SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  88
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐINH NHƯ THOA
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO
CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
HÀ NỘI, 2018
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐINH NHƯ THOA
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO
CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Ngành: Chính trị
Mã số: 8.31.02.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM XUÂN HOÀNG
HÀ NỘI, 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Luận văn
hoàn thành dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Xuân Hoàng. Các tài liệu được
trích dẫn trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy.
Hà Nam, tháng 8 năm 2018
Tác giả luận văn
Đinh Như Thoa
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCV : Báo cáo viên
CNH : Công nghiệp hóa
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
DBHB : Diễn biến hòa bình
HĐH : Hiện đại hóa
KHXH : Khoa học xã hội
MTTQ : Mặt trận Tổ quốc
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
TTV : Tuyên truyền viên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO
VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
TUYÊN GIÁO CẤP HUYỆN.......................................................................11
1.1. Một số khái niệm cơ bản.......................................................................11
1.2. Công tác tuyên giáo cấp huyện và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng
công tác tuyên giáo cấp huyện.....................................................................17
1.3. Chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện ...........................................21
1.4. Tính tất yếu và vai trò của việc nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo
cấp huyện trong giai đoạn hiện nay .............................................................27
Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG BỘ
HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM TRONG THỜI GIAN QUA......33
2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác tuyên giáo của đảng bộ huyện
Kim Bảng, tỉnh Hà Nam..............................................................................33
2.2. Thực trạng công tác tuyên giáo của Đảng bộ huyện Kim Bảng, tỉnh Hà
Nam trong thời gian qua..............................................................................39
2.3. Những ưu điểm, hạn chế của công tác tuyên giáo huyện Kim Bảng tỉnh
Hà Nam .......................................................................................................48
2.4. Nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế trong công tác tuyên giáo ở huyện
Kim Bảng hiện nay......................................................................................52
Chương 3. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN KIM BẢNG,
TỈNH HÀ NAM TRONG THỜI GIAN TỚI..............................................57
3.1. Bối cảnh tác động đến công tác tuyên giáo của đảng bộ huyện Kim
Bảng, tỉnh Hà Nam trong thời gian tới .......................................................57
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ huyện
Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trong thời gian tới ...............................................66
KẾT LUẬN....................................................................................................75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................79
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong suốt 88 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, Đảng ta luôn coi công tác
tuyên giáo là một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động của
Đảng, là lĩnh vực trọng yếu để xây dựng, bồi đắp nền tảng tư tưởng chính trị của Đảng và
của chế độ, là phương tiện cốt yếu trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, để khẳng định và nâng cao vai trò tiên phong của Đảng về chính trị, lý luận,
văn hóa, đạo đức, thể hiện vai trò định hướng, dẫn dắt đối với sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc.
Trong những năm qua, nhất là từ khi có Nghị quyết Trung ương 5, khoá IX về
“nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới” và gần đây là Nghị
quyết Trung ương 5 khóa X về "Công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới",
cùng với các văn kiện của Đại hội Đảng khóa XI, XII, công tác tuyên giáo đã được các cấp
uỷ đảng, Ban Tuyên giáo các cấp quan tâm, chỉ đạo sâu sát hơn, đầu tư lực lượng cán bộ,
cơ sở vật chất,… ngày càng tốt hơn. Nhờ đó, công tác tuyên giáo của Đảng có nhiều đổi
mới cả về nhận thức và hoạt động, cả về nội dung và phương thức, tiếp tục góp phần tích
cực vào thành công của công cuộc đổi mới.
Trong giai đoạn hiện nay, cả nước đang đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH. Bên
cạnh những thuận lợi, công tác tuyên giáo của Đảng cũng gặp không ít khó khăn, thử
thách: tình hình tranh chấp Biển Đông đang tác động đến tình hình chính trị an ninh khu
vực và quốc gia; Mỹ thay đổi chiến lược ở Châu Á-Thái Bình Dương khiến nhiều nước
lớn có những động thái mới về an ninh khu vực; vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên
đang từng bước được giải quyết với nhiều bất ngờ khó lường; Xung đột vũ trang, sắc tộc,
tôn giáo xảy ra ở nhiều nơi, chủ nghĩa khủng bố, Hồi giáo cực đoan đe dọa nghiêm trọng
đến hòa bình thế giới. Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 bên cạnh những thuận lợi cũng
đang đặt nước ta trước những thách thức mới về quản trị xã hội, về ứng dụng công nghệ
vào giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội với đòi hỏi ngày càng cao.
Đại hội lần thứ XII của Đảng có chỉ rõ: “nền kinh tế đất nước vẫn đứng trước nhiều
khó khăn, thách thức. Thâm hụt ngân sách và nợ công vẫn còn ở mức cao. Nợ xấu ngân
2
hàng vẫn còn lớn; xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém và nợ xấu chưa căn bản và triệt để.
Phân bổ và giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, nhất là vốn trái phiếu chính phủ,
vốn ODA còn chậm. Nhiều dự án, doanh nghiệp nhà nước thua lỗ, thất thoát. Trật tự, an
toàn, tệ nạn xã hội, vi phạm về môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, tai nạn giao thông
và tội phạm trên nhiều lĩnh vực còn diễn biến phức tạp, nhất là ở các đô thị lớn. Quản lý
báo chí, thông tin truyền thông, nhất là các mạng xã hội còn nhiều bất cập”.[45, tr. 207].
Hiện nay, tình hình kinh tế-xã hội ở nước ta đã có những dấu hiệu phục hồi, phát
triển, nhưng vẫn còn đối mặt với không ít thách thức về tăng trưởng. Thiên tai, các vấn nạn
môi trường khiến đời sống nhân dân nhiều nơi còn gặp khó khăn. Nhiều vấn đề văn hóa xã
hội nổi cộm như giáo dục đào tạo khiến người dân bất an, các thế lực thù địch lợi dụng
chiêu bài dân chủ, nhân quyền tôn giáo để xuyên tạc kích động gây chia rẽ khối đại đoàn
kết toàn dân tộc, thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” trong nội bộ ta, nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và chế độ
xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng. Một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái
về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống đang làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng,
Nhà nước và chế độ. Trước yêu cầu đó, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên
giáo là vô cùng cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,
HĐH đất nước.
Phát biểu tại buổi làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương về kết quả công tác kể
từ sau Đại hội lần thứ XII của Đảng, phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới, Tổng bí
thư Nguyễn Phú Trọng Tổng Bí thư cũng thẳng thắn chỉ ra một số hạn chế, yếu kém chậm
được khắc phục như công tác nghiên cứu lý luận vẫn chưa được quan tâm đúng mức, công
tác thông tin tuyên truyền có lúc chưa sinh động, kịp thời, công tác đấu tranh tư tưởng, phê
phán, bác bỏ quan điểm sai trái, phản động của thế lực thù địch mặc dù đã có nhiều cố
gắng nhưng có lúc còn bị động, hiệu quả thấp.
Tổng Bí thư chỉ rõ, tình hình trong nước, quốc tế sắp tới còn nhiều biến động, đặc
biệt là sự tác động của mặt trái của nền kinh tế thị trường, sự chống phá của các thế lực thù
địch, cơ hội ngày càng tinh vi, phức tạp, sự tác động của cách mạng khoa học, công nghệ,
Internet, mạng xã hội… Bối cảnh đó đặt ra cho công tác tuyên giáo trong thời gian tới
3
nhiều khó khăn thách thức. Tổng Bí thư yêu cầu ngành Tuyên giáo thời gian tới cần phải
tiếp tục làm tốt công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng. Điều này thể hiện sự quan
tâm của Người đứng đầu Đảng đối với công tác tuyên giáo và cũng đặt ra những đòi hỏi
tiếp tục cho công tác tuyên giáo trong bối cảnh hiện nay. Điều này cho thấy, công tác tuyên
giáo ở các cấp các ngành, trong đó có cấp huyện phải đổi mới để nâng cao, chất lượng hiệu
quả để thực hiện tốt những nhiệm vụ chính trị quan trọng trước những yêu cầu và thách
thức mới.
Huyện Kim Bảng là 1 trong 6 đơn vị huyện, thị của tỉnh Hà Nam. Trong những
năm qua, công tác tuyên giáo của Đảng bộ huyện Kim Bảng đã góp phần quan trọng vào
sự phát triển của Đảng bộ huyện, làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tuyên truyền
các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, đã
và đang triển khai hiệu quả việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,
thực sự trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng bộ huyện.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tuyên giáo của đảng bộ huyện Kim
Bảng, tỉnh Hà Nam còn một số hạn chế, như: Tính định hướng, tính thuyết phục, sự hấp
dẫn của công tác tuyên giáo chưa cao, có biểu hiện n tránh những vấn đề bức xúc mà dư
luận quan tâm. hương thức hoạt động còn nặng tuyên truyền một chiều từ trên xuống, ít
chú trọng nắm bắt thông tin hai chiều, thiếu khả năng chủ động lắng nghe, đối thoại trong
hoạt động tuyên truyền. Nội dung, hình thức, phương thức tuyên truyền còn đơn điệu,
thiếu tính sáng tạo, hiệu quả tuyên truyền tác động chưa lớn. Việc đấu tranh, phản bác các
thông tin, quan điểm sai trái, thù địch còn thụ động, chưa có sức thuyết phục, chưa phát
huy được trí tuệ, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống cán bộ làm công tác tuyên
giáo…Việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp khả thi nhằm phát huy những thành tựu đã
đạt được, khắc phục các hạn chế tồn tại của công tác tuyên giáo, nâng cao hiệu quả hơn
nữa công tác tuyên giáo của Đảng bộ huyện Kim Bảng là vấn đề cấp thiết hiện nay.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả công tác
tuyên giáo của Đảng bộ huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trong giai đoạn hiện nay”, làm
luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Chính trị học.
4
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, bài viết, luận văn, luận án đề cập dưới
nhiều góc độ, phạm vi khác nhau về công tác tuyên giáo, đáng chú ý là:
* Những nghiên cứu về các vấn đề lý luận của việc nâng cao hiệu quả công tác
tuyên giáo của Đảng trong giai đoạn hiện nay.
Cuốn Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng do PGS. Hà
Học Hợi và TS. Ngô Văn Thạo biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia [30], Hà Nội
xuất bản 2002, hình thành trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Đề tài khoa học cấp nhà nước
“Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng” mã số KHXH 05-02, đã
trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công
tác tư tưởng, dự báo tình hình tư tưởng xã hội của nước ta đến năm 2020, giới thiệu nội
dung, giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả của công tác tư tưởng và nhấn mạnh được
một số nhiệm vụ trước mắt của công tác tư tưởng như: đẩy mạnh tổng kết thực tiễn và
nghiên cứu lý luận, tiếp tục làm sáng tỏ hơn về lý luận chủ nghĩa xã hội; tiếp tục hoàn thiện
bộ máy, tập trung cho hoạt động công tác tuyên truyền từ Trung ương tới địa phương đạt
hiệu quả, thâm nhập sâu vào quần chúng nhân dân; công tác tư tưởng đưa ra những kế
hoạch giải quyết được những vấn đề cấp thiết mà xã hội đặt ra, nâng cao tinh thần chống
thù trong giặc ngoài; thực hiện đầy đủ những quy định mà Đảng đặt ra trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ, chống mọi hành động bêu xấu chính phủ, nói xấu Đảng, thực hiện tốt công
tác tư tưởng trên mọi mặt trận như báo chí, khoa giáo, văn nghệ…Cuốn sách này đã đưa ra
được những giải pháp thiết thực trong việc thực hiện công tác tư tưởng của Đảng ta trong
giai đoạn hiện nay.
Cuốn Học tập phương pháp tuyên truyền cách mạng Hồ Chí Minh do TS. Hoàng
Quốc Bảo biên soạn [6], Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội xuất bản, 2006. Cuốn sách
đã nghiên cứu nguồn gốc, những đặc trưng cơ bản của phương pháp tuyên truyền cách mạng
Hồ Chí Minh, thực trạng phương pháp tuyên truyền của đội ngũ cán bộ tư tưởng và đặc biệt đề
xuất được những giải pháp cơ bản nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả tuyên truyền theo phương
pháp tuyên truyền cách mạng Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ làm cách mạng tuyên truyền.
Cuốn sách đã nêu rõ được công tác xây dựng lực lượng cán bộ làm cách mạng tuyên
5
truyền. Người cán bộ làm cách mạng tuyên truyền phải là người có phẩm chất đạo đức
cách mạng, có ý thức, có niềm tin vào lý tưởng XHCN, tin vào con đường cách mạng của
Đảng đã chọn; có trình độ lý luận cách mạng, chuyên môn công tác, đủ khả năng hoạt
động chính trị-xã hội, thực hiện nhiệm vụ của công tác tuyên truyền; nắm vững và thành
thạo các kĩ năng làm cách mạng, đáp ứng được yêu cầu của công cuộc Cách mạng.
Cuốn Công tác tư tưởng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, do
PGS.TS Trần Thị Anh Đào biên soạn [7], Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội xuất
bản, 2009. Cuốn sách trình bày khái niệm công tác tư tưởng và bản chất công tác tư tưởng
của Đảng Cộng sản; sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và công tác tư tưởng của Đảng ta
những năm qua. Cuốn sách đã đề xuất phương hướng và những giải pháp cơ bản đổi mới,
nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng hiện nay như: Đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển lý
luận cách mạng, tổng kết thực tiễn Cách mạng, ngăn chặn và đẩy lùi sự suy thoái về đạo
đức, lối sống của cán bộ Đảng viên, đánh giá, dự báo những tác động biến đổi chính trị-xã
hội trong nước và quốc tế để định hướng tư tưởng, đạo đức cho cán bộ đảng viên; đổi mới
công tác tư tưởng, cổ động về đạo đức, lối sống, thực hiện tiết kiệm chống lãng phí, phát
huy được sức mạnh tổng hợp, đề cao trách nhiệm cả hệ thống chính trị và toàn dân; kiên
quyết đấu tranh, chống mọi âm mưu phản động DBHB của các thế lực thù địch trên lĩnh
vực tư tưởng, đạo đức, lối sống.
Cuốn Một số vấn đề lý luận nghiệp vụ công tác tư tưởng, do Phạm Quang Nghị
biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia [33], Hà Nội xuất bản, 2002, đã cung cấp
những tri thức cơ bản về nghiệp vụ, kỹ năng trong công tác tư tưởng của Đảng. Cuốn sách
cho thấy được vai trò của lý luận cách mạng, việc nghiên cứu dư luận xã hội trong công tác
tư tưởng; vai trò của văn hóa, văn nghệ trong công tác tư tưởng và những khía cạnh tâm lý
xã hội trong công tác tư tưởng. Bên cạnh đó cuốn sách cũng đã đề cập đến vấn đề lãnh
đạo, quản lý hoạt động báo chí, tuyên truyền cổ động.
Cuốn Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tư tưởng ở cơ sở, do PGS.TS Ngô
Huy Tiếp và GS.TS Đinh Ngọc Giang biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà
Nội xuất bản, 2010, đã trình bày những vấn đề lý luận chung về công tác tư tưởng; phân
tích thực trạng và đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng ở cơ
6
sở như: Các cấp ủy, lãnh đạo cần xây dựng chương trình, kế hoạch lãnh đạo, hoạt động có
hiệu quả công tác tư tưởng; nhạy cảm với tình hình quốc tế và trong nước, lắng nghe phản
ánh tình hình tư tưởng, hoạt động chính trị - xã hội trong đội ngũ cán bộ đảng viên và toàn
thể nhân dân; kết hợp nhiều hình thức công tác tư tưởng phong phú, sinh động, tập trung
giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng đội ngũ BCV, TTV đầy đủ trình độ, năng lực nghiệp
vụ chuyên môn phục vụ cho công tác tư tưởng trước những yêu cầu bức thiết đặt ra.
Cuốn Những vấn đề lý luận về công tác tư tưởng của Đảng hiện nay, do PGS.TS
Ngô Huy Tiếp biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội xuất bản, 2011, đã
trình bày và làm rõ một cách có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về công tác tư tưởng
của Đảng trong giai đoạn hiện nay, trong đó có đề cập đến khái niệm, các hình thức,
phương pháp trong đó nhấn mạnh vai trò của công tác tuyên truyền miệng như: thông qua
công tác tuyên truyền miệng những thông tin nội bộ quan trọng không đưa trên các
phương tiện thông tin đại chúng đến được các đối tượng và chủ thể cần được tuyên truyền;
trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay, công tác tuyên truyền
miệng góp phần định hướng thông tin, làm cho đối tượng tiếp nhận thông tin được truyền
tải những thông tin chính xác, mang tính thời sự và từ đó định hướng dư luận xã hội, tạo cơ
sở xây dựng khối đoàn kết trong Đảng, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị mà cách
mạng đề ra.
Nhìn chung, công trình của các tác giả nêu trên đều khẳng định: công tác tư tưởng,
tuyên giáo luôn là một trong những hoạt động có vai trò quan trọng hàng đầu trong sự
nghiệp cách mạng của Đảng; dự báo yếu tố tác động và sự cần thiết phải tăng cường công
tác tư tưởng, tuyên giáo; luận giải nhiều vấn đề về công tác tư tưởng, tuyên giáo như quan
niệm, nội dung hoạt động, các hình thức, biện pháp công tác tư tưởng, tuyên giáo…Đây là
những công trình có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, có giá trị tham khảo sâu sắc đối với
luận văn.
* Những nghiên cứu về thực trạng công tác tuyên giáo ở Đảng bộ tỉnh, quận/huyện
nói chung trong thời gian qua, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp đổi mới, nâng cao chất
lượng công tác tuyên giáo, đáng chú ý là các luận văn thạc sĩ được thực hiện ở nhiều cơ sở
đào tạo trên phạm vi cả nước.
7
“Chất lượng công tác tư tưởng của các Đảng bộ quận mới thành lập ở Thành phố
Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay”, của tác giả Nguyễn Hoàng Năng, Luận văn Thạc sĩ
Khoa học chính trị. Luận văn đã phân tích vị trí vai trò, đặc điểm của quận mới thành lập
tác động đến tình hình tư tưởng và công tác tư tưởng của các đảng bộ cũng như vai trò của
các Đảng bộ quận tăng cường lãnh đạo thực hiện công tác tư tưởng và đặc điểm về tổ
chức, bộ máy, con người làm công tác tư tưởng của các Đảng bộ quận mới thành lập ở
thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn cũng làm rõ quan niệm chung về tư tưởng, công tác tư
tưởng và đi vào quan niệm chất lượng công tác tư tưởng, các tiêu chí đánh giá và sự cần
thiết phải nâng cao chất lượng công tác tư tưởng; phân tích tình hình tư tưởng, chất lượng
về ưu, khuyết điểm, những nguyên nhân tác động cũng như một số kinh nghiệm ban đầu
và những vấn đề đặt ra, qua đó dự báo xu hướng diễn biến tư tưởng, để làm cơ sở cho việc
đề ra mục tiêu, phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng công
tác tư tưởng của các đảng bộ quận mới thành lập ở thành phố Hồ Chí Minh.
“Nâng cao chất lượng công tác tư tưởng trong Đảng bộ tỉnh Tiền Giang giai đoạn
hiện nay”, của Nguyễn Minh Tân (2003) [38], Luận văn Thạc sĩ Khoa học chính trị, Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Đề tài có nêu lên phương hướng củng cố và nâng
cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên nhằm đảm bảo tuyên truyền có
hiệu quả đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước đến cơ sở,
thông tin định hướng tư tưởng kịp thời về các sự kiện quan trọng của đất nước, của tỉnh
Tiền Giang và thế giới đến đảng viên và nhân dân. Luận văn cũng nêu được tình hình hoạt
động công tác tư tưởng trong Đảng bộ tỉnh Tiền Giang: một số các cơ quan, tổ chức Đảng
chưa thực sự coi trọng đến công tác tư tưởng của Đảng, đội ngũ cán bộ Đảng viên làm
công tác tư tưởng còn yếu kém về trình độ và nghiệp vụ chuyên môn; nội dung các
chương trình đào tạo cho cán bộ còn mang nặng tính lý thuyết, thiếu tính thực tiễn; ý thức
tự giác và tinh thần kỷ luật của một số cán bộ Đảng viên còn chưa cao, chưa nghiêm túc
trong quá trình công tác; một số nơi chưa được trang bị đầy đủ các cơ sở vật chất kỹ thuật
thiết yếu phục vụ cho công tác tư tưởng.
“Chất lượng công tác tuyên truyền miệng của các đảng bộ huyện ở tỉnh Hải
Dương” của Vũ Văn Vở [50], Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
8
Minh, 2009. Đề tài luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn chất lượng công tác tuyên truyền
miệng của các đảng bộ huyện ở tỉnh Hải Dương, qua đó đề xuất một số nhóm giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền miệng và hoạt động của đội ngũ báo cáo
viên của các đảng bộ huyện ở tỉnh Hải Dương. Đề tài đã giải quyết nhiệm vụ tìm hiểu quan
niệm, vai trò, vị trí, đặc điểm và hoạt động của đội ngũ báo cáo viên làm công tác tuyên
truyền miệng của các huyện; phân tích thực trạng đội ngũ báo cáo viên, công tác tuyên
truyền miệng ở cấp huyện; đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu để nâng cao chất
lượng công tác tuyên truyền miệng và hoạt động đội ngũ báo cáo viên các đảng bộ huyện
ở tỉnh Hải Dương trong giai đoạn hiện nay.
“Chất lượng công tác tuyên truyền miệng của các đảng bộ huyện ở tỉnh Đồng Tháp
giai đoạn hiện nay”, của Đỗ Thị Kim Cúc [11], Luận văn thạc sĩ Khoa học chính trị, Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2014. Luận văn đưa ra cơ sở lý luận, thực
tiễn của công tác tuyên truyền miệng và xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá thực trạng
chất lượng công tác tuyên truyền miệng của các đảng bộ huyện ở tỉnh Đồng Tháp. Luận
văn đã đề xuất các giải pháp chủ yếu góp phần hoàn thiện công tác tuyên truyền miệng của
các đảng bộ huyện ở tỉnh Đồng Tháp giai đoạn hiện nay.
Ngoài ra, có nhiều bài nghiên cứu của chính các tác giả hoạt động thực tiễn trong
lĩnh vực tuyên giáo, đáng chú như: hạm Văn Linh (2016), “Đổi công tác tuyên giáo cần
thực hiện từ trên xuống ” [32], Tạp chí Tuyên giáo, số 2. Bùi Thế Đức (2018) [8], “Đổi
mới nâng cao chất lượng công tác tuyên giáo”, Tạp chí Tuyên giáo, số 2. Hà Đăng (2017),
“Đổi mới mạnh mẽ hơn nữa công tác tư tưởng, lý luận của Đảng” [12], Tạp chí Tuyên
giáo, số 11. Võ Văn huông (2017), “Cả hệ thống chính trị cùng làm công tác tuyên giáo”,
tạp chí Tuyên giáo, số 12. Các tác giả thông qua những bài viết này đã nhấn vào những
điểm còn hạn chế, nổi cộm của công tác tuyên giáo và đề xuất các giải pháp rất thiết thực
để đổi mới nâng cao chất lượng công tác tôn giáo hiện nay [46].
Cũng như vậy, trên nhiều địa phương trong cả nước những năm gần đây, cũng đã
có nhiều tọa đàm hội thảo được tổ chức bàn về đổi mới nâng cao chất lượng công tác
tuyên giáo các cấp trên nhiều địa phương khắp cả nước. Các tọa đàm này trên cơ sở quán
triệt những chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương, căn cứ vào những nhiệm vụ chính trị
9
của địa phương, để đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình địa phương và đất nước
trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Các nghiên cứu, bài viết, luận văn, luận án nêu trên đã làm sáng tỏ khá nhiều vấn
đề lý luận và thực tiễn trong công tác tư tưởng, tuyên giáo của Đảng, kinh nghiệm công tác
tư tưởng, tuyên giáo của các cấp ủy đảng, góp phần khẳng định vai trò quan trọng của
công tác tư tưởng, tuyên giáo; những đóng góp to lớn của công tác tư tưởng, tuyên giáo đối
với sự nghiệp cách mạng của Đảng và tại mỗi đảng bộ được đề cập. Tuy nhiên, vấn đề
nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
thì vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Luận văn hướng đến đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác
tuyên giáo của Đảng bộ huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
- Xác định cơ sở lý luận của việc nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của
Đảng bộ huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Đánh giá thực trạng hoạt động và chất lượng công tác tuyên giáo của Đảng
bộ huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trong thời gian qua (chủ yếu từ năm 2010 đến
nay).
- Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên
giáo của Đảng bộ huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn chính là vấn đề chất lượng, hiệu quả công
tác tuyên giáo của Đảng bộ huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trong giai đoạn hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu chất lượng, hiệu quả công tác tuyên giáo của
Đảng bộ huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam từ 2010 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
10
5.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn
Luận văn kế thừa có chọn lọc các công trình khoa học, các luận văn của một
số tác giả đã nghiên cứu về công tác tư tưởng, tuyên giáo nhất là về công tác tuyên
giáo của các đảng bộ huyện; sử dụng các nghị quyết, văn bản chỉ đạo, các báo cáo sơ
kết, tổng kết, đánh giá thực tiễn về công tác tuyên giáo của Đảng bộ huyện Kim
Bảng, tỉnh Hà Nam những năm gần đây.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
Để tiến hành nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp: kết hợp lịch sử
và lôgic, thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh...
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Luận văn góp phần xác định cơ sở lý luận của việc nâng cao hiệu quả công tác
tuyên giáo của đảng bộ huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trong giai đoạn hiện nay.
Đồng thời luận văn góp phần đánh giá thực trạng công tác tuyên giáo tại Đảng bộ
huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trong thời gian qua, từ đó nêu lên được một số giải
pháp phục vụ nâng cao chất lượng hiệu quả công tác tuyên giáo của huyện.
Những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tư liệu giảng dạy tại
trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, làm tài liệu tham khảo cho những công trình
nghiên cứu có liên quan tới huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về công tác tuyên giáo và sự cần thiết phải
nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo cấp huyện.
Chương 2. Thực trạng công tác tuyên giáo của Đảng bộ huyện Kim Bảng,
tỉnh Hà Nam trong thời gian qua.
Chương 3. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của
Đảng bộ huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trong giai đoạn hiện nay.
11
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO
VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO CẤP HUYỆN
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm công tác tuyên giáo
Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học thì “tuyên giáo” có nghĩa là
“tuyên truyền và giáo dục”. Trên thực tế, phạm vi và nội dung hoạt động chính của
công tác tuyên giáo là tuyên truyền và giáo dục đường lối chính trị, quan điểm tư
tưởng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Do vậy, công tác tuyên giáo
trước đây trọng tâm chính vẫn thường được hiểu là tập trung vào công tác tư tưởng,
xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng là linh hồn của mọi công tác.
Công tác tư tưởng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, là hoạt động
truyền bá, giáo dục, đưa tri thức lý luận vào sâu trong đời sống của quần chúng nhân
dân, tạo nên sức mạnh trong quần chúng nhằm xây dựng một chế độ xã hội tốt đẹp
hơn. Tác giả Trần Thị Anh Đào cho rằng: “Công tác tư tưởng ở Việt Nam hiện nay là
hoạt động tư tưởng có mục đích của giai cấp công nhân Việt Nam do Đảng Cộng sản
lãnh đạo. Thông qua Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, công tác tư
tưởng có nhiệm vụ bảo vệ, phát triển và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; thông tin theo định
hướng của Đảng trên tất cả mọi mặt của đời sống xã hội. Công tác tư tưởng nhằm xây
dựng ý thức xã hội chủ nghĩa; định hướng giá trị xã hội đúng đắn; hình thành niềm tin
cách mạng có căn cứ khoa học, thúc đẩy quần chúng tích cực tham gia vào sự nghiệp
công nghiệp CNH, HĐH đất nước, xây dựng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh, đưa đất nước vững chắc tiến lên chủ nghĩa xã hội” [7, tr. 22-23].
Trong quá trình thực hiện mục tiêu của Đảng, công tác tư tưởng có vai trò
quan trọng trong việc truyền bá hệ tư tưởng vào quần chúng nhân dân, có vai trò hết
sức to lớn trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa. Công tác tư tưởng giải quyết những vấn đề lý luận do thực tiễn đặt ra và
12
đồng thời từng bước hiện thực hóa lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Bởi chính các nhà kinh
điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã nhận thức được vai trò to lớn của việc truyền bá tư
tưởng lý luận vào đời sống thực tiễn, vào quần chúng nhân dân: “Vũ khí của sự phê
phán cố nhiên không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ
có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất; nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng
vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng” [9, tr. 580].
Tuy nhiên, trên thực tế, hiểu công tác tuyên giáo chỉ là công tác tư tưởng thôi
chưa đủ, mặc dù đó là nội dung trọng tâm, căn bản. Công tác tuyên giáo còn có nội
hàm rộng hơn, bao hàm nhiều nội dung và hoạt động hơn. Công tác tuyên giáo của
Đảng còn chú trọng đến các phương thức, các kênh, để đưa lý luận vào thực tiễn, đảm
bảo thực hiện các mục tiêu chính trị đó là các lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, công tác
khoa giáo. Nhận thức về công tác tuyên giáo cũng dần được nâng lên và đáp ứng
ngày càng cao đòi hỏi của thực tiễn, của công tác xây dựng Đảng.
Lịch sử hoạt động công tác tuyên giáo cho thấy, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn
đất nước, công tác tư tưởng của Đảng được bổ sung thêm các nội dung mới về văn
hóa, văn nghệ, gọi là công tác tư tưởng-văn hóa. Có một thời kỳ Đảng đã thành lập
Ban tư tưởng văn hóa Trung ương để đảm trách nhiệm vụ này. Sau này còn thêm
những nội dung khác trong lĩnh vực khoa học, giáo dục gọi chung là nội dung khoa
giáo, hợp thành công tác tuyên giáo. Ban Tư tưởng -Văn hóa Trung ương do vậy
cũng được đổi thành Ban Khoa giáo. Do vậy, có thể thấy, công tác tuyên giáo hiện là
một thuật ngữ bao chứa nhiều mặt, nhiều nội dung hoạt động liên quan đến lĩnh vực
tư tưởng, văn hóa và khoa học, giáo dục và cần phải tuyên truyền và giáo dục một
cách sâu rộng trong toàn bộ hệ thống chính trị.
Cho đến nay, có thể định nghĩa: Công tác tuyên giáo là cụm từ chỉ các hoạt
động tham mưu, chỉ đạo, kiểm tra của tổ chức đảng về lĩnh vực tư tưởng, văn hóa và
khoa giáo.
Công tác tuyên giáo của Đảng Cộng Sản Việt Nam là một bộ phận cấu thành
rất quan trọng trong hoạt động lãnh đạo của Đảng, là hoạt động truyền bá, bổ sung và
phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường
13
lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm xây dựng thế
giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản, truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp
cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, góp phần tạo sự thống nhất cao trong toàn Đảng,
sự đồng thuận trong nhân dân, thực hiện thắng lợi mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Tuyên giáo là một ngành, một lĩnh vực công tác của Đảng. Do yêu cầu nhiệm
vụ chuyên sâu, công tác tuyên giáo được xác định là một ngành, lĩnh vực, có hệ thống
tổ chức thống nhất từ Trung ương đến cơ sở. Thực hiện công tác tuyên giáo là trách
nhiệm của cả hệ thống chính trị, trước hết là các cấp ủy đảng, nòng cốt là ngành
Tuyên giáo. Trong đó, Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, trực
tiếp và thường xuyên là Bộ chính trị, Ban Bí thư về chính trị, tư tưởng, về chủ trương,
quan điểm và đường lối của Đảng trong lĩnh vực tuyên truyền, báo chí, xuất bản, văn
hóa, văn nghệ, giáo dục và một số lĩnh vực khác… đồng thời là cơ quan chuyên môn,
nghiệp vụ về các lĩnh vực công tác này của Đảng. Từ khi Đảng ta ra đời đến nay,
công tác tuyên giáo của Đảng đã góp phần to lớn vào thành công của sự nghiệp cách
mạng trong các giai đoạn lịch sử cũng như đã và đang góp phần vào công cuộc đổi
mới hiện nay.
Có thể hình dung, công tác tuyên giáo về cơ bản gồm 3 bộ phận: công tác lý
luận, công tác tuyên truyền và công tác cổ động, được tiến hành tại tất cả các cấp,
ban, các địa phương, cơ quan, đơn vị…
1.1.2. Đặc điểm, tính chất của công tác tuyên giáo
Qua các nghiên cứu, cũng thực tiễn hoạt động tuyên giáo cho thấy, công tác
tuyên giáo có một số đặc điểm, tính chất căn bản như sau:
Một là, công tác tuyên giáo là một bộ phận trong công tác chính trị tư tưởng của
cả hệ thống chính trị nói chung, hướng tới đối tượng là con người, là nhân dân, mà trước
hết là cán bộ, đảng viên, là những đối tượng mang đầy đủ đặc điểm về vị trí xã hội, văn
hóa, tâm sinh lý, quan điểm, tư tưởng, nhận thức xã hội đa dạng và phức tạp. Hướng tới
đối tượng đó, công tác tuyên giáo nhằm thay đổi nhận thức có chủ đích, nhắm tới mục
14
tiêu tạo sự nhất trí cao trong Đảng, sự đồng thuận xã hội đối với việc triển khai thực hiện
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Hai là, công tác tuyên giáo mang tính chính trị, tính giai cấp. Hoạt động tuyên giáo
là bộ phận cấu thành trong hoạt động lãnh đạo của Đảng, là một trong những hoạt động
quan trọng bậc nhất của Đảng và sự điều hành của Nhà nước, thực hiện mục tiêu của Đảng
cầm quyền, thực hiện nhiệm vụ chính trị của giai cấp công nhân. Ở nước ta, cốt lõi của
công tác tuyên giáo là xây dựng, xác lập và phát triển hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa theo
chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; hình thành niềm tin, định hướng giá trị đúng
đắn, góp phần xây dựng thế giới quan khoa học, giáo dục đức tính nhân bản, nhân văn và
lòng nhân ái cho con người; nâng cao nhận thức điều chỉnh và điều chỉnh hành vi đúng đắn
cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, thúc đẩy mọi người hành động tích cực vì mục tiêu
“Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Ba là, quy trình làm ra sản phẩm của công tác tuyên giáo không phải là sự lập
trình của công nghệ đơn thuần, Cách thức, phương pháp tuyên giáo là sự kết hợp giữa
khoa học và nghệ thuật, giữa nêu gương, nói đi đôi với làm, lý luận gắn liền với thực
tiễn, kết hợp linh hoạt giữa các hình thức và biện pháp, phương tiện, trong đó tư
tưởng khoa học, hệ thống chính trị, sự dẫn dắt của chính đảng tiên phong là nòng cốt;
Đó là hoạt động kết hợp các hình thức, biện pháp, phương tiện do chủ thể tiến hành,
được thực hiện trực tiếp bởi đội ngũ làm công tác tuyên giáo am hiểu chủ trương,
đường lối, chính sách pháp luật, có tầm tư duy đổi mới, đủ bản lĩnh chính trị, giàu
tâm huyết cống hiến cho Đảng, cho Nhân dân.
Bốn là, kết quả đưa lại của công tác tuyên giáo không hiện hữu bằng vật
phẩm, khó có thể hình dung bằng trực quan mà phải thăm dò hiệu ứng tư tưởng, dư
luận của các tầng lớp xã hội trước mỗi chủ trương, chính sách mới. Hiệu quả của
công tác tuyên giáo thể hiện ở sự chuyển biến nhận thức và hành động của các tầng
lớp nhân dân để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, dưới sự lãnh đạo của
Đảng, sự điều hành của Nhà nước.
15
1.1.3. Các yếu tố cấu thành công tác tuyên giáo của Đảng
Công tác tuyên giáo của Đảng là một hoạt động chính trị - xã hội có tính đặc
thù, gồm 3 yếu tố quan trọng là: chủ thể, khách thể và các chức năng của công tác
tuyên giáo.
Chủ thể của công tác tuyên giáo bao gồm hệ tư tưởng, các cơ quan tổ chức,
các nhà tư tưởng của chủ thể đó và các cán bộ chuyên trách làm công tác tuyên giáo.
Hệ tư tưởng là hệ thống những quan điểm, quan niệm về chính trị, triết học, đạo đức,
nghệ thuật, tôn giáo…có chức năng là kim chỉ nam cho hành động của một giai cấp,
tầng lớp hay một bộ phận người trong xã hội.
Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời năm 1930, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng
trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay Đảng cộng sản là Đảng cầm quyền
duy nhất ở nước ta. Chủ thể của công tác tuyên giáo là toàn Đảng, các cơ quan cấp ủy,
ban tuyên giáo, ban dân vận là các cơ quan tham mưu cho các hoạt động của công tác
Đảng. Các cán bộ chuyên trách tuyên giáo là những người thay mặt Đảng chịu sự lãnh
đạo của các cơ quan Đảng kiểm tra công tác tuyên giáo trong toàn xã hội.
Khách thể của công tác tuyên giáo là lực lượng chịu sự tác động về mặt tư
tưởng của chủ thể bao gồm các cá nhân, tập thể, các tầng lớp nhân dân …Khách thể
của công tác tuyên giáo còn là các mối quan hệ xã hội, quan hệ giữa người với người
trong xã hội. Ở nước ta, khách thể của công tác tuyên giáo là toàn bộ cán bộ, đảng
viên và quần chúng nhân dân và mối quan hệ qua lại giữa các cơ quan đảng, nhà
nước; Đảng với đảng viên, với quần chúng; Nhà nước với công dân.
Chức năng của công tác tuyên giáo
Một là, nâng cao trình độ lý luận chính trị và năng lực cho cán bộ Đảng viên,
nâng cao trình độ, nắm vững những quan điểm của chủ nghĩa Mác–Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, nắm vững kiến thức về kinh tế, chính trị, giáo dục, văn hóa, xã hội, báo
chí; huấn luyện thành thạo các nghiệp vụ, nâng cao trình độ ngoại ngữ và vi tính, vận
dụng đúng đắn khoa học - công nghệ vào lĩnh vực công tác.
Hai là, nghiên cứu lý luận cách mạng, tổng kết thực tiễn. Tiếp tục phát triển tư
duy lý luận, nghiên cứu chủ nghĩa Mác–Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng
16
chúng vào đời sống thực tiễn một cách năng động, sáng tạo. Hiện nay công tác lý
luận của Đảng chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới, chưa làm sáng tỏ
được vấn đề về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Do vậy, việc tổng
kết thực tiễn, bổ sung phát triển lý luận cách mạng, không ngừng làm giàu trí tuệ của
Đảng bằng tinh hoa văn hóa của nhân loại và của dân tộc, thu hút cán bộ khoa học và
các cơ quan khoa học tham gia tích cực vào quá trình hoạch định đường lối, chủ
trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước là hết sức quan trọng.
Ba là, phê phán các quan điểm sai trái thù địch. Một trong những yêu cầu
Đảng đề ra cho công tác tuyên giáo là “phê phán và bác bỏ những quan điểm sai trái,
thù địch”, “uốn nắn những nhận thức lệch lạc, những quan điểm mơ hồ, những biểu
hiện dao động về tư tưởng, suy giảm niềm tin vào chủ nghĩa xã hội và sự lãnh đạo
của Đảng”. Trong công cuộc đổi mới tiến hành sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, công
tác tuyên giáo cần phát hiện ra những thói quen tật xấu tồn tại trong xã hội, những tư
tưởng lệch lạc, cổ hủ, những biểu hiện mất niềm tin vào Đảng của quần chúng nhân
dân; đồng thời phê phán các quan điểm sai trái, thù địch nảy sinh trong quá trình xây
dựng CNXH.
Bốn là, tổ chức, tập hợp quần chúng nhân dân tham gia thực hiện nhiệm vụ
chính trị do Đảng chủ trương. Để tiến hành xây dựng CNXH, tất yếu phải tập lợp lực
lượng tiên phong, có am hiểu, có bản lĩnh chính trị. Hơn lai hết lực lượng tuyên giáo
lãnh nhận trọng trách này để tạo nên sự gắn kết xã hội, phát huy sức mạnh đồng thuận
của khối đại đoàn kết toàn dân.
Năm là, dự báo xu hướng xã hội.
Trên tinh thần nắm vững những nguyên lý khoa học và cách mạng của chủ
nghĩa Mác–Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước, công tác tuyên giáo cần dự báo được những diễn biến
của sự phát triển xã hội, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của nhân dân trước những
biến đổi của đời sống kinh tế-xã hội. Bên cạnh đó, cũng phải dự báo được xu hướng,
khả năng chống phá cách mạng của những thế lực thù địch, để có những giải pháp
đấu tranh phù hợp, hiệu quả.
17
1.2. Công tác tuyên giáo cấp huyện và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng
công tác tuyên giáo cấp huyện
1.2.1. Đặc điểm của công tác tuyên giáo ở cấp huyện
Trên cơ sở Quyết định số 113-QĐ/TW ngày 9/7/2012 của Bộ Chính trị về
chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Tuyên giáo Trung ương; xuất phát từ
chức năng nhiệm vụ được phân cấp và thực tiễn hoạt động tuyên giáo ở các địa
phương cấp huyện, có thể khái quát một số đặc điểm của công tác tuyên giáo cấp
huyện như sau:
Một là, đây là một cấp trung gian trong hệ thống tuyên giáo, chịu sự lãnh đạo
của tuyên giáo cấp tỉnh và chịu sự lãnh đạo của huyện ủy mà trực tiếp của Ban
thường vụ huyện ủy. Công tác tuyên giáo cấp huyện nắm bắt được các chủ trương,
chính sách của Đảng trung ương và địa phương, và chỉ đạo hoạt động trên mọi mặt
trận kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội thực hiện nhiệm vụ chính trị đặt ra.
Hai là, công tác tuyên giáo chịu ảnh hưởng của bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã
hội và những đặc điểm văn hóa, con người của địa phương thuộc địa bàn hoạt động
của ban tuyên giáo huyện. Những khó khăn và lợi thế của địa phương, đặc điểm văn
hóa và trình độ dân trí có tác động trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả của công tác
tuyên giáo cấp huyện.
Ba là, công tác tuyên giáo cấp huyện tập trung việc tổ chức học tập, quán triệt
các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và các cấp ủy và cơ sở được diễn ra một cách dễ
dàng và thuận lợi. Bên cạnh đó giải quyết kịp thời được những tình huống bất ngờ
xảy ra trên địa bàn huyện và những điểm nóng trong khu vực bởi đây là cấp gần dân,
sát dân, có sự va chạm với dân nhiều nhất. Công tác tuyên giáo cấp huyện có nhiệm
vụ tuyên truyền giác ngộ quần chúng có những thay đổi theo hướng tích cực; tham
vấn cho Đảng và Nhà nước đưa ra những giải pháp đúng đắn, giải quyết được các vấn
đề bức xúc trong quần chúng nhân dân.
Bốn là, công tác tuyên giáo cấp huyện triển khai có hiệu quả việc học tập và
làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh; chú trọng cải
cách các thủ tục hành chính, lề lối làm việc, xây dựng và giữ mối quan hệ các ban,
18
ngành để tập trung phát triển kinh tế-văn hóa, xã hội; chỉ đạo biên soạn lịch sử địa
phương huyện, đảng bộ xã, thị trấn trên địa bàn huyện; nắm chắc cơ sở, địa bàn, bám
sát quần chúng nhân dân, động viên quần chúng nhân dân tham gia các phong trào thi
đua yêu nước, thực hiện xóa đói giảm nghèo, thực hiện đời sống có văn hóa.
Năm là, đối tượng của công tác tuyên giáo cấp huyện không đồng nhất như
tuyên giáo bộ, ngành mà bao gồm nhiều bộ phận và thành phần trong xã hội như:
tầng lớp trí thức, học sinh, sinh viên; quần chúng nhân dân lao động…đa số là nhân
dân lao động trình độ thấp, không thống nhất được về trình độ nhận thức và trình độ
lý luận chính trị do đó việc nhận thức về hoạt động của công tác tuyên giáo còn nhiều
khó khăn, việc nắm bắt thông tin cũng còn nhiều hạn chế.
Sáu là, trong quá trình thực hiện công tác tuyên giáo ở cấp huyện, Ban tuyên
giáo Huyện ủy phải tìm kiếm những phương pháp khoa học, hợp lý, phù hợp với đặc
điểm địa bàn huyện. hương pháp tuyên giáo cần phải bám sát thực tế, nói đi đôi với
làm, làm cho dân tin vào Đảng, thường xuyên cập nhật tình hình địa bàn, cán bộ làm
công tác tuyên giáo cần sâu sát cơ sở, am hiểu tình hình địa phương từ đó trong quá
trình thực hiện công tác tuyên giáo lồng ghép công tác chính trị tư tưởng diễn ra được
hiệu quả.
1.2.2. Nội dung về công tác tuyên giáo cấp huyện
Nội dung công tác tuyên giáo cấp huyện tập trung chủ yếu vào những vấn đề sau:
Một là, giáo dục lý luận chính trị, truyền thống cách mạng của đất nước, của
tỉnh và của địa phương huyện
Công tác lý luận cấp huyện coi trọng việc giáo dục lý luận chính trị cho Đảng
viên cũng như quần chúng nhân dân trong xã hội. Thông qua việc tổ chức nghiên cứu,
học tập, quán triệt nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,
làm đưa chủ trương đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống.
Nội dung chủ yếu của công tác giáo dục lý luận cấp huyện là giáo dục chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cương lĩnh, đường lối của Đảng cho đội
ngũ cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân trên địa bàn huyện. Giáo dục truyền
thống cách mạng ở địa phương nhằm bồi dưỡng, nâng cao nhận thức lý luận chính trị,
19
lòng yêu nước, yêu quê hương, tình cảm cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân
dân xây dựng cho mọi người nhận thức đúng đắn và niềm tin vững chắc vào Đảng,
vào Nhà nước, vào việc thực hiện các mục tiêu các mạng đề ra.
Tổ chức các lớp học tập lịch sử, truyền thống đấu tranh cách mạng của đảng
bộ và nhân dân địa phương tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, trên cơ sở đó
tạo ra sự hiểu biết, đồng thuận, tin tưởng và quyết tâm thực hiện thắng lợi các chương
trình, kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của cán bộ, đảng viên và nhân
dân ở đơn vị công tác, tại địa phương trên địa bàn của huyện.
Hai là, công tác tuyên truyền, cổ động cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân
dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, của đơn vị.
Công tác tuyên truyền ở cấp huyện có nhiệm vụ truyền bá sâu rộng chủ nghĩa
Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách và pháp luật của Nhà nước và những tinh hoa văn hóa của dân tộc và nhân
loại... cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trên toàn huyện, làm
cho hệ tư tưởng của giai cấp công nhân trở thành nhân tố chi phối, thống trị trong đời
sống tinh thần của xã hội; động viên, cổ vũ tính tích cực, tự giác, sáng tạo của nhân
dân trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và của huyện.
Công tác tuyên truyền cấp huyện định hướng tư tưởng trước các sự kiện và
vấn đề tác động đến tư tưởng, tình cảm, tâm tư và nguyện vọng của quần chúng nhân
dân ở cơ sở địa phương, góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên làm cho
những người cán bộ làm công tác tuyên truyền cấp huyện luôn kiên định lập trường,
có năng lực tổ chức, tập hợp, động viên, giáo dục, thuyết phục quần chúng nhân dân,
xây dựng và củng cố niềm tin vững chắc vào sự nghiệp cách mạng và hành động một
cách tự giác, sáng tạo trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa; trong việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của huyện.
Thực hiện sự tác động của chủ thể vào đối tượng thông qua công tác cổ động với
các hình thức như: băng rôn, khẩu hiệu, áp-phích, tranh ảnh, các bài viết mang tính cổ
động... Thông qua cổ động thúc đẩy việc thực hiện một cách kịp thời các chỉ đạo, các
20
nhiệm vụ chính trị tại địa phương. biến nhận thức tư tưởng thành niềm tin, hành động
cách mạng cụ thể, thành phong trào quần chúng rộng rãi trong các tầng lớp dân cư.
Ba là, công tác văn hoá, văn nghệ
Theo Nghị quyết Trung ương 5 Khóa VIII, văn hóa bao hàm cả giáo dục, đào
tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, nghệ thuật. Công tác tuyên giáo là một phần nằm
trong phạm trù văn hóa, là một bộ phận quan trọng mang ý nghĩa xã hội và nhân văn.
Công tác văn hóa, văn nghệ cấp huyện nhằm xây dựng đời sống văn hóa tinh
thần tốt đẹp, lành mạnh, phong phú ở cơ sở, thực hiện cuộc vận động “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” sâu rộng trong toàn huyện. Hoạt động thông tin,
tuyên truyền, cổ động, triển lãm… trên địa bàn huyện được chú trọng, đẩy mạnh
nhằm tuyên truyền, trực tiếp, kịp thời trong quần chúng nhân dân ở cơ sở các chủ
trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, tuyên truyền pháp luật.
Hoạt động văn nghệ quần chúng trên địa bàn huyện được phát động trong toàn
dân. Ngoài ra, việc phát triển hệ thống thư viện, phòng đọc sách báo ở cấp huyện và
cấp cơ sở là một hướng quan trọng của công tác văn hóa của Đảng và một ưu tiên
trong kế hoạch, chương trình công tác văn hóa của Nhà nước. Ban tuyên giáo Huyện
ủy quan tâm tới công tác bảo tồn, phát huy các di tích lịch sử - văn hóa và công tác
bảo tàng, nhà truyền thống trên địa bàn huyện, tổ chức và quản lý các hoạt động lễ
hội trên địa bàn huyện.
Bốn là, đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng
Đồng thời, công tác lý luận cấp huyện chú trọng việc đấu tranh, phê phán các
trào lưu tư tưởng sai trái, thù địch, đi ngược lại với sự phát triển của kinh tế xã hội đất
nước trong công cuộc đổi mới. Bảo vệ Đảng, bảo vệ các thành quả cách mạng. Đây là
hoạt động cần thiết trong công tác tuyên giáo của tổ chức đảng cấp huyện nhằm bảo
vệ nền tảng tư tưởng, quan điểm của Đảng, củng cố sự nhất trí về tư tưởng trong
Đảng, chống lại sự phá hoại về tư tưởng của các thế lực thù địch và khắc phục sự phai
nhạt, suy thoái tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Hoạt động đấu tranh trên
lĩnh vực tư tưởng còn diễn ra ngay trong sinh hoạt đảng.
21
Ngoài các nội dung cơ bản trên, công tác tuyên giáo cấp huyện còn có các nội
dung khác như: giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thể lực, giáo dục về sinh thái, môi
trường... qua các hoạt động trong lĩnh vực khoa giáo.
1.2.3. Phương thức của công tác tuyên giáo cấp huyện
Theo Từ điển Tiếng Việt, “phương thức” là cách thức và phương pháp. Như
vậy, phương thức công tác tuyên giáo là tổng hợp các biện pháp, con đường, cách
thức mà chủ thể sử dụng để thực hiện, triển khai công tác tuyên giáo một cách phù
hợp, kịp thời và có hiệu quả nhất. Vì vậy, khái niệm phương thức công tác tuyên giáo
là một khái niệm rộng, bao hàm nhiều loại hình và ngày càng phát triển nhờ những
kinh nghiệm, sức sáng tạo và thành tựu văn minh của nhân loại do tác động khoa học,
công nghệ.
Có phương thức công tác chung cho các nhiệm vụ, nội dung tuyên giáo và có
cách thức, biện pháp riêng, đặc thù cho từng nhiệm vụ cụ thể, phụ thuộc vào đối
tượng hướng tới. hương thức công tác hay cách thức, biện pháp thực hiện nội dung,
nhiệm vụ tuyên giáo gắn liền với lực lượng, công cụ, điều kiện thực hiện. Một số lĩnh
vực thuộc về chức năng, nghiệp vụ cũng được coi là cách thức, phương pháp, biện
pháp tổ chức thực hiện chung trong các nhiệm vụ của công tác tuyên giáo, như tham
mưu, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra.
Ngoài ra, có thể liệt kê nhiều cách thức, biện pháp hay được sử dụng trong
hoạt động thực tiễn như: học tập quán triệt, bồi dưỡng, tập huấn, giao ban công việc,
thông tin, truyền thông, phối hợp liên ngành, tổ công tác, đối thoại, phát huy dân chủ,
giáo dục, nêu gương, vận động thuyết phục, phát ngôn, hội nghị, hội thảo, tọa đàm,
đấu tranh phê phán, xây dựng ban hành quy định, quy chế, chế tài kiểm soát, kỹ thuật
nghiệp vụ, tài liệu tuyên truyền, tờ rơi, xây dựng trang web, tổ chức sự kiện, thăm dò
dư luận, định hướng dư luận, chỉ đạo, đôn đốc,…
1.3. Chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện
1.3.1. Quan niệm về chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện
22
Bàn đến chất lượng của công tác tuyên giáo tức là đề cập đến tính hiệu quả,
tác dụng hữu ích hay không của hoạt động tuyên giáo, trên cơ sở soi xét mức độ đạt
được các tiêu chí nhất định của công tác tuyên giáo.
Công tác tuyên giáo cấp huyện là hoạt động sáng tạo, truyền bá hệ tư tưởng
chính trị làm cho hệ tư tưởng chính trị đó đi sâu vào quần chúng nhân dân, thấm
nhuần vào đời sống tinh thần văn hóa xã hội. Đây là hoạt động có mục đích của một
giai cấp mà chủ yếu là giai cấp lãnh đạo, một chính đảng nhằm xây dựng, xác lập,
phát triển và truyền bá hệ tư tưởng trong quần chúng, định hướng giá trị, tạo niềm tin
và thúc đẩy quần chúng hành động vì lợi ích của mình, để cán bộ, đảng viên và nhân
dân trong toàn huyện tin tưởng, hành động theo chủ trương đường lối, chính sách,
pháp luật của Nhà nước. Do vậy, chất lượng tuyên giáo trước hết phải gắn liền với
việc bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trên các mặt, lĩnh vực công tác; bảo
đảm sự ổn định chính trị văn hóa xã hội của địa phương.
Chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện phải gắn liền với công tác đổi mới
nội dung, phương thức, nâng cao tính chiến đấu, tính thuyết phục, hiệu quả của công
tác tư tưởng phục vụ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị, phù hợp với từng giai
đoạn, tạo sự thống nhất trong Ðảng, đồng thuận trong xã hội ở cấp huyện, phù hợp
với điều kiện hoàn cảnh, đơn vị, thiết thực, hiệu quả. Do đó, hiệu ứng, tính lan tỏa,
sức thuyết phục được coi là một tiêu chí khá quan trọng của công tác tuyên giáo.
Chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện phải thể hiện được rõ nét công tác
tham mưu; công tác lý luận, tuyên truyền, văn hóa-văn nghệ, thông tin đối ngoại, nhất
là công tác tuyên truyền.
Chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện thể hiện rõ sự đổi mới nội dung,
phương thức công tác luôn được gắn chặt chẽ với nâng cao chất lượng và hiệu quả,
tạo nên sức mạnh bền vững trong công tác tuyên giáo của Ðảng thể hiện được quyết
tâm cao của ngành trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết Ðại hội XII và các Nghị
quyết Hội nghị Trung ương khóa XI, các nghị quyết hội nghị Trung ương lần thứ 6,
lần thứ 7 khóa XII, Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị và các nhiệm vụ đột xuất được Bộ
Chính trị, Ban Bí thư giao để đạt kết quả thiết thực.
23
Chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện phải giải quyết được nhiều vấn đề
khó khăn, thách thức liên quan đến những lĩnh vực văn hóa tư tưởng, bảo đảm chất
lượng giáo dục, đào tạo, y tế, môi trường; an toàn thực phẩm; chỉ số cạnh tranh địa
phương, trình độ khoa học công nghệ; những vấn đề nảy sinh bất ngờ gây rủi ro, thiệt
hại trực tiếp đến đời sống của nhân dân trên địa bàn huyện như thiên tai, lũ lụt, đồng
thời giải đáp nhiều vấn đề thực tiễn đặt ra, góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận cầm
quyền của Ðảng trong điều kiện mới.
1.3.2. Khung tiêu chí đánh giá chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện
Công tác tuyên giáo cấp huyện có mục đích truyền đạt những tư tưởng, quan
điểm, đường lối, chính sách của Đảng, làm cho đối tượng được truyền đạt sẽ nhận
thức được mục đích của việc làm đó và sẽ có những hành động, thái độ thay đổi theo
sự nhận thức. Tuy nhiên, đó là một nội dung khá trừu tượng, nó không diễn ra liên tục
và không phải lúc nào cũng bộc lộ hết ra ngoài được. Do đó, ta thấy việc đánh giá
chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện thường gặp khó khăn, không chính xác.
Phần lớn, chất lượng của nó được đánh giá bằng phương pháp định tính, còn phương
pháp định lượng cần phải tiến hành công phu, tỉ mẩn hơn để thực hiện. Để có thể
đánh giá được chất lượng, hiệu quả của công tác tuyên giáo cấp huyện cần phải có
khung tiêu chí đánh giá.
Công tác tuyên giáo cấp huyện được diễn ra dưới 3 hình thái: Công tác lý luận,
tuyên truyền và cổ động. Công tác lý luận là khâu đầu tiên và quan trọng nhất của
công tác tuyên giáo, nó thực hiện việc hình thành, phát triển, hoàn thiện hệ tư tưởng
chính trị, nghiên cứu đường lối, chính sách lý luận và sau cùng là tổng kết thực tiễn;
vận dụng nền tảng tư tưởng chính trị để xác định đường lối, chủ trương, chính sách
trong từng thời kỳ. Xét từ phương diện này chất lượng của công tác tuyên giáo là sự
tổng hợp chất lượng của công tác lý luận, công tác tuyên truyền và công tác cổ động.
Công tác tuyên giáo cấp huyện là hoạt động truyền bá hệ tư tưởng của giai cấp
trong quần chúng, truyền bá chủ nghĩa Mác–Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan
điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước. Tiêu chí
để đánh giá, xem x t chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện còn là xem xét mức
24
độ thâm nhập tư tưởng chính trị vào quần chúng và mức độ hoàn thành nhiệm vụ
công tác tư tưởng của Đảng đề ra.
Trong lĩnh vực thực tiễn, công tác tuyên giáo cấp huyện gồm các lĩnh vực hoạt
động cụ thể như: công tác nghiên cứu, công tác khoa giáo, công tác nghiên cứu dư luận
xã hội, công tác văn hóa, văn nghệ,…X t từ phương diện này thì chất lượng công tác
tuyên giáo cấp huyện là sự tổng hợp chất lượng của các mảng hoạt động trên.
Một cách tiếp cận khác về việc đánh giá chất lượng công tác tuyên giáo cấp
huyện là nghiên cứu công tác tuyên giáo cấp huyện ở góc độ hệ thống cấu trúc, coi
chất lượng công tác là tổng hợp chất lượng của chủ thể, đối tượng, phương thức, nội
dung, hiệu quả của nó. Hiệu quả của công tác tuyên giáo cấp huyện luôn nằm trong
chủ thể đối tượng và được đánh giá ở đối tượng.
Đối tượng của công tác tuyên giáo cấp huyện hướng tới là các cá nhân, tổ
chức, tập thể rộng hơn là toàn thể quần chúng nhân dân trên địa bàn huyện. Do vậy,
chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện thể hiện tập trung ở mức độ nhận thức,
niềm tin, sự giác ngộ chính trị của đối tượng được thể hiện ra cuối cùng là kết quả
thực hiện nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, đơn vị, tập thể trong xã hội. Như vậy,
ta có thể thấy chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện là tổng hợp chất lượng ở đối
tượng sau tác động của công tác tư tưởng.
Trên cơ sở về quan niệm đánh giá chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện
nêu trên ta có thể xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng công tác tuyên giáo
cấp huyện như sau:
* Nhóm tiêu chí về sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên giáo
Tiêu chí đánh giá về sự lãnh đạo, thực hiện công tác tuyên giáo. Việc tổ chức
các hoạt động công tác tuyên giáo cấp huyện là trách nhiệm của các cấp ủy, cơ sở
trong đó ban tuyên giáo huyện ủy là tổ chức quan trọng nhất, có tính quyết định tới
tiến trình, hiệu quả của công tác tuyên giáo tại huyện. Đây là cơ quan tham mưu của
huyện ủy mà trực tiếp và thường xuyên là ban thường vụ và thường trực của huyện
ủy về công tác xây dựng Đảng trong đó đặc biệt quan trọng là công tác tuyên giáo
trên tất cả các lĩnh vực.
25
Đánh giá công tác tuyên giáo cấp huyện cần phải chú ý xem x t đến khía cạnh
như trình độ nhận thức và trách nhiệm công tác của các ủy trong đó quan trọng nhất
là ban tuyên giáo huyện ủy. Ban Tuyên giáo huyện ủy cần có các chủ trương, biện
pháp khoa học, đường lối, chính sách, những kế hoạch, bước đi cụ thể trong việc thực
hiện công tác khi đi tuyên truyền công tác tư tưởng vào trong quần chúng nhân dân.
Một khía cạnh quan trọng nữa trong việc đánh giá chất lượng công tác tuyên giáo cấp
huyện đó là phẩm chất, đạo đức của người cán bộ làm công tác tuyên giáo, khả năng
tham mưu, chỉ đạo, lãnh đạo của cơ quan là một nhân tố quan trọng quyết định tới
chất lượng của công tác tuyên giáo.
Chất lượng công tác tuyên giáo của một huyện phụ thuộc vào sự chỉ đạo, lãnh
đạo, trình độ tham mưu, tư vấn chuyên môn nghiệp vụ của ban lãnh đạo và các cán
bộ trực tiếp làm công tác tuyên giáo và chịu sự quản lý trực tiếp của ban thường vụ,
ban tuyên giáo huyện ủy.
* Nhóm tiêu chí về nội dung, phương thức tiến hành công tác tuyên giáo
Tiêu chí đánh giá chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện về nội dung và các
phương thức tiến hành công tác tuyên giáo khi truyền đạt tư tưởng cho quần chúng
nhân dân. Nội dung của công tác tuyên giáo cấp huyện rất đa dạng và phong phú, nó
gồm nhiều mảng, lĩnh vực trong xã hội như: chính trị, tư tưởng, tuyên truyền, lý luận
chính trị, báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ, khoa giáo, biên soạn lịch sử đảng bộ
địa phương.
Tùy thuộc vào sự chỉ đạo của cấp trên và tình hình cụ thể của địa phương, Ban
Tuyên giáo huyện ủy có những phương thức khác nhau và phù hợp để thực hiện công
tác tuyên giáo. Nội dung của công tác tuyên giáo cấp huyện trước khi được ra thực
hiện cần đảm bảo các nội dung đó cần chính xác, xúc tích, ngắn gọn, mang tính khoa
học, dễ hiểu. Các phương thức thực hiện cần bám sát nội dung để truyền đạt hiệu quả
công tác tuyên giáo.
* Nhóm tiêu chí về cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện công tác tư tưởng
Tiêu chí đánh giá chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện thông qua hệ
thống cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện công tác tuyên giáo. Chất lượng của các
26
phương tiện, cơ sở vật chất kỹ thuật được đánh giá qua độ bền, tính năng, tác dụng,
mức độ hiện đại của tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật. Hệ thống cơ sở vật chất, phương
tiện kỹ thuật được trang bị vào các cơ sở dựa vào nguồn kinh phí rót từ trên xuống và
do nguồn cơ sở tự đảm bảo. Việc đánh giá chất lượng của hệ thống cơ sở vật chất kỹ
thuật thông qua giá trị của của trang thiết bị phương tiện và thông qua hiệu quả thu
được từ việc việc trang thiết bị đó.
* Nhóm tiêu chí về hiệu quả của công tác tuyên giáo
Tiêu chí đánh giá chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện bằng hiệu quả, tính
tích cực xã hội. Các cấp ban thường vụ huyện ủy, ban tuyên giáo huyện ủy căn cứ vào
nội dung, mục đích, nhiệm vụ, chương trình học tập, giáo dục, tuyên truyền, lĩnh vực
công tác và hoạt động để xác lập các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng phù hợp.
Chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện là việc nâng cao nhận thức, trình độ
lý luận chính trị cách mạng của các cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân về chủ
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật
của nhà nước, tình hình chính trị trong nước và thế giới. Các cán bộ Đảng viên làm
công tác tuyên giáo phải làm cho quần chúng nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của
Đảng, việc tự tích cực thực hiện đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước quyết tâm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, làm cho kinh tế
đất nước ngày càng phát triển và có sức cạnh tranh với các nước bạn trên thế giới.
Thể hiện ở ý chí phấn đấu thực hiện để đưa nước ta trở thành nước công nghiệp, thực
hiện tiến tới một xã hội dân chủ công bằng, văn minh; Chất lượng của công tác tuyên
giáo cấp huyện được đo bằng hiệu quả làm việc của các cấp cơ sở, đặc biệt ban tuyên
giáo huyện ủy đáp ứng được các yêu cầu đặt ra trong công cuộc đổi mới đất nước.
Như vậy, có thể thấy việc đánh giá hiệu quả của công tác tuyên giáo cấp huyện là
một việc vô cùng phức tạp đòi hỏi tính khách quan cao, tính toàn diện, nhiều chiều. Từ
việc đánh giá được chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện các cấp ủy đảng, cơ sở mới
có thể đề ra được các chủ trương, chính sách, biện pháp thực hiện công tác Đảng một
cách hợp lý và cố hiệu quả hơn. Và khi có được những chính sách, biện pháp chủ trương,
đề án hợp lý thì mới có những kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ chuyên
27
môn cho các cán bộ đảng viên trong việc đánh giá tình hình kinh tế, chính trị, xã hội.
Việc chú trọng các tiêu chí đánh giá chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện đó cũng
chính là nền tảng để nâng cao hiệu quả của công tác tuyên giáo.
1.4. Tính tất yếu và vai trò của việc nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo cấp
huyện trong giai đoạn hiện nay
1.4.1. Tính tất yếu của việc nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo cấp huyện trong
giai đoạn hiện nay
Tình hình thế giới hiện nay có nhiều biến đổi, bất ổn về chính trị an ninh và
thực trạng này sẽ tiếp tục trong những năm tới với chiều hướng ngày càng tăng.
Những điểm nóng về chính trị an ninh trên thế giới, ở bình diện khu vực cũng như
quốc gia, hiện đều chưa thấy có dấu hiệu nào cho thấy mức độ nóng sẽ suy giảm.
Tình hình tranh chấp ở Biển Đông vẫn diễn ra khó lường và ngày càng phức tạp.
Xung đột mâu thuẫn dân tộc, sắc tộc vẫn còn nhiều điểm nóng, chủ nghĩa quốc gia
nước lớn vẫn chi phối quan hệ quốc tế và các nước nhỏ.
Hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa đưa đến nhiều thời cơ thuận lợi
nhưng cũng đặt ra không ít thách thức, rủi ro. Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 đang
đòi hỏi đất nước phải chuyển động mạnh mẽ để có thể tận dụng được những thành
tựu mới mẻ nhất vào phát triển sản xuất, quản trị xã hội, ứng dụng những tiến bộ của
khoa học, công nghệ nâng cao đời sống của người dân.
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong hơn 30 năm đổi mới trên các lĩnh
vực rất đáng ghi nhận và tự hào thì hiện đất nước vẫn phải đối mặt với những khó
khăn và thách thức như các tệ nạn xã hội: tham nhũng, hối lộ, chạy chức, chạy quyền.
Một số cán bộ Đảng viên làm công tác Đảng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo quản lý, gây hậu quả
nghiêm trọng, gây bức xúc trong nhân dân, làm giảm sút uy tín của dân đối với Đảng.
Một số lĩnh vực đời sống xã hội như văn hóa, giáo dục, y tế để xảy ra nhiều vụ
việc nghiêm trọng, gây bức xúc, hoang mang trong dư luận. Đơn cử kỳ thi THPT
Quốc gia 2018 đã xảy ra nhiều vụ việc nghiêm trọng trong coi thi, chấm thi ở một số
tỉnh Tây Bắc đã gây cú sốc lớn, gây nên nhiều tâm tư trong nhân dân.
28
Diễn biến hòa bình dưới chiêu bài dân chủ nhân quyền vẫn tiếp diễn, với mức
độ tinh vi phức tạp; các thế lực thù địch vẫn mưu toan chống phá, phủ nhận những
thành quả xây dựng chủ nghĩa xã hội, chia rẽ nội bộ, gây mất đoàn kết trong đảng,
trong nhân dân.
Bản thân công tác tuyên giáo còn bộc lộ những hạn chế yếu kém, trong khi
yêu cầu của đất nước, của việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị chuyên môn ngày
càng cao, đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác tuyên giáo cấp
huyện, đổi mới nội dung công tác tuyên giáo theo hướng bám sát thực tiễn, phương
thức cách làm tuyên giáo, tăng cường tính chủ động sáng tạo; có những kế hoạch cụ
thể giải quyết được những vấn đề trọng điểm của đất nước, của địa phương.
Từ tình hình ngày càng phức tạp nêu trên, đặt ra yêu cầu bức thiết phải nâng
cao hiệu quả chất lượng công tác tuyên giáo, yêu cầu này đặt ra một cách trực tiếp
cho những người làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tuyên giáo. Đòi hỏi đội ngũ công
tác tuyên giáo cấp huyện phải:
Nhanh nhạy, nắm bắt kịp thời những diễn biến của đời sống chính trị quốc tế
và trong nước, trong tỉnh; có khả năng dự báo và phân tích những sự thay đổi, bối
cảnh mới, để có những định hướng đúng đắn. Để các nội dung tuyên giáo trở nên
sống động, có sức hấp dẫn và thuyết phục đối với người nghe. Nếu công tác tuyên
giáo vẫn cứng nhắc, nhàm chán, với những kiến thức thiếu cập nhật sẽ khó có thể gây
được hiệu ứng tích cực đối với người dân.
Ứng biến nhanh trước các thay đổi để làm tốt công tác tư tưởng chính trị đối
với cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Ổn định chính trị xã hội, tạo không
khí yên tâm, phấn khởi, tin tưởng vào chính sách chủ trương đường lối của đảng,
chính sách pháp luật của nhà nước. Công tác tuyên giáo phải tạo ra một bầu không
khí chủ đạo là ổn định tư tưởng, tạo được sự yên tâm, tin tưởng của cán bộ người dân
vào đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, vào các tổ chức chính trị xã hội của
nhân dân.
Không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, học tập, bồi dưỡng về tri thức, trình độ
chuyên môn, tu dưỡng tư cách đạo đức cá nhân, tránh xa những cạm bẫy của kinh tế thị
29
trường, những thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội. Những người làm tuyên giáo phải thể hiện
được bản lĩnh chính trị, có trình độ tri thức, có lối sống đạo đức lành mạnh, hoạt động
tuyên giáo mới có sức thuyết phục. Đây là một điểm mà trong bối cảnh hiện nay đặt ra
rất gay gắt khi mà trình độ dân trí ngày càng cao, thông tin, tri thức ngày càng nhiều, nhà
tuyên giáo phải là tấm gương sáng, để quần chúng soi mình vào đó.
Không ngừng liên hệ mật thiết với quần chúng nhân dân; sâu sát với địa bàn,
am hiểu quần chúng, sự việc, vụ việc. Chỉ có sự liên hệ mật thiết với nhân dân, gần
dân, hiểu dân mới thực hiện được công tác tuyên giáo sát thực, không thì sẽ rơi vào
tình trạng “chính sách trên trời, cuộc đời dưới đất”, nói không sát, làm không tới.
Chủ động đối phó với những tinh vi của “diễn biến hòa bình”, thận trọng với
các địa bàn có vụ việc phức tạp, cảnh giác với các xung đột có nguy cơ thành điểm
nóng, kịp thời phản bác lại những luận điệu xuyên tạc, tô hồng, bôi đen vì những mục
đích chính trị hòng làm suy yếu vai trò lãnh đạo, chia rẽ khối đại đoàn kết, gây bất ổn
chính trị, tạo ra sự đoàn kết, nhất trí cao từ lãnh đạo đến quần chúng, trong cơ quan
đơn vị và ngoài xã hội.
1.4.2. Vai trò của việc nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo cấp huyện trong giai
đoạn hiện nay
Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo cấp huyện có vai trò rất to lớn trong
việc góp phần thực hiện mục tiêu nhiệm vụ cách mạng của cả nước nói chung của địa
phương huyện nói riêng. Chính vì vậy, trong các thời kỳ vận động cách mạng, vào
“đêm trước” của một cuộc cách mạng cũng như trong toàn bộ tiến trình các cuộc cách
mạng xã hội thường xuất hiện các nhà tư tưởng, các nhà tuyên truyền kiệt xuất mà tên
tuổi và sự nghiệp của họ gắn liền với các cuộc cách mạng ấy, tiêu biểu đó là Nguyễn
Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
Như trên đã phân tích về tính tất yếu phải nâng cao hiệu quả công tác tuyên
giáo cấp huyện trong thời kỳ mới, cho thấy, việc nâng cao hiệu quả của công tác
tuyên giáo cấp huyện là một nhiệm vụ cấp thiết, cần diễn ra thường xuyên và liên tục
trong mọi giai đoạn vận động cách mạng. Bối cảnh hiện nay, một lần nữa đặt lên vai
đội ngũ những người làm công tác tuyên giáo trách nhiệm hết sức nặng nề.
30
Nâng cao chất lượng công tác tuyên giáo giúp cho việc tuyên truyền, phổ biến
đường lối chính sách của Đảng phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của cách mạng đặt
ra trong thời kỳ mới. Với đặc thù chính trị của riêng mình, việc nâng cao chất lượng
công tác tuyên giáo cấp huyện giúp truyền bá, phổ biến hệ tư tưởng của giai cấp công
nhân sâu rộng trong xã hội trở thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hoạt
động cách mạng mà trước hết là trong đội ngũ cán bộ, đảng viên để thúc đẩy các lực
lượng xã hội tiên tiến, khơi dậy tính sáng tạo cách mạng của quần chúng, động viên
lực lượng quần chúng tham gia sự nghiệp cách mạng, góp phần tổ chức các phong
trào cách mạng, xây dựng được đời sống văn hóa, giữ gìn và phát huy được bản sắc
văn hóa dân tộc.
Nâng cao chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện sẽ tăng hiệu quả giáo dục
chính trị cho quần chúng nhân dân, giúp quần chúng nhân dân thấm nhuần đường lối
chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, phục vụ thực hiện những
nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, bảo đảm sự ổn định chính trị, trật
tự an toàn xã hội, phát huy được dân chủ, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân,
phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở từng địa bàn, mỗi địa phương, trong các cơ
quan đơn vị.
Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo cấp huyện có ý nghĩa kịp thời tham
mưu với các cấp ủy Đảng những nội dung và giải pháp phù hợp nâng cao hoạt động
của công tác Đảng trên mọi mặt, góp phần quan trọng vào việc xây dựng Đảng vững
mạnh.
Nâng cao chất lượng tuyên giáo góp phần đấu tranh chống các mưu toan của
các thế lực thù địch, chống DBHB, bảo vệ thành quả cách mạng ở địa phương, giữ
vững niềm tin dân với Đảng, an ninh chính trị tư tưởng, an toàn xã hội.
Nâng cao chất lượng tuyên giáo cấp huyện sẽ cùng góp phần vào thực hiện
thắng lợi cách nhiệm vụ chính trị xã hội trên địa bàn cấp huyện.
31
Tiểu kết chương
Công tác tuyên giáo là cụm từ chỉ các hoạt động tham mưu, chỉ đạo, kiểm tra
của tổ chức đảng về lĩnh vực tư tưởng, văn hóa và khoa giáo.
Công tác tuyên giáo của Đảng Cộng Sản Việt Nam là một bộ phận cấu thành rất
quan trọng trong hoạt động lãnh đạo của Đảng, là hoạt động truyền bá, bổ sung và phát
triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm xây dựng thế giới quan khoa
học, nhân sinh quan cộng sản, truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp cho cán bộ, đảng viên
và nhân dân, góp phần tạo sự thống nhất cao trong toàn Đảng, sự đồng thuận trong nhân
dân, thực hiện thắng lợi mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, “dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Tuyên giáo là một ngành, một lĩnh vực công tác của Đảng. Do yêu cầu nhiệm vụ
chuyên sâu, công tác tuyên giáo được xác định là một ngành, lĩnh vực, có hệ thống tổ chức
thống nhất từ Trung ương đến cơ sở. Thực hiện công tác tuyên giáo là trách nhiệm của cả
hệ thống chính trị, trước hết là các cấp ủy đảng, nòng cốt là ngành Tuyên giáo. Trong đó,
Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, trực tiếp và thường xuyên là Bộ
chính trị, Ban Bí thư về chính trị, tư tưởng, về chủ trương, quan điểm và đường lối của
Đảng trong lĩnh vực tuyên truyền, báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ, giáo dục và một số
lĩnh vực khác… đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về các lĩnh vực công tác này
của Đảng.
Một số nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động tuyên giáo, cho thấy, công tác
tuyên giáo có bốn đặc điểm, tính chất căn bản. Là một hoạt động chính trị - xã hội có tính
đặc thù, công tác tuyên giáo gồm 3 yếu tố quan trọng: chủ thể, khách thể và các chức năng
của công tác tuyên giáo. Trong chức năng của công tác tuyên giáo, chúng tôi xác định có 5
chức năng chính.
Khác với công tác tuyên giáo của toàn bộ hệ thống chính trị nói chung, công tác
tuyên giáo cấp huyện có những đặc điểm, tính chất và nội dung, phương thức cần phải lưu
ý khi tiến hành công tác tuyên giáo cấp huyện. Theo chúng tôi, công tác tuyên giáo cấp
32
huyện có 6 đặc điểm, tính chất căn đặc thù phân biệt với công tác tuyên giáo của cả hệ
thống chính trị nói chung.
Thực hiện hoạt động tuyên giáo cấp huyện phải bám vào nội dung công tác tuyên
giáo. Trong đó, xác định 4 nội dung chính, ngoài ra còn có một số nội dung khác cần phải
lưu ý. Phải chú ý đến chất lượng công tác tuyên giáo. Khi đánh giá chất lượng công tác
tuyên giáo phải căn cứ vào các tiêu chí đánh giá; các tiêu chí đó đó cũng là cơ sở lý luận để
đổi mới tuyên giáo cấp huyện một cách có chất lượng.
Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, xuất phát từ những thách thức khó khăn khách
quan của tình hình thế giới và khu vực, của khu vực, đất nước cũng như xuất phát từ
những hạn chế chủ quan của công tác tuyên giáo cấp huyện, đòi hỏi cần thiết phải nâng
cao chất lượng hơn nữa công tác tuyên giáo cấp huyện.
Nâng cao chất lượng tuyên giáo trong bối cảnh hiện nay sẽ có vai trò quan trọng
trong việc thực hiện tuyên truyền giáo dục lý luận chính trị lập trường giai cấp, kiên định
chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, tuyên truyền nâng cao nhận thức và niềm
tin của người dân vào đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước, thực hiện và phát huy
dân chủ, đồng thuận xã hội và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, ổn định
chính trị xã hội, chống lại âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, bảo đảm trật tự an
toàn xã hội, thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế- xã hội của huyện đặt ra.
33
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG BỘ
HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác tuyên giáo của đảng bộ huyện Kim
Bảng, tỉnh Hà Nam
2.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
Huyện Kim Bảng là một trong sáu huyện và thành phố của tỉnh Hà Nam, nằm
ở phía Tây Bắc của tỉnh Hà Nam. Trung tâm huyện Kim Bảng nằm cách Hà Nội
khoảng 60 km về phía Nam theo quốc lộ 1A và quốc lộ 21B.
Huyện có diện tích tự nhiên là 17.571,72 ha, trong đó đồi núi chiếm 1/3 diện
tích. Với vị trí địa lý vừa gần kề với các tỉnh, thành phố ở vùng đồng bằng châu thổ
Sông Hồng, vừa kết nối với các tỉnh miền núi phía tây bắc của đất nước, đồng thời là
địa bàn chuyển tiếp giữa các vùng kinh tế phía Nam, Kim Bảng có điều kiện phát
triển kinh tế - xã hội, mở rộng giao lưu với các tỉnh, thành phố và các huyện trong
vùng và cả nước. Đặc biệt sự phát triển của hệ thống giao thông vận tải và sự mở
rộng của thị trường đã hình thành không gian kinh tế mở với những lợi thế về giao
lưu kinh tế, văn hoá, khoa học-kỹ thuật, tạo cho huyện Kim Bảng có những lợi thế so
sánh về thị trường để khai thác có hiệu quả nguồn lực bên trong và tranh thủ các
nguồn lực từ bên ngoài cho công cuộc CNH, HĐH của tỉnh Hà Nam.
Huyện Kim bảng có 18 đơn vị hành chính bao gồm: 2 thị trấn là Quế và Ba
Sao, 16 xã là: Nguyễn Úy, Lê Hồ, Đại Cương, Nhật Tựu, Hoàng Tây, Nhật Tân, Văn
Xá, Kim Bình, Đồng Hóa, Tượng Lĩnh, Tân Sơn, Khả Phong, Thụy Lôi, Ngọc Sơn,
Thi Sơn, Thanh Sơn, Liên Sơn. Trong đó các xã thuộc khu vực I gồm: Ba Sao, Thi
Sơn, Thanh Sơn, Khả Phong. Khu vực II (MN) gồm các xã: Tân Sơn, Liên Sơn,
Tượng Lĩnh. Thực hiện Nghị quyết 89/NQ-CP của Chính phủ, xã Kim Bình và 1
phần xã Thanh Sơn sáp nhập về thành phố Phủ Lý.
Với diện tích tự nhiên hơn 184 km2, đất đai và địa hình của huyện tương đối
đa dạng. hía tây là vùng đồi núi bán sơn địa với các dãy núi đá vôi, núi đất và đồi
34
rừng. Xuôi về phía đông là vùng đồng bằng được bồi tụ bởi sông Hồng, sông Đáy.
Nhìn chung với hai loại địa hình đồng bằng và đồi núi nên đất đai có độ phì ở mức
trung bình. Song, có nhiều lợi thế trong canh tác các loại cây trồng thuộc nhóm cây
lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả, mở rộng diện tích đồng cỏ
chăn nuôi. Tuy nhiên, do quá trình kiến tạo địa chất và biến đổi địa hình của đồng
bằng sông Hồng, nên huyện có nhiều vùng đất trũng, thường xuyên bị ngập úng và bị
chua phèn, không thuận tiện cho canh tác nông nghiệp.
Cùng với địa hình và điều kiện tự nhiên và khoáng sản đa dạng, phong phú, có
nhiều cảnh quan và quần thể tự nhiên đẹp, thuận lợi cho phát triển các loại hình du
lịch sinh thái, du lịch thắng cảnh, nghỉ ngơi, điều dưỡng sức khoẻ và du lịch kết hợp
với nghiên cứu khoa học, nổi bật là Ngũ Động Sơn, núi Cấm (xã Thi Sơn), động Khả
Phong (xã Khả Phong), hồ Tam Chúc, dốc Ba Chồm (xã Ba Sao)…, tất cả đều là
nguồn tài nguyên du lịch quan trọng quý giá để phát triển ngành du lịch nói riêng và
phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói chung.
Về dân số, theo điều tra dân số ngày 16/08/2017 huyện Kim Bảng có 127.481
người. Dân cư phân bố không đều giữa hai vùng tả ngạn và hữu ngạn sông Đáy. Số
người trong độ tuổi lao động hiện nay có 51,382 nghìn người, trong đó lao động nông
nghiệp là 29,165 nghìn người, đa số dân cư của huyện làm lao động nông nghiệp,
chăn nuôi, còn lại là lao động phi nông nghiệp. Lực lượng lao động có trình độ khoa
học kỹ thuật còn thấp. Đảng bộ huyện có 70 tổ chức cơ sở đảng với 6.108 đảng viên,
trong đó: 18 đảng bộ xã, thị trấn.
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Kim Bảng, tỉnh Hà
Nam
Về kinh tế: Theo báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Kim
Bảng khóa XXIV tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXV giai đoạn 2010-
2015 cho thấy: Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm bình quân là 13,76%. Cơ cấu
kinh tế: Nông-lâm-thủy sản đạt 13%, công nghiệp-xây dựng đạt 67,1%, dịch vụ đạt
19,9%. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 35,8 triệu đồng. Giá trị sản
xuất nông, lâm, thủy sản tăng bình quân 3,21%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp,
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT

Contenu connexe

Tendances

Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAYLuận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Tendances (20)

Luận án: Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh, HAY
Luận án: Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh, HAYLuận án: Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh, HAY
Luận án: Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh, HAY
 
Luận văn: Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh tại Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh tại Tây NinhLuận văn: Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh tại Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh tại Tây Ninh
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện, 9 điểm, HOT!Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện, 9 điểm, HOT!
 
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, HAY!
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, HAY!Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, HAY!
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, HAY!
 
Luận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai Châu
Luận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai ChâuLuận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai Châu
Luận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai Châu
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
 
Luận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAY
Luận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAYLuận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAY
Luận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAY
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Ninh Phong, HAY
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Ninh Phong, HAYĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Ninh Phong, HAY
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Ninh Phong, HAY
 
Luận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAY
Luận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAYLuận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAY
Luận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAY
 
Luận văn: Giáo dục lý luận chính trị cho học viên ở trung tâm, HAY
Luận văn: Giáo dục lý luận chính trị cho học viên ở trung tâm, HAYLuận văn: Giáo dục lý luận chính trị cho học viên ở trung tâm, HAY
Luận văn: Giáo dục lý luận chính trị cho học viên ở trung tâm, HAY
 
Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ở Đảng bộ Trường Đại học Sư phạ...
Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ở Đảng bộ Trường Đại học Sư phạ...Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ở Đảng bộ Trường Đại học Sư phạ...
Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ở Đảng bộ Trường Đại học Sư phạ...
 
Luận văn: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, 9đ
Luận văn: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, 9đLuận văn: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, 9đ
Luận văn: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, 9đ
 
Luận văn: Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
Luận văn: Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trịLuận văn: Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
Luận văn: Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
 
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAYLuận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
 
Luân văn: Định hướng giá trị trong công việc của người lao động
Luân văn: Định hướng giá trị trong công việc của người lao độngLuân văn: Định hướng giá trị trong công việc của người lao động
Luân văn: Định hướng giá trị trong công việc của người lao động
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCMLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
 
Đề tài: Hoạt động thông tin, cổ động tại Quận Ngô Quyền, HAY, 9đ
Đề tài: Hoạt động thông tin, cổ động tại Quận Ngô Quyền, HAY, 9đĐề tài: Hoạt động thông tin, cổ động tại Quận Ngô Quyền, HAY, 9đ
Đề tài: Hoạt động thông tin, cổ động tại Quận Ngô Quyền, HAY, 9đ
 
Luận văn: Định hướng giá trị đạo đức của học sinh THPT, HAY
Luận văn: Định hướng giá trị đạo đức của học sinh THPT, HAYLuận văn: Định hướng giá trị đạo đức của học sinh THPT, HAY
Luận văn: Định hướng giá trị đạo đức của học sinh THPT, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về phòng,chống ma túy, tỉnh Phú Yên
Luận văn: Quản lý nhà nước về phòng,chống ma túy, tỉnh Phú YênLuận văn: Quản lý nhà nước về phòng,chống ma túy, tỉnh Phú Yên
Luận văn: Quản lý nhà nước về phòng,chống ma túy, tỉnh Phú Yên
 
Luận văn: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, HAY
Luận văn: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, HAYLuận văn: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, HAY
Luận văn: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, HAY
 

Similaire à Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT

Một Số Vấn Đề Về Công Tác Tuyên Giáo Trong Điều Kiện Hiện Nay Ở Việt Nam
Một Số Vấn Đề Về Công Tác Tuyên Giáo Trong Điều Kiện Hiện Nay Ở Việt Nam Một Số Vấn Đề Về Công Tác Tuyên Giáo Trong Điều Kiện Hiện Nay Ở Việt Nam
Một Số Vấn Đề Về Công Tác Tuyên Giáo Trong Điều Kiện Hiện Nay Ở Việt Nam nataliej4
 
Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t...
 Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t... Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t...
Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t...hieu anh
 
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công An
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công AnLuận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công An
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công AnNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...
Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...
Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...jackjohn45
 
Luận văn: Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, 9 ĐIỂMLuận văn: Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, 9 ĐIỂMViết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng NgãiQuản lý nhà nước về công tác thanh niên huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng NgãiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với đoàn thanh niên ở tỉnh Hưng Yên...
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với đoàn thanh niên ở tỉnh Hưng Yên...Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với đoàn thanh niên ở tỉnh Hưng Yên...
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với đoàn thanh niên ở tỉnh Hưng Yên...NuioKila
 

Similaire à Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT (20)

Một Số Vấn Đề Về Công Tác Tuyên Giáo Trong Điều Kiện Hiện Nay Ở Việt Nam
Một Số Vấn Đề Về Công Tác Tuyên Giáo Trong Điều Kiện Hiện Nay Ở Việt Nam Một Số Vấn Đề Về Công Tác Tuyên Giáo Trong Điều Kiện Hiện Nay Ở Việt Nam
Một Số Vấn Đề Về Công Tác Tuyên Giáo Trong Điều Kiện Hiện Nay Ở Việt Nam
 
Nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận chính trị của Trung tâm chính trị
Nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận chính trị của Trung tâm chính trịNâng cao hiệu quả giáo dục lý luận chính trị của Trung tâm chính trị
Nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận chính trị của Trung tâm chính trị
 
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAYLuận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
 
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAYLuận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
 
Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t...
 Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t... Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t...
Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t...
 
Luận văn: Vấn đề dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên
Luận văn: Vấn đề dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viênLuận văn: Vấn đề dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên
Luận văn: Vấn đề dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên
 
Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên
 Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên
Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên
 
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển thanh niên tỉnh Lạng Sơn
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển thanh niên tỉnh Lạng SơnLuận văn: Thực hiện chính sách phát triển thanh niên tỉnh Lạng Sơn
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển thanh niên tỉnh Lạng Sơn
 
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công An
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công AnLuận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công An
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công An
 
Luận án: Tu dưỡng tính Đảng cộng sản của cán bộ chủ chốt, HAY
Luận án: Tu dưỡng tính Đảng cộng sản của cán bộ chủ chốt, HAYLuận án: Tu dưỡng tính Đảng cộng sản của cán bộ chủ chốt, HAY
Luận án: Tu dưỡng tính Đảng cộng sản của cán bộ chủ chốt, HAY
 
Luận Văn Chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Luận Văn Chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chínhLuận Văn Chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Luận Văn Chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
 
Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên từ thực tiễn huyện Bình Sơn, tỉnh Quả...
Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên từ thực tiễn huyện Bình Sơn, tỉnh Quả...Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên từ thực tiễn huyện Bình Sơn, tỉnh Quả...
Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên từ thực tiễn huyện Bình Sơn, tỉnh Quả...
 
Luận án: Thực hiện công bằng xã hội ở đồng bằng sông Hồng, HAY
Luận án: Thực hiện công bằng xã hội ở đồng bằng sông Hồng, HAYLuận án: Thực hiện công bằng xã hội ở đồng bằng sông Hồng, HAY
Luận án: Thực hiện công bằng xã hội ở đồng bằng sông Hồng, HAY
 
Luận án: Phương thức lãnh đạo của tỉnh ủy vùng Bắc Trung Bộ
Luận án: Phương thức lãnh đạo của tỉnh ủy vùng Bắc Trung BộLuận án: Phương thức lãnh đạo của tỉnh ủy vùng Bắc Trung Bộ
Luận án: Phương thức lãnh đạo của tỉnh ủy vùng Bắc Trung Bộ
 
Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...
Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...
Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...
 
Luận văn: Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, 9 ĐIỂMLuận văn: Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, 9 ĐIỂM
 
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng NgãiQuản lý nhà nước về công tác thanh niên huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên từ thực tiễn huyện Bình Sơn...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên từ thực tiễn huyện Bình Sơn...Luận văn: Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên từ thực tiễn huyện Bình Sơn...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên từ thực tiễn huyện Bình Sơn...
 
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Quảng Ngãi, HOTLuận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Quảng Ngãi, HOT
 
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với đoàn thanh niên ở tỉnh Hưng Yên...
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với đoàn thanh niên ở tỉnh Hưng Yên...Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với đoàn thanh niên ở tỉnh Hưng Yên...
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với đoàn thanh niên ở tỉnh Hưng Yên...
 

Plus de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Plus de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Dernier

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfXem Số Mệnh
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfXem Số Mệnh
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 

Dernier (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 

Luận văn: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ, HOT

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐINH NHƯ THOA NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC HÀ NỘI, 2018
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐINH NHƯ THOA NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Ngành: Chính trị Mã số: 8.31.02.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM XUÂN HOÀNG HÀ NỘI, 2018
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Luận văn hoàn thành dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Xuân Hoàng. Các tài liệu được trích dẫn trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy. Hà Nam, tháng 8 năm 2018 Tác giả luận văn Đinh Như Thoa
  • 4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCV : Báo cáo viên CNH : Công nghiệp hóa CNXH : Chủ nghĩa xã hội DBHB : Diễn biến hòa bình HĐH : Hiện đại hóa KHXH : Khoa học xã hội MTTQ : Mặt trận Tổ quốc XHCN : Xã hội chủ nghĩa TTV : Tuyên truyền viên
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO CẤP HUYỆN.......................................................................11 1.1. Một số khái niệm cơ bản.......................................................................11 1.2. Công tác tuyên giáo cấp huyện và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện.....................................................................17 1.3. Chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện ...........................................21 1.4. Tính tất yếu và vai trò của việc nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo cấp huyện trong giai đoạn hiện nay .............................................................27 Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM TRONG THỜI GIAN QUA......33 2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác tuyên giáo của đảng bộ huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam..............................................................................33 2.2. Thực trạng công tác tuyên giáo của Đảng bộ huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trong thời gian qua..............................................................................39 2.3. Những ưu điểm, hạn chế của công tác tuyên giáo huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam .......................................................................................................48 2.4. Nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế trong công tác tuyên giáo ở huyện Kim Bảng hiện nay......................................................................................52 Chương 3. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM TRONG THỜI GIAN TỚI..............................................57 3.1. Bối cảnh tác động đến công tác tuyên giáo của đảng bộ huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trong thời gian tới .......................................................57 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trong thời gian tới ...............................................66 KẾT LUẬN....................................................................................................75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................79
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong suốt 88 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, Đảng ta luôn coi công tác tuyên giáo là một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng, là lĩnh vực trọng yếu để xây dựng, bồi đắp nền tảng tư tưởng chính trị của Đảng và của chế độ, là phương tiện cốt yếu trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, để khẳng định và nâng cao vai trò tiên phong của Đảng về chính trị, lý luận, văn hóa, đạo đức, thể hiện vai trò định hướng, dẫn dắt đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong những năm qua, nhất là từ khi có Nghị quyết Trung ương 5, khoá IX về “nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới” và gần đây là Nghị quyết Trung ương 5 khóa X về "Công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới", cùng với các văn kiện của Đại hội Đảng khóa XI, XII, công tác tuyên giáo đã được các cấp uỷ đảng, Ban Tuyên giáo các cấp quan tâm, chỉ đạo sâu sát hơn, đầu tư lực lượng cán bộ, cơ sở vật chất,… ngày càng tốt hơn. Nhờ đó, công tác tuyên giáo của Đảng có nhiều đổi mới cả về nhận thức và hoạt động, cả về nội dung và phương thức, tiếp tục góp phần tích cực vào thành công của công cuộc đổi mới. Trong giai đoạn hiện nay, cả nước đang đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH. Bên cạnh những thuận lợi, công tác tuyên giáo của Đảng cũng gặp không ít khó khăn, thử thách: tình hình tranh chấp Biển Đông đang tác động đến tình hình chính trị an ninh khu vực và quốc gia; Mỹ thay đổi chiến lược ở Châu Á-Thái Bình Dương khiến nhiều nước lớn có những động thái mới về an ninh khu vực; vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên đang từng bước được giải quyết với nhiều bất ngờ khó lường; Xung đột vũ trang, sắc tộc, tôn giáo xảy ra ở nhiều nơi, chủ nghĩa khủng bố, Hồi giáo cực đoan đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình thế giới. Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 bên cạnh những thuận lợi cũng đang đặt nước ta trước những thách thức mới về quản trị xã hội, về ứng dụng công nghệ vào giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội với đòi hỏi ngày càng cao. Đại hội lần thứ XII của Đảng có chỉ rõ: “nền kinh tế đất nước vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Thâm hụt ngân sách và nợ công vẫn còn ở mức cao. Nợ xấu ngân
  • 7. 2 hàng vẫn còn lớn; xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém và nợ xấu chưa căn bản và triệt để. Phân bổ và giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, nhất là vốn trái phiếu chính phủ, vốn ODA còn chậm. Nhiều dự án, doanh nghiệp nhà nước thua lỗ, thất thoát. Trật tự, an toàn, tệ nạn xã hội, vi phạm về môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, tai nạn giao thông và tội phạm trên nhiều lĩnh vực còn diễn biến phức tạp, nhất là ở các đô thị lớn. Quản lý báo chí, thông tin truyền thông, nhất là các mạng xã hội còn nhiều bất cập”.[45, tr. 207]. Hiện nay, tình hình kinh tế-xã hội ở nước ta đã có những dấu hiệu phục hồi, phát triển, nhưng vẫn còn đối mặt với không ít thách thức về tăng trưởng. Thiên tai, các vấn nạn môi trường khiến đời sống nhân dân nhiều nơi còn gặp khó khăn. Nhiều vấn đề văn hóa xã hội nổi cộm như giáo dục đào tạo khiến người dân bất an, các thế lực thù địch lợi dụng chiêu bài dân chủ, nhân quyền tôn giáo để xuyên tạc kích động gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta, nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng. Một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống đang làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ. Trước yêu cầu đó, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên giáo là vô cùng cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Phát biểu tại buổi làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương về kết quả công tác kể từ sau Đại hội lần thứ XII của Đảng, phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng Tổng Bí thư cũng thẳng thắn chỉ ra một số hạn chế, yếu kém chậm được khắc phục như công tác nghiên cứu lý luận vẫn chưa được quan tâm đúng mức, công tác thông tin tuyên truyền có lúc chưa sinh động, kịp thời, công tác đấu tranh tư tưởng, phê phán, bác bỏ quan điểm sai trái, phản động của thế lực thù địch mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng có lúc còn bị động, hiệu quả thấp. Tổng Bí thư chỉ rõ, tình hình trong nước, quốc tế sắp tới còn nhiều biến động, đặc biệt là sự tác động của mặt trái của nền kinh tế thị trường, sự chống phá của các thế lực thù địch, cơ hội ngày càng tinh vi, phức tạp, sự tác động của cách mạng khoa học, công nghệ, Internet, mạng xã hội… Bối cảnh đó đặt ra cho công tác tuyên giáo trong thời gian tới
  • 8. 3 nhiều khó khăn thách thức. Tổng Bí thư yêu cầu ngành Tuyên giáo thời gian tới cần phải tiếp tục làm tốt công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng. Điều này thể hiện sự quan tâm của Người đứng đầu Đảng đối với công tác tuyên giáo và cũng đặt ra những đòi hỏi tiếp tục cho công tác tuyên giáo trong bối cảnh hiện nay. Điều này cho thấy, công tác tuyên giáo ở các cấp các ngành, trong đó có cấp huyện phải đổi mới để nâng cao, chất lượng hiệu quả để thực hiện tốt những nhiệm vụ chính trị quan trọng trước những yêu cầu và thách thức mới. Huyện Kim Bảng là 1 trong 6 đơn vị huyện, thị của tỉnh Hà Nam. Trong những năm qua, công tác tuyên giáo của Đảng bộ huyện Kim Bảng đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của Đảng bộ huyện, làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, đã và đang triển khai hiệu quả việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thực sự trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng bộ huyện. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tuyên giáo của đảng bộ huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam còn một số hạn chế, như: Tính định hướng, tính thuyết phục, sự hấp dẫn của công tác tuyên giáo chưa cao, có biểu hiện n tránh những vấn đề bức xúc mà dư luận quan tâm. hương thức hoạt động còn nặng tuyên truyền một chiều từ trên xuống, ít chú trọng nắm bắt thông tin hai chiều, thiếu khả năng chủ động lắng nghe, đối thoại trong hoạt động tuyên truyền. Nội dung, hình thức, phương thức tuyên truyền còn đơn điệu, thiếu tính sáng tạo, hiệu quả tuyên truyền tác động chưa lớn. Việc đấu tranh, phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch còn thụ động, chưa có sức thuyết phục, chưa phát huy được trí tuệ, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống cán bộ làm công tác tuyên giáo…Việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp khả thi nhằm phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục các hạn chế tồn tại của công tác tuyên giáo, nâng cao hiệu quả hơn nữa công tác tuyên giáo của Đảng bộ huyện Kim Bảng là vấn đề cấp thiết hiện nay. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trong giai đoạn hiện nay”, làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Chính trị học.
  • 9. 4 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, bài viết, luận văn, luận án đề cập dưới nhiều góc độ, phạm vi khác nhau về công tác tuyên giáo, đáng chú ý là: * Những nghiên cứu về các vấn đề lý luận của việc nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng trong giai đoạn hiện nay. Cuốn Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng do PGS. Hà Học Hợi và TS. Ngô Văn Thạo biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia [30], Hà Nội xuất bản 2002, hình thành trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Đề tài khoa học cấp nhà nước “Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng” mã số KHXH 05-02, đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, dự báo tình hình tư tưởng xã hội của nước ta đến năm 2020, giới thiệu nội dung, giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả của công tác tư tưởng và nhấn mạnh được một số nhiệm vụ trước mắt của công tác tư tưởng như: đẩy mạnh tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, tiếp tục làm sáng tỏ hơn về lý luận chủ nghĩa xã hội; tiếp tục hoàn thiện bộ máy, tập trung cho hoạt động công tác tuyên truyền từ Trung ương tới địa phương đạt hiệu quả, thâm nhập sâu vào quần chúng nhân dân; công tác tư tưởng đưa ra những kế hoạch giải quyết được những vấn đề cấp thiết mà xã hội đặt ra, nâng cao tinh thần chống thù trong giặc ngoài; thực hiện đầy đủ những quy định mà Đảng đặt ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, chống mọi hành động bêu xấu chính phủ, nói xấu Đảng, thực hiện tốt công tác tư tưởng trên mọi mặt trận như báo chí, khoa giáo, văn nghệ…Cuốn sách này đã đưa ra được những giải pháp thiết thực trong việc thực hiện công tác tư tưởng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay. Cuốn Học tập phương pháp tuyên truyền cách mạng Hồ Chí Minh do TS. Hoàng Quốc Bảo biên soạn [6], Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội xuất bản, 2006. Cuốn sách đã nghiên cứu nguồn gốc, những đặc trưng cơ bản của phương pháp tuyên truyền cách mạng Hồ Chí Minh, thực trạng phương pháp tuyên truyền của đội ngũ cán bộ tư tưởng và đặc biệt đề xuất được những giải pháp cơ bản nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả tuyên truyền theo phương pháp tuyên truyền cách mạng Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ làm cách mạng tuyên truyền. Cuốn sách đã nêu rõ được công tác xây dựng lực lượng cán bộ làm cách mạng tuyên
  • 10. 5 truyền. Người cán bộ làm cách mạng tuyên truyền phải là người có phẩm chất đạo đức cách mạng, có ý thức, có niềm tin vào lý tưởng XHCN, tin vào con đường cách mạng của Đảng đã chọn; có trình độ lý luận cách mạng, chuyên môn công tác, đủ khả năng hoạt động chính trị-xã hội, thực hiện nhiệm vụ của công tác tuyên truyền; nắm vững và thành thạo các kĩ năng làm cách mạng, đáp ứng được yêu cầu của công cuộc Cách mạng. Cuốn Công tác tư tưởng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, do PGS.TS Trần Thị Anh Đào biên soạn [7], Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội xuất bản, 2009. Cuốn sách trình bày khái niệm công tác tư tưởng và bản chất công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản; sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và công tác tư tưởng của Đảng ta những năm qua. Cuốn sách đã đề xuất phương hướng và những giải pháp cơ bản đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng hiện nay như: Đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển lý luận cách mạng, tổng kết thực tiễn Cách mạng, ngăn chặn và đẩy lùi sự suy thoái về đạo đức, lối sống của cán bộ Đảng viên, đánh giá, dự báo những tác động biến đổi chính trị-xã hội trong nước và quốc tế để định hướng tư tưởng, đạo đức cho cán bộ đảng viên; đổi mới công tác tư tưởng, cổ động về đạo đức, lối sống, thực hiện tiết kiệm chống lãng phí, phát huy được sức mạnh tổng hợp, đề cao trách nhiệm cả hệ thống chính trị và toàn dân; kiên quyết đấu tranh, chống mọi âm mưu phản động DBHB của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống. Cuốn Một số vấn đề lý luận nghiệp vụ công tác tư tưởng, do Phạm Quang Nghị biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia [33], Hà Nội xuất bản, 2002, đã cung cấp những tri thức cơ bản về nghiệp vụ, kỹ năng trong công tác tư tưởng của Đảng. Cuốn sách cho thấy được vai trò của lý luận cách mạng, việc nghiên cứu dư luận xã hội trong công tác tư tưởng; vai trò của văn hóa, văn nghệ trong công tác tư tưởng và những khía cạnh tâm lý xã hội trong công tác tư tưởng. Bên cạnh đó cuốn sách cũng đã đề cập đến vấn đề lãnh đạo, quản lý hoạt động báo chí, tuyên truyền cổ động. Cuốn Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tư tưởng ở cơ sở, do PGS.TS Ngô Huy Tiếp và GS.TS Đinh Ngọc Giang biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội xuất bản, 2010, đã trình bày những vấn đề lý luận chung về công tác tư tưởng; phân tích thực trạng và đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng ở cơ
  • 11. 6 sở như: Các cấp ủy, lãnh đạo cần xây dựng chương trình, kế hoạch lãnh đạo, hoạt động có hiệu quả công tác tư tưởng; nhạy cảm với tình hình quốc tế và trong nước, lắng nghe phản ánh tình hình tư tưởng, hoạt động chính trị - xã hội trong đội ngũ cán bộ đảng viên và toàn thể nhân dân; kết hợp nhiều hình thức công tác tư tưởng phong phú, sinh động, tập trung giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng đội ngũ BCV, TTV đầy đủ trình độ, năng lực nghiệp vụ chuyên môn phục vụ cho công tác tư tưởng trước những yêu cầu bức thiết đặt ra. Cuốn Những vấn đề lý luận về công tác tư tưởng của Đảng hiện nay, do PGS.TS Ngô Huy Tiếp biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội xuất bản, 2011, đã trình bày và làm rõ một cách có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về công tác tư tưởng của Đảng trong giai đoạn hiện nay, trong đó có đề cập đến khái niệm, các hình thức, phương pháp trong đó nhấn mạnh vai trò của công tác tuyên truyền miệng như: thông qua công tác tuyên truyền miệng những thông tin nội bộ quan trọng không đưa trên các phương tiện thông tin đại chúng đến được các đối tượng và chủ thể cần được tuyên truyền; trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay, công tác tuyên truyền miệng góp phần định hướng thông tin, làm cho đối tượng tiếp nhận thông tin được truyền tải những thông tin chính xác, mang tính thời sự và từ đó định hướng dư luận xã hội, tạo cơ sở xây dựng khối đoàn kết trong Đảng, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị mà cách mạng đề ra. Nhìn chung, công trình của các tác giả nêu trên đều khẳng định: công tác tư tưởng, tuyên giáo luôn là một trong những hoạt động có vai trò quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp cách mạng của Đảng; dự báo yếu tố tác động và sự cần thiết phải tăng cường công tác tư tưởng, tuyên giáo; luận giải nhiều vấn đề về công tác tư tưởng, tuyên giáo như quan niệm, nội dung hoạt động, các hình thức, biện pháp công tác tư tưởng, tuyên giáo…Đây là những công trình có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, có giá trị tham khảo sâu sắc đối với luận văn. * Những nghiên cứu về thực trạng công tác tuyên giáo ở Đảng bộ tỉnh, quận/huyện nói chung trong thời gian qua, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyên giáo, đáng chú ý là các luận văn thạc sĩ được thực hiện ở nhiều cơ sở đào tạo trên phạm vi cả nước.
  • 12. 7 “Chất lượng công tác tư tưởng của các Đảng bộ quận mới thành lập ở Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay”, của tác giả Nguyễn Hoàng Năng, Luận văn Thạc sĩ Khoa học chính trị. Luận văn đã phân tích vị trí vai trò, đặc điểm của quận mới thành lập tác động đến tình hình tư tưởng và công tác tư tưởng của các đảng bộ cũng như vai trò của các Đảng bộ quận tăng cường lãnh đạo thực hiện công tác tư tưởng và đặc điểm về tổ chức, bộ máy, con người làm công tác tư tưởng của các Đảng bộ quận mới thành lập ở thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn cũng làm rõ quan niệm chung về tư tưởng, công tác tư tưởng và đi vào quan niệm chất lượng công tác tư tưởng, các tiêu chí đánh giá và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng công tác tư tưởng; phân tích tình hình tư tưởng, chất lượng về ưu, khuyết điểm, những nguyên nhân tác động cũng như một số kinh nghiệm ban đầu và những vấn đề đặt ra, qua đó dự báo xu hướng diễn biến tư tưởng, để làm cơ sở cho việc đề ra mục tiêu, phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của các đảng bộ quận mới thành lập ở thành phố Hồ Chí Minh. “Nâng cao chất lượng công tác tư tưởng trong Đảng bộ tỉnh Tiền Giang giai đoạn hiện nay”, của Nguyễn Minh Tân (2003) [38], Luận văn Thạc sĩ Khoa học chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Đề tài có nêu lên phương hướng củng cố và nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên nhằm đảm bảo tuyên truyền có hiệu quả đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước đến cơ sở, thông tin định hướng tư tưởng kịp thời về các sự kiện quan trọng của đất nước, của tỉnh Tiền Giang và thế giới đến đảng viên và nhân dân. Luận văn cũng nêu được tình hình hoạt động công tác tư tưởng trong Đảng bộ tỉnh Tiền Giang: một số các cơ quan, tổ chức Đảng chưa thực sự coi trọng đến công tác tư tưởng của Đảng, đội ngũ cán bộ Đảng viên làm công tác tư tưởng còn yếu kém về trình độ và nghiệp vụ chuyên môn; nội dung các chương trình đào tạo cho cán bộ còn mang nặng tính lý thuyết, thiếu tính thực tiễn; ý thức tự giác và tinh thần kỷ luật của một số cán bộ Đảng viên còn chưa cao, chưa nghiêm túc trong quá trình công tác; một số nơi chưa được trang bị đầy đủ các cơ sở vật chất kỹ thuật thiết yếu phục vụ cho công tác tư tưởng. “Chất lượng công tác tuyên truyền miệng của các đảng bộ huyện ở tỉnh Hải Dương” của Vũ Văn Vở [50], Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
  • 13. 8 Minh, 2009. Đề tài luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn chất lượng công tác tuyên truyền miệng của các đảng bộ huyện ở tỉnh Hải Dương, qua đó đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền miệng và hoạt động của đội ngũ báo cáo viên của các đảng bộ huyện ở tỉnh Hải Dương. Đề tài đã giải quyết nhiệm vụ tìm hiểu quan niệm, vai trò, vị trí, đặc điểm và hoạt động của đội ngũ báo cáo viên làm công tác tuyên truyền miệng của các huyện; phân tích thực trạng đội ngũ báo cáo viên, công tác tuyên truyền miệng ở cấp huyện; đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền miệng và hoạt động đội ngũ báo cáo viên các đảng bộ huyện ở tỉnh Hải Dương trong giai đoạn hiện nay. “Chất lượng công tác tuyên truyền miệng của các đảng bộ huyện ở tỉnh Đồng Tháp giai đoạn hiện nay”, của Đỗ Thị Kim Cúc [11], Luận văn thạc sĩ Khoa học chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2014. Luận văn đưa ra cơ sở lý luận, thực tiễn của công tác tuyên truyền miệng và xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá thực trạng chất lượng công tác tuyên truyền miệng của các đảng bộ huyện ở tỉnh Đồng Tháp. Luận văn đã đề xuất các giải pháp chủ yếu góp phần hoàn thiện công tác tuyên truyền miệng của các đảng bộ huyện ở tỉnh Đồng Tháp giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, có nhiều bài nghiên cứu của chính các tác giả hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực tuyên giáo, đáng chú như: hạm Văn Linh (2016), “Đổi công tác tuyên giáo cần thực hiện từ trên xuống ” [32], Tạp chí Tuyên giáo, số 2. Bùi Thế Đức (2018) [8], “Đổi mới nâng cao chất lượng công tác tuyên giáo”, Tạp chí Tuyên giáo, số 2. Hà Đăng (2017), “Đổi mới mạnh mẽ hơn nữa công tác tư tưởng, lý luận của Đảng” [12], Tạp chí Tuyên giáo, số 11. Võ Văn huông (2017), “Cả hệ thống chính trị cùng làm công tác tuyên giáo”, tạp chí Tuyên giáo, số 12. Các tác giả thông qua những bài viết này đã nhấn vào những điểm còn hạn chế, nổi cộm của công tác tuyên giáo và đề xuất các giải pháp rất thiết thực để đổi mới nâng cao chất lượng công tác tôn giáo hiện nay [46]. Cũng như vậy, trên nhiều địa phương trong cả nước những năm gần đây, cũng đã có nhiều tọa đàm hội thảo được tổ chức bàn về đổi mới nâng cao chất lượng công tác tuyên giáo các cấp trên nhiều địa phương khắp cả nước. Các tọa đàm này trên cơ sở quán triệt những chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương, căn cứ vào những nhiệm vụ chính trị
  • 14. 9 của địa phương, để đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình địa phương và đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Các nghiên cứu, bài viết, luận văn, luận án nêu trên đã làm sáng tỏ khá nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn trong công tác tư tưởng, tuyên giáo của Đảng, kinh nghiệm công tác tư tưởng, tuyên giáo của các cấp ủy đảng, góp phần khẳng định vai trò quan trọng của công tác tư tưởng, tuyên giáo; những đóng góp to lớn của công tác tư tưởng, tuyên giáo đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và tại mỗi đảng bộ được đề cập. Tuy nhiên, vấn đề nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam thì vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Luận văn hướng đến đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ - Xác định cơ sở lý luận của việc nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trong giai đoạn hiện nay. - Đánh giá thực trạng hoạt động và chất lượng công tác tuyên giáo của Đảng bộ huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trong thời gian qua (chủ yếu từ năm 2010 đến nay). - Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trong giai đoạn hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn chính là vấn đề chất lượng, hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trong giai đoạn hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu chất lượng, hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam từ 2010 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
  • 15. 10 5.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn Luận văn kế thừa có chọn lọc các công trình khoa học, các luận văn của một số tác giả đã nghiên cứu về công tác tư tưởng, tuyên giáo nhất là về công tác tuyên giáo của các đảng bộ huyện; sử dụng các nghị quyết, văn bản chỉ đạo, các báo cáo sơ kết, tổng kết, đánh giá thực tiễn về công tác tuyên giáo của Đảng bộ huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam những năm gần đây. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Để tiến hành nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp: kết hợp lịch sử và lôgic, thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh... 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Luận văn góp phần xác định cơ sở lý luận của việc nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của đảng bộ huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời luận văn góp phần đánh giá thực trạng công tác tuyên giáo tại Đảng bộ huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trong thời gian qua, từ đó nêu lên được một số giải pháp phục vụ nâng cao chất lượng hiệu quả công tác tuyên giáo của huyện. Những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tư liệu giảng dạy tại trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, làm tài liệu tham khảo cho những công trình nghiên cứu có liên quan tới huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài các phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận về công tác tuyên giáo và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo cấp huyện. Chương 2. Thực trạng công tác tuyên giáo của Đảng bộ huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trong thời gian qua. Chương 3. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trong giai đoạn hiện nay.
  • 16. 11 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO CẤP HUYỆN 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm công tác tuyên giáo Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học thì “tuyên giáo” có nghĩa là “tuyên truyền và giáo dục”. Trên thực tế, phạm vi và nội dung hoạt động chính của công tác tuyên giáo là tuyên truyền và giáo dục đường lối chính trị, quan điểm tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Do vậy, công tác tuyên giáo trước đây trọng tâm chính vẫn thường được hiểu là tập trung vào công tác tư tưởng, xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng là linh hồn của mọi công tác. Công tác tư tưởng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, là hoạt động truyền bá, giáo dục, đưa tri thức lý luận vào sâu trong đời sống của quần chúng nhân dân, tạo nên sức mạnh trong quần chúng nhằm xây dựng một chế độ xã hội tốt đẹp hơn. Tác giả Trần Thị Anh Đào cho rằng: “Công tác tư tưởng ở Việt Nam hiện nay là hoạt động tư tưởng có mục đích của giai cấp công nhân Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Thông qua Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, công tác tư tưởng có nhiệm vụ bảo vệ, phát triển và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; thông tin theo định hướng của Đảng trên tất cả mọi mặt của đời sống xã hội. Công tác tư tưởng nhằm xây dựng ý thức xã hội chủ nghĩa; định hướng giá trị xã hội đúng đắn; hình thành niềm tin cách mạng có căn cứ khoa học, thúc đẩy quần chúng tích cực tham gia vào sự nghiệp công nghiệp CNH, HĐH đất nước, xây dựng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đưa đất nước vững chắc tiến lên chủ nghĩa xã hội” [7, tr. 22-23]. Trong quá trình thực hiện mục tiêu của Đảng, công tác tư tưởng có vai trò quan trọng trong việc truyền bá hệ tư tưởng vào quần chúng nhân dân, có vai trò hết sức to lớn trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Công tác tư tưởng giải quyết những vấn đề lý luận do thực tiễn đặt ra và
  • 17. 12 đồng thời từng bước hiện thực hóa lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Bởi chính các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã nhận thức được vai trò to lớn của việc truyền bá tư tưởng lý luận vào đời sống thực tiễn, vào quần chúng nhân dân: “Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất; nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng” [9, tr. 580]. Tuy nhiên, trên thực tế, hiểu công tác tuyên giáo chỉ là công tác tư tưởng thôi chưa đủ, mặc dù đó là nội dung trọng tâm, căn bản. Công tác tuyên giáo còn có nội hàm rộng hơn, bao hàm nhiều nội dung và hoạt động hơn. Công tác tuyên giáo của Đảng còn chú trọng đến các phương thức, các kênh, để đưa lý luận vào thực tiễn, đảm bảo thực hiện các mục tiêu chính trị đó là các lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, công tác khoa giáo. Nhận thức về công tác tuyên giáo cũng dần được nâng lên và đáp ứng ngày càng cao đòi hỏi của thực tiễn, của công tác xây dựng Đảng. Lịch sử hoạt động công tác tuyên giáo cho thấy, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đất nước, công tác tư tưởng của Đảng được bổ sung thêm các nội dung mới về văn hóa, văn nghệ, gọi là công tác tư tưởng-văn hóa. Có một thời kỳ Đảng đã thành lập Ban tư tưởng văn hóa Trung ương để đảm trách nhiệm vụ này. Sau này còn thêm những nội dung khác trong lĩnh vực khoa học, giáo dục gọi chung là nội dung khoa giáo, hợp thành công tác tuyên giáo. Ban Tư tưởng -Văn hóa Trung ương do vậy cũng được đổi thành Ban Khoa giáo. Do vậy, có thể thấy, công tác tuyên giáo hiện là một thuật ngữ bao chứa nhiều mặt, nhiều nội dung hoạt động liên quan đến lĩnh vực tư tưởng, văn hóa và khoa học, giáo dục và cần phải tuyên truyền và giáo dục một cách sâu rộng trong toàn bộ hệ thống chính trị. Cho đến nay, có thể định nghĩa: Công tác tuyên giáo là cụm từ chỉ các hoạt động tham mưu, chỉ đạo, kiểm tra của tổ chức đảng về lĩnh vực tư tưởng, văn hóa và khoa giáo. Công tác tuyên giáo của Đảng Cộng Sản Việt Nam là một bộ phận cấu thành rất quan trọng trong hoạt động lãnh đạo của Đảng, là hoạt động truyền bá, bổ sung và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường
  • 18. 13 lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm xây dựng thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản, truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, góp phần tạo sự thống nhất cao trong toàn Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân, thực hiện thắng lợi mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Tuyên giáo là một ngành, một lĩnh vực công tác của Đảng. Do yêu cầu nhiệm vụ chuyên sâu, công tác tuyên giáo được xác định là một ngành, lĩnh vực, có hệ thống tổ chức thống nhất từ Trung ương đến cơ sở. Thực hiện công tác tuyên giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trước hết là các cấp ủy đảng, nòng cốt là ngành Tuyên giáo. Trong đó, Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, trực tiếp và thường xuyên là Bộ chính trị, Ban Bí thư về chính trị, tư tưởng, về chủ trương, quan điểm và đường lối của Đảng trong lĩnh vực tuyên truyền, báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ, giáo dục và một số lĩnh vực khác… đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về các lĩnh vực công tác này của Đảng. Từ khi Đảng ta ra đời đến nay, công tác tuyên giáo của Đảng đã góp phần to lớn vào thành công của sự nghiệp cách mạng trong các giai đoạn lịch sử cũng như đã và đang góp phần vào công cuộc đổi mới hiện nay. Có thể hình dung, công tác tuyên giáo về cơ bản gồm 3 bộ phận: công tác lý luận, công tác tuyên truyền và công tác cổ động, được tiến hành tại tất cả các cấp, ban, các địa phương, cơ quan, đơn vị… 1.1.2. Đặc điểm, tính chất của công tác tuyên giáo Qua các nghiên cứu, cũng thực tiễn hoạt động tuyên giáo cho thấy, công tác tuyên giáo có một số đặc điểm, tính chất căn bản như sau: Một là, công tác tuyên giáo là một bộ phận trong công tác chính trị tư tưởng của cả hệ thống chính trị nói chung, hướng tới đối tượng là con người, là nhân dân, mà trước hết là cán bộ, đảng viên, là những đối tượng mang đầy đủ đặc điểm về vị trí xã hội, văn hóa, tâm sinh lý, quan điểm, tư tưởng, nhận thức xã hội đa dạng và phức tạp. Hướng tới đối tượng đó, công tác tuyên giáo nhằm thay đổi nhận thức có chủ đích, nhắm tới mục
  • 19. 14 tiêu tạo sự nhất trí cao trong Đảng, sự đồng thuận xã hội đối với việc triển khai thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hai là, công tác tuyên giáo mang tính chính trị, tính giai cấp. Hoạt động tuyên giáo là bộ phận cấu thành trong hoạt động lãnh đạo của Đảng, là một trong những hoạt động quan trọng bậc nhất của Đảng và sự điều hành của Nhà nước, thực hiện mục tiêu của Đảng cầm quyền, thực hiện nhiệm vụ chính trị của giai cấp công nhân. Ở nước ta, cốt lõi của công tác tuyên giáo là xây dựng, xác lập và phát triển hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa theo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; hình thành niềm tin, định hướng giá trị đúng đắn, góp phần xây dựng thế giới quan khoa học, giáo dục đức tính nhân bản, nhân văn và lòng nhân ái cho con người; nâng cao nhận thức điều chỉnh và điều chỉnh hành vi đúng đắn cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, thúc đẩy mọi người hành động tích cực vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Ba là, quy trình làm ra sản phẩm của công tác tuyên giáo không phải là sự lập trình của công nghệ đơn thuần, Cách thức, phương pháp tuyên giáo là sự kết hợp giữa khoa học và nghệ thuật, giữa nêu gương, nói đi đôi với làm, lý luận gắn liền với thực tiễn, kết hợp linh hoạt giữa các hình thức và biện pháp, phương tiện, trong đó tư tưởng khoa học, hệ thống chính trị, sự dẫn dắt của chính đảng tiên phong là nòng cốt; Đó là hoạt động kết hợp các hình thức, biện pháp, phương tiện do chủ thể tiến hành, được thực hiện trực tiếp bởi đội ngũ làm công tác tuyên giáo am hiểu chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật, có tầm tư duy đổi mới, đủ bản lĩnh chính trị, giàu tâm huyết cống hiến cho Đảng, cho Nhân dân. Bốn là, kết quả đưa lại của công tác tuyên giáo không hiện hữu bằng vật phẩm, khó có thể hình dung bằng trực quan mà phải thăm dò hiệu ứng tư tưởng, dư luận của các tầng lớp xã hội trước mỗi chủ trương, chính sách mới. Hiệu quả của công tác tuyên giáo thể hiện ở sự chuyển biến nhận thức và hành động của các tầng lớp nhân dân để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Nhà nước.
  • 20. 15 1.1.3. Các yếu tố cấu thành công tác tuyên giáo của Đảng Công tác tuyên giáo của Đảng là một hoạt động chính trị - xã hội có tính đặc thù, gồm 3 yếu tố quan trọng là: chủ thể, khách thể và các chức năng của công tác tuyên giáo. Chủ thể của công tác tuyên giáo bao gồm hệ tư tưởng, các cơ quan tổ chức, các nhà tư tưởng của chủ thể đó và các cán bộ chuyên trách làm công tác tuyên giáo. Hệ tư tưởng là hệ thống những quan điểm, quan niệm về chính trị, triết học, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo…có chức năng là kim chỉ nam cho hành động của một giai cấp, tầng lớp hay một bộ phận người trong xã hội. Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời năm 1930, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay Đảng cộng sản là Đảng cầm quyền duy nhất ở nước ta. Chủ thể của công tác tuyên giáo là toàn Đảng, các cơ quan cấp ủy, ban tuyên giáo, ban dân vận là các cơ quan tham mưu cho các hoạt động của công tác Đảng. Các cán bộ chuyên trách tuyên giáo là những người thay mặt Đảng chịu sự lãnh đạo của các cơ quan Đảng kiểm tra công tác tuyên giáo trong toàn xã hội. Khách thể của công tác tuyên giáo là lực lượng chịu sự tác động về mặt tư tưởng của chủ thể bao gồm các cá nhân, tập thể, các tầng lớp nhân dân …Khách thể của công tác tuyên giáo còn là các mối quan hệ xã hội, quan hệ giữa người với người trong xã hội. Ở nước ta, khách thể của công tác tuyên giáo là toàn bộ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân và mối quan hệ qua lại giữa các cơ quan đảng, nhà nước; Đảng với đảng viên, với quần chúng; Nhà nước với công dân. Chức năng của công tác tuyên giáo Một là, nâng cao trình độ lý luận chính trị và năng lực cho cán bộ Đảng viên, nâng cao trình độ, nắm vững những quan điểm của chủ nghĩa Mác–Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững kiến thức về kinh tế, chính trị, giáo dục, văn hóa, xã hội, báo chí; huấn luyện thành thạo các nghiệp vụ, nâng cao trình độ ngoại ngữ và vi tính, vận dụng đúng đắn khoa học - công nghệ vào lĩnh vực công tác. Hai là, nghiên cứu lý luận cách mạng, tổng kết thực tiễn. Tiếp tục phát triển tư duy lý luận, nghiên cứu chủ nghĩa Mác–Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng
  • 21. 16 chúng vào đời sống thực tiễn một cách năng động, sáng tạo. Hiện nay công tác lý luận của Đảng chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới, chưa làm sáng tỏ được vấn đề về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Do vậy, việc tổng kết thực tiễn, bổ sung phát triển lý luận cách mạng, không ngừng làm giàu trí tuệ của Đảng bằng tinh hoa văn hóa của nhân loại và của dân tộc, thu hút cán bộ khoa học và các cơ quan khoa học tham gia tích cực vào quá trình hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước là hết sức quan trọng. Ba là, phê phán các quan điểm sai trái thù địch. Một trong những yêu cầu Đảng đề ra cho công tác tuyên giáo là “phê phán và bác bỏ những quan điểm sai trái, thù địch”, “uốn nắn những nhận thức lệch lạc, những quan điểm mơ hồ, những biểu hiện dao động về tư tưởng, suy giảm niềm tin vào chủ nghĩa xã hội và sự lãnh đạo của Đảng”. Trong công cuộc đổi mới tiến hành sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, công tác tuyên giáo cần phát hiện ra những thói quen tật xấu tồn tại trong xã hội, những tư tưởng lệch lạc, cổ hủ, những biểu hiện mất niềm tin vào Đảng của quần chúng nhân dân; đồng thời phê phán các quan điểm sai trái, thù địch nảy sinh trong quá trình xây dựng CNXH. Bốn là, tổ chức, tập hợp quần chúng nhân dân tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị do Đảng chủ trương. Để tiến hành xây dựng CNXH, tất yếu phải tập lợp lực lượng tiên phong, có am hiểu, có bản lĩnh chính trị. Hơn lai hết lực lượng tuyên giáo lãnh nhận trọng trách này để tạo nên sự gắn kết xã hội, phát huy sức mạnh đồng thuận của khối đại đoàn kết toàn dân. Năm là, dự báo xu hướng xã hội. Trên tinh thần nắm vững những nguyên lý khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác–Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, công tác tuyên giáo cần dự báo được những diễn biến của sự phát triển xã hội, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của nhân dân trước những biến đổi của đời sống kinh tế-xã hội. Bên cạnh đó, cũng phải dự báo được xu hướng, khả năng chống phá cách mạng của những thế lực thù địch, để có những giải pháp đấu tranh phù hợp, hiệu quả.
  • 22. 17 1.2. Công tác tuyên giáo cấp huyện và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện 1.2.1. Đặc điểm của công tác tuyên giáo ở cấp huyện Trên cơ sở Quyết định số 113-QĐ/TW ngày 9/7/2012 của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Tuyên giáo Trung ương; xuất phát từ chức năng nhiệm vụ được phân cấp và thực tiễn hoạt động tuyên giáo ở các địa phương cấp huyện, có thể khái quát một số đặc điểm của công tác tuyên giáo cấp huyện như sau: Một là, đây là một cấp trung gian trong hệ thống tuyên giáo, chịu sự lãnh đạo của tuyên giáo cấp tỉnh và chịu sự lãnh đạo của huyện ủy mà trực tiếp của Ban thường vụ huyện ủy. Công tác tuyên giáo cấp huyện nắm bắt được các chủ trương, chính sách của Đảng trung ương và địa phương, và chỉ đạo hoạt động trên mọi mặt trận kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội thực hiện nhiệm vụ chính trị đặt ra. Hai là, công tác tuyên giáo chịu ảnh hưởng của bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội và những đặc điểm văn hóa, con người của địa phương thuộc địa bàn hoạt động của ban tuyên giáo huyện. Những khó khăn và lợi thế của địa phương, đặc điểm văn hóa và trình độ dân trí có tác động trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả của công tác tuyên giáo cấp huyện. Ba là, công tác tuyên giáo cấp huyện tập trung việc tổ chức học tập, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và các cấp ủy và cơ sở được diễn ra một cách dễ dàng và thuận lợi. Bên cạnh đó giải quyết kịp thời được những tình huống bất ngờ xảy ra trên địa bàn huyện và những điểm nóng trong khu vực bởi đây là cấp gần dân, sát dân, có sự va chạm với dân nhiều nhất. Công tác tuyên giáo cấp huyện có nhiệm vụ tuyên truyền giác ngộ quần chúng có những thay đổi theo hướng tích cực; tham vấn cho Đảng và Nhà nước đưa ra những giải pháp đúng đắn, giải quyết được các vấn đề bức xúc trong quần chúng nhân dân. Bốn là, công tác tuyên giáo cấp huyện triển khai có hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh; chú trọng cải cách các thủ tục hành chính, lề lối làm việc, xây dựng và giữ mối quan hệ các ban,
  • 23. 18 ngành để tập trung phát triển kinh tế-văn hóa, xã hội; chỉ đạo biên soạn lịch sử địa phương huyện, đảng bộ xã, thị trấn trên địa bàn huyện; nắm chắc cơ sở, địa bàn, bám sát quần chúng nhân dân, động viên quần chúng nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện xóa đói giảm nghèo, thực hiện đời sống có văn hóa. Năm là, đối tượng của công tác tuyên giáo cấp huyện không đồng nhất như tuyên giáo bộ, ngành mà bao gồm nhiều bộ phận và thành phần trong xã hội như: tầng lớp trí thức, học sinh, sinh viên; quần chúng nhân dân lao động…đa số là nhân dân lao động trình độ thấp, không thống nhất được về trình độ nhận thức và trình độ lý luận chính trị do đó việc nhận thức về hoạt động của công tác tuyên giáo còn nhiều khó khăn, việc nắm bắt thông tin cũng còn nhiều hạn chế. Sáu là, trong quá trình thực hiện công tác tuyên giáo ở cấp huyện, Ban tuyên giáo Huyện ủy phải tìm kiếm những phương pháp khoa học, hợp lý, phù hợp với đặc điểm địa bàn huyện. hương pháp tuyên giáo cần phải bám sát thực tế, nói đi đôi với làm, làm cho dân tin vào Đảng, thường xuyên cập nhật tình hình địa bàn, cán bộ làm công tác tuyên giáo cần sâu sát cơ sở, am hiểu tình hình địa phương từ đó trong quá trình thực hiện công tác tuyên giáo lồng ghép công tác chính trị tư tưởng diễn ra được hiệu quả. 1.2.2. Nội dung về công tác tuyên giáo cấp huyện Nội dung công tác tuyên giáo cấp huyện tập trung chủ yếu vào những vấn đề sau: Một là, giáo dục lý luận chính trị, truyền thống cách mạng của đất nước, của tỉnh và của địa phương huyện Công tác lý luận cấp huyện coi trọng việc giáo dục lý luận chính trị cho Đảng viên cũng như quần chúng nhân dân trong xã hội. Thông qua việc tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, làm đưa chủ trương đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống. Nội dung chủ yếu của công tác giáo dục lý luận cấp huyện là giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cương lĩnh, đường lối của Đảng cho đội ngũ cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân trên địa bàn huyện. Giáo dục truyền thống cách mạng ở địa phương nhằm bồi dưỡng, nâng cao nhận thức lý luận chính trị,
  • 24. 19 lòng yêu nước, yêu quê hương, tình cảm cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân xây dựng cho mọi người nhận thức đúng đắn và niềm tin vững chắc vào Đảng, vào Nhà nước, vào việc thực hiện các mục tiêu các mạng đề ra. Tổ chức các lớp học tập lịch sử, truyền thống đấu tranh cách mạng của đảng bộ và nhân dân địa phương tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, trên cơ sở đó tạo ra sự hiểu biết, đồng thuận, tin tưởng và quyết tâm thực hiện thắng lợi các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của cán bộ, đảng viên và nhân dân ở đơn vị công tác, tại địa phương trên địa bàn của huyện. Hai là, công tác tuyên truyền, cổ động cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, của đơn vị. Công tác tuyên truyền ở cấp huyện có nhiệm vụ truyền bá sâu rộng chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước và những tinh hoa văn hóa của dân tộc và nhân loại... cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trên toàn huyện, làm cho hệ tư tưởng của giai cấp công nhân trở thành nhân tố chi phối, thống trị trong đời sống tinh thần của xã hội; động viên, cổ vũ tính tích cực, tự giác, sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và của huyện. Công tác tuyên truyền cấp huyện định hướng tư tưởng trước các sự kiện và vấn đề tác động đến tư tưởng, tình cảm, tâm tư và nguyện vọng của quần chúng nhân dân ở cơ sở địa phương, góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên làm cho những người cán bộ làm công tác tuyên truyền cấp huyện luôn kiên định lập trường, có năng lực tổ chức, tập hợp, động viên, giáo dục, thuyết phục quần chúng nhân dân, xây dựng và củng cố niềm tin vững chắc vào sự nghiệp cách mạng và hành động một cách tự giác, sáng tạo trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; trong việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của huyện. Thực hiện sự tác động của chủ thể vào đối tượng thông qua công tác cổ động với các hình thức như: băng rôn, khẩu hiệu, áp-phích, tranh ảnh, các bài viết mang tính cổ động... Thông qua cổ động thúc đẩy việc thực hiện một cách kịp thời các chỉ đạo, các
  • 25. 20 nhiệm vụ chính trị tại địa phương. biến nhận thức tư tưởng thành niềm tin, hành động cách mạng cụ thể, thành phong trào quần chúng rộng rãi trong các tầng lớp dân cư. Ba là, công tác văn hoá, văn nghệ Theo Nghị quyết Trung ương 5 Khóa VIII, văn hóa bao hàm cả giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, nghệ thuật. Công tác tuyên giáo là một phần nằm trong phạm trù văn hóa, là một bộ phận quan trọng mang ý nghĩa xã hội và nhân văn. Công tác văn hóa, văn nghệ cấp huyện nhằm xây dựng đời sống văn hóa tinh thần tốt đẹp, lành mạnh, phong phú ở cơ sở, thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” sâu rộng trong toàn huyện. Hoạt động thông tin, tuyên truyền, cổ động, triển lãm… trên địa bàn huyện được chú trọng, đẩy mạnh nhằm tuyên truyền, trực tiếp, kịp thời trong quần chúng nhân dân ở cơ sở các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, tuyên truyền pháp luật. Hoạt động văn nghệ quần chúng trên địa bàn huyện được phát động trong toàn dân. Ngoài ra, việc phát triển hệ thống thư viện, phòng đọc sách báo ở cấp huyện và cấp cơ sở là một hướng quan trọng của công tác văn hóa của Đảng và một ưu tiên trong kế hoạch, chương trình công tác văn hóa của Nhà nước. Ban tuyên giáo Huyện ủy quan tâm tới công tác bảo tồn, phát huy các di tích lịch sử - văn hóa và công tác bảo tàng, nhà truyền thống trên địa bàn huyện, tổ chức và quản lý các hoạt động lễ hội trên địa bàn huyện. Bốn là, đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng Đồng thời, công tác lý luận cấp huyện chú trọng việc đấu tranh, phê phán các trào lưu tư tưởng sai trái, thù địch, đi ngược lại với sự phát triển của kinh tế xã hội đất nước trong công cuộc đổi mới. Bảo vệ Đảng, bảo vệ các thành quả cách mạng. Đây là hoạt động cần thiết trong công tác tuyên giáo của tổ chức đảng cấp huyện nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng, quan điểm của Đảng, củng cố sự nhất trí về tư tưởng trong Đảng, chống lại sự phá hoại về tư tưởng của các thế lực thù địch và khắc phục sự phai nhạt, suy thoái tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Hoạt động đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng còn diễn ra ngay trong sinh hoạt đảng.
  • 26. 21 Ngoài các nội dung cơ bản trên, công tác tuyên giáo cấp huyện còn có các nội dung khác như: giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thể lực, giáo dục về sinh thái, môi trường... qua các hoạt động trong lĩnh vực khoa giáo. 1.2.3. Phương thức của công tác tuyên giáo cấp huyện Theo Từ điển Tiếng Việt, “phương thức” là cách thức và phương pháp. Như vậy, phương thức công tác tuyên giáo là tổng hợp các biện pháp, con đường, cách thức mà chủ thể sử dụng để thực hiện, triển khai công tác tuyên giáo một cách phù hợp, kịp thời và có hiệu quả nhất. Vì vậy, khái niệm phương thức công tác tuyên giáo là một khái niệm rộng, bao hàm nhiều loại hình và ngày càng phát triển nhờ những kinh nghiệm, sức sáng tạo và thành tựu văn minh của nhân loại do tác động khoa học, công nghệ. Có phương thức công tác chung cho các nhiệm vụ, nội dung tuyên giáo và có cách thức, biện pháp riêng, đặc thù cho từng nhiệm vụ cụ thể, phụ thuộc vào đối tượng hướng tới. hương thức công tác hay cách thức, biện pháp thực hiện nội dung, nhiệm vụ tuyên giáo gắn liền với lực lượng, công cụ, điều kiện thực hiện. Một số lĩnh vực thuộc về chức năng, nghiệp vụ cũng được coi là cách thức, phương pháp, biện pháp tổ chức thực hiện chung trong các nhiệm vụ của công tác tuyên giáo, như tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra. Ngoài ra, có thể liệt kê nhiều cách thức, biện pháp hay được sử dụng trong hoạt động thực tiễn như: học tập quán triệt, bồi dưỡng, tập huấn, giao ban công việc, thông tin, truyền thông, phối hợp liên ngành, tổ công tác, đối thoại, phát huy dân chủ, giáo dục, nêu gương, vận động thuyết phục, phát ngôn, hội nghị, hội thảo, tọa đàm, đấu tranh phê phán, xây dựng ban hành quy định, quy chế, chế tài kiểm soát, kỹ thuật nghiệp vụ, tài liệu tuyên truyền, tờ rơi, xây dựng trang web, tổ chức sự kiện, thăm dò dư luận, định hướng dư luận, chỉ đạo, đôn đốc,… 1.3. Chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện 1.3.1. Quan niệm về chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện
  • 27. 22 Bàn đến chất lượng của công tác tuyên giáo tức là đề cập đến tính hiệu quả, tác dụng hữu ích hay không của hoạt động tuyên giáo, trên cơ sở soi xét mức độ đạt được các tiêu chí nhất định của công tác tuyên giáo. Công tác tuyên giáo cấp huyện là hoạt động sáng tạo, truyền bá hệ tư tưởng chính trị làm cho hệ tư tưởng chính trị đó đi sâu vào quần chúng nhân dân, thấm nhuần vào đời sống tinh thần văn hóa xã hội. Đây là hoạt động có mục đích của một giai cấp mà chủ yếu là giai cấp lãnh đạo, một chính đảng nhằm xây dựng, xác lập, phát triển và truyền bá hệ tư tưởng trong quần chúng, định hướng giá trị, tạo niềm tin và thúc đẩy quần chúng hành động vì lợi ích của mình, để cán bộ, đảng viên và nhân dân trong toàn huyện tin tưởng, hành động theo chủ trương đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Do vậy, chất lượng tuyên giáo trước hết phải gắn liền với việc bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trên các mặt, lĩnh vực công tác; bảo đảm sự ổn định chính trị văn hóa xã hội của địa phương. Chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện phải gắn liền với công tác đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao tính chiến đấu, tính thuyết phục, hiệu quả của công tác tư tưởng phục vụ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị, phù hợp với từng giai đoạn, tạo sự thống nhất trong Ðảng, đồng thuận trong xã hội ở cấp huyện, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, đơn vị, thiết thực, hiệu quả. Do đó, hiệu ứng, tính lan tỏa, sức thuyết phục được coi là một tiêu chí khá quan trọng của công tác tuyên giáo. Chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện phải thể hiện được rõ nét công tác tham mưu; công tác lý luận, tuyên truyền, văn hóa-văn nghệ, thông tin đối ngoại, nhất là công tác tuyên truyền. Chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện thể hiện rõ sự đổi mới nội dung, phương thức công tác luôn được gắn chặt chẽ với nâng cao chất lượng và hiệu quả, tạo nên sức mạnh bền vững trong công tác tuyên giáo của Ðảng thể hiện được quyết tâm cao của ngành trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết Ðại hội XII và các Nghị quyết Hội nghị Trung ương khóa XI, các nghị quyết hội nghị Trung ương lần thứ 6, lần thứ 7 khóa XII, Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị và các nhiệm vụ đột xuất được Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao để đạt kết quả thiết thực.
  • 28. 23 Chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện phải giải quyết được nhiều vấn đề khó khăn, thách thức liên quan đến những lĩnh vực văn hóa tư tưởng, bảo đảm chất lượng giáo dục, đào tạo, y tế, môi trường; an toàn thực phẩm; chỉ số cạnh tranh địa phương, trình độ khoa học công nghệ; những vấn đề nảy sinh bất ngờ gây rủi ro, thiệt hại trực tiếp đến đời sống của nhân dân trên địa bàn huyện như thiên tai, lũ lụt, đồng thời giải đáp nhiều vấn đề thực tiễn đặt ra, góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận cầm quyền của Ðảng trong điều kiện mới. 1.3.2. Khung tiêu chí đánh giá chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện Công tác tuyên giáo cấp huyện có mục đích truyền đạt những tư tưởng, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, làm cho đối tượng được truyền đạt sẽ nhận thức được mục đích của việc làm đó và sẽ có những hành động, thái độ thay đổi theo sự nhận thức. Tuy nhiên, đó là một nội dung khá trừu tượng, nó không diễn ra liên tục và không phải lúc nào cũng bộc lộ hết ra ngoài được. Do đó, ta thấy việc đánh giá chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện thường gặp khó khăn, không chính xác. Phần lớn, chất lượng của nó được đánh giá bằng phương pháp định tính, còn phương pháp định lượng cần phải tiến hành công phu, tỉ mẩn hơn để thực hiện. Để có thể đánh giá được chất lượng, hiệu quả của công tác tuyên giáo cấp huyện cần phải có khung tiêu chí đánh giá. Công tác tuyên giáo cấp huyện được diễn ra dưới 3 hình thái: Công tác lý luận, tuyên truyền và cổ động. Công tác lý luận là khâu đầu tiên và quan trọng nhất của công tác tuyên giáo, nó thực hiện việc hình thành, phát triển, hoàn thiện hệ tư tưởng chính trị, nghiên cứu đường lối, chính sách lý luận và sau cùng là tổng kết thực tiễn; vận dụng nền tảng tư tưởng chính trị để xác định đường lối, chủ trương, chính sách trong từng thời kỳ. Xét từ phương diện này chất lượng của công tác tuyên giáo là sự tổng hợp chất lượng của công tác lý luận, công tác tuyên truyền và công tác cổ động. Công tác tuyên giáo cấp huyện là hoạt động truyền bá hệ tư tưởng của giai cấp trong quần chúng, truyền bá chủ nghĩa Mác–Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước. Tiêu chí để đánh giá, xem x t chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện còn là xem xét mức
  • 29. 24 độ thâm nhập tư tưởng chính trị vào quần chúng và mức độ hoàn thành nhiệm vụ công tác tư tưởng của Đảng đề ra. Trong lĩnh vực thực tiễn, công tác tuyên giáo cấp huyện gồm các lĩnh vực hoạt động cụ thể như: công tác nghiên cứu, công tác khoa giáo, công tác nghiên cứu dư luận xã hội, công tác văn hóa, văn nghệ,…X t từ phương diện này thì chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện là sự tổng hợp chất lượng của các mảng hoạt động trên. Một cách tiếp cận khác về việc đánh giá chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện là nghiên cứu công tác tuyên giáo cấp huyện ở góc độ hệ thống cấu trúc, coi chất lượng công tác là tổng hợp chất lượng của chủ thể, đối tượng, phương thức, nội dung, hiệu quả của nó. Hiệu quả của công tác tuyên giáo cấp huyện luôn nằm trong chủ thể đối tượng và được đánh giá ở đối tượng. Đối tượng của công tác tuyên giáo cấp huyện hướng tới là các cá nhân, tổ chức, tập thể rộng hơn là toàn thể quần chúng nhân dân trên địa bàn huyện. Do vậy, chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện thể hiện tập trung ở mức độ nhận thức, niềm tin, sự giác ngộ chính trị của đối tượng được thể hiện ra cuối cùng là kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, đơn vị, tập thể trong xã hội. Như vậy, ta có thể thấy chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện là tổng hợp chất lượng ở đối tượng sau tác động của công tác tư tưởng. Trên cơ sở về quan niệm đánh giá chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện nêu trên ta có thể xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện như sau: * Nhóm tiêu chí về sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên giáo Tiêu chí đánh giá về sự lãnh đạo, thực hiện công tác tuyên giáo. Việc tổ chức các hoạt động công tác tuyên giáo cấp huyện là trách nhiệm của các cấp ủy, cơ sở trong đó ban tuyên giáo huyện ủy là tổ chức quan trọng nhất, có tính quyết định tới tiến trình, hiệu quả của công tác tuyên giáo tại huyện. Đây là cơ quan tham mưu của huyện ủy mà trực tiếp và thường xuyên là ban thường vụ và thường trực của huyện ủy về công tác xây dựng Đảng trong đó đặc biệt quan trọng là công tác tuyên giáo trên tất cả các lĩnh vực.
  • 30. 25 Đánh giá công tác tuyên giáo cấp huyện cần phải chú ý xem x t đến khía cạnh như trình độ nhận thức và trách nhiệm công tác của các ủy trong đó quan trọng nhất là ban tuyên giáo huyện ủy. Ban Tuyên giáo huyện ủy cần có các chủ trương, biện pháp khoa học, đường lối, chính sách, những kế hoạch, bước đi cụ thể trong việc thực hiện công tác khi đi tuyên truyền công tác tư tưởng vào trong quần chúng nhân dân. Một khía cạnh quan trọng nữa trong việc đánh giá chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện đó là phẩm chất, đạo đức của người cán bộ làm công tác tuyên giáo, khả năng tham mưu, chỉ đạo, lãnh đạo của cơ quan là một nhân tố quan trọng quyết định tới chất lượng của công tác tuyên giáo. Chất lượng công tác tuyên giáo của một huyện phụ thuộc vào sự chỉ đạo, lãnh đạo, trình độ tham mưu, tư vấn chuyên môn nghiệp vụ của ban lãnh đạo và các cán bộ trực tiếp làm công tác tuyên giáo và chịu sự quản lý trực tiếp của ban thường vụ, ban tuyên giáo huyện ủy. * Nhóm tiêu chí về nội dung, phương thức tiến hành công tác tuyên giáo Tiêu chí đánh giá chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện về nội dung và các phương thức tiến hành công tác tuyên giáo khi truyền đạt tư tưởng cho quần chúng nhân dân. Nội dung của công tác tuyên giáo cấp huyện rất đa dạng và phong phú, nó gồm nhiều mảng, lĩnh vực trong xã hội như: chính trị, tư tưởng, tuyên truyền, lý luận chính trị, báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ, khoa giáo, biên soạn lịch sử đảng bộ địa phương. Tùy thuộc vào sự chỉ đạo của cấp trên và tình hình cụ thể của địa phương, Ban Tuyên giáo huyện ủy có những phương thức khác nhau và phù hợp để thực hiện công tác tuyên giáo. Nội dung của công tác tuyên giáo cấp huyện trước khi được ra thực hiện cần đảm bảo các nội dung đó cần chính xác, xúc tích, ngắn gọn, mang tính khoa học, dễ hiểu. Các phương thức thực hiện cần bám sát nội dung để truyền đạt hiệu quả công tác tuyên giáo. * Nhóm tiêu chí về cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện công tác tư tưởng Tiêu chí đánh giá chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện thông qua hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện công tác tuyên giáo. Chất lượng của các
  • 31. 26 phương tiện, cơ sở vật chất kỹ thuật được đánh giá qua độ bền, tính năng, tác dụng, mức độ hiện đại của tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật. Hệ thống cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật được trang bị vào các cơ sở dựa vào nguồn kinh phí rót từ trên xuống và do nguồn cơ sở tự đảm bảo. Việc đánh giá chất lượng của hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thông qua giá trị của của trang thiết bị phương tiện và thông qua hiệu quả thu được từ việc việc trang thiết bị đó. * Nhóm tiêu chí về hiệu quả của công tác tuyên giáo Tiêu chí đánh giá chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện bằng hiệu quả, tính tích cực xã hội. Các cấp ban thường vụ huyện ủy, ban tuyên giáo huyện ủy căn cứ vào nội dung, mục đích, nhiệm vụ, chương trình học tập, giáo dục, tuyên truyền, lĩnh vực công tác và hoạt động để xác lập các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng phù hợp. Chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện là việc nâng cao nhận thức, trình độ lý luận chính trị cách mạng của các cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, tình hình chính trị trong nước và thế giới. Các cán bộ Đảng viên làm công tác tuyên giáo phải làm cho quần chúng nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, việc tự tích cực thực hiện đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước quyết tâm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, làm cho kinh tế đất nước ngày càng phát triển và có sức cạnh tranh với các nước bạn trên thế giới. Thể hiện ở ý chí phấn đấu thực hiện để đưa nước ta trở thành nước công nghiệp, thực hiện tiến tới một xã hội dân chủ công bằng, văn minh; Chất lượng của công tác tuyên giáo cấp huyện được đo bằng hiệu quả làm việc của các cấp cơ sở, đặc biệt ban tuyên giáo huyện ủy đáp ứng được các yêu cầu đặt ra trong công cuộc đổi mới đất nước. Như vậy, có thể thấy việc đánh giá hiệu quả của công tác tuyên giáo cấp huyện là một việc vô cùng phức tạp đòi hỏi tính khách quan cao, tính toàn diện, nhiều chiều. Từ việc đánh giá được chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện các cấp ủy đảng, cơ sở mới có thể đề ra được các chủ trương, chính sách, biện pháp thực hiện công tác Đảng một cách hợp lý và cố hiệu quả hơn. Và khi có được những chính sách, biện pháp chủ trương, đề án hợp lý thì mới có những kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ chuyên
  • 32. 27 môn cho các cán bộ đảng viên trong việc đánh giá tình hình kinh tế, chính trị, xã hội. Việc chú trọng các tiêu chí đánh giá chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện đó cũng chính là nền tảng để nâng cao hiệu quả của công tác tuyên giáo. 1.4. Tính tất yếu và vai trò của việc nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo cấp huyện trong giai đoạn hiện nay 1.4.1. Tính tất yếu của việc nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo cấp huyện trong giai đoạn hiện nay Tình hình thế giới hiện nay có nhiều biến đổi, bất ổn về chính trị an ninh và thực trạng này sẽ tiếp tục trong những năm tới với chiều hướng ngày càng tăng. Những điểm nóng về chính trị an ninh trên thế giới, ở bình diện khu vực cũng như quốc gia, hiện đều chưa thấy có dấu hiệu nào cho thấy mức độ nóng sẽ suy giảm. Tình hình tranh chấp ở Biển Đông vẫn diễn ra khó lường và ngày càng phức tạp. Xung đột mâu thuẫn dân tộc, sắc tộc vẫn còn nhiều điểm nóng, chủ nghĩa quốc gia nước lớn vẫn chi phối quan hệ quốc tế và các nước nhỏ. Hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa đưa đến nhiều thời cơ thuận lợi nhưng cũng đặt ra không ít thách thức, rủi ro. Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 đang đòi hỏi đất nước phải chuyển động mạnh mẽ để có thể tận dụng được những thành tựu mới mẻ nhất vào phát triển sản xuất, quản trị xã hội, ứng dụng những tiến bộ của khoa học, công nghệ nâng cao đời sống của người dân. Bên cạnh những thành tựu đạt được trong hơn 30 năm đổi mới trên các lĩnh vực rất đáng ghi nhận và tự hào thì hiện đất nước vẫn phải đối mặt với những khó khăn và thách thức như các tệ nạn xã hội: tham nhũng, hối lộ, chạy chức, chạy quyền. Một số cán bộ Đảng viên làm công tác Đảng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo quản lý, gây hậu quả nghiêm trọng, gây bức xúc trong nhân dân, làm giảm sút uy tín của dân đối với Đảng. Một số lĩnh vực đời sống xã hội như văn hóa, giáo dục, y tế để xảy ra nhiều vụ việc nghiêm trọng, gây bức xúc, hoang mang trong dư luận. Đơn cử kỳ thi THPT Quốc gia 2018 đã xảy ra nhiều vụ việc nghiêm trọng trong coi thi, chấm thi ở một số tỉnh Tây Bắc đã gây cú sốc lớn, gây nên nhiều tâm tư trong nhân dân.
  • 33. 28 Diễn biến hòa bình dưới chiêu bài dân chủ nhân quyền vẫn tiếp diễn, với mức độ tinh vi phức tạp; các thế lực thù địch vẫn mưu toan chống phá, phủ nhận những thành quả xây dựng chủ nghĩa xã hội, chia rẽ nội bộ, gây mất đoàn kết trong đảng, trong nhân dân. Bản thân công tác tuyên giáo còn bộc lộ những hạn chế yếu kém, trong khi yêu cầu của đất nước, của việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị chuyên môn ngày càng cao, đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác tuyên giáo cấp huyện, đổi mới nội dung công tác tuyên giáo theo hướng bám sát thực tiễn, phương thức cách làm tuyên giáo, tăng cường tính chủ động sáng tạo; có những kế hoạch cụ thể giải quyết được những vấn đề trọng điểm của đất nước, của địa phương. Từ tình hình ngày càng phức tạp nêu trên, đặt ra yêu cầu bức thiết phải nâng cao hiệu quả chất lượng công tác tuyên giáo, yêu cầu này đặt ra một cách trực tiếp cho những người làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tuyên giáo. Đòi hỏi đội ngũ công tác tuyên giáo cấp huyện phải: Nhanh nhạy, nắm bắt kịp thời những diễn biến của đời sống chính trị quốc tế và trong nước, trong tỉnh; có khả năng dự báo và phân tích những sự thay đổi, bối cảnh mới, để có những định hướng đúng đắn. Để các nội dung tuyên giáo trở nên sống động, có sức hấp dẫn và thuyết phục đối với người nghe. Nếu công tác tuyên giáo vẫn cứng nhắc, nhàm chán, với những kiến thức thiếu cập nhật sẽ khó có thể gây được hiệu ứng tích cực đối với người dân. Ứng biến nhanh trước các thay đổi để làm tốt công tác tư tưởng chính trị đối với cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Ổn định chính trị xã hội, tạo không khí yên tâm, phấn khởi, tin tưởng vào chính sách chủ trương đường lối của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Công tác tuyên giáo phải tạo ra một bầu không khí chủ đạo là ổn định tư tưởng, tạo được sự yên tâm, tin tưởng của cán bộ người dân vào đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, vào các tổ chức chính trị xã hội của nhân dân. Không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, học tập, bồi dưỡng về tri thức, trình độ chuyên môn, tu dưỡng tư cách đạo đức cá nhân, tránh xa những cạm bẫy của kinh tế thị
  • 34. 29 trường, những thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội. Những người làm tuyên giáo phải thể hiện được bản lĩnh chính trị, có trình độ tri thức, có lối sống đạo đức lành mạnh, hoạt động tuyên giáo mới có sức thuyết phục. Đây là một điểm mà trong bối cảnh hiện nay đặt ra rất gay gắt khi mà trình độ dân trí ngày càng cao, thông tin, tri thức ngày càng nhiều, nhà tuyên giáo phải là tấm gương sáng, để quần chúng soi mình vào đó. Không ngừng liên hệ mật thiết với quần chúng nhân dân; sâu sát với địa bàn, am hiểu quần chúng, sự việc, vụ việc. Chỉ có sự liên hệ mật thiết với nhân dân, gần dân, hiểu dân mới thực hiện được công tác tuyên giáo sát thực, không thì sẽ rơi vào tình trạng “chính sách trên trời, cuộc đời dưới đất”, nói không sát, làm không tới. Chủ động đối phó với những tinh vi của “diễn biến hòa bình”, thận trọng với các địa bàn có vụ việc phức tạp, cảnh giác với các xung đột có nguy cơ thành điểm nóng, kịp thời phản bác lại những luận điệu xuyên tạc, tô hồng, bôi đen vì những mục đích chính trị hòng làm suy yếu vai trò lãnh đạo, chia rẽ khối đại đoàn kết, gây bất ổn chính trị, tạo ra sự đoàn kết, nhất trí cao từ lãnh đạo đến quần chúng, trong cơ quan đơn vị và ngoài xã hội. 1.4.2. Vai trò của việc nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo cấp huyện trong giai đoạn hiện nay Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo cấp huyện có vai trò rất to lớn trong việc góp phần thực hiện mục tiêu nhiệm vụ cách mạng của cả nước nói chung của địa phương huyện nói riêng. Chính vì vậy, trong các thời kỳ vận động cách mạng, vào “đêm trước” của một cuộc cách mạng cũng như trong toàn bộ tiến trình các cuộc cách mạng xã hội thường xuất hiện các nhà tư tưởng, các nhà tuyên truyền kiệt xuất mà tên tuổi và sự nghiệp của họ gắn liền với các cuộc cách mạng ấy, tiêu biểu đó là Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Như trên đã phân tích về tính tất yếu phải nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo cấp huyện trong thời kỳ mới, cho thấy, việc nâng cao hiệu quả của công tác tuyên giáo cấp huyện là một nhiệm vụ cấp thiết, cần diễn ra thường xuyên và liên tục trong mọi giai đoạn vận động cách mạng. Bối cảnh hiện nay, một lần nữa đặt lên vai đội ngũ những người làm công tác tuyên giáo trách nhiệm hết sức nặng nề.
  • 35. 30 Nâng cao chất lượng công tác tuyên giáo giúp cho việc tuyên truyền, phổ biến đường lối chính sách của Đảng phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của cách mạng đặt ra trong thời kỳ mới. Với đặc thù chính trị của riêng mình, việc nâng cao chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện giúp truyền bá, phổ biến hệ tư tưởng của giai cấp công nhân sâu rộng trong xã hội trở thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hoạt động cách mạng mà trước hết là trong đội ngũ cán bộ, đảng viên để thúc đẩy các lực lượng xã hội tiên tiến, khơi dậy tính sáng tạo cách mạng của quần chúng, động viên lực lượng quần chúng tham gia sự nghiệp cách mạng, góp phần tổ chức các phong trào cách mạng, xây dựng được đời sống văn hóa, giữ gìn và phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc. Nâng cao chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện sẽ tăng hiệu quả giáo dục chính trị cho quần chúng nhân dân, giúp quần chúng nhân dân thấm nhuần đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, phục vụ thực hiện những nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, bảo đảm sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát huy được dân chủ, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở từng địa bàn, mỗi địa phương, trong các cơ quan đơn vị. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo cấp huyện có ý nghĩa kịp thời tham mưu với các cấp ủy Đảng những nội dung và giải pháp phù hợp nâng cao hoạt động của công tác Đảng trên mọi mặt, góp phần quan trọng vào việc xây dựng Đảng vững mạnh. Nâng cao chất lượng tuyên giáo góp phần đấu tranh chống các mưu toan của các thế lực thù địch, chống DBHB, bảo vệ thành quả cách mạng ở địa phương, giữ vững niềm tin dân với Đảng, an ninh chính trị tư tưởng, an toàn xã hội. Nâng cao chất lượng tuyên giáo cấp huyện sẽ cùng góp phần vào thực hiện thắng lợi cách nhiệm vụ chính trị xã hội trên địa bàn cấp huyện.
  • 36. 31 Tiểu kết chương Công tác tuyên giáo là cụm từ chỉ các hoạt động tham mưu, chỉ đạo, kiểm tra của tổ chức đảng về lĩnh vực tư tưởng, văn hóa và khoa giáo. Công tác tuyên giáo của Đảng Cộng Sản Việt Nam là một bộ phận cấu thành rất quan trọng trong hoạt động lãnh đạo của Đảng, là hoạt động truyền bá, bổ sung và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm xây dựng thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản, truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, góp phần tạo sự thống nhất cao trong toàn Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân, thực hiện thắng lợi mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Tuyên giáo là một ngành, một lĩnh vực công tác của Đảng. Do yêu cầu nhiệm vụ chuyên sâu, công tác tuyên giáo được xác định là một ngành, lĩnh vực, có hệ thống tổ chức thống nhất từ Trung ương đến cơ sở. Thực hiện công tác tuyên giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trước hết là các cấp ủy đảng, nòng cốt là ngành Tuyên giáo. Trong đó, Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, trực tiếp và thường xuyên là Bộ chính trị, Ban Bí thư về chính trị, tư tưởng, về chủ trương, quan điểm và đường lối của Đảng trong lĩnh vực tuyên truyền, báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ, giáo dục và một số lĩnh vực khác… đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về các lĩnh vực công tác này của Đảng. Một số nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động tuyên giáo, cho thấy, công tác tuyên giáo có bốn đặc điểm, tính chất căn bản. Là một hoạt động chính trị - xã hội có tính đặc thù, công tác tuyên giáo gồm 3 yếu tố quan trọng: chủ thể, khách thể và các chức năng của công tác tuyên giáo. Trong chức năng của công tác tuyên giáo, chúng tôi xác định có 5 chức năng chính. Khác với công tác tuyên giáo của toàn bộ hệ thống chính trị nói chung, công tác tuyên giáo cấp huyện có những đặc điểm, tính chất và nội dung, phương thức cần phải lưu ý khi tiến hành công tác tuyên giáo cấp huyện. Theo chúng tôi, công tác tuyên giáo cấp
  • 37. 32 huyện có 6 đặc điểm, tính chất căn đặc thù phân biệt với công tác tuyên giáo của cả hệ thống chính trị nói chung. Thực hiện hoạt động tuyên giáo cấp huyện phải bám vào nội dung công tác tuyên giáo. Trong đó, xác định 4 nội dung chính, ngoài ra còn có một số nội dung khác cần phải lưu ý. Phải chú ý đến chất lượng công tác tuyên giáo. Khi đánh giá chất lượng công tác tuyên giáo phải căn cứ vào các tiêu chí đánh giá; các tiêu chí đó đó cũng là cơ sở lý luận để đổi mới tuyên giáo cấp huyện một cách có chất lượng. Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, xuất phát từ những thách thức khó khăn khách quan của tình hình thế giới và khu vực, của khu vực, đất nước cũng như xuất phát từ những hạn chế chủ quan của công tác tuyên giáo cấp huyện, đòi hỏi cần thiết phải nâng cao chất lượng hơn nữa công tác tuyên giáo cấp huyện. Nâng cao chất lượng tuyên giáo trong bối cảnh hiện nay sẽ có vai trò quan trọng trong việc thực hiện tuyên truyền giáo dục lý luận chính trị lập trường giai cấp, kiên định chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, tuyên truyền nâng cao nhận thức và niềm tin của người dân vào đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước, thực hiện và phát huy dân chủ, đồng thuận xã hội và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, ổn định chính trị xã hội, chống lại âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế- xã hội của huyện đặt ra.
  • 38. 33 Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM TRONG THỜI GIAN QUA 2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác tuyên giáo của đảng bộ huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam 2.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam Huyện Kim Bảng là một trong sáu huyện và thành phố của tỉnh Hà Nam, nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Hà Nam. Trung tâm huyện Kim Bảng nằm cách Hà Nội khoảng 60 km về phía Nam theo quốc lộ 1A và quốc lộ 21B. Huyện có diện tích tự nhiên là 17.571,72 ha, trong đó đồi núi chiếm 1/3 diện tích. Với vị trí địa lý vừa gần kề với các tỉnh, thành phố ở vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng, vừa kết nối với các tỉnh miền núi phía tây bắc của đất nước, đồng thời là địa bàn chuyển tiếp giữa các vùng kinh tế phía Nam, Kim Bảng có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng giao lưu với các tỉnh, thành phố và các huyện trong vùng và cả nước. Đặc biệt sự phát triển của hệ thống giao thông vận tải và sự mở rộng của thị trường đã hình thành không gian kinh tế mở với những lợi thế về giao lưu kinh tế, văn hoá, khoa học-kỹ thuật, tạo cho huyện Kim Bảng có những lợi thế so sánh về thị trường để khai thác có hiệu quả nguồn lực bên trong và tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài cho công cuộc CNH, HĐH của tỉnh Hà Nam. Huyện Kim bảng có 18 đơn vị hành chính bao gồm: 2 thị trấn là Quế và Ba Sao, 16 xã là: Nguyễn Úy, Lê Hồ, Đại Cương, Nhật Tựu, Hoàng Tây, Nhật Tân, Văn Xá, Kim Bình, Đồng Hóa, Tượng Lĩnh, Tân Sơn, Khả Phong, Thụy Lôi, Ngọc Sơn, Thi Sơn, Thanh Sơn, Liên Sơn. Trong đó các xã thuộc khu vực I gồm: Ba Sao, Thi Sơn, Thanh Sơn, Khả Phong. Khu vực II (MN) gồm các xã: Tân Sơn, Liên Sơn, Tượng Lĩnh. Thực hiện Nghị quyết 89/NQ-CP của Chính phủ, xã Kim Bình và 1 phần xã Thanh Sơn sáp nhập về thành phố Phủ Lý. Với diện tích tự nhiên hơn 184 km2, đất đai và địa hình của huyện tương đối đa dạng. hía tây là vùng đồi núi bán sơn địa với các dãy núi đá vôi, núi đất và đồi
  • 39. 34 rừng. Xuôi về phía đông là vùng đồng bằng được bồi tụ bởi sông Hồng, sông Đáy. Nhìn chung với hai loại địa hình đồng bằng và đồi núi nên đất đai có độ phì ở mức trung bình. Song, có nhiều lợi thế trong canh tác các loại cây trồng thuộc nhóm cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả, mở rộng diện tích đồng cỏ chăn nuôi. Tuy nhiên, do quá trình kiến tạo địa chất và biến đổi địa hình của đồng bằng sông Hồng, nên huyện có nhiều vùng đất trũng, thường xuyên bị ngập úng và bị chua phèn, không thuận tiện cho canh tác nông nghiệp. Cùng với địa hình và điều kiện tự nhiên và khoáng sản đa dạng, phong phú, có nhiều cảnh quan và quần thể tự nhiên đẹp, thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch thắng cảnh, nghỉ ngơi, điều dưỡng sức khoẻ và du lịch kết hợp với nghiên cứu khoa học, nổi bật là Ngũ Động Sơn, núi Cấm (xã Thi Sơn), động Khả Phong (xã Khả Phong), hồ Tam Chúc, dốc Ba Chồm (xã Ba Sao)…, tất cả đều là nguồn tài nguyên du lịch quan trọng quý giá để phát triển ngành du lịch nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói chung. Về dân số, theo điều tra dân số ngày 16/08/2017 huyện Kim Bảng có 127.481 người. Dân cư phân bố không đều giữa hai vùng tả ngạn và hữu ngạn sông Đáy. Số người trong độ tuổi lao động hiện nay có 51,382 nghìn người, trong đó lao động nông nghiệp là 29,165 nghìn người, đa số dân cư của huyện làm lao động nông nghiệp, chăn nuôi, còn lại là lao động phi nông nghiệp. Lực lượng lao động có trình độ khoa học kỹ thuật còn thấp. Đảng bộ huyện có 70 tổ chức cơ sở đảng với 6.108 đảng viên, trong đó: 18 đảng bộ xã, thị trấn. 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam Về kinh tế: Theo báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Kim Bảng khóa XXIV tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXV giai đoạn 2010- 2015 cho thấy: Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm bình quân là 13,76%. Cơ cấu kinh tế: Nông-lâm-thủy sản đạt 13%, công nghiệp-xây dựng đạt 67,1%, dịch vụ đạt 19,9%. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 35,8 triệu đồng. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng bình quân 3,21%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp,