SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  89
GIÁO TRÌNH HÁN NGỮ HỌC
MỤC LỤC
Lời mở đầu
Bài thứ nhất : Khái niệm về chữ Nho
Bài thứ hai : Cách học chữ Nho
Bài thứ ba : Nhân - Thủ - Túc - Đao – Xích
Bài thứ tư : Sơn – Thủy – Điền - Cẩu – Ngưu – Dương
Bài thứ năm : Nhất, Thân, Nhị, Thủ, Sơn, Tiểu, Thạch
Bài thứ sáu : Thiên, Địa, Nhật, Nguyệt…
Bài thứ bảy : Thanh, Thiên, Bạch, Nhật…
Bài thứ tám : Tiểu, Miêu, Tam, Chích, Tứ.
Bài thứ chín : Bạch, bố, Ngũ, Thất, Lục…
Bài thứ mười : Kỷ, Trác, Ỷ, Uyển…
Bài thứ mười một : Điểu, Trùng, Ngư, Ngã…
Bài thứ mười hai : Tảo, Khởi, Nguyệt, Lạc…
Bài thứ mười ba : Ca, Đệ, Thượng, Học…
Bài thứ mười bốn : Thư, Bản, Đồ, Đa…
Bài thứ mười lăm : Trì, Trung, Du, Lai…
Bài thứ mười sáu : Thủy, Vu, Thổ, Hạp…
Bài thứ mười bảy: Song, Tiền, Ha., Hoa…
Bài thứ mười tám : Số từ
Bài thứ mười chín : Tán, Hồi, Gia, Thảo…
Bài thứ hai mươi : Huynh, Muội, Xướng, Ca…
Bài thứ hai mươi mốt : Khai, tảo, Thức, Ma…
Bài thứ hai mươi hai : Nhật, Kim, Minh, Miên…
Bài thứ hai mươi ba : Ngã, Tỷ, tại, Phòng…
Bài thứ hai mươi bốn : Tứ, thời, Xuân, Du…
Bài thứ hai mươi lăm : Trúc, Liêm, Ngoại, Lưỡng…
Bài thứ hai mươi sáu : Tạ, Hiếu, Nhập, Hiệu…
Bài thứ hai mươi bảy : Thiên, Vãn, Quang, Viễn…
Bài thứ hai mươi tám : Đại, Vãng, Hoặc, Thừa…
Phần phụ lục đính kèm tại địa chỉ sau đây: Các bạn tải về, giải nén và mở ra
để xem thêm, nhưng PC của các bạn phải cài: Adobe reader 7.0 trở lên,
Java, Flash playe và Font Arial MS Unicod mới sử dụng được.
http://www.mediafire.com/?5z894tfzkyzamnw
Lời mở đầu :
Các bạn thân mến! Chúng tôi xin chuyển tới các bạn phần đầu bộ
GIÁO TRÌNH HÁN NGỮ HỌC
trên cơ sở tập sách của học giả Lưu Khôn và một số các nhà nghiên cứu Hán Nôm khác;
bằng kinh nghiệm tự học và tự hành của chúng tôi, kết hợp với những ứng dụng mới của
tin học hiện đại.
Ðây là những kiến thức cơ bản đầu tiên về Hán học mà chúng tôi xin chuyển tới cho
các bạn để có được một số vốn cần thiết, căn bản bước đầu về chữ Nho.
Phương pháp của chúng tôi là phương pháp bình dị, phổ thông, đi từ dễ đến khó, từ
cụ thể đến trừu tượng, từ những chữ đã biết đến những chữ chưa biết – học mới, ôn cũ,
nhằm luôn luôn nhắc đi, nhắc lại những chữ đã học qua, giúp cho các bạn có dịp làm
quen, nhận mặt chữ thường xuyên và như thế sẽ ghi sâu vào trí nhớ.
Với phương pháp phân tích, suy luận này sẽ rất phù hợp đối với thế hệ mới đã được
tiếp thu và phân tích các môn khoa học hiện đại, tiên tiến, luôn luôn khát khao tìm cái lý
cội nguồn và những ứng dụng thiết thực của các sự vật, hiện tượng. Vì đây là phần sơ
nhập, nên chúng tôi cũng không quá đi sâu vào trong phần phân tích hình dạng chữ, vì e
rằng như thế bài học sẽ trở nên rườm rà. Ðể bù lại, chúng tôi xin cố gắng giúp các bạn
hiểu rõ được vị trí và nắm vững được cách dùng của từng chữ trong câu.
Do đó thông thường mỗi bài được chia làm ba phần:
1. Học tiếng (gồm âm, bộ, nghĩa, phiên âm Quốc tế và phát âm Việt ngữ).
2. Ghép chữ, Đặt chữ vào câu đúng ngữ pháp.
3. Nhận định về văn phạm.
Chúng tôi sẽ cung cấp và hướng dẫn các bạn sử dụng tra cứu một số loại từ điển
Việt Hán Nôm thông dụng đang có sẵn trên mạng IE và có bán trên thị trường sách hiện
nay Và cuối cùng sẽ hướng dẫn các bạn cách làm một bài thơ đường luật hoàn chỉnh bằng
cả Hán Nôm ngữ, giải nghĩa và dịch ra Việt ngữ.
Cũng trong giáo trình này, ngoài phần văn xuôi, chúng tôi cũng có chọn thêm một số
thi phẩm – ngũ ngôn có, thất ngôn có, nhưng không dài lắm – để các bạn có dịp ngâm
nga, thưởng thức, đồng thời kiểm lại những chữ đã học qua.
Chúng tôi ước mong rằng với giáo trình này, các bạn sẽ lần lượt tiếp thu, thực hành, hiểu
nghĩa và viết được Hán tự. Kết hợp với một số loại từ điển đã được số hóa trực tuyến hoặc
dưới dạng phần mềm cài đặt trực tiếp vào PC, các bạn sẽ nhập ký tự, dịch và thậm trí có
thể làm thơ bằng Hán tự trong một thời gian không xa. Rất mong các bạn học tập và thực
hành thành công.
Chiến sĩ - Nghệ sĩ: Ngô Toàn Thắng
Sưu tầm, chỉnh lý, bổ xung và nâng cấp tiện ích giáo trình này.
Bài thứ nhất : Khái niệm về chữ Nho (Trở lại Mục Lục)
1. Ðịnh nghĩa
Chữ Nho, hoặc chữ Hán, hoặc Hán tự là thứ chữ do người Trung Hoa sáng chế ra. Ðược
gọi là chữ Nho, vì đó là một công cụ để truyền bá Khổng Giáo tức Ðạo Nho. Ðối với chúng
ta, chữ Nho là chữ Hán đọc theo âm Việt. Và chữ Hán chính là chữ của Hán tộc, tức giống
dân Trung Hoa.
2. Nguồn gốc và sự tiến triển
A._ Những chữ cổ nhất còn truyền lại thấy khắc ở các đồ đồng thời nhà Hạ, nghĩa là cách
đây 4000 năm. Tuy nhiên, trước đó mấy thế kỷ, đã có chữ bát quái của Phục Hy, chữ kết
thằng (kết: thắt; thằng: dây; kết thằng: thắt nút lại để ghi việc lớn nhỏ) của Thần Nông và
chữ do sử quan Thương Hiệt đời Hoàng Ðế (2697 tr, TL) sáng chế theo hình dấu chân
chim thú.
B._ 1). Ðến đời Tần Thuỷ Hoàng (213 tr.TL) vì nhận thấy cuối đời Chu, sự học ngày càng
suy vi, các nhà chép sử càng ngày càng cẩu thả, chữ nào quên, họ tự tiện bày đặt ra chữ
mới (kỳ tự: chữ lạ), nên thừa tướng Lý Tư đã làm ra bộ Tam Thương, có 3.300 chữ, qui
định các lối viết nhằm thống nhất văn tự.
2). Sau Lý Tư, chữ viết được phổ cập trong dân chúng, được sáng chế thêm – dĩ nhiên là
một cách không được thận trọng cho lắm – hầu thoả mãn nhu cầu của quảng đại quần
chúng. Số chữ do đó tăng lên một cách nhanh chóng.
–Thời Lý Tư: 3300 chữ.
–200 năm sau: 7380 chữ.
–200 năm sau nữa : 10000 chữ
–Năm 1716, Khang Hi tự điển ra đời với trên 40000 chữ (gồm 4000 chữ thường dùng, 2000
tên họ và trên 30000 chữ không dùng vào đâu).
3) Và 1 lần nữa, để thống nhất lối viết, Hứa Thận soạn bộ tự điển Thuyết Văn Giải Tự gồm
10.516 chữ, vào đời Hậu Hán (120 sau TL).
4) Gần đây, sau khi tiếp xúc với Tây Phương, trước những đòi hỏi của thời thế, nhiều chữ
mới, nhất là về danh từ khoa học, được sáng chế. Ðồng thời cũng có một số chữ không ít
đi dần vào trong quên lãng, vì văn bạch thoại đã được thông dụng, thay thế cho cổ văn
hoặc văn ngôn, chỉ thấy trong sách xưa mà thôi, (để ý, ngoài hai thể văn ngôn và bạch
thoại, người Trung Hoa còn dùng để viết báo, thể “ngữ thể văn”, thể này tham bác cả hai
thể văn nói trên).
3. Hình thể
A._ Chữ nho vốn là một thứ chữ tượng hình, nghĩa là dựa theo hình của sự vật mà đặt ra.
Hai chữ “văn tự” cũng thường được định nghĩa:
– Bắt chước hình tượng các loài mà đặt ra chữ gọi là văn.
– Góp cả hình với tiếng gọi là tự.
B._ Vì hình thể của sự vật không nhất định nên hình của chữ cũng thay đổi dần dần, từ
hình tròn đến hình dẹp, hình vuông, hình dài, hình tam giác và gần đây, trở nên cố định với
hình vuông.
Ngoài ra, theo cuộc tiến hoá chung, lối viết cũng thay đổi. Ta có:
– Lối chữ khoa đẩu, loăn quăn như hình con nòng nọc của Thương Hiệt.
– Lối chữ triện, nét tròn, gồm đại triện và tiểu triện, viết bằng sơn trên gỗ tre.
– Lối chữ lệ, nét vuông, cũng viết bằng sơn, trên vải lụa.
– Lối chữ chân, khải, viết ngay ngắn bằng bút lông với mực đen giấy trắng.
– Lối chữ bát phân, gồm tám phần lệ, hai phần chân.
– Lối hành, tức bán thảo, bán chân.
– Lối thảo, viết nhanh như gió lướt trên cỏ.
– Lối giản thể, tức lối viết cho giản tiện, rút bớt đi số nét của chữ .
4. Cách cấu tạo
Dù hình thể có thay đổi ra sao, các chữ Nho đều được cấu tạo theo 6 phép gọi là “lục thư”
(Lục: 6, thư: tả đúng trạng thái của sự vật, chép vào tre, lụa).
A._ Tượng hình:
Thấy vật gì vẽ vật ấy. Tỉ dụ: θ 日 Nhựt: mặt trời.
B._ Chỉ sự (hay tượng sự, xử sự):
Trông mà biết được, xét mà rõ ý.
Tỉ dụ: 上, thượng: ở trên. 下, hạ: ở dưới – lấy nét ngang (一) làm mốc, phần đứng ở trên là
上, phần đứng ở dưới là 下.
C._ Hội ý (hay tượng ý):
Mỗi chữ có nhiều phần, mỗi phần có một nghĩa, hợp các nghĩa từng phần sẽ có nghĩa của
toàn chữ.
Tỉ dụ: 古 cổ: xưa – điều gì mà 10 (十 thập) miệng (口 khẩu) đã nói đến là cũ, xưa rồi.
D._ Hình thanh (hay tượng thanh, hài thanh):
Dùng một một chữ cũ mà âm thanh tương tự với âm thanh của chữ định đặt ra để định âm
thanh, rồi ghép vào một bộ để chỉ ý nghĩa của chữ mới.
Tỉ dụ: 江 giang: sông, gồm bộ 氵 thuỷ để chỉ vật gì có liên quan đến nước (ý) và chữ 工
công, chữ này tạo cho ta âm “giang”.
Lối tạo chữ này rất được thông dụng.
E._ Chuyển chú:
Dùng một chữ có sẵn, thay đổi hình dạng đi đôi chút, để đặt ra một chữ khác có nghĩa
tương tự.
Tỉ dụ: từ chữ 老 lão: già ta có 考 khảo: sống lâu.
F._ Giả tá:
Mượn sai.
1._ Hoặc lầm với chữ khác.
Tỉ dụ: 說 thuyết dùng lầm cho chữ 悅 duyệt trong Luận ngữ.
2._ Hoặc dùng chữ sẵn mà đọc khác thanh âm, để dùng vào nghĩa khác.
Tỉ dụ: 長 trường: dài, 長 trưởng: lớn.
3._ Hoặc giữ nguyên thanh âm của một chữ nào đó, rồi gán cho nó một nghĩa mới.
Tỉ dụ: 萬 vốn có nghĩa là con bò cạp (萬 tượng hình con vật ấy) nhưng lại dùng theo nghĩa
10000.
Bài thứ hai : Cách học chữ Nho (Trở lại Mục Lục)
I. Những khó khăn trong việc học chữ Nho
Ai cũng nhìn nhận rằng chữ Nho là một thứ chữ rất khó học. Ðiều này rất đúng, vì khi học
chữ Nho, ta thường vấp phải những khó khăn sau đây:
A._ Khó nhớ:
Số chữ quá nhiều: quyển Khang Hi tự điển có tất cả đến 47.021 chữ. Ngoài những chữ
đồng âm, còn có một số chữ đặt theo lối giả tá, khiến cho câu văn nhiều khi tối tăm khó
hiểu.
B._ Khó nhận mặt chữ:
Có những chữ gồm nhiều nét phiền phức. Tỉ dụ: chữ 豔 diễm 28 nét, chữ 鬱 uất 29 nét.
Có những chữ na ná giống nhau, rất dễ nhầm lẫn.
Tỉ dụ: các chữ:
己 kỷ, 已 dĩ, 巳 tị.
戊 mậu, 戍 thú, 戌 tuất, 戎 nhung.
C._ Khó viết.
Vì khó nhận được mặt chữ, nên lúc viết, ta hay bối rối hoặc bỏ sót nét, hoặc quên hẳn
không biết phải hạ bút ra sao. Trường hợp “đọc chữ làu làu, nghĩa nhớ vanh vách, nhưng
khi cầm bút thì không biết phải viết thế nào” là một trường hợp rất thông thường, không
riêng gì đối với người mới học.
II. Làm sao để khắc phụ những khó khăn ấy?
A._ Về điểm khó nhớ.
Ðây không phải là một khó khăn thực sự, vì với chí kiên nhẫn, với lòng ham học, với
phương pháp tiệm tiến đi lần từ dễ đến khó, từ cụ thể đến trừu tượng, ta có thể học được
tất cả. Huống chi, trong số mấy vạn chữ kia, chỉ cần vài ngàn chữ là ta đọc thông được
sách vở; ngay bộ Khang Hi tự điển, chỉ có lối 4000 chữ thường dùng mà thôi. Vấn đề đặt
ra là phải biết học thế nào để có thể nhớ được mặt chữ, đồng thời hiểu được cách sử dụng
các chữ ấy.
B._ Về điểm khó nhận mặt chữ.
Thực ra khó khăn này chỉ có đối với những ai chưa quen với chữ Nho, hay nói rõ hơn,
chưa nắm vững được 6 phép tạo chữ, tức lục thư. Thật vậy, khi ta hiểu được cách cấu tạo
của mỗi chữ, khi ta biết rằng mỗi chữ được xếp theo bộ tuỳ theo ý nghĩa của nó (tỉ dụ:
những chữ chỉ sông, biển thuộc bộ 水 (thuỷ: nước); những chữ chỉ đồ vật thuộc bộ 木
(mộc), bộ 皿 (mãnh), bộ 金 (kim)..., tuỳ theo nó được làm bằng gỗ, làm bằng đất nung, hay
bằng kim loại.), khi ta nhìn ra được thành phần của mỗi chữ, ta sẽ không còn cảm thấy
khó khăn trong việc nhận tự dạng nữa.
C._ Về điểm khó viết.
Ðến như việc cầm bút quên chữ, ta sẽ khắc phục được dễ dàng nếu ta chịu khó viết
thường, nhìn luôn, nghe mãi và không ngừng tìm cách sử dụng những chữ coi như dễ
quên ấy. Ðức Khổng Tử có dạy: Học nhi thời tập chi 學 而 時 習 之 (học rồi phải luyện lại
luôn); việc học chỉ có kết quả – nhất là đối với việc học chữ Nho – khi nào ta biết chịu khó
làm công việc ôn tập thường xuyên.
Tóm lại, với phương pháp tiệm tiến, ôn tập, phân tích, ta có thể khắc phục được mọi khó
khăn đã nêu trên.
III Cách viết chữ Nho
A._ Các loại nét.
1._ Nét ngang: hoành 一
2._ Nét sổ thẳng: trực 丨
3._ Nét phẩy: phiệt 丿
4._ Nét ấn, mác: phật 乀
5._ Nét móc: câu
6._ Gãy: chiết
7._ Xốc: khiêu 冫
8._ Chấm: điểm 灬
B._ Phép viết (thư pháp).
1._Cách cầm bút (chấp bút pháp)
Thường ta cầm bút theo lối song câu (song: hai, câu: móc), nghĩa là hai ngó trỏ và giữa
nằm ở phía trước cán bút.
Khi ta viết, cầm bút phải cho thẳng, cho chắc, nhưng ngón tay phải mềm mại uyển
chuyển.
2._ Cách viết
a) Viết cho thuận
– Nét trên trước, dưới sau.
二 五 字
– Nét trái trước, phải sau.
川 大 仁
ngoại lệ: phải trước trái sau.
刁 刀 力
– Nét ngang trước, sổ sau.
十 千 羊
– Nét giữa trước, hai bên sau nếu cân xứng.
小 山 水
– Nét ngoài trước, trong sau.
月 曰 同
ngoại lệ: nếu phần bên ngoài là khẩu 口 hoặc vi 囗 thì nét thứ ba (gạch ngang đóng ở dưới
cùng 一) của chữ này viết sau cùng, sau khi đã viết xong phần bên trong. tỉ dụ: 日 因
nếu phần ngoài là 辶 xước hoặc dẫn 廴 thì phần trong viết trước
tỉ dụ: 道 廷
b) Viết cho đẹp.
– Nét ngang phải ngay.
– Nét sổ phải thẳng.
– Chữ viết phải đều.
– Các phần của chữ phải sắp xếp cho nghiêm mật, không để hở, trống, chỗ nối tiếp phải
gọn gàng.
VI Cách tra Tự Ðiển
A._ Các loại tự điển.
Tự điển có thể chia là ba loại:
1._ Loại tra bằng cách đếm nét chữ.
Tỉ dụ: Hán Việt tự điển của Ðào Duy Anh.
2._ Loại tra theo bộ.
Tỉ dụ: Khang Hi tự điển, Từ Nguyên, Từ Hải (cho ta âm của chữ bằng lối phiên thiết).
3._ Loại tra theo số tính bốn góc của chữ.
Tỉ dụ: Tự điển của Vương Vân Ngũ (phiên âm theo lối quan thoại tức Quốc Ngữ Tàu).
B._ Cách sử dụnng các loại tự điển.
1._ Loại tra bằng cách đếm nét chữ.
Muốn tìm một chữ nào đó, cần đếm số nét của nó rồi dựa theo bản kê khai các chữ theo
thứ tự số nét, tìm âm của chữ ấy. Bấy giờ mới theo âm mà tra, như khi ta tra một tự điển
Anh, Pháp vậy.
2._Loại tra theo bộ.
Ðây là loại tự điển phổ thông nhất. Muốn tra loại tự điển này, cần phải biết chữ ta muốn
tìm thuộc bộ nào. Tìm được số trang bộ ấy xong, ta phải đếm số nét chữ còn lại, để theo
đó mà tra ra chữ.
Tỉ dụ: Muốn tra chữ 打 tôi phải biết:
– Chữ 打 thuộc bộ 扌 thủ . Tôi tìm đến bộ 扌 trong tự điển.
– Số nét còn lại (丁: 2 nét). Trong phần bộ 扌 tôi tìm đến chữ có 2 nét.
Chú ý:
Ở đây việc nhận thức được các bộ của chữ rất là cần thiết. Ta không nên quên rằng lúc
đầu, trong bộ Thuyết Văn Giải Tự của Hứa Thận đời Hậu Hán có đến 540 bộ, nhưng về
sau đến đời Thanh, số bộ ấy trong Khang Hi Tự Ðiển chỉ còn 214 Bộ mà thôi. Phải biết
rằng mỗi chữ Nho đều thuộc một bộ và chỉ một bộ mà thôi. Ta có thể coi bộ là phần chỉ ý
nghĩa của chữ , và tuỳ theo ý nghĩa riêng, mỗi chữ được xếp vào một bộ khác nhau. Tuy
nhiên, cùng thường có những chữ mà sự liên hệ giữa ý nghĩa và bộ cơ hồ như không có.
Tỉ dụ: hai chữ 咫 (chỉ) 尺 (xích) tuy cùng chỉ những đơn vị về chiều dài (chỉ xích: gang tấc),
nhưng thuộc hai bộ khác nhau. 咫 thuộc bộ 口 (khẩu: miệng) còn 尺 thuộc bộ 尸(thi: thây).
3._ Loại tra theo số tính ở bốn góc của chữ.
Ðây là loại tự điển mới nhất, có chua thêm phần phiên âm Quan Thoại.
Mỗi góc có 1 số riêng, tuỳ theo nét chữ: số tính từ 0 đến 9 gồm có:
亠 0
一 1
丨 2
、 3
十 4
扌 5
口 6
フ 7
八 8
小 9
Mỗi chữ có 4 số, tính bắt đầu từ góc trái phía trên A, rồi qua góc mặt phía trên B, kế xuống
góc trái phía dưới C và sau cùng là góc mặt phía dưới D.
Tỉ dụ: chữ vị: 謂
A = 亠 = 0
B = 口 = 6
C = 口 = 6
D = 丨 = 2
Vậy muốn tra chữ 謂 ta phải tìm đến số 0662
Chữ hà: 何
A = 丿= 2
B = 一 = 1
C = 丨 = 2
D = 丨 = 2
Chữ 何 thuộc số 2122
Bài thứ ba : Nhân thủ túc đao xích (Trở lại Mục Lục)
人 手 足 刀 尺
I._Học tiếng
人
âm: nhân (nhơn). Phiên âm: rén. Phát âm VN: dẩn.
bộ: 人 (nhân).
Bộ này gồm các hình thức dưới đây:
1. Ðặt ở phía trên của chữ: 人
Tỉ dụ: 今 âm: kim, nghĩa: nay
2. Ðặt ở bên trái của chữ: ⺅ tục gọi là nhân đứng
Tỉ dụ: 仁 âm: nhân, nghĩa: đạo nhân, đạo làm người.
3. Ðặt ở phía dưới của chữ ,⺅ tục gọi là nhân đi.
Tỉ dụ: 兄 âm: huynh, nghĩa: anh.
Chú ý: có một số chữ thuộc bộ 人 nhưng không theo đúng hình thức của bộ 人 đã nêu
trên.
Tỉ dụ: 以 âm: dĩ, nghĩa: lấy; 來 âm: lai, nghĩa: lại, đến.
nghĩa: người, con người (nhân luân, nhân loại, nhân tính, nhân cách)
Chữ cần phân biệt khi viết:
人 nhân;
八 âm:bát, bộ: bát, nghĩa: tám;
入 âm: nhập, bộ: nhập, nghĩa: vô, vào.
手
âm: thủ
bộ: 手 (thủ)
Bộ này gồm có các hình thức dưới đây:
1. Ðặt ở phía dưới của chữ: 手
Tỉ dụ: 掌 âm: chưởng, nghĩa: lòng bàn tay
2. Ðặt ở bên trái của chữ: 扌
Tỉ dụ: 打 âm: đả, nghĩa: đánh
Chú ý: có một số chữ thuộc bộ 手 nhưng không theo đúng hình thức của bộ 手 nêu trên.
Tỉ dụ:
承 âm: thừa, nghĩa: nhận (thừa nhận, thừa tiếp)
拜 âm: bái, nghĩa: lạy
nghĩa: tay (thủ công, thủ đoạn, thủ tục, khai thủ, thuỷ thủ)
Chữ cần phân biệt khi viết.
手 thủ
毛 âm: mao, bộ: mao, nghĩa: lông thú.
足
âm: túc
bộ: 足 túc
Bộ này gồm có các hình thức dưới đây:
1. Ðặt ở phía dưới của chữ: 足
Tỉ dụ:
蹇 âm: kiễng, nghĩa: khiễng chân, đi tập tễnh.
(phát âm theo TÐ Thiều Chửu: 蹇: kiển)
2. Ðặt ở bên trái của chữ: ⺅
Tỉ dụ: 路 âm: lộ, nghĩa: con đường.
nghĩa:
a) Cái chân (túc cầu, huynh đệ như thủ túc)
b) Ðủ, đầy đủ (mãn túc, phú túc, bất túc, hữu dư)
Chữ cần phân biệt khi viết:
足 túc
疋 âm: thất, bộ: 疋 thất, nghĩa: tấm, xấp (vải). Tiếng chỉ loại.
刀
âm: đao
bộ: 刀 (đao)
Bộ này gồm các hình thức dưới đây:
1. Ðặt ở phía dưới hoặc ở bên phải của chữ: 刀
Tỉ dụ:
分 âm: phân, nghĩa: chia ra;
切 âm: thiết, nghĩa: cắt (như thiết như tha, như trác như ma: như cắt như đánh bóng, như
giũa như mài- Kinh thi, Vệ Phong)
2. Ðặt ở bên phải của chữ: 刂
Tỉ dụ: 別 âm: biệt, nghĩa: chia tay.
nghĩa: đao (đao thủ, binh đao)
Chữ cần phân biệt khi viết:
刀 đao
力 âm: lực, bộ: lực, nghĩa: sức mạnh.
刁 âm: điêu, bộ: lực, nghĩa: a) điêu đấu: một vật đúc bằng kim loại to bằng cái đấu, quân
lính dùng cái ấy, ngày thì thổi cơm, đêm thì gõ cầm canh. b) điêu ngoan: khéo lừa dối,
điêu toa.
尺
âm: xích
bộ: 尸 thi
nghĩa: thước, đơn vị đo chiều dài (chỉ xích thiên nhan: cách mặt trời -nhà vua- có gang
tấc, được gần vua; xích đạc)
Chú ý: hai chữ dưới đây thuộc về hai bộ khác nhau, tuy cả hai cùng chỉ thước tấc, đơn vị
chiều dài.
尺 xích: bộ 尸;
咫 chỉ: bộ 口 khẩu.
II._ Ghép chữ, làm câu
人 手 nhân thủ: tay của người.
人 足 nhân túc: chân của người.
人 之 手 足 nhân chi thủ túc: tay chân của người.
刀 手 đao thủ: tay đao, người cầm đao
III._ Nhận định về văn phạm
1._ Trong từ ngữ “tay của người 人 手” tay (手) là ý chính, người (人) là ý phụ. Ý phụ chỉ
định cho ý chính và đứng trước ý chính.
Qui tắc: Tiếng chỉ định đứng trước tiếng được chỉ định.
2._ Trong từ ngữ “tay chân của người 人 之 手 足” , chữ 之 chi là tiếng dùng để nối nghĩa
như chữ “của”, được đặt giữa 人 và 手 足 để giúp cho từ ngữ này được cân xứng, dễ nghe.
Cũng thế, vì 人 là ý phụ, tiếng chỉ định, còn 手 足 là ý chính, tiếng được chỉ định, cho nên
人 đứng trước 手 足.
Bài thứ tư : Sơn – Thủy – Điền - Cẩu – Ngưu – Dương (Trở lại Mục Lục)
山 水 田 狗 牛 羊
I._ Học Tiếng
山
âm: sơn (san).
bộ: 山 (sơn).
nghĩa: núi (sơn hà, sơn xuyên, sơn thuỷ, sơn lâm, hoả diệm sơn, sơn cước).
水
âm: thuỷ.
bộ: 水 (thuỷ).
Bộ này gồm các hình thức dưới đây:
1._ Ðặt ở phiá dưới hoặc phía trên của chữ: 水
Tỉ dụ: 泉 âm: tuyền, nghĩa: suối; 沓 âm: đạp, nghĩa: chồng chất.
2._ Ðặt ở bên trái của chữ: 氵(thường gọi là chấm thuỷ hay tam điểm thuỷ)
Tỉ dụ: 江 âm: giang, nghĩa: sông.
Chú ý: có một số chữ, tuy thuộc bộ 水 nhưng không theo đúng hình thức của bộ 水 đã nêu
trên:
Tỉ dụ: 求 âm: cầu, nghĩa: tìm; 泰 âm: thái, nghĩa: to lớn, hanh thông.
nghĩa: nước (sơn thuỷ, thuỷ lợi, dẫn thuỷ nhập điền, đại hồng thuỷ, lưu thuỷ hành vân).
田
âm: điền.
bộ: 田 điền.
nghĩa: ruộng(tá điền, điền địa, thương hải tang điền).
Chữ cần phân biệt khi viết.
田 điền.
由 âm: do, bộ: điền, nghĩa: do, bởi.
甲 âm: giáp, bộ: điền, nghĩa: tên của 1 trong 10 can.
申 âm: thân, bộ: điền, nghĩa: tên của 1 trong 12 chi.
狗
âm: cẩu.
bộ: khuyển.
Bộ này gồm các hình thức dưới đây:
1._Ðặt phía dưới hoặc bên phải của chữ: 犬 (chữ viết chính thức).
Tỉ dụ:
獎 âm: tưởng, nghĩa: khen ngợi (tưởng lệ, tưởng thưởng); 狀 âm: trạng, nghĩa: hình trạng.
2._ Ðặt bên trái của chữ: 犭
Tỉ dụ:
狐 âm: hồ, nghĩa: con cáo.
nghĩa: con chó (sô cẩu, tẩu cẩu, cẩu tặc, hải cẩu).
Chú ý:
1. Chữ 狗 thường được dùng trong văn bạch thoại, trái lại, chữ 犬 được dùng trong văn
ngôn.
2. Chữ 狗 viết theo lối hài thanh, gồm bộ 犭 (khuyển) và âm 句 (câu hoặc cú: cái móc, 1
câu văn).
牛
âm: ngưu.
bộ: ngưu.
nghĩa: trâu bò (nói chung).
Chú ý: Trâu gọi là 水 牛 thuỷ ngưu, vì tính thích nước. Bò gọi là 黄 牛 hoàng ngưu, vì da
màu vàng 黄.
Chữ cần phân biệt khi viết.
牛 ngưu; 午 âm: ngọ, bộ: thập, nghĩa: tên của một trong 12 chi.
羊
âm: dương.
bộ: 羊 dương.
nghĩa: con dê (sơn dương, dương xa).*
II._ Ghép chữ làm câu
山 水 sơn thuỷ: núi và sông, non nước, tượng trưng cảnh thiên nhiên.
水 田 thuỷ điền: ruộng (có) nước.
田 水 điền thuỷ: nước (ở trong) ruộng.
山 狗 sơn cẩu: chó (ở trên) núi.
山 人 sơn nhân: người (ở trên) núi, tức là tiên 仙; cũng có nghĩa là người ở miền núi
羊 足 dương túc: cái chân con dê.
山 人 之 羊 足 sơn nhân chi dương túc: cái chân con dê của người miền núi.
III._ Nhận định về văn phạm
Trong đoạn 山 人 之 羊 足 sơn nhân chi dương túc, 山 人 và 羊 足 là hai từ ngữ, một phụ,
một chính. Cũng thế từ ngữ phụ (山 人) đứng trước từ ngữ chính (羊 足).
Qui tắc: từ ngữ chí định đứng trước từ ngữ được chỉ định.
______________________
*(phụ chú: Người Việt gọi dương là dê; còn người Hoa gọi con cừu là 羊 dương hoặc 綿 羊
miên dương, con dê là 山 羊 sơn dương ).
Bài thứ năm : Nhất, Thân, Nhị, Thủ, Sơn, Tiểu, Thạch. (Trở lại Mục Lục)
一 身 二 手 大 山 小 石
I._ Học Tiếng.
一
âm: nhất (nhứt).
bộ: 一 (nhất).
nghĩa: một (duy nhất, thống nhất, nhất đán, nhất sĩ nhì nông, đệ nhất, nhất nhật bất kiến
như tam thu hề).
身
âm: thân.
bộ: 身 (thân).
nghĩa: thân mình, toàn thể (thân phận, thân thế, tu thân, bản thân, thân danh).
二
âm: nhị.
bộ: 二 (nhị).
nghĩa: hai (đệ nhị, nhị trùng âm).
手 thủ: tay xem bài 3.
大
âm: đại (ngày xưa đọc là thái).
bộ: 大 (đại).
nghĩa: to lớn (đại nhân, đại nghĩa, đại đa số, cực đại, quảng đại).
山 sơn: núi (xem bài bốn).
小
âm: tiểu.
bộ: 小 (tiểu).
nghĩa: nhỏ (tiểu tổ, tiểu nhi, tiểu nhân).
石
âm: thạch.
bộ: 石 (thạch).
nghĩa: đá (vọng phu thạch, thạch nhũ, thạch tín, kim thạch kỳ duyên).
Chữ cần phân biệt khi viết:
石 thạch;
右 âm: hữu, bộ: khẩu, nghĩa: bên mặt.
II._ Ghép Chữ, Làm Câu.
一 身 nhất thân: một thân mình.
二 手 nhị thủ: hai tay.
大 山 đại sơn: núi lớn.
小 石 tiểu thạch: đá nhỏ.
山 大 sơn đại: núi (thì) lớn (mệnh đề đã trọn nghĩa).
石 小 thạch tiểu: đá (thì) nhỏ (mệnh đề đã trọn nghĩa).
大 人 đại nhân: người lớn.
小 羊 tiểu dương: dê con.
大 人 之 小 羊 đại nhân chi tiểu dương: con dê nhỏ của người lớn.
人 大 nhân đại: người (thì) lớn (mệnh đề đã trọn nghĩa).
羊 小 con dê (thì) nhỏ (mệnh đề đã trọn nghĩa).
III._ Nhận Ðịnh Về Văn Phạm.
1._ Trong từ ngữ 大 山 (đại sơn), 小 石 (tiểu thạch), 大 (đại: tĩnh từ) đứng trước 山 (sơn:
danh từ) và 小 (tiểu: tĩnh từ) đứng trước 石 (thạch: danh từ).
Qui tắc: Trong một từ ngữ (tức là một phần của mệnh đề), tĩnh từ (vì đóng vai bổ túc, phụ)
đứng trước danh từ.
2._ Các câu 山 大 sơn đại 石 小 thạch tiểu 人 大 nhân đại 羊 小 dương tiểu, đều là những
mệnh đề đã trọn nghĩa, trong đó 山, 石, 人, 羊 là chủ từ đứng trước, còn 大 小 là thuộc từ
(hoặc túc từ) đứng sau. Ngoài ra các câu trên đều không có động từ “thì, là”.
Qui tắc: Trong một mệnh đề, các từ ngữ theo thứ tự: chủ từ, động từ, túc từ (hoặc thuộc
từ).
Khi đi với thuộc từ, động từ, “là, thì” thường khỏi dùng đến.
Bài thứ sáu : Thiên, Địa, Nhật, Nguyệt… (Trở lại Mục Lục)
天 地 日 月 父 母 男 女
I._Học Tiếng
天
âm: thiên.
bộ: 大 (đại).
nghĩa:
1._ trời (thiên thanh, thiên diễn, thiên nga, thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất lậu, mưu sự tại
nhân thành sự tại thiên, nhân định thắng thiên).
2._ tiết trời.
Chữ cần phân biệt khi viết:
天 thiên; 夭 âm: yêu, bộ: 大 , nghĩa: nét mặt vui vẻ ôn tồn, (yêu yêu như dã: sắc mặt hoà
dịu (Luận Ngữ)); 夫 âm: phu, bộ: 大, nghĩa: chồng.
Chú ý:
1._ Trong văn bạch thoại, chữ thiên còn có nghĩa là “ngày”.
2._ Chữ thiên viết theo lối hội ý (天 có nghĩa 一 大 tức là lớn có một).
地
âm: địa.
bộ: 土 (thổ).
Chú ý:
1._ Cần phân biệt 2 bộ 土 thổ và 士 sĩ: trong chữ 土 thổ nét ngang trên ngắn hơn nét
ngang dưới, trái lại là 士 sĩ.
2._ Bộ 土 gồm các hình thức dưới đây:
a) Ðặt ở dưới của chữ: 土
tỉ dụ: 坐 âm: toạ, nghĩa: ngồi.
b) Ðặt bên trái của chữ: *
tỉ dụ: 地 địa.
nghĩa:
1._đất, mặt đất (địa lý, thổ địa, địa lợi).
2._sân nhà.
Chú ý:
1._Hai chữ 土 thổ và 地 đều có nghĩa là “đất” nhưng 土 chỉ chất đất; còn 地 chỉ mặt đất.
2._ Chữ 地 viết theo lối hài thanh, gồm bộ 土 thổ và âm 也 dã: vậy.
日
âm: nhật (nhựt).
bộ: 日 (nhật).
nghĩa:
1._ Mặt trời, (nhật thực, nhật trình, nhật báo, trực nhật, cách nhật, nhật dụng, Nhật Bản).
2._ Ngày, 日 日 nhật nhật: ngày ngày, mỗi ngày.
Chữ cần phân biệt khi viết:
日 nhật; 曰 âm: viết, bộ: 曰 (viết), nghĩa: rằng, nói rằng (phát từ ngữ).
月
âm: nguyệt.
bộ: 月 (nguyệt).
Chú ý: cần phân biệt bộ 月 nguyệt với bộ 肉 nhục cũng viết dưới hình thức: 月.
nghĩa:
1._ mặt trăng (nguyệt thực, nguyệt cầu, nguyệt điện).
2._tháng (tam cá nguyệt, lục cá nguyệt, bán nguyệt san).
父
âm: phụ.
bộ: 父 (phụ).
nghĩa: cha (thân phụ, phụ tử tình thâm, phụ huynh, phụ lão, sư phụ, quốc phụ, phụ mẫu,
phụ hệ, phụ tập).
Cũng có âm là: phủ.
nghĩa:
1._ người già 田 父 điền phủ: ông già làm ruộng, 漁 父 ngư phủ: ông già đánh cá.
2._ tiếng gọi lịch sự của đàn ông. 尼 父 Ni phủ: để chỉ Ðức Khổng tử.
母
âm: mẫu.
bộ: 毋 (vô).
nghĩa: mẹ (mẫu hệ, mẫu giáo).
Chú ý:
1._ Hai chữ 母 và 毋 khác ở số nét bên trong.
2._ Chữ 母 mẫu còn có thể viết: * (tức là thế các nét bên trong bằng chữ 子 tử: con).
男
âm: nam
bộ: 田 điền.
nghĩa:
1._ con trai (nam nhi, nam tử).
2._ tiếng tự xưng của con trai đối với cha mẹ.
3._ 1 trong 5 tước (công, hầu, bá, tử, nam).
Chú ý:
Chữ 男 viết theo lối hội ý (男 tức con trai là người có sức khoẻ 力 lực để làm ruộng 田
điền).
女
âm: nữ.
bộ: 女 nữ.
bộ này gồm có các hình thức dưới đây:
1._ đặt bên dưới của chữ: 女
tỉ dụ: 妥 âm: thoả, nghĩa: yên,
2._ đặt bên phải của chữ: ⺅
tỉ dụ: 如 âm: như, nghĩa: dùng để so sánh.
nghĩa: con gái (nữ lưu, nữ kiệt, nhi nữ).
II._ Ghép Chữ Làm Câu.
小 天 地 tiểu thiên địa: trời đất nhỏ (nghĩa bóng: khu vực riêng của ai).
月 大 月 小 nguyệt đại, nguyệt tiểu: tháng đủ, tháng thiếu. Trên các tờ lịch, về ngày âm
lịch, thường có ghi những chữ ngày 月 大 : 30 ngày, 月 小 : 29 ngày.
人 之 父 母 nhân chi phụ mẫu: cha mẹ của con người. Từ ngữ này khiến ta nhớ lại một từ
ngữ rất quen thuộc, thường được nhắc đến khi đề cập đến mối tương quan giữa quan và
dân. Ðó là từ ngữ:
民 之 父 母 dân chi phụ mẫu, nghĩa là cha mẹ của dân.
Câu “quan là cha mẹ của dân” có nghĩa: quan phải thương dân, phải lo cho dân, chẳng
khác nào cha mẹ lo cho con đỏ (con mới sanh).
Phải nói: 民 之 父 母 chứ không phải 父 母 之 民 vì 父 母 之 民 có nghĩa là: dân của cha
mẹ.
III._ Nhận Ðịnh Về Văn Phạm.
Xin nhắc lại: trong một từ ngữ, tiếng chỉ định (ý phụ, có thể là danh từ, tĩnh từ...) bao giờ
cũng đứng trước tiếng được chỉ định (ý chính).
Người ta đặt thêm chữ 之 chi giữ tiếng chỉ định và tiếng được chỉ định khi nào các tiếng
này có số chữ so le, hoặc có từ 2 chữ trở lên.
大 人 đại nhân: người lớn.
人 父 nhân phụ: cha (của) người.
人 之 父 母 nhân chi phụ mẫu: cha mẹ (của) người.
大 人 之 父 母 đại nhân chi phụ mẫu: cha mẹ (của) người lớn.
bộ thổ đứng bên trái---mẫu viết với chữ tử
Bài thứ bảy : Thanh, Thiên, Bạch, Nhật… (Trở lại Mục Lục)
青 天 白 日 滿 地 紅
I._ Học Tiếng
青
âm: thanh.
bộ: 青 (thanh).
nghĩa: xanh (xanh da trời, xanh cỏ).
天 thiên: trời (xem bài 6).
白
âm: bạch.
bộ: 白 (bạch).
nghĩa:
1._màu trắng.
2._sáng, rõ ràng (minh bạch).
3._trình bày (cáo bạch).
4._trạng từ: uổng công vô ích.
日 nhật: mặt trời (xem bài sáu).
滿
âm: mãn.
bộ: 氵(thuỷ).
nghĩa: đầy, đầy tràn, đầy đủ (tự mãn, mãn nguyện).
Chú ý:
Chữ 滿 viết theo lối hài thanh, gồm bộ 氵 (thuỷ) và âm:
Phần âm này, ta còn thấy trong chữ:
瞞 âm: man, bộ: 目 (mục), nghĩa: lừa dối (khai man).
地 địa: mặt đất (xem bài 6).
紅
âm: hồng.
bộ: 糸 (mịch).
nghĩa: mầu đỏ.
Chú ý: chữ 紅 viết theo lối hài thanh, gồm bộ 糸 (mịch) và âm 工 (công: khéo tay, thợ).
II Ghép Chữ Làm Câu:
青 天 thanh thiên: trời xanh, bầu trời xanh, nền trời xanh.
白 日 bạch nhật: mặt trời trắng.
青 天 白 日 thanh thiên bạch nhật: giữa ban ngày, một cách công khai, không có ý che
giấu mờ ám.
滿 地 mãn địa: khắp trên mặt đất.
青 天 白 日 滿 地 紅 thanh thiên bạch nhật mãn địa hồng: trời xanh, mặt trời trắng, khắp
mặt đất (thì) đỏ. Ðó là màu cờ của Trung Hoa Dân Quốc. Thật ra, lúc mới lập Dân Quốc,
nước Trung Hoa có 5 màu cờ như sau: đỏ, vàng, xanh, trắng và đen (hồng, hoàng, lam,
bạch, hắc) tượng trưng cho năm giống dân Hán, Hồi, Mãn, Mông, Tạng hợp lại làm một
trên đất Trung Hoa.
青 山 thanh sơn: núi xanh.
青 男 青 女 thanh nam thanh nữ: thanh niên nam nữ.
白 水 bạch thuỷ: nước lã.
Thu Ðà:
未 必 人 情 皆 白 水
vị tất nhân tình giai bạch thuỷ.
忍 將 心 事 付 寒 淵
nhẫn tương tâm sự phó hàn uyên.
Tình đời đâu phải là nước lã hết.
Nỡ nào giao phó nỗi lòng của mình cho vực lạnh?
白 手 bạch thủ: 1._tay trắng; 2._ tay không.
滿 身 mãn thân: cùng mình, khắp mình.
滿 足 mãn túc: 1._đầy chân, khắp chân; 2._đầy đủ.
水 滿 田 thuỷ mãn điền: nước đầy ruộng (mệnh đề đã trọn nghĩa).
滿 田 之 水 ...mãn điền chi thuỷ...: nước (đang) phủ khắp ruộng...
羊 滿 山 dương mãn sơn: dê đầy núi (mệnh đề đã trọn nghĩa).
滿 山 之 羊 ...mãn sơn chi dương...: những con dê (ở) đầy trong núi...
III._ Nhận Ðịnh Về Văn Phạm
Qui Tắc: Phần bổ túc luôn luôn đứng trước ý chính trong một từ ngữ. Trong các từ ngữ:
滿 田 之 水 mãn điền chi thuỷ, 滿 山 之 羊 mãn sơn chi dương, 水 thuỷ và 羊 dương là ý
chính, còn 滿 田 mãn điền và 滿 山 mãn sơn là ý phụ, dùng để bổ túc và do đó đứng trước
ý chính.
Qui Tắc: Trong một từ ngữ, phần bổ túc (có thể gồm nhiều chữ, có khi cả mệnh đề nữa)
luôn luôn đứng trước ý chính.
Bài thứ tám : Tiểu, Miêu, Tam, Chích, Tứ. (Trở lại Mục Lục)
小 貓 三 隻 四 隻
I._Học Tiếng
小 tiểu: nhỏ (xem bài 3).
貓
âm: miêu.
bộ: 豸 (trỉ).
nghĩa: con mèo.
Chú ý: Chữ 貓 viết theo lối hài thanh gồm bộ 豸 (trỉ) và âm 苖 (miêu: mạ, cỏ mới mọc).
三
âm: tam.
bộ: 一 (nhất).
nghĩa: 3 (ba).
隻
âm: chích.
bộ: 隹 (truy).
Chú ý:
Chữ cần phân biệt khi viết.
隹 truy; 佳 âm: giai, bộ: 人 (nhân), nghĩa: đẹp (giai nhân).
nghĩa:
1._tiếng chỉ loại (con).
2._cho ta chữ “chiếc”, có nghĩa là 1 (chiếc bóng, cô thân chích ảnh).
Ghép 2 chữ 隻 chích, ta sẽ có chữ:
雙 âm: song, bộ: 隹 (truy), nghĩa: một đôi, 2 (hai).
Chú ý: Chữ 隻 gồm bộ 隹 (truy) và chữ 又 (hựu: lại).
四
âm: tứ,
bộ: 囗 (vi).
nghĩa: 4 (bốn).
Chú ý:
囗 vi khác với 口 (khẩu: miệng).
囗 vi viết to hơn 口 khẩu. 囗 vi chỉ là bộ mà thôi; 口 khẩu vừa là bộ, vừa là chữ. 囗 vi viết
thành chữ như sau: 圍
II._Ghép Chữ Làm Câu
小 貓 tiểu miêu: mèo nhỏ.
三 隻 tam chích: 3 con.
四 隻 tứ chích: 4 con.
小 貓 三 隻 四 隻
tiểu miêu tam chích, tứ chích: mèo nhỏ 3 con, 4 con, hoặc ba bốn con mèo nhỏ.
小 貓 一 隻 tiểu miêu nhất chích: một con mèo nhỏ.
一 隻 小 貓 nhất chích tiểu miêu: một con mèo nhỏ.
一 小 貓 nhất tiểu miêu: một con mèo nhỏ.
III._Nhận Ðịnh Về Văn Phạm.
Trong các từ ngữ 貓 一 隻 (miêu nhất chích) 一 隻 貓 (nhất chích miêu), 隻 chích là tiếng
chỉ loại và có thể đặt ở sau hoặc trước danh từ.
Qui tắc: Tiếng chỉ loại đứng trước hoặc đứng sau danh từ mà nó được dùng để chỉ loại. Dù
ở vị trí nào, nó cũng luôn luôn đi liền với tiếng chỉ số.
Bài thứ chín : Bạch, bố, Ngũ, Thất, Lục… (Trở lại Mục Lục)
白 布 五 匹 六 匹
I._ Học Tiếng
白 bạch: trắng (xem bài 7).
布
âm: bố.
bộ: 巾 (cân).
nghĩa: vải.
五
âm: ngũ.
bộ: 二 (nhị).
nghĩa:năm.
匹
âm:thất.
bộ:匸 (hệ).
Chú ý: bộ 匸 hệ và bộ 匚 phương là hai bộ khác nhau.
nghĩa:
1._tấm, 1 cây (vải), tiếng chỉ loại. Cũng được dùng để chỉ loại cho thú như ngựa: 馬 âm:
mã, bộ: 馬 (mã).
2._tầm thường (quốc gia hưng vong thất phu hữu trách).
Chú ý: Hiểu theo nghĩa một tấm, 1 cây (vải) chữ 匹 thất cũng còn viết 疋 .
六
âm: lục.
bộ: 八 (bát).
nghĩa: 6.
II._Ghép Chữ Làm Câu
白 布 bạch bố: vải trắng.
五 匹 ngũ thất: 5 tấm, 5 cây.
六 匹 lục thất: 6 tấm, 6 cây.
白 布 五 匹 六 匹 bạch bố ngũ thất lục thất: vải trắng 5 cây(tấm), 6 cây (tấm) hoặc 5, 6 tấm
vải trắng.
布 一 匹 bố nhất thất: 1 tấm vải.
一 匹 布 nhất thất bố: 1 tấm vải.
III._ Nhận Ðịnh Về Văn Phạm
匹 là một tiếng chỉ loại. Do đó, nó cũng theo chung một qui tắc với các tiếng chỉ loại khác
(như 隻) tức là:
Tiếng chỉ loại đứng trước hoặc đứng sau danh từ mà nó được dùng để chỉ loại. Dù ở vị trí
nào, nó cũng luôn luôn đi liền với tiếng chỉ số.
Bài thứ mười : Kỷ, Trác, Ỷ, Uyển… (Trở lại Mục Lục) :
几 桌 椅 盌 桶 盆
I._Học Tiếng
几
âm:kỷ.
bộ:几 (kỷ).
nghĩa:bàn nhỏ (trường kỷ).
Chú ý: Chữ cần phân biệt khi viết. 几 kỷ, 儿 (bộ 人 nhân đi); 兀 âm: ngột, bộ: 儿 (nhân đi),
nghĩa: cao; 凡 âm: phàm, bộ: 几 (kỷ), nghĩa: 1) gồm, 2) hèn, thấp (phàm nhân, phàm
trần).
桌
âm: trác.
bộ: 木 (mộc).
nghĩa: án thư, bàn vuông.
椅
âm: ỷ.
bộ: mộc (mộc).
nghĩa: ghế dựa.
Chú ý: Chữ 椅 viết theo lối hài thanh, gồm bộ 木 mộc và âm 奇 kỳ: lạ lùng.
盌
âm: uyển. *
bộ: 皿 (mãnh).
nghĩa: cái chén.
Chú ý: chữ 盌 viết theo lối hài thanh, gồm bộ 皿 (mãnh) và âm
. Phần âm này ta còn thấy trong chữ 怨 âm: oán, bộ: 心 (tâm), nghĩa: oán giận. 宛
âm: uyển, bộ: 宀(miên), nghĩa: rõ ràng.
桶
âm:dũng.
bộ: 木 (mộc).
nghĩa: cái thùng.
Chú ý: Chữ 桶 viết theo lối hài thanh, gồm bộ 木 mộc và âm 甬 dũng: lối giữa dành cho
quan đi ngày xưa.
盆
âm:bồn.
bộ: 皿 (mãnh).
nghĩa: cái chậu (Trang tử cổ bồn).
Chú ý: Chữ 盆 viết theo lối hài thanh, gồm bộ 皿 mãnh và âm 分 phân: chia ra.
II._ Ghép Chữ Làm Câu
上 âm: thượng, bộ: 一 (nhất), nghĩa: ở trên.
几 上 kỷ thượng: ở trên chiếc bàn con.
桌 上 trác thượng: ở trên chiếc án thư.
椅 上 ỷ thượng: ở trên chiếc ghế dựa.
中 âm: trung, bộ: 丨 (cổn), nghĩa: ở trong.
盌 中 uyển trung: ở trong chén.
桶 中 dũng trung: ở trong thùng.
盆 中 bồn trung: ở trong chậu.
桌 上 之 大 盌 trác thượng chi đại uyển: cái chén lớn trên bàn (đây là một từ ngữ, chưa
phải là một mệnh đề đã trọn nghĩa).
盌 中 之 白 水 uyển trung chi bạch thuỷ: nước lã trong chén ((đây là một từ ngữ, chưa phải
là một mệnh đề đã trọn nghĩa).
山 中 之 牛 羊 sơn trung chi ngưu dương: những con bò con dê trong núi.
III._ Nhận Ðịnh Về Văn Phạm
Trong các từ ngữ 几 上 kỷ thượng, 盌 中 uyển trung các liên từ 上 thượng, 中 trung đều
đứng sau danh từ.
Qui tắc: Các liên từ chỉ nơi chốn 上, 中 luôn luôn đứng sau danh từ.
_____________________
* Tự Ðiển Thiều Chửu, Hoa Việt Tân Tự Ðiển của Lý Văn Hùng và Tự Ðiển Hoa Việt Hiện
Ðại của Khổng Ðức - Long Cương đều phiên âm là oản, giống như tiếng Việt: cái oản đơm
xôi, giữ chùa thờ Phật thì ăn oản.
Bài thứ mười một : Điểu, Trùng, Ngư, Ngã… (Trở lại Mục Lục)
鳥 蟲 魚 我 你 他
I._Học Tiếng
鳥
âm: điểu.
bộ: 鳥 (điểu).
nghĩa: con chim (điểu cầm, bách điểu qui sào).
Chú ý: Chữ cần phân biệt khi viết:
鳥 điểu; 烏 âm: ô, bộ: ⺣ (hoả), nghĩa: con quạ, màu đen (ô hợp, kim ô, ô thước).
蟲
âm: trùng.
bộ: 虫 (trùng).
nghĩa:
1._sâu bọ (côn trùng).
2._ngày xưa, dùng để chỉ tất cả các loài động vật.
羽 蟲 vũ trùng: loài chim, 羽 vũ: lông chim.
毛 蟲 mao trùng: loài thú, 毛 mao: lông thú.
Trong bài “Gánh gạo đưa chồng” cụ Nguyễn Công Trứ có viết:
鷺 亦 羽 蟲 中 之 一 lộ diệc vũ trùng trung chi nhất: con cò cũng là một trong các loài
chim.
魚
âm: ngư.
bộ: 魚 (ngư).
nghĩa: con cá.
Chú ý: cần phân biệt 魚 ngư: cá, bộ 魚 ngư với 漁 ngư: đánh cá, bộ ⺣thuỷ.
魚 水 ngư thuỷ: cá nước (duyên cá nước); cũng có nghĩa là: nước mắm.
漁 父 ngư phủ: ông lão đánh cá. Trong bài “Uống rượu tiêu sầu”, Cao Bá Quát có câu:
世 事 升 沉 君 莫 問
烟 波 深 處 有 漁 舟
Thế sự thăng trầm quân mạc vấn,
Yên ba thâm xứ hữu ngư châu.
Việc đời lên xuống thế nào anh đừng hỏi đến, (Chỉ cần biết) Nơi chốn xa xôi sâu thẳm có
khói, có sóng (kia), có chiếc thuyền đánh cá.
Ngoài ra còn có câu tục ngữ: 蚌 鷸 相 持, 漁 翁 得 利 bạng duật tương trì ngư ông đắc
lợi (con trai, con cò cùng níu kéo mổ nhau, ông lão đánh cá được lợi).
我
âm: ngã.
bộ: 戈 (qua).
nghĩa:
1._ta, tôi.
2._của ta, của tôi (ngã chấp).
Chú ý: Bạch thoại thường dùng 我 ngã để chỉ tôi hoặc ta (ngôi thứ 1 số ít). Trái lại, trong
văn ngôn, chữ 吾 ngô thông dụng hơn.
吾 âm: ngô, bộ: 口 khẩu, nghĩa: ta, tôi.
Ngoài ra đồng nghĩa với 我 còn có:
余 âm: dư, bộ: 人 (nhân), 予 âm: dư, bộ: ⺣(quyết).
你
âm: nễ, nhĩ.
bộ: ⺣(nhân đứng).
nghĩa:
1._mày.
2._ của mày (đồng nghĩa với 乃) 乃 âm: nãi, bộ: ⺣(phiệt).
Chú ý:
1._Chữ 你 cũng còn viết 伱
2._Chữ 你 thường được dùng trong văn bạch thoại để chỉ ngôi thứ 2 số ít. Cũng để chỉ
ngôi thứ hai số ít nhưng với ý tôn kính, người ta thêm chữ 心 tâm vào chữ 你; đó là chữ 您
nấm: ông.
3._Trong văn ngôn, những chữ sau đây được dùng để chỉ ngôi thứ hai số ít.
爾 âm: nhĩ, bộ: 爻 (hào); 汝 âm: nhữ, bộ: ⺣(thuỷ); 君 âm: quân, bộ: 口 (khẩu).
4._Chữ 你 viết theo lối hài thanh, gồm bộ ⺣(nhân đứng) và âm 尒 (nhĩ: 爾 mày).
他
âm: tha.
bộ: ⺣(nhân đứng).
nghĩa: 1._nó; 2._ kia, khác.
Chú ý:
1._Trong văn bạch thoại, 他 có nghĩa là nó, ngôi thứ ba số ít, nam giới; 她 ngôi thứ ba số ít,
nữ giới, bộ 女;牠 chỉ động vật (bộ 牛 ngưu); 它 chỉ đồ vật (bộ ⺣ miên).
Trong văn ngôn để chỉ “nó”, người ta dùng:
彼 âm: bỉ, bộ: 彳 (sách). (Chủ từ)
之 âm: chi, bộ: ⺣(phiệt). (Túc từ)
Cũng trong văn ngôn, để chỉ “của nó”, người ta dùng chữ: 其 âm: kỳ, bộ: 八 (bát).
2._ Trong văn ngôn. 他 có nghĩa khác, kia.
他 人 tha nhân: người khác.
他 日 tha nhật: ngày khác.
他 往 tha vãng: đi nơi khác.
他 鄉 tha hương: quê người.
3._ Chữ 他 được viết theo lối hài thanh, gồm bộ ⺣ (nhân) và âm 也 dã: vậy.
II._Ghép Chữ Làm Câu
山 中 之 白 鳥 sơn trung chi bạch điểu: con chim trắng trong núi.
我 父 ngã phụ: cha (của) tôi.
我 之 父 母 ngã chi phụ mẫu: cha mẹ của tôi.
我 父 母 之 田 地 ngã phụ mẫu chi điền địa: ruộng đất của cha mẹ tôi.
見 âm: kiến, bộ: 見 (kiến), nghĩa: trông thấy.
我 見 你 ngã kiến nhĩ: tôi trông thấy anh.
你 見 我 nhĩ kiến ngã: anh trông thấy tôi.
彼 見 其 父 bỉ kiến kỳ phụ: nó trông thấy cha của nó.
彼 見 之 bỉ kiến chi: nó trông thấy người ấy.
III._ Nhận Ðịnh Về Văn Phạm
我 你 彼 nhân vật đại danh từ chủ từ.
我 你 之 nhân vật đại danh từ túc từ.
我 你 其 chủ hữu tĩnh từ.
Bài thứ mười hai : Tảo, Khởi, Nguyệt, Lạc… (Trở lại Mục Lục)
早 起 月 落 日 出
I._Học Tiếng
早
âm: tảo.
bộ: 日 (nhật).
nghĩa:
1._ buổi sáng.
2._ sớm.
Chú ý: Chữ 早 gồm bộ 日 nhật và chữ 十 thập: 10.
起
âm: khởi
bộ: 走 (tẩu).
nghĩa:
1._ dậy, thức dậy.
2._ nổi lên (khởi bịnh), mới bắt đầu (khởi sự).
3._ đi đứng (y, thực, khởi, cư).
Chú ý: chữ khởi gồm bộ 走 tẩu và âm 己 kỷ: mình.
月 nguyệt: mặt trăng (xem bài 6).
落
âm: lạc.
bộ: ⺣ (thảo).
nghĩa:
1._ hoa lá rụng.
2._ rơi xuống(lưu lạc), thi rớt, thi hỏng (lạc đệ).
3._ mặt trời, mặt trăng lặn (nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên).
4._ mới làm nhà xong ăn mừng (lạc thành).
5._ chỗ ở (tọa lạc).
Chú ý: chữ 落 viết theo lối hài thanh, gồm bộ ⺣ và âm 洛 (Lạc: tên một con sông ở Thiểm
tây bên Tàu).
日 nhật: mặt trời (xem bài 6).
出
âm: xuất.
bộ: 凵 (khảm).
nghĩa:
1._ ra (xuất hành).
2._ mặt trời, mặt trăng mọc.
3._ mở ra (xuất khẩu thành chương).
4._ hơn (xuất quần bạt chúng).
5._ đuổi, bỏ (xuất thê).
Chú ý:
1._ Chữ 出 viết theo lối hội ý, gồm hai chữ 凵 khảm chẳng khác nào như 2 cái vực sâu và
chữ 丨 cổn gợi ý nhô ra.
2._ Chữ 出 không phải do 2 chữ 山 sơn tạo thành.
II._ Ghép Chữ Làm Câu
早 起 tảo khởi: 1._buổi sáng thức dậy. 2._ dậy sớm.
月 落 nguyệt lạc: trăng lặn.
日 出 nhật xuất: mặt trời mọc.
早 起 月 落 日 出 tảo khởi nguyệt lạc nhật xuất: buổi sáng (khi) thức dậy, mặt trăng lặn,
mặt trời mọc.
月 出 nguyệt xuất: trăng mọc.
日 落 nhật lạc: mặt trời lặn.
我 日 日 早 起 ngã nhật nhật tảo khởi: mỗi ngày tôi dậy sớm.
III._ Nhận Ðịnh Về Văn Phạm
1._ Trong câu 我 日 日 早 起 ngã nhật nhật tảo khởi, 早 là trạng từ đứng trước 起 là động
từ.
Qui tắc: Trạng từ đứng trước động từ.
2._ Cũng trong câu 我 日 日 早 起 ngã nhật nhật tảo khởi. nhật nhật là trường hợp túc từ
chỉ thời gian cũng đứng trước động từ 起.
Qui tắc: Trường hợp túc từ chỉ thời gian đứng trước động từ.
Bài thứ mười ba : Ca, Đệ, Thượng, Học… (Trở lại Mục Lục)
哥 哥 弟 弟 上 學 去
I._ Học Tiếng
哥
âm: kha (ca).
bộ: 口 (khẩu).
nghĩa: anh (đại ca).
Chú ý:
1._ 哥 gồm hai chữ 可 khả: có thể ghép lại.
2._ 哥 哥 là tiếng gọi “người anh” dùng trong bạch thoại; trong văn ngôn, để chỉ “anh”
người ta dùng chữ: 兄 âm: huynh, bộ: ⺣ (nhân đi).
弟
âm: đệ.
bộ: 弓 (cung).
nghĩa: em trai.
Cũng có âm: đễ; nghĩa: biết giữ đạo anh em, đồng nghĩa với 悌 đễ bộ 心 tâm.
Chú ý: Trong bạch thoại, để chỉ “em trai”, người ta dùng hai chữ 弟 弟. Trong văn ngôn,
người ta chỉ dùng một chữ 弟 mà thôi.
上
âm: thượng.
bộ: 一 (nhất).
nghĩa: ở trên, phía trên.
Cũng có âm: thướng. Nghĩa: đi lên.
Chú ý:
1._ Trong bạch thoại, 上 còn có nghĩa là rồi, trước 上 週 thượng châu: tuần rồi.
2._ Chữ 上 thượng và chữ phản nghĩa của nó là 下 hạ đều thuộc bộ 一 nhất và đều viết
theo lối chỉ sự, tức là lối “trông mà biết được, xét mà rõ ý”. Thật vậy, trông vào hai chữ 上
và 下 , ta có thể hình dung hai vị trí khác nhau, lấy nét 一 coi như đường chân trời làm
mốc.
學
âm: học.
bộ: 子 (tử).
nghĩa:
1._ học.
2._ bắt chước.
Chú ý: học được viết theo lối hội ý; giải thích lối viết này ta có thể có một ý niệm về việc
học ngày xưa. Thật vậy, 學 nghĩa là gì? 學 là ông thầy cầm nơi 2 tay cây roi 爻 để uốn nắn
một đứa trẻ 子 dưới mái nhà 冖
去
âm: khứ.
bộ: 厶 (khư).
nghĩa:
1._ đi (khứ hồi).
2._ qua.
Thôi Hộ: 去 年 今 日 此 門 中 khứ niên kim nhật thử môn trung: năm ngoái (cũng) ngày
hôm nay, tại cửa này (đề tích sở xứ kiến).
3._trừ, bỏ.
4._ trợ ngữ từ.
II._ Ghép Chữ Làm Câu
哥 哥 弟 弟 kha kha đệ đệ: anh và em trai.
上 學 去 thướng học khứ: đi học.
Thực ra chữ 去 khứ ở đây không có nghĩa là đi, mà chỉ đóng vai một trợ ngữ từ, dùng để
làm sống động động từ 上 mà thôi (上 ... 去). Cũng thế trong một bài từ của ông Ðào Tiềm
đời Tấn, tựa là Qui khứ lai từ (歸 去 來 詞) ta thấy: 歸 : trở về; 去 來 khứ lai: trợ ngữ từ; 歸
去 來 có nghĩa: về đi thôi.
我 弟 ngã đệ: em trai của tôi.
我 小 弟 ngã tiểu đệ: em trai nhỏ (của) tôi.
青 山 上 之 月 thanh sơn thượng chi nguyệt: vầng trăng trên núi xanh.
卓 上 之 大 盌 trác thượng chi đại uyển (oản): cái chén lớn trên bàn.
大 卓 之 上 有 白 布 五 匹 đại trác chi thượng hữu bạch bố ngũ thất: trên chiếc bàn lớn có 5
cây vải trắng.
有 âm: hữu, bộ: 月 (nguyệt), nghĩa: có.
III._ Nhận Ðịnh Về Văn Phạm
Trong câu 哥 哥 弟 弟 上 學 去 kha kha đệ đệ thướng học khứ, ta nhận thấy 上 là một động
từ.
Trong câu 大 卓 之 上 有 白 布 五 匹 đại trác chi thượng hữu bạch bố ngũ thất, ta nhận
thấy 上 là một liên từ.
Trường hợp một chữ mà khi thì là tiếng này, khi thì là tiếng khác, rất thường thấy trong Hán
văn.
Tỉ dụ khác:
君 君 臣 臣 父 父 子 子 (君 quân: vua, 臣 thần: bề tôi, 父 phụ: cha, 子 tử: con) có nghĩa là
Vua phải giữ đạo vua, bề tôi phải giữ đạo bề tôi, cha phải giữ đạo cha, con phải giữ đạo
con, tức là:
Vua phải ra vua, bề tôi ra bề tôi, cha ra cha, con ra con (mỗi người giữ bổn phận mình).
1 tỉ dụ khác:
人 其 人 nhân kỳ nhân: coi những người ấy là người { 人: người (danh từ), coi là người
(động từ)}
出 吿 反 面 xuất cáo phản diện: đi thưa về trình { 面: mặt (danh từ), trình (động từ)}
Qui tắc: 1 tiếng trong Hán văn có thể thuộc nhiều tự loại khác nhau.
Bài thứ mười bốn : Thư, Bản, Đồ, Đa… (Trở lại Mục Lục)
書 一 本 圖 多 字 少
I._ Học Tiếng
書
âm: thư.
bộ: 曰 (viết).
nghĩa:
1._sách (giáo khoa thư).
2._ghi chép, viết (thư pháp).
3._ kinh Thư (tức là kinh Thượng Thư, một trong năm kinh).
Chú ý:
Chữ cần phân biệt khi viết.
書 thư; 晝 âm: trú, bộ: 日 (nhật), nghĩa: ban ngày; 畫 âm: hoạ, bộ: 田 (điền), nghĩa: vẽ.
一 nhất: một (xem bài 5).
本
âm: bổn (bản).
bộ: 木 (mộc).
nghĩa:
1._ cái gốc cây.
2._ vốn, trước là (bản ý).
3._quyển, cuốn (tiếng chỉ loại).
4._vốn liếng (nhất bản vạn lợi).
Chú ý:
Chữ 本 viết theo lối chỉ sự (trông mà biết được xét mà rõ ý). Thật vậy: đây là một cái cây
木 phần ở phía dưới của 木, phải là gốc 本. Cũng thế, phần ở trên của 木, phải là ngọn 末.
末 âm: mạt, bộ: 木
勿 有 本 末, 事 有 終 始 Vật hữu bản mạt, sự hữu chung thuỷ. Vật (thì) có gốc có ngọn,
việc (thì) có đầu có cuối – Ðại Học.
圖
âm: đồ.
bộ: 囗 (vi).
nghĩa:
1._ vẽ, tranh (hoạ đồ, địa đồ, đồ thư quán).
2._ toan, mưu tính (mưu đồ).
多
âm: đa.
bộ: 夕 (tịch).
nghĩa: nhiều (da thiểu, đa số, đa mưu túc kế).
字
âm: tự.
bộ: 子 (tử).
nghĩa:
1._ chữ.
Phân biệt chữ 文 văn và 字 tự.
- Bắt chước hình trạng từng loài mà đạt gọi là 文 văn.
- Hình tiếng cùng hợp lại với nhau, gọi là 字 tự.
Cũng nên phân biệt 字 tự và 詞 từ.
- 詞 từ là ngữ tố căn bản, là đơn vị ý nghĩa nhỏ nhất.
- 字 tự là đơn vị hình thể và thanh âm; mỗi 字 tự có một hình thể và một thanh âm riêng.
- Mỗi 詞 đều có nghĩa của nó và có thể gồm 1hoặc 2, 3 字.
Gồm 1 字 gọi là 單 音 詞 đơn âm tự. Tỉ dụ: 人, 足, 手.
Gồm 2 字 gọi là 愎 音 詞 phức âm từ. Tỉ dụ: 咖啡 (café), 蜻蜓 thanh đình: con chuồn
chuồn.
Gồm 3 字 gọi là 三 音 詞 tam âm từ. Tỉ dụ: đồ thư quán: thư viện.
- Phần nhiều mỗi tự đều có ý nghĩa của nó, nhưng cũng có khi không có ý nghĩa.
Tỉ dụ: 咖, 啡, 蜻, 蜓.
2._ tên tự. Kinh Lễ định con trai 20 tuổi làm lễ đội mũ (加 冠 gia quan: đội mũ) rồi mới đặt
tên; con gái nhận lời gả chồng mới cài trâm (及 筓 cập kê: cài trâm). Vì thế con gái chưa
chồng gọi là 未 字 (vị tự: chưa đặt tên tự).
少
âm: thiểu.
bộ: 小 (tiểu).
nghĩa:
1._ ít.
2._ chê (chê người: 少 之 thiểu chi).
Cũng có âm: thiếu.
nghĩa: 1._ trẻ; 2._kẻ giúp việc thứ hai (quan thái sư có quan thiếu sư giúp việc).
II._ Ghép Chữ Làm Câu
書 一 本 thư nhất bổn: sách 1 quyển, 1 quyển sách.
圖 多 đồ đa: hình (thì) nhiều.
字 少 tự thiểu: chữ (thì) ít.
書 一 本 圖 多 字 少 thư nhất bản đồ đa tự thiểu: (đây là) một quyển sách (có) nhiều tranh
(mà) ít chữ.
山 中 有 白 鳥 sơn trung hữu bạch điểu: trong núi có chim trắng.
山 中 多 白 鳥 sơn trung đa bạch điểu: trong núi có nhiều chim trắng.
山 中 白 鳥 多 sơn trung bạch điểu đa: trong núi có nhiều chim trắng.
山 中 白 鳥 多 隻 sơn trung bạch điểu đa chích: trong núi có nhiều chim trắng.
大 卓 之 上 有 書 多 本 布 多 匹: đại trác chi thượng, hữu thư đa bổn, bố đa thất: trên chiếc
bàn lớn, có nhiều quyển sách, nhiều xấp vải.
於 âm: ư, bộ: 方 (phương), nghĩa: liên từ, ở đây dùng để so sánh.
多 於 đa ư: nhiều hơn,
大 於 đại ư: lớn hơn, to hơn.
我 書 中 圖 多 於 字 ngã thư trung đồ đa ư tự: trong sách của tôi hình nhiều hơn chữ.
羊 大 於 猫 dương đại ư miêu: dê lớn hơn mèo.
III._ Nhận Ðịnh Về Văn Phạm
― Chữ 多 có nghĩa là “nhiều, có nhiều”: do đó, để chỉ “có nhiều”, không cần phải thêm chữ
有 hữu vào nữa. Nếu muốn giữ cả chữ 有 lẫn chữ 多, thì phải dùng thêm tiếng chỉ loại.
― Chữ 於 ư là một liên từ; đi liền sau tĩnh từ nó có ý so sánh.
Bài thứ mười lăm : Trì, Trung, Du, Lai… (Trở lại Mục Lục)
池 中 魚 游 來 游 去
I._ Học Tiếng
池
âm: trì.
bộ: 氵(thuỷ).
nghĩa: cái ao; ao đào chung quanh để giữ thành gọi là thành trì (城 池).
Chú ý: chữ 池 gồm bộ 氵 thuỷ và âm 也 (dã: vậy).
中
âm: trung.
bộ: 丨 (cổn).
nghĩa:
1._ ở giữa, ở trong.
2._ nửa (trung đồ nhi phế).
còn có âm trúng.
nghĩa: 1._ đúng (trúng cách, ngôn trúng). 2._bị, mắc (trúng phong, trúng thử).
魚 ngư: cá (xem bài 11).
游
âm: du.
bộ: 氵(thuỷ)
nghĩa:
1._ lội (dưới nước).
2._ dòng nước (thượng du, trung du, hạ du).
Chú ý: chữ 游 gồm bộ 氵 thuỷ và âm 斿. Phần âm này, ta còn thấy trong chữ:
遊 âm: du, bộ: 辶 (xước), nghĩa: đi xa.
來
âm: lai.
bộ: 人 (nhân).
nghĩa:
1._ lại.
2._ tới, sẽ tới (lai niên, tương lai).
Chú ý: chữ 來 còn được viết 来
去 khứ: đi (xem bài 13).
II._ Ghép Chữ Làm Câu
池 中 魚 trì trung ngư: cá trong ao
游 來 游 去 du lai du khứ: lội qua lội lại.
池 中 魚 游 來 游 去 trì trung ngư du lai du khứ: cá trong ao lội qua lội lại.
魚 游 水 中 ngư du thuỷ trung: cá lội trong nước.
田 中 之 牛 走 來 走 去 diền trung chi ngưu tẩu lai tẩu khứ: con trâu trong ruộng chạy qua
chạy lại.
走 âm: tẩu, bộ: 走 (tẩu), nghĩa: chạy.
山 中 之 鳥 飛 來 飛 去 sơn trung chi điểu phi lai phi khứ: con chim trong núi bay qua, bay
lại.
飛 âm: phi, bộ: 飛 (phi), nghĩa: bay.
III._ Nhận Ðịnh Về Văn Phạm
Chữ 來, chữ 去 đi chung với động từ được lập lại 2 lần có nghĩa: qua ... lại.
Bài thứ mười sáu : Thủy, Vu, Thổ, Hạp… (Trở lại Mục Lục)
水 盂 墨 盒 筆 架 書 包
I._Học tiếng
水: thuỷ: nước (xem bài 4).
盂
âm: vu.
bộ: 皿 (mãnh).
nghĩa: chén, bát.
Chú ý: chữ 皿 viết theo lối hài thanh, gồm bộ 皿 (mãnh) và âm 于 (vu: nơi).
墨
âm: mặc.
bộ: 土 (thổ).
nghĩa:
1._ mực (tao nhân mặc khách).
2._màu đen, tham ô (mặc lại).
3._họ Mặc (Mặc Tử với thuyết Kiêm ái).
Chú ý: Chữ 墨 viết vừa theo lối hài thanh, gồm bộ 土 thổ và âm 黑 hắc: đen, vừa theo lối
hội ý (vì mực tàu là chất đặc như đất đen 黑 土 : hắc thổ).
盒
âm: hạp.
bộ: 皿 (mãnh).
nghĩa: cái hộp.
Chú ý: chữ 盒 viết theo lối hài thanh, gồm bộ 皿 mãnh và âm 合 (hạp: hợp lại).
筆
âm: bút.
bộ: 竹 (trúc).
nghĩa:
1._cây viết, cây bút (bút đàm).
2._ chép (bút chi ư thư 筆 之 於 書).
Chú ý: Chữ bút viết theo lối hài thanh, gồm bộ 竹 trúc và âm: 聿 (duật: bèn).
Chữ 筆 còn có thể viết 笔.
架
âm: giá.
bộ: 木 (mộc).
nghĩa:
1._cái giá để gác (danh từ).
2._ gác lên (động từ).
3._đặt điều vu vạ (giá hoạ).
Chú ý:
1._ Chữ 架 viết theo lối hài thanh, gồm bộ 木 và âm 加 (gia: tăng thêm).
2._Chữ cần phân biệt khi viết:
架 giá; 枷 âm: già, bộ: 木 (mộc), nghĩa: cái gông (1 loại hình cụ), già giang: gông cùm.
Nguyễn Du: Già giang một trẻ một trai, một dây vô lại buộc hai thâm tình. (Kiều).
書 thư: sách (xem bài 14).
包
âm: bao.
bộ: 勹 (bao).
nghĩa:
1._bao, bọc.
2._cái bao.
II._ Ghép Chữ Làm Câu.
水 盂 thuỷ vu: chén nước.
墨 盒 mặc hạp: hộp mực.
筆 架 bút giá: cái gác bút.
書 包 thư bao: cái cặp sách.
我 弟 之 書 包 中 有 墨 一 盒 書 三 本 ngã đệ chi thư bao trung, hữu mặc nhất hạp, thư tam
bổn: trong cặp của em trai tôi, có 1 hộp mực, 3 quyển sách.
III._ Nhận Ðịnh Về Văn Phạm.
Qua các tiếng 水 盂, 墨 盒, 筆 架, 書 包, gồm toàn danh từ, ta nhận thấy danh từ phụ (chỉ
định) luôn luôn đi trước danh từ chính (được chỉ định).
Bài thứ mười bảy: Song, Tiền, Hạ, Hoa… (Trở lại Mục Lục)
窗 前 階 下 紅 花 綠 葉
I._ Học Tiếng
窗
âm: song.
bộ: 穴 (huyệt).
nghĩa: cửa sổ (đồng song).
Chú ý:
1._Chữ song viết theo lối hài thanh, gồm bộ 穴 và âm 囱 song: cửa sổ; thông: ống khói.
2._ Chữ 窗 cũng còn viết là 窓.
前
âm: tiền.
bộ: 刂 (đao).
nghĩa: phía trước.
階
âm: giai.
bộ: 阝(phụ).
nghĩa: cái thềm.
Chú ý: 阝 đặt bên trái của chữ: bộ 阜 phụ, tỉ dụ: 階; 阝 đặt bên phải của chữ: bộ 邑 ấp, tỉ
dụ: 都 (đô: kinh đô, kẻ chợ).
Chú ý: Chữ 階 viết theo lối hài thanh, gồm bộ 阝 phụ và âm 皆 (giai: đều là).
下
âm: hạ.
bộ: 一 (nhất).
nghĩa: phía dưới.
Cũng có âm: há, nghĩa: đi xuống (động từ).
紅 hồng: đỏ (xem bài 7).
花
âm: hoa.
bộ: 艹 (thảo)
nghĩa: hoa, bông.
Chú ý: Chữ 花 viết theo lối hài thanh, gồm bộ 艹 thảo và âm 化 hoá: thay đổi.
綠
âm: lục.
bộ: 糸 (mịch).
nghĩa: xanh (xanh lá cây) lục diệp tố.
Chú ý:
1._ Chữ 綠 viết theo lối hài thanh gồm bộ 糸 và âm * phần âm này, ta còn thấy trong các
chữ :
碌 âm: lục, bộ: thạch, nghĩa: hèn hạ, tầm thường, (lục lục thường nhân).
祿 âm: lộc, bộ: ⺣ thị, nghĩa: phúc, tốt (phúc lộc thọ).
2._ có khi chữ 綠 cũng viết 菉, bộ 艹 thảo.
葉
âm: diệp.
bộ: ⺣ thảo.
nghĩa:
1._ lá;
2._ họ Diệp.
Chú ý: Chữ 葉 viết theo lối hài thanh, gồm bộ 艹 thảo và âm * phần âm này ta còn thấy
trong các chữ :
蝶 âm: điệp, bộ: 虫 (trùng), nghĩa: bươm bướm, (hồ điệp).
牒 âm: điệp, bộ: 片 (phiến), nghĩa: tờ trình (thông điệp).
諜 âm: điệp, bộ: 言 (ngôn), nghĩa: dò xét (gián điệp).
II._ Ghép Chữ Làm Câu
窗 前 song tiền: phía trước cửa sổ.
階 下 giai hạ: phía dưới thềm nhà.
紅 花 hồng hoa: hoa đỏ.
綠 葉 lục diệp: lá xanh.
窗 前 階 下 紅 花 綠 葉 song tiền giai hạ, hồng hoa, lục diệp: trước cửa sổ, dưới thềm nhà,
(có) hoa đỏ, (có) lá xanh.
落 花 滿 地 lạc hoa mãn địa: những cánh hoa (đã) rụng (chủ từ) phủ đầy (động từ) sân (túc
từ).
前 日 tiền nhật: hôm trước.
窗 前 有 小 池, 池 中 多 大 魚 song tiền hữu tiểu trì, trì trung đa đại ngư: trước cửa sổ có
cái ao nhỏ, trong ao có nhiều cá lớn.
我 上 學 之 前 ngã thướng học chi tiền: trước khi tôi đi học...
III._ Nhận Ðịnh Về Văn Phạm
Chữ 前 có nghĩa là “trước”, dùng để chỉ về thời gian hoặc không gian. Nó cũng phải đứng
sau như các liên từ khác 中 上 下.
Riêng trong 前 日 hôm trước 前 được coi như tĩnh từ và do đó đứng trước danh từ.
Bài thứ mười tám : Số từ (Trở lại Mục Lục)
一 二 三 四 五 六 七 八 九 十
I._ Học Tiếng.
一 nhất: 1 (xem bài 5).
二 nhị: 2 (xem bài 5).
三 tam: 3 (xem bài 8).
四 tứ: 4 (xem bài 8).
五 ngũ: 5 (xem bài 9).
六 lục: 6 (xem bài 9).
七
âm: thất.
bộ: 一 (nhất).
nghĩa: 7 (thất tịch: đêm mồng 7 tháng 7).
八
âm: bát.
bộ: 八 (bát).
nghĩa: 8.
Chú ý: Chữ cần phân biệt khi viết.
八 bát; 人 nhân; 入 âm: nhập, bộ: 入 (nhập), nghĩa: vô, vào.
九
âm: cửu.
bộ: 乙 (ất).
nghĩa: 9.
Chú ý: chữ cần phân biệt khi viết.
九 cửu; 几 kỷ; 丸 âm: hoàn, bộ: 丶 (chủ), nghĩa: viên tròn.
十
âm: thập.
bộ: 十 (thập).
nghĩa: 10.
II._Ghép Chữ Làm Câu.
元 月 nguyên nguyệt = 正 月 chính nguyệt: tháng giêng.
元 âm: nguyên, bộ: 儿 (nhân đi), nghĩa: đầu.
正 âm: chính, bộ: 止, nghĩa: chính.
二 月, 三 月, 四, 五, 六, 七, 八, 九, 十, 十 一 月 nhị nguyệt, tam nguyệt, tứ, ngũ, lục, thất,
bát, cửu, thập, thập nhất nguyệt: tháng 2, tháng 3... tháng 11.
臘 月 lạp nguyệt: tháng chạp.
臘 âm: lạp, bộ: 肉 (nhục), nghĩa: lễ chạp, vào lúc cuối năm.
週 âm: chu (châu), bộ: 辶 (xước), nghĩa: 1) vòng khắp, 2) tuần lễ.
一 週 nhất chu: một tuần lễ.
週 一, 週 二, 週 三, 週 四, 週 五, 週 六, 週 日 chu nhất, chu nhị, chu tam, chu tứ, chu ngũ,
chu lục, chu nhật: thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật.
上 週 thượng chu: tuần rồi.
上 週 一 thượng chu nhất: thứ hai tuần rồi.
下 週 hạ chu: tuần tới.
下 週 二 hạ chu nhị: thứ ba tuần tới.
本 週 bổn chu: tuần này.
本 週 三 thứ tư tuần này.
Chú ý: Chữ 週 đồng nghĩa với chữ 禮 拜 lễ bái, (mà ta thường thấy dùng để chỉ các ngày
trong tuần trong các tờ lịch) hoặc 星 期 tinh kỳ
禮 âm: lễ, bộ: 示 (thị), nghĩa: phép tắc phải theo trong các việc quan, hôn, tang, tế. Cũng
được viết là 礼.
拜 âm: bái, bộ: 手 (thủ), nghĩa: lạy;
星 âm: tinh, bộ: 日(nhật), nghĩa: ngôi sao;
期 âm: kỳ, bộ: 月 (nguyệt), nghĩa: kỳ hạn.
一 九 六 五 年, 三 月, 十 三 日 nhất cửu lục ngũ niên, tam nguyệt, thập tam nhật: ngày 13,
tháng 3, năm 1965
年 âm: niên, bộ: 干 (can), nghĩa: năm.
乙 巳 年, 元 月, 初 十: mồng mười tháng giêng, năm Ất tị.
乙 âm: ất, bộ: 乙 (ất), nghĩa: 1 trong 10 can.
巳 âm: tị, bộ: 己 (kỷ), nghĩa: 1 trong 12 chi.
初 âm: sơ, bộ: 刀 (đao), nghĩa: mồng
蟲 聲 四 起 trùng thanh tứ khởi: tiếng côn trùng nổi lên ở 4 phía.
聲 âm: thanh, bộ: 耳 (nhĩ). nghĩa: tiếng, tiếng động.
III._ Nhận Ðịnh Về Văn Phạm
Trong câu 蟲 聲 四 起, chữ 四 đứng trước động từ 起 được coi như một trạng từ và có
nghĩa là: ở 4 phía, từ 4 phía, khắp 4 phía.
Bài thứ mười chín : Tán, Hồi, Gia, Thảo… (Trở lại Mục Lục) :
散 學 囘 家 青 草 地 放 風 箏
I._ Học Tiếng
散
âm: tán.
bộ: 攵 (phộc).
nghĩa:
1._ tan ra (giải tán, kinh tâm tán đởm).
2._ buông ra, giải ra, (tán muộn).
Cũng có âm: tản
nghĩa: 1._ rời rạc (tản mạn); 2._ nhàn rỗi (nhàn tản); 3._ đi bộ (tản bộ).
Cũng còn viết (1)
Chú ý: chữ 散 gồm bộ 攵 (phộc) và âm 昔 tích: xưa.
學 học: học (xem bài 13).
囘
âm: hồi.
bộ: 囗 (vi).
nghĩa: trở về. (2)
家
âm: gia.
bộ: 宀 (miên).
nghĩa:
1._nhà.
2._vợ gọi chồng là gia, chồng gọi vợ là thất. Chinh Phụ ngâm: Tình gia thất nào ai chẳng
có..
3._người có tài về một môn gì.
4._Tiếng tự xưng (gia phụ, gia huynh).
5._giống gì nuôi ở trong nhà (gia cầm gia súc).
青 thanh: xanh (xem bài 7).
草
âm: thảo.
bộ: ⺾ (thảo).
nghĩa: cỏ.
Chú ý: Chữ 草 viết theo lối hài thanh, gồm bộ ⺾ thảo và âm 早 tảo: sớm.
地 địa: đất, sân, bãi (xem bài 6).
放
âm: phóng.
bộ: 攵 (phộc).
nghĩa:
1._ buông, thả, mở (phóng thích, phóng túng, khai phóng).
2._phát ra (phóng quang).
Chú ý: chữ 放 gồm bộ 攵 phộc và âm: 方 phương: hướng.
風
âm: phong.
bộ: 風 (phong).
nghĩa:
1._gió (phong vũ).
2._thói tục (quốc phong).
3._dáng dấp (phong tư); có vẻ thi thơ (phong nhã).
箏
âm: tranh.
bộ: 竹 (trúc).
nghĩa: 1 loại đàn có 13 dây.
Chú ý:
1._ Chữ 箏 viết theo lối hài thanh, gồm bộ 竹 trúc và âm 爭 tranh: giành nhau.
2._ Chữ 爭 cũng còn viết là 争.
II. Ghép Chữ Làm Câu.
散 學 tán học = 放 學 phóng học: tan học.
囘家 hồi gia: trở về nhà.
青 草 地 thanh thảo địa: bãi cỏ xanh.
放 風 箏 phóng phong tranh: thả diều giấy. 風 箏 : con diều giấy.
散 學 囘 家 青 草 地 放 風 箏 tán học, hồi gia, thanh thảo địa, phóng phong tranh: tan học,
về nhà, (trên) bãi cỏ xanh thả diều.
青 草 地 上, 紅 花 滿 開 thanh thảo địa thượng, hồng hoa mãn khai: trên bãi cỏ xanh, hoa
hồng nở đầy.
III._ Nhận Ðịnh Về Văn Phạm
Trong câu 青 草 地 上, 紅 花 滿 開, chữ 滿 đứng trước động từ 開 đóng vai một trạng từ.
Qui tắc: Trạng từ đứng trước động từ.
___________________
1) Chữ tán viết bằng chữ 昔 ghép với 攵 không tìm thấy trong Khang Hi Tự điển và không
tìm được trong kho ký tự unicode.
2) Cũng viết là 回, vẫn thuộc bộ 囗
Bài thứ hai mươi : Huynh, Muội, Xướng, Ca… (Trở lại Mục Lục)
兄 大 妺 小 兄 倡 歌 妺 帕 毬
I._Học Tiếng
兄
âm: huynh.
bộ: 儿 (nhân đi).
nghĩa:
1._ anh,
2._ tiếng để gọi bạn.
Chú ý: chữ 兄 gồm 儿 nhân đi và chữ 口 khẩu: miệng/
大 đại: lớn (xem bài 5).
妺
âm: muội.
bộ: 女 (nữ).
nghĩa: em gái.
Chú ý:
Chữ 妺 viết theo lối hài thanh, gồm bộ 女 và âm 未 vị: chưa (cũng đọc là mùi).
小 tiểu: nhỏ (xem bài 5).
唱
âm: xướng.
bộ: 口 (khẩu).
nghĩa:
1._ hát.
2._ hát trước, để cho người ta hoạ.
Chú ý: Chữ 唱 viết theo lối hài thanh, gồm bộ 口 và âm 昌 xương: thịnh vượng.
歌
âm: ca.
bộ:欠 (khiếm).
nghĩa:
1._hát.
2._khúc hát.
Chú ý: Chữ 歌 viết theo lối hài thanh, gồm bộ 欠 khiếm và âm 哥 kha: (ca) anh.
拍
âm: phách.
bộ: 扌 (thủ).
nghĩa:
1._ vỗ, tát.
2._ nhịp, cung đàn.
3._ cái phách, dùng để đánh nhịp khi hát.
Chú ý: Chữ 拍 viết theo lổi hài thanh, gồm bộ 扌 thủ và âm 白 bạch: trắng.
毬
âm: cầu.
bộ: 毛 (mao).
nghĩa: quả bóng.
Chú ý:Chữ 毬 viết theo lổi hài thanh, gồm bộ 毛 thủ và âm 求 cầu: tìm.
II._ Chép Chữ Làm Câu
兄 大 huynh đại: anh (thì) lớn.
妺 小 muội tiểu: em gái (thì) nhỏ.
兄 倡 歌 huynh xướng ca: anh hát.
妺 帕 毬 muội phách cầu : em gái vỗ banh.
兄 大 妺 小 兄 倡 歌 妺 帕 毬 huynh đại muội tiểu, huynh xướng ca, muội phách cầu: anh
lớn em gái nhỏ, anh hát, em gái vỗ banh.
拍 手 phách thủ: vỗ tay.
III._ Nhận Ðịnh Về Văn Phạm
Trong câu 兄 大, 妺 小, 兄 倡 歌, 妺 帕 毬 ta nhận thấy có tất cả bốn mệnh đề độc lập, đặt
liên tiếp nhau.
Trong 2 mệnh đề đầu 兄 大, 妺 小 ta nhận thấy không có động từ “là”.
Qui tắc: Giữa chủ từ và thuộc từ (túc tĩnh từ giữ vai trò thuộc từ), không cần có động từ
“là”.
Bài thứ hai mươi mốt : Khai, tảo, Thức, Ma… (Trở lại Mục Lục)
開 窗 掃 地 拭 几
磨 墨 執 筆 寫 字
I._ Học Tiếng
開
âm: khai.
bộ: 門 (môn).
nghĩa:
1._mở (khai môn, khai thành).
2._nở (hoa khai).
3._đào, bới ra, mở mang (khai hà, khai hoang).
4._buông thả (khai phóng).
5._xếp bày (khai đơn).
6._bắt đầu (khai bộ).
7._trừ, trừ bỏ đi (khai trừ).
窗 song: cửa sổ (xem bài 17).
掃
âm: tảo.
bộ: 扌(thủ).
nghĩa: quét (tảo mộ).
Chú ý: Chữ 掃 có thể xem như:
- vừa viết theo lối hài thanh, gồm bộ 扌 thủ và âm 帚 cây chổi.
- vừa viết theo lối hội ý 掃 có nghĩa là tay (扌) cầm chổi (帚) để quét
地 địa: đất, bãi, sân (xem bài 6).
拭
âm: thức.
bộ: 扌 (thủ).
nghĩa: lau chùi.
Chú ý: Chữ 拭 viết theo lối hài thanh, gồm bộ 扌 thủ và âm 式 thức: khuôn phép.
几 kỷ: bàn nhỏ (xem bài 10).
磨
âm: ma.
bộ: 石 (thạch).
nghĩa: mài (thiên ma bách chiết).
Chú ý: chữ 磨 viết theo lối hài thanh, gồm bộ 石 thạch và âm 麻 (cây gai).
墨 mặc: mực (xem bài 16).
執
âm: chấp.
bộ: 土 (thổ).
nghĩa: cầm giữ (chấp chánh).
筆 bút: cây viết (xem bài 16).
寫
âm: tả.
bộ: 宀 (miên).
nghĩa:
1._viết, sao chép (tả tự).
2._phỏng theo nét bút, như vẽ theo tấm ảnh đã chụp (tả chân, miêu tả).
3._bày tỏ, tháo ra, dốc hết ra (Kinh thư: dĩ tả ngã ưu).
字 tự: chữ (xem bài 14).
II._Ghép Chữ Làm Câu.
開 窗 khai song: mở cửa sổ.
掃 地 tảo địa: quét sân, quét nhà.
拭 几 thức kỷ: lau bàn.
磨 墨 ma mặc: mài mực.
執 筆 chấp bút: cầm viết, cầm bút.
寫 字 tả tự: viết chữ.
開 窗 掃 地 拭 几 磨 墨 執 筆 寫 字 khai song, tảo địa, thức kỷ, ma mặc, chấp bút tả tự: mở
cửa sổ, quét nhà, lau bàn, mài mực, cầm bút, viết chữ.
早 豈, 兄 開 窗, 妺 掃 地, 弟 拭 几 tảo khởi, huynh khai song, muội tảo địa, đệ thức kỷ:
Sáng dậy, anh mở cửa sổ, em gái quét nhà, em trai lau bàn.
花 落 花 開 hoa lạc hoa khai: hoa rụng hoa nở.
寫 字 之 前, 先 磨 墨, 後 執 筆 tả tự chi tiền, tiên ma mặc, hậu chấp bút: trước khi viết chữ,
trước hết mài mực, sau (đó) cầm bút.
先 âm: tiên, bộ: 儿 (nhân đi), nghĩa: trước.
後 âm: hậu, bộ: 彳 (sách), nghĩa: sau, phía sau.
開 窗 之 後, 我 掃 地, 拭 几 khai song chi hậu, ngã tảo địa, thức kỷ: sau khi mở cửa sổ
(xong), tôi quét nhà, lau bàn.
III._ Nhận Ðịnh Về Văn Phạm
Ðể chỉ “trước khi”, “sau khi”, người ta dùng: (之) 前... (之) 後.
Ðể chỉ công việc làm trước, công việc làm sau, người ta dùng chữ 先 , chữ 後.
Bài thứ hai mươi hai : Nhật, Kim, Minh, Miên… (Trở lại Mục Lục)
昨 日 今 日 明 日
棉 衣 夾 衣 單 衣
I._Học Tiếng
日 nhật: ngày(xem bài 16).
bạch thoại thường dùng chữ 天 thiên.
今
âm: kim.
bộ: 人 (nhân).
nghĩa: nay, ngày nay, ngay bây giờ.
明
âm: minh.
bộ: 日 (nhật).
nghĩa:
1._sáng (minh tinh).
2._sáng suốt (minh trí, anh minh)
3._làm sáng (minh đức).
4._ngày mai (minh nhật).
Chú ý: chữ 明 được viết theo lối hội ý, gồm cả 日 nhật 月 nguyệt lại.
棉
âm: miên.
bộ: 木 (mộc).
nghĩa: cây bông vải.
Chú ý: Chữ 棉 gồm bộ 木 mộc và âm 帛 bạch: lụa.
衣
âm: y.
bộ: 衣 (y).
nghĩa:
1._cái áo.
2._mặc áo (thực, y, hành, trú; y cẩm hồi hương: mặc áo gấm về làng)
Cũng đọc là ý.
Chú ý: Bộ 衣 còn được viết dưới hình thức 衤. Hình thức này chỉ đặt ở bên trái của chữ mà
thôi. thí dụ: 衫 âm: sam, bộ: 衣 (y), nghĩa: áo đơn.
Cũng có khi hình thức 衣 bị tách làm hai phần và được đặt phía trên và phía dưới của chữ.
Ở phía trên ta có 亠 và ở phía dưới là (*)
thí dụ: 表 âm: biểu, bộ: 衣 (y), nghĩa: ở ngoài (biểu bì); 衰 âm: suy, bộ: 衣 (y), nghĩa: suy
kém.
夾
âm: giáp.
bộ: 大 (đại).
nghĩa: kép, cặp.
單
âm: đan (đơn).
bộ: 口 (khẩu).
nghĩa:
1._một (đơn độc, đơn chiếc).
2._cái toa (hóa đơn).
Cũng có âm: thiền, nghĩa: vu nước Hung nô (Thiền Vu).
Chú ý: chữ 單 còn viết 单
II._Ghép Chữ Làm Câu
昨 日 tạc nhật: ngày hôm qua.
今 日 kim nhật: ngày hôm nay.
明 日 minh nhật: ngày mai.
棉 衣 miên y: áo bông, áo (dệt bằng) bông (vải).
夾 衣 giáp y: áo kép, áo cặp (có 2 lớp).
單 衣 đan y: áo đơn (có 1 lớp).
昨 日, 今 日, 明 日; 棉 衣, 夾 衣, 單 衣 tạc nhật, kim nhật, minh nhật; miên y, giáp y, đan y:
hôm qua, hôm nay, ngày mai; áo bông, áo kép, áo đơn.
他 日 tha nhật: ngày kia.
去 日 khứ nhật: ngày (đã) qua.
來 日 lai nhật: ngày (sắp) tới.
日 日 nhật nhật: ngày ngày, mỗi ngày.
我 弟 日 日 上 學 去 ngã đệ nhật nhật thượng học khứ.
前 日 tiền nhật: ngày hôm trước.
後 日 hậu nhật: ngày sau, ngày hôm sau.
山 上 之 花 草 日 多 sơn thượng chi hoa thảo nhật đa: hoa cỏ trên núi ngày càng nhiều.
III._Nhận Ðịnh Về Văn Phạm
Trong câu 山 上 之 花 草 日 多. chữ 日 đứng trước chữ 多 giữ chức vụ một trạng từ và có ý
nghĩa “mỗi ngày mỗi...” “càng ngày càng...”
______
(*) Xem trong thí dụ đi kèm, không thể hiển thị bằng unicode được.
Bài thứ hai mươi ba : Ngã, Tỷ, tại, Phòng… (Trở lại Mục Lục)
我 姊 姊 在 房 內
持 剪 刀 裁 鋅 衣
I._ Học Tiếng
我 ngã: tôi, của tôi (xem bài 11)
姊
âm: tỉ.
bộ: 女 (nữ).
nghĩa: chị.
Chú ý: bạch thoại dùng hai tiếng 姊 姊 để chỉ “chị” trong khi văn ngôn chỉ dùng một tiếng
姊 mà thôi.
在
âm: tại.
bộ: 土 (thổ).
nghĩa:
1._ Ở
2._ còn sống (phụ mẫu tại, bất viễn du).
3._ trợ ngữ từ, có nghĩa “chính là” (đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại tân dân, tại chỉ ư
chí thiện).
4._ đang (tại chức).
房
âm: phòng.
bộ: 戶 (hộ).
nghĩa: cái buồng, cái nhà.
Chú ý: chữ 房 viết theo lối hài thanh, gồm bộ 戶 hộ và âm 方 phương: nơi.
內
âm: nội.
bộ: 入 (nhập).
nghĩa:
1._ ở trong.
2._ cung cấm của nhà vua (đại nội).
3._ tiếng để chỉ vợ (nội tử, nội nhân, tiện nội).
4._ bên nội đối với bên ngoại.
持
âm: trì.
bộ: 扌 (thủ).
nghĩa: cầm, giữ (duy trì, hộ trì, phù trì).
Chú ý: chữ 持 viết theo lối hài thanh, gồm 扌(thủ) và âm 寺 tự: chùa.
剪
âm: tiễn.
bộ: 刀 (đao).
nghĩa:
1._cái kéo (剪 刀 tiễn đao).
2._ cắt xén.
Chú ý: chữ 剪 viết theo lối hài thanh, gồm bộ 刀 và âm 前 tiền: trước.
thật ra, chữ 剪 lúc đầu viết 翦, gồm bộ 羽 vũ và âm 前 tiền.
刀 đao: dao (xem bài 3).
裁
âm: tài.
bộ: 衣 (y).
nghĩa:
1._ cắt áo.
2._ giảm bớt (tài giảm quân sự).
3._ xét hơn kém phải trái (tổng tài, trọng tài).
4._ quyết đoán (tài phán, độc tài).
Chú ý: chữ 栽 gồm bộ 衣 y và âm *. Phần âm này ta còn thấy trong các chữ sau đây:
栽 âm: tài, bộ: 木 (mộc), nghĩa: trồng cây;
哉 âm: tai, bộ: 口 (khẩu), nghĩa: vậy thay (đặt ở cuối câu).
新
âm: tân.
bộ: 斤 (cân).
nghĩa: mới.
Chú ý: chữ 新 gồm bộ 斤 cân và âm * . Phần âm này ta còn thấy trong chữ
親 âm: thân, bộ: 見, nghĩa: quen thuộc, gần gũi.
II._ Ghép Chữ Làm Câu
我 姊 姊 ngã tỉ tỉ: chị tôi.
在 房 內 tại phòng nội: ở trong buồng, ở trong nhà.
持 剪 刀 trì tiễn đao: cầm kéo.
裁 鋅 衣 tài tân y: cắt áo mới.
我 姊 姊 在 房 內 持 剪 刀 裁 鋅 衣 ngã tỉ tỉ tại phòng nội trì tiễn đao tài tân y: chị tôi ở trong
nhà cầm kéo cắt áo mới.
我 日日唱 歌, 拍 毬 ngã nhật nhật xướng ca, phách cầu: mỗi ngày tôi ca hát đánh cầu.
III._ Nhận Ðịnh Về Văn Phạm.
Qua các câu: 我 姊 姊 在 房 內 持 剪 刀 裁 鋅 衣 và 我 日日唱 歌 拍 毬 ta nhận thấy chủ từ
我 姊 姊 và 我 luôn luôn đứng ở đầu câu. Các tiếng dùng để chỉ trường hợp về không gian
在 房 內 hoặc thời gian 日 日 dều được đặt sau chủ từ.
Bài thứ hai mươi bốn : Tứ, thời, Xuân, Du… (Trở lại Mục Lục)
四 時 詩
春 遊 芳 草 地
夏 賞 綠 荷 池
秋 飮 黄 花 酒
冬 吟 白 雪 詩
I._Học Tiếng
四 tứ: bốn (xem bài 8).
時
âm: thời.
bộ: 日 (nhật).
nghĩa:
1._lúc, khi.
2._ mùa (tứ thời khúc).
3._giờ (khoảng thời gian bằng 2 giờ như giờ Tý, giờ Sửu...).
4._luôn luôn (học nhi thời tập chi: Luận Ngữ) – thỉnh thoảng.
Chú ý: chữ 時 viết theo lối hài thanh, gồm bộ 日 nhật và âm 寺 tự: chùa.
詩
âm: thi.
bộ: 言 (ngôn).
nghĩa:
1._thơ.
2._Kinh Thi (một trong Ngũ Kinh).
Chú ý: chữ 詩 viết theo lối hài thanh, gồm bộ 言 ngôn và âm 寺 tự: chùa.
春
âm: xuân.
bộ: 日 (nhật).
nghĩa:
1._mùa xuân.
2._vào mùa xuân, mọi vật có vẻ hớn hở, tốt tươi, nên tuổi trẻ gọi là thanh xuân 青
春.
3._theo Chu lễ ngày xưa thường cho cưới xin vào tháng trọng xuân 仲春 (tháng hai), nên
thường gọi con gái muốn lấy chồng là hoài xuân 懷春.
遊
âm: du.
bộ: 辶 (xước).
nghĩa:
1._đi xa (du học).
2._chơi (du hí).
3._tới chỗ cảnh đẹp ngắm nghía cho thoả thích (ngao sơn du thuỷ, du lịch, du xuân).
Chú ý: 游 du (bộ thuỷ 氵) có nghĩa là lội.
芳
âm: phương.
bộ: 艹 (thảo).
nghĩa:
1._ cỏ thơm.
2._thơm (phương danh quí tánh, bách thế lưu phương).
Chú ý: chữ 芳 viết theo lối hài thanh, gồm bộ 艹 và âm: 方 phương: nơi.
草 thảo: cỏ (xem bài 6).
地 địa: đất, sân, bãi (xem bài 6).
夏
âm: hạ.
bộ: 夊 (truy).
nghĩa: mùa hạ.
賞
âm: thưởng.
bộ: 貝 (bối)
nghĩa:
1._thưởng cho kẻ có công.
2._trông thấy đẹp, hay nên ngắm nghía, khen tặng (thưởng thức).
Chú ý: chữ 賞 viết theo lối hài thanh, gồm bộ 貝 và âm: * . Phần âm này ta còn thấy trong
các chữ:
堂 âm: đường, bộ: 吐 (thổ), nghĩa: gian chính trong nhà.
嘗 âm: thường, bộ: 口 (khẩu), nghĩa: nếm.
裳 âm: thường, bộ: 衣 (y), nghĩa: cái xiêm (nghê thuờng).
常 âm: thường, bộ: 巾 (cân), nghĩa: bình thường.
當 âm: đương, bộ: 田, nghĩa: trong lúc.
掌 âm: chưởng, bộ: 手 (thủ), lòng bàn tay.
綠 lục: xanh lá cây (xem bài 17).
荷
âm: hà.
bộ: 艹(thảo)
nghĩa: sen.
cũng có âm: hạ; nghĩa: 1._gánh vác. 2._nhớ ơn.
Chú ý: chữ 荷 viết theo lối hài thanh, gồm bộ 艹 thảo và âm 何 hà: gì, sao.
池 trì: cái ao (xem bài 15).
秋
âm: thu.
bộ: 禾 (hoà).
nghĩa:
1._ mùa thu.
2._ năm (thiên thu vĩnh biệt).
Chú ý: chữ 秋 viết theo lối hội ý, đế chỉ mùa lúa chín, vì lúc đó 禾 hoà: cây lúa, bị 火 hoả:
lửa của mặt trời, tức ánh nắng nung nấu.
飮
âm: ẩm.
bộ: 食 (thực).
nghĩa:
1._uống.
2._ ngậm, nuốt (vận khứ anh hùng ẩm hận đa).
cũng có âm: ấm; nghĩa: cho uống (ấm chi dĩ tửu).
Chú ý:
1._ Chữ 飮 ẩm viết theo lối hài thanh, gồm bộ 食 thực và âm 欠 khiếm: thiếu, vắng.
2._ Trong bạch thoại, để chỉ uống người ta dùng chữ: 喝 âm: hát, bộ: 口 khẩu.
黄
âm: hoàng (huỳnh).
bộ: 黄 (hoàng).
nghĩa: màu vàng (hoàng hôn).
花 hoa: bông hoa (xem bài 17).
酒
âm: tửu.
bộ: 酉 (dậu).
nghĩa: rượu.
冬
âm: đông.
bộ: 冫 (băng).
nghĩa: mùa đông.
吟
âm: ngâm.
bộ: 口 (khẩu).
nghĩa:
1._đọc thơ, đọc phú, kéo giọng cho dài ra.
2._rên rỉ (vô bịnh thân ngâm).
Chú ý:
1._Chữ 吟 viết theo lối hài thanh, gồm bộ 口 và âm 今 kim: nay.
2._Cũng với chữ 口 và chữ 今 nếu đổi vị trí, sẽ có chữ 含 âm: hàm, bộ: 口 (khẩu), nghĩa:
ngậm, chứa (hàm súc, hàm oan).
白 bạch: trắng (xem bài 7).
雪
âm: tuyết.
bộ: 雨 (vũ).
nghĩa:
1._tuyết, mưa gặp lúc rét quá đông lại thành từng mảnh.
2._rửa (tuyết hận, tuyết sỉ).
Chú ý: chữ 雪 viết theo lối hài thanh, gồm bộ 雨 vũ và âm 彐 ký: đầu con nhím.
II._ Ghép Chữ Làm Câu.
四 時 詩 tứ thời thi: thơ bốn mùa, bài thơ ca tụng bốn mùa trong trời đất.
芳 草 地 phương thảo địa: bãi cỏ (xanh) thơm nức.
春 遊 芳 草 地 xuân du phương thảo địa: mùa xuân đi dạo trên bãi cỏ (xanh) thơm nức.
Ðó là hội 踏 青 đạp thanh: giẫm lên cỏ xanh.
Ðoạn Trường Tân Thanh:
Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.
綠 荷 池 lục hà trì: ao sen xanh.
夏 賞 綠 荷 池 hạ thưởng lục hà trì: mùa hè ngắm nghía, thưởng thức (cảnh) ao sen xanh.
黄 花 hoàng hoa: bông cúc. Hoàng hoa tửu: rượu cúc.
秋 飮 黄 花 酒 thu ẩm hoàng hoa tửu: mùa thu uống rượu cúc.
白 雪 詩: bạch tuyết thi: thơ lấy đầu đề tuyết trắng.
冬 吟 白 雪 詩 đông ngâm bạch tuyết thi: mùa đông ngâm thơ bạch tuyết, nhìn tuyết trắng
rơi cao hứng mà ngâm thơ.
III._ Nhận Ðịnh Sơ Lược Về Bài Thơ.
A._Nội Dung:
Mỗi mùa trong năm, đối với nhà nho ngày xưa, đều có một cái thú riêng. Không có mùa
nào kém mùa nào, và biết sống chính là biết tận hưởng những lạc thú ấy. Ở đây, cuộc
sống có vẻ nhàn tản, bình dị, tuy trầm lặng nhưng hết mực phong phú, cả về thể xác (遊
飮) lẫn tinh thần (賞 吟). Lẽ dĩ nhiên, vì mỗi thời mỗi khác (bỉ nhất thời, thử nhất thời), nên
chúng ta ngày nay có một nếp sinh hoạt khác hẳn; có thể nói, chúng ta luôn luôn sống vội,
sống vàng cơ hồ như không có lúc nào kịp sống – chứ đừng nói sống đầy đủ - cái giây
phút sống hiện tại của chúng ta. Ðọc bài thơ này ta không khỏi liên tưởng đến mấy cây sau
đây của Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm:
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá.
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
B._ Hình Thức:
Ðây là một bài cổ thi, thể ngũ ngôn tứ cú.
Ðặc điểm của bài này chính là lối dùng chữ giản dị, cụ thể, cách hành văn tự nhiên, nhất là
ở đây tác giả đã khéo đặt bốn chữ 春 夏 秋 冬 ở đầu mỗi câu, khiến cho đề mục 四 時 詩
như được nổi bật lên.
Bài thứ hai mươi lăm : Trúc, Liêm, Ngoại, Lưỡng… (Trở lại Mục Lục)
竹 簾 外 兩 燕 子
忽 飛 來 忽 飛 去
I._Học Tiếng
竹
âm: trúc.
bộ: 竹(trúc).
nghĩa: cây tre
Chú ý: 竹 viết thành bộ như sau
簾
âm: liêm.
bộ:
(trúc).
nghĩa: cái rèm, cái mành mành.
Chú ý: Chữ 簾 viết theo lối hài thanh, gồm bộ
trúc và âm 廉 liêm: ngay, biết phân biệt nên chăng, không lấy sằng: thanh liêm.
Nếu ta tiếp tục phân tích chữ 廉 liêm, ta sẽ thấy liêm thuôc bộ 严 nghiêm và âm 兼 kiêm:
gồm.
外
âm: ngoại.
bộ: 夕(tịch).
nghĩa:
1._ngoài (trái với 内 nội: trong).
2._vợ coi chồng là 外子 ngọai tử.
3._bên ngọai, bên nội.
兩
âm: lưỡng.
bộ: 入(nhập).
nghĩa: 2.
Cũng có âm: lượng (lạng)
Nghĩa: 10 đồng cân gọi là 1 lạng.
16 lạng là 1 cân
Chú ý: Chữ 兩 còn có thể viết 两 hoặc
燕
âm: yến.
bộ: 灬 (hỏa). Bộ này có 3 hình thức:
1._ 灬 đặt ở phía dưới chữ. Tỉ dụ: 燕 yến.
2._ 火 đặt ở phía dưới chữ. Tỉ dụ:
焚
âm: phần.
nghĩa: đốt.
3._ 火 đặt ở bên trái chữ. Tỉ dụ:
燈
âm: đăng.
nghĩa: ngọn đèn.
nghĩa:
1._chim én.
2._yên nghỉ (yên cư).
Cũng có âm: yên
nghĩa: nước Yên (ở miến bắc nước Tàu ngày xưa).
子
âm: tử.
bộ: 子(tử).
nghĩa:
1._con.
2._thầy (Khổng Tử).
3._1 trong 5 tước (công, hầu, bá, tử, nam).
Cũng có âm: tý.
nghĩa: 1 trong 12 chi.
Chú ý:
Chữ cần phân biệt khi viết:
子 tử
孑 âm: kiết. bộ: 子 (tử). nghĩa: đơn chiếc, trơ trọi.
孒 âm: quyết. bộ: 子 (tử). nghĩa: ngắn.
Kiết củng: con loăn quăn, con bọ gậy, sau hóa ra con muỗi.
忽
âm: hốt.
bộ: 心 (tâm). Bộ này gồm có 3 hình thức:
1._ 心 đặt ở phía dưới hoặc bên mặt chữ. Tỉ dụ:
愁 âm: sầu. nghĩa: buồn.
恥 âm: sỉ. nghĩa: hổ thẹn.
2._ 忄 đặt bên trái của chữ. Tỉ dụ:
怕 âm: phạ. nghĩa: sợ
3._ đặt ở phía dưới của chữ. Tỉ dụ:
恭 âm: cung. nghĩa: kinh thổ lộ ra ngoài.
nghĩa:
1._ thình lình, chợt (hốt nhiên).
2._ nhãng (sơ hốt).
Chú ý:
1._Chữ viết theo lối hài thanh, gồm bộ 心 tâm và âm 勿 vật: chớ, đừng.
2._ Chữ cần phân biệt khi viết:
忽 hốt
怱 âm: thông. bộ: (tâm). nghĩa: vội vàng.
飛
âm: phi.
bộ: 飛 (phi).
nghĩa:
1._bay (phi cơ).
2._nhanh hư bay (phi báo).
3._lời nói không căn cứ; thơ nặc danh gọi là 飛 書 (phi thư).
Chú ý:
Chữ 飛 còn viết
來 lai: lại (xem bài 15).
去 khứ: đi (xem bài 15).
II._Ghép chữ làm câu.
竹 簾 外 trúc liêm ngoại: bên ngòai (của) rèm tre.
燕 子 yến tử: con chim én.
Chú ý:
Chữ 子 ở đây không phải tiếng chỉ lọai, mà là tiếng giúp lời. Ta nói : 燕 子 yến tử: con chim
én. 毽子 kiện tử: trái cầu. 黄鶯兒 hoàng anh nhi: con chim hoàng anh v.v…
Để phân biệt tiếng chỉ lọai và tiếng giúp lời, ta cần nhớ:
1._Tiếng giúp lời luôn luôn đi liền sau danh từ (燕 子, 毽 子). Lối này bạch thoại hay dung
để chỉ tiếng đứng trước là danh từ, văn ngôn rất ít dung đến.
2._Trái lại, tiếng chỉ lọai có thể đứng trước hoặc sau danh từ và luôn luôn đi liền theo tiếng
chỉ số. (貓 三 隻, 三 隻 貓).
3.Tiếng giúp lời có thể dung chung co nhiều sự vật; trái lại tiếng chỉ lọai thường chỉ thuộc
riêng về một số sự vật cùng loại mà thôi.
兩 燕 子 lưỡng yến tử: 2 con chim én.
忽 飛 來, 忽 飛 去 hốt phi lai, hốt phi khứ: chợt bay qua, chợt bay lại.
竹 簾 外, 兩 燕 子, 忽 飛 來, 忽 飛 去 trúc liêm ngoại, lưỡng yến tử, hốt phi lai, hốt phi khứ:
(ở) bên ngoài rèm tre, (có) 2 con chim én, chợt bay qua, chợt bay lại.
窗 前 有 竹 簾, 簾 外 有 白 燕 多 隻 Song tiền hữu trúc liêm, liêm ngoại hữu bạch yến đa
chích: trước cửa sổ có rèm tre, bên ngoài rèm tre có nhiều con én trắng.
III._Nhận định văn phạm.
Thành ngữ 飛 來 飛 去 phi lai phi khứ có nghĩa: bay qua bay lại (in như thành ngữ: 游 來
游 去 du lai du khứ: lội qua lội lại).
Trạng từ 忽 hốt được lập lại 2 lần khi đi chung với thành ngữ 飛 來 飛 去 phi lai phi khứ.
Bài thứ hai mươi sáu : Tạ, Hiếu, Nhập, Hiệu… (Trở lại Mục Lục)
在 傢 中 孝 父 母
入 學 校 敬 先 生
I. Học tiếng
在 tại: ở (xem bài 23)
傢 gia: nhà (xem bài 19).
中 trung: ở trong (xem bài 15).
孝
âm: hiếu
bộ: 子(tử)
nghĩa:
1. Thờ cha mẹ hết lòng (hiếu đễ).
2. Tục gọi tang phục là 孝 hiếu.
父 phụ: cha (xem bài 6).
母 mẫu: mẹ (xem bài 6).
入
âm: nhập
bộ: 入 (nhập)
nghĩa: vô, vào
Chú ý: Chữ cần phân biệt khi viết:
入 (nhập) 人 nhân 八 bát
學 học : học (xem bài 13)
校
âm: hiệu.
bộ: 木 (mộc)
nghĩa:
1. Trường học.
2. Cấp tá trong quân đội.
少校 thiếu hiệu: thiếu tá.
中校 trung hiệu: trung tá
上校 thượng hiệu: đại tá
Cũng có âm: giáo
Nghĩa:
1. Cái cùm chân.
2. Tra xét, đính chánh lại sách vở (giáo khám).
Chú ý: Chữ 校 gồm bộ 木 mộc và âm 交 giao: trao.
敬
âm: kính
bộ: 攴 (phộc)
nghĩa:
1. cung kính, ở ngoài mặt cũng như ở trong lòng, không dám cợt nhợt, láo lếu.
2. dâng mời, để tỏ lòng kính trọng.
Chú ý:Chữ 敬 viết theo lối hài thanh gồm bộ 攴 phộc và âm 苟 cẩu: nếu.
先
âm: tiên
bộ: 儿(nhân đi).
nghĩa:
1. trước (tiên học lễ, hậu học văn).
2. Người đã chết (tiên vương, tiên đế, tiên nghiêm).
生
âm: sinh (sanh)
bộ: 生 (sinh)
nghĩa:
1. sống, còn sống, cuộc sống, những người sống.
2. sinh sản, nảy nở. (sinh lợi)
3. học trò (tiên sinh: ông thầy, vì là người học trước mình). Thầy gọi trò là 生; học trò cũng
xưng mình là 生.
II. Ghép chữ làm câu.
在家中 tại gia trung: ở trong nhà.
孝父母 hiếu phụ mẫu: hiếu (với) cha mẹ.
入學校 nhập học hiệu: vào trường học.
先生 tiên sinh:
1. Bạch thoại dùng để chỉ ông thầy dạy học; văn ngôn thì dùng chữ: 師 âm: sư bộ 巾
2. tiếng dùng để gọi ông.
敬 先 生 Kính tiên sinh: kính thầy dạy.
在 家 中, 孝 父 母, 入 學 校, 敬 先 生 Tại gia trung, hiếu phụ mẫu, nhập học hiệu, kính tiên
sinh. Ở nhà (thì) hiếu kính (với) cha mẹ, vào trường (thì) kính trọng thầy.
我 在 房 內 裁 新 衣 Ngã tại phòng nội, tài tân y:Tôi may (cắt) áo mới ở trong nhà (trong
phòng)
我入室內 Ngã nhập thất nội: tôi vào trong nhà.
室 âm: thất; bộ: 宀 (miên); nghĩa: nhà.
池 中 魚 游 來 游 去 Trì trung ngư du lai du khứ: cá trong ao lội qua lội lại.
III. Nhận định về văn phạm
Nên phân biệt cách dùng chữ 內 nội và chữ 中 trung. Cả hai chữ đều chỉ “ở trong”; tuy
nhiên, 內 được dùng để chỉ “trong nhà, trong cửa, trong phòng…”, tức là đối lại với bên
ngoài, còn 中 là để chỉ “ở giữa, trong khoảng, trong khuôn khổ cái gì đó”; 中 đối với hai
bên, với chung quanh.
Bài thứ hai mươi bảy : Thiên, Sơ, Vãn, Quang, Viễn… (Trở lại Mục Lục)
天 初 晚 月 光 明 窗 前 遠 望 月 在 東 方
I. Học tiếng
天 thiên: trời (xem bài 6).
初
âm: sơ
bộ: 刀 (đao)
nghĩa:
1. Mới, bắt đầu (trạng từ).
2. lúc ban đầu (nhân chi sơ, tính bản thiện).
3. đầu tiên (sơ bộ, sơ thu)
4. tiếng dùng để chỉ 10 ngày đầu tháng.
初一: mồng một
初十: mồng mười
娩
âm: vãn
bộ: nhựt
nghĩa:
1. chiều tối
2. lúc về chiều, lúc muộn màng. (vãn niên; tuế vãn).
3. Kẻ đến sau (vãn sinh)
Chú ý: Chữ 娩 viết theo lối hài thanh, gồm bộ 日 nhựt và âm 免 miễn tránh, khỏi.
月 nguyệt: mặt trăng (xem bài 6).
光
âm: quang
bộ: 儿(nhân đi).
nghĩa:
1. Ánh sáng (quang tuyến).
2. Sáng (dạ quang).
3. Rực rỡ, vẻ vang (quang lâm, quang phục)
4. Hết nhẳn, trống trơn.
Nhượng Tống:
Cô em hàng xóm sinh nhà nghèo.
Trồng hoa tưới hoa sớm lại chiều
Gió đông vừa thổi, hoa vừa nở
Cất bó vội vàng đem bán chợ.
Chợ chiều lác đác người hồ (hầu) quang
Gánh hoa còn nặng, cô bàn hoàn
Nào đâu quà em, nào cháo mẹ
Mẹ yếu em, thơ lòng không an….
明 minh: sang (xem bài 22).
窗 song: cửa sổ (xem bài 17).
前 tiền: phía trước (xem bài 17).
Giáo trình-hán-ngữ-học
Giáo trình-hán-ngữ-học
Giáo trình-hán-ngữ-học
Giáo trình-hán-ngữ-học
Giáo trình-hán-ngữ-học
Giáo trình-hán-ngữ-học
Giáo trình-hán-ngữ-học
Giáo trình-hán-ngữ-học
Giáo trình-hán-ngữ-học
Giáo trình-hán-ngữ-học
Giáo trình-hán-ngữ-học
Giáo trình-hán-ngữ-học
Giáo trình-hán-ngữ-học
Giáo trình-hán-ngữ-học
Giáo trình-hán-ngữ-học
Giáo trình-hán-ngữ-học
Giáo trình-hán-ngữ-học
Giáo trình-hán-ngữ-học

Contenu connexe

Tendances

Bai 6 giao trinh han ngu quyen 1 phien ban moi (Tieng Trung Anh Duong)
Bai 6 giao trinh han ngu quyen 1 phien ban moi (Tieng Trung Anh Duong)Bai 6 giao trinh han ngu quyen 1 phien ban moi (Tieng Trung Anh Duong)
Bai 6 giao trinh han ngu quyen 1 phien ban moi (Tieng Trung Anh Duong)Tiếng Trung Ánh Dương
 
Học tiếng Trung online Bài 1 Giáo trình Hán ngữ BOYA Sơ cấp 1
Học tiếng Trung online Bài 1 Giáo trình Hán ngữ BOYA Sơ cấp 1Học tiếng Trung online Bài 1 Giáo trình Hán ngữ BOYA Sơ cấp 1
Học tiếng Trung online Bài 1 Giáo trình Hán ngữ BOYA Sơ cấp 1Trung tâm tiếng Trung ChineMaster
 
Ky nang dat cau hoi
Ky nang dat cau hoiKy nang dat cau hoi
Ky nang dat cau hoiHoàng Rù
 
现代汉语声母系统考察(与越南语对比)
现代汉语声母系统考察(与越南语对比) 现代汉语声母系统考察(与越南语对比)
现代汉语声母系统考察(与越南语对比) nataliej4
 
Bản chất ngữ âm
Bản chất ngữ âmBản chất ngữ âm
Bản chất ngữ âmBích Phương
 
Tam ly hoc dai cuong
Tam ly hoc dai cuongTam ly hoc dai cuong
Tam ly hoc dai cuongforeman
 
Mẫu giáo án chuẩn của bộ giáo dục hiện nay.
Mẫu giáo án chuẩn của bộ giáo dục hiện nay.Mẫu giáo án chuẩn của bộ giáo dục hiện nay.
Mẫu giáo án chuẩn của bộ giáo dục hiện nay.Nguyễn Bá Quý
 
Tứ đại phát minh của trung quốc.
Tứ đại phát minh của trung quốc.Tứ đại phát minh của trung quốc.
Tứ đại phát minh của trung quốc.Fink Đào Lan
 
Kỹ năng đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi trong thuyết trình
Kỹ năng đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi trong thuyết trìnhKỹ năng đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi trong thuyết trình
Kỹ năng đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi trong thuyết trìnhquan tran
 
Bài 2: PHIÊN ÂM
Bài 2: PHIÊN ÂMBài 2: PHIÊN ÂM
Bài 2: PHIÊN ÂMhoavanSHZ
 
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóaĐề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóaDịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
19 quan-tri_van_phong
19  quan-tri_van_phong19  quan-tri_van_phong
19 quan-tri_van_phongvuthanhtien
 
đề Thi thực hành văn bản tiếng việt
đề Thi thực hành văn bản tiếng việtđề Thi thực hành văn bản tiếng việt
đề Thi thực hành văn bản tiếng việtlimsea33
 
QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU - DỰ ÁN KINH DOANH SON GẤC
QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU - DỰ ÁN KINH DOANH SON GẤCQUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU - DỰ ÁN KINH DOANH SON GẤC
QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU - DỰ ÁN KINH DOANH SON GẤCVisla Team
 

Tendances (20)

Bai 6 giao trinh han ngu quyen 1 phien ban moi (Tieng Trung Anh Duong)
Bai 6 giao trinh han ngu quyen 1 phien ban moi (Tieng Trung Anh Duong)Bai 6 giao trinh han ngu quyen 1 phien ban moi (Tieng Trung Anh Duong)
Bai 6 giao trinh han ngu quyen 1 phien ban moi (Tieng Trung Anh Duong)
 
Học tiếng Trung online Bài 1 Giáo trình Hán ngữ BOYA Sơ cấp 1
Học tiếng Trung online Bài 1 Giáo trình Hán ngữ BOYA Sơ cấp 1Học tiếng Trung online Bài 1 Giáo trình Hán ngữ BOYA Sơ cấp 1
Học tiếng Trung online Bài 1 Giáo trình Hán ngữ BOYA Sơ cấp 1
 
B4.1 kynangdatcauhoi
B4.1 kynangdatcauhoiB4.1 kynangdatcauhoi
B4.1 kynangdatcauhoi
 
Ky nang dat cau hoi
Ky nang dat cau hoiKy nang dat cau hoi
Ky nang dat cau hoi
 
现代汉语声母系统考察(与越南语对比)
现代汉语声母系统考察(与越南语对比) 现代汉语声母系统考察(与越南语对比)
现代汉语声母系统考察(与越南语对比)
 
Ngữ âm học
Ngữ âm họcNgữ âm học
Ngữ âm học
 
nội dung giáo dục
nội dung giáo dụcnội dung giáo dục
nội dung giáo dục
 
Bản chất ngữ âm
Bản chất ngữ âmBản chất ngữ âm
Bản chất ngữ âm
 
Tam ly hoc dai cuong
Tam ly hoc dai cuongTam ly hoc dai cuong
Tam ly hoc dai cuong
 
Mẫu giáo án chuẩn của bộ giáo dục hiện nay.
Mẫu giáo án chuẩn của bộ giáo dục hiện nay.Mẫu giáo án chuẩn của bộ giáo dục hiện nay.
Mẫu giáo án chuẩn của bộ giáo dục hiện nay.
 
Tứ đại phát minh của trung quốc.
Tứ đại phát minh của trung quốc.Tứ đại phát minh của trung quốc.
Tứ đại phát minh của trung quốc.
 
Luận án: Sự biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay
Luận án: Sự biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nayLuận án: Sự biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay
Luận án: Sự biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay
 
Kỹ năng đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi trong thuyết trình
Kỹ năng đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi trong thuyết trìnhKỹ năng đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi trong thuyết trình
Kỹ năng đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi trong thuyết trình
 
Sáng kiến Kinh nghiệm: Phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh tiểu học!
Sáng kiến Kinh nghiệm: Phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh tiểu học!Sáng kiến Kinh nghiệm: Phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh tiểu học!
Sáng kiến Kinh nghiệm: Phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh tiểu học!
 
Bài 2: PHIÊN ÂM
Bài 2: PHIÊN ÂMBài 2: PHIÊN ÂM
Bài 2: PHIÊN ÂM
 
Bài tập môn giao tiếp
Bài tập môn giao tiếpBài tập môn giao tiếp
Bài tập môn giao tiếp
 
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóaĐề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
 
19 quan-tri_van_phong
19  quan-tri_van_phong19  quan-tri_van_phong
19 quan-tri_van_phong
 
đề Thi thực hành văn bản tiếng việt
đề Thi thực hành văn bản tiếng việtđề Thi thực hành văn bản tiếng việt
đề Thi thực hành văn bản tiếng việt
 
QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU - DỰ ÁN KINH DOANH SON GẤC
QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU - DỰ ÁN KINH DOANH SON GẤCQUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU - DỰ ÁN KINH DOANH SON GẤC
QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU - DỰ ÁN KINH DOANH SON GẤC
 

En vedette (18)

Giáo trình Hán Ngữ cơ bản 1
Giáo trình Hán Ngữ cơ bản 1Giáo trình Hán Ngữ cơ bản 1
Giáo trình Hán Ngữ cơ bản 1
 
Dịch tiếng trung
Dịch tiếng trungDịch tiếng trung
Dịch tiếng trung
 
825 Chữ Hán thông dụng
825 Chữ Hán thông dụng825 Chữ Hán thông dụng
825 Chữ Hán thông dụng
 
Các từ tiếng trung thông dụng
Các từ tiếng trung thông dụngCác từ tiếng trung thông dụng
Các từ tiếng trung thông dụng
 
Han co
Han coHan co
Han co
 
Tuệ tĩnh toàn tập
Tuệ tĩnh toàn tậpTuệ tĩnh toàn tập
Tuệ tĩnh toàn tập
 
845 chữ Hán tiếng Việt
845 chữ Hán tiếng Việt845 chữ Hán tiếng Việt
845 chữ Hán tiếng Việt
 
Giao trinh ngu phap tieng trung
Giao trinh ngu phap tieng trungGiao trinh ngu phap tieng trung
Giao trinh ngu phap tieng trung
 
200 trieu chung noi khoa
200 trieu chung noi khoa200 trieu chung noi khoa
200 trieu chung noi khoa
 
in chữ hán
in chữ hánin chữ hán
in chữ hán
 
7 4
7 47 4
7 4
 
2010 khoa cnsh
2010 khoa cnsh2010 khoa cnsh
2010 khoa cnsh
 
Tài liệu phần mềm tự động hóa quy trình
Tài liệu phần mềm tự động hóa quy trìnhTài liệu phần mềm tự động hóa quy trình
Tài liệu phần mềm tự động hóa quy trình
 
Shedrick Cole
Shedrick ColeShedrick Cole
Shedrick Cole
 
Bang han tu_thong_dung 2
Bang han tu_thong_dung 2Bang han tu_thong_dung 2
Bang han tu_thong_dung 2
 
Cv resume
Cv resumeCv resume
Cv resume
 
Giao trinh linh kien dien tu gtvt42
Giao trinh linh kien dien tu gtvt42Giao trinh linh kien dien tu gtvt42
Giao trinh linh kien dien tu gtvt42
 
20 وصفة مفيدة في علاج السعال طبيعيا لتهدئة السعال أثناء الليل
20 وصفة مفيدة في علاج السعال طبيعيا لتهدئة السعال أثناء الليل20 وصفة مفيدة في علاج السعال طبيعيا لتهدئة السعال أثناء الليل
20 وصفة مفيدة في علاج السعال طبيعيا لتهدئة السعال أثناء الليل
 

Similaire à Giáo trình-hán-ngữ-học

5-chuyen-de-trong-tam-boi-duong-thpt-quoc-gia-ngu-van-12
5-chuyen-de-trong-tam-boi-duong-thpt-quoc-gia-ngu-van-125-chuyen-de-trong-tam-boi-duong-thpt-quoc-gia-ngu-van-12
5-chuyen-de-trong-tam-boi-duong-thpt-quoc-gia-ngu-van-12toantieuhociq
 
Pages from tap viet chu han danh cho nguoi moi bat dau (3)
Pages from tap viet chu han danh cho nguoi moi bat dau (3)Pages from tap viet chu han danh cho nguoi moi bat dau (3)
Pages from tap viet chu han danh cho nguoi moi bat dau (3)mcbooksjsc
 
T_loi_trong_ting_Anh.doc
T_loi_trong_ting_Anh.docT_loi_trong_ting_Anh.doc
T_loi_trong_ting_Anh.docHPhngPhan5
 
cum tu tu do
cum tu tu docum tu tu do
cum tu tu doatcak11
 
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 8 - DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH (LÍ LUẬN VĂN HỌC, PH...
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 8 - DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH (LÍ LUẬN VĂN HỌC, PH...BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 8 - DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH (LÍ LUẬN VĂN HỌC, PH...
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 8 - DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH (LÍ LUẬN VĂN HỌC, PH...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NHẬP MÔN HÁN NGỮ CỔ ĐẠI
NHẬP MÔN HÁN NGỮ CỔ ĐẠI NHẬP MÔN HÁN NGỮ CỔ ĐẠI
NHẬP MÔN HÁN NGỮ CỔ ĐẠI nataliej4
 
Lỗ đen, Lỗ sau đục và cỗ máy thời gian
Lỗ đen, Lỗ sau đục và cỗ máy thời gianLỗ đen, Lỗ sau đục và cỗ máy thời gian
Lỗ đen, Lỗ sau đục và cỗ máy thời giandhtlm1
 
Khóa luận tốt nghiệp các kiểu câu có tác dụng tu từ nổi bật trong truyện ngắn...
Khóa luận tốt nghiệp các kiểu câu có tác dụng tu từ nổi bật trong truyện ngắn...Khóa luận tốt nghiệp các kiểu câu có tác dụng tu từ nổi bật trong truyện ngắn...
Khóa luận tốt nghiệp các kiểu câu có tác dụng tu từ nổi bật trong truyện ngắn...nataliej4
 
Khóa luận sư phạm về Một số ẩn dụ tiêu biểu trong thơ Đường.
Khóa luận sư phạm về Một số ẩn dụ tiêu biểu trong thơ Đường.Khóa luận sư phạm về Một số ẩn dụ tiêu biểu trong thơ Đường.
Khóa luận sư phạm về Một số ẩn dụ tiêu biểu trong thơ Đường.Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Doc thu Giao trinh Han ngu 1 (Tap 1 - Quyen Thuong)
Doc thu Giao trinh Han ngu 1 (Tap 1 - Quyen Thuong)Doc thu Giao trinh Han ngu 1 (Tap 1 - Quyen Thuong)
Doc thu Giao trinh Han ngu 1 (Tap 1 - Quyen Thuong)Lê Thảo
 
Kinhdichdaocuanguoiquantu
KinhdichdaocuanguoiquantuKinhdichdaocuanguoiquantu
KinhdichdaocuanguoiquantuNgà Nguyễn
 
Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1
Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1
Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1Nguyễn Sáu
 
Pages from tap viet chu han thong dung (5)
Pages from tap viet chu han thong dung (5)Pages from tap viet chu han thong dung (5)
Pages from tap viet chu han thong dung (5)mcbooksjsc
 
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC nataliej4
 
Doc thu Giao trinh Han ngu 5 (Tap 3 - Quyen Thuong)
Doc thu Giao trinh Han ngu 5 (Tap 3 - Quyen Thuong)Doc thu Giao trinh Han ngu 5 (Tap 3 - Quyen Thuong)
Doc thu Giao trinh Han ngu 5 (Tap 3 - Quyen Thuong)Lê Thảo
 
Dịch thuật và tự do - Hồ Đắc Túc
Dịch thuật và tự do - Hồ Đắc TúcDịch thuật và tự do - Hồ Đắc Túc
Dịch thuật và tự do - Hồ Đắc TúcKim Sang Translation
 
Giao an ngu van 9 ky ii
Giao an ngu van 9 ky iiGiao an ngu van 9 ky ii
Giao an ngu van 9 ky iiTam Vu Minh
 

Similaire à Giáo trình-hán-ngữ-học (20)

5-chuyen-de-trong-tam-boi-duong-thpt-quoc-gia-ngu-van-12
5-chuyen-de-trong-tam-boi-duong-thpt-quoc-gia-ngu-van-125-chuyen-de-trong-tam-boi-duong-thpt-quoc-gia-ngu-van-12
5-chuyen-de-trong-tam-boi-duong-thpt-quoc-gia-ngu-van-12
 
Đặc Điểm Tu Từ Cú Pháp Trong Tiểu Thuyết Hồ Anh Thái.doc
Đặc Điểm Tu Từ Cú Pháp Trong Tiểu Thuyết Hồ Anh Thái.docĐặc Điểm Tu Từ Cú Pháp Trong Tiểu Thuyết Hồ Anh Thái.doc
Đặc Điểm Tu Từ Cú Pháp Trong Tiểu Thuyết Hồ Anh Thái.doc
 
Pages from tap viet chu han danh cho nguoi moi bat dau (3)
Pages from tap viet chu han danh cho nguoi moi bat dau (3)Pages from tap viet chu han danh cho nguoi moi bat dau (3)
Pages from tap viet chu han danh cho nguoi moi bat dau (3)
 
T_loi_trong_ting_Anh.doc
T_loi_trong_ting_Anh.docT_loi_trong_ting_Anh.doc
T_loi_trong_ting_Anh.doc
 
TỔNG HỢP KIẾN THỨC LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4
TỔNG HỢP KIẾN THỨC LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4TỔNG HỢP KIẾN THỨC LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4
TỔNG HỢP KIẾN THỨC LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4
 
Luận Ngữ.
Luận Ngữ.Luận Ngữ.
Luận Ngữ.
 
cum tu tu do
cum tu tu docum tu tu do
cum tu tu do
 
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 8 - DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH (LÍ LUẬN VĂN HỌC, PH...
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 8 - DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH (LÍ LUẬN VĂN HỌC, PH...BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 8 - DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH (LÍ LUẬN VĂN HỌC, PH...
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 8 - DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH (LÍ LUẬN VĂN HỌC, PH...
 
NHẬP MÔN HÁN NGỮ CỔ ĐẠI
NHẬP MÔN HÁN NGỮ CỔ ĐẠI NHẬP MÔN HÁN NGỮ CỔ ĐẠI
NHẬP MÔN HÁN NGỮ CỔ ĐẠI
 
Lỗ đen, Lỗ sau đục và cỗ máy thời gian
Lỗ đen, Lỗ sau đục và cỗ máy thời gianLỗ đen, Lỗ sau đục và cỗ máy thời gian
Lỗ đen, Lỗ sau đục và cỗ máy thời gian
 
Khóa luận tốt nghiệp các kiểu câu có tác dụng tu từ nổi bật trong truyện ngắn...
Khóa luận tốt nghiệp các kiểu câu có tác dụng tu từ nổi bật trong truyện ngắn...Khóa luận tốt nghiệp các kiểu câu có tác dụng tu từ nổi bật trong truyện ngắn...
Khóa luận tốt nghiệp các kiểu câu có tác dụng tu từ nổi bật trong truyện ngắn...
 
Khóa luận sư phạm về Một số ẩn dụ tiêu biểu trong thơ Đường.
Khóa luận sư phạm về Một số ẩn dụ tiêu biểu trong thơ Đường.Khóa luận sư phạm về Một số ẩn dụ tiêu biểu trong thơ Đường.
Khóa luận sư phạm về Một số ẩn dụ tiêu biểu trong thơ Đường.
 
Doc thu Giao trinh Han ngu 1 (Tap 1 - Quyen Thuong)
Doc thu Giao trinh Han ngu 1 (Tap 1 - Quyen Thuong)Doc thu Giao trinh Han ngu 1 (Tap 1 - Quyen Thuong)
Doc thu Giao trinh Han ngu 1 (Tap 1 - Quyen Thuong)
 
Kinhdichdaocuanguoiquantu
KinhdichdaocuanguoiquantuKinhdichdaocuanguoiquantu
Kinhdichdaocuanguoiquantu
 
Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1
Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1
Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1
 
Pages from tap viet chu han thong dung (5)
Pages from tap viet chu han thong dung (5)Pages from tap viet chu han thong dung (5)
Pages from tap viet chu han thong dung (5)
 
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
 
Doc thu Giao trinh Han ngu 5 (Tap 3 - Quyen Thuong)
Doc thu Giao trinh Han ngu 5 (Tap 3 - Quyen Thuong)Doc thu Giao trinh Han ngu 5 (Tap 3 - Quyen Thuong)
Doc thu Giao trinh Han ngu 5 (Tap 3 - Quyen Thuong)
 
Dịch thuật và tự do - Hồ Đắc Túc
Dịch thuật và tự do - Hồ Đắc TúcDịch thuật và tự do - Hồ Đắc Túc
Dịch thuật và tự do - Hồ Đắc Túc
 
Giao an ngu van 9 ky ii
Giao an ngu van 9 ky iiGiao an ngu van 9 ky ii
Giao an ngu van 9 ky ii
 

Giáo trình-hán-ngữ-học

  • 1. GIÁO TRÌNH HÁN NGỮ HỌC MỤC LỤC Lời mở đầu Bài thứ nhất : Khái niệm về chữ Nho Bài thứ hai : Cách học chữ Nho Bài thứ ba : Nhân - Thủ - Túc - Đao – Xích Bài thứ tư : Sơn – Thủy – Điền - Cẩu – Ngưu – Dương Bài thứ năm : Nhất, Thân, Nhị, Thủ, Sơn, Tiểu, Thạch Bài thứ sáu : Thiên, Địa, Nhật, Nguyệt… Bài thứ bảy : Thanh, Thiên, Bạch, Nhật… Bài thứ tám : Tiểu, Miêu, Tam, Chích, Tứ. Bài thứ chín : Bạch, bố, Ngũ, Thất, Lục… Bài thứ mười : Kỷ, Trác, Ỷ, Uyển… Bài thứ mười một : Điểu, Trùng, Ngư, Ngã… Bài thứ mười hai : Tảo, Khởi, Nguyệt, Lạc… Bài thứ mười ba : Ca, Đệ, Thượng, Học… Bài thứ mười bốn : Thư, Bản, Đồ, Đa… Bài thứ mười lăm : Trì, Trung, Du, Lai… Bài thứ mười sáu : Thủy, Vu, Thổ, Hạp… Bài thứ mười bảy: Song, Tiền, Ha., Hoa… Bài thứ mười tám : Số từ Bài thứ mười chín : Tán, Hồi, Gia, Thảo… Bài thứ hai mươi : Huynh, Muội, Xướng, Ca… Bài thứ hai mươi mốt : Khai, tảo, Thức, Ma… Bài thứ hai mươi hai : Nhật, Kim, Minh, Miên… Bài thứ hai mươi ba : Ngã, Tỷ, tại, Phòng… Bài thứ hai mươi bốn : Tứ, thời, Xuân, Du… Bài thứ hai mươi lăm : Trúc, Liêm, Ngoại, Lưỡng… Bài thứ hai mươi sáu : Tạ, Hiếu, Nhập, Hiệu…
  • 2. Bài thứ hai mươi bảy : Thiên, Vãn, Quang, Viễn… Bài thứ hai mươi tám : Đại, Vãng, Hoặc, Thừa… Phần phụ lục đính kèm tại địa chỉ sau đây: Các bạn tải về, giải nén và mở ra để xem thêm, nhưng PC của các bạn phải cài: Adobe reader 7.0 trở lên, Java, Flash playe và Font Arial MS Unicod mới sử dụng được. http://www.mediafire.com/?5z894tfzkyzamnw Lời mở đầu : Các bạn thân mến! Chúng tôi xin chuyển tới các bạn phần đầu bộ GIÁO TRÌNH HÁN NGỮ HỌC trên cơ sở tập sách của học giả Lưu Khôn và một số các nhà nghiên cứu Hán Nôm khác; bằng kinh nghiệm tự học và tự hành của chúng tôi, kết hợp với những ứng dụng mới của tin học hiện đại. Ðây là những kiến thức cơ bản đầu tiên về Hán học mà chúng tôi xin chuyển tới cho các bạn để có được một số vốn cần thiết, căn bản bước đầu về chữ Nho. Phương pháp của chúng tôi là phương pháp bình dị, phổ thông, đi từ dễ đến khó, từ cụ thể đến trừu tượng, từ những chữ đã biết đến những chữ chưa biết – học mới, ôn cũ, nhằm luôn luôn nhắc đi, nhắc lại những chữ đã học qua, giúp cho các bạn có dịp làm quen, nhận mặt chữ thường xuyên và như thế sẽ ghi sâu vào trí nhớ. Với phương pháp phân tích, suy luận này sẽ rất phù hợp đối với thế hệ mới đã được tiếp thu và phân tích các môn khoa học hiện đại, tiên tiến, luôn luôn khát khao tìm cái lý cội nguồn và những ứng dụng thiết thực của các sự vật, hiện tượng. Vì đây là phần sơ
  • 3. nhập, nên chúng tôi cũng không quá đi sâu vào trong phần phân tích hình dạng chữ, vì e rằng như thế bài học sẽ trở nên rườm rà. Ðể bù lại, chúng tôi xin cố gắng giúp các bạn hiểu rõ được vị trí và nắm vững được cách dùng của từng chữ trong câu. Do đó thông thường mỗi bài được chia làm ba phần: 1. Học tiếng (gồm âm, bộ, nghĩa, phiên âm Quốc tế và phát âm Việt ngữ). 2. Ghép chữ, Đặt chữ vào câu đúng ngữ pháp. 3. Nhận định về văn phạm. Chúng tôi sẽ cung cấp và hướng dẫn các bạn sử dụng tra cứu một số loại từ điển Việt Hán Nôm thông dụng đang có sẵn trên mạng IE và có bán trên thị trường sách hiện nay Và cuối cùng sẽ hướng dẫn các bạn cách làm một bài thơ đường luật hoàn chỉnh bằng cả Hán Nôm ngữ, giải nghĩa và dịch ra Việt ngữ. Cũng trong giáo trình này, ngoài phần văn xuôi, chúng tôi cũng có chọn thêm một số thi phẩm – ngũ ngôn có, thất ngôn có, nhưng không dài lắm – để các bạn có dịp ngâm nga, thưởng thức, đồng thời kiểm lại những chữ đã học qua. Chúng tôi ước mong rằng với giáo trình này, các bạn sẽ lần lượt tiếp thu, thực hành, hiểu nghĩa và viết được Hán tự. Kết hợp với một số loại từ điển đã được số hóa trực tuyến hoặc dưới dạng phần mềm cài đặt trực tiếp vào PC, các bạn sẽ nhập ký tự, dịch và thậm trí có thể làm thơ bằng Hán tự trong một thời gian không xa. Rất mong các bạn học tập và thực hành thành công. Chiến sĩ - Nghệ sĩ: Ngô Toàn Thắng Sưu tầm, chỉnh lý, bổ xung và nâng cấp tiện ích giáo trình này. Bài thứ nhất : Khái niệm về chữ Nho (Trở lại Mục Lục) 1. Ðịnh nghĩa Chữ Nho, hoặc chữ Hán, hoặc Hán tự là thứ chữ do người Trung Hoa sáng chế ra. Ðược gọi là chữ Nho, vì đó là một công cụ để truyền bá Khổng Giáo tức Ðạo Nho. Ðối với chúng ta, chữ Nho là chữ Hán đọc theo âm Việt. Và chữ Hán chính là chữ của Hán tộc, tức giống dân Trung Hoa.
  • 4. 2. Nguồn gốc và sự tiến triển A._ Những chữ cổ nhất còn truyền lại thấy khắc ở các đồ đồng thời nhà Hạ, nghĩa là cách đây 4000 năm. Tuy nhiên, trước đó mấy thế kỷ, đã có chữ bát quái của Phục Hy, chữ kết thằng (kết: thắt; thằng: dây; kết thằng: thắt nút lại để ghi việc lớn nhỏ) của Thần Nông và chữ do sử quan Thương Hiệt đời Hoàng Ðế (2697 tr, TL) sáng chế theo hình dấu chân chim thú. B._ 1). Ðến đời Tần Thuỷ Hoàng (213 tr.TL) vì nhận thấy cuối đời Chu, sự học ngày càng suy vi, các nhà chép sử càng ngày càng cẩu thả, chữ nào quên, họ tự tiện bày đặt ra chữ mới (kỳ tự: chữ lạ), nên thừa tướng Lý Tư đã làm ra bộ Tam Thương, có 3.300 chữ, qui định các lối viết nhằm thống nhất văn tự. 2). Sau Lý Tư, chữ viết được phổ cập trong dân chúng, được sáng chế thêm – dĩ nhiên là một cách không được thận trọng cho lắm – hầu thoả mãn nhu cầu của quảng đại quần chúng. Số chữ do đó tăng lên một cách nhanh chóng. –Thời Lý Tư: 3300 chữ. –200 năm sau: 7380 chữ. –200 năm sau nữa : 10000 chữ –Năm 1716, Khang Hi tự điển ra đời với trên 40000 chữ (gồm 4000 chữ thường dùng, 2000 tên họ và trên 30000 chữ không dùng vào đâu). 3) Và 1 lần nữa, để thống nhất lối viết, Hứa Thận soạn bộ tự điển Thuyết Văn Giải Tự gồm 10.516 chữ, vào đời Hậu Hán (120 sau TL). 4) Gần đây, sau khi tiếp xúc với Tây Phương, trước những đòi hỏi của thời thế, nhiều chữ mới, nhất là về danh từ khoa học, được sáng chế. Ðồng thời cũng có một số chữ không ít đi dần vào trong quên lãng, vì văn bạch thoại đã được thông dụng, thay thế cho cổ văn hoặc văn ngôn, chỉ thấy trong sách xưa mà thôi, (để ý, ngoài hai thể văn ngôn và bạch thoại, người Trung Hoa còn dùng để viết báo, thể “ngữ thể văn”, thể này tham bác cả hai thể văn nói trên). 3. Hình thể A._ Chữ nho vốn là một thứ chữ tượng hình, nghĩa là dựa theo hình của sự vật mà đặt ra. Hai chữ “văn tự” cũng thường được định nghĩa: – Bắt chước hình tượng các loài mà đặt ra chữ gọi là văn.
  • 5. – Góp cả hình với tiếng gọi là tự. B._ Vì hình thể của sự vật không nhất định nên hình của chữ cũng thay đổi dần dần, từ hình tròn đến hình dẹp, hình vuông, hình dài, hình tam giác và gần đây, trở nên cố định với hình vuông. Ngoài ra, theo cuộc tiến hoá chung, lối viết cũng thay đổi. Ta có: – Lối chữ khoa đẩu, loăn quăn như hình con nòng nọc của Thương Hiệt. – Lối chữ triện, nét tròn, gồm đại triện và tiểu triện, viết bằng sơn trên gỗ tre. – Lối chữ lệ, nét vuông, cũng viết bằng sơn, trên vải lụa. – Lối chữ chân, khải, viết ngay ngắn bằng bút lông với mực đen giấy trắng. – Lối chữ bát phân, gồm tám phần lệ, hai phần chân. – Lối hành, tức bán thảo, bán chân. – Lối thảo, viết nhanh như gió lướt trên cỏ. – Lối giản thể, tức lối viết cho giản tiện, rút bớt đi số nét của chữ . 4. Cách cấu tạo Dù hình thể có thay đổi ra sao, các chữ Nho đều được cấu tạo theo 6 phép gọi là “lục thư” (Lục: 6, thư: tả đúng trạng thái của sự vật, chép vào tre, lụa). A._ Tượng hình: Thấy vật gì vẽ vật ấy. Tỉ dụ: θ 日 Nhựt: mặt trời. B._ Chỉ sự (hay tượng sự, xử sự): Trông mà biết được, xét mà rõ ý. Tỉ dụ: 上, thượng: ở trên. 下, hạ: ở dưới – lấy nét ngang (一) làm mốc, phần đứng ở trên là 上, phần đứng ở dưới là 下. C._ Hội ý (hay tượng ý): Mỗi chữ có nhiều phần, mỗi phần có một nghĩa, hợp các nghĩa từng phần sẽ có nghĩa của toàn chữ. Tỉ dụ: 古 cổ: xưa – điều gì mà 10 (十 thập) miệng (口 khẩu) đã nói đến là cũ, xưa rồi. D._ Hình thanh (hay tượng thanh, hài thanh): Dùng một một chữ cũ mà âm thanh tương tự với âm thanh của chữ định đặt ra để định âm thanh, rồi ghép vào một bộ để chỉ ý nghĩa của chữ mới. Tỉ dụ: 江 giang: sông, gồm bộ 氵 thuỷ để chỉ vật gì có liên quan đến nước (ý) và chữ 工
  • 6. công, chữ này tạo cho ta âm “giang”. Lối tạo chữ này rất được thông dụng. E._ Chuyển chú: Dùng một chữ có sẵn, thay đổi hình dạng đi đôi chút, để đặt ra một chữ khác có nghĩa tương tự. Tỉ dụ: từ chữ 老 lão: già ta có 考 khảo: sống lâu. F._ Giả tá: Mượn sai. 1._ Hoặc lầm với chữ khác. Tỉ dụ: 說 thuyết dùng lầm cho chữ 悅 duyệt trong Luận ngữ. 2._ Hoặc dùng chữ sẵn mà đọc khác thanh âm, để dùng vào nghĩa khác. Tỉ dụ: 長 trường: dài, 長 trưởng: lớn. 3._ Hoặc giữ nguyên thanh âm của một chữ nào đó, rồi gán cho nó một nghĩa mới. Tỉ dụ: 萬 vốn có nghĩa là con bò cạp (萬 tượng hình con vật ấy) nhưng lại dùng theo nghĩa 10000. Bài thứ hai : Cách học chữ Nho (Trở lại Mục Lục) I. Những khó khăn trong việc học chữ Nho Ai cũng nhìn nhận rằng chữ Nho là một thứ chữ rất khó học. Ðiều này rất đúng, vì khi học chữ Nho, ta thường vấp phải những khó khăn sau đây: A._ Khó nhớ: Số chữ quá nhiều: quyển Khang Hi tự điển có tất cả đến 47.021 chữ. Ngoài những chữ đồng âm, còn có một số chữ đặt theo lối giả tá, khiến cho câu văn nhiều khi tối tăm khó hiểu. B._ Khó nhận mặt chữ: Có những chữ gồm nhiều nét phiền phức. Tỉ dụ: chữ 豔 diễm 28 nét, chữ 鬱 uất 29 nét. Có những chữ na ná giống nhau, rất dễ nhầm lẫn. Tỉ dụ: các chữ: 己 kỷ, 已 dĩ, 巳 tị. 戊 mậu, 戍 thú, 戌 tuất, 戎 nhung.
  • 7. C._ Khó viết. Vì khó nhận được mặt chữ, nên lúc viết, ta hay bối rối hoặc bỏ sót nét, hoặc quên hẳn không biết phải hạ bút ra sao. Trường hợp “đọc chữ làu làu, nghĩa nhớ vanh vách, nhưng khi cầm bút thì không biết phải viết thế nào” là một trường hợp rất thông thường, không riêng gì đối với người mới học. II. Làm sao để khắc phụ những khó khăn ấy? A._ Về điểm khó nhớ. Ðây không phải là một khó khăn thực sự, vì với chí kiên nhẫn, với lòng ham học, với phương pháp tiệm tiến đi lần từ dễ đến khó, từ cụ thể đến trừu tượng, ta có thể học được tất cả. Huống chi, trong số mấy vạn chữ kia, chỉ cần vài ngàn chữ là ta đọc thông được sách vở; ngay bộ Khang Hi tự điển, chỉ có lối 4000 chữ thường dùng mà thôi. Vấn đề đặt ra là phải biết học thế nào để có thể nhớ được mặt chữ, đồng thời hiểu được cách sử dụng các chữ ấy. B._ Về điểm khó nhận mặt chữ. Thực ra khó khăn này chỉ có đối với những ai chưa quen với chữ Nho, hay nói rõ hơn, chưa nắm vững được 6 phép tạo chữ, tức lục thư. Thật vậy, khi ta hiểu được cách cấu tạo của mỗi chữ, khi ta biết rằng mỗi chữ được xếp theo bộ tuỳ theo ý nghĩa của nó (tỉ dụ: những chữ chỉ sông, biển thuộc bộ 水 (thuỷ: nước); những chữ chỉ đồ vật thuộc bộ 木 (mộc), bộ 皿 (mãnh), bộ 金 (kim)..., tuỳ theo nó được làm bằng gỗ, làm bằng đất nung, hay bằng kim loại.), khi ta nhìn ra được thành phần của mỗi chữ, ta sẽ không còn cảm thấy khó khăn trong việc nhận tự dạng nữa. C._ Về điểm khó viết. Ðến như việc cầm bút quên chữ, ta sẽ khắc phục được dễ dàng nếu ta chịu khó viết thường, nhìn luôn, nghe mãi và không ngừng tìm cách sử dụng những chữ coi như dễ quên ấy. Ðức Khổng Tử có dạy: Học nhi thời tập chi 學 而 時 習 之 (học rồi phải luyện lại luôn); việc học chỉ có kết quả – nhất là đối với việc học chữ Nho – khi nào ta biết chịu khó làm công việc ôn tập thường xuyên. Tóm lại, với phương pháp tiệm tiến, ôn tập, phân tích, ta có thể khắc phục được mọi khó khăn đã nêu trên. III Cách viết chữ Nho
  • 8. A._ Các loại nét. 1._ Nét ngang: hoành 一 2._ Nét sổ thẳng: trực 丨 3._ Nét phẩy: phiệt 丿 4._ Nét ấn, mác: phật 乀 5._ Nét móc: câu 6._ Gãy: chiết 7._ Xốc: khiêu 冫 8._ Chấm: điểm 灬 B._ Phép viết (thư pháp). 1._Cách cầm bút (chấp bút pháp) Thường ta cầm bút theo lối song câu (song: hai, câu: móc), nghĩa là hai ngó trỏ và giữa nằm ở phía trước cán bút. Khi ta viết, cầm bút phải cho thẳng, cho chắc, nhưng ngón tay phải mềm mại uyển chuyển. 2._ Cách viết a) Viết cho thuận – Nét trên trước, dưới sau. 二 五 字 – Nét trái trước, phải sau. 川 大 仁 ngoại lệ: phải trước trái sau. 刁 刀 力 – Nét ngang trước, sổ sau. 十 千 羊 – Nét giữa trước, hai bên sau nếu cân xứng. 小 山 水 – Nét ngoài trước, trong sau.
  • 9. 月 曰 同 ngoại lệ: nếu phần bên ngoài là khẩu 口 hoặc vi 囗 thì nét thứ ba (gạch ngang đóng ở dưới cùng 一) của chữ này viết sau cùng, sau khi đã viết xong phần bên trong. tỉ dụ: 日 因 nếu phần ngoài là 辶 xước hoặc dẫn 廴 thì phần trong viết trước tỉ dụ: 道 廷 b) Viết cho đẹp. – Nét ngang phải ngay. – Nét sổ phải thẳng. – Chữ viết phải đều. – Các phần của chữ phải sắp xếp cho nghiêm mật, không để hở, trống, chỗ nối tiếp phải gọn gàng. VI Cách tra Tự Ðiển A._ Các loại tự điển. Tự điển có thể chia là ba loại: 1._ Loại tra bằng cách đếm nét chữ. Tỉ dụ: Hán Việt tự điển của Ðào Duy Anh. 2._ Loại tra theo bộ. Tỉ dụ: Khang Hi tự điển, Từ Nguyên, Từ Hải (cho ta âm của chữ bằng lối phiên thiết). 3._ Loại tra theo số tính bốn góc của chữ. Tỉ dụ: Tự điển của Vương Vân Ngũ (phiên âm theo lối quan thoại tức Quốc Ngữ Tàu). B._ Cách sử dụnng các loại tự điển. 1._ Loại tra bằng cách đếm nét chữ. Muốn tìm một chữ nào đó, cần đếm số nét của nó rồi dựa theo bản kê khai các chữ theo thứ tự số nét, tìm âm của chữ ấy. Bấy giờ mới theo âm mà tra, như khi ta tra một tự điển Anh, Pháp vậy. 2._Loại tra theo bộ. Ðây là loại tự điển phổ thông nhất. Muốn tra loại tự điển này, cần phải biết chữ ta muốn tìm thuộc bộ nào. Tìm được số trang bộ ấy xong, ta phải đếm số nét chữ còn lại, để theo đó mà tra ra chữ. Tỉ dụ: Muốn tra chữ 打 tôi phải biết:
  • 10. – Chữ 打 thuộc bộ 扌 thủ . Tôi tìm đến bộ 扌 trong tự điển. – Số nét còn lại (丁: 2 nét). Trong phần bộ 扌 tôi tìm đến chữ có 2 nét. Chú ý: Ở đây việc nhận thức được các bộ của chữ rất là cần thiết. Ta không nên quên rằng lúc đầu, trong bộ Thuyết Văn Giải Tự của Hứa Thận đời Hậu Hán có đến 540 bộ, nhưng về sau đến đời Thanh, số bộ ấy trong Khang Hi Tự Ðiển chỉ còn 214 Bộ mà thôi. Phải biết rằng mỗi chữ Nho đều thuộc một bộ và chỉ một bộ mà thôi. Ta có thể coi bộ là phần chỉ ý nghĩa của chữ , và tuỳ theo ý nghĩa riêng, mỗi chữ được xếp vào một bộ khác nhau. Tuy nhiên, cùng thường có những chữ mà sự liên hệ giữa ý nghĩa và bộ cơ hồ như không có. Tỉ dụ: hai chữ 咫 (chỉ) 尺 (xích) tuy cùng chỉ những đơn vị về chiều dài (chỉ xích: gang tấc), nhưng thuộc hai bộ khác nhau. 咫 thuộc bộ 口 (khẩu: miệng) còn 尺 thuộc bộ 尸(thi: thây). 3._ Loại tra theo số tính ở bốn góc của chữ. Ðây là loại tự điển mới nhất, có chua thêm phần phiên âm Quan Thoại. Mỗi góc có 1 số riêng, tuỳ theo nét chữ: số tính từ 0 đến 9 gồm có: 亠 0 一 1 丨 2 、 3 十 4 扌 5 口 6 フ 7 八 8 小 9 Mỗi chữ có 4 số, tính bắt đầu từ góc trái phía trên A, rồi qua góc mặt phía trên B, kế xuống góc trái phía dưới C và sau cùng là góc mặt phía dưới D. Tỉ dụ: chữ vị: 謂 A = 亠 = 0 B = 口 = 6 C = 口 = 6
  • 11. D = 丨 = 2 Vậy muốn tra chữ 謂 ta phải tìm đến số 0662 Chữ hà: 何 A = 丿= 2 B = 一 = 1 C = 丨 = 2 D = 丨 = 2 Chữ 何 thuộc số 2122 Bài thứ ba : Nhân thủ túc đao xích (Trở lại Mục Lục) 人 手 足 刀 尺 I._Học tiếng 人 âm: nhân (nhơn). Phiên âm: rén. Phát âm VN: dẩn. bộ: 人 (nhân). Bộ này gồm các hình thức dưới đây: 1. Ðặt ở phía trên của chữ: 人 Tỉ dụ: 今 âm: kim, nghĩa: nay 2. Ðặt ở bên trái của chữ: ⺅ tục gọi là nhân đứng Tỉ dụ: 仁 âm: nhân, nghĩa: đạo nhân, đạo làm người. 3. Ðặt ở phía dưới của chữ ,⺅ tục gọi là nhân đi. Tỉ dụ: 兄 âm: huynh, nghĩa: anh. Chú ý: có một số chữ thuộc bộ 人 nhưng không theo đúng hình thức của bộ 人 đã nêu trên. Tỉ dụ: 以 âm: dĩ, nghĩa: lấy; 來 âm: lai, nghĩa: lại, đến. nghĩa: người, con người (nhân luân, nhân loại, nhân tính, nhân cách) Chữ cần phân biệt khi viết: 人 nhân; 八 âm:bát, bộ: bát, nghĩa: tám; 入 âm: nhập, bộ: nhập, nghĩa: vô, vào. 手
  • 12. âm: thủ bộ: 手 (thủ) Bộ này gồm có các hình thức dưới đây: 1. Ðặt ở phía dưới của chữ: 手 Tỉ dụ: 掌 âm: chưởng, nghĩa: lòng bàn tay 2. Ðặt ở bên trái của chữ: 扌 Tỉ dụ: 打 âm: đả, nghĩa: đánh Chú ý: có một số chữ thuộc bộ 手 nhưng không theo đúng hình thức của bộ 手 nêu trên. Tỉ dụ: 承 âm: thừa, nghĩa: nhận (thừa nhận, thừa tiếp) 拜 âm: bái, nghĩa: lạy nghĩa: tay (thủ công, thủ đoạn, thủ tục, khai thủ, thuỷ thủ) Chữ cần phân biệt khi viết. 手 thủ 毛 âm: mao, bộ: mao, nghĩa: lông thú. 足 âm: túc bộ: 足 túc Bộ này gồm có các hình thức dưới đây: 1. Ðặt ở phía dưới của chữ: 足 Tỉ dụ: 蹇 âm: kiễng, nghĩa: khiễng chân, đi tập tễnh. (phát âm theo TÐ Thiều Chửu: 蹇: kiển) 2. Ðặt ở bên trái của chữ: ⺅ Tỉ dụ: 路 âm: lộ, nghĩa: con đường. nghĩa: a) Cái chân (túc cầu, huynh đệ như thủ túc) b) Ðủ, đầy đủ (mãn túc, phú túc, bất túc, hữu dư) Chữ cần phân biệt khi viết: 足 túc
  • 13. 疋 âm: thất, bộ: 疋 thất, nghĩa: tấm, xấp (vải). Tiếng chỉ loại. 刀 âm: đao bộ: 刀 (đao) Bộ này gồm các hình thức dưới đây: 1. Ðặt ở phía dưới hoặc ở bên phải của chữ: 刀 Tỉ dụ: 分 âm: phân, nghĩa: chia ra; 切 âm: thiết, nghĩa: cắt (như thiết như tha, như trác như ma: như cắt như đánh bóng, như giũa như mài- Kinh thi, Vệ Phong) 2. Ðặt ở bên phải của chữ: 刂 Tỉ dụ: 別 âm: biệt, nghĩa: chia tay. nghĩa: đao (đao thủ, binh đao) Chữ cần phân biệt khi viết: 刀 đao 力 âm: lực, bộ: lực, nghĩa: sức mạnh. 刁 âm: điêu, bộ: lực, nghĩa: a) điêu đấu: một vật đúc bằng kim loại to bằng cái đấu, quân lính dùng cái ấy, ngày thì thổi cơm, đêm thì gõ cầm canh. b) điêu ngoan: khéo lừa dối, điêu toa. 尺 âm: xích bộ: 尸 thi nghĩa: thước, đơn vị đo chiều dài (chỉ xích thiên nhan: cách mặt trời -nhà vua- có gang tấc, được gần vua; xích đạc) Chú ý: hai chữ dưới đây thuộc về hai bộ khác nhau, tuy cả hai cùng chỉ thước tấc, đơn vị chiều dài. 尺 xích: bộ 尸; 咫 chỉ: bộ 口 khẩu. II._ Ghép chữ, làm câu 人 手 nhân thủ: tay của người. 人 足 nhân túc: chân của người.
  • 14. 人 之 手 足 nhân chi thủ túc: tay chân của người. 刀 手 đao thủ: tay đao, người cầm đao III._ Nhận định về văn phạm 1._ Trong từ ngữ “tay của người 人 手” tay (手) là ý chính, người (人) là ý phụ. Ý phụ chỉ định cho ý chính và đứng trước ý chính. Qui tắc: Tiếng chỉ định đứng trước tiếng được chỉ định. 2._ Trong từ ngữ “tay chân của người 人 之 手 足” , chữ 之 chi là tiếng dùng để nối nghĩa như chữ “của”, được đặt giữa 人 và 手 足 để giúp cho từ ngữ này được cân xứng, dễ nghe. Cũng thế, vì 人 là ý phụ, tiếng chỉ định, còn 手 足 là ý chính, tiếng được chỉ định, cho nên 人 đứng trước 手 足. Bài thứ tư : Sơn – Thủy – Điền - Cẩu – Ngưu – Dương (Trở lại Mục Lục) 山 水 田 狗 牛 羊 I._ Học Tiếng 山 âm: sơn (san). bộ: 山 (sơn). nghĩa: núi (sơn hà, sơn xuyên, sơn thuỷ, sơn lâm, hoả diệm sơn, sơn cước). 水 âm: thuỷ. bộ: 水 (thuỷ). Bộ này gồm các hình thức dưới đây: 1._ Ðặt ở phiá dưới hoặc phía trên của chữ: 水 Tỉ dụ: 泉 âm: tuyền, nghĩa: suối; 沓 âm: đạp, nghĩa: chồng chất. 2._ Ðặt ở bên trái của chữ: 氵(thường gọi là chấm thuỷ hay tam điểm thuỷ) Tỉ dụ: 江 âm: giang, nghĩa: sông. Chú ý: có một số chữ, tuy thuộc bộ 水 nhưng không theo đúng hình thức của bộ 水 đã nêu trên: Tỉ dụ: 求 âm: cầu, nghĩa: tìm; 泰 âm: thái, nghĩa: to lớn, hanh thông. nghĩa: nước (sơn thuỷ, thuỷ lợi, dẫn thuỷ nhập điền, đại hồng thuỷ, lưu thuỷ hành vân). 田 âm: điền.
  • 15. bộ: 田 điền. nghĩa: ruộng(tá điền, điền địa, thương hải tang điền). Chữ cần phân biệt khi viết. 田 điền. 由 âm: do, bộ: điền, nghĩa: do, bởi. 甲 âm: giáp, bộ: điền, nghĩa: tên của 1 trong 10 can. 申 âm: thân, bộ: điền, nghĩa: tên của 1 trong 12 chi. 狗 âm: cẩu. bộ: khuyển. Bộ này gồm các hình thức dưới đây: 1._Ðặt phía dưới hoặc bên phải của chữ: 犬 (chữ viết chính thức). Tỉ dụ: 獎 âm: tưởng, nghĩa: khen ngợi (tưởng lệ, tưởng thưởng); 狀 âm: trạng, nghĩa: hình trạng. 2._ Ðặt bên trái của chữ: 犭 Tỉ dụ: 狐 âm: hồ, nghĩa: con cáo. nghĩa: con chó (sô cẩu, tẩu cẩu, cẩu tặc, hải cẩu). Chú ý: 1. Chữ 狗 thường được dùng trong văn bạch thoại, trái lại, chữ 犬 được dùng trong văn ngôn. 2. Chữ 狗 viết theo lối hài thanh, gồm bộ 犭 (khuyển) và âm 句 (câu hoặc cú: cái móc, 1 câu văn). 牛 âm: ngưu. bộ: ngưu. nghĩa: trâu bò (nói chung). Chú ý: Trâu gọi là 水 牛 thuỷ ngưu, vì tính thích nước. Bò gọi là 黄 牛 hoàng ngưu, vì da màu vàng 黄. Chữ cần phân biệt khi viết. 牛 ngưu; 午 âm: ngọ, bộ: thập, nghĩa: tên của một trong 12 chi.
  • 16. 羊 âm: dương. bộ: 羊 dương. nghĩa: con dê (sơn dương, dương xa).* II._ Ghép chữ làm câu 山 水 sơn thuỷ: núi và sông, non nước, tượng trưng cảnh thiên nhiên. 水 田 thuỷ điền: ruộng (có) nước. 田 水 điền thuỷ: nước (ở trong) ruộng. 山 狗 sơn cẩu: chó (ở trên) núi. 山 人 sơn nhân: người (ở trên) núi, tức là tiên 仙; cũng có nghĩa là người ở miền núi 羊 足 dương túc: cái chân con dê. 山 人 之 羊 足 sơn nhân chi dương túc: cái chân con dê của người miền núi. III._ Nhận định về văn phạm Trong đoạn 山 人 之 羊 足 sơn nhân chi dương túc, 山 人 và 羊 足 là hai từ ngữ, một phụ, một chính. Cũng thế từ ngữ phụ (山 人) đứng trước từ ngữ chính (羊 足). Qui tắc: từ ngữ chí định đứng trước từ ngữ được chỉ định. ______________________ *(phụ chú: Người Việt gọi dương là dê; còn người Hoa gọi con cừu là 羊 dương hoặc 綿 羊 miên dương, con dê là 山 羊 sơn dương ). Bài thứ năm : Nhất, Thân, Nhị, Thủ, Sơn, Tiểu, Thạch. (Trở lại Mục Lục) 一 身 二 手 大 山 小 石 I._ Học Tiếng. 一 âm: nhất (nhứt). bộ: 一 (nhất). nghĩa: một (duy nhất, thống nhất, nhất đán, nhất sĩ nhì nông, đệ nhất, nhất nhật bất kiến như tam thu hề). 身 âm: thân. bộ: 身 (thân).
  • 17. nghĩa: thân mình, toàn thể (thân phận, thân thế, tu thân, bản thân, thân danh). 二 âm: nhị. bộ: 二 (nhị). nghĩa: hai (đệ nhị, nhị trùng âm). 手 thủ: tay xem bài 3. 大 âm: đại (ngày xưa đọc là thái). bộ: 大 (đại). nghĩa: to lớn (đại nhân, đại nghĩa, đại đa số, cực đại, quảng đại). 山 sơn: núi (xem bài bốn). 小 âm: tiểu. bộ: 小 (tiểu). nghĩa: nhỏ (tiểu tổ, tiểu nhi, tiểu nhân). 石 âm: thạch. bộ: 石 (thạch). nghĩa: đá (vọng phu thạch, thạch nhũ, thạch tín, kim thạch kỳ duyên). Chữ cần phân biệt khi viết: 石 thạch; 右 âm: hữu, bộ: khẩu, nghĩa: bên mặt. II._ Ghép Chữ, Làm Câu. 一 身 nhất thân: một thân mình. 二 手 nhị thủ: hai tay. 大 山 đại sơn: núi lớn. 小 石 tiểu thạch: đá nhỏ. 山 大 sơn đại: núi (thì) lớn (mệnh đề đã trọn nghĩa). 石 小 thạch tiểu: đá (thì) nhỏ (mệnh đề đã trọn nghĩa). 大 人 đại nhân: người lớn. 小 羊 tiểu dương: dê con.
  • 18. 大 人 之 小 羊 đại nhân chi tiểu dương: con dê nhỏ của người lớn. 人 大 nhân đại: người (thì) lớn (mệnh đề đã trọn nghĩa). 羊 小 con dê (thì) nhỏ (mệnh đề đã trọn nghĩa). III._ Nhận Ðịnh Về Văn Phạm. 1._ Trong từ ngữ 大 山 (đại sơn), 小 石 (tiểu thạch), 大 (đại: tĩnh từ) đứng trước 山 (sơn: danh từ) và 小 (tiểu: tĩnh từ) đứng trước 石 (thạch: danh từ). Qui tắc: Trong một từ ngữ (tức là một phần của mệnh đề), tĩnh từ (vì đóng vai bổ túc, phụ) đứng trước danh từ. 2._ Các câu 山 大 sơn đại 石 小 thạch tiểu 人 大 nhân đại 羊 小 dương tiểu, đều là những mệnh đề đã trọn nghĩa, trong đó 山, 石, 人, 羊 là chủ từ đứng trước, còn 大 小 là thuộc từ (hoặc túc từ) đứng sau. Ngoài ra các câu trên đều không có động từ “thì, là”. Qui tắc: Trong một mệnh đề, các từ ngữ theo thứ tự: chủ từ, động từ, túc từ (hoặc thuộc từ). Khi đi với thuộc từ, động từ, “là, thì” thường khỏi dùng đến. Bài thứ sáu : Thiên, Địa, Nhật, Nguyệt… (Trở lại Mục Lục) 天 地 日 月 父 母 男 女 I._Học Tiếng 天 âm: thiên. bộ: 大 (đại). nghĩa: 1._ trời (thiên thanh, thiên diễn, thiên nga, thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất lậu, mưu sự tại nhân thành sự tại thiên, nhân định thắng thiên). 2._ tiết trời. Chữ cần phân biệt khi viết: 天 thiên; 夭 âm: yêu, bộ: 大 , nghĩa: nét mặt vui vẻ ôn tồn, (yêu yêu như dã: sắc mặt hoà dịu (Luận Ngữ)); 夫 âm: phu, bộ: 大, nghĩa: chồng. Chú ý: 1._ Trong văn bạch thoại, chữ thiên còn có nghĩa là “ngày”. 2._ Chữ thiên viết theo lối hội ý (天 có nghĩa 一 大 tức là lớn có một).
  • 19. 地 âm: địa. bộ: 土 (thổ). Chú ý: 1._ Cần phân biệt 2 bộ 土 thổ và 士 sĩ: trong chữ 土 thổ nét ngang trên ngắn hơn nét ngang dưới, trái lại là 士 sĩ. 2._ Bộ 土 gồm các hình thức dưới đây: a) Ðặt ở dưới của chữ: 土 tỉ dụ: 坐 âm: toạ, nghĩa: ngồi. b) Ðặt bên trái của chữ: * tỉ dụ: 地 địa. nghĩa: 1._đất, mặt đất (địa lý, thổ địa, địa lợi). 2._sân nhà. Chú ý: 1._Hai chữ 土 thổ và 地 đều có nghĩa là “đất” nhưng 土 chỉ chất đất; còn 地 chỉ mặt đất. 2._ Chữ 地 viết theo lối hài thanh, gồm bộ 土 thổ và âm 也 dã: vậy. 日 âm: nhật (nhựt). bộ: 日 (nhật). nghĩa: 1._ Mặt trời, (nhật thực, nhật trình, nhật báo, trực nhật, cách nhật, nhật dụng, Nhật Bản). 2._ Ngày, 日 日 nhật nhật: ngày ngày, mỗi ngày. Chữ cần phân biệt khi viết: 日 nhật; 曰 âm: viết, bộ: 曰 (viết), nghĩa: rằng, nói rằng (phát từ ngữ). 月 âm: nguyệt. bộ: 月 (nguyệt). Chú ý: cần phân biệt bộ 月 nguyệt với bộ 肉 nhục cũng viết dưới hình thức: 月. nghĩa: 1._ mặt trăng (nguyệt thực, nguyệt cầu, nguyệt điện).
  • 20. 2._tháng (tam cá nguyệt, lục cá nguyệt, bán nguyệt san). 父 âm: phụ. bộ: 父 (phụ). nghĩa: cha (thân phụ, phụ tử tình thâm, phụ huynh, phụ lão, sư phụ, quốc phụ, phụ mẫu, phụ hệ, phụ tập). Cũng có âm là: phủ. nghĩa: 1._ người già 田 父 điền phủ: ông già làm ruộng, 漁 父 ngư phủ: ông già đánh cá. 2._ tiếng gọi lịch sự của đàn ông. 尼 父 Ni phủ: để chỉ Ðức Khổng tử. 母 âm: mẫu. bộ: 毋 (vô). nghĩa: mẹ (mẫu hệ, mẫu giáo). Chú ý: 1._ Hai chữ 母 và 毋 khác ở số nét bên trong. 2._ Chữ 母 mẫu còn có thể viết: * (tức là thế các nét bên trong bằng chữ 子 tử: con). 男 âm: nam bộ: 田 điền. nghĩa: 1._ con trai (nam nhi, nam tử). 2._ tiếng tự xưng của con trai đối với cha mẹ. 3._ 1 trong 5 tước (công, hầu, bá, tử, nam). Chú ý: Chữ 男 viết theo lối hội ý (男 tức con trai là người có sức khoẻ 力 lực để làm ruộng 田 điền). 女 âm: nữ. bộ: 女 nữ. bộ này gồm có các hình thức dưới đây:
  • 21. 1._ đặt bên dưới của chữ: 女 tỉ dụ: 妥 âm: thoả, nghĩa: yên, 2._ đặt bên phải của chữ: ⺅ tỉ dụ: 如 âm: như, nghĩa: dùng để so sánh. nghĩa: con gái (nữ lưu, nữ kiệt, nhi nữ). II._ Ghép Chữ Làm Câu. 小 天 地 tiểu thiên địa: trời đất nhỏ (nghĩa bóng: khu vực riêng của ai). 月 大 月 小 nguyệt đại, nguyệt tiểu: tháng đủ, tháng thiếu. Trên các tờ lịch, về ngày âm lịch, thường có ghi những chữ ngày 月 大 : 30 ngày, 月 小 : 29 ngày. 人 之 父 母 nhân chi phụ mẫu: cha mẹ của con người. Từ ngữ này khiến ta nhớ lại một từ ngữ rất quen thuộc, thường được nhắc đến khi đề cập đến mối tương quan giữa quan và dân. Ðó là từ ngữ: 民 之 父 母 dân chi phụ mẫu, nghĩa là cha mẹ của dân. Câu “quan là cha mẹ của dân” có nghĩa: quan phải thương dân, phải lo cho dân, chẳng khác nào cha mẹ lo cho con đỏ (con mới sanh). Phải nói: 民 之 父 母 chứ không phải 父 母 之 民 vì 父 母 之 民 có nghĩa là: dân của cha mẹ. III._ Nhận Ðịnh Về Văn Phạm. Xin nhắc lại: trong một từ ngữ, tiếng chỉ định (ý phụ, có thể là danh từ, tĩnh từ...) bao giờ cũng đứng trước tiếng được chỉ định (ý chính). Người ta đặt thêm chữ 之 chi giữ tiếng chỉ định và tiếng được chỉ định khi nào các tiếng này có số chữ so le, hoặc có từ 2 chữ trở lên. 大 人 đại nhân: người lớn. 人 父 nhân phụ: cha (của) người. 人 之 父 母 nhân chi phụ mẫu: cha mẹ (của) người. 大 人 之 父 母 đại nhân chi phụ mẫu: cha mẹ (của) người lớn.
  • 22. bộ thổ đứng bên trái---mẫu viết với chữ tử Bài thứ bảy : Thanh, Thiên, Bạch, Nhật… (Trở lại Mục Lục) 青 天 白 日 滿 地 紅 I._ Học Tiếng 青 âm: thanh. bộ: 青 (thanh). nghĩa: xanh (xanh da trời, xanh cỏ). 天 thiên: trời (xem bài 6). 白 âm: bạch. bộ: 白 (bạch). nghĩa: 1._màu trắng. 2._sáng, rõ ràng (minh bạch). 3._trình bày (cáo bạch). 4._trạng từ: uổng công vô ích. 日 nhật: mặt trời (xem bài sáu). 滿 âm: mãn. bộ: 氵(thuỷ). nghĩa: đầy, đầy tràn, đầy đủ (tự mãn, mãn nguyện). Chú ý: Chữ 滿 viết theo lối hài thanh, gồm bộ 氵 (thuỷ) và âm: Phần âm này, ta còn thấy trong chữ: 瞞 âm: man, bộ: 目 (mục), nghĩa: lừa dối (khai man). 地 địa: mặt đất (xem bài 6). 紅 âm: hồng.
  • 23. bộ: 糸 (mịch). nghĩa: mầu đỏ. Chú ý: chữ 紅 viết theo lối hài thanh, gồm bộ 糸 (mịch) và âm 工 (công: khéo tay, thợ). II Ghép Chữ Làm Câu: 青 天 thanh thiên: trời xanh, bầu trời xanh, nền trời xanh. 白 日 bạch nhật: mặt trời trắng. 青 天 白 日 thanh thiên bạch nhật: giữa ban ngày, một cách công khai, không có ý che giấu mờ ám. 滿 地 mãn địa: khắp trên mặt đất. 青 天 白 日 滿 地 紅 thanh thiên bạch nhật mãn địa hồng: trời xanh, mặt trời trắng, khắp mặt đất (thì) đỏ. Ðó là màu cờ của Trung Hoa Dân Quốc. Thật ra, lúc mới lập Dân Quốc, nước Trung Hoa có 5 màu cờ như sau: đỏ, vàng, xanh, trắng và đen (hồng, hoàng, lam, bạch, hắc) tượng trưng cho năm giống dân Hán, Hồi, Mãn, Mông, Tạng hợp lại làm một trên đất Trung Hoa. 青 山 thanh sơn: núi xanh. 青 男 青 女 thanh nam thanh nữ: thanh niên nam nữ. 白 水 bạch thuỷ: nước lã. Thu Ðà: 未 必 人 情 皆 白 水 vị tất nhân tình giai bạch thuỷ. 忍 將 心 事 付 寒 淵 nhẫn tương tâm sự phó hàn uyên. Tình đời đâu phải là nước lã hết. Nỡ nào giao phó nỗi lòng của mình cho vực lạnh? 白 手 bạch thủ: 1._tay trắng; 2._ tay không. 滿 身 mãn thân: cùng mình, khắp mình. 滿 足 mãn túc: 1._đầy chân, khắp chân; 2._đầy đủ. 水 滿 田 thuỷ mãn điền: nước đầy ruộng (mệnh đề đã trọn nghĩa). 滿 田 之 水 ...mãn điền chi thuỷ...: nước (đang) phủ khắp ruộng... 羊 滿 山 dương mãn sơn: dê đầy núi (mệnh đề đã trọn nghĩa).
  • 24. 滿 山 之 羊 ...mãn sơn chi dương...: những con dê (ở) đầy trong núi... III._ Nhận Ðịnh Về Văn Phạm Qui Tắc: Phần bổ túc luôn luôn đứng trước ý chính trong một từ ngữ. Trong các từ ngữ: 滿 田 之 水 mãn điền chi thuỷ, 滿 山 之 羊 mãn sơn chi dương, 水 thuỷ và 羊 dương là ý chính, còn 滿 田 mãn điền và 滿 山 mãn sơn là ý phụ, dùng để bổ túc và do đó đứng trước ý chính. Qui Tắc: Trong một từ ngữ, phần bổ túc (có thể gồm nhiều chữ, có khi cả mệnh đề nữa) luôn luôn đứng trước ý chính. Bài thứ tám : Tiểu, Miêu, Tam, Chích, Tứ. (Trở lại Mục Lục) 小 貓 三 隻 四 隻 I._Học Tiếng 小 tiểu: nhỏ (xem bài 3). 貓 âm: miêu. bộ: 豸 (trỉ). nghĩa: con mèo. Chú ý: Chữ 貓 viết theo lối hài thanh gồm bộ 豸 (trỉ) và âm 苖 (miêu: mạ, cỏ mới mọc). 三 âm: tam. bộ: 一 (nhất). nghĩa: 3 (ba). 隻 âm: chích. bộ: 隹 (truy). Chú ý: Chữ cần phân biệt khi viết. 隹 truy; 佳 âm: giai, bộ: 人 (nhân), nghĩa: đẹp (giai nhân). nghĩa: 1._tiếng chỉ loại (con). 2._cho ta chữ “chiếc”, có nghĩa là 1 (chiếc bóng, cô thân chích ảnh). Ghép 2 chữ 隻 chích, ta sẽ có chữ:
  • 25. 雙 âm: song, bộ: 隹 (truy), nghĩa: một đôi, 2 (hai). Chú ý: Chữ 隻 gồm bộ 隹 (truy) và chữ 又 (hựu: lại). 四 âm: tứ, bộ: 囗 (vi). nghĩa: 4 (bốn). Chú ý: 囗 vi khác với 口 (khẩu: miệng). 囗 vi viết to hơn 口 khẩu. 囗 vi chỉ là bộ mà thôi; 口 khẩu vừa là bộ, vừa là chữ. 囗 vi viết thành chữ như sau: 圍 II._Ghép Chữ Làm Câu 小 貓 tiểu miêu: mèo nhỏ. 三 隻 tam chích: 3 con. 四 隻 tứ chích: 4 con. 小 貓 三 隻 四 隻 tiểu miêu tam chích, tứ chích: mèo nhỏ 3 con, 4 con, hoặc ba bốn con mèo nhỏ. 小 貓 一 隻 tiểu miêu nhất chích: một con mèo nhỏ. 一 隻 小 貓 nhất chích tiểu miêu: một con mèo nhỏ. 一 小 貓 nhất tiểu miêu: một con mèo nhỏ. III._Nhận Ðịnh Về Văn Phạm. Trong các từ ngữ 貓 一 隻 (miêu nhất chích) 一 隻 貓 (nhất chích miêu), 隻 chích là tiếng chỉ loại và có thể đặt ở sau hoặc trước danh từ. Qui tắc: Tiếng chỉ loại đứng trước hoặc đứng sau danh từ mà nó được dùng để chỉ loại. Dù ở vị trí nào, nó cũng luôn luôn đi liền với tiếng chỉ số. Bài thứ chín : Bạch, bố, Ngũ, Thất, Lục… (Trở lại Mục Lục) 白 布 五 匹 六 匹 I._ Học Tiếng 白 bạch: trắng (xem bài 7). 布 âm: bố.
  • 26. bộ: 巾 (cân). nghĩa: vải. 五 âm: ngũ. bộ: 二 (nhị). nghĩa:năm. 匹 âm:thất. bộ:匸 (hệ). Chú ý: bộ 匸 hệ và bộ 匚 phương là hai bộ khác nhau. nghĩa: 1._tấm, 1 cây (vải), tiếng chỉ loại. Cũng được dùng để chỉ loại cho thú như ngựa: 馬 âm: mã, bộ: 馬 (mã). 2._tầm thường (quốc gia hưng vong thất phu hữu trách). Chú ý: Hiểu theo nghĩa một tấm, 1 cây (vải) chữ 匹 thất cũng còn viết 疋 . 六 âm: lục. bộ: 八 (bát). nghĩa: 6. II._Ghép Chữ Làm Câu 白 布 bạch bố: vải trắng. 五 匹 ngũ thất: 5 tấm, 5 cây. 六 匹 lục thất: 6 tấm, 6 cây. 白 布 五 匹 六 匹 bạch bố ngũ thất lục thất: vải trắng 5 cây(tấm), 6 cây (tấm) hoặc 5, 6 tấm vải trắng. 布 一 匹 bố nhất thất: 1 tấm vải. 一 匹 布 nhất thất bố: 1 tấm vải. III._ Nhận Ðịnh Về Văn Phạm 匹 là một tiếng chỉ loại. Do đó, nó cũng theo chung một qui tắc với các tiếng chỉ loại khác (như 隻) tức là:
  • 27. Tiếng chỉ loại đứng trước hoặc đứng sau danh từ mà nó được dùng để chỉ loại. Dù ở vị trí nào, nó cũng luôn luôn đi liền với tiếng chỉ số. Bài thứ mười : Kỷ, Trác, Ỷ, Uyển… (Trở lại Mục Lục) : 几 桌 椅 盌 桶 盆 I._Học Tiếng 几 âm:kỷ. bộ:几 (kỷ). nghĩa:bàn nhỏ (trường kỷ). Chú ý: Chữ cần phân biệt khi viết. 几 kỷ, 儿 (bộ 人 nhân đi); 兀 âm: ngột, bộ: 儿 (nhân đi), nghĩa: cao; 凡 âm: phàm, bộ: 几 (kỷ), nghĩa: 1) gồm, 2) hèn, thấp (phàm nhân, phàm trần). 桌 âm: trác. bộ: 木 (mộc). nghĩa: án thư, bàn vuông. 椅 âm: ỷ. bộ: mộc (mộc). nghĩa: ghế dựa. Chú ý: Chữ 椅 viết theo lối hài thanh, gồm bộ 木 mộc và âm 奇 kỳ: lạ lùng. 盌 âm: uyển. * bộ: 皿 (mãnh). nghĩa: cái chén. Chú ý: chữ 盌 viết theo lối hài thanh, gồm bộ 皿 (mãnh) và âm . Phần âm này ta còn thấy trong chữ 怨 âm: oán, bộ: 心 (tâm), nghĩa: oán giận. 宛 âm: uyển, bộ: 宀(miên), nghĩa: rõ ràng. 桶 âm:dũng. bộ: 木 (mộc). nghĩa: cái thùng.
  • 28. Chú ý: Chữ 桶 viết theo lối hài thanh, gồm bộ 木 mộc và âm 甬 dũng: lối giữa dành cho quan đi ngày xưa. 盆 âm:bồn. bộ: 皿 (mãnh). nghĩa: cái chậu (Trang tử cổ bồn). Chú ý: Chữ 盆 viết theo lối hài thanh, gồm bộ 皿 mãnh và âm 分 phân: chia ra. II._ Ghép Chữ Làm Câu 上 âm: thượng, bộ: 一 (nhất), nghĩa: ở trên. 几 上 kỷ thượng: ở trên chiếc bàn con. 桌 上 trác thượng: ở trên chiếc án thư. 椅 上 ỷ thượng: ở trên chiếc ghế dựa. 中 âm: trung, bộ: 丨 (cổn), nghĩa: ở trong. 盌 中 uyển trung: ở trong chén. 桶 中 dũng trung: ở trong thùng. 盆 中 bồn trung: ở trong chậu. 桌 上 之 大 盌 trác thượng chi đại uyển: cái chén lớn trên bàn (đây là một từ ngữ, chưa phải là một mệnh đề đã trọn nghĩa). 盌 中 之 白 水 uyển trung chi bạch thuỷ: nước lã trong chén ((đây là một từ ngữ, chưa phải là một mệnh đề đã trọn nghĩa). 山 中 之 牛 羊 sơn trung chi ngưu dương: những con bò con dê trong núi. III._ Nhận Ðịnh Về Văn Phạm Trong các từ ngữ 几 上 kỷ thượng, 盌 中 uyển trung các liên từ 上 thượng, 中 trung đều đứng sau danh từ. Qui tắc: Các liên từ chỉ nơi chốn 上, 中 luôn luôn đứng sau danh từ. _____________________ * Tự Ðiển Thiều Chửu, Hoa Việt Tân Tự Ðiển của Lý Văn Hùng và Tự Ðiển Hoa Việt Hiện Ðại của Khổng Ðức - Long Cương đều phiên âm là oản, giống như tiếng Việt: cái oản đơm xôi, giữ chùa thờ Phật thì ăn oản.
  • 29. Bài thứ mười một : Điểu, Trùng, Ngư, Ngã… (Trở lại Mục Lục) 鳥 蟲 魚 我 你 他 I._Học Tiếng 鳥 âm: điểu. bộ: 鳥 (điểu). nghĩa: con chim (điểu cầm, bách điểu qui sào). Chú ý: Chữ cần phân biệt khi viết: 鳥 điểu; 烏 âm: ô, bộ: ⺣ (hoả), nghĩa: con quạ, màu đen (ô hợp, kim ô, ô thước). 蟲 âm: trùng. bộ: 虫 (trùng). nghĩa: 1._sâu bọ (côn trùng). 2._ngày xưa, dùng để chỉ tất cả các loài động vật. 羽 蟲 vũ trùng: loài chim, 羽 vũ: lông chim. 毛 蟲 mao trùng: loài thú, 毛 mao: lông thú. Trong bài “Gánh gạo đưa chồng” cụ Nguyễn Công Trứ có viết: 鷺 亦 羽 蟲 中 之 一 lộ diệc vũ trùng trung chi nhất: con cò cũng là một trong các loài chim. 魚 âm: ngư. bộ: 魚 (ngư). nghĩa: con cá. Chú ý: cần phân biệt 魚 ngư: cá, bộ 魚 ngư với 漁 ngư: đánh cá, bộ ⺣thuỷ. 魚 水 ngư thuỷ: cá nước (duyên cá nước); cũng có nghĩa là: nước mắm. 漁 父 ngư phủ: ông lão đánh cá. Trong bài “Uống rượu tiêu sầu”, Cao Bá Quát có câu: 世 事 升 沉 君 莫 問 烟 波 深 處 有 漁 舟 Thế sự thăng trầm quân mạc vấn, Yên ba thâm xứ hữu ngư châu. Việc đời lên xuống thế nào anh đừng hỏi đến, (Chỉ cần biết) Nơi chốn xa xôi sâu thẳm có
  • 30. khói, có sóng (kia), có chiếc thuyền đánh cá. Ngoài ra còn có câu tục ngữ: 蚌 鷸 相 持, 漁 翁 得 利 bạng duật tương trì ngư ông đắc lợi (con trai, con cò cùng níu kéo mổ nhau, ông lão đánh cá được lợi). 我 âm: ngã. bộ: 戈 (qua). nghĩa: 1._ta, tôi. 2._của ta, của tôi (ngã chấp). Chú ý: Bạch thoại thường dùng 我 ngã để chỉ tôi hoặc ta (ngôi thứ 1 số ít). Trái lại, trong văn ngôn, chữ 吾 ngô thông dụng hơn. 吾 âm: ngô, bộ: 口 khẩu, nghĩa: ta, tôi. Ngoài ra đồng nghĩa với 我 còn có: 余 âm: dư, bộ: 人 (nhân), 予 âm: dư, bộ: ⺣(quyết). 你 âm: nễ, nhĩ. bộ: ⺣(nhân đứng). nghĩa: 1._mày. 2._ của mày (đồng nghĩa với 乃) 乃 âm: nãi, bộ: ⺣(phiệt). Chú ý: 1._Chữ 你 cũng còn viết 伱 2._Chữ 你 thường được dùng trong văn bạch thoại để chỉ ngôi thứ 2 số ít. Cũng để chỉ ngôi thứ hai số ít nhưng với ý tôn kính, người ta thêm chữ 心 tâm vào chữ 你; đó là chữ 您 nấm: ông. 3._Trong văn ngôn, những chữ sau đây được dùng để chỉ ngôi thứ hai số ít. 爾 âm: nhĩ, bộ: 爻 (hào); 汝 âm: nhữ, bộ: ⺣(thuỷ); 君 âm: quân, bộ: 口 (khẩu). 4._Chữ 你 viết theo lối hài thanh, gồm bộ ⺣(nhân đứng) và âm 尒 (nhĩ: 爾 mày). 他 âm: tha. bộ: ⺣(nhân đứng).
  • 31. nghĩa: 1._nó; 2._ kia, khác. Chú ý: 1._Trong văn bạch thoại, 他 có nghĩa là nó, ngôi thứ ba số ít, nam giới; 她 ngôi thứ ba số ít, nữ giới, bộ 女;牠 chỉ động vật (bộ 牛 ngưu); 它 chỉ đồ vật (bộ ⺣ miên). Trong văn ngôn để chỉ “nó”, người ta dùng: 彼 âm: bỉ, bộ: 彳 (sách). (Chủ từ) 之 âm: chi, bộ: ⺣(phiệt). (Túc từ) Cũng trong văn ngôn, để chỉ “của nó”, người ta dùng chữ: 其 âm: kỳ, bộ: 八 (bát). 2._ Trong văn ngôn. 他 có nghĩa khác, kia. 他 人 tha nhân: người khác. 他 日 tha nhật: ngày khác. 他 往 tha vãng: đi nơi khác. 他 鄉 tha hương: quê người. 3._ Chữ 他 được viết theo lối hài thanh, gồm bộ ⺣ (nhân) và âm 也 dã: vậy. II._Ghép Chữ Làm Câu 山 中 之 白 鳥 sơn trung chi bạch điểu: con chim trắng trong núi. 我 父 ngã phụ: cha (của) tôi. 我 之 父 母 ngã chi phụ mẫu: cha mẹ của tôi. 我 父 母 之 田 地 ngã phụ mẫu chi điền địa: ruộng đất của cha mẹ tôi. 見 âm: kiến, bộ: 見 (kiến), nghĩa: trông thấy. 我 見 你 ngã kiến nhĩ: tôi trông thấy anh. 你 見 我 nhĩ kiến ngã: anh trông thấy tôi. 彼 見 其 父 bỉ kiến kỳ phụ: nó trông thấy cha của nó. 彼 見 之 bỉ kiến chi: nó trông thấy người ấy. III._ Nhận Ðịnh Về Văn Phạm 我 你 彼 nhân vật đại danh từ chủ từ. 我 你 之 nhân vật đại danh từ túc từ. 我 你 其 chủ hữu tĩnh từ.
  • 32. Bài thứ mười hai : Tảo, Khởi, Nguyệt, Lạc… (Trở lại Mục Lục) 早 起 月 落 日 出 I._Học Tiếng 早 âm: tảo. bộ: 日 (nhật). nghĩa: 1._ buổi sáng. 2._ sớm. Chú ý: Chữ 早 gồm bộ 日 nhật và chữ 十 thập: 10. 起 âm: khởi bộ: 走 (tẩu). nghĩa: 1._ dậy, thức dậy. 2._ nổi lên (khởi bịnh), mới bắt đầu (khởi sự). 3._ đi đứng (y, thực, khởi, cư). Chú ý: chữ khởi gồm bộ 走 tẩu và âm 己 kỷ: mình. 月 nguyệt: mặt trăng (xem bài 6). 落 âm: lạc. bộ: ⺣ (thảo). nghĩa: 1._ hoa lá rụng. 2._ rơi xuống(lưu lạc), thi rớt, thi hỏng (lạc đệ). 3._ mặt trời, mặt trăng lặn (nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên). 4._ mới làm nhà xong ăn mừng (lạc thành). 5._ chỗ ở (tọa lạc). Chú ý: chữ 落 viết theo lối hài thanh, gồm bộ ⺣ và âm 洛 (Lạc: tên một con sông ở Thiểm tây bên Tàu). 日 nhật: mặt trời (xem bài 6). 出
  • 33. âm: xuất. bộ: 凵 (khảm). nghĩa: 1._ ra (xuất hành). 2._ mặt trời, mặt trăng mọc. 3._ mở ra (xuất khẩu thành chương). 4._ hơn (xuất quần bạt chúng). 5._ đuổi, bỏ (xuất thê). Chú ý: 1._ Chữ 出 viết theo lối hội ý, gồm hai chữ 凵 khảm chẳng khác nào như 2 cái vực sâu và chữ 丨 cổn gợi ý nhô ra. 2._ Chữ 出 không phải do 2 chữ 山 sơn tạo thành. II._ Ghép Chữ Làm Câu 早 起 tảo khởi: 1._buổi sáng thức dậy. 2._ dậy sớm. 月 落 nguyệt lạc: trăng lặn. 日 出 nhật xuất: mặt trời mọc. 早 起 月 落 日 出 tảo khởi nguyệt lạc nhật xuất: buổi sáng (khi) thức dậy, mặt trăng lặn, mặt trời mọc. 月 出 nguyệt xuất: trăng mọc. 日 落 nhật lạc: mặt trời lặn. 我 日 日 早 起 ngã nhật nhật tảo khởi: mỗi ngày tôi dậy sớm. III._ Nhận Ðịnh Về Văn Phạm 1._ Trong câu 我 日 日 早 起 ngã nhật nhật tảo khởi, 早 là trạng từ đứng trước 起 là động từ. Qui tắc: Trạng từ đứng trước động từ. 2._ Cũng trong câu 我 日 日 早 起 ngã nhật nhật tảo khởi. nhật nhật là trường hợp túc từ chỉ thời gian cũng đứng trước động từ 起. Qui tắc: Trường hợp túc từ chỉ thời gian đứng trước động từ.
  • 34. Bài thứ mười ba : Ca, Đệ, Thượng, Học… (Trở lại Mục Lục) 哥 哥 弟 弟 上 學 去 I._ Học Tiếng 哥 âm: kha (ca). bộ: 口 (khẩu). nghĩa: anh (đại ca). Chú ý: 1._ 哥 gồm hai chữ 可 khả: có thể ghép lại. 2._ 哥 哥 là tiếng gọi “người anh” dùng trong bạch thoại; trong văn ngôn, để chỉ “anh” người ta dùng chữ: 兄 âm: huynh, bộ: ⺣ (nhân đi). 弟 âm: đệ. bộ: 弓 (cung). nghĩa: em trai. Cũng có âm: đễ; nghĩa: biết giữ đạo anh em, đồng nghĩa với 悌 đễ bộ 心 tâm. Chú ý: Trong bạch thoại, để chỉ “em trai”, người ta dùng hai chữ 弟 弟. Trong văn ngôn, người ta chỉ dùng một chữ 弟 mà thôi. 上 âm: thượng. bộ: 一 (nhất). nghĩa: ở trên, phía trên. Cũng có âm: thướng. Nghĩa: đi lên. Chú ý: 1._ Trong bạch thoại, 上 còn có nghĩa là rồi, trước 上 週 thượng châu: tuần rồi. 2._ Chữ 上 thượng và chữ phản nghĩa của nó là 下 hạ đều thuộc bộ 一 nhất và đều viết theo lối chỉ sự, tức là lối “trông mà biết được, xét mà rõ ý”. Thật vậy, trông vào hai chữ 上 và 下 , ta có thể hình dung hai vị trí khác nhau, lấy nét 一 coi như đường chân trời làm mốc. 學 âm: học. bộ: 子 (tử).
  • 35. nghĩa: 1._ học. 2._ bắt chước. Chú ý: học được viết theo lối hội ý; giải thích lối viết này ta có thể có một ý niệm về việc học ngày xưa. Thật vậy, 學 nghĩa là gì? 學 là ông thầy cầm nơi 2 tay cây roi 爻 để uốn nắn một đứa trẻ 子 dưới mái nhà 冖 去 âm: khứ. bộ: 厶 (khư). nghĩa: 1._ đi (khứ hồi). 2._ qua. Thôi Hộ: 去 年 今 日 此 門 中 khứ niên kim nhật thử môn trung: năm ngoái (cũng) ngày hôm nay, tại cửa này (đề tích sở xứ kiến). 3._trừ, bỏ. 4._ trợ ngữ từ. II._ Ghép Chữ Làm Câu 哥 哥 弟 弟 kha kha đệ đệ: anh và em trai. 上 學 去 thướng học khứ: đi học. Thực ra chữ 去 khứ ở đây không có nghĩa là đi, mà chỉ đóng vai một trợ ngữ từ, dùng để làm sống động động từ 上 mà thôi (上 ... 去). Cũng thế trong một bài từ của ông Ðào Tiềm đời Tấn, tựa là Qui khứ lai từ (歸 去 來 詞) ta thấy: 歸 : trở về; 去 來 khứ lai: trợ ngữ từ; 歸 去 來 có nghĩa: về đi thôi. 我 弟 ngã đệ: em trai của tôi. 我 小 弟 ngã tiểu đệ: em trai nhỏ (của) tôi. 青 山 上 之 月 thanh sơn thượng chi nguyệt: vầng trăng trên núi xanh. 卓 上 之 大 盌 trác thượng chi đại uyển (oản): cái chén lớn trên bàn. 大 卓 之 上 有 白 布 五 匹 đại trác chi thượng hữu bạch bố ngũ thất: trên chiếc bàn lớn có 5 cây vải trắng. 有 âm: hữu, bộ: 月 (nguyệt), nghĩa: có.
  • 36. III._ Nhận Ðịnh Về Văn Phạm Trong câu 哥 哥 弟 弟 上 學 去 kha kha đệ đệ thướng học khứ, ta nhận thấy 上 là một động từ. Trong câu 大 卓 之 上 有 白 布 五 匹 đại trác chi thượng hữu bạch bố ngũ thất, ta nhận thấy 上 là một liên từ. Trường hợp một chữ mà khi thì là tiếng này, khi thì là tiếng khác, rất thường thấy trong Hán văn. Tỉ dụ khác: 君 君 臣 臣 父 父 子 子 (君 quân: vua, 臣 thần: bề tôi, 父 phụ: cha, 子 tử: con) có nghĩa là Vua phải giữ đạo vua, bề tôi phải giữ đạo bề tôi, cha phải giữ đạo cha, con phải giữ đạo con, tức là: Vua phải ra vua, bề tôi ra bề tôi, cha ra cha, con ra con (mỗi người giữ bổn phận mình). 1 tỉ dụ khác: 人 其 人 nhân kỳ nhân: coi những người ấy là người { 人: người (danh từ), coi là người (động từ)} 出 吿 反 面 xuất cáo phản diện: đi thưa về trình { 面: mặt (danh từ), trình (động từ)} Qui tắc: 1 tiếng trong Hán văn có thể thuộc nhiều tự loại khác nhau. Bài thứ mười bốn : Thư, Bản, Đồ, Đa… (Trở lại Mục Lục) 書 一 本 圖 多 字 少 I._ Học Tiếng 書 âm: thư. bộ: 曰 (viết). nghĩa: 1._sách (giáo khoa thư). 2._ghi chép, viết (thư pháp). 3._ kinh Thư (tức là kinh Thượng Thư, một trong năm kinh). Chú ý: Chữ cần phân biệt khi viết. 書 thư; 晝 âm: trú, bộ: 日 (nhật), nghĩa: ban ngày; 畫 âm: hoạ, bộ: 田 (điền), nghĩa: vẽ.
  • 37. 一 nhất: một (xem bài 5). 本 âm: bổn (bản). bộ: 木 (mộc). nghĩa: 1._ cái gốc cây. 2._ vốn, trước là (bản ý). 3._quyển, cuốn (tiếng chỉ loại). 4._vốn liếng (nhất bản vạn lợi). Chú ý: Chữ 本 viết theo lối chỉ sự (trông mà biết được xét mà rõ ý). Thật vậy: đây là một cái cây 木 phần ở phía dưới của 木, phải là gốc 本. Cũng thế, phần ở trên của 木, phải là ngọn 末. 末 âm: mạt, bộ: 木 勿 有 本 末, 事 有 終 始 Vật hữu bản mạt, sự hữu chung thuỷ. Vật (thì) có gốc có ngọn, việc (thì) có đầu có cuối – Ðại Học. 圖 âm: đồ. bộ: 囗 (vi). nghĩa: 1._ vẽ, tranh (hoạ đồ, địa đồ, đồ thư quán). 2._ toan, mưu tính (mưu đồ). 多 âm: đa. bộ: 夕 (tịch). nghĩa: nhiều (da thiểu, đa số, đa mưu túc kế). 字 âm: tự. bộ: 子 (tử). nghĩa: 1._ chữ.
  • 38. Phân biệt chữ 文 văn và 字 tự. - Bắt chước hình trạng từng loài mà đạt gọi là 文 văn. - Hình tiếng cùng hợp lại với nhau, gọi là 字 tự. Cũng nên phân biệt 字 tự và 詞 từ. - 詞 từ là ngữ tố căn bản, là đơn vị ý nghĩa nhỏ nhất. - 字 tự là đơn vị hình thể và thanh âm; mỗi 字 tự có một hình thể và một thanh âm riêng. - Mỗi 詞 đều có nghĩa của nó và có thể gồm 1hoặc 2, 3 字. Gồm 1 字 gọi là 單 音 詞 đơn âm tự. Tỉ dụ: 人, 足, 手. Gồm 2 字 gọi là 愎 音 詞 phức âm từ. Tỉ dụ: 咖啡 (café), 蜻蜓 thanh đình: con chuồn chuồn. Gồm 3 字 gọi là 三 音 詞 tam âm từ. Tỉ dụ: đồ thư quán: thư viện. - Phần nhiều mỗi tự đều có ý nghĩa của nó, nhưng cũng có khi không có ý nghĩa. Tỉ dụ: 咖, 啡, 蜻, 蜓. 2._ tên tự. Kinh Lễ định con trai 20 tuổi làm lễ đội mũ (加 冠 gia quan: đội mũ) rồi mới đặt tên; con gái nhận lời gả chồng mới cài trâm (及 筓 cập kê: cài trâm). Vì thế con gái chưa chồng gọi là 未 字 (vị tự: chưa đặt tên tự). 少 âm: thiểu. bộ: 小 (tiểu). nghĩa: 1._ ít. 2._ chê (chê người: 少 之 thiểu chi). Cũng có âm: thiếu. nghĩa: 1._ trẻ; 2._kẻ giúp việc thứ hai (quan thái sư có quan thiếu sư giúp việc). II._ Ghép Chữ Làm Câu 書 一 本 thư nhất bổn: sách 1 quyển, 1 quyển sách. 圖 多 đồ đa: hình (thì) nhiều. 字 少 tự thiểu: chữ (thì) ít. 書 一 本 圖 多 字 少 thư nhất bản đồ đa tự thiểu: (đây là) một quyển sách (có) nhiều tranh (mà) ít chữ.
  • 39. 山 中 有 白 鳥 sơn trung hữu bạch điểu: trong núi có chim trắng. 山 中 多 白 鳥 sơn trung đa bạch điểu: trong núi có nhiều chim trắng. 山 中 白 鳥 多 sơn trung bạch điểu đa: trong núi có nhiều chim trắng. 山 中 白 鳥 多 隻 sơn trung bạch điểu đa chích: trong núi có nhiều chim trắng. 大 卓 之 上 有 書 多 本 布 多 匹: đại trác chi thượng, hữu thư đa bổn, bố đa thất: trên chiếc bàn lớn, có nhiều quyển sách, nhiều xấp vải. 於 âm: ư, bộ: 方 (phương), nghĩa: liên từ, ở đây dùng để so sánh. 多 於 đa ư: nhiều hơn, 大 於 đại ư: lớn hơn, to hơn. 我 書 中 圖 多 於 字 ngã thư trung đồ đa ư tự: trong sách của tôi hình nhiều hơn chữ. 羊 大 於 猫 dương đại ư miêu: dê lớn hơn mèo. III._ Nhận Ðịnh Về Văn Phạm ― Chữ 多 có nghĩa là “nhiều, có nhiều”: do đó, để chỉ “có nhiều”, không cần phải thêm chữ 有 hữu vào nữa. Nếu muốn giữ cả chữ 有 lẫn chữ 多, thì phải dùng thêm tiếng chỉ loại. ― Chữ 於 ư là một liên từ; đi liền sau tĩnh từ nó có ý so sánh. Bài thứ mười lăm : Trì, Trung, Du, Lai… (Trở lại Mục Lục) 池 中 魚 游 來 游 去 I._ Học Tiếng 池 âm: trì. bộ: 氵(thuỷ). nghĩa: cái ao; ao đào chung quanh để giữ thành gọi là thành trì (城 池). Chú ý: chữ 池 gồm bộ 氵 thuỷ và âm 也 (dã: vậy). 中 âm: trung. bộ: 丨 (cổn). nghĩa: 1._ ở giữa, ở trong. 2._ nửa (trung đồ nhi phế).
  • 40. còn có âm trúng. nghĩa: 1._ đúng (trúng cách, ngôn trúng). 2._bị, mắc (trúng phong, trúng thử). 魚 ngư: cá (xem bài 11). 游 âm: du. bộ: 氵(thuỷ) nghĩa: 1._ lội (dưới nước). 2._ dòng nước (thượng du, trung du, hạ du). Chú ý: chữ 游 gồm bộ 氵 thuỷ và âm 斿. Phần âm này, ta còn thấy trong chữ: 遊 âm: du, bộ: 辶 (xước), nghĩa: đi xa. 來 âm: lai. bộ: 人 (nhân). nghĩa: 1._ lại. 2._ tới, sẽ tới (lai niên, tương lai). Chú ý: chữ 來 còn được viết 来 去 khứ: đi (xem bài 13). II._ Ghép Chữ Làm Câu 池 中 魚 trì trung ngư: cá trong ao 游 來 游 去 du lai du khứ: lội qua lội lại. 池 中 魚 游 來 游 去 trì trung ngư du lai du khứ: cá trong ao lội qua lội lại. 魚 游 水 中 ngư du thuỷ trung: cá lội trong nước. 田 中 之 牛 走 來 走 去 diền trung chi ngưu tẩu lai tẩu khứ: con trâu trong ruộng chạy qua chạy lại. 走 âm: tẩu, bộ: 走 (tẩu), nghĩa: chạy. 山 中 之 鳥 飛 來 飛 去 sơn trung chi điểu phi lai phi khứ: con chim trong núi bay qua, bay lại. 飛 âm: phi, bộ: 飛 (phi), nghĩa: bay.
  • 41. III._ Nhận Ðịnh Về Văn Phạm Chữ 來, chữ 去 đi chung với động từ được lập lại 2 lần có nghĩa: qua ... lại. Bài thứ mười sáu : Thủy, Vu, Thổ, Hạp… (Trở lại Mục Lục) 水 盂 墨 盒 筆 架 書 包 I._Học tiếng 水: thuỷ: nước (xem bài 4). 盂 âm: vu. bộ: 皿 (mãnh). nghĩa: chén, bát. Chú ý: chữ 皿 viết theo lối hài thanh, gồm bộ 皿 (mãnh) và âm 于 (vu: nơi). 墨 âm: mặc. bộ: 土 (thổ). nghĩa: 1._ mực (tao nhân mặc khách). 2._màu đen, tham ô (mặc lại). 3._họ Mặc (Mặc Tử với thuyết Kiêm ái). Chú ý: Chữ 墨 viết vừa theo lối hài thanh, gồm bộ 土 thổ và âm 黑 hắc: đen, vừa theo lối hội ý (vì mực tàu là chất đặc như đất đen 黑 土 : hắc thổ). 盒 âm: hạp. bộ: 皿 (mãnh). nghĩa: cái hộp. Chú ý: chữ 盒 viết theo lối hài thanh, gồm bộ 皿 mãnh và âm 合 (hạp: hợp lại). 筆 âm: bút. bộ: 竹 (trúc). nghĩa: 1._cây viết, cây bút (bút đàm). 2._ chép (bút chi ư thư 筆 之 於 書).
  • 42. Chú ý: Chữ bút viết theo lối hài thanh, gồm bộ 竹 trúc và âm: 聿 (duật: bèn). Chữ 筆 còn có thể viết 笔. 架 âm: giá. bộ: 木 (mộc). nghĩa: 1._cái giá để gác (danh từ). 2._ gác lên (động từ). 3._đặt điều vu vạ (giá hoạ). Chú ý: 1._ Chữ 架 viết theo lối hài thanh, gồm bộ 木 và âm 加 (gia: tăng thêm). 2._Chữ cần phân biệt khi viết: 架 giá; 枷 âm: già, bộ: 木 (mộc), nghĩa: cái gông (1 loại hình cụ), già giang: gông cùm. Nguyễn Du: Già giang một trẻ một trai, một dây vô lại buộc hai thâm tình. (Kiều). 書 thư: sách (xem bài 14). 包 âm: bao. bộ: 勹 (bao). nghĩa: 1._bao, bọc. 2._cái bao. II._ Ghép Chữ Làm Câu. 水 盂 thuỷ vu: chén nước. 墨 盒 mặc hạp: hộp mực. 筆 架 bút giá: cái gác bút. 書 包 thư bao: cái cặp sách. 我 弟 之 書 包 中 有 墨 一 盒 書 三 本 ngã đệ chi thư bao trung, hữu mặc nhất hạp, thư tam bổn: trong cặp của em trai tôi, có 1 hộp mực, 3 quyển sách. III._ Nhận Ðịnh Về Văn Phạm. Qua các tiếng 水 盂, 墨 盒, 筆 架, 書 包, gồm toàn danh từ, ta nhận thấy danh từ phụ (chỉ định) luôn luôn đi trước danh từ chính (được chỉ định).
  • 43. Bài thứ mười bảy: Song, Tiền, Hạ, Hoa… (Trở lại Mục Lục) 窗 前 階 下 紅 花 綠 葉 I._ Học Tiếng 窗 âm: song. bộ: 穴 (huyệt). nghĩa: cửa sổ (đồng song). Chú ý: 1._Chữ song viết theo lối hài thanh, gồm bộ 穴 và âm 囱 song: cửa sổ; thông: ống khói. 2._ Chữ 窗 cũng còn viết là 窓. 前 âm: tiền. bộ: 刂 (đao). nghĩa: phía trước. 階 âm: giai. bộ: 阝(phụ). nghĩa: cái thềm. Chú ý: 阝 đặt bên trái của chữ: bộ 阜 phụ, tỉ dụ: 階; 阝 đặt bên phải của chữ: bộ 邑 ấp, tỉ dụ: 都 (đô: kinh đô, kẻ chợ). Chú ý: Chữ 階 viết theo lối hài thanh, gồm bộ 阝 phụ và âm 皆 (giai: đều là). 下 âm: hạ. bộ: 一 (nhất). nghĩa: phía dưới. Cũng có âm: há, nghĩa: đi xuống (động từ). 紅 hồng: đỏ (xem bài 7). 花 âm: hoa. bộ: 艹 (thảo) nghĩa: hoa, bông. Chú ý: Chữ 花 viết theo lối hài thanh, gồm bộ 艹 thảo và âm 化 hoá: thay đổi.
  • 44. 綠 âm: lục. bộ: 糸 (mịch). nghĩa: xanh (xanh lá cây) lục diệp tố. Chú ý: 1._ Chữ 綠 viết theo lối hài thanh gồm bộ 糸 và âm * phần âm này, ta còn thấy trong các chữ : 碌 âm: lục, bộ: thạch, nghĩa: hèn hạ, tầm thường, (lục lục thường nhân). 祿 âm: lộc, bộ: ⺣ thị, nghĩa: phúc, tốt (phúc lộc thọ). 2._ có khi chữ 綠 cũng viết 菉, bộ 艹 thảo. 葉 âm: diệp. bộ: ⺣ thảo. nghĩa: 1._ lá; 2._ họ Diệp. Chú ý: Chữ 葉 viết theo lối hài thanh, gồm bộ 艹 thảo và âm * phần âm này ta còn thấy trong các chữ : 蝶 âm: điệp, bộ: 虫 (trùng), nghĩa: bươm bướm, (hồ điệp). 牒 âm: điệp, bộ: 片 (phiến), nghĩa: tờ trình (thông điệp). 諜 âm: điệp, bộ: 言 (ngôn), nghĩa: dò xét (gián điệp). II._ Ghép Chữ Làm Câu 窗 前 song tiền: phía trước cửa sổ. 階 下 giai hạ: phía dưới thềm nhà. 紅 花 hồng hoa: hoa đỏ. 綠 葉 lục diệp: lá xanh. 窗 前 階 下 紅 花 綠 葉 song tiền giai hạ, hồng hoa, lục diệp: trước cửa sổ, dưới thềm nhà, (có) hoa đỏ, (có) lá xanh. 落 花 滿 地 lạc hoa mãn địa: những cánh hoa (đã) rụng (chủ từ) phủ đầy (động từ) sân (túc từ). 前 日 tiền nhật: hôm trước.
  • 45. 窗 前 有 小 池, 池 中 多 大 魚 song tiền hữu tiểu trì, trì trung đa đại ngư: trước cửa sổ có cái ao nhỏ, trong ao có nhiều cá lớn. 我 上 學 之 前 ngã thướng học chi tiền: trước khi tôi đi học... III._ Nhận Ðịnh Về Văn Phạm Chữ 前 có nghĩa là “trước”, dùng để chỉ về thời gian hoặc không gian. Nó cũng phải đứng sau như các liên từ khác 中 上 下. Riêng trong 前 日 hôm trước 前 được coi như tĩnh từ và do đó đứng trước danh từ. Bài thứ mười tám : Số từ (Trở lại Mục Lục) 一 二 三 四 五 六 七 八 九 十 I._ Học Tiếng. 一 nhất: 1 (xem bài 5). 二 nhị: 2 (xem bài 5). 三 tam: 3 (xem bài 8). 四 tứ: 4 (xem bài 8). 五 ngũ: 5 (xem bài 9). 六 lục: 6 (xem bài 9). 七 âm: thất. bộ: 一 (nhất). nghĩa: 7 (thất tịch: đêm mồng 7 tháng 7). 八 âm: bát. bộ: 八 (bát). nghĩa: 8. Chú ý: Chữ cần phân biệt khi viết. 八 bát; 人 nhân; 入 âm: nhập, bộ: 入 (nhập), nghĩa: vô, vào. 九 âm: cửu. bộ: 乙 (ất). nghĩa: 9.
  • 46. Chú ý: chữ cần phân biệt khi viết. 九 cửu; 几 kỷ; 丸 âm: hoàn, bộ: 丶 (chủ), nghĩa: viên tròn. 十 âm: thập. bộ: 十 (thập). nghĩa: 10. II._Ghép Chữ Làm Câu. 元 月 nguyên nguyệt = 正 月 chính nguyệt: tháng giêng. 元 âm: nguyên, bộ: 儿 (nhân đi), nghĩa: đầu. 正 âm: chính, bộ: 止, nghĩa: chính. 二 月, 三 月, 四, 五, 六, 七, 八, 九, 十, 十 一 月 nhị nguyệt, tam nguyệt, tứ, ngũ, lục, thất, bát, cửu, thập, thập nhất nguyệt: tháng 2, tháng 3... tháng 11. 臘 月 lạp nguyệt: tháng chạp. 臘 âm: lạp, bộ: 肉 (nhục), nghĩa: lễ chạp, vào lúc cuối năm. 週 âm: chu (châu), bộ: 辶 (xước), nghĩa: 1) vòng khắp, 2) tuần lễ. 一 週 nhất chu: một tuần lễ. 週 一, 週 二, 週 三, 週 四, 週 五, 週 六, 週 日 chu nhất, chu nhị, chu tam, chu tứ, chu ngũ, chu lục, chu nhật: thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật. 上 週 thượng chu: tuần rồi. 上 週 一 thượng chu nhất: thứ hai tuần rồi. 下 週 hạ chu: tuần tới. 下 週 二 hạ chu nhị: thứ ba tuần tới. 本 週 bổn chu: tuần này. 本 週 三 thứ tư tuần này. Chú ý: Chữ 週 đồng nghĩa với chữ 禮 拜 lễ bái, (mà ta thường thấy dùng để chỉ các ngày trong tuần trong các tờ lịch) hoặc 星 期 tinh kỳ 禮 âm: lễ, bộ: 示 (thị), nghĩa: phép tắc phải theo trong các việc quan, hôn, tang, tế. Cũng được viết là 礼. 拜 âm: bái, bộ: 手 (thủ), nghĩa: lạy; 星 âm: tinh, bộ: 日(nhật), nghĩa: ngôi sao;
  • 47. 期 âm: kỳ, bộ: 月 (nguyệt), nghĩa: kỳ hạn. 一 九 六 五 年, 三 月, 十 三 日 nhất cửu lục ngũ niên, tam nguyệt, thập tam nhật: ngày 13, tháng 3, năm 1965 年 âm: niên, bộ: 干 (can), nghĩa: năm. 乙 巳 年, 元 月, 初 十: mồng mười tháng giêng, năm Ất tị. 乙 âm: ất, bộ: 乙 (ất), nghĩa: 1 trong 10 can. 巳 âm: tị, bộ: 己 (kỷ), nghĩa: 1 trong 12 chi. 初 âm: sơ, bộ: 刀 (đao), nghĩa: mồng 蟲 聲 四 起 trùng thanh tứ khởi: tiếng côn trùng nổi lên ở 4 phía. 聲 âm: thanh, bộ: 耳 (nhĩ). nghĩa: tiếng, tiếng động. III._ Nhận Ðịnh Về Văn Phạm Trong câu 蟲 聲 四 起, chữ 四 đứng trước động từ 起 được coi như một trạng từ và có nghĩa là: ở 4 phía, từ 4 phía, khắp 4 phía. Bài thứ mười chín : Tán, Hồi, Gia, Thảo… (Trở lại Mục Lục) : 散 學 囘 家 青 草 地 放 風 箏 I._ Học Tiếng 散 âm: tán. bộ: 攵 (phộc). nghĩa: 1._ tan ra (giải tán, kinh tâm tán đởm). 2._ buông ra, giải ra, (tán muộn). Cũng có âm: tản nghĩa: 1._ rời rạc (tản mạn); 2._ nhàn rỗi (nhàn tản); 3._ đi bộ (tản bộ). Cũng còn viết (1) Chú ý: chữ 散 gồm bộ 攵 (phộc) và âm 昔 tích: xưa. 學 học: học (xem bài 13). 囘 âm: hồi. bộ: 囗 (vi). nghĩa: trở về. (2)
  • 48. 家 âm: gia. bộ: 宀 (miên). nghĩa: 1._nhà. 2._vợ gọi chồng là gia, chồng gọi vợ là thất. Chinh Phụ ngâm: Tình gia thất nào ai chẳng có.. 3._người có tài về một môn gì. 4._Tiếng tự xưng (gia phụ, gia huynh). 5._giống gì nuôi ở trong nhà (gia cầm gia súc). 青 thanh: xanh (xem bài 7). 草 âm: thảo. bộ: ⺾ (thảo). nghĩa: cỏ. Chú ý: Chữ 草 viết theo lối hài thanh, gồm bộ ⺾ thảo và âm 早 tảo: sớm. 地 địa: đất, sân, bãi (xem bài 6). 放 âm: phóng. bộ: 攵 (phộc). nghĩa: 1._ buông, thả, mở (phóng thích, phóng túng, khai phóng). 2._phát ra (phóng quang). Chú ý: chữ 放 gồm bộ 攵 phộc và âm: 方 phương: hướng. 風 âm: phong. bộ: 風 (phong). nghĩa: 1._gió (phong vũ). 2._thói tục (quốc phong). 3._dáng dấp (phong tư); có vẻ thi thơ (phong nhã). 箏
  • 49. âm: tranh. bộ: 竹 (trúc). nghĩa: 1 loại đàn có 13 dây. Chú ý: 1._ Chữ 箏 viết theo lối hài thanh, gồm bộ 竹 trúc và âm 爭 tranh: giành nhau. 2._ Chữ 爭 cũng còn viết là 争. II. Ghép Chữ Làm Câu. 散 學 tán học = 放 學 phóng học: tan học. 囘家 hồi gia: trở về nhà. 青 草 地 thanh thảo địa: bãi cỏ xanh. 放 風 箏 phóng phong tranh: thả diều giấy. 風 箏 : con diều giấy. 散 學 囘 家 青 草 地 放 風 箏 tán học, hồi gia, thanh thảo địa, phóng phong tranh: tan học, về nhà, (trên) bãi cỏ xanh thả diều. 青 草 地 上, 紅 花 滿 開 thanh thảo địa thượng, hồng hoa mãn khai: trên bãi cỏ xanh, hoa hồng nở đầy. III._ Nhận Ðịnh Về Văn Phạm Trong câu 青 草 地 上, 紅 花 滿 開, chữ 滿 đứng trước động từ 開 đóng vai một trạng từ. Qui tắc: Trạng từ đứng trước động từ. ___________________ 1) Chữ tán viết bằng chữ 昔 ghép với 攵 không tìm thấy trong Khang Hi Tự điển và không tìm được trong kho ký tự unicode. 2) Cũng viết là 回, vẫn thuộc bộ 囗 Bài thứ hai mươi : Huynh, Muội, Xướng, Ca… (Trở lại Mục Lục) 兄 大 妺 小 兄 倡 歌 妺 帕 毬 I._Học Tiếng 兄 âm: huynh. bộ: 儿 (nhân đi). nghĩa: 1._ anh,
  • 50. 2._ tiếng để gọi bạn. Chú ý: chữ 兄 gồm 儿 nhân đi và chữ 口 khẩu: miệng/ 大 đại: lớn (xem bài 5). 妺 âm: muội. bộ: 女 (nữ). nghĩa: em gái. Chú ý: Chữ 妺 viết theo lối hài thanh, gồm bộ 女 và âm 未 vị: chưa (cũng đọc là mùi). 小 tiểu: nhỏ (xem bài 5). 唱 âm: xướng. bộ: 口 (khẩu). nghĩa: 1._ hát. 2._ hát trước, để cho người ta hoạ. Chú ý: Chữ 唱 viết theo lối hài thanh, gồm bộ 口 và âm 昌 xương: thịnh vượng. 歌 âm: ca. bộ:欠 (khiếm). nghĩa: 1._hát. 2._khúc hát. Chú ý: Chữ 歌 viết theo lối hài thanh, gồm bộ 欠 khiếm và âm 哥 kha: (ca) anh. 拍 âm: phách. bộ: 扌 (thủ). nghĩa: 1._ vỗ, tát. 2._ nhịp, cung đàn. 3._ cái phách, dùng để đánh nhịp khi hát.
  • 51. Chú ý: Chữ 拍 viết theo lổi hài thanh, gồm bộ 扌 thủ và âm 白 bạch: trắng. 毬 âm: cầu. bộ: 毛 (mao). nghĩa: quả bóng. Chú ý:Chữ 毬 viết theo lổi hài thanh, gồm bộ 毛 thủ và âm 求 cầu: tìm. II._ Chép Chữ Làm Câu 兄 大 huynh đại: anh (thì) lớn. 妺 小 muội tiểu: em gái (thì) nhỏ. 兄 倡 歌 huynh xướng ca: anh hát. 妺 帕 毬 muội phách cầu : em gái vỗ banh. 兄 大 妺 小 兄 倡 歌 妺 帕 毬 huynh đại muội tiểu, huynh xướng ca, muội phách cầu: anh lớn em gái nhỏ, anh hát, em gái vỗ banh. 拍 手 phách thủ: vỗ tay. III._ Nhận Ðịnh Về Văn Phạm Trong câu 兄 大, 妺 小, 兄 倡 歌, 妺 帕 毬 ta nhận thấy có tất cả bốn mệnh đề độc lập, đặt liên tiếp nhau. Trong 2 mệnh đề đầu 兄 大, 妺 小 ta nhận thấy không có động từ “là”. Qui tắc: Giữa chủ từ và thuộc từ (túc tĩnh từ giữ vai trò thuộc từ), không cần có động từ “là”. Bài thứ hai mươi mốt : Khai, tảo, Thức, Ma… (Trở lại Mục Lục) 開 窗 掃 地 拭 几 磨 墨 執 筆 寫 字 I._ Học Tiếng 開 âm: khai. bộ: 門 (môn). nghĩa: 1._mở (khai môn, khai thành). 2._nở (hoa khai).
  • 52. 3._đào, bới ra, mở mang (khai hà, khai hoang). 4._buông thả (khai phóng). 5._xếp bày (khai đơn). 6._bắt đầu (khai bộ). 7._trừ, trừ bỏ đi (khai trừ). 窗 song: cửa sổ (xem bài 17). 掃 âm: tảo. bộ: 扌(thủ). nghĩa: quét (tảo mộ). Chú ý: Chữ 掃 có thể xem như: - vừa viết theo lối hài thanh, gồm bộ 扌 thủ và âm 帚 cây chổi. - vừa viết theo lối hội ý 掃 có nghĩa là tay (扌) cầm chổi (帚) để quét 地 địa: đất, bãi, sân (xem bài 6). 拭 âm: thức. bộ: 扌 (thủ). nghĩa: lau chùi. Chú ý: Chữ 拭 viết theo lối hài thanh, gồm bộ 扌 thủ và âm 式 thức: khuôn phép. 几 kỷ: bàn nhỏ (xem bài 10). 磨 âm: ma. bộ: 石 (thạch). nghĩa: mài (thiên ma bách chiết). Chú ý: chữ 磨 viết theo lối hài thanh, gồm bộ 石 thạch và âm 麻 (cây gai). 墨 mặc: mực (xem bài 16). 執 âm: chấp. bộ: 土 (thổ). nghĩa: cầm giữ (chấp chánh). 筆 bút: cây viết (xem bài 16). 寫
  • 53. âm: tả. bộ: 宀 (miên). nghĩa: 1._viết, sao chép (tả tự). 2._phỏng theo nét bút, như vẽ theo tấm ảnh đã chụp (tả chân, miêu tả). 3._bày tỏ, tháo ra, dốc hết ra (Kinh thư: dĩ tả ngã ưu). 字 tự: chữ (xem bài 14). II._Ghép Chữ Làm Câu. 開 窗 khai song: mở cửa sổ. 掃 地 tảo địa: quét sân, quét nhà. 拭 几 thức kỷ: lau bàn. 磨 墨 ma mặc: mài mực. 執 筆 chấp bút: cầm viết, cầm bút. 寫 字 tả tự: viết chữ. 開 窗 掃 地 拭 几 磨 墨 執 筆 寫 字 khai song, tảo địa, thức kỷ, ma mặc, chấp bút tả tự: mở cửa sổ, quét nhà, lau bàn, mài mực, cầm bút, viết chữ. 早 豈, 兄 開 窗, 妺 掃 地, 弟 拭 几 tảo khởi, huynh khai song, muội tảo địa, đệ thức kỷ: Sáng dậy, anh mở cửa sổ, em gái quét nhà, em trai lau bàn. 花 落 花 開 hoa lạc hoa khai: hoa rụng hoa nở. 寫 字 之 前, 先 磨 墨, 後 執 筆 tả tự chi tiền, tiên ma mặc, hậu chấp bút: trước khi viết chữ, trước hết mài mực, sau (đó) cầm bút. 先 âm: tiên, bộ: 儿 (nhân đi), nghĩa: trước. 後 âm: hậu, bộ: 彳 (sách), nghĩa: sau, phía sau. 開 窗 之 後, 我 掃 地, 拭 几 khai song chi hậu, ngã tảo địa, thức kỷ: sau khi mở cửa sổ (xong), tôi quét nhà, lau bàn. III._ Nhận Ðịnh Về Văn Phạm Ðể chỉ “trước khi”, “sau khi”, người ta dùng: (之) 前... (之) 後. Ðể chỉ công việc làm trước, công việc làm sau, người ta dùng chữ 先 , chữ 後.
  • 54. Bài thứ hai mươi hai : Nhật, Kim, Minh, Miên… (Trở lại Mục Lục) 昨 日 今 日 明 日 棉 衣 夾 衣 單 衣 I._Học Tiếng 日 nhật: ngày(xem bài 16). bạch thoại thường dùng chữ 天 thiên. 今 âm: kim. bộ: 人 (nhân). nghĩa: nay, ngày nay, ngay bây giờ. 明 âm: minh. bộ: 日 (nhật). nghĩa: 1._sáng (minh tinh). 2._sáng suốt (minh trí, anh minh) 3._làm sáng (minh đức). 4._ngày mai (minh nhật). Chú ý: chữ 明 được viết theo lối hội ý, gồm cả 日 nhật 月 nguyệt lại. 棉 âm: miên. bộ: 木 (mộc). nghĩa: cây bông vải. Chú ý: Chữ 棉 gồm bộ 木 mộc và âm 帛 bạch: lụa. 衣 âm: y. bộ: 衣 (y). nghĩa: 1._cái áo. 2._mặc áo (thực, y, hành, trú; y cẩm hồi hương: mặc áo gấm về làng) Cũng đọc là ý. Chú ý: Bộ 衣 còn được viết dưới hình thức 衤. Hình thức này chỉ đặt ở bên trái của chữ mà
  • 55. thôi. thí dụ: 衫 âm: sam, bộ: 衣 (y), nghĩa: áo đơn. Cũng có khi hình thức 衣 bị tách làm hai phần và được đặt phía trên và phía dưới của chữ. Ở phía trên ta có 亠 và ở phía dưới là (*) thí dụ: 表 âm: biểu, bộ: 衣 (y), nghĩa: ở ngoài (biểu bì); 衰 âm: suy, bộ: 衣 (y), nghĩa: suy kém. 夾 âm: giáp. bộ: 大 (đại). nghĩa: kép, cặp. 單 âm: đan (đơn). bộ: 口 (khẩu). nghĩa: 1._một (đơn độc, đơn chiếc). 2._cái toa (hóa đơn). Cũng có âm: thiền, nghĩa: vu nước Hung nô (Thiền Vu). Chú ý: chữ 單 còn viết 单 II._Ghép Chữ Làm Câu 昨 日 tạc nhật: ngày hôm qua. 今 日 kim nhật: ngày hôm nay. 明 日 minh nhật: ngày mai. 棉 衣 miên y: áo bông, áo (dệt bằng) bông (vải). 夾 衣 giáp y: áo kép, áo cặp (có 2 lớp). 單 衣 đan y: áo đơn (có 1 lớp). 昨 日, 今 日, 明 日; 棉 衣, 夾 衣, 單 衣 tạc nhật, kim nhật, minh nhật; miên y, giáp y, đan y: hôm qua, hôm nay, ngày mai; áo bông, áo kép, áo đơn. 他 日 tha nhật: ngày kia. 去 日 khứ nhật: ngày (đã) qua. 來 日 lai nhật: ngày (sắp) tới. 日 日 nhật nhật: ngày ngày, mỗi ngày. 我 弟 日 日 上 學 去 ngã đệ nhật nhật thượng học khứ.
  • 56. 前 日 tiền nhật: ngày hôm trước. 後 日 hậu nhật: ngày sau, ngày hôm sau. 山 上 之 花 草 日 多 sơn thượng chi hoa thảo nhật đa: hoa cỏ trên núi ngày càng nhiều. III._Nhận Ðịnh Về Văn Phạm Trong câu 山 上 之 花 草 日 多. chữ 日 đứng trước chữ 多 giữ chức vụ một trạng từ và có ý nghĩa “mỗi ngày mỗi...” “càng ngày càng...” ______ (*) Xem trong thí dụ đi kèm, không thể hiển thị bằng unicode được. Bài thứ hai mươi ba : Ngã, Tỷ, tại, Phòng… (Trở lại Mục Lục) 我 姊 姊 在 房 內 持 剪 刀 裁 鋅 衣 I._ Học Tiếng 我 ngã: tôi, của tôi (xem bài 11) 姊 âm: tỉ. bộ: 女 (nữ). nghĩa: chị. Chú ý: bạch thoại dùng hai tiếng 姊 姊 để chỉ “chị” trong khi văn ngôn chỉ dùng một tiếng 姊 mà thôi. 在 âm: tại. bộ: 土 (thổ). nghĩa: 1._ Ở 2._ còn sống (phụ mẫu tại, bất viễn du). 3._ trợ ngữ từ, có nghĩa “chính là” (đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại tân dân, tại chỉ ư chí thiện). 4._ đang (tại chức). 房 âm: phòng.
  • 57. bộ: 戶 (hộ). nghĩa: cái buồng, cái nhà. Chú ý: chữ 房 viết theo lối hài thanh, gồm bộ 戶 hộ và âm 方 phương: nơi. 內 âm: nội. bộ: 入 (nhập). nghĩa: 1._ ở trong. 2._ cung cấm của nhà vua (đại nội). 3._ tiếng để chỉ vợ (nội tử, nội nhân, tiện nội). 4._ bên nội đối với bên ngoại. 持 âm: trì. bộ: 扌 (thủ). nghĩa: cầm, giữ (duy trì, hộ trì, phù trì). Chú ý: chữ 持 viết theo lối hài thanh, gồm 扌(thủ) và âm 寺 tự: chùa. 剪 âm: tiễn. bộ: 刀 (đao). nghĩa: 1._cái kéo (剪 刀 tiễn đao). 2._ cắt xén. Chú ý: chữ 剪 viết theo lối hài thanh, gồm bộ 刀 và âm 前 tiền: trước. thật ra, chữ 剪 lúc đầu viết 翦, gồm bộ 羽 vũ và âm 前 tiền. 刀 đao: dao (xem bài 3). 裁 âm: tài. bộ: 衣 (y). nghĩa: 1._ cắt áo. 2._ giảm bớt (tài giảm quân sự).
  • 58. 3._ xét hơn kém phải trái (tổng tài, trọng tài). 4._ quyết đoán (tài phán, độc tài). Chú ý: chữ 栽 gồm bộ 衣 y và âm *. Phần âm này ta còn thấy trong các chữ sau đây: 栽 âm: tài, bộ: 木 (mộc), nghĩa: trồng cây; 哉 âm: tai, bộ: 口 (khẩu), nghĩa: vậy thay (đặt ở cuối câu). 新 âm: tân. bộ: 斤 (cân). nghĩa: mới. Chú ý: chữ 新 gồm bộ 斤 cân và âm * . Phần âm này ta còn thấy trong chữ 親 âm: thân, bộ: 見, nghĩa: quen thuộc, gần gũi. II._ Ghép Chữ Làm Câu 我 姊 姊 ngã tỉ tỉ: chị tôi. 在 房 內 tại phòng nội: ở trong buồng, ở trong nhà. 持 剪 刀 trì tiễn đao: cầm kéo. 裁 鋅 衣 tài tân y: cắt áo mới. 我 姊 姊 在 房 內 持 剪 刀 裁 鋅 衣 ngã tỉ tỉ tại phòng nội trì tiễn đao tài tân y: chị tôi ở trong nhà cầm kéo cắt áo mới. 我 日日唱 歌, 拍 毬 ngã nhật nhật xướng ca, phách cầu: mỗi ngày tôi ca hát đánh cầu. III._ Nhận Ðịnh Về Văn Phạm. Qua các câu: 我 姊 姊 在 房 內 持 剪 刀 裁 鋅 衣 và 我 日日唱 歌 拍 毬 ta nhận thấy chủ từ 我 姊 姊 và 我 luôn luôn đứng ở đầu câu. Các tiếng dùng để chỉ trường hợp về không gian 在 房 內 hoặc thời gian 日 日 dều được đặt sau chủ từ. Bài thứ hai mươi bốn : Tứ, thời, Xuân, Du… (Trở lại Mục Lục) 四 時 詩 春 遊 芳 草 地 夏 賞 綠 荷 池 秋 飮 黄 花 酒 冬 吟 白 雪 詩 I._Học Tiếng
  • 59. 四 tứ: bốn (xem bài 8). 時 âm: thời. bộ: 日 (nhật). nghĩa: 1._lúc, khi. 2._ mùa (tứ thời khúc). 3._giờ (khoảng thời gian bằng 2 giờ như giờ Tý, giờ Sửu...). 4._luôn luôn (học nhi thời tập chi: Luận Ngữ) – thỉnh thoảng. Chú ý: chữ 時 viết theo lối hài thanh, gồm bộ 日 nhật và âm 寺 tự: chùa. 詩 âm: thi. bộ: 言 (ngôn). nghĩa: 1._thơ. 2._Kinh Thi (một trong Ngũ Kinh). Chú ý: chữ 詩 viết theo lối hài thanh, gồm bộ 言 ngôn và âm 寺 tự: chùa. 春 âm: xuân. bộ: 日 (nhật). nghĩa: 1._mùa xuân. 2._vào mùa xuân, mọi vật có vẻ hớn hở, tốt tươi, nên tuổi trẻ gọi là thanh xuân 青 春. 3._theo Chu lễ ngày xưa thường cho cưới xin vào tháng trọng xuân 仲春 (tháng hai), nên thường gọi con gái muốn lấy chồng là hoài xuân 懷春. 遊 âm: du. bộ: 辶 (xước). nghĩa: 1._đi xa (du học).
  • 60. 2._chơi (du hí). 3._tới chỗ cảnh đẹp ngắm nghía cho thoả thích (ngao sơn du thuỷ, du lịch, du xuân). Chú ý: 游 du (bộ thuỷ 氵) có nghĩa là lội. 芳 âm: phương. bộ: 艹 (thảo). nghĩa: 1._ cỏ thơm. 2._thơm (phương danh quí tánh, bách thế lưu phương). Chú ý: chữ 芳 viết theo lối hài thanh, gồm bộ 艹 và âm: 方 phương: nơi. 草 thảo: cỏ (xem bài 6). 地 địa: đất, sân, bãi (xem bài 6). 夏 âm: hạ. bộ: 夊 (truy). nghĩa: mùa hạ. 賞 âm: thưởng. bộ: 貝 (bối) nghĩa: 1._thưởng cho kẻ có công. 2._trông thấy đẹp, hay nên ngắm nghía, khen tặng (thưởng thức). Chú ý: chữ 賞 viết theo lối hài thanh, gồm bộ 貝 và âm: * . Phần âm này ta còn thấy trong các chữ: 堂 âm: đường, bộ: 吐 (thổ), nghĩa: gian chính trong nhà. 嘗 âm: thường, bộ: 口 (khẩu), nghĩa: nếm. 裳 âm: thường, bộ: 衣 (y), nghĩa: cái xiêm (nghê thuờng). 常 âm: thường, bộ: 巾 (cân), nghĩa: bình thường. 當 âm: đương, bộ: 田, nghĩa: trong lúc. 掌 âm: chưởng, bộ: 手 (thủ), lòng bàn tay. 綠 lục: xanh lá cây (xem bài 17).
  • 61. 荷 âm: hà. bộ: 艹(thảo) nghĩa: sen. cũng có âm: hạ; nghĩa: 1._gánh vác. 2._nhớ ơn. Chú ý: chữ 荷 viết theo lối hài thanh, gồm bộ 艹 thảo và âm 何 hà: gì, sao. 池 trì: cái ao (xem bài 15). 秋 âm: thu. bộ: 禾 (hoà). nghĩa: 1._ mùa thu. 2._ năm (thiên thu vĩnh biệt). Chú ý: chữ 秋 viết theo lối hội ý, đế chỉ mùa lúa chín, vì lúc đó 禾 hoà: cây lúa, bị 火 hoả: lửa của mặt trời, tức ánh nắng nung nấu. 飮 âm: ẩm. bộ: 食 (thực). nghĩa: 1._uống. 2._ ngậm, nuốt (vận khứ anh hùng ẩm hận đa). cũng có âm: ấm; nghĩa: cho uống (ấm chi dĩ tửu). Chú ý: 1._ Chữ 飮 ẩm viết theo lối hài thanh, gồm bộ 食 thực và âm 欠 khiếm: thiếu, vắng. 2._ Trong bạch thoại, để chỉ uống người ta dùng chữ: 喝 âm: hát, bộ: 口 khẩu. 黄 âm: hoàng (huỳnh). bộ: 黄 (hoàng). nghĩa: màu vàng (hoàng hôn). 花 hoa: bông hoa (xem bài 17). 酒 âm: tửu.
  • 62. bộ: 酉 (dậu). nghĩa: rượu. 冬 âm: đông. bộ: 冫 (băng). nghĩa: mùa đông. 吟 âm: ngâm. bộ: 口 (khẩu). nghĩa: 1._đọc thơ, đọc phú, kéo giọng cho dài ra. 2._rên rỉ (vô bịnh thân ngâm). Chú ý: 1._Chữ 吟 viết theo lối hài thanh, gồm bộ 口 và âm 今 kim: nay. 2._Cũng với chữ 口 và chữ 今 nếu đổi vị trí, sẽ có chữ 含 âm: hàm, bộ: 口 (khẩu), nghĩa: ngậm, chứa (hàm súc, hàm oan). 白 bạch: trắng (xem bài 7). 雪 âm: tuyết. bộ: 雨 (vũ). nghĩa: 1._tuyết, mưa gặp lúc rét quá đông lại thành từng mảnh. 2._rửa (tuyết hận, tuyết sỉ). Chú ý: chữ 雪 viết theo lối hài thanh, gồm bộ 雨 vũ và âm 彐 ký: đầu con nhím. II._ Ghép Chữ Làm Câu. 四 時 詩 tứ thời thi: thơ bốn mùa, bài thơ ca tụng bốn mùa trong trời đất. 芳 草 地 phương thảo địa: bãi cỏ (xanh) thơm nức. 春 遊 芳 草 地 xuân du phương thảo địa: mùa xuân đi dạo trên bãi cỏ (xanh) thơm nức. Ðó là hội 踏 青 đạp thanh: giẫm lên cỏ xanh. Ðoạn Trường Tân Thanh: Thanh minh trong tiết tháng ba,
  • 63. Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh. 綠 荷 池 lục hà trì: ao sen xanh. 夏 賞 綠 荷 池 hạ thưởng lục hà trì: mùa hè ngắm nghía, thưởng thức (cảnh) ao sen xanh. 黄 花 hoàng hoa: bông cúc. Hoàng hoa tửu: rượu cúc. 秋 飮 黄 花 酒 thu ẩm hoàng hoa tửu: mùa thu uống rượu cúc. 白 雪 詩: bạch tuyết thi: thơ lấy đầu đề tuyết trắng. 冬 吟 白 雪 詩 đông ngâm bạch tuyết thi: mùa đông ngâm thơ bạch tuyết, nhìn tuyết trắng rơi cao hứng mà ngâm thơ. III._ Nhận Ðịnh Sơ Lược Về Bài Thơ. A._Nội Dung: Mỗi mùa trong năm, đối với nhà nho ngày xưa, đều có một cái thú riêng. Không có mùa nào kém mùa nào, và biết sống chính là biết tận hưởng những lạc thú ấy. Ở đây, cuộc sống có vẻ nhàn tản, bình dị, tuy trầm lặng nhưng hết mực phong phú, cả về thể xác (遊 飮) lẫn tinh thần (賞 吟). Lẽ dĩ nhiên, vì mỗi thời mỗi khác (bỉ nhất thời, thử nhất thời), nên chúng ta ngày nay có một nếp sinh hoạt khác hẳn; có thể nói, chúng ta luôn luôn sống vội, sống vàng cơ hồ như không có lúc nào kịp sống – chứ đừng nói sống đầy đủ - cái giây phút sống hiện tại của chúng ta. Ðọc bài thơ này ta không khỏi liên tưởng đến mấy cây sau đây của Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm: Thu ăn măng trúc, đông ăn giá. Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao. B._ Hình Thức: Ðây là một bài cổ thi, thể ngũ ngôn tứ cú. Ðặc điểm của bài này chính là lối dùng chữ giản dị, cụ thể, cách hành văn tự nhiên, nhất là ở đây tác giả đã khéo đặt bốn chữ 春 夏 秋 冬 ở đầu mỗi câu, khiến cho đề mục 四 時 詩 như được nổi bật lên. Bài thứ hai mươi lăm : Trúc, Liêm, Ngoại, Lưỡng… (Trở lại Mục Lục) 竹 簾 外 兩 燕 子 忽 飛 來 忽 飛 去 I._Học Tiếng
  • 64. 竹 âm: trúc. bộ: 竹(trúc). nghĩa: cây tre Chú ý: 竹 viết thành bộ như sau 簾 âm: liêm. bộ: (trúc). nghĩa: cái rèm, cái mành mành. Chú ý: Chữ 簾 viết theo lối hài thanh, gồm bộ trúc và âm 廉 liêm: ngay, biết phân biệt nên chăng, không lấy sằng: thanh liêm. Nếu ta tiếp tục phân tích chữ 廉 liêm, ta sẽ thấy liêm thuôc bộ 严 nghiêm và âm 兼 kiêm: gồm. 外 âm: ngoại. bộ: 夕(tịch). nghĩa: 1._ngoài (trái với 内 nội: trong). 2._vợ coi chồng là 外子 ngọai tử. 3._bên ngọai, bên nội. 兩 âm: lưỡng. bộ: 入(nhập). nghĩa: 2. Cũng có âm: lượng (lạng) Nghĩa: 10 đồng cân gọi là 1 lạng. 16 lạng là 1 cân
  • 65. Chú ý: Chữ 兩 còn có thể viết 两 hoặc 燕 âm: yến. bộ: 灬 (hỏa). Bộ này có 3 hình thức: 1._ 灬 đặt ở phía dưới chữ. Tỉ dụ: 燕 yến. 2._ 火 đặt ở phía dưới chữ. Tỉ dụ: 焚 âm: phần. nghĩa: đốt. 3._ 火 đặt ở bên trái chữ. Tỉ dụ: 燈 âm: đăng. nghĩa: ngọn đèn. nghĩa: 1._chim én. 2._yên nghỉ (yên cư). Cũng có âm: yên nghĩa: nước Yên (ở miến bắc nước Tàu ngày xưa). 子 âm: tử. bộ: 子(tử). nghĩa: 1._con. 2._thầy (Khổng Tử). 3._1 trong 5 tước (công, hầu, bá, tử, nam). Cũng có âm: tý. nghĩa: 1 trong 12 chi. Chú ý:
  • 66. Chữ cần phân biệt khi viết: 子 tử 孑 âm: kiết. bộ: 子 (tử). nghĩa: đơn chiếc, trơ trọi. 孒 âm: quyết. bộ: 子 (tử). nghĩa: ngắn. Kiết củng: con loăn quăn, con bọ gậy, sau hóa ra con muỗi. 忽 âm: hốt. bộ: 心 (tâm). Bộ này gồm có 3 hình thức: 1._ 心 đặt ở phía dưới hoặc bên mặt chữ. Tỉ dụ: 愁 âm: sầu. nghĩa: buồn. 恥 âm: sỉ. nghĩa: hổ thẹn. 2._ 忄 đặt bên trái của chữ. Tỉ dụ: 怕 âm: phạ. nghĩa: sợ 3._ đặt ở phía dưới của chữ. Tỉ dụ: 恭 âm: cung. nghĩa: kinh thổ lộ ra ngoài. nghĩa: 1._ thình lình, chợt (hốt nhiên). 2._ nhãng (sơ hốt). Chú ý: 1._Chữ viết theo lối hài thanh, gồm bộ 心 tâm và âm 勿 vật: chớ, đừng. 2._ Chữ cần phân biệt khi viết: 忽 hốt 怱 âm: thông. bộ: (tâm). nghĩa: vội vàng. 飛 âm: phi. bộ: 飛 (phi). nghĩa: 1._bay (phi cơ). 2._nhanh hư bay (phi báo). 3._lời nói không căn cứ; thơ nặc danh gọi là 飛 書 (phi thư).
  • 67. Chú ý: Chữ 飛 còn viết 來 lai: lại (xem bài 15). 去 khứ: đi (xem bài 15). II._Ghép chữ làm câu. 竹 簾 外 trúc liêm ngoại: bên ngòai (của) rèm tre. 燕 子 yến tử: con chim én. Chú ý: Chữ 子 ở đây không phải tiếng chỉ lọai, mà là tiếng giúp lời. Ta nói : 燕 子 yến tử: con chim én. 毽子 kiện tử: trái cầu. 黄鶯兒 hoàng anh nhi: con chim hoàng anh v.v… Để phân biệt tiếng chỉ lọai và tiếng giúp lời, ta cần nhớ: 1._Tiếng giúp lời luôn luôn đi liền sau danh từ (燕 子, 毽 子). Lối này bạch thoại hay dung để chỉ tiếng đứng trước là danh từ, văn ngôn rất ít dung đến. 2._Trái lại, tiếng chỉ lọai có thể đứng trước hoặc sau danh từ và luôn luôn đi liền theo tiếng chỉ số. (貓 三 隻, 三 隻 貓). 3.Tiếng giúp lời có thể dung chung co nhiều sự vật; trái lại tiếng chỉ lọai thường chỉ thuộc riêng về một số sự vật cùng loại mà thôi. 兩 燕 子 lưỡng yến tử: 2 con chim én. 忽 飛 來, 忽 飛 去 hốt phi lai, hốt phi khứ: chợt bay qua, chợt bay lại. 竹 簾 外, 兩 燕 子, 忽 飛 來, 忽 飛 去 trúc liêm ngoại, lưỡng yến tử, hốt phi lai, hốt phi khứ: (ở) bên ngoài rèm tre, (có) 2 con chim én, chợt bay qua, chợt bay lại. 窗 前 有 竹 簾, 簾 外 有 白 燕 多 隻 Song tiền hữu trúc liêm, liêm ngoại hữu bạch yến đa chích: trước cửa sổ có rèm tre, bên ngoài rèm tre có nhiều con én trắng. III._Nhận định văn phạm. Thành ngữ 飛 來 飛 去 phi lai phi khứ có nghĩa: bay qua bay lại (in như thành ngữ: 游 來 游 去 du lai du khứ: lội qua lội lại).
  • 68. Trạng từ 忽 hốt được lập lại 2 lần khi đi chung với thành ngữ 飛 來 飛 去 phi lai phi khứ. Bài thứ hai mươi sáu : Tạ, Hiếu, Nhập, Hiệu… (Trở lại Mục Lục) 在 傢 中 孝 父 母 入 學 校 敬 先 生 I. Học tiếng 在 tại: ở (xem bài 23) 傢 gia: nhà (xem bài 19). 中 trung: ở trong (xem bài 15). 孝 âm: hiếu bộ: 子(tử) nghĩa: 1. Thờ cha mẹ hết lòng (hiếu đễ). 2. Tục gọi tang phục là 孝 hiếu. 父 phụ: cha (xem bài 6). 母 mẫu: mẹ (xem bài 6). 入 âm: nhập bộ: 入 (nhập) nghĩa: vô, vào Chú ý: Chữ cần phân biệt khi viết: 入 (nhập) 人 nhân 八 bát 學 học : học (xem bài 13) 校 âm: hiệu. bộ: 木 (mộc) nghĩa: 1. Trường học. 2. Cấp tá trong quân đội. 少校 thiếu hiệu: thiếu tá.
  • 69. 中校 trung hiệu: trung tá 上校 thượng hiệu: đại tá Cũng có âm: giáo Nghĩa: 1. Cái cùm chân. 2. Tra xét, đính chánh lại sách vở (giáo khám). Chú ý: Chữ 校 gồm bộ 木 mộc và âm 交 giao: trao. 敬 âm: kính bộ: 攴 (phộc) nghĩa: 1. cung kính, ở ngoài mặt cũng như ở trong lòng, không dám cợt nhợt, láo lếu. 2. dâng mời, để tỏ lòng kính trọng. Chú ý:Chữ 敬 viết theo lối hài thanh gồm bộ 攴 phộc và âm 苟 cẩu: nếu. 先 âm: tiên bộ: 儿(nhân đi). nghĩa: 1. trước (tiên học lễ, hậu học văn). 2. Người đã chết (tiên vương, tiên đế, tiên nghiêm). 生 âm: sinh (sanh) bộ: 生 (sinh) nghĩa: 1. sống, còn sống, cuộc sống, những người sống. 2. sinh sản, nảy nở. (sinh lợi) 3. học trò (tiên sinh: ông thầy, vì là người học trước mình). Thầy gọi trò là 生; học trò cũng xưng mình là 生. II. Ghép chữ làm câu. 在家中 tại gia trung: ở trong nhà.
  • 70. 孝父母 hiếu phụ mẫu: hiếu (với) cha mẹ. 入學校 nhập học hiệu: vào trường học. 先生 tiên sinh: 1. Bạch thoại dùng để chỉ ông thầy dạy học; văn ngôn thì dùng chữ: 師 âm: sư bộ 巾 2. tiếng dùng để gọi ông. 敬 先 生 Kính tiên sinh: kính thầy dạy. 在 家 中, 孝 父 母, 入 學 校, 敬 先 生 Tại gia trung, hiếu phụ mẫu, nhập học hiệu, kính tiên sinh. Ở nhà (thì) hiếu kính (với) cha mẹ, vào trường (thì) kính trọng thầy. 我 在 房 內 裁 新 衣 Ngã tại phòng nội, tài tân y:Tôi may (cắt) áo mới ở trong nhà (trong phòng) 我入室內 Ngã nhập thất nội: tôi vào trong nhà. 室 âm: thất; bộ: 宀 (miên); nghĩa: nhà. 池 中 魚 游 來 游 去 Trì trung ngư du lai du khứ: cá trong ao lội qua lội lại. III. Nhận định về văn phạm Nên phân biệt cách dùng chữ 內 nội và chữ 中 trung. Cả hai chữ đều chỉ “ở trong”; tuy nhiên, 內 được dùng để chỉ “trong nhà, trong cửa, trong phòng…”, tức là đối lại với bên ngoài, còn 中 là để chỉ “ở giữa, trong khoảng, trong khuôn khổ cái gì đó”; 中 đối với hai bên, với chung quanh. Bài thứ hai mươi bảy : Thiên, Sơ, Vãn, Quang, Viễn… (Trở lại Mục Lục) 天 初 晚 月 光 明 窗 前 遠 望 月 在 東 方 I. Học tiếng 天 thiên: trời (xem bài 6). 初 âm: sơ bộ: 刀 (đao) nghĩa: 1. Mới, bắt đầu (trạng từ). 2. lúc ban đầu (nhân chi sơ, tính bản thiện). 3. đầu tiên (sơ bộ, sơ thu) 4. tiếng dùng để chỉ 10 ngày đầu tháng.
  • 71. 初一: mồng một 初十: mồng mười 娩 âm: vãn bộ: nhựt nghĩa: 1. chiều tối 2. lúc về chiều, lúc muộn màng. (vãn niên; tuế vãn). 3. Kẻ đến sau (vãn sinh) Chú ý: Chữ 娩 viết theo lối hài thanh, gồm bộ 日 nhựt và âm 免 miễn tránh, khỏi. 月 nguyệt: mặt trăng (xem bài 6). 光 âm: quang bộ: 儿(nhân đi). nghĩa: 1. Ánh sáng (quang tuyến). 2. Sáng (dạ quang). 3. Rực rỡ, vẻ vang (quang lâm, quang phục) 4. Hết nhẳn, trống trơn. Nhượng Tống: Cô em hàng xóm sinh nhà nghèo. Trồng hoa tưới hoa sớm lại chiều Gió đông vừa thổi, hoa vừa nở Cất bó vội vàng đem bán chợ. Chợ chiều lác đác người hồ (hầu) quang Gánh hoa còn nặng, cô bàn hoàn Nào đâu quà em, nào cháo mẹ Mẹ yếu em, thơ lòng không an…. 明 minh: sang (xem bài 22). 窗 song: cửa sổ (xem bài 17). 前 tiền: phía trước (xem bài 17).