SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  62
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân em.
Các số liệu và thông tin trong khóa luận đều có nguồn gốc trung thực và xuất
phát từ tình hình thực tế của Chi nhánh AGRIBANK YÊN LẠC.
Sinh viên thực tập
NGUYỄN THỊ XUÂN
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................... 1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... 4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU – SƠ ĐỒ - HÌNH VẼ............................... 5
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ RỦI RO TRONG HOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ............................................................. 3
1.1.Những vấn đề cơ bản về hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại......... 3
1.1.1.Khái niệm hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại ................. 3
1.1.2.Đặc trưng của tín dụng .................................................................... 3
1.1.3.Phân loại hoạt động tín dụng............................................................ 4
1.1.4.Vai trò của hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại ...................... 6
1.2.Rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại..................... 9
1.2.1.Khái niệm rủi ro tín dụng................................................................. 9
1.2.2.Các dấu hiệu nhận biết rủi ro ......................................................... 10
1.2.3.Nguyên nhân dẫn tới rủi ro tín dụng............................................... 10
1.2.3.1.Nguyên nhân khách quan......................................................... 11
1.2.3.2.Nguyên nhân chủ quan ............................................................ 13
1.2.4.Các chỉ tiêu đánh giá ..................................................................... 14
1.2.4.1.Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ ........................ 15
1.2.4.2.Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ..................................... 15
1.2.5.Hậu quả và các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng..................... 18
1.2.5.1.Hậu quả của rủi ro tín dụng...................................................... 18
1.2.5.2.Biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng ...................................... 19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH YÊN
LẠC – VĨNH PHÚC................................................................................. 22
2.1.Khái quát về NHNo&PTNT chi nhánh Yên Lạc ................................... 22
2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Agribank chi nhánh Yên Lạc... 22
2.1.2.Tình hình hoạt động của Agribank chi nhánh Yên Lạc.................... 25
2.1.2.1Hoạt động huy động vốn .......................................................... 25
2.1.2.2.Hoạt động cho vay .................................................................. 30
2.1.2.3.Hoạt động kinh doanh khác .................................................... 33
2.1.2.4.Kết quả hoạt động kinh doanh ................................................. 34
2.2.Thực trạng hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Agribank Yên lạc –
Vĩnh Phúc ................................................................................................ 36
2.2.1.Thực trạng hoạt động tín dụng tại Agribank Yên Lạc...................... 36
2.2.2.Rủi ro tín dụng tại chi nhánh Agribank Yên Lạc ............................. 40
2.2.2.1.Tình hình nợ xấu, nợ quá hạn tại chi nhánh .............................. 40
2.2.2.2.Dự phòng rủi ro và nguồn bù đắp rủi ro của ngân hàng ............. 41
2.3.Đánh giá chung về hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại chi nhánh
Agribank Yên Lạc .................................................................................... 42
2.3.1Kết quả đạt được của chi nhánh ...................................................... 42
2.3.2.Hạn chế ........................................................................................ 43
2.3.3.Nguyên nhân................................................................................. 43
2.3.3.1.Nguyên nhân từ phía Agribank Yên Lạc .................................. 43
2.3.3.2.Nguyên nhân từ phía khách hàng ............................................. 44
2.3.3.3.Nguyên nhân khác................................................................... 45
CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ & MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RRTD
TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH YÊN LẠC............................................... 46
3.1.Định hướng phát triển và mục tiêu trong hoạt động tín dụng của Agribank
Yên lạc..................................................................................................... 46
3.2.Biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng ................................. 48
3.2.1.Nâng cao chất lượng công tác thẩm định ........................................ 48
3.2.2.Thực hiện phân tán rủi ro tín dụng ................................................. 49
3.2.3.Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng.......................... 50
3.2.4.Tăng cường và giám sát hiệu quả sử dụng TSĐB............................ 51
3.3.Một số kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng..................................... 51
KẾT LUẬN.............................................................................................. 54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................... 55
PHỤ LỤC ................................................................................................ 56
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
NHTM : Ngân hàng thương mại
NHNo&PTNT : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Agribank : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
CBTD : Cán bộ tín dụng
TCTD : Tổ chức tíndụng
KBNN : Kho bạc Nhà nước
TCKT : Tổ chức kinh tế
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
BCTC : Báo cáo tài chính
RRTD : Rủi ro tíndụng
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU –SƠ ĐỒ - HÌNH VẼ
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Yên Lạc – Vĩnh Phúc............................. 23
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh Yên Lạc –
Vĩnh Phúc ................................................................................................ 26
Hình 2.1: Biểu đồ cơ cấu dư nợ theo thời gian............................................ 30
Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ theo thời gian....................................................... 32
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Yên Lạc . 34
Bảng 2.5: Tình hình hoạt động tín dụng tại Agribank Yên Lạc.................... 36
Bảng 2.6: Bảng tình hình nợ xấu, nợ quá hạn tại chi nhánh ........................ 40
Bảng 2.7: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro............................................. 41
Bảng 3.1: Chỉ tiêu kinh doanh của chi nhánh 2016 ..................................... 47
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong các năm gần đây nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế thị
trường Việt Nam nói riêng đã phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng của
cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trền toàn cầu để lại. Sau sự sụp đổ của 1
loạt các hệ thống ngân hàng lớn tại Mỹ và Châu Âu như: Ledman Brothers
Washington Mutual, Ocala National Bank,.. là hồi chuông cảnh tỉnh cho hoạt
động tín dụng của Ngân hàng.Việt Nam là thành viên của tổ chức WTO,
ASEAN nên chịu sự tác động mạnh của cuộc khủng hoảng này. Mặt khác, các
ngân hàng ở Việt Nam với lợi nhuận chủ yếu hàng năm thu từ hoạt động tín
dụng. Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng có tính lan truyền và để lại hậu quả
to lớn không chỉ ở nội tại ngành mà còn liên quan đến toàn nền kinh tế,
không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà còn ảnh hưởng đến nhiều quốc gia
khác.
Như vậy thì quản lý rủi ro tín dụng luôn là vấn đề hàng đầu được lãnh
đạo các ngân hàng quan tâm. Hiểu được tầm quan trọng, qua thời gian thực
tập tại AGRIBANK YÊN LẠC em đã có điều kiện tìm hiểu và tiếp xúc trực
tiếp với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng
nên em đã lựa chọn đề tài tốt nghiệp: “ Rủi ro trong hoạt động tín dụng và
biện pháp hạn chế tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Yên Lạc –
Vĩnh Phúc”
Mục đích nghiên cứu của chuyên đề
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động rủi ro tín dụng tại
AGRIBANK chi nhánh Yên Lạc – Vĩnh Phúc để đề xuất các giải pháp tăng
cường quản lý rủi ro tín dụng để từ đó có biện pháp phòng ngừa và hạn chế
rủi ro tín dụng.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 2
Chuyên đề nghiên cứu cơ chế, biện pháp quản lý rủi ro đối với các khoản
cấp tín dụng của ngân hàng với các đối tượng có nhu cầu vay trong nền kinh
tế. Phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn trong việc quản lý rủi ro các khoản cho
vay ngắn hạn, trung và dài hạn tại Agribank chi nhánh Yên Lạc – Vĩnh Phúc.
Cấu trúc khóa luận tốt nghiệp
Với mục tiêu nghiên cứu và các yêu cầu đặt ra như trên thì cấu trúc khóa
luận ngoài phần mở đầu, kết luận, chuyên đề được chia thành 3 chương như
sau:
Chương 1: Ngân hàng thương mại và rủi ro trong hoạt động tín
dụng của Ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT – Chi
nhánh Yên Lạc
Chương 3: Kiến nghị một số biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng
tại NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Yên Lạc
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 3
CHƯƠNG 1:NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
1.1.Nhữngvấn đề cơbảnvề hoạtđộng tín dụng ngânhàng thương mại
1.1.1.Kháiniệm hoạt động tín dụng của ngân hàngthương mại
Theo Luật các tổ chức tín dụng 2010 thì cho vay là một hình thức cấp tín
dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản
tiền để sử dụng vào một mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo
thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi.
Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ hcuwsc và cá nhân sử dụng một
khoản tiến oặc cam kết sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc hoàn trả cả
gốc và lãi bằng các nghiệp vụ cho vay chiết khấu, cho vay tài chính, bao
thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
Hơn hết, quan hệ tín dụng phải được hiểu theo quan hệ hai chiều ngân
hàng vừa là người đi vay và cũng là người cho vay.
Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thì hoạt động tín dụng là hoạt
động chiếm tỷ trọng lớn và là hoạt động mang lại lợi nhuận hàng năm chủ yếu
cho ngân hàng.
1.1.2.Đặctrưng của tín dụng
Quan hệ tín dụng ngân hàng có các đặc trưng cơ bản sau: tính hoàn trả,
tính thời gian, khả năng ẩn chứa rủi ro và lòng tin.
Tính hoàn trả: Đốivới quan hệ tín dụng thì đây là nguyên tắc hay cũng
là đặc trưng cơ bản nhất là cơ sở để phân biệt quan hệ tín dụng với các quan
hệ tài chính khác. Nếu không có sự hoàn trả thì quan hệ tín dụng này không
hoàn hảo, không có sự hoàn trả thì người cho vay không thu hồi được vốn và
lãi đi ngược lại mục đíchkinh doanh.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 4
Tính thời gian: Khi tham gia vào quan hệ tín dụng người đi vay được
quyền sử dụng một khoản tiền trong một thời gian nhất định và cam kết trong
tương lai sẽ hoàn trả vào một ngày trong tương lai như trong hợp đồng hai
bên đã thỏa thuận.Tức là người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời vốn trong
khoảng thời gian nhất định, sau khi kết thúc thời gian sử dụng người đi vay
phải hoàn trả số tiền gốc và lãi cho người cho vay.
Tính khả năng ẩn chứa nhiều rủi ro: Do sự bất cân xứng về thông tin,
người cho vay không hiểu rõ về người đi vay. Mối quan hệ tín dụng hoàn hảo
khi hết thời hạn vay người đi vay hoàn trả gốc lãi đúng hạn. Tuy nhiên thì trên
thực tế không phải lúc nào mọi việc cũng trôi chảy như vậy, không ít các
trường hợp đến hạn nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa
cụ của mình với chủ nợ dẫn đến các rủi ro mất vốn, rủi ro tín dụng.
Lòng tin: Cũng như mối quan hệ vay mượn giữa những cá nhân, ngân
hàng cũng chỉ cho vay khi tin tưởng rằng khách hàng đó có ý muốn trả nợ và
có khả năng trả nợ. Đồng thời người cho vay tin tưởng rằng người đi vay sẽ
sử dụng đồng vốn của mình hiệu quả mang lại lợi ích kinh tế cao hơn trong
tương lai. Khi người cho vay tin rằng người đi vay có khả năng trả nợ và có ý
muốn trả nợ thì quan hệ tín dụng mới xảy ra.
1.1.3.Phânloại hoạt động tín dụng
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động cho vay của ngân hàng thương
mại rất đa dạng và phong phú. Để quản lý tốt hoạt động này thì ngân hàng
phải phân loại tín dụng.
Chính vì các hình thức tín dụng đa dạng, phong phú cho nên việc phân
nhóm các khoản tín dụng cũng được phân chia theo nhiều tiêu thức khác
nhau:
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 5
Căn cứ vào thời hạn cho vay
Tín dụng ngắn hạn: Loại cho vay này có thời hạn nhỏ hơn hoặc bằng 12
tháng với mục đích để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và
các nhu cầu chỉ tiêu ngắn hạn của cá nhân.
Tín dụng trung hạn: theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
cho vay trung hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 60 tháng. Cho vay trung hạn
được sử dụng chủ yếu để đầu tư mú sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới
thiết bị, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô
nhỏ…
Tín dụng dài hạn: là các khoản cho vay có thời hạn trên 60 tháng. Loại
tín dụng này chủ yếu để đáp ứng nhu cầu vốn vay dài hạn phục vụ cho việc
xây nhà xưởng, xây dựng xí nghiệp mới, các thiết bị phương tiện vận tải có
quy mô lớn.
Căn cứ theo mục đích sử dụng vốn
Tín dụng sản xuất kinh doanh: Đây là loại cho vay đáp ứng nhu cầu vốn
kinh doanh, tiến hành sản xuất của các doanh nghiệp, cá nhân.
Tín dụng tiêu dùng: là loại cho vay nhằm đáp ứng tiêu dùng cá nhân.
Nguồn thu nợ chủ yếu là từ thu nhập của người vay vì vậy khi cho khách hàng
vay cần xác minh được thu nhập của họ.
Căn cứ vào hình thức đảm bảo tiền vay:
Tín dụng có tài sản đảm bảo: loại cho vay mà ngân hàng cung ứng với
điều kiện khách hàng vay phải có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của
bên thứ 3.
Tín dụng có bảo đảm không phải bằng tài sản: là loại cho vay không có
tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba, việc cho vay chỉ dựa
trên uy tín của bản thân khách hàng, cho vay the chỉ định của Chính phủ.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 6
1.1.4.Vaitrò của hoạt động tín dụng ngânhàngthương mại
Tín dụng là cầu nối giữa cung và cầu vốn trong nền kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay luôn tồn tại một phần các cá
nhân, doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh có sở hữu một lượng
vốn nhàn rỗi tạm thời tách khỏi quá trình sản xuất như là: tiền khấu hao để tái
tạo tài sản cố định mới nhưng chưa mua, tiền trả lương người lao động chưa
đến thời hạn trả, tiền tích lũy,…Các khoản tiền này luôn được các doanh
nghiệp hay dân cư sở hữu tiền tishc kuyx nhàn rỗi tìm cách kiếm lời. Tất cả
tạo thành nguồn vốn nhàn rỗi của nền kinh tế.
Trong khi đó lại có một bộ phận các doanh nghiệp và cá nhân thiếu vốn
để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh, sản xuất hay tiêu dùng của mình hoặc để
đối phó với các rủi ro của cuộc sống.
Vậy ta thấy trong xã hội luôn có một số người thừa vốn và một số người
thiếu vốn. Song do sự khác nhau về mặt khoảng cách địa lý, lòng tin nên
những người này khó có cơ hội trực tiếp gặp nhau hoặc nếu có thì chi phí khá
cao hoặc không kịp thời. Vì vậy, hoạt động tín dụng ngân hàng đã thỏa mãn
những lo lắng của người thừa vốn và đáp ứng nhu cầu của người thiếu vốn.
Ngân hàng thương mại đã đứng ra làm trung gian nhận tiền gửi từ các cá
nhân, tổ chức, doanh nghiệp và cho vay lại.
Từ đó, có thể thấy: “Tín dụng ngân hàng là chiếc cầu nối để người cung
và cầu vốn gặp nhau”
Tín dụng là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước
Như đã biết, cơ cấu kinh tế bị quyết định bởi cơ câu đầu tư; mà tín dụng
lại lại quyết định trực tiếp đến cơ cấu đầu tư. Như vậy thì Nhà nước thông qua
hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại để điều chỉnh cơ cấu kinh tế để phù
hợp với mục tiêu kinh tế vĩ mô của từng thời kỳ. Để đảm bảo ổn định giá cả
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 7
và tạo công ăn việc làm cho người dân phục thuộc lớn vào cơ cấu tín dụng cả
về mặt thời gian và đối tượng tín dụng.
Trong khi đó, đối tượng tín dụng lại phụ thuộc nhiều vào chính sách của
Nhà nước của từng thời kỳ về chủ trương mở rộng tín dụng, lãi suất, điều kiện
vay cũng như các điều kiện đi kèm khác. Vậy thông qua việc điều chỉnh các
chính sách tín dụng, điều kiện tín dụng, Nhà nước có thể chuyển hướng tín
dụng vào một hoặc một nhóm ngành nghề cụ thể nào đó, một nhóm đối tượng
nhờ đó ảnh hưởng đến tổng cầu nền kinh tế cả về quy mô và cơ cấu.
Mặt khác, chúng ta cũng biết rằng Ngân hàng trung ương là cơ quan
quản lý vĩ mô đối với các Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng
khác, có nhiệm vụ kiểm tra, khảo sát mọi hoạt động của các tổ chức này nhằm
đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động an toàn và có hiệu quả. Thông qua hoạt
động tín dụng các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng trung ương có thể biết
được phạm vi, phương hướng đầu tư, hiệu quả đầu tư vào cá ngành kinh tế từ
đó có chính sách tiền tệ thích hợp. Nếu nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng,
hiệu quả đầu tư vào cá ngành trong nền kinh tế cao thì Ngân hàng trung ương
sẽ thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng tức là bơm thêm tiền vào lưu thông.
Ngược lại, nếu nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái thì Ngân hàng trung ương sẽ
thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt tức là rút bớt tiền từ lưu thông về. Như
vậy bằng các công cụ như hạn mức tín dụng, lãi suất tín dụng Ngân hàng
trung ương có thể kiểm soát, điều tiết lưu thông tiền tệ đảm bảo khối lượng
tiền cần thiết cho lưu thông nhằm ổn định giá trị đồng tiền, tạo điều kiện cho
nền kinh tế phát triển.
Dưới sức ảnh hưởng của quy mô tín dụng và chính sách tín dụng thì tùy
vào giai đoạn phát triển của nền kinh tế Nhà nước sẽ theo đuổi các mục tiêu
kinh tế khác nhau thì sẽ áp dụng chính sách tín dụng, quy mô tín dụng khác
nhau.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 8
Tín dụng thúc đẩy quá trình tái sản xuất mở rộng và lưu thông hàng hóa
Thông qua hoạt động tín dụng, khối lượng tiền trong lưu thông sẽ tăng
lên khi thực hiện hoạt động cho vay và ngược lại sẽ giảm xuống khi thực hiện
hoạt động thu nợ, do đó sẽ góp phần điều tiết khối lượng tiền trong toàn bộ
nền kinh tế. Ngân hàng sử dụng công cụ lãi suất, hạn mức tín dụng để làm
thay đổi khối lượng tiền vay, từ đó điều tiết được khối lượng tiền trong nền
kinh tế và kiểm soát được lạm phát, bởi vì tín dụng ngân hàng khi điều tiết
được khối lượng tiền tức là khống chế được khối lượng tiền cần thiết cho nhu
cầu trao đổi và lưu thông hàng hoá, nhờ kiểm soát được giá cả. Hay nói cách
khác ,việc đưa tiền vào lưu thông qua tín dụng ngân hàng là con đường hữu
hiệu nhất bởi vì khối lượng tiền này đã được đảm bảo bằng một lượng giá trị
vật tư hàng hoá và tránh được lạm phát tiền tệ.
Tín dụng góp phần mở rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế
Mỗi một quốc gia muốn phát triển nền kinh tế của mình thì không thể chỉ
dựa vào tiềm năng của đất nước mà còn phải mở rộng quan hệ kinh tế ra bên
ngoài, tham gia vào nền kinh tế thế giới, bởi lẽ không có một nước nào lại có
thể hội tụ đầy đủ các tiềm năng để phát triển kinh tế mọi mặt, mà các nước
đều chỉ có lợi thế so sánh của mình, do đó nó thường phát sinh quan hệ vay
mượn lẫn nhau mà chủ yếu là vốn đầu tư. Vì vậy, tín dụng ngân hàng đã trở
thành một trong những phương tiện nối liền kinh tế các nước với nhau.
Thông qua các hình thức như nhận uỷ thác đầu tư, mở và thanh toán thư
tín dụng, bảo lãnh hàng hoá xuất nhập khẩu, chuyển tiền nhanh đi các nơi...tín
dụng ngân hàng đã trực tiếp tham gia trong quan hệ thanh toán quốc tế, các
hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, tài trợ cho các hoạt động sản xuất, xuất
nhập khẩu, đầu tư chiều sâu, đôi rmới công nghệ và ứng dụng khoa học kỹ
thuật vào sản xuất trong nước thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển nhằm
phục vụ tốt cho hoạt động xuất nhập khẩu góp phần tăng trưởng kinh tế và mở
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 9
ra sự giao lưu giữa nước ta với các nước khác trên thế giới. Ngoài ra với việc
tín dụng ngân hàng nhận các nguồn tài trợ như ODA, ESAF...từ các nước cấp
tín dụng cũng như các tổ chức tín dụng quốc tế với mục đích tài trợ cho nền
kinh tế đã mang lại những kết quả to lớn về kinh tế xã hội đồng thời tăng
cường mối quan hệ tốt đẹp giữa nước ta với các nước trên thế giới.
1.2.Rủiro trong hoạtđộng tín dụng của ngânhàng thương mại
1.2.1.Kháiniệm rủi ro tín dụng
Rủi ro là sự bất chắc có thể đo lường được , vừa mang tính tích cực vừa
mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến cho ngân hàng những sự thiệt hại
nhất định ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh.
Hoạt động tín dụng là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ngân hàng vì
vậy thì rủi ro tín dụng dễ xảy ra hơn cả.
Hay theo quyết định 493/2005/QĐ – NHNN, rủi ro tín dụng là khả năng
xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng
không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo
cam kết.
Có rất nhiều định nghĩa về rủi ro tín dụng ngân hàng tuy nhiên ta có thể hiểu
một cách ngắn gọn như sau:
Rủi ro tín dụng là tất cả các thiệt hại mất mát khi ngân hàng phải gánh
chịu do người vay vốn không thực đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng.
Vậy có nghĩa là, rủi ro tín dụng luôn luôn tiềm ẩn với một hợp đồng tín
dụng dù khoản vay đó chưa quá hạn. Và một ngân hàng có thể có tỷ lệ nợ
quá hạn thấp nhưng nguy cơ tiềm ẩn rủi ro sẽ cao nếu dnah mục đầu tư tập
trung vào một nhóm khách hàng. Cách hiểu như vậy sẽ giúp cho các nhà quản
trị rủi ro có sự chủ động trích lập dự phòng và thực hiện các biện pháp để
chống đỡ với rủi ro.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 10
1.2.2.Cácdấu hiệu nhận biếtrủi ro
Phát sinh từ phía khách hàng
Trì hoãn, gây khó khăn cho Ngân hàng trong quá trình kiểm tra theo
định kỳ hoặc đột xuất về tình hình sử dụng vốn vay, tình hình sản xuất kinh
doanh, tài chính của khách hàng.
Có dấu hiệu không thực hiện đầy đủ các quy định, các cam kết hoặc vi
phạm pháp luật trong quan hệ tín dụng
Chậm hoặc trì hoãn việc trình bày, nộp các báo cáo tài chính theo yêu
cầu của ngân hàng mà không có sự giải thích minh bạch và thuyết phục
Đề nghị điều chỉnh, gia hạn nợ nhiều lần với lý do không thuyết phục
Có sự giảm sút bất thường về số dư tiền gửi tại tài khoản của khách hàng
ở Ngân hàng
Chậm thanh toán các khoản lãi đến hạn, xuất hiện nợ quá hạn
Chấp nhận nguồn sử dụng lãi suất cao với mọi điều kiện
Dấu hiệu tìm kiếm nhiều nguồn tài trợ, nhu cầu vay tăng vượt dự kiến
Thay đổi thường xuyên tổ chức hoặc ban điều hành
Có sự chênh lệch khá lớn giữa doanh thu dự kiến và thực tế
Khách hàng cá nhân thì rủi ro khi mà cá nhân có dấu hiệu suy gảm về
sức khỏe hoặc chết.
Phát sinh từ phía ngân hàng
Chính sách tín dụng không hợp lý
Đánh giá và phân loại không chính xác mức độ rủi ro của ngân hàng
Tăng trưởng tín dụng quá nhanh vượt quá năng lực kiểm soát
Soạn các điều kiện trong hợp đồng tín dụng không rõ ràng
Cấp tín dụng thiếu dự đảm bảo của khách hàng
1.2.3.Nguyên nhândẫn tớirủi ro tín dụng
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 11
Trong kinh doanh Ngân hàng rủi ro tín dụng là loại rủi ro lớn nhất,
thường xuyên xảy ra và gây hậu quả nặng nề có khi dẫn đến phá sản Ngân
hàng.
Ngày nay, nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, cải tiến trang
thiết bị kỹ thuật, nâng cao công nghệ và các nhu cầu phục vụ sản xuất kinh
doanh luôn tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu này, các NHTM cũng phải luôn mở
rộng quy mô hoạt động tín dụng, điêu đó có nghĩa là rủi ro tín dụng cũng phát
sinh nhiều hơn. Và để có biện pháp phòng ngừa với loại rủi ro này thì các
ngân hàng phải nhận diện được các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng:
1.2.3.1.Nguyên nhân khách quan
Các rủi ro do những nguyên nhân bất khả kháng thuộc về thiên nhiên
như: thiên tai, bão lũ, dịch bệnh,… gây biến động xấu ngoài dự kiến đến quan
hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng. Các rủi ro gây thiệt hại về tài
chính của khách hàng từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng
 gia tăng khối lượng nợ quá hạn.
Rủi ro do môi trường kinh tế không ổn định: bao gồm các yếu tố như
chu kỳ phát triển của nền kinh tế (hưng thịnh hay suy thoái), sự thay đổi
chính sách kinh tế, chủ trương của Nhà nước về lãi suất, tỷ giá,…
Trong nền kinh tế phát triển ổn định hoạt động kinh doanh thuận lợi
mang lại lợi nhuận cho khách hàng do vậy ít dẫn đến rủi ro vỡ nợ, không trả
được nợ  hoạt động tín dụng tương đối an toàn
Trong nền kinh tế suy thoái hoạt động sản xuất kinh doanh trì trệ, vốn bị
ứ đọng, đầu tư nhưng lợi nhuận mang lại không đáng kể làm khả năng tài
chính của khách hàng gặp nhiều khó khăn khả năng trả nwoj suy giảm
Rủi ro tín dụng có xu hướng gia tăng.
Tuy nhiên, trong nền kinh tế phát triển nóng cũng không hẳn là dấu hiệu
tốt, khi đó Ngân hàng Nhà nước sẽ áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 12
suất tăng cao đồng thời khi đó khách hàng sẽ phải vay với lãi suất cao hơn rất
nhiều  chi phí tài chính tăng làm giảm hiệu quả kinh doanh của khách hàng
 khả năng trả nợ suy giảm vì vậy mà rủi ro tài chính gia tăng.
Môi trường chính trị - xã hội
Một quốc gia có hệ thống chính trị không ổn định, luôn xảy ra chiến
tranh, sự tranh chấp giữa các đảng phái… thì hoạt động sản xuất kinh doanh
của khách hàng chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn từ đó cũng ảnh hưởng trực
tiếp đến các hoạt động của ngân hàng.
Không chỉ vậy, trong các trường hợp có sự thay đổi về luật pháp, chế độ
chính trị của Nhà nước hay sự sáp nhập quản lý hoặc phân chia lại sự quản lý
kinh tế giữa các cơ quan cũng là nguyên nhân gây rủi ro tín dụng trong kinh
doanh ngân hàng bời nó có tác động trực tiếp đến các hoạt động của đối tượng
vay.
Môi trường quốc tế
Trong nền kinh tế toàn cầu hóa như hiện nay, tín dụng trong nước có mối
quan hệ chặt chẽ với tín dụng nước ngoài. Bởi khi khủng hoảng tài chính xảy
ra gây ảnh hưởng đến quan hệ thương mại quốc tế giữu Việt Nam và các nước
làm ngưng trệ hoạt động xuất nhập khảu, giảm sút sức mua hàng ảnh hưởng
lượng hàng hóa tiêu thụ. Tất yếu làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của
khách hàng và rủi ro tín dụng xảy ra.
Ngoài ra sự tác động của yếu tố hội nhập, tự do hóa làm cho môi trường
kinh doanh có sự canh tranh gay gắt hơn, quy luật chọn lọc khắc nghiệt của
thị trường không chỉ với các doanh nghiệp mà với ngân hàng cũng vậy gây
khó khăn về mặt tiêu thụ sản phẩm, gây nguy cơ thua lỗ bởi khách hàng lớn
sẽ tìm đến các ngân hàng ngoại lớn chất lượng dịch vụ tốt hay chính người
tiêu dùng họ cũng sẽ lựa chọn cho mình sản phẩm dịch vụ tốt. Vậy các doanh
nghiệp yếu kém, ngân hàng yếu kém sẽ khó có thể tồn tại trên thị trường.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 13
1.2.3.2.Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân từ phía ngân hàng
Ngân hàng thiếu thông tin trong quá trình thẩm định, chưa chú trọng đến
mục tiêu cho vay dẫn đến tính toán sai sót hiệu quả đầu tư của dự án dẫn đến
quyết định cho vay sai
Ngân hàng chưa giám sát kiểm tra, quản lý đúng mức khi cho vay về
người đi vay hoặc do là khách hàng tốt tin tưởng mà coi nhẹ khâu kiểm tra đột
xuất, thường xuyên mục đích sử dụng vốn, khả năng trả nợ,..
Cán bộ tín dụng chưa thật sự am hiểu về ngành nghề mà mình đang tài
trợ, ngân hàng không có đầy đủ thông tin, số liệu thống kê,… về ngành nghề
đó dẫn đến thẩm định sai hiệu quả của dự án, không bao quát được mạnh và
yếu của lĩnh vực này hoặc rủi ro từ chính đạo đức của cán bộ tín dụng.
Rủi ro do áp lực chỉ tiêu doanh số của ngân hàng cho các cán bộ tín dụng
dẫn đến cho vay để đạt doanh số mà không quan tâm đến chất lượng tín dụng.
Trong quá trình thẩm định, công tác phân tích tài chính doanh nghiệp
chưa được chú trọng, việc phân tích còn qua quýt chỉ mang tính chất thủ tục,
thông tin thu thập lại hạn chế dẫn đến đánh giá sai lệch về khách hàng
Ngân hàng chưa có cơ chế quản lý, theo dõi đối với từng đối tượng
khách hàng đặc thù của từng ngành, sản phẩm của từng địa phương khác nhau
và chưa xây dựng được đầy đủ các tiêu thức để đo lường rủi ro.
Nguyên nhân từ phí khách hàng
Đối với khách hàng cá nhân: nguồn trả nợ chính là thu nhập cá nhân.Các
khách hàng cá nhân thường dẫn đến rủi ro vì các nguyên nhân sau:
Khách hàng có thu nhập không ổn định. Rủi ro đạo đức của khách hàng
như sử dụng vốn sai mục đích, không muốn hoàn trả nợ vay. Đặc biệt là việc
sử dụng vốn vay ngân hàng để cho vay lại với lãi suất cao hơn.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 14
Không có nơi cứ trú, do công việc bị thay đổi hoặc mất việc. Bệnh tật,
ốm đâu nhưng không khai báo rõ ràng và trung thực
Đối với khách hàng doanh nghiệp: có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro
tín dụng và tính chất phức tạp cao hơn khách hàng cá nhân
Thị trường cung cấp đầu vào bị thu hẹp, giá nguyên vật liệu tăng cao chi phí
sản xuất tăng làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, làm mất vốn hiệu quả đầu tư thấp
dẫn đến khả năng trả nợ giảm.
Trình độ quản lý của cán bộ, chủ sở hữu doanh nghiệp thiếu chuyên
môn, nghiệp vụ, thiếu kinh nghiệm dẫn đến tổ chức yếu kém, dự đoán tình
hình thị trường sai.
Do tình hình tham nhũng nội bộ, bất đồng của các đồng chủ sở hữu
doanh nghiệp.
Nguyên nhân từ đảm bảo tín dụng
Đảm bảo bằng tài sản: rủi ro do sự biến động giá cả thị trường của tài
sản đảm bảo theo hướng bất lợi hoặc tài sản đảm bảo khó xác định giá trị,
tranh chấp về mặt pháp lý.
Đảm bảo bởi bên thứ ba (bảo lãnh): rủi ro gặp phải khi bên thứ 3 không
thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi không có khả năng thực
hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng, đầy đủ nghĩa vụ trả nợ,
1.2.4.Cácchỉtiêu đánh giá
Rủi ro là biến cố xảy ra ngoài mong đợi trong hoạt động kinh doanh
ngân hàng, tuy không thể loại bỏ hoàn toàn nhưng ta có thể nhận biết, đo
lường nó để đưa ra các biện pháp phòng ngừa. Muốn dự đoán được rủi ro
chính xác thì ngân hàng cần xây dựng và đưa ra các chỉ tiêu đánh giá rủi ro,
đo lường rủi ro.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 15
Đo lường rủi ro là cơ sở để ngân hàng xây dựng chính sách lãi suất,
chính sách tín dụng phù hợp với từng thời kỳ.
1.2.4.1.Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ
Căn cứQĐ493/NHNN và Thông tư 02/2013/TT – NHNN)
Nợ quá hạn là khoản mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và hoặc lãi quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn =
Dư nợ quá hạn
Tổng dư nợ
Ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì rủi ro càng lớn vì những khoản nợ
quá hạn này không thu hồi được hoặc thu hồi không đúng kế hoạch sẽ làm ảnh
hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng, đặc biệt là tác động vào khả năng
thanh khoản của ngân hàng.
Nợ quá hạn tăng làm chi phí của ngân hàng. Với mộ tkhoarn tín dụng gặp rủi
ro, ngân hàng phải chi trả thêm nhiều khoản chi phí như chi phí kiểm tra, quản lý,
chi phí xử lý TSĐB, chi phí pháp lý,..do đó sẽ làm tăng chi phí thực tế của ngân
hàng trong khi vẫn phải chi trả lãi cho nguồn vốn huy động mà không thu được lãi
từ khoản cho vay.
Ngoài ra thì nợ quá hạn còn làm giảm quá trình lưu thông vốn, giảm hiệu quả
sản xuất kinh doanh đồng thời hạn chế khả năng mở rộng và tăng trưởng tín dụng
của ngân hàng.
1.2.4.2.Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ
Căn cứ Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN
và điều 6 trong Quyết định 493/2005/NHNN thì dư nợ của ngân hàng
được chia thành:
Nhóm 1 : Nợ đủ tiêu chuẩn
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 16
Bao gồm các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ
khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn
Nhóm 2: Nợ cần chú ý
Là các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày, bao gồm các khoản nợ
được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả
năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm
khả năng trả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng
trả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.
Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn
Là khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày, bao gồm các khoản nợ
được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là không có
khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. các khoản nợ này được tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là khách hàng là có khả năng
tổn thất.
Nhóm 4: Nợ nghi ngờ
Là khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày, bao gồm các khoản nợ được
tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng tổn
thất cao
Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn
Là khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, bao gồm các khoản nợ được tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là không còn khả năng thu
hồi, mất vốn.
Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013của Ngân hàng Nhà
nước thì nợ xấu là nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ
là tỷ lệ đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng.
Tỷ lệ nợ xấu:
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 17
Tỷ lệ nợ xấu =
Dư nợ xấu
Tổng dư nợ tín dụng
Tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu đấnh giá chât lượng tín dụng của ngân hàng. Tỷ
lệ nợ xấu cao tức là độ rủi ro tín dụng cao. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu có
thể là do khách hàng vay nhưng không thực sự nỗ lực để trả nợ. Nếu nợ xấu
không được giải quyết kịp thời thì đến một thời điểm nào đó khả năng trích
lập dự phòng không còn đủ để bù đắp cho những tổn thất .
Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
Tỷlệ dựphòng rủi ro tín
dụng
=
Dự phòng rủi ro tín dụng
Tổng dư nợ kỳ báo cáo
Tại Việt Nam hiện nay, việc trích lập dự phòng rủi ro tại hầu hết các
ngân hàng được thực hiện theo thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày
21/01/2013của Ngân Hàng Nhà Nước. Theo đó, các khoản nợ được phân loại
từ Nhóm 1 đến 5 có mức trích lập dự phòng cụ thể từ 0% đến 100% của Giá
trị khoản nợ trừ đi (-) Giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo. Mức trích lập dự
phòng theo từng nhóm nợ cụ thể như sau: Nhóm 1: 0%; nhóm 2: 5%; nhóm 3:
20%; nhóm 4: 50%; nhóm 5: 100%.
Ngoài ra, ngân hàng cần trích lập và duy trì mức dự phòng chung là
0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.
Dự phòng chung là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn
thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ
thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính khi chất lượng các khoản
nợ suy giảm.
Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ rủi ro càng cao do ngân hàng phải trích lập
nhiều dự phòng làm tăng chi phí cho ngân hàng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh
doanh ngân hàng.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 18
Tỷlệ mất vốn =
Dư nợ mất vốn
Tổng dư nợ kỳ báo cáo
Dư nợ mất vốn là các khoản nợ thuộc nhóm 5 bao gồm các khoản nợ quá
hạn trên 360 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại lần đầu qua hạn từ 90 ngày trở lên
theo thời hạn cơ cấu lại nợ lần đầu,..
Tỷ lệ mất vốn cao thì thiệt hại của ngân hàng càng lớn vì nó phản ánh
khoản tín dụng khả năng mất vốn và phải dùng quỹ dự phòng để vù đắp.
1.2.5.Hậuquả và các biện pháp phòng ngừa rủiro tín dụng
1.2.5.1.Hậu quả của rủi ro tín dụng
Đối với hoạt động ngân hàng:
Rủi ro tín dụng làm giảm thu nhập của ngân hàng: khi có một khoản nợ
được coi là quá hạn, thu nhập của ngân hàng bị giảm sút ngay, một phần vì
không thu được lãi hoặc nợ gốc như cam kết, trong khi vẫn phải trả lãi cho
nguồn huy động, một phần do các chi phí quản lý, giám sát phát sinh. Mặt
khác nếu các khoản nợ quá hạn chuyển thành khó thu hoặc không thu được
thì việc xử lý tài sản đảm bảo luôn gặp khó khăn về pháp lý và định giá nên
trường hợp ngân hàng có thể thu hồi được nợ khi phát mại tài sản là rất khó
xảy ra.
Rủi ro tín dụng làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng. Tỷ lệ nợ
quá hạn trên tổng dư nợ cao không những làm giảm thu nhập của ngân hàng
mà cón làm giảm nguồn vốn, đồng thời làm giảm khả năng thanh toán của
ngân hàng. Khi đó ngân hàng sẽ phải đi vay trên thị trường lien ngân hàng với
lãi suât cao, bởi huy động từ tiền gởi dân cư thường mất rất nhiều thời gian.
Nếu tình trạng này kéo dài với việc hàng loạt người gởi tiền rút tiền, ngân
hàng sẽ buộc phải đóng cửa và tuyên bố phá sản.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 19
Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín và năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
Khi ngân hàng mất khả năng thanh toán, phải đi vay từ nhiều nguồn khác
nhau, uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính sẽ bị giảm đi nghiêm
trọng. Hơn nữa tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cao cũng là một chỉ tiêu quan
trọng để đánh giá không tốt về tình hình hoạt động của ngân hàng, điều này sẽ
ảnh hưởng đến tâm lý đối tác của ngân hàng, dẫn đến việc huy động vốn trở
nên khó khăn hơn và gặp nhiều trở ngại trong việc cạnh tranh với các ngân
hàngkhác.
Đối với nền kinh tế:
Hoạt động của NHTM mạng tính xã hội hóa cao vì nó liên quan đến
nhiều ngành nghề và nhiều thành phần khác nhau trong nền kinh tế. Do vậy
khi một ngân hàng bị phá sản nó sẽ gây ảnh hưởng đến các bộ phận còn lại
trong xã hội, trước tiên là các ngân hàng khác, bởi có quan hệ mật thiết với
nhau trong hoạt động nên một ngân hàng sụp đỗ có thể dẫn đến sự sụp đổ của
các ngân hàng còn lại. Ngoài ra việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị
gián đoạn do thiếu vốn, người gửi tiền không lấy lại tiền được. Những hậu
quả này còn giảm lòng tin của công chúng vào sự vững chắc và lành mạnh
của hệ thống tài chính, những như hiệu lực của các chính sách tiền tệ của
Chính phủ./.
1.2.5.2.Biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng
Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý
Chính sách tín dụng có đặt ra mục tiêu, định hướng cho các cán bộ tín
dụng. Chính sách tín dụng cần được xây dựng thông suốt, khoa học phù hợp
với quy mô của từng ngân hàng, chính sách tín dụng tốt sẽ nâng cao chất
lượng của các danh mục cho vay. Để xây dựng CSTD tốt cần xác định rõ ràng
các yếu tố sau:
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 20
Mục tiêu rõ ràng: Ngân hàng cân cân sối các mục tiêu quan trọng như
mục tiêu lợi nhuận và độ an toàn của hoạt động kinh doanh, mục tiêu đảm bảo
đạt thị phần với uy tín ngân hàng, độ an toàn trên thị trường.
Xác định rõ chiến lược: xác định rõ tỷ lệ phần trăm cho vay theo từng
đối tượng, thời gian cho vay, lĩnh vực,.. để đa dạng hóa danh mục sản phẩm
giảm thiểu rủi ro.
Xác định quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận và cán bộ tín dụng
khi tham gia vào quá trình cấp tín dụng: quy định rõ ràng về trách nhiệm của
ban giám đốc hay từng bộ phận để đảm bảo các hoạt động diễn ra nhịp nhàng
Thực hiện phân tán rủi ro
Đồng tài trợ: trong hoạt động kinh doanh có những khách hàng có nhu
cầu vốn lớn, khả năng đáp ứng nhu cầu của ngân hàng không đủ hay việc tập
trung quá vào một khách hàng thì dẫn đến rủi ro cao. Thường trong các
trường hợp này, các ngân hàng sẽ liên kết với nhau cùng thẩm định dự án và
góp vốn chia sẻ rủi ro, đảm bảo hoạt động tài trợ an toàn, hạn chế tối đa rủi
ro. Trong trường hợp xảy ra rủi ro với khách hàng thì mức độ rủi ro phải
gánh chịu sẽ nhỏ hơn so với tự đứng ra tài trợ toàn bộ.
Mua bảo hiểm cho vay: khi gặp phải hoạt động nhiều rủi ro thì có thể
chuyển rủi ro qua các chủ thế khác bằng cách mua bảo hiểm.
Bán rủi ro: Trong trường hợp rủi ro cao mà ngân hàng không có khả
năng chống đỡ rủi ro, ngân hàng sẽ bán khoản vay đó cho trung gian tài chính
chấp nhận được mức độ rủi ro đó nhận về một phần của khoản vay.
Hoàn thiện hệ thống xếp hạng rủi ro tín dụng, định kỳ thực hiện xếp
hạng tín dụng cho khách hàng, đánh giá lại món vay, tài sản thế chấp từ đó
phân bổ dự phòng điều chỉnh lại tín dụng cấp cho khách hàng đồng thời thực
hiện thu hồi nợ trước hạn nếu phát hiện khoản vay hoặc TSĐB có dấu hiệu
bất thường ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 21
Nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ tín dụng,
trình độ của cán bộ tín dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của các
khoản vay. Cán bộ tín dụng có trình độ yếu kém dẫn đến thẩm định không
đúng mức độ hiệu quả của dự án  sai sot trong tài trợ. Chính vì vậy thường
xuyên đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng sẽ hạn chế rủi ro.
Chú trọng công tác phân tích tài chính doanh nghiệp
Ngoài ra thì nếu đối với khách hàng doanh nghiệp cần chú trọng vào
công tác phân tích tài chính doanh nghiệp. Khi phân tích tài chính doanh
nghiệp cần phân tích các khoản mục chính trên BCTC, các chỉ tiêu chính và
phương án kinh doanh của khách hàng. Việc thực hiện phân tích kỹ lưỡng các
mặt của khác hàng sẽ giúp cán bộ tín dụng trả lời câu hỏi có cho vay hay
không? Tuy nhiên thì để thực hiện tốt công tác này còn phụ thuộc khá nhiều
vào trình độ chuyên môn của CBTD và nguồn thông tin.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 22
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN –CHI NHÁNH YÊN LẠC –VĨNH
PHÚC
2.1.Kháiquát về NHNo&PTNTchinhánh YênLạc
2.1.1.Lịch sử hình thành và pháttriển của Agribankchi nhánh Yên Lạc
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được thành
lập theo quyết định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng
(nay là Chính Phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó
có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực
nông nghiệp, nông thôn.
Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ
Ngân hàng Nhà nước: tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện,
Phòng Tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà
nước tỉnh, thành phố. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp TW được hình thành
trên cơ sở tiếp nhận Vụ Tín dụng Nông nghiệp Ngân hàng Nhà nước và một
số cán bộ của Vụ Tín dụng Thương nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng,
Vụ Kế toán và một số đơn vị.
Ngày 22/12/1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số
603/NH-QĐ về việc thành lập chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp các tỉnh
thành phố trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp gồm có 3 Sở giao dịch (Sở giao
dịch I tại Hà Nội và Sở giao dịch II tại Văn phòng đại diện khu vực miền
Nam và Sở giao dịch 3 tại Văn phòng miền Trung) và 43 chi nhánh ngân hàng
nông nghiệp tỉnh, thành phố. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp quận, huyện,
thị xã có 475 chi nhánh. Như vậy, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc đã được thành lập và sau đó 4 năm tức năm 1996,
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Yên Lạc được
thành lập.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 23
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Huyện Yên
Lạc được thành lập theo quyết định 498 của Tổng giám đốc NHNo&PTNT
Việt Nam, là chi nhánh thuộc đơn vị thành viên (NHNo&PTNT tỉnh Vĩnh
Phúc), bước vào hoạt động từ ngày 01/01/1996 với biên chế có 36 CBCNV,
nguồn vốn 3,1 tỷ đồng; dư nợ 12,7 tỷ đồng; trước đây là cơ sở Phòng giao
dịch thuộc Ngân hàng Nông nghiệp Vĩnh lạc cũ.
Khi mới đi vào hoạt động Agribank Yên Lạc đi vào hoạt động với biên
chế có 36 CBCNV, nguồn vốn 3,1 tỷ đồng; dư nợ 12,7 tỷ đồng. Đến nay,
NHNo&PTNT Yên Lạc có 53 CBCNV trong đó 2/3 có trình độ đại học trở
lên, bộ máy tổ chức như sau:
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Yên Lạc – Vĩnh Phúc
(Nguồn:Phòng hành chính nhânsự NHNo&PTNT – chi nhánhYên Lạc)
Giám đốc chi nhánh
Các phó giám đốc
chi nhánh
Kiểm tra kiểm toán
nội bộ
Phòng
nghiệp vụ
kinh doanh
Phòng
nghiệp vụ
kế toán,
ngân quỹ
Phòng
hành chính
Các ngân
hàng liên
xã
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 24
Chức năng nhiệm vụ của các bộ phân
Ban giám đốc: gồm 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc. Giám đốc chịu
trách nhiệm và giữ vai trò chỉ đạo trong Ngân hàng; giúp việc cho giám đốc
là Phó giám đốc
Giám đốc: Là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của
Ngân hàng, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện
các quyền và nghĩa vụ của mình và là người đại diện của Ngân hàng theo
pháp luật.
Phó giám đốc: Là người giúp việc trực tiếp cho giám đốc. Phó giám
đốc là người do giám đốc bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước giám đốc về
các hoạt động kinh doanh, được uỷ quyền của Giám đốc để ký kết các hợp
đồng uỷ thác với các đối tác của Ngân hàng.
Phòng nghiệp vụ kinh doanh: đầu mối tham mưu đề xuất với Giám đốc
chi nhánh xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và
đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng
theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu
và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng; tổng hợp báo cáo phân tích
kết quả hoạt động tín dụng; xây dựng kế hoạch tín dụng ngắn, trung và dài
hạn hàng quý, năm…
Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ: là bộ phận chuyên trách giúp việc cho
Giám đốc chi nhánh điều hành mọi hoạt động nghiệp vụ đúng Pháp luật; Trực
tiếp triển khai tác nghiệp các nghiệp vụ về kiểm tra, kiểm soát nhằm đảm bảo
an toàn trong hoạt động kinh doanh tại đơn vị
Phòng Kế toán ngân quỹ: Tham mưu cho Giám đốc về chiến lược, kế
hoạch phát triển kinh doanh; về tổ chức quản lý tài chính, kế toán, ngân quỹ
trong Chi nhánh; Trực tiếp triển khai thực hiện nghiệp vụ về tài chính, kế
toán, ngân quỹ cũng như công tác hạch toán kế toán, hạch toán thống kê,
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 25
thanh toán, ngân quỹ để quản lý, kiểm soat nguồn vốn và sử dụng vốn; quản
lý tài sản; quản lý, kiểm soát thu nhập và chi phí từ đó xác định kết quả hoạt
động kinh doanh của Chi nhánh
Phòng Hành chính nhân sự: Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các
nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự,
hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài
sản của Chi nhánh; Trực tiếp triển khai thực hiện các nghiệp vụ về tổ chức,
cán bộ, lao động, tiền lương, thi đua, khen thưởng, công tác hành chính trong
Chi nhánh
2.1.2.Tìnhhình hoạtđộng của Agribank chi nhánh Yên Lạc
Trong những năm gần đây, NHNo&PTNT Yên Lạc đã và đang cố gắng
trong mọi hoạt động kinh doanh để có thể khắc phục những hậu quả từ tác
động khủng hoảng kinh tế thế giới và xử lý nợ gây tồn đọn vốn từ các năm
trước.
Hiện nay, thì chi nhánh đang phục hồi dần về mọi mặt và đang tích cực
huy động vốn, cho vay đúng đối tượng mục đích để đảm bảo hiệu quả kinh
doanh, đáp ứng đủ nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh của các nàng
nghề truyền thống tại địa phương.
2.1.2.1Hoạt động huy động vốn
Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt thực hiện kinh doanh tiền tệ, lợi
nhuận chính của ngân hàng thu được chủ yếu từ chênh lệch lãi cho vay và lãi
huy động.
Vì vậy, hoạt động huy động vốn chiếm vị trí rất quan trọng quyết định
đến tất cả các mặt của hoạt động ngân hàng. Hiểu được tầm quan trọng đó và
qua dự đoán như cầu thị trường, chi nhánh đã đẩy mạnh công tác huy động
vốn trong những năm gần đây. Cụ thể như sau:
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 26
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh Yên Lạc – Vĩnh Phúc
Đơn vị tính: triệu đồng.
Chỉ tiêu 2015 2014 2013
2015 với 2014 2014 với 2013
ST % ST %
Tổng nguồn vốn 1.006.089 781.521 662.209 224.568 28,73 119.312 18,02
a.Nộitệ 989.909 765.781 646.367 224.128 29,27 119.414 18,47
- Tiền gửi KBNN 15.000 15.000 33.297 0 0,00 -18.297 -54,95
- Tiền gửi
TCKT&TCTD# 11.000 8.605 6.665 2.395 27,83 1.940 29,11
-Tiền gửi dân cư 963.909 742.176 606.405 221.733 29,88 135.771 22,39
b.Ngoạitệ quy đổi 16.180 15.740 15.842 440 2,80 -102 -0,64
USD nguyên tệ 684 669 697 15 2,24 -28 -4,02
EUR nguyên tệ 69 59 40 10 16,95 19 47,50
(Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam _ Chi nhánh Yên Lạc
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 27
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh chủ yếu huy động từ đồng nội
tệ, và nguồn huy động này tăng trưởng khá ổn định đặc biệt năm 2015 nguồn
vốn huy động từ đồng nội tệ tăng đột biến với 29,27%. Tổng nguồn vốn cuối
năm 2015 của chi nhánh là 1.006.089 triệu đồng tăng 224.568 triệu đồng so
với cuối năm 2014, tỷ lêj tăng là 28,73%; năm 2014 là 781.521 triệu đồng
tăng 119.312 triệu đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng là 18,02%.
Trong đó, cơ cấu vốn huy động chủ yếu là đồng nội tệ với nguồn vốn
huy động là đồng nội tệ là 989.909 triệu đồng năm 2015 tăng 224.128 triệu
đồng so với năm 2014, tỷ lệ tăng là 29,27%. Theo các số liệu trên thì thấy
nguồn vốn huy động từ đồng nội tệ chiếm tới hơn 90% cơ cấu nguồn vốn.
Trong khi đó, nguồn vốn huy động từ đồng ngoại tệ lại có diễn biến phức tạp
hơn. Nguồn vốn ngoại tệ quy đổi cuối năm 2015 là 16.180 triệu đồng tăng
440 triệu đồng so với đầu năm; năm 2014 là 15740 triệu đồng giảm 102 triệu
đồng.
Tổng nguồn vốn huy động tăng mạnh trong năm 2015 là do nguồn huy
động từ nội tệ tăng mạnh, trong đó tập trung chủ yếu vào nguồn vốn huy
động từ dân cư với 963.909 triệu đồng cuối năm 2015 tăng 221,733 triệu
đồng so với đầu năm; các nguồn vốn huy động từ các chủ thể khác trong nền
kinh tế không có sự thay đổi nào đáng kể. Nguofn vốn huy động từ dân cư
tăng là do năm qua chi nhánh đã và đang đẩy mạnh công tác huy động vốn
với các chương trình huy động gửi tiền có dự thưởng, mức lãi suất cũng được
điều chỉnh cạnh tranh hơn mà đặc biệt là cơ cấu dân cư trên địa bàn đa phần
cũng là nông dân nên người dân có thói quen gửi vào NHNo&PTNT hơn là
các ngân hàng khác. Chính vì các nỗ lực của chính ngân hàng và từ vị thế,
niềm tin của người dân dành cho chi nhánh, là người bạn của nhà nông nên
chi nhánh đã hoàn thành kế hoạch chỉ tiêu huy động vốn trong năm qua.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 28
Cụ thể:
Qua bảng 2.2 ta thấy hoạt động huy động vốn của chi nhánh năm 2015
có nhiều khởi sắc, năm 2015 và năm 2013 công tác huy động vốn thực hiện
vượt mức kế hoạch đề ra duy chỉ có năm 2014 không hoàn thành kế hoạch
nhưng với năm kinh tế khó khăn như vậy thì cũng là khá tốt.
Hoạt động huy động vốn tốt là cơ sở để chi nhánh mở rộng hạt động cho
vay để từ đó quy mô kinh doanh. Từ những con số trên cho thấy niềm tin của
khách hàng vào ngân hàng ngày càng tăng, NHNo&PTNT Yên Lạc vẫn là
người đáng tin cậy của người nông dân.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 29
Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch
Tổng nguồn vốn 1.006.089 1.017.000 781.521 796.400 662.209
a.Nội tệ 989.909 970.000 765.781 774.500 646.367 620.000
Trong đó:
- Tiền gửi KBNN 15.000 15.000 15.000 15.000 33.297
- Tiền gửi TCKT&TCTD# 11.000 10.000 8.605 9.500 6.665
-Tiền gửi dân cư 963.909 945.000 742.176 750.000 606.405 570.000
b.Ngoại tệ quy đổi 16.180 17.000 15.740 16.400 15.842 670
USD nguyên tệ 684 765 669 745 697
EUR nguyên tệ 69 80 59 0 40
Chỉ tiêu
Năm 2014Năm 2015 Năm 2013
Bảng 2.2: Bảng thực hiện kế hoạch chỉ tiêu huy động vốn các năm gần đây
Đvt: triệu đồng
( Nguồn:Báocáo thực hiện kế hoạch kinh doanh Agribankchi nhánh Yên Lạc)
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 30
2.1.2.2.Hoạt động cho vay
Song song với hoạt động huy động vốn là hoạt động cho vay đóng vai
trò chủ yếu trong hoạt động của chi nhánh. Trong những năm qua chi nhánh
tập chung vốn khôi phục các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện.
Cơ cấu cho vay theo thời gian
Hình 2.1: Biểu đồ cơ cấu dư nợ theo thời gian
Qua bảng số liệu ta thấy:
Tình hình cho vay của chi nhánh có diễn biến thất thường, cuốinăm
2015 tổng dư nợ cho vay nền kinh tế là 538.132 triệu đồng tăng 71.270 triệu
đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng là 15,27%; nhưng năm 2014 là 466.862 triệu
đồng giảm 36.685 tiệu đồng so với năm 2013.
Tổng dư nợ của chi nhánh chủ yếu là dư nợ cho vay ngắn hạn, dư nợ
trung – dài hạn chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng dư nợ, tuy nhiên cơ cấu dư
nợ đang có sự thay đổi theo xu hướng tăng cơ cấu dư nợ trung – dài hạn giảm
dư nợ ngắn hạn. Điều này cho thấy chi nhánh đang quá tập trung vào cho vay
ngắn hạn nên gây rủi ro tài chính.
Năm
2015
Năm
2014
Năm
2013
Tổng dư nợ 538132.0 466862.0 503547.0
Ngắn hạn 470352.0 427374.0 473022.0
Trung hạn - dài
hạn
67780.0 39488.0 30525.0
.0
100000.0
200000.0
300000.0
400000.0
500000.0
600000.0
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 31
Cuối năm 2015, dư nợ cho vay ngắn hạn là 470.352 triệu đồng tăng
42.978 triệu đồng so với đầu năm tuy nhiên lại nhỏ hơn 2013 (473.033 triệu
đồng); Dư nợ cho vay trung – dài hạn chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu dư
nợ. Dư nợ trung – dài hạn năm 2015 là 67.780 triệu đồng tăng 28.292 triệu
đồng, tỷ lệ tăng 71,65%. Trong những năm gần đây dư nợ trung – dài hạn
đang có xu hướng tăng của về tỷ trọng và quy mô. Cho thấy chính sách của
chi nhánh tăng cường tỷ trọng cho vay trung – dài hạn để đảm bảo phân tán
rủi ro tài chính, không tập trung quá vào cho vay ngắn hạn dẫn đến nguy cơ
rủi ro tài chính.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 32
Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ theo thời gian
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2015
Năm
2014
Nă
m 2013
So Sánh
2015 với 2014 2014 với 2013
Tuyệt
đối (%)
Tuyệt
đối (%)
Tổng dư nợ
538.1
32
466.
862
503.
547 71.270
15,27
%
-
36.685 -7,29%
Ngắn hạn
470.3
52
427.
374
473.
022 42.978
10,06
%
-
45.648 -9,65%
Trung hạn - dài hạn
67.78
0
39.4
88
30.5
25 28.292
71,65
% 8.963 29,36%
(Nguồn: Báo cáo thực hiện kế hoạch kinh doanh Agribank chi nhánh Yên Lạc)
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 33
2.1.2.3.Hoạt động kinh doanh khác
Dịch vụ thẻ và ngân hàngđiện tử: đây là hoạt động kinh doanh mới và
tiềm năng của ngân hàng. Trong những năm qua thì dịch vụ này có sự tăng
trưởng cả về số lượng khách hàng và doanh số.
Ngân hàng NN&PTNT Yên Lạc phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ để
tăng nguồn thu, đồng thời giúp khách hàng tiếp cận các dịch vụ hiện đại, tiện
íchtrong dịch vụ thanh toán, ngân quỹ, ứng dụng chương trình IPCAS (tự
động hóa toàn ngành); dịch vụ chuyển tiền điện tử trong nước, mua bán ngoại
tệ, chi trả kiều hối, mở thẻ ATM có mức phát triển cao được khách hàng tiếp
cận sử dụng rộng rãi như sử dụng việc trả lương qua tài khoản ATM đã có
gần 2.500 khách hàng mới, nâng tổng số khách hàng sử dụng thẻ ATM lên
13.000 thẻ tính đến cuối tháng 6/2014.
Hoạt động dịch vụ thanh toán
Chi nhánh thường xuyên cập nhật và kịp thời triển khai ứng dụng công
nghệ mới, sản phẩm mới trong công tác thanh toán, đáp ứng tốt mọi nhu cầu
sử dụng dịch vụ thanh toán của khách hàng đồng thời chú trọng đến phong
cách giao dịch, kỹ năng tác nghiệp, văn hoá giao tiếp … đảm bảo thanh toán
đầy đủ, kịp thời, chính xác các giao dịch thanh toán, phong cách phục vụ tận
tình, chu đáo nên đã tạo được uy tín cao đối với khách hàng.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 34
2.1.2.4.Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Yên Lạc
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2015
Năm
2014
Năm
2013
So sánh
2015/2014 2014/2013
Số tiền (%) Số tiền (%)
Tổng thu nhập 77.204 73.825 92.952 3.379 4,58 -19.127 -20,58
- Thu tín dụng 67.721 66.733 85.119 988 1,48 -18.386 -21,60
Tổng chi phí 61.904 68.696 80.520 -6.792 -9,89 -11.824 -14,68
- Chi tín dung 40.343 39.377 58.642 966 2,45 -19.265 -32,85
Chênh lệch giữa thu
nhập và chi phí
15.300 5.129 12.432 10.171 198,3 -7.303 -58,74
(Nguồn:Báo cáo thực hiện kế hoạch kinh doanh AgribankYên Lạc)
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 35
Theo bảng kết quả HĐKD của chi nhánh ta thấy:
Tổng thu nhập diễn biến thất thường, tổng thu nhập cuối năm 2015 là
77.204 triệu đồng tăng so với năm 2014 nhưng không đáng kể, trong khi khi
đó tổng thu nhập của năm 2014 là 73.825 giảm mạnh so với năm 2013; tỷ lệ
giảm là 20,58%. Mặt khác, tổng chi phí có xu hướng giảm về quy mô nhưng
xét về tương quan giữu thu nhập và chi phí thì chi phí tốc độ giảm chậm hơn.
Năm 2013 là 80.520 triệu đồng nhưng đến năm 2014 chỉ cònlại 68.696 triệu
đồng và đến năm 2015 chỉ còn 61.904.
Nhìn chung thì tổng thu nhập của chi nhánh còn khá khiêm tốn, trong khi
đó thì chi phí khá cao dẫn đến là chênh lệch giữa thu và chi không được cao
năm 2015 là 15.300 triệu đồng tăng 10.171 triệu đồng so với năm trước. Cho
thấy năm qua chi nhánh đã không ngừng nỗ lực để khắc phục các hậu quả tín
dung năm trước và thực hiện kinh doanh bước đầu có hiệu quả.
Vậy trong thời gian qua, chi nhánh đang thực hiện tăng cường huy động
vốn với nhiều hình thức khác nhau để phục vụ vốn cho vay phát triển các làng
nghề truyền thống trên địa bàn nhưng chỉ tiêu tổng dư nợ còn hạn chế so với
chỉ tiêu huy động.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 36
2.2.Thựctrạng hoạtđộng tín dụng và rủi ro tín dụng tại Agribank Yênlạc –Vĩnh Phúc
2.2.1.Thựctrạng hoạtđộng tín dụng tại AgribankYên Lạc
Bảng 2.5: Tình hình hoạt động tín dụng tại Agribank Yên Lạc
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu 2015 2014 2013
So Sánh
2015 với 2014 2014 với 2013
ST % ST %
Nhóm 1 506.517 442.666 449.098 63.851 14,42% -6.432 -1,43%
Nhóm 2 23.807 18.824 33.675 4.983 26,47% -14.851 -44,10%
Nhóm 3 4.599 1.180 20.385 3.419 289,75% -19.205 -94,21%
Nhóm 4 2.337 3.657 0 -1.320 -36,10% 3.657
Nhóm 5 872 535 389 337 62,99% 146 37,53%
(Nguồn:Tính toán và tổng hợp từ BCTC AgribankYên Lạc)
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 39
Nợ đủ tiêu chuẩn(nhóm 1) luôn chiếm tỷ trọng hơn 90% trong cơ cấu
nhóm nợ của chi nhánh, cụ thể năm 2013 nợ đủ tiêu chuẩn là 449.908 triệu
đồng chiếm khoảng 89,19% trong tổng dư nợ, năm 2014 là 442.666 triệu
đồng(chiếm khoảng 94,82%), năm 2015 nợ đủ tiêu chuẩn là 506.517 triệu
đồng( chiếm khoảng 94.82 %). Trong tình hình nền kinh tế còn gặp nhiều khó
khăn như năm 2015, sau cuộc khủng hoảng tài chính đã để lại cho các ngân
hàng nhiều hậu quả, rất nhiều ngân hàng đã bị giảm mức nợ đủ tiêu chuẩn,
tuy nhiên Agribank đã nỗ lực không ngừng kiểm soát hạn chế mức giảm của
những chỉ tiêu này. Chỉ tiêu này không giảm mà tăng khẳng định vị thế và uy
tín trên thị trường tài chính cũng như thị trường kinh doanh.
Nợ cần chú ý (nhóm 2) năm 2013 là 33.675. Năm 2014 số nợ cần chú ý
giảm còn 18.824 triệu đồng chiếm khoảng 4,032%. Tuy nhiên đến năm 2015
thì nhóm nợ này lại tăng lên là 23.807 triệu đồng. Dù vậy thì tốc độ tăng của
nợ nhóm 2 cũng hạn chế. Với việc kinh doanh của khách hàng ngày càng gặp
khó khăn thì nợ nhóm 2 có xu hướng tăng. Cụ thể, năm 2015 nợ nhóm 2 ở
mức 23.807 triệu đồng tăng 4.983 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 26,47%. Đây là
một trong nhưng nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nợ xấu gia tăng.
Nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3) trong giai đoạn từ năm 2013 – 2015 Cũng
có diễn biến phức tạp. Cụ thể, năm 2015 nợ nhóm 3 là 4.599 triệu đồng tăng
3.419 triệu đồng so với năm 2014 tương đương 289.75%. Năm 2014, nợ
nhóm 3 lại giảm so với đầu năm.
Nợ nghi ngờ (nhóm 4) trong giai đoạn từ năm 2013 – 2015 Agribank Yên
Lạc có xuhướng giảm. Năm 2015, nợ nghi ngờ đạt 2.337 triệu đồng giảm 1.320
triệu đồng tương ứng với 36,1%.
Nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) trong giai đoạn từ năm 2013 – 2015
vẫn có xu hướng tăng dù ngân hàng đã thực hiện nhiều biện pháp khắc phục.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 40
tốc độ tăng cũng khá nhanh với . Năm 2015, nợ có khả năng mất trắng là 872
triệu đồng tăng 337 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 62,99%.
2.2.2.Rủiro tín dụng tại chi nhánh AgribankYên Lạc
2.2.2.1.Tình hình nợ xấu, nợ quá hạn tại chi nhánh
Bảng 2.6: Bảng tình hình nợ xấu, nợ quá hạn tại chi nhánh
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu 2015 2014 2013
So sánh
2015 với
2014
2014
với 2013
Nợ xấu 11.047 5.372 20.774 5675 -15402
Tỷ lệ nợ xấu
(%) 2,053 1,151 4,126 0,902 -2,073
Nợ quá hạn 33.854 24.196 54.449 9.658 -30.253
(Nguồn:Tính toán và tổng hợp BCTC AgribankYên Lạc)
Tình hình nợ xấu của ngân hàng trong giai đoạn 2013 - 2015 diễn biến
thất thường. Khi năm 2013, nợ xấu của ngân hàng là 20.774 triệu đồng khá
lớn, nhưng qua nhiều biện pháp khắc phục và dùng dự phòng bù đắp thì đến
năm 2014 chỉ tiêu này đã giảm hẳn và chỉ còn 5.372 triệu đồng, giảm 15.402
triệu đồng so với năm 2013. Tuy nhiên đến năm 2015, chỉ tiêu này là 11.047
triệu đồng có xu hướng tăng, tăng 5.675 triệu đồng so với 2014; Nhờ nhiều
biện pháp khắc phục, thì trong tổng cơ cấu nợ tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm
dần và nằm trong sự kiểm soát của ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu năm 2013 là
4,126% rất cao nhưng đến năm 2015 tỷ lệ này chỉ còn 2,053%.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 41
Mặc dù nợ xấu đã có thể kiểm soát nhưng nguy cơ tăng vẫn là cao khi
mà nợ quá hạn lại có xu hướng tăng khá nhanh. Năm 2015 là 33.854 triệu
đồng tăng 9.658 triệu đồng so với năm 2014.
2.2.2.2.Dự phòng rủi ro và nguồn bù đắp rủi ro của ngân hàng
Bảng 2.7: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2015
Năm
2014
Năm
2013
Dự phòng rủi ro
33.902
,32
19.654
,89
19.336
,20
Tỷ lệ trích lập dự phòng 6,30% 4,21% 3,84%
(Nguồn:Tính toán và tổng hợp BCTC AgribankYên Lạc)
Qua bảng số liệu ta thấy, số tiền trích lập dự phòng rủi ro ngày càng tăng
từ 19.336,20 triệu đồng lên 33.902,32 triệu đồng. Từ đây có thể thấy, công
tác phòng chống, dự phòng nợ xấu luôn được chú trọng tại chi nhánh và thay
đổi theo từng thời kỳ kinh tế. Dự phòng của năm 2013 là 19.336,20 triệu đồng
đến năm 2014 là 19.654,89 triệu đồng tăng so với năm trước; tỷ lệ trích lập dự
phòng là 4,21%. Dự phòng năm 2014 tăng nhẹ là do quy mô cho vay có phần
bị thu hẹp. Năm 2015, dự phòng là 33.902,32 triệu đồng tăng 14.247,43 triệu
đồng so với năm trước tương ứng với tỷ lệ dự phòng là 6,3%.
Từ đây có thể thấy, Agribank Yên Lạc đang dần tăng cường trích lập dự
phòng để đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, ngân hàng ngày càng chú
trọng đến công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng phù hợp đảm bảo hoạt
động được an toàn.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 42
2.3.Đánhgiáchung về hoạtđộng tín dụng và rủi ro tín dụng tạichi nhánh
Agribank Yên Lạc
2.3.1Kếtquả đạtđược của chi nhánh
Chi nhánh kinh doanh vẫn có lãi, thực hiện tăng cường huy động vốn để
đáp ứng nhu cầu vốn cho vay phát triển kinh tế trên địa bàn. Với nhiều cách
thức và hình thức khác nhau như phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, tiết kiệm dự
thưởng nên nguồn vốn huy động được đã tăng trưởng khá mạnh cụ thể năm
2015 đạt 1.006.089 triệu đồng tăng 28,73% so với năm trước.
Cơ cấu vốn huy động của chi nhánh chủ yếu là nguồn huy động được từ
dân cư, chiếm tới 96% điều này chứng tỏ người dân rất tin tưởng chi nhánh,
nên đã thu hút được lượng tiền gửi nhiều mặc dù lãi suất còn khá hạn hẹp so
với các ngân hàng đối thủ. Điều này càng khẳng định địa vị của ngân hàng
trên thị trường về sự tin tưởng và phát triển.
Bên cạnh đó, hoạt động cho vay của ngân hàng có phần chậm hơn khi
tổng dư nợ 2015 là 538.132 triệu đồng mặc dù có tăng nhưng chỉ chiếm một
nửa só vốn mà ngân hàng đã huy động. Cơ cấu dư nợ đang có xu hướng thay
đổi theo nhiều thành phần và có sự chuyển hướng sang tăng tỷ trọng cho vay
trung dài hạn, giảm tỷ trọng cho vay ngắn hạn. Năm 2015, nợ trung – dài hạn
là 67.780 triệu đồng chiếm 12,6% trong khi đó năm 2014 chỉ là 39.488 triệu
đồng chiếm 8,46%.
Hoạt động tín dụng của chi nhánh đã được đổi mới khá nhiều theocow
chế thị trường: đa dạng hóa thành phần vay, xu hướng cho vay trung – dài hạn
tăng để hạn chế rủi ro, hoạt động huy động tăng trưởng tốt tuy nhiên hoạt
động tín dụng tăng trưởng còn chậm hơn hoạt động huy động vốn.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 43
2.3.2.Hạnchế
Dư nợ tín dụng chưa cao, chưa phát huy được hết tiềm lực về tài chính
của ngân hàng và địa phương. Các cán bộ còncó tư tưởng sợ trách nhiệm cho
vay nên ngại cho vay.
Một số trường hợp giải ngân cho vay còn vi phạm điều kiện cho vay như
thiếu TSĐB, việc thực hiện cho vay thế chấp TSĐBcòn chưa thực hiện
nghiêm túc.
Chưa phản ánh đúng thực chất tình trạng của các khoản nợ do gia hạn nợ
nhiều, chuyển nợ quá hạn chưa kịp thời dẫn đến là tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu
của chi nhánh sau một năm có sự chênh lệch cao.
Chưa sử dụng các biện pháp mạnh để thu hồi nợ, việc giải quyết TSĐB
đề thu hồi một phần nợ còn gặp nhiều vướng mắc về thủ tục.
Và chi nhánh chủ yếu cho vay các doanh nghiệp nhà nước mà trong khi
đó chính sáchcho vay với doanh nghiệp này là cho vay không cần TSĐB vì
vậy đã dẫn đến nhiều hệ lụy như bây giờ.
2.3.3.Nguyên nhân
2.3.3.1.Nguyên nhân từ phía Agribank Yên Lạc
Quá trình thực hiện quy trình cho vay chưa tốt, việc thực hiện còn chưa
được kiểm tra giám sát chặt chẽ. Do là việc thẩm định khách hàng vay hay
trong suốt quy trình cho vay thì cái bộ tín dụng là người được giao nhiệm vụ
trực tiếp và chủ yếu thẩm định khách hàng, theo dõi thu hồi nợ,..Mặt khác, do
địa bàn hoạt động cũng khá rộng nhưng số lượng cán bộ tín dụng quản lý thì
có hạn nên cũng có thể dẫn đến việc không theo sát các khoản vay trong quá
trình theo dõi.
Các phương tiện để thực hiện công tác nghiệp vụ có được cải thiện
nhưng hầu như chất lượng còn chưa cao gây ảnh hưởng đến việc thu thập
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 44
thông tin về khách hàng còn hạn chế  phân tích nhận định sai về khách
hàng  đưa ra các quyết định sai lầm là điều khó tránh khỏi.
Các chính sách ưu đãi cho khách hàng về lãi suất, phí dịch vụ, thủ tục
,… còn chưa được truyền thông rộng rãi dẫn đến người dân địa bàn chưa
chưa nắm được những ưu đãi  việc mở rộng quy mô vay còn hạn chế.
Mức độ thân thiện, quân tâm chăm sóc khách hàng còn chưa được tốt.
Một số các bộ ngân hàng còn có tư tưởng khách hàng là người cần mình, hách
dịch nên gây ảnh hưởng lớn đến hình ảnh ngân hàng.
Do việc cho vay của các cán bộ tín dụng còn chạy theo chỉ tiêu nên đã
cho qua một số các sai sót của khách hàng không đủ điều kiện vay vốn.
2.3.3.2.Nguyên nhân từ phía khách hàng
Thứ nhất: Do khách hàng kinh doanh thua lỗ nên mất khả năng trả nợ.
Trường hợp này rất phổ biến do khách hàng có trình độ yếu kém trong dự
đoán các vấn đề kinh tế, yếu kém trong năng lực quản lý, sử dụng vốn sai môc
đích, sản phẩm chất lượng thấp không bán được… Hơn nữa có rất nhiều
người vay sẵn sàng lao vào những cơ hội kinh doanh mạo hiểm với kỳ vọng
thu được lợi nhuận cao, mà không tính toán kỹ hoặc không có khả năng tính
toán những bất trắc có thể xảy ra nên khả năng xảy ra tổn thất với ngân hàng
là rất lớn.
Thứ hai: Do khách hàng cố tình chiếm dụng vốn của ngân hàng. Để đạt
được mục đích thu được lợi nhuận, nhiều khách hàng sẵn sàng tìm mọi thủ
đoạn để ứng phó với ngân hàng như mua chuộc hoặc cung cấp các báo cáo tài
chính sai lệch. Trong trường hợp này, nếu không phát hiện ra, ngân hàng sẽ
đánh giá sai về khả năng tài chính của khách và cho vay vốn với khối lượng
và thời hạn không hợp lý, dẫn đến rủi ro tiềm ẩn là rất cao.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 45
Ngoài ra, cũng có những trường hợp người kinh doanh có lãi song vẫn
không trả nợ cho ngân hàng đúng hạn mà cố tình kéo dài với ý định không trả
nợ hoặc tiếp tục sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt.
2.3.3.3.Nguyên nhân khác
Thứ nhất: Chất lượng thông tin chưa cao. Các thông tin mà ngân hàng
thu thập thường liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tài
chính của khách hàng, tình hình kinh tế xã hội, cạnh tranh trên thị trường; sau
đó dựa vào các thông tin thu thập được để ra quyết định cho vay. Tuy nhiên,
trên thực tế thì không phải lúc nào các thông tin ngân hàng thu thập được đều
có tính chính xác, đầy đủ và kịp thời. Do vậy, nếu hệ thống thông tin tín dụng
của ngân hàng không hoạt động có hiệu quả, cập nhật được những thông tin
đáng tin cậy thì tất yếu dẫn đến việc ngân hàng thất thoát vốn khi cho vay.
Thứ hai: Những biến động kinh tế không dự báo được. Khi nền kinh tế
ổn định, tăng trưởng lành mạnh thì nhu cầu đầu tư trong xã hội có xu hướng
gia tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, khi xuất
hiện những biến động kinh tế như lạm phát, giá tăng ở một số mặt hàng nào
đó ảnh hưởng đến một nhóm ngành thì rủi ro tín dụng với ngân hàng là rất
lớn. Nhiều người vay có thể thích ứng và vượt qua khó khăn đó, nhưng cũng
có rất nhiều người bị đình trệ hoạt động sản xuất, kinh doanh thua lỗ nên khả
năng trả nợ vốn vay ngân hàng không được đảm bảo.
Thứ ba: Sự thay đổi trong các chính sách kinh tế, pháp luật. Sự thiếu
nhất quán trong các chính sách kinh tế pháp luật cũng gây ảnh hưởng không
nhỏ tới ngân hàng cũng như như các doanh nghiệp có sử dụng vốn vay ngân
hàng. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không ổn định khi có những
thay đổi trong quy định về thuế, vốn..,cũng như hoạt động tín dụng của ngân
hàng cũng bị tác động nhiều bởi những văn bản luật về tài sản đảm bảo, dự
trữ, trích lập… Như vậy, các chính sách kinh tế, pháp luật không hoàn chỉnh
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 46
cũng gây khó khăn có doanh nghiệp về khả năng trả nợ, cũng như đe doạ đến
sự an toàn của ngân hàng trong cho vay
CHƯƠNG 3:KIẾN NGHỊ & MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RRTD TẠI
AGRIBANK CHI NHÁNH YÊN LẠC
3.1.Địnhhướng phát triển và mục tiêu trong hoạtđộng tín dụng củaAgribank
Yên lạc.
Căn cứ vào nhiệm vu của NHNo&PTNT chi nhánh Yên Lạc và căn cứ
vào tình hình kinh tế hiện nay, ban lãnh đạo NHNo&PTNT chi nhánh Yên
Lạc đã đề ra định hướng phát triển kinh doanh trong năm tới như sau:
Tập trung vào công tác huy động vốn đặc biệt là huy động vốn từ dân cư,
tổ chức kinh tế và tổ chức xã hội, đặc biệt ưu tiên chú trọng huy động các
nguồn vốn trung và dài hạn cả nội tệ và ngoại tệ.
Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, phát triển mở rộng các sản
phẩm, dịch vụ mới đáp ứng nhanh chóng và phù hợp với thị hiếu khách hàng
theo nền kinh tế thị trường
Mở rộng cho vay đối với các thành phần kinh tế làm ăn có hiệu quả, có
tình hình tài chính lành mạnh, các dự án khả thi..trên phương châm “Phát
triển – an toàn và hiệu quả” với mục tiêu năm 2016 cụ thể như sau:
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 47
Bảng 3.1: Chỉ tiêu kinh doanh của chi nhánh 2016
Chỉ tiêu
Mục tiêu
2016
% so với
2015
Tổng nguồn vốn huy
động 1.207,32 20,00%
- Nội tệ 1.195,82 19,81%
- Ngoại tệ 11,50 43,75%
Tổng dư nợ 632,23 22,00%
- Nội tệ 624,43 21,86%
- Ngoại tệ 7,80 34,48%
Tỷ lệ nợ xấu ( nhóm 3,4,5 ) chiếm tỷ trọng dưới 2%: tập trung quyết liệ
rà soát từng khoản nợ đã xử lý, giao chỉ tiêu thu hồi nợ xấu, đặc biệt là các
khoản nợ đã được giao đến từng cán bộ tín dụng, hàng tháng sẽ có đánh giá
kết quả thực hiện.
Nỗ lực cùng khách hàng nhanh chóng hoàn thành các thủ tục, hồ sơ liên
quan đến tài sản đảm bảo tăng cường trách nhiệm của người vay, tạo cơ sở
kinh tế và pháp lý thu hồi nợ.
Thường xuyên theo dõi diễn biến thu chi tiền mặt để đảmm bảo tồn quỹ
theo kế hoạch được giao, không để vượt mức quy định
Phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ
tín dụng và trình độ quản lý của đội ngũ ban lãnh đạo theo chuẩn quy định.
Cán bộ tín dụng tác nghiệp phải hiểu biết rõ về tình hình thị trường về ngành
nghề mà mình định tài trợ, nâng cao công tác thẩm định, đạo đức nghề nghiệp
tốt, chủ động, nhắc nhở khách hàng để thu hồi nợ gốc và lãi khi gần đến hạn,
phấn đấu không để phát sinh nợ quá hạn.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 48
3.2.Biệnpháp phòng ngừa và hạnchế rủi ro tín dụng
Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu của ngân
hàng. Và cũng như các chi nhánh khác, Agribank Yên Lạc thu nhập từ hoạt
động tín dụng mang lại chiếm tới hơn 90% thu nhập của chi nhánh. Vì vậy,
trên cơ sở phân tích thực trạng RRTDtại Agribank chi nhánh Yên Lạc có thể
tham khảo một số các biện pháp sau:
3.2.1.Nângcao chất lượng công tác thẩm định
Trong nền kinh tế hiện nay, quy mô mỗi hợp đồng tín dụng ngày càng
lớn, các dự án vay vốn với nhiều mục đíchđa dạng, nhiều ngành nghề khác
nhau vì vậy mà công tác thẩm định tín dụng ngày càng quan trọng hơn trong
quyết định cho vay.
Việc thẩm định nhằm lượng hóa được các rủi ro cũng như những lợi ích
mà ngân hàng có thể đạt được hoặc gặp phải khi cho vay. Trên cơ sở đó, đưa
ra quyết định cho vay và đưa ra các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro đối
với khách hàng .
Nâng cao trình độ chuyên môn và hạn chế rủi ro đạo đức của CBTD
Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tham gia vào quá trình cấp tín dụng, là
người thực hiện công việc thẩm định và đưa ra những kết luận để quyết định
cho vay. Vì vậy trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng có cảnh hưởng rất
lớn đến chất lượng của công tác thẩm định.
Cần thường xuyên đào tạo cập nhật các nghiệp vụ chuyên môn với cán
bộ tín dụng, có sự phân chia trách nhiệm của từng các nhân trong công tác
thẩm định một các rõ ràng.
Cần có chế độ lương, thưởng xứng đáng với công sức CBTD bỏ ra. Do
CBTD thường xuyên phải đối mặt với các rủi ro nên có chế độ lương đặc biệt
để khuyến khích và hạn chế rủi ro đạo đức nghề nghiệp. Các CBTD vi phạm
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 49
quy chế, quy định gây thất thoát vốn ngân hàng thì cần có biện pháp xử lý
nghiêm minh.
Củng cố kiến thức về phân tích tài chính doanh nghiệp đói với các khách
hàng là doanh nghiệp. Quán triệt việc thực hiện công tác phân tích tài chính
đối với khách hàng doanh nghiệp cần thực hiện nghiêm túc, kỹ lưỡng, có sự
phân tích tổng quan về các chỉ tiêu trên báo cáo và các nhóm chỉ tiêu cụ thể
kết hợp với các thông tin ngành để đưa ra những kết luận chính xác.
Tăng cường và hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng
Hiệu quả thẩm định tín dụng có ảnh hướng rất lớn vào độ chính xác và
tính kịp thời của thông tin, nên việc tăng cường hệ thống thông tin tín dụng là
một tất yếu khách quan. Ở Việt Nam, việc tiếp cận các nguồn thông tin của
các cán bộ tín dụng còn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù, đã có trung tâm thông
tin tín dụng CIC nhưng lượng thông tin cònkhá khiếm tốn và có những
trường hợp thông tin sai.
Xây dựng hệ thống đánh giá, cập nhật thông tin khách hàng tại nhiều chi
nhánh của ngân hàng, thực hiện liên kết với các ngân hàng khác để tăng
cường các thông tin thu thập. Trực tiếp tiếp nhận thông tin từ khách hàng về
thông tin giao dịch, số dư tài khoản, thông tin các khoản nợ,…là đầu mối liên
hệ với các trung gian tài chính khác để thu thập thông tin khách hàng khi cần
thiết đảm bảo an toàn khi đưa ra các quyết định.
3.2.2.Thựchiện phân tán rủi ro tín dụng
RRTD trong kinh doanh ngân hàng là điều khó tránh khỏi, vậy để lợi
nhuận vẫn gia tăng và thị phần không giảm sút thì có thể thực hiện các biện
pháp phân tán rủi ro:
Đa dạng hóa danh mục cho vay
Mở rộng cho vay đối với nhiều thành phần kinh tế nhằm hạn chế và
tránh việc đầu tư qua lớn vào một đối tượng hay một nhóm đối tượng khách
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 50
hàng sẽ hạn chế rủi ro khi khả năng tài chính của khách hàng có vấn đề. Với
tiềm năng của NHNo&PTNT chi nhánh Yên Lạc hoàn toàn có thể mở rộng
cho vay đối với các hộ gia đình, doanh nghiệp, cá nhân mở rộng quy mô sản
xuất kinh doanh.
Ngoài ra cần đa dạng hóa các nghiệp vụ cho vay để hạn chế rủi ro xảy ra
khi tập trung vào một nghiệp vụ, nên kết hợp với phương thức cho vay đồng
tài trợ để hạn chế rủi ro tốt hơn.
Thực hiện bảo hiểm khoản vay
Bảo hiểm khoản vay là hình thức chuyển một phần hay toàn bộ rủi ro
của khoản vay cho công ty bảo hiểm. Ở các nước phát triển thì biện pháp này
được sử dụng khá phổ biến. Mặc dù ngân hàng đã thực hiện thẩm định khách
hàng và đo lường về các rủi ro tuy nhiên thì nếu xem xét về các rủi ro về thiên
tai, hỏa hoạn.. trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng tài chính của khách hàng và
gián tiếp ảnh hưởng đến khoản vay của khách hàng tại ngân hàng. Vậy nếu
như có bảo hiểm thì ngân hàng chỉ bị chậm thu khoản tiền vay chứ không bị
mất vốn.
3.2.3.Tăngcường kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng
Cán bộ tín dụng nói riêng và ban lãnh đạo ngân hàng cần tăng cường
kiểm tra giám sát để thường xuyên nắm bắt được tình hình sản xuất kinh
doanh của khách hàng, tình trạng của TSĐB. Thường xuyên đônđốc khách
hàng hoàn thu hồi nợ. Ngoài ra, cần nắm bắt thông tin kịp thời nhanh chóng
để đưa ra các quyết định và biện pháp xử lý kịp thời.
Nắm vững khả năng các nguồn thu của khách hàng theo dõi hoạt động
tiêu thụ sản phẩm để có biện pháp thu hồi nợ kịp thời. Hàng tháng cần sao kê
các khoản nợ của từng khách hàng, xem xét hiện trạng và đôn đốc thu hồi nợ
để giảm thiểu rủi ro và hạn chế các khoản nợ quá hạn phát sinh ở kỳ tiếp theo.
Đề tài: Rủi ro trong tín dụng và biện pháp hạn chế tại Agribank, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Rủi ro trong tín dụng và biện pháp hạn chế tại Agribank, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Rủi ro trong tín dụng và biện pháp hạn chế tại Agribank, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Rủi ro trong tín dụng và biện pháp hạn chế tại Agribank, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Rủi ro trong tín dụng và biện pháp hạn chế tại Agribank, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Rủi ro trong tín dụng và biện pháp hạn chế tại Agribank, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Rủi ro trong tín dụng và biện pháp hạn chế tại Agribank, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Rủi ro trong tín dụng và biện pháp hạn chế tại Agribank, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Rủi ro trong tín dụng và biện pháp hạn chế tại Agribank, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Contenu connexe

Tendances

Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...
Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...
Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...https://www.facebook.com/garmentspace
 
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh haiha91
 
Đề tài: Tổ chức kế toán bán hàng tại Công ty Dịch Vụ Minh Tiến - Gửi miễn phí...
Đề tài: Tổ chức kế toán bán hàng tại Công ty Dịch Vụ Minh Tiến - Gửi miễn phí...Đề tài: Tổ chức kế toán bán hàng tại Công ty Dịch Vụ Minh Tiến - Gửi miễn phí...
Đề tài: Tổ chức kế toán bán hàng tại Công ty Dịch Vụ Minh Tiến - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dị...
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dị...Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dị...
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dị...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAYĐề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Tendances (20)

Chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanhChống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
 
Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...
Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...
Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...
 
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nướcTăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
 
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đông Bình
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đông BìnhĐề tài: Giải pháp quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đông Bình
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đông Bình
 
Đề tài: Quy trình môi giới bất động sản tại Công ty Cổ phần Cenco
Đề tài: Quy trình môi giới bất động sản tại Công ty Cổ phần CencoĐề tài: Quy trình môi giới bất động sản tại Công ty Cổ phần Cenco
Đề tài: Quy trình môi giới bất động sản tại Công ty Cổ phần Cenco
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thương mại Lan Thành
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thương mại Lan ThànhĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thương mại Lan Thành
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thương mại Lan Thành
 
Đề tài: Đánh giá tài chính tại công ty CP may xuất khẩu Hà Phong, 9đ
Đề tài: Đánh giá tài chính tại công ty CP may xuất khẩu Hà Phong, 9đĐề tài: Đánh giá tài chính tại công ty CP may xuất khẩu Hà Phong, 9đ
Đề tài: Đánh giá tài chính tại công ty CP may xuất khẩu Hà Phong, 9đ
 
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
 
Đề tài: Kế toán và xác định kết quả bán hàng tại công ty Thành Sen
Đề tài: Kế toán và xác định kết quả bán hàng tại công ty Thành SenĐề tài: Kế toán và xác định kết quả bán hàng tại công ty Thành Sen
Đề tài: Kế toán và xác định kết quả bán hàng tại công ty Thành Sen
 
Đề tài: Tổ chức kế toán bán hàng tại Công ty Dịch Vụ Minh Tiến - Gửi miễn phí...
Đề tài: Tổ chức kế toán bán hàng tại Công ty Dịch Vụ Minh Tiến - Gửi miễn phí...Đề tài: Tổ chức kế toán bán hàng tại Công ty Dịch Vụ Minh Tiến - Gửi miễn phí...
Đề tài: Tổ chức kế toán bán hàng tại Công ty Dịch Vụ Minh Tiến - Gửi miễn phí...
 
Đề tài: Xây dựng chiến lược marketing cho nhà hàng Nhật Bản
Đề tài: Xây dựng chiến lược marketing cho nhà hàng Nhật BảnĐề tài: Xây dựng chiến lược marketing cho nhà hàng Nhật Bản
Đề tài: Xây dựng chiến lược marketing cho nhà hàng Nhật Bản
 
Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!
Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!
Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!
 
Đề tài: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty Thẩm Định Giá
Đề tài: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty Thẩm Định GiáĐề tài: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty Thẩm Định Giá
Đề tài: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty Thẩm Định Giá
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hàm Yên, 9đ
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hàm Yên, 9đĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hàm Yên, 9đ
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hàm Yên, 9đ
 
Đề tài: Tổ chức kế toán tại Văn phòng Thanh tra Chính phủ, HAY
Đề tài: Tổ chức kế toán tại Văn phòng Thanh tra Chính phủ, HAYĐề tài: Tổ chức kế toán tại Văn phòng Thanh tra Chính phủ, HAY
Đề tài: Tổ chức kế toán tại Văn phòng Thanh tra Chính phủ, HAY
 
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dị...
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dị...Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dị...
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dị...
 
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Viglacera Hạ Long
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Viglacera Hạ LongĐề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Viglacera Hạ Long
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Viglacera Hạ Long
 
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAYĐề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
 
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
 
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn của Ngân hàng SeABank, 9đ
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn của Ngân hàng SeABank, 9đNâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn của Ngân hàng SeABank, 9đ
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn của Ngân hàng SeABank, 9đ
 

Similaire à Đề tài: Rủi ro trong tín dụng và biện pháp hạn chế tại Agribank, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...NOT
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam ch...
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam ch...Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam ch...
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam ch...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ri tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông ng...
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ri tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông ng...Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ri tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông ng...
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ri tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông ng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...
Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...
Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Agribank chi nhánh tỉnh Sơn La, 9đ - Gửi miễn ph...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Agribank chi nhánh tỉnh Sơn La, 9đ - Gửi miễn ph...Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Agribank chi nhánh tỉnh Sơn La, 9đ - Gửi miễn ph...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Agribank chi nhánh tỉnh Sơn La, 9đ - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similaire à Đề tài: Rủi ro trong tín dụng và biện pháp hạn chế tại Agribank, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
 
Đề tài phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, RẤT HAY
Đề tài  phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, RẤT HAYĐề tài  phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, RẤT HAY
Đề tài phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, RẤT HAY
 
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
 
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại Agribank
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại AgribankĐề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại Agribank
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại Agribank
 
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Tiên PhongĐề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam ch...
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam ch...Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam ch...
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam ch...
 
Đề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH Shinhan
Đề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH ShinhanĐề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH Shinhan
Đề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH Shinhan
 
Đề tài: Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng ACB, HAY
Đề tài: Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng ACB, HAYĐề tài: Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng ACB, HAY
Đề tài: Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng ACB, HAY
 
Đề tài: Rủi ro tín dụng trong cho vay tại Agribank huyện Nam Đàn
Đề tài: Rủi ro tín dụng trong cho vay tại Agribank huyện Nam ĐànĐề tài: Rủi ro tín dụng trong cho vay tại Agribank huyện Nam Đàn
Đề tài: Rủi ro tín dụng trong cho vay tại Agribank huyện Nam Đàn
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
 
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ri tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông ng...
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ri tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông ng...Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ri tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông ng...
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ri tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông ng...
 
Rủi ro trong hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn
Rủi ro trong hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc KạnRủi ro trong hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn
Rủi ro trong hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Kạn
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, 9đ
Đề tài: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, 9đĐề tài: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, 9đ
Đề tài: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, 9đ
 
Đề tài quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng xây dựng, ĐIỂM CAO, 2018
Đề tài quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng xây dựng, ĐIỂM CAO, 2018Đề tài quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng xây dựng, ĐIỂM CAO, 2018
Đề tài quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng xây dựng, ĐIỂM CAO, 2018
 
Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...
Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...
Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Agribank chi nhánh tỉnh Sơn La, 9đ - Gửi miễn ph...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Agribank chi nhánh tỉnh Sơn La, 9đ - Gửi miễn ph...Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Agribank chi nhánh tỉnh Sơn La, 9đ - Gửi miễn ph...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Agribank chi nhánh tỉnh Sơn La, 9đ - Gửi miễn ph...
 
Đề tài: Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP An Bình
Đề tài: Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP An BìnhĐề tài: Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP An Bình
Đề tài: Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP An Bình
 
Đề tài: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Dầu Khí Toàn Cầu, HAY
Đề tài: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Dầu Khí Toàn Cầu, HAYĐề tài: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Dầu Khí Toàn Cầu, HAY
Đề tài: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Dầu Khí Toàn Cầu, HAY
 
CHAU THI HOANG OANH.doc
CHAU THI HOANG OANH.docCHAU THI HOANG OANH.doc
CHAU THI HOANG OANH.doc
 
Đề tài hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOTĐề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
 

Plus de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Plus de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Dernier

chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìchủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìanlqd1402
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnkỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnVitHong183894
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hardBookoTime
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayLcTh15
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21nguyenthao2003bd
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxlephuongvu2019
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Dernier (20)

chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìchủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnkỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 

Đề tài: Rủi ro trong tín dụng và biện pháp hạn chế tại Agribank, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân em. Các số liệu và thông tin trong khóa luận đều có nguồn gốc trung thực và xuất phát từ tình hình thực tế của Chi nhánh AGRIBANK YÊN LẠC. Sinh viên thực tập NGUYỄN THỊ XUÂN
  • 2. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN....................................................................................... 1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... 4 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU – SƠ ĐỒ - HÌNH VẼ............................... 5 LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ............................................................. 3 1.1.Những vấn đề cơ bản về hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại......... 3 1.1.1.Khái niệm hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại ................. 3 1.1.2.Đặc trưng của tín dụng .................................................................... 3 1.1.3.Phân loại hoạt động tín dụng............................................................ 4 1.1.4.Vai trò của hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại ...................... 6 1.2.Rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại..................... 9 1.2.1.Khái niệm rủi ro tín dụng................................................................. 9 1.2.2.Các dấu hiệu nhận biết rủi ro ......................................................... 10 1.2.3.Nguyên nhân dẫn tới rủi ro tín dụng............................................... 10 1.2.3.1.Nguyên nhân khách quan......................................................... 11 1.2.3.2.Nguyên nhân chủ quan ............................................................ 13 1.2.4.Các chỉ tiêu đánh giá ..................................................................... 14 1.2.4.1.Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ ........................ 15 1.2.4.2.Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ..................................... 15 1.2.5.Hậu quả và các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng..................... 18 1.2.5.1.Hậu quả của rủi ro tín dụng...................................................... 18 1.2.5.2.Biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng ...................................... 19 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH YÊN LẠC – VĨNH PHÚC................................................................................. 22 2.1.Khái quát về NHNo&PTNT chi nhánh Yên Lạc ................................... 22 2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Agribank chi nhánh Yên Lạc... 22 2.1.2.Tình hình hoạt động của Agribank chi nhánh Yên Lạc.................... 25 2.1.2.1Hoạt động huy động vốn .......................................................... 25
  • 3. 2.1.2.2.Hoạt động cho vay .................................................................. 30 2.1.2.3.Hoạt động kinh doanh khác .................................................... 33 2.1.2.4.Kết quả hoạt động kinh doanh ................................................. 34 2.2.Thực trạng hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Agribank Yên lạc – Vĩnh Phúc ................................................................................................ 36 2.2.1.Thực trạng hoạt động tín dụng tại Agribank Yên Lạc...................... 36 2.2.2.Rủi ro tín dụng tại chi nhánh Agribank Yên Lạc ............................. 40 2.2.2.1.Tình hình nợ xấu, nợ quá hạn tại chi nhánh .............................. 40 2.2.2.2.Dự phòng rủi ro và nguồn bù đắp rủi ro của ngân hàng ............. 41 2.3.Đánh giá chung về hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại chi nhánh Agribank Yên Lạc .................................................................................... 42 2.3.1Kết quả đạt được của chi nhánh ...................................................... 42 2.3.2.Hạn chế ........................................................................................ 43 2.3.3.Nguyên nhân................................................................................. 43 2.3.3.1.Nguyên nhân từ phía Agribank Yên Lạc .................................. 43 2.3.3.2.Nguyên nhân từ phía khách hàng ............................................. 44 2.3.3.3.Nguyên nhân khác................................................................... 45 CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ & MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RRTD TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH YÊN LẠC............................................... 46 3.1.Định hướng phát triển và mục tiêu trong hoạt động tín dụng của Agribank Yên lạc..................................................................................................... 46 3.2.Biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng ................................. 48 3.2.1.Nâng cao chất lượng công tác thẩm định ........................................ 48 3.2.2.Thực hiện phân tán rủi ro tín dụng ................................................. 49 3.2.3.Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng.......................... 50 3.2.4.Tăng cường và giám sát hiệu quả sử dụng TSĐB............................ 51 3.3.Một số kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng..................................... 51 KẾT LUẬN.............................................................................................. 54 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................... 55 PHỤ LỤC ................................................................................................ 56
  • 4. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NHNo&PTNT : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Agribank : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam CBTD : Cán bộ tín dụng TCTD : Tổ chức tíndụng KBNN : Kho bạc Nhà nước TCKT : Tổ chức kinh tế CBCNV : Cán bộ công nhân viên BCTC : Báo cáo tài chính RRTD : Rủi ro tíndụng
  • 5. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU –SƠ ĐỒ - HÌNH VẼ Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Yên Lạc – Vĩnh Phúc............................. 23 Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh Yên Lạc – Vĩnh Phúc ................................................................................................ 26 Hình 2.1: Biểu đồ cơ cấu dư nợ theo thời gian............................................ 30 Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ theo thời gian....................................................... 32 Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Yên Lạc . 34 Bảng 2.5: Tình hình hoạt động tín dụng tại Agribank Yên Lạc.................... 36 Bảng 2.6: Bảng tình hình nợ xấu, nợ quá hạn tại chi nhánh ........................ 40 Bảng 2.7: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro............................................. 41 Bảng 3.1: Chỉ tiêu kinh doanh của chi nhánh 2016 ..................................... 47
  • 6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 1 LỜI MỞ ĐẦU Trong các năm gần đây nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế thị trường Việt Nam nói riêng đã phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trền toàn cầu để lại. Sau sự sụp đổ của 1 loạt các hệ thống ngân hàng lớn tại Mỹ và Châu Âu như: Ledman Brothers Washington Mutual, Ocala National Bank,.. là hồi chuông cảnh tỉnh cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng.Việt Nam là thành viên của tổ chức WTO, ASEAN nên chịu sự tác động mạnh của cuộc khủng hoảng này. Mặt khác, các ngân hàng ở Việt Nam với lợi nhuận chủ yếu hàng năm thu từ hoạt động tín dụng. Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng có tính lan truyền và để lại hậu quả to lớn không chỉ ở nội tại ngành mà còn liên quan đến toàn nền kinh tế, không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà còn ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác. Như vậy thì quản lý rủi ro tín dụng luôn là vấn đề hàng đầu được lãnh đạo các ngân hàng quan tâm. Hiểu được tầm quan trọng, qua thời gian thực tập tại AGRIBANK YÊN LẠC em đã có điều kiện tìm hiểu và tiếp xúc trực tiếp với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng nên em đã lựa chọn đề tài tốt nghiệp: “ Rủi ro trong hoạt động tín dụng và biện pháp hạn chế tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Yên Lạc – Vĩnh Phúc” Mục đích nghiên cứu của chuyên đề Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động rủi ro tín dụng tại AGRIBANK chi nhánh Yên Lạc – Vĩnh Phúc để đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng để từ đó có biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
  • 7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 2 Chuyên đề nghiên cứu cơ chế, biện pháp quản lý rủi ro đối với các khoản cấp tín dụng của ngân hàng với các đối tượng có nhu cầu vay trong nền kinh tế. Phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn trong việc quản lý rủi ro các khoản cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn tại Agribank chi nhánh Yên Lạc – Vĩnh Phúc. Cấu trúc khóa luận tốt nghiệp Với mục tiêu nghiên cứu và các yêu cầu đặt ra như trên thì cấu trúc khóa luận ngoài phần mở đầu, kết luận, chuyên đề được chia thành 3 chương như sau: Chương 1: Ngân hàng thương mại và rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT – Chi nhánh Yên Lạc Chương 3: Kiến nghị một số biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Yên Lạc
  • 8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 3 CHƯƠNG 1:NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1.1.Nhữngvấn đề cơbảnvề hoạtđộng tín dụng ngânhàng thương mại 1.1.1.Kháiniệm hoạt động tín dụng của ngân hàngthương mại Theo Luật các tổ chức tín dụng 2010 thì cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào một mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi. Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ hcuwsc và cá nhân sử dụng một khoản tiến oặc cam kết sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi bằng các nghiệp vụ cho vay chiết khấu, cho vay tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. Hơn hết, quan hệ tín dụng phải được hiểu theo quan hệ hai chiều ngân hàng vừa là người đi vay và cũng là người cho vay. Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thì hoạt động tín dụng là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn và là hoạt động mang lại lợi nhuận hàng năm chủ yếu cho ngân hàng. 1.1.2.Đặctrưng của tín dụng Quan hệ tín dụng ngân hàng có các đặc trưng cơ bản sau: tính hoàn trả, tính thời gian, khả năng ẩn chứa rủi ro và lòng tin. Tính hoàn trả: Đốivới quan hệ tín dụng thì đây là nguyên tắc hay cũng là đặc trưng cơ bản nhất là cơ sở để phân biệt quan hệ tín dụng với các quan hệ tài chính khác. Nếu không có sự hoàn trả thì quan hệ tín dụng này không hoàn hảo, không có sự hoàn trả thì người cho vay không thu hồi được vốn và lãi đi ngược lại mục đíchkinh doanh.
  • 9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 4 Tính thời gian: Khi tham gia vào quan hệ tín dụng người đi vay được quyền sử dụng một khoản tiền trong một thời gian nhất định và cam kết trong tương lai sẽ hoàn trả vào một ngày trong tương lai như trong hợp đồng hai bên đã thỏa thuận.Tức là người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời vốn trong khoảng thời gian nhất định, sau khi kết thúc thời gian sử dụng người đi vay phải hoàn trả số tiền gốc và lãi cho người cho vay. Tính khả năng ẩn chứa nhiều rủi ro: Do sự bất cân xứng về thông tin, người cho vay không hiểu rõ về người đi vay. Mối quan hệ tín dụng hoàn hảo khi hết thời hạn vay người đi vay hoàn trả gốc lãi đúng hạn. Tuy nhiên thì trên thực tế không phải lúc nào mọi việc cũng trôi chảy như vậy, không ít các trường hợp đến hạn nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa cụ của mình với chủ nợ dẫn đến các rủi ro mất vốn, rủi ro tín dụng. Lòng tin: Cũng như mối quan hệ vay mượn giữa những cá nhân, ngân hàng cũng chỉ cho vay khi tin tưởng rằng khách hàng đó có ý muốn trả nợ và có khả năng trả nợ. Đồng thời người cho vay tin tưởng rằng người đi vay sẽ sử dụng đồng vốn của mình hiệu quả mang lại lợi ích kinh tế cao hơn trong tương lai. Khi người cho vay tin rằng người đi vay có khả năng trả nợ và có ý muốn trả nợ thì quan hệ tín dụng mới xảy ra. 1.1.3.Phânloại hoạt động tín dụng Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại rất đa dạng và phong phú. Để quản lý tốt hoạt động này thì ngân hàng phải phân loại tín dụng. Chính vì các hình thức tín dụng đa dạng, phong phú cho nên việc phân nhóm các khoản tín dụng cũng được phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau:
  • 10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 5 Căn cứ vào thời hạn cho vay Tín dụng ngắn hạn: Loại cho vay này có thời hạn nhỏ hơn hoặc bằng 12 tháng với mục đích để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chỉ tiêu ngắn hạn của cá nhân. Tín dụng trung hạn: theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cho vay trung hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 60 tháng. Cho vay trung hạn được sử dụng chủ yếu để đầu tư mú sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ… Tín dụng dài hạn: là các khoản cho vay có thời hạn trên 60 tháng. Loại tín dụng này chủ yếu để đáp ứng nhu cầu vốn vay dài hạn phục vụ cho việc xây nhà xưởng, xây dựng xí nghiệp mới, các thiết bị phương tiện vận tải có quy mô lớn. Căn cứ theo mục đích sử dụng vốn Tín dụng sản xuất kinh doanh: Đây là loại cho vay đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh, tiến hành sản xuất của các doanh nghiệp, cá nhân. Tín dụng tiêu dùng: là loại cho vay nhằm đáp ứng tiêu dùng cá nhân. Nguồn thu nợ chủ yếu là từ thu nhập của người vay vì vậy khi cho khách hàng vay cần xác minh được thu nhập của họ. Căn cứ vào hình thức đảm bảo tiền vay: Tín dụng có tài sản đảm bảo: loại cho vay mà ngân hàng cung ứng với điều kiện khách hàng vay phải có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ 3. Tín dụng có bảo đảm không phải bằng tài sản: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba, việc cho vay chỉ dựa trên uy tín của bản thân khách hàng, cho vay the chỉ định của Chính phủ.
  • 11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 6 1.1.4.Vaitrò của hoạt động tín dụng ngânhàngthương mại Tín dụng là cầu nối giữa cung và cầu vốn trong nền kinh tế Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay luôn tồn tại một phần các cá nhân, doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh có sở hữu một lượng vốn nhàn rỗi tạm thời tách khỏi quá trình sản xuất như là: tiền khấu hao để tái tạo tài sản cố định mới nhưng chưa mua, tiền trả lương người lao động chưa đến thời hạn trả, tiền tích lũy,…Các khoản tiền này luôn được các doanh nghiệp hay dân cư sở hữu tiền tishc kuyx nhàn rỗi tìm cách kiếm lời. Tất cả tạo thành nguồn vốn nhàn rỗi của nền kinh tế. Trong khi đó lại có một bộ phận các doanh nghiệp và cá nhân thiếu vốn để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh, sản xuất hay tiêu dùng của mình hoặc để đối phó với các rủi ro của cuộc sống. Vậy ta thấy trong xã hội luôn có một số người thừa vốn và một số người thiếu vốn. Song do sự khác nhau về mặt khoảng cách địa lý, lòng tin nên những người này khó có cơ hội trực tiếp gặp nhau hoặc nếu có thì chi phí khá cao hoặc không kịp thời. Vì vậy, hoạt động tín dụng ngân hàng đã thỏa mãn những lo lắng của người thừa vốn và đáp ứng nhu cầu của người thiếu vốn. Ngân hàng thương mại đã đứng ra làm trung gian nhận tiền gửi từ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và cho vay lại. Từ đó, có thể thấy: “Tín dụng ngân hàng là chiếc cầu nối để người cung và cầu vốn gặp nhau” Tín dụng là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước Như đã biết, cơ cấu kinh tế bị quyết định bởi cơ câu đầu tư; mà tín dụng lại lại quyết định trực tiếp đến cơ cấu đầu tư. Như vậy thì Nhà nước thông qua hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại để điều chỉnh cơ cấu kinh tế để phù hợp với mục tiêu kinh tế vĩ mô của từng thời kỳ. Để đảm bảo ổn định giá cả
  • 12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 7 và tạo công ăn việc làm cho người dân phục thuộc lớn vào cơ cấu tín dụng cả về mặt thời gian và đối tượng tín dụng. Trong khi đó, đối tượng tín dụng lại phụ thuộc nhiều vào chính sách của Nhà nước của từng thời kỳ về chủ trương mở rộng tín dụng, lãi suất, điều kiện vay cũng như các điều kiện đi kèm khác. Vậy thông qua việc điều chỉnh các chính sách tín dụng, điều kiện tín dụng, Nhà nước có thể chuyển hướng tín dụng vào một hoặc một nhóm ngành nghề cụ thể nào đó, một nhóm đối tượng nhờ đó ảnh hưởng đến tổng cầu nền kinh tế cả về quy mô và cơ cấu. Mặt khác, chúng ta cũng biết rằng Ngân hàng trung ương là cơ quan quản lý vĩ mô đối với các Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác, có nhiệm vụ kiểm tra, khảo sát mọi hoạt động của các tổ chức này nhằm đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động an toàn và có hiệu quả. Thông qua hoạt động tín dụng các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng trung ương có thể biết được phạm vi, phương hướng đầu tư, hiệu quả đầu tư vào cá ngành kinh tế từ đó có chính sách tiền tệ thích hợp. Nếu nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng, hiệu quả đầu tư vào cá ngành trong nền kinh tế cao thì Ngân hàng trung ương sẽ thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng tức là bơm thêm tiền vào lưu thông. Ngược lại, nếu nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái thì Ngân hàng trung ương sẽ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt tức là rút bớt tiền từ lưu thông về. Như vậy bằng các công cụ như hạn mức tín dụng, lãi suất tín dụng Ngân hàng trung ương có thể kiểm soát, điều tiết lưu thông tiền tệ đảm bảo khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông nhằm ổn định giá trị đồng tiền, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển. Dưới sức ảnh hưởng của quy mô tín dụng và chính sách tín dụng thì tùy vào giai đoạn phát triển của nền kinh tế Nhà nước sẽ theo đuổi các mục tiêu kinh tế khác nhau thì sẽ áp dụng chính sách tín dụng, quy mô tín dụng khác nhau.
  • 13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 8 Tín dụng thúc đẩy quá trình tái sản xuất mở rộng và lưu thông hàng hóa Thông qua hoạt động tín dụng, khối lượng tiền trong lưu thông sẽ tăng lên khi thực hiện hoạt động cho vay và ngược lại sẽ giảm xuống khi thực hiện hoạt động thu nợ, do đó sẽ góp phần điều tiết khối lượng tiền trong toàn bộ nền kinh tế. Ngân hàng sử dụng công cụ lãi suất, hạn mức tín dụng để làm thay đổi khối lượng tiền vay, từ đó điều tiết được khối lượng tiền trong nền kinh tế và kiểm soát được lạm phát, bởi vì tín dụng ngân hàng khi điều tiết được khối lượng tiền tức là khống chế được khối lượng tiền cần thiết cho nhu cầu trao đổi và lưu thông hàng hoá, nhờ kiểm soát được giá cả. Hay nói cách khác ,việc đưa tiền vào lưu thông qua tín dụng ngân hàng là con đường hữu hiệu nhất bởi vì khối lượng tiền này đã được đảm bảo bằng một lượng giá trị vật tư hàng hoá và tránh được lạm phát tiền tệ. Tín dụng góp phần mở rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế Mỗi một quốc gia muốn phát triển nền kinh tế của mình thì không thể chỉ dựa vào tiềm năng của đất nước mà còn phải mở rộng quan hệ kinh tế ra bên ngoài, tham gia vào nền kinh tế thế giới, bởi lẽ không có một nước nào lại có thể hội tụ đầy đủ các tiềm năng để phát triển kinh tế mọi mặt, mà các nước đều chỉ có lợi thế so sánh của mình, do đó nó thường phát sinh quan hệ vay mượn lẫn nhau mà chủ yếu là vốn đầu tư. Vì vậy, tín dụng ngân hàng đã trở thành một trong những phương tiện nối liền kinh tế các nước với nhau. Thông qua các hình thức như nhận uỷ thác đầu tư, mở và thanh toán thư tín dụng, bảo lãnh hàng hoá xuất nhập khẩu, chuyển tiền nhanh đi các nơi...tín dụng ngân hàng đã trực tiếp tham gia trong quan hệ thanh toán quốc tế, các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, tài trợ cho các hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu, đầu tư chiều sâu, đôi rmới công nghệ và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất trong nước thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển nhằm phục vụ tốt cho hoạt động xuất nhập khẩu góp phần tăng trưởng kinh tế và mở
  • 14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 9 ra sự giao lưu giữa nước ta với các nước khác trên thế giới. Ngoài ra với việc tín dụng ngân hàng nhận các nguồn tài trợ như ODA, ESAF...từ các nước cấp tín dụng cũng như các tổ chức tín dụng quốc tế với mục đích tài trợ cho nền kinh tế đã mang lại những kết quả to lớn về kinh tế xã hội đồng thời tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa nước ta với các nước trên thế giới. 1.2.Rủiro trong hoạtđộng tín dụng của ngânhàng thương mại 1.2.1.Kháiniệm rủi ro tín dụng Rủi ro là sự bất chắc có thể đo lường được , vừa mang tính tích cực vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến cho ngân hàng những sự thiệt hại nhất định ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh. Hoạt động tín dụng là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ngân hàng vì vậy thì rủi ro tín dụng dễ xảy ra hơn cả. Hay theo quyết định 493/2005/QĐ – NHNN, rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. Có rất nhiều định nghĩa về rủi ro tín dụng ngân hàng tuy nhiên ta có thể hiểu một cách ngắn gọn như sau: Rủi ro tín dụng là tất cả các thiệt hại mất mát khi ngân hàng phải gánh chịu do người vay vốn không thực đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng. Vậy có nghĩa là, rủi ro tín dụng luôn luôn tiềm ẩn với một hợp đồng tín dụng dù khoản vay đó chưa quá hạn. Và một ngân hàng có thể có tỷ lệ nợ quá hạn thấp nhưng nguy cơ tiềm ẩn rủi ro sẽ cao nếu dnah mục đầu tư tập trung vào một nhóm khách hàng. Cách hiểu như vậy sẽ giúp cho các nhà quản trị rủi ro có sự chủ động trích lập dự phòng và thực hiện các biện pháp để chống đỡ với rủi ro.
  • 15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 10 1.2.2.Cácdấu hiệu nhận biếtrủi ro Phát sinh từ phía khách hàng Trì hoãn, gây khó khăn cho Ngân hàng trong quá trình kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình sử dụng vốn vay, tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính của khách hàng. Có dấu hiệu không thực hiện đầy đủ các quy định, các cam kết hoặc vi phạm pháp luật trong quan hệ tín dụng Chậm hoặc trì hoãn việc trình bày, nộp các báo cáo tài chính theo yêu cầu của ngân hàng mà không có sự giải thích minh bạch và thuyết phục Đề nghị điều chỉnh, gia hạn nợ nhiều lần với lý do không thuyết phục Có sự giảm sút bất thường về số dư tiền gửi tại tài khoản của khách hàng ở Ngân hàng Chậm thanh toán các khoản lãi đến hạn, xuất hiện nợ quá hạn Chấp nhận nguồn sử dụng lãi suất cao với mọi điều kiện Dấu hiệu tìm kiếm nhiều nguồn tài trợ, nhu cầu vay tăng vượt dự kiến Thay đổi thường xuyên tổ chức hoặc ban điều hành Có sự chênh lệch khá lớn giữa doanh thu dự kiến và thực tế Khách hàng cá nhân thì rủi ro khi mà cá nhân có dấu hiệu suy gảm về sức khỏe hoặc chết. Phát sinh từ phía ngân hàng Chính sách tín dụng không hợp lý Đánh giá và phân loại không chính xác mức độ rủi ro của ngân hàng Tăng trưởng tín dụng quá nhanh vượt quá năng lực kiểm soát Soạn các điều kiện trong hợp đồng tín dụng không rõ ràng Cấp tín dụng thiếu dự đảm bảo của khách hàng 1.2.3.Nguyên nhândẫn tớirủi ro tín dụng
  • 16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 11 Trong kinh doanh Ngân hàng rủi ro tín dụng là loại rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra và gây hậu quả nặng nề có khi dẫn đến phá sản Ngân hàng. Ngày nay, nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, cải tiến trang thiết bị kỹ thuật, nâng cao công nghệ và các nhu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh luôn tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu này, các NHTM cũng phải luôn mở rộng quy mô hoạt động tín dụng, điêu đó có nghĩa là rủi ro tín dụng cũng phát sinh nhiều hơn. Và để có biện pháp phòng ngừa với loại rủi ro này thì các ngân hàng phải nhận diện được các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng: 1.2.3.1.Nguyên nhân khách quan Các rủi ro do những nguyên nhân bất khả kháng thuộc về thiên nhiên như: thiên tai, bão lũ, dịch bệnh,… gây biến động xấu ngoài dự kiến đến quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng. Các rủi ro gây thiệt hại về tài chính của khách hàng từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng  gia tăng khối lượng nợ quá hạn. Rủi ro do môi trường kinh tế không ổn định: bao gồm các yếu tố như chu kỳ phát triển của nền kinh tế (hưng thịnh hay suy thoái), sự thay đổi chính sách kinh tế, chủ trương của Nhà nước về lãi suất, tỷ giá,… Trong nền kinh tế phát triển ổn định hoạt động kinh doanh thuận lợi mang lại lợi nhuận cho khách hàng do vậy ít dẫn đến rủi ro vỡ nợ, không trả được nợ  hoạt động tín dụng tương đối an toàn Trong nền kinh tế suy thoái hoạt động sản xuất kinh doanh trì trệ, vốn bị ứ đọng, đầu tư nhưng lợi nhuận mang lại không đáng kể làm khả năng tài chính của khách hàng gặp nhiều khó khăn khả năng trả nwoj suy giảm Rủi ro tín dụng có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên, trong nền kinh tế phát triển nóng cũng không hẳn là dấu hiệu tốt, khi đó Ngân hàng Nhà nước sẽ áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi
  • 17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 12 suất tăng cao đồng thời khi đó khách hàng sẽ phải vay với lãi suất cao hơn rất nhiều  chi phí tài chính tăng làm giảm hiệu quả kinh doanh của khách hàng  khả năng trả nợ suy giảm vì vậy mà rủi ro tài chính gia tăng. Môi trường chính trị - xã hội Một quốc gia có hệ thống chính trị không ổn định, luôn xảy ra chiến tranh, sự tranh chấp giữa các đảng phái… thì hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn từ đó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của ngân hàng. Không chỉ vậy, trong các trường hợp có sự thay đổi về luật pháp, chế độ chính trị của Nhà nước hay sự sáp nhập quản lý hoặc phân chia lại sự quản lý kinh tế giữa các cơ quan cũng là nguyên nhân gây rủi ro tín dụng trong kinh doanh ngân hàng bời nó có tác động trực tiếp đến các hoạt động của đối tượng vay. Môi trường quốc tế Trong nền kinh tế toàn cầu hóa như hiện nay, tín dụng trong nước có mối quan hệ chặt chẽ với tín dụng nước ngoài. Bởi khi khủng hoảng tài chính xảy ra gây ảnh hưởng đến quan hệ thương mại quốc tế giữu Việt Nam và các nước làm ngưng trệ hoạt động xuất nhập khảu, giảm sút sức mua hàng ảnh hưởng lượng hàng hóa tiêu thụ. Tất yếu làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng và rủi ro tín dụng xảy ra. Ngoài ra sự tác động của yếu tố hội nhập, tự do hóa làm cho môi trường kinh doanh có sự canh tranh gay gắt hơn, quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường không chỉ với các doanh nghiệp mà với ngân hàng cũng vậy gây khó khăn về mặt tiêu thụ sản phẩm, gây nguy cơ thua lỗ bởi khách hàng lớn sẽ tìm đến các ngân hàng ngoại lớn chất lượng dịch vụ tốt hay chính người tiêu dùng họ cũng sẽ lựa chọn cho mình sản phẩm dịch vụ tốt. Vậy các doanh nghiệp yếu kém, ngân hàng yếu kém sẽ khó có thể tồn tại trên thị trường.
  • 18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 13 1.2.3.2.Nguyên nhân chủ quan Nguyên nhân từ phía ngân hàng Ngân hàng thiếu thông tin trong quá trình thẩm định, chưa chú trọng đến mục tiêu cho vay dẫn đến tính toán sai sót hiệu quả đầu tư của dự án dẫn đến quyết định cho vay sai Ngân hàng chưa giám sát kiểm tra, quản lý đúng mức khi cho vay về người đi vay hoặc do là khách hàng tốt tin tưởng mà coi nhẹ khâu kiểm tra đột xuất, thường xuyên mục đích sử dụng vốn, khả năng trả nợ,.. Cán bộ tín dụng chưa thật sự am hiểu về ngành nghề mà mình đang tài trợ, ngân hàng không có đầy đủ thông tin, số liệu thống kê,… về ngành nghề đó dẫn đến thẩm định sai hiệu quả của dự án, không bao quát được mạnh và yếu của lĩnh vực này hoặc rủi ro từ chính đạo đức của cán bộ tín dụng. Rủi ro do áp lực chỉ tiêu doanh số của ngân hàng cho các cán bộ tín dụng dẫn đến cho vay để đạt doanh số mà không quan tâm đến chất lượng tín dụng. Trong quá trình thẩm định, công tác phân tích tài chính doanh nghiệp chưa được chú trọng, việc phân tích còn qua quýt chỉ mang tính chất thủ tục, thông tin thu thập lại hạn chế dẫn đến đánh giá sai lệch về khách hàng Ngân hàng chưa có cơ chế quản lý, theo dõi đối với từng đối tượng khách hàng đặc thù của từng ngành, sản phẩm của từng địa phương khác nhau và chưa xây dựng được đầy đủ các tiêu thức để đo lường rủi ro. Nguyên nhân từ phí khách hàng Đối với khách hàng cá nhân: nguồn trả nợ chính là thu nhập cá nhân.Các khách hàng cá nhân thường dẫn đến rủi ro vì các nguyên nhân sau: Khách hàng có thu nhập không ổn định. Rủi ro đạo đức của khách hàng như sử dụng vốn sai mục đích, không muốn hoàn trả nợ vay. Đặc biệt là việc sử dụng vốn vay ngân hàng để cho vay lại với lãi suất cao hơn.
  • 19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 14 Không có nơi cứ trú, do công việc bị thay đổi hoặc mất việc. Bệnh tật, ốm đâu nhưng không khai báo rõ ràng và trung thực Đối với khách hàng doanh nghiệp: có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và tính chất phức tạp cao hơn khách hàng cá nhân Thị trường cung cấp đầu vào bị thu hẹp, giá nguyên vật liệu tăng cao chi phí sản xuất tăng làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, làm mất vốn hiệu quả đầu tư thấp dẫn đến khả năng trả nợ giảm. Trình độ quản lý của cán bộ, chủ sở hữu doanh nghiệp thiếu chuyên môn, nghiệp vụ, thiếu kinh nghiệm dẫn đến tổ chức yếu kém, dự đoán tình hình thị trường sai. Do tình hình tham nhũng nội bộ, bất đồng của các đồng chủ sở hữu doanh nghiệp. Nguyên nhân từ đảm bảo tín dụng Đảm bảo bằng tài sản: rủi ro do sự biến động giá cả thị trường của tài sản đảm bảo theo hướng bất lợi hoặc tài sản đảm bảo khó xác định giá trị, tranh chấp về mặt pháp lý. Đảm bảo bởi bên thứ ba (bảo lãnh): rủi ro gặp phải khi bên thứ 3 không thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi không có khả năng thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng, đầy đủ nghĩa vụ trả nợ, 1.2.4.Cácchỉtiêu đánh giá Rủi ro là biến cố xảy ra ngoài mong đợi trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, tuy không thể loại bỏ hoàn toàn nhưng ta có thể nhận biết, đo lường nó để đưa ra các biện pháp phòng ngừa. Muốn dự đoán được rủi ro chính xác thì ngân hàng cần xây dựng và đưa ra các chỉ tiêu đánh giá rủi ro, đo lường rủi ro.
  • 20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 15 Đo lường rủi ro là cơ sở để ngân hàng xây dựng chính sách lãi suất, chính sách tín dụng phù hợp với từng thời kỳ. 1.2.4.1.Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ Căn cứQĐ493/NHNN và Thông tư 02/2013/TT – NHNN) Nợ quá hạn là khoản mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và hoặc lãi quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = Dư nợ quá hạn Tổng dư nợ Ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì rủi ro càng lớn vì những khoản nợ quá hạn này không thu hồi được hoặc thu hồi không đúng kế hoạch sẽ làm ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng, đặc biệt là tác động vào khả năng thanh khoản của ngân hàng. Nợ quá hạn tăng làm chi phí của ngân hàng. Với mộ tkhoarn tín dụng gặp rủi ro, ngân hàng phải chi trả thêm nhiều khoản chi phí như chi phí kiểm tra, quản lý, chi phí xử lý TSĐB, chi phí pháp lý,..do đó sẽ làm tăng chi phí thực tế của ngân hàng trong khi vẫn phải chi trả lãi cho nguồn vốn huy động mà không thu được lãi từ khoản cho vay. Ngoài ra thì nợ quá hạn còn làm giảm quá trình lưu thông vốn, giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng thời hạn chế khả năng mở rộng và tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. 1.2.4.2.Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ Căn cứ Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN và điều 6 trong Quyết định 493/2005/NHNN thì dư nợ của ngân hàng được chia thành: Nhóm 1 : Nợ đủ tiêu chuẩn
  • 21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 16 Bao gồm các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn Nhóm 2: Nợ cần chú ý Là các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày, bao gồm các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ. Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn Là khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày, bao gồm các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. các khoản nợ này được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là khách hàng là có khả năng tổn thất. Nhóm 4: Nợ nghi ngờ Là khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày, bao gồm các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất cao Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn Là khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, bao gồm các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013của Ngân hàng Nhà nước thì nợ xấu là nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu:
  • 22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 17 Tỷ lệ nợ xấu = Dư nợ xấu Tổng dư nợ tín dụng Tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu đấnh giá chât lượng tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu cao tức là độ rủi ro tín dụng cao. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu có thể là do khách hàng vay nhưng không thực sự nỗ lực để trả nợ. Nếu nợ xấu không được giải quyết kịp thời thì đến một thời điểm nào đó khả năng trích lập dự phòng không còn đủ để bù đắp cho những tổn thất . Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng Tỷlệ dựphòng rủi ro tín dụng = Dự phòng rủi ro tín dụng Tổng dư nợ kỳ báo cáo Tại Việt Nam hiện nay, việc trích lập dự phòng rủi ro tại hầu hết các ngân hàng được thực hiện theo thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013của Ngân Hàng Nhà Nước. Theo đó, các khoản nợ được phân loại từ Nhóm 1 đến 5 có mức trích lập dự phòng cụ thể từ 0% đến 100% của Giá trị khoản nợ trừ đi (-) Giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo. Mức trích lập dự phòng theo từng nhóm nợ cụ thể như sau: Nhóm 1: 0%; nhóm 2: 5%; nhóm 3: 20%; nhóm 4: 50%; nhóm 5: 100%. Ngoài ra, ngân hàng cần trích lập và duy trì mức dự phòng chung là 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Dự phòng chung là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính khi chất lượng các khoản nợ suy giảm. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ rủi ro càng cao do ngân hàng phải trích lập nhiều dự phòng làm tăng chi phí cho ngân hàng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh ngân hàng.
  • 23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 18 Tỷlệ mất vốn = Dư nợ mất vốn Tổng dư nợ kỳ báo cáo Dư nợ mất vốn là các khoản nợ thuộc nhóm 5 bao gồm các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại lần đầu qua hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn cơ cấu lại nợ lần đầu,.. Tỷ lệ mất vốn cao thì thiệt hại của ngân hàng càng lớn vì nó phản ánh khoản tín dụng khả năng mất vốn và phải dùng quỹ dự phòng để vù đắp. 1.2.5.Hậuquả và các biện pháp phòng ngừa rủiro tín dụng 1.2.5.1.Hậu quả của rủi ro tín dụng Đối với hoạt động ngân hàng: Rủi ro tín dụng làm giảm thu nhập của ngân hàng: khi có một khoản nợ được coi là quá hạn, thu nhập của ngân hàng bị giảm sút ngay, một phần vì không thu được lãi hoặc nợ gốc như cam kết, trong khi vẫn phải trả lãi cho nguồn huy động, một phần do các chi phí quản lý, giám sát phát sinh. Mặt khác nếu các khoản nợ quá hạn chuyển thành khó thu hoặc không thu được thì việc xử lý tài sản đảm bảo luôn gặp khó khăn về pháp lý và định giá nên trường hợp ngân hàng có thể thu hồi được nợ khi phát mại tài sản là rất khó xảy ra. Rủi ro tín dụng làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cao không những làm giảm thu nhập của ngân hàng mà cón làm giảm nguồn vốn, đồng thời làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng. Khi đó ngân hàng sẽ phải đi vay trên thị trường lien ngân hàng với lãi suât cao, bởi huy động từ tiền gởi dân cư thường mất rất nhiều thời gian. Nếu tình trạng này kéo dài với việc hàng loạt người gởi tiền rút tiền, ngân hàng sẽ buộc phải đóng cửa và tuyên bố phá sản.
  • 24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 19 Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín và năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Khi ngân hàng mất khả năng thanh toán, phải đi vay từ nhiều nguồn khác nhau, uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính sẽ bị giảm đi nghiêm trọng. Hơn nữa tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cao cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá không tốt về tình hình hoạt động của ngân hàng, điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý đối tác của ngân hàng, dẫn đến việc huy động vốn trở nên khó khăn hơn và gặp nhiều trở ngại trong việc cạnh tranh với các ngân hàngkhác. Đối với nền kinh tế: Hoạt động của NHTM mạng tính xã hội hóa cao vì nó liên quan đến nhiều ngành nghề và nhiều thành phần khác nhau trong nền kinh tế. Do vậy khi một ngân hàng bị phá sản nó sẽ gây ảnh hưởng đến các bộ phận còn lại trong xã hội, trước tiên là các ngân hàng khác, bởi có quan hệ mật thiết với nhau trong hoạt động nên một ngân hàng sụp đỗ có thể dẫn đến sự sụp đổ của các ngân hàng còn lại. Ngoài ra việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị gián đoạn do thiếu vốn, người gửi tiền không lấy lại tiền được. Những hậu quả này còn giảm lòng tin của công chúng vào sự vững chắc và lành mạnh của hệ thống tài chính, những như hiệu lực của các chính sách tiền tệ của Chính phủ./. 1.2.5.2.Biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý Chính sách tín dụng có đặt ra mục tiêu, định hướng cho các cán bộ tín dụng. Chính sách tín dụng cần được xây dựng thông suốt, khoa học phù hợp với quy mô của từng ngân hàng, chính sách tín dụng tốt sẽ nâng cao chất lượng của các danh mục cho vay. Để xây dựng CSTD tốt cần xác định rõ ràng các yếu tố sau:
  • 25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 20 Mục tiêu rõ ràng: Ngân hàng cân cân sối các mục tiêu quan trọng như mục tiêu lợi nhuận và độ an toàn của hoạt động kinh doanh, mục tiêu đảm bảo đạt thị phần với uy tín ngân hàng, độ an toàn trên thị trường. Xác định rõ chiến lược: xác định rõ tỷ lệ phần trăm cho vay theo từng đối tượng, thời gian cho vay, lĩnh vực,.. để đa dạng hóa danh mục sản phẩm giảm thiểu rủi ro. Xác định quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận và cán bộ tín dụng khi tham gia vào quá trình cấp tín dụng: quy định rõ ràng về trách nhiệm của ban giám đốc hay từng bộ phận để đảm bảo các hoạt động diễn ra nhịp nhàng Thực hiện phân tán rủi ro Đồng tài trợ: trong hoạt động kinh doanh có những khách hàng có nhu cầu vốn lớn, khả năng đáp ứng nhu cầu của ngân hàng không đủ hay việc tập trung quá vào một khách hàng thì dẫn đến rủi ro cao. Thường trong các trường hợp này, các ngân hàng sẽ liên kết với nhau cùng thẩm định dự án và góp vốn chia sẻ rủi ro, đảm bảo hoạt động tài trợ an toàn, hạn chế tối đa rủi ro. Trong trường hợp xảy ra rủi ro với khách hàng thì mức độ rủi ro phải gánh chịu sẽ nhỏ hơn so với tự đứng ra tài trợ toàn bộ. Mua bảo hiểm cho vay: khi gặp phải hoạt động nhiều rủi ro thì có thể chuyển rủi ro qua các chủ thế khác bằng cách mua bảo hiểm. Bán rủi ro: Trong trường hợp rủi ro cao mà ngân hàng không có khả năng chống đỡ rủi ro, ngân hàng sẽ bán khoản vay đó cho trung gian tài chính chấp nhận được mức độ rủi ro đó nhận về một phần của khoản vay. Hoàn thiện hệ thống xếp hạng rủi ro tín dụng, định kỳ thực hiện xếp hạng tín dụng cho khách hàng, đánh giá lại món vay, tài sản thế chấp từ đó phân bổ dự phòng điều chỉnh lại tín dụng cấp cho khách hàng đồng thời thực hiện thu hồi nợ trước hạn nếu phát hiện khoản vay hoặc TSĐB có dấu hiệu bất thường ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ
  • 26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 21 Nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ tín dụng, trình độ của cán bộ tín dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của các khoản vay. Cán bộ tín dụng có trình độ yếu kém dẫn đến thẩm định không đúng mức độ hiệu quả của dự án  sai sot trong tài trợ. Chính vì vậy thường xuyên đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng sẽ hạn chế rủi ro. Chú trọng công tác phân tích tài chính doanh nghiệp Ngoài ra thì nếu đối với khách hàng doanh nghiệp cần chú trọng vào công tác phân tích tài chính doanh nghiệp. Khi phân tích tài chính doanh nghiệp cần phân tích các khoản mục chính trên BCTC, các chỉ tiêu chính và phương án kinh doanh của khách hàng. Việc thực hiện phân tích kỹ lưỡng các mặt của khác hàng sẽ giúp cán bộ tín dụng trả lời câu hỏi có cho vay hay không? Tuy nhiên thì để thực hiện tốt công tác này còn phụ thuộc khá nhiều vào trình độ chuyên môn của CBTD và nguồn thông tin.
  • 27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 22 CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN –CHI NHÁNH YÊN LẠC –VĨNH PHÚC 2.1.Kháiquát về NHNo&PTNTchinhánh YênLạc 2.1.1.Lịch sử hình thành và pháttriển của Agribankchi nhánh Yên Lạc Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được thành lập theo quyết định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước: tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện, Phòng Tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp TW được hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ Tín dụng Nông nghiệp Ngân hàng Nhà nước và một số cán bộ của Vụ Tín dụng Thương nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng, Vụ Kế toán và một số đơn vị. Ngày 22/12/1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số 603/NH-QĐ về việc thành lập chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp các tỉnh thành phố trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp gồm có 3 Sở giao dịch (Sở giao dịch I tại Hà Nội và Sở giao dịch II tại Văn phòng đại diện khu vực miền Nam và Sở giao dịch 3 tại Văn phòng miền Trung) và 43 chi nhánh ngân hàng nông nghiệp tỉnh, thành phố. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp quận, huyện, thị xã có 475 chi nhánh. Như vậy, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc đã được thành lập và sau đó 4 năm tức năm 1996, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Yên Lạc được thành lập.
  • 28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 23 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Huyện Yên Lạc được thành lập theo quyết định 498 của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam, là chi nhánh thuộc đơn vị thành viên (NHNo&PTNT tỉnh Vĩnh Phúc), bước vào hoạt động từ ngày 01/01/1996 với biên chế có 36 CBCNV, nguồn vốn 3,1 tỷ đồng; dư nợ 12,7 tỷ đồng; trước đây là cơ sở Phòng giao dịch thuộc Ngân hàng Nông nghiệp Vĩnh lạc cũ. Khi mới đi vào hoạt động Agribank Yên Lạc đi vào hoạt động với biên chế có 36 CBCNV, nguồn vốn 3,1 tỷ đồng; dư nợ 12,7 tỷ đồng. Đến nay, NHNo&PTNT Yên Lạc có 53 CBCNV trong đó 2/3 có trình độ đại học trở lên, bộ máy tổ chức như sau: Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Yên Lạc – Vĩnh Phúc (Nguồn:Phòng hành chính nhânsự NHNo&PTNT – chi nhánhYên Lạc) Giám đốc chi nhánh Các phó giám đốc chi nhánh Kiểm tra kiểm toán nội bộ Phòng nghiệp vụ kinh doanh Phòng nghiệp vụ kế toán, ngân quỹ Phòng hành chính Các ngân hàng liên xã
  • 29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 24 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phân Ban giám đốc: gồm 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc. Giám đốc chịu trách nhiệm và giữ vai trò chỉ đạo trong Ngân hàng; giúp việc cho giám đốc là Phó giám đốc Giám đốc: Là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của Ngân hàng, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình và là người đại diện của Ngân hàng theo pháp luật. Phó giám đốc: Là người giúp việc trực tiếp cho giám đốc. Phó giám đốc là người do giám đốc bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước giám đốc về các hoạt động kinh doanh, được uỷ quyền của Giám đốc để ký kết các hợp đồng uỷ thác với các đối tác của Ngân hàng. Phòng nghiệp vụ kinh doanh: đầu mối tham mưu đề xuất với Giám đốc chi nhánh xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng; tổng hợp báo cáo phân tích kết quả hoạt động tín dụng; xây dựng kế hoạch tín dụng ngắn, trung và dài hạn hàng quý, năm… Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ: là bộ phận chuyên trách giúp việc cho Giám đốc chi nhánh điều hành mọi hoạt động nghiệp vụ đúng Pháp luật; Trực tiếp triển khai tác nghiệp các nghiệp vụ về kiểm tra, kiểm soát nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh tại đơn vị Phòng Kế toán ngân quỹ: Tham mưu cho Giám đốc về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh; về tổ chức quản lý tài chính, kế toán, ngân quỹ trong Chi nhánh; Trực tiếp triển khai thực hiện nghiệp vụ về tài chính, kế toán, ngân quỹ cũng như công tác hạch toán kế toán, hạch toán thống kê,
  • 30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 25 thanh toán, ngân quỹ để quản lý, kiểm soat nguồn vốn và sử dụng vốn; quản lý tài sản; quản lý, kiểm soát thu nhập và chi phí từ đó xác định kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Phòng Hành chính nhân sự: Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của Chi nhánh; Trực tiếp triển khai thực hiện các nghiệp vụ về tổ chức, cán bộ, lao động, tiền lương, thi đua, khen thưởng, công tác hành chính trong Chi nhánh 2.1.2.Tìnhhình hoạtđộng của Agribank chi nhánh Yên Lạc Trong những năm gần đây, NHNo&PTNT Yên Lạc đã và đang cố gắng trong mọi hoạt động kinh doanh để có thể khắc phục những hậu quả từ tác động khủng hoảng kinh tế thế giới và xử lý nợ gây tồn đọn vốn từ các năm trước. Hiện nay, thì chi nhánh đang phục hồi dần về mọi mặt và đang tích cực huy động vốn, cho vay đúng đối tượng mục đích để đảm bảo hiệu quả kinh doanh, đáp ứng đủ nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh của các nàng nghề truyền thống tại địa phương. 2.1.2.1Hoạt động huy động vốn Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt thực hiện kinh doanh tiền tệ, lợi nhuận chính của ngân hàng thu được chủ yếu từ chênh lệch lãi cho vay và lãi huy động. Vì vậy, hoạt động huy động vốn chiếm vị trí rất quan trọng quyết định đến tất cả các mặt của hoạt động ngân hàng. Hiểu được tầm quan trọng đó và qua dự đoán như cầu thị trường, chi nhánh đã đẩy mạnh công tác huy động vốn trong những năm gần đây. Cụ thể như sau:
  • 31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 26 Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh Yên Lạc – Vĩnh Phúc Đơn vị tính: triệu đồng. Chỉ tiêu 2015 2014 2013 2015 với 2014 2014 với 2013 ST % ST % Tổng nguồn vốn 1.006.089 781.521 662.209 224.568 28,73 119.312 18,02 a.Nộitệ 989.909 765.781 646.367 224.128 29,27 119.414 18,47 - Tiền gửi KBNN 15.000 15.000 33.297 0 0,00 -18.297 -54,95 - Tiền gửi TCKT&TCTD# 11.000 8.605 6.665 2.395 27,83 1.940 29,11 -Tiền gửi dân cư 963.909 742.176 606.405 221.733 29,88 135.771 22,39 b.Ngoạitệ quy đổi 16.180 15.740 15.842 440 2,80 -102 -0,64 USD nguyên tệ 684 669 697 15 2,24 -28 -4,02 EUR nguyên tệ 69 59 40 10 16,95 19 47,50 (Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam _ Chi nhánh Yên Lạc
  • 32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 27 Qua bảng số liệu trên ta thấy: Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh chủ yếu huy động từ đồng nội tệ, và nguồn huy động này tăng trưởng khá ổn định đặc biệt năm 2015 nguồn vốn huy động từ đồng nội tệ tăng đột biến với 29,27%. Tổng nguồn vốn cuối năm 2015 của chi nhánh là 1.006.089 triệu đồng tăng 224.568 triệu đồng so với cuối năm 2014, tỷ lêj tăng là 28,73%; năm 2014 là 781.521 triệu đồng tăng 119.312 triệu đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng là 18,02%. Trong đó, cơ cấu vốn huy động chủ yếu là đồng nội tệ với nguồn vốn huy động là đồng nội tệ là 989.909 triệu đồng năm 2015 tăng 224.128 triệu đồng so với năm 2014, tỷ lệ tăng là 29,27%. Theo các số liệu trên thì thấy nguồn vốn huy động từ đồng nội tệ chiếm tới hơn 90% cơ cấu nguồn vốn. Trong khi đó, nguồn vốn huy động từ đồng ngoại tệ lại có diễn biến phức tạp hơn. Nguồn vốn ngoại tệ quy đổi cuối năm 2015 là 16.180 triệu đồng tăng 440 triệu đồng so với đầu năm; năm 2014 là 15740 triệu đồng giảm 102 triệu đồng. Tổng nguồn vốn huy động tăng mạnh trong năm 2015 là do nguồn huy động từ nội tệ tăng mạnh, trong đó tập trung chủ yếu vào nguồn vốn huy động từ dân cư với 963.909 triệu đồng cuối năm 2015 tăng 221,733 triệu đồng so với đầu năm; các nguồn vốn huy động từ các chủ thể khác trong nền kinh tế không có sự thay đổi nào đáng kể. Nguofn vốn huy động từ dân cư tăng là do năm qua chi nhánh đã và đang đẩy mạnh công tác huy động vốn với các chương trình huy động gửi tiền có dự thưởng, mức lãi suất cũng được điều chỉnh cạnh tranh hơn mà đặc biệt là cơ cấu dân cư trên địa bàn đa phần cũng là nông dân nên người dân có thói quen gửi vào NHNo&PTNT hơn là các ngân hàng khác. Chính vì các nỗ lực của chính ngân hàng và từ vị thế, niềm tin của người dân dành cho chi nhánh, là người bạn của nhà nông nên chi nhánh đã hoàn thành kế hoạch chỉ tiêu huy động vốn trong năm qua.
  • 33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 28 Cụ thể: Qua bảng 2.2 ta thấy hoạt động huy động vốn của chi nhánh năm 2015 có nhiều khởi sắc, năm 2015 và năm 2013 công tác huy động vốn thực hiện vượt mức kế hoạch đề ra duy chỉ có năm 2014 không hoàn thành kế hoạch nhưng với năm kinh tế khó khăn như vậy thì cũng là khá tốt. Hoạt động huy động vốn tốt là cơ sở để chi nhánh mở rộng hạt động cho vay để từ đó quy mô kinh doanh. Từ những con số trên cho thấy niềm tin của khách hàng vào ngân hàng ngày càng tăng, NHNo&PTNT Yên Lạc vẫn là người đáng tin cậy của người nông dân.
  • 34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 29 Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Tổng nguồn vốn 1.006.089 1.017.000 781.521 796.400 662.209 a.Nội tệ 989.909 970.000 765.781 774.500 646.367 620.000 Trong đó: - Tiền gửi KBNN 15.000 15.000 15.000 15.000 33.297 - Tiền gửi TCKT&TCTD# 11.000 10.000 8.605 9.500 6.665 -Tiền gửi dân cư 963.909 945.000 742.176 750.000 606.405 570.000 b.Ngoại tệ quy đổi 16.180 17.000 15.740 16.400 15.842 670 USD nguyên tệ 684 765 669 745 697 EUR nguyên tệ 69 80 59 0 40 Chỉ tiêu Năm 2014Năm 2015 Năm 2013 Bảng 2.2: Bảng thực hiện kế hoạch chỉ tiêu huy động vốn các năm gần đây Đvt: triệu đồng ( Nguồn:Báocáo thực hiện kế hoạch kinh doanh Agribankchi nhánh Yên Lạc)
  • 35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 30 2.1.2.2.Hoạt động cho vay Song song với hoạt động huy động vốn là hoạt động cho vay đóng vai trò chủ yếu trong hoạt động của chi nhánh. Trong những năm qua chi nhánh tập chung vốn khôi phục các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện. Cơ cấu cho vay theo thời gian Hình 2.1: Biểu đồ cơ cấu dư nợ theo thời gian Qua bảng số liệu ta thấy: Tình hình cho vay của chi nhánh có diễn biến thất thường, cuốinăm 2015 tổng dư nợ cho vay nền kinh tế là 538.132 triệu đồng tăng 71.270 triệu đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng là 15,27%; nhưng năm 2014 là 466.862 triệu đồng giảm 36.685 tiệu đồng so với năm 2013. Tổng dư nợ của chi nhánh chủ yếu là dư nợ cho vay ngắn hạn, dư nợ trung – dài hạn chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng dư nợ, tuy nhiên cơ cấu dư nợ đang có sự thay đổi theo xu hướng tăng cơ cấu dư nợ trung – dài hạn giảm dư nợ ngắn hạn. Điều này cho thấy chi nhánh đang quá tập trung vào cho vay ngắn hạn nên gây rủi ro tài chính. Năm 2015 Năm 2014 Năm 2013 Tổng dư nợ 538132.0 466862.0 503547.0 Ngắn hạn 470352.0 427374.0 473022.0 Trung hạn - dài hạn 67780.0 39488.0 30525.0 .0 100000.0 200000.0 300000.0 400000.0 500000.0 600000.0
  • 36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 31 Cuối năm 2015, dư nợ cho vay ngắn hạn là 470.352 triệu đồng tăng 42.978 triệu đồng so với đầu năm tuy nhiên lại nhỏ hơn 2013 (473.033 triệu đồng); Dư nợ cho vay trung – dài hạn chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu dư nợ. Dư nợ trung – dài hạn năm 2015 là 67.780 triệu đồng tăng 28.292 triệu đồng, tỷ lệ tăng 71,65%. Trong những năm gần đây dư nợ trung – dài hạn đang có xu hướng tăng của về tỷ trọng và quy mô. Cho thấy chính sách của chi nhánh tăng cường tỷ trọng cho vay trung – dài hạn để đảm bảo phân tán rủi ro tài chính, không tập trung quá vào cho vay ngắn hạn dẫn đến nguy cơ rủi ro tài chính.
  • 37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 32 Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ theo thời gian Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2014 Nă m 2013 So Sánh 2015 với 2014 2014 với 2013 Tuyệt đối (%) Tuyệt đối (%) Tổng dư nợ 538.1 32 466. 862 503. 547 71.270 15,27 % - 36.685 -7,29% Ngắn hạn 470.3 52 427. 374 473. 022 42.978 10,06 % - 45.648 -9,65% Trung hạn - dài hạn 67.78 0 39.4 88 30.5 25 28.292 71,65 % 8.963 29,36% (Nguồn: Báo cáo thực hiện kế hoạch kinh doanh Agribank chi nhánh Yên Lạc)
  • 38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 33 2.1.2.3.Hoạt động kinh doanh khác Dịch vụ thẻ và ngân hàngđiện tử: đây là hoạt động kinh doanh mới và tiềm năng của ngân hàng. Trong những năm qua thì dịch vụ này có sự tăng trưởng cả về số lượng khách hàng và doanh số. Ngân hàng NN&PTNT Yên Lạc phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ để tăng nguồn thu, đồng thời giúp khách hàng tiếp cận các dịch vụ hiện đại, tiện íchtrong dịch vụ thanh toán, ngân quỹ, ứng dụng chương trình IPCAS (tự động hóa toàn ngành); dịch vụ chuyển tiền điện tử trong nước, mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối, mở thẻ ATM có mức phát triển cao được khách hàng tiếp cận sử dụng rộng rãi như sử dụng việc trả lương qua tài khoản ATM đã có gần 2.500 khách hàng mới, nâng tổng số khách hàng sử dụng thẻ ATM lên 13.000 thẻ tính đến cuối tháng 6/2014. Hoạt động dịch vụ thanh toán Chi nhánh thường xuyên cập nhật và kịp thời triển khai ứng dụng công nghệ mới, sản phẩm mới trong công tác thanh toán, đáp ứng tốt mọi nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán của khách hàng đồng thời chú trọng đến phong cách giao dịch, kỹ năng tác nghiệp, văn hoá giao tiếp … đảm bảo thanh toán đầy đủ, kịp thời, chính xác các giao dịch thanh toán, phong cách phục vụ tận tình, chu đáo nên đã tạo được uy tín cao đối với khách hàng.
  • 39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 34 2.1.2.4.Kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Yên Lạc Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2014 Năm 2013 So sánh 2015/2014 2014/2013 Số tiền (%) Số tiền (%) Tổng thu nhập 77.204 73.825 92.952 3.379 4,58 -19.127 -20,58 - Thu tín dụng 67.721 66.733 85.119 988 1,48 -18.386 -21,60 Tổng chi phí 61.904 68.696 80.520 -6.792 -9,89 -11.824 -14,68 - Chi tín dung 40.343 39.377 58.642 966 2,45 -19.265 -32,85 Chênh lệch giữa thu nhập và chi phí 15.300 5.129 12.432 10.171 198,3 -7.303 -58,74 (Nguồn:Báo cáo thực hiện kế hoạch kinh doanh AgribankYên Lạc)
  • 40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 35 Theo bảng kết quả HĐKD của chi nhánh ta thấy: Tổng thu nhập diễn biến thất thường, tổng thu nhập cuối năm 2015 là 77.204 triệu đồng tăng so với năm 2014 nhưng không đáng kể, trong khi khi đó tổng thu nhập của năm 2014 là 73.825 giảm mạnh so với năm 2013; tỷ lệ giảm là 20,58%. Mặt khác, tổng chi phí có xu hướng giảm về quy mô nhưng xét về tương quan giữu thu nhập và chi phí thì chi phí tốc độ giảm chậm hơn. Năm 2013 là 80.520 triệu đồng nhưng đến năm 2014 chỉ cònlại 68.696 triệu đồng và đến năm 2015 chỉ còn 61.904. Nhìn chung thì tổng thu nhập của chi nhánh còn khá khiêm tốn, trong khi đó thì chi phí khá cao dẫn đến là chênh lệch giữa thu và chi không được cao năm 2015 là 15.300 triệu đồng tăng 10.171 triệu đồng so với năm trước. Cho thấy năm qua chi nhánh đã không ngừng nỗ lực để khắc phục các hậu quả tín dung năm trước và thực hiện kinh doanh bước đầu có hiệu quả. Vậy trong thời gian qua, chi nhánh đang thực hiện tăng cường huy động vốn với nhiều hình thức khác nhau để phục vụ vốn cho vay phát triển các làng nghề truyền thống trên địa bàn nhưng chỉ tiêu tổng dư nợ còn hạn chế so với chỉ tiêu huy động.
  • 41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 36 2.2.Thựctrạng hoạtđộng tín dụng và rủi ro tín dụng tại Agribank Yênlạc –Vĩnh Phúc 2.2.1.Thựctrạng hoạtđộng tín dụng tại AgribankYên Lạc Bảng 2.5: Tình hình hoạt động tín dụng tại Agribank Yên Lạc Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 2015 2014 2013 So Sánh 2015 với 2014 2014 với 2013 ST % ST % Nhóm 1 506.517 442.666 449.098 63.851 14,42% -6.432 -1,43% Nhóm 2 23.807 18.824 33.675 4.983 26,47% -14.851 -44,10% Nhóm 3 4.599 1.180 20.385 3.419 289,75% -19.205 -94,21% Nhóm 4 2.337 3.657 0 -1.320 -36,10% 3.657 Nhóm 5 872 535 389 337 62,99% 146 37,53% (Nguồn:Tính toán và tổng hợp từ BCTC AgribankYên Lạc)
  • 42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 39 Nợ đủ tiêu chuẩn(nhóm 1) luôn chiếm tỷ trọng hơn 90% trong cơ cấu nhóm nợ của chi nhánh, cụ thể năm 2013 nợ đủ tiêu chuẩn là 449.908 triệu đồng chiếm khoảng 89,19% trong tổng dư nợ, năm 2014 là 442.666 triệu đồng(chiếm khoảng 94,82%), năm 2015 nợ đủ tiêu chuẩn là 506.517 triệu đồng( chiếm khoảng 94.82 %). Trong tình hình nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn như năm 2015, sau cuộc khủng hoảng tài chính đã để lại cho các ngân hàng nhiều hậu quả, rất nhiều ngân hàng đã bị giảm mức nợ đủ tiêu chuẩn, tuy nhiên Agribank đã nỗ lực không ngừng kiểm soát hạn chế mức giảm của những chỉ tiêu này. Chỉ tiêu này không giảm mà tăng khẳng định vị thế và uy tín trên thị trường tài chính cũng như thị trường kinh doanh. Nợ cần chú ý (nhóm 2) năm 2013 là 33.675. Năm 2014 số nợ cần chú ý giảm còn 18.824 triệu đồng chiếm khoảng 4,032%. Tuy nhiên đến năm 2015 thì nhóm nợ này lại tăng lên là 23.807 triệu đồng. Dù vậy thì tốc độ tăng của nợ nhóm 2 cũng hạn chế. Với việc kinh doanh của khách hàng ngày càng gặp khó khăn thì nợ nhóm 2 có xu hướng tăng. Cụ thể, năm 2015 nợ nhóm 2 ở mức 23.807 triệu đồng tăng 4.983 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 26,47%. Đây là một trong nhưng nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nợ xấu gia tăng. Nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3) trong giai đoạn từ năm 2013 – 2015 Cũng có diễn biến phức tạp. Cụ thể, năm 2015 nợ nhóm 3 là 4.599 triệu đồng tăng 3.419 triệu đồng so với năm 2014 tương đương 289.75%. Năm 2014, nợ nhóm 3 lại giảm so với đầu năm. Nợ nghi ngờ (nhóm 4) trong giai đoạn từ năm 2013 – 2015 Agribank Yên Lạc có xuhướng giảm. Năm 2015, nợ nghi ngờ đạt 2.337 triệu đồng giảm 1.320 triệu đồng tương ứng với 36,1%. Nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) trong giai đoạn từ năm 2013 – 2015 vẫn có xu hướng tăng dù ngân hàng đã thực hiện nhiều biện pháp khắc phục.
  • 43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 40 tốc độ tăng cũng khá nhanh với . Năm 2015, nợ có khả năng mất trắng là 872 triệu đồng tăng 337 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 62,99%. 2.2.2.Rủiro tín dụng tại chi nhánh AgribankYên Lạc 2.2.2.1.Tình hình nợ xấu, nợ quá hạn tại chi nhánh Bảng 2.6: Bảng tình hình nợ xấu, nợ quá hạn tại chi nhánh Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 2015 2014 2013 So sánh 2015 với 2014 2014 với 2013 Nợ xấu 11.047 5.372 20.774 5675 -15402 Tỷ lệ nợ xấu (%) 2,053 1,151 4,126 0,902 -2,073 Nợ quá hạn 33.854 24.196 54.449 9.658 -30.253 (Nguồn:Tính toán và tổng hợp BCTC AgribankYên Lạc) Tình hình nợ xấu của ngân hàng trong giai đoạn 2013 - 2015 diễn biến thất thường. Khi năm 2013, nợ xấu của ngân hàng là 20.774 triệu đồng khá lớn, nhưng qua nhiều biện pháp khắc phục và dùng dự phòng bù đắp thì đến năm 2014 chỉ tiêu này đã giảm hẳn và chỉ còn 5.372 triệu đồng, giảm 15.402 triệu đồng so với năm 2013. Tuy nhiên đến năm 2015, chỉ tiêu này là 11.047 triệu đồng có xu hướng tăng, tăng 5.675 triệu đồng so với 2014; Nhờ nhiều biện pháp khắc phục, thì trong tổng cơ cấu nợ tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm dần và nằm trong sự kiểm soát của ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu năm 2013 là 4,126% rất cao nhưng đến năm 2015 tỷ lệ này chỉ còn 2,053%.
  • 44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 41 Mặc dù nợ xấu đã có thể kiểm soát nhưng nguy cơ tăng vẫn là cao khi mà nợ quá hạn lại có xu hướng tăng khá nhanh. Năm 2015 là 33.854 triệu đồng tăng 9.658 triệu đồng so với năm 2014. 2.2.2.2.Dự phòng rủi ro và nguồn bù đắp rủi ro của ngân hàng Bảng 2.7: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2014 Năm 2013 Dự phòng rủi ro 33.902 ,32 19.654 ,89 19.336 ,20 Tỷ lệ trích lập dự phòng 6,30% 4,21% 3,84% (Nguồn:Tính toán và tổng hợp BCTC AgribankYên Lạc) Qua bảng số liệu ta thấy, số tiền trích lập dự phòng rủi ro ngày càng tăng từ 19.336,20 triệu đồng lên 33.902,32 triệu đồng. Từ đây có thể thấy, công tác phòng chống, dự phòng nợ xấu luôn được chú trọng tại chi nhánh và thay đổi theo từng thời kỳ kinh tế. Dự phòng của năm 2013 là 19.336,20 triệu đồng đến năm 2014 là 19.654,89 triệu đồng tăng so với năm trước; tỷ lệ trích lập dự phòng là 4,21%. Dự phòng năm 2014 tăng nhẹ là do quy mô cho vay có phần bị thu hẹp. Năm 2015, dự phòng là 33.902,32 triệu đồng tăng 14.247,43 triệu đồng so với năm trước tương ứng với tỷ lệ dự phòng là 6,3%. Từ đây có thể thấy, Agribank Yên Lạc đang dần tăng cường trích lập dự phòng để đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, ngân hàng ngày càng chú trọng đến công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng phù hợp đảm bảo hoạt động được an toàn.
  • 45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 42 2.3.Đánhgiáchung về hoạtđộng tín dụng và rủi ro tín dụng tạichi nhánh Agribank Yên Lạc 2.3.1Kếtquả đạtđược của chi nhánh Chi nhánh kinh doanh vẫn có lãi, thực hiện tăng cường huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho vay phát triển kinh tế trên địa bàn. Với nhiều cách thức và hình thức khác nhau như phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, tiết kiệm dự thưởng nên nguồn vốn huy động được đã tăng trưởng khá mạnh cụ thể năm 2015 đạt 1.006.089 triệu đồng tăng 28,73% so với năm trước. Cơ cấu vốn huy động của chi nhánh chủ yếu là nguồn huy động được từ dân cư, chiếm tới 96% điều này chứng tỏ người dân rất tin tưởng chi nhánh, nên đã thu hút được lượng tiền gửi nhiều mặc dù lãi suất còn khá hạn hẹp so với các ngân hàng đối thủ. Điều này càng khẳng định địa vị của ngân hàng trên thị trường về sự tin tưởng và phát triển. Bên cạnh đó, hoạt động cho vay của ngân hàng có phần chậm hơn khi tổng dư nợ 2015 là 538.132 triệu đồng mặc dù có tăng nhưng chỉ chiếm một nửa só vốn mà ngân hàng đã huy động. Cơ cấu dư nợ đang có xu hướng thay đổi theo nhiều thành phần và có sự chuyển hướng sang tăng tỷ trọng cho vay trung dài hạn, giảm tỷ trọng cho vay ngắn hạn. Năm 2015, nợ trung – dài hạn là 67.780 triệu đồng chiếm 12,6% trong khi đó năm 2014 chỉ là 39.488 triệu đồng chiếm 8,46%. Hoạt động tín dụng của chi nhánh đã được đổi mới khá nhiều theocow chế thị trường: đa dạng hóa thành phần vay, xu hướng cho vay trung – dài hạn tăng để hạn chế rủi ro, hoạt động huy động tăng trưởng tốt tuy nhiên hoạt động tín dụng tăng trưởng còn chậm hơn hoạt động huy động vốn.
  • 46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 43 2.3.2.Hạnchế Dư nợ tín dụng chưa cao, chưa phát huy được hết tiềm lực về tài chính của ngân hàng và địa phương. Các cán bộ còncó tư tưởng sợ trách nhiệm cho vay nên ngại cho vay. Một số trường hợp giải ngân cho vay còn vi phạm điều kiện cho vay như thiếu TSĐB, việc thực hiện cho vay thế chấp TSĐBcòn chưa thực hiện nghiêm túc. Chưa phản ánh đúng thực chất tình trạng của các khoản nợ do gia hạn nợ nhiều, chuyển nợ quá hạn chưa kịp thời dẫn đến là tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của chi nhánh sau một năm có sự chênh lệch cao. Chưa sử dụng các biện pháp mạnh để thu hồi nợ, việc giải quyết TSĐB đề thu hồi một phần nợ còn gặp nhiều vướng mắc về thủ tục. Và chi nhánh chủ yếu cho vay các doanh nghiệp nhà nước mà trong khi đó chính sáchcho vay với doanh nghiệp này là cho vay không cần TSĐB vì vậy đã dẫn đến nhiều hệ lụy như bây giờ. 2.3.3.Nguyên nhân 2.3.3.1.Nguyên nhân từ phía Agribank Yên Lạc Quá trình thực hiện quy trình cho vay chưa tốt, việc thực hiện còn chưa được kiểm tra giám sát chặt chẽ. Do là việc thẩm định khách hàng vay hay trong suốt quy trình cho vay thì cái bộ tín dụng là người được giao nhiệm vụ trực tiếp và chủ yếu thẩm định khách hàng, theo dõi thu hồi nợ,..Mặt khác, do địa bàn hoạt động cũng khá rộng nhưng số lượng cán bộ tín dụng quản lý thì có hạn nên cũng có thể dẫn đến việc không theo sát các khoản vay trong quá trình theo dõi. Các phương tiện để thực hiện công tác nghiệp vụ có được cải thiện nhưng hầu như chất lượng còn chưa cao gây ảnh hưởng đến việc thu thập
  • 47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 44 thông tin về khách hàng còn hạn chế  phân tích nhận định sai về khách hàng  đưa ra các quyết định sai lầm là điều khó tránh khỏi. Các chính sách ưu đãi cho khách hàng về lãi suất, phí dịch vụ, thủ tục ,… còn chưa được truyền thông rộng rãi dẫn đến người dân địa bàn chưa chưa nắm được những ưu đãi  việc mở rộng quy mô vay còn hạn chế. Mức độ thân thiện, quân tâm chăm sóc khách hàng còn chưa được tốt. Một số các bộ ngân hàng còn có tư tưởng khách hàng là người cần mình, hách dịch nên gây ảnh hưởng lớn đến hình ảnh ngân hàng. Do việc cho vay của các cán bộ tín dụng còn chạy theo chỉ tiêu nên đã cho qua một số các sai sót của khách hàng không đủ điều kiện vay vốn. 2.3.3.2.Nguyên nhân từ phía khách hàng Thứ nhất: Do khách hàng kinh doanh thua lỗ nên mất khả năng trả nợ. Trường hợp này rất phổ biến do khách hàng có trình độ yếu kém trong dự đoán các vấn đề kinh tế, yếu kém trong năng lực quản lý, sử dụng vốn sai môc đích, sản phẩm chất lượng thấp không bán được… Hơn nữa có rất nhiều người vay sẵn sàng lao vào những cơ hội kinh doanh mạo hiểm với kỳ vọng thu được lợi nhuận cao, mà không tính toán kỹ hoặc không có khả năng tính toán những bất trắc có thể xảy ra nên khả năng xảy ra tổn thất với ngân hàng là rất lớn. Thứ hai: Do khách hàng cố tình chiếm dụng vốn của ngân hàng. Để đạt được mục đích thu được lợi nhuận, nhiều khách hàng sẵn sàng tìm mọi thủ đoạn để ứng phó với ngân hàng như mua chuộc hoặc cung cấp các báo cáo tài chính sai lệch. Trong trường hợp này, nếu không phát hiện ra, ngân hàng sẽ đánh giá sai về khả năng tài chính của khách và cho vay vốn với khối lượng và thời hạn không hợp lý, dẫn đến rủi ro tiềm ẩn là rất cao.
  • 48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 45 Ngoài ra, cũng có những trường hợp người kinh doanh có lãi song vẫn không trả nợ cho ngân hàng đúng hạn mà cố tình kéo dài với ý định không trả nợ hoặc tiếp tục sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt. 2.3.3.3.Nguyên nhân khác Thứ nhất: Chất lượng thông tin chưa cao. Các thông tin mà ngân hàng thu thập thường liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng, tình hình kinh tế xã hội, cạnh tranh trên thị trường; sau đó dựa vào các thông tin thu thập được để ra quyết định cho vay. Tuy nhiên, trên thực tế thì không phải lúc nào các thông tin ngân hàng thu thập được đều có tính chính xác, đầy đủ và kịp thời. Do vậy, nếu hệ thống thông tin tín dụng của ngân hàng không hoạt động có hiệu quả, cập nhật được những thông tin đáng tin cậy thì tất yếu dẫn đến việc ngân hàng thất thoát vốn khi cho vay. Thứ hai: Những biến động kinh tế không dự báo được. Khi nền kinh tế ổn định, tăng trưởng lành mạnh thì nhu cầu đầu tư trong xã hội có xu hướng gia tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, khi xuất hiện những biến động kinh tế như lạm phát, giá tăng ở một số mặt hàng nào đó ảnh hưởng đến một nhóm ngành thì rủi ro tín dụng với ngân hàng là rất lớn. Nhiều người vay có thể thích ứng và vượt qua khó khăn đó, nhưng cũng có rất nhiều người bị đình trệ hoạt động sản xuất, kinh doanh thua lỗ nên khả năng trả nợ vốn vay ngân hàng không được đảm bảo. Thứ ba: Sự thay đổi trong các chính sách kinh tế, pháp luật. Sự thiếu nhất quán trong các chính sách kinh tế pháp luật cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới ngân hàng cũng như như các doanh nghiệp có sử dụng vốn vay ngân hàng. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không ổn định khi có những thay đổi trong quy định về thuế, vốn..,cũng như hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng bị tác động nhiều bởi những văn bản luật về tài sản đảm bảo, dự trữ, trích lập… Như vậy, các chính sách kinh tế, pháp luật không hoàn chỉnh
  • 49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 46 cũng gây khó khăn có doanh nghiệp về khả năng trả nợ, cũng như đe doạ đến sự an toàn của ngân hàng trong cho vay CHƯƠNG 3:KIẾN NGHỊ & MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RRTD TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH YÊN LẠC 3.1.Địnhhướng phát triển và mục tiêu trong hoạtđộng tín dụng củaAgribank Yên lạc. Căn cứ vào nhiệm vu của NHNo&PTNT chi nhánh Yên Lạc và căn cứ vào tình hình kinh tế hiện nay, ban lãnh đạo NHNo&PTNT chi nhánh Yên Lạc đã đề ra định hướng phát triển kinh doanh trong năm tới như sau: Tập trung vào công tác huy động vốn đặc biệt là huy động vốn từ dân cư, tổ chức kinh tế và tổ chức xã hội, đặc biệt ưu tiên chú trọng huy động các nguồn vốn trung và dài hạn cả nội tệ và ngoại tệ. Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, phát triển mở rộng các sản phẩm, dịch vụ mới đáp ứng nhanh chóng và phù hợp với thị hiếu khách hàng theo nền kinh tế thị trường Mở rộng cho vay đối với các thành phần kinh tế làm ăn có hiệu quả, có tình hình tài chính lành mạnh, các dự án khả thi..trên phương châm “Phát triển – an toàn và hiệu quả” với mục tiêu năm 2016 cụ thể như sau:
  • 50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 47 Bảng 3.1: Chỉ tiêu kinh doanh của chi nhánh 2016 Chỉ tiêu Mục tiêu 2016 % so với 2015 Tổng nguồn vốn huy động 1.207,32 20,00% - Nội tệ 1.195,82 19,81% - Ngoại tệ 11,50 43,75% Tổng dư nợ 632,23 22,00% - Nội tệ 624,43 21,86% - Ngoại tệ 7,80 34,48% Tỷ lệ nợ xấu ( nhóm 3,4,5 ) chiếm tỷ trọng dưới 2%: tập trung quyết liệ rà soát từng khoản nợ đã xử lý, giao chỉ tiêu thu hồi nợ xấu, đặc biệt là các khoản nợ đã được giao đến từng cán bộ tín dụng, hàng tháng sẽ có đánh giá kết quả thực hiện. Nỗ lực cùng khách hàng nhanh chóng hoàn thành các thủ tục, hồ sơ liên quan đến tài sản đảm bảo tăng cường trách nhiệm của người vay, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý thu hồi nợ. Thường xuyên theo dõi diễn biến thu chi tiền mặt để đảmm bảo tồn quỹ theo kế hoạch được giao, không để vượt mức quy định Phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ tín dụng và trình độ quản lý của đội ngũ ban lãnh đạo theo chuẩn quy định. Cán bộ tín dụng tác nghiệp phải hiểu biết rõ về tình hình thị trường về ngành nghề mà mình định tài trợ, nâng cao công tác thẩm định, đạo đức nghề nghiệp tốt, chủ động, nhắc nhở khách hàng để thu hồi nợ gốc và lãi khi gần đến hạn, phấn đấu không để phát sinh nợ quá hạn.
  • 51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 48 3.2.Biệnpháp phòng ngừa và hạnchế rủi ro tín dụng Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu của ngân hàng. Và cũng như các chi nhánh khác, Agribank Yên Lạc thu nhập từ hoạt động tín dụng mang lại chiếm tới hơn 90% thu nhập của chi nhánh. Vì vậy, trên cơ sở phân tích thực trạng RRTDtại Agribank chi nhánh Yên Lạc có thể tham khảo một số các biện pháp sau: 3.2.1.Nângcao chất lượng công tác thẩm định Trong nền kinh tế hiện nay, quy mô mỗi hợp đồng tín dụng ngày càng lớn, các dự án vay vốn với nhiều mục đíchđa dạng, nhiều ngành nghề khác nhau vì vậy mà công tác thẩm định tín dụng ngày càng quan trọng hơn trong quyết định cho vay. Việc thẩm định nhằm lượng hóa được các rủi ro cũng như những lợi ích mà ngân hàng có thể đạt được hoặc gặp phải khi cho vay. Trên cơ sở đó, đưa ra quyết định cho vay và đưa ra các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro đối với khách hàng . Nâng cao trình độ chuyên môn và hạn chế rủi ro đạo đức của CBTD Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tham gia vào quá trình cấp tín dụng, là người thực hiện công việc thẩm định và đưa ra những kết luận để quyết định cho vay. Vì vậy trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng có cảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của công tác thẩm định. Cần thường xuyên đào tạo cập nhật các nghiệp vụ chuyên môn với cán bộ tín dụng, có sự phân chia trách nhiệm của từng các nhân trong công tác thẩm định một các rõ ràng. Cần có chế độ lương, thưởng xứng đáng với công sức CBTD bỏ ra. Do CBTD thường xuyên phải đối mặt với các rủi ro nên có chế độ lương đặc biệt để khuyến khích và hạn chế rủi ro đạo đức nghề nghiệp. Các CBTD vi phạm
  • 52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 49 quy chế, quy định gây thất thoát vốn ngân hàng thì cần có biện pháp xử lý nghiêm minh. Củng cố kiến thức về phân tích tài chính doanh nghiệp đói với các khách hàng là doanh nghiệp. Quán triệt việc thực hiện công tác phân tích tài chính đối với khách hàng doanh nghiệp cần thực hiện nghiêm túc, kỹ lưỡng, có sự phân tích tổng quan về các chỉ tiêu trên báo cáo và các nhóm chỉ tiêu cụ thể kết hợp với các thông tin ngành để đưa ra những kết luận chính xác. Tăng cường và hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng Hiệu quả thẩm định tín dụng có ảnh hướng rất lớn vào độ chính xác và tính kịp thời của thông tin, nên việc tăng cường hệ thống thông tin tín dụng là một tất yếu khách quan. Ở Việt Nam, việc tiếp cận các nguồn thông tin của các cán bộ tín dụng còn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù, đã có trung tâm thông tin tín dụng CIC nhưng lượng thông tin cònkhá khiếm tốn và có những trường hợp thông tin sai. Xây dựng hệ thống đánh giá, cập nhật thông tin khách hàng tại nhiều chi nhánh của ngân hàng, thực hiện liên kết với các ngân hàng khác để tăng cường các thông tin thu thập. Trực tiếp tiếp nhận thông tin từ khách hàng về thông tin giao dịch, số dư tài khoản, thông tin các khoản nợ,…là đầu mối liên hệ với các trung gian tài chính khác để thu thập thông tin khách hàng khi cần thiết đảm bảo an toàn khi đưa ra các quyết định. 3.2.2.Thựchiện phân tán rủi ro tín dụng RRTD trong kinh doanh ngân hàng là điều khó tránh khỏi, vậy để lợi nhuận vẫn gia tăng và thị phần không giảm sút thì có thể thực hiện các biện pháp phân tán rủi ro: Đa dạng hóa danh mục cho vay Mở rộng cho vay đối với nhiều thành phần kinh tế nhằm hạn chế và tránh việc đầu tư qua lớn vào một đối tượng hay một nhóm đối tượng khách
  • 53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.Trần Thị Thu Hiền Sinh viên: Nguyễn Thị Xuân – CQ50/15.08 Page 50 hàng sẽ hạn chế rủi ro khi khả năng tài chính của khách hàng có vấn đề. Với tiềm năng của NHNo&PTNT chi nhánh Yên Lạc hoàn toàn có thể mở rộng cho vay đối với các hộ gia đình, doanh nghiệp, cá nhân mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Ngoài ra cần đa dạng hóa các nghiệp vụ cho vay để hạn chế rủi ro xảy ra khi tập trung vào một nghiệp vụ, nên kết hợp với phương thức cho vay đồng tài trợ để hạn chế rủi ro tốt hơn. Thực hiện bảo hiểm khoản vay Bảo hiểm khoản vay là hình thức chuyển một phần hay toàn bộ rủi ro của khoản vay cho công ty bảo hiểm. Ở các nước phát triển thì biện pháp này được sử dụng khá phổ biến. Mặc dù ngân hàng đã thực hiện thẩm định khách hàng và đo lường về các rủi ro tuy nhiên thì nếu xem xét về các rủi ro về thiên tai, hỏa hoạn.. trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng tài chính của khách hàng và gián tiếp ảnh hưởng đến khoản vay của khách hàng tại ngân hàng. Vậy nếu như có bảo hiểm thì ngân hàng chỉ bị chậm thu khoản tiền vay chứ không bị mất vốn. 3.2.3.Tăngcường kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng Cán bộ tín dụng nói riêng và ban lãnh đạo ngân hàng cần tăng cường kiểm tra giám sát để thường xuyên nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, tình trạng của TSĐB. Thường xuyên đônđốc khách hàng hoàn thu hồi nợ. Ngoài ra, cần nắm bắt thông tin kịp thời nhanh chóng để đưa ra các quyết định và biện pháp xử lý kịp thời. Nắm vững khả năng các nguồn thu của khách hàng theo dõi hoạt động tiêu thụ sản phẩm để có biện pháp thu hồi nợ kịp thời. Hàng tháng cần sao kê các khoản nợ của từng khách hàng, xem xét hiện trạng và đôn đốc thu hồi nợ để giảm thiểu rủi ro và hạn chế các khoản nợ quá hạn phát sinh ở kỳ tiếp theo.