SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  132
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.041
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình
hình thực tế của công ty cổ phần SILKROAD Hà Nội
Tác giả luận văn
Vũ Trọng Liu
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.042
MỤC LỤC
LỜICAM ĐOAN .............................................................................................................1
MỤC LỤC ..........................................................................................................................2
DANHMỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................................7
LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................................8
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ
PHÂN TÍCHTÀICHÍNHDOANHNGHIỆP.......................................................11
1.1. Tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp....................................... 11
1.1.1. Tài chính doanh nghiệp .......................................................................................... 11
1.1.2 Quản trịtàichính doanh nghiệp........................................................................14
1.2 Đánhgiá thực trạng của tàichính doanh nghiệp..............................................21
1.2.1. Khái niệm, mục tiêu đánhgiá thực trạng tàichínhDN..............................21
1.2.2 Nộidung và phương pháp đánh giá thực trạng tàichính DN....................23
1.2.2.6.2 Mối quan hệ tương tác giữa các hệ số tài chính (phương
pháp phân tích DUPONT).....................................................................................41
CHƯƠNG 2 : ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN SILKROAD HÀNỘI.......................................................................................44
2.1. Quá trìnhhình thànhvà pháttriểnCông tyCổ phầnSILKROAD Hà Nội44
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần SILKROAD
Hà Nội 44
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển.............................................................45
2.1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty.....................................46
2.1.3.1 Chức năng và nhiệm vụ , sứ mệnh của công ty ................................46
2.1.3.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty và hoạt động sản xuất kinh
doanhcủa công ty............................................................................................................47
47
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.043
Hình1.1 :Mô hình tổ chức bộ máy quản lýcủa công ty.......................................47
Hình1.2 :Mô hình quy trìnhsảnxuấtchất phụgia bê tông................................51
2.2 Đánhgiá thực trạng tàichínhcủa công tycổ phầnSILKROAD Hà Nội.....54
2.2.1 Đánh giá tình hình huy động vốn của công ty cổ phần SILKROAD Hà
Nội 54
Biểu đồ 2.1:Tình hình biến động quy mô, cơ cấuNVgiai đoạn2012 – 2015...54
Bảng 2.11:Cơ cấu nguồnvốncủa Công tygiai đoạn2014-2015.........................56
Bảng 2.12 Cơ cấuchi phí phải trả ngắn hạn.............................................................59
Bảng 2.13 Cơ cấuvay ngắn hạn trong giai đoạn2014 2015..................................60
Kết luận :...........................................................................................................................61
2.2.1.2 Đánhgiá cơ cấu nguồn vốncủa doanh nghiệp............................................62
Bảng 2.14 :Các hệ số phản ánhcơ cấu nguồn vốn năm2014 -2015..................62
2.2.1.3 Đánhgiá mô hình tài trợ vốn...........................................................................63
Bảng 2.15. CƠ CẤU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN THEO THỜI
GIAN NĂM 2014-2015..................................................................................................64
2.2.2 Đánhgiá tình hình đầu tư và sử dụng vốncủa công ty................................66
2.2.2.1 Đánhgiá sự biến động tàisản..........................................................................66
......................66
Biểu đồ 2.2 :Cơ cấu tài sảngiai đoạn 2012-2015....................................................66
-
20,000,000,000
40,000,000,000
60,000,000,000
80,000,000,000
100,000,000,000
120,000,000,000
140,000,000,000
160,000,000,000
180,000,000,000
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
đồng
Tài sản Tài sản ngắn hạn Tài sản dàihạn
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.044
Bảng :2.21 Cơ cấu và sự biến động tài sản................................................................68
Bảng 2.22: Chỉ tiêu phảnánhcơ cấu hàng tồnkho ...............................................71
Bảng 2.23 :Chỉ tiêu phảnánhcơ cấu tàisảncủa công ty......................................73
2.2.3 Đánhgiá tình hình huy động và sử dụng vốn bằng tiềncủa công ty........74
2.2.3.1 Đánhgiá khái quát báo cáo lưuchuyển tiền tệ...........................................74
Bảng 2.31 :Phân tích tình hình lưuchuyển tiền và khả năng tạo tiền................75
2.2.3.2 Đánhgiá diễn biến nguồn tiềnvà sử dụng tiền..........................................79
Bảng 2.5 :Tìnhhình vốn bằng tiềncủa công ty năm2014 ...................................79
Bảng số2.4: Bảng phântích diễnbiến nguồntiền và sửdụng tiền năm2015...81
2.2.4. Về tình hìnhcông nợ và khả năng thanh toáncủa công ty ........................83
2.2.4.1 Đánhgiá tình hìnhcông nợ của công ty........................................................83
Bảng 2.41 :Bảng phân tích quy mô công nợ của công ty......................................84
Bảng 2.42 :Cáchệ sốphản ánhkhả năng thanh toán.............................................89
Biểuđồ 2.41:Các hệ số khả năng thanh toán................................................................90
2.2.5 Đánhgiá hiệusuấtsử dụng vốnkinh doanh của công ty.............................92
2.2.5.1 Đánh giá khái quát kết quả kinh doanh của công ty:.............................................. 92
Bảng 2.51 :Đánh giá khái quátBC KQKD năm 2014 – 2015.............................93
Bảng 2.52 :Cơ cấuchi phí tàichính...........................................................................94
Bảng 2.53 :Cơ cấuchi phí tàichính năm 2014 -2015............................................95
Bảng 2.54 :Cơ cấuchi phí quản lý doanh nghiệp...................................................96
Bảng 2.55:Các chỉ tiêu đánh giá hiệusuấtsử dụng VKD.....................................98
2.2.6 Phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.........................................102
Bảng 2.61 :Phân tích khả năng sinh lờicủa công ty năm 2015.........................102
Bảng 2.62 : So sánh hiệu quả hoạt động của DN với trung bình nghành năm
2015 103
2.3.2. Những hạnchế còn tồn tại................................................................................106
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.045
CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNHTẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SILKROAD HÀNỘI..............................109
3.1 Mục tiêu và định hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới ..........109
3.1.1 Bốicảnh nềnkinhtế............................................................................................109
3.1.2 Mục tiêu, định hướng phát triển công ty...................................................................111
3.2 Các giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty Cổ
phầnSilkroad Hà Nội...................................................................................................113
3.2.1. Xây dựng kế hoạch dự trữ và giải phóng hàng tồn kho hợp lý, phù hợp với các chỉtiêu
kế hoạch kinh doanh trong kỳ..........................................................................................113
3.2.2. Nâng cao năng lực khai thác,sử dụng có hiệu quả TSCĐ đã đầu tư đồng thời xây dựng
kế hoạch trích lập và quản lý tốt quỹ khấu hao TSCĐ nhằm bảo toàn vốn. .........................115
3.2.3. Xây dựng kế hoạch huy động vốn hiệu quả, đảm bảo đầy đủ vốn cho hoạt động kinh
doanh, điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn hợp lý hơn ...............................................................116
3.2.4. Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên nhằm đưa ra phương án tài trợ hợp lý.117
3.2.5 Các giải phápgiảm các khoản phảithu và quản trịcác khoản phảithu118
3.2.6. Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm, gia tăng thị phần và quản trị chi phí sản xuất
kinh doanh một cách tiết kiệm, hiệu quả...........................................................................119
3.2.7. Nâng cao hiệu suất hoạt động, trình độ khai thác và sử dụng vốn của doanh nghiệp...123
3.2.8. Nâng cao hiệu quả hoạt động của DN.....................................................................124
3.2.9. Tăng khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh cho DN,thường xuyên lập kế hoạch
dòng tiền trong ngắn hạn nhằm cân đối dòng tiền thu, chi .................................................125
Một số giải pháp khác.....................................................................................................125
3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp ..............................................................................128
3.3.1. Về phía Nhà nước .................................................................................................128
KẾT LUẬN ....................................................................................................................130
DANHMỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................132
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.046
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.047
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TCDN Tài chính doanh nghiệp
DN Doanh nghiệp
SXKD Sản xuất kinh hoanh
BCTC Báo cáo tài chính
VKD Vốn kinh doanh
VLĐ Vốn lưu động
VLĐTX Vốn lưu động thường xuyên
VCĐ Vốn cố định
VDH Vốn dài hạn
VBT Vốn bằng tiền
TS Tài sản
TSNH Tài sản ngắn hạn
TSDH Tài sản dài hạn
TSLĐ Tài sản lưu động
TSCĐ Tài sản cố định
HTK Hàng tồn kho
VCSH Vốn chủ sở hữu
NPT Nợ phải trả
NWC Nguồn vốn lưu động thường xuyên
HĐKD Hoạt động kinh doanh
KĐTC Hoạt động tài chính
LNST Lợi nhuận sau thuế
LNTT Lợi nhuận trước thuế
TSSL Tỷ suất sinh lời
DT Doanh thu
QLDN Quản lý doanh nghiệp
BCKQHDKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.048
LỜI MỞ ĐẦU
I . Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Những năm trở lại đây thị trường xây dựng ở nước ta đang dần nóng trở
lại , hàng loạt những công trình lớn được xây dựng , vì vậy nghành công
nghiệp phụ gia bê tông đang đóng vai trò quan trọng trong việc giúp tiết kiệm
, nhanh chóng hoàn thành các công trình xây dựng . Với sự hội nhập sâu rộng
của nước ta thì ngày càng có nhiều doanh nghiệp cạnh tranh trong nghành phụ
gia bê tông nên vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp, đặc biệt là công
tác phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp biết được mình
đang ở vị trí nào, tình hình tài chính có lành mạnh không? Từ đó kịp thời đưa
ra được các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính, giúp doanh nghiệp
vượt qua được giai đoạn kinh tế đầy khó khăn biến động này và vươn lên phát
triển bền vững.
Công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội được thành lập từ năm 2008, tuy
doanh nghiệp ra nhập thị trường khá muộn tuy nhiên hiện nay công ty đã có
một chỗ đứng vững chắc trong thị trường phụ gia bê tông . Trong thời gian
qua, công ty đã không ngừng nỗ lực thực hiện các giải pháp tài chính nhằm
đưa doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng khó khăn chung và vươn lên phát
triển. Tuy nhiên, tình hình tài chính của công ty còn nhiều điểm bất cập, công
tác phân tích tài chính doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, chưa được quan tâm
đúng mức, khiến doanh nghiệp chưa hiểu rõ được thực trạng tài chính của
mình để đề ra được các giải pháp và chiến lược phát triển bền vững. Chính
bởi tính chất thực tế cũng như tính cấp thiết của vấn đề này mà em lựa chọn
đề tài: “Đánhgiá thực trạng tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình
tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội”. Với mong muốn làm rõ
được cơ sở lý luận, áp dụng lý thuyết vào thực tế và đề ra giải pháp cơ bản
cho một doanh nghiệp cụ thể.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.049
1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài đi sâu và tìm hiểu các vấn đề liên quan đến tình hình tài chính của
doanh nghiệp như lý luận chung về tài chính doanh nghiệp, các chỉ tiêu đánh
giá thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp tại công ty Cổ phần
SILKROAD Hà Nội
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu Đánh giá thực trạng tài chính và các biện pháp cải
thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội nhằm mục
đích sau :
 Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về tài chính doanh nghiệp và phân
tích tình hình tài chính doanh nghiệp.
 Tìm hiểu thực trạng tài chính của công ty, từ đó :
1) Xem xét và đánh tình hình tài chính của công ty trong năm 2015 trên
cơ sở so sánh với năm 2014 thông qua những kết quả đạt được trong 2 năm.
2) Đề xuất một số giải pháp tài chính nhằm góp phần cải thiện tình hình
tài chính tại đơn vị trong thời gian tới.
3. Phạm vi nghiên cứu
 Về không gian: Nghiên cứu về Phân tích tình hình tài chính và các biện
pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội tại
Khu công nghiệp Đại An , thành phố Hải Dương , tỉnh Hải Dương .
 Về thời gian: Các số liệu được lấy từ sổ sách kế toán, báo cáo tài chính
các năm 2013, 2014 và 2015 của công ty Cổ phần SILKROAD .
4. Kết cấu đề tài
Tên đề tài :
“ Đánh giá thực trạng tài chính và biện pháp cải thiện tình hình tài
chính tại công ty SILKROAD Hà Nội”
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0410
Ngoài lời tài mở đầu, kết luận và danh mục liệu tham khảo thì nội dung
luận văn được bố trí thành 3 chương:
CHƯƠNG 1: Những vấn đề lý luận chung về tài chính doanh nghiệp và
phân tích tài chính của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2: Phân tích thực trạng tài chính tại công ty Cổ phần
SILKROAD Hà Nội
CHƯƠNG 3: Những giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện tình hình tài
chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Em xin cam đoan đề tài nghiên cứu là do em thực hiện, các số liệu được
sử dụng là hoàn toàn trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị. Tuy
nhiên, do trình độ nhận thức còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi
những sai sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để bài
luận văn của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn TS . Nguyễn Thị Hà ,
Ban lãnh đạo và phòng Tài chính kế toán công ty Cổ phần SILKROAD Hà
Nội đã hết sức giúp đỡ và tạo điều kiện để em hoàn thành luận văn này.
Hà nội, ngày tháng năm 2016
Sinh viên thực tập
Vũ Trọng Liu
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0411
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH DOANH
NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1. Tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp
1.1.1. Tài chính doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường , quá trình hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp được mô tả khái quát bằng công thức : T – H - .. H’ – T’ . Nghĩa là
khi doanh nghiệp bắt đầu quá trình hoạt động kinh doanh thì cần có một
lượng vốn tiền tệ nhất định , từ số vốn tiền đệ ban đầu đó doanh nghiệp mua
sắm máy móc thiết bị , nguyên vật liệu … sau đó kết hợp với các yếu tố đầu
vào này với sức lao động để tạo ra hàng hóa và thực hiện bán hàng hóa để thu
được tiền bán hàng . Từ số tiền bán hàng , doanh nghiệp sử dụng để bù đắp
các khoản chi phí đã tiêu hao, trả tiền lương cho người lao động, các khoản
chi phí khác, nộp thuế cho Nhà nước và phần còn lại là lợi nhuận sau thuế .
Từ số lợi nhuận sau thuế này, DN tiếp tục phân phối cho các mục đích có tính
chất tích lũy và tiêu dùng . Như vậy, quá trình hoạt động của doanh nghiệp là
quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ hợp thành hoạt động tài
chính của doanh nghiệp .Trong quá trình đó đã làm phát sinh , tạo ra sự vận
động của các dòng tiền bao hàm dòng tiền vào , dòng tiền ra gắn liền với hoạt
động đầu tư và hoạt động kinh doanh thường xuyên hàng ngày của doanh
nghiệp .
Bên trong quá trình tạo lập , sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp là
các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị hợp thành các quan hệ tài chính của
doanh nghiệp và bao hàm các quan hệ tài chính chủ yếu sau :
- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước .
- Quan hệtài chính giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế và các tổ
chức xã hội khác .
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0412
- Quan hệtài chính giữa doanh nghiệp với người lao động trong doanh
nghiệp .
- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ sở hữu của doanh
nghiệp .
- Quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp.
Như vậy , khái niệm tài chính doanh nghiệp có thể xét trên hai khía cạnh
: - Xét về bản chất , tài chính doanh nghiệp là các quan hệtài chính dưới hình
thức giá trị nảy sinh gắn liền với việc tạo lập , sử dụng các quỹ tiền tệ của
doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp .
Xét về hình thức , tài chính doanh nghiệp là các quỹ tiền tệ trong quá
trình tạo lập , phân phối , sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động của
doanh nghiệp.
Các quyết định tài chính doanh nghiệp :
Mặc dù chưa hoàn toàn thống nhất trong khái niệm tài chính doanh
nghiệp về mặt ngôn từ; tuy nhiên, có sự đồng thuận khi các quan niệm khác
nhau về tài chính doanh nghệp đề cho rằng : Tài chính doanh nghiệp thực chất
quan tâm nghiên cứu ba quyết định chủ yếu , đó là quyết định đầu tư , quyết
định nguồn vốn và quyết định phân phối lợi nhuận .
Quyết định đầu tư : là những quyết định liên quan đến tổng giá trị tài
sản và giá trị từng bộ phận tài sản (tài sản cố định và tài sản lưu động). Quyết
định đầu tư ảnh hưởng tới bên trái phần tài sản của bảng cân đối kế toán. Các
quyết định đầu tư chủ yếu của doanh nghiệp bao gồm :
- Quyết định đầu tư tài sản lưu động: quyết định tồn quỹ, quyết định tồn
kho, quyết định chính sách bán hàng, quyết định đầu tư tài chính ngắn hạn…
- Quyết định đầu tư tài sản cố định: quyết định mua sắm tài sản cố định,
quyết định đầu tư dự án, quyết định đầu tư tài chính dài hạn..
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0413
- Quyết định quan hệ cơ cấu giữa đầu tư tài sản lưu động và đầu tư tài
sản cố định: Quyết định sử dụng đòn bẩy kinh doanh và quyết định điểm
hòa vốn.
Quyết định đầu tư được coi là quyết định quan trọng nhất trong các
quyết định của tài chính doanh nghiệp bởi nó tạo ra giá trị cho doanh nghiệp.
Một quyết định đầu tư đúng sẽ góp phần làm tăng giá trị doanh nghiệp, qua
đó làm gia tăng giá trị tài sản cho chủ sở hữu, ngược lại một quyết định đầu tư
sai sẽ làm tổn thất giá trị doanh nghiệp dẫn đến thiệt hại tài sản cho chủ sở
hữu doanh nghiệp.
Quyết định huy động vốn (quyết định nguồn vốn): là những quyết định
liên quan đến việc nên lựa chọn nguồn vốn nào để cung cấp cho các quyết
định đầu tư. Quyết định nguồn vốn tác động đến bên phải bảng cân đối kế
toán (phần nguồn vốn). Các quyết định huy động vốn chủ yếu của các doanh
nghiệp bao gồm:
+ Quyết định huy động vốn ngắn hạn: quyết định vay ngắn hạn hay sử
dụng tín dụng thương mại.
+ Quyết định huy động vốn dài hạn: Quyết định sử dụng nợ dài hạn
thông qua vay dài hạn ngân hàng hay phát hành trái phiếu công ty; quyết định
phát hành vốn cổ phần (cổ phần phổ thông hay cổ phần ưu đãi); quyết định
quan hệ cơ cấu giữa nợ và vốn chủ sở hữu (đòn bẩy tài chính); quyết định vay
để mua, hay thuê tài sản,…
Các quyết định huy động vốn đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản
trị tài chính của doanh nghiệp . Các nhà tài chính doanh nghiệp phải phụ
thuộc vào rất nhiều yếu tố bao gồm các yếu tố bên trong hoặc bên ngoài
doanh nghiệp để có các quyết định huy động vốn chính xác , các nhà quản trị
tài chính phải nắm rõ về các điểm lợi , bất lợi của việc sử dụng các công cụ
huy động vốn; đánh giá chính xác tình hình hiện tại và dự báo đúng đắn diễn
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0414
biến thị trường – giá cả trong tương lai… trước khi đưa ra quyết định huy
động vốn .
Quyết định phân chia lợi nhuận: Gắn liền với quyết định về phân chia
cổ tức hay chính sách cổ tức của doanh nghiệp. Các nhà quản trị tài chính sẽ
phải lựa chọn giữa việc sử dụng phần lớn lợi nhuận sau thuế để chia cổ tức,
hay là giữ lại để tái đầu tư. Những quyết định này liên quan đến việc doanh
nghiệp nên theo đuổi một chính sách cổ tức như thế nào và liệu chính sách cổ
tức có tác động như thế nào đến giá trị DN hay giá cổ phiếu của công ty trên
thị trường hay không.
Ngoài ba loại quyết định chủ yếu trên còn có rất nhiều loại quyết định
khác có liên quan đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp như quyết định
mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, quyết định phòng ngừa rủi ro tài chính trong
hoạt động sản xuất kinh doanh, quyết định tái cấu trúc doanh nghiệp...
1.1.2 Quản trị tài chính doanh nghiệp
1.1.2.1 Khái niệm quản trị tài chính doanh nghiệp
Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn, đưa ra quyết định và tổ
chức thực hiện các quyết định tài chính nhằm đạt được các mục tiêu hoạt
động của doanh nghiệp. Do các quyết định tài chính của doanh nghiệp đều
gắn liền với việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong quá trình
hoạt động của doanh nghiệp; vì vậy, quản trị tài chính doanh nghiệp còn được
nhìn nhận là quá trình hoạch định, tổ chức thực hiện, điều chỉnh và kiểm soát
quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ đáp ứng nhu cầu hoạt
động của doanh nghiệp.
Quản trị tài chính doanh nghiệp bao gồm các hoạt động của nhà quản trị
liên quan đến ba loại quyết định chính: Quyết định đầu tư, quyết định huy
động vốn và quyết định phân phối lợi nhuận để đạt được những mục tiêu của
doanh nghiệp như lợi nhuận , tối đa hóa giá trị doanh nghiệp .
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0415
1.1.2.2 Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp
Trong thời kì thực hiện cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung ( trước
năm 1986 ) , nền kinh tế Việt Nam trong thời kì này chỉ bao gồm 2 thành
phần kinh tế chủ yếu là thành phần kinh tế quốc doanh và thành phần kinh tế
tập thể . Các doanh nghiệp Nhà nước đảm bảo các yếu tố đầu vào và kết quả
đầu ra . Vì vậy , trong giai đoạn này , vai trò của quản trị tài chính doanh
nghiệp rất mờ nhạt , chủ yếu dừng lại ở việc đi tìm kiếm các nguồn tài trợ cho
nhu cầu vốn của doanh nghiệp .
Hiện nay , với việc chuyển đổi sang nền kinh tế nhiều thành phần vận
hành theo cơ chế thị trường, các doanh nghiệp phải thực hiện tự chủ hoàn
toàn về sản xuất kinh doanh và về tài chính; hoạt động của các doanh nghiệp
phải đương đầu với nhiều thách thức do sự cạnh trạnh của các doanh nghiệp
khác cùng sự biến động khó lường của thị trường . Vì vậy vai trò của nhà
quản trị tài chính ngày càng quan trọng, bởi chính những quyết định của nhà
quản trị tài chính có thể quyết định tới vận mệnh của doanh nghiệp đó .
- Vai trò của quản trị doanh nghiệp thể hiện qua các mặt chủ yếu sau :
a. Huy động vốn đảm bảo cho các hoạt động doanh nghiệp diễn ra bình
thường và liên tục .
b. Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp .
c. Kiểm tra,giám sát một cách toàn diện các mặt hoạtđộng sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp .
1.1.2.3 Nội dung quản trị tài chính doanh nghiệp
Quản trị tài chính doanh nghiệp bao gồm các hoạt động của người quản
lý ( nhà quản trị tài chính trong doanh nghiệp ) như liên quan đến việc đánh
giá , đầu tư, huy động và sử dụng vốn một cách hiệu quả nhằm đạt được các
mục tiêu đề ra
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0416
a. Tham gia vào việc đánh giá , lựa chọn quyết định đầu tư .
Để đi đến một quyết định đầu tư đòi hỏi doanh nghiệp phải xem xét cân
nhắc trên nhiều mặt về kinh tế, kỹ thuật và tài chính. Trong đó, về mặt tài
chính phải xem xét các khoản chi tiêu vốn cho đầu tư và dự tính thu nhập cho
đầu tư mang lại . Đó là quá trình hoạch định vốn đầu tư và đánh giá hiệu quả
tài chính của việc đầu tư .
b. Xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động vốn đáp ứng kịp thời , đủ
nhu cầu do các hoạt động của doanh nghiệp .
Tất cả các hoạt động của doanh nghiệp đều phải hỏi phải có vốn . Nhà
quản trị tài chính phải xác định đúng nhu cầu vốn cần thiết cho mỗi một hoạt
động của doanh nghiệp để không bỏ lỡ những cơ hội kinh doanh , cũng như
tránh việc gây ra sự lãng phí vốn , thừa đọng vốn .
c. Sử dụng có hiệu quả số vốn hiện có , quản lý chặt chẽ các khoản thu ,
chi và đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp .
Nhà quản trị tài chính phải quản lý lượng tiền mặt , vốn của doanh
nghiệp , giải phóng kịp thời vốn ứ đọng , theo dõi chặt chẽ và thực hiện tốt
các hoạt động tài chính của doanh nghiệp , thường xuyên tìm biện pháp thiết
lập sự cân bằng giữa thu và chi vốn bằng tiến, đảm bảo doanh nghiệp luôn có
khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.
d. Thực hiện phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của
doanh nghiệp.
Thực hiện phân phối hợp lý lợi nhuận sau thuế cũng như trích lập và sử
dụng tốt các quỹ của DN sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển của doanh
nghiệp.
e. Kiểm soát thường xuyên tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Thông qua tình hình thu chi hàng ngày, các BCTC, tình hình thực hiện
các chỉ tiêu tài chính cho phép kiểm soát được tình hình hoạt động của DN.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0417
Mặt khác, cần tiến hành định kỳ phân tích tình hình TCDN nhằm đánh giá
hiệu quả sử dụng vốn, điểm mạnh, yếu trong công tác quản lý và dự báo.
f.Thực hiện kế hoạch hóa tài chính.
Theo dõi chặt chẽ tình hình thu chi của doanh nghiệp hàng ngày , các
BCTC …Các hoạt động tài chính của doanh nghiệp cần được cân nhắc kỹ
trước thông qua việc lập kế hoạch tài chính. Có kế hoạch tài chính tốt thì thì
doanh nghiệp mới có thể đưa ra các quyết định tài chính thích hợp nhằm đạt
tới các mục tiêu của DN.
1.1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị tài chính doanh nghiệp
Quản trị tài chính doanh nghiệp trong mỗi một doanh nghiệp là không
giống nhau. Sự khác biệt đó chịu sự chi phối của các nhân tố cơ bản như hình
thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp, đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành
nghề kinh doanh và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.
a. Hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp
Mỗi DN đều tồn tại dưới những hình thức pháp lý nhất định về tổ chức
DN. Theo Luật doanh nghiệp 2014 thì được chia thành các loại như sau :
- Doanh nghiệp tư nhân.
- Công ty hợp danh .
- Công ty trách nhiệm hữu hạn
- Công ty cổ phần.
Do đặc điểm về hình thức pháp lý giữa các doanh nghiệp là khác nhau
nên nó ảnh hưởng đến việc quản trị tài chính của doanh nghiệp như : Phương
thức hình thành và huy động vốn, việc tổ chức quản lý sử dụng vốn, việc
chuyển nhượng vốn, phân phối lợi nhuận và trách nhiệm của chủ sở hữu đối
với khoản nợ của DN... Việc phân tích đánh giá và lựa chọn các quyết định
tài chính thì nhà quản trị tài chính luôn phải quan tâm đến hình thức pháp lý
của DN để có những quyết định tài chính phù hợp với quy định của pháp luật.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0418
Do việc tìm hiểu nghiên cứu về công ty đang thực tập nên em xin trình
bày cụ thể hơn về công ty cổ phần và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước
ngoài :
- Công ty cổ phần là một thể chế kinh doanh , một loại hình doanh
nghiệp hình thành , tồn tại và phát triển bởi sự góp vốn của nhiều cổ đông
.Trong công ty cổ phần, số vốn điều lệ của công ty được chia thành các phần
bằng nhau gọi là cổ phần , những cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần là các
cổ đông. Chỉ công ty cổ phần mới được phát hành cổ phiếu. Thu nhập của cổ
đông bao gồm cổ tức được chia từ lợi nhuận sau thuế và chênh lệch giá cổ
phần . Bởi vậy nó làm cho các quyết định tài chính trở nên quan trọng , có tác
động không chỉ đến lợi nhuận của doanh nghiệp, mà xa hơn tác động tới giá
cổ phiếu của công ty . Khi đó lợi ích của chủ sở hữu bị tác động bởi sự thay
đổi giá cổ phiếu trên thị trường .
- Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở
hữu của nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam , tự quản lý và tự chịu
trách nhiệm về kết quả kinh doanh . Nó có thể do một tổ chức , một cá nhân
nước ngoài đầu tư vốn thành lập hoặc do nhiều cá nhân tổ chức nước ngoài
cùng đầu tư vốn thành lập để thực hiện hoạt động kinh doanh . Nó có tư cách
pháp nhân theo pháp luật Việt Nam , có thể hình thành công ty trách nhiệm
hữu hạn , công ty cổ phần , công ty hợp danh theo quy định pháp luật . Nhà
nước Việt Nam chỉ quản lý thông qua việc cấp giấy phép đầu tư và kiểm tra
họ có thực hiện đúng pháp luật hay không . Nhà nước không có quyền can
thiệp vào việc tổ chức quản lý của doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước
ngoài.
b. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của nghành kinh doanh
Hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp thường được thực hiện
trong một hoặc một số nghành kinh doanh nhất định . Mỗi nghành kinh doanh
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0419
có những đặc đểm kinh tế - kỹ thuật riêng có ảnh hưởng không nhỏ tới việc tổ
chức tài chính của doanh nghiệp như :
- Ảnh hưởng bởi tính chất của nghành nghề kinh doanh : Những
DN hoạt động kinh doanh trong ngành thương mại, dịch vụ thì vốn lưu động
chiếm tỷ trọng cao hơn, tốc độ chu chuyển của vốn lưu động cũng nhanh hơn
so với các ngành nông nghiệp, công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng. Ở
các ngành này, VCĐ thường chiếm tỷ trọng cao hơn VLĐ, thời gian thu hồi
vốn cũng chậm hơn, đòi hỏi nhu cầu tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn cao hơn.
- Ảnh hưởng của tính thời vụ và chu kỳ sản xuất kinh doanh :
Những DN sản xuất ra những loại sản phẩm có chu kỳ sản xuất ngắn thì nhu
cầu VLĐ giữa các thời kỳ trong năm thường không có biến động lớn, DN
cũng thường xuyên thu được tiền bán hàng, nhờ đó có thể dễ dàng bảo đảm
cân đối giữa thu và chi bằng tiền, cũng như đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu
kinh doanh. Ngược lại, những DN sản xuất ra những loại sản phẩm có chu kỳ
sản xuất dài, phải ứng ra vốn lưu động lớn hơn.
- Những DN hoạt động trong những ngành sản xuất có tính thời vụ
thì nhu cầu về vốn lưu động giữa các thời kỳ trong năm chênh lệch nhau rất
lớn, giữa thu và chi bằng tiền thường có sự không ăn khớp nhau về thời gian.
Như vậy, cần phải tính toán đến đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành
kinh doanh trong việc tổ chức tài chính, nhằm đảm bảo vốn kịp thời, đầy đủ
cho hoạt động của DN cũng như đảm bảo cân đối giữa thu và chi bằng tiền.
c. Môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh bao gồm tất cả những điều kiện bên trong và bên
ngoài ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp: Môi trường kinh tế - tài
chính, môi trường chính trị, môi trường luật pháp, môi trường công nghệ, môi
trường văn hóa – xã hội,... Ở đây, đề cập đến một số tác động chủ yếu của
môi trường kinh tế - tài chính đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0420
- Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế: Nếu cơ sở hạ tầng phát triển (hệ thống
giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước...) thì sẽ giảm bớt được nhu cầu vốn
đầu tư của doanh nghiệp, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiết kiệm
được chi phí trong kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm.
- Tình trạng của nền kinh tế:.Khi nền kinh tế đang phát triển ổn định và
có sự tăng trưởng tốt thì sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp đầu tư phát
triển, từ đó doanh nghiệp cần phải huy động một lượng vốn đủ để không bỏ lỡ
các thời cơ kinh doanh Ngược lại, khi nền kinh tế đang trong thời kỳ suy
thoái không ổn định thì DN gặp khó khăn trong việc tìm các cơ hội đầu tư và
kinh doanh .
- Lãi suất thị trường: Lãi suất thị trường làm ảnh hưởng đến các chi phí
tài chính cũng như làm doanh nghiệp có các nguồn huy động vốn khác nhau
để phù hợp với các phương án đầu tư . Mặt khác, lãi suất thị trường cũng ảnh
hưởng gián tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của DN. Khi lãi suất tăng
cao, người ta có khuynh hướng vay ít hơn để giảm thiểu các loại chi phí cũng
như việc mở rộng sản xuất bằng các nguồn vốn vay , điều đó hạn chế đến việc
tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
- Lạm phát: Khi nền kinh tế có lạm phát ở mức độ cao thì khiến cho
người tiêu dùng hạn chế tiêu dùng làm ảnh hưởng trực tiếp tới việc tiêu thụ
sản phẩm của doanh nghiệp dẫn đến gây khó khăn cho doanh nghiệp tiêu thụ
sản phẩm của DN khiến tình trạng tài chính của DN căng thẳng. Khi lạm phát
ở mức cao làm doanh nghiệp thất thoát vốn , tăng chi phí kinh doanh .
- Chính sách kinh tế và tài chính của Nhà nước đối với DN: Các chính
sách khuyến khích đầu tư, chính sách thuế, chính sách xuất khẩu, nhập khẩu,
chế độ khấu hao tài sản cố định... đều là những yếu tố tác động lớn đến các
quyết định tài chính của doanh nghiệp .
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0421
- Mức độ cạnh tranh: Nếu DN hoạt động trong ngành nghề có mức độ
cạnh tranh cao đòi hỏi DN phải đầu tư nhiều hơn cho việc đổi mới thiết bị
công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm, cho quảng cáo, tiếp thị và tiêu
thụ sản phẩm...
- Thị trường tài chính và hệ thống các trung gian tài chính: Sự phát triển
của thị trường tài chính tác động trực tiếp tới việc huy động vốn của doanh và
đầu tư tài chính của DN. Việc xuất hiện nhiều trung gian tài chính tạo điều
kiện cho doanh nghiệp tiếp cận sử dụng những nguồn vốn có chi phí thấp .
1.2 Đánh giá thực trạng của tài chính doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm, mục tiêu đánh giá thực trạng tài chính DN
1.2.1.1 Khái niệm đánh giá thực trạng tài chính Doanh Nghiệp
Thuật ngữ “đánh giá” (evaluation) là đưa ra nhận định tổng hợp về các
dữ kiện đo lường được qua các kỳ kiểm tra của một hay một nhóm đối tượng
nghiên cứu và kết thúc bằng cách đối chiếu, so sánh với những tiêu chuẩn đã
được xác định rõ ràng trước đó trong các mục tiêu.
Đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp là việc sử dụng kết hợp
tổng thể các phương pháp để đánh giá tình hình tài chính như : xem xét, phân
tích kết quả của việc quản lý và điều hành tài chính của doanh nghiệp thông
qua các số liệu trên báo cáo tài chính bằng việc sử dụng tổng hợp các phương
pháp, công cụ và kỹ thuật phân tích giúp doanh nghiệp tìm ra được những
nhược điểm của mình để khắc phục cũng như xem xét các mục tiêu đã đạt
được và chưa đạt được, dự đoán những việc có thể xảy ra đồng thời tìm ra
nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình kinh doanh
của doanh nghiệp để từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục cũng như nâng
cao khả năng sản xuất, kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp .
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0422
1.2.1.2 Mục tiêu đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp .
1.2.1.2.1 Mục tiêu đánh giá
Việc đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp là 1 công cụ giúp
nhà quản trị tài chính có thể tìm hiểu được những vấn đề liên quan đến tình
hình tài chính của doanh nghiệp như : thực trạng tài chính , khả năng huy
động đầu tư vốn của doanh nghiệp , những cơ hội đầu tư từ đó đưa ra các biện
pháp đúng đắn để cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp ở hiện tại và
trong tương lai .
Việc đánh giá thực trạng của doanh nghiệp cần đạt được các mục tiêu
chủ yếu sau :
Xem xét . đánh giá về khả năng huy động, đầu tư và sử dụng vốn , tình
hình công nợ , khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn trung và dài hạn, hiệu
suất sử dụng vốn , hàng tồn kho của doanh nghiệp … nhằm đáp ứng đầy đủ
những thông tin cần thiết cho những đối tượng quan tâm đến hoạt động của
doanh nghiệp như nhà quản trị doanh nghiệp, các nhà đầu tư, người lao động,
ngân hàng, cơ quan thuế …
Tạo ra những chu kỳ đều đặn để đánh giá hoạt động quản lý trong giai
đoạn đã qua, việc thực hiện cân bằng tài chính, khả năng sinh lời, khả năng
thanh toán và rủi ro trong doanh nghiệp…
Là cơ sở dự báo cho các dự đoán tài chính , giúp nhà quản trị doanh
nghiệp nắm được toàn bộ hoạt động tài chính của doanh nghiệp để đưa ra các
quyết định đúng đắn về huy động đầu tư , phân phối lợi nhuận phù hợp với
thực trạng của doanh nghiệp, tình hình kinh tế .
Giúp nhà quản trị doanh nghiệp kiểm tra, kiểm soát thường xuyên hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp qua việc kiểm tra , đánh giá các chỉ tiêu
kết quả đạt được so với các chỉ tiêu kế hoạch, dự toán … Từ đó đưa ra các
quyết định cho tương lai phù hợp và sát thực hơn . Xác định được các nhược
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0423
điểm của doanh nghiệp để khắc phục giúp nhà quản trị đưa ra các quyết định
đúng đắn , để thực hiện được các mục tiêu của doanh nghiệp
1.2.2 Nội dung và phương pháp đánh giá thực trạng tài chính DN
a)Phương pháp
Việc đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp cần phải khách quan
giảm thiểu các yếu tố chủ quan của người đánh giá , cần đánh giá dựa trên
những thông tin chính xác đã được thẩm định đảm bảo các nguyên tắc đánh
giá . Các phương pháp dưới đây thường được sử dụng trong việc đánh giá :
Phương pháp so sánh: Là phương pháp cơ bản nhất và thường xuyên
được sử dụng trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói
riêng. Việc sử dụng phương pháp này cần chú ý tới gốc so sánh , các dạng so
sánh , điều kiện so sánh ,và các kỹ thuật so sánh như so sánh bằng số tuyệt
đối, so sánh bằng số tương đối, so sánh dọc, hay so sánh ngang…
Phương pháp phân chia : là phương pháp chia nhỏ quá trình hoạt động
tài chính theo những tiêu thức nhất định giúp nhà quản trị có thể khái quát
được những kết quả có được theo từng khía cạnh khác nhau để phù hợp với
từng thời kì kinh doanh
 Phương pháp liên hệ đối chiếu : là phương pháp đối chiếu hoạt động
kinh doanh của đối tượng phân tích với các đối tượng khác dựa trên các mối
quan hệ tài chính
 Phương pháp đồ thị: là việc lâp các biểu đồ, đồ thị dựa trên các số
liệu phân tích, qua đó mô tả xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu nghiên
cứu hay thể hiện mối quan hệ kết cấu của các bộ phận trong một tổng thể.
Phương pháp đồ thị gồm nhiều dạng như đồ thị hình cột, hình tròn…Phương
pháp này thể hiện rõ ràng, trực quan sự biến động tăng giảm hay mối liên hệ
giữa các chỉ tiêu.
b) Nội dung đánh giá .
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0424
1.2.2.1 Tình hình huy động vốn của doanh nghiệp
1.2.2.1.1 Dựa vào tình hình nguồn vốn
Nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành từ 2 nguồn sau : Vốn chủ
sở hữu , nợ phải trả .
Vốn chủ sở hữu bao gồm số vốn chủ sở hữu bỏ ra và phần bổ xung từ kết
quả kinh doanh . Vốn chủ sở hữu tại một thời điểm có thể xác định bằng công
thức sau :
Vốn chủ sở hữu = Giá trị tổng tài sản – Nợ phải trả
Nợ phải trả là thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh nghiệp có
trách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác như : Nợ vay, các
khoản phải trả cho người lao động , cho Nhà nước , cho người lao động trong
doanh nghiệp ...
Từngnguồnvốnriêng biệtphùhợp với từng doanh nghiệp riêng , chúng có
những ưu nhược điểmriêng ảnh hưởngtớikhả năng huy độngvàsửdụngvốncủa
doanhnghiệp . Xem xétvà đánhgiá thực trạng và tìnhhình biến động nguồn vốn
củadoanhnghiệp thôngqua2 nhómchỉ tiêu : Chỉ tiêu quy mô nguồn vốn và chỉ
tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn ( hệ số cơ cấu nguồn vốn ).
Hệ số cơ cấu nguồn vốn là công cụ giúp cho nhà quản lý doanh nghiệp
thấy được tình hình của doanh nghiệp như về khả năng độc lập về tài chính ,
rủi ro tài chính , mức độ sử dụng đòn bẩy từ đó đưa ra sự chiều chỉnh về cơ
cấu nguồn vốn sao cho cân bằng giữa chi phí sử dụng vốn cũng như những rủi
ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải .
Tỷ trọng từng loại nguồn vốn =
Vốn chủ sở hữu( Nợ phải trả )
Tổng nguồn vốn
Hệ số nợ phản ánh nợ phải trả chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng
nguồn vốn của DN hay trong TS của DN có bao nhiêu phần được hình thành
bằng nguồn nợ phải trả. Khi hệ số nợ thấp tức là tỷ lệ tự tài trợ càng cao càng
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0425
thể hiện khả năng độc lập cao về mặt tài chính. Tuy vậy, để có kết luận chính
xác về sự hợp lý của chính sách tạo lập vốn của doanh nghiệp cần thiết phải
xem xét đến nhiều yếu tố khác nhau như đặc điểm sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp theo ngành nghề cũng như từng thời kỳ giai đoạn khác nhau của
DN.
Hệ số nợ =
Tổng số nợ
Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp
Hệ số vốn chủ sở hữu là hệ số tự tài trợ, phản ánh vốn chủ sở hữu chiếm
bao nhiêu phần trong tổng nguồn vốn của DN. Hệ số này càng cao chứng tỏ
doanh nghiệp có nhiều vốn chủ sở hữu, mức độ độc lập tự chủ về mặt tài
chính cao, ít bị ràng buộc, ít chịu sức ép của các khoản vay. Tỷ suất tự tài trợ
càng cao thì càng đảm bảo cho các khoản nợ được thanh toán đúng hạn, làm
uy tín của chủ doanh nghiệp được nâng cao, việc huy động vốn vay nhờ vậy
cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều vốn tự có thì khó có thể
khuếch đại được tỷ suất lợi nhuận VCSH để gia tăng lợi nhuận do mức độ sử
dụng đòn bẩy tài chính quá thấp.
Hệ số vốn chủ sở hữu =
Vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn
= 1-Hệ số nợ
Khi xem xét mối quan hệ của chỉ tiêu hệ số nợ và hệ số vốn chủ, ta có
hệ số đảm bảo nợ: cho biết 1 đồng nợ được đảm bảo bởi bao nhiều đồng
VCSH:
Hệ số đảm bảo nợ =
Vốn chủ sở hữu
Nợ phải trả
Qua hệ số này, các nhà quản lý đánh giá mức độ rủi ro tài chính của DN
từ đó định hướng các chính sách cho kỳ tiếp theo, đồng thời đối với các chủ
nợ, họ sử dụng hệ số này để đánh giá mức độ an toàn của các khoản vốn cho
vay và mức độ rủi ro mà người cho vay có thể gặp phải.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0426
1.2.2.1.2 Đánh giá mô hình tài trợ của doanh nghiệp:
Dựa vào tiêu thức nàycó thểchia nguồnvốncủa doanh nghiệp ra làm 2 loại
:
+ Nguồn vốn lưu động tạm thời: là các nguồn vốn có tính chất ngắn
hạn ( dưới một năm ) giúp doanh nghiệp có thể sử dụng đáp ứng các yêu cầu
có tính chất tạm thời phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Nguồn vốn lưu động thường xuyên: là nguồn vốn có tính chất dài
hạn dùng để mua sắm, hình thành tài sản cố định và một phần tài sản lưu động
thường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp .
Ngược lại, đối với TS của doanh nghiệp, chúng ta chia thành loại TS có
thời gian chuyển đổi thành tiền dưới 1 năm, được gọi là TSNH (TSLĐ).
TSCĐ và đầu tư dài hạn được gọi là TSDH vì nó có thời gian hoàn vốn lớn
hơn 1 năm.
Để hình thành nên 2 loại TS này có 2 nguồn vốn: Nguồn vốn thường
xuyên và nguồn vốn tạm thời. Nguồn VCSH, các khoản nợ dài hạn có thời
gian đáo hạn trên 1 năm là những nguồn vốn thường xuyên. Ngược lại, các
khoản nợ ngắn hạn là các khoản nợ có thời hạn thanh toán dưới 1 năm được
gọi là nguồn vốn tạm thời.
Nguồn vốn thường xuyên trước hết là đầu tư để hình thành TSDH, phần
còn lại và nguồn vốn tạm thời được đầu tư để hình thành TSNH. Khi đó,
chênh lệch giữa nguồn vốn thường xuyên và TSDH được gọi là Nguồn vốn
lưu động thường xuyên (NWC).
NWC = Nguồn vốn thường xuyên – Tài sản dài hạn
Hoặc NWC = Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn
Đây là chỉ tiêu dùng để đánh giá cách thức tài trợ vốn lưu động của
doanh nghiệp, để đánh giá mức độ an toàn hay rủi ro tài chính trong hoạt
động của doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0427
Có thể xem xét nguồn vốn lưu động thường xuyên qua sơ đồ sau:
NWC = Nguồn vốn thường xuyên – Tài sản dài hạn
Hoặc NWC = Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn
Có 3 trường hợp có thể xảy ra:
+ Trường hợp 1: Khi TSNH > nợ phải trả ngắn hạn, nghĩa là NWC > 0,
sẽ có một sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì có một
bộ phận nguồn vốn lưu dộng thường xuyên tài trợ cho TSNH để sử dụng cho
hoạt động kinh doanh. Ở mô hình này, khả năng thanh toán và độ an toàn ở
mức cao. Tuy nhiên doanh nghiệp phải sử dụng nhiều khoản vay dài hạn và
trung hạn nên doanh nghiệp tất phải trả chi phí nhiều hơn cho việc sử dụng
vốn.
+ Trường hợp 2: Khi TSNH < nợ phải trả ngắn hạn, nghĩa là NWC < 0.
Đây là dấu hiệu đáng lo ngại cho doanh nghiệp, khi hoạt động trong lĩnh vực
công nghiệp hay xây dựng. Đây là dấu hiệu của việc sử dụng vốn sai, cán cân
Tài sản
ngắn hạn
(Tài sản
lưu động)
Tài sản dài
hạn (Tài
sản cố
định)
Nợ ngắn
hạn
Nợ trung
và dài hạn
Vốn chủ sở
hữu
Nguồn vốn
lưu động
thường
xuyên Nguồn vốn
thường
xuyên của
doanh
nghiệp
Nguồn vốn
tạm thời
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0428
thanh toán chắc chắn đã mất cân bằng, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn < 1. Tuy
nhiên đối với ngành thương mại thì cách tài trợ này vẫn có thể xảy ra vì ngành
này có tốc độ quay vòng vốn nhanh. Mô hình này với ưu điểm chi phí sử
dụng sẽ được hạ thấp, vì sử dụng nhiều hơn nguồn vốn tín dụng ngắn hạn,
việc sử dụng vốn linh hoạt hơn. Trong thực thế mô hình này thường được các
doanh nghiệp lựa chọn, vì một phần tín dụng ngắn hạn được xem như dài hạn
thường xuyên, đối với các doanh nghiệp mới lại càng cần thiết. Tuy nhiên
việc sử dụng mô hình này cũng có khả năng gặp rủi ro cao, do đó cần sự năng
động trong việc tổ chức nguồn vốn ở các doanh nghiệp.
+Trường hợp 3: Khi TSNH = nợ phải trả ngắn hạn, nghĩa là NWC = 0,
tài trợ này cho thấy chỉ có những tài sản cố định được tài trợ bằng nguồn vốn
dài hạn còn TSNH được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn. Trường hợp này
cũng không tạo ra được tính ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh ngiệp đặc biệt đối với các doanh nghiệp có tốc độ quay vòng vốn
chậm.
1.2.2.2.Tình hình đầu tư và sử dụng vốn của Doanh nghiệp
Trên cơ sở nguồn vốn đã huy động được, DN sẽ tiến hành phân bổ vốn
vào các khâu tương ứng. Để có đánh giá chính xác về việc sử dụng vốn của
DN trong kỳ có hợp lý hay không ta cần xem xét vốn trong kỳ đã được phân
bổ vào đâu, tỷ lệ vốn từng khâu là bao nhiêu, nhiều hay ít tăng hay giảm giữa
các kỳ, tỷ lệ này được coi là hợp lý hay chưa đó chính là mục tiêu của đánh
giá tình hình sử dụng vốn trong DN. Để tiến hành phân tích đánh giá tình hình
sử dụng vốn của DN cần tập trung vào những nội dung sau:
1.2.2.2.1 Đánh giá sự biến động tài sản
Xem xét cơ cấu vốn và sự biến động của tổng tài sản cũng như của từng
loại tài sản. Thông qua việc tính toán tỷ trọng của từng loại, so sánh giữa cuối
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0429
kỳ và đầu năm cả về số tuyệt đối và số tương đối. Cần tập trung vào một số
loại tài sản quan trọng. Cụ thể là:
- Sự biến động tài sản tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn ảnh hưởng đến
khả năng ứng phó đối với các khoản nợ đến hạn.
- Sự biến động của HTK chịu ảnh hưởng lớn đến quá trình SXKD, từ
khâu dự trữ sản xuất đến khâu bán hàng.
- Sự biến động của khoản phải thu chịu ảnh hưởng của công việc thanh
toán và chính sách tín dụng của DN đối với khách hàng. Điều đó ảnh hưởng
đến việc quản lý sử dụng vốn.
- Sự biến động của TSCĐ cho thấy quy mô và năng lực sản xuất hiện có
của DN.
1.2.2.2.2 Đánh giá cơ cấu tài sản
Khi xem xét về cơ cấu của tài sản sẽ biết được doanh nghiệp thuộc loại
hình doanh nghiệp nào , chủ yếu tập trung đầu tư về tài sản nào . Ngoài ra còn
cho ta biết được trong một đồng tài sản thì có bao nhiêu phần là tài sản ngắn
hạn bao nhiêu phần là tài sản hạn . Qua đó giúp nhà quản trị doanh nghiệp xác
định xem nên đầu tư nhiều vào loại tài sản nào , để các loại tài sản có thể
được sử dụng hết, tránh gây lãng phí tài nguyên của doanh nghiệp.
Các chỉ tiêu đánh giá :
Tỷ lệ đầu tư vào từng loại tài sản =
Giá trị từng loại TS
Tổng tài sản
Tỷ lệ đầu tư vào tài sản ngắn hạn =
Tài sản ngắn hạn
Tổng tài sản
Tỷ lệ đầu tư vào tài sản dàihạn =
Tài sản dài hạn
Tổng tài sản
Phân tích cơ cấu tài sản được tiến hành thông qua đánh giá tỷ trọng từng
loại tài sản ở thời điểm đầu năm và cuối kỳ hoặc nhiều thời điểm và so sánh
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0430
tỷ trọng từng loại tài sản giữa cuối kỳ với đầu năm hoặc cuối các kỳ trước.
Thông qua cơ cấu tài sản xác định được ở đầu năm, cuối kỳ ta sẽ đánh giá
được chính sách đầu tư của doanh nghiệp, qua sự biến động về cơ cấu tài sản
ta thấy được sự thay đổi trong chính sách đầu tư của doanh nghiệp.
Tỷ trọng của từng loại tài sản ngắn, dài hạn trước hết tùy thuộc vào đặc
điểm, tính chất ngành nghề kinh doanh , trình độ quản lý sử dụng tài sản của
doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương
mại, dịch vụ thường có tỷ trọng tài sản cố định, tài sản dài hạn thấp hơn so
với tỷ trọng tài sản ngắn hạn do ít phải đầu tư vào tài sản cố định, các doanh
nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất thì ngược lại. Trong các
doanh nghiệp sản xuất khác nhau tỷ trọng tài sản cố định, tài sản dài hạn, tài
sản ngắn hạn cũng cao thấp khác nhau do đặc điểm quy trình công nghệ sản
xuất…Tại mỗi doanh nghiệp cơ cấu phân bổ vốn để hình thành các loại tài
sản ở các giai đoạn khác nhau cũng khác nhau. Một cách tổng quát thì luôn
tồn tại một cơ cấu vốn tối ưu với mỗi doanh nghiệp ở mỗi thời kỳ để tối đa
khả năng sinh lời của vốn không lệ thuộc vào nguồn gốc hình thành cũng như
chính sách tài khóa , tiền tệ của chính phủ. Đánh giá cơ cấu tài sản cần nắm
vững đặc điểm về cấu trúc vốn kinh doanh.
1.2.2.3. Đánhgiá tìnhhình huy động và sửdụng vốn bằng tiền của doanhnghiệp
Vốn bằng tiền (gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) là
một bộ phận cấu thành tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Đây là loại tài sản
có tính thanh khoản cao nhất và quyết định khả năng thanh toán nhanh của
doanh nghiệp. Tuy nhiên, vốn bằng tiền bản thân nó không tự sinh lời, nó chỉ
sinh lời khi được đầu tư sử dụng vào một mục đích nhất định.
1.2.2.3.1 Đánh giá khái quát Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Nội dung phân tích tình hình lưu chuyển tiền của DN bao gồm:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0431
+ Phân tích dòng lưu chuyển tiền của DN: tiến hành phân tích trên các
chỉ tiêu về quy mô, cơ cấu dòng tiền vào từ HĐKD, hoạt động đầu tư, hoạt
động tài chính; dòng tiền ra từ HĐKD, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính,
dòng tiền thuần từ HĐKD, hoạt động đầu tư, hoạt động tà
+ i chính.
Phân tích tình hình lưu chuyển tiền của DN cho biết dòng tiền nào đã
chảy vào DN, dòng tiền nào đã ra khỏi DN, số tiền đã vào nhiều hơn hay ít
hơn số tiền đã đi ra trong kỳ, DN có cân đối được dòng tiền hay không... Sự
mất cân đối về DT xảy ra khi DN ứ đọng tiền hoặc thiếu hụt nghiêm trọng cần
phải xác định được ngay nguyên nhân và xác định hướng điều chỉnh để đưa
về trạng thái cân bằng.
+ Phân tích khả năng tạo tiền của DN: nhằm đánh giá khả năng tạo tiền
và mức độ đóng góp của từng hoạt động trong việc tạo tiền trong kỳ. Hệ số
tạo tiền của từng hoạt động được tính theo công thức:
Hệ số tạo tiền của
từng hoạt động
=
Dòng tiền thu về của từng hoạt động
Dòng tiền chi ra của từng hoạt động
1.2.2.3.2 Đánh giá diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền
Để đánh giá tình hình huy động và sử dụng vốn bằng tiền, ta đi đánh giá
sự thay đổi của nguồn tiền và sử dụng tiền trong mối quan hệ với vốn bằng
tiền của DN trong một thời kỳ nhất định giữa hai thời điểm lập bảng cân đối
kế toán. Từ đó có thể định hướng cho việc huy động vốn và sử dụng vốn cả
thời kỳ tiếp theo.
Đánh giá diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền cũng là một cách khác để
xem xét sự vận động lưu chuyển tiền tệ của DN diễn ra trong một thời kỳ hoạt
dộng của DN.
Việc phân tích đánh giá có thể được thực hiện như sau:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0432
- Xác định diễn biến thay đổi nguồn tiền và sử dụng tiền: Việc xác định
này được thực hiện bằng cách so sánh số liệu cuối kỳ với đầu kỳ để tìm ra sự
thay đổi của mỗi khoản mục trong bảng cân đối kế toán. Mỗi sự thay đổi của
từng khoản mục sẽ được xem xét và phản ánh vào một trong hai cột sử dụng
tiền hoặc diễn biến nguồn tiền theo cách thức sau:
+ Sử dụng tiền sẽ tương ứng với tăng tài sản hoặc giảm nguồn vốn
+ Diễn biến nguồn tiền sẽ tương ứng với tăng nguồn vốn hoặc giảm tài
sản.
- Lập bảng phân tích diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền: Sắp xếp các
khoản liên quan đến việc sử dụng tiền và liên quan đến việc thay đổi nguồn
tiền dưới hình thức một bảng cân đối. Qua bảng này có thể xem xét và đánh
giá: Số tiền tăng hoặc giảm của DN ở trong kỳ đã được sử dụng vào những
việc gì và các nguồn phát sinh dẫn đến việc tăng hoặc giảm tiền. Trên cơ sở
đó có thể định hướng huy động vốn cho kỳ tiếp theo.
1.2.2.4. Đánh giá tình hình công nợ và khả năng thanh toán của
doanh nghiệp.
1.2.2.4.1 Đánh giá tình hình công nợ
Trong hoạt động của doanh nghiệp thì việc bị chiếm dụng và đi chiếm
dụng vốn là điều thường xuyên xảy ra giữa doanh nghiệp và các đối tượng
như khách hàng, nhà cung cấp, Nhà nước . Vì vậy việc quản lý các khoản nợ,
các khoản phải thu hết sức quan trọng vì nó có thể trở thành các khoản nợ khó
đòi, nợ xấu dẫn tới việc ảnh hưởng tới tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Cũng như việc quản lý các khoản nợ phải trả đến hạn , sắp đến hạn để chuẩn
bị những nguồn thanh toán khoản nợ này khi đến hạn .
Các chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ của doanh nghiệp bao gồm:
+ Hệ số các khoản phải thu
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0433
Hệ số các khoản phải thu =
Các khoản phải thu
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này cho biết trong tổng tải sản của doanh nghiệp có bao nhiêu
phần vốn bị chiếm dụng . Nó phản ánh khả năng đi chiếm dụng vốn của
doanh nghiệp .
+ Hệ số các khoản phải trả
Hệ số các khoản phải trả =
Các khoản phải trả
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này cho biết trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu
phần được tài trợ bằng nguồn vốn đi chiếm dụng . Chỉ tiêu này cho biết mức
độ chiếm dụng vốn của doanh nghiệp
+ Hệ số thu hồi nợ
Hệ số thu hồi nợ =
Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ
Các khoản phải thu bình quân
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có thể thu hồi bao nhiêu nợ trên tổng
doanh thu mà doanh nghiệp thu được .
+ Kỳ thu hồi nợ bình quân
Kỳ thu hồi nợ bình quân =
Thời gian trong kỳ
Hệ số thu hồi nợ
Kỳ thu hồi nợ bình quân cho biết doanh nghiệp phải mất bao lâu để
chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt .
Hệ số thu hồi nợ và kỳ thu nợ bình quân cho biết khả năng của doanh
nghiệp về việc thu hồi các khoản nợ và cách quản lý các khoản nợ phải thu .
Hệ số hoàn trả nợ
Hệ số hoàn trả nợ =
Giá vốn hàng bán
Các khoản phải trả ngắn hạn bình quân
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0434
Chỉ tiêu này cho biết bình quân trong kỳ doanh nghiệp hoàn trả được bao
nhiêu vốn đi chiếm dụng của các bên liên quan .
Kỳ trả nợ bình quân
Kỳ trả nợ bình quân =
Thời gian trong kỳ báo cáo
Hệ số hoàn trả nợ
Kỳ trả nợ bình quân cho biết doanh nghiệp mất bao nhiêu ngày để hoàn
trả các khoản nợ chiếm dụng .
Hệ số hoàn trả nợ và kỳ trả nợ bình quân là chỉ tiêu phản ánh uy tín của
doanh nghiệp đối với bạn hàng vừa phản ánh khả năng trả nợ của doanh
nghiệp .
1.2.2.4.2Các hệ số về khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực tài chính về tài chính
mà doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho các cá
nhân tổ chức có quan hệ cho doanh nghiệp vay và nợ. Nó được thể hiện qua
vốn tiền mặt , các khoản phải thu của doanh nghiệp , các tài sản có thể chuyển
đổi nhanh thành tiền như hàng hóa , thành phẩm, hàng gửi bán . Các chỉ tiêu
phân tích khả năng thanh toán bao gồm :
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
Hệ số khả năng
thanh toán hiện thời
=
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản ngắn hạn thành tiền để
trang trải các khoản nợngắn hạn , vì thế, hệ số này cũng thể hiện mức độ đảm
bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp .
Để đánh giá hệ số này , cần dựa vào hệ số trung bình của các doanh
nghiệp trong cùng nành . Hệ số này ở các nghành nghề khác nhau có sự khác
nhau . Khi hệ số này thấp ( đặc biệt khi nhỏ hơn 1 ) thể hiện khả năng trả nợ
của doanh nghiệp là yếu và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0435
ẩn mà doanh nghiệp có thể gặp phải . Hệ số này cao cho thấy doanh nghiệp có
khả năng cao trong việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn . Tuy
nhiên, trong một số trường hợp hệ số này quá cao chưa chắc đã phản ánh năng
lực thanh toán của doanh nghiệp tốt . Vì vậy , để đánh giá đúng hơn cần xem
xét thêm tình hình của doanh nghiệp .
 Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số khả năng
thanh toán nhanh
=
Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Hệ số này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của
doanh nghiệp mà không cần thực hiện thanh lý khẩn cấp các hàng tồn kho,
bởi hàng tồn kho là loại tài sản không dễ dàng chuyển đổi thành tiền ngay
được .
Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Hệ số khả năng thanh
toán tức thời
=
Tiền + Các khoản tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
Để đánh giá sát hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp còn có thể sử
dụng chỉ tiêu hệ số thanh toán tức thời . Hệ số này đặc biệt hữu ích để đánh
giá khả năng thanh toán của một doanh nghiệp trong giai đoạn nền kinh tế
khủng hoảng khi hàng tồn kho khó tiêu thụ, và các khoản nợ phải thu gặp khó
khăn khó thu hồi .
Hệ số thanh toán lãi vay
Lãi tiền vay là khoản chi phí sử dụng vốn vay mà doanh nghiệp có
nghĩa vụ phải trả đúng hạn cho các chủ nợ . Một doanh nghiệp có nghĩa vụ
phải trả đúng hạn cho chủ nợ . Một doanh nghiệp vay nợ nhiều nhưng kinh
doanh không tốt , mức sinh lời của đồng vốn quá thấp hoặc bị lỗ thì khó có
thể đảm bảo thanh toán tiền lãi vay .
Hệ số này được xác định như sau:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0436
Hệ số khả năng
thanh toán lãi vay
=
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
Lãi vay phải trả trong kỳ
Hệ số này càng thấp thì khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp là
kém, có thể là do tình hình kinh doanh của doanh nghiệp không tốt, doanh
nghiệp cần xem xét lại các khoản chi phí, các khoản đầu tư của mình . Hệ số
thanh toán lãi vay càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán lãi vay của doanh
nghiệp tốt một phần thể hiện khả năng kinh doanh của doanh nghiệp tốt dẫn
đến doanh nghiệp làm ăn có lãi ..
1.2.2.5 Đánh giá hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh
1.2.2.5.1 Đánh giá khát quát kết quả kinh doanh
Với bất kì doanh nghiệp nào một trong những mục tiêu cuối cùng đều là
kết quả kinh doanh của nghiệp .Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của
hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động khác của doanh nghiệp sau một
thời kì nhất định biểu hiện bằng liền lỗ hay lãi . Đây là tiêu chi quan trọng
giúp đánh giá hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh cũng như quyết định
trong các vấn đề sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .
Vai trò đánh giá kết quả kinh doanh nó thường được thể hiện qua 2 khía
cạnh sau :
- Thứ nhất, có vai trò trong công tác quản lý : Người quản lý có thể dựa
vào tài liệu , thông tin kết quả hoạt động kinh doanh để đề ra các biện pháp
nhằm khắc phục những hạn chế và nâng cao tính tích cực của các nhân tố
hoặc cũng có thể thông qua phân tích mà theo dõi biến động của các nhân tố
để điều chỉnh sao cho hợp lý .
- Thứ hai, có vai trò kiểm tra giám sát : Thông qua việc đánh giá kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh còn cho thấy thực trạng sử dụng các yếu tố
đầu vào và nguồn gốc của sự biến động kết quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp .
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0437
1.2.2.5.2 Đánh giá hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nó
liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau , và nó phản ánh trình độ sử dụng yếu tố
đầu vào của doanh nghiệp . Dưới đây là các hệ số hoạt động có tác dụng đo
lường xem khả năng khai thác sử dụng vốn kinh doanh như thế nào :
Số vòng quay hàng tồn kho
Số vòng quay hàng
tồn kho
=
Giá vốn hàng bán
HTK bình quân trong kỳ
Vòng quay hàng tồn kho là số lần hàng hóa tồn kho bình quân luân
chuyển trong kỳ. Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh
được đánh giá càng tốt, bởi lẽ doanh nghiệp chỉ đầu tư cho hàng tồn khó thấp
nhưng vẫn đạt được doanh thu cao .
Trong đó:
HTK bình quân trong kỳ =
HTK đầu kỳ + HTK cuối kỳ
2
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho
Số ngày một vòng quay HTK =
Số ngày trong kỳ
Số vòng quay HTK
Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện 1 vòng quay hàng tồn kho thì doanh
nghiệp cần bao nhiêu ngày. Nếu chỉ tiêu này thấp cho thấy doanh nghiệp xây
dựng chiến lược hàng tồn kho tốt, các sản phẩm không bị ứ đọng. Ngược lại
nếu chỉ tiêu này cao thì có thể doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc
tiêu thụ hàng hóa. Tuy nhiên đôi khi không phải doanh nghiệp nào có chỉ số
này cao cũng là xấu, mà còn phụ thuộc vào đặc điểm của từng doanh nghiệp .
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0438
Vòng quay nợ phải thu
Số vòng quay
nợ phải thu
=
Doanh thu bán hàng ( có thuế )
Số dư bình quân các khoản phải thu ngắn hạn
Chỉ tiêu nay phản ánh trong một kỳ, nợ phải thu luân chuyển được bao
nhiêu vòng. Nó phản ánh tốc độ thu hồi công nợ của doanh nghiệp như thế
nào.
Kỳ thu tiền trung bình
Kỳ thu tiền
trung bình
=
Số ngày trong kỳ
Số vòng quay các khoản phải thu
Kỳ thu tiền trung bình thể hiện kể từ khi xuất hàng bán đến khi thu hồi
được nợ phải thu là bao lâu . Khi xem xét kỳ thu tiền trung bình, cần xem xét
trong mối liên hệ với sự tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp . Khi kỳ thu
tiền trung bình quá dài so với các doanh nghiệp trong nghành thì dễ dẫn đến
tình trạng nợ khó đòi .
Vòng quay vốn lưu động
Vòng quay vốn
lưu động
=
Doanh thu thuần
VLĐ bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển VLĐ hay số vòng quay của
VLĐ thực hiện được trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một
năm). Nếu chỉ tiêu này càng lớn hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và
ngược lại.
Trong đó:
VLĐ bình
quân trong kỳ
=
VLĐ đầu kỳ + VLD cuối kỳ
2
Số ngày một vòng quay vốn lưu động
Số ngàymột
vòng quayVLĐ
=
Số ngày trong kỳ
Số vòng quay VLĐ
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0439
Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quanh vốn lưu động một thời kì nhất định
, thường là một năm . Hệ số này các thấp thể hiện tốc độ quay vòng vốn lưu
động nhanh, cho thấy doanh nghiệp sử dụng tốt vốn góp phần tăng hiệu quả
kinh doanh .
Hiệu suất sử dụng vốn cố định và vốn dài hạn khác
Hiệu suất sử dụng
VCĐ và VDH khác
=
Doanh thu thuần
VCĐ và VDH khác bình quân
Chỉ tiêu này cho phép đánh giá mức độ khai thác sử dụng vốn cố định
của doanh nghiệp trong kỳ .
Vòng quay tài sản ( hay vòng quay toàn bộ vốn )
Vòng quay
tài sản
=
Doanh thu thuần trong kỳ
Tổng TS hay VKD bình quân sử dụng trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh tổng quát hiệu suất sử dụng tài sản hay toàn bộ số
vốn hiện có của doanh nghiệp. Hệ số này chịu sự ảnh hưởng đặc điểm nghành
kinh doanh, chiến lược kinh doanh và trình độ quản lý sử dụng tài sản của
doanh nghiệp
1.2.2.6. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.2.6.1 Các hệ số đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Các hệ số này là thước đo đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp .
Nó là kết quả tổng hợp của hàng loạt biện pháp và quyết định quản lý của
doanh nghiệp. Hệ số hiệu quả hoạt động bao gồm các chỉ tiêu sau :
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu ( ROS)
Tỷ suất LNST
trên doanh thu
=
Lợi nhuận sau thuế trong kỳ
Doanh thu thuần trong kỳ
Hệ số này phản ánh trong một đồng doanh thu của doanh nghiệp thì có
bao nhiêu đồng lợi nhuận .Nếu doanh nghiệp quản lý tốt chi phí thì sẽ nâng
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0440
cao chỉ tiêu này . Ngoài ra , tỷ suất này phụ thuộc lớn vào đặc điểm kinh tế kỹ
thuật của nghành kinh doanh và chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp .
Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP)
TSSL kinh tế
của tài sản
=
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
Tổng tài sản ( hay VKD bình quân)
Hệ số này phản ánh trong một đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra bao
nhiêu lợi nhuận trước lãi vay và thuế . Chỉ tiêu này có tác dụng rất lớn trong
việc xem xét mối quan hệ với lãi suất vay vốn để đánh giá việc sử dụng vốn
hvay có tác động tích cực hay tiêu cực đối với khả năng sinh lời của vốn chủ
sở hữu .
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh:
Tỷ suất LNTT trên VKD =
Lợi nhuận trước thuế trong kỳ
VKD bình quân sử dụng trong kỳ
Hệ số này thể hiện mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ có khả năng
sinh lời ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trang trải lãi tiền vay . Chỉ tiêu
này đánh giá trình độ quản trị vốn của doanh nghiệp.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh ( ROA )
Tỷ suất LNST trên VKD =
Lợi nhuận sau thuế
VKD bình quân trong kỳ
Hệ số này phản ánh mỗi đồng vốn sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận sau thuế .
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất lợi
nhuận VCSH
=
Lợi nhuận sau thuế
VCSH bình quân sử dụng trong kỳ
Hệ số này đo lường mức lợi nhuận sau thuế thu được trên mỗi đồng vốn
của chủ sở hữu trong kỳ . Chỉ tiêu này được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm
bởi nó phản ánh tổng hợp tất cả các khía cạnh về trình độ quản trị tài chính
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0441
gồm trình độ quản trị doanh thu và chi phí, trình độ quản trị tài sản, nguồn
vốn của doanh nghiệp ..
Thu nhập một cổ phần thường ( EPS )
Thu nhập một cổ phần thường =
LNST- Cổ tức trả cho cổ đông ưu đãi
Tổng số cổ phần thường đang lưu hành
Hệ số này phản ánh mỗi cổ phần thưởng ( hay cổ phần phổ thông )
trong năm thu được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế.
Cổ tức một cổ phần thường ( DPS )
Cổ tức một cổ phần thường =
LNST dành trả cổ tức cho cổ đông thường
Số cổ phần thường đang lưu hành
Hệ số này phản ánh mỗi cổ phần thường nhận được bao nhiêu đồng tổ
tức trong năm.
Hệ số chi trả cổ tức
Hệ số chi trả cổ tức =
Lợi tức một cổ phần thường
Thu nhập một cổ phần thường trong năm
Hệ số này phản ánh công ty đã dành bao nhiêu phần trăm (%) thu nhập
để trả cổ tức cho cổ đông .
1.2.2.6.2 Mối quan hệ tương tác giữa các hệ số tài chính (phương
pháp phân tích DUPONT)
Mức sinh lời vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là kết quả tổng hợp của
hàng loạt biện pháp và quyết định quản lý của doanh nghiệp. Để thấy được sự
tác động của mối quan hệ giữa trình độ quản trị chi phí, quản trị vốn, quản trị
nguồn vốn tới mức sinh lời của chủ sở hữu của doanh nghiệp, người ta đã xây
dựng hệ thống các chỉ tiêu để xem xét ảnh hưởng của các nhân tố tới tỷ suất
lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Sau đây là các phương trình xem xét nhân tố
ảnh hưởng qua các hệ số tài chính.
Nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh
doanh (ROA)
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0442
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh được xác định như
sau:
Tỷ suất LNST
trên VKD
=
LNST
Doanh thu thuần
x
Doanh thu thuần
Tổng số VKD
(1)
Như vậy
(1) ROA = Tỷ suất LNST trên doanh thu x Vòng quaytoàn bộ vốn
Xem xét mối quan hệ này , có thể thấy được tác động của yếu tố tỷ suất
lợi nhuận sau thuế trên doanh thu và vòng quay toàn bộ ảnh hưởng như thế
nào đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh. Từ đó nhà quản lý
doanh nghiệp đề ra các biện pháp cần thiết để tăng tỷ suất lợi nhuận sau thuế
trên vốn kinh doanh.
Nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở
hữu ( ROE )
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có thể thiết lập từ các mối quan
hệ sau :
Tỷ suất lợi nhuận VCSH =
Lợi nhuận sau thuế
VCSH bình quân sử dụng trong kỳ
ROE =
Lợi nhuận sau thuế
Tổng số vốn kinh doanh
x
Tổng số vốn kinh doanh
Vốn chủ sở hữu
ROE =
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
x
Doanh thu thuần
Tổng số VKD
x
Tổng số VKD
Vốn chủ sở hữu
Như vậy :
ROE = Tỷ suất LNST trên DT x Vòng quay toàn bộ vốn x
1
1- Hệ số nợ
Trong công thức trên , tỷ số :
Tổng số vốn kinh doanh
Vốn chủ sở hữu
=
1
1- Hệ số nợ
Phương trình trên còn gọi là phương trình DUPONT
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0443
Qua công thức trên cho thấy có 3 yếu tố chủ yếu tác động đến tỷ suất lợi
nhuận vốn chủ sở hữu trong kỳ là:
+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu: phản ánh trình độ quản trị
doanh thu và chi phí của doanh nghiệp.
+ Vòng quay tài sản (vòng quay toàn bộ vốn): phản ánh trình độ khai
thác và sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
+ Hệ số vốn trên vốn chủ sở hữu: phản ánh trình độ quản trị, tổ chức
nguồn vốn cho hoạt động của doanh nghiệp.
Trên cơ sở nhận diện các nhân tố sẽ giúp các nhà quản trị doanh nghiệp
xác định và tìm biện pháp khai thác các yếu tố tiềm năng để tăng tỷ suất lợi
nhuận vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0444
CHƯƠNG 2 : ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN SILKROAD HÀ NỘI
2.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần
SILKROAD Hà Nội
2.1.1.1 Giới thiệu về công ty
Tên công ty : Công ty Cổ phần Silkroad Hà Nội .
Tên giao dịch : Công ty Cổ phần Silkroad Hà Nội .
Ngày thành lập : 12/12/2007
Địa chỉ : Lô 46-4 , KCN Đại An , Km 51 , Quốc lộ 51 , tỉnh Hải Dương ,
Việt Nam
Điện thoại : 03203.555.550
Fax : 03203.555.550
Văn phòng đại diện : P901 tòa nhà CDS Tower , 447 Minh khai , Hà Nội
.Mã số thuế: 0800400920 (12-12-2007)
Chủ tịch : Ông Park Min Hwan
Tổng giám đốc : Sohn Byung Ho
Website : http://www.silkroadhanoi.vn/
Vốn điều lệ : 1.200.000 USD ( Một triệu hai trăm đô la Mỹ )
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0445
Danh sách cổ đông sáng lập .
STT Cổ đông sáng lập Hình thức
góp vốn
Tỷ lệ( % ) Số lượng
cổ phần
Giá trị
( USD)
1 CÔNG TY
RILKROAD
C&T
TIỀN
MẶT
94,16 1.130.000 1.130.000
2 ÔNG HEO KHO
PARK
TIỀN
MẶT
4,17 50.000 50.000
3 ÔNG CHUNG
HO IEONG
TIỀN
MẶT
1,67 20.000 20.000
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển .
Kể từ khi được thành lập năm 2008 cho đến nay – năm 2016 , Công ty
Cổ phần SILKROAD Hà Nội đã trải qua gần 10 năm hình thành và phát triển
, với rất nhiều cột mốc lớn . Chặng đường gần 10 năm đánh dấu quá trình
SILKROAD không ngừng hoàn thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ và mở
rộng thị trường, trở thành một trong những nhà sản xuất phụ gia bê tông được
sự tin tưởng và tín nhiệm của các công ty xây dựng lớn như Sơn Thành, công
ty Bộ Quốc Phòng 319, Sức Mạnh Việt, Cổ phần Đầu tư Thương mại Thăng
Long, cung cấp để triển khai các gói thầu, công trình xây dựng lớn như đường
cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lào cai ...
Tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển SILKROAD :
4/2008 : Khánh thành nhà máy công ty Cổ phần Silkroad Hà Nội .
5/2008 : Xây dựng hệ thống sản xuất sản phẩm PCA .
7/2008 : Sản xuất giao lô hàng sản phẩm PCA đầu tiên .
12/2008 : Xây dựng hệ thống sản xuất sản phẩm PNS và phụ gia giảm
nước thông thường .
3/2009 : Phát triển mở rộng xuất khẩu sản phẩm .
5/2009 : Ký hợp đồng Nhà phân phố với công ty Cổ phần Đầu tư
Thương mại Thăng Long .
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0446
6/2009 : Ký hơp đồng Đại diện bán hàng với Công ty TNHH Thiên
Hữu phía Nam .
6/2009 : Ký hợp đồng nhà phân phối với công ty Sơn Thành khu vực
phía Bắc Việt Nam .
10/2009 : Ký hợp đồng Nhà phân phối với Công ty Hóa chất Sức
Mạnh Việt .
4/2010 : Ký hợp đồng cung cấp gói thầu số 7 , đường 5B Cao tốc Hà
Nội – Hải Phòng .
5/2010 : Ký hợp đồng cung cấp gói thầu số 1,2,3 tuyến đường cao
tốc Nội Bài – Lào Cai .
2.1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty
2.1.3.1 Chức năng và nhiệm vụ , sứ mệnh của công ty
Chức năng của công ty :
Sản xuất chất phụ gia bê tông .
Nhiệm vụ và sứ mệnh của công ty :
Kinh doanh các mặt hàng mà công ty đăng ký .
Cung cấp các sản phẩm phụ gia bê tông tốt để tiết kiệm chi phí thi
công cũng như giúp các công trình hoàn thành nhanh chóng và chất lượng
tốt hơn .
Tuân thủ các chính sách, chế độ pháp luật của Nhà nước về quản lý kinh
tế, tài chính , lao động , không ngừng nâng cao hiệu quả thực hiện các hợp
đồng đã ký kết nhằm nâng cao uy tín cho công ty.
Đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống cho
người lao động góp phần chung để nâng cao đời sống cho toàn xã hội, thực
hiện đầy đủ các quyền lợi cho người lao động : bảo hiểm xã hội, các sản
phẩm bảo hộ lao động khi người lao động làm việc trong môi trường độc hại
nguy hiểm cho sức khỏe .
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0447
2.1.3.2 Nghành nghề kinh doanh
- Nghành nghề kinh doanh của công ty : Sản xuất và kinh doanh chất
phụ gia bê tông là một mảng khá mới với nước ta .
- Sản phẩm chính :
o Sản phẩm giảm nước ROADCON-SAE .
o Sản phẩm siêu giảm nước ROADCON – SSA 2000 , ROADCON
– PEMA – HR1000 .
o Sản phẩm siêu giảm nước cao cấp ROADCON – PEMA SR3000F
, ROADCON – PEMA SR3000S .
o Sản phẩm siêu hãm ROADCON – SPR .
2.1.3.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty và hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty
Hình 1.1 : Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Ban kiểm soát
Khối văn
phòng
Phòng kế toán Phòng sản xuất Phòng quản lý
chất lượng
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0448
Chức năng chính của các bộ phận :
- Đại hội đồng cổ đông : Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty
. Đại cổ đồng cổ đông thường niên được tổ chức mỗi năm 1 lần . Đại hội cổ
đông phải họp thường niên trong thời hạn 4 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài
chính .
- Hội đồng quản trị : Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có
toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ
của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng
quản trị có trách nhiệm giám sát Tổng giám đốc điều hành và các cán bộ quản
lý khác .
- Tổng giám đốc : Chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của công
ty, hoạch định, xây dựng và triển khai, kiểm tra mọi hoạt động của công ty,
chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị của tập đoàn về mọi hoạt về mọi
hoạt động tại Việt Nam, đồng thời phối hợp với các đơn vị của tập đoàn trong
việc xây dựng sự lớn mạnh của tập đoàn.
- Khối văn phòng : bao gồm các bộ phận xuất nhập khẩu, nhân sự, tổng
hợp đặt dưới sự quản lý của trưởng phòng hành chính .
o Nhiệm vụ : Làm các công việc liên quan tới nhân sự, thủ tục xuất
nhập khẩu hàng hóa của công ty, cung cấp cho phòng kinh doanh các giấy tờ
tài liệu yêu cầu.
- Phòng sản xuất : đặt dưới sự quản lý của trưởng phòng sản xuất.
o Nhiệm vụ: Sản xuất hàng hóa theo đúng yêu cầu của khách hàng, cung
cấp kịp thời, đúng chủng loại, đảm bảo công xưởng, máy móc luôn hoạt động
tốt.
- Phòng quản lý chất lượng : chịu trách nhiệm của trưởng phòng kĩ
thuật.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0449
- Nhiệm vụ : Đảm bảo chất lượng sản phẩm theo đúng yêu cầu đầu ra
thường xuyên kiểm tra chất lượng sản phẩm do công ty kinh doanh, nghiên
cứu tìm ra sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Phòng kế toán : đặt dưới sự quản lý của kế toán trưởng và tổng giám
đốc.
o Nhiệm vụ : Tổng hợp, cáo cáo, phân tích tài chính của doanh nghiệp .
Sơ đồ phòng tài chính kế toán:
- Nhiệm vụ của Kế toán trưởng:
o Tổ chức hệ thống kế toán của doanh nghiệp để tiến hành ghi chép,
hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong hoạt động vận doanh của
Công ty, trên cơ sở không ngừng cải tiến tổ chức bộ máy và tuân thủ Pháp
lệnh kế toán thống kê.
o Thiết lập đầy đủ và gửi đúng hạn các báo cáo kế toán, thống kê và
quyết toán theo qui định của Nhà nước và Điều lệ Công ty.
o Hoạch định, tổ chức, kiểm tra, duy trì và đổi mới theo hướng hiệu quả
các nghiệp vụ kế toán quản trị.
- Nhiệm vụ của kế toán tiền lương:
o Ghi chép phản ánh kịp thời số lượng thời gian lao động, chất lượng
sản phẩm, tính chính xác tiền lương phải trả cho người lao động. Tính chính
Kế toán
tiền lương
Kế toán
công nợ
Kế toán
bán hàng
Thủ quỹ
Kế toán trưởng
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0450
xác số tiền BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí và thu từ thu nhập của người
lao động.
o Trả lương kịp thời cho người lao động, giám sát tình hình sử dụng quỹ
lương, cung cấp tài liệu cho các phòng quản lý, chức năng, lập kế hoach quỹ
lương kỳ sau.
- Nhiện vụ của kế toán công nợ:
o Hàng ngày căn cứ vào Phiếu Nhập Kho, Phiếu Xuất Kho, Hóa đơn
GTGT, Phiếu Thu, Chi, Giấy Báo Nợ, Giấy Báo Có.
o Căn cứ vào hợp đồng, kế toán công nợ phải theo dõi tình hình phải thu
và phải trả.
o Kiểm tra công nợ
- Nhiệm vụ của kế toán bán hàng:
o Ghi chép tất cả các nghiệp vụ liên quan đến hóa đơn bán hàng, kiểm
tra số lượng đơn giá của từng sản phẩm
o Vào bảng kế chi tiết các hóa đơn bán hàng, tính tổng giá trị hàng đã
bán…
- Nhiệm vụ của thủ quỹ:
Cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời thu, chi, tồn quỹ tiền mặt vào sổ,
báo cáo khi cần cho ban giám đốc…
Lực lượng lao động
Tổng số lao động tính tới thời điểm 31/12/2015 là hơn 60 người. Số
lượng lao động của công là khá ít do công ty sử dụng chủ yếu là các loại máy
móc công nghệ tự động. Nhiều cán bộ công nhân có trình độ Thạc sĩ, cử nhân
, kỹ sư. Đều là những người có kinh nghiệm, nhiều nhân viên được cử sang
công ty mẹ học tập.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0451
Đặc điểm hoạt động kinh doanh .
Hình 1.2 : Mô hình quy trình sản xuất chất phụ gia bê tông
Thuyết minh về công nghệ : Do công ty mới được thành lập cũng như
việc được sự đầu tư của tập đoàn SILKROAD Hàn Quốc , nên toàn bộ máy
móc hoạt động của công ty đều được đầu tư mới và hiện đại. Nguyên liệu
được sản xuất sơ bộ hình thành bán thành phẩm trước khi nhập về nhà máy (
nhập từ công ty mẹ ở Hàn Quốc ) các loại nguyên liệu này được phân nhóm
thành các nguyên liệu cần thiết cho mỗi loại phụ gia, được thiết kế cấp phối
theo các tỉ lệ khác nhau, ở những mùa khác nhau để tạo ra các sản phẩm thích
hợp với đặc điểm ở Việt Nam. Nguyên liệu sản xuất nhóm ROADCON SEA
và ROADCON SSA2000, được trộn tại máy trộn T1. Nguyên liệu sản
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội

Contenu connexe

Plus de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Chia Tài Sản Hôn Nhân, Dễ Làm Điểm...
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Chia Tài Sản Hôn Nhân, Dễ Làm Điểm...Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Chia Tài Sản Hôn Nhân, Dễ Làm Điểm...
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Chia Tài Sản Hôn Nhân, Dễ Làm Điểm...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Công Chứng, Từ Các Trường Đại Học
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Công Chứng, Từ Các Trường Đại HọcDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Công Chứng, Từ Các Trường Đại Học
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Công Chứng, Từ Các Trường Đại HọcDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Bảo Hiểm Xã Hội, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Bảo Hiểm Xã Hội, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Bảo Hiểm Xã Hội, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Bảo Hiểm Xã Hội, Dễ Làm Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật An Toàn Thực Phẩm, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật An Toàn Thực Phẩm, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật An Toàn Thực Phẩm, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật An Toàn Thực Phẩm, Dễ Làm Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Plus de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Doanh Nghiệp, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Doanh Nghiệp, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Doanh Nghiệp, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Doanh Nghiệp, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Dân Sự, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Dân Sự, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Dân Sự, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Dân Sự, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Chia Tài Sản Hôn Nhân, Dễ Làm Điểm...
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Chia Tài Sản Hôn Nhân, Dễ Làm Điểm...Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Chia Tài Sản Hôn Nhân, Dễ Làm Điểm...
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Chia Tài Sản Hôn Nhân, Dễ Làm Điểm...
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Công Chứng, Từ Các Trường Đại Học
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Công Chứng, Từ Các Trường Đại HọcDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Công Chứng, Từ Các Trường Đại Học
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Công Chứng, Từ Các Trường Đại Học
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Bảo Hiểm Xã Hội, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Bảo Hiểm Xã Hội, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Bảo Hiểm Xã Hội, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Bảo Hiểm Xã Hội, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật An Toàn Thực Phẩm, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật An Toàn Thực Phẩm, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật An Toàn Thực Phẩm, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật An Toàn Thực Phẩm, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật An Toàn Giao Thông, Từ Sinh Viên K...
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật An Toàn Giao Thông, Từ Sinh Viên K...Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật An Toàn Giao Thông, Từ Sinh Viên K...
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật An Toàn Giao Thông, Từ Sinh Viên K...
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Khoa Học Máy Tính Chọn Lọc
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Khoa Học Máy Tính Chọn LọcDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Khoa Học Máy Tính Chọn Lọc
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Khoa Học Máy Tính Chọn Lọc
 

Dernier

Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx7E26NguynThThyLinh
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdfSlide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdfMinhDuy925559
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...Nguyen Thanh Tu Collection
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaTài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaKhiNguynCngtyTNHH
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......thoa051989
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayLcTh15
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?tbftth
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfHngNguyn271079
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTrangL188166
 

Dernier (20)

Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
 
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdfSlide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaTài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
 

Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội

  • 1. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.041 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của công ty cổ phần SILKROAD Hà Nội Tác giả luận văn Vũ Trọng Liu
  • 2. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.042 MỤC LỤC LỜICAM ĐOAN .............................................................................................................1 MỤC LỤC ..........................................................................................................................2 DANHMỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................................7 LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................................8 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCHTÀICHÍNHDOANHNGHIỆP.......................................................11 1.1. Tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp....................................... 11 1.1.1. Tài chính doanh nghiệp .......................................................................................... 11 1.1.2 Quản trịtàichính doanh nghiệp........................................................................14 1.2 Đánhgiá thực trạng của tàichính doanh nghiệp..............................................21 1.2.1. Khái niệm, mục tiêu đánhgiá thực trạng tàichínhDN..............................21 1.2.2 Nộidung và phương pháp đánh giá thực trạng tàichính DN....................23 1.2.2.6.2 Mối quan hệ tương tác giữa các hệ số tài chính (phương pháp phân tích DUPONT).....................................................................................41 CHƯƠNG 2 : ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SILKROAD HÀNỘI.......................................................................................44 2.1. Quá trìnhhình thànhvà pháttriểnCông tyCổ phầnSILKROAD Hà Nội44 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần SILKROAD Hà Nội 44 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển.............................................................45 2.1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty.....................................46 2.1.3.1 Chức năng và nhiệm vụ , sứ mệnh của công ty ................................46 2.1.3.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty và hoạt động sản xuất kinh doanhcủa công ty............................................................................................................47 47
  • 3. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.043 Hình1.1 :Mô hình tổ chức bộ máy quản lýcủa công ty.......................................47 Hình1.2 :Mô hình quy trìnhsảnxuấtchất phụgia bê tông................................51 2.2 Đánhgiá thực trạng tàichínhcủa công tycổ phầnSILKROAD Hà Nội.....54 2.2.1 Đánh giá tình hình huy động vốn của công ty cổ phần SILKROAD Hà Nội 54 Biểu đồ 2.1:Tình hình biến động quy mô, cơ cấuNVgiai đoạn2012 – 2015...54 Bảng 2.11:Cơ cấu nguồnvốncủa Công tygiai đoạn2014-2015.........................56 Bảng 2.12 Cơ cấuchi phí phải trả ngắn hạn.............................................................59 Bảng 2.13 Cơ cấuvay ngắn hạn trong giai đoạn2014 2015..................................60 Kết luận :...........................................................................................................................61 2.2.1.2 Đánhgiá cơ cấu nguồn vốncủa doanh nghiệp............................................62 Bảng 2.14 :Các hệ số phản ánhcơ cấu nguồn vốn năm2014 -2015..................62 2.2.1.3 Đánhgiá mô hình tài trợ vốn...........................................................................63 Bảng 2.15. CƠ CẤU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN THEO THỜI GIAN NĂM 2014-2015..................................................................................................64 2.2.2 Đánhgiá tình hình đầu tư và sử dụng vốncủa công ty................................66 2.2.2.1 Đánhgiá sự biến động tàisản..........................................................................66 ......................66 Biểu đồ 2.2 :Cơ cấu tài sảngiai đoạn 2012-2015....................................................66 - 20,000,000,000 40,000,000,000 60,000,000,000 80,000,000,000 100,000,000,000 120,000,000,000 140,000,000,000 160,000,000,000 180,000,000,000 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 đồng Tài sản Tài sản ngắn hạn Tài sản dàihạn
  • 4. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.044 Bảng :2.21 Cơ cấu và sự biến động tài sản................................................................68 Bảng 2.22: Chỉ tiêu phảnánhcơ cấu hàng tồnkho ...............................................71 Bảng 2.23 :Chỉ tiêu phảnánhcơ cấu tàisảncủa công ty......................................73 2.2.3 Đánhgiá tình hình huy động và sử dụng vốn bằng tiềncủa công ty........74 2.2.3.1 Đánhgiá khái quát báo cáo lưuchuyển tiền tệ...........................................74 Bảng 2.31 :Phân tích tình hình lưuchuyển tiền và khả năng tạo tiền................75 2.2.3.2 Đánhgiá diễn biến nguồn tiềnvà sử dụng tiền..........................................79 Bảng 2.5 :Tìnhhình vốn bằng tiềncủa công ty năm2014 ...................................79 Bảng số2.4: Bảng phântích diễnbiến nguồntiền và sửdụng tiền năm2015...81 2.2.4. Về tình hìnhcông nợ và khả năng thanh toáncủa công ty ........................83 2.2.4.1 Đánhgiá tình hìnhcông nợ của công ty........................................................83 Bảng 2.41 :Bảng phân tích quy mô công nợ của công ty......................................84 Bảng 2.42 :Cáchệ sốphản ánhkhả năng thanh toán.............................................89 Biểuđồ 2.41:Các hệ số khả năng thanh toán................................................................90 2.2.5 Đánhgiá hiệusuấtsử dụng vốnkinh doanh của công ty.............................92 2.2.5.1 Đánh giá khái quát kết quả kinh doanh của công ty:.............................................. 92 Bảng 2.51 :Đánh giá khái quátBC KQKD năm 2014 – 2015.............................93 Bảng 2.52 :Cơ cấuchi phí tàichính...........................................................................94 Bảng 2.53 :Cơ cấuchi phí tàichính năm 2014 -2015............................................95 Bảng 2.54 :Cơ cấuchi phí quản lý doanh nghiệp...................................................96 Bảng 2.55:Các chỉ tiêu đánh giá hiệusuấtsử dụng VKD.....................................98 2.2.6 Phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.........................................102 Bảng 2.61 :Phân tích khả năng sinh lờicủa công ty năm 2015.........................102 Bảng 2.62 : So sánh hiệu quả hoạt động của DN với trung bình nghành năm 2015 103 2.3.2. Những hạnchế còn tồn tại................................................................................106
  • 5. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.045 CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNHTẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SILKROAD HÀNỘI..............................109 3.1 Mục tiêu và định hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới ..........109 3.1.1 Bốicảnh nềnkinhtế............................................................................................109 3.1.2 Mục tiêu, định hướng phát triển công ty...................................................................111 3.2 Các giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty Cổ phầnSilkroad Hà Nội...................................................................................................113 3.2.1. Xây dựng kế hoạch dự trữ và giải phóng hàng tồn kho hợp lý, phù hợp với các chỉtiêu kế hoạch kinh doanh trong kỳ..........................................................................................113 3.2.2. Nâng cao năng lực khai thác,sử dụng có hiệu quả TSCĐ đã đầu tư đồng thời xây dựng kế hoạch trích lập và quản lý tốt quỹ khấu hao TSCĐ nhằm bảo toàn vốn. .........................115 3.2.3. Xây dựng kế hoạch huy động vốn hiệu quả, đảm bảo đầy đủ vốn cho hoạt động kinh doanh, điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn hợp lý hơn ...............................................................116 3.2.4. Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên nhằm đưa ra phương án tài trợ hợp lý.117 3.2.5 Các giải phápgiảm các khoản phảithu và quản trịcác khoản phảithu118 3.2.6. Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm, gia tăng thị phần và quản trị chi phí sản xuất kinh doanh một cách tiết kiệm, hiệu quả...........................................................................119 3.2.7. Nâng cao hiệu suất hoạt động, trình độ khai thác và sử dụng vốn của doanh nghiệp...123 3.2.8. Nâng cao hiệu quả hoạt động của DN.....................................................................124 3.2.9. Tăng khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh cho DN,thường xuyên lập kế hoạch dòng tiền trong ngắn hạn nhằm cân đối dòng tiền thu, chi .................................................125 Một số giải pháp khác.....................................................................................................125 3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp ..............................................................................128 3.3.1. Về phía Nhà nước .................................................................................................128 KẾT LUẬN ....................................................................................................................130 DANHMỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................132
  • 6. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.046
  • 7. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.047 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TCDN Tài chính doanh nghiệp DN Doanh nghiệp SXKD Sản xuất kinh hoanh BCTC Báo cáo tài chính VKD Vốn kinh doanh VLĐ Vốn lưu động VLĐTX Vốn lưu động thường xuyên VCĐ Vốn cố định VDH Vốn dài hạn VBT Vốn bằng tiền TS Tài sản TSNH Tài sản ngắn hạn TSDH Tài sản dài hạn TSLĐ Tài sản lưu động TSCĐ Tài sản cố định HTK Hàng tồn kho VCSH Vốn chủ sở hữu NPT Nợ phải trả NWC Nguồn vốn lưu động thường xuyên HĐKD Hoạt động kinh doanh KĐTC Hoạt động tài chính LNST Lợi nhuận sau thuế LNTT Lợi nhuận trước thuế TSSL Tỷ suất sinh lời DT Doanh thu QLDN Quản lý doanh nghiệp BCKQHDKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh TNDN Thu nhập doanh nghiệp
  • 8. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.048 LỜI MỞ ĐẦU I . Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Những năm trở lại đây thị trường xây dựng ở nước ta đang dần nóng trở lại , hàng loạt những công trình lớn được xây dựng , vì vậy nghành công nghiệp phụ gia bê tông đang đóng vai trò quan trọng trong việc giúp tiết kiệm , nhanh chóng hoàn thành các công trình xây dựng . Với sự hội nhập sâu rộng của nước ta thì ngày càng có nhiều doanh nghiệp cạnh tranh trong nghành phụ gia bê tông nên vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp, đặc biệt là công tác phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp biết được mình đang ở vị trí nào, tình hình tài chính có lành mạnh không? Từ đó kịp thời đưa ra được các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính, giúp doanh nghiệp vượt qua được giai đoạn kinh tế đầy khó khăn biến động này và vươn lên phát triển bền vững. Công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội được thành lập từ năm 2008, tuy doanh nghiệp ra nhập thị trường khá muộn tuy nhiên hiện nay công ty đã có một chỗ đứng vững chắc trong thị trường phụ gia bê tông . Trong thời gian qua, công ty đã không ngừng nỗ lực thực hiện các giải pháp tài chính nhằm đưa doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng khó khăn chung và vươn lên phát triển. Tuy nhiên, tình hình tài chính của công ty còn nhiều điểm bất cập, công tác phân tích tài chính doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, chưa được quan tâm đúng mức, khiến doanh nghiệp chưa hiểu rõ được thực trạng tài chính của mình để đề ra được các giải pháp và chiến lược phát triển bền vững. Chính bởi tính chất thực tế cũng như tính cấp thiết của vấn đề này mà em lựa chọn đề tài: “Đánhgiá thực trạng tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội”. Với mong muốn làm rõ được cơ sở lý luận, áp dụng lý thuyết vào thực tế và đề ra giải pháp cơ bản cho một doanh nghiệp cụ thể.
  • 9. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.049 1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài đi sâu và tìm hiểu các vấn đề liên quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như lý luận chung về tài chính doanh nghiệp, các chỉ tiêu đánh giá thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu Đánh giá thực trạng tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội nhằm mục đích sau :  Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về tài chính doanh nghiệp và phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.  Tìm hiểu thực trạng tài chính của công ty, từ đó : 1) Xem xét và đánh tình hình tài chính của công ty trong năm 2015 trên cơ sở so sánh với năm 2014 thông qua những kết quả đạt được trong 2 năm. 2) Đề xuất một số giải pháp tài chính nhằm góp phần cải thiện tình hình tài chính tại đơn vị trong thời gian tới. 3. Phạm vi nghiên cứu  Về không gian: Nghiên cứu về Phân tích tình hình tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội tại Khu công nghiệp Đại An , thành phố Hải Dương , tỉnh Hải Dương .  Về thời gian: Các số liệu được lấy từ sổ sách kế toán, báo cáo tài chính các năm 2013, 2014 và 2015 của công ty Cổ phần SILKROAD . 4. Kết cấu đề tài Tên đề tài : “ Đánh giá thực trạng tài chính và biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty SILKROAD Hà Nội”
  • 10. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0410 Ngoài lời tài mở đầu, kết luận và danh mục liệu tham khảo thì nội dung luận văn được bố trí thành 3 chương: CHƯƠNG 1: Những vấn đề lý luận chung về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính của doanh nghiệp. CHƯƠNG 2: Phân tích thực trạng tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội CHƯƠNG 3: Những giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội Em xin cam đoan đề tài nghiên cứu là do em thực hiện, các số liệu được sử dụng là hoàn toàn trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị. Tuy nhiên, do trình độ nhận thức còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để bài luận văn của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn TS . Nguyễn Thị Hà , Ban lãnh đạo và phòng Tài chính kế toán công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội đã hết sức giúp đỡ và tạo điều kiện để em hoàn thành luận văn này. Hà nội, ngày tháng năm 2016 Sinh viên thực tập Vũ Trọng Liu
  • 11. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0411 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. Tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp 1.1.1. Tài chính doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường , quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được mô tả khái quát bằng công thức : T – H - .. H’ – T’ . Nghĩa là khi doanh nghiệp bắt đầu quá trình hoạt động kinh doanh thì cần có một lượng vốn tiền tệ nhất định , từ số vốn tiền đệ ban đầu đó doanh nghiệp mua sắm máy móc thiết bị , nguyên vật liệu … sau đó kết hợp với các yếu tố đầu vào này với sức lao động để tạo ra hàng hóa và thực hiện bán hàng hóa để thu được tiền bán hàng . Từ số tiền bán hàng , doanh nghiệp sử dụng để bù đắp các khoản chi phí đã tiêu hao, trả tiền lương cho người lao động, các khoản chi phí khác, nộp thuế cho Nhà nước và phần còn lại là lợi nhuận sau thuế . Từ số lợi nhuận sau thuế này, DN tiếp tục phân phối cho các mục đích có tính chất tích lũy và tiêu dùng . Như vậy, quá trình hoạt động của doanh nghiệp là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ hợp thành hoạt động tài chính của doanh nghiệp .Trong quá trình đó đã làm phát sinh , tạo ra sự vận động của các dòng tiền bao hàm dòng tiền vào , dòng tiền ra gắn liền với hoạt động đầu tư và hoạt động kinh doanh thường xuyên hàng ngày của doanh nghiệp . Bên trong quá trình tạo lập , sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị hợp thành các quan hệ tài chính của doanh nghiệp và bao hàm các quan hệ tài chính chủ yếu sau : - Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước . - Quan hệtài chính giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế và các tổ chức xã hội khác .
  • 12. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0412 - Quan hệtài chính giữa doanh nghiệp với người lao động trong doanh nghiệp . - Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ sở hữu của doanh nghiệp . - Quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp. Như vậy , khái niệm tài chính doanh nghiệp có thể xét trên hai khía cạnh : - Xét về bản chất , tài chính doanh nghiệp là các quan hệtài chính dưới hình thức giá trị nảy sinh gắn liền với việc tạo lập , sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp . Xét về hình thức , tài chính doanh nghiệp là các quỹ tiền tệ trong quá trình tạo lập , phân phối , sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp. Các quyết định tài chính doanh nghiệp : Mặc dù chưa hoàn toàn thống nhất trong khái niệm tài chính doanh nghiệp về mặt ngôn từ; tuy nhiên, có sự đồng thuận khi các quan niệm khác nhau về tài chính doanh nghệp đề cho rằng : Tài chính doanh nghiệp thực chất quan tâm nghiên cứu ba quyết định chủ yếu , đó là quyết định đầu tư , quyết định nguồn vốn và quyết định phân phối lợi nhuận . Quyết định đầu tư : là những quyết định liên quan đến tổng giá trị tài sản và giá trị từng bộ phận tài sản (tài sản cố định và tài sản lưu động). Quyết định đầu tư ảnh hưởng tới bên trái phần tài sản của bảng cân đối kế toán. Các quyết định đầu tư chủ yếu của doanh nghiệp bao gồm : - Quyết định đầu tư tài sản lưu động: quyết định tồn quỹ, quyết định tồn kho, quyết định chính sách bán hàng, quyết định đầu tư tài chính ngắn hạn… - Quyết định đầu tư tài sản cố định: quyết định mua sắm tài sản cố định, quyết định đầu tư dự án, quyết định đầu tư tài chính dài hạn..
  • 13. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0413 - Quyết định quan hệ cơ cấu giữa đầu tư tài sản lưu động và đầu tư tài sản cố định: Quyết định sử dụng đòn bẩy kinh doanh và quyết định điểm hòa vốn. Quyết định đầu tư được coi là quyết định quan trọng nhất trong các quyết định của tài chính doanh nghiệp bởi nó tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Một quyết định đầu tư đúng sẽ góp phần làm tăng giá trị doanh nghiệp, qua đó làm gia tăng giá trị tài sản cho chủ sở hữu, ngược lại một quyết định đầu tư sai sẽ làm tổn thất giá trị doanh nghiệp dẫn đến thiệt hại tài sản cho chủ sở hữu doanh nghiệp. Quyết định huy động vốn (quyết định nguồn vốn): là những quyết định liên quan đến việc nên lựa chọn nguồn vốn nào để cung cấp cho các quyết định đầu tư. Quyết định nguồn vốn tác động đến bên phải bảng cân đối kế toán (phần nguồn vốn). Các quyết định huy động vốn chủ yếu của các doanh nghiệp bao gồm: + Quyết định huy động vốn ngắn hạn: quyết định vay ngắn hạn hay sử dụng tín dụng thương mại. + Quyết định huy động vốn dài hạn: Quyết định sử dụng nợ dài hạn thông qua vay dài hạn ngân hàng hay phát hành trái phiếu công ty; quyết định phát hành vốn cổ phần (cổ phần phổ thông hay cổ phần ưu đãi); quyết định quan hệ cơ cấu giữa nợ và vốn chủ sở hữu (đòn bẩy tài chính); quyết định vay để mua, hay thuê tài sản,… Các quyết định huy động vốn đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản trị tài chính của doanh nghiệp . Các nhà tài chính doanh nghiệp phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bao gồm các yếu tố bên trong hoặc bên ngoài doanh nghiệp để có các quyết định huy động vốn chính xác , các nhà quản trị tài chính phải nắm rõ về các điểm lợi , bất lợi của việc sử dụng các công cụ huy động vốn; đánh giá chính xác tình hình hiện tại và dự báo đúng đắn diễn
  • 14. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0414 biến thị trường – giá cả trong tương lai… trước khi đưa ra quyết định huy động vốn . Quyết định phân chia lợi nhuận: Gắn liền với quyết định về phân chia cổ tức hay chính sách cổ tức của doanh nghiệp. Các nhà quản trị tài chính sẽ phải lựa chọn giữa việc sử dụng phần lớn lợi nhuận sau thuế để chia cổ tức, hay là giữ lại để tái đầu tư. Những quyết định này liên quan đến việc doanh nghiệp nên theo đuổi một chính sách cổ tức như thế nào và liệu chính sách cổ tức có tác động như thế nào đến giá trị DN hay giá cổ phiếu của công ty trên thị trường hay không. Ngoài ba loại quyết định chủ yếu trên còn có rất nhiều loại quyết định khác có liên quan đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp như quyết định mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, quyết định phòng ngừa rủi ro tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh, quyết định tái cấu trúc doanh nghiệp... 1.1.2 Quản trị tài chính doanh nghiệp 1.1.2.1 Khái niệm quản trị tài chính doanh nghiệp Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn, đưa ra quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định tài chính nhằm đạt được các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Do các quyết định tài chính của doanh nghiệp đều gắn liền với việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp; vì vậy, quản trị tài chính doanh nghiệp còn được nhìn nhận là quá trình hoạch định, tổ chức thực hiện, điều chỉnh và kiểm soát quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ đáp ứng nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp. Quản trị tài chính doanh nghiệp bao gồm các hoạt động của nhà quản trị liên quan đến ba loại quyết định chính: Quyết định đầu tư, quyết định huy động vốn và quyết định phân phối lợi nhuận để đạt được những mục tiêu của doanh nghiệp như lợi nhuận , tối đa hóa giá trị doanh nghiệp .
  • 15. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0415 1.1.2.2 Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp Trong thời kì thực hiện cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung ( trước năm 1986 ) , nền kinh tế Việt Nam trong thời kì này chỉ bao gồm 2 thành phần kinh tế chủ yếu là thành phần kinh tế quốc doanh và thành phần kinh tế tập thể . Các doanh nghiệp Nhà nước đảm bảo các yếu tố đầu vào và kết quả đầu ra . Vì vậy , trong giai đoạn này , vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp rất mờ nhạt , chủ yếu dừng lại ở việc đi tìm kiếm các nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn của doanh nghiệp . Hiện nay , với việc chuyển đổi sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, các doanh nghiệp phải thực hiện tự chủ hoàn toàn về sản xuất kinh doanh và về tài chính; hoạt động của các doanh nghiệp phải đương đầu với nhiều thách thức do sự cạnh trạnh của các doanh nghiệp khác cùng sự biến động khó lường của thị trường . Vì vậy vai trò của nhà quản trị tài chính ngày càng quan trọng, bởi chính những quyết định của nhà quản trị tài chính có thể quyết định tới vận mệnh của doanh nghiệp đó . - Vai trò của quản trị doanh nghiệp thể hiện qua các mặt chủ yếu sau : a. Huy động vốn đảm bảo cho các hoạt động doanh nghiệp diễn ra bình thường và liên tục . b. Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp . c. Kiểm tra,giám sát một cách toàn diện các mặt hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . 1.1.2.3 Nội dung quản trị tài chính doanh nghiệp Quản trị tài chính doanh nghiệp bao gồm các hoạt động của người quản lý ( nhà quản trị tài chính trong doanh nghiệp ) như liên quan đến việc đánh giá , đầu tư, huy động và sử dụng vốn một cách hiệu quả nhằm đạt được các mục tiêu đề ra
  • 16. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0416 a. Tham gia vào việc đánh giá , lựa chọn quyết định đầu tư . Để đi đến một quyết định đầu tư đòi hỏi doanh nghiệp phải xem xét cân nhắc trên nhiều mặt về kinh tế, kỹ thuật và tài chính. Trong đó, về mặt tài chính phải xem xét các khoản chi tiêu vốn cho đầu tư và dự tính thu nhập cho đầu tư mang lại . Đó là quá trình hoạch định vốn đầu tư và đánh giá hiệu quả tài chính của việc đầu tư . b. Xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động vốn đáp ứng kịp thời , đủ nhu cầu do các hoạt động của doanh nghiệp . Tất cả các hoạt động của doanh nghiệp đều phải hỏi phải có vốn . Nhà quản trị tài chính phải xác định đúng nhu cầu vốn cần thiết cho mỗi một hoạt động của doanh nghiệp để không bỏ lỡ những cơ hội kinh doanh , cũng như tránh việc gây ra sự lãng phí vốn , thừa đọng vốn . c. Sử dụng có hiệu quả số vốn hiện có , quản lý chặt chẽ các khoản thu , chi và đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp . Nhà quản trị tài chính phải quản lý lượng tiền mặt , vốn của doanh nghiệp , giải phóng kịp thời vốn ứ đọng , theo dõi chặt chẽ và thực hiện tốt các hoạt động tài chính của doanh nghiệp , thường xuyên tìm biện pháp thiết lập sự cân bằng giữa thu và chi vốn bằng tiến, đảm bảo doanh nghiệp luôn có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. d. Thực hiện phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp. Thực hiện phân phối hợp lý lợi nhuận sau thuế cũng như trích lập và sử dụng tốt các quỹ của DN sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển của doanh nghiệp. e. Kiểm soát thường xuyên tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Thông qua tình hình thu chi hàng ngày, các BCTC, tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính cho phép kiểm soát được tình hình hoạt động của DN.
  • 17. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0417 Mặt khác, cần tiến hành định kỳ phân tích tình hình TCDN nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, điểm mạnh, yếu trong công tác quản lý và dự báo. f.Thực hiện kế hoạch hóa tài chính. Theo dõi chặt chẽ tình hình thu chi của doanh nghiệp hàng ngày , các BCTC …Các hoạt động tài chính của doanh nghiệp cần được cân nhắc kỹ trước thông qua việc lập kế hoạch tài chính. Có kế hoạch tài chính tốt thì thì doanh nghiệp mới có thể đưa ra các quyết định tài chính thích hợp nhằm đạt tới các mục tiêu của DN. 1.1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị tài chính doanh nghiệp Quản trị tài chính doanh nghiệp trong mỗi một doanh nghiệp là không giống nhau. Sự khác biệt đó chịu sự chi phối của các nhân tố cơ bản như hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp, đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành nghề kinh doanh và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. a. Hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp Mỗi DN đều tồn tại dưới những hình thức pháp lý nhất định về tổ chức DN. Theo Luật doanh nghiệp 2014 thì được chia thành các loại như sau : - Doanh nghiệp tư nhân. - Công ty hợp danh . - Công ty trách nhiệm hữu hạn - Công ty cổ phần. Do đặc điểm về hình thức pháp lý giữa các doanh nghiệp là khác nhau nên nó ảnh hưởng đến việc quản trị tài chính của doanh nghiệp như : Phương thức hình thành và huy động vốn, việc tổ chức quản lý sử dụng vốn, việc chuyển nhượng vốn, phân phối lợi nhuận và trách nhiệm của chủ sở hữu đối với khoản nợ của DN... Việc phân tích đánh giá và lựa chọn các quyết định tài chính thì nhà quản trị tài chính luôn phải quan tâm đến hình thức pháp lý của DN để có những quyết định tài chính phù hợp với quy định của pháp luật.
  • 18. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0418 Do việc tìm hiểu nghiên cứu về công ty đang thực tập nên em xin trình bày cụ thể hơn về công ty cổ phần và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài : - Công ty cổ phần là một thể chế kinh doanh , một loại hình doanh nghiệp hình thành , tồn tại và phát triển bởi sự góp vốn của nhiều cổ đông .Trong công ty cổ phần, số vốn điều lệ của công ty được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần , những cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần là các cổ đông. Chỉ công ty cổ phần mới được phát hành cổ phiếu. Thu nhập của cổ đông bao gồm cổ tức được chia từ lợi nhuận sau thuế và chênh lệch giá cổ phần . Bởi vậy nó làm cho các quyết định tài chính trở nên quan trọng , có tác động không chỉ đến lợi nhuận của doanh nghiệp, mà xa hơn tác động tới giá cổ phiếu của công ty . Khi đó lợi ích của chủ sở hữu bị tác động bởi sự thay đổi giá cổ phiếu trên thị trường . - Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam , tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh . Nó có thể do một tổ chức , một cá nhân nước ngoài đầu tư vốn thành lập hoặc do nhiều cá nhân tổ chức nước ngoài cùng đầu tư vốn thành lập để thực hiện hoạt động kinh doanh . Nó có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam , có thể hình thành công ty trách nhiệm hữu hạn , công ty cổ phần , công ty hợp danh theo quy định pháp luật . Nhà nước Việt Nam chỉ quản lý thông qua việc cấp giấy phép đầu tư và kiểm tra họ có thực hiện đúng pháp luật hay không . Nhà nước không có quyền can thiệp vào việc tổ chức quản lý của doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. b. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của nghành kinh doanh Hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp thường được thực hiện trong một hoặc một số nghành kinh doanh nhất định . Mỗi nghành kinh doanh
  • 19. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0419 có những đặc đểm kinh tế - kỹ thuật riêng có ảnh hưởng không nhỏ tới việc tổ chức tài chính của doanh nghiệp như : - Ảnh hưởng bởi tính chất của nghành nghề kinh doanh : Những DN hoạt động kinh doanh trong ngành thương mại, dịch vụ thì vốn lưu động chiếm tỷ trọng cao hơn, tốc độ chu chuyển của vốn lưu động cũng nhanh hơn so với các ngành nông nghiệp, công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng. Ở các ngành này, VCĐ thường chiếm tỷ trọng cao hơn VLĐ, thời gian thu hồi vốn cũng chậm hơn, đòi hỏi nhu cầu tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn cao hơn. - Ảnh hưởng của tính thời vụ và chu kỳ sản xuất kinh doanh : Những DN sản xuất ra những loại sản phẩm có chu kỳ sản xuất ngắn thì nhu cầu VLĐ giữa các thời kỳ trong năm thường không có biến động lớn, DN cũng thường xuyên thu được tiền bán hàng, nhờ đó có thể dễ dàng bảo đảm cân đối giữa thu và chi bằng tiền, cũng như đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu kinh doanh. Ngược lại, những DN sản xuất ra những loại sản phẩm có chu kỳ sản xuất dài, phải ứng ra vốn lưu động lớn hơn. - Những DN hoạt động trong những ngành sản xuất có tính thời vụ thì nhu cầu về vốn lưu động giữa các thời kỳ trong năm chênh lệch nhau rất lớn, giữa thu và chi bằng tiền thường có sự không ăn khớp nhau về thời gian. Như vậy, cần phải tính toán đến đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành kinh doanh trong việc tổ chức tài chính, nhằm đảm bảo vốn kịp thời, đầy đủ cho hoạt động của DN cũng như đảm bảo cân đối giữa thu và chi bằng tiền. c. Môi trường kinh doanh Môi trường kinh doanh bao gồm tất cả những điều kiện bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp: Môi trường kinh tế - tài chính, môi trường chính trị, môi trường luật pháp, môi trường công nghệ, môi trường văn hóa – xã hội,... Ở đây, đề cập đến một số tác động chủ yếu của môi trường kinh tế - tài chính đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp:
  • 20. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0420 - Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế: Nếu cơ sở hạ tầng phát triển (hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước...) thì sẽ giảm bớt được nhu cầu vốn đầu tư của doanh nghiệp, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí trong kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm. - Tình trạng của nền kinh tế:.Khi nền kinh tế đang phát triển ổn định và có sự tăng trưởng tốt thì sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp đầu tư phát triển, từ đó doanh nghiệp cần phải huy động một lượng vốn đủ để không bỏ lỡ các thời cơ kinh doanh Ngược lại, khi nền kinh tế đang trong thời kỳ suy thoái không ổn định thì DN gặp khó khăn trong việc tìm các cơ hội đầu tư và kinh doanh . - Lãi suất thị trường: Lãi suất thị trường làm ảnh hưởng đến các chi phí tài chính cũng như làm doanh nghiệp có các nguồn huy động vốn khác nhau để phù hợp với các phương án đầu tư . Mặt khác, lãi suất thị trường cũng ảnh hưởng gián tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của DN. Khi lãi suất tăng cao, người ta có khuynh hướng vay ít hơn để giảm thiểu các loại chi phí cũng như việc mở rộng sản xuất bằng các nguồn vốn vay , điều đó hạn chế đến việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. - Lạm phát: Khi nền kinh tế có lạm phát ở mức độ cao thì khiến cho người tiêu dùng hạn chế tiêu dùng làm ảnh hưởng trực tiếp tới việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp dẫn đến gây khó khăn cho doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm của DN khiến tình trạng tài chính của DN căng thẳng. Khi lạm phát ở mức cao làm doanh nghiệp thất thoát vốn , tăng chi phí kinh doanh . - Chính sách kinh tế và tài chính của Nhà nước đối với DN: Các chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách thuế, chính sách xuất khẩu, nhập khẩu, chế độ khấu hao tài sản cố định... đều là những yếu tố tác động lớn đến các quyết định tài chính của doanh nghiệp .
  • 21. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0421 - Mức độ cạnh tranh: Nếu DN hoạt động trong ngành nghề có mức độ cạnh tranh cao đòi hỏi DN phải đầu tư nhiều hơn cho việc đổi mới thiết bị công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm, cho quảng cáo, tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm... - Thị trường tài chính và hệ thống các trung gian tài chính: Sự phát triển của thị trường tài chính tác động trực tiếp tới việc huy động vốn của doanh và đầu tư tài chính của DN. Việc xuất hiện nhiều trung gian tài chính tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận sử dụng những nguồn vốn có chi phí thấp . 1.2 Đánh giá thực trạng của tài chính doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm, mục tiêu đánh giá thực trạng tài chính DN 1.2.1.1 Khái niệm đánh giá thực trạng tài chính Doanh Nghiệp Thuật ngữ “đánh giá” (evaluation) là đưa ra nhận định tổng hợp về các dữ kiện đo lường được qua các kỳ kiểm tra của một hay một nhóm đối tượng nghiên cứu và kết thúc bằng cách đối chiếu, so sánh với những tiêu chuẩn đã được xác định rõ ràng trước đó trong các mục tiêu. Đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp là việc sử dụng kết hợp tổng thể các phương pháp để đánh giá tình hình tài chính như : xem xét, phân tích kết quả của việc quản lý và điều hành tài chính của doanh nghiệp thông qua các số liệu trên báo cáo tài chính bằng việc sử dụng tổng hợp các phương pháp, công cụ và kỹ thuật phân tích giúp doanh nghiệp tìm ra được những nhược điểm của mình để khắc phục cũng như xem xét các mục tiêu đã đạt được và chưa đạt được, dự đoán những việc có thể xảy ra đồng thời tìm ra nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục cũng như nâng cao khả năng sản xuất, kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp .
  • 22. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0422 1.2.1.2 Mục tiêu đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp . 1.2.1.2.1 Mục tiêu đánh giá Việc đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp là 1 công cụ giúp nhà quản trị tài chính có thể tìm hiểu được những vấn đề liên quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như : thực trạng tài chính , khả năng huy động đầu tư vốn của doanh nghiệp , những cơ hội đầu tư từ đó đưa ra các biện pháp đúng đắn để cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp ở hiện tại và trong tương lai . Việc đánh giá thực trạng của doanh nghiệp cần đạt được các mục tiêu chủ yếu sau : Xem xét . đánh giá về khả năng huy động, đầu tư và sử dụng vốn , tình hình công nợ , khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn trung và dài hạn, hiệu suất sử dụng vốn , hàng tồn kho của doanh nghiệp … nhằm đáp ứng đầy đủ những thông tin cần thiết cho những đối tượng quan tâm đến hoạt động của doanh nghiệp như nhà quản trị doanh nghiệp, các nhà đầu tư, người lao động, ngân hàng, cơ quan thuế … Tạo ra những chu kỳ đều đặn để đánh giá hoạt động quản lý trong giai đoạn đã qua, việc thực hiện cân bằng tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và rủi ro trong doanh nghiệp… Là cơ sở dự báo cho các dự đoán tài chính , giúp nhà quản trị doanh nghiệp nắm được toàn bộ hoạt động tài chính của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định đúng đắn về huy động đầu tư , phân phối lợi nhuận phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp, tình hình kinh tế . Giúp nhà quản trị doanh nghiệp kiểm tra, kiểm soát thường xuyên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua việc kiểm tra , đánh giá các chỉ tiêu kết quả đạt được so với các chỉ tiêu kế hoạch, dự toán … Từ đó đưa ra các quyết định cho tương lai phù hợp và sát thực hơn . Xác định được các nhược
  • 23. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0423 điểm của doanh nghiệp để khắc phục giúp nhà quản trị đưa ra các quyết định đúng đắn , để thực hiện được các mục tiêu của doanh nghiệp 1.2.2 Nội dung và phương pháp đánh giá thực trạng tài chính DN a)Phương pháp Việc đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp cần phải khách quan giảm thiểu các yếu tố chủ quan của người đánh giá , cần đánh giá dựa trên những thông tin chính xác đã được thẩm định đảm bảo các nguyên tắc đánh giá . Các phương pháp dưới đây thường được sử dụng trong việc đánh giá : Phương pháp so sánh: Là phương pháp cơ bản nhất và thường xuyên được sử dụng trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng. Việc sử dụng phương pháp này cần chú ý tới gốc so sánh , các dạng so sánh , điều kiện so sánh ,và các kỹ thuật so sánh như so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tương đối, so sánh dọc, hay so sánh ngang… Phương pháp phân chia : là phương pháp chia nhỏ quá trình hoạt động tài chính theo những tiêu thức nhất định giúp nhà quản trị có thể khái quát được những kết quả có được theo từng khía cạnh khác nhau để phù hợp với từng thời kì kinh doanh  Phương pháp liên hệ đối chiếu : là phương pháp đối chiếu hoạt động kinh doanh của đối tượng phân tích với các đối tượng khác dựa trên các mối quan hệ tài chính  Phương pháp đồ thị: là việc lâp các biểu đồ, đồ thị dựa trên các số liệu phân tích, qua đó mô tả xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu nghiên cứu hay thể hiện mối quan hệ kết cấu của các bộ phận trong một tổng thể. Phương pháp đồ thị gồm nhiều dạng như đồ thị hình cột, hình tròn…Phương pháp này thể hiện rõ ràng, trực quan sự biến động tăng giảm hay mối liên hệ giữa các chỉ tiêu. b) Nội dung đánh giá .
  • 24. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0424 1.2.2.1 Tình hình huy động vốn của doanh nghiệp 1.2.2.1.1 Dựa vào tình hình nguồn vốn Nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành từ 2 nguồn sau : Vốn chủ sở hữu , nợ phải trả . Vốn chủ sở hữu bao gồm số vốn chủ sở hữu bỏ ra và phần bổ xung từ kết quả kinh doanh . Vốn chủ sở hữu tại một thời điểm có thể xác định bằng công thức sau : Vốn chủ sở hữu = Giá trị tổng tài sản – Nợ phải trả Nợ phải trả là thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác như : Nợ vay, các khoản phải trả cho người lao động , cho Nhà nước , cho người lao động trong doanh nghiệp ... Từngnguồnvốnriêng biệtphùhợp với từng doanh nghiệp riêng , chúng có những ưu nhược điểmriêng ảnh hưởngtớikhả năng huy độngvàsửdụngvốncủa doanhnghiệp . Xem xétvà đánhgiá thực trạng và tìnhhình biến động nguồn vốn củadoanhnghiệp thôngqua2 nhómchỉ tiêu : Chỉ tiêu quy mô nguồn vốn và chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn ( hệ số cơ cấu nguồn vốn ). Hệ số cơ cấu nguồn vốn là công cụ giúp cho nhà quản lý doanh nghiệp thấy được tình hình của doanh nghiệp như về khả năng độc lập về tài chính , rủi ro tài chính , mức độ sử dụng đòn bẩy từ đó đưa ra sự chiều chỉnh về cơ cấu nguồn vốn sao cho cân bằng giữa chi phí sử dụng vốn cũng như những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải . Tỷ trọng từng loại nguồn vốn = Vốn chủ sở hữu( Nợ phải trả ) Tổng nguồn vốn Hệ số nợ phản ánh nợ phải trả chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của DN hay trong TS của DN có bao nhiêu phần được hình thành bằng nguồn nợ phải trả. Khi hệ số nợ thấp tức là tỷ lệ tự tài trợ càng cao càng
  • 25. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0425 thể hiện khả năng độc lập cao về mặt tài chính. Tuy vậy, để có kết luận chính xác về sự hợp lý của chính sách tạo lập vốn của doanh nghiệp cần thiết phải xem xét đến nhiều yếu tố khác nhau như đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo ngành nghề cũng như từng thời kỳ giai đoạn khác nhau của DN. Hệ số nợ = Tổng số nợ Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp Hệ số vốn chủ sở hữu là hệ số tự tài trợ, phản ánh vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu phần trong tổng nguồn vốn của DN. Hệ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn chủ sở hữu, mức độ độc lập tự chủ về mặt tài chính cao, ít bị ràng buộc, ít chịu sức ép của các khoản vay. Tỷ suất tự tài trợ càng cao thì càng đảm bảo cho các khoản nợ được thanh toán đúng hạn, làm uy tín của chủ doanh nghiệp được nâng cao, việc huy động vốn vay nhờ vậy cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều vốn tự có thì khó có thể khuếch đại được tỷ suất lợi nhuận VCSH để gia tăng lợi nhuận do mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính quá thấp. Hệ số vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn = 1-Hệ số nợ Khi xem xét mối quan hệ của chỉ tiêu hệ số nợ và hệ số vốn chủ, ta có hệ số đảm bảo nợ: cho biết 1 đồng nợ được đảm bảo bởi bao nhiều đồng VCSH: Hệ số đảm bảo nợ = Vốn chủ sở hữu Nợ phải trả Qua hệ số này, các nhà quản lý đánh giá mức độ rủi ro tài chính của DN từ đó định hướng các chính sách cho kỳ tiếp theo, đồng thời đối với các chủ nợ, họ sử dụng hệ số này để đánh giá mức độ an toàn của các khoản vốn cho vay và mức độ rủi ro mà người cho vay có thể gặp phải.
  • 26. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0426 1.2.2.1.2 Đánh giá mô hình tài trợ của doanh nghiệp: Dựa vào tiêu thức nàycó thểchia nguồnvốncủa doanh nghiệp ra làm 2 loại : + Nguồn vốn lưu động tạm thời: là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn ( dưới một năm ) giúp doanh nghiệp có thể sử dụng đáp ứng các yêu cầu có tính chất tạm thời phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. + Nguồn vốn lưu động thường xuyên: là nguồn vốn có tính chất dài hạn dùng để mua sắm, hình thành tài sản cố định và một phần tài sản lưu động thường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp . Ngược lại, đối với TS của doanh nghiệp, chúng ta chia thành loại TS có thời gian chuyển đổi thành tiền dưới 1 năm, được gọi là TSNH (TSLĐ). TSCĐ và đầu tư dài hạn được gọi là TSDH vì nó có thời gian hoàn vốn lớn hơn 1 năm. Để hình thành nên 2 loại TS này có 2 nguồn vốn: Nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời. Nguồn VCSH, các khoản nợ dài hạn có thời gian đáo hạn trên 1 năm là những nguồn vốn thường xuyên. Ngược lại, các khoản nợ ngắn hạn là các khoản nợ có thời hạn thanh toán dưới 1 năm được gọi là nguồn vốn tạm thời. Nguồn vốn thường xuyên trước hết là đầu tư để hình thành TSDH, phần còn lại và nguồn vốn tạm thời được đầu tư để hình thành TSNH. Khi đó, chênh lệch giữa nguồn vốn thường xuyên và TSDH được gọi là Nguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC). NWC = Nguồn vốn thường xuyên – Tài sản dài hạn Hoặc NWC = Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn Đây là chỉ tiêu dùng để đánh giá cách thức tài trợ vốn lưu động của doanh nghiệp, để đánh giá mức độ an toàn hay rủi ro tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp.
  • 27. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0427 Có thể xem xét nguồn vốn lưu động thường xuyên qua sơ đồ sau: NWC = Nguồn vốn thường xuyên – Tài sản dài hạn Hoặc NWC = Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn Có 3 trường hợp có thể xảy ra: + Trường hợp 1: Khi TSNH > nợ phải trả ngắn hạn, nghĩa là NWC > 0, sẽ có một sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì có một bộ phận nguồn vốn lưu dộng thường xuyên tài trợ cho TSNH để sử dụng cho hoạt động kinh doanh. Ở mô hình này, khả năng thanh toán và độ an toàn ở mức cao. Tuy nhiên doanh nghiệp phải sử dụng nhiều khoản vay dài hạn và trung hạn nên doanh nghiệp tất phải trả chi phí nhiều hơn cho việc sử dụng vốn. + Trường hợp 2: Khi TSNH < nợ phải trả ngắn hạn, nghĩa là NWC < 0. Đây là dấu hiệu đáng lo ngại cho doanh nghiệp, khi hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hay xây dựng. Đây là dấu hiệu của việc sử dụng vốn sai, cán cân Tài sản ngắn hạn (Tài sản lưu động) Tài sản dài hạn (Tài sản cố định) Nợ ngắn hạn Nợ trung và dài hạn Vốn chủ sở hữu Nguồn vốn lưu động thường xuyên Nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp Nguồn vốn tạm thời
  • 28. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0428 thanh toán chắc chắn đã mất cân bằng, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn < 1. Tuy nhiên đối với ngành thương mại thì cách tài trợ này vẫn có thể xảy ra vì ngành này có tốc độ quay vòng vốn nhanh. Mô hình này với ưu điểm chi phí sử dụng sẽ được hạ thấp, vì sử dụng nhiều hơn nguồn vốn tín dụng ngắn hạn, việc sử dụng vốn linh hoạt hơn. Trong thực thế mô hình này thường được các doanh nghiệp lựa chọn, vì một phần tín dụng ngắn hạn được xem như dài hạn thường xuyên, đối với các doanh nghiệp mới lại càng cần thiết. Tuy nhiên việc sử dụng mô hình này cũng có khả năng gặp rủi ro cao, do đó cần sự năng động trong việc tổ chức nguồn vốn ở các doanh nghiệp. +Trường hợp 3: Khi TSNH = nợ phải trả ngắn hạn, nghĩa là NWC = 0, tài trợ này cho thấy chỉ có những tài sản cố định được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn còn TSNH được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn. Trường hợp này cũng không tạo ra được tính ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh ngiệp đặc biệt đối với các doanh nghiệp có tốc độ quay vòng vốn chậm. 1.2.2.2.Tình hình đầu tư và sử dụng vốn của Doanh nghiệp Trên cơ sở nguồn vốn đã huy động được, DN sẽ tiến hành phân bổ vốn vào các khâu tương ứng. Để có đánh giá chính xác về việc sử dụng vốn của DN trong kỳ có hợp lý hay không ta cần xem xét vốn trong kỳ đã được phân bổ vào đâu, tỷ lệ vốn từng khâu là bao nhiêu, nhiều hay ít tăng hay giảm giữa các kỳ, tỷ lệ này được coi là hợp lý hay chưa đó chính là mục tiêu của đánh giá tình hình sử dụng vốn trong DN. Để tiến hành phân tích đánh giá tình hình sử dụng vốn của DN cần tập trung vào những nội dung sau: 1.2.2.2.1 Đánh giá sự biến động tài sản Xem xét cơ cấu vốn và sự biến động của tổng tài sản cũng như của từng loại tài sản. Thông qua việc tính toán tỷ trọng của từng loại, so sánh giữa cuối
  • 29. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0429 kỳ và đầu năm cả về số tuyệt đối và số tương đối. Cần tập trung vào một số loại tài sản quan trọng. Cụ thể là: - Sự biến động tài sản tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn ảnh hưởng đến khả năng ứng phó đối với các khoản nợ đến hạn. - Sự biến động của HTK chịu ảnh hưởng lớn đến quá trình SXKD, từ khâu dự trữ sản xuất đến khâu bán hàng. - Sự biến động của khoản phải thu chịu ảnh hưởng của công việc thanh toán và chính sách tín dụng của DN đối với khách hàng. Điều đó ảnh hưởng đến việc quản lý sử dụng vốn. - Sự biến động của TSCĐ cho thấy quy mô và năng lực sản xuất hiện có của DN. 1.2.2.2.2 Đánh giá cơ cấu tài sản Khi xem xét về cơ cấu của tài sản sẽ biết được doanh nghiệp thuộc loại hình doanh nghiệp nào , chủ yếu tập trung đầu tư về tài sản nào . Ngoài ra còn cho ta biết được trong một đồng tài sản thì có bao nhiêu phần là tài sản ngắn hạn bao nhiêu phần là tài sản hạn . Qua đó giúp nhà quản trị doanh nghiệp xác định xem nên đầu tư nhiều vào loại tài sản nào , để các loại tài sản có thể được sử dụng hết, tránh gây lãng phí tài nguyên của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu đánh giá : Tỷ lệ đầu tư vào từng loại tài sản = Giá trị từng loại TS Tổng tài sản Tỷ lệ đầu tư vào tài sản ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn Tổng tài sản Tỷ lệ đầu tư vào tài sản dàihạn = Tài sản dài hạn Tổng tài sản Phân tích cơ cấu tài sản được tiến hành thông qua đánh giá tỷ trọng từng loại tài sản ở thời điểm đầu năm và cuối kỳ hoặc nhiều thời điểm và so sánh
  • 30. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0430 tỷ trọng từng loại tài sản giữa cuối kỳ với đầu năm hoặc cuối các kỳ trước. Thông qua cơ cấu tài sản xác định được ở đầu năm, cuối kỳ ta sẽ đánh giá được chính sách đầu tư của doanh nghiệp, qua sự biến động về cơ cấu tài sản ta thấy được sự thay đổi trong chính sách đầu tư của doanh nghiệp. Tỷ trọng của từng loại tài sản ngắn, dài hạn trước hết tùy thuộc vào đặc điểm, tính chất ngành nghề kinh doanh , trình độ quản lý sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ thường có tỷ trọng tài sản cố định, tài sản dài hạn thấp hơn so với tỷ trọng tài sản ngắn hạn do ít phải đầu tư vào tài sản cố định, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất thì ngược lại. Trong các doanh nghiệp sản xuất khác nhau tỷ trọng tài sản cố định, tài sản dài hạn, tài sản ngắn hạn cũng cao thấp khác nhau do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất…Tại mỗi doanh nghiệp cơ cấu phân bổ vốn để hình thành các loại tài sản ở các giai đoạn khác nhau cũng khác nhau. Một cách tổng quát thì luôn tồn tại một cơ cấu vốn tối ưu với mỗi doanh nghiệp ở mỗi thời kỳ để tối đa khả năng sinh lời của vốn không lệ thuộc vào nguồn gốc hình thành cũng như chính sách tài khóa , tiền tệ của chính phủ. Đánh giá cơ cấu tài sản cần nắm vững đặc điểm về cấu trúc vốn kinh doanh. 1.2.2.3. Đánhgiá tìnhhình huy động và sửdụng vốn bằng tiền của doanhnghiệp Vốn bằng tiền (gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) là một bộ phận cấu thành tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Đây là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất và quyết định khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, vốn bằng tiền bản thân nó không tự sinh lời, nó chỉ sinh lời khi được đầu tư sử dụng vào một mục đích nhất định. 1.2.2.3.1 Đánh giá khái quát Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Nội dung phân tích tình hình lưu chuyển tiền của DN bao gồm:
  • 31. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0431 + Phân tích dòng lưu chuyển tiền của DN: tiến hành phân tích trên các chỉ tiêu về quy mô, cơ cấu dòng tiền vào từ HĐKD, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính; dòng tiền ra từ HĐKD, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính, dòng tiền thuần từ HĐKD, hoạt động đầu tư, hoạt động tà + i chính. Phân tích tình hình lưu chuyển tiền của DN cho biết dòng tiền nào đã chảy vào DN, dòng tiền nào đã ra khỏi DN, số tiền đã vào nhiều hơn hay ít hơn số tiền đã đi ra trong kỳ, DN có cân đối được dòng tiền hay không... Sự mất cân đối về DT xảy ra khi DN ứ đọng tiền hoặc thiếu hụt nghiêm trọng cần phải xác định được ngay nguyên nhân và xác định hướng điều chỉnh để đưa về trạng thái cân bằng. + Phân tích khả năng tạo tiền của DN: nhằm đánh giá khả năng tạo tiền và mức độ đóng góp của từng hoạt động trong việc tạo tiền trong kỳ. Hệ số tạo tiền của từng hoạt động được tính theo công thức: Hệ số tạo tiền của từng hoạt động = Dòng tiền thu về của từng hoạt động Dòng tiền chi ra của từng hoạt động 1.2.2.3.2 Đánh giá diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền Để đánh giá tình hình huy động và sử dụng vốn bằng tiền, ta đi đánh giá sự thay đổi của nguồn tiền và sử dụng tiền trong mối quan hệ với vốn bằng tiền của DN trong một thời kỳ nhất định giữa hai thời điểm lập bảng cân đối kế toán. Từ đó có thể định hướng cho việc huy động vốn và sử dụng vốn cả thời kỳ tiếp theo. Đánh giá diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền cũng là một cách khác để xem xét sự vận động lưu chuyển tiền tệ của DN diễn ra trong một thời kỳ hoạt dộng của DN. Việc phân tích đánh giá có thể được thực hiện như sau:
  • 32. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0432 - Xác định diễn biến thay đổi nguồn tiền và sử dụng tiền: Việc xác định này được thực hiện bằng cách so sánh số liệu cuối kỳ với đầu kỳ để tìm ra sự thay đổi của mỗi khoản mục trong bảng cân đối kế toán. Mỗi sự thay đổi của từng khoản mục sẽ được xem xét và phản ánh vào một trong hai cột sử dụng tiền hoặc diễn biến nguồn tiền theo cách thức sau: + Sử dụng tiền sẽ tương ứng với tăng tài sản hoặc giảm nguồn vốn + Diễn biến nguồn tiền sẽ tương ứng với tăng nguồn vốn hoặc giảm tài sản. - Lập bảng phân tích diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền: Sắp xếp các khoản liên quan đến việc sử dụng tiền và liên quan đến việc thay đổi nguồn tiền dưới hình thức một bảng cân đối. Qua bảng này có thể xem xét và đánh giá: Số tiền tăng hoặc giảm của DN ở trong kỳ đã được sử dụng vào những việc gì và các nguồn phát sinh dẫn đến việc tăng hoặc giảm tiền. Trên cơ sở đó có thể định hướng huy động vốn cho kỳ tiếp theo. 1.2.2.4. Đánh giá tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. 1.2.2.4.1 Đánh giá tình hình công nợ Trong hoạt động của doanh nghiệp thì việc bị chiếm dụng và đi chiếm dụng vốn là điều thường xuyên xảy ra giữa doanh nghiệp và các đối tượng như khách hàng, nhà cung cấp, Nhà nước . Vì vậy việc quản lý các khoản nợ, các khoản phải thu hết sức quan trọng vì nó có thể trở thành các khoản nợ khó đòi, nợ xấu dẫn tới việc ảnh hưởng tới tình hình tài chính của doanh nghiệp. Cũng như việc quản lý các khoản nợ phải trả đến hạn , sắp đến hạn để chuẩn bị những nguồn thanh toán khoản nợ này khi đến hạn . Các chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ của doanh nghiệp bao gồm: + Hệ số các khoản phải thu
  • 33. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0433 Hệ số các khoản phải thu = Các khoản phải thu Tổng tài sản Chỉ tiêu này cho biết trong tổng tải sản của doanh nghiệp có bao nhiêu phần vốn bị chiếm dụng . Nó phản ánh khả năng đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp . + Hệ số các khoản phải trả Hệ số các khoản phải trả = Các khoản phải trả Tổng tài sản Chỉ tiêu này cho biết trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu phần được tài trợ bằng nguồn vốn đi chiếm dụng . Chỉ tiêu này cho biết mức độ chiếm dụng vốn của doanh nghiệp + Hệ số thu hồi nợ Hệ số thu hồi nợ = Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ Các khoản phải thu bình quân Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có thể thu hồi bao nhiêu nợ trên tổng doanh thu mà doanh nghiệp thu được . + Kỳ thu hồi nợ bình quân Kỳ thu hồi nợ bình quân = Thời gian trong kỳ Hệ số thu hồi nợ Kỳ thu hồi nợ bình quân cho biết doanh nghiệp phải mất bao lâu để chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt . Hệ số thu hồi nợ và kỳ thu nợ bình quân cho biết khả năng của doanh nghiệp về việc thu hồi các khoản nợ và cách quản lý các khoản nợ phải thu . Hệ số hoàn trả nợ Hệ số hoàn trả nợ = Giá vốn hàng bán Các khoản phải trả ngắn hạn bình quân
  • 34. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0434 Chỉ tiêu này cho biết bình quân trong kỳ doanh nghiệp hoàn trả được bao nhiêu vốn đi chiếm dụng của các bên liên quan . Kỳ trả nợ bình quân Kỳ trả nợ bình quân = Thời gian trong kỳ báo cáo Hệ số hoàn trả nợ Kỳ trả nợ bình quân cho biết doanh nghiệp mất bao nhiêu ngày để hoàn trả các khoản nợ chiếm dụng . Hệ số hoàn trả nợ và kỳ trả nợ bình quân là chỉ tiêu phản ánh uy tín của doanh nghiệp đối với bạn hàng vừa phản ánh khả năng trả nợ của doanh nghiệp . 1.2.2.4.2Các hệ số về khả năng thanh toán Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực tài chính về tài chính mà doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho các cá nhân tổ chức có quan hệ cho doanh nghiệp vay và nợ. Nó được thể hiện qua vốn tiền mặt , các khoản phải thu của doanh nghiệp , các tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền như hàng hóa , thành phẩm, hàng gửi bán . Các chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán bao gồm : Hệ số khả năng thanh toán hiện thời Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản ngắn hạn thành tiền để trang trải các khoản nợngắn hạn , vì thế, hệ số này cũng thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp . Để đánh giá hệ số này , cần dựa vào hệ số trung bình của các doanh nghiệp trong cùng nành . Hệ số này ở các nghành nghề khác nhau có sự khác nhau . Khi hệ số này thấp ( đặc biệt khi nhỏ hơn 1 ) thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp là yếu và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm
  • 35. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0435 ẩn mà doanh nghiệp có thể gặp phải . Hệ số này cao cho thấy doanh nghiệp có khả năng cao trong việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn . Tuy nhiên, trong một số trường hợp hệ số này quá cao chưa chắc đã phản ánh năng lực thanh toán của doanh nghiệp tốt . Vì vậy , để đánh giá đúng hơn cần xem xét thêm tình hình của doanh nghiệp .  Hệ số khả năng thanh toán nhanh Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn Hệ số này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp mà không cần thực hiện thanh lý khẩn cấp các hàng tồn kho, bởi hàng tồn kho là loại tài sản không dễ dàng chuyển đổi thành tiền ngay được . Hệ số khả năng thanh toán tức thời Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tiền + Các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn Để đánh giá sát hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp còn có thể sử dụng chỉ tiêu hệ số thanh toán tức thời . Hệ số này đặc biệt hữu ích để đánh giá khả năng thanh toán của một doanh nghiệp trong giai đoạn nền kinh tế khủng hoảng khi hàng tồn kho khó tiêu thụ, và các khoản nợ phải thu gặp khó khăn khó thu hồi . Hệ số thanh toán lãi vay Lãi tiền vay là khoản chi phí sử dụng vốn vay mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả đúng hạn cho các chủ nợ . Một doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả đúng hạn cho chủ nợ . Một doanh nghiệp vay nợ nhiều nhưng kinh doanh không tốt , mức sinh lời của đồng vốn quá thấp hoặc bị lỗ thì khó có thể đảm bảo thanh toán tiền lãi vay . Hệ số này được xác định như sau:
  • 36. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0436 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Lãi vay phải trả trong kỳ Hệ số này càng thấp thì khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp là kém, có thể là do tình hình kinh doanh của doanh nghiệp không tốt, doanh nghiệp cần xem xét lại các khoản chi phí, các khoản đầu tư của mình . Hệ số thanh toán lãi vay càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp tốt một phần thể hiện khả năng kinh doanh của doanh nghiệp tốt dẫn đến doanh nghiệp làm ăn có lãi .. 1.2.2.5 Đánh giá hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh 1.2.2.5.1 Đánh giá khát quát kết quả kinh doanh Với bất kì doanh nghiệp nào một trong những mục tiêu cuối cùng đều là kết quả kinh doanh của nghiệp .Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động khác của doanh nghiệp sau một thời kì nhất định biểu hiện bằng liền lỗ hay lãi . Đây là tiêu chi quan trọng giúp đánh giá hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh cũng như quyết định trong các vấn đề sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Vai trò đánh giá kết quả kinh doanh nó thường được thể hiện qua 2 khía cạnh sau : - Thứ nhất, có vai trò trong công tác quản lý : Người quản lý có thể dựa vào tài liệu , thông tin kết quả hoạt động kinh doanh để đề ra các biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế và nâng cao tính tích cực của các nhân tố hoặc cũng có thể thông qua phân tích mà theo dõi biến động của các nhân tố để điều chỉnh sao cho hợp lý . - Thứ hai, có vai trò kiểm tra giám sát : Thông qua việc đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh còn cho thấy thực trạng sử dụng các yếu tố đầu vào và nguồn gốc của sự biến động kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp .
  • 37. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0437 1.2.2.5.2 Đánh giá hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nó liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau , và nó phản ánh trình độ sử dụng yếu tố đầu vào của doanh nghiệp . Dưới đây là các hệ số hoạt động có tác dụng đo lường xem khả năng khai thác sử dụng vốn kinh doanh như thế nào : Số vòng quay hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán HTK bình quân trong kỳ Vòng quay hàng tồn kho là số lần hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh được đánh giá càng tốt, bởi lẽ doanh nghiệp chỉ đầu tư cho hàng tồn khó thấp nhưng vẫn đạt được doanh thu cao . Trong đó: HTK bình quân trong kỳ = HTK đầu kỳ + HTK cuối kỳ 2 Số ngày một vòng quay hàng tồn kho Số ngày một vòng quay HTK = Số ngày trong kỳ Số vòng quay HTK Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện 1 vòng quay hàng tồn kho thì doanh nghiệp cần bao nhiêu ngày. Nếu chỉ tiêu này thấp cho thấy doanh nghiệp xây dựng chiến lược hàng tồn kho tốt, các sản phẩm không bị ứ đọng. Ngược lại nếu chỉ tiêu này cao thì có thể doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hóa. Tuy nhiên đôi khi không phải doanh nghiệp nào có chỉ số này cao cũng là xấu, mà còn phụ thuộc vào đặc điểm của từng doanh nghiệp .
  • 38. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0438 Vòng quay nợ phải thu Số vòng quay nợ phải thu = Doanh thu bán hàng ( có thuế ) Số dư bình quân các khoản phải thu ngắn hạn Chỉ tiêu nay phản ánh trong một kỳ, nợ phải thu luân chuyển được bao nhiêu vòng. Nó phản ánh tốc độ thu hồi công nợ của doanh nghiệp như thế nào. Kỳ thu tiền trung bình Kỳ thu tiền trung bình = Số ngày trong kỳ Số vòng quay các khoản phải thu Kỳ thu tiền trung bình thể hiện kể từ khi xuất hàng bán đến khi thu hồi được nợ phải thu là bao lâu . Khi xem xét kỳ thu tiền trung bình, cần xem xét trong mối liên hệ với sự tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp . Khi kỳ thu tiền trung bình quá dài so với các doanh nghiệp trong nghành thì dễ dẫn đến tình trạng nợ khó đòi . Vòng quay vốn lưu động Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần VLĐ bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển VLĐ hay số vòng quay của VLĐ thực hiện được trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Nếu chỉ tiêu này càng lớn hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại. Trong đó: VLĐ bình quân trong kỳ = VLĐ đầu kỳ + VLD cuối kỳ 2 Số ngày một vòng quay vốn lưu động Số ngàymột vòng quayVLĐ = Số ngày trong kỳ Số vòng quay VLĐ
  • 39. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0439 Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quanh vốn lưu động một thời kì nhất định , thường là một năm . Hệ số này các thấp thể hiện tốc độ quay vòng vốn lưu động nhanh, cho thấy doanh nghiệp sử dụng tốt vốn góp phần tăng hiệu quả kinh doanh . Hiệu suất sử dụng vốn cố định và vốn dài hạn khác Hiệu suất sử dụng VCĐ và VDH khác = Doanh thu thuần VCĐ và VDH khác bình quân Chỉ tiêu này cho phép đánh giá mức độ khai thác sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp trong kỳ . Vòng quay tài sản ( hay vòng quay toàn bộ vốn ) Vòng quay tài sản = Doanh thu thuần trong kỳ Tổng TS hay VKD bình quân sử dụng trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh tổng quát hiệu suất sử dụng tài sản hay toàn bộ số vốn hiện có của doanh nghiệp. Hệ số này chịu sự ảnh hưởng đặc điểm nghành kinh doanh, chiến lược kinh doanh và trình độ quản lý sử dụng tài sản của doanh nghiệp 1.2.2.6. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 1.2.2.6.1 Các hệ số đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Các hệ số này là thước đo đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp . Nó là kết quả tổng hợp của hàng loạt biện pháp và quyết định quản lý của doanh nghiệp. Hệ số hiệu quả hoạt động bao gồm các chỉ tiêu sau : Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu ( ROS) Tỷ suất LNST trên doanh thu = Lợi nhuận sau thuế trong kỳ Doanh thu thuần trong kỳ Hệ số này phản ánh trong một đồng doanh thu của doanh nghiệp thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận .Nếu doanh nghiệp quản lý tốt chi phí thì sẽ nâng
  • 40. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0440 cao chỉ tiêu này . Ngoài ra , tỷ suất này phụ thuộc lớn vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của nghành kinh doanh và chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp . Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP) TSSL kinh tế của tài sản = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Tổng tài sản ( hay VKD bình quân) Hệ số này phản ánh trong một đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu lợi nhuận trước lãi vay và thuế . Chỉ tiêu này có tác dụng rất lớn trong việc xem xét mối quan hệ với lãi suất vay vốn để đánh giá việc sử dụng vốn hvay có tác động tích cực hay tiêu cực đối với khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu . Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh: Tỷ suất LNTT trên VKD = Lợi nhuận trước thuế trong kỳ VKD bình quân sử dụng trong kỳ Hệ số này thể hiện mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ có khả năng sinh lời ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trang trải lãi tiền vay . Chỉ tiêu này đánh giá trình độ quản trị vốn của doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh ( ROA ) Tỷ suất LNST trên VKD = Lợi nhuận sau thuế VKD bình quân trong kỳ Hệ số này phản ánh mỗi đồng vốn sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế . Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) Tỷ suất lợi nhuận VCSH = Lợi nhuận sau thuế VCSH bình quân sử dụng trong kỳ Hệ số này đo lường mức lợi nhuận sau thuế thu được trên mỗi đồng vốn của chủ sở hữu trong kỳ . Chỉ tiêu này được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm bởi nó phản ánh tổng hợp tất cả các khía cạnh về trình độ quản trị tài chính
  • 41. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0441 gồm trình độ quản trị doanh thu và chi phí, trình độ quản trị tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp .. Thu nhập một cổ phần thường ( EPS ) Thu nhập một cổ phần thường = LNST- Cổ tức trả cho cổ đông ưu đãi Tổng số cổ phần thường đang lưu hành Hệ số này phản ánh mỗi cổ phần thưởng ( hay cổ phần phổ thông ) trong năm thu được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế. Cổ tức một cổ phần thường ( DPS ) Cổ tức một cổ phần thường = LNST dành trả cổ tức cho cổ đông thường Số cổ phần thường đang lưu hành Hệ số này phản ánh mỗi cổ phần thường nhận được bao nhiêu đồng tổ tức trong năm. Hệ số chi trả cổ tức Hệ số chi trả cổ tức = Lợi tức một cổ phần thường Thu nhập một cổ phần thường trong năm Hệ số này phản ánh công ty đã dành bao nhiêu phần trăm (%) thu nhập để trả cổ tức cho cổ đông . 1.2.2.6.2 Mối quan hệ tương tác giữa các hệ số tài chính (phương pháp phân tích DUPONT) Mức sinh lời vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là kết quả tổng hợp của hàng loạt biện pháp và quyết định quản lý của doanh nghiệp. Để thấy được sự tác động của mối quan hệ giữa trình độ quản trị chi phí, quản trị vốn, quản trị nguồn vốn tới mức sinh lời của chủ sở hữu của doanh nghiệp, người ta đã xây dựng hệ thống các chỉ tiêu để xem xét ảnh hưởng của các nhân tố tới tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Sau đây là các phương trình xem xét nhân tố ảnh hưởng qua các hệ số tài chính. Nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA)
  • 42. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0442 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh được xác định như sau: Tỷ suất LNST trên VKD = LNST Doanh thu thuần x Doanh thu thuần Tổng số VKD (1) Như vậy (1) ROA = Tỷ suất LNST trên doanh thu x Vòng quaytoàn bộ vốn Xem xét mối quan hệ này , có thể thấy được tác động của yếu tố tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu và vòng quay toàn bộ ảnh hưởng như thế nào đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh. Từ đó nhà quản lý doanh nghiệp đề ra các biện pháp cần thiết để tăng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh. Nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu ( ROE ) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có thể thiết lập từ các mối quan hệ sau : Tỷ suất lợi nhuận VCSH = Lợi nhuận sau thuế VCSH bình quân sử dụng trong kỳ ROE = Lợi nhuận sau thuế Tổng số vốn kinh doanh x Tổng số vốn kinh doanh Vốn chủ sở hữu ROE = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần x Doanh thu thuần Tổng số VKD x Tổng số VKD Vốn chủ sở hữu Như vậy : ROE = Tỷ suất LNST trên DT x Vòng quay toàn bộ vốn x 1 1- Hệ số nợ Trong công thức trên , tỷ số : Tổng số vốn kinh doanh Vốn chủ sở hữu = 1 1- Hệ số nợ Phương trình trên còn gọi là phương trình DUPONT
  • 43. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0443 Qua công thức trên cho thấy có 3 yếu tố chủ yếu tác động đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu trong kỳ là: + Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu: phản ánh trình độ quản trị doanh thu và chi phí của doanh nghiệp. + Vòng quay tài sản (vòng quay toàn bộ vốn): phản ánh trình độ khai thác và sử dụng tài sản của doanh nghiệp. + Hệ số vốn trên vốn chủ sở hữu: phản ánh trình độ quản trị, tổ chức nguồn vốn cho hoạt động của doanh nghiệp. Trên cơ sở nhận diện các nhân tố sẽ giúp các nhà quản trị doanh nghiệp xác định và tìm biện pháp khai thác các yếu tố tiềm năng để tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
  • 44. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0444 CHƯƠNG 2 : ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SILKROAD HÀ NỘI 2.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần SILKROAD Hà Nội 2.1.1.1 Giới thiệu về công ty Tên công ty : Công ty Cổ phần Silkroad Hà Nội . Tên giao dịch : Công ty Cổ phần Silkroad Hà Nội . Ngày thành lập : 12/12/2007 Địa chỉ : Lô 46-4 , KCN Đại An , Km 51 , Quốc lộ 51 , tỉnh Hải Dương , Việt Nam Điện thoại : 03203.555.550 Fax : 03203.555.550 Văn phòng đại diện : P901 tòa nhà CDS Tower , 447 Minh khai , Hà Nội .Mã số thuế: 0800400920 (12-12-2007) Chủ tịch : Ông Park Min Hwan Tổng giám đốc : Sohn Byung Ho Website : http://www.silkroadhanoi.vn/ Vốn điều lệ : 1.200.000 USD ( Một triệu hai trăm đô la Mỹ )
  • 45. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0445 Danh sách cổ đông sáng lập . STT Cổ đông sáng lập Hình thức góp vốn Tỷ lệ( % ) Số lượng cổ phần Giá trị ( USD) 1 CÔNG TY RILKROAD C&T TIỀN MẶT 94,16 1.130.000 1.130.000 2 ÔNG HEO KHO PARK TIỀN MẶT 4,17 50.000 50.000 3 ÔNG CHUNG HO IEONG TIỀN MẶT 1,67 20.000 20.000 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển . Kể từ khi được thành lập năm 2008 cho đến nay – năm 2016 , Công ty Cổ phần SILKROAD Hà Nội đã trải qua gần 10 năm hình thành và phát triển , với rất nhiều cột mốc lớn . Chặng đường gần 10 năm đánh dấu quá trình SILKROAD không ngừng hoàn thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ và mở rộng thị trường, trở thành một trong những nhà sản xuất phụ gia bê tông được sự tin tưởng và tín nhiệm của các công ty xây dựng lớn như Sơn Thành, công ty Bộ Quốc Phòng 319, Sức Mạnh Việt, Cổ phần Đầu tư Thương mại Thăng Long, cung cấp để triển khai các gói thầu, công trình xây dựng lớn như đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lào cai ... Tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển SILKROAD : 4/2008 : Khánh thành nhà máy công ty Cổ phần Silkroad Hà Nội . 5/2008 : Xây dựng hệ thống sản xuất sản phẩm PCA . 7/2008 : Sản xuất giao lô hàng sản phẩm PCA đầu tiên . 12/2008 : Xây dựng hệ thống sản xuất sản phẩm PNS và phụ gia giảm nước thông thường . 3/2009 : Phát triển mở rộng xuất khẩu sản phẩm . 5/2009 : Ký hợp đồng Nhà phân phố với công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Thăng Long .
  • 46. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0446 6/2009 : Ký hơp đồng Đại diện bán hàng với Công ty TNHH Thiên Hữu phía Nam . 6/2009 : Ký hợp đồng nhà phân phối với công ty Sơn Thành khu vực phía Bắc Việt Nam . 10/2009 : Ký hợp đồng Nhà phân phối với Công ty Hóa chất Sức Mạnh Việt . 4/2010 : Ký hợp đồng cung cấp gói thầu số 7 , đường 5B Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng . 5/2010 : Ký hợp đồng cung cấp gói thầu số 1,2,3 tuyến đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai . 2.1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty 2.1.3.1 Chức năng và nhiệm vụ , sứ mệnh của công ty Chức năng của công ty : Sản xuất chất phụ gia bê tông . Nhiệm vụ và sứ mệnh của công ty : Kinh doanh các mặt hàng mà công ty đăng ký . Cung cấp các sản phẩm phụ gia bê tông tốt để tiết kiệm chi phí thi công cũng như giúp các công trình hoàn thành nhanh chóng và chất lượng tốt hơn . Tuân thủ các chính sách, chế độ pháp luật của Nhà nước về quản lý kinh tế, tài chính , lao động , không ngừng nâng cao hiệu quả thực hiện các hợp đồng đã ký kết nhằm nâng cao uy tín cho công ty. Đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống cho người lao động góp phần chung để nâng cao đời sống cho toàn xã hội, thực hiện đầy đủ các quyền lợi cho người lao động : bảo hiểm xã hội, các sản phẩm bảo hộ lao động khi người lao động làm việc trong môi trường độc hại nguy hiểm cho sức khỏe .
  • 47. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0447 2.1.3.2 Nghành nghề kinh doanh - Nghành nghề kinh doanh của công ty : Sản xuất và kinh doanh chất phụ gia bê tông là một mảng khá mới với nước ta . - Sản phẩm chính : o Sản phẩm giảm nước ROADCON-SAE . o Sản phẩm siêu giảm nước ROADCON – SSA 2000 , ROADCON – PEMA – HR1000 . o Sản phẩm siêu giảm nước cao cấp ROADCON – PEMA SR3000F , ROADCON – PEMA SR3000S . o Sản phẩm siêu hãm ROADCON – SPR . 2.1.3.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Hình 1.1 : Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Ban kiểm soát Khối văn phòng Phòng kế toán Phòng sản xuất Phòng quản lý chất lượng
  • 48. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0448 Chức năng chính của các bộ phận : - Đại hội đồng cổ đông : Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty . Đại cổ đồng cổ đông thường niên được tổ chức mỗi năm 1 lần . Đại hội cổ đông phải họp thường niên trong thời hạn 4 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính . - Hội đồng quản trị : Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Tổng giám đốc điều hành và các cán bộ quản lý khác . - Tổng giám đốc : Chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của công ty, hoạch định, xây dựng và triển khai, kiểm tra mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị của tập đoàn về mọi hoạt về mọi hoạt động tại Việt Nam, đồng thời phối hợp với các đơn vị của tập đoàn trong việc xây dựng sự lớn mạnh của tập đoàn. - Khối văn phòng : bao gồm các bộ phận xuất nhập khẩu, nhân sự, tổng hợp đặt dưới sự quản lý của trưởng phòng hành chính . o Nhiệm vụ : Làm các công việc liên quan tới nhân sự, thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa của công ty, cung cấp cho phòng kinh doanh các giấy tờ tài liệu yêu cầu. - Phòng sản xuất : đặt dưới sự quản lý của trưởng phòng sản xuất. o Nhiệm vụ: Sản xuất hàng hóa theo đúng yêu cầu của khách hàng, cung cấp kịp thời, đúng chủng loại, đảm bảo công xưởng, máy móc luôn hoạt động tốt. - Phòng quản lý chất lượng : chịu trách nhiệm của trưởng phòng kĩ thuật.
  • 49. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0449 - Nhiệm vụ : Đảm bảo chất lượng sản phẩm theo đúng yêu cầu đầu ra thường xuyên kiểm tra chất lượng sản phẩm do công ty kinh doanh, nghiên cứu tìm ra sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng. - Phòng kế toán : đặt dưới sự quản lý của kế toán trưởng và tổng giám đốc. o Nhiệm vụ : Tổng hợp, cáo cáo, phân tích tài chính của doanh nghiệp . Sơ đồ phòng tài chính kế toán: - Nhiệm vụ của Kế toán trưởng: o Tổ chức hệ thống kế toán của doanh nghiệp để tiến hành ghi chép, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong hoạt động vận doanh của Công ty, trên cơ sở không ngừng cải tiến tổ chức bộ máy và tuân thủ Pháp lệnh kế toán thống kê. o Thiết lập đầy đủ và gửi đúng hạn các báo cáo kế toán, thống kê và quyết toán theo qui định của Nhà nước và Điều lệ Công ty. o Hoạch định, tổ chức, kiểm tra, duy trì và đổi mới theo hướng hiệu quả các nghiệp vụ kế toán quản trị. - Nhiệm vụ của kế toán tiền lương: o Ghi chép phản ánh kịp thời số lượng thời gian lao động, chất lượng sản phẩm, tính chính xác tiền lương phải trả cho người lao động. Tính chính Kế toán tiền lương Kế toán công nợ Kế toán bán hàng Thủ quỹ Kế toán trưởng
  • 50. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0450 xác số tiền BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí và thu từ thu nhập của người lao động. o Trả lương kịp thời cho người lao động, giám sát tình hình sử dụng quỹ lương, cung cấp tài liệu cho các phòng quản lý, chức năng, lập kế hoach quỹ lương kỳ sau. - Nhiện vụ của kế toán công nợ: o Hàng ngày căn cứ vào Phiếu Nhập Kho, Phiếu Xuất Kho, Hóa đơn GTGT, Phiếu Thu, Chi, Giấy Báo Nợ, Giấy Báo Có. o Căn cứ vào hợp đồng, kế toán công nợ phải theo dõi tình hình phải thu và phải trả. o Kiểm tra công nợ - Nhiệm vụ của kế toán bán hàng: o Ghi chép tất cả các nghiệp vụ liên quan đến hóa đơn bán hàng, kiểm tra số lượng đơn giá của từng sản phẩm o Vào bảng kế chi tiết các hóa đơn bán hàng, tính tổng giá trị hàng đã bán… - Nhiệm vụ của thủ quỹ: Cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời thu, chi, tồn quỹ tiền mặt vào sổ, báo cáo khi cần cho ban giám đốc… Lực lượng lao động Tổng số lao động tính tới thời điểm 31/12/2015 là hơn 60 người. Số lượng lao động của công là khá ít do công ty sử dụng chủ yếu là các loại máy móc công nghệ tự động. Nhiều cán bộ công nhân có trình độ Thạc sĩ, cử nhân , kỹ sư. Đều là những người có kinh nghiệm, nhiều nhân viên được cử sang công ty mẹ học tập.
  • 51. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Vũ Trọng Liu Lớp:CQ50/11.0451 Đặc điểm hoạt động kinh doanh . Hình 1.2 : Mô hình quy trình sản xuất chất phụ gia bê tông Thuyết minh về công nghệ : Do công ty mới được thành lập cũng như việc được sự đầu tư của tập đoàn SILKROAD Hàn Quốc , nên toàn bộ máy móc hoạt động của công ty đều được đầu tư mới và hiện đại. Nguyên liệu được sản xuất sơ bộ hình thành bán thành phẩm trước khi nhập về nhà máy ( nhập từ công ty mẹ ở Hàn Quốc ) các loại nguyên liệu này được phân nhóm thành các nguyên liệu cần thiết cho mỗi loại phụ gia, được thiết kế cấp phối theo các tỉ lệ khác nhau, ở những mùa khác nhau để tạo ra các sản phẩm thích hợp với đặc điểm ở Việt Nam. Nguyên liệu sản xuất nhóm ROADCON SEA và ROADCON SSA2000, được trộn tại máy trộn T1. Nguyên liệu sản