SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  83
Télécharger pour lire hors ligne
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
-------------------
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN
HÀNG HÓA QUỐC TẾ THEO
CÔNG ƢỚC VIÊN 1980 – CISG.
Chuyên ngành: Luật thƣơng mại quốc tế.
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Uy Pháp
Dân tộc : Kinh
Lớp : LQT11-01
Khóa : 2011-2015
Năm thứ : 3/Số năm đào tạo: 4
Ngành học : Luật quốc tế.
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Toàn Thắng
Hà Nội, 04/2014.
MỤC LỤC
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................1
CHƢƠNG I: CÁC QUY ĐỊNH CHUNG VỀ CÔNG ƢỚC VIÊN
1980 – CISG.........................................................................................................5
1.Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế............................5
2.Phạm vi áp dụng của CISG. ............................................................ 8
2.1 CISG đƣợc áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
trong trƣờng hợp nào? ................................................................................ 8
2.2 CISG không đƣợc áp dụng trong các trƣờng hợp sau.............. 9
2.3 Những lƣu ý cần phải biết............................................................ 9
3. Các quy định chung.................................................................................11
3.1 Nguyên tắc thiện chí trong giao kết, thực hiện hợp đồng và
giải quyết tranh chấp................................................................................. 11
3.2 Cách giải thích các tuyên bố và xử sự....................................... 12
3.3 Bằng chứng theo CISG............................................................... 14
3.4 Vấn đề về các bảo lƣu.................................................................. 14
CHƢƠNG 2 : QUY ĐỊNH PHÁP LÝ CỦA CISG....................................16
I.KÍ KẾT HỢP ĐỒNG................................................................................16
1.Ký kết hợp đồng........................................................................................16
1.1Các loại hình thức hợp đồng........................................................ 16
1.2 Hình thức việc sửa đổi hợp đồng................................................ 17
2.Chào hàng có hiệu lực..............................................................................18
2.1Về nội dung chào hàng................................................................. 18
2.2Cách thức tiến hành...............................................................................19
3.Chấp nhận chào hàng có hiệu lực. ........................................................20
3.1Khái niệm về chấp nhận chào hàng............................................ 20
3.2 Cách thức chấp nhận chào hàng................................................ 21
4.Hủy bỏ chấp nhận chào hàng.................................................................22
5.Thời điểm hợp đồng đƣợc ký kết. .........................................................23
II.NGHĨA VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA BÊN BÁN. ............................24
1.Nghĩa vụ giao hàng...................................................................................24
1.1Giao hàng đúng địa điểm............................................................. 24
1.2Thời gian giao hàng...................................................................... 26
1.3Nghĩa vụ giao chứng từ kèm theo hàng hóa............................... 28
1.4Giao hàng đúng chất lƣợng, đúng đối tƣợng và
đúng số lƣợng. ............................................................................................ 29
1.5Giao hàng độc lập về quyền sở hữu ...................................................32
1.6 Bảo quản hàng hóa. ..................................................................... 33
2.Thời điểm chuyển rủi ro thành công....................................................34
2.1Thế nào là chuyển rủi ro thành công?........................................ 34
III.NGHĨA VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA BÊN MUA. .........................36
1.Các nghĩa vụ liên quan đến việc nhận hàng........................................36
1.1 Nghĩa vụ nhận hàng..................................................................... 37
1.2 Kiểm tra chất lƣợng hàng hóa.................................................... 37
1.3 Nghĩa vụ khi từ chối nhận hàng................................................. 39
2 Nghĩa vụ thanh toán tiền hàng...............................................................40
2.2 Thanh toán đúng địa điểm đã quy định. ................................... 41
2.3 Thanh toán đúng thời hạn. ......................................................... 41
2.4 Thủ tục thanh toán. ..................................................................... 42
3 Bảo quản hàng hóa. .................................................................................43
CHƢƠNG III: BIỆN PHÁP XỬ LÝ VIỆC KHÔNG THỰC HIỆN
ĐÚNG HỢP ĐỒNG .........................................................................................45
1. Buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng..............................................45
1.1 Đặt vấn đề..................................................................................... 45
1.2 Điều kiện để buộc bên kia thực hiện đúng hợp đồng............... 45
1.3 Cách thức của việc buộc bên kia thực hiện đúng hợp đồng.... 46
1.4 Hệ quả của việc yêu cầu thực hiện đúng hợp đồng. ...................47
2 Yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại..................................................................48
2.1 Khái niệm. .................................................................................... 49
2.2 Điều kiện để yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại................................. 49
2.3 Cách thức yêu cầu đòi bồi thƣờng thiệt hại. ............................. 52
2.4 Hệ quả của việc yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại.......................... 55
3 Hủy hợp đồng. ...........................................................................................56
3.1Đặt vấn đề...................................................................................... 56
3.2 Điều kiện hủy bỏ hợp đồng......................................................... 57
3.3 Cách thức hủy hợp đồng............................................................. 60
3.4 Hệ quả của việc hủy hợp đồng.................................................... 61
4 Một số biện pháp bảo hộ khác. ..............................................................62
5 Các trƣờng hợp miễn trách nhiệm........................................................64
KẾT LUẬN........................................................................................................67
1. Cần hiểu tinh thần và nội dung của Công ƣớc..................................67
2. CISG không vạn năng.............................................................................67
3. Vấn đề CISG không điều chỉnh, pháp luật Việt Nam có thể hỗ
trợ?..................................................................................................................68
4. Kiến nghị về những nghiên cứu tiếp theo...........................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO:.............................................................................70
PHỤ LỤC ...........................................................................................................72
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh
ASEAN
Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á CISG
Association of Southeast
CISG
Công ước Viên năm 1980
của Liên hợp quốc về hợp
đồng mua bán hàng hóa
quốc tế
United Nations Convention on
Contracts for International Sale
of Goods
CISG - AC Hội đồng tư vấn CISG CISG Advisory Council
EU Liên minh Châu Âu European Union
ICC
Phòng thương mại quốc tế International Chamber of
Commerce
INCOTERM
Các điều kiện thương mại
quốc tế
International Commercial Terms
HĐMBHHQT
Hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế
L/C Thư tín dụng Letter of credit
PECL
Bộ nguyên tắc pháp luật
hợp đồng Châu Âu
Principles of European Contract
Law
PICC Bộ nguyên tắc về hợp
đồng thương mại quốc tế
Principles of International
Commercial Contracts
TPP
Hiệp định Đối tác Kinh tế
Chiến lược xuyên Thái
Bình Dương
Trans-Pacific Strategic
Economic Partnership
Agreement
UCP
Tập quán và thực hành
thống nhất về tín dụng
chứng từ
Uniform Customs and Practice
for Documentary Credits
UNCITRAL
Ủy ban của Liên hợp quốc
về Luật Thương mại quốc
Uniform Customs and Practice
for Documentary Credits
tế
UNIDROIT
Viện nghiên cứu quốc tế
về thống nhất luật tư
International institute for the
unification of private law
VCCI
Phòng thương mại và
Công nghiệp Việt Nam
Vietnam Chamber of Commerce
and Industry
VIAC
Trung tâm Trọng tài quốc
tế Việt Nam
Vietnam International Arbitral
Centre
WTO
Tổ chức thương mại thế
giới
World Trade Organization
1
PHẦN MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài.
Hiện nay, Việt Nam đang trên đường hội nhập quốc tế sâu và rộng như tham
gia WTO, ASEAN, đang đàm phán tự do thương mại Việt Nam – EU, đang đàm phán
Hiệp định tự do thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), đã ký và sẽ ký hiệp định
tự do thương mại với nhiều nước lớn trên thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Chilê, Nga….
Với tình hình hiện nay thì lượng hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ ngày một tăng
mạnh tạo đà cho phát triển kinh tế nước ta. Tuy nhiên, với hành lang pháp lý về hợp
đồng của nước ta còn nhiều bất cập không đáp ứng được thực tế tình hình hội nhập
quốc tế. Theo Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam - VIAC tranh chấp liên quan đến
mua bán hàng hóa quốc tế chiếm chiếm 80% trong tổng các số tranh chấp. Trong đó
CISG điều chỉnh ba phần tư lượng hàng hóa toàn cầu1
. Với những con số như vậy đủ
để mọi người tham gia vào thương mại quốc tế tự nhắc nhở bản thân mình rằng ―CISG
là rất cần thiết‖.
Để giả quyết vấn đề này thì Bộ Công Thương đã nghiên cứu và đề xuất việc
nước ta gia nhập CISG. Trước tình hình đó, ngày 14/01/2013, Văn phòng Chính phủ
đã gửi Công văn số 413/VPCP-QHQT đồng ý với đề xuất trên của Bộ Công Thương,
trong đó Thủ tướng Chính phủ đã đống ý với chủ trương Việt Nam gia nhập Công ước
Viên và giao các bộ ngành liên quan thực hiện các thủ tục gia nhập Công ước này.
Theo tiến độ gia nhập Công ước thì trong năm 2014 này Việt Nam sẽ trở thành
thành viên gia nhập Công ước chính thức.
Tuy nhiên, việc hiểu sâu sắc về CISG ở Việt Nam hiện nay chưa được ưu tiên
tìm hiểu, nghiên cứu cụ thể ngay cả trong các trường đào tạo luật lớn của nước ta cũng
chưa có chương trình giảng dạy cụ thể. Các nguồn tài liệu liên quan đến CISG vẫn còn
ít ỏi so với đòi hỏi thực tế của người nghiên cứu và áp dụng nó. Trên trang web
http://www.cisg.law.pace.edu/ - trang web lưu trữ dữ liệu về luật thương mại quốc tế,
có hàng chục ngàn nghiên cứu liên quan đến Công ước Viên, nhưng chỉ có 13 nghiên
1
VCCI, Báo cáo nghiên cứu: Đề xuất Việt Nam gia nhập Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế, 2010.
2
cứu đến từ Việt Nam – hầu hết là liên quan đến việc gia nhập Công ước, còn nội dung
thỉ chỉ có 3 nghiên cứu. Điều đó thể hiện việc chưa thực sự quan tâm đến nó, với nhiều
lý do như: Việt Nam chưa phải là thành viên, nó chỉ phù hợp với Châu Âu, nó quá
mới... Và đó là sai lầm khi các quan hệ hợp đồng vẫn thường xuyên áp dụng CISG
ngay cả khi Việt Nam chưa là thành viên.
Chính vì vậy, việc tìm hiểu ―Các vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế theo CISG‖ là cần thiết.
Các nghiên cứu liên quan và mục tiêu của đề tài:
Chế định hợp đồng mua bán hàng hóa là một trong những vấn đề được ưu tiên
rất lớn từ các nhà làm luật, các chuyên gia bởi tính ứng dụng của nó diễn ra liên tục.
Trên thế giới, có rất nhiều công trình nghiên cứu về thương mại hàng hóa, đặc biệt là
Công ước Viên 1980 được đăng tải trên trang web http://www.cisg.law.pace.edu/ -
trung tâm cơ sở dữ liệu về thương mại quốc tế. Tại đó, hầu như mọi góc cạnh về Công
ước Viên 1980 đã được đề cập đến với nhiều hình thức như: Bình luận khoa học các
quy phạm pháp luật của CISG, bình luận bản án mà CISG là luật điều chỉnh, so sánh
các quy định của CISG với các nguồn luật như; Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ… Mọi tác
phẩm học thuật đó đều có giá trị tham khảo rất cao, nhưng nó vẫn giữ một khoảng
cách với các nhà nghiên cứu của nước ta. Bởi lẽ, về nhiều yếu tố khác nhau như; ngôn
ngữ, hệ thống luật khác nhau, tư duy luật thương mại quốc tế khác nhau, tư duy kinh
doanh quốc tế khác nhau . Vì vậy, mà nó khó có thể áp dụng một cách triệt để với
người Việt ta.
Ở Việt Nam, CISG chưa tâm quan tâm đúng mức so với giá trị của nó. Nó
thực sự được biết đến nhiều hơn một chút vào năm 2010 – khi Phòng thương mại và
công nghiệp Việt Nam nghiên cứu về việc Việt Nam gia nhập CISG. Và nó ngày càng
biết đến vào giữa năm 2013 khi Thủ tướng có quyết định Việt Nam gia nhập CISG.
Tuy nhiên, việc biết đến không có nghĩa là đã tìm hiểu mà chỉ đơn giản là có một
Công ước về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đang tồn tại. Để đáp ứng kịp thời về
việc nghiên cứu các quy định của CISG thì các cơ quan đã lập một trang web về CISG
cho người Việt đó là: http://cisgvn.wordpress.com/ . Tuy nhiên, nó còn quá non trẻ cho
một vấn đề đầy phức tạp. Ở đó, có một số bài phân tích về một vấn đề, nhìn chung nó
nặng về giới thiệu Công ước hơn là nghiên cứu nội dung về nó. Tương tự các trang
web như: http://www.trungtamwto.vn/ cũng có chuyên mục về Công ước Viên 1980
3
nhưng cũng không đề cập đến nhiều về nội dung, cách áp dụng của nó. Các đề tài
nghiên cứu trước đây thường đền cập đến việc gia nhập công ước của Việt Nam. Các
tác phẩm của VIAC thì thường đưa ra các điều khoản mẫu của hợp đồng chứ không
chú trọng vào việc phân tích nội dung của Công ước. Đối với các tạp chí khoa học gần
đây như : Nguyễn Minh Hằng, « Một vài suy nghĩ về việc áp dụng Công ước Viên
1980, về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế », Báo Diễn đàn doanh nghiệp, số 11 và
12 năm 2006 (ngày 08/02/2006 và 10/02/2006), chuyên mục Pháp luật kinh doanh;
Nguyễn Minh Hằng, « Việt Nam và việc gia nhập Công ước Viên 1980 năm 1980 »,
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số tháng 9/2007, tr.59-62; Nguyễn Minh Hằng, Bàn về
khái niệm vi phạm cơ bản trong Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế,Tạp chí kinh tế đối ngoại, số 14/2005, tr.84-90. CISG cũng được đề cập nhiều
hơn , nhưng nó thật không đầy đủ và chưa được tập chung nên khó tiếp cận. Đối với
các giáo trình về Luật thương mại quốc tế của các trường đại học cũng chỉ giới thiệu
qua Công ước, nó giống như việc chép lại các điều luật, không làm nổi bật được tinh
thần của Công ước để từ đó đi tìm các quy định trong mỗi điều khoản. Thường các
nghiên cứu không có tính bao quát, chưa nghiên cứu toàn diện về Công ước.
Trong công trình này, tôi cố gắng làm rõ những quy định của Công ước Viên
1980. Việc nghiên cứu làm rõ các quy định cũng như nghiên cứu làm rõ những giải
pháp liên quan đến vấn đề hợp đồng. Để từ những quy định đó làm nổi bật được tinh
thần cũng như mục đích của CISG trong thương mại quốc tế. Ở đây, việc trình bày sẽ
làm rõ những gì ―đã có‖ trong Công ước và một số án lệ, bình luận khoa học được
quốc tế công nhận. Việc hiểu nội dung công ước không mang tính quyết định trong
việc áp dụng nó mà còn phải tìm hiểu kỹ hơn đó là mục đích của Công ước, tinh thần
của nó – vấn đề mà sinh viên hay người mới tìm hiểu thường bỏ qua hoặc quan tâm
một cách hời hợt.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Báo cáo sẽ làm rõ những quy định của Công ước và cố gắng để mọi người
hiểu quy định chung, mục đích của nó. Vì thế, việc tìm hiểu các điều luật theo từng
vấn đề được sắp xếp theo một trình tự từ lúc kí kết đến khi giải quyết tranh chấp hoàn
tất (nếu có).
Mỗi điều luật không đơn thuần là chỉ quy định các quyền và nghĩa vụ của
mình mà trong nó còn bao hàm cả việc thúc đẩy ngoại thương.
4
Việc tìm hiểu tổng quát các quy định của Công ước sẽ làm cho những người
tiếp cận có một cách mình tổng quan nhất, để từ đó đưa ra những phán đoán về nó.
Bởi vậy, báo cáo này cố gắng tập trung trả lời câu hỏi: Các quy định của CISG có gì
đặc biệt? Và ý nghĩa của công ước là gì? Tinh thần của Công ước là gì?
Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích: Tập trung phân tích các quy phạm pháp luật của
CISG.
- Phương pháp so sánh: Dựa trên cơ sở các quy định cụ thể của CISG với luật
hợp đồng của Việt Nam và bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc
tế, từ đó đưa ra những vấn đề mà CISG chưa đề cập hoặc đề cập đến nhưng khó áp
dụng. Qua đó tạo tiền đề để khắc phục những vấn đề mà CISG không quy định ở trong
một hợp đồng cụ thể.
- Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp các bản án, án lệ và các nghiên cứu trước
của những tác giả về hợp đồng để đưa ra những nhận định, chỉ dẫn hợp lý trong việc
soan thảo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế dựa trên cơ sở pháp luật của CISG.
5
CHƢƠNG I
CÁC QUY ĐỊNH CHUNG VỀ CÔNG ƢỚC VIÊN 1980 – CISG.
1. Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Về mặt pháp lý, nhìn chung một hợp đồng có những đặc điểm cơ bản như sau:
- Hợp đồng là một hành vi pháp lý thể hiện ý chí của các bên và từ đó làm
phát sinh hệ quả pháp lý.
- Hợp đồng là sự thỏa thuận tự nguyện giữa các bên, sự thỏa thuận này thể
hiện ở sự thống nhất ý chí là phát sinh nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.
- Căn cứ pháp lý xác lập hợp đồng đó là sự tự do ý chí của các bên tham
gia hợp đồng, với điều kiện sự tự do ý chí đó phải thỏa mãn các điều kiện của pháp
luật quy định.
Tuy nhiên, không phải hợp đồng mua bán hàng hóa nào đáp ứng được các quy
định trên cũng được CISG điều chỉnh. CISG cũng đã quy định phạm vi áp dụng rất rõ
ràng về các đối tượng hàng hóa như thế nào thì mới đáp ứng được CISG điều chỉnh.
Các mặt hàng mang yếu tố quá đơn giản như việc mua hàng cho việc sử dụng của cá
nhân, gia đình hoặc nội trợ - những mục đích mua hàng này chỉ vì mục đích sử dụng
cá nhân chứ không mang yếu tố sinh lợi nhuận. Trừ khi người bán không biết hoặc
không cần phải biết rằng hàng hóa đã được mua để sử dụng như thế (điểm a điều 2
CISG). Phải chăng CISG đã để độ mở này cho pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng
của quốc gia điều chỉnh. Ngay cả khi mua hàng hóa theo quy định như điều 1 về yếu tố
quốc tế. Như khi công dân nước A đi du lịch tại nước B và mua một số hàng hóa để
phục vụ nhu cầu cá nhân. Yếu tố hàng hóa dùng cho cá nhân, gia đình không được
CISG điều chỉnh cũng bắt nguồn từ yếu tố thương mại, vì bản thân nó không phải là
loại hình trao đổi hàng hóa để sinh lợi nhuận của bên mua kinh doanh nó.
Ngoài hàng hóa dùng cho cá nhân tiêu dùng thì CISG cũng chỉ rõ những mặt
hàng như điện năng, tàu thủy, máy bay, thiết bị máy bay, tàu chạy trên nệm khí, nệm
điện, các loại cổ phiếu, trái phiếu, thương phiếu, tiền tệ (Điểm b, c, d, e, f điều 2
CISG). Do tính chất của hàng hóa tác động đến người dùng rất phức tạp. Hơn nữa mỗi
loại hàng hóa này đều được quy định rất chặt chẽ phù hợp với mỗi quốc gia, bởi không
có một quốc gia nào có nền kinh tế, cơ sở hạ tầng đều như nhau cả. Chính vì thế mà
6
CISG chỉ điều chỉnh trong phạm vi kinh doanh thương mại, chỉ tập chung vào một
mảng nhiệm vụ chính. Bởi chính yếu tố này mà nó ngày càng thành công.
Theo điều 3 CISG thì những hợp đồng mua bán hàng hóa để chế tạo, sản xuất
chỉ được coi là hợp đồng mua bán hàng hóa khi bên đặt hàng không có nghĩa vụ cung
cấp phần lớn các nguyên liệu cần thiết cho việc chế tạo hay sản xuất đó.
CISG cũng quy định về việc hợp đồng cung ứng dịch vụ, công việc và hàng
hóa cùng một hợp đồng. Có thể hiểu các công việc và dịch vụ trong hợp đồng chỉ
mang tính chất hỗ trợ các hàng hóa của nó thì mới được coi là hợp đồng mua bán hàng
hóa. Nếu một hợp đồng mà phần dịch vụ, công việc lại là phần chính – phần vượt trội
của nó thì CISG hoàn toàn không điều chỉnh (khoản 2 điều 3 CISG). Tuy nhiên cần
phải hiểu thế nào là phần vượt trội, theo Hội đồng tư vấn của UNCITRAL về CISG thì
phần vượt trội được xác định bằng giá trị kinh tế của nó trong hợp đồng2
. Nó được dựa
trên phần trăm giá trị của phần dịch vụ so với phần giá trị hàng hóa hay trên tổng giá
trị của hợp đồng. Thuật ngữ vượt trội hay phần lớn đều có thể hiểu về yếu tố định
lượng dựa trên tổng số giá trị của hợp đồng. Chính vì thế khi giải thích về vấn đề này
hoàn toàn dễ dàng chấp nhận của các bên.
Tóm lại, hợp đồng mua bán hàng hóa là hợp đồng được kí kết tự nguyện dựa
trên nguyên tắc thỏa thuận giữa các bên. Đối tượng hàng hóa của nó phải là các mặt
hàng không bị cấm ngoài ra các hàng hóa trong khoản b, c, d, e, f của điều 2 CISG
cũng nằm ngoài sự điều chỉnh của nó. Hợp đồng mua bán hàng hóa có phần dịch vụ thì
phần này chỉ được mang tính chất hỗ trợ và là thứ yếu thì mới được CISG điều chỉnh.
Việc mua hàng dùng cho cá nhân cũng là hình thức không được CISG chấp nhận .
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là…
Công ứơc Viên 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế chỉ đưa ra một tiêu chuẩn khẳng định tính chất quốc tế của HĐMBHHQT, đó là các
bên kí kết hợp đồng có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau (Khoản 1 - Điều 1
CISG) . Công ước không quan tâm đến vấn đề quốc tịch, quy chế dân sự, quy chế
thương mại của các bên khi xác định yếu tố quốc tế của HĐMBHHQT. Tiêu chí về trụ
2
CISG Advisory Council Opinion No. 4 - Contracts for the Sale of Goods to Be Manufactured or
Produced and Mixed Contracts (Article 3 CISG): Địa chỉ truy cập ngày 23/02/2014:
http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/CISG-AC-op4.html
7
sở thương mại hiện nay đã trở thành một một tiêu chí được áp dụng phổ biến, nhất là
khi số lượng các quốc gia của Công ước Viên ngày càng tăng.
Công ước Viên đưa ra tiêu chí trên hoàn toàn rõ ràng và mang một nghĩa rộng,
bao gồm được cả những quy định của Luật Thương mại Việt Nam năm 2005. Luật
Thương mại Việt Nam năm 2005 không trực tiếp đưa ra khái niệm về HĐMBHHQT
mà chỉ quy định mua bán hàng hóa quốc tế như sau ―được thực hiện dưới các hình
thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu
(Khoản 1 điều 27 LTM 2005) đó là cách hiểu về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
thông qua các hình thức như trên.
Tại sao lại cần xác định tính chất quốc tế của HĐMBHHQT một cách rõ ràng?
Bởi vì, tính chất quốc tế sẽ tạo ra những đặc điểm khác biệt của một HĐMBHHQT với
các hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường. Tính chất về trụ sở thương mại tại các
quốc gia khác nhau thể hiện ở đặc điểm sau:
Chủ thể của HĐMBHHQT là các bên có trụ sở thương mại đặt ở các nước
khác nhau. Nếu một bên có hơn một trụ sở thương mại thì sẽ tính đến trụ sở thương
mại thì sẽ tính đến trụ sở thương mại có mối liên hệ chặt chẽ nhất đối với hợp đồng và
đối với việc thực hiện hợp đồng đó. Nếu một bên không có trụ sở thương mại thì lấy
nơi cư trú thường xuyên của họ (điều 10 CISG).
Các yếu tố khác không liên quan đến trụ sở thương mại nhưng có liên quan
đến yếu tố quốc tế mà bấy lâu nay giới kinh doanh hay học giả vẫn chấp nhận cũng
không được CISG công nhận như:
- Hàng hóa là đối tượng hợp đồng được chuyển qua biên giới của một
nước, tức là có thể được chuyển qua nước này sang nước khác.
- Đồng tiền thanh toán không nói lên điều gì, nếu mà xác định tính chất
của HĐTMHHQT theo luật Việt Nam nó sẽ dẫn đến một số hệ quả. Ví dụ như khi bên
bán là Việt Nam kí HĐ với một bên có trụ sở thương mại tại Nhật Bản nhưng hàng
không được chuyển qua biên giới hay vào khu vực hải quan mà hàng lại chuyển cho
một cơ sở của phía Nhật Bản tại Việt Nam (không phải trụ sở thương mại) thì lúc này
đồng tiền thanh toán chỉ có thể là đồng Việt Nam. Tuy nhiên, nếu tiếp cận theo CISG
thì đây hoàn toàn là HĐMBHHQT vì các bên tham gia ký kết HĐ đều có trụ sở
thương mại tại quốc gia thành viên CISG khác nhau, và cách xác định như vậy sẽ lại
được điều điều chỉnh bởi CISG.
8
- Cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên xung quanh việc kí
kết và thực hiện hợp đồng.
- Luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mang tính chất
phức tạp, đa dạng: yếu tố quốc tế theo cách hiểu này cũng không bao quát như quy
định của CISG vì nó phải quy định thỏa thuận trong hợp đồng mà không có biện pháp
áp dụng trực tiếp như CISG.
Như vậy, chỉ khi mỗi bên tham gia ký kết hợp đồng có trụ sở có mối liên hệ
với hợp đồng tại các quốc gia khác nhau.
2. Phạm vi áp dụng của CISG.
2.1 CISG đƣợc áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong
trƣờng hợp nào?
Thứ nhất, nếu trong hợp đồng có điều khoản chọn luật áp dụng dẫn chiếu đến
CISG, thì CISG sẽ được áp dụng. Vì hợp đồng luôn đề cao nguyên tắc thỏa thuận tự
do của các bên chính vì vậy mà các cơ quan tài phán hoàn toàn tôn trọng quyền tự do
này. Bởi vậy các bên trong HĐMBHHQT tự do lựa chọn CISG là luât điều chỉnh hợp
đồng mua bán của họ.
Thứ hai, nếu các bên tham gia hợp đồng không thỏa thuận rõ ràng hoặc thỏa
thuận ngầm về việc coi luật áp dụng cho hợp đồng là CISG, thì lúc đó CISG sẽ được
áp dụng theo khoản 1 (a) Điều 1. Với điều khoản này thì khi các bên tham gia kí kết
HĐ không dẫn chiếu đến quy phạm tư pháp quốc tế nào thì CISG sẽ tự động được áp
dụng với điều kiện hai bên kí kết có trụ sở tại quốc gia là thành viên CISG.
Thứ ba, hai bên tham gia không phải cả hai là thành viên của Công ước, ký kết
hợp đồng có thỏa thuận áp dụng một số tập quán quốc tế như Incoterm và UCP của
ICC, nhưng không có thỏa thuận luật áp dụng. Khi vụ việc được đưa ra cơ quan giải
quyết tranh chấp tại nước thành viên của Công ước. Với trường hợp này trọng tài nhận
định việc dẫn chiếu đến Incoterm, UCP cho thấy ý định của các bên là hợp đồng sẽ
được điều chỉnh bởi các tập quán thương mại quốc tế. Mà Công ước Viên được soạn
thảo dựa trên các tập quán quốc tế và phản ánh các tập quán quốc tế thường được áp
dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế. Ví dụ như Phán quyết trọng tài ICC số 8502
tháng 11/1996 giải quyết tranh chấp giữa người bán Việt Nam và người mua Pháp. Hai
9
bên đã thỏa thuận áp dụng Incoterms 1990 và UCP 500 của ICC. Trọng tài đã quyết
định áp dụng Công ước Viên3
.
Như vậy, với trường hợp hai bên tham gia ký kết hợp đồng không cùng là
thành viên của Công ước nhưng các bên lại thỏa thuận những tập quán quốc tế mang
tầm ảnh hưởng đến CISG thì việc cơ quan giải quyết tranh chấp tại quốc gia là thành
viên của CISG thường áp dụng CISG để giải quyết. Bởi lẽ, các bên đã thông hiểu và
áp dụng những tập quán – cơ sở để hình thành lên Công ước. Chính bởi lý do này mà
CISG ngày càng được phổ biến ngay cả với những quốc gia không phải là thành viên
của Công ước.
2.2 CISG không đƣợc áp dụng trong các trƣờng hợp sau.
Ngay cả khi tuân thủ các điều kiện như phần 2.1, thì CISG cũng loại trừ do
những lý do đã được bình luận ở phần 1.
Thứ nhất, không được áp dụng CISG để điều chỉnh một số giao dịch liên quan
đến quy định của Điều 2, từ (a) đến (d) – mua bán hàng hóa tiêu dùng, hàng bán đấu
giá, hoặc nhằm thực thi pháp luật hoặc quyền lực khác theo luật, và mua bán chứng
khoán.
Thứ hai, không được dùng CISG để điều chỉnh một số giao dịch liên quan đến
những mặt hàng hóa theo quy định tại Điều 2 từ (e) đến (f) và Điều 3 – tàu thủy, máy
bay, điện, bất động sản; và các hợp đồng trong đó có phần nghĩa vụ về dịch vụ và công
việc chiếm phần lớn.
Thứ ba, không áp dụng CISG để điều chỉnh một số vấn đề quy định tại Điều 4
và Điều 5 – tính hiệu lực của hợp đồng, sự tác động có thể phát sinhtừ hợp đồng đối
với quyền sở hữu hàng hóa đối tượng của hợp đồng mua bán, trách nhiệm của người
bán đối với thiệt hại mà hàng hóa gây ra cho bất kì người nào.
2.3 Những lƣu ý cần phải biết.
Tuân thủ các quy định như trên để đảm bảo rằng chắc chắn CISG đã điều
chỉnh hợp đồng đã kí kết. Tuy nhiên, cần phải lưu ý một số vấn đề sau.
3
Xem phán quyết tại http://www.unilex.info/case.cfm?pid=1&do=case&id=395&step=FullText ,truy cập
ngày 15/02/2014.
10
- Ngoài việc tìm hiểu xem những quốc gia nào là thành viên của CISG4
thì khi áp dụng CISG vào trong một hợp đồng cụ thể cần phải biết xem quốc gia đó
bảo lưu điều khoản nào của công ước.
- Không phải quốc gia nào là thành viên của Công ước Viên 1980 thì cũng
áp dụng CISG là như nhau. Ngay tại Công ước thì cũng nhận thấy được một số quy
định cho phép quốc gia quyền bảo lưu những điều khoản nhất định nhằm phù hợp với
pháp luật trong nước với điều kiện tuân thủ điều 12 CISG ( điều 6 CISG). Nguyên tắc
cuả hợp đồng là tự do thỏa thuận giữa các bên và điều 6 đã thể hiện sự khẳng định
mạnh mẽ của nguyên tắc này khi cho phép các bên có quyền loại trừ việc áp dụng
CISG.
- Trong điểm b, khoản 1, điều 1 và điều 95 cho phép quốc gia bảo lưu, vì
quy định của nó nhằm lật đổ pháp luật hợp đồng trong nước. Đối với một số nước có
nền pháp luật hiện đại như Mỹ, Anh thì điểm b, khoản 1 điều 1 như là một sự cố gắng
đạp đổ nền pháp luật hợp đồng quốc gia. Chính vì thế khi xác định quy tắc tư pháp
quốc tế mà dẫn chiếu đến việc áp dụng luật của một quốc gia là thành viên của Công
ước là hoàn toàn không có giá trị khi họ đã bảo lưu điểm b, khoản 1, điều 1 này.
Ngoài việc bảo lưu của quốc gia thì mỗi bên khi tham gia kí kết hợp đồng
cũng có quyền sửa đổi hoặc đình chỉ các điều 1, điều 29 và phần thứ hai của Công ước
(điều 12 CISG). Bởi vậy xem xét yếu tố bảo lưu là một cách khôn ngoan và thận trọng
cho thành công của hợp đồng. Đó chính là vấn đề liên quan đến sự tự chủ của các bên,
liệu rằng các bên có thể lựa chọn CISG trong những trường hợp không được dự tính
bởi Điều 1. Tuy nhiên, trong kinh doanh nó phức tạp hơn pháp luật rất nhiều, và không
khó để nghĩ rằng doanh nhân hai nước không có nhu cầu sử dụng CISG để họ có thể tự
ý thỏa thuận với nhau cho phù hợp với điều kiện của mỗi bên về pháp luật cũng như về
vị thế kinh doanh. Nhưng CISG cũng là một ―tác phẩm‖ mang nhiều ưu điểm cho
nhiều đối tượng doanh nhân khác nhau, đồng thời tính dự báo của nó cũng rất rộng nên
những vấn đề lo ngại về khả năng áp dụng của nó không là vấn đề lớn để có thể sử
dụng nó.
4
Xem phụ lục 1: Danh sách các quốc gia là thành viên của Công ước Viên 1980.
11
3. Các quy định chung.
3.1 Nguyên tắc thiện chí trong giao kết, thực hiện hợp đồng và giải quyết
tranh chấp.
Công ước đạt được tầm cỡ rộng rãi – tính quốc tế thì nó cần phải có những
chuẩn mực nhất định mà các bên phải tuân thủ, chấp hành một cách làm sao để các bên
đạt được lợi ích nhiều nhất. Nhưng trên thực tế, không phải lúc nào cũng là tinh thần
hợp tác, mà nhiều khi lại là vì lợi ích mà sẵn sàng vi phạm sự thỏa thuận. Chính vì vậy
mà CISG đã đưa yếu tố thiện chí và thống nhất lên mực cao nhất cho việc giải thích
Công ước. Tính thống nhất và thiện chí hoàn toàn bổ sung cho nhau, các nhà lập pháp
đã tính đến việc giải thích ngầm của các tòa án mỗi quốc gia sẽ dựa vào yếu tố văn
hóa, hệ thống pháp luật mà làm cho việc áp dụng trở nên không thống nhất với các tòa
án nơi khác. Nếu sự thiện chí là mềm mỏng để giải thích cho pháp luật thì tính thống
nhất buộc các bên phải tuân thủ nghiêm ngặt thực tại để có thể giải thích nó phù hợp
nhất, chứ không phải chỉ thiện chí không mà bỏ qua tính thống nhất đó có được chấp
nhận rộng rãi hay không.
Tòa án, trọng tài có thể thông qua cách giải thích linh hoạt (ví dụ như thời gian
trả lời đề nghị bao lâu là hợp lý, cân nhắc tiền lệ giao dịch của các bên để áp đặt trách
nhiệm cảnh báo của bên bán, chấp nhận thông tin bằng văn bản hay băng miệng) để
xác định thời điểm hợp đồng được hình thành cũng như đề nghị của bên nào mang giá
trị ràng buộc. Họ được phép dùng nguyên tắc thiện chí để ngăn cản các ý đồ xấu, bất
hợp tác của các bên khiến tình hình trở nên ngày càng xấu, đó là một biện pháp ngăn
chặn sự vượt quá giới hạn làm ảnh hưởng đến sự phát triển thương mại
Hơn nữa, cũng chính vì tính quốc tế nên có rất nhiều sự kiện không thể dự
đoán được mà Công ước để phần yếu tố thiện chí cho các bên xử sự với nhau, và sau
cùng nó được cơ quan giải quyết tranh chấp sử dụng đến để giải quyết vụ việc sao cho
hợp lý nhất có thể. Một nguyên tắc có lợi cả về mặt áp dụng hợp đồng lẫn việc giải
quyết tranh chấp, chính vì thế mà cần phải hiểu và tôn trọng nguyên tắc này, để có
những ứng xử phù hợp trong ngoại thương.
Nguyên tắc thiện chí này đòi hỏi các bên tham gia ký kết cũng như thực hiện
cần phải đưa lợi ích của bên kia lên chứ không chỉ xử sự cho riêng phần mình những
lợi thế. Ranh giới giữa thiện chí và vi phạm là rất mỏng manh, và các luật sư, tòa án và
trọng tài đều có thể dựa vào nó đê giải thích. Chính vì thế mà những hành vi của bên
12
kia làm tổn hại không tốt tới mục đích của hợp đồng thì đó cũng là một trong những
bằng chứng buộc họ phải nhận trách nhiệm bất lợi.
Ví dụ trong tranh chấp về sửa đổi giá trong hợp đồng5
.
Trọng tài đã đưa ra thuyết về sự kiện không lường trước phát sinh và trong
những trường hợp như vậy sẽ áp dụng những nguyên tắc cao hơn, đó là nguyên tắc
thiện chí. Hội đồng trọng tài không chỉ quy định các bên phải hoàn thành nghĩa vụ của
mình phù hợp với nguyên tắc thiện chí mà còn cấm lạm dụng luật.
Trong khoản 2 Điều 7 cũng chỉ ra rằng nếu CISG không quy định rõ ràng thì
sẽ được giải quyết theo các nguyên tắc chung, mà từ đó Công ước được hình thành
hoặc nếu không có các nguyên tắc này thì theo luật được áp dụng các quy phạm của tư
pháp quốc tế6
. Với những quan điểm của CISG thì những yếu tố, nguồn bổ trợ trong tư
pháp quốc tế hoàn toàn có thể được đưa ra để giải thích, xử lý các vụ tranh chấp. Hơn
thế nữa cơ quan tài phán hoàn toàn được quyền áp dụng những nguyên tắc chung nhất
của việc hình thành lên Công ước – thúc đẩy sự phát triển thương mại quốc tế. Chính
vì thế mà nguyên tắc thiện chí sẽ vô cùng quan trọng cho các bên linh hoạt xử sự các
hành vi của mình cho phù hợp với thực tiễn chứ không chỉ dừng lại là việc áp dụng
một cách máy móc các quy định pháp luật.
3.2 Cách giải thích các tuyên bố và xử sự.
- Nếu bên kia đã biết hoặc không thể không biết về ý định về một vấn đề,
thì tuyên bố và xử sự khác sẽ được diễn giải theo ý định của họ7
.
Như vậy chỉ được phép giải thích cách xử sự khác biệt – chưa từng có sử dụng
trong quan hệ hợp đồng của hai bên, khi bên kia đã trực tiếp hoặc gián tiếp biết đến
mục đích của xử sự đó liên quan đến mục đích chung của hợp đồng cũng như với mục
đích của CISG.
- Trong trường hợp cả hai bên không xác định được việc biết hay không
thể không biết đến mục đích của bên kia thì sẽ được giả thích theo nghĩa mà một người
5
Phán quyết số 38, 50 phán quyết trọng tài quốc tế chọn lọc. VÍAC. Hà Nội, 2002: Trong phần trình bày
vụ việc là theo quan điểm riêng của tác giả.
6
Điều 7 CISG.
7
Khoản 1, Điều 8 CISG.
13
thường có cùng phẩm chất với bên kia được đặt trong hoàn cảnh tương tự cũng sẽ hiểu
như thế8
.
Vấn đề xác định bên kia hiểu như thế nào lại được cơ quan tài phán quyết định
thông qua việc chứng minh của bên kia. Tuy nhiên, trong trường hợp này cũng khó
tránh khỏi bên giải thích dựa vào một bên có quan hệ tốt để đạt được mục đích của
mình, vấn đề người cùng phẩm chất tương tự cũng khó xác định vì không phải chủ thể
nào cũng có cách xử lý vấn đề như nhau. Có trường hợp không thể tìm được quan
điểm chung hay vì mục đích riêng mà xử sự khác đi rồi nhắm đến mục giải thích theo
hướng có lợi cho mình. Yếu tố này cần sự công bằng và vô cùng sáng suốt của cơ quan
tài phán mới đưa ra quyết định vô tư và chính xác. Bởi vậy, mà việc thiện chí và thống
nhất một lần nữa lại có tác dụng trong trường hợp này nhằm giữ cho các hành xử của
các bên được phù hợp với các nguyên tắc chung của quốc tế.
- Khi xác định ý kiến của một bên hoặc cách hiểu của một người bình
thường, ngoài ý kiến chủ quan của các bên ra thì CISG cũng đã tính đến các tình tiết
liên quan đến hành vi, thói quen hay những tập quán đã được thỏa thuận trước đó hay
đã thực hiện trước đó để giải thích – quá trình đàm phán, thói quen các bên, mọi hành
vi có mối liên hệ với nhau đều có thể được đem ra giải thích9
.
Các hành vi của các bên đều sẽ liên quan đến mục đích của mình, mục đích
của hợp đồng. Vì thế mà mọi hành vi này sẽ được bên kia hiểu theo nghĩa bình thường.
Tuy nhiên, trong trường hợp cố tình hiểu sai cũng sẽ không thể có tác dụng khi hành vi
liên quan sau đó của họ lại mâu thuẫn với việc họ giải thích, theo các nguyên tắc phổ
biến của thương mại quốc tế thì việc cấm tự mâu thuẫn là bắt buộc10
, mà việc dựa vào
nguyên tắc chung của thương mại quốc tế hoàn toàn được công nhận nếu CISG không
quy định rõ ràng như khoản 2 Điều 7 đã quy định.
Chính vì vậy mà thói quen trong quan hệ kinh doanh của hai bên cũng là một
trong những bằng chứng để giải thích cách tuyên bố và xử sự của mình. Bởi lẽ, các
thói quen là nhằm mục đích cho sự hợp tác lâu dài của các bên, và điều đó là thúc đẩy
sự phát triển thương mại. Thói quen và các tập quán chung đều ràng buộc các bên
trong việc thực hiện hành vi của mình.
8
Khoản 2, Điều 8 CISG.
9
Khoản 3, Điều 8 CISG và khoản 1 Điều 9 CISG.
10
Điều 2.2.2 UNIDROIT – Bộ Nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế.
14
- Những ngụ ý áp dụng những tập quán mà họ đã biết hoặc cần phải biết –
những tập quán có tính chất phổ biến trong thương mại quốc tế hoặc được các bên áp
dụng một cách thường xuyên đối với hợp đồng cùng chủng loại trong lĩnh vực buôn
bán hữu quan để điều chỉnh giao kết hay thực hiện hợp đồng đó11
.
Vấn đề sẽ thường xuyên xảy ra xung đột khi một bên đã đưa ra thông báo, xử
sự của mình có liên quan đến những thói quen của hai bên hay đó là những tập quán
chung cho khu vực hoặc quốc tế. Thì bên được thông báo phải có nhiệm vụ tìm hiểu
bằng mọi cách ngay cả với cách hỏi cặn kẽ để cho phù hợp với trường hợp của mình.
Nếu bên được thông báo không hiểu trong trường hợp của mình, nhưng thực tế lại xảy
ra nhiều trong thương mại quốc tế thì đó lại là nghĩa vụ của bên được thông báo. Vì
cẩu thả mà không tìm hiểu rất có thể lại là một yếu tố bất lợi khi xảy ra tranh chấp.
CISG muốn hướng các bên xử sự với nhau một cách thông thường và tương trợ lẫn
nhau chứ không phải là chỉ bắt bẻ những lỗi cơ bản. VÌ mục đích cuối cùng là để đảm
bảo tính an toàn cho HĐMBHHQT. Một sự việc cần phải được hiểu theo hướng tích
cực cho cả hai bên chứ không chỉ dành cho bên nào cả. Nếu không rõ ràng thì phải tìm
hiểu, và thông báo cho bên kia về vấn đề cần giả quyết đó, khi đấy thì mới có thể viện
dẫn cho sự thiện chí của mình.
3.3 Bằng chứng theo CISG.
Từ các quy đinh cảu Điều 8, Điều 9 thì bất cứ gì cũng có thể được đem ra
chứng minh cho việc xử sự khác của mình. Nó bắt nguồn từ nguyên tắc thiện chí,
nhằm đảm bảo cho việc hợp tác của các bên được thuận lợi hơn. Chính điều này đã
khiến khoảng cách về vị thế, tiềm lực kinh tế, sức ảnh hưởng hay từ các quốc gia lớn
được thu hẹp hơn. Mọi lời nói, mọi thói quen, mối quan hệ trước đó, sự trao đổi qua lại
đều được hiểu là những hành vi ràng buộc và làm cho bên kia hiểu theo cách hiểu
thông thường nhất. Trên thực tế các thẩm phán, trọng tài và luật sư vẫn chưa thống
nhất cách giải thích của Điều 7 về nguyên tắc thiện chí và áp dụng những nguyên tắc
của tư pháp quốc tế12
.
3.4 Vấn đề về các bảo lƣu.
11
Khoản 2 Điều 9 CISG.
12
Xem bài viết: The CISG—Successes and Pitfalls, Tạp chí luật so sánh Hoa Kỳ số 57 năm 2009, trang
457-478. http://comparativelaw.metapress.com/content/6444g20345133809/ Địa chỉ truy cập ngày 15/02/2014.
15
Theo Điều 99 Công ước thì các nước tham gia hay gia nhập Công ước này
không có quyền đưa ra các bảo lưu riêng và nếu có bảo lưu thì chỉ bảo lưu trong các
trường hợp mà Công ước cho phép.
Cụ thể, CISG cho phép các quốc gia thành viên thực hiện một số bảo lưu sau:
- Bảo lưu phần thứ hai hay phần thứ ba của CISG (Bảo lưu theo Điều 92):
Bảo lưu này cho phép một quốc gia thành viên không áp dụng CISG cho vấn đề thiết
lập hợp đồng (phần thứ hai của CISG) hoặc thực hiện hợp đồng (phần thứ ba của
CISG). Việc đưa ra bảo lưu này nhằm mục đích dành cho các quốc gia là thành viên
của hai Công ước La Haye năm 1964 về mua bán quốc tế các động sản hữu hình quyền
quyết định việc từ bỏ một trong hai Công ước nói trên và tham gia vào CISG.
- Bảo lưu chỉ áp dụng CISG trên một số phần lãnh thổ của quốc gia thành
viên (Bảo lưu theo điều 93). Bảo lưu được thiết kế chủ yếu dành cho các quốc gia liên
bang (với các khu vực lãnh thổ tương đối độc lập với nhau). Là quốc gia đơn nhất về
hành chính và kinh tế, Việt Nam không cần thực hiện bảo lưu này.
- Bảo lưu không áp dụng CISG đối với các quốc gia đã có luật chung
thống nhất về mua bán hàng hóa quốc tế (bảo lưu theo điều 95).
Hiện tại với hệ thống pháp luật của Việt Nam thì theo các chuyên gia chỉ nên
bảo lưu về hình thức của hợp đồng để phù hợp với Điều 27 Luật Thương mại 200513
.
13
Xem VCCI, Báo cáo nghiên cứu: Đề xuất Việt Nam gia nhập Công ước Viên về hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế, 2010.
16
CHƢƠNG 2
QUY ĐỊNH PHÁP LÝ CỦA CISG.
I. KÍ KẾT HỢP ĐỒNG.
1. Ký kết hợp đồng.
Để đáp ứng nhu cầu ký kết hợp đồng xuyên quốc gia – tính chất quốc tế, CISG
đã đề cập đến các hình thức phổ biến. Đó là ký kết hợp đồng giữa các bên có mặt –
trực tiếp tham gia ký vào hợp đồng trong một thời điểm được hai bên ấn định (mọi
thỏa thuận có thể được đàm phán trước đó hoặc ngay khi đó), và ký kết hợp đồng giữa
các bên vắng mặt.
Ký kết hợp đồng giữa các bên vắng mặt là hình thức ký kết mà các bên không
nhất thiết phải gặp mặt nhau tại một địa điểm trong một thời điểm nhất định. Theo
hình thức này các bên có thể thông qua các phương tiện thông tin liên lạc để bày tỏ ý
định của mình nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên đối với nhau. Trình tự ký
kết hợp đồng giữa các bên vắng mặt được tiến hành thông qua chào hàng và chấp nhận
chào hàng.
CISG đã quy định cụ thể đến trình tự chào hàng và chấp nhận chào hàng một
cách cụ thể.
CISG cũng đề cập đến các hình thức của hợp đồng, thế nào là văn bản cũng
được chỉ ra rất rõ.
1.1 Các loại hình thức hợp đồng.
Hình thức của hợp đồng là dạng vật chất nhất định chứa đựng những điều thỏa
thuận của các bên chủ thể14
. Theo quy định của CISG thì hợp đồng không cần phải
tuân thủ theo bất cứ yêu cầu nào về hình thức. Hợp đồng có thể được chứng minh với
bất cứ cách nào, kể cả nhân chứng15
. Như vậy, các dạng để biểu hiện sự thỏa thuận
mua bán của các bên rất là đa dạng : Có thể giao kết hợp đồng bằng lời nói, bằng văn
bản, bằng hành vi chấp thuận.
Tuy nhiên, tại Điều 96 của Công ước quy định nếu luật một quốc gia thành
viên nào quy định hợp đồng, chào hàng hoặc chấp nhận chào hàng phải được kí kết
14
Giáo trình luật thương mại quốc tế, Đại học Luật Hà Nội, NXB CAND, 2012. Trang 243.
15
Xem Điều 11 CISG.
17
dưới hình thức văn bản mới có giá trị thì quy định này phải được tôn trọng ngay cả khi
một bên có trụ sở tại quốc gia này nếu quốc gia đó bảo lưu điều 11, 12, 29.
Chính vì vậy trước khi ký kết hợp đồng các bên nên xem xét việc gia nhập
CISG của quốc gia mà có nơi trụ sở kinh doanh đang là đối tác của mình, việc họ gia
nhập CISG như thế nào, có bảo lưu điều khoản nào không. Để tránh việc hợp đồng bị
vô hiệu về mặt hình thức theo quy định tại luật quốc gia đó.
Về mặt hình thức hợp đồng thì CISG không yêu cầu về bất cứ hình thức nào,
tuy nhiên việc sửa đổi, bổ sung hay chấm dứt hợp đồng thì phải tuân thủ theo những
nguyên tắc nhất định.
1.2 Hình thức việc sửa đổi hợp đồng.
Mặc dù CISG luôn tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên. Khoản 1 Điều 29
duy định rằng « một hợp đồng có thể được sửa đổi hay chấm dứt bằng thỏa thuận đơn
thuần giữa các bên ». Nhưng trong những trường hợp hai bên không thể thỏa thuận
với nhau được thì lúc này lại phải xem hợp đồng có chứa đựng những quy định về việc
sửa đổi không, khi đã có quy định trong hợp đồng thì không được làm trái16
. Tuy
nhiên, hành vi của mỗi bên có thể không cho phép họ được viện dẫn điều khoản này,
nếu bên kia đã có hành động căn cứ vào hành vi ấy. Mục đích của Khoản 2 Điều 29 là
nhằm loại bỏ sự gian lận trong việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng.
Ví dụ :Một lời chào hàng của người mua đến người bán sản xuất 10.000 sản
phẩm theo thông số kĩ thuật của bên mua đặt ra và được quy định trong hợp đồng.
Hợp đồng có nêu rõ « hợp đồng này chỉ có thể được sửa đổi bởi một văn bản có chữ kí
của hai bên ». Trước khi bắt đầu sản xuất, các bên đã thống nhất qua điện thoại thay
đổi thông số kĩ thuật. Người bán đã cung cấp 2000 sản phẩm theo thông số mới, người
mua không chấp nhận các sản phẩm khác không phù hơp với thông số kĩ thuật trong
hợp đồng văn bản.
Trong ví dụ trên chúng ta thấy, thỏa thuận sửa đổi bằng miệng tự nó không có
giá trị pháp lý. Tuy nhiên, thỏa thuận bằng miệng của người mua có thể được xây
dựng nên để tạo nên một gợi ý mới hay một sự hướng dẫn cho bên bán, theo khoản 2
điều 29 thì hành vi này của bên mua đã gây việc cố ý hiểu sai cho bên bán. Người mua
chỉ được loại trừ hành vi của mình trong phạm vi sự phụ thuộc của các sản phẩm mới
16
Xem khoản 2 ĐIều 29 CISG.
18
có khác biệt rõ rệt với sản phẩm có thông số ban đầu. Vì hành vi thỏa thuận miệng của
họ đã làm họ không được quyền dẫn chiếu đến điều này17
.
Như vậy, việc sửa đổi hay bổ sung hợp đồng phải tuân thủ những quy định mà
các bên đã thỏa thuận với nhau, tuy nhiên hành vi của bên này mà làm ảnh hưởng xấu
tới sự thỏa thuận trước đó thì hành vi đó phải chịu trách nhiệm, nó có thể dẫn đến việc
không được viện dẫn theo khoản 2 Điều 29 này.
Theo Điều 6 thì các bên có thể loại bỏ bất cứ điều luật nào, như vậy phạm vi
của điều 29 sẽ được các bên thu hẹp lại thông qua việc loại trừ nó.
Theo điều 13 của Công ước thì văn bản là hình thức có thể lưu trữ được thông
tin như : điện báo, thư, telex. Những hình thức này đều được coi là văn bản, có những
trường hợp về việc thông báo việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng phải thực hiện bằng văn
bản. Nó không giống như hình thức hợp đồng là bất ký hình thức nào, việc này nhằm
thể hiện sự rõ ràng sau khi đã phải chỉnh sửa những khiếm khuyết trước đó.
2. Chào hàng có hiệu lực.
2.1 Về nội dung chào hàng.
Chào hàng hành vi đề nghị của một chủ thể đã thể hiện ý chí của mình cho
nhiều người hoặc một người về việc ký kết hợp đồng, và sẵn sàng chịu mọi sự ràng
buộc của mình vào ý chí đó18
.
Một đề nghị chào hàng được coi là đầy đủ và chính xác – có hiệu lực khi nó
được nêu rõ về thông tin hàng hóa, số lượng hàng hóa, giá cả một cách trực tiếp hoặc
gián tiêp của hàng hóa hoặc những cơ sở để xác định những yếu tố này.
Tại điều 14 nhắc đến đề nghị phải ấn định giá một cách gián tiếp hoặc trực tiếp
thì mới thành một đề nghị có hiệu lực pháp lý, tức là phải rõ ràng về tất cả những yếu
tố trong khoản 1 điều này. Tuy nhiên tại Điều 55 CISG lại quy định về trường hợp HĐ
được kí kết hợp pháp nhưng không có ấn định giá thì các bên được phép suy đoán rằng
« giá sẽ được ấn định cho loại hàng hóa này khi được đem bán trong điều kiện tương
tự của nghành buôn bán hứu quan ». Phải chăng hai điều khoản này trái ngược nhau,
Điều 14 quy định đề nghị giao kết hợp đồng phải được ấn định giá, còn Điều 55 lại
quy định trong trường hợp hợp đồng được ký kết "validly concluded" – tạm dịch là
17
Bình luận điều 29 của Giáo sư John O. Honnold (Hoa kỳ): Địa chỉ truy cập 12/02/2014
http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/biblio/ho29.html
18
Khoản 1 Điều 14 CISG.
19
bản ký kết đúng pháp luật nhưng không ấn định giá thì được quyền suy đoán. Phải
chăng hai điều luật này trái ngược nhau, Điều 14 chỉ ra rằng phải có quy định giá ít
nhất là ngầm định thì đề nghị hợp đồng mới có hiệu lực, còn Điều 55 chỉ ra rằng hợp
đồng được ký hợp đồng đúng theo quy định nhưng không ấn định giá thì được suy
đoán. Theo giáo sư J. Honnold thì trong nghệ thuật kinh doanh việc không ghi giá
không có nghĩa là không có tính xác định giá19
. Như vậy, việc xác định giá theo Điều
14 hay theo Điều 55 lại một lần nữa được các bên, tòa án và trọng tài xác định dựa trên
các tình tiết có liên quan. Vấn đề về sự vô hiệu của hợp đồng nếu xác định giá theo
điều 14 hoàn toàn có thể xảy ra nếu tòa án của quốc gia hay trọng tài chỉ dựa vào các
yếu tố pháp lý để phán quyết và khi hiểu điều 55 theo nghĩa hẹp. Tuy nhiên, hầu hết
các phán quyết đều không áp dụng Điều 55, với lý do giá được chứng minh qua ý định
của bên mua, bên bán tại thời điểm ký hợp đồng20
. Vì vậy, giá thường được tính giá
theo hàng hóa có liên quan tại thời điểm ký hợp đồng. Trên thực tế do sự biến động giá
của thị trường nên các bên có thể lợi dụng sự linh hoạt của Công ước mà bỏ mặc điều
khoản giá sẽ trở nên rất tai hại vì nó bị kẹt giữa hai điều luật có vẻ mâu thuẫn này.
Chính vì vậy để tránh rủi ro về mặt pháp lý các bên cần ngầm định xác định giá, có thể
không cụ thể nhưng đủ để chứng minh rằng đã có sự ngầm định này.
2.2 Cách thức tiến hành.
Khi nội dung của chào hàng đã đủ các yếu tố được quy định bắt buộc thì chào
hàng phải tới nơi người được chào hàng thì nó mới có hiệu lực ràng buộc bên chào
hàng (theo quy định tại khoản 1 Điều 18). Trong trường hợp, đề nghị gửi đi cho nhiều
người không xác định thì đó chỉ được coi như một lời giới thiệu về chào hàng chứ
không phải là một chào hàng có giá trị pháp lý, trừ khi người gửi chào hàng tuyên bố
đó là chào hàng thật sự21
. Khi chào hàng đã tới tay ngừoi được chào hàng thì chào
hàng không thể hủy trong các trường hợp như đã nêu rõ, bằng cách ấn định một thời
19
Xem J. Honnold, Uniform Law for International Sales Under the 1980 United Nations Convention,
1999, trang 163-164 : Địa chỉ tài liệu, truy cập ngày 12/02/2014.
http://books.google.com.vn/books/about/Uniform_Law_for_International_Sales_Unde.html?id=8q2t8N9-
we4C&redir_esc=y
20
Xem Bài tóm tắt các án lệ liên quan đến Điều 14, được xuất bản dưới sự cho phép của UNCITRAL
(2012 UNCITRAL Digest of case law on the United Nations Convention on the International Sale of Goods,
Digest of Article 14 case law). Địa chỉ truy cập, ngày 13/03/2014: http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/text/digest-
2012-14.html (trong bản tóm tắt đó có chứa nhiều án lệ liên quan đến Điều 14 và Điều 55)
21
Xem khoản 2 Điều 14 và khoản 1 Điều 15 CISG.
20
gian xác định rằng nó không bị hủy, hoặc thực tế mà ngừoi nhận chào hàng đã thực
hiện hành vi theo chiều hướng mà chấp nhận chào hàng.
Như vậy, chào hàng sẽ không có giá trị pháp lý trong trường hợp
+ Chào hàng không tới tay người được chào hàng. Vì vậy, lý do sai địa chỉ
làm chào hàng không thể tới tay người được chào hàng thì chào hàng đó sẽ không có
giá trị ràng buộc người chào hàng.
+ Trước khi hoặc cùng lúc chào hàng tới tay ngừoi được chào hàng mà thông
báo thu hồi hay hủy bỏ chào hàng đã đến với ngừoi được chào hàng22
.
+ Người chào hàng nhận được thông báo việc từ chối chấp nhận chào hàng
của người được chào hàng ( Điều 17).
Chú ý : Thông báo hủy chào hàng khi chào hàng đã tới tay người được chào
hàng trước khi họ chấp nhận chỉ có hiệu lực đối với loại chào hàng có thể hủy. Chào
hàng có thể bị hủy tức là bên nhận chào hàng chưa có một hành vi nào dẫn đến việc
thực hiện hợp đồng, nếu họ đã có hành vi và chứng minh được hành vi đó là thuận
theo lời chào hàng thì bên chào hàng phải chịu sự ràng buộc đối với chào hàng của
mình và không thể thông báo hủy bỏ. Việc thông báo hủy bỏ có hiệu lực khi chào hàng
tới tay người được chào hàng, mà ngừoi được chào hàng không có hành vi nào để thực
hiện chào hàng đó23
.
3. Chấp nhận chào hàng có hiệu lực.
3.1 Khái niệm về chấp nhận chào hàng.
Chấp nhận chào hàng la sự thể hiện ý chí đồng ý của người được chào hàng
với những đề nghị của người chào hàng.
Chấp nhận chào hàng sẽ có hiệu lực khi người chào hàng nhận biết được sự
chấp nhận của người được chào hàng.
Theo Điều 18 CISG, sự thể hiện ý chí đồng ý của người được chào hàng chỉ
có giá trị pháp lý khi nó được thể hiện bằng lời tuyên bố hoặc bằng một hành vi biểu
thị một sự đồng ý của mình đối với nội dung của chào hàng. Mặc dù bên được chào
hàng không đưa ra một tuyên bố, nhưng trên thực tế đã đã có một hành vi cụ thể như
là : gửi hàng, trả tiền, mua bảo hiểm hàng hóa, lập chứng từ thanh toán… thì đó được
22
Xem khoản 2 Điều 18 CISG.
23
Xem Vấn đề chào hàng, Giáo trình Luật thương mại quốc tế, Đại học luật HN, NXB CAND, 2012.
Trang 247.
21
coi là đã có hành vi chấp nhận chào hàng. Bất cứ những hành vi cấu thành nên việc
chấp nhận chào hàng đều sẽ là cơ sở đề ràng buộc họ đối với chào hàng đó.
Đối với những chào hàng bằng lời nói thì phải được chấp nhận ngay thì mới
có hiệu lực. Ở đây CISG muốn khẳng định việc thói quen của các bên đã được hình
thành thì cần phải tôn trọng nhau, thúc đẩy sự thiện chí hợp tác. Vì khi đã là bạn hàng
những quan hệ trước đó cũng đã được ghi nhận như những chứng từ quan trọng nên
việc chấp nhận ngay khi một bên đưa ra đề nghị chào hàng bằng lời nói. Trừ trường
hợp trong đề nghị chào hàng bằng lời nói đó đã ngăn chặn việc chấp nhận ngay lập
tức, thì nó sẽ có hiệu lực khi bên được chào hàng chấp nhận vào một thời điểm khác.
CISG cũng quy định rằng sự im lặng hoặc việc không có hành vi liên quan đến
nội dung chào hàng thì sẽ không mặc nhiên được hiểu là đã chấp nhận. Sự im lặng
không mặc nhiên thể hiện được bất cứ ý chí nào của các bên, bởi vậy nó không tự
mình có hiệu lực hay ràng buộc bên nào cả.
3.2 Cách thức chấp nhận chào hàng.
Theo khoản 2 Điều 18, châp nhận chào hàng chỉ có giá trị pháp lý khi nó được
gửi tới tay người chào hàng. Và nó phải thỏa mãn các điều kiện sau.
+ Chấp nhận phải được gửi cho người chào hàng trong thời hạn đã ghi trong
chào hàng hoặc trong thời gian hợp lý (khoản 2 Điều 18).
Khoảng thời gian hợp lý chỉ có hiệu lực khi chào hàng không quy định một
thời gian cụ thể. Thời gian hợp lý được dựa vào các yếu tố hoàn cảnh như : tốc độ của
các phương tiện để giao dịch, hàng hóa có tính chất đặc biệt, thời vụ, thị trường… nói
chung thời gian hợp lý cho phép bên chấp nhận và bên chào hàng đủ để hai bên thực
hiện hợp đồng. Trên thực tế, các tình tiết trong giao dịch sẽ nói lên việc trả lời trong
thời gian như thế nào là phù hợp cho cả hai bên và nó sẽ được bên kia chứng minh.
Cách tính thời hạn để chấp nhận chào hàng được người chào hàng quy định
trong điện tín hay thư được xác định bằng ngày ghi trên thư hoặc ngày bưu điện đóng
dấu trên phong thư hoặc kể từ ngày bức điện được giao để gửi đi. Các ngày lễ, ngày
nghỉ rơi vào khoảng thời gian được quy định chấp nhận chào hàng sẽ không được trừ
khi tính thời hạn đó. Trừ trường hợp, thông báo chấp nhận được gửi đi nhưng không
22
thể đến địa chỉ người chào hàng vì ngày cuối cùng trong thời hạn là ngày nghỉ, thì thời
hạn chấp nhận chào hàng được kéo dài tời ngày làm việc kế tiếp đầu tiên24
.
Một chào hàng hay chấp nhận chào hàng tới được người nhận thì mới có hiệu
lực - tới được người nhận khi : nếu bằng lời nói thì phải được nói với người chào hàng,
nếu được giao bằng phương tiện khác thì chấp nhận chào hàng phải tới nơi địa chỉ của
người chào hàng ( trụ sở thương mại, địa chỉ bưu chính, nơi thường trú). (Điều 24)
+ Chấp nhận chào hàng phải vô điều kiện ?.
Theo khoản 1 điều 19 CISG thì những bổ sung, bớt đi hay các sửa đổi của
việc chấp nhận chào hàng thì được coi là từ chối chào hàng và đồng thời nó cấu thành
một chào hàng mới. Tuy nhiên, không phải bất cứ bổ sung, bớt đi hay sửa đổi nào
cũng là từ chối chào hàng.
Một số trường hợp mặc dù người được chào hàng không chấp nhận toàn bộ
nội dung chào hàng, mà đưa ra một số điều kiện mới thì việc chấp nhận này có giá trị
như chấp nhận vô điều kiện, khi những điều kiện mới đó không làm thay đổi nội dung
cơ bản của chào hàng. Trừ khi người chào hàng phản đối bằng miệng ngay lập tức, sở
dĩ CISG quy định việc phản đối bằng miệng ngay lập tức là do tính chất của việc
truyền thông điệp bằng lời nói là nhanh nhất, và nó sẽ hạn chế việc đi sâu vào thực
hiện hợp đồng của bên chấp nhận.
Nội dung cơ bản của chào hàng là liên quan đến : điều kiện về giá, cách thức
thanh toán, phẩm chất và số lượng hàng hóa, địa điểm và thời hạn giao hàng, phạm vi
trách nhiệm đến các bên, việc giải quyết tranh chấp25
.
Như vậy, theo Điều 19 thì những chấp nhận chào hàng có hiệu lực khi người
được chào hàng chấp nhận toàn bộ chào hàng hoặc nếu có sửa đổi, bổ sung, bớt đi thì
những yếu tố này không được làm ảnh hưởng đến nội dung cơ bản của hợp đồng như
đã nêu trên.
4. Hủy bỏ chấp nhận chào hàng.
Mặc dù chấp nhận chào hàng đã được gửi đi đúng theo quy định pháp luật,
nhưng nó có thể bị thu hồi. Với điều kiện việc thông báo thu hồi đó phải tới trước hoặc
cùng lúc với thông báo chấp nhận chào hàng (Điều 22).
24
Xem Điều 20 CISG
25
Xem khoản 3 Điều 19 CISG.
23
Quy định tại điều 22 CISG này, được áp dụng trong trường hợp mà trước đó
người được chào hàng đã chấp nhận chào hàng và bày tỏ quan điểm chấp nhận đó
bằng một thông báo chính thức. Nhưng sau đó đã thay đổi ý kiến của mình là không
chấp nhận chào hàng và đã gửi thông báo hủy chấp nhận chào hàng mà họ đã gửi đi.
CISG có quy định về việc chấp chào hàng có thể bằng một hành vi hoặc một
tuyên bố (Điều 18 CISG). Nhưng Điều 22 chỉ đề cập đến việc hủy chấp nhận chào
hàng bằng tuyên bố, còn vấn đề chấp nhận chào hàng bằng một hành vi thì làm thế nào
để hủy bỏ nó? Vấn đề này CISG không có quy định rõ ràng, nhưng nhìn từ câu (b)
khoản 2 Điều 16 thì chào hàng không thể bị hủy nếu một cách hợp lý người nhận coi
chào hàng là không thể hủy được và hành động theo chiều hướng đó. Như vậy, liệu có
trường hợp được áp dụng tương tự đối với việc chấp nhận chào hàng không ? Theo
khoản 1 Điều 7 thì các bên phải ứng xử với nhau một cách thật thiện chí. Xét về yếu tố
thiện chí thì hành vi thể hiện sự chấp nhận này nếu không gây ảnh hưởng đến việc
thực hiện chào hàng của bên chào hàng thì nó có thể được rút bằng một thông báo kịp
thời với một thời gian hợp lý. Tuy nhiên, cũng có thể trong trường hợp này áp dụng
các nguyên tắc chung của pháp luật quốc tế hoặc giải quyết theo quy phạm xung đột
như Khoản 2 điều 7 đã nêu trong trường hợp CISG không rõ ràng.
5. Thời điểm hợp đồng đƣợc ký kết.
Hợp đồng được ký kết trực tiếp tại thời điểm hai bên đều có mặt và cùng kí
vào hợp đồng thì ngay lập tức nó sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với các bên. Với
điều kiện nội dung của hợp đồng và thẩm quyền phải hợp lý26
.
Trong trường hợp ký kết hợp đồng giữa các bên vắng mặt – chào hàng, thì
hợp đồng chính thức phát sinh hiệu lực khi có sự chấp nhận chào hàng theo quy định
của Công ước (Điều 23).
Khi hợp đồng đã phát sinh hiệu lực, thì các bên phải thực hiện nghĩa vụ đã
thỏa thuận trong hợp đồng, trong chào hàng trước đó. Việc chấp nhận chào hàng cũng
giống như việc ký trực tiếp vào hợp đồng, vì bản thân hành vi này tự nó xác lập các
ràng buộc của mỗi bên, nó là một sự đồng ý cho một bản dự thảo hợp đồng.
26
Về vấn đề thẩm quyền ký kết hợp đồng CISG không có quy định. Tuy nhiên, CISG đã để độ mở cho
các vấn đề không được quy định rõ tại Công ước thì được phép sử dụng các quy định của tư pháp quốc tế.
24
II. NGHĨA VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA BÊN BÁN.
Nghĩa vụ của người bán tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên trong hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Khi hợp đồng không có quy định cụ thể về nghĩa vụ
của người bán thì nghĩa vụ của người bán sẽ được xác định theo luật áp dụng cho hợp
đồng theo sự lựa chọn của các bên hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
Điều này có nghĩa là nghĩa vụ của người bán có thể được xác định căn cứ các quy
định của Công ước27
.
Theo quy định của Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế thì nghĩa vụ của người bán là : Giao hàng, giao chứng từ có liên quan đến hàng hóa
và chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa. Các nghĩa vụ này phải thực hiện đúng theo
quy định của hợp đồng và của Công ước này.
1. Nghĩa vụ giao hàng.
Giao hàng được coi là nghĩa vụ cơ bản nhất của người bán trong hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế. Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của người bán đều có liên
quan đến và nhằm mục đích hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho người mua. Khi thực
hiện nghĩa vụ giao hàng đúng đối tượng, đúng chất lượng tại địa điểm và theo thời
gian giao hàng thỏa thuận trong hợp đồng. Với các đặc điểm của giao hàng thì ta có
thể định nghĩa giao hàng như sau :
Giao hàng là một hành vi vật lý mà người bán phải thực hiện để hoàn thành
nghĩa vụ của mình được quy định trong hợp đồng và trong Công ước, nó được thể hiện
qua việc bàn giao cho bên mua mọi thứ liên quan đến hàng hóa.
1.1 Giao hàng đúng địa điểm.
1.1.1 Giao hàng tại địa điểm trong hợp đồng.
Sau khi đã ký kết hợp đồng hợp pháp – hợp đồng có hiệu lực, thì hai bên phải
thực hiện những nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng. Về phần nghĩa vụ giao hàng
của bên bán thì bên bán phải giao hàng cho bên mua đúng địa điểm mà đã chỉ rõ trong
hợp đồng. Việc xác định địa điểm trong hợp đồng là việc làm tối thiểu phải có của hai
bên và đặc biệt là bên bán. Tuy nhiên, có những trường hợp hai bên không thỏa thuận
địa điểm giao hàng thì CISG cũng đã quy định rõ như sau :
1.1.2 Hợp đồng không quy định địa điểm giao hàng.
27
Giáo trình Pháp luật Kinh doanh quốc tế, Đại học Ngoại Thương HN, NXB Đại học quốc gia Hà Nội,
2012, Trang 224.
25
+ Trường hợp hợp đồng mua bán liên quan đến việc vận chuyển, nguyên tắc
xác định nghĩa vụ giao hàng của người bán là giao hàng cho người chuyên chở đầu
tiên để chuyển giao cho người mua (Mục a, ĐIều 31)
Ở quy định này ta thấy việc chuyển giao hàng hóa cho người vận chuyển đầu
tiên được người mua thuê. Nó có thể là bất cứ phương tiện nào không nhất thiết là
một loại phương tiện xác định.
Các hợp đồng mua bán hang hóa liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa nếu
người bán được yêu cầu hoặc được ủy quyền gửi hàng hóa cho người mua. Ví dụ như
hợp đồng gửi hàng thông qua các điều kiện của INCOTERM . Đó được xác định là
hợp đồng mua bán hàng hóa có liên quan đến việc vận chuyển.
Nếu hợp đồng có quy định về nghĩa vụ của người bán về việc đặt hàng dưới
quyền định đoạt của người mua tại nơi đến. Giống như quy định về việc giao hàng
theo điều kiện FOB, CIF – Incoterm 2010. Như vậy theo hợp đồng nghĩa vụ của người
bán phải đặt hàng trên tàu tại cảng gửi hàng mà nơi đó có phương tiện đầu tiên của
người mua. Đây là trường hợp mà người bán phải vận chuyển từ một điểm nội địa cho
tới cảng bốc hàng, thì mới đảm bảo được hàng hóa dứoi quyền định đoạt của ngừoi
vận chuyển.
1.1.3 Những trƣờng hợp đặc biệt.
- Đối tượng mua bán hàng hóa là hàng đặc định, hàng đồng loại.
Nếu tại thời điểm ký kết hợp đồng, các bên biết rằng hàng hóa đã được sản
xuất tại một địa điểm cụ thể và hợp đồng không yêu cầu hay ủy quyền cho việc vận
chuyển hàng hóa. Thì nghĩa vụ của người bán phải đặt hàng dưới sự định đoạt của bên
mua tại địa điểm sản xuất đó, hay tại địa điểm mà người bán đã giới thiệu về sản phẩm
đó.
Trong trường hợp này cả hai bên phải biết về vị trí cụ thể của hàng hóa sẽ
được lấy ra từ một kho nào đó, hay được được sản xuất tại một nơi cụ thể. Hai bên
phải biết rằng hàng hóa đã tồn tại trên thực tế và có thể kiểm chứng luôn khi giao kết
hợp đồng.
Chính vì vậy mà địa điểm giao hàng chính là nơi mà hàng hóa được lấy ra từ
nơi nguồn gốc của nó – ngay từ lúc giới thiệu về hàng hóa trước khi ký hợp đồng.
- Trường hợp không quy định ở mục a, b Điều 31. (Không buộc giao hàng
tại nơi nhất định)
26
Nghĩa vụ của người bán là đặt hàng dưới quyền định đoạt của người mua tại
nơi người bán có trụ sở thương mại vào thời điểm giao kết hợp đồng. Nếu bên bán có
hơn một trụ sở kinh doanh thì nó được xác định theo Điều 10 CISG.
Mặc dù mục (c) là một quy định nhằm bổ sung cho những tình huống không
được nêu trong mục (a), (b). Nó không có nghĩanlà quy định cho mọi trường hợp khác.
Đặc biệt là khi các hợp đồng được giao kết tại trụ sở kinh doanh của người mua hoặc
tại một số địa điểm khác mà không liên quan đến trụ sở, nơi cư trú của người bán.
Chính vì vậy, việc đặt hàng tại trụ sở của người bán vào lúc giao kết hợp đồng là rất
bất tiện trong thương mại hiện đại.
Đối với việc giao kết hợp đồng vắng mặt – thông qua chào hàng. Thì quy định
tại mục ( c ) không thể áp dụng vì nó. Mà trường hợp này người bán phải xác định vào
các yếu tố liên quan của hợp đồng để có thể giao hàng tại địa điểm hợp lý nhất cho bên
mua. Tuy nhiên, nếu chào hàng không quy định địa điểm giao hàng thì đó không phải
là một chào hàng có hiệu lực theo khoản 3 Điều 19. Vì địa điểm giao hàng là một yếu
tố cơ bản cấu thành nên nội dung của hợp đồng.
- Hiểu thế nào là đặt dưới quyền định đoạt của người mua.
Hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người mua khi người bán đã
thực hiện nghĩa vụ cần thiết của mình để bảo đảm cho người mua quyền sở hữu hàng
hóa đó. Thông thường, điều này sẽ bao gồm việc xác định các hàng hóa được giao và
việc đưa ra tuyên bố nhằm cho phép người mua sở hữu hàng hóa đó.
1.2 Thời gian giao hàng
1.2.1 Giao hàng đúng thời hạn.
Bên cạnh nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm, người bán phải có nghĩa vụ giao
hàng theo đúng thời gian đã quy định trong hợp đồng. Nếu hợp đồng không quy định
cụ thể về thời gian giao hàng thì người bán có nghĩa vụ giao hàng trong một thời gian
hợp lý sau khi hợp đồng được ký kết.
Điều 33 CISG có quy định về việc xác định thời gian giao hàng trong hợp
đồng. Nếu hợp đồng có quy định rõ về thời gian thì đó là một sự chu đáo trong việc ký
kết hợp đồng. Trong nhiều trường hợp hợp đồng đã bỏ qua vấn đề này. Tuy nhiên,
CISG cũng đã đề cập đến yếu tố liên quan trong vấn đề về thời gian giao hàng. Khi
không có quy rõ ràng trong hợp đồng thì có thể xác định bằng các yếu tố như khi đàm
27
phán, các cuộc trao đổi, giấy tờ liên quan, hành vi của bên kia để xác định thời gian
hợp lý cho việc giao hàng28
.
Cần chú ý đến các tình tiết mà có thể xác định rằng người mua là người có
quyền ấn định thời gian giao hàng29
, vì nó được coi là một trong các yếu tố hợp pháp
và có lợi cho người mua. Đây hẳn là một quy định rất có lợi cho người mua, vì nhiều
lý do mà người mua đã cài nhiều yếu tố có thể chứng minh sau, để đảm bảo quyền cho
mình về thời gian giao hàng. Chính vì thế mà người bán sẽ phải lệ thuộc vào người
mua nếu hai bên không quy định rõ ràng về thời gian giao hàng. Từ điểu khoản này mà
rủi ro cho bên bán cao lên rất nhiều, khi các bên không phải lúc nào cũng thiện chí hợp
tác, mà quyền lợi mới là vấn đề quan tâm của các bên trong hợp đồng.
Vấn đề xác định thời gian hợp lý, nó chỉ có thể được xác định một cách rõ
ràng khi hai bên hợp tác thiện chí với nhau hoặc thông qua cơ quan tài phán quyết định
cho mỗi vụ việc tranh chấp. Như vậy, để xác định một thời gian hợp lý để giao hàng
không phải là việc của một bên nữa. Vì khi xác định thời gian của một bên không
khách quan khi họ chỉ nhằm mục đích có lợi cho mình. Chính vì thế mà quyền lợi của
bên kia có thể bị ảnh hưởng, và đương nhiên không ai có thể chấp nhận bị thiệt hại.
Bởi vậy, quy định giao hàng trong một thời gian hợp lý tính từ thời điểm hợp đồng
được giao kết ( Mục ( c ) Điều 33 là một quy định mở để cho Tòa án, trọng tài có cơ sở
để đưa ra phán quyết với sự bế tắc của các bên khi không thể thỏa thuận, không đưa ra
được những chứng cớ có liên quan.
1.2.2 Trong trƣờng hợp giao hàng trƣớc thời hạn:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 52 thì người mua có quyền chấp nhận hoặc từ
chối việc giao hàng trước thời hạn quy định trong hợp đồng. Trên thực tế thì bên mua
thường nhận hàng ngay khi có thể vì việc vận chuyển trong thương mại quốc tế luôn
luôn có nhiều sự biến, nó không hề đảm bảo một cách chắc chắn hàng hóa sẽ đến đúng
một thời hạn nhất định. Khi bên mua đã đồng ý nhận hàng trước thời hạn như vậy thì
trong thời hạn chưa hết hạn giao hàng bên bán có thể giao hàng mới để thay cho hàng
đã giao không phù hợp với hợp đồng, hoặc khắc phục sự không phù hợp của hàng đã
giao. Với điều kiện việc khắc phục này không gây ra một phí tổn nào đối với người
28
Xem khoản 1 Điều 33.
29
Xem khoản 2 Điều 33.
28
mua30
. Trên thực tế quy định này làm cho việc giao hàng của người bán được trở nên
nghiêm túc hơn, và cẩn trọng hơn vì mọi hành ci của bên này có thể dẫn tới những hậu
quả gây tổn thất cho bên kia, vì việc giao hàng trước có thể gây ra sự chuẩn bị không
tốt hoặc dẫn tới nhầm lẫn trong kinh doanh chính vì thế mà quyền đòi bồi thường của
người mua được CISG cho phép. Khi chứng minh được thiệt hại hợp lý dựa trên cơ sở
thực tế và dựa trên quy định của CISG thì đó là một khoản bồi thường mà bên bán
phải chấp nhận.
1.3 Nghĩa vụ giao chứng từ kèm theo hàng hóa.
Chứng từ của hàng hóa là một phần của hàng hóa, nó làm cho hàng hóa được
trở nên hợp pháp, chính vì vậy việc chuyển giao giấy tờ đúng quy định của hợp đồng
và của luật áp dụng được coi là một hành vi quan trọng trong nghĩa vụ của người bán.
Việc giao chứng từ được thực hiện với các trách nhiệm như:
1.3.1 Giao đúng thời gian:
Giao chứng từ đúng thời hạn cũng quan trọng như giao hàng đúng thời hạn.
bởi lẽ, nếu đã giao hàng mà không giao chứng từ thì hàng hóa cũng không thể lưu
thông trên thị trường. Chính vì vậy cũng phải quan trọng vấn đề về thời gian trong việc
giao chứng từ hàng hóa cho bên mua đúng thời hạn đã quy định. Mặc dù hai việc giao
hàng hóa và giao chứng từ là hai hành vi hoàn toàn độc lập. Tuy nhiên, hai hành vi này
lại cùng chung một mục đích đó là làm cho hàng hóa được chuyển giao hoàn hảo cho
bên mua và kể từ đó trách nhiệm của hàng hóa được chuyển về cho bên mua.
1.3.2 Giao đúng địa điểm:
Chứng từ cũng là một dạng vật chất, chính vì thế nó cũng có thể bị phá hủy
hay bị thất lạc. Bởi vậy, việc giao giấy tờ cũng phải thực hiện một cách nghiêm ngặt
giống như việc giao hàng hóa. Nó được thể hiên qua cách người bán thể hiện qua các
hành vi thực tế của mình. Và địa điểm giao hàng quan trọng như nào thì địa điểm giao
chứng từ cũng quan trọng như vậy, trong trường hợp chứng từ giao sai địa chỉ thì việc
nó mất mát hoàn toàn khó khắc phục hơn là việc giao sai địa điểm của hàng hóa. Vì sai
địa điểm giao chứng từ có thể vĩnh viễn mất đi, còn hàng hóa giao sai địa điểm chỉ có
thể là mất công vận chuyển và dẫn đến giao hàng chậm chễ.
1.3.3 Giao chứng từ đúng hình thức:
30
Xem điều 37, CISG : Giao hàng trước thời hạn.
29
Đúng hình thức là gì? Đó là việc giao chứng từ theo đúng thủ tục hai bên đã
quy định: Ví dụ, giao chứng từ phải qua bưa tín, hay giao chứng từ phải giao tại trụ sở
kinh doanh của người mua, giao cho người vận chuyển…
Việc giao chứng từ ít khi được đề cập đến so với hàng hóa, nhưng tầm quan
trọng của nó cũng không hề thua kém gì hàng hóa. Nó là một điều kiện của hàng hóa
cho việc đúng phẩm chất, đúng chất lượng. Bởi vậy, việc thực hiện đúng theo thủ tục,
đúng theo hình thức cũng là một phần thể hiện sự thiện chí của hai bên.
1.3.4 Trong trƣờng hợp giao chứng từ trƣớc thời hạn quy định.
Khi chưa đến thời hạn giao chứng từ mà bên bán đã giao đầy đủ cho bên mua
thì có ảnh hưởng gì đến việc kinh doanh của bên mua không?
Theo CISG thì nếu việc làm này nếu gây thiệt hại cho bên mua thì đó là hành
vi vi phạm và phải bồi thường. Xét cho cùng thì quy định này làm hạn chế việc cố tình
xử sự xấu của bên bán, nếu không có sự ràng buộc vào hành vi của mình thì bên bán
có thể gây ra sự chuẩn bị không tốt của bên mua và dẫn tới họ sẽ mất những chi phí
không đáng có. Hơn nữa, nó cũng nói lên sự kỹ lưỡng và thiện chí của bên bán cần
phải có khi thực hiện hành vi của mình. Trong trường hợp này bên mua phải chứng
minh được hành vi của bên bán gây thiệt hại cho mình, nếu hành vi của bên mua là do
sự thiếu cẩn trọng thì đó cũng rât khó để được dẫn chiếu theo điều khoản này. Vì tinh
thần của Công ước đề cao tính thiện chí của hai bên.
1.4 Giao hàng đúng chất lƣợng, đúng đối tƣợng và đúng số lƣợng.
1.4.1 Giao hàng đúng đối tƣợng và đúng chất lƣợng.
Đối tượng và chất lượng hàng hóa là những nội dung quan trọng của hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế. Người bán phải thực hiện giao hàng đúng đối tượng và chất
lượng theo thỏa thuận và theo quy định của Công ước. Trong việc giao nhận hàng hóa,
vấn đề xác minh hàng hóa có phù hợp với hợp đồng về đối tượng và chất lượng hay
không có ý nghĩa rất quan trọng. Về nguyên tắc, phải căn cứ nội dung cụ thể của hợp
đồng để xác định vấn đề này. Trong trường hợp không thể xác định được theo hợp
đồng thì căn cứ vào quy định của pháp luật – đó là theo CISG.
Điều 35 Công ước Viên 1980 quy định nếu hợp đồng không quy định cụ thể
về phẩm chất hàng hóa thì hàng hóa không được coi là đủ quy cách phẩm chất khi:
Hàng không thích hợp cho mục đích sử dụng mà các hàng hóa cùng loại
vẫn thường đáp ứng hoặc;
30
Hàng không thích hợp với bất cư mục đích nào mà người bán đã cho
người mua biết một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào lúc kí kết hợp đồng hoăc;
Hàng hóa không phù hợp với các tính chất của hàng mẫu (trong trường
hợp bán hàng theo mẫu) mà người bán đã cung cấp cho người mua hoặc;
Hàng không được đóng trong bao bì theo cách thông thường để bảo vệ
hàng hóa.
Việc xác định về mục đích sử dụng của mặt hàng cùng loại trên thị trường
thường thì không hề dễ dàng vì mỗi mặt hàng lại có những đặc tính khác biệt và nó có
thể phù hợp với thị trường này nhưng lại không phù hợp với thị trường khác, việc chọn
mặt hàng nào để dẫn chiếu cũng là sự tranh cãi của các bên. Chính từ sự phức tạp, khó
khăn trong việc xác định chất lượng hàng hóa nên trong thực tiễn điều khoản này
thường xảy ra tranh chấp. Để hạn chế các tranh chấp có thể xảy ra các bên trong hợp
đồng cần lưu ý thỏa thuận và phải ghi rõ trong hợp đồng về:
+ Phương pháp xác định chất lượng như: mô tả chất lượng; dẫn chiếu đến
hàng hóa lưu thông trên thị trường hoặc theo một mẫu hàng;
+ Các phương pháp, phương tiện thiết bị, tiêu chuẩn để xác định chất lượng
hàng hóa;
+ Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa do cơ quan nào cấp, thẩm quyền của
cơ quan cấp giấy, giá trị pháp lý của giấy chứng nhận chất lượng đó;
+ Biên bản và thời hạn giám định chất lượng hàng hóa không thể chậm trễ hơn
thời hạn cho phép trong hợp đồng ; biên bản giám định phải do cơ quan có thẩm quyền
do pháp luật quy định hoặc được các bên thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng, nếu không
khi tranh chấp xảy ra thì sẽ lại gây tranh cãi một vấn đề nữa và đương nhiên bên kia sẽ
không chấp nhận biên bản giám định đó31
.
Khi việc giao hàng của bên bán có một phần hàng không phù hợp với hợp
đồng thì người bán sẽ phải chịu các biện pháp xử lý của người mua được quy định
trong điều 46 đến điều 50 của Công ước Viên 1980 – giao hàng thay thế, hủy hợp
31
Xem Nguyễn Ngọc Lâm, Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế. Nhận dạng tranh châp,
biện pháp ngăn ngừa và phương pháp giải quyết, NXB Chính trị quốc gia, 2010, trang 60, tranh chấp về chất
lượng hàng hóa trong hợp đồng.
31
đồng, giảm giá hàng hóa đối với phần hàng không phù hợp với hợp đồng (Điều 51
CISG)32
.
Thời gian và địa điểm kiểm tra phẩm chất hàng hóa có thể được quy định
trong hợp đồng. Nếu hợp đồng không quy định thì người mua phải kiểm tra hàng hóa
và đảm bảo sự kiểm tra hàng hóa trong một thời gian ngắn nhất mà thực tế có thể làm
được33
. Thời gian hợp lý là tùy theo từng loại hàng hóa hoặc nó được xác định theo tập
quán, thói quen của các bên.
Địa điểm kiểm tra phẩm chất hàng hóa có thể được quy định khác nhau khi
dựa vào các yếu tố khác nhau trong hợp đồng. Trong trường hợp hợp đồng có quy định
về việc chuyên chở hàng hóa, thì việc kiểm tra hàng hóa có thể dời lại đến lúc hàng tới
nơi đến34
. Nếu địa điểm đến của hàng bị thay đổi trong thời gian đang trên đường vận
chuyển hoặc hàng được người mua gửi đi tiếp và khi đó người mua không có khả năng
hợp lý để kiểm tra hàng hóa, còn người bán đã biết hay đáng lẽ phải biết khi giao kết
hợp đồng về khả năng đổi lộ trình hay gửi tiếp đi, thì việc kiểm tra hàng được dời đến
khi hàng tới nơi đến mới35
.
Trong những trường hợp bên bán giao hàng cho người chuyên chở nhưng mặt
hàng đó không được quy định chi tiết với mục đích của hợp đồng bằng cách ghi ký
hiệu trên hàng hóa, bằng các chứng từ chuyên chở hay bằng một cách nào đó, thì
người bán phải có nghĩa vụ thông báo những thay đổi, những chỉ dẫn về hàng hóa đã
gửi kèm theo cho người mua biết để họ có thể kiểm tra hàng hóa tốt nhất (Điều 32
CISG). Nếu hiểu theo trách nhiệm của người tham gia giao dịch thì việc làm gây có lợi
ích cho cả hai bên về mặt giao dịch thì luôn được coi trọng và nó làm tăng thêm gắn
bó trong quan hệ thương mại.
Những trách nhiệm như cung cấp giấy tờ để bảo hiểm cho hàng hóa hay chuẩn
bị, thu xếp cách tốt nhất có thể để bên mua vận chuyển hàng hóa trong trường hợp hợp
đồng không quy định , thì đó là những hành động tối thiểu cần phải có trong quan hệ
đối tác và CISG cũng đã quy định chi tiết đó là nghĩa vụ phải có36
.
1.4.2 Giao hàng đúng số lƣợng.
32
Xem Chương II Phần V: Biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng trong báo cáo này.
33
Xem khoản 1 ĐIều 38 CISG.
34
Xem Khoản 2 Điều 38 CISG.
35
Xem Khoản 3 Điều 38 CISG.
36
Xem khoản 2 và khoản 3 Điều 32 CISG.
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

Contenu connexe

Tendances

Luận Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Hợp Đồng Thương Mại Điện Tử Ở Việt Nam
Luận Tốt Nghiệp  Pháp Luật Về Hợp Đồng Thương Mại Điện Tử Ở Việt NamLuận Tốt Nghiệp  Pháp Luật Về Hợp Đồng Thương Mại Điện Tử Ở Việt Nam
Luận Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Hợp Đồng Thương Mại Điện Tử Ở Việt NamHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận án tiến sĩ luật học vi phạm cơ bản hợp đồng theo quy định của công ước v...
Luận án tiến sĩ luật học vi phạm cơ bản hợp đồng theo quy định của công ước v...Luận án tiến sĩ luật học vi phạm cơ bản hợp đồng theo quy định của công ước v...
Luận án tiến sĩ luật học vi phạm cơ bản hợp đồng theo quy định của công ước v...https://www.facebook.com/garmentspace
 
BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TS. BÙI QUANG XUÂNBùi Quang Xuân
 
Luận văn: Vấn đề nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Vấn đề nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, 9 ĐIỂM!Luận văn: Vấn đề nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Vấn đề nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Tendances (20)

Luận Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Hợp Đồng Thương Mại Điện Tử Ở Việt Nam
Luận Tốt Nghiệp  Pháp Luật Về Hợp Đồng Thương Mại Điện Tử Ở Việt NamLuận Tốt Nghiệp  Pháp Luật Về Hợp Đồng Thương Mại Điện Tử Ở Việt Nam
Luận Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Hợp Đồng Thương Mại Điện Tử Ở Việt Nam
 
Luận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt NamLuận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOT
Luận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOTLuận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOT
Luận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOT
 
Đề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAY
Đề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAYĐề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAY
Đề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAY
 
Đề tài: Pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại, HAY
Đề tài: Pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại, HAYĐề tài: Pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại, HAY
Đề tài: Pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại, HAY
 
Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Thương Lượng, Hòa Giải Tại Việt Nam
Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Thương Lượng, Hòa Giải Tại Việt NamGiải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Thương Lượng, Hòa Giải Tại Việt Nam
Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Thương Lượng, Hòa Giải Tại Việt Nam
 
Luận văn: Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam, HOT, HAYLuận văn: Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam, HOT, HAY
 
Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài
Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoàiGiải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài
Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài
 
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tửBảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử
 
Luận án tiến sĩ luật học vi phạm cơ bản hợp đồng theo quy định của công ước v...
Luận án tiến sĩ luật học vi phạm cơ bản hợp đồng theo quy định của công ước v...Luận án tiến sĩ luật học vi phạm cơ bản hợp đồng theo quy định của công ước v...
Luận án tiến sĩ luật học vi phạm cơ bản hợp đồng theo quy định của công ước v...
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việcLuận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh, thương mại
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh, thương mạiLuận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh, thương mại
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh, thương mại
 
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại, HOT, 9đ
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại, HOT, 9đLuận văn: Pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại, HOT, 9đ
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại, HOT, 9đ
 
Luận văn: Pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt nam, HOTLuận văn: Pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt nam, HOT
 
BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Luận văn: Pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại
Luận văn: Pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mạiLuận văn: Pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại
Luận văn: Pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại
 
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, HOT
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, HOTĐề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, HOT
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, HOT
 
Đề tài: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, HOT
Đề tài: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, HOTĐề tài: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, HOT
Đề tài: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, HOT
 
Luận văn: Vấn đề nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Vấn đề nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, 9 ĐIỂM!Luận văn: Vấn đề nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Vấn đề nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, 9 ĐIỂM!
 
Quy định về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam, Anh, Hoa Kỳ và Uncitral
Quy định về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam, Anh, Hoa Kỳ và UncitralQuy định về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam, Anh, Hoa Kỳ và Uncitral
Quy định về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam, Anh, Hoa Kỳ và Uncitral
 

En vedette

HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG, HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI, PHIẾU ĐÓNG GÓI SONG NGỮ ANH VIỆT!!!
HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG, HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI, PHIẾU ĐÓNG GÓI SONG NGỮ ANH VIỆT!!!HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG, HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI, PHIẾU ĐÓNG GÓI SONG NGỮ ANH VIỆT!!!
HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG, HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI, PHIẾU ĐÓNG GÓI SONG NGỮ ANH VIỆT!!!Vũ Phong Nguyễn
 
Tổng hợp vấn đáp re edited (1)
Tổng hợp vấn đáp re edited (1)Tổng hợp vấn đáp re edited (1)
Tổng hợp vấn đáp re edited (1)quynhtrangpy
 
Cách soạn thảo hợp đồng ngoại thương
Cách soạn thảo hợp đồng ngoại thươngCách soạn thảo hợp đồng ngoại thương
Cách soạn thảo hợp đồng ngoại thươngDoan Tran Ngocvu
 
Chuyên đề Ngoại thương - Hợp đồng mua bán - Thanh toán quốc tế
Chuyên đề Ngoại thương - Hợp đồng mua bán - Thanh toán quốc tếChuyên đề Ngoại thương - Hợp đồng mua bán - Thanh toán quốc tế
Chuyên đề Ngoại thương - Hợp đồng mua bán - Thanh toán quốc tếPhạm Đức Cường
 
Bản hợp đồng mua bán pallet
Bản hợp đồng mua bán palletBản hợp đồng mua bán pallet
Bản hợp đồng mua bán palletPallet
 
Luật hợp đồng thương mại quốc tế (2)
Luật hợp đồng thương mại quốc tế (2)Luật hợp đồng thương mại quốc tế (2)
Luật hợp đồng thương mại quốc tế (2)Hae Mon
 
Hợp đồng ngoại thương
Hợp đồng ngoại thươngHợp đồng ngoại thương
Hợp đồng ngoại thươngHienmanucian
 
Chuyên đề Ngoại thương - Hợp đồng mua bán - Thanh toán quốc tế
Chuyên đề Ngoại thương - Hợp đồng mua bán - Thanh toán quốc tếChuyên đề Ngoại thương - Hợp đồng mua bán - Thanh toán quốc tế
Chuyên đề Ngoại thương - Hợp đồng mua bán - Thanh toán quốc tếPhạm Đức Cường
 
Ucp 600 tiếng việt
Ucp 600 tiếng việtUcp 600 tiếng việt
Ucp 600 tiếng việtĐoan Nguyễn
 
BÀI TIỂU LUẬN VỀ INCOTERMS
BÀI TIỂU LUẬN VỀ INCOTERMS BÀI TIỂU LUẬN VỀ INCOTERMS
BÀI TIỂU LUẬN VỀ INCOTERMS Tran Thu
 
Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu
Chứng Từ Xuất Nhập KhẩuChứng Từ Xuất Nhập Khẩu
Chứng Từ Xuất Nhập KhẩuLuan Nguyen
 
Các loại chứng từ có liên quan đến giao nhận
Các loại chứng từ  có  liên quan đến giao nhậnCác loại chứng từ  có  liên quan đến giao nhận
Các loại chứng từ có liên quan đến giao nhậnHaiyen Nguyen
 
Tài liệu tiếng anh chuyên ngành xuất nhập khẩu từ Antoree.com
Tài liệu tiếng anh chuyên ngành xuất nhập khẩu từ Antoree.comTài liệu tiếng anh chuyên ngành xuất nhập khẩu từ Antoree.com
Tài liệu tiếng anh chuyên ngành xuất nhập khẩu từ Antoree.comAntoree.com
 
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!Vũ Phong Nguyễn
 
Hợp đồng thuê nhà (huỳnh bá học)
Hợp đồng thuê nhà (huỳnh bá học)Hợp đồng thuê nhà (huỳnh bá học)
Hợp đồng thuê nhà (huỳnh bá học)Học Huỳnh Bá
 
Hợp Đồng Đặt Cọc Mua Căn Hộ LEXINGTON
Hợp Đồng Đặt Cọc Mua Căn Hộ LEXINGTONHợp Đồng Đặt Cọc Mua Căn Hộ LEXINGTON
Hợp Đồng Đặt Cọc Mua Căn Hộ LEXINGTONNguyễn Thượng Đan
 
Hop dong kinhte_ Thực hành Word
Hop dong kinhte_ Thực hành WordHop dong kinhte_ Thực hành Word
Hop dong kinhte_ Thực hành Wordmeocon21
 

En vedette (20)

HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG, HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI, PHIẾU ĐÓNG GÓI SONG NGỮ ANH VIỆT!!!
HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG, HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI, PHIẾU ĐÓNG GÓI SONG NGỮ ANH VIỆT!!!HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG, HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI, PHIẾU ĐÓNG GÓI SONG NGỮ ANH VIỆT!!!
HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG, HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI, PHIẾU ĐÓNG GÓI SONG NGỮ ANH VIỆT!!!
 
Tổng hợp vấn đáp re edited (1)
Tổng hợp vấn đáp re edited (1)Tổng hợp vấn đáp re edited (1)
Tổng hợp vấn đáp re edited (1)
 
Cách soạn thảo hợp đồng ngoại thương
Cách soạn thảo hợp đồng ngoại thươngCách soạn thảo hợp đồng ngoại thương
Cách soạn thảo hợp đồng ngoại thương
 
Chuyên đề Ngoại thương - Hợp đồng mua bán - Thanh toán quốc tế
Chuyên đề Ngoại thương - Hợp đồng mua bán - Thanh toán quốc tếChuyên đề Ngoại thương - Hợp đồng mua bán - Thanh toán quốc tế
Chuyên đề Ngoại thương - Hợp đồng mua bán - Thanh toán quốc tế
 
30 thuật ngữ tiếng anh thường dùng trong xuất nhập khẩu
30 thuật ngữ tiếng anh thường dùng trong xuất nhập khẩu30 thuật ngữ tiếng anh thường dùng trong xuất nhập khẩu
30 thuật ngữ tiếng anh thường dùng trong xuất nhập khẩu
 
Hợp đồng
Hợp đồngHợp đồng
Hợp đồng
 
Bản hợp đồng mua bán pallet
Bản hợp đồng mua bán palletBản hợp đồng mua bán pallet
Bản hợp đồng mua bán pallet
 
Luật hợp đồng thương mại quốc tế (2)
Luật hợp đồng thương mại quốc tế (2)Luật hợp đồng thương mại quốc tế (2)
Luật hợp đồng thương mại quốc tế (2)
 
Hợp đồng ngoại thương
Hợp đồng ngoại thươngHợp đồng ngoại thương
Hợp đồng ngoại thương
 
Chuyên đề Ngoại thương - Hợp đồng mua bán - Thanh toán quốc tế
Chuyên đề Ngoại thương - Hợp đồng mua bán - Thanh toán quốc tếChuyên đề Ngoại thương - Hợp đồng mua bán - Thanh toán quốc tế
Chuyên đề Ngoại thương - Hợp đồng mua bán - Thanh toán quốc tế
 
Ucp 600 tiếng việt
Ucp 600 tiếng việtUcp 600 tiếng việt
Ucp 600 tiếng việt
 
BÀI TIỂU LUẬN VỀ INCOTERMS
BÀI TIỂU LUẬN VỀ INCOTERMS BÀI TIỂU LUẬN VỀ INCOTERMS
BÀI TIỂU LUẬN VỀ INCOTERMS
 
Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu
Chứng Từ Xuất Nhập KhẩuChứng Từ Xuất Nhập Khẩu
Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu
 
Các loại chứng từ có liên quan đến giao nhận
Các loại chứng từ  có  liên quan đến giao nhậnCác loại chứng từ  có  liên quan đến giao nhận
Các loại chứng từ có liên quan đến giao nhận
 
Tài liệu tiếng anh chuyên ngành xuất nhập khẩu từ Antoree.com
Tài liệu tiếng anh chuyên ngành xuất nhập khẩu từ Antoree.comTài liệu tiếng anh chuyên ngành xuất nhập khẩu từ Antoree.com
Tài liệu tiếng anh chuyên ngành xuất nhập khẩu từ Antoree.com
 
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!
 
Conectores
ConectoresConectores
Conectores
 
Hợp đồng thuê nhà (huỳnh bá học)
Hợp đồng thuê nhà (huỳnh bá học)Hợp đồng thuê nhà (huỳnh bá học)
Hợp đồng thuê nhà (huỳnh bá học)
 
Hợp Đồng Đặt Cọc Mua Căn Hộ LEXINGTON
Hợp Đồng Đặt Cọc Mua Căn Hộ LEXINGTONHợp Đồng Đặt Cọc Mua Căn Hộ LEXINGTON
Hợp Đồng Đặt Cọc Mua Căn Hộ LEXINGTON
 
Hop dong kinhte_ Thực hành Word
Hop dong kinhte_ Thực hành WordHop dong kinhte_ Thực hành Word
Hop dong kinhte_ Thực hành Word
 

Similaire à Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

Hợp đồng thương mại dịch vụ và giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại d...
Hợp đồng thương mại dịch vụ và giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại d...Hợp đồng thương mại dịch vụ và giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại d...
Hợp đồng thương mại dịch vụ và giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại d...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Điều khoản giao dịch chung
Điều khoản giao dịch chungĐiều khoản giao dịch chung
Điều khoản giao dịch chungHangle89
 
Thực hiện hiệu quả Hiệp định CPTPP trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế:...
Thực hiện hiệu quả Hiệp định CPTPP trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế:...Thực hiện hiệu quả Hiệp định CPTPP trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế:...
Thực hiện hiệu quả Hiệp định CPTPP trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế:...nataliej4
 
Dam phan kinh doanh.doc
Dam phan kinh doanh.docDam phan kinh doanh.doc
Dam phan kinh doanh.doctrumhaichum
 
Tiểu luận thị trường giao sau
Tiểu luận thị trường giao sauTiểu luận thị trường giao sau
Tiểu luận thị trường giao sauRancho Luu
 

Similaire à Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp (20)

Vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trong giải quyết tranh chấp WTO
Vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trong giải quyết tranh chấp WTOVai trò của doanh nghiệp Việt Nam trong giải quyết tranh chấp WTO
Vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trong giải quyết tranh chấp WTO
 
Hợp đồng thương mại dịch vụ và giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại d...
Hợp đồng thương mại dịch vụ và giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại d...Hợp đồng thương mại dịch vụ và giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại d...
Hợp đồng thương mại dịch vụ và giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại d...
 
Luận văn: Trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa
Luận văn: Trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóaLuận văn: Trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa
Luận văn: Trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa
 
Điều khoản giao dịch chung
Điều khoản giao dịch chungĐiều khoản giao dịch chung
Điều khoản giao dịch chung
 
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cho thuê bắc cầu ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cho thuê bắc cầu ở Việt Nam, HAYĐề tài: Pháp luật về hợp đồng cho thuê bắc cầu ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cho thuê bắc cầu ở Việt Nam, HAY
 
Đề tài: Pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàngĐề tài: Pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng
 
Đề tài: Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải
Đề tài: Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giảiĐề tài: Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải
Đề tài: Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải
 
Pháp Lý Về Đàm Phán Và Ký Kết Hợp Đồng Nhập Khẩu, 2022.
Pháp Lý Về Đàm Phán Và Ký Kết Hợp Đồng Nhập Khẩu, 2022.Pháp Lý Về Đàm Phán Và Ký Kết Hợp Đồng Nhập Khẩu, 2022.
Pháp Lý Về Đàm Phán Và Ký Kết Hợp Đồng Nhập Khẩu, 2022.
 
Bài mẫu Luận văn Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9 ĐIỂM
 
Thực hiện hiệu quả Hiệp định CPTPP trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế:...
Thực hiện hiệu quả Hiệp định CPTPP trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế:...Thực hiện hiệu quả Hiệp định CPTPP trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế:...
Thực hiện hiệu quả Hiệp định CPTPP trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế:...
 
Dam phan kinh doanh.doc
Dam phan kinh doanh.docDam phan kinh doanh.doc
Dam phan kinh doanh.doc
 
Đề tài: Giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài, HOT
Đề tài: Giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài, HOTĐề tài: Giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài, HOT
Đề tài: Giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài, HOT
 
Trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóaTrường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa
 
Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HAY
Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HAYMiễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HAY
Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HAY
 
Luận văn: Xét xử các tranh chấp hợp đồng bảo hiểm, HOT, 9đ
Luận văn: Xét xử các tranh chấp hợp đồng bảo hiểm, HOT, 9đLuận văn: Xét xử các tranh chấp hợp đồng bảo hiểm, HOT, 9đ
Luận văn: Xét xử các tranh chấp hợp đồng bảo hiểm, HOT, 9đ
 
19142
1914219142
19142
 
Phát triển hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Rồng Việt
Phát triển hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Rồng Việt Phát triển hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Rồng Việt
Phát triển hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Rồng Việt
 
Giải quyết tranh chấp trong Hiệp định biện pháp đầu tư thương mại
Giải quyết tranh chấp trong Hiệp định biện pháp đầu tư thương mạiGiải quyết tranh chấp trong Hiệp định biện pháp đầu tư thương mại
Giải quyết tranh chấp trong Hiệp định biện pháp đầu tư thương mại
 
Luận văn: Quản lý về sở hữu công nghiệp trong hội nhập quốc tế
Luận văn: Quản lý về sở hữu công nghiệp trong hội nhập quốc tếLuận văn: Quản lý về sở hữu công nghiệp trong hội nhập quốc tế
Luận văn: Quản lý về sở hữu công nghiệp trong hội nhập quốc tế
 
Tiểu luận thị trường giao sau
Tiểu luận thị trường giao sauTiểu luận thị trường giao sau
Tiểu luận thị trường giao sau
 

Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên 1980 CISG - Nguyễn Uy Pháp

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI ------------------- BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ THEO CÔNG ƢỚC VIÊN 1980 – CISG. Chuyên ngành: Luật thƣơng mại quốc tế. Sinh viên thực hiện : Nguyễn Uy Pháp Dân tộc : Kinh Lớp : LQT11-01 Khóa : 2011-2015 Năm thứ : 3/Số năm đào tạo: 4 Ngành học : Luật quốc tế. Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Toàn Thắng Hà Nội, 04/2014.
  • 2. MỤC LỤC DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................1 CHƢƠNG I: CÁC QUY ĐỊNH CHUNG VỀ CÔNG ƢỚC VIÊN 1980 – CISG.........................................................................................................5 1.Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế............................5 2.Phạm vi áp dụng của CISG. ............................................................ 8 2.1 CISG đƣợc áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong trƣờng hợp nào? ................................................................................ 8 2.2 CISG không đƣợc áp dụng trong các trƣờng hợp sau.............. 9 2.3 Những lƣu ý cần phải biết............................................................ 9 3. Các quy định chung.................................................................................11 3.1 Nguyên tắc thiện chí trong giao kết, thực hiện hợp đồng và giải quyết tranh chấp................................................................................. 11 3.2 Cách giải thích các tuyên bố và xử sự....................................... 12 3.3 Bằng chứng theo CISG............................................................... 14 3.4 Vấn đề về các bảo lƣu.................................................................. 14 CHƢƠNG 2 : QUY ĐỊNH PHÁP LÝ CỦA CISG....................................16 I.KÍ KẾT HỢP ĐỒNG................................................................................16 1.Ký kết hợp đồng........................................................................................16 1.1Các loại hình thức hợp đồng........................................................ 16 1.2 Hình thức việc sửa đổi hợp đồng................................................ 17 2.Chào hàng có hiệu lực..............................................................................18 2.1Về nội dung chào hàng................................................................. 18 2.2Cách thức tiến hành...............................................................................19 3.Chấp nhận chào hàng có hiệu lực. ........................................................20 3.1Khái niệm về chấp nhận chào hàng............................................ 20 3.2 Cách thức chấp nhận chào hàng................................................ 21
  • 3. 4.Hủy bỏ chấp nhận chào hàng.................................................................22 5.Thời điểm hợp đồng đƣợc ký kết. .........................................................23 II.NGHĨA VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA BÊN BÁN. ............................24 1.Nghĩa vụ giao hàng...................................................................................24 1.1Giao hàng đúng địa điểm............................................................. 24 1.2Thời gian giao hàng...................................................................... 26 1.3Nghĩa vụ giao chứng từ kèm theo hàng hóa............................... 28 1.4Giao hàng đúng chất lƣợng, đúng đối tƣợng và đúng số lƣợng. ............................................................................................ 29 1.5Giao hàng độc lập về quyền sở hữu ...................................................32 1.6 Bảo quản hàng hóa. ..................................................................... 33 2.Thời điểm chuyển rủi ro thành công....................................................34 2.1Thế nào là chuyển rủi ro thành công?........................................ 34 III.NGHĨA VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA BÊN MUA. .........................36 1.Các nghĩa vụ liên quan đến việc nhận hàng........................................36 1.1 Nghĩa vụ nhận hàng..................................................................... 37 1.2 Kiểm tra chất lƣợng hàng hóa.................................................... 37 1.3 Nghĩa vụ khi từ chối nhận hàng................................................. 39 2 Nghĩa vụ thanh toán tiền hàng...............................................................40 2.2 Thanh toán đúng địa điểm đã quy định. ................................... 41 2.3 Thanh toán đúng thời hạn. ......................................................... 41 2.4 Thủ tục thanh toán. ..................................................................... 42 3 Bảo quản hàng hóa. .................................................................................43 CHƢƠNG III: BIỆN PHÁP XỬ LÝ VIỆC KHÔNG THỰC HIỆN ĐÚNG HỢP ĐỒNG .........................................................................................45 1. Buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng..............................................45 1.1 Đặt vấn đề..................................................................................... 45 1.2 Điều kiện để buộc bên kia thực hiện đúng hợp đồng............... 45 1.3 Cách thức của việc buộc bên kia thực hiện đúng hợp đồng.... 46
  • 4. 1.4 Hệ quả của việc yêu cầu thực hiện đúng hợp đồng. ...................47 2 Yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại..................................................................48 2.1 Khái niệm. .................................................................................... 49 2.2 Điều kiện để yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại................................. 49 2.3 Cách thức yêu cầu đòi bồi thƣờng thiệt hại. ............................. 52 2.4 Hệ quả của việc yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại.......................... 55 3 Hủy hợp đồng. ...........................................................................................56 3.1Đặt vấn đề...................................................................................... 56 3.2 Điều kiện hủy bỏ hợp đồng......................................................... 57 3.3 Cách thức hủy hợp đồng............................................................. 60 3.4 Hệ quả của việc hủy hợp đồng.................................................... 61 4 Một số biện pháp bảo hộ khác. ..............................................................62 5 Các trƣờng hợp miễn trách nhiệm........................................................64 KẾT LUẬN........................................................................................................67 1. Cần hiểu tinh thần và nội dung của Công ƣớc..................................67 2. CISG không vạn năng.............................................................................67 3. Vấn đề CISG không điều chỉnh, pháp luật Việt Nam có thể hỗ trợ?..................................................................................................................68 4. Kiến nghị về những nghiên cứu tiếp theo...........................................68 TÀI LIỆU THAM KHẢO:.............................................................................70 PHỤ LỤC ...........................................................................................................72
  • 5.
  • 6. DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CISG Association of Southeast CISG Công ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế United Nations Convention on Contracts for International Sale of Goods CISG - AC Hội đồng tư vấn CISG CISG Advisory Council EU Liên minh Châu Âu European Union ICC Phòng thương mại quốc tế International Chamber of Commerce INCOTERM Các điều kiện thương mại quốc tế International Commercial Terms HĐMBHHQT Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế L/C Thư tín dụng Letter of credit PECL Bộ nguyên tắc pháp luật hợp đồng Châu Âu Principles of European Contract Law PICC Bộ nguyên tắc về hợp đồng thương mại quốc tế Principles of International Commercial Contracts TPP Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement UCP Tập quán và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ Uniform Customs and Practice for Documentary Credits UNCITRAL Ủy ban của Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc Uniform Customs and Practice for Documentary Credits
  • 7. tế UNIDROIT Viện nghiên cứu quốc tế về thống nhất luật tư International institute for the unification of private law VCCI Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vietnam Chamber of Commerce and Industry VIAC Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam Vietnam International Arbitral Centre WTO Tổ chức thương mại thế giới World Trade Organization
  • 8. 1 PHẦN MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài. Hiện nay, Việt Nam đang trên đường hội nhập quốc tế sâu và rộng như tham gia WTO, ASEAN, đang đàm phán tự do thương mại Việt Nam – EU, đang đàm phán Hiệp định tự do thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), đã ký và sẽ ký hiệp định tự do thương mại với nhiều nước lớn trên thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Chilê, Nga…. Với tình hình hiện nay thì lượng hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ ngày một tăng mạnh tạo đà cho phát triển kinh tế nước ta. Tuy nhiên, với hành lang pháp lý về hợp đồng của nước ta còn nhiều bất cập không đáp ứng được thực tế tình hình hội nhập quốc tế. Theo Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam - VIAC tranh chấp liên quan đến mua bán hàng hóa quốc tế chiếm chiếm 80% trong tổng các số tranh chấp. Trong đó CISG điều chỉnh ba phần tư lượng hàng hóa toàn cầu1 . Với những con số như vậy đủ để mọi người tham gia vào thương mại quốc tế tự nhắc nhở bản thân mình rằng ―CISG là rất cần thiết‖. Để giả quyết vấn đề này thì Bộ Công Thương đã nghiên cứu và đề xuất việc nước ta gia nhập CISG. Trước tình hình đó, ngày 14/01/2013, Văn phòng Chính phủ đã gửi Công văn số 413/VPCP-QHQT đồng ý với đề xuất trên của Bộ Công Thương, trong đó Thủ tướng Chính phủ đã đống ý với chủ trương Việt Nam gia nhập Công ước Viên và giao các bộ ngành liên quan thực hiện các thủ tục gia nhập Công ước này. Theo tiến độ gia nhập Công ước thì trong năm 2014 này Việt Nam sẽ trở thành thành viên gia nhập Công ước chính thức. Tuy nhiên, việc hiểu sâu sắc về CISG ở Việt Nam hiện nay chưa được ưu tiên tìm hiểu, nghiên cứu cụ thể ngay cả trong các trường đào tạo luật lớn của nước ta cũng chưa có chương trình giảng dạy cụ thể. Các nguồn tài liệu liên quan đến CISG vẫn còn ít ỏi so với đòi hỏi thực tế của người nghiên cứu và áp dụng nó. Trên trang web http://www.cisg.law.pace.edu/ - trang web lưu trữ dữ liệu về luật thương mại quốc tế, có hàng chục ngàn nghiên cứu liên quan đến Công ước Viên, nhưng chỉ có 13 nghiên 1 VCCI, Báo cáo nghiên cứu: Đề xuất Việt Nam gia nhập Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 2010.
  • 9. 2 cứu đến từ Việt Nam – hầu hết là liên quan đến việc gia nhập Công ước, còn nội dung thỉ chỉ có 3 nghiên cứu. Điều đó thể hiện việc chưa thực sự quan tâm đến nó, với nhiều lý do như: Việt Nam chưa phải là thành viên, nó chỉ phù hợp với Châu Âu, nó quá mới... Và đó là sai lầm khi các quan hệ hợp đồng vẫn thường xuyên áp dụng CISG ngay cả khi Việt Nam chưa là thành viên. Chính vì vậy, việc tìm hiểu ―Các vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo CISG‖ là cần thiết. Các nghiên cứu liên quan và mục tiêu của đề tài: Chế định hợp đồng mua bán hàng hóa là một trong những vấn đề được ưu tiên rất lớn từ các nhà làm luật, các chuyên gia bởi tính ứng dụng của nó diễn ra liên tục. Trên thế giới, có rất nhiều công trình nghiên cứu về thương mại hàng hóa, đặc biệt là Công ước Viên 1980 được đăng tải trên trang web http://www.cisg.law.pace.edu/ - trung tâm cơ sở dữ liệu về thương mại quốc tế. Tại đó, hầu như mọi góc cạnh về Công ước Viên 1980 đã được đề cập đến với nhiều hình thức như: Bình luận khoa học các quy phạm pháp luật của CISG, bình luận bản án mà CISG là luật điều chỉnh, so sánh các quy định của CISG với các nguồn luật như; Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ… Mọi tác phẩm học thuật đó đều có giá trị tham khảo rất cao, nhưng nó vẫn giữ một khoảng cách với các nhà nghiên cứu của nước ta. Bởi lẽ, về nhiều yếu tố khác nhau như; ngôn ngữ, hệ thống luật khác nhau, tư duy luật thương mại quốc tế khác nhau, tư duy kinh doanh quốc tế khác nhau . Vì vậy, mà nó khó có thể áp dụng một cách triệt để với người Việt ta. Ở Việt Nam, CISG chưa tâm quan tâm đúng mức so với giá trị của nó. Nó thực sự được biết đến nhiều hơn một chút vào năm 2010 – khi Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam nghiên cứu về việc Việt Nam gia nhập CISG. Và nó ngày càng biết đến vào giữa năm 2013 khi Thủ tướng có quyết định Việt Nam gia nhập CISG. Tuy nhiên, việc biết đến không có nghĩa là đã tìm hiểu mà chỉ đơn giản là có một Công ước về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đang tồn tại. Để đáp ứng kịp thời về việc nghiên cứu các quy định của CISG thì các cơ quan đã lập một trang web về CISG cho người Việt đó là: http://cisgvn.wordpress.com/ . Tuy nhiên, nó còn quá non trẻ cho một vấn đề đầy phức tạp. Ở đó, có một số bài phân tích về một vấn đề, nhìn chung nó nặng về giới thiệu Công ước hơn là nghiên cứu nội dung về nó. Tương tự các trang web như: http://www.trungtamwto.vn/ cũng có chuyên mục về Công ước Viên 1980
  • 10. 3 nhưng cũng không đề cập đến nhiều về nội dung, cách áp dụng của nó. Các đề tài nghiên cứu trước đây thường đền cập đến việc gia nhập công ước của Việt Nam. Các tác phẩm của VIAC thì thường đưa ra các điều khoản mẫu của hợp đồng chứ không chú trọng vào việc phân tích nội dung của Công ước. Đối với các tạp chí khoa học gần đây như : Nguyễn Minh Hằng, « Một vài suy nghĩ về việc áp dụng Công ước Viên 1980, về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế », Báo Diễn đàn doanh nghiệp, số 11 và 12 năm 2006 (ngày 08/02/2006 và 10/02/2006), chuyên mục Pháp luật kinh doanh; Nguyễn Minh Hằng, « Việt Nam và việc gia nhập Công ước Viên 1980 năm 1980 », Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số tháng 9/2007, tr.59-62; Nguyễn Minh Hằng, Bàn về khái niệm vi phạm cơ bản trong Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế,Tạp chí kinh tế đối ngoại, số 14/2005, tr.84-90. CISG cũng được đề cập nhiều hơn , nhưng nó thật không đầy đủ và chưa được tập chung nên khó tiếp cận. Đối với các giáo trình về Luật thương mại quốc tế của các trường đại học cũng chỉ giới thiệu qua Công ước, nó giống như việc chép lại các điều luật, không làm nổi bật được tinh thần của Công ước để từ đó đi tìm các quy định trong mỗi điều khoản. Thường các nghiên cứu không có tính bao quát, chưa nghiên cứu toàn diện về Công ước. Trong công trình này, tôi cố gắng làm rõ những quy định của Công ước Viên 1980. Việc nghiên cứu làm rõ các quy định cũng như nghiên cứu làm rõ những giải pháp liên quan đến vấn đề hợp đồng. Để từ những quy định đó làm nổi bật được tinh thần cũng như mục đích của CISG trong thương mại quốc tế. Ở đây, việc trình bày sẽ làm rõ những gì ―đã có‖ trong Công ước và một số án lệ, bình luận khoa học được quốc tế công nhận. Việc hiểu nội dung công ước không mang tính quyết định trong việc áp dụng nó mà còn phải tìm hiểu kỹ hơn đó là mục đích của Công ước, tinh thần của nó – vấn đề mà sinh viên hay người mới tìm hiểu thường bỏ qua hoặc quan tâm một cách hời hợt. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Báo cáo sẽ làm rõ những quy định của Công ước và cố gắng để mọi người hiểu quy định chung, mục đích của nó. Vì thế, việc tìm hiểu các điều luật theo từng vấn đề được sắp xếp theo một trình tự từ lúc kí kết đến khi giải quyết tranh chấp hoàn tất (nếu có). Mỗi điều luật không đơn thuần là chỉ quy định các quyền và nghĩa vụ của mình mà trong nó còn bao hàm cả việc thúc đẩy ngoại thương.
  • 11. 4 Việc tìm hiểu tổng quát các quy định của Công ước sẽ làm cho những người tiếp cận có một cách mình tổng quan nhất, để từ đó đưa ra những phán đoán về nó. Bởi vậy, báo cáo này cố gắng tập trung trả lời câu hỏi: Các quy định của CISG có gì đặc biệt? Và ý nghĩa của công ước là gì? Tinh thần của Công ước là gì? Phƣơng pháp nghiên cứu. - Phương pháp phân tích: Tập trung phân tích các quy phạm pháp luật của CISG. - Phương pháp so sánh: Dựa trên cơ sở các quy định cụ thể của CISG với luật hợp đồng của Việt Nam và bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế, từ đó đưa ra những vấn đề mà CISG chưa đề cập hoặc đề cập đến nhưng khó áp dụng. Qua đó tạo tiền đề để khắc phục những vấn đề mà CISG không quy định ở trong một hợp đồng cụ thể. - Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp các bản án, án lệ và các nghiên cứu trước của những tác giả về hợp đồng để đưa ra những nhận định, chỉ dẫn hợp lý trong việc soan thảo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế dựa trên cơ sở pháp luật của CISG.
  • 12. 5 CHƢƠNG I CÁC QUY ĐỊNH CHUNG VỀ CÔNG ƢỚC VIÊN 1980 – CISG. 1. Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Về mặt pháp lý, nhìn chung một hợp đồng có những đặc điểm cơ bản như sau: - Hợp đồng là một hành vi pháp lý thể hiện ý chí của các bên và từ đó làm phát sinh hệ quả pháp lý. - Hợp đồng là sự thỏa thuận tự nguyện giữa các bên, sự thỏa thuận này thể hiện ở sự thống nhất ý chí là phát sinh nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. - Căn cứ pháp lý xác lập hợp đồng đó là sự tự do ý chí của các bên tham gia hợp đồng, với điều kiện sự tự do ý chí đó phải thỏa mãn các điều kiện của pháp luật quy định. Tuy nhiên, không phải hợp đồng mua bán hàng hóa nào đáp ứng được các quy định trên cũng được CISG điều chỉnh. CISG cũng đã quy định phạm vi áp dụng rất rõ ràng về các đối tượng hàng hóa như thế nào thì mới đáp ứng được CISG điều chỉnh. Các mặt hàng mang yếu tố quá đơn giản như việc mua hàng cho việc sử dụng của cá nhân, gia đình hoặc nội trợ - những mục đích mua hàng này chỉ vì mục đích sử dụng cá nhân chứ không mang yếu tố sinh lợi nhuận. Trừ khi người bán không biết hoặc không cần phải biết rằng hàng hóa đã được mua để sử dụng như thế (điểm a điều 2 CISG). Phải chăng CISG đã để độ mở này cho pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng của quốc gia điều chỉnh. Ngay cả khi mua hàng hóa theo quy định như điều 1 về yếu tố quốc tế. Như khi công dân nước A đi du lịch tại nước B và mua một số hàng hóa để phục vụ nhu cầu cá nhân. Yếu tố hàng hóa dùng cho cá nhân, gia đình không được CISG điều chỉnh cũng bắt nguồn từ yếu tố thương mại, vì bản thân nó không phải là loại hình trao đổi hàng hóa để sinh lợi nhuận của bên mua kinh doanh nó. Ngoài hàng hóa dùng cho cá nhân tiêu dùng thì CISG cũng chỉ rõ những mặt hàng như điện năng, tàu thủy, máy bay, thiết bị máy bay, tàu chạy trên nệm khí, nệm điện, các loại cổ phiếu, trái phiếu, thương phiếu, tiền tệ (Điểm b, c, d, e, f điều 2 CISG). Do tính chất của hàng hóa tác động đến người dùng rất phức tạp. Hơn nữa mỗi loại hàng hóa này đều được quy định rất chặt chẽ phù hợp với mỗi quốc gia, bởi không có một quốc gia nào có nền kinh tế, cơ sở hạ tầng đều như nhau cả. Chính vì thế mà
  • 13. 6 CISG chỉ điều chỉnh trong phạm vi kinh doanh thương mại, chỉ tập chung vào một mảng nhiệm vụ chính. Bởi chính yếu tố này mà nó ngày càng thành công. Theo điều 3 CISG thì những hợp đồng mua bán hàng hóa để chế tạo, sản xuất chỉ được coi là hợp đồng mua bán hàng hóa khi bên đặt hàng không có nghĩa vụ cung cấp phần lớn các nguyên liệu cần thiết cho việc chế tạo hay sản xuất đó. CISG cũng quy định về việc hợp đồng cung ứng dịch vụ, công việc và hàng hóa cùng một hợp đồng. Có thể hiểu các công việc và dịch vụ trong hợp đồng chỉ mang tính chất hỗ trợ các hàng hóa của nó thì mới được coi là hợp đồng mua bán hàng hóa. Nếu một hợp đồng mà phần dịch vụ, công việc lại là phần chính – phần vượt trội của nó thì CISG hoàn toàn không điều chỉnh (khoản 2 điều 3 CISG). Tuy nhiên cần phải hiểu thế nào là phần vượt trội, theo Hội đồng tư vấn của UNCITRAL về CISG thì phần vượt trội được xác định bằng giá trị kinh tế của nó trong hợp đồng2 . Nó được dựa trên phần trăm giá trị của phần dịch vụ so với phần giá trị hàng hóa hay trên tổng giá trị của hợp đồng. Thuật ngữ vượt trội hay phần lớn đều có thể hiểu về yếu tố định lượng dựa trên tổng số giá trị của hợp đồng. Chính vì thế khi giải thích về vấn đề này hoàn toàn dễ dàng chấp nhận của các bên. Tóm lại, hợp đồng mua bán hàng hóa là hợp đồng được kí kết tự nguyện dựa trên nguyên tắc thỏa thuận giữa các bên. Đối tượng hàng hóa của nó phải là các mặt hàng không bị cấm ngoài ra các hàng hóa trong khoản b, c, d, e, f của điều 2 CISG cũng nằm ngoài sự điều chỉnh của nó. Hợp đồng mua bán hàng hóa có phần dịch vụ thì phần này chỉ được mang tính chất hỗ trợ và là thứ yếu thì mới được CISG điều chỉnh. Việc mua hàng dùng cho cá nhân cũng là hình thức không được CISG chấp nhận . Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là… Công ứơc Viên 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chỉ đưa ra một tiêu chuẩn khẳng định tính chất quốc tế của HĐMBHHQT, đó là các bên kí kết hợp đồng có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau (Khoản 1 - Điều 1 CISG) . Công ước không quan tâm đến vấn đề quốc tịch, quy chế dân sự, quy chế thương mại của các bên khi xác định yếu tố quốc tế của HĐMBHHQT. Tiêu chí về trụ 2 CISG Advisory Council Opinion No. 4 - Contracts for the Sale of Goods to Be Manufactured or Produced and Mixed Contracts (Article 3 CISG): Địa chỉ truy cập ngày 23/02/2014: http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/CISG-AC-op4.html
  • 14. 7 sở thương mại hiện nay đã trở thành một một tiêu chí được áp dụng phổ biến, nhất là khi số lượng các quốc gia của Công ước Viên ngày càng tăng. Công ước Viên đưa ra tiêu chí trên hoàn toàn rõ ràng và mang một nghĩa rộng, bao gồm được cả những quy định của Luật Thương mại Việt Nam năm 2005. Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 không trực tiếp đưa ra khái niệm về HĐMBHHQT mà chỉ quy định mua bán hàng hóa quốc tế như sau ―được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu (Khoản 1 điều 27 LTM 2005) đó là cách hiểu về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thông qua các hình thức như trên. Tại sao lại cần xác định tính chất quốc tế của HĐMBHHQT một cách rõ ràng? Bởi vì, tính chất quốc tế sẽ tạo ra những đặc điểm khác biệt của một HĐMBHHQT với các hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường. Tính chất về trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau thể hiện ở đặc điểm sau: Chủ thể của HĐMBHHQT là các bên có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau. Nếu một bên có hơn một trụ sở thương mại thì sẽ tính đến trụ sở thương mại thì sẽ tính đến trụ sở thương mại có mối liên hệ chặt chẽ nhất đối với hợp đồng và đối với việc thực hiện hợp đồng đó. Nếu một bên không có trụ sở thương mại thì lấy nơi cư trú thường xuyên của họ (điều 10 CISG). Các yếu tố khác không liên quan đến trụ sở thương mại nhưng có liên quan đến yếu tố quốc tế mà bấy lâu nay giới kinh doanh hay học giả vẫn chấp nhận cũng không được CISG công nhận như: - Hàng hóa là đối tượng hợp đồng được chuyển qua biên giới của một nước, tức là có thể được chuyển qua nước này sang nước khác. - Đồng tiền thanh toán không nói lên điều gì, nếu mà xác định tính chất của HĐTMHHQT theo luật Việt Nam nó sẽ dẫn đến một số hệ quả. Ví dụ như khi bên bán là Việt Nam kí HĐ với một bên có trụ sở thương mại tại Nhật Bản nhưng hàng không được chuyển qua biên giới hay vào khu vực hải quan mà hàng lại chuyển cho một cơ sở của phía Nhật Bản tại Việt Nam (không phải trụ sở thương mại) thì lúc này đồng tiền thanh toán chỉ có thể là đồng Việt Nam. Tuy nhiên, nếu tiếp cận theo CISG thì đây hoàn toàn là HĐMBHHQT vì các bên tham gia ký kết HĐ đều có trụ sở thương mại tại quốc gia thành viên CISG khác nhau, và cách xác định như vậy sẽ lại được điều điều chỉnh bởi CISG.
  • 15. 8 - Cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên xung quanh việc kí kết và thực hiện hợp đồng. - Luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mang tính chất phức tạp, đa dạng: yếu tố quốc tế theo cách hiểu này cũng không bao quát như quy định của CISG vì nó phải quy định thỏa thuận trong hợp đồng mà không có biện pháp áp dụng trực tiếp như CISG. Như vậy, chỉ khi mỗi bên tham gia ký kết hợp đồng có trụ sở có mối liên hệ với hợp đồng tại các quốc gia khác nhau. 2. Phạm vi áp dụng của CISG. 2.1 CISG đƣợc áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong trƣờng hợp nào? Thứ nhất, nếu trong hợp đồng có điều khoản chọn luật áp dụng dẫn chiếu đến CISG, thì CISG sẽ được áp dụng. Vì hợp đồng luôn đề cao nguyên tắc thỏa thuận tự do của các bên chính vì vậy mà các cơ quan tài phán hoàn toàn tôn trọng quyền tự do này. Bởi vậy các bên trong HĐMBHHQT tự do lựa chọn CISG là luât điều chỉnh hợp đồng mua bán của họ. Thứ hai, nếu các bên tham gia hợp đồng không thỏa thuận rõ ràng hoặc thỏa thuận ngầm về việc coi luật áp dụng cho hợp đồng là CISG, thì lúc đó CISG sẽ được áp dụng theo khoản 1 (a) Điều 1. Với điều khoản này thì khi các bên tham gia kí kết HĐ không dẫn chiếu đến quy phạm tư pháp quốc tế nào thì CISG sẽ tự động được áp dụng với điều kiện hai bên kí kết có trụ sở tại quốc gia là thành viên CISG. Thứ ba, hai bên tham gia không phải cả hai là thành viên của Công ước, ký kết hợp đồng có thỏa thuận áp dụng một số tập quán quốc tế như Incoterm và UCP của ICC, nhưng không có thỏa thuận luật áp dụng. Khi vụ việc được đưa ra cơ quan giải quyết tranh chấp tại nước thành viên của Công ước. Với trường hợp này trọng tài nhận định việc dẫn chiếu đến Incoterm, UCP cho thấy ý định của các bên là hợp đồng sẽ được điều chỉnh bởi các tập quán thương mại quốc tế. Mà Công ước Viên được soạn thảo dựa trên các tập quán quốc tế và phản ánh các tập quán quốc tế thường được áp dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế. Ví dụ như Phán quyết trọng tài ICC số 8502 tháng 11/1996 giải quyết tranh chấp giữa người bán Việt Nam và người mua Pháp. Hai
  • 16. 9 bên đã thỏa thuận áp dụng Incoterms 1990 và UCP 500 của ICC. Trọng tài đã quyết định áp dụng Công ước Viên3 . Như vậy, với trường hợp hai bên tham gia ký kết hợp đồng không cùng là thành viên của Công ước nhưng các bên lại thỏa thuận những tập quán quốc tế mang tầm ảnh hưởng đến CISG thì việc cơ quan giải quyết tranh chấp tại quốc gia là thành viên của CISG thường áp dụng CISG để giải quyết. Bởi lẽ, các bên đã thông hiểu và áp dụng những tập quán – cơ sở để hình thành lên Công ước. Chính bởi lý do này mà CISG ngày càng được phổ biến ngay cả với những quốc gia không phải là thành viên của Công ước. 2.2 CISG không đƣợc áp dụng trong các trƣờng hợp sau. Ngay cả khi tuân thủ các điều kiện như phần 2.1, thì CISG cũng loại trừ do những lý do đã được bình luận ở phần 1. Thứ nhất, không được áp dụng CISG để điều chỉnh một số giao dịch liên quan đến quy định của Điều 2, từ (a) đến (d) – mua bán hàng hóa tiêu dùng, hàng bán đấu giá, hoặc nhằm thực thi pháp luật hoặc quyền lực khác theo luật, và mua bán chứng khoán. Thứ hai, không được dùng CISG để điều chỉnh một số giao dịch liên quan đến những mặt hàng hóa theo quy định tại Điều 2 từ (e) đến (f) và Điều 3 – tàu thủy, máy bay, điện, bất động sản; và các hợp đồng trong đó có phần nghĩa vụ về dịch vụ và công việc chiếm phần lớn. Thứ ba, không áp dụng CISG để điều chỉnh một số vấn đề quy định tại Điều 4 và Điều 5 – tính hiệu lực của hợp đồng, sự tác động có thể phát sinhtừ hợp đồng đối với quyền sở hữu hàng hóa đối tượng của hợp đồng mua bán, trách nhiệm của người bán đối với thiệt hại mà hàng hóa gây ra cho bất kì người nào. 2.3 Những lƣu ý cần phải biết. Tuân thủ các quy định như trên để đảm bảo rằng chắc chắn CISG đã điều chỉnh hợp đồng đã kí kết. Tuy nhiên, cần phải lưu ý một số vấn đề sau. 3 Xem phán quyết tại http://www.unilex.info/case.cfm?pid=1&do=case&id=395&step=FullText ,truy cập ngày 15/02/2014.
  • 17. 10 - Ngoài việc tìm hiểu xem những quốc gia nào là thành viên của CISG4 thì khi áp dụng CISG vào trong một hợp đồng cụ thể cần phải biết xem quốc gia đó bảo lưu điều khoản nào của công ước. - Không phải quốc gia nào là thành viên của Công ước Viên 1980 thì cũng áp dụng CISG là như nhau. Ngay tại Công ước thì cũng nhận thấy được một số quy định cho phép quốc gia quyền bảo lưu những điều khoản nhất định nhằm phù hợp với pháp luật trong nước với điều kiện tuân thủ điều 12 CISG ( điều 6 CISG). Nguyên tắc cuả hợp đồng là tự do thỏa thuận giữa các bên và điều 6 đã thể hiện sự khẳng định mạnh mẽ của nguyên tắc này khi cho phép các bên có quyền loại trừ việc áp dụng CISG. - Trong điểm b, khoản 1, điều 1 và điều 95 cho phép quốc gia bảo lưu, vì quy định của nó nhằm lật đổ pháp luật hợp đồng trong nước. Đối với một số nước có nền pháp luật hiện đại như Mỹ, Anh thì điểm b, khoản 1 điều 1 như là một sự cố gắng đạp đổ nền pháp luật hợp đồng quốc gia. Chính vì thế khi xác định quy tắc tư pháp quốc tế mà dẫn chiếu đến việc áp dụng luật của một quốc gia là thành viên của Công ước là hoàn toàn không có giá trị khi họ đã bảo lưu điểm b, khoản 1, điều 1 này. Ngoài việc bảo lưu của quốc gia thì mỗi bên khi tham gia kí kết hợp đồng cũng có quyền sửa đổi hoặc đình chỉ các điều 1, điều 29 và phần thứ hai của Công ước (điều 12 CISG). Bởi vậy xem xét yếu tố bảo lưu là một cách khôn ngoan và thận trọng cho thành công của hợp đồng. Đó chính là vấn đề liên quan đến sự tự chủ của các bên, liệu rằng các bên có thể lựa chọn CISG trong những trường hợp không được dự tính bởi Điều 1. Tuy nhiên, trong kinh doanh nó phức tạp hơn pháp luật rất nhiều, và không khó để nghĩ rằng doanh nhân hai nước không có nhu cầu sử dụng CISG để họ có thể tự ý thỏa thuận với nhau cho phù hợp với điều kiện của mỗi bên về pháp luật cũng như về vị thế kinh doanh. Nhưng CISG cũng là một ―tác phẩm‖ mang nhiều ưu điểm cho nhiều đối tượng doanh nhân khác nhau, đồng thời tính dự báo của nó cũng rất rộng nên những vấn đề lo ngại về khả năng áp dụng của nó không là vấn đề lớn để có thể sử dụng nó. 4 Xem phụ lục 1: Danh sách các quốc gia là thành viên của Công ước Viên 1980.
  • 18. 11 3. Các quy định chung. 3.1 Nguyên tắc thiện chí trong giao kết, thực hiện hợp đồng và giải quyết tranh chấp. Công ước đạt được tầm cỡ rộng rãi – tính quốc tế thì nó cần phải có những chuẩn mực nhất định mà các bên phải tuân thủ, chấp hành một cách làm sao để các bên đạt được lợi ích nhiều nhất. Nhưng trên thực tế, không phải lúc nào cũng là tinh thần hợp tác, mà nhiều khi lại là vì lợi ích mà sẵn sàng vi phạm sự thỏa thuận. Chính vì vậy mà CISG đã đưa yếu tố thiện chí và thống nhất lên mực cao nhất cho việc giải thích Công ước. Tính thống nhất và thiện chí hoàn toàn bổ sung cho nhau, các nhà lập pháp đã tính đến việc giải thích ngầm của các tòa án mỗi quốc gia sẽ dựa vào yếu tố văn hóa, hệ thống pháp luật mà làm cho việc áp dụng trở nên không thống nhất với các tòa án nơi khác. Nếu sự thiện chí là mềm mỏng để giải thích cho pháp luật thì tính thống nhất buộc các bên phải tuân thủ nghiêm ngặt thực tại để có thể giải thích nó phù hợp nhất, chứ không phải chỉ thiện chí không mà bỏ qua tính thống nhất đó có được chấp nhận rộng rãi hay không. Tòa án, trọng tài có thể thông qua cách giải thích linh hoạt (ví dụ như thời gian trả lời đề nghị bao lâu là hợp lý, cân nhắc tiền lệ giao dịch của các bên để áp đặt trách nhiệm cảnh báo của bên bán, chấp nhận thông tin bằng văn bản hay băng miệng) để xác định thời điểm hợp đồng được hình thành cũng như đề nghị của bên nào mang giá trị ràng buộc. Họ được phép dùng nguyên tắc thiện chí để ngăn cản các ý đồ xấu, bất hợp tác của các bên khiến tình hình trở nên ngày càng xấu, đó là một biện pháp ngăn chặn sự vượt quá giới hạn làm ảnh hưởng đến sự phát triển thương mại Hơn nữa, cũng chính vì tính quốc tế nên có rất nhiều sự kiện không thể dự đoán được mà Công ước để phần yếu tố thiện chí cho các bên xử sự với nhau, và sau cùng nó được cơ quan giải quyết tranh chấp sử dụng đến để giải quyết vụ việc sao cho hợp lý nhất có thể. Một nguyên tắc có lợi cả về mặt áp dụng hợp đồng lẫn việc giải quyết tranh chấp, chính vì thế mà cần phải hiểu và tôn trọng nguyên tắc này, để có những ứng xử phù hợp trong ngoại thương. Nguyên tắc thiện chí này đòi hỏi các bên tham gia ký kết cũng như thực hiện cần phải đưa lợi ích của bên kia lên chứ không chỉ xử sự cho riêng phần mình những lợi thế. Ranh giới giữa thiện chí và vi phạm là rất mỏng manh, và các luật sư, tòa án và trọng tài đều có thể dựa vào nó đê giải thích. Chính vì thế mà những hành vi của bên
  • 19. 12 kia làm tổn hại không tốt tới mục đích của hợp đồng thì đó cũng là một trong những bằng chứng buộc họ phải nhận trách nhiệm bất lợi. Ví dụ trong tranh chấp về sửa đổi giá trong hợp đồng5 . Trọng tài đã đưa ra thuyết về sự kiện không lường trước phát sinh và trong những trường hợp như vậy sẽ áp dụng những nguyên tắc cao hơn, đó là nguyên tắc thiện chí. Hội đồng trọng tài không chỉ quy định các bên phải hoàn thành nghĩa vụ của mình phù hợp với nguyên tắc thiện chí mà còn cấm lạm dụng luật. Trong khoản 2 Điều 7 cũng chỉ ra rằng nếu CISG không quy định rõ ràng thì sẽ được giải quyết theo các nguyên tắc chung, mà từ đó Công ước được hình thành hoặc nếu không có các nguyên tắc này thì theo luật được áp dụng các quy phạm của tư pháp quốc tế6 . Với những quan điểm của CISG thì những yếu tố, nguồn bổ trợ trong tư pháp quốc tế hoàn toàn có thể được đưa ra để giải thích, xử lý các vụ tranh chấp. Hơn thế nữa cơ quan tài phán hoàn toàn được quyền áp dụng những nguyên tắc chung nhất của việc hình thành lên Công ước – thúc đẩy sự phát triển thương mại quốc tế. Chính vì thế mà nguyên tắc thiện chí sẽ vô cùng quan trọng cho các bên linh hoạt xử sự các hành vi của mình cho phù hợp với thực tiễn chứ không chỉ dừng lại là việc áp dụng một cách máy móc các quy định pháp luật. 3.2 Cách giải thích các tuyên bố và xử sự. - Nếu bên kia đã biết hoặc không thể không biết về ý định về một vấn đề, thì tuyên bố và xử sự khác sẽ được diễn giải theo ý định của họ7 . Như vậy chỉ được phép giải thích cách xử sự khác biệt – chưa từng có sử dụng trong quan hệ hợp đồng của hai bên, khi bên kia đã trực tiếp hoặc gián tiếp biết đến mục đích của xử sự đó liên quan đến mục đích chung của hợp đồng cũng như với mục đích của CISG. - Trong trường hợp cả hai bên không xác định được việc biết hay không thể không biết đến mục đích của bên kia thì sẽ được giả thích theo nghĩa mà một người 5 Phán quyết số 38, 50 phán quyết trọng tài quốc tế chọn lọc. VÍAC. Hà Nội, 2002: Trong phần trình bày vụ việc là theo quan điểm riêng của tác giả. 6 Điều 7 CISG. 7 Khoản 1, Điều 8 CISG.
  • 20. 13 thường có cùng phẩm chất với bên kia được đặt trong hoàn cảnh tương tự cũng sẽ hiểu như thế8 . Vấn đề xác định bên kia hiểu như thế nào lại được cơ quan tài phán quyết định thông qua việc chứng minh của bên kia. Tuy nhiên, trong trường hợp này cũng khó tránh khỏi bên giải thích dựa vào một bên có quan hệ tốt để đạt được mục đích của mình, vấn đề người cùng phẩm chất tương tự cũng khó xác định vì không phải chủ thể nào cũng có cách xử lý vấn đề như nhau. Có trường hợp không thể tìm được quan điểm chung hay vì mục đích riêng mà xử sự khác đi rồi nhắm đến mục giải thích theo hướng có lợi cho mình. Yếu tố này cần sự công bằng và vô cùng sáng suốt của cơ quan tài phán mới đưa ra quyết định vô tư và chính xác. Bởi vậy, mà việc thiện chí và thống nhất một lần nữa lại có tác dụng trong trường hợp này nhằm giữ cho các hành xử của các bên được phù hợp với các nguyên tắc chung của quốc tế. - Khi xác định ý kiến của một bên hoặc cách hiểu của một người bình thường, ngoài ý kiến chủ quan của các bên ra thì CISG cũng đã tính đến các tình tiết liên quan đến hành vi, thói quen hay những tập quán đã được thỏa thuận trước đó hay đã thực hiện trước đó để giải thích – quá trình đàm phán, thói quen các bên, mọi hành vi có mối liên hệ với nhau đều có thể được đem ra giải thích9 . Các hành vi của các bên đều sẽ liên quan đến mục đích của mình, mục đích của hợp đồng. Vì thế mà mọi hành vi này sẽ được bên kia hiểu theo nghĩa bình thường. Tuy nhiên, trong trường hợp cố tình hiểu sai cũng sẽ không thể có tác dụng khi hành vi liên quan sau đó của họ lại mâu thuẫn với việc họ giải thích, theo các nguyên tắc phổ biến của thương mại quốc tế thì việc cấm tự mâu thuẫn là bắt buộc10 , mà việc dựa vào nguyên tắc chung của thương mại quốc tế hoàn toàn được công nhận nếu CISG không quy định rõ ràng như khoản 2 Điều 7 đã quy định. Chính vì vậy mà thói quen trong quan hệ kinh doanh của hai bên cũng là một trong những bằng chứng để giải thích cách tuyên bố và xử sự của mình. Bởi lẽ, các thói quen là nhằm mục đích cho sự hợp tác lâu dài của các bên, và điều đó là thúc đẩy sự phát triển thương mại. Thói quen và các tập quán chung đều ràng buộc các bên trong việc thực hiện hành vi của mình. 8 Khoản 2, Điều 8 CISG. 9 Khoản 3, Điều 8 CISG và khoản 1 Điều 9 CISG. 10 Điều 2.2.2 UNIDROIT – Bộ Nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế.
  • 21. 14 - Những ngụ ý áp dụng những tập quán mà họ đã biết hoặc cần phải biết – những tập quán có tính chất phổ biến trong thương mại quốc tế hoặc được các bên áp dụng một cách thường xuyên đối với hợp đồng cùng chủng loại trong lĩnh vực buôn bán hữu quan để điều chỉnh giao kết hay thực hiện hợp đồng đó11 . Vấn đề sẽ thường xuyên xảy ra xung đột khi một bên đã đưa ra thông báo, xử sự của mình có liên quan đến những thói quen của hai bên hay đó là những tập quán chung cho khu vực hoặc quốc tế. Thì bên được thông báo phải có nhiệm vụ tìm hiểu bằng mọi cách ngay cả với cách hỏi cặn kẽ để cho phù hợp với trường hợp của mình. Nếu bên được thông báo không hiểu trong trường hợp của mình, nhưng thực tế lại xảy ra nhiều trong thương mại quốc tế thì đó lại là nghĩa vụ của bên được thông báo. Vì cẩu thả mà không tìm hiểu rất có thể lại là một yếu tố bất lợi khi xảy ra tranh chấp. CISG muốn hướng các bên xử sự với nhau một cách thông thường và tương trợ lẫn nhau chứ không phải là chỉ bắt bẻ những lỗi cơ bản. VÌ mục đích cuối cùng là để đảm bảo tính an toàn cho HĐMBHHQT. Một sự việc cần phải được hiểu theo hướng tích cực cho cả hai bên chứ không chỉ dành cho bên nào cả. Nếu không rõ ràng thì phải tìm hiểu, và thông báo cho bên kia về vấn đề cần giả quyết đó, khi đấy thì mới có thể viện dẫn cho sự thiện chí của mình. 3.3 Bằng chứng theo CISG. Từ các quy đinh cảu Điều 8, Điều 9 thì bất cứ gì cũng có thể được đem ra chứng minh cho việc xử sự khác của mình. Nó bắt nguồn từ nguyên tắc thiện chí, nhằm đảm bảo cho việc hợp tác của các bên được thuận lợi hơn. Chính điều này đã khiến khoảng cách về vị thế, tiềm lực kinh tế, sức ảnh hưởng hay từ các quốc gia lớn được thu hẹp hơn. Mọi lời nói, mọi thói quen, mối quan hệ trước đó, sự trao đổi qua lại đều được hiểu là những hành vi ràng buộc và làm cho bên kia hiểu theo cách hiểu thông thường nhất. Trên thực tế các thẩm phán, trọng tài và luật sư vẫn chưa thống nhất cách giải thích của Điều 7 về nguyên tắc thiện chí và áp dụng những nguyên tắc của tư pháp quốc tế12 . 3.4 Vấn đề về các bảo lƣu. 11 Khoản 2 Điều 9 CISG. 12 Xem bài viết: The CISG—Successes and Pitfalls, Tạp chí luật so sánh Hoa Kỳ số 57 năm 2009, trang 457-478. http://comparativelaw.metapress.com/content/6444g20345133809/ Địa chỉ truy cập ngày 15/02/2014.
  • 22. 15 Theo Điều 99 Công ước thì các nước tham gia hay gia nhập Công ước này không có quyền đưa ra các bảo lưu riêng và nếu có bảo lưu thì chỉ bảo lưu trong các trường hợp mà Công ước cho phép. Cụ thể, CISG cho phép các quốc gia thành viên thực hiện một số bảo lưu sau: - Bảo lưu phần thứ hai hay phần thứ ba của CISG (Bảo lưu theo Điều 92): Bảo lưu này cho phép một quốc gia thành viên không áp dụng CISG cho vấn đề thiết lập hợp đồng (phần thứ hai của CISG) hoặc thực hiện hợp đồng (phần thứ ba của CISG). Việc đưa ra bảo lưu này nhằm mục đích dành cho các quốc gia là thành viên của hai Công ước La Haye năm 1964 về mua bán quốc tế các động sản hữu hình quyền quyết định việc từ bỏ một trong hai Công ước nói trên và tham gia vào CISG. - Bảo lưu chỉ áp dụng CISG trên một số phần lãnh thổ của quốc gia thành viên (Bảo lưu theo điều 93). Bảo lưu được thiết kế chủ yếu dành cho các quốc gia liên bang (với các khu vực lãnh thổ tương đối độc lập với nhau). Là quốc gia đơn nhất về hành chính và kinh tế, Việt Nam không cần thực hiện bảo lưu này. - Bảo lưu không áp dụng CISG đối với các quốc gia đã có luật chung thống nhất về mua bán hàng hóa quốc tế (bảo lưu theo điều 95). Hiện tại với hệ thống pháp luật của Việt Nam thì theo các chuyên gia chỉ nên bảo lưu về hình thức của hợp đồng để phù hợp với Điều 27 Luật Thương mại 200513 . 13 Xem VCCI, Báo cáo nghiên cứu: Đề xuất Việt Nam gia nhập Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 2010.
  • 23. 16 CHƢƠNG 2 QUY ĐỊNH PHÁP LÝ CỦA CISG. I. KÍ KẾT HỢP ĐỒNG. 1. Ký kết hợp đồng. Để đáp ứng nhu cầu ký kết hợp đồng xuyên quốc gia – tính chất quốc tế, CISG đã đề cập đến các hình thức phổ biến. Đó là ký kết hợp đồng giữa các bên có mặt – trực tiếp tham gia ký vào hợp đồng trong một thời điểm được hai bên ấn định (mọi thỏa thuận có thể được đàm phán trước đó hoặc ngay khi đó), và ký kết hợp đồng giữa các bên vắng mặt. Ký kết hợp đồng giữa các bên vắng mặt là hình thức ký kết mà các bên không nhất thiết phải gặp mặt nhau tại một địa điểm trong một thời điểm nhất định. Theo hình thức này các bên có thể thông qua các phương tiện thông tin liên lạc để bày tỏ ý định của mình nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên đối với nhau. Trình tự ký kết hợp đồng giữa các bên vắng mặt được tiến hành thông qua chào hàng và chấp nhận chào hàng. CISG đã quy định cụ thể đến trình tự chào hàng và chấp nhận chào hàng một cách cụ thể. CISG cũng đề cập đến các hình thức của hợp đồng, thế nào là văn bản cũng được chỉ ra rất rõ. 1.1 Các loại hình thức hợp đồng. Hình thức của hợp đồng là dạng vật chất nhất định chứa đựng những điều thỏa thuận của các bên chủ thể14 . Theo quy định của CISG thì hợp đồng không cần phải tuân thủ theo bất cứ yêu cầu nào về hình thức. Hợp đồng có thể được chứng minh với bất cứ cách nào, kể cả nhân chứng15 . Như vậy, các dạng để biểu hiện sự thỏa thuận mua bán của các bên rất là đa dạng : Có thể giao kết hợp đồng bằng lời nói, bằng văn bản, bằng hành vi chấp thuận. Tuy nhiên, tại Điều 96 của Công ước quy định nếu luật một quốc gia thành viên nào quy định hợp đồng, chào hàng hoặc chấp nhận chào hàng phải được kí kết 14 Giáo trình luật thương mại quốc tế, Đại học Luật Hà Nội, NXB CAND, 2012. Trang 243. 15 Xem Điều 11 CISG.
  • 24. 17 dưới hình thức văn bản mới có giá trị thì quy định này phải được tôn trọng ngay cả khi một bên có trụ sở tại quốc gia này nếu quốc gia đó bảo lưu điều 11, 12, 29. Chính vì vậy trước khi ký kết hợp đồng các bên nên xem xét việc gia nhập CISG của quốc gia mà có nơi trụ sở kinh doanh đang là đối tác của mình, việc họ gia nhập CISG như thế nào, có bảo lưu điều khoản nào không. Để tránh việc hợp đồng bị vô hiệu về mặt hình thức theo quy định tại luật quốc gia đó. Về mặt hình thức hợp đồng thì CISG không yêu cầu về bất cứ hình thức nào, tuy nhiên việc sửa đổi, bổ sung hay chấm dứt hợp đồng thì phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định. 1.2 Hình thức việc sửa đổi hợp đồng. Mặc dù CISG luôn tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên. Khoản 1 Điều 29 duy định rằng « một hợp đồng có thể được sửa đổi hay chấm dứt bằng thỏa thuận đơn thuần giữa các bên ». Nhưng trong những trường hợp hai bên không thể thỏa thuận với nhau được thì lúc này lại phải xem hợp đồng có chứa đựng những quy định về việc sửa đổi không, khi đã có quy định trong hợp đồng thì không được làm trái16 . Tuy nhiên, hành vi của mỗi bên có thể không cho phép họ được viện dẫn điều khoản này, nếu bên kia đã có hành động căn cứ vào hành vi ấy. Mục đích của Khoản 2 Điều 29 là nhằm loại bỏ sự gian lận trong việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng. Ví dụ :Một lời chào hàng của người mua đến người bán sản xuất 10.000 sản phẩm theo thông số kĩ thuật của bên mua đặt ra và được quy định trong hợp đồng. Hợp đồng có nêu rõ « hợp đồng này chỉ có thể được sửa đổi bởi một văn bản có chữ kí của hai bên ». Trước khi bắt đầu sản xuất, các bên đã thống nhất qua điện thoại thay đổi thông số kĩ thuật. Người bán đã cung cấp 2000 sản phẩm theo thông số mới, người mua không chấp nhận các sản phẩm khác không phù hơp với thông số kĩ thuật trong hợp đồng văn bản. Trong ví dụ trên chúng ta thấy, thỏa thuận sửa đổi bằng miệng tự nó không có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, thỏa thuận bằng miệng của người mua có thể được xây dựng nên để tạo nên một gợi ý mới hay một sự hướng dẫn cho bên bán, theo khoản 2 điều 29 thì hành vi này của bên mua đã gây việc cố ý hiểu sai cho bên bán. Người mua chỉ được loại trừ hành vi của mình trong phạm vi sự phụ thuộc của các sản phẩm mới 16 Xem khoản 2 ĐIều 29 CISG.
  • 25. 18 có khác biệt rõ rệt với sản phẩm có thông số ban đầu. Vì hành vi thỏa thuận miệng của họ đã làm họ không được quyền dẫn chiếu đến điều này17 . Như vậy, việc sửa đổi hay bổ sung hợp đồng phải tuân thủ những quy định mà các bên đã thỏa thuận với nhau, tuy nhiên hành vi của bên này mà làm ảnh hưởng xấu tới sự thỏa thuận trước đó thì hành vi đó phải chịu trách nhiệm, nó có thể dẫn đến việc không được viện dẫn theo khoản 2 Điều 29 này. Theo Điều 6 thì các bên có thể loại bỏ bất cứ điều luật nào, như vậy phạm vi của điều 29 sẽ được các bên thu hẹp lại thông qua việc loại trừ nó. Theo điều 13 của Công ước thì văn bản là hình thức có thể lưu trữ được thông tin như : điện báo, thư, telex. Những hình thức này đều được coi là văn bản, có những trường hợp về việc thông báo việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng phải thực hiện bằng văn bản. Nó không giống như hình thức hợp đồng là bất ký hình thức nào, việc này nhằm thể hiện sự rõ ràng sau khi đã phải chỉnh sửa những khiếm khuyết trước đó. 2. Chào hàng có hiệu lực. 2.1 Về nội dung chào hàng. Chào hàng hành vi đề nghị của một chủ thể đã thể hiện ý chí của mình cho nhiều người hoặc một người về việc ký kết hợp đồng, và sẵn sàng chịu mọi sự ràng buộc của mình vào ý chí đó18 . Một đề nghị chào hàng được coi là đầy đủ và chính xác – có hiệu lực khi nó được nêu rõ về thông tin hàng hóa, số lượng hàng hóa, giá cả một cách trực tiếp hoặc gián tiêp của hàng hóa hoặc những cơ sở để xác định những yếu tố này. Tại điều 14 nhắc đến đề nghị phải ấn định giá một cách gián tiếp hoặc trực tiếp thì mới thành một đề nghị có hiệu lực pháp lý, tức là phải rõ ràng về tất cả những yếu tố trong khoản 1 điều này. Tuy nhiên tại Điều 55 CISG lại quy định về trường hợp HĐ được kí kết hợp pháp nhưng không có ấn định giá thì các bên được phép suy đoán rằng « giá sẽ được ấn định cho loại hàng hóa này khi được đem bán trong điều kiện tương tự của nghành buôn bán hứu quan ». Phải chăng hai điều khoản này trái ngược nhau, Điều 14 quy định đề nghị giao kết hợp đồng phải được ấn định giá, còn Điều 55 lại quy định trong trường hợp hợp đồng được ký kết "validly concluded" – tạm dịch là 17 Bình luận điều 29 của Giáo sư John O. Honnold (Hoa kỳ): Địa chỉ truy cập 12/02/2014 http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/biblio/ho29.html 18 Khoản 1 Điều 14 CISG.
  • 26. 19 bản ký kết đúng pháp luật nhưng không ấn định giá thì được quyền suy đoán. Phải chăng hai điều luật này trái ngược nhau, Điều 14 chỉ ra rằng phải có quy định giá ít nhất là ngầm định thì đề nghị hợp đồng mới có hiệu lực, còn Điều 55 chỉ ra rằng hợp đồng được ký hợp đồng đúng theo quy định nhưng không ấn định giá thì được suy đoán. Theo giáo sư J. Honnold thì trong nghệ thuật kinh doanh việc không ghi giá không có nghĩa là không có tính xác định giá19 . Như vậy, việc xác định giá theo Điều 14 hay theo Điều 55 lại một lần nữa được các bên, tòa án và trọng tài xác định dựa trên các tình tiết có liên quan. Vấn đề về sự vô hiệu của hợp đồng nếu xác định giá theo điều 14 hoàn toàn có thể xảy ra nếu tòa án của quốc gia hay trọng tài chỉ dựa vào các yếu tố pháp lý để phán quyết và khi hiểu điều 55 theo nghĩa hẹp. Tuy nhiên, hầu hết các phán quyết đều không áp dụng Điều 55, với lý do giá được chứng minh qua ý định của bên mua, bên bán tại thời điểm ký hợp đồng20 . Vì vậy, giá thường được tính giá theo hàng hóa có liên quan tại thời điểm ký hợp đồng. Trên thực tế do sự biến động giá của thị trường nên các bên có thể lợi dụng sự linh hoạt của Công ước mà bỏ mặc điều khoản giá sẽ trở nên rất tai hại vì nó bị kẹt giữa hai điều luật có vẻ mâu thuẫn này. Chính vì vậy để tránh rủi ro về mặt pháp lý các bên cần ngầm định xác định giá, có thể không cụ thể nhưng đủ để chứng minh rằng đã có sự ngầm định này. 2.2 Cách thức tiến hành. Khi nội dung của chào hàng đã đủ các yếu tố được quy định bắt buộc thì chào hàng phải tới nơi người được chào hàng thì nó mới có hiệu lực ràng buộc bên chào hàng (theo quy định tại khoản 1 Điều 18). Trong trường hợp, đề nghị gửi đi cho nhiều người không xác định thì đó chỉ được coi như một lời giới thiệu về chào hàng chứ không phải là một chào hàng có giá trị pháp lý, trừ khi người gửi chào hàng tuyên bố đó là chào hàng thật sự21 . Khi chào hàng đã tới tay ngừoi được chào hàng thì chào hàng không thể hủy trong các trường hợp như đã nêu rõ, bằng cách ấn định một thời 19 Xem J. Honnold, Uniform Law for International Sales Under the 1980 United Nations Convention, 1999, trang 163-164 : Địa chỉ tài liệu, truy cập ngày 12/02/2014. http://books.google.com.vn/books/about/Uniform_Law_for_International_Sales_Unde.html?id=8q2t8N9- we4C&redir_esc=y 20 Xem Bài tóm tắt các án lệ liên quan đến Điều 14, được xuất bản dưới sự cho phép của UNCITRAL (2012 UNCITRAL Digest of case law on the United Nations Convention on the International Sale of Goods, Digest of Article 14 case law). Địa chỉ truy cập, ngày 13/03/2014: http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/text/digest- 2012-14.html (trong bản tóm tắt đó có chứa nhiều án lệ liên quan đến Điều 14 và Điều 55) 21 Xem khoản 2 Điều 14 và khoản 1 Điều 15 CISG.
  • 27. 20 gian xác định rằng nó không bị hủy, hoặc thực tế mà ngừoi nhận chào hàng đã thực hiện hành vi theo chiều hướng mà chấp nhận chào hàng. Như vậy, chào hàng sẽ không có giá trị pháp lý trong trường hợp + Chào hàng không tới tay người được chào hàng. Vì vậy, lý do sai địa chỉ làm chào hàng không thể tới tay người được chào hàng thì chào hàng đó sẽ không có giá trị ràng buộc người chào hàng. + Trước khi hoặc cùng lúc chào hàng tới tay ngừoi được chào hàng mà thông báo thu hồi hay hủy bỏ chào hàng đã đến với ngừoi được chào hàng22 . + Người chào hàng nhận được thông báo việc từ chối chấp nhận chào hàng của người được chào hàng ( Điều 17). Chú ý : Thông báo hủy chào hàng khi chào hàng đã tới tay người được chào hàng trước khi họ chấp nhận chỉ có hiệu lực đối với loại chào hàng có thể hủy. Chào hàng có thể bị hủy tức là bên nhận chào hàng chưa có một hành vi nào dẫn đến việc thực hiện hợp đồng, nếu họ đã có hành vi và chứng minh được hành vi đó là thuận theo lời chào hàng thì bên chào hàng phải chịu sự ràng buộc đối với chào hàng của mình và không thể thông báo hủy bỏ. Việc thông báo hủy bỏ có hiệu lực khi chào hàng tới tay người được chào hàng, mà ngừoi được chào hàng không có hành vi nào để thực hiện chào hàng đó23 . 3. Chấp nhận chào hàng có hiệu lực. 3.1 Khái niệm về chấp nhận chào hàng. Chấp nhận chào hàng la sự thể hiện ý chí đồng ý của người được chào hàng với những đề nghị của người chào hàng. Chấp nhận chào hàng sẽ có hiệu lực khi người chào hàng nhận biết được sự chấp nhận của người được chào hàng. Theo Điều 18 CISG, sự thể hiện ý chí đồng ý của người được chào hàng chỉ có giá trị pháp lý khi nó được thể hiện bằng lời tuyên bố hoặc bằng một hành vi biểu thị một sự đồng ý của mình đối với nội dung của chào hàng. Mặc dù bên được chào hàng không đưa ra một tuyên bố, nhưng trên thực tế đã đã có một hành vi cụ thể như là : gửi hàng, trả tiền, mua bảo hiểm hàng hóa, lập chứng từ thanh toán… thì đó được 22 Xem khoản 2 Điều 18 CISG. 23 Xem Vấn đề chào hàng, Giáo trình Luật thương mại quốc tế, Đại học luật HN, NXB CAND, 2012. Trang 247.
  • 28. 21 coi là đã có hành vi chấp nhận chào hàng. Bất cứ những hành vi cấu thành nên việc chấp nhận chào hàng đều sẽ là cơ sở đề ràng buộc họ đối với chào hàng đó. Đối với những chào hàng bằng lời nói thì phải được chấp nhận ngay thì mới có hiệu lực. Ở đây CISG muốn khẳng định việc thói quen của các bên đã được hình thành thì cần phải tôn trọng nhau, thúc đẩy sự thiện chí hợp tác. Vì khi đã là bạn hàng những quan hệ trước đó cũng đã được ghi nhận như những chứng từ quan trọng nên việc chấp nhận ngay khi một bên đưa ra đề nghị chào hàng bằng lời nói. Trừ trường hợp trong đề nghị chào hàng bằng lời nói đó đã ngăn chặn việc chấp nhận ngay lập tức, thì nó sẽ có hiệu lực khi bên được chào hàng chấp nhận vào một thời điểm khác. CISG cũng quy định rằng sự im lặng hoặc việc không có hành vi liên quan đến nội dung chào hàng thì sẽ không mặc nhiên được hiểu là đã chấp nhận. Sự im lặng không mặc nhiên thể hiện được bất cứ ý chí nào của các bên, bởi vậy nó không tự mình có hiệu lực hay ràng buộc bên nào cả. 3.2 Cách thức chấp nhận chào hàng. Theo khoản 2 Điều 18, châp nhận chào hàng chỉ có giá trị pháp lý khi nó được gửi tới tay người chào hàng. Và nó phải thỏa mãn các điều kiện sau. + Chấp nhận phải được gửi cho người chào hàng trong thời hạn đã ghi trong chào hàng hoặc trong thời gian hợp lý (khoản 2 Điều 18). Khoảng thời gian hợp lý chỉ có hiệu lực khi chào hàng không quy định một thời gian cụ thể. Thời gian hợp lý được dựa vào các yếu tố hoàn cảnh như : tốc độ của các phương tiện để giao dịch, hàng hóa có tính chất đặc biệt, thời vụ, thị trường… nói chung thời gian hợp lý cho phép bên chấp nhận và bên chào hàng đủ để hai bên thực hiện hợp đồng. Trên thực tế, các tình tiết trong giao dịch sẽ nói lên việc trả lời trong thời gian như thế nào là phù hợp cho cả hai bên và nó sẽ được bên kia chứng minh. Cách tính thời hạn để chấp nhận chào hàng được người chào hàng quy định trong điện tín hay thư được xác định bằng ngày ghi trên thư hoặc ngày bưu điện đóng dấu trên phong thư hoặc kể từ ngày bức điện được giao để gửi đi. Các ngày lễ, ngày nghỉ rơi vào khoảng thời gian được quy định chấp nhận chào hàng sẽ không được trừ khi tính thời hạn đó. Trừ trường hợp, thông báo chấp nhận được gửi đi nhưng không
  • 29. 22 thể đến địa chỉ người chào hàng vì ngày cuối cùng trong thời hạn là ngày nghỉ, thì thời hạn chấp nhận chào hàng được kéo dài tời ngày làm việc kế tiếp đầu tiên24 . Một chào hàng hay chấp nhận chào hàng tới được người nhận thì mới có hiệu lực - tới được người nhận khi : nếu bằng lời nói thì phải được nói với người chào hàng, nếu được giao bằng phương tiện khác thì chấp nhận chào hàng phải tới nơi địa chỉ của người chào hàng ( trụ sở thương mại, địa chỉ bưu chính, nơi thường trú). (Điều 24) + Chấp nhận chào hàng phải vô điều kiện ?. Theo khoản 1 điều 19 CISG thì những bổ sung, bớt đi hay các sửa đổi của việc chấp nhận chào hàng thì được coi là từ chối chào hàng và đồng thời nó cấu thành một chào hàng mới. Tuy nhiên, không phải bất cứ bổ sung, bớt đi hay sửa đổi nào cũng là từ chối chào hàng. Một số trường hợp mặc dù người được chào hàng không chấp nhận toàn bộ nội dung chào hàng, mà đưa ra một số điều kiện mới thì việc chấp nhận này có giá trị như chấp nhận vô điều kiện, khi những điều kiện mới đó không làm thay đổi nội dung cơ bản của chào hàng. Trừ khi người chào hàng phản đối bằng miệng ngay lập tức, sở dĩ CISG quy định việc phản đối bằng miệng ngay lập tức là do tính chất của việc truyền thông điệp bằng lời nói là nhanh nhất, và nó sẽ hạn chế việc đi sâu vào thực hiện hợp đồng của bên chấp nhận. Nội dung cơ bản của chào hàng là liên quan đến : điều kiện về giá, cách thức thanh toán, phẩm chất và số lượng hàng hóa, địa điểm và thời hạn giao hàng, phạm vi trách nhiệm đến các bên, việc giải quyết tranh chấp25 . Như vậy, theo Điều 19 thì những chấp nhận chào hàng có hiệu lực khi người được chào hàng chấp nhận toàn bộ chào hàng hoặc nếu có sửa đổi, bổ sung, bớt đi thì những yếu tố này không được làm ảnh hưởng đến nội dung cơ bản của hợp đồng như đã nêu trên. 4. Hủy bỏ chấp nhận chào hàng. Mặc dù chấp nhận chào hàng đã được gửi đi đúng theo quy định pháp luật, nhưng nó có thể bị thu hồi. Với điều kiện việc thông báo thu hồi đó phải tới trước hoặc cùng lúc với thông báo chấp nhận chào hàng (Điều 22). 24 Xem Điều 20 CISG 25 Xem khoản 3 Điều 19 CISG.
  • 30. 23 Quy định tại điều 22 CISG này, được áp dụng trong trường hợp mà trước đó người được chào hàng đã chấp nhận chào hàng và bày tỏ quan điểm chấp nhận đó bằng một thông báo chính thức. Nhưng sau đó đã thay đổi ý kiến của mình là không chấp nhận chào hàng và đã gửi thông báo hủy chấp nhận chào hàng mà họ đã gửi đi. CISG có quy định về việc chấp chào hàng có thể bằng một hành vi hoặc một tuyên bố (Điều 18 CISG). Nhưng Điều 22 chỉ đề cập đến việc hủy chấp nhận chào hàng bằng tuyên bố, còn vấn đề chấp nhận chào hàng bằng một hành vi thì làm thế nào để hủy bỏ nó? Vấn đề này CISG không có quy định rõ ràng, nhưng nhìn từ câu (b) khoản 2 Điều 16 thì chào hàng không thể bị hủy nếu một cách hợp lý người nhận coi chào hàng là không thể hủy được và hành động theo chiều hướng đó. Như vậy, liệu có trường hợp được áp dụng tương tự đối với việc chấp nhận chào hàng không ? Theo khoản 1 Điều 7 thì các bên phải ứng xử với nhau một cách thật thiện chí. Xét về yếu tố thiện chí thì hành vi thể hiện sự chấp nhận này nếu không gây ảnh hưởng đến việc thực hiện chào hàng của bên chào hàng thì nó có thể được rút bằng một thông báo kịp thời với một thời gian hợp lý. Tuy nhiên, cũng có thể trong trường hợp này áp dụng các nguyên tắc chung của pháp luật quốc tế hoặc giải quyết theo quy phạm xung đột như Khoản 2 điều 7 đã nêu trong trường hợp CISG không rõ ràng. 5. Thời điểm hợp đồng đƣợc ký kết. Hợp đồng được ký kết trực tiếp tại thời điểm hai bên đều có mặt và cùng kí vào hợp đồng thì ngay lập tức nó sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với các bên. Với điều kiện nội dung của hợp đồng và thẩm quyền phải hợp lý26 . Trong trường hợp ký kết hợp đồng giữa các bên vắng mặt – chào hàng, thì hợp đồng chính thức phát sinh hiệu lực khi có sự chấp nhận chào hàng theo quy định của Công ước (Điều 23). Khi hợp đồng đã phát sinh hiệu lực, thì các bên phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng, trong chào hàng trước đó. Việc chấp nhận chào hàng cũng giống như việc ký trực tiếp vào hợp đồng, vì bản thân hành vi này tự nó xác lập các ràng buộc của mỗi bên, nó là một sự đồng ý cho một bản dự thảo hợp đồng. 26 Về vấn đề thẩm quyền ký kết hợp đồng CISG không có quy định. Tuy nhiên, CISG đã để độ mở cho các vấn đề không được quy định rõ tại Công ước thì được phép sử dụng các quy định của tư pháp quốc tế.
  • 31. 24 II. NGHĨA VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA BÊN BÁN. Nghĩa vụ của người bán tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Khi hợp đồng không có quy định cụ thể về nghĩa vụ của người bán thì nghĩa vụ của người bán sẽ được xác định theo luật áp dụng cho hợp đồng theo sự lựa chọn của các bên hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Điều này có nghĩa là nghĩa vụ của người bán có thể được xác định căn cứ các quy định của Công ước27 . Theo quy định của Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì nghĩa vụ của người bán là : Giao hàng, giao chứng từ có liên quan đến hàng hóa và chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa. Các nghĩa vụ này phải thực hiện đúng theo quy định của hợp đồng và của Công ước này. 1. Nghĩa vụ giao hàng. Giao hàng được coi là nghĩa vụ cơ bản nhất của người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của người bán đều có liên quan đến và nhằm mục đích hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho người mua. Khi thực hiện nghĩa vụ giao hàng đúng đối tượng, đúng chất lượng tại địa điểm và theo thời gian giao hàng thỏa thuận trong hợp đồng. Với các đặc điểm của giao hàng thì ta có thể định nghĩa giao hàng như sau : Giao hàng là một hành vi vật lý mà người bán phải thực hiện để hoàn thành nghĩa vụ của mình được quy định trong hợp đồng và trong Công ước, nó được thể hiện qua việc bàn giao cho bên mua mọi thứ liên quan đến hàng hóa. 1.1 Giao hàng đúng địa điểm. 1.1.1 Giao hàng tại địa điểm trong hợp đồng. Sau khi đã ký kết hợp đồng hợp pháp – hợp đồng có hiệu lực, thì hai bên phải thực hiện những nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng. Về phần nghĩa vụ giao hàng của bên bán thì bên bán phải giao hàng cho bên mua đúng địa điểm mà đã chỉ rõ trong hợp đồng. Việc xác định địa điểm trong hợp đồng là việc làm tối thiểu phải có của hai bên và đặc biệt là bên bán. Tuy nhiên, có những trường hợp hai bên không thỏa thuận địa điểm giao hàng thì CISG cũng đã quy định rõ như sau : 1.1.2 Hợp đồng không quy định địa điểm giao hàng. 27 Giáo trình Pháp luật Kinh doanh quốc tế, Đại học Ngoại Thương HN, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2012, Trang 224.
  • 32. 25 + Trường hợp hợp đồng mua bán liên quan đến việc vận chuyển, nguyên tắc xác định nghĩa vụ giao hàng của người bán là giao hàng cho người chuyên chở đầu tiên để chuyển giao cho người mua (Mục a, ĐIều 31) Ở quy định này ta thấy việc chuyển giao hàng hóa cho người vận chuyển đầu tiên được người mua thuê. Nó có thể là bất cứ phương tiện nào không nhất thiết là một loại phương tiện xác định. Các hợp đồng mua bán hang hóa liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa nếu người bán được yêu cầu hoặc được ủy quyền gửi hàng hóa cho người mua. Ví dụ như hợp đồng gửi hàng thông qua các điều kiện của INCOTERM . Đó được xác định là hợp đồng mua bán hàng hóa có liên quan đến việc vận chuyển. Nếu hợp đồng có quy định về nghĩa vụ của người bán về việc đặt hàng dưới quyền định đoạt của người mua tại nơi đến. Giống như quy định về việc giao hàng theo điều kiện FOB, CIF – Incoterm 2010. Như vậy theo hợp đồng nghĩa vụ của người bán phải đặt hàng trên tàu tại cảng gửi hàng mà nơi đó có phương tiện đầu tiên của người mua. Đây là trường hợp mà người bán phải vận chuyển từ một điểm nội địa cho tới cảng bốc hàng, thì mới đảm bảo được hàng hóa dứoi quyền định đoạt của ngừoi vận chuyển. 1.1.3 Những trƣờng hợp đặc biệt. - Đối tượng mua bán hàng hóa là hàng đặc định, hàng đồng loại. Nếu tại thời điểm ký kết hợp đồng, các bên biết rằng hàng hóa đã được sản xuất tại một địa điểm cụ thể và hợp đồng không yêu cầu hay ủy quyền cho việc vận chuyển hàng hóa. Thì nghĩa vụ của người bán phải đặt hàng dưới sự định đoạt của bên mua tại địa điểm sản xuất đó, hay tại địa điểm mà người bán đã giới thiệu về sản phẩm đó. Trong trường hợp này cả hai bên phải biết về vị trí cụ thể của hàng hóa sẽ được lấy ra từ một kho nào đó, hay được được sản xuất tại một nơi cụ thể. Hai bên phải biết rằng hàng hóa đã tồn tại trên thực tế và có thể kiểm chứng luôn khi giao kết hợp đồng. Chính vì vậy mà địa điểm giao hàng chính là nơi mà hàng hóa được lấy ra từ nơi nguồn gốc của nó – ngay từ lúc giới thiệu về hàng hóa trước khi ký hợp đồng. - Trường hợp không quy định ở mục a, b Điều 31. (Không buộc giao hàng tại nơi nhất định)
  • 33. 26 Nghĩa vụ của người bán là đặt hàng dưới quyền định đoạt của người mua tại nơi người bán có trụ sở thương mại vào thời điểm giao kết hợp đồng. Nếu bên bán có hơn một trụ sở kinh doanh thì nó được xác định theo Điều 10 CISG. Mặc dù mục (c) là một quy định nhằm bổ sung cho những tình huống không được nêu trong mục (a), (b). Nó không có nghĩanlà quy định cho mọi trường hợp khác. Đặc biệt là khi các hợp đồng được giao kết tại trụ sở kinh doanh của người mua hoặc tại một số địa điểm khác mà không liên quan đến trụ sở, nơi cư trú của người bán. Chính vì vậy, việc đặt hàng tại trụ sở của người bán vào lúc giao kết hợp đồng là rất bất tiện trong thương mại hiện đại. Đối với việc giao kết hợp đồng vắng mặt – thông qua chào hàng. Thì quy định tại mục ( c ) không thể áp dụng vì nó. Mà trường hợp này người bán phải xác định vào các yếu tố liên quan của hợp đồng để có thể giao hàng tại địa điểm hợp lý nhất cho bên mua. Tuy nhiên, nếu chào hàng không quy định địa điểm giao hàng thì đó không phải là một chào hàng có hiệu lực theo khoản 3 Điều 19. Vì địa điểm giao hàng là một yếu tố cơ bản cấu thành nên nội dung của hợp đồng. - Hiểu thế nào là đặt dưới quyền định đoạt của người mua. Hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người mua khi người bán đã thực hiện nghĩa vụ cần thiết của mình để bảo đảm cho người mua quyền sở hữu hàng hóa đó. Thông thường, điều này sẽ bao gồm việc xác định các hàng hóa được giao và việc đưa ra tuyên bố nhằm cho phép người mua sở hữu hàng hóa đó. 1.2 Thời gian giao hàng 1.2.1 Giao hàng đúng thời hạn. Bên cạnh nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm, người bán phải có nghĩa vụ giao hàng theo đúng thời gian đã quy định trong hợp đồng. Nếu hợp đồng không quy định cụ thể về thời gian giao hàng thì người bán có nghĩa vụ giao hàng trong một thời gian hợp lý sau khi hợp đồng được ký kết. Điều 33 CISG có quy định về việc xác định thời gian giao hàng trong hợp đồng. Nếu hợp đồng có quy định rõ về thời gian thì đó là một sự chu đáo trong việc ký kết hợp đồng. Trong nhiều trường hợp hợp đồng đã bỏ qua vấn đề này. Tuy nhiên, CISG cũng đã đề cập đến yếu tố liên quan trong vấn đề về thời gian giao hàng. Khi không có quy rõ ràng trong hợp đồng thì có thể xác định bằng các yếu tố như khi đàm
  • 34. 27 phán, các cuộc trao đổi, giấy tờ liên quan, hành vi của bên kia để xác định thời gian hợp lý cho việc giao hàng28 . Cần chú ý đến các tình tiết mà có thể xác định rằng người mua là người có quyền ấn định thời gian giao hàng29 , vì nó được coi là một trong các yếu tố hợp pháp và có lợi cho người mua. Đây hẳn là một quy định rất có lợi cho người mua, vì nhiều lý do mà người mua đã cài nhiều yếu tố có thể chứng minh sau, để đảm bảo quyền cho mình về thời gian giao hàng. Chính vì thế mà người bán sẽ phải lệ thuộc vào người mua nếu hai bên không quy định rõ ràng về thời gian giao hàng. Từ điểu khoản này mà rủi ro cho bên bán cao lên rất nhiều, khi các bên không phải lúc nào cũng thiện chí hợp tác, mà quyền lợi mới là vấn đề quan tâm của các bên trong hợp đồng. Vấn đề xác định thời gian hợp lý, nó chỉ có thể được xác định một cách rõ ràng khi hai bên hợp tác thiện chí với nhau hoặc thông qua cơ quan tài phán quyết định cho mỗi vụ việc tranh chấp. Như vậy, để xác định một thời gian hợp lý để giao hàng không phải là việc của một bên nữa. Vì khi xác định thời gian của một bên không khách quan khi họ chỉ nhằm mục đích có lợi cho mình. Chính vì thế mà quyền lợi của bên kia có thể bị ảnh hưởng, và đương nhiên không ai có thể chấp nhận bị thiệt hại. Bởi vậy, quy định giao hàng trong một thời gian hợp lý tính từ thời điểm hợp đồng được giao kết ( Mục ( c ) Điều 33 là một quy định mở để cho Tòa án, trọng tài có cơ sở để đưa ra phán quyết với sự bế tắc của các bên khi không thể thỏa thuận, không đưa ra được những chứng cớ có liên quan. 1.2.2 Trong trƣờng hợp giao hàng trƣớc thời hạn: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 52 thì người mua có quyền chấp nhận hoặc từ chối việc giao hàng trước thời hạn quy định trong hợp đồng. Trên thực tế thì bên mua thường nhận hàng ngay khi có thể vì việc vận chuyển trong thương mại quốc tế luôn luôn có nhiều sự biến, nó không hề đảm bảo một cách chắc chắn hàng hóa sẽ đến đúng một thời hạn nhất định. Khi bên mua đã đồng ý nhận hàng trước thời hạn như vậy thì trong thời hạn chưa hết hạn giao hàng bên bán có thể giao hàng mới để thay cho hàng đã giao không phù hợp với hợp đồng, hoặc khắc phục sự không phù hợp của hàng đã giao. Với điều kiện việc khắc phục này không gây ra một phí tổn nào đối với người 28 Xem khoản 1 Điều 33. 29 Xem khoản 2 Điều 33.
  • 35. 28 mua30 . Trên thực tế quy định này làm cho việc giao hàng của người bán được trở nên nghiêm túc hơn, và cẩn trọng hơn vì mọi hành ci của bên này có thể dẫn tới những hậu quả gây tổn thất cho bên kia, vì việc giao hàng trước có thể gây ra sự chuẩn bị không tốt hoặc dẫn tới nhầm lẫn trong kinh doanh chính vì thế mà quyền đòi bồi thường của người mua được CISG cho phép. Khi chứng minh được thiệt hại hợp lý dựa trên cơ sở thực tế và dựa trên quy định của CISG thì đó là một khoản bồi thường mà bên bán phải chấp nhận. 1.3 Nghĩa vụ giao chứng từ kèm theo hàng hóa. Chứng từ của hàng hóa là một phần của hàng hóa, nó làm cho hàng hóa được trở nên hợp pháp, chính vì vậy việc chuyển giao giấy tờ đúng quy định của hợp đồng và của luật áp dụng được coi là một hành vi quan trọng trong nghĩa vụ của người bán. Việc giao chứng từ được thực hiện với các trách nhiệm như: 1.3.1 Giao đúng thời gian: Giao chứng từ đúng thời hạn cũng quan trọng như giao hàng đúng thời hạn. bởi lẽ, nếu đã giao hàng mà không giao chứng từ thì hàng hóa cũng không thể lưu thông trên thị trường. Chính vì vậy cũng phải quan trọng vấn đề về thời gian trong việc giao chứng từ hàng hóa cho bên mua đúng thời hạn đã quy định. Mặc dù hai việc giao hàng hóa và giao chứng từ là hai hành vi hoàn toàn độc lập. Tuy nhiên, hai hành vi này lại cùng chung một mục đích đó là làm cho hàng hóa được chuyển giao hoàn hảo cho bên mua và kể từ đó trách nhiệm của hàng hóa được chuyển về cho bên mua. 1.3.2 Giao đúng địa điểm: Chứng từ cũng là một dạng vật chất, chính vì thế nó cũng có thể bị phá hủy hay bị thất lạc. Bởi vậy, việc giao giấy tờ cũng phải thực hiện một cách nghiêm ngặt giống như việc giao hàng hóa. Nó được thể hiên qua cách người bán thể hiện qua các hành vi thực tế của mình. Và địa điểm giao hàng quan trọng như nào thì địa điểm giao chứng từ cũng quan trọng như vậy, trong trường hợp chứng từ giao sai địa chỉ thì việc nó mất mát hoàn toàn khó khắc phục hơn là việc giao sai địa điểm của hàng hóa. Vì sai địa điểm giao chứng từ có thể vĩnh viễn mất đi, còn hàng hóa giao sai địa điểm chỉ có thể là mất công vận chuyển và dẫn đến giao hàng chậm chễ. 1.3.3 Giao chứng từ đúng hình thức: 30 Xem điều 37, CISG : Giao hàng trước thời hạn.
  • 36. 29 Đúng hình thức là gì? Đó là việc giao chứng từ theo đúng thủ tục hai bên đã quy định: Ví dụ, giao chứng từ phải qua bưa tín, hay giao chứng từ phải giao tại trụ sở kinh doanh của người mua, giao cho người vận chuyển… Việc giao chứng từ ít khi được đề cập đến so với hàng hóa, nhưng tầm quan trọng của nó cũng không hề thua kém gì hàng hóa. Nó là một điều kiện của hàng hóa cho việc đúng phẩm chất, đúng chất lượng. Bởi vậy, việc thực hiện đúng theo thủ tục, đúng theo hình thức cũng là một phần thể hiện sự thiện chí của hai bên. 1.3.4 Trong trƣờng hợp giao chứng từ trƣớc thời hạn quy định. Khi chưa đến thời hạn giao chứng từ mà bên bán đã giao đầy đủ cho bên mua thì có ảnh hưởng gì đến việc kinh doanh của bên mua không? Theo CISG thì nếu việc làm này nếu gây thiệt hại cho bên mua thì đó là hành vi vi phạm và phải bồi thường. Xét cho cùng thì quy định này làm hạn chế việc cố tình xử sự xấu của bên bán, nếu không có sự ràng buộc vào hành vi của mình thì bên bán có thể gây ra sự chuẩn bị không tốt của bên mua và dẫn tới họ sẽ mất những chi phí không đáng có. Hơn nữa, nó cũng nói lên sự kỹ lưỡng và thiện chí của bên bán cần phải có khi thực hiện hành vi của mình. Trong trường hợp này bên mua phải chứng minh được hành vi của bên bán gây thiệt hại cho mình, nếu hành vi của bên mua là do sự thiếu cẩn trọng thì đó cũng rât khó để được dẫn chiếu theo điều khoản này. Vì tinh thần của Công ước đề cao tính thiện chí của hai bên. 1.4 Giao hàng đúng chất lƣợng, đúng đối tƣợng và đúng số lƣợng. 1.4.1 Giao hàng đúng đối tƣợng và đúng chất lƣợng. Đối tượng và chất lượng hàng hóa là những nội dung quan trọng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Người bán phải thực hiện giao hàng đúng đối tượng và chất lượng theo thỏa thuận và theo quy định của Công ước. Trong việc giao nhận hàng hóa, vấn đề xác minh hàng hóa có phù hợp với hợp đồng về đối tượng và chất lượng hay không có ý nghĩa rất quan trọng. Về nguyên tắc, phải căn cứ nội dung cụ thể của hợp đồng để xác định vấn đề này. Trong trường hợp không thể xác định được theo hợp đồng thì căn cứ vào quy định của pháp luật – đó là theo CISG. Điều 35 Công ước Viên 1980 quy định nếu hợp đồng không quy định cụ thể về phẩm chất hàng hóa thì hàng hóa không được coi là đủ quy cách phẩm chất khi: Hàng không thích hợp cho mục đích sử dụng mà các hàng hóa cùng loại vẫn thường đáp ứng hoặc;
  • 37. 30 Hàng không thích hợp với bất cư mục đích nào mà người bán đã cho người mua biết một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào lúc kí kết hợp đồng hoăc; Hàng hóa không phù hợp với các tính chất của hàng mẫu (trong trường hợp bán hàng theo mẫu) mà người bán đã cung cấp cho người mua hoặc; Hàng không được đóng trong bao bì theo cách thông thường để bảo vệ hàng hóa. Việc xác định về mục đích sử dụng của mặt hàng cùng loại trên thị trường thường thì không hề dễ dàng vì mỗi mặt hàng lại có những đặc tính khác biệt và nó có thể phù hợp với thị trường này nhưng lại không phù hợp với thị trường khác, việc chọn mặt hàng nào để dẫn chiếu cũng là sự tranh cãi của các bên. Chính từ sự phức tạp, khó khăn trong việc xác định chất lượng hàng hóa nên trong thực tiễn điều khoản này thường xảy ra tranh chấp. Để hạn chế các tranh chấp có thể xảy ra các bên trong hợp đồng cần lưu ý thỏa thuận và phải ghi rõ trong hợp đồng về: + Phương pháp xác định chất lượng như: mô tả chất lượng; dẫn chiếu đến hàng hóa lưu thông trên thị trường hoặc theo một mẫu hàng; + Các phương pháp, phương tiện thiết bị, tiêu chuẩn để xác định chất lượng hàng hóa; + Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa do cơ quan nào cấp, thẩm quyền của cơ quan cấp giấy, giá trị pháp lý của giấy chứng nhận chất lượng đó; + Biên bản và thời hạn giám định chất lượng hàng hóa không thể chậm trễ hơn thời hạn cho phép trong hợp đồng ; biên bản giám định phải do cơ quan có thẩm quyền do pháp luật quy định hoặc được các bên thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng, nếu không khi tranh chấp xảy ra thì sẽ lại gây tranh cãi một vấn đề nữa và đương nhiên bên kia sẽ không chấp nhận biên bản giám định đó31 . Khi việc giao hàng của bên bán có một phần hàng không phù hợp với hợp đồng thì người bán sẽ phải chịu các biện pháp xử lý của người mua được quy định trong điều 46 đến điều 50 của Công ước Viên 1980 – giao hàng thay thế, hủy hợp 31 Xem Nguyễn Ngọc Lâm, Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế. Nhận dạng tranh châp, biện pháp ngăn ngừa và phương pháp giải quyết, NXB Chính trị quốc gia, 2010, trang 60, tranh chấp về chất lượng hàng hóa trong hợp đồng.
  • 38. 31 đồng, giảm giá hàng hóa đối với phần hàng không phù hợp với hợp đồng (Điều 51 CISG)32 . Thời gian và địa điểm kiểm tra phẩm chất hàng hóa có thể được quy định trong hợp đồng. Nếu hợp đồng không quy định thì người mua phải kiểm tra hàng hóa và đảm bảo sự kiểm tra hàng hóa trong một thời gian ngắn nhất mà thực tế có thể làm được33 . Thời gian hợp lý là tùy theo từng loại hàng hóa hoặc nó được xác định theo tập quán, thói quen của các bên. Địa điểm kiểm tra phẩm chất hàng hóa có thể được quy định khác nhau khi dựa vào các yếu tố khác nhau trong hợp đồng. Trong trường hợp hợp đồng có quy định về việc chuyên chở hàng hóa, thì việc kiểm tra hàng hóa có thể dời lại đến lúc hàng tới nơi đến34 . Nếu địa điểm đến của hàng bị thay đổi trong thời gian đang trên đường vận chuyển hoặc hàng được người mua gửi đi tiếp và khi đó người mua không có khả năng hợp lý để kiểm tra hàng hóa, còn người bán đã biết hay đáng lẽ phải biết khi giao kết hợp đồng về khả năng đổi lộ trình hay gửi tiếp đi, thì việc kiểm tra hàng được dời đến khi hàng tới nơi đến mới35 . Trong những trường hợp bên bán giao hàng cho người chuyên chở nhưng mặt hàng đó không được quy định chi tiết với mục đích của hợp đồng bằng cách ghi ký hiệu trên hàng hóa, bằng các chứng từ chuyên chở hay bằng một cách nào đó, thì người bán phải có nghĩa vụ thông báo những thay đổi, những chỉ dẫn về hàng hóa đã gửi kèm theo cho người mua biết để họ có thể kiểm tra hàng hóa tốt nhất (Điều 32 CISG). Nếu hiểu theo trách nhiệm của người tham gia giao dịch thì việc làm gây có lợi ích cho cả hai bên về mặt giao dịch thì luôn được coi trọng và nó làm tăng thêm gắn bó trong quan hệ thương mại. Những trách nhiệm như cung cấp giấy tờ để bảo hiểm cho hàng hóa hay chuẩn bị, thu xếp cách tốt nhất có thể để bên mua vận chuyển hàng hóa trong trường hợp hợp đồng không quy định , thì đó là những hành động tối thiểu cần phải có trong quan hệ đối tác và CISG cũng đã quy định chi tiết đó là nghĩa vụ phải có36 . 1.4.2 Giao hàng đúng số lƣợng. 32 Xem Chương II Phần V: Biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng trong báo cáo này. 33 Xem khoản 1 ĐIều 38 CISG. 34 Xem Khoản 2 Điều 38 CISG. 35 Xem Khoản 3 Điều 38 CISG. 36 Xem khoản 2 và khoản 3 Điều 32 CISG.