SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  88
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
PH N T CH T NH H NH TÀI CH NH TẠI
CÔNG TY TNHH ĐỨC TRỌNG
SINH VIÊN THỰC HIỆN : TRẦN MẠNH HÙNG
MÃ SINH VIÊN : A18979
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CH NH-NG N HÀNG
HÀ NỘI – 2015
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
PH N T CH T NH H NH TÀI CH NH TẠI
CÔNG TY TNHH ĐỨC TRỌNG
Giáo viên hƣớng dẫn : Ths Vũ Lệ Hằng
Sinh viên thực hiện : Trần Mạnh Hùng
Mã sinh viên : A18979
Chuyên ngành : Tài chính-Ngân hàng
HÀ NỘI – 2015
Thang Long University Library
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị và cán bộ tại
Công ty TNHH Đức Trọng đã giúp đỡ cũng như cung cấp thông tin tài liệu giúp em
hoàn thành khóa luận của mình.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện ở trường Đại học Thăng Long.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ThS. Vũ Lệ Hằng đã hướng dẫn chỉ
bảo tận tình để tôi có thể hoàn thành tốt khóa luận này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Song
do kiến thức, kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế và thời gian nghiên cứu có hạn
nên khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy
được. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô giáo để khóa
luận được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin 0cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ
trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người
khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được
trích dẫn rõ ràng.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!
Sinh viên
Trần Mạnh Hùng
Thang Long University Library
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PH N T CH T NH H NH TÀI CH NH DOANH
NGHIỆP ..................................................................................................................................1
1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp ........................................................................1
1.2 Khái niệm của phân tích tài chính doanh nghiệp ................................................1
1.2.1. Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp..................................................2
1.3 Mục đích phân tích tài chính doanh nghiệp.........................................................3
1.4 Nguồn thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp ....................3
1.4.1. Thông tin bên ngoài.............................................................................................3
1.4.2. Thông tin từ hệ thống tài chính – kế toán..........................................................3
1.5 Quy trình thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp.......................................5
1.6 Phƣơng pháp phân tích tài chính ..........................................................................6
1.6.1. Phương pháp so sánh..........................................................................................6
1.6.2. Phương pháp tỷ số ...............................................................................................6
1.6.3. Phương pháp cân đối liên hệ ..............................................................................7
1.7 Nội dung phân tích tài chính..................................................................................7
1.7.1. Phân tích tình hình biến động tài sản, nguồn vốn ............................................7
1.7.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ...........................................................8
1.7.3. Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ...............................................................9
1.7.4. Phân tích tình hình tạo vốn và sử dụng vốn (Bảng tài trợ).............................11
1.7.5. Phân tích các chỉ tiêu tài chính .......................................................................11
1.7.6. Phân tích Dupont...............................................................................................17
1.7.7. Phân tích điểm hòa vốn.....................................................................................18
1.8 Các nhân tố ảnh hƣởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp........................19
1.8.1. Nhân tố khách quan ..........................................................................................19
1.8.2. Nhân tố chủ quan ..............................................................................................20
CHƢƠNG 2. PH N T CH T NH H NH TÀI CH NH CỦA CÔNG TY TNHH ĐỨC
TRỌNG ...............................................................................................................................22
2.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Đức Trọng ...........................................................22
2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH Đức Trọng..............................................22
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Đức Trọng..............22
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Đức Trọng ..............................................23
Phòng hành chính nhân sự .........................................................................................23
Phòng tài chính kế toán ...............................................................................................24
Phòng kỹ thuật..............................................................................................................24
2.1.4. Đ c điểm ngành nghề sản uất kinh doanh của Công ty TNHH Đức Trọng24
2.1.4. Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Đức Trọng...24
2.2 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH Đức Trọng...........................26
2.2.1. Phân tích Bảng cân đối kế toán........................................................................26
2.2.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh .........................................................34
2.2.3. Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ.............................................................41
2.2.4. Phân tích tình hình tạo vốn và sử dụng vốn (Bảng tài trợ).............................45
2.2.5. Phân tích các chỉ tiêu tài chính của Công ty TNHH Đức Trọng ................47
2.2.6. Phân tích Dupont...............................................................................................60
2.2.7. Phân tích điểm hòa vốn.....................................................................................62
2.3 Đánh giá tình hình tài chính của Công ty TNHH Đức Trọng ..........................64
2.3.1. Những kết quả đạt được....................................................................................64
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ..................................................................................65
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN T NH H NH TÀI CH NH
CỦA CÔNG TY TNHH ĐỨC TRỌNG.....................................................................................67
3.1 Định hƣớng hoạt động của Công ty TNHH Đức Trọng trong thời gian tới....67
3.2 Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty ....................67
3.2.1. Tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm....................................................68
3.3 T ng cƣờng quản các hoản phải thu giảm thời gian vốn ị chiếm dụng
trong thanh toán .............................................................................................69
3.4 T ng cƣờng công tác quản hàng tồn kho........................................................72
3.5 Kiểm soát chặt chẽ tình hình công nợ hông để nợ xấu gia t ng....................72
3.6 T ng đầu tƣ của VCSH ........................................................................................73
3.7 Quản và sử dụng tốt tài sản dài hạn ...............................................................73
3.8 Một số biện pháp hác..........................................................................................74
3.8.1. Đào tạo và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.................................................74
3.8.2. ây dựng thương hiệu, nâng cao uy tín và ch trọng m rộng th trư ng kinh
doanh của công ty .......................................................................................75
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Thang Long University Library
DANH MỤC VIẾT TẮT
K hiệu viết tắt Tên đầy đủ
BCĐKT Bảng cân đối kế toán
BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh
BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
BCTC Báo cáo tài chính
ROS T suất sinh lời trên doanh thu
ROA T suất sinh lời trên t ng tài sản
ROE T suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
TB Trung bình
TSCĐ Tài sản cố định
TSLĐ Tài sản lưu động
TSNH Tài sản ngắn hạn
TSDH Tài sản dài hạn
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
VCSH Vốn chủ sở hữu
XHCN Xã hội chủ ngh a
SXKD Sản xuất kinh doanh
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Đức Trọng.......................................23
Sơ đồ 2.2. Mô tả đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh chung của công .........24
Bảng 2.1. Biến động các hoản mục tài sản của công ty n m 2012 và 2013 ..........27
Bảng 2.2. Biến động nguồn vốn của công ty giai đoạn 2011 –2013.........................30
Bảng 2.3. Báo cáo Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2011 – 2013 ...........35
Bảng 2.4. Báo cáo ƣu chuyển tiền tệ của Công ty TNHH Đức Trọng giai đoạn
2011 – 2013 ...................................................................................................................44
Bảng 2.5. Bảng tài trợ của Công ty TNHH Đức Trọng giai đoạn 2011 – 2013......45
Bảng 2.6. Các chỉ tiêu đánh giá hả n ng quản tài sản của công ty...................51
Bảng 2.7. ROS, ROA, ROE của công ty giai đoạn 2011 – 2013 ..............................58
Bảng 2.8. Phân tích ROE theo phƣơng pháp Dupont..............................................60
Bảng 2.9. Doanh thu hòa vốn của công ty giai đoạn 2011 – 2013 ...........................62
Biểu đồ 2.1. Giá trị tài sản ngắn hạn của công ty giai đoạn 2011 – 2013 ...............26
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2011 – 2013 .............................................31
Biểu đồ 2.3. Tình hình inh doanh của Công ty TNHH Đức Trọng.......................34
Biểu đồ 2.4. Hệ số trả nợ và thời gian trả nợ của công ty giai đoạn 2011 – 2013..53
Biểu đồ 2.5. Số vòng quay hoản phải thu và thời gian thu nợ TB ........................54
Biểu đồ 2.6. Hiệu suất sử dụng tài sản của công ty giai đoạn 2011 – 2013.............55
Biểu đồ 2.7. ROS ROA và ROE của công ty giai đoạn 2011 – 2013 ......................57
Biểu đồ 2.8. Tổng doanh thu và doanh thu hòa vốn của công ty ............................63
Thang Long University Library
LỜI MỞ ĐẦU
1. L do chọn đề tài
Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đ i theo hướng kinh tế thị
trường, mở cửa và hội nhập kinh tế khu vực cũng như toàn cầu. Hệ thống doanh
nghiệp không ngừng được đ i mới và phát triển theo hướng đa dạng hóa các loại hình
doanh nghiệp và hình thức sở hữu. Từ đó đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với nhà quản lý,
quản trị doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao năng lực tài chính của chính mình.
Nâng cao năng lực tài chính doanh nghiệp có ý ngh a vô cùng quan trọng để duy trì
hoạt động và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Việc thường xuyên tiến hành
phân tích tình hình tài chính s giúp doanh nghiệp thấy rõ thực trạng hoạt động tài
chính, kết quả hoạt động kinh doanh trong k của doanh nghiệp cũng như xác định
một cách đầy đủ, đúng đắn nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố để giúp
doanh nghiệp đưa ra những giải pháp hữu hiệu, những quyết định chính xác nhằm
nâng cao công tác quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính của doanh
nghiệp, em đã chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp là : Phân tích tình hình tài chính tại
Công ty TNHH Đức Trọng”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xuất phát từ nhu cầu quản lý kinh tế ngày càng cao, công ty đã có mối quan tâm
đến tình hình tài chính. Luận văn “Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH
Đức Trọng” hướng tới các mục tiêu cơ bản sau đây:
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp.
Phân tích đánh giá thực trạng tài chính của Công ty TNHH Đức Trọng.
Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty TNHH Đức
Trọng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu trong luận văn là tình hình tài chính tại Công ty TNHH
Đức Trọng.
Phạm vi được nghiên cứu là tình hình tài chính tại doanh nghiệp thông qua các
báo cáo tài chính bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh,
báo cáo lưu chuyển tiền tệ giai đoạn 2011 - 2013.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được vận dụng chủ yếu trong để tài là phương pháp so
sánh, phương pháp t số, phương pháp dupont và t ng hợp dựa trên số liệu thu thập
được trong quá trình thực tập và tình hình thực tế tại công ty.
5. Kết cấu hóa uận
Khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương:
Chương 1: T ng quan về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp.
Chương 2: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH Đức Trọng.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công ty TNHH Đức
Trọng.
Thang Long University Library
1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PH N T CH T NH H NH TÀI CH NH
DOANH NGHIỆP
1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp được hiểu là những quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp và
các chủ thể trong nền kinh tế. Các quan hệ tài chính doanh nghiệp chủ yếu bao gồm:
Quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước
Đây là mối quan hệ phát sinh khi doanh nghiệp thực hiện ngh a vụ thuế đối với
Nhà nước, khi Nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp.
Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính
Quan hệ này được thể hiện thông qua việc doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn tài
trợ. Trên thị trường tài chính, doanh nghiệp có thể vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu
nguồn vốn ngắn hạn, có thể phát hành c phiếu và trái phiếu để đáp ứng nhu cầu vốn
dài hạn. Ngược lại, doanh nghiệp phải trả lãi vay và vốn vay, trả lãi c phần cho các
nhà tài trợ. Doanh nghiệp cũng có thể gửi tiền vào ngân hàng, đầu tư chứng khoán
bằng số tiền tạm thời chưa sử dụng.
Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường khác
Trong nền kinh tế, doanh nghiệp có quan hệ chặt ch với các doanh nghiệp khác
trên thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường sức lao động. Đây là thị trường mà tại đó
doanh nghiệp tiến hành mua sắm máy móc, thiết bị, nhà xưởng, tìm kiếm lao động...
Điều quan trọng là thông qua thị trường, doanh nghiệp có thể xác định được nhu cầu
hàng hóa và dịch vụ cần thiết cung ứng. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp hoạch định ngân
sách đầu tư, kế hoạch sản xuất, tiếp thị nhằm thỏa mãn nhu cầu thị trường.
Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp
Đây là quan hệ giữa các bộ phận sản xuất – kinh doanh, giữa c đông với người
quản lý, giữa c đông với chủ nợ, giữa quyền sử dụng vốn và quyền sở hữu vốn. Các
mối quan hệ này được thể hiện thông qua hàng loạt chính sách của doanh nghiệp như:
chính sách c tức (phân phối thu nhập), chính sách đầu tư, chính sách về cơ cấu vốn,
chi phí...
1.2 Khái niệm của phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính là t ng thể các phương pháp được sử dụng để đánh giá tình
hình tài chính đã qua và hiện nay, giúp cho nhà quản lý đưa ra được quyết định quản lý
chuẩn xác và đánh giá được các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ
đó giúp cho những đối tượng quan tâm đi tới những dự đoán chính xác về mặt tài
chính của doanh nghiệp, qua đó có các quyết định phù hợp với lợi ích của chính họ.
2
Có rất nhiều đối tượng quan tâm và sử dụng thông tin kinh tế tài chính của doanh
nghiệp. Mỗi đối tượng lại quan tâm theo giác độ và với mục tiêu khác nhau. Do nhu
cầu về thông tin tài chính của doanh nghiệp rất đa dạng, đòi hỏi phân tích tài chính
phải được tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau để từ đó đáp ứng nhu cầu của
các đối tượng quan tâm.
Phân tích tài chính đối với nhà quản lý doanh nghiệp nhằm đáp ứng những mục
tiêu sau:
Tạo ra những chu k đều đặn để đánh giá hoạt động quản lý trong giai đoạn đã
qua, việc thực hiện cân bằng tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thị trường và rủi ro
trong doanh nghiệp...
Hướng các quyết định của Ban giám đốc theo chiều hướng phù hợp với tình
hình thực tế của doanh nghiệp, như quyết định về đầu tư, tài trợ, phân phối lợi nhuận...
Phân tích tài chính doanh nghiệp là cơ sở cho những dự đoán tài chính.
Phân tích tài chính doanh nghiệp là một công cụ để kiểm tra, kiểm soát hoạt
động trong doanh nghiệp.
Như vậy phân tích tài chính doanh nghiệp là công cụ hữu ích được dùng để xác
định giá trị kinh tế, để đánh giá các mặt mạnh, mặt yếu của một doanh nghiệp, tìm ra
nguyên nhân khách quan và chủ quan, giúp cho nhà quản lý lựa chọn và đưa ra những
quyết định phù hợp với thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.1. Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính cung cấp những thông tin hữu ích giúp kiểm tra phân tích một
cách t ng hợp, toàn diện, có hệ thống về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình thực
hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Những người quản lý tài chính khi phân tích cần
cân nhắc tính toán tới mức rủi ro và tác động của nó tới doanh nghiệp mà biểu hiện
chính là khả năng thanh toán, đánh giá khả năng cân đối vốn, năng lực hoạt động cũng
như khả năng sinh lãi của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, các nhà phân tích tiếp tục
nghiên cứu và đưa ra các dự đoán về kết quả hoạt động kinh doanh nói chung, mức
doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai. Ngoài ra, phân tích tài chính còn
cung cấp những thông tin số liệu để kiểm tra giám sát tình hình hạch toán kinh doanh,
tình hình chấp hành các chính sách chế độ kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Cùng
với sự phát triển của xã hội thì việc phân tích tài chính càng trở nên quan trọng, bởi
công tác phân tích tài chính ngày càng cho thấy sự cần thiết của nó đối với sự phát
triển doanh nghiệp. Phân tích tài chính cho thấy khả năng và tiềm năng kinh tế tài
chính của doanh nghiệp, do đó s giúp cho công tác dự báo, lập kế hoạch tài chính
Thang Long University Library
3
ngắn hạn và dài hạn, dễ dàng đưa ra các chính sách tạo điều kiện cho công ty hoạt
động.
1.3 Mục đích phân tích tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là các mối quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị gắn
liền với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong quá trình kinh
doanh. Về hình thức, tài chính doanh nghiệp phản ánh sự vận động và chuyển hóa của
các nguồn lực tài chính trong quá trình phân phối để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ
thuộc hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Kết quả kinh tế tài chính thuộc đối tượng nghiên cứu của phân tích tài chính
doanh nghiệp, có thể là kết quả của từng khâu, từng bộ phận, từng quan hệ kinh tế,
từng quyết định kinh tế như mua vào, bán ra; quan hệ kinh tế nội sinh, ngoại sinh,
quyết định sử dụng vốn chủ sở hữu, vốn vay... cũng có thể là kết quả t ng hợp của cả
quá trình vận động và chuyển hóa các nguồn lực tài chính doanh nghiệp. Thông
thường, mọi hoạt động tài chính doanh nghiệp hướng vào kết quả thực hiện các mục
tiêu, kế hoạch đặt ra hoặc là kết quả đã đạt được ở các k trước đồng thời xác định kết
quả có đạt được trong tương lai hay không.
1.4 Nguồn thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp
1.4.1. Thông tin bên ngoài
Để giúp ích cho việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách
khách quan, các nhà phân tích có thể dựa vào thông tin bên ngoài của doanh nghiệp.
Các thông tin bên ngoài doanh nghiệp được quan tâm có thể là tình hình biến động
kinh tế thế giới, tình hình biến động kinh tế trong khu vực và ảnh hưởng trực tiếp đến
doanh nghiệp là tình hình kinh tế trong nước. Các thông tin về sản xuất và kinh doanh
trong ngành hoạt động của doanh nghiệp, các chính sách của Nhà nước, chính phủ mở
rộng hay thắt chặt ảnh hưởng đến quy mô hoạt động của doanh nghiệp.
1.4.2. Thông tin từ hệ thống tài chính – kế toán
Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài
chính của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó. Đây là một báo cáo
tài chính có ý ngh a rất quan trọng đối với mọi đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ
kinh doanh và quan hệ quản lý với doanh nghiệp. Thông thường, Bảng cân đối kế toán
được trình bày dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản kế toán: một bên phản ánh
số vốn để hình thành tài sản và một bên phản ánh nguồn vốn của doanh nghiệp.
4
Bên tài sản của BCĐKT phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có đến thời
điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp: đó là TSCĐ,
TSLĐ. Bên nguồn vốn phản ánh số vốn để hình thành các loại tài sản của doanh
nghiệp đến thời điểm lập báo cáo: đó là vốn chủ sở hữu và các khoản nợ.
Các khoản mục trên BCĐKT được sắp xếp theo khả năng chuyển hóa thành tiền
giảm dần từ trên xuống. Về mặt kinh tế, bên tài sản phản ánh quy mô và kết cấu các
loại tài sản, bên nguồn vốn phản ánh cơ cấu tài trợ, cơ cấu vốn cũng như khả năng độc
lập về tài chính của doanh nghiệp.
Bên tài sản và nguồn vốn của BCĐKT đều có các cột chỉ tiêu: số đầu k , số cuối
k . Ngoài các khoản mục trong nội bảng còn có một số khoản mục ngoài BCĐKT
như: một số tài sản thuê ngoài, vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công, hàng hóa
nhận bán hộ, ngoại tệ các loại…
Nhìn vào BCĐKT, nhà phân tích có thể nhận biết được loại hình doanh nghiệp,
quy mô, mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp. BCĐKT như là một tư liệu quan
trọng bậc nhất giúp cho các nhà phân tích đánh giá được khả năng cân bằng tài chính,
khả năng thanh toán và khả năng cân đối vốn của doanh nghiệp.
Báo cáo kết quả kinh doanh
Nếu coi BCĐKT là một bức ảnh chụp nhanh phản ảnh t ng quát tình hình tài sản,
nguồn vốn, công nợ tại thời điểm lập báo cáo, thì BCKQKD được coi như một cuốn
phim quay chậm, phản ánh một cách t ng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong
một niên độ kế toán. BCKQKD cho biết sự dịch chuyển của tiền trong quá trình sản
xuất – kinh doanh của doanh nghiệp và cho phép dự tính khả năng hoạt động của
doanh nghiệp trong tương lai. BCKQKD cũng giúp nhà phân tích so sánh doanh thu
với số tiền thực nhập quỹ khi bán hàng hóa, dịch vụ, so sánh t ng chi phí phát sinh với
số tiền xuất quỹ để vận hành doanh nghiệp. Trên cơ sở doanh thu và chi phí, có thể xác
định được kết quả sản xuất – kinh doanh: lãi hay lỗ trong năm. Như vậy, BCKQKD
phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời k nhất định. Nó cung
cấp thông tin t ng hợp về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động,
kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.
Những khoản mục được phản ánh chủ yếu trên BCKQKD: doanh thu từ hoạt
động sản xuất kinh doanh, doanh thu từ hoạt động tài chính, doanh thu từ hoạt động
bất thường và chi phí tương ứng với từng hoạt động đó.
Thang Long University Library
5
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Ngân quỹ)
Để đánh giá một doanh nghiệp có đảm bảo được chi trả hay không, cần tìm hiểu
tinh hình ngân quỹ của doanh nghiệp. Xác định hoặc dự báo dòng tiền thực nhập quỹ,
bao gồm: dòng tiền nhập quỹ thực hiện sản xuất kinh doanh, dòng tiền nhập quỹ từ
hoạt động đầu tư, tài chính, dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động bất thường. Xác định
hoặc dự báo dòng tiền thực xuất quỹ, bao gồm: dòng tiền xuất quỹ thực hiện sản xuất
kinh doanh, dòng tiền xuất quỹ từ hoạt động đầu tư, tài chính, dòng tiền xuất quỹ từ
hoạt động bất thường.
Trên cơ sở dòng tiền nhập quỹ và dòng tiền xuất quỹ, nhà phân tích thực hiện cân
đối ngân quỹ với số dư ngân quỹ đầu k để xác định số dư ngân quỹ cuối k . Từ đó,
có thể thiết lập mức ngân quỹ dự phòng tối thiểu cho doanh nghiệp nhằm mục tiêu
đảm bảo chi trả.
1.5 Quy trình thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp
Bước 1: Thu thập tài liệu và xử lý số liệu liên quan đến tình hình tài chính
doanh nghiệp
Những tài liệu được thu thập yêu cầu phải chính xác, toàn diện và khách quan.
Những tài liệu làm căn cứ để phân tích thường bao gồm tất cả các số liệu trên hệ thống
báo cáo tài chính gồm có bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh,
báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Dựa vào tài liệu thu thập đã xác định theo từng nội dung s phân tích, các nhà
phân tích sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá chung tình hình. Có thể so sánh
trên t ng thể kết hợp với việc so sánh trên từng bộ phận cấu thành của chỉ tiêu ở k
phân tích với k gốc.
Bước 2: Tính toán, phân tích và dự toán tình hình tài chính
Hoạt động tài chính chịu ảnh hưởng của rất nhiều nguyên nhân, có những nguyên
nhân mà nhà phân tích có thể xác định được mức độ ảnh hưởng và có những nguyên
nhân không thể xác định được mức độ ảnh hưởng của chúng đến sự biến động của đối
tượng nghiên cứu. Vì thế, sau khi đã thu thập và xử lý số liệu, các nhà phân tích s vận
dụng phương pháp thích hợp (loại trừ, liên hệ cân đối, so sánh, toán kinh tế...) để xác
Thu thập tài liệu và
xử lý số liệu
Tính toán, phân tích
và dự toán
T ng hợp kết quả
và kết luận
6
định tính toán và phân tích thực chất tình hình phát triển trực tiếp thông qua các con số
(số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân…)
Bước 3: T ng hợp kết quả và rút ra kết luận
T ng hợp kết quả phân tích, rút ra nhận xét, kết luận về chất lượng hoạt động tài
chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở kết quả tính toán, các nhà phân tích cần tiến hành
liên hệ, t ng hợp mức độ biến động của các yếu tố tài chính đến đối tượng nghiên cứu
nhằm khắc phục tính rời rạc, tản mạn. Từ đó, rút ra các nhận xét, chỉ rõ những tồn tại,
nguyên nhân dẫn đến thiếu sót, sai lầm; đồng thời, vạch ra các tiềm năng chưa được
khai thác, sử dụng để có các quyết định phù hợp với mục tiêu đặt ra.
1.6 Phƣơng pháp phân tích tài chính
1.6.1. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng ph biến nhất trong phân tích tài
chính. Để vận dụng phép so sánh trong phân tích tài chính cần quan tâm đến tiêu
chuẩn so sánh, điều kiện so sánh của chỉ tiêu phân tích cũng như kỹ thuật so sánh.
Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu gốc được chọn làm căn cứ so sánh. Khi phân tích
tài chính, nhà phân tích thường sử dụng các gốc sau:
Sử dụng số liệu tài chính ở nhiều k trước để đánh giá và dự báo xu hướng các
chỉ tiêu tài chính. Thông thường, số liệu phân tích được t chức từ 3 đến 5 năm liền kề.
Sử dụng số liệu trung bình ngành để đánh giá sự tiến bộ về hoạt động tài chính
của doanh nghiệp so với mức trung bình tiên tiến của ngành. Số liệu trung bình nghành
thường được các t chức dịch vụ tài chính, các ngân hàng, cơ quan thống kê cung cấp
theo nhóm các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong trường hợp không
có số liệu trung bình ngành, nhà phân tích có thể sử dụng số liệu của một doanh
nghiệp điển hình trong cùng ngành để làm căn cứ phân tích.
Sử dụng các kế hoạch, số dự toán để đánh giá doanh nghiệp có đạt được mục
đích tài chính trong năm. Thông thường, các nhà quản trị doanh nghiệp chọn gốc so
sánh này để xây dựng chiến lược hoạt động cho t chức mình.
1.6.2. Phương pháp tỷ số
Một phương pháp khác được áp dụng ph biến trong phân tích tài chính là
phương pháp t số. Phương pháp t số là phương pháp trong đó các t số được sử
dụng để phân tích. Đó là các t số đơn được thiết lập bởi chỉ tiêu này so với chỉ tiêu
khác. Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụng ngày càng
được b sung và hoàn thiện. Bởi l , thứ nhất: nguồn thông tin kế toán và tài chính
đưuọc cải tiến và được cung cấp đầy đủ hơn. Đó là cơ sở để hình thành những t lệ
tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá một t số của một doanh nghiệp hay một nhóm
Thang Long University Library
7
doanh nghiệp, thứ hai, việc áp dụng công nghệ tin học cho phép tích lũy dữ liệu và
thúc đẩy nhanh quá trình tính toán hàng loạt t số, thứ ba, phương pháp phân tích này
giúp nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách hệ thống
hàng loạt t số theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn.
Về nguyên tắc, với phương pháp t số, cần xác định các ngưỡng, các t số tham
chiếu. Để đánh giá tình trạng tài chính của một doanh nghiệp cần so sánh các t số của
doanh nghiệp với t số tham chiếu. Như vậy, phương pháp so sánh luôn được sử dụng
kết hợp với các phương pháp phân tích tài chính khác. Khi phân tích, nhà phân tích
thường so sánh theo thời gian (so sánh k này với k trước) để nhận biết xu hướng
thay đ i tình hình tài chính của doanh nghiệp, theo không gian (so sánh với mức trung
bình ngành) để đánh giá vị thế của doanh nghiệp trong ngành.
1.6.3. Phương pháp cân đối liên hệ
Các báo cáo tài chính đều có đặc trưng chung là thể hiện tính cân đối: cân đối
giữa tài sản và nguồn vốn; cân đối giữa doanh thu, chi phí và kết quả; cân đối giữa
dòng tiền vào và dòng tiền ra, cân đối giữa tăng và giảm...Cụ thể là các cân đối cơ bản:
T ng tài sản = TSNH + TSDH
T ng tài sản = T ng nguồn vốn
Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí
Dòng tiền thuần = Dòng tiền vào - Dòng tiền ra
Dựa vào những cân đối cơ bản trên, trong phân tích tài chính thường vận dụng
phương pháp cân đối liên hệ để xem xét ảnh hưởng của từng nhân tố đến biến động
của chỉ tiêu phân tích. Chẳng hạn, với biến động của t ng tài sản giữa hai thời điểm,
phương pháp này s cho thấy loại tài sản nào (hàng tồn kho, nợ phải thu, TSCĐ...)
biến động ảnh hưởng đến biến động t ng tài sản của doanh nghiệp. Như vậy, dựa vào
biến động của từng bộ phận mà chỉ tiêu phân tích s được đánh giá đầy đủ hơn.
1.7 Nội dung phân tích tài chính
1.7.1. Phân tích tình hình biến động tài sản, nguồn vốn
Phân tích tình hình biến động tài sản, nguồn vốn thông qua BCĐKT, việc phân
tích này s cho biết một cách khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua các
chỉ tiêu về t ng tài sản, t ng nguồn vốn cũng như cơ cấu tài sản và nguồn vốn của
doanh nghiệp. So sánh mức tăng, giảm của các chỉ tiêu tài sản và nguồn vốn thông qua
số tuyệt đối và tương đối giữa các k , từ đó nhận xét về quy mô tài sản của doanh
nghiệp tăng hay giảm và ảnh hưởng như thế nào đến kết quả và hiệu quả kinh doanh
cũng như sự tăng giảm của các chỉ tiêu nguồn vốn và nhận xét về quy mô vốn của
8
doanh nghiệp cùng sự ảnh hưởng của nó đến tính độc lập hay phụ thuộc của doanh
nghiệp trong hoạt động tài chính.
Phần tài sản của BCĐKT phản ánh t ng giá trị thuần hiện có tại thời điểm báo
cáo của doanh nghiệp, bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Các chỉ tiêu của
phần tài sản cho phép đánh giá t ng quát về quy mô vốn, cơ cấu vốn, quan hệ giữa
năng lực sản xuất và trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp. Phần nguồn vốn là phần
phản ánh nguồn hình thành của toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp, bao gồm nợ
phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Phần nguồn vốn thể hiện các nguồn hình thành tài
sản hiện có, căn cứ vào đó để biết t lệ, kết cấu của từng loại nguồn vốn.
Thông thường cần xem xét một số biến động chủ yếu sau giữa số cuối năm và
số đầu năm:
Xem xét sự biến động của t ng tài sản cũng như từng loại tài sản cả số tương
đối lẫn tuyệt đối. Qua đó thấy được sự biến động của quy mô kinh doanh và năng lực
kinh doanh của doanh nghiệp.
Xem xét sự biến động về cơ cấu vốn kinh doanh. Từ đó có thể đánh giá được
tính hợp lý trong cơ cấu vốn và sự tác động của cơ cấu đó đến quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Xem xét sự biến động về cơ cấu nguồn vốn cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối
để đánh giá khái quát mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Nếu nguồn
vốn chủ sở hữu chiếm t trọng lớn và có xu hướng tăng, điều đó cho thấy khả năng tự
chủ về mặt tài cao, mức độ phụ thuộc về mặt tài chính đối với các chủ nợ thấp và
ngược lại.
Xem xét mối quan hệ cân đối giữa các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán: sự
cân đối giữa nguồn tài trợ ngắn hạn so với tài sản dài hạn; giữa nguồn tài trợ dài hạn so
với tài sản dài hạn. Từ đó, đánh giá xem xét doanh nghiệp đã đảm bảo được nguyên
tắc cân bằng về tài chính chưa. Để phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn
vốn thường sử dụng chỉ tiêu vốn lưu động ròng, đây là chỉ tiêu thể hiện sự chênh lệch
giữa TSNH và nợ ngắn hạn.
Vốn lưu động ròng = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
1.7.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Việc phân tích BCKQKD cho ta biết hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, bảng báo cáo này phản ánh t ng hợp tình hình và kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh theo từng loại trong một k kế toán và tình hình thực hiện ngh a vụ thuế
đối với Nhà nước. Báo cáo cung cấp đầy đủ những thông tin về doanh thu, chi phí và
kết quả các hoạt động cơ bản trong doanh nghiệp như hoạt động sản xuất kinh doanh,
Thang Long University Library
9
hoạt động tài chính và hoạt động khác. Thông qua đó thấy được cơ cấu doanh thu, chi
phí và kết quả của từng hoạt động có phù hợp với đặc điểm và nhiệm vụ kinh doanh
hay không, từ đó giúp nhà quản trị đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh
nghiệp, biết được trong k kinh doanh doanh nghiệp lãi hay lỗ, t suất lợi nhuận trên
doanh thu và vốn là bao nhiêu, tính toán được tốc độ tăng trưởng của k này so với k
trước và dự đoán tốc độ tăng trong tương lai… Khi phân tích báo cáo kết quả kinh
doanh cần chú ý vấn đề cơ bản sau:
Xem xét tình hình tiêu thụ sản phẩm bằng cách so sánh các chỉ tiêu về doanh
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác
thông qua số tuyệt đối và tương đối giữa k này với k trước hoặc nhiều k với nhau.
Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ thường có quy mô lớn nhất và cũng là chỉ
tiêu phản ánh hiệu quả t chức sản xuất, phân phối, bán hàng của doanh nghiệp. Phân
tích tình hình doanh thu giúp các nhà quản trị thấy được ưu nhược điểm trong quá
trình tạo doanh thu và xác định các yếu tố làm tăng, giảm doanh thu. Từ đó loại bỏ các
yếu tố tiêu cực, đẩy mạnh và phát huy các yếu tố tích cực của doanh nghiệp nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Theo dõi tất cả các khoản chi phí phát sinh trong doanh nghiệp, trong đó giá
vốn hàng bán thường là khoản chi phí lớn nhất, do đó kiểm soát giá vốn hàng bán
thông qua theo dõi và phân tích từng bộ phận cấu thành của nó là rất quan trọng. Vì
việc giảm t lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu s làm tăng khả năng cạnh tranh và
khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Ngoài ra chi phí lãi vay cũng là khoản mục cần
chú trọng vì nó phản ánh tình hình công nợ của doanh nghiệp. Như vậy, nếu chi phí bỏ
ra quá lớn hoặc tốc độ tăng của chi phí lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu thì chứng tỏ
nguồn lực của doanh nghiệp đang được sử dụng không hiệu quả.
Xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu phần lãi lỗ giữa k này với k trước
thông qua việc so sánh về số tuyệt đối cũng như số tương đối. Đặc biệt chú ý đến
doanh thu thuần, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế,… đồng thời xem xét lợi
nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng hay giảm do nhân tố nào. Doanh nghiệp có kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại lãi khi lợi nhuận sau khi loại bỏ tất cả các
khoản chi phí bao gồm chi phí sản xuất, chi phí quản lý, chi phí lãi vay, chi phí thuế…
cho kết quả dương (lớn hơn 0). Ngược lại, doanh nghiệp có kết quả tính toán âm thì có
ngh a doanh nghiệp bị thua lỗ trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.7.3. Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ
Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ thông qua các luồng tiền vào ra, tình hình
thu chi ngắn hạn của doanh nghiệp trên BCLCTT. So sánh các chỉ tiêu trên báo cáo
thông qua số tuyệt đối và tương đối ta s thấy được quy mô và tốc độ tăng, giảm của
10
các chỉ tiêu ảnh hưởng tới khả năng thanh toán và chất lượng dự toán tiền trong tương
lai. Bao gồm:
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh dương (thu > chi) thể hiện công
ty làm ăn có hiệu quả, có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Hệ số dòng tiền
vào từ hoạt động kinh doanh cho biết t lệ tạo ra nguồn tiền vào từ hoạt động kinh
doanh chính của doanh nghiệp. Thông thường nếu doanh nghiệp không có những biến
động tài chính đặc biệt thì t lệ này khá cao (khoảng 80%), đây là nguồn tiền chủ yếu
dùng trang trải cho các hoạt động đầu tư dài hạn, trả lãi vay, nợ gốc, c tức.
Dòng tiền từ hoạt động đầu tư
Luồng tiền phát sinh từ hoạt động đầu tư là luồng tiền có liên quan đến việc mua
sắm, xây dựng, nhượng bán, thanh lý tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không
thuộc các khoản tương đương tiền. Lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư âm (thu <
chi) thể hiện quy mô của doanh nghiệp bị thu hẹp, vì đây là kết quả của số tiền chi ra
để đầu tư TSCĐ, góp vốn liên doanh…Nếu lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư
dương thì ngược lại.
Dòng tiền từ hoạt động tài chính
Lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính dương thể hiện lượng vốn cung ứng từ
bên ngoài tăng. Điều này thể hiện tiền tạo ra từ hoạt động tài chính là do sự tài trợ từ
bên ngoài và doanh nghiệp có thể phải phụ thuộc vào các nguồn từ bên ngoài, đồng
thời cũng thể hiện quy mô đầu tư ra bên ngoài của doanh nghiệp bị thu hẹp vì đây là
kết quả của số tiền chi ra để mua c phiếu, chi trả gốc vay, chi trả c tức. Nếu lưu
chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh không đủ cho hoạt động đầu tư buộc doanh
nghiệp phải điều phối dòng tiền từ hoạt động tài chính. Đó có thể là một khoản vay
được tăng lên, phát hành thêm c phiếu hay là sự giảm đi hoặc thậm chí ngưng trả các
khoản c tức.
Và các dòng tiền thể hiện số tiền mặt có tại thời điểm đầu k , dòng tiền thu được
trong k và số tiền còn lại vào cuối k của 3 hoạt động tài chính trên s cung cấp cho
nhà quản trị những thông tin quan trọng như lượng tiền mặt có được là do đâu, tiền
được sử dụng chủ yếu cho những hoạt động nào và sự khác biệt giữa lợi nhuận và
lượng tiền mặt hiện có.
Căn cứ vào BCLCTT, kết hợp với các thông tin trên các Báo cáo tài chính khác,
nhà quản trị có thể nắm được tình hình sử dụng tiền, dự báo lượng tiền cần thiết để duy
trì hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó có các phương án phù hợp như vay vốn hoặc
cho vay để tăng hiệu quả sử dụng tiền.
Thang Long University Library
11
1.7.4. Phân tích tình hình tạo vốn và sử dụng vốn (Bảng tài trợ)
Một trong những công cụ hữu hiệu của nhà quản lý tài chính là bảng phân tích
tình hình tạo vốn và sử dụng vốn (bảng tài trợ). Nó giúp nhà quản lý xác định rõ các
nguồn cung ứng vốn và việc sử dụng các nguồn vốn đó, từ đó xác định được doanh
nghiệp sử dụng vốn đúng mục đích hay không, có hiệu quả hay không, giúp các nhà
quản lý có biện pháp phù hợp để điều chỉnh cách sử dụng vốn phù hợp. Bên cạnh đó,
phân tích Bảng tài trợ còn giúp các nhà phân tích biết được tình hình tài chính của
doanh nghiệp qua việc phân tích việc sử dụng vốn, từ đó giúp nhà quản trị đánh giá
tình hình tài chính của doanh nghiệp có n định hay không, có nguồn lực mạnh hay
không.
Việc phân tích tình hình tạo vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp được thực
hiện theo trình tự t ng thể. Các nhà phân tích cần t ng hợp sự thay đ i của các khoản
mục trên bảng cân đối kế toán trước tiên để tiến hành so sánh và tìm ra chênh lệch, đưa
kết quả vừa t ng hợp vào bảng phân tích tình hình tạo vốn và sử dụng vốn dựa trên
nguyên tắc t ng hợp. Nếu các khoản mục bên tài sản tăng hoặc các khoản mục bên
nguồn vốn giảm thì điều đó thể hiện việc sử dụng vốn. Nếu các khoản mục bên tài sản
giảm hoặc các khoản mục bên nguồn vốn tăng thì điều đó thể hiện sự tạo vốn. Từ đó
đưa ra những phân tích, đánh giá t ng quát và làm rõ tính hiệu quả, hợp lý trong việc
t chức sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Từ kết quả về việc phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn, các nhà quản lý tài
chính có thể đưa ra các giải pháp hữu hiệu để nhằm khai thác và nâng cao hiệu quả sử
dụng các nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp. Mặt khác, thông tin về diễn biến nguồn
vốn và sử dụng vốn còn rất hữu ích cho các nhà đầu tư để họ có thể biết doanh nghiệp
đã làm gì với số vốn của họ.
1.7.5. Phân tích các chỉ tiêu tài chính
1.7.5.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
Tình hình tài chính doanh nghiệp được thể hiện khá rõ nét qua các chỉ tiêu về khả
năng thanh toán của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh
mối quan hệ tài chính giữa các khoản có khả năng thanh toán trong k với các khoản
phải thanh toán trong k . Nhóm chỉ tiêu này bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu sau:
Khả năng thanh toán ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn là mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn với các
khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này cho biết mức độ đảm bảo của TSNH với nợ ngắn hạn.
Nợ ngắn hạn là những khoản nợ phải thanh toán trong năm, do vậy công ty phải dùng
những tài sản có khả năng chuyển đ i thành tiền để thanh toán. Như vậy trong t ng số
12
tài sản mà công ty đang quản lý thì chỉ có TSNH là có tính hoán tệ trong vòng một
năm.
Khả năng thanh toán ngắn hạn =
T ng TSNH
T ng nợ ngắn hạn
Nếu hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn nhỏ hơn 1 thì công ty rơi vào tình trạng
mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên, không phải hệ số này càng lớn càng tốt, khi xem
xét hệ số này phải quan tâm tới tính chất ngành nghề kinh doanh. Với các công ty
thương mại thì TSNH chiếm t trọng lớn trong t ng tài sản, do đó hệ số này lớn và
ngược lại.
Khả năng thanh toán nhanh
Hệ số này là thước đo về việc huy động các tài sản có khả năng chuyển đ i ngay
thành tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn mà các chủ nợ yêu cầu, bao gồm: tiền,
chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu. Tài sản dự trữ là các tài sản khó chuyển
đ i thành tiền hơn trong t ng tài sản lưu động và dễ bị lỗ nhất nếu được bán. Do vậy,
t số khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn
không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ và được xác định bằng cách lấy tài sản lưu
động trừ đi phần dự trữ rồi chia cho nợ ngắn hạn.
Khả năng thanh toán nhanh =
Giá trị TSNH Hàng tồn kho
Giá trị nợ ngắn hạn
Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh
nghiệp. Nếu hệ số này quá nhỏ thì công ty s bị giảm uy tín với bạn hàng, gặp khó
khăn trong việc thanh toán công nợ và có thể công ty có thể phải bán tài sản với giá bất
lợi để trả nợ. Nếu hệ số này quá lớn lại phản ánh lượng tiền tồn quỹ nhiều, giảm hiệu
quả sử dụng vốn. Giống như hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn, giá trị của hệ số này
cũng phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, k hạn thanh toán của món nợ phải thu,
phải trả trong k .
Khả năng thanh toán tức thời
Khả năng thanh toán tức thời cho biết, với lượng tiền và tương đương tiền hiện
có, doanh nghiệp có đủ khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn, đặc biệt là nợ ngắn
hạn đến hạn hay không. Chỉ tiêu này được xác định theo công thức:
Khả năng thanh toán tức thời =
Tiền và các khoản tương đương tiền
T ng nợ ngắn hạn
Tiền và các khoản tương đương tiền là các khoản mang tính thanh khoản cao
nhất của doanh nghiệp, trong đó, các khoản tương đương tiền bao gồm các khoản đầu
tư ngắn hạn có thời gian thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng, dễ dàng chuyển đ i
Thang Long University Library
13
thành một lượng tiền xác định mà không có rủi ro khi chuyển đ i thành tiền từ ngày
mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo như k phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc,
chứng chỉ tiền gửi… Hệ số khả năng thanh toán tức thời quá cao tức là doanh nghiệp
dự trữ quá nhiều tiền mặt, doanh nghiệp s bỏ lỡ cơ hội sinh lời. Các chủ nợ đánh giá
mức trung bình hợp lý cho t số này là 0,5, khi hệ số này > 0,5 thì khả năng thanh toán
tức thời của doanh nghiệp là khả quan và ngược lại, nếu t số này <0,5 thì doanh
nghiệp s gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ.
Khả năng thanh toán lãi vay
Là t lệ nguồn dùng để trả lãi vay với số lãi phải trả. Nguồn dùng để trả lãi vay
chính là lợi nhuận trước lãi vay và thuế.
Khả năng thanh toán lãi vay =
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Lãi vay phải trả
Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả sử dụng vốn vay như thế nào, đưa lại một khoản
lợi nhuận là bao nhiêu, có đủ bù đắp lãi vay phải trả hay không, và mức độ sẵn sàng
trả lãi vay của công ty ra sao. Nếu hệ số này lớn hơn 1 phản ánh doanh nghiệp có khả
năng thanh toán lãi vay, hoạt động kinh doanh có lãi, sử dụng vốn vay có hiệu quả và
ngược lại.
1.7.5.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng hoạt động
Các hệ số hoạt động kinh doanh có tác dụng đo lường năng lực quản lý và sử
dụng vốn hiện có của doanh nghiệp. Vốn của doanh nghiệp được dùng để đầu tư cho
các loại tài sản khác nhau như TSNH, TSDH. Do đó, các nhà phân tích không chỉ quan
tâm tới việc đo lường hiệu quả sử dụng t ng tài sản mà còn chú trọng đến hiệu quả sử
dụng từng bộ phận cấu thành t ng tài sản của doanh nghiệp.
Số vòng quay hàng tồn kho
Đây là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hiệu suất sử dụng hàng tồn kho
của doanh nghiệp và được xác định bằng cách lấy giá vốn hàng bán chia cho hàng tồn
kho trong k .
Số vòng quay HTK =
GVHB
Giá trị hàng tồn kho
Thông thường, số vòng quay hàng tồn kho cao so với doanh nghiệp trong ngành
chỉ ra rằng việc t chức và quản lý dự trữ của doanh nghiệp là tốt, doanh nghiệp có thể
rút ngắn chu k kinh doanh và giảm được lượng vốn bỏ vào hàng tồn kho. Nếu số
vòng quay hàng tồn kho thấp, thường gợi lên doanh nghiệp có dự trữ vật tư quá mức
dẫn đến tình trạng ứ đọng hoặc sản phẩm bị tiêu thụ chậm. Từ đó, có thế dẫn đến dòng
tiền vào của doanh nghiệp bị giảm đi và có thể đặt doanh nghiệp vào tình thế khó khăn
14
về tài chính trong tương lai. Tuy nhiên, để đánh giá thỏa đáng cần xem xét cụ thể và
sâu hơn về tình thế của doanh nghiệp.
Thời gian luân chuyển kho trung bình
Là số ngày của một vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp, được xác định
bằng t số giữa số ngày trong năm và số vòng luân chuyển hàng tồn kho (HTK).
Thời gian luân chuyển kho TB =
360
Số vòng luân chuyển HTK
Hệ số trả nợ
Đây là t số giữa t ng nguồn để trả nợ và số nợ đến hạn phải trả tại một thời
điểm nhất định, dùng để đánh giá khả năng trả nợ nói chung của doanh nghiệp. Từ đó
giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định, các chính sách thanh toán phù hợp nhằm
nâng cao uy tín cũng như hạn chế rủi ro tài chính cho doanh nghiệp.
Hệ số trả nợ =
GVHB CP quản lý chung, CP bán hàng, quản lý
Phải trả người bán, lương, thưởng, thuế phải trả
Thời gian trả nợ trung bình
Là số ngày của một k trả nợ của doanh nghiệp, được xác định bằng cách lấy số
ngày trong năm chia cho hệ số trả nợ. Chỉ tiêu này cho biết thời gian mà doanh nghiệp
có thể chiếm dụng vốn của các đối tượng khác. Thời gian càng dài chứng tỏ doanh
nghiệp càng chiếm dụng vốn lâu, điều đó làm gia tăng vốn cho doanh nghiệp trong
một thời gian ngắn, tuy nhiên, thời gian này quá cao lại gây ảnh hưởng đến uy tín của
doanh nghiệp, doanh nghiệp nên cân nhắc điều chỉnh t số này một cách hợp lý và
hiệu quả nhất.
Thời gian trả nợ trung bình =
360
Hệ số trả nợ
Số vòng quay khoản phải thu: là hệ số giữa doanh thu thuần và giá trị các
khoản phải thu.
Vòng quay khoản phải thu =
Doanh thu thuần
Phải thu khách hàng
Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đ i các khoản phải thu
thành tiền mặt. Nó cho biết các khoản phải thu phải quay bao nhiêu vòng trong một k
kinh doanh nhất định để đạt được doanh thu trong kì đó. Đây là một chỉ số cho thấy
tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanh nghiệp áp dụng với bạn hàng. Nếu hệ
số này cao chứng tỏ doanh nghiệp được khách hàng trả nợ càng nhanh, tốc độ các
khoản phải thu hồi là tốt vì doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. Nhưng nếu so sánh với
các doanh nghiệp cùng ngành mà chỉ số này quá cao thì có thể doanh nghiệp s bị mất
Thang Long University Library
15
khách hàng vì họ s chuyển sang tiêu thụ sản phẩm của đối thủ cạnh tranh cung cấp
thời gian tín dụng dài hơn.
Thời gian thu nợ trung bình
Đây chính là số ngày của một vòng quay khoản phải thu của một doanh nghiệp,
được xác định bằng cách lấy số ngày trong năm chia cho số vòng quay khoản phải thu.
Thời gian thu nợ TB càng ngắn, chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng của doanh nghiệp
càng nhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại, thời gian thu nợ TB càng
dài, chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng càng chậm, số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng
nhiều.
Thời gian thu nợ trung bình =
360
Vòng quay khoản phải thu
Đánh giá thời gian quay vòng của tiền
Thời gian luân chuyển vốn bằng tiền trung bình là một thước đo sử dụng trong
phân tích tài chính doanh nghiệp để đánh giá khả năng quản lý dòng tiền của doanh
nghiệp .
Đây là chỉ tiêu kết hợp giữa ba chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý hàng tồn kho,
khoản phải thu và khoản phải trả. Thời gian quay vòng tiền ngắn chứng tỏ doanh
nghiệp sớm thu hồi được tiền mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý hiệu
quả khi giữ được thời gian quay vòng hàng tồn kho và các khoản phải thu ở mức thấp,
chiếm dụng thời gian dài đối với các khoản nợ. Tuy nhiên, cũng tùy vào đặc điểm của
ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp hoạt động thì thời gian quay vòng tiền s có
những đặc trưng khác nhau, đối với doanh nghiệp hoạt động trong l nh vực thương mại
dịch vụ thì thời gian quay vòng tiền s ngắn hơn nhiều so với doanh nghiệp hoạt động
trong l nh vực sản xuất.
Hiệu suất sử dụng TSNH
Tài sản ngắn hạn bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải
thu ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác. Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng
tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
Hiệu suất sử dụng TSNH =
Doanh thu thuần
T ng TSNH
=
Thời gian thu
nợ trung bình
+
Thời gian quay
vòng tiền
= +
T/g luân chuyển
kho TB
-
Thời gian trả nợ
TB
16
Hiệu suất sử dụng TSDH
Hiệu suất sử dụng TSDH cho biết cứ sử dụng 1 đồng TSDH thì tạo ra bao nhiêu
đồng doanh thu thuần. T số này được xác định riêng biệt nhằm đánh giá hiệu quả sử
dụng riêng của TSDH. Khi phân tích chỉ tiêu này cần xem xét cơ cấu của các loại tài
sản dài hạn hoặc phải cân nhắc trước khi đầu tư vào TSDH mới hoặc đánh giá mức
khấu hao TSDH cũ đã hợp lý hay chưa.
Hiệu suất sử dụng t ng tài sản
Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản nói chung của doanh nghiệp,
không phân biệt TSNH hay TSDH nhằm giúp chủ doanh nghiệp thấy được hiệu quả
đầu tư và hiệu quả sử dụng tài sản cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiệu suất sử
dụng t ng tài sản cho biết cứ 1 đồng tài sản được sử dụng tạo ra bao nhiêu đồng doanh
thu thuần, hay vốn của doanh nghiệp trong k quay được bao nhiêu vòng. Qua chỉ tiêu
này có thể đánh giá trình độ quản lý tài sản có hiệu quả như thế nào. Chỉ tiêu này càng
lớn thì hiệu quả càng cao, lợi nhuận tăng, tăng khả năng cạnh tranh, tăng uy tín của
doanh nghiệp trên thị trường.
Hiệu suất sử dụng t ng tài sản =
Doanh thu thuần
T ng Tài sản
1.7.5.3. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh l i
T suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần (ROS)
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện trong
k s thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. T số này dương chứng tỏ công ty
kinh doanh có lãi và ngược lại, t số này âm chứng tỏ doanh nghiệp đang thua lỗ. Chỉ
tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp càng tốt, đó là
nhân tố giúp nhà quản trị mở rộng thị trường, tăng doanh thu. Chỉ tiêu này thấp doanh
nghiệp cần tăng cường kiểm soát chi phí hoạt động của các bộ phận.
ROS =
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
T suất sinh lời trên t ng tài sản (ROA)
Chỉ tiêu này phản ánh sử dụng bình quân 100 đồng tài sản tạo ra mấy đồng lợi
nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này là thước đo cho biết tài sản được sử dụng hiệu quả như
thế nào, đồng thời cho biết việc thực hiện chức năng của ban quản lý trong việc sử
dụng tài sản để tạo ra thu nhập.
RO =
Lợi nhuận sau thuế
T ng tài sản
Thang Long University Library
17
Nếu t số này lớn hơn 0, thì có ngh a doanh nghiệp làm ăn có lãi. T số càng cao
cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu t số nhỏ hơn 0, thì doanh
nghiệp làm ăn thua lỗ. T số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu
nhập của doanh nghiệp. T số lợi nhuận ròng trên tài sản phụ thuộc vào mùa vụ kinh
doanh và ngành nghề kinh doanh. Do đó, người phân tích tài chính doanh nghiệp chỉ
sử dụng t số này trong so sánh doanh nghiệp với bình quân toàn ngành hoặc với
doanh nghiệp khác cùng ngành và so sánh cùng một thời k .
T suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
VCSH bao gồm vốn của c đông ưu đãi và vốn c phần thường. T ng lợi nhuận
sau khi trả phần ngh a vụ với nhà nước, phần còn lại được gọi là thu nhập của c đông.
Do vậy chỉ tiêu thu nhập vốn c phần cung cấp cách đánh giá về khả năng đảm bảo
cho tất cả các đối tác góp vốn với công ty.
ROE =
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có thể tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận
sau thuế khi đầu tư 100 đồng VCSH. Chỉ tiêu này càng cao, càng biểu hiện xu hướng
tích cực, giúp cho nhà quản trị có thể dễ dàng huy động vốn trên thị trường tài chính
để tài trợ cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Ngược lại nếu như chỉ tiêu này nhỏ và
VCSH dưới mức vốn điều lệ thì hiệu quả kinh doanh thấp, doanh nghiệp s gặp khó
khăn trong việc thu hút vốn.
1.7.6. Phân tích Dupont
Trong phân tích tài chính, người ta thường vận dụng mô hình Dupont để phân
tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Chính nhờ sự phân tích mối liên hệ giữa
các chỉ tiêu mà người ta có thể phát hiện những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu
phân tích theo một trình tự chặt ch . Với phương pháp này, nhà phân tích s nhận biết
được các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp.
Bản chất của phương pháp này là tách một t số t ng hợp phản ánh mức sinh lợi của
doanh nghiệp như t suất sinh lời trên t ng tài sản (ROA), t suất sinh lời trên vốn chủ
sở hữu (ROE) thành tích số của chuỗi các t số có mối quan hệ nhân quả với nhau.
Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các t số đó đối với t số t ng hợp.
T suất sinh lời trên t ng tài sản (ROA)
RO =
Lợi nhuận sau thuế
T ng tài sản
=
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
x
Doanh thu thuần
T ng tài sản
= T suất sinh lời trên doanh thu (ROS) x Hiệu suất sử dụng t ng tài sản
18
Từ mô hình phân tích trên ta thấy, tác động đến RO là chỉ tiêu ROS và chỉ tiêu
hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Như vậy, để nâng cao khả năng sinh lời
của tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng thì cần phải tìm ra các giải pháp nâng cao
hiệu quả sử dụng tài sản và gia tăng t suất sinh lời trên doanh thu của doanh nghiệp.
T suất sinh lời trên VCSH (ROE)
ROE =
Lợi nhuận sau thuế
VCSH
=
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
x
Doanh thu thuần
T ng tài sản
x
T ng tài sản
VCSH
= ROS x Hiệu suất sử dụng t ng tài sản x Hệ số tài sản so với vốn c phần
Nhìn vào mô hình này ta thấy muốn nâng cao t suất sinh lời trên VCSH có thể
tác động vào 3 nhân tố : t suất sinh lời trên doanh thu, hiệu suất sử dụng t ng tài sản
và hệ số tài sản so với VCSH. Từ đó đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
của từng nhân tố góp phần đẩy nhanh t suất sinh lời trên VCSH.
Phân tích tài chính Dupont có ý ngh a rất lớn đối với quản trị doanh nghiệp, nhà
quản trị không những có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh một cách sâu sắc và toàn
diện mà còn đánh giá đầy đủ và khách quan những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, đề ra được những hệ thống các biện pháp tỉ mỉ
và xác thực nhằm tăng cường công tác cải tiến t chức quản lý doanh nghiệp, góp phần
không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ở các k tiếp theo.
1.7.7. Phân tích điểm hòa vốn
Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ bù đắp hết các chi phí hoạt
động kinh doanh đã bỏ ra, hay nói cách khác điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh
nghiệp không có lãi cũng không có lỗ. Phân tích điểm hòa vốn tốt s giúp nhà quản lý
có những chiến lược trong sản xuất và trong cạnh tranh để đưa sản lượng, doanh thu
của mình vượt lên điểm hòa vốn này trong dài hạn.
Điểm hòa vốn được xác định dựa trên những giả định sau:
Biến phí đơn vị sản phẩm cố định và tăng t lệ theo khối lượng sản phẩm sản
xuất hoặc tiêu thụ.
Giá bán không đ i đối với mỗi đơn vị sản phẩm.
T ng định phí không đ i trên 1 đơn vị sản phẩm.
Những giả định trên phù hợp trong trường hợp phân tích ngắn hạn, tức là trong
điều kiện quy mô sản xuất đã được xác lập và mức giá không đ i. Giới hạn sản lượng
là công suất thiết kế tối đa thì tất cả các giả định trên không còn phù hợp nữa vì lúc
này t ng định phí s tăng và biến phí cũng có thể thay đ i.
Thang Long University Library
19
Có hai cách để xác định điểm hòa vốn, đó là dựa trên chỉ tiêu sản lượng hòa vốn
và doanh thu hòa vốn, tuy nhiên, do các doanh nghiệp thường sản xuất và tiêu thụ
nhiều loại sản phẩm, giá bán đơn vị khác nhau nên phân tích điểm hòa vốn theo doanh
thu được sử dụng nhiều hơn và ph biến hơn, tuy nhiên, phương pháp này cho kết quả
chính xác không cao.
Gọi P là giá bán sản phẩm FC là t ng định phí
VC là t ng biến phí S là t ng doanh thu
SBE là doanh thu hòa vốn
Ta có:
SBE =
FC
1 – (VC/S)
Phân tích điểm hòa vốn chỉ ra mức độ hoạt động tối thiểu cần thiết để doanh
nghiệp có lãi, giúp doanh nghiệp lựa chọn quy mô đầu tư phù hợp với quy mô thị
trường, đồng thời lựa chọn hình thức đầu tư nhằm giảm thiểu những rủi ro do sự biến
động sản lượng tiêu thụ sản phẩm. Việc chọn quy mô và công nghệ đầu tư phụ thuộc
vào quy mô thị trường hoặc có nhiều đối thủ cạnh tranh, một dự án có điểm hòa vốn
thấp s ít rủi ro hơn một dự án có điểm hòa vốn cao. Tuy nhiên trong điều kiện quy mô
thị trường có tiềm năng lớn, một dự án có quy mô lớn s có khả năng mang lại lợi
nhuận cao hơn.
Đối với một công ty đang hoạt động, phân tích điểm hòa vốn s giúp công ty thấy
được tác động của chi phí cố định và doanh thu tối thiểu mà doanh thu phải phấn đấu
vượt qua để duy trì lợi nhuận hoạt động. Một công ty có rủi ro tiềm ẩn cao khi doanh
thu hòa vốn cao, điểm hòa vốn cho thấy mức độ sử dụng chi phí hoạt động cố định của
một công ty mà định phí lại đóng một vai trò quan trọng đối với khoản lãi hay lỗ trong
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do đó định phí càng lớn doanh
nghiệp càng gành nhiểu rủi ro.
1.8 Các nhân tố ảnh hƣởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp
1.8.1. Nhân tố khách quan
Các nhân tố khách quan là các yếu tố bên ngoài có tác động đến phân tích tình
hình tài chính doanh nghiệp như: chế độ chính trị xã hội, tốc độ tăng trưởng kinh tế
của nền kinh tế, tiến bộ công nghệ khoa học kỹ thuật, chính sách tài chính tiền tệ,
chính sách thuế khoá của các cơ quan Nhà nước, các thông tin về ngành kinh tế của
doanh nghiệp, hay là các thông tin pháp lý đối với doanh nghiệp… Cụ thể là:
20
Các thông tin chung: là những thông tin về tình hình kinh tế chính trị, môi
trường pháp lý, kinh tế có liên quan đến cơ hội kinh tế, cơ hội đầu tư, cơ hội về kỹ
thuật công nghệ... Sự suy thoái hoặc tăng trưởng của nền kinh tế có tác động mạnh m
đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Những thông tin về các cuộc thăm dò thị
trường, triển vọng phát triển trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ thương mại... ảnh
hưởng lớn đến chiến lược và sách lược kinh doanh trong từng thời k .
Các thông tin theo ngành kinh tế: là những thông tin mà kết quả hoạt động của
doanh nghiệp mang tính chất của ngành kinh tế như đặc điểm của ngành kinh tế liên
quan đến thực thể của sản phẩm, tiến trình kỹ thuật cần tiến hành, cơ cấu sản xuất có
tác động đến khả năng sinh lời, vòng quay vốn, nhịp độ phát triển của các chu k kinh
tế, độ lớn của thị trường và triển vọng phát triển...
Hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành: phân tích tài chính s trở nên đầy đủ và có
ý ngh a hơn nếu có sự tồn tại của hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, đây là cơ sở tham
chiếu quan trọng khi tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp. Người ta chỉ có thể
nói các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp là cao hay thấp, tốt hay xấu khi đem so
sánh với các t lệ tương ứng của doanh nghiệp khác có đặc điểm và điều kiện sản xuất
kinh doanh tương tự mà đại diện ở đây là chỉ tiêu trung bình nhành. Thông qua đối
chiếu với hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, nhà quản lý tài chính s biết được thực
trạng tài chính cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.
1.8.2. Nhân tố chủ quan
Bên cạnh các nhân tố khách quan được nêu trên tác động đến phân tích tình hình
tài chính của doanh nghiệp, các nhân tố cũng có tác động không nhỏ là các nhân tố chủ
quan. Các nhân tố chủ quan là các yếu tố bên trong thuộc về t chức doanh nghiệp.
Các thông tin của bản thân doanh nghiệp: thông tin về bản thân doanh nghiệp
là những thông tin về chiến lược, sách lược kinh doanh của doanh nghiệp trong từng
thời k , thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình tạo
lập, phân phối và sử dụng vốn, tình hình và khả năng thanh toán... Những thông tin
này được thể hiện qua những giải trình của các nhà quản lý, qua Báo cáo tài chính, báo
cáo kế toán quản trị, báo cáo thống kê, hạch toán nghiệp vụ...
Số liệu sử dụng để phân tích tài chính: số liệu dùng để phân tích, đánh giá và
đưa ra kết luận về tình hình tài chính của doanh nghiệp là một yếu tố vô cùng quan
trọng. Việc doanh nghiệp cung cấp số liệu một cách chính xác và trung thực giúp ích
cho việc phân tích tình hình tài chính khách quan và đúng đắn. Số liệu trung thực s
giúp cho các kết quả được nhận định thực tế chính xác, đưa ra những đánh giá chuẩn
xác về năng lực của chính doanh nghiệp, về vị thế của doanh nghiệp so với ngành nói
Thang Long University Library
21
riêng và trong thị trường kinh tế cạnh tranh nói chung. Đôi khi trong thực tế để có thể
đạt được mục đích kinh tế như việc vay vốn ngân hàng, xin trợ cấp kinh tế hay tìm
nguồn đầu tư tài trợ, doanh nghiệp có những chính sách làm sai lệch số liệu tài chính
để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của bên cung cấp. Điều đó cũng là một nhân tố chủ quan
tác động đến phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.
Trình độ của chuyên viên phân tích tài chính: những chuyên viên phân tích tài
chính cũng là một yếu tố chủ quan tác động lên việc phân tích. Kết quả của việc phân
tích tài chính doanh nghiệp có chính xác hay không phụ thuộc rất nhiều vào trình độ
của cán bộ hiện phân tích. Mỗi chuyên viên có những nhìn nhận đánh giá khác nhau.
Chuyên viên phân tích của chính doanh nghiệp và chuyên viên phân tích tài chính của
các cơ quan Nhà nước hay doanh nghiệp bên ngoài là khác nhau cũng ảnh hưởng
không nhỏ.
22
CHƢƠNG 2. PH N T CH T NH H NH TÀI CH NH CỦA CÔNG TY TNHH
ĐỨC TRỌNG
2.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Đức Trọng
2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH Đức Trọng
Công ty TNHH Đức Trọng được thành lập vào ngày 18 tháng 05 năm 2005 theo
Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0302001173, đăng ký thay đ i lần 3 ngày 03 tháng
11 năm 2009 của Sở kế hoạch và đầu tư TP Hà Nội.
Tên công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn Đức Trọng.
Địa chỉ trụ sở chính: Vạn Điểm – Thường Tín – Hà Nội.
Mã số thuế: 0500477048
Số điện thoại: 048 589 2824
Fax: 043 3784 114
Email: congtyductrong@gmail.com
Giám Đốc: Ngô Văn Trọng
Hình thức sở hữu: Công ty thuộc hình thức Công ty TNHH hai thành viên trở
lên.
Ngành nghề hoạt động: Xây dựng công trình đường bộ, công ích, kỹ thuật dân
dụng hay công trình thủy lợi, nạo vét kênh mương.
Vốn điều lệ của Công ty: 5.600.000.000 VNĐ (năm t sáu trăm triệu đồng
chẵn)
Số lao động: 50 nhân viên
Diện tích nhà xưởng: 5000 m2

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Đức Trọng
Công ty TNHH Đức Trọng được thành lập theo giấy cấp phép số 0302001173
ngày 18 tháng 05 năm 2005, đăng ký thay đ i lần 3 ngày 03 tháng 11 năm 2009 của
Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội.
Trước kia công ty có trụ sở chính tại Thạch Thất – Hà Nôi, sau đó hoạt động
công ty được nâng cao hơn và chuyển về số 12 đường kho 6 – Vạn Điểm – Thường
Tín – Hà Nội vào năm 2012.
Thang Long University Library
23
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Đức Trọng
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Đức Trọng
(Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp)
Ban Giám đốc và phó Giám đốc
Giám đốc: Là người có thẩm quyền cao nhất của công ty. Điều hành mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty, là người đại diện cho toàn bộ công nhân viên,
đại diện pháp nhân của Công ty trước pháp luật, đồng thời cùng kế toán trưởng chịu
trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Phó Giám đốc: Là người giúp trực tiếp cho giám đốc. Phó giám đốc là người
do giám đốc b nhiệm, chịu trách nhiệm trước giám đốc về các hoạt động kinh doanh
của công ty, được ủy quyền của Giám đốc để ký kết các hợp đồng ủy thác với các đối
tác của công ty.
Phòng hành chính nhân sự
Phòng hành chính nhân sự có nhiệm vụ giúp giám đốc công ty thực hiện quản
lý t chức (tham mưu cho giám đốc sắp xếp bố trí lực lượng cán bộ công nhân đảm
bảo cho bộ máy quản lý gọn nhẹ, có hiệu lực, bộ máy chỉ huy điều hành sản xuất có
hiệu quả), quản lý nhân sự (soạn thảo các hợp đồng lao động, thực hiện việc bố trí lao
động, tiếp nhận thiên chuyển, nâng bậc, hưu trí và các chế độ khác đối với người lao
động), công tác văn phòng (quản lý con dấu và thực hiện các nhiệm vụ văn thư, đánh
máy, phiên dịch…)
Giám đốc
Phó Giám đốc
Phòng Tài
chính - Kế
toán
Phòng Kỹ
thuật
Phòng nhân sự
Phòng Hành
chính t ng hợp
24
Phòng tài chính kế toán
Phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh
của toàn đơn vị, thực hiện giao vốn, kiểm tra giám sát sử dụng, bảo toàn các nguồn lực
của công ty. T ng hợp báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán, báo cáo kiểm kê vật tư
tài sản của toàn đơn vị, thực hiện việc giao vốn, kiểm tra giám sát sử dụng, bảo toàn
các nguồn lực của công ty, t ng hợp báo cáo kiểm kê vật tư tài sản của toàn đơn vị
theo luật định, kết hợp với các phòng ban chức năng khác làm tốt công tác quản lý tài
chính và phát triển sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Phòng kỹ thuật
Phòng kỹ thuật là phòng chuyên giám sát về máy móc thiết bị, máy xúc, máy
ủi….thiết kế, nghiên cứu các công trình mà công ty thi công và xây dựng. Kiểm tra
chất lượng nguyên vật liệu đầu vào cũng như những công trình có đạt yêu cầu trong
tiêu chuẩn hay không.
2.1.4. Đ c điểm ngành nghề sản uất kinh doanh của Công ty TNHH Đức Trọng
Công ty TNHH Đức Trọng chủ yếu hoạt động kinh doanh trong l nh vực xây
dựng, các dự án của công ty thường là các công trình vừa và nhỏ như công trình đường
bộ, công trình công ích, các công trình thủy lợi, nạo vét kênh mương, xây dựng nhà ở,
nhà văn phòng và các công trình kỹ thuật dân dụng khác. Ngoài ra, Công ty TNHH
Đức Trọng còn hoạt động trong l nh vực tư vấn xây dựng, thiết kế kiến trúc công trình,
dự án, cho thuê máy móc, thiết bị xây dựng và cung cấp đồ gỗ nội thất cho các công
trình thuộc dự án của công ty.
2.1.4. Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Đức Trọng
Sơ đồ 2.2. Mô tả đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh chung của công
ty TNHH Đức Trọng
(Nguồn: Phòng kỹ thuật)
Bƣớc 1: Thu thập thông tin:
Thu thập thông tin thông qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc là từ
thư mời thầu của các chủ đầu tư. Ngoài ra công ty có thể thu thập thông tin từ các đối
tác làm ăn quen hoặc từ những các cán bộ công nhân viên trong công ty.
Thu thập
thông tin
Ký kết hợp
đồng và
thống nhất
Tư vấn -
thiết kế kiến
trúc công
trình
Thi công
công trình
Bàn giao
công trình
và thanh lý
hợp đồng
Thang Long University Library
25
Tiếp đó công ty s cử cán bộ đi tiếp xúc trực tiếp với đơn vị chủ đầu tư để tìm
kiếm thêm thông tin về gói thầu và mua hồ sơ đấu thầu do chủ đầu tư bán.
Bƣớc 2: K ết hợp đồng và thống nhất:
Chủ đầu tư và công ty tiến hành ký kết hợp đồng nguyên tắc thực hiện việc tìm
ý và triển khai hồ sơ phương án thiết kế.
Sau khi hợp đồng được ký kết, các kỹ sư thiết kế, đưa ra những phương án để
thực hiện thi công công trình. Thống nhất ý đồ trên các bản v mặt bằng, mặt đứng,
mặt cắt, phối cảnh sơ phác.
Phương án thiết kế kiến trúc được thống nhất trong giai đoạn này là cơ sở kỹ
thuật để triển khai hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công.
Khách hàng cùng Công ty tiến hành ký kết hợp đồng tư vấn thiết kế xây dựng.
Khi tiến hành ký kết, khách hàng tiến hành tạm ứng ngay 30% giá trị hợp đồng.
Bƣớc 3: Tƣ vấn – thiết kế kiến trúc các công trình:
Sau 2 tuần kể từ ngày ký kết hợp đồng tư vấn thiết kế, chủ đầu tư cùng kỹ sư
xem xét các bản v ở mức độ chi tiết: các bản v chi tiết, các mặt cắt,…. Nếu cần thiết,
kỹ sư và chủ đầu tư có thể trao đ i thêm về một số vấn đề còn khúc mắc, trình bày giải
pháp qua về kết cấu, trình bày giải pháp kỹ thuật, các bản v chi tiết về kết cấu công
trình, các giải pháp kỹ thuật điện, nước, thông tin liên lạc, quy cách vật liệu xây dựng
kiểm tra t ng thể, hẹn ngày bàn giao hồ sơ.
Bƣớc 4: Thi công công trình:
Trước khi tiến hành thi công công trình, đội thi công thuộc ban quản lý công
trình cần tiến hành một số công tác chuẩn bị để phục vụ cho công tác lắp đặt công
trình đạt tiến độ và chất lượng cao như: chuẩn bị thuê đầy đủ máy móc thiết bị thi
công, chuẩn bị khu vực để thiết bị, chỗ nghỉ ngơi cho công nhân…
Ban quản lý công trình tiến hành nghiệm thu chất lượng các thiết bị trước khi
đưa vào sử dụng lắp đặt, loại bỏ những linh kiện, thiết bị kém phẩm chất, không đúng
quy cách, chủng loại, quy định của thiết kế. Công ty tiến hành nghiệm thu kỹ thuật
theo từng công việc, hạng mục và giai đoạn thi công.
Bƣớc 5: Bàn giao thiết kế và thanh hợp đồng:
Hai bên tiến hành bàn giao hồ sơ (hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công, dự toán,
thống kê vật liệu) và tiến hành thanh lý hợp đồng.
26
2.2 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH Đức Trọng
2.2.1. Phân tích Bảng cân đối kế toán
2.2.1.1. Phân tích tình hình biến động tài sản
Qua bảng phân tích tình hình biến động tài sản ta thấy giá trị t ng tài sản của
Công ty TNHH Đức Trọng giai đoạn 2011 – 2013 có xu hướng tăng lên. Năm 2012
t ng tài sản của công ty tăng 1.547.719.354 đồng, tương đương tăng 12,57% so với
năm 2011. Năm 2013, giá trị t ng tài sản của công ty đột ngột tăng mạnh tới 104,23%
tương đương tăng 14.451.462.999 đồng so với năm 2012 . Nguyên nhân tăng lên của
t ng tài sản giai đoạn 2011 – 2013 được lý giải cụ thể như sau:
Tài sản ngắn hạn:
Năm 2011 t trọng tài sản ngắn hạn trong cơ cấu t ng tài sản là 95,05%, ngh a là
trong 100 đồng tài sản thì tài sản ngắn hạn chiếm đến 95,05 đồng. Sang đến năm 2012,
trong 100 đồng tài sản thì tài sản ngắn hạn chỉ còn chiếm 69,51 đồng, giảm 25,54% so
với năm 2011 và đến năm 2013 t trọng tài sản ngắn hạn tiếp tục giảm 6,59% chỉ còn
62,92%.
Biểu đồ 2.1. Giá trị tài sản ngắn hạn của công ty giai đoạn 2011 – 2013
Đơn vị : Đồng
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tiền và các khoản tương
đương tiền
6.809.290.041 8.293.104.082 11.285.607.178
Các khoản phải thu ngắn
hạn
139.050.368 1.344.557.671 3.468.977.205
Hàng tồn kho 4.602.284.928 1.000 2.790.444.701
Tài sản ngắn hạn khác 156.843.391 - 272.071.410
-
2.000.000.000
4.000.000.000
6.000.000.000
8.000.000.000
10.000.000.000
12.000.000.000
Thang Long University Library
27
Bảng 2.1. Biến động các hoản mục tài sản của công ty n m 2012 và 2013
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu N m 2011 N m 2012 N m 2013
Chênh ệch
2012/2011 2013/2012
Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối
TÀI SẢN
A-TÀI SẢN NGẮN HẠN 11.707.468.728 9.637.662.753 17.817.100.494 (2.069.805.975) (17,68) 8.179.437.741 84,87
I. Tiền và các hoản tƣơng
đƣơng tiền 6.809.290.041 8.293.104.082 11.285.607.178 1.483.814.041 21,79 2.992.503.096 36,08
III.Các hoản phải thu ngắn
hạn 139.050.368 1.344.557.671 3.468.977.205 1.205.507.303 866,96 2.124.419.534 158,00
1. Phải thu khách hàng 39.037.000 717.630.000 3.226.142.206 678.593.000 1.738,33 2.508.512.206 349,56
2. Trả trước cho người bán 100.013.368 152.986.916 238.519.999 52.973.548 52,97 85.533.083 55,91
5. Các khoản phải thu khác 473.939.755 4.315.000 473.939.755 (469.624.755) (99,09)
IV. Hàng tồn ho 4.602.284.928 1.000 2.790.444.701 (4.602.283.928) (100) 2.790.443.701 279.044.370,10
V. Tài sản ngắn hạn hác 156.843.391 - 272.071.410 (156.843.391) (100) 272.071.410
B- TÀI SẢN DÀI HẠN 609.477.271 4.227.002.600 10.499.027.858 3.617.525.329 593,55 6.272.025.258 148,38
I. Tài sản cố định 600.833.333 4.221.682.400 10.492.314.221 3.620.849.067 602,64 6.270.631.821 148,53
1. Nguyên giá 1.074.000.000 3.782.418.231 3.814.236.413 2.708.418.231 252,18 31.818.182 0,84
2. Hao mòn lũy kế (473.166.667) (841.110.611) (1.533.938.195) (367.943.944) 77,76 (692.827.584) 82,37
3. Chi phí xây dựng cơ bản dở
dang 1.280.374.780 8.212.016.003 1.280.374.780 6.931.641.223 541,38
IV. Tài sản dài hạn hác 8.643.938 5.320.200 6.713.637 (3.323.738) (38,45) 1.393.437 26,19
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 12.316.945.999 13.864.665.353 28.316.128.352 1.547.719.354 12,57 14.451.462.999 104,23
(Nguồn: o c o tài chính )
28
 Giai đoạn 2011 – 2012
Vào thời điểm đầu năm 2012, tài sản ngắn hạn có giá trị là 11.707.468.728 đồng
nhưng đến cuối năm, tài sản ngắn hạn đã giảm xuống chỉ còn 9.637.661.753 đồng, tức là
giảm 2.069.805.975 đồng so với năm 2011, tương đương với mức giảm 17,68%.
Nguyên nhân khiến tài sản ngắn hạn giảm phải kể đến sự sụt giảm mạnh m của hàng
tồn kho, từ 4.602.284.928 đồng xuống chỉ còn 1000 đồng, tương đương xấp xỉ 100%.
Năm 2012, doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng mạnh với tốc độ
315,91%, đồng ngh a với việc công ty cần nhiều nguyên vật liệu để cung cấp cho việc
xây dựng các công trình, vì vậy vật liệu lưu kho được sử dụng nhiều, bên cạnh đó, do
trong năm 2012 công ty đã hoàn thiện những hạng mục công trình còn dở dang từ giai
đoạn trước đó cũng là nguyên nhân khiến hàng tồn kho giảm xuống chỉ còn 1000 đồng.
Ngoài ra, một khoản mục khác cũng góp phần làm suy giảm giá trị của tài sản ngắn hạn
là tài sản ngắn hạn khác, giảm từ 156.843.391 đồng năm 2011 xuống còn 0 đồng năm
2012, đó chính là nguyên nhân khiến tài sản ngắn hạn năm 2012 suy giảm. Mặc dù hàng
tồn kho và tài sản ngắn hạn khác giảm mạnh nhưng năm 2012 cũng chứng kiến sự gia
tăng đáng kể của các khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền, phải thu khách
hàng, trả trước cho người bán và các khoản phải thu khác. Tiền và các khoản tương
đương tiền tăng tới 1.483.814.041 đồng, đạt giá trị 8.293.104.082 đồng, đây chính là
khoản tiền gửi ngân hàng tăng lên do khách hàng thanh toán hợp đồng qua tài khoản
ngân hàng của công ty, bên cạnh đó, công ty còn dự trữ tiền mặt để phục vụ cho việc
nhập nguyên vật liệu đầu vào phục vụ các hạng mục công trình mà khách hàng đang yêu
cầu. Phải thu khách hàng cũng tăng mạnh từ 39.037.000 đồng lên 717.630.000 đồng,
tương đương tăng đến 678.593.000 đồng, đây chính là kết quả của việc nới lỏng chính
sách tín dụng thương mại của công ty trong năm 2012 nhằm gia tăng mức bán chịu để
thu hút khách hàng, xây dựng mối quan hệ lâu dài. Ngoài ra, trả trước cho người bán
cũng tăng 52.973.548 đồng (52,97%) và các khoản phải thu khác cũng tăng 473.939.755
đồng. Tuy nhiên, sự gia tăng của tiền và các khoản tương đương tiền, phải thu khách
hàng, trả trước cho người bán và các khoản phải thu khác không đủ bù đắp sự giảm
xuống của hàng tồn kho và các khoản phải thu khác đã khiến cho tài sản ngắn hạn của
công ty năm 2012 giảm 17,68% so với năm 2011.
 Giai đoạn 2012 – 2013
Giá trị tài sản ngắn hạn trong giai đoạn 2012 – 2013 lại bất ngờ tăng mạnh, so với
năm 2012, tài sản ngắn hạn đã tăng tới 8.179.437.741 đồng, tương đương với mức tăng
84,87%. Lý giải cho sự gia tăng mạnh m của tài sản ngắn hạn là sự gia tăng của tất cả
các khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng
tồn kho và tài sản ngắn hạn khác. Tiền và các khoản tương đương tiền tiếp tục tăng
Thang Long University Library
29
2.992.503.096 đồng, tương đương tăng 36,08%. Năm 2013, công ty thực hiện chính
sách tín dụng thương mại nới lỏng cho phép khách hàng có thể thanh toán các hợp đồng
chậm hơn và được hưởng chiết khấu thanh toán nếu như thanh toán trước hạn đã làm
cho khoản mục phải thu khách hàng tăng vượt bậc với tốc độ 349,56%, tương đương với
2.508.512.206 đồng. Trả trước cho người bán cũng tăng lên 238.519.999 đồng, ứng với
mức tăng 55,91% do công ty đặt tiền cọc trước cho nguyên vật liệu từ nhà cung cấp để
phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của năm 2014. Bên cạnh đó, chi phí sản
xuất kinh doanh dở dang từ các dự án đang thi công năm 2013 là nguyên nhân khiến cho
hàng tồn kho tăng mạnh với mức tăng 2.790.443.701 đồng, ngoài ra khoản mục tài sản
ngắn hạn khác cũng gia tăng đạt giá trị 272.071.410 đồng. Tuy nhiên, trong sự gia tăng
của gần như hầu hết các khoản mục của tài sản ngắn hạn thì năm 2013 cũng chứng kiến
sự suy giảm của các khoản phải thu khác với mức giảm 469.624.755 đồng, tương đương
99,09%, nhưng so với sự gia tăng của một loạt các khoản mục trên thì sự giảm đi của
các khoản phải thu khác là quá nhỏ bé và kết quả là giá trị của tài sản ngắn hạn năm
2013 tăng mạnh với tốc độ 84,87% so với năm 2012.
Tài sản dài hạn
Nhìn vào bảng số liệu 2.1 ta thấy TSDH có xu hướng tăng lên trong giai đoạn
2011 – 2013. Năm 2011, TSDH của công ty có giá trị là 609.477.271 đồng, sang đến
năm 2012, khoản mục này đã tăng thêm 3.617.525.329 đồng, tương đương với mức tăng
593,55%, nguyên nhân chủ yếu là do sự tăng lên của TSCĐ. TSCĐ của Công ty TNHH
Đức Trọng chủ yếu là nhà cửa, vật kiến trúc và các máy móc thiết bị phục vụ xây dựng,
trước đây, trụ sở của công ty đặt tại một tòa nhà đi thuê, vì thế TSCĐ của công ty chỉ là
máy móc thiết bị phục vụ thi công xây dựng, năm 2012, công ty mua đất và xây trụ sở
tại Thường Tín – Hà Nội, đồng thời năm 2012 cũng phát sinh khoản chi phí xây dựng cơ
bản dở dang là 1.280.374.780 đồng làm gia tăng giá trị TSCĐ lên 4.221.682.400 đồng.
Ngoài ra, năm 2012 cũng chứng kiến sự giảm xuống của tài sản dài hạn khác với giá trị
3.323.738 đồng, tương đương giảm 38,45%, tuy nhiên sự giảm xuống này không đáng
kể với sự gia tăng mạnh m của TSCĐ và kết quả là TSDH của công ty năm 2012 tăng
thêm 3.617.525.329 đồng, tương đương tăng 593,55% so với năm 2011.
Sang đến năm 2013, TSDH của công ty tiếp tục tăng 6.272.025.258 đồng, đạt giá
trị 10.499.027.858 đồng, ngh a là so với năm 2012, TSDH đã tăng 148,38%. Sự tiếp tục
đầu tư vào TSCĐ và đặc biệt là máy móc thiết bị phục vụ cho việc thi công công trình
cùng với sự gia tăng mạnh m của khoản mục chi phí xây dựng dở dang tới
6.931.641.223 đồng (541,38%) đã khiến TSCĐ tiếp tục tăng 6.270.631.821 đồng. Bên
cạnh đó, tài sản dài hạn khác cũng biến động tăng lên 1.393.437 đồng đạt giá trị
6.713.637 đồng là nguyên nhân khiến TSDH năm 2013 tăng 148,38% so với năm 2012.
30
2.2.1.2. Phân tích tình hình biến động nguồn vốn
Bảng 2.2. Biến động nguồn vốn của công ty giai đoạn 2011 –2013
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu N m 2011 N m 2012 N m 2013
Chênh ệch
2012/2011 2013/2012
Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối
NGUỒN VỐN
A-NỢ PHẢI TRẢ 7.673.696.335 9.148.662.271 19.559.004.112 1.474.965.936 19,22 10.410.341.841 113,79
I. Nợ ngắn hạn 7.673.696.335 9.148.662.271 19.059.004.112 1.474.965.936 19,22 9.910.341.841 108,33
1. Vay ngắn hạn 5.159.881.667 4.030.000.000 5.159.881.667 (1.129.881.667) (21,90)
2. Phải trả người bán 512.210.149 315.215.919 5.676.977.922 (196.994.230) (38,46) 5.361.762.003 1.700,98
3.Người mua trả tiền trước 7.164.141.000 2.882.784.000 9.358.659.000 (4.281.357.000) (59,76) 6.475.875.000 224,64
4. Thuế và các khoản phải nộp
nhà nước (2.654.814) 316.840.930 (10.947.810) 319.495.744 (12.034,58) (327.788.740) (103,46)
5. Phải trả người lao động 17.387.000 17.387.000
9.Các khoản phải trả, phải nộp
ngắn hạn khác 473.939.755 (13.072.000) 473.939.755 (487.011.755) (102,76)
II. Nợ dài hạn 500.000.000 500.000.000
B- VỐN CHỦ SỞ HỮU 4.643.249.664 4.716.002.082 8.757.124.240 72.752.418 1,57 4.041.122.158 85,69
I.Vốn chủ sở hữu 4.643.249.664 4.716.002.082 8.757.124.240 72.752.418 1,57 4.041.122.158 85,69
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 5.600.000.000 5.600.000.000 9.600.000.000 4.000.000.000 71,43
10.Lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối (956.750.336) (883.997.918) (842.875.760) 72.752.418 (7,60) 41.122.158 (4,65)
II. Quỹ hen thƣởng phúc
ợi
TỔNG NGUỒN VỐN 12.316.945.999 13.864.664.353 28.316.128.352 1.547.718.354 12,57 14.451.463.999 104,23
(Nguồn: o c o tài chính )
Thang Long University Library
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đức trọng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đức trọng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đức trọng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đức trọng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đức trọng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đức trọng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đức trọng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đức trọng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đức trọng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đức trọng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đức trọng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đức trọng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đức trọng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đức trọng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đức trọng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đức trọng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đức trọng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đức trọng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đức trọng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đức trọng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đức trọng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đức trọng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đức trọng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đức trọng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đức trọng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đức trọng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đức trọng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đức trọng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đức trọng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đức trọng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đức trọng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đức trọng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đức trọng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đức trọng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đức trọng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đức trọng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đức trọng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đức trọng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đức trọng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đức trọng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đức trọng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đức trọng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đức trọng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đức trọng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đức trọng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đức trọng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đức trọng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đức trọng

Contenu connexe

En vedette

Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Nguyễn Công Huy
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI, RẤT HAY
Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI,  RẤT HAYĐề tài  phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI,  RẤT HAY
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI, RẤT HAYDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Nguyễn Công Huy
 
Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
 Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphacodonewenlong
 
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh haiha91
 

En vedette (7)

Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
 
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà,2018
Đề tài  phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà,2018Đề tài  phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà,2018
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà,2018
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI, RẤT HAY
Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI,  RẤT HAYĐề tài  phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI,  RẤT HAY
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI, RẤT HAY
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
 
Phân tích tình hình tài chính
Phân tích tình hình tài chínhPhân tích tình hình tài chính
Phân tích tình hình tài chính
 
Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
 Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
 
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
 

Plus de NOT

Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...NOT
 
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...NOT
 
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt namMức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt namNOT
 
Một số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artinMột số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artinNOT
 
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...NOT
 
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...NOT
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...NOT
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...NOT
 
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...NOT
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...NOT
 
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...NOT
 
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...NOT
 
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...NOT
 
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...NOT
 
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...NOT
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...NOT
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...NOT
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...NOT
 
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...NOT
 
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...NOT
 

Plus de NOT (20)

Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
 
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
 
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt namMức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
 
Một số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artinMột số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artin
 
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
 
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
 
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
 
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
 
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
 
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
 
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
 
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
 
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
 
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
 

Dernier

ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxxaxanhuxaxoi
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx7E26NguynThThyLinh
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayLcTh15
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìchủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìanlqd1402
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...Nguyen Thanh Tu Collection
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21nguyenthao2003bd
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...cogiahuy36
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......thoa051989
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTrangL188166
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfHngNguyn271079
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Dernier (20)

ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìchủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
 

Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đức trọng

  • 1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PH N T CH T NH H NH TÀI CH NH TẠI CÔNG TY TNHH ĐỨC TRỌNG SINH VIÊN THỰC HIỆN : TRẦN MẠNH HÙNG MÃ SINH VIÊN : A18979 CHUYÊN NGÀNH : TÀI CH NH-NG N HÀNG HÀ NỘI – 2015
  • 2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: PH N T CH T NH H NH TÀI CH NH TẠI CÔNG TY TNHH ĐỨC TRỌNG Giáo viên hƣớng dẫn : Ths Vũ Lệ Hằng Sinh viên thực hiện : Trần Mạnh Hùng Mã sinh viên : A18979 Chuyên ngành : Tài chính-Ngân hàng HÀ NỘI – 2015 Thang Long University Library
  • 3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị và cán bộ tại Công ty TNHH Đức Trọng đã giúp đỡ cũng như cung cấp thông tin tài liệu giúp em hoàn thành khóa luận của mình. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện ở trường Đại học Thăng Long. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ThS. Vũ Lệ Hằng đã hướng dẫn chỉ bảo tận tình để tôi có thể hoàn thành tốt khóa luận này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Song do kiến thức, kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế và thời gian nghiên cứu có hạn nên khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô giáo để khóa luận được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin 0cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này! Sinh viên Trần Mạnh Hùng Thang Long University Library
  • 5. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PH N T CH T NH H NH TÀI CH NH DOANH NGHIỆP ..................................................................................................................................1 1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp ........................................................................1 1.2 Khái niệm của phân tích tài chính doanh nghiệp ................................................1 1.2.1. Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp..................................................2 1.3 Mục đích phân tích tài chính doanh nghiệp.........................................................3 1.4 Nguồn thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp ....................3 1.4.1. Thông tin bên ngoài.............................................................................................3 1.4.2. Thông tin từ hệ thống tài chính – kế toán..........................................................3 1.5 Quy trình thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp.......................................5 1.6 Phƣơng pháp phân tích tài chính ..........................................................................6 1.6.1. Phương pháp so sánh..........................................................................................6 1.6.2. Phương pháp tỷ số ...............................................................................................6 1.6.3. Phương pháp cân đối liên hệ ..............................................................................7 1.7 Nội dung phân tích tài chính..................................................................................7 1.7.1. Phân tích tình hình biến động tài sản, nguồn vốn ............................................7 1.7.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ...........................................................8 1.7.3. Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ...............................................................9 1.7.4. Phân tích tình hình tạo vốn và sử dụng vốn (Bảng tài trợ).............................11 1.7.5. Phân tích các chỉ tiêu tài chính .......................................................................11 1.7.6. Phân tích Dupont...............................................................................................17 1.7.7. Phân tích điểm hòa vốn.....................................................................................18 1.8 Các nhân tố ảnh hƣởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp........................19 1.8.1. Nhân tố khách quan ..........................................................................................19 1.8.2. Nhân tố chủ quan ..............................................................................................20 CHƢƠNG 2. PH N T CH T NH H NH TÀI CH NH CỦA CÔNG TY TNHH ĐỨC TRỌNG ...............................................................................................................................22 2.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Đức Trọng ...........................................................22 2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH Đức Trọng..............................................22 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Đức Trọng..............22 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Đức Trọng ..............................................23 Phòng hành chính nhân sự .........................................................................................23 Phòng tài chính kế toán ...............................................................................................24 Phòng kỹ thuật..............................................................................................................24 2.1.4. Đ c điểm ngành nghề sản uất kinh doanh của Công ty TNHH Đức Trọng24
  • 6. 2.1.4. Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Đức Trọng...24 2.2 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH Đức Trọng...........................26 2.2.1. Phân tích Bảng cân đối kế toán........................................................................26 2.2.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh .........................................................34 2.2.3. Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ.............................................................41 2.2.4. Phân tích tình hình tạo vốn và sử dụng vốn (Bảng tài trợ).............................45 2.2.5. Phân tích các chỉ tiêu tài chính của Công ty TNHH Đức Trọng ................47 2.2.6. Phân tích Dupont...............................................................................................60 2.2.7. Phân tích điểm hòa vốn.....................................................................................62 2.3 Đánh giá tình hình tài chính của Công ty TNHH Đức Trọng ..........................64 2.3.1. Những kết quả đạt được....................................................................................64 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ..................................................................................65 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN T NH H NH TÀI CH NH CỦA CÔNG TY TNHH ĐỨC TRỌNG.....................................................................................67 3.1 Định hƣớng hoạt động của Công ty TNHH Đức Trọng trong thời gian tới....67 3.2 Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty ....................67 3.2.1. Tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm....................................................68 3.3 T ng cƣờng quản các hoản phải thu giảm thời gian vốn ị chiếm dụng trong thanh toán .............................................................................................69 3.4 T ng cƣờng công tác quản hàng tồn kho........................................................72 3.5 Kiểm soát chặt chẽ tình hình công nợ hông để nợ xấu gia t ng....................72 3.6 T ng đầu tƣ của VCSH ........................................................................................73 3.7 Quản và sử dụng tốt tài sản dài hạn ...............................................................73 3.8 Một số biện pháp hác..........................................................................................74 3.8.1. Đào tạo và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.................................................74 3.8.2. ây dựng thương hiệu, nâng cao uy tín và ch trọng m rộng th trư ng kinh doanh của công ty .......................................................................................75 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO Thang Long University Library
  • 7. DANH MỤC VIẾT TẮT K hiệu viết tắt Tên đầy đủ BCĐKT Bảng cân đối kế toán BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ BCTC Báo cáo tài chính ROS T suất sinh lời trên doanh thu ROA T suất sinh lời trên t ng tài sản ROE T suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu TB Trung bình TSCĐ Tài sản cố định TSLĐ Tài sản lưu động TSNH Tài sản ngắn hạn TSDH Tài sản dài hạn TNDN Thu nhập doanh nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn VCSH Vốn chủ sở hữu XHCN Xã hội chủ ngh a SXKD Sản xuất kinh doanh
  • 8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Đức Trọng.......................................23 Sơ đồ 2.2. Mô tả đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh chung của công .........24 Bảng 2.1. Biến động các hoản mục tài sản của công ty n m 2012 và 2013 ..........27 Bảng 2.2. Biến động nguồn vốn của công ty giai đoạn 2011 –2013.........................30 Bảng 2.3. Báo cáo Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2011 – 2013 ...........35 Bảng 2.4. Báo cáo ƣu chuyển tiền tệ của Công ty TNHH Đức Trọng giai đoạn 2011 – 2013 ...................................................................................................................44 Bảng 2.5. Bảng tài trợ của Công ty TNHH Đức Trọng giai đoạn 2011 – 2013......45 Bảng 2.6. Các chỉ tiêu đánh giá hả n ng quản tài sản của công ty...................51 Bảng 2.7. ROS, ROA, ROE của công ty giai đoạn 2011 – 2013 ..............................58 Bảng 2.8. Phân tích ROE theo phƣơng pháp Dupont..............................................60 Bảng 2.9. Doanh thu hòa vốn của công ty giai đoạn 2011 – 2013 ...........................62 Biểu đồ 2.1. Giá trị tài sản ngắn hạn của công ty giai đoạn 2011 – 2013 ...............26 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2011 – 2013 .............................................31 Biểu đồ 2.3. Tình hình inh doanh của Công ty TNHH Đức Trọng.......................34 Biểu đồ 2.4. Hệ số trả nợ và thời gian trả nợ của công ty giai đoạn 2011 – 2013..53 Biểu đồ 2.5. Số vòng quay hoản phải thu và thời gian thu nợ TB ........................54 Biểu đồ 2.6. Hiệu suất sử dụng tài sản của công ty giai đoạn 2011 – 2013.............55 Biểu đồ 2.7. ROS ROA và ROE của công ty giai đoạn 2011 – 2013 ......................57 Biểu đồ 2.8. Tổng doanh thu và doanh thu hòa vốn của công ty ............................63 Thang Long University Library
  • 9. LỜI MỞ ĐẦU 1. L do chọn đề tài Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đ i theo hướng kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập kinh tế khu vực cũng như toàn cầu. Hệ thống doanh nghiệp không ngừng được đ i mới và phát triển theo hướng đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp và hình thức sở hữu. Từ đó đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với nhà quản lý, quản trị doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao năng lực tài chính của chính mình. Nâng cao năng lực tài chính doanh nghiệp có ý ngh a vô cùng quan trọng để duy trì hoạt động và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính s giúp doanh nghiệp thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh trong k của doanh nghiệp cũng như xác định một cách đầy đủ, đúng đắn nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố để giúp doanh nghiệp đưa ra những giải pháp hữu hiệu, những quyết định chính xác nhằm nâng cao công tác quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, em đã chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp là : Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH Đức Trọng”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Xuất phát từ nhu cầu quản lý kinh tế ngày càng cao, công ty đã có mối quan tâm đến tình hình tài chính. Luận văn “Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH Đức Trọng” hướng tới các mục tiêu cơ bản sau đây: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp. Phân tích đánh giá thực trạng tài chính của Công ty TNHH Đức Trọng. Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty TNHH Đức Trọng. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu trong luận văn là tình hình tài chính tại Công ty TNHH Đức Trọng. Phạm vi được nghiên cứu là tình hình tài chính tại doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ giai đoạn 2011 - 2013.
  • 10. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được vận dụng chủ yếu trong để tài là phương pháp so sánh, phương pháp t số, phương pháp dupont và t ng hợp dựa trên số liệu thu thập được trong quá trình thực tập và tình hình thực tế tại công ty. 5. Kết cấu hóa uận Khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương: Chương 1: T ng quan về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp. Chương 2: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH Đức Trọng. Chương 3: Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công ty TNHH Đức Trọng. Thang Long University Library
  • 11. 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PH N T CH T NH H NH TÀI CH NH DOANH NGHIỆP 1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp được hiểu là những quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp và các chủ thể trong nền kinh tế. Các quan hệ tài chính doanh nghiệp chủ yếu bao gồm: Quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước Đây là mối quan hệ phát sinh khi doanh nghiệp thực hiện ngh a vụ thuế đối với Nhà nước, khi Nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp. Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính Quan hệ này được thể hiện thông qua việc doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn tài trợ. Trên thị trường tài chính, doanh nghiệp có thể vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu nguồn vốn ngắn hạn, có thể phát hành c phiếu và trái phiếu để đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn. Ngược lại, doanh nghiệp phải trả lãi vay và vốn vay, trả lãi c phần cho các nhà tài trợ. Doanh nghiệp cũng có thể gửi tiền vào ngân hàng, đầu tư chứng khoán bằng số tiền tạm thời chưa sử dụng. Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường khác Trong nền kinh tế, doanh nghiệp có quan hệ chặt ch với các doanh nghiệp khác trên thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường sức lao động. Đây là thị trường mà tại đó doanh nghiệp tiến hành mua sắm máy móc, thiết bị, nhà xưởng, tìm kiếm lao động... Điều quan trọng là thông qua thị trường, doanh nghiệp có thể xác định được nhu cầu hàng hóa và dịch vụ cần thiết cung ứng. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp hoạch định ngân sách đầu tư, kế hoạch sản xuất, tiếp thị nhằm thỏa mãn nhu cầu thị trường. Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp Đây là quan hệ giữa các bộ phận sản xuất – kinh doanh, giữa c đông với người quản lý, giữa c đông với chủ nợ, giữa quyền sử dụng vốn và quyền sở hữu vốn. Các mối quan hệ này được thể hiện thông qua hàng loạt chính sách của doanh nghiệp như: chính sách c tức (phân phối thu nhập), chính sách đầu tư, chính sách về cơ cấu vốn, chi phí... 1.2 Khái niệm của phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính là t ng thể các phương pháp được sử dụng để đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay, giúp cho nhà quản lý đưa ra được quyết định quản lý chuẩn xác và đánh giá được các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó giúp cho những đối tượng quan tâm đi tới những dự đoán chính xác về mặt tài chính của doanh nghiệp, qua đó có các quyết định phù hợp với lợi ích của chính họ.
  • 12. 2 Có rất nhiều đối tượng quan tâm và sử dụng thông tin kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Mỗi đối tượng lại quan tâm theo giác độ và với mục tiêu khác nhau. Do nhu cầu về thông tin tài chính của doanh nghiệp rất đa dạng, đòi hỏi phân tích tài chính phải được tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau để từ đó đáp ứng nhu cầu của các đối tượng quan tâm. Phân tích tài chính đối với nhà quản lý doanh nghiệp nhằm đáp ứng những mục tiêu sau: Tạo ra những chu k đều đặn để đánh giá hoạt động quản lý trong giai đoạn đã qua, việc thực hiện cân bằng tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thị trường và rủi ro trong doanh nghiệp... Hướng các quyết định của Ban giám đốc theo chiều hướng phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp, như quyết định về đầu tư, tài trợ, phân phối lợi nhuận... Phân tích tài chính doanh nghiệp là cơ sở cho những dự đoán tài chính. Phân tích tài chính doanh nghiệp là một công cụ để kiểm tra, kiểm soát hoạt động trong doanh nghiệp. Như vậy phân tích tài chính doanh nghiệp là công cụ hữu ích được dùng để xác định giá trị kinh tế, để đánh giá các mặt mạnh, mặt yếu của một doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan, giúp cho nhà quản lý lựa chọn và đưa ra những quyết định phù hợp với thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.1. Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính cung cấp những thông tin hữu ích giúp kiểm tra phân tích một cách t ng hợp, toàn diện, có hệ thống về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Những người quản lý tài chính khi phân tích cần cân nhắc tính toán tới mức rủi ro và tác động của nó tới doanh nghiệp mà biểu hiện chính là khả năng thanh toán, đánh giá khả năng cân đối vốn, năng lực hoạt động cũng như khả năng sinh lãi của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, các nhà phân tích tiếp tục nghiên cứu và đưa ra các dự đoán về kết quả hoạt động kinh doanh nói chung, mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai. Ngoài ra, phân tích tài chính còn cung cấp những thông tin số liệu để kiểm tra giám sát tình hình hạch toán kinh doanh, tình hình chấp hành các chính sách chế độ kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của xã hội thì việc phân tích tài chính càng trở nên quan trọng, bởi công tác phân tích tài chính ngày càng cho thấy sự cần thiết của nó đối với sự phát triển doanh nghiệp. Phân tích tài chính cho thấy khả năng và tiềm năng kinh tế tài chính của doanh nghiệp, do đó s giúp cho công tác dự báo, lập kế hoạch tài chính Thang Long University Library
  • 13. 3 ngắn hạn và dài hạn, dễ dàng đưa ra các chính sách tạo điều kiện cho công ty hoạt động. 1.3 Mục đích phân tích tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp là các mối quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Về hình thức, tài chính doanh nghiệp phản ánh sự vận động và chuyển hóa của các nguồn lực tài chính trong quá trình phân phối để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ thuộc hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Kết quả kinh tế tài chính thuộc đối tượng nghiên cứu của phân tích tài chính doanh nghiệp, có thể là kết quả của từng khâu, từng bộ phận, từng quan hệ kinh tế, từng quyết định kinh tế như mua vào, bán ra; quan hệ kinh tế nội sinh, ngoại sinh, quyết định sử dụng vốn chủ sở hữu, vốn vay... cũng có thể là kết quả t ng hợp của cả quá trình vận động và chuyển hóa các nguồn lực tài chính doanh nghiệp. Thông thường, mọi hoạt động tài chính doanh nghiệp hướng vào kết quả thực hiện các mục tiêu, kế hoạch đặt ra hoặc là kết quả đã đạt được ở các k trước đồng thời xác định kết quả có đạt được trong tương lai hay không. 1.4 Nguồn thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp 1.4.1. Thông tin bên ngoài Để giúp ích cho việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách khách quan, các nhà phân tích có thể dựa vào thông tin bên ngoài của doanh nghiệp. Các thông tin bên ngoài doanh nghiệp được quan tâm có thể là tình hình biến động kinh tế thế giới, tình hình biến động kinh tế trong khu vực và ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp là tình hình kinh tế trong nước. Các thông tin về sản xuất và kinh doanh trong ngành hoạt động của doanh nghiệp, các chính sách của Nhà nước, chính phủ mở rộng hay thắt chặt ảnh hưởng đến quy mô hoạt động của doanh nghiệp. 1.4.2. Thông tin từ hệ thống tài chính – kế toán Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó. Đây là một báo cáo tài chính có ý ngh a rất quan trọng đối với mọi đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ kinh doanh và quan hệ quản lý với doanh nghiệp. Thông thường, Bảng cân đối kế toán được trình bày dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản kế toán: một bên phản ánh số vốn để hình thành tài sản và một bên phản ánh nguồn vốn của doanh nghiệp.
  • 14. 4 Bên tài sản của BCĐKT phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có đến thời điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp: đó là TSCĐ, TSLĐ. Bên nguồn vốn phản ánh số vốn để hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo: đó là vốn chủ sở hữu và các khoản nợ. Các khoản mục trên BCĐKT được sắp xếp theo khả năng chuyển hóa thành tiền giảm dần từ trên xuống. Về mặt kinh tế, bên tài sản phản ánh quy mô và kết cấu các loại tài sản, bên nguồn vốn phản ánh cơ cấu tài trợ, cơ cấu vốn cũng như khả năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp. Bên tài sản và nguồn vốn của BCĐKT đều có các cột chỉ tiêu: số đầu k , số cuối k . Ngoài các khoản mục trong nội bảng còn có một số khoản mục ngoài BCĐKT như: một số tài sản thuê ngoài, vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công, hàng hóa nhận bán hộ, ngoại tệ các loại… Nhìn vào BCĐKT, nhà phân tích có thể nhận biết được loại hình doanh nghiệp, quy mô, mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp. BCĐKT như là một tư liệu quan trọng bậc nhất giúp cho các nhà phân tích đánh giá được khả năng cân bằng tài chính, khả năng thanh toán và khả năng cân đối vốn của doanh nghiệp. Báo cáo kết quả kinh doanh Nếu coi BCĐKT là một bức ảnh chụp nhanh phản ảnh t ng quát tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ tại thời điểm lập báo cáo, thì BCKQKD được coi như một cuốn phim quay chậm, phản ánh một cách t ng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một niên độ kế toán. BCKQKD cho biết sự dịch chuyển của tiền trong quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp và cho phép dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. BCKQKD cũng giúp nhà phân tích so sánh doanh thu với số tiền thực nhập quỹ khi bán hàng hóa, dịch vụ, so sánh t ng chi phí phát sinh với số tiền xuất quỹ để vận hành doanh nghiệp. Trên cơ sở doanh thu và chi phí, có thể xác định được kết quả sản xuất – kinh doanh: lãi hay lỗ trong năm. Như vậy, BCKQKD phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời k nhất định. Nó cung cấp thông tin t ng hợp về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Những khoản mục được phản ánh chủ yếu trên BCKQKD: doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu từ hoạt động tài chính, doanh thu từ hoạt động bất thường và chi phí tương ứng với từng hoạt động đó. Thang Long University Library
  • 15. 5 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Ngân quỹ) Để đánh giá một doanh nghiệp có đảm bảo được chi trả hay không, cần tìm hiểu tinh hình ngân quỹ của doanh nghiệp. Xác định hoặc dự báo dòng tiền thực nhập quỹ, bao gồm: dòng tiền nhập quỹ thực hiện sản xuất kinh doanh, dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động đầu tư, tài chính, dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động bất thường. Xác định hoặc dự báo dòng tiền thực xuất quỹ, bao gồm: dòng tiền xuất quỹ thực hiện sản xuất kinh doanh, dòng tiền xuất quỹ từ hoạt động đầu tư, tài chính, dòng tiền xuất quỹ từ hoạt động bất thường. Trên cơ sở dòng tiền nhập quỹ và dòng tiền xuất quỹ, nhà phân tích thực hiện cân đối ngân quỹ với số dư ngân quỹ đầu k để xác định số dư ngân quỹ cuối k . Từ đó, có thể thiết lập mức ngân quỹ dự phòng tối thiểu cho doanh nghiệp nhằm mục tiêu đảm bảo chi trả. 1.5 Quy trình thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp Bước 1: Thu thập tài liệu và xử lý số liệu liên quan đến tình hình tài chính doanh nghiệp Những tài liệu được thu thập yêu cầu phải chính xác, toàn diện và khách quan. Những tài liệu làm căn cứ để phân tích thường bao gồm tất cả các số liệu trên hệ thống báo cáo tài chính gồm có bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Dựa vào tài liệu thu thập đã xác định theo từng nội dung s phân tích, các nhà phân tích sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá chung tình hình. Có thể so sánh trên t ng thể kết hợp với việc so sánh trên từng bộ phận cấu thành của chỉ tiêu ở k phân tích với k gốc. Bước 2: Tính toán, phân tích và dự toán tình hình tài chính Hoạt động tài chính chịu ảnh hưởng của rất nhiều nguyên nhân, có những nguyên nhân mà nhà phân tích có thể xác định được mức độ ảnh hưởng và có những nguyên nhân không thể xác định được mức độ ảnh hưởng của chúng đến sự biến động của đối tượng nghiên cứu. Vì thế, sau khi đã thu thập và xử lý số liệu, các nhà phân tích s vận dụng phương pháp thích hợp (loại trừ, liên hệ cân đối, so sánh, toán kinh tế...) để xác Thu thập tài liệu và xử lý số liệu Tính toán, phân tích và dự toán T ng hợp kết quả và kết luận
  • 16. 6 định tính toán và phân tích thực chất tình hình phát triển trực tiếp thông qua các con số (số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân…) Bước 3: T ng hợp kết quả và rút ra kết luận T ng hợp kết quả phân tích, rút ra nhận xét, kết luận về chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở kết quả tính toán, các nhà phân tích cần tiến hành liên hệ, t ng hợp mức độ biến động của các yếu tố tài chính đến đối tượng nghiên cứu nhằm khắc phục tính rời rạc, tản mạn. Từ đó, rút ra các nhận xét, chỉ rõ những tồn tại, nguyên nhân dẫn đến thiếu sót, sai lầm; đồng thời, vạch ra các tiềm năng chưa được khai thác, sử dụng để có các quyết định phù hợp với mục tiêu đặt ra. 1.6 Phƣơng pháp phân tích tài chính 1.6.1. Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng ph biến nhất trong phân tích tài chính. Để vận dụng phép so sánh trong phân tích tài chính cần quan tâm đến tiêu chuẩn so sánh, điều kiện so sánh của chỉ tiêu phân tích cũng như kỹ thuật so sánh. Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu gốc được chọn làm căn cứ so sánh. Khi phân tích tài chính, nhà phân tích thường sử dụng các gốc sau: Sử dụng số liệu tài chính ở nhiều k trước để đánh giá và dự báo xu hướng các chỉ tiêu tài chính. Thông thường, số liệu phân tích được t chức từ 3 đến 5 năm liền kề. Sử dụng số liệu trung bình ngành để đánh giá sự tiến bộ về hoạt động tài chính của doanh nghiệp so với mức trung bình tiên tiến của ngành. Số liệu trung bình nghành thường được các t chức dịch vụ tài chính, các ngân hàng, cơ quan thống kê cung cấp theo nhóm các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong trường hợp không có số liệu trung bình ngành, nhà phân tích có thể sử dụng số liệu của một doanh nghiệp điển hình trong cùng ngành để làm căn cứ phân tích. Sử dụng các kế hoạch, số dự toán để đánh giá doanh nghiệp có đạt được mục đích tài chính trong năm. Thông thường, các nhà quản trị doanh nghiệp chọn gốc so sánh này để xây dựng chiến lược hoạt động cho t chức mình. 1.6.2. Phương pháp tỷ số Một phương pháp khác được áp dụng ph biến trong phân tích tài chính là phương pháp t số. Phương pháp t số là phương pháp trong đó các t số được sử dụng để phân tích. Đó là các t số đơn được thiết lập bởi chỉ tiêu này so với chỉ tiêu khác. Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụng ngày càng được b sung và hoàn thiện. Bởi l , thứ nhất: nguồn thông tin kế toán và tài chính đưuọc cải tiến và được cung cấp đầy đủ hơn. Đó là cơ sở để hình thành những t lệ tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá một t số của một doanh nghiệp hay một nhóm Thang Long University Library
  • 17. 7 doanh nghiệp, thứ hai, việc áp dụng công nghệ tin học cho phép tích lũy dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính toán hàng loạt t số, thứ ba, phương pháp phân tích này giúp nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách hệ thống hàng loạt t số theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn. Về nguyên tắc, với phương pháp t số, cần xác định các ngưỡng, các t số tham chiếu. Để đánh giá tình trạng tài chính của một doanh nghiệp cần so sánh các t số của doanh nghiệp với t số tham chiếu. Như vậy, phương pháp so sánh luôn được sử dụng kết hợp với các phương pháp phân tích tài chính khác. Khi phân tích, nhà phân tích thường so sánh theo thời gian (so sánh k này với k trước) để nhận biết xu hướng thay đ i tình hình tài chính của doanh nghiệp, theo không gian (so sánh với mức trung bình ngành) để đánh giá vị thế của doanh nghiệp trong ngành. 1.6.3. Phương pháp cân đối liên hệ Các báo cáo tài chính đều có đặc trưng chung là thể hiện tính cân đối: cân đối giữa tài sản và nguồn vốn; cân đối giữa doanh thu, chi phí và kết quả; cân đối giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra, cân đối giữa tăng và giảm...Cụ thể là các cân đối cơ bản: T ng tài sản = TSNH + TSDH T ng tài sản = T ng nguồn vốn Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí Dòng tiền thuần = Dòng tiền vào - Dòng tiền ra Dựa vào những cân đối cơ bản trên, trong phân tích tài chính thường vận dụng phương pháp cân đối liên hệ để xem xét ảnh hưởng của từng nhân tố đến biến động của chỉ tiêu phân tích. Chẳng hạn, với biến động của t ng tài sản giữa hai thời điểm, phương pháp này s cho thấy loại tài sản nào (hàng tồn kho, nợ phải thu, TSCĐ...) biến động ảnh hưởng đến biến động t ng tài sản của doanh nghiệp. Như vậy, dựa vào biến động của từng bộ phận mà chỉ tiêu phân tích s được đánh giá đầy đủ hơn. 1.7 Nội dung phân tích tài chính 1.7.1. Phân tích tình hình biến động tài sản, nguồn vốn Phân tích tình hình biến động tài sản, nguồn vốn thông qua BCĐKT, việc phân tích này s cho biết một cách khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu về t ng tài sản, t ng nguồn vốn cũng như cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. So sánh mức tăng, giảm của các chỉ tiêu tài sản và nguồn vốn thông qua số tuyệt đối và tương đối giữa các k , từ đó nhận xét về quy mô tài sản của doanh nghiệp tăng hay giảm và ảnh hưởng như thế nào đến kết quả và hiệu quả kinh doanh cũng như sự tăng giảm của các chỉ tiêu nguồn vốn và nhận xét về quy mô vốn của
  • 18. 8 doanh nghiệp cùng sự ảnh hưởng của nó đến tính độc lập hay phụ thuộc của doanh nghiệp trong hoạt động tài chính. Phần tài sản của BCĐKT phản ánh t ng giá trị thuần hiện có tại thời điểm báo cáo của doanh nghiệp, bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Các chỉ tiêu của phần tài sản cho phép đánh giá t ng quát về quy mô vốn, cơ cấu vốn, quan hệ giữa năng lực sản xuất và trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp. Phần nguồn vốn là phần phản ánh nguồn hình thành của toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp, bao gồm nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Phần nguồn vốn thể hiện các nguồn hình thành tài sản hiện có, căn cứ vào đó để biết t lệ, kết cấu của từng loại nguồn vốn. Thông thường cần xem xét một số biến động chủ yếu sau giữa số cuối năm và số đầu năm: Xem xét sự biến động của t ng tài sản cũng như từng loại tài sản cả số tương đối lẫn tuyệt đối. Qua đó thấy được sự biến động của quy mô kinh doanh và năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. Xem xét sự biến động về cơ cấu vốn kinh doanh. Từ đó có thể đánh giá được tính hợp lý trong cơ cấu vốn và sự tác động của cơ cấu đó đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xem xét sự biến động về cơ cấu nguồn vốn cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối để đánh giá khái quát mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm t trọng lớn và có xu hướng tăng, điều đó cho thấy khả năng tự chủ về mặt tài cao, mức độ phụ thuộc về mặt tài chính đối với các chủ nợ thấp và ngược lại. Xem xét mối quan hệ cân đối giữa các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán: sự cân đối giữa nguồn tài trợ ngắn hạn so với tài sản dài hạn; giữa nguồn tài trợ dài hạn so với tài sản dài hạn. Từ đó, đánh giá xem xét doanh nghiệp đã đảm bảo được nguyên tắc cân bằng về tài chính chưa. Để phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn thường sử dụng chỉ tiêu vốn lưu động ròng, đây là chỉ tiêu thể hiện sự chênh lệch giữa TSNH và nợ ngắn hạn. Vốn lưu động ròng = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn 1.7.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh Việc phân tích BCKQKD cho ta biết hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bảng báo cáo này phản ánh t ng hợp tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo từng loại trong một k kế toán và tình hình thực hiện ngh a vụ thuế đối với Nhà nước. Báo cáo cung cấp đầy đủ những thông tin về doanh thu, chi phí và kết quả các hoạt động cơ bản trong doanh nghiệp như hoạt động sản xuất kinh doanh, Thang Long University Library
  • 19. 9 hoạt động tài chính và hoạt động khác. Thông qua đó thấy được cơ cấu doanh thu, chi phí và kết quả của từng hoạt động có phù hợp với đặc điểm và nhiệm vụ kinh doanh hay không, từ đó giúp nhà quản trị đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp, biết được trong k kinh doanh doanh nghiệp lãi hay lỗ, t suất lợi nhuận trên doanh thu và vốn là bao nhiêu, tính toán được tốc độ tăng trưởng của k này so với k trước và dự đoán tốc độ tăng trong tương lai… Khi phân tích báo cáo kết quả kinh doanh cần chú ý vấn đề cơ bản sau: Xem xét tình hình tiêu thụ sản phẩm bằng cách so sánh các chỉ tiêu về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác thông qua số tuyệt đối và tương đối giữa k này với k trước hoặc nhiều k với nhau. Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ thường có quy mô lớn nhất và cũng là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả t chức sản xuất, phân phối, bán hàng của doanh nghiệp. Phân tích tình hình doanh thu giúp các nhà quản trị thấy được ưu nhược điểm trong quá trình tạo doanh thu và xác định các yếu tố làm tăng, giảm doanh thu. Từ đó loại bỏ các yếu tố tiêu cực, đẩy mạnh và phát huy các yếu tố tích cực của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Theo dõi tất cả các khoản chi phí phát sinh trong doanh nghiệp, trong đó giá vốn hàng bán thường là khoản chi phí lớn nhất, do đó kiểm soát giá vốn hàng bán thông qua theo dõi và phân tích từng bộ phận cấu thành của nó là rất quan trọng. Vì việc giảm t lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu s làm tăng khả năng cạnh tranh và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Ngoài ra chi phí lãi vay cũng là khoản mục cần chú trọng vì nó phản ánh tình hình công nợ của doanh nghiệp. Như vậy, nếu chi phí bỏ ra quá lớn hoặc tốc độ tăng của chi phí lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu thì chứng tỏ nguồn lực của doanh nghiệp đang được sử dụng không hiệu quả. Xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu phần lãi lỗ giữa k này với k trước thông qua việc so sánh về số tuyệt đối cũng như số tương đối. Đặc biệt chú ý đến doanh thu thuần, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế,… đồng thời xem xét lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng hay giảm do nhân tố nào. Doanh nghiệp có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại lãi khi lợi nhuận sau khi loại bỏ tất cả các khoản chi phí bao gồm chi phí sản xuất, chi phí quản lý, chi phí lãi vay, chi phí thuế… cho kết quả dương (lớn hơn 0). Ngược lại, doanh nghiệp có kết quả tính toán âm thì có ngh a doanh nghiệp bị thua lỗ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.7.3. Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ thông qua các luồng tiền vào ra, tình hình thu chi ngắn hạn của doanh nghiệp trên BCLCTT. So sánh các chỉ tiêu trên báo cáo thông qua số tuyệt đối và tương đối ta s thấy được quy mô và tốc độ tăng, giảm của
  • 20. 10 các chỉ tiêu ảnh hưởng tới khả năng thanh toán và chất lượng dự toán tiền trong tương lai. Bao gồm: Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh dương (thu > chi) thể hiện công ty làm ăn có hiệu quả, có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Hệ số dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh cho biết t lệ tạo ra nguồn tiền vào từ hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp. Thông thường nếu doanh nghiệp không có những biến động tài chính đặc biệt thì t lệ này khá cao (khoảng 80%), đây là nguồn tiền chủ yếu dùng trang trải cho các hoạt động đầu tư dài hạn, trả lãi vay, nợ gốc, c tức. Dòng tiền từ hoạt động đầu tư Luồng tiền phát sinh từ hoạt động đầu tư là luồng tiền có liên quan đến việc mua sắm, xây dựng, nhượng bán, thanh lý tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc các khoản tương đương tiền. Lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư âm (thu < chi) thể hiện quy mô của doanh nghiệp bị thu hẹp, vì đây là kết quả của số tiền chi ra để đầu tư TSCĐ, góp vốn liên doanh…Nếu lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư dương thì ngược lại. Dòng tiền từ hoạt động tài chính Lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính dương thể hiện lượng vốn cung ứng từ bên ngoài tăng. Điều này thể hiện tiền tạo ra từ hoạt động tài chính là do sự tài trợ từ bên ngoài và doanh nghiệp có thể phải phụ thuộc vào các nguồn từ bên ngoài, đồng thời cũng thể hiện quy mô đầu tư ra bên ngoài của doanh nghiệp bị thu hẹp vì đây là kết quả của số tiền chi ra để mua c phiếu, chi trả gốc vay, chi trả c tức. Nếu lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh không đủ cho hoạt động đầu tư buộc doanh nghiệp phải điều phối dòng tiền từ hoạt động tài chính. Đó có thể là một khoản vay được tăng lên, phát hành thêm c phiếu hay là sự giảm đi hoặc thậm chí ngưng trả các khoản c tức. Và các dòng tiền thể hiện số tiền mặt có tại thời điểm đầu k , dòng tiền thu được trong k và số tiền còn lại vào cuối k của 3 hoạt động tài chính trên s cung cấp cho nhà quản trị những thông tin quan trọng như lượng tiền mặt có được là do đâu, tiền được sử dụng chủ yếu cho những hoạt động nào và sự khác biệt giữa lợi nhuận và lượng tiền mặt hiện có. Căn cứ vào BCLCTT, kết hợp với các thông tin trên các Báo cáo tài chính khác, nhà quản trị có thể nắm được tình hình sử dụng tiền, dự báo lượng tiền cần thiết để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó có các phương án phù hợp như vay vốn hoặc cho vay để tăng hiệu quả sử dụng tiền. Thang Long University Library
  • 21. 11 1.7.4. Phân tích tình hình tạo vốn và sử dụng vốn (Bảng tài trợ) Một trong những công cụ hữu hiệu của nhà quản lý tài chính là bảng phân tích tình hình tạo vốn và sử dụng vốn (bảng tài trợ). Nó giúp nhà quản lý xác định rõ các nguồn cung ứng vốn và việc sử dụng các nguồn vốn đó, từ đó xác định được doanh nghiệp sử dụng vốn đúng mục đích hay không, có hiệu quả hay không, giúp các nhà quản lý có biện pháp phù hợp để điều chỉnh cách sử dụng vốn phù hợp. Bên cạnh đó, phân tích Bảng tài trợ còn giúp các nhà phân tích biết được tình hình tài chính của doanh nghiệp qua việc phân tích việc sử dụng vốn, từ đó giúp nhà quản trị đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp có n định hay không, có nguồn lực mạnh hay không. Việc phân tích tình hình tạo vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp được thực hiện theo trình tự t ng thể. Các nhà phân tích cần t ng hợp sự thay đ i của các khoản mục trên bảng cân đối kế toán trước tiên để tiến hành so sánh và tìm ra chênh lệch, đưa kết quả vừa t ng hợp vào bảng phân tích tình hình tạo vốn và sử dụng vốn dựa trên nguyên tắc t ng hợp. Nếu các khoản mục bên tài sản tăng hoặc các khoản mục bên nguồn vốn giảm thì điều đó thể hiện việc sử dụng vốn. Nếu các khoản mục bên tài sản giảm hoặc các khoản mục bên nguồn vốn tăng thì điều đó thể hiện sự tạo vốn. Từ đó đưa ra những phân tích, đánh giá t ng quát và làm rõ tính hiệu quả, hợp lý trong việc t chức sử dụng vốn của doanh nghiệp. Từ kết quả về việc phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn, các nhà quản lý tài chính có thể đưa ra các giải pháp hữu hiệu để nhằm khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp. Mặt khác, thông tin về diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn còn rất hữu ích cho các nhà đầu tư để họ có thể biết doanh nghiệp đã làm gì với số vốn của họ. 1.7.5. Phân tích các chỉ tiêu tài chính 1.7.5.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán Tình hình tài chính doanh nghiệp được thể hiện khá rõ nét qua các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản có khả năng thanh toán trong k với các khoản phải thanh toán trong k . Nhóm chỉ tiêu này bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu sau: Khả năng thanh toán ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn là mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn với các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này cho biết mức độ đảm bảo của TSNH với nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn là những khoản nợ phải thanh toán trong năm, do vậy công ty phải dùng những tài sản có khả năng chuyển đ i thành tiền để thanh toán. Như vậy trong t ng số
  • 22. 12 tài sản mà công ty đang quản lý thì chỉ có TSNH là có tính hoán tệ trong vòng một năm. Khả năng thanh toán ngắn hạn = T ng TSNH T ng nợ ngắn hạn Nếu hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn nhỏ hơn 1 thì công ty rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên, không phải hệ số này càng lớn càng tốt, khi xem xét hệ số này phải quan tâm tới tính chất ngành nghề kinh doanh. Với các công ty thương mại thì TSNH chiếm t trọng lớn trong t ng tài sản, do đó hệ số này lớn và ngược lại. Khả năng thanh toán nhanh Hệ số này là thước đo về việc huy động các tài sản có khả năng chuyển đ i ngay thành tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn mà các chủ nợ yêu cầu, bao gồm: tiền, chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu. Tài sản dự trữ là các tài sản khó chuyển đ i thành tiền hơn trong t ng tài sản lưu động và dễ bị lỗ nhất nếu được bán. Do vậy, t số khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ và được xác định bằng cách lấy tài sản lưu động trừ đi phần dự trữ rồi chia cho nợ ngắn hạn. Khả năng thanh toán nhanh = Giá trị TSNH Hàng tồn kho Giá trị nợ ngắn hạn Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Nếu hệ số này quá nhỏ thì công ty s bị giảm uy tín với bạn hàng, gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ và có thể công ty có thể phải bán tài sản với giá bất lợi để trả nợ. Nếu hệ số này quá lớn lại phản ánh lượng tiền tồn quỹ nhiều, giảm hiệu quả sử dụng vốn. Giống như hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn, giá trị của hệ số này cũng phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, k hạn thanh toán của món nợ phải thu, phải trả trong k . Khả năng thanh toán tức thời Khả năng thanh toán tức thời cho biết, với lượng tiền và tương đương tiền hiện có, doanh nghiệp có đủ khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn, đặc biệt là nợ ngắn hạn đến hạn hay không. Chỉ tiêu này được xác định theo công thức: Khả năng thanh toán tức thời = Tiền và các khoản tương đương tiền T ng nợ ngắn hạn Tiền và các khoản tương đương tiền là các khoản mang tính thanh khoản cao nhất của doanh nghiệp, trong đó, các khoản tương đương tiền bao gồm các khoản đầu tư ngắn hạn có thời gian thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng, dễ dàng chuyển đ i Thang Long University Library
  • 23. 13 thành một lượng tiền xác định mà không có rủi ro khi chuyển đ i thành tiền từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo như k phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi… Hệ số khả năng thanh toán tức thời quá cao tức là doanh nghiệp dự trữ quá nhiều tiền mặt, doanh nghiệp s bỏ lỡ cơ hội sinh lời. Các chủ nợ đánh giá mức trung bình hợp lý cho t số này là 0,5, khi hệ số này > 0,5 thì khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp là khả quan và ngược lại, nếu t số này <0,5 thì doanh nghiệp s gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ. Khả năng thanh toán lãi vay Là t lệ nguồn dùng để trả lãi vay với số lãi phải trả. Nguồn dùng để trả lãi vay chính là lợi nhuận trước lãi vay và thuế. Khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Lãi vay phải trả Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả sử dụng vốn vay như thế nào, đưa lại một khoản lợi nhuận là bao nhiêu, có đủ bù đắp lãi vay phải trả hay không, và mức độ sẵn sàng trả lãi vay của công ty ra sao. Nếu hệ số này lớn hơn 1 phản ánh doanh nghiệp có khả năng thanh toán lãi vay, hoạt động kinh doanh có lãi, sử dụng vốn vay có hiệu quả và ngược lại. 1.7.5.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng hoạt động Các hệ số hoạt động kinh doanh có tác dụng đo lường năng lực quản lý và sử dụng vốn hiện có của doanh nghiệp. Vốn của doanh nghiệp được dùng để đầu tư cho các loại tài sản khác nhau như TSNH, TSDH. Do đó, các nhà phân tích không chỉ quan tâm tới việc đo lường hiệu quả sử dụng t ng tài sản mà còn chú trọng đến hiệu quả sử dụng từng bộ phận cấu thành t ng tài sản của doanh nghiệp. Số vòng quay hàng tồn kho Đây là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hiệu suất sử dụng hàng tồn kho của doanh nghiệp và được xác định bằng cách lấy giá vốn hàng bán chia cho hàng tồn kho trong k . Số vòng quay HTK = GVHB Giá trị hàng tồn kho Thông thường, số vòng quay hàng tồn kho cao so với doanh nghiệp trong ngành chỉ ra rằng việc t chức và quản lý dự trữ của doanh nghiệp là tốt, doanh nghiệp có thể rút ngắn chu k kinh doanh và giảm được lượng vốn bỏ vào hàng tồn kho. Nếu số vòng quay hàng tồn kho thấp, thường gợi lên doanh nghiệp có dự trữ vật tư quá mức dẫn đến tình trạng ứ đọng hoặc sản phẩm bị tiêu thụ chậm. Từ đó, có thế dẫn đến dòng tiền vào của doanh nghiệp bị giảm đi và có thể đặt doanh nghiệp vào tình thế khó khăn
  • 24. 14 về tài chính trong tương lai. Tuy nhiên, để đánh giá thỏa đáng cần xem xét cụ thể và sâu hơn về tình thế của doanh nghiệp. Thời gian luân chuyển kho trung bình Là số ngày của một vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp, được xác định bằng t số giữa số ngày trong năm và số vòng luân chuyển hàng tồn kho (HTK). Thời gian luân chuyển kho TB = 360 Số vòng luân chuyển HTK Hệ số trả nợ Đây là t số giữa t ng nguồn để trả nợ và số nợ đến hạn phải trả tại một thời điểm nhất định, dùng để đánh giá khả năng trả nợ nói chung của doanh nghiệp. Từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định, các chính sách thanh toán phù hợp nhằm nâng cao uy tín cũng như hạn chế rủi ro tài chính cho doanh nghiệp. Hệ số trả nợ = GVHB CP quản lý chung, CP bán hàng, quản lý Phải trả người bán, lương, thưởng, thuế phải trả Thời gian trả nợ trung bình Là số ngày của một k trả nợ của doanh nghiệp, được xác định bằng cách lấy số ngày trong năm chia cho hệ số trả nợ. Chỉ tiêu này cho biết thời gian mà doanh nghiệp có thể chiếm dụng vốn của các đối tượng khác. Thời gian càng dài chứng tỏ doanh nghiệp càng chiếm dụng vốn lâu, điều đó làm gia tăng vốn cho doanh nghiệp trong một thời gian ngắn, tuy nhiên, thời gian này quá cao lại gây ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp, doanh nghiệp nên cân nhắc điều chỉnh t số này một cách hợp lý và hiệu quả nhất. Thời gian trả nợ trung bình = 360 Hệ số trả nợ Số vòng quay khoản phải thu: là hệ số giữa doanh thu thuần và giá trị các khoản phải thu. Vòng quay khoản phải thu = Doanh thu thuần Phải thu khách hàng Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đ i các khoản phải thu thành tiền mặt. Nó cho biết các khoản phải thu phải quay bao nhiêu vòng trong một k kinh doanh nhất định để đạt được doanh thu trong kì đó. Đây là một chỉ số cho thấy tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanh nghiệp áp dụng với bạn hàng. Nếu hệ số này cao chứng tỏ doanh nghiệp được khách hàng trả nợ càng nhanh, tốc độ các khoản phải thu hồi là tốt vì doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. Nhưng nếu so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành mà chỉ số này quá cao thì có thể doanh nghiệp s bị mất Thang Long University Library
  • 25. 15 khách hàng vì họ s chuyển sang tiêu thụ sản phẩm của đối thủ cạnh tranh cung cấp thời gian tín dụng dài hơn. Thời gian thu nợ trung bình Đây chính là số ngày của một vòng quay khoản phải thu của một doanh nghiệp, được xác định bằng cách lấy số ngày trong năm chia cho số vòng quay khoản phải thu. Thời gian thu nợ TB càng ngắn, chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng của doanh nghiệp càng nhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại, thời gian thu nợ TB càng dài, chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng càng chậm, số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng nhiều. Thời gian thu nợ trung bình = 360 Vòng quay khoản phải thu Đánh giá thời gian quay vòng của tiền Thời gian luân chuyển vốn bằng tiền trung bình là một thước đo sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp để đánh giá khả năng quản lý dòng tiền của doanh nghiệp . Đây là chỉ tiêu kết hợp giữa ba chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý hàng tồn kho, khoản phải thu và khoản phải trả. Thời gian quay vòng tiền ngắn chứng tỏ doanh nghiệp sớm thu hồi được tiền mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý hiệu quả khi giữ được thời gian quay vòng hàng tồn kho và các khoản phải thu ở mức thấp, chiếm dụng thời gian dài đối với các khoản nợ. Tuy nhiên, cũng tùy vào đặc điểm của ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp hoạt động thì thời gian quay vòng tiền s có những đặc trưng khác nhau, đối với doanh nghiệp hoạt động trong l nh vực thương mại dịch vụ thì thời gian quay vòng tiền s ngắn hơn nhiều so với doanh nghiệp hoạt động trong l nh vực sản xuất. Hiệu suất sử dụng TSNH Tài sản ngắn hạn bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác. Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Hiệu suất sử dụng TSNH = Doanh thu thuần T ng TSNH = Thời gian thu nợ trung bình + Thời gian quay vòng tiền = + T/g luân chuyển kho TB - Thời gian trả nợ TB
  • 26. 16 Hiệu suất sử dụng TSDH Hiệu suất sử dụng TSDH cho biết cứ sử dụng 1 đồng TSDH thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. T số này được xác định riêng biệt nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng riêng của TSDH. Khi phân tích chỉ tiêu này cần xem xét cơ cấu của các loại tài sản dài hạn hoặc phải cân nhắc trước khi đầu tư vào TSDH mới hoặc đánh giá mức khấu hao TSDH cũ đã hợp lý hay chưa. Hiệu suất sử dụng t ng tài sản Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản nói chung của doanh nghiệp, không phân biệt TSNH hay TSDH nhằm giúp chủ doanh nghiệp thấy được hiệu quả đầu tư và hiệu quả sử dụng tài sản cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiệu suất sử dụng t ng tài sản cho biết cứ 1 đồng tài sản được sử dụng tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần, hay vốn của doanh nghiệp trong k quay được bao nhiêu vòng. Qua chỉ tiêu này có thể đánh giá trình độ quản lý tài sản có hiệu quả như thế nào. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả càng cao, lợi nhuận tăng, tăng khả năng cạnh tranh, tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Hiệu suất sử dụng t ng tài sản = Doanh thu thuần T ng Tài sản 1.7.5.3. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh l i T suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần (ROS) Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện trong k s thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. T số này dương chứng tỏ công ty kinh doanh có lãi và ngược lại, t số này âm chứng tỏ doanh nghiệp đang thua lỗ. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp càng tốt, đó là nhân tố giúp nhà quản trị mở rộng thị trường, tăng doanh thu. Chỉ tiêu này thấp doanh nghiệp cần tăng cường kiểm soát chi phí hoạt động của các bộ phận. ROS = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần T suất sinh lời trên t ng tài sản (ROA) Chỉ tiêu này phản ánh sử dụng bình quân 100 đồng tài sản tạo ra mấy đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này là thước đo cho biết tài sản được sử dụng hiệu quả như thế nào, đồng thời cho biết việc thực hiện chức năng của ban quản lý trong việc sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập. RO = Lợi nhuận sau thuế T ng tài sản Thang Long University Library
  • 27. 17 Nếu t số này lớn hơn 0, thì có ngh a doanh nghiệp làm ăn có lãi. T số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu t số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. T số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp. T số lợi nhuận ròng trên tài sản phụ thuộc vào mùa vụ kinh doanh và ngành nghề kinh doanh. Do đó, người phân tích tài chính doanh nghiệp chỉ sử dụng t số này trong so sánh doanh nghiệp với bình quân toàn ngành hoặc với doanh nghiệp khác cùng ngành và so sánh cùng một thời k . T suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) VCSH bao gồm vốn của c đông ưu đãi và vốn c phần thường. T ng lợi nhuận sau khi trả phần ngh a vụ với nhà nước, phần còn lại được gọi là thu nhập của c đông. Do vậy chỉ tiêu thu nhập vốn c phần cung cấp cách đánh giá về khả năng đảm bảo cho tất cả các đối tác góp vốn với công ty. ROE = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có thể tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế khi đầu tư 100 đồng VCSH. Chỉ tiêu này càng cao, càng biểu hiện xu hướng tích cực, giúp cho nhà quản trị có thể dễ dàng huy động vốn trên thị trường tài chính để tài trợ cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Ngược lại nếu như chỉ tiêu này nhỏ và VCSH dưới mức vốn điều lệ thì hiệu quả kinh doanh thấp, doanh nghiệp s gặp khó khăn trong việc thu hút vốn. 1.7.6. Phân tích Dupont Trong phân tích tài chính, người ta thường vận dụng mô hình Dupont để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Chính nhờ sự phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu mà người ta có thể phát hiện những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự chặt ch . Với phương pháp này, nhà phân tích s nhận biết được các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp. Bản chất của phương pháp này là tách một t số t ng hợp phản ánh mức sinh lợi của doanh nghiệp như t suất sinh lời trên t ng tài sản (ROA), t suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành tích số của chuỗi các t số có mối quan hệ nhân quả với nhau. Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các t số đó đối với t số t ng hợp. T suất sinh lời trên t ng tài sản (ROA) RO = Lợi nhuận sau thuế T ng tài sản = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần x Doanh thu thuần T ng tài sản = T suất sinh lời trên doanh thu (ROS) x Hiệu suất sử dụng t ng tài sản
  • 28. 18 Từ mô hình phân tích trên ta thấy, tác động đến RO là chỉ tiêu ROS và chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Như vậy, để nâng cao khả năng sinh lời của tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng thì cần phải tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản và gia tăng t suất sinh lời trên doanh thu của doanh nghiệp. T suất sinh lời trên VCSH (ROE) ROE = Lợi nhuận sau thuế VCSH = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần x Doanh thu thuần T ng tài sản x T ng tài sản VCSH = ROS x Hiệu suất sử dụng t ng tài sản x Hệ số tài sản so với vốn c phần Nhìn vào mô hình này ta thấy muốn nâng cao t suất sinh lời trên VCSH có thể tác động vào 3 nhân tố : t suất sinh lời trên doanh thu, hiệu suất sử dụng t ng tài sản và hệ số tài sản so với VCSH. Từ đó đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của từng nhân tố góp phần đẩy nhanh t suất sinh lời trên VCSH. Phân tích tài chính Dupont có ý ngh a rất lớn đối với quản trị doanh nghiệp, nhà quản trị không những có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh một cách sâu sắc và toàn diện mà còn đánh giá đầy đủ và khách quan những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, đề ra được những hệ thống các biện pháp tỉ mỉ và xác thực nhằm tăng cường công tác cải tiến t chức quản lý doanh nghiệp, góp phần không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ở các k tiếp theo. 1.7.7. Phân tích điểm hòa vốn Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ bù đắp hết các chi phí hoạt động kinh doanh đã bỏ ra, hay nói cách khác điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh nghiệp không có lãi cũng không có lỗ. Phân tích điểm hòa vốn tốt s giúp nhà quản lý có những chiến lược trong sản xuất và trong cạnh tranh để đưa sản lượng, doanh thu của mình vượt lên điểm hòa vốn này trong dài hạn. Điểm hòa vốn được xác định dựa trên những giả định sau: Biến phí đơn vị sản phẩm cố định và tăng t lệ theo khối lượng sản phẩm sản xuất hoặc tiêu thụ. Giá bán không đ i đối với mỗi đơn vị sản phẩm. T ng định phí không đ i trên 1 đơn vị sản phẩm. Những giả định trên phù hợp trong trường hợp phân tích ngắn hạn, tức là trong điều kiện quy mô sản xuất đã được xác lập và mức giá không đ i. Giới hạn sản lượng là công suất thiết kế tối đa thì tất cả các giả định trên không còn phù hợp nữa vì lúc này t ng định phí s tăng và biến phí cũng có thể thay đ i. Thang Long University Library
  • 29. 19 Có hai cách để xác định điểm hòa vốn, đó là dựa trên chỉ tiêu sản lượng hòa vốn và doanh thu hòa vốn, tuy nhiên, do các doanh nghiệp thường sản xuất và tiêu thụ nhiều loại sản phẩm, giá bán đơn vị khác nhau nên phân tích điểm hòa vốn theo doanh thu được sử dụng nhiều hơn và ph biến hơn, tuy nhiên, phương pháp này cho kết quả chính xác không cao. Gọi P là giá bán sản phẩm FC là t ng định phí VC là t ng biến phí S là t ng doanh thu SBE là doanh thu hòa vốn Ta có: SBE = FC 1 – (VC/S) Phân tích điểm hòa vốn chỉ ra mức độ hoạt động tối thiểu cần thiết để doanh nghiệp có lãi, giúp doanh nghiệp lựa chọn quy mô đầu tư phù hợp với quy mô thị trường, đồng thời lựa chọn hình thức đầu tư nhằm giảm thiểu những rủi ro do sự biến động sản lượng tiêu thụ sản phẩm. Việc chọn quy mô và công nghệ đầu tư phụ thuộc vào quy mô thị trường hoặc có nhiều đối thủ cạnh tranh, một dự án có điểm hòa vốn thấp s ít rủi ro hơn một dự án có điểm hòa vốn cao. Tuy nhiên trong điều kiện quy mô thị trường có tiềm năng lớn, một dự án có quy mô lớn s có khả năng mang lại lợi nhuận cao hơn. Đối với một công ty đang hoạt động, phân tích điểm hòa vốn s giúp công ty thấy được tác động của chi phí cố định và doanh thu tối thiểu mà doanh thu phải phấn đấu vượt qua để duy trì lợi nhuận hoạt động. Một công ty có rủi ro tiềm ẩn cao khi doanh thu hòa vốn cao, điểm hòa vốn cho thấy mức độ sử dụng chi phí hoạt động cố định của một công ty mà định phí lại đóng một vai trò quan trọng đối với khoản lãi hay lỗ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do đó định phí càng lớn doanh nghiệp càng gành nhiểu rủi ro. 1.8 Các nhân tố ảnh hƣởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp 1.8.1. Nhân tố khách quan Các nhân tố khách quan là các yếu tố bên ngoài có tác động đến phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp như: chế độ chính trị xã hội, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế, tiến bộ công nghệ khoa học kỹ thuật, chính sách tài chính tiền tệ, chính sách thuế khoá của các cơ quan Nhà nước, các thông tin về ngành kinh tế của doanh nghiệp, hay là các thông tin pháp lý đối với doanh nghiệp… Cụ thể là:
  • 30. 20 Các thông tin chung: là những thông tin về tình hình kinh tế chính trị, môi trường pháp lý, kinh tế có liên quan đến cơ hội kinh tế, cơ hội đầu tư, cơ hội về kỹ thuật công nghệ... Sự suy thoái hoặc tăng trưởng của nền kinh tế có tác động mạnh m đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Những thông tin về các cuộc thăm dò thị trường, triển vọng phát triển trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ thương mại... ảnh hưởng lớn đến chiến lược và sách lược kinh doanh trong từng thời k . Các thông tin theo ngành kinh tế: là những thông tin mà kết quả hoạt động của doanh nghiệp mang tính chất của ngành kinh tế như đặc điểm của ngành kinh tế liên quan đến thực thể của sản phẩm, tiến trình kỹ thuật cần tiến hành, cơ cấu sản xuất có tác động đến khả năng sinh lời, vòng quay vốn, nhịp độ phát triển của các chu k kinh tế, độ lớn của thị trường và triển vọng phát triển... Hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành: phân tích tài chính s trở nên đầy đủ và có ý ngh a hơn nếu có sự tồn tại của hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, đây là cơ sở tham chiếu quan trọng khi tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp. Người ta chỉ có thể nói các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp là cao hay thấp, tốt hay xấu khi đem so sánh với các t lệ tương ứng của doanh nghiệp khác có đặc điểm và điều kiện sản xuất kinh doanh tương tự mà đại diện ở đây là chỉ tiêu trung bình nhành. Thông qua đối chiếu với hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, nhà quản lý tài chính s biết được thực trạng tài chính cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. 1.8.2. Nhân tố chủ quan Bên cạnh các nhân tố khách quan được nêu trên tác động đến phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, các nhân tố cũng có tác động không nhỏ là các nhân tố chủ quan. Các nhân tố chủ quan là các yếu tố bên trong thuộc về t chức doanh nghiệp. Các thông tin của bản thân doanh nghiệp: thông tin về bản thân doanh nghiệp là những thông tin về chiến lược, sách lược kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời k , thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình tạo lập, phân phối và sử dụng vốn, tình hình và khả năng thanh toán... Những thông tin này được thể hiện qua những giải trình của các nhà quản lý, qua Báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị, báo cáo thống kê, hạch toán nghiệp vụ... Số liệu sử dụng để phân tích tài chính: số liệu dùng để phân tích, đánh giá và đưa ra kết luận về tình hình tài chính của doanh nghiệp là một yếu tố vô cùng quan trọng. Việc doanh nghiệp cung cấp số liệu một cách chính xác và trung thực giúp ích cho việc phân tích tình hình tài chính khách quan và đúng đắn. Số liệu trung thực s giúp cho các kết quả được nhận định thực tế chính xác, đưa ra những đánh giá chuẩn xác về năng lực của chính doanh nghiệp, về vị thế của doanh nghiệp so với ngành nói Thang Long University Library
  • 31. 21 riêng và trong thị trường kinh tế cạnh tranh nói chung. Đôi khi trong thực tế để có thể đạt được mục đích kinh tế như việc vay vốn ngân hàng, xin trợ cấp kinh tế hay tìm nguồn đầu tư tài trợ, doanh nghiệp có những chính sách làm sai lệch số liệu tài chính để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của bên cung cấp. Điều đó cũng là một nhân tố chủ quan tác động đến phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. Trình độ của chuyên viên phân tích tài chính: những chuyên viên phân tích tài chính cũng là một yếu tố chủ quan tác động lên việc phân tích. Kết quả của việc phân tích tài chính doanh nghiệp có chính xác hay không phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của cán bộ hiện phân tích. Mỗi chuyên viên có những nhìn nhận đánh giá khác nhau. Chuyên viên phân tích của chính doanh nghiệp và chuyên viên phân tích tài chính của các cơ quan Nhà nước hay doanh nghiệp bên ngoài là khác nhau cũng ảnh hưởng không nhỏ.
  • 32. 22 CHƢƠNG 2. PH N T CH T NH H NH TÀI CH NH CỦA CÔNG TY TNHH ĐỨC TRỌNG 2.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Đức Trọng 2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH Đức Trọng Công ty TNHH Đức Trọng được thành lập vào ngày 18 tháng 05 năm 2005 theo Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0302001173, đăng ký thay đ i lần 3 ngày 03 tháng 11 năm 2009 của Sở kế hoạch và đầu tư TP Hà Nội. Tên công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn Đức Trọng. Địa chỉ trụ sở chính: Vạn Điểm – Thường Tín – Hà Nội. Mã số thuế: 0500477048 Số điện thoại: 048 589 2824 Fax: 043 3784 114 Email: congtyductrong@gmail.com Giám Đốc: Ngô Văn Trọng Hình thức sở hữu: Công ty thuộc hình thức Công ty TNHH hai thành viên trở lên. Ngành nghề hoạt động: Xây dựng công trình đường bộ, công ích, kỹ thuật dân dụng hay công trình thủy lợi, nạo vét kênh mương. Vốn điều lệ của Công ty: 5.600.000.000 VNĐ (năm t sáu trăm triệu đồng chẵn) Số lao động: 50 nhân viên Diện tích nhà xưởng: 5000 m2  2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Đức Trọng Công ty TNHH Đức Trọng được thành lập theo giấy cấp phép số 0302001173 ngày 18 tháng 05 năm 2005, đăng ký thay đ i lần 3 ngày 03 tháng 11 năm 2009 của Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội. Trước kia công ty có trụ sở chính tại Thạch Thất – Hà Nôi, sau đó hoạt động công ty được nâng cao hơn và chuyển về số 12 đường kho 6 – Vạn Điểm – Thường Tín – Hà Nội vào năm 2012. Thang Long University Library
  • 33. 23 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Đức Trọng Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Đức Trọng (Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp) Ban Giám đốc và phó Giám đốc Giám đốc: Là người có thẩm quyền cao nhất của công ty. Điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, là người đại diện cho toàn bộ công nhân viên, đại diện pháp nhân của Công ty trước pháp luật, đồng thời cùng kế toán trưởng chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Phó Giám đốc: Là người giúp trực tiếp cho giám đốc. Phó giám đốc là người do giám đốc b nhiệm, chịu trách nhiệm trước giám đốc về các hoạt động kinh doanh của công ty, được ủy quyền của Giám đốc để ký kết các hợp đồng ủy thác với các đối tác của công ty. Phòng hành chính nhân sự Phòng hành chính nhân sự có nhiệm vụ giúp giám đốc công ty thực hiện quản lý t chức (tham mưu cho giám đốc sắp xếp bố trí lực lượng cán bộ công nhân đảm bảo cho bộ máy quản lý gọn nhẹ, có hiệu lực, bộ máy chỉ huy điều hành sản xuất có hiệu quả), quản lý nhân sự (soạn thảo các hợp đồng lao động, thực hiện việc bố trí lao động, tiếp nhận thiên chuyển, nâng bậc, hưu trí và các chế độ khác đối với người lao động), công tác văn phòng (quản lý con dấu và thực hiện các nhiệm vụ văn thư, đánh máy, phiên dịch…) Giám đốc Phó Giám đốc Phòng Tài chính - Kế toán Phòng Kỹ thuật Phòng nhân sự Phòng Hành chính t ng hợp
  • 34. 24 Phòng tài chính kế toán Phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh của toàn đơn vị, thực hiện giao vốn, kiểm tra giám sát sử dụng, bảo toàn các nguồn lực của công ty. T ng hợp báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán, báo cáo kiểm kê vật tư tài sản của toàn đơn vị, thực hiện việc giao vốn, kiểm tra giám sát sử dụng, bảo toàn các nguồn lực của công ty, t ng hợp báo cáo kiểm kê vật tư tài sản của toàn đơn vị theo luật định, kết hợp với các phòng ban chức năng khác làm tốt công tác quản lý tài chính và phát triển sản xuất kinh doanh của đơn vị. Phòng kỹ thuật Phòng kỹ thuật là phòng chuyên giám sát về máy móc thiết bị, máy xúc, máy ủi….thiết kế, nghiên cứu các công trình mà công ty thi công và xây dựng. Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào cũng như những công trình có đạt yêu cầu trong tiêu chuẩn hay không. 2.1.4. Đ c điểm ngành nghề sản uất kinh doanh của Công ty TNHH Đức Trọng Công ty TNHH Đức Trọng chủ yếu hoạt động kinh doanh trong l nh vực xây dựng, các dự án của công ty thường là các công trình vừa và nhỏ như công trình đường bộ, công trình công ích, các công trình thủy lợi, nạo vét kênh mương, xây dựng nhà ở, nhà văn phòng và các công trình kỹ thuật dân dụng khác. Ngoài ra, Công ty TNHH Đức Trọng còn hoạt động trong l nh vực tư vấn xây dựng, thiết kế kiến trúc công trình, dự án, cho thuê máy móc, thiết bị xây dựng và cung cấp đồ gỗ nội thất cho các công trình thuộc dự án của công ty. 2.1.4. Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Đức Trọng Sơ đồ 2.2. Mô tả đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh chung của công ty TNHH Đức Trọng (Nguồn: Phòng kỹ thuật) Bƣớc 1: Thu thập thông tin: Thu thập thông tin thông qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc là từ thư mời thầu của các chủ đầu tư. Ngoài ra công ty có thể thu thập thông tin từ các đối tác làm ăn quen hoặc từ những các cán bộ công nhân viên trong công ty. Thu thập thông tin Ký kết hợp đồng và thống nhất Tư vấn - thiết kế kiến trúc công trình Thi công công trình Bàn giao công trình và thanh lý hợp đồng Thang Long University Library
  • 35. 25 Tiếp đó công ty s cử cán bộ đi tiếp xúc trực tiếp với đơn vị chủ đầu tư để tìm kiếm thêm thông tin về gói thầu và mua hồ sơ đấu thầu do chủ đầu tư bán. Bƣớc 2: K ết hợp đồng và thống nhất: Chủ đầu tư và công ty tiến hành ký kết hợp đồng nguyên tắc thực hiện việc tìm ý và triển khai hồ sơ phương án thiết kế. Sau khi hợp đồng được ký kết, các kỹ sư thiết kế, đưa ra những phương án để thực hiện thi công công trình. Thống nhất ý đồ trên các bản v mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, phối cảnh sơ phác. Phương án thiết kế kiến trúc được thống nhất trong giai đoạn này là cơ sở kỹ thuật để triển khai hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công. Khách hàng cùng Công ty tiến hành ký kết hợp đồng tư vấn thiết kế xây dựng. Khi tiến hành ký kết, khách hàng tiến hành tạm ứng ngay 30% giá trị hợp đồng. Bƣớc 3: Tƣ vấn – thiết kế kiến trúc các công trình: Sau 2 tuần kể từ ngày ký kết hợp đồng tư vấn thiết kế, chủ đầu tư cùng kỹ sư xem xét các bản v ở mức độ chi tiết: các bản v chi tiết, các mặt cắt,…. Nếu cần thiết, kỹ sư và chủ đầu tư có thể trao đ i thêm về một số vấn đề còn khúc mắc, trình bày giải pháp qua về kết cấu, trình bày giải pháp kỹ thuật, các bản v chi tiết về kết cấu công trình, các giải pháp kỹ thuật điện, nước, thông tin liên lạc, quy cách vật liệu xây dựng kiểm tra t ng thể, hẹn ngày bàn giao hồ sơ. Bƣớc 4: Thi công công trình: Trước khi tiến hành thi công công trình, đội thi công thuộc ban quản lý công trình cần tiến hành một số công tác chuẩn bị để phục vụ cho công tác lắp đặt công trình đạt tiến độ và chất lượng cao như: chuẩn bị thuê đầy đủ máy móc thiết bị thi công, chuẩn bị khu vực để thiết bị, chỗ nghỉ ngơi cho công nhân… Ban quản lý công trình tiến hành nghiệm thu chất lượng các thiết bị trước khi đưa vào sử dụng lắp đặt, loại bỏ những linh kiện, thiết bị kém phẩm chất, không đúng quy cách, chủng loại, quy định của thiết kế. Công ty tiến hành nghiệm thu kỹ thuật theo từng công việc, hạng mục và giai đoạn thi công. Bƣớc 5: Bàn giao thiết kế và thanh hợp đồng: Hai bên tiến hành bàn giao hồ sơ (hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công, dự toán, thống kê vật liệu) và tiến hành thanh lý hợp đồng.
  • 36. 26 2.2 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH Đức Trọng 2.2.1. Phân tích Bảng cân đối kế toán 2.2.1.1. Phân tích tình hình biến động tài sản Qua bảng phân tích tình hình biến động tài sản ta thấy giá trị t ng tài sản của Công ty TNHH Đức Trọng giai đoạn 2011 – 2013 có xu hướng tăng lên. Năm 2012 t ng tài sản của công ty tăng 1.547.719.354 đồng, tương đương tăng 12,57% so với năm 2011. Năm 2013, giá trị t ng tài sản của công ty đột ngột tăng mạnh tới 104,23% tương đương tăng 14.451.462.999 đồng so với năm 2012 . Nguyên nhân tăng lên của t ng tài sản giai đoạn 2011 – 2013 được lý giải cụ thể như sau: Tài sản ngắn hạn: Năm 2011 t trọng tài sản ngắn hạn trong cơ cấu t ng tài sản là 95,05%, ngh a là trong 100 đồng tài sản thì tài sản ngắn hạn chiếm đến 95,05 đồng. Sang đến năm 2012, trong 100 đồng tài sản thì tài sản ngắn hạn chỉ còn chiếm 69,51 đồng, giảm 25,54% so với năm 2011 và đến năm 2013 t trọng tài sản ngắn hạn tiếp tục giảm 6,59% chỉ còn 62,92%. Biểu đồ 2.1. Giá trị tài sản ngắn hạn của công ty giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị : Đồng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tiền và các khoản tương đương tiền 6.809.290.041 8.293.104.082 11.285.607.178 Các khoản phải thu ngắn hạn 139.050.368 1.344.557.671 3.468.977.205 Hàng tồn kho 4.602.284.928 1.000 2.790.444.701 Tài sản ngắn hạn khác 156.843.391 - 272.071.410 - 2.000.000.000 4.000.000.000 6.000.000.000 8.000.000.000 10.000.000.000 12.000.000.000 Thang Long University Library
  • 37. 27 Bảng 2.1. Biến động các hoản mục tài sản của công ty n m 2012 và 2013 Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu N m 2011 N m 2012 N m 2013 Chênh ệch 2012/2011 2013/2012 Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối TÀI SẢN A-TÀI SẢN NGẮN HẠN 11.707.468.728 9.637.662.753 17.817.100.494 (2.069.805.975) (17,68) 8.179.437.741 84,87 I. Tiền và các hoản tƣơng đƣơng tiền 6.809.290.041 8.293.104.082 11.285.607.178 1.483.814.041 21,79 2.992.503.096 36,08 III.Các hoản phải thu ngắn hạn 139.050.368 1.344.557.671 3.468.977.205 1.205.507.303 866,96 2.124.419.534 158,00 1. Phải thu khách hàng 39.037.000 717.630.000 3.226.142.206 678.593.000 1.738,33 2.508.512.206 349,56 2. Trả trước cho người bán 100.013.368 152.986.916 238.519.999 52.973.548 52,97 85.533.083 55,91 5. Các khoản phải thu khác 473.939.755 4.315.000 473.939.755 (469.624.755) (99,09) IV. Hàng tồn ho 4.602.284.928 1.000 2.790.444.701 (4.602.283.928) (100) 2.790.443.701 279.044.370,10 V. Tài sản ngắn hạn hác 156.843.391 - 272.071.410 (156.843.391) (100) 272.071.410 B- TÀI SẢN DÀI HẠN 609.477.271 4.227.002.600 10.499.027.858 3.617.525.329 593,55 6.272.025.258 148,38 I. Tài sản cố định 600.833.333 4.221.682.400 10.492.314.221 3.620.849.067 602,64 6.270.631.821 148,53 1. Nguyên giá 1.074.000.000 3.782.418.231 3.814.236.413 2.708.418.231 252,18 31.818.182 0,84 2. Hao mòn lũy kế (473.166.667) (841.110.611) (1.533.938.195) (367.943.944) 77,76 (692.827.584) 82,37 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 1.280.374.780 8.212.016.003 1.280.374.780 6.931.641.223 541,38 IV. Tài sản dài hạn hác 8.643.938 5.320.200 6.713.637 (3.323.738) (38,45) 1.393.437 26,19 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 12.316.945.999 13.864.665.353 28.316.128.352 1.547.719.354 12,57 14.451.462.999 104,23 (Nguồn: o c o tài chính )
  • 38. 28  Giai đoạn 2011 – 2012 Vào thời điểm đầu năm 2012, tài sản ngắn hạn có giá trị là 11.707.468.728 đồng nhưng đến cuối năm, tài sản ngắn hạn đã giảm xuống chỉ còn 9.637.661.753 đồng, tức là giảm 2.069.805.975 đồng so với năm 2011, tương đương với mức giảm 17,68%. Nguyên nhân khiến tài sản ngắn hạn giảm phải kể đến sự sụt giảm mạnh m của hàng tồn kho, từ 4.602.284.928 đồng xuống chỉ còn 1000 đồng, tương đương xấp xỉ 100%. Năm 2012, doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng mạnh với tốc độ 315,91%, đồng ngh a với việc công ty cần nhiều nguyên vật liệu để cung cấp cho việc xây dựng các công trình, vì vậy vật liệu lưu kho được sử dụng nhiều, bên cạnh đó, do trong năm 2012 công ty đã hoàn thiện những hạng mục công trình còn dở dang từ giai đoạn trước đó cũng là nguyên nhân khiến hàng tồn kho giảm xuống chỉ còn 1000 đồng. Ngoài ra, một khoản mục khác cũng góp phần làm suy giảm giá trị của tài sản ngắn hạn là tài sản ngắn hạn khác, giảm từ 156.843.391 đồng năm 2011 xuống còn 0 đồng năm 2012, đó chính là nguyên nhân khiến tài sản ngắn hạn năm 2012 suy giảm. Mặc dù hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác giảm mạnh nhưng năm 2012 cũng chứng kiến sự gia tăng đáng kể của các khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền, phải thu khách hàng, trả trước cho người bán và các khoản phải thu khác. Tiền và các khoản tương đương tiền tăng tới 1.483.814.041 đồng, đạt giá trị 8.293.104.082 đồng, đây chính là khoản tiền gửi ngân hàng tăng lên do khách hàng thanh toán hợp đồng qua tài khoản ngân hàng của công ty, bên cạnh đó, công ty còn dự trữ tiền mặt để phục vụ cho việc nhập nguyên vật liệu đầu vào phục vụ các hạng mục công trình mà khách hàng đang yêu cầu. Phải thu khách hàng cũng tăng mạnh từ 39.037.000 đồng lên 717.630.000 đồng, tương đương tăng đến 678.593.000 đồng, đây chính là kết quả của việc nới lỏng chính sách tín dụng thương mại của công ty trong năm 2012 nhằm gia tăng mức bán chịu để thu hút khách hàng, xây dựng mối quan hệ lâu dài. Ngoài ra, trả trước cho người bán cũng tăng 52.973.548 đồng (52,97%) và các khoản phải thu khác cũng tăng 473.939.755 đồng. Tuy nhiên, sự gia tăng của tiền và các khoản tương đương tiền, phải thu khách hàng, trả trước cho người bán và các khoản phải thu khác không đủ bù đắp sự giảm xuống của hàng tồn kho và các khoản phải thu khác đã khiến cho tài sản ngắn hạn của công ty năm 2012 giảm 17,68% so với năm 2011.  Giai đoạn 2012 – 2013 Giá trị tài sản ngắn hạn trong giai đoạn 2012 – 2013 lại bất ngờ tăng mạnh, so với năm 2012, tài sản ngắn hạn đã tăng tới 8.179.437.741 đồng, tương đương với mức tăng 84,87%. Lý giải cho sự gia tăng mạnh m của tài sản ngắn hạn là sự gia tăng của tất cả các khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác. Tiền và các khoản tương đương tiền tiếp tục tăng Thang Long University Library
  • 39. 29 2.992.503.096 đồng, tương đương tăng 36,08%. Năm 2013, công ty thực hiện chính sách tín dụng thương mại nới lỏng cho phép khách hàng có thể thanh toán các hợp đồng chậm hơn và được hưởng chiết khấu thanh toán nếu như thanh toán trước hạn đã làm cho khoản mục phải thu khách hàng tăng vượt bậc với tốc độ 349,56%, tương đương với 2.508.512.206 đồng. Trả trước cho người bán cũng tăng lên 238.519.999 đồng, ứng với mức tăng 55,91% do công ty đặt tiền cọc trước cho nguyên vật liệu từ nhà cung cấp để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của năm 2014. Bên cạnh đó, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang từ các dự án đang thi công năm 2013 là nguyên nhân khiến cho hàng tồn kho tăng mạnh với mức tăng 2.790.443.701 đồng, ngoài ra khoản mục tài sản ngắn hạn khác cũng gia tăng đạt giá trị 272.071.410 đồng. Tuy nhiên, trong sự gia tăng của gần như hầu hết các khoản mục của tài sản ngắn hạn thì năm 2013 cũng chứng kiến sự suy giảm của các khoản phải thu khác với mức giảm 469.624.755 đồng, tương đương 99,09%, nhưng so với sự gia tăng của một loạt các khoản mục trên thì sự giảm đi của các khoản phải thu khác là quá nhỏ bé và kết quả là giá trị của tài sản ngắn hạn năm 2013 tăng mạnh với tốc độ 84,87% so với năm 2012. Tài sản dài hạn Nhìn vào bảng số liệu 2.1 ta thấy TSDH có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2011 – 2013. Năm 2011, TSDH của công ty có giá trị là 609.477.271 đồng, sang đến năm 2012, khoản mục này đã tăng thêm 3.617.525.329 đồng, tương đương với mức tăng 593,55%, nguyên nhân chủ yếu là do sự tăng lên của TSCĐ. TSCĐ của Công ty TNHH Đức Trọng chủ yếu là nhà cửa, vật kiến trúc và các máy móc thiết bị phục vụ xây dựng, trước đây, trụ sở của công ty đặt tại một tòa nhà đi thuê, vì thế TSCĐ của công ty chỉ là máy móc thiết bị phục vụ thi công xây dựng, năm 2012, công ty mua đất và xây trụ sở tại Thường Tín – Hà Nội, đồng thời năm 2012 cũng phát sinh khoản chi phí xây dựng cơ bản dở dang là 1.280.374.780 đồng làm gia tăng giá trị TSCĐ lên 4.221.682.400 đồng. Ngoài ra, năm 2012 cũng chứng kiến sự giảm xuống của tài sản dài hạn khác với giá trị 3.323.738 đồng, tương đương giảm 38,45%, tuy nhiên sự giảm xuống này không đáng kể với sự gia tăng mạnh m của TSCĐ và kết quả là TSDH của công ty năm 2012 tăng thêm 3.617.525.329 đồng, tương đương tăng 593,55% so với năm 2011. Sang đến năm 2013, TSDH của công ty tiếp tục tăng 6.272.025.258 đồng, đạt giá trị 10.499.027.858 đồng, ngh a là so với năm 2012, TSDH đã tăng 148,38%. Sự tiếp tục đầu tư vào TSCĐ và đặc biệt là máy móc thiết bị phục vụ cho việc thi công công trình cùng với sự gia tăng mạnh m của khoản mục chi phí xây dựng dở dang tới 6.931.641.223 đồng (541,38%) đã khiến TSCĐ tiếp tục tăng 6.270.631.821 đồng. Bên cạnh đó, tài sản dài hạn khác cũng biến động tăng lên 1.393.437 đồng đạt giá trị 6.713.637 đồng là nguyên nhân khiến TSDH năm 2013 tăng 148,38% so với năm 2012.
  • 40. 30 2.2.1.2. Phân tích tình hình biến động nguồn vốn Bảng 2.2. Biến động nguồn vốn của công ty giai đoạn 2011 –2013 Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu N m 2011 N m 2012 N m 2013 Chênh ệch 2012/2011 2013/2012 Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối NGUỒN VỐN A-NỢ PHẢI TRẢ 7.673.696.335 9.148.662.271 19.559.004.112 1.474.965.936 19,22 10.410.341.841 113,79 I. Nợ ngắn hạn 7.673.696.335 9.148.662.271 19.059.004.112 1.474.965.936 19,22 9.910.341.841 108,33 1. Vay ngắn hạn 5.159.881.667 4.030.000.000 5.159.881.667 (1.129.881.667) (21,90) 2. Phải trả người bán 512.210.149 315.215.919 5.676.977.922 (196.994.230) (38,46) 5.361.762.003 1.700,98 3.Người mua trả tiền trước 7.164.141.000 2.882.784.000 9.358.659.000 (4.281.357.000) (59,76) 6.475.875.000 224,64 4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước (2.654.814) 316.840.930 (10.947.810) 319.495.744 (12.034,58) (327.788.740) (103,46) 5. Phải trả người lao động 17.387.000 17.387.000 9.Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 473.939.755 (13.072.000) 473.939.755 (487.011.755) (102,76) II. Nợ dài hạn 500.000.000 500.000.000 B- VỐN CHỦ SỞ HỮU 4.643.249.664 4.716.002.082 8.757.124.240 72.752.418 1,57 4.041.122.158 85,69 I.Vốn chủ sở hữu 4.643.249.664 4.716.002.082 8.757.124.240 72.752.418 1,57 4.041.122.158 85,69 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 5.600.000.000 5.600.000.000 9.600.000.000 4.000.000.000 71,43 10.Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (956.750.336) (883.997.918) (842.875.760) 72.752.418 (7,60) 41.122.158 (4,65) II. Quỹ hen thƣởng phúc ợi TỔNG NGUỒN VỐN 12.316.945.999 13.864.664.353 28.316.128.352 1.547.718.354 12,57 14.451.463.999 104,23 (Nguồn: o c o tài chính ) Thang Long University Library