SlideShare a Scribd company logo
1 of 89
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.051
MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................. 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................ 4
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................. 5
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ GIẢI PHÁP
TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG
DOANH NGHIỆP....................................................................................... 9
1.1. Vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanhcủa DN................................... 9
1.1.1. Khái niệm và đặc trưngcủa vốn kinh doanh.......................................... 9
1.1.1.1. Khái niệm về vốn kinh doanh........................................................... 9
1.1.1.2.Đặc trưng của vốn kinh doanh trong nền kinh tế thị trường................... 9
1.1.2. Thành phầncủa vốn kinh doanh......................................................... 10
1.1.2.1. Vốncố định của Doanh nghiệp: ...................................................... 10
1.1.2.2. Vốn lưu động của Doanh nghiệp: .................................................... 12
1.1.3. Nguồn hình thành vốn kinh doanh của Doanh nghiệp:.......................... 14
1.1.3.1. Căncứ vào quan hệsở hữu vốn...................................................... 14
1.1.3.2. Căncứ vào thời gian huy động vàsử dụng nguồn vốn...................... 15
1.1.3.3. Căncứ vào phạm vi huy động vốn.................................................. 15
1.2. Quản trịsử dụng vốn kinh doanhcủa Doanh nghiệp:.............................. 17
1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn kinh doanh................................... 17
1.2.2 Nộidung quản trị sử dụng vốn kinh doanh........................................... 17
1.2.2.1. Quản trị vốn lưu động..................................................................... 17
1.2.2.2 Quản trị vốn cố định....................................................................... 21
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hìnhquản trịsửdụng vốn kinh doanh của DN23
1.2.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá tình hìnhquản trị vốn lưu động......................... 23
1.2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốncố định .......................... 26
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.052
1.2.3.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất và hiệu quảsử dụng vốn kinh doanh... 27
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởngđến quản trị vốn lưu độngcủa doanh nghiệp ..... 28
1.2.4.1. Nhân tố chủquan........................................................................... 28
1.2.4.2. Nhân tố kháchquan........................................................................ 29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TASCO ........................................................... 31
2.1. Quá trìnhhình thành pháttriển và đặc điểm hoạtđộngkinh doanh của Công
ty cổ phần TASCO .................................................................................... 31
2.1.1. Quá trình thành lập vàphát triển Công tycổ phần TASCO................... 31
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh củaCông tycổ phần TASCO.............. 32
2.1.2.1.Các hoạtđộng kinh doanh chính....................................................... 32
2.1.2.2.Lực lượng lao động......................................................................... 35
2.1.3. Tình hình tàichính chủ yếu của Công ty cổ phần TASCO.................... 37
2.1.3.1. Khái quátquy mô tàichính............................................................. 37
2.1.3.2. Tình hình biến động tàisản............................................................. 38
2.1.3.3. Tình hình biến động nguồn vốn....................................................... 41
2.2.1. Tìnhhìnhvốn kinh doanhvà nguồn vốn kinh doanh của Công ty cổ phần
TASCO.................................................................................................... 43
2.2.1.1 Tình hình biến động vốn kinh doanh. ............................................. 43
2.2.1.2 Tình hình biến động nguồn vốn kinh doanh. ................................... 45
2.2.2. Thực trạng quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần
TASCO.................................................................................................... 50
2.2.2.1 Thực trang quản trị vốn lưu động. .................................................. 50
2.2.2.2 Thực trạng quản trị vốn cố định...................................................... 63
2.2.2.3 Thực trạng hiệu suất và hiệu quả sử dụng VKD của công ty cổ phần
TASCO ............................................................................................ 70
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ
SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TASCO ...................78
3.1.Mục tiêu , định hướng phát triển của Công ty cổ phần TASCO ............. 77
3.1.1.Bối cảnh kinh tế xã hội. .................................................................... 77
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.053
3.1.2 Mục tiêu và định hướng phát triển Công ty cổ phần TASCO ................. 80
3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường hiệu quả quản trị sử dụng+ vốn
kinh doanh ở Công ty trong thời gian tới.................................................... 81
3.2.1. Tăng cường quản lý khoản phải thu của khách hàng ......................... 82
3.2.2. Tăng cường quản lý hàng tồn kho .................................................... 83
3.2.3. Tăng cường quản lý các khoản vốn bằng tiền.................................... 83
3.2.4. Tăng cường công tác quản lý vốn cố định......................................... 84
3.2.5. Giảm thiểu chi phí lãi vay................................................................ 85
3.2.6. Tăng cường đầu tư mở rộng thị trường ............................................. 85
3.2.8. Một số biện pháp khác..................................................................... 86
KẾT LUẬN.............................................................................................. 89
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.054
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. DN : Doanh nghiệp
2. DT : Doanh thu
3. DTT : Doanh thu thuần
4. EBIT : Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
5. EPS : Thu nhập một cổ phần
6. HĐKD : Hoạt động kinh doanh
7. HTK : Hàng tồn kho
8. LNST : Lợi nhuận sau thuế
9. NVDH : Nguồn vốn dài hạn
10. NVLĐTX : Nguồn vốn lưu động thường xuyên
11. NVNH : Nguồn vốn ngắn hạn
12. ROA : Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh
13. BEP : Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản
14. ROE : Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
15. SXKD : Sản xuất kinh doanh
16. TSCĐ : Tài sản cố định
17. TSDH : Tài sản dài hạn
18. TSLĐ : Tài sản lưu động
19. TSNH : Tài sản ngắn hạn
20. VCĐ : Vốn cố định
21. VCSH : Vốn chủ sở hữu
22. VLĐ : Vốn lưu động
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.055
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Cơ cấu nhân sự tại thời điểm 30/09/2015 ...................................... 35
Bảng 2.2: Khái quátquy mô tài chính......................................................... 37
Bảng 2.3: Tình hình biến động tàisản.......................................................... 39
Bảng 2.4 Cơ cấusự biến động tàisản củacông tycổ phầnTASCO................ 44
Bảng 2.5: Cơ cấu và sựbiến động nguồn vốn củaCông tycổ phần TASCO.... 47
Bảng 2.6 Nguồn vốn lưu động thường xuyêncủa công ty............................. 49
Bảng 2.7: Nhu cầu VLĐ thực tế.................................................................. 50
Bảng 2.8: Cơ cấu và sựbiến động của vốn bằng tiền năm 2015.................... 52
Bảng 2.9: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán................................... 54
Bảng2.10:Cơ cấu vàsựbiếnđộngcủacác khoảnphảithu năm 2015 ................. 56
Bảng 2.11:Tình hìnhquản trịcác khoản phải thu năm 2014 – 2015................. 57
Bảng 2.12: Tình hình công nợ năm 2015.................................................... 58
Bảng 2.13: Tình hình quản trị hàng tồn kho năm 2014 – 2015 .................... 60
Bảng 2.14: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị VLĐ năm 2014 – 2015.. 61
Bảng 2.15: Tình hình biến động tài sản cố định của công ty........................ 63
Bảng 2.16: Tình hình khấu hao tài sản cố định của công ty......................... 66
Bảng 2.17: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị VCĐ năm 2014 – 2015 . 68
Bảng 2.18: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị vốn kinh doanh năm 2015
................................................................................................................ 71
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.056
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường cũng như trong bất kỳ một hình thái kinh tế xã
hội nào khác, khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh đều với mục đích là sản
xuất ra hàng hoá và dịch vụ để trao đổi với các đơn vị kinh tế khác nhằm mục đích
tìm kiếm lợi nhuận thì nhất thiết phải bỏ ra một lượng vốn nhất định, vì vậy vốn là
tiền đề cho việc hình thành và phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Trước tình trạng nền kinh tế vừa trải qua thời kỳ khủng hoảng và dần có sự khởi sắc
mới, dưới sự tác động chính sách tài chính mở rộng của nhà nước việc huy động
vốn của doanh nghiệp từ các kênh đầu tư vốn dần thuận lợi ,nhưng thực trạng chung
ở nước ta về tình trạng sử dụng vốn lãng phí ,kém hiệu quả làm phá sản doanh
nghiệp là vấn đề cấp thiết cần loại bỏ. Vì vậy việc tăng trưởng và phát triển không
hoàn toàn phụ thuộc vào lượng vốn huy động được mà cơ bản phụ thuộc vào hiệu
quả quản lí và sử dụng vốn như thế nào để có hiệu quả nhất. .Sử dụng vốn có hiệu
quả là phải bảo toàn được số vốn đã bỏ ra, làm cho nó không ngừng sinh sôi nảy nở
nhưng phải dựa trên các nguyên tắc tài chính tín dụng và quy định của pháp luật.
Quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp là tiến trình hoạch định tổ chức,
lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động liên quan đến tạo lập và sử dụng VKD của
DN, nhằm nhìn nhận một cách tổng quát cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp,
giúp các nhà quản trị nhìn nhận được những điểm mạnh, điểm yếu, những nhược
điểm cần khắc phục cũng như phát huy được các tiềm năng sẵn có. Qua đó, đề xuất
các giải pháp hữu hiệu nhằm cải thiện cơ cấu vốn kinh doanh, thiết lập các dự báo
và các kế hoạch phù hợp giúp doanh nghiệp vững vàng vượt qua giai đoạn khó
khăn. Tuy nhiên trên thực tế, không ít doanh nghiệp chưa chú trọng đến công tác
quản trị vốn kinh doanh trong giai đoạn khó khăn hiện nay.Đây cũng là nguyên
nhân lý giải cho tình hình tài chính không lành mạnh, hiệu quả kinh doanh thấp tại
các doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đó cùng với quá trình tìm hiểu
thực tế tại công ty Cổ phần TASCO và dưới sự hướng dẫn tận tình của giảng viên
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.057
PGS.TS Vũ Văn Ninh, em đã lựa chọn đề tài: “Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng
cường quản trị sử dụng VKD tại Công ty cổ phần TASCO”
2. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài đi sâu và tìm hiểu các vấn đề liên quan đến các vấn đề về vốn kinh
doanh, từ đó đưa ra các giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh của doanh
nghiệp như lý luận chung về tài chính doanh nghiệp, thông qua các chỉ tiêu đánh
giá thực trạng và hiệu quả vốn kinh doanh của doanh nghiệp tại công ty cổ phần
TASCO
3. Mục đích nghiên cứu
-Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về vốn kinh doanh.
-Phân tích thực trạng tình hình vốn kinh doanh và công tác quản trị vốn kinh
doanh của Công ty cổ phần TASCO
-Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh
của Công ty cổ phần TASCO
4. Phạm vi nghiên cứu
-Về không gian: Nghiên cứu về vốn kinh doanh và biện giải pháp tăng cường
quản trị vốn kinh doanh của công ty cổ phần TASCO, địa chỉ: Tầng 4, Tòa nhà M5,
số 91 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội -Về
thời gian: Từ 9/1/2015 đến 28/5/2015
-Về nguồn số liệu: Các số liệu được lấy từ báo cáo tài chính năm 2015,2014
và 2013.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở các phương pháp
duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, phương pháp điều
tra, phân tích, tổng hợp, thống kê, logic…đồng thời sử dụng các bảng biểu để minh
họa.
6. Kết cấu đề tài
Kết cấu luận văn gồm 3 chương:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.058
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về vốn kinh doanh và quản trị sử
dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần
TASCO trong thời gian qua
Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị sử dụng vốn kinh
doanh tại Công ty cổ phần TASCO
Do kiến thức còn hạn hẹp cả về lý luận lẫn thực tiễn, luận văn của em không
tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, hướng dẫn của các
thầy cô để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.059
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ GIẢI PHÁP TĂNG
CƯỜNG QUẢN TRỊ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG
DOANH NGHIỆP
1.1. Vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của DN
1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của vốn kinh doanh
1.1.1.1. Khái niệm về vốn kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các
doanh nghiệp cần phải có các yếu tố cơ bản là: sức lao động, đối tượng lao động và
tư liệu lao động. Để có được các yếu tố này, doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn
nhất định phù hợp với qui mô và điều kiện kinh doanh của mình. Vốn là điều kiện
tiên quyết, có ý nghĩa quyết định tới mọi khâu của quy trình sản xuất kinh doanh.
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thường xuyên vận động và chuyển hóa từ
hình thái ban đầu là tiền sang hình thái hiện vật và cuối cùng trở lại hình thái ban
đầu là tiền. Đó là sự tuần hoàn của vốn. Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp diễn ra liên tục, không ngừng đòi hỏi sự tuần hoàn của vốn cũng
phải diễn ra liên tục, lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ tạo thành sự chu chuyển của
vốn kinh doanh. Sự chu chuyển của vốn chịu sự chi phối rất lớn bởi đặc điểm kinh
tế - kỹ thuật của ngành kinh doanh.
Qua những phân tích trên ta có khái niệm: Vốn kinh doanh của doanh nghiệp
là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản được huy động, sử dụng vào hoạt
động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.
1.1.1.2. Đặc trưng của vốn kinh doanh trong nền kinh tế thị trường
Vốn kinh doanh có các đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất: Vốn phải đại diện cho 1 lượng giá trị tài sản. Điều này có nghĩa là
vốn được biểu hiện bằng giá trị của những tài sản hữu hình và vô hình như: nhà
cửa, đất đai, bản quyền phát minh sáng chế... Cùng với sự phát triển của nền kinh tế
thị trường, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì những tài sản vô hình ngày càng
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0510
phong phú, đa dạng và giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra khả năng sinh lời của
doanh nghiệp.
Thứ hai: Vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định và phải được quản lý chặt
chẽ.
Thứ ba: Trong nền kinh tế thị trường, vốn là một hàng hoá đặc biệt, nó có giá
trị và giá trị sử dụng như mọi hàng hoá khác. Giá trị sử dụng của vốn là để sinh lời.
Tuy nhiên vốn lại khác những hàng hoá khác ở chỗ quyền sở hữu và quyền sử dụng
vốn có thể gắn với nhau nhưng cũng có thể tách rời nhau.
Thứ tư: Vốn phải được tích tụ, tập trung đến 1 lượng nhất định mới có thể phát
huy được tác dụng. Do vậy, các doanh nghiệp không chỉ có nhiệm vụ khai thác tiềm
năng về vốn mà còn phải tìm cách thu hút các nguồn vốn.
Thứ năm: Vốn có giá trị về mặt thời gian, điều này rất có ý nghĩa khi bỏ vốn
đầu tư và tính hiệu quả của đồng vốn mang lại.
1.1.2. Thành phần của vốn kinh doanh
Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, vốn kinh doanh được chia thành:
1.1.2.1. Vốn cố định của Doanh nghiệp:
 Khái niệm vốn cố định :
Để hình thành các TSCĐ đòi hỏi doanh nghiệp phải ứng trước một lượng vốn
tiền tệ nhất định, lượng vốn tiền tệ này được gọi là VCĐ của doanh nghiệp. VCĐ là
một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ. TSCĐ của doanh nghiệp là những
tài sản có giá trị lớn, có thời gian sử dụng dài cho các hoạt động của doanh nghiệp
và phải thỏa mãn đồng thời tất cả các tiêu chuẩn là TSCĐ bao gồm tiêu chuẩn về
thời gian và tiêu chuẩn về giá trị.
 Đặc điểm luân chuyển của VCĐ:
Quy mô của vốn cố định lớn hay nhỏ sẽ quyết định đến quy mô, tính đồng bộ
của tài sản cố định, ảnh hưởng rất lớn đến trình độ trang bị kĩ thuật và công nghệ,
năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngược lại, trong quá trình tham gia
vào hoạt động kinh doanh, VCĐ thực hiện chu chuyển giá trị của nó. Sự chu chuyển
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0511
này của VCĐ chịu sự chi phối rất lớn bởi đặc điểm kinh tế kĩ thuật của TSCĐ. Có
thể khái quát những đặc điểm của VCĐ trong quá trình kinh doanh của doanh
nghiệp như sau:
- VCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh mới hoàn thành một
vòng chu chuyển. Điều này là do đặc điểm của TSCĐ có thời gian sử dụng lâu dài,
trong nhiều chu kì sản xuất kinh doanh quyết định.
- Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, VCĐ chu
chuyển giá trị dần dần từng phần và được thu hồi giá trị từng phần sau mỗi chu kỳ
sản xuất kinh doanh.
Tài sản cố định bị hao mòn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, giá
trị của TSCĐ chuyển dần dần từng phần vào trong giá trị sản phẩm. Theo đó, VCĐ
cũng được tách thành hai phần: một phần gia nhập vào chi phí sản xuất (dưới hình
thức chi phí khấu hao), tương ứng với phần hao mòn của tài sản cố định. Phần còn
lại của VCĐ được “cố định” vào trong TSCĐ. Trong các chu kỳ sản xuất tiếp theo,
nếu phần vốn luân chuyển được dần dần tăng lên thì phần vốn “cố định” dần giảm
đi tương ứng với mức giảm dần giá trị sử dụng của tài sản cố định. Kết thúc sự biến
thiên nghịch chiều đó cũng là lúc tài sản cố định hết thời gian sử dụng và vốn cố
định hoàn thành một vòng chu chuyển.
- VCĐ chỉ hoàn thành một vòng chu chuyển khi tái sản xuất được TSCĐ về
mặt giá trị, tức là khi thu hồi đủ tiền khấu hao TSCĐ.
 Phân loại tài sản cố định
Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định. Do TSCĐ có nhiều loại
khác nhau, mỗi loại có những đặc điểm và yêu cầu quản lý khác nhau nên yêu cầu
phân loại để có biện pháp quản lý phù hợp. Phân loại tài sản là việc phân chia
TSCĐ thành những nhóm, những loại khác nhau theo những tiêu thức phân loại
nhất định. Sau đây là những cách phân loại TSCĐ chủ yếu:
Thứ nhất:Phân loại tài sản cố định theo hình thức biểu hiện và công dụng kinh
tế
Theo phương pháp này, toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp chia thành 2 loại:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0512
-Tài sản cố định hữu hình: Là TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể do DN sử
dụng cho hoạt động SXKD, bao gồm: nhà cửa, máy móc thiết bị, phương tiện vận
tải, thiết bị truyển dẫn, thiết bị dụng cụ quản lý…
-Tài sản cố định vô hình: Là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng
xác định được giá trị, bao gồm: quyền sử dụng đất, nhãn hiệu hàng hóa, quyền phát
hành, phần mềm máy tính, bản quyền, bằng sáng chế, …
Thứ hai:Phân loại tài sản cố định theo tình hình sử dụng
Căn cứ vào tình hình sử dụng TSCĐ, có thể chia toàn bộ TSCĐ của doanh
nghiệp thành các loại sau:
-Tài sản cố định đang dùng.
-Tài sản cố định chưa cần dùng.
-Tài sản cố định chưa cần dùng và đang chờ thanh lý.
Thứ ba:Phân loại tài sản cố định theo mục đích sử dụng
Dựa theo tiêu thức này, toàn bộ tài sản của DN được chia thành 2 loại:
-Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh: Là những TSCĐ đang dùng
cho hoạt động SXKD cơ bản và hoạt động SXKD phụ của DN.
-Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng:
Là những TS không mang tính chất sản xuất do DN quản lý sử dụng cho các hoạt
động phúc lợi sự nghiệp, các hoạt động đảm bảo an ninh, quốc phòng.
Dựa vào các đặc điểm chu chuyển của vốn cố định và cách phân loại trên,
người quản lý doanh nghiệp nắm được tổng thể tình hình sử dụng TSCĐ của DN.
Trên cơ sở đó, đề ra các biện pháp sử dụng tối đa các TSCĐ hiện có trong DN, giải
phóng nhanh các tài sản không cần dùng và thanh lý để thu hồi vốn.
1.1.2.2. Vốn lưu động của Doanh nghiệp:
 Khái niệm vốn lưu động
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài các tài sản cố định, doanh nghiệp cần
phải có các tài sản lưu động. Tài sản lưu động của doanh nghiệp gồm 2 bộ phận: Tài
sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông. Hai loại tài sản này luôn thay
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0513
thế chỗ cho nhau và vận động không ngừng nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản
xuất được tiến hành liên tục và thuận lợi.
Như vậy, để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành
thường xuyên liên tục, doanh nghiệp phải có một lượng tài sản lưu động nhất định.
Đòi hỏi doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn tiền tệ nhất định đầu tư vào các tài sản
đó. Số vốn tiền tệ này được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp.
Tóm lại, vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên
các tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp
được thực hiện thường xuyên liên tục.
 Đặc điểm của vốn lưu động
- VLĐ luôn thay đổihình thái biểu hiện trong quá trình chu chuyển.
- VLĐ dịch chuyển toàn bộ giá trị một lần vào giá trị sản phẩm mới được tạo
ra và được hoàn lại toàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh.
- VLĐ hoàn thành một vòng luân chuyển sau một chu kỳ kinh doanh khi
doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm và thu được tiền bán hàng.
Những đặc điểm này của VLĐ là do chịu sự chi phối của các đặc điểm
của TSLĐ, đó là tham gia vào từng chu kỳ sản xuất, bị tiêu dùng trong việc chế tạo
ra sản phẩm và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu.
Phân loại
Mục đích của phân loại vốn lưu động (VLĐ) là nhằm xem xét cơ cấu VLĐ
theo các tiêu thức phân loại. Các DN khác nhau sẽ có cơ cấu VLĐ khác nhau. Việc
phân tích cơ cấu VLĐtheo tiêu thức phân loại khác nhau sẽ giúp DN hiểu rõ hơn về
cơ cấu VLĐ mà mình đang quản lý và sử dụng.Sự hợp lý của cơ cấu VLĐ, chúng ta
cần xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu VLĐ. Các nhân tố ảnh hưởng chia
thành 3 nhóm chính:
-Nhân tố về mặt cung ứng vật tư như: khoảng cách giữa DN và nơi cung cấp,
khả năng cung cấp của thị trường, kỳ hạn giao hàng và khối lượng vật tư cung cấp
mỗi lần giao hàng, đặc điểm thời vụ của chủng loại vật tư cung cấp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0514
-Các nhân tố về mặt sản xuất như: đặc điểm kỹ thuật, công nghệ sản xuất của
DN, mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo, độ dài của chu kỳ sản xuất, trình độ tổ
chức quá trình sản xuất.
-Các nhân tố về mặt thanh toán như: phương thức thanh toán được chọn theo
hợp đồng bán hàng, thủ tục thanh toán, việc chấp hành kỉ luật thanh toán giữa các
doanh nghiệp.
1.1.3. Nguồn hình thành vốn kinh doanh của Doanh nghiệp:
VKD được hình thành từ các nguồn khác nhau. Tùy theo tiêu thức nhất định
mà nguồn VKD của doanh nghiệp được chia thành các loại khác nhau:
1.1.3.1. Căn cứ vào quan hệ sở hữu vốn
Dựa vào tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp thành hai loại:
Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
- Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, bao
gồm số vốn chủ sở hữu bỏ ra và phần bổ sung từ kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh. Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp mà vốn chủ sở hữu là vốn nhà nước,
vốn tự bổ sung từ lợi nhuận sau thuế và từ các quỹ của doanh nghiệp. Đặc điểm của
nguồn vốn chủ sở hữu là không có thời gian đáo hạn, có độ an toàn cao, lợi nhuận
chi trả không ổn định, phụ thuộc vào tình hình kinh doanh và chính sách phân phối
lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Nợ phải trả là biểu hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh nghiệp có trách
nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác như: nợ vay, các khoản phải trả
cho người bán, Nhà nước, người lao động trong doanh nghiệp… Nợ phải trả có thể
là nợ phải trả ngắn hạn (có thời gian đáo hạn dưới một năm) hoặc nợ phải trả dài
hạn (có thời gian đáo hạn trên một năm).
Để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, thông thường một doanh nghiệp
phải phối hợp cả hai nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Sự kết hợp này phụ
thuộc vào đặc điểm của ngành mà doanh nghiệp hoạt động, và quyết định của nhà
quản lí. Nhận thức được từng lọai vốn sẽ giúp doanh nghiệp tìm được biện pháp tổ
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0515
chức quản lí, sử dụng vốn hợp lý, đồng thời có thể tính toán để tìm ra kết cấu vốn
hợp lí với chi phí sử dụng vốn thấp nhất.
1.1.3.2. Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng nguồn vốn
- Nguồn vốn thường xuyên:
Là tổng thể các nguồn có tính chất ổn định mà doanh nghiệp có thể sử dụng
vào hoạt động kinh doanh. Nguồn này thường dùng để mua sắm, hình thành TSCĐ
và một bộ phận tài sản lưu động thường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp.
Nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp tại 1 thời điểm có thể xác định
bằng công thức:
Nguồn vốn thường xuyên = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn
Hoặc:
Nguồn vốn thường xuyên = Giá trị tổng tài sản - Nợ ngắn hạn
- Nguồn vốn tạm thời:
Là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp
ứng các yêu cầu có tính chất tạm thời phát sinh trong hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Nguồn vốn này thường bao gồm vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ
chức tín dụng, các nợ ngắn hạn khác.
Phương pháp phân loại này giúp cho các nhà quản lí xem xét huy động các
nguồn vốn phù hợp với thời gian sử dụng của các yếu tố cần thiết cho quá trình kinh
doanh đáp ứng đầy đủ kịp thời VKD và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
của doanh nghiệp.
1.1.3.3. Căn cứ vào phạm vi huy động vốn
* Nguồn vốn bên trong:
Là nguồn vốn có thể huy động được vào đầu tư từ chính hoạt động của
bản than doanh nghiệp tạo ra. Nguồn vốn bên trong thể hiện khả năng tự tài trợ của
doanh nghiệp.
Nguồn vốn từ bên trong của doanh nghiệp bao gồm:
- Lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0516
- Khoản khấu hao tài sản cố định
- Tiền nhượng bán tài sản, vật tư không cần dùng hoặc thanh lý TSCĐ.
Khi sử dụng nguồn vốn bên trong có nhiều điểm lợi và bất lợi chủ yếu sau:
- Những điểm lợi:
+ Chủ động đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp, nắm bắt kịp thời các
thời cơ trong kinh doanh.
+ Tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn.
+ Giữ được quyền kiểm soát doanh nghiệp.
+ Tránh được áp lực phải thanh toán đúng kỳ hạn.
- Những hạn chế:
+ Hiệu quả sử dụng thường không cao.
+ Sự giới hạn về mặt quy mô nguồn vốn.
Nguồn vốn huy động bên trong có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển
của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thông thường nguồn vốn bên trong không đủ đáp ứng
nhu cầu vốn cho đầu tư, nhất là đối với các doanh nghiệp đang trong quá trình tăng
trưởng. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm kiếm nguồn vốn từ bên ngoài
doanh nghiệp.
* Nguồn vốn từ bên ngoài:
Việc huy động vốn từ bên ngoài của doanh nghiệp để tăng thêm nguồn tài
chính cho hoạt động kinh doanh là vấn đề hết sức quan trọng đối với 1 doanh
nghiệp. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã làm nảy sinh nhiều
hình thức và phương pháp mới cho phép doanh nghiệp huy động vốn từ bên ngoài.
Nguồn vốn từ bên ngoài bao hàm một số nguồn vốn chủ yếu sau:
- Vay người thân
- Vay ngân hang thương mại và các tổ chức tài chính khác.
- Gọi góp vốn liên doanh liên kết.
- Tín dụng thương mại của nhà cung cấp.
- Thuê tài sản.
- Huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0517
....
Việc huy động vốn từ bên ngoài sẽ làm khuếch đại lợi nhuận sau thuế
cho doanh nghiệp nếu như doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và lợi nhuận trên vốn
kinh doanh lớn hơn chi phí sử dụng vốn; ngược lại sẽ có thể làm cho doanh nghiệp
lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính.
1.2. Quản trị sử dụng vốn kinh doanh của Doanh nghiệp:
1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn kinh doanh
 Khái niệm
Quản trị vốn kinh doanh là quá trình lựa chọn và đưa ra các quyết định tài
chính, tổ chức thực hiện các quyết định này nhằm đảm bảo cho quá trình diễn ra
thường xuyên liên tục, đảm bảo cho việc sử dụng VKD có hiệu quả và hướng tới
mục tiêu tối đa hóa giá trị của DN.
 Mục tiêu quản trị vốn kinh doanh
- Xác định nhu cầu vốn và tổ chức hoạt động vốn đầy đủ kịp thời đáp ứng
nhu cầu sản xuất.
- Đảm bảo tối đa hóa lợi ích chủ sở hữu.
- Tổ chức sử dụng vốn hiệu quả.
Đối với doanh nghiệp thì việc tối đa hóa giá trị doanh nghiệp là mục đích cuối
cùng của quản trị VKD. Có thể hiểu là với một lượng vốn nhất định ban đầu ta bỏ
vào đầu tư SXKD, nó sẽ đem lại cho ta lợi nhuận cao nhất có thể, đồng thời làm cho
lượng vốn đó không ngừng sinh sôi nảy nở. Kết quả sử dụng vốn phải thỏa mãn
được lợi ích của DN và các nhà đầu tư ở mức độ mong muốn cao nhất, đồng thời,
nâng cao được lợi ích của xã hội.
1.2.2 Nội dung quản trị sử dụng vốn kinh doanh
1.2.2.1. Quản trị vốn lưu động
Quản trị vốn lưu động bao gồm các nội dung sau:
 Xác định nhu cầu vốn lưu động
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0518
Khái niệm: Nhu cầu vốn lưu độngthường xuyên là số vốn lưu động tối thiểu
cần phải có để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được
tiến hành bình thường, liên tục.
Dưới mức này, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ gập khó
khăn, thậm chí bị đình trệ, gián đoạn. Nhưng nếu trên mức cần thiết lại gây nên tình
trạng vốn bị ứ đọng, sử dụng vốn lãng phí, kém hiệu quả. Chính vì vậy, trong quản
trị vốn lưu động các doanh nghiệp cần chú trọng xác định chính xác nhu cầu vốn
lưu động thương xuyên cần thiết, phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh cụ
thể của doanh nghiệp.
Hiện nay có 2 phương pháp chủ yếu xác định nhu cầu VLĐTX của doanh
nghiệp:
a. Phương pháp trực tiếp:
Nội dung cơ bản của phương pháp này là: Xác định trực tiếp nhu cầu VLĐ
cho hàng tồn kho, các khoản phải thu, các khoản phải trả nhà cung cấp rồi tập hợp
lại thành tổng NCVLĐ của DN.
- Xácđịnh nhu cầu vốn HTK
+ Nhu cầu VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất.
+Nhu cầu VLĐ dự trữ trong khâu sản xuất.
+Nhu cầu VLĐ dự trữ trong khâu lưu thông.
- Xác định nhu cầu vốn nợ phải thu.
-Xác định nhu cầu vốn nợ phải trả nhà cung cấp.
- Tổng hợp xác định nhu cầu VLĐ của DN theo công thức sau:
Nhu cầu
VLĐ
= Vốn hàng tồn
kho
+ Nợ phải thu - Nợ phải trả nhà
cung cấp
b. Phương pháp gián tiếp:
Dựa vào phân tích tình hình tài chính thực tế sử dụng VLĐ của doanh nghiệp
năm báo cáo, sự thay đổi về quy mô kinh doanh và tốc độ luận chuyển LVĐ năm kế
hoạch, hoặc sự biến động nhu cầu vốn lưu động theo doanh thu thực hiện năm báo
cáo để xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp năm kế hoạch.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0519
Các phương pháp:
- Phương pháp điều chỉnh theo tỷ lệ phần trăm nhu cầu VLĐ so với năm báo
cáo.
- Phương pháp dựa vào tổng mức luân chuyển vốn và tốc độ luân chuyển vốn
năm kế hoạch.
- Phương pháp dựa vào tỷ lệ phần trăm trên doanh thu.
Các bước xác định nhu cầu VLĐTX theo phương pháp tỷ lệ phần trăm trên
doanh thu:
Bước 1: tính số dư bình quân các khoản phải thu, hàng tồn kho, vốn chiếm
dụng bình quân trong kỳ thực hiện.
Bước 2: tính tỷ lệ phần trăm của các khoản đó so với doanh thu thực hiện
được trong kỳ.
Bước 3: tính tỷ lệ nhu cầu VLĐ so với doanh thu theo công thức:
Nhu cầu
VLĐ so với
DT
=
Nợ phải thu+ Hàng tồn kho
-
Nợ chiếm dụng
Doanh thu Doanh thu
Dùng tỷ lệ phần trăm đó để ước tính nhu cầu vốn cho năm kế hoạch trên cơ sở
doanh thu dự kiến năm kế hoạch.
Nhu cầu VLĐ
cho năm kế
hoạch
= DT dự kiến năm kế
hoạch
X Tỷ lệ nhu cầu VLĐ so với
DT
Bước 4: Định hướng nguồn trang trải nhu cầu tăng vốn kinh doanh trên cơ sở
kết quả kinh doanh kỳ kế hoạch.
Sau khi xác định nhu cầu VLĐ hợp lý thì DN cũng cần chủ động có các
phương án, kế hoạch để sử dụng VLĐ sao cho phù hợp, linh hoạt và hiệu quả.
 Phân bổ vốn lưu động.
Vốn lưu động bao gồm vốn bằng tiền, vốn tồn kho, vốn trong thanh toán.Làm
thế nào để vốn lưu động phát huy được hiệu quả, đạt được mục tiêu trong kinh
doanh. Để làm được điều đó thì cần phân bổ vốn lưu động như thế nào.Qua tỷ trọng
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0520
từng loại mà ta có thể biết được tình trạng VLĐ của công ty. Tỷ trọng của vốn tồn
kho cao có thể là do DN đang bị ứ đọng hàng hóa hoặc do chính sách dự trữ hàng
của DN. Tỷ trọng của vốn trong thanh toán cao có thể là do chính sách bán chịu của
DN hay do DN bị nhiều khoản khó đòi,…Như vậy, tùy vào tùng thời kỳ,từng chính
sách của DN mà có sự phân bổ VLĐ một cách hợp lý.
 Quản trị vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền: (gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) là một bộ
phận cấu thành nên tài sản ngắn hạn. Đây là loại tài sản có tính thanh khoản cao
nhất và quyết định khả năng thanh toán nhanh của DN.
Quản trị vốn bằng tiền trong DN bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
+Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu để đáp ứng các nhu
cầu chi tiêu tiền mặt của DN trong kỳ.
+Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu tiền mặt: DN cần quản lý chặt chẽ các
khoản phải thu chi tiền mặt để tránh bị mất mát, lợi dụng. Thực hiện nguyên tắc mọi
khoản chi thu tiền mặt đều phải qua quỹ, không được thu chi ngoài quỹ,..
+Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm: Thực hiện
dự báo và quản lý có hiệu quả các dòng tiền nhập, xuất quỹ trong từng thời kỳ để
chủ động đáp ứng yêu cầu thanh toán nợ của DN. Có biện pháp đảm bảo cân đối thu
chi tiền mặt và sử dụng có hiệu quả nguồn tiền mặt nhàn rỗi( đầu tư tài chính ngắn
hạn)
 Quản trị nợ phải thu
Khoản phải thu: là số tiền khách hàng nợ DN do bán chịu hàng hóa hoặc dịch
vụ
Quản trị các khoản nợ phải thu liên quan đến sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi
ro trong bán chịu hàng hóa, dịch vụ. Nếu không bán chịu hàng hóa thì DN sẽ mất đi
cơ hội tiêu thụ sản phẩm. Song nếu bán chịu quá mức sẽ dẫn đến làm tăng chi phí
quản trị khoản phải thu, làm tăng nguy cơ rủi ro hoặc nợ khó đòi cho DN. Vì vậy,
cần quản lý đặc biệt khoản này.
Để quản trị các khoản phải thu DN cần chú trọng đến các biện pháp sau đây:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0521
+Xác định chính sách bán chịu đối với từng khách hàng: Cần xác định giới
hạn tối thiểu về mặt uy tín của khách hàng để DN có thể chấp nhận bán chịu. Tùy
theo mức độ đáp ứng các yêu cầu này mà DN nên áp dụng chính sách bán chịu nới
lỏng hay thắt chặt cho phù hợp.
+Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu: cần thực hiện qua các
bước: thu thấp thông tin về khách hàng( các kết quả xếp hạng tín dụng, xếp hàng tín
dụng, các thông tin liên quan khác,…), đánh giá uy tín khách hàng theo thông tin
thu nhận được,lựa chọn quyết định nới lỏng hay thắt chặt bán chịu, thậm chí từ chối
bán chịu.
+Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ: áp dụng các biện
pháp phù hợp như: sử dụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp, xác định trọng tâm
quản lý và thu hồi nợ trong từng thời kỳ để có chính sách thu hồi nợ thích hợp,…
 Quản trị hàng tồn kho
Tồn kho dự trữ là những tài sản DN dự trữ để đưa vào sản xuất hoặc bán ra sau
này,
Căn cứ vào vai trò của chúng, tồn kho dự trữ được chia thành 3 loại: tồn kho
nguyên vật liệu, tồn kho sản phẩm dở dang, tồn kho thành phẩm.
Việc hình thành lượng hàng tồn kho, đòi hỏi phải ứng trước một lượng tiền
nhất định gọi là vốn tồn kho dự trữ. Quy mô VTK dự trữ chịu ảnh hưởng trực tiếp
mức tồn kho dự trữ của DN. Tuy nhiên, mức tồn kho dự trữ chịu ảnh hưởng bởi
nhân tố khác nhau: quy mô sản xuất, khả năng sẵn sang cung ứng vật tư của thị
trường, giá cả vật tư hàng hóa, khoảng cách vận chuyển từ nơi cung ứng,…Đối với
các loại sản phẩm dở dang bán thành phẩm thường chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố
kỹ thuật, công nghệ sản xuất, thời gian chế tạo,… Riêng với tồn kho sản phẩm chịu
ảnh hưởng của số lượng sản phẩm tiêu thụ, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu
sản xuất và khâu tiêu thụ, sức mua của thị trường,…
Biện pháp: sử dụng mô hình EOQ để xác định mức đặt hàng kinh tế tính chi
phí tồn kho dự trữ sao cho nhỏ nhất.
1.2.2.2 Quản trị vốn cố định
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0522
Quản trị vốn cố định của DN bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
 Lựa chọn quyết định đầu tư TSCĐ
Điều này có thể giúp cho các DN dự báo được nhu cầu vốn cố định tương đối
chính xác với nhu cầu thực tế của DN cũng như tỷ trọng đầu tư vào mỗi loại tài sản
nhằm phát huy tối đa công dụng của mỗi loại tài sản, nâng cao hiệu quả hoạt động.
Để dự báo các nguồn vốn đầu tư vào TSCĐ các DN có thể dựa vào các căn cứ:
+Quy mô và khả năng sử dụng quỹ đầu tư phát triển hoặc quỹ khấu hao để đầu
tư mua sắm TSCĐ hiện tại và các năm tiếp theo,
+ Khả năng ký kết hợp đồng liên doanh với các DN khác.
+Khả năng huy động vốn vay dài hạn từ các ngân hàng thương mại hoặc phát
hành trái phiếu DN trên thị trường vốn,
+Các dự án đầu tư TSCĐ tiền khả thi và khả thi đã được cấp có thẩm quyền
duyệt
 Phân cấp quản lý và sử dụng TSCĐ của DN
Việc phân cấp quản lý sẽ góp phần phát huy tối đa hiệu quả mỗi loại TSCĐ
trong quá trình sử dụng, phối hợp một cách nhịp nhàng các loại tài sản có thời gian
sử dụng hữu ích khác nhau cũng như nâng cao hiệu quả SXKD, tránh gấy lãng phí
hay làm mất mát TSCĐ.
Để nâng cao hiệu suất sử dụng và có thêm thu nhập, DN có thể cho thuê một
số tài sản không dùng đến cho các tổ chức cá nhân.
 Lựa chọn phương pháp khấu hao TSCĐ
Mỗi phương pháp khấu hao có những ưu điểm và nhược điểm riêng, vận dụng
với từng ngành, từng DN mà lựa chọn một phương pháp sao cho phù hợp, làm cơ sở
cho việc thu hồi vốn một cách kịp thời và đầy đủ nhất.
Một số phương pháp tính khấu hao chủ yếu:
+ Phương pháp khấu hao đường thẳng.
+Phương pháp khấu hao nhanh.
+ Phương pháp khấu hao theo sản lượng.
 Quản lý và sử dụng quỹ khấu hao
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0523
Khấu hao là khoản chi phí được phân bổ nhằm thu hồi vốn đầu tư ứng trước
để hình thành TSCĐ. Số tiền khấu hao thu hồi được tích lũy lại hình thành nên quỹ
khấu hao TSCĐ của DN. Qũy khấu hao này được dùng để tái sản xuất giản đơn
hoặc mở rộng các TSCĐ của DN khi hết thời gian sử dụng. Trong quá trình kinh
doanh, DN có quyền chủ động sử dụng số tiền khấu hao một cách linh hoạt, hiệu
quả nhưng phải đảm bảo hoàn trả đúng hạn.
 Kế hoạch sửa chữa lớn và thanh lý nhượng bán.
Theo nguyên tắc mỗi đồng vốn bỏ ra đều phải mất chi phí sử dụng vốn, nếu
không kịp thời thanh lý nhượng bán tức là vốn bị ứ đọng, làm giảm hiệu quả
SXKD. Vì vậy, DN cần có kế hoạch thanh lý nhượng bán để đảm bảo tất cả các
TSCĐ hiện có đều đưa vào sử dụng. Những tài sản không cần dùng hoặc chờ thanh
lý bán thì nhanh chóng thu hồi vốn, sử dụng vốn đó cho hoạt động SXKD hoặc đổi
máy móc thiết bị công nghệ.
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị sử dụng vốn kinh doanh của DN
1.2.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động
1- Tốc độ luân chuyển vốn lưu động:
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động được thể hiện qua hai chỉ tiêu: số lần luân
chuyển và kỳ luân chuyển vốn lưu động.
+ Số lần luân chuyển vốn lưu động( sô vòng quay vốn lưu động): L, được xác
định bằng công thức:
Vòng quay vốn
lưu động (
vòng)
=
Doanh thu thuần về BH
Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay VLĐ thực hiện được trong một kỳ nhất
định(thường là một năm).
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0524
+ Kỳ luận chuyển VLĐ:
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để VLĐ thực hiện một lần
luân chuyển hay độ dài thời gian một vòng quay của VLĐ trong kỳ. Vòng quay vốn
lưu động càng nhanh thì kỳ luân chuyển VLĐ càng được rút ngắn và chứng tỏ VLĐ
được sử dụng ngày càng hiệu quả.
+ Mức tiết kiệm vốn lưu động:
Mức tiết kiệm VLĐ = Mức luân chuyển VLĐ
bình quân 1 ngày
x Số ngày luân chuyển
rút ngắn
Chỉ tiêu này phản ánh số vốn lưu động có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ
luân chuyển vốn lưu động ở kỳ so sánh với kỳ gốc.
2-Hàm lượng vốn lưu động
Hàm lượng vốn
lưu động =
Số vốn lưu động bình quân
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này phản ánh để có một đồng doanh thu thuần về bán hàng cần tiêu
tốn bao nhiêu đồng vốn lưu động bình quân trong kỳ.
3-Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho:
Được đo bằng hai chỉ tiêu: số vòng quay hàng tồn kho và số ngày một vòng
quay hàng tồn kho.
+ Số vòng quay hàng tồn kho: phản ánh trong kỳ hàng tồn kho luân chuyển
được bao nhiêu vòng.
Số vòng quay hàng tồn
kho =
Gía vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân trong kỳ
+Số ngày một vòng quay hàng tồn kho: phản ánh số ngày cần thiết để hàng tồn
kho hoàn thành một vòng quay.
Số ngày 1 vòng quay hàng
tồn kho =
360
Số vòng quay HTK
Kỳ luân chuyển vốn
lưu động (ngày) =
Số ngày trong một kỳ
Vòng quay vốn lưu động
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0525
4-Tốc độ luân chuyển nợ phải thu:
+Số vòng quay nợ phải thu: Phản ánh trong một kỳ nợ phải thu luân chuyển
bao nhiêu vòng.
Số vòng quay nợ
phải thu =
Doanh thu trong kỳ( có thuế)
NPT bình quân trong kỳ
+Kỳ thu tiền trung bình: Phản ánh số ngày cần thiết để thu hồi hết các khoản
nợ phải thu.
Kỳ thu tiền trung
bình =
360
Số vòng quay nợ phải thu
5-Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp
+ Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
Hệ số khả năng thanh
toán hiện thời =
Tổng tài sản ngắn hạn
Tổng nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này phản ánh: cứ trong một đồng nợ ngắn hạn thì có bao nhiêu đồng
tài sản ngắn hạn đảm bảo.
+Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số khả năng thanh
toán nhanh =
Tài sản ngắn hạn-Hàng tồn kho
Tổng nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng vốn nợ ngắn hạn có bao nhiêu đồng tài
sản khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh đảm bảo cho một đồng nợ ngắn hạn đó.
+Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Hệ số khả năng thanh
toán tức thời =
Tiền và các khoản tương đương tiền
Tổng nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng nợ ngắn hạn thì có bao nhiêu đồng tài
sản ngắn hạn bằng tiền và các khoản tương đương tiền.
Các chỉ tiêu này càng lớn thì mức độ đảm bảo bằng khả năng thanh toán của
DN càng cao và ngược lại.DN luôn cố gắng tìm cách tăng hệ số trên để đảm bảo
khả năng thanh toán kịp thời và tránh rủi ro.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0526
1.2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn cố định
 Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Hiệu suất sử dụng
vốn cố định =
Doanh thu thuần về BH
Vốn cố định bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định tham gia sẽ tạo ra bao nhiêu
đồng DTT về bán hàng trong kỳ.
 Hàm lượng vốn cố định:
Hàm lượng VCĐ
=
VCĐ bình quân trong kỳ
Doanh thu thuần trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng DTT thì cần bao nhiêu đồng VCĐ.
Hàm lượng VCĐ càng thấp thì hiệu suất sử dụng VCĐ càng cao.
 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn cố định
Tỷ suất lợi nhuận vốn
cố định =
Lợi nhuận trước(sau) thuế
VCĐ bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh
trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước hoặc sau thuế.
 Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Tỷ suất lợi nhuận
VCĐ =
Doanh thu thuần trong kỳ
Nguyên giá TSCĐ bình quân trong
kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ trong kỳ tham gia tạo ra bao nhiêu
đồng DTT. Chỉ tiêu này cũng cho phép đánh giá trình độ sử dụng VCĐ của DN.
 Chỉ tiêu hệ số hao mòn TSCĐ:
Hệ số hao mòn
TSCĐ =
Số khấu hao lũy kế ở thời điểm đánh giá
Tổng nguyên giá TSCĐ ở thời điểm
đánh giá
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hao mòn TSCĐ trong doanh nghiệp vừa phản
ánh tổng quát tình trạng về năng lực còn lại của TSCĐ cũng như VCĐ ở thời điểm
đánh giá. Hệ số này càng cao chứng tỏ TSCĐ đã cũ và cần được đầu tư mới.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0527
1.2.3.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Chỉ tiêu vòng quay toàn bộ vốn
Vòng quay toàn
bộ vốn =
Doanh thu thuần
VKD bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh VKD trong kỳ chu chuyển được bao nhiêu vòng. Nếu
chỉ tiêu này càng cao thì hiệu suất sử dụng VKD càng cao.
 Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản(BEP)
Tỷ suất sinh lời kinh
tế của tài sản =
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
VKD bình quân sử dụng trong kỳ
Chỉ tiêu này cho phép đánh giá khả năng sinh lời của một đồng VKD, không
tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập DN và nguồn gốc của VKD.
 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh
Tỷ suất lợi nhuận
sau thuế
VKD(ROA)
=
Lợi nhuận sau thuế
VKD bình quân sử dụng trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng VKD bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này thường được các nhà quản trị sử dụng
nhiều vì nó phản ánh số lợi nhuận còn lại sau khi trừ đi lãi vay ngân hàng và thực
hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, được sinh ra do sử dụng bình quân một đồng
VKD.
 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu.
Tỷ suất lợi nhuận
sau thuế VCSH
(ROE)
=
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCSH bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao
nhiêu đồng LNST cho chủ sở hữu.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0528
 Phương trình DUPONT
Tỷ suất lợi nhuận sau
thuế vốn kinh doanh
(ROA)
= Hệ số lãi ròng x Vòng quay
toàn bộ vốn
Phương trình này cho thấy được tác động của yếu tố tỷ suất lợi nhuận sau thuế
trên doanh thu và hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn ảnh hưởng như thế nào đến tỷ suất
lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh.
Tỷ suất lợi
nhuận sau thuế
VCSH (ROE)
= Hệ số lãi
ròng
x Vòng quay
toàn bộ vốn
x Mức độ sử
dụng đòn bẩy
tài chính
Phương trình này cho thấy các yếu tố chủ yếu tác động đên tỷ suất lợi nhuận
vốn chủ sở hữu trong kỳ.
Tóm lại, thông qua các chỉ tiêu đánh giá cơ bản có thể giúp nhà quản lý đánh
giá được hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp từ đó tìm ra các biện pháp tối ưu
để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
VKD của DN luôn luân chuyển liên tục không ngừng từ hình thái này sang
hình thái khác, tại một thời điểm vốn tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau. Trong
quá trình vận động đó, VKD chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan cũng như
các yếu tố chủ quan làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của DN.
1.2.4.1. Nhân tố chủ quan
 Ngành nghề kinh doanh
Tùy theo từng ngành mà có những đặc thù riêng như: quy mô, cơ cấu nguồn
vốn, cơ cấu đầu tư vào TSCĐ,cơ cấu đầu tư vào TSLĐ, tốc độ vòng quay của vốn,
thời vụ, chu kỳ SXKD,…tác động đến luân chuyển vốn, phương thức thanh
toán,..Vì vậy, ta cần chú ý đến các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn trung
bình của ngành để có sự so sánh, nhận thấy những ưu điểm và hạn chế trong quá
trình quản lý và sử dụng VKD.
 Chiến lược đầu tư.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0529
Mỗi DN sẽ có một chiến lược đầu tư riêng của mình: về mẫu mã sản phẩm, về
chức năng công dụng, về chế độ khuyến mãi,…Chiến lược đầu tư tốt sẽ bán được
nhiều sản phẩm sớm thu hồi được vốn. Ngược lại, sản phẩm không phù hợp với yêu
cầu của thị trường, không tiêu thụ được sẽ làm ứ đọng hàng, ảnh hưởng không tốt
đến quá trình sử dụng vốn.
 Trình độ tay nghề của người lao động
Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm của DN sản xuất ra. Ảnh
hưởng đến mức độ sử dụng hiệu quả tài sản, năng suất lao động, chất lượng sản
phẩm, mức độ phế phẩm,…Từ đó tác động đến tốc độ tiêu thụ sản phẩm, ảnh hưởng
đến nhu cầu vốn.
 Trình độ tổ chức bộ máy quản lý,tổ chức sản xuất
Đây là nhân tố chủ quan ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn. Bộ máy quản lý tổ chức gọn nhẹ, làm việc hiệu quả, phối hợp với nhau
một cách ăn ý sẽ giúp cho DN sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả hơn. Ngược lại,
nếu trình độ quản lý vốn kém, buông lỏng thì sẽ gây thất thoát vốn, mất vốn gốc. Vì
vậy, cần chú ý đến nhu cầu vốn, cơ cấu vốn, sử dụng vốn một cách hợp lý có hiệu
quả, kết hợp với công tác quản lý nợ phải thu.
 Cơ chế khuyến khích và trách nhiệm vật chất trong doanh nghiệp
DN có chế độ đãi ngộ cao, thưởng sẽ làm cho công nhân viên phấn chấn, có
tinh thần làm việc hang say, cống hiến hết mình cho DN. Đây là nhân tố tác động
đến ý thức và hành vi thái độ làm việc, nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả
sản xuất kinh doanh,góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của DN.
1.2.4.2. Nhân tố khách quan
 Môi trường kinh doanh
Các biến động của nền kinh tến như: lạm phát, tăng trưởng, khủng hoảng,…có
ảnh hưởng trực tiếp và không hề nhỏ tới hoạt động kinh doanh của DN. Thêm vào
đó, sự cạnh tranh của các DN cùng ngành nghề cũng là một áp lực lớn vì trong điều
kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0530
Sự biến động cung cầu, giá cả, số lượng,…cũng tác động đến quá trình lưu
thông vốn của DN.Vì vậy, DN cần có các biện pháp điều chỉnh kịp thời đúng đắn để
nâng cao hiệu quả tối đa của DN.
 Môi trường khoa học công nghệ
Sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học công nghệ làm cho các thiết bị máy móc
bị lỗi thời và lạc hậu từng giờ. Đây là điều kiện cho DN chấp nhận đầu tư mạo hiểm
vào khoa học công nghệ mới để áp dụng vào SXKD của DN mình, tăng năng suất
lao động, giảm giá thành cũng là thách thức cho hầu hết các DN vì hao mòn vô hình
của TSCĐ ngày càng tăng, làm mất vốn của DN.
 Môi trường pháp lý.
Các chính sách của nhà nước rất quan trọng trong quá trình kinh doanh của
DN như: chính sách thuế, ưu đãi đầu tư, khấu hao TCSĐ, lãi suất thị trường khi đi
vay vốn,… các chính sách này có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến DN. Do
đó, nhà nước cần tạo điều kiện tối đa cho các DN có thể SXKD đạt hiệu quả cao.
 Những rủi ro bất thường
Trong quá trình SXKD, DN có thể gặp những rủi ro bất thường như: bão lũ,
hỏa hoạn, những biến động trong SXKD và thị trường,…đều làm cho tài sản của
DN có thể bị mất dẫn đến mất vốn của DN.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0531
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN TASCO
2.1. Quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của
Công ty cổ phần TASCO
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triểnCông ty cổ phần TASCO
Năm 1971:
Công ty Cổ phần Tasco tiền thân là Đội cầu Hà Nam và
hoạt động trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng giao thông.
Cùng với sự thay đổi về địa giới hành chính cũng như quá
trình đổi mới về quản lý các doanh nghiệp nhà nước của
Chính phủ, trong quá trình hoạt động Công ty đã nhiều lần
thay đổi tên gọi và trụ sở chính.
Năm 1976:
Công ty đổi tên thành Công ty Cầu Hà Nam Ninh trên cơ
sở sát nhập với Công ty Cầu Ninh Bình.
Tháng 12/1992:
Công ty đổi tên thành Công ty Công trình Giao thông Nam
Hà.
Năm 1997:
Công ty đổi tên thành Công ty Công trình Giao thông Nam
Định.
Tháng 6/2000:
Công ty tiến hành cổ phần hoá, từ Doanh nghiệp Nhà
nước chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ
phần theo Quyết định số 2616/2000/QĐ-UB ngày
20/11/2000 của UBND Tỉnh Nam Định và mang tên
Công ty Cổ phần Xây dựng Giao thông và Cơ sở hạ tầng
Nam Định.
01/01/2002:
Công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Xây dựng Hạ tầng
Thành Công
11/11/2003:
Công ty sáp nhập và trở thành công ty liên kết của Tổng
Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị - HUD.
15/12/2003: Công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Thành Công.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0532
26/12/2007:
Công ty đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà
Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với tên Công
ty Cổ phần Tasco và địa chỉ trụ sở chính tại: Tầng 3, Toà
nhà B15, Khu đô thị mới Đại Kim, Phường Đại Kim, Quận
Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội.
Năm 2008:
Công ty được cấp Giấy phép niêm yết Cổ phiếu theo Quyết
định số 125/QĐ-TTGDHN ngày 04/4/2008 do Giám đốc
Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội ký, chấp thuận
niêm yết cổ phiếu cho Công ty Cổ phần Tasco.
11/4/2008:
Cổ phiếu của Công ty (mã cổ phiếu: HUT) chính thức
được niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà
Nội (nay là Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội).
26/1/2010:
Công ty chuyển tới văn phòng trụ sở chính mới tại Tầng
33, Tòa nhà M5, Số 91 Nguyễn Chí Thanh, Phường Láng
Hạ, Quận Đống Đa, TP Hà Nội (Thông báo chuyển đổi trụ
sở chính và thay đổi Giấy phép Đăng ký kinh doanh số
15/TB-TASCO ngày 26/1/2010).
17/5/2012:
Công ty thay đổi trụ sở chính sang trụ sở chính mới tại
Tầng 4, Tòa nhà M5, Số 91 Nguyễn Chí Thanh, Phường
Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP Hà Nội (Thông báo chuyển
đổi trụ sở chính và thay đổi Giấy phép Đăng ký kinh doanh
số 95/TB-TASCO ngày 17/5/2012).
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần TASCO
2.1.2.1. Các hoạt động kinh doanh chính
Hiện nay, Công ty Cổ phần Tasco tham gia các hoạt động kinh doanh chính là:
Thi công xây lắp, đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông và Kinh doanh bất động sản
Thi công xây lắp, đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông
- Thi công xây lắp
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0533
Tasco là một trong những đơn vị luôn dẫn đầu trong lĩnh vực thi công xây
dựng hạ tầng giao thông tại khu vực miền Bắc và Miền Trung.
Với các lĩnh vực thi công như Cầu, Đường, Thủy lợi cùng doanh thu xây dựng
hạ tầng giao thông liên tục tăng đạt khoảng 1000 tỷ năm 2014 và quy mô công trình
ngày càng lớn như: QL38B Nam Định, QL39 - Hưng Yên, Tỉnh lộ 490C2 - Nam
Định, Cầu Hàn - Hải Dương, Cầu Vượt đường sắt Vĩnh Yên, Cầu Phù Vân - Hà
Nam, Hệ thống đê biển Thái Bình, Thanh hóa, TASCO đã và đang phát huy sức
mạnh nội tại và chiến lược đổi mới trong thời kỳ hội nhập để mở rộng thị phần,
nâng cao thương hiệu TASCO.
- Đầu tư Xây dựng hạ tầng giao thông
Đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông là một sản phẩm mũi nhọn của Tasco tại các
tỉnh Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Quảng Bình… Năm 2007 khi Chính
phủ có chủ trương xã hội hóa đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông bằng các hình thức
hợp đồng BOT (Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao), BT (Xây dựng - Chuyển
giao), TASCO đã nắm bắt cơ hội và xúc tiến đầu tư, đến nay khi nhắc đến Tasco
khách hàng đã nhắc đến các dự án lớn như dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 10
(Km92+900-Km98+400) đoạn từ cầu La Uyên đến cầu Tân Đệ (Thái Bình); dự án
đoạn tuyến tránh TP.Nam Định từ Quốc lộ 10 đến Thị trấn Mỹ Lộc (thuộc dự án
xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Phủ Lý); dự án đầu tư xây dựng công
trình cải tạo, nâng cấp đường 39B (Thái Bình), dự án đầu tư xây dựng công trình
mở rộng Quốc lộ 1 (Quảng Bình) theo hình thức BOT và rất nhiều các dự án khác
được thực hiện cũng như khẳng định chất lượng, uy tín với Bộ Giao thông vận tải
nói chung và các địa phương nơi các dự án đi qua nói riêng.
Kinh doanh bất động sản
Tasco bắt đầu đặt tên mình vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản từ 2007. Trải
qua 8 năm đầu tư và phát triển thì Kinh doanh Bất động sản vẫn được coi là ngành
kinh doanh mới với Công ty. Tuy nhiên với thông điệp “Thái - An - Sinh - Cao -
Ốc”, Tasco ngày càng nhận được sự tin tưởng của Khách hàng cũng như cộng đồng
trong và ngoài nước.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0534
Với mục tiêu trở thành một nhà đầu tư hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh bất
động sản, Tasco không ngừng nỗ lực về mọi mặt để chuyên nghiệp hóa và đa dạng
hóa các loại hình đầu tư nhằm xây dựng nên những Dự án, công trình với cam kết
chất lượng, kinh tế, thẩm mỹ đồng thời mong muốn ngày càng nhận được niềm tin
của khách hàng và cộng đồng.
Sau 8 năm đầu tư, Tasco đã có riêng mình 01 khu đô thị sinh thái với diện tích
50ha - Khu nhà ở Sinh thái Xuân phương và các dự án phát triển nhà ở như:
- Dự án Văn phòng cho thuê và chung cư cao cấp tại số 48 Trần Duy Hưng.
- Khu nhà ở cho cán bộ VPTW Đảng và Báo Nhân dân tại Phường Xuân
Phương - Nam Từ Liêm – Hà Nội.
Bên cạnh các lĩnh vực hoạt động trên, Công ty còn có các hoạt động kinh
doanh khác như kinh doanh bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Kinh doanh bán hàng
Đây là hoạt động kinh doanh mua bán nguyên vật liệu, và được triển khai tại
các công ty con. Hoạt động này chỉ là hoạt động hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh
chính là xây lắp hạ tầng giao thông.
Kinh doanh cung cấp dịch vụ
Tasco tham gia thi công 02 dự án BOT là: Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 10
(KM92+900-KM98+400) đoạn từ Cầu La Uyên đi Cầu Tân Đệ - Huyện Vũ Thư,
tỉnh Thái Bình và Dự án Tuyến tránh Thành phố Nam Định từ Quốc lộ 10 đến thị
trấn Mỹ Lôc thuộc dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định – Phủ Lý, do đó,
Công ty được phép thu phí giao thông của Trạm thu phí Tân Đệ và Trạm thu phí
Mỹ Lộc để hoàn vốn kinh doanh. Từ tháng 4/2009, Công ty bắt đầu thu phí giao
thông của Trạm thu phí Tân Đệ và từ tháng 8/2009 bắt đầu thu phí giao thông của
Trạm thu phí Mỹ Lộc.
Ngoài ra, Tasco cũng vừa đã được Bộ giao thông vận tải giao cho việc xây
dựng trạm thu phí không dừng và kiểm soát tải trọng xe trên Quốc lộ 1 và đường
Hồ Chí Minh. Trong xu thế giảm thuế nhập khẩu ô tô từ năm 2018 theo lộ trình
cam kết WTO, dự án này không chỉ đem lại nguồn thu phí ổn định cho Công ty Cổ
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0535
phần Tasco mà còn giúp Công ty gây dựng uy tín và tiếng tăm trên thị trường xây
dựng hạ tầng giao thông.
2.1.2.2. Lực lượng lao động
Chất lượng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng quyết
định sự phát triển lâu dài và bền vững của Công ty nên Công ty luôn đặt mục tiêu
xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên chuyên nghiệp lên hàng đầu trong chiến
lược phát triển của mình. Tính đến 30/09/2015, tổng số cán bộ công nhân viên của
Công ty là: 98 người.
Bảng 2.1: Cơ cấu nhân sự tại thời điểm 30/09/2015
STT Loại lao động Số lượng
Phân theo giới tính 98
1 Nam 67
2 Nữ 31
Phân theo trình độ học vấn 98
1 Trình độ trên Đại học 6
2 Trình độ Đại học, cao đẳng 81
3 Trình độ Trung cấp 0
4 Công nhân kỹ thuật vận hành 0
5 Lao động có tay nghề 11
*Chính sách đối với người lao động:
Nhằm vươn tới mục tiêu phát triển bền vững và lâu dài, Công ty đã xây dựng
chính sách đối với người lao động theo định hướng sau:
- Hỗ trợ và tạo mọi điều kiện để người lao động phát huy khả năng trong học
tập nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ.
- Đào tạo và sắp xếp nguồn nhân lực phù hợp với tình hình phát triển của
Công ty.
- Đảm bảo công việc đầy đủ cho người lao động, đảm bảo thu nhập phù hợp
với khả năng cống hiến và thị trường.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0536
- Thực hiện đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ đối với người lao động theo đúng
với chế độ, chính sách quy định.
- Có chính sách khen thưởng kịp thời đối với cá nhân và tập thể có công lao
đóng góp cho Công ty, có biện pháp kỷ luật đối với những cá nhân có hành động
ảnh hưởng xấu đến quyền lợi và uy tín Công ty.
- Có chính sách đãi ngộ thu hút lao động giỏi, phù hợp về Công ty và Chính
sách khuyến khích CBCNV gắn bó, làm việc lâu dài tại Công ty như: chính sách
thăm quan du lịch cho CBCNV, chính sách chăm sóc sức khỏe, giám định sức khỏe
định kỳ, chính sách nghỉ lễ, tết, ốm đau, thai sản, hiếu, hỷ...
- Công ty thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể nhân dịp kỷ niệm những
ngày lễ lớn và khuyến khích, động viên tinh thần người lao động như: Tết thiếu nhi,
tết trung thu, kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3; Kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam
20/10; Thưởng cho con em CBCNV đạt thành tích cao trong học tập....
- Hàng năm, Công ty cũng luôn xây dựng kế hoạch, thực hiện đào tạo và đào
tạo lại tay nghề, trình độ cho người lao động bằng nhiều hình thức, nhằm phát triển
đội ngũ cán bộ công nhân viên, đáp ứng yêu cầu đa dạng hóa ngành nghề của Công
ty, theo kịp trình độ công nghệ của các nước tiên tiến trên thế giới.
- Công ty xây dựng chính sách đào tạo cho riêng từng cấp: cho cấp quản lý và
cho nhân viên, đội trưởng/ chủ nhiệm công trình và công nhân. Điều này cho thấy
Lãnh đạo Công ty đã chú trọng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực,
cũng chính là tạo điều kiện và cơ hội cho toàn thể CBCNV của mình phát huy năng
lực trong quá trình cống hiến cho Công ty.
Vị thế của Công ty trong ngành
Lĩnh vực xây dựng hạ tầng, thi công xây lắp:
Lĩnh vực xây dựng hạ tầng, thi công xây lắp của Công ty trong các năm qua đã
thể hiện được kế hoạch phát triển của Công ty khi nhu cầu xây dựng hạ tầng là rất
lớn, toàn bộ các đơn vị thành viên đều gắng sức để thực hiện dự án của Công ty,
khối lượng hợp đồng ký kết ngày càng nhiều, giá trị hợp đồng ngày càng lớn so với
năng lực của Công ty đòi hỏi Công ty phải không ngừng mở rộng quy mô.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0537
Lĩnh vực kinh doanh Bất động sản:
Từ năm 2009, Công ty mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực kinh
doanh bất động sản. Là một doanh nghiệp mới trong ngành, nhưng Công ty cũng đã
nhanh chóng vươn lên thành một doanh nghiệp có vị thế tại thị trường bất động sản
tại Hà Nội. Các dự án mà Tasco tham gia đều có vị trí tương đối thuận lợi tại các
quận mới của Hà Nội và dự kiến sẽ mang lại khoản lợi nhuận đáng kể cho Công ty
với sự hỗ trợ mạnh từ ngành xây lắp truyền thống.
2.1.3. Tình hình tài chính chủ yếu của Công ty cổ phần TASCO
2.1.3.1. Khái quát quy mô tài chính
Bảng 2.2: Khái quát quy mô tài chính
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 31/12/2015 01/01/2015 Chênh lệch %
1. Tổng tài sản (TS) 5.060.293 3.657.030 1.403.263 38,37%
2. Vốn chủ sở hữu
(VC)
1.674.114 1.257.925 416.189 33,06%
3. Tổng mức luân
chuyển (LCT)
911.882 1.185.660 (273.778) (23,09%)
4. Lợi nhuận trước
thuế và lãi vay (EBIT)
204.426 271.871 (67.445) (24,81%)
5.Lợi nhuận sau thuế 159.685 255.831 (96.146) (37,58%)
6. Dòng tiền thuần
(LCtt)
168.999 87.377 81.622 93,41%
(Nguồn: BCTC tại ngày 31/12/ 2014, 31/12/2015 Công ty cổ phần cổ phần TASCO)
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0538
 Về qui mô tài sản, nguồn vốn:
Tài sản cuối năm 2015 tăng thêm 1.403.263 triệu đồng so với đầu năm,
tương ứng với tỉ lệ tăng là 38,37%,cho thấy qui mô vốn của doanh nghiệp tăng, làm
tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nguồn vốn chủ sở hữu cuối kì tăng
thêm 416.189 triệu đồng ,tương ứng với tỉ lệ 33,06%, qui mô sản nghiệp tăng mạnh,
khả năng độc lập về tài chính được nâng cao.
 Về qui mô kết quả kinh doanh:
Năm 2015, LCT giảm 273.778 triệu đồng, tương ứng với 23,09%, giảm do 2
yếu tố đó là từ doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu bán hang, cung cấp
dịch vụ. LCT giảm (-23,09%) trong khi tổng tài sản tăng (38,37%)) làm tăng hiệu
suất sử dụng tài sản.
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay năm 2015 giảm 67.445 triệu đồng, tương ứng
tỉ lệ -24,81% cho thấy quy mô của kết quả kinh doanh của DN năm 2015 giảm
mạnh so với năm 2014. Kéo theo đó lợi nhuận sau thuế giảm đi 96.146 triệu đồng,
tương ứng -37,58%. Lợi nhuận sau thuế giảm cho thấy việc đầu tư chưa mang lại
kết quả như mong muốn, khả năng sinh lời của DN giảm.
 Về qui mô dòng tiền:
Dòng tiền thuần năm 2015 tăng so với năm 2014, cho thấy DN đang thu nhiều
hơn chi với mức tăng thêm 81.622 triệu đồng. Lượng tăng thêm này chủ yếu đến từ
việc tăng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh.
2.1.3.2. Tình hình biến động tài sản
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0539
Bảng 2.3: Tình hình biến động tài sản
Đơn vị tính : triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/2015 31/12/2014 Chênh lệch
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền
Tỷ trọng
(%) Số tiền Tỷ lệ (%)
Tỷ trọng
(%)
A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 1.122.235 22,18% 716.970 19,61% 405.265 56,52% 2,57%
I.Tiền và các khoản tương đương
tiền 280.813 25,02% 111.814 15,60% 168.999 151,14% 9,42%
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn
hạn 12.447 1,11% 12.372 1,73% 75 0,61% (0,62%)
III.Các khoản phải thu ngắn hạn 782.549 69,73% 514.955 71,82% 292.600 59,72% 1,39%
IV. Hàng tồn kho 44.539 3,97% 55.220 7,70% (10.681) (0,02%) (-3,73%)
V. Tài sản ngắn hạn khác 1.887 0,17% 22.609 3,15% (20.722) (91,65%) (2,98%)
B - TÀI SẢN DÀI HẠN 3.938.058 77,82% 2.940.061 80,39% 997.997 33,94% (2,57%)
I. Các koản phải thu dài hạn 857.894 21,78% 638.075 21,70% 219.819 34,45% 0,08%
II. Tài sản cố định 1.468.019 32,28% 1.553.855 52,85% (85.836) (5,52%) (20,57%)
III. Bất động sản đầu tư 0 0
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài
hạn 1.609.091 40,86% 742.769 25,26% 866.322 116,63% 15,6%
V. Tài sản dài hạn khác 3.054 5,08% 5.361 0,18% (2.307) (43,03%) 4,9%
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 5.060.293 100% 3.657.030 100,00% 1.403.263 38,37% 0
(Nguồn: BCTC tại ngày 31/12/ 2014, 31/12/2015 Công ty cổ phần cổ phần TASCO)
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0540
Cuối năm 2015, tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp là 5.060.293 triệu đồng,
tăng 1.403.263 triệu đồng ( 38,37%) so với đầu năm chứng tỏ quy mô vốn của
doanh nghiệp tăng mạnh trong đó tài sản ngắn hạn tăng 405.265 triệu đồng, tài sản
dài hạn tăng 997.997 triệu đồng. Xét về cơ cấu: Trong khi tỷ trọng tài sản dài hạn
tăng chậm hơn so với tài sản ngắn hạn. Có thể nói doanh nghiệp đang tích cực gia
tăng tài sản ngắn hạn. Tỷ trọng tài sản dài hạn tăng lên là do sự tăng lên chủ yếu của
các khoản đầu tư tài chính dài hạn (tăng 116,63%). Trong khi đó, tỷ trọng tài sản
ngắn hạn tăng từ việc gia tăng tiền và các khoản tương đương tiền (151,14%), các
khoản phải thu ngắn hạn (59,72%). Qua đây có thể thấy rõ công ty đang chú trọng
đến việc gia tăng các khoản đầu tư tài chính ngắn và dài hạn hơn so với năm 2014.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0541
2.1.3.3. Tình hình biến động nguồn vốn
Chỉ tiêu
31/12/2015 31/12/2014 So sánh
Số tiền
(TrĐ)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
(TrĐ)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
(TrĐ)
Tỷ lệ
(%)
Tỷ trọng
(%)
A. Nợ phải trả 3.386.179 66,92 2.399.105 65,28 987.074 41,14 1,64
I. Nợ ngắn hạn 621.088 18,34 691.435 28,82 (70.347) (10,17) (10,48)
1. Vay và nợ ngắn hạn 106.730 17,18 297.674 43,05 (190.944) (64,15) (25,87)
2. Phải trả cho người bán 129.111 20,79 122.423 17,71 6.688 5,46 3,08
3. Người mua trả tiền trước 54.950 8,85 132.806 19,21 (77,856) (58,62) (10,36)
4. Thuế và CKPNNN 25.360 4,08 683 0,10 24.677 3.613,03 3,98
5. Phải trả người lao động 6.469 1,04 6.781 0,98 (312) (4,60) 0,06
6. Chi phí phải trả 83.426 13,43 13.805 1,99 69.621 504,32 11,44
9. Các khoản PTPNK 206.684 33,28 115.506 16,71 91.178 78,94 15,57
11.Quỹ khen thưởng, PL 8.334 1,34 1.757 0,25 6.577 374,33 1,09
II. Nợ dài hạn 2.765.091 81,66 1.707.647 71,18 1.057.444 61,92 10,48
1. Phải trả dài hạn khác 1.241.471 44,90 910.701 53,33 330.770 36,32 (8,43)
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0542
2. Vay và nợ dài hạn 1.523.314 55,09 796.617 46,65 726.697 91,22 8,44
3. Doanh thu chưa thực
hiện
306 0,01 329 0,02 (24) (7,29) (0,01)
B. Vốn chủ sở hữu 1.674.114 33,08 1.257.925 34,72 416.189 33,09 (1,64)
I. Vốn chủ sở sữu 1.674.114 100 1.257.925 100 416.189 33,09 0
1. Vốn đầu tư của CSH 1.284.047 76,70 946.475 75,24 337.572 35,67 1,46
1. Thặng dư vốn cổ phần 70.238 4,20 3.734 0.3 66.504 1781,04 3,9
7. Quỹ đầu tư phát triển 70.472 4,21 44.889 2,64 25.583 56,99 1,57
10.Lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối
249.356 14,89 262.827 20,89 (13.471) (5,13) (6,00)
II. Nguồn kinh phí và quỹ
khác
0 0 0 0 0 0 0
Tổng cộng nguồn vốn 5.060.293 100 3.675.030 100 1.385.263 37,70 0
(Nguồn: BCTC tại ngày 31/12/ 2014, 31/12/2015 Công ty cổ phần cổ phần TASCO)
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0543
Tổng nguồn vốn của công ty cuối năm 2015 là 5.060.293 triệu đồng, so với
cuối năm 2014 tăng 1.385.263 triệu đồng tương ứng với 37,70%. Ta thấy công ty
có sự mở rộng về quy mô tài chính.
Về cơ cấu, nguồn vốn nợ chiếm phần lớn, tỉ lệ giữa nợ ngắn hạn và nợ dài hạn
năm 2015 và năm 2014 có sự khác nhau. Cụ thể tỷ trọng nợ ngắn hạn năm 2015
giảm 10,17% so với 2014. Tương ứng với nó, tỷ trọng nợ dài hạn năm 2015 tăng
10,17%. Ngoài ra, cơ cấu vốn chủ sở hữa công ty cũng thay đổi theo hướng tăng tỷ
trọng thặng dự vốn cổ phần.
2.2. Thực trạng quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO
trong thời gian qua
2.2.1. Tình hình vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của Công ty cổ phần
TASCO
2.2.1.1 Tình hình biến động vốn kinh doanh.
Qua bảng 2.3,tổng tài sản của công ty cuối năm so với đầu năm 2015 tăng
1.403.263 triệu đồng,tương ứng với tỷ lệ tăng 33,54%. Quy mô vốn của công ty
tăng làm tăng khả năng cạnh tranh, năng lực tài chính, khả năng huy động vốn.Tổng
tài sản tăng chủ yếu do tài sản dài hạn, cụ thể như sau.
+ Tài sản ngắn hạn cuối năm là 1.122.235 triệu đồng tăng 405.265 triệu đồng
tương ứng tăng 56,52%, trong đó tất cả các chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương
tiền tăng 168.999 triệu đồng (151,14%), các khoản phải thu ngắn hạn tăng 292.600
triệu đồng (59,72%), chỉ tiêu các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng không đáng
kể. Bên cạnh đó, hàng tồn kho giảm 10.681 triệu đồng (0,02%), tài sản ngắn hạn
khác giảm 20.722 triệu đồng.
+ Tài sản dài hạn của công ty cuối năm tăng 33,94% so với đầu năm, tương
ứng tăng 997.997 triệu đồng. Trong đó chủ yếu là do tăng các khoản phải thu dài
hạn, tăng 219.819 triệu đồng (34,45%) và khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng
866.322 triệu đồng (116,63%). Nguyên nhân của điều này là do công ty đang đầu tư
mở rộng sản xuất xây dựng sang nhiều lĩnh vực khác nhau và đầu tư vào công ty
con cũng như các công ty liên kết, điển hình như công ty TNHH MTV TASCO 6,
Công ty cổ phần TASCO Nam Thái, Công ty cổ phần BĐS Thái An… Ngoài ra còn
tới từ việc công ty chủ trương đầu tư trang thiết bị, máy móc phục vụ cho hoạt động
kinh doanh.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0544
Bảng 2.4 Cơ cấu sự biến động tài sản của công ty cổ phần TASCO
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/2015 31/12/2014 Chênh lệch
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%)
A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 1.122.235 22,18% 716.970 19,61% 405.265 56,52% 2,57%
I.Tiền và các khoản tương đương tiền 280.813 25,02% 111.814 15,60% 168.999 151,14% 9,42%
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 12.447 1,11% 12.372 1,73% 75 0,61% (0,62%)
III.Các khoản phải thu ngắn hạn 782.549 69,73% 514.955 71,82% 292.600 59,72% 1,39%
IV. Hàng tồn kho 44.539 3,97% 55.220 7,70% (10.681) (0,02%) (-3,73%)
V. Tài sản ngắn hạn khác 1.887 0,17% 22.609 3,15% (20.722) (91,65%) (2,98%)
B - TÀI SẢN DÀI HẠN 3.938.058 77,82% 2.940.061 80,39% 997.997 33,94% (2,57%)
I. Các koản phải thu dài hạn 857.894 21,78% 638.075 21,70% 219.819 34,45% 0,08%
II. Tài sản cố định 1.468.019 32,28% 1.553.855 52,85% (85.836) (5,52%) (20,57%)
III. Bất động sản đầu tư 0 0
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 1.609.091 40,86% 742.769 25,26% 866.322 116,63% 15,6%
V. Tài sản dài hạn khác 3.054 5,08% 5.361 0,18% (2.307) (43,03%) 4,9%
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 5.060.293 100% 3.657.030 100,00% 1.403.263 38,37% 0
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0545
2.2.1.2 Tình hình biến động nguồn vốn kinh doanh.
Qua bảng phân tích 2.4 ta thấy, quy mô nguồn vốn tăng mạnh, 1.385.263 triệu
đồng tương ứng là 37,70%. Trong đó nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của công ty đều
tăng. Trong đó nợ phải trả tăng 987.074 triệu đồng (41,14%), vốn chủ sở hữa tăng
416.189 triệu đông (33,09%).
Cơ cấu vốn nợ đầu năm và cuối năm gần như không đổi và có tỷ trọng cao
hơn vốn chủ sở hữu, cho thấy công ty đang tận dụng tối đa đòn bẩy tài chính qua
việc huy động vốn đầu từ ngân hàng và các nguồn khác nhau.
* Nợ phải trả
Trước hết ta thấy cơ cấu nợ phải trả của công ty bao gồm nợ ngắn hạn và nợ
dài hạn. Năm 2015 so với năm 2014, nợ ngắn hạn giảm 70.347 triệu đồng tương
ứng 10,17% trong khi đó nợ dài hạn tăng 1.057.444 triệu đồng tương ứng tăng
61,92%.
+Nợ ngắn hạn: tại thời điểm cuối năm 2015 là 621.088 triệu đồng giảm
70.347 triệu đồng tương ứng giảm 10,17% so với cuối năm 2014. Trong nợ phải trả
ngắn hạn giảm là do vay và nợ ngắn hạn giảm 190.944 triệu đồng, người mua trả
tiền trước ngắn hạn giảm 77,856 triệu đồng (58,62%). Bên cạnh đó các chỉ tiêu như
thuế và CPPNNN, chi phí phải trả, quỹ khen thưởng phúc lợi tăng mạnh. Đây được
coi là một dấu hiệu cho thấy công ty đang phải chi trả rất nhiều các khoản khác
nhau so với thời điểm cuối năm 2014. Nguyên nhân trực tiếp là do công ty đang mở
rộng quy mô sản xuất kinh doanh ra nhiều lĩnh vực nên các khoản thuế, chi phí tăng
cao so với năm trước.
+ Nợ dài hạn: Cuối năm 2015, phải trả dài hạn tăng 330.770 triệu đồng (tăng
36,32%), vay và nợ dài hạn tăng 726.697 triệu đồng (91,22%). Cuối năm 2014, tỷ
trọng vay và nợ dài hạn cao hơn so với phải trả dài hạn nhưng đến cuối năm 2015,
tỷ trọng này đã có xu hướng đối lập lại, tuy nhiên các khoản này đều tăng một
lượng khá lớn so với thời điểm cùng kỳ năm ngoái.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0546
*VCSH: cuối năm đạt 781.204 triệu đồng và tăng 48.349 triệu đồng tương
ứng tăng 6,6% so với đầu năm 2015. VCSH tăng chủ yếu là do vốn góp của chủ sở
hữu, tăng 99.000 triệu đồng (25%). Sự tăng lên này là do, năm 2015 công ty tiến
hành phát hành thêm cổ phiếu nhằm tăng quy mô vốn đầu tư. Lợi nhuân chưa phân
phối tại thời điểm cuối năm 2015 nhỏ hơn cuối năm 2014 là 53.309 triệu đồng
(35,87%).
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0547
Bảng 2.5: Cơ cấu và sự biến động nguồn vốn của Công ty cổ phần TASCO
Đợn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/2015 31/12/2014 So sánh
Số tiền
(TrĐ)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
(TrĐ)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
(TrĐ)
Tỷ lệ
(%)
Tỷ trọng
(%)
C. Nợ phải trả 3.386.179 66,92 2.399.105 65,28 987.074 41,14 1,64
I. Nợ ngắn hạn 621.088 18,34 691.435 28,82 (70.347) (10,17) (10,48)
1. Vay và nợ
ngắn hạn
106.730 17,18 297.674 43,05 (190.944) (64,15) (25,87)
2. Phải trả cho
người bán
129.111 20,79 122.423 17,71 6.688 5,46 3,08
3. Người mua trả
tiền trước
54.950 8,85 132.806 19,21 (77,856) (58,62) (10,36)
4. Thuế và
CKPNNN
25.360 4,08 683 0,10 24.677 3.613,03 3,98
5. Phải trả người
lao động
6.469 1,04 6.781 0,98 (312) (4,60) 0,06
6. Chi phí phải
trả
83.426 13,43 13.805 1,99 69.621 504,32 11,44
7. Các khoản
PTPNK
206.684 33,28 115.506 16,71 91.178 78,94 15,57
8. Quỹ khen
thưởng, PL
8.334 1,34 1.757 0,25 6.577 374,33 1,09
II. Nợ dài hạn 2.765.091 81,66 1.707.647 71,18 1.057.444 61,92 10,48
1. Phải trả dài 1.241.471 44,90 910.701 53,33 330.770 36,32 (8,43)
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0548
hạn khác
2. Vay và nợ
dài hạn
1.523.314 55,09 796.617 46,65 726.697 91,22 8,44
3. Doanh thu
chưa thực hiện
306 0,01 329 0,02 (24) (7,29) (0,01)
D. Vốn chủ sở
hữu
1.674.114 33,08 1.257.925 34,72 416.189 33,09 (1,64)
III. Vốn chủ
sở sữu
1.674.114 100 1.257.925 100 416.189 33,09 0
1. Vốn đầu tư
của CSH
1.284.047 76,70 946.475 75,24 337.572 35,67 1,46
2. Thặng dư vốn
cổ phần
70.238 4,20 3.734 0.3 66.504 1781,04 3,9
3. Quỹ đầu tư
phát triển
70.472 4,21 44.889 2,64 25.583 56,99 1,57
11.Lợi nhuận sau
thuế chưa phân
phối
249.356 14,89 262.827 20,89 (13.471) (5,13) (6,00)
IV. Nguồn
kinh phí và quỹ
khác
0 0 0 0 0 0 0
Tổng cộng
nguồn vốn
5.060.293 100 3.675.030 100 1.385.263 37,70 0
(Nguồn: BCTC tại ngày 31/12/ 2014, 31/12/2015 Công ty cổ phần cổ phần TASCO)
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0549
Qua bảng phân tích, ta thấy quy mô nguồn vốn đầu năm so với cuối năm có
nhưng thay đổi rõ rệt: Nợ phải trả tăng mạnh, chủ yếu là nợ dài hạn. Công ty đang
tích cực sử dụng đòn bẩy kinh doanh, đầu tư mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, điều này
làm tăng áp lực thanh toán, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, công ty cần quản trị tốt
nguồn vốn vay để mở rộng sản xuất, đạt được hiệu quả cao
2.2.1.3 Mô hình tài trợ vốn của công ty.
Để đánh giá xem chính sách huy động vốn để tài trợ cho tài sản của công ty có
hợp lý hay không ta đi xem xét nguồn vốn lưu động thường xuyên của công ty thể
hiện qua bảng 2.5.
Bảng 2.7 Nguồn vốn lưu động thường xuyên của công ty.
Đơn vị tính :triệu đồng.
Chỉ tiêu 31/12/2014 31/12/2015
Chênh lệnh
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
1. Nguồn vốn dài hạn = (a)+(b) 2.965.595 4.439.205 1.473.610 49,69
a. Nợ dài hạn 1.707.670 2.765.091 1.057.421 61,92
b. Vốn chủ sở hữu 1.257.925 1.674.114 416.189 33,09
2. Tài sản dài hạn 2.940.061 3.938.058 997.997 33,94
3. Nguồn vốn lưu động thường xuyên =
(1)-(2)
25.534 501.147 475.613 1862,67
(Nguồn: BCTC tại ngày 31/12/ 2014, 31/12/2015 Công ty cổ phần cổ phần
TASCO)
Qua bảng 2.5 ta thấy nguồn VLĐ thường xuyên (NWC) của công ty đều > 0
và có xu hướng tăng đột biến về cuối năm. Điều này cho thấy nguồn vốn thường
xuyên đủ tài trợ cho tài sản dài hạn ngoài ra còn dùng một phần nguồn vốn thường
xuyên để tài trợ cho tài sản ngắn hạn, đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính. Ở
thời điểm cuối năm 2015, nguồn vốn lưu động thường xuyên là 501.147 triệu đồng,
tăng 475.613 triệu đồng (1862,67%) so với cuối năm 2014. Nguyên nhân là nguồn
vốn dài hạn và tài sản dài hạn đều tăng.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0550
- Nguồn vốn dài hạn cuối năm 2015 đạt 4.439.205 triệu đồng tăng
1.473.610 triệu đồng (49,69%) so với cuối năm 2014. Nguồn vốn dài hạn cuối năm
2015 tăng là do VCSH tăng 416.189 triệu đồng, đồng thời nợ dài hạn cũng tăng
1.057.421 triệu đồng. Trong đó, nợ dài hạn tăng chủ yếu là do việc huy động vốn từ
các nguồn của công ty. Điều này giúp tăng nguồn vốn kinh doanh trong dài hạn của
công ty để tài trợ cho công ty con và trong các lĩnh vực khác nhau.
- TSDH cuối năm 2015 đạt 3.938.058 triệu đồng tăng 997.997 triệu
đồng (33,94 %) so với cuối năm 2014. Nguyên nhân do tài sản dở dang dài hạn và
các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng mạnh
2.2.2. Thực trạng quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần TASCO
2.2.2.1 Thực trang quản trị vốn lưu động.
a, Xác định nhu cầu vốn lưu động năm 2015 của Công ty:
Công ty sử dụng phương pháp gián tiếp để xác định nhu cầu VLĐ như sau:
 Nhu cầu vốn lưu động thực tế:
Bảng 2.8: Nhu cầu VLĐ thực tế
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Số tiền (triệu đồng)
Năm 2015 Năm 2014
Số dư bình quân HTK 49.880 85.970
Số dư bình quân khoản phải thu 1.396.737 1.499.370
Số dư bình quân các khoản phải trả nhà cung cấp 1.201.853 1.136.764
Nhu cầu VLĐ thực tế 244.764 448.576
 Nhu cầu vốn lưu động năm 2015 dự báo bằng phương pháp tỷ lệ % trên
doanh thu:
Số dư bình quân TSNH năm 2014:
(716.970 + 1.001.044)/2 = 859.007 (triệu đồng)
Số dư bình quân các khoản phải trả năm 2014:
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

What's hot

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt namGiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt namNOT
 
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Nguyễn Công Huy
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hàPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hàhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao h...
Đề tài Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao h...Đề tài Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao h...
Đề tài Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao h...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phátPhân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa pháthttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Khóa luận _ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Trong công ty cổ phần xây dựng
Khóa luận _ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Trong công ty cổ phần xây dựngKhóa luận _ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Trong công ty cổ phần xây dựng
Khóa luận _ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Trong công ty cổ phần xây dựngBao Nguyen
 
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
1.giáo trình tài chính doanh nghiệpPhi Phi
 
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Chứng Khoán Phái Sinh Tại Công Ty Cổ Phần Chứng...
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Chứng Khoán Phái Sinh Tại Công Ty Cổ Phần Chứng...Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Chứng Khoán Phái Sinh Tại Công Ty Cổ Phần Chứng...
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Chứng Khoán Phái Sinh Tại Công Ty Cổ Phần Chứng...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của VNTP, HAY
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của VNTP, HAYLuận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của VNTP, HAY
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của VNTP, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức longPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức longhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích các khoản mục
Phân tích các khoản mụcPhân tích các khoản mục
Phân tích các khoản mụcHong Minh
 

What's hot (20)

Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩm
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩmĐề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩm
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩm
 
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOTBÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt namGiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
 
Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOT
Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOTThực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOT
Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOT
 
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính, HOTLuận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính, HOT
 
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hàPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
 
Đề tài Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao h...
Đề tài Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao h...Đề tài Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao h...
Đề tài Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao h...
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phátPhân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
 
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
 
Phân tích tình hình tài chính
Phân tích tình hình tài chínhPhân tích tình hình tài chính
Phân tích tình hình tài chính
 
Khóa luận _ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Trong công ty cổ phần xây dựng
Khóa luận _ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Trong công ty cổ phần xây dựngKhóa luận _ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Trong công ty cổ phần xây dựng
Khóa luận _ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Trong công ty cổ phần xây dựng
 
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tảiĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
 
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Chứng Khoán Phái Sinh Tại Công Ty Cổ Phần Chứng...
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Chứng Khoán Phái Sinh Tại Công Ty Cổ Phần Chứng...Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Chứng Khoán Phái Sinh Tại Công Ty Cổ Phần Chứng...
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Chứng Khoán Phái Sinh Tại Công Ty Cổ Phần Chứng...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8 Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của VNTP, HAY
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của VNTP, HAYLuận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của VNTP, HAY
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của VNTP, HAY
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức longPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
 
Phân tích các khoản mục
Phân tích các khoản mụcPhân tích các khoản mục
Phân tích các khoản mục
 

Similar to Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
luan van tot nghiep ke toan (36).pdf
luan van tot nghiep ke toan (36).pdfluan van tot nghiep ke toan (36).pdf
luan van tot nghiep ke toan (36).pdfNguyễn Công Huy
 
Quản trị vốn lưu động trong Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh
Quản trị vốn lưu động trong Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng NinhQuản trị vốn lưu động trong Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh
Quản trị vốn lưu động trong Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninhlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEX
Đề tài  Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEXĐề tài  Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEX
Đề tài Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEXDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Hiệu quả sử dụng vốn lao động ở công ty khai thác công trình thủy lợi - Gửi m...
Hiệu quả sử dụng vốn lao động ở công ty khai thác công trình thủy lợi - Gửi m...Hiệu quả sử dụng vốn lao động ở công ty khai thác công trình thủy lợi - Gửi m...
Hiệu quả sử dụng vốn lao động ở công ty khai thác công trình thủy lợi - Gửi m...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Hoạch toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần Viglacera
Hoạch toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần ViglaceraHoạch toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần Viglacera
Hoạch toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần Viglacera
 
Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAYGiải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
 
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đĐề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAY
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAYĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAY
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAY
 
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đQuản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần Ngân Sơn
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần Ngân SơnĐề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần Ngân Sơn
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần Ngân Sơn
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
 
La0235
La0235La0235
La0235
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Mía đường
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Mía đườngĐề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Mía đường
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Mía đường
 
Luận văn: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Techcombank
Luận văn: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại TechcombankLuận văn: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Techcombank
Luận văn: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Techcombank
 
luan van tot nghiep ke toan (36).pdf
luan van tot nghiep ke toan (36).pdfluan van tot nghiep ke toan (36).pdf
luan van tot nghiep ke toan (36).pdf
 
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty thuốc thú y, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty thuốc thú y, HAYĐề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty thuốc thú y, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty thuốc thú y, HAY
 
Quản trị vốn lưu động trong Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh
Quản trị vốn lưu động trong Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng NinhQuản trị vốn lưu động trong Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh
Quản trị vốn lưu động trong Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh
 
Đề tài: Cải thiện tài chính tại Công ty Cơ Khí và Thiết Bị Áp Lực, 9đ
Đề tài: Cải thiện tài chính tại Công ty Cơ Khí và Thiết Bị Áp Lực, 9đĐề tài: Cải thiện tài chính tại Công ty Cơ Khí và Thiết Bị Áp Lực, 9đ
Đề tài: Cải thiện tài chính tại Công ty Cơ Khí và Thiết Bị Áp Lực, 9đ
 
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đLuận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
 
Đề tài: Cải thiện tài chính của Công ty Motorola Solutions Việt Nam
Đề tài: Cải thiện tài chính của Công ty Motorola Solutions Việt NamĐề tài: Cải thiện tài chính của Công ty Motorola Solutions Việt Nam
Đề tài: Cải thiện tài chính của Công ty Motorola Solutions Việt Nam
 
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Kiểm Toán Định giá
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Kiểm Toán Định giáĐề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Kiểm Toán Định giá
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Kiểm Toán Định giá
 
Đề tài Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEX
Đề tài  Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEXĐề tài  Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEX
Đề tài Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEX
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô Quyền
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô QuyềnĐề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô Quyền
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô Quyền
 
Hiệu quả sử dụng vốn lao động ở công ty khai thác công trình thủy lợi - Gửi m...
Hiệu quả sử dụng vốn lao động ở công ty khai thác công trình thủy lợi - Gửi m...Hiệu quả sử dụng vốn lao động ở công ty khai thác công trình thủy lợi - Gửi m...
Hiệu quả sử dụng vốn lao động ở công ty khai thác công trình thủy lợi - Gửi m...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfXem Số Mệnh
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfXem Số Mệnh
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 

Recently uploaded (20)

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 

Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.051 MỤC LỤC MỤC LỤC.................................................................................................. 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................ 4 LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................. 5 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP....................................................................................... 9 1.1. Vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanhcủa DN................................... 9 1.1.1. Khái niệm và đặc trưngcủa vốn kinh doanh.......................................... 9 1.1.1.1. Khái niệm về vốn kinh doanh........................................................... 9 1.1.1.2.Đặc trưng của vốn kinh doanh trong nền kinh tế thị trường................... 9 1.1.2. Thành phầncủa vốn kinh doanh......................................................... 10 1.1.2.1. Vốncố định của Doanh nghiệp: ...................................................... 10 1.1.2.2. Vốn lưu động của Doanh nghiệp: .................................................... 12 1.1.3. Nguồn hình thành vốn kinh doanh của Doanh nghiệp:.......................... 14 1.1.3.1. Căncứ vào quan hệsở hữu vốn...................................................... 14 1.1.3.2. Căncứ vào thời gian huy động vàsử dụng nguồn vốn...................... 15 1.1.3.3. Căncứ vào phạm vi huy động vốn.................................................. 15 1.2. Quản trịsử dụng vốn kinh doanhcủa Doanh nghiệp:.............................. 17 1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn kinh doanh................................... 17 1.2.2 Nộidung quản trị sử dụng vốn kinh doanh........................................... 17 1.2.2.1. Quản trị vốn lưu động..................................................................... 17 1.2.2.2 Quản trị vốn cố định....................................................................... 21 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hìnhquản trịsửdụng vốn kinh doanh của DN23 1.2.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá tình hìnhquản trị vốn lưu động......................... 23 1.2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốncố định .......................... 26
  • 2. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.052 1.2.3.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất và hiệu quảsử dụng vốn kinh doanh... 27 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởngđến quản trị vốn lưu độngcủa doanh nghiệp ..... 28 1.2.4.1. Nhân tố chủquan........................................................................... 28 1.2.4.2. Nhân tố kháchquan........................................................................ 29 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TASCO ........................................................... 31 2.1. Quá trìnhhình thành pháttriển và đặc điểm hoạtđộngkinh doanh của Công ty cổ phần TASCO .................................................................................... 31 2.1.1. Quá trình thành lập vàphát triển Công tycổ phần TASCO................... 31 2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh củaCông tycổ phần TASCO.............. 32 2.1.2.1.Các hoạtđộng kinh doanh chính....................................................... 32 2.1.2.2.Lực lượng lao động......................................................................... 35 2.1.3. Tình hình tàichính chủ yếu của Công ty cổ phần TASCO.................... 37 2.1.3.1. Khái quátquy mô tàichính............................................................. 37 2.1.3.2. Tình hình biến động tàisản............................................................. 38 2.1.3.3. Tình hình biến động nguồn vốn....................................................... 41 2.2.1. Tìnhhìnhvốn kinh doanhvà nguồn vốn kinh doanh của Công ty cổ phần TASCO.................................................................................................... 43 2.2.1.1 Tình hình biến động vốn kinh doanh. ............................................. 43 2.2.1.2 Tình hình biến động nguồn vốn kinh doanh. ................................... 45 2.2.2. Thực trạng quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần TASCO.................................................................................................... 50 2.2.2.1 Thực trang quản trị vốn lưu động. .................................................. 50 2.2.2.2 Thực trạng quản trị vốn cố định...................................................... 63 2.2.2.3 Thực trạng hiệu suất và hiệu quả sử dụng VKD của công ty cổ phần TASCO ............................................................................................ 70 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TASCO ...................78 3.1.Mục tiêu , định hướng phát triển của Công ty cổ phần TASCO ............. 77 3.1.1.Bối cảnh kinh tế xã hội. .................................................................... 77
  • 3. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.053 3.1.2 Mục tiêu và định hướng phát triển Công ty cổ phần TASCO ................. 80 3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường hiệu quả quản trị sử dụng+ vốn kinh doanh ở Công ty trong thời gian tới.................................................... 81 3.2.1. Tăng cường quản lý khoản phải thu của khách hàng ......................... 82 3.2.2. Tăng cường quản lý hàng tồn kho .................................................... 83 3.2.3. Tăng cường quản lý các khoản vốn bằng tiền.................................... 83 3.2.4. Tăng cường công tác quản lý vốn cố định......................................... 84 3.2.5. Giảm thiểu chi phí lãi vay................................................................ 85 3.2.6. Tăng cường đầu tư mở rộng thị trường ............................................. 85 3.2.8. Một số biện pháp khác..................................................................... 86 KẾT LUẬN.............................................................................................. 89
  • 4. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.054 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. DN : Doanh nghiệp 2. DT : Doanh thu 3. DTT : Doanh thu thuần 4. EBIT : Lợi nhuận trước lãi vay và thuế 5. EPS : Thu nhập một cổ phần 6. HĐKD : Hoạt động kinh doanh 7. HTK : Hàng tồn kho 8. LNST : Lợi nhuận sau thuế 9. NVDH : Nguồn vốn dài hạn 10. NVLĐTX : Nguồn vốn lưu động thường xuyên 11. NVNH : Nguồn vốn ngắn hạn 12. ROA : Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh 13. BEP : Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản 14. ROE : Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu 15. SXKD : Sản xuất kinh doanh 16. TSCĐ : Tài sản cố định 17. TSDH : Tài sản dài hạn 18. TSLĐ : Tài sản lưu động 19. TSNH : Tài sản ngắn hạn 20. VCĐ : Vốn cố định 21. VCSH : Vốn chủ sở hữu 22. VLĐ : Vốn lưu động
  • 5. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.055 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Cơ cấu nhân sự tại thời điểm 30/09/2015 ...................................... 35 Bảng 2.2: Khái quátquy mô tài chính......................................................... 37 Bảng 2.3: Tình hình biến động tàisản.......................................................... 39 Bảng 2.4 Cơ cấusự biến động tàisản củacông tycổ phầnTASCO................ 44 Bảng 2.5: Cơ cấu và sựbiến động nguồn vốn củaCông tycổ phần TASCO.... 47 Bảng 2.6 Nguồn vốn lưu động thường xuyêncủa công ty............................. 49 Bảng 2.7: Nhu cầu VLĐ thực tế.................................................................. 50 Bảng 2.8: Cơ cấu và sựbiến động của vốn bằng tiền năm 2015.................... 52 Bảng 2.9: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán................................... 54 Bảng2.10:Cơ cấu vàsựbiếnđộngcủacác khoảnphảithu năm 2015 ................. 56 Bảng 2.11:Tình hìnhquản trịcác khoản phải thu năm 2014 – 2015................. 57 Bảng 2.12: Tình hình công nợ năm 2015.................................................... 58 Bảng 2.13: Tình hình quản trị hàng tồn kho năm 2014 – 2015 .................... 60 Bảng 2.14: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị VLĐ năm 2014 – 2015.. 61 Bảng 2.15: Tình hình biến động tài sản cố định của công ty........................ 63 Bảng 2.16: Tình hình khấu hao tài sản cố định của công ty......................... 66 Bảng 2.17: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị VCĐ năm 2014 – 2015 . 68 Bảng 2.18: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị vốn kinh doanh năm 2015 ................................................................................................................ 71
  • 6. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.056 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trường cũng như trong bất kỳ một hình thái kinh tế xã hội nào khác, khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh đều với mục đích là sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ để trao đổi với các đơn vị kinh tế khác nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận thì nhất thiết phải bỏ ra một lượng vốn nhất định, vì vậy vốn là tiền đề cho việc hình thành và phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trước tình trạng nền kinh tế vừa trải qua thời kỳ khủng hoảng và dần có sự khởi sắc mới, dưới sự tác động chính sách tài chính mở rộng của nhà nước việc huy động vốn của doanh nghiệp từ các kênh đầu tư vốn dần thuận lợi ,nhưng thực trạng chung ở nước ta về tình trạng sử dụng vốn lãng phí ,kém hiệu quả làm phá sản doanh nghiệp là vấn đề cấp thiết cần loại bỏ. Vì vậy việc tăng trưởng và phát triển không hoàn toàn phụ thuộc vào lượng vốn huy động được mà cơ bản phụ thuộc vào hiệu quả quản lí và sử dụng vốn như thế nào để có hiệu quả nhất. .Sử dụng vốn có hiệu quả là phải bảo toàn được số vốn đã bỏ ra, làm cho nó không ngừng sinh sôi nảy nở nhưng phải dựa trên các nguyên tắc tài chính tín dụng và quy định của pháp luật. Quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp là tiến trình hoạch định tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động liên quan đến tạo lập và sử dụng VKD của DN, nhằm nhìn nhận một cách tổng quát cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp, giúp các nhà quản trị nhìn nhận được những điểm mạnh, điểm yếu, những nhược điểm cần khắc phục cũng như phát huy được các tiềm năng sẵn có. Qua đó, đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm cải thiện cơ cấu vốn kinh doanh, thiết lập các dự báo và các kế hoạch phù hợp giúp doanh nghiệp vững vàng vượt qua giai đoạn khó khăn. Tuy nhiên trên thực tế, không ít doanh nghiệp chưa chú trọng đến công tác quản trị vốn kinh doanh trong giai đoạn khó khăn hiện nay.Đây cũng là nguyên nhân lý giải cho tình hình tài chính không lành mạnh, hiệu quả kinh doanh thấp tại các doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đó cùng với quá trình tìm hiểu thực tế tại công ty Cổ phần TASCO và dưới sự hướng dẫn tận tình của giảng viên
  • 7. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.057 PGS.TS Vũ Văn Ninh, em đã lựa chọn đề tài: “Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị sử dụng VKD tại Công ty cổ phần TASCO” 2. Đối tượng nghiên cứu Đề tài đi sâu và tìm hiểu các vấn đề liên quan đến các vấn đề về vốn kinh doanh, từ đó đưa ra các giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp như lý luận chung về tài chính doanh nghiệp, thông qua các chỉ tiêu đánh giá thực trạng và hiệu quả vốn kinh doanh của doanh nghiệp tại công ty cổ phần TASCO 3. Mục đích nghiên cứu -Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về vốn kinh doanh. -Phân tích thực trạng tình hình vốn kinh doanh và công tác quản trị vốn kinh doanh của Công ty cổ phần TASCO -Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty cổ phần TASCO 4. Phạm vi nghiên cứu -Về không gian: Nghiên cứu về vốn kinh doanh và biện giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh của công ty cổ phần TASCO, địa chỉ: Tầng 4, Tòa nhà M5, số 91 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội -Về thời gian: Từ 9/1/2015 đến 28/5/2015 -Về nguồn số liệu: Các số liệu được lấy từ báo cáo tài chính năm 2015,2014 và 2013. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, phương pháp điều tra, phân tích, tổng hợp, thống kê, logic…đồng thời sử dụng các bảng biểu để minh họa. 6. Kết cấu đề tài Kết cấu luận văn gồm 3 chương:
  • 8. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.058 Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về vốn kinh doanh và quản trị sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO trong thời gian qua Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO Do kiến thức còn hạn hẹp cả về lý luận lẫn thực tiễn, luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, hướng dẫn của các thầy cô để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
  • 9. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.059 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của DN 1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của vốn kinh doanh 1.1.1.1. Khái niệm về vốn kinh doanh Trong nền kinh tế thị trường, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có các yếu tố cơ bản là: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Để có được các yếu tố này, doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn nhất định phù hợp với qui mô và điều kiện kinh doanh của mình. Vốn là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa quyết định tới mọi khâu của quy trình sản xuất kinh doanh. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thường xuyên vận động và chuyển hóa từ hình thái ban đầu là tiền sang hình thái hiện vật và cuối cùng trở lại hình thái ban đầu là tiền. Đó là sự tuần hoàn của vốn. Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục, không ngừng đòi hỏi sự tuần hoàn của vốn cũng phải diễn ra liên tục, lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ tạo thành sự chu chuyển của vốn kinh doanh. Sự chu chuyển của vốn chịu sự chi phối rất lớn bởi đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành kinh doanh. Qua những phân tích trên ta có khái niệm: Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản được huy động, sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. 1.1.1.2. Đặc trưng của vốn kinh doanh trong nền kinh tế thị trường Vốn kinh doanh có các đặc trưng cơ bản sau: Thứ nhất: Vốn phải đại diện cho 1 lượng giá trị tài sản. Điều này có nghĩa là vốn được biểu hiện bằng giá trị của những tài sản hữu hình và vô hình như: nhà cửa, đất đai, bản quyền phát minh sáng chế... Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì những tài sản vô hình ngày càng
  • 10. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0510 phong phú, đa dạng và giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Thứ hai: Vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định và phải được quản lý chặt chẽ. Thứ ba: Trong nền kinh tế thị trường, vốn là một hàng hoá đặc biệt, nó có giá trị và giá trị sử dụng như mọi hàng hoá khác. Giá trị sử dụng của vốn là để sinh lời. Tuy nhiên vốn lại khác những hàng hoá khác ở chỗ quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn có thể gắn với nhau nhưng cũng có thể tách rời nhau. Thứ tư: Vốn phải được tích tụ, tập trung đến 1 lượng nhất định mới có thể phát huy được tác dụng. Do vậy, các doanh nghiệp không chỉ có nhiệm vụ khai thác tiềm năng về vốn mà còn phải tìm cách thu hút các nguồn vốn. Thứ năm: Vốn có giá trị về mặt thời gian, điều này rất có ý nghĩa khi bỏ vốn đầu tư và tính hiệu quả của đồng vốn mang lại. 1.1.2. Thành phần của vốn kinh doanh Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn kinh doanh được chia thành: 1.1.2.1. Vốn cố định của Doanh nghiệp:  Khái niệm vốn cố định : Để hình thành các TSCĐ đòi hỏi doanh nghiệp phải ứng trước một lượng vốn tiền tệ nhất định, lượng vốn tiền tệ này được gọi là VCĐ của doanh nghiệp. VCĐ là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ. TSCĐ của doanh nghiệp là những tài sản có giá trị lớn, có thời gian sử dụng dài cho các hoạt động của doanh nghiệp và phải thỏa mãn đồng thời tất cả các tiêu chuẩn là TSCĐ bao gồm tiêu chuẩn về thời gian và tiêu chuẩn về giá trị.  Đặc điểm luân chuyển của VCĐ: Quy mô của vốn cố định lớn hay nhỏ sẽ quyết định đến quy mô, tính đồng bộ của tài sản cố định, ảnh hưởng rất lớn đến trình độ trang bị kĩ thuật và công nghệ, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngược lại, trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, VCĐ thực hiện chu chuyển giá trị của nó. Sự chu chuyển
  • 11. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0511 này của VCĐ chịu sự chi phối rất lớn bởi đặc điểm kinh tế kĩ thuật của TSCĐ. Có thể khái quát những đặc điểm của VCĐ trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp như sau: - VCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh mới hoàn thành một vòng chu chuyển. Điều này là do đặc điểm của TSCĐ có thời gian sử dụng lâu dài, trong nhiều chu kì sản xuất kinh doanh quyết định. - Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, VCĐ chu chuyển giá trị dần dần từng phần và được thu hồi giá trị từng phần sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh. Tài sản cố định bị hao mòn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, giá trị của TSCĐ chuyển dần dần từng phần vào trong giá trị sản phẩm. Theo đó, VCĐ cũng được tách thành hai phần: một phần gia nhập vào chi phí sản xuất (dưới hình thức chi phí khấu hao), tương ứng với phần hao mòn của tài sản cố định. Phần còn lại của VCĐ được “cố định” vào trong TSCĐ. Trong các chu kỳ sản xuất tiếp theo, nếu phần vốn luân chuyển được dần dần tăng lên thì phần vốn “cố định” dần giảm đi tương ứng với mức giảm dần giá trị sử dụng của tài sản cố định. Kết thúc sự biến thiên nghịch chiều đó cũng là lúc tài sản cố định hết thời gian sử dụng và vốn cố định hoàn thành một vòng chu chuyển. - VCĐ chỉ hoàn thành một vòng chu chuyển khi tái sản xuất được TSCĐ về mặt giá trị, tức là khi thu hồi đủ tiền khấu hao TSCĐ.  Phân loại tài sản cố định Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định. Do TSCĐ có nhiều loại khác nhau, mỗi loại có những đặc điểm và yêu cầu quản lý khác nhau nên yêu cầu phân loại để có biện pháp quản lý phù hợp. Phân loại tài sản là việc phân chia TSCĐ thành những nhóm, những loại khác nhau theo những tiêu thức phân loại nhất định. Sau đây là những cách phân loại TSCĐ chủ yếu: Thứ nhất:Phân loại tài sản cố định theo hình thức biểu hiện và công dụng kinh tế Theo phương pháp này, toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp chia thành 2 loại:
  • 12. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0512 -Tài sản cố định hữu hình: Là TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể do DN sử dụng cho hoạt động SXKD, bao gồm: nhà cửa, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị truyển dẫn, thiết bị dụng cụ quản lý… -Tài sản cố định vô hình: Là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị, bao gồm: quyền sử dụng đất, nhãn hiệu hàng hóa, quyền phát hành, phần mềm máy tính, bản quyền, bằng sáng chế, … Thứ hai:Phân loại tài sản cố định theo tình hình sử dụng Căn cứ vào tình hình sử dụng TSCĐ, có thể chia toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp thành các loại sau: -Tài sản cố định đang dùng. -Tài sản cố định chưa cần dùng. -Tài sản cố định chưa cần dùng và đang chờ thanh lý. Thứ ba:Phân loại tài sản cố định theo mục đích sử dụng Dựa theo tiêu thức này, toàn bộ tài sản của DN được chia thành 2 loại: -Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh: Là những TSCĐ đang dùng cho hoạt động SXKD cơ bản và hoạt động SXKD phụ của DN. -Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng: Là những TS không mang tính chất sản xuất do DN quản lý sử dụng cho các hoạt động phúc lợi sự nghiệp, các hoạt động đảm bảo an ninh, quốc phòng. Dựa vào các đặc điểm chu chuyển của vốn cố định và cách phân loại trên, người quản lý doanh nghiệp nắm được tổng thể tình hình sử dụng TSCĐ của DN. Trên cơ sở đó, đề ra các biện pháp sử dụng tối đa các TSCĐ hiện có trong DN, giải phóng nhanh các tài sản không cần dùng và thanh lý để thu hồi vốn. 1.1.2.2. Vốn lưu động của Doanh nghiệp:  Khái niệm vốn lưu động Để tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài các tài sản cố định, doanh nghiệp cần phải có các tài sản lưu động. Tài sản lưu động của doanh nghiệp gồm 2 bộ phận: Tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông. Hai loại tài sản này luôn thay
  • 13. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0513 thế chỗ cho nhau và vận động không ngừng nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành liên tục và thuận lợi. Như vậy, để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên liên tục, doanh nghiệp phải có một lượng tài sản lưu động nhất định. Đòi hỏi doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn tiền tệ nhất định đầu tư vào các tài sản đó. Số vốn tiền tệ này được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp. Tóm lại, vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên các tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên liên tục.  Đặc điểm của vốn lưu động - VLĐ luôn thay đổihình thái biểu hiện trong quá trình chu chuyển. - VLĐ dịch chuyển toàn bộ giá trị một lần vào giá trị sản phẩm mới được tạo ra và được hoàn lại toàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh. - VLĐ hoàn thành một vòng luân chuyển sau một chu kỳ kinh doanh khi doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm và thu được tiền bán hàng. Những đặc điểm này của VLĐ là do chịu sự chi phối của các đặc điểm của TSLĐ, đó là tham gia vào từng chu kỳ sản xuất, bị tiêu dùng trong việc chế tạo ra sản phẩm và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu. Phân loại Mục đích của phân loại vốn lưu động (VLĐ) là nhằm xem xét cơ cấu VLĐ theo các tiêu thức phân loại. Các DN khác nhau sẽ có cơ cấu VLĐ khác nhau. Việc phân tích cơ cấu VLĐtheo tiêu thức phân loại khác nhau sẽ giúp DN hiểu rõ hơn về cơ cấu VLĐ mà mình đang quản lý và sử dụng.Sự hợp lý của cơ cấu VLĐ, chúng ta cần xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu VLĐ. Các nhân tố ảnh hưởng chia thành 3 nhóm chính: -Nhân tố về mặt cung ứng vật tư như: khoảng cách giữa DN và nơi cung cấp, khả năng cung cấp của thị trường, kỳ hạn giao hàng và khối lượng vật tư cung cấp mỗi lần giao hàng, đặc điểm thời vụ của chủng loại vật tư cung cấp.
  • 14. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0514 -Các nhân tố về mặt sản xuất như: đặc điểm kỹ thuật, công nghệ sản xuất của DN, mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo, độ dài của chu kỳ sản xuất, trình độ tổ chức quá trình sản xuất. -Các nhân tố về mặt thanh toán như: phương thức thanh toán được chọn theo hợp đồng bán hàng, thủ tục thanh toán, việc chấp hành kỉ luật thanh toán giữa các doanh nghiệp. 1.1.3. Nguồn hình thành vốn kinh doanh của Doanh nghiệp: VKD được hình thành từ các nguồn khác nhau. Tùy theo tiêu thức nhất định mà nguồn VKD của doanh nghiệp được chia thành các loại khác nhau: 1.1.3.1. Căn cứ vào quan hệ sở hữu vốn Dựa vào tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp thành hai loại: Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. - Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, bao gồm số vốn chủ sở hữu bỏ ra và phần bổ sung từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp mà vốn chủ sở hữu là vốn nhà nước, vốn tự bổ sung từ lợi nhuận sau thuế và từ các quỹ của doanh nghiệp. Đặc điểm của nguồn vốn chủ sở hữu là không có thời gian đáo hạn, có độ an toàn cao, lợi nhuận chi trả không ổn định, phụ thuộc vào tình hình kinh doanh và chính sách phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp. - Nợ phải trả là biểu hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác như: nợ vay, các khoản phải trả cho người bán, Nhà nước, người lao động trong doanh nghiệp… Nợ phải trả có thể là nợ phải trả ngắn hạn (có thời gian đáo hạn dưới một năm) hoặc nợ phải trả dài hạn (có thời gian đáo hạn trên một năm). Để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, thông thường một doanh nghiệp phải phối hợp cả hai nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Sự kết hợp này phụ thuộc vào đặc điểm của ngành mà doanh nghiệp hoạt động, và quyết định của nhà quản lí. Nhận thức được từng lọai vốn sẽ giúp doanh nghiệp tìm được biện pháp tổ
  • 15. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0515 chức quản lí, sử dụng vốn hợp lý, đồng thời có thể tính toán để tìm ra kết cấu vốn hợp lí với chi phí sử dụng vốn thấp nhất. 1.1.3.2. Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng nguồn vốn - Nguồn vốn thường xuyên: Là tổng thể các nguồn có tính chất ổn định mà doanh nghiệp có thể sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Nguồn này thường dùng để mua sắm, hình thành TSCĐ và một bộ phận tài sản lưu động thường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp tại 1 thời điểm có thể xác định bằng công thức: Nguồn vốn thường xuyên = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn Hoặc: Nguồn vốn thường xuyên = Giá trị tổng tài sản - Nợ ngắn hạn - Nguồn vốn tạm thời: Là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các yêu cầu có tính chất tạm thời phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này thường bao gồm vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các nợ ngắn hạn khác. Phương pháp phân loại này giúp cho các nhà quản lí xem xét huy động các nguồn vốn phù hợp với thời gian sử dụng của các yếu tố cần thiết cho quá trình kinh doanh đáp ứng đầy đủ kịp thời VKD và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 1.1.3.3. Căn cứ vào phạm vi huy động vốn * Nguồn vốn bên trong: Là nguồn vốn có thể huy động được vào đầu tư từ chính hoạt động của bản than doanh nghiệp tạo ra. Nguồn vốn bên trong thể hiện khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp. Nguồn vốn từ bên trong của doanh nghiệp bao gồm: - Lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư.
  • 16. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0516 - Khoản khấu hao tài sản cố định - Tiền nhượng bán tài sản, vật tư không cần dùng hoặc thanh lý TSCĐ. Khi sử dụng nguồn vốn bên trong có nhiều điểm lợi và bất lợi chủ yếu sau: - Những điểm lợi: + Chủ động đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp, nắm bắt kịp thời các thời cơ trong kinh doanh. + Tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn. + Giữ được quyền kiểm soát doanh nghiệp. + Tránh được áp lực phải thanh toán đúng kỳ hạn. - Những hạn chế: + Hiệu quả sử dụng thường không cao. + Sự giới hạn về mặt quy mô nguồn vốn. Nguồn vốn huy động bên trong có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thông thường nguồn vốn bên trong không đủ đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư, nhất là đối với các doanh nghiệp đang trong quá trình tăng trưởng. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm kiếm nguồn vốn từ bên ngoài doanh nghiệp. * Nguồn vốn từ bên ngoài: Việc huy động vốn từ bên ngoài của doanh nghiệp để tăng thêm nguồn tài chính cho hoạt động kinh doanh là vấn đề hết sức quan trọng đối với 1 doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã làm nảy sinh nhiều hình thức và phương pháp mới cho phép doanh nghiệp huy động vốn từ bên ngoài. Nguồn vốn từ bên ngoài bao hàm một số nguồn vốn chủ yếu sau: - Vay người thân - Vay ngân hang thương mại và các tổ chức tài chính khác. - Gọi góp vốn liên doanh liên kết. - Tín dụng thương mại của nhà cung cấp. - Thuê tài sản. - Huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán
  • 17. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0517 .... Việc huy động vốn từ bên ngoài sẽ làm khuếch đại lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp nếu như doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và lợi nhuận trên vốn kinh doanh lớn hơn chi phí sử dụng vốn; ngược lại sẽ có thể làm cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính. 1.2. Quản trị sử dụng vốn kinh doanh của Doanh nghiệp: 1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn kinh doanh  Khái niệm Quản trị vốn kinh doanh là quá trình lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện các quyết định này nhằm đảm bảo cho quá trình diễn ra thường xuyên liên tục, đảm bảo cho việc sử dụng VKD có hiệu quả và hướng tới mục tiêu tối đa hóa giá trị của DN.  Mục tiêu quản trị vốn kinh doanh - Xác định nhu cầu vốn và tổ chức hoạt động vốn đầy đủ kịp thời đáp ứng nhu cầu sản xuất. - Đảm bảo tối đa hóa lợi ích chủ sở hữu. - Tổ chức sử dụng vốn hiệu quả. Đối với doanh nghiệp thì việc tối đa hóa giá trị doanh nghiệp là mục đích cuối cùng của quản trị VKD. Có thể hiểu là với một lượng vốn nhất định ban đầu ta bỏ vào đầu tư SXKD, nó sẽ đem lại cho ta lợi nhuận cao nhất có thể, đồng thời làm cho lượng vốn đó không ngừng sinh sôi nảy nở. Kết quả sử dụng vốn phải thỏa mãn được lợi ích của DN và các nhà đầu tư ở mức độ mong muốn cao nhất, đồng thời, nâng cao được lợi ích của xã hội. 1.2.2 Nội dung quản trị sử dụng vốn kinh doanh 1.2.2.1. Quản trị vốn lưu động Quản trị vốn lưu động bao gồm các nội dung sau:  Xác định nhu cầu vốn lưu động
  • 18. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0518 Khái niệm: Nhu cầu vốn lưu độngthường xuyên là số vốn lưu động tối thiểu cần phải có để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục. Dưới mức này, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ gập khó khăn, thậm chí bị đình trệ, gián đoạn. Nhưng nếu trên mức cần thiết lại gây nên tình trạng vốn bị ứ đọng, sử dụng vốn lãng phí, kém hiệu quả. Chính vì vậy, trong quản trị vốn lưu động các doanh nghiệp cần chú trọng xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động thương xuyên cần thiết, phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Hiện nay có 2 phương pháp chủ yếu xác định nhu cầu VLĐTX của doanh nghiệp: a. Phương pháp trực tiếp: Nội dung cơ bản của phương pháp này là: Xác định trực tiếp nhu cầu VLĐ cho hàng tồn kho, các khoản phải thu, các khoản phải trả nhà cung cấp rồi tập hợp lại thành tổng NCVLĐ của DN. - Xácđịnh nhu cầu vốn HTK + Nhu cầu VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất. +Nhu cầu VLĐ dự trữ trong khâu sản xuất. +Nhu cầu VLĐ dự trữ trong khâu lưu thông. - Xác định nhu cầu vốn nợ phải thu. -Xác định nhu cầu vốn nợ phải trả nhà cung cấp. - Tổng hợp xác định nhu cầu VLĐ của DN theo công thức sau: Nhu cầu VLĐ = Vốn hàng tồn kho + Nợ phải thu - Nợ phải trả nhà cung cấp b. Phương pháp gián tiếp: Dựa vào phân tích tình hình tài chính thực tế sử dụng VLĐ của doanh nghiệp năm báo cáo, sự thay đổi về quy mô kinh doanh và tốc độ luận chuyển LVĐ năm kế hoạch, hoặc sự biến động nhu cầu vốn lưu động theo doanh thu thực hiện năm báo cáo để xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp năm kế hoạch.
  • 19. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0519 Các phương pháp: - Phương pháp điều chỉnh theo tỷ lệ phần trăm nhu cầu VLĐ so với năm báo cáo. - Phương pháp dựa vào tổng mức luân chuyển vốn và tốc độ luân chuyển vốn năm kế hoạch. - Phương pháp dựa vào tỷ lệ phần trăm trên doanh thu. Các bước xác định nhu cầu VLĐTX theo phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu: Bước 1: tính số dư bình quân các khoản phải thu, hàng tồn kho, vốn chiếm dụng bình quân trong kỳ thực hiện. Bước 2: tính tỷ lệ phần trăm của các khoản đó so với doanh thu thực hiện được trong kỳ. Bước 3: tính tỷ lệ nhu cầu VLĐ so với doanh thu theo công thức: Nhu cầu VLĐ so với DT = Nợ phải thu+ Hàng tồn kho - Nợ chiếm dụng Doanh thu Doanh thu Dùng tỷ lệ phần trăm đó để ước tính nhu cầu vốn cho năm kế hoạch trên cơ sở doanh thu dự kiến năm kế hoạch. Nhu cầu VLĐ cho năm kế hoạch = DT dự kiến năm kế hoạch X Tỷ lệ nhu cầu VLĐ so với DT Bước 4: Định hướng nguồn trang trải nhu cầu tăng vốn kinh doanh trên cơ sở kết quả kinh doanh kỳ kế hoạch. Sau khi xác định nhu cầu VLĐ hợp lý thì DN cũng cần chủ động có các phương án, kế hoạch để sử dụng VLĐ sao cho phù hợp, linh hoạt và hiệu quả.  Phân bổ vốn lưu động. Vốn lưu động bao gồm vốn bằng tiền, vốn tồn kho, vốn trong thanh toán.Làm thế nào để vốn lưu động phát huy được hiệu quả, đạt được mục tiêu trong kinh doanh. Để làm được điều đó thì cần phân bổ vốn lưu động như thế nào.Qua tỷ trọng
  • 20. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0520 từng loại mà ta có thể biết được tình trạng VLĐ của công ty. Tỷ trọng của vốn tồn kho cao có thể là do DN đang bị ứ đọng hàng hóa hoặc do chính sách dự trữ hàng của DN. Tỷ trọng của vốn trong thanh toán cao có thể là do chính sách bán chịu của DN hay do DN bị nhiều khoản khó đòi,…Như vậy, tùy vào tùng thời kỳ,từng chính sách của DN mà có sự phân bổ VLĐ một cách hợp lý.  Quản trị vốn bằng tiền Vốn bằng tiền: (gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) là một bộ phận cấu thành nên tài sản ngắn hạn. Đây là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất và quyết định khả năng thanh toán nhanh của DN. Quản trị vốn bằng tiền trong DN bao gồm các nội dung chủ yếu sau: +Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu tiền mặt của DN trong kỳ. +Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu tiền mặt: DN cần quản lý chặt chẽ các khoản phải thu chi tiền mặt để tránh bị mất mát, lợi dụng. Thực hiện nguyên tắc mọi khoản chi thu tiền mặt đều phải qua quỹ, không được thu chi ngoài quỹ,.. +Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm: Thực hiện dự báo và quản lý có hiệu quả các dòng tiền nhập, xuất quỹ trong từng thời kỳ để chủ động đáp ứng yêu cầu thanh toán nợ của DN. Có biện pháp đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng có hiệu quả nguồn tiền mặt nhàn rỗi( đầu tư tài chính ngắn hạn)  Quản trị nợ phải thu Khoản phải thu: là số tiền khách hàng nợ DN do bán chịu hàng hóa hoặc dịch vụ Quản trị các khoản nợ phải thu liên quan đến sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro trong bán chịu hàng hóa, dịch vụ. Nếu không bán chịu hàng hóa thì DN sẽ mất đi cơ hội tiêu thụ sản phẩm. Song nếu bán chịu quá mức sẽ dẫn đến làm tăng chi phí quản trị khoản phải thu, làm tăng nguy cơ rủi ro hoặc nợ khó đòi cho DN. Vì vậy, cần quản lý đặc biệt khoản này. Để quản trị các khoản phải thu DN cần chú trọng đến các biện pháp sau đây:
  • 21. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0521 +Xác định chính sách bán chịu đối với từng khách hàng: Cần xác định giới hạn tối thiểu về mặt uy tín của khách hàng để DN có thể chấp nhận bán chịu. Tùy theo mức độ đáp ứng các yêu cầu này mà DN nên áp dụng chính sách bán chịu nới lỏng hay thắt chặt cho phù hợp. +Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu: cần thực hiện qua các bước: thu thấp thông tin về khách hàng( các kết quả xếp hạng tín dụng, xếp hàng tín dụng, các thông tin liên quan khác,…), đánh giá uy tín khách hàng theo thông tin thu nhận được,lựa chọn quyết định nới lỏng hay thắt chặt bán chịu, thậm chí từ chối bán chịu. +Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ: áp dụng các biện pháp phù hợp như: sử dụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp, xác định trọng tâm quản lý và thu hồi nợ trong từng thời kỳ để có chính sách thu hồi nợ thích hợp,…  Quản trị hàng tồn kho Tồn kho dự trữ là những tài sản DN dự trữ để đưa vào sản xuất hoặc bán ra sau này, Căn cứ vào vai trò của chúng, tồn kho dự trữ được chia thành 3 loại: tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho sản phẩm dở dang, tồn kho thành phẩm. Việc hình thành lượng hàng tồn kho, đòi hỏi phải ứng trước một lượng tiền nhất định gọi là vốn tồn kho dự trữ. Quy mô VTK dự trữ chịu ảnh hưởng trực tiếp mức tồn kho dự trữ của DN. Tuy nhiên, mức tồn kho dự trữ chịu ảnh hưởng bởi nhân tố khác nhau: quy mô sản xuất, khả năng sẵn sang cung ứng vật tư của thị trường, giá cả vật tư hàng hóa, khoảng cách vận chuyển từ nơi cung ứng,…Đối với các loại sản phẩm dở dang bán thành phẩm thường chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố kỹ thuật, công nghệ sản xuất, thời gian chế tạo,… Riêng với tồn kho sản phẩm chịu ảnh hưởng của số lượng sản phẩm tiêu thụ, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu sản xuất và khâu tiêu thụ, sức mua của thị trường,… Biện pháp: sử dụng mô hình EOQ để xác định mức đặt hàng kinh tế tính chi phí tồn kho dự trữ sao cho nhỏ nhất. 1.2.2.2 Quản trị vốn cố định
  • 22. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0522 Quản trị vốn cố định của DN bao gồm các nội dung chủ yếu sau:  Lựa chọn quyết định đầu tư TSCĐ Điều này có thể giúp cho các DN dự báo được nhu cầu vốn cố định tương đối chính xác với nhu cầu thực tế của DN cũng như tỷ trọng đầu tư vào mỗi loại tài sản nhằm phát huy tối đa công dụng của mỗi loại tài sản, nâng cao hiệu quả hoạt động. Để dự báo các nguồn vốn đầu tư vào TSCĐ các DN có thể dựa vào các căn cứ: +Quy mô và khả năng sử dụng quỹ đầu tư phát triển hoặc quỹ khấu hao để đầu tư mua sắm TSCĐ hiện tại và các năm tiếp theo, + Khả năng ký kết hợp đồng liên doanh với các DN khác. +Khả năng huy động vốn vay dài hạn từ các ngân hàng thương mại hoặc phát hành trái phiếu DN trên thị trường vốn, +Các dự án đầu tư TSCĐ tiền khả thi và khả thi đã được cấp có thẩm quyền duyệt  Phân cấp quản lý và sử dụng TSCĐ của DN Việc phân cấp quản lý sẽ góp phần phát huy tối đa hiệu quả mỗi loại TSCĐ trong quá trình sử dụng, phối hợp một cách nhịp nhàng các loại tài sản có thời gian sử dụng hữu ích khác nhau cũng như nâng cao hiệu quả SXKD, tránh gấy lãng phí hay làm mất mát TSCĐ. Để nâng cao hiệu suất sử dụng và có thêm thu nhập, DN có thể cho thuê một số tài sản không dùng đến cho các tổ chức cá nhân.  Lựa chọn phương pháp khấu hao TSCĐ Mỗi phương pháp khấu hao có những ưu điểm và nhược điểm riêng, vận dụng với từng ngành, từng DN mà lựa chọn một phương pháp sao cho phù hợp, làm cơ sở cho việc thu hồi vốn một cách kịp thời và đầy đủ nhất. Một số phương pháp tính khấu hao chủ yếu: + Phương pháp khấu hao đường thẳng. +Phương pháp khấu hao nhanh. + Phương pháp khấu hao theo sản lượng.  Quản lý và sử dụng quỹ khấu hao
  • 23. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0523 Khấu hao là khoản chi phí được phân bổ nhằm thu hồi vốn đầu tư ứng trước để hình thành TSCĐ. Số tiền khấu hao thu hồi được tích lũy lại hình thành nên quỹ khấu hao TSCĐ của DN. Qũy khấu hao này được dùng để tái sản xuất giản đơn hoặc mở rộng các TSCĐ của DN khi hết thời gian sử dụng. Trong quá trình kinh doanh, DN có quyền chủ động sử dụng số tiền khấu hao một cách linh hoạt, hiệu quả nhưng phải đảm bảo hoàn trả đúng hạn.  Kế hoạch sửa chữa lớn và thanh lý nhượng bán. Theo nguyên tắc mỗi đồng vốn bỏ ra đều phải mất chi phí sử dụng vốn, nếu không kịp thời thanh lý nhượng bán tức là vốn bị ứ đọng, làm giảm hiệu quả SXKD. Vì vậy, DN cần có kế hoạch thanh lý nhượng bán để đảm bảo tất cả các TSCĐ hiện có đều đưa vào sử dụng. Những tài sản không cần dùng hoặc chờ thanh lý bán thì nhanh chóng thu hồi vốn, sử dụng vốn đó cho hoạt động SXKD hoặc đổi máy móc thiết bị công nghệ. 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị sử dụng vốn kinh doanh của DN 1.2.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động 1- Tốc độ luân chuyển vốn lưu động: Tốc độ luân chuyển vốn lưu động được thể hiện qua hai chỉ tiêu: số lần luân chuyển và kỳ luân chuyển vốn lưu động. + Số lần luân chuyển vốn lưu động( sô vòng quay vốn lưu động): L, được xác định bằng công thức: Vòng quay vốn lưu động ( vòng) = Doanh thu thuần về BH Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay VLĐ thực hiện được trong một kỳ nhất định(thường là một năm).
  • 24. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0524 + Kỳ luận chuyển VLĐ: Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để VLĐ thực hiện một lần luân chuyển hay độ dài thời gian một vòng quay của VLĐ trong kỳ. Vòng quay vốn lưu động càng nhanh thì kỳ luân chuyển VLĐ càng được rút ngắn và chứng tỏ VLĐ được sử dụng ngày càng hiệu quả. + Mức tiết kiệm vốn lưu động: Mức tiết kiệm VLĐ = Mức luân chuyển VLĐ bình quân 1 ngày x Số ngày luân chuyển rút ngắn Chỉ tiêu này phản ánh số vốn lưu động có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở kỳ so sánh với kỳ gốc. 2-Hàm lượng vốn lưu động Hàm lượng vốn lưu động = Số vốn lưu động bình quân Doanh thu thuần Chỉ tiêu này phản ánh để có một đồng doanh thu thuần về bán hàng cần tiêu tốn bao nhiêu đồng vốn lưu động bình quân trong kỳ. 3-Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho: Được đo bằng hai chỉ tiêu: số vòng quay hàng tồn kho và số ngày một vòng quay hàng tồn kho. + Số vòng quay hàng tồn kho: phản ánh trong kỳ hàng tồn kho luân chuyển được bao nhiêu vòng. Số vòng quay hàng tồn kho = Gía vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân trong kỳ +Số ngày một vòng quay hàng tồn kho: phản ánh số ngày cần thiết để hàng tồn kho hoàn thành một vòng quay. Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho = 360 Số vòng quay HTK Kỳ luân chuyển vốn lưu động (ngày) = Số ngày trong một kỳ Vòng quay vốn lưu động
  • 25. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0525 4-Tốc độ luân chuyển nợ phải thu: +Số vòng quay nợ phải thu: Phản ánh trong một kỳ nợ phải thu luân chuyển bao nhiêu vòng. Số vòng quay nợ phải thu = Doanh thu trong kỳ( có thuế) NPT bình quân trong kỳ +Kỳ thu tiền trung bình: Phản ánh số ngày cần thiết để thu hồi hết các khoản nợ phải thu. Kỳ thu tiền trung bình = 360 Số vòng quay nợ phải thu 5-Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp + Hệ số khả năng thanh toán hiện thời Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = Tổng tài sản ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này phản ánh: cứ trong một đồng nợ ngắn hạn thì có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo. +Hệ số khả năng thanh toán nhanh Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn-Hàng tồn kho Tổng nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng vốn nợ ngắn hạn có bao nhiêu đồng tài sản khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh đảm bảo cho một đồng nợ ngắn hạn đó. +Hệ số khả năng thanh toán tức thời Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tiền và các khoản tương đương tiền Tổng nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng nợ ngắn hạn thì có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn bằng tiền và các khoản tương đương tiền. Các chỉ tiêu này càng lớn thì mức độ đảm bảo bằng khả năng thanh toán của DN càng cao và ngược lại.DN luôn cố gắng tìm cách tăng hệ số trên để đảm bảo khả năng thanh toán kịp thời và tránh rủi ro.
  • 26. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0526 1.2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn cố định  Hiệu suất sử dụng vốn cố định Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Doanh thu thuần về BH Vốn cố định bình quân Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định tham gia sẽ tạo ra bao nhiêu đồng DTT về bán hàng trong kỳ.  Hàm lượng vốn cố định: Hàm lượng VCĐ = VCĐ bình quân trong kỳ Doanh thu thuần trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng DTT thì cần bao nhiêu đồng VCĐ. Hàm lượng VCĐ càng thấp thì hiệu suất sử dụng VCĐ càng cao.  Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn cố định Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định = Lợi nhuận trước(sau) thuế VCĐ bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước hoặc sau thuế.  Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định Tỷ suất lợi nhuận VCĐ = Doanh thu thuần trong kỳ Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ trong kỳ tham gia tạo ra bao nhiêu đồng DTT. Chỉ tiêu này cũng cho phép đánh giá trình độ sử dụng VCĐ của DN.  Chỉ tiêu hệ số hao mòn TSCĐ: Hệ số hao mòn TSCĐ = Số khấu hao lũy kế ở thời điểm đánh giá Tổng nguyên giá TSCĐ ở thời điểm đánh giá Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hao mòn TSCĐ trong doanh nghiệp vừa phản ánh tổng quát tình trạng về năng lực còn lại của TSCĐ cũng như VCĐ ở thời điểm đánh giá. Hệ số này càng cao chứng tỏ TSCĐ đã cũ và cần được đầu tư mới.
  • 27. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0527 1.2.3.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Chỉ tiêu vòng quay toàn bộ vốn Vòng quay toàn bộ vốn = Doanh thu thuần VKD bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh VKD trong kỳ chu chuyển được bao nhiêu vòng. Nếu chỉ tiêu này càng cao thì hiệu suất sử dụng VKD càng cao.  Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản(BEP) Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế VKD bình quân sử dụng trong kỳ Chỉ tiêu này cho phép đánh giá khả năng sinh lời của một đồng VKD, không tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập DN và nguồn gốc của VKD.  Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh Tỷ suất lợi nhuận sau thuế VKD(ROA) = Lợi nhuận sau thuế VKD bình quân sử dụng trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng VKD bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này thường được các nhà quản trị sử dụng nhiều vì nó phản ánh số lợi nhuận còn lại sau khi trừ đi lãi vay ngân hàng và thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, được sinh ra do sử dụng bình quân một đồng VKD.  Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế VCSH (ROE) = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCSH bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng LNST cho chủ sở hữu.
  • 28. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0528  Phương trình DUPONT Tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh doanh (ROA) = Hệ số lãi ròng x Vòng quay toàn bộ vốn Phương trình này cho thấy được tác động của yếu tố tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu và hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn ảnh hưởng như thế nào đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế VCSH (ROE) = Hệ số lãi ròng x Vòng quay toàn bộ vốn x Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính Phương trình này cho thấy các yếu tố chủ yếu tác động đên tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu trong kỳ. Tóm lại, thông qua các chỉ tiêu đánh giá cơ bản có thể giúp nhà quản lý đánh giá được hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp từ đó tìm ra các biện pháp tối ưu để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp VKD của DN luôn luân chuyển liên tục không ngừng từ hình thái này sang hình thái khác, tại một thời điểm vốn tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau. Trong quá trình vận động đó, VKD chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan cũng như các yếu tố chủ quan làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của DN. 1.2.4.1. Nhân tố chủ quan  Ngành nghề kinh doanh Tùy theo từng ngành mà có những đặc thù riêng như: quy mô, cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu đầu tư vào TSCĐ,cơ cấu đầu tư vào TSLĐ, tốc độ vòng quay của vốn, thời vụ, chu kỳ SXKD,…tác động đến luân chuyển vốn, phương thức thanh toán,..Vì vậy, ta cần chú ý đến các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn trung bình của ngành để có sự so sánh, nhận thấy những ưu điểm và hạn chế trong quá trình quản lý và sử dụng VKD.  Chiến lược đầu tư.
  • 29. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0529 Mỗi DN sẽ có một chiến lược đầu tư riêng của mình: về mẫu mã sản phẩm, về chức năng công dụng, về chế độ khuyến mãi,…Chiến lược đầu tư tốt sẽ bán được nhiều sản phẩm sớm thu hồi được vốn. Ngược lại, sản phẩm không phù hợp với yêu cầu của thị trường, không tiêu thụ được sẽ làm ứ đọng hàng, ảnh hưởng không tốt đến quá trình sử dụng vốn.  Trình độ tay nghề của người lao động Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm của DN sản xuất ra. Ảnh hưởng đến mức độ sử dụng hiệu quả tài sản, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, mức độ phế phẩm,…Từ đó tác động đến tốc độ tiêu thụ sản phẩm, ảnh hưởng đến nhu cầu vốn.  Trình độ tổ chức bộ máy quản lý,tổ chức sản xuất Đây là nhân tố chủ quan ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Bộ máy quản lý tổ chức gọn nhẹ, làm việc hiệu quả, phối hợp với nhau một cách ăn ý sẽ giúp cho DN sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả hơn. Ngược lại, nếu trình độ quản lý vốn kém, buông lỏng thì sẽ gây thất thoát vốn, mất vốn gốc. Vì vậy, cần chú ý đến nhu cầu vốn, cơ cấu vốn, sử dụng vốn một cách hợp lý có hiệu quả, kết hợp với công tác quản lý nợ phải thu.  Cơ chế khuyến khích và trách nhiệm vật chất trong doanh nghiệp DN có chế độ đãi ngộ cao, thưởng sẽ làm cho công nhân viên phấn chấn, có tinh thần làm việc hang say, cống hiến hết mình cho DN. Đây là nhân tố tác động đến ý thức và hành vi thái độ làm việc, nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh,góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của DN. 1.2.4.2. Nhân tố khách quan  Môi trường kinh doanh Các biến động của nền kinh tến như: lạm phát, tăng trưởng, khủng hoảng,…có ảnh hưởng trực tiếp và không hề nhỏ tới hoạt động kinh doanh của DN. Thêm vào đó, sự cạnh tranh của các DN cùng ngành nghề cũng là một áp lực lớn vì trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay.
  • 30. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0530 Sự biến động cung cầu, giá cả, số lượng,…cũng tác động đến quá trình lưu thông vốn của DN.Vì vậy, DN cần có các biện pháp điều chỉnh kịp thời đúng đắn để nâng cao hiệu quả tối đa của DN.  Môi trường khoa học công nghệ Sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học công nghệ làm cho các thiết bị máy móc bị lỗi thời và lạc hậu từng giờ. Đây là điều kiện cho DN chấp nhận đầu tư mạo hiểm vào khoa học công nghệ mới để áp dụng vào SXKD của DN mình, tăng năng suất lao động, giảm giá thành cũng là thách thức cho hầu hết các DN vì hao mòn vô hình của TSCĐ ngày càng tăng, làm mất vốn của DN.  Môi trường pháp lý. Các chính sách của nhà nước rất quan trọng trong quá trình kinh doanh của DN như: chính sách thuế, ưu đãi đầu tư, khấu hao TCSĐ, lãi suất thị trường khi đi vay vốn,… các chính sách này có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến DN. Do đó, nhà nước cần tạo điều kiện tối đa cho các DN có thể SXKD đạt hiệu quả cao.  Những rủi ro bất thường Trong quá trình SXKD, DN có thể gặp những rủi ro bất thường như: bão lũ, hỏa hoạn, những biến động trong SXKD và thị trường,…đều làm cho tài sản của DN có thể bị mất dẫn đến mất vốn của DN.
  • 31. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0531 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TASCO 2.1. Quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần TASCO 2.1.1. Quá trình thành lập và phát triểnCông ty cổ phần TASCO Năm 1971: Công ty Cổ phần Tasco tiền thân là Đội cầu Hà Nam và hoạt động trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng giao thông. Cùng với sự thay đổi về địa giới hành chính cũng như quá trình đổi mới về quản lý các doanh nghiệp nhà nước của Chính phủ, trong quá trình hoạt động Công ty đã nhiều lần thay đổi tên gọi và trụ sở chính. Năm 1976: Công ty đổi tên thành Công ty Cầu Hà Nam Ninh trên cơ sở sát nhập với Công ty Cầu Ninh Bình. Tháng 12/1992: Công ty đổi tên thành Công ty Công trình Giao thông Nam Hà. Năm 1997: Công ty đổi tên thành Công ty Công trình Giao thông Nam Định. Tháng 6/2000: Công ty tiến hành cổ phần hoá, từ Doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần theo Quyết định số 2616/2000/QĐ-UB ngày 20/11/2000 của UBND Tỉnh Nam Định và mang tên Công ty Cổ phần Xây dựng Giao thông và Cơ sở hạ tầng Nam Định. 01/01/2002: Công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Xây dựng Hạ tầng Thành Công 11/11/2003: Công ty sáp nhập và trở thành công ty liên kết của Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị - HUD. 15/12/2003: Công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Thành Công.
  • 32. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0532 26/12/2007: Công ty đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với tên Công ty Cổ phần Tasco và địa chỉ trụ sở chính tại: Tầng 3, Toà nhà B15, Khu đô thị mới Đại Kim, Phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội. Năm 2008: Công ty được cấp Giấy phép niêm yết Cổ phiếu theo Quyết định số 125/QĐ-TTGDHN ngày 04/4/2008 do Giám đốc Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội ký, chấp thuận niêm yết cổ phiếu cho Công ty Cổ phần Tasco. 11/4/2008: Cổ phiếu của Công ty (mã cổ phiếu: HUT) chính thức được niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (nay là Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội). 26/1/2010: Công ty chuyển tới văn phòng trụ sở chính mới tại Tầng 33, Tòa nhà M5, Số 91 Nguyễn Chí Thanh, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP Hà Nội (Thông báo chuyển đổi trụ sở chính và thay đổi Giấy phép Đăng ký kinh doanh số 15/TB-TASCO ngày 26/1/2010). 17/5/2012: Công ty thay đổi trụ sở chính sang trụ sở chính mới tại Tầng 4, Tòa nhà M5, Số 91 Nguyễn Chí Thanh, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP Hà Nội (Thông báo chuyển đổi trụ sở chính và thay đổi Giấy phép Đăng ký kinh doanh số 95/TB-TASCO ngày 17/5/2012). 2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần TASCO 2.1.2.1. Các hoạt động kinh doanh chính Hiện nay, Công ty Cổ phần Tasco tham gia các hoạt động kinh doanh chính là: Thi công xây lắp, đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông và Kinh doanh bất động sản Thi công xây lắp, đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông - Thi công xây lắp
  • 33. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0533 Tasco là một trong những đơn vị luôn dẫn đầu trong lĩnh vực thi công xây dựng hạ tầng giao thông tại khu vực miền Bắc và Miền Trung. Với các lĩnh vực thi công như Cầu, Đường, Thủy lợi cùng doanh thu xây dựng hạ tầng giao thông liên tục tăng đạt khoảng 1000 tỷ năm 2014 và quy mô công trình ngày càng lớn như: QL38B Nam Định, QL39 - Hưng Yên, Tỉnh lộ 490C2 - Nam Định, Cầu Hàn - Hải Dương, Cầu Vượt đường sắt Vĩnh Yên, Cầu Phù Vân - Hà Nam, Hệ thống đê biển Thái Bình, Thanh hóa, TASCO đã và đang phát huy sức mạnh nội tại và chiến lược đổi mới trong thời kỳ hội nhập để mở rộng thị phần, nâng cao thương hiệu TASCO. - Đầu tư Xây dựng hạ tầng giao thông Đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông là một sản phẩm mũi nhọn của Tasco tại các tỉnh Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Quảng Bình… Năm 2007 khi Chính phủ có chủ trương xã hội hóa đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông bằng các hình thức hợp đồng BOT (Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao), BT (Xây dựng - Chuyển giao), TASCO đã nắm bắt cơ hội và xúc tiến đầu tư, đến nay khi nhắc đến Tasco khách hàng đã nhắc đến các dự án lớn như dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 10 (Km92+900-Km98+400) đoạn từ cầu La Uyên đến cầu Tân Đệ (Thái Bình); dự án đoạn tuyến tránh TP.Nam Định từ Quốc lộ 10 đến Thị trấn Mỹ Lộc (thuộc dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Phủ Lý); dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp đường 39B (Thái Bình), dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng Quốc lộ 1 (Quảng Bình) theo hình thức BOT và rất nhiều các dự án khác được thực hiện cũng như khẳng định chất lượng, uy tín với Bộ Giao thông vận tải nói chung và các địa phương nơi các dự án đi qua nói riêng. Kinh doanh bất động sản Tasco bắt đầu đặt tên mình vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản từ 2007. Trải qua 8 năm đầu tư và phát triển thì Kinh doanh Bất động sản vẫn được coi là ngành kinh doanh mới với Công ty. Tuy nhiên với thông điệp “Thái - An - Sinh - Cao - Ốc”, Tasco ngày càng nhận được sự tin tưởng của Khách hàng cũng như cộng đồng trong và ngoài nước.
  • 34. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0534 Với mục tiêu trở thành một nhà đầu tư hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, Tasco không ngừng nỗ lực về mọi mặt để chuyên nghiệp hóa và đa dạng hóa các loại hình đầu tư nhằm xây dựng nên những Dự án, công trình với cam kết chất lượng, kinh tế, thẩm mỹ đồng thời mong muốn ngày càng nhận được niềm tin của khách hàng và cộng đồng. Sau 8 năm đầu tư, Tasco đã có riêng mình 01 khu đô thị sinh thái với diện tích 50ha - Khu nhà ở Sinh thái Xuân phương và các dự án phát triển nhà ở như: - Dự án Văn phòng cho thuê và chung cư cao cấp tại số 48 Trần Duy Hưng. - Khu nhà ở cho cán bộ VPTW Đảng và Báo Nhân dân tại Phường Xuân Phương - Nam Từ Liêm – Hà Nội. Bên cạnh các lĩnh vực hoạt động trên, Công ty còn có các hoạt động kinh doanh khác như kinh doanh bán hàng và cung cấp dịch vụ: Kinh doanh bán hàng Đây là hoạt động kinh doanh mua bán nguyên vật liệu, và được triển khai tại các công ty con. Hoạt động này chỉ là hoạt động hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh chính là xây lắp hạ tầng giao thông. Kinh doanh cung cấp dịch vụ Tasco tham gia thi công 02 dự án BOT là: Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 10 (KM92+900-KM98+400) đoạn từ Cầu La Uyên đi Cầu Tân Đệ - Huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình và Dự án Tuyến tránh Thành phố Nam Định từ Quốc lộ 10 đến thị trấn Mỹ Lôc thuộc dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định – Phủ Lý, do đó, Công ty được phép thu phí giao thông của Trạm thu phí Tân Đệ và Trạm thu phí Mỹ Lộc để hoàn vốn kinh doanh. Từ tháng 4/2009, Công ty bắt đầu thu phí giao thông của Trạm thu phí Tân Đệ và từ tháng 8/2009 bắt đầu thu phí giao thông của Trạm thu phí Mỹ Lộc. Ngoài ra, Tasco cũng vừa đã được Bộ giao thông vận tải giao cho việc xây dựng trạm thu phí không dừng và kiểm soát tải trọng xe trên Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh. Trong xu thế giảm thuế nhập khẩu ô tô từ năm 2018 theo lộ trình cam kết WTO, dự án này không chỉ đem lại nguồn thu phí ổn định cho Công ty Cổ
  • 35. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0535 phần Tasco mà còn giúp Công ty gây dựng uy tín và tiếng tăm trên thị trường xây dựng hạ tầng giao thông. 2.1.2.2. Lực lượng lao động Chất lượng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển lâu dài và bền vững của Công ty nên Công ty luôn đặt mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên chuyên nghiệp lên hàng đầu trong chiến lược phát triển của mình. Tính đến 30/09/2015, tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty là: 98 người. Bảng 2.1: Cơ cấu nhân sự tại thời điểm 30/09/2015 STT Loại lao động Số lượng Phân theo giới tính 98 1 Nam 67 2 Nữ 31 Phân theo trình độ học vấn 98 1 Trình độ trên Đại học 6 2 Trình độ Đại học, cao đẳng 81 3 Trình độ Trung cấp 0 4 Công nhân kỹ thuật vận hành 0 5 Lao động có tay nghề 11 *Chính sách đối với người lao động: Nhằm vươn tới mục tiêu phát triển bền vững và lâu dài, Công ty đã xây dựng chính sách đối với người lao động theo định hướng sau: - Hỗ trợ và tạo mọi điều kiện để người lao động phát huy khả năng trong học tập nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. - Đào tạo và sắp xếp nguồn nhân lực phù hợp với tình hình phát triển của Công ty. - Đảm bảo công việc đầy đủ cho người lao động, đảm bảo thu nhập phù hợp với khả năng cống hiến và thị trường.
  • 36. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0536 - Thực hiện đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ đối với người lao động theo đúng với chế độ, chính sách quy định. - Có chính sách khen thưởng kịp thời đối với cá nhân và tập thể có công lao đóng góp cho Công ty, có biện pháp kỷ luật đối với những cá nhân có hành động ảnh hưởng xấu đến quyền lợi và uy tín Công ty. - Có chính sách đãi ngộ thu hút lao động giỏi, phù hợp về Công ty và Chính sách khuyến khích CBCNV gắn bó, làm việc lâu dài tại Công ty như: chính sách thăm quan du lịch cho CBCNV, chính sách chăm sóc sức khỏe, giám định sức khỏe định kỳ, chính sách nghỉ lễ, tết, ốm đau, thai sản, hiếu, hỷ... - Công ty thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể nhân dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn và khuyến khích, động viên tinh thần người lao động như: Tết thiếu nhi, tết trung thu, kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3; Kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10; Thưởng cho con em CBCNV đạt thành tích cao trong học tập.... - Hàng năm, Công ty cũng luôn xây dựng kế hoạch, thực hiện đào tạo và đào tạo lại tay nghề, trình độ cho người lao động bằng nhiều hình thức, nhằm phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên, đáp ứng yêu cầu đa dạng hóa ngành nghề của Công ty, theo kịp trình độ công nghệ của các nước tiên tiến trên thế giới. - Công ty xây dựng chính sách đào tạo cho riêng từng cấp: cho cấp quản lý và cho nhân viên, đội trưởng/ chủ nhiệm công trình và công nhân. Điều này cho thấy Lãnh đạo Công ty đã chú trọng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, cũng chính là tạo điều kiện và cơ hội cho toàn thể CBCNV của mình phát huy năng lực trong quá trình cống hiến cho Công ty. Vị thế của Công ty trong ngành Lĩnh vực xây dựng hạ tầng, thi công xây lắp: Lĩnh vực xây dựng hạ tầng, thi công xây lắp của Công ty trong các năm qua đã thể hiện được kế hoạch phát triển của Công ty khi nhu cầu xây dựng hạ tầng là rất lớn, toàn bộ các đơn vị thành viên đều gắng sức để thực hiện dự án của Công ty, khối lượng hợp đồng ký kết ngày càng nhiều, giá trị hợp đồng ngày càng lớn so với năng lực của Công ty đòi hỏi Công ty phải không ngừng mở rộng quy mô.
  • 37. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0537 Lĩnh vực kinh doanh Bất động sản: Từ năm 2009, Công ty mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Là một doanh nghiệp mới trong ngành, nhưng Công ty cũng đã nhanh chóng vươn lên thành một doanh nghiệp có vị thế tại thị trường bất động sản tại Hà Nội. Các dự án mà Tasco tham gia đều có vị trí tương đối thuận lợi tại các quận mới của Hà Nội và dự kiến sẽ mang lại khoản lợi nhuận đáng kể cho Công ty với sự hỗ trợ mạnh từ ngành xây lắp truyền thống. 2.1.3. Tình hình tài chính chủ yếu của Công ty cổ phần TASCO 2.1.3.1. Khái quát quy mô tài chính Bảng 2.2: Khái quát quy mô tài chính Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2015 01/01/2015 Chênh lệch % 1. Tổng tài sản (TS) 5.060.293 3.657.030 1.403.263 38,37% 2. Vốn chủ sở hữu (VC) 1.674.114 1.257.925 416.189 33,06% 3. Tổng mức luân chuyển (LCT) 911.882 1.185.660 (273.778) (23,09%) 4. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) 204.426 271.871 (67.445) (24,81%) 5.Lợi nhuận sau thuế 159.685 255.831 (96.146) (37,58%) 6. Dòng tiền thuần (LCtt) 168.999 87.377 81.622 93,41% (Nguồn: BCTC tại ngày 31/12/ 2014, 31/12/2015 Công ty cổ phần cổ phần TASCO)
  • 38. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0538  Về qui mô tài sản, nguồn vốn: Tài sản cuối năm 2015 tăng thêm 1.403.263 triệu đồng so với đầu năm, tương ứng với tỉ lệ tăng là 38,37%,cho thấy qui mô vốn của doanh nghiệp tăng, làm tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nguồn vốn chủ sở hữu cuối kì tăng thêm 416.189 triệu đồng ,tương ứng với tỉ lệ 33,06%, qui mô sản nghiệp tăng mạnh, khả năng độc lập về tài chính được nâng cao.  Về qui mô kết quả kinh doanh: Năm 2015, LCT giảm 273.778 triệu đồng, tương ứng với 23,09%, giảm do 2 yếu tố đó là từ doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu bán hang, cung cấp dịch vụ. LCT giảm (-23,09%) trong khi tổng tài sản tăng (38,37%)) làm tăng hiệu suất sử dụng tài sản. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay năm 2015 giảm 67.445 triệu đồng, tương ứng tỉ lệ -24,81% cho thấy quy mô của kết quả kinh doanh của DN năm 2015 giảm mạnh so với năm 2014. Kéo theo đó lợi nhuận sau thuế giảm đi 96.146 triệu đồng, tương ứng -37,58%. Lợi nhuận sau thuế giảm cho thấy việc đầu tư chưa mang lại kết quả như mong muốn, khả năng sinh lời của DN giảm.  Về qui mô dòng tiền: Dòng tiền thuần năm 2015 tăng so với năm 2014, cho thấy DN đang thu nhiều hơn chi với mức tăng thêm 81.622 triệu đồng. Lượng tăng thêm này chủ yếu đến từ việc tăng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh. 2.1.3.2. Tình hình biến động tài sản
  • 39. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0539 Bảng 2.3: Tình hình biến động tài sản Đơn vị tính : triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2015 31/12/2014 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 1.122.235 22,18% 716.970 19,61% 405.265 56,52% 2,57% I.Tiền và các khoản tương đương tiền 280.813 25,02% 111.814 15,60% 168.999 151,14% 9,42% II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 12.447 1,11% 12.372 1,73% 75 0,61% (0,62%) III.Các khoản phải thu ngắn hạn 782.549 69,73% 514.955 71,82% 292.600 59,72% 1,39% IV. Hàng tồn kho 44.539 3,97% 55.220 7,70% (10.681) (0,02%) (-3,73%) V. Tài sản ngắn hạn khác 1.887 0,17% 22.609 3,15% (20.722) (91,65%) (2,98%) B - TÀI SẢN DÀI HẠN 3.938.058 77,82% 2.940.061 80,39% 997.997 33,94% (2,57%) I. Các koản phải thu dài hạn 857.894 21,78% 638.075 21,70% 219.819 34,45% 0,08% II. Tài sản cố định 1.468.019 32,28% 1.553.855 52,85% (85.836) (5,52%) (20,57%) III. Bất động sản đầu tư 0 0 IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 1.609.091 40,86% 742.769 25,26% 866.322 116,63% 15,6% V. Tài sản dài hạn khác 3.054 5,08% 5.361 0,18% (2.307) (43,03%) 4,9% TỔNG CỘNG TÀI SẢN 5.060.293 100% 3.657.030 100,00% 1.403.263 38,37% 0 (Nguồn: BCTC tại ngày 31/12/ 2014, 31/12/2015 Công ty cổ phần cổ phần TASCO)
  • 40. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0540 Cuối năm 2015, tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp là 5.060.293 triệu đồng, tăng 1.403.263 triệu đồng ( 38,37%) so với đầu năm chứng tỏ quy mô vốn của doanh nghiệp tăng mạnh trong đó tài sản ngắn hạn tăng 405.265 triệu đồng, tài sản dài hạn tăng 997.997 triệu đồng. Xét về cơ cấu: Trong khi tỷ trọng tài sản dài hạn tăng chậm hơn so với tài sản ngắn hạn. Có thể nói doanh nghiệp đang tích cực gia tăng tài sản ngắn hạn. Tỷ trọng tài sản dài hạn tăng lên là do sự tăng lên chủ yếu của các khoản đầu tư tài chính dài hạn (tăng 116,63%). Trong khi đó, tỷ trọng tài sản ngắn hạn tăng từ việc gia tăng tiền và các khoản tương đương tiền (151,14%), các khoản phải thu ngắn hạn (59,72%). Qua đây có thể thấy rõ công ty đang chú trọng đến việc gia tăng các khoản đầu tư tài chính ngắn và dài hạn hơn so với năm 2014.
  • 41. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0541 2.1.3.3. Tình hình biến động nguồn vốn Chỉ tiêu 31/12/2015 31/12/2014 So sánh Số tiền (TrĐ) Tỷ trọng (%) Số tiền (TrĐ) Tỷ trọng (%) Số tiền (TrĐ) Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) A. Nợ phải trả 3.386.179 66,92 2.399.105 65,28 987.074 41,14 1,64 I. Nợ ngắn hạn 621.088 18,34 691.435 28,82 (70.347) (10,17) (10,48) 1. Vay và nợ ngắn hạn 106.730 17,18 297.674 43,05 (190.944) (64,15) (25,87) 2. Phải trả cho người bán 129.111 20,79 122.423 17,71 6.688 5,46 3,08 3. Người mua trả tiền trước 54.950 8,85 132.806 19,21 (77,856) (58,62) (10,36) 4. Thuế và CKPNNN 25.360 4,08 683 0,10 24.677 3.613,03 3,98 5. Phải trả người lao động 6.469 1,04 6.781 0,98 (312) (4,60) 0,06 6. Chi phí phải trả 83.426 13,43 13.805 1,99 69.621 504,32 11,44 9. Các khoản PTPNK 206.684 33,28 115.506 16,71 91.178 78,94 15,57 11.Quỹ khen thưởng, PL 8.334 1,34 1.757 0,25 6.577 374,33 1,09 II. Nợ dài hạn 2.765.091 81,66 1.707.647 71,18 1.057.444 61,92 10,48 1. Phải trả dài hạn khác 1.241.471 44,90 910.701 53,33 330.770 36,32 (8,43)
  • 42. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0542 2. Vay và nợ dài hạn 1.523.314 55,09 796.617 46,65 726.697 91,22 8,44 3. Doanh thu chưa thực hiện 306 0,01 329 0,02 (24) (7,29) (0,01) B. Vốn chủ sở hữu 1.674.114 33,08 1.257.925 34,72 416.189 33,09 (1,64) I. Vốn chủ sở sữu 1.674.114 100 1.257.925 100 416.189 33,09 0 1. Vốn đầu tư của CSH 1.284.047 76,70 946.475 75,24 337.572 35,67 1,46 1. Thặng dư vốn cổ phần 70.238 4,20 3.734 0.3 66.504 1781,04 3,9 7. Quỹ đầu tư phát triển 70.472 4,21 44.889 2,64 25.583 56,99 1,57 10.Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 249.356 14,89 262.827 20,89 (13.471) (5,13) (6,00) II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 0 0 0 0 0 0 0 Tổng cộng nguồn vốn 5.060.293 100 3.675.030 100 1.385.263 37,70 0 (Nguồn: BCTC tại ngày 31/12/ 2014, 31/12/2015 Công ty cổ phần cổ phần TASCO)
  • 43. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0543 Tổng nguồn vốn của công ty cuối năm 2015 là 5.060.293 triệu đồng, so với cuối năm 2014 tăng 1.385.263 triệu đồng tương ứng với 37,70%. Ta thấy công ty có sự mở rộng về quy mô tài chính. Về cơ cấu, nguồn vốn nợ chiếm phần lớn, tỉ lệ giữa nợ ngắn hạn và nợ dài hạn năm 2015 và năm 2014 có sự khác nhau. Cụ thể tỷ trọng nợ ngắn hạn năm 2015 giảm 10,17% so với 2014. Tương ứng với nó, tỷ trọng nợ dài hạn năm 2015 tăng 10,17%. Ngoài ra, cơ cấu vốn chủ sở hữa công ty cũng thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng thặng dự vốn cổ phần. 2.2. Thực trạng quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO trong thời gian qua 2.2.1. Tình hình vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của Công ty cổ phần TASCO 2.2.1.1 Tình hình biến động vốn kinh doanh. Qua bảng 2.3,tổng tài sản của công ty cuối năm so với đầu năm 2015 tăng 1.403.263 triệu đồng,tương ứng với tỷ lệ tăng 33,54%. Quy mô vốn của công ty tăng làm tăng khả năng cạnh tranh, năng lực tài chính, khả năng huy động vốn.Tổng tài sản tăng chủ yếu do tài sản dài hạn, cụ thể như sau. + Tài sản ngắn hạn cuối năm là 1.122.235 triệu đồng tăng 405.265 triệu đồng tương ứng tăng 56,52%, trong đó tất cả các chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền tăng 168.999 triệu đồng (151,14%), các khoản phải thu ngắn hạn tăng 292.600 triệu đồng (59,72%), chỉ tiêu các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng không đáng kể. Bên cạnh đó, hàng tồn kho giảm 10.681 triệu đồng (0,02%), tài sản ngắn hạn khác giảm 20.722 triệu đồng. + Tài sản dài hạn của công ty cuối năm tăng 33,94% so với đầu năm, tương ứng tăng 997.997 triệu đồng. Trong đó chủ yếu là do tăng các khoản phải thu dài hạn, tăng 219.819 triệu đồng (34,45%) và khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng 866.322 triệu đồng (116,63%). Nguyên nhân của điều này là do công ty đang đầu tư mở rộng sản xuất xây dựng sang nhiều lĩnh vực khác nhau và đầu tư vào công ty con cũng như các công ty liên kết, điển hình như công ty TNHH MTV TASCO 6, Công ty cổ phần TASCO Nam Thái, Công ty cổ phần BĐS Thái An… Ngoài ra còn tới từ việc công ty chủ trương đầu tư trang thiết bị, máy móc phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
  • 44. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0544 Bảng 2.4 Cơ cấu sự biến động tài sản của công ty cổ phần TASCO Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2015 31/12/2014 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 1.122.235 22,18% 716.970 19,61% 405.265 56,52% 2,57% I.Tiền và các khoản tương đương tiền 280.813 25,02% 111.814 15,60% 168.999 151,14% 9,42% II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 12.447 1,11% 12.372 1,73% 75 0,61% (0,62%) III.Các khoản phải thu ngắn hạn 782.549 69,73% 514.955 71,82% 292.600 59,72% 1,39% IV. Hàng tồn kho 44.539 3,97% 55.220 7,70% (10.681) (0,02%) (-3,73%) V. Tài sản ngắn hạn khác 1.887 0,17% 22.609 3,15% (20.722) (91,65%) (2,98%) B - TÀI SẢN DÀI HẠN 3.938.058 77,82% 2.940.061 80,39% 997.997 33,94% (2,57%) I. Các koản phải thu dài hạn 857.894 21,78% 638.075 21,70% 219.819 34,45% 0,08% II. Tài sản cố định 1.468.019 32,28% 1.553.855 52,85% (85.836) (5,52%) (20,57%) III. Bất động sản đầu tư 0 0 IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 1.609.091 40,86% 742.769 25,26% 866.322 116,63% 15,6% V. Tài sản dài hạn khác 3.054 5,08% 5.361 0,18% (2.307) (43,03%) 4,9% TỔNG CỘNG TÀI SẢN 5.060.293 100% 3.657.030 100,00% 1.403.263 38,37% 0
  • 45. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0545 2.2.1.2 Tình hình biến động nguồn vốn kinh doanh. Qua bảng phân tích 2.4 ta thấy, quy mô nguồn vốn tăng mạnh, 1.385.263 triệu đồng tương ứng là 37,70%. Trong đó nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của công ty đều tăng. Trong đó nợ phải trả tăng 987.074 triệu đồng (41,14%), vốn chủ sở hữa tăng 416.189 triệu đông (33,09%). Cơ cấu vốn nợ đầu năm và cuối năm gần như không đổi và có tỷ trọng cao hơn vốn chủ sở hữu, cho thấy công ty đang tận dụng tối đa đòn bẩy tài chính qua việc huy động vốn đầu từ ngân hàng và các nguồn khác nhau. * Nợ phải trả Trước hết ta thấy cơ cấu nợ phải trả của công ty bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Năm 2015 so với năm 2014, nợ ngắn hạn giảm 70.347 triệu đồng tương ứng 10,17% trong khi đó nợ dài hạn tăng 1.057.444 triệu đồng tương ứng tăng 61,92%. +Nợ ngắn hạn: tại thời điểm cuối năm 2015 là 621.088 triệu đồng giảm 70.347 triệu đồng tương ứng giảm 10,17% so với cuối năm 2014. Trong nợ phải trả ngắn hạn giảm là do vay và nợ ngắn hạn giảm 190.944 triệu đồng, người mua trả tiền trước ngắn hạn giảm 77,856 triệu đồng (58,62%). Bên cạnh đó các chỉ tiêu như thuế và CPPNNN, chi phí phải trả, quỹ khen thưởng phúc lợi tăng mạnh. Đây được coi là một dấu hiệu cho thấy công ty đang phải chi trả rất nhiều các khoản khác nhau so với thời điểm cuối năm 2014. Nguyên nhân trực tiếp là do công ty đang mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh ra nhiều lĩnh vực nên các khoản thuế, chi phí tăng cao so với năm trước. + Nợ dài hạn: Cuối năm 2015, phải trả dài hạn tăng 330.770 triệu đồng (tăng 36,32%), vay và nợ dài hạn tăng 726.697 triệu đồng (91,22%). Cuối năm 2014, tỷ trọng vay và nợ dài hạn cao hơn so với phải trả dài hạn nhưng đến cuối năm 2015, tỷ trọng này đã có xu hướng đối lập lại, tuy nhiên các khoản này đều tăng một lượng khá lớn so với thời điểm cùng kỳ năm ngoái.
  • 46. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0546 *VCSH: cuối năm đạt 781.204 triệu đồng và tăng 48.349 triệu đồng tương ứng tăng 6,6% so với đầu năm 2015. VCSH tăng chủ yếu là do vốn góp của chủ sở hữu, tăng 99.000 triệu đồng (25%). Sự tăng lên này là do, năm 2015 công ty tiến hành phát hành thêm cổ phiếu nhằm tăng quy mô vốn đầu tư. Lợi nhuân chưa phân phối tại thời điểm cuối năm 2015 nhỏ hơn cuối năm 2014 là 53.309 triệu đồng (35,87%).
  • 47. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0547 Bảng 2.5: Cơ cấu và sự biến động nguồn vốn của Công ty cổ phần TASCO Đợn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2015 31/12/2014 So sánh Số tiền (TrĐ) Tỷ trọng (%) Số tiền (TrĐ) Tỷ trọng (%) Số tiền (TrĐ) Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) C. Nợ phải trả 3.386.179 66,92 2.399.105 65,28 987.074 41,14 1,64 I. Nợ ngắn hạn 621.088 18,34 691.435 28,82 (70.347) (10,17) (10,48) 1. Vay và nợ ngắn hạn 106.730 17,18 297.674 43,05 (190.944) (64,15) (25,87) 2. Phải trả cho người bán 129.111 20,79 122.423 17,71 6.688 5,46 3,08 3. Người mua trả tiền trước 54.950 8,85 132.806 19,21 (77,856) (58,62) (10,36) 4. Thuế và CKPNNN 25.360 4,08 683 0,10 24.677 3.613,03 3,98 5. Phải trả người lao động 6.469 1,04 6.781 0,98 (312) (4,60) 0,06 6. Chi phí phải trả 83.426 13,43 13.805 1,99 69.621 504,32 11,44 7. Các khoản PTPNK 206.684 33,28 115.506 16,71 91.178 78,94 15,57 8. Quỹ khen thưởng, PL 8.334 1,34 1.757 0,25 6.577 374,33 1,09 II. Nợ dài hạn 2.765.091 81,66 1.707.647 71,18 1.057.444 61,92 10,48 1. Phải trả dài 1.241.471 44,90 910.701 53,33 330.770 36,32 (8,43)
  • 48. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0548 hạn khác 2. Vay và nợ dài hạn 1.523.314 55,09 796.617 46,65 726.697 91,22 8,44 3. Doanh thu chưa thực hiện 306 0,01 329 0,02 (24) (7,29) (0,01) D. Vốn chủ sở hữu 1.674.114 33,08 1.257.925 34,72 416.189 33,09 (1,64) III. Vốn chủ sở sữu 1.674.114 100 1.257.925 100 416.189 33,09 0 1. Vốn đầu tư của CSH 1.284.047 76,70 946.475 75,24 337.572 35,67 1,46 2. Thặng dư vốn cổ phần 70.238 4,20 3.734 0.3 66.504 1781,04 3,9 3. Quỹ đầu tư phát triển 70.472 4,21 44.889 2,64 25.583 56,99 1,57 11.Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 249.356 14,89 262.827 20,89 (13.471) (5,13) (6,00) IV. Nguồn kinh phí và quỹ khác 0 0 0 0 0 0 0 Tổng cộng nguồn vốn 5.060.293 100 3.675.030 100 1.385.263 37,70 0 (Nguồn: BCTC tại ngày 31/12/ 2014, 31/12/2015 Công ty cổ phần cổ phần TASCO)
  • 49. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0549 Qua bảng phân tích, ta thấy quy mô nguồn vốn đầu năm so với cuối năm có nhưng thay đổi rõ rệt: Nợ phải trả tăng mạnh, chủ yếu là nợ dài hạn. Công ty đang tích cực sử dụng đòn bẩy kinh doanh, đầu tư mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, điều này làm tăng áp lực thanh toán, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, công ty cần quản trị tốt nguồn vốn vay để mở rộng sản xuất, đạt được hiệu quả cao 2.2.1.3 Mô hình tài trợ vốn của công ty. Để đánh giá xem chính sách huy động vốn để tài trợ cho tài sản của công ty có hợp lý hay không ta đi xem xét nguồn vốn lưu động thường xuyên của công ty thể hiện qua bảng 2.5. Bảng 2.7 Nguồn vốn lưu động thường xuyên của công ty. Đơn vị tính :triệu đồng. Chỉ tiêu 31/12/2014 31/12/2015 Chênh lệnh Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Nguồn vốn dài hạn = (a)+(b) 2.965.595 4.439.205 1.473.610 49,69 a. Nợ dài hạn 1.707.670 2.765.091 1.057.421 61,92 b. Vốn chủ sở hữu 1.257.925 1.674.114 416.189 33,09 2. Tài sản dài hạn 2.940.061 3.938.058 997.997 33,94 3. Nguồn vốn lưu động thường xuyên = (1)-(2) 25.534 501.147 475.613 1862,67 (Nguồn: BCTC tại ngày 31/12/ 2014, 31/12/2015 Công ty cổ phần cổ phần TASCO) Qua bảng 2.5 ta thấy nguồn VLĐ thường xuyên (NWC) của công ty đều > 0 và có xu hướng tăng đột biến về cuối năm. Điều này cho thấy nguồn vốn thường xuyên đủ tài trợ cho tài sản dài hạn ngoài ra còn dùng một phần nguồn vốn thường xuyên để tài trợ cho tài sản ngắn hạn, đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính. Ở thời điểm cuối năm 2015, nguồn vốn lưu động thường xuyên là 501.147 triệu đồng, tăng 475.613 triệu đồng (1862,67%) so với cuối năm 2014. Nguyên nhân là nguồn vốn dài hạn và tài sản dài hạn đều tăng.
  • 50. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Trần Hoàng Tùng LớpCQ50/11.0550 - Nguồn vốn dài hạn cuối năm 2015 đạt 4.439.205 triệu đồng tăng 1.473.610 triệu đồng (49,69%) so với cuối năm 2014. Nguồn vốn dài hạn cuối năm 2015 tăng là do VCSH tăng 416.189 triệu đồng, đồng thời nợ dài hạn cũng tăng 1.057.421 triệu đồng. Trong đó, nợ dài hạn tăng chủ yếu là do việc huy động vốn từ các nguồn của công ty. Điều này giúp tăng nguồn vốn kinh doanh trong dài hạn của công ty để tài trợ cho công ty con và trong các lĩnh vực khác nhau. - TSDH cuối năm 2015 đạt 3.938.058 triệu đồng tăng 997.997 triệu đồng (33,94 %) so với cuối năm 2014. Nguyên nhân do tài sản dở dang dài hạn và các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng mạnh 2.2.2. Thực trạng quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần TASCO 2.2.2.1 Thực trang quản trị vốn lưu động. a, Xác định nhu cầu vốn lưu động năm 2015 của Công ty: Công ty sử dụng phương pháp gián tiếp để xác định nhu cầu VLĐ như sau:  Nhu cầu vốn lưu động thực tế: Bảng 2.8: Nhu cầu VLĐ thực tế Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Số tiền (triệu đồng) Năm 2015 Năm 2014 Số dư bình quân HTK 49.880 85.970 Số dư bình quân khoản phải thu 1.396.737 1.499.370 Số dư bình quân các khoản phải trả nhà cung cấp 1.201.853 1.136.764 Nhu cầu VLĐ thực tế 244.764 448.576  Nhu cầu vốn lưu động năm 2015 dự báo bằng phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu: Số dư bình quân TSNH năm 2014: (716.970 + 1.001.044)/2 = 859.007 (triệu đồng) Số dư bình quân các khoản phải trả năm 2014: