SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  10
BỘ GIÁO VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG
TIỂU LUẬN
Môn học: NHẬP MÔN TIN HỌC
Đề tài : Tìm hiểu về
Lớp: DH14DT
Nhóm: 1
Giảng viên hướng dẫn: Võ Tấn Linh
Sinh viên thực hiện: Lê Văn Tuy MSSV:
Nguyễn Văn Thức MSSV:
Nguyễn Đức Nhân MSSV:
Nguyễn Lê Lan Vi MSSV:
Trịnh Thị Ngọc Tuyền MSSV:
Nguyễn Thị Thu Thy MSSV:
Thành phố Hồ Chí Minh thánh 11 năm 2014
LINUX LÀ GÌ?
Linux là hệ điều hành miễn phí được xây dựng từ hệ điều hành Unix. Nó được phát triển bởi Linus
Torvalds, một sinh viên của trường Đại học Hensinki. Linus chỉ chịu trách nhiệm tạo ra hệ thống
kernel. Kernel là phần lõi của hệ điều hành, nó chịu trách nhiệm thực hiện các tác vụ của hệ thống.
Linux bây giờ như một tập các phần mềm mà trong đó bao gồm kernel và các thành phần khác để
nó trở thành một hệ điều hành hoàn chỉnh. Một trong những nguyên nhân làm cho Linux được
nhiều người biết đến là nó được cung cấp miễn phí với mã nguồn mở.
Hình vẽ 1 dưới đây cho thấy cấu trúc của hệ điều hành Unix. Hình vẽ cho thấy hệ điều hành
Linux được chia thành 2 cấp: User Level (cấp người sử dụng) và Kernel Level (cấp lõi).
 Kernel là cấp đặc quyền, ở đây không có giới hạn nào đối với kernel của hệ thống. Kernel có
thể sử dụng tất cả các lệnh của vi xử lý, điều khiển toàn bộ bộ nhớ và truyền thông trực tiếp đến tất
cả các thiết bị ngoại vi.
 User là cấp không có đặc quyền, tất cả các chương trình của người sử dụng phải hoạt động ở
cấp này. Ở đây các tiến trình không thể thực hiện tất cả các lệnh của vi xử lý, không thể truy cập
trực tiếp vào hệ thống phần cứng và nó chỉ được quyền sử dụng không gian nhớ đã được cấp phát.
Các tiến trình ở đây chỉ có thể thực hiện các thao tác trong môi trường của riêng nó mà không làm
ảnh hưởng đến các tiến trình khác và nó có thể bị ngắt bất cứ lúc nào. Các tiến trình hoạt động trong
User Level không thể truy cập trực tiếp tài nguyên của hệ thống mà nó phải thông qua giao diện lời
gọi hệ thống (System call Interface). Một lời gọi hệ thống là một yêu cầu được gởi từ tiến trình của
chương trình người sử dụng đến Kernel, Kernel sẽ xử lý yêu cầu trong chế độ kernel sau đó trả kết
quả về lại cho tiến trình để tiến trình tiếp tục thực hiện.
HARDWARE
Hardware Control
Character Block
Buffer Cache
File Subsystem Inter Processor
Communication
Memory
Management
Scheduler
Process
Control
Subsystem
System Call Interface
Libraries
User Programs
Device Drivers
User Level
Kernel Level
Kernel Level
Hardware Level
Trap
Cấu trúc của hệ điều hành Linux
LỊCH SỬ CỦA LINUX
- Ngày 5/4/1991, Linus Torvalds, chàng sinh viên 21 tuổi của trường Đại học Helsinki, Phần Lan đã
bắt tay vào viết những dòng lệnh đầu tiên của Linux.
Linus Torvalds, “cha đẻ” của Linux
- Tháng 8/1991, Torvalds gửi đi thông điệp đã trở thành nổi tiếng sau này về sự ra đời của Linux:
“Tôi đang làm một hệ điều hành miễn phí (chỉ làm theo sở thích, và sẽ không lớn và chuyên
nghiệp)”. Ngay chính Torvalds cũng không ngờ đến sự thành công của Linux như ngày hôm nay.
- Tháng 9/1991, phiên bản Linux 0.01, phiên bản Linux đầu tiên được Torvalds công bố, với 10.239
dòng lệnh. Phiên bản 0.02 được ra mắt 1 tháng sau đó.
- Năm 1992, Torvals đã có một quyết định được cho là đúng đắn khi phát hành Linux dưới dạng mã
nguồn mở của giấy phép GPL, cho phép tất cả mọi người có quyền download về để xem mã nguồn
để cung chung tay phát triển. Đây được xem là quyết định đã giúp Linux có được sự phổ biến như
ngày nay.
- Năm 1993, Slackware, hệ điều hành đầu tiên phát triển dựa trên mã nguồn Linux được ra đời.
Slackware là một trong những hệ điều hành Linux đầu tiên và có tuổi đời lâu nhất hiện nay. Phiên
bản mới nhất của Slackware được công bố vào tháng 5/2010.
Slackware, hệ điều hành đầu tiên được ra mắt dựa trên nền tảng Linux
 Ngày 14/3/1994, sau 3 năm làm việc miệt mài, Torvalds cho ra mắt phiên bản hoàn thiện đầu
tiên, Linux 1.0 với 176.250 dòng lệnh. 1 năm sau đó, phiên bản 1.2 ra mắt với 310.950 dòng
lệnh.
 Ngày 3/11/1994, Red Hat Linux, phiên bản 1.0 được giới thiệu. Đây là một trong những hệ điều
hành được thương mại hóa đầu tiên dựa trên Linux.
 Năm 1996, Linus Torvalds ghé thăm công viên hải dương học, tại đây, ông đã quyết định sử
dụng hình ảnh chú chim cánh cụt để làm biểu tượng chính thức của Linux.
Chú chim cánh cụt là biểu tương quen thuộc của Linux
 Năm 1998, Linux bắt đầu được các “ông lớn” công nghệ quan tâm và đầu tư để phát triển. Nổi
bật trong số đó là IBM. Công ty này đã đầu tư hàng tỉ USD để phát triển các dịch vụ và phần
mềm trên nền tảng Linux, với đội ngũ nhân viên phát triển hơn 300 người. Ngoài IBM, Compaq
và Oracle cũng bắt đầu đầu tư và phát triển Linux.
 Năm 2005, Linus Torvalds được xuất hiện trên trang bìa của tạp chí về kinh tế BusinessWeek,
với câu chuyện về sự thành công của hệ điều hành Linux.
 Năm 2007, hàng loạt hãng sản xuất máy tính lớn như HP, ASUS, Dell, Lenovo bắt đầu bán ra
các sản phẩm laptop được cài đặt sẵn Linux.
 Tính đến thời điểm hiện tại, Linux đã có rất nhiều biến thể và phiên bản khác nhau, được xây
dựng và phát triển riêng biệt bởi các công ty phần mềm và các cá nhân. Nổi bật trong số đó
chính là hệ điều hành di động Android của Google, hiện là một trong những hệ điều hành thông
dụng nhất hiện nay.
Android, một trong những hệ điều hành thành công nhất phát triển trên nền tảng Linux
 Đến tháng 1/2009, số người dùng Linux trên toàn cầu đạt mốc 10 triệu người.
 Hiện nay, sau 20 năm tồn tại và phát triển, Linux được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, trên
các máy tính cá nhân, các máy chủ, đến các thiết bị di động, máy nghe nhạc, máy tính bảng, các
máy ATM và thậm chí trên cả các siêu máy tính…
 Từ phiên bản đầu tiên với hơn 10 ngàn dòng lệnh, ngày 14/3/2011, sau 20 năm tồn tại và phát
triển, nền tảng Linux 2.6.38 được phát hành, với 14.294.493 dòng lệnh, đánh dấu một chặng
đường tồn tại và phát triển lâu dài của Linux.
 Ngày nay, Linux được xem là biểu tượng của sự chia sẻ cộng đồng, được phát triển bởi cộng
đồng và được ủng hộ vì hoàn toàn miễn phí. Linux được xem là sự đối địch của Windows
(Microsoft), bởi nhiều người cho rằng, với Microsoft tất cả chỉ có lợi nhuận.
ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX
ƯU ĐIỂM:
 Miễn phí (Free): Linux là một hệ điều hành được cung cấp miễn phí trên Internet, chúng ta
không phải trả bất kỳ một chi phí nào cho việc download nó. Linux được cung cấp cùng với các
phần mềm chạy trên nó.
 Mã nguồn mở (Open Source): Điều này có nghĩa người sử dụng không chỉ sử dụng hệ điều hành
và thực hiện các chương trình mà còn có thể xem và sửa đổi mã nguồn của nó, để phát triển nó
theo từng mục đích cụ thể của người sử dụng.
 Yêu cầu phần cứng (Hardware): Linux có thể chạy trên hầu hết các phần cứng hiện có, nó có thể
hoạt động trên các vi xử lý: 386, 486, Pentium MMX, Pentium II, Sparc, Dec Alpha hoặc
Motorola 68000.
 Đa tác vụ (Multi-Tasking): Linux là hệ điều hành đa tác vụ, tức là một người sử dụng có thể chạy
nhiều chương trình tại cùng một thời điểm. Mỗi tác vụ là một tiến trình. Theo cách này người sử
dụng không cần phải đợi cho một tiến trình kế thúc hợp lệ để khởi động một tiến trình khác.
 Đa người sử dụng (Multi-User): Điều này có nghĩa có nhiều hơn một người sử dụng có thể sử
dụng hệ thống tại cùng một thời điểm. Khái niệm multi user xuất phát trực tiếp từ khía cạnh
multi-tasking. Hệ thống có thể điều khiển nhiều hơn một người sử dụng tại cùng một thời điểm
giống như cách mà nó điều khiển nhiều hơn một công việc.
 Hỗ trợ đa vi xử lý (Multi Processor Support): Linux có thể điều hành các hệ thống máy tính có
nhiều hơn một vi xử lý.
 Máy chủ web (Web Server): Linux có thể được sử dụng để chạy như là một web server, và đáp
ứng các giao thức ứng dụng như là HTTP hoặc FTP.
 Hỗ trợ mạng TCP/IP (TCP/IP Networking Support): Hỗ trợ mạng TCP/IP được xây dựng trong
chính kernel của Linux. Linux một trong các hệ điều hành mạng tốt nhất. Nó bao gồm các
chương trình như là: Telnet, Ftp, Rlogin, Rsh và nhiều chương trình khác.
 Hỗ trợ lập trình (Programming Support): Linux cung cấp hỗ trợ lập trình cho Fortran, C, C++,
Tcl/Tk, Perl và nhiều ngôn ngữ lập trình khác.
 Độ an toàn cao (High Level Security): Một trong những thuận lợi chính của Linux đó là nó cung
cấp một sự an toàn cao cấp bằng cách sử dụng sự xác thực người sử dụng. Nó cũng lưu trữ
password trong dạng thức được mã hoá, password một khi đã được mã hoá thì không thể giải mã.
Linux cũng bao gồm hệ thống file an toàn, nó được mở rộng từ hệ thống file đang tồn tại.
NHƯỢC ĐIỂM:
 Người dùng phải thành thạo.
Trình tự cài đặt tự động, giao diện thân thiện với người dùng chỉ giảm nhẹ phần nào sự phức
tạm trong quá trình cài đặt phần mềm, tinh chỉnh màn hình, card âm thanh, card mạng, . . . Đôi
khi những công việc này bắt buộc bạn phải thao tác từ những dòng lệnh cực kỳ "bí hiểm", nhàm
chán và rất dễ nhầm lẫn (Trong khi HĐH Windows thì chỉ cần theo thông báo rồi Next. . .next .
. . I gree . . . next ,. . . . Finish là xong).
Để cài đặt thành công, đôi khi bạn phải bỏ ra rất nhiều thời gian để tham khảo và nghiêng cứu
tài liệu.
 Phần cứng ít được hỗ trợ.
Tuy đã cố gắng rất nhiều, nhưng bộ Linux của họ vẫn chưa có đủ trình điều khiển cho tất cả các
thiết bị phần cứng có trên thị trường.
 Phần mềm ứng dụng chưa tinh xảo.
Các phần mềm ứng dụng trên Linux rất sẵn và không mất tiền, nhưng đa số không tiện dụng,
không phong phú. Nhiều phần mềm ứng dụng thiếu các chức năng thông dụng, đặc trưng mà
người dùng đã quen với Microsofr Office.
 Thiếu chuẩn hóa.
Do Linux toàn miễn phí nên bất cứ ai thích đều có thể tự mình đóng gói, phân phối theo các của
mình.
Có hàng chục nhà phân phối khácnhau trên thị truờng, người dùng trước khi cài đặt thường phải
tự mình so sánh để tìm ra sản phẩm thích hợp.
 Chính sách hỗ trợ khách hàng thiếu nhất quán và tốn kém.
Mặc dù không phải trả bản quyền, nhưng người dùng vẫn phải trả phi cho mỗi thắc mắc cần
được giải đáp từ nhà phân phối, cho dù đó chỉ là gọi qua điện thoại.
SO SÁNH GIỮA HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX VÀ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS
Linux Windows
1. Ưu điểm: Tốc độ nhanh, không đòi hỏi
cấu hình máy cao
Giao diện 3D đẹp mắt, chuyển
đổi nhanh giữa các cửa sổ, tính
năng search mạnh
2. Nhược điểm: Giao diện đơn giản do đã lược
bớt để tối ưu hóa, không có
chức năng “plug and play”
Việc nhiều chương trình hiện
vẫn chưa tương thích với một
số phiên bản Windows là một
nguyên nhân khiến nhiều người
dùng không muốn sử dụng
3. Giá cả: Miễn phí 199.99$ cho phiên bản
Windows 8.1 mới nhất
4. Audio Có đầy đủ các tính năng: chơi
nhạc , rip nhạc bằng Sound
Juicer, Rhythmbox thực hiện
chức năng tổ chức và nghe
Internet radio, Serpentine để
burn CD và Sound Recorder để
ghi âm)
Tốt hơn Linux. Phiên bản
Windows Media Player mới
cho phép bạn ripCD, mua các
bản nhạc mới và liên kết tới 1
Mp3 player
5. Video & Image F-spot phục vụ việc sao ảnh từ
máy ảnh và tổ chức thành
album. Tính năng xem video
của Totem Movie Video được
đánh giá cao
Windows Media Center cho
phép bạn duyệt ảnh, xem
slideshow, chơi DVD, xem và
ghi TV từ web, download phim
và xem video gia đình.
6. Làm việc Open Office hiện được đánh
giá rất tốt và hoàn toàn miễn
phí
Bạn sẽ mất 588 $ để mua
Windows Vista Business có
phần mềm fax. Microsoft
Office có giá 608 $
7. Lỗi hệ điều hành Không có Microsoft thông báo là Vista là
bản Win hoàn chỉnh nhất
nhưng người sử dụng vẫn phàn
nàn rất nhiều
8. Khả năng chống virus Ít và hầu như không bị ảnh
hưởng của Virus. Phần mềm
Aegis Virus Scanner tích hợp
sẵn có thể chạy ở chế độ nền
Bạn cần phải mua một vài phần
mềm chống virus.
CÁC PHIÊN BẢN LINUX PHỔ BIẾN
1. Ubuntu
Không có gì phải ngạc nhiên khi Ubuntu là bản phân phối Linux phổ biến nhất. Với hơn 2.200
lượt xem mỗi ngày trên distrowatch.com, vượt xa con số 1.400 lượt của Fedora, bản phân phối được
xếp ở vị trí thứ hai.
Ubuntu là một đứa con sinh sau đẻ muộn của họ hàng Linux, bản phát hành đầu tiên của Ubuntu
là vào 20/10/2004, nhưng sự phát triển vượt bậc đã đưa nó đến vị trí hàng đầu kể từ năm 2007.
Được thành lập bởi tỉ phú người Nam Phi Mark Shuttleworth, Canonical, công ty phát hành
Ubuntu, nhiều năm qua đã vận chuyển CD Ubuntu tới tận tay người dùng quan tâm đến hệ điều
hành mã nguồn mở này trên toàn thế giới. Việc làm đó đã thúc đẩy nhanh chóng sự phổ biến của
Ubuntu.
Ubuntu dựa trên Debian và bao gồm các ứng dụng nổi tiếng như Firefox và OpenOffice.org.
Ubuntu được phát hành đều đặn 6 tháng một lần, với phiên bản hỗ trợ lâu dài (LTS) sẽ được hỗ trợ
và cập nhật trong 3 đến 5 năm.
Ubuntu cũng có các biến thể riêng của mình nhằm vào các mục tiêu khác nhau. Kubuntu và
Xubuntu, sử dụng KDE và Xfce như là môi trường desktop thay cho hệ thống GNOME mặc định
được sử dụng bởi Ubuntu; Edubuntu, một dự án con và là phần bổ sung cho Ubuntu, được thiết kế
cho môi trường học tập và sử dụng ở nhà; Ubuntu JeOS (phát âm "ju:s"), một phiên bản khác của
Ubuntu, thiết kế cho các máy ảo.
Có thể cài Ubuntu ngay trên Windows thông qua Wubi.
2. Fedora
Fedora là một phiên bản miễn phí của Red Hat trong khi Red Hat Enterprise Linux (RHEL) đã
trở thành phiên bản thương mại kể từ năm 2003. Do quan hệ khăng khít này, Fedora đặc biệt mạnh
về các tính năng dành cho doanh nghiệp, và thường được cung cấp trước mỗi phiên bản mới của
RHEL.
Fedora cũng có chu kì phát hành 6 tháng một lần với các tính năng bảo mật tuyệt vời. Các cải
tiến trong những năm qua và sự phổ biến ngày càng tăng làm cho Fedora trở thành một sự lựa chọn
tốt cho người dùng.
3. Linux Mint
Đây cũng là một bản phân phối non trẻ khác của Linux, Linux Mint mới chỉ được phát hành từ
năm 2006.
Linux Mint dựa trên bản phân phối Ubuntu, thêm vào các chủ đề riêng, các bộ ứng dụng độc
đáo và đặc biệt mạnh về đồ hoạ. Nó sử dụng môi trường desktop mintDesktop, mintInstall để thuận
tiện trong cài đặt ứng dụng và mintMenu giúp điều hướng dễ dàng.
Mint nổi tiếng dễ dùng, thích hợp cho người mới bắt đầu sử dụng Linux. Nó cũng bao gồm một
số codec đa phương tiện độc quyền, thường vắng mặt trong các phân phối lớn hơn, do đó nâng cao
khả năng tương thích phần cứng. Linux Mint không có một lịch trình phát hành cố định, nhưng
thường là một phiên bản mới sẽ có mặt ngay sau mỗi bản phát hành ổn định của Ubuntu.
4. openSUSE
Bản phân phối này giử vị trí cao trên Distrowatch, đồng thời là nền tảng cho Novell SUSE
Linux Enterprise Desktop và SUSE Linux Enterprise Server.
Gói tiện ích quản lí YaST của openSUSE được đánh giá là một trong những công cụ tốt nhất.
Phiên bản đóng gói của bản phân phối này đi kèm với các tài liệu in hữu ích mà bạn không thể tìm
thấy ở bất kì bản Linux nào khác. openSUSE cũng được đánh giá có độ khó dùng ở mức trung bình.
5. PCLinuxOS
Thay vì GNOME, PCLinuxOS sử dụng KDE làm môi trường desktop. Về cơ bản, PCLinuxOS
là một phiên bản gọn nhẹ của Mandriva. Bản phân phối này hỗ trợ tốt các trình điều khiển đồ hoạ,
bổ sung trình duyệt và các code đa phương tiện.
PCLinuxOS có thể là một sự lựa chọn tốt cho người tập làm quen với Linux. Chu kì phát hành
của bản phân phối này không ổn định và cũng không có phiên bản dành cho hệ thống 64 bit.
6. Debian
Có mặt từ năm 1993, bản phân phối "cổ xưa" này được đánh giá là bản Linux tốt nhất được thử
nghiệm. Dù là nền tảng của bản phân phối thân thiện Ubuntu, nhưng Debian dường như thích hợp
hơn với người dùng có kinh nghiệm. Debian sử dụng các thành phần mã nguồn mở, đó là điều tốt,
tuy nhiên sẽ gặp khó khăn trong việc tương thích với các thành phần độc quyền, chẳng hạn như
trình điều khiển mạng không dây.
Debian có chu kì phát hành tương đối chậm, khoảng từ 1 đến 3 năm cho một bản ổn định.
7. Mandriva
Trước đây được biết đến với tên gọi Mandrake, Mandriva trứ danh về
kho phần mềm tiên tiến của mình, bộ quản lí xuất sắc và phiên bản 64 bit. Nó cũng có bước đi quan
trọng đầu tiên trong việc hỗ trợ Netbook. Tuy nhiên, gần đây có nhiều tranh cãi về Mandriva, kết
quả là nó đã được cấu trúc lại, có khả năng những phiên bản với chức năng đầy đủ sẽ không còn
dành cho cộng đồng.
8. Sabayon/Gentoo
Sabayon là phiên bản Live CD của Gentoo, được biết đến với khả năng cho phép người dùng tối
ưu mạnh mẽ các thành phần. Cả hai được coi là bản phân phối tiên tiến dành cho người dùng đã có
kinh nghiệm với Linux.
9. Arch Linux cùng với Slackware
Arch là bản phân phối nhắm vào người dùng có kinh nghiệm, quan tâm đến việc tinh chỉnh và
tối ưu hoá hệ thống của họ. Dù không nằm trong top 10, nhưng Slackware có định hướng tương tự
dành cho người dùng đã quen với Linux.
10. Puppy Linux
Dù là một bản phân phối khá nhỏ, nhưng Puppy Linux dành được nhiều sự quan tâm của người
sử dụng. Chính sự nhỏ gọn lại lí tưởng cho các phần cứng cũ và tài nguyên nghèo nàn. Trong điều
kiện như vậy, Puppy vẫn đầy đủ các tính năng, bao gồm nhiều cấu hình và các trình thuật sĩ cài đặt
ứng dụng. Toàn bộ hệ điều hành đủ nhỏ để chạy trực tiếp từ bộ nhớ RAM của hệ thống, do đó, các
ứng dụng khởi động một cách nhanh chóng và đáp ứng ngay lập tức.
LINUX CÓ THỂ THAY THẾ ĐƯỢC WINDOWS?

Contenu connexe

Tendances

Slide he dieu hanh
Slide he dieu hanhSlide he dieu hanh
Slide he dieu hanhPhan Duy
 
[Báo cáo] Bài tập lớn Ngôn ngữ lập trình: Quản lý thư viện
[Báo cáo] Bài tập lớn Ngôn ngữ lập trình: Quản lý thư viện[Báo cáo] Bài tập lớn Ngôn ngữ lập trình: Quản lý thư viện
[Báo cáo] Bài tập lớn Ngôn ngữ lập trình: Quản lý thư việnThe Nguyen Manh
 
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tinGiáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tinVõ Phúc
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ỨNG DỤNG CHO HỆ ĐIỀU HÀNH iOS
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ỨNG DỤNG CHO HỆ ĐIỀU HÀNH iOSNGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ỨNG DỤNG CHO HỆ ĐIỀU HÀNH iOS
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ỨNG DỤNG CHO HỆ ĐIỀU HÀNH iOSVàng Cao Thanh
 
Báo cáo kĩ thuật phần mềm và ứng dụng
Báo cáo kĩ thuật phần mềm và ứng dụngBáo cáo kĩ thuật phần mềm và ứng dụng
Báo cáo kĩ thuật phần mềm và ứng dụngVượng Đặng
 
Hướng dẫn sử dụng phần mềm packet tracer
Hướng dẫn sử dụng phần mềm packet tracerHướng dẫn sử dụng phần mềm packet tracer
Hướng dẫn sử dụng phần mềm packet tracerBình Tân Phú
 
Bài 10: Khái niệm về hệ điều hành
Bài 10: Khái niệm về hệ điều hànhBài 10: Khái niệm về hệ điều hành
Bài 10: Khái niệm về hệ điều hànhChâu Trần
 
Báo cáo phân tích thiết kế mạng
Báo cáo phân tích thiết kế mạngBáo cáo phân tích thiết kế mạng
Báo cáo phân tích thiết kế mạngjackjohn45
 
Cach su dung Ubuntu
Cach su dung UbuntuCach su dung Ubuntu
Cach su dung UbuntuKien Ma
 
Báo cáo tiểu luận hệ thống tên miền dns - học viện bưu chính viễn thông
Báo cáo tiểu luận   hệ thống tên miền dns - học viện bưu chính viễn thôngBáo cáo tiểu luận   hệ thống tên miền dns - học viện bưu chính viễn thông
Báo cáo tiểu luận hệ thống tên miền dns - học viện bưu chính viễn thônghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng công nghệ phần mềm PTIT
Bài giảng công nghệ phần mềm PTITBài giảng công nghệ phần mềm PTIT
Bài giảng công nghệ phần mềm PTITNguynMinh294
 
đinh tuyến tĩnh và định tuyến động
đinh tuyến tĩnh và định tuyến độngđinh tuyến tĩnh và định tuyến động
đinh tuyến tĩnh và định tuyến độngnguyenhoangbao
 
Giáo trình mạng máy tính PTIT
Giáo trình mạng máy tính PTITGiáo trình mạng máy tính PTIT
Giáo trình mạng máy tính PTITNguynMinh294
 
Chuẩn hóa lược đồ quan hệ
Chuẩn hóa lược đồ quan hệChuẩn hóa lược đồ quan hệ
Chuẩn hóa lược đồ quan hệHưởng Nguyễn
 

Tendances (20)

Slide he dieu hanh
Slide he dieu hanhSlide he dieu hanh
Slide he dieu hanh
 
[Báo cáo] Bài tập lớn Ngôn ngữ lập trình: Quản lý thư viện
[Báo cáo] Bài tập lớn Ngôn ngữ lập trình: Quản lý thư viện[Báo cáo] Bài tập lớn Ngôn ngữ lập trình: Quản lý thư viện
[Báo cáo] Bài tập lớn Ngôn ngữ lập trình: Quản lý thư viện
 
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tinGiáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ỨNG DỤNG CHO HỆ ĐIỀU HÀNH iOS
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ỨNG DỤNG CHO HỆ ĐIỀU HÀNH iOSNGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ỨNG DỤNG CHO HỆ ĐIỀU HÀNH iOS
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ỨNG DỤNG CHO HỆ ĐIỀU HÀNH iOS
 
Báo cáo kĩ thuật phần mềm và ứng dụng
Báo cáo kĩ thuật phần mềm và ứng dụngBáo cáo kĩ thuật phần mềm và ứng dụng
Báo cáo kĩ thuật phần mềm và ứng dụng
 
Hướng dẫn sử dụng phần mềm packet tracer
Hướng dẫn sử dụng phần mềm packet tracerHướng dẫn sử dụng phần mềm packet tracer
Hướng dẫn sử dụng phần mềm packet tracer
 
Bài 10: Khái niệm về hệ điều hành
Bài 10: Khái niệm về hệ điều hànhBài 10: Khái niệm về hệ điều hành
Bài 10: Khái niệm về hệ điều hành
 
Báo cáo phân tích thiết kế mạng
Báo cáo phân tích thiết kế mạngBáo cáo phân tích thiết kế mạng
Báo cáo phân tích thiết kế mạng
 
Cach su dung Ubuntu
Cach su dung UbuntuCach su dung Ubuntu
Cach su dung Ubuntu
 
Báo cáo tiểu luận hệ thống tên miền dns - học viện bưu chính viễn thông
Báo cáo tiểu luận   hệ thống tên miền dns - học viện bưu chính viễn thôngBáo cáo tiểu luận   hệ thống tên miền dns - học viện bưu chính viễn thông
Báo cáo tiểu luận hệ thống tên miền dns - học viện bưu chính viễn thông
 
Bài giảng công nghệ phần mềm PTIT
Bài giảng công nghệ phần mềm PTITBài giảng công nghệ phần mềm PTIT
Bài giảng công nghệ phần mềm PTIT
 
TỰ HỌC LPI 1
TỰ HỌC LPI 1 TỰ HỌC LPI 1
TỰ HỌC LPI 1
 
Virus
VirusVirus
Virus
 
Đề tài: Tìm hiểu giải pháp an ninh mạng với firewall, HAY, 9đ
Đề tài: Tìm hiểu giải pháp an ninh mạng với firewall, HAY, 9đĐề tài: Tìm hiểu giải pháp an ninh mạng với firewall, HAY, 9đ
Đề tài: Tìm hiểu giải pháp an ninh mạng với firewall, HAY, 9đ
 
đinh tuyến tĩnh và định tuyến động
đinh tuyến tĩnh và định tuyến độngđinh tuyến tĩnh và định tuyến động
đinh tuyến tĩnh và định tuyến động
 
Đề tài: Xây dựng phần mềm quản lí bán thuốc, HAY, 9đ
Đề tài: Xây dựng phần mềm quản lí bán thuốc, HAY, 9đĐề tài: Xây dựng phần mềm quản lí bán thuốc, HAY, 9đ
Đề tài: Xây dựng phần mềm quản lí bán thuốc, HAY, 9đ
 
Giáo trình mạng máy tính PTIT
Giáo trình mạng máy tính PTITGiáo trình mạng máy tính PTIT
Giáo trình mạng máy tính PTIT
 
Chuẩn hóa lược đồ quan hệ
Chuẩn hóa lược đồ quan hệChuẩn hóa lược đồ quan hệ
Chuẩn hóa lược đồ quan hệ
 
Hệ điều hành windows
Hệ điều hành windowsHệ điều hành windows
Hệ điều hành windows
 
Đề tài: Xây dựng ứng dụng Android nghe nhạc trên internet, HOT
Đề tài: Xây dựng ứng dụng Android nghe nhạc trên internet, HOTĐề tài: Xây dựng ứng dụng Android nghe nhạc trên internet, HOT
Đề tài: Xây dựng ứng dụng Android nghe nhạc trên internet, HOT
 

En vedette

Lesson 1 - Introduction to Open Source & Linux
Lesson 1 - Introduction to Open Source & LinuxLesson 1 - Introduction to Open Source & Linux
Lesson 1 - Introduction to Open Source & LinuxThang Man
 
Lesson 5 - Administering Linux System (1)
Lesson 5 - Administering Linux System (1)Lesson 5 - Administering Linux System (1)
Lesson 5 - Administering Linux System (1)Thang Man
 
Lesson 6 - Administering Linux System (2)
Lesson 6 - Administering Linux System (2)Lesson 6 - Administering Linux System (2)
Lesson 6 - Administering Linux System (2)Thang Man
 
Lesson 3 - Linux File System
Lesson 3 - Linux File SystemLesson 3 - Linux File System
Lesson 3 - Linux File SystemThang Man
 
Lesson 8 - Reviewing Basic Networking
Lesson 8 - Reviewing Basic NetworkingLesson 8 - Reviewing Basic Networking
Lesson 8 - Reviewing Basic NetworkingThang Man
 
Lesson 2 - Install Linux & Command Line Environment
Lesson 2 - Install Linux & Command Line EnvironmentLesson 2 - Install Linux & Command Line Environment
Lesson 2 - Install Linux & Command Line EnvironmentThang Man
 
Lesson 7 - Linux Shell Programming
Lesson 7 - Linux Shell ProgrammingLesson 7 - Linux Shell Programming
Lesson 7 - Linux Shell ProgrammingThang Man
 

En vedette (7)

Lesson 1 - Introduction to Open Source & Linux
Lesson 1 - Introduction to Open Source & LinuxLesson 1 - Introduction to Open Source & Linux
Lesson 1 - Introduction to Open Source & Linux
 
Lesson 5 - Administering Linux System (1)
Lesson 5 - Administering Linux System (1)Lesson 5 - Administering Linux System (1)
Lesson 5 - Administering Linux System (1)
 
Lesson 6 - Administering Linux System (2)
Lesson 6 - Administering Linux System (2)Lesson 6 - Administering Linux System (2)
Lesson 6 - Administering Linux System (2)
 
Lesson 3 - Linux File System
Lesson 3 - Linux File SystemLesson 3 - Linux File System
Lesson 3 - Linux File System
 
Lesson 8 - Reviewing Basic Networking
Lesson 8 - Reviewing Basic NetworkingLesson 8 - Reviewing Basic Networking
Lesson 8 - Reviewing Basic Networking
 
Lesson 2 - Install Linux & Command Line Environment
Lesson 2 - Install Linux & Command Line EnvironmentLesson 2 - Install Linux & Command Line Environment
Lesson 2 - Install Linux & Command Line Environment
 
Lesson 7 - Linux Shell Programming
Lesson 7 - Linux Shell ProgrammingLesson 7 - Linux Shell Programming
Lesson 7 - Linux Shell Programming
 

Similaire à Tìm hiểu về Linux

Giao trinh tong hop sv41
Giao trinh tong hop sv41Giao trinh tong hop sv41
Giao trinh tong hop sv41Vcoi Vit
 
Bài 2: Hệ điều hành và các ứng dụng mã nguồn mở
Bài 2: Hệ điều hành và các ứng dụng mã nguồn mởBài 2: Hệ điều hành và các ứng dụng mã nguồn mở
Bài 2: Hệ điều hành và các ứng dụng mã nguồn mởMasterCode.vn
 
Lệnh CMD_NewStar-LPI1.pdf
Lệnh CMD_NewStar-LPI1.pdfLệnh CMD_NewStar-LPI1.pdf
Lệnh CMD_NewStar-LPI1.pdfTruongVanTuyen3
 
TRIỂN KHAI OPENVPN TRÊN UBUNTU SERVER
TRIỂN KHAI OPENVPN TRÊN UBUNTU SERVERTRIỂN KHAI OPENVPN TRÊN UBUNTU SERVER
TRIỂN KHAI OPENVPN TRÊN UBUNTU SERVERBảo Bối
 
Đỗ Văn Xê: Kinh nghiệm triển khai FOSS ở Đại học Cần Thơ
Đỗ Văn Xê: Kinh nghiệm triển khai FOSS ở Đại học Cần Thơ Đỗ Văn Xê: Kinh nghiệm triển khai FOSS ở Đại học Cần Thơ
Đỗ Văn Xê: Kinh nghiệm triển khai FOSS ở Đại học Cần Thơ Vu Hung Nguyen
 
Overview of Linux
Overview of LinuxOverview of Linux
Overview of LinuxThang Man
 
Ubuntu linux introduction
Ubuntu linux introductionUbuntu linux introduction
Ubuntu linux introductionTien Nguyen
 
02 technical summary of linux distribution
02  technical summary of linux distribution02  technical summary of linux distribution
02 technical summary of linux distributionCơn Gió
 
Bai 10 khai niem he dieu hanh
Bai 10 khai niem he dieu hanhBai 10 khai niem he dieu hanh
Bai 10 khai niem he dieu hanhquangaxa
 
Giaotrinh hedieuhanh
Giaotrinh hedieuhanhGiaotrinh hedieuhanh
Giaotrinh hedieuhanhHai Nguyen
 
Tin hoc va hoc duong lan 1/2011/ www.BinhSon.net
Tin hoc va hoc duong lan 1/2011/ www.BinhSon.netTin hoc va hoc duong lan 1/2011/ www.BinhSon.net
Tin hoc va hoc duong lan 1/2011/ www.BinhSon.netPham Vuong
 

Similaire à Tìm hiểu về Linux (20)

Giao trinh tong hop sv41
Giao trinh tong hop sv41Giao trinh tong hop sv41
Giao trinh tong hop sv41
 
Su dung linux shell
Su dung linux shellSu dung linux shell
Su dung linux shell
 
Su dung linux shell
Su dung linux shellSu dung linux shell
Su dung linux shell
 
1 linux
1 linux1 linux
1 linux
 
1 linux
1 linux1 linux
1 linux
 
Bài 2: Hệ điều hành và các ứng dụng mã nguồn mở
Bài 2: Hệ điều hành và các ứng dụng mã nguồn mởBài 2: Hệ điều hành và các ứng dụng mã nguồn mở
Bài 2: Hệ điều hành và các ứng dụng mã nguồn mở
 
Chuong 1 gt linux
Chuong 1  gt linuxChuong 1  gt linux
Chuong 1 gt linux
 
1 linux
1 linux1 linux
1 linux
 
Lệnh CMD_NewStar-LPI1.pdf
Lệnh CMD_NewStar-LPI1.pdfLệnh CMD_NewStar-LPI1.pdf
Lệnh CMD_NewStar-LPI1.pdf
 
TRIỂN KHAI OPENVPN TRÊN UBUNTU SERVER
TRIỂN KHAI OPENVPN TRÊN UBUNTU SERVERTRIỂN KHAI OPENVPN TRÊN UBUNTU SERVER
TRIỂN KHAI OPENVPN TRÊN UBUNTU SERVER
 
Đỗ Văn Xê: Kinh nghiệm triển khai FOSS ở Đại học Cần Thơ
Đỗ Văn Xê: Kinh nghiệm triển khai FOSS ở Đại học Cần Thơ Đỗ Văn Xê: Kinh nghiệm triển khai FOSS ở Đại học Cần Thơ
Đỗ Văn Xê: Kinh nghiệm triển khai FOSS ở Đại học Cần Thơ
 
Linux+01
Linux+01Linux+01
Linux+01
 
Overview of Linux
Overview of LinuxOverview of Linux
Overview of Linux
 
Ubuntu linux introduction
Ubuntu linux introductionUbuntu linux introduction
Ubuntu linux introduction
 
Linux01 tongquan
Linux01 tongquanLinux01 tongquan
Linux01 tongquan
 
Bai giang bai13_upload
Bai giang bai13_uploadBai giang bai13_upload
Bai giang bai13_upload
 
02 technical summary of linux distribution
02  technical summary of linux distribution02  technical summary of linux distribution
02 technical summary of linux distribution
 
Bai 10 khai niem he dieu hanh
Bai 10 khai niem he dieu hanhBai 10 khai niem he dieu hanh
Bai 10 khai niem he dieu hanh
 
Giaotrinh hedieuhanh
Giaotrinh hedieuhanhGiaotrinh hedieuhanh
Giaotrinh hedieuhanh
 
Tin hoc va hoc duong lan 1/2011/ www.BinhSon.net
Tin hoc va hoc duong lan 1/2011/ www.BinhSon.netTin hoc va hoc duong lan 1/2011/ www.BinhSon.net
Tin hoc va hoc duong lan 1/2011/ www.BinhSon.net
 

Tìm hiểu về Linux

  • 1. BỘ GIÁO VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIỂU LUẬN Môn học: NHẬP MÔN TIN HỌC Đề tài : Tìm hiểu về Lớp: DH14DT Nhóm: 1 Giảng viên hướng dẫn: Võ Tấn Linh Sinh viên thực hiện: Lê Văn Tuy MSSV: Nguyễn Văn Thức MSSV: Nguyễn Đức Nhân MSSV: Nguyễn Lê Lan Vi MSSV: Trịnh Thị Ngọc Tuyền MSSV: Nguyễn Thị Thu Thy MSSV: Thành phố Hồ Chí Minh thánh 11 năm 2014
  • 2. LINUX LÀ GÌ? Linux là hệ điều hành miễn phí được xây dựng từ hệ điều hành Unix. Nó được phát triển bởi Linus Torvalds, một sinh viên của trường Đại học Hensinki. Linus chỉ chịu trách nhiệm tạo ra hệ thống kernel. Kernel là phần lõi của hệ điều hành, nó chịu trách nhiệm thực hiện các tác vụ của hệ thống. Linux bây giờ như một tập các phần mềm mà trong đó bao gồm kernel và các thành phần khác để nó trở thành một hệ điều hành hoàn chỉnh. Một trong những nguyên nhân làm cho Linux được nhiều người biết đến là nó được cung cấp miễn phí với mã nguồn mở. Hình vẽ 1 dưới đây cho thấy cấu trúc của hệ điều hành Unix. Hình vẽ cho thấy hệ điều hành Linux được chia thành 2 cấp: User Level (cấp người sử dụng) và Kernel Level (cấp lõi).  Kernel là cấp đặc quyền, ở đây không có giới hạn nào đối với kernel của hệ thống. Kernel có thể sử dụng tất cả các lệnh của vi xử lý, điều khiển toàn bộ bộ nhớ và truyền thông trực tiếp đến tất cả các thiết bị ngoại vi.  User là cấp không có đặc quyền, tất cả các chương trình của người sử dụng phải hoạt động ở cấp này. Ở đây các tiến trình không thể thực hiện tất cả các lệnh của vi xử lý, không thể truy cập trực tiếp vào hệ thống phần cứng và nó chỉ được quyền sử dụng không gian nhớ đã được cấp phát. Các tiến trình ở đây chỉ có thể thực hiện các thao tác trong môi trường của riêng nó mà không làm ảnh hưởng đến các tiến trình khác và nó có thể bị ngắt bất cứ lúc nào. Các tiến trình hoạt động trong User Level không thể truy cập trực tiếp tài nguyên của hệ thống mà nó phải thông qua giao diện lời gọi hệ thống (System call Interface). Một lời gọi hệ thống là một yêu cầu được gởi từ tiến trình của chương trình người sử dụng đến Kernel, Kernel sẽ xử lý yêu cầu trong chế độ kernel sau đó trả kết quả về lại cho tiến trình để tiến trình tiếp tục thực hiện.
  • 3. HARDWARE Hardware Control Character Block Buffer Cache File Subsystem Inter Processor Communication Memory Management Scheduler Process Control Subsystem System Call Interface Libraries User Programs Device Drivers User Level Kernel Level Kernel Level Hardware Level Trap Cấu trúc của hệ điều hành Linux
  • 4. LỊCH SỬ CỦA LINUX - Ngày 5/4/1991, Linus Torvalds, chàng sinh viên 21 tuổi của trường Đại học Helsinki, Phần Lan đã bắt tay vào viết những dòng lệnh đầu tiên của Linux. Linus Torvalds, “cha đẻ” của Linux - Tháng 8/1991, Torvalds gửi đi thông điệp đã trở thành nổi tiếng sau này về sự ra đời của Linux: “Tôi đang làm một hệ điều hành miễn phí (chỉ làm theo sở thích, và sẽ không lớn và chuyên nghiệp)”. Ngay chính Torvalds cũng không ngờ đến sự thành công của Linux như ngày hôm nay. - Tháng 9/1991, phiên bản Linux 0.01, phiên bản Linux đầu tiên được Torvalds công bố, với 10.239 dòng lệnh. Phiên bản 0.02 được ra mắt 1 tháng sau đó. - Năm 1992, Torvals đã có một quyết định được cho là đúng đắn khi phát hành Linux dưới dạng mã nguồn mở của giấy phép GPL, cho phép tất cả mọi người có quyền download về để xem mã nguồn để cung chung tay phát triển. Đây được xem là quyết định đã giúp Linux có được sự phổ biến như ngày nay. - Năm 1993, Slackware, hệ điều hành đầu tiên phát triển dựa trên mã nguồn Linux được ra đời. Slackware là một trong những hệ điều hành Linux đầu tiên và có tuổi đời lâu nhất hiện nay. Phiên bản mới nhất của Slackware được công bố vào tháng 5/2010. Slackware, hệ điều hành đầu tiên được ra mắt dựa trên nền tảng Linux
  • 5.  Ngày 14/3/1994, sau 3 năm làm việc miệt mài, Torvalds cho ra mắt phiên bản hoàn thiện đầu tiên, Linux 1.0 với 176.250 dòng lệnh. 1 năm sau đó, phiên bản 1.2 ra mắt với 310.950 dòng lệnh.  Ngày 3/11/1994, Red Hat Linux, phiên bản 1.0 được giới thiệu. Đây là một trong những hệ điều hành được thương mại hóa đầu tiên dựa trên Linux.  Năm 1996, Linus Torvalds ghé thăm công viên hải dương học, tại đây, ông đã quyết định sử dụng hình ảnh chú chim cánh cụt để làm biểu tượng chính thức của Linux. Chú chim cánh cụt là biểu tương quen thuộc của Linux  Năm 1998, Linux bắt đầu được các “ông lớn” công nghệ quan tâm và đầu tư để phát triển. Nổi bật trong số đó là IBM. Công ty này đã đầu tư hàng tỉ USD để phát triển các dịch vụ và phần mềm trên nền tảng Linux, với đội ngũ nhân viên phát triển hơn 300 người. Ngoài IBM, Compaq và Oracle cũng bắt đầu đầu tư và phát triển Linux.  Năm 2005, Linus Torvalds được xuất hiện trên trang bìa của tạp chí về kinh tế BusinessWeek, với câu chuyện về sự thành công của hệ điều hành Linux.  Năm 2007, hàng loạt hãng sản xuất máy tính lớn như HP, ASUS, Dell, Lenovo bắt đầu bán ra các sản phẩm laptop được cài đặt sẵn Linux.  Tính đến thời điểm hiện tại, Linux đã có rất nhiều biến thể và phiên bản khác nhau, được xây dựng và phát triển riêng biệt bởi các công ty phần mềm và các cá nhân. Nổi bật trong số đó chính là hệ điều hành di động Android của Google, hiện là một trong những hệ điều hành thông dụng nhất hiện nay. Android, một trong những hệ điều hành thành công nhất phát triển trên nền tảng Linux  Đến tháng 1/2009, số người dùng Linux trên toàn cầu đạt mốc 10 triệu người.
  • 6.  Hiện nay, sau 20 năm tồn tại và phát triển, Linux được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, trên các máy tính cá nhân, các máy chủ, đến các thiết bị di động, máy nghe nhạc, máy tính bảng, các máy ATM và thậm chí trên cả các siêu máy tính…  Từ phiên bản đầu tiên với hơn 10 ngàn dòng lệnh, ngày 14/3/2011, sau 20 năm tồn tại và phát triển, nền tảng Linux 2.6.38 được phát hành, với 14.294.493 dòng lệnh, đánh dấu một chặng đường tồn tại và phát triển lâu dài của Linux.  Ngày nay, Linux được xem là biểu tượng của sự chia sẻ cộng đồng, được phát triển bởi cộng đồng và được ủng hộ vì hoàn toàn miễn phí. Linux được xem là sự đối địch của Windows (Microsoft), bởi nhiều người cho rằng, với Microsoft tất cả chỉ có lợi nhuận. ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX ƯU ĐIỂM:  Miễn phí (Free): Linux là một hệ điều hành được cung cấp miễn phí trên Internet, chúng ta không phải trả bất kỳ một chi phí nào cho việc download nó. Linux được cung cấp cùng với các phần mềm chạy trên nó.  Mã nguồn mở (Open Source): Điều này có nghĩa người sử dụng không chỉ sử dụng hệ điều hành và thực hiện các chương trình mà còn có thể xem và sửa đổi mã nguồn của nó, để phát triển nó theo từng mục đích cụ thể của người sử dụng.  Yêu cầu phần cứng (Hardware): Linux có thể chạy trên hầu hết các phần cứng hiện có, nó có thể hoạt động trên các vi xử lý: 386, 486, Pentium MMX, Pentium II, Sparc, Dec Alpha hoặc Motorola 68000.  Đa tác vụ (Multi-Tasking): Linux là hệ điều hành đa tác vụ, tức là một người sử dụng có thể chạy nhiều chương trình tại cùng một thời điểm. Mỗi tác vụ là một tiến trình. Theo cách này người sử dụng không cần phải đợi cho một tiến trình kế thúc hợp lệ để khởi động một tiến trình khác.  Đa người sử dụng (Multi-User): Điều này có nghĩa có nhiều hơn một người sử dụng có thể sử dụng hệ thống tại cùng một thời điểm. Khái niệm multi user xuất phát trực tiếp từ khía cạnh multi-tasking. Hệ thống có thể điều khiển nhiều hơn một người sử dụng tại cùng một thời điểm giống như cách mà nó điều khiển nhiều hơn một công việc.  Hỗ trợ đa vi xử lý (Multi Processor Support): Linux có thể điều hành các hệ thống máy tính có nhiều hơn một vi xử lý.  Máy chủ web (Web Server): Linux có thể được sử dụng để chạy như là một web server, và đáp ứng các giao thức ứng dụng như là HTTP hoặc FTP.  Hỗ trợ mạng TCP/IP (TCP/IP Networking Support): Hỗ trợ mạng TCP/IP được xây dựng trong chính kernel của Linux. Linux một trong các hệ điều hành mạng tốt nhất. Nó bao gồm các chương trình như là: Telnet, Ftp, Rlogin, Rsh và nhiều chương trình khác.  Hỗ trợ lập trình (Programming Support): Linux cung cấp hỗ trợ lập trình cho Fortran, C, C++, Tcl/Tk, Perl và nhiều ngôn ngữ lập trình khác.  Độ an toàn cao (High Level Security): Một trong những thuận lợi chính của Linux đó là nó cung cấp một sự an toàn cao cấp bằng cách sử dụng sự xác thực người sử dụng. Nó cũng lưu trữ password trong dạng thức được mã hoá, password một khi đã được mã hoá thì không thể giải mã. Linux cũng bao gồm hệ thống file an toàn, nó được mở rộng từ hệ thống file đang tồn tại. NHƯỢC ĐIỂM:  Người dùng phải thành thạo. Trình tự cài đặt tự động, giao diện thân thiện với người dùng chỉ giảm nhẹ phần nào sự phức tạm trong quá trình cài đặt phần mềm, tinh chỉnh màn hình, card âm thanh, card mạng, . . . Đôi khi những công việc này bắt buộc bạn phải thao tác từ những dòng lệnh cực kỳ "bí hiểm", nhàm chán và rất dễ nhầm lẫn (Trong khi HĐH Windows thì chỉ cần theo thông báo rồi Next. . .next .
  • 7. . . I gree . . . next ,. . . . Finish là xong). Để cài đặt thành công, đôi khi bạn phải bỏ ra rất nhiều thời gian để tham khảo và nghiêng cứu tài liệu.  Phần cứng ít được hỗ trợ. Tuy đã cố gắng rất nhiều, nhưng bộ Linux của họ vẫn chưa có đủ trình điều khiển cho tất cả các thiết bị phần cứng có trên thị trường.  Phần mềm ứng dụng chưa tinh xảo. Các phần mềm ứng dụng trên Linux rất sẵn và không mất tiền, nhưng đa số không tiện dụng, không phong phú. Nhiều phần mềm ứng dụng thiếu các chức năng thông dụng, đặc trưng mà người dùng đã quen với Microsofr Office.  Thiếu chuẩn hóa. Do Linux toàn miễn phí nên bất cứ ai thích đều có thể tự mình đóng gói, phân phối theo các của mình. Có hàng chục nhà phân phối khácnhau trên thị truờng, người dùng trước khi cài đặt thường phải tự mình so sánh để tìm ra sản phẩm thích hợp.  Chính sách hỗ trợ khách hàng thiếu nhất quán và tốn kém. Mặc dù không phải trả bản quyền, nhưng người dùng vẫn phải trả phi cho mỗi thắc mắc cần được giải đáp từ nhà phân phối, cho dù đó chỉ là gọi qua điện thoại. SO SÁNH GIỮA HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX VÀ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS Linux Windows 1. Ưu điểm: Tốc độ nhanh, không đòi hỏi cấu hình máy cao Giao diện 3D đẹp mắt, chuyển đổi nhanh giữa các cửa sổ, tính năng search mạnh 2. Nhược điểm: Giao diện đơn giản do đã lược bớt để tối ưu hóa, không có chức năng “plug and play” Việc nhiều chương trình hiện vẫn chưa tương thích với một số phiên bản Windows là một nguyên nhân khiến nhiều người dùng không muốn sử dụng 3. Giá cả: Miễn phí 199.99$ cho phiên bản Windows 8.1 mới nhất 4. Audio Có đầy đủ các tính năng: chơi nhạc , rip nhạc bằng Sound Juicer, Rhythmbox thực hiện chức năng tổ chức và nghe Internet radio, Serpentine để burn CD và Sound Recorder để ghi âm) Tốt hơn Linux. Phiên bản Windows Media Player mới cho phép bạn ripCD, mua các bản nhạc mới và liên kết tới 1 Mp3 player 5. Video & Image F-spot phục vụ việc sao ảnh từ máy ảnh và tổ chức thành album. Tính năng xem video của Totem Movie Video được đánh giá cao Windows Media Center cho phép bạn duyệt ảnh, xem slideshow, chơi DVD, xem và ghi TV từ web, download phim và xem video gia đình. 6. Làm việc Open Office hiện được đánh giá rất tốt và hoàn toàn miễn phí Bạn sẽ mất 588 $ để mua Windows Vista Business có phần mềm fax. Microsoft Office có giá 608 $ 7. Lỗi hệ điều hành Không có Microsoft thông báo là Vista là bản Win hoàn chỉnh nhất nhưng người sử dụng vẫn phàn nàn rất nhiều
  • 8. 8. Khả năng chống virus Ít và hầu như không bị ảnh hưởng của Virus. Phần mềm Aegis Virus Scanner tích hợp sẵn có thể chạy ở chế độ nền Bạn cần phải mua một vài phần mềm chống virus. CÁC PHIÊN BẢN LINUX PHỔ BIẾN 1. Ubuntu Không có gì phải ngạc nhiên khi Ubuntu là bản phân phối Linux phổ biến nhất. Với hơn 2.200 lượt xem mỗi ngày trên distrowatch.com, vượt xa con số 1.400 lượt của Fedora, bản phân phối được xếp ở vị trí thứ hai. Ubuntu là một đứa con sinh sau đẻ muộn của họ hàng Linux, bản phát hành đầu tiên của Ubuntu là vào 20/10/2004, nhưng sự phát triển vượt bậc đã đưa nó đến vị trí hàng đầu kể từ năm 2007. Được thành lập bởi tỉ phú người Nam Phi Mark Shuttleworth, Canonical, công ty phát hành Ubuntu, nhiều năm qua đã vận chuyển CD Ubuntu tới tận tay người dùng quan tâm đến hệ điều
  • 9. hành mã nguồn mở này trên toàn thế giới. Việc làm đó đã thúc đẩy nhanh chóng sự phổ biến của Ubuntu. Ubuntu dựa trên Debian và bao gồm các ứng dụng nổi tiếng như Firefox và OpenOffice.org. Ubuntu được phát hành đều đặn 6 tháng một lần, với phiên bản hỗ trợ lâu dài (LTS) sẽ được hỗ trợ và cập nhật trong 3 đến 5 năm. Ubuntu cũng có các biến thể riêng của mình nhằm vào các mục tiêu khác nhau. Kubuntu và Xubuntu, sử dụng KDE và Xfce như là môi trường desktop thay cho hệ thống GNOME mặc định được sử dụng bởi Ubuntu; Edubuntu, một dự án con và là phần bổ sung cho Ubuntu, được thiết kế cho môi trường học tập và sử dụng ở nhà; Ubuntu JeOS (phát âm "ju:s"), một phiên bản khác của Ubuntu, thiết kế cho các máy ảo. Có thể cài Ubuntu ngay trên Windows thông qua Wubi. 2. Fedora Fedora là một phiên bản miễn phí của Red Hat trong khi Red Hat Enterprise Linux (RHEL) đã trở thành phiên bản thương mại kể từ năm 2003. Do quan hệ khăng khít này, Fedora đặc biệt mạnh về các tính năng dành cho doanh nghiệp, và thường được cung cấp trước mỗi phiên bản mới của RHEL. Fedora cũng có chu kì phát hành 6 tháng một lần với các tính năng bảo mật tuyệt vời. Các cải tiến trong những năm qua và sự phổ biến ngày càng tăng làm cho Fedora trở thành một sự lựa chọn tốt cho người dùng. 3. Linux Mint Đây cũng là một bản phân phối non trẻ khác của Linux, Linux Mint mới chỉ được phát hành từ năm 2006. Linux Mint dựa trên bản phân phối Ubuntu, thêm vào các chủ đề riêng, các bộ ứng dụng độc đáo và đặc biệt mạnh về đồ hoạ. Nó sử dụng môi trường desktop mintDesktop, mintInstall để thuận tiện trong cài đặt ứng dụng và mintMenu giúp điều hướng dễ dàng. Mint nổi tiếng dễ dùng, thích hợp cho người mới bắt đầu sử dụng Linux. Nó cũng bao gồm một số codec đa phương tiện độc quyền, thường vắng mặt trong các phân phối lớn hơn, do đó nâng cao khả năng tương thích phần cứng. Linux Mint không có một lịch trình phát hành cố định, nhưng thường là một phiên bản mới sẽ có mặt ngay sau mỗi bản phát hành ổn định của Ubuntu. 4. openSUSE Bản phân phối này giử vị trí cao trên Distrowatch, đồng thời là nền tảng cho Novell SUSE Linux Enterprise Desktop và SUSE Linux Enterprise Server. Gói tiện ích quản lí YaST của openSUSE được đánh giá là một trong những công cụ tốt nhất. Phiên bản đóng gói của bản phân phối này đi kèm với các tài liệu in hữu ích mà bạn không thể tìm thấy ở bất kì bản Linux nào khác. openSUSE cũng được đánh giá có độ khó dùng ở mức trung bình. 5. PCLinuxOS Thay vì GNOME, PCLinuxOS sử dụng KDE làm môi trường desktop. Về cơ bản, PCLinuxOS là một phiên bản gọn nhẹ của Mandriva. Bản phân phối này hỗ trợ tốt các trình điều khiển đồ hoạ, bổ sung trình duyệt và các code đa phương tiện. PCLinuxOS có thể là một sự lựa chọn tốt cho người tập làm quen với Linux. Chu kì phát hành của bản phân phối này không ổn định và cũng không có phiên bản dành cho hệ thống 64 bit. 6. Debian Có mặt từ năm 1993, bản phân phối "cổ xưa" này được đánh giá là bản Linux tốt nhất được thử nghiệm. Dù là nền tảng của bản phân phối thân thiện Ubuntu, nhưng Debian dường như thích hợp hơn với người dùng có kinh nghiệm. Debian sử dụng các thành phần mã nguồn mở, đó là điều tốt, tuy nhiên sẽ gặp khó khăn trong việc tương thích với các thành phần độc quyền, chẳng hạn như trình điều khiển mạng không dây. Debian có chu kì phát hành tương đối chậm, khoảng từ 1 đến 3 năm cho một bản ổn định. 7. Mandriva Trước đây được biết đến với tên gọi Mandrake, Mandriva trứ danh về kho phần mềm tiên tiến của mình, bộ quản lí xuất sắc và phiên bản 64 bit. Nó cũng có bước đi quan
  • 10. trọng đầu tiên trong việc hỗ trợ Netbook. Tuy nhiên, gần đây có nhiều tranh cãi về Mandriva, kết quả là nó đã được cấu trúc lại, có khả năng những phiên bản với chức năng đầy đủ sẽ không còn dành cho cộng đồng. 8. Sabayon/Gentoo Sabayon là phiên bản Live CD của Gentoo, được biết đến với khả năng cho phép người dùng tối ưu mạnh mẽ các thành phần. Cả hai được coi là bản phân phối tiên tiến dành cho người dùng đã có kinh nghiệm với Linux. 9. Arch Linux cùng với Slackware Arch là bản phân phối nhắm vào người dùng có kinh nghiệm, quan tâm đến việc tinh chỉnh và tối ưu hoá hệ thống của họ. Dù không nằm trong top 10, nhưng Slackware có định hướng tương tự dành cho người dùng đã quen với Linux. 10. Puppy Linux Dù là một bản phân phối khá nhỏ, nhưng Puppy Linux dành được nhiều sự quan tâm của người sử dụng. Chính sự nhỏ gọn lại lí tưởng cho các phần cứng cũ và tài nguyên nghèo nàn. Trong điều kiện như vậy, Puppy vẫn đầy đủ các tính năng, bao gồm nhiều cấu hình và các trình thuật sĩ cài đặt ứng dụng. Toàn bộ hệ điều hành đủ nhỏ để chạy trực tiếp từ bộ nhớ RAM của hệ thống, do đó, các ứng dụng khởi động một cách nhanh chóng và đáp ứng ngay lập tức. LINUX CÓ THỂ THAY THẾ ĐƯỢC WINDOWS?