SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  53
MỤC LỤC TOC  quot;
1-3quot;
    LỜI MỞ ĐẦU PAGEREF _Toc273225897  4Chương 1 PAGEREF _Toc273225898  5TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT DANH MỤC ĐẦU TƯ PAGEREF _Toc273225899  51.1Cơ sở quyết định đầu tư: PAGEREF _Toc273225900  51.2Danh mục đầu tư: PAGEREF _Toc273225901  61.3Xây dựng danh mục đầu tư: PAGEREF _Toc273225902  71.3.1Thiết lập mục tiêu: PAGEREF _Toc273225903  71.3.2Xác định chiến lược đầu tư: PAGEREF _Toc273225904  71.3.3Lựa chọn tài sản đầu tư: PAGEREF _Toc273225905  71.3.4Đánh giá hiệu quả đầu tư: PAGEREF _Toc273225906  131.4Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại: PAGEREF _Toc273225907  131.4.1Giới thiệu về Markowirz: PAGEREF _Toc273225908  131.4.2Khái quát về lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại của Markowitz: PAGEREF _Toc273225909  131.4.3. Các ước lượng thống kê trong lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại PAGEREF _Toc273225910  16Chương 2 PAGEREF _Toc273225911  21ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT DANH MỤC ĐẦU TƯ HIỆN ĐẠI TRONG THỰC TIỄN. PAGEREF _Toc273225912  212.1. Lựa chọn tài sản đầu tư: PAGEREF _Toc273225913  212.1.1.Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai – HAG: PAGEREF _Toc273225914  212.1.2.Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam – VNM: PAGEREF _Toc273225915  252.2.Phân tích mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận của danh mục đầu tư gồm 2 loại cổ phiếu: PAGEREF _Toc273225916  282.2.1.Tỷ suất lợi nhuận mong đợi và rủi ro của từng chứng khoán riêng lẻ: PAGEREF _Toc273225917  282.2.2.Danh mục đầu tư kết hợp 2 tài sản rủi ro: PAGEREF _Toc273225918  302.2.3.Mô hình của danh mục đầu tư, thiết lập đường giới hạn hiệu quả PAGEREF _Toc273225919  362.3.Danh mục đầu tư kết hợp 2 tài sản rủi ro và 1 tài sản phi rủi ro: PAGEREF _Toc273225920  402.3.1.Rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống: PAGEREF _Toc273225921  402.3.2.Danh mục rủi ro tối ưu với một tài sản phi rủi ro và sự hình thành đường thị trường vốn: PAGEREF _Toc273225922  422.4.Đầu tư quốc tế: PAGEREF _Toc273225923  462.4.1.Đa dạng hóa quốc tế giúp giảm rủi ro hệ thống: PAGEREF _Toc273225924  462.4.2.Các trở ngại trong đa dạng hóa quốc tế: PAGEREF _Toc273225925  502.5.Kết luận về việc lựa chọn danh mục đầu tư: PAGEREF _Toc273225926  51KẾT LUẬN PAGEREF _Toc273225927  52<br />LỜI MỞ ĐẦU<br />Khi đầu tư vào các tài sản tài chính, các nhà đầu tư thường quan tâm đến lợi tức dự kiến thu được từ tài sản đó và mức độ rủi ro của nó. Trên thực tế, các tài sản có mức sinh lời càng cao thì rủi ro càng lớn, và dĩ nhiên các nhà đầu tư luôn muốn tránh các rủi ro ấy. Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn nắm giữ nhiều tài sản rủi ro do việc nắm giữ nhiều tài sản rủi ro làm giảm mức rủi ro nói chung mà các nhà đầu tư phải đối mặt. Động thái này chính là việc đa dạng hóa danh mục đầu tư và cũng chính là một phần của “Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại” (Modern Portfolio Theory – MPT). <br />Ở một số quốc gia có thị trường chứng khoán phát triển, từ rất lâu nhà đầu tư đã biết áp dụng nguyên tắc “không bỏ trứng vào cùng một rổ”, thông qua mô hình quản lý danh mục đầu tư hiệu quả kết hợp lý luận có liên quan đến rủi ro và tỷ suất sinh lợi mong đợi (Mô hình định giá tài sản vốn - CAMP) và lý thuyết định giá chênh lệch (APT) để lựa chọn tập hợp chứng khoán hiệu quả nhất.Để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của danh mục, nhà đầu tư phải đánh giá dựa trên hai yếu tố quan trọng: đó là rủi ro và tỷ suất sinh lợi. Hai yếu tố này là cơ sở để ra quyết định đầu tư và có tác động không nhỏ đối với vốn đầu tư.<br />Còn ở Việt Nam, thị trường chứng Việt Nam mới được hình thành trong thời gian ngắn. Dù vậy, thị trường chứng khóan Việt Nam cũng đã có sự phát triển khá mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng. Điều đó khiến cho quy mô cũng như số lượng các nhà đầu tư trên thị trượng Việt Nam ngày càng đa dạng. Tuy nhiên, một thực tế cho thấy các nhà đầu tư ở Việt Nam chủ yếu là đầu tư theo kiểu “bầy đàn”, theo những tin đồn… Đáng chú ý hơn, nhiều nhà đầu tư đã không xác định các yếu tố đầu tư như: lợi nhuận kì vọng, giới hạn thua lỗ trước khi tiến hành đầu tư, chủ yếu họ đầu tư ngắn hạn, còn thiếu tầm nhìn dài hạn, chưa có các phương pháp và chiến lược đầu tư rõ ràng. Cũng do đó mà các nhà đầu tư chưa có kế hoạch tài chính tổng thể, chưa xác định được vai trò quan trọng của việc xác định danh mục đầu tư chứng khóan trong kế hoạch tài chính tổng thể của mình.<br />Vậy thì việc áp dụng “Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại” trong việc đầu tư như thế nào để đạt được kết quả cao nhất? cần phải phân tích những yếu tố rủi ro hay xác đinh lợi tức dự kiến như thế nào để có thể lựa chọn danh mục đầu tư hiệu quả? Trong khả năng cuả nhóm, nhóm xin trình bày những luận điểm căn bản để các bạn có thể nắm bắt về “lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại”.<br />Chương 1<br />TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT DANH MỤC ĐẦU TƯ<br />,[object Object],  Sở dĩ nhà đầu tư quyết định mang tiền đi đầu tư bởi họ mong muốn thu được lợi nhuận từ những đồng tiền đó. Lợi nhuận là phần tài sản mà nhà đầu tư được nhận thêm nhờ đầu tư sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến việc đầu tư đó, bao gồm cả chi phí cơ hội, là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Trong đầu tư, nhà đầu tư cần phân biệt rõ khái niệm lợi nhuận thực nhận và lợi nhuận kì vọng. Đây chính là cơ sở để nhà đầu tư quyết định bỏ tiền đầu tư.<br />Lợi nhuận mà nhà đầu tư mong muốn nhận được từ số tiền mang đi đầu tư được gọi là lợi nhuận kì vọng. <br />Lợi nhuận mà nhà đầu tư thực sự nhận được từ số tiền mang đi đầu tư được gọi là lợi nhuận thực nhận. <br />Lợi nhuận thực nhận mà nhà đầu tư nhận được có thể nhỏ hơn, bằng hay lớn hơn lợi nhuận kì vọng. Nếu lợi nhuận thực nhận lớn hơn lợi nhuận kì vọng chứng tỏ nhà đầu tư có lợi nhuận, quá trình đầu tư coi như thành công. Ngược lại, nếu lợi nhuận thực nhận nhỏ hơn lợi nhuận kì vọng chứng tỏ nhà đầu tư phải chịu rủi ro, quá trình đầu tư đã không mang lại lợi ích cho nhà đầu tư. Vậy rủi ro là gì? Nó ảnh hưởng đến nhà đầu tư như thế nào?<br />Rủi ro là những yếu tố không chắc chắn tồn tại trong quá trình đầu tư của nhà đầu tư, là sự tổn thất về tài sản, là sự sụt giảm của lợi nhuận thực nhận so với lợi nhuận dự kiến. Rủi ro là sự bất trắc không thể lường trước, không chắc chắn xảy ra, có thể đo lường được. Rủi ro luôn luôn tìm ẩn trong bất kì dự án đầu tư nào. Thông thường dự án mang lại lợi nhuận cao thì cũng mang lại những rủi ro cao, ngược lại những dự án có khả năng sinh lời thấp thì mức rủi ro của dự án cũng thấp. Vì vậy, nhà đầu tư cần phải cân nhắc giữa lợi nhuận và rủi ro – cơ sở quyết định đầu tư để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.<br /> Đứng trước sự cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro, mỗi nhà đầu tư sẽ chấp nhận mức độ rủi ro khác nhau với những mức sinh lời khác nhau. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tuổi tác, sức khỏe, giới tính, học vấn, kiến thức, thu nhập, kinh nghiệm, tâm lý của mỗi nhà đầu tư… Những nhà đầu tư thích mạo hiểm sẵn sàng chấp nhận mức độ rủi ro cao để có thể thu về lợi nhuận cao. Họ được xếp vào nhóm nhà đầu tư liều lĩnh. Những nhà đầu tư nằm trong nhóm này thích đầu tư vào thị trường cổ phiếu hơn so với thị trường trái phiếu. Bên cạnh đó là những nhà đầu tư không thích mạo hiểm, họ luôn luôn đặt sự an toàn lên hàng đầu. Những nhà đầu tư này sẵn sàng chấp nhận mức rủi ro thấp và thu về lợi nhuận thấp. Họ được xếp vào nhóm nhà đầu tư bảo thủ. Nhóm nhà đầu tư này thích đầu tư vào trái phiếu hơn là cổ phiếu. Đứng giữa nhà đầu tư liều lĩnh và nhà đầu tư bảo thủ là nhà đầu tư trung dung, họ chỉ chấp nhận một mức rủi ro nhất định để có thể thu về một mức sinh lời cao hơn. Nếu như chỉ chọn đầu tư trên những kênh riêng lẻ và quyết định của nhà đầu tư thiên về sở thích thì quả thật việc đầu tư không hề có hiệu quả. Đây chính là cơ sở hình thành danh mục đầu tư.   <br />,[object Object],Việc đưa ra quyết định đầu tư phụ thuộc vào mong muốn tìm kiếm lợi nhuận và khả năng chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư. Có những nhà đầu tư chấp nhận rủi ro cao bởi họ mong muốn có được lợi nhuận cao, thông thường những nhà đầu tư này thích đầu tư vào cổ phiếu, chứng khoán phái sinh… Bên cạnh đó cũng có những nhà đầu tư thích sự an toàn, họ chỉ chấp nhận một mức rủi ro thấp với một mức sinh lời thấp. Thông thường những nhà đầu tư này sẽ đầu tư vào trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, thậm chí là gửi tiền vào ngân hàng. Nhưng nếu chỉ tập trung vào đầu tư trên một kênh nào đó, nhà đầu tư sẽ rơi vào tình trạng “một mất một còn”. Tức là, nhà đầu tư có thể thu được một món lời đáng kể nếu việc đầu tư thuận lợi, thị trường phát triển theo đúng hướng mà nhà đầu tư tính toán. Nhưng ngược lại, cũng có thể nhà đầu tư sẽ bị mất toàn bộ lợi nhuận dự tính thậm chí thua lỗ trầm trọng nếu việc đầu tư gặp phải khó khăn, thị trường phát triển không theo đúng hướng mà nhà đầu tư đã dự đoán. Qua đây cho thấy, nếu nhà đầu tư đầu tư riêng lẻ thì lợi ích mang lại sẽ không cao và đây không phải là một phương án tối ưu để cho nhà đầu tư ứng dụng. Để giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư, người ta đã đưa ra khái niệm đầu tư theo danh mục.<br />Danh mục đầu tư là sự kết hợp nắm giữ các loại chứng khoán, hàng hóa, bất động sản, các công cụ tương đương tiền mặt hay các tài sản khác bởi các cá nhân hay một nhà đầu tư thuộc tổ chức. mục đích của danh mục đầu tư là làm giảm thiểu rủi ro bằng việc đa dạng hóa đầu tư. Một danh mục đầu tư đơn giản là một tập hợp bao gồm một hoặc nhiều tài sản đầu tư khác nhau.<br />Đứng trên góc độ ngành tài chính, vấn đề đa dạng hóa danh mục đầu tư đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi vì thị trường tài chính thường xuyên biến động khôn lường, nó luôn luôn chịu tác động bởi “hiệu ứng tâm lý đám đông” hay “tâm lý bầy đàn”, nhà đầu tư khó có thể tính toán chính xác hướng phát triển của thị trường, lúc này việc lựa chọn đầu tư theo danh mục là rất cần thiết. Bên cạnh đó, thị trường tài chính phát triển đã tạo ra nhiều loại tài sản tài chính, đây chính là cơ hội để nhà đầu tư đa dạng hóa đầu tư, lựa chọn những danh mục phù hợp với điều kiện của nhà đầu tư. <br />Ví dụ: nhà đầu tư có thể chia nhỏ số tiền đang có để cùng một lúc có thể đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, hay các công cụ phái sinh… hay nhà đầu tư có thể cùng một lúc đầu tư vào 3, 4 mã cổ phiếu khác nhau…<br />,[object Object],Quá trình xây dựng danh mục đầu tư bao gồm các bước sau đây:<br />,[object Object],Mỗi nhà đầu tư đều có những mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau. Bên cạnh đó thì dựa vào thời gian đầu tư và các yếu tố khác như nhu cầu về thanh khoản hay nghĩa vụ về thuế của nhà đầu tư mà họ sẽ xác định những mục tiêu khác nhau. Ngoài ra các khái niệm về đa dạng hoá danh mục đầu tư và danh mục đầu tư hiệu quả cũng được xem xét khi thiết lập mục tiêu đầu tư.<br />,[object Object],Có hai chiến lược đầu tư chính là: chiến lược đầu tư chủ động (Active strategy) và chiến lược đầu tư bị động (Passive strategy).<br />,[object Object],Chiến lược đầu tư bị động: một nhà quản lý danh mục đầu tư theo chiến lược bị động thì sẽ có xu hướng lựa chọn đầu tư theo những thống kê của thị trường. Chiến lược đầu tư bị động dựa vào việc đa dạng hoá danh mục để giảm thiểu rủi ro.<br />Trên thực tế nhiều quỹ đầu tư được quản lý theo hướng kết hợp cả hai chiến lược chủ động và bị động.<br />,[object Object],Sau khi đã xác định chiến lược đầu tư thì bước tiếp theo là nhà quản lý quỹ phải lựa chọn tài sản đầu tư. Thông thường thì một quy trình đầu tư có hệ thống được xây dựng nhằm thiết lập những điều kiện để lựa chọn được tài sản thích hợp. Giai đoạn này đòi hỏi nhà quản lý quỹ phải có những kỹ năng phân tích và đánh giá cần thiết để xác định được những tài sản đang bị định giá thấp và trên cơ sở đó tìm cách tối đa hoá hiệu quả đầu tư.<br />Các loại tài sản chính bao gồm: tiền mặt và các công cụ tài chính ngắn hạn, trái phiếu, cổ phiếu, chứng khoán phái sinh, bất động sản và các tài sản ở nước ngoài.<br />,[object Object],Để kịp thời tận dụng được các cơ hội đầu tư thì một danh mục đầu tư bất kỳ thường duy trì ít nhất là một phần nhỏ dưới dạng tiền mặt và các công cụ tài chính ngắn hạn dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt đơn giản bằng việc gửi ngân hàng (bank deposits) hay mua các chứng chỉ tiền gửi khả nhượng (negotiable certificates of deposits), thương phiếu (kỳ hạn nợ ngắn) (commercial paper – short term corporate debt) và tín phiếu kho bạc (Treasury bills) để lấy lãi.<br />,[object Object],Để hỗ trợ cho nhà đầu tư trong việc ra quyết định khi đầu tư vào trái phiếu, việc xếp hạng trái phiếu được các tổ chức phân tích chuyên nghiệp đảm nhận và công bố, nổi tiếng nhất hiện nay là các hãng của Mỹ như Moody's, Standard & Poor's, và Fitch's Investors Service hoạt động không những tại thị trường Mỹ mà còn cho nhiều thị trường khác trên thế giới. Họ xếp hạng chứng khoán bằng ký hiệu mẫu tự gần giống nhau theo cấp độ cao thấp như sau: <br />Hình1: Bảng xếp hạng chứng khoán<br />Moody'sS&P'sFitch'sXếp hạngAAAAAAAAAThượng hạngAAAAAACaoAAATrên trung bìnhBAABBBBBBTrung bìnhBABBBBThườngBBBKém<br />Trong đó, trái phiếu AAA là trái phiếu được sắp hạng cao nhất về mức an toàn, được chi trả vốn và lãi đầy đủ như mong đợi khi đáo hạn. Đây là loại trái phiếu được xem là có cấp độ đầu tư an toàn, phù hợp để ngân hàng và tổ chức tiết kiệm mua để làm chứng khoán đầu tư. <br />Ngoài ra còn có các trái phiếu hạng C, D tính rủi ro cao. Ví dụ như loại CCC được đánh giá là có thể mất khả năng thanh toán hay bị nghi ngờ nhiều về khả năng trả lãi và tiền gốc. <br />Ở Mỹ, luật lệ khuyến cáo các nhà đầu tư mang danh nghĩa tổ chức đang quản lý tiền của quần chúng hay của người khác chỉ nên đầu tư vào trái phiếu từ loại được xếp hạng BBB trở lên, với yêu cầu cần vừa sáng suốt vừa thận trọng. Các loại trái phiếu nằm trong khung xếp hạng đó còn được giới chuyên nghiệp xem là loại dành cho hoạt động đầu tư. Còn các loại từ B xuống thấp hơn dành cho mục đích đầu cơ những người mua thường không vì giá trị mà có thể chỉ đặt kỳ vọng vào một tương lai tốt hơn để có thu nhập cao hơn mức bình thường. <br />Định kỳ, các tổ chức phân tích sẽ duyệt lại các hạng được xếp, và theo đó một trái phiếu có thể xuống hạng hoặc lên hạng. Một thể hiện uy tín giảm sút qua đánh giá sẽ là dấu hiệu rủi ro tăng, điều này làm cho giá trái phiếu đang lưu hành của loại đó giảm, lợi suất các trái phiếu loại này do đó bị buộc phải tăng để gỡ gạc. Diễn biến nhân quả giữa giá cả và lợi suất thể hiện ở đây rất rõ. Ngược lại, nếu trái phiếu được xếp hạng tăng lên thì độ an toàn của nó tăng, lợi suất trái phiếu của tổ chức phát hành sẽ giảm, hoặc giá trái phiếu của họ đang giao dịch trên thị trường sẽ tăng. <br />Trên cơ sở xếp hạng trái phiếu và tuỳ thuộc vào các điều kiện khác như thời gian hoạt động của quỹ hay yêu cầu về thanh khoản… mà các nhà đầu tư sẽ ra quyết định đầu tư vào các loại trái phiếu nào và trong thời gian bao lâu. Ví dụ như: các quỹ lương hưu có thời gian hoạt động dài sẽ có xu hướng lựa chọn những trái phiếu mang lại thu nhập cao và nắm giữ những trái phiếu đó cho đến khi đáo hạn (có thể lên tới 7-15 năm). Trong khi đó thì các quỹ đầu tư có thời gian hoạt động ngắn hơn và có nhu cầu thanh khoản cao hơn có xu hướng không nắm giữ trái phiếu đến khi đáo hạn hoặc đầu tư vào các trái phiếu mang lại lợi nhuận tương đối thấp hơn nhưng có kỳ hạn ngắn hơn.<br />,[object Object],Trong bất cứ trường hợp nào, thanh khoản là yếu tố đặc biệt quan trọng trong đầu tư cổ phiếu niêm yết. Vì vậy việc chọn lựa các cổ phiếu tiềm năng để đưa vào danh mục đầu tư thường phải thoả mãn yêu cầu đầu tiên là tính thanh khoản. Tuỳ thuộc vào tổng số vốn dự kiến đầu tư và yêu cầu phân bổ vốn mà nhà đầu tư có thể chọn lọc các cổ phiếu có số lượng cổ phiếu giao dịch bình quân cao nhất trong nhiều tháng liên tục thuộc nhóm các cổ phiếu có lượng giao dịch trung bình cao nhất thị trường.<br />Việc chọn lựa cổ phiếu để đưa vào danh mục đầu tư được tiến hành theo trình tự sau đây:<br />Thứ nhất, giới đầu tư thường sử dụng hai lưới lọc cổ phiếu là cơ bản và kỹ thuật. Có khi, nhà đầu tư kết hợp cả hai lưới lọc để chọn cổ phiếu và thời điểm giao dịch.<br />,[object Object],Qua nghiên cứu các phương pháp đầu tư cơ bản của các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư chứng khoán thành công và nổi tiếng trên thế giới như: Templeton, Warren Buffett, Dreman, Driehaus… có thể thấy một số tiêu chí cơ bản chung có thể xem xét chọn lọc trước khi tiến hành đầu tư như chỉ số vốn hóa; PS; ROE; lợi nhuận; hệ số nợ; các chỉ số thị trường (bao gồm các chỉ số P/E; P/B; P/S; PEG; D/P) (xem phụ lục 1).<br />Các cổ phiếu tiềm năng không nhất thiết phải đáp ứng toàn bộ các bước nêu trên bởi vì gần như không có cổ phiếu nào đáp ứng được toàn bộ các tiêu chí lựa chọn. Các tổ chức đầu tư hoặc mỗi nhà đầu tư cá nhân đều có cách vận dụng linh hoạt theo từng giai đoạn khác nhau của thị trường. Ví dụ như trong tiêu chí P/E ở bảng trên có thể chọn lựa cao hoặc thấp hơn của ngành nhưng chỉ nên áp dụng trường hợp cao hơn đối với những công ty đầu ngành, có lợi thế hoặc tiềm năng vượt trội… Hoặc như tiêu chí P/B có thể chọn nhỏ hơn 2 nhưng cũng có thể chọn nhỏ hơn hay bằng 3 tuỳ thuộc vào từng giai đoạn của thị trường và yêu cầu của nhà đầu tư.<br />Cơ sở dữ liệu để thực hiện việc chọn lọc dựa trên các tiêu chí nêu trên đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và thường chỉ các nhà đầu tư tổ chức mới có điều kiện xây dựng. Nhà đầu tư cá nhân có thể tham khảo trên các website có uy tín và ứng dụng cho danh mục của mình. Nếu nhà đầu tư không có kiến thức về quản trị tài chính, cũng khó lòng “hiểu” ý nghĩa đằng sau các con số tài chính khô khan.<br />Yếu tố quan trọng nhất vẫn là khi nào mua và nên mua ở các mức giá nào?<br />,[object Object],Nhà đầu tư có thể chọn lọc dựa trên các công cụ của phân tích kỹ thuật khi có các dấu hiệu xem xét mua như: diễn biến lịch sử giá của cổ phiếu, khối lượng giao dịch tăng đột biến so với bình quân tuần hay bình quân tháng, giá phá vỡ các điểm quan trọng then chốt khi bắt đầu chu kỳ tăng giá như đỉnh cao cũ, phá vỡ các kênh xu hướng, giá vượt đường trung bình động 8 ngày, 13 ngày… hoặc khi điều chỉnh thì mức giá nằm gần các đường trung bình động 55 ngày, 144 ngày… Hoặc cũng có thể chọn lọc dựa trên sự kết hợp các chỉ báo như RSI, MACD, Stochastic, Bollinger Bands, Fibonacci, Trendline…<br />Việc chọn lọc này dựa trên kinh nghiệm và kiến thức của mỗi nhà đầu tư khi ứng dụng các công cụ của các chương trình phân tích kỹ thuật như MetaStock, AmiBroker… Nhà đầu tư có thể sử dụng dịch vụ tư vấn nếu không đủ kỹ năng hoặc thời gian nghiên cứu.<br />Mỗi một cổ phiếu có đặc điểm tăng hoặc giảm giá không giống nhau mặc dù nhìn chung giá vận động theo xu hướng chung của toàn thị trường. Do đó, việc vận dụng các phương pháp chọn lọc sẽ đưa đến các kết quả khác nhau và đòi hỏi một quá trình đúc kết kinh nghiệm để lựa chọn được các phương pháp hiệu quả nhất và ứng dụng vào thực tế của thị trường.<br />Phân tích kỹ thuật là một nghệ thuật, hiểu theo nghĩa, phải có trải nghiệm thực tế để diễn giải các biểu đồ phù hợp. Tỷ như nguyên lý giá phản ánh tất cả ở thị trường Việt Nam phải chú ý tới biên độ giao dịch.<br />Thứ hai, sau quá trình chọn lọc trên, nhà đầu tư có thể kết hợp thực hiện chọn lựa một số cổ phiếu ở các ngành tiềm năng trong từng giai đoạn thông qua việc nghiên cứu và phân tích cơ cấu ngành, chi tiết về tiềm năng của từng ngành dựa trên các báo cáo của các tổ chức có uy tín và các phương tiện thông tin đại chúng.<br />Đối với nhà đầu tư cá nhân, danh mục các cổ phiếu theo dõi để đầu tư có thể khoảng 20 – 30 mã tuỳ thuộc vào quỹ thời gian nghiên cứu của mỗi người. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo việc theo dõi và quản lý danh mục một cách sát sao và hiệu quả, tổng số mã cổ phiếu đầu tư trong cùng một thời điểm không nên quá năm mã cổ phiếu và thuộc vài ngành khác nhau để tránh rủi ro.<br />Khi đạt các mức lợi nhuận kỳ vọng hoặc nhận thấy các cổ phiếu khác trong danh mục đang theo dõi có tiềm năng hơn thì cơ cấu lại danh mục nhưng vẫn chỉ nên đầu tư tối đa năm mã cổ phiếu mà thôi.<br />Danh mục đầu tư cũng có thể chia làm dài hạn và ngắn hạn nhằm tận dụng được các biến động của thị trường và tối ưu hoá lợi nhuận. Các cổ phiếu đầu tư ngắn hạn có thể không nằm trong số các mã cổ phiếu theo dõi nhưng chỉ nên đầu tư 1 – 2 mã trong một thời điểm là thích hợp.<br />,[object Object]
Công cụ tài chính phái sinh được hiểu là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ tài chính đã có, các nhà đầu tư có thể sử dụng các công cụ này nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo ra lợi nhuận. Hai loại công cụ phái sinh phổ biến là hợp đồng tương lai (futures) và hợp đồng quyền chọn (options).
Hợp đồng tương lai:Hợp đồng tương lai là một hợp đồng được tiêu chuẩn hoá, được giao dịch trên thị trường giao dịch hợp đồng tương lai, để mua hay bán một số loại hàng hoá nhất định, ở một mức giá nhất định, vào một ngày xác định trong tương lai. Ngày trong tương lai đó gọi là ngày giao hàng, hay ngày thanh toán cuối cùng. Giá được xác định ngay tại thời điểm kí hợp đồng được gọi là giá tương lai (futures price), còn giá của hàng hoá đó vào ngày giao hàng là giá quyết toán. Thông thường, càng dần đến ngày giao hàng thì giá quyết toán sẽ hội tụ dần về giá tương lai.<br />Đến ngày giao hàng, hàng sẽ được chuyển từ người bán cho người mua nếu đó là hợp đồng giao hàng, hoặc tiền sẽ được chuyển từ bên lỗ sang bên lãi nếu đó là kiểu hợp đồng bù trừ tiền. Để thoát khỏi hợp đồng trước khi đáo hạn, các bên tham gia hợp đồng có thể chuyển nhượng hợp đồng cho một bên khác theo giá thị trường, kết thúc một hợp đồng tương lai và các nghĩa vụ kèm theo của nó.<br />,[object Object],Là hợp đồng giữa hai bên, người mua và người bán, trong đó cho người mua quyền nhưng không phải nghĩa vụ, để mua hoặc bán một tài sản nào đó vào ngày trong tương lai với giá đã đồng ý vào ngày hôm nay. Người mua quyền chọn trả cho người bán một số tiền gọi là phí quyền chọn. Người bán quyền chọn sẵn sàng bán hoặc tiếp tục nắm giữ tài sản theo điều khoản của hợp đồng nếu người mua muốn thế. Một quyền chọn để mua tài sản gọi là quyền chọn mua (call), một quyền chọn bán một tài sản gọi là quyền chọn bán (put). Mặc dù các quyền chọn được giao dịch trong một thị trường có tổ chức nhưng phần lớn các giao dịch quyền chọn được quản lý riêng rẽ giữa hai bên. Những người này tự tìm đến với nhau, loại thị trường này gọi là thị trường OTC, đây chính là loại thị trường quyền chọn xuất hiện đầu tiên. Hầu hết các quyền chọn chúng ta quan tâm là mua bán các loại tài sản tài chính chẳng hạn như cổ phiếu, trái phiếu… Mặc dù vậy, chúng ta cũng thấy xuất hiện loại thoả thuận tài chính khác như hạn mức tín dụng, đảm bảo khoản vay, và bảo hiểm cũng là một hình thức khác của quyền chọn. Ngoài ra, bản thân cổ phiếu cũng là quyền chọn trên tài sản công ty. Quyền chọn cũng có những nét giống với một hợp đồng kỳ hạn nhưng quyền chọn không bắt buộc phải thực hiện giao dịch còn người sở hữu hợp đồng kỳ hạn bắt buộc phải thực hiện giao dịch. Hai bên trong hợp đồng kỳ hạn có nghĩa vụ phải mua và bán hàng hoá, nhưng người nắm giữ quyền chọn có thể quyết định mua hoặc bán tài sản với giá cố định nếu giá tri của nó thay đổi.<br />,[object Object],Đầu tư vào bất động sản như văn phòng, nhà xưởng, khách sạn… có thể được tiến hành bằng cách trực tiếp mua những bất động sản đó hoặc gián tiếp bằng cách mua cổ phiếu của những công ty bất động sản. Bởi vì tính thanh khoản kém của bất động sản nên chỉ có những nhà đầu tư theo dạng tổ chức lớn với thời gian hoạt động lâu dài và không có áp lực về thanh khoản mới có khuynh hướng đầu tư bằng cách trực tiếp. <br />,[object Object],Những thị trường, nền kinh tế và các công ty trên toàn thế giới có cơ cấu, triển vọng và những thế mạnh khác nhau, do đó sự biến động về giá của các loại tài sản trong một nước không phải lúc nào cũng có tương quan với sự biến động tại các nước khác. Điều đó tạo ra cơ hội đầu tư ra nước ngoài cho các nhà quản lý quỹ theo chiến lược tích cực tối đa hóa lợi nhuận của họ trong khi cố gắng để giảm thiểu rủi ro của danh mục đầu tư. Bên cạnh đó, họ còn đầu tư ra nước ngoài bởi vì triển vọng về giá cổ phiếu, tỷ lệ lạm phát, lãi suất và tỷ giá hối đoái ở các thị trường và quốc gia khác khi so sánh với các điều kiện đó ở nước họ. <br />,[object Object],Để đánh giá sự thành công của nhà quản lý quỹ, hiệu quả đầu tư được đánh giá định kỳ theo một tiêu chuẩn được xác định trước - có thể là một chỉ số chứng khoán phù hợp hoặc là một nhóm danh mục đầu tư tương tự.<br />,[object Object]
Giới thiệu về Markowirz:Markowitz sinh ngày 24/8/1927 tại Chicago. Khi còn học trung học, ông rất có năng khiếu về vật lý và triết học. Sau đó, ông học tại trường đại học Chicago. Ông đã chọn việc ứng dụng toán học vào phân tích thị trường chứng khoán làm đề tài luận án tiến sĩ. Jacob Marschak – người hướng dẫn đề tài luận án đã khuyến khích ông theo đuổi đề tài này. Trong quá trình làm đề tài, ông đã nhận ra rằng các lý thuyết thiếu sự phân tích về những tác động của rủi ro đến hoạt động đầu tư. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại.<br />Năm 1952, lần đầu tiên, Markowitz đưa ra mô hình lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại trong bài tham luận “Lựa chọn danh mục đầu tư” trên tạp chí Journal of Finance. Năm 1959, ông đã xuất bản cuốn sách cùng tên chính thức công bố lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại một cách có hệ thống. Năm 1990, Harry Markowitz cùng với William Sharpe và Merton Miller được nhận giải Nobel kinh tế về lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại.  <br />,[object Object],Thị trường chứng khoán là canh bạc đối với những người không cần mất công hiểu biết về nó, nhưng thật ra nó là một trò chơi đầy trí tuệ và mất nhiều công sức. Nó có thể là con đường để nhà đầu tư đạt đỉnh vinh quang nhưng cũng có thể là nơi gieo mình xuống vực thẳm. Trong các lý thuyết về tài chính và kinh tế, có giả thuyết nổi tiếng quot;
Random walkquot;
 (Bước di ngẫu nhiên). Giả thuyết này coi thị trường chứng khoán là một quy trình ngẫu nhiên. Theo đó, tiền bạc không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi trên thị trường chứng khoán mà nó chỉ chuyển giao từ nhà đầu tư này sang nhà dầu tư khác. Lợi nhuận của quot;
trò chơi chứng khoánquot;
 luôn đi kèm theo rủi ro. Nhiều nhà đầu tư thu lời lớn từ thị trường chứng khoán thì cũng có nhiều người ngậm ngùi thấy tiền trong tài khoản cứ đội nón ra đi. Vậy, để bắt đầu và thành công trên con đường chinh phục ấy, bạn phải làm gì?<br />Câu trả lời để giải quyết vấn đề đặt ra là làm thế nào để cùng bỏ ra một số tiền như nhau nhưng có thể thu được lợi nhuận lớn hơn khi thị trường đi lên và chịu lỗ ít hơn khi thị trường đi xuống? Điều đó phụ thuộc khá lớn vào việc lựa chọn danh mục chứng khoán (porfolio) của nhà đầu tư. <br />Lý thuyết danh mục đầu tư được sử dụng vào năm 1952 bởi Harry Markowitz và nó cho chúng ta thấy rằng khả năng chọn lựa các danh mục đầu tư khác nhau để có các mức độ rủi ro và tỷ suất sinh lời khác nhau. Mỗi nhà đầu tư phải quyết định mức độ rủi ro nào mà họ có thể chấp nhận và phân bổ (hay đa dạng hóa) danh mục đầu tư của họ theo quyết định này.<br />Quản lý danh mục đầu tư là một nghiệp vụ quan trọng trong kinh doanh chứng khoán, là công cụ hữu hiệu để hạn chế rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để quản lý danh mục đầu tư một cách tối ưu nhất? Một danh mục đầu tư có thể bao gồm tất cả các chứng khoán được giao dịch trên thị trường như cổ phiếu, trái phiếu, hay các giấy tờ sở hữu bất động sản...<br />Vì sao cần quản lý danh mục đầu tư? <br />Thứ nhất, đa dạng hoá danh mục đầu tư là nhu cầu của người đầu tư, có trường hợp giá cả của mọi chứng khoán được định giá đúng nhưng mỗi chứng khoán vẫn chứa đựng rủi ro và những rủi ro này có thể san sẻ thông qua việc đa dạng hoá danh mục đầu tư.<br /> Thứ hai, việc lựa chọn danh mục đầu tư phải tính đến ảnh hưởng của thuế. Nhà đầu tư phải chịu mức thuế cao thường không muốn trong danh mục của mình có những chứng khoán giống như trong danh mục của những người chịu thuế thấp. <br />Thứ ba, quản lý danh mục đầu tư là cần thiết vì liên quan đến lứa tuổi của khách hàng đầu tư. Các nhà đầu tư ở các lứa tuổi khác nhau sẽ có nhu cầu riêng trong chính sách lựa chọn danh mục đầu tư và liên quan đến rủi ro. Thông thường người già ưa thích đầu tư vào những chứng khoán có độ an toàn cao như trái phiếu Chính phủ, còn giới trẻ lại thích đầu tư vào những chứng khoán có độ rủi ro cao nhưng kỳ vọng mức lợi tức cao. <br />Quy trình quản lý danh mục đầu tư Quản lý danh mục đầu tư là quá trình liên tục và có hệ thống gồm 4 bước: <br />- Xác định mục tiêu đầu tư. Trọng tâm của việc xác định mục tiêu là xác định rõ mức độ rủi ro có thể chấp nhận được của chủ đầu tư và mức độ lợi nhuận mong đợi tương thích với mức độ rủi ro đó.<br />- Xây dựng các chiến lược phù hợp với mục tiêu bao gồm việc lập các tiêu chuẩn và phân bổ đầu tư. <br />- Giám sát theo dõi những diễn biến giá cả tương đối của chứng khoán trên thị trường, cả mức độ rủi ro và lợi nhuận mong đợi. <br />- Điều chỉnh danh mục đầu tư phù hợp với diễn biến của thị trường và mục tiêu của người đầu tư. <br />Một nguyên tắc nữa của danh mục là chính sách đầu tư được viết ra bằng văn bản và có sự cam kết của nhà đầu tư. Điều này rất cần thiết vì nó đảm bảo tính nhất quán, không xét lại theo tính ngẫu hứng, không phụ thuộc vào quan điểm ngắn hạn của chủ đầu tư.<br />,[object Object],-Là nền tảng của lý thuyết danh mục đầu tư.<br />-Hạn chế đến mức tối đa những rủi ro phi hệ thống.<br />-Không sử dụng phương pháp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật về sự biến động giá chứng khoán mà dựa vào những mô hình toán học để xây dựng những danh mục đầu tư gồm nhiều loại tài sản dựa trên sự kết hợp giữa yếu tố lợi nhuận và rủi ro.<br />-Chứng minh được rằng một danh mục đầu tư được đa dạng hóa tối ưu có thể giảm thiểu rủi ro đến mức đáng kể mà không phải hy sinh hay chỉ hy sinh một phần nhỏ lợi nhuận.<br />,[object Object],Mô hình Markowitz dựa trên những giả định cơ sở như sau:<br />-Các nhà đầu tư đều là những nhà đầu tư ngại rủi ro. Với một mức rủi ro cho trước nhà đầu tư sẽ ưa thích phương án đầu tư nào có lợi nhuận kỳ vọng cao hơn. Tương tự, với cùng một mức lợi nhuận kỳ vọng cho trước, nhà đầu tư sẽ ưa thích lựa chọn những phương án nào có mức độ rủi ro thấp hơn.<br />-Các nhà đầu tư không đơn thuần theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận kỳ vọng mà là mục tiêu tối đa mức hữu dụng của khoản đầu tư.<br />-Việc lựa chọn và quyết định phương án đầu tư của nhà đầu tư chỉ dựa trên hai yếu tố là thu nhập kỳ vọng và rủi ro của thu nhập. Mức độ hữu dụng của khoản đầu tư chỉ dựa vào hai yếu tố này.<br />-Các quyết định đầu tư được đưa ra và kết thúc trong một khoảng thời gian xác định. Tất cả các nhà đầu tư đều có thời hạn đầu tư như nhau.<br />Lý thuyết danh mục đầu tư chỉ đưa ra được cách thức để phân tán rủi ro chính là đa dạng hóa danh mục đầu tư “không bỏ trứng vào cùng một rổ”. Với lý thuyết này, người ta chỉ có thể giảm thiểu phần nào rủi ro, đi kèm với nó là sự sụt giảm lợi nhuận. Nhưng đây cũng là tiền đề để Markowitz bổ sung sự thiếu hụt của nó, phát triển nó một cách toàn diện thành lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại. “Không bỏ trứng vào cùng một rổ” – vậy phải chia làm bao nhiêu rổ, mỗi rổ có bao nhiêu trứng, có nên để số trứng ở mỗi rổ là như nhau? Những câu hỏi này đã được Markowitz giải quyết toàn bộ bằng những công thức và mô hình toán học có tính chất thuyết phục cao. Với lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại của Markowitz và những công thức, mô hình toán học, nhà đầu tư có thể kết hợp được những danh mục đầu tư với một tỷ lệ thích hợp phù hợp với điều kiện của từng nhà đầu tư. Đồng thời, nhà đầu tư có thể thu được lợi nhuận tối đa và giảm thiểu rủi ro đến mức tối thiểu. <br />1.4.3. Các ước lượng thống kê trong lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại<br />Để hiểu rõ hơn về lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại, chúng ta sẽ nhắc lại một số ước lượng trong thống kê để ước lượng rủi ro của danh mục đầu tư:<br />,[object Object],Số trung bình là chỉ tiêu biểu hiện mức độ đại biểu theo một tiêu thức nào đó của tổng thể gồm những đơn vị cùng loại ví dụ như bình quân tỉ suất sinh lợi mong đợi. Số trung bình gồm số bình quân số học và số bình quân gia quyền:<br />- Số bình quân số học là số bình quân tiêu chuẩn, thường chỉ được gọi ngắn gọn là quot;
số bình quânquot;
 hoặc quot;
trung bìnhquot;
.<br />Trung bình của mẫu (gọi tắt là trung bình mẫu) (x1, x2,…,xn) được tính bởi:<br />- Số bình quân gia quyền được sử dụng khi ta muốn kết hợp các số bình quân từ các mẫu với các kích thước khác nhau từ cùng một tổng thể chung:<br />Các trọng số wi biểu diễn biên của mẫu i. Trong các ứng dụng khác, chúng biểu diễn một độ đo độ tin cậy của ảnh hưởng của mẫu lên trung bình bằng các giá trị tương ứng.<br />Đặc điểm và ý nghĩa :<br />-Số bình quân có tính chất khái quát, có tính chất tổng hợp cao.<br />-Tính đại diện chung cho cả tập hợp lớn.<br />-Tính san bằng cho mọi chênh lệch giữa các đơn vị về trị số của tiêu thức nghiên cứu.<br />-Chỉ bằng một trị số nhất định, số bình quân nêu lên mức độ chung nhất, phổ biến nhất, có tính đại biểu nhất của tiêu thức nghiên cứu không tính đến sự chênh lệch thực tế giữa các đơn vị.<br />-Biết được xu hướng phát triển của tổng thể.<br />Ứng dụng trong ước lượng rủi ro của danh mục đầu tư <br />Tỷ suất sinh lợi mong đợi đối với một danh mục của những khoản đầu tư đơn giản là giá trị trung bình theo tỷ trọng (trọng số) của tỷ suất sinh lợi mong đợi đối với những khoản đầu tư cụ thể trong danh mục.<br />Công thức:<br />       E (Rp) = i=1nwi.E(Ri)<br />       E (Ri) = jnpj.Rj<br />Trong đó : witỷ trọng đầu tư tài sản i trong danh mục.<br />      E( Ri)tỷ suất sinh lợi mong đợi của tài sản i(%).<br />      pjkhả năng xảy ra mức tỷ suất sinh lợi Rj(%).<br />                  Rjtỷ suất sinh lợi của tài sản rủi ro trong tình huống j.<br />,[object Object]
Phương sai:- Phương sai là số trung bình cộng của bình phương các độ lệch giữa các biến lượng với giá trị trung bình cộng của các biến lượng đó. Phương sai đo mức độ phân tán của các biến lượng xung quanh số bình quân.<br />Phương sai của mẫu (gọi tắt là phương sai mẫu) (x1,x2,…,xn), được tính bởi:<br />trong đó là số bình quân số học của mẫu.<br /> Ý nghĩa trong ước lượng rủi ro của danh mục đầu tư:<br />Phương sai của tỷ suất sinh lợi mong đợi thể hiện sự phân tán của tỷ suất sinh lợi xung giá trị mong đợi. Phương sai càng cao biểu thị độ phân tán lớn hơn. Sự phân tán của suất sinh lợi mong đợi càng cao thì tỷ suất sinh lợi không chắc chắn trong tương lai càng cao.<br />,[object Object],Độ lệch chuẩn là căn bậc hai của phương sai.Ngoài việc sử dụng để so sánh độ phân tán của hai tổng thể nó còn cho biết sự phân phối của lượng biến trong một tổng thể. <br />Khi hai tập dữ liệu có cùng giá trị trung bình cộng, tập nào có độ lệch chuẩn lớn hơn là tập có dữ liệu biến thiên nhiều hơn. Trong trường hợp hai tập dữ liệu có giá trị trung bình cộng không bằng nhau, thì việc so sánh độ lệch chuẩn của chúng không có ý nghĩa.<br />Ý nghĩa trong ước lượng rủi ro của danh mục đầu tư:<br />Đây là tiêu chuẩn được các nhà đầu tư áp dụng phổ biến, là công cụ hữu hiệu để hình thành những danh mục đầu tư. Nó đo lường sự không chắc chắn của tỷ suất sinh lợi.<br />Độ lệch chuẩn có khuynh hướng ổn định theo thời gian (đặc biệt khi so sánh với giá trị trung bình của tỷ suất sinh lợi và những thước đo quan trọng khác của sự phân phối)<br />Ứng dụng:<br /> - Tính phương sai, độ lệch chuẩn của một khoản đầu tư cụ thể:<br />Phương sai hay độ lệch chuẩn là một phương pháp ước lượng chênh lệch của những mức tỷ suất sinh lợi có thể có (Ri) so với tỷ suất sinh lợi mong đợi [E (Ri)] sau đây:<br />Phương sai: (σ2) = i=1nRi-ERi2pi<br />Trong đó: pi là khả năng xảy ra tỷ suất sinh lợi.<br />Độ lệch chuẩn (σ) =i=1nRi-ERi2pi= σ2<br />Tuy nhiên việc tính toán độ lệch chuẩn của các giá trị tỷ suất sinh lợi thực nghiệm thì chúng ta có thể thấy tổng bình phương các khoản chênh lệch và chia cho N. Với N là mẫu số thực nghiệm.<br />σ = 1N.i=1nRi-ERi2<br />- Độ lệch chuẩn đối với một danh mục đầu tư:<br />Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu hai khái niệm cơ bản trong thống kê là hiệp phương sai và hệ số tương quan.<br />,[object Object],Một giá trị hiệp phương sai dương có nghĩa là tỷ suất sinh lời đối với hai khoản đầu tư có khuynh hướng dịch chuyển về cùng một hướng so với mức trung bình của chúng trong suốt một khoảng thời gian. Ngược lại, một giá trị hiệp phương sai âm chỉ ra tỷ suất sinh lợi đối với hai khoản đầu tư có khuynh hướng dịch chuyển về hai hướng khác nhau liên quan đến mức trung bình vào cùng thời điểm trong một khoảng thời gian. Độ lớn của hiệp phương sai phụ thuộc vào phương sai của những chuỗi tỷ suất sinh lợi cụ thể, cũng như mối quan hệ giữa những chuỗi tỷ suất sinh lợi.<br />Đối với hai tài sản A & B, hiệp phương sai được định nghĩa là:<br />Cov (AB) = Giá trị kỳ vọng {[RiA – E(RA)][RiB – E(RB)]} =σAB<br />Đối với trường hợp phân phối xác suất tỷ suất sinh lợi của hai tài sản A và B, thì hiệp phương sai được xác định như sau:<br />Cov(AB) =  1=1Npi.(RiA – E(RA)).(RiB – E(RB))<br />Trong trường hợp tỷ suất sinh lời của hai tài sản A và B được tính toán dựa vào thực nghiệm thì phương sai của chúng được xác định như sau :<br />Cov(AB) =1/N . i=1N(RiA – E(RA)). (RiA – E(RB)) <br />,[object Object],Hệ số tương quan là hằng số đo độ lớn và chiều hướng về mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến số kinh tế. Hệ số tương quan là “chuẩn hóa” ước lượng hiệp phương sai. <br />Hiệp phương sai bị ảnh hưởng bởi tính biến thiên của hai chuỗi tỷ suất sinh lợi riêng lẻ. Vì vậy Cov(AB) có thể nhấn mạnh một mối quan hệ mờ nhạt nếu hai chuỗi tỷ suất sinh lợi riêng lẻ không ổn định lại phản ánh mối quan hệ bền vững nếu hai chuỗi này rất ổn định.<br />Cho nên ta dùng công thức hệ số tương quan để chẩn hóa ước lượng hiệp phương sai:<br />ρAB =Cov ABσA σB hay Cov AB = ρAB.σA.σB<br />Trong đó:<br />ρAB     hệ số tương quan của những tỷ suất sinh lợi<br />σA     độ lệch chuẩn của RiA<br />σB     độ lệch chuẩn của RiB<br />Tính chất của hệ số tương quan <br />- ρ chỉ có thể thay đổi trong khoản [-1,1] <br />- ρ € [-1, 0] thì hai biến số kinh tế x,y có sự tương quan nghịch, nghĩa là hai biến số có sự biến đổi “ngược chiều”. <br />- Nếu ρ € [0, 1] thì hai biến số kinh tế x,y tương quan thuận, nghĩa là hai biến số kinh tế x,y có sự biến đổi “cùng chiều”.  <br />- ρ = 0 thì tỷ suất sinh lợi không có mối quan hệ tuyến tính – tương quan độc lập.<br />- ρ = 1 có thể nhấn mạnh mối quan hệ tuyến tính xác định giữa RA và RB, nghĩa là tỷ suất sinh lợi đối với hai cổ phiếu cùng thay đổi theo một kiểu tuyến tính xác định hoàn toàn.<br />- ρ = -1 có thể nhấn mạnh mối quan hệ phủ định hoàn toàn giữa hai chuỗi tỷ suất sinh lợi như khi tỷ suất sinh lợi của một cổ phiếu cao hơn mức trung bình, tỷ suất sinh lợi của những cổ phiếu khác sẽ thấp hơn mức trung bình bằng một lượng lớn.<br />Công thức tính độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư:<br />              σp = i=1nwi2σi2+ i=1nj=1nwiwjCov(ij) <br />              hay σp = i=1nwi2σi2+ i=1nj=1nwiwjρijσiσj<br />            Trong đó :  i≠j<br />             σp      độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư<br />             wi      tỷ trọng đầu tư của tài sản riêng lẻ trong danh mục, tỷ trọng này được xác định bởi tỷ lệ của giá trị trong danh mục đầu tư.<br />             σi2               phương sai của tỷ suất sinh lợi đối với tài sản i.<br />           Cov(ij)         hiệp phương sai giữa tỷ suất sinh lợi đối với tài sản i và j, với Cov(ij) = ρijσiσj.<br />           Ý nghĩa trong ước lượng rủi ro của danh mục đầu tư;<br />            Rủi ro của danh mục đầu tư không chỉ bao gồm phương sai của những tài sản riêng lẻ mà còn bao gồm hiệp phương sai của những tài sản trong danh mục.<br />Công thức này cho thấy độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư là một phần giá trị trung bình của những phương sai riêng lẻ (trong đó tỷ trọng là bình phương), cộng với tỷ trọng hiệp phương sai giữa những tài sản trong danh mục. Độ lệch chuẩn đối với danh mục của những tài sản bao gồm phương sai của những tài sản riêng lẻ và hiệp phương sai của những cặp tài sản riêng lẻ trong danh mục.<br />Chương 2<br />ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT DANH MỤC ĐẦU TƯ HIỆN ĐẠI TRONG THỰC TIỄN.<br />2.1. Lựa chọn tài sản đầu tư:<br />Tình huống: Một nhà đầu tư có số vốn 10 tỷ đồng, anh ta có ý định muốn đầu tư vào thị trường chứng khoán. Qua tìm hiểu thị trường chứng khoán Việt Nam, anh ta đã tìm được 2 mã chứng khoán phù hợp là HAG – Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai và VNM – Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk. Tuy nhiên nhà đầu tư này lại không thể xác định được là nên đầu tư vào chứng khoán nào hay là nên kết hợp cả hai và nếu kết hợp thì tỷ trọng cần thiết để tối đa hóa lợi nhuận đồng thời giảm thiểu rủi ro của mình là bao nhiêu? Trong vai một người tư vấn chứng khoán, đại diện cho một công ty quản lý quỹ, bạn hãy phân tích giúp nhà đầu tư trên thực hiện phương án đầu tư thích hợp thông qua việc sử dụng mô hình Markowitz về danh mục đầu tư hiện đại.<br />Trước hết, ta cần tìm hiểu những thông tin cơ bản của 2 công ty trên:<br />,[object Object],Khởi nghiệp từ năm 1990 từ một phân xưởng nhỏ chuyên đóng bàn ghế cho học sinh xã Chưhdrông, Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai do Ông Đoàn Nguyên Đức trực tiếp điều hành. Đến nay, Hoàng Anh Gia Lai đã đạt được bước tiến mạnh mẽ và trở thành tập đoàn tư nhân hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Các sản phẩm như đồ gỗ nội, ngoại thất cao cấp; đá granite ốp lát tự nhiên; mủ cao su đã có mặt hầu khắp các thị trường Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á, Australia, New Zealand…Các văn phòng đại diện được thiết lập tại một số nước nhằm tạo điều kiện cho khách hàng có thể tiếp cận, giao dịch với tập đoàn một cách thuận tiện và nhanh chóng nhất. Bên cạnh việc duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu, Hoàng Anh Gia Lai Group đang phát triển thị trường trong nước bằng việc hình thành hệ thống siêu thị đồ gỗ, đá granite với qui mô lớn tại 5 trung tâm đô thị chính Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.<br />Với lợi thế về vốn, nguồn nhân lực, nguyên vật liệu dồi dào và thương hiệu mạnh, Hoàng Anh Gia Lai Group tập trung mở rộng đầu tư sang lĩnh vực kinh doanh địa ốc như xây dựng trung tâm thương mại, căn hộ cao cấp, văn phòng cho thuê cùng với sự ra đời của một chuỗi khách sạn, khu nghỉ mát tiêu chuẩn 4 sao, 5 sao tại Tp.HCM, Đà Lạt, Đà Nẵng, Nha Trang, Gia Lai, Quy Nhơn…nhằm khai thác tiềm năng du lịch đầy hứa hẹn của đất nước.<br />Dưới sự lãnh đạo của ông Đoàn Nguyên Đức cùng sự đồng tâm hiệp lực của đội ngũ công nhân viên giàu kinh nghiệm, tận tụy, giỏi tay nghề đã giúp Hoàng Anh Gia Lai Group phát triển và lớn mạnh không ngừng. Nếu số công nhân viên khi mới thành lập nhà máy khoảng 200 người thì đến nay nhân sự của Hoàng Anh Gia Lai đã hơn 7000 người. Nếu doanh thu năm đầu tiên là 200 tỷ thì năm 2005 doanh thu đã đạt 1.200 tỷ đồng.<br />Chiến lược phát triển của tập đoàn là xây dựng quy trình kinh doanh khép kín trên cơ sở liên kết dọc các ngành nghề như: sản xuất các loại đồ gỗ, chế tác đá granite, xưởng lắp ráp và thi công nhôm kính, có xí nghiệp xây lắp, xây dựng, kinh doanh bất động sản…nhằm hạn chế tối thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.<br />Từ nay đến năm 2010, Hoàng Anh Gia Lai Group phấn đấu sẽ là một trong những tập đoàn cung cấp sản phẩm căn hộ cao cấp và trung tâm thương mại hàng đầu tại Việt Nam đồng thời mở rộng hoạt động sang các nước trong khu vực Đông Nam Á.<br />,[object Object], Các mục tiêu chủ yếu của công ty <br />- Phát triển nhanh và bền vững, đến năm 2012 ngành cao su, thủy điện và khai thác khoáng sản sẽ đóng vai trò chủ lực.<br />- Trở thành công ty bất động sản số 1 Việt Nam.<br /> Chiến lược phát triển<br />* Chiến lược phát triển trung hạn<br />Công ty tập trung nguồn lực vào kinh doanh bất động sản, sản xuất và phân phối đồ gỗ nhằm đẩy nhanh tốc độ tích tụ vốn bởi vì các nghành này có tỷ suất lợi nhuận khá cao.<br />* Chiến lược phát triển dài hạn<br />Tập trung vào kinh doanh cây cao su và thủy điện với quy mô 31.000 ha cao su và 300 MW thủy điện. Đây là hai lĩnh vực được kỳ vọng tạo ra sự phát triển bền vững và lâu dài. Ngành khai thác khoáng sản sẽ được chú trọng với tốc độ phát trriển phù hợp.<br />,[object Object],- Trồng, khai thác và chế biến các sản phẩm từ cây cao su.<br />- Khai thác và chế biến khoáng sản.<br />- Xây dựng và kinh doanh căn hộ cao cấp và văn phòng cho thuê.<br />- Đầu tư xây dựng và khai thác thủy điện.<br />- Sản xuất và phân phối đồ gỗ, đá granite.<br />- Các hoạt động hỗ trợ khác.<br />,[object Object],Kết thúc năm 2009, HAG đạt doanh thu 4370,25 tỷ, tăng trưởng 132% so với năm trước và lợi nhuận sau thuế đạt 1287 tỷ VND, tăng trưởng 68,24% so với cùng kỳ. Ước tính sơ bộ cho lợi nhuận trước thuế năm 2010 là khoảng hơn 2700 tỷ VND, trong đó các dự án bất động sản chủ yếu sẽ được hạch toán là Riverview, Phú Hoàng Anh và An Tiến. 2010 cũng sẽ là năm đầu tiên HAG có được lợi nhuận từ mảng kinh doanh thủy điện (với lợi nhuận trước thuế ước chừng khoảng 50 tỷ) và mảng khai khoáng (lợi nhuận trước thuế ước tính sơ bộ khoảng 650 tỷ, nhưng khả năng hiện thực hóa khoản lợi nhuận này còn tùy thuộc rất nhiều vào tình hình thị trường đầu ra). Bên cạnh đó, các mảng kinh doanh truyền thống của HAG (kinh doanh gỗ, đá và xây dựng) sẽ đem lại từ 300-400 tỷ lợi nhuận trước thuế nữa. <br />Tổng tài sản vào cuối năm 2009 là 12.196 tỷ VND, trong đó lượng tiền mặt là 1944 tỷ đồng nguồn chủ yếu từ phát hành trái phiếu chuyển đổi gần đây. Trong năm 2010, tổng cộng luồng tiền HAG cần sử dụng trong các kế hoạch đầu tư rất mạnh vào thủy điện, bất động sản, khai khoáng... và trả nợ trái phiếu đáo hạn có thể lên tới 5000 tỷ đồng. Theo ước tính sơ bộ của chúng tôi, các luồng tiền thu về của HAG tương đối đủ để tài trợ các kế hoạch đầu tư này. Tuy nhiên chúng tôi tin rằng sẽ có những thời điểm nhất định trong năm 2010, công ty sẽ phải đối diện với tình trạng thiếu hụt tiền mặt tạm thời để đáp ứng nhu cầu đầu tư. Do đó, kiểm soát dòng tiền chặt chẽ sẽ là vấn đề chính của HAG trong năm 2010 và rất có khả năng công ty sẽ tiến hành huy động thêm vốn chủ sở hữu trong năm. <br />,[object Object],Mảng bất động sản: <br />,[object Object]
Mức cầu cho phân khúc giá hạng trung của HAG (trên 1000USD/m2) không thực sự mạnh.
Khả năng thu tiền bán hàng chậm.
Có thể thiếu hụt tiền để tài trợ đầu tư và phát triển trong những thời điểm nhất định.
Quỹ đất hiện tại có thể sử dụng hết vào khoảng 2012-2013. Mảng khai khoáng:<br />,[object Object]
Xuất khẩu bị hạn chế bởi quota và thuế xuất khẩu cao.
Trữ lượng mỏ có thể thấp hơn nhiều so với dự kiến.
Chất lượng của quặng sắt (hàm lượng sắt thực tế).
 Thiếu tiền mặt cho đầu tư.
Các vấn đề khác về môi trường và các vấn đề với Chính phủ...
Tình hình chung của ngành bất động sản hiện nay:
Dòng tiền chảy vào các lĩnh vực bất động sản: khi thị trường vào giai đoạn thoái trào, tiền mặt sẽ trở nên khan hiếm, và những nhà đầu tư sẵn tiền mặt sẽ có thể lựa chọn những bất động sản ưu thích với chi phí phù hợp hơn. Theo một cách nào đó, một thị trường thoái trào có thể kích thích nhu cầu khi giá bất động sản rơi về giá hấp dẫn các nhà đầu tư tiềm năng. Như thế, những công ty bất động sản hiện sở hữu những vị trí tốt có thể thấy cơ hội để vượt qua giai đoạn thoái trào của thị trường hiện nay thông qua nhiều mô hình kinh doanh khác nhau.
Nhiều tổ chức đang chú ý tới Việt Nam, thúc đẩy thị trường hiện tại trong lúc suy thoái. Trong thời gian qua, Knight Frank là một tổ chức tư vấn bất động sản chuyên nghiệp thứ 5 xuất hiện bên cạnh Savills, CBRE, Colliers và Coldwell Banker.
Chính sách tiền tệ thắt chặt có thể sẽ hãm đà của các nhà đầu cơ vào thị trường. Mặc dù điều đó có thể giúp tránh bong bóng bất động sản nhưng điều đó làm ngưng các giao dịch, tăng áp lực giảm giá nhà trong nhiều phân khúc.
Thống kê cho thấy rằng tín dụng vào bất động sản chiếm khoảng 11,76% tổng tín dụng của toàn bộ nền kinh tế là 91,84 tỷ USD. Tuy nhiên, phần lớn tiền cho bất động sản tập trung ở hai thành phố có hạ tầng phát triển nhất là Hà Nội và TPHCM với 14,5% và 51%. Điều đó cũng gây sức ép tới việc thiếu hụt nguồn vốn cho các dự án bất động sản ở khu vực địa lý khác.
Các nguồn tài chính truyền thống bị thiếu hụt trong năm 2010 có thể dẫn tới các công ty bất động sản, các nhà đầu tư và người mua bất động sản quan ngại thêm về tính thanh khoản, mức hợp lý của giá bất động sản trong khi các công ty bất động sản lại đau đầu về tìm vốn để tài trợ cho các dự án. Điều này rõ ràng sẽ tạo ra vòng luẩn quẩn cản trở bất động sản phục hồi.
Thị trường có thể sẽ có nguồn cung lớn các “sản phẩm” bất động sản ở nhiều phân khúc như nhà ở, văn phòng cho thuê và khu công nghiệp.
Giá nhà so với Thu nhập đầu người cho thấy rằng giá bất động sản ở hai thành phố Hà Nội và HCMC đã vượt cao hơn nhiều, xét về yếu tố tương đối, so với giá nhà đất của một số thành phố lớn trên thế giới như Tokyo, Hong Kong, Paris, New York... Số liệu ở các thành phố lớn nêu trên cho thấy rằng chỉ số bất động sản ở đó chỉ khoảng 12-15x trong khi ở HN và HCM, chỉ số ở mức 35-40x. Khả năng cao là chỉ số bất động sản tiếp tục xu hướng điều chính trong thời gian.
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam – VNM:Mục tiêu của Công ty là tối đa hóa giá trị của cổ đông và theo đuổi chiến lược phát triển kinh doanh dựa trên những yếu tố chủ lực sau:<br />* Củng cố, xây dựng và phát triển một hệ thống các thương hiệu cực mạnh đáp ứng tốt nhất các nhu cầu và tâm lý tiêu dùng của người tiêu dùng Việt Nam.<br />* Phát triển thương hiệu Vinamilk thành thương hiệu dinh dưỡng có uy tín khoa học và đáng tin cậy nhất với mọi người dân Việt Nam thông qua chiến lược áp dụng nghiên cứu khoa học về nhu cầu dinh dưỡng đặc thù của người Việt Nam để phát triển ra những dòng sản phẩm tối ưu nhất cho người tiêu dùng Việt Nam.<br />* Đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh qua thị trường của các mặt hàng nước giải khát tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng thông qua thương hiệu chủ lực VFresh nhằm đáp ứng xu hướng tiêu dùng tăng nhanh đối với các mặt hàng nước giải khát đến từ thiên nhiên và tốt cho sức khỏe con người.<br />* Củng cố hệ thống và chất lượng phân phối nhằm giành thêm thị phần tại các thị trường mà Vinamilk có thị phần chưa cao, đặc biệt là tại các vùng nông thôn và các đô thị nhỏ.<br />* Khai thác sức mạnh và uy tín của thương hiệu Vinamilk là một thương hiệu dinh dưỡng có “uy tín khoa học và đáng tin cậy nhất của người Việt Nam” để chiếm lĩnh ít nhất là 35% thị phần của thị trường sữa bột trong vòng 2 năm tới.<br />* Phát triển toàn diện danh mục các sản phẩm sữa và từ sữa nhằm hướng tới một lượng khách hàng tiêu thụ rộng lớn, đồng thời mở rộng sang các sản phẩm giá trị cộng thêm có giá bán cao nhằm nâng cao tỷ suất lợi nhuận chung của toàn Công ty.<br />* Tiếp tục nâng cao năng luc quản lý hệ thống cung cấp.<br />* Tiếp tục mở rộng và phát triển hệ thống phân phối chủ động, vững mạnh và hiệu quả.<br />* Phát triển nguồn nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung sữa tươi ổn định, chất lượng cao với giá cạnh tranh và đáng tin cậy. <br />,[object Object],Sản xuất và kinh doanh bánh, sữa đậu nành, nước giải khát, sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng và các sản phẩm từ sữa khác.<br />Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư, hóa chất (trừ hóa chất có tính độc hại mạnh), nguyên liệu. <br />Kinh doanh nhà. Môi giới, cho thuê bất động sản. Kinh doanh kho, bến bãi.<br />Kinh doanh vận tải hàng bằng ô tô. Bốc xếp hàng hóa. <br />Sản xuất, mua bán rượu, bia, đồ uống, thực phẩm chế biến, chè uống, café rang – xay – phin – hoà tan (không sản xuất, chế biến tại trụ sở).<br />Đầu tư vào VNM sẽ có một số đặc điểm như sau:<br />Tích cực:<br />,[object Object]
Hoàn toàn kiểm soát rủi ro tăng giá nguyên liệu nhập khẩu.
Khả năng thu lợi nhuận từ việc bán mảng cà phê.
Sự kì vọng của nhà đầu tư vào triển vọng hoạt động của nhà máy MegaFactory.Tiêu cực:<br />,[object Object]
Khả năng giá nguyên liệu sữa theo xu hướng giảm.
Các cơ quản chức năng tiến hành quản lý chặt chẽ giá sữa đầu ra.
Nhận định về thị trường sữa Việt NamĐầu năm 2010, các công ty đồng loạt tăng giá bán từ 10-15% với lý do giá sữa thế giới và tỷ giá tăng. Sau động thái này, có thể từ nay đến cuối năm, nhiều khả năng giá sữa sẽ tăng ít nhất 2-3 đợt lên mặt bằng cao hơn khoảng 20% so với đầu năm, hoặc hơn thế. Thêm vào đó, nhiều khả năng việc quản lý giá sữa đầu ra năm nay chưa được chặt chẽ và giá sữa vẫn có nhiều cơ hội để tăng, trừ trường hợp việc tăng giá ảnh hưởng nghiêm trọng hoặc gây mất ổn định thị trường. Do đó, với nhu cầu tiêu dùng sữa tăng hầu như đảm bảo tăng trưởng doanh thu cao, mức tăng trưởng doanh thu 20% là khả quan đối với các công ty có thương hiệu lớn và uy tín về chất lượng sản phẩm. Hơn thế nữa, mức chi tiêu cho 2010 cũng được cải thiện khiến bức tranh kinh tế toàn ngành trở nên sáng sủa hơn đặc biệt đối với nhóm sản phẩm giá cao. <br />Cạnh tranh ngành vẫn ở mức khốc liệt, tuy vậy thị phần sẽ dần rơi vào tay các nhà sản xuất trong nước do nỗ lực không ngừng của Chính phủ trong việc khuyến khích tiêu dùng hàng nội địa trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) trong suốt 2010. Một vấn đề khác là hiện nay giá nguyên liệu sữa đang giảm đôi chút, nhưng dự đoán xu hướng tăng giá sẽ trở lại và giá nguyên liệu sữa sẽ tăng dần khoảng 10% cho đến cuối năm. Khả năng dự báo chính xác xu hướng này của các công ty sữa và các hoạt động phòng tránh rủi ro để đối phó với tình hình từ cuối 2009 đến nay sẽ là nhân tố chính quyết định lợi nhuận cho cả năm 2010. Bên cạnh đó, rủi ro về chất lượng cũng là một yếu tố quan trọng cần quan tâm đến do người tiêu dùng đã trở nên rất nhạy cảm về vấn đề an toàn thực phẩm<br />Nhờ vào Tết Nguyên đán sắp đến – mùa cao điểm cùng với tâm lý người tiêu dùng sẵn sàng chi nhiều hơn cho các sản phẩm hàng tiêu dùng so với năm 2010, thị trường trở nên thuận lợi hơn và các công ty trong ngành đều có mức tăng trưởng doanh thu hợp lý xét trên cả giá bán lẻ và doanh số. Đặc biệt, các công ty sữa và dầu thực vật có thể dễ dàng tăng giá bán lẻ mỗi đợt từ 6-10% mà không bị ảnh hưởng nhiều đến sức tiêu thụ. Mặt khác, từ bài học về biến động giá nguyên liệu của năm trước, nên cuối 2009, hầu hết các công ty trong ngành đều ký hợp đồng nguyên liệu giá cố định nhằm loại trừ rủi ro về giá. Thậm chí một số công ty còn có lợi thế từ các thỏa thuận về tỷ giá trong việc nhập khẩu nguyên liệu. Vì vậy, vấn đề chi phí cho năm 2010 không còn là mối quan ngại lớn. Mặc dù tại thời điểm hiện tại, mức lãi suất đi vay đang có xu hướng tăng, nhưng các khoản chi phí tài chính của các công ty trong ngành không bị đội lên do các khoản nợ chỉ chiếm phần nhỏ (10-20%) trong tổng tài sản.<br />Tổng hợp những điều trên, chúng tôi cho rằng lợi nhuận biên của các công ty trong ngành sẽ tăng khá tốt so với mức trung bình trước đây. Đây được coi như cơ sở tốt cho khả năng tăng giá của cổ phiếu do triển vọng kết quả kinh doanh sẽ được thị trường nhìn nhận, điều có thể đã bắt đầu xảy ra ngay từ bây giờ.<br />,[object Object]
Đây là 2 doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực bất động sản và thực phẩm tại thị trường Việt Nam.
Thị trường bất động sản đang trong giai đoạn đóng băng, tuy nhiên vẫn có thể thực hiện đầu tư vì tiềm năng của ngành này là rất lớn. Hơn nữa, Hoàng Anh Gia Lai có cơ cấu vốn rất ổn định và có tình hình kinh doanh khả quan cũng như có những dự án đầu tư phát triển, chiến lược kinh doanh rất hứa hẹn. Khó khăn của HAG cũng chỉ là khó khăn chung của toàn ngành trong giai đoạn này mà thôi.
Vinamilk có thị trường rộng khắp trên toàn quốc và tình hình hoạt động ổn định, hơn nữa, do đặc điểm mùa vụ của ngành nghề nên sắp tới Tết nguyên đán dự đoán tình hình kinh doanh chung của công ty sẽ khả quan, tuy nhiên việc giá cả nguyên liệu thế giới biến động có thể làm ảnh hưởng đến doanh thu của công ty.Trên đây là những dự đoán của nhóm dựa vào tình hình hoạt động của 2 công ty trên. Để có cái nhìn chính xác hơn, ta sẽ sử dụng lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại để xây dựng mô hình danh mục đầu tư, qua đó làm cơ sở cho quyết định đầu tư<br />,[object Object]
Tỷ suất lợi nhuận mong đợi và rủi ro của từng chứng khoán riêng lẻ:Căn cứ vào bảng phụ lục 2 thể hiện giá đóng cửa của hai mã chứng khoáng HAG và VNM hàng tuần từ 02/01/2009 đến 20/09/2010 ta có thể tính được suất sinh lợi hằng ngày của hai loại cổ phiếu này trong khoảng thời gian đã cho.<br />,[object Object]
Tỷ suất lợi nhuận mong đợi: Er (HAG) =  184i=184RiHAG= 0.44%  Er (VNM) =  184i=184Ri(VNM)= 0.28%<br />,[object Object]
  σ (HAG) = 185i=185Ri(HAG)-Er(HAG)2= 6.44%
  σ2(VNM)= 185185RiVNM-Er(VNM)2= 0.00382
  σ (VNK) =185i=185RiVNM-Er(VNM)2= 6.18%Điều này có nghĩa là: Tỷ suất sinh lợi mong đợi của cổ phiếu HAG là 0.44% có ước lượng chênh lệch của những mức tỷ suất sinh lợi có thể có Ri so với tỷ suất sinh lợi mong đợi là 6.44%. Hay nói cách khác, độ phân tán-rủi ro của mức độ sinh lời đối với cổ phiếu HAG là 6.44%.  Với độ lệch chuẩn tỷ suất sinh lợi và giá trị trung bình như thế nếu tỷ suất sinh lợi HAG được phân phối chuẩn thì ...% tỷ suất sinh lợi nằm trong khoản:- 6% và 6.88%. Tương tự đối với cổ phiếu VNM, tỷ suất sinh lợi mong đợi của cổ phiếu này là 0.276% có ước lượng chênh lệch của những mức tỷ suất sinh lợi có thể có Ri so với giá trị sinh lợi mong đợi là 6.18%; độ phân tán-rủi ro đối với cổ phiếu VNM là 6.18%. Với độ lệch chuẩn tỷ suất sinh lợi ....% tỷ suất sinh lợi VNM nằm trong khoản -5.904% và 6.456%.<br />Hình 2: Biểu đồ thể hiện tỷ suât sinh lợi hằng tuần của HAG và VNM<br />Tỷ suất lợi nhuận mong đợi hàng tuần của cổ phiếu HAG<br />                Tỷ suất lợi nhuận mong đợi hàng tuần  của cổ phiếu VNM<br />Căn cứ vào hai biểu đồ của hai mã chứng khoán HAG và VNM ta thấy mặc dù tỷ suất sinh lợi đối với hai cổ phiếu cùng nhau thay đổi trong suốt thời kỳ, trong một vài thời kỳ khác chúng biến thiên ngược chiều nhau. Hiệp phương sai thống kê cho thấy một ước lượng tuyệt đối  của hai cổ phiếu cùng nhau thay đổi trong một khoản thời gian.<br />,[object Object],Trước hết ta tính toán về lợi nhuận mong đợi của 2 tài sản trong danh mục đầu tư đã xác định. Lợi nhuận được tính bằng tỷ trọng của mỗi tài sản mà danh mục đầu tư vào, hay nói cách khác:<br />ERp=wAERA+wBE(RB)<br />wA+wB=1<br />Trong đó: ERp là lợi nhuận mong đợi của cả danh mục<br />     wAlà tỷ trọng của danh mục đầu tư vào tài sản A<br />    wBlà tỷ trọng của danh mục đầu tư vào tài sản B<br />Chẳng hạn như, dựa vào lợi nhuận mong đợi của HAG và VNM, nếu ta quyết định đầu tư vốn với tỷ lệ 40% vào HAG và 60% vào VNM thì lợi nhuận mong đợi của danh mục là: 40%.0,44% + 60%.0,28% = 0,344%.<br />Tiếp theo cần phải xác định mức độ rủi ro của danh mục. Với mỗi mã chứng khoán được đầu tư thì ta luôn xác định được mức tỷ suất sinh lợi mong đợi và độ lệch chuẩn hay rủi ro của một danh mục. Tuy nhiên một sự kết hợp giữa 2 tài sản sẽ làm cho danh mục đầu tư diễn biến khác biệt so với từng chứng khoán.<br />Để đo lường khuynh hướng của tỷ suất lợi nhuận trên 2 tài sản biến động cùng chiều hay ngược chiều người ta sử dụng số thống kê là hiệp phương sai để đo lường, và công thức này như đã trình bày ở trên, có dạng như sau:<br />COVAB=i=1npiRiA-E(RA)(RiB-ERB)<br />Trong đó:<br /> COVAB là hiệp phương sai giữa 2 tài sản A và B<br />pi là phân phối xác xuất tỷ suất sinh lời của 2 tài sản A và B<br />Trong trường hợp tỷ suất sinh lời của A và B được tính toán bằng thực nghiệm thì hiệp phương sai sẽ được tính toán như sau:<br />COVAB=1Ni=1nRiA-E(RA)RiB-ERB <br />Trong đó N là số lượng thực nghiệm được đo lường, để dễ hiểu ta có thể xem là các mức sinh lời có phân phối xác suất là như nhau, do đó p=1N <br />Từ công thức tính hiệp phương sai trên, ta thấy rằng:<br />,[object Object]
Trong trường hợp trong một thời kỳ có một tài sản có tỷ suất sinh lợi cao hơn tỷ suất sinh lợi mong đợi, tài sản còn lại có tỷ suất sinh lợi thấp hơn tỷ suất sinh lơi mong đợi sẽ làm cho kết quả độ lệch chung được tính toán từ giá trị trung bình trong thời kỳ này là âm.Tổng của tất cả các độ lệch chung của danh mục từ tỷ suất sinh lợi trong từng thời kỳ đi kèm với trọng số của nó sẽ tạo thành hiệp phương sai của hai tài sản. Một giá trị hiệp phương sai dương có nghĩa là tỷ suất sinh lợi của hai tài sản đầu tư có khuynh hướng dịch chuyển về cùng một hướng so với mức trung bình của chúng trong suốt một khoảng thời gian. Ngược lại, khi một giá trị hiệp phương sai âm có nghĩa là tỷ suất sinh lợi của hai tài sản đầu tư có khuynh hướng dịch chuyển về hai hướng khác nhau.<br />Trở lại bài toán trên, đối với 2 tài sản được lựa chọn thì hiệp phương sai sẽ được tính toán như sau:<br />Đây là các số liệu được lấy từ thực nghiệm: N = 85<br />Chứng khoán HAG có: ERHAG= 0.44%<br />    δPVD=6.44% <br />Chứng khoán TAC có: ERVNM= 0.28%                                                      <br />    δVNM=6.18%<br />Dựa vào dữ liệu đã được tính toán ở bảng phụ lục 3, ta tính được hiệp phương sai của 2 tài sản như sau:<br />Cov HAG, VNM= 184i=184RiHAG-Er(HAG)RiVNM- Er(VNM)<br />COVHAG,VNM=185*0.07642=0.0009<br />Như đã thấy, nếu tỷ suất sinh lợi đối với một cổ phiếu là cao (thấp) so với tỷ suất sinh lợi trung bình trong suốt thời kỳ đã cho và tỷ suất sinh lợi cổ phiếu khác cũng cao (thấp) so với tỷ suất sinh lợi trung bình của cùng kỳ này, vì vậy kết quả trung bình của những độ lệch từ giá trị trung bình này là dương. Nếu điều này diễn ra là phù hợp thì hiệp phương sai của tỷ suất sinh lợi của hai cổ phiếu sẽ trở thành giá trị dương lớn. Tuy nhiên nếu tỷ suất sinh lợi đối với một chứng khoán lớn hơn tỷ suất sinh lợi trung bình trong khi tỷ suất sinh lợi của những chứng khoán khác nhỏ hơn tỷ suất sinh lợi trung bình đó thì kết quả sẽ âm. Nếu điều trái ngược này diễn ra một cách phù hợp, thì hiệp phương sai giữa tỷ suất sinh lợi đối với hai cổ phiếu có thể có giá trị âm lớn. Và theo kết quả tính toán hiệp phương sai giữa HAG và VNM là 0.0009 ta có: Nếu tỷ suất lợi nhuận mong đợi của một trong hai cổ phiếu HAG hoặc VNM tăng lên thì tỷ suất lợi nhuận mong đợi của cổ phiếu còn lại cũng tăng lên.<br />COVHAG,VNM có giá trị dương cho ta biết rằng hai tài sản này sẽ có xu hướng biến động cùng nhau, tuy nhiên mức độ biến thiên và tầm ảnh hưởng như thế nào thì chỉ dựa vào hiệp phương sai ta khó có thể xác định được. Để xác định được hiệu quả của việc đa dạng hóa danh mục đầu tư trong việc làm giảm rủi ro của cả danh mục ta phải dùng đến hệ số tương quan giữa 2 tài sản, đây còn được gọi là phương pháp chuẩn hóa hiệp phương sai đã tìm được<br />Hệ số tương quan (correlation coefficient) được tính toán như sau:<br />ρAB=COVABδAδB<br />ρAB=1NI=1NRiA-E(RA(RiB-E(RB)1Ni=1n(RiA-ERA)21Ni=1n(RiB-ERB)2<br />Từ công thức trên, dễ thấy rằng hệ số tương quan sẽ có giá trị dương hoặc âm tùy thuộc vào tử số hay hiệp phương sai giữa hai tài sản. Hệ số tương quan này đã được tính toán nằm trong khoảng giá trị từ -1 đến +1<br />Việc tính toán được hệ số tương quan giúp ta tìm ra được độ lệch chuẩn (hay rủi ro) của cả danh mục đầu tư được lựa chọn, trong tình huống này là danh mục của 2 tài sản, công thức này đã được Harry Markowitz  tìm ra vào năm 1959 và có nội dung  như sau:<br />σAB=wA2σA2+wB2σB2+2wAσAwBσBρAB<br />Dựa vào kết quả nghiên cứu của Markowitz ta thấy rằng độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư là một phần của giá trị trung bình các phương sai riêng lẻ (với tỷ trọng là bình phương) và kết hợp với hệ số tương quan đo được của 2 tài sản<br />Như vậy ta có thể thấy rằng độ lệch chuẩn của cả danh mục chịu ảnh hưởng bởi 2 yếu tố đó là phương sai tỷ suất sinh lợi của từng tài sản riêng lẻ và hệ số tương quan giửa các tài sản hiện có trong danh mục, đây là một nhân tố quan trọng cần phải được xem xét khi thực hiện đa dạng hóa danh mục đầu tư.<br />Như đã được đề cập ở trên, giá trị của hệ số tương quan nằm trong khoảng từ +1 đến -1. Do đó có 1 vài trường hợp cần chú ý như sau:<br />Ta xét một ví dụ khác với mô hình đang xem xét, giả sử 2 tài sản đã cho có các số liệu như sau:<br />ER1=10% <br />σ1=8% <br />w1=50% <br />ER2=10% <br />σ2=8% <br />w2=50% <br /> Để tính được độ lệch chuẩn của danh mục, ta phải tìm được hệ số tương quan. Ta xét một vài trường hợp như sau:<br />,[object Object],Ta có thể thấy rằng đây là một tương quan xác định hoàn toàn (tương quan dương hoàn hảo), độ lệch chuẩn của danh mục có thể dễ thấy là giá trị trung bình của các tài sản theo tỷ trọng đã được đầu tư. Với tương quan này, tỷ suất sinh lợi của 2 tài sản cùng nhau thay đổi nên có thể thấy rằng đầu tư vào danh mục tài sản này không thể mang lại hiệu quả kinh tế gì.<br />Hình 4: Sự đồng biến của hai tài sản có hệ số tương quan bằng 1 <br />Biểu đồ trên minh họa cho trường hợp ρ12=1 với tỷ trọng đầu tư vào tài sản là 50/50, đây có thể được xem như là một tài sản và biến động cùng chiều với nhau.<br />,[object Object]
ρ12=0 thì độ lệch chuẩn là: σ12=5.66%
ρ12=-0.5 thì độ lệch chuẩn là: σ12=4%Khi hệ số tương quan giảm dần thì danh mục đầu tư có rủi ro sẽ giảm dần, do đó nếu biết đầu tư vào các tài sản có mức độ tương quan ngược chiều nhau thì rủi ro của toàn danh mục sẽ giảm dần, mang lại cho ta lợi ích mong muốn của việc đầu tư.<br />,[object Object],Độ lệch chuẩn của danh mục bằng 0, tương quan trên là tương quan phủ định hoàn toàn hay tương quan âm hoàn hảo. Lợi ích của việc đa dạng hóa danh mục đầu tư được đẩy tới giới hạn – rủi ro đã được loại trừ hoàn toàn. Đây là kết quả lý tưởng cho việc thiết lập danh mục đầu tư, nhưng ta hoàn toàn không trông mong gì về kết quả này sẽ xảy ra trong thực tế.<br />Hình 5: <br />Trong trường hợp này, 2 tài sản có mức biến đổi hoàn toàn trái ngược nhau, khi một bên có doanh thu tăng thì bên kia sẽ có doanh thu giảm với cùng một khối lượng như nhau và ngược lại. mức độ chênh lệch của 2 tài sản đã được loại bỏ hoàn toàn và đa dạng hóa đã thật sự hiệu quả.<br />Quay trở lại danh mục ban đầu, hệ số tương quan của việc kết hợp 2 tài sản trên là:<br />ρHAG,VNM=0.00096.44%*6.18%=0.2261<br />Hệ số tương quan dương cho thấy rằng 2 tài sản trên có xu hướng diền biến cùng chiều nhau, tuy nhiên sự tương quan này khá nhỏ, cách xa so với tương quan dương hoàn hảo nên việc kết hợp 2 tài sản có khả năng giảm thiểu rủi ro<br />Với hệ số tương quan đã tìm được thì ta có được phương sai với một số trường hợp đầu tư vào các tài sản của danh mục với tỷ trọng như sau:<br />,[object Object],Ep=0.358%,σp=4.939% <br />,[object Object],Ep=0.342%,σp=4.968% <br />,[object Object],Ep=0.325%,σp=5.119% <br />,[object Object],Ep=0.391%,σp=5.246% <br />Các mức rủi ro trên sau khi được đa dạng hóa đã thấp hơn mức rủi ro của riêng từng tài sản ban đầu.<br />Như vậy với việc đầu tư vào 2 tài sản trên cho ta được mức lợi nhuận mong đợi bằng cách phân phối nguồn vốn hợp lý vào việc các tài sản trong danh mục, và việc này rõ ràng là đã làm giảm thiểu rủi ro thấp hơn so với việc phải đầu tư vào từng tài sản riêng lẻ.<br />,[object Object],Như đã trình bày ở trên, để có được tỷ suất lợi nhuận mong đợi, nhà đầu tư phải thực hiện chiến lược đầu tư với tỷ trọng nhất định cho từng loại tài sản. Do đó ta có rất nhiều cách khác nhau để thiết lập danh mục đầu tư thích hợp, tập hợp tất cả các phương án kết hợp với các tỉ lệ khác nhau của w1, w2 thỏa mãn w1+w2=1 sẽ nằm trên 1 đường cong được gọi là đường giới hạn hiệu quả (efficient frontier), đường giới hạn này còn được gọi là danh mục đầu tư tối ưu (Optimal Portfolio) hay đường hiệu quả Markowitz.<br />Trong danh mục đầu tư ban đầu, đường giới hạn hiệu quả có dạng như sau:<br />Hình 6: Đường giới hạn hiệu quả<br />0.354%4.952%BAC<br />Trên đồ thị ta thấy:<br />,[object Object]
Điểm B chính là điểm lợ.i nhuận và rủi ro thu được khi chỉ đầu tư vào tài sản HAG và không đầu tư vào VNM.
Điểm C chính là điểm thu được lợi ích cao nhất từ việc đa dạng hóa, rủi ro đã được giảm xuống thấp nhất và không có điểm nào khác trên đồ thị mang lại mức rủi ro thấp hơn nữa. (phương pháp tính toán điểm C được trình bày ở phụ lục 5)
Từ phụ lục, ta tính toán được danh mục đạt mức lợi nhuận 0.354% tại phương sai tối thiểu là 4.952%. Để đạt được mức rủi ro này thì nhà đầu tư phải phân bổ 47.324% vốn vào HAG và 52.676% vốn vào VNM. Như vậy điểm C trên đồ thị là điểm cực tiểu có tọa độ C(4.952,0.354)Như đã nói, hệ số tương quan nằm trong khoảng từ -1 đến 1 nên đồ thị có thể có một số dạng sau:<br />Ta xét trường hợp như sau: <br />ER1=5% <br />σ1=4% <br />ER1=9% <br />σ1=7% <br />,[object Object]
σAB=wAσA+wBσB , rõ ràng đây là 1 đường thẳng có điểm đầu là điểm có lợi nhuận 8% và độ lệch 6%, điểm cuối có lợi nhuận 10% và độ lệch 8%
ρ12=-1 , độ lệch chuẩn có dạng:
σAB=wAσA-wBσB, đây là tập hợp 2 đường thẳng  wAσA-wBσB và wBσB-wAσA, 2 đường thẳng này cắt nhau tại điểm thỏa mãn: wAwB=σBσA
Hình 6: ??
CAB
Trên hình vẽ, với hệ số tương quan là 1, đường hiệu quả Markowitz là đường thẳng AB, còn đối với trường hợp hệ số tương quan là -1, đường hiệu quả Markowitz là 2 đoạn AC và CBNhư vậy ta đã thiết lập được mô hình đầu tư của 2 danh mục và thấy rõ rằng điều này lảm giảm rủi ro khi đầu tư xuống mức thấp hơn so với từng tài sản riêng lẻ, tuy nhiên với rất nhiều cách chia tỷ lệ nguồn vốn đầu tư vào từng danh mục thì nhà đầu tư phải thực hiện như thế nào? Bây giờ ta bắt đầu xem xét lại mô hình trên:<br />Hình 7: danh mục đầu tư tối ưu<br />D’DCA’’AB<br />Ta chú ý phần được tô đen của đồ thị, dựa vào hình trên, ta được:<br />,[object Object]
 A’B là đường đầu tư có tỷ suất lợi nhuận cao.
Như vậy, mục tiêu đầu tư tốt nhất trong danh mục này chính là những phương án đầu tư nằm trên đường CB, tất cả những danh mục đầu tư này có tỷ suất sinh lợi và rủi ro khác nhau, với tỳ suất sinh lợi mong đợi gia tăng thì rủi ro cao hơn.
Thêm vào đó, có thể thấy rằng độ dốc của đường biên hiệu quả giảm dần khi ta dịch chuyển gần lên trên, nghĩa là khi ta gia tăng cùng một mức rủi ro khi di chuyển lên phía trên của đường tỷ suất sin lợi thì ta sẽ nhận được một mức gia tăng thấp hơn của tỷ suất sinh lợi.Như vậy ta đã xác định được tập hợp các phương án đầu tư khả quan mà nhà đầu tư nên thực hiện. Tuy nhiên, việc thực hiện đầu tư của họ lại phụ thuộc hoàn toàn vào thái độ của nhà đầu tư đối với rủi ro. Một cách để hiểu điều này chính là đường bàng quan của nhà đầu tư về lợi nhuận và rủi ro.<br />Giả sử nhà đầu tư có mức lợi nhuận và rủi ro khi đầu tư như sau:<br />Lợi nhuận (nghìn)Rủi ro (%)5005557010100151201823025<br />Nhà đầu tư có thể thu được lợi nhuận 50 nghìn với mức rủi ro 0% và thu lợi 100 nghìn với rủi ro là 15%, sự đánh đổi này đối với nhà đầu tư là tương đương nhau. Nhà đầu tư luôn thể hiện sự bàng quan giữa các phương án đầu tư trên. Khi thực hiện những mục tiêu đầu tư xa hơn, với một mức độ tăng lên trong rủi ro, nhà đầu tư sẽ yêu cầu một mức tăng lợi nhuận tương ứng để làm cho các phương án đẩu tư có được khả năng hấp dẫn như nhau.<br />Hình 8: đường bàng quan<br />Một nhà đầu tư sẽ có rất nhiều đường bàng quan với mức xuất phát lợi nhuận khác nhau thể hiện quan điểm của họ về rủi ro. Tập hợp toàn bộ những đường bàng quan trên sẽ thể hiện được thái độ của từng cá nhân riêng biệt với rủi ro.<br />Hình 9: ???<br />XYBU1U2<br />Quay lại danh mục đầu tư với những phương án khả thi nên thực hiện là đoạn BC. Sẽ có 2 dạng nhà đầu tư trong danh mục này. Một là dạng nhầ đầu tư có thái độ không thích rủi ro rất mạnh thể hiện bằng độ dốc đứng của đường bàng quan, họ sẽ không chấp nhận gia tăng rủi ro để gia tăng them tỷ suất sinh lợi, trên đồ thị đó là tập hợp các đường bàng quan U1. Hai là dạng nhà đầu tư có thái độ không thích rủi ro thấp hơn, họ dẽ sẵng sàng chấp nhận một ít rủi ro để mong đợi một tỷ suất sinh lợi cao hơn, đó chính là tập hợp các đường bàng quan U2 trên đồ thị.<br />Danh mục đầu tư tối ưu của nhà đầu tư chính là điểm mà các  đường bàng quan chỉ tiếp xúc với đường giới hạn hiệu quả của danh mục đầu tư. Đối với nhà đầu tư ngại rủi ro đó chính là điểm X, còn đối với nhà đầu tư dám chấp nhận rủi ro đó chính là điểm Y trên đồ thị. Như vậy, nhìn tổng quát ta có thể thấy rằng nhà đầu tư có xu hướng chấp nhận rủi ro sẽ thực hiện đầu tư ở mức có tỷ suất lợi nhuận và rủi ro cao hơn so với những nhà đầu tư thận trọng.<br />Ta đã tính toán và phân tích các phương án đầu tư trên và từ đây có thể đưa ra biện pháp đầu tư như sau:<br />,[object Object]
Mức độ tương quan nhỏ của hai tài sản nhỏ, nên việc đầu tư kết hợp có thể làm giảm mạnh rủi ro và điểm kết hợp đạt được đa dạng hóa hoàn toàn là điểm có rủi ro 4.952% và lợi suất mong đợi 0.354% với tỷ suất đầu tư vào VNM là 52.68%, vào HAG là 43.32%.

Contenu connexe

En vedette

Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)contently
 
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024Albert Qian
 
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsSocial Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsKurio // The Social Media Age(ncy)
 
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Search Engine Journal
 
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summarySpeakerHub
 
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd Clark Boyd
 
Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Tessa Mero
 
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentGoogle's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentLily Ray
 
Time Management & Productivity - Best Practices
Time Management & Productivity -  Best PracticesTime Management & Productivity -  Best Practices
Time Management & Productivity - Best PracticesVit Horky
 
The six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementThe six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementMindGenius
 
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...RachelPearson36
 
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...Applitools
 
12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at Work12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at WorkGetSmarter
 
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...DevGAMM Conference
 
Barbie - Brand Strategy Presentation
Barbie - Brand Strategy PresentationBarbie - Brand Strategy Presentation
Barbie - Brand Strategy PresentationErica Santiago
 
Good Stuff Happens in 1:1 Meetings: Why you need them and how to do them well
Good Stuff Happens in 1:1 Meetings: Why you need them and how to do them wellGood Stuff Happens in 1:1 Meetings: Why you need them and how to do them well
Good Stuff Happens in 1:1 Meetings: Why you need them and how to do them wellSaba Software
 

En vedette (20)

Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
 
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
 
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsSocial Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
 
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
 
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
 
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
 
Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next
 
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentGoogle's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
 
How to have difficult conversations
How to have difficult conversations How to have difficult conversations
How to have difficult conversations
 
Introduction to Data Science
Introduction to Data ScienceIntroduction to Data Science
Introduction to Data Science
 
Time Management & Productivity - Best Practices
Time Management & Productivity -  Best PracticesTime Management & Productivity -  Best Practices
Time Management & Productivity - Best Practices
 
The six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementThe six step guide to practical project management
The six step guide to practical project management
 
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
 
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
 
12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at Work12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at Work
 
ChatGPT webinar slides
ChatGPT webinar slidesChatGPT webinar slides
ChatGPT webinar slides
 
More than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike Routes
More than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike RoutesMore than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike Routes
More than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike Routes
 
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
 
Barbie - Brand Strategy Presentation
Barbie - Brand Strategy PresentationBarbie - Brand Strategy Presentation
Barbie - Brand Strategy Presentation
 
Good Stuff Happens in 1:1 Meetings: Why you need them and how to do them well
Good Stuff Happens in 1:1 Meetings: Why you need them and how to do them wellGood Stuff Happens in 1:1 Meetings: Why you need them and how to do them well
Good Stuff Happens in 1:1 Meetings: Why you need them and how to do them well
 

Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại

  • 1.
  • 2. Công cụ tài chính phái sinh được hiểu là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ tài chính đã có, các nhà đầu tư có thể sử dụng các công cụ này nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo ra lợi nhuận. Hai loại công cụ phái sinh phổ biến là hợp đồng tương lai (futures) và hợp đồng quyền chọn (options).
  • 3.
  • 4.
  • 5.
  • 6. Mức cầu cho phân khúc giá hạng trung của HAG (trên 1000USD/m2) không thực sự mạnh.
  • 7. Khả năng thu tiền bán hàng chậm.
  • 8. Có thể thiếu hụt tiền để tài trợ đầu tư và phát triển trong những thời điểm nhất định.
  • 9.
  • 10. Xuất khẩu bị hạn chế bởi quota và thuế xuất khẩu cao.
  • 11. Trữ lượng mỏ có thể thấp hơn nhiều so với dự kiến.
  • 12. Chất lượng của quặng sắt (hàm lượng sắt thực tế).
  • 13. Thiếu tiền mặt cho đầu tư.
  • 14. Các vấn đề khác về môi trường và các vấn đề với Chính phủ...
  • 15. Tình hình chung của ngành bất động sản hiện nay:
  • 16. Dòng tiền chảy vào các lĩnh vực bất động sản: khi thị trường vào giai đoạn thoái trào, tiền mặt sẽ trở nên khan hiếm, và những nhà đầu tư sẵn tiền mặt sẽ có thể lựa chọn những bất động sản ưu thích với chi phí phù hợp hơn. Theo một cách nào đó, một thị trường thoái trào có thể kích thích nhu cầu khi giá bất động sản rơi về giá hấp dẫn các nhà đầu tư tiềm năng. Như thế, những công ty bất động sản hiện sở hữu những vị trí tốt có thể thấy cơ hội để vượt qua giai đoạn thoái trào của thị trường hiện nay thông qua nhiều mô hình kinh doanh khác nhau.
  • 17. Nhiều tổ chức đang chú ý tới Việt Nam, thúc đẩy thị trường hiện tại trong lúc suy thoái. Trong thời gian qua, Knight Frank là một tổ chức tư vấn bất động sản chuyên nghiệp thứ 5 xuất hiện bên cạnh Savills, CBRE, Colliers và Coldwell Banker.
  • 18. Chính sách tiền tệ thắt chặt có thể sẽ hãm đà của các nhà đầu cơ vào thị trường. Mặc dù điều đó có thể giúp tránh bong bóng bất động sản nhưng điều đó làm ngưng các giao dịch, tăng áp lực giảm giá nhà trong nhiều phân khúc.
  • 19. Thống kê cho thấy rằng tín dụng vào bất động sản chiếm khoảng 11,76% tổng tín dụng của toàn bộ nền kinh tế là 91,84 tỷ USD. Tuy nhiên, phần lớn tiền cho bất động sản tập trung ở hai thành phố có hạ tầng phát triển nhất là Hà Nội và TPHCM với 14,5% và 51%. Điều đó cũng gây sức ép tới việc thiếu hụt nguồn vốn cho các dự án bất động sản ở khu vực địa lý khác.
  • 20. Các nguồn tài chính truyền thống bị thiếu hụt trong năm 2010 có thể dẫn tới các công ty bất động sản, các nhà đầu tư và người mua bất động sản quan ngại thêm về tính thanh khoản, mức hợp lý của giá bất động sản trong khi các công ty bất động sản lại đau đầu về tìm vốn để tài trợ cho các dự án. Điều này rõ ràng sẽ tạo ra vòng luẩn quẩn cản trở bất động sản phục hồi.
  • 21. Thị trường có thể sẽ có nguồn cung lớn các “sản phẩm” bất động sản ở nhiều phân khúc như nhà ở, văn phòng cho thuê và khu công nghiệp.
  • 22. Giá nhà so với Thu nhập đầu người cho thấy rằng giá bất động sản ở hai thành phố Hà Nội và HCMC đã vượt cao hơn nhiều, xét về yếu tố tương đối, so với giá nhà đất của một số thành phố lớn trên thế giới như Tokyo, Hong Kong, Paris, New York... Số liệu ở các thành phố lớn nêu trên cho thấy rằng chỉ số bất động sản ở đó chỉ khoảng 12-15x trong khi ở HN và HCM, chỉ số ở mức 35-40x. Khả năng cao là chỉ số bất động sản tiếp tục xu hướng điều chính trong thời gian.
  • 23.
  • 24. Hoàn toàn kiểm soát rủi ro tăng giá nguyên liệu nhập khẩu.
  • 25. Khả năng thu lợi nhuận từ việc bán mảng cà phê.
  • 26.
  • 27. Khả năng giá nguyên liệu sữa theo xu hướng giảm.
  • 28. Các cơ quản chức năng tiến hành quản lý chặt chẽ giá sữa đầu ra.
  • 29.
  • 30. Đây là 2 doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực bất động sản và thực phẩm tại thị trường Việt Nam.
  • 31. Thị trường bất động sản đang trong giai đoạn đóng băng, tuy nhiên vẫn có thể thực hiện đầu tư vì tiềm năng của ngành này là rất lớn. Hơn nữa, Hoàng Anh Gia Lai có cơ cấu vốn rất ổn định và có tình hình kinh doanh khả quan cũng như có những dự án đầu tư phát triển, chiến lược kinh doanh rất hứa hẹn. Khó khăn của HAG cũng chỉ là khó khăn chung của toàn ngành trong giai đoạn này mà thôi.
  • 32.
  • 33.
  • 34.
  • 35. σ (HAG) = 185i=185Ri(HAG)-Er(HAG)2= 6.44%
  • 36. σ2(VNM)= 185185RiVNM-Er(VNM)2= 0.00382
  • 37.
  • 38.
  • 39. ρ12=0 thì độ lệch chuẩn là: σ12=5.66%
  • 40.
  • 41. Điểm B chính là điểm lợ.i nhuận và rủi ro thu được khi chỉ đầu tư vào tài sản HAG và không đầu tư vào VNM.
  • 42. Điểm C chính là điểm thu được lợi ích cao nhất từ việc đa dạng hóa, rủi ro đã được giảm xuống thấp nhất và không có điểm nào khác trên đồ thị mang lại mức rủi ro thấp hơn nữa. (phương pháp tính toán điểm C được trình bày ở phụ lục 5)
  • 43.
  • 44. σAB=wAσA+wBσB , rõ ràng đây là 1 đường thẳng có điểm đầu là điểm có lợi nhuận 8% và độ lệch 6%, điểm cuối có lợi nhuận 10% và độ lệch 8%
  • 45. ρ12=-1 , độ lệch chuẩn có dạng:
  • 46. σAB=wAσA-wBσB, đây là tập hợp 2 đường thẳng wAσA-wBσB và wBσB-wAσA, 2 đường thẳng này cắt nhau tại điểm thỏa mãn: wAwB=σBσA
  • 48. CAB
  • 49.
  • 50. A’B là đường đầu tư có tỷ suất lợi nhuận cao.
  • 51. Như vậy, mục tiêu đầu tư tốt nhất trong danh mục này chính là những phương án đầu tư nằm trên đường CB, tất cả những danh mục đầu tư này có tỷ suất sinh lợi và rủi ro khác nhau, với tỳ suất sinh lợi mong đợi gia tăng thì rủi ro cao hơn.
  • 52.
  • 53. Mức độ tương quan nhỏ của hai tài sản nhỏ, nên việc đầu tư kết hợp có thể làm giảm mạnh rủi ro và điểm kết hợp đạt được đa dạng hóa hoàn toàn là điểm có rủi ro 4.952% và lợi suất mong đợi 0.354% với tỷ suất đầu tư vào VNM là 52.68%, vào HAG là 43.32%.
  • 54. Danh mục đầu tư kết hợp 2 tài sản rủi ro và 1 tài sản phi rủi ro:
  • 55. Rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống:Như đã tìm hiểu ở trên, nhà đầu tư có thể tối thiểu hóa rủi ro bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư vì những ảnh hưởng của công ty lên các tài sản là khác nhau. Ví dụ như nếu ta đầu tư vào chứng khoán của 2 công ty một sản xuất áo mưa, một sản xuất kem chống nắng thì vào lúc thời tiết khô, cổ phiếu của công ty sản xuất kem chống nắng sẽ tăng lên, trong khi doanh thu của thị trường sản xuất áo mưa có thể giảm, và điều này là tương tự trong giai đoạn mùa mưa. Hai hiệu ứng bù đắp cho nhau sẽ làm ổn định lợi suất của danh mục đầu tư trên. Đa đạng hóa càng nhiều thì chúng ta sẽ giảm thiểu đượ