SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  104
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ
HỘI TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG DỊCH VỌNG HIỆN
NAY
1
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
ANCT An ninh chính trị
ANQG An ninh quốc gia
ANTT An ninh trật tự
BCA Bộ Công an
CATP Công an thành phố
CSND Cảnh sát nhân dân
MTTQ Mặt trận Tổ Quốc
PCCC Phòng cháy chữa cháy
QĐ Quyết định
QLNN Quản lý nhà nước
TTATGT Trật tự an toàn giao thông
TTATXH Trật tự an toàn xã hội
TTCC Trật tự công cộng
TTĐT Trật tự đô thị
TTGT Trật tự giao thông
TTXH Trật tự xã hội
UBND Ủy ban nhân dân
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giữ vững An ninh quốc gia, bảo đảm sự ổn định của đất nước, đấu
tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động phá hoại của các thế lực thù địch
và các loại tội phạm khác; giữ gìn Trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc
những thành quả cách mạng, phục vụ đắc lực công cuộc đổi mới là một nhiệm
vụ trọng yếu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [14, Tr 86-87].
Do vậy, Quản lý Nhà nước về An ninh quốc gia và Trật tự an toàn xã
hội là một hoạt động quan trọng, luôn luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm
đặc biệt. Chúng ta biết rằng, lực lượng Công an nhân dân là lực lượng nòng
cốt giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc Quản lý Nhà nước về Trật tự an
toàn xã hội. Thực tế những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự chỉ đạo
về nghiệp vụ của Công an các cấp, cán bộ, chiến sĩ công an phường Dịch
Vọng đã làm tốt công tác quản lý Nhà nước về trật tự an toàn xã hội trên địa
bàn phường: tình hình an ninh chính trị được giữ vững , trật tự an toàn xã hội
luôn luôn được đảm bảo. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt được,
công tác giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn còn có những thiếu sót, bộc lộ
những bất cập đã làm hạn chế chất lượng cũng như hiệu quả của công tác
quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội tại phường: công tác giữ gìn an
ninh trật tự chưa được thực hiện thường xuyên, sự quản lý về trật tự an toàn
xã hội chưa đạt được sự thống nhất, đồng thuận thực sự giữa các bộ phận,
ban, ngành liên quan, nên có những trường hợp vi phạm pháp luật không
được xử lý nghiêm túc, làm mất lòng tin của dân. Có những đồng chí nhận
thức về công tác này chưa đầy đủ, chưa đúng tầm.., nên khi thực hiện các biện
pháp công tác còn đơn thuần, mang nặng tính chất hành chính, do đó công tác
xử lý chưa kiên quyết, triệt để, công minh với những trường hợp vi phạm
pháp luật trên địa bàn của phường. Mặt khác, Công an Phường cũng chưa huy
3
động được đông đảo và phát huy tối đa vai trò của quần chúng nhân dân trong
phường tham gia công tác đấu tranh chống tội phạm, giữ gìn Trật tự an toàn
xã hội, mối quan hệ phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan đến trật
tự an ninh chưa được tiến hành một cách đồng bộ nên đã làm hạn chế hiệu
quả, hiệu lực Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội tại địa bàn phường
Dịch Vọng.
Với những đặc điểm chung của đất nước, tình hình cụ thể tại phường
Dịch Vọng, đề tài được tiến hành nghiên cứu, nhằm tổng kết, khắc phục
những khuyết điểm, phát huy những ưu điểm, tìm ra những giải pháp, đóng
góp kinh nghiệm để tăng cường công tác quản lý, giữ gìn TTATXH của cán
bộ chiến sĩ công an phường Dịch Vọng. Với lý do đó, tác giả chọn đề tài
“Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường Dịch
Vọng hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay, lý luận Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội đã
được đề cập đến nhiều trong các giáo trình dành cho chuyên ngành pháp luật
như: Quản lý nhà nước về an ninh trật tự ( Chủ biên: Trần Viết Long và tập
thể tác giả Học Viện Cảnh Sát Nhân Dân, Hà Nội - 2007); Một số vấn đề lí
luận cơ bản quản lý nhà nước về An ninh trật tự (Lê Ngọc Thanh – Đại Học
Cảnh Sát Nhân dân, Hà Nội - 1996); Một số lí luận cơ bản về hoạt động
nghiệp vụ của lực lượng cảnh sát quản lý hành chính (Chủ biên: TS Vũ Văn
Hiền – Học Viện Cảnh Sát Nhân dân, Hà Nội - 2003); Kỹ năng giao tiếp của
cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Chủ biên: PGS. TS Đinh Trọng
Hoàn – NXB Công An Nhân Dân - 2009); Cảnh sát quản lý hành chính về
trật tự xã hội (Chỉ đạo biên soạn: Đại tá Phạm Văn Đức – NXB Công An
Nhân dân, Hà Nội – 1998)...Ngoài ra, cũng có không ít bài viết của các tác giả
trong và ngoài ngành đã đề cập đến vấn đề này. Những công trình trên chính
4
là cơ sở lý luận để tác giả kế thừa trong quá trình thực hiện nội dung của luận
văn này.
Trong phạm vi các khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ và luận án
tiến sĩ trước đây, cũng đã có nhiều nghiên cứu của các tác giả khác nhau liên
quan đến Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, có thể nói
rằng, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và có
hệ thống về đề tài “Quản lýNhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn
phường Dịch Vọng hiện nay”. Có thể nói, luận văn này là công trình đầu tiên
nghiên cứu về vấn đề này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận, đánh giá đúng những ưu điểm và
hạn chế của công tác QLNN về TTATXH trên địa bàn phường Dịch Vọng
cùng với những nguyên nhân của thành công và hạn chế, luận văn xác định
phương hướng và đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường công tác Quản lý
Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường, góp phần vào việc
thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giữ vững an ninh, trật tự tại địa phương.
3.2 Nhiệm vụ:
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:
Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản như: khái niệm, đặc
điểm, nguyên tắc, nội dung Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội
Phân tích đánh giá đúng thực trạng công tác Quản lý Nhà nước về Trật
tự an toàn xã hội tại phường Dịch Vọng. Rút ra những ưu diểm, khuyết điểm,
xác định rõ nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế, thiếu xót đang đặt ra
đối với công tác này trên địa bàn phường Dịch Vọng.
5
Qua việc phân tích thực trạng, luận văn đề xuất những giải pháp nhằm
tăng cường công tác Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn
phường Dịch Vọng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động Quản lý Nhà nước của cán bộ,
chiến sĩ Công an phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
nhằm đảm bảo trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu công tác Quản lý Nhà nước trên lĩnh
vực đảm bảo, giữ gìn Trật tự an toàn xã hội của lực lượng công an nhân dân
trên địa bàn phường Dịch Vọng trong thời gian từ 2006 đến nay.
5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lí luận:
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của tư tưởng Hồ Chí
Minh, chủ trương đường lối và quan điểm của Đảng và Nhà nước về trật tự an
toàn xã hội và công tác quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu được dựng để nghiên cứu cỏc công
trình khoa học đã được công bố, sách, giáo trình liên quan đến Quản lý Nhà
nước về Trật tự an toàn xã hội. Thu thập những tài liệu, báo cáo tổng kết và
khảo sát thực tế về tình hình trật tự an toàn xã hội và công tác quản lý Nhà
nước trên lĩnh vực này tại địa bàn phường Dịch Vọng.
Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp được sử dụng để đánh giá,
nhận xét về những ưu điểm và hạn chế của công tác quản lý trật tự an toàn xã
hội của cán bộ, chiến sĩ công an phường Dịch Vọng.
6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của để tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn làm phong phú hơn những lý luận liên quan quản lý nhà nước
về Trật tự an toàn xã hội, từ đó giúp cho cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng
Công an nhân dân rút ra nhận thức chung về vấn đề này để từng bước nâng
cao hiệu quả công tác Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp cho cán bộ công an phường nói
chung và công an phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội nói riêng
rút ra được những kinh nghiệm trong khi thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn
phường mình quản lý, trên cơ sở đó có những giải pháp phù hợp để tăng
cường công tác QLNN về TTATXH ở địa phương. Đồng thời đây cũng là tài
liệu tham khảo hữu ích cho những người nghiên cứu về lĩnh vực này.
Ngòai ra, việc nghiên cứu đề tài giúp tác giả củng cố thêm hệ thống
nghiệp vụ lý luận Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội, nâng cao trình
độ lý luận và khả năng ứng dụng vào thực tiễn công tác, đáp ứng được yêu
cầu và đòi hỏi của xã hội trong thời kỳ mới.
7. Cấu trúc của luận văn
Luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo,
phần nội dung được kết cấu thành 3 chương và 7 tiết.
7
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG
1.1.Kháiniệmvà mục đíchQuảnlý Nhà nướcvề Trậttựantoànxã hội
1.1.1. Khái niệm Trật tự an toàn xã hội
Trong một số tài liệu, từ điển, bài viết.., thuật ngữ Trật tự an toàn xã hội
được hiểu một cách phổ biến nghĩa là chỉ sự hoạt động ổn định hài hòa của
các thành phần xã hội trong cơ cấu xã hội; trật tự xã hội nhằm duy trì sự phát
triển xã hội và cơ chế bảo đảm tính trật tự xã hội là các thiết chế xã hội. Trật
tự xã hội biểu hiện tính tổ chức của đời sống xã hội, tính chuẩn mực của các
hành động xã hội. Nhờ trật tự xã hội mà hệ thống xã hội đạt được sự ổn định,
cho phép nó hoạt động một cách có hiệu quả dưới sự tác động của các yếu tố
bên trong và bên ngoài. Cũng có tác giả tách thuật ngữ Trật tự an toàn thành
hai vấn đề riêng biệt là trật tự và an toàn để định nghĩa. Chẳng hạn: “Trật tự là
tình trạng ổn định, có thứ bậc trên dưới, trước sau... An toàn là yên ổn trọn
vẹn, yên ổn hẳn, không sợ tai nạn.” (Nguyễn Lân: Từ điển Từ và Ngữ Hán -
Việt. Nxb Văn học. Hà Nội 2003, Tr16, 704). Trật tự công cộng ( xã hội) còn
được hiểu là:
Trạng thái xã hội có trật tự được hình thành và điều chỉnh bởi các quy
tắc, quy phạm nhất định ở những nơi công cộng mà mọi người phải tuân theo.
Trật tự công cộng là một mặt của Trật tự an toàn xã hội và có nội dung bao
gồm những quy định chung về trật tự, vệ sinh, văn hóa; sự tuân thủ những
quy định của pháp luật và phong tục, tập quán, sinh hoạt được mọi người thừa
nhận; tình trạng yên ổn, có trật tự, tôn trọng lẫn nhau trong lao động, sinh
hoạt, nghỉ ngơi của mọi người [3, Tr 1183].
8
Như vậy, nói đến trật tự, an toàn xã hội là nói đến tình trạng (trạng thái)
ổn định , có trật tự, kỷ cương của xã hội. Trật tự, kỷ cương đó được xác lập
trên cơ sở các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành (được gọi là những
quy phạm pháp luật) và những giá trị xã hội, chuẩn mực đạo đức truyền thống
được mọi người trong xã hội thừa nhận, tôn trọng, tuân thủ và nhờ đó mà mọi
người có được cuộc sống yên ổn. Nói cách khác: Trật tự an toàn xã hội là
trạng thái xã hội có trật tự, kỷ cương, trong đó mọi người có cuộc sống yên ổn
trên cơ sở các quy phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức, pháp lý xác định.
Công tác đảm bảo Trật tự an toàn xã hội là giữ gìn trạng thái bình yên, an
toàn, có trật tư, kỷ cương của xã hội, là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu
tranh chống tội phạm, tệ nạn và các hành vi vi phạm pháp luật có ảnh hưởng
đến trạng thái đó.
Dưới góc độ đảm bảo an ninh, trật tự, khái niệm Trật tự, an toàn xã hội
được định nghĩa như sau:
Là trạng thái xã hội bình yên trong đó mọi người được sống yên ổn trên
cơ sở các quy phạm pháp luật, các quy tắc và chuẩn mực đạo đức, pháp lý xác
định. Đấu tranh giữ gìn Trật tự an toàn xã hội bao gồm: giữ gìn trật tự nơi
công cộng; đảm bảo trật tự an toàn giao thông; phòng ngừa tai nạn; bài trừ tệ
nạn xã hội; bảo vệ môi trường...Bảo vệ Trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ của
toàn Đảng, toàn dân, lực lượng Công an nhân dân giữ vai trò nòng cốt và có
chức năng tham mưu, hướng dẫn và trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội
phạm, giữ gìn trật tự công cộng, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, tham gia
phòng ngừa tai nạn, bài trừ tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường [3, Tr 1182].
Dự đứng ở góc độ nghiên cứu nào, chúng ta cũng thấy có sự thống nhất
trong đánh giá về nội hàm của khái niệm Trật tự an toàn xã hội, điều đó được
thể hiện trên những dấu hiệu căn bản sau:
- Đó là một trạng thái trật tự, nề nếp, kỷ cương, bình yên của xã hội.
9
- Trạng thái này chỉ đạt tới độ vững chắc khi được thiết lập trên cơ sở sự
tự giác tuân thủ quy phạm pháp luật, đạo đức của mọi người trong xã hội
- Là kết quả tổng hợp của công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội
phạm, tệ nạn xã hội; công tác quản lý, bảo vệ, gìn giữ trật tự, an toàn trên
nhiều llĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
- Công tác bảo đảm Trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ của toàn Đảng,
toàn dân, trong đó lực lượng Công an nhân dân là nòng cốt.
1.1.2. Khái niệm Quản lý nhà nước
Quản lý là một hoạt động có từ lâu đời trong xã hội. Nói đến hoạt động
quản lý trong xã hội là trực tiếp đề cập đến sự tác động, chỉ huy, điểu khiển
các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người phát triển phù hợp
với quy luật, đạt tới mục đích đề ra và đúng với ý chí của chủ thể quản lý.
Như vậy, có thể hiểu: Quản lý là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý
đối với đối tượng quản lý bằng các hình thức và biện pháp nhằm đạt được
mục đích đã đề ra, trong đó, chủ thể quản lý là những cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền; đối tượng quản lý là các quá trình xã hội và hành vi của
con người có liên quan. Quá trình quản lý phụ thuộc vào các yếu tố chủ yếu
sau:
- Yếu tố con người
- Yếu tố chính trị
- Yếu tố tổ chức
- Yếu tố quyền uy
- Yếu tố thông tin.
Quản lý xã hội về thực chất là quản lý con người đang tham gia các
quan hệ xã hội, vì vậy, nó là hoạt động quản lý bao trùm, có nội dung, phương
pháp và phạm vi rộng lớn, trong đó, quản lý Nhà nước là hoạt động quản lý
10
quan trọng nhất, do tính chất, đặc điểm và vai trò, chức năng của tổ chức Nhà
nước trong toàn bộ kiến trúc thượng tầng của xã hội.
Quản lý Nhà nước là hoạt động của hệ thống các cơ quan Nhà nước
trong việc tổ chức, điều hành, phối hợp các quá trình xã hội, các hoạt động
của tập thể, cá nhân...nhằm đạt được những mục tiêu và yêu cầu nhất định
dựa trên những quy phạm pháp luật, đạo đức xã hội và truyền thống dân tộc.
Chất lượng, hiệu quả của quản lý Nhà nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác
nhau, trong đó nổi bật là những yếu tố sau:
- Tính hoàn chỉnh, đầy đủ, thống nhất chặt chẽ của các quy định trong
hệ thống pháp luật.
- Trình độ tổ chức thực hiện của các cơ quan Nhà nước với tư cách là
những chủ thể thực hiện quản lý trực tiếp.
- Mức độ phổ biến tuyên truyền và trình độ dân trí về văn hóa pháp
luật, văn hóa đời sống xã hội trong các tầng lớp dân cư, các đối tượng quản lý.
- Phương thức, biện pháp huy động và phối hợp các lực lượng xã hội
để giải quyết các nhiệm vụ đề ra.
- Tínhtựgiác trongthực hiện nghĩavụ, nhiệm vụ củađốitượngquảnlý...
Trên bình diện chủ thể quản lý Nhà nước, khái niệm Quản lý Nhà nước
có thể hiểu theo hai nghĩa như sau:
Theo nghĩa rộng: Quản lý Nhà nước là hoạt động tổ chức, điều hành
của cả bộ máy Nhà nước, bao hàm cả sự tác động, tổ chức của quyền lực Nhà
nước trên các phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo cách hiểu
này, ở Việt Nam, hoạt động Quản lý Nhà nước được đặt trong cơ chế "Đảng
lãnh đạo, Nhà nước quản lí, nhân dân lao động làm chủ”.
Theo nghĩa hẹp, Quản lý Nhà nước là quá trình tổ chức, điều hành của
hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước đối với các quá trình xã hội và
hành vi hoạt động của con người trên cơ sở các quy định, quy phạm pháp luật
11
nhằm đạt được những mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ Nhà nước đề ra. Đồng thời,
các cơ quan nhà nước nói chung còn thực hiện các hoạt động có tính chất
chấp hành, điều hành, tính chất hành chính nhà nước nhằm xây dựng tổ chức
bộ máy và củng cố chế độ công tác nội bộ của mình. Chẳng hạn như ra quyết
định thành lập, chia tách, sát nhập các đơn vị tổ chức thuộc bộ máy của mình,
đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, ban hành quy chế làm việc
nội bộ v.v. QLNN theo nghĩa hẹp này còn đồng nghĩa với khái niệm quản lí
hành chính nhà nước.
Từ những phân tích trên đây, có thể rút ra nhận thức chung về Quản lý
Nhà nước như sau:
Quản lý Nhà nước là hoạt động của các chủ thể (chủ yếu là các cơ quan
nhà nước) trên cơ sở quy định của hệ thống pháp luật nhằm tổ chức và phối
hợp những cố gắng chung của toàn xã hội để giải quyết các nhiệm vụ xây
dựng và phát triển kinh tế - xã hội và các nhiệm vụ khác trên tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội.
1.1.3. Khái niệm Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội là bộ phận rất quan trọng
của Quản lý Nhà nước nói chung, của Quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự
nói riêng. Thực chất đó là sự tác động đồng bộ có mục đích của Nhà nước
thông qua hoạt động của một hệ thống các cơ quan Nhà nước và tổ chức xã
hội được chức năng hóa trong lĩnh vực này (trên cơ sở quy định của pháp
luật) vào tất cả các yếu tố cấu thành nên Trật tự an toàn xã hội nhằm tạo nên
sự ổn định, an toàn cho đất nước trên mọi phương diện kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội, nhằm đạt tới các mục tiêu xây dựng thành công và bảo vệ vững
chắc Tổ quốc XHCN.
Thực hiện Quản lý Nhà nước về Trật tự xã hội xã hội trước hết nhằm
đem lại sự bình yên trong hoạt động của các cơ quan, các tổ chức xã hội và
12
cá nhân, bảo vệ trật tự pháp luật và kỉ cương xã hội, bảo đảm thực hiện đầy
đủ các quyền và nghĩa vụ công dân, đấu tranh có hiệu quả với tình trạng phạm
tội, với các vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội. Về thực chất, khái niệm Quản
lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội bao gồm những điểm chính yếu sau:
- Là sự tác động có tổ chức, có có hệ thống và bằng pháp luật vào tất
cả những yếu tố cấu thành nên Trật tự an toàn xã hội nhằm điều chỉnh có hiệu
lực, hiệu quả các quan hệ xã hội, tạo nên những cơ sở vững chắc đảm bảo cho
một nền Trật tự an toàn xã hội theo ý chí của Nhà nước.
- Là một dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực Nhà nước để điều
chỉnh các mối quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người có liên
quan đến trật tự an toàn xã hội.
- Hệ thống các chủ thể quản lý rất rộng, trong đó chủ thể trực tiếp,
nòng cốt là lực lượng Công an nhân dân.
- Đối tượng Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội là tất cả các
cơ quan, tổ chức, nhóm người, cộng đồng người, các cá nhân tham gia các
mối quan hệ thuộc phạm trù trật tự an toàn xã hội.
Như vậy, có thể định nghĩa:
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội là hoạt động chấp hành và
điều hành của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội được Nhà nước ủy
quyền, được tiến hành trên cơ sở pháp luật và để thi hành pháp luật nhằm
thực hiện trong cuộc sống hàng ngàycácchức năng của Nhà nước trong lĩnh
vực Trật tự an toàn xã hội.
1.1.4. Mục đích của Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội, như đã phân tích, là một
bộ phận trong Quản lý Nhà nước về An ninh, trật tự, vì vậy, mục đích của
công tác này cũng phải được định hướng và nhằm góp phần thực hiện mục
13
đích chung. Theo đó, mục đích cuối cùng của Quản lý Nhà nước về An ninh
trật tự nói chung là bảo vệ vững chắc nền an ninh trật tự của Tổ quốc, bảo
đảm sự ổn định và bình yên của xã hội, thực hiện thắng lợi mục tiêu độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng
văn minh. Mục tiêu cụ thể của Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội là
nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ bảo vệ an toàn các cơ quan nhà nước, các tổ
chức, bảo vệ trật tự pháp luật và các kỷ cương xã hội, đấu tranh có hiệu quả
đối với tình trạng phạm tội, với các vi phạm pháp luật và các loại tệ nạn xã
hội, giữ cho xã hội luôn luôn ở trong trạng thái bình yên, trật tự, nề nếp kỷ
cương...
Thực tiễn chứng minh rằng, nếu như quản lý trên lĩnh vực An ninh
chính trị nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt
Nam, bảo vệ chế độ chính trị, bảo vệ nhà nước XHCN, kịp thời phát hiện và
dập tắt mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch chống phá CNXH,
chống phá cách mạng Việt Nam, thì quản lý về Trật tự an toàn xã hội giành
ưu tiên cho mục tiêu đảm bảo cho các quá trình xã hội, các hoạt động trong
đời sống xã hội, đời sống cá nhân trong cộng đồng... được diễn ra một cách
bình thường, an toàn... trên cơ sở tôn trọng và tuân thủ các quy định của pháp
luật và các quy tắc của lối sống, đạo đức XHCN. Giữa An ninh quốc gia và
Trật tự an toàn xã hội có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau. An ninh
quốc gia được bảo vệ vững chắc mới tạo điều kiện cơ bản thuận lợi để bảo vệ
tốt trật tự an toàn xã hội. Ngược lại, Trật tự an toàn xã hội được giữ vững sẽ
góp phần tích cực vào việc bảo vệ vững chắc An ninh quốc gia, tăng cường
lòng tin của quần chúng vào Đảng, Nhà nước, vào chế độ XHCN. Cần nhấn
mạnh rằng: Nếu tình hình Trật tự an toàn xã hội diễn biến phức tạp, nghiêm
trọng kéo dài, không kiểm soát được sẽ gây ảnh hưởng rất xấu, thậm chí
14
chuyển hóa thành vấn đề chống đối chính trị, điều đó rõ ràng tác động tiêu
cực đến An ninh quốc gia.
Đại hội lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định:
Mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập,
chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển đảo, biên
giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa;
giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn, làm
thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và sẵn
sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống mang tính toàn
cầu, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Tăng cường tuyên
truyền, giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, trách nhiệm và nghĩa vụ
bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia và kiến thức quốc phòng, an ninh, làm cho
mọi người hiểu rõ những thách thức lớn tác động trực tiếp đến nhiệm vụ bảo
vệ Tổ quốc trong điều kiện mới, như: chiến tranh bằng vũ khí công nghệ cao,
tranh chấp chủ quyền biển đảo, vùng trời, “diễn biến hòa bình”, bạo loạn
chính trị, khủng bố, tội phạm công nghệ cao, tội phạm xuyên quốc gia. Tăng
cường sức mạnh quốc phòng, an ninh cả về tiềm lực và thế trận; xây dựng khu
vực phòng thủ tỉnh, thành phố vững mạnh; xây dựng thế trận lòng dân vững
chắc trong thực hiện chiến lược bảo vệ Tổ quốc [16, Tr 233).
Đảng Cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo trực tiếp, toàn diện, tuyệt
đối sự nghiệp Bảo vệ An ninh quốc gia và giữ gìn Trật tự an toàn xã hội, vì
vậy, Nghị quyết của Đảng là định hướng cho việc xác định mục đích công tác
Quản lý Nhà nước trên mọi lĩnh vực trong giai đoạn hiện nay, trong đó có
quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội.
Cụ thể, trong các lĩnh vực chủ yếu của đời sống, công tác quản lý Nhà
nước về Trật tự an toàn xã hội hiện nay có mục đích như sau:
15
Về chính trị: Giữ vững sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam, sự
vững chắc của chế độ chính trị XHCN và tăng cường hiệu lực Quản lý của
Nhà nước đối với lĩnh vực Trật tự an toàn xã hội,
Về kinh tế- xã hội: Đảm bảo sựổnđịnh và phát triển các thành phần kinh
tế - xã hội theo định hướng XHCN, phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh với
những hoạt động tội phạm và những vi phạm pháp luật trên lĩnh vực kinh tế
Về tư tưởng văn hóa: Bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh cùng những giá trị trong truyền thống và bản sắc dân tộc, phát hiện kịp
thời và có những biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh với hoạt động
tội phạm, tệ nạn xã hội và những vi phạm pháp luật trên lĩnh vực này.
Về đối ngoại: Góp phần tích cực trong thực hiện chính sách đối ngoại
độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa của Đảng, củng cố và nâng cao
vị thế của Việt nam trên thế giới
Về an ninh quốc phòng: Xây dựng vững chắc nền An ninh nhân dân và
thế trận An ninh nhân dân gắn với nền quốc phòng toàn dân và thế trận quốc
phòng toàn dân. xây dựng lực lượng Công an nhân dân và Quân đội nhân dân
cách mạng, chính quy tinh nhuệ, hiện đại. Chống âm mưu của các thế lực thù
địch, phi chính trị hóa và chia rẽ lực lượng vũ trang.
1.2. Nguyên tắc và một số quan điểm cần quán triệt trong Quản lý
Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội
1.2.1. Nguyên tắc cơ bản trong Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn
xã hội
Nguyên tắc Đảng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối, trực tiếp
Đâylà nguyên tắc cơ bản nhất, quan trọng nhất, chủ đạo và chi phối các
nguyên tắc khác. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định, đấu tranh bảo vệ an
ninh trật tự là nhiệm vụ nặng nề, gian khổ, âm thầm, nhưng rất quan trọng,
16
quan hệ trực tiếp đến vận mệnh của toàn dân, đến sự mất còn của dân tộc.
Một sự nghiệp như vậy phải đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi
mặt của Đảng. Nếu thoát ly đường lối chính trị của Đảng thì không đạt được
kết quả. Trong Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
VIII tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ: “Thường
xuyên tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối
với Quân đội nhân dân và Công an nhân dân, đối với sự nghiệp quốc phòng
và an ninh.” (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội 2001, tr. 119). Gần đây nhất, tại
Đại hội lần thứ XI, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “ Bảo đảm sự lãnh
đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội nhân dân và
Công an nhân dân; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về quốc phòng, an
ninh.” (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội 2011, tr. 235).
Trong quá trình lãnh đạo công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn
xã hội, các cấp ủy Đảng cần phân định rõ chức năng lãnh đạo của mình với
chức năng quản lý của cơ quan Nhà nước, không được biến các tổ chức Đảng
thành các cơ quan hành chính, bao biện làm thay, nhưng cũng không khoán
trắng cho chính quyền, cho các cơ quan chuyên môn. Đảng lãnh đạo bằng
đường lối, chính sách, bằng công tác cán bộ và công tác tổ chức, bằng công
tác vận động quần chúng và công tác giám sát, kiểm tra hoạt động quản lý
Nhà nước trên lĩnh vực này.
Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
Quá trình quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội đòi hỏi các chủ thể
phải dựa trên cơ sở hệ thống văn bản pháp luật nhà nước. Pháp luật thể chế
hóa đường lối, chủ trương của Đảng, thể hiện ý chí của nhân dân. Do vậy,
tăng cường pháp chế trong quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội là hết
17
sức quan trọng và là nguyên tắc bắt buộc. Trong hoạt động quản lý, không
cho phép các chủ thể thực hiện một cách chủ quan, tùy tiện mà phải làm theo
đúng pháp luật. Dựa vào pháp luật, cơ quan Nhà nước mới có thể tiến hành
giải quyết những vụ việc phức tạp xảy ra, phát hiện và xử lí người có hành vi
phạm tội, vi phạm về trật tự an toàn xã hội một cách chính xác, nghiêm minh.
Nguyên tắc pháp chế XHCN trong quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã
hội đòi hỏi quá trình xây dựng các văn bản pháp luật về TTATXH phải kịp
thời, thống nhất và ổn định tương đối, đáp ứng được yêu cầu của công tác bảo
vệ an ninh trật tự đặt ra. Mặt khác, nguyên tắc này cũng đòi hỏi cần phải hoàn
chỉnh hệ thống pháp luật, tổ chức tuyên truyền phổ biến, giáo dục ý thức pháp
luật cho công dân, phát hiện kịp thời và xử lí nghiêm minh các hành vi vi
phạm về TTATXH.
Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ
Đây là một nguyên tắc rất cần thiết và mang tính tất yếu khách quan
xuất phát từ đặc điểm quản lý về trật tự an toàn xã hội, từ mô hình tổ chức và
thực tiễn hoạt động quản lý an ninh, trật tự của lực lượng Công an Nhân dân.
Ở Trung ương, Bộ Công an thực hiện chức năng Quản lý Nhà nước về Trật tự
an toàn xã hội trên phạm vi cả nước. Ngoài việc xây dựng các chiến lược, kế
hoạch quản lý tầm vĩ mô, các lực lượng thuộc Bộ Công an còn phải trực tiếp
tiến hành các hoạt động quản lý, đấu tranh phòng chống các thế lực thù địch,
hoạt động tội phạm, những hành vi vi phạm pháp luật. Công an các cấp được
tổ chức theo nguyên tắc song trùng trực thuộc: vừa chịu sự lãnh đạo của các
cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp, vừa chịu sự chỉ đạo về chuyên môn
nghiệp vụ của Công an cấp trên. Xuất phát từ tính chất, đặc điểm, đặc trưng
về chuyên môn nghiệp vụ của công tác công an, cũng như từ nguyên tắc song
trùng, nên trong quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội cần phải quán triệt
18
nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo lãnh thổ,
trong đó quản lý theo ngành là chủ yếu.
1.2.2. Một số quan điểm cơ bản cần quán triệt trong Quản lý Nhà
nước về Trật tự an toàn xã hội
Quan điểm thứ nhất: Nắm vững và thực hiện đúng cơ chế Đảng lãnh
đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, Công an là lực lượng nòng cốt
Sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của Đảng là nhân tố quyết
định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng nói chung và quản lý nhà nước về trật
tự an toàn xã hội nói riêng. Do đó công tác quản lý nhà nước về TTATXH cần
tuân thủ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và phục vụ cho đường
lối chính trị của Đảng trong từng giai đoạn cách mạng.
Tăng cường quản lý Nhà nước về trật tự an toàn xã hội, phát huy mạnh
mẽ tác dụng của pháp chế làm nó trở thành vũ khí sắc bén để xây dựng và
quản lý trật tự xã hội XHCN là rất cần thiết, song chưa đủ. Điều cần phải
nhấn mạnh trong công tác quản lý là chất lượng, hiệu quả hoạt động của các
chủ thể quản lý, đặc biệt là hệ thống các cơ quan trong bộ máy Nhà nước các
cấp, các ngành. Cần thường xuyên quan tâm xây dựng những cơ quan chuyên
trách: Công an nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân. Phát
huy vai trò, trách nhiệm của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp
trong việc ban hành và đôn đốc tổ chức thực hiện những quy định về công tác
giữ gìn trật tự an toàn xã hội ở địa phương, thực hiện quản lý Nhà nước bằng
hệ thống văn bản pháp luật và các quy phạm pháp luật.
Bản chất Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là một Nhà nước của
dân, do dân, vì dân, sức mạnh của Nhà nước bắt nguồn từ sức mạnh của nhân
dân. Nhà nước vừa đại diện cho quyền lực nhân dân, vừa là một tổ chức để
người dân thể hiện quyền làm chủ xã hội của mình, tham gia ngày càng tích
cực, chủ động hơn những công việc tổ chức, quản lý của Nhà nước. Lĩnh vực
19
giữ gìn trật tự an toàn xã hội nằm trong sự nghiệp bảo vệ thành quả cách
mạng, trực tiếp có liên quan đến lợi ích thiết thân của người dân, vì vậy công
việc này vừa là sự nghiệp của toàn dân, vừa có sức thu hút mạnh mẽ sự quan
tâm của nhân dân và trên thực tế, nhân dân có đủ năng lực sẵn sàng tham gia
vào công tác này. Vấn đề là ở chỗ, cần tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện để
quần chúng thực hiện quyền làm chủ của mình như thế nào trong tham gia
vào công tác quản lý Nhà nước để đạt hiệu quả cao nhất. Đây cũng là biểu
hiện của việc thực hiện tốt quan điểm “lấy dân làm gốc” trong lĩnh vực quản
lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội
Lực lượng Công an nhân dân là chỗ dựa trực tiếp và thường xuyên cho
các ngành, các cấp và quần chúng trong công tác giữ gìn trật tự an toàn xã
hội. Công an nhân dân phải tập trung giải quyết những khâu cơ bản nhất và tổ
chức hướng dẫn các lực lượng khác trong công tác này. Chức năng quan trọng
nhất của lực lượng Công an nhân dân trong lĩnh vực quản lý nhà nước về trật
tự an toàn xã hội là phải làm tốt công tác tham mưu cho Đảng, Nhà nước các
cấp về những vấn đề có liên quan và đề xuất những biện pháp, phương thức
nhằm giữ gìn, đảm bảo an ninh, trật tự ở cả tầm vĩ mô quốc gia, cũng như ở
tầm vi mô địa phương, cơ sở, địa bàn phức tạp... Ngoài ra Công an nhân dân
phải biết kết hợp tính tích cực cách mạng của quần chúng với nghiệp vụ của
các cơ quan chuyên môn.
Quan điểm thứ hai: Kết hợp giữa chủ động phòng ngừa và chủ động
liên tục tấn công
Đây là quan điểm chỉ đạo cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ An ninh quốc
gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Xuất phát từ mục
tiêu chiến lược là bảo vệ tuyệt đối an toàn cho cách mạng, không để các loại
tội phạm, tệ nạn xã hội hoạt động gây rối trật tự an toàn xã hội, do đó, phòng
ngừa, đấu tranh và trấn áp tội phạm phải được kết hợp chặt chẽ với nhau, hỗ
20
trợ nhau. Trong Nghị quyết số 08/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng CSVN (Khóa IX) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc đã nhấn mạnh tư tưởng
chỉ đạo: Quán triệt tinh thần cách mạng tiến công, kết hợp chặt chẽ chủ động
tiến công với chủ động phòng ngừa, lấy chủ động phòng ngừa, giữ vững bên
trong là chính.
Đối tượng đấu tranh có nhiều hành động tinh vi, xảo quyệt, vì vậy để
chủ động bảo vệ an toàn cho cách mạng phải chủ động phòng ngừa. Điều này
thể hiện tính triệt để cách mạng (xóa bỏ mọi nguyên nhân, điều kiện nảy sinh
tội phạm) trong cuộc đấu tranh chống tội phạm. Chủ động phòng ngừa đòi hỏi
phải giữ yên bên trong (giữ yên nội bộ và giữ yên nội địa), phải kết hợp chặt
chẽ giữa phòng ngừa xã hội với phòng ngừa nghiệp vụ. Chủ động phòng ngừa
trong cuộc đấu tranh bảo vệ trật tự an toàn xã hội phải chặt chẽ, tích cực và
thường xuyên, phải chủ động và liên tục tiến công.
Quan điểm thứ ba: Quán triệt tinh thần kiên quyết, thận trọng,
khách quan, toàn diện, nâng cao cảnh giác không để lọt kẻ phạm tội,
không làm oan người vô tội
Bản chất ưu việt của chế độ ta là tôn trọng quyền tự do dân chủ của
người dân, bảo vệ và phát huy được tính tích cực, tự giác của quần chúng trên
mọi lĩnh vực. Do đó, không thể ngụy biện cho rằng, vì mục đíchbảo vệ Đảng,
Nhà nước mà tùy tiện dẫn đến làm oan người vô tội.
Khi giải quyết, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về Trật tự an
toàn xã hội, các cơ quan, tổ chức cần phải hết sức thận trọng, đảm bảo khách
quan, đúng đắn, chính xác trong quá trình tiến hành.
Bên cạnh đó công tác bảo vệ TTATXH phải kiên quyết, thận trọng đấu
tranh trấn áp với các thế lực thù địch, tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.
Tuy nhiên phải dựa trên chứng cứ, tài liệu đã thu thập và được kiểm tra xác
minh. Mỗi đối tượng khác nhau, có phương thức, thủ đoạn hoạt động khác
21
nhau, do đó phải đề cao cảnh giác, tiến hành việc phân loại rõ ràng, xây dựng
và thực hiện đúng các kế hoạch, đối sách phù hợp với mỗi loại đối tượng.
Những nhận xét, đánh giá, kết luận phải chính xác và quán triệt tinh thần kiên
quyết, thận trọng để không lọt kẻ phạm tội và cũng không làm oan người vô
tội
Quan điểm thứ tư: Nghiêm trị kết hợp với khoan hồng, trấn áp kết
hợp với giáo dục cải tạo
Bản chất nhân đạo cách mạng của Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực
bảo vệ thành quả cách mạng thể hiện rõ trong tư tưởng chỉ đạo việc xử lý các
vụ, việc xâm hại đến An ninh chính trị và Trật tự an toàn xã hội: nghiêm trị
kết hợp với khoan hồng, trừng trị kết hợp với giáo dục, cải tạo.
Thực tiễn đấu tranh bảo vệ An ninh chính trị, giữ gìn Trật tự an toàn xã
hội cho thấy, tuy cùng là tội phạm, nhưng tính chất, động cơ, mục đích, vai
trò, mức độ...phạm tội của từng loại đối tượng và mỗi cá nhân đối tượng có
khác nhau, do vậy trong xử lý, cần căn cứ vào pháp luật Nhà nước và tùy theo
mức độ phạm tội mà xử lý một cách nghiêm minh thấu tình, đạt lý, đảm bảo
đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Chính sách khoan hồng được áp dụng giảm nhẹ hình phạt cho những
người phạm tội do ép buộc, bị lừa gạt, song đã nhận rõ lỗi lầm, thật thà hối
cải, quyết tâm sửa chữa, lập công chuộc tội... Nghiêm trị và khoan hồng là
một thể thống nhất, không tách rời nhau. Tùy từng đối tượng cụ thể mà ta xử
lý đúng đắn thì mới tránh được sai lầm, lệch lạc.
Trấn áp tội phạm không phải là để tiêu diệt con người, hành hạ về thể
xác mà chủ yếu là áp dụng các biện pháp cưỡng bức cần thiết để không cho
họ tiếp tục hoạt động gây thiệt hại cho cách mạng và cải tạo họ trở thành
người có ích cho xã hội. Quá trình giáo dục, cải tạo để làm chuyển biến tiến
tới xóa bỏ ý thức phạm tội của người phạm tội là quá trình phải gay go, gian
22
khổ và lâu dài. Nghiêm trị kết hợp với khoan hồng, trấn áp kết hợp với giáo
dục, cải tạo, lấy phòng ngừa xã hội đối với tội phạm là biện pháp cơ bản, đó
là những vấn đề quan trọng để góp phần làm giảm tội phạm, giữ gìn Trật tự
an toàn xã hội của đất nước.
Quan điểm thứ năm: Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ xây dựng Tổ quốc
với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc
Các thế lực thù địch luôn tìm cách phá hoại sự nghiệp xây dựng CNXH
của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Vì vậy chúng ta cần khẳng định
xây dựng Tổ quốc phải gắn chặt với bảo vệ Tổ quốc. Đi đôi với việc xây dựng
nền kinh tế đất nước ngày càng lớn mạnh, phải không ngừng nâng cao cảnh
giác, củng cố quốc phòng, bảo vệ tốt công cuộc xây dựng Tổ quốc. Đây
không chỉ là sự kế thừa bài học lịch sử, truyền thống dân tộc Việt Nam: dựng
nước đi đôi với giữ nước, mà còn là một yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống
đương đại, liên quan trực tiếp đến sự sống còn của chế độ và của dân tộc. Nội
dung bảo vệ phải được quán triệt trong suốt cả quá trình xây dựng đất nước
trên tất cả các lĩnh vực cũng như trong từng khâu, từng mặt, từng giai đoạn.
Sự kết hợp giữa phát triển sản xuất với bảo vệ sản xuất, giữa xây dựng kinh tế
với bảo vệ kinh tế, giữa xây dựng CNXH với bảo vệ Tổ quốc XHCN cần
được nhận thức đầy đủ và sâu sắc trong toàn Đảng, toàn dân. Phải kết hợp
chặt chẽ quốc phòng với an ninh, Quân đội nhân dân và Công an nhân dân để
bảo vệ thành quả mà chúng ta xây dựng được. Đại hội lần thứ XI Đảng CSVN
đã nhấn mạnh:
Tăng cường sức mạnh quốc phòng an ninh cả về tiềm lực và thế
trận...Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh; quốc phòng, an ninh
với kinh tế trong từng chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã
hội; chú trọng vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo [16, Tr. 234).
23
Quan điểm thứ sáu: Bảo vệ An ninh quốc gia phải kết hợp chặt chẽ
với giữ gìn trật tự an toàn xã hội
Đây là hai nội dung của một thể thống nhất trong chức năng quản lý
nền trật tự XHCN, trong đó An ninh quốc gia là nội dung cơ bản nhất. An
ninh quốc gia được bảo vệ vững chắc mới tạo điều kiện cơ bản thuận lợi để
bảo vệ tốt Trật tự an toàn xã hội và ngược lại Trật tự an toàn xã hội được giữ
vững sẽ tạo điều kiện cho An ninh quốc gia càng được củng cố vững chắc,
hiệu lực Quản lý Nhà nước được tăng cường, quyền làm chủ của nhân dân
được bảo đảm, cuộc sống của mọi người được yên vui, hạnh phúc.
Quan điểm thứ bảy: Kết hợp chặt chẽ hai chức năng của Nhà nước
XHCN: Tổ chức, xây dựng với Bạo lực, trấn áp, trong đó nhấn mạnh tổ
chức, xây dựng là chủ yếu
Mục đích của sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng là xây
dựng thành công xã hội mới XHCN ở Việt Nam với những đặc trưng cơ bản là:
Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; do nhân
dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện
đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện
phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn
kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh
đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới [16, tr.70].
Một xã hội tốt đẹp như vậy là kết quả của quá trình phấn đấu dựng xây
không ngừng của cả dân tộc, đòi hỏi sự đầu tư cao độ cả về trí tuệ và sức
lực... của toàn Đảng, toàn dân. Đảng CSVN nhận thức rất rõ ràng rằng, đây là
một quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh phức tạp giữa cái cũ và
cái mới nhằm tạo ra sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống
24
xã hội. Quá trình đó nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với
nhiều bước phát triển, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen, mặt
khác quá trình đó sẽ tiếp tục phải đối diện và phải vượt qua những trở lực,
những sự phản kháng quyết liệt của các thế lực thù địch trong và ngoài nước
để đi đến thắng lợi cuối cùng.
Quan điểm phải kết hợp giữa tổ chức, xây dựng với bạo lực trấn áp
trong Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội ở Việt Nam là hoàn toàn
phù hợp với học thuyết Mác-Lênin về bản chất, chức năng, nhiệm vụ của Nhà
nước XHCN. Theo đó, sự xuất hiện, tồn tại của Nhà nước XHCN là hoàn
toàn cần thiết và phù hợp với đòi hỏi, yêu cầu của thời kỳ quá độ đi lên
CNXH. Tuy nhiên, Nhà nước XHCN có bản chất khác với những nhà nước
trước đây trong lịch sử. Nó không chỉ là cơ quan bạo lực trấn áp và cũng
không chủ yếu là bạo lực, trấn áp, Nhà nước này phải thực hiện công cuộc cải
tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới XHCN. Vì vậy, Lênin cho rằng, Nhà nước
XHCN chỉ mang tính chất là “một nửa nhà nước”. Như vậy, theo lý luận mác-
xớt, Nhà nước XHCN có hai chức năng cơ bản là: thực hiện bạo lực trấn áp,
chuyên chính vô sản đối với mọi âm mưu, hành động chống phá thành quả
cách mạng và sự nghiệp xây dựng CNXH; Tổ chức xây dựng một xã hội mới
XHCN. Hai chức năng đó đều cần thiết, không thể thiếu và cùng thể hiện bản
chất của Nhà nước XHCN. Song, do tính chất, tác dụng của mỗi chức năng
đối với mục đích cuối cùng của cuộc cách mạng XHCN, nên chức năng tổ
chức xây dựng được xác định là chủ yếu.
Thực tế cũng đã chứng tỏ rằng, bạo lực trấn áp nhiều lắm cũng chỉ có
thể xóa bỏ cái cũ và tạo điều kiện cho sự ra đời cái mới, bảo vệ cái mới. Bản
thân sự xuất hiện, lớn mạnh của cái mới, đặc biệt trên lĩnh vực đời sống xã
hội, phụ thuộc trực tiếp và là kết quả của quá trình dựng xây, của công sức tổ
chức, quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội của các chủ thể, trong đó đặc
25
biệt là vai trò của Nhà nước, với tư cách là bộ phận quan trọng nhất trong kiến
trúc thượng tầng của xã hội. Mặt khác, cơ sở của sức mạnh của bạo lực là
dựa trên cơ sở một nền kinh tế vững mạnh và dựa vào sức mạnh to lớn của
khối đoàn kết toàn dân tộc..., tất cả điều đó, rốt cuộc lại phụ thuộc vào công
tác tổ chức và xây dựng nền kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội...
Đối với Việt Nam, Công an nhân dân cùng Quân đội nhân dân được
Hiến pháp, pháp luật xác định là lực lượng vũ trang của Đảng và Nhà nước, là
công cụ bạo lực chủ yếu trong đấu tranh bảo vệ An ninh quốc gia và giữ gìn
Trật tự an toàn xã hội. Quá trình đấu tranh với các thế lực thù địch, tội phạm
để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội là quá trình kết hợp chặt chẽ
bạo lực trấn áp với tổ chức xây dựng. Sự kết hợp đó thể hiện ở mục đích đấu
tranh nhằm phục vụ cho công tác tổ chức xây dựng xã hội mới thành công,
mặt khác, theo chức năng, Công an nhân dân tiến hành công tác tham mưu
cho các cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc xây dựng, tổ chức quản lý nền
An ninh quốc gia và Trật tự an toàn xã hội. Bản thân lực lượng Công an nhân
dân phải được tổ chức, xây dựng thành lực lượng vũ trang trong sạch, vững
mạnh, xứng đáng với vai trò nòng cốt, xung kíchtrong đấu tranh giữ gìn trật tự,
an toàn xã hội. Lực lượng Công an nhân dân cũng trực tiếp làm công tác tổ
chức xây dựng huấn luyện các lực lượng khác như: lực lượng chuyên trách, bán
chuyên trách, các tổ chức nhân dân tham gia lĩnh vực bảo vệ An ninh, trật tự.
1.3. Nội dung, chức năng và nhiệm vụ Quản lý Nhà nước về Trật
tự an toàn xã hội của Công an Phường
1.3.1. Nội dung Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội của
Công an Phường
Quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm
Đấu tranh phòng, chống tội phạm là việc tiến hành các biện pháp loại
trừ nguyên nhân, điều kiện của tội phạm; phát hiện để ngăn chặn kịp thời các
26
hành vi phạm tội, hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả, tác hại do tội phạm gây
ra cho xã hội; điều tra khám phá tội phạm và người phạm tội để đưa ra xử lý
trước pháp luật đảm bảo đúng người, đúng tội; giáo dục, cải tạo người phạm
tội giúp họ nhận thức được lỗi lầm và cố gắng cải tạo tốt, có thể tái hòa nhập
cộng đồng xã hội, trở thành người lương thiện, sống có ích cho xã hội.
Quản lý hành chính về Trật tự xã hội
Quản lý hành chính về trật tự xã hội là hoạt động chấp hành và điều
hành của các cơ quan Nhà nước và các tổ chức xã hội được Nhà nước ủy
quyền, được tiến hành chủ yếu bằng pháp luật và các phương tiện khác để
thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Quản lý hành chính Nhà nước về trật tự xã hội có phạm vi rộng lớn bao
gồm: quản lý việc cấp phát, quản lý giấy chứng minh nhân dân và các loại
giấy tờ khác; quản lý công tác đăng ký, quản lý hộ khẩu; quản lý vũ khí, vật
liệu nổ; quản lý các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT; quản lý
các dịch vụ bảo vệ
Quản lý Nhà nước về giữ gìn trật tự nơi công cộng
Trật tự công cộng là trạng thái xã hội có trật tự, được hình thành và
điều chỉnh bởi các quy tắc, quy phạm nhất định ở những nơi công cộng mà
mọi người phải tuân theo. Trật tự công cộng là một mặt của trật tự, an toàn xã
hội và có nội dung bao gồm những quy định chung về trật tự, yên tĩnh, vệ
sinh, nếp sống văn minh; sự tuân thủ những quy định của pháp luật và phong
tục, tập quán, sinh hoạt được mọi người thừa nhận. Giữ gìn trật tự nơi công
cộng chính là giữ gìn trật tự, yên tĩnh chung, giữ gìn vệ sinh chung, duy trì
nếp sống văn minh ở những nơi công cộng, nơi diễn ra các hoạt động chung
của nhiều người, đảm bảo sự tôn trọng lẫn nhau trong lao động, sinh hoạt,
nghỉ ngơi của mọi người.
27
Quản lý Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy
Đây là biện pháp quản lý hành chính của nhà nước được thực hiện
thông qua việc điều hành và chấp hành của các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền trên cơ sở Luật Phòng cháy và chữa cháy nhằm bảo đảm an toàn về
phòng cháy, chữa cháy, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự. Nội dung Quản lý
Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy bao gồm: ban hành và tổ chức thực hiện
các văn bản pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; tuyên truyền phổ biến giáo
dục pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; tổ chức kiểm tra, hướng dẫn việc
chấp hành các qui định an toàn về cháy, nổ trong các cơ quan, tổ chức, khu
dân cư; tham gia thẩm tra, xét duyệt luận chứng kĩ thuật, thỏa thuận thiết kế
và thiết bị trước khi thi công công trình, giải quyết, xử lý các vi phạm về an
toàn cháy, nổ.
Lực lượng công an tiến hành tuyên truyền để mọi cơ quan, tổ chức, cá
nhân nắm được quyền và nghĩa vụ về công tác phòng cháy, chữa cháy và có ý
thức chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về công tác này. Cần phải thường
xuyên kiểm tra các quy định an toàn về phòng cháy, chữa cháy tại các cơ quan,
xí nghiệp và tại các nhà dân. Kịp thời tìm hiểu nguyên nhân và điều kiện gây
cháy để có biện pháp phòng ngừa, tổ chức cứu chữa khi có vụ cháy xảy ra.
Quản lýNhà nước về giáodục và cải tạo phạm nhân, người có quyết
địnhđưa vàocơ sở giáodục, trường giáo dưỡng, quản lý tại địa bàn cơ sở
Đây là hệ thống các biện pháp QLNN do các cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật có sự tham gia của các
đoàn thể, tổ chức xã hội và công dân nhằm đảm bảo cho cho hoạt động giáo
dục và cải tạo phạm nhân đạt hiệu quả
Quản lý Nhà nước về đảm bảo trật tự an toàn, giao thông
Trật tự an toàn, giao thông là trạng thái xã hội có trật tự được hình
thành và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông,
28
vận tải công cộng mà mọi người phải tuân theo khi tham gia giao thông, nhờ
đó đảm bảo cho hoạt động giao thông thông suốt, có trật tự, an toàn, hạn chế
đến mức thấp nhất tai nạn giao thông gây thiệt hại về người và tài sản. Đảm
bảo trật tự an toàn, giao thông không phải là nhiệm vụ của riêng các lực lượng
chức năng (cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông công chính...) mà là
trách nhiệm của tất cả mọi người khi tham gia giao thông. Điều đó thể hiện ở
việc nắm vững và tuân thủ nghiêm túc luật giao thông, mọi hành vi vi phạm
pháp luật về trật tự an toàn, giao thông phải được xử lý nghiêm khắc. Mặt
khác, cơ quan chức năng cùng nhân dân kịp thời phát hiện những thiếu sót,
yếu kém trong công tác quản lý, điều hành cũng như những nguyên nhân,
điều kiện khác gây cản trở, gia tăng tình trạng tai nạn giao thông và đề xuất
biện pháp, giải pháp khắc phục.
Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông là hệ thống các biện
pháp quản lý của nhà nước do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện
theo qui định của pháp luật, có sự tham gia của các đoàn thể, tổ chức xã hội
và công dân, nhằm bảo đảm cho hoạt động giao thông luôn ổn định, trật tự,
thông suốt và an toàn, góp phần phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các
hành vi vi phạm pháp luật trên lĩnh vực giao thông vận tải, bảo đảm quyền và
lợi ích của mọi công dân khi tham gia giao thông.
Nội dung Quản lý Nhà nước về trật tự, an toàn giao thông bao gồm:
Xây dựng chiến lược qui hoạch, kế hoạch và chính sách đầu tư phát triển giao
thông; xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình quốc gia về an toàn giao
thông và các biện pháp bảo đảm giao thông thông suốtan toàn; ban hành và tổ
chức thực hiện các văn bản pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; tuyên
truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; tổ chức
quản lý, bảo trì bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông; tổ chức đăng ký, cấp, thu
hồi biển số các loại phương tiện giao thông cơ giới; quản lý việc đào tạo, sát
29
hạch, cấp đổi, thu hồi giất phép điều khiển phương tiện giao thông; thanh tra,
kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông...
Quản lýNhà nước về phòng ngừa tai nạn lao động, chống thiên tai,
phòng ngừa dịch bệnh
Ngoài các hoạt động phòng ngừa tai nạn giao thông, các loại tai nạn lao
động cũng cần được chú ý phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất những
thiệt hại do tai nạn lao động gây ra. Thiên tai, dịch bệnh tuy có thể không do
con người tự gây ra, song nó có sức tàn phá ghê gớm, hủy hoại nhiều tài sản,
cướp đi sinh mệnh của nhiều người, để lại những hậu quả nặng nề mà xã hội
phải khắc phục trong thời gian dài. Chính vì vậy, để đảm bảo cho cuộc sống
xã hội được an toàn, việc phòng ngừa tai nạn trong lao động, phòng chống
thiên tai, dịch bệnh cũng là một nội dung vô cùng quan trọng.
QuảnlýNhà nướcvềphòngchốngmatúyvà bài trừ các tệ nạn xã hội
Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch
chuẩn mực xã hội, có tính phổ biến (từ các hành vi vi phạm những nguyên tắc
về lối sống, truyền thống văn hóa, đạo đức, trái với thuần phong mỹ tục, các
giá trị xã hội tốt đẹp cho đến các hành vi vi phạm những quy tắc đã được thể
chế hóa bằng pháp luật, kể cả pháp luật hình sự) ảnh hưởng xấu về đạo đức và
gây hậu quả nghiêm trọng trong đời sống cộng đồng.
Tệ nạn xã hội bao gồm: mại dâm, nghiện ma túy, cờ bạc, mê tín dị
đoan... Tệ nạn xã hội là cơ sở xã hội của tình trạng phạm tội, là một trong
những nguồn gốc phát sinh tội phạm. Phòng, chống tệ nạn xã hội là nhiệm vụ
của toàn xã hội, phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, bằng những biện
pháp đồng bộ, tích cực, kiên quyết và triệt để.
Quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường sinh thái
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người,
sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, dân tộc và nhân
30
loại. Bảo vệ môi trường là tập hợp những biện pháp giữ cho môi trường trong
sạch, sử dụng hoặc phục hồi một cách hợp lý sinh giới (vi sinh vật, thực vật,
động vật) và môi sinh (đất, lòng đất, nước, không khí, khí hậu...), đảm bảo sự
cân bằng sinh thái... nhằm tạo ra một không gian tối ưu cho cuộc sống của
con người.
1.3.2. Chức năng của Công an phường
Bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH là hoạt động mang tính xã hội, cần có
sự phối hợp đồng bộ chặt chẽ giữa các cơ quan Nhà nước, các tổ chức Đảng,
tổ chức xã hội và của từng công dân, trong đó lực lượng Công an giữ vai trò
nòng cốt. Giữ gìn Trật tự an toàn xã hội tại địa bàn phường là nhiệm vụ của
toàn Đảng, toàn dân trong phường, trong đó, Công an phường giữ nhiệm vụ
chủ yếu, trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân thực hiện các chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, trực tiếp bảo vệ quyền lợi của
nhân dân và giữ gìn trật tự trị an tại địa bàn cơ sở. Công an phường là cầu
nối giữa Đảng, Nhà nước và ngành Công an với nhân dân. Trong Điều 1,
Quyết định 826/2006/QĐ- BCA (X13) ngày 20/7/2006 của Bộ trưởng Bộ
Công an đã xác định:
Công an phường là cấp công an chiến đấu ở cơ sở, có trách nhiệm tham
mưu giúp trưởng công an quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Đảng ủy, UBND
phường bảo vệ an ninh, trật tự; tổ chức thực hiện Quản lý Nhà nước về An
ninh, trật tự trên địa bàn phường; trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm,
các vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự; xây dựng Công an phường cách
mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại [38].
Công an phường luôn là chỗ dựa vững chắc của cấp ủy, chính quyền
địa phương trong công tác Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội. Chức
năng cơ bản đó được thể hiện trên những điểm chính sau:
31
Công an phường tham mưu giúp trưởng Công an quận, thị xã, thành
phố trực thuộc tỉnh, Đảng ủy, UBND phường về công tác bảo vệ Trật tự an
toàn xã hội. Dựa trên công tác nghiệp vụ, chuyên môn của mình, Công an
phường thu thập những thông tin, tài liệu về âm mưu, phương thức, thủ đoạn
hoạt động của các loại tội phạm, tình hình an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa
trong quần chúng nhân dân tại địa bàn. Từ đó Công an phường có biện pháp
phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật;
đồng thời hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, tổ chức cá nhân trên địa
bàn thực hiện tốt công tác bảo vệ ANTT.
Công an phường trực tiếp tổ chức, thực hiện, kiểm tra, giám sát và xử
lý các hành vi vi phạm về Trật tự an toàn xã hội. Lực lượng Công an ở từng
phường trực tiếp tiến hành hoạt động đấu tranh phòng, chống các thế lực thù
địch, tộiphạm và những vi phạm pháp luật về Trật tự an toàn xã hội nhằm ngăn
chặn, hạn chếnhững hậu quả do các hành vi vi phạm pháp luật gây ra. Công an
phường nắm chắc tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội, bố trí cán bộ có kinh
nghiệm, vững vàng về phẩm chất chính trị, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, trong
sáng về đạo đức trực tiếp làm nhiệm vụ đấu tranh với tội phạm, tệ nạn, tiến hành
gặp gỡ, giáo dục, cảm hóa đối tượng trong diện quản lý tại địa bàn phường.
Công an phường trực tiếp tuyên truyền, tổ chức, vận động quần chúng
nhân dân tham gia đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, tệ nạn cũng như
âm mưu, hành động chống phá của các thế lực thù địch; phát hiện xử lí những
hành vi vi phạm pháp luật về Trật tự an toàn xã hội nhằm răn đe, giáo dục các
đối tượng và người vi phạm.
1.3.3. Nhiệm vụ của Công an phường
Điều 2, Quyết định 826/ 2006/QĐ – BCA (X13) ngày 20/7/2006 của
Bộ trưởng Bộ Công an quy định về nhiệm vụ của lực lượng công an phường
như sau:
32
- Nắm chắc tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn phường như phát hiện
những khó khăn vướng mắc về kinh tế của nhân dân, những người gặp khó
khăn cần được giúp đỡ. Nắm tình hình việc chấp hành đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết chỉ thị của ngành
công an trong quần chúng nhân dân. Phát hiện những mâu thuẫn trong dân để
có biện pháp xử lí đảm bảo theo đúng pháp luật, Nắm vững tình hình hoạt
động của các phần tử xấu, các tệ nạn xã hội, các vụ việc có liên quan đến An
ninh quốc gia và Trật tự an toàn xã hội tại địa bàn phường. Thu thập các
thông tin, tài liệu có liên quan, nghiên cứu đề xuất với Trưởng Công an quận,
với Đảng ủy, với Ủy ban nhân dân phường quyết định các chủ trương, lập kế
hoạch bảo vệ An ninh, trật tự và tổ chức thực hiện quyết định đó.
- Hướng dẫn các cơ quan đoàn thể, các tổ chức, công dân thực hiện
nghĩa vụ bảo vệ An ninh trật tự, xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an
ninh Tổ quốc; Phối hợp với các cơ quan đoàn thể tuyên truyền, phổ biến pháp
luật về bảo vệ An ninh trật tự; Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho lực
lượng bảo vệ tổ dân phố, dân phòng, các tổ chức quần chúng làm công tác bảo
vệ ANTT theo quy định của pháp luật. Thường xuyên tiến hành xây dựng lực
lượng nòng cốt làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Trong quá trình xây dựng, lực
lượng Công an phường phải biết lựa chọn những người nhiệt tình, có khả
năng, điều kiện, trách nhiệm được quần chúng nhân dân tín nhiệm để tham
gia vào các tổ chức quần chúng nòng cốt bảo vệ An ninh trật tự , tổ chức các
lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ của lực lượng này nhằm nâng cao
hiệu quả phát động quần chúng tham gia đấu tranh phòng, chống các loại tội
phạm.
- Thực hiện các quy định hành chính về Trật tự an toàn xã hội: Quản lý
hộ khẩu, nhân khẩu; phát, cấp chứng minh thư nhân dân và các loại giấy tờ
khác; quản lý, giáo dục đối tượng tại địa bàn; quản lý ngành nghề kinh doanh,
33
quản lý trật tự an toàn giao thông; quản lý phòng cháy, chữa cháy; quản lý
xuất nhập, cảnh, quá cảnh cư trú đi lại của người nước ngoài qua lại Việt
Nam và người Việt nam định cư ở nước ngoài; tiến hành kiểm tra giám sát,
xử lý các vấn đề có liên quan đến An ninh trật tự theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức thực hiện các công tác nghiệp vụ cơ bản để đấu tranh phòng,
chống tội phạm theo quy định của pháp luật và của Bộ trưởng Bộ Công an.
Cụ thể là: Công tác điều tra cơ bản, công tác sưu tra; xây dựng, sử dụng mạng
lưới cơ sở bí mật, nắm bắt đặc diểm, những biến động của từng đối tượng, thu
thập tài liệu lập hồ sơ quản lý phải được tiến hành thường xuyên, liên tục.
Hàng tháng họp xét phân loại đối tượng trong diện sưu tra để kịp thời ngăn
chặn những đối tượng có biểu hiện vi phạm. Việc xây dựng, sử dụng mạng
lưới cơ sở bí mật phải đảm bảo nguyên tắc: lựa chọn những người có đủ khả
năng, điều kiện phát hiện thu thập tin tức có liên quan đến hoạt động đấu
tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn Trật tự an toàn xã hội, có đạo đức và ý
thức giữ gìn bí mật.
- Tổ chức bảo vệ hiện trường, cấp cứu nạn nhân khi có tai nạn xảy ra,
bắt quả tang người phạm tội, tổ chức bắt người có lệnh truy nã đang lẩn trốn
tại địa bàn phường. Tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý, giáo dục đối
tượng trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức giữ gìn Trật tự công cộng, Trật tự đô thị, Trật tự an toàn giao
thông, tham gia giải quyết các vụ gây rối Trật tự công cộng, xử lý các vi phạm
hành chính về An ninh trật tự theo quy định của pháp luật và của Công an cấp
trên.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng bảo vệ tuyệt đối an toàn cán bộ
cấp cao của Đảng, Nhà nước, các đoàn khách quốc tế, chuyên gia nước ngoài
đến công tác, tham quan hoặc đi qua địa bàn phường theo kế hoạch đã được
duyệt.
34
- Hướng dẫn kiểm tra đôn đốc các cơ quan, tổ chức và công dân trong
phường thực hiện pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân,
quyết định của Ủy ban nhân dân phường về bảo vệ An ninh trật tự; kiến nghị
lên cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.
- Tổ chức thực hiện xây dựng lực lượng Công an phường cách mạng,
chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Công an phường phải thường xuyên
học tập, nghiên cứu quán triệt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước trong tình hình mới; liên tục phấn đấu, rèn luyện, tu
dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng của người Công an nhân dân; học tập và
làm theo Sáu điều Bác Hồ dạy, mười điều kỉ luật và năm lời thề danh dự của
ngành Công an. Tổ chức chặt chẽ tài chính, tài sản của Công an phường. Thực
hiện các nhiệm vụ khác do Công an cấp trên và Đảng ủy, UBND phường giao
cho. Công an phường phải biết phối hợp với các lực lượng khác, thực hiện
đồng bộ các nhiệm vụ được giao để hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ An ninh
quốc gia và giữ gìn Trật tự an toàn xã hội [38].
TIỂU KẾT CHƯƠNG I
An ninh quốc gia cùng với Trật tự an toàn xã hội tạo nên sự ổn định,
phát triển bền vững của đất nước, là hàng rào an toàn trước những nguy cơ tấn
công từ mọi phía, bằng mọi thủ đoạn của các thế lực thù địch với Việt Nam,
đồng thời góp phần củng cố vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Giữ cho xã
hội được an toàn, có trật tự, kỷ cương cũng có nghĩa là tạo được môi trường
sống yên ổn, góp phần đảm bảo cuộc sống vui vẻ, lành mạnh, hạnh phúc cho
mọi người, vì vậy đây cũng là lĩnh vực được quần chúng quan tâm và sẵn
sàng tham gia. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, do đó, giữ gìn Trật tự
an toàn xã hội cũng là nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân ta, trong đó
lực lượng Công an nhân dân có vai trò là nòng cốt, xung kích. Nhà nước
35
Cộng hòa XHCN Việt Nam rất quan tâm đến lĩnh vực này và đã xây dựng,
ban hành nhiều văn bản pháp luật làm cơ sở, hành lang pháp lý cho công tác
quản lý về Trật tự an toàn xã hội cả ở tầm vĩ mô, cả ở tầm cơ sở, trong đó có
quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Công an Phường.
Bước vào thời kỳ mới, nhiệm vụ bảo vệ An ninh quốc gia, giữ gìn Trật
tự an toàn xã hội lại càng quan trọng. Tình hình chính trị, kinh tế trên thế giới
diễn biến phức tạp, khó lường; những khó khăn trong nước do tác động từ bên
ngoài và cả những tồn tại từ những giai đoạn trước để lại đã bộc lộ và tác
động tiêu cực đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN hiện nay.
Cộng vào đó, tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp, có
mặt, những lĩnh vực đang có chiều hướng gia tăng, gây lo ngại, bức xúc xã
hội... Tình hình trên đây đặt ra cho Công an phường, với tư cách là lực lượng
nòng cốt, xung kích trên mặt trận đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã
hội giữ gìn an ninh trật tự tại cơ sở, đồng thời là chủ thể quan trọng, trực tiếp
trong quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường nhiều
vấn đề mới cần giải quyết. Trước hết, cần nhận thức sâu sắc hơn nữa rõ về vai
trò, vị trí, nhiệm vụ của mình là góp phần đắc lực vào sự nghiệp bảo vệ vững
chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ
Ðảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; giữ vững an ninh, ổn định chính
trị và Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; chủ động phòng ngừa, ngăn chặn,
đấu tranh với tội phạm, tệ nạn xã hội, giảm thiểu hành vi vi phạm pháp
luật...Từ đó, Công an phường cần phải được xây dựng theo hướng cách mạng,
chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, góp phần quan trọng vào việc
tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về trật tự an toàn xã hội trên địa bàn
phường.
36
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG QUẢN Lí NHÀ NƯỚC VỀ
TRẬT TỰ AN TỒN XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN
PHƯỜNG DỊCH VỌNG HIỆN NAY
2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và tổ chức bộ
máy của Công an phường Dịch Vọng
2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên
Dịch Vọng thuộc vùng đất cổ, nằm ở cửa ngõ phía Tây thành phố Hà
Nội và có quan hệ mật thiết với nội thành. Dịch Vọng có những đặc điểm và
truyền thống riêng của mình. Phường Dịch Vọng là một đơn vị hành chính
thuộc quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, xưa kia gồm 3 thôn: Dịch Vọng
Tiền, Dịch Vọng Trung, Dịch Vọng Hậu; tên nôm là làng Vòng; tên chữ là
Dịch Vọng. Thời Lê và đầu thời Nguyễn, Dịch Vọng là một xã thuộc huyện
Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
chỉ còn có 3 làng: Tiền, Trung, Hậu gọi là tiểu khu Dịch Vọng thuộc quận Đại
La. Trong kháng chiến chống Pháp thuộc Liên xã Dịch Vọng, quận 4 ngoại
thành Hà Nội. Đến năm 1956, sau cải cách ruộng đất, xã Dịch Vọng được lập
gồm 3 thôn thuộc quận 6, sau thuộc huyện Từ Liêm. Dịch Vọng là một trong
những xã lớn của huyện Từ Liêm, vì vậy, đến năm 1982, theo chủ trương của
Thành phố, xã đã cắt 2 bên dãy phố ven đường 32, (tức đường 11A), từ giáp
Yên Hòa đến giáp Mai Dịch, bàn giao cho thị trấn Cầu Giấy. Dịch Vọng cũng
là xã có dân số phát triển rất nhanh. Tháng 9 năm 1997, xã Dịch Vọng được
đổi tên thành phường Dịch Vọng thuộc quận Cầu Giấy. Hiện nay cư dân
phường Dịch Vọng sinh sống theo chiều dài gần 2 km dọc đường quốc lộ Hà
Nội - Sơn Tây. Địa giới phường Dịch Vọng được xác định như sau: phía
37
Đông giáp phường Cống Vị (Ba Đình) và phường Yên Hòa (Cầu Giấy); phía
Tây giáp phường Mai Dịch (Cầu Giấy) và xã Mỹ Đình (Từ Liêm); phía Nam
giáp xã Mễ Trì (Từ Liêm) và phường Yên Hòa (Cầu Giấy); phía Bắc giáp
phường Nghĩa Đô (Cầu Giấy) và xã Cổ Nhuế (Từ Liêm). Dịch Vọng ngày
nay gồm có 10 xúm, phần lớn là những xóm cổ và một vài xóm mới như xóm
Vĩ Hậu. Nhân dân Dịch Vọng cần cù , sáng tạo trong lao động sản xuất, với
nghề cốm làng Vòng nổi tiếng, có truyền thống cách mạng được xây đắp từ
lịch sử đấu tranh chống thực dân, đế quốc cũng như trong quá trình cải tạo và
xây dựng chủ nghĩa xã hội.
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế, văn hóa-xã hội, an ninh trật tự
Quá trình đô thị hóa trên địa bàn huyện Từ Liêm, trong đó có xã Dịch
Vọng, đã phát triển với tốc độ rất nhanh trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt giai
đoạn cả nước đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sự chuyển biến
mạnh mẽ từng ngày từng giờ đã làm thay đổi mọi mặt đời sống xã hội trên
vùng đất vốn chỉ là một xã ven đô nay trở thành một phường trọng điểm của
quận Cầu Giấy. Đây là một thành tựu nổi bật và đã được các cấp, các ngành
và toàn thể quần chúng ghi nhận. Song, quá trình đó cũng đồng thời kéo theo
sự biến động sâu sắc về đất đai, về ngành nghề, về dân cư... Trật tự xã hội bị
xáo động, thói quen làng xã còn ảnh hưởng sâu sắc, trong khi đó, lối sống đô
thị đang dần hình thành, xuất hiện sự xô bồ, hỗn tạp trên một số mặt, một số
lĩnh vực...Điều này có tác động ảnh hưởng tiêu cực đến công tác quản lý nhà
nước về Trật tự, an toàn xã hội. Việc mua bán đất, chuyển đổi mục đích sử
dụng đất, giải phóng mặt bằng, xây dựng nhà cửa, cải tạo cơ sở hạ tầng, nâng
cấp đường 32.. diễn ra phức tạp, kéo dài gây khó khăn cho công tác quản lí
đối với chính quyền địa phương. Mặt khác, đất sản xuất nông nghiệp bị thu
hẹp, các công trình xây dựng ngày càng mở rộng, hình thành các khu đô thị
mới..., đã làm gia tăng số người thất nghiệp hoặc thiếu việc làm do mất đất,
38
thêm vào đó số lao động ngoại tỉnh tràn vào thành phố kiếm việc làm thêm, số
sinh viên ở trọ, số nhân khẩu từ nội thành được giãn ra.., thật sự là áp lực cho
công tác quản lý Nhà nước về trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Năm 1997, Chính phủ ra Nghị định thành lập quận Cầu Giấy, xã Dịch
Vọng chuyển thành phường Dịch Vọng và được tổ chức theo đơn vị hành
chính mới, các xóm đổi thành Tổ dân phố, Công an phường được thành lập..
Đây là bước chuyển biến hết sức quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho công
tác quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội, phù hợp với những thay đổi
trên thực tế và đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống đang được đô thị hóa. Kinh
nghiệm của các phường được thành lập trước trong các quận nội thành đã chỉ
rõ, công tác quản lý Nhà nước về an ninh trật tự tại địa bàn phường chỉ được
tăng cường và phát huy hiệu quả khi đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng
bộ, sự chỉ đạo sát sao của Ủy ban nhân dân phường cùng với phát huy vai trò
nòng cốt, xung kích của lực lượng cán bộ, chiến sĩ Công an Phường.
Hiện nay, phường Dịch Vọng được xác định là một trong những
phường trọng điểm của quận Cầu Giấy. Trên địa bàn phường có đến 10 tuyến
đường chính, nhiều địa điểm công cộng như chợ xe máy, công viên Nghĩa Đĩ,
công viên Cầu Giấy, di tích đình Chùa Hà, đình Thọ Cầu, đình Chùa Tháp.
Ngoài ra còn có nhiều cơ quan đơn vị của Đảng và Nhà nước đúng trên địa
bàn phường như Nhà Văn hóa quận Cầu Giấy, Trung tâm Thể dục thể thao
quận Cầu Giấy, Chi cục Thuế, Kho bạc Nhà nước.
Tình hình hoạt động của tội phạm hình sự, tệ nạn xã hội trên địa bàn
phường diễn biến phức tạp, đáng ngại là xu hướng gia tăng tội phạm sử dụng
bạo lực, manh động, liều lĩnh với những thủ đoạn, phương thức chuyên
nghiệp. Các loại tệ nạn xã hội như cờ bạc, mại dâm, ma túy hoạt động ngày
càng tinh vi, được che dấu dưới nhiều vỏ bọc khác nhau. Trên địa bàn cũng đã
xuất hiện một số đối tượng là người ngoại tỉnh trà trộn để tạm trú và hoạt
39
động phạm pháp hoặc trốn tránh sự truy nã, truy tìm của cơ quan chức năng.
Việc quản lý, kiểm soát và đấu tranh phòng chống những đối tượng trên còn
gặp nhiều khó khăn.
Là một trong những phường có tốc độ đô thị hóa cao của quận, hiện
nay tại Dịch Vọng có nhiều khu đô thị mới, đẹp, hiện đại đã được xây dựng
và đưa vào sử dụng như Khu 5,3 ha, Trung tâm thương mại nhà 299 Cầu
Giấy... Đặc biệt khu Đĩ thị làng Quốc tế Thăng Long có nhiều nhà cao tầng (8
tòa nhà 16 tầng, 9 tòa nhà từ 4 đến 10 tầng, 1 tòa nhà 15 tầng, 2 tòa nhà 28
tầng).., thực tế này đã làm thay đổi diện mạo của phường theo chiều hướng
văn minh, hiện đại. Tuy nhiên, sự phát triển các khu nhà cao tầng cũng trực
tiếp đặt ra những vấn đề mới cho công tác quản lý Nhà nước về trật tự an toàn
xã hội, trong đó nổi bật là về phòng chống cháy nổ, quản lý nhân hộ khẩu.
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và do sự phát triển về kinh tế, xã hội,
văn hóa... những năm gần đây, dân số trên địa bàn phường ngày càng tăng
nhanh, chủ yếu ở các nơi khác về làm ăn sinh sống , cư trú tại các khu đô thị
mới. Đặc biệt, trên địa bàn phường đã xuất hiện những cư dân mới, “cư dân
quốc tế”. Đó là những người nước ngoài đến thuê căn hộ để ở và mở văn
phòng. Khu làng Quốc tế Thăng Long có 18 hộ có nhà cho người nước ngoài
thuê, tòa nhà 299 Cầu Giấy có 21 hộ có nhà cho người nước ngoài thuê, khu
đô thị mới Dịch Vọng có 30 hộ. Tổng số 69 hộ có nhà cho người nước ngoài
thuê với 165 nhân khẩu. Những người nước ngoài đến thuê nhà để ở và làm
việc thuộc nhiều quốc tịch khác nhau, trong đó Hàn quốc 54 người, Hoa Kỳ 6
người, Trung Quốc 12 người, Pakistan 1 người, Thái Lan 4 người, Ấn Độ 2
người và quốc tịch khác 85 người. Trong làng Quốc tế Thăng Long còn có
nhà riêng của Đại sứ quán Canada, nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động
đón tiếp khách quốc tế. Thực tế này đang có xu hướng gia tăng, đòi hỏi công
40
tác quản lý nhân khẩu là người nước ngoài đang cư trú tại phường phải được
coi trọng.
Tổng dân số trên địa bàn phường Dịch Vọng đạt 5.412 hộ với 24.867
nhân khẩu (trong diện KT1; KT2; KT3 và KT4). Số lượng sinh viên các
trường đại học tạm trú trên địa bàn có 2840 nhân khẩu. Tình hình nhân, hộ
khẩu biến động mạnh, thành phần dân cư đa dạng, phức tạp, ý thức chấp
hành những quy định về quản lý hộ tịch, hộ khẩu, tạm trú, tạm vắng... của một
bộ phận nhân dân còn thấp.. đã gây không ít khó khăn cho việc quản lý hành
chính. Vấn đề này đặt ra cho Công an phường Dịch Vọng nhiệm vụ tăng
cường công tác quản lý nhân hộ khẩu, tổ chức triển khai thực hiện các chuyên
đề về quản lý hộ cho thuê nhà, về quản lý sinh viên, về quản lý những người
ngoại tỉnh đến thuê trọ, để từ đó nhanh chóng phát hiện những biểu hiện bất
ổn về an ninh trật tự, kịp thời có biện pháp giải quyết, tránh để xảy ra các vụ
việc phức tạp, kéo dài.
Tốc độ đô thị hóa nhanh chóng cùng với những bất cập trong thực hiện
chính sách đền bù, giải tỏa, những tiêu cực trên thị trường bất động sản...đã
đẩy giá đất lên rất cao. Đất đai bỗng chốc trở thành tài sản có giá trị hơn mọi
thời kỳ trước đó, điều này trở thành nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng
tranh chấp phức tạp, kéo dài giữa các hộ dân với nhau, giữa cá nhân với
doanh nghiệp hay giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác...Mặt khác,
trên địa bàn phường hiện có 72 trụ sở công ty, doanh nghiệp, các sàn giao
dịch chứng khoán bất động sản, có hàng trăm cửa hàng kinh doanh dịch vụ,
siêu thị và dịch vụ khác. Việc quản lý các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an
ninh trật tự và các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm còn nhiều bất cập (đặc
biệt là các cơ sở kinh doanh karaoke, internet, khách sạn, nhà nghỉ, cửa hàng
tẩm quất, mat-xa...)
41
Về Trật tự an toàn giao thông, Trật tự đô thị, Vệ sinh môi trường trên
địa bàn phường cũng còn nhiều tồn tại, hạn chế. Những năm qua, do hạ tầng
kỹ thuật đô thị, tổ chức giao thông còn chưa đồng bộ, có nhiều dự án đang
tiến hành xây dựng với cường độ cao, mặt khác ý thức chấp hành pháp luật và
ý thức chấp hành các quy định về Trật tự an toàn giao thông đường bộ của
một bộ phận quần chúng nhân dân còn thấp, do đó, tình trạng lấn chiếm vỉa hè
gây mất cảnh quan đô thị, ảnh hưởng vệ sinh môi trường còn khá phổ biến và
thường xuyên tái diễn. (Tập trung ở các tuyến phố Chùa Hà, Nguyễn Khánh
Toàn, Trần Đăng Ninh, Trần Thái Tông, Dịch Vọng và đặc biệt ở khu đô thị
50,7 ha gồm 200 biệt thự, khu nhà ở cao tầng).
Tình hình An toàn cháy, nổ trên địa bàn phường cũng rất đáng lo ngại.
Nguy cơ cháy nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào ở một số địa điểm như: khu chợ
xe máy, các khu chung cư cao tầng cũ xây dựng đã lâu ( khu chung cư 5 tầng
80, 81), khu vực đình chùa, các cơ sở kinh doanh dịch vụ, các cơ sở kinh
doanh khí đốt... đặc biệt khu Làng Quốc tế Thăng Long với nhiều tòa nhà cao
tầng có nguy cơ cháy nổ cao và khi xẩy ra sự việc sẽ rất khó khăn cho việc
cứu, chữa cũng như trong khắc phục hậu quả.
2.1.3. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ của Công an phường
Dịch Vọng
Công an phường được cơ cấu, tổ chức theo quy định của Bộ Công an.
Hiện nay, biên chế của Công an phường Dịch Vọng gồm 27 cán bộ, chiến sĩ,
trong đó có 23 sĩ quan, 03 hạ sĩ quan, 01 nữ công nhân viên. Bộ máy tổ chức
của Công an phường gồm Ban chỉ huy (04 đồng chí, trong đó có 01 Trưởng
và 03 Phó); Tổ Cảnh sát khu vực (11 đồng chí); Tổ Cảnh sát hình sự (05 đồng
chí); Tổ Cảnh sát trật tự (05 đồng chí); Cảnh sát trực ban (01 đồng chí); Cấp
dưỡng (01 nhân viên). Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong tổ chức
bộ máy Công an phường được qui định cụ thể như sau
42
2.1.3.1. Về Quy định chung
Đồng chí Trưởng Công an phường chịu trách nhiệm chung về công tác
đảm bảo an ninh trật tự của đơn vị trước Ban Chỉ huy công an Quận Cầu
Giấy, Đảng ủy và Uỷ ban nhân dân phường Dịch Vọng.
Các đồng chí cấp phó trưởng Công an phường chịu trách nhiệm trước
cấp trưởng Công an phường về những mặt công tác do mình được phân công
phụ trách, chịu trách nhiệm toàn bộ công tác của đơn vị trong ca trực, khi có
những việc đột xuất, nhạy cảm, nghiêm trọng phải báo cáo ngay kịp thời cho
Trưởng Công an phường biết và chỉ đạo.
2.1.3.2. Về chức trách, nhiệm vụ cụ thể
Đồng chí Trưởng Công an Phường
- Chịu trách nhiệm chung các mặt của đơn vị.
- Trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra các mặt công tác đảm bảo an ninh chính trị.
- Thực hiện báo cáo xây dựng chương trình, kế hoạch, sơ kết, tổng kết
công tác của đơn vị.
- Ký duyệt các vụ án xử lý hành chính thuộc thẩm quyền CAP.
Đồng chí Phó trưởng thứ nhất
- Điều hành đơn vị khi đồng chí trưởng Công an vắng mặt.
- Phụ trách công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và xây dựng lực lượng.
- Trực tiếp chỉ đạo Tổ Cảnh sát hình sự, Tổ Cảnh sát trực ban.
- Chịu trách nhiệm về công tác quản lý đối tượng, công tác lập hồ sơ
trấn áp đối tượng; tổ chức xây dựng và thực hiện các chuyên đề về công tác
đấu tranh phòng ,chống tội phạm.
Đồng chí Phó trưởng thứ hai
- Phụ trách Tổ Cảnh sát trật tự và các đồng chí tổ bảo vệ chuyên trách.
- Chịu trách nhiệm về công tác đảm bảo Trật tự an toàn giao thông, trật
tự đô thị, vệ sinh môi trường..
43
- Phốihợp với các lực lượng chuyêntrách của phường, quận thi hành các
quyết định cưỡng chế của UBND các cấp.
- Chịu trách nhiệm về công tác phòng chống lụt bão, phòng chống
cháy, nổ.
Đồng chí Phó trưởng thứ ba
- Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc Tổ Cảnh sát khu vực.
- Phụ trách cơng tác xây dựng phong trào Tồn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc.
- Tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác phòng ngừa xã hội, các chuyên đề
quản lý hành chính...
- Phụ trách về công tác phòng cháy, chữa cháy, chịu trách nhiệm bảo
quản kho tàng thư của đơn vị.
2.1.3.3. Về chức năng, nhiệm vụ các Tổ công tác chuyên trách
Sự phân công nhiệm vụ cho các tổ chuyên trách nhằm phát huy vai trò,
tinh thần trách nhiệm và tính sáng tạo của cán bộ, chiến sĩ, tránh sự chồng
chéo và nhằm xây dựng đơn vị CAP Dịch Vọng trong sạch vững mạnh, hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Tổ Tổng hợp có 3 đồng chí làm công tác nội cần, xử lý vi phạm TTGT,
TTĐT, VSMT và làm cấp dưỡng, đánh máy, photo cho đơn vị. Ngoài ra, tổ
tổng hợp còn có nhiệm vụ tham mưu giúp trưởng CAP theo dõi tổng hợp các
chỉ tiêu kết quả của đơn vị, báo cáo tuần, quý, năm và báo cáo kết quả hàng
tháng của đơn vị.
Tổ Trực ban có nhiệm vụ trực ban, theo dõi các loại sổ sách và ghi
chép các thông tin hàng ngày diễn ra tại phường để báo cáo Ban chỉ huy đơn
vị có kế hoạch xử lý. Hiện nay Tổ Trực ban mới có một đồng chí nên cán bộ,
chiến sĩ phải luân phiên trực ban theo ca.
Tổ Cảnh sát khu vực có nhiệm vụ phối hợp với Cảnh sát trật tự giữ gìn
an ninh trật tự tại các địa bàn dân cư của phường mà mình phụ trách, thực
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!

Contenu connexe

Tendances

Luận án: Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...
Luận án: Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...Luận án: Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...
Luận án: Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Tendances (20)

Luận văn: Tội sử dụng mạng internet chiếm đoạt tài sản, HAY
Luận văn: Tội sử dụng mạng internet chiếm đoạt tài sản, HAYLuận văn: Tội sử dụng mạng internet chiếm đoạt tài sản, HAY
Luận văn: Tội sử dụng mạng internet chiếm đoạt tài sản, HAY
 
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật trên tỉnh Quảng Ninh, HOT
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật trên tỉnh Quảng Ninh, HOTLuận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật trên tỉnh Quảng Ninh, HOT
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật trên tỉnh Quảng Ninh, HOT
 
Đề tài: Vi phạm pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình, HAY
Đề tài: Vi phạm pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình, HAYĐề tài: Vi phạm pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình, HAY
Đề tài: Vi phạm pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình, HAY
 
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAYLuận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Hòa giải ở cơ sở (qua thực tiễn tỉnh Hải Dương), HOT
Luận văn: Hòa giải ở cơ sở (qua thực tiễn tỉnh Hải Dương), HOTLuận văn: Hòa giải ở cơ sở (qua thực tiễn tỉnh Hải Dương), HOT
Luận văn: Hòa giải ở cơ sở (qua thực tiễn tỉnh Hải Dương), HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị tại Hà NộiLuận văn: Quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị tại Hà Nội
 
Luận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận 9, Tp Hồ Chí Minh
Luận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận 9, Tp Hồ Chí MinhLuận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận 9, Tp Hồ Chí Minh
Luận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận 9, Tp Hồ Chí Minh
 
Luận văn: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt NamLuận văn: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Bảo đảm quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, HAY
Luận văn: Bảo đảm quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, HAYLuận văn: Bảo đảm quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, HAY
Luận văn: Bảo đảm quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, HAY
 
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, HAY!
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, HAY!Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, HAY!
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, HAY!
 
Luận văn: Cơ chế pháp lý về bảo hộ công dân ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về bảo hộ công dân ở Việt Nam, HOTLuận văn: Cơ chế pháp lý về bảo hộ công dân ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về bảo hộ công dân ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộLuận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ
 
Luận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCM
Luận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCMLuận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCM
Luận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCM
 
Luận án: Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...
Luận án: Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...Luận án: Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...
Luận án: Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...
 
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND, HOT
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND, HOTLuận văn: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND, HOT
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND, HOT
 
Luận văn: Vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên, HOT
Luận văn: Vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên, HOTLuận văn: Vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên, HOT
Luận văn: Vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên, HOT
 
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOTLuận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
 
Đề tài: Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luật
Đề tài: Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luậtĐề tài: Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luật
Đề tài: Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luật
 
Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại Tp Hà Nội, 9đ
Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại Tp Hà Nội, 9đLuận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại Tp Hà Nội, 9đ
Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại Tp Hà Nội, 9đ
 
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
 

Similaire à Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!

Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường Dịch Vọng hiệ...
 Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường Dịch Vọng hiệ... Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường Dịch Vọng hiệ...
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường Dịch Vọng hiệ...hieu anh
 
Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật từ thực tiễn Thị xã Sơn Tây, Thành p...
Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật từ thực tiễn Thị xã Sơn Tây, Thành p...Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật từ thực tiễn Thị xã Sơn Tây, Thành p...
Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật từ thực tiễn Thị xã Sơn Tây, Thành p...hieu anh
 

Similaire à Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường! (20)

Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường Dịch Vọng hiệ...
 Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường Dịch Vọng hiệ... Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường Dịch Vọng hiệ...
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường Dịch Vọng hiệ...
 
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docxCông Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
 
Pháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính
Pháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chínhPháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính
Pháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính
 
Pháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính, HOT
Pháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính, HOTPháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính, HOT
Pháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính, HOT
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp tại tỉnh Nam Định, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp tại tỉnh Nam Định, HAYĐề tài: Quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp tại tỉnh Nam Định, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp tại tỉnh Nam Định, HAY
 
Pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống
Pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thốngPháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống
Pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống
 
Pháp luật về hoà giải cơ sở ở các tỉnh đồng bằng Sông Hồng
Pháp luật về hoà giải cơ sở ở các tỉnh đồng bằng Sông HồngPháp luật về hoà giải cơ sở ở các tỉnh đồng bằng Sông Hồng
Pháp luật về hoà giải cơ sở ở các tỉnh đồng bằng Sông Hồng
 
Đề tài: Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở, Hà Nội, HOT
Đề tài: Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở, Hà Nội, HOTĐề tài: Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở, Hà Nội, HOT
Đề tài: Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở, Hà Nội, HOT
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường đô thị ở Việt Nam
Luận văn: Thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường đô thị ở Việt NamLuận văn: Thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường đô thị ở Việt Nam
Luận văn: Thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường đô thị ở Việt Nam
 
Luận án: Quản lý cộng đồng người Thái ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
Luận án: Quản lý cộng đồng người Thái ở các tỉnh Bắc Trung BộLuận án: Quản lý cộng đồng người Thái ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
Luận án: Quản lý cộng đồng người Thái ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
 
La01.019 luật tục người thái và sự vận dụng trong quản lý nhà nước đối với cộ...
La01.019 luật tục người thái và sự vận dụng trong quản lý nhà nước đối với cộ...La01.019 luật tục người thái và sự vận dụng trong quản lý nhà nước đối với cộ...
La01.019 luật tục người thái và sự vận dụng trong quản lý nhà nước đối với cộ...
 
Pháp luật hình sự của các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án
Pháp luật hình sự của các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa ánPháp luật hình sự của các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án
Pháp luật hình sự của các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án
 
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, HOT
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, HOTLuận văn: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, HOT
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, HOT
 
Luận án: Luật tục người Thái và quản lí cộng đồng người Thái
Luận án: Luật tục người Thái và quản lí cộng đồng người TháiLuận án: Luật tục người Thái và quản lí cộng đồng người Thái
Luận án: Luật tục người Thái và quản lí cộng đồng người Thái
 
Đề cương luận văn thạc sĩ ngành kinh tế xây dựng
Đề cương luận văn thạc sĩ ngành kinh tế xây dựngĐề cương luận văn thạc sĩ ngành kinh tế xây dựng
Đề cương luận văn thạc sĩ ngành kinh tế xây dựng
 
Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tại Thị xã Sơn Tây
Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tại Thị xã Sơn TâyTuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tại Thị xã Sơn Tây
Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tại Thị xã Sơn Tây
 
Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật từ thực tiễn Thị xã Sơn Tây, Thành p...
Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật từ thực tiễn Thị xã Sơn Tây, Thành p...Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật từ thực tiễn Thị xã Sơn Tây, Thành p...
Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật từ thực tiễn Thị xã Sơn Tây, Thành p...
 
Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay, HAY
Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay, HAYCơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay, HAY
Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay, HAY
 
Luận án: Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam
Luận án: Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt NamLuận án: Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam
Luận án: Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam
 
Luận án: Hoàn thiện cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở, HAY
Luận án: Hoàn thiện cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở, HAYLuận án: Hoàn thiện cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở, HAY
Luận án: Hoàn thiện cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở, HAY
 

Plus de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Plus de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Dernier

Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfXem Số Mệnh
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......thoa051989
 
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaThiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaAnhDngBi4
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfXem Số Mệnh
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnkỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnVitHong183894
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxlephuongvu2019
 

Dernier (20)

Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
 
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaThiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnkỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
 

Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!

  • 1. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG DỊCH VỌNG HIỆN NAY
  • 2. 1 BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI ANCT An ninh chính trị ANQG An ninh quốc gia ANTT An ninh trật tự BCA Bộ Công an CATP Công an thành phố CSND Cảnh sát nhân dân MTTQ Mặt trận Tổ Quốc PCCC Phòng cháy chữa cháy QĐ Quyết định QLNN Quản lý nhà nước TTATGT Trật tự an toàn giao thông TTATXH Trật tự an toàn xã hội TTCC Trật tự công cộng TTĐT Trật tự đô thị TTGT Trật tự giao thông TTXH Trật tự xã hội UBND Ủy ban nhân dân
  • 3. 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giữ vững An ninh quốc gia, bảo đảm sự ổn định của đất nước, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động phá hoại của các thế lực thù địch và các loại tội phạm khác; giữ gìn Trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc những thành quả cách mạng, phục vụ đắc lực công cuộc đổi mới là một nhiệm vụ trọng yếu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [14, Tr 86-87]. Do vậy, Quản lý Nhà nước về An ninh quốc gia và Trật tự an toàn xã hội là một hoạt động quan trọng, luôn luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm đặc biệt. Chúng ta biết rằng, lực lượng Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội. Thực tế những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Công an các cấp, cán bộ, chiến sĩ công an phường Dịch Vọng đã làm tốt công tác quản lý Nhà nước về trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường: tình hình an ninh chính trị được giữ vững , trật tự an toàn xã hội luôn luôn được đảm bảo. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt được, công tác giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn còn có những thiếu sót, bộc lộ những bất cập đã làm hạn chế chất lượng cũng như hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội tại phường: công tác giữ gìn an ninh trật tự chưa được thực hiện thường xuyên, sự quản lý về trật tự an toàn xã hội chưa đạt được sự thống nhất, đồng thuận thực sự giữa các bộ phận, ban, ngành liên quan, nên có những trường hợp vi phạm pháp luật không được xử lý nghiêm túc, làm mất lòng tin của dân. Có những đồng chí nhận thức về công tác này chưa đầy đủ, chưa đúng tầm.., nên khi thực hiện các biện pháp công tác còn đơn thuần, mang nặng tính chất hành chính, do đó công tác xử lý chưa kiên quyết, triệt để, công minh với những trường hợp vi phạm pháp luật trên địa bàn của phường. Mặt khác, Công an Phường cũng chưa huy
  • 4. 3 động được đông đảo và phát huy tối đa vai trò của quần chúng nhân dân trong phường tham gia công tác đấu tranh chống tội phạm, giữ gìn Trật tự an toàn xã hội, mối quan hệ phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan đến trật tự an ninh chưa được tiến hành một cách đồng bộ nên đã làm hạn chế hiệu quả, hiệu lực Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội tại địa bàn phường Dịch Vọng. Với những đặc điểm chung của đất nước, tình hình cụ thể tại phường Dịch Vọng, đề tài được tiến hành nghiên cứu, nhằm tổng kết, khắc phục những khuyết điểm, phát huy những ưu điểm, tìm ra những giải pháp, đóng góp kinh nghiệm để tăng cường công tác quản lý, giữ gìn TTATXH của cán bộ chiến sĩ công an phường Dịch Vọng. Với lý do đó, tác giả chọn đề tài “Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường Dịch Vọng hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Cho đến nay, lý luận Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội đã được đề cập đến nhiều trong các giáo trình dành cho chuyên ngành pháp luật như: Quản lý nhà nước về an ninh trật tự ( Chủ biên: Trần Viết Long và tập thể tác giả Học Viện Cảnh Sát Nhân Dân, Hà Nội - 2007); Một số vấn đề lí luận cơ bản quản lý nhà nước về An ninh trật tự (Lê Ngọc Thanh – Đại Học Cảnh Sát Nhân dân, Hà Nội - 1996); Một số lí luận cơ bản về hoạt động nghiệp vụ của lực lượng cảnh sát quản lý hành chính (Chủ biên: TS Vũ Văn Hiền – Học Viện Cảnh Sát Nhân dân, Hà Nội - 2003); Kỹ năng giao tiếp của cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Chủ biên: PGS. TS Đinh Trọng Hoàn – NXB Công An Nhân Dân - 2009); Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Chỉ đạo biên soạn: Đại tá Phạm Văn Đức – NXB Công An Nhân dân, Hà Nội – 1998)...Ngoài ra, cũng có không ít bài viết của các tác giả trong và ngoài ngành đã đề cập đến vấn đề này. Những công trình trên chính
  • 5. 4 là cơ sở lý luận để tác giả kế thừa trong quá trình thực hiện nội dung của luận văn này. Trong phạm vi các khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ trước đây, cũng đã có nhiều nghiên cứu của các tác giả khác nhau liên quan đến Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, có thể nói rằng, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống về đề tài “Quản lýNhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường Dịch Vọng hiện nay”. Có thể nói, luận văn này là công trình đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận, đánh giá đúng những ưu điểm và hạn chế của công tác QLNN về TTATXH trên địa bàn phường Dịch Vọng cùng với những nguyên nhân của thành công và hạn chế, luận văn xác định phương hướng và đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường công tác Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giữ vững an ninh, trật tự tại địa phương. 3.2 Nhiệm vụ: Để thực hiện mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau: Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản như: khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc, nội dung Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội Phân tích đánh giá đúng thực trạng công tác Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội tại phường Dịch Vọng. Rút ra những ưu diểm, khuyết điểm, xác định rõ nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế, thiếu xót đang đặt ra đối với công tác này trên địa bàn phường Dịch Vọng.
  • 6. 5 Qua việc phân tích thực trạng, luận văn đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường công tác Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường Dịch Vọng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động Quản lý Nhà nước của cán bộ, chiến sĩ Công an phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội nhằm đảm bảo trật tự an toàn xã hội tại địa phương. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu công tác Quản lý Nhà nước trên lĩnh vực đảm bảo, giữ gìn Trật tự an toàn xã hội của lực lượng công an nhân dân trên địa bàn phường Dịch Vọng trong thời gian từ 2006 đến nay. 5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lí luận: Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương đường lối và quan điểm của Đảng và Nhà nước về trật tự an toàn xã hội và công tác quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tài liệu được dựng để nghiên cứu cỏc công trình khoa học đã được công bố, sách, giáo trình liên quan đến Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội. Thu thập những tài liệu, báo cáo tổng kết và khảo sát thực tế về tình hình trật tự an toàn xã hội và công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực này tại địa bàn phường Dịch Vọng. Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp được sử dụng để đánh giá, nhận xét về những ưu điểm và hạn chế của công tác quản lý trật tự an toàn xã hội của cán bộ, chiến sĩ công an phường Dịch Vọng.
  • 7. 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của để tài 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn làm phong phú hơn những lý luận liên quan quản lý nhà nước về Trật tự an toàn xã hội, từ đó giúp cho cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng Công an nhân dân rút ra nhận thức chung về vấn đề này để từng bước nâng cao hiệu quả công tác Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp cho cán bộ công an phường nói chung và công an phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội nói riêng rút ra được những kinh nghiệm trong khi thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn phường mình quản lý, trên cơ sở đó có những giải pháp phù hợp để tăng cường công tác QLNN về TTATXH ở địa phương. Đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho những người nghiên cứu về lĩnh vực này. Ngòai ra, việc nghiên cứu đề tài giúp tác giả củng cố thêm hệ thống nghiệp vụ lý luận Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội, nâng cao trình độ lý luận và khả năng ứng dụng vào thực tiễn công tác, đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi của xã hội trong thời kỳ mới. 7. Cấu trúc của luận văn Luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, phần nội dung được kết cấu thành 3 chương và 7 tiết.
  • 8. 7 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG 1.1.Kháiniệmvà mục đíchQuảnlý Nhà nướcvề Trậttựantoànxã hội 1.1.1. Khái niệm Trật tự an toàn xã hội Trong một số tài liệu, từ điển, bài viết.., thuật ngữ Trật tự an toàn xã hội được hiểu một cách phổ biến nghĩa là chỉ sự hoạt động ổn định hài hòa của các thành phần xã hội trong cơ cấu xã hội; trật tự xã hội nhằm duy trì sự phát triển xã hội và cơ chế bảo đảm tính trật tự xã hội là các thiết chế xã hội. Trật tự xã hội biểu hiện tính tổ chức của đời sống xã hội, tính chuẩn mực của các hành động xã hội. Nhờ trật tự xã hội mà hệ thống xã hội đạt được sự ổn định, cho phép nó hoạt động một cách có hiệu quả dưới sự tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài. Cũng có tác giả tách thuật ngữ Trật tự an toàn thành hai vấn đề riêng biệt là trật tự và an toàn để định nghĩa. Chẳng hạn: “Trật tự là tình trạng ổn định, có thứ bậc trên dưới, trước sau... An toàn là yên ổn trọn vẹn, yên ổn hẳn, không sợ tai nạn.” (Nguyễn Lân: Từ điển Từ và Ngữ Hán - Việt. Nxb Văn học. Hà Nội 2003, Tr16, 704). Trật tự công cộng ( xã hội) còn được hiểu là: Trạng thái xã hội có trật tự được hình thành và điều chỉnh bởi các quy tắc, quy phạm nhất định ở những nơi công cộng mà mọi người phải tuân theo. Trật tự công cộng là một mặt của Trật tự an toàn xã hội và có nội dung bao gồm những quy định chung về trật tự, vệ sinh, văn hóa; sự tuân thủ những quy định của pháp luật và phong tục, tập quán, sinh hoạt được mọi người thừa nhận; tình trạng yên ổn, có trật tự, tôn trọng lẫn nhau trong lao động, sinh hoạt, nghỉ ngơi của mọi người [3, Tr 1183].
  • 9. 8 Như vậy, nói đến trật tự, an toàn xã hội là nói đến tình trạng (trạng thái) ổn định , có trật tự, kỷ cương của xã hội. Trật tự, kỷ cương đó được xác lập trên cơ sở các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành (được gọi là những quy phạm pháp luật) và những giá trị xã hội, chuẩn mực đạo đức truyền thống được mọi người trong xã hội thừa nhận, tôn trọng, tuân thủ và nhờ đó mà mọi người có được cuộc sống yên ổn. Nói cách khác: Trật tự an toàn xã hội là trạng thái xã hội có trật tự, kỷ cương, trong đó mọi người có cuộc sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức, pháp lý xác định. Công tác đảm bảo Trật tự an toàn xã hội là giữ gìn trạng thái bình yên, an toàn, có trật tư, kỷ cương của xã hội, là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm, tệ nạn và các hành vi vi phạm pháp luật có ảnh hưởng đến trạng thái đó. Dưới góc độ đảm bảo an ninh, trật tự, khái niệm Trật tự, an toàn xã hội được định nghĩa như sau: Là trạng thái xã hội bình yên trong đó mọi người được sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm pháp luật, các quy tắc và chuẩn mực đạo đức, pháp lý xác định. Đấu tranh giữ gìn Trật tự an toàn xã hội bao gồm: giữ gìn trật tự nơi công cộng; đảm bảo trật tự an toàn giao thông; phòng ngừa tai nạn; bài trừ tệ nạn xã hội; bảo vệ môi trường...Bảo vệ Trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, lực lượng Công an nhân dân giữ vai trò nòng cốt và có chức năng tham mưu, hướng dẫn và trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự công cộng, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, tham gia phòng ngừa tai nạn, bài trừ tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường [3, Tr 1182]. Dự đứng ở góc độ nghiên cứu nào, chúng ta cũng thấy có sự thống nhất trong đánh giá về nội hàm của khái niệm Trật tự an toàn xã hội, điều đó được thể hiện trên những dấu hiệu căn bản sau: - Đó là một trạng thái trật tự, nề nếp, kỷ cương, bình yên của xã hội.
  • 10. 9 - Trạng thái này chỉ đạt tới độ vững chắc khi được thiết lập trên cơ sở sự tự giác tuân thủ quy phạm pháp luật, đạo đức của mọi người trong xã hội - Là kết quả tổng hợp của công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, tệ nạn xã hội; công tác quản lý, bảo vệ, gìn giữ trật tự, an toàn trên nhiều llĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. - Công tác bảo đảm Trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, trong đó lực lượng Công an nhân dân là nòng cốt. 1.1.2. Khái niệm Quản lý nhà nước Quản lý là một hoạt động có từ lâu đời trong xã hội. Nói đến hoạt động quản lý trong xã hội là trực tiếp đề cập đến sự tác động, chỉ huy, điểu khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đề ra và đúng với ý chí của chủ thể quản lý. Như vậy, có thể hiểu: Quản lý là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý bằng các hình thức và biện pháp nhằm đạt được mục đích đã đề ra, trong đó, chủ thể quản lý là những cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền; đối tượng quản lý là các quá trình xã hội và hành vi của con người có liên quan. Quá trình quản lý phụ thuộc vào các yếu tố chủ yếu sau: - Yếu tố con người - Yếu tố chính trị - Yếu tố tổ chức - Yếu tố quyền uy - Yếu tố thông tin. Quản lý xã hội về thực chất là quản lý con người đang tham gia các quan hệ xã hội, vì vậy, nó là hoạt động quản lý bao trùm, có nội dung, phương pháp và phạm vi rộng lớn, trong đó, quản lý Nhà nước là hoạt động quản lý
  • 11. 10 quan trọng nhất, do tính chất, đặc điểm và vai trò, chức năng của tổ chức Nhà nước trong toàn bộ kiến trúc thượng tầng của xã hội. Quản lý Nhà nước là hoạt động của hệ thống các cơ quan Nhà nước trong việc tổ chức, điều hành, phối hợp các quá trình xã hội, các hoạt động của tập thể, cá nhân...nhằm đạt được những mục tiêu và yêu cầu nhất định dựa trên những quy phạm pháp luật, đạo đức xã hội và truyền thống dân tộc. Chất lượng, hiệu quả của quản lý Nhà nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó nổi bật là những yếu tố sau: - Tính hoàn chỉnh, đầy đủ, thống nhất chặt chẽ của các quy định trong hệ thống pháp luật. - Trình độ tổ chức thực hiện của các cơ quan Nhà nước với tư cách là những chủ thể thực hiện quản lý trực tiếp. - Mức độ phổ biến tuyên truyền và trình độ dân trí về văn hóa pháp luật, văn hóa đời sống xã hội trong các tầng lớp dân cư, các đối tượng quản lý. - Phương thức, biện pháp huy động và phối hợp các lực lượng xã hội để giải quyết các nhiệm vụ đề ra. - Tínhtựgiác trongthực hiện nghĩavụ, nhiệm vụ củađốitượngquảnlý... Trên bình diện chủ thể quản lý Nhà nước, khái niệm Quản lý Nhà nước có thể hiểu theo hai nghĩa như sau: Theo nghĩa rộng: Quản lý Nhà nước là hoạt động tổ chức, điều hành của cả bộ máy Nhà nước, bao hàm cả sự tác động, tổ chức của quyền lực Nhà nước trên các phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo cách hiểu này, ở Việt Nam, hoạt động Quản lý Nhà nước được đặt trong cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí, nhân dân lao động làm chủ”. Theo nghĩa hẹp, Quản lý Nhà nước là quá trình tổ chức, điều hành của hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người trên cơ sở các quy định, quy phạm pháp luật
  • 12. 11 nhằm đạt được những mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ Nhà nước đề ra. Đồng thời, các cơ quan nhà nước nói chung còn thực hiện các hoạt động có tính chất chấp hành, điều hành, tính chất hành chính nhà nước nhằm xây dựng tổ chức bộ máy và củng cố chế độ công tác nội bộ của mình. Chẳng hạn như ra quyết định thành lập, chia tách, sát nhập các đơn vị tổ chức thuộc bộ máy của mình, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, ban hành quy chế làm việc nội bộ v.v. QLNN theo nghĩa hẹp này còn đồng nghĩa với khái niệm quản lí hành chính nhà nước. Từ những phân tích trên đây, có thể rút ra nhận thức chung về Quản lý Nhà nước như sau: Quản lý Nhà nước là hoạt động của các chủ thể (chủ yếu là các cơ quan nhà nước) trên cơ sở quy định của hệ thống pháp luật nhằm tổ chức và phối hợp những cố gắng chung của toàn xã hội để giải quyết các nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội và các nhiệm vụ khác trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. 1.1.3. Khái niệm Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội là bộ phận rất quan trọng của Quản lý Nhà nước nói chung, của Quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự nói riêng. Thực chất đó là sự tác động đồng bộ có mục đích của Nhà nước thông qua hoạt động của một hệ thống các cơ quan Nhà nước và tổ chức xã hội được chức năng hóa trong lĩnh vực này (trên cơ sở quy định của pháp luật) vào tất cả các yếu tố cấu thành nên Trật tự an toàn xã hội nhằm tạo nên sự ổn định, an toàn cho đất nước trên mọi phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, nhằm đạt tới các mục tiêu xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN. Thực hiện Quản lý Nhà nước về Trật tự xã hội xã hội trước hết nhằm đem lại sự bình yên trong hoạt động của các cơ quan, các tổ chức xã hội và
  • 13. 12 cá nhân, bảo vệ trật tự pháp luật và kỉ cương xã hội, bảo đảm thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ công dân, đấu tranh có hiệu quả với tình trạng phạm tội, với các vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội. Về thực chất, khái niệm Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội bao gồm những điểm chính yếu sau: - Là sự tác động có tổ chức, có có hệ thống và bằng pháp luật vào tất cả những yếu tố cấu thành nên Trật tự an toàn xã hội nhằm điều chỉnh có hiệu lực, hiệu quả các quan hệ xã hội, tạo nên những cơ sở vững chắc đảm bảo cho một nền Trật tự an toàn xã hội theo ý chí của Nhà nước. - Là một dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực Nhà nước để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người có liên quan đến trật tự an toàn xã hội. - Hệ thống các chủ thể quản lý rất rộng, trong đó chủ thể trực tiếp, nòng cốt là lực lượng Công an nhân dân. - Đối tượng Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội là tất cả các cơ quan, tổ chức, nhóm người, cộng đồng người, các cá nhân tham gia các mối quan hệ thuộc phạm trù trật tự an toàn xã hội. Như vậy, có thể định nghĩa: Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội là hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội được Nhà nước ủy quyền, được tiến hành trên cơ sở pháp luật và để thi hành pháp luật nhằm thực hiện trong cuộc sống hàng ngàycácchức năng của Nhà nước trong lĩnh vực Trật tự an toàn xã hội. 1.1.4. Mục đích của Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội, như đã phân tích, là một bộ phận trong Quản lý Nhà nước về An ninh, trật tự, vì vậy, mục đích của công tác này cũng phải được định hướng và nhằm góp phần thực hiện mục
  • 14. 13 đích chung. Theo đó, mục đích cuối cùng của Quản lý Nhà nước về An ninh trật tự nói chung là bảo vệ vững chắc nền an ninh trật tự của Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định và bình yên của xã hội, thực hiện thắng lợi mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng văn minh. Mục tiêu cụ thể của Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội là nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ bảo vệ an toàn các cơ quan nhà nước, các tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật và các kỷ cương xã hội, đấu tranh có hiệu quả đối với tình trạng phạm tội, với các vi phạm pháp luật và các loại tệ nạn xã hội, giữ cho xã hội luôn luôn ở trong trạng thái bình yên, trật tự, nề nếp kỷ cương... Thực tiễn chứng minh rằng, nếu như quản lý trên lĩnh vực An ninh chính trị nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam, bảo vệ chế độ chính trị, bảo vệ nhà nước XHCN, kịp thời phát hiện và dập tắt mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch chống phá CNXH, chống phá cách mạng Việt Nam, thì quản lý về Trật tự an toàn xã hội giành ưu tiên cho mục tiêu đảm bảo cho các quá trình xã hội, các hoạt động trong đời sống xã hội, đời sống cá nhân trong cộng đồng... được diễn ra một cách bình thường, an toàn... trên cơ sở tôn trọng và tuân thủ các quy định của pháp luật và các quy tắc của lối sống, đạo đức XHCN. Giữa An ninh quốc gia và Trật tự an toàn xã hội có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau. An ninh quốc gia được bảo vệ vững chắc mới tạo điều kiện cơ bản thuận lợi để bảo vệ tốt trật tự an toàn xã hội. Ngược lại, Trật tự an toàn xã hội được giữ vững sẽ góp phần tích cực vào việc bảo vệ vững chắc An ninh quốc gia, tăng cường lòng tin của quần chúng vào Đảng, Nhà nước, vào chế độ XHCN. Cần nhấn mạnh rằng: Nếu tình hình Trật tự an toàn xã hội diễn biến phức tạp, nghiêm trọng kéo dài, không kiểm soát được sẽ gây ảnh hưởng rất xấu, thậm chí
  • 15. 14 chuyển hóa thành vấn đề chống đối chính trị, điều đó rõ ràng tác động tiêu cực đến An ninh quốc gia. Đại hội lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: Mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển đảo, biên giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống mang tính toàn cầu, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia và kiến thức quốc phòng, an ninh, làm cho mọi người hiểu rõ những thách thức lớn tác động trực tiếp đến nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới, như: chiến tranh bằng vũ khí công nghệ cao, tranh chấp chủ quyền biển đảo, vùng trời, “diễn biến hòa bình”, bạo loạn chính trị, khủng bố, tội phạm công nghệ cao, tội phạm xuyên quốc gia. Tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh cả về tiềm lực và thế trận; xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố vững mạnh; xây dựng thế trận lòng dân vững chắc trong thực hiện chiến lược bảo vệ Tổ quốc [16, Tr 233). Đảng Cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo trực tiếp, toàn diện, tuyệt đối sự nghiệp Bảo vệ An ninh quốc gia và giữ gìn Trật tự an toàn xã hội, vì vậy, Nghị quyết của Đảng là định hướng cho việc xác định mục đích công tác Quản lý Nhà nước trên mọi lĩnh vực trong giai đoạn hiện nay, trong đó có quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội. Cụ thể, trong các lĩnh vực chủ yếu của đời sống, công tác quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội hiện nay có mục đích như sau:
  • 16. 15 Về chính trị: Giữ vững sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam, sự vững chắc của chế độ chính trị XHCN và tăng cường hiệu lực Quản lý của Nhà nước đối với lĩnh vực Trật tự an toàn xã hội, Về kinh tế- xã hội: Đảm bảo sựổnđịnh và phát triển các thành phần kinh tế - xã hội theo định hướng XHCN, phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh với những hoạt động tội phạm và những vi phạm pháp luật trên lĩnh vực kinh tế Về tư tưởng văn hóa: Bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cùng những giá trị trong truyền thống và bản sắc dân tộc, phát hiện kịp thời và có những biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh với hoạt động tội phạm, tệ nạn xã hội và những vi phạm pháp luật trên lĩnh vực này. Về đối ngoại: Góp phần tích cực trong thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa của Đảng, củng cố và nâng cao vị thế của Việt nam trên thế giới Về an ninh quốc phòng: Xây dựng vững chắc nền An ninh nhân dân và thế trận An ninh nhân dân gắn với nền quốc phòng toàn dân và thế trận quốc phòng toàn dân. xây dựng lực lượng Công an nhân dân và Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy tinh nhuệ, hiện đại. Chống âm mưu của các thế lực thù địch, phi chính trị hóa và chia rẽ lực lượng vũ trang. 1.2. Nguyên tắc và một số quan điểm cần quán triệt trong Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội 1.2.1. Nguyên tắc cơ bản trong Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội Nguyên tắc Đảng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối, trực tiếp Đâylà nguyên tắc cơ bản nhất, quan trọng nhất, chủ đạo và chi phối các nguyên tắc khác. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định, đấu tranh bảo vệ an ninh trật tự là nhiệm vụ nặng nề, gian khổ, âm thầm, nhưng rất quan trọng,
  • 17. 16 quan hệ trực tiếp đến vận mệnh của toàn dân, đến sự mất còn của dân tộc. Một sự nghiệp như vậy phải đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng. Nếu thoát ly đường lối chính trị của Đảng thì không đạt được kết quả. Trong Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ: “Thường xuyên tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội nhân dân và Công an nhân dân, đối với sự nghiệp quốc phòng và an ninh.” (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội 2001, tr. 119). Gần đây nhất, tại Đại hội lần thứ XI, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “ Bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội nhân dân và Công an nhân dân; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh.” (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội 2011, tr. 235). Trong quá trình lãnh đạo công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội, các cấp ủy Đảng cần phân định rõ chức năng lãnh đạo của mình với chức năng quản lý của cơ quan Nhà nước, không được biến các tổ chức Đảng thành các cơ quan hành chính, bao biện làm thay, nhưng cũng không khoán trắng cho chính quyền, cho các cơ quan chuyên môn. Đảng lãnh đạo bằng đường lối, chính sách, bằng công tác cán bộ và công tác tổ chức, bằng công tác vận động quần chúng và công tác giám sát, kiểm tra hoạt động quản lý Nhà nước trên lĩnh vực này. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa Quá trình quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội đòi hỏi các chủ thể phải dựa trên cơ sở hệ thống văn bản pháp luật nhà nước. Pháp luật thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, thể hiện ý chí của nhân dân. Do vậy, tăng cường pháp chế trong quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội là hết
  • 18. 17 sức quan trọng và là nguyên tắc bắt buộc. Trong hoạt động quản lý, không cho phép các chủ thể thực hiện một cách chủ quan, tùy tiện mà phải làm theo đúng pháp luật. Dựa vào pháp luật, cơ quan Nhà nước mới có thể tiến hành giải quyết những vụ việc phức tạp xảy ra, phát hiện và xử lí người có hành vi phạm tội, vi phạm về trật tự an toàn xã hội một cách chính xác, nghiêm minh. Nguyên tắc pháp chế XHCN trong quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội đòi hỏi quá trình xây dựng các văn bản pháp luật về TTATXH phải kịp thời, thống nhất và ổn định tương đối, đáp ứng được yêu cầu của công tác bảo vệ an ninh trật tự đặt ra. Mặt khác, nguyên tắc này cũng đòi hỏi cần phải hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, tổ chức tuyên truyền phổ biến, giáo dục ý thức pháp luật cho công dân, phát hiện kịp thời và xử lí nghiêm minh các hành vi vi phạm về TTATXH. Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ Đây là một nguyên tắc rất cần thiết và mang tính tất yếu khách quan xuất phát từ đặc điểm quản lý về trật tự an toàn xã hội, từ mô hình tổ chức và thực tiễn hoạt động quản lý an ninh, trật tự của lực lượng Công an Nhân dân. Ở Trung ương, Bộ Công an thực hiện chức năng Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên phạm vi cả nước. Ngoài việc xây dựng các chiến lược, kế hoạch quản lý tầm vĩ mô, các lực lượng thuộc Bộ Công an còn phải trực tiếp tiến hành các hoạt động quản lý, đấu tranh phòng chống các thế lực thù địch, hoạt động tội phạm, những hành vi vi phạm pháp luật. Công an các cấp được tổ chức theo nguyên tắc song trùng trực thuộc: vừa chịu sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp, vừa chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Công an cấp trên. Xuất phát từ tính chất, đặc điểm, đặc trưng về chuyên môn nghiệp vụ của công tác công an, cũng như từ nguyên tắc song trùng, nên trong quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội cần phải quán triệt
  • 19. 18 nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo lãnh thổ, trong đó quản lý theo ngành là chủ yếu. 1.2.2. Một số quan điểm cơ bản cần quán triệt trong Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội Quan điểm thứ nhất: Nắm vững và thực hiện đúng cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, Công an là lực lượng nòng cốt Sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng nói chung và quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội nói riêng. Do đó công tác quản lý nhà nước về TTATXH cần tuân thủ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và phục vụ cho đường lối chính trị của Đảng trong từng giai đoạn cách mạng. Tăng cường quản lý Nhà nước về trật tự an toàn xã hội, phát huy mạnh mẽ tác dụng của pháp chế làm nó trở thành vũ khí sắc bén để xây dựng và quản lý trật tự xã hội XHCN là rất cần thiết, song chưa đủ. Điều cần phải nhấn mạnh trong công tác quản lý là chất lượng, hiệu quả hoạt động của các chủ thể quản lý, đặc biệt là hệ thống các cơ quan trong bộ máy Nhà nước các cấp, các ngành. Cần thường xuyên quan tâm xây dựng những cơ quan chuyên trách: Công an nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân. Phát huy vai trò, trách nhiệm của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp trong việc ban hành và đôn đốc tổ chức thực hiện những quy định về công tác giữ gìn trật tự an toàn xã hội ở địa phương, thực hiện quản lý Nhà nước bằng hệ thống văn bản pháp luật và các quy phạm pháp luật. Bản chất Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là một Nhà nước của dân, do dân, vì dân, sức mạnh của Nhà nước bắt nguồn từ sức mạnh của nhân dân. Nhà nước vừa đại diện cho quyền lực nhân dân, vừa là một tổ chức để người dân thể hiện quyền làm chủ xã hội của mình, tham gia ngày càng tích cực, chủ động hơn những công việc tổ chức, quản lý của Nhà nước. Lĩnh vực
  • 20. 19 giữ gìn trật tự an toàn xã hội nằm trong sự nghiệp bảo vệ thành quả cách mạng, trực tiếp có liên quan đến lợi ích thiết thân của người dân, vì vậy công việc này vừa là sự nghiệp của toàn dân, vừa có sức thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của nhân dân và trên thực tế, nhân dân có đủ năng lực sẵn sàng tham gia vào công tác này. Vấn đề là ở chỗ, cần tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện để quần chúng thực hiện quyền làm chủ của mình như thế nào trong tham gia vào công tác quản lý Nhà nước để đạt hiệu quả cao nhất. Đây cũng là biểu hiện của việc thực hiện tốt quan điểm “lấy dân làm gốc” trong lĩnh vực quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội Lực lượng Công an nhân dân là chỗ dựa trực tiếp và thường xuyên cho các ngành, các cấp và quần chúng trong công tác giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Công an nhân dân phải tập trung giải quyết những khâu cơ bản nhất và tổ chức hướng dẫn các lực lượng khác trong công tác này. Chức năng quan trọng nhất của lực lượng Công an nhân dân trong lĩnh vực quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội là phải làm tốt công tác tham mưu cho Đảng, Nhà nước các cấp về những vấn đề có liên quan và đề xuất những biện pháp, phương thức nhằm giữ gìn, đảm bảo an ninh, trật tự ở cả tầm vĩ mô quốc gia, cũng như ở tầm vi mô địa phương, cơ sở, địa bàn phức tạp... Ngoài ra Công an nhân dân phải biết kết hợp tính tích cực cách mạng của quần chúng với nghiệp vụ của các cơ quan chuyên môn. Quan điểm thứ hai: Kết hợp giữa chủ động phòng ngừa và chủ động liên tục tấn công Đây là quan điểm chỉ đạo cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ An ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Xuất phát từ mục tiêu chiến lược là bảo vệ tuyệt đối an toàn cho cách mạng, không để các loại tội phạm, tệ nạn xã hội hoạt động gây rối trật tự an toàn xã hội, do đó, phòng ngừa, đấu tranh và trấn áp tội phạm phải được kết hợp chặt chẽ với nhau, hỗ
  • 21. 20 trợ nhau. Trong Nghị quyết số 08/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN (Khóa IX) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc đã nhấn mạnh tư tưởng chỉ đạo: Quán triệt tinh thần cách mạng tiến công, kết hợp chặt chẽ chủ động tiến công với chủ động phòng ngừa, lấy chủ động phòng ngừa, giữ vững bên trong là chính. Đối tượng đấu tranh có nhiều hành động tinh vi, xảo quyệt, vì vậy để chủ động bảo vệ an toàn cho cách mạng phải chủ động phòng ngừa. Điều này thể hiện tính triệt để cách mạng (xóa bỏ mọi nguyên nhân, điều kiện nảy sinh tội phạm) trong cuộc đấu tranh chống tội phạm. Chủ động phòng ngừa đòi hỏi phải giữ yên bên trong (giữ yên nội bộ và giữ yên nội địa), phải kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa xã hội với phòng ngừa nghiệp vụ. Chủ động phòng ngừa trong cuộc đấu tranh bảo vệ trật tự an toàn xã hội phải chặt chẽ, tích cực và thường xuyên, phải chủ động và liên tục tiến công. Quan điểm thứ ba: Quán triệt tinh thần kiên quyết, thận trọng, khách quan, toàn diện, nâng cao cảnh giác không để lọt kẻ phạm tội, không làm oan người vô tội Bản chất ưu việt của chế độ ta là tôn trọng quyền tự do dân chủ của người dân, bảo vệ và phát huy được tính tích cực, tự giác của quần chúng trên mọi lĩnh vực. Do đó, không thể ngụy biện cho rằng, vì mục đíchbảo vệ Đảng, Nhà nước mà tùy tiện dẫn đến làm oan người vô tội. Khi giải quyết, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về Trật tự an toàn xã hội, các cơ quan, tổ chức cần phải hết sức thận trọng, đảm bảo khách quan, đúng đắn, chính xác trong quá trình tiến hành. Bên cạnh đó công tác bảo vệ TTATXH phải kiên quyết, thận trọng đấu tranh trấn áp với các thế lực thù địch, tội phạm, các vi phạm pháp luật khác. Tuy nhiên phải dựa trên chứng cứ, tài liệu đã thu thập và được kiểm tra xác minh. Mỗi đối tượng khác nhau, có phương thức, thủ đoạn hoạt động khác
  • 22. 21 nhau, do đó phải đề cao cảnh giác, tiến hành việc phân loại rõ ràng, xây dựng và thực hiện đúng các kế hoạch, đối sách phù hợp với mỗi loại đối tượng. Những nhận xét, đánh giá, kết luận phải chính xác và quán triệt tinh thần kiên quyết, thận trọng để không lọt kẻ phạm tội và cũng không làm oan người vô tội Quan điểm thứ tư: Nghiêm trị kết hợp với khoan hồng, trấn áp kết hợp với giáo dục cải tạo Bản chất nhân đạo cách mạng của Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực bảo vệ thành quả cách mạng thể hiện rõ trong tư tưởng chỉ đạo việc xử lý các vụ, việc xâm hại đến An ninh chính trị và Trật tự an toàn xã hội: nghiêm trị kết hợp với khoan hồng, trừng trị kết hợp với giáo dục, cải tạo. Thực tiễn đấu tranh bảo vệ An ninh chính trị, giữ gìn Trật tự an toàn xã hội cho thấy, tuy cùng là tội phạm, nhưng tính chất, động cơ, mục đích, vai trò, mức độ...phạm tội của từng loại đối tượng và mỗi cá nhân đối tượng có khác nhau, do vậy trong xử lý, cần căn cứ vào pháp luật Nhà nước và tùy theo mức độ phạm tội mà xử lý một cách nghiêm minh thấu tình, đạt lý, đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Chính sách khoan hồng được áp dụng giảm nhẹ hình phạt cho những người phạm tội do ép buộc, bị lừa gạt, song đã nhận rõ lỗi lầm, thật thà hối cải, quyết tâm sửa chữa, lập công chuộc tội... Nghiêm trị và khoan hồng là một thể thống nhất, không tách rời nhau. Tùy từng đối tượng cụ thể mà ta xử lý đúng đắn thì mới tránh được sai lầm, lệch lạc. Trấn áp tội phạm không phải là để tiêu diệt con người, hành hạ về thể xác mà chủ yếu là áp dụng các biện pháp cưỡng bức cần thiết để không cho họ tiếp tục hoạt động gây thiệt hại cho cách mạng và cải tạo họ trở thành người có ích cho xã hội. Quá trình giáo dục, cải tạo để làm chuyển biến tiến tới xóa bỏ ý thức phạm tội của người phạm tội là quá trình phải gay go, gian
  • 23. 22 khổ và lâu dài. Nghiêm trị kết hợp với khoan hồng, trấn áp kết hợp với giáo dục, cải tạo, lấy phòng ngừa xã hội đối với tội phạm là biện pháp cơ bản, đó là những vấn đề quan trọng để góp phần làm giảm tội phạm, giữ gìn Trật tự an toàn xã hội của đất nước. Quan điểm thứ năm: Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ xây dựng Tổ quốc với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Các thế lực thù địch luôn tìm cách phá hoại sự nghiệp xây dựng CNXH của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Vì vậy chúng ta cần khẳng định xây dựng Tổ quốc phải gắn chặt với bảo vệ Tổ quốc. Đi đôi với việc xây dựng nền kinh tế đất nước ngày càng lớn mạnh, phải không ngừng nâng cao cảnh giác, củng cố quốc phòng, bảo vệ tốt công cuộc xây dựng Tổ quốc. Đây không chỉ là sự kế thừa bài học lịch sử, truyền thống dân tộc Việt Nam: dựng nước đi đôi với giữ nước, mà còn là một yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống đương đại, liên quan trực tiếp đến sự sống còn của chế độ và của dân tộc. Nội dung bảo vệ phải được quán triệt trong suốt cả quá trình xây dựng đất nước trên tất cả các lĩnh vực cũng như trong từng khâu, từng mặt, từng giai đoạn. Sự kết hợp giữa phát triển sản xuất với bảo vệ sản xuất, giữa xây dựng kinh tế với bảo vệ kinh tế, giữa xây dựng CNXH với bảo vệ Tổ quốc XHCN cần được nhận thức đầy đủ và sâu sắc trong toàn Đảng, toàn dân. Phải kết hợp chặt chẽ quốc phòng với an ninh, Quân đội nhân dân và Công an nhân dân để bảo vệ thành quả mà chúng ta xây dựng được. Đại hội lần thứ XI Đảng CSVN đã nhấn mạnh: Tăng cường sức mạnh quốc phòng an ninh cả về tiềm lực và thế trận...Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh; quốc phòng, an ninh với kinh tế trong từng chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội; chú trọng vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo [16, Tr. 234).
  • 24. 23 Quan điểm thứ sáu: Bảo vệ An ninh quốc gia phải kết hợp chặt chẽ với giữ gìn trật tự an toàn xã hội Đây là hai nội dung của một thể thống nhất trong chức năng quản lý nền trật tự XHCN, trong đó An ninh quốc gia là nội dung cơ bản nhất. An ninh quốc gia được bảo vệ vững chắc mới tạo điều kiện cơ bản thuận lợi để bảo vệ tốt Trật tự an toàn xã hội và ngược lại Trật tự an toàn xã hội được giữ vững sẽ tạo điều kiện cho An ninh quốc gia càng được củng cố vững chắc, hiệu lực Quản lý Nhà nước được tăng cường, quyền làm chủ của nhân dân được bảo đảm, cuộc sống của mọi người được yên vui, hạnh phúc. Quan điểm thứ bảy: Kết hợp chặt chẽ hai chức năng của Nhà nước XHCN: Tổ chức, xây dựng với Bạo lực, trấn áp, trong đó nhấn mạnh tổ chức, xây dựng là chủ yếu Mục đích của sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng là xây dựng thành công xã hội mới XHCN ở Việt Nam với những đặc trưng cơ bản là: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới [16, tr.70]. Một xã hội tốt đẹp như vậy là kết quả của quá trình phấn đấu dựng xây không ngừng của cả dân tộc, đòi hỏi sự đầu tư cao độ cả về trí tuệ và sức lực... của toàn Đảng, toàn dân. Đảng CSVN nhận thức rất rõ ràng rằng, đây là một quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh phức tạp giữa cái cũ và cái mới nhằm tạo ra sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống
  • 25. 24 xã hội. Quá trình đó nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước phát triển, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen, mặt khác quá trình đó sẽ tiếp tục phải đối diện và phải vượt qua những trở lực, những sự phản kháng quyết liệt của các thế lực thù địch trong và ngoài nước để đi đến thắng lợi cuối cùng. Quan điểm phải kết hợp giữa tổ chức, xây dựng với bạo lực trấn áp trong Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội ở Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với học thuyết Mác-Lênin về bản chất, chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước XHCN. Theo đó, sự xuất hiện, tồn tại của Nhà nước XHCN là hoàn toàn cần thiết và phù hợp với đòi hỏi, yêu cầu của thời kỳ quá độ đi lên CNXH. Tuy nhiên, Nhà nước XHCN có bản chất khác với những nhà nước trước đây trong lịch sử. Nó không chỉ là cơ quan bạo lực trấn áp và cũng không chủ yếu là bạo lực, trấn áp, Nhà nước này phải thực hiện công cuộc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới XHCN. Vì vậy, Lênin cho rằng, Nhà nước XHCN chỉ mang tính chất là “một nửa nhà nước”. Như vậy, theo lý luận mác- xớt, Nhà nước XHCN có hai chức năng cơ bản là: thực hiện bạo lực trấn áp, chuyên chính vô sản đối với mọi âm mưu, hành động chống phá thành quả cách mạng và sự nghiệp xây dựng CNXH; Tổ chức xây dựng một xã hội mới XHCN. Hai chức năng đó đều cần thiết, không thể thiếu và cùng thể hiện bản chất của Nhà nước XHCN. Song, do tính chất, tác dụng của mỗi chức năng đối với mục đích cuối cùng của cuộc cách mạng XHCN, nên chức năng tổ chức xây dựng được xác định là chủ yếu. Thực tế cũng đã chứng tỏ rằng, bạo lực trấn áp nhiều lắm cũng chỉ có thể xóa bỏ cái cũ và tạo điều kiện cho sự ra đời cái mới, bảo vệ cái mới. Bản thân sự xuất hiện, lớn mạnh của cái mới, đặc biệt trên lĩnh vực đời sống xã hội, phụ thuộc trực tiếp và là kết quả của quá trình dựng xây, của công sức tổ chức, quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội của các chủ thể, trong đó đặc
  • 26. 25 biệt là vai trò của Nhà nước, với tư cách là bộ phận quan trọng nhất trong kiến trúc thượng tầng của xã hội. Mặt khác, cơ sở của sức mạnh của bạo lực là dựa trên cơ sở một nền kinh tế vững mạnh và dựa vào sức mạnh to lớn của khối đoàn kết toàn dân tộc..., tất cả điều đó, rốt cuộc lại phụ thuộc vào công tác tổ chức và xây dựng nền kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... Đối với Việt Nam, Công an nhân dân cùng Quân đội nhân dân được Hiến pháp, pháp luật xác định là lực lượng vũ trang của Đảng và Nhà nước, là công cụ bạo lực chủ yếu trong đấu tranh bảo vệ An ninh quốc gia và giữ gìn Trật tự an toàn xã hội. Quá trình đấu tranh với các thế lực thù địch, tội phạm để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội là quá trình kết hợp chặt chẽ bạo lực trấn áp với tổ chức xây dựng. Sự kết hợp đó thể hiện ở mục đích đấu tranh nhằm phục vụ cho công tác tổ chức xây dựng xã hội mới thành công, mặt khác, theo chức năng, Công an nhân dân tiến hành công tác tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc xây dựng, tổ chức quản lý nền An ninh quốc gia và Trật tự an toàn xã hội. Bản thân lực lượng Công an nhân dân phải được tổ chức, xây dựng thành lực lượng vũ trang trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với vai trò nòng cốt, xung kíchtrong đấu tranh giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Lực lượng Công an nhân dân cũng trực tiếp làm công tác tổ chức xây dựng huấn luyện các lực lượng khác như: lực lượng chuyên trách, bán chuyên trách, các tổ chức nhân dân tham gia lĩnh vực bảo vệ An ninh, trật tự. 1.3. Nội dung, chức năng và nhiệm vụ Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội của Công an Phường 1.3.1. Nội dung Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội của Công an Phường Quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm Đấu tranh phòng, chống tội phạm là việc tiến hành các biện pháp loại trừ nguyên nhân, điều kiện của tội phạm; phát hiện để ngăn chặn kịp thời các
  • 27. 26 hành vi phạm tội, hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả, tác hại do tội phạm gây ra cho xã hội; điều tra khám phá tội phạm và người phạm tội để đưa ra xử lý trước pháp luật đảm bảo đúng người, đúng tội; giáo dục, cải tạo người phạm tội giúp họ nhận thức được lỗi lầm và cố gắng cải tạo tốt, có thể tái hòa nhập cộng đồng xã hội, trở thành người lương thiện, sống có ích cho xã hội. Quản lý hành chính về Trật tự xã hội Quản lý hành chính về trật tự xã hội là hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan Nhà nước và các tổ chức xã hội được Nhà nước ủy quyền, được tiến hành chủ yếu bằng pháp luật và các phương tiện khác để thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước quản lý hành chính về trật tự xã hội. Quản lý hành chính Nhà nước về trật tự xã hội có phạm vi rộng lớn bao gồm: quản lý việc cấp phát, quản lý giấy chứng minh nhân dân và các loại giấy tờ khác; quản lý công tác đăng ký, quản lý hộ khẩu; quản lý vũ khí, vật liệu nổ; quản lý các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT; quản lý các dịch vụ bảo vệ Quản lý Nhà nước về giữ gìn trật tự nơi công cộng Trật tự công cộng là trạng thái xã hội có trật tự, được hình thành và điều chỉnh bởi các quy tắc, quy phạm nhất định ở những nơi công cộng mà mọi người phải tuân theo. Trật tự công cộng là một mặt của trật tự, an toàn xã hội và có nội dung bao gồm những quy định chung về trật tự, yên tĩnh, vệ sinh, nếp sống văn minh; sự tuân thủ những quy định của pháp luật và phong tục, tập quán, sinh hoạt được mọi người thừa nhận. Giữ gìn trật tự nơi công cộng chính là giữ gìn trật tự, yên tĩnh chung, giữ gìn vệ sinh chung, duy trì nếp sống văn minh ở những nơi công cộng, nơi diễn ra các hoạt động chung của nhiều người, đảm bảo sự tôn trọng lẫn nhau trong lao động, sinh hoạt, nghỉ ngơi của mọi người.
  • 28. 27 Quản lý Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy Đây là biện pháp quản lý hành chính của nhà nước được thực hiện thông qua việc điều hành và chấp hành của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên cơ sở Luật Phòng cháy và chữa cháy nhằm bảo đảm an toàn về phòng cháy, chữa cháy, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự. Nội dung Quản lý Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy bao gồm: ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; tổ chức kiểm tra, hướng dẫn việc chấp hành các qui định an toàn về cháy, nổ trong các cơ quan, tổ chức, khu dân cư; tham gia thẩm tra, xét duyệt luận chứng kĩ thuật, thỏa thuận thiết kế và thiết bị trước khi thi công công trình, giải quyết, xử lý các vi phạm về an toàn cháy, nổ. Lực lượng công an tiến hành tuyên truyền để mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân nắm được quyền và nghĩa vụ về công tác phòng cháy, chữa cháy và có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về công tác này. Cần phải thường xuyên kiểm tra các quy định an toàn về phòng cháy, chữa cháy tại các cơ quan, xí nghiệp và tại các nhà dân. Kịp thời tìm hiểu nguyên nhân và điều kiện gây cháy để có biện pháp phòng ngừa, tổ chức cứu chữa khi có vụ cháy xảy ra. Quản lýNhà nước về giáodục và cải tạo phạm nhân, người có quyết địnhđưa vàocơ sở giáodục, trường giáo dưỡng, quản lý tại địa bàn cơ sở Đây là hệ thống các biện pháp QLNN do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật có sự tham gia của các đoàn thể, tổ chức xã hội và công dân nhằm đảm bảo cho cho hoạt động giáo dục và cải tạo phạm nhân đạt hiệu quả Quản lý Nhà nước về đảm bảo trật tự an toàn, giao thông Trật tự an toàn, giao thông là trạng thái xã hội có trật tự được hình thành và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông,
  • 29. 28 vận tải công cộng mà mọi người phải tuân theo khi tham gia giao thông, nhờ đó đảm bảo cho hoạt động giao thông thông suốt, có trật tự, an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao thông gây thiệt hại về người và tài sản. Đảm bảo trật tự an toàn, giao thông không phải là nhiệm vụ của riêng các lực lượng chức năng (cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông công chính...) mà là trách nhiệm của tất cả mọi người khi tham gia giao thông. Điều đó thể hiện ở việc nắm vững và tuân thủ nghiêm túc luật giao thông, mọi hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn, giao thông phải được xử lý nghiêm khắc. Mặt khác, cơ quan chức năng cùng nhân dân kịp thời phát hiện những thiếu sót, yếu kém trong công tác quản lý, điều hành cũng như những nguyên nhân, điều kiện khác gây cản trở, gia tăng tình trạng tai nạn giao thông và đề xuất biện pháp, giải pháp khắc phục. Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông là hệ thống các biện pháp quản lý của nhà nước do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo qui định của pháp luật, có sự tham gia của các đoàn thể, tổ chức xã hội và công dân, nhằm bảo đảm cho hoạt động giao thông luôn ổn định, trật tự, thông suốt và an toàn, góp phần phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật trên lĩnh vực giao thông vận tải, bảo đảm quyền và lợi ích của mọi công dân khi tham gia giao thông. Nội dung Quản lý Nhà nước về trật tự, an toàn giao thông bao gồm: Xây dựng chiến lược qui hoạch, kế hoạch và chính sách đầu tư phát triển giao thông; xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình quốc gia về an toàn giao thông và các biện pháp bảo đảm giao thông thông suốtan toàn; ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; tổ chức quản lý, bảo trì bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông; tổ chức đăng ký, cấp, thu hồi biển số các loại phương tiện giao thông cơ giới; quản lý việc đào tạo, sát
  • 30. 29 hạch, cấp đổi, thu hồi giất phép điều khiển phương tiện giao thông; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông... Quản lýNhà nước về phòng ngừa tai nạn lao động, chống thiên tai, phòng ngừa dịch bệnh Ngoài các hoạt động phòng ngừa tai nạn giao thông, các loại tai nạn lao động cũng cần được chú ý phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do tai nạn lao động gây ra. Thiên tai, dịch bệnh tuy có thể không do con người tự gây ra, song nó có sức tàn phá ghê gớm, hủy hoại nhiều tài sản, cướp đi sinh mệnh của nhiều người, để lại những hậu quả nặng nề mà xã hội phải khắc phục trong thời gian dài. Chính vì vậy, để đảm bảo cho cuộc sống xã hội được an toàn, việc phòng ngừa tai nạn trong lao động, phòng chống thiên tai, dịch bệnh cũng là một nội dung vô cùng quan trọng. QuảnlýNhà nướcvềphòngchốngmatúyvà bài trừ các tệ nạn xã hội Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, có tính phổ biến (từ các hành vi vi phạm những nguyên tắc về lối sống, truyền thống văn hóa, đạo đức, trái với thuần phong mỹ tục, các giá trị xã hội tốt đẹp cho đến các hành vi vi phạm những quy tắc đã được thể chế hóa bằng pháp luật, kể cả pháp luật hình sự) ảnh hưởng xấu về đạo đức và gây hậu quả nghiêm trọng trong đời sống cộng đồng. Tệ nạn xã hội bao gồm: mại dâm, nghiện ma túy, cờ bạc, mê tín dị đoan... Tệ nạn xã hội là cơ sở xã hội của tình trạng phạm tội, là một trong những nguồn gốc phát sinh tội phạm. Phòng, chống tệ nạn xã hội là nhiệm vụ của toàn xã hội, phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, bằng những biện pháp đồng bộ, tích cực, kiên quyết và triệt để. Quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường sinh thái Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, dân tộc và nhân
  • 31. 30 loại. Bảo vệ môi trường là tập hợp những biện pháp giữ cho môi trường trong sạch, sử dụng hoặc phục hồi một cách hợp lý sinh giới (vi sinh vật, thực vật, động vật) và môi sinh (đất, lòng đất, nước, không khí, khí hậu...), đảm bảo sự cân bằng sinh thái... nhằm tạo ra một không gian tối ưu cho cuộc sống của con người. 1.3.2. Chức năng của Công an phường Bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH là hoạt động mang tính xã hội, cần có sự phối hợp đồng bộ chặt chẽ giữa các cơ quan Nhà nước, các tổ chức Đảng, tổ chức xã hội và của từng công dân, trong đó lực lượng Công an giữ vai trò nòng cốt. Giữ gìn Trật tự an toàn xã hội tại địa bàn phường là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân trong phường, trong đó, Công an phường giữ nhiệm vụ chủ yếu, trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, trực tiếp bảo vệ quyền lợi của nhân dân và giữ gìn trật tự trị an tại địa bàn cơ sở. Công an phường là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và ngành Công an với nhân dân. Trong Điều 1, Quyết định 826/2006/QĐ- BCA (X13) ngày 20/7/2006 của Bộ trưởng Bộ Công an đã xác định: Công an phường là cấp công an chiến đấu ở cơ sở, có trách nhiệm tham mưu giúp trưởng công an quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Đảng ủy, UBND phường bảo vệ an ninh, trật tự; tổ chức thực hiện Quản lý Nhà nước về An ninh, trật tự trên địa bàn phường; trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự; xây dựng Công an phường cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại [38]. Công an phường luôn là chỗ dựa vững chắc của cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội. Chức năng cơ bản đó được thể hiện trên những điểm chính sau:
  • 32. 31 Công an phường tham mưu giúp trưởng Công an quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, Đảng ủy, UBND phường về công tác bảo vệ Trật tự an toàn xã hội. Dựa trên công tác nghiệp vụ, chuyên môn của mình, Công an phường thu thập những thông tin, tài liệu về âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm, tình hình an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa trong quần chúng nhân dân tại địa bàn. Từ đó Công an phường có biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật; đồng thời hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, tổ chức cá nhân trên địa bàn thực hiện tốt công tác bảo vệ ANTT. Công an phường trực tiếp tổ chức, thực hiện, kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi vi phạm về Trật tự an toàn xã hội. Lực lượng Công an ở từng phường trực tiếp tiến hành hoạt động đấu tranh phòng, chống các thế lực thù địch, tộiphạm và những vi phạm pháp luật về Trật tự an toàn xã hội nhằm ngăn chặn, hạn chếnhững hậu quả do các hành vi vi phạm pháp luật gây ra. Công an phường nắm chắc tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội, bố trí cán bộ có kinh nghiệm, vững vàng về phẩm chất chính trị, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, trong sáng về đạo đức trực tiếp làm nhiệm vụ đấu tranh với tội phạm, tệ nạn, tiến hành gặp gỡ, giáo dục, cảm hóa đối tượng trong diện quản lý tại địa bàn phường. Công an phường trực tiếp tuyên truyền, tổ chức, vận động quần chúng nhân dân tham gia đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, tệ nạn cũng như âm mưu, hành động chống phá của các thế lực thù địch; phát hiện xử lí những hành vi vi phạm pháp luật về Trật tự an toàn xã hội nhằm răn đe, giáo dục các đối tượng và người vi phạm. 1.3.3. Nhiệm vụ của Công an phường Điều 2, Quyết định 826/ 2006/QĐ – BCA (X13) ngày 20/7/2006 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về nhiệm vụ của lực lượng công an phường như sau:
  • 33. 32 - Nắm chắc tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn phường như phát hiện những khó khăn vướng mắc về kinh tế của nhân dân, những người gặp khó khăn cần được giúp đỡ. Nắm tình hình việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết chỉ thị của ngành công an trong quần chúng nhân dân. Phát hiện những mâu thuẫn trong dân để có biện pháp xử lí đảm bảo theo đúng pháp luật, Nắm vững tình hình hoạt động của các phần tử xấu, các tệ nạn xã hội, các vụ việc có liên quan đến An ninh quốc gia và Trật tự an toàn xã hội tại địa bàn phường. Thu thập các thông tin, tài liệu có liên quan, nghiên cứu đề xuất với Trưởng Công an quận, với Đảng ủy, với Ủy ban nhân dân phường quyết định các chủ trương, lập kế hoạch bảo vệ An ninh, trật tự và tổ chức thực hiện quyết định đó. - Hướng dẫn các cơ quan đoàn thể, các tổ chức, công dân thực hiện nghĩa vụ bảo vệ An ninh trật tự, xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; Phối hợp với các cơ quan đoàn thể tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ An ninh trật tự; Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ tổ dân phố, dân phòng, các tổ chức quần chúng làm công tác bảo vệ ANTT theo quy định của pháp luật. Thường xuyên tiến hành xây dựng lực lượng nòng cốt làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Trong quá trình xây dựng, lực lượng Công an phường phải biết lựa chọn những người nhiệt tình, có khả năng, điều kiện, trách nhiệm được quần chúng nhân dân tín nhiệm để tham gia vào các tổ chức quần chúng nòng cốt bảo vệ An ninh trật tự , tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ của lực lượng này nhằm nâng cao hiệu quả phát động quần chúng tham gia đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm. - Thực hiện các quy định hành chính về Trật tự an toàn xã hội: Quản lý hộ khẩu, nhân khẩu; phát, cấp chứng minh thư nhân dân và các loại giấy tờ khác; quản lý, giáo dục đối tượng tại địa bàn; quản lý ngành nghề kinh doanh,
  • 34. 33 quản lý trật tự an toàn giao thông; quản lý phòng cháy, chữa cháy; quản lý xuất nhập, cảnh, quá cảnh cư trú đi lại của người nước ngoài qua lại Việt Nam và người Việt nam định cư ở nước ngoài; tiến hành kiểm tra giám sát, xử lý các vấn đề có liên quan đến An ninh trật tự theo quy định của pháp luật. - Tổ chức thực hiện các công tác nghiệp vụ cơ bản để đấu tranh phòng, chống tội phạm theo quy định của pháp luật và của Bộ trưởng Bộ Công an. Cụ thể là: Công tác điều tra cơ bản, công tác sưu tra; xây dựng, sử dụng mạng lưới cơ sở bí mật, nắm bắt đặc diểm, những biến động của từng đối tượng, thu thập tài liệu lập hồ sơ quản lý phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Hàng tháng họp xét phân loại đối tượng trong diện sưu tra để kịp thời ngăn chặn những đối tượng có biểu hiện vi phạm. Việc xây dựng, sử dụng mạng lưới cơ sở bí mật phải đảm bảo nguyên tắc: lựa chọn những người có đủ khả năng, điều kiện phát hiện thu thập tin tức có liên quan đến hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn Trật tự an toàn xã hội, có đạo đức và ý thức giữ gìn bí mật. - Tổ chức bảo vệ hiện trường, cấp cứu nạn nhân khi có tai nạn xảy ra, bắt quả tang người phạm tội, tổ chức bắt người có lệnh truy nã đang lẩn trốn tại địa bàn phường. Tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý, giáo dục đối tượng trên địa bàn theo quy định của pháp luật. - Tổ chức giữ gìn Trật tự công cộng, Trật tự đô thị, Trật tự an toàn giao thông, tham gia giải quyết các vụ gây rối Trật tự công cộng, xử lý các vi phạm hành chính về An ninh trật tự theo quy định của pháp luật và của Công an cấp trên. - Phối hợp với các cơ quan chức năng bảo vệ tuyệt đối an toàn cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước, các đoàn khách quốc tế, chuyên gia nước ngoài đến công tác, tham quan hoặc đi qua địa bàn phường theo kế hoạch đã được duyệt.
  • 35. 34 - Hướng dẫn kiểm tra đôn đốc các cơ quan, tổ chức và công dân trong phường thực hiện pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân phường về bảo vệ An ninh trật tự; kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. - Tổ chức thực hiện xây dựng lực lượng Công an phường cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Công an phường phải thường xuyên học tập, nghiên cứu quán triệt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong tình hình mới; liên tục phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng của người Công an nhân dân; học tập và làm theo Sáu điều Bác Hồ dạy, mười điều kỉ luật và năm lời thề danh dự của ngành Công an. Tổ chức chặt chẽ tài chính, tài sản của Công an phường. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Công an cấp trên và Đảng ủy, UBND phường giao cho. Công an phường phải biết phối hợp với các lực lượng khác, thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ được giao để hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ An ninh quốc gia và giữ gìn Trật tự an toàn xã hội [38]. TIỂU KẾT CHƯƠNG I An ninh quốc gia cùng với Trật tự an toàn xã hội tạo nên sự ổn định, phát triển bền vững của đất nước, là hàng rào an toàn trước những nguy cơ tấn công từ mọi phía, bằng mọi thủ đoạn của các thế lực thù địch với Việt Nam, đồng thời góp phần củng cố vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Giữ cho xã hội được an toàn, có trật tự, kỷ cương cũng có nghĩa là tạo được môi trường sống yên ổn, góp phần đảm bảo cuộc sống vui vẻ, lành mạnh, hạnh phúc cho mọi người, vì vậy đây cũng là lĩnh vực được quần chúng quan tâm và sẵn sàng tham gia. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, do đó, giữ gìn Trật tự an toàn xã hội cũng là nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân ta, trong đó lực lượng Công an nhân dân có vai trò là nòng cốt, xung kích. Nhà nước
  • 36. 35 Cộng hòa XHCN Việt Nam rất quan tâm đến lĩnh vực này và đã xây dựng, ban hành nhiều văn bản pháp luật làm cơ sở, hành lang pháp lý cho công tác quản lý về Trật tự an toàn xã hội cả ở tầm vĩ mô, cả ở tầm cơ sở, trong đó có quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Công an Phường. Bước vào thời kỳ mới, nhiệm vụ bảo vệ An ninh quốc gia, giữ gìn Trật tự an toàn xã hội lại càng quan trọng. Tình hình chính trị, kinh tế trên thế giới diễn biến phức tạp, khó lường; những khó khăn trong nước do tác động từ bên ngoài và cả những tồn tại từ những giai đoạn trước để lại đã bộc lộ và tác động tiêu cực đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN hiện nay. Cộng vào đó, tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp, có mặt, những lĩnh vực đang có chiều hướng gia tăng, gây lo ngại, bức xúc xã hội... Tình hình trên đây đặt ra cho Công an phường, với tư cách là lực lượng nòng cốt, xung kích trên mặt trận đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội giữ gìn an ninh trật tự tại cơ sở, đồng thời là chủ thể quan trọng, trực tiếp trong quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường nhiều vấn đề mới cần giải quyết. Trước hết, cần nhận thức sâu sắc hơn nữa rõ về vai trò, vị trí, nhiệm vụ của mình là góp phần đắc lực vào sự nghiệp bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Ðảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; giữ vững an ninh, ổn định chính trị và Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh với tội phạm, tệ nạn xã hội, giảm thiểu hành vi vi phạm pháp luật...Từ đó, Công an phường cần phải được xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, góp phần quan trọng vào việc tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường.
  • 37. 36 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUẢN Lí NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ AN TỒN XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG DỊCH VỌNG HIỆN NAY 2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và tổ chức bộ máy của Công an phường Dịch Vọng 2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên Dịch Vọng thuộc vùng đất cổ, nằm ở cửa ngõ phía Tây thành phố Hà Nội và có quan hệ mật thiết với nội thành. Dịch Vọng có những đặc điểm và truyền thống riêng của mình. Phường Dịch Vọng là một đơn vị hành chính thuộc quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, xưa kia gồm 3 thôn: Dịch Vọng Tiền, Dịch Vọng Trung, Dịch Vọng Hậu; tên nôm là làng Vòng; tên chữ là Dịch Vọng. Thời Lê và đầu thời Nguyễn, Dịch Vọng là một xã thuộc huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 chỉ còn có 3 làng: Tiền, Trung, Hậu gọi là tiểu khu Dịch Vọng thuộc quận Đại La. Trong kháng chiến chống Pháp thuộc Liên xã Dịch Vọng, quận 4 ngoại thành Hà Nội. Đến năm 1956, sau cải cách ruộng đất, xã Dịch Vọng được lập gồm 3 thôn thuộc quận 6, sau thuộc huyện Từ Liêm. Dịch Vọng là một trong những xã lớn của huyện Từ Liêm, vì vậy, đến năm 1982, theo chủ trương của Thành phố, xã đã cắt 2 bên dãy phố ven đường 32, (tức đường 11A), từ giáp Yên Hòa đến giáp Mai Dịch, bàn giao cho thị trấn Cầu Giấy. Dịch Vọng cũng là xã có dân số phát triển rất nhanh. Tháng 9 năm 1997, xã Dịch Vọng được đổi tên thành phường Dịch Vọng thuộc quận Cầu Giấy. Hiện nay cư dân phường Dịch Vọng sinh sống theo chiều dài gần 2 km dọc đường quốc lộ Hà Nội - Sơn Tây. Địa giới phường Dịch Vọng được xác định như sau: phía
  • 38. 37 Đông giáp phường Cống Vị (Ba Đình) và phường Yên Hòa (Cầu Giấy); phía Tây giáp phường Mai Dịch (Cầu Giấy) và xã Mỹ Đình (Từ Liêm); phía Nam giáp xã Mễ Trì (Từ Liêm) và phường Yên Hòa (Cầu Giấy); phía Bắc giáp phường Nghĩa Đô (Cầu Giấy) và xã Cổ Nhuế (Từ Liêm). Dịch Vọng ngày nay gồm có 10 xúm, phần lớn là những xóm cổ và một vài xóm mới như xóm Vĩ Hậu. Nhân dân Dịch Vọng cần cù , sáng tạo trong lao động sản xuất, với nghề cốm làng Vòng nổi tiếng, có truyền thống cách mạng được xây đắp từ lịch sử đấu tranh chống thực dân, đế quốc cũng như trong quá trình cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội. 2.1.2. Đặc điểm về kinh tế, văn hóa-xã hội, an ninh trật tự Quá trình đô thị hóa trên địa bàn huyện Từ Liêm, trong đó có xã Dịch Vọng, đã phát triển với tốc độ rất nhanh trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt giai đoạn cả nước đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sự chuyển biến mạnh mẽ từng ngày từng giờ đã làm thay đổi mọi mặt đời sống xã hội trên vùng đất vốn chỉ là một xã ven đô nay trở thành một phường trọng điểm của quận Cầu Giấy. Đây là một thành tựu nổi bật và đã được các cấp, các ngành và toàn thể quần chúng ghi nhận. Song, quá trình đó cũng đồng thời kéo theo sự biến động sâu sắc về đất đai, về ngành nghề, về dân cư... Trật tự xã hội bị xáo động, thói quen làng xã còn ảnh hưởng sâu sắc, trong khi đó, lối sống đô thị đang dần hình thành, xuất hiện sự xô bồ, hỗn tạp trên một số mặt, một số lĩnh vực...Điều này có tác động ảnh hưởng tiêu cực đến công tác quản lý nhà nước về Trật tự, an toàn xã hội. Việc mua bán đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, giải phóng mặt bằng, xây dựng nhà cửa, cải tạo cơ sở hạ tầng, nâng cấp đường 32.. diễn ra phức tạp, kéo dài gây khó khăn cho công tác quản lí đối với chính quyền địa phương. Mặt khác, đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp, các công trình xây dựng ngày càng mở rộng, hình thành các khu đô thị mới..., đã làm gia tăng số người thất nghiệp hoặc thiếu việc làm do mất đất,
  • 39. 38 thêm vào đó số lao động ngoại tỉnh tràn vào thành phố kiếm việc làm thêm, số sinh viên ở trọ, số nhân khẩu từ nội thành được giãn ra.., thật sự là áp lực cho công tác quản lý Nhà nước về trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Năm 1997, Chính phủ ra Nghị định thành lập quận Cầu Giấy, xã Dịch Vọng chuyển thành phường Dịch Vọng và được tổ chức theo đơn vị hành chính mới, các xóm đổi thành Tổ dân phố, Công an phường được thành lập.. Đây là bước chuyển biến hết sức quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội, phù hợp với những thay đổi trên thực tế và đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống đang được đô thị hóa. Kinh nghiệm của các phường được thành lập trước trong các quận nội thành đã chỉ rõ, công tác quản lý Nhà nước về an ninh trật tự tại địa bàn phường chỉ được tăng cường và phát huy hiệu quả khi đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ, sự chỉ đạo sát sao của Ủy ban nhân dân phường cùng với phát huy vai trò nòng cốt, xung kích của lực lượng cán bộ, chiến sĩ Công an Phường. Hiện nay, phường Dịch Vọng được xác định là một trong những phường trọng điểm của quận Cầu Giấy. Trên địa bàn phường có đến 10 tuyến đường chính, nhiều địa điểm công cộng như chợ xe máy, công viên Nghĩa Đĩ, công viên Cầu Giấy, di tích đình Chùa Hà, đình Thọ Cầu, đình Chùa Tháp. Ngoài ra còn có nhiều cơ quan đơn vị của Đảng và Nhà nước đúng trên địa bàn phường như Nhà Văn hóa quận Cầu Giấy, Trung tâm Thể dục thể thao quận Cầu Giấy, Chi cục Thuế, Kho bạc Nhà nước. Tình hình hoạt động của tội phạm hình sự, tệ nạn xã hội trên địa bàn phường diễn biến phức tạp, đáng ngại là xu hướng gia tăng tội phạm sử dụng bạo lực, manh động, liều lĩnh với những thủ đoạn, phương thức chuyên nghiệp. Các loại tệ nạn xã hội như cờ bạc, mại dâm, ma túy hoạt động ngày càng tinh vi, được che dấu dưới nhiều vỏ bọc khác nhau. Trên địa bàn cũng đã xuất hiện một số đối tượng là người ngoại tỉnh trà trộn để tạm trú và hoạt
  • 40. 39 động phạm pháp hoặc trốn tránh sự truy nã, truy tìm của cơ quan chức năng. Việc quản lý, kiểm soát và đấu tranh phòng chống những đối tượng trên còn gặp nhiều khó khăn. Là một trong những phường có tốc độ đô thị hóa cao của quận, hiện nay tại Dịch Vọng có nhiều khu đô thị mới, đẹp, hiện đại đã được xây dựng và đưa vào sử dụng như Khu 5,3 ha, Trung tâm thương mại nhà 299 Cầu Giấy... Đặc biệt khu Đĩ thị làng Quốc tế Thăng Long có nhiều nhà cao tầng (8 tòa nhà 16 tầng, 9 tòa nhà từ 4 đến 10 tầng, 1 tòa nhà 15 tầng, 2 tòa nhà 28 tầng).., thực tế này đã làm thay đổi diện mạo của phường theo chiều hướng văn minh, hiện đại. Tuy nhiên, sự phát triển các khu nhà cao tầng cũng trực tiếp đặt ra những vấn đề mới cho công tác quản lý Nhà nước về trật tự an toàn xã hội, trong đó nổi bật là về phòng chống cháy nổ, quản lý nhân hộ khẩu. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và do sự phát triển về kinh tế, xã hội, văn hóa... những năm gần đây, dân số trên địa bàn phường ngày càng tăng nhanh, chủ yếu ở các nơi khác về làm ăn sinh sống , cư trú tại các khu đô thị mới. Đặc biệt, trên địa bàn phường đã xuất hiện những cư dân mới, “cư dân quốc tế”. Đó là những người nước ngoài đến thuê căn hộ để ở và mở văn phòng. Khu làng Quốc tế Thăng Long có 18 hộ có nhà cho người nước ngoài thuê, tòa nhà 299 Cầu Giấy có 21 hộ có nhà cho người nước ngoài thuê, khu đô thị mới Dịch Vọng có 30 hộ. Tổng số 69 hộ có nhà cho người nước ngoài thuê với 165 nhân khẩu. Những người nước ngoài đến thuê nhà để ở và làm việc thuộc nhiều quốc tịch khác nhau, trong đó Hàn quốc 54 người, Hoa Kỳ 6 người, Trung Quốc 12 người, Pakistan 1 người, Thái Lan 4 người, Ấn Độ 2 người và quốc tịch khác 85 người. Trong làng Quốc tế Thăng Long còn có nhà riêng của Đại sứ quán Canada, nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động đón tiếp khách quốc tế. Thực tế này đang có xu hướng gia tăng, đòi hỏi công
  • 41. 40 tác quản lý nhân khẩu là người nước ngoài đang cư trú tại phường phải được coi trọng. Tổng dân số trên địa bàn phường Dịch Vọng đạt 5.412 hộ với 24.867 nhân khẩu (trong diện KT1; KT2; KT3 và KT4). Số lượng sinh viên các trường đại học tạm trú trên địa bàn có 2840 nhân khẩu. Tình hình nhân, hộ khẩu biến động mạnh, thành phần dân cư đa dạng, phức tạp, ý thức chấp hành những quy định về quản lý hộ tịch, hộ khẩu, tạm trú, tạm vắng... của một bộ phận nhân dân còn thấp.. đã gây không ít khó khăn cho việc quản lý hành chính. Vấn đề này đặt ra cho Công an phường Dịch Vọng nhiệm vụ tăng cường công tác quản lý nhân hộ khẩu, tổ chức triển khai thực hiện các chuyên đề về quản lý hộ cho thuê nhà, về quản lý sinh viên, về quản lý những người ngoại tỉnh đến thuê trọ, để từ đó nhanh chóng phát hiện những biểu hiện bất ổn về an ninh trật tự, kịp thời có biện pháp giải quyết, tránh để xảy ra các vụ việc phức tạp, kéo dài. Tốc độ đô thị hóa nhanh chóng cùng với những bất cập trong thực hiện chính sách đền bù, giải tỏa, những tiêu cực trên thị trường bất động sản...đã đẩy giá đất lên rất cao. Đất đai bỗng chốc trở thành tài sản có giá trị hơn mọi thời kỳ trước đó, điều này trở thành nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng tranh chấp phức tạp, kéo dài giữa các hộ dân với nhau, giữa cá nhân với doanh nghiệp hay giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác...Mặt khác, trên địa bàn phường hiện có 72 trụ sở công ty, doanh nghiệp, các sàn giao dịch chứng khoán bất động sản, có hàng trăm cửa hàng kinh doanh dịch vụ, siêu thị và dịch vụ khác. Việc quản lý các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự và các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm còn nhiều bất cập (đặc biệt là các cơ sở kinh doanh karaoke, internet, khách sạn, nhà nghỉ, cửa hàng tẩm quất, mat-xa...)
  • 42. 41 Về Trật tự an toàn giao thông, Trật tự đô thị, Vệ sinh môi trường trên địa bàn phường cũng còn nhiều tồn tại, hạn chế. Những năm qua, do hạ tầng kỹ thuật đô thị, tổ chức giao thông còn chưa đồng bộ, có nhiều dự án đang tiến hành xây dựng với cường độ cao, mặt khác ý thức chấp hành pháp luật và ý thức chấp hành các quy định về Trật tự an toàn giao thông đường bộ của một bộ phận quần chúng nhân dân còn thấp, do đó, tình trạng lấn chiếm vỉa hè gây mất cảnh quan đô thị, ảnh hưởng vệ sinh môi trường còn khá phổ biến và thường xuyên tái diễn. (Tập trung ở các tuyến phố Chùa Hà, Nguyễn Khánh Toàn, Trần Đăng Ninh, Trần Thái Tông, Dịch Vọng và đặc biệt ở khu đô thị 50,7 ha gồm 200 biệt thự, khu nhà ở cao tầng). Tình hình An toàn cháy, nổ trên địa bàn phường cũng rất đáng lo ngại. Nguy cơ cháy nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào ở một số địa điểm như: khu chợ xe máy, các khu chung cư cao tầng cũ xây dựng đã lâu ( khu chung cư 5 tầng 80, 81), khu vực đình chùa, các cơ sở kinh doanh dịch vụ, các cơ sở kinh doanh khí đốt... đặc biệt khu Làng Quốc tế Thăng Long với nhiều tòa nhà cao tầng có nguy cơ cháy nổ cao và khi xẩy ra sự việc sẽ rất khó khăn cho việc cứu, chữa cũng như trong khắc phục hậu quả. 2.1.3. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ của Công an phường Dịch Vọng Công an phường được cơ cấu, tổ chức theo quy định của Bộ Công an. Hiện nay, biên chế của Công an phường Dịch Vọng gồm 27 cán bộ, chiến sĩ, trong đó có 23 sĩ quan, 03 hạ sĩ quan, 01 nữ công nhân viên. Bộ máy tổ chức của Công an phường gồm Ban chỉ huy (04 đồng chí, trong đó có 01 Trưởng và 03 Phó); Tổ Cảnh sát khu vực (11 đồng chí); Tổ Cảnh sát hình sự (05 đồng chí); Tổ Cảnh sát trật tự (05 đồng chí); Cảnh sát trực ban (01 đồng chí); Cấp dưỡng (01 nhân viên). Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong tổ chức bộ máy Công an phường được qui định cụ thể như sau
  • 43. 42 2.1.3.1. Về Quy định chung Đồng chí Trưởng Công an phường chịu trách nhiệm chung về công tác đảm bảo an ninh trật tự của đơn vị trước Ban Chỉ huy công an Quận Cầu Giấy, Đảng ủy và Uỷ ban nhân dân phường Dịch Vọng. Các đồng chí cấp phó trưởng Công an phường chịu trách nhiệm trước cấp trưởng Công an phường về những mặt công tác do mình được phân công phụ trách, chịu trách nhiệm toàn bộ công tác của đơn vị trong ca trực, khi có những việc đột xuất, nhạy cảm, nghiêm trọng phải báo cáo ngay kịp thời cho Trưởng Công an phường biết và chỉ đạo. 2.1.3.2. Về chức trách, nhiệm vụ cụ thể Đồng chí Trưởng Công an Phường - Chịu trách nhiệm chung các mặt của đơn vị. - Trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra các mặt công tác đảm bảo an ninh chính trị. - Thực hiện báo cáo xây dựng chương trình, kế hoạch, sơ kết, tổng kết công tác của đơn vị. - Ký duyệt các vụ án xử lý hành chính thuộc thẩm quyền CAP. Đồng chí Phó trưởng thứ nhất - Điều hành đơn vị khi đồng chí trưởng Công an vắng mặt. - Phụ trách công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và xây dựng lực lượng. - Trực tiếp chỉ đạo Tổ Cảnh sát hình sự, Tổ Cảnh sát trực ban. - Chịu trách nhiệm về công tác quản lý đối tượng, công tác lập hồ sơ trấn áp đối tượng; tổ chức xây dựng và thực hiện các chuyên đề về công tác đấu tranh phòng ,chống tội phạm. Đồng chí Phó trưởng thứ hai - Phụ trách Tổ Cảnh sát trật tự và các đồng chí tổ bảo vệ chuyên trách. - Chịu trách nhiệm về công tác đảm bảo Trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường..
  • 44. 43 - Phốihợp với các lực lượng chuyêntrách của phường, quận thi hành các quyết định cưỡng chế của UBND các cấp. - Chịu trách nhiệm về công tác phòng chống lụt bão, phòng chống cháy, nổ. Đồng chí Phó trưởng thứ ba - Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc Tổ Cảnh sát khu vực. - Phụ trách cơng tác xây dựng phong trào Tồn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc. - Tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác phòng ngừa xã hội, các chuyên đề quản lý hành chính... - Phụ trách về công tác phòng cháy, chữa cháy, chịu trách nhiệm bảo quản kho tàng thư của đơn vị. 2.1.3.3. Về chức năng, nhiệm vụ các Tổ công tác chuyên trách Sự phân công nhiệm vụ cho các tổ chuyên trách nhằm phát huy vai trò, tinh thần trách nhiệm và tính sáng tạo của cán bộ, chiến sĩ, tránh sự chồng chéo và nhằm xây dựng đơn vị CAP Dịch Vọng trong sạch vững mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Tổ Tổng hợp có 3 đồng chí làm công tác nội cần, xử lý vi phạm TTGT, TTĐT, VSMT và làm cấp dưỡng, đánh máy, photo cho đơn vị. Ngoài ra, tổ tổng hợp còn có nhiệm vụ tham mưu giúp trưởng CAP theo dõi tổng hợp các chỉ tiêu kết quả của đơn vị, báo cáo tuần, quý, năm và báo cáo kết quả hàng tháng của đơn vị. Tổ Trực ban có nhiệm vụ trực ban, theo dõi các loại sổ sách và ghi chép các thông tin hàng ngày diễn ra tại phường để báo cáo Ban chỉ huy đơn vị có kế hoạch xử lý. Hiện nay Tổ Trực ban mới có một đồng chí nên cán bộ, chiến sĩ phải luân phiên trực ban theo ca. Tổ Cảnh sát khu vực có nhiệm vụ phối hợp với Cảnh sát trật tự giữ gìn an ninh trật tự tại các địa bàn dân cư của phường mà mình phụ trách, thực