SlideShare a Scribd company logo
1 of 85
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.04i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong khóa luận tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình
thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả khóa luận tốt nghiệp
Vi thị yến
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.04ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................ i
MỤC LỤC ..................................................................................................ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ-BẢNG BIẺU ............................................................ v
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................ 1
Chương 1 ................................................................................................... 4
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHO VAY NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI.......................................................................................... 4
1.1 Khái quát về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại .................... 4
1.1.1 Khái niệm .......................................................................................... 4
1.1.2 Phân loại hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại....................... 5
1.2 Hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng thương mại ........................ 8
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của hoạt động cho vay ngắn hạn ...................... 8
1.2.2 Vai trò của cho vay ngắn hạn .............................................................. 9
1.2.3 Những trường hợp ngân hàng cho vay ngắn hạn .................................11
1.2.4 Các phương thức cho vay ngắn hạn chủ yếu .......................................13
1.3 Hiệu quả cho vay ngắn hạn...................................................................16
1.3.1 Quan niệm về hiệu quả cho vay .........................................................16
1.3.2 Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả cho vay....................................17
1.3.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn của
Ngân hàng thương mại...............................................................................22
1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay ngắn hạn của Ngân hàng
thương mại................................................................................................23
Chương 2 ..................................................................................................29
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG, CHI NHÁNH
THĂNG LONG-HÀ NỘI...........................................................................29
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.04iii
2.1 Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
cổ phần Tiên Phong , Chi nhánh Thăng Long-Hà Nội..................................29
2.1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong........29
2.1.2 Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong, Chi nhánh Thăng Long-Hà
Nội............................................................................................................31
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần
Tiên Phong,chi nhánh Thăng Long-Hà Nội.................................................33
2.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Thương
mại cổ phần Tiên Phong ,Chi nhánh Thăng Long-Hà Nội............................37
2.2.1 Tình hình cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên
Phong, chi nhánh Thăng Long-Hà Nội........................................................37
2.2.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay ngắn hạn tại ngân hàng
Thương mại cổ phần Tiên Phong,Chi nhánh Thăng Long-Hà Nội. ...............40
2.2.3 Đánh giá thực trạng hiệu quả cho vay ngắn hạn của Ngân hàng thương
mại cổ phần Tiên Phong,chi nhánh Thăng Long-Hà Nội..............................49
Chương 3 ..................................................................................................59
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY NGẮN HẠN
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG, CHI
NHÁNH THĂNG LONG-HÀ NỘI ............................................................59
3.1 Định hướng hoạt động cho vay của ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên
Phong, Chi nhánh Thăng Long- Hà Nội......................................................59
3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay của ngân hàng Thương mại
cổ phần Tiên Phong,Chi nhánh Thăng Long-Hà Nội ...................................60
3.2.1 Tạo nguồn vốn ổn định. .....................................................................60
3.3.2 Đa dạng hoá phương thức cho vay ngắn hạn. ......................................62
3.2.3 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định cho vay................................64
3.2.4 Hoàn thiện và thực hiện tốt quy trình cho vay...................................66
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.04iv
3.2.5 Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng................................67
3.2.6 Nâng cao khả năng dự báo những biến động của thị trường trong ngắn
hạn và dài hạn............................................................................................68
3.2.7 Thực hiện marketing ngân hàng hiệu quả............................................68
3.2.8 Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, hỗ trợ khách hàng sau khi vay
vốn............................................................................................................70
3.3 Một số kiến nghị ..................................................................................73
3.3.1 Đối với ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong,Chi nhánh Thăng
Long- Hà Nội............................................................................................74
3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.............................................76
3.3.3 Đối với Nhà nước..............................................................................77
KẾT LUẬN...............................................................................................78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................80
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.04v
DANH MỤC SƠ ĐỒ-BẢNG BIẺU
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Tiên Phong - Chi
nhánh Thăng Long.....................................................................................33
Bảng 2.2. Tình hình cho vay tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong - Chi nhánh
Thăng Long...............................................................................................34
Bảng 2.3: Kết quả lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng Thương mại cổ phần
Tiên Phong - Chi nhánh Thăng Long ..........................................................36
Bảng 2.4: Dư nợ và dư nợ ngắn hạn............................................................37
Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ ngắn hạn phân theo tài sản đảm bảo .......................40
Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế ..................................39
Bảng 2.7: Tăng trưởng dư nợ cho vay ngắn hạn ..........................................43
Bảng 2.8: Vòng quay vốn cho vay ngắn hạn................................................44
Bảng 2.10: Tỉ lệ nợ quá hạn .......................................................................47
Bảng 2.9: Tỉ lệ cho vay có tài sản đảm bảo .................................................45
Bảng 2.11: Tỉ lệ nợ khó đòi........................................................................48
Bảng 2.12: Mức sinh lời của đồng vốn cho vay...........................................49
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của CN Ngân hàng TMCP Tiên Phong chi
nhánh Thăng Long.....................................................................................32
Biểu đồ 1: Biểu đồ phản ánh hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP
Tiên Phong chi nhánh Thăng Long- Hà Nội. ...............................................38
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.041
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt nam thực hiện lộ trình hội nhập vào nền
kinh tế quốc tế đã đặt ra những thách thức cho các NHTM đó là sự tham gia
của các tập đoàn tài chính đa quốc gia có thế mạnh về tài chính, kỹ thuật và
công nghệ. Trước tình hình đó bắt buộc các ngân hàng thương mại có những
bước cải cách trong định hướng phát triển chiến lược kinh doanh của mình.
Khi nền kinh tế đã được hội nhập, nhất là việc Việt Nam cam kết mở cửa thị
trường tài chính trong nước theo các cam kết đối với các đối tác nước ngoài
thì việc các NHTM nước ngoài có đủ nội lực, đó là vốn và công nghệ sẽ thao
túng thị trường tài chính Việt Nam. “Làm thế nào để có đủ sức đứng vững khi
có sự cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại nước ngoài”, câu hỏi này
luôn là những thách thức đối với các NHTM Việt Nam. Trong các hoạt động
của NHTM, cho vay là hoạt động chủ yếu, trong đó cho vay ngắn hạn thường
chiếm tỉ trọng lớn và đem lại thu nhập chính cho ngân hàng. Trong những
năm gần đây, các NHTM đã mở rộng cho vay trung và dài hạn, song cho vay
ngắn hạn vẫn luôn là hoạt động chủ đạo, đặc biệt là đối với thị trường ngân
hàng –tài chính của Việt Nam.
Với những điều kiện của một nền kinh tế đang phát triển, nhu cầu về vốn
nói chung và vốn ngắn hạn nói riêng ngày càng tăng. Do đó việc năng cao
hiệu quả cho vay ngắn hạn là yêu cầu cấp thiết đối với sự tồn tại và phát triển
của các NHTM.
Trong hệ thống Ngân hàng TMCP Tiên Phong,Chi nhánh Thăng Long-
Hà Nội là một trong những chi nhánh tiêu biểu thu hút một lượng lớn tiền gửi
và thực hiện nhiều hoạt động cho vay với số dư không nhỏ. Chi nhánh hiện là
đối tác cung cấp vốn quan trọng cho nhiều khách hàng là các doanh nghiệp
lớn của nền kinh tế.Trong hoạt động cho vay của mình, cho vay ngắn hạn
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.042
luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Sau gần tám năm đi vào hoạt động, hiệu quả cho
vay của ngân hàng đã được cải thiện rất nhiều, tuy nhiên vẫn còn một số hạn
chế. Hoạt động cho vay ngắn hạn mang lại lợi nhuận cao, và đem lại thu nhập
chính cho Chi nhánh Hà Nội, đồng thời cũng làm phát sinh các khoản nợ xấu,
gây ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.
Từ những vấn đề trên, em đã chọn đề tài : “ Nâng cao hiệu quả cho vay
ngắn hạn tạiNgân hàng TMCP Tiên Phong,Chinhánh Thăng Long-Hà Nội”
làm chuyên đề tốt nghiệp cho mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề là làm rõ lí luận về hiệu quả cho vay
ngắn hạn của NHTM, bước đầu đưa lí luận kiểm nghiệm, áp dụng trong thực
tiễn để hiểu sâu sắc hơn vấn đề nghiên cứu.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Chuyên đề nghiên cứu hoạt động cho vay của NHTM về khía cạnh hiệu
quả và chỉ giới hạn ở hình thức cho vay ngắn hạn.
Chuyên đề chọn điểm nghiên cứu thực tiễn tại Ngân hàng TMCP Tiên
Phong ,Chi nhánh Thăng Long - Hà Nội, thời gian nghiên cứu là từ năm 2013
đến năm 2015
4. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm tìm hiểu một cách toàn diện và đánh giá một cách chính xác hiệu
quả cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh Thăng Long- Hà Nội, các phương pháp
nghiên cứu đã được sử dụng để tiếp cận và giải quyết vấn đề là: phương pháp
duy vật biện chứng, phương pháp logic, phương pháp so sánh và đối chiếu.
5. Kết cấu của chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục
bảng biểu, Chuyên đề được chia thành 3 chương:
Chương 1: Lí luận chung về hiệu quả cho vay ngắn hạn của NHTM.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.043
Chương 2: Thực trạng hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP
Tiên Phong,Chi nhánh Thăng Long- Hà Nội
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại
Ngân hàng TMCP Tiên Phong,Chi nhánh Thăng Long -Hà Nội.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.044
Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHO VAY NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1 Khái quát về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm
Cho vay trong hoạt động của NHTM được hiểu là giao dịch về tiền tệ
giữa bên cho vay là ngân hàng và bên đi vay là các cá nhân, tổ chức trong đó,
bên cho vay chuyển giao tiền cho bên đi vay sử dụng trong một khoảng thời
gian nhất định, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả gốc và lãi
cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
Theo quyết định số 1627/2001/QĐ – NHNN ngày 31/12/2001 của Thống
đốc NHNN về việc ban hành quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối
với khách hàng , cho vay được hiểu như sau: “Cho vay là một hình thức cấp
tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản
tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với
nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”.
Những đặc trưng của cho vay:
- Hoạt động cho vay của NHTM được dựa trên nguyên tắc hoàn trả và sự
tin tưởng. Theo đó người vay sẽ phải hoàn trả cả gốc và lãi khi đến hạn thanh
toán . Ngoài ra trước khi cho vay, Ngân hàng phải có sự tin tưởng đối với
người đi vay, tin rằng họ sẽ trả nợ.
- Trong quan hệ cho vay, không có sự vân động của quyền sở hữu mà chỉ
có sự vận động của quyền sử dụng. Cụ thể ngân hàng chỉ nhường quyền sử
dụng vốn của mình cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định.
- Khác với quan hệ mua bán, giá cả ngang bằng với giá trị trao đổi nhưng
trong quan hệ cho vay thì giá cả được hiểu là lãi suất, lãi suất không biểu thị
giá trị của số vốn đem trao đổi.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.045
1.1.2 Phân loại hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
Tùy theo từng tiêu thức phân loại khác nhau mà hoạt động cho vay của
NHTM được phân ra thành từng loại khác nhau. Có một số tiêu thức phân
loại chính như sau:
1.1.2.1 Phân loại theo đối tượng khách hàng
Theo tiêu thức đối tượng khách hàng thì hoạt động cho vay của NHTM
được phân chia thành:
- Cho vay chính phủ: Là hoạt động cho vay đối với Nhà nước nhằm đáp
ứng nhu cầu chi thường xuyên và phục vụ cho các mục tiêu của chính sách
tiền tệ quốc gia. NHTM cho chính phủ vay thông qua việc mua: Trái phiếu
chính phủ, Tín phiếu kho bạc..
- Cho vay các tổ chức tài chính khác như: Ngân hàng, công ty tài chính,
quĩ tín dụng…nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản.
- Cho vay doanh nghiệp: Là hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp
nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn kinh doanh. Cho vay đối với doanh nghiệp
được thực hiện với nhiều phương thức khác nhau nhằm đáp ứng tốt nhất cho
nhu cầu vốn của các doanh nghiệp.
- Cho vay cá nhân: Là hoạt động cho vay đối với khách hàng là các cá
nhân nhằm phục vụ cho các nhu cầu tiêu dùng, kinh doanh.
1.1.2.2 Phân loại theo thời hạn của khoản vay
Thời hạn của khoản vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng
rút vốn lần đầu tiên cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vay đã được thoả
thuận trong hợp đồng tín dụng.
Ngân hàng và khách hàng thoả thuận về thời hạn cho vay căn cứ vào nhu
cầu về vốn, chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng, các dòng tiền thu
được từ các dự án, khả năng trả nợ của khách hàng…Thời hạn càng dài thì lãi
suất sẽ càng cao do rủi ro cao.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.046
Theo thời hạn vay, hoạt động cho vay của NHTM được chia thành:
- Cho vay ngắn hạn: Là hình thức cho vay mà thời hạn của khoản vay
dưới 12 tháng. Đây thường là các khoản vay nhằm bổ sung vốn lưu động, thời
gian quay vòng của vốn lớn.
- Cho vay trung hạn: Là hình thức cho vay mà thời hạn của khoản vay là
từ 12 tháng đến dưới 60 tháng.
- Cho vay dài hạn: Là hình thức cho vay mà thời hạn của khoản vay từ
60 tháng trở lên.
Cho vay trung và dài hạn thường nhằm các mục đích như: Sửa chữa,
mua sắm Tài sản cố định, đầu tư xây dựng cơ bản….
1.1.2.3 Phân loại theo phương thức cho vay
Theo phương thức cho vay, hoạt động cho vay của NHTM bao gồm:
- Chiết khấu thương phiếu
Thương phiếu được hình thành chủ yếu từ quá trình mua bán chịu hàng
hoá giữa những người sản xuất và kinh doanh với nhau (hay còn gọi là Tín
dụng thương mại) . Thương phiếu bao gồm Kỳ phiếu và Hối phiếu. Người thụ
hưởng có thể giữ thương phiếu đến hạn để đòi tiền người mua hoặc mang đến
ngân hàng để xin chiết khấu trước hạn.
Chiết khấu thương phiếu là việc chuyển các thương phiếu chưa đến hạn
thanh toán thành tiền . Đến hạn, ngân hàng sẽ chuyển thương phiếu đến người
mua để đòi tiền.
- Cho vay thấu chi: Là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép
người vay được chi trội trên số dư tài khoản tiền gửi thanh toán của mình đến
một giới hạn nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định. Giới hạn này
được gọi là hạn mức thấu chi.
- Cho vay từng lần: Là phương thức cho vay đối với các khách hàng
không có nhu cầu vay vốn thường xuyên, chỉ khi vào thời vụ kinh doanh hay
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.047
mở rộng sản xuất mới xin vay. Vốn của ngân hàng chỉ tham gia vào một giai
đoạn nhất định của chu kỳ sản xuất kinh doanh. Mỗi lần vay vốn, ngân hàng
và khách hàng lại thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín
dụng.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Là phương thức cho vay mà ngân hàng
và khách hàng thoả thuận một hạn mức về số dư trong suốt kỳ hoặc số dư
cuối kỳ. Đây là hình thức cho vay phù hợp đối với khách hàng có nhu cầu vay
mượn thường xuyên, vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất
kinh doanh.
- Cho vay luân chuyển: Là phương thức cho vay mà ngân hàng thoả
thuận tài trợ dựa trên kế hoạch lưu chuyển hàng hoá và ngân quỹ của khách
hàng. Hình thức này phù hợp với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại
hoặc doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có chu kỳ tiêu thụ sản phẩm ngắn.
- Cho vay trả góp: Là phương thức cho vay trong đó khách hàng trả gốc
thành nhiều lần trong thời hạn đã thoả thuận. Phương thức này thường được
áp dụng đối với vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định.
Ngoài ra, còn một số phương thức cho vay khác như: Cho vay hợp vốn
(đồng tài trợ), cho vay tài trợ theo dự án…
1.1.2.4 Phân loại theo mục đích sử dụng vốn vay
- Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh: Là hoạt động cho vay mà vốn
vay được sử dụng cho mục đích sản xuất, kinh doanh. Đối tượng khách hàng
vay kinh doanh có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp.
- Cho vay tiêu dùng: Là hoạt động cho vay mà vốn vay được sử dụng
cho mục đích tiêu dùng. Đối tượng chủ yếu vay tiêu dùng là các cá nhân (vay
để mua sắm tài sản).
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.048
1.1.2.5 Một số tiêu thức phân loại khác
Ngoài những tiêu thức phân loại nêu trên, hoạt động cho vay của NHTM
còn có thể được phân loại theo một số tiêu thức khác như:
- Căn cứ vào tài sản thế chấp, bảo đảm:
+ Cho vay có Tài sản đảm bảo: Căn cứ vào giá trị Tài sản đảm bảo mà
khách hàng đưa ra và mức giá do Ngân hàng xác định, Ngân hàng đưa ra hạn
mức cho vay đối với khách hàng. Có hai hình thức bảo đảm: Cầm cố và thế
chấp. Sự khác biệt giữa hai hình thức bảo đảm này là quyền sử dụng tài sản
bảo đảm của khách hàng. Theo hình thức thế chấp, khách hàng vẫn được sử
dụng tài sản đảm bảo trong thời hạn của khoản vay còn hình thức cầm cố thì
không.
+ Cho vay không có tài sản đảm bảo: Ngân hàng có thể cho khách hàng
vay dựa vào: Tín chấp, Uy tín của khách hàng hoặc dựa vào uy tín của người
bảo lãnh.
- Căn cứ vào hạn mức tín dụng:
+ Cho vay trong hạn mức
+ Cho vay ngoài hạn mức
1.2 Hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của hoạt động cho vay ngắn hạn
Cho vay ngắn hạn là hình thức cho vay mà thời hạn của khoản vay nhỏ
hơn 12 tháng.
Các đặc điểm của hoạt động cho vay ngắn hạn:
- Vốn vay ngắn hạn luân chuyển cùng chu kỳ sản xuất kinh doanh của
khách hàng. Cho vay ngắn hạn chủ yếu để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt tạm thời
vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc cho
vay và thu nợ luôn diễn ra lúc bắt đầu và kết thúc của chu kì sản xuất kinh
doanh. Ngân hàng thường cho vay khi khách hàng phát sinh nhu cầu vốn để
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.049
mua vật tư, nguyên vật liệu, hoặc trang trải các chi phí sản xuất, hoặc mua
hàng hoá (đối với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại). Khi hàng hoá
được tiêu thụ, khách hàng có doanh thu , cũng là lúc ngân hàng thu hồi nợ.
Xuất phát từ đặc điểm này, các ngân hàng thường quy định thời hạn cho vay
trên cơ sở chu kì sản xuất – kinh doanh của người vay. Do vậy, thời gian thu
hồi vốn trong cho vay ngắn hạn nhanh.
- Thời hạn thu hồi vốn nhanh nên rủi ro của khoản cho vay ngắn hạn
thấp hơn các khoản cho vay trung và dài hạn, mức lãi suất cho vay ngắn hạn
thấp hơn mức lãi suất cho vay trung và dài hạn.
- Hình thức cho vay phong phú: Ngân hàng cung cấp ngày càng đa dạng
các phương thức cho vay ngắn hạn, như: cho vay từng lần, cho vay theo hạn
mức, cho vay thấu chi, cho vay luân chuyển… Điều này vừa để đáp ứng nhu
cầu đa dạng của khách hàng, đồng thời giúp ngân hàng phân tán rủi ro, tránh
rủi ro phi hệ thống.
- Cho vay ngắn hạn là hoạt động chủ yếu của ngân hàng. Điều này xuất
phát từ các lý do: Hoạt động nhận tiền gửi ngắn hạn là hoạt động huy động
vốn chủ yếu của NHTM, thêm vào đó là các quy định của NHTW về tỷ lệ vốn
tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn1.
Cho nên, với sự phù hợp về lãi suất ,thời hạn và các quy định của NHTW,
hoạt động cho vay ngắn hạn là một trong các hoạt động chủ yếu của NHTM .
Như vậy sự cần thiết của hoạt động cho vay ngắn hạn xuất phát từ hai lý
do: nhu cầu về vốn ngắn hạn của doanh nghiệp và đặc điểm hoạt động kinh
doanh của NHTM.
1.2.2 Vai trò của cho vay ngắn hạn
Hoạt động cho vay ngắn hạn của NHTM có vai trò hết sức quan trọng
đối với sự phát triển của nền kinh tế. Nguồn vốn vay ngắn hạn đã góp phần ổn
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0410
định, duy trì và mở rộng sản xuất – kinh doanh đối với các doanh nghiệp,
nâng cao đời sống của các cá nhân, hộ gia đình. Khi nói đến cho vay ngắn
hạn, điều quan trọng mà chúng ta phải quan tâm là hiệu quả của các khoản
vay. Hiệu quả của các khoản vay phản ánh hiệu quả hoạt động đầu tư sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp và thể hiện tính ổn định và khả năng sinh lời
của ngân hàng.
1.2.2.1. Đối với nền kinh tế
NHTM là một trung gian tài chính quan trọng, là nơi gặp gỡ của tiết
kiệm và đầu tư với những đặc điểm ưu việt hơn cả:
(1) Rủi ro thấp nhất.
(2) Bình quân lãi suất.
(3) Chuyển đổi kỳ hạn.
Cho vay là một hoạt động mang tính chất đầu tư cho nền kinh tế của
NTHM. Khác với Thị trường chứng khoán, các quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm,
công ty tài chính là các tổ chức tài chính chủ yếu cung cấp vốn trung và dài
hạn, NHTM còn có trách nhiệm cung cấp vốn ngắn hạn cho nền kinh tế.
1.2.2.2 Đối với doanh nghiệp
- Cho vay ngắn hạn là nguồn bổ sung kịp thời cho các nhu cầu về vốn
ngắn hạn của doanh nghiệp. Nguồn vốn này giúp các doanh nghiệp tiếp tục
quá trình sản xuất kinh doanh, hoặc giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn tạm
thời về tài chính. Trong nhiều trường hợp, vay vốn ngân hàng còn là giải pháp
tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp bắt kịp
những cơ hội kinh doanh, tận dụng được thời cơ phát triển sản xuất.
- Cho vay ngắn hạn đồng thời là động lực, yếu tố kích thích sản xuất,
kinh doanh của doanh nghiệp. Các điều kiện trong cho vay ngắn hạn tạo áp
lực buộc doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Khi doanh nghiệp vay vốn từ
ngân hàng thì áp lực mà họ phải chịu là khoản gốc và lãi sẽ phải trả khi đến
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0411
hạn, chính vì điều này nên các doanh nghiệp sẽ phải cố gắng quay vòng vốn
nhanh và tìm kiếm cơ hội kinh doanh tốt nhất.
1.2.2.3 Đối với sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng thương mại
- Hoạt động cho vay ngắn hạn là hoạt động cơ bản, chủ yếu của NHTM.
- Hoạt động cho vay ngắn hạn mang lại nguồn thu nhập chính cho Ngân
hàng
1.2.3 Những trường hợp ngân hàng cho vay ngắn hạn
1.2.3.1 Ngân hàng thương mại cho vay ngắn hạn để tài trợ Tài Sản Lưu
Động
NHTM cho các doanh nghiệp vay vốn Ngắn hạn để tài trợ cho Tài Sản
Lưu Động, điều này vừa đảm bảo an toàn và sinh lời cho hoạt động của
NHTM, vừa đảm bảo mức chi phí vốn hợp lý cho các doanh nghiệp.Các
trường hợp cụ thể:
- NHTM cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu vốn tăng thêm cho sản xuất
kinh doanh
Theo hình thức này thì vốn của NH chỉ tham gia vào một khâu trong quá
trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp vay vốn khi mua
nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tăng dự trữ… và sẽ trả nợ khi bán hàng hóa.
- NHTM cho vay nhằm phục vụ cho quá trình mua bán hàng hoá, các
hoạt động xuất, nhập khẩu của các doanh nghiệp kinh doanh thương mại.
Doanh nghiệp khi mua hàng có thể thiếu vốn. Ngân hàng có thể cho vay
để mua hàng và sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng. Ngân hàng có thể cho
vay đối với doanh nghiệp theo các hình thức: Cho vay từng lần, cho vay mở
L/C, Chiết khấu hối phiếu, bao thanh toán...
Đây là một hoạt động cho vay có vai trò hết sức quan trọng, nó giúp cho
quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra một cách liền
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0412
mạch. NHTM có thể gặp rủi ro khi doanh nghiệp không tiêu thụ được hàng
hoá.
1.2.3.2 Ngân hàng thương mại cho vay ngắn hạn để tài trợ Tài Sản Cố
Định
Thông thường, các NHTM cho vay ngắn hạn để tài trợ cho tài sản lưu
động. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, đối tượng tài trợ của hoạt
động cho vay ngắn hạn của NHTM lại là tài sản cố định. Trong trường hợp
này, không thể nói đến sự phù hợp giữa thời hạn của nguồn huy động và tài
sản mà chỉ xét đến lý do tại sao doanh nghiệp lại sử dụng vốn vay ngắn hạn
để tài trợ cho tài sản cố định. Những lý do mà khách hàng vay vốn là thiếu
vốn tạm thời, duy trì một cơ cấu vốn hợp lý, sử dụng đòn bẩy tài chính. Từ
những lí do trên mà khách hàng có thể lựa chọn vay vốn ngắn hạn dể tài trợ
cho tài sản cố định chứ không nhất thiết phải vay vốn trung và dài hạn.
Cụ thể, trong trường hợp doanh nghiệp tạm thời thiếu vốn đầu tư cho
máy móc, thiết bị là tài sản cố định, nhưng doanh nghiệp vẫn có khả năng
hoàn trả trong ngắn hạn, thì vay ngắn hạn là giải pháp hiệu quả hơn so với vay
vốn trung và dài hạn. Vay ngắn hạn sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng được lợi
ích của việc sử dụng nợ, nhanh chóng có được khoản tiền cần thiết mà lại chịu
chi phí vốn thấp hơn so với vay vốn trung và dài hạn.
Vay ngắn hạn còn có một ưu điểm lớn nữa là tính chất kịp thời với chi
phí hợp lý, khi doanh nghiệp chưa đến kỳ thu nợ nhưng đang có nhu cầu sử
dụng tiền dài hạn. Vay ngắn hạn có thủ tục đơn giản hơn vay trung và dài hạn,
tiết kiệm được thời gian cho doanh nghiệp trong khâu xét duyệt xin vay, khâu
ký kết hợp đồng và quá trình giải ngân.
Như vậy có thể nói cho vay ngắn hạn không chỉ là phương thức tài trợ
chủ yếu đối với tài sản lưu động, mà còn là một giải pháp hiệu quả trong một
số trường hợp tài trợ cho tài sản cố định.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0413
1.2.4 Các phương thức cho vay ngắn hạn chủ yếu
1.2.4.1 Cho vay thấu chi
Thấu chi là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vay
được chi trội (vượt) trên số tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn
nhất định và trong một khoảng thời gian xác định. Giới hạn này được gọi là
hạn mức thấu chi.
Để được thấu chi, khách hàng làm đơn xin ngân hàng hạn mức thấu chi
và thời hạn thấu chi (có thể phải trả phí cam kết cho ngân hàng). Trong quá
trình hoạt động, khách hàng có thể kí séc, lập uỷ nhiệm chi, mua thẻ… vượt
quá số dư tiền gửi để chi trả (trong hạn mức thấu chi). Khi khách hàng có tiền
nhập về tài khoản tiền gửi, ngân hàng sẽ thu nợ gốc và lãi.
Nghiêp vụ cho vay thấu chi thường diễn ra khi khách hàng không có sự
phù hợp về quy mô và thời hạn của thu và chi. Chính vì vậy, hình thức cho
vay này tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quá trình thanh toán.
Số tiền lãi mà khách hàng phải trả sẽ dựa vào lãi suất, thời gian thấu chi
và số tiền thấu chi. Cụ thể:
Số tiền lãi phải trả = Lãi suất thấu chi  Thời gian thấu chi  Số tiền
Thấu chi là hình thức tín dụng ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục đơn giản.
phần lớn là không có bảo đảm, có thể cấp cho cả doanh nghiệp lẫn cá nhân
vài ngày trong tháng vài tháng trong năm dùng để chi lương, chi các khoản
phải nộp, mua hàng… Hình thức này nhìn chung chỉ sử dụng đối với các
khách hàng có độ tin cậy cao, thu nhập đều đặn và kì thu nhập ngắn, có quan
hệ lâu dài với ngân hàng.
1.2.4.2 Cho vay trực tiếp từng lần
Cho vay trực tiếp từng lần là hình thức cho vay tương đối phổ biến của
ngân hàng đối với khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có
điều kiện để được cấp hạn mức thấu chi. Các khách hàng này sử dụng vốn
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0414
chủ sở hữu và tín dụng thương mại là chủ yếu, chỉ khi có nhu cầu thời vụ, hay
mở rộng sản xuất đặc biệt mới vay vốn ngân hàng, tức là vốn từ ngân hàng
chỉ tham gia vào một số giai đoạn nhất định của chu kì sản xuất kinh doanh.
Mỗi lần vay khách hàng phải làm đơn và trình ngân hàng phương án sử
dụng vốn vay. Ngân hàng sẽ phân tích khách hàng và kí hợp đồng cho vay,
xác định quy mô cho vay, thời hạn giải ngân, thời hạn trả nợ, lãi suất và các
điều kiện bảo đảm nếu cần. Mỗi món vay được tách biệt nhau thành các hồ sơ
khác nhau
Số lượng cho vay = nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh –vốn chủ sở hữu
tham gia –các nguồn vốn khác tham gia
Theo từng kì hạn nợ trong hợp đồng, ngân hàng sẽ thu gốc và lãi. Trong
quá trình khách hàng sử dụng tiền vay, ngân hàng sẽ kiểm soát mục đích và
hiệu quả sử dụng, nếu thấy có dấu hiệu vi phạm hợp đồng, ngân hàng có thể
thu hồi nợ trước hạn, hoặc chuyển nợ quá hạn. Lãi suất có thể cố định hoặc
thả nổi theo thời điểm tính lãi.
Nghiệp vụ cho vay từng lần tương đối đơn giản. Ngân hàng có thể kiểm
soát từng món vay tách biệt. Tiền cho vay dựa vào giá trị của tài sản đảm bảo.
1.2.4.3 Cho vay theo hạn mức
Đây là nghiệp vụ tín dụng theo đó ngân hàng thoả thuận cấp cho khách
hàng hạn mức tín dụng. Hạn mức tín dụng có thể tính cho cả kì hoặc cuối kì.
Đó là số dư tính tại thời điểm tính.
Hạn mức tín dụng được cấp trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh,
nhu cầu vốn và nhu cầu vay vốn của khách hàng. Ngân hàng ước lượng các
hạn mức tín dụng đối với các doanh nghiệp căn cứ vào phương án sản xuất
kinh doanh và nhu cầu vay vốn của khách hàng, tỉ lệ cho vay tối đa trên tổng
giá trị tài sản đảm bảo, khả năng nguồn vốn của ngân hàng.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0415
Trong kì, khách hàng có thể thực hiện vay trả nhiều lần, song dư nợ
không được vượt quá hạn mức tín dụng. Một số trường hợp ngân hàng quy
định hạn mức cuối kì. Dư nợ trong kì có thể lớn hơn hạn mức. Tuy nhiên đến
cuối kì, khách hàng phải trả nợ để giảm bớt dư nợ cuối kì không được vượt
quá hạn mức.
Mỗi lần vay khách hàng chỉ cần trình bày phương án sử dụng tiền vay,
nộp các chứng từ chứng minh đã mua hàng hoá hoặc dịch vụ và nêu yêu cầu
vay. Sau khi kiểm tra tính chất hợp pháp và hợp lệ của chứng từ, ngân hàng sẽ
giải ngân cho khách hàng.
Đây là hình thức cho vay thuận tiện cho những khách hàng vay mượn
thường xuyên, vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất kinh
doanh. Trong nghiệp vụ này ngân hàng không ấn định trước ngày trả nợ. Khi
khách hàng có thu nhập, ngân hàng sẽ thu nợ, do đó tạo chủ động quản lí ngân
quỹ cho khách hàng. Tuy nhiên do các lần vay không tách biệt thành các kì
hạn nợ cụ thể nên ngân hàng khó kiểm soát được hiệu quả của từng lần vay.
Ngân hàng chỉ có thể phát hiện ra vấn đề khi khách hàng nộp báo cáo tài
chính, hoặc dư nợ lâu không giảm sút.
1.2.4.4 Cho vay luân chuyển
Cho vay luân chuyển là nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuyển của
hàng hoá. Doanh nghiệp khi mua hàng có thể thiếu vốn. Ngân hàng có thể cho
vay để mua hàng và sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng. Đầu năm hoặc quí,
người vay phải làm đơn xin vay luân chuyển. Ngân hàng và khách hàng thoả
thuận với nhau về phương thức vay, hạn mức tín dụng, các nguồn cung cấp
hàng hoá và khả năng tiêu thụ. Hạn mức tín dụng có thể được thoả thuận
trong 1 năm hoặc vài năm. Đây không phải là thời hạn hoàn trả mà là thời hạn
ngân hàng xem xét lại mối quan hệ với khách hàng và quyết định cho vay nữa
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0416
hay không tuỳ mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng cũng như tình hình
tài chính của khách hàng.
Việc cho vay dựa trên luân chuyển của hàng hoá nên cả ngân hàng lẫn
doanh nghiệp đều phải nghiên cứu kế hoạch lưu chuyển hàng hoá để dự đoán
dòng ngân quĩ trong thời gian tới.
Người vay cam kết các khoản vay sẽ được trả cho người bán và mọi
khoản thu bán hàng đều dùng để trả vào tài khoản tiền vay trước khi được
trích trả lại tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng.
Khi vay, khách hàng chỉ cần gửi đến ngân hàng các chứng từ hóa đơn
nhập hàng và số tiền cần vay. Ngân hàng cho vay và trả tiền cho người bán.
Giá trị những hàng hoá mua vào là đối tượng được ngân hàng tài trợ và thu
nhập bán hàng đều là nguồn để chi trả cho ngân hàng. Ngân hàng sẽ cho vay
theo tỷ lệ nhất định tuỳ theo khối lượng và chất lượng quan hệ nợ nần của
người vay.
Cho vay luân chuyển thường được áp dụng đối với các doanh nghiệp
thương nghiệp hoặc doanh nghiệp sản xuất có chu kì tiêu thụ ngắn ngày, có
quan hệ vay trả thường xuyên với ngân hàng.
Cho vay luân chuyển rất thuận tiện cho các khách hàng. Thủ tục cho vay
chỉ cần thực hiện 1 lần cho nhiều lần vay. Khách hàng được đáp ứng nhu cầu
vốn kịp thời, vì vậy việc thanh toán cho người cung cấp sẽ nhanh gọn.
1.3 Hiệu quả cho vay ngắn hạn
1.3.1 Quan niệm về hiệu quả cho vay
Trong quan hệ cho vay, những chủ thể tham gia phải gồm hai bên: Một
bên là bản thân ngân hàng – phía cấp vốn, bên còn lại là khách hàng – phía có
nhu cầu vay vốn. Ngoài ra có thể có một số chủ thể khác tham gia như: Bên
bảo lãnh vay vốn ngân hàng, các cơ quan quản lý Nhà nước.. Tuy nhiên ,đứng
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0417
trên giác độ NHTM thì hiệu quả cho vay chỉ được xem xét dưới các chỉ tiêu
về mức độ an toàn và khả năng sinh lời cho Ngân hàng.
Hiệu quả cho vay được hiểu là khả năng đáp ứng một cách phù hợp nhất
nhu cầu về vốn của khách hàng trên cơ sở đảm bảo an toàn và sinh lời cho
ngân hàng.
Như vậy, một hoạt động cho vay được coi là có hiệu quả khi nó đáp ứng
được các tiêu chí trên.
Hiệu quả cho vay là một khái niệm vừa cụ thể vừa trừu tượng. Có thể sử
dụng một số công thức và chỉ số để cụ thể hoá hiệu quả cho vay, tuy nhiên đối
với những mặt không thể lượng hoá được thì sẽ sử dụng các chỉ tiêu định tính.
Do giới hạn của đề tài chỉ tập trung vào phía ngân hàng nên khái niệm
hiệu quả cho vay được hiểu từ cái nhìn của ngân hàng và được cụ thể bằng
các chỉ tiêu định tính và định lượng chính.
1.3.2 Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả cho vay
1.3.2.1 Các chỉ tiêu định tính
Đây là nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay trên cơ sở pháp lý; việc
tuân thủ các quy chế, quy trình nghiệp vụ của NHTM; việc thực hiện theo
đúng cam kết trong hợp đồng cho vay (hợp đồng tín dụng).
- Trên cơ sở pháp lý
Hoạt động cho vay có hiệu quảnếu chấp hành đúng pháp luật của Nhà
nước, các quy chế cho vay, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ và ngân hàng
Nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
- Trên cơ sở quy chế cho vay của từng NHTM
Hoạt động cho vay có hiệu quả luôn phải tuân thủ các quy chế, quy trình
nghiệp vụ cho vay. Từ những đặc điểm riêng có của mình, hầu hết các ngân
hàng đều nghiên cứu và đưa ra các quy chế cho vay phù hợp nhất. Cụ thể là
các ngân hàng lập ra Sổ tay tín dụng, trong đó đưa ra các khái niệm, quy định,
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0418
quy trình và các hướng dẫn cụ thể dành cho các cán bộ ngân hàng. Các quy
định trong quy trình cho vay được áp dụng cụ thể cho từng trường hợp xin
vay ở mỗi NHTM là nhằm thực hiện việc cho vay có hiệu quả. Do vậy việc
tuân thủ những quy trình là một điều kiện quan trọng, tiền đề của một khoản
cho vay có hiệu quả.
- Trên cơ sở hợp đồng cho vay
Khi tiến hành hoạt động cho vay, ngân hàng và khách hàng sẽ lập nên
một hợp đồng tín dụng. Trong hợp đồng tín dụng sẽ quy định chi tiết về các
yếu tố quan trọng như thời hạn vay, mục đích sử dụng vốn vay, số tiền vay,
phương thức hoàn trả gốc, trả lãi... và được thể hiện ở dạng những cam kết.
Một khoản vay được coi là có hiệu quả khi nó được thực hiện đúng những
cam kết đã kí trong hợp đồng tín dụng.
Các nhóm chỉ tiêu định tính trên đây đã có thể phản ánh một phần của
hiệu quả cho vay. Đây là những chỉ tiêu gần như bắt buộc phải có để một
khoản cho vay được coi là có hiệu quả. Tuy vậy, muốn xem xét cụ thể, cẩn
thẩn và toàn diện thì chúng ta cần phải xét đến các chỉ tiêu định lượng.
1.3.2.2 Các chỉ tiêu định lượng
Nhóm chỉ tiêu định lượng phản ánh mặt lượng của khoản vay, thông qua
việc phân tíchcác chỉ tiêu, tính toán và so sánh. Nhóm các chỉ tiêu định lượng
bao gồm:
a. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng dư nợ cho vay
Dư nợ cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng cho vay đối với nền kinh tế
tại một thời điểm nhất định.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0419
Mức tăng trưởng tuyệt
Đối dư nợ cho vay năm n
=
Dư nợ cho vay
-
năm n
Dư nợ cho vay
Năm n-1
Mức tăng trưởng tương
đối dư nợ cho vay năm n
=
Dư nợ cho vay năm n
 *100
Dư nợ cho vay năm n-1
Chỉ tiêu về tăng trưởng dư nợ cho vay tuyệt đối và tương đối phản ánh
mức tăng trưởng trong hoạt động cho vay của ngân hàng, thể hiện hiệu quả
hoạt động cho vay xét về quy mô.
b. Chỉ tiêu vòng quay vốn cho vay
Doanh số thu nợ
Vòng quay vốn cho vay = 
Dư nợ cho vay bình quân
Chỉ tiêu vòng quay vốn cho vay phản ánh thực trạng sử dụng vốn của
ngân hàng. Nó đề cập đến việc người vay có trả nợ thường xuyên, đúng hạn
và nhanh chóng hay không. Do đó nó phản ánh khả năng sử dụng vốn có hiệu
quả của ngân hàng. Nếu các chỉ tiêu khác không thay đổi, vòng quay vốn
càng lớn chứng tỏ những tài sản (các khoản cho vay) của ngân hàng có tính
thanh khoản cao, khả năng sinh lợi tốt. Vòng quay vốn cho vay lớn với mức
dư nợ bình quân không đổi, doanh số trả nợ lớn chứng tỏ hiệu quả cho vay
cao hơn so với vòng quay nhỏ, doanh số trả nợ thấp. Tuy nhiên vòng quay
vốn không phản ánh được nhiều thông tin vì vòng quay vốn này có mối tương
quan chặt chẽ với vòng quay vốn của doanh nghiệp. Nếu khách hàng là một
doanh nghiệp thương mại và dịch vụ thì vòng quay vốn nhanh, do đó vòng
quay vốn của NHTM cũng lớn. Nếu khách hàng là doanh nghiệp sản xuất thì
vòng quay vốn của các doanh nghiệp này sẽ nhỏ, dẫn đến vòng quay vốn của
NHTM cũng nhỏ hơn.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0420
c. Nhóm chỉ tiêu phản ánh độ an toàn
- Tỉ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn
Tỉ lệ nợ quá hạn = 
Tổng dư nợ
Tỉ lệ nợ quá hạn cho biết tỉ trọng của các khoản cho vay đã bị quá hạn trả
nợ gốc và lãi vay trong tổng dư nợ.Qua đó,phảnánh chất lượng các khoản cho
vay của ngân hàng.
Trong hoạt động ngân hàng, tỉ lệ này càng cao phản ánh hiệu quả các
khoản vay càng thấp và độ an toàn của ngân hàng càng thấp.
- Tỉ lệ nợ khó đòi
Khi đến hạn mà khách hàng không trả được nợ, ngân hàng thường phải
gia hạn nợ cho khách hàng, tạo điều kiện để họ có thể trả được nợ cho ngân
hàng. Nợ khó đòi là khoản nợ quá hạn sau khi ngân hàng thương mại đã gia
hạn nợ. Ngoài tỷ lệ nợ quá hạn, các ngân hàng còn sử dụng chỉ tiêu tỉ lệ nợ
khó đòi trên tổng dư nợ quá hạn hoặc tỉ lệ nợ quá hạn có khả năng thu hồi trên
tổng dư nợ quá hạn.
Dư nợ khó đòi
Tỉ lệ nợ khó đòi = 
Tổng dư nợ quá hạn
Nhờ có chỉ tiêu đó mà NHTM có thể biết được bao nhiêu phần trăm
trong tổng nợ quá hạn có khả năng thu hồi, bao nhiêu phần trăm không có khả
năng thu hồi. Việc kết hợp giữa các chỉ tiêu này cho phép đánh giá chi tiết
hơn về độ an toàn của hoạt động cho vay của NHTM.
- Tỉ lệ cho vay có tài sản đảm bảo
Dư nợ cho vay có TSĐB
Tỉ lệ cho vay có TSĐB =
Tổng dư nợ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0421
Tài sản đảm bảo là một trong những đệm đỡ an toàn cho hoạt động cho
vay của ngân hàng, nhằm đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của khách hàng khi khách
hàng không thể trả được nợ. Căn cứ vào giá trị của TSĐB mà khách hàng đưa
ra, NHTM sẽ xác định lượng vốn có thể cho vay tối đa. Một NHTM có tỷ lệ
cho vay có TSĐB cao chứng tỏ các khoản cho vay của NHTM đó luôn được
đảm bảo tốt.
Tỉ lệ này cao hay thấp một phần phụ thuộc vào chính sách của NHNN và
của NHTM trong từng thời kỳ.
- Cấu trúc danh mục cho vay
Sự đa dạng của danh mục cho vay
Theo nguyên tắc: Không bỏ tất cả trứng vào một giỏ”, việc duy trì một
danh mục cho vay đa dạng, với nhiều thành phần kinh tế, ngành nghề kinh
doanh khác nhau NHTM sẽ tránh được rủi ro không hệ thống.
Tuỳ thuộc vào quy mô, tiềm năng, sự phát triển của thị trường mà
NHTM xây dựng một danh mục cho vay hợp lý.
Sự phù hợp về kỳ hạn của nguồn và dư nợ.
Việc duy trì một cơ cấu về kỳ hạn của nguồn và các khoản cho vay phù
hợp với quy định của NHNN, quy định của NHTM sẽ đảm bảo an toàn và khả
năng sinh lời trong hoạt động cho vay của ngân hàng.
d. Chỉ tiêu mức sinh lời của đồng vốn cho vay
Thu lãi
Mức sinh lời của đông vốn cho vay = 
Dư nợ cho vay bình quân
Trong doanh thu của các ngân hàng trong hệ thống các NHTM ở Việt
Nam hiện nay, nguồn thu lãi luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn. Điều này xuất
phát từ trình độ phát triển của thị trường tài chính chưa cao, sản phẩm, dịch
vụ mà các NHTM cung cấp chưa phong phú và đa dạng.Do các khoản cho
vay ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong hoạt động cho vay của
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0422
NHTM nên có thể nói rằng thu nhập từ việc cho vay ngắn hạn có ảnh hưởng
rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chỉ tiêu này đánh
giá hoạt động cho vay ở khía cạnh là hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Chỉ tiêu này phản ánh mức lợi nhuận thu được trên một đồng vốn cho vay.
Mức sinh lợi cao cho thấy chứng tỏ hoạt động cho vay của ngân hàng là có
hiệu quả.
Ta có thể xem xét chỉ tiêu : tỷ lệ thu nhập
Thu lãi
Tỷ lệ thu nhập = * 100%
Tổng thu nhập
Từ tỷ lệ này, có thể biết được thu nhập từ cho vay đóng góp bao nhiêu
phần trăm vào thu nhập của ngân hàng. Từ đó có thể xem xét vai trò của hoạt
động cho vay và hiệu quả của hoạt động cho vay đối với hoạt động kinh
doanh của ngân hàng.
1.3.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn
của Ngân hàng thương mại
Cho vay ngắn hạn là một trong các hoạt động quan trọng nhất của
NHTM, là hoạt động đem lại nguồn thu chính cho ngân hàng, nó cũng đồng
thời có các tác động không nhỏ đến các mặt hoạt động khác của ngân hàng.
Bên cạnh đó, hoạt động cho vay ngắn hạn của NHTM không chỉ có ảnh
hưởng đến bản thân ngân hàng, mà còn có ảnh hưởng đến nhiều chủ thể khác
của nền kinh tế. Giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh, tiêu dùng của các cá
nhân, doanh nghiệp được diễn ra liền mạch, không bị đứt quãng..Như vậy
hoạt động cho vay ngắn hạn của NHTM có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ nền
kinh tế. Việc nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn không chỉ giúp ngân hàng
kinh doanh có lãi, đảm bảo an toàn mà còn đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho nền
kinh tế, giúp cho nền kinh tế phát triển thuận lợi.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0423
Ngoài ra thông qua việc nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn của ngân
hàng, sẽ giúp ngân hàng tồn tại một cách bền vững, củng cố mối quan hệ với
các đối tác và tăng năng lực cạnh tranh. Đối với nền kinh tế, việc nâng cao
hiệu quả cho vay ngắn hạn của ngân hàng sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn của nền kinh tế, khuyến khích tiết kiệm và đầu tư, thức đầy phát triển
kinh tế.
Như vậy việc nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn là cần thiết khách
quan, trước hết vì sự tồn tại và phát triển của NHTM, đồng thời vì sự phát
triển của nền kinh tế.
1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay ngắn hạn của Ngân
hàng thương mại
Hoạt động cho vay ngắn hạn diễn ra giữa hai chủ thể là NHTM và khách
hàng. Bên cạnh đó, hoạt động cho vay nằm trong một môi trường được điều
tiết bởi pháp luật, các chính sách kinh tế vĩ mô..là những điều kiện của nền
kinh tế. Do vậy để có được một khoản vay có hiệu quả cao thì cần phải có các
điều kiện thuận lợi từ các bên có liên quan.
1.3.4.1 Về phía ngân hàng
- Khả năng thẩm định cho vay
Trong quy trình tín dụng của các ngân hàng, thẩm định cho vay là khâu
đầu tiên và quan trọng. Thẩm định là việc đánh giá, thẩm tra, dự đoán về độ
chính xác, an toàn và hiệu quả của một hợp đồng tín dụng. Kết quả của quá
trình thẩm định sẽ dùng để quyết định xem có thực hiện món vay hay không.
Mặc dù không thể tránh được tất cả các sai sót, nhưng làm tốt khâu này sẽ tạo
tiền đề cho việc thu hồi đủ cả vốn và lãi một cách đầy đủ, đúng hạn. Quá trình
thẩm định không chỉ đòi hỏi việc tuân thủ nghiêm ngặt về hồ sơ và an toàn
thông tin mà còn yêu cầu trình độ chuyên môn và sự phán đoán linh hoạt của
cán bộ. Đối với cho vay ngắn hạn, do tính đặc thù là “thường xuyên”, kịp thời
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0424
nên khâu thẩm định cũng đòi hỏi phải nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu vốn
của khách hàng, đồng thời phải đảm bảo chính xác và an toàn.
- Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng của NHTM là một hệ thống các văn bản phản ánh
cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng, nhằm hướng dẫn chung cho cán bộ tín
dụng và nhân viên ngân hàng, tăng cường chuyên môn hoá trong phân tích tín
dụng, tạo ra sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi
ro và nâng cao khả năng sinh lời.
Một chính sách tín dụng phù hợp sẽ giúp cho hoạt động cho vay của
ngân hàng giảm thiểu được rủi ro, nâng cao chất lượng và do đó hiệu quả của
các món cho vay được nâng cao; ngược lại một chính sách tín dụng thiếu
chính xác và hợp lý có thể đẩy ngân hàng vào tình trạng thua lỗ hay nặng hơn
là phá sản.
Một chính sách tín dụng được đánh giá là hoàn thiện nếu nó đựoc xây
dựng phù hợp với mục tiêu tổng thể của ngân hàng trong từng thời kì, thực
hiện được vai trò định hướng cho hoạt động tín dụng của ngân hàng, đáp ứng
đựoc nhu cầu vốn cho nền kinh tế.
- Thông tin tín dụng
Vấn đề thông tin là một vấn đề nhạy cảm và có tính quyết định đến thành
công hay thất bại của công việc kinh doanh. Điều đó ngày càng được chứng
minh trong nền kinh tế phát triển. NHTM hoạt động trong một lĩnh vực rất
nhạy cảm với những thay đổi của nền kinh tế và mang tính rủi ro cao. Do vậy,
thông tin đối với ngân hàng là vô cùng quan trọng. Trong quá trình hoạt động
của mình, ngân hàng không thể có được tất cả những thông tin cần thiết: về
khách hàng, quan hệ tín dụng của khách hàng với những tổ chức tín dụng
khác, tài sản đảm bảo, những mối quan hệ khác của khách hàng, tình hình sản
xuất kinh doanh của khách hàng… Mọi thông tin đều có ảnh hưởng đến quyết
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0425
định của cán bộ tín dụng trong quá trình thẩm định cho vay. Việc thiếu thông
tin tạo ra những rủi ro lớn cho ngân hàng, tạo ra rủi ro lựa chọn đối nghịch.
Do đó, ngân hàng nào càng nắm được nhiều thông tin chính xác sẽ càng có lợi
thế trong cạnh tranh.
- Trình độ cán bộ ngân hàng
Trong hoạt động kinh doanh của NHTM nói riêng cũng như tất cả các
ngành và lĩnh vực khác của nền kinh tế, con người luôn đóng vai trò quan
trọng nhất. Chính vì thế, để năng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn, cần phải lấy
yếu tố con người là trung tâm. Trong điều kiện nền kinh tế đang phát triển,
các ngành và lĩnh vực do đó sẽ ngày càng phức tạp và yếu tố chất xám ngày
càng tăng. Thêm vào đó, ngành ngân hàng là ngành kinh doanh đặc biệt của
nền kinh tế, nơi mà các công nghệ hiện đại nhất được sử dụng cùng với tính
phức tạp và tinh vi trong việc xử lý các nghiệp vụ luôn đòi hỏi các cán bộ
ngân hàng phải có đủ trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.
Trình độ cán bộ tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt độngcho
vay, trước hết là trong công tác thẩm định, phân tích tín dụng, quản lý tín
dụng. Mặt khác, khách hàng của ngân hàng ngày càng phong phú, hoạt động
trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó, cán bộ tín dụng cũng phải có trình độ,
hiểu biết nhiều lĩnh vực để có thể đánh giá được khách hàng và phương án
kinh doanh.
- Công tác tổ chức và quản lý
Tổ chức và quản lý là khâu quan trọng trong mọi hoạt động nói chung.
Với hoạt động của ngân hàng, tổ chức và quản lý có vai trò quyết định đến
tính chuyên nghiệp và hiệu quả của hoạt động cho vay.
Công tác tổ chức và quản lý nếu được phối hợp thực hiện chặt chẽ sẽ góp
phần làm giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay nói
riêng và hoạt động kinh doanh của NHTM nói chung.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0426
-Trình độ áp dụng công nghệ ngân hàng
Ngày nay với việc áp dụng những tiến độ công nghệ vào hoạt động ngân
hàng đã đem lại nhiều kết quả tích cực cho ngân hàng cũng như thỏa mãn hơn
nhu cầu đa dạng của khách hàng. Trong hoạt động cho vay, công nghệ cũng
đóng vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt trong việc đánh giá phân tích những
chỉ tiêu tài chính. Nhờ có phần mềm hiện đại mà có thể tính toán chính xác,
khách quan các chỉ tiêu tài chính, từ đó cán bộ tín dụng có thể đánh giá đúng
tình hình tài chính của khách hàng và đưa ra quyết định cho vay chính xác,
nhanh chóng. Công nghệ hiện đại còn giúp rút ngắn thời gian giao dịch, đơn
giản hóa các thủ tục, mang lại nhiều thuận tiện hơn cho khách hàng, qua đó
thu hút thêm nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng.
1.3.4.2 Về phía khách hàng.
Khi việc cho vay chưa diễn ra thì vai trò của các điều kiện về phía ngân
hàng là quan trọng. Tuy nhiên khi hợp đồng cho vay được ký kết, khách hàng
đã vay được vốn của ngân hàng thì chính khách hàng mới là người quyết định
hiệu quả của món vay.
Khả năng trả nợ của khách hàng được quyết định bởi các yếu tố sau:
-Tình hình tài chính của doanh nghiệp
Khi xem xét hồ sơ khách hàng, chỉ những khách hàng có tình hình tài
chính tốt mới được xem xét để cho vay. Ngân hàng sử dụng các báo cáo tài
chính của doanh nghiệp như một kênh thông tin quan trọng nhất để đánh giá
tình hình tài chính của khách hàng.Thông qua bảng cân đối kế toán, báo cáo
kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ… Ngân hàng xây dựng các
nhóm chỉ số về: Khả năng thanh toán các khoản nợ của khách hàng, khả năng
hoạt động, chỉ số cân đối vốn, nhóm chỉ số phản ánh mức sinh lời.. và qua đó
đánh giá khả năng trả nợ, phân tích rủi ro, chất lượng và hiệu quả hoạt động
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0427
kinh doanh của khách hàng. Nếu tiềm lực tài chính của khách hàng tốt, đáp
ứng được những điều kiện của ngân hàng, khoản vay sẽ ít rủi ro hơn.
-Phương án sử dụng vốn vay
Phương án sản xuất kinh doanh tốt sẽ đem lại hiệu quả cho món vay.
Một phương án tốt sẽ sử dụng tốt vốn vay, sẽ đem lại mức lợi nhuận cao cho
khách hàng, dòng tiền và kết quả kinh doanh tốt sẽ đảm bảo trả gốc và lãi
đúng hạn cho ngân hàng.
-Năng lực điều hành, quản lý và đạo đức kinh doanh của chủ doanh
nghiệp
Một trong những yêu cầu quan trọng khi xem xét cho vay khách hàng là
việc nhân viên tín dụng gặp gỡ trực tiếp và đàm phán với chủ doanh nghiệp.
Thông qua quá trình gặp gỡ và trao đổi này thì nhân viên tín dụng có thể hiểu
thêm nhiều về đối tượng cho vay, về kinh nghiệm, về kiến thức, về ý thức và
quyết tâm kinh doanh. Đây mặc dù là một yếu tố phi tài chính nhưng lại vô
cùng quan trọng thuộc về doanh nghiệp và có ảnh hưởng đến chất lượng tín
dụng. Khi chủ doanh nghiệp có trình độ chuyên môn cao, năng lực lãnh đạo
tốt thì ngay ở khâu đầu tiên là lập dự án đầu tư cũng đã thể hiện khả năng
thành công của dự án, khả năng sử dụng vốn vay từ ngân hàng một cách hiệu
quả. Nếu ngược lại, nếu như chủ doanh nghiệp không có đủ trình độ quản lý
và kinh nghiệm cần thiết thì khoản vay không phát huy được tác dụng, không
đảm bảo được chất lượng cho vay và kết quả xấu nhất là ngân hàng mất vốn.
Bên cạnh việc xem xét về trình độ chuyên môn của khách hàng, cán bộ tín
dụng cũng phải đánh giá khách hàng trên khía cạnh đạo đức. Tính trung thực,
mức độ thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng tín dụng là điều kiện tiên
quyết để đảm bảo khoản vay có hiệu quả.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0428
1.3.4.3 Về phía nền kinh tế
-Môi trường kinh tế: Mọi hoạt động của cả doanh nghiệp và ngân hàng
không thể tách rời những biến động chung của thị trường. Bất cứ biến động
nào của nền kinh tế vĩ mô đều có thể có tác động đến hiệu quả hoạt động của
ngân hàng và doanh nghiệp. Sự thay đổi về tốc độ lạm phát cũng như tăng
trường kinh tế, sẽ tác động trực tiếp đến mức tổng dư nợ của các NHTM
thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ quốc gia và tác động xấu hoặc
tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Như vậy khi nền kinh tế tăng trưởng tốt cùng với một tỷ lệ lạm phát hợp lý,
dư nợ tín dụng hệ thống ngân hàng thường cao hơn rất nhiều so với những
thời điểm mà nền kinh tế có những biến động không thuận lợi. Một nền kinh
tế tăng trưởng ổn định là điều kiện thuận lợi để ngân hàng mở rộng cho vay
và các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, thu được lợi nhuận cao và
đảm bảo được hiệu quả của khoản vay.
-Các chính sách của Nhà nước: Khi các chính sách ổn định, phù hợp,
nó sẽ kích thích doanh nghiệp sản xuất hiệu quả. Nhưng khi chính sách thay
đổi liên tục, bất ổn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động, kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp, do đó cũng gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ.
Chính vì vây mà các chính sách của Nhà nước cũng góp phần ảnh hưởng rất
lớn đến hiệu quả cho vay ngắn hạn của ngân hàng.
-Môi trường pháp lý:Môi trường pháp lí bao gồm hệ thống các chính
sách pháp luật được ban hành nhằm tạo khung pháp lí cho việc quản lí hoạt
động của các tổ chức. Đối với NH, một lĩnh vực kinh doanh có ảnh hưởng lớn
trong nền kinh tế do vậy hoạt động của NH luôn chịu sự giám sát hết sức sát
sao của pháp luật. Môi trường pháp lí có tác động rất lớn đến hoạt động của
NH, như các quy định về các tỉ lệ đảm bảo an toàn, quy mô, giới hạn cho vay.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0429
Chương 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG, CHI NHÁNH
THĂNG LONG-HÀ NỘI
2.1 Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương
mại cổ phần Tiên Phong , Chi nhánh Thăng Long-Hà Nội
2.1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong
2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 07/05/2008,Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) chính thức
được thành lập và đi vào hoạt động với mức vốn điều lệ ban đầu là 2.000 tỷ
đồng(và được nâng lên thành 3.000 tỷ đồng vào cuối năm 2010). Sự đầu tư và
hợp tác chiến lược của 3 cổ đông lớn- Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư
Công nghệ FPT;Công ty Thông tin Di động VMS Mobifone; và Tổng công ty
Tái bảo hiểm Quốc gia Vinare mang lại cho TienPhongBank ưu thế về công
nghệ thông tin, công nghệ viễn thông di động, và tài chính.
-Tên công ty : NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG
-Tên tiếng Anh : TIEN PHONG COMMERCIAL JOINT STOCK
BANK
-Tên giaodịch
- logo :
: TIENPHONGBANK
-Trụ sở : Tòa nhà FPT,phố Duy Tân,phường Dịch Vọng
Hậu,quận Cầu Giấy,TP Hà Nội
-Loại hình : Công ty Cổ phần
-Vốn điều lệ : 3.000 triệu đồng
-Ngày thành lập theo quyết địnhsố: 07/05/2008
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0430
Chiến lược phát triển của TienPhongBank đặc biệt chú trọng đến việc
xây dựng một ngân hàng với mô hình tổ chức và hoạt động hiện đại, văn hoá
doanh nghiệp theo hướng thân thiện và chuyên nghiệp, để đưa
TienPhongBank trở thành sự lựa chọn đầu tiên của khách hàng cũng như trở
thành nơi các nhân sự tốt nhất trên thị trường lựa chọn làm việc.
2.1.1.2 Những mốc lịch sử chính và thành tựu
Đầu năm 2012, TPBank đón nhận cổ đông mới là Tập đoàn Vàng bạc Đá
quý DOJI, công ty đứng top 3 trong 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt
Nam, doanh thu năm 2011 lên tới trên 30.000 tỷ đồng.
Tháng 12/2013, TPBank đã có bước ngoặt lớn khi tái cơ cấu thành công
và vinh dự nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về thành tích này. Đồng
thời Ngân hàng TMCP Tiên Phong cũng đưa ra bộ nhận diện thương hiệu mới
với tên giao dịch được rút gọn lại thành TPBank.
- TPBank luôn nỗ lực mang lại các giải pháp, sản phẩm tài chính ngân
hàng hiệu quả nhất, hướng tới phân khúc khách hàng trẻ và năng động. Dựa
trên nền tảng công nghệ tiên tiến và trình độ quản lý chuyên sâu, TPBank là
ngân hàng luôn tiên phong trong các xu hướng dịch vụ ngân hàng hiện đại,
hướng tới mục tiêu trở thành Ngân hàng số một tại Việt Nam.
Với tuyên ngôn thương hiệu “Vì chúng tôi hiểu bạn”, TPBank mong
muốn lấy nền tảng của “sự thấu hiểu” khách hàng để xây dựng phong cách
chất lượng dịch vụ ngân hàng hàng đầu. Hiểu để sẻ chia, hiểu để cùng đồng
hành với khách hàng, để sáng tạo ra những sản phẩm dịch vụ tốt nhất và phù
hợp nhất đem lại những giá trị gia tăng cao nhất cho khách hàng. Đó cũng
chính là kim chỉ nam cho sự phát triển bền vững mà TPBank hướng đến.
Sáng 11-10, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) đã tổ chức lễ khai
trương chi nhánh Thăng Long tại số 129-131 đường Hoàng Quốc Việt, quận
Cầu Giấy,HN.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0431
Là chi nhánh thứ hai tại Thủ đô, sự ra đời của chi nhánh Thăng Long đã
nâng tổng số điểm giao dịch của TPBank trên toàn quốc là 26 điểm.
Ông Đào Trọng Khanh, Tổng Giám đốc TienPhongBank chia sẻ: “ Với
việc mở rộng mạng lưới hoat động về phía Tây Hà Nội, chúng tôi mong muốn
đem lại cho khách hàng nhiều ưu đãi và hiệu quả cho sự đầu tư của khách
hàng”.
Trong thời gian khai trương, chi nhánh Thăng Long đã triển khai chương
trình ưu đãi đặc biệt lãi suất 0% tháng đầu tiên dành cho khách hàng vay tiêu
dùng như mua xe ô tô, mua nhà hoặc sửa nhà…
2.1.2 Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong, Chi nhánh Thăng
Long-Hà Nội.
2.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển
TienPhongBank chi nhánh Thăng Long khai trương vào ngày 11 tháng
10 năm 2010 tại số 129-131 đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy (Hà
Nội),trở thành chi nhánh thứ 2 của TPBank tại thủ đô.
Ngày 9/2/2012, Phòng Giao dịch Phạm Hùng chính thức trở thành 1
trong 4 điểm giao dịch trực thuộc của chi nhánh.Nằm trên vị trí thuận lợi về
giao thông đi lại cũng như khu dân cư đông đúc,sau 3 năm thành lập và đi vào
hoạt động,TPBank Phạm Hùng không ngừng được phát triển.Từ mức vốn đầu
tư ban đầu 72.500 triệu đồng,đến nay,TPBank Phạm Hùng đã tăng khối lượng
tổng tài sản lên tới 806.858 triệu đồng với đội ngũ nhân lực gồm 40 nhân
viên.Cùng với các phòng giao dịch khác đó là Phòng Giao dịch Mỹ
Đình,Phòng Giao dịch Lạc Long Quân và Quỹ tiết kiệm Nguyễn Trãi cùng
không ngừng nỗ lực góp phần đưa TPBank chi nhánh Thăng Long trở thành
một trong những chi nhánh hoạt động hiệu quả nhất không chỉ ở thành phố Hà
Nội mà còn trên phạm vi cả nước.
2.1.2.2 Cơcấu tổ chức
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0432
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của CN Ngân hàng TMCP Tiên Phong
chi nhánh Thăng Long
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Tiên Phong chi nhánh Thăng Long)
Giám đốc chi nhánh : Ông Đinh Tiến Đức
TPBank Thăng Long gồm các điểm giao dịch trực thuộc:
- Phòng Giao dịch Phạm Hùng, tại tầng 0, tòa nhà FPT, đường Duy Tân,
phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.
- Phòng Giao dịch Mỹ Đình, tại tầng 1, tòa nhà C4, đường Nguyễn Cơ
Thạch, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, TP Hà Nội.
- Phòng Giao dịch Lạc Long Quân, tại số 76, đường Lạc Long Quân,
phường Bưởi, quận Tây Hồ, TP Hà Nội.
- Quỹ tiết kiệm Nguyễn Trãi, tại số 501 Nguyễn Trãi, phường Thanh
Xuân Nam, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.
Ban giám
đốc
Khối quản lý
khách hàng
Phòng KHCN
Phòng KHDN
Khối QLRR
Phòng QLRR
Khối tác
nghiệp
Phòng HTTD
Phòng dịch
vụ KH
Phòng ngân
quỹ
Khối quản lý
nội bộ
Phòng TC-KT
Phòng TH
Hành chính
Khối trực
thuộc
PGD Phạm
Hùng
PGD Mỹ
Đình
PGD Lạc
Long Quân
QTK Nguyễn
Trãi
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0433
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ
phần Tiên Phong,chi nhánh Thăng Long-Hà Nội
2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Tiên Phong -
Chi nhánh Thăng Long
Đơn vị tính: triệu đồng
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Tiên Phong - Chi nhánh Thăng Long)
Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy, tổng nguồn vốn huy động qua các
năm có sự tăng trưởng rõ rệt. Cụ thể, năm 2014, tổng nguồn vốn huy động là
702,294 triệu đồng, tăng 126,776 triệu đồng, tức là tăng 22%. Tổng nguồn
vốn huy động năm 2015 đạt 795,429 triệu đồng, tăng 93,135 triệu đồng (tăng
13.26%) so với đầu năm, trong đó:
Dựa vào cách phân loại theo đối tượng, nhận thấy lượng vốn huy động
được vẫn nằm chủ yếu ở bộ phận dân cư, chiếm đến trên 50% tổng lượng vốn
huy động được.
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
Nguồn vốn huy động 575,519 702,294 795,429
- Nguồn dân cư 380,651 429,801 453,843
- Nguồn của các tổ chức 194,868 272,493 341,586
Phân theo loại tiền huy động 575,519 702,294 795,429
- Nguồn VND 529,470 615,018 739,748
- Nguồn ngoại tệ (quy đổi VND) 46,049 87,276 55,682
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0434
Dựa vào cách phân loại nguồn vốn theo loại tiền, có thể thấy nguồn vốn
huy động được là rất chênh lệch giữa VND với ngoại tệ và vàng. Nguyên
nhân là do ngân hàng hoạt động trong nội địa và tiếp xúc chủ yếu với khách
hàng trong nước.
Nhìn vào những số liệu trên, có thể thấy được những nỗ lực của Ngân
hàng TMCP Tiên Phong - Chi nhánh Thăng Long trong việc huy động nguồn
vốn nói riêng và các hoạt động của ngân hàng nói chung
2.1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn
Hoạt động sử dụng vốn được coi là hoạt động then chốt cho hoạt
động kinh doanh của ngân hàng. Giúp ngân hàng duy trì kinh doanh, khẳng
định uy tín của ngân hàng cũng như chất lượng phục vụ đối với khách hàng,
tạo nền tảng cho sợ phát triển dài lâu của ngân hàng trong nền kinh tế thị
trường.
Công tác quản lý và sử dụng vốn của chi nhánh được thực hiện theo
phương châm an toàn và hiệu quả nhằm vừa đảm bảo khả năng sinh lời vừa
đảm bảo khả năng thanh khoản cho ngân hàng.
Hoạt động cho vay
Bảng 2.2. Tình hình cho vay tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong - Chi
nhánh Thăng Long
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
Dư nợ cho vay 381,090 460,196 581,316
Dư nợ VND 341,070 395,828 541,266
Dư Nợ ngoại tệ quy đổi VND 40,020 64,368 40,050
Theo thời hạn món vay 381,090 460,196 581,316
Dư nợ ngắn hạn 228,454 305,760 377,856
Dư nợ trung hạn 53,552 53,076 56,672
Dư nợ dài hạn 99,084 101,360 146,788
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Tiên Phong - Chi nhánh Thăng Long)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0435
Từ bảng trên, có thể thấy hoạt động sử dụng vốn nói chung và hoạt động
cho vay nói riêng, mặc dù trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều trở ngại, vẫn
có được sự phát triển. Cụ thể, dư nợ tín dụng cuối năm 2013 là 381,090 triệu
đồng, đến cuối năm 2014 là 460,196 triệu đồng, tăng 79,106 triệu đồng tương
đương với 20.76%. Cuối năm 2015 con số này đạt 581,316 triệu đồng, tăng
121,12 triệu đồng, tức tăng 26.32% so với đầu năm, đặc biệt phải kể đến sự
gia tăng của các khoản tín dụng ngắn hạn, với lượng tăng lên đến 72,096 triệu
đồng, tương ứng 23.58%.
Bắt đầu từ năm 2014, dư nợ tín dụng có tốc độ tăng trưởng tăng vọt là do
tình hình kinh tế trong năm 2014 bắt đầu có sự khởi sắc so với những năm
trước sau khủng hoảng kinh tế, tình hình nợ xấu cũng bước đầu được giải
quyết, từ đó làm cho hoạt động tín dụng trở nên khả quan hơn, chi nhánh có
thể đẩy mạnh hoạt động tín dụng hơn so với những năm trước. Tuy nhiên,
việc này vẫn cần đi cùng với việc kiểm soát rủi ro chặt chẽ để giảm thiểu
những hậu quả mà hoạt động tín dụng có thể gây ra.
Hoạt động thẻ
Hoạt động phát hành thẻ của Chi nhánh trong những năm gần đây không
ngừng có sự tăng lên về số lượng và mở rộng về mạng lưới. Các loại hình thẻ
của TPBank vô cùng phong phú để phục vụ nhiều đối tượng khách hàng,
nhiều mục đích sử dụng
Hoạt động dịch vụ
Trong những năm gần đây, theo chính sách, chủ trương của toàn hệ
thống ngân hàng cũng như chi nhánh, các dịch vụ đã được đẩy mạnh đầu tư
và phát triển. Các dịch vụ ngày càng gần gũi, đơn giản, tiện lợi nhằm mục tiêu
khuyến khích sử dụng của khách hàng, thu hút thêm những khách hàng tiềm
năng.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0436
Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.3: Kết quả lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng Thương mại cổ
phần Tiên Phong - Chi nhánh Thăng Long
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
So sánh
2014/2013
So sánh
2015/2014
Số tiền % Số tiền %
Tổng thu nhập 156,050 164,674 185,368 8,624 5.53% 20,694 12.57%
Tổng chi phí 110,354 113,866 125,600 3,512 3.18% 11,734 10.31%
Lợi nhuận
trước thuế 45,696 50,808 59,768 5,112 11.19% 8,960 17.64%
(Nguồn:Ngân hàngTMCP Tiên Phong -Chi nhánh ThăngLong)
Dựa vào bảng số liệu trên, có thể thấy kết quả hoạt động kinh doanh của
chi nhánh trong 3 năm vừa qua có sự tăng trưởng khá ổn định.
Năm 2013, lợi nhuận trước thuế của chi nhánh là 45,696 triệu đồng, sang
năm 2014, lợi nhuận trước thuế của chi nhánh là 50,808 triệu đồng, tăng
7,112 triệu đồng, tương đương tăng 15.56%. Năm 2015, lợi nhuận trước thuế
là 59,768 triệu đồng, tăng 8,960 triệu đồng, tức tăng 17.64% so với cùng kỳ
năm trước. Nhìn chung, trong các năm lợi nhuận ổn định và đạt mức kế hoạch
đề ra của năm trước tuy nhiên chi nhánh cần có biện pháp quản lý tốt hơn các
chi phí để đem lại lợi nhuận cao hơn.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0437
2.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngânhàng
Thương mại cổ phần Tiên Phong ,Chi nhánh Thăng Long-Hà Nội
2.2.1 Tình hình cho vay ngắn hạn tại Ngânhàng thương mại cổ phần
Tiên Phong, chi nhánh Thăng Long-Hà Nội
Tại TPBANK chi nhánh Thăng Long- Hà Nội, cho vay ngắn hạn luôn là hoạt
động chủ yếu, dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng cao trong
tổng dư nợ cho vay.Trong khi dư nợ cho vay trung và dài hạn tăng nhẹ thì dư
nợ cho vay ngắn hạn tăng mạnh. Cụ thể năm 2013 chiếm 59.95%,năm 2014
chiếm 66.43% và năm 2015 chiếm 65%/Tổng dư nợ. Số liệu trên cho thấy, tỷ
trọng dư nợ ngắn hạn của ngân hàng hoàn toàn phù hợp với chiến lược phát
triển, mở rộng mạng lưới hoạt động của TPBANK chi nhánh Thăng Long-Hà
Nội.
Bảng 2.4: Dư nợ và dư nợ ngắn hạn
Đvt: Triệu đồng
Các chỉ
tiêu
2013 2014 2015
Số tiền Tỉ
trọng
Số tiền Tỉ
trọng
Số tiền Tỉ
trọng
So
sánh
07/06
%
Tổng dư
nợ cho
vay
381,09 100% 460,196 100% 581,316 100% 26.32%
Ngắn hạn 228,454 59.95% 305,706 66.43% 377,856 65% 23.6%
trung
hạn
53,552 14.05% 53,076 11.54% 56,672 9,75% 6.78%
Dài hạn 99,084 26.00% 101,360 22.03% 146,788 25,25% 44.82%
Nguồn: Báo cáo rủi ro tín dụng tháng 12/2015
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0438
Biểu đồ 1: Biểu đồ phản ánh hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP
Tiên Phong chi nhánh Thăng Long- Hà Nội.
Không chỉ chiếm phần lớn trong tổng dư nợ tín dụng, cho vay ngắn hạn
còn là hoạt động mang lại thu nhập chính cho ngân hàng. Với đặc điểm là
vòng quay vốn nhanh, việc cho vay là thường xuyên nên cho vay ngắn hạn
vẫn luôn là một trong những hoạt động căn bản, quan trọng của ngân hàng.
2.2.1.1 Cơ cấu cho vay ngắn hạn theo ngành phần kinh tế
Đối tượng khách hàng của TPBANK Hà Nội là tất cả các tổ chức kinh tế
và cá nhân có đủ điều kiện được vay, trong đó ưu tiên các khách hàng là các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
Ngành Sản xuất chế biến và Thương mại – Dịch vụ trong những năm
vừa qua đã có các bước phát triển bền vững, do vậy luôn là ngành chiếm tỷ
trọng cho vay ngắn hạn cao tại TBBANK Hà nội và có xu hướng tăng dần tỉ
trọng.
0
50,000
100,000
150,000
200,000
250,000
300,000
350,000
400,000
2013 2014 2015
cho vay ngắn hạn
cho vay trung hạn
cho vay dài hạn
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0439
Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
2013 2014 2015
Dư nợ Tỉ trọng Dư nợ
Tỉ
trọng Dư nợ
Tỉ
trọng
Tổng dư nợ
cho vay ngắn
hạn 228,454 100% 305,706 100% 377.856 100%
Sản xuất chế
biến 13,054
5.71%
25,4 8.31% 26,03 6.89%
Thương mại -
Dịch vụ
195,5 85.5%
250,7 82.00% 319,346 84.52%
Giao thông
vận tải
15,4 6.74%
20,6 6.74% 22,4 5.93%
Khai thác và
xây dựng
4,5 2.05%
9,006 2.95% 10,08 2.66%
Khác - - - - -
Nguồn: Báo cáo rủi ro tín dụng tháng 12/20015
2.2.1.2 Cơ cấu cho vay ngắn hạn phân theo tài sản đảm bảo
Năm 2015 dư nợ ngắn hạn được bảo đảm bằng tài sản chiếm 75.84%
tổng dư nợ ngắn hạn, so với năm trước, trong đó 38.64% dư nợ được bảo
đảm bằng bằng Bất động sản (BĐS), các khoản nợ được bảo đảm bằng bảo
lãnh của ngân hàng khác chiếm 9.66%, bảo đảm bằng giấy tờ có giá chiếm
6.13%. Dư nợ được bảo đảm bằng máy móc thiết bị và hàng tồn kho (thường
được xếp hạng B với tính thanh khoản thấp) chỉ chiếm khoảng 5.77% tổng dư
nợ.
Cho vay không có tài sản đảm bảo chiếm gần 30% tổng dư nợ, tăng so
với năm trước. Điều này một phần là do ngân hàng đang mở rộng quy mô
hoạt động và quan hệ với nhiều doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và có uy tín
trên thị trường. Tuy nhiên điều này cũng cho thấy rủi ro có nguy cơ gia tăng
đối với ngân hàng do rủi ro đối với hình thức cho vay tín chấp rất cao, ngân
hàng cần hạn chế cho vay dưới hình thức này.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0440
Bảng 2.6:Cơ cấudư nợ ngắn hạn phân theo tài sản đảm bảo
Đvt: triệu đồng
TT Tiêu chí Dư nợ ngắn hạn
Tỷ lệ/Tổng dư
nợ
A. Có tài sản đảm bảo 267,26 70.73 %
1 BĐS 167,2 44.25%
2
Máy móc thiết bị và hàng tồn
kho 11,06 2.05%
3 Giấy tờ có giá 14,5 3.84%
4 Bảo lãnh từ ngân hàng khác 32 8.47%
5 Bảo lãnh của Chính phủ 14,5 3.84%
6 Bảo lãnh khác 31,28 8.28%
B. Không có tài sản đảm bảo 110,13 29.27 %
Tổng 377.856 100%
Nguồn: Báo cáo rủi ro tín dụng tháng 12/2015
Danh mục tín dụng năm 2015 nhìn chung có sự cải thiện, hợp lý hơn so
với danh mục tín dụng trong năm 2014 xét về ngành nghề kinh doanh. Tuy
nhiên, tỷ lệ cho vay không có bảo đảm bằng tài sản gia tăng so với năm trước
và ngân hàng vẫn gặp phải rủi ro tín dụng tập trung xét cả về số lượng khách
hàng, ngành nghề kinh doanh và loại hình sở hữu.
Trên cơ sở đó, Ngân hàng cần phải đa dạng hoá ngành nghề cho vay;
tiếp cận và khai thác các khách hàng có thị phần lớn, uy tín thuộc các ngành
nghề; chú trọng khai thác khách hàng là các công ty liên doanh, công ty có
vốn đầu tư nước ngoài, các công ty tài chính nhằm đa dạng hóa loại hình sở
hữu của khách hàng; khai thác các khách hàng cá nhân tiềm năng...thực hiện
đúng theo chỉ đạo của ngân hàng TMCP Tiên Phong về việc xây dựng một cơ
cấu cho vay theo định hướng “ An toàn và hiệu quả ”.
2.2.2 Mộtsố chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay ngắn hạn tại ngân hàng
Thương mại cổ phần Tiên Phong,Chinhánh Thăng Long-Hà Nội.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0441
2.2.2.1Cácchỉ tiêu địnhtính
Thực hiện chỉ đạo trực tiếp của Ngân hàng TMCP Tiên Phong, trong
những năm qua, TPBANK Chi nhánh Thăng Long-Hà nội đã thực hiện
nghiêm chỉnh quy định của NHNN, quy chế, quy trình cho vay của ngân hàng
TMCP Tiên Phong. Bên cạnh việc nỗ lực mở rộng quy mô cho vay,
TPBANK chi nhánh Thăng Long- Hà Nội đã cố gắng nâng cao hiệu quả các
khoản cho vay bằng việc thực hiện đầy đủ và nghiêm túc hơn các điều kiện về
qui trình, kiểm tra, giám sát.. trong hoạt động cho vay. TPBANK chi nhánh
Thăng Long- Hà Nội đã tiếp cận và đặt quan hệ được với những khách hàng
lớn, xây dựng quan hệ lâu dài và trở thành khách hàng truyền thống của ngân
hàng. Điều này chứng tỏ hiệu quả hoạt động cho vay đã được nâng cao, điều
này thể hiện ở việc không chỉ cung cấp vốn kịp thời, chính xác, hiệu quả cho
khách hàng, mà còn tạo được niềm tin đối với khách hàng. Cũng từ đó, khách
hàng có thể tin tưởng và kinh doanh hiệu quả, thực hiện trả gốc, lãi đầy đủ và
đúng hạn cho ngân hàng.
Trên cở sở pháp lý.
-Tư cách người vay: Cán bộ tín dụng phải chắc chắn người vay có mục
đích vay rõ ràng, có thiện chí nghiêm chỉnh trả nợ khi đến hạn và phải xác
định xem mục đíchđó có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của ngân
hàng hay không. Thậm chí, cho dù mục đích xin vay là tốt thì cán bộ tín dụng
cũng phải xác định xem người vay có tỏ thái độ và trách nhiệm trong việc sử
dụng vốn vay, trả lời các câu hỏi một cách trung thực và thiện chí, nỗ lực hết
sức hoàn trả nợ vay khi đến hạn.
-Năng lực pháp lý của người vay: Nếu khách hàng là cá nhân, thì phải có
năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự.
Nếu khách hàng là tổ chức, thì phải được thành lập theo hợp pháp, có cơ
cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và chịu
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0442
trách nhiệm bằng tài sản đó, nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một
cách độc lập. Cán bộ tín dụng phải chắc chắn ngƣời đại diện cho công ty ký
kết HĐTD là người được ủy quyền hợp pháp của công ty.
-Thu nhập của người vay: Người vay có khả năng tạo ra đủ tiền để trả
nợ. Nhìn chung, người vay có 3 khả năng để tạo tiền: luồng tiền từ doanh thu
bán hàng hay thu nhập, bán thanh lý tài sản, phát hành chứng khoán nợ hay
chứng khoán vốn. Bất cứ nguồn thu nào từ 3 khả năng tạo tiền của người vay
đều có thể được sử dụng để trả nợ vay cho ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng
ưu tiên hơn cả là khả năng tạo tiền bằng luồng tiền từ doanh thu bán hàng. Vì
việc bán thanh lý tài sản có thể làm cho năng lực người vay yếu đi, khiến cho
ngân hàng ít được bảo đảm, khiến cho quan hệ tín dụng trở nên có vấn đề.
-Bảo đảm tiền vay: Cán bộ tín dụng phải đảm bảo người vay có sở hữu
hợp pháp một giá trị tài sản có chất lượng để hỗ trợ khoản vay và chủ ý đến
các yếu tố nhạy cảm : tuổi thọ, điều kiện, và mức độ chuyên dụng của tài sản
người vay. Đối với những TSĐB công nghệ phải đặc biệt chú ý, bởi vì nếu tài
sản của người vay có công nghệ lạc hậu thì giá trị sẽ bị giảm mạnh và rất khó
tìm được người mua trong khi công nghệ thay đổi hàng ngày.
-Các điều kiện: Cán bộ tín dụng cần phải biết được xu hướng hiện hành
về công nghệ kinh doanh và ngành nghề của người vay, cũng như khi điều
kiện kinh tế thay đổi sẽ có ảnh hưởng như thế nào đền khoản vay.
Trên cơ sở hợp đồng tín dụng.
Việc cho vay của ngân hàng và khách hàng vay phải được lập thành hợp
đồng tín dụng. HĐTD phải có nội dung về điều kiện vay, mục đích sử dụng
vốn vay, phương thức cho vay, số vốn vay, lãi suất, thời hạn cho vay, hình
thức bảo đảm khoản vay, giá trị tài sản đảm bảo, phương thức trả nợ và những
cam kết khác được hai bên thỏa thuận.
Cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm soạn thảo nội dung HĐTD đáp ứng
được nhu cầu cồn của người vay theo một kế hoạch trả nợ thuận lợi. Tạo điều
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0443
kiện thuận lợi cho người vay có khả năng xử lý các nghĩa vụ trả nợ, bởi vì sự
thành đạt của ngân hàng phụ thuộc cơ bản vào sự thành đạt của khách hàng.
Nếu một khách hàng lớn gặp rắc rối trong việc thực hiện khoản vay, thì ngân
hàng cũng xem như chính mình đang gặp rắc rối. Một HĐTD hợp lệ phải bảo
đảm được quyền lợi của ngân hàng bằng cáchquy định những điều khoản giới
hạn hoạt động của người vay, nếu các hoạt động này đe dọa khả năng thu hồi
vốn của ngân hàng. Quá trình cưỡng chế thu hồi nợ vay cũng phải được quy
định cụ thể và rõ ràng trong HĐTD. Tóm lại, một HĐTD phải đảm bảo: tuân
thủ pháp luật, phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng, Phù hợp với
nhu cầu vay của khách hàng, kế hoạch trả nợ hợp lý, có phương án xử lý vi
phạm rõ ràng và khả thi.
2.2.2.2Cácchỉ tiêu địnhlượng
a. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng dư nợ cho vay ngắn hạn
Chỉ tiêu về tăng trưởng dư nợ cho vay ngắn hạn tuyệt đối và tương đối
phản ánh mức tăng trưởng trong hoạt động cho vay của ngân hàng, thể hiện
hiệu quả hoạt động cho vay xét về quy mô.
Bảng 2.7:Tăng trưởng dư nợ cho vay ngắn hạn
Đvt:Triệu đồng
Năm 2013 2014 2015 Mức tăng
trưởng tuyệt
đối
2015/2014
Mức tăng
trưởng tương
đối
2015/2014
Dư nợ cho
vay ngắn
hạn
228,454 305,706 377,856 72,15 123.60%
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2014/ 2015
Qua bảng số liệu ta thấy, năm 2015 TPBANK chi nhánh Thăng Long-Hà
Nội đạt mức tăng trưởng lớn về dư nợ cho vay ngắn hạn, mức tăng trưởng
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0444
tuyệt đối là 72,15 triệu và mức tăng trưởng tương đối là 123.60%. Bên cạnh
đó, mức dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của ngân
hàng. Điều này cho thấy hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng có hiệu
quả cao, đảm bảo an toàn và sinh lời cho ngân hàng.
b. Chỉ tiêu vòng quay vốn cho vay
Vòng quay vốn ngắn hạn phản ánh tốc độ chu chuyển vốn ngắn hạn của
ngân hàng. Vòng quay này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chu kỳ sản xuất
kinh doanh của khách hàng, kỳ thu tiền bình quân, hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh và thiện chí trả nợ của khách hàng. Do vậy tuỳ thuộc vào
từng ngành nghề kinh doanh của khách hàng, vòng quay vốn ngắn hạn có thể
khác nhau. Đối với ngành kinh doanh thương mại, tính tuần hoàn và chu
chuyển vốn nhanh nên kỳ trả nợ sẽ nhanh hơn so với các doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực xây dựng – giao thông vận tải.
Vòng quay vốn cho vay ngắn hạn càng cao chứng tỏ việc tính toán các
dòng tiền, kỳ hạn trả nợ là chính xác, công tác kiểm tra, giám sát được quan
tâm đúng mức và thực hiện đúng với quy trình, nâng cao hiệu quả cho vay
của ngân hàng.
Bảng 2.8: Vòng quay vốn cho vay ngắn hạn
Đvt: Triệu đồng
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2014/2015
TPBANK Hà Nội có vòng quay vốn cho vay ngắn hạn đạt 2,35vòng năm
2014 và con số này của năm 2015 là 2,64. So với toàn hệ thống ngân hàng
Chỉ tiêu
2014 2015
Dư nợ cho vay ngắn hạn (1) 305,706 377,856
Doanh số thu nợ (2) 719,913 996,828
Vòng quay vốn cho vay ngắn hạn (2)/(1) 2,35 2,64
Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Tiên Phong, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Tiên Phong, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Tiên Phong, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Tiên Phong, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Tiên Phong, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Tiên Phong, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Tiên Phong, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Tiên Phong, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Tiên Phong, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Tiên Phong, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Tiên Phong, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Tiên Phong, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Tiên Phong, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Tiên Phong, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Tiên Phong, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Tiên Phong, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Tiên Phong, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Tiên Phong, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Tiên Phong, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Tiên Phong, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Tiên Phong, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Tiên Phong, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Tiên Phong, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Tiên Phong, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Tiên Phong, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Tiên Phong, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Tiên Phong, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Tiên Phong, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Tiên Phong, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Tiên Phong, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Tiên Phong, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Tiên Phong, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Tiên Phong, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Tiên Phong, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Tiên Phong, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Tiên Phong, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Chia Tài Sản Hôn Nhân, Dễ Làm Điểm...
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Chia Tài Sản Hôn Nhân, Dễ Làm Điểm...Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Chia Tài Sản Hôn Nhân, Dễ Làm Điểm...
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Chia Tài Sản Hôn Nhân, Dễ Làm Điểm...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Công Chứng, Từ Các Trường Đại Học
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Công Chứng, Từ Các Trường Đại HọcDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Công Chứng, Từ Các Trường Đại Học
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Công Chứng, Từ Các Trường Đại HọcDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Bảo Hiểm Xã Hội, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Bảo Hiểm Xã Hội, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Bảo Hiểm Xã Hội, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Bảo Hiểm Xã Hội, Dễ Làm Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật An Toàn Thực Phẩm, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật An Toàn Thực Phẩm, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật An Toàn Thực Phẩm, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật An Toàn Thực Phẩm, Dễ Làm Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Doanh Nghiệp, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Doanh Nghiệp, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Doanh Nghiệp, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Doanh Nghiệp, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Dân Sự, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Dân Sự, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Dân Sự, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Dân Sự, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Chia Tài Sản Hôn Nhân, Dễ Làm Điểm...
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Chia Tài Sản Hôn Nhân, Dễ Làm Điểm...Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Chia Tài Sản Hôn Nhân, Dễ Làm Điểm...
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Chia Tài Sản Hôn Nhân, Dễ Làm Điểm...
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Công Chứng, Từ Các Trường Đại Học
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Công Chứng, Từ Các Trường Đại HọcDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Công Chứng, Từ Các Trường Đại Học
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Công Chứng, Từ Các Trường Đại Học
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Bảo Hiểm Xã Hội, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Bảo Hiểm Xã Hội, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Bảo Hiểm Xã Hội, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Bảo Hiểm Xã Hội, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật An Toàn Thực Phẩm, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật An Toàn Thực Phẩm, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật An Toàn Thực Phẩm, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật An Toàn Thực Phẩm, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật An Toàn Giao Thông, Từ Sinh Viên K...
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật An Toàn Giao Thông, Từ Sinh Viên K...Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật An Toàn Giao Thông, Từ Sinh Viên K...
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật An Toàn Giao Thông, Từ Sinh Viên K...
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Khoa Học Máy Tính Chọn Lọc
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Khoa Học Máy Tính Chọn LọcDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Khoa Học Máy Tính Chọn Lọc
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Khoa Học Máy Tính Chọn Lọc
 

Recently uploaded

ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 

Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Tiên Phong, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.04i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả khóa luận tốt nghiệp Vi thị yến
  • 2. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.04ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN........................................................................................ i MỤC LỤC ..................................................................................................ii DANH MỤC SƠ ĐỒ-BẢNG BIẺU ............................................................ v LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................ 1 Chương 1 ................................................................................................... 4 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHO VAY NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.......................................................................................... 4 1.1 Khái quát về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại .................... 4 1.1.1 Khái niệm .......................................................................................... 4 1.1.2 Phân loại hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại....................... 5 1.2 Hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng thương mại ........................ 8 1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của hoạt động cho vay ngắn hạn ...................... 8 1.2.2 Vai trò của cho vay ngắn hạn .............................................................. 9 1.2.3 Những trường hợp ngân hàng cho vay ngắn hạn .................................11 1.2.4 Các phương thức cho vay ngắn hạn chủ yếu .......................................13 1.3 Hiệu quả cho vay ngắn hạn...................................................................16 1.3.1 Quan niệm về hiệu quả cho vay .........................................................16 1.3.2 Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả cho vay....................................17 1.3.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng thương mại...............................................................................22 1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay ngắn hạn của Ngân hàng thương mại................................................................................................23 Chương 2 ..................................................................................................29 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG, CHI NHÁNH THĂNG LONG-HÀ NỘI...........................................................................29
  • 3. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.04iii 2.1 Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong , Chi nhánh Thăng Long-Hà Nội..................................29 2.1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong........29 2.1.2 Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong, Chi nhánh Thăng Long-Hà Nội............................................................................................................31 2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong,chi nhánh Thăng Long-Hà Nội.................................................33 2.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong ,Chi nhánh Thăng Long-Hà Nội............................37 2.2.1 Tình hình cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong, chi nhánh Thăng Long-Hà Nội........................................................37 2.2.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay ngắn hạn tại ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong,Chi nhánh Thăng Long-Hà Nội. ...............40 2.2.3 Đánh giá thực trạng hiệu quả cho vay ngắn hạn của Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong,chi nhánh Thăng Long-Hà Nội..............................49 Chương 3 ..................................................................................................59 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG, CHI NHÁNH THĂNG LONG-HÀ NỘI ............................................................59 3.1 Định hướng hoạt động cho vay của ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong, Chi nhánh Thăng Long- Hà Nội......................................................59 3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay của ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong,Chi nhánh Thăng Long-Hà Nội ...................................60 3.2.1 Tạo nguồn vốn ổn định. .....................................................................60 3.3.2 Đa dạng hoá phương thức cho vay ngắn hạn. ......................................62 3.2.3 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định cho vay................................64 3.2.4 Hoàn thiện và thực hiện tốt quy trình cho vay...................................66
  • 4. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.04iv 3.2.5 Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng................................67 3.2.6 Nâng cao khả năng dự báo những biến động của thị trường trong ngắn hạn và dài hạn............................................................................................68 3.2.7 Thực hiện marketing ngân hàng hiệu quả............................................68 3.2.8 Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, hỗ trợ khách hàng sau khi vay vốn............................................................................................................70 3.3 Một số kiến nghị ..................................................................................73 3.3.1 Đối với ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong,Chi nhánh Thăng Long- Hà Nội............................................................................................74 3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.............................................76 3.3.3 Đối với Nhà nước..............................................................................77 KẾT LUẬN...............................................................................................78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................80
  • 5. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.04v DANH MỤC SƠ ĐỒ-BẢNG BIẺU Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Tiên Phong - Chi nhánh Thăng Long.....................................................................................33 Bảng 2.2. Tình hình cho vay tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong - Chi nhánh Thăng Long...............................................................................................34 Bảng 2.3: Kết quả lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong - Chi nhánh Thăng Long ..........................................................36 Bảng 2.4: Dư nợ và dư nợ ngắn hạn............................................................37 Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ ngắn hạn phân theo tài sản đảm bảo .......................40 Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế ..................................39 Bảng 2.7: Tăng trưởng dư nợ cho vay ngắn hạn ..........................................43 Bảng 2.8: Vòng quay vốn cho vay ngắn hạn................................................44 Bảng 2.10: Tỉ lệ nợ quá hạn .......................................................................47 Bảng 2.9: Tỉ lệ cho vay có tài sản đảm bảo .................................................45 Bảng 2.11: Tỉ lệ nợ khó đòi........................................................................48 Bảng 2.12: Mức sinh lời của đồng vốn cho vay...........................................49 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của CN Ngân hàng TMCP Tiên Phong chi nhánh Thăng Long.....................................................................................32 Biểu đồ 1: Biểu đồ phản ánh hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP Tiên Phong chi nhánh Thăng Long- Hà Nội. ...............................................38
  • 6. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.041 LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh nền kinh tế Việt nam thực hiện lộ trình hội nhập vào nền kinh tế quốc tế đã đặt ra những thách thức cho các NHTM đó là sự tham gia của các tập đoàn tài chính đa quốc gia có thế mạnh về tài chính, kỹ thuật và công nghệ. Trước tình hình đó bắt buộc các ngân hàng thương mại có những bước cải cách trong định hướng phát triển chiến lược kinh doanh của mình. Khi nền kinh tế đã được hội nhập, nhất là việc Việt Nam cam kết mở cửa thị trường tài chính trong nước theo các cam kết đối với các đối tác nước ngoài thì việc các NHTM nước ngoài có đủ nội lực, đó là vốn và công nghệ sẽ thao túng thị trường tài chính Việt Nam. “Làm thế nào để có đủ sức đứng vững khi có sự cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại nước ngoài”, câu hỏi này luôn là những thách thức đối với các NHTM Việt Nam. Trong các hoạt động của NHTM, cho vay là hoạt động chủ yếu, trong đó cho vay ngắn hạn thường chiếm tỉ trọng lớn và đem lại thu nhập chính cho ngân hàng. Trong những năm gần đây, các NHTM đã mở rộng cho vay trung và dài hạn, song cho vay ngắn hạn vẫn luôn là hoạt động chủ đạo, đặc biệt là đối với thị trường ngân hàng –tài chính của Việt Nam. Với những điều kiện của một nền kinh tế đang phát triển, nhu cầu về vốn nói chung và vốn ngắn hạn nói riêng ngày càng tăng. Do đó việc năng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn là yêu cầu cấp thiết đối với sự tồn tại và phát triển của các NHTM. Trong hệ thống Ngân hàng TMCP Tiên Phong,Chi nhánh Thăng Long- Hà Nội là một trong những chi nhánh tiêu biểu thu hút một lượng lớn tiền gửi và thực hiện nhiều hoạt động cho vay với số dư không nhỏ. Chi nhánh hiện là đối tác cung cấp vốn quan trọng cho nhiều khách hàng là các doanh nghiệp lớn của nền kinh tế.Trong hoạt động cho vay của mình, cho vay ngắn hạn
  • 7. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.042 luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Sau gần tám năm đi vào hoạt động, hiệu quả cho vay của ngân hàng đã được cải thiện rất nhiều, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế. Hoạt động cho vay ngắn hạn mang lại lợi nhuận cao, và đem lại thu nhập chính cho Chi nhánh Hà Nội, đồng thời cũng làm phát sinh các khoản nợ xấu, gây ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Từ những vấn đề trên, em đã chọn đề tài : “ Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tạiNgân hàng TMCP Tiên Phong,Chinhánh Thăng Long-Hà Nội” làm chuyên đề tốt nghiệp cho mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề là làm rõ lí luận về hiệu quả cho vay ngắn hạn của NHTM, bước đầu đưa lí luận kiểm nghiệm, áp dụng trong thực tiễn để hiểu sâu sắc hơn vấn đề nghiên cứu. 3. Phạm vi nghiên cứu: Chuyên đề nghiên cứu hoạt động cho vay của NHTM về khía cạnh hiệu quả và chỉ giới hạn ở hình thức cho vay ngắn hạn. Chuyên đề chọn điểm nghiên cứu thực tiễn tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong ,Chi nhánh Thăng Long - Hà Nội, thời gian nghiên cứu là từ năm 2013 đến năm 2015 4. Phương pháp nghiên cứu Nhằm tìm hiểu một cách toàn diện và đánh giá một cách chính xác hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh Thăng Long- Hà Nội, các phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng để tiếp cận và giải quyết vấn đề là: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp logic, phương pháp so sánh và đối chiếu. 5. Kết cấu của chuyên đề Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng biểu, Chuyên đề được chia thành 3 chương: Chương 1: Lí luận chung về hiệu quả cho vay ngắn hạn của NHTM.
  • 8. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.043 Chương 2: Thực trạng hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong,Chi nhánh Thăng Long- Hà Nội Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong,Chi nhánh Thăng Long -Hà Nội.
  • 9. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.044 Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHO VAY NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Khái quát về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 1.1.1 Khái niệm Cho vay trong hoạt động của NHTM được hiểu là giao dịch về tiền tệ giữa bên cho vay là ngân hàng và bên đi vay là các cá nhân, tổ chức trong đó, bên cho vay chuyển giao tiền cho bên đi vay sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. Theo quyết định số 1627/2001/QĐ – NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN về việc ban hành quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng , cho vay được hiểu như sau: “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”. Những đặc trưng của cho vay: - Hoạt động cho vay của NHTM được dựa trên nguyên tắc hoàn trả và sự tin tưởng. Theo đó người vay sẽ phải hoàn trả cả gốc và lãi khi đến hạn thanh toán . Ngoài ra trước khi cho vay, Ngân hàng phải có sự tin tưởng đối với người đi vay, tin rằng họ sẽ trả nợ. - Trong quan hệ cho vay, không có sự vân động của quyền sở hữu mà chỉ có sự vận động của quyền sử dụng. Cụ thể ngân hàng chỉ nhường quyền sử dụng vốn của mình cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định. - Khác với quan hệ mua bán, giá cả ngang bằng với giá trị trao đổi nhưng trong quan hệ cho vay thì giá cả được hiểu là lãi suất, lãi suất không biểu thị giá trị của số vốn đem trao đổi.
  • 10. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.045 1.1.2 Phân loại hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại Tùy theo từng tiêu thức phân loại khác nhau mà hoạt động cho vay của NHTM được phân ra thành từng loại khác nhau. Có một số tiêu thức phân loại chính như sau: 1.1.2.1 Phân loại theo đối tượng khách hàng Theo tiêu thức đối tượng khách hàng thì hoạt động cho vay của NHTM được phân chia thành: - Cho vay chính phủ: Là hoạt động cho vay đối với Nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên và phục vụ cho các mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia. NHTM cho chính phủ vay thông qua việc mua: Trái phiếu chính phủ, Tín phiếu kho bạc.. - Cho vay các tổ chức tài chính khác như: Ngân hàng, công ty tài chính, quĩ tín dụng…nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản. - Cho vay doanh nghiệp: Là hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn kinh doanh. Cho vay đối với doanh nghiệp được thực hiện với nhiều phương thức khác nhau nhằm đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu vốn của các doanh nghiệp. - Cho vay cá nhân: Là hoạt động cho vay đối với khách hàng là các cá nhân nhằm phục vụ cho các nhu cầu tiêu dùng, kinh doanh. 1.1.2.2 Phân loại theo thời hạn của khoản vay Thời hạn của khoản vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng rút vốn lần đầu tiên cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vay đã được thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Ngân hàng và khách hàng thoả thuận về thời hạn cho vay căn cứ vào nhu cầu về vốn, chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng, các dòng tiền thu được từ các dự án, khả năng trả nợ của khách hàng…Thời hạn càng dài thì lãi suất sẽ càng cao do rủi ro cao.
  • 11. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.046 Theo thời hạn vay, hoạt động cho vay của NHTM được chia thành: - Cho vay ngắn hạn: Là hình thức cho vay mà thời hạn của khoản vay dưới 12 tháng. Đây thường là các khoản vay nhằm bổ sung vốn lưu động, thời gian quay vòng của vốn lớn. - Cho vay trung hạn: Là hình thức cho vay mà thời hạn của khoản vay là từ 12 tháng đến dưới 60 tháng. - Cho vay dài hạn: Là hình thức cho vay mà thời hạn của khoản vay từ 60 tháng trở lên. Cho vay trung và dài hạn thường nhằm các mục đích như: Sửa chữa, mua sắm Tài sản cố định, đầu tư xây dựng cơ bản…. 1.1.2.3 Phân loại theo phương thức cho vay Theo phương thức cho vay, hoạt động cho vay của NHTM bao gồm: - Chiết khấu thương phiếu Thương phiếu được hình thành chủ yếu từ quá trình mua bán chịu hàng hoá giữa những người sản xuất và kinh doanh với nhau (hay còn gọi là Tín dụng thương mại) . Thương phiếu bao gồm Kỳ phiếu và Hối phiếu. Người thụ hưởng có thể giữ thương phiếu đến hạn để đòi tiền người mua hoặc mang đến ngân hàng để xin chiết khấu trước hạn. Chiết khấu thương phiếu là việc chuyển các thương phiếu chưa đến hạn thanh toán thành tiền . Đến hạn, ngân hàng sẽ chuyển thương phiếu đến người mua để đòi tiền. - Cho vay thấu chi: Là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vay được chi trội trên số dư tài khoản tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định. Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi. - Cho vay từng lần: Là phương thức cho vay đối với các khách hàng không có nhu cầu vay vốn thường xuyên, chỉ khi vào thời vụ kinh doanh hay
  • 12. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.047 mở rộng sản xuất mới xin vay. Vốn của ngân hàng chỉ tham gia vào một giai đoạn nhất định của chu kỳ sản xuất kinh doanh. Mỗi lần vay vốn, ngân hàng và khách hàng lại thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. - Cho vay theo hạn mức tín dụng: Là phương thức cho vay mà ngân hàng và khách hàng thoả thuận một hạn mức về số dư trong suốt kỳ hoặc số dư cuối kỳ. Đây là hình thức cho vay phù hợp đối với khách hàng có nhu cầu vay mượn thường xuyên, vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất kinh doanh. - Cho vay luân chuyển: Là phương thức cho vay mà ngân hàng thoả thuận tài trợ dựa trên kế hoạch lưu chuyển hàng hoá và ngân quỹ của khách hàng. Hình thức này phù hợp với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại hoặc doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có chu kỳ tiêu thụ sản phẩm ngắn. - Cho vay trả góp: Là phương thức cho vay trong đó khách hàng trả gốc thành nhiều lần trong thời hạn đã thoả thuận. Phương thức này thường được áp dụng đối với vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định. Ngoài ra, còn một số phương thức cho vay khác như: Cho vay hợp vốn (đồng tài trợ), cho vay tài trợ theo dự án… 1.1.2.4 Phân loại theo mục đích sử dụng vốn vay - Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh: Là hoạt động cho vay mà vốn vay được sử dụng cho mục đích sản xuất, kinh doanh. Đối tượng khách hàng vay kinh doanh có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp. - Cho vay tiêu dùng: Là hoạt động cho vay mà vốn vay được sử dụng cho mục đích tiêu dùng. Đối tượng chủ yếu vay tiêu dùng là các cá nhân (vay để mua sắm tài sản).
  • 13. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.048 1.1.2.5 Một số tiêu thức phân loại khác Ngoài những tiêu thức phân loại nêu trên, hoạt động cho vay của NHTM còn có thể được phân loại theo một số tiêu thức khác như: - Căn cứ vào tài sản thế chấp, bảo đảm: + Cho vay có Tài sản đảm bảo: Căn cứ vào giá trị Tài sản đảm bảo mà khách hàng đưa ra và mức giá do Ngân hàng xác định, Ngân hàng đưa ra hạn mức cho vay đối với khách hàng. Có hai hình thức bảo đảm: Cầm cố và thế chấp. Sự khác biệt giữa hai hình thức bảo đảm này là quyền sử dụng tài sản bảo đảm của khách hàng. Theo hình thức thế chấp, khách hàng vẫn được sử dụng tài sản đảm bảo trong thời hạn của khoản vay còn hình thức cầm cố thì không. + Cho vay không có tài sản đảm bảo: Ngân hàng có thể cho khách hàng vay dựa vào: Tín chấp, Uy tín của khách hàng hoặc dựa vào uy tín của người bảo lãnh. - Căn cứ vào hạn mức tín dụng: + Cho vay trong hạn mức + Cho vay ngoài hạn mức 1.2 Hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng thương mại 1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của hoạt động cho vay ngắn hạn Cho vay ngắn hạn là hình thức cho vay mà thời hạn của khoản vay nhỏ hơn 12 tháng. Các đặc điểm của hoạt động cho vay ngắn hạn: - Vốn vay ngắn hạn luân chuyển cùng chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng. Cho vay ngắn hạn chủ yếu để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt tạm thời vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc cho vay và thu nợ luôn diễn ra lúc bắt đầu và kết thúc của chu kì sản xuất kinh doanh. Ngân hàng thường cho vay khi khách hàng phát sinh nhu cầu vốn để
  • 14. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.049 mua vật tư, nguyên vật liệu, hoặc trang trải các chi phí sản xuất, hoặc mua hàng hoá (đối với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại). Khi hàng hoá được tiêu thụ, khách hàng có doanh thu , cũng là lúc ngân hàng thu hồi nợ. Xuất phát từ đặc điểm này, các ngân hàng thường quy định thời hạn cho vay trên cơ sở chu kì sản xuất – kinh doanh của người vay. Do vậy, thời gian thu hồi vốn trong cho vay ngắn hạn nhanh. - Thời hạn thu hồi vốn nhanh nên rủi ro của khoản cho vay ngắn hạn thấp hơn các khoản cho vay trung và dài hạn, mức lãi suất cho vay ngắn hạn thấp hơn mức lãi suất cho vay trung và dài hạn. - Hình thức cho vay phong phú: Ngân hàng cung cấp ngày càng đa dạng các phương thức cho vay ngắn hạn, như: cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức, cho vay thấu chi, cho vay luân chuyển… Điều này vừa để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, đồng thời giúp ngân hàng phân tán rủi ro, tránh rủi ro phi hệ thống. - Cho vay ngắn hạn là hoạt động chủ yếu của ngân hàng. Điều này xuất phát từ các lý do: Hoạt động nhận tiền gửi ngắn hạn là hoạt động huy động vốn chủ yếu của NHTM, thêm vào đó là các quy định của NHTW về tỷ lệ vốn tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn1. Cho nên, với sự phù hợp về lãi suất ,thời hạn và các quy định của NHTW, hoạt động cho vay ngắn hạn là một trong các hoạt động chủ yếu của NHTM . Như vậy sự cần thiết của hoạt động cho vay ngắn hạn xuất phát từ hai lý do: nhu cầu về vốn ngắn hạn của doanh nghiệp và đặc điểm hoạt động kinh doanh của NHTM. 1.2.2 Vai trò của cho vay ngắn hạn Hoạt động cho vay ngắn hạn của NHTM có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Nguồn vốn vay ngắn hạn đã góp phần ổn
  • 15. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0410 định, duy trì và mở rộng sản xuất – kinh doanh đối với các doanh nghiệp, nâng cao đời sống của các cá nhân, hộ gia đình. Khi nói đến cho vay ngắn hạn, điều quan trọng mà chúng ta phải quan tâm là hiệu quả của các khoản vay. Hiệu quả của các khoản vay phản ánh hiệu quả hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và thể hiện tính ổn định và khả năng sinh lời của ngân hàng. 1.2.2.1. Đối với nền kinh tế NHTM là một trung gian tài chính quan trọng, là nơi gặp gỡ của tiết kiệm và đầu tư với những đặc điểm ưu việt hơn cả: (1) Rủi ro thấp nhất. (2) Bình quân lãi suất. (3) Chuyển đổi kỳ hạn. Cho vay là một hoạt động mang tính chất đầu tư cho nền kinh tế của NTHM. Khác với Thị trường chứng khoán, các quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, công ty tài chính là các tổ chức tài chính chủ yếu cung cấp vốn trung và dài hạn, NHTM còn có trách nhiệm cung cấp vốn ngắn hạn cho nền kinh tế. 1.2.2.2 Đối với doanh nghiệp - Cho vay ngắn hạn là nguồn bổ sung kịp thời cho các nhu cầu về vốn ngắn hạn của doanh nghiệp. Nguồn vốn này giúp các doanh nghiệp tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh, hoặc giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn tạm thời về tài chính. Trong nhiều trường hợp, vay vốn ngân hàng còn là giải pháp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp bắt kịp những cơ hội kinh doanh, tận dụng được thời cơ phát triển sản xuất. - Cho vay ngắn hạn đồng thời là động lực, yếu tố kích thích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Các điều kiện trong cho vay ngắn hạn tạo áp lực buộc doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Khi doanh nghiệp vay vốn từ ngân hàng thì áp lực mà họ phải chịu là khoản gốc và lãi sẽ phải trả khi đến
  • 16. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0411 hạn, chính vì điều này nên các doanh nghiệp sẽ phải cố gắng quay vòng vốn nhanh và tìm kiếm cơ hội kinh doanh tốt nhất. 1.2.2.3 Đối với sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng thương mại - Hoạt động cho vay ngắn hạn là hoạt động cơ bản, chủ yếu của NHTM. - Hoạt động cho vay ngắn hạn mang lại nguồn thu nhập chính cho Ngân hàng 1.2.3 Những trường hợp ngân hàng cho vay ngắn hạn 1.2.3.1 Ngân hàng thương mại cho vay ngắn hạn để tài trợ Tài Sản Lưu Động NHTM cho các doanh nghiệp vay vốn Ngắn hạn để tài trợ cho Tài Sản Lưu Động, điều này vừa đảm bảo an toàn và sinh lời cho hoạt động của NHTM, vừa đảm bảo mức chi phí vốn hợp lý cho các doanh nghiệp.Các trường hợp cụ thể: - NHTM cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu vốn tăng thêm cho sản xuất kinh doanh Theo hình thức này thì vốn của NH chỉ tham gia vào một khâu trong quá trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp vay vốn khi mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tăng dự trữ… và sẽ trả nợ khi bán hàng hóa. - NHTM cho vay nhằm phục vụ cho quá trình mua bán hàng hoá, các hoạt động xuất, nhập khẩu của các doanh nghiệp kinh doanh thương mại. Doanh nghiệp khi mua hàng có thể thiếu vốn. Ngân hàng có thể cho vay để mua hàng và sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng. Ngân hàng có thể cho vay đối với doanh nghiệp theo các hình thức: Cho vay từng lần, cho vay mở L/C, Chiết khấu hối phiếu, bao thanh toán... Đây là một hoạt động cho vay có vai trò hết sức quan trọng, nó giúp cho quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra một cách liền
  • 17. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0412 mạch. NHTM có thể gặp rủi ro khi doanh nghiệp không tiêu thụ được hàng hoá. 1.2.3.2 Ngân hàng thương mại cho vay ngắn hạn để tài trợ Tài Sản Cố Định Thông thường, các NHTM cho vay ngắn hạn để tài trợ cho tài sản lưu động. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, đối tượng tài trợ của hoạt động cho vay ngắn hạn của NHTM lại là tài sản cố định. Trong trường hợp này, không thể nói đến sự phù hợp giữa thời hạn của nguồn huy động và tài sản mà chỉ xét đến lý do tại sao doanh nghiệp lại sử dụng vốn vay ngắn hạn để tài trợ cho tài sản cố định. Những lý do mà khách hàng vay vốn là thiếu vốn tạm thời, duy trì một cơ cấu vốn hợp lý, sử dụng đòn bẩy tài chính. Từ những lí do trên mà khách hàng có thể lựa chọn vay vốn ngắn hạn dể tài trợ cho tài sản cố định chứ không nhất thiết phải vay vốn trung và dài hạn. Cụ thể, trong trường hợp doanh nghiệp tạm thời thiếu vốn đầu tư cho máy móc, thiết bị là tài sản cố định, nhưng doanh nghiệp vẫn có khả năng hoàn trả trong ngắn hạn, thì vay ngắn hạn là giải pháp hiệu quả hơn so với vay vốn trung và dài hạn. Vay ngắn hạn sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng được lợi ích của việc sử dụng nợ, nhanh chóng có được khoản tiền cần thiết mà lại chịu chi phí vốn thấp hơn so với vay vốn trung và dài hạn. Vay ngắn hạn còn có một ưu điểm lớn nữa là tính chất kịp thời với chi phí hợp lý, khi doanh nghiệp chưa đến kỳ thu nợ nhưng đang có nhu cầu sử dụng tiền dài hạn. Vay ngắn hạn có thủ tục đơn giản hơn vay trung và dài hạn, tiết kiệm được thời gian cho doanh nghiệp trong khâu xét duyệt xin vay, khâu ký kết hợp đồng và quá trình giải ngân. Như vậy có thể nói cho vay ngắn hạn không chỉ là phương thức tài trợ chủ yếu đối với tài sản lưu động, mà còn là một giải pháp hiệu quả trong một số trường hợp tài trợ cho tài sản cố định.
  • 18. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0413 1.2.4 Các phương thức cho vay ngắn hạn chủ yếu 1.2.4.1 Cho vay thấu chi Thấu chi là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vay được chi trội (vượt) trên số tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong một khoảng thời gian xác định. Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi. Để được thấu chi, khách hàng làm đơn xin ngân hàng hạn mức thấu chi và thời hạn thấu chi (có thể phải trả phí cam kết cho ngân hàng). Trong quá trình hoạt động, khách hàng có thể kí séc, lập uỷ nhiệm chi, mua thẻ… vượt quá số dư tiền gửi để chi trả (trong hạn mức thấu chi). Khi khách hàng có tiền nhập về tài khoản tiền gửi, ngân hàng sẽ thu nợ gốc và lãi. Nghiêp vụ cho vay thấu chi thường diễn ra khi khách hàng không có sự phù hợp về quy mô và thời hạn của thu và chi. Chính vì vậy, hình thức cho vay này tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quá trình thanh toán. Số tiền lãi mà khách hàng phải trả sẽ dựa vào lãi suất, thời gian thấu chi và số tiền thấu chi. Cụ thể: Số tiền lãi phải trả = Lãi suất thấu chi  Thời gian thấu chi  Số tiền Thấu chi là hình thức tín dụng ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục đơn giản. phần lớn là không có bảo đảm, có thể cấp cho cả doanh nghiệp lẫn cá nhân vài ngày trong tháng vài tháng trong năm dùng để chi lương, chi các khoản phải nộp, mua hàng… Hình thức này nhìn chung chỉ sử dụng đối với các khách hàng có độ tin cậy cao, thu nhập đều đặn và kì thu nhập ngắn, có quan hệ lâu dài với ngân hàng. 1.2.4.2 Cho vay trực tiếp từng lần Cho vay trực tiếp từng lần là hình thức cho vay tương đối phổ biến của ngân hàng đối với khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện để được cấp hạn mức thấu chi. Các khách hàng này sử dụng vốn
  • 19. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0414 chủ sở hữu và tín dụng thương mại là chủ yếu, chỉ khi có nhu cầu thời vụ, hay mở rộng sản xuất đặc biệt mới vay vốn ngân hàng, tức là vốn từ ngân hàng chỉ tham gia vào một số giai đoạn nhất định của chu kì sản xuất kinh doanh. Mỗi lần vay khách hàng phải làm đơn và trình ngân hàng phương án sử dụng vốn vay. Ngân hàng sẽ phân tích khách hàng và kí hợp đồng cho vay, xác định quy mô cho vay, thời hạn giải ngân, thời hạn trả nợ, lãi suất và các điều kiện bảo đảm nếu cần. Mỗi món vay được tách biệt nhau thành các hồ sơ khác nhau Số lượng cho vay = nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh –vốn chủ sở hữu tham gia –các nguồn vốn khác tham gia Theo từng kì hạn nợ trong hợp đồng, ngân hàng sẽ thu gốc và lãi. Trong quá trình khách hàng sử dụng tiền vay, ngân hàng sẽ kiểm soát mục đích và hiệu quả sử dụng, nếu thấy có dấu hiệu vi phạm hợp đồng, ngân hàng có thể thu hồi nợ trước hạn, hoặc chuyển nợ quá hạn. Lãi suất có thể cố định hoặc thả nổi theo thời điểm tính lãi. Nghiệp vụ cho vay từng lần tương đối đơn giản. Ngân hàng có thể kiểm soát từng món vay tách biệt. Tiền cho vay dựa vào giá trị của tài sản đảm bảo. 1.2.4.3 Cho vay theo hạn mức Đây là nghiệp vụ tín dụng theo đó ngân hàng thoả thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng. Hạn mức tín dụng có thể tính cho cả kì hoặc cuối kì. Đó là số dư tính tại thời điểm tính. Hạn mức tín dụng được cấp trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn và nhu cầu vay vốn của khách hàng. Ngân hàng ước lượng các hạn mức tín dụng đối với các doanh nghiệp căn cứ vào phương án sản xuất kinh doanh và nhu cầu vay vốn của khách hàng, tỉ lệ cho vay tối đa trên tổng giá trị tài sản đảm bảo, khả năng nguồn vốn của ngân hàng.
  • 20. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0415 Trong kì, khách hàng có thể thực hiện vay trả nhiều lần, song dư nợ không được vượt quá hạn mức tín dụng. Một số trường hợp ngân hàng quy định hạn mức cuối kì. Dư nợ trong kì có thể lớn hơn hạn mức. Tuy nhiên đến cuối kì, khách hàng phải trả nợ để giảm bớt dư nợ cuối kì không được vượt quá hạn mức. Mỗi lần vay khách hàng chỉ cần trình bày phương án sử dụng tiền vay, nộp các chứng từ chứng minh đã mua hàng hoá hoặc dịch vụ và nêu yêu cầu vay. Sau khi kiểm tra tính chất hợp pháp và hợp lệ của chứng từ, ngân hàng sẽ giải ngân cho khách hàng. Đây là hình thức cho vay thuận tiện cho những khách hàng vay mượn thường xuyên, vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất kinh doanh. Trong nghiệp vụ này ngân hàng không ấn định trước ngày trả nợ. Khi khách hàng có thu nhập, ngân hàng sẽ thu nợ, do đó tạo chủ động quản lí ngân quỹ cho khách hàng. Tuy nhiên do các lần vay không tách biệt thành các kì hạn nợ cụ thể nên ngân hàng khó kiểm soát được hiệu quả của từng lần vay. Ngân hàng chỉ có thể phát hiện ra vấn đề khi khách hàng nộp báo cáo tài chính, hoặc dư nợ lâu không giảm sút. 1.2.4.4 Cho vay luân chuyển Cho vay luân chuyển là nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuyển của hàng hoá. Doanh nghiệp khi mua hàng có thể thiếu vốn. Ngân hàng có thể cho vay để mua hàng và sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng. Đầu năm hoặc quí, người vay phải làm đơn xin vay luân chuyển. Ngân hàng và khách hàng thoả thuận với nhau về phương thức vay, hạn mức tín dụng, các nguồn cung cấp hàng hoá và khả năng tiêu thụ. Hạn mức tín dụng có thể được thoả thuận trong 1 năm hoặc vài năm. Đây không phải là thời hạn hoàn trả mà là thời hạn ngân hàng xem xét lại mối quan hệ với khách hàng và quyết định cho vay nữa
  • 21. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0416 hay không tuỳ mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng cũng như tình hình tài chính của khách hàng. Việc cho vay dựa trên luân chuyển của hàng hoá nên cả ngân hàng lẫn doanh nghiệp đều phải nghiên cứu kế hoạch lưu chuyển hàng hoá để dự đoán dòng ngân quĩ trong thời gian tới. Người vay cam kết các khoản vay sẽ được trả cho người bán và mọi khoản thu bán hàng đều dùng để trả vào tài khoản tiền vay trước khi được trích trả lại tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng. Khi vay, khách hàng chỉ cần gửi đến ngân hàng các chứng từ hóa đơn nhập hàng và số tiền cần vay. Ngân hàng cho vay và trả tiền cho người bán. Giá trị những hàng hoá mua vào là đối tượng được ngân hàng tài trợ và thu nhập bán hàng đều là nguồn để chi trả cho ngân hàng. Ngân hàng sẽ cho vay theo tỷ lệ nhất định tuỳ theo khối lượng và chất lượng quan hệ nợ nần của người vay. Cho vay luân chuyển thường được áp dụng đối với các doanh nghiệp thương nghiệp hoặc doanh nghiệp sản xuất có chu kì tiêu thụ ngắn ngày, có quan hệ vay trả thường xuyên với ngân hàng. Cho vay luân chuyển rất thuận tiện cho các khách hàng. Thủ tục cho vay chỉ cần thực hiện 1 lần cho nhiều lần vay. Khách hàng được đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời, vì vậy việc thanh toán cho người cung cấp sẽ nhanh gọn. 1.3 Hiệu quả cho vay ngắn hạn 1.3.1 Quan niệm về hiệu quả cho vay Trong quan hệ cho vay, những chủ thể tham gia phải gồm hai bên: Một bên là bản thân ngân hàng – phía cấp vốn, bên còn lại là khách hàng – phía có nhu cầu vay vốn. Ngoài ra có thể có một số chủ thể khác tham gia như: Bên bảo lãnh vay vốn ngân hàng, các cơ quan quản lý Nhà nước.. Tuy nhiên ,đứng
  • 22. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0417 trên giác độ NHTM thì hiệu quả cho vay chỉ được xem xét dưới các chỉ tiêu về mức độ an toàn và khả năng sinh lời cho Ngân hàng. Hiệu quả cho vay được hiểu là khả năng đáp ứng một cách phù hợp nhất nhu cầu về vốn của khách hàng trên cơ sở đảm bảo an toàn và sinh lời cho ngân hàng. Như vậy, một hoạt động cho vay được coi là có hiệu quả khi nó đáp ứng được các tiêu chí trên. Hiệu quả cho vay là một khái niệm vừa cụ thể vừa trừu tượng. Có thể sử dụng một số công thức và chỉ số để cụ thể hoá hiệu quả cho vay, tuy nhiên đối với những mặt không thể lượng hoá được thì sẽ sử dụng các chỉ tiêu định tính. Do giới hạn của đề tài chỉ tập trung vào phía ngân hàng nên khái niệm hiệu quả cho vay được hiểu từ cái nhìn của ngân hàng và được cụ thể bằng các chỉ tiêu định tính và định lượng chính. 1.3.2 Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả cho vay 1.3.2.1 Các chỉ tiêu định tính Đây là nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay trên cơ sở pháp lý; việc tuân thủ các quy chế, quy trình nghiệp vụ của NHTM; việc thực hiện theo đúng cam kết trong hợp đồng cho vay (hợp đồng tín dụng). - Trên cơ sở pháp lý Hoạt động cho vay có hiệu quảnếu chấp hành đúng pháp luật của Nhà nước, các quy chế cho vay, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ và ngân hàng Nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. - Trên cơ sở quy chế cho vay của từng NHTM Hoạt động cho vay có hiệu quả luôn phải tuân thủ các quy chế, quy trình nghiệp vụ cho vay. Từ những đặc điểm riêng có của mình, hầu hết các ngân hàng đều nghiên cứu và đưa ra các quy chế cho vay phù hợp nhất. Cụ thể là các ngân hàng lập ra Sổ tay tín dụng, trong đó đưa ra các khái niệm, quy định,
  • 23. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0418 quy trình và các hướng dẫn cụ thể dành cho các cán bộ ngân hàng. Các quy định trong quy trình cho vay được áp dụng cụ thể cho từng trường hợp xin vay ở mỗi NHTM là nhằm thực hiện việc cho vay có hiệu quả. Do vậy việc tuân thủ những quy trình là một điều kiện quan trọng, tiền đề của một khoản cho vay có hiệu quả. - Trên cơ sở hợp đồng cho vay Khi tiến hành hoạt động cho vay, ngân hàng và khách hàng sẽ lập nên một hợp đồng tín dụng. Trong hợp đồng tín dụng sẽ quy định chi tiết về các yếu tố quan trọng như thời hạn vay, mục đích sử dụng vốn vay, số tiền vay, phương thức hoàn trả gốc, trả lãi... và được thể hiện ở dạng những cam kết. Một khoản vay được coi là có hiệu quả khi nó được thực hiện đúng những cam kết đã kí trong hợp đồng tín dụng. Các nhóm chỉ tiêu định tính trên đây đã có thể phản ánh một phần của hiệu quả cho vay. Đây là những chỉ tiêu gần như bắt buộc phải có để một khoản cho vay được coi là có hiệu quả. Tuy vậy, muốn xem xét cụ thể, cẩn thẩn và toàn diện thì chúng ta cần phải xét đến các chỉ tiêu định lượng. 1.3.2.2 Các chỉ tiêu định lượng Nhóm chỉ tiêu định lượng phản ánh mặt lượng của khoản vay, thông qua việc phân tíchcác chỉ tiêu, tính toán và so sánh. Nhóm các chỉ tiêu định lượng bao gồm: a. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng dư nợ cho vay Dư nợ cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng cho vay đối với nền kinh tế tại một thời điểm nhất định.
  • 24. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0419 Mức tăng trưởng tuyệt Đối dư nợ cho vay năm n = Dư nợ cho vay - năm n Dư nợ cho vay Năm n-1 Mức tăng trưởng tương đối dư nợ cho vay năm n = Dư nợ cho vay năm n  *100 Dư nợ cho vay năm n-1 Chỉ tiêu về tăng trưởng dư nợ cho vay tuyệt đối và tương đối phản ánh mức tăng trưởng trong hoạt động cho vay của ngân hàng, thể hiện hiệu quả hoạt động cho vay xét về quy mô. b. Chỉ tiêu vòng quay vốn cho vay Doanh số thu nợ Vòng quay vốn cho vay =  Dư nợ cho vay bình quân Chỉ tiêu vòng quay vốn cho vay phản ánh thực trạng sử dụng vốn của ngân hàng. Nó đề cập đến việc người vay có trả nợ thường xuyên, đúng hạn và nhanh chóng hay không. Do đó nó phản ánh khả năng sử dụng vốn có hiệu quả của ngân hàng. Nếu các chỉ tiêu khác không thay đổi, vòng quay vốn càng lớn chứng tỏ những tài sản (các khoản cho vay) của ngân hàng có tính thanh khoản cao, khả năng sinh lợi tốt. Vòng quay vốn cho vay lớn với mức dư nợ bình quân không đổi, doanh số trả nợ lớn chứng tỏ hiệu quả cho vay cao hơn so với vòng quay nhỏ, doanh số trả nợ thấp. Tuy nhiên vòng quay vốn không phản ánh được nhiều thông tin vì vòng quay vốn này có mối tương quan chặt chẽ với vòng quay vốn của doanh nghiệp. Nếu khách hàng là một doanh nghiệp thương mại và dịch vụ thì vòng quay vốn nhanh, do đó vòng quay vốn của NHTM cũng lớn. Nếu khách hàng là doanh nghiệp sản xuất thì vòng quay vốn của các doanh nghiệp này sẽ nhỏ, dẫn đến vòng quay vốn của NHTM cũng nhỏ hơn.
  • 25. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0420 c. Nhóm chỉ tiêu phản ánh độ an toàn - Tỉ lệ nợ quá hạn Nợ quá hạn Tỉ lệ nợ quá hạn =  Tổng dư nợ Tỉ lệ nợ quá hạn cho biết tỉ trọng của các khoản cho vay đã bị quá hạn trả nợ gốc và lãi vay trong tổng dư nợ.Qua đó,phảnánh chất lượng các khoản cho vay của ngân hàng. Trong hoạt động ngân hàng, tỉ lệ này càng cao phản ánh hiệu quả các khoản vay càng thấp và độ an toàn của ngân hàng càng thấp. - Tỉ lệ nợ khó đòi Khi đến hạn mà khách hàng không trả được nợ, ngân hàng thường phải gia hạn nợ cho khách hàng, tạo điều kiện để họ có thể trả được nợ cho ngân hàng. Nợ khó đòi là khoản nợ quá hạn sau khi ngân hàng thương mại đã gia hạn nợ. Ngoài tỷ lệ nợ quá hạn, các ngân hàng còn sử dụng chỉ tiêu tỉ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ quá hạn hoặc tỉ lệ nợ quá hạn có khả năng thu hồi trên tổng dư nợ quá hạn. Dư nợ khó đòi Tỉ lệ nợ khó đòi =  Tổng dư nợ quá hạn Nhờ có chỉ tiêu đó mà NHTM có thể biết được bao nhiêu phần trăm trong tổng nợ quá hạn có khả năng thu hồi, bao nhiêu phần trăm không có khả năng thu hồi. Việc kết hợp giữa các chỉ tiêu này cho phép đánh giá chi tiết hơn về độ an toàn của hoạt động cho vay của NHTM. - Tỉ lệ cho vay có tài sản đảm bảo Dư nợ cho vay có TSĐB Tỉ lệ cho vay có TSĐB = Tổng dư nợ
  • 26. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0421 Tài sản đảm bảo là một trong những đệm đỡ an toàn cho hoạt động cho vay của ngân hàng, nhằm đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của khách hàng khi khách hàng không thể trả được nợ. Căn cứ vào giá trị của TSĐB mà khách hàng đưa ra, NHTM sẽ xác định lượng vốn có thể cho vay tối đa. Một NHTM có tỷ lệ cho vay có TSĐB cao chứng tỏ các khoản cho vay của NHTM đó luôn được đảm bảo tốt. Tỉ lệ này cao hay thấp một phần phụ thuộc vào chính sách của NHNN và của NHTM trong từng thời kỳ. - Cấu trúc danh mục cho vay Sự đa dạng của danh mục cho vay Theo nguyên tắc: Không bỏ tất cả trứng vào một giỏ”, việc duy trì một danh mục cho vay đa dạng, với nhiều thành phần kinh tế, ngành nghề kinh doanh khác nhau NHTM sẽ tránh được rủi ro không hệ thống. Tuỳ thuộc vào quy mô, tiềm năng, sự phát triển của thị trường mà NHTM xây dựng một danh mục cho vay hợp lý. Sự phù hợp về kỳ hạn của nguồn và dư nợ. Việc duy trì một cơ cấu về kỳ hạn của nguồn và các khoản cho vay phù hợp với quy định của NHNN, quy định của NHTM sẽ đảm bảo an toàn và khả năng sinh lời trong hoạt động cho vay của ngân hàng. d. Chỉ tiêu mức sinh lời của đồng vốn cho vay Thu lãi Mức sinh lời của đông vốn cho vay =  Dư nợ cho vay bình quân Trong doanh thu của các ngân hàng trong hệ thống các NHTM ở Việt Nam hiện nay, nguồn thu lãi luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn. Điều này xuất phát từ trình độ phát triển của thị trường tài chính chưa cao, sản phẩm, dịch vụ mà các NHTM cung cấp chưa phong phú và đa dạng.Do các khoản cho vay ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong hoạt động cho vay của
  • 27. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0422 NHTM nên có thể nói rằng thu nhập từ việc cho vay ngắn hạn có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chỉ tiêu này đánh giá hoạt động cho vay ở khía cạnh là hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chỉ tiêu này phản ánh mức lợi nhuận thu được trên một đồng vốn cho vay. Mức sinh lợi cao cho thấy chứng tỏ hoạt động cho vay của ngân hàng là có hiệu quả. Ta có thể xem xét chỉ tiêu : tỷ lệ thu nhập Thu lãi Tỷ lệ thu nhập = * 100% Tổng thu nhập Từ tỷ lệ này, có thể biết được thu nhập từ cho vay đóng góp bao nhiêu phần trăm vào thu nhập của ngân hàng. Từ đó có thể xem xét vai trò của hoạt động cho vay và hiệu quả của hoạt động cho vay đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 1.3.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng thương mại Cho vay ngắn hạn là một trong các hoạt động quan trọng nhất của NHTM, là hoạt động đem lại nguồn thu chính cho ngân hàng, nó cũng đồng thời có các tác động không nhỏ đến các mặt hoạt động khác của ngân hàng. Bên cạnh đó, hoạt động cho vay ngắn hạn của NHTM không chỉ có ảnh hưởng đến bản thân ngân hàng, mà còn có ảnh hưởng đến nhiều chủ thể khác của nền kinh tế. Giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh, tiêu dùng của các cá nhân, doanh nghiệp được diễn ra liền mạch, không bị đứt quãng..Như vậy hoạt động cho vay ngắn hạn của NHTM có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ nền kinh tế. Việc nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn không chỉ giúp ngân hàng kinh doanh có lãi, đảm bảo an toàn mà còn đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho nền kinh tế, giúp cho nền kinh tế phát triển thuận lợi.
  • 28. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0423 Ngoài ra thông qua việc nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn của ngân hàng, sẽ giúp ngân hàng tồn tại một cách bền vững, củng cố mối quan hệ với các đối tác và tăng năng lực cạnh tranh. Đối với nền kinh tế, việc nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn của ngân hàng sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế, khuyến khích tiết kiệm và đầu tư, thức đầy phát triển kinh tế. Như vậy việc nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn là cần thiết khách quan, trước hết vì sự tồn tại và phát triển của NHTM, đồng thời vì sự phát triển của nền kinh tế. 1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay ngắn hạn của Ngân hàng thương mại Hoạt động cho vay ngắn hạn diễn ra giữa hai chủ thể là NHTM và khách hàng. Bên cạnh đó, hoạt động cho vay nằm trong một môi trường được điều tiết bởi pháp luật, các chính sách kinh tế vĩ mô..là những điều kiện của nền kinh tế. Do vậy để có được một khoản vay có hiệu quả cao thì cần phải có các điều kiện thuận lợi từ các bên có liên quan. 1.3.4.1 Về phía ngân hàng - Khả năng thẩm định cho vay Trong quy trình tín dụng của các ngân hàng, thẩm định cho vay là khâu đầu tiên và quan trọng. Thẩm định là việc đánh giá, thẩm tra, dự đoán về độ chính xác, an toàn và hiệu quả của một hợp đồng tín dụng. Kết quả của quá trình thẩm định sẽ dùng để quyết định xem có thực hiện món vay hay không. Mặc dù không thể tránh được tất cả các sai sót, nhưng làm tốt khâu này sẽ tạo tiền đề cho việc thu hồi đủ cả vốn và lãi một cách đầy đủ, đúng hạn. Quá trình thẩm định không chỉ đòi hỏi việc tuân thủ nghiêm ngặt về hồ sơ và an toàn thông tin mà còn yêu cầu trình độ chuyên môn và sự phán đoán linh hoạt của cán bộ. Đối với cho vay ngắn hạn, do tính đặc thù là “thường xuyên”, kịp thời
  • 29. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0424 nên khâu thẩm định cũng đòi hỏi phải nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng, đồng thời phải đảm bảo chính xác và an toàn. - Chính sách tín dụng Chính sách tín dụng của NHTM là một hệ thống các văn bản phản ánh cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng, nhằm hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và nhân viên ngân hàng, tăng cường chuyên môn hoá trong phân tích tín dụng, tạo ra sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời. Một chính sách tín dụng phù hợp sẽ giúp cho hoạt động cho vay của ngân hàng giảm thiểu được rủi ro, nâng cao chất lượng và do đó hiệu quả của các món cho vay được nâng cao; ngược lại một chính sách tín dụng thiếu chính xác và hợp lý có thể đẩy ngân hàng vào tình trạng thua lỗ hay nặng hơn là phá sản. Một chính sách tín dụng được đánh giá là hoàn thiện nếu nó đựoc xây dựng phù hợp với mục tiêu tổng thể của ngân hàng trong từng thời kì, thực hiện được vai trò định hướng cho hoạt động tín dụng của ngân hàng, đáp ứng đựoc nhu cầu vốn cho nền kinh tế. - Thông tin tín dụng Vấn đề thông tin là một vấn đề nhạy cảm và có tính quyết định đến thành công hay thất bại của công việc kinh doanh. Điều đó ngày càng được chứng minh trong nền kinh tế phát triển. NHTM hoạt động trong một lĩnh vực rất nhạy cảm với những thay đổi của nền kinh tế và mang tính rủi ro cao. Do vậy, thông tin đối với ngân hàng là vô cùng quan trọng. Trong quá trình hoạt động của mình, ngân hàng không thể có được tất cả những thông tin cần thiết: về khách hàng, quan hệ tín dụng của khách hàng với những tổ chức tín dụng khác, tài sản đảm bảo, những mối quan hệ khác của khách hàng, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng… Mọi thông tin đều có ảnh hưởng đến quyết
  • 30. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0425 định của cán bộ tín dụng trong quá trình thẩm định cho vay. Việc thiếu thông tin tạo ra những rủi ro lớn cho ngân hàng, tạo ra rủi ro lựa chọn đối nghịch. Do đó, ngân hàng nào càng nắm được nhiều thông tin chính xác sẽ càng có lợi thế trong cạnh tranh. - Trình độ cán bộ ngân hàng Trong hoạt động kinh doanh của NHTM nói riêng cũng như tất cả các ngành và lĩnh vực khác của nền kinh tế, con người luôn đóng vai trò quan trọng nhất. Chính vì thế, để năng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn, cần phải lấy yếu tố con người là trung tâm. Trong điều kiện nền kinh tế đang phát triển, các ngành và lĩnh vực do đó sẽ ngày càng phức tạp và yếu tố chất xám ngày càng tăng. Thêm vào đó, ngành ngân hàng là ngành kinh doanh đặc biệt của nền kinh tế, nơi mà các công nghệ hiện đại nhất được sử dụng cùng với tính phức tạp và tinh vi trong việc xử lý các nghiệp vụ luôn đòi hỏi các cán bộ ngân hàng phải có đủ trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Trình độ cán bộ tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt độngcho vay, trước hết là trong công tác thẩm định, phân tích tín dụng, quản lý tín dụng. Mặt khác, khách hàng của ngân hàng ngày càng phong phú, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó, cán bộ tín dụng cũng phải có trình độ, hiểu biết nhiều lĩnh vực để có thể đánh giá được khách hàng và phương án kinh doanh. - Công tác tổ chức và quản lý Tổ chức và quản lý là khâu quan trọng trong mọi hoạt động nói chung. Với hoạt động của ngân hàng, tổ chức và quản lý có vai trò quyết định đến tính chuyên nghiệp và hiệu quả của hoạt động cho vay. Công tác tổ chức và quản lý nếu được phối hợp thực hiện chặt chẽ sẽ góp phần làm giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay nói riêng và hoạt động kinh doanh của NHTM nói chung.
  • 31. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0426 -Trình độ áp dụng công nghệ ngân hàng Ngày nay với việc áp dụng những tiến độ công nghệ vào hoạt động ngân hàng đã đem lại nhiều kết quả tích cực cho ngân hàng cũng như thỏa mãn hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng. Trong hoạt động cho vay, công nghệ cũng đóng vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt trong việc đánh giá phân tích những chỉ tiêu tài chính. Nhờ có phần mềm hiện đại mà có thể tính toán chính xác, khách quan các chỉ tiêu tài chính, từ đó cán bộ tín dụng có thể đánh giá đúng tình hình tài chính của khách hàng và đưa ra quyết định cho vay chính xác, nhanh chóng. Công nghệ hiện đại còn giúp rút ngắn thời gian giao dịch, đơn giản hóa các thủ tục, mang lại nhiều thuận tiện hơn cho khách hàng, qua đó thu hút thêm nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng. 1.3.4.2 Về phía khách hàng. Khi việc cho vay chưa diễn ra thì vai trò của các điều kiện về phía ngân hàng là quan trọng. Tuy nhiên khi hợp đồng cho vay được ký kết, khách hàng đã vay được vốn của ngân hàng thì chính khách hàng mới là người quyết định hiệu quả của món vay. Khả năng trả nợ của khách hàng được quyết định bởi các yếu tố sau: -Tình hình tài chính của doanh nghiệp Khi xem xét hồ sơ khách hàng, chỉ những khách hàng có tình hình tài chính tốt mới được xem xét để cho vay. Ngân hàng sử dụng các báo cáo tài chính của doanh nghiệp như một kênh thông tin quan trọng nhất để đánh giá tình hình tài chính của khách hàng.Thông qua bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ… Ngân hàng xây dựng các nhóm chỉ số về: Khả năng thanh toán các khoản nợ của khách hàng, khả năng hoạt động, chỉ số cân đối vốn, nhóm chỉ số phản ánh mức sinh lời.. và qua đó đánh giá khả năng trả nợ, phân tích rủi ro, chất lượng và hiệu quả hoạt động
  • 32. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0427 kinh doanh của khách hàng. Nếu tiềm lực tài chính của khách hàng tốt, đáp ứng được những điều kiện của ngân hàng, khoản vay sẽ ít rủi ro hơn. -Phương án sử dụng vốn vay Phương án sản xuất kinh doanh tốt sẽ đem lại hiệu quả cho món vay. Một phương án tốt sẽ sử dụng tốt vốn vay, sẽ đem lại mức lợi nhuận cao cho khách hàng, dòng tiền và kết quả kinh doanh tốt sẽ đảm bảo trả gốc và lãi đúng hạn cho ngân hàng. -Năng lực điều hành, quản lý và đạo đức kinh doanh của chủ doanh nghiệp Một trong những yêu cầu quan trọng khi xem xét cho vay khách hàng là việc nhân viên tín dụng gặp gỡ trực tiếp và đàm phán với chủ doanh nghiệp. Thông qua quá trình gặp gỡ và trao đổi này thì nhân viên tín dụng có thể hiểu thêm nhiều về đối tượng cho vay, về kinh nghiệm, về kiến thức, về ý thức và quyết tâm kinh doanh. Đây mặc dù là một yếu tố phi tài chính nhưng lại vô cùng quan trọng thuộc về doanh nghiệp và có ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Khi chủ doanh nghiệp có trình độ chuyên môn cao, năng lực lãnh đạo tốt thì ngay ở khâu đầu tiên là lập dự án đầu tư cũng đã thể hiện khả năng thành công của dự án, khả năng sử dụng vốn vay từ ngân hàng một cách hiệu quả. Nếu ngược lại, nếu như chủ doanh nghiệp không có đủ trình độ quản lý và kinh nghiệm cần thiết thì khoản vay không phát huy được tác dụng, không đảm bảo được chất lượng cho vay và kết quả xấu nhất là ngân hàng mất vốn. Bên cạnh việc xem xét về trình độ chuyên môn của khách hàng, cán bộ tín dụng cũng phải đánh giá khách hàng trên khía cạnh đạo đức. Tính trung thực, mức độ thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng tín dụng là điều kiện tiên quyết để đảm bảo khoản vay có hiệu quả.
  • 33. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0428 1.3.4.3 Về phía nền kinh tế -Môi trường kinh tế: Mọi hoạt động của cả doanh nghiệp và ngân hàng không thể tách rời những biến động chung của thị trường. Bất cứ biến động nào của nền kinh tế vĩ mô đều có thể có tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng và doanh nghiệp. Sự thay đổi về tốc độ lạm phát cũng như tăng trường kinh tế, sẽ tác động trực tiếp đến mức tổng dư nợ của các NHTM thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ quốc gia và tác động xấu hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy khi nền kinh tế tăng trưởng tốt cùng với một tỷ lệ lạm phát hợp lý, dư nợ tín dụng hệ thống ngân hàng thường cao hơn rất nhiều so với những thời điểm mà nền kinh tế có những biến động không thuận lợi. Một nền kinh tế tăng trưởng ổn định là điều kiện thuận lợi để ngân hàng mở rộng cho vay và các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, thu được lợi nhuận cao và đảm bảo được hiệu quả của khoản vay. -Các chính sách của Nhà nước: Khi các chính sách ổn định, phù hợp, nó sẽ kích thích doanh nghiệp sản xuất hiệu quả. Nhưng khi chính sách thay đổi liên tục, bất ổn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, do đó cũng gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ. Chính vì vây mà các chính sách của Nhà nước cũng góp phần ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả cho vay ngắn hạn của ngân hàng. -Môi trường pháp lý:Môi trường pháp lí bao gồm hệ thống các chính sách pháp luật được ban hành nhằm tạo khung pháp lí cho việc quản lí hoạt động của các tổ chức. Đối với NH, một lĩnh vực kinh doanh có ảnh hưởng lớn trong nền kinh tế do vậy hoạt động của NH luôn chịu sự giám sát hết sức sát sao của pháp luật. Môi trường pháp lí có tác động rất lớn đến hoạt động của NH, như các quy định về các tỉ lệ đảm bảo an toàn, quy mô, giới hạn cho vay.
  • 34. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0429 Chương 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG, CHI NHÁNH THĂNG LONG-HÀ NỘI 2.1 Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong , Chi nhánh Thăng Long-Hà Nội 2.1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong 2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Ngày 07/05/2008,Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) chính thức được thành lập và đi vào hoạt động với mức vốn điều lệ ban đầu là 2.000 tỷ đồng(và được nâng lên thành 3.000 tỷ đồng vào cuối năm 2010). Sự đầu tư và hợp tác chiến lược của 3 cổ đông lớn- Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT;Công ty Thông tin Di động VMS Mobifone; và Tổng công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Vinare mang lại cho TienPhongBank ưu thế về công nghệ thông tin, công nghệ viễn thông di động, và tài chính. -Tên công ty : NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG -Tên tiếng Anh : TIEN PHONG COMMERCIAL JOINT STOCK BANK -Tên giaodịch - logo : : TIENPHONGBANK -Trụ sở : Tòa nhà FPT,phố Duy Tân,phường Dịch Vọng Hậu,quận Cầu Giấy,TP Hà Nội -Loại hình : Công ty Cổ phần -Vốn điều lệ : 3.000 triệu đồng -Ngày thành lập theo quyết địnhsố: 07/05/2008
  • 35. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0430 Chiến lược phát triển của TienPhongBank đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng một ngân hàng với mô hình tổ chức và hoạt động hiện đại, văn hoá doanh nghiệp theo hướng thân thiện và chuyên nghiệp, để đưa TienPhongBank trở thành sự lựa chọn đầu tiên của khách hàng cũng như trở thành nơi các nhân sự tốt nhất trên thị trường lựa chọn làm việc. 2.1.1.2 Những mốc lịch sử chính và thành tựu Đầu năm 2012, TPBank đón nhận cổ đông mới là Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, công ty đứng top 3 trong 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, doanh thu năm 2011 lên tới trên 30.000 tỷ đồng. Tháng 12/2013, TPBank đã có bước ngoặt lớn khi tái cơ cấu thành công và vinh dự nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về thành tích này. Đồng thời Ngân hàng TMCP Tiên Phong cũng đưa ra bộ nhận diện thương hiệu mới với tên giao dịch được rút gọn lại thành TPBank. - TPBank luôn nỗ lực mang lại các giải pháp, sản phẩm tài chính ngân hàng hiệu quả nhất, hướng tới phân khúc khách hàng trẻ và năng động. Dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến và trình độ quản lý chuyên sâu, TPBank là ngân hàng luôn tiên phong trong các xu hướng dịch vụ ngân hàng hiện đại, hướng tới mục tiêu trở thành Ngân hàng số một tại Việt Nam. Với tuyên ngôn thương hiệu “Vì chúng tôi hiểu bạn”, TPBank mong muốn lấy nền tảng của “sự thấu hiểu” khách hàng để xây dựng phong cách chất lượng dịch vụ ngân hàng hàng đầu. Hiểu để sẻ chia, hiểu để cùng đồng hành với khách hàng, để sáng tạo ra những sản phẩm dịch vụ tốt nhất và phù hợp nhất đem lại những giá trị gia tăng cao nhất cho khách hàng. Đó cũng chính là kim chỉ nam cho sự phát triển bền vững mà TPBank hướng đến. Sáng 11-10, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) đã tổ chức lễ khai trương chi nhánh Thăng Long tại số 129-131 đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy,HN.
  • 36. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0431 Là chi nhánh thứ hai tại Thủ đô, sự ra đời của chi nhánh Thăng Long đã nâng tổng số điểm giao dịch của TPBank trên toàn quốc là 26 điểm. Ông Đào Trọng Khanh, Tổng Giám đốc TienPhongBank chia sẻ: “ Với việc mở rộng mạng lưới hoat động về phía Tây Hà Nội, chúng tôi mong muốn đem lại cho khách hàng nhiều ưu đãi và hiệu quả cho sự đầu tư của khách hàng”. Trong thời gian khai trương, chi nhánh Thăng Long đã triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt lãi suất 0% tháng đầu tiên dành cho khách hàng vay tiêu dùng như mua xe ô tô, mua nhà hoặc sửa nhà… 2.1.2 Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong, Chi nhánh Thăng Long-Hà Nội. 2.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển TienPhongBank chi nhánh Thăng Long khai trương vào ngày 11 tháng 10 năm 2010 tại số 129-131 đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy (Hà Nội),trở thành chi nhánh thứ 2 của TPBank tại thủ đô. Ngày 9/2/2012, Phòng Giao dịch Phạm Hùng chính thức trở thành 1 trong 4 điểm giao dịch trực thuộc của chi nhánh.Nằm trên vị trí thuận lợi về giao thông đi lại cũng như khu dân cư đông đúc,sau 3 năm thành lập và đi vào hoạt động,TPBank Phạm Hùng không ngừng được phát triển.Từ mức vốn đầu tư ban đầu 72.500 triệu đồng,đến nay,TPBank Phạm Hùng đã tăng khối lượng tổng tài sản lên tới 806.858 triệu đồng với đội ngũ nhân lực gồm 40 nhân viên.Cùng với các phòng giao dịch khác đó là Phòng Giao dịch Mỹ Đình,Phòng Giao dịch Lạc Long Quân và Quỹ tiết kiệm Nguyễn Trãi cùng không ngừng nỗ lực góp phần đưa TPBank chi nhánh Thăng Long trở thành một trong những chi nhánh hoạt động hiệu quả nhất không chỉ ở thành phố Hà Nội mà còn trên phạm vi cả nước. 2.1.2.2 Cơcấu tổ chức
  • 37. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0432 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của CN Ngân hàng TMCP Tiên Phong chi nhánh Thăng Long (Nguồn: Ngân hàng TMCP Tiên Phong chi nhánh Thăng Long) Giám đốc chi nhánh : Ông Đinh Tiến Đức TPBank Thăng Long gồm các điểm giao dịch trực thuộc: - Phòng Giao dịch Phạm Hùng, tại tầng 0, tòa nhà FPT, đường Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. - Phòng Giao dịch Mỹ Đình, tại tầng 1, tòa nhà C4, đường Nguyễn Cơ Thạch, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, TP Hà Nội. - Phòng Giao dịch Lạc Long Quân, tại số 76, đường Lạc Long Quân, phường Bưởi, quận Tây Hồ, TP Hà Nội. - Quỹ tiết kiệm Nguyễn Trãi, tại số 501 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội. Ban giám đốc Khối quản lý khách hàng Phòng KHCN Phòng KHDN Khối QLRR Phòng QLRR Khối tác nghiệp Phòng HTTD Phòng dịch vụ KH Phòng ngân quỹ Khối quản lý nội bộ Phòng TC-KT Phòng TH Hành chính Khối trực thuộc PGD Phạm Hùng PGD Mỹ Đình PGD Lạc Long Quân QTK Nguyễn Trãi
  • 38. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0433 2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong,chi nhánh Thăng Long-Hà Nội 2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Tiên Phong - Chi nhánh Thăng Long Đơn vị tính: triệu đồng (Nguồn: Ngân hàng TMCP Tiên Phong - Chi nhánh Thăng Long) Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy, tổng nguồn vốn huy động qua các năm có sự tăng trưởng rõ rệt. Cụ thể, năm 2014, tổng nguồn vốn huy động là 702,294 triệu đồng, tăng 126,776 triệu đồng, tức là tăng 22%. Tổng nguồn vốn huy động năm 2015 đạt 795,429 triệu đồng, tăng 93,135 triệu đồng (tăng 13.26%) so với đầu năm, trong đó: Dựa vào cách phân loại theo đối tượng, nhận thấy lượng vốn huy động được vẫn nằm chủ yếu ở bộ phận dân cư, chiếm đến trên 50% tổng lượng vốn huy động được. Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Nguồn vốn huy động 575,519 702,294 795,429 - Nguồn dân cư 380,651 429,801 453,843 - Nguồn của các tổ chức 194,868 272,493 341,586 Phân theo loại tiền huy động 575,519 702,294 795,429 - Nguồn VND 529,470 615,018 739,748 - Nguồn ngoại tệ (quy đổi VND) 46,049 87,276 55,682
  • 39. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0434 Dựa vào cách phân loại nguồn vốn theo loại tiền, có thể thấy nguồn vốn huy động được là rất chênh lệch giữa VND với ngoại tệ và vàng. Nguyên nhân là do ngân hàng hoạt động trong nội địa và tiếp xúc chủ yếu với khách hàng trong nước. Nhìn vào những số liệu trên, có thể thấy được những nỗ lực của Ngân hàng TMCP Tiên Phong - Chi nhánh Thăng Long trong việc huy động nguồn vốn nói riêng và các hoạt động của ngân hàng nói chung 2.1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn Hoạt động sử dụng vốn được coi là hoạt động then chốt cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Giúp ngân hàng duy trì kinh doanh, khẳng định uy tín của ngân hàng cũng như chất lượng phục vụ đối với khách hàng, tạo nền tảng cho sợ phát triển dài lâu của ngân hàng trong nền kinh tế thị trường. Công tác quản lý và sử dụng vốn của chi nhánh được thực hiện theo phương châm an toàn và hiệu quả nhằm vừa đảm bảo khả năng sinh lời vừa đảm bảo khả năng thanh khoản cho ngân hàng. Hoạt động cho vay Bảng 2.2. Tình hình cho vay tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong - Chi nhánh Thăng Long Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Dư nợ cho vay 381,090 460,196 581,316 Dư nợ VND 341,070 395,828 541,266 Dư Nợ ngoại tệ quy đổi VND 40,020 64,368 40,050 Theo thời hạn món vay 381,090 460,196 581,316 Dư nợ ngắn hạn 228,454 305,760 377,856 Dư nợ trung hạn 53,552 53,076 56,672 Dư nợ dài hạn 99,084 101,360 146,788 (Nguồn: Ngân hàng TMCP Tiên Phong - Chi nhánh Thăng Long)
  • 40. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0435 Từ bảng trên, có thể thấy hoạt động sử dụng vốn nói chung và hoạt động cho vay nói riêng, mặc dù trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều trở ngại, vẫn có được sự phát triển. Cụ thể, dư nợ tín dụng cuối năm 2013 là 381,090 triệu đồng, đến cuối năm 2014 là 460,196 triệu đồng, tăng 79,106 triệu đồng tương đương với 20.76%. Cuối năm 2015 con số này đạt 581,316 triệu đồng, tăng 121,12 triệu đồng, tức tăng 26.32% so với đầu năm, đặc biệt phải kể đến sự gia tăng của các khoản tín dụng ngắn hạn, với lượng tăng lên đến 72,096 triệu đồng, tương ứng 23.58%. Bắt đầu từ năm 2014, dư nợ tín dụng có tốc độ tăng trưởng tăng vọt là do tình hình kinh tế trong năm 2014 bắt đầu có sự khởi sắc so với những năm trước sau khủng hoảng kinh tế, tình hình nợ xấu cũng bước đầu được giải quyết, từ đó làm cho hoạt động tín dụng trở nên khả quan hơn, chi nhánh có thể đẩy mạnh hoạt động tín dụng hơn so với những năm trước. Tuy nhiên, việc này vẫn cần đi cùng với việc kiểm soát rủi ro chặt chẽ để giảm thiểu những hậu quả mà hoạt động tín dụng có thể gây ra. Hoạt động thẻ Hoạt động phát hành thẻ của Chi nhánh trong những năm gần đây không ngừng có sự tăng lên về số lượng và mở rộng về mạng lưới. Các loại hình thẻ của TPBank vô cùng phong phú để phục vụ nhiều đối tượng khách hàng, nhiều mục đích sử dụng Hoạt động dịch vụ Trong những năm gần đây, theo chính sách, chủ trương của toàn hệ thống ngân hàng cũng như chi nhánh, các dịch vụ đã được đẩy mạnh đầu tư và phát triển. Các dịch vụ ngày càng gần gũi, đơn giản, tiện lợi nhằm mục tiêu khuyến khích sử dụng của khách hàng, thu hút thêm những khách hàng tiềm năng.
  • 41. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0436 Kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 2.3: Kết quả lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong - Chi nhánh Thăng Long Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh 2014/2013 So sánh 2015/2014 Số tiền % Số tiền % Tổng thu nhập 156,050 164,674 185,368 8,624 5.53% 20,694 12.57% Tổng chi phí 110,354 113,866 125,600 3,512 3.18% 11,734 10.31% Lợi nhuận trước thuế 45,696 50,808 59,768 5,112 11.19% 8,960 17.64% (Nguồn:Ngân hàngTMCP Tiên Phong -Chi nhánh ThăngLong) Dựa vào bảng số liệu trên, có thể thấy kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong 3 năm vừa qua có sự tăng trưởng khá ổn định. Năm 2013, lợi nhuận trước thuế của chi nhánh là 45,696 triệu đồng, sang năm 2014, lợi nhuận trước thuế của chi nhánh là 50,808 triệu đồng, tăng 7,112 triệu đồng, tương đương tăng 15.56%. Năm 2015, lợi nhuận trước thuế là 59,768 triệu đồng, tăng 8,960 triệu đồng, tức tăng 17.64% so với cùng kỳ năm trước. Nhìn chung, trong các năm lợi nhuận ổn định và đạt mức kế hoạch đề ra của năm trước tuy nhiên chi nhánh cần có biện pháp quản lý tốt hơn các chi phí để đem lại lợi nhuận cao hơn.
  • 42. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0437 2.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngânhàng Thương mại cổ phần Tiên Phong ,Chi nhánh Thăng Long-Hà Nội 2.2.1 Tình hình cho vay ngắn hạn tại Ngânhàng thương mại cổ phần Tiên Phong, chi nhánh Thăng Long-Hà Nội Tại TPBANK chi nhánh Thăng Long- Hà Nội, cho vay ngắn hạn luôn là hoạt động chủ yếu, dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay.Trong khi dư nợ cho vay trung và dài hạn tăng nhẹ thì dư nợ cho vay ngắn hạn tăng mạnh. Cụ thể năm 2013 chiếm 59.95%,năm 2014 chiếm 66.43% và năm 2015 chiếm 65%/Tổng dư nợ. Số liệu trên cho thấy, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn của ngân hàng hoàn toàn phù hợp với chiến lược phát triển, mở rộng mạng lưới hoạt động của TPBANK chi nhánh Thăng Long-Hà Nội. Bảng 2.4: Dư nợ và dư nợ ngắn hạn Đvt: Triệu đồng Các chỉ tiêu 2013 2014 2015 Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng So sánh 07/06 % Tổng dư nợ cho vay 381,09 100% 460,196 100% 581,316 100% 26.32% Ngắn hạn 228,454 59.95% 305,706 66.43% 377,856 65% 23.6% trung hạn 53,552 14.05% 53,076 11.54% 56,672 9,75% 6.78% Dài hạn 99,084 26.00% 101,360 22.03% 146,788 25,25% 44.82% Nguồn: Báo cáo rủi ro tín dụng tháng 12/2015
  • 43. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0438 Biểu đồ 1: Biểu đồ phản ánh hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP Tiên Phong chi nhánh Thăng Long- Hà Nội. Không chỉ chiếm phần lớn trong tổng dư nợ tín dụng, cho vay ngắn hạn còn là hoạt động mang lại thu nhập chính cho ngân hàng. Với đặc điểm là vòng quay vốn nhanh, việc cho vay là thường xuyên nên cho vay ngắn hạn vẫn luôn là một trong những hoạt động căn bản, quan trọng của ngân hàng. 2.2.1.1 Cơ cấu cho vay ngắn hạn theo ngành phần kinh tế Đối tượng khách hàng của TPBANK Hà Nội là tất cả các tổ chức kinh tế và cá nhân có đủ điều kiện được vay, trong đó ưu tiên các khách hàng là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Ngành Sản xuất chế biến và Thương mại – Dịch vụ trong những năm vừa qua đã có các bước phát triển bền vững, do vậy luôn là ngành chiếm tỷ trọng cho vay ngắn hạn cao tại TBBANK Hà nội và có xu hướng tăng dần tỉ trọng. 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 2013 2014 2015 cho vay ngắn hạn cho vay trung hạn cho vay dài hạn
  • 44. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0439 Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Dư nợ Tỉ trọng Dư nợ Tỉ trọng Dư nợ Tỉ trọng Tổng dư nợ cho vay ngắn hạn 228,454 100% 305,706 100% 377.856 100% Sản xuất chế biến 13,054 5.71% 25,4 8.31% 26,03 6.89% Thương mại - Dịch vụ 195,5 85.5% 250,7 82.00% 319,346 84.52% Giao thông vận tải 15,4 6.74% 20,6 6.74% 22,4 5.93% Khai thác và xây dựng 4,5 2.05% 9,006 2.95% 10,08 2.66% Khác - - - - - Nguồn: Báo cáo rủi ro tín dụng tháng 12/20015 2.2.1.2 Cơ cấu cho vay ngắn hạn phân theo tài sản đảm bảo Năm 2015 dư nợ ngắn hạn được bảo đảm bằng tài sản chiếm 75.84% tổng dư nợ ngắn hạn, so với năm trước, trong đó 38.64% dư nợ được bảo đảm bằng bằng Bất động sản (BĐS), các khoản nợ được bảo đảm bằng bảo lãnh của ngân hàng khác chiếm 9.66%, bảo đảm bằng giấy tờ có giá chiếm 6.13%. Dư nợ được bảo đảm bằng máy móc thiết bị và hàng tồn kho (thường được xếp hạng B với tính thanh khoản thấp) chỉ chiếm khoảng 5.77% tổng dư nợ. Cho vay không có tài sản đảm bảo chiếm gần 30% tổng dư nợ, tăng so với năm trước. Điều này một phần là do ngân hàng đang mở rộng quy mô hoạt động và quan hệ với nhiều doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và có uy tín trên thị trường. Tuy nhiên điều này cũng cho thấy rủi ro có nguy cơ gia tăng đối với ngân hàng do rủi ro đối với hình thức cho vay tín chấp rất cao, ngân hàng cần hạn chế cho vay dưới hình thức này.
  • 45. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0440 Bảng 2.6:Cơ cấudư nợ ngắn hạn phân theo tài sản đảm bảo Đvt: triệu đồng TT Tiêu chí Dư nợ ngắn hạn Tỷ lệ/Tổng dư nợ A. Có tài sản đảm bảo 267,26 70.73 % 1 BĐS 167,2 44.25% 2 Máy móc thiết bị và hàng tồn kho 11,06 2.05% 3 Giấy tờ có giá 14,5 3.84% 4 Bảo lãnh từ ngân hàng khác 32 8.47% 5 Bảo lãnh của Chính phủ 14,5 3.84% 6 Bảo lãnh khác 31,28 8.28% B. Không có tài sản đảm bảo 110,13 29.27 % Tổng 377.856 100% Nguồn: Báo cáo rủi ro tín dụng tháng 12/2015 Danh mục tín dụng năm 2015 nhìn chung có sự cải thiện, hợp lý hơn so với danh mục tín dụng trong năm 2014 xét về ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên, tỷ lệ cho vay không có bảo đảm bằng tài sản gia tăng so với năm trước và ngân hàng vẫn gặp phải rủi ro tín dụng tập trung xét cả về số lượng khách hàng, ngành nghề kinh doanh và loại hình sở hữu. Trên cơ sở đó, Ngân hàng cần phải đa dạng hoá ngành nghề cho vay; tiếp cận và khai thác các khách hàng có thị phần lớn, uy tín thuộc các ngành nghề; chú trọng khai thác khách hàng là các công ty liên doanh, công ty có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty tài chính nhằm đa dạng hóa loại hình sở hữu của khách hàng; khai thác các khách hàng cá nhân tiềm năng...thực hiện đúng theo chỉ đạo của ngân hàng TMCP Tiên Phong về việc xây dựng một cơ cấu cho vay theo định hướng “ An toàn và hiệu quả ”. 2.2.2 Mộtsố chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay ngắn hạn tại ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong,Chinhánh Thăng Long-Hà Nội.
  • 46. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0441 2.2.2.1Cácchỉ tiêu địnhtính Thực hiện chỉ đạo trực tiếp của Ngân hàng TMCP Tiên Phong, trong những năm qua, TPBANK Chi nhánh Thăng Long-Hà nội đã thực hiện nghiêm chỉnh quy định của NHNN, quy chế, quy trình cho vay của ngân hàng TMCP Tiên Phong. Bên cạnh việc nỗ lực mở rộng quy mô cho vay, TPBANK chi nhánh Thăng Long- Hà Nội đã cố gắng nâng cao hiệu quả các khoản cho vay bằng việc thực hiện đầy đủ và nghiêm túc hơn các điều kiện về qui trình, kiểm tra, giám sát.. trong hoạt động cho vay. TPBANK chi nhánh Thăng Long- Hà Nội đã tiếp cận và đặt quan hệ được với những khách hàng lớn, xây dựng quan hệ lâu dài và trở thành khách hàng truyền thống của ngân hàng. Điều này chứng tỏ hiệu quả hoạt động cho vay đã được nâng cao, điều này thể hiện ở việc không chỉ cung cấp vốn kịp thời, chính xác, hiệu quả cho khách hàng, mà còn tạo được niềm tin đối với khách hàng. Cũng từ đó, khách hàng có thể tin tưởng và kinh doanh hiệu quả, thực hiện trả gốc, lãi đầy đủ và đúng hạn cho ngân hàng. Trên cở sở pháp lý. -Tư cách người vay: Cán bộ tín dụng phải chắc chắn người vay có mục đích vay rõ ràng, có thiện chí nghiêm chỉnh trả nợ khi đến hạn và phải xác định xem mục đíchđó có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của ngân hàng hay không. Thậm chí, cho dù mục đích xin vay là tốt thì cán bộ tín dụng cũng phải xác định xem người vay có tỏ thái độ và trách nhiệm trong việc sử dụng vốn vay, trả lời các câu hỏi một cách trung thực và thiện chí, nỗ lực hết sức hoàn trả nợ vay khi đến hạn. -Năng lực pháp lý của người vay: Nếu khách hàng là cá nhân, thì phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự. Nếu khách hàng là tổ chức, thì phải được thành lập theo hợp pháp, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và chịu
  • 47. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0442 trách nhiệm bằng tài sản đó, nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Cán bộ tín dụng phải chắc chắn ngƣời đại diện cho công ty ký kết HĐTD là người được ủy quyền hợp pháp của công ty. -Thu nhập của người vay: Người vay có khả năng tạo ra đủ tiền để trả nợ. Nhìn chung, người vay có 3 khả năng để tạo tiền: luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay thu nhập, bán thanh lý tài sản, phát hành chứng khoán nợ hay chứng khoán vốn. Bất cứ nguồn thu nào từ 3 khả năng tạo tiền của người vay đều có thể được sử dụng để trả nợ vay cho ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng ưu tiên hơn cả là khả năng tạo tiền bằng luồng tiền từ doanh thu bán hàng. Vì việc bán thanh lý tài sản có thể làm cho năng lực người vay yếu đi, khiến cho ngân hàng ít được bảo đảm, khiến cho quan hệ tín dụng trở nên có vấn đề. -Bảo đảm tiền vay: Cán bộ tín dụng phải đảm bảo người vay có sở hữu hợp pháp một giá trị tài sản có chất lượng để hỗ trợ khoản vay và chủ ý đến các yếu tố nhạy cảm : tuổi thọ, điều kiện, và mức độ chuyên dụng của tài sản người vay. Đối với những TSĐB công nghệ phải đặc biệt chú ý, bởi vì nếu tài sản của người vay có công nghệ lạc hậu thì giá trị sẽ bị giảm mạnh và rất khó tìm được người mua trong khi công nghệ thay đổi hàng ngày. -Các điều kiện: Cán bộ tín dụng cần phải biết được xu hướng hiện hành về công nghệ kinh doanh và ngành nghề của người vay, cũng như khi điều kiện kinh tế thay đổi sẽ có ảnh hưởng như thế nào đền khoản vay. Trên cơ sở hợp đồng tín dụng. Việc cho vay của ngân hàng và khách hàng vay phải được lập thành hợp đồng tín dụng. HĐTD phải có nội dung về điều kiện vay, mục đích sử dụng vốn vay, phương thức cho vay, số vốn vay, lãi suất, thời hạn cho vay, hình thức bảo đảm khoản vay, giá trị tài sản đảm bảo, phương thức trả nợ và những cam kết khác được hai bên thỏa thuận. Cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm soạn thảo nội dung HĐTD đáp ứng được nhu cầu cồn của người vay theo một kế hoạch trả nợ thuận lợi. Tạo điều
  • 48. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0443 kiện thuận lợi cho người vay có khả năng xử lý các nghĩa vụ trả nợ, bởi vì sự thành đạt của ngân hàng phụ thuộc cơ bản vào sự thành đạt của khách hàng. Nếu một khách hàng lớn gặp rắc rối trong việc thực hiện khoản vay, thì ngân hàng cũng xem như chính mình đang gặp rắc rối. Một HĐTD hợp lệ phải bảo đảm được quyền lợi của ngân hàng bằng cáchquy định những điều khoản giới hạn hoạt động của người vay, nếu các hoạt động này đe dọa khả năng thu hồi vốn của ngân hàng. Quá trình cưỡng chế thu hồi nợ vay cũng phải được quy định cụ thể và rõ ràng trong HĐTD. Tóm lại, một HĐTD phải đảm bảo: tuân thủ pháp luật, phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng, Phù hợp với nhu cầu vay của khách hàng, kế hoạch trả nợ hợp lý, có phương án xử lý vi phạm rõ ràng và khả thi. 2.2.2.2Cácchỉ tiêu địnhlượng a. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng dư nợ cho vay ngắn hạn Chỉ tiêu về tăng trưởng dư nợ cho vay ngắn hạn tuyệt đối và tương đối phản ánh mức tăng trưởng trong hoạt động cho vay của ngân hàng, thể hiện hiệu quả hoạt động cho vay xét về quy mô. Bảng 2.7:Tăng trưởng dư nợ cho vay ngắn hạn Đvt:Triệu đồng Năm 2013 2014 2015 Mức tăng trưởng tuyệt đối 2015/2014 Mức tăng trưởng tương đối 2015/2014 Dư nợ cho vay ngắn hạn 228,454 305,706 377,856 72,15 123.60% Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2014/ 2015 Qua bảng số liệu ta thấy, năm 2015 TPBANK chi nhánh Thăng Long-Hà Nội đạt mức tăng trưởng lớn về dư nợ cho vay ngắn hạn, mức tăng trưởng
  • 49. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH SV: VI THỊ YẾN LỚP:CQ50/15.0444 tuyệt đối là 72,15 triệu và mức tăng trưởng tương đối là 123.60%. Bên cạnh đó, mức dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của ngân hàng. Điều này cho thấy hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng có hiệu quả cao, đảm bảo an toàn và sinh lời cho ngân hàng. b. Chỉ tiêu vòng quay vốn cho vay Vòng quay vốn ngắn hạn phản ánh tốc độ chu chuyển vốn ngắn hạn của ngân hàng. Vòng quay này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng, kỳ thu tiền bình quân, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và thiện chí trả nợ của khách hàng. Do vậy tuỳ thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh của khách hàng, vòng quay vốn ngắn hạn có thể khác nhau. Đối với ngành kinh doanh thương mại, tính tuần hoàn và chu chuyển vốn nhanh nên kỳ trả nợ sẽ nhanh hơn so với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng – giao thông vận tải. Vòng quay vốn cho vay ngắn hạn càng cao chứng tỏ việc tính toán các dòng tiền, kỳ hạn trả nợ là chính xác, công tác kiểm tra, giám sát được quan tâm đúng mức và thực hiện đúng với quy trình, nâng cao hiệu quả cho vay của ngân hàng. Bảng 2.8: Vòng quay vốn cho vay ngắn hạn Đvt: Triệu đồng Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2014/2015 TPBANK Hà Nội có vòng quay vốn cho vay ngắn hạn đạt 2,35vòng năm 2014 và con số này của năm 2015 là 2,64. So với toàn hệ thống ngân hàng Chỉ tiêu 2014 2015 Dư nợ cho vay ngắn hạn (1) 305,706 377,856 Doanh số thu nợ (2) 719,913 996,828 Vòng quay vốn cho vay ngắn hạn (2)/(1) 2,35 2,64