SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  103
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.07i
BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
----------
Trịnh Anh Trung
Lớp CQ50/11.07
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG
TẠI CÔNG TYCỔ PHẦN ĐẦUTƯ VÀTHƯƠNG MẠILAM GIANG
Chuyên ngành : Tài chính doanh nghiệp
Mã số : 11
Ngườihướng dẫn: Ths.NcsNguyễnTuấn Dương
Hà Nội - 2016
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.07ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực xuất pháttừ tình hình thực tế của đơn vị
thực tập.
Tác giả luận văn
TrịnhAnh Trung
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.07iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT............................................................ v
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH..........................................................................vii
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................vii
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG
VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP....................... 4
1.1.Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp ........ 4
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động củadoanh nghiệp......................... 4
1.1.2. Phân loại vốn lưu động củadoanh nghiệp............................................. 7
1.1.3. Nguồn hình thành vốn lưu động củadoanh nghiệp................................ 8
1.2.Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp .............................................. 10
1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn lưu độngcủa doanh nghiệp ............10
1.2.2. Nội dungquản trị vốn lưu động củadoanh nghiệp................................12
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hìnhquản trị vốn lưu động của doanh nghiệp...24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI LAM GIANG TRONG THỜI
GIAN QUA.............................................................................................. 35
2.1.Khái quát quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh
doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Lam Giang.................. 35
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển công ty.............................................35
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh củacông ty........................................36
2.1.3. Tình hình tàichính chủ yếucủa công ty...............................................42
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.07iv
2.2.Thực trạng quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương
mại Lam Giang46
2.2.3. Thực trạng phân bổ vốn lưu động của công ty................................... 51
2.3. Đánh giá chung vềcông tác quản trị vốn lưu động củacông ty..............74
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN
TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG
MẠI LAM GIANG ................................................................................... 78
3.1.Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty Cổ phần Đầu tư và Thương
mại Lam Giang trong thời gian tới............................................................. 78
3.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội ............................................................... 78
3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty............................... 79
3.2.Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động ở công ty
Cổ phần Đầu tư và Thương mại Lam Giang............................................... 80
3.2.3. Quản lý chặt chẽ hàng tồn kho....................................................... 85
3.2.4. Xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý, cân đối thu – chi tiền mặt...... 86
3.2.5. Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ ....................................................... 87
3.2.6. Quản lý tốt chi phí, hạ giá thành sản phẩm..................................... 88
3.2.7. Tìm kiếm mở rộng thị trường và đẩy mạnh tiêu thụ........................ 90
3.2.8. Có biện pháp phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra ...................... 90
3.2.9. Một số kiến nghị với Nhà nước và cơ quan quản lý cấp trên ........... 91
3.3.Điều kiện thực hiện giải pháp .............................................................. 92
3.3.1. Phía Nhà nước.............................................................................. 92
3.3.2. Phía công ty.................................................................................. 93
KẾT LUẬN.............................................................................................. 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................... 96
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.07v
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
1. DTT Doanh thu thuần
2. HTK Hàng tồn kho
3. LNST Lợi nhuận sau thuế
4. LNTT Lợi nhuận trước thuế
5. NPT Nợ phải trả
6. NVDH Nguồn vốn dài hạn
7. NVNH Nguồn vốn ngắn hạn
8. ROA Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh
9. ROE Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sử hữu
10.SXKD Sản xuất kinh doanh
11.TSCĐ Tài sản cố định
12.TSDH Tài sản dài hạn
13.TSNH Tài sản ngắn hạn
14.VCĐ Vốn cố định
15.VCSH Vốn chủ sở hữu
16.VLĐ Vốn lưu động
17.VKD Vốn kinh doanh
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.07vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG 2.1.KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỦ YẾU.............. 43
BẢNG 2.2.TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN, NGUỒN VỐN............... 44
BẢNG 2.3. NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY
QUA CÁC NĂM ...................................................................................... 48
BẢNG 2.4. SỰ BIẾN ĐỘNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY NĂM
2015......................................................................................................... 52
BẢNG 2.5. SỰ BIẾN ĐỘNG VỐN BẰNG TIỀN CỦA CÔNG TY QUA
CÁC NĂM............................................................................................... 56
BẢNG 2.6. LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM . 59
BẢNG 2.7. HỆ SỐ TẠO TIỀN CỦA CÔNG TY NĂM 2015 ..................... 60
BẢNG 2.8. HỆ SỐ KHẢ NĂNG THANH TOÁNCỦA CÔNG TY NĂM 2015
................................................................................................................ 61
BẢNG 2.9. SỰ BIẾN ĐỘNG CÁC KHOẢN PHẢI THU CỦA CÔNG TY
QUA CÁC NĂM...................................................................................... 65
BẢNG 2.10. HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ CÁC KHOẢN PHẢI THU CỦA
CÔNG TY NĂM 2014-2015..................................................................... 67
BẢNG 2.11. TÌNH HÌNH CÔNG NỢ CỦA CÔNG TY NĂM 2015........... 69
BẢNG 2.12. TỐC ĐỘ LUÂN CHUYỂN HÀNG TỒN KHO CỦA CÔNG TY
NĂM 2015............................................................................................... 72
BẢNG 2.13. HIỆU SUẤT HOẠT ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VLĐ
CỦA CÔNG TY NĂM 2014-2015 ............................................................ 73
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.07vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty ........................................................................43
Hình 2.2. Sơ đồ bộ máy kế toán công ty.........................................................................45
Hình 2.3. Cơ cấu nguồn hình thành vốn lưu động qua các năm..................................49
Hình 2.4. Mô hình tài trợ nguồn vốn kinh doanh của công ty năm 2015...................50
Hình 2.5.Kết cấu vốn lưu động của công ty năm 2015 ................................................52
Hình 2.6. Kết cấu vốn bằng tiền của công ty qua các năm ..........................................55
Hình 2.7. Tình hình diễn biến các dòng tiền thuần của công ty ..................................59
Hình 2.8. Kết cấu các khoản phải thu của công ty qua các năm gần đây...................64
Hình 2.9. Biểu đồ sự biến động hàng tồn kho của công ty qua các năm....................71
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.071
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấpthiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, trong thời kỳ đất nước tham gia hội nhập
vào nền kinh tế khu vực và thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam phải đương
đầu với rất nhiều vấn đề khó khăn, thách thức. Một trong những thách thức
lớn đối với mỗi doanh nghiệp chính là vấn đề về vốn.Vốn là chìa khóa, là
phương tiện để biến các ý tưởng kinh doanh thành hiện thực, công tác quản trị
vốn quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Vì vậy tăng cường công tác
quản trị vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng là mục tiêu phấn
đấu lâu dài của mỗi doanh nghiệp.
Trên thực tế nhiều doanh nghiệp đã có phương thức, biện pháp quản trị
vốn một cách năng động có hiệu quả, phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của cơ chế
quản lý mới. Song đã có không ít những doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó
khăn, không những không huy động phát triển tăng thêm nguồn vốn mà còn
lâm vào tình trạng mất dần vốn do công tác quản trị vốn thiếu chặt chẽ, kém
hiệu quả, vi phạm các quy định trong thanh toán…
Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Lam Giang là một doanh
nghiệp thương mại với tỷ lệ vốn lưu động chiếm 100% tổng vốn kinh doanh,
có ảnh hưởng quyết định đến quá trình hoạt động kinh doanh. Trong những
năm gần đây, kết quả kinh doanh khá tốt mặc dù ngành kinh doanh của công
ty gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay công ty đang mở rộng quy mô vốn, mở
rộng sang lĩnh vực sản xuất. Vì vậy công tác quản trị vốn lưu động càng phải
được chú trọng và là vấn đề cấp thiết, trọng yếu của công ty.
Xuất phát từ tình hình thực tế ở CTCP Đầu tư và Thương mại Lam
Giang và nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản trị vốn lưu động
trong doanh nghiệp mà em chọn đề tài “Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.072
cường công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Đầu tư và
Thương mại Lam Giang” là đề tài rất cần thiết đối với công ty trong giai
đoạn mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh hiện nay.
2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Vốn lưu động và công tác quản trị vốn lưu động.
- Luận văn được viết nhằm ba mục đích cơ bản sau:
+ Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản liên quan đến vốn lưu động và
công tác quản trị vốn lưu động.
+ Cung cấp thông tin về công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ
phần Đầu tư và Thương mại Lam Giang .
+ Đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản trị vốn lưu động tại Công
ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Lam Giang.
3. Phạm vi nghiên cứu
Tình hình quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương
mại Lam Giang từ 31/12/2013 đến 31/12/2015.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp so sánh truyền thống:
+ So sánh bằng số liệu tuyệt đối: để thấy được sự biến động về khối
lượng, quy mô của các hạng mục qua các thời kỳ.
+ So sánh bằng số liệu tương đối: để thấy được tốc độ phát triển về mặt
quy mô qua các thời kỳ, các giai đoạn khác nhau.
- Phương pháp sử dụng các hệ số tài chính:
Hệ số tài chính được tính bằng cách đem so sánh trực tiếp một chỉ tiêu
này với một chỉ tiêu khác để thấy mức độ ảnh hưởng, vai trò của các yếu tố,
chỉ tiêu này đối với chỉ tiêu, yếu tố khác.
- Phương pháp đồ thị, biểu đồ:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.073
Bằng hình ảnh, tính chất của đồ thị, biểu đồ ta thấy được sự biến động,
cơ cấu, vai trò của các khoản mục và từ đó phân tích mối quan hệ, mức độ
ảnh hưởng của các nhân tố tới các chỉ tiêu phân tích.
5. Kết cấu luận văn tốt nghiệp
Nội dung luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo,
luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về vốn lưu động và quản trị
vốn lưu động trong doanh nghiệp
Chương 2 : Thực trạng quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần
Đầu tư và Thương mại Lam Giang
Chương 3: Cácgiải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản trị
vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Lam Giang
Mặc dùđã hết sức cố gắng, song do trình độ nhận thức và lý luận còn hạn
chế, thời gian tìm hiểu và thực tập có hạn, vì vậy đề tài nghiên cứu chắc chắn
không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của
các thầy cô giáo, Ban lãnh đạo Công ty để đề tài của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo: ThS.NCS Nguyễn Tuấn Dương
cùng toàn thể các cô chú, anh chị trong Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương
mại Lam Giang đã giúp em hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp này.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.074
CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN
TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động của doanh nghiệp
1.1.1.1.Khái niệm vốn lưu động
Trong nền kinh tế thị trường, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh
(SXKD), các doanh nghiệp cần phải có các yếu tố cơ bản là sức lao động, đối
tượng lao động và tư liệu lao động. Để có được các yếu tố này đòi hỏi doanh
nghiệp phải ứng ra một số vốn tiền tệ nhất định, phù hợp với quy mô và điều
kiện kinh doanh, gọi là vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Như vậy, có thể nói: Vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ
giá trị các tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư và sử dụng vào hoạt động
SXKD nhằm mục đích thu lợi nhuận.
Do quá trình SXKD của doanh nghiệp diễn ra một cách thường xuyên,
liên tục, nên vốn kinh doanh của doanh nghiệp cũng không ngừng vận động,
chuyển đổi hình thái biểu hiện, tạo ra sự tuần hoàn và chu chuyển vốn. Dựa
theo đặc điểm luân chuyển của vốn kinh doanh, vốn kinh doanh của doanh
nghiệp được chia thành vốn cố định và vốn lưu động.
Nếu vốn cố định là số vốn đầu tư để xây dựng hoặc mua sắm các tài sản
cố định (TSCĐ) sử dụng trong SXKD, là biểu hiện bằng tiền của TSCĐ, thì
vốn lưu động là số vốn tiền tệ ứng trước để mua sắm, hình thành các tài sản
lưu động (TSLĐ) dùng trong SXKD, là biểu hiện bằng tiền của TSLĐ.
Căn cứ vào phạm vi sử dụng, TSLĐ của doanh nghiệp thường được chia
thành 2 bộ phận: TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông.
TSLĐ sản xuất bao gồm các loại như nguyên liệu chính, vật liệu phụ,
các nhiên liệu, phụ tùng thay thế đang trong quá trình dự trữ sản xuất và các
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.075
loại sản phẩm dở dang, bán thành phẩm đang trong quá trình sản xuất. Còn
TSLĐ lưu thông bao gồm các loại tài sản đang nằm trong quá trình lưu thông
như thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, các khoản phải thu, vốn bằng tiền.
Trong quá trình kinh doanh, TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông luôn vận
động, chuyển hóa, thay thế đổi chỗ cho nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất
kinh doanh được diễn ra nhịp nhàng, liên tục. Để có được các TSLĐ này,
doanh nghiệp phảiứng ra một số vốn tiền tệ nhấtđịnh để mua sắm các tài
sảnđó, só vốn này được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp.
Như vậy, có thể nói: Vốn lưu động là toàn bộ số tiền ứng trước mà
doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các TSLĐ thường xuyên, cần
thiết cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp.
Quá trình SXKD được tiến hành thường xuyên liên tục, nên VLĐ cũng
vận động không ngừng, chuyển hóa lần lượt qua nhiều hình thái khác nhau.
Đối với doanh nghiệp sản xuất, VLĐ từ hình thái ban đầu là tiền được
chuyển hóa sang hình thái vật tư dự trữ, sản phẩm dở dang, thành phẩm hàng
hóa. Khi kết thúc quá trình tiêu thụ lại trở vể hình thái ban đầu là tiền. Sự vận
động của VLĐ qua các giai đoạn có thể được mô tả bằng sơ đồ sau:
T– H– Sản xuất– H’– T’
Đối với doanh nghiệp thương mại, sự vận động của VLĐ nhanh hơn, từ
hình thái vốn bằng tiền chuyển hóa sang hình thái hàng hóa và cuối cùng
chuyển về hình thái tiền. Được thể hiện qua sơ đồ sau:
T– H– T’
Kết thúc một quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp thu được một
lượng tiền T’(= T + T), mà lượng tiền này lớn hơn lượng tiền T bỏ ra ban
đầu thì doanh nghiệp đã thành công trong kinh doanh.
Sựvận độngcủavốn lưu độngtrải quacác giai đoạnvà chuyển hóa từ hình
thái ban đầu là tiền tệ sang các hình thái vật tư hàng hóa và cuối cùng quay trở
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.076
lại hình thái tiền tệ ban đầu gọi là sự tuần hoàn của vốn lưu động. Để đảm bảo
cho hoạtđộngSXKD, sự tuần hoàn của vốn lưu động diễn ra liên tục, lặp đi lặp
lại, có tính chất chu kỳ tạo thành sự chu chuyển của vốn lưu động.
Từ những phân tích trên đây, ta có khái niệm về vốn lưu động:
“Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên
các TSLĐ khácnhằm đảm bảocho quá trình kinhdoanh của doanh nghiệp
được thực hiện thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động luân chuyển toàn bộ
ngay trong một lần và thu hồi toàn bộ, hoàn thành một vòng luân chuyển
khi kết thúc một chu kỳ kinh doanh.”
1.1.1.2.Đặc điểm vốn lưu động
Do VLĐ là hình thái biểu hiện bằng tiền của TSLĐ, nên đặc điểm vận
động của VLĐ luôn chịu sự chi phối bởi các đặc điểm của TSLĐ.
Thứ nhất, do các TSLĐ có thời hạn sử dụng ngắn nên VLĐ cũng luân
chuyển nhanh.
Thứ hai, VLĐ luôn thay đổi hình thái biểu hiện qua các giai đoạn trong
quá trình SXKD. Từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu trở thành vật tư, hàng hóa
dự trữ sản xuất, tiếp đến trở thành sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành
phẩm và cuối cùng lại trở về hình thái vốn bằng tiền.Tại một thời điểm nhất
định, VLĐ thường xuyên có các bộ phận cùng tồn tại dưới các hình thái khác
nhau trong các giai đoạn mà vốn đi qua.
Thứba, kết thúc mỗi chukỳ kinh doanh, giá trị của VLĐ được chuyển dịch
toànbộ, mộtlần vào giá trị củasản phẩm, hàng hóa, dịchvụ sản xuất ra và được
bù đắp lại khi doanh nghiệp thu được tiền bán sảnphẩm hàng hóa, dịch vụ. Như
vậy, VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau mỗi chu kỳ kinh doanh.
Qua những đặc điểm của TSLĐ và VLĐ cho thấy tính chất phức tạp của
TSLĐ và VLĐ trong doanh nghiệp. Do vậy, để sử dụng VLĐ một cách tiết
kiệm và có hiệu quả, đòi hỏi doanh nghiệp phải có những biện pháp quản lý
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.077
và sử dụng VLĐ cho hợp lý, phù hợp với đặc điểm SXKD và môi trường kinh
doanh của doanh nghiệp.
1.1.2. Phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp
Để quản lý và sử dụng hiệu quả VLĐ cần phải tiến hành phân loại VLĐ
theo những tiêu thức nhất định.
Thông thường có các cách phân loại sau:
a. Căn cứ theo hình thái biểu hiện của vốn lưu động:
Theo cách phân loại này thì VLĐ của doanh nghiệp được chia thành hai
loại: vốn vật tư hàng hóa; vốn bằng tiền và các khoản phải thu.
 Vốn vật tư hàng hóa:
Là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện bằng hiện vật cụ thể
như nguyên, nhiên, vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành
phẩm…
Trong các doanh nghiệp sản xuất, dự trữ vật tư hàng hóa gồm nguyên
liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm,… gọi chung
là HTK.
Trong doanh nghiệp thương mại, vốn vật tư hàng hóa chủ yếu là giá trị
hàng hoá dự trữ, mua về để chuẩn bị cho tiêu thụ, bao gồm: hàng mua đang đi
trên đường, hàng tồn kho, hàng gửi các đại lý,…
 Vốn bằng tiền và các khoản phải thu:
Vốn bằng tiền: gồm tiền măt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang
chuyển. Tiền là một loại tài sản có tính linh hoạt cao, doanh nghiệp có thể dễ
dàng chuyển đối thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ.
Các khoản phải thu: Chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng thể
hiện ở số tiền mà các khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình
bán hàng, cung ứng dịch vụ dưới hình thái bán trước trả sau. Ngoài ra doanh
nghiệp còn có thể phải ứng trước tiền mua hàng cho người cung cấp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.078
Theo cách phân loại này giúp cho các doanh nghiệp xem xét, đánh giá
mức tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán, tính thanh khoản của các tài sản
đầu tư trong doanh nghiệp.
b. Căn cứ theo vai trò của từng loại vốn lưu động trong quá trình sản
xuất kinh doanh:
Theo cách phân loại này VLĐ của doanh nghiệp được chia thành ba loại:
VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất, khâu sản xuất và khâu lưu thông.
 Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: bao gồm vốn nguyên
vật liệu chính, vốn vật liệu phụ, vốn nhiên liệu, vốn phụ tùng thay thế, vốn vật
liệu đóng gói, vốn công cụ, dụng cụ.
 Vốn lưu động trong khâu sản xuất: bao gồm vốn sản phẩm đang
chế tạo, vốn bán thành phẩm, vốn chi phí trả trước.
 Vốn lưu động trong khâu lưu thông: bao gồm vốn thành phẩm
hàng hóa, vốn bằng tiền, vốn đầu tư ngắn hạn, vốn trong thanh toán.
Phương pháp này cho biết kết cấu VLĐ theo vai trò, từ đó giúp cho việc
đánh giá tình hình VLĐ trong các khâu, thấy được vai trò của từng thành phần
vốn. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp quản lý thích hợp nhằm tạo ra kết cấu
VLĐ hợp lý, tăng tốc độ luân chuyển VLĐ. Đồng thời đây cũng là cơ sở để
xác định nhu cầu VLĐ về dự trữ hàng tồn kho theo phương pháp trực tiếp.
1.1.3. Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp
Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng có thể chia nguồn vốn lưu
động thành hai loại: nguồn VLĐ thường xuyên và nguồn VLĐ tạm thời.
 Nguồn VLĐ thường xuyên: là nguồn vốn ổn định có tính chất dài hạn
chủ yếu là để hình thành hay tài trợ cho TSLĐ thường xuyên cần thiết cho
hoạt động SXKD của doanh nghiệp, bao gồm vốn chủ sở hữu và các khoản nợ
dài hạn. Đặc điểm của loại vốn này là thời gian sử dụng kéo dài.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.079
Nguồn VLĐ thường xuyên của doanh nghiệp tại một thời điểm có thể
xác định theo công thức sau:
Nguồn VLĐ
thường xuyên
=
Tổng nguồn vốn thường
xuyên của doanh nghiệp
- Tài sản dài hạn
Trong đó:
Tổng nguồn vốn thường
xuyên của doanh nghiệp
= Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn
= Tổng tài sản - Nợ ngắn hạn
Hoặc có thể xác định bằng công thức:
Nguồn VLĐ thường xuyên = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn
Có thể xem xét nguồn vốn thường xuyên qua sơ đồ sau:
Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn
Nguồn vốn lưu
động thường xuyên
Nợ trung và dài
hạn
Nguồn vốn
thường
xuyên của
doanh
nghiệp
Tài sản dài hạn
Vốn chủ sở hữu
Nguồn VLĐ thường xuyên tạo ra một mức độ an toàn cho doanh nghiệp
trong kinh doanh, làm cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp được đảm
bảo vững chắc hơn. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, việc sử dụng nguồn
VLĐ thường xuyên đòi hỏi chi phí sử dụng vốn cao hơn.
 Nguồn vốn lưu động tạm thời: là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn dưới
một năm chủ yếu để đáp ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời về VLĐ trong
quá trình SXKD của doanh nghiệp. Nguồn VLĐ này bao gồm vay ngắn hạn
ngân hàng, vay các tổ chức tín dụng và các khoản nợ ngắn hạn khác.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0710
Mỗi doanh nghiệp có cách thức phối hợp khác nhau giữa nguồn VLĐ
thường xuyên và nguồn VLĐ tạm thời trong công việc đảm bảo nhu cầu
chung về VLĐ của doanh nghiệp.
Cách phân loại trên giúp cho nhà quản trị xem xét, huy động các nguồn
phù hợp với thực tế của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và tổ
chức nguồn vốn. Mặt khác đây cũng là cơ sở để lập kế hoạch quản lý và sử
dụng vốn sao cho có hiệu quả lớn nhất với chi phí nhỏ nhất.
1.2. Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
1.2.1.1.Khái niệm quản trị vốn lưu động
Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn, đưa ra các quyết định
và tổ chức thực hiện các quyết định tài chính nhằm đạt được các mục tiêu hoạt
động của doanh nghiệp, nhằm mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Mặt
khác, các quyết định tài chính có liên quan đến việc tạo lập, phân phối và sử
dụng nguồnvốn của doanh nghiệp. Do đó, quản trị tài chính doanh nghiệp còn
được nhìn nhận là hoạt động hoạch định, tổ chức, kiểm soát quá trình tạo lập,
phân phốivà sửdụng nguồnvốn, đáp ứng nhu cầuhoạt động của doanh nghiệp.
Vốn lưu động là một bộ phận của nguồn vốn trong doanh nghiệp, cho
nên quản trị vốn lưu động cũng là một bộ phận của quản trị tài chính doanh
nghiệp. Từ đó ta có thể suy ra khái niệm quản trị vốn lưu động như sau:
"Quản trị vốn lưu động là hoạtđộng hoạch định, tổ chức, kiểm soát quá trình
tạo lập, phân phốivà sử dụng vốn lưu động, nhằm đạtđược các mụcđích của
doanh nghiệp."
Quản trị VLĐ của doanh nghiệp bảo gồm quản trị về tiền, các khoản
phải thu, HTK nhằm đảm bảo quá trình tái sản xuất diễn ra thường xuyên và
liên tục, có ảnh hưởng rất lớn đối với việc hoàn thành các mục tiêu chung của
doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0711
1.2.1.2.Sự cần thiết phải tăng cường quản trị vốn lưu động
a. Xuấtphát từ vai trò, vị trí quan trọng của VLĐ trong quá trình SXKD
VLĐ là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình tái sản xuất.
Muốn cho quá trình tái sản xuất được liên tục, doanh nghiệp phải có đủ tiền
vốn đầu tư vào các hình thái khác nhau của VLĐ, khiến cho các hình thái có
được mức tồn tại hợp lý và đồng bộ với nhau.
VLĐ còn là công cụ phản ánh, đánh giá quá trình vận động của vật tư,
hàng hóa trong doanhnghiệp. Số VLĐ nhiều hay ít là phản ánh số lượng vật tư,
hàng hóa dự trữ sử dụng ở các khâu nhiều hay ít. VLĐ luân chuyển nhanh hay
chậm còn phản ánh số lượng vật tư sử dụng tiết kiệm hay không. Thời gian
nằm ở khâu sản xuất và lưu thông có hợp lý hay không hợp lý. Bởi vậy, thông
qua tình hình luân chuyển VLĐ có thể kiểm tra, đánh giá một cách kịp thời đối
với các mặt mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của doanh
nghiệp.
Sử dụng VLĐ hợp lý cho phép khai thác tối đa năng lực làm việc của các
TSCĐ, làm tăng lợi nhuận, góp phần làm tốt công tác bảo toàn và phát triển
kinh doanh. Vì vậy, việc quản trị vốn lưu động là vấn đề quan tâm hàng đầu
của các doanh nghiệp.
b. Xuất phát từ mục đích kinh doanh của các doanh nghiệp
Mục đích kinh doanh của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận.Lợi
nhuận làchỉ tiêu chất lượng tổng hợp nói lên kết quả của toàn bộ hoạt động
SXKD của doanh nghiệp. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay, với
sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và sự cạnh tranh gay gắt, việc có tạo
ra lợi nhuận hay không quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp. Vì thế mà lợi nhuận được coi là đòn bẩy và là một chỉ tiêu quan trọng
để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0712
c. Xuất phát từ thực tế quản trị VLĐ trong các doanh nghiệp hiện nay
Tìnhtrạng phổ biến ở các doanh nghiệp hiện nay là lượng vật tư tồn đọng,
hàng hóa kém chất lượng, chậm luân chuyển, công nợ khó đòi tài sản tổn thất
cònchiếm tỷ trọng lớn. Do đó tình trạng thiếu VLĐ của các doanh nghiệp hiện
nay là rất phổ biến, nó phản ánh công tác quản trị vốn chưa đạt hiệu quả. Đặc
biệt là đốivới các doanh nghiệp Nhà nước, do cơ chế cấp phát vốn nên quản trị
vốn lại càng không được quan tâm đúng mức, dẫn đến tình trạng thua lỗ rất phổ
biến.
Vì vậy, để nhanh chóng thích ứng với cơ chế mới, nhanh chóng theo kịp
với tốc độ phát triển kinh tế thế giới hiện nay thì cần khắc phục tình trạng yếu
kém, trì trệ, cần phải quan tâm nhiều hơn tới hiệu quả sử dụng vốn sản xuất
kinh doanh nói chung và VLĐ nói riêng.
1.2.1.3. Mục tiêu quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
Mục tiêu của quản trị tài chính doanh nghiệp là nhằm tối đa hóa giá trị
của chủ sở hữu, hay cổ đông trong công ty, đặt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận
kết hợp với việc xử lý yếu tố thời gian và rủi ro trong môi trường kinh doanh
đầy sự biến động. Từ đó có thể đưa ra mục tiêu của quản trị VLĐ của doanh
nghiệp như sau:
 Tối đa hóa sinh lời hay lợi nhuận của doanh nghiệp, phản ánh
qua hiệu quả sử dụng VĐ đồng thời giảm thiểu rủi ro trong quá trình SXKD.
 Đảm bảo cho VLĐ của doanh nghiệp được quản lý và sử dụng
có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm luân chuyển vốn lưu động, đặc điểm
ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo khả năng thanh toán cho
doanh nghiệp trong ngắn hạn.
 Đảm bảo cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp được diễn ra thường
xuyên liên tục.
1.2.2. Nội dung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0713
1.2.2.1.Xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp
1.2.2.1.1. Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp
Trong quá trình hoạt động SXKD, doanh nghiệp luôn đòi hỏi phải có
một lượng VLĐ cần thiết để đáp ứng các yêu cầu mua sắm vật tư dự trữ, bù
đắp chênh lệch các khoản phải thu, phải trả giữa doanh nghiệp với khách
hàng, đảm bảo cho quá trình SXKD của doanh nghiệp được tiến hành bình
thường, liên tục. Đó chính là nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết
của doanh nghiệp.
Như vậy, nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết là số VLĐ tối thiểu cần
thiết phải có để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục.
Nếu nhu cầu VLĐ xác định quá thấp sẽ gây nhiều khó khăn cho công tác
tổ chức đảm bảo vốn, gây căng thẳng về vốn, làm gián đoạn, đình trệ quá
trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Nếu xác định nhu cầu VLĐ quá cao sẽ dẫn
đến tình trạng thừa vốn gây ứ đọngvật tư, hàng hóa, gây lãng phí vốn, làm tăng
các khoản chi phí không cần thiết, tăng giá thành, làm giảm hiệu quả sử dụng
vốn, làmgiảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Chính vì vậy trong quản trị VLĐ, các doanh nghiệp cần chú trọng xác
định đúng đắn nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết, phù hợp với quy mô và
điều kiện kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Với quan niệm nhu cầu VLĐ là
số vốn tối thiểu, thường xuyên cần thiết nên nhu cầu VLĐ được xác định theo
công thức:
Nhu cầu VLĐ = Vốn hàng tồn kho + Nợ phải thu – Nợ phải trả nhà cung cấp
Trong đó vốn HTK là số vốn tối thiểu dùng để dự trữ nguyên nhiên vật
liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm của doanh nghiệp.
Nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như:
quy mô kinh doanh của doanh nghiệp; đặc điểm, tính thời vụ của ngành nghề
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0714
kinh doanh (chu kỳ sản xuất, tính thời vụ); sự biến động của giá cả vật tư,
hàng hóa trên thị trường; trình độ tổ chức, quản lý sử dụng VLĐ của doanh
nghiệp; trình độ kỹ thuật – công nghệ sản xuất; các chính sách của doanh
nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ… Việc xác định đúng đắn
các nhân tố ảnh hưởng sẽ giúp doanh nghiệp xác định đúng nhu cầu VLĐ và
có biện pháp quản lý, sử dụng VLĐ một cách tiết kiệm, hiệu quả.
1.2.2.1.2. Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động
Hiện có 2 phương pháp chủ yếu để xác định nhu cầu VLĐ là: phương
pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp.
a. Phương pháp trực tiếp:
Nội dung của phương pháp này là xác định trực tiếp nhu cầu VLĐ cho
hàng tồn kho, các khoản phải thu, khoản phải trả nhà cung cấp rồi tập hợp lại
thành tổng nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp.
Trình tự của phương pháp này như sau:
 Xác định nhu cầu vốn hàng tồn kho: Bao gồm vốn hàng tồn kho
trong các khâu dự trữ sản xuất, khâu sản xuất và lưu thông. Gồm nhu cầu vốn
dự trữ NVL chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, nhu cầu vốn để
hình thành sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí trả trước,
vốn dữ trữ thành phẩm, vốn phải thu, phải trả.
 Xác định nhu cầu vốn nợ phải thu: Nợ phải thu là khoản vốn bị
khách hàng chiếm dụng hoặc do doanhnghiệp chủ động bán chịu hàng hóa cho
khách hàng.
 Xác định nhu cầu vốn nợ phải trả nhà cung cấp: Nợ phải trả nhà
cung cấp là khoản vốn doanh nghiệp mua chịu hàng hóa hay chiếm dụng của
khách hàng. Các khoản nợ phải được coi như khoản tín dụng bổ sung từ
khách hàng nên doanh nghiệp có thể rút bớt ra khỏi kinh doanh một phần
VLĐ của mình để dùng vào việc khác.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0715
Cộng nhu cầu VLĐ trong các khâu dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông
(vốn hàng tồn kho) với khoản chênh lệch giữa các khoản phải thu, phải trả
nhà cung cấp sẽ có tổng nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp. Phương pháp này có
ưu điểm là phản ánh rõ nhu cầu VLĐ cho từng loại vật tư, hàng hóa và trong
từng khâu kinh doanh, do vậy tương đối sát với nhu cầu vốn của doanh
nghiệp. Tuy nhiên phương pháp này tính toán phức tạp, mất nhiều thời gian
trong xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp.
b. Phương pháp gián tiếp:
Phương pháp gián tiếp dựa vào phân tích tình hình thực tế sử dụng VLĐ
của doanh nghiệp năm báo cáo, sự thay đổi về quy mô kinh doanh và tốc độ
luân chuyển VLĐ năm kế hoạch, hoặc sự biến động nhu cầu VLĐ theo doanh
thu thực hiện năm báo cáo để xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp năm
kế hoạch.Các phương pháp gián tiếp cụ thể như sau:
 Phương pháp điều chỉnh theo tỷ lệ phần trăm nhu cầu VLĐ so
với năm báo cáo: Thực chất phương pháp này là dựa vào thực tế nhu cầu
VLĐ năm báo cáo và điều chỉnh nhu cầu theo quy mô kinh doanh và tốc độ
luân chuyển VLĐ năm kế hoạch.
 Phương pháp dựa vào tổng mức luân chuyển vốn và tốc độ luân
chuyển vốn năm kế hoạch: Theo phương pháp này, nhu cầu VLĐ được xác
định căn cứ vào tổng mức luân chuyển VLĐ hay doanh thu thuần, và tốc độ
luân chuyển VLĐ dự tính của năm kế hoạch.
 Phương pháp dựa vào tỷ lệ phần trăm trên doanh thu: Nội dung của
phương pháp này dựa vào sự biến động theo tỷ lệ trên doanh thu của các yếu
tố cấu thành VLĐ của doanh nghiệp năm báo cáo để xác định nhu cầu VLĐ
theo doanh thu năm kế hoạch.
1.2.2.2. Tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0716
Một trong những vai trò của hoạt động quản trị VLĐ là bảo đảm nguồn
VLĐ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua tổ chức nguồn
vốn đầy đủ, kịp thời và lựa chọn phương pháp, hình thức huy động vốn phù
hợp với tình hình của doanh nghiệp.
Để việc tổ chức đảm bảo nguồn VLĐ được hiệu quả cần phải xác định
được nguồn tài trợ thích hợp. Dưới đây ta xem xét một số mô hình tài trợ phổ
biến.
a. Mô hình tài trợ thứ nhất:
TSLĐ
NVTT
NWC>0
NVLĐTX
(NWC)
NVTX
TSCĐ
Khi TSNH lớn hơn NPT ngắn hạn, nghĩa là nguồn VLĐ TX có giá trị
dương, thì khi đó sẽ có một sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, vì có một bộ phận nguồn VLĐ TX tài trợ cho TSLĐ để sử dụng cho
hoạt động kinh doanh.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0717
b. Mô hình tài trợ thứ hai:
TSLĐ
NVTT
NWC<0
TSCĐ
NVLĐTX
(NWC)
NVTX
Khi TSLĐ nhỏ hơn NPT ngắn hạn thì nguồn VLĐ TX sẽ có giá trị âm.
Đây là dấuhiệu đang lo ngại cho doanhnghiệp khi hoạtđộngtrong lĩnh vực xây
dựng hay công nghiệp. Trong trường hợp đặc biệt khi NVLĐTX< 0 (nghĩa là
doanh nghiệp hình thành tài sản dài hạn bằng nguồn vốn ngắn hạn) là dấu hiệu
việc sử dụng vốn sai, cán cân thanh toán chắc chắn đã mất thăng bằng, hệ số
thanh toán nợ ngắn hạn<1. Tuy nhiên đối với ngành thương mại thì cách tài trợ
này vẫn có thể xảy ra vì ngành này có tốc độ quay vóng vốn nhanh.
c. Mô hình tài trợ thứ ba:
TSLĐ NVTT
TSCĐ NVTX
Khi TSLĐ bằng NPT ngắn hạn, hay nguồn vốn thường xuyên bằng giá trị
TSCĐ thì NVLĐ TXsẽ có giá trị bằng không. Cách tài trợ này cho thấy, chỉ có
những TSCĐ được tài trợ bằng NVDH, còn TSLĐ được tài trợ bằng NVNH.
Trường hợp này cũng không tạo ra được tính ổn định trong hoạt động SXKD
của doanh nghiệp, đặc biệt đối với ngành có tốc độ vòng quay vốn chậm.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0718
1.2.2.3. Phân bổ vốn lưu động
Doanh nghiệp muốn quản trị VLĐ có hiệu quả thì sau khi huy động được
VLĐ, phải tổ chức tốt được hoạt động phân bổ hợp lý vốn trên các giai đoạn
luân chuyển, từ đó xác định kết cấu VLĐ. Thông qua cách phân loại VLĐ giúp
nhà quản trị xác định được kết cấu VLĐ của doanh nghiệp theo những tiêu
thức khác nhau. Kết cấu VLĐ là tỷ trọng thành phần VLĐ trong tổng số VLĐ
tại một thời điểm nhất định.
Kết cấu VLĐ của các doanh nghiệp khác nhau thì khác nhau. Vì vậy việc
phân tích kết cấu VLĐ cũng không giống nhau. Theo các tiêu thức phân loại
khác nhau sẽ giúp cho các doanh nghiệp hiểu rõ hơn những đặc điểm riêng về
VLĐ mà mình đang quản lý và sử dụng. Từ đó xác định đúng các trọng điểm
và biện pháp quản lý có hiệu quả phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh
nghiệp. Mặt khác thông qua việc thay đổi kết cấu VLĐ của mỗi doanh nghiệp
trong những thời kỳ khác nhau có thể thấy được những biến đổi tích cực hoặc
những hạn chế về mặt chất lượng trong công tác quản lý, sử dụng vốn lưu
động của từng doanh nghiệp.
Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu VLĐ:
- Các nhân tố về mặt cung ứng, dự trữ vật tư, thành phẩm: khoảng cách
giữa doanh nghiệp với nguồn vật tư, khả năng cung cấp của thị trường, kỳ hạn
giao hàng và khối lượng vật tư mỗi lần cung cấp, tính thời vụ và sự khan hiếm
của vật tư, khoảngcáchgiữa doanhnghiệp với thị trường tiêu thụ, hợp đồnggiao
bán và khối lượng hàng hoá bán ra, hàng hoá tiêu thụ có tính chất thời vụ, …
- Những nhân tố về mặt sản xuất: đặc điểm kỹ thuật công nghệ, mức độ
phức tạp của sản phẩm chế tạo, độ dài của chu kỳ sản xuất, trình độ tổ chức
quản lý sản xuất của doanh nghiệp…
- Những nhân tố về mặt thanh toán: đây là các nhân tố ảnh hưởng trực
tiếp đến kết cấu VLĐ trong lưu thông.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0719
+ Các nhân tố tổ chức thu hồi tiền hàng như phương pháp thanh toán hợp
lý, thủ tục thanh toán gọn, không để khách hàng chịu nhiều sẽ làm giảm tỷ
trọng các khoản nợ phải thu.
+ Tình hình chấp hành kỷ luật thanh toán giữa các đơn vị, thực hiện hợp
đồng thanh toán, lựa chọn hình thức thanh toán cũng ảnh hưởng đến kết cấu
VLĐ. Chẳng hạn nếu lựa chọn hình thức thanh toán bằng tiền, phương thức
thanh toán chuyển khoản thì kết cấu vốn nghiêng về tiền gửi ngân hàng…
Ngoài các nhân tố kể trên, kết cấu VLĐ còn ảnh hưởng bởi tính chất
thời vụ của sản xuất, trình độ tổ chức quản lý…
1.2.2.4. Quản trị vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền (gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) là
một bộ phận cấu thành TSNH của doanh nghiệp.
Đây là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất và quyết định khả năng
thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên vốn bằng tiền bản thân nó
không tự sinh lời, nó chỉ sinh lời khi được đầu tư sử dụng vào mục đích nhất
định. Hơn nữa với đặc điểm là tài sản có tính thanh khoản cao nên vốn bằng
tiền cũng dễ bị thất thoát.
Quản trị vốn bằngtiền củadoanhnghiệp có yêu cầucơ bản là vừa phải đảm
bảo sự an toàn tuyệt đối, đem lại khả năng sinh lời cao nhưng đồng thời cũng
phải đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp.
Quản trị vốn bằng tiền bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
 Xác định đúng đắn mứcdự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu nhằm đáp ứng
các nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp trong kỳ.
Có nhiều phương pháp xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý của doanh
nghiệp. Cách đơn giản nhất là căn cứ vào số liệu thống kê nhu cầu chi dùng
tiền mặt bình quân một ngày và số ngày dự trữ tiền mặt hợp lý. Quyết định
tồn quỹ tiền mặt mục tiêu của doanh nghiệp được dựa trên cơ sở xem xét sự
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0720
đánh đổi giữa chi phí cơ hội của việc giữ quá nhiều tiền mặt với chi phí giao
dịch do giữ quá ít tiền mặt.
 Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt.
Doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ các khoản phải thu chi tiền mặt để
tránh bị mất mát, lợi dụng. Thực hiện nguyên tắc mọi khoản thu chi tiền mặt
đều phải qua quỹ, không được thu chi ngoài quỹ. Phân định rõ ràng trách
nhiệm trong quản lý vốn bằng tiền giữa kế toán và thủ quỹ. Việc nhập xuất
quỹ tiền mặt hàng ngày phải do thủ quỹ thực hiện trên cơ sở chứng từ hợp
thức và hợp pháp. Phải thực hiện đối chiếu, kiểm tra tồn quỹ tiền mặt với sổ
quỹ hàng ngày. Theo dõi quản lý chặt chẽ các khoản tiền tạm ứng, tiền đang
trong quá trình thanh toán (tiền đang chuyển), phát sinh do thời gian chờ đợi
thanh toán ở ngân hàng.
 Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm.
Có biện pháp phù hợp đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng có
hiệu quảnguồn tiền mặt tạm thời nhàn rỗi (đầutư tài chínhngắn hạn). Thực hiện
dựbáo và quản lý có hiệu quả các dòngtiền nhập, xuất quỹ trongtừng thời kỳ để
chủ động đáp ứng yêu cầu thanh toán nợ của doanh nghiệp khi đáo hạn.
1.2.2.5. Quản trị các khoản phải thu
Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu
hàng hóa hoặc dịch vụ.
Trong kinh doanh hầu hết các doanh nghiệp đều có khoản nợ phải thu nhưng
với quy mô, mức độ khác nhau. Nếu các khoản phải thu quá lớn, tức số vốn của
doanh nghiệp bị chiếm dụng cao, hoặc không kiểm soát nổi sẽ ảnh hưởng xấu đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế quản trị khoản phải thu là
một nội dung quan trọng trong quản trị tài chính của doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0721
Quản trị khoản phải thu cũng liên quan đến sự đánh đổi giữa lợi nhuận
và rủi ro trong bán chịu hàng hóa, dịch vụ. Nếu không bán chịu hàng hóa,
dịch vụ của doanh nghiệp sẽ mất đi cơ hội tiêu thụ sản phẩm, do đó cũng mất
đi cơ hội thu lợi nhuận. Song nếu bán chịu hay bán chịu quá mức sẽ dẫn tới
làm tăng chi phí quản trị khoản phải thu, làm tăng chi phí quản trị khoản phải
thu, làm tăng nguy cơ nợ phải thu khó đòi hoặc rủi ro không thu hồi được nợ.
Do đó doanhnghiệp cầnđặc biệtcoitrọngcác biện pháp quản trị khoản phải thu
từ bán chịu hàng hóa, dịch vụ. Nếu khả năng sinh lời lớn hơn rủi ro thì doanh
nghiệp có thểmở rộng( nớilỏng) bánchịu, cònnếukhả năng sinh lời nhỏ hơn rủi
ro doanh nghiệp phải thu hẹp ( thắt chặt) việc bán chịu hàng hóa, dịch vụ.
Để quản trị các khoản phải thu, các doanh nghiệp cần chú trọng thực
hiện các biện pháp sau đây:
 Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng.
Nội dung chính sách bán chịu trước hết là xác định đúng đắn các tiêu
chuẩn hay giới hạn tối thiểu về mặt uy tín của khách hàng để doanh nghiệp có
thể chấp nhận bán chịu. Về nguyên tắc doanh nghiệp chỉ có thể nới lỏng thời
hạn bán chịu khi lợi nhuận tăng thêm nhờ tăng doanh thu tiêu thụ lớn hơn chi
phí tăng thêm cho quản trị khoản phải thu của doanh nghiệp.
 Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu.
Để tránh các tổn thất do các khoản nợ không có khả năng thu hồi doanh
nghiệp cần chú ý đến phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu. Nội
dung chủ yếu là đánh giá khả năng tài chính và mức độ đáp ứng yêu cầu thanh
toán của khách hàng khi khoản nợ đến hạn thanh toán.
Việc đánh giá uy tín tài chính của khách hàng mua chịu thường phải thực
hiện qua các bước: Thu thập thông tin về khách hàng, đánh giá uy tín khách
hàng theo các thông tin thu nhận được, lựa chọn quyết định nới lỏng hay thắt
chặt bán chịu, thậm chí từ chối bán chịu.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0722
 Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ.
Tùy theo điều kiện cụ thể có áp dụng các biện pháp phù hợp như:
+ Sử dụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp
+ Xác định trọng tâm quản lý và thu hồi nợ trong từng thời kỳ để có
chính sách thu hồi nợ thích hợp.
+ Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro bán chịu như trích trước dự
phòng nợ phải thu khó đòi, trích lập quỹ dự phòng tài chính.
1.2.2.6. Quản trị vốn tồn kho dự trữ
a. Tầm quan trọng của việc quản trị vốn tồn kho dự trữ
Tồn kho dự trữ của doanh nghiệp là những tài sản mà doanh nghiệp lưu
giữ để sản xuất hoặc bán ra sau này. Trong doanh nghiệp, tài sản tồn kho dự
trữ thường ở ba dạng: nguyên vật liệu và nhiên liệu dự trữ sản xuất; các sản
phẩm dở dang và bán thành phẩm; các thành phẩm chờ tiêu thụ. Mỗi loại tồn
kho dự trữ trên có vai trò khác nhau trong quá trình SXKD. Tùy theo ngành
nghề kinh doanh mà tỷ trọng các loại tài sản dự trữ trên có khác nhau.
Việc hình thành lượng HTK đòi hỏi phải ứng trước một lượng tiền nhất
định gọi là vốn tồn kho dự trữ. Đây là thành phần chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng số VLĐ của doanh nghiệp. Việc quản lý vốn tồn kho dự trữ là rất quan
trọng, vì nó giúp doanh nghiệp tránh được việc phải trả giá cao hơn cho việc
đặt hàng nhiều lần với số lượng nhỏ và những rủi ro trong việc chậm trễ hoặc
ngừng trệ sản xuất do thiếu vật tư hay những thiệt hại do không đáp ứng được
các đơn đặt hàng của khách hàng, đảm bảo cho hoạt động SXKD của doanh
nghiệp diễn ra bình thường, góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ.
Để dự trữ hàng tồn kho, doanh nghiệp phải tốn kém chi phí. Các chi phí
liên quan đến việc dự trữ tồn kho gồm hai loại: chi phí lưu giữ, bảo quản hàng
tồn kho và chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0723
- Chi phí lưu giữ, bảo quản hàng tồn kho thường bao gồm các chi phí
như bảo quản hàng hóa, chi phí bảo hiểm, chi phí tổn thất do hàng hóa bị hư
hỏng, biếnchất, giảm giá và các chiphí cơ hội do vốn bị lưu giữ ở hàng tồn kho.
- Chi phí thực hiện hợp đồng cung ứng bao gồm chi phí giao dịch, ký kết hợp
đồng, chi phí vận chuyển, xếp dỡ, giao nhận hàng hóa theo hợp đồng giao hàng.
Các chi phí này có liên quan, tác động qua lại lẫn nhau. Nếu doanh
nghiệp dự trữ nhiều vật tư hàng hóa thì chi phí lưu giữ, bảo quản hàng hóa sẽ
tăng lên, ngược lại chi phí lưu giữ bảo quản hàng hóa sẽ tăng lên, ngược lại
chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng sẽ giảm đi tương đối do giảm được
số lần cung ứng. Vì thế trong quản lý HTK cần phải xem xét sự đánh đổi giữa
lợi ích và chi phí của việc duy trì lượng HTK cao hay thấp, thực hiện tối thiểu
hóa tổng chi phí HTK dự trữ bằng việc xác định mức đặt hàng kinh tế, hiệu
quả nhất.
Dự trữHTK hợp lý có vaitrò như một tấm đệm an toàn giữa các giai đoạn
khác nhau trongchukỳ kinh doanh. Hiệuquả quản lý vốn tồn kho dự trữ có ảnh
hưởng và tác động mạnh mẽ đến hiệu quả công tác quản trị VLĐ của doanh
nghiệp.
b. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến mức dự trữ hàng tồn kho
- Đối với mức tồn kho dự trữ nguyên vật liệu, công cụ phụ thuộc vào:
quy mô sản xuất, khả năng sẵn sàng cung ứng của thị trường; giá cả các loại
vật tư được cung ứng; khoảng cách giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp; hình
thái xuất nhập…
- Đối với mức tồn kho sản phẩm dở dang, các yếu tố ảnh hưởng là: đặc
điểm và các yêu cầu kỹ thuật, công nghệ trong quá trình chế tạo sản phẩm;
thời gian hoàn thành sản phẩm; trình độ tổ chức quá trình sản xuât; sự lâu bền
hay dễ hư hao của sản phẩm…
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0724
- Đối với mức tồn kho thành phẩm, hàng hoá chịu ảnh hưởng bởi: khối
lượng sản phẩm tiêu thụ; sự phối hợp giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; khả
năng xâm nhập hay mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp…
c. Các biện pháp quản lý vốn dự trữ hàng tồn kho
- Xác định đúng đắn lượng nguyên vật liệu, hàng hoá cần mua trong kỳ
và lượng tồn kho dự trữ hợp lý.
- Xác định và lựa chọn nguồn cung ứng, người cung ứng thích hợp để
đạt được các mục tiêu: giá cả mua vào thấp, các điều khoản thương lượng có
lợi cho doangh nghiệp và tất cả gắn líền với chất lượng vật tư hàng hoá phải
đảm bảo.
- Lựa chọn các phương tiện vận chuyển phù hợp để tối thiểu hoá chi phí
vận chuyển, xếp dỡ.
- Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường vật tư, hàng hoá;
dự đoán xu thế biến động trong kỳ tới để có sự điều chỉnh kịp thời việc mua
sắm, dự trữ vật tư, hàng hoá có lợi cho doanh nghiệp trước sự biến động của
thị trường.
- Tổ chức tốt việc dự trữ, bảo quản vật tư, hàng hoá.
- Thường xuyên kiểm tra, nắm vững tình hình dự trữ, phát hiện kịp thời
tình trạng ứ đọng vật tư để có biện pháp giải phóng nhanh số vật tư đó, thu
hồi vốn.
1.2.3. Các chỉtiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
1.2.3.1. Chỉ tiêu đánh giá tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động
 Nguồn VLĐ thường xuyên (NWC)
NWC = Tổng nguồn vốn thường xuyên – Tài sản dài hạn
Hoặc công thức: NWC= Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0725
Nguồn VLĐ thường xuyên là một chỉ tiêu tổng hợp rất quan trọng để
đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nó cho biết doanh nghiệp có
khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không và TSCĐ của doanh
nghiệp có được tài trợ một cách vững chắc bằng NVDH hay không.
Có 3 trường hợp có khả năng xảy ra như sau:
+)NWC> 0, có nghĩa là NVDH lớn hơn TSDH, phần dư thừa đó đầu tư
vào TSNH, đồng thời TSNH lớn hơn nợ ngắn hạn nên khả năng thanh toán
của doanh nghiệp tốt.
+)NWC= 0, có nghĩa là NVDH vừa đủ tài trợ cho TSDH, đồng thời
TSNH đủ để doanh nghiệp trả các khoản nợ ngắn hạn, tình hình tài chính là
lành mạnh.
+)NWC< 0, có nghĩa là NVDH không đủ để tài trợ cho TSDH. Doanh
nghiệp phải đầu tư một phần NVNH vào TSDH, đồng thời TSNH không đủ
đáp ứng nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn, cán cân thanh toán của doanh
nghiệp mất thăng bằng, doanh nghiệp phải dùng một phần TSDH để thanh
toán nợ ngắn hạn đến hạn trả.
1.2.3.2. Phân bổ vốn lưu động:
Kết cấu từng thành
phần vốn lưu động
=
Thành phần vốn lưu động
Tổng vốn lưu động
Do VLĐ có hai cách phân loại nên mỗi cách phân loại sẽ xác định được
một kết cấu VLĐ.
a. Kết cấu theo vai trò vốn lưu động
+ Tỷ lệ VLĐ dự trữ sản xuất trên VLĐ
+ Tỷ lệ VLĐ sản xuất trên VLĐ
+ Tỷ lệ VLĐ lưu thông trên VLĐ
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0726
b. Kết cấu theo hình thái và tính thanh khoản
+ Tỷ lệ vốn bằng tiền trên VLĐ
+ Tỷ lệ các khoản phải thu trên VLĐ
+ Tỷ lệ vốn tồn kho trên VLĐ
1.2.3.3. Chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn bằng tiền
a. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn: phản ánh mức độ đảm bảo của
TSNH đối với nợ ngắn hạn.
Hệ số khả năng thanh
toán ngắn hạn
=
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
b. Hệ số khả năng thanh toán nhanh: phản ánh khả năng trả nợ ngay không
dựa vào việc bán các loại vật tư hàng hóa.
Hệ số khả năng
thanh toán nhanh
=
Tài sản ngắn hạn- Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
c. Hệ số khả năngthanhtoántức thời: phản ánh khả năng thanh toán ngay các
khoản nợ bằng tiền và các chứng khoán ngắn hạn dễ dàng chuyển đổi thành
tiền.
Hệ số khả năng
thanh toán tức thời
=
Tiền và các khoản tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
d. Hệ số tạo tiền từ hoạt động kinh doanh: thường được xem xét
trong thời gian hàng quý, hàng 6 tháng, hàng năm nhằm giúp cho nhà quản trị
đánh giá được khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh so với doanh thu đạt
được.
Hệ số tạo tiền từ
hoạt động KD
=
Dòng tiền vào từ hoạt động KD
Doanh thu bán hàng
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0727
1.2.3.4. Chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị các khoản phải thu
a. Vòng quay các khoản phải thu: phản ánh tốc độ chuyển đổi các
khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng lớn cho
thấy tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng
vốn và ngược lại.
Vòng quay các
khoản phải thu
=
Doanh thu có thuế
Số dư bình quân các khoản phải thu
b. Kỳ thu tiền bình quân: phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản
phải thu.
Kỳ thu tiền bình quân =
360
Vòng quay các khoản phải thu
1.2.3.5. Chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn tồn kho dự trữ
a. Vòng quay hàng tồn kho: phản ánh số lần mà HTK luân chuyển
trong kỳ. Số vòng quay HTK càng cao thì việc kinh doanh được đánh giá
càng tốt
Vòng quay HTK =
Giá vốn hàng bán
HTK bình quân trong kỳ
b. Số ngàyđể quay một vòng hàng tồn kho: phản ánh số ngày trung
bình thực hiện một vòng quay hàng tồn kho.
Số ngày luân
chuyển HTK
=
360
Vòng quay HTK
1.2.3.6. Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0728
a. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động:
Tốc độ luân chuyển VLĐ nhanh hay chậm nói lên tình hình tổ chức các
mặt mua sắm, dự trữ sản xuất và tiêu thụ có hợp lý hay không, giúp nhà quản
lý đánh giá được tình hình sử dụng VLĐ của những năm trước, đề ra những
biện pháp nhằm tăng cường công tác quản trị VLĐ ở những kỳ tiếp theo.
Tốc độ luân chuyển VLĐ được biểu hiện bằng hai chỉ tiêu:
+ Số vòng quay VLĐ: chỉ tiêu này cho biết trong một thời kỳ nhất định
VLĐ được luân chuyển bao nhiêu lần. Công thức tính như sau:
𝐿 =
𝑀
𝑉𝐿Đ
Trong đó:L: Số vòng quay VLĐ
M: Tổng mức luân chuyển VLĐ trong kỳ
VLĐ: VLĐ bình quân trong kỳ
- M là tổng mức luân chuyển VLĐ phản ánh tổng giá trị vốn tham gia
luân chuyển thực hiện trong năm của doanh nghiệp. Để đơn giản, ta xác định
M chính là doanh thu thuần của doanh nghiệp trong kỳ.
- VLĐ bình quân trong kỳ được xác định theo công thức sau:
VLĐ bình quân =
𝑉đ𝑞1
2
+ 𝑉𝑐𝑞1 + 𝑉𝑐𝑞2 + 𝑉𝑐𝑞3 +
𝑉𝑐𝑞4
2
4
Trong đó: 𝑉đ𝑞1:VLĐ đầu quý 1 𝑉𝑐𝑞1:VLĐ cuối quý 1
𝑉𝑐𝑞2:VLĐ cuối quý 2 𝑉𝑐𝑞3:VLĐ cuối quý 3
𝑉𝑐𝑞4:VLĐ cuối quý 4
+ Chỉ tiêu kỳ luân chuyển VLĐ (độ dài vòng quay VLĐ ): chỉ tiêu này
cho biết thời gian cần thiết để hoàn thành một vòng luân chuyển VLĐ.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0729
Công thức tính như sau:
𝐾 =
360
𝐿
hay 𝐾 =
𝑉𝐿Đ × 360
𝑀
Trong đó K: Kỳ luân chuyển VLĐ L: Số vòng quay VLĐ
b. Mức tiết kiệm VLĐ: Mức tiết kiệm là lượng VLĐ tiết kiệm được
do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ nên doanh nghiệp có thể tăng thêm tổng mức
luân chuyển songvốn không cần tăng thêm hoặc tăng không đồng thời với quy
mô VLĐ.
Công thức xác định:
𝑉𝑡𝑘 =
𝑀1
360
( 𝐾1 − 𝐾0) =
𝑀1
𝐿1
−
𝑀1
𝐿0
Trong đó: 𝑉𝑡𝑘: Mức tiết kiệm VLĐ
𝑀1: Tổng mức luân chuyển kỳ kế hoạch
𝐾1, 𝐾0: Kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch và năm báo cáo
𝐿1, 𝐿0: Số vòng quay VLĐ năm kế hoạch và năm báo cáo
c. Hàm lượng VLĐ:Làsố lượng VLĐ cầncó thể đạt được một đồng
doanhthu thuần. Chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao và
ngược lại.
Công thức xác định:
Hàm lượng VLĐ =
Số VLĐ bình quân trong kỳ
Doanh thu thuần trong kỳ
d. Tỷ suất lợi nhuận VLĐ:
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ bỏ ra có thể tạo ra bao nhiêu đồng
lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng
VLĐ càng tốt và ngược lại.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0730
Tỷ suất LNTT (LNST)
trên VLĐ
=
LNTT (LNST) trong kỳ
x 100%
Số VLĐ bình quân trong kỳ
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của doanhnghiệp
1.2.4.1. Nhân tố chủ quan
Là những nhân tố nằm bên trong doanh nghiệp, nó tác động trực tiếp đến
việc tăng cường công tác quản trị VLĐ nói riêng và SXKD nói chung.
 Đặc điểm sản xuất, kinh doanh
Mỗi ngành nghề kinh doanh đều có những đặc điểm riêng dẫn đến nhu
cầu về VLĐ cũng như chu kỳ SXKD khác nhau. Nên các doanh nghiệp cần
căn cứ vào đặc điểm SXKD cũng như tình hình thực tế để tăng cường công
tác quản trị VLĐ.
 Xác định nhu cầu vốn lưu động
Xác định nhu cầu VLĐ không phù hợp (quá thấp hoặc quá cao) dẫn đến
tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong SXKD. Điều này sẽ gây ra những ảnh
hưởng không tốt đến quá trình SXKD cũng như công tác quản trị VLĐ. Do
đó, việc xác định nhu cầu VLĐ đúng đắn, phù hợp với quy mô và điều kiện
kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện cho công tác quản trị
VLĐ của doanh nghiệp đạt được hiệu quả.
 Trình độ nguồn nhân lực
Trình độ và kinh nghiệm của nguồn nhân lực doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng
đến chất lượng sản phẩm, năng suất lao động và đặc biệt là lớp nhân lực quản
lý có tác động trực tiếp đến các chính sách, chiến lược và các biện pháp quản
lý … của doanh nghiệp. Trình độ quản trị của nhà quản trị mà yếu kém sẽ dẫn
đến công tác quản trị VLĐ yếu kém, thất thoát vật tư hàng hoá trong quá trình
mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến sử dụng lãng phí
VLĐ, hiệu quả sử dụng vốn thấp. Ngược lại, với trình độ quản lý cao, nhà
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0731
quản trị sẽ có hiệu quả sử dụng VLĐ. Những quyết định đầu tư ngắn hạn
đúng đắn tránh tình trạng để vốn nhàn rỗi, nâng cao.
 Sự áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quy trình sản xuất
Nếu doanh nghiệp áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật sẽ giúp giảm định
mức tiêu hao nguyên vật liệu, rút ngắn chu kỳ sản xuất.
 Lựa chọn phương án đầu tư, tìm thị trường tiêu thụ
Nếu doanh nghiệp lựa chọn được dự án có khả thi, đúng lúc thì chi phí sẽ
tối thiểu và tối đa hoá được lợi nhuận. Nếu doanh nghiệp đầu tư sản xuất ra
những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao phù hợp với nhu cầu thị trường
thì doanh nghiệp sẽ thực hiện được quá trình tiêu thụ sản phẩm, giúp đẩy
nhanh vòng quay VLĐ. Ngược lại, nếu sản phẩm hàng hóa có chất lượng
thấp, không phù hợp với thị hiếu khách hàng dẫn đến hàng hóa sản xuất ra
không tiêu thụ được, làm cho VLĐ bịứđọng, ảnh hưởng xấu đến công tác
quản trị VLĐ.
 Lựa chọn phương thức bán hàng và thanh toán
Nếu doanh nghiệp bán chịu quá nhiều và chấp nhận thanh toán chậm thị
lượng vốn bị chiếm dụng sẽ lớn, đồng thời doanh nghiệp sẽ mất tự chủ về vốn
khi không thu hồi được nợ, gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng VLĐ.
Ngược lại nếu doanh nghiệp không chấp nhận bán chịu hoặc phương thưc bán
hàng không ưu đãi thì hàng hóa khó có thể tiêu thụ được. Điều này làm ứ
đọng hàng hóa, tăng VLĐ trong khâu dự trữ, làm giảm vòng quay VLĐ.
Ngoài ra, có các nhân tố khác cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn
lưu động của doanh nghiệp như là uy tín của doanh nghiệp, trích lập dự
phòng, khả năng thanh toán …
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0732
1.2.4.2. Nhân tố khách quan
Công tác quản trị VLĐ của doanh nghiệp chịu ảnh bởi một số nhân tố
nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp, doanh nghiệp không thể khắc
phục một cách hoàn toàn mà phải thích ứng và phòng ngừa hợp lý.
 Chính sách kinh tế tài chính của nhà nước
Tuỳ theo từng thời kỳ, từng mục tiêu phát triển mà Nhà nước đưa ra các
chính sách ưu đãi về vốn, lãi vay, thuế cho từng ngành nghề cụ thể, các chính
sách khuyến khích phát triển đối với một số ngành nghề, khu vực nhưng lại
hạn chế sự phát triển đối với một số ngành nghề khác. Hệ thống pháp luật,
chính sách thuế, các chính sách kinh tế, … đều ảnh hưởng đến mọi hoạt động
của quá trình sản xuất kinh doanh đặc biệt là các chiến lược dài hạn. Bởi vậy,
nó ảnh hưởng đến công tác quản trịVLĐ của doanh nghiệp.
 Tác động của thị trường
Doanh nghiệp hoạt động luôn gắn liền với thị trường đầu vào, thị trường
đầu ra, thị trường vốn,…Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp phải
đối mặt với những rủi ro như lạm phát, sự biến động của lãi suất, vật liệu…tác
động mạnh mẽ đến môi trường kinh doanh . Vì vậy doanh nghiệp phải căn cứ
vào thị trường đầu ra, đầu vào, thị trường vốn… để có cách thức quản trị nếu
không sẽ ảnh hưởng đến công tác quản trị VKD cũng như VLĐ của doanh
nghiệp.
 Ảnh hưởng của lạm phát
Trongnền kinh tế thị trường, do tác độngcủa lạm phát có thể sẽ dẫn tới sự
mất giá của đồngtiền làm cho vốncủa doanhnghiệp bị mất dần theo tốc độ trượt
giá của củatiền tệ, hay các nhân tố tác động đến cung cầu đối với hàng hoá của
doanh nghiệp. Nếu nhu cầu hàng hoá giảm xuống sẽ làm cho hàng hoá của
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0733
doanh nghiệp khó tiêu thụ, gây ứ đọng gây trở ngại cho quá trình quản trị vốn
lưu động.
 Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và xu hướng phát triển của ngành
Kinh doanh theo cơ chế thị trường, luôn tồn tại nhiều thành phần kinh tế
tham gia, các doanh nghiệp luôn phải cạnh tranh quyết liệt để tồn tại, thị
trường tiêu thụ không ổn định, sức mua của thị trường lại có hạn, rủi ro ngày
càng tăng và luôn rình rập doanh nghiệp dễ dẫn đến những rủi ro bất thường
trong kinh doanh. Điều này cũng ảnh hưởng đến công tác quản trị vốn của
doanh nghiệp.
 Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế
Do tác động của nền kinh tế tăng trưởng chậm nên sức mua của thị
trường giảm sút. Điều nàyảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp,
sản phẩm của doanh nghiệp khó tiêu thụ hơn, doanh thu và lợi nhuận giảm sút
sẽ làm ảnh hưởng xấu đến công tác quản trị vốn nói chung và vốn lưu động
nói riêng.
 Các rủi ro bất khả kháng
Những rủi ro bất thường trong quá trình sản xuất kinh doanh mà các
doanh nghiệp đều gặp phải trong điều kiện kinh doanh của cơ chế thị trường
có nhiều thành phần kinh tế và cạnh tranh gay gắt. Ngoài ra, doanh nghiệp có
thể gặp những rủi ro do thiên tai như lũ lụt, hoả hoạn, động đất,… mà các
doanh nghiệp không thể lường trước.
 Sự phát triển khoa học công nghệ
Sự phát triển khoa học công nghệ nhanh như hiện nay làm thay đổi số
lượng, chất lượng hàng hoá và theo đó là sự thay đổi nhu cầu mới, làm cho
khách hàng chở nên khó tính hơn. Do vậy, doanh nghiệp phải điều chỉnh, thay
đổikịp thời đểđáp ứng nhu cầu của thị trường để hàng hoá, sản phẩm của mình
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0734
cạnh tranh được. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến tốc độ chu chuyển của vốn
bằng tiền, khả năng rút ngắn thời gian sản xuất, khả năng tiêu thụ sản phẩm,
hàng hoá, … Từ đó, nó ảnh hưởng đến công tác quản trị vốn lưu động của
doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0735
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI LAM GIANG TRONG THỜI
GIAN QUA
2.1. Khái quát quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động
kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Lam Giang
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển công ty
Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Lam Giang được Phòng Đăng
ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hải Phòng cấp giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0201138985 lần đầu vào ngày 27/12/2010.
Công ty đã đăng ký thay đổi kinh doanh lần thứ 6 vào ngày 15/07/2015
- Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI
LAM GIANG
- Tên tiếng Anh: LAM GIANG TRADING AND INVEST JOINT
STOCK COMANY
- Tên viết tắt: LAM GIANG., JSC
- Địa chỉ trụ sở chính: Khu đô thị mới Long Sơn (tại nhà ông Phạm Văn
Quang), phường Quán Toan, Quận Hồng Bàng, Thành phố Hải Phòng, Việt
Nam
- Văn phòng đại diện: Tầng 5, số 195 Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội
- Mã số doanh nghiệp: 0201138985
- Mã số thuế: 0201138985
- Điện thoại: 0313290215
- Fax: 0313290216
- Email: lamgianghpvn@gmail.com
- Đại diện: Ông Nguyễn Quang Hòa; chức vụ: Giám đốc
- Vốn điều lệ: 150.000.000.000 VND (Một trăm năm mươi tỷ đồng)
- Mệnh giá cổ phần: 1.000.000 VND
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0736
- Tổng số cổ phần: 150.000
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty
2.1.2.1. Lĩnh vực kinh doanh
Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Lam Giang hoạt động trong lĩnh
vực Kinh doanh thương mại với các ngành nghề kinh doanh cụ thể như sau:
- Bán buôn sắt thép;
- Bán buôn tơ, xơ, sợi dệt;
- Bán buôn phế liệu, phế thải kim loại, phi kim loại
- Bán buôn gạch xây, ngói, đá, cát, sỏi
- Bán buôn gạch ốp lát và thiết bị vệ sinh
- Bán buôn hoá chất khác (trừ loại SD trong nông nghiệp) Phốt pho, lưu
huỳnh
- Bán buôn kim loại khác Mangan, sillic, crom, nike, titan, vonfram
- Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong XD cốt pha, giàn giáo, xà
gồ
- Bán buôn xi măng;
- Vận tải hành khách ven biển và viễn dương
- Vận tải hàng hoá ven biển và viễn dương
- Bán buôn dầu thô
- Bán buôn thóc, ngô và các loại ngũ cốc khác
- Bán buôn quặng kim loại
2.1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý công ty
Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Lam Giang được xây dựng theo
mô hình công ty cổ phần vốn góp của nhiều cổ đông. (Hình 2.1)
 Hội đồng quản trị (HĐQT): (gồm 3 người)
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0737
 Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền thay mặt công ty
quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty.
 Chủ tịch HĐQT theo dõi quá trình thực hiện các quyết định của
HĐQT và các hoạt động của công ty; lập chương trình kế hoạch hoạt động và
tổ chức việc thông qua quyết định của HĐQT.
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy công ty
Ghi chú: Quan hệ chỉ huy
Quan hệ tác nghiệp, đối chiếu
Ban Giám đốc: (gồm 2 người: Giám đốc và Phó giám đốc)
 Xây dựng phương hướng, kế hoạch, phương án kinh doanh và các chủ
trương lớn của công ty theo định hướng của HĐQT.
 Phối hợp với HĐQT xây dựng các quy định, quy chế của công ty.
 Tổ chức, bố trí bộ máy điều hành, sử dụng lao động hợp lý cho từng
phòng ban.
Hội đồng
quản trị
Giám đốc
Chi nhánh
Ninh Bình (đang xây dựng)
Phòng
Kinh Doanh
Phòng
Kế Toán
Phòng
Hành chính
Phòng
Vật tư
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0738
 Xem xét các hình thức khen thưởng, kỷ luật đối với CBCNV.
 Đề xuất các phương án mở rộng hoặc thu hẹp hoạt động kinh doanh
lên HĐTV.
Phòng Kinh doanh:
 Xây dựng, tìm kiếm khách hàng;
 Chuẩn bị công tác cung cấp vật tư cho các dự án, công trình
 Thiết lập nguồn cung ứng vật liệu ổn định;
 Chăm sóc, hỗ trợ, thúc đẩy công tác vận tải và chăm sóc khách hàng,
giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình cung cấp dịch vụ;
 Dự báo, dự đoán thị trường để có kế hoạch kinh doanh hợp lý;
 Thu thập thông tin phản hồi của thị trường về các sản phẩm dịch vụ
của công ty cũng như của các đối thủ cạnh tranh;
 Triển khai giới thiệu dịch vụ mới.
Phòng Kế toán:
 Tổ chức việc thu nhận, hệ thống hóa và cung cấp toàn bộ thông tin về
hoạt động sản xuất kinh doanh sử dụng kinh phí ở công ty nhằm phục vụ cho
công tác quản lý kinh tế tài chính ở công ty sao cho hiệu quả;
 Theo dõitìnhhìnhthực hiệncác biếnđộngcácloại tài sản, hàng tồn kho,
tình hình tài chính, công nợ, phải thu phải trả của công ty;
 Báo cáo các kết quả kinh doanh và một số báo cáo tài chính khác với
ban Giám đốc và cơ quan thuế...
Phòng Hành chính:
- Soạn thảo các văn bản liên quan đến chức năng nhiệm vụ của phòng;
- Lưu trữ, quản lý hồ sơ cán bộ, công nhân đang công tác tại doanh
nghiệp theo quy định;
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0739
- Quản lý công tác hành chính quản lý trong toàn đơn vị: bảo dưỡng hệ
thống điện, nước, thiết bị nhà cửa, bảo đảm sự vận hành hệ thống máy móc
một cách thường xuyên, đáp ứng yêu cầu hoạt động của công ty;
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
 Phòng Vật tư:
 Quản lý bộ phận vận tải và hoạt động chuyên chở, cung ứng vật
liệu cho khách hàng;
 Xử lý các vấn đề kỹ thuật phát sinh trong quá trình cung cấp dịch
vụ;
 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
Hình 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán công ty:
 Kế toán trưởng: Có mối liên hệ trực tiếp với các Kế toán phần
hành, có năng lực điều hành và tổ chức, tham mưu cho Ban Giám đốc về các
chính sách Tài chính - Kế toán của công ty, là người hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm
tra, điều chỉnh những công việc mà các kế toán viên đã làm sao cho hợp lý
nhất..Đối với công ty Lam Giang thì kế toán trưởng kiêm luôn kế toán thuế.
 Kế toán công nợ: Quản lý và theo dõi công nợ, các khoản thu
chi sổ quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản công nợ phải thu, phải trả;
định kỳ đối chiếu công nợ với khách hàng, kiểm tra tính hợp lệ và lưu chứng
Kế toán
trưởng
Kế toán
công nợ
Kế toán
thuế
Kế toán
Ngân hàng
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0740
từ liên quan đến công nợ; liên hệ với khách hàng, thu hồi công nợ và thực
hiện một số công việc liên quan khác…
 Kế toán ngân hàng: Có nhiệm vụ thực hiện các công việc liên
quan đến ngân hàng ví dụ như: Kiểm tra số dư tiền gửi các ngân hàng để xem
tăng giảm của tiền gửi ngân hàng, báo cáo cho trưởng phòng để kiểm soát và
thực hiện kế hoạch dòng tiền, Chuyển giao hồ sơ cho ngân hàng và theo dõi
tình hình nhận nợ và trả nợ vay ngân hàng…
 Kế toán thuế: Vị trí vô cùng quan trọng không thể thiếu trong
doanh nghiệp. Nhiệm vụ là thu thập, xử lý, sắp xếp, lưu trữ hóa đơn-chứng từ
kế toán. kê khai những loại báo cáo thuế theo tháng, theo quý, thực hiện quyết
toán thuế các loại và lên báo cáo tài chính…
2.1.2.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh
 Thị trường cung cấp và tiêu thụ sản phẩm:
CTCP Đầu tư và Thương Mại Lam Giang chuyên cung cấp vật liệu,
hàng hóa, dịch vụ cho các công ty xây dựng, cầu đường trên toàn cả nước. Ví
dụ như cung cấp cho Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1, công ty
TNHH thiết bị xây dựng Hồng Hà…Công ty đã tạo dựng được nhiều mối
quan hệ với khách hàng doanh nghiệp đối tác, ngày càng tăng khả năng cạnh
tranh trên thị trường trong bối cảnh lĩnh vực đang kinh doanh gặp nhiều khó
khăn hiện nay.
 Lực lượng lao động:
Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhiều kinh
nghiệm giúp cho công ty Lam Giang ngày càng phát triển và tạo dựng được
uy tín trong lĩnh vực kinh doanh thương mại vật liệu xây dựng…
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0741
TT Nhân sự
Số
lượng
Năm kinh
nghiệm
Ghi chú
1 Cán bộ lãnh đạo và quản lý 03 5-10 Có HĐLĐ
2 Nhân viên kinh doanh 04 2-5 Có HĐLĐ
3 Kế toán – tài chính 03 3-7 Có HĐLĐ
4 Hành chính 03 2-5 Có HĐLĐ
5 Phòng Vật tư 03 2-5 Có HĐLĐ
2.1.2.4. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt động của công ty
a. Thuận lợi:
Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Lam Giang là 1 doanh nghiệp
tuy còn non trẻ nhưng với sự linh hoạt và mạnh dạn trong kinh doanh, công ty
đã đạt được những thành công nhất định và tạo dựng được uy tín trong lĩnh
vực kinh doanh thương mại vật liệu xây dựng, vận tải…
 Bộ máy lãnh đạo của công ty giàu kinh nghiệm và tạo được
nhiều mối quan hệ trong ngành đã giúp đem lại cho công ty những hợp đồng
vận tải, cung cấp vật liệu xây dựng cho nhiều công ty xây dựng lớn, công ty
có vốn Nhà nước.
 Công ty cũng tạo được mối quan hệ tốt đẹp với Ngân hàng, giúp
cho các vấn đề tài chính được giải quyết nhanh chóng.
 Nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới, là một quốc
gia đang phát triển với mục tiêu công nghiệp hóa-hiện đại hóa, do đó nhu cầu
xây dựng cao, lĩnh vực xây dựng là lĩnh vực luôn tiềm năng, thêm nữa bất
động sản phục hồi cho nên công ty Lam Giang kinh doanh vật liệu xây dựng,
hàng hóa, vận tải cũng có khả năng phát triển.
 Nước ta mới tham gia hiệp định TPP, và công ty cũng bắt đầu
xây dựng nhà máy sợi ở chi nhánh Ninh Bình, với triển vọng khi gia nhập
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0742
TPP ngành dệt, sợi sẽ hưởng lợi nhiều nhất, tăng trưởng mạnh mẽ, giúp công
ty đạt nhiều lợi nhuận.
b. Khó khăn:
Hiện nay, các công ty kinh doanh thương mại cùng ngành với công ty
Lam Giang được thành lập nhiều, kéo theo sự cạnh tranh gay gắt trong việc
tìm kiếm hợp đồng. điều này khiến công ty phải đối mặt với nhiều khó khăn.
 Các công ty xây dựng thường có tiến độ thanh toán chậm vì công
ty xây dựng quyết toán theo tiến độ thanh toán, làm cho công ty không có
nguồn vốn để quay vòng, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, ảnh hưởng đến lợi
ích công ty.
 Giá các mặt hàng vật liệu xây dựng lại phải cạnh tranh gay gắt
với hàng nhập khẩu có giá thành rẻ hơn, kể đến là thép từ Trung Quốc, Nga
nhập khẩu ồ ạt vào nước ta, làm cho các doanh nghiệp ngành thép phải cầu
cầu lên Chính phủ có biện pháp bảo hộ nội địa. Giá nguyên liệu sản xuất thép
giảm mạnh, làm cho giá thép giảm, ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty.
2.1.3. Tình hình tài chính chủ yếu của công ty
2.1.3.1. Tình hình kết quả kinh doanh của công ty
Kết quả sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp nhất đánh giá hiệu quả
tổ chức sử dụng vốn nói chung và VLĐ nói riêng của mỗi doanh nghiệp. Nhìn
chung kết quả hoạt động kinh doanh của công ty có nhiều chuyển biến đáng
kể.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0743
BẢNG 2.1.KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỦ YẾU
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2014
Chênh lệch
Số tiền TL (%)
I. Tổng doanh thu 254.825.692.198 289.887.443.331 -35.061.751.133 -12,09
1. Doanh thu thuần bán
hàng và cung cấp dịch vụ
254.612.566.545 289.587.021.036 -34.974.454.491 -12,08
2. Doanh thu hoạt động
tài chính
0 0 0 0
3. Thu nhập khác 213.125.653 300.422.295 -87.296.642 -29,06
II. Giá vốn hàng bán 234.510.056.516 271.776.586.265 -37.266.529.749 -13,71
III. Tổng chi phí 9.437.231.719 7.653.357.537 1.783.874.182 23.31
1. Chi phí tài chính 4.193.111.346 3.250.521.435 942.589.911 29
2. Chi phí bán hàng 1.654.562.565 2.142.033.310 -487.470.745 -22,76
3. Chi phí quản lý DN 3.564.525.655 2.219.612.153 1.344.913.502 60,59
4. Chi phí khác 25.032.153 41.190.639 -16.158.486 -39,23
IV. Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế
10.878.403.963 10.457.499.529 420.904.434 4,02
V. Lợi nhuận sau thuế
thu nhập doanh nghiệp
8.485.155.091 8.156.849.633 328.305.458 4,02
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2014 và 2015)
 Về doanh thu:
Hoạt động kinh doanh chính của công ty là kinh doanh thương mại buôn
bán vật liệu xây dựng, sắt thép vì thế tổng doanh thu của công ty được hình
thành chủ yếu từ doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ. Tổng doanh
thu năm 2015 giảm so với năm 2014 là 35 tỷ đồng, tương ứng giảm 12,09%.
Trong năm vừa qua, sự cạnh tranh gay gắt trong việc tìm kiếm hợp đồng. điều
này khiến công ty phải đối mặt với nhiều khó khăn, giá các mặt hàng vật liệu
xây dựng lại phải cạnh tranh gay gắt với hàng nhập khẩu có giá thành rẻ hơn
cho nên tình hình tiêu thụ sản phẩm giảm rõ rệt. Sự giảm về doanh thu là dấu
hiệu quan ngại của các bên liên quan.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0744
 Về giá vốn và chi phí:
Giá vốn hàng bán giảm 37 tỷ đồng, tương ứng giảm 13,71%. Chi phí tài
chính tăng gần 942 triệu đồng, tương ứng tăng 29%, trong đó đều là chi phí
lãi vay. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh hơn 1.3 tỷ đồng tương ứng
tăng 60,59%, chi phí bán hàng giảm gần 487 triệu đồng, tương ứng 22,76%.
Chứng tỏ trong năm, công ty đã giảm khả năng tiêu thụ, tăng vay vốn, tăng
các chi phí quản lý để duy trì hoạt động công ty.
 Về lợi nhuận:
Nhìn chung, 2 năm liên tiếp công ty làm ăn có lợi nhuận và ngày càng
tăng, là dấu hiệu tốt cho các bên liên quan. Tổng lợi nhuận sau thuế năm 2015
tăng so với năm 2014, tăng 328.305.459 đồng, tương ứng tăng 4,02%. Mức
tăng nhẹ chủ yếu là do doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm
gần 35 tỷ đồng nhưng giá vốn hàng bán cũng giảm gần 37 tỷ đồng làm cho lợi
nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng hơn 2 tỷ đồng, tương ứng
tăng 12,87%.
2.1.3.2. Tình hình biến động tài sản, nguồn vốn của công ty
BẢNG 2.2.TÌNHHÌNH BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN, NGUỒN VỐN
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu
31/12/2015 31/12/2014 Chênh lệch
Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TL (%) TT (%)
Tổng cộng tài
sản
107.384.629.213 100 137.544.105.074 100 -30.159.475.861 -21.93 0
A. Tài sản
ngắn hạn
107.384.629.213 100 137.544.105.074 100 -30.159.475.861 -21,93 0
B. Tài sản dài
hạn
0 0 0 0 0 0 0
Tổng cộng
nguồn vốn
107.384.629.213 100 137.544.105.074 100 -30.159.475.861 -21.93 0
A. Nợ phải trả 68.899.474.122 64,16 109.287.255.441 79,46 -40.387.781.319 -36,96 -15,29
I. Nợ ngắn
hạn 68.899.474.122 64,16 109.287.255.441 79,46 -40.387.781.319 -36,96 -15,29
II. Nợ dài hạn 0 0 0 0
B. Vốn chủ sở
hữu 38.485.155.091 35,84 28.256.849.633 20,54 10.228.305.458 36,20 15,3
(Nguồn:Bảng cân đối kế toán năm 2014-2015)
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0745
Dựa vào bảng cân đổi kế toán 2 năm gần đây ta thấy:
 Về tài sản:
Tổng tài sản của công ty cuối năm 2015 giảm so với đầu năm, cụ thể
giảm hơn 30 tỷ đồng, tương ứng giảm 21,93%. Trong đó tài sản công ty đều
là tài sản ngắn hạn, không có tài sản dài hạn, lý do là công ty kinh doanh
thương mại nên công ty không đầu tư vào tài sản dài hạn. Tài sản ngắn hạn
giảm là do các khoản phải thu ngắn hạn giảm mạnh hơn 33 tỷ đồng, tương
ứng giảm 29,61%. Quy mô tài sản được thu hẹp do công ty đã thu hồi công
nợ giúp công ty có nguồn vốn để quay vòng tăng hiệu suất sử dụng vốn. Bên
cạnh đó các khoản tiền và tương đương tiền, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn
khác đều tăng, đây là cơ sở để mở rộng quy mô kinh doanh và nâng cao năng
lực cạnh tranh cho công ty.
Về nguồn vốn:
Tổng nguồn vốn của công ty cuối năm 2015 giảm so với đầu năm, cụ thể
giảm hơn 30 tỷ đồng, tương ứng giảm 21,93%. Nguồn vốn giảm là do nợ phải
trả giảm hơn 40 tỷ đồng, tương ứng giảm 36,96%, trong khi vốn chủ sở hữu
tăng hơn 10 tỷ đồng, tương ứng tăng 36,2%. Cơ cấu nguồn vốn: Tỷ trọng nợ
phải trả luôn lớn hơn tỷ trọng vốn chủ sở hữu, tỷ trọng nợ giảm về cuối năm.
Điều này chứng tỏ mức độ tự chủ về tài chính của công ty tăng lên, mức độ sử
dụng đòn bẩy TC giảm, chính sách huy động vốn thiên về sử dụng vốn vay
bên ngoài, cụ thể đều là nợ ngắn hạn. Nó đòi hỏi công ty cần có kế hoạch trả
nợ hợp lý, có khả năng thanh toán khi đến hạn.
2.1.3.3. Nhận xét sơ bộ về tình hình tài chính của công ty
 Những kết quả đạt được:
Năm 2015, các khoản phải thu ngắn hạn giảm hơn 33 tỷ đồng tương ứng
giảm 29,61%, các khoản phải trả cũng giảm gần 40 tỷ đồng tương ứng giảm
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0746
36,96% Điều này cho thấy công ty đã có kế hoạch trả nợ hợp lý, giảm bớt áp
lực trả nợ, công tác thu hồi công nợ tốt, giảm rủi ro và tăng hiệu quả sử dụng
vốn.
Lợi nhuận sau thuế tăng hơn 328 triệu đồng, tương ứng tăng 4,02% cho
thấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có lợi nhuận và có sự tăng
trưởng.
Các hệ số khả năng thanh toán hầu hết đều tăng, chứng tỏ khả năng tự
chủ tài chính của công ty được tăng lên,tăng khả năng thanh toán các khoản
nợ khi đến hạn, giảm rủi ro tài chính.
 Những hạn chế, tồn tại:
Năm 2015 công ty cũng gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng không nhỏ
của ngành sắt thép. Công ty cũng đã phải tăng các chi phí quản lý doanh
nghiệp và chi phí lãi vay. Vì vậy các hệ số hiệu suất hoạt động và hệ số hiệu
quả hoạt động có phần giảm sút, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và tâm lý
của các bên liên quan.
2.2. Thực trạng quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Đầu tư và
Thương mại Lam Giang
2.2.1. Thực trạng xác định nhu cầu vốn lưu động của công ty
Công ty có một lượng VLĐ cần thiết để đáp ứng các yêu cầu mua sắm
vật tư, dữ trữ hàng hóa, bù đắp chênh lệch các khoản phải thu, phải trả giữa
công ty với khách hàng, đảm bảo cho quá trình SXKD của công ty được tiến
hành bình thường, liên tục. Đó chính là nhu cầu VLĐ thường xuyên, cần thiết
của công ty.
Thực tế ở Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Lam Giang hiện nay,
việc xác định nhu cầu VLĐ chủ yếu dựa trên cảm tính, dựa theo ý muốn chủ
quan của nhà quản trị chứ chưa có một công thức cụ thể nào, nên vẫn còn
những hạn chế nhất định, chưa mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Điều này tác
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Contenu connexe

Tendances

Đề tài: Kế toán hàng hoá tại Công ty thương mại Trường Xuân, HAY - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán hàng hoá tại Công ty thương mại Trường Xuân, HAY - Gửi miễn p...Đề tài: Kế toán hàng hoá tại Công ty thương mại Trường Xuân, HAY - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán hàng hoá tại Công ty thương mại Trường Xuân, HAY - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dị...
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dị...Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dị...
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dị...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toánKế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toánHoài Molly
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Bình An - Gử...
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Bình An - Gử...Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Bình An - Gử...
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Bình An - Gử...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Tendances (20)

Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Viglacera Hạ Long
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Viglacera Hạ LongĐề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Viglacera Hạ Long
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Viglacera Hạ Long
 
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt NamĐề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền tại Công ty PKF Việt Nam
 
Đề tài: Kế toán hàng hoá tại Công ty thương mại Trường Xuân, HAY - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán hàng hoá tại Công ty thương mại Trường Xuân, HAY - Gửi miễn p...Đề tài: Kế toán hàng hoá tại Công ty thương mại Trường Xuân, HAY - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán hàng hoá tại Công ty thương mại Trường Xuân, HAY - Gửi miễn p...
 
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Hitech, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Hitech, 9đĐề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Hitech, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Hitech, 9đ
 
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đông Bình
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đông BìnhĐề tài: Giải pháp quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đông Bình
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đông Bình
 
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty SILKROAD Hà Nội
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty SILKROAD Hà NộiĐề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty SILKROAD Hà Nội
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty SILKROAD Hà Nội
 
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dị...
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dị...Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dị...
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dị...
 
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toánKế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty Kiểm định An toàn Dầu khí
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty Kiểm định An toàn Dầu khíĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty Kiểm định An toàn Dầu khí
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty Kiểm định An toàn Dầu khí
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán tiền lương và khoản trích theo lương
Đề tài: Quy trình kiểm toán tiền lương và khoản trích theo lươngĐề tài: Quy trình kiểm toán tiền lương và khoản trích theo lương
Đề tài: Quy trình kiểm toán tiền lương và khoản trích theo lương
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
 
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Đông Anh
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Đông AnhĐề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Đông Anh
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Đông Anh
 
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Bình An - Gử...
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Bình An - Gử...Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Bình An - Gử...
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Bình An - Gử...
 
Đề tài ke toan hang ton kho trong kiem toan hay nhat 2017
Đề tài  ke toan hang ton kho trong kiem toan hay nhat 2017Đề tài  ke toan hang ton kho trong kiem toan hay nhat 2017
Đề tài ke toan hang ton kho trong kiem toan hay nhat 2017
 
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Vận tải, HAY
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Vận tải, HAYĐề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Vận tải, HAY
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Vận tải, HAY
 
Luận văn: Lợi nhuận và các biện pháp chủ yếu phấn đấu tăng lợi nhuận ở Công ty
Luận văn: Lợi nhuận và các biện pháp chủ yếu phấn đấu tăng lợi nhuận ở Công tyLuận văn: Lợi nhuận và các biện pháp chủ yếu phấn đấu tăng lợi nhuận ở Công ty
Luận văn: Lợi nhuận và các biện pháp chủ yếu phấn đấu tăng lợi nhuận ở Công ty
 
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty Xây dựng Vinaconex
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty Xây dựng VinaconexĐề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty Xây dựng Vinaconex
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty Xây dựng Vinaconex
 
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa BìnhLuận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
 
Đề tài: Hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty may
Đề tài: Hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty mayĐề tài: Hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty may
Đề tài: Hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty may
 
Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!
Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!
Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!
 

Similaire à Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty thương mại Tân Khánh An, 9đ - Gửi miễn ph...
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty thương mại Tân Khánh An, 9đ - Gửi miễn ph...Quản trị vốn kinh doanh tại công ty thương mại Tân Khánh An, 9đ - Gửi miễn ph...
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty thương mại Tân Khánh An, 9đ - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài hiệu quả quản lý vốn công ty cổ phần xây dựng 565, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả quản lý vốn công ty cổ phần xây dựng 565, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả quản lý vốn công ty cổ phần xây dựng 565, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả quản lý vốn công ty cổ phần xây dựng 565, RẤT HAY, ĐIỂM 8Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần xây dựng 565
Nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần xây dựng 565Nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần xây dựng 565
Nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần xây dựng 565https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similaire à Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đQuản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
 
Đề tài: Quản lý vốn tồn kho tại Công ty Xây dựng công trình thủy
Đề tài: Quản lý vốn tồn kho tại Công ty Xây dựng công trình thủyĐề tài: Quản lý vốn tồn kho tại Công ty Xây dựng công trình thủy
Đề tài: Quản lý vốn tồn kho tại Công ty Xây dựng công trình thủy
 
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đĐề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
 
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lựcĐề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lựcĐề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh HóaĐề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
 
Đề tài: Cải thiện tài chính công ty Dịch vụ Kĩ thuật Quốc Khánh, 9đ
Đề tài: Cải thiện tài chính công ty Dịch vụ Kĩ thuật Quốc Khánh, 9đĐề tài: Cải thiện tài chính công ty Dịch vụ Kĩ thuật Quốc Khánh, 9đ
Đề tài: Cải thiện tài chính công ty Dịch vụ Kĩ thuật Quốc Khánh, 9đ
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
 
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty thương mại Tân Khánh An, 9đ - Gửi miễn ph...
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty thương mại Tân Khánh An, 9đ - Gửi miễn ph...Quản trị vốn kinh doanh tại công ty thương mại Tân Khánh An, 9đ - Gửi miễn ph...
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty thương mại Tân Khánh An, 9đ - Gửi miễn ph...
 
Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đ
Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đQuản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đ
Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đ
 
Đề tài hiệu quả quản lý vốn công ty cổ phần xây dựng 565, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả quản lý vốn công ty cổ phần xây dựng 565, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả quản lý vốn công ty cổ phần xây dựng 565, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả quản lý vốn công ty cổ phần xây dựng 565, RẤT HAY, ĐIỂM 8
 
Nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần xây dựng 565
Nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần xây dựng 565Nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần xây dựng 565
Nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần xây dựng 565
 
Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAYGiải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
 
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH Phùng Hưng
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH Phùng HưngLuận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH Phùng Hưng
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH Phùng Hưng
 
Đề tài: Cải thiện tài chính tại công ty Thương mại Vận tải Văn Hoa
Đề tài: Cải thiện tài chính tại công ty Thương mại Vận tải Văn HoaĐề tài: Cải thiện tài chính tại công ty Thương mại Vận tải Văn Hoa
Đề tài: Cải thiện tài chính tại công ty Thương mại Vận tải Văn Hoa
 
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đĐề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
 
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần CK Thăng Long
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần CK Thăng LongTăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần CK Thăng Long
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần CK Thăng Long
 
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đĐề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
 

Plus de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Plus de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Dernier

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptxDay tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptxngothevinhs6lite
 
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THAM KHẢO TUYỂN SINH 10 NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN TOÁN 9 SỞ GIÁO DỤ...
TỔNG HỢP ĐỀ THAM KHẢO TUYỂN SINH 10 NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN TOÁN 9 SỞ GIÁO DỤ...TỔNG HỢP ĐỀ THAM KHẢO TUYỂN SINH 10 NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN TOÁN 9 SỞ GIÁO DỤ...
TỔNG HỢP ĐỀ THAM KHẢO TUYỂN SINH 10 NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN TOÁN 9 SỞ GIÁO DỤ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CÁC CHUYÊN ĐỀ SỐ HỌC ÔN THI CHUYÊN – BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TOÁN LỚP 9 – NĂ...
CÁC CHUYÊN ĐỀ SỐ HỌC ÔN THI CHUYÊN  – BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TOÁN LỚP 9 – NĂ...CÁC CHUYÊN ĐỀ SỐ HỌC ÔN THI CHUYÊN  – BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TOÁN LỚP 9 – NĂ...
CÁC CHUYÊN ĐỀ SỐ HỌC ÔN THI CHUYÊN – BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TOÁN LỚP 9 – NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...Nguyen Thanh Tu Collection
 
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.pptlịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.pptLinhPham480
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...Nguyen Thanh Tu Collection
 
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Dernier (16)

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
 
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptxDay tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
 
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THAM KHẢO TUYỂN SINH 10 NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN TOÁN 9 SỞ GIÁO DỤ...
TỔNG HỢP ĐỀ THAM KHẢO TUYỂN SINH 10 NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN TOÁN 9 SỞ GIÁO DỤ...TỔNG HỢP ĐỀ THAM KHẢO TUYỂN SINH 10 NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN TOÁN 9 SỞ GIÁO DỤ...
TỔNG HỢP ĐỀ THAM KHẢO TUYỂN SINH 10 NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN TOÁN 9 SỞ GIÁO DỤ...
 
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
 
CÁC CHUYÊN ĐỀ SỐ HỌC ÔN THI CHUYÊN – BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TOÁN LỚP 9 – NĂ...
CÁC CHUYÊN ĐỀ SỐ HỌC ÔN THI CHUYÊN  – BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TOÁN LỚP 9 – NĂ...CÁC CHUYÊN ĐỀ SỐ HỌC ÔN THI CHUYÊN  – BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TOÁN LỚP 9 – NĂ...
CÁC CHUYÊN ĐỀ SỐ HỌC ÔN THI CHUYÊN – BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TOÁN LỚP 9 – NĂ...
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
 
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.pptlịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
 
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
 
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
 

Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.07i BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ---------- Trịnh Anh Trung Lớp CQ50/11.07 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TYCỔ PHẦN ĐẦUTƯ VÀTHƯƠNG MẠILAM GIANG Chuyên ngành : Tài chính doanh nghiệp Mã số : 11 Ngườihướng dẫn: Ths.NcsNguyễnTuấn Dương Hà Nội - 2016
  • 2. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.07ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất pháttừ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả luận văn TrịnhAnh Trung
  • 3. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.07iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN....................................................................................... ii MỤC LỤC .................................................................................................iii DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT............................................................ v DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH..........................................................................vii LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................vii CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP....................... 4 1.1.Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp ........ 4 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động củadoanh nghiệp......................... 4 1.1.2. Phân loại vốn lưu động củadoanh nghiệp............................................. 7 1.1.3. Nguồn hình thành vốn lưu động củadoanh nghiệp................................ 8 1.2.Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp .............................................. 10 1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn lưu độngcủa doanh nghiệp ............10 1.2.2. Nội dungquản trị vốn lưu động củadoanh nghiệp................................12 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hìnhquản trị vốn lưu động của doanh nghiệp...24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI LAM GIANG TRONG THỜI GIAN QUA.............................................................................................. 35 2.1.Khái quát quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Lam Giang.................. 35 2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển công ty.............................................35 2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh củacông ty........................................36 2.1.3. Tình hình tàichính chủ yếucủa công ty...............................................42
  • 4. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.07iv 2.2.Thực trạng quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Lam Giang46 2.2.3. Thực trạng phân bổ vốn lưu động của công ty................................... 51 2.3. Đánh giá chung vềcông tác quản trị vốn lưu động củacông ty..............74 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI LAM GIANG ................................................................................... 78 3.1.Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Lam Giang trong thời gian tới............................................................. 78 3.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội ............................................................... 78 3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty............................... 79 3.2.Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động ở công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Lam Giang............................................... 80 3.2.3. Quản lý chặt chẽ hàng tồn kho....................................................... 85 3.2.4. Xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý, cân đối thu – chi tiền mặt...... 86 3.2.5. Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ ....................................................... 87 3.2.6. Quản lý tốt chi phí, hạ giá thành sản phẩm..................................... 88 3.2.7. Tìm kiếm mở rộng thị trường và đẩy mạnh tiêu thụ........................ 90 3.2.8. Có biện pháp phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra ...................... 90 3.2.9. Một số kiến nghị với Nhà nước và cơ quan quản lý cấp trên ........... 91 3.3.Điều kiện thực hiện giải pháp .............................................................. 92 3.3.1. Phía Nhà nước.............................................................................. 92 3.3.2. Phía công ty.................................................................................. 93 KẾT LUẬN.............................................................................................. 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................... 96
  • 5. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.07v DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 1. DTT Doanh thu thuần 2. HTK Hàng tồn kho 3. LNST Lợi nhuận sau thuế 4. LNTT Lợi nhuận trước thuế 5. NPT Nợ phải trả 6. NVDH Nguồn vốn dài hạn 7. NVNH Nguồn vốn ngắn hạn 8. ROA Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh 9. ROE Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sử hữu 10.SXKD Sản xuất kinh doanh 11.TSCĐ Tài sản cố định 12.TSDH Tài sản dài hạn 13.TSNH Tài sản ngắn hạn 14.VCĐ Vốn cố định 15.VCSH Vốn chủ sở hữu 16.VLĐ Vốn lưu động 17.VKD Vốn kinh doanh
  • 6. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.07vi DANH MỤC CÁC BẢNG BẢNG 2.1.KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỦ YẾU.............. 43 BẢNG 2.2.TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN, NGUỒN VỐN............... 44 BẢNG 2.3. NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM ...................................................................................... 48 BẢNG 2.4. SỰ BIẾN ĐỘNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY NĂM 2015......................................................................................................... 52 BẢNG 2.5. SỰ BIẾN ĐỘNG VỐN BẰNG TIỀN CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM............................................................................................... 56 BẢNG 2.6. LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM . 59 BẢNG 2.7. HỆ SỐ TẠO TIỀN CỦA CÔNG TY NĂM 2015 ..................... 60 BẢNG 2.8. HỆ SỐ KHẢ NĂNG THANH TOÁNCỦA CÔNG TY NĂM 2015 ................................................................................................................ 61 BẢNG 2.9. SỰ BIẾN ĐỘNG CÁC KHOẢN PHẢI THU CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM...................................................................................... 65 BẢNG 2.10. HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ CÁC KHOẢN PHẢI THU CỦA CÔNG TY NĂM 2014-2015..................................................................... 67 BẢNG 2.11. TÌNH HÌNH CÔNG NỢ CỦA CÔNG TY NĂM 2015........... 69 BẢNG 2.12. TỐC ĐỘ LUÂN CHUYỂN HÀNG TỒN KHO CỦA CÔNG TY NĂM 2015............................................................................................... 72 BẢNG 2.13. HIỆU SUẤT HOẠT ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VLĐ CỦA CÔNG TY NĂM 2014-2015 ............................................................ 73
  • 7. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.07vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty ........................................................................43 Hình 2.2. Sơ đồ bộ máy kế toán công ty.........................................................................45 Hình 2.3. Cơ cấu nguồn hình thành vốn lưu động qua các năm..................................49 Hình 2.4. Mô hình tài trợ nguồn vốn kinh doanh của công ty năm 2015...................50 Hình 2.5.Kết cấu vốn lưu động của công ty năm 2015 ................................................52 Hình 2.6. Kết cấu vốn bằng tiền của công ty qua các năm ..........................................55 Hình 2.7. Tình hình diễn biến các dòng tiền thuần của công ty ..................................59 Hình 2.8. Kết cấu các khoản phải thu của công ty qua các năm gần đây...................64 Hình 2.9. Biểu đồ sự biến động hàng tồn kho của công ty qua các năm....................71
  • 8. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.071 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấpthiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trường, trong thời kỳ đất nước tham gia hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam phải đương đầu với rất nhiều vấn đề khó khăn, thách thức. Một trong những thách thức lớn đối với mỗi doanh nghiệp chính là vấn đề về vốn.Vốn là chìa khóa, là phương tiện để biến các ý tưởng kinh doanh thành hiện thực, công tác quản trị vốn quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Vì vậy tăng cường công tác quản trị vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng là mục tiêu phấn đấu lâu dài của mỗi doanh nghiệp. Trên thực tế nhiều doanh nghiệp đã có phương thức, biện pháp quản trị vốn một cách năng động có hiệu quả, phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của cơ chế quản lý mới. Song đã có không ít những doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn, không những không huy động phát triển tăng thêm nguồn vốn mà còn lâm vào tình trạng mất dần vốn do công tác quản trị vốn thiếu chặt chẽ, kém hiệu quả, vi phạm các quy định trong thanh toán… Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Lam Giang là một doanh nghiệp thương mại với tỷ lệ vốn lưu động chiếm 100% tổng vốn kinh doanh, có ảnh hưởng quyết định đến quá trình hoạt động kinh doanh. Trong những năm gần đây, kết quả kinh doanh khá tốt mặc dù ngành kinh doanh của công ty gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay công ty đang mở rộng quy mô vốn, mở rộng sang lĩnh vực sản xuất. Vì vậy công tác quản trị vốn lưu động càng phải được chú trọng và là vấn đề cấp thiết, trọng yếu của công ty. Xuất phát từ tình hình thực tế ở CTCP Đầu tư và Thương mại Lam Giang và nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản trị vốn lưu động trong doanh nghiệp mà em chọn đề tài “Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng
  • 9. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.072 cường công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Lam Giang” là đề tài rất cần thiết đối với công ty trong giai đoạn mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh hiện nay. 2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Vốn lưu động và công tác quản trị vốn lưu động. - Luận văn được viết nhằm ba mục đích cơ bản sau: + Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản liên quan đến vốn lưu động và công tác quản trị vốn lưu động. + Cung cấp thông tin về công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Lam Giang . + Đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Lam Giang. 3. Phạm vi nghiên cứu Tình hình quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Lam Giang từ 31/12/2013 đến 31/12/2015. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp so sánh truyền thống: + So sánh bằng số liệu tuyệt đối: để thấy được sự biến động về khối lượng, quy mô của các hạng mục qua các thời kỳ. + So sánh bằng số liệu tương đối: để thấy được tốc độ phát triển về mặt quy mô qua các thời kỳ, các giai đoạn khác nhau. - Phương pháp sử dụng các hệ số tài chính: Hệ số tài chính được tính bằng cách đem so sánh trực tiếp một chỉ tiêu này với một chỉ tiêu khác để thấy mức độ ảnh hưởng, vai trò của các yếu tố, chỉ tiêu này đối với chỉ tiêu, yếu tố khác. - Phương pháp đồ thị, biểu đồ:
  • 10. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.073 Bằng hình ảnh, tính chất của đồ thị, biểu đồ ta thấy được sự biến động, cơ cấu, vai trò của các khoản mục và từ đó phân tích mối quan hệ, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới các chỉ tiêu phân tích. 5. Kết cấu luận văn tốt nghiệp Nội dung luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về vốn lưu động và quản trị vốn lưu động trong doanh nghiệp Chương 2 : Thực trạng quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Lam Giang Chương 3: Cácgiải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Lam Giang Mặc dùđã hết sức cố gắng, song do trình độ nhận thức và lý luận còn hạn chế, thời gian tìm hiểu và thực tập có hạn, vì vậy đề tài nghiên cứu chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của các thầy cô giáo, Ban lãnh đạo Công ty để đề tài của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo: ThS.NCS Nguyễn Tuấn Dương cùng toàn thể các cô chú, anh chị trong Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Lam Giang đã giúp em hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp này.
  • 11. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.074 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động của doanh nghiệp 1.1.1.1.Khái niệm vốn lưu động Trong nền kinh tế thị trường, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), các doanh nghiệp cần phải có các yếu tố cơ bản là sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Để có được các yếu tố này đòi hỏi doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn tiền tệ nhất định, phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh, gọi là vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, có thể nói: Vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị các tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư và sử dụng vào hoạt động SXKD nhằm mục đích thu lợi nhuận. Do quá trình SXKD của doanh nghiệp diễn ra một cách thường xuyên, liên tục, nên vốn kinh doanh của doanh nghiệp cũng không ngừng vận động, chuyển đổi hình thái biểu hiện, tạo ra sự tuần hoàn và chu chuyển vốn. Dựa theo đặc điểm luân chuyển của vốn kinh doanh, vốn kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành vốn cố định và vốn lưu động. Nếu vốn cố định là số vốn đầu tư để xây dựng hoặc mua sắm các tài sản cố định (TSCĐ) sử dụng trong SXKD, là biểu hiện bằng tiền của TSCĐ, thì vốn lưu động là số vốn tiền tệ ứng trước để mua sắm, hình thành các tài sản lưu động (TSLĐ) dùng trong SXKD, là biểu hiện bằng tiền của TSLĐ. Căn cứ vào phạm vi sử dụng, TSLĐ của doanh nghiệp thường được chia thành 2 bộ phận: TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông. TSLĐ sản xuất bao gồm các loại như nguyên liệu chính, vật liệu phụ, các nhiên liệu, phụ tùng thay thế đang trong quá trình dự trữ sản xuất và các
  • 12. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.075 loại sản phẩm dở dang, bán thành phẩm đang trong quá trình sản xuất. Còn TSLĐ lưu thông bao gồm các loại tài sản đang nằm trong quá trình lưu thông như thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, các khoản phải thu, vốn bằng tiền. Trong quá trình kinh doanh, TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông luôn vận động, chuyển hóa, thay thế đổi chỗ cho nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra nhịp nhàng, liên tục. Để có được các TSLĐ này, doanh nghiệp phảiứng ra một số vốn tiền tệ nhấtđịnh để mua sắm các tài sảnđó, só vốn này được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp. Như vậy, có thể nói: Vốn lưu động là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các TSLĐ thường xuyên, cần thiết cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Quá trình SXKD được tiến hành thường xuyên liên tục, nên VLĐ cũng vận động không ngừng, chuyển hóa lần lượt qua nhiều hình thái khác nhau. Đối với doanh nghiệp sản xuất, VLĐ từ hình thái ban đầu là tiền được chuyển hóa sang hình thái vật tư dự trữ, sản phẩm dở dang, thành phẩm hàng hóa. Khi kết thúc quá trình tiêu thụ lại trở vể hình thái ban đầu là tiền. Sự vận động của VLĐ qua các giai đoạn có thể được mô tả bằng sơ đồ sau: T– H– Sản xuất– H’– T’ Đối với doanh nghiệp thương mại, sự vận động của VLĐ nhanh hơn, từ hình thái vốn bằng tiền chuyển hóa sang hình thái hàng hóa và cuối cùng chuyển về hình thái tiền. Được thể hiện qua sơ đồ sau: T– H– T’ Kết thúc một quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp thu được một lượng tiền T’(= T + T), mà lượng tiền này lớn hơn lượng tiền T bỏ ra ban đầu thì doanh nghiệp đã thành công trong kinh doanh. Sựvận độngcủavốn lưu độngtrải quacác giai đoạnvà chuyển hóa từ hình thái ban đầu là tiền tệ sang các hình thái vật tư hàng hóa và cuối cùng quay trở
  • 13. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.076 lại hình thái tiền tệ ban đầu gọi là sự tuần hoàn của vốn lưu động. Để đảm bảo cho hoạtđộngSXKD, sự tuần hoàn của vốn lưu động diễn ra liên tục, lặp đi lặp lại, có tính chất chu kỳ tạo thành sự chu chuyển của vốn lưu động. Từ những phân tích trên đây, ta có khái niệm về vốn lưu động: “Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên các TSLĐ khácnhằm đảm bảocho quá trình kinhdoanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động luân chuyển toàn bộ ngay trong một lần và thu hồi toàn bộ, hoàn thành một vòng luân chuyển khi kết thúc một chu kỳ kinh doanh.” 1.1.1.2.Đặc điểm vốn lưu động Do VLĐ là hình thái biểu hiện bằng tiền của TSLĐ, nên đặc điểm vận động của VLĐ luôn chịu sự chi phối bởi các đặc điểm của TSLĐ. Thứ nhất, do các TSLĐ có thời hạn sử dụng ngắn nên VLĐ cũng luân chuyển nhanh. Thứ hai, VLĐ luôn thay đổi hình thái biểu hiện qua các giai đoạn trong quá trình SXKD. Từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu trở thành vật tư, hàng hóa dự trữ sản xuất, tiếp đến trở thành sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm và cuối cùng lại trở về hình thái vốn bằng tiền.Tại một thời điểm nhất định, VLĐ thường xuyên có các bộ phận cùng tồn tại dưới các hình thái khác nhau trong các giai đoạn mà vốn đi qua. Thứba, kết thúc mỗi chukỳ kinh doanh, giá trị của VLĐ được chuyển dịch toànbộ, mộtlần vào giá trị củasản phẩm, hàng hóa, dịchvụ sản xuất ra và được bù đắp lại khi doanh nghiệp thu được tiền bán sảnphẩm hàng hóa, dịch vụ. Như vậy, VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau mỗi chu kỳ kinh doanh. Qua những đặc điểm của TSLĐ và VLĐ cho thấy tính chất phức tạp của TSLĐ và VLĐ trong doanh nghiệp. Do vậy, để sử dụng VLĐ một cách tiết kiệm và có hiệu quả, đòi hỏi doanh nghiệp phải có những biện pháp quản lý
  • 14. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.077 và sử dụng VLĐ cho hợp lý, phù hợp với đặc điểm SXKD và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.2. Phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp Để quản lý và sử dụng hiệu quả VLĐ cần phải tiến hành phân loại VLĐ theo những tiêu thức nhất định. Thông thường có các cách phân loại sau: a. Căn cứ theo hình thái biểu hiện của vốn lưu động: Theo cách phân loại này thì VLĐ của doanh nghiệp được chia thành hai loại: vốn vật tư hàng hóa; vốn bằng tiền và các khoản phải thu.  Vốn vật tư hàng hóa: Là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện bằng hiện vật cụ thể như nguyên, nhiên, vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm… Trong các doanh nghiệp sản xuất, dự trữ vật tư hàng hóa gồm nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm,… gọi chung là HTK. Trong doanh nghiệp thương mại, vốn vật tư hàng hóa chủ yếu là giá trị hàng hoá dự trữ, mua về để chuẩn bị cho tiêu thụ, bao gồm: hàng mua đang đi trên đường, hàng tồn kho, hàng gửi các đại lý,…  Vốn bằng tiền và các khoản phải thu: Vốn bằng tiền: gồm tiền măt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển. Tiền là một loại tài sản có tính linh hoạt cao, doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển đối thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ. Các khoản phải thu: Chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng thể hiện ở số tiền mà các khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán hàng, cung ứng dịch vụ dưới hình thái bán trước trả sau. Ngoài ra doanh nghiệp còn có thể phải ứng trước tiền mua hàng cho người cung cấp.
  • 15. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.078 Theo cách phân loại này giúp cho các doanh nghiệp xem xét, đánh giá mức tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán, tính thanh khoản của các tài sản đầu tư trong doanh nghiệp. b. Căn cứ theo vai trò của từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh: Theo cách phân loại này VLĐ của doanh nghiệp được chia thành ba loại: VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất, khâu sản xuất và khâu lưu thông.  Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: bao gồm vốn nguyên vật liệu chính, vốn vật liệu phụ, vốn nhiên liệu, vốn phụ tùng thay thế, vốn vật liệu đóng gói, vốn công cụ, dụng cụ.  Vốn lưu động trong khâu sản xuất: bao gồm vốn sản phẩm đang chế tạo, vốn bán thành phẩm, vốn chi phí trả trước.  Vốn lưu động trong khâu lưu thông: bao gồm vốn thành phẩm hàng hóa, vốn bằng tiền, vốn đầu tư ngắn hạn, vốn trong thanh toán. Phương pháp này cho biết kết cấu VLĐ theo vai trò, từ đó giúp cho việc đánh giá tình hình VLĐ trong các khâu, thấy được vai trò của từng thành phần vốn. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp quản lý thích hợp nhằm tạo ra kết cấu VLĐ hợp lý, tăng tốc độ luân chuyển VLĐ. Đồng thời đây cũng là cơ sở để xác định nhu cầu VLĐ về dự trữ hàng tồn kho theo phương pháp trực tiếp. 1.1.3. Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng có thể chia nguồn vốn lưu động thành hai loại: nguồn VLĐ thường xuyên và nguồn VLĐ tạm thời.  Nguồn VLĐ thường xuyên: là nguồn vốn ổn định có tính chất dài hạn chủ yếu là để hình thành hay tài trợ cho TSLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp, bao gồm vốn chủ sở hữu và các khoản nợ dài hạn. Đặc điểm của loại vốn này là thời gian sử dụng kéo dài.
  • 16. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.079 Nguồn VLĐ thường xuyên của doanh nghiệp tại một thời điểm có thể xác định theo công thức sau: Nguồn VLĐ thường xuyên = Tổng nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp - Tài sản dài hạn Trong đó: Tổng nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn = Tổng tài sản - Nợ ngắn hạn Hoặc có thể xác định bằng công thức: Nguồn VLĐ thường xuyên = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn Có thể xem xét nguồn vốn thường xuyên qua sơ đồ sau: Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Nguồn vốn lưu động thường xuyên Nợ trung và dài hạn Nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp Tài sản dài hạn Vốn chủ sở hữu Nguồn VLĐ thường xuyên tạo ra một mức độ an toàn cho doanh nghiệp trong kinh doanh, làm cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp được đảm bảo vững chắc hơn. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, việc sử dụng nguồn VLĐ thường xuyên đòi hỏi chi phí sử dụng vốn cao hơn.  Nguồn vốn lưu động tạm thời: là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn dưới một năm chủ yếu để đáp ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời về VLĐ trong quá trình SXKD của doanh nghiệp. Nguồn VLĐ này bao gồm vay ngắn hạn ngân hàng, vay các tổ chức tín dụng và các khoản nợ ngắn hạn khác.
  • 17. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0710 Mỗi doanh nghiệp có cách thức phối hợp khác nhau giữa nguồn VLĐ thường xuyên và nguồn VLĐ tạm thời trong công việc đảm bảo nhu cầu chung về VLĐ của doanh nghiệp. Cách phân loại trên giúp cho nhà quản trị xem xét, huy động các nguồn phù hợp với thực tế của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và tổ chức nguồn vốn. Mặt khác đây cũng là cơ sở để lập kế hoạch quản lý và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả lớn nhất với chi phí nhỏ nhất. 1.2. Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 1.2.1.1.Khái niệm quản trị vốn lưu động Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn, đưa ra các quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định tài chính nhằm đạt được các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, nhằm mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Mặt khác, các quyết định tài chính có liên quan đến việc tạo lập, phân phối và sử dụng nguồnvốn của doanh nghiệp. Do đó, quản trị tài chính doanh nghiệp còn được nhìn nhận là hoạt động hoạch định, tổ chức, kiểm soát quá trình tạo lập, phân phốivà sửdụng nguồnvốn, đáp ứng nhu cầuhoạt động của doanh nghiệp. Vốn lưu động là một bộ phận của nguồn vốn trong doanh nghiệp, cho nên quản trị vốn lưu động cũng là một bộ phận của quản trị tài chính doanh nghiệp. Từ đó ta có thể suy ra khái niệm quản trị vốn lưu động như sau: "Quản trị vốn lưu động là hoạtđộng hoạch định, tổ chức, kiểm soát quá trình tạo lập, phân phốivà sử dụng vốn lưu động, nhằm đạtđược các mụcđích của doanh nghiệp." Quản trị VLĐ của doanh nghiệp bảo gồm quản trị về tiền, các khoản phải thu, HTK nhằm đảm bảo quá trình tái sản xuất diễn ra thường xuyên và liên tục, có ảnh hưởng rất lớn đối với việc hoàn thành các mục tiêu chung của doanh nghiệp.
  • 18. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0711 1.2.1.2.Sự cần thiết phải tăng cường quản trị vốn lưu động a. Xuấtphát từ vai trò, vị trí quan trọng của VLĐ trong quá trình SXKD VLĐ là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình tái sản xuất. Muốn cho quá trình tái sản xuất được liên tục, doanh nghiệp phải có đủ tiền vốn đầu tư vào các hình thái khác nhau của VLĐ, khiến cho các hình thái có được mức tồn tại hợp lý và đồng bộ với nhau. VLĐ còn là công cụ phản ánh, đánh giá quá trình vận động của vật tư, hàng hóa trong doanhnghiệp. Số VLĐ nhiều hay ít là phản ánh số lượng vật tư, hàng hóa dự trữ sử dụng ở các khâu nhiều hay ít. VLĐ luân chuyển nhanh hay chậm còn phản ánh số lượng vật tư sử dụng tiết kiệm hay không. Thời gian nằm ở khâu sản xuất và lưu thông có hợp lý hay không hợp lý. Bởi vậy, thông qua tình hình luân chuyển VLĐ có thể kiểm tra, đánh giá một cách kịp thời đối với các mặt mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Sử dụng VLĐ hợp lý cho phép khai thác tối đa năng lực làm việc của các TSCĐ, làm tăng lợi nhuận, góp phần làm tốt công tác bảo toàn và phát triển kinh doanh. Vì vậy, việc quản trị vốn lưu động là vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. b. Xuất phát từ mục đích kinh doanh của các doanh nghiệp Mục đích kinh doanh của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận.Lợi nhuận làchỉ tiêu chất lượng tổng hợp nói lên kết quả của toàn bộ hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và sự cạnh tranh gay gắt, việc có tạo ra lợi nhuận hay không quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì thế mà lợi nhuận được coi là đòn bẩy và là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  • 19. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0712 c. Xuất phát từ thực tế quản trị VLĐ trong các doanh nghiệp hiện nay Tìnhtrạng phổ biến ở các doanh nghiệp hiện nay là lượng vật tư tồn đọng, hàng hóa kém chất lượng, chậm luân chuyển, công nợ khó đòi tài sản tổn thất cònchiếm tỷ trọng lớn. Do đó tình trạng thiếu VLĐ của các doanh nghiệp hiện nay là rất phổ biến, nó phản ánh công tác quản trị vốn chưa đạt hiệu quả. Đặc biệt là đốivới các doanh nghiệp Nhà nước, do cơ chế cấp phát vốn nên quản trị vốn lại càng không được quan tâm đúng mức, dẫn đến tình trạng thua lỗ rất phổ biến. Vì vậy, để nhanh chóng thích ứng với cơ chế mới, nhanh chóng theo kịp với tốc độ phát triển kinh tế thế giới hiện nay thì cần khắc phục tình trạng yếu kém, trì trệ, cần phải quan tâm nhiều hơn tới hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung và VLĐ nói riêng. 1.2.1.3. Mục tiêu quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp Mục tiêu của quản trị tài chính doanh nghiệp là nhằm tối đa hóa giá trị của chủ sở hữu, hay cổ đông trong công ty, đặt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận kết hợp với việc xử lý yếu tố thời gian và rủi ro trong môi trường kinh doanh đầy sự biến động. Từ đó có thể đưa ra mục tiêu của quản trị VLĐ của doanh nghiệp như sau:  Tối đa hóa sinh lời hay lợi nhuận của doanh nghiệp, phản ánh qua hiệu quả sử dụng VĐ đồng thời giảm thiểu rủi ro trong quá trình SXKD.  Đảm bảo cho VLĐ của doanh nghiệp được quản lý và sử dụng có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm luân chuyển vốn lưu động, đặc điểm ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo khả năng thanh toán cho doanh nghiệp trong ngắn hạn.  Đảm bảo cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên liên tục. 1.2.2. Nội dung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
  • 20. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0713 1.2.2.1.Xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp 1.2.2.1.1. Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp Trong quá trình hoạt động SXKD, doanh nghiệp luôn đòi hỏi phải có một lượng VLĐ cần thiết để đáp ứng các yêu cầu mua sắm vật tư dự trữ, bù đắp chênh lệch các khoản phải thu, phải trả giữa doanh nghiệp với khách hàng, đảm bảo cho quá trình SXKD của doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục. Đó chính là nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết của doanh nghiệp. Như vậy, nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết là số VLĐ tối thiểu cần thiết phải có để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục. Nếu nhu cầu VLĐ xác định quá thấp sẽ gây nhiều khó khăn cho công tác tổ chức đảm bảo vốn, gây căng thẳng về vốn, làm gián đoạn, đình trệ quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Nếu xác định nhu cầu VLĐ quá cao sẽ dẫn đến tình trạng thừa vốn gây ứ đọngvật tư, hàng hóa, gây lãng phí vốn, làm tăng các khoản chi phí không cần thiết, tăng giá thành, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, làmgiảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Chính vì vậy trong quản trị VLĐ, các doanh nghiệp cần chú trọng xác định đúng đắn nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết, phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Với quan niệm nhu cầu VLĐ là số vốn tối thiểu, thường xuyên cần thiết nên nhu cầu VLĐ được xác định theo công thức: Nhu cầu VLĐ = Vốn hàng tồn kho + Nợ phải thu – Nợ phải trả nhà cung cấp Trong đó vốn HTK là số vốn tối thiểu dùng để dự trữ nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm của doanh nghiệp. Nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: quy mô kinh doanh của doanh nghiệp; đặc điểm, tính thời vụ của ngành nghề
  • 21. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0714 kinh doanh (chu kỳ sản xuất, tính thời vụ); sự biến động của giá cả vật tư, hàng hóa trên thị trường; trình độ tổ chức, quản lý sử dụng VLĐ của doanh nghiệp; trình độ kỹ thuật – công nghệ sản xuất; các chính sách của doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ… Việc xác định đúng đắn các nhân tố ảnh hưởng sẽ giúp doanh nghiệp xác định đúng nhu cầu VLĐ và có biện pháp quản lý, sử dụng VLĐ một cách tiết kiệm, hiệu quả. 1.2.2.1.2. Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động Hiện có 2 phương pháp chủ yếu để xác định nhu cầu VLĐ là: phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. a. Phương pháp trực tiếp: Nội dung của phương pháp này là xác định trực tiếp nhu cầu VLĐ cho hàng tồn kho, các khoản phải thu, khoản phải trả nhà cung cấp rồi tập hợp lại thành tổng nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp. Trình tự của phương pháp này như sau:  Xác định nhu cầu vốn hàng tồn kho: Bao gồm vốn hàng tồn kho trong các khâu dự trữ sản xuất, khâu sản xuất và lưu thông. Gồm nhu cầu vốn dự trữ NVL chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, nhu cầu vốn để hình thành sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí trả trước, vốn dữ trữ thành phẩm, vốn phải thu, phải trả.  Xác định nhu cầu vốn nợ phải thu: Nợ phải thu là khoản vốn bị khách hàng chiếm dụng hoặc do doanhnghiệp chủ động bán chịu hàng hóa cho khách hàng.  Xác định nhu cầu vốn nợ phải trả nhà cung cấp: Nợ phải trả nhà cung cấp là khoản vốn doanh nghiệp mua chịu hàng hóa hay chiếm dụng của khách hàng. Các khoản nợ phải được coi như khoản tín dụng bổ sung từ khách hàng nên doanh nghiệp có thể rút bớt ra khỏi kinh doanh một phần VLĐ của mình để dùng vào việc khác.
  • 22. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0715 Cộng nhu cầu VLĐ trong các khâu dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông (vốn hàng tồn kho) với khoản chênh lệch giữa các khoản phải thu, phải trả nhà cung cấp sẽ có tổng nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp. Phương pháp này có ưu điểm là phản ánh rõ nhu cầu VLĐ cho từng loại vật tư, hàng hóa và trong từng khâu kinh doanh, do vậy tương đối sát với nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên phương pháp này tính toán phức tạp, mất nhiều thời gian trong xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp. b. Phương pháp gián tiếp: Phương pháp gián tiếp dựa vào phân tích tình hình thực tế sử dụng VLĐ của doanh nghiệp năm báo cáo, sự thay đổi về quy mô kinh doanh và tốc độ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch, hoặc sự biến động nhu cầu VLĐ theo doanh thu thực hiện năm báo cáo để xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp năm kế hoạch.Các phương pháp gián tiếp cụ thể như sau:  Phương pháp điều chỉnh theo tỷ lệ phần trăm nhu cầu VLĐ so với năm báo cáo: Thực chất phương pháp này là dựa vào thực tế nhu cầu VLĐ năm báo cáo và điều chỉnh nhu cầu theo quy mô kinh doanh và tốc độ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch.  Phương pháp dựa vào tổng mức luân chuyển vốn và tốc độ luân chuyển vốn năm kế hoạch: Theo phương pháp này, nhu cầu VLĐ được xác định căn cứ vào tổng mức luân chuyển VLĐ hay doanh thu thuần, và tốc độ luân chuyển VLĐ dự tính của năm kế hoạch.  Phương pháp dựa vào tỷ lệ phần trăm trên doanh thu: Nội dung của phương pháp này dựa vào sự biến động theo tỷ lệ trên doanh thu của các yếu tố cấu thành VLĐ của doanh nghiệp năm báo cáo để xác định nhu cầu VLĐ theo doanh thu năm kế hoạch. 1.2.2.2. Tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động
  • 23. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0716 Một trong những vai trò của hoạt động quản trị VLĐ là bảo đảm nguồn VLĐ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua tổ chức nguồn vốn đầy đủ, kịp thời và lựa chọn phương pháp, hình thức huy động vốn phù hợp với tình hình của doanh nghiệp. Để việc tổ chức đảm bảo nguồn VLĐ được hiệu quả cần phải xác định được nguồn tài trợ thích hợp. Dưới đây ta xem xét một số mô hình tài trợ phổ biến. a. Mô hình tài trợ thứ nhất: TSLĐ NVTT NWC>0 NVLĐTX (NWC) NVTX TSCĐ Khi TSNH lớn hơn NPT ngắn hạn, nghĩa là nguồn VLĐ TX có giá trị dương, thì khi đó sẽ có một sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vì có một bộ phận nguồn VLĐ TX tài trợ cho TSLĐ để sử dụng cho hoạt động kinh doanh.
  • 24. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0717 b. Mô hình tài trợ thứ hai: TSLĐ NVTT NWC<0 TSCĐ NVLĐTX (NWC) NVTX Khi TSLĐ nhỏ hơn NPT ngắn hạn thì nguồn VLĐ TX sẽ có giá trị âm. Đây là dấuhiệu đang lo ngại cho doanhnghiệp khi hoạtđộngtrong lĩnh vực xây dựng hay công nghiệp. Trong trường hợp đặc biệt khi NVLĐTX< 0 (nghĩa là doanh nghiệp hình thành tài sản dài hạn bằng nguồn vốn ngắn hạn) là dấu hiệu việc sử dụng vốn sai, cán cân thanh toán chắc chắn đã mất thăng bằng, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn<1. Tuy nhiên đối với ngành thương mại thì cách tài trợ này vẫn có thể xảy ra vì ngành này có tốc độ quay vóng vốn nhanh. c. Mô hình tài trợ thứ ba: TSLĐ NVTT TSCĐ NVTX Khi TSLĐ bằng NPT ngắn hạn, hay nguồn vốn thường xuyên bằng giá trị TSCĐ thì NVLĐ TXsẽ có giá trị bằng không. Cách tài trợ này cho thấy, chỉ có những TSCĐ được tài trợ bằng NVDH, còn TSLĐ được tài trợ bằng NVNH. Trường hợp này cũng không tạo ra được tính ổn định trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp, đặc biệt đối với ngành có tốc độ vòng quay vốn chậm.
  • 25. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0718 1.2.2.3. Phân bổ vốn lưu động Doanh nghiệp muốn quản trị VLĐ có hiệu quả thì sau khi huy động được VLĐ, phải tổ chức tốt được hoạt động phân bổ hợp lý vốn trên các giai đoạn luân chuyển, từ đó xác định kết cấu VLĐ. Thông qua cách phân loại VLĐ giúp nhà quản trị xác định được kết cấu VLĐ của doanh nghiệp theo những tiêu thức khác nhau. Kết cấu VLĐ là tỷ trọng thành phần VLĐ trong tổng số VLĐ tại một thời điểm nhất định. Kết cấu VLĐ của các doanh nghiệp khác nhau thì khác nhau. Vì vậy việc phân tích kết cấu VLĐ cũng không giống nhau. Theo các tiêu thức phân loại khác nhau sẽ giúp cho các doanh nghiệp hiểu rõ hơn những đặc điểm riêng về VLĐ mà mình đang quản lý và sử dụng. Từ đó xác định đúng các trọng điểm và biện pháp quản lý có hiệu quả phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Mặt khác thông qua việc thay đổi kết cấu VLĐ của mỗi doanh nghiệp trong những thời kỳ khác nhau có thể thấy được những biến đổi tích cực hoặc những hạn chế về mặt chất lượng trong công tác quản lý, sử dụng vốn lưu động của từng doanh nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu VLĐ: - Các nhân tố về mặt cung ứng, dự trữ vật tư, thành phẩm: khoảng cách giữa doanh nghiệp với nguồn vật tư, khả năng cung cấp của thị trường, kỳ hạn giao hàng và khối lượng vật tư mỗi lần cung cấp, tính thời vụ và sự khan hiếm của vật tư, khoảngcáchgiữa doanhnghiệp với thị trường tiêu thụ, hợp đồnggiao bán và khối lượng hàng hoá bán ra, hàng hoá tiêu thụ có tính chất thời vụ, … - Những nhân tố về mặt sản xuất: đặc điểm kỹ thuật công nghệ, mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo, độ dài của chu kỳ sản xuất, trình độ tổ chức quản lý sản xuất của doanh nghiệp… - Những nhân tố về mặt thanh toán: đây là các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu VLĐ trong lưu thông.
  • 26. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0719 + Các nhân tố tổ chức thu hồi tiền hàng như phương pháp thanh toán hợp lý, thủ tục thanh toán gọn, không để khách hàng chịu nhiều sẽ làm giảm tỷ trọng các khoản nợ phải thu. + Tình hình chấp hành kỷ luật thanh toán giữa các đơn vị, thực hiện hợp đồng thanh toán, lựa chọn hình thức thanh toán cũng ảnh hưởng đến kết cấu VLĐ. Chẳng hạn nếu lựa chọn hình thức thanh toán bằng tiền, phương thức thanh toán chuyển khoản thì kết cấu vốn nghiêng về tiền gửi ngân hàng… Ngoài các nhân tố kể trên, kết cấu VLĐ còn ảnh hưởng bởi tính chất thời vụ của sản xuất, trình độ tổ chức quản lý… 1.2.2.4. Quản trị vốn bằng tiền Vốn bằng tiền (gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) là một bộ phận cấu thành TSNH của doanh nghiệp. Đây là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất và quyết định khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên vốn bằng tiền bản thân nó không tự sinh lời, nó chỉ sinh lời khi được đầu tư sử dụng vào mục đích nhất định. Hơn nữa với đặc điểm là tài sản có tính thanh khoản cao nên vốn bằng tiền cũng dễ bị thất thoát. Quản trị vốn bằngtiền củadoanhnghiệp có yêu cầucơ bản là vừa phải đảm bảo sự an toàn tuyệt đối, đem lại khả năng sinh lời cao nhưng đồng thời cũng phải đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp. Quản trị vốn bằng tiền bao gồm các nội dung chủ yếu sau:  Xác định đúng đắn mứcdự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu nhằm đáp ứng các nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp trong kỳ. Có nhiều phương pháp xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý của doanh nghiệp. Cách đơn giản nhất là căn cứ vào số liệu thống kê nhu cầu chi dùng tiền mặt bình quân một ngày và số ngày dự trữ tiền mặt hợp lý. Quyết định tồn quỹ tiền mặt mục tiêu của doanh nghiệp được dựa trên cơ sở xem xét sự
  • 27. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0720 đánh đổi giữa chi phí cơ hội của việc giữ quá nhiều tiền mặt với chi phí giao dịch do giữ quá ít tiền mặt.  Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt. Doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ các khoản phải thu chi tiền mặt để tránh bị mất mát, lợi dụng. Thực hiện nguyên tắc mọi khoản thu chi tiền mặt đều phải qua quỹ, không được thu chi ngoài quỹ. Phân định rõ ràng trách nhiệm trong quản lý vốn bằng tiền giữa kế toán và thủ quỹ. Việc nhập xuất quỹ tiền mặt hàng ngày phải do thủ quỹ thực hiện trên cơ sở chứng từ hợp thức và hợp pháp. Phải thực hiện đối chiếu, kiểm tra tồn quỹ tiền mặt với sổ quỹ hàng ngày. Theo dõi quản lý chặt chẽ các khoản tiền tạm ứng, tiền đang trong quá trình thanh toán (tiền đang chuyển), phát sinh do thời gian chờ đợi thanh toán ở ngân hàng.  Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm. Có biện pháp phù hợp đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng có hiệu quảnguồn tiền mặt tạm thời nhàn rỗi (đầutư tài chínhngắn hạn). Thực hiện dựbáo và quản lý có hiệu quả các dòngtiền nhập, xuất quỹ trongtừng thời kỳ để chủ động đáp ứng yêu cầu thanh toán nợ của doanh nghiệp khi đáo hạn. 1.2.2.5. Quản trị các khoản phải thu Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ. Trong kinh doanh hầu hết các doanh nghiệp đều có khoản nợ phải thu nhưng với quy mô, mức độ khác nhau. Nếu các khoản phải thu quá lớn, tức số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng cao, hoặc không kiểm soát nổi sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế quản trị khoản phải thu là một nội dung quan trọng trong quản trị tài chính của doanh nghiệp.
  • 28. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0721 Quản trị khoản phải thu cũng liên quan đến sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro trong bán chịu hàng hóa, dịch vụ. Nếu không bán chịu hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp sẽ mất đi cơ hội tiêu thụ sản phẩm, do đó cũng mất đi cơ hội thu lợi nhuận. Song nếu bán chịu hay bán chịu quá mức sẽ dẫn tới làm tăng chi phí quản trị khoản phải thu, làm tăng chi phí quản trị khoản phải thu, làm tăng nguy cơ nợ phải thu khó đòi hoặc rủi ro không thu hồi được nợ. Do đó doanhnghiệp cầnđặc biệtcoitrọngcác biện pháp quản trị khoản phải thu từ bán chịu hàng hóa, dịch vụ. Nếu khả năng sinh lời lớn hơn rủi ro thì doanh nghiệp có thểmở rộng( nớilỏng) bánchịu, cònnếukhả năng sinh lời nhỏ hơn rủi ro doanh nghiệp phải thu hẹp ( thắt chặt) việc bán chịu hàng hóa, dịch vụ. Để quản trị các khoản phải thu, các doanh nghiệp cần chú trọng thực hiện các biện pháp sau đây:  Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng. Nội dung chính sách bán chịu trước hết là xác định đúng đắn các tiêu chuẩn hay giới hạn tối thiểu về mặt uy tín của khách hàng để doanh nghiệp có thể chấp nhận bán chịu. Về nguyên tắc doanh nghiệp chỉ có thể nới lỏng thời hạn bán chịu khi lợi nhuận tăng thêm nhờ tăng doanh thu tiêu thụ lớn hơn chi phí tăng thêm cho quản trị khoản phải thu của doanh nghiệp.  Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu. Để tránh các tổn thất do các khoản nợ không có khả năng thu hồi doanh nghiệp cần chú ý đến phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu. Nội dung chủ yếu là đánh giá khả năng tài chính và mức độ đáp ứng yêu cầu thanh toán của khách hàng khi khoản nợ đến hạn thanh toán. Việc đánh giá uy tín tài chính của khách hàng mua chịu thường phải thực hiện qua các bước: Thu thập thông tin về khách hàng, đánh giá uy tín khách hàng theo các thông tin thu nhận được, lựa chọn quyết định nới lỏng hay thắt chặt bán chịu, thậm chí từ chối bán chịu.
  • 29. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0722  Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ. Tùy theo điều kiện cụ thể có áp dụng các biện pháp phù hợp như: + Sử dụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp + Xác định trọng tâm quản lý và thu hồi nợ trong từng thời kỳ để có chính sách thu hồi nợ thích hợp. + Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro bán chịu như trích trước dự phòng nợ phải thu khó đòi, trích lập quỹ dự phòng tài chính. 1.2.2.6. Quản trị vốn tồn kho dự trữ a. Tầm quan trọng của việc quản trị vốn tồn kho dự trữ Tồn kho dự trữ của doanh nghiệp là những tài sản mà doanh nghiệp lưu giữ để sản xuất hoặc bán ra sau này. Trong doanh nghiệp, tài sản tồn kho dự trữ thường ở ba dạng: nguyên vật liệu và nhiên liệu dự trữ sản xuất; các sản phẩm dở dang và bán thành phẩm; các thành phẩm chờ tiêu thụ. Mỗi loại tồn kho dự trữ trên có vai trò khác nhau trong quá trình SXKD. Tùy theo ngành nghề kinh doanh mà tỷ trọng các loại tài sản dự trữ trên có khác nhau. Việc hình thành lượng HTK đòi hỏi phải ứng trước một lượng tiền nhất định gọi là vốn tồn kho dự trữ. Đây là thành phần chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số VLĐ của doanh nghiệp. Việc quản lý vốn tồn kho dự trữ là rất quan trọng, vì nó giúp doanh nghiệp tránh được việc phải trả giá cao hơn cho việc đặt hàng nhiều lần với số lượng nhỏ và những rủi ro trong việc chậm trễ hoặc ngừng trệ sản xuất do thiếu vật tư hay những thiệt hại do không đáp ứng được các đơn đặt hàng của khách hàng, đảm bảo cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp diễn ra bình thường, góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ. Để dự trữ hàng tồn kho, doanh nghiệp phải tốn kém chi phí. Các chi phí liên quan đến việc dự trữ tồn kho gồm hai loại: chi phí lưu giữ, bảo quản hàng tồn kho và chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng
  • 30. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0723 - Chi phí lưu giữ, bảo quản hàng tồn kho thường bao gồm các chi phí như bảo quản hàng hóa, chi phí bảo hiểm, chi phí tổn thất do hàng hóa bị hư hỏng, biếnchất, giảm giá và các chiphí cơ hội do vốn bị lưu giữ ở hàng tồn kho. - Chi phí thực hiện hợp đồng cung ứng bao gồm chi phí giao dịch, ký kết hợp đồng, chi phí vận chuyển, xếp dỡ, giao nhận hàng hóa theo hợp đồng giao hàng. Các chi phí này có liên quan, tác động qua lại lẫn nhau. Nếu doanh nghiệp dự trữ nhiều vật tư hàng hóa thì chi phí lưu giữ, bảo quản hàng hóa sẽ tăng lên, ngược lại chi phí lưu giữ bảo quản hàng hóa sẽ tăng lên, ngược lại chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng sẽ giảm đi tương đối do giảm được số lần cung ứng. Vì thế trong quản lý HTK cần phải xem xét sự đánh đổi giữa lợi ích và chi phí của việc duy trì lượng HTK cao hay thấp, thực hiện tối thiểu hóa tổng chi phí HTK dự trữ bằng việc xác định mức đặt hàng kinh tế, hiệu quả nhất. Dự trữHTK hợp lý có vaitrò như một tấm đệm an toàn giữa các giai đoạn khác nhau trongchukỳ kinh doanh. Hiệuquả quản lý vốn tồn kho dự trữ có ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến hiệu quả công tác quản trị VLĐ của doanh nghiệp. b. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến mức dự trữ hàng tồn kho - Đối với mức tồn kho dự trữ nguyên vật liệu, công cụ phụ thuộc vào: quy mô sản xuất, khả năng sẵn sàng cung ứng của thị trường; giá cả các loại vật tư được cung ứng; khoảng cách giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp; hình thái xuất nhập… - Đối với mức tồn kho sản phẩm dở dang, các yếu tố ảnh hưởng là: đặc điểm và các yêu cầu kỹ thuật, công nghệ trong quá trình chế tạo sản phẩm; thời gian hoàn thành sản phẩm; trình độ tổ chức quá trình sản xuât; sự lâu bền hay dễ hư hao của sản phẩm…
  • 31. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0724 - Đối với mức tồn kho thành phẩm, hàng hoá chịu ảnh hưởng bởi: khối lượng sản phẩm tiêu thụ; sự phối hợp giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; khả năng xâm nhập hay mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp… c. Các biện pháp quản lý vốn dự trữ hàng tồn kho - Xác định đúng đắn lượng nguyên vật liệu, hàng hoá cần mua trong kỳ và lượng tồn kho dự trữ hợp lý. - Xác định và lựa chọn nguồn cung ứng, người cung ứng thích hợp để đạt được các mục tiêu: giá cả mua vào thấp, các điều khoản thương lượng có lợi cho doangh nghiệp và tất cả gắn líền với chất lượng vật tư hàng hoá phải đảm bảo. - Lựa chọn các phương tiện vận chuyển phù hợp để tối thiểu hoá chi phí vận chuyển, xếp dỡ. - Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường vật tư, hàng hoá; dự đoán xu thế biến động trong kỳ tới để có sự điều chỉnh kịp thời việc mua sắm, dự trữ vật tư, hàng hoá có lợi cho doanh nghiệp trước sự biến động của thị trường. - Tổ chức tốt việc dự trữ, bảo quản vật tư, hàng hoá. - Thường xuyên kiểm tra, nắm vững tình hình dự trữ, phát hiện kịp thời tình trạng ứ đọng vật tư để có biện pháp giải phóng nhanh số vật tư đó, thu hồi vốn. 1.2.3. Các chỉtiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 1.2.3.1. Chỉ tiêu đánh giá tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động  Nguồn VLĐ thường xuyên (NWC) NWC = Tổng nguồn vốn thường xuyên – Tài sản dài hạn Hoặc công thức: NWC= Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
  • 32. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0725 Nguồn VLĐ thường xuyên là một chỉ tiêu tổng hợp rất quan trọng để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nó cho biết doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không và TSCĐ của doanh nghiệp có được tài trợ một cách vững chắc bằng NVDH hay không. Có 3 trường hợp có khả năng xảy ra như sau: +)NWC> 0, có nghĩa là NVDH lớn hơn TSDH, phần dư thừa đó đầu tư vào TSNH, đồng thời TSNH lớn hơn nợ ngắn hạn nên khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt. +)NWC= 0, có nghĩa là NVDH vừa đủ tài trợ cho TSDH, đồng thời TSNH đủ để doanh nghiệp trả các khoản nợ ngắn hạn, tình hình tài chính là lành mạnh. +)NWC< 0, có nghĩa là NVDH không đủ để tài trợ cho TSDH. Doanh nghiệp phải đầu tư một phần NVNH vào TSDH, đồng thời TSNH không đủ đáp ứng nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn, cán cân thanh toán của doanh nghiệp mất thăng bằng, doanh nghiệp phải dùng một phần TSDH để thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn trả. 1.2.3.2. Phân bổ vốn lưu động: Kết cấu từng thành phần vốn lưu động = Thành phần vốn lưu động Tổng vốn lưu động Do VLĐ có hai cách phân loại nên mỗi cách phân loại sẽ xác định được một kết cấu VLĐ. a. Kết cấu theo vai trò vốn lưu động + Tỷ lệ VLĐ dự trữ sản xuất trên VLĐ + Tỷ lệ VLĐ sản xuất trên VLĐ + Tỷ lệ VLĐ lưu thông trên VLĐ
  • 33. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0726 b. Kết cấu theo hình thái và tính thanh khoản + Tỷ lệ vốn bằng tiền trên VLĐ + Tỷ lệ các khoản phải thu trên VLĐ + Tỷ lệ vốn tồn kho trên VLĐ 1.2.3.3. Chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn bằng tiền a. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn: phản ánh mức độ đảm bảo của TSNH đối với nợ ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn b. Hệ số khả năng thanh toán nhanh: phản ánh khả năng trả nợ ngay không dựa vào việc bán các loại vật tư hàng hóa. Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn- Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn c. Hệ số khả năngthanhtoántức thời: phản ánh khả năng thanh toán ngay các khoản nợ bằng tiền và các chứng khoán ngắn hạn dễ dàng chuyển đổi thành tiền. Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tiền và các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn d. Hệ số tạo tiền từ hoạt động kinh doanh: thường được xem xét trong thời gian hàng quý, hàng 6 tháng, hàng năm nhằm giúp cho nhà quản trị đánh giá được khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh so với doanh thu đạt được. Hệ số tạo tiền từ hoạt động KD = Dòng tiền vào từ hoạt động KD Doanh thu bán hàng
  • 34. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0727 1.2.3.4. Chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị các khoản phải thu a. Vòng quay các khoản phải thu: phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng lớn cho thấy tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn và ngược lại. Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu có thuế Số dư bình quân các khoản phải thu b. Kỳ thu tiền bình quân: phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu. Kỳ thu tiền bình quân = 360 Vòng quay các khoản phải thu 1.2.3.5. Chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn tồn kho dự trữ a. Vòng quay hàng tồn kho: phản ánh số lần mà HTK luân chuyển trong kỳ. Số vòng quay HTK càng cao thì việc kinh doanh được đánh giá càng tốt Vòng quay HTK = Giá vốn hàng bán HTK bình quân trong kỳ b. Số ngàyđể quay một vòng hàng tồn kho: phản ánh số ngày trung bình thực hiện một vòng quay hàng tồn kho. Số ngày luân chuyển HTK = 360 Vòng quay HTK 1.2.3.6. Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động
  • 35. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0728 a. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động: Tốc độ luân chuyển VLĐ nhanh hay chậm nói lên tình hình tổ chức các mặt mua sắm, dự trữ sản xuất và tiêu thụ có hợp lý hay không, giúp nhà quản lý đánh giá được tình hình sử dụng VLĐ của những năm trước, đề ra những biện pháp nhằm tăng cường công tác quản trị VLĐ ở những kỳ tiếp theo. Tốc độ luân chuyển VLĐ được biểu hiện bằng hai chỉ tiêu: + Số vòng quay VLĐ: chỉ tiêu này cho biết trong một thời kỳ nhất định VLĐ được luân chuyển bao nhiêu lần. Công thức tính như sau: 𝐿 = 𝑀 𝑉𝐿Đ Trong đó:L: Số vòng quay VLĐ M: Tổng mức luân chuyển VLĐ trong kỳ VLĐ: VLĐ bình quân trong kỳ - M là tổng mức luân chuyển VLĐ phản ánh tổng giá trị vốn tham gia luân chuyển thực hiện trong năm của doanh nghiệp. Để đơn giản, ta xác định M chính là doanh thu thuần của doanh nghiệp trong kỳ. - VLĐ bình quân trong kỳ được xác định theo công thức sau: VLĐ bình quân = 𝑉đ𝑞1 2 + 𝑉𝑐𝑞1 + 𝑉𝑐𝑞2 + 𝑉𝑐𝑞3 + 𝑉𝑐𝑞4 2 4 Trong đó: 𝑉đ𝑞1:VLĐ đầu quý 1 𝑉𝑐𝑞1:VLĐ cuối quý 1 𝑉𝑐𝑞2:VLĐ cuối quý 2 𝑉𝑐𝑞3:VLĐ cuối quý 3 𝑉𝑐𝑞4:VLĐ cuối quý 4 + Chỉ tiêu kỳ luân chuyển VLĐ (độ dài vòng quay VLĐ ): chỉ tiêu này cho biết thời gian cần thiết để hoàn thành một vòng luân chuyển VLĐ.
  • 36. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0729 Công thức tính như sau: 𝐾 = 360 𝐿 hay 𝐾 = 𝑉𝐿Đ × 360 𝑀 Trong đó K: Kỳ luân chuyển VLĐ L: Số vòng quay VLĐ b. Mức tiết kiệm VLĐ: Mức tiết kiệm là lượng VLĐ tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ nên doanh nghiệp có thể tăng thêm tổng mức luân chuyển songvốn không cần tăng thêm hoặc tăng không đồng thời với quy mô VLĐ. Công thức xác định: 𝑉𝑡𝑘 = 𝑀1 360 ( 𝐾1 − 𝐾0) = 𝑀1 𝐿1 − 𝑀1 𝐿0 Trong đó: 𝑉𝑡𝑘: Mức tiết kiệm VLĐ 𝑀1: Tổng mức luân chuyển kỳ kế hoạch 𝐾1, 𝐾0: Kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch và năm báo cáo 𝐿1, 𝐿0: Số vòng quay VLĐ năm kế hoạch và năm báo cáo c. Hàm lượng VLĐ:Làsố lượng VLĐ cầncó thể đạt được một đồng doanhthu thuần. Chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao và ngược lại. Công thức xác định: Hàm lượng VLĐ = Số VLĐ bình quân trong kỳ Doanh thu thuần trong kỳ d. Tỷ suất lợi nhuận VLĐ: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ bỏ ra có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng tốt và ngược lại.
  • 37. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0730 Tỷ suất LNTT (LNST) trên VLĐ = LNTT (LNST) trong kỳ x 100% Số VLĐ bình quân trong kỳ 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của doanhnghiệp 1.2.4.1. Nhân tố chủ quan Là những nhân tố nằm bên trong doanh nghiệp, nó tác động trực tiếp đến việc tăng cường công tác quản trị VLĐ nói riêng và SXKD nói chung.  Đặc điểm sản xuất, kinh doanh Mỗi ngành nghề kinh doanh đều có những đặc điểm riêng dẫn đến nhu cầu về VLĐ cũng như chu kỳ SXKD khác nhau. Nên các doanh nghiệp cần căn cứ vào đặc điểm SXKD cũng như tình hình thực tế để tăng cường công tác quản trị VLĐ.  Xác định nhu cầu vốn lưu động Xác định nhu cầu VLĐ không phù hợp (quá thấp hoặc quá cao) dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong SXKD. Điều này sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến quá trình SXKD cũng như công tác quản trị VLĐ. Do đó, việc xác định nhu cầu VLĐ đúng đắn, phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện cho công tác quản trị VLĐ của doanh nghiệp đạt được hiệu quả.  Trình độ nguồn nhân lực Trình độ và kinh nghiệm của nguồn nhân lực doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, năng suất lao động và đặc biệt là lớp nhân lực quản lý có tác động trực tiếp đến các chính sách, chiến lược và các biện pháp quản lý … của doanh nghiệp. Trình độ quản trị của nhà quản trị mà yếu kém sẽ dẫn đến công tác quản trị VLĐ yếu kém, thất thoát vật tư hàng hoá trong quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến sử dụng lãng phí VLĐ, hiệu quả sử dụng vốn thấp. Ngược lại, với trình độ quản lý cao, nhà
  • 38. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0731 quản trị sẽ có hiệu quả sử dụng VLĐ. Những quyết định đầu tư ngắn hạn đúng đắn tránh tình trạng để vốn nhàn rỗi, nâng cao.  Sự áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quy trình sản xuất Nếu doanh nghiệp áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật sẽ giúp giảm định mức tiêu hao nguyên vật liệu, rút ngắn chu kỳ sản xuất.  Lựa chọn phương án đầu tư, tìm thị trường tiêu thụ Nếu doanh nghiệp lựa chọn được dự án có khả thi, đúng lúc thì chi phí sẽ tối thiểu và tối đa hoá được lợi nhuận. Nếu doanh nghiệp đầu tư sản xuất ra những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao phù hợp với nhu cầu thị trường thì doanh nghiệp sẽ thực hiện được quá trình tiêu thụ sản phẩm, giúp đẩy nhanh vòng quay VLĐ. Ngược lại, nếu sản phẩm hàng hóa có chất lượng thấp, không phù hợp với thị hiếu khách hàng dẫn đến hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ được, làm cho VLĐ bịứđọng, ảnh hưởng xấu đến công tác quản trị VLĐ.  Lựa chọn phương thức bán hàng và thanh toán Nếu doanh nghiệp bán chịu quá nhiều và chấp nhận thanh toán chậm thị lượng vốn bị chiếm dụng sẽ lớn, đồng thời doanh nghiệp sẽ mất tự chủ về vốn khi không thu hồi được nợ, gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng VLĐ. Ngược lại nếu doanh nghiệp không chấp nhận bán chịu hoặc phương thưc bán hàng không ưu đãi thì hàng hóa khó có thể tiêu thụ được. Điều này làm ứ đọng hàng hóa, tăng VLĐ trong khâu dự trữ, làm giảm vòng quay VLĐ. Ngoài ra, có các nhân tố khác cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp như là uy tín của doanh nghiệp, trích lập dự phòng, khả năng thanh toán …
  • 39. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0732 1.2.4.2. Nhân tố khách quan Công tác quản trị VLĐ của doanh nghiệp chịu ảnh bởi một số nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp, doanh nghiệp không thể khắc phục một cách hoàn toàn mà phải thích ứng và phòng ngừa hợp lý.  Chính sách kinh tế tài chính của nhà nước Tuỳ theo từng thời kỳ, từng mục tiêu phát triển mà Nhà nước đưa ra các chính sách ưu đãi về vốn, lãi vay, thuế cho từng ngành nghề cụ thể, các chính sách khuyến khích phát triển đối với một số ngành nghề, khu vực nhưng lại hạn chế sự phát triển đối với một số ngành nghề khác. Hệ thống pháp luật, chính sách thuế, các chính sách kinh tế, … đều ảnh hưởng đến mọi hoạt động của quá trình sản xuất kinh doanh đặc biệt là các chiến lược dài hạn. Bởi vậy, nó ảnh hưởng đến công tác quản trịVLĐ của doanh nghiệp.  Tác động của thị trường Doanh nghiệp hoạt động luôn gắn liền với thị trường đầu vào, thị trường đầu ra, thị trường vốn,…Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp phải đối mặt với những rủi ro như lạm phát, sự biến động của lãi suất, vật liệu…tác động mạnh mẽ đến môi trường kinh doanh . Vì vậy doanh nghiệp phải căn cứ vào thị trường đầu ra, đầu vào, thị trường vốn… để có cách thức quản trị nếu không sẽ ảnh hưởng đến công tác quản trị VKD cũng như VLĐ của doanh nghiệp.  Ảnh hưởng của lạm phát Trongnền kinh tế thị trường, do tác độngcủa lạm phát có thể sẽ dẫn tới sự mất giá của đồngtiền làm cho vốncủa doanhnghiệp bị mất dần theo tốc độ trượt giá của củatiền tệ, hay các nhân tố tác động đến cung cầu đối với hàng hoá của doanh nghiệp. Nếu nhu cầu hàng hoá giảm xuống sẽ làm cho hàng hoá của
  • 40. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0733 doanh nghiệp khó tiêu thụ, gây ứ đọng gây trở ngại cho quá trình quản trị vốn lưu động.  Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và xu hướng phát triển của ngành Kinh doanh theo cơ chế thị trường, luôn tồn tại nhiều thành phần kinh tế tham gia, các doanh nghiệp luôn phải cạnh tranh quyết liệt để tồn tại, thị trường tiêu thụ không ổn định, sức mua của thị trường lại có hạn, rủi ro ngày càng tăng và luôn rình rập doanh nghiệp dễ dẫn đến những rủi ro bất thường trong kinh doanh. Điều này cũng ảnh hưởng đến công tác quản trị vốn của doanh nghiệp.  Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Do tác động của nền kinh tế tăng trưởng chậm nên sức mua của thị trường giảm sút. Điều nàyảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp khó tiêu thụ hơn, doanh thu và lợi nhuận giảm sút sẽ làm ảnh hưởng xấu đến công tác quản trị vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng.  Các rủi ro bất khả kháng Những rủi ro bất thường trong quá trình sản xuất kinh doanh mà các doanh nghiệp đều gặp phải trong điều kiện kinh doanh của cơ chế thị trường có nhiều thành phần kinh tế và cạnh tranh gay gắt. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể gặp những rủi ro do thiên tai như lũ lụt, hoả hoạn, động đất,… mà các doanh nghiệp không thể lường trước.  Sự phát triển khoa học công nghệ Sự phát triển khoa học công nghệ nhanh như hiện nay làm thay đổi số lượng, chất lượng hàng hoá và theo đó là sự thay đổi nhu cầu mới, làm cho khách hàng chở nên khó tính hơn. Do vậy, doanh nghiệp phải điều chỉnh, thay đổikịp thời đểđáp ứng nhu cầu của thị trường để hàng hoá, sản phẩm của mình
  • 41. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0734 cạnh tranh được. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến tốc độ chu chuyển của vốn bằng tiền, khả năng rút ngắn thời gian sản xuất, khả năng tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, … Từ đó, nó ảnh hưởng đến công tác quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp.
  • 42. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0735 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI LAM GIANG TRONG THỜI GIAN QUA 2.1. Khái quát quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Lam Giang 2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển công ty Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Lam Giang được Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hải Phòng cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0201138985 lần đầu vào ngày 27/12/2010. Công ty đã đăng ký thay đổi kinh doanh lần thứ 6 vào ngày 15/07/2015 - Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI LAM GIANG - Tên tiếng Anh: LAM GIANG TRADING AND INVEST JOINT STOCK COMANY - Tên viết tắt: LAM GIANG., JSC - Địa chỉ trụ sở chính: Khu đô thị mới Long Sơn (tại nhà ông Phạm Văn Quang), phường Quán Toan, Quận Hồng Bàng, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam - Văn phòng đại diện: Tầng 5, số 195 Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội - Mã số doanh nghiệp: 0201138985 - Mã số thuế: 0201138985 - Điện thoại: 0313290215 - Fax: 0313290216 - Email: lamgianghpvn@gmail.com - Đại diện: Ông Nguyễn Quang Hòa; chức vụ: Giám đốc - Vốn điều lệ: 150.000.000.000 VND (Một trăm năm mươi tỷ đồng) - Mệnh giá cổ phần: 1.000.000 VND
  • 43. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0736 - Tổng số cổ phần: 150.000 2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty 2.1.2.1. Lĩnh vực kinh doanh Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Lam Giang hoạt động trong lĩnh vực Kinh doanh thương mại với các ngành nghề kinh doanh cụ thể như sau: - Bán buôn sắt thép; - Bán buôn tơ, xơ, sợi dệt; - Bán buôn phế liệu, phế thải kim loại, phi kim loại - Bán buôn gạch xây, ngói, đá, cát, sỏi - Bán buôn gạch ốp lát và thiết bị vệ sinh - Bán buôn hoá chất khác (trừ loại SD trong nông nghiệp) Phốt pho, lưu huỳnh - Bán buôn kim loại khác Mangan, sillic, crom, nike, titan, vonfram - Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong XD cốt pha, giàn giáo, xà gồ - Bán buôn xi măng; - Vận tải hành khách ven biển và viễn dương - Vận tải hàng hoá ven biển và viễn dương - Bán buôn dầu thô - Bán buôn thóc, ngô và các loại ngũ cốc khác - Bán buôn quặng kim loại 2.1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý công ty Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Lam Giang được xây dựng theo mô hình công ty cổ phần vốn góp của nhiều cổ đông. (Hình 2.1)  Hội đồng quản trị (HĐQT): (gồm 3 người)
  • 44. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0737  Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền thay mặt công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty.  Chủ tịch HĐQT theo dõi quá trình thực hiện các quyết định của HĐQT và các hoạt động của công ty; lập chương trình kế hoạch hoạt động và tổ chức việc thông qua quyết định của HĐQT. Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy công ty Ghi chú: Quan hệ chỉ huy Quan hệ tác nghiệp, đối chiếu Ban Giám đốc: (gồm 2 người: Giám đốc và Phó giám đốc)  Xây dựng phương hướng, kế hoạch, phương án kinh doanh và các chủ trương lớn của công ty theo định hướng của HĐQT.  Phối hợp với HĐQT xây dựng các quy định, quy chế của công ty.  Tổ chức, bố trí bộ máy điều hành, sử dụng lao động hợp lý cho từng phòng ban. Hội đồng quản trị Giám đốc Chi nhánh Ninh Bình (đang xây dựng) Phòng Kinh Doanh Phòng Kế Toán Phòng Hành chính Phòng Vật tư
  • 45. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0738  Xem xét các hình thức khen thưởng, kỷ luật đối với CBCNV.  Đề xuất các phương án mở rộng hoặc thu hẹp hoạt động kinh doanh lên HĐTV. Phòng Kinh doanh:  Xây dựng, tìm kiếm khách hàng;  Chuẩn bị công tác cung cấp vật tư cho các dự án, công trình  Thiết lập nguồn cung ứng vật liệu ổn định;  Chăm sóc, hỗ trợ, thúc đẩy công tác vận tải và chăm sóc khách hàng, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình cung cấp dịch vụ;  Dự báo, dự đoán thị trường để có kế hoạch kinh doanh hợp lý;  Thu thập thông tin phản hồi của thị trường về các sản phẩm dịch vụ của công ty cũng như của các đối thủ cạnh tranh;  Triển khai giới thiệu dịch vụ mới. Phòng Kế toán:  Tổ chức việc thu nhận, hệ thống hóa và cung cấp toàn bộ thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh sử dụng kinh phí ở công ty nhằm phục vụ cho công tác quản lý kinh tế tài chính ở công ty sao cho hiệu quả;  Theo dõitìnhhìnhthực hiệncác biếnđộngcácloại tài sản, hàng tồn kho, tình hình tài chính, công nợ, phải thu phải trả của công ty;  Báo cáo các kết quả kinh doanh và một số báo cáo tài chính khác với ban Giám đốc và cơ quan thuế... Phòng Hành chính: - Soạn thảo các văn bản liên quan đến chức năng nhiệm vụ của phòng; - Lưu trữ, quản lý hồ sơ cán bộ, công nhân đang công tác tại doanh nghiệp theo quy định;
  • 46. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0739 - Quản lý công tác hành chính quản lý trong toàn đơn vị: bảo dưỡng hệ thống điện, nước, thiết bị nhà cửa, bảo đảm sự vận hành hệ thống máy móc một cách thường xuyên, đáp ứng yêu cầu hoạt động của công ty; - Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.  Phòng Vật tư:  Quản lý bộ phận vận tải và hoạt động chuyên chở, cung ứng vật liệu cho khách hàng;  Xử lý các vấn đề kỹ thuật phát sinh trong quá trình cung cấp dịch vụ;  Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. Hình 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán công ty:  Kế toán trưởng: Có mối liên hệ trực tiếp với các Kế toán phần hành, có năng lực điều hành và tổ chức, tham mưu cho Ban Giám đốc về các chính sách Tài chính - Kế toán của công ty, là người hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, điều chỉnh những công việc mà các kế toán viên đã làm sao cho hợp lý nhất..Đối với công ty Lam Giang thì kế toán trưởng kiêm luôn kế toán thuế.  Kế toán công nợ: Quản lý và theo dõi công nợ, các khoản thu chi sổ quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản công nợ phải thu, phải trả; định kỳ đối chiếu công nợ với khách hàng, kiểm tra tính hợp lệ và lưu chứng Kế toán trưởng Kế toán công nợ Kế toán thuế Kế toán Ngân hàng
  • 47. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0740 từ liên quan đến công nợ; liên hệ với khách hàng, thu hồi công nợ và thực hiện một số công việc liên quan khác…  Kế toán ngân hàng: Có nhiệm vụ thực hiện các công việc liên quan đến ngân hàng ví dụ như: Kiểm tra số dư tiền gửi các ngân hàng để xem tăng giảm của tiền gửi ngân hàng, báo cáo cho trưởng phòng để kiểm soát và thực hiện kế hoạch dòng tiền, Chuyển giao hồ sơ cho ngân hàng và theo dõi tình hình nhận nợ và trả nợ vay ngân hàng…  Kế toán thuế: Vị trí vô cùng quan trọng không thể thiếu trong doanh nghiệp. Nhiệm vụ là thu thập, xử lý, sắp xếp, lưu trữ hóa đơn-chứng từ kế toán. kê khai những loại báo cáo thuế theo tháng, theo quý, thực hiện quyết toán thuế các loại và lên báo cáo tài chính… 2.1.2.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh  Thị trường cung cấp và tiêu thụ sản phẩm: CTCP Đầu tư và Thương Mại Lam Giang chuyên cung cấp vật liệu, hàng hóa, dịch vụ cho các công ty xây dựng, cầu đường trên toàn cả nước. Ví dụ như cung cấp cho Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1, công ty TNHH thiết bị xây dựng Hồng Hà…Công ty đã tạo dựng được nhiều mối quan hệ với khách hàng doanh nghiệp đối tác, ngày càng tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong bối cảnh lĩnh vực đang kinh doanh gặp nhiều khó khăn hiện nay.  Lực lượng lao động: Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhiều kinh nghiệm giúp cho công ty Lam Giang ngày càng phát triển và tạo dựng được uy tín trong lĩnh vực kinh doanh thương mại vật liệu xây dựng…
  • 48. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0741 TT Nhân sự Số lượng Năm kinh nghiệm Ghi chú 1 Cán bộ lãnh đạo và quản lý 03 5-10 Có HĐLĐ 2 Nhân viên kinh doanh 04 2-5 Có HĐLĐ 3 Kế toán – tài chính 03 3-7 Có HĐLĐ 4 Hành chính 03 2-5 Có HĐLĐ 5 Phòng Vật tư 03 2-5 Có HĐLĐ 2.1.2.4. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt động của công ty a. Thuận lợi: Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Lam Giang là 1 doanh nghiệp tuy còn non trẻ nhưng với sự linh hoạt và mạnh dạn trong kinh doanh, công ty đã đạt được những thành công nhất định và tạo dựng được uy tín trong lĩnh vực kinh doanh thương mại vật liệu xây dựng, vận tải…  Bộ máy lãnh đạo của công ty giàu kinh nghiệm và tạo được nhiều mối quan hệ trong ngành đã giúp đem lại cho công ty những hợp đồng vận tải, cung cấp vật liệu xây dựng cho nhiều công ty xây dựng lớn, công ty có vốn Nhà nước.  Công ty cũng tạo được mối quan hệ tốt đẹp với Ngân hàng, giúp cho các vấn đề tài chính được giải quyết nhanh chóng.  Nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới, là một quốc gia đang phát triển với mục tiêu công nghiệp hóa-hiện đại hóa, do đó nhu cầu xây dựng cao, lĩnh vực xây dựng là lĩnh vực luôn tiềm năng, thêm nữa bất động sản phục hồi cho nên công ty Lam Giang kinh doanh vật liệu xây dựng, hàng hóa, vận tải cũng có khả năng phát triển.  Nước ta mới tham gia hiệp định TPP, và công ty cũng bắt đầu xây dựng nhà máy sợi ở chi nhánh Ninh Bình, với triển vọng khi gia nhập
  • 49. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0742 TPP ngành dệt, sợi sẽ hưởng lợi nhiều nhất, tăng trưởng mạnh mẽ, giúp công ty đạt nhiều lợi nhuận. b. Khó khăn: Hiện nay, các công ty kinh doanh thương mại cùng ngành với công ty Lam Giang được thành lập nhiều, kéo theo sự cạnh tranh gay gắt trong việc tìm kiếm hợp đồng. điều này khiến công ty phải đối mặt với nhiều khó khăn.  Các công ty xây dựng thường có tiến độ thanh toán chậm vì công ty xây dựng quyết toán theo tiến độ thanh toán, làm cho công ty không có nguồn vốn để quay vòng, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, ảnh hưởng đến lợi ích công ty.  Giá các mặt hàng vật liệu xây dựng lại phải cạnh tranh gay gắt với hàng nhập khẩu có giá thành rẻ hơn, kể đến là thép từ Trung Quốc, Nga nhập khẩu ồ ạt vào nước ta, làm cho các doanh nghiệp ngành thép phải cầu cầu lên Chính phủ có biện pháp bảo hộ nội địa. Giá nguyên liệu sản xuất thép giảm mạnh, làm cho giá thép giảm, ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty. 2.1.3. Tình hình tài chính chủ yếu của công ty 2.1.3.1. Tình hình kết quả kinh doanh của công ty Kết quả sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp nhất đánh giá hiệu quả tổ chức sử dụng vốn nói chung và VLĐ nói riêng của mỗi doanh nghiệp. Nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh của công ty có nhiều chuyển biến đáng kể.
  • 50. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0743 BẢNG 2.1.KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỦ YẾU Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2014 Chênh lệch Số tiền TL (%) I. Tổng doanh thu 254.825.692.198 289.887.443.331 -35.061.751.133 -12,09 1. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 254.612.566.545 289.587.021.036 -34.974.454.491 -12,08 2. Doanh thu hoạt động tài chính 0 0 0 0 3. Thu nhập khác 213.125.653 300.422.295 -87.296.642 -29,06 II. Giá vốn hàng bán 234.510.056.516 271.776.586.265 -37.266.529.749 -13,71 III. Tổng chi phí 9.437.231.719 7.653.357.537 1.783.874.182 23.31 1. Chi phí tài chính 4.193.111.346 3.250.521.435 942.589.911 29 2. Chi phí bán hàng 1.654.562.565 2.142.033.310 -487.470.745 -22,76 3. Chi phí quản lý DN 3.564.525.655 2.219.612.153 1.344.913.502 60,59 4. Chi phí khác 25.032.153 41.190.639 -16.158.486 -39,23 IV. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 10.878.403.963 10.457.499.529 420.904.434 4,02 V. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 8.485.155.091 8.156.849.633 328.305.458 4,02 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2014 và 2015)  Về doanh thu: Hoạt động kinh doanh chính của công ty là kinh doanh thương mại buôn bán vật liệu xây dựng, sắt thép vì thế tổng doanh thu của công ty được hình thành chủ yếu từ doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ. Tổng doanh thu năm 2015 giảm so với năm 2014 là 35 tỷ đồng, tương ứng giảm 12,09%. Trong năm vừa qua, sự cạnh tranh gay gắt trong việc tìm kiếm hợp đồng. điều này khiến công ty phải đối mặt với nhiều khó khăn, giá các mặt hàng vật liệu xây dựng lại phải cạnh tranh gay gắt với hàng nhập khẩu có giá thành rẻ hơn cho nên tình hình tiêu thụ sản phẩm giảm rõ rệt. Sự giảm về doanh thu là dấu hiệu quan ngại của các bên liên quan.
  • 51. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0744  Về giá vốn và chi phí: Giá vốn hàng bán giảm 37 tỷ đồng, tương ứng giảm 13,71%. Chi phí tài chính tăng gần 942 triệu đồng, tương ứng tăng 29%, trong đó đều là chi phí lãi vay. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh hơn 1.3 tỷ đồng tương ứng tăng 60,59%, chi phí bán hàng giảm gần 487 triệu đồng, tương ứng 22,76%. Chứng tỏ trong năm, công ty đã giảm khả năng tiêu thụ, tăng vay vốn, tăng các chi phí quản lý để duy trì hoạt động công ty.  Về lợi nhuận: Nhìn chung, 2 năm liên tiếp công ty làm ăn có lợi nhuận và ngày càng tăng, là dấu hiệu tốt cho các bên liên quan. Tổng lợi nhuận sau thuế năm 2015 tăng so với năm 2014, tăng 328.305.459 đồng, tương ứng tăng 4,02%. Mức tăng nhẹ chủ yếu là do doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm gần 35 tỷ đồng nhưng giá vốn hàng bán cũng giảm gần 37 tỷ đồng làm cho lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng hơn 2 tỷ đồng, tương ứng tăng 12,87%. 2.1.3.2. Tình hình biến động tài sản, nguồn vốn của công ty BẢNG 2.2.TÌNHHÌNH BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN, NGUỒN VỐN Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu 31/12/2015 31/12/2014 Chênh lệch Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TL (%) TT (%) Tổng cộng tài sản 107.384.629.213 100 137.544.105.074 100 -30.159.475.861 -21.93 0 A. Tài sản ngắn hạn 107.384.629.213 100 137.544.105.074 100 -30.159.475.861 -21,93 0 B. Tài sản dài hạn 0 0 0 0 0 0 0 Tổng cộng nguồn vốn 107.384.629.213 100 137.544.105.074 100 -30.159.475.861 -21.93 0 A. Nợ phải trả 68.899.474.122 64,16 109.287.255.441 79,46 -40.387.781.319 -36,96 -15,29 I. Nợ ngắn hạn 68.899.474.122 64,16 109.287.255.441 79,46 -40.387.781.319 -36,96 -15,29 II. Nợ dài hạn 0 0 0 0 B. Vốn chủ sở hữu 38.485.155.091 35,84 28.256.849.633 20,54 10.228.305.458 36,20 15,3 (Nguồn:Bảng cân đối kế toán năm 2014-2015)
  • 52. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0745 Dựa vào bảng cân đổi kế toán 2 năm gần đây ta thấy:  Về tài sản: Tổng tài sản của công ty cuối năm 2015 giảm so với đầu năm, cụ thể giảm hơn 30 tỷ đồng, tương ứng giảm 21,93%. Trong đó tài sản công ty đều là tài sản ngắn hạn, không có tài sản dài hạn, lý do là công ty kinh doanh thương mại nên công ty không đầu tư vào tài sản dài hạn. Tài sản ngắn hạn giảm là do các khoản phải thu ngắn hạn giảm mạnh hơn 33 tỷ đồng, tương ứng giảm 29,61%. Quy mô tài sản được thu hẹp do công ty đã thu hồi công nợ giúp công ty có nguồn vốn để quay vòng tăng hiệu suất sử dụng vốn. Bên cạnh đó các khoản tiền và tương đương tiền, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác đều tăng, đây là cơ sở để mở rộng quy mô kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty. Về nguồn vốn: Tổng nguồn vốn của công ty cuối năm 2015 giảm so với đầu năm, cụ thể giảm hơn 30 tỷ đồng, tương ứng giảm 21,93%. Nguồn vốn giảm là do nợ phải trả giảm hơn 40 tỷ đồng, tương ứng giảm 36,96%, trong khi vốn chủ sở hữu tăng hơn 10 tỷ đồng, tương ứng tăng 36,2%. Cơ cấu nguồn vốn: Tỷ trọng nợ phải trả luôn lớn hơn tỷ trọng vốn chủ sở hữu, tỷ trọng nợ giảm về cuối năm. Điều này chứng tỏ mức độ tự chủ về tài chính của công ty tăng lên, mức độ sử dụng đòn bẩy TC giảm, chính sách huy động vốn thiên về sử dụng vốn vay bên ngoài, cụ thể đều là nợ ngắn hạn. Nó đòi hỏi công ty cần có kế hoạch trả nợ hợp lý, có khả năng thanh toán khi đến hạn. 2.1.3.3. Nhận xét sơ bộ về tình hình tài chính của công ty  Những kết quả đạt được: Năm 2015, các khoản phải thu ngắn hạn giảm hơn 33 tỷ đồng tương ứng giảm 29,61%, các khoản phải trả cũng giảm gần 40 tỷ đồng tương ứng giảm
  • 53. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trịnh Anh Trung Lớp: CQ50/11.0746 36,96% Điều này cho thấy công ty đã có kế hoạch trả nợ hợp lý, giảm bớt áp lực trả nợ, công tác thu hồi công nợ tốt, giảm rủi ro và tăng hiệu quả sử dụng vốn. Lợi nhuận sau thuế tăng hơn 328 triệu đồng, tương ứng tăng 4,02% cho thấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có lợi nhuận và có sự tăng trưởng. Các hệ số khả năng thanh toán hầu hết đều tăng, chứng tỏ khả năng tự chủ tài chính của công ty được tăng lên,tăng khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn, giảm rủi ro tài chính.  Những hạn chế, tồn tại: Năm 2015 công ty cũng gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng không nhỏ của ngành sắt thép. Công ty cũng đã phải tăng các chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí lãi vay. Vì vậy các hệ số hiệu suất hoạt động và hệ số hiệu quả hoạt động có phần giảm sút, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và tâm lý của các bên liên quan. 2.2. Thực trạng quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Lam Giang 2.2.1. Thực trạng xác định nhu cầu vốn lưu động của công ty Công ty có một lượng VLĐ cần thiết để đáp ứng các yêu cầu mua sắm vật tư, dữ trữ hàng hóa, bù đắp chênh lệch các khoản phải thu, phải trả giữa công ty với khách hàng, đảm bảo cho quá trình SXKD của công ty được tiến hành bình thường, liên tục. Đó chính là nhu cầu VLĐ thường xuyên, cần thiết của công ty. Thực tế ở Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Lam Giang hiện nay, việc xác định nhu cầu VLĐ chủ yếu dựa trên cảm tính, dựa theo ý muốn chủ quan của nhà quản trị chứ chưa có một công thức cụ thể nào, nên vẫn còn những hạn chế nhất định, chưa mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Điều này tác