rủi ro tín
dụng bằng cách lập một khoản tiền để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra
do khách hàng của TCTD không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng ở
đây là khoản tiền dự phòng được trích cho các khoản tín dụng nội bảng và cam
kết ngoại bảng. Khoản dự phòng này được hạch toán vào chi phí hoạt động của
TCTD.
      Dự phòng bao gồm hai loại:
             Dự phòng cụ thể: là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại
cụ thể các khoản nợ quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 của Quyết định
493/2005/QĐ – NHNN.
             Dự phòng chung: là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho
những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự
phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của TCTD khi chất
lượng các khoản nợ suy giảm.
1.2.2 Sự cần thiết phải phân loại nợ và trích lập DP RRTD.
      Trong điều kiện hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ
các hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ các hoạt động của
NHTM, rủi ro tín dụng là rủi ro chủ yếu mà các ngân hàng phải đối mặt. Rủi ro
tín dụng xảy ra không những gây ra tổn thất về mặt tài chính mà còn gây ra
những tổn thất về uy tín, vị thế, hình ảnh. Đây là những tổn thất không thể lượng
hóa được và ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy,
quản trị rủi ro tín dụng vẫn luôn là vấn đề được các ngân hàng đặc biệt quan tâm.
Có nhiều biện pháp mà các ngân hàng có thể sử dụng để phòng ngừa rủi ro tín
dụng. Tuy nhiên, trong các khoản tín dụng vẫn luôn tồn tại một phần rủi ro mà
các ngân hàng không thể xác định và đo lường được để có biện pháp phòng
tránh. Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng cần thiết phải
thành lập và duy trì “dự trữ cho các khoản tổn thất”. Nói cách khác, các NHTM
cần thiết phải trích lập DP RRTD cho chính mình. Để trích lập dự phòng phù
hợp với mức độ rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt việc phân loại nợ các khoản


 Nguyễn Minh Nhàn                                               Lớp NHK – K11
Khóa luận tốt nghiệp                12                      Học viện ngân hàng


vay và cam kết ngoại bảng vào các nhóm có mức độ rủi ro khác nhau cũng là cần
thiết. Thông qua việc phân loại nợ và trích lập DP RRTD, các NHTM không chỉ
củng cố vững chắc được việc quản trị rủi ro tín dụng mà còn gián tiếp góp phần
đảm bảo sự ổn định, tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế.
1.2.3 Quy định về phân loại nợ và trích lập DP RRTD.
       Hiện nay, việc phân loại nợ và trích lập DP RRTD của các NHTM Việt
Nam được thực hiện theo Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN về phân loại nợ,
trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng
của các TCTD và Quyết định 18/2007/QĐ – NHNN sửa đổi bổ sung Quyết định
493.
1.2.3.1   Đối tượng phải phân loại nợ và trích lập DP RRTD.
       Theo Quyết định 493, TCTD hoạt động tại Việt Nam trừ Ngân hàng
Chính sách xã hội phải thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để
xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng.
       Trường hợp chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam muốn thực
hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo
quy định của ngân hàng nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trình
NHNN chính sách lập dự phòng của ngân hàng mẹ để xem xét, quyết định. Chi
nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được phép thực hiện phân loại nợ, trích lập và
sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo quy định của Hội sở chính ngân
hàng nước ngoài sau khi được NHNN chấp thuận bằng văn bản.
1.2.3.2   Đối tượng phân loại nợ và trích lập DP RRTD.
       Các NHTM phải phân loại nợ và trích lập DP RRTD đối với các khoản
cho vay, các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay và chấp nhận thanh toán trừ các
trường hợp sau:
             Các khoản cho vay bằng nguồn vốn tài trợ, ủy thác của bên thứ ba
mà bên thứ ba cam kết chịu toàn bộ trách nhiệm xử lý rủi ro khi xảy ra tổn thất.
             Các khoản cho vay bằng nguồn vốn góp đồng tài trợ của TCTD mà
TCTD không chịu bất cứ rủi ro nào thì TCTD không phải trích lập dự phòng rủi


 Nguyễn Minh Nhàn                                                Lớp NHK – K11
Khóa luận tốt nghiệp                 13                     Học viện ngân hàng


ro nhưng vẫn phải tiến hành phân loại nợ nhằm đánh giá đúng tình hình tài
chính, khả năng trả nợ của khách hàng để phục vụ cho công tác quản lý rủi ro tín
dụng.
1.2.3.3        Thời điểm thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín
dụng.
        Quyết định 493 quy định thời điểm phân loại nợ và trích lập DP RRTD
như sau:
               Ít nhất mỗi quý một lần, trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên
của tháng tiếp theo, TCTD thực hiện phân loại nợ gốc và trích lập dự phòng rủi
ro đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối ngày làm việc cuối cùng của quý
(tháng) trước.
               Riêng đối với quý IV, trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên của
tháng 12, TCTD thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đến thời
điểm cuối ngày 30 tháng 11.
               Đối với các khoản nợ xấu, TCTD phải thực hiện việc phân loại nợ,
đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng trên cơ sở hàng tháng để phục vụ cho
công tác quản lý chất lượng và rủi ro tín dụng.
1.2.3.4     Các phương pháp phân loại nợ.
        Các khoản nợ của TCTD được phân loại vào các nhóm theo hai phương
pháp: phương pháp định lượng và phương pháp định tính.
              Phân loại nợ theo phương pháp định lượng: được áp dụng với
các NHTM không có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Đây là phương pháp
được các ngân hàng sử dụng để phân tích, đánh giá khoản vay dựa trên cơ sở
thời gian quá hạn của khoản vay đó. Nói cách khác, ngân hàng căn cứ vào thời
gian quá hạn của các khoản vay để đánh giá chất lượng và xếp hạng tín dụng.
Theo quyết định 493/2005/QĐ – NHNN và quyết định 18/2007/QĐ – NHNN
sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 493, nợ được phân thành 5 nhóm
như sau:



 Nguyễn Minh Nhàn                                                Lớp NHK – K11
Khóa luận tốt nghiệp                  14                      Học viện ngân hàng


      a.       Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
      -        Các khoản nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đủ
cả gốc lẫn lãi đúng hạn.
      -        Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và TCTD đánh giá là có khả
năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đủ cả gốc và lãi đúng thời
hạn còn lại.
      b.       Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
      -        Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày.
      -        Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng
là doanh nghiệp, tổ chức thì TCTD phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả
năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu).
      c.       Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
      -        Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày.
      -        Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ
điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2.
      -        Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ
khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
      d.       Nhóm 4 ( Nợ nghi ngờ) bao gồm:
      -        Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.
      -        Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90
ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
      -        Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
      e.       Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
      -        Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
      -        Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày
trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
      -        Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo
thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.




 Nguyễn Minh Nhàn                                                     Lớp NHK – K11
Khóa luận tốt nghiệp                  15                      Học viện ngân hàng


       -        Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả
chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.
       -        Các khoản nợ khoanh, chờ xử lý.
       TCTD có thể phân loại các khoản nợ vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn
trong các trường hợp sau đây:
               Đối với các khoản nợ quá hạn, TCTD phân loại lại vào nhóm nợ có
rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
           -    Khách hàng trả đầy đủ phần nợ gốc và lãi bị quá hạn (kể cả lãi áp
dụng đối với nợ gốc quá hạn) và nợ gốc và lãi của các kỳ hạn trả nợ tiếp theo
trong thời gian tối thiểu sáu tháng đối với khoản nợ trung và dài hạn, ba tháng
đối với các khoản nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá
hạn.
           -    Có tài liệu, hồ sơ chứng minh các nguyên nhân làm khoản nợ bị
quá hạn đã được xử lý, khắc phục.
           -    TCTD có đủ cơ sở (thông tin, tài liệu kèm theo) đánh giá là khách
hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.
               Đối với các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, TCTD phân loại lại
vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều
kiện sau đây:
           -    Khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ được cơ
cấu lại trong thời gian tối thiểu sáu tháng đối với các khoản nợ trung và dài hạn,
ba tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và
lãi theo thời hạn được cơ cấu lại.
           -    Có tài liệu, hồ sơ chứng minh các nguyên nhân làm khoản nợ phải
cơ cấu lại thời hạn trả nợ đã được xử lý, khắc phục.
           -    TCTD có đủ cơ sở (thông tin, tài liệu kèm theo) để đánh giá là
khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn đã được cơ cấu
lại còn lại.




 Nguyễn Minh Nhàn                                                  Lớp NHK – K11
Khóa luận tốt nghiệp                   16                  Học viện ngân hàng


       TCTD phải chuyển khoản nợ vào nhóm có rủi ro cao hơn trong các
trường hợp sau đây:
             Toàn bộ dư nợ của một khách hàng tại một TCTD phải được phân
loại vào cùng một nhóm nợ. Đối với khách hàng có từ hai khoản nợ trở lên tại
TCTD mà có bất cứ một khoản nợ nào bị phân loại vào nhóm có rủi ro cao hơn
các khoản nợ khác, TCTD phải phân loại lại các khoản nợ còn lại của khách
hàng vào nhóm có rủi ro cao nhất đó.
             Đối với khoản cho vay hợp vốn, TCTD làm đầu mối phải thực hiện
phân loại nợ đối với khoản cho vay hợp vốn và phải thông báo kết quả phân loại
nợ cho các TCTD tham gia cho vay hợp vốn. Trường hợp khách hàng vay hợp
vốn có một hoặc một số các khoản nợ khác tại TCTD tham gia cho vay hợp vốn
đã phân loại vào nhóm nợ không cùng nhóm nợ của khoản nợ vay hợp vốn do
TCTD làm đầu mối phân loại, TCTD tham cho vay hợp vốn phân loại lại toàn
bộ dư nợ (kể cả phần dư nợ cho vay hợp vốn) của khách hàng vay hợp vốn vào
nhóm nợ do TCTD đầu mối phân loại hoặc do TCTD tham gia cho vay hợp vốn
phân loại tuỳ theo nhóm nợ nào có rủi ro cao hơn.
             TCTD phải chủ động phân loại các khoản nợ được phân loại vào
nhóm nợ có rủi ro cao hơn theo đánh giá của TCTD khi xảy ra một trong các
trường hợp sau đây:
       -      Có những diễn biến bất lợi tác động tiêu cực đến môi trường, lĩnh
vực kinh doanh của khách hàng.
       -      Các khoản nợ của khách hàng bị các TCTD khác phân loại vào
nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn (nếu có thông tin).
       -      Các chỉ tiêu tài chính của khách hàng (về khả năng sinh lời, khả
năng thanh toán, tỷ lệ nợ trên vốn và dòng tiền) hoặc khả năng trả nợ của khách
hàng bị suy giảm liên tục hoặc có biến động lớn theo chiều hướng suy giảm.
       -      Khách hàng không cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các
thông tin tài chính theo yêu cầu của TCTD để đánh giá khả năng trả nợ của
khách hàng.


 Nguyễn Minh Nhàn                                              Lớp NHK – K11
Khóa luận tốt nghiệp                 17                    Học viện ngân hàng


            Phân loại nợ theo phương pháp định tính: theo phương pháp này
thì việc phân loại nợ không chỉ căn cứ vào số ngày quá hạn của khoản nợ mà căn
cứ trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chính sách DP RRTD của ngân
hàng đó. Chính vì vậy cách phân loại này sẽ chỉ phù hợp với những NHTM đã
tổ chức triển khai và áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Trên cơ sở đó,
các khoản nợ cũng được phân thành 5 nhóm như sau:
   -   Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được TCTD đánh giá
là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.
   - Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ được TCTD đánh giá là
có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy
giảm khả năng trả nợ.
   -   Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được TCTD đánh
giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này
được TCTD đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.
   - Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được TCTD đánh giá là
khả năng tổn thất cao.
   - Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được TCTD
đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.
        Đối với các cam kết ngoại bảng (bao gồm: các khoản bảo lãnh, chấp
nhận thanh toán và cam kết cho vay không hủy ngang vô điều kiện và có thời
điểm thực hiện cụ thể), TCTD phải phân loại vào các nhóm theo phương pháp
định lượng và định tính như sau:
             Khi TCTD chưa phải thực hiện nghĩa vụ theo cam kết, TCTD phân
loại đối với các cam kết ngoại bảng như sau:
        -    Phân loại vào nhóm 1 nếu TCTD đánh giá khách hàng có khả năng
thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo cam kết.
        -    Phân loại vào nhóm 2 trở lên tùy theo đánh giá của TCTD nếu
TCTD đánh giá khách hàng không có khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết.




 Nguyễn Minh Nhàn                                              Lớp NHK – K11
Khóa luận tốt nghiệp                    18                     Học viện ngân hàng


                 Khi TCTD phải thực hiện nghĩa vụ theo cam kết, TCTD phân loại
các khoản trả thay đối với khoản bảo lãnh, các khoản thanh toán đối với chấp
nhận thanh toán vào các nhóm như sau:
          -      Phân loại vào nhóm 3 nếu quá hạn dưới 30 ngày.
          -      Phân loại vào nhóm 4 nếu quá hạn từ 30 đến 90 ngày.
          -      Phân loại vào nhóm 5 nếu quá hạn từ 91 ngày trở lên.
      TCTD phân loại theo nguyên tắc: các khoản trả thay đối với khoản bảo
lãnh, các khoản thanh toán đối với chấp nhận thanh toán vào nhóm nợ có rủi ro
tương đương hoặc cao hơn nhóm nợ mà các khoản bảo lãnh, chấp nhận thanh
toán đã được phân loại trước đó.
1.2.3.5       Quy định về trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.
      Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN và Quyết định 18/2007/QĐ – NHNN
yêu cầu các NHTM thực hiện trích lập hai loại DP RRTD là dự phòng chung và
dự phòng cụ thể.
          -      Dự phòng chung: TCTD thực hiện trích lập và duy trì dự phòng
chung bằng 0,75 % tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 cộng
với các cam kết ngoại bảng. Trong thời hạn tối đa 5 năm kể từ ngày 15/05/2005
TCTD phải thực hiện trích lập đủ số tiền dự phòng theo quy định.
          -      Dự phòng cụ thể: Trên cơ cở các khoản nợ đã được phân loại vào
từng nhóm cụ thể, NHTM sẽ tiến hành trích lập số dự phòng cụ thể cho từng
khoản nợ như sau:
              Bảng 1.1 Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo Quyết định 493
                           Nhóm nợ                              Tỷ lệ trích lập
 Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn)                                              0%
 Nhóm 2 (Nợ cần chú ý)                                                  5%
 Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)                                         20%
 Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)                                                50%
 Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)                                    100%




 Nguyễn Minh Nhàn                                                  Lớp NHK – K11
Khóa luận tốt nghiệp                    19                    Học viện ngân hàng


Số tiền dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ được tính theo công thức sau:
                           R = max {0, (A - C)} x r
      Trong đó:    R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích
                   A: giá trị của khoản nợ
                   C: giá trị của TSĐB
                   r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể
             TSĐB đưa vào để khấu trừ khi tính số tiền dự phòng phải đáp ứng
đầy đủ các điều kiện sau đây:
        -    TCTD có quyền phát mại TSĐB theo hợp đồng bảo đảm khi khách
hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết.
        -    Thời gian tiến hành phát mại TSĐB theo dự kiến của TCTD là
không quá một năm đối với TSĐB không phải là bất động sản và không quá hai
năm đối với TSĐB là bất động sản, kể từ khi bắt đầu tiến hành việc phát mại
TSĐB.
      Trường hợp TSĐB không đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên hoặc
không phát mại được, giá trị khấu trừ của TSĐB đó (C) phải coi là bằng không.
             Giá trị khấu trừ của TSĐB (C) được xác định trên cơ sở tích số
giữa tỷ lệ khấu trừ với giá trị TSĐB:
      Giá trị của các loại TSĐB được quy định như sau:
        -    Giá trị thị trường của vàng tại thời điểm trích lập dự phòng cụ thể.
        -    Mệnh giá của trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc và các loại
giấy tờ có giá, trừ trái phiếu của các TCTD, doanh nghiệp.
        -    Giá trị trên thị trường chứng khoán của chứng khoán do doanh
nghiệp và TCTD khác phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán
và Trung tâm giao dịch chứng khoán tại thời điểm trích lập dự phòng cụ thể.
        -    Giá trị của TSĐB là chứng khoán do doanh nghiệp và TCTD khác
phát hành chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao
dịch chứng khoán, động sản, bất động sản và các TSĐB khác ghi trong biên bản




 Nguyễn Minh Nhàn                                                 Lớp NHK – K11
Khóa luận tốt nghiệp                 20                      Học viện ngân hàng


định giá gần nhất được TCTD và khách hàng thống nhất (nếu có) hoặc hợp đồng
bảo đảm.
        -    Giá trị còn lại của tài sản cho thuê tài chính tính theo hợp đồng cho
thuê tài chính tại thời điểm trích lập dự phòng cụ thể.
        -    Giá trị của TSĐB hình thành từ vốn vay tương ứng số tiền giải
ngân theo hợp đồng tín dụng tại thời điểm trích lập dự phòng cụ thể.
      Tỷ lệ khấu trừ để xác định giá trị khấu trừ của TSĐB (C) do TCTD tự xác
định trên cơ sở giá trị có thể thu hồi từ việc phát mại TSĐB sau khi trừ đi các chi
phí phát mại TSĐB dự kiến tại thời điểm trích lập dự phòng cụ thể, nhưng không
được vượt quá tỷ lệ khấu trừ tối đa quy định sau đây:
                     Bảng 1.2 Tỷ lệ khấu trừ tối đa TSĐB
                                                                       Tỷ lệ khấu
                        Loại tài sản đảm bảo
                                                                       trừ tối đa
 Số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá bằng
                                                                         100%
 Đồng Việt Nam do TCTD phát hành
 Tín phiếu Kho bạc, vàng, số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết
                                                                         95%
 kiệm, giấy tờ có giá bằng ngoại tệ do TCTD phát hành
 Trái phiếu Chính phủ:
 - Có thời hạn còn lại từ 1 năm trở xuống                                95%
 - Có thời hạn còn lại từ 1 năm đến 5 năm                                85%
 - Có thời hạn còn lại trên 5 năm                                        80%
 Chứng khoán, công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá do các
 TCTD khác phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chứng               70%
 khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán
 Chứng khoán, công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá do
 doanh nghiệp phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chứng            65%
 khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán
 Chứng khoán, công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá do các
 TCTD khác phát hành chưa được niêm yết trên Sở giao dịch                50%
 chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán
 Bất động sản                                                            50%
 Các loại TSĐB khác                                                      30%
Nguồn: Quyết định 493/2005 /QĐ– NHNN.



 Nguyễn Minh Nhàn                                                 Lớp NHK – K11
Khóa luận tốt nghiệp                21                      Học viện ngân hàng


   CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN LOẠI NỢ VÀ TRÍCH LẬP DỰ
          PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHTM CP Á CHÂU.
2.1 Khái quát về NHTM CP Á Châu.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHTM CP Á Châu.
      Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (tên giao dịch quốc tế là ASIA
COMMERCIAL BANK – viết tắt là ACB) được thành lập vào ngày 04/06/1993.
Trải qua gần 19 năm hoạt động, ACB đã không ngừng phát triển và ngày càng
hoàn thiện cả về số lượng và chất lượng nghiệp vụ. Với chiến lược kinh doanh
đúng đắn, ACB hiện nay là ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh nhất trong
khối các NHTM ngoài quốc doanh. Tính đến ngày 31/12/2011, tổng tài sản có
của ACB đạt 281.019.319 triệu đồng, vốn điều lệ là 9.376.965 triệu đồng, vốn tự
có là 11.959.092 triệu đồng, số cán bộ gần 9.000 người làm việc tại 328 Chi
nhánh và Phòng giao dịch tại các vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc.
      Để có được kết quả như ngày hôm nay, tập thể ban lãnh đạo và nhân viên
đã cùng đoàn kết phấn đấu đưa ACB vượt qua những giai đoạn thăng trầm. Dưới
đây là một số cột mốc đáng nhớ của ACB:
      -      Giai đoạn 1993-1995: Đây là giai đoạn hình thành ACB. Trong
giai đoạn này, xuất phát từ vị thế cạnh tranh, ACB hướng về khách hàng cá nhân
và doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực tư nhân, với quan điểm thận trọng
trong cấp tín dụng, đi vào sản phẩm dịch vụ mới mà thị trường chưa có (cho vay
tiêu dùng, dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, thẻ tín dụng).
      -      Giai đoạn 1996-2000: ACB là NHTM CP đầu tiên của Việt Nam
phát hành thẻ tín dụng quốc tế Master Card và Visa. Trong giai đoạn này, ACB
đã bắt đầu tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại theo một chương trình đào tạo
toàn diện, triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng,
xây dựng hệ thống mạng diện rộng, nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt
động giao dịch và thực hiện tái cấu trúc cơ cấu tổ chức.
      -      Giai đoạn 2001-2005: Cuối năm 2001, ACB chính thức vận hành
công nghệ ngân hàng lõi là TCBS – The Complete Banking Solution – Giải pháp


 Nguyễn Minh Nhàn                                                Lớp NHK – K11
Khóa luận tốt nghiệp                 22                    Học viện ngân hàng


ngân hàng toàn diện, cho phép tất cả CN & PGD kết nối mạng với nhau, giao
dịch tức thời, dùng vùng cơ sở dữ liệu tập trung. Trong giai đoạn này, ACB đã
xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và triển
khai giai đoạn hai của chương trình hiện đại hóa công nghệ ngân hàng.
      -      Giai đoạn 2006-2009: ACB niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng
khoán Hà Nội vào tháng 11/2006. Trong giai đoạn này, ACB đã đẩy nhanh việc
mở rộng mạng lưới hoạt động, thành lập mới 106 CN & PGD, thành lập công ty
cho thuê tài chính ACB; nâng cấp hệ thống ngân hàng cốt lõi, áp dụng công nghệ
thông tin vào vận hành và quản lý.
      -      Năm 2008, ACB đã vinh dự được nhận danh hiệu “Ngân hàng tốt
nhất Việt Nam” do tạp chí Euromoney trao tặng.
      -      Năm 2009, hệ thống chấm điểm tín dụng đối với khách hàng cá
nhân và doanh nghiệp đã hoàn thành và áp dụng chính thức nhằm hỗ trợ cán bộ
tín dụng ra quyết định cho vay. Hệ thống bàn trợ giúp (help desk) bắt đầu được
triển khai. Và lần đầu tiên tại Việt Nam, chỉ có ACB nhận được 6 giải thưởng
“Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2009” do 6 tạp chí tài chính ngân hàng danh
tiếng quốc tế (Asiamoney, FinanceAsia, Global Finance, Euromoney, The Asset
and The Banker).
      -      Năm 2010: ACB tăng cường công tác dự báo tình hình để có các
quyết sách phù hợp nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động. Phát triển hệ
thống kênh phân phối phi truyền thống như ngân hàng điện tử và bán hàng qua
điện thoại (telesales). Trong năm, ACB nhận được 4 giải thưởng “Ngân hàng tốt
nhất Việt Nam năm 2010” từ các tạp chí tài chính danh tiếng là Asiamoney,
FinanceAsia, Global Finance và The Asset.
      -      Năm 2011: ACB đưa vào hoạt động thêm 45 CN & PGD. ACB
tiếp tục nhận được giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2011” từ các
tạp chí tài chính danh tiếng là Euromoney, Asiamoney và Global Finance.




 Nguyễn Minh Nhàn                                              Lớp NHK – K11
Khóa luận tốt nghiệp                              23                          Học viện ngân hàng


     2.1.2 Cơ cấu tổ chức của NHTM CP Á Châu.
                     Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức, nhân sự và quản trị ngân hàng ACB

         ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
                                                                                        BAN KIỂM SOÁT
            HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
                                                                                 BAN KIỂM TOÁN NỘI
                   BAN GIÁM ĐỐC                                                                BỘ

                                                                                         PHÒNG KẾ TOÁN


                                                                                        PHÒNG TÀI CHÍNH

                                                                               PHÒNG QUẢN LÝ RỦI RO THỊ
                                                                                      TRƯỜNG

                                                                                    PHÒNG THÔNG TIN QUẢN
                                                                                            TRỊ

                                                                                    TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ
                                                                                         THÔNG TIN



   KHỐI PHÁT TRIỂN                 KHỐI VẬN HÀNH                KHỐI QUẢN LÝ                KHỐI QUẢN TRỊ HÀNH
      KINH DOANH                                                  NGUỒN LỰC                          CHÍNH

Phòng hỗ trợ & phát triển chi     Phòng hỗ trợ tín dụng      Phòng phát triển nhân sự      Phòng hành chính, quản lý và
           nhánh                                                                                 khai thác tài sản
                                Phòng nghiệp vụ giao dịch       Phòng tuyển dụng

     Phòng Marketing                                                                         Phòng xây dựng cơ bản
                                    Phòng quản lý quỹ         Phòng quản trị nhân sự

Phòng nghiên cứu thị trường                                                                 Phòng kỹ thuật, cung ứng
                                 Phòng thẩm định tài sản      Phòng quản lý đãi ngộ

                                     Phòng tổng hợp             Trung tâm đào tạo


                                Trung tâm pháp lý chứng từ    Nhóm quan hệ nhân sự


                                                             Nhóm truyền thông nội bộ

     Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2011 của ACB.




       Nguyễn Minh Nhàn                                                                  Lớp NHK – K11
Khóa luận tốt nghiệp                24                     Học viện ngân hàng


2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM CP Á Châu.
2.1.3.1   Kết quả chung.
      Trong thời gian vừa qua, đặc biệt là giai đoạn từ năm 2008 đến nay, nền
kinh tế thế giới phải đối mặt với rất nhiều biến động. Năm 2009, khi nền kinh tế
thế giới mới bắt đầu có những dấu hiệu phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính
– tiền tệ bắt đầu từ cuối năm 2008 thì lại phải đối mặt với tình trạng nợ công,
thâm hụt ngân sách của rất nhiều nước, đặc biệt là các nước Châu Âu mà được
cho là hệ quả của việc tung ra các gói cứu trợ với khối lượng tiền tệ khổng lồ để
cứu vãn nền kinh tế. Cho đến giai đoạn cuối năm 2010, các nước lại phải đương
đầu với một vấn đề hết sức khó khăn là lạm phát. Tình trạng lạm phát, giá cả các
mặt hàng liên tục thiết lập những mặt bằng mới, nguy cơ xảy ra một cuộc khủng
hoảng lương thực toàn cầu khiến cho những triển vọng về phục hồi, tăng trưởng
kinh tế trở nên mong manh hơn. Năm 2011, tình hình thế giới vẫn diễn biến
phức tạp, sự phục hồi kinh tế toàn cầu diễn ra chậm chạp, nguy cơ tái khủng
hoảng tài chính - kinh tế vẫn tiềm ẩn. Cuộc khủng hoảng nợ công bắt nguồn từ
Hy Lạp lan tràn sang khắp các nước khu vực đồng tiền chung châu Âu. Tình
hình nghiêm trọng đến mức các chuyên gia và tổ chức tài chính đều tính đến khả
năng sụp đổ của đồng Euro. Kinh tế Mỹ trong năm qua cũng khó khăn không
kém khi tốc độ tăng trưởng thấp trong khi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Xếp hạng
tín dụng của Mỹ lần đầu tiên bị hạ bậc sau 70 năm. Theo Cơ quan phân tích kinh
tế Mỹ (BEA), năm 2010, Châu Âu chiếm 56% tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài
trên toàn cầu của Mỹ. Do đó, nếu cuộc khủng hoảng ở châu Âu ngày càng sâu thì
những thiệt hại đối với nền kinh tế Mỹ càng lớn.
      Trong giai đoạn này, là một thành viên của nền kinh tế toàn cầu, Việt
Nam cũng chịu ảnh hưởng tác động không nhỏ, ảnh hưởng tới nền kinh tế nói
chung và thị trường tài chính - ngân hàng nói riêng. Năm 2009 và 3 quý đầu năm
2010, Chính phủ tung ra “gói kích cầu kinh tế”, nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm
đạt mục tiêu tăng trưởng và giảm thiểu những tác động tiêu cực từ cuộc khủng
hoảng kinh tế toàn cầu. Đầu năm 2011, trong Nghị Quyết số 11 của Chính phủ


 Nguyễn Minh Nhàn                                               Lớp NHK – K11
Khóa luận tốt nghiệp                25                     Học viện ngân hàng


lại đưa ra gói giải pháp gồm 6 nhóm giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định
kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội. Để cụ thế hóa tinh thần của Nghị quyết
11, NHNN đã ban hành Chỉ thị 01/2011/CT-NHNN chủ trương thắt chặt chính
sách tiền tệ thông qua áp trần tăng trưởng tín dụng cả năm dưới 20%, giới hạn
tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán dưới 15 – 16% đồng thời để lộ trình
giảm tín dụng phi sản xuất của các ngân hàng về mức 22% tổng dư nợ vào
30/6/2011 và 16% tổng dư nợ vào cuối năm 2011. Chính sách áp trần huy động
lãi suất dưới 14% và áp trần tăng trưởng tín dụng dưới 20% của NHNN cùng với
sự cộng hưởng của hàng loạt các yếu tố bất ổn khác trong và ngoài nước đã
khiến cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn.
      Tuy nhiên, với kinh nghiệm gần 20 năm, NHTM CP Á Châu luôn có
những thay đổi kịp thời, phù hợp với các diễn biến trên thị trường, một mặt vừa
đảm bảo hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống và tăng trưởng, mặt khác vẫn
đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của Chính phủ và NHNN trong việc thực
hiện các mục tiêu của Chính sách tiền tệ. Kết thúc năm 2011 đầy khó khăn và
biến động, ACB một lần nữa tiếp tục khẳng định vị thế một ngân hàng hàng đầu
trong ngành ngân hàng Việt Nam. Điểm sáng trong năm qua có thể kể đến việc
hoàn thành kế hoạch lợi nhuận tham vọng đặt ra từ đầu năm. Lợi nhuận trước
thuế của ACB năm 2011 đạt xấp xỉ 4.203 tỷ đồng, bằng 1,35 lần cùng kỳ năm
trước và vượt kế hoạch đã công bố đầu năm.
   Bảng 2.1 Mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch của ACB năm 2011
                                                           Đơn vị: tỷ đồng
                                 Thực                          % tăng
                    Kế hoạch              % so với
     Chỉ tiêu                    hiện                2010     trƣởng so
                      2011                kế hoạch
                                 2011                          với 2010
Lợi nhuận trước
                      4.100      4.203    102,50%    3.102      35,47%
thuế
Tổng tài sản         275.000    281.019 102,19% 205.103         37,01%
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010, 2011 của ACB.
      Trong khối các NHTM CP ngoài quốc doanh, ACB thuộc top các ngân
hàng có kết quả hoạt động kinh doanh tốt. Mức lợi nhuận mà ngân hàng này đạt



 Nguyễn Minh Nhàn                                              Lớp NHK – K11
Khóa luận tốt nghiệp                26                      Học viện ngân hàng


được là tương đối cao so với các NHTM CP khác. Năm 2011, lợi nhuận sau thuế
của ACB là 3.207 tỷ đồng, MB đạt 1.915 tỷ đồng, VP bank 799 tỷ đồng,
Maritimebank 797 tỷ đồng,…
              Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh
                                                         Đơn vị tính: triệu đồng
           Chỉ tiêu                2011             2010              2009
 Tổng giá trị tài sản          281.019.319      205.102.950       167.881.047
 Thu nhập lãi thuần             6.607.558        4.163.770         2.800.528
 Thuế và các khoản phải nộp      994.852          767.454           636.960
 Lợi nhuận trước thuế           4.202.693        3.102.248         2.838.164
 Lợi nhuận sau thuế             3.207.841        2.334.794         2.201.204
 ROAtt                             1.7%             1.7%              2.1%
 ROEtt                              36%            28.9%             31.8%
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2009, 2010, 2011 của ACB
      Những số liệu ở bảng trên cho thấy quy mô tổng tài sản trong giai đoạn
2009 – 2011 thể hiện sự tăng trưởng với cơ cấu hợp lý. Tính đến 31/12/2011,
tổng tài sản đạt 281.019 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2010, tỷ lệ này thấp hơn
tỷ lệ tăng của năm 2009 là 59% mà một phần do quy mô của tổng tài sản ngày
một tăng cao và mặt khác cũng phải chịu những tác động từ thị trường kinh
doanh đầy biến động trong năm qua. Mặc dù vậy, tỷ lệ này cũng cao hơn so với
năm 2010 là 22%, thể hiện những cố gắng và nỗ lực vượt bậc của ACB trong
thời kỳ khủng hoảng kinh tế nói chung và trong ngành ngân hàng nói riêng.
      Về hiệu quả kinh doanh, đến 31/12/2011, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên
vốn chủ sở hữu bình quân (ROEtt) của ACB đạt 36%, trong khi tỷ suất lợi nhuận
trước thuế trên tổng tài sản bình quân (ROAtt) giữ nguyên ở mức 1,7%. Đạt được
kết quả này có thể kể đến một nguyên nhân là hiệu quả hoạt động của các CN &
PGD của ACB ngày càng cao. Số dư huy động và dư nợ cho vay bình quân trên
mỗi nhân viên CN & PGD tăng lần lượt 11% và 28% so với cùng kỳ năm 2010.
Năm 2011, thời gian trung bình để các CN & PGD mới thành lập trong vòng 24
tháng có lợi nhuận dương ổn định là khoảng 11 tháng, rút ngắn 3 tháng so với
cùng kỳ năm trước.



 Nguyễn Minh Nhàn                                               Lớp NHK – K11
Khóa luận tốt nghiệp                    27                          Học viện ngân hàng


2.1.3.2     Hoạt động huy động vốn
      Hoạt động huy động vốn, mặc dù trong giai đoạn vừa qua gặp nhiều khó
khăn do sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng và do quy định về trần lãi suất
của NHNN nhưng ACB vẫn thu được kết quả vượt bậc. Tính đến ngày
31/12/2011, tổng lượng tiền gửi của khách hàng là 142.218 tỷ đồng tăng gần
33% so với năm 2010 trong khì bình quân ngành tăng trưởng 14,4%. Thị phần
huy động của ACB ước tính ở mức 6,5% tăng gần 1% so với đầu năm.
                Bảng 2.3 Phân loại huy động vốn theo loại hình khách hàng
                                                              Đơn vị: triệu đồng
                                         Năm 2010                    Năm 2011
 Loại hình KH         Năm 2009
                                     Số tiền      (+/-)          Số tiền      (+/-)
Công ty CP, công
                      12.776.923   14.537.693       12.11%      37.377.372     157.11%
ty TNHH, DNTN
Cá nhân               71.196.762    89.885.177       20.79%    102.498.322     14.03%
Khác                  2.945.511      2.513.741      -17.18%     2.342.397      -6.82%
Tổng                  86.919.196   106.936.611      18.72%     142.218.091     32.99%
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất ACB năm 2009, 2010, 2011 của ACB.
                Biểu đồ 2.1 Cơ cấu huy động vốn theo loại hình khách hàng
      100%

          80%

          60%                                                 Khác
          40%
                                                              Công ty TNHH, Công
          20%                                                 ty CP, DNTN

          0%
                  Năm 2009    Năm 2010        Năm 2011


      Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất ACB năm 2009, 2010, 2011 của ACB.
      Nhóm khách hàng chủ yếu của ACB vẫn là khách hàng cá nhân và các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đây cũng chính là nhóm khách hàng định
hướng của ngân hàng từ khi mới thành lập là hướng về khách hàng cá nhân và
doanh nghiệp khu vực tư. Trong đó khách hàng cá nhân vẫn chiếm tỷ trọng lớn
nhất trong tổng lượng vốn huy động. Tuy nhiên, lượng tiền gửi thu hút từ các
doanh nghiệp cũng có những bước tăng đáng kể. Năm 2011, lượng tiền gửi huy


 Nguyễn Minh Nhàn                                                       Lớp NHK – K11
Khóa luận tốt nghiệp                 28                      Học viện ngân hàng


động từ các doanh nghiệp đạt 37.377 tỷ đồng tăng 157% so với năm 2010. Có
được kết quả như vậy là do:
             ACB đã tạo được niềm tin cho khách hàng tiền gửi và giao dịch với
ngân hàng thông qua việc quảng bá thương hiệu, khẳng định uy tín của mình trên
thị trường. Đồng thời, ACB cũng đã triển khai hàng loạt các sản phẩm, dịch vụ
huy động vốn đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng như: các chương
trình tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm rút gốc linh hoạt, tiết kiệm bậc thang, các bó
sản phẩm với nhiều ưu đãi cho khách hàng…
             Trong những năm qua, ACB luôn chú trọng đến đối tượng khách
hàng là cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực tư nhân có lượng vốn
nhàn rỗi tạm thời thông qua chính sách khách hàng phù hợp để thu hút khách
hàng mở tài khoản và giao dịch như ký kết các thỏa thuận hợp tác toàn diện về
tín dụng, kết hợp huy động vốn và cung cấp dịch vụ…
             Xây dựng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO 9001:2000 trong các lĩnh vực: huy động vốn, cho vay, thanh toán quốc tế…
nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Điều này đã giúp khách hàng
luôn tin tưởng, hài lòng, tin tưởng khi giao dịch với ngân hàng.
2.1.3.3   Hoạt động tín dụng.
      Về lĩnh vực tín dụng, ACB đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi thành phần
kinh tế với nhiều sản phẩm tín dụng như: cho vay bổ sung vốn lưu động, cho vay
tài trợ và đồng tài trợ các dự án đầu tư, cho vay tiêu dùng, cho vay sửa chữa
nhà, cho vay mua nhà, cho vay du học, cho vay cán bộ công nhân viên, tài trợ
xuất nhập khẩu, bao thanh toán,… Trong thời gian vừa qua, hoạt động tín dụng
của ngân hàng được điều hành theo hướng chủ động, linh hoạt, vừa kịp thời thực
hiện chính sách tiền tệ, góp phần bình ổn thị trường tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô
đồng thời phù hợp với diễn biến kinh tế thị trường trong và ngoài nước.
      Với chính sách tăng tốc tín dụng ngày từ đầu năm, cho vay khách hàng cá
nhân và tổ chức kinh tế của ACB năm 2011 tăng trưởng 18%, gấp khoảng 1,5
lần bình quân ngành, đưa thị phần tín dụng của ACB tăng thêm 0,2% lên 4%.


 Nguyễn Minh Nhàn                                                  Lớp NHK – K11
Khóa luận tốt nghiệp                29                     Học viện ngân hàng


Đến 31/12/2011, dư nợ cho vay khách hàng đạt 102.809 tỷ đồng, tăng 18% so
với năm 2010, tuy thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng tín dụng của năm 2010 là
40% nhưng con số này là phù hợp so với chính sách tín dụng của NHNN từ đầu
năm là áp trần tăng trưởng tín dụng dưới 20%.
      Về cơ cấu tín dụng, trong những năm qua, cơ cấu tín dụng của chi nhánh
đã có những bước chuyển dịch tích cực.
             Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn cho vay:
                  Bảng 2.4 Phân loại tín dụng theo kỳ hạn cho vay
                                                        Đơn vị tính: triệu đồng
 Chỉ                    2009              2010              2011
         2008
 tiêu             Giá trị    +/-    Giá trị    +/-    Giá trị    +/-
 CV
ngắn 15.994.006 35.618.575 123,4% 43.889.956 23,22% 53.361.314 21,58%
 hạn
 CV
trung
      7.267.278 26.743.403 41,6% 43.305.149 61,95% 49.447.842 14,18%
  dài
 hạn
Tổng 34.832.700 62.357.978 79,1% 87.195.105 39,83% 102.809.156 17,91%
Nguồn: báo cáo kiểm toán hợp nhất năm 2009, 2010, 2011 của ACB.
      Trong giai đoạn 2009-2011, ACB có xu hướng chuyển dần từ tập trung
cho vay trung dài hạn sang cho vay ngắn hạn. Trong năm 2008, dư nợ của ngân
hàng tập trung nhiều hơn vào các khoản vay trung dài hạn, Trong năm này, dư
nợ cho vay trung dài hạn của ngân hàng là 18.895.073 triệu đồng, chiếm 54,2%
tổng dư nợ. Sang giai đoạn 2009-2011, dư nợ cho vay ngắn hạn tăng mạnh hơn
so với số dư nợ cho vay trung dài hạn tăng thêm.
      Cụ thể, trong năm 2009, dư nợ ngắn hạn tăng 19.674 tỷ đồng tương ứng
tăng 123,4% so với năm 2008, trong khi đó, dư nợ cho vay trung dài hạn chỉ tăng
7.859 tỷ đồng tương ứng tăng 41,6% so với năm 2008. Sang đến năm 2010, mặc
dù tốc độ tăng của dư nợ cho vay ngắn hạn thấp hơn tốc độ tăng dư nợ cho vay
trung dài hạn nhưng tổng dư nợ cho vay ngắn hạn (là 43.889 tỷ đồng) vẫn lớn
hơn tổng dư nợ cho vay trung dài hạn (là 43.305 tỷ đồng). Năm 2011, dư nợ cho
vay ngắn hạn lại tiếp tục tăng mạnh, tăng 9.471 tỷ đồng tăng 21,6% so với năm


 Nguyễn Minh Nhàn                                              Lớp NHK – K11
Khóa luận tốt nghiệp                30                     Học viện ngân hàng


2010 tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của dư nợ cho vay trung dài hạn là
14,2% (tăng 6.142 tỷ đồng).

                 Biểu đồ 2.2 Cơ cấu dƣ nợ theo kỳ hạn cho vay

    100%
     90%
     80%
     70%
     60%
     50%                                                      CV trung dài hạn
     40%                                                      CV ngắn hạn
     30%
     20%
     10%
      0%
              2009        2010        2011


      Nguồn: báo cáo kiểm toán hợp nhất năm 2009, 2010, 2011 của ACB.
      Xu hướng chuyển sang cho vay ngắn hạn nhiều hơn khiến cho cơ cấu tín
dụng theo loại hình cho vay của ngân hàng có sự thay đổi. Tỷ trọng cho vay
ngắn hạn của ACB là 45,8% trong năm 2008 lên 57,1% trong năm 2009 và đạt
51,9% trong năm 2011. Mặc dù vậy, ngân hàng vẫn duy trì một sự cân bằng
tương đối giữa tỷ trọng cho vay ngắn hạn và cho vay trung dài hạn. Tỷ trọng cho
vay trung dài hạn vẫn chiếm khá lớn trong tổng dư nợ của ngân hàng. Con số
này đạt 42,88% năm 2009; 49,66% năm 2010 và đạt 48,1% năm 2011. Điều này
cũng hoàn toàn phù hợp với cơ cấu nguồn vốn của ACB là vốn ngắn hạn chiếm
chủ yếu nhưng tỷ trọng vốn trung và dài hạn cũng chiếm gần một nửa nguồn vốn
của ngân hàng.
            Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế:
      Với định hướng là tập trung chủ yếu vào lĩnh vực bán lẻ, ACB chủ yếu
tập trung dư nợ cho vay vào các đối tượng là công ty Cổ phần, công ty TNHH,
DNTN (đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ), cá nhân và các thành phần khác.


 Nguyễn Minh Nhàn                                               Lớp NHK – K11
Khóa luận tốt nghiệp                  31                           Học viện ngân hàng


                Bảng 2.5 Phân loại tín dụng theo thành phần kinh tế
                                                                 Đơn vị tính: triệu đồng
                       2011                      2010                      2009
   Chỉ tiêu                     Tỷ                                                  Tỷ
                 Giá trị                   Giá trị      Tỷ trọng      Giá trị
                              trọng                                               trọng
DNNN            3.316.785     3,2%     5.017.568         5,8%        4.371.138    7,0%
Công ty CP
và TNHH,       62.315.955     60,6%   48.978.636         56,2%      34.252.753    54,9%
DNTN
Công ty liên
                 501.340      0,5%         388.615       0,45%        497.924     0,8%
doanh
Công ty
100% vốn         807.489      0,8%         204.820       0,2%         195.295     0,3%
nước ngoài
Hợp tác xã       20.611       0,0%         21.412        0,0%         28.698      0,0%
Cá nhân,
               35.846.976     34,9%   32.584.054         37,4%      23.005.195    36,9%
khác
Tổng           102.809.156    100%    87.195.105         100%       62.357.978    100%
Nguồn: báo cáo kiểm toán hợp nhất năm 2009, 2010, 2011 của ACB.
      Trong 3 năm qua, ngân hàng có hướng mở rộng tín dụng đối với đối
tượng là công ty TNHH, công ty cổ phần và DNTN, tỷ trọng dư nợ của nhóm
đối tượng này trên tổng dư nợ tăng dần qua các năm. Đây là một dấu hiệu tốt, thể
hiện ACB luôn quan tâm tới việc mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa
và nhỏ, giúp các doanh nghiệp này có thêm nhiều cơ hội tiếp cận với nguồn vốn
ngân hàng dễ dàng, điều này cũng phù hợp với định hướng của NHNN. Dư nợ
đối với nhóm đối tượng này đạt 34.252.753 triệu đồng (tương ứng 54,9% tổng
dư nợ) trong năm 2009 và tăng lên 48.978.636 triệu đồng (tương ứng 56,2% tổng
dư nợ) trong năm 2010 và lên 62.315.955 triệu đồng (tương ứng 60,6% tổng dư
nợ) trong năm 2011. Trái ngược với công ty TNHH, công ty cổ phần và DNTN,
tỷ trọng dư nợ đối với khách hàng cá nhân và các thành phần khác có xu hướng
giảm qua các năm mặc dù dư nợ vẫn tăng. Trong năm 2009, dư nợ đối với nhóm
đối tượng này đạt 23.005.195 triệu đồng (tương ứng 36,9% tổng dư nợ). Con số
này tăng lên 32.584.054 triệu đồng (tương ứng 37,4% tổng dư nợ) trong năm
2010 và tăng lên 35.846.976 triệu đồng (tương ứng 34,9% tổng dư nợ) trong năm
2011. Mặc dù có sự thay đổi khá lớn về tỷ trọng dư nợ đối với nhóm đối tượng


 Nguyễn Minh Nhàn                                                      Lớp NHK – K11
Khóa luận tốt nghiệp                    32                     Học viện ngân hàng


công ty TNHH, công ty cổ phần và DNTN và tỷ trọng dư nợ đối với nhóm khách
hàng cá nhân và các thành phần khác nhưng nhìn chung dư nợ của ngân hàng
vẫn tập trung chủ yếu vào hai nhóm đối tượng này. Hai nhóm đối tượng này
chiếm hơn 90% dư nợ cho vay của toàn ngân hàng. Điều này sẽ tránh được rủi ro
tập trung cho vay vào một số khách hàng do nhu cầu vay vốn của khách hàng
thuộc hai nhóm đối tượng này thường không quá lớn.
               Cơ cấu dư nợ theo ngành nghề kinh doanh.
                  Bảng 2.6 Phân loại tín dụng theo thành phần kinh tế
                                                        Đơn vị tính: triệu đồng
                         Năm 2011               Năm 2010                Năm 2009
   Chỉ tiêu                       Tỷ                     Tỷ                        Tỷ
                   Giá trị                   Giá trị                 Giá trị
                                trọng                  trọng                     trọng
Thương mại        36,748,899    35.7%    27,617,019    31.7%      19,831,560     31.8%
Dịch vụ           35,318,919    34.4%    33,421,670    38.3%      22,939,329     36.8%
Sản xuất và
gia công chế      15,188,861    14.8%    13,516,938    15.5%      11,266,591     18.1%
biến
Khác              15,552,477    15.1%    12,639,478    14.5%       8,320,498     13.3%
Tổng             102,809,156    100%     87,195,105    100%       62,357,978     100%
Nguồn: báo cáo kiểm toán hợp nhất năm 2009, 2010, 2011 của ACB.
              Biểu đồ 2.3 Cơ cấu dƣ nợ theo ngành nghề kinh doanh
     100%
      90%
      80%
      70%
      60%                                                  Khác
      50%                                                  SX và gia công chế biến
      40%                                                  Thương mại
      30%
                                                           Dịch vụ
      20%
      10%
       0%
                  2009          2010            2011

      Nguồn: báo cáo kiểm toán hợp nhất năm 2009, 2010, 2011 của ACB.
      Đối tượng cho vay của ACB bao gồm nhiều ngành nghề như: dịch vụ;
thương mại; sản xuất và gia công chế biến; xây dựng; kho bãi; giao thông vận


 Nguyễn Minh Nhàn                                                    Lớp NHK – K11
Khóa luận tốt nghiệp                 33                      Học viện ngân hàng


tải; thông tin liên lạc; nông lâm nghiệp; dịch vụ tài chính; tư vấn, kinh doanh bất
động sản; khách sạn, nhà hàng; giáo dục đào tạo;… nhưng vị trí then chốt trong
danh mục cho vay vẫn là dịch vụ, thương mại, sản xuất và gia công chế biến.
      Trong 3 năm trở lại đây, chiếm tỷ trọng lớn nhất là cho vay dịch vụ, tuy
nhiên, tỷ trọng cho vay dịch vụ đang có xu hướng giảm xuống nhường chỗ cho
cho vay thương mại và và các ngành khác. Tỷ trọng cho vay dịch vụ giảm mạnh
từ 38,3% trong năm 2010 xuống 34,4% trong năm 2011. Trong khi đó, tỷ trọng
dư nợ ngành thương mại tăng khá nhiều từ 31,7% năm 2010 đến năm 2011 đạt
35,7%. Tỷ trọng ngành sản xuất và gia công chế biến lại có xu hướng giảm qua
các năm từ 18,07% năm 2009 giảm xuống 15,5% năm 2011, đến năm 2011 chỉ
còn 14,8%. Tỷ trọng các ngành khác duy trì khá ổn định qua các năm. Mặc dù có
sự biến đổi khá lớn về tỷ trọng của các ngành chủ yếu trong cơ cấu cho vay
nhưng nhìn chung thì dư nợ của ba ngành đều tăng mạnh trong 3 năm vừa qua
đặc biệt là ngành thương mại. Dư nợ ngành này trong năm 2010 tăng 7.785.459
triệu đồng so với năm 2009 và tiếp tục tăng 9.131.880 triệu đồng vào năm 2011.
Tiếp đến là ngành dịch vụ với dư nợ tăng thêm 10.482.341 triệu đồng trong năm
2010 và 1.897.249 triệu đồng trong năm 2011. Sản xuất và gia công chế biến là
ngành có dư nợ tăng thêm ít nhất trong ba ngành với 2.250.347 triệu đồng năm
2010 và 1.671.923 triệu đồng năm 2011. Lý giải về sự tăng trưởng ổn định trong
dư nợ của ba ngành này có thể kể đến các chính sách lãi suất cho vay cạnh tranh
của ACB, sự cải thiện trong chất lượng phục vụ khách hàng và chính sách tín
dụng linh hoạt.
      Về các cam kết ngoại bảng: trong quá trình kinh doanh bình thường, ACB
thực hiện nhiều cam kết khác nhau. Các cam kết này bao gồm: các khoản bảo
lãnh, thư tín dụng. Nhìn chung, doanh số cam kết ngoại bảng của ACB tăng qua
các năm. Tuy nhiên, doanh số này vẫn rất nhỏ so với dư nợ cho vay của ngân
hàng. Tỷ trọng giữa thư tín dụng với các khoản bảo lãnh không chênh lệch nhau
quá lớn. ACB dự kiến không bị tổn thất trọng yếu từ các nghiệp vụ này.




 Nguyễn Minh Nhàn                                                 Lớp NHK – K11
Khóa luận tốt nghiệp                      34                        Học viện ngân hàng


                                Bảng 2.7 Cam kết ngoại bảng
                                                                 Đơn vị tính: triệu đồng
                       Năm 2011                     Năm 2010                Năm 2009
   Chỉ tiêu                                                                           Tỷ
                   Giá trị      Tỷ trọng        Giá trị   Tỷ trọng       Giá trị
                                                                                   trọng
Thư tín dụng     3,032,295       50.9%      2,385,649      58.7%       1,629,857   54.1%
Bảo lãnh         2,929,299       49.1%      1,677,238      41.3%       1,380,674   45.9%
Tổng             5,961,594      100.0%      4,062,887     100.0%       3,010,531 100.0%
Nguồn: báo cáo kiểm toán hợp nhất năm 2009, 2010, 2011 của ACB.
       Về chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu của ACB qua các năm luôn ở mức
thấp (dưới 1%). Giai đoạn năm 2009 – 2010, số dư nợ xấu không biến động
nhiều chỉ vào khoảng 250.000 – 300.000 triệu đồng mặc dù dư nợ cho vay của
ngân hàng có sự tăng trưởng mạnh. Riêng năm 2011, thực trạng tín dụng toàn hệ
thống ngân hàng đang đi xuống, ACB tập trung nhiều nguồn lực cho việc phân
tích nguyên nhân và cảnh báo nguy cơ phát sinh nợ quá hạn của hệ thống đồng
thời thực thi rất quyết liệt công tác đốc thúc, xử lý thu hồi nợ. Kết quả cuối năm
2011, tỷ lệ nợ nhóm 3 đến nhóm 5 của ACB là 0,89%. Điều này cho thấy chất
lượng tín dụng luôn được quản lý chặt chẽ nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh
của ngân hàng.
                                     Bảng 2.8 Tỷ lệ nợ xấu
        Chỉ tiêu             Đơn vị tính          2009          2010           2011
   Số dư nợ xấu              Triệu đồng         254,680        292,806        917,967
   Tỷ lệ nợ xấu                  %               0.41%         0.34%          0.89%
       Nguồn: báo cáo kiểm toán hợp nhất năm 2009, 2010, 2011 của ACB.
       Tóm lại có thể thấy ACB có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhưng tính
an toàn và hiệu quả của hoạt động tín dụng vẫn luôn được đảm bảo, cụ thể trong
nhiều năm qua tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ luôn dưới 1%. Năm 2009 và năm
2010, ACB là ngân hàng duy nhất trong nhóm các NHTM CP hàng đầu có tỷ lệ
nợ xấu dưới 0,5%. Năm 2011, tỷ lệ nợ xấu của ACB là 0,89%, chỉ bằng xấp xỉ


 Nguyễn Minh Nhàn                                                         Lớp NHK – K11
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực trạng và Giải pháp
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực trạng và Giải pháp
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực trạng và Giải pháp
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực trạng và Giải pháp
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực trạng và Giải pháp
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực trạng và Giải pháp
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực trạng và Giải pháp
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực trạng và Giải pháp
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực trạng và Giải pháp
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực trạng và Giải pháp
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực trạng và Giải pháp
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực trạng và Giải pháp
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực trạng và Giải pháp
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực trạng và Giải pháp
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực trạng và Giải pháp
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực trạng và Giải pháp
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực trạng và Giải pháp
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực trạng và Giải pháp
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực trạng và Giải pháp
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực trạng và Giải pháp
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực trạng và Giải pháp
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực trạng và Giải pháp
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực trạng và Giải pháp
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực trạng và Giải pháp
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực trạng và Giải pháp
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực trạng và Giải pháp
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực trạng và Giải pháp
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực trạng và Giải pháp
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực trạng và Giải pháp
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực trạng và Giải pháp
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực trạng và Giải pháp
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực trạng và Giải pháp
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực trạng và Giải pháp
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực trạng và Giải pháp
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực trạng và Giải pháp
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực trạng và Giải pháp
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực trạng và Giải pháp
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực trạng và Giải pháp
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực trạng và Giải pháp
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực trạng và Giải pháp
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực trạng và Giải pháp
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực trạng và Giải pháp
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực trạng và Giải pháp
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực trạng và Giải pháp
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực trạng và Giải pháp
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực trạng và Giải pháp
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực trạng và Giải pháp
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực trạng và Giải pháp
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực trạng và Giải pháp
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực trạng và Giải pháp
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực trạng và Giải pháp
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực trạng và Giải pháp
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực trạng và Giải pháp
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực trạng và Giải pháp
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực trạng và Giải pháp
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực trạng và Giải pháp

More Related Content

What's hot

Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bài tập quản trị ngân hàng thương mại
Bài tập quản trị ngân hàng thương mạiBài tập quản trị ngân hàng thương mại
Bài tập quản trị ngân hàng thương mạiKhai Hoang Nguyen
 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
 
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mạiGiải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
 
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt NamLuận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAY
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB, 9đ
Đề tài: Giải pháp nâng cao cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB, 9đĐề tài: Giải pháp nâng cao cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB, 9đ
Đề tài: Giải pháp nâng cao cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB, 9đ
 
Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng BIDV, 9 Điểm, HAY!
Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng BIDV, 9 Điểm, HAY!Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng BIDV, 9 Điểm, HAY!
Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng BIDV, 9 Điểm, HAY!
 
Đề tài: Giải pháp xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietinbank, HAY
Đề tài: Giải pháp xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietinbank, HAYĐề tài: Giải pháp xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietinbank, HAY
Đề tài: Giải pháp xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietinbank, HAY
 
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...
 
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANK
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANKĐề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANK
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANK
 
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOTLuận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
 
Đề tài: Đánh giá chất lượng tín dụng (cho vay) tai eximbank, 9đ, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng tín dụng (cho vay) tai eximbank, 9đ, HAYĐề tài: Đánh giá chất lượng tín dụng (cho vay) tai eximbank, 9đ, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng tín dụng (cho vay) tai eximbank, 9đ, HAY
 
Bài tập quản trị ngân hàng thương mại
Bài tập quản trị ngân hàng thương mạiBài tập quản trị ngân hàng thương mại
Bài tập quản trị ngân hàng thương mại
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng Vietinbank
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng VietinbankKhoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng Vietinbank
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng Vietinbank
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂMBáo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂM
 
Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng (rất hay), 9 điểm, 2017
Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng (rất hay), 9 điểm, 2017Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng (rất hay), 9 điểm, 2017
Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng (rất hay), 9 điểm, 2017
 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoánLuận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!
 

Viewers also liked

Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát tr...
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát tr...Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát tr...
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát tr...Thanh Hoa
 
Bài tập nhtm 2 (3 tín chỉ) october 2014 đáp án
Bài tập nhtm 2 (3 tín chỉ) october 2014    đáp ánBài tập nhtm 2 (3 tín chỉ) october 2014    đáp án
Bài tập nhtm 2 (3 tín chỉ) october 2014 đáp ánCá Ngáo
 
Bai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giaiBai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giaiNhí Minh
 
Câu hỏi và bài tập nghiệp vụ tín dụng ngân hàng
Câu hỏi và bài tập nghiệp vụ tín dụng ngân hàngCâu hỏi và bài tập nghiệp vụ tín dụng ngân hàng
Câu hỏi và bài tập nghiệp vụ tín dụng ngân hàngdissapointed
 
nợ xấu việt nam 2012 -2014
nợ xấu việt nam 2012 -2014nợ xấu việt nam 2012 -2014
nợ xấu việt nam 2012 -2014Lavender Keith
 
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv chi nhánh đông đô
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv   chi nhánh đông đôQuản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv   chi nhánh đông đô
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv chi nhánh đông đôhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM XẾP LOẠI KHÁCH HÀNG NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN ...
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM XẾP LOẠI KHÁCH HÀNG NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN ...HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM XẾP LOẠI KHÁCH HÀNG NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN ...
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM XẾP LOẠI KHÁCH HÀNG NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN ...vietlod.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp - Bản Chính Thức - Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hà...
Khóa Luận Tốt Nghiệp - Bản Chính Thức - Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hà...Khóa Luận Tốt Nghiệp - Bản Chính Thức - Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hà...
Khóa Luận Tốt Nghiệp - Bản Chính Thức - Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hà...hoangnhuthinh
 
Thuyet trinh chien luoc kinh doanh cua ngan hang acb toi 2015
Thuyet trinh chien luoc kinh doanh cua ngan hang acb toi 2015Thuyet trinh chien luoc kinh doanh cua ngan hang acb toi 2015
Thuyet trinh chien luoc kinh doanh cua ngan hang acb toi 2015Nguyen Thai Binh
 
Sổ tay tín dụng Agribank
Sổ tay tín dụng AgribankSổ tay tín dụng Agribank
Sổ tay tín dụng Agribankdissapointed
 
Tài liệu Kỹ năng thu hồi công nợ cho Doanh nghiệp
Tài liệu Kỹ năng thu hồi công nợ cho Doanh nghiệpTài liệu Kỹ năng thu hồi công nợ cho Doanh nghiệp
Tài liệu Kỹ năng thu hồi công nợ cho Doanh nghiệpHán Quang Dự
 
Luận văn Quản trị Rủi ro Tín dụng
Luận văn Quản trị Rủi ro Tín dụngLuận văn Quản trị Rủi ro Tín dụng
Luận văn Quản trị Rủi ro Tín dụngNguyen Dai Duong
 
Bai 2 thuoc do lai suat
Bai 2 thuoc do lai suatBai 2 thuoc do lai suat
Bai 2 thuoc do lai suatHuy Tran Ngoc
 
1. giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay dnnvv tại nh...
1. giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay dnnvv tại nh...1. giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay dnnvv tại nh...
1. giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay dnnvv tại nh...candacelovejeremy123
 
Quy trình và phương pháp định giá bất động sản trong hoạt động cho vay tại ch...
Quy trình và phương pháp định giá bất động sản trong hoạt động cho vay tại ch...Quy trình và phương pháp định giá bất động sản trong hoạt động cho vay tại ch...
Quy trình và phương pháp định giá bất động sản trong hoạt động cho vay tại ch...Thanh Hoa
 
Bài tập c3 + c4
Bài tập c3 + c4   Bài tập c3 + c4
Bài tập c3 + c4 Loncon Xauxi
 
Bai 4 cac tieu chuan danh gia du an
Bai 4 cac tieu chuan danh gia du anBai 4 cac tieu chuan danh gia du an
Bai 4 cac tieu chuan danh gia du anDoan Tran Ngocvu
 
Tìm hiểu về thị trường hối đoái giao
Tìm hiểu về thị trường hối đoái giaoTìm hiểu về thị trường hối đoái giao
Tìm hiểu về thị trường hối đoái giaohuynh3001
 
Câu hỏi bình luận Tài Chính Doanh Nghiệp
Câu hỏi bình luận Tài Chính Doanh NghiệpCâu hỏi bình luận Tài Chính Doanh Nghiệp
Câu hỏi bình luận Tài Chính Doanh NghiệpNgọc Nguyễn
 

Viewers also liked (20)

Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát tr...
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát tr...Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát tr...
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát tr...
 
Bài tập nhtm 2 (3 tín chỉ) october 2014 đáp án
Bài tập nhtm 2 (3 tín chỉ) october 2014    đáp ánBài tập nhtm 2 (3 tín chỉ) october 2014    đáp án
Bài tập nhtm 2 (3 tín chỉ) october 2014 đáp án
 
Bai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giaiBai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giai
 
Câu hỏi và bài tập nghiệp vụ tín dụng ngân hàng
Câu hỏi và bài tập nghiệp vụ tín dụng ngân hàngCâu hỏi và bài tập nghiệp vụ tín dụng ngân hàng
Câu hỏi và bài tập nghiệp vụ tín dụng ngân hàng
 
nợ xấu việt nam 2012 -2014
nợ xấu việt nam 2012 -2014nợ xấu việt nam 2012 -2014
nợ xấu việt nam 2012 -2014
 
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv chi nhánh đông đô
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv   chi nhánh đông đôQuản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv   chi nhánh đông đô
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp bidv chi nhánh đông đô
 
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM XẾP LOẠI KHÁCH HÀNG NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN ...
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM XẾP LOẠI KHÁCH HÀNG NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN ...HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM XẾP LOẠI KHÁCH HÀNG NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN ...
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM XẾP LOẠI KHÁCH HÀNG NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN ...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp - Bản Chính Thức - Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hà...
Khóa Luận Tốt Nghiệp - Bản Chính Thức - Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hà...Khóa Luận Tốt Nghiệp - Bản Chính Thức - Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hà...
Khóa Luận Tốt Nghiệp - Bản Chính Thức - Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hà...
 
Thuyet trinh chien luoc kinh doanh cua ngan hang acb toi 2015
Thuyet trinh chien luoc kinh doanh cua ngan hang acb toi 2015Thuyet trinh chien luoc kinh doanh cua ngan hang acb toi 2015
Thuyet trinh chien luoc kinh doanh cua ngan hang acb toi 2015
 
Sổ tay tín dụng Agribank
Sổ tay tín dụng AgribankSổ tay tín dụng Agribank
Sổ tay tín dụng Agribank
 
Tài liệu Kỹ năng thu hồi công nợ cho Doanh nghiệp
Tài liệu Kỹ năng thu hồi công nợ cho Doanh nghiệpTài liệu Kỹ năng thu hồi công nợ cho Doanh nghiệp
Tài liệu Kỹ năng thu hồi công nợ cho Doanh nghiệp
 
Luận văn Quản trị Rủi ro Tín dụng
Luận văn Quản trị Rủi ro Tín dụngLuận văn Quản trị Rủi ro Tín dụng
Luận văn Quản trị Rủi ro Tín dụng
 
Bai 2 thuoc do lai suat
Bai 2 thuoc do lai suatBai 2 thuoc do lai suat
Bai 2 thuoc do lai suat
 
1. giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay dnnvv tại nh...
1. giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay dnnvv tại nh...1. giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay dnnvv tại nh...
1. giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay dnnvv tại nh...
 
Quy trình và phương pháp định giá bất động sản trong hoạt động cho vay tại ch...
Quy trình và phương pháp định giá bất động sản trong hoạt động cho vay tại ch...Quy trình và phương pháp định giá bất động sản trong hoạt động cho vay tại ch...
Quy trình và phương pháp định giá bất động sản trong hoạt động cho vay tại ch...
 
Bài tập c3 + c4
Bài tập c3 + c4   Bài tập c3 + c4
Bài tập c3 + c4
 
Bai 4 cac tieu chuan danh gia du an
Bai 4 cac tieu chuan danh gia du anBai 4 cac tieu chuan danh gia du an
Bai 4 cac tieu chuan danh gia du an
 
Tìm hiểu về thị trường hối đoái giao
Tìm hiểu về thị trường hối đoái giaoTìm hiểu về thị trường hối đoái giao
Tìm hiểu về thị trường hối đoái giao
 
Đề thi đầu vào ngân hàng. Tổng hợp các ngân hàng
Đề thi đầu vào ngân hàng. Tổng hợp các ngân hàngĐề thi đầu vào ngân hàng. Tổng hợp các ngân hàng
Đề thi đầu vào ngân hàng. Tổng hợp các ngân hàng
 
Câu hỏi bình luận Tài Chính Doanh Nghiệp
Câu hỏi bình luận Tài Chính Doanh NghiệpCâu hỏi bình luận Tài Chính Doanh Nghiệp
Câu hỏi bình luận Tài Chính Doanh Nghiệp
 

Similar to Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực trạng và Giải pháp

Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí.pdf
Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí.pdfRủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí.pdf
Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí.pdfHanaTiti
 
Luận án: Quản trị danh mục cho vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thư...
Luận án: Quản trị danh mục cho vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thư...Luận án: Quản trị danh mục cho vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thư...
Luận án: Quản trị danh mục cho vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thư...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại ...
Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại ...Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại ...
Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
rủi ro tín dụng .docx
rủi ro tín dụng .docxrủi ro tín dụng .docx
rủi ro tín dụng .docxannguyennb
 
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt...
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt...Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt...
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt...HanaTiti
 
Luận văn quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...
Luận văn quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...Luận văn quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...
Luận văn quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...nataliej4
 
Phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn.pdf
Phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn.pdfPhát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn.pdf
Phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn.pdfNuioKila
 
Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long huyện...
Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long huyện...Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long huyện...
Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long huyện...NuioKila
 

Similar to Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực trạng và Giải pháp (20)

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO...
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO...GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT  (TẢI FREE ZALO...
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT (TẢI FREE ZALO...
 
Tailieu.vncty.com luu thi-viet_hoa_0866
Tailieu.vncty.com   luu thi-viet_hoa_0866Tailieu.vncty.com   luu thi-viet_hoa_0866
Tailieu.vncty.com luu thi-viet_hoa_0866
 
BÀI MẪU Khóa luận về rủi ro tín dụng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận về rủi ro tín dụng, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận về rủi ro tín dụng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận về rủi ro tín dụng, HAY, 9 ĐIỂM
 
Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí.pdf
Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí.pdfRủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí.pdf
Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Uông Bí.pdf
 
Đề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH Shinhan
Đề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH ShinhanĐề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH Shinhan
Đề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH Shinhan
 
Luận án: Quản trị danh mục cho vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thư...
Luận án: Quản trị danh mục cho vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thư...Luận án: Quản trị danh mục cho vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thư...
Luận án: Quản trị danh mục cho vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thư...
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOTLuận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
 
Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!
Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!
Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!
 
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại MHB - Ngân hàng Phát triể...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại MHB - Ngân hàng Phát triể...Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại MHB - Ngân hàng Phát triể...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại MHB - Ngân hàng Phát triể...
 
Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại ...
Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại ...Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại ...
Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại ...
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, 9đ
Đề tài: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, 9đĐề tài: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, 9đ
Đề tài: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, 9đ
 
rủi ro tín dụng .docx
rủi ro tín dụng .docxrủi ro tín dụng .docx
rủi ro tín dụng .docx
 
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt...
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt...Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt...
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt...
 
Luận văn quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...
Luận văn quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...Luận văn quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...
Luận văn quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...
 
Phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn.pdf
Phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn.pdfPhát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn.pdf
Phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn.pdf
 
Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long huyện...
Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long huyện...Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long huyện...
Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long huyện...
 
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng Nông nghiệp và...
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng Nông nghiệp và...Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng Nông nghiệp và...
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng Nông nghiệp và...
 
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đĐề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Trực, 9đ
 

Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực trạng và Giải pháp

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: PHÂN LOẠI NỢ VÀ TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Lê Thị Tuấn Nghĩa Sinh viên thực hiện : Nguyễn Minh Nhàn Lớp : NHTM.K – K11 Khoa : Ngân Hàng HÀ NỘI, 06/2012
  • 2. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN LOẠI NỢ VÀ TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG ............................................................................. 3 1.1 Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại. ....................................................................................................... 3 1.1.1 Khái niệm và đặc trưng của tín dụng................................................. 3 1.1.2 Rủi ro tín dụng trong hoạt động của các NHTM. .............................. 4 1.2 Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại. ........................................................................................... 10 1.2.1 Khái niệm về phân loại nợ và trích lập dự phòng. .......................... 10 1.2.2 Sự cần thiết phải phân loại nợ và trích lập DP RRTD. ................... 11 1.2.3 Quy định về phân loại nợ và trích lập DP RRTD. ........................... 12 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN LOẠI NỢ VÀ TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHTM CP Á CHÂU. ............................. 21 2.1 Khái quát về NHTM CP Á Châu...................................................... 21 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHTM CP Á Châu. ........... 21 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của NHTM CP Á Châu. .......................................... 23 2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM CP Á Châu. .................. 24 2.2 Thực trạng phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. .................................................................................. 36 2.2.1 Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng. ............................. 37 2.2.2 Thực trạng phân loại nợ. ................................................................. 42 2.2.3 Thực trạng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. ............................... 46 2.3 Đánh giá chung về phân loại nợ và trích lập và dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. ................................................................... 49
  • 3. 2.3.1 Những kết quả đạt được. .................................................................. 49 2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân. ...................................................... 51 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP VỀ PHÂN LOẠI NỢ VÀ TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHTM CP Á CHÂU. ............................. 56 3.1 Định hƣớng chung về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu. ....................................................... 56 3.1.1 Định hướng hoạt động chung của NHTM CP Á Châu . .................. 56 3.1.2 Định hướng phân loại nợ và trích lập DP RRTD. ........................... 58 3.2 Giải pháp về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu. ...................................................................... 61 3.2.1 Hoàn thiện quy trình, phương pháp phân loại nợ và trích lập DP RRTD theo hướng áp dụng các Chuẩn mực Quốc tế................................... 61 3.2.2 Hoàn thiện và áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ vào phân loại nợ và trích lập DP RRTD trên toàn hệ thống. ............................. 64 3.2.3 Nâng cao chất lượng công tác dự báo tình hình khách hàng. ......... 66 3.2.4 Hoàn thiện hệ thống thông tin phục vụ cho phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro tín dụng. ............................................................................. 67 3.2.5 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. ............................................. 69 3.2.6 Tăng cường ứng dụng CNTT vào hoạt động của ngân hàng. ......... 70 3.3 Một số kiến nghị. ................................................................................ 71 3.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước và Chính Phủ. ..................................... 71 3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước. ............................................... 73 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 4. DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Diễn giải 1 NHTM Ngân hàng thương mại 2 NHTM CP Ngân hàng thương mại cổ phần 3 NHNN Ngân hàng Nhà Nước 4 TCTD Tổ chức tín dụng 5 ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu 6 MB Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội 7 Maritimebank Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải 8 Vpbank Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng 9 TCBS Công nghệ ngân hàng lõi của ACB 10 CIC Credit Information Center–Trung tâm thông tin tín dụng. 11 TSĐB Tài sản đảm bảo 12 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 13 CP Cổ phần 14 DNTN Doanh nghiệp tư nhân 15 DNNN Doanh nghiệp nhà nước 16 DP RRTD Dự phòng rủi ro tín dụng 17 CNTT Công nghệ thông tin 18 ROA Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản 19 ROE Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu 20 EBIT Thu nhập trước lãi vay và thuế 21 ROAtt Lợi nhuận trước thuế bình quân/Tổng tài sản 22 ROEtt Lợi nhuận trước thuế bình quân/Vốn chủ sở hữu 23 IAS 39 Chuẩn mực Kế toán Quốc tế số 39 24 CN & PGD Chi nhánh và phòng giao dịch 25 NXB Nhà xuất bản
  • 5. DANH MỤC BẢNG BIỂU Số sơ đồ, STT Nội dung Trang bảng, biểu 1 Sơ đồ 1.1 Các loại rủi ro tín dụng 5 2 Bảng 1.1 Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo Quyết định 493 18 3 Bảng 1.2 Tỷ lệ khấu trừ tối đa TSĐB 20 4 Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức, nhân sự và quản trị ngân hàng ACB 23 Mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch của ACB 5 Bảng 2.1 25 năm 2011 6 Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh 26 7 Bảng 2.3 Phân loại huy động vốn theo loại hình khách hàng 27 8 Biểu đồ 2.1 Cơ cấu huy động vốn theo loại hình khách hàng 27 9 Bảng 2.4 Phân loại tín dụng theo kỳ hạn cho vay 29 10 Biểu đồ 2.2 Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn cho vay 30 11 Bảng 2.5 Phân loại tín dụng theo thành phần kinh tế 31 12 Bảng 2.6 Phân loại tín dụng theo thành phần kinh tế 32 13 Biểu đồ 2.3 Cơ cấu dư nợ theo ngành nghề kinh doanh 32 14 Bảng 2.7 Cam kết ngoại bảng 34 15 Bảng 2.8 Tỷ lệ nợ xấu 34 16 Biểu đồ 2.4 Kết quả hoạt động dịch vụ 35 17 Sơ đồ 2.2 Quy trình chấm điểm cho khách hàng doanh nghiệp 37 18 Bảng 2.8 Phân loại nợ theo kết quả xếp hạng của ACB 43 19 Bảng 2.9 Chi tiết phân loại nhóm nợ của ACB 44 20 Biểu đồ 2.5 Dư nợ các nhóm 3,4,5 năm 2009-2011 46 Dự phòng chung và dự phòng cụ thể của ACB qua 21 Bảng 2.10 48 các năm 22 Bảng 2.11 Dự phòng chung của ACB qua các năm 48 23 Sơ đồ 3.1 Mô hình thông tin nội bộ mẫu 68
  • 6. Khóa luận tốt nghiệp 1 Học viện ngân hàng LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Ngày nay hoạt động kinh doanh ngân hàng đã phong phú và đa dạng hơn rất nhiều nhưng tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động của các NHTM Việt Nam. Kinh doanh tín dụng mang lại nguồn lợi lớn nhất nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất cho ngân hàng. Để hạn chế ảnh hưởng của những thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra đối với hoạt động kinh doanh, một trong các biện pháp hữu hiệu mà các ngân hàng đang sử dụng là trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Dự phòng được trích phù hợp sẽ đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, trên thực tế việc xác định số dự phòng phù hợp không phải là một vấn đề đơn giản. Nó đòi hỏi phải xác định được tính chân thực của những con số tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn. Hiện nay, tỷ lệ nợ xấu do các NHTM cung cấp thường rất nhỏ (dưới 5%) nhưng trên thực tế, theo đánh giá của công ty kiểm toán quốc tế Ernst & Young thì tỷ lệ này phải tăng thêm từ 2 – 3 lần. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự khác biệt này là do phương pháp phân loại nợ và trích lập dự phòng ở Việt Nam chưa hiệu quả, do vậy chưa phản ánh chính xác mức độ rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt. Bên cạnh đó, chúng ta đang trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các định chế tài chính nước ngoài. Để có thể tiếp tục tồn tại và phát triển, các ngân hàng buộc phải lành mạnh hóa tài chính và nâng cao năng lực cạnh tranh. Xuất phát từ thực tế trên, các NHTM Việt Nam cần phải nâng cao hiệu quả phân loại nợ để có thể đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng một cách chính xác hơn từ đó tiến hành trích lập dự phòng hợp lý, nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Sau quá trình học tập, nghiên cứu và tìm hiểu thực tế tại NHTM CP Á Châu, em đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc phân loại nợ và trích lập DP RRTD, em đã quyết định lựa chọn vấn đề: “Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu – Thực trạng và giải pháp” làm Nguyễn Minh Nhàn Lớp NHK – K11
  • 7. Khóa luận tốt nghiệp 2 Học viện ngân hàng đề tài cho bài khóa luận của mình với mong muốn được góp thêm tiếng nói cho vấn đề này. 2. Mục đích nghiên cứu. Hệ thống hóa lý luận về rủi ro tín dụng, phân loại nợ và trích lập DP RRTD. Đánh giá thực trạng phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác phân loại nợ và trích lập DP RRTD tại NHTM CP Á Châu. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: các vấn đề về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Phạm vi nghiên cứu: thực tiễn phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu từ năm 2009 đến năm 2011. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu. Một số phương pháp được sử dụng để thực hiện bài khóa luận: Phương pháp thống kê so sánh, phương pháp phân tích định lượng thông qua việc sử dụng các công cụ như sơ đồ, đồ thị, bảng biểu từ đó rút ra nhận xét tổng quát. Phương pháp thu thập số liệu từ báo cáo hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam. Các phương pháp khác như: điều tra, phân tích, đánh giá, so sánh… 5. Kết cấu khóa luận. Chương 1: Tổng quan về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Chương 2: Thực trạng phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Chương 3: Giải pháp về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Nguyễn Minh Nhàn Lớp NHK – K11
  • 8. Khóa luận tốt nghiệp 3 Học viện ngân hàng CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN LOẠI NỢ VÀ TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG 1.1 Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại. 1.1.1 Khái niệm và đặc trưng của tín dụng. 1.1.1.1 Khái niệm tín dụng. Theo C.Mac thì: “Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng, sau một thời gian nhất định lại quay về với một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu.” Nếu ứng quan điểm đó vào hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với chủ thể là các trung gian tài chính nói chung hay các NHTM nói riêng thì: Hoạt động cấp tín dụng của các NHTM là việc NHTM sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng cho khách hàng sử dụng một ngân khoản với nguyên tắc có hoàn trả thông qua các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ liên quan khác. 1.1.1.2 Đặc trưng của hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại. Từ khái niệm trên, có thể thấy được ba đặc trưng cơ bản của hoạt động tín dụng: Thứ nhất, tín dụng là sự cung cấp một lượng giá trị trên cơ sở lòng tin. Ở đây, người cho vay tin tưởng người đi vay sử dụng vốn vay hiệu quả và sau một thời gian nhất định có thể hoàn trả khoản vay. Thứ hai, tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị có thời hạn. Thời hạn cho vay ở đây được tính từ khi đồng vốn tín dụng được chuyển giao cho bên vay theo cam kết của hai bên. Thời hạn này phụ thuộc chủ yếu vào chu kỳ luân chuyển vốn của đối tượng vay và tính chất vốn của người vay. Thứ ba, tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị trên nguyên tắc phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi. Khoản lãi này được dùng để bù đắp các khoản chi phí phát sinh từ việc cấp tín dụng bao gồm chi phí huy động vốn để Nguyễn Minh Nhàn Lớp NHK – K11
  • 9. Khóa luận tốt nghiệp 4 Học viện ngân hàng cho vay, các chi phí hoạt động phục vụ cho vay, phần bù rủi ro và một phần lợi nhuận từ việc cho vay. Khi một trong ba hoặc cả ba đặc trưng trên không được đảm bảo sẽ là nguy cơ dẫn đến rủi ro và sẽ gây nên những tổn thất tín dụng cho ngân hàng nếu những rủi ro này thực sự xảy ra. Vậy rủi ro tín dụng nên được hiểu như thế nào? 1.1.2 Rủi ro tín dụng trong hoạt động của các NHTM. 1.1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng hiểu một cách chung nhất là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay của ngân hàng, thể hiện qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả không đúng hạn cho ngân hàng. Nói một cách khác là người vay đã không thực hiện đúng cam kết vay vốn theo hợp đồng tín dụng, không tuân thủ theo nguyên tắc hoàn trả khi đáo hạn. Do vậy, rủi ro tín dụng còn được gọi là rủi ro mất khả năng chi trả hay rủi ro sai hẹn. Tuy nhiên, ta nên hiểu rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất. Điều này có nghĩa là một khoản vay dù chưa quá hạn nhưng vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tổn thất. Một ngân hàng mặc dù có tỷ lệ nợ quá hạn thấp nhưng nguy cơ rủi ro tín dụng cao nếu tập trung đầu tư vào một nhóm khách hàng hoặc một loại ngành nghề. Cách hiểu này giúp cho ngân hàng chủ động phòng ngừa, trích lập dự phòng, đảm bảo bù đắp tổn thất khi xảy ra rủi ro. Về mặt định lượng: rủi ro tín dụng được phản ánh bởi số tiền nợ quá hạn của ngân hàng. Về mặt định tính: rủi ro tín dụng có quan hệ ngược chiều với chất lượng tín dụng. Rủi ro tín dụng cao khi chất lượng tín dụng thấp và ngược lại. 1.1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng. Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh, rủi ro tín dụng được phân chia thành các loại sau: Nguyễn Minh Nhàn Lớp NHK – K11
  • 10. Khóa luận tốt nghiệp 5 Học viện ngân hàng Sơ đồ 1.1 Các loại rủi ro tín dụng Rủi ro lựa chọn Rủi ro giao Rủi ro đảm dịch bảo Rủi ro nghiệp Rủi ro tín dụng vụ Rủi ro nội tại Rủi ro danh mục Rủi ro tập trung Rủi ro giao dịch: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch bao gồm: - Rủi ro lựa chọn: là rủi ro liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, phương án vay vốn để quyết định tài trợ của ngân hàng. - Rủi ro bảo đảm: là rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại TSĐB, chủ thể đảm bảo, cách thức bảo đảm và mức cho vay trên giá trị của TSĐB. - Rủi ro nghiệp vụ: rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng và kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề. Rủi ro danh mục: là rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng. Rủi ro danh mục bao gồm: - Rủi ro nội tại: là rủi ro xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực Nguyễn Minh Nhàn Lớp NHK – K11
  • 11. Khóa luận tốt nghiệp 6 Học viện ngân hàng kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn. - Rủi ro tập trung: là trường hợp tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao. 1.1.2.3 Đặc điểm của rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng có những đặc điểm cơ bản sau: Rủi ro tín dụng mang tính gián tiếp: Trong quan hệ tín dụng, ngân hàng chuyển giao quyền sử dụng vốn cho khách hàng. Rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng gặp những tổn thất và thất bại trong quá trình sử dụng vốn. Nói cách khác những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của khách hàng là nguyên nhân chủ yếu gây ra rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng và phức tạp: đặc điểm này biểu hiện ở sự đa dạng, phức tạp của nguyên nhân, hình thức, hậu quả của rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng có tính tất yếu luôn tồn tại và gắn liền với hoạt động tín dụng của ngân hàng: tình trạng thông tin bất cân xứng đã làm cho ngân hàng không thể nắm bắt được dấu hiệu rủi ro một cách toàn diện và đầy đủ, điều này làm cho bất cứ khoản vay nào cũng tiềm ẩn rủi ro đối với ngân hàng. 1.1.2.4 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng. Có ba nhóm nguyên nhân cơ bản dẫn đến rủi ro tín dụng: Nguyên nhân từ phía ngân hàng: - Cán bộ tín dụng không tuân thủ chính sách tín dụng, không chấp hành đúng quy trình cho vay. Cán bộ tín dụng yếu kém về trình độ nghiệp vụ hoặc vi phạm đạo đức kinh doanh. - Chính sách tín dụng chưa hợp lý, quá nhấn mạnh vào mục tiêu lợi nhuận dẫn đến cho vay đầu tư quá liều lĩnh, tập trung quá nhiều vào một số đối Nguyễn Minh Nhàn Lớp NHK – K11
  • 12. Khóa luận tốt nghiệp 7 Học viện ngân hàng tượng khách hàng hoặc một ngành kinh tế, một khu vực kinh tế hoặc một loại hình cho vay. - Do thiếu am hiểu thị trường, thiếu thông tin hoặc phân tích thông tin không đầy đủ dẫn đến cho vay và đầu tư không hợp lý. Nguyên nhân từ phía khách hàng: - Sử dụng vốn sai mục đích, kém hiệu quả. - Kinh doanh thua lỗ liên tục, hàng hóa không tiêu thụ được. - Chủ doanh nghiệp thiếu năng lực điều hành, tham ô, lừa đảo. - Do mất đoàn kết trong nội bộ hội đồng quản trị, ban điều hành. Nguyên nhân khách quan: - Do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, chiến tranh… - Tình hình an ninh trong nước, khu vực bất ổn định. - Do khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế, lạm phát, mất thăng bằng cán cân thanh toán quốc tế, tỷ giá hối đoái biến động bất thường. - Môi trường pháp lý không thuận lợi, lỏng lẻo trong quản lý vĩ mô. 1.1.2.5 Thiệt hại từ rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng luôn tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng và đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội của một quốc gia, thậm chí có thể lan rộng trên toàn cầu. Đối với ngân hàng bị rủi ro: Khi rủi ro tín dụng xảy ra, ngân hàng sẽ không thu hồi được nợ (gốc, lãi và các loại phí), điều này làm cho nguồn vốn của ngân hàng bị thất thoát. Trong khi đó, ngân hàng vẫn phải trả lãi cho nguồn vốn huy động đầu vào dùng để đầu tư cho khoản vay đó. Do vậy, lợi nhuận của ngân hàng sẽ bị giảm sút, nếu trầm trọng hơn có thể dẫn đến phá sản. Đối với hệ thống ngân hàng: Mỗi một ngân hàng trong nền kinh tế có mối liên hệ mật thiết với hệ thống ngân hàng và các tổ chức kinh tế, xã hội và cá nhân. Do vậy, nếu một ngân hàng có kết quả hoạt động xấu hay nghiêm trọng hơn là mất khả năng thanh toán và phá sản thì sẽ gây ra hiệu ứng domino ảnh hưởng xấu đến toàn bộ hệ thống ngân hàng. Nguyễn Minh Nhàn Lớp NHK – K11
  • 13. Khóa luận tốt nghiệp 8 Học viện ngân hàng Đối với nền kinh tế: Ngân hàng là kênh bơm và hút tiền cho nền kinh tế. Vì vậy, rủi ro tín dụng gây nên sự phá sản một ngân hàng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng và từ đó sẽ làm cho nền kinh tế bị rối loạn, hoạt động kinh tế mất ổn định. Trong quan hệ kinh tế đối ngoại: Làm ảnh hưởng đến vị thế và hình ảnh của hệ thống tài chính – ngân hàng quốc gia cũng như toàn bộ nền kinh tế của quốc gia đó. 1.1.2.6 Đánh giá rủi ro và chất lượng tín dụng. Chất lượng tín dụng là tiêu chí để đánh giá hiệu quả và tính an toàn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Một khoản vay tốt là khoản vay ngân hàng có thể thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn. Thông thường đánh giá rủi ro và chất lượng tín dụng người ta thường căn cứ vào các chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu: Tỷ lệ nợ quá hạn x 100% Tỷ lệ nợ xấu x 100% Nợ xấu (hay nợ có vấn đề, nợ không lành mạnh, nợ khó đòi, nợ không thể đòi, …) là những khoản nợ mang các đặc trưng: Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng khi các cam kết này đã hết hạn. Tình hình tài chính của khách hàng đang và có chiều hướng xấu dẫn đến có khả năng ngân hàng không thu hồi được cả vốn lẫn lãi. TSĐB được đánh giá là giá trị phát mãi không đủ để thu hồi cả gốc và lãi. Thông thường về thời gian là các khoản nợ quá hạn ít nhất là 90 ngày. Nguyễn Minh Nhàn Lớp NHK – K11
  • 14. Khóa luận tốt nghiệp 9 Học viện ngân hàng Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu càng cao thì chất lượng tín dụng ngân hàng càng thấp và ngược lại. Tuy nhiên, xem xét tỷ lệ nợ quá hạn của một ngân hàng còn cần phải xem xét đến quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng đó. Hệ số dư nợ tín dụng x 100% Hệ số này cho ta thấy tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tổng tài sản có của ngân hàng. Hệ số này càng lớn thì rủi ro tín dụng đối với ngân hàng đó càng cao. Thông thường, tổng dư nợ cho vay của ngân hàng được chia thành 3 nhóm: Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng tốt: là những khoản cho vay có mức độ rủi ro thấp nhưng có thể mang lại thu nhập không cao cho ngân hàng. Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng tín dụng trung bình: là những khoản cho vay có mức độ rủi ro có thể chấp nhận được và thu nhập mang lại cho ngân hàng là vừa phải. Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng. Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng xấu: là những khoản cho vay có mức độ rủi ro lớn nhưng có thể mang lại thu nhập cao cho ngân hàng. Thông thường, đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ vay của các ngân hàng. 1.1.2.7 Biện pháp phòng ngừa và xử lý khi có rủi ro tín dụng. a. Dấu hiệu nhận dạng rủi ro tín dụng. Các dấu hiệu nhận dạng rủi ro tín dụng bao gồm: - Sự chậm trễ bất thường và không có lý do trong việc cung cấp các báo cáo tài chính và lịch trả nợ đã thỏa thuận. - Phát sinh các khoản nợ cần phải cơ cấu lại. Nguyễn Minh Nhàn Lớp NHK – K11
  • 15. Khóa luận tốt nghiệp 10 Học viện ngân hàng - Những bất lợi trong cơ cấu nguồn vốn, thanh khoản hay mức độ hoạt động. - Những thay đổi bất ngờ về số dư tiền gửi tại ngân hàng theo chiều hướng sụt giảm. - Giá cổ phiếu công ty thay đổi bất lợi; thu nhập ròng giảm trong một hay nhiều năm; đặc biệt quan tâm đến các chỉ tiêu ROA, ROE, EBIT; hạn chế trả cổ tức. b. Các biện pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng. Các NHTM thường phải phối hợp áp dụng tích cực nhiều biện pháp để phòng ngừa và khắc phục hậu quả của rủi ro tín dụng như sau: - Khẩn trương nắm bắt thông tin và báo cáo kịp thời vấn đề thực chất liên quan đến tín dụng. - Tách chức năng cho vay và xử lý tín dụng ra riêng biệt nhằm tránh xung đột có thể xảy ra về quan điểm cho vay. - Tận dụng tối đa các cơ hội để thu hồi nợ, dự tính những nguồn có thể dùng để thu hồi nợ có vấn đề, tận thu nợ từ việc phát mại TSĐB. - Thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc NHTM với nhiệm vụ tận thu nợ, thực hiện việc bán lại các khoản nợ xấu, bán TSĐB để thu hồi nợ. - Phân loại nợ và trích lập DP RRTD tạo nguồn bù đắp cho các tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra. Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng là một trong các biện pháp hiệu quả để phòng ngừa và khắc phục hậu quả của rủi ro tín dụng. 1.2 Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại. 1.2.1 Khái niệm về phân loại nợ và trích lập dự phòng. Phân loại nợ là việc các TCTD căn cứ vào các tiêu chí định tính và định lượng để đánh giá mức độ rủi ro của các khoản vay và các cam kết ngoại bảng. Trên cơ sở đó phân loại các khoản nợ vào các nhóm nợ thích hợp. Nguyễn Minh Nhàn Lớp NHK – K11
  • 16. Khóa luận tốt nghiệp 11 Học viện ngân hàng Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng là biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng bằng cách lập một khoản tiền để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của TCTD không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng ở đây là khoản tiền dự phòng được trích cho các khoản tín dụng nội bảng và cam kết ngoại bảng. Khoản dự phòng này được hạch toán vào chi phí hoạt động của TCTD. Dự phòng bao gồm hai loại: Dự phòng cụ thể: là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 của Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN. Dự phòng chung: là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của TCTD khi chất lượng các khoản nợ suy giảm. 1.2.2 Sự cần thiết phải phân loại nợ và trích lập DP RRTD. Trong điều kiện hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ các hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ các hoạt động của NHTM, rủi ro tín dụng là rủi ro chủ yếu mà các ngân hàng phải đối mặt. Rủi ro tín dụng xảy ra không những gây ra tổn thất về mặt tài chính mà còn gây ra những tổn thất về uy tín, vị thế, hình ảnh. Đây là những tổn thất không thể lượng hóa được và ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, quản trị rủi ro tín dụng vẫn luôn là vấn đề được các ngân hàng đặc biệt quan tâm. Có nhiều biện pháp mà các ngân hàng có thể sử dụng để phòng ngừa rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, trong các khoản tín dụng vẫn luôn tồn tại một phần rủi ro mà các ngân hàng không thể xác định và đo lường được để có biện pháp phòng tránh. Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng cần thiết phải thành lập và duy trì “dự trữ cho các khoản tổn thất”. Nói cách khác, các NHTM cần thiết phải trích lập DP RRTD cho chính mình. Để trích lập dự phòng phù hợp với mức độ rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt việc phân loại nợ các khoản Nguyễn Minh Nhàn Lớp NHK – K11
  • 17. Khóa luận tốt nghiệp 12 Học viện ngân hàng vay và cam kết ngoại bảng vào các nhóm có mức độ rủi ro khác nhau cũng là cần thiết. Thông qua việc phân loại nợ và trích lập DP RRTD, các NHTM không chỉ củng cố vững chắc được việc quản trị rủi ro tín dụng mà còn gián tiếp góp phần đảm bảo sự ổn định, tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. 1.2.3 Quy định về phân loại nợ và trích lập DP RRTD. Hiện nay, việc phân loại nợ và trích lập DP RRTD của các NHTM Việt Nam được thực hiện theo Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các TCTD và Quyết định 18/2007/QĐ – NHNN sửa đổi bổ sung Quyết định 493. 1.2.3.1 Đối tượng phải phân loại nợ và trích lập DP RRTD. Theo Quyết định 493, TCTD hoạt động tại Việt Nam trừ Ngân hàng Chính sách xã hội phải thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng. Trường hợp chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam muốn thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo quy định của ngân hàng nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trình NHNN chính sách lập dự phòng của ngân hàng mẹ để xem xét, quyết định. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được phép thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo quy định của Hội sở chính ngân hàng nước ngoài sau khi được NHNN chấp thuận bằng văn bản. 1.2.3.2 Đối tượng phân loại nợ và trích lập DP RRTD. Các NHTM phải phân loại nợ và trích lập DP RRTD đối với các khoản cho vay, các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay và chấp nhận thanh toán trừ các trường hợp sau: Các khoản cho vay bằng nguồn vốn tài trợ, ủy thác của bên thứ ba mà bên thứ ba cam kết chịu toàn bộ trách nhiệm xử lý rủi ro khi xảy ra tổn thất. Các khoản cho vay bằng nguồn vốn góp đồng tài trợ của TCTD mà TCTD không chịu bất cứ rủi ro nào thì TCTD không phải trích lập dự phòng rủi Nguyễn Minh Nhàn Lớp NHK – K11
  • 18. Khóa luận tốt nghiệp 13 Học viện ngân hàng ro nhưng vẫn phải tiến hành phân loại nợ nhằm đánh giá đúng tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng để phục vụ cho công tác quản lý rủi ro tín dụng. 1.2.3.3 Thời điểm thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Quyết định 493 quy định thời điểm phân loại nợ và trích lập DP RRTD như sau: Ít nhất mỗi quý một lần, trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng tiếp theo, TCTD thực hiện phân loại nợ gốc và trích lập dự phòng rủi ro đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối ngày làm việc cuối cùng của quý (tháng) trước. Riêng đối với quý IV, trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng 12, TCTD thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đến thời điểm cuối ngày 30 tháng 11. Đối với các khoản nợ xấu, TCTD phải thực hiện việc phân loại nợ, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng trên cơ sở hàng tháng để phục vụ cho công tác quản lý chất lượng và rủi ro tín dụng. 1.2.3.4 Các phương pháp phân loại nợ. Các khoản nợ của TCTD được phân loại vào các nhóm theo hai phương pháp: phương pháp định lượng và phương pháp định tính.  Phân loại nợ theo phương pháp định lượng: được áp dụng với các NHTM không có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Đây là phương pháp được các ngân hàng sử dụng để phân tích, đánh giá khoản vay dựa trên cơ sở thời gian quá hạn của khoản vay đó. Nói cách khác, ngân hàng căn cứ vào thời gian quá hạn của các khoản vay để đánh giá chất lượng và xếp hạng tín dụng. Theo quyết định 493/2005/QĐ – NHNN và quyết định 18/2007/QĐ – NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 493, nợ được phân thành 5 nhóm như sau: Nguyễn Minh Nhàn Lớp NHK – K11
  • 19. Khóa luận tốt nghiệp 14 Học viện ngân hàng a. Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: - Các khoản nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đủ cả gốc lẫn lãi đúng hạn. - Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn còn lại. b. Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày. - Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì TCTD phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu). c. Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2. - Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng. d. Nhóm 4 ( Nợ nghi ngờ) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. e. Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. Nguyễn Minh Nhàn Lớp NHK – K11
  • 20. Khóa luận tốt nghiệp 15 Học viện ngân hàng - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn. - Các khoản nợ khoanh, chờ xử lý. TCTD có thể phân loại các khoản nợ vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn trong các trường hợp sau đây:  Đối với các khoản nợ quá hạn, TCTD phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: - Khách hàng trả đầy đủ phần nợ gốc và lãi bị quá hạn (kể cả lãi áp dụng đối với nợ gốc quá hạn) và nợ gốc và lãi của các kỳ hạn trả nợ tiếp theo trong thời gian tối thiểu sáu tháng đối với khoản nợ trung và dài hạn, ba tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn. - Có tài liệu, hồ sơ chứng minh các nguyên nhân làm khoản nợ bị quá hạn đã được xử lý, khắc phục. - TCTD có đủ cơ sở (thông tin, tài liệu kèm theo) đánh giá là khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.  Đối với các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, TCTD phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: - Khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại trong thời gian tối thiểu sáu tháng đối với các khoản nợ trung và dài hạn, ba tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn được cơ cấu lại. - Có tài liệu, hồ sơ chứng minh các nguyên nhân làm khoản nợ phải cơ cấu lại thời hạn trả nợ đã được xử lý, khắc phục. - TCTD có đủ cơ sở (thông tin, tài liệu kèm theo) để đánh giá là khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn đã được cơ cấu lại còn lại. Nguyễn Minh Nhàn Lớp NHK – K11
  • 21. Khóa luận tốt nghiệp 16 Học viện ngân hàng TCTD phải chuyển khoản nợ vào nhóm có rủi ro cao hơn trong các trường hợp sau đây:  Toàn bộ dư nợ của một khách hàng tại một TCTD phải được phân loại vào cùng một nhóm nợ. Đối với khách hàng có từ hai khoản nợ trở lên tại TCTD mà có bất cứ một khoản nợ nào bị phân loại vào nhóm có rủi ro cao hơn các khoản nợ khác, TCTD phải phân loại lại các khoản nợ còn lại của khách hàng vào nhóm có rủi ro cao nhất đó.  Đối với khoản cho vay hợp vốn, TCTD làm đầu mối phải thực hiện phân loại nợ đối với khoản cho vay hợp vốn và phải thông báo kết quả phân loại nợ cho các TCTD tham gia cho vay hợp vốn. Trường hợp khách hàng vay hợp vốn có một hoặc một số các khoản nợ khác tại TCTD tham gia cho vay hợp vốn đã phân loại vào nhóm nợ không cùng nhóm nợ của khoản nợ vay hợp vốn do TCTD làm đầu mối phân loại, TCTD tham cho vay hợp vốn phân loại lại toàn bộ dư nợ (kể cả phần dư nợ cho vay hợp vốn) của khách hàng vay hợp vốn vào nhóm nợ do TCTD đầu mối phân loại hoặc do TCTD tham gia cho vay hợp vốn phân loại tuỳ theo nhóm nợ nào có rủi ro cao hơn.  TCTD phải chủ động phân loại các khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn theo đánh giá của TCTD khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây: - Có những diễn biến bất lợi tác động tiêu cực đến môi trường, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng. - Các khoản nợ của khách hàng bị các TCTD khác phân loại vào nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn (nếu có thông tin). - Các chỉ tiêu tài chính của khách hàng (về khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, tỷ lệ nợ trên vốn và dòng tiền) hoặc khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm liên tục hoặc có biến động lớn theo chiều hướng suy giảm. - Khách hàng không cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin tài chính theo yêu cầu của TCTD để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Nguyễn Minh Nhàn Lớp NHK – K11
  • 22. Khóa luận tốt nghiệp 17 Học viện ngân hàng  Phân loại nợ theo phương pháp định tính: theo phương pháp này thì việc phân loại nợ không chỉ căn cứ vào số ngày quá hạn của khoản nợ mà căn cứ trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chính sách DP RRTD của ngân hàng đó. Chính vì vậy cách phân loại này sẽ chỉ phù hợp với những NHTM đã tổ chức triển khai và áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Trên cơ sở đó, các khoản nợ cũng được phân thành 5 nhóm như sau: - Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn. - Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ được TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ. - Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được TCTD đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được TCTD đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi. - Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được TCTD đánh giá là khả năng tổn thất cao. - Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được TCTD đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Đối với các cam kết ngoại bảng (bao gồm: các khoản bảo lãnh, chấp nhận thanh toán và cam kết cho vay không hủy ngang vô điều kiện và có thời điểm thực hiện cụ thể), TCTD phải phân loại vào các nhóm theo phương pháp định lượng và định tính như sau: Khi TCTD chưa phải thực hiện nghĩa vụ theo cam kết, TCTD phân loại đối với các cam kết ngoại bảng như sau: - Phân loại vào nhóm 1 nếu TCTD đánh giá khách hàng có khả năng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo cam kết. - Phân loại vào nhóm 2 trở lên tùy theo đánh giá của TCTD nếu TCTD đánh giá khách hàng không có khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Nguyễn Minh Nhàn Lớp NHK – K11
  • 23. Khóa luận tốt nghiệp 18 Học viện ngân hàng Khi TCTD phải thực hiện nghĩa vụ theo cam kết, TCTD phân loại các khoản trả thay đối với khoản bảo lãnh, các khoản thanh toán đối với chấp nhận thanh toán vào các nhóm như sau: - Phân loại vào nhóm 3 nếu quá hạn dưới 30 ngày. - Phân loại vào nhóm 4 nếu quá hạn từ 30 đến 90 ngày. - Phân loại vào nhóm 5 nếu quá hạn từ 91 ngày trở lên. TCTD phân loại theo nguyên tắc: các khoản trả thay đối với khoản bảo lãnh, các khoản thanh toán đối với chấp nhận thanh toán vào nhóm nợ có rủi ro tương đương hoặc cao hơn nhóm nợ mà các khoản bảo lãnh, chấp nhận thanh toán đã được phân loại trước đó. 1.2.3.5 Quy định về trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN và Quyết định 18/2007/QĐ – NHNN yêu cầu các NHTM thực hiện trích lập hai loại DP RRTD là dự phòng chung và dự phòng cụ thể. - Dự phòng chung: TCTD thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75 % tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 cộng với các cam kết ngoại bảng. Trong thời hạn tối đa 5 năm kể từ ngày 15/05/2005 TCTD phải thực hiện trích lập đủ số tiền dự phòng theo quy định. - Dự phòng cụ thể: Trên cơ cở các khoản nợ đã được phân loại vào từng nhóm cụ thể, NHTM sẽ tiến hành trích lập số dự phòng cụ thể cho từng khoản nợ như sau: Bảng 1.1 Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo Quyết định 493 Nhóm nợ Tỷ lệ trích lập Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) 0% Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) 5% Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) 20% Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) 50% Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) 100% Nguyễn Minh Nhàn Lớp NHK – K11
  • 24. Khóa luận tốt nghiệp 19 Học viện ngân hàng Số tiền dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ được tính theo công thức sau: R = max {0, (A - C)} x r Trong đó: R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích A: giá trị của khoản nợ C: giá trị của TSĐB r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể TSĐB đưa vào để khấu trừ khi tính số tiền dự phòng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: - TCTD có quyền phát mại TSĐB theo hợp đồng bảo đảm khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. - Thời gian tiến hành phát mại TSĐB theo dự kiến của TCTD là không quá một năm đối với TSĐB không phải là bất động sản và không quá hai năm đối với TSĐB là bất động sản, kể từ khi bắt đầu tiến hành việc phát mại TSĐB. Trường hợp TSĐB không đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên hoặc không phát mại được, giá trị khấu trừ của TSĐB đó (C) phải coi là bằng không. Giá trị khấu trừ của TSĐB (C) được xác định trên cơ sở tích số giữa tỷ lệ khấu trừ với giá trị TSĐB: Giá trị của các loại TSĐB được quy định như sau: - Giá trị thị trường của vàng tại thời điểm trích lập dự phòng cụ thể. - Mệnh giá của trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc và các loại giấy tờ có giá, trừ trái phiếu của các TCTD, doanh nghiệp. - Giá trị trên thị trường chứng khoán của chứng khoán do doanh nghiệp và TCTD khác phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán tại thời điểm trích lập dự phòng cụ thể. - Giá trị của TSĐB là chứng khoán do doanh nghiệp và TCTD khác phát hành chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán, động sản, bất động sản và các TSĐB khác ghi trong biên bản Nguyễn Minh Nhàn Lớp NHK – K11
  • 25. Khóa luận tốt nghiệp 20 Học viện ngân hàng định giá gần nhất được TCTD và khách hàng thống nhất (nếu có) hoặc hợp đồng bảo đảm. - Giá trị còn lại của tài sản cho thuê tài chính tính theo hợp đồng cho thuê tài chính tại thời điểm trích lập dự phòng cụ thể. - Giá trị của TSĐB hình thành từ vốn vay tương ứng số tiền giải ngân theo hợp đồng tín dụng tại thời điểm trích lập dự phòng cụ thể. Tỷ lệ khấu trừ để xác định giá trị khấu trừ của TSĐB (C) do TCTD tự xác định trên cơ sở giá trị có thể thu hồi từ việc phát mại TSĐB sau khi trừ đi các chi phí phát mại TSĐB dự kiến tại thời điểm trích lập dự phòng cụ thể, nhưng không được vượt quá tỷ lệ khấu trừ tối đa quy định sau đây: Bảng 1.2 Tỷ lệ khấu trừ tối đa TSĐB Tỷ lệ khấu Loại tài sản đảm bảo trừ tối đa Số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá bằng 100% Đồng Việt Nam do TCTD phát hành Tín phiếu Kho bạc, vàng, số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết 95% kiệm, giấy tờ có giá bằng ngoại tệ do TCTD phát hành Trái phiếu Chính phủ: - Có thời hạn còn lại từ 1 năm trở xuống 95% - Có thời hạn còn lại từ 1 năm đến 5 năm 85% - Có thời hạn còn lại trên 5 năm 80% Chứng khoán, công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá do các TCTD khác phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chứng 70% khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán Chứng khoán, công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá do doanh nghiệp phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chứng 65% khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán Chứng khoán, công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá do các TCTD khác phát hành chưa được niêm yết trên Sở giao dịch 50% chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán Bất động sản 50% Các loại TSĐB khác 30% Nguồn: Quyết định 493/2005 /QĐ– NHNN. Nguyễn Minh Nhàn Lớp NHK – K11
  • 26. Khóa luận tốt nghiệp 21 Học viện ngân hàng CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN LOẠI NỢ VÀ TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHTM CP Á CHÂU. 2.1 Khái quát về NHTM CP Á Châu. 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHTM CP Á Châu. Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (tên giao dịch quốc tế là ASIA COMMERCIAL BANK – viết tắt là ACB) được thành lập vào ngày 04/06/1993. Trải qua gần 19 năm hoạt động, ACB đã không ngừng phát triển và ngày càng hoàn thiện cả về số lượng và chất lượng nghiệp vụ. Với chiến lược kinh doanh đúng đắn, ACB hiện nay là ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh nhất trong khối các NHTM ngoài quốc doanh. Tính đến ngày 31/12/2011, tổng tài sản có của ACB đạt 281.019.319 triệu đồng, vốn điều lệ là 9.376.965 triệu đồng, vốn tự có là 11.959.092 triệu đồng, số cán bộ gần 9.000 người làm việc tại 328 Chi nhánh và Phòng giao dịch tại các vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc. Để có được kết quả như ngày hôm nay, tập thể ban lãnh đạo và nhân viên đã cùng đoàn kết phấn đấu đưa ACB vượt qua những giai đoạn thăng trầm. Dưới đây là một số cột mốc đáng nhớ của ACB: - Giai đoạn 1993-1995: Đây là giai đoạn hình thành ACB. Trong giai đoạn này, xuất phát từ vị thế cạnh tranh, ACB hướng về khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực tư nhân, với quan điểm thận trọng trong cấp tín dụng, đi vào sản phẩm dịch vụ mới mà thị trường chưa có (cho vay tiêu dùng, dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, thẻ tín dụng). - Giai đoạn 1996-2000: ACB là NHTM CP đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế Master Card và Visa. Trong giai đoạn này, ACB đã bắt đầu tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại theo một chương trình đào tạo toàn diện, triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng, xây dựng hệ thống mạng diện rộng, nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động giao dịch và thực hiện tái cấu trúc cơ cấu tổ chức. - Giai đoạn 2001-2005: Cuối năm 2001, ACB chính thức vận hành công nghệ ngân hàng lõi là TCBS – The Complete Banking Solution – Giải pháp Nguyễn Minh Nhàn Lớp NHK – K11
  • 27. Khóa luận tốt nghiệp 22 Học viện ngân hàng ngân hàng toàn diện, cho phép tất cả CN & PGD kết nối mạng với nhau, giao dịch tức thời, dùng vùng cơ sở dữ liệu tập trung. Trong giai đoạn này, ACB đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và triển khai giai đoạn hai của chương trình hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. - Giai đoạn 2006-2009: ACB niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội vào tháng 11/2006. Trong giai đoạn này, ACB đã đẩy nhanh việc mở rộng mạng lưới hoạt động, thành lập mới 106 CN & PGD, thành lập công ty cho thuê tài chính ACB; nâng cấp hệ thống ngân hàng cốt lõi, áp dụng công nghệ thông tin vào vận hành và quản lý. - Năm 2008, ACB đã vinh dự được nhận danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” do tạp chí Euromoney trao tặng. - Năm 2009, hệ thống chấm điểm tín dụng đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp đã hoàn thành và áp dụng chính thức nhằm hỗ trợ cán bộ tín dụng ra quyết định cho vay. Hệ thống bàn trợ giúp (help desk) bắt đầu được triển khai. Và lần đầu tiên tại Việt Nam, chỉ có ACB nhận được 6 giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2009” do 6 tạp chí tài chính ngân hàng danh tiếng quốc tế (Asiamoney, FinanceAsia, Global Finance, Euromoney, The Asset and The Banker). - Năm 2010: ACB tăng cường công tác dự báo tình hình để có các quyết sách phù hợp nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động. Phát triển hệ thống kênh phân phối phi truyền thống như ngân hàng điện tử và bán hàng qua điện thoại (telesales). Trong năm, ACB nhận được 4 giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2010” từ các tạp chí tài chính danh tiếng là Asiamoney, FinanceAsia, Global Finance và The Asset. - Năm 2011: ACB đưa vào hoạt động thêm 45 CN & PGD. ACB tiếp tục nhận được giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2011” từ các tạp chí tài chính danh tiếng là Euromoney, Asiamoney và Global Finance. Nguyễn Minh Nhàn Lớp NHK – K11
  • 28. Khóa luận tốt nghiệp 23 Học viện ngân hàng 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của NHTM CP Á Châu. Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức, nhân sự và quản trị ngân hàng ACB ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM TOÁN NỘI BAN GIÁM ĐỐC BỘ PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG TÀI CHÍNH PHÒNG QUẢN LÝ RỦI RO THỊ TRƯỜNG PHÒNG THÔNG TIN QUẢN TRỊ TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KHỐI PHÁT TRIỂN KHỐI VẬN HÀNH KHỐI QUẢN LÝ KHỐI QUẢN TRỊ HÀNH KINH DOANH NGUỒN LỰC CHÍNH Phòng hỗ trợ & phát triển chi Phòng hỗ trợ tín dụng Phòng phát triển nhân sự Phòng hành chính, quản lý và nhánh khai thác tài sản Phòng nghiệp vụ giao dịch Phòng tuyển dụng Phòng Marketing Phòng xây dựng cơ bản Phòng quản lý quỹ Phòng quản trị nhân sự Phòng nghiên cứu thị trường Phòng kỹ thuật, cung ứng Phòng thẩm định tài sản Phòng quản lý đãi ngộ Phòng tổng hợp Trung tâm đào tạo Trung tâm pháp lý chứng từ Nhóm quan hệ nhân sự Nhóm truyền thông nội bộ Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2011 của ACB. Nguyễn Minh Nhàn Lớp NHK – K11
  • 29. Khóa luận tốt nghiệp 24 Học viện ngân hàng 2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM CP Á Châu. 2.1.3.1 Kết quả chung. Trong thời gian vừa qua, đặc biệt là giai đoạn từ năm 2008 đến nay, nền kinh tế thế giới phải đối mặt với rất nhiều biến động. Năm 2009, khi nền kinh tế thế giới mới bắt đầu có những dấu hiệu phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ bắt đầu từ cuối năm 2008 thì lại phải đối mặt với tình trạng nợ công, thâm hụt ngân sách của rất nhiều nước, đặc biệt là các nước Châu Âu mà được cho là hệ quả của việc tung ra các gói cứu trợ với khối lượng tiền tệ khổng lồ để cứu vãn nền kinh tế. Cho đến giai đoạn cuối năm 2010, các nước lại phải đương đầu với một vấn đề hết sức khó khăn là lạm phát. Tình trạng lạm phát, giá cả các mặt hàng liên tục thiết lập những mặt bằng mới, nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu khiến cho những triển vọng về phục hồi, tăng trưởng kinh tế trở nên mong manh hơn. Năm 2011, tình hình thế giới vẫn diễn biến phức tạp, sự phục hồi kinh tế toàn cầu diễn ra chậm chạp, nguy cơ tái khủng hoảng tài chính - kinh tế vẫn tiềm ẩn. Cuộc khủng hoảng nợ công bắt nguồn từ Hy Lạp lan tràn sang khắp các nước khu vực đồng tiền chung châu Âu. Tình hình nghiêm trọng đến mức các chuyên gia và tổ chức tài chính đều tính đến khả năng sụp đổ của đồng Euro. Kinh tế Mỹ trong năm qua cũng khó khăn không kém khi tốc độ tăng trưởng thấp trong khi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Xếp hạng tín dụng của Mỹ lần đầu tiên bị hạ bậc sau 70 năm. Theo Cơ quan phân tích kinh tế Mỹ (BEA), năm 2010, Châu Âu chiếm 56% tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài trên toàn cầu của Mỹ. Do đó, nếu cuộc khủng hoảng ở châu Âu ngày càng sâu thì những thiệt hại đối với nền kinh tế Mỹ càng lớn. Trong giai đoạn này, là một thành viên của nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng tác động không nhỏ, ảnh hưởng tới nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính - ngân hàng nói riêng. Năm 2009 và 3 quý đầu năm 2010, Chính phủ tung ra “gói kích cầu kinh tế”, nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng và giảm thiểu những tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Đầu năm 2011, trong Nghị Quyết số 11 của Chính phủ Nguyễn Minh Nhàn Lớp NHK – K11
  • 30. Khóa luận tốt nghiệp 25 Học viện ngân hàng lại đưa ra gói giải pháp gồm 6 nhóm giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội. Để cụ thế hóa tinh thần của Nghị quyết 11, NHNN đã ban hành Chỉ thị 01/2011/CT-NHNN chủ trương thắt chặt chính sách tiền tệ thông qua áp trần tăng trưởng tín dụng cả năm dưới 20%, giới hạn tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán dưới 15 – 16% đồng thời để lộ trình giảm tín dụng phi sản xuất của các ngân hàng về mức 22% tổng dư nợ vào 30/6/2011 và 16% tổng dư nợ vào cuối năm 2011. Chính sách áp trần huy động lãi suất dưới 14% và áp trần tăng trưởng tín dụng dưới 20% của NHNN cùng với sự cộng hưởng của hàng loạt các yếu tố bất ổn khác trong và ngoài nước đã khiến cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với kinh nghiệm gần 20 năm, NHTM CP Á Châu luôn có những thay đổi kịp thời, phù hợp với các diễn biến trên thị trường, một mặt vừa đảm bảo hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống và tăng trưởng, mặt khác vẫn đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của Chính phủ và NHNN trong việc thực hiện các mục tiêu của Chính sách tiền tệ. Kết thúc năm 2011 đầy khó khăn và biến động, ACB một lần nữa tiếp tục khẳng định vị thế một ngân hàng hàng đầu trong ngành ngân hàng Việt Nam. Điểm sáng trong năm qua có thể kể đến việc hoàn thành kế hoạch lợi nhuận tham vọng đặt ra từ đầu năm. Lợi nhuận trước thuế của ACB năm 2011 đạt xấp xỉ 4.203 tỷ đồng, bằng 1,35 lần cùng kỳ năm trước và vượt kế hoạch đã công bố đầu năm. Bảng 2.1 Mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch của ACB năm 2011 Đơn vị: tỷ đồng Thực % tăng Kế hoạch % so với Chỉ tiêu hiện 2010 trƣởng so 2011 kế hoạch 2011 với 2010 Lợi nhuận trước 4.100 4.203 102,50% 3.102 35,47% thuế Tổng tài sản 275.000 281.019 102,19% 205.103 37,01% Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010, 2011 của ACB. Trong khối các NHTM CP ngoài quốc doanh, ACB thuộc top các ngân hàng có kết quả hoạt động kinh doanh tốt. Mức lợi nhuận mà ngân hàng này đạt Nguyễn Minh Nhàn Lớp NHK – K11
  • 31. Khóa luận tốt nghiệp 26 Học viện ngân hàng được là tương đối cao so với các NHTM CP khác. Năm 2011, lợi nhuận sau thuế của ACB là 3.207 tỷ đồng, MB đạt 1.915 tỷ đồng, VP bank 799 tỷ đồng, Maritimebank 797 tỷ đồng,… Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2010 2009 Tổng giá trị tài sản 281.019.319 205.102.950 167.881.047 Thu nhập lãi thuần 6.607.558 4.163.770 2.800.528 Thuế và các khoản phải nộp 994.852 767.454 636.960 Lợi nhuận trước thuế 4.202.693 3.102.248 2.838.164 Lợi nhuận sau thuế 3.207.841 2.334.794 2.201.204 ROAtt 1.7% 1.7% 2.1% ROEtt 36% 28.9% 31.8% Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2009, 2010, 2011 của ACB Những số liệu ở bảng trên cho thấy quy mô tổng tài sản trong giai đoạn 2009 – 2011 thể hiện sự tăng trưởng với cơ cấu hợp lý. Tính đến 31/12/2011, tổng tài sản đạt 281.019 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2010, tỷ lệ này thấp hơn tỷ lệ tăng của năm 2009 là 59% mà một phần do quy mô của tổng tài sản ngày một tăng cao và mặt khác cũng phải chịu những tác động từ thị trường kinh doanh đầy biến động trong năm qua. Mặc dù vậy, tỷ lệ này cũng cao hơn so với năm 2010 là 22%, thể hiện những cố gắng và nỗ lực vượt bậc của ACB trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế nói chung và trong ngành ngân hàng nói riêng. Về hiệu quả kinh doanh, đến 31/12/2011, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEtt) của ACB đạt 36%, trong khi tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản bình quân (ROAtt) giữ nguyên ở mức 1,7%. Đạt được kết quả này có thể kể đến một nguyên nhân là hiệu quả hoạt động của các CN & PGD của ACB ngày càng cao. Số dư huy động và dư nợ cho vay bình quân trên mỗi nhân viên CN & PGD tăng lần lượt 11% và 28% so với cùng kỳ năm 2010. Năm 2011, thời gian trung bình để các CN & PGD mới thành lập trong vòng 24 tháng có lợi nhuận dương ổn định là khoảng 11 tháng, rút ngắn 3 tháng so với cùng kỳ năm trước. Nguyễn Minh Nhàn Lớp NHK – K11
  • 32. Khóa luận tốt nghiệp 27 Học viện ngân hàng 2.1.3.2 Hoạt động huy động vốn Hoạt động huy động vốn, mặc dù trong giai đoạn vừa qua gặp nhiều khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng và do quy định về trần lãi suất của NHNN nhưng ACB vẫn thu được kết quả vượt bậc. Tính đến ngày 31/12/2011, tổng lượng tiền gửi của khách hàng là 142.218 tỷ đồng tăng gần 33% so với năm 2010 trong khì bình quân ngành tăng trưởng 14,4%. Thị phần huy động của ACB ước tính ở mức 6,5% tăng gần 1% so với đầu năm. Bảng 2.3 Phân loại huy động vốn theo loại hình khách hàng Đơn vị: triệu đồng Năm 2010 Năm 2011 Loại hình KH Năm 2009 Số tiền (+/-) Số tiền (+/-) Công ty CP, công 12.776.923 14.537.693 12.11% 37.377.372 157.11% ty TNHH, DNTN Cá nhân 71.196.762 89.885.177 20.79% 102.498.322 14.03% Khác 2.945.511 2.513.741 -17.18% 2.342.397 -6.82% Tổng 86.919.196 106.936.611 18.72% 142.218.091 32.99% Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất ACB năm 2009, 2010, 2011 của ACB. Biểu đồ 2.1 Cơ cấu huy động vốn theo loại hình khách hàng 100% 80% 60% Khác 40% Công ty TNHH, Công 20% ty CP, DNTN 0% Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất ACB năm 2009, 2010, 2011 của ACB. Nhóm khách hàng chủ yếu của ACB vẫn là khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đây cũng chính là nhóm khách hàng định hướng của ngân hàng từ khi mới thành lập là hướng về khách hàng cá nhân và doanh nghiệp khu vực tư. Trong đó khách hàng cá nhân vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng lượng vốn huy động. Tuy nhiên, lượng tiền gửi thu hút từ các doanh nghiệp cũng có những bước tăng đáng kể. Năm 2011, lượng tiền gửi huy Nguyễn Minh Nhàn Lớp NHK – K11
  • 33. Khóa luận tốt nghiệp 28 Học viện ngân hàng động từ các doanh nghiệp đạt 37.377 tỷ đồng tăng 157% so với năm 2010. Có được kết quả như vậy là do: ACB đã tạo được niềm tin cho khách hàng tiền gửi và giao dịch với ngân hàng thông qua việc quảng bá thương hiệu, khẳng định uy tín của mình trên thị trường. Đồng thời, ACB cũng đã triển khai hàng loạt các sản phẩm, dịch vụ huy động vốn đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng như: các chương trình tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm rút gốc linh hoạt, tiết kiệm bậc thang, các bó sản phẩm với nhiều ưu đãi cho khách hàng… Trong những năm qua, ACB luôn chú trọng đến đối tượng khách hàng là cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực tư nhân có lượng vốn nhàn rỗi tạm thời thông qua chính sách khách hàng phù hợp để thu hút khách hàng mở tài khoản và giao dịch như ký kết các thỏa thuận hợp tác toàn diện về tín dụng, kết hợp huy động vốn và cung cấp dịch vụ… Xây dựng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong các lĩnh vực: huy động vốn, cho vay, thanh toán quốc tế… nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Điều này đã giúp khách hàng luôn tin tưởng, hài lòng, tin tưởng khi giao dịch với ngân hàng. 2.1.3.3 Hoạt động tín dụng. Về lĩnh vực tín dụng, ACB đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi thành phần kinh tế với nhiều sản phẩm tín dụng như: cho vay bổ sung vốn lưu động, cho vay tài trợ và đồng tài trợ các dự án đầu tư, cho vay tiêu dùng, cho vay sửa chữa nhà, cho vay mua nhà, cho vay du học, cho vay cán bộ công nhân viên, tài trợ xuất nhập khẩu, bao thanh toán,… Trong thời gian vừa qua, hoạt động tín dụng của ngân hàng được điều hành theo hướng chủ động, linh hoạt, vừa kịp thời thực hiện chính sách tiền tệ, góp phần bình ổn thị trường tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô đồng thời phù hợp với diễn biến kinh tế thị trường trong và ngoài nước. Với chính sách tăng tốc tín dụng ngày từ đầu năm, cho vay khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế của ACB năm 2011 tăng trưởng 18%, gấp khoảng 1,5 lần bình quân ngành, đưa thị phần tín dụng của ACB tăng thêm 0,2% lên 4%. Nguyễn Minh Nhàn Lớp NHK – K11
  • 34. Khóa luận tốt nghiệp 29 Học viện ngân hàng Đến 31/12/2011, dư nợ cho vay khách hàng đạt 102.809 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2010, tuy thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng tín dụng của năm 2010 là 40% nhưng con số này là phù hợp so với chính sách tín dụng của NHNN từ đầu năm là áp trần tăng trưởng tín dụng dưới 20%. Về cơ cấu tín dụng, trong những năm qua, cơ cấu tín dụng của chi nhánh đã có những bước chuyển dịch tích cực. Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn cho vay: Bảng 2.4 Phân loại tín dụng theo kỳ hạn cho vay Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ 2009 2010 2011 2008 tiêu Giá trị +/- Giá trị +/- Giá trị +/- CV ngắn 15.994.006 35.618.575 123,4% 43.889.956 23,22% 53.361.314 21,58% hạn CV trung 7.267.278 26.743.403 41,6% 43.305.149 61,95% 49.447.842 14,18% dài hạn Tổng 34.832.700 62.357.978 79,1% 87.195.105 39,83% 102.809.156 17,91% Nguồn: báo cáo kiểm toán hợp nhất năm 2009, 2010, 2011 của ACB. Trong giai đoạn 2009-2011, ACB có xu hướng chuyển dần từ tập trung cho vay trung dài hạn sang cho vay ngắn hạn. Trong năm 2008, dư nợ của ngân hàng tập trung nhiều hơn vào các khoản vay trung dài hạn, Trong năm này, dư nợ cho vay trung dài hạn của ngân hàng là 18.895.073 triệu đồng, chiếm 54,2% tổng dư nợ. Sang giai đoạn 2009-2011, dư nợ cho vay ngắn hạn tăng mạnh hơn so với số dư nợ cho vay trung dài hạn tăng thêm. Cụ thể, trong năm 2009, dư nợ ngắn hạn tăng 19.674 tỷ đồng tương ứng tăng 123,4% so với năm 2008, trong khi đó, dư nợ cho vay trung dài hạn chỉ tăng 7.859 tỷ đồng tương ứng tăng 41,6% so với năm 2008. Sang đến năm 2010, mặc dù tốc độ tăng của dư nợ cho vay ngắn hạn thấp hơn tốc độ tăng dư nợ cho vay trung dài hạn nhưng tổng dư nợ cho vay ngắn hạn (là 43.889 tỷ đồng) vẫn lớn hơn tổng dư nợ cho vay trung dài hạn (là 43.305 tỷ đồng). Năm 2011, dư nợ cho vay ngắn hạn lại tiếp tục tăng mạnh, tăng 9.471 tỷ đồng tăng 21,6% so với năm Nguyễn Minh Nhàn Lớp NHK – K11
  • 35. Khóa luận tốt nghiệp 30 Học viện ngân hàng 2010 tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của dư nợ cho vay trung dài hạn là 14,2% (tăng 6.142 tỷ đồng). Biểu đồ 2.2 Cơ cấu dƣ nợ theo kỳ hạn cho vay 100% 90% 80% 70% 60% 50% CV trung dài hạn 40% CV ngắn hạn 30% 20% 10% 0% 2009 2010 2011 Nguồn: báo cáo kiểm toán hợp nhất năm 2009, 2010, 2011 của ACB. Xu hướng chuyển sang cho vay ngắn hạn nhiều hơn khiến cho cơ cấu tín dụng theo loại hình cho vay của ngân hàng có sự thay đổi. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn của ACB là 45,8% trong năm 2008 lên 57,1% trong năm 2009 và đạt 51,9% trong năm 2011. Mặc dù vậy, ngân hàng vẫn duy trì một sự cân bằng tương đối giữa tỷ trọng cho vay ngắn hạn và cho vay trung dài hạn. Tỷ trọng cho vay trung dài hạn vẫn chiếm khá lớn trong tổng dư nợ của ngân hàng. Con số này đạt 42,88% năm 2009; 49,66% năm 2010 và đạt 48,1% năm 2011. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với cơ cấu nguồn vốn của ACB là vốn ngắn hạn chiếm chủ yếu nhưng tỷ trọng vốn trung và dài hạn cũng chiếm gần một nửa nguồn vốn của ngân hàng. Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế: Với định hướng là tập trung chủ yếu vào lĩnh vực bán lẻ, ACB chủ yếu tập trung dư nợ cho vay vào các đối tượng là công ty Cổ phần, công ty TNHH, DNTN (đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ), cá nhân và các thành phần khác. Nguyễn Minh Nhàn Lớp NHK – K11
  • 36. Khóa luận tốt nghiệp 31 Học viện ngân hàng Bảng 2.5 Phân loại tín dụng theo thành phần kinh tế Đơn vị tính: triệu đồng 2011 2010 2009 Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Giá trị Giá trị Tỷ trọng Giá trị trọng trọng DNNN 3.316.785 3,2% 5.017.568 5,8% 4.371.138 7,0% Công ty CP và TNHH, 62.315.955 60,6% 48.978.636 56,2% 34.252.753 54,9% DNTN Công ty liên 501.340 0,5% 388.615 0,45% 497.924 0,8% doanh Công ty 100% vốn 807.489 0,8% 204.820 0,2% 195.295 0,3% nước ngoài Hợp tác xã 20.611 0,0% 21.412 0,0% 28.698 0,0% Cá nhân, 35.846.976 34,9% 32.584.054 37,4% 23.005.195 36,9% khác Tổng 102.809.156 100% 87.195.105 100% 62.357.978 100% Nguồn: báo cáo kiểm toán hợp nhất năm 2009, 2010, 2011 của ACB. Trong 3 năm qua, ngân hàng có hướng mở rộng tín dụng đối với đối tượng là công ty TNHH, công ty cổ phần và DNTN, tỷ trọng dư nợ của nhóm đối tượng này trên tổng dư nợ tăng dần qua các năm. Đây là một dấu hiệu tốt, thể hiện ACB luôn quan tâm tới việc mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp các doanh nghiệp này có thêm nhiều cơ hội tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng dễ dàng, điều này cũng phù hợp với định hướng của NHNN. Dư nợ đối với nhóm đối tượng này đạt 34.252.753 triệu đồng (tương ứng 54,9% tổng dư nợ) trong năm 2009 và tăng lên 48.978.636 triệu đồng (tương ứng 56,2% tổng dư nợ) trong năm 2010 và lên 62.315.955 triệu đồng (tương ứng 60,6% tổng dư nợ) trong năm 2011. Trái ngược với công ty TNHH, công ty cổ phần và DNTN, tỷ trọng dư nợ đối với khách hàng cá nhân và các thành phần khác có xu hướng giảm qua các năm mặc dù dư nợ vẫn tăng. Trong năm 2009, dư nợ đối với nhóm đối tượng này đạt 23.005.195 triệu đồng (tương ứng 36,9% tổng dư nợ). Con số này tăng lên 32.584.054 triệu đồng (tương ứng 37,4% tổng dư nợ) trong năm 2010 và tăng lên 35.846.976 triệu đồng (tương ứng 34,9% tổng dư nợ) trong năm 2011. Mặc dù có sự thay đổi khá lớn về tỷ trọng dư nợ đối với nhóm đối tượng Nguyễn Minh Nhàn Lớp NHK – K11
  • 37. Khóa luận tốt nghiệp 32 Học viện ngân hàng công ty TNHH, công ty cổ phần và DNTN và tỷ trọng dư nợ đối với nhóm khách hàng cá nhân và các thành phần khác nhưng nhìn chung dư nợ của ngân hàng vẫn tập trung chủ yếu vào hai nhóm đối tượng này. Hai nhóm đối tượng này chiếm hơn 90% dư nợ cho vay của toàn ngân hàng. Điều này sẽ tránh được rủi ro tập trung cho vay vào một số khách hàng do nhu cầu vay vốn của khách hàng thuộc hai nhóm đối tượng này thường không quá lớn. Cơ cấu dư nợ theo ngành nghề kinh doanh. Bảng 2.6 Phân loại tín dụng theo thành phần kinh tế Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009 Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Giá trị Giá trị Giá trị trọng trọng trọng Thương mại 36,748,899 35.7% 27,617,019 31.7% 19,831,560 31.8% Dịch vụ 35,318,919 34.4% 33,421,670 38.3% 22,939,329 36.8% Sản xuất và gia công chế 15,188,861 14.8% 13,516,938 15.5% 11,266,591 18.1% biến Khác 15,552,477 15.1% 12,639,478 14.5% 8,320,498 13.3% Tổng 102,809,156 100% 87,195,105 100% 62,357,978 100% Nguồn: báo cáo kiểm toán hợp nhất năm 2009, 2010, 2011 của ACB. Biểu đồ 2.3 Cơ cấu dƣ nợ theo ngành nghề kinh doanh 100% 90% 80% 70% 60% Khác 50% SX và gia công chế biến 40% Thương mại 30% Dịch vụ 20% 10% 0% 2009 2010 2011 Nguồn: báo cáo kiểm toán hợp nhất năm 2009, 2010, 2011 của ACB. Đối tượng cho vay của ACB bao gồm nhiều ngành nghề như: dịch vụ; thương mại; sản xuất và gia công chế biến; xây dựng; kho bãi; giao thông vận Nguyễn Minh Nhàn Lớp NHK – K11
  • 38. Khóa luận tốt nghiệp 33 Học viện ngân hàng tải; thông tin liên lạc; nông lâm nghiệp; dịch vụ tài chính; tư vấn, kinh doanh bất động sản; khách sạn, nhà hàng; giáo dục đào tạo;… nhưng vị trí then chốt trong danh mục cho vay vẫn là dịch vụ, thương mại, sản xuất và gia công chế biến. Trong 3 năm trở lại đây, chiếm tỷ trọng lớn nhất là cho vay dịch vụ, tuy nhiên, tỷ trọng cho vay dịch vụ đang có xu hướng giảm xuống nhường chỗ cho cho vay thương mại và và các ngành khác. Tỷ trọng cho vay dịch vụ giảm mạnh từ 38,3% trong năm 2010 xuống 34,4% trong năm 2011. Trong khi đó, tỷ trọng dư nợ ngành thương mại tăng khá nhiều từ 31,7% năm 2010 đến năm 2011 đạt 35,7%. Tỷ trọng ngành sản xuất và gia công chế biến lại có xu hướng giảm qua các năm từ 18,07% năm 2009 giảm xuống 15,5% năm 2011, đến năm 2011 chỉ còn 14,8%. Tỷ trọng các ngành khác duy trì khá ổn định qua các năm. Mặc dù có sự biến đổi khá lớn về tỷ trọng của các ngành chủ yếu trong cơ cấu cho vay nhưng nhìn chung thì dư nợ của ba ngành đều tăng mạnh trong 3 năm vừa qua đặc biệt là ngành thương mại. Dư nợ ngành này trong năm 2010 tăng 7.785.459 triệu đồng so với năm 2009 và tiếp tục tăng 9.131.880 triệu đồng vào năm 2011. Tiếp đến là ngành dịch vụ với dư nợ tăng thêm 10.482.341 triệu đồng trong năm 2010 và 1.897.249 triệu đồng trong năm 2011. Sản xuất và gia công chế biến là ngành có dư nợ tăng thêm ít nhất trong ba ngành với 2.250.347 triệu đồng năm 2010 và 1.671.923 triệu đồng năm 2011. Lý giải về sự tăng trưởng ổn định trong dư nợ của ba ngành này có thể kể đến các chính sách lãi suất cho vay cạnh tranh của ACB, sự cải thiện trong chất lượng phục vụ khách hàng và chính sách tín dụng linh hoạt. Về các cam kết ngoại bảng: trong quá trình kinh doanh bình thường, ACB thực hiện nhiều cam kết khác nhau. Các cam kết này bao gồm: các khoản bảo lãnh, thư tín dụng. Nhìn chung, doanh số cam kết ngoại bảng của ACB tăng qua các năm. Tuy nhiên, doanh số này vẫn rất nhỏ so với dư nợ cho vay của ngân hàng. Tỷ trọng giữa thư tín dụng với các khoản bảo lãnh không chênh lệch nhau quá lớn. ACB dự kiến không bị tổn thất trọng yếu từ các nghiệp vụ này. Nguyễn Minh Nhàn Lớp NHK – K11
  • 39. Khóa luận tốt nghiệp 34 Học viện ngân hàng Bảng 2.7 Cam kết ngoại bảng Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009 Chỉ tiêu Tỷ Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị trọng Thư tín dụng 3,032,295 50.9% 2,385,649 58.7% 1,629,857 54.1% Bảo lãnh 2,929,299 49.1% 1,677,238 41.3% 1,380,674 45.9% Tổng 5,961,594 100.0% 4,062,887 100.0% 3,010,531 100.0% Nguồn: báo cáo kiểm toán hợp nhất năm 2009, 2010, 2011 của ACB. Về chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu của ACB qua các năm luôn ở mức thấp (dưới 1%). Giai đoạn năm 2009 – 2010, số dư nợ xấu không biến động nhiều chỉ vào khoảng 250.000 – 300.000 triệu đồng mặc dù dư nợ cho vay của ngân hàng có sự tăng trưởng mạnh. Riêng năm 2011, thực trạng tín dụng toàn hệ thống ngân hàng đang đi xuống, ACB tập trung nhiều nguồn lực cho việc phân tích nguyên nhân và cảnh báo nguy cơ phát sinh nợ quá hạn của hệ thống đồng thời thực thi rất quyết liệt công tác đốc thúc, xử lý thu hồi nợ. Kết quả cuối năm 2011, tỷ lệ nợ nhóm 3 đến nhóm 5 của ACB là 0,89%. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng luôn được quản lý chặt chẽ nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bảng 2.8 Tỷ lệ nợ xấu Chỉ tiêu Đơn vị tính 2009 2010 2011 Số dư nợ xấu Triệu đồng 254,680 292,806 917,967 Tỷ lệ nợ xấu % 0.41% 0.34% 0.89% Nguồn: báo cáo kiểm toán hợp nhất năm 2009, 2010, 2011 của ACB. Tóm lại có thể thấy ACB có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhưng tính an toàn và hiệu quả của hoạt động tín dụng vẫn luôn được đảm bảo, cụ thể trong nhiều năm qua tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ luôn dưới 1%. Năm 2009 và năm 2010, ACB là ngân hàng duy nhất trong nhóm các NHTM CP hàng đầu có tỷ lệ nợ xấu dưới 0,5%. Năm 2011, tỷ lệ nợ xấu của ACB là 0,89%, chỉ bằng xấp xỉ Nguyễn Minh Nhàn Lớp NHK – K11