SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  10
Télécharger pour lire hors ligne
TÀI LIỆU THAM KHẢO CỦA CÂU LẠC BỘ TRĂNG NON
1
CHÂN DUNG NHÀ TRỊ LIỆU
ALBERT ELLIS
Nguồn www.albertellis.org và www.rebt.ws
Biên dịch và tổng hợp: Cử nhân tâm lý LÊ THỊ HỒNG THANH
(Bài đã từng được đăng trên website Tâm lý Trị liệu năm 2008)
Albert Ellis sinh ngày 17-9-1913 ở Pittsburgh, cha mẹ ông là những người Do Thái. Ông là
anh cả, một người em trai kém ông 2 tuổi và một em gái kém ông 4 tuổi. Cha của Ellis là một
doanh nhân không mấy thành công; ông ít quan tâm tới các con và thường xuyên vắng nhà
đi làm ăn xa trong suốt tuổi thơ của các con. Trong tiểu sử của mình, Ellis miêu tả mẹ mình
là một phụ nữ chỉ quan tâm đến thế giới riêng của bà với một cảm xúc lưỡng cực. Theo Ellis,
bà là một người nói luyên thuyên rất nhiều mà không bao giờ lắng nghe, bà sẽ trình bày các
quan điểm mạnh mẽ của bà về hầu như mọi chủ đề nhưng hiếm khi đưa ra một nền tảng
thực tế nào cho những quan điểm đó. Giống như người cha, mẹ của Ellis rất xa cách với các
TÀI LIỆU THAM KHẢO CỦA CÂU LẠC BỘ TRĂNG NON
2
con mình. Ellis kể lại rất chi tiết rằng mẹ luôn ngủ khi ông đi tới trường và thường không ở
nhà khi ông trở về. Thay thế cho cảm giác cay đắng đó, ông tự nhận trách nhiệm chăm sóc
cho các em mình. Ông tự mua một chiếc đồng hồ báo thức bằng tiền riêng để thức dậy sớm
và mặc đồ cho các em. Dù thiếu thốn tình cảm, gia đình ông vẫn đủ sống cho đến khi sa sút.
Lúc đó cả ba đứa trẻ cần phải tìm việc làm để trợ giúp cho gia đình. Cậu bé Albert vốn yếu
ớt và trải qua nhiều vấn đề về sức khỏe trong suốt tuổi trẻ của mình. Lúc 5 tuổi, cậu phải
vào viện để làm một tiểu phẫu về thận, cậu cũng phải vào viện vì viêm amidan cấp. Albert
kể rằng ông đã 8 lần nhập viện chỉ trong độ tuổi từ 5 đến 7, có lần nhập viện kéo dài tới gần
một năm. Cha mẹ ông rất ít hoặc hầu như không biểu lộ tình cảm gì để nâng đỡ cho ông
trong suốt những năm đó, hiếm khi thăm nom hay khuyên nhủ ông. Ông nói mình đã học để
đương đầu với những nghịch cảnh theo như cách ông nói là "tạo thành một sự trưởng
thành dửng dưng với tình trạng bị bỏ rơi". Cha mẹ đã ly hôn khi ông 12 tuổi.
Thời trung học ông đã mơ ước trở thành người viết tiểu thuyết nổi tiếng nhất nước Mỹ. Kế
hoạch cuộc đời ông đặt ra là hoàn thành việc học trung học, kiếm tiền đủ để có thể nghỉ hưu
năm 30 tuổi và tự do viết mà không phụ thuộc vào tiền bạc. Cuộc suy thoái kinh tế thời đó
đã làm ông không thể thực hiện mong ước, nhưng ông vẫn hoàn thành việc học với tấm
bằng trung cấp về quản trị kinh doanh từ đại học thành phố New York. Năm 1938 ông trở
thành người quản lý nhân sự của một hãng bán quà tặng và đồ trang trí.
Ellis dùng thời gian rỗi để viết truyện ngắn, kịch, tiểu thuyết, thơ vui, tiểu luận và sách tả
thực. Ông cũng tìm cách viết về thể loại văn viễn tưởng vồn không phải xu hướng của ông,
nhưng nhờ đó mà ông nhận ra tài năng của mình về văn tả thực. Năm 28 tuổi, ông đã hoàn
thành khoảng hai tá bản thảo viết tay nhưng chưa có dịp đưa đi xuất bản.
Khả năng viết văn tả thực hướng ông viết về lĩnh vực bản năng giới tính của con người, và
ông đã thu được nhiều hiểu biết cho chuyên luận về tự do tình dục. Rất nhiều bạn bè bắt
đầu tìm tới ông để hỏi lời khuyên, và Ellis nhận ra rằng mình có thể tham vấn tốt như là việc
viết. Năm 1942, ông bắt đầu việc nghiên cứu để đạt tấm bằng thạc sỹ tâm lý lâm sàng tại đại
học Columbia nơi đã đào tạo những nhà tâm lý học theo trường phái phân tâm cổ điển. Ông
bắt đầu tự thực hành bán thời gian về tham vấn giới tính và gia đình không lâu sau khi nhận
bằng vào tháng 6-1943, trong khi vẫn học tập để đạt học vị tiến sĩ. Ellis bắt đầu xuất bản
TÀI LIỆU THAM KHẢO CỦA CÂU LẠC BỘ TRĂNG NON
3
những bài viết mới ngay trước khi nhận bằng tiến sĩ. Vào năm 1946, ông đã viết một bài phê
bình các trắc nghiệm nhân cách phóng chiếu dùng bút và giấy đang được sử dụng rộng rãi
mà không được chuẩn hóa. Ông kết luận rằng chỉ có Bảng khảo sát nhân cách của đại học
Minnesota (MMPI) mới là công cụ nghiên cứu chuẩn về nhân cách (Ellis,1946).
Sau khi đạt học vị tiến sĩ, Ellis tìm kiếm thêm cơ hội học tập về phân tâm học. Như hầu hết
các nhà tâm lý học thời đó cảm thấy hấp dẫn bởi tính huyền bí và phức tạp của các lý thuyết
của Freud. Không lâu sau khi nhận bằng tiến sĩ năm 1947, Ellis bắt đầu tiến hành tự phân
tâm với sự giám sát của Richard Hulbeck (người đã được Herman Rorschach phân tâm) và
lúc ấy là lãnh đạo khóa huấn luyện phân tâm tại Viện Karen Horney. Horney cũng để lại dấu
ấn lớn trong tư tưởng của ông, dù là chỉ qua các tác phẩm của Alfred Adler, Erich Fromm và
Hary Stack Sullivan cũng đóng vai trò định hình nên kiểu thức tâm lý học của ông.
Sự gia tăng về hiểu biết và kinh nghiệm trong phân tâm học càng làm cho ông băn khoăn về
nguyên tắc khoa học và tính hiệu lực của nó. Đầu năm 1947, Ellis xuất bản bài viết "Thần
giao cách cảm và Phân tâm học: Một bài phê bình về những nghiên cứu gần đây", bài đầu
tiên trong một loạt bài về chủ nghĩa huyền bí phản khoa học và tôn giáo tính trong tâm lý
học.
Sự tin tưởng của Ellis vào phân tâm học nhanh chóng thay đổi. Ông khám phá ra rằng khi
ông gặp thân chủ chỉ một lần mỗi tuần hoặc thậm chỉ vài tuần một lần, họ vẫn tiến triển
giống như khi ông gặp họ hàng ngày. Ông tạo thêm một vai trò năng động hơn, khuyên bảo
và trực tiếp giải thích như khi ông tham vấn về lĩnh vực gia đình và giới tính. Thân chủ của
ông dường như tiến triển tốt hơn là khi ông chỉ dùng kỹ thuật phân tâm một cách thụ động.
Cần nhớ rằng trước khi ông tiến hành phân tâm ông đã trăn trở với các vấn đề của mình
bằng cách đọc và thực hành theo các nhà triết học hoặc Epictetus, Marcus Aurelius, Spinoza
và Bertrand Russell, ông bắt đầu dạy các thân chủ của mình những triết lý mà ông đã ông đã
tự răn mình.
Khi kết thúc việc thực hành bán thời gian ở New York, Ellis làm việc toàn thời gian như một
nhà tâm lý cho bang New Jersey và trở thành nhà tâm lý học hàng đầu của bang vào năm
1950. Tuy nhiên, ông rời cương vị lãnh đạo của Trung tâm Chẩn đoán New Jersey và phát
TÀI LIỆU THAM KHẢO CỦA CÂU LẠC BỘ TRĂNG NON
4
triển công việc thực hành toàn thời gian của mình như một chuyên gia về tính dục. Ông là
nhà tâm lý học ủng hộ cho xu hướng tự do tính dục và tính dục đồng giới.
Trong suốt thời gian đầu của sự nghiệp, ông kết hôn hai lần và cả hai đều kết thúc. Những
người vợ và những người phụ nữ ông yêu đều không đem tới cho ông đứa con nào. Tất cả
các cuộc tình đều chóng vánh và kết thúc trong nhiều xung đột. Đó cũng là bối cảnh để ông
viết nên nhiều tác phẩm về chủ đề tính dục.
Do được nổi tiếng nhờ các tác phẩm đã xuất bản và lại có chuyên môn tinh thông về lĩnh
vực tính dục con người, Ellis là một trong những nhà tâm lý học ít ỏi ở New York có khả
năng kiếm tiền từ việc thực hành tâm lý. Ông nhận thấy rằng, hầu như tất cả những người
nhiễu tâm thông thường đều có xu hướng viện dẫn ra những suy nghĩ không hợp lý và cứng
nhắc. Điều mà Ellis nhận thấy là một khám phá lớn từ tác phẩm "Sự đau khổ, sự ngu ngốc và
các triệu chứng" của Dollard và Miller (1950). Trong sự kết hợp của họ về các khái niệm
phân tâm và hành vi, họ cho rằng tình trạng nhiễu tâm bị gây ra bởi sự ức chế có điều kiện
các suy nghĩ và hành vi vốn đưa đến lo âu.
Do vậy, một người có vẻ thông minh sẽ hoạt động trong những cách thức có vẻ ngu xuẩn
hoặc tự mình bỏ cuộc. Thay vào đó, Ellis đề nghị người ta nhận thức đầy đủ về những niềm
tin phi lý nhưng lại ngoan cố bám lấy họ mặc dù sự chỉ hướng của chúng là không hiệu quả.
Sự đề nghị quan trọng này kết hợp hài hòa với những điều ông đọc về các triết gia khắc kỷ
(stoics) như Marcus Aurelius và Epictetus, đưa ông hướng tới một lý thuyết tâm lý trị liệu
mới. Chủ nghĩa khắc kỷ cho rằng những cảm xúc thái quá như sợ hãi, ghen ghét xuất phát từ
những đánh giá sai lầm và rằng người thông thái, tức là người sống hợp đạo đức và có nhận
thức thông tuệ, có thể chịu đựng được chúng. Trạng thái thông tuệ đó, theo chủ nghĩa khắc
kỷ, được đạt tới bởi sự chấp nhận những nguyên lý ngụ ý trong những trích dẫn đi kèm. Đó
là, tất cả những cảm xúc dễ kích động, bối rối, cực độ là kết quả của cách thức mà một cá
nhân nhận định về hoàn cảnh của mình, chứ không phải do hoàn cảnh tạo ra.
Nếu bạn buồn phiền bởi điều gì đó ở bên ngoài, nỗi buồn phiền đó không phải do chính bản
thân điều đó, mà là do chính sự đánh giá của bạn, và điều đó bạn có khả năng để thu hồi vào
một lúc nào đó (Marcus Aurelius).
TÀI LIỆU THAM KHẢO CỦA CÂU LẠC BỘ TRĂNG NON
5
Tự do không thể có bằng việc làm thỏa mãn chính bạn với cái bạn mong muốn, nhưng có
thể có tự do bằng việc loại trừ ham muốn. (Epictetus)
Tháng 1-1953, Ellis tách rời khỏi cách tiếp cận phân tâm và có xu hướng về trị liệu nhận
thức. Ông đang chủ trương một cách tiếp cận tâm lý trị liệu mới mẻ, năng động và trực tiếp
hơn. Năm 1955, ông đặt tên cho cách tiếp cận mới của mình là Trị liệu cảm xúc hợp lý
(Rational-Emotive Therapy: RET), nó đòi hỏi nhà trị liệu giúp thân chủ hiểu biết rằng triết
lý sống của họ bao gồm nhiều niềm tin gây ra cảm giác đau khổ của họ và họ cần thay thế
những niềm tin phi lý bằng những niềm tin thích nghi hơn. Cách tiếp cận mới này sẽ công
kích nhằm để thay đổi những niềm tin và hành vi phủ nhận bản thân bằng việc chứng minh
sự phi lý và cứng nhắc của chúng. Năm tiếp theo, Ellis bắt đầu giảng dạy kỹ thuật mới của
mình cho những nhà trị liệu khác và vào năm 1957, ông công bố chính thức điều đầu tiên là
trường phái trị liệu nhận thức hành vi đề nghị các nhà trị liệu giúp con người chỉnh sửa
hành vi và suy nghĩ của họ như là sự trị liệu cho các nhiễu tâm.
Hai năm sau, Elllis xuất bản cuốn sách "Làm sao để sống cùng với chứng nhiễu tâm" dựa
trên phương pháp mới của mình. Năm sau đó, Ellis giới thiệu một bài báo về cách tiếp cận
mới của mình trong hội nghị của Hiệp hội Tâm lý học Mỹ ở Chicago. Vào thời kỳ đó, đang
thịnh hành trong tâm lý học thực nghiệm là chủ nghĩa hành vi, còn trong tâm lý học lâm
sàng là các trường phái phân tâm học của Freud, Jung, Adler và Perls. Mặc dù cách tiếp cận
của Ellis nhấn mạnh vào các phương pháp nhận thức, cảm xúc và hành vi, sự nhấn mạnh
nhận thức của ông đã kích động hầu hết mọi người phản đối những ai theo tư tưởng của
Alfred Adler. Do đó, ông thường được tiếp đón với sự thù nghịch tại các cuộc hội thảo
chuyên môn và trong các bài viết. Đáng chú ý là trong các cơ hội ở nhiều cuộc hội nghị của
APA, Pritz Perls người xây dựng nên liệu pháp Gestal thích viện dẫn tới "sự hợp lý" của Ellis
một cách châm biếm trong khi hoàn toàn lờ đi các thành tố về hành vi và có trải nghiệm của
RET.
Dù rằng việc phổ biến cách tiếp cận của mình khá chậm nhưng Ellis cũng đã lập được học
viện của riêng mình. Học viện về trị liệu cảm xúc hợp lý được lập như một tổ chức không
chính thức vào năm 1959. Năm 1968 nó được chính quyền New York gọi là một học viện
tập huấn và làm lâm sàng tâm lý.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CỦA CÂU LẠC BỘ TRĂNG NON
6
Ngày nay, cách tiếp cận của Ellis bao gồm việc chứng minh cho thân chủ rằng nguồn gốc các
cảm giác tiêu cực như tức giận, trầm uất, lo âu, hoặc hướng dẫn không chỉ được cung cấp
bởi sự thăm dò về quá khứ. Họ có thể tạo ra hoàn cảnh tùy theo thói quen bất hợp lý của cá
nhân hoặc những cảm xúc tiêu cực về hoàn cảnh. Ngược lại, các lý thuyết phân tâm học cho
rằng các cảm xúc tiêu cực xuất phát từ những xung đột được phát triển trong suốt quá trình
trưởng thành của một cá nhân và cần có cái nhìn kéo dài toàn bộ tiểu sử để hiểu và hóa giải
chúng.
Ellis đã tiến hành một nghiên cứu so sánh hiệu quả của phương pháp trị liệu RET và trị liệu
phân tâm học chính thống.
Ellis chia các thân chủ của mình vào 3 nhóm, 2 nhóm cơ bản mỗi nhóm có 78 thân chủ có sự
gần giống về chẩn đoán, tuổi, giới và học vấn. Các thân chủ trong 2 nhóm cơ bản được nhận
cả sự trị liệu theo hướng phân tâm học và theo hướng cảm xúc hợp lý trong 35 phiên trị
liệu (sessions); 16 thân chủ trong nhóm 3 thì nhận sự trị liệu phân tâm chính thống trong
93 phiên trị liệu. Rồi sau đó, ông tiếp tục cung cấp tất cả các việc trị liệu bản thân, và tạo ra
kết quả đánh giá sau khi mỗi thân chủ hoàn thành liệu pháp. Các thân chủ được đánh giá
theo ba mức độ: (1) Anh/cô ấy tạo được chút ít hoặc không chút tiến trình nào trong cuộc
sống, (2) Có một vài sự cải tiến rõ rệt và (3) Có tiến bộ nhiều. Ellis kết luận rằng, kết quả trị
liệu xuất hiện tốt nhất ở những thân chủ theo phân tích hợp lý và kém nhất với sự phân tích
chính thống. Các trường hợp cho thấy có 90% số trường hợp theo tâm lý trị liệu cảm xúc -
hợp lý là có tiến bộ rõ rệt hoặc chút ít, 63% với trị liệu theo định hướng phân tâm, và 50%
với trị liệu phân tâm chính thống. Mà số buổi trị liệu theo phân tâm chính thống nhiều gấp 3
lần theo trị liệu hợp lý.
Ellis không được tán dương về việc tạo ra nghiên cứu đó, nhưng được ca ngợi về việc cố
gắng thực hiện nghiên cứu đầu tiên so sánh hoàn chỉnh về các cách tiếp cận trị liệu khác
nhau.
Cuốn sách thành công đầu tiên của ông là "Nghệ thuật và khoa học về tình yêu" xuất bản
năm 1960, cho tới nay ông đã có hàng chục cuốn sách được xuất bản và hơn 600 bài viết về
REBT, gia đình và giới. Năm 2005, cuốn sách thứ 78 của ông "Huyền thoại về lòng tự trọng"
TÀI LIỆU THAM KHẢO CỦA CÂU LẠC BỘ TRĂNG NON
7
được xuất bản. Ông vẫn đảm nhận cương vị chủ tịch danh dự của viện mang tên ông ở New
York, nơi cung cấp những chương trình tập huấn chuyên nghiệp và trị liệu cho cá nhân, gia
đình và nhóm.
Albert Ellis mất ngày 24-7-2007 sau một thời gian dài lâm bệnh.
Liệu pháp cảm xúc và hành vi hợp lý (REBT) là một phương pháp giải quyết vấn đề hiệu
quả và trực tiếp, phù hợp với nhân cách của Ellis. Sự tự tin – đôi lúc còn có vẻ ngạo mạn –
cho phép ông làm cho thân chủ đương đầu được với những niềm tin của họ và nói cho họ
biết điều gì là hợp lý, điều gì là không. Thành công của công việc thực hành lâm sàng, các
khóa huấn luyện, những cuốn sách về các phương pháp của ông đã khiến ông là một trong
những nhà trị liệu có ảnh hưởng nhất của Mỹ. Năm 2003, Hiệp hội Tâm lý học Mỹ đã coi ông
là nhà tâm lý học có ảnh hưởng lớn thứ hai sau Carl Rogers trong thế kỷ 20.

TÀI LIỆU THAM KHẢO CỦA CÂU LẠC BỘ TRĂNG NON
8
Các tác phẩm của Albert Ellis (theo Wikipedia)
 The Folklore of Sex, Oxford, England: Charles Boni, 1951.
 The Homosexual in America: A Subjective Approach (introduction). NY: Greenberg, 1951.
 Sex Beliefs and Customs, London: Peter Nevill, 1952.
 The American Sexual Tragedy. NY: Twayne, 1954.
 Sex Life of the American woman and the Kinsey Report. Oxford, England: Greenberg, 1954.
 The Psychology of Sex Offenders. Springfield, IL: Thomas, 1956.
 How To Live with a Neurotic. Oxford, England: Crown Publishers, 1957.
 Sex Without Guilt. NY: Hillman, 1958.
 The Art and Science of Love. NY: Lyle Stuart, 1960.
 A Guide to Successful Marriage, with Robert A. Harper. North Hollywood, CA: Wilshire Book, 1961.
 Creative Marriage, with Robert A. Harper. NY: Lyle Stuart, 1961.
 The Encyclopedia of Sexual Behavior, edited with Albert Abarbanel. NY: Hawthorn, 1961.
 The American Sexual Tragedy, 2nd Ed. rev. NY: Lyle Stuart, 1962.
 Reason and Emotion in Psychotherapy. NY: Lyle Stuart, 1962.
 Sex and the Single Man. NY: Lyle Stuart, 1963.
 If This Be Sexual Heresy. NY: Lyle Stuart, 1963.
 Nymphomania: A Study of the Oversexed Woman, with Edward Sagarin. NY: Gilbert Press, 1964.
 Homosexuality: Its causes and Cures. NY: Lyle Stuart, 1965.
 The Art of Erotic Seduction, with Roger Conway. NY: Lyle Stuart, 1967.
 Is Objectivism a Religion?. NY: Lyle Stuart, 1968.
 Murder and Assassination, with John M. Gullo. NY: Lyle Stuart, 1971.
 A Guide to Rational Living. Englewood Cliffs, N.J., Prentice-Hall, 1961.
 Humanistic Psychotherapy, NY McGraw, 1974 Sagarin ed.
 A New Guide to Rational Living. Wilshire Book Company, 1975. ISBN 0-87980-042-9.
 Sex and the Liberated Man, Secaucus, NJ: Lyle Stuart, 1976. ISBN 0-8184-0222-9
 Anger: How to Live With and Without It. Secaucus, NJ: Citadel Press, 1977. ISBN 0-8065-0937-6.
 Handbook of Rational-Emotive Therapy, with Russell Greiger & contributors. NY: Springer
Publishing, 1977.
 Overcoming Procrastination: Or How to Think and Act Rationally in Spite of Life's Inevitable Hassles,
with William J. Knaus. Institute for Rational Living, 1977. ISBN 0-917476-04-2.
 How to Live With a Neurotic. Wilshire Book Company, 1979. ISBN 0-87980-404-1.
 Overcoming Resistance: Rational-Emotive Therapy With Difficult Clients. NY: Springer Publishing,
1985. ISBN 0-8261-4910-3.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CỦA CÂU LẠC BỘ TRĂNG NON
9
 When AA Doesn't Work For You: Rational Steps to Quitting Alcohol, with Emmett Velten. Barricade
Books, 1992. ISBN 0-942637-53-4.
 The Art and Science of Rational Eating, with Mike Abrams and Lidia Abrams. Barricade Books, 1992.
ISBN 0-942637-60-7.
 How to Cope with a Fatal Illness, with Mike Abrams. Barricade Books, 1994. ISBN 1-56980-005-7.
 Reason and Emotion in Psychotherapy, Revised and Updated. Secaucus, NJ: Carol Publishing Group,
1994. ISBN 1-55972-248-7.
 How to Keep People from Pushing Your Buttons, with Arthur Lange. Citadel Press, 1995. ISBN 0-
8065-1670-4.
 Alcohol: How to Give It Up and Be Glad You Did, with Philip Tate Ph.D. See Sharp Press, 1996. ISBN 1-
884365-10-8.
 Rational Interviews, with Stephen Palmer, Windy Dryden and Robin Yapp, (Eds). London: Centre for
Rational Emotive Behaviour Therapy, 1995. ISBN 0-9524605-0-5.
 Stress Counselling: A Rational Emotive Behaviour Approach, with Jack Gordon, Michael Neenan and
Stephen Palmer. London: Cassell, 1997. ISBN 0-304-33469-3.
 How to Control Your Anger Before It Controls You, with Raymond Chip Tafrate. Citadel Press, 1998.
ISBN 0-8065-2010-8.
 Optimal Aging: Get Over Getting Older, with Emmett Velten. Chicago, Open Court Press, 1998. ISBN 0-
8126-9383-3.
 How to Stubbornly Refuse to Make Yourself Miserable About Anything: Yes, Anything", Lyle Stuart,
2000, ISBN 0-8184-0456-6.
 Making Intimate Connections: Seven Guidelines for Great Relationships and Better Communication,
with Ted Crawford. Impact Publishers, 2000. ISBN 1-886230-33-1.
 The Secret of Overcoming Verbal Abuse: Getting Off the Emotional Roller Coaster and Regaining
Control of Your Life, with Marcia Grad Powers. Wilshire Book Company, 2000. ISBN 0-87980-445-9.
 Counseling and Psychotherapy With Religious Persons: A Rational Emotive Behavior Therapy
Approach, with Stevan Lars Nielsen and W. Brad Johnson. Mahwah, NJ: Lawrence Erlbaum
Associates, 2001. ISBN 0-8058-2878-8.
 Overcoming Destructive Beliefs, Feelings, and Behaviors: New Directions for Rational Emotive
Behavior Therapy. Prometheus Books, 2001. ISBN 1-57392-879-8.
 Feeling Better, Getting Better, Staying Better: Profound Self-Help Therapy For Your Emotions. Impact
Publishers, 2001. ISBN 1-886230-35-8.
 Case Studies in Rational Emotive Behavior Therapy With Children and Adolescents, with Jerry Wilde.
Upper Saddle River, NJ: Merrill/Prentice Hall, 2002. ISBN 0-13-087281-4.
 Overcoming Resistance: A Rational Emotive Behavior Therapy Integrated Approach, 2nd ed. NY:
Springer Publishing, 2002. ISBN 0-8261-4912-X.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CỦA CÂU LẠC BỘ TRĂNG NON
10
 Ask Albert Ellis: Straight Answers and Sound Advice from America's Best-Known Psychologist.
Impact Publishers, 2003. ISBN 1-886230-51-X.
 Sex Without Guilt in the 21st Century. Barricade Books, 2003. ISBN 1-56980-258-0.
 Dating, Mating, and Relating. How to Build a Healthy Relationship, with Robert A. Harper. Citadel
Press Books, 2003. ISBN 0-8065-2454-5
 Rational Emotive Behavior Therapy: It Works For Me—It Can Work For You. Prometheus Books,
2004. ISBN 1-59102-184-7.
 The Road to Tolerance: The Philosophy of Rational Emotive Behavior Therapy. Prometheus Books,
2004. ISBN 1-59102-237-1.
 The Myth of Self-Esteem. Prometheus Books, 2005. ISBN 1-59102-354-8.
 Rational Emotive Behavior Therapy: A Therapist's Guide (2nd Edition), with Catharine MacLaren.
Impact Publishers, 2005. ISBN 1-886230-61-7.
 How to Make Yourself Happy and Remarkably Less Disturbable. Impact Publishers, 1999. ISBN 1-
886230-18-8.
 Rational Emotive Behavioral Approaches to Childhood Disorders • Theory, Practice and Research
2nd Edition. With Michael E. Bernard (Eds.). Springer SBM, 2006. ISBN 978-0-387-26374-8
 Growth Through Reason: Verbatim Cases in Rational-Emotive Therapy Science and Behavior Books.
Palo Alto, California. 1971.
 All Out!. Prometheus Books, 2009. ISBN 1-59102-452-8.
 Rational Emotive Behavior Therapy, American Psychological Association, ISBN 978-1-4338-0961-3
 How to Master Your Fear of Flying. Institute Rational Emotive Therapy, 1977. ISBN 978-0-917476-
10-5.
 How to Control you Anxiety before it Controls you. Citadel Press, 2000. ISBN 0806521368.
 Are Capitalism, Objectivism, And Libertarianism Religions? Yes!: Greenspan And Ayn Rand
Debunked. CreateSpace Independent Publishing Platform, 2007. ISBN 1
 434808858
 Theories of Personality: Critical Perspectives, with Mike Abrams, PhD, and Lidia Abrams, PhD. New
York: Sage Press, 7/2008 ISBN 978-1-4129-1422-2 (This was his final work, published
posthumously).

Contenu connexe

Tendances

Một số kỹ năng tham vấn cơ bản của cán bộ tham vấn tâm lý qua điện thoại tại ...
Một số kỹ năng tham vấn cơ bản của cán bộ tham vấn tâm lý qua điện thoại tại ...Một số kỹ năng tham vấn cơ bản của cán bộ tham vấn tâm lý qua điện thoại tại ...
Một số kỹ năng tham vấn cơ bản của cán bộ tham vấn tâm lý qua điện thoại tại ...nataliej4
 
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI nataliej4
 
TÂM LÝ HỌC TRONG ĐIỀU TRỊ
TÂM LÝ HỌC TRONG ĐIỀU TRỊTÂM LÝ HỌC TRONG ĐIỀU TRỊ
TÂM LÝ HỌC TRONG ĐIỀU TRỊNgoc Quang
 
Trí Thông Minh.pdf
Trí Thông Minh.pdfTrí Thông Minh.pdf
Trí Thông Minh.pdfNguynThyVy11
 
Daicuongtamlyyhoc
DaicuongtamlyyhocDaicuongtamlyyhoc
DaicuongtamlyyhocNgoc Quang
 
Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa
Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩaTâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa
Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩaCâu Lạc Bộ Trăng Non
 
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học nataliej4
 
GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆU
GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆUGIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆU
GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆUCâu Lạc Bộ Trăng Non
 
TÂM LÝ HỌC SỨC KHOẺ
TÂM LÝ HỌC SỨC KHOẺTÂM LÝ HỌC SỨC KHOẺ
TÂM LÝ HỌC SỨC KHOẺNgoc Quang
 
Đại cương Tâm lý Trị liệu Gia đình theo Quan điểm hệ thống
Đại cương Tâm lý Trị liệu Gia đình theo Quan điểm hệ thốngĐại cương Tâm lý Trị liệu Gia đình theo Quan điểm hệ thống
Đại cương Tâm lý Trị liệu Gia đình theo Quan điểm hệ thốngCâu Lạc Bộ Trăng Non
 
8.phuong phap chon mau, co mau
8.phuong phap chon mau, co mau8.phuong phap chon mau, co mau
8.phuong phap chon mau, co mauthao thu
 
Quản lý thuốc LASA-BV ĐH Y Dược Huế
Quản lý thuốc LASA-BV ĐH Y Dược HuếQuản lý thuốc LASA-BV ĐH Y Dược Huế
Quản lý thuốc LASA-BV ĐH Y Dược HuếHA VO THI
 
Tham Vấn Học Đường
Tham Vấn Học ĐườngTham Vấn Học Đường
Tham Vấn Học ĐườngTa Li
 
LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌC
LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌC LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌC
LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌC nataliej4
 
Phân tích xử lý thông tin nghiên cứu định tính
Phân tích xử lý thông tin nghiên cứu định tínhPhân tích xử lý thông tin nghiên cứu định tính
Phân tích xử lý thông tin nghiên cứu định tínhPhap Tran
 

Tendances (20)

Một số kỹ năng tham vấn cơ bản của cán bộ tham vấn tâm lý qua điện thoại tại ...
Một số kỹ năng tham vấn cơ bản của cán bộ tham vấn tâm lý qua điện thoại tại ...Một số kỹ năng tham vấn cơ bản của cán bộ tham vấn tâm lý qua điện thoại tại ...
Một số kỹ năng tham vấn cơ bản của cán bộ tham vấn tâm lý qua điện thoại tại ...
 
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
 
TÂM LÝ HỌC TRONG ĐIỀU TRỊ
TÂM LÝ HỌC TRONG ĐIỀU TRỊTÂM LÝ HỌC TRONG ĐIỀU TRỊ
TÂM LÝ HỌC TRONG ĐIỀU TRỊ
 
Trí Thông Minh.pdf
Trí Thông Minh.pdfTrí Thông Minh.pdf
Trí Thông Minh.pdf
 
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAYLuận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
 
Thuyết tâm lí xã hội
Thuyết tâm lí xã hộiThuyết tâm lí xã hội
Thuyết tâm lí xã hội
 
Daicuongtamlyyhoc
DaicuongtamlyyhocDaicuongtamlyyhoc
Daicuongtamlyyhoc
 
Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa
Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩaTâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa
Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa
 
Luận văn: Thái độ của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ, HAY
Luận văn: Thái độ của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ, HAYLuận văn: Thái độ của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ, HAY
Luận văn: Thái độ của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ, HAY
 
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
 
GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆU
GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆUGIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆU
GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆU
 
TÂM LÝ HỌC SỨC KHOẺ
TÂM LÝ HỌC SỨC KHOẺTÂM LÝ HỌC SỨC KHOẺ
TÂM LÝ HỌC SỨC KHOẺ
 
Đại cương Tâm lý Trị liệu Gia đình theo Quan điểm hệ thống
Đại cương Tâm lý Trị liệu Gia đình theo Quan điểm hệ thốngĐại cương Tâm lý Trị liệu Gia đình theo Quan điểm hệ thống
Đại cương Tâm lý Trị liệu Gia đình theo Quan điểm hệ thống
 
8.phuong phap chon mau, co mau
8.phuong phap chon mau, co mau8.phuong phap chon mau, co mau
8.phuong phap chon mau, co mau
 
Quản lý thuốc LASA-BV ĐH Y Dược Huế
Quản lý thuốc LASA-BV ĐH Y Dược HuếQuản lý thuốc LASA-BV ĐH Y Dược Huế
Quản lý thuốc LASA-BV ĐH Y Dược Huế
 
Adler
AdlerAdler
Adler
 
Tham Vấn Học Đường
Tham Vấn Học ĐườngTham Vấn Học Đường
Tham Vấn Học Đường
 
Luận án: Thực trạng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, HAY
Luận án: Thực trạng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, HAYLuận án: Thực trạng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, HAY
Luận án: Thực trạng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, HAY
 
LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌC
LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌC LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌC
LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌC
 
Phân tích xử lý thông tin nghiên cứu định tính
Phân tích xử lý thông tin nghiên cứu định tínhPhân tích xử lý thông tin nghiên cứu định tính
Phân tích xử lý thông tin nghiên cứu định tính
 

En vedette

Tài liệu tham khảo về liệu pháp hệ thống - Trăng non 2016
Tài liệu tham khảo về liệu pháp hệ thống  - Trăng non 2016Tài liệu tham khảo về liệu pháp hệ thống  - Trăng non 2016
Tài liệu tham khảo về liệu pháp hệ thống - Trăng non 2016Câu Lạc Bộ Trăng Non
 
Làm việc với trẻ em trong liệu pháp gia đình
Làm việc với trẻ em trong liệu pháp gia đìnhLàm việc với trẻ em trong liệu pháp gia đình
Làm việc với trẻ em trong liệu pháp gia đìnhCâu Lạc Bộ Trăng Non
 
Ap dung lieu phap choi va lieu phap nghe thuat trong viec ho tro tam ly tre e...
Ap dung lieu phap choi va lieu phap nghe thuat trong viec ho tro tam ly tre e...Ap dung lieu phap choi va lieu phap nghe thuat trong viec ho tro tam ly tre e...
Ap dung lieu phap choi va lieu phap nghe thuat trong viec ho tro tam ly tre e...Câu Lạc Bộ Trăng Non
 
Nghiên cứu theo dõi 11 ca tự kỷ đầu tiên
Nghiên cứu theo dõi 11 ca tự kỷ đầu tiênNghiên cứu theo dõi 11 ca tự kỷ đầu tiên
Nghiên cứu theo dõi 11 ca tự kỷ đầu tiênCâu Lạc Bộ Trăng Non
 
Lý thuyết của bản thân về hành vi con người
Lý thuyết của bản thân về hành vi con ngườiLý thuyết của bản thân về hành vi con người
Lý thuyết của bản thân về hành vi con ngườiCâu Lạc Bộ Trăng Non
 
Liệu pháp nghệ thuật diễn đạt thân chủ trọng tâm
Liệu pháp nghệ thuật diễn đạt thân chủ trọng tâmLiệu pháp nghệ thuật diễn đạt thân chủ trọng tâm
Liệu pháp nghệ thuật diễn đạt thân chủ trọng tâmCâu Lạc Bộ Trăng Non
 
Những nghi thức của chứng chán ăn tâm căn
Những nghi thức của chứng chán ăn tâm cănNhững nghi thức của chứng chán ăn tâm căn
Những nghi thức của chứng chán ăn tâm cănCâu Lạc Bộ Trăng Non
 
Một số giả thuyết về sự ngập ngừng và các biểu hiện không lời trong thực hành...
Một số giả thuyết về sự ngập ngừng và các biểu hiện không lời trong thực hành...Một số giả thuyết về sự ngập ngừng và các biểu hiện không lời trong thực hành...
Một số giả thuyết về sự ngập ngừng và các biểu hiện không lời trong thực hành...Câu Lạc Bộ Trăng Non
 
Cái ngã của nhà trị liệu và cuộc đối thoại bên trong
Cái ngã của nhà trị liệu và cuộc đối thoại bên trongCái ngã của nhà trị liệu và cuộc đối thoại bên trong
Cái ngã của nhà trị liệu và cuộc đối thoại bên trongCâu Lạc Bộ Trăng Non
 
Vì sao tâm lý trị liệu cần đến nhãn quan hậu hiện đại
Vì sao tâm lý trị liệu cần đến nhãn quan hậu hiện đạiVì sao tâm lý trị liệu cần đến nhãn quan hậu hiện đại
Vì sao tâm lý trị liệu cần đến nhãn quan hậu hiện đạiCâu Lạc Bộ Trăng Non
 
Tlh nhan thuc.bai 2
Tlh nhan thuc.bai 2Tlh nhan thuc.bai 2
Tlh nhan thuc.bai 2tamlyvb2k02
 
P3.1 lstlh cô hằng
P3.1    lstlh cô hằngP3.1    lstlh cô hằng
P3.1 lstlh cô hằngtamlyvb2k02
 

En vedette (20)

Tài liệu tham khảo về liệu pháp hệ thống - Trăng non 2016
Tài liệu tham khảo về liệu pháp hệ thống  - Trăng non 2016Tài liệu tham khảo về liệu pháp hệ thống  - Trăng non 2016
Tài liệu tham khảo về liệu pháp hệ thống - Trăng non 2016
 
Làm việc với trẻ em trong liệu pháp gia đình
Làm việc với trẻ em trong liệu pháp gia đìnhLàm việc với trẻ em trong liệu pháp gia đình
Làm việc với trẻ em trong liệu pháp gia đình
 
Ap dung lieu phap choi va lieu phap nghe thuat trong viec ho tro tam ly tre e...
Ap dung lieu phap choi va lieu phap nghe thuat trong viec ho tro tam ly tre e...Ap dung lieu phap choi va lieu phap nghe thuat trong viec ho tro tam ly tre e...
Ap dung lieu phap choi va lieu phap nghe thuat trong viec ho tro tam ly tre e...
 
Bí mật gia đình
Bí mật gia đìnhBí mật gia đình
Bí mật gia đình
 
Nghiên cứu theo dõi 11 ca tự kỷ đầu tiên
Nghiên cứu theo dõi 11 ca tự kỷ đầu tiênNghiên cứu theo dõi 11 ca tự kỷ đầu tiên
Nghiên cứu theo dõi 11 ca tự kỷ đầu tiên
 
Lý thuyết của bản thân về hành vi con người
Lý thuyết của bản thân về hành vi con ngườiLý thuyết của bản thân về hành vi con người
Lý thuyết của bản thân về hành vi con người
 
Liệu pháp nghệ thuật diễn đạt thân chủ trọng tâm
Liệu pháp nghệ thuật diễn đạt thân chủ trọng tâmLiệu pháp nghệ thuật diễn đạt thân chủ trọng tâm
Liệu pháp nghệ thuật diễn đạt thân chủ trọng tâm
 
Stress
StressStress
Stress
 
Liệu pháp khay cát
Liệu pháp khay cátLiệu pháp khay cát
Liệu pháp khay cát
 
Mỗi cõi lòng một cảnh đời
Mỗi cõi lòng   một cảnh đờiMỗi cõi lòng   một cảnh đời
Mỗi cõi lòng một cảnh đời
 
Những nghi thức của chứng chán ăn tâm căn
Những nghi thức của chứng chán ăn tâm cănNhững nghi thức của chứng chán ăn tâm căn
Những nghi thức của chứng chán ăn tâm căn
 
Một số giả thuyết về sự ngập ngừng và các biểu hiện không lời trong thực hành...
Một số giả thuyết về sự ngập ngừng và các biểu hiện không lời trong thực hành...Một số giả thuyết về sự ngập ngừng và các biểu hiện không lời trong thực hành...
Một số giả thuyết về sự ngập ngừng và các biểu hiện không lời trong thực hành...
 
Tiếp cận dựa trên bối cảnh
Tiếp cận dựa trên bối cảnhTiếp cận dựa trên bối cảnh
Tiếp cận dựa trên bối cảnh
 
Ẩn dụ & Biểu tượng
Ẩn dụ & Biểu tượngẨn dụ & Biểu tượng
Ẩn dụ & Biểu tượng
 
Cái ngã của nhà trị liệu và cuộc đối thoại bên trong
Cái ngã của nhà trị liệu và cuộc đối thoại bên trongCái ngã của nhà trị liệu và cuộc đối thoại bên trong
Cái ngã của nhà trị liệu và cuộc đối thoại bên trong
 
Chi hội Trăng Non
Chi hội Trăng NonChi hội Trăng Non
Chi hội Trăng Non
 
Vì sao tâm lý trị liệu cần đến nhãn quan hậu hiện đại
Vì sao tâm lý trị liệu cần đến nhãn quan hậu hiện đạiVì sao tâm lý trị liệu cần đến nhãn quan hậu hiện đại
Vì sao tâm lý trị liệu cần đến nhãn quan hậu hiện đại
 
Gặp gỡ cuối năm 2015
Gặp gỡ cuối năm 2015Gặp gỡ cuối năm 2015
Gặp gỡ cuối năm 2015
 
Tlh nhan thuc.bai 2
Tlh nhan thuc.bai 2Tlh nhan thuc.bai 2
Tlh nhan thuc.bai 2
 
P3.1 lstlh cô hằng
P3.1    lstlh cô hằngP3.1    lstlh cô hằng
P3.1 lstlh cô hằng
 

Similaire à Albert Ellis

Các học thuyết tâm lý nhân cách
Các học thuyết tâm lý nhân cáchCác học thuyết tâm lý nhân cách
Các học thuyết tâm lý nhân cáchjackjohn45
 
33 câu chuyện với các bà mẹ
33 câu chuyện với các bà mẹ33 câu chuyện với các bà mẹ
33 câu chuyện với các bà mẹLuyến Kiều
 
MOT LUOC SU VAN VAT.pdf
MOT LUOC SU VAN VAT.pdfMOT LUOC SU VAN VAT.pdf
MOT LUOC SU VAN VAT.pdfPhan Book
 
The gioi nhu toi thay albert einstein
The gioi nhu toi thay  albert einsteinThe gioi nhu toi thay  albert einstein
The gioi nhu toi thay albert einsteinthayhoang
 
Discovering-a-Genius-Vietnamese (2).pdf
Discovering-a-Genius-Vietnamese (2).pdfDiscovering-a-Genius-Vietnamese (2).pdf
Discovering-a-Genius-Vietnamese (2).pdfKeryx International
 
CÁC THỰC NGHIỆM TRONG TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
CÁC THỰC NGHIỆM TRONG TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI CÁC THỰC NGHIỆM TRONG TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
CÁC THỰC NGHIỆM TRONG TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI nataliej4
 
TÌM HIỂU TÂM LÝ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
TÌM HIỂU TÂM LÝ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN TÌM HIỂU TÂM LÝ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
TÌM HIỂU TÂM LÝ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN nataliej4
 
biet_nguoi_8959.pdf
biet_nguoi_8959.pdfbiet_nguoi_8959.pdf
biet_nguoi_8959.pdfHngVVn13
 
Liệu pháp hành vi và ứng dụng của liệu pháp hợp lý trong trợ giúp người có kh...
Liệu pháp hành vi và ứng dụng của liệu pháp hợp lý trong trợ giúp người có kh...Liệu pháp hành vi và ứng dụng của liệu pháp hợp lý trong trợ giúp người có kh...
Liệu pháp hành vi và ứng dụng của liệu pháp hợp lý trong trợ giúp người có kh...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
4 dinh kien gioi doc pd va lv- bui tran phuong
4  dinh kien gioi doc pd va lv- bui tran phuong4  dinh kien gioi doc pd va lv- bui tran phuong
4 dinh kien gioi doc pd va lv- bui tran phuongtripmhs
 
Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận
Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận
Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận nataliej4
 
Gioi tinh tuoi_hoa__book_zip_417
Gioi tinh tuoi_hoa__book_zip_417Gioi tinh tuoi_hoa__book_zip_417
Gioi tinh tuoi_hoa__book_zip_417Quoc Nguyen
 
Gioi tinh tuoi_hoa__book_zip_417
Gioi tinh tuoi_hoa__book_zip_417Gioi tinh tuoi_hoa__book_zip_417
Gioi tinh tuoi_hoa__book_zip_417Light Moon
 
Giới tính tuổi hoa
Giới tính tuổi hoaGiới tính tuổi hoa
Giới tính tuổi hoavisinhyhoc
 
Gioi tinh tuoi_hoa__book_zip_417
Gioi tinh tuoi_hoa__book_zip_417Gioi tinh tuoi_hoa__book_zip_417
Gioi tinh tuoi_hoa__book_zip_417Quoc Nguyen
 

Similaire à Albert Ellis (20)

Các học thuyết tâm lý nhân cách
Các học thuyết tâm lý nhân cáchCác học thuyết tâm lý nhân cách
Các học thuyết tâm lý nhân cách
 
Tình dục học
Tình dục họcTình dục học
Tình dục học
 
33 câu chuyện với các bà mẹ
33 câu chuyện với các bà mẹ33 câu chuyện với các bà mẹ
33 câu chuyện với các bà mẹ
 
MOT LUOC SU VAN VAT.pdf
MOT LUOC SU VAN VAT.pdfMOT LUOC SU VAN VAT.pdf
MOT LUOC SU VAN VAT.pdf
 
The gioi nhu toi thay albert einstein
The gioi nhu toi thay  albert einsteinThe gioi nhu toi thay  albert einstein
The gioi nhu toi thay albert einstein
 
The gioi nhu toi thay
The gioi nhu toi thayThe gioi nhu toi thay
The gioi nhu toi thay
 
Discovering-a-Genius-Vietnamese (2).pdf
Discovering-a-Genius-Vietnamese (2).pdfDiscovering-a-Genius-Vietnamese (2).pdf
Discovering-a-Genius-Vietnamese (2).pdf
 
CÁC THỰC NGHIỆM TRONG TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
CÁC THỰC NGHIỆM TRONG TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI CÁC THỰC NGHIỆM TRONG TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
CÁC THỰC NGHIỆM TRONG TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
 
ABRAHAM HAROLD MASLOW <1908>
ABRAHAM HAROLD MASLOW <1908>ABRAHAM HAROLD MASLOW <1908>
ABRAHAM HAROLD MASLOW <1908>
 
TÌM HIỂU TÂM LÝ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
TÌM HIỂU TÂM LÝ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN TÌM HIỂU TÂM LÝ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
TÌM HIỂU TÂM LÝ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
 
biet_nguoi_8959.pdf
biet_nguoi_8959.pdfbiet_nguoi_8959.pdf
biet_nguoi_8959.pdf
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Cảm Xúc Của Người Mẹ Lần Đầu Sinh Con.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Cảm Xúc Của Người Mẹ Lần Đầu Sinh Con.Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Cảm Xúc Của Người Mẹ Lần Đầu Sinh Con.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Cảm Xúc Của Người Mẹ Lần Đầu Sinh Con.
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Cảm Xúc Của Người Mẹ Lần Đầu Sinh Con.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Cảm Xúc Của Người Mẹ Lần Đầu Sinh Con.Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Cảm Xúc Của Người Mẹ Lần Đầu Sinh Con.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Cảm Xúc Của Người Mẹ Lần Đầu Sinh Con.
 
Liệu pháp hành vi và ứng dụng của liệu pháp hợp lý trong trợ giúp người có kh...
Liệu pháp hành vi và ứng dụng của liệu pháp hợp lý trong trợ giúp người có kh...Liệu pháp hành vi và ứng dụng của liệu pháp hợp lý trong trợ giúp người có kh...
Liệu pháp hành vi và ứng dụng của liệu pháp hợp lý trong trợ giúp người có kh...
 
4 dinh kien gioi doc pd va lv- bui tran phuong
4  dinh kien gioi doc pd va lv- bui tran phuong4  dinh kien gioi doc pd va lv- bui tran phuong
4 dinh kien gioi doc pd va lv- bui tran phuong
 
Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận
Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận
Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận
 
Gioi tinh tuoi_hoa__book_zip_417
Gioi tinh tuoi_hoa__book_zip_417Gioi tinh tuoi_hoa__book_zip_417
Gioi tinh tuoi_hoa__book_zip_417
 
Gioi tinh tuoi_hoa__book_zip_417
Gioi tinh tuoi_hoa__book_zip_417Gioi tinh tuoi_hoa__book_zip_417
Gioi tinh tuoi_hoa__book_zip_417
 
Giới tính tuổi hoa
Giới tính tuổi hoaGiới tính tuổi hoa
Giới tính tuổi hoa
 
Gioi tinh tuoi_hoa__book_zip_417
Gioi tinh tuoi_hoa__book_zip_417Gioi tinh tuoi_hoa__book_zip_417
Gioi tinh tuoi_hoa__book_zip_417
 

Plus de Câu Lạc Bộ Trăng Non

Plus de Câu Lạc Bộ Trăng Non (7)

Thiết lập mối liên minh trị liệu
Thiết lập mối liên minh trị liệuThiết lập mối liên minh trị liệu
Thiết lập mối liên minh trị liệu
 
Eric Berne & Học thuyết Phân tích Tương giao
Eric Berne & Học thuyết Phân tích Tương giaoEric Berne & Học thuyết Phân tích Tương giao
Eric Berne & Học thuyết Phân tích Tương giao
 
Meta-Communication
Meta-CommunicationMeta-Communication
Meta-Communication
 
Quan điểm đa chiều về nghiện game online
Quan điểm đa chiều về nghiện game onlineQuan điểm đa chiều về nghiện game online
Quan điểm đa chiều về nghiện game online
 
Thay doi hanh vi
Thay doi hanh viThay doi hanh vi
Thay doi hanh vi
 
TRẺ HỌC NÓI NHƯ THẾ NÀO TRONG BA NĂM ĐẦU ĐỜI
TRẺ HỌC NÓI NHƯ THẾ NÀO TRONG BA NĂM ĐẦU ĐỜITRẺ HỌC NÓI NHƯ THẾ NÀO TRONG BA NĂM ĐẦU ĐỜI
TRẺ HỌC NÓI NHƯ THẾ NÀO TRONG BA NĂM ĐẦU ĐỜI
 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ THƯỜNG GẶP Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ THƯỜNG GẶP Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊNMỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ THƯỜNG GẶP Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ THƯỜNG GẶP Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
 

Albert Ellis

  • 1. TÀI LIỆU THAM KHẢO CỦA CÂU LẠC BỘ TRĂNG NON 1 CHÂN DUNG NHÀ TRỊ LIỆU ALBERT ELLIS Nguồn www.albertellis.org và www.rebt.ws Biên dịch và tổng hợp: Cử nhân tâm lý LÊ THỊ HỒNG THANH (Bài đã từng được đăng trên website Tâm lý Trị liệu năm 2008) Albert Ellis sinh ngày 17-9-1913 ở Pittsburgh, cha mẹ ông là những người Do Thái. Ông là anh cả, một người em trai kém ông 2 tuổi và một em gái kém ông 4 tuổi. Cha của Ellis là một doanh nhân không mấy thành công; ông ít quan tâm tới các con và thường xuyên vắng nhà đi làm ăn xa trong suốt tuổi thơ của các con. Trong tiểu sử của mình, Ellis miêu tả mẹ mình là một phụ nữ chỉ quan tâm đến thế giới riêng của bà với một cảm xúc lưỡng cực. Theo Ellis, bà là một người nói luyên thuyên rất nhiều mà không bao giờ lắng nghe, bà sẽ trình bày các quan điểm mạnh mẽ của bà về hầu như mọi chủ đề nhưng hiếm khi đưa ra một nền tảng thực tế nào cho những quan điểm đó. Giống như người cha, mẹ của Ellis rất xa cách với các
  • 2. TÀI LIỆU THAM KHẢO CỦA CÂU LẠC BỘ TRĂNG NON 2 con mình. Ellis kể lại rất chi tiết rằng mẹ luôn ngủ khi ông đi tới trường và thường không ở nhà khi ông trở về. Thay thế cho cảm giác cay đắng đó, ông tự nhận trách nhiệm chăm sóc cho các em mình. Ông tự mua một chiếc đồng hồ báo thức bằng tiền riêng để thức dậy sớm và mặc đồ cho các em. Dù thiếu thốn tình cảm, gia đình ông vẫn đủ sống cho đến khi sa sút. Lúc đó cả ba đứa trẻ cần phải tìm việc làm để trợ giúp cho gia đình. Cậu bé Albert vốn yếu ớt và trải qua nhiều vấn đề về sức khỏe trong suốt tuổi trẻ của mình. Lúc 5 tuổi, cậu phải vào viện để làm một tiểu phẫu về thận, cậu cũng phải vào viện vì viêm amidan cấp. Albert kể rằng ông đã 8 lần nhập viện chỉ trong độ tuổi từ 5 đến 7, có lần nhập viện kéo dài tới gần một năm. Cha mẹ ông rất ít hoặc hầu như không biểu lộ tình cảm gì để nâng đỡ cho ông trong suốt những năm đó, hiếm khi thăm nom hay khuyên nhủ ông. Ông nói mình đã học để đương đầu với những nghịch cảnh theo như cách ông nói là "tạo thành một sự trưởng thành dửng dưng với tình trạng bị bỏ rơi". Cha mẹ đã ly hôn khi ông 12 tuổi. Thời trung học ông đã mơ ước trở thành người viết tiểu thuyết nổi tiếng nhất nước Mỹ. Kế hoạch cuộc đời ông đặt ra là hoàn thành việc học trung học, kiếm tiền đủ để có thể nghỉ hưu năm 30 tuổi và tự do viết mà không phụ thuộc vào tiền bạc. Cuộc suy thoái kinh tế thời đó đã làm ông không thể thực hiện mong ước, nhưng ông vẫn hoàn thành việc học với tấm bằng trung cấp về quản trị kinh doanh từ đại học thành phố New York. Năm 1938 ông trở thành người quản lý nhân sự của một hãng bán quà tặng và đồ trang trí. Ellis dùng thời gian rỗi để viết truyện ngắn, kịch, tiểu thuyết, thơ vui, tiểu luận và sách tả thực. Ông cũng tìm cách viết về thể loại văn viễn tưởng vồn không phải xu hướng của ông, nhưng nhờ đó mà ông nhận ra tài năng của mình về văn tả thực. Năm 28 tuổi, ông đã hoàn thành khoảng hai tá bản thảo viết tay nhưng chưa có dịp đưa đi xuất bản. Khả năng viết văn tả thực hướng ông viết về lĩnh vực bản năng giới tính của con người, và ông đã thu được nhiều hiểu biết cho chuyên luận về tự do tình dục. Rất nhiều bạn bè bắt đầu tìm tới ông để hỏi lời khuyên, và Ellis nhận ra rằng mình có thể tham vấn tốt như là việc viết. Năm 1942, ông bắt đầu việc nghiên cứu để đạt tấm bằng thạc sỹ tâm lý lâm sàng tại đại học Columbia nơi đã đào tạo những nhà tâm lý học theo trường phái phân tâm cổ điển. Ông bắt đầu tự thực hành bán thời gian về tham vấn giới tính và gia đình không lâu sau khi nhận bằng vào tháng 6-1943, trong khi vẫn học tập để đạt học vị tiến sĩ. Ellis bắt đầu xuất bản
  • 3. TÀI LIỆU THAM KHẢO CỦA CÂU LẠC BỘ TRĂNG NON 3 những bài viết mới ngay trước khi nhận bằng tiến sĩ. Vào năm 1946, ông đã viết một bài phê bình các trắc nghiệm nhân cách phóng chiếu dùng bút và giấy đang được sử dụng rộng rãi mà không được chuẩn hóa. Ông kết luận rằng chỉ có Bảng khảo sát nhân cách của đại học Minnesota (MMPI) mới là công cụ nghiên cứu chuẩn về nhân cách (Ellis,1946). Sau khi đạt học vị tiến sĩ, Ellis tìm kiếm thêm cơ hội học tập về phân tâm học. Như hầu hết các nhà tâm lý học thời đó cảm thấy hấp dẫn bởi tính huyền bí và phức tạp của các lý thuyết của Freud. Không lâu sau khi nhận bằng tiến sĩ năm 1947, Ellis bắt đầu tiến hành tự phân tâm với sự giám sát của Richard Hulbeck (người đã được Herman Rorschach phân tâm) và lúc ấy là lãnh đạo khóa huấn luyện phân tâm tại Viện Karen Horney. Horney cũng để lại dấu ấn lớn trong tư tưởng của ông, dù là chỉ qua các tác phẩm của Alfred Adler, Erich Fromm và Hary Stack Sullivan cũng đóng vai trò định hình nên kiểu thức tâm lý học của ông. Sự gia tăng về hiểu biết và kinh nghiệm trong phân tâm học càng làm cho ông băn khoăn về nguyên tắc khoa học và tính hiệu lực của nó. Đầu năm 1947, Ellis xuất bản bài viết "Thần giao cách cảm và Phân tâm học: Một bài phê bình về những nghiên cứu gần đây", bài đầu tiên trong một loạt bài về chủ nghĩa huyền bí phản khoa học và tôn giáo tính trong tâm lý học. Sự tin tưởng của Ellis vào phân tâm học nhanh chóng thay đổi. Ông khám phá ra rằng khi ông gặp thân chủ chỉ một lần mỗi tuần hoặc thậm chỉ vài tuần một lần, họ vẫn tiến triển giống như khi ông gặp họ hàng ngày. Ông tạo thêm một vai trò năng động hơn, khuyên bảo và trực tiếp giải thích như khi ông tham vấn về lĩnh vực gia đình và giới tính. Thân chủ của ông dường như tiến triển tốt hơn là khi ông chỉ dùng kỹ thuật phân tâm một cách thụ động. Cần nhớ rằng trước khi ông tiến hành phân tâm ông đã trăn trở với các vấn đề của mình bằng cách đọc và thực hành theo các nhà triết học hoặc Epictetus, Marcus Aurelius, Spinoza và Bertrand Russell, ông bắt đầu dạy các thân chủ của mình những triết lý mà ông đã ông đã tự răn mình. Khi kết thúc việc thực hành bán thời gian ở New York, Ellis làm việc toàn thời gian như một nhà tâm lý cho bang New Jersey và trở thành nhà tâm lý học hàng đầu của bang vào năm 1950. Tuy nhiên, ông rời cương vị lãnh đạo của Trung tâm Chẩn đoán New Jersey và phát
  • 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO CỦA CÂU LẠC BỘ TRĂNG NON 4 triển công việc thực hành toàn thời gian của mình như một chuyên gia về tính dục. Ông là nhà tâm lý học ủng hộ cho xu hướng tự do tính dục và tính dục đồng giới. Trong suốt thời gian đầu của sự nghiệp, ông kết hôn hai lần và cả hai đều kết thúc. Những người vợ và những người phụ nữ ông yêu đều không đem tới cho ông đứa con nào. Tất cả các cuộc tình đều chóng vánh và kết thúc trong nhiều xung đột. Đó cũng là bối cảnh để ông viết nên nhiều tác phẩm về chủ đề tính dục. Do được nổi tiếng nhờ các tác phẩm đã xuất bản và lại có chuyên môn tinh thông về lĩnh vực tính dục con người, Ellis là một trong những nhà tâm lý học ít ỏi ở New York có khả năng kiếm tiền từ việc thực hành tâm lý. Ông nhận thấy rằng, hầu như tất cả những người nhiễu tâm thông thường đều có xu hướng viện dẫn ra những suy nghĩ không hợp lý và cứng nhắc. Điều mà Ellis nhận thấy là một khám phá lớn từ tác phẩm "Sự đau khổ, sự ngu ngốc và các triệu chứng" của Dollard và Miller (1950). Trong sự kết hợp của họ về các khái niệm phân tâm và hành vi, họ cho rằng tình trạng nhiễu tâm bị gây ra bởi sự ức chế có điều kiện các suy nghĩ và hành vi vốn đưa đến lo âu. Do vậy, một người có vẻ thông minh sẽ hoạt động trong những cách thức có vẻ ngu xuẩn hoặc tự mình bỏ cuộc. Thay vào đó, Ellis đề nghị người ta nhận thức đầy đủ về những niềm tin phi lý nhưng lại ngoan cố bám lấy họ mặc dù sự chỉ hướng của chúng là không hiệu quả. Sự đề nghị quan trọng này kết hợp hài hòa với những điều ông đọc về các triết gia khắc kỷ (stoics) như Marcus Aurelius và Epictetus, đưa ông hướng tới một lý thuyết tâm lý trị liệu mới. Chủ nghĩa khắc kỷ cho rằng những cảm xúc thái quá như sợ hãi, ghen ghét xuất phát từ những đánh giá sai lầm và rằng người thông thái, tức là người sống hợp đạo đức và có nhận thức thông tuệ, có thể chịu đựng được chúng. Trạng thái thông tuệ đó, theo chủ nghĩa khắc kỷ, được đạt tới bởi sự chấp nhận những nguyên lý ngụ ý trong những trích dẫn đi kèm. Đó là, tất cả những cảm xúc dễ kích động, bối rối, cực độ là kết quả của cách thức mà một cá nhân nhận định về hoàn cảnh của mình, chứ không phải do hoàn cảnh tạo ra. Nếu bạn buồn phiền bởi điều gì đó ở bên ngoài, nỗi buồn phiền đó không phải do chính bản thân điều đó, mà là do chính sự đánh giá của bạn, và điều đó bạn có khả năng để thu hồi vào một lúc nào đó (Marcus Aurelius).
  • 5. TÀI LIỆU THAM KHẢO CỦA CÂU LẠC BỘ TRĂNG NON 5 Tự do không thể có bằng việc làm thỏa mãn chính bạn với cái bạn mong muốn, nhưng có thể có tự do bằng việc loại trừ ham muốn. (Epictetus) Tháng 1-1953, Ellis tách rời khỏi cách tiếp cận phân tâm và có xu hướng về trị liệu nhận thức. Ông đang chủ trương một cách tiếp cận tâm lý trị liệu mới mẻ, năng động và trực tiếp hơn. Năm 1955, ông đặt tên cho cách tiếp cận mới của mình là Trị liệu cảm xúc hợp lý (Rational-Emotive Therapy: RET), nó đòi hỏi nhà trị liệu giúp thân chủ hiểu biết rằng triết lý sống của họ bao gồm nhiều niềm tin gây ra cảm giác đau khổ của họ và họ cần thay thế những niềm tin phi lý bằng những niềm tin thích nghi hơn. Cách tiếp cận mới này sẽ công kích nhằm để thay đổi những niềm tin và hành vi phủ nhận bản thân bằng việc chứng minh sự phi lý và cứng nhắc của chúng. Năm tiếp theo, Ellis bắt đầu giảng dạy kỹ thuật mới của mình cho những nhà trị liệu khác và vào năm 1957, ông công bố chính thức điều đầu tiên là trường phái trị liệu nhận thức hành vi đề nghị các nhà trị liệu giúp con người chỉnh sửa hành vi và suy nghĩ của họ như là sự trị liệu cho các nhiễu tâm. Hai năm sau, Elllis xuất bản cuốn sách "Làm sao để sống cùng với chứng nhiễu tâm" dựa trên phương pháp mới của mình. Năm sau đó, Ellis giới thiệu một bài báo về cách tiếp cận mới của mình trong hội nghị của Hiệp hội Tâm lý học Mỹ ở Chicago. Vào thời kỳ đó, đang thịnh hành trong tâm lý học thực nghiệm là chủ nghĩa hành vi, còn trong tâm lý học lâm sàng là các trường phái phân tâm học của Freud, Jung, Adler và Perls. Mặc dù cách tiếp cận của Ellis nhấn mạnh vào các phương pháp nhận thức, cảm xúc và hành vi, sự nhấn mạnh nhận thức của ông đã kích động hầu hết mọi người phản đối những ai theo tư tưởng của Alfred Adler. Do đó, ông thường được tiếp đón với sự thù nghịch tại các cuộc hội thảo chuyên môn và trong các bài viết. Đáng chú ý là trong các cơ hội ở nhiều cuộc hội nghị của APA, Pritz Perls người xây dựng nên liệu pháp Gestal thích viện dẫn tới "sự hợp lý" của Ellis một cách châm biếm trong khi hoàn toàn lờ đi các thành tố về hành vi và có trải nghiệm của RET. Dù rằng việc phổ biến cách tiếp cận của mình khá chậm nhưng Ellis cũng đã lập được học viện của riêng mình. Học viện về trị liệu cảm xúc hợp lý được lập như một tổ chức không chính thức vào năm 1959. Năm 1968 nó được chính quyền New York gọi là một học viện tập huấn và làm lâm sàng tâm lý.
  • 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO CỦA CÂU LẠC BỘ TRĂNG NON 6 Ngày nay, cách tiếp cận của Ellis bao gồm việc chứng minh cho thân chủ rằng nguồn gốc các cảm giác tiêu cực như tức giận, trầm uất, lo âu, hoặc hướng dẫn không chỉ được cung cấp bởi sự thăm dò về quá khứ. Họ có thể tạo ra hoàn cảnh tùy theo thói quen bất hợp lý của cá nhân hoặc những cảm xúc tiêu cực về hoàn cảnh. Ngược lại, các lý thuyết phân tâm học cho rằng các cảm xúc tiêu cực xuất phát từ những xung đột được phát triển trong suốt quá trình trưởng thành của một cá nhân và cần có cái nhìn kéo dài toàn bộ tiểu sử để hiểu và hóa giải chúng. Ellis đã tiến hành một nghiên cứu so sánh hiệu quả của phương pháp trị liệu RET và trị liệu phân tâm học chính thống. Ellis chia các thân chủ của mình vào 3 nhóm, 2 nhóm cơ bản mỗi nhóm có 78 thân chủ có sự gần giống về chẩn đoán, tuổi, giới và học vấn. Các thân chủ trong 2 nhóm cơ bản được nhận cả sự trị liệu theo hướng phân tâm học và theo hướng cảm xúc hợp lý trong 35 phiên trị liệu (sessions); 16 thân chủ trong nhóm 3 thì nhận sự trị liệu phân tâm chính thống trong 93 phiên trị liệu. Rồi sau đó, ông tiếp tục cung cấp tất cả các việc trị liệu bản thân, và tạo ra kết quả đánh giá sau khi mỗi thân chủ hoàn thành liệu pháp. Các thân chủ được đánh giá theo ba mức độ: (1) Anh/cô ấy tạo được chút ít hoặc không chút tiến trình nào trong cuộc sống, (2) Có một vài sự cải tiến rõ rệt và (3) Có tiến bộ nhiều. Ellis kết luận rằng, kết quả trị liệu xuất hiện tốt nhất ở những thân chủ theo phân tích hợp lý và kém nhất với sự phân tích chính thống. Các trường hợp cho thấy có 90% số trường hợp theo tâm lý trị liệu cảm xúc - hợp lý là có tiến bộ rõ rệt hoặc chút ít, 63% với trị liệu theo định hướng phân tâm, và 50% với trị liệu phân tâm chính thống. Mà số buổi trị liệu theo phân tâm chính thống nhiều gấp 3 lần theo trị liệu hợp lý. Ellis không được tán dương về việc tạo ra nghiên cứu đó, nhưng được ca ngợi về việc cố gắng thực hiện nghiên cứu đầu tiên so sánh hoàn chỉnh về các cách tiếp cận trị liệu khác nhau. Cuốn sách thành công đầu tiên của ông là "Nghệ thuật và khoa học về tình yêu" xuất bản năm 1960, cho tới nay ông đã có hàng chục cuốn sách được xuất bản và hơn 600 bài viết về REBT, gia đình và giới. Năm 2005, cuốn sách thứ 78 của ông "Huyền thoại về lòng tự trọng"
  • 7. TÀI LIỆU THAM KHẢO CỦA CÂU LẠC BỘ TRĂNG NON 7 được xuất bản. Ông vẫn đảm nhận cương vị chủ tịch danh dự của viện mang tên ông ở New York, nơi cung cấp những chương trình tập huấn chuyên nghiệp và trị liệu cho cá nhân, gia đình và nhóm. Albert Ellis mất ngày 24-7-2007 sau một thời gian dài lâm bệnh. Liệu pháp cảm xúc và hành vi hợp lý (REBT) là một phương pháp giải quyết vấn đề hiệu quả và trực tiếp, phù hợp với nhân cách của Ellis. Sự tự tin – đôi lúc còn có vẻ ngạo mạn – cho phép ông làm cho thân chủ đương đầu được với những niềm tin của họ và nói cho họ biết điều gì là hợp lý, điều gì là không. Thành công của công việc thực hành lâm sàng, các khóa huấn luyện, những cuốn sách về các phương pháp của ông đã khiến ông là một trong những nhà trị liệu có ảnh hưởng nhất của Mỹ. Năm 2003, Hiệp hội Tâm lý học Mỹ đã coi ông là nhà tâm lý học có ảnh hưởng lớn thứ hai sau Carl Rogers trong thế kỷ 20. 
  • 8. TÀI LIỆU THAM KHẢO CỦA CÂU LẠC BỘ TRĂNG NON 8 Các tác phẩm của Albert Ellis (theo Wikipedia)  The Folklore of Sex, Oxford, England: Charles Boni, 1951.  The Homosexual in America: A Subjective Approach (introduction). NY: Greenberg, 1951.  Sex Beliefs and Customs, London: Peter Nevill, 1952.  The American Sexual Tragedy. NY: Twayne, 1954.  Sex Life of the American woman and the Kinsey Report. Oxford, England: Greenberg, 1954.  The Psychology of Sex Offenders. Springfield, IL: Thomas, 1956.  How To Live with a Neurotic. Oxford, England: Crown Publishers, 1957.  Sex Without Guilt. NY: Hillman, 1958.  The Art and Science of Love. NY: Lyle Stuart, 1960.  A Guide to Successful Marriage, with Robert A. Harper. North Hollywood, CA: Wilshire Book, 1961.  Creative Marriage, with Robert A. Harper. NY: Lyle Stuart, 1961.  The Encyclopedia of Sexual Behavior, edited with Albert Abarbanel. NY: Hawthorn, 1961.  The American Sexual Tragedy, 2nd Ed. rev. NY: Lyle Stuart, 1962.  Reason and Emotion in Psychotherapy. NY: Lyle Stuart, 1962.  Sex and the Single Man. NY: Lyle Stuart, 1963.  If This Be Sexual Heresy. NY: Lyle Stuart, 1963.  Nymphomania: A Study of the Oversexed Woman, with Edward Sagarin. NY: Gilbert Press, 1964.  Homosexuality: Its causes and Cures. NY: Lyle Stuart, 1965.  The Art of Erotic Seduction, with Roger Conway. NY: Lyle Stuart, 1967.  Is Objectivism a Religion?. NY: Lyle Stuart, 1968.  Murder and Assassination, with John M. Gullo. NY: Lyle Stuart, 1971.  A Guide to Rational Living. Englewood Cliffs, N.J., Prentice-Hall, 1961.  Humanistic Psychotherapy, NY McGraw, 1974 Sagarin ed.  A New Guide to Rational Living. Wilshire Book Company, 1975. ISBN 0-87980-042-9.  Sex and the Liberated Man, Secaucus, NJ: Lyle Stuart, 1976. ISBN 0-8184-0222-9  Anger: How to Live With and Without It. Secaucus, NJ: Citadel Press, 1977. ISBN 0-8065-0937-6.  Handbook of Rational-Emotive Therapy, with Russell Greiger & contributors. NY: Springer Publishing, 1977.  Overcoming Procrastination: Or How to Think and Act Rationally in Spite of Life's Inevitable Hassles, with William J. Knaus. Institute for Rational Living, 1977. ISBN 0-917476-04-2.  How to Live With a Neurotic. Wilshire Book Company, 1979. ISBN 0-87980-404-1.  Overcoming Resistance: Rational-Emotive Therapy With Difficult Clients. NY: Springer Publishing, 1985. ISBN 0-8261-4910-3.
  • 9. TÀI LIỆU THAM KHẢO CỦA CÂU LẠC BỘ TRĂNG NON 9  When AA Doesn't Work For You: Rational Steps to Quitting Alcohol, with Emmett Velten. Barricade Books, 1992. ISBN 0-942637-53-4.  The Art and Science of Rational Eating, with Mike Abrams and Lidia Abrams. Barricade Books, 1992. ISBN 0-942637-60-7.  How to Cope with a Fatal Illness, with Mike Abrams. Barricade Books, 1994. ISBN 1-56980-005-7.  Reason and Emotion in Psychotherapy, Revised and Updated. Secaucus, NJ: Carol Publishing Group, 1994. ISBN 1-55972-248-7.  How to Keep People from Pushing Your Buttons, with Arthur Lange. Citadel Press, 1995. ISBN 0- 8065-1670-4.  Alcohol: How to Give It Up and Be Glad You Did, with Philip Tate Ph.D. See Sharp Press, 1996. ISBN 1- 884365-10-8.  Rational Interviews, with Stephen Palmer, Windy Dryden and Robin Yapp, (Eds). London: Centre for Rational Emotive Behaviour Therapy, 1995. ISBN 0-9524605-0-5.  Stress Counselling: A Rational Emotive Behaviour Approach, with Jack Gordon, Michael Neenan and Stephen Palmer. London: Cassell, 1997. ISBN 0-304-33469-3.  How to Control Your Anger Before It Controls You, with Raymond Chip Tafrate. Citadel Press, 1998. ISBN 0-8065-2010-8.  Optimal Aging: Get Over Getting Older, with Emmett Velten. Chicago, Open Court Press, 1998. ISBN 0- 8126-9383-3.  How to Stubbornly Refuse to Make Yourself Miserable About Anything: Yes, Anything", Lyle Stuart, 2000, ISBN 0-8184-0456-6.  Making Intimate Connections: Seven Guidelines for Great Relationships and Better Communication, with Ted Crawford. Impact Publishers, 2000. ISBN 1-886230-33-1.  The Secret of Overcoming Verbal Abuse: Getting Off the Emotional Roller Coaster and Regaining Control of Your Life, with Marcia Grad Powers. Wilshire Book Company, 2000. ISBN 0-87980-445-9.  Counseling and Psychotherapy With Religious Persons: A Rational Emotive Behavior Therapy Approach, with Stevan Lars Nielsen and W. Brad Johnson. Mahwah, NJ: Lawrence Erlbaum Associates, 2001. ISBN 0-8058-2878-8.  Overcoming Destructive Beliefs, Feelings, and Behaviors: New Directions for Rational Emotive Behavior Therapy. Prometheus Books, 2001. ISBN 1-57392-879-8.  Feeling Better, Getting Better, Staying Better: Profound Self-Help Therapy For Your Emotions. Impact Publishers, 2001. ISBN 1-886230-35-8.  Case Studies in Rational Emotive Behavior Therapy With Children and Adolescents, with Jerry Wilde. Upper Saddle River, NJ: Merrill/Prentice Hall, 2002. ISBN 0-13-087281-4.  Overcoming Resistance: A Rational Emotive Behavior Therapy Integrated Approach, 2nd ed. NY: Springer Publishing, 2002. ISBN 0-8261-4912-X.
  • 10. TÀI LIỆU THAM KHẢO CỦA CÂU LẠC BỘ TRĂNG NON 10  Ask Albert Ellis: Straight Answers and Sound Advice from America's Best-Known Psychologist. Impact Publishers, 2003. ISBN 1-886230-51-X.  Sex Without Guilt in the 21st Century. Barricade Books, 2003. ISBN 1-56980-258-0.  Dating, Mating, and Relating. How to Build a Healthy Relationship, with Robert A. Harper. Citadel Press Books, 2003. ISBN 0-8065-2454-5  Rational Emotive Behavior Therapy: It Works For Me—It Can Work For You. Prometheus Books, 2004. ISBN 1-59102-184-7.  The Road to Tolerance: The Philosophy of Rational Emotive Behavior Therapy. Prometheus Books, 2004. ISBN 1-59102-237-1.  The Myth of Self-Esteem. Prometheus Books, 2005. ISBN 1-59102-354-8.  Rational Emotive Behavior Therapy: A Therapist's Guide (2nd Edition), with Catharine MacLaren. Impact Publishers, 2005. ISBN 1-886230-61-7.  How to Make Yourself Happy and Remarkably Less Disturbable. Impact Publishers, 1999. ISBN 1- 886230-18-8.  Rational Emotive Behavioral Approaches to Childhood Disorders • Theory, Practice and Research 2nd Edition. With Michael E. Bernard (Eds.). Springer SBM, 2006. ISBN 978-0-387-26374-8  Growth Through Reason: Verbatim Cases in Rational-Emotive Therapy Science and Behavior Books. Palo Alto, California. 1971.  All Out!. Prometheus Books, 2009. ISBN 1-59102-452-8.  Rational Emotive Behavior Therapy, American Psychological Association, ISBN 978-1-4338-0961-3  How to Master Your Fear of Flying. Institute Rational Emotive Therapy, 1977. ISBN 978-0-917476- 10-5.  How to Control you Anxiety before it Controls you. Citadel Press, 2000. ISBN 0806521368.  Are Capitalism, Objectivism, And Libertarianism Religions? Yes!: Greenspan And Ayn Rand Debunked. CreateSpace Independent Publishing Platform, 2007. ISBN 1  434808858  Theories of Personality: Critical Perspectives, with Mike Abrams, PhD, and Lidia Abrams, PhD. New York: Sage Press, 7/2008 ISBN 978-1-4129-1422-2 (This was his final work, published posthumously).