SlideShare a Scribd company logo
1 of 18
HỆ THỐNG BÀI TẬP
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2
Mục lục
A. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................. 1
B. BÀI TẬP ..................................................... 1
C. MỘT SỐ CÔNG THỨC TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ...............11
D. TÀI LIỆU ĐỌC THÊM: RỦI RO LÃI SUẤT .............................13
A. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình Ngân hàng thương mại, PGS. TS. Phan Thị Thu Hà (chủ biên), NXB ĐH KTQD
2013,
- Quản trị Ngân hàng thương mại, PGS. TS. Phan Thị Thu Hà (chủ biên), NXB GTVT 2009,
- Ngân hàng thương mại, Edward Reed và Edward Gill, NXB TP HCM 1993,
- Quản trị Ngân hàng thương mại, Peter Rose, NXB Tài chínhh 2000,
- Tạp chí Ngân hàng,
- Tạo chí Thị trường Tài chính – Tiền tệ,
- Thời báo Ngân hàng,
- Các văn bản pháp luật trong hoạt động của NHTM,
- Websites của các NHTM và NHNNVN,
- ….
B. BÀI TẬP
Bài 1: NHTM Kcó các số liệu sau (Số dư bình quân năm, LS bình quân năm, đơn vị tỷ đồng)
Tài sản Số dư Lãi suất
(%)
Hệ số RR Nguồn vốn Số dư Lãi suất
(%)
Tiền mặt 10420 0 Tiền gửi thanh toán 32200 1,5
Tiền gửi tại NHNN 18180 1,5 0 TGTK ngắn hạn 98700 5,5
Tiền gửi tại TCTD khác 12250 2,5 0,2 TGTK Trung -Dài hạn 59700 7,5
Tín phiếu KB ngắn hạn 11420 4 0 Vay ngắn hạn 32000 5,5
Cho vay ngắn hạn 82310 9,5 0,5 Vay Trung - Dài hạn 14800 8,8
Cho vay trung hạn 61470 11,5 1 Vốn chủ sở hữu 11910
Cho vay dài hạn 41850 13,5 1
Tài sản khác 11410 1
Tổng Tài sản 249.310 Tổng Nguồn vốn 249.310
a. Giả sử lãi suất 3 tháng đầu năm sau tăng 2%/năm. Tính Rủi ro LS trong 3 tháng tới và Chênh lệch
lãi suất dự kiến. Biết 5% các khoản cho vay không thu được lãi.
b. Giả sử 20% các khoản cho vay sắp đáo hạn và có khả năng thu hồi cao, tính Tỷ lệ thanh khoản TS.
Đáp án:
a. Tính Rủi ro LS:
TSNC LS = 11.420 + 82.310 = 93.730
NVNC LS = 98.700 + 32.000 = 130.700
Khe hở NC LS = 93.730 – 130.700= (-36.970)
Do khe hở NCLS <0 và lãi suất tăng 2%/năm nên Thu nhập từ lãi của NH sẽ giảm trong 3 đầu
năm sau:
Thay đổi thu chi từ lãi = 36.970 x (2% x 3/12) = (-185,85) tỷđ
Thay đổi Chênh lệch LS = Thay đổi thu chi từ lãi/ Tổng TS
= -185,85 / 249.310 = -0,0741% / 3tháng hay -0,3% / năm
Chênh lệch LS dự kiến = Chênh lệch LS trước khi thay đổi LS + Thay đổi Chênh lệch LS
= 2,85% - 0,3% = 2,55% /năm
b. Giả sử 20% các khoản cho vay sắp đáo hạn và có khả năng thu hồi cao, tính Tỷ lệ TK TS
TS thanh khoản = 10.420 + 18.180 + 12.250 + 11.420 + (82.310 + 61.470 + 41.850) x 0,2 = 89.396
Tỷ lệ thanh khoản TS = 89.396 / 290.310 = 35,68%
Bài 2: NHTM ABC có các số liệu sau (Số dư bình quân năm, LS bình quân năm, đơn vị tỷ đồng)
Tài sản Số dư Lãi suất
(%)
Hệ số
RR
Nguồn vốn Số dư Lãi suất
(%)
Tiền mặt 32600 0 Tiền gửi thanh toán 85800 1,5
Tiền gửi tại NHNN 28860 1,5 0 TGTK ngắn hạn 98000 5,5
Cho vay TCTD khác 22250 6,5 0,2 TGTK Trung - Dài hạn 56500 7,5
Tín phiếu KB ngắn hạn 14200 4 0 Vay ngắn hạn 58890 5,5
Cho vay ngắn hạn 10500 9,5 0,5 Vay Trung - Dài hạn 35500 8,8
0
Cho vay trung hạn 87070 11,5 1 Vốn chủ sở hữu 30500
Cho vay dài hạn 54800 13,5 1
Tài sản khác 20410 1
Tổng Tài sản Tổng Nguồn vốn
a. Giả sử lãi suất 3 tháng đầu năm sau tăng 3%/năm. Tính Rủi ro lãi suấttrong 3 tháng tới. Tính
Chênh lệch lãi suất cơ bản dự kiến sau 3 tháng, biết biết chỉ có 90% Cho vay TCTD khác và Tín
phiếu KB ngắn hạn, 70% Cho vay ngắn hạn, và 20% Cho vay trung và dài hạn là nhậy cảm lãi
suất; 85% Tiết kiệm ngắn hạn, 35% Tiết kiệm Trung - Dài hạn, 85% Vay ngắn hạn và 20% Vay
Trung - Dài hạnlà nhậy cảm lãi suất trong vòng 3 tháng tới.Biết 5% các khoản cho vay không thu
được lãi.
b. Giả sử 15% các khoản cho vay ngắn hạn và 5% các khoản cho vay trung dài hạn sắp đáo hạn và có
khả năng thu hồi cao, tính Tỷ lệ thanh khoản TS.
Đáp án:
c. Tính Rủi ro LS:
TSNC LS = (22.240 + 14.420) x 90% + 105000 x 70% + (87070 + 54800) x 20% = 134.679
NVNC LS = 98000 x 85% + 56500 x 35% + 58890 x 85% + 35500 x 20% = 160.231,5
Khe hở NC LS = 134.679 – 160.231,5 = (-25.552,5)
Do khe hở NCLS <0 và lãi suất tăng 3%/năm nên Thu nhập từ lãi của NH sẽ giảm trong 3
tháng đầu năm sau:
Thay đổi thu chi từ lãi = -25.552,5x (3% x 3/12) = (-191,64)tỷđ
Thay đổi Chênh lệch LS = Thay đổi thu chi từ lãi/ Tổng TS
= -191,64/ 365.190 = -0,0525% / 3tháng hay -0,21% / năm
Chênh lệch LS dự kiến = Chênh lệch LS trước khi thay đổi LS + Thay đổi Chênh lệch LS
= 3,06% - 0,21% = 2,85% /năm
d. Giả sử 15% các khoản cho vay ngắn hạn và 5% các khoản cho vay trung dài hạn sắp đáo
hạn và có khả năng thu hồi cao, tính Tỷ lệ thanh khoản TS
TS thanh khoản = 32600 + 28860 + 22250 + 14200 + 105000 x 15% + (87070 + 54800) x 5%
= 120.753,5
Tỷ lệ thanh khoản TS = 120.753,5/ 365.190= 33, 07%
Bài 3: Giả sử một NHTM sẽ có những dòng tiền vào và ra trong tuần tới như sau:
1. Số tiền gửi bị rút ra là 33 tỷ đồng;
2. Doanh số thu hồi nợ vay của khách hàng là 108 tỷ đồng;
3. Chi tiền cho chi phí hoạt động là 51 tỷ đồng;
4. Doanh số cho vay phát sinh là 294 tỷ đồng;
5. NH dự kiến thanh lý một số tài sản trị giá 18 tỷ đồng, thu tiền ngay;
6. Doanh số tiền gửi mới là 670 tỷ đồng;
7. NH dự định vay trên thị trường liên NH 43 tỷ đồng;
8. Thu nhập từ dịch vụ phi lãi là 27 tỷ đồng;
9. Doanh số thu nợ trên thị trường liên NH là 23 tỷ đồng; và
10. Thanh toán cổ tức cho cổ đông 140 tỷ đồng.
Thay đổi trạng thái thanh khoản ròng (= Thay đổi Cung TK – Thay đổi Cầu TK) của NH trong tuần
tới như thế nào?
Đáp án:
Thay đổi Cung TK = 108 + 18 + 670 + 43 + 27 + 23 = 889 tỷ
Thay đổi Cầu TK = 33 + 51 + 294 + 140 = 518 tỷ
Thay đổi Trạng thái thanh khoản ròng = 889 – 518 = 371 tỷ
Bài 4:NHTM Q có những số liệu sau vào ngày 15/12/X (đơn vị tỷ đồng, X là năm đang nghiên cứu)
+ Vốn điều lệ: 20.000 + Do thay đổi của tỉ giá và lãi suất, giá tài sản tài chính của
ngân hàng biến động như sau:
Một số TSTC tăng giá từ 16500 lên 21450
Một số TSTC giảm giá từ 18900 xuống 10400
+ LN chưa phân phối: 2500
+ Quỹ dự trữ bổ xung vốn điều
lệ: 3000
+ Quỹ Đầu tư phát triển nghiệp
vụ: 2500
+ Tài sản cố định của ngân hàng thay đổi giá như sau:
Một số TSCĐ tăng giá từ 32000 lên 34000
Một số TSCĐ giảm giá từ 23000 xuống 7000+ Quỹ dự phòng tài chính: 4500
+ NHTM A mua TSTC của Cty
Tài chính B với giá mua là 300
và giá trị sổ sách là 220
+ Bỏ toàn bộ vốn thành lập Công ty Chứng khoán C: 1500
+ Bỏ toàn bộ vốn thành lập Công ty Cho thuê Tài chính D: 2600
+ Đầu tư vào 160 dự án, mỗi dự án 25 tỷ (chiếm 10% tổng vốn
đầu tư mỗi dự án)
+ Đầu tư vào thuỷ điện E: 1500 (chiếm 20% tổng vốn đầu tư của
thuỷ điện E)
Yêu cầu: Tính Vốn chủ sở hữu và Vốn cấp 1 của NHTM Q dưạ trên những số liệu trên tại thời điểm
tính toán.
Bài 5:Một ngân hàng K có số liệu sau vào ngày 15/4/X (đơn vị tỷ đồng, X là năm đang nghiên cứu)
1. Vốn điều lệ: 9000
2. Quỹ dự phòng tài chính: 1860
3. Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ: 1540
4. Quỹ dự trữ bổ xung vốn điều lệ: 1760
5. Lợi nhuận chưa phân phối: 1450
6. Phát hành trái phiếu chuyển đổi với khối lượng và thời hạn cụ thể là:
- Phát hành 11/11/(X – 14) thời hạn 20 năm: 2000
- Phát hành 1/1/(X – 10) thời hạn 15 năm: 500
- Phát hành 22/11/(X-7) thời hạn 10 năm: 800
- Phát hành 16/12/(X – 3) thời hạn 5 năm: 400
7. Phát hành công cụ nợ khác với thời hạn và khối lượng:
- Phát hành 1/1/(X – 1) thời hạn 3 năm: 300
- Phát hành 4/5/(X – 5) thời hạn 15 năm: 400
Ghi chú: Trái phiếu chuyển đổi và công cụ nợ khác thoả mãn các điều kiện còn lại của khoản d và đ
Điều 3 Thông tư 13/2010/TT-NHNN
8. Góp toàn bộ vốn thành lập Công ty chứng khoán B: 500
9. Góp toàn bộ vốn thành lập Công ty bảo hiểm C: 800
10. Góp vốn thành lập Ngân hàng liên doanh E: 1000
11. Đầu tư chuỗi siêu thị E: 2200
12. Đầu tư 60 dự án, mỗi dự án 25 (chiếm 10% tổng vốn đầu tư mỗi dự án)
13. Đầu tư 40 công ty, mỗi công ty 35 (chiếm 30% tổng số vốn mỗi công ty)
14. Mua Tài sản tài chính Công ty F: giá mua 50, giá trị sổ sách 400
Mua Tài sản tài chính công ty G: giá mua 800 giá trị sổ sách 500
15. Một số Tài sản cố định được điều chỉnh giá:
- Một số TSCĐcó giá trước khi điều chỉnh là 2400; giá sau khi điều chỉnh là 1800
- Một số TSCĐcógiá trước điều chỉnh là 3000; giá sau khi điều chỉnh là 3500
16. Một số Tài sản tài chính thay đổi giá do biến động của lãi suất và tỷ giá:
- Một số TSTC có giá trước khi biến động là 1200; giá sau khi biến động là 1000
- Một số TSTC cógiá trước khi biến động là 2100; giá sau khi biến động là 2200
Yêu cầu:a.Tính Vốn chủ sở hữu của NHTM K dựa trên những dữ liệu trên
b. Tính Vốn cấp 1, Vốn cấp 2, Vốn tự có, CAR của NHTM K, biết:
- Tổng tài sản “Có” rủi ro nội bảng của NHTM K được tính dựa trên các khoản mục tài sản trong
Bài 1.
- Tổng tài sản “Có” rủi ro ngoại bảng của NHTM K gồm:
Cam kết ngoại bảng Số dư
Bảo lãnh vay vốn 24.800
Bảo lãnh thanh toán 28.500
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng 5.600
Hợp đồng giao dịch lãi suất, kỳ hạn ban đầu 18 tháng 25.500
Hợp đồng giao dịch ngoại tệ, kỳ hạn ban đầu 36 tháng 32.220
c. Nếu CAR < 9%, nêu những phương án điều chỉnh Vốn tự có để tỷ lệ an toàn vốn của
NHTM K đạt 9%
Đáp án:
Phần 1: Tính Vốn cấp 1:
Bước 1: Tính các khoản để tính Vốn cấp 1 = 13.750
a) Vốn điều lệ: 9.000
b) Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: 1.760
c) Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ: 1.540
d) Lợi nhuận không chia: 1.450
đ) Thặng dư cổ phần được tính vào vốn theo quy định của pháp luật, trừ đi phần dùng để mua
cổ phiếu quỹ: 0 (đề bài không có dữ liệu coi như bằng 0)
=> Các khoản tính Vốn cấp 1 (2.1) = 9.000 + 1.760 + 1.540 + 1.450 = 13.750
Bước 2: Các khoản phải trừ khỏi Vốn cấp 1 gồm = 3.650
a) Lợi thế thương mại: 300
- NHTM K chỉ có lợi thế thương mại với TSTC G = Giá mua – Giá trị sổ sách = 800 – 500
= 300
- NHTM K không có lợi thế thương mại với TSTC F do Giá mua < Giá trị sổ sách, Hay lợi
thế thương mại với TSTC F = 0
Lợi thế thương mại là phần chênh lệch lớn hơn giữa số tiền mua một tài sản tài chính và giá trị sổ
sách kế toán của tài sản tài chính
b) Khoản lỗ kinh doanh, bao gồm các khoản lỗ lũy kế: 0
c) Các khoản góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng khác: Thành lập NHTM LD E: 1000
d) Các khoản góp vốn, mua cổ phần của công ty con: 1.300
- Góp toàn bộ vốn thành lập công ty chứng khoán B: 500
- Góp toàn bộ vốn thành lập công ty bảo hiểm C: 800
đ) Phần góp vốn, mua cổ phần của một doanh nghiệp, một quỹ đầu tư, một dự án đầu tư vượt
mức 10% tổng các khoản quy định tại Khoản 2.1 Điều này sau khi đã trừ các khoản phải trừ quy định
tại Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d Khoản 2.2 Điều này: 1.050
- Tính giá trị tham chiếu (đ) = 10% {2.1 – 2.2(a, b, b, d)} = 10% (13.750 – 2.600) = 1150
- NHTM K đầu tư vào dự án chuỗi siêu thị E: 2.200 > Giá trị tham chiếu (đ) (1.150)
- Phần đầu tư vượt mức giá trị tham chiếu 1 = 2.200 – 1.150 = 1.050
e) Tổng các khoản góp vốn, mua cổ phần sau khi đã trừ phần vượt mức 10% quy định tại
Điểm đ Khoản 2.2 Điều này vượt mức 40% của tổng các khoản quy định tại Khoản 2.1 Điều này sau
khi đã trừ các khoản phải trừ quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c và Điểm d Khoản 2.2 Điều này,
phần vượt mức đó sẽ bị trừ = 0
- Với dự án E: Sau khi đã trừ phần vượt mức quy định tại đ => dự án này coi như chỉ đầu tư 1150 tỷ
đồng nằm trong ngưỡng cho phép với 1 dự án
- Giá trị tham chiếu (e) = 40% {2.1 – 2.2(a, b, b, d)} = 4.600
- Tổng số vốn NHTM K đầu tư vào các dự án, công ty… = Đầu tư vào chuỗi siêu thị E + 60 dự án x
25 tỷ + 40 công ty x 35 = 1.150 + 1.500 + 1.400 = 4.050
- Do tổng số vốn NHTM K đầu tư 4.050 < Giá trị tham chiếu (e) 4.600 nên giá trị của khoản mục 2.1
(e) = 0
Hay NHTM K không bị đầu tư vào tất cả dự án, DN… quá quy định
Vậy các khoản phải trừ khỏi vốn cấp 1 (2.2) = 300 + 1.000 +1.300 + 1.050 + 0 = 3.650
Bước 3: Tính Vốn cấp 1 = (2.1) – (2.2) = 13.750 – 3.650 = 10.100
Phần 2: Tính Vốn cấp 2:
Bước 1: Các khoản để tính Vốn cấp 2 gồm = 5.260
a) 50% số dư Có tài khoản đánh giá lại TSCĐ theo quy định của pháp luật = 50% x (3500 –
3000) = 250
b) 40% số dư Có tài khoản đánh giá lại TSTC theo quy định của pháp luật = 40% x (2.200 –
2.100) = 40
c) Quỹ dự phòng tài chính = 1.860
d) Trái phiếu chuyển đổi = 2.720
- Phát hành 11/11/(X – 14) thời hạn 20 năm: 2.000
Ngày đáo hạn 11/11/X + 6. Ngày nghiên cứu 15/4/X => hơn 6 năm 7 tháng mới đáo hạn
=> GIá trị tính vào 3.1 (d) = 2.000
- Phát hành 1/1/(X – 10) thời hạn 15 năm: 500
Ngày đáo hạn 1/1/X + 5. Ngày nghiên cứu 15/4/X => Khoảng 4 năm 8 tháng đáo hạn =>
Giá trị tính váo 3.1 (d) = 80% x 500 = 400
- Phát hành 15/4/(X-7) thời hạn 10 năm: 800
Ngày đáo hạn 15/4/X + 3. Ngày nghiên cứu 15/4/X => Đúng 3 năm đáo hạn => Giá trị
tính vào 3.1 (d) = 40% x 800 = 320
Lưu ý trường hợp này: Giá trị còn lại chỉ còn của năm 1 và năm 2, năm thứ 3 vừa cán
mốc (ngày đáo hạn đúng ngày nghiên cứu vẫn bị khấu trừ giá trị khỏi Vốn cấp 2).
20% 20% 20% 20% 20%
Năm 1 Năm2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
- Phát hành 16/12/(X – 3) thời hạn 5 năm: 400
- Ngày đáo hạn 16/12/X => Giá trị tính vào 3.1 (d) = 0% x 400 = 0
Giá trị của 3.1 (d) = 2.000 + 400 + 320 + 0 = 2.720
đ) Các công cụ nợ khác = 400
- Phát hành 1/1/(X – 1) thời hạn 3 năm: 300
GIá trị tính vào 3.1 (đ) = 0 do thời hạn ban đầu <= 10 năm
- Phát hành 4/5/(X – 5) thời hạn 15 năm: 400
Ngày đáo hạn 4/5/X + 10. Ngày nghiên cứu 15/4/X => Hơn 10 năm nữa mới đáo hạn =>
Giá trị tính vào 3.1 (đ) = 100% x 400 = 400
Bước 2: Tính giới hạn tính Vốn cấp 2 (3.2)
- Tính Giá trị tham chiếu 3.2 a = 50% Vốn cấp 1 = 50% x 10.100 = 5.050
- Tính giá trị tham chiếu 3.2 d = 100% Vốn cấp 1 = 10100
 3.1 (d) + 3.1 (đ) = 2.720 + 400 = 3.120 < 50% Vốn cấp 1  Giá trị của 3.1 d + 3.1 đ =
3.120
 3.1 (a, b, c, d, đ) = 250 + 40 + 1.850 + 3120 = 5.260 < 100% Vốn cấp 1
Giá trị của Vốn cấp 2 = 5.260
Bước 3: Tính các khoản phải trừ Vốn tự có = 800
- 100% số dư Nợ tài khoản đánh giá lại TSCĐ = 2.400 – 1.800 = 600
- 100% số dư Nợ tài khoản đánh giá lại TSTC = 1.200 – 1.000 = 200
Phần III: Vốn tự có = Vốn cấp 1 + Vốn cấp 2 – Các khoản phải trừ
= 10.100 + 5.260 – 800 = 14.560
Bài 6:Ngân hàng XYZ có số liệu sau vào ngày 15/4/X (đơn vị tỷ đồng, X là năm đang nghiên cứu)
1. Vốn điều lệ: 28000
2. Quỹ dự phòng tài chính: 3860
3. Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ: 5540
4. Quỹ dự trữ bổ xung vốn điều lệ: 5760
5. Lỗ luỹ kế năm trước: 1450
6. Phát hành trái phiếu chuyển đổi với khối lượng và thời hạn cụ thế là:
- Phát hành 1/12/(X – 14) thời hạn 15 năm: 12000
- Phát hành 6/4/(X – 8) thời hạn 15 năm: 2500
- Phát hành 2/8/(X-7) thời hạn 10 năm: 3800
- Phát hành 25/11/(X – 3) thời hạn 5 năm: 5400
7. Phát hành công cụ nợ khác với thời hạn và khối lượng:
- Phát hành 1/1/(X – 2) thời hạn 5 năm: 2300
- Phát hành 4/5/(X – 5) thời hạn 15 năm: 1400
Ghi chú: Trái phiếu chuyển đổi và công cụ nợ khác thoả mãn các điều kiện còn lại của khoản d và đ
điều 3 thông tư 13/2010/TT-NHNN
8. Góp toàn bộ vốn thành lập Công ty chứng khoán B: 800
9. Góp toàn bộ vốn thành lập công ty bảo hiểm C: 1000
10. Góp vốn thành lập Ngân hàng liên doanh E: 2000
11. Đầu tư vào Nhà máy thuỷ điện E: 1200 (chiếm 65% tổng chi phí vào dự án)
12. Đầu tư 85 dự án, mỗi dự án 40 (chiếm 30% tổng vốn đầu tư mỗi dự án)
13. Đầu tư 70 công ty, mỗi công ty 45 (chiếm 20% tổng số vốn mỗi công ty)
14. Mua Tài sản tài chính Công ty F: giá mua 50, giá trị sổ sách 400
15. Mua Tài sản tài chính Công ty K: giá mua 250; giá trị sổ sách 200
16. Một số Tài sản cố định được điều chỉnh giá:
- Một số TSCĐcógiá trước điều chỉnh là 5850; giá sau khi điều chỉnh là 1700
- Một số TSCĐcógiá trước điều chỉnh là 2800; giá sau khi điều chỉnh là 2850
17. Một số Tài sản tài chính thay đổi giá do biến động của lãi suất và tỷ giá:
- Một số TSTC có giá trước khi biến động là 2200; giá sau khi biến động là 1100
- Một số TSTC cógiá trước khi biến động là 2250; giá sau khi biến động là 3150
Yêu cầu: a. Tính Vốn chủ sở hữu của NHTM ABC dựa trên những dữ liệu trên
b. Tính Vốn cấp 1, Vốn cấp 2, Vốn tự có, CAR của NHTM XYZ biết:
- Tổng tài sản “Có” rủi ro nội bảng của NHTM XYZ được tính dựa trên các khoản mục tài
sản trong Bài 2.
- Tổng tài sản “Có” rủi ro ngoại bảng của NHTM XYZ gồm:
Cam kết ngoại bảng Số dư
Bảo lãnh vay vốn 34.800
Thư tín dụng không huỷ ngang 28.500
Bảo lãnh dự thầu 16.600
Hợp đồng giao dịch lãi suất, kỳ hạn ban đầu 48 tháng 55.500
Hợp đồng giao dịch ngoại tệ, kỳ hạn ban đầu 36 tháng 52.220
c. Nếu CAR < 9%, nêu những phương án điều chỉnh Vốn tự có để tỷ lệ an toàn vốn
của NHTM XYZ đạt 9%.
Bài 7: NHTM B có các số liệu sau (số dư bình quân năm, LS bình quân năm, đơn vị tỷ đồng)
Tài sản Số dư LS
(%)
Hệ số RR
(%)
Nguồn vốn Số dư LS (%)
Tiền mặt 1000 0 Tiền gửi thanh toán 2500 2
Tiền gửi tại NHNN
500 1
0 Tiết kiệm ngắn hạn từ dân
cư 3800 12
Tiền gửi TCTD khác 750 2
20 TK trung - dài hạn từ dân
cư 2200 10.5
Chứng khoán chính phủ
ngắn hạn 1000 5
0 Vay ngắn hạn trên thị
trường liên NH 1200 8.4
Chiết khấu thương phiếu
ngắn hạn của DN 3200 15.5
100 Vay trung - dài hạn trên
thị trường vốn 1700 14.3
Cho vay doanh nghiệp
trung hạn lãi suất thả nổi 2300 18.2
100
Vốn chủ sở hữu
500
Cho vay dài hạn mua
nhà lãi suất cố định 2800 19.5
50
Tài sản khác 350 100
Biết thu từ hoạt động dịch vụ là 45 tỷ, thu lãi từ hoạt động đầu tư góp vốn là 31 tỷ, chi phí quản lý
không kể khấu hao và DPRRTD là 35 tỷ, chi phí khấu hao 52 tỷ; các khoản nợ từ nhóm 2 trở đi coi
như chưa thu được lãi, thuế suất thuế thu nhập là 25%.
Nhóm % Tổng dư nợ Giá trị khấu trừ
của TSĐB
1 88% 6350
2 2% 110
3 3% 100
4 5% 215
5 2% 200
Số dư quỹ dự phòng RRTD kỳ trước là 75 tỷ.
1. Tính chênh lệch lãi suất cơ bản, ROE.
2. Tính LS cho vay trung bình để ROE tăng thêm 1%/năm.
3. Ngân hàng có thể đối mặt với rủi ro lãi suất hay không? Hãy tính rủi ro lãi suất khi lãi suất thị
trường giảm 2%/năm.
4. Tính CAR, biết vốn cấp 1 bằng 50% vốn chủ sở hữu, vốn cấp 2 bằng 30% nguồn vay trung dài
hạn trên thị trường vốn. So sánh với mức 9% và cho nhận xét.
C. MỘT SỐ CÔNG THỨC TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1. Tỷ lệ an toàn vốn
RuiroCoTaisan
Vontuco
vontyleantoan
""



n
i
ii xHesoRRnggvaNgoaibaTSConoibanRuiroCoTaisan
1
""
Theo Thông tư 13/2010/TT-NHNN ban hành ngày 12/05/2010:
Vốn tự có = Vốn cấp 1 + Vốn cấp 2
Vốn cấp 1 bao gồm:
- Vốn điều lệ
- Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ
- Quỹ đầu tư phát triển
- Lợi nhuận không chia
- Thặng dư vốn cổ phần trừ đi phần dùng để mua cổ phiếu quỹ
Các khoản phải trừ khỏi Vốn cấp 1:
-Lợi thế thương mại
-Các khoản lỗ kinh doanh, bao gồm các khoản lỗ lũy kế
-Các khoản góp vốn, mua cổ phần của TCTD khác
-Các khoản góp vốn, mua cổ phần của công ty con
Vốn cấp 2 bao gồm:
- 50% số dư có tài khoản đánh giá lại TSCĐ
- 40% số dư có tài khoản đánh giá lại tài sản tài chính
- Quỹ dự phòng tài chính
- Trái phiếu chuyển đổi do TCTD phát hành thỏa mãn điều kiện
o Có kỳ hạn ban đầu tối thiểu 5 năm
o Không được đảm bảo bằng tài sản của chính TCTD
o TCTD không được mua lại theo yêu cầu của chủ sở hữu, hoặc mua lại trên thị trường
thứ cấp, hoặc chỉ được mua lại khi được NHNN chấp thuận với điều kiện việc mua lại
không ảnh hưởng đến các tỷ lệ an toàn của TCTD theo quy định
o TCTD được ngừng trả lãi và chuyển lãi lũy kế sang năm tiếp theo nếu việc trả lãi làm
kết quả kinh doanh trong năm bị lỗ
o Trong trường hợp thanh lý TCTD, chủ sở hữu trái phiếu chuyển đổi chỉ được thanh
toán sau tất cả các chủ nợ có đảm bảo và không có đảm bảo khác
o Việc điều chỉnh lãi suất chỉ được tiến hành sau 5 năm kể từ khi phát hành và thực hiện
1 lần trong suốt thời gian trước khi chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông
- Các công cụ nợ khác thỏa mãn điều kiện sau:
o Là khoản nợ mà trong mọi trường hợp chủ nợ chỉ được thanh toán sau tất cả các chủ
nợ có đảm bảo và không có đảm bảo khác
o Có kỳ hạn ban đầu tối thiểu trên 10 năm
o Không được đảm bảo bằng tài sản của chính TCTD
o TCTD được ngừng trả lại và chuyển lại lũy kế sang năm tiếp theo nếu việc trả lại làm
kết quả kinh doanh trong năm bị lỗ
o Chủ nợ chỉ được thanh toán trước hạn sau khi được NHNN chấp thuận bằng văn bản
o Việc điều chỉnh lãi suất chỉ được tiến hành sau 5 năm kể từ khi phát hành và thực hiện
1 lần trong suốt thời gian trước khi chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông
Tổng giá trị vốn cấp 2 ≤ Giá trị vốn cấp 1
2. Dự phòng RRTD
Dự phòng cụ thể = R = max {0, (A - C)} x r
Trong đó: R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích
A: giá trị của khoản nợ
C: giá trị của tài sản bảo đảm
r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể
Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể với các nhóm như sau:
a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): 0%
b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): 5%
c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): 20%
d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): 50%
đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): 100%
Dự phòng chung = 0,75% x Dư nợ Nhóm 1 đến Nhóm 4
Chi phí DPRRTD phải trích trong kỳ = CP DPRR (cụ thể và chung) – Số dư quỹ DPRR (đã
trích)
3. Rủi ro Lãi suất
Rủi ro Lãi suất (tính theo số tuyệt đối) = Khe hở nhạy cảm LS x Mức độ thay đổi LS
Rủi ro Lãi suất (tính theo số tương đối) = (Khe hở nhạy cảm LS x Mức độ thay đổi LS) / TS sinh lời
Khe hở nhạy cảm lãi suất = Tài sản nhạy cảm LS – Nguồn vốn nhạy cảm LS
Tài sản NC LS = Tiền gửi (hoặc Cho vay) các TCTD khác + Chứng khoán thanh khoản + Các khoản
cho vay ngắn hạn + Các khoản cho vay trung dài hạn
Nguồn vốn NC LS = Tiết kiệm ngắn hạn + Vay ngắn hạn + Phát hành Giấy tờ có giá ngắn hạn +Vay
dài hạn
(Mỗi khoản mục Tài sản NCLS và Nguồn vốn NCLS sẽ được nhân với một tỷ lệ nhậy cảm
với LS tương ứng)
4. Tỷ lệ thanh khoản tài sản
TongTaisan
anTSthanhkho
hoantaisanTylethanhk 
Tài sản thanh khoản = Tiền + TG tại NHNN + TG tại các TCTD + Chứng khoán thanh khoản + Các
khoản cho vay sắp đáo hạn
D. TÀI LIỆU ĐỌC THÊM: RỦI RO LÃI SUẤT
1. Khái niệm: là khả năng xảy ra tổn thất ngoài dự kiến gắn với những thay đổi của lãi suất và
nhiều nhân tố khác như cấu trúc, kỳ hạn của tài sản và nguồn, quy mô và kỳ hạn của các hợp
đồng.
2. Ví dụ: Tại thời điểm t, một NH có nguồn vốn và tài sản như sau (đơn vị tỷ đ, lãi suất bquân năm):
TÀI SẢN NGUỒN VỐN
TS Nhạy cảm LS
(Tài sản ngắn hạn)
120 6%
NV Nhạy cảm LS
(Nguồn vốn ngắn hạn)
150 4%
TS không Nhạy cảm LS
(Tài sản dài hạn)
80 10%
NV không Nhạy cảm LS
(Nguồn vốn dài hạn)
50 7%
Tổng Tài sản 200 Tổng Nguồn vốn 200
Tài sản nhạy cảm LS là những tài sản sẽ đáo hạn trong thời gian ngắn như tiền gửi tại NHNN, tiền
gửi tại các TCTD khác, các chứng khoán ngắn hạn/thanh khoản, cho vay ngắn hạn, cho vay trung dài
hạn sắp đến hạn trả, cho vay trung dài hạn có lãi suất thả nổi,…. và khi tái đầu tư thì sẽ được trả theo
lãi suất thị trường
Tài sản không nhạy cảm LS là những tài sản sẽ đáo hạn trong thời gian dài như các khoản cho vay
trung-dài hạn, đầu tư trung-dài hạn,… có lãi suất cố định hoặc không có lãi suất xác định trước hoặc
không sinh lãi.
Nguồn vốn nhạy cảm LS là những khoản huy động sẽ phải hoàn trả trong thời gian ngắn như tiền
gửi ngắn hạn, tiền vay ngắn hạn, tiền huy động trung dài hạn sắp đến hạn trả,… và khi huy động
nguồn vốn bổ sung thì sẽ phải trả theo lãi suất thị trường
Nguồn vốn không nhạy cảm LS là những khoản mục nguồn vốn có thời gian sử dụng dài như tiền
gửi trung dài hạn, giấy tờ có giá trung dài hạn, vốn chủ sở hữu,… có lãi suất cố định hoặc không phải
trả lãi.
Chú ý: mặc dù có được nhận lãi với Tiền gửi tại NHNN hay Tiền gửi không kỳ hạn tại các TCTD
khác, và phải trả lãi đối với vốn huy động từ Tiền gửi thanh toán của tổ chức/cá nhân, những lãi suất
của khoản tiền ít khi thay đổi theo lãi suất thị trường nên NH có thể coi những khoản tiền này không
nhạy cảm với lãi suất.
Chênh lệch thu chi lãit= Thu lãi – Chi lãi = (120 x 6% + 80 x 10%) – (150 x 4% + 50 x 7%)
Giả sử tại thời điểm (t+1) lãi suất thị trường tăng thêm 2%/năm đối với cả tài sản và nguồn vốn. Khi
đó những tài sản và nguồn vốn ngắn hạn (nhạy cảm lãi suất) sẽ có lãi suất cao hơn trước đây 2%, còn
những tài sản và nguồn vốn dài hạn (không/kém nhạy cảm lãi suất) sẽ có lãi suất không đổi.
(Chênh lệch thu chi lãi)t+1 = Thu lãi – Chi lãi = (120 x 8% + 80 x 10%) – (150 x 6% + 50 x 7%)
Thay đổi Chênh lệch thu chi lãi = (Chênh lệch thu chi lãit+1) – (Chênh lệch thu chi lãit)
= 120 x (8% - 6%) – 150 x (6% - 4%)
= (120 – 150) x 2% = (-30) x (2%) = (-0,6) tỷđ
= (TS NC LS – NV NC LS ) x Mức thay đổi LS
= Khe hở nhạy cảm LS x Mức thay đổi lãi suất
Thay đổi Chênh lệch lãi suất = Thay đổi Chênh lệch thu chi lãi / Tổng TS
= (-0,6) / 200 = (-0,3%) /năm
Chú ý: nếu LS tăng → Mức thay đổi LS > 0
nếu LS giảm → Mức thay đổi LS < 0
3. Nguyên nhân gây ra Rủi ro Lãi suất
Như vậy, khi lãi suất tăng đã làm chi phí trả lãi tăng nhiều hơn thu lãi, làm cho Chênh lệch thu chi từ
lãi giảm đi (-0,6 tỷđ). Nguyên nhân là do:
(1) Sự không phù hợp về kỳ hạn của tài sản và nguồn vốn → Khe hở LS ≠ 0. Nếu khe hở LS =
0, cho dù lãi suất có tăng hay giảm, Chênh lệch thu chi lãi sẽ không thay đổi
(2) Lãi suất thị trường thay đổi ngược chiều với dự kiến của NH. Trong ví dụ trên, khi duy trì
khe hở lãi suất < 0, NH dự kiến lãi suất giảm (Mức thay đổi LS < 0), nhưng thực tế là LS tăng
lên (Mức thay đổi LS > 0), làm thu nhập từ lãi của NH giảm → RRo LS xảy ra.
(3) NH sử dụng lãi suất cố định trong các hợp đồng. Nếu NH thả nổi tất cả các hợp đồng huy
động và sử dụng vốn, thu lãi và chi lãi sẽ đều tăng/giảm như nhau khi lãi suất thay đổi và
không có rủi ro LS.
Nếu NH duy trì Khe hở nhạy cảm LS > 0 (LS thị trường và Chênh lệch LS có mối quan hệ tỷ lệ
thuận):
- Khi lãi suất trên thị trường tăng, chênh lệch lãi suất tăng
- Khi lãi suất trên thị trường giảm, chênh lệch lãi suất giảm
Nếu NH duy trì Khe hở LS nhạy cảm < 0 (LS thị trường và Chênh lệch LS có mối quan hệ tỷ lệ
nghịch):
- Khi lãi suất trên thị trường tăng, chênh lệch lãi suất giảm
- Khi lãi suất trên thị trường giảm, chênh lệch lãi suất tăng
Do vậy, khi NH dự tính LS sẽ tăng, NH nên duy trì Khe hở nhạy cảm LS dương
khiNH dự tính LS sẽ giảm, NH nên duy trì Khe hở nhạy cảm LS âm
Rủi ro LS có thể phản ánh bằng sự thay đổi (tổn thất) trong thu nhập tương lai khi LS thay đổi:
(1) Số tuyệt đối:
Thay đổi Chênh lệch thu chi lãi = Khe hở nhạy cảm LS x Mức thay đổi lãi suất
(2) Số tương đối:
Thay đổi Chênh lệch lãi suất = Thay đổi Chênh lệch thu chi lãi / Tổng TS
= (Khe hở nhạy cảm LS x Mức thay đổi lãi suất) / Tổng TS
hay:
Thay đổi Chênh lệch lãi suất cơ bản = Thay đổi Chênh lệch thu chi lãi / Tổng TSSL
= (Khe hở nhạy cảm LS x Mức thay đổi lãi suất) / Tổng
TSSL
4. Hạn chế rủi ro lãi suất
4.1 Duy trì khe hở lãi suất bằng 0 (phù hợp về kỳ hạn của tài sản và nguồn vốn): Phương pháp
rất khó áp dụng trong thực tế vì Ngân hàng thường huy động phần lớn nguồn vốn ngắn hạn,
nhưng lại có nhu cầu cho vay/đầu tư trung dài hạn để đáp ứng yêu cầu của khách hàng hoặc
chiến lược đầu tư của ngân hàng, nên Khe hở nhạy cảm LS thường < 0. Hơn nữa, việc điều
chỉnh Khe hở nhạy cảm lãi suất thường xuyên theo sự thay đổi của lãi suất không phải lúc nào
cũng dễ dàng (ví dụ ngân hàng không thể hoàn trả lãi tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng khi
lãi suất giảm, hay thu hồi tiền cho vay ngay khi lãi suất tăng).
4.2 Hoán đổi LS (interest rate swap)
Giả sử có 2 tổ chức tín dụng:
- Ngân hàng A, có độ tin cậy tín dụng cao, đang duy trì khe hở lãi suất dương, và có thể vay
trung dài hạn với lãi suất 10%/năm, vay ngắn hạn với lãi suất LIBOR.
- Công ty tài chính B, có độ tin cậy tín dụng thấp hơn, đang duy trì khe hở lãi suất âm, và có
thể vay trung dài hạn với lãi suất 12%/năm, vay ngắn hạn với lãi suất (LIBOR +1%).
Sau đây là BCĐKT của 2 tổ chức trước khi hoán đổi lãi suất
- Ngân hàng A:
TÀI SẢN NGUỒN VỐN
TS Nhạy cảm LS
(Tài sản ngắn hạn)
450
NV Nhạy cảm LS
(Nguồn vốn ngắn hạn)
300 LIBOR
TS không Nhạy cảm LS
(Tài sản dài hạn)
50
NV không Nhạy cảm LS
(Nguồn vốn dài hạn)
200 10%
Tổng Tài sản 500 Tổng Nguồn vốn 500
- Công ty tài chính B:
TÀI SẢN NGUỒN VỐN
TS Nhạy cảm LS
(Tài sản ngắn hạn)
150
NV Nhạy cảm LS
(Nguồn vốn ngắn hạn)
320 LIBOR + 1%
TS không Nhạy cảm LS
(Tài sản dài hạn)
280
NV không Nhạy cảm LS
(Nguồn vốn dài hạn)
110 12%
Tổng Tài sản 430 Tổng Nguồn vốn 430
A muốn tăng vay ngắn hạn, B muốn tăng vay trung dài hạn để giảm Khe hở lãi suất, nên hai bên ký
hợp đồng đổi chéo lãi suất với nội dung: A vay dài hạn (ví dụ 100tỷ) hộ cho B và B trả cho A lãi suất
10%. B vay ngắn hạn (cùng số tiền, 100 tỷ) hộ cho A và A trả cho B lãi suất (LIBOR – 0,75%).
Vì A và B vay hộ nhau cùng một số tiền (điều kiện bắt buộc trong hợp đồng trao đổi lãi suất) nên hai
bên không cần trao số vốn này cho nhau, mà chỉ cần chuyển phần tiền lãi.
Sau khi hoán đổi, A dùng nguồn vốn ngắn hạn mà B vay hộ thay thế cho nguồn vốn trung và dài hạn,
để giảm Khe hở lãi suất, và có Bảng cân đối kế toán như sau:
TÀI SẢN NGUỒN VỐN
TS Nhạy cảm LS
(Tài sản ngắn hạn)
450
NV Nhạy cảm LS
(Nguồn vốn ngắn hạn)
400 LIBOR
TS không Nhạy cảm LS
(Tài sản dài hạn)
50
NV không Nhạy cảm LS
(Nguồn vốn dài hạn)
100 10%
Tổng Tài sản 500 Tổng Nguồn vốn 500
A phải trả (100tỷ x 10%) để có 100tỷ trung dài hạn (vay hộ B) và trả cho B: 100tỷ x (LIBOR –
0,75%) để có được 100tỷ mà B vay hộ và chuyển sang cho A. Nhưng A không phải vay 100tỷ ngắn
hạn nữa nên tiết kiệm được (100tỷ x LIBOR).
→ A được lợi (100tỷ x 10%) do B chuyển sang và (100tỷ x LIBOR) do tiết kiệm được chi phí.
A phải chi (100tỷ x 10%) để có được nguồn trung dài hạn vay hộ B, và 100tỷ x (LIBOR – 0,75%) để
trả cho B do B vay hộ nguồn ngắn hạn.
Lãi của A = [(100tỷ x 10%) + (100tỷ x LIBOR)] – [(100tỷ x 10%) + 100tỷ x (LIBOR – 0,75%)]
= 100tỷ x (10% + LIBOR – 10% - LIBOR + 0,75%)
= 100 tỷ x 0,75%
Sau khi hoán đổi, B dùng nguồn vốn trung dài hạn hạn mà A vay hộ thay thế cho nguồn vốn ngắn
hạn, để giảm Khe hở lãi suất, và có Bảng cân đối kế toán như sau:
TÀI SẢN NGUỒN VỐN
TS Nhạy cảm LS
(Tài sản ngắn hạn)
150
NV Nhạy cảm LS
(Nguồn vốn ngắn hạn)
220 LIBOR + 1%
TS không Nhạy cảm LS
(Tài sản dài hạn)
280
NV không Nhạy cảm LS
(Nguồn vốn dài hạn)
210 12%
Tổng Tài sản 430 Tổng Nguồn vốn 430
B phải trả cho A (100tỷ x 10%) để có 100tỷ trung dài hạn (do A vay hộ) và trả 100tỷ x (LIBOR +
1%) để có được 100tỷ để vay hộ A. Nhưng B không phải vay 100tỷ trung dài hạn nữa nên tiết kiệm
được (100tỷ x 12%).
→ B được lợi (100tỷ x (LIBOR – 0,75%)) do A chuyển sang và (100tỷ x 12%) do tiết kiệm chi phí.
B phải chi (100tỷ x 10%) để có được nguồn trung dài hạn do A vay hộ, và 100tỷ x (LIBOR + 1%) để
có nguồn ngắn hạn vay hộ cho A.
Lãi của B = [(100tỷ x (LIBOR – 0,75%)) + (100tỷ x 12%)] – [(100tỷ x 10%) + 100tỷ x (LIBOR+
1%)]
= 100 tỷ x (LIBOR – 0,75% + 12% - 10% - LIBOR – 1%)
= 100 tỷ x 0,25%
Như vậy, khe hở lãi suất của cả A và B đều giảm xuống sau khi hoán đổi lãi suất, giúp giảm tổn thất
khi xảy ra rủi ro lãi suất.
4.3 Sử dụng lãi suất thả nổi: khi đó thu nhập từ lãi và chi phí trả lãi của NH sẽ cùng tăng
hoặc cùng giảm khi lãi suất thay đổi. Tuy nhiên, NH khó áp dụng lãi suất thả nổi với các khoản huy
động và đầu tư/cho vay ngắn hạn (kỳ hạn ≤ 12 tháng). Do đó, trong khoảng thời gian đang xem xét (1
tuần, 1 tháng tới, 3 tháng tới,…) vẫn có một số tài sản/nguồn vốn không nhạy cảm lãi suất, khiến cho
khe hở LS có thể ≠ 0. Phương pháp này chỉ có thể giúp giảm Khe hở nhạy cảm lãi suất chứ không thể
loại trừ hoàn toàn Rủi ro lãi suất.
4.4 Sử dụng các hợp đồng kỳ hạn
Giả sử một Ngân hàng có Bảng cân đối kế toán như sau:
TÀI SẢN NGUỒN VỐN
TS Nhạy cảm LS
(Tài sản ngắn hạn)
150
NV Nhạy cảm LS
(Nguồn vốn ngắn hạn)
320
TS không Nhạy cảm LS
(Tài sản dài hạn)
280
NV không Nhạy cảm LS
(Nguồn vốn dài hạn)
110
Tổng Tài sản 430 Tổng Nguồn vốn 430
Ngân hàng có Khe hở lãi suất âm, nên nếu lãi suất tăng, thu nhập của NH sẽ giảm. Khi lãi suất tăng,
giá của trái phiếu cũng giảm.Ngân hàng ký hợp đồng bán 100tỷ mệnh giá Trái phiếu với giá
108tỷ, giao sau 3 tháng.
Sau 3 tháng, nếu lãi suất tăng như NH dự kiến, giá trái phiếu sẽ giảm xuống (ví dụ còn 102 tỷ), NH
tiến hành mua 100tỷ Mệnh giá với giá 102 tỷ và nhận được 108 tỷ. Lãi của giao dịch này là 6tỷ, sẽ bù
cho tổn thất do Chênh lệch thu chi lãi giảm đi khi lãi suất tăng.
Nếu sau 3 tháng, LS không tăng mà giảm xuống làm giá Trái phiếu tăng lên (ví dụ 115tỷ), NH tiến
hành mua 100tỷ Mệnh giá với giá 115tỷ và nhận được 108 tỷ. Lỗ của giao dịch này là 7tỷ, sẽ được bù
đắp bởi lãi do Chênh lệch thu chi lãi tăng đi khi lãi suất giảm.
Đối với NH có khe hở lãi suất dương, NH tiến hành giao dịch ngược lại (ký hợp đồng mua trái
phiếu với giá hiện tai, nhưng nhận trong tương lai).

More Related Content

What's hot

Dinh gia quyen chon bang mo hinh nhi phan
Dinh gia quyen chon bang mo hinh nhi phanDinh gia quyen chon bang mo hinh nhi phan
Dinh gia quyen chon bang mo hinh nhi phanHà Bến
 
Giáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại (download tai tailieutuoi.com).pdf
Giáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại (download tai tailieutuoi.com).pdfGiáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại (download tai tailieutuoi.com).pdf
Giáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại (download tai tailieutuoi.com).pdfTrịnh Minh Tâm
 
ĐỀ THI NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
ĐỀ THI NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN NGÂN HÀNGĐỀ THI NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
ĐỀ THI NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN NGÂN HÀNGKetoantaichinh.net
 
bài tập định chế tài chính BUH
bài tập định chế tài chính BUHbài tập định chế tài chính BUH
bài tập định chế tài chính BUHphamhang34
 
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdf
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdfGiáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdf
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdfMan_Ebook
 
Báo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếm
Báo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếmBáo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếm
Báo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếmNguyễn Thị Thanh Tươi
 
quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACB
quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACBquản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACB
quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACBngocmylk
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hàBáo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hàThu Vien Luan Van
 
37333138 bai-tập-cho-vay-ngắn-hạn
37333138 bai-tập-cho-vay-ngắn-hạn37333138 bai-tập-cho-vay-ngắn-hạn
37333138 bai-tập-cho-vay-ngắn-hạnalone_030507
 
C12 Tài trợ dài hạn - tài chính công ty đa quốc gia
C12 Tài trợ dài hạn - tài chính công ty đa quốc giaC12 Tài trợ dài hạn - tài chính công ty đa quốc gia
C12 Tài trợ dài hạn - tài chính công ty đa quốc giaHan Nguyen
 

What's hot (20)

Dinh gia quyen chon bang mo hinh nhi phan
Dinh gia quyen chon bang mo hinh nhi phanDinh gia quyen chon bang mo hinh nhi phan
Dinh gia quyen chon bang mo hinh nhi phan
 
Bài tập và bài giải kế toán ngân hàng
Bài tập và bài giải kế toán ngân hàngBài tập và bài giải kế toán ngân hàng
Bài tập và bài giải kế toán ngân hàng
 
Giáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại (download tai tailieutuoi.com).pdf
Giáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại (download tai tailieutuoi.com).pdfGiáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại (download tai tailieutuoi.com).pdf
Giáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại (download tai tailieutuoi.com).pdf
 
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân HàngTrọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
 
ĐỀ THI NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
ĐỀ THI NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN NGÂN HÀNGĐỀ THI NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
ĐỀ THI NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
 
bài tập định chế tài chính BUH
bài tập định chế tài chính BUHbài tập định chế tài chính BUH
bài tập định chế tài chính BUH
 
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOTLuận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
 
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
 
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdf
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdfGiáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdf
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdf
 
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
 
Báo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếm
Báo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếmBáo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếm
Báo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếm
 
Đề tài: Thẩm định tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp
Đề tài: Thẩm định tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệpĐề tài: Thẩm định tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp
Đề tài: Thẩm định tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp
 
C12 chi phi su dung von
C12  chi phi su dung vonC12  chi phi su dung von
C12 chi phi su dung von
 
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng Vietcombank, HAYLuận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
 
Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!
Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!
Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!
 
quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACB
quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACBquản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACB
quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACB
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hàBáo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hà
 
37333138 bai-tập-cho-vay-ngắn-hạn
37333138 bai-tập-cho-vay-ngắn-hạn37333138 bai-tập-cho-vay-ngắn-hạn
37333138 bai-tập-cho-vay-ngắn-hạn
 
C12 Tài trợ dài hạn - tài chính công ty đa quốc gia
C12 Tài trợ dài hạn - tài chính công ty đa quốc giaC12 Tài trợ dài hạn - tài chính công ty đa quốc gia
C12 Tài trợ dài hạn - tài chính công ty đa quốc gia
 
Luận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDV
Luận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDVLuận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDV
Luận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDV
 

Similar to Bài tập nhtm 2 (3 tín chỉ) october 2014 đáp án

Đề thi nghiệp vụ tín dụng
Đề thi nghiệp vụ tín dụngĐề thi nghiệp vụ tín dụng
Đề thi nghiệp vụ tín dụngdissapointed
 
De thi ngheip vu giao dich vien tai lienvietbank 5 2008
De thi ngheip vu giao dich vien tai lienvietbank 5 2008De thi ngheip vu giao dich vien tai lienvietbank 5 2008
De thi ngheip vu giao dich vien tai lienvietbank 5 2008Hạnh Ngọc
 
Tham dinh nang luc tai chinh kh
Tham dinh nang luc tai chinh khTham dinh nang luc tai chinh kh
Tham dinh nang luc tai chinh khLinh Heo
 
Baitapdinhkhoanketoannganhang 131225210343-phpapp01
Baitapdinhkhoanketoannganhang 131225210343-phpapp01Baitapdinhkhoanketoannganhang 131225210343-phpapp01
Baitapdinhkhoanketoannganhang 131225210343-phpapp01Ken Hero
 
Bai tap dinh_khoan_ke_toan_ngan_hang
Bai tap dinh_khoan_ke_toan_ngan_hangBai tap dinh_khoan_ke_toan_ngan_hang
Bai tap dinh_khoan_ke_toan_ngan_hangBich Diep Vo
 
Bài tập kế toán hành chính sự nghiệp
Bài tập kế toán hành chính sự nghiệpBài tập kế toán hành chính sự nghiệp
Bài tập kế toán hành chính sự nghiệpTriệu Quảng Hà
 
Bài tập ví dự tổng quát về
Bài tập ví dự tổng quát vềBài tập ví dự tổng quát về
Bài tập ví dự tổng quát vềVI Trần
 
Bài tập có lời giải môn phân tích tài chính doanh nghiệp nâng cao
Bài tập có lời giải môn phân tích tài chính doanh nghiệp nâng caoBài tập có lời giải môn phân tích tài chính doanh nghiệp nâng cao
Bài tập có lời giải môn phân tích tài chính doanh nghiệp nâng caoYenPhuong16
 
Bài tập định khoản và đáp án
Bài tập định khoản và đáp ánBài tập định khoản và đáp án
Bài tập định khoản và đáp ánGia K Thai
 
Anh huong cua Kh va Lai vay.pptx
Anh huong cua Kh va Lai vay.pptxAnh huong cua Kh va Lai vay.pptx
Anh huong cua Kh va Lai vay.pptxVinh Phan
 
Các câu hỏi môn Tín dụng ngân hàng học kỳ
Các câu hỏi môn Tín dụng ngân hàng học kỳCác câu hỏi môn Tín dụng ngân hàng học kỳ
Các câu hỏi môn Tín dụng ngân hàng học kỳPhạm Nhung
 
Dh9 kt nguyen thi nhu mai_ dkt083078
Dh9 kt nguyen thi nhu mai_ dkt083078Dh9 kt nguyen thi nhu mai_ dkt083078
Dh9 kt nguyen thi nhu mai_ dkt083078Huynh Loc
 
Bài tập-kế-toán-công
Bài tập-kế-toán-côngBài tập-kế-toán-công
Bài tập-kế-toán-côngHương Maj
 
Bài tập kế toán tài chính 2: đầu tư tài chính
Bài tập kế toán tài chính 2: đầu tư tài chínhBài tập kế toán tài chính 2: đầu tư tài chính
Bài tập kế toán tài chính 2: đầu tư tài chínhNgốc Nghếch
 

Similar to Bài tập nhtm 2 (3 tín chỉ) october 2014 đáp án (20)

Đề thi nghiệp vụ tín dụng
Đề thi nghiệp vụ tín dụngĐề thi nghiệp vụ tín dụng
Đề thi nghiệp vụ tín dụng
 
De thi ngheip vu giao dich vien tai lienvietbank 5 2008
De thi ngheip vu giao dich vien tai lienvietbank 5 2008De thi ngheip vu giao dich vien tai lienvietbank 5 2008
De thi ngheip vu giao dich vien tai lienvietbank 5 2008
 
Đề thi đầu vào ngân hàng. Tổng hợp các ngân hàng
Đề thi đầu vào ngân hàng. Tổng hợp các ngân hàngĐề thi đầu vào ngân hàng. Tổng hợp các ngân hàng
Đề thi đầu vào ngân hàng. Tổng hợp các ngân hàng
 
Bai tap tcdn nguyen chi cuong
Bai tap tcdn nguyen chi cuongBai tap tcdn nguyen chi cuong
Bai tap tcdn nguyen chi cuong
 
Tham dinh nang luc tai chinh kh
Tham dinh nang luc tai chinh khTham dinh nang luc tai chinh kh
Tham dinh nang luc tai chinh kh
 
Baitapdinhkhoanketoannganhang 131225210343-phpapp01
Baitapdinhkhoanketoannganhang 131225210343-phpapp01Baitapdinhkhoanketoannganhang 131225210343-phpapp01
Baitapdinhkhoanketoannganhang 131225210343-phpapp01
 
Bai tap dinh_khoan_ke_toan_ngan_hang
Bai tap dinh_khoan_ke_toan_ngan_hangBai tap dinh_khoan_ke_toan_ngan_hang
Bai tap dinh_khoan_ke_toan_ngan_hang
 
Bài tập kế toán hành chính sự nghiệp
Bài tập kế toán hành chính sự nghiệpBài tập kế toán hành chính sự nghiệp
Bài tập kế toán hành chính sự nghiệp
 
Bài tập ví dự tổng quát về
Bài tập ví dự tổng quát vềBài tập ví dự tổng quát về
Bài tập ví dự tổng quát về
 
Bai tap ke toan ngan hang
Bai tap ke toan ngan hangBai tap ke toan ngan hang
Bai tap ke toan ngan hang
 
Bài tập có lời giải môn phân tích tài chính doanh nghiệp nâng cao
Bài tập có lời giải môn phân tích tài chính doanh nghiệp nâng caoBài tập có lời giải môn phân tích tài chính doanh nghiệp nâng cao
Bài tập có lời giải môn phân tích tài chính doanh nghiệp nâng cao
 
Bài tập kế toán tài chính hình thức nhật ký chung
Bài tập kế toán tài chính hình thức nhật ký chungBài tập kế toán tài chính hình thức nhật ký chung
Bài tập kế toán tài chính hình thức nhật ký chung
 
Bài tập định khoản và đáp án
Bài tập định khoản và đáp ánBài tập định khoản và đáp án
Bài tập định khoản và đáp án
 
Tailieu.vncty.com ch9 nhom8-tt_9248
Tailieu.vncty.com   ch9 nhom8-tt_9248Tailieu.vncty.com   ch9 nhom8-tt_9248
Tailieu.vncty.com ch9 nhom8-tt_9248
 
Anh huong cua Kh va Lai vay.pptx
Anh huong cua Kh va Lai vay.pptxAnh huong cua Kh va Lai vay.pptx
Anh huong cua Kh va Lai vay.pptx
 
Các câu hỏi môn Tín dụng ngân hàng học kỳ
Các câu hỏi môn Tín dụng ngân hàng học kỳCác câu hỏi môn Tín dụng ngân hàng học kỳ
Các câu hỏi môn Tín dụng ngân hàng học kỳ
 
Dh9 kt nguyen thi nhu mai_ dkt083078
Dh9 kt nguyen thi nhu mai_ dkt083078Dh9 kt nguyen thi nhu mai_ dkt083078
Dh9 kt nguyen thi nhu mai_ dkt083078
 
Bài tập-kế-toán-công
Bài tập-kế-toán-côngBài tập-kế-toán-công
Bài tập-kế-toán-công
 
Dap an-mon-ke-toan-ngan-hang-thuong-mai
Dap an-mon-ke-toan-ngan-hang-thuong-maiDap an-mon-ke-toan-ngan-hang-thuong-mai
Dap an-mon-ke-toan-ngan-hang-thuong-mai
 
Bài tập kế toán tài chính 2: đầu tư tài chính
Bài tập kế toán tài chính 2: đầu tư tài chínhBài tập kế toán tài chính 2: đầu tư tài chính
Bài tập kế toán tài chính 2: đầu tư tài chính
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 

Bài tập nhtm 2 (3 tín chỉ) october 2014 đáp án

  • 1. HỆ THỐNG BÀI TẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2 Mục lục A. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................. 1 B. BÀI TẬP ..................................................... 1 C. MỘT SỐ CÔNG THỨC TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ...............11 D. TÀI LIỆU ĐỌC THÊM: RỦI RO LÃI SUẤT .............................13 A. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - Giáo trình Ngân hàng thương mại, PGS. TS. Phan Thị Thu Hà (chủ biên), NXB ĐH KTQD 2013, - Quản trị Ngân hàng thương mại, PGS. TS. Phan Thị Thu Hà (chủ biên), NXB GTVT 2009, - Ngân hàng thương mại, Edward Reed và Edward Gill, NXB TP HCM 1993, - Quản trị Ngân hàng thương mại, Peter Rose, NXB Tài chínhh 2000, - Tạp chí Ngân hàng, - Tạo chí Thị trường Tài chính – Tiền tệ, - Thời báo Ngân hàng, - Các văn bản pháp luật trong hoạt động của NHTM, - Websites của các NHTM và NHNNVN, - …. B. BÀI TẬP Bài 1: NHTM Kcó các số liệu sau (Số dư bình quân năm, LS bình quân năm, đơn vị tỷ đồng) Tài sản Số dư Lãi suất (%) Hệ số RR Nguồn vốn Số dư Lãi suất (%) Tiền mặt 10420 0 Tiền gửi thanh toán 32200 1,5 Tiền gửi tại NHNN 18180 1,5 0 TGTK ngắn hạn 98700 5,5 Tiền gửi tại TCTD khác 12250 2,5 0,2 TGTK Trung -Dài hạn 59700 7,5 Tín phiếu KB ngắn hạn 11420 4 0 Vay ngắn hạn 32000 5,5 Cho vay ngắn hạn 82310 9,5 0,5 Vay Trung - Dài hạn 14800 8,8
  • 2. Cho vay trung hạn 61470 11,5 1 Vốn chủ sở hữu 11910 Cho vay dài hạn 41850 13,5 1 Tài sản khác 11410 1 Tổng Tài sản 249.310 Tổng Nguồn vốn 249.310 a. Giả sử lãi suất 3 tháng đầu năm sau tăng 2%/năm. Tính Rủi ro LS trong 3 tháng tới và Chênh lệch lãi suất dự kiến. Biết 5% các khoản cho vay không thu được lãi. b. Giả sử 20% các khoản cho vay sắp đáo hạn và có khả năng thu hồi cao, tính Tỷ lệ thanh khoản TS. Đáp án: a. Tính Rủi ro LS: TSNC LS = 11.420 + 82.310 = 93.730 NVNC LS = 98.700 + 32.000 = 130.700 Khe hở NC LS = 93.730 – 130.700= (-36.970) Do khe hở NCLS <0 và lãi suất tăng 2%/năm nên Thu nhập từ lãi của NH sẽ giảm trong 3 đầu năm sau: Thay đổi thu chi từ lãi = 36.970 x (2% x 3/12) = (-185,85) tỷđ Thay đổi Chênh lệch LS = Thay đổi thu chi từ lãi/ Tổng TS = -185,85 / 249.310 = -0,0741% / 3tháng hay -0,3% / năm Chênh lệch LS dự kiến = Chênh lệch LS trước khi thay đổi LS + Thay đổi Chênh lệch LS = 2,85% - 0,3% = 2,55% /năm b. Giả sử 20% các khoản cho vay sắp đáo hạn và có khả năng thu hồi cao, tính Tỷ lệ TK TS TS thanh khoản = 10.420 + 18.180 + 12.250 + 11.420 + (82.310 + 61.470 + 41.850) x 0,2 = 89.396 Tỷ lệ thanh khoản TS = 89.396 / 290.310 = 35,68% Bài 2: NHTM ABC có các số liệu sau (Số dư bình quân năm, LS bình quân năm, đơn vị tỷ đồng) Tài sản Số dư Lãi suất (%) Hệ số RR Nguồn vốn Số dư Lãi suất (%) Tiền mặt 32600 0 Tiền gửi thanh toán 85800 1,5 Tiền gửi tại NHNN 28860 1,5 0 TGTK ngắn hạn 98000 5,5 Cho vay TCTD khác 22250 6,5 0,2 TGTK Trung - Dài hạn 56500 7,5 Tín phiếu KB ngắn hạn 14200 4 0 Vay ngắn hạn 58890 5,5 Cho vay ngắn hạn 10500 9,5 0,5 Vay Trung - Dài hạn 35500 8,8
  • 3. 0 Cho vay trung hạn 87070 11,5 1 Vốn chủ sở hữu 30500 Cho vay dài hạn 54800 13,5 1 Tài sản khác 20410 1 Tổng Tài sản Tổng Nguồn vốn a. Giả sử lãi suất 3 tháng đầu năm sau tăng 3%/năm. Tính Rủi ro lãi suấttrong 3 tháng tới. Tính Chênh lệch lãi suất cơ bản dự kiến sau 3 tháng, biết biết chỉ có 90% Cho vay TCTD khác và Tín phiếu KB ngắn hạn, 70% Cho vay ngắn hạn, và 20% Cho vay trung và dài hạn là nhậy cảm lãi suất; 85% Tiết kiệm ngắn hạn, 35% Tiết kiệm Trung - Dài hạn, 85% Vay ngắn hạn và 20% Vay Trung - Dài hạnlà nhậy cảm lãi suất trong vòng 3 tháng tới.Biết 5% các khoản cho vay không thu được lãi. b. Giả sử 15% các khoản cho vay ngắn hạn và 5% các khoản cho vay trung dài hạn sắp đáo hạn và có khả năng thu hồi cao, tính Tỷ lệ thanh khoản TS. Đáp án: c. Tính Rủi ro LS: TSNC LS = (22.240 + 14.420) x 90% + 105000 x 70% + (87070 + 54800) x 20% = 134.679 NVNC LS = 98000 x 85% + 56500 x 35% + 58890 x 85% + 35500 x 20% = 160.231,5 Khe hở NC LS = 134.679 – 160.231,5 = (-25.552,5) Do khe hở NCLS <0 và lãi suất tăng 3%/năm nên Thu nhập từ lãi của NH sẽ giảm trong 3 tháng đầu năm sau: Thay đổi thu chi từ lãi = -25.552,5x (3% x 3/12) = (-191,64)tỷđ Thay đổi Chênh lệch LS = Thay đổi thu chi từ lãi/ Tổng TS = -191,64/ 365.190 = -0,0525% / 3tháng hay -0,21% / năm Chênh lệch LS dự kiến = Chênh lệch LS trước khi thay đổi LS + Thay đổi Chênh lệch LS = 3,06% - 0,21% = 2,85% /năm d. Giả sử 15% các khoản cho vay ngắn hạn và 5% các khoản cho vay trung dài hạn sắp đáo hạn và có khả năng thu hồi cao, tính Tỷ lệ thanh khoản TS TS thanh khoản = 32600 + 28860 + 22250 + 14200 + 105000 x 15% + (87070 + 54800) x 5% = 120.753,5 Tỷ lệ thanh khoản TS = 120.753,5/ 365.190= 33, 07%
  • 4. Bài 3: Giả sử một NHTM sẽ có những dòng tiền vào và ra trong tuần tới như sau: 1. Số tiền gửi bị rút ra là 33 tỷ đồng; 2. Doanh số thu hồi nợ vay của khách hàng là 108 tỷ đồng; 3. Chi tiền cho chi phí hoạt động là 51 tỷ đồng; 4. Doanh số cho vay phát sinh là 294 tỷ đồng; 5. NH dự kiến thanh lý một số tài sản trị giá 18 tỷ đồng, thu tiền ngay; 6. Doanh số tiền gửi mới là 670 tỷ đồng; 7. NH dự định vay trên thị trường liên NH 43 tỷ đồng; 8. Thu nhập từ dịch vụ phi lãi là 27 tỷ đồng; 9. Doanh số thu nợ trên thị trường liên NH là 23 tỷ đồng; và 10. Thanh toán cổ tức cho cổ đông 140 tỷ đồng. Thay đổi trạng thái thanh khoản ròng (= Thay đổi Cung TK – Thay đổi Cầu TK) của NH trong tuần tới như thế nào? Đáp án: Thay đổi Cung TK = 108 + 18 + 670 + 43 + 27 + 23 = 889 tỷ Thay đổi Cầu TK = 33 + 51 + 294 + 140 = 518 tỷ Thay đổi Trạng thái thanh khoản ròng = 889 – 518 = 371 tỷ Bài 4:NHTM Q có những số liệu sau vào ngày 15/12/X (đơn vị tỷ đồng, X là năm đang nghiên cứu) + Vốn điều lệ: 20.000 + Do thay đổi của tỉ giá và lãi suất, giá tài sản tài chính của ngân hàng biến động như sau: Một số TSTC tăng giá từ 16500 lên 21450 Một số TSTC giảm giá từ 18900 xuống 10400 + LN chưa phân phối: 2500 + Quỹ dự trữ bổ xung vốn điều lệ: 3000 + Quỹ Đầu tư phát triển nghiệp vụ: 2500 + Tài sản cố định của ngân hàng thay đổi giá như sau: Một số TSCĐ tăng giá từ 32000 lên 34000 Một số TSCĐ giảm giá từ 23000 xuống 7000+ Quỹ dự phòng tài chính: 4500 + NHTM A mua TSTC của Cty Tài chính B với giá mua là 300 và giá trị sổ sách là 220 + Bỏ toàn bộ vốn thành lập Công ty Chứng khoán C: 1500 + Bỏ toàn bộ vốn thành lập Công ty Cho thuê Tài chính D: 2600 + Đầu tư vào 160 dự án, mỗi dự án 25 tỷ (chiếm 10% tổng vốn đầu tư mỗi dự án) + Đầu tư vào thuỷ điện E: 1500 (chiếm 20% tổng vốn đầu tư của thuỷ điện E) Yêu cầu: Tính Vốn chủ sở hữu và Vốn cấp 1 của NHTM Q dưạ trên những số liệu trên tại thời điểm tính toán.
  • 5. Bài 5:Một ngân hàng K có số liệu sau vào ngày 15/4/X (đơn vị tỷ đồng, X là năm đang nghiên cứu) 1. Vốn điều lệ: 9000 2. Quỹ dự phòng tài chính: 1860 3. Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ: 1540 4. Quỹ dự trữ bổ xung vốn điều lệ: 1760 5. Lợi nhuận chưa phân phối: 1450 6. Phát hành trái phiếu chuyển đổi với khối lượng và thời hạn cụ thể là: - Phát hành 11/11/(X – 14) thời hạn 20 năm: 2000 - Phát hành 1/1/(X – 10) thời hạn 15 năm: 500 - Phát hành 22/11/(X-7) thời hạn 10 năm: 800 - Phát hành 16/12/(X – 3) thời hạn 5 năm: 400 7. Phát hành công cụ nợ khác với thời hạn và khối lượng: - Phát hành 1/1/(X – 1) thời hạn 3 năm: 300 - Phát hành 4/5/(X – 5) thời hạn 15 năm: 400 Ghi chú: Trái phiếu chuyển đổi và công cụ nợ khác thoả mãn các điều kiện còn lại của khoản d và đ Điều 3 Thông tư 13/2010/TT-NHNN 8. Góp toàn bộ vốn thành lập Công ty chứng khoán B: 500 9. Góp toàn bộ vốn thành lập Công ty bảo hiểm C: 800 10. Góp vốn thành lập Ngân hàng liên doanh E: 1000 11. Đầu tư chuỗi siêu thị E: 2200 12. Đầu tư 60 dự án, mỗi dự án 25 (chiếm 10% tổng vốn đầu tư mỗi dự án) 13. Đầu tư 40 công ty, mỗi công ty 35 (chiếm 30% tổng số vốn mỗi công ty) 14. Mua Tài sản tài chính Công ty F: giá mua 50, giá trị sổ sách 400 Mua Tài sản tài chính công ty G: giá mua 800 giá trị sổ sách 500 15. Một số Tài sản cố định được điều chỉnh giá: - Một số TSCĐcó giá trước khi điều chỉnh là 2400; giá sau khi điều chỉnh là 1800 - Một số TSCĐcógiá trước điều chỉnh là 3000; giá sau khi điều chỉnh là 3500 16. Một số Tài sản tài chính thay đổi giá do biến động của lãi suất và tỷ giá: - Một số TSTC có giá trước khi biến động là 1200; giá sau khi biến động là 1000 - Một số TSTC cógiá trước khi biến động là 2100; giá sau khi biến động là 2200 Yêu cầu:a.Tính Vốn chủ sở hữu của NHTM K dựa trên những dữ liệu trên b. Tính Vốn cấp 1, Vốn cấp 2, Vốn tự có, CAR của NHTM K, biết: - Tổng tài sản “Có” rủi ro nội bảng của NHTM K được tính dựa trên các khoản mục tài sản trong Bài 1. - Tổng tài sản “Có” rủi ro ngoại bảng của NHTM K gồm: Cam kết ngoại bảng Số dư Bảo lãnh vay vốn 24.800 Bảo lãnh thanh toán 28.500 Bảo lãnh thực hiện hợp đồng 5.600 Hợp đồng giao dịch lãi suất, kỳ hạn ban đầu 18 tháng 25.500 Hợp đồng giao dịch ngoại tệ, kỳ hạn ban đầu 36 tháng 32.220
  • 6. c. Nếu CAR < 9%, nêu những phương án điều chỉnh Vốn tự có để tỷ lệ an toàn vốn của NHTM K đạt 9% Đáp án: Phần 1: Tính Vốn cấp 1: Bước 1: Tính các khoản để tính Vốn cấp 1 = 13.750 a) Vốn điều lệ: 9.000 b) Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: 1.760 c) Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ: 1.540 d) Lợi nhuận không chia: 1.450 đ) Thặng dư cổ phần được tính vào vốn theo quy định của pháp luật, trừ đi phần dùng để mua cổ phiếu quỹ: 0 (đề bài không có dữ liệu coi như bằng 0) => Các khoản tính Vốn cấp 1 (2.1) = 9.000 + 1.760 + 1.540 + 1.450 = 13.750 Bước 2: Các khoản phải trừ khỏi Vốn cấp 1 gồm = 3.650 a) Lợi thế thương mại: 300 - NHTM K chỉ có lợi thế thương mại với TSTC G = Giá mua – Giá trị sổ sách = 800 – 500 = 300 - NHTM K không có lợi thế thương mại với TSTC F do Giá mua < Giá trị sổ sách, Hay lợi thế thương mại với TSTC F = 0 Lợi thế thương mại là phần chênh lệch lớn hơn giữa số tiền mua một tài sản tài chính và giá trị sổ sách kế toán của tài sản tài chính b) Khoản lỗ kinh doanh, bao gồm các khoản lỗ lũy kế: 0 c) Các khoản góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng khác: Thành lập NHTM LD E: 1000 d) Các khoản góp vốn, mua cổ phần của công ty con: 1.300 - Góp toàn bộ vốn thành lập công ty chứng khoán B: 500 - Góp toàn bộ vốn thành lập công ty bảo hiểm C: 800 đ) Phần góp vốn, mua cổ phần của một doanh nghiệp, một quỹ đầu tư, một dự án đầu tư vượt mức 10% tổng các khoản quy định tại Khoản 2.1 Điều này sau khi đã trừ các khoản phải trừ quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d Khoản 2.2 Điều này: 1.050 - Tính giá trị tham chiếu (đ) = 10% {2.1 – 2.2(a, b, b, d)} = 10% (13.750 – 2.600) = 1150 - NHTM K đầu tư vào dự án chuỗi siêu thị E: 2.200 > Giá trị tham chiếu (đ) (1.150) - Phần đầu tư vượt mức giá trị tham chiếu 1 = 2.200 – 1.150 = 1.050 e) Tổng các khoản góp vốn, mua cổ phần sau khi đã trừ phần vượt mức 10% quy định tại Điểm đ Khoản 2.2 Điều này vượt mức 40% của tổng các khoản quy định tại Khoản 2.1 Điều này sau khi đã trừ các khoản phải trừ quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c và Điểm d Khoản 2.2 Điều này, phần vượt mức đó sẽ bị trừ = 0
  • 7. - Với dự án E: Sau khi đã trừ phần vượt mức quy định tại đ => dự án này coi như chỉ đầu tư 1150 tỷ đồng nằm trong ngưỡng cho phép với 1 dự án - Giá trị tham chiếu (e) = 40% {2.1 – 2.2(a, b, b, d)} = 4.600 - Tổng số vốn NHTM K đầu tư vào các dự án, công ty… = Đầu tư vào chuỗi siêu thị E + 60 dự án x 25 tỷ + 40 công ty x 35 = 1.150 + 1.500 + 1.400 = 4.050 - Do tổng số vốn NHTM K đầu tư 4.050 < Giá trị tham chiếu (e) 4.600 nên giá trị của khoản mục 2.1 (e) = 0 Hay NHTM K không bị đầu tư vào tất cả dự án, DN… quá quy định Vậy các khoản phải trừ khỏi vốn cấp 1 (2.2) = 300 + 1.000 +1.300 + 1.050 + 0 = 3.650 Bước 3: Tính Vốn cấp 1 = (2.1) – (2.2) = 13.750 – 3.650 = 10.100 Phần 2: Tính Vốn cấp 2: Bước 1: Các khoản để tính Vốn cấp 2 gồm = 5.260 a) 50% số dư Có tài khoản đánh giá lại TSCĐ theo quy định của pháp luật = 50% x (3500 – 3000) = 250 b) 40% số dư Có tài khoản đánh giá lại TSTC theo quy định của pháp luật = 40% x (2.200 – 2.100) = 40 c) Quỹ dự phòng tài chính = 1.860 d) Trái phiếu chuyển đổi = 2.720 - Phát hành 11/11/(X – 14) thời hạn 20 năm: 2.000 Ngày đáo hạn 11/11/X + 6. Ngày nghiên cứu 15/4/X => hơn 6 năm 7 tháng mới đáo hạn => GIá trị tính vào 3.1 (d) = 2.000 - Phát hành 1/1/(X – 10) thời hạn 15 năm: 500 Ngày đáo hạn 1/1/X + 5. Ngày nghiên cứu 15/4/X => Khoảng 4 năm 8 tháng đáo hạn => Giá trị tính váo 3.1 (d) = 80% x 500 = 400 - Phát hành 15/4/(X-7) thời hạn 10 năm: 800 Ngày đáo hạn 15/4/X + 3. Ngày nghiên cứu 15/4/X => Đúng 3 năm đáo hạn => Giá trị tính vào 3.1 (d) = 40% x 800 = 320 Lưu ý trường hợp này: Giá trị còn lại chỉ còn của năm 1 và năm 2, năm thứ 3 vừa cán mốc (ngày đáo hạn đúng ngày nghiên cứu vẫn bị khấu trừ giá trị khỏi Vốn cấp 2). 20% 20% 20% 20% 20% Năm 1 Năm2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 - Phát hành 16/12/(X – 3) thời hạn 5 năm: 400 - Ngày đáo hạn 16/12/X => Giá trị tính vào 3.1 (d) = 0% x 400 = 0 Giá trị của 3.1 (d) = 2.000 + 400 + 320 + 0 = 2.720 đ) Các công cụ nợ khác = 400
  • 8. - Phát hành 1/1/(X – 1) thời hạn 3 năm: 300 GIá trị tính vào 3.1 (đ) = 0 do thời hạn ban đầu <= 10 năm - Phát hành 4/5/(X – 5) thời hạn 15 năm: 400 Ngày đáo hạn 4/5/X + 10. Ngày nghiên cứu 15/4/X => Hơn 10 năm nữa mới đáo hạn => Giá trị tính vào 3.1 (đ) = 100% x 400 = 400 Bước 2: Tính giới hạn tính Vốn cấp 2 (3.2) - Tính Giá trị tham chiếu 3.2 a = 50% Vốn cấp 1 = 50% x 10.100 = 5.050 - Tính giá trị tham chiếu 3.2 d = 100% Vốn cấp 1 = 10100  3.1 (d) + 3.1 (đ) = 2.720 + 400 = 3.120 < 50% Vốn cấp 1  Giá trị của 3.1 d + 3.1 đ = 3.120  3.1 (a, b, c, d, đ) = 250 + 40 + 1.850 + 3120 = 5.260 < 100% Vốn cấp 1 Giá trị của Vốn cấp 2 = 5.260 Bước 3: Tính các khoản phải trừ Vốn tự có = 800 - 100% số dư Nợ tài khoản đánh giá lại TSCĐ = 2.400 – 1.800 = 600 - 100% số dư Nợ tài khoản đánh giá lại TSTC = 1.200 – 1.000 = 200 Phần III: Vốn tự có = Vốn cấp 1 + Vốn cấp 2 – Các khoản phải trừ = 10.100 + 5.260 – 800 = 14.560 Bài 6:Ngân hàng XYZ có số liệu sau vào ngày 15/4/X (đơn vị tỷ đồng, X là năm đang nghiên cứu) 1. Vốn điều lệ: 28000 2. Quỹ dự phòng tài chính: 3860 3. Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ: 5540 4. Quỹ dự trữ bổ xung vốn điều lệ: 5760 5. Lỗ luỹ kế năm trước: 1450 6. Phát hành trái phiếu chuyển đổi với khối lượng và thời hạn cụ thế là: - Phát hành 1/12/(X – 14) thời hạn 15 năm: 12000 - Phát hành 6/4/(X – 8) thời hạn 15 năm: 2500 - Phát hành 2/8/(X-7) thời hạn 10 năm: 3800 - Phát hành 25/11/(X – 3) thời hạn 5 năm: 5400 7. Phát hành công cụ nợ khác với thời hạn và khối lượng: - Phát hành 1/1/(X – 2) thời hạn 5 năm: 2300 - Phát hành 4/5/(X – 5) thời hạn 15 năm: 1400 Ghi chú: Trái phiếu chuyển đổi và công cụ nợ khác thoả mãn các điều kiện còn lại của khoản d và đ điều 3 thông tư 13/2010/TT-NHNN 8. Góp toàn bộ vốn thành lập Công ty chứng khoán B: 800 9. Góp toàn bộ vốn thành lập công ty bảo hiểm C: 1000 10. Góp vốn thành lập Ngân hàng liên doanh E: 2000
  • 9. 11. Đầu tư vào Nhà máy thuỷ điện E: 1200 (chiếm 65% tổng chi phí vào dự án) 12. Đầu tư 85 dự án, mỗi dự án 40 (chiếm 30% tổng vốn đầu tư mỗi dự án) 13. Đầu tư 70 công ty, mỗi công ty 45 (chiếm 20% tổng số vốn mỗi công ty) 14. Mua Tài sản tài chính Công ty F: giá mua 50, giá trị sổ sách 400 15. Mua Tài sản tài chính Công ty K: giá mua 250; giá trị sổ sách 200 16. Một số Tài sản cố định được điều chỉnh giá: - Một số TSCĐcógiá trước điều chỉnh là 5850; giá sau khi điều chỉnh là 1700 - Một số TSCĐcógiá trước điều chỉnh là 2800; giá sau khi điều chỉnh là 2850 17. Một số Tài sản tài chính thay đổi giá do biến động của lãi suất và tỷ giá: - Một số TSTC có giá trước khi biến động là 2200; giá sau khi biến động là 1100 - Một số TSTC cógiá trước khi biến động là 2250; giá sau khi biến động là 3150 Yêu cầu: a. Tính Vốn chủ sở hữu của NHTM ABC dựa trên những dữ liệu trên b. Tính Vốn cấp 1, Vốn cấp 2, Vốn tự có, CAR của NHTM XYZ biết: - Tổng tài sản “Có” rủi ro nội bảng của NHTM XYZ được tính dựa trên các khoản mục tài sản trong Bài 2. - Tổng tài sản “Có” rủi ro ngoại bảng của NHTM XYZ gồm: Cam kết ngoại bảng Số dư Bảo lãnh vay vốn 34.800 Thư tín dụng không huỷ ngang 28.500 Bảo lãnh dự thầu 16.600 Hợp đồng giao dịch lãi suất, kỳ hạn ban đầu 48 tháng 55.500 Hợp đồng giao dịch ngoại tệ, kỳ hạn ban đầu 36 tháng 52.220 c. Nếu CAR < 9%, nêu những phương án điều chỉnh Vốn tự có để tỷ lệ an toàn vốn của NHTM XYZ đạt 9%. Bài 7: NHTM B có các số liệu sau (số dư bình quân năm, LS bình quân năm, đơn vị tỷ đồng) Tài sản Số dư LS (%) Hệ số RR (%) Nguồn vốn Số dư LS (%) Tiền mặt 1000 0 Tiền gửi thanh toán 2500 2 Tiền gửi tại NHNN 500 1 0 Tiết kiệm ngắn hạn từ dân cư 3800 12 Tiền gửi TCTD khác 750 2 20 TK trung - dài hạn từ dân cư 2200 10.5 Chứng khoán chính phủ ngắn hạn 1000 5 0 Vay ngắn hạn trên thị trường liên NH 1200 8.4 Chiết khấu thương phiếu ngắn hạn của DN 3200 15.5 100 Vay trung - dài hạn trên thị trường vốn 1700 14.3
  • 10. Cho vay doanh nghiệp trung hạn lãi suất thả nổi 2300 18.2 100 Vốn chủ sở hữu 500 Cho vay dài hạn mua nhà lãi suất cố định 2800 19.5 50 Tài sản khác 350 100 Biết thu từ hoạt động dịch vụ là 45 tỷ, thu lãi từ hoạt động đầu tư góp vốn là 31 tỷ, chi phí quản lý không kể khấu hao và DPRRTD là 35 tỷ, chi phí khấu hao 52 tỷ; các khoản nợ từ nhóm 2 trở đi coi như chưa thu được lãi, thuế suất thuế thu nhập là 25%. Nhóm % Tổng dư nợ Giá trị khấu trừ của TSĐB 1 88% 6350 2 2% 110 3 3% 100 4 5% 215 5 2% 200 Số dư quỹ dự phòng RRTD kỳ trước là 75 tỷ. 1. Tính chênh lệch lãi suất cơ bản, ROE. 2. Tính LS cho vay trung bình để ROE tăng thêm 1%/năm. 3. Ngân hàng có thể đối mặt với rủi ro lãi suất hay không? Hãy tính rủi ro lãi suất khi lãi suất thị trường giảm 2%/năm. 4. Tính CAR, biết vốn cấp 1 bằng 50% vốn chủ sở hữu, vốn cấp 2 bằng 30% nguồn vay trung dài hạn trên thị trường vốn. So sánh với mức 9% và cho nhận xét.
  • 11. C. MỘT SỐ CÔNG THỨC TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1. Tỷ lệ an toàn vốn RuiroCoTaisan Vontuco vontyleantoan ""    n i ii xHesoRRnggvaNgoaibaTSConoibanRuiroCoTaisan 1 "" Theo Thông tư 13/2010/TT-NHNN ban hành ngày 12/05/2010: Vốn tự có = Vốn cấp 1 + Vốn cấp 2 Vốn cấp 1 bao gồm: - Vốn điều lệ - Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ - Quỹ đầu tư phát triển - Lợi nhuận không chia - Thặng dư vốn cổ phần trừ đi phần dùng để mua cổ phiếu quỹ Các khoản phải trừ khỏi Vốn cấp 1: -Lợi thế thương mại -Các khoản lỗ kinh doanh, bao gồm các khoản lỗ lũy kế -Các khoản góp vốn, mua cổ phần của TCTD khác -Các khoản góp vốn, mua cổ phần của công ty con Vốn cấp 2 bao gồm: - 50% số dư có tài khoản đánh giá lại TSCĐ - 40% số dư có tài khoản đánh giá lại tài sản tài chính - Quỹ dự phòng tài chính - Trái phiếu chuyển đổi do TCTD phát hành thỏa mãn điều kiện o Có kỳ hạn ban đầu tối thiểu 5 năm o Không được đảm bảo bằng tài sản của chính TCTD o TCTD không được mua lại theo yêu cầu của chủ sở hữu, hoặc mua lại trên thị trường thứ cấp, hoặc chỉ được mua lại khi được NHNN chấp thuận với điều kiện việc mua lại không ảnh hưởng đến các tỷ lệ an toàn của TCTD theo quy định o TCTD được ngừng trả lãi và chuyển lãi lũy kế sang năm tiếp theo nếu việc trả lãi làm kết quả kinh doanh trong năm bị lỗ o Trong trường hợp thanh lý TCTD, chủ sở hữu trái phiếu chuyển đổi chỉ được thanh toán sau tất cả các chủ nợ có đảm bảo và không có đảm bảo khác o Việc điều chỉnh lãi suất chỉ được tiến hành sau 5 năm kể từ khi phát hành và thực hiện 1 lần trong suốt thời gian trước khi chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông - Các công cụ nợ khác thỏa mãn điều kiện sau: o Là khoản nợ mà trong mọi trường hợp chủ nợ chỉ được thanh toán sau tất cả các chủ nợ có đảm bảo và không có đảm bảo khác o Có kỳ hạn ban đầu tối thiểu trên 10 năm
  • 12. o Không được đảm bảo bằng tài sản của chính TCTD o TCTD được ngừng trả lại và chuyển lại lũy kế sang năm tiếp theo nếu việc trả lại làm kết quả kinh doanh trong năm bị lỗ o Chủ nợ chỉ được thanh toán trước hạn sau khi được NHNN chấp thuận bằng văn bản o Việc điều chỉnh lãi suất chỉ được tiến hành sau 5 năm kể từ khi phát hành và thực hiện 1 lần trong suốt thời gian trước khi chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông Tổng giá trị vốn cấp 2 ≤ Giá trị vốn cấp 1 2. Dự phòng RRTD Dự phòng cụ thể = R = max {0, (A - C)} x r Trong đó: R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích A: giá trị của khoản nợ C: giá trị của tài sản bảo đảm r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể với các nhóm như sau: a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): 0% b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): 5% c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): 20% d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): 50% đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): 100% Dự phòng chung = 0,75% x Dư nợ Nhóm 1 đến Nhóm 4 Chi phí DPRRTD phải trích trong kỳ = CP DPRR (cụ thể và chung) – Số dư quỹ DPRR (đã trích) 3. Rủi ro Lãi suất Rủi ro Lãi suất (tính theo số tuyệt đối) = Khe hở nhạy cảm LS x Mức độ thay đổi LS Rủi ro Lãi suất (tính theo số tương đối) = (Khe hở nhạy cảm LS x Mức độ thay đổi LS) / TS sinh lời Khe hở nhạy cảm lãi suất = Tài sản nhạy cảm LS – Nguồn vốn nhạy cảm LS Tài sản NC LS = Tiền gửi (hoặc Cho vay) các TCTD khác + Chứng khoán thanh khoản + Các khoản cho vay ngắn hạn + Các khoản cho vay trung dài hạn Nguồn vốn NC LS = Tiết kiệm ngắn hạn + Vay ngắn hạn + Phát hành Giấy tờ có giá ngắn hạn +Vay dài hạn (Mỗi khoản mục Tài sản NCLS và Nguồn vốn NCLS sẽ được nhân với một tỷ lệ nhậy cảm với LS tương ứng) 4. Tỷ lệ thanh khoản tài sản TongTaisan anTSthanhkho hoantaisanTylethanhk  Tài sản thanh khoản = Tiền + TG tại NHNN + TG tại các TCTD + Chứng khoán thanh khoản + Các khoản cho vay sắp đáo hạn
  • 13. D. TÀI LIỆU ĐỌC THÊM: RỦI RO LÃI SUẤT 1. Khái niệm: là khả năng xảy ra tổn thất ngoài dự kiến gắn với những thay đổi của lãi suất và nhiều nhân tố khác như cấu trúc, kỳ hạn của tài sản và nguồn, quy mô và kỳ hạn của các hợp đồng. 2. Ví dụ: Tại thời điểm t, một NH có nguồn vốn và tài sản như sau (đơn vị tỷ đ, lãi suất bquân năm): TÀI SẢN NGUỒN VỐN TS Nhạy cảm LS (Tài sản ngắn hạn) 120 6% NV Nhạy cảm LS (Nguồn vốn ngắn hạn) 150 4% TS không Nhạy cảm LS (Tài sản dài hạn) 80 10% NV không Nhạy cảm LS (Nguồn vốn dài hạn) 50 7% Tổng Tài sản 200 Tổng Nguồn vốn 200 Tài sản nhạy cảm LS là những tài sản sẽ đáo hạn trong thời gian ngắn như tiền gửi tại NHNN, tiền gửi tại các TCTD khác, các chứng khoán ngắn hạn/thanh khoản, cho vay ngắn hạn, cho vay trung dài hạn sắp đến hạn trả, cho vay trung dài hạn có lãi suất thả nổi,…. và khi tái đầu tư thì sẽ được trả theo lãi suất thị trường Tài sản không nhạy cảm LS là những tài sản sẽ đáo hạn trong thời gian dài như các khoản cho vay trung-dài hạn, đầu tư trung-dài hạn,… có lãi suất cố định hoặc không có lãi suất xác định trước hoặc không sinh lãi. Nguồn vốn nhạy cảm LS là những khoản huy động sẽ phải hoàn trả trong thời gian ngắn như tiền gửi ngắn hạn, tiền vay ngắn hạn, tiền huy động trung dài hạn sắp đến hạn trả,… và khi huy động nguồn vốn bổ sung thì sẽ phải trả theo lãi suất thị trường Nguồn vốn không nhạy cảm LS là những khoản mục nguồn vốn có thời gian sử dụng dài như tiền gửi trung dài hạn, giấy tờ có giá trung dài hạn, vốn chủ sở hữu,… có lãi suất cố định hoặc không phải trả lãi. Chú ý: mặc dù có được nhận lãi với Tiền gửi tại NHNN hay Tiền gửi không kỳ hạn tại các TCTD khác, và phải trả lãi đối với vốn huy động từ Tiền gửi thanh toán của tổ chức/cá nhân, những lãi suất của khoản tiền ít khi thay đổi theo lãi suất thị trường nên NH có thể coi những khoản tiền này không nhạy cảm với lãi suất. Chênh lệch thu chi lãit= Thu lãi – Chi lãi = (120 x 6% + 80 x 10%) – (150 x 4% + 50 x 7%)
  • 14. Giả sử tại thời điểm (t+1) lãi suất thị trường tăng thêm 2%/năm đối với cả tài sản và nguồn vốn. Khi đó những tài sản và nguồn vốn ngắn hạn (nhạy cảm lãi suất) sẽ có lãi suất cao hơn trước đây 2%, còn những tài sản và nguồn vốn dài hạn (không/kém nhạy cảm lãi suất) sẽ có lãi suất không đổi. (Chênh lệch thu chi lãi)t+1 = Thu lãi – Chi lãi = (120 x 8% + 80 x 10%) – (150 x 6% + 50 x 7%) Thay đổi Chênh lệch thu chi lãi = (Chênh lệch thu chi lãit+1) – (Chênh lệch thu chi lãit) = 120 x (8% - 6%) – 150 x (6% - 4%) = (120 – 150) x 2% = (-30) x (2%) = (-0,6) tỷđ = (TS NC LS – NV NC LS ) x Mức thay đổi LS = Khe hở nhạy cảm LS x Mức thay đổi lãi suất Thay đổi Chênh lệch lãi suất = Thay đổi Chênh lệch thu chi lãi / Tổng TS = (-0,6) / 200 = (-0,3%) /năm Chú ý: nếu LS tăng → Mức thay đổi LS > 0 nếu LS giảm → Mức thay đổi LS < 0 3. Nguyên nhân gây ra Rủi ro Lãi suất Như vậy, khi lãi suất tăng đã làm chi phí trả lãi tăng nhiều hơn thu lãi, làm cho Chênh lệch thu chi từ lãi giảm đi (-0,6 tỷđ). Nguyên nhân là do: (1) Sự không phù hợp về kỳ hạn của tài sản và nguồn vốn → Khe hở LS ≠ 0. Nếu khe hở LS = 0, cho dù lãi suất có tăng hay giảm, Chênh lệch thu chi lãi sẽ không thay đổi (2) Lãi suất thị trường thay đổi ngược chiều với dự kiến của NH. Trong ví dụ trên, khi duy trì khe hở lãi suất < 0, NH dự kiến lãi suất giảm (Mức thay đổi LS < 0), nhưng thực tế là LS tăng lên (Mức thay đổi LS > 0), làm thu nhập từ lãi của NH giảm → RRo LS xảy ra. (3) NH sử dụng lãi suất cố định trong các hợp đồng. Nếu NH thả nổi tất cả các hợp đồng huy động và sử dụng vốn, thu lãi và chi lãi sẽ đều tăng/giảm như nhau khi lãi suất thay đổi và không có rủi ro LS. Nếu NH duy trì Khe hở nhạy cảm LS > 0 (LS thị trường và Chênh lệch LS có mối quan hệ tỷ lệ thuận): - Khi lãi suất trên thị trường tăng, chênh lệch lãi suất tăng - Khi lãi suất trên thị trường giảm, chênh lệch lãi suất giảm Nếu NH duy trì Khe hở LS nhạy cảm < 0 (LS thị trường và Chênh lệch LS có mối quan hệ tỷ lệ nghịch):
  • 15. - Khi lãi suất trên thị trường tăng, chênh lệch lãi suất giảm - Khi lãi suất trên thị trường giảm, chênh lệch lãi suất tăng Do vậy, khi NH dự tính LS sẽ tăng, NH nên duy trì Khe hở nhạy cảm LS dương khiNH dự tính LS sẽ giảm, NH nên duy trì Khe hở nhạy cảm LS âm Rủi ro LS có thể phản ánh bằng sự thay đổi (tổn thất) trong thu nhập tương lai khi LS thay đổi: (1) Số tuyệt đối: Thay đổi Chênh lệch thu chi lãi = Khe hở nhạy cảm LS x Mức thay đổi lãi suất (2) Số tương đối: Thay đổi Chênh lệch lãi suất = Thay đổi Chênh lệch thu chi lãi / Tổng TS = (Khe hở nhạy cảm LS x Mức thay đổi lãi suất) / Tổng TS hay: Thay đổi Chênh lệch lãi suất cơ bản = Thay đổi Chênh lệch thu chi lãi / Tổng TSSL = (Khe hở nhạy cảm LS x Mức thay đổi lãi suất) / Tổng TSSL 4. Hạn chế rủi ro lãi suất 4.1 Duy trì khe hở lãi suất bằng 0 (phù hợp về kỳ hạn của tài sản và nguồn vốn): Phương pháp rất khó áp dụng trong thực tế vì Ngân hàng thường huy động phần lớn nguồn vốn ngắn hạn, nhưng lại có nhu cầu cho vay/đầu tư trung dài hạn để đáp ứng yêu cầu của khách hàng hoặc chiến lược đầu tư của ngân hàng, nên Khe hở nhạy cảm LS thường < 0. Hơn nữa, việc điều chỉnh Khe hở nhạy cảm lãi suất thường xuyên theo sự thay đổi của lãi suất không phải lúc nào cũng dễ dàng (ví dụ ngân hàng không thể hoàn trả lãi tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng khi lãi suất giảm, hay thu hồi tiền cho vay ngay khi lãi suất tăng). 4.2 Hoán đổi LS (interest rate swap) Giả sử có 2 tổ chức tín dụng: - Ngân hàng A, có độ tin cậy tín dụng cao, đang duy trì khe hở lãi suất dương, và có thể vay trung dài hạn với lãi suất 10%/năm, vay ngắn hạn với lãi suất LIBOR. - Công ty tài chính B, có độ tin cậy tín dụng thấp hơn, đang duy trì khe hở lãi suất âm, và có thể vay trung dài hạn với lãi suất 12%/năm, vay ngắn hạn với lãi suất (LIBOR +1%). Sau đây là BCĐKT của 2 tổ chức trước khi hoán đổi lãi suất - Ngân hàng A:
  • 16. TÀI SẢN NGUỒN VỐN TS Nhạy cảm LS (Tài sản ngắn hạn) 450 NV Nhạy cảm LS (Nguồn vốn ngắn hạn) 300 LIBOR TS không Nhạy cảm LS (Tài sản dài hạn) 50 NV không Nhạy cảm LS (Nguồn vốn dài hạn) 200 10% Tổng Tài sản 500 Tổng Nguồn vốn 500 - Công ty tài chính B: TÀI SẢN NGUỒN VỐN TS Nhạy cảm LS (Tài sản ngắn hạn) 150 NV Nhạy cảm LS (Nguồn vốn ngắn hạn) 320 LIBOR + 1% TS không Nhạy cảm LS (Tài sản dài hạn) 280 NV không Nhạy cảm LS (Nguồn vốn dài hạn) 110 12% Tổng Tài sản 430 Tổng Nguồn vốn 430 A muốn tăng vay ngắn hạn, B muốn tăng vay trung dài hạn để giảm Khe hở lãi suất, nên hai bên ký hợp đồng đổi chéo lãi suất với nội dung: A vay dài hạn (ví dụ 100tỷ) hộ cho B và B trả cho A lãi suất 10%. B vay ngắn hạn (cùng số tiền, 100 tỷ) hộ cho A và A trả cho B lãi suất (LIBOR – 0,75%). Vì A và B vay hộ nhau cùng một số tiền (điều kiện bắt buộc trong hợp đồng trao đổi lãi suất) nên hai bên không cần trao số vốn này cho nhau, mà chỉ cần chuyển phần tiền lãi. Sau khi hoán đổi, A dùng nguồn vốn ngắn hạn mà B vay hộ thay thế cho nguồn vốn trung và dài hạn, để giảm Khe hở lãi suất, và có Bảng cân đối kế toán như sau: TÀI SẢN NGUỒN VỐN TS Nhạy cảm LS (Tài sản ngắn hạn) 450 NV Nhạy cảm LS (Nguồn vốn ngắn hạn) 400 LIBOR TS không Nhạy cảm LS (Tài sản dài hạn) 50 NV không Nhạy cảm LS (Nguồn vốn dài hạn) 100 10% Tổng Tài sản 500 Tổng Nguồn vốn 500
  • 17. A phải trả (100tỷ x 10%) để có 100tỷ trung dài hạn (vay hộ B) và trả cho B: 100tỷ x (LIBOR – 0,75%) để có được 100tỷ mà B vay hộ và chuyển sang cho A. Nhưng A không phải vay 100tỷ ngắn hạn nữa nên tiết kiệm được (100tỷ x LIBOR). → A được lợi (100tỷ x 10%) do B chuyển sang và (100tỷ x LIBOR) do tiết kiệm được chi phí. A phải chi (100tỷ x 10%) để có được nguồn trung dài hạn vay hộ B, và 100tỷ x (LIBOR – 0,75%) để trả cho B do B vay hộ nguồn ngắn hạn. Lãi của A = [(100tỷ x 10%) + (100tỷ x LIBOR)] – [(100tỷ x 10%) + 100tỷ x (LIBOR – 0,75%)] = 100tỷ x (10% + LIBOR – 10% - LIBOR + 0,75%) = 100 tỷ x 0,75% Sau khi hoán đổi, B dùng nguồn vốn trung dài hạn hạn mà A vay hộ thay thế cho nguồn vốn ngắn hạn, để giảm Khe hở lãi suất, và có Bảng cân đối kế toán như sau: TÀI SẢN NGUỒN VỐN TS Nhạy cảm LS (Tài sản ngắn hạn) 150 NV Nhạy cảm LS (Nguồn vốn ngắn hạn) 220 LIBOR + 1% TS không Nhạy cảm LS (Tài sản dài hạn) 280 NV không Nhạy cảm LS (Nguồn vốn dài hạn) 210 12% Tổng Tài sản 430 Tổng Nguồn vốn 430 B phải trả cho A (100tỷ x 10%) để có 100tỷ trung dài hạn (do A vay hộ) và trả 100tỷ x (LIBOR + 1%) để có được 100tỷ để vay hộ A. Nhưng B không phải vay 100tỷ trung dài hạn nữa nên tiết kiệm được (100tỷ x 12%). → B được lợi (100tỷ x (LIBOR – 0,75%)) do A chuyển sang và (100tỷ x 12%) do tiết kiệm chi phí. B phải chi (100tỷ x 10%) để có được nguồn trung dài hạn do A vay hộ, và 100tỷ x (LIBOR + 1%) để có nguồn ngắn hạn vay hộ cho A. Lãi của B = [(100tỷ x (LIBOR – 0,75%)) + (100tỷ x 12%)] – [(100tỷ x 10%) + 100tỷ x (LIBOR+ 1%)] = 100 tỷ x (LIBOR – 0,75% + 12% - 10% - LIBOR – 1%) = 100 tỷ x 0,25% Như vậy, khe hở lãi suất của cả A và B đều giảm xuống sau khi hoán đổi lãi suất, giúp giảm tổn thất khi xảy ra rủi ro lãi suất. 4.3 Sử dụng lãi suất thả nổi: khi đó thu nhập từ lãi và chi phí trả lãi của NH sẽ cùng tăng hoặc cùng giảm khi lãi suất thay đổi. Tuy nhiên, NH khó áp dụng lãi suất thả nổi với các khoản huy
  • 18. động và đầu tư/cho vay ngắn hạn (kỳ hạn ≤ 12 tháng). Do đó, trong khoảng thời gian đang xem xét (1 tuần, 1 tháng tới, 3 tháng tới,…) vẫn có một số tài sản/nguồn vốn không nhạy cảm lãi suất, khiến cho khe hở LS có thể ≠ 0. Phương pháp này chỉ có thể giúp giảm Khe hở nhạy cảm lãi suất chứ không thể loại trừ hoàn toàn Rủi ro lãi suất. 4.4 Sử dụng các hợp đồng kỳ hạn Giả sử một Ngân hàng có Bảng cân đối kế toán như sau: TÀI SẢN NGUỒN VỐN TS Nhạy cảm LS (Tài sản ngắn hạn) 150 NV Nhạy cảm LS (Nguồn vốn ngắn hạn) 320 TS không Nhạy cảm LS (Tài sản dài hạn) 280 NV không Nhạy cảm LS (Nguồn vốn dài hạn) 110 Tổng Tài sản 430 Tổng Nguồn vốn 430 Ngân hàng có Khe hở lãi suất âm, nên nếu lãi suất tăng, thu nhập của NH sẽ giảm. Khi lãi suất tăng, giá của trái phiếu cũng giảm.Ngân hàng ký hợp đồng bán 100tỷ mệnh giá Trái phiếu với giá 108tỷ, giao sau 3 tháng. Sau 3 tháng, nếu lãi suất tăng như NH dự kiến, giá trái phiếu sẽ giảm xuống (ví dụ còn 102 tỷ), NH tiến hành mua 100tỷ Mệnh giá với giá 102 tỷ và nhận được 108 tỷ. Lãi của giao dịch này là 6tỷ, sẽ bù cho tổn thất do Chênh lệch thu chi lãi giảm đi khi lãi suất tăng. Nếu sau 3 tháng, LS không tăng mà giảm xuống làm giá Trái phiếu tăng lên (ví dụ 115tỷ), NH tiến hành mua 100tỷ Mệnh giá với giá 115tỷ và nhận được 108 tỷ. Lỗ của giao dịch này là 7tỷ, sẽ được bù đắp bởi lãi do Chênh lệch thu chi lãi tăng đi khi lãi suất giảm. Đối với NH có khe hở lãi suất dương, NH tiến hành giao dịch ngược lại (ký hợp đồng mua trái phiếu với giá hiện tai, nhưng nhận trong tương lai).